quẢn lÝ trƯỜng tiỂu hỌc trÊn ĐỊa bÀn thÀnh phỐ hẢi...

27
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI VĂN TƯỞNG QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TÓM TĂT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9 14 01 14 HÀ NỘI – 2019

Upload: others

Post on 28-Jul-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI VĂN TƯỞNG

QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

TÓM TĂT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9 14 01 14

HÀ NỘI – 2019

Page 2: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lê

Giới thiệu 1:

Giới thiệu 2:

Luận án sẽ được bảo vệ vào hồi: ..........................tại Trường Đại học Giáo dục

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Page 3: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

1

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

Toàn nhân loại đang sống trong thế kỷ XXI - thế kỷ của khoa học công nghệ, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, thế kỷ của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt với sự phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo mọi mặt của đời sống xã hội, quan hệ và nhu cầu của con người với cuộc sống ngày càng cao hơn, CL hơn, văn minh, hiện đại hơn.

Bối cảnh phát triển của thế giới đã tạo ra cho GD có thêm vai trò và sứ mạng mới, nó vừa là động lực để vận hành nền kinh tế tri thức, vừa là hạ tầng xã hội để hình thành xã hội tri thức, một nền GD đặt trên cơ sở thích ứng với điều kiện và nhu cầu phát triển của xã hội mới. Nó tạo ra một bức tranh đa dạng các hệ thống GD trên thế giới, nhưng có sự thống nhất về xu thế vận động và phát triển, đó là: phổ cập hóa GD, nâng cao CLGD, dân chủ hóa GD, thương mại hóa GD, quốc tế hóa GD...; đồng thời tạo ra sức ép cho hệ thống GD các nước phải có sự thay đổi trong GD&ĐT để cung cấp cho xã hội những con người có khả năng: làm việc theo nhóm, là công dân tốt, làm LĐ, năng động, sáng tạo... phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại, bởi GD&ĐT là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn lực con người.

Trước tình hình chung đó, yêu cầu GD&ĐT Việt Nam phải có những bước phát triển mới, nhanh, mạnh, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước, để đất nước hội nhập, sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nghị quyết số: 29 – NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua, Đảng và nhà nước đã xác định rõ việc đổi mới phải là những vấn đề lớn, cốt lõi và mang tính cấp thiết, từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học song song với nó là cơ chế, chính sách và các điều kiện đảm bảo thực hiện đổi mới. Phải thấm nhuần từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, từ các cấp các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước, các tầng lớp nhân dân và các đơn vị giáo dục từ đại học đến các trường mầm non, tiểu học. “Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp” [38,tr.13]. Như vậy, yếu tố QL cũng được xem là khâu đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, QLGD phải đi trước một bước để xây dựng được một nền GD chất lượng, tiên tiến, sánh ngang với nền GD của các nước tiên tiến trên thế giới.

QLGD có vai trò quyết định trong việc nâng cao CLGD nói chung và CL của các nhà trường nói riêng. Đến thời điểm này đa số những nhà QLGD vẫn sử dụng phương thức QL cũ bằng việc sử dụng các chức năng của QL: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra. Với phương thức QL này mặc dù đã đạt được những thành công đáng ghi nhận, tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc và toàn diện, GD cần cung cấp nguồn nhân lực có sức cạnh tranh cho công cuộc CNH – HĐH đất nước thì phương thức này bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập: trách nhiệm QL nhà nước về GD&ĐT còn tập trung chủ yếu vào tầm quan trọng của vai trò người LĐ và cơ quan QL, QL chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính, còn nặng tính quan liêu bao cấp, vẫn còn tình trạng ôm đồm, sự vụ, làm hạn chế quyền chủ động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của các cá nhân, của các đơn vị cơ sở; năng lực của các cơ quan QLGD, của các nhà QLGD chưa đáp ứng được yêu cầu về nhiệm vụ QL trong tình hình mới, dẫn đến CL và hiệu quả GD&ĐT còn thấp.

Page 4: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

2

QLCL là một phương thức QL mới, đã thành công trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và bắt đầu được vận dụng trong QLGD. Bản chất của QLCL như một phương thức QL, đó là QL bằng các quy trình. Quy trình này được xây dựng từ các công việc cụ thể của một hệ thống GD hoặc một cơ sở GD dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành bộ tiêu chuẩn ĐGCL GD cho các trường Mầm non, TH, THCS, THPT và các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng một hệ thống QL mới theo phương thức QLCL.

Việc xây dựng một hệ thống QLCL GD bằng chuẩn sẽ cung cấp cho các nhà QL một cách nhìn tổng thể về QLCL, một phương thức QL không nhằm vào CL của một sản phẩm đơn lẻ, mà nhằm tới việc xây dựng một hệ thống QL trên cơ sở các quy trình thực hiện tất cả các công việc trong nhà trường để sản phẩm của quá trình GD đều đạt CL.

Vấn đề CLGD được Đảng, nhà nước và toàn xã hội rất quan tâm, vì vậy việc tiếp cận ĐBCL là hướng lựa chọn phù hợp cho QLGD các nhà trường.

Hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về QL nhà trường, QL quá trình dạy học, QL đội ngũ giáo viên, QLCL nhà trường…ở các cấp học, bậc học từ mầm non cho đến đại học; các tác giả đề xuất những phương thức QL, những giải pháp theo quan điểm, cách tiếp cận khác nhau, trên những địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, trong cả nước nói chung và ở thành phố Hải Phòng nói riêng chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL. Vì vậy, việc nghiên cứu QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL sẽ góp phần hướng tới một phương thức QL mới tiên tiến, mang lại CLGD cho các đơn vị trường học.

Xuất phát từ thực tế và những yêu cầu cụ thể của vấn đề nói trên, tác giả xin lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Quản lý trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận Đảm bảo chất lượng” . 2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận CL, QLCL, ĐBCL, ĐBCL GD từ đó phân tích đánh giá thực trạng QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL. Luận án xác định luận cứ xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL GD vào QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL; từ đó đề xuất và thực nghiệm các biện pháp triển khai hệ thống ĐBCL GD vào QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL góp phần nâng cao CLGD TH tại địa phương đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu Trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 3.2. Đối tượng nghiên cứu QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL.

4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Hệ thống QL trường TH trong bối cảnh đổi mới GD và hội nhập đang đặt ra cho

các nhà QL vấn đề gì? 4.2. Có thể nghiên cứu áp dụng phương thức quản lí chất lượng, sử dụng bộ bộ tiêu

chuẩn ĐGCL GD trường TH để xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường để giải quyết các vấn đề đó không?

4.3. Các cơ quan QLGD phải làm gì để triển khai thành công hệ thống ĐBCL GD vào QL trường TH?

Page 5: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

3

5. Giả thuyết khoa học Hiện nay trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang QL theo phương thức

QL truyền thống với các chức năng cơ bản là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Trong bối cảnh đổi mới GD hệ thống QL này đang bộ lộ nhiều bất cập. Nếu nghiên cứu phương thức QLCL, sử dụng bộ tiêu chuẩn ĐGCL GD trường TH để xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL bên trong , tác động vào tất cả các lĩnh vực trong nhà trường đảm bảo không có lỗi xảy ra ở bất kì khâu nào của quá trình GD, thì sẽ góp phần đảm bảo và nâng cao CL hoạt động GD trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và hội nhập. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về CL, QLCL, ĐBCL, ĐBCL GD và QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL.

6.2. Phân tích, đánh giá thực trạng QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng trên quan điểm QLCL nói chung và QLCL GD nói riêng thông qua bộ tiêu chuẩn ĐGCL GD trường TH đã được Bộ GD&ĐT ban hành.

6.3. Xây dựng và có giải pháp vận hành hệ thống QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL.

6.4. Khảo sát về mức độ cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL và thực nghiệm một nội dung tiêu biểu đã đề xuất vào QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, tác giả lựa chọn giới hạn phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:

7.1. Phạm vi đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp

cận ĐBCL dựa trên bộ tiêu chuẩn ĐGCL GD trường TH đã được Bộ GD&ĐT ban hành. 7.2. Phạm vi địa bàn và thời gian nghiên cứu 7.2.1. Địa bàn nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL tại 12 trường TH thuộc quận Ngô Quyền, quận Kiến An và huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng (mỗi quận, huyện 04 trường). Thử nghiệm được tiến hành tại trường TH Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

7.2.2. Thời gian nghiên cứu Luận án dự kiến nghiên cứu công tác QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng

theo tiếp cận ĐBCL trong các năm học 2016 - 2017; 2017 - 2018; 2018 - 2019. 7.3. Phạm vi về khách thể khảo sát và thử nghiệm 7.3.1. Khách thể khảo sát đánh giá thực trạng Tổng số 510 người, bao gồm: 5 chuyên gia là GS.TS, PGS.TS, TS, Ths về lĩnh vực CL

và QLCL, QLCL GD; 43 CB, LĐ các cấp (cấp Bộ GD&ĐT: 3 người; cấp Sở GD&ĐT: 5 người; cấp Phòng GD&ĐT: 9 người; cấp trường 36 người) và 462 người là GV, NV, HS và phụ huynh học sinh của 12 trường TH chọn làm địa bàn khảo sát.

7.3.2. Khách thể khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp: Tổng số 250 người, bao gồm: 5 chuyên gia là GS.TS, PGS.TS, TS, Ths về lĩnh vực CL

và QLCL, QLCL GD; 36 CB, LĐ (cấp Bộ GD&ĐT: 3 người; cấp Sở GD&ĐT: 5 người; cấp Phòng GD&ĐT: 9 người; cấp trường 19 người) và 209 người là GV, NV của 12 trường TH làm địa bàn khảo sát.

Page 6: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

4

7.3.3. Khách thể thử nghiệm Là 15 người, bao gồm: 01 LĐ là HT, 01 LĐ là PHT, 13 là GV của Tổ chuyên môn

khối 4, khối 5 của trường TH Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. 8. Những luận điểm bảo vệ

8.1. QLCL là một phương thức QL tiên tiến đã thành công trong nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội và chắc chắn sẽ thành công trong QLGD nói chung, QL trường TH nói riêng.

8.2. Để QL trường TH theo phương thức này phải xây dựng được hệ thống ĐBCL bên trong trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo, minh chứng của bộ tiêu chuẩn ĐGCL trường TH, đồng thời có các biện pháp triển khai hệ thông này trong tất cả các hoạt động vủa nhà trường

8.3. Các biện pháp triển khai hệ thống QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL phải huy động được tất cả CB, LĐ, GV, NV trong trường TH tham gia.

8.4. Người lãnh đạo cao nhất có vai trò quyết định trong xây dựng và vận hành hệ thống QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL. 9. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm tiếp cận về mặt phương pháp luận sau:

9.1.1. Tiếp cận hệ thống Đề tài xem xét, nghiên cứu vấn đề QL trong tổng thể QL nhà trường của hệ thống QL

trong hệ thống GD quốc dân nói chung và QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL nói riêng, đây là một hệ thống QL độc lập trong hệ thống QL nhà trường.

9.1.2. Tiếp cận phát triển Khoa học GD, khoa học sư phạm, khoa học QL và khoa học công nghệ …luôn luôn

vận động và phát triển không ngừng chính vì vậy khoa học QL trong từng lĩnh vực cũng phải thay đổi theo và QL trường TH cũng không nằm ngoài sự thay đổi và phát triển đó. Nên khi nghiên cứu QLGD nói chung và QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL nói riêng cũng phải theo quan điểm phát triển.

9.1.3. Tiếp cận hoạt động Quan điểm hoạt động là quá trình vận dụng lý thuyết hoạt động vào việc nghiên cứu

các đối tượng đang được xem xét trong luận án. Với quan điểm này, thực chất của QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL là khả năng triển khai và vận hành hệ thống ĐBCL GD vào QL trường TH theo một trật tự logic của tiến trình vận động và phát triển của nhà trường.

9.1.4.Tiếp cận phức hợp QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL là một hệ

thống phức hợp của nhiều hoạt động và nhiều khâu trong quá trình thực hiện, cần có sự kết hợp đồng bộ của nhiều cá nhân và tổ chức trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL GD vào QL trường TH vì vậy khi nghiên cứu QLGD một cơ sở GD nói chung và cơ sở trường TH nói riêng cần theo quan điểm tiếp cận phức hợp. 9.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã được đề xuất trong luận án, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

9.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân loại cùng với hệ

thống hóa lý thuyết. Nhóm phương pháp này được sử dụng để xác định bản chất của các

Page 7: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

5

khái niệm cơ bản trong luận án, mối quan hệ giữa các vấn đề lý luận. Trên cơ sở đó tác giả xây dựng được các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.

9.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Ở phương pháp này được sử dụng nhằm thu

thập các số liệu, thông tin thực trạng QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL, tính cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp, quá trình thử nghiệm nội dung của biện pháp QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL. Đối tượng điều tra gồm các đồng chí là CB, LĐ từ Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT; CB, LĐ, GV, NV của 12 trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

+ Phương pháp quan sát: Sử dụng biên bản quan sát đã được thiết kế sẵn để quan sát những biểu hiện cụ thể về nhận thức, triển khai thực hiện của CB, LĐ các cấp, GV, NV của các nhà trường trong việc QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL.

+ Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn sâu CB, LĐ các cấp; GV, NV của các trường TH được khảo nghiệm về QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL.

+ Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu luận án, tác giả tham khảo một số chuyên gia có trình độ cao về các lĩnh vực QLCL, QLCL GD, GD học, các nhà QLGD về khung lý thuyết, bộ phiếu điều tra, khảo sát thực trạng QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL, tính cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL, tính cấp thiết và khả thi của việc thử nghiệm biện pháp QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL trước khi được đưa vào thực nghiệm.

+ Phương pháp thực nghiệm: Thử nghiệm một nội dung của một biện pháp trong nhóm biện pháp thứ nhất QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL để đánh giá về tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp được đề xuất từ đó chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thu thập và phân tích các sản phẩm liên quan đến quá trình QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL và thực trạng hệ thống ĐBCL GD trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay.

+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Nghiên cứu 01 trường TH điển hình để thấy rõ tính hiệu quả khi vận dụng các nhóm biện pháp QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL khi tham gia thực nghiệm.

9.2.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ Luận án sử dụng thống kê toán học và phần mềm Excell, SPSS để xử lý số liệu cho

phần thực trạng, khảo sát mức độ cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp, thử nghiệm biện pháp QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL nhằm rút ra những kết luận cần thiết. 10. Kết cấu của luận án

Luận án được bố cục ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và các Phụ lục, luận án được kết cấu bởi 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. Chương 2: Cơ sở thực tiễn quản lý trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng

theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. Chương 3: Hệ thống đảm bảo chất lượng và các biện pháp triển khai quản lý trường

tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Page 8: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO

TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước quan tâm nghiên cứu đến CL, QLCL, ĐBCL nói chung và CLGD, ĐBCL GD nói riêng. Có tất cả hàng chục công trình nghiên cứu về mô hình QLCL, hệ thống ĐBCL trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và sau đó được áp dụng vào QL trong GD. Sau đây là một số nét khái quát của một số công trình khoa học nghiên cứu ở trên thế giới cũng như trong nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án. 1.1.1. Những nghiên cứu về chất lượng và quản lý chất lượng 1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý chất lượng giáo dục 1.1.3. Những nghiên cứu về đảm bảo chất lượng giáo dục 1.1.4. Kết luận chung

Như vậy, các công trình nghiên cứu về CL, QLCL; CLGD và ĐBCL GD của các tác giả theo nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng đã chỉ ra được các vấn đề cụ thể như sau:

1) CL, QLCL cho đến thời điểm này vẫn luôn mang tính thời sự và tầm quốc tế. Những quan điểm khác nhau thường dẫn đến những ý kiến khác nhau về CL và QLCL. Hiểu đầy đủ về CL và QLCL để từ đó có phương pháp, quy trình đánh giá một cách khoa học với kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, thực tiễn phát triển của một tổ chức trong một bối cảnh cụ thể.

2) CLGD bao gồm nhiều thành tố, CL mỗi thành tố và sự tổng hợp CL mỗi thành tố của CLGD sẽ giúp cho việc đánh giá, xác định được CLGD của mỗi nhà trường. Mức độ đạt CLGD của mỗi nhà trường cũng đã được nghiên cứu.

3) Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào CLGD ở bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chưa có nhiều công trình nghiên cứu CLGD ở bậc mầm non, cấp TH, THCS và THPT.

4) ĐBCL nói chung và ĐBCL GD nói riêng được coi là một thành tố/ chu trình của QLCL nói chung. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã tập trung theo hướng QLCL với ý nghĩa cả về kiểm soát CL, ĐBCL và cải tiến CL.

5) ĐBCL, QLCL cần xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo cho CL sản phẩm. Một số lý thuyết về QLCL như QLCL tổng thể, các chuẩn ISO, quản trị CL,…đã được ra đời ở cuối thế kỉ XX trên thế giới và áp dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

6) Cố gắng xây dựng chuẩn và sử dụng công cụ QL theo chuẩn đối với việc xác định CLGD nói chung và của một cơ sở giáo dục nói riêng (chẳng hạn như Thông tư 42/2012/TT - BGDĐT, Thông tư 21, 22, 23 về chuẩn nghề nghiệp giáo viên…). 1.1.5. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về CL, QLCL nói chung CLGD và ĐBCL GD nói riêng đã được nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở trong nước với các cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên vấn đề quản lí một cơ sở GD TH theo tiếp cận ĐBCL đang là vấn đề còn chưa có lời giải. Có thể tóm lược một số vấn đề cần được tiếp tục làm rõ trong luận án.

Thứ nhất: Nghiên cứu, làm rõ hơn bản chất của QLCL như một phương thức QL mới, khác hẳn với phương thức QL truyền thống. Bản chất của phương thức này được diễn tả bằng một nguyên tắc của QLCL là :”Hệ thống QL quyết định CL của sản phẩm và dịch vụ”. Điều này

Page 9: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

7

có nghĩa muốn có CL thì trước hết phải xây dựng và vận hành được một hệ thống QL mới có công cụ là bộ tiêu chuẩn ĐGCL cơ sở GD. Chât lượng là hệ quả của quản lí

Thứ hai: Phân tích và đánh giá những khó khăn trong quá trình xây dựng và nhất là trong khâu vận hành một hệ thống QL mới để từ đó có các biện pháp QL phù hợp

Thứ ba: Đề xuất các nhóm biện pháp QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL.

Để thực hiện những nội dung nghiên cứu trên đây, tác giả xin được kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu ở trong nước cũng như ở nước ngoài có liên quan, căn cứ vào lý luận và thực tiễn và các quan điểm đổi mới về QL nhà trường để làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên. 1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Chất lượng 1.2.2. Quản lý và quản lý chất lượng 1.2.2.1. Quản lý 1.2.2.3. Các cấp độ quản lý chất lượng

* Kiểm soát chất lượng * Đảm bảo chất lượng * Quản lý chất lượng tổng thể

1.3. Trường tiểu học và Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học 1.3.1. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1.1. Vị trí, vai trò 1.3.2. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học

Thông tư 42/2012/TT - BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình, chu kỳ kiểm định CLGD cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong đó quy định rõ bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD ở trường TH gồm 5 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí [10]:

Năm tiêu chuẩn đố là: Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường (7 tiêu chí), Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh (5 tiêu chí), Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học (6 tiêu chí), Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (3 tiêu chí), Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục (7 tiêu chí) [10] 1.3.3. Cấu trúc hệ thống ĐBCL bên trong trường tiểu học

Sơ đồ 1.3. Cấu trúc hệ thống ĐBCL trường TH

Page 10: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

8

1.4. Quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 1.4.1. Hệ thống đảm bảo chất lượng Như đã phân tích ở trên, để QL một có sở GD theo phương thức QLCL thì việc đầu tiên, quan trong nhất là phải xây dựng được hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường.

ĐBCL là hoạt động diễn ra trước và trong quá trình tạo ra sản phẩm nhằm phòng ngừa và ngăn chặn những lỗi có thể mắc bằng các quy trình và cơ chế nhất định. Điều đó có nghĩa là muốn ĐBCL, phải đảm bảo đầu vào, đảm bảo quá trình GD nhằm đạt được đầu ra dự kiến. Đầu ra dự kiến này chính là mục tiêu GD của nhà trường. ĐBCL một cơ sở giáo dục bao hàm: Hệ thống ĐBCL bên trong và Hệ thống ĐBCL bên ngoài cơ sở GD. Hệ thống ĐBCL bên trong được coi là thành phần quan trọng nhất trong ĐBCL của một nhà trường. Từ việc đề ra mục tiêu phấn đấu của nhà trường, chính sách ĐBCL, kế hoạch ĐBCL, xây dựng các quy trình thực hiện, thiết kế các công cụ đánh giá, giám sát các hoạt động, thu thập thông tin phản hồi, sử dụng thông tin thu thập được để điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch...đến tự đánh giá CL các chương trình GD, CLGD của toàn bộ nhà trường. CLGD trong nhà trường được kiểm soát bởi một hệ thống nhằm ngăn ngừa các lỗi xuất hiện trong quá trình GD. Hệ thống ĐBCL của nhà trường bao gồm:

1, Các lĩnh vực cần QL(được xác định bởi các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo, minh chứng). 2. Các quy trình chuẩn bị các minh chứng chứng tỏ đã đạt trong tiêu chí, chỉ báo. 3, Tiêu chí sau mỗi bước của các quy trình Hệ thống ĐBCL được xây dựng và vận hành theo qui trình sau: 1. Xác định các minh chứng cần chuẩn bị 2. Xây dựng qui trình chuẩn bị các minh chứng 3. Viết hướng dẫn thực hiện các bước của qui trình 4. Chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện các qui trình. 5. Đánh giá, cải tiến qui trình.

ĐBCL bên trong đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà trường: LĐ, CB, GV và NV; được điều hành ở tất cả các đơn vị, tổ chức trong nhà trường: phòng, tổ, bộ môn; ở tất cả các khâu, các bước của quá trình GD. 1.4.2. Quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 1.4.2.1. Xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong trường tiểu học trên cơ sở bộ chuẩn ĐGCL trường tiêu học a) Nghiên cứu các tiêu chuẩn, tiêu chí, xác định các minh chứng cần có, các yêu cầu của minh chứng b) Xây dựng qui trình thực hiện từng minh chứng, trong đó ghi rõ ai thực hiện, các bước thực hiện và tiêu chí đánh giá sau mỗi bước.

c) Sau khi hoàn thành tổ chức thảo luận cho các cá nhân, đơn vị về các công việc cần làm trong toàn bộ hệ thống. Xác định ai làm gì, các sản phẩm cần có, yêu cầu của từng sản phẩm. Trong quá trình thảo luận có thể thêm, bớt và cuối cùng đi tới đồng thuận về những công việc của cá nhân, đơn vị trong nhà trường khi thực hiện công việc mình đảm nhiệm.

d) Văn bản hóa các quy trình, hoàn thiện, thống nhất cho các đơn vị, cá nhân Đây là bộ quy trình thực hiện từng công việc, có các biểu mẫu kèm theo, tạo điều kiện và thống nhất trong quá trình thực hiện từng công việc cho từng thành viên trong trường. Toàn bộ công việc được văn bản hóa một cách chi tiết cụ thể từng người cụ thể. Đây cũng là hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường với nguyên tắc quan trọng nhất là “Viết ra tất cả những gì cần làm”.

Page 11: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

9

1.4.2.2. Tổ chức vận hành hệ thống. a) Tập huấn, hỗ trợ từng thành viên thực hiện công việc của mình theo qui trình đã thống nhất và văn bản hóa. b) Xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật tạo điều kiện thuận lợi nhất để mỗi người hoàn thanh công việc của mình.

c) Xây dựng chế độ khen thưởng, kỉ luật, bước đầu hình thành văn hóa chất lượng 1.4.2.3. Đánh giá, cải tiến hệ thống.

a) Sau một thời gian nhất định (5 năm), mỗi thành viên, đơn vị viết báo cáo tự đánh giá việc thực hiện qui trình và đề xuất cải tiến qui trình (nếu có).

b) Bộ phận ĐBCL của trường tổng hợp báo cáo tự đánh giá của các đơn vị, cá nhân thành báo cáo tự dánh giá của trường và đăng kí kiểm định. 1.4.2.4. Đánh giá ngoài (kiểm định chất lượng).

Đánh giá ngoài nhằm giúp nhà trường: a) Thẩm định báo cáo tự đánh giá. b) Hoàn thiện hệ thống ĐBCL bên trong. c) Hoàn thiện cách vận hành hệ thống ĐBCL bên trong.

1.4.3. Sơ đồ quy trình quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Sơ đồ 1.4. Sơ đồ quy trình QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL

Bối cảnh Bộ tiêu chuẩn ĐG KĐCLGD trường TH

Bước 1. Nghiên cứu các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo, xác định các minh chứng cần

có, các yêu cầu của minh chứng

Bước 2. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng cho từng tiểu hệ thống KĐCL

Bước 3. Viết hướng dẫn từng tiểu hệ thống cho từng cá nhân, tổ chức của nhà trường

Bước 4. Tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện các quy trình cho tổ chức, cá nhân

trong trường

Bước 5. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân viết báo cáo tự đánh giá thực hiện công

việc được giao

Bước 7. Kiểm định chất lượng giáo dục (Đánh giá ngoài)

S

N

P

H

M Bước 6. Hoàn thành báo cáo tự đánh

giá chất lượng giáo dục

Chuẩn

bị

Đánh giá

cải tiến

Thực

thi

Chất lượng

GD của nhà

trường

Page 12: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

10

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 1.5.1. Các yếu tố chủ quan 1.5.1.1. Nhận thức và thái độ thích ứng của đội ngũ CB, LĐ các cấp, GV, NV các trường TH 1.5.1.2. Văn hóa nhà trường 1.5.1.3. Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng 1.5.1.4. Các điều kiện phục vụ 1.5.2. Các yếu tố khách quan 1.5.2.1. Hệ thống chính trị, chủ chương, chính sách của nhà nước 1.5.2.2. Sự tiến bộ của KHCN và truyền thông trong quá trình hội nhập quốc tế 1.5.2.3. Các điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lí luận về QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL đối với

trường TH trên cơ sở các khái niệm và cơ sở các công trình nghiên cứu về CL, QLCL và CLGD, ĐBCLGD, những lí luận liên quan đến QL, QLCL.

Tổng thuật các cấp độ của QLCL bao gồm 3 cấp độ chính là Kiểm soát CL, ĐBCL, cải tiến liên tục. Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường TH gồm 5 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí được bao trùm hết các lĩnh vực hoạt động GD của trường TH.

QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL được thể hiện bởi 3 giai đoạn đó là giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực thi và đánh giá cải tiến; trong mỗi giai đoạn được chia thành các bước và tổng thể của quy trình chia thành 7 bước cơ bản và nội dung và các bước thực hiện QL trường TH được chi tiết hóa cụ thể như sau:

Bước 1. Nghiên cứu các tiêu chuẩn, tiêu chí, xác định các minh chứng cần có, các yêu cầu của minh chứng.

Bước 2. Viết hướng dẫn chuẩn bị các minh chứng (các quy trình). Bước 3. Văn bản hóa các quy trình, hoàn thiện, thống nhất cho các đơn vị, cá nhân. Bước 4. Tổ chức tập huấn cho các đơn vị cá nhân, triển khai thực hiện các quy trình trên. Bước 5. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân viết báo cáo tự đánh giá việc thực hiện công

việc được giao, đề xuất cải tiến. Bước 6. Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá CLGD của toàn trường. Bước 7. Kiểm định CLGD. Có hai nhóm ảnh hưởng đến quá trình QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải

Phòng theo tiếp cận ĐBCL là nhóm các yếu tố chủ quan và nhóm các yếu tố khách quan và cuối cùng là kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan đại diện cho các nước phát triển, đang phát triển và kém phát triển.

Hệ thống ĐBCL được sử dụng cho QL trường TH chỉ rõ khả năng vận dụng vào việc xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL trường TH. Tuy nhiên cần lưu ý đặc thù của trường TH để xác định hệ thống ĐBCL và vận hành hệ thống ĐBCL cho này phù hợp. Đó cũng chính là các luận cứ lí luận cơ bản của luận án và là tiền đề cho việc tổ chức khảo sát ở chương 2.

Page 13: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

11

Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HẢI PHÒNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

2.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lí cơ sở giáo dục theo tiếp cận ĐBCL 2.1.1. Kinh nghiệm về quản lý chất lượng giáo dục của Nhật Bản 2.1.2 Kinh nghiệm về quản lý chất lượng giáo dục của Trung Quốc 2.1.3. Kinh nghiệm về quản lý chất lượng giáo dục của Thái Lan 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và giáo dục thành phố Hải Phòng 2.2.1. Vài nét về đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - văn hóa- xã hội và giáo dục Thành phố Hải Phòng 2.2.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế 2.2.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội 2.2.1.4. Đặc điểm giáo dục 2.2.2. Vài nét về phát triển giáo dục tiểu học thành phố Hải Phòng 2.1.2.1. Mạng lưới trường, lớp và quy mô phát triển

Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp và quy mô phát triển

Tổng số trường Số lớp Số HS

Tổng số

Công lập

TH& THCS,

TT

Quốc Tê

Tổng số

Bán trú, 2 buổi

1 buổi Tổng số Bán

trú, 2 buổi

1 buổi

231 216 14 1 4440 3217 1223 115400 112595 42,805

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của Sở GD&ĐT Hải Phòng) 2.2.2.2. Đội ngũ giáo viên

Bảng 2.2. Đội ngũ giáo viên

SỐ GV Trình độ Phẩm chất chính trị

Chuyên môn, nghiệp vụ

Chuẩn nghề nghiệp GVTH

Tổng số

Nữ Đạt

chuẩn Trên chuẩn

Tốt Khá TB Tốt Khá TB Xuất sắc

Khá TB

6432 4275 4116 636 6120 312 0 3923 2058 451 3923 2058 451

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của Sở GD&ĐT Hải Phòng)) 2.2.2.3. Chất lượng dạy và học

Bảng 2.3. Kết quả chất lượng giáo dục cuối năm

Tổng số HS Phẩm chất Năng lực

Đạt % Chưa đạt % Đạt % Chưa đạt %

115400 115307 99,92% 93 0,08% 115169 99,84% 231 0,16%

Tổng số HS Khen thưởng Hoàn thành CT KT lại Bỏ học

SL % SL % SL % SL %

115400 885810 76,76% 114776 99,46% 63 0,54% 1 0,01%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 của Sở GD&ĐT Hải Phòng) 2.2.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị 2.2.2.5. Công tác quản lý

Page 14: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

12

2.3. Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng 2.3.1. Mục đích khảo sát 2.3.2. Giai đoạn 1: Xây dựng phiếu hỏi 2.2.2.1. Xây dựng mô hình khảo sát 2.3.2.2. Thang đánh gia 2.2.2.3. Phiếu hỏi 2.2.2.4. Xác định kích thước mẫu 2.2.3. Giai đoạn 2. Tổ chức khảo sát bằng phiếu hỏi 2.2.3.1. Khách thể khảo sát 2.2.3.2. Địa bàn khảo sát 2.2.3.3. Thời gian khảo sát 2.2.3.4. Nội dung khảo sát 2.2.3.5. Công cụ khảo sát 2.2.3.6. Tổ chức khảo sát 2.3.4. Giai đoạn 3: Phân tích và xử lý số liệu của phiếu hỏi 2.2.4.1. Làm sạch dữ liệu khảo sát 2.2.4.2. Tổ chức nhập dữ liệu vào SPSS 2.3.5. Giai đoạn 4: Phân tích và xử lý số liệu phiếu hỏi bằng SPSS 2.2.5.1. Quy trình xử lý dữ liệu 2.2.5.2. Quy trình kiểm định EFA và MRA 2.3.5.3. Kết quả kiểm định và phân tích dữ liệu 2.3.6. Giai đoạn 5: Phỏng vấn sâu và thảo luận, quan sát 2.3.6.1. Phỏng vấn sâu 2.3.6.2. Thảo luận và quan sát 2.4. Thực trạng quản lý trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 2.4.1. Thực trạng nhận thức về quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục 2.4.2. Thực trạng sự hiện diện quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 2.4.3. Thực trạng quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 2.4.3.1. Thực trạng về việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục trường tiểu học

Page 15: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

13

Biểu đồ 2.4. Thực trạng việc xây dựng hệ thống ĐBCL GD trường TH

2.4.3.2. Thực trạng vận hành quy trình quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Biểu đồ 2.5. Thực trạng vận hành quy trình QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL

008 007006

008

005

019

011

022

019

024 023

015

025

038

056 057

054

047 047 048045

007

011 012 012

018

005003

007 006005

010

014

003001

0

10

20

30

40

50

60

Nghiên cứu các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo, xác định các

minh chứng cần có, các yêu cầu của minh

chứng

Viết hướng dẫn chuẩn bị các minh

chứng đáp ứng yêu cầu (các quy trình)

Văn bản hóa quy trình, hoàn thiện,

thống nhất cho các đơn vị, cá nhân

Tổ chức tập huấn cho các đơn vị cá nhân, triển khai thực hiện các quy trình trên

Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân viết

báo cáo tự đánh giá việc thực hiện công việc được giao, đề

xuất cải tiến

Hoàn thành báo cáo tự đánh giá chất

lượng giáo dục của toàn trường

Kiểm định chất lượng giáo dục (Đánh giá

ngoài)

Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn chuẩn bị Đánh giá cải tiến

Rất thường xuyên Thường xuyên Không ý kiến Không thường xuyên Không thực hiện

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Nghiên cứu các tiêu

chuẩn, tiêu chí, chỉ báo, xác định các minh chứng cần có, các yêu cầu của minh chứng

Viết hướng dẫn chuẩn bị

các minh chứng đáp

ứng yêu cầu (các quy

trình)

Văn bản hóa quy trình,

hoàn thiện, thống nhất

cho các đơn vị, cá nhân

Tổ chức tập huấn cho các

đơn vị cá nhân, triển khai thực

hiện các quy trình trên

Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân viết báo cáo tự

đánh giá việc thực hiện công việc

được giao, đề xuất cải

tiến

Hoàn thành báo cáo tự

đánh giá chất lượng giáo

dục của toàn trường

Kiểm định chất lượng giáo dục (Đánh giá

ngoài)

Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn chuẩn bị Đánh giá cải tiến

006 005 003005 006

016

021

007

022

053

021

014

034030

001

012

025

047 048

028

048

003

007003

011

016

007

001

084

055

015 016 016014

000

Rất thường xuyên Thường xuyên Không ý kiến Không thường xuyên Không thực hiện

Page 16: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

14

2.4.3.3. Đánh giá chung về quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Biểu đồ 2.6. Đánh giá chung về QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL

2.4.4. Thực trạng về mức độ hiệu quả hoạt động quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 2.4.4.1. Thực trạng mức độ hiệu quả của việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trường tiểu học 2.4.4.2. Thực trạng mức độ hiệu quả việc vận hành hệ thống quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 2.4.5. Thực trạng tác động của bối cảnh đến quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Biểu đồ 2.13. Tác động của bối cảnh đến QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Nghiên cứu các tiêu

chuẩn, tiêu chí, chỉ báo, xác định các minh chứng cần có, các yêu cầu của minh chứng

Viết hướng dẫn chuẩn bị

các minh chứng đáp

ứng yêu cầu (các quy

trình)

Văn bản hóa quy trình,

hoàn thiện, thống nhất

cho các đơn vị, cá nhân

Tổ chức tập huấn cho

các đơn vị cá nhân, triển khai thực hiện

các quy trình trên

Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân viết báo cáo tự đánh giá việc thực hiện công việc được

giao, đề xuất cải tiến

Hoàn thành báo cáo tự đánh giá

chất lượng giáo dục của toàn trường

Kiểm định chất lượng giáo dục

(Đánh giá ngoài)

Nghiên cứu các tiêu

chuẩn, tiêu chí, chỉ báo, xác định các minh chứng cần có, các yêu cầu của minh chứng

Viết hướng dẫn chuẩn bị

các minh chứng đáp

ứng yêu cầu (các quy

trình)

Văn bản hóa quy trình,

hoàn thiện, thống nhất

cho các đơn vị, cá nhân

Tổ chức tập huấn cho

các đơn vị cá nhân, triển khai thực hiện

các quy trình trên

Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân viết báo cáo tự đánh giá việc thực hiện công việc được

giao, đề xuất cải tiến

Hoàn thành báo cáo tự đánh giá

chất lượng giáo dục của toàn trường

Kiểm định chất lượng giáo dục

(Đánh giá ngoài)

Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn chuẩn bị Đánh giá cải tiến Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn chuẩn bị Đánh giá cải tiến

Quy trình Vận hành quy trình

Rất thường xuyên Thường xuyên Không ý kiến

Không thường xuyên Không thực hiện

10

2622 23

34

08

3329

39

33

14

37

46

35 33

55

02 02 0300

12

02 01 00 000

10

20

30

40

50

60

Tổ chức và quản lý CBQL- GV – NV - HS CSVC và trang thiết bị dạy học

Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và

xã hội

Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Rất mạnh Mạnh Trung lập ít tác động Không tác động

Page 17: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

15

Biểu đồ 2.14. Vai trò điều tiết tác động của bối cảnh trong QL trường TH theo tiếp

cận ĐBCL

Biểu đồ 2.15. Vai trò điều tiết tác động của bối cảnh trong QL trường TH theo tiếp

cận ĐBCL

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng Chúng tôi đã tiến hành việc khảo sát, thăm dò, đánh giá, thảo luận và phỏng vấn sâu CB, LĐ, GV, NV về thực trạng với phiếu hỏi Phụ lục 8 về mức độ cấp thiết, mức độ tính khả thi và nhu cầu của hệ thống QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL, kết quả được phân tích cụ thể như sau: 2.5.1. Mức độ cấp thiết của quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng Như vậy, từ việc khảo sát bằng phiếu hỏi ý liến, quan sát và thảo luận kết hợp với phỏng vấn sâu ta thấy được việc xây dựng quy trình và vận hành quy trình hệ thống QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL là rất cấp thiết để QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL. 2.5.2. Mức độ khả thi của hoạt động quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

09 09

2930

17

4138

2926

41

4648

4042

36

04 0301 01

05

00 01 00 00 01

0

10

20

30

40

50

60

Tổ chức và quản lý CBQL- GV – NV - HS CSVC và trang thiết bị dạy học

Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã

hội

Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Rất mạnh Mạnh Trung lập ít tác động Không tác động

Tổ chức và quản lý18%

CBQL- GV – NV - HS18%

CSVC và trang thiết bị dạy học

22%

Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

21%

Hoạt động giáo dục và kết quả

giáo dục21%

Page 18: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

16

2.4.3. Nhu cầu quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 2.5.4. Những kết quả bước đầu quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Mô hình khảo sát phù hợp với thực tiễn, các dữ liệu kiểm định có độ tin cậy rất cao, hơn 80,4 %.

Thực trạng QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL đã bước đầu được áp dụng, các quy trình đã xây dựng và vận hành có kết quả.

Thực trạng hệ thống QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL đã bước đầu được hình thành, các quy trình trong hệ thống được vận dụng và vận hành có hiệu quả ở một vài nội dung thế mạnh, như: Văn bản hóa quy trình, hoàn thiện, thống nhất cho các đơn vị, cá nhân; Hoàn thành báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục của toàn trường. 2.5.5. Những vấn đề cần khắc phục khi quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Một là: Nhận thức của đại bộ phận CB, LĐ, GV, NV về QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL còn nhiều hạn chế.

Hai là: Các giai đoạn của ĐBCL chưa thật rõ nét, các nội dung thuộc hệ thống QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL đã được triển khai, vận hành nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao mà còn thể hiện rất hạn chế.

Ba là: Các quy trình thuộc hệ thống QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL còn chưa rõ, chưa tường minh, chưa được đánh giá cải tiến.

Bốn là: Chưa thực sự quan tâm đến tác động của bối cảnh và vai trò điều tiết tác động của bối cảnh của các chức năng trong tổ chức và quản lý.

Năm là: Việc vận dụng quy trình và vận hành quy trình ở tất cả các giai đoạn, các khâu trong hệ thống QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL còn mang tính áp đặt, máy móc.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận án đã tiến hành khảo sát thực trạng QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL với 510 người, bao gồm: 5 người chuyên gia gồm các GS.TS, PGS.TS, TS, Ths về lĩnh vực CL và QLCL, QLCL GD; 43 người là là CB, LĐ các cấp (cấp Bộ GD&ĐT: 3 người; cấp Sở GD&ĐT: 5 người; cấp Phòng GD&ĐT: 9 người; cấp Trường: 36 người) và 462 người là GV, NV của các trường khảo sát. Cùng với việc kết hợp bằng việc quan sát và thảo luận với chuyên gia trong quá trình nghiên cứu, cũng như phỏng vấn sâu các đồng chí CB, LĐ, GV, NV của các nhà trường đã cho thấy những hạn chế, yếu kém trong QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL được thể hiện rất rõ ở các nội dung khảo sát, cụ thể “Thực trạng nhận thức về QL trường TH theo tiếp cận đảm bảo chất lượng; Thực trạng sự hiện QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL; Thực trạng QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL; Thực trạng về mức độ hiệu quả hoạt động QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL; Thực trạng tác động bối cảnh đến QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL, Đánh giá chung về thực trạng QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL”. Đồng thời cho thấy sự tác động của bối cảnh đến QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL, cũng như đánh giá được tính khả thi, tính cấp thiết và cầu của hệ thống QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL. Để khắc phục, được những hạn chế, yếu kém trên thì cần có một hệ thống biện pháp đồng bộ, triệt để dựa trên những phân tích định lượng nhằm áp dụng hiệu quả vào QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL mà tác giả sẽ trình bày ở chương 3.

Page 19: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

17

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

3.1. Những định hướng phát triển giáo dục tiểu học của thành phố Hải Phòng trong những năm tới 3.1.1. Phương hướng chung 3.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm 3.2. Nguyên tắc cơ bản của việc đề xuất các biện pháp 3.2.1. Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng quản lý 3.2.2. Đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ và tính hệ thống 3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa 3.2.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp 3.3. Các nhóm biện pháp quản lý trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 3.3.1. Nhóm biện pháp 1: Hoàn thiện hệ thống quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 3.3.1.1. Biện pháp 1. Tổ chức nhận thức lại vai trò của hệ thống ĐBCL GD trường TH 3.3.1.2. Biện pháp 2. Hoàn thiện hệ thống ĐBCL GD trường TH a. Mục đích - Xây dựng hệ thống ĐBCL GD trường TH hoàn thiện nhất, khắc phục những hạn chế yếu kém, phát huy những điểm mạnh và cải tiến, nâng cao hiệu quả ứng dụng của hệ thống vào QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL. - Bổ sung điều chỉnh nội dung công việc, những yêu cầu về các minh chứng, người thực hiện các công việc còn thiếu, chưa hợp lý trong hệ thống ĐBCL GD trường TH giúp việc QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL đạt hiệu quả cao hơn. - Hoàn thiện các quy trình các tiểu hệ thống trong hệ thống ĐBCL GD trường TH để thực hiện vận hành quy trình quản lý vào QL trường TH đạt kết quả tốt nhất. b. Nội dung và cách thức tiến hành Để hoàn thiện hệ thống ĐBCL GD trường TH thì chúng ta phải thực hiện các nội dung như sau: *, Nội dung 1: Xây dựng được hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn ĐGCL GD trường TH.

Hệ tham chiếu này được xây dựng từ trước khi thực hiện các công việc tiếp theo khác, hệ tham chiếu như một tài liệu hướng dẫn, một bảng phân công công việc chi tiết, định hướng rõ những công việc cần làm, những sản phẩm cần có và các yêu cầu của sản phẩm và chỉ rõ người hay bộ phận thực hiện công việc đó.

Hệ tham chiếu này cũng cần được xây dựng chi tiết các nội dung công việc và được cập nhật, bổ sung thường xuyên, tránh sự cứng nhắc, lỗi thời và kém linh hoạt khi xây dựng cũng như vận dụng vào QL.

Quy trình xây dựng hệ tham chiếu được tiến hành qua các bước cụ thể như sau: + Bước 1: Trước tiên, cần tiến hành nghiên cứu các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo. + Bước 2: Xác định các công việc cần làm. + Bước 3: Xác định sản phẩm cần đạt được. + Bước 4: Xác định các yêu cầu sản phẩm cần đạt. + Bước 5: Xác định người thực hiện các công việc.

Page 20: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

18

Sau 5 bước ta được hệ tham chiếu cho các tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn ĐGCL GD trường TH. Trong khuôn khổ của luận án không cho phép tác giả trình bày hết quy trình xây dựng hệ tham chiếu ĐGCL GD trường TH, sau đây tác giả xin trình bày 1 nội dung của hệ tham chiếu ứng với 1 Tiêu chí của 1 Tiêu chuẩn trong Bộ tiêu chuẩn ĐGCL GD trường TH, đó là Tiêu chí 1 của Tiêu chuẩn 5:

Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình GD, kế hoạch dạy học của Bộ GD&ĐT, các quy định về chuyên môn của cơ quan QLGD địa phương. Hệ tham chiếu: Tiêu chí 1 của Tiêu chuẩn 1

Bảng 3.1. Hệ tham chiếu thể hiện tiêu chí 1 của tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình GD, kế hoạch dạy học của Bộ GD&ĐT, các quy định về chuyên môn của cơ quan QLGD địa phương.

Chỉ báo Công việc cần làm

Sản phẩm cần có Yêu cầu của sản phẩm cần đạt

Người thực hiện

a) Kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần của nhà trường đảm bảo quy định;

Xây dựng kế hoạch chuyên môn các loại của từng tổ nhóm, cá nhân.

1. Kế hoạch chuyên môn năm học; 2. Kế hoạch chuyên môn học kỳ; 3. Kế hoạch chuyên tháng; 4. Kế hoạch chuyên môn tuần

1. Có ngày, tháng xây dựng kế hoạch. 2. Có ký duyệt của HT 3. Có đóng dấu

1. HT 2. PHT phụ trách chuyên môn.; 3. Tổ trưởng tổ chuyên môn; 4. Các GV; 5. Văn thư.

b) Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng HS, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương

1. Xây dựng thời khóa biểu 2. Lập lịch công tác cá nhân 3. Ký sổ đầu bài 4. Thực hiện kế hoạch chuyên môn

1. Thời khóa biểu 2. Lịch báo giảng, 3. Lịch công tác 4. Sổ đầu bài 5. Các loại giáo án

1. Có ký duyệt; 2. Có lịch giảng dạy khớp thời khóa biểu, kế hoạch chuyên môn; 3. Có chữ ký của GV; 4. Có ký xác nhận của Ban giám hiệu; 5. Đủ Giáo án; 6. Đúng quy định; 7. Được phê duyệt

1. Thư ký 2. GV 3. Tổ trưởng tổ chuyên môn 4. HT 5. PHT

c) Thực hiện bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo HS yếu

1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo HS yếu

1. Bản kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh kém.; 2. Thời khóa biểu thực hiện việc bồi dưỡng; 3. Giáo án thực hiện việc bồi dưỡng.

Có phê của Ban giám hiệu nhà trường

1. Phó hiệu phụ trách 1. Tổ trưởng chuyên môn 2. Giáo viên 3. Học sinh 4. Văn thư

Hệ tham chiếu Bộ tiêu chuẩn ĐGCL GD trường TH được trình bày chi tiết ở Phụ lục 10. *,Nội dung 2: Xây dựng hệ thống ĐBCL GD trường TH theo tiếp cận ĐBCL. Với Bộ tiêu chuẩn ĐGCL GD trường TH đã được Bộ GD&ĐT ban hành có 237

minh chứng, trong đó có 77 minh chứng đã có sẵn còn 150 t minh chứng cần được chuẩn bị. *, Với 77 minh chứng đã có (được ban hành từ các cơ quan ngoài nhà trường, ví dụ

như: các Quyết định: Quyết định thành lập trường, Quyết định bổ nhiệm HT, PHT…, các chứng chỉ được công nhận từ việc đào tạo tập huấn: Chứng chỉ Quản lý giáo dục cho HT,

Page 21: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

19

PHT, Chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên …) chỉ cần xây dựng qui trình tìm và lưu trữ được thực hiện theo 5 bước như sau:

Bước 1. Xác định tên minh chứng. Bước 2. Xác định cơ quan ra văn bản. Bước 3. Xác định tổ chức, cá nhân phận chịu trách nhiệm Bước 4. Tập hợp minh chứng theo tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn ĐGCL trường TH . Bước 5. Lưu trữ minh chứng theo hướng dẫn về kiểm định CLGD trường TH.

*, Với 150 minh chứng chưa có sẵn cần xây dựng quy trình thực hiện, Bước 1. Gọi tên minh chứng, nguời thực hiện Bước 2. Xác định các bước thực hiện. Bước 3. Xác định các tiêu chí sau mỗi bước Bước 4. Viết hướng dẫn thực hiện các bước của qui trình. Bước 5. Chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện các bước của qui trình Mỗi minh chứng sẽ có một qui trình như vây, tạo thành 1 tiểu hệ thống trong hệ

thống ĐBCL bên trong nhà trường Trong khuôn khổ của luận án không cho phép tác giả xây dựng chi tiết hóa tất cả 150

tiểu hệ thống các minh chứng (bộ chỉ số), nên tác giả xin trình bày xây dựng hệ thống chỉ báo a thuộc Tiêu chí 1 của Tiêu chuẩn 5 của Bộ tiêu chuẩn ĐGCL GD trường TH.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. Tiêu chí 1. Thực hiện chương trình GD, kế hoạch dạy học của Bộ GD&ĐT, các quy

định về chuyên môn của cơ quan QLGD địa phương. Chỉ số a. Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kì, tháng, tuần. Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường có kế hoạch chuyên môn năm, học kì tháng, tuần.

Gợi ý minh chứng: 1. Kế hoạch hoạt động chuyên môn theo năm học, học kì, tháng, tuần. Các minh chứng khác Hoàn thiện hệ thống ĐBCL GD chỉ số a, Tiêu chí 1 của Tiêu chuẩn 5.

Bước 1. Xác định công việc cần làm Công việc 1: Xây dựng kế hoạch năm học. Công việc 2: Xây dựng kế hoạch học kì Công việc 3: Xây dựng kế hoạch tháng. Công việc 4: Xây dựng kế tuần.

Bước 2. Xác định các sản phẩm cần có sau mỗi công việc - Sản phẩm cần có của công việc 1: Bản kế hoạch năm học. - Sản phẩm cần có của công việc 2: Bản kế hoạch học kỳ. - Sản phẩm cần có của công việc 3: Bản kế hoạch tháng. - Sản phẩm cần có của công việc 4: Bản kế hoạch tuần.

Bước 3. Xác định các yêu cầu của sản phẩm - Yêu cầu cần đạt được của sản phẩm 1: là Bản kế hoạch năm học phải đúng thể thức

văn bản, bố cục khoa học, đầy đủ nội dung hoạt động và thực hiện trong năm học, thời gian thực hiện công việc hợp lý, công việc được giao cho tổ chức, cá nhân phù hợp với năng lực của các tổ chức, mỗi cá nhân trong quá trình thực hiện công việc.

- Yêu cầu cần đạt được của sản phẩm 2: là Bản kế hoạch học kì phải đúng thể thức văn bản, bố cục khoa học, thể hiện đầy đủ nội dung hoạt động của các tháng trong một học

Page 22: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

20

kỳ, phù hợp với năng lực của các tổ chức, mỗi cá nhân khi được giao thực hiện công việc trong học kì đó.

- Yêu cầu cần đạt được của sản phẩm 3: là Bản kế hoạch tháng phải đúng thể thức văn bản, bố cục khoa học, đầy đủ nội dung hoạt động của 4 tuần trong một tháng, phù hợp với năng lực của các thành viên trong tổ, mỗi cá nhân khi được giao thực hiện công việc của nhà trường trong tháng đó.

- Yêu cầu cần đạt được của sản phẩm 4: là Bản kế hoạch tuần phải đúng thể thức văn bản, bố cục khoa học, đầy đủ nội dung hoạt động trong một tuần, phù hợp với năng lực của các đơn vị, mỗi cá nhân khi được giao thực hiện công việc của nhà trường trong tuần đó. Bước 4: Phân công người thực hiện công việc - Người thực hiện công việc 1: HT; PHT; Các Tổ trưởng tổ trưởng chuyên môn, văn phòng; văn thư. - Người thực hiện công việc 2: PHT, Các Tổ trưởng chuyên môn, văn phòng, văn thư. - Người thực hiện công việc 3: Các Tổ trưởng chuyên môn, các thành viên trong tổ chuyên môn, văn phòng, văn thư. - Người thực hiện công việc 4: Giáo viên. Bước 5. Viết hướng dẫn thực hiện từng công việc a, Hướng dẫn thực hiện công việc 1: Xây dựng kế hoạch năm học Bước 1:

- Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. - Nghiên cứu các văn bản của địa phương. - Nghiên cứu kế hoạch năm trước. - Nghiên cứu đặc điểm của nhà trường năm nay. - Dự thảo kế hoạch năm học của trường. Minh chứng: Bản dự thảo kế hoạch trường và các minh chứng khác kèm theo.

Bước 2. - Tổ chức hội nghị góp ý kiến cho dự thảo. - Có biên bản cuộc họp kèm theo (MC1 ).

Bước 3. Hoàn thiện kế hoạch trường (MC2: Bản kế hoạch hoàn thiện). Bước 4. Phê duyệt (Hiệu trưởng) (MC 3). Bước 5. Triển khai đến các tổ bộ môn, các tổ chức trong trường. Bước 6. Các tổ bộ môn, các tổ chức, …các cá nhân lập kế hoạch thực hiện của mình (theo tuần, tháng). Bước 7. Tập hợp, lưu trữ (MC) (một tiểu hệ thống). b, Hướng dẫn thực hiện công việc 2: Xây dựng kế hoạch học kỳ Bước 1:

- Nghiên cứu kế hoạch năm học. - Nghiên cứu kế hoạch học kì năm trước - Nghiên cứu đặc điểm của nhà trường trong học kỳ. - Dự thảo kế hoạch học kỳ của trường. Minh chứng: Bản dự thảo kế hoạch học kỳ trường và các minh chứng khác kèm theo.

Bước 2. - Tổ chức hội nghị góp ý kiến cho dự thảo. - Có biên bản cuộc họp kèm theo (MC 1).

Bước 3. Hoàn thiện kế hoạch trường (MC 2: Bản kế hoạch hoàn thiện).

Page 23: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

21

Bước 4. Phê duyệt (Hiệu trưởng) (MC 3). Bước 5. Triển khai đến các tổ bộ môn, các tổ chức trong trường. Bước 6. Các tổ bộ môn, các tổ chức, …các cá nhân lập kế hoạch thực hiện của mình (theo tuần, tháng). Bước 7. Tập hợp, lưu trữ (MC) (một tiểu hệ thống). c, Hướng dẫn thực hiện công việc 3: Xây dựng kế hoạch tháng Bước 1:

- Nghiên cứu kế hoạch năm trước. - Nghiên cứu kế hoạch của học kỳ - Nghiên cứu kế hoạch của năm học trước - Nghiên cứu đặc điểm của nhà trường trong tháng . - Dự thảo kế hoạch tháng. Minh chứng: Bản dự thảo kế hoạch tháng và các minh chứng khác kèm theo.

Bước 2. - Xin ý kiến của các thành viên trong tổ.

Bước 3. Hoàn thiện kế hoạch trường (MC 1: Bản kế hoạch hoàn thiện). Bước 4. Xác nhận tổ trưởng (MC 2). Bước 5. Triển khai đến các giáo viên trong tổ. Bước 6. Các cá nhân lập kế hoạch thực hiện của mình (theo tuần). Bước 7. Tập hợp, lưu trữ (MC) (một tiểu hệ thống). d, Hướng dẫn thực hiện công việc 1: Xây dựng kế hoạch tuần Bước 1:

- Nghiên cứu kế hoạch năm học. - Nghiên cứu kế hoạch học kỳ. - Nghiên cứu kế hoạch tháng. - Nghiên cứu kế hoạch tuần của năm trước. - Nghiên cứu đặc điểm của trường. - Dự thảo kế hoạch tuần. Minh chứng: Bản dự thảo kế hoạch tuần và các minh chứng khác kèm theo.

Bước 2. - Xin ý kiến tham gia của Tổ trưởng.

Bước 3. Hoàn thiện kế hoạch tuần. Bước 4. Xác nhận của tổ trưởng (MC1). Bước 5. Triển khai thực hiện. Bước 6. Tập hợp, lưu trữ (MC). c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp này thực hiện đạt kết quả tốt, HT cần tổ chức để toàn thể giáo viên, nhân viên thảo luận, góp ý, thông nhất các công việc cần làm, các bước trong qui trình, quán triệt tầm quan trọng của sự tham gia của toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh và giao trách nhiệm thực hiện các công việc của từng nội dung, của từng tiêu chí, tiêu chuẩn cho từng cá nhân, đơn vị trong trường. Đồng thời xác định tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL, bởi đây là việc đầu tiên cần phải làm trong quá trình QL vì Chất lượng = Xây dựng hệ thống QL chất lượng + Vận hành hệ thống QL chất lượng. 3.3.2. Nhóm biện pháp 2: Tổ chức vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng trường tiểu học 3.3.2.1. Biện pháp 3: Tổ chức tập huấn cách vận hành các quy trình cho cá nhân và đơn vị

Page 24: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

22

3.3.2.2. Biện pháp 4: Xây dựng quy chế khen thưởng, chế tài cho quá trình vận hành hệ thống 3.3.3. Nhóm biện pháp: Tổ chức tự đánh giá cải tiến và đón đoàn đánh giá ngoài 3.3.3.1. Biện pháp 5: Tổ chức tự đánh giá và đề xuất cải tiến (nếu có thể) 3.3.3.2.. Biện pháp 6: Xây dựng quy trình đón đoàn đánh giá ngoài 3.3.4. Nhóm biện pháp hỗ trợ: Chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất phục vụ quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm 3.5.2. Lựa chọn đối tượng khảo nghiệm 3.5.3. Quá trình khảo nghiệm 3.5.4. Kết quả khảo nghiệp và phân tích kết quả khảo nghiệm 3.6. Thử nghiệm biện pháp 3.6.1. Tên biện pháp: Vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng trường tiểu học 3.6.2. Mục đích thử nghiệm 3.6.3. Giới hạn nội dung, thời gian, địa điểm thử nghiệm biện pháp 3.6.3.1. Thời gian thử nghiệm 3.6.3.2. Địa điểm thử nghiệm 3.6.3.3. Nội dung thử nghiệm 3.6.4. Nội dung thử nghiệm 3.6.5. Đánh giá kết quả thử nghiệm 3.6.5.1. Về thực hiện quy trình thử nghiệm 3.6.5.2. Về tính khả thi và tính hiệu quả của quy trình

Kết luận chương 3 Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 của luận án và căn cứ vào thực trạng QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL trình bày ở chương 2. Trên cơ sở đó, căn cứ vào các nguyên tắc xây dựng biện pháp, các biện pháp tác giả xin được đề xuất QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL là: Tổ chức nhận thức lại vai trò của hệ thống ĐBCL GD; Hoàn thiện hệ thống ĐBCL GD trường TH; Tổ chức tập huấn các quy trình và vận hành các quy trình cho cá nhân và đơn vị; Xây dựng quy chế khen thưởng, chế tài cho quá trình vận hành hệ thống; Tổ chức đánh giá cải tiến; Xây dựng quy trình đón đoàn đánh giá ngoài; Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc vận hành hệ thống ĐBCL GD. Các biện pháp được trình bày theo cấu trúc gồm 3 phần: mục đích của biện pháp, nội dung và cách thức tiến hành biện pháp, điều kiện thực hiện biện pháp. Từ các biện pháp trên tác giả đã tiến hành khảo nghiệm các biện pháp kết quả cho thấy tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp rất cao, đáp ứng được yêu cầu QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL. Cùng với đó tác giả đã tiến hành thử nghiệm một nội dung trong hệ thống QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL là: Xây dựng quy trình sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, kết quả cho thấy việc áp dụng quy trình vào quản lý mang lại tính khả thi và hiệu quả rất cao từ đó khẳng định được tính đúng đắn của các biện pháp QL nhà trường theo phương pháp mới là chất CL của sản phẩm không phải là kết quả tạo ra sản phẩm đó mà phải được xem từ việc xây dựng quy trình và vận hành quy trình đó có CL.

Page 25: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

23

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam hiện nay nhất là thời kì công nghệ

4.0 đặt ra cho các nhà trường một thách thức mới đó là tạo ra sản phẩm GD có CL. Để đạt

được điều này thì các nhà trường phải thay đổi cung cách QL truyền thống và thay vào đó là

phương thức QL mới đó là QL nhà trường theo mô hình QLCL, cụ thể QL theo chuẩn bằng

cách xây dựng quy trình và vận hành các quy trình của hệ thống ĐBCL GD có CL thì sẽ đạt

được CLGD như mong muốn.

QL trường TH nói chung và QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo

tiếp cận ĐBCL nói riêng là một xu thế tất yếu, đáp ứng yêu cầu CLGD hiện nay. Với vấn đề

tìm ra phương thức quản lý nhà trường hiện nay để có CL, đã có rất nhiều công trình nghiên

cứu nhưng đều ở các khía cạnh khác nhau với QL theo tiếp cận ĐBCL thì thường ở bậc đại

học, cao đẳng. Riêng đối với các trường phổ thông đặc biệt ở trường TH thì hầu như không

có nghiên cứu nào đi sâu và ứng dụng và có hiệu quả.

Luận án tập trung và làm rõ các khái niệm công cụ, đặc biệt là đi sâu vào làm rõ các

khái niệm về QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL, đưa ra cấu trúc hệ thống ĐBCL và Quy

trình QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL, các yếu tố ảnh hưởng đến việc QL trường TH trên

địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL và kinh nghiệm của một số nước về

ĐBCL trong trường học từ đó làm tiền đề cho việc khảo sát thực trạng và đưa ra các biện

pháp QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL.

Trên cơ sở sử dụng các biện pháp định tính và định lượng cùng với việc tổ chức đánh

giá, phân tích kĩ lưỡng thực trạng của các trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo

tiếp cận ĐBCL bằng các kênh thông tin như phiếu đánh giá, quan sát, thảo luận với các

chuyên gia và cuối cùng là phỏng vấn sâu các đồng chí CB, LĐ, GV, NV từ đó thấy được

các cách thức điều chỉnh bổ sung, những mặt chưa được, những mặt hạn chế để đưa ra các

biện pháp nhằm khắc phục và giải quyết các mâu thuẫn. Để giải quyết nó cần phải nghiên

cứu đề xuất đưa ra được các biện pháp mới có tính khả thi cao để QL trường TH trên địa

bàn thành phố Hải Phòng có CL.

Với việc nghiên cứu lý luận và việc phân tích đánh giá thực trạng QL trường TH trên

địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL đã được làm sáng tỏ ở Chương 1 và

Chương 2, tác giả đã đưa ra 4 nhóm giải pháp trong đó có 3 nhóm giải pháp chính và 1

nhóm giải pháp hỗ trợ đó là:

- Nhóm biện pháp Hoàn thiện hệ thống ĐBCL GD.

- Nhóm biện pháp Vận hành hệ thống DDBCL.

- Nhóm đánh giá cải tiến CL và cuối cùng Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền

qua các công cụ thông tin, truyền thông, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức

thực hiện QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL.

Với kết quả nghiên cứu của luận án được trình bày ở trên sẽ góp phần vào nâng cao

CLGD và có thể làm tài liệu hướng dẫn chuyên khảo cho hoạt động QL trường TH trước

yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay.

2. Khuyến nghị

Từ việc nghiên cứu trên, trong quá trình thực hiện khi thử nghiệm tác giả có một số

khuyến nghị sau:

Page 26: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

24

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo Đưa mô hình QLCL trường TH theo tiếp cận ĐBCL áp dụng vào trong QL trường

TH, coi đây là một trong những phương thức để QL trường TH trong tình hình đổi mới GD hiện nay. 2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo

Tăng cường nâng cao nhận thức về QLCL cho các đồng chí CB, LĐ, CV của các Phòng GD&ĐT, chỉ đạo các Phòng GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường QL nhà trường theo mô hình QLCL.

Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, cemina, tập huấn cho các phòng GD&ĐT, các trường TH về quản lý nhà trường theo chuẩn ĐGCL GD trường TH.

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận (huyện) thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ về chuyên môn và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của QL nhà trường theo QLCL 2.3. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức tập huấn cho CB, LĐ các nhà trường hiểu và vận dụng QLCL vào QL nhà trường. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc và tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ các nhà trường khi triển khai gặp khó khăn.

Xây dựng quy chế, các điều kiện cần thiết cho việc QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL, chỉ tiếp nhận và tổ chức đón đoàn đánh giá ngoài khi nhà trường TH áp dụng vào QL nhà trường.

Sử dụng kết quả đánh giá CL, hiệu quả QL nhà trường theo mô hình QLCL là một trong những tiêu chí để xét tặng các danh hiệu thi đua và luân chuyển cán bộ.

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, huyện tạo điều kiện về kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới GD đáp ứng yêu cầu QLCL đề ra. 2.4. Với nhà trường

Tổ chức nâng cao nhận thức cho CB, LĐ, GV, NV về hệ thống ĐBCL và vận hành hệ thống ĐBCL trong việc QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL. Việc áp dụng phải thường xuyên liên tục, phải có sự quyết tâm cao của CB, LĐ, GV, NV của nhà trường khi thực hiện.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện quy trình và vận hành quy trình của các đơn vị, cá nhân có điểu chỉnh bổ sung thường xuyên, liên tục để hệ thống được hoàn thiện.

Xây dựng các chế tài hành chính như khen thưởng, kỉ luật của nhà trường trong việc thực hiện công việc của các đơn vị, cá nhân.

Đầu tư cở vật chất, trang thiết bị tài chính và huy động mọi nguồn lực có thể cho QL nhà trường theo tiếp cận ĐBCL.

Page 27: QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI …education.vnu.edu.vn/files/Tin tuc/2. Dao tao/Tóm... · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Bùi Văn Tưởng (2018), Managenment of primary schools approach to quality

assurance, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 12A - 2018.

2. Bùi Văn Tưởng (2019), Thực trạng Quản lý trường tiểu học trên địa bàn Thành

phố Hải Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 3 - 2019.

3. Bùi Văn Tưởng (2019), Biện pháp quản lý trường tiểu học theo tiếp cận đảm

bảo chất lượng, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 6 - 2019.