quy v d “phát tri công ngh b t 7-2020” chỦ tỊch Ủy ban...

11
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH AN GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 2607/QĐ-UBND An Giang, ngày 30 tháng 8 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Dự án “Phát triển chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020” CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Căn cứ Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Căn cứ Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Căn cứ Quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh An Giang phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020; Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh An Giang, ban hành Dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Căn cứ Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Căn cứ Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề án Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số: 170/TTr- SKHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2017, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Dự án “Phát tri ển chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh môi trường”, với các nội dung chủ yếu sau:

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH AN GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 2607/QĐ-UBND An Giang, ngày 30 tháng 8 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Dự án “Phát triển chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh môi trường

tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của

Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh An Giang phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh An Giang, ban hành Dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề án Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số: 170/TTr-SKHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Dự án “Phát triển chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ

cao, đảm bảo vệ sinh môi trường”, với các nội dung chủ yếu sau:

2

1. Tên dự án: “Phát triển chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2020”.

2. Chủ quản dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang. 3. Cơ quan điều hành thực hiện dự án: Trung tâm Khuyến nông An Giang. 4. Các đơn vị thực hiện: - Phòng Khoa học - Công nghệ và Môi trường, thuộc Sở NN&PTNT; - Chi cục Chăn nuôi và Thú y; - Chi cục Phát triển nông thôn; - Các trạm Khuyến nông trên địa bàn tỉnh. 5. Địa bàn thực hiện: 09 huyện, thị xã. 6. Thời gian thực hiện dự án: 2017-2020. 7. Mục tiêu dự án: 7.1. Mục tiêu tổng quát: Chuyển đổi dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nông hộ sang hướng

chăn nuôi trang trại tập trung để kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm phát triển bền vững ngành chăn nuôi gia cầm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và kiểm soát được dịch bệnh.

Xây dựng hệ thống chăn nuôi theo hướng hàng hóa, cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

7.2. Mục tiêu cụ thể: - Hỗ trợ phát triển mô hình thí điểm chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học,

kết hợp với hỗ trợ con giống siêu nạc, siêu trứng có năng suất chất lượng cao (đạt tiêu chuẩn giống).

- Tập huấn kỹ thuật chuồng trại, trang thiết bị, quy trình sản xuất nhằm phát triển gia cầm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

- Hiệu quả kinh tế của mô hình vịt thịt, gà thịt, vịt trứng tăng tối thiểu 15% so với đại trà nuôi theo phương pháp truyền thống.

- Phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo phương thức tập trung tại chỗ và phương thức chăn nuôi chạy đồng có kiểm soát với định hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao gắn với bảo vệ môi trường.

8. Nội dung thực hiện: 8.1. Xây dựng mô hình trình diễn: * Chăn nuôi gà thịt trên đệm lót sinh học

3

a) Chọn điểm xây dựng mô hình trình diễn: Chọn 09 điểm trình diễn/9 huyện (trừ TP Châu Đốc, TP Long Xuyên do địa bàn tập trung dân cư đông đúc và Quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng CNC tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 không có địa bàn TP Long Xuyên và TP Châu Đốc) với các tiêu chí như sau:

Phải phù hợp với quy hoạch phát triển chăn nuôi gà của địa phương; địa phương có nhu cầu phát triển chăn nuôi gà tại chỗ và đã có kinh nghiệm về chăn nuôi gà nông hộ;

Cán bộ địa phương có năng lực chuyên môn về chăn nuôi.

b) Chọn hộ tham gia dự án:

- Mỗi điểm trình diễn gà thịt chọn 01 hộ gia đình tham gia; Quy mô mỗi hộ nuôi trình diễn gà thịt là 100 con.

- Định mức hỗ trợ mỗi mô hình trình diễn (Căn cứ Quyết định 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/1/2014 của Bộ NN&PTNT): 100% giống gà là 100 con; 30% thức ăn hỗn hợp gà 0 - 3 tuần tương ứng 21 kg; 30% thức ăn 4 tuần - xuất chuồng tương ứng 135 kg và 2kg men vi sinh làm đệm lót.

- Mức hỗ trợ nhân rộng mô hình trình diễn (Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016 của UBND tỉnh): 30% chi phí mua giống gà.

c) Lựa chọn và bố trí cán bộ kỹ thuật theo dõi, chỉ đạo mô hình:

- Có trình độ chuyên môn về chăn nuôi - thú y.

- Có kinh nghiệm trong hoạt động khuyến nông và làm việc tại môi trường nông thôn.

- Có sức khỏe tốt, tự nguyện tham gia và nhiệt tình, tâm huyết với nghề.

d) Tiêu chuẩn nhà cung cấp giống, thức ăn sử dụng cho đàn gà nuôi:

- Giống gà: sử dụng các giống đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận (gà thả vườn BT2 hoặc Sasso...).Cơ sở cung cấp phải có uy tín đảm bảo chất lượng, có giấy kiểm dịch nơi xuất bán.

- Yêu cầu thức ăn sử dụng cho gà: Yêu cầu mức protein thô trong thức ăn cho gà thịt giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi có hàm lượng đạm là 21 – 22%, giai đoạn 4 tuần – xuất chuồng là 17 – 18%.

- Thực hành quy trình chăn nuôi gia cầm theo hướng VietGAHP (Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008).

4

đ) Triển khai theo dõi điều kiện và tiến độ cấp phát giống, vật tư:

- Tổ chức theo dõi, ghi chép các số liệu kinh tế - kỹ thuật (đầu con, thức ăn, khối lượng tăng trọng, hiệu quả kinh tế...) tại các hộ tham gia thực hiện dự án.

- Yêu cầu 100% số hộ tham gia mô hình có sổ ghi chép (sổ tay ghi chép chăn nuôi).

e) Kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu:

- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi có sổ tay theo dõi. Cán bộ theo dõi mô hình và cán bộ tư vấn kỹ thuật phải hướng dẫn các hộ tham gia trong suốt quá trình nuôi đến khi kết thúc dự án.

- Báo cáo tiến độ kết quả mô hình định kỳ hàng tháng/lần, báo cáo đột xuất khi có vấn đề phát sinh và báo cáo kết thúc mô hình.

- Báo cáo tiến độ cấp giống vật tư để cấp kinh phí theo quy định của Luật Tài chính.

- Các bên liên quan phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá tiến độ triển khai mô hình.

- Tổ chức nghiệm thu mô hình tại cơ sở theo quy định (Thời gian triển khai là 6 tháng (tính cho 1 điểm trình diễn của mô hình).

* Chăn nuôi vịt siêu thịt trên đệm lót sinh học

a) Chọn điểm xây dựng mô hình trình diễn:

- Chọn 09 điểm trình diễn/9 huyện (trừ TP Châu Đốc, TP Long Xuyên do địa bàn tập trung dân cư đông đúc và Quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng CNC tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 không có địa bàn TP Long Xuyên và TP Châu Đốc) với các tiêu chí như sau:

- Phải phù hợp với quy hoạch phát triển chăn nuôi vịt của địa phương;

- Địa phương có nhu cầu phát triển chăn nuôi vịt tại chỗ và đã có kinh nghiệm về chăn nuôi vịt nông hộ;

- Cán bộ địa phương có năng lực chuyên môn về chăn nuôi.

b) Chọn hộ tham gia dự án:

- Mỗi điểm trình diễn vịt thịt chọn 01 hộ gia đình tham gia; Quy mô mỗi hộ nuôi vịt thịt là 100 con.

- Định mức hỗ trợ mỗi mô hình trình diễn (Căn cứ Quyết định 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/1/2014 của Bộ NN&PTNT): 100% giống vịt là 100 con; 30% thức ăn hỗn hợp vịt 0 - 3 tuần tương ứng 45 kg; 30% thức ăn 4 tuần - xuất chuồng tương ứng 210 kg và 2kg men vi sinh làm đệm lót.

5

- Mức hỗ trợ nhân rộng mô hình trình diễn (Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016 của UBND tỉnh): 30% chi phí mua giống vịt.

c) Lựa chọn và bố trí cán bộ kỹ thuật theo dõi, chỉ đạo mô hình:

- Có trình độ chuyên môn về chăn nuôi - thú y.

- Có kinh nghiệm trong hoạt động khuyến nông và làm việc tại môi trường nông thôn.

- Có sức khỏe tốt, tự nguyện tham gia và nhiệt tình, tâm huyết với nghề.

d) Tiêu chuẩn nhà cung cấp giống, thức ăn sử dụng cho đàn vịt nuôi:

- Giống vịt: sử dụng các giống đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận (vịt siêu thịt super M1, M2, vịt siêu nạc Vigova, Grimaud...). Cơ sở cung cấp phải có uy tín đảm bảo chất lượng, có giấy kiểm dịch nơi xuất bán.

- Yêu cầu thức ăn sử dụng cho vịt: Yêu cầu mức protein thô trong thức ăn cho vịt thịt giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi có hàm lượng đạm là 20 – 22%, giai đoạn 4 tuần – xuất chuồng là 18 – 19%.

- Thực hành quy trình chăn nuôi gia cầm theo hướng VietGAHP (Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008).

đ) Triển khai theo dõi điều kiện và tiến độ cấp phát giống, vật tư:

- Tổ chức theo dõi, ghi chép các số liệu kinh tế - kỹ thuật (đầu con, thức ăn, khối lượng tăng trọng, hiệu quả kinh tế...) tại các hộ tham gia thực hiện dự án.

- Yêu cầu 100% số hộ tham gia mô hình có sổ ghi chép (sổ tay ghi chép chăn nuôi).

e) Kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu:

- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi có sổ tay theo dõi.

- Cán bộ theo dõi mô hình và cán bộ tư vấn kỹ thuật phải hướng dẫn các hộ tham gia trong suốt quá trình nuôi đến khi kết thúc dự án.

- Báo cáo tiến độ kết quả mô hình định kỳ hàng tháng/lần, báo cáo đột xuất khi có vấn đề phát sinh và báo cáo kết thúc mô hình.

- Báo cáo tiến độ cấp giống vật tư để cấp kinh phí theo quy định của Luật Tài chính.

- Các bên liên quan phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá tiến độ triển khai mô hình.

- Tổ chức nghiệm thu mô hình tại cơ sở theo quy định (thời gian triển khai là 6 tháng - tính cho 1 điểm trình diễn của mô hình).

6

* Chăn nuôi vịt siêu trứng trên đệm lót sinh học

a) Chọn điểm xây dựng mô hình trình diễn:

- Chọn 09 điểm trình diễn/9 huyện (trừ TP Châu Đốc, TP Long Xuyên do địa bàn tập trung dân cư đông đúc và Quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng CNC tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 không có địa bàn TP Long Xuyên và TP Châu Đốc) với các tiêu chí như sau:

Phải phù hợp với quy hoạch phát triển chăn nuôi vịt của địa phương;

- Địa phương có nhu cầu phát triển chăn nuôi vịt tại chỗ và đã có kinh nghiệm về chăn nuôi vịt nông hộ;

- Cán bộ địa phương có năng lực chuyên môn về chăn nuôi.

b) Chọn hộ tham gia dự án:

- Mỗi điểm trình diễn vịt siêu trứng chọn 01 hộ gia đình tham gia; Quy mô mỗi hộ nuôi vịt siêu trứng là 100 con.

- Định mức hỗ trợ mỗi mô hình trình diễn (Căn cứ Quyết định 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/1/2014 của Bộ NN&PTNT): 100% giống vịt là 100 con; 30% thức ăn hỗn hợp vịt 0 - 8 tuần tương ứng 105 kg; 30% thức ăn 9 tuần –20 tuần tương ứng 195 kg và 4kg men vi sinh làm đệm lót.

- Mức hỗ trợ nhân rộng mô hình trình diễn (Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016 của UBND tỉnh): 30% chi phí mua giống vịt.

c) Lựa chọn và bố trí cán bộ kỹ thuật theo dõi, chỉ đạo mô hình:

- Có trình độ chuyên môn về chăn nuôi - thú y.

- Có kinh nghiệm trong hoạt động khuyến nông và làm việc tại môi trường nông thôn.

- Có sức khỏe tốt, tự nguyện tham gia và nhiệt tình, tâm huyết với nghề.

d) Tiêu chuẩn nhà cung cấp giống, thức ăn sử dụng cho đàn vịt nuôi:

- Giống vịt: sử dụng các giống đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận (vịt siêu trứng Triết Giang, siêu trứng TC...). Cơ sở cung cấp phải có uy tín đảm bảo chất lượng, có giấy kiểm dịch nơi xuất bán.

- Yêu cầu thức ăn sử dụng cho vịt: Yêu cầu mức protein thô trong thức ăn cho vịt thịt giai đoạn 0 – 8 tuần tuổi có hàm lượng đạm là 18 – 20%, giai đoạn 9 tuần – 20 tuần là 14 – 15%, giai đoạn 21 tuần – 45 tuần là 18 – 19%.

- Thực hành quy trình chăn nuôi gia cầm theo hướng VietGAHP (Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008).

7

đ) Triển khai theo dõi điều kiện và tiến độ cấp phát giống, vật tư:

- Tổ chức theo dõi, ghi chép các số liệu kinh tế - kỹ thuật (đầu con, thức ăn, khối lượng vào đẻ, năng suất trứng, hiệu quả kinh tế...) tại các hộ tham gia thực hiện dự án.

- Yêu cầu 100% số hộ tham gia mô hình có sổ ghi chép (sổ tay ghi chép chăn nuôi).

e) Kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu:

- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi có sổ tay theo dõi.

- Cán bộ theo dõi mô hình và cán bộ tư vấn kỹ thuật phải hướng dẫn các hộ tham gia trong suốt quá trình nuôi đến khi kết thúc dự án.

- Báo cáo tiến độ kết quả mô hình định kỳ hàng tháng/lần, báo cáo đột xuất khi có vấn đề phát sinh và báo cáo kết thúc mô hình.

- Báo cáo tiến độ cấp giống vật tư để cấp kinh phí theo quy định của Luật Tài chính.

- Các bên liên quan phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá tiến độ triển khai mô hình.

- Tổ chức nghiệm thu mô hình tại cơ sở theo quy định (thời gian triển khai là 12 tháng - tính cho 1 điểm trình diễn của mô hình).

8.2. Đào tạo, tập huấn:

* Đào tạo huấn luyện cho Cán bộ khuyến nông

- Địa điểm tập huấn: Tp. Long Xuyên.

- Tổ chức huấn luyện cho 60 cán bộ khuyến nông cơ sở: Quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà đảm bảo an toàn sinh học; quy trình kỹ thuật chăn nuôi vịt thương phẩm nuôi thịt và vịt sinh sản đảm bảo an toàn sinh học; chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho gà nuôi thương phẩm, vịt nuôi sinh sản…; các văn bản quy định về chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh môi trường,…

- Giảng viên tham gia tập huấn: Có sự phối hợp giữa đơn vị thực hiện và các Viện, Trường như Phân Viện Chăn nuôi Nam bộ, trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia…, cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về chăn nuôi gia cầm.

- Phương pháp tập huấn: Sử dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm, phương pháp thuyết trình có hình ảnh minh họa, phương pháp thảo luận nhóm,...

* Yêu cầu:

- Đánh giá học viên: Khi kết thúc lớp tập huấn, tất cả các học viên phải

8

được đánh giá, các tiêu chí đánh giá (khả năng tiếp thu được quy trình công nghệ, khả năng áp dụng quy trình công nghệ…) ở 4 mức: Yếu, trung bình, khá và tốt.

- Đánh giá giảng viên: Đánh giá về nội dung theo từng chuyên đề.

* Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ nông dân tham gia mô hình và nông dân trong vùng

- Việc tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia xây dựng mô hình trình diễn sẽ được cán bộ kỹ thuật “Cầm tay chỉ việc”, tập huấn cho các hộ nông dân trong vùng có nhu cầu để nhân rộng mô hình.

- Lựa chọn điểm tập huấn tại các xã triển khai mô hình.

- Giảng viên tham gia tập huấn: lựa chọn cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về chăn nuôi gia cầm.

- Phương pháp tập huấn: Sử dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm, phương pháp thuyết trình có hình ảnh minh họa, phương pháp thảo luận nhóm...Đào tạo theo phương pháp “Cầm tay chỉ việc” tại mô hình dự án, hướng dẫn về chăn nuôi an toàn sinh học trong nông hộ và chăn nuôi gà thịt, vịt thịt, vịt sinh sản.

- Nội dung tập huấn: kỹ thuật chăn nuôi gà thịt, vịt thịt, vịt sinh sản, phòng và trị bệnh… Phổ biến một số văn bản Nhà nước về chăn nuôi gà, vịt an toàn sinh học.

- Yêu cầu: Sau khi tập huấn các học viên cần nắm được các kiến thức cơ bản vềđiều kiện cần thiết chăn nuôi vịt đảm bảo an toàn sinh học cho từng đối tượng vịt; yêu cầu chuồng trại, trang thiết bị và phương thức nuôi vịt trong nông hộ; Giống và công tác chọn giống vịt,….

Quy mô: 09 lớp (01 lớp/huyện), trong đó sẽ tập huấn vào năm 2019, năm bắt đầu nhân rộng mô hình.

8.3. Thông tin tuyên truyền và nhân rộng mô hình:

- Xây dựng pano, biểu báo mô hình: Có 54 biển báo tại tại các điểm trình diễn, trong đó ghi rõ: Tên mô hình, quy mô điểm trình diễn, thời gian bắt đầu-kết thúc.

- Tổ chức tham quan, hội thảo đầu chuồng:

+ Thành phần tham gia: Người tham gia mô hình và những người quan tâm, đại diện chính quyền địa phương, chủ dự án.

+ Phương pháp tổ chức, thực hiện: Tổ chức hội thảo vào giai đoạn cuối mô hình. Hằng năm mỗi huyện lựa chọn một mô hình trình diễn điển hình nhất để tổ chức hội thảo đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Mỗi huyện sẽ có

9

02 cuộc hội thảo (năm 2018: 01 cuộc và năm 2019: 01 cuộc) với 50 người/cuộc hội thảo từ các hộ tham gia dự án, các hộ trên địa bàn và các đơn vị phối hợp.

Như vậy, sẽ có tổng cộng 18 cuộc hội thảo cho cả dự án. Người trình bày là chủ hộ tham gia mô hình, cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật và các đơn vị phối hợp hướng dẫn và định hướng hội thảo.

Tuyên truyền về mô hình và dự án trên phương tiện truyền thông của địa phương và trang tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền về nội dung, hiệu quả kinh tế của mô hình...

8.4. Khởi động và tổng kết dự án:

Dự án sẽ có 01 hội nghị khởi động (năm 2017) và 01 hội nghị tổng kết dự án (cuối năm 2020).

Hội nghị khởi động dự án:

- Thành phần tham gia: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Công ty, cơ sở tham gia tiêu thụ sản phẩm, tổ hợp tác chăn nuôi, cán bộ khuyến nông tham gia dự án.

- Nội dung: Thông báo với các đối tác và chủ thể tham gia dự án về nội dung thực hiện, cũng như tiến độ và kết quả cần đạt của dự án.

Hội nghị tổng kết dự án:

- Tổng hợp tất cả số liệu các hoạt động của dự án từ 2017 - 2020 làm báo cáo phân tích, đánh kết quả thực hiện dự án(dự kiến tổ chức tổng kết vào quí IV năm 2020).

- Thành phần tham gia: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chuyên gia, các Công ty (Công ty Adeco, Công ty TNHH Ba Huân, Ba Cúc, Cty Afiex…), các cơ sở thu mua gà, vịt, trứng, các tổ hợp tác chăn nuôi, các hộ tham gia dự án và các hộ quan tâm trên địa bàn triển khai…

- Nội dung: Tổng kết quá trình hoạt động của dự án, những khó khăn, thuận lợi và kiến nghị, đề xuất hướng hoạt động trong thời gian tới.

9. Tổng kinh phí thực hiện 9.1. Nguồn kinh phí thực hiện

11.108 triệu đồng. 11.108 triệu đồng.

- Kinh phí sự nghiệp nông nghiệp: 976 triệu đồng. - Đối ứng của dân: 10.132 triệu đồng. 9.2. Phân kỳ đầu tư - Năm 2017 46 triệu đồng + Kinh phí sự nghiệp nông nghiệp 46 triệu đồng + Vốn dân 0 triệu đồng

10

- Năm 2018 638 triệu đồng + Kinh phí sự nghiệp nông nghiệp 263 triệu đồng + Vốn dân 375 triệu đồng - Năm 2019 5.532 triệu đồng + Kinh phí sự nghiệp nông nghiệp 466 triệu đồng + Vốn dân 5.066 triệu đồng - Năm 2020 4.892 triệu đồng + Kinh phí sự nghiệp nông nghiệp 201 triệu đồng + Vốn dân 4.691 triệu đồng 10. Phương thức tổ chức thực hiện

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung trong dự án.

11. Hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường

a) Hiệu quả kinh tế:

- Các hộ chăn nuôi gà, vịt khi tham gia mô hình dự án sẽ có sự liên kết trong trong đầu tư con giống, thức ăn nên sẽ tiết kiệm chi phí từ 500 - 1.000 đồng/con giống, 3 - 5% chi phí thức ăn, tương tự đối với các vật tư khác. Bên cạnh đó, khi bán sản phẩm có thể tiếp cận được với công ty, thương lái lớn nên giá bán chênh lệch từ 1.000 - 3.000 đồng/kg đối với gia cầm thịt và khoảng 100 đồng/trứng so với sản xuất tập quán cũ nên hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi gà thịt, vịt siêu nạc, gà siêu trứng sẽ có lợi nhuận tăng ít nhất 15% so với cách nuôi truyền thống.

- So sánh các mô hình truyền thống với các mô hình của dự án, kết quả mô hình của dự án cho tỷ suất lợi nhuận vượt trội đạt hiệu suất kinh tế cao hơn từ 16% đến cao nhất là 29%.

b) Hiệu quả xã hội:

- Giúp người chăn nuôi nâng cao nhận thức trong việc kiểm soát và phòng chống dịch bệnh nhất là bệnh cúm gia cầm, nhờ đó tạo ra chuyển biến tích cực về ý thức bảo vệ sức khoẻ đàn vật nuôi, chăn nuôi hiệu quả gắn liền với bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng.

- Giúp nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tạo thêm việc làm ổn định và giải quyết lao động nhàn rỗi, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội.

- Giúp người chăn nuôi phát triển mô hình liên kết hợp tác trong sản xuất chăn nuôi gia cầm, tạo ra được kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ổn định, đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý giúp người chăn nuôi

11

yên tâm sản xuất, tạo chuyển biến tích cực trong đời sống nông nghiệp nông thôn.

c) Hiệu quả môi trường:

- Sử dụng chế phẩm sinh học trong đệm lót là sử dụng “bộ vi sinh vật hữu hiệu” đã được nghiên cứu và tuyển chọn thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Saccharomyces, Aspergillus... với mong muốn là tạo ra lượng vi sinh vật hữu ích trong nền chuồng nhằm tạo vi sinh vật có lợi đường ruột, tạo các vi sinh vật sinh chất ức chế, chất kháng sinh nhằm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại và các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ từ các nguồn phân gia cầm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học bước đầu góp phần tạo ra nguồn sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn dịch bệnh. Hạn chế được ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải trong quá trình sản xuất tạo ra. Hạn chế được dư lượng thuốc kháng sinh.

Điều 2. Cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm triển khai thực hiện nội dung Dự án “Phát triển chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020” theo đúng Điều 1 của Quyết định này, tuân thủ và thực hiện theo đúng định mức quy định hiện hành của Nhà nước. Khi tiến hành triển khai dự án, yêu cầu nguồn vốn tự có của người dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện đảm bảo phải đúng theo kế hoạch đã được tính toán trong dự án và khi đó mới kết hợp với nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp tiến hành triển khai thực hiện dự án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thị xã và đơn vị triển khai thực hiện dự án chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - CT và các PCT UBND tỉnh; - Các Sở: NNPTNT, KHĐT, TC, KHCN; - Kho Bạc Nhà nước; - Trung tâm Khuyến nông tỉnh; - Chi cục CN&TY; - Chi cục Phát triển nông thôn; - UBND 09 huyện và thị xã; - LĐVP UBND tỉnh; - Phòng: KTN, KTTH, HCTC - Lưu VT.

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lâm Quang Thi