quyẾt ĐỊnh - an giang provinceqppl.angiang.gov.vn/vbpq/vbdh.nsf/3861335705c85a36472581...-...

7
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG ___________ Số: 3652/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________________________ An Giang, ngày 07 tháng 12 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH Phê duy ệt đề t ài “Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều ki ện ứng phó với biến đổi khí hậu______________ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang; Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang; Căn cứ Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017 - 2018; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình s1297/TTr-SKHCN ngày 23/11/2017 về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu”, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu”, với các nội dung như sau: 1. Mục tiêu đề tài: a) Mục tiêu tổng quát: Đề xuất và xây dựng các mô hình mẫu về phát triển xanh trên nền tảng của sinh kế bền vững gắn với đặc điểm của hệ sinh thái môi trường nông thôn, nhằm gia tăng thu nhập, giữ gìn sức khỏe và vệ sinh môi trường, ứng phó với các điều kiện tự nhiên và thời tiết khác nhau, hướng tới duy trì và phát triển bền vững cho các hộ dân tại các khu/cụm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh. b) Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá được hiện trạng các điều kiện sinh thái tự nhiên, tài nguyên môi trường, cùng các hoạt động sinh kế của người dân tại các hộ trong các khu/cụm dân cư nông thôn tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất được các mô hình và giải pháp phát triển tăng trưởng xanh, sinh kế bền vững gắn với các điều kiện tài nguyên môi trường phù hợp nhằm phát triển bền

Upload: others

Post on 16-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUYẾT ĐỊNH - An Giang Provinceqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/3861335705C85A36472581...- Điều tra khảo sát và lấy mẫu đánh giá hiện trạng (tài nguyên, chất

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

___________ Số: 3652/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________________ An Giang, ngày 07 tháng 12 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều

kiện ứng phó với biến đổi khí hậu” ______________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2016 của

UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017 - 2018;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1297/TTr-SKHCN ngày 23/11/2017 về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu”,

QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế

bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu”, với các nội dung như sau:

1. Mục tiêu đề tài: a) Mục tiêu tổng quát: Đề xuất và xây dựng các mô hình mẫu về phát triển

xanh trên nền tảng của sinh kế bền vững gắn với đặc điểm của hệ sinh thái môi trường nông thôn, nhằm gia tăng thu nhập, giữ gìn sức khỏe và vệ sinh môi trường, ứng phó với các điều kiện tự nhiên và thời tiết khác nhau, hướng tới duy trì và phát triển bền vững cho các hộ dân tại các khu/cụm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá được hiện trạng các điều kiện sinh thái tự nhiên, tài nguyên môi

trường, cùng các hoạt động sinh kế của người dân tại các hộ trong các khu/cụm dân cư nông thôn tại khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất được các mô hình và giải pháp phát triển tăng trưởng xanh, sinh kế bền vững gắn với các điều kiện tài nguyên môi trường phù hợp nhằm phát triển bền

Page 2: QUYẾT ĐỊNH - An Giang Provinceqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/3861335705C85A36472581...- Điều tra khảo sát và lấy mẫu đánh giá hiện trạng (tài nguyên, chất

2

vững tại các khu/cụm dân cư, và sản phẩm, ngành nghề sản xuất, canh tác công nông ngư nghiệp tiêu biểu khu vực nông thôn An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng 03 mô hình trình diễn để ứng dụng được các mô hình sinh thái kinh tế môi trường nhằm duy trì bền vững sinh kế và tăng trưởng xanh vùng nông thôn tương ứng với ba vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và triển khai được các chương trình và giải pháp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, đào tào nguồn nhân lực nhằm nhân rộng kết quả nghiên cứu.

2. Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Môi trường và Tài nguyên. 3. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Thanh Hải. 4. Thời gian thực hiện: 18 tháng (Từ tháng 01/2018 đến tháng 6/2019). 5. Nội dung thực hiện: a) Nội dung 1: Nghiên cứu lý thuyết về các vấn đề có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu về vấn đề sinh kế bền vững và tăng trưởng xanh cho cộng đồng

dân cư nông thôn trong và ngoài nước. - Nghiên cứu về các các mô hình sinh kế bền vững có hiệu quả đã và đang triển

khai ở Việt Nam và các quốc gia trên thể giới. - Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến chủ đề của đề tài ở khu vực đồng

bằng sông Cửu Long nói chung. - Nghiên cứu tiêu chí tăng trưởng xanh/sinh kế bền vững cho An Giang b) Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá thực trạng các điều kiện kinh tế xã hội của

các nguồn sinh kế chủ lực, công tác quản lý chất lượng và tác động lên tài nguyên môi trường, và ảnh hưởng tới tăng trưởng xanh tại các cộng đồng dân cư nông thôn An Giang.

- Điều tra khảo sát và lấy mẫu đánh giá hiện trạng (tài nguyên, chất lượng môi trường, hiện trạng kinh tế xã hội, hiện trạng sinh kế, hiện trạng triển khai các giải pháp và dự án, tác động của môi trường, tác động của thời tiết cực đoan,…).

- Đánh giá hiện trạng các điều kiện kinh tế xã hội của các nguồn sinh kế chính của người dân vùng nông thôn An Giang.

- Đánh giá hiện trạng chất lượng và tác động môi trường tại các đối tượng kinh tế xã hội chính có thể gây ra ảnh hưởng đến các mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững của người dân vùng nông thôn An Giang.

- Đánh giá hiện trạng và định hướng của công tác quản lý tài nguyên và chất lượng môi trường tại các khu vực và đối tượng có thể gây ra ảnh hưởng đến các mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững của người dân vùng nông thôn An Giang.

c) Nội dung 3: Dự báo các điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường đặc trưng tại An Giang có thể tác động tới các hoạt động sinh kế, giữ gìn vệ sinh và xử lý chất thải vùng nông thôn An Giang đến 2025.

- Nghiên cứu dự báo các điều kiện sinh thái tự nhiên và tài nguyên môi trường đặc thù tại vùng nông thôn An Giang.

Page 3: QUYẾT ĐỊNH - An Giang Provinceqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/3861335705C85A36472581...- Điều tra khảo sát và lấy mẫu đánh giá hiện trạng (tài nguyên, chất

3

- Nghiên cứu dự báo các tác động của các điều kiện thời tiết cực đoan trong điều kiện biến đổi khí hậu có thể gây ra ảnh hưởng đến các nguồn sinh kế chính của người dân vùng nông thôn An Giang, cũng như gây ra cản trở cho các định hướng tăng trưởng xanh cho các hoạt động này.

d) Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất và xây dựng trình diễn các mô hình thí điểm áp dụng các giải pháp sinh kế bền vững tận dụng các điều kiện hệ sinh thái tự nhiên sẵn có tại địa bàn nhằm nâng cao thu nhập hướng tới phát triển bền vững tại khu vực nông thôn An Giang.

d.1. Nghiên cứu đề xuất mô hình sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường cho từng ngành hoặc đối tượng tạo sinh kế riêng biệt ở khu vực nông thôn trong tỉnh An Giang:

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ cho hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản nước ngọt ở khu vực nông thôn An Giang.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ cho hoạt động chăn thả gia súc gia cầm qui mô hộ gia đình và trang trại ở khu vực nông thôn trong tỉnh An Giang.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ cho hoạt động liên quan đến canh tác cây lúa và một số nông sản khác ở khu vực nông thôn trong tỉnh An Giang.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ cho hoạt động liên quan đến trồng cây ăn trái và rau màu ở khu vực nông thôn An Giang.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ cho hoạt động sản xuất tại các hộ dân làm nghề thủ công qui mô hộ gia đình ở khu vực nông thôn An Giang.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ cho hoạt động thương mại của người dân nông thôn tại các hộ gia đình và chợ tập trung của xóm, ấp với các qui mô và đặc điểm khác nhau.

d.2. Nghiên cứu đề xuất mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ trên cơ sở mô hình tích hợp (integrated models) của nhiều đối tượng hoặc thành phần dựa vào đặc thù của khu vực dân cư để gia tăng hiệu quả trong việc tạo ra sinh kế bền vững hơn ở khu vực nông thôn An Giang.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ trên cơ sở mô hình tích hợp (integrated models) với thành phần trung tâm là một nhà máy/cơ sở chế biến thủy sản nước ngọt, cùng các đối tượng tiềm năng xung quanh khác (dựa vào đặc thù của khu vực dân cư) để gia tăng hiệu quả trong việc tạo ra sinh kế bền vững hơn tại khu vực nông thôn đặc thù của An Giang.

Page 4: QUYẾT ĐỊNH - An Giang Provinceqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/3861335705C85A36472581...- Điều tra khảo sát và lấy mẫu đánh giá hiện trạng (tài nguyên, chất

4

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ trên cơ sở mô hình tích hợp (integrated models) với thành phần trung tâm là một nhà máy/cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, cùng các đối tượng tiềm năng xung quanh khác (dựa vào đặc thù của khu vực dân cư) để gia tăng hiệu quả trong việc tạo ra sinh kế bền vững hơn tại khu vực nông thôn đặc thù của An Giang.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ trên cơ sở mô hình tích hợp (integrated models) với thành phần trung tâm là một trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm qui mô lớn, cùng các đối tượng tiềm năng xung quanh khác (dựa vào đặc thù của khu vực dân cư) để gia tăng hiệu quả trong việc tạo ra sinh kế bền vững hơn tại khu vực nông thôn đặc thù của An Giang.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ trên cơ sở mô hình tích hợp (integrated models) với thành phần trung tâm là một cánh đồng trồng lúa ở các qui mô khác nhau, cùng các đối tượng tiềm năng xung quanh khác (dựa vào đặc thù của khu vực dân cư) để gia tăng hiệu quả trong việc tạo ra sinh kế bền vững hơn tại khu vực nông thôn đặc thù của An Giang.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ trên cơ sở mô hình tích hợp (integrated models) với thành phần trung tâm là một trang trại trồng rau màu, cây công nghiệp, cùng các đối tượng tiềm năng xung quanh khác (dựa vào đặc thù của khu vực dân cư) để gia tăng hiệu quả trong việc tạo ra sinh kế bền vững hơn tại khu vực nông thôn đặc thù của An Giang.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ trên cơ sở mô hình tích hợp (integrated models) với thành phần trung tâm là một cơ sở sản xuất nghề thủ công, cùng các đối tượng tiềm năng xung quanh khác (dựa vào đặc thù của khu vực dân cư) để gia tăng hiệu quả trong việc tạo ra sinh kế bền vững hơn tại khu vực nông thôn đặc thù của An Giang.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ trên cơ sở mô hình tích hợp (integrated models) với thành phần trung tâm là một ngôi chợ tập trung của xóm, ấp với các qui mô và đặc điểm khác nhau.

d.3. Xây dựng mô hình trình diễn. Đề tài sẽ trình diễn 03 (ba) mô hình trình diễn khác biệt nhau hoàn toàn tại 03

địa điểm khác nhau. Các địa điểm trình diễn lựa chọn tại các địa bàn có tập trung các loại hình kinh tế tạo sinh kế đặc thù của người dân nông thôn An Giang, trên nền tảng của các điều kiện tự nhiên tại 03 vùng sinh thái chính ở An Giang và các tác động của biến đổi khí hậu ở nơi đó 03 vùng bao gồm: lưu vực sông Tiền - sông Hậu, Tứ giác Long Xuyên, vùng Bảy Núi.

đ) Nội dung 5: Đề xuất hệ thống các giải pháp hướng đến tăng trưởng xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tương ứng với các đặc điểm khu vực dân cư nông thôn An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu.

Page 5: QUYẾT ĐỊNH - An Giang Provinceqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/3861335705C85A36472581...- Điều tra khảo sát và lấy mẫu đánh giá hiện trạng (tài nguyên, chất

5

- Nghiên cứu đề xuất nội dung của các giải pháp liên quan đến cơ chế chính sách quản lý nhà nước để phát triển các loại hình sinh kế bền vững dựa vào điều kiện thực tế.

- Nghiên cứu đề xuất các chương trình và kế hoạch hành động cụ thể để phát triển các loại hình sinh kế bền vững cho từng địa phương huyện thị thành phố và cho toàn An Giang trong những năm tới.

- Nghiên cứu đề xuất nội dung của chương trình “truyền thông sinh kế bền vững” và các hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cần thiết để xây dựng, duy trì và phát triển các mô hình sinh kế bền vững gắn với hệ sinh thái môi trường nông thôn tại chỗ cho từng nhóm đối tượng và khu vực khác nhau.

- Đề xuất kế hoạch 05 năm của đơn vị tiếp nhận, sử dụng kết quả về việc triển khai ứng dụng và phát triển kết quả nghiên cứu.

e) Nội dung 6: Đào tạo, tập huấn đào tạo cán bộ kỹ thuật, người dân địa phương.

- Tập huấn, đào tạo vận hành duy tu bảo dưỡng mô hình cho đối tượng là người dân: địa điểm tại xã được triển khai mô hình, đối tượng tham dự là các hộ trong phạm vi mô hình, các hộ lân cận.

- Tập huấn, đào tạo về xây dựng và vận hành mô hình cho đối tượng là các bộ quản lý: Tổ chức lớp tập huấn, đào tạo vận hành duy tu bảo dưỡng mô hình cho đối tượng là cán bộ quản lý và doanh nghiệp.

6. Dự toán kinh phí thực hiện: 1.322.035.000 đồng (Một tỷ, ba trăm hai mươi hai triệu, không trăm, ba mươi lăm ngàn đồng), từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, bao gồm:

a) Công lao động: 408.673.000 đồng (Nghiên cứu tổng quan; khảo sát, đánh giá, thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp; viết báo cáo phân tích, báo cáo chuyên đề; thiết kế, xây dựng mô hình; báo cáo tổng kết).

b) Nguyên vật liệu, năng lượng: 276.550.000 đồng (Phân tích mẫu môi trường phục vụ xây dựng 03 mô hình).

c) Xây dựng, sửa chữa nhỏ: 321.000.000 đồng (Hỗ trợ chi phí vật tư, vận chuyển, điện phục vụ xây dựng 03 mô hình).

d) Chi khác: 315.812.000 đồng (Công tác phí; tổ chức hội thảo, hội đồng nghiệm thu cơ sở; văn phòng phẩm; quản lý chung nhiệm vụ KHCN).

7. Sản phẩm đề tài: a) Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu và báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu. b) 03 mô hình trình diễn: - Mô hình sinh kế bền vững cho vùng sông Tiền - sông Hậu. - Mô hình sinh kế bền vững cho vùng Bảy Núi. - Mô hình sinh kế bền vững cho vùng tứ giác Long Xuyên.

Page 6: QUYẾT ĐỊNH - An Giang Provinceqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/3861335705C85A36472581...- Điều tra khảo sát và lấy mẫu đánh giá hiện trạng (tài nguyên, chất

6

c) Các báo cáo chuyên đề chuyên sâu: - Báo cáo tổng hợp về “Báo cáo đánh giá hiện trạng các ngành nghề sinh kế

chủ lực tại các khu/cụm dân cư nông thôn An Giang”, bao gồm cả tập các số liệu khảo sát, kết quả phân tích, và báo cáo chuyên đề.

- Báo cáo tổng hợp “Báo cáo đánh giá ảnh hưởng và tương tác qua lại giữa việc hoạt động của các nghề sinh kế chủ lực đến tăng trưởng xanh của An Giang hướng đến tăng trưởng xanh (lưu ý các yếu tố về tận dụng tài nguyên tại chỗ) phục vụ duy trì và phát triển các sinh kế bền vững cho dân cư tại khu vực nông thôn của tỉnh”.

- Báo cáo “Đánh giá trên các điều kiện tự nhiên, nhất là ba hệ sinh thái đặc trưng của tỉnh, hướng tới kết hợp với các hoạt động sinh kế, hoạt động giữ gìn vệ sinh và xử lý chất thải BVMT tài nguyên vùng nông thôn, nhằm hướng đến duy trì ổn định và gia tăng thu nhập cho các hộ dân tại các khu, cụm dân cư nông thôn tại bàn tỉnh An Giang”.

- Báo cáo đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý phù hợp để xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với tăng trưởng xanh tương ứng với các đặc điểm khu vực dân cư nông thôn tại An Giang.

d) Các bộ hồ sơ thiết kế sơ bộ “Thiết kế các mô hình và giải pháp phát triển kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tỉnh An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu”.

đ) Báo cáo “Đề xuất kế hoạch 05 năm của đơn vị tiếp nhận, sử dụng kết quả về việc triển khai ứng dụng và phát triển kết quả nghiên cứu (trong giai đoạn 05 năm sau khi kết quả của đề tài nghiên cứu được nghiệm thu)”.

e) 02 bài báo được đăng có nội dung liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

g) Hỗ trợ đào tạo ít nhất 01 học viên cao học, 01 sinh viên đại học. h) Đào tạo tập huấn cho ít nhất 20 cán bộ kỹ thuật và 100 người dân địa

phương về xây dựng và vận hành mô hình. 8. Đơn vị phối hợp thực hiện: - Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang; - Trường Đại học Văn Lang; - Trung tâm Công nghệ Môi trường - CEFINEA. 9. Đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả: - Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang; - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thoại Sơn; - Các tổ chức, cá nhân khác nếu có yêu cầu theo quy định hiện hành. Điều 2. a) Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình

thực hiện đề tài theo quy định hiện hành. Nếu trong quá trình thực hiện có vướng mắc cần xử lý, phải báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định chuyên môn

Page 7: QUYẾT ĐỊNH - An Giang Provinceqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/3861335705C85A36472581...- Điều tra khảo sát và lấy mẫu đánh giá hiện trạng (tài nguyên, chất

7

và Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh.

b) Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu” và báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Đồng thời, có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm giao nộp và bàn giao sản phẩm cho đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này với biên bản bàn giao trách nhiệm cụ thể nhằm có cơ sở đánh giá việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu và hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

c) Đơn vị chủ trì, chủ nhiệm đề tài và thủ trưởng đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ về việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám

đốc Sở Tài chính, Viện Môi trường và Tài nguyên (đơn vị chủ trì đề tài), PGS.TS. Lê Thanh Hải và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - TT. UBND tỉnh (b/c); - Sở KH&CN (05 bản); - Sở Tài chính; - Sở Tài nguyên và Môi trường; - UBND H. Thoại Sơn; - Phòng TN&MT H.Thoại Sơn; - Viện Môi trường và Tài nguyên; - Trường Đại học Văn Lang; - TT Công nghệ Môi trường CEFINEA; - PGS.TS. Lê Thanh Hải; - Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; - P. KTN, P.HCTC.

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

dk

Lâm Quang Thi