qui hoạch phát triển bền vững hệ thống và môi trường nước...

40
Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước nhằm Thích Nghi với Biến Đổi Khí Hậu – Thí Điểm Nghiên Cứu cho Thành Phố Cần Thơ, Việt Nam Báo Cáo T ng Hp Kết QuDÁn Tháng 11 năm 2012

Upload: others

Post on 19-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước nhằm Thích Nghi với Biến Đổi Khí Hậu – Thí Điểm Nghiên Cứu cho Thành Phố Cần Thơ, Việt NamBáo Cáo Tổng Hợp Kết Quả Dự Án

Tháng 11 năm 2012

Page 2: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

Cách trích dẫn tài liệu này:

CSIRO (2012) Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước nhằm Thích Nghi với Biến Đổi Khí Hậu – Thí Điểm Nghiên Cứu cho Thành Phố Cần Thơ, Việt Nam, Báo Cáo Tổng Hợp Kết Quả Dự Án (bản tiếng Việt)

Tác giả: Minh Nguyễn, Stephen Cook, Magnus Moglia, Luis Neumann, and Nguyễn Hiếu Trung

ISBN: 978-1-922173-05-8 (Print); 978-1-922173-06-5 (Online)

Những người đóng góp:

Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học và nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIRO) của Úc, Viện Nghiên cứu Tương lai Bền vững, ĐH Kỹ thuật Sydney (UTS), Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, ĐH Cần Thơ (CTU), và các chuyên viên của các đơn vị chức năng của TP Cần Thơ.

CSIRO, Úc: Minh Nguyễn (Trưởng dự án), Matthew Inman (Quản lý dự án), Stephen Cook, Magnus Moglia, Luis Neumann, Ashok Sharma

Đại học Cần Thơ (CTU), Việt Nam: Lê Quang Trí, Nguyễn Hiếu Trung, Nguyễn Văn Bé, Lâm Văn Thịnh, Đinh Diệp Anh Tuấn, Huỳnh Vương Thu Minh, Nguyễn Đình Giang Nam, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Anh Thi

Thành phố Cần Thơ, Việt Nam: Trịnh Công Đoàn (WSSC), Kỹ Minh Châu (DONRE), Đỗ Xuân Thủy

Viện Nghiên cứu Tương lai Bền vững, ĐH Kỹ thuật Sydney (UTS) Úc: Michael Paddon, Naomi Carrard, Dustin Moore

Chủ biên:

Minh Nguyễn, Nguyển Hiếu Trung, Anne Leitch

Lời cảm tạ

Dự án này được tài trợ bởi Liên Minh Nghiên Cứu cho Phát Triển CSIRO-AusAID (www.rfdalliance.com.au) và Chương trình nghiên cứu Thich Nghi Khí Hậu củ a CSIRO (Climate Adaptation Flagship). Chúng tôi chân thành cảm ơn sự đóng góp to lớn của tất cả các cơ quan, tổ chức, và cá nhân đã tham gia vào các hoạt động của dự án.

© Copyright Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation (CSIRO Australia), 2012

Chú ý: Không một phần nào của báo cáo này được in ấn hoặc nhân bản dưới bất kỳ hình thức nào mà không có sự đồng ý của CSIRO.

The results and analyses contained in this report are based on a number of technical, circumstantial or otherwise specified assumptions and parameters. The user must make its own assessment of the suitability for its use of the information or material contained in or generated from the report. To the extent permitted by law, CSIRO excludes all liability to any party for expenses, losses, damages and costs arising directly or indirectly from using this report.

Địa chỉ liên lạc:

Dr Minh Nguyễn CSIRO Climate Adaptation Flagship Ph +61 3 9252 6290 Email: [email protected]

Dr Nguyễn Hiếu Trung Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên ĐH Cần Thơ Ph +84 710 3831068 Email: [email protected]

Page 3: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

1A synthesis of key findings and implications for the local context

Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước nhằm Thích Nghi với Biến Đổi Khí Hậu – Thí Điểm Nghiên Cứu cho Thành Phố Cần Thơ, Việt NamBáo Cáo Tổng Hợp Kết Quả Dự Án

Tháng 11 năm 2012

Tóm tắt ..................................................................................................................................... 2

Những kiến nghị cho tương lai phát triển của Thành phố ....................................................... 3

Dự án Thích ứng khí hậu thông qua Phát triển đô thị bền vững ............................................. 4

Hợp Phần FA1: Tìm hiểu vấn đề: bối cảnh, hiện trạng, hướng phát triển tương lai, và tác động của BĐKH ............................................................................................................ 8

Hợp phần FA2: Các Phương Án Chiến Lược cho Thành Phố ...............................................19

Hợp Phần FA3: Thí Điểm Điển Hình ...................................................................................... 23

Xây dựng mối hợp tác bền vững và nâng cao năng lực của các bên liên quan. .................... 30

Ấn phẩm của dự án ............................................................................................................... 34

Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 36

Page 4: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

2

Dự án Thích Nghi Biến Đổi Khí Hậu qua Phát Triển Bền Vững là một sáng kiến nghiên cứu do Liên Minh cơ quan phát triển quốc tế (AusAID) và cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIRO) của Úc liên kết thực hiện. Đây là một chiến lược nhằm đưa phát triển bền vững vào thực tiễn một cách cụ thể và đồng thời là một biện pháp hiệu quả để thích nghi với BĐKH. Báo cáo này tổng kết kết quả của thí điểm nghiên cứu của dự án tại Cần Thơ, Việt Nam. Dự án đã ứng dụng phương pháp tiên tiến “Quản lý tích hợp hệ thống nước đô thị” để cải thiện hệ thống dịch vụ và môi trường nước, qua đó tăng cường khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu (BĐKH) của thành phố. Dự án đã thành lập một phương pháp phát triển đô thị bền vững nhằm hỗ trợ các quyết định để cải thiện các điều kiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường. Với thí điểm này, dự án đã thể hiện được một phương cách để xây dựng năng lực của các cộng đồng địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long trong công tác phát triển hệ thống dịch vụ nước thích nghi với BĐKH, nhằm cải thiện môi trường và dân sinh.

Báo cáo này tóm tắt những thành tựu, kết quả chính và từ đó nêu lên các kiến nghị cho Thành phố trong việc phát triển hệ thống nước trong tương lai. Thông tin chi tiết về các kết quả được trình bày trong các ấn phẩm của dự án được liệt kê trong phần cuối của báo cáo.

Dự án đã được thực hiện hơn hai năm từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 11 năm 2012. Dư án có ba Hợp Phần chính: (1) Tìm hiểu các vấn đề, (2) Thiết lập các phương án chiến lược; và (3) Triển khai các thí điểm. Chi tiết được trình bày cụ thể ở Chương sau. Trong tiến trình thực hiện, sự tham vấn và cộng tác chặt chẽ với các cơ quan hợp tác nghiên cứu và các ban ngành địa phương đã là một thành phần chủ yếu, nhằm đảm bảo tối đa khả năng ứng dụng kết quả của dự án trong tương lai.

Các kết quả chính của dự ánSau hai năm triển khai từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 11 năm 2012, dự án đã đạt được các kết quả sau:

• Hoàn thành một cuộc khảo sát rộng rãi các hộ gia đình về các vấn đề dịch vụ, môi trường nước đô thị và biến đổi khí hậu. Kết quả khảo sát đã cung cấp các thông tin toàn diện về các tương tác giữa mức độ tiếp cận các dịch vụ nước và kết quả kinh tế xã hội của các địa phương trong thành phố.

Tóm tắt

• Phân tích các tác nhân nghèo cùng với các tổn thương của biến đổi khí hậu trong vấn đề cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Kết quả phân tích nhấn mạnh rằng các hộ nghèo –phải tự tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường bởi chính họ - là đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động có thể có của biến đổi khí hậu.

• Xác định một tập hợp các phương án thích ứng chiến lược cho sự phát triển bền vững của hệ thống và môi trường nước của thành phố trong điều kiện khí hậu thay đổi; và phân tích tính khả thi của các lợi ích liên quan đến việc thực hiện các chiến lược này.

• Tiến hành một thí điểm nghiên cứu trình bày cụ thể các hệ thống thu gom nước mưa. Nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin về chất lượng nước mưa ; đề xuất các biện pháp đã được tiến hành thử nghiệm để thu gom nước mưa với chất lượng nước tốt nhất ; tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế. Hệ thống thu gom nước mưa đã được triển khai thí điểm ở một hộ gia đình tại vùng ven đô thị, và cho một tòa nhà trong trường Đại học Cần Thơ.

• Tiến hành một thí điểm nghiên cứu tính toán cụ thể cho quy hoạch và thiết kế bền vững các phương án cho hệ thống dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong một khu vực thí điểm ven đô thị. Tính toán này đã xem xét các chi phí vòng đời, các tác động môi trường và năng lực quản lý của thể chế địa phương.

• Phát triển một tập sách bản đồ bao gồm 25 bản đồ GIS mô tả các vấn đề hiện tại và những thách thức cho hệ thống và môi trường nước của thành phố.

• Phát triển một khả năng nghiên cứu và phát triển mới cho các đối tác nghiên cứu địa phương và các Sở Ban Ngành liên quan về kỹ thuật tích hợp trong quản lý hệ thống nước đô thị.

• Phát triển được một quan hệ hợp tác chặt chẽ và tốt đẹp giữa nhóm dự án với các cơ quan nghiên cứu và các ban ngành của Thành Phố thông qua các hoạt động tham vấn, hội thảo và các buổi hợp tác làm việc.

Page 5: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

3A synthesis of key findings and implications for the local context

Dự án đã tạo một nền tảng vững chắc cho sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường tại thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở các kết quả của dự án, CSIRO có các kiến nghị cho thành phố như sau:

• Xem xét sử dụng các giải pháp chiến lược mà các cơ quan ban nghành liên quan đã cùng thiết lập với CSIRO vào các kế hoạch phát triển của thành phố; và tích cực chủ động tìm hỗ trợ từ chính phủ trung ương hay các cơ quan viện trợ quốc tế nhằm triển khai hoặc phát triển thêm các giải pháp này

• Ứng dụng phương cách tư duy hệ thống để xem xét phối hợp giữa các ban nghành trong công tác quy hoạch và phát triển hệ thống dịch vụ nước, nhằm tạo được sự hợp tác đồng bộ và hiệu quả vốn rất cần thiết cho công tác thích nghi BĐKH. Tiến trình này có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ đã phát triển trong dự án.

• Trong công tác phát triển hệ thống dịch vụ nước, cụ thể cần:

- Ưu tiên xem xét phát triển hệ thống dịch vụ vệ sinh môi trường, bao gồm xử lý nước thải và rác, nhằm cải thiện môi trường nước, giảm ô nhiễm sông rạch, nâng cao sức khỏe và sinh kế cho nhân dân. Kết quả của dự án cho thấy phát triển kết hợp giữa hệ thống tập trung và phân tán cho các dịch vụ nước là phương cách hiệu quả và thích hợp nhất cho điều kiện của thành phố.

- Xem xét ứng dụng phương pháp đánh giá bền vững cho công tác qui hoạch và thiết kế dịch vụ cấp thoát nước và vệ sinh đã được trình bày thí điểm cụ thể trong dự án do ĐH Cần Thơ tiến hành cùng với CSIRO và UTS. Phương pháp này tính đến các chi phí vòng đời, tác động môi trường, và khả năng thể chế quản lý với một tầm nhìn dài hạn.

- Xác định rõ hơn về thể chế và trách nhiệm quản lý hệ thống dịch vụ nước, nhất là cho các vung ven đô thị. Khả năng quản lý của thể chế địa phương cần được quan tâm phát triển đồng bộ với phát triển hạ tầng cơ sở tại các vùng ven này.

- Cải tiến và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nước đô thị hiện hữu nhằm nâng cao và đảm bảo độ tin cậy

và an toàn của nước cấp cho sinh hoạt. Hệ thống đường ống cấp nước cũng cần được cải tạo.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền, thuyết phục và giáo dục quần chúng thay đổi hành vi nhằm cải thiện hệ thống môi trường nước. Đặc biệt là cần có các biện pháp hành chánh song song với cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn trong việc giảm xả thải rác ra sông rạch, và sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả hơn.

- Xem xét phát triển thu gom và sử dụng nước mưa dựa trên thí điểm đã được ĐH Cần Thơ triển khai trong dự án cho các mục đích thích hợp, đặc biệt là nhằm tăng cường nguồn nước sinh hoạt cho các khu vực chưa được cấp nước trong thành phố.

Dựa trên các kết quả của dự án, các đề tài nghiên cứu và phát triển thêm có thể xem xét tiến hành trong tương lai như sau:

• Tích hợp các kết quả nghiên cứu của dự án vào kế hoạch tổng thể của Thành phố.

• Xem xét ứng dụng và mở rộng quy mô các kết quả nghiên cứu một cách rộng rãi và thích hợp cho các cộng đồng và địa phương khác, nhằm xây dựng hệ thống và môi trường nước thích nghi với biến đổi khí hậu cho toàn khu vực, tạo hiệu quả cao và đồng bộ.

• Tiếp tục xây dựng và cung cấp năng lực kỹ thuật và quản lý cho các tổ chức tại địa phương trong việc thực hiện đánh giá tích hợp các dịch vụ đô thị để đạt được nhiều mục tiêu trong phát triển bền vững.

• Nghiên cứu sự tương tác hệ thống ở qui mở rộng lớn hơn trong việc phát triển năng lực thích nghi của cộng đồng với biến đổi khí hậu, ví dụ như tương tác giữa khí hậu-nước-lương thực -năng lượng

• Thiết kế hệ thống thoát nước cho đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu tối đa hóa thu hồi tài nguyên từ nước thải, giảm thiểu nhu cầu năng lượng và ít phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Những kiến nghị cho tương lai phát triển của Thành phố

Page 6: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

4

Dự án Thích ứng khí hậu thông qua Phát triển đô thị bền vững

Tổng quanThành phố Cần Thơ là đô thị trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Thành phố nằm bên bờ sông Hậu - một nhánh của sông Mekong tại Việt Nam. Dân số hiện nay khoảng 1,2 triệu người, với khoảng 60% dân số sống trong các khu vực đô thị. Thành phố hiện có tốc độ đô thị hóa nhanh. Dự đoán vào năm 2030, dân số Thành phố sẽ tăng đến 1,7 triện người, với mức độ đô thị hóa lên đến 70%. Hiện nay, nghành kinh tế của thành phố chủ yếu vẫn dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhưng thành phố đang trên đà phát triển và chuyển tiếp thành một trung tâm dịch vụ và một thành phố công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc điểm địa hình của toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long là bằng phẳng với một mạng lưới sông ngòi và kênh rạch dày đặc. Hệ thống sông ngòi và các kênh rạch đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển kinh tế, dân sinh và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho vùng. Tuy nhiên nguồn nước dồi dào và quý báu này đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ rất nhiều thay đổi trong khu vực, trong đó có BĐKH.

Thành phố Cần Thơ (Hình 1) có năm quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng và Thốt Nốt) và bốn huyện (Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Phong Điền và Cờ Đỏ). Một nét đặc trưng của cảnh quan thành phố là sự kết hợp xen kẻ giữa các đô thị, vùng ven đô thị và vùng nông thôn (Hình 2). Sự xen kẻ này tồn tại ngay cả trong Ninh Kiều – quận đô thị trung tâm của thành phố. Mức độ tiếp cận dịch vụ cung cấp nước và vệ sinh tại các vùng rất khác nhau, từ mức độ tồn tại trong các khu đô thị cho đến hoàn toàn không có dịch vụ nước cho các vùng nông thôn.

Sự hoạt động của hệ thống nước bao gồm cả hệ thống gia tăng cơ sở cho các dịch vụ cấp thoát nước và môi trường nước đang chịu nhiều áp lực, không những do tốc độ của việc đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh, mà

còn do các hoạt động của biến đổi khí hậu. Các tác động này bao gồm sự xâm nhập mặn và sự ô nhiễm ngày càng trầm trọng trong mạng lưới kênh rạch của thành phố.

Do đó, công tác quy hoạch quản lý hệ thống và môi trường nước của thành phố cần phải xem xét đến sự cân bằng phát triển giữa các khu vực đô thị và nông thôn. Hiện nay, vấn đề khó khăn chính của thành phố là thiếu hạ tầng cơ sở, dẫn đến giới hạn về tiếp cận dịch vụ nước sạch và vệ sinh, lũ quét thường xuyên xảy ra trong các khu đô thị và kênh rạch bị ô nhiễm nặng nề.

Để nghiên cứu hỗ trợ cho thành phố trong việc khắc phục các vấn đề phức tạp trong quy hoạch phát triến và quản lý hệ thống môi trường nước, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các nguyên tắc của phương pháp “Quản lý hệ thống nước tích hợp” (Integrated Urban Water Management, viết tắt là IUWM). Phương pháp tiên tiến này nhằm quy hoạch, thiết kế, và quản lý hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng cách xem xét nghiên cứu toàn bộ chu kỳ sử dụng nước, bao gồm nguồn nước, hệ thống cấp thoát xử lý nước, và các vấn đề liên quan một cách toàn diện để tạo nên sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả (Maheepala et al. 2010). Phương thức này sẽ giảm thiểu tối đa tác động lên môi trường, đáp ứng hiệu quả với nhu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo điều kiện sống tốt đẹp cho cộng đồng, và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Việc ứng dụng phương pháp IUWM tạo điều kiện cho việc phát triển các phương án chiến lược để cải thiện việc quản lý hệ thống cấp thoát nước và môi trường một cách thực tế, hiệu quả và khả thi. Những phương án này có thể được sử dụng như một nhân tố quan trọng trong các chương trình hành động của thành phố trong công tác thích nghi biến đổi khí hậu, cũng như là một định hướng nhằm phát triển bền vững cho thành phố. Các phương án, khi được triển khai, cũng góp phần tăng cường khả năng thích nghi để phát triển của các cộng đồng địa phương trước những thách thức trong tương lai, bao gồm cả biến đổi khí hậu.

Thí điểm nghiên cứu Hệ thống và môi trường nước tích hợp cho TP Cần Thơ

Dự án Thích Nghi Biến Đổi Khí Hậu qua Phát Triển Bền Vững là một sáng kiến nghiên cứu do Liên Minh AusAID-CSIRO của Úc liên kết thực hiện. Đây là một chiến lược nhằm đưa phát triển bền vững vào thực tiễn một cách cụ thể và đồng thời là một biện pháp hiệu quả để thích nghi với BĐKH. Báo cáo này tổng kết kết quả của thí điểm nghiên cứu của dự án. Dự án đã ứng dụng phương pháp tiên tiến “Quản lý tích hợp hệ thống nước đô thị” để cải thiện hệ thống dịch vụ và môi trường nước, qua đó tăng cường khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu (BĐKH) của thành phố Cần Thơ, Việt Nam.

Page 7: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

5A synthesis of key findings and implications for the local context

Hình 1. Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ, 2008)

Hình 2. Cảnh quan thành phố Cần Thơ

Page 8: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

6

Nội dung của dự ánDự án gồm có 3 phần (Focus Areas, viết tắt: FA), được minh họa trên hình Hình 3:

1. Tìm hiểu các vấn đề: Cùng với các Sở ban ngành liên quan trong thành phố, nhóm nghiên cứu gồm có các nhà khoa học và nghiên cứu viên của CSIRO, Đại học Cần Thơ và Đại học Kỹ thuật Sydney đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thêm hiện trạng của hệ thống nước, quy hoạch phát triển đô thị và những tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường nước của thành phố. Hợp phần này bao gồm các hội thảo, lược khảo tài liệu, thu thập số liệu và khảo sát phỏng vấn hộ dân.

2. Phương án chiến lược: nhóm nghiên cứu đã thiết lập được một tập hợp các phương án chiến lược nhằm phát triển bền vững hệ thống môi trường nước có tính thích nghi với BĐKH cho thành phố. Các phương án chiến lược này được chứng minh trên cơ sở khoa học với các đánh giá hệ thống tích hợp về hiệu quả và tính khả thi. Hợp phần này bao

gồm một tiến trình tham vấn và cộng tác chặt chẽ với các đối tác nghiên cứu và các sở ban ngành liên quan qua các hoạt động như hội thảo, phân tích cơ cấu và thể chế quản lý và đánh giá rủi ro đa mục tiêu.

3. Thực hiện thí điểm: nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu triển khai và trình bày thí điểm hai phương án chiến lược đã được nhận định là các giải pháp “không hối tiếc”, thích hợp với mọi tình huống biến đổi khí hậu. Giải pháp thứ nhất là phát triển hệ thống thu gom, xử lý và sử dụng nước mưa thích hợp với điều kiện địa phương. Giải pháp thứ 2 là quy hoạch, thiết kế và đánh giá bền vững các phương án cấp thoát và xử lý nước phân tán cho 1 khu vực vùng ven cụ thể trong thành phố. Mục đích chính của các thí điểm này là (1) cung cấp các ví dụ hiện thực làm bằng chứng thực tiển của phương pháp IUWM cho địa phương; và (2) phát triển khả năng nghiên cứu và phát triển của các đối tác nghiên cứu địa phương trong việc thiết lập, đánh giá và triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ nước mang tính bền vững và thích nghi BĐKH.

Hình 3. Các hợp phần (FA) của dự án

Page 9: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

7A synthesis of key findings and implications for the local context

Các hợp phần của dự án nhằm cung cấp cho thành phố các phương án có bằng chứng thực tiển và cơ sở khoa học để phát triển hệ thống nước trong tương lai. Các hợp phần cũng cung cấp cho thành phố các cơ sở số liệu tích hợp để sử dụng cho công tác quy hoạch quản lý và cho các nghiên cứu trong tương lai.

Sự tham vấn và hợp tác với các cơ quan hợp tác nghiên cứu và các ban nghành địa phương đã là một thành phần chủ yếu trong tiến trình thực hiện dự án, nhằm đảm bảo tối đa khả năng ứng dụng kết quả của dự án trong tương lai, và đồng thời nâng cao khả năng quản

lý và nghiên cứu của các cơ quan và ban nghành địa phương. Tiến trình tham vấn và hợp tác cũng nhằm đảm bảo kiến thức địa phương được tính đến trong quá trình nghiên cứu, và tạo quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu cho các đối tác và các cơ quan địa phương đã tham gia đóng góp cho dự án.

Hình 4 trình bày các hoạt động của các hợp phần. Các hoạt động sẽ được mô tả trong các Chương tiếp theo.

Hình 4. Các hoạt động của các hợp phần trong dự án

Page 10: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

8

Nghiên cứu trong hợp phần FA1 đã tìm hiểu được kiến thức chi tiết về hệ thống môi trường nước đô thị và tác động của BĐKH, đồng thời nhận định được các nhu cầu và ưu tiên phát triển của thành phố.

Hình 4 minh họa các hoạt động chính trong hợp phần FA1.Các thông tin và số liệu thu thập được trong hợp phần này là cơ sở quan trọng cho các phân tích nghiên cứu và trình bày thí điểm và trình bày thí điểm trong hợp phần FA2 và FA3.

Tóm tắt Hợp phần FA1Hợp phần FA1 được khởi động bằng Hội Thảo “Chỉ Số Nhu Cầu Nước” nhằm bắt đầu tiến trình tìm hiểu chi tiết về hệ thống nước của thành phố, bao gồm: hạ tầng cơ sở cấp thoát nước và vệ sinh, bối cảnh kinh tế xã hội, môi trường, quy hoạch phát triển tương lai và các tác động do biến đổi khí hậu.Kiến thức chi tiết về hệ thống và môi trường nước của thành phố đã đạt được qua các phương cách và hoạt động sau:

• Phương cách “từ trên xuống” bằng các hội thảo, thu thập số liệu từ các cơ quan liên quan và lược khảo tài liệu về ngành nước.

• Phương cách “từ dưới lên” bằng cách khảo sát hộ dân, phỏng vấn hộ dân và các chuyên gia địa phương.

Hợp phần FA1 đã cho những kết quả cụ thể như sau:

• Việc triển khai phương pháp IUWM với phương cách xem xét mang tính hệ thống đã giúp cho các cơ quan ban ngành nhận thức được những bất lợi của sự hoạt động riêng lẻ trong quản lý hệ thống môi trường nước; và từ đó tạo điều kiện cho sự hợp tác liên ngành rất cần thiết cho các hoạt động ứng phó với BĐKH một cách đồng bộ và hiệu quả.

• Các cơ sở dữ liệu tích hợp về các khía cạnh khác nhau của hệ thống về môi trường nước đã được thu thập và phát triển trong dự án. Các cơ sở dữ liệu này đã được các cơ quan thành phố sử dụng cho công tác quản lý nghiên cứu ứng dụng.

• Kết quả từ một cuộc khảo sát toàn diện 1.200 hộ gia đình đã hỗ trợ hiệu quả cho thành phố cùng với nhóm nghiên cứu thiết lập các phương án chiến lược cải thiện hệ thống .

• Kết quả ứng dụng phương pháp “Đánh Giá Nhu Cầu Nước’ (Water Need Assessment) cho thành phố nhằm cung cấp nhanh một tầm nhìn không gian về tình trạng của hệ thống và môi trường nước trong các phường của năm quận trong thành phố, giúp cho các cơ quan quản lý địa phương xác định và cá hành động thích ứng cho các vùng có vấn đề cần được giải quyết.

• Một tập bản đồ với 25 bản đồ GIS về hiện trạng và những vấn đề về hệ thống nước đô thị của thành phố là một công cụ hiệu quả để cung cấp và chia sẽ thông tin giữa các cơ quan ban ngành địa phương và các cơ quan nghiên cứu và phát triển nước ngoài khi cần thiết.

Hợp Phần FA1: Tìm hiểu vấn đề: bối cảnh, hiện trạng, hướng phát triển tương lai, và tác động của BĐKH

Xác định các vấn đề của hệ thống nước thành phốHội thảo về Chỉ số Cần nước là hội thảo đầu tiên của dự án. Hội thảo đã được tổ chức vào tháng 10 năm 2010 (Hình 5). Hội thảo đã xây dựng được nền tảng cần thiết để thực hiện các hoạt động tiếp theo của dự án:

• Xác lập khung tham khảo nhằm xác định các vấn đề về hệ thống nước của thành phố. Khung tham khảo này được sử dụng như một ngôn ngữ chung nhằm tạo điều kiện

Page 11: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

9A synthesis of key findings and implications for the local context

thuận lợi và tăng hiệu quả trong quá trình trao đổi và làm việc giữa các bên liên quan trong dự án.

• Mô tả ban đầu về chất lượng hệ thống nước Cần Thơ, xác định các dữ liệu quan trọng và sẵn có cũng như nơi đang lưu trữ các dữ liệu đó.

• Gặp gỡ và trao đổi với các bên liên quan về các vấn đề quan trọng trong quy hoạch và thiết kế các biện pháp quản lý tổng hợp nước đô thị trong các kịch bản tương lai.

Hình 5. Hội thảo WNI (tháng 10/2010)

Quan tâm hàng đầu của Thành phố là tác động của biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng. Các đại biểu tham dự hội thảo đã xác định các tác động chính, các thay đổi về tài nguyên nước của Thành phố theo nhiều mặt khác nhau (khía cạnh), được thể hiện qua Chỉ số rủi ro về nước (WRI) hoặc Chỉ số Cần nước (WNI), như mô tả dưới đây:

(A) Hệ sinh thái thủy sinh – khảo sát về ô nhiễm nguồn nước của địa phương, nhận diện những thay đổi về điều kiện dòng chảy do tác động của phát triển ở thượng lưu (đập thủy điện, phá rừng, vv)

(F) Lũ lụt – khảo sát về các thay đổi về tần suất và cường độ lũ và tác động của lũ lên sử dụng đất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lũ (thủy triều, lượng mưa, và thiếu thốn về cơ sở hạ tầng ...), và hậu quả của lũ (xói mòn bờ sông, thiệt hại nhà cửa và tác động của lũ đến sức khỏe cộng đồng)

(G) Nước ngầm – Qua dữ liệu đã có xác định sự suy giảm mực nước ngầm do khai thác quá mức và chất lượng nước ngầm.

(I) Cơ sở hạ tầng – khảo sát các vấn đề của cơ sở hạ tầng cấp thoát nước của thành phố (rò rỉ thất thoát, áp lực thấp, tắc nghẽn, sử dụng năng lượng không

hiệu quả), các khó khăn trong cân đối cung - cầu, năng lực kế hoạch lập kế hoạch, xử lý, và vấn đề như các đầu nối phi pháp.

(W) Khả năng tiếp cận nguồn nước và vệ sinh môi trường - đánh giá các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ thích hợp.

(Q) Chất lượng nước – khảo sát hiện trạng vệ sinh môi trường, việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, ô nhiễm từ công nghiệp cũng như sự khác nhau về điều kiện tiếp cận nguồn nước sạch của dân cư đô thị và nông thôn.

Đại biểu tham gia hội thảo đã xác nhận tính hữu ích của các khía cạnh được thảo luận. Họ đã nhất trí là các khía cạnh đó liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó khía cạnh chất lượng nước được nhìn nhận là quan trọng nhất và hệ thống nước ngầm ít quan trọng nhất.

Hình 6 trình bày các ‘điểm nóng’ của thành phố liên quan đến các vấn đề về nước được xác định bởi các cơ quan địa phương có liên quan, bao gồm 6 khía cạnh (Hình 7). Qua đó cho thấy một số khu vực cần đặc biệt quan tâm ở thành phố Cần Thơ:

• Vùng ven đô thị là khu vực với mật độ dân số cao, có nhiều vấn đề cần quan tâm về khả năng khó tiếp cận với hệ thống cấp nước, vệ sinh môi trường và cơ sở hạ tầng không đầy đủ

• Các khu công nghiệp ven sông nơi có các vấn đề nước ngầm, lũ lụt, thiếu nước, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, và khả năng tiếp cận hệ thống vệ sinh môi trường kém.

• Khu vực có mức độ đô thị hóa cao là nơi có các vấn đề về chất lượng nước, cơ sở hạ tầng yếu kém, và mức độ ô nhiễm cao đã tác động đến hệ sinh thái thủy sinh.

Page 12: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

10

Tiến trình thảo luận trong hội thảo được thiết kế để các đại biểu tư duy một cách hệ thống, việc tiếp cận các vấn đề về nước được từng bước xem xét trong 6 khía cạnh của chỉ số cần nước, cũng như xét sự tương tác của các khía cạnh này với nhau. Điều này khuyến khích các cơ quan ở địa phương có cách tiếp cận mới tổng hợp hơn cách tiếp cận truyền thống, đơn ngành, trong đó các yếu tố của hệ thống cấp nước đô thị chỉ được xem xét và quản lý độc lập với các yếu tố khác. Do đó, quá trình này đã làm nổi bật lên lợi ích của sự hợp tác, của sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các ban ngành và các tổ chức liên quan.

Hình 6 - Các chỉ số WRI được tham chiếu địa lý (Ghi chú: Đây là kết quả từ tham khảo các đại biểu trong hội thảo. Các điểm trên bản đồ chỉ là để mô tả, vị trí chỉ mang tính tương đối)

Hình 7. Xác định các điểm nóng về các vấn đề nước

Thông tin chi tiết về hội thảo này được trình này bởi Moglia và các cộng sự (2010). Hội thảo cũng khởi đầu cho công tác thu thập số liệu từ các đối tác trong nước, từ Khoa Môi trường & TNTN - Đại học Cần Thơ. Tiếp theo đó đánh giá chi tiết hơn về hệ thống nước của thành phố Cần Thơ do nhóm nghiên cứu của CSIRO thực hiện và xuất bản qua một báo cáo của Neumann và các cộng sự năm 2011 (Neumann et al. 2011).

Page 13: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

11A synthesis of key findings and implications for the local context

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát 1200 hộ gia đình tại các khu vực khác nhau của TP Cần Thơ, bao gồm khu đô thị đang phát triển, khu đô thị mới, và các khu vực ven đô thị thuộc 5 quận của thành phố. Đây là cuộc khảo sát về các vấn đề liên quan đến nước lớn và toàn diện nhất được thực hiện ở thành phố Cần Thơ. Mục đích của khảo sát nhằm tìm hiểu những mối quan tâm và các vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận dịch vụ nước và vệ sinh môi trường của các hộ gia đình trong điều kiện đô thị hóa nhanh chóng và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Cuộc khảo sát này cũng được xác định là cần thiết cho công tác xây dựng các chiến lược thích ứng để đảm bảo hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường sẽ đủ phục vụ cho dân số ngày càng gia tăng của các khu vực đô thị.

1200 hộ được chọn khảo sát thuộc một số phường của Thành phố Cần Thơ. Các phường được lựa chọn khảo sát thông qua các buổi thảo luận với các chuyên gia địa phương bao gồm các khu đô thị cũ, khu đô thị mới hình thành, và các phường của các khu vực ven đô. Khu vực nông thôn không được chọn trong khảo cuộc khảo sát này vì dự án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề đô thị hóa và cấp nước cho đô thị. Phiếu phỏng vấn có 48 câu hỏi thuộc sáu nhóm sau:

1. Thông tin cơ bản về kinh tế xã hội

2. Tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường

3. Nhận thức về chất lượng nước và tác động của nó đến sức khỏe

4. Chi phí và khả năng chi trả dịch vụ cung cấp nước

5. Khả năng đáp ứng của dịch vụ và mức độ hài lòng chi trả để cải thiện

6. Biến đổi khí hậu tác động và thích ứng.

Các phường được nhóm lại theo điều kiện tiếp cận với đường ống cấp nước tập trung như sau:

• (P) Hệ thống ống cấp nước: bao gồm các phường có đường ống cấp nước tập trung trong đô thị, nơi mà các hộ gia đình có thể đấu nối với đường ống cấp nước tập trung của Công ty Cấp Thoát nước (WSSC).

• (M) Hỗn hợp: bao gồm các phường có các hộ gia đình đấu nối sử dụng bằng đường ống cấp nước tập trung của Công Ty Cấp Thoát nước (WSSC) nhưng người dân không sử dụng nước máy nhiều và sử dụng thêm nhiều nguồn nước khác.

• (NP) Không có ống cấp nước: bao gồm các phường không thể tiếp cận với đường ống cấp nước tập của Công ty Cấp Thoát nước (WSSC).

Các phân tích đã được thực hiện trên cơ sở các nhóm phường này. Kết quả phân tích đã giúp nhận ra các đặc điểm của các hộ gia đình không được tiếp cận nước một cách đầy đủ, và kết quả cũng cho thấy các tác động của việc tiếp cận nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường đến sức khỏe và nhận thức của các hộ gia đình được phỏng vấn.

Kết quả của cuộc khảo này đã mô tả được các đặc trưng đại diện cho các vấn đề nước của thành phố (Chỉ số Cần nước), và các kết quả có thể được các nhà quản lý nước của thành phố sử dụng trong việc thiết lập các hành động chiến lược để cải thiện dịch vụ nước một cách thích hợp, qua đó, hướng đến mục tiêu hợp lý theo từng giai đoạn cho các cộng đồng, nơi có nhu cầu và/hoặc dễ bị tổn thương nhất do các tác động của biến đổi khí hậu. Kết quả của cuộc khảo sát này được trình bày trong bài báo của Neumann và cộng sự (Neumann et al. 2012).

Một số kết quả chính

Các hộ gia đình được khảo sát tại Cần Thơ có khác biệt đáng kể về thu nhập, giáo dục, quyền sở hữu nhà ở và các loại nhà ở. Các hộ gia đình tại các phường sử dụng đường ống cấp nước chính có thu nhập cao hơn đáng kể hơn so với các hộ gia đình được khảo sát tại các phường có ít hoặc không có đấu nối đường ống cấp nước tập trung từ Công Ty Cấp Thoát Nước. 45% hộ gia đình được tiếp cận với đường ống cấp nước của các công trình cấp nước tập trung kiếm được hơn 4 triệu đồng (khoảng 200 AUD) mỗi tháng, con số này giảm xuống còn 22% và 19% tương ứng cho các hộ gia đình sinh sống tại các phường hỗn hợp và các phường không tiếp cận với đường ống cấp nước tập trung. Tình trạng Kinh tế - xã hội của các hộ gia đình trong phường tiếp cận với đường ống cấp nước tập trung cũng được phản ánh thông qua trình độ giáo dục, với gần 50% các hộ gia đình có người đã hoàn thành trung học phổ thông hoặc cao hơn, trong khi ở các phường hỗn hợp, phường không tiếp cận với đường cấp nước tập trung chỉ có 25% số hộ tốt nghiệp trung học cơ sở. Hầu hết các hộ gia đình có tiếp cận với đường ống cấp nước tập trung đều có nhà vệ sinh có hầm tự hoại, các hộ gia đình hỗn hợp (23%) và không tiếp cận đường ống cấp

Điều tra hộ gia đình

Page 14: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

Hình 8. Các nguồn nước sử dụng

Đối với nhóm sử dụng nước máy, 75% số người được hỏi cho rằng chất lượng nguồn nước uống là tốt, tuy nhiên chỉ có 43% đối với nhóm sử dụng nước hỗn hợp và 38% đối với nhóm không có đường ống cấp nước, cho rằng nước họ sử dụng là tốt. Nước mưa dường như luôn được xếp hạng như là một nguồn đáng tin cậy và có chất lượng tốt, trong khi nước mặt xuất hiện những vấn đề về độ tin cậy và chất lượng. Phần lớn các hộ gia đình của các nhóm sử dụng nước đều xử lý nước trước khi uống, như thể hiện trong Hình 10. Đối với nhóm kết nối với đường ống cấp nước tập trung, xử lý chủ yếu bao gồm khử trùng, trong khi đối với hộ gia đình hỗn hợp và các nhóm không kết nối với đường ống tập trung (với chất lượng nước thấp) cũng thực hiện bằng cách lóng phèn.

97 hộ gia đình (chiếm 8,1%) có một thành viên trong gia đình đã một lần bị rối loạn tiêu hóa (ói và/hoặc tiêu chảy) trong sáu tháng qua. Qua kiểm tra các dữ liệu ở cấp phường (huyện), thấy rằng phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn (thuộc nhóm được tiếp cận với đường ống

nước tập trung (34%) còn lại thì sử dụng thiết bị vệ sinh không đầy đủ như nhà vệ sinh hầm cá hoặc đi đại tiện bừa bãi.

Mức độ đô thị hóa và sự khác biệt giữa các nhóm kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước sử dụng trong các hộ gia đình (Hình 9). Trong khu vực đô thị hoá cao, phường có hiện trạng kinh tế - xã hội cao (Phường kết nối đường ống cấp nước chính) nguồn nước chính cho sử dụng là nước máy, trong khi hai nhóm khác của hộ gia đình sử dụng từ nhiều nguồn nước khác (Hình 8).

cấp nước), có tỷ lệ bệnh cao nhất (38%). Cơ sở hạ tầng ở phường này khá cũ kỹ và có nhiều hạn chế. Phường này là khu vực mà các cơ quan địa phương xác định là nơi thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường nghiêm trọng, đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ bệnh cao.

Tỷ lệ bệnh được đánh giá về xu thế liên quan đến 7 yếu tố: thu nhập, loại hầm tự hoại, phương pháp thu gom chất thải rắn, chiến lược xử lý nước, kiểu nhà vệ sinh, nguồn nước uống, và nhận thức về chất lượng nước. Các xu hướng đã được tìm ra (có ý nghĩa thống kê) liên quan đến tỷ lệ bệnh tật là nguồn nước uống, loại nhà vệ sinh và chất lượng nước:

• Trong tất cả các nhóm, các hộ gia đình sử dụng nhiều hơn một nguồn nước (không kể trường hợp sử dụng nước máy và nước đóng chai) thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

• Tỉ lệ bệnh tật cao ở các hộ gia đình trong nhóm có đường ống cấp nước tập trung, trong đó chất lượng nước uống hệ thống vệ sinh kém như đi vệ sinh ờ ngoài (không có nhà vệ sinh) hoặc sử dụng nhà vệ hầm cá.

• Các hộ gia đình ở các nhóm hỗn hợp (dựa trên chương trình nước ngầm cộng đồng) cho thấy tỷ lệ thấp hơn đáng kể của bệnh.

Các hộ gia đình cũng được hỏi những gì họ cho là quan trọng nhất liên quan đến vấn đề nước ở địa phương đối với họ trong 10 năm tới, kết quả được thể hiện trong Hình 11.

Page 15: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

13A synthesis of key findings and implications for the local context

Hình 9. Tỉ lệ các hộ sử dụng nước máy (bên trên) và nước hỗn hợp (bên dưới) cho các mục đích sử dụng khác nhau

Hình 10. Tỉ lệ các nhóm hộ gia đình có các biệp pháp xử lý nước khác nhau

Page 16: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

14

Việc sử dụng nhiều nguồn nước được xác định là nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ bệnh cao. Các hộ gia đình sử dụng nhiều nguồn nước thường không nằm trong phạm vi cấp nước của các đường ống cấp nước tập trung từ Công Ty Cấp Thoát nước (WSSC), do đó các gia đình này phải sử dụng các nguồn nước sẵn có với chất lượng không đảm bảo. Điều này có khả năng làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo vì vô tình sử dụng nước bị ô nhiễm không qua các quá trình xử lý triệt để như đun sôi. Vì vậy, mở rộng cơ sở hạ tầng cấp nước là hết sức cần thiết.

Động thái nghèoTrong khuôn khổ dự án, Viện Nghiên cứu Bền vững Tương lai (IFS) của Đại học Kỹ thuật Sydney, Úc, đã phân tích về động thái nghèo liên quan đến các dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường và tính dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu của trong thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đã sử dụng các dữ liệu thu thập từ các ban ngành có liên quan đến các hộ nghèo và số liệu điều tra 1200 hộ của dự án. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành phỏng vấn chi tiết hơn với 23 các hộ gia đình có thu nhập thấp ở huyện Ô Môn và Thốt Nốt (Hình 12). Các chi tiết của phân tích này đã được thể hiện trong báo cáo của Carrard và các cộng sự (năm 2012).

Động thái nghèo tại Cần thơ

Các dữ liệu chính thức gần đây cho thấy tỷ lệ nghèo đang giảm, nhìn chung thì trong thành phố chỉ có 6%

Đối với tất cả các nhóm, ô nhiễm nước mặt được xếp hạng cao nhất, và nhiều người trả lời rằng nước mặt đang bị ô nhiễm nhiều hơn trong 10 năm qua và có thể tiếp tục bị ô nhiễm trong thời gian tới. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm, với nhóm hỗn hợp và nhóm không tiếp cận với đường ống cấp nước tập trung thường không quan tâm nhiều đến chất lượng nước, trong khi nhóm có kết nối với đường ống cấp nước tập trung, chỉ có 40% các hộ gia đình cho rằng ô nhiễm mặt nước là vấn đề. Nhóm này cũng có tỷ lệ cao nhất của người dân đã cho rằng không có vấn đề cụ thể hoặc “không biết hoặc không quan tâm”

Về cơ sở hạ tầng, các hộ gia đình của nhóm tiếp cận với đường ống cấp nước cho rằng cơ sở hạ tầng về cấp nước và vệ sinh môi trường là đầy đủ chiếm cao nhất, các hộ này chủ yếu sống tại các khu vực có tỉ lệ đô thị hóa cao. Ngược lại, các nhóm có tỷ lệ đô thị hóa thấp hơn ít quan tâm đến cơ sở hạ tầng mà quan tâm nhiều hơn với các chỉ số môi trường như chất lượng nước và số loài cá, mà rất có thể có liên quan đến sinh kế vùng nông thôn.

Hình 11. Tỉ lệ nhận thức của các hộ gia đình về các vấn đề quan trọng liên quan đến nước trong tương lai

Cũng như tính cần thiết của cơ sở hạ tầng cấp nước và vệ sinh môi trường, kết quả khảo sát cũng cho thấy việc duy trì cơ sở hạ tầng hiện tại là quan trọng. Phường với cơ sở hạ tầng kém hoặc có vấn đề về chất lượng nguồn nước cấp có tỷ lệ bệnh cao hơn, do đó, có thể giảm nhẹ vấn đề này bằng cách thường xuyên duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hơn. Tại các khu vực với cơ sở hạ tầng cấp nước hạn chế, nguồn nước ngầm là giải pháp thích hợp nhất cho việc cung cấp nước sạch.

Page 17: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

15A synthesis of key findings and implications for the local context

số hộ gia đình được xác định là chính thức nghèo trong năm 2010. Tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể giữa các quận nội thành. Ninh Kiều có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất (một phần trăm) nhưng tám phần trăm các hộ gia đình tại Ô Môn được chính thức coi là nghèo. Dữ liệu từ cuộc khảo sát (trước đó) của dự án này lại cho thấy tỷ lệ nghèo thấp hơn, đặc biệt khi kể đến yếu tố “không có thu nhập” liên quan đến sinh kế.

Theo số liệu chính thức, 59% hộ gia đình được phân loại là hộ nghèo tại các quận, huyện, thị xã đang sinh sống trong các ngôi nhà đổ nát. Số liệu điều tra cho thấy trên 50% các hộ gia đình trong hai nhóm thu nhập thấp nhất của Cần Thơ, và gần 47% của tất cả các hộ gia đình ở Châu Văn Liêm sống trong nhà ở bán tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Nguồn thu nhập cho các hộ gia đình nghèo thường thay đổi theo mùa, không thường xuyên và lâu dài. Các hộ được phỏng vấn về các mối quan tâm của họ về sức khỏe, thu nhập, thực phẩm, giáo dục, khả năng để đối phó với lũ lụt, và chất lượng cuộc sống. Theo kết quả phỏng vấn, các hộ dễ bị tổn thương nhất là các hộ sống sống trên sông, gần đường giao thông thủy, hoặc lấn chiếm đất. Các tổn thương của họ là do thay đổi thời tiết bất thường và xa hơn là với biến đổi khí hậu.

Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và nước

Trung bình ở các cấp quận, huyện, thị xã, 27% các hộ gia đình nghèo không tiếp cận được các dịch vụ cấp thoát nước vào năm 2008 (Số liệu của Công ty cấp thoát nước cho toàn thành phố là 20%). Tỷ lệ này rất khác nhau giữa các quận, huyện, trong khi chỉ có 2% hộ nghèo ở Ninh Kiều không tiếp cận được dịch vụ cấp thoát nước, thì tỷ lệ này ở các huyện khác là từ 30-40%

Nghiên cứu định tính cho thấy đa số các hộ gia đình sử dụng nhiều nguồn nước cho các mục đích sử dụng. Nước máy (nếu có) được xác định là nguồn chính cho các mục đích sử dụng. Các hộ được phỏng vấn cũng cho biết họ dùng nước sông cho một số mục đích (ví dụ như tắm giặt) để tiết kiệm tiền nước. Các hộ nghèo cho rằng khả năng kinh phí để đấu nối là lý do họ không tiếp cận được tới nguồn nước máy. Ngoài ra, một số hộ không có đủ điều kiện pháp lý để đăng ký kết nối nước máy.

Theo số liệu điều tra, thành phố có 81% hộ gia đình đạt các điều kiện “vệ sinh môi trường cải thiện” theo quy định của WHO / UNICEF, nhưng chỉ hơn 60% số người trong nhóm thu nhập thấp nhất có thể tiếp cận đến tiêu

chuẩn này. Trong số 23 hộ gia đình được phỏng vấn trong nghiên cứu này, 21 hộ vẫn đang sử dụng cầu cá. Tuy nhiên nhiều hộ trả lời rằng họ sẽ không ưu tiên đầu tư cho nhà vệ sinh (không như gắn nước máy) và sẽ dùng khoản tiền đó cho các mục đích khác.

Các nhóm xã hội dễ bị tổn thương

Nghiên cứu cho thấy hộ nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu.

Các hộ sống gần sông và ở nhà có chất lượng kém chịu tác động cách đáng kể từ lũ lụt. Lũ lụt tác động đến sức khỏe (các bệnh về hô hấp và da), làm hạn chế đi lại và giảm thu nhập của người dân, đặc biệt đối với những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp hay thủy sản.

Nhiều hộ gia đình đã nhận thấy điều kiện môi trường địa phương ngày càng xấu, chẳng hạn như nguồn nước bị suy giảm hoặc số lượng cá trong sông rạch ngày càng ít đi. Về việc làm và lương thực, phần lớn các hộ gia đình được phỏng vấn sinh sống nhờ vào các nguồn tài nguyên của địa phương. Nguồn lương thực chính của họ là từ đánh bắt cá hoặc trồng rau màu, hoặc bán rau cá và sản phẩm mà họ có để có thêm thu nhập.

Hình 12. Phỏng vấn hộ nghèo tại Ô Môn và Thốt Nốt

Page 18: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

16

Chỉ số cần nướcPhương pháp chỉ số cần nước (WNI) là một phương pháp hiệu quả để đánh giá nhanh một cách liên ngành hiện trạng hệ thống cấp nước đô thị. Cách tiếp cận này đã được chứng minh là một công cụ hiệu quả để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong quá trình quy hoạch và phát triển ở nhiều nơi (Moglia et al. 2012a).

Để hiểu được hiện trạng của hệ thống nước trên tất cả các khía cạnh liên quan đến đô thị của thành phố Cần Thơ, phương pháp WNI đã được áp dụng trên từng phường. Việc lựa chọn các chỉ số để đánh giá WNI được thực hiện thông qua quá trình tham gia của các bên liên quan, bao gồm các đơn vị cơ quan từ cấp quốc gia đến cấp địa phương, và các cơ quan nghiên cứu quốc tế. Sau đó, các chỉ số được đánh giá trên cơ sở các dữ liệu thu thập được từ các cơ quan ban nghành và các dữ liệu từ điều tra hộ gia đình.

Các thông số liên quan đã được sử dụng để đánh giá các chỉ số WNI là:

(W) Nước và tiếp cận điều kiện vệ sinh - chỉ số này liên quan đến khả năng các hộ gia đình tiếp cận các dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường.

(Q) Tiếp cận chất lượng nước đạt chuẩn cấp nước sạch - chỉ số này đánh giá qua số liệu điều tra về bệnh liên quan đến nguồn nước.

(A) Các hệ sinh thái thủy sinh - liên quan môi trường nước mặt và các hệ sinh thái môi trường nước ngọt.

(F) Lũ lụt - liên quan đến các thiệt hại từ lũ lụt, hiệu quả của các biện pháp phòng tránh lũ và tần số xuất hiện lũ

(I) Hiện trạng cơ sở hạ tầng - liên quan đến các vấn đề như thất thoát nước, áp suất đường ống không đầy đủ, thiếu bể chứa và các sự cố hư hỏng cơ sở hạ tầng

(G) Nước ngầm - các vấn đề liên quan đến khai thác quá mức nước ngầm, ô nhiễm nước ngầm, biện pháp bảo vệ và xâm nhập mặn.

Tình trạng chung của hệ thống cấp thoát nước của phường được thể hiện qua giá trị tổng của WNI của phường. Giá trị này được tính bằng phương pháp tổng trọng số của các chỉ số của WNI. Trong đó các trọng số được xác định qua hội thảo lấy ý kiến của các cán bộ chuyên môn và quản lý của thành phố. Hình 13 với các màu khác nhau thể hiện cấp độ điểm số của WNI tổng của các phường. Phường có điểm số cao hơn (ví dụ,

màu xanh lá cây) có nghĩa là phường đó có hệ thống nước tốt hơn so với các phường với số điểm thấp (ví dụ, màu đỏ). Nguyên nhân của điểm WNI tổng thấp có thể liên quan đến bất kỳ của các chỉ số của WNI. Ví dụ, một khu vực trung tâm quận Ninh Kiều có điểm tổng thể thấp vì chất lượng mặt nước mặt rất thấp, trong khi ở các khu vực khác, tổng điểm thấp hơn do mức độ tiếp cận của người nghèo đến điều kiện vệ sinh thấp (thấp W) và tác động đến sức khỏe của người dân (Q thấp). Thông tin chi tiết của đánh giá này được trình bày trong Magnus et al. 2012a.

Phương pháp WNI là một phương pháp phân tích không gian rất hiệu quả và nhanh chóng, qua đó thể hiện trên không gian các vấn đề quan trọng của các phường trong thành phố, giúp các nhà quản lý nước của địa phương xác định các các khu vực dễ bị tổn thương nhất đối để đưa ra mục tiêu và biện pháp xử lý đúng đắn. Ví dụ, việc đánh giá WNI đã chỉ ra là

• Một số khu vực có cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường nghèo nàn và một tỷ lệ lớn dân số của khu vực này vẫn sử dụng cầu cá.

• Một số khu vực, đặc biệt là những nơi sử dụng nhiều nguồn nước phải chịu nhiều rủi ro về sức khỏe hơn. Khảo sát cho thấy phường Châu Văn Liêm của quận Ô Môn là nơi có vấn đề này cao nhất

• Các hộ gia đình sống gần các cơ sở công nghiệp đã phản ảnh là chất và lượng nước ngầm của vùng đang suy giảm đáng kể. (đặc biệt là ở quận Bình Thủy và một số vùng thuộc quận Ô Môn).

• Một số khu vực có chất lượng mặt nước rất thấp. Tình hình còn tồi tệ hơn ở các khu vực có mật độ dân số cao và dòng chảy hạn chế, ví dụ như ở nhiều nơi của quận Ninh Kiều.

Cũng cần lưu ý rằng các bên liên quan của thành phố có thể chưa nắm được các vấn đề trong một số khu vực cụ thể nhất định, một phần là do hiểu biết thực tế của họ về vùng đó. Những khu vực như vậy có khả năng tồn tại do các cấu trúc kinh tế xã hội vốn có của thành phố, và có thể tồn tại tình trạng điều kiện tiếp cận vệ sinh môi trường không đồng đều cũng như các biện pháp quản lý môi trường khác nhau. Kết quả đánh giá WNI cho thành phố là rất hữu ích cho việc qui hoạch và quản lý đô thị trong tương lai do:

• thống nhất một ngôn ngữ chung để các cơ quan địa phương và các nhà khoa học có thể trao đổi và hiểu về bản chất các khía cạnh của hệ thống nước của thành phố

Page 19: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

17A synthesis of key findings and implications for the local context

• cho phép đánh giá nhanh nhu cầu nước trong một cảnh quan đô thị đa dạng và qua đó định hướng cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng liên quan đến nước và lựa chọn chiến lược một cách hợp lý.

• sử dụng một phương pháp đánh giá có sự tham gia của các cơ quan và tổ chức liên quan qua đó tăng tính pháp lý của các phương án được chọn.

Tập Bản đồDự án đã thu thập một lượng lớn các dữ liệu thứ cấp và các thông tin về hiện trạng hệ thống nước đô thị thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, cuộc khảo sát với 1.200 hộ gia đình đã thu thập được một lượng lớn các thông tin về mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước và các chỉ số kinh tế - xã hội. Dự án nhận thấy rằng việc tóm lược các thông tin sẵn có từ dự án này và cung cấp dưới hình thức có thể dễ dàng truy cập và có thể hỗ trợ cho

Hình 13. WNI của thành phố Cần Thơ

việc ra quyết định của các cơ quan liên quan của thành phố là hết sức cần thiết. Hiển thị dữ liệu bằng bản đồ giúp cho việc trình bày thông tin và các mối quan hệ phức tạp đơn giản hơn, cho phép giải thích một cách trực quan và nhanh chóng hơn so với cách trình bày dữ liệu bằng các báo cáo hoặc bảng tính lớn. Các sở ban ngành địa phương hiện tại cũng rất quan tâm đến Tập bản đồ này vì nó sẽ cung cấp cho họ nhiều thông tin tham khảo hữu ích. Bộ bản đồ đã thể hiện các vấn đề quan trọng trong việc quản lý nước đô thị tại Cần Thơ và làm nổi bật, về mặt phân bố không gian, khả năng tiếp cận các dịch vụ và chất lượng nước của cư dân thành phố. Hai mươi lăm bản đồ đã được nhóm nghiên cứu Đại học Cần Thơ và Công ty Cấp thoát Nước thành phố Cần Thơ xây dựng. Bộ bản đồ được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu từ các ban ngành địa phương và các dự án trước đây, cũng như các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong dự án này.

Page 20: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

18

Hình 14. Ví dụ một bản đồ trong tập bản đồ

Tập Bản đồ trình bày thông tin về bốn chủ đề chính, đó là:

• Kinh tế xã hội

• Số lượng và chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm

• Cơ sở hạ tầng cấp nước và vệ sinh môi trường, hiện trạng và quy hoạch

• Phân tích không gian về sự tiếp cận và sự hài lòng của các hộ gia đình đối với các dịch vụ về nước hiện nay.

Hình 14 cho ví dụ về một bản đồ trong Tập bản đồ này (Trung et al. 2012). Các bản đồ được biên soạn bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh.

Page 21: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

19A synthesis of key findings and implications for the local context

Hợp phần FA2: Các Phương Án Chiến Lược cho Thành Phố

Nghiên cứu trong Hợp Phần FA2 nhằm xác định các phương án chiến lược để phát triển bền vững hệ thống và môi trường nước thành phố trong tình hình BDKH.

Một tập hợp các phương án chiến lược đã được thiết lập qua một tiến trình tham vấn và hợp tác giữa nhóm nghiên cứu và các cơ quan liên quan trong thành phố. Các chiến lược này đã được đánh giá khả thi và hiệu quả nhằm cung cấp một số cơ sở khoa học hỗ trợ cho việc triển khai vào thực tế.

Tóm tắt Hợp Phần FA2Hợp Phần FA2 là một tiến trình thiết lập các chiến lược với hai hội thảo, phỏng vấn chuyên gia địa phương và đánh giá tích hợp. Hai hội thảo bao gồm:

• Hội thảo ‘ Chiến Lược Hành Động’ đã xác định các phương án chiến lược nhằm cải thện hệ thống môi trường nước của Cần Thơ đã được các đại biểu từ các cơ quan và ban ngành địa phương tham gia thiết lập cùng với các kiến nghị kỹ thuật của CSIRO dựa trên các hiểu biết về tình hình địa phương và các kiến thức về kỹ thuật tiên tiến hiện nay ở các nước.

• Hội thảo ‘ Đánh Giá Khả Thi’ đã xác định về các nhân tố cần thiết để triển khai thành công các phương án chiến lược trong điều kiện địa phương. Dựa trên các kết quả hội thảo, CSIRO đã tiến hành đánh giá tích hợp khả năng và các điều kiện khả thi của từng phương án. Đánh giá này ứng dụng Bayesian Network, một phương pháp trí tuệ nhân tạo.

Họp Phần FA2 đã đạt được các kết quả như sau:

• Năm phương án chiến lược đã được bầu chọn là thích hợp và cần thiết nhất trong tình hình thành phố. Các phương án này là kế sách kiến nghị góp phần vào kế hoạch hành động của thành phố trong công tác phát triển hệ thống và môi trường nước bền vững và thích nghi BDKH. Năm phương án chiến lược là: - Thu hoạch, xử lý và sử dụng nước mưa - Cải tạo và liên kết các nhà máy cấp nước đô thị - Nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng và bảo vệ nguồn nước - Xử lý nước thải theo cụm công nghiệp - Phát triển hệ thống thu gom xử lý nước thải quy mô cục bộ cho các khu dân cư

• Một công cụ đánh giá tích hợp cho các phương án chiến lược để đánh giá hiệu quả và tính khả thi đã được thành lập và có thể sử dụng để cung cấp thông tin cho quyết định phát triển của thành phố. Công cụ đánh giá này có thể được sử dụng để xác định được: - Một lộ trình chỉ ra các hoạt động cần thiết để đạt được khả năng thành công cao trong việc triển khai

phương án chiến lược. - Tầm quan trọng và mức độ ưu tiên của các hoạt động trong lộ trình - Thông tin dùng để lên kế hoạch hành động và phân vùng trách nhiệm của các cơ quan liên quan - Ước lượng hiệu quả của việc triển khai các phương án chiến lược trong các kịch bản phát triển đô thị.

Các giải pháp chiến lược để phát triển bền vững hệ thống và môi trường nướcHội thảo Các Giải pháp Chiến lược được tổ chức vào tháng 10 năm 2011 (Hình 15) nhằm xác định các chiến lược quản lý và phát triển hệ thống nước đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhóm nghiên cứu của CSIRO đã đề xuất một số các giải pháp để các đại biểu xem xét dựa trên điều kiện thực tiễn của địa phương và các kiến thức thực tế tốt nhất được biết đến trên thế giới. Các cơ quan liên quan có vai trò quan trọng trong việc

Page 22: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

20

xây dựng và đánh giá các giải pháp chiến lược. Trong hội thảo, thông qua trao đổi trực tiếp và tiếp sau là bỏ phiếu thăm dò, đã có 18 giải pháp đã được xác định.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các ý kiến của các chuyên gia và các bên liên quan để đánh giá lại xếp hạng các chiến lược theo một số tiêu chí. Chỉ các giải pháp được ủng hộ bởi phần lớn các chuyên gia của địa phương; đáp ứng các mục tiêu xã hội, kinh tế và môi trường ; có tính thực tiễn và thích hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu. Qua đó, một danh sách rút gọn của các giải pháp chiến lược đã được xác định:

1. Bể chứa nước mưa qui mô hộ gia đình không đấu nối vào hệ thống cấp nước

2. Xây dựng đấu nối mạng lưới của các nhà máy cấp nước tại quận Ôn Môn, Ninh Kiều và Thốt Nốt để giảm các rủi ro khi nguồn nước thô bị suy giảm và cải thiện độ tin cậy của việc cấp nước

3. Nâng cao nhận thức để giảm lượng rác xả vào nước mặt và giảm sử dụng nhà vệ sinh hầm cá hoặc các hình thức toilet không hợp vệ sinh

4. Xây dựng các cụm xử lý nước thải cho các khu công nghiệm

5. Xử lý nước thải phân tán cho các khu dân cư

Hình 15. Hội thảo các giải pháp chiến lược (Tháng 10/2011)

Đánh giá tổng hợp các giải pháp chiến lượcCác giải pháp chiến lược có thể được đưa vào kế hoạch hành động để cải thiện trong hệ thống nước đô thị và nâng cao khả năng thích ứng biến đổi khí hậu. Việc áp dụng các giải pháp chiến lược có thể có các rủi ro và cần kinh phí để thực hiện, do đó các nhà quản lý và các nhà qui hoạch cần xem xét, đánh giá các lợi ích khi thực hiện đầu tư. Các nhà lập kế hoạch cũng cần xác định một kế hoạch thực hiện các chiến lược, để đảm bảo các đầu tư có thể đạt các mục tiêu mong muốn. Nếu không có các bước làm cẩn thận thì sẽ rất khó có được các biện pháp hỗ trợ và phát triển thích hợp cho ngành nước đô thị để đạt được kết quả mà các dự án đã đề ra.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một Đánh giá Tổng hợp về các Giải pháp Chiến lược bằng cách phân tích các lộ trình thực hiện, cũng như dự đoán trước các tác động tích cực và tiêu cực khi áp dụng các giải pháp chiến lược đó. Các tiếp cận đánh giá này dựa vào một

Các giải pháp này đã được phân tích tính khả thi, các tác động tích cực và tiêu cực đến sự hoạt động của hệ thống nước đô thị.

Page 23: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

21A synthesis of key findings and implications for the local context

bộ khung được xây dựng và phát triển bởi CSIRO (xem trong Moglia et al. 2012b), trong đó sử dụng phương pháp phân tích mạng Bayesian. Các dữ liệu được sử dụng trong bộ khung là sự kết hợp của ý kiến đánh giá của các chuyên gia với nhiều cá nhân khác nhau thông qua phỏng vấn, khảo sát và các thông tin khoa học và các dữ liệu được chọn lọc. Qui trình này đã được áp dụng cho 5 giải pháp được chọn nhằm đánh giá tính khả thi và lợi ích của các giải pháp này.

Đánh giá tính khả thi

Thông qua qui trình đánh giá tổng hợp (Hình 16), mỗi giải pháp được miêu tả về “nguyên nhân và kết quả” bằng một sơ đồ thể hiện các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự thành công của các kết quả. Hình 17 miêu tả một ví dụ về sơ đồ nguyên nhân và kết quả, đã được thực hiện mô hình hóa bằng mạng lưới Bayesian cho giải pháp quản lý chất thải rắn, là một phần của giải pháp chiến lược 3.

Mô hình này được cài đặt vào mạng lưới Bayesian bằng phầm mềm Netica (http://www.norsys.com/netica.html). Hình 17 cũng cho thấy các tình huống có thể xảy ra khi thực hiện các chiến lược với các điều kiện:

• Các nhà máy xử lý triệt để chất thải rắn

• Có các vị trí xây dựng bãi chôn lấp rác

• Có các dịch vụ thu gom rác

• Qui định về phân loại rác từ hộ gia đình

• Chi trả thấp để các hộ nghèo có thể sử dụng dịch vụ

• Chiến lược áp dụng cho các khu nghèo trong thành phố

• Trao đổi về sự cần thiết để thực hiện chiến lược

• Đặt lợi ích công đồng lên trên.

• Tuyên truyền đầy đủ về các thông tin.

Đây là một “kịch bản hoàn hảo” vì chúng ta thấy chiến lược có khả năng thành công cao. Khi thay đổi bất kỳ điều kiện nào bên trên sẽ làm giảm khả năng thành công của chiến lược. Do đó, mô phỏng đại diện cho một cách tiếp cận tích hợp để xem xét yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả.Đánh giá tổng hợp tính khả thi đã cung cấp cho Thành phố một công cụ hiện quả để:

• Phát triển các suy nghĩ tổng hợp cho các cơ quan liên quan về cách thực hiện thành công một chiến lược thích ứng.

• phát triển một kế hoạch triển khai thực tế và toàn diện với một ‘lộ trình’ cho các hoạt động cần được thực hiện để đạt được khả năng thành công cao

• Thực hiện phân tích tính nhạy cảm để xác định tầm quan trọng hoặc sự ưu tiên cho mỗi nhân tố hoặc hoạt động

• Xác định các vai trò và trách nhiệm cần thiết để thực hiện thành công

• Xác định các hậu quả có thể xảy ra.

Hình 16. Hội thảo đánh giá tính khả thi (Tháng 05/2012)

Đánh giá các lợi ích

Bằng cách tiếp cận mô hình như cách sử dụng mạng lưới Bayesian, việc đánh giá lợi ích đã khám phá các giải pháp chiến lược nếu được đưa vào áp dụng sẽ ảnh hưởng đến Chỉ Số Cần Nước ở cấp phường như thế nào (WNI). WNI được sử dụng như là một chỉ số tham khảo phổ biến để đo lường các tác động của các giải pháp chiến lược.

Hình 18 cho thấy một ví dụ của việc đánh giá. Sơ đồ mạng lưới bên trái cho thấy tình hình hiện tại của hệ thống nước tại Thới Long, một phường ven đô của thành phố. Sơ đồ mạng lưới bên phải cho thấy kết quả của việc đánh giá trong cùng một phường, nhưng với hai giải pháp chiến lược được thực hiện. Hai lựa giải

Page 24: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

22

pháp chiến lược gồm cách tiếp cận tốt với điều kiện vệ sinh môi trường và một hệ thống quản lý chất thải rắn của phường hoạt động tốt.

Từ đánh giá tổng hợp về các lợi ích của thành phố khi có một công cụ hiệu quả để hỗ trợ qui trình ban hành quyết định đa tiêu chí, nó có thể được sử dụng để ước

Hình 17. Sơ đồ ‘Nguyên nhân và hậu quả’ cho giải pháp chiến lược quản lý chất thải rắn

tính lợi ích của các giải pháp chiến lược với các kịch bản khác nhau trong tương lai về phạm vi hệ thống nước của thành phố. Nếu chi phí của các chiến lược cũng ước tính, điều này sau đó có thể giúp họ phân tích được chi phí hiệu quả nhất trong việc làm tăng khả năng đạt được mục tiêu mong muốn

Hình 18. Thí dụ sử dụng mô hình để đánh giá tác động lên chí số nhu cầu nước (WNI) của phường Thới Long (quận Ô Môn). Hình bên trái là hiện trạng; hình bên phải là được cải thiện (với WNI tăng) do áp dụng hai giải pháp chiến lược.

Page 25: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

23A synthesis of key findings and implications for the local context

Hợp Phần FA3 nhằm thực hiện một số thí điểm nghiên cứu tính toán đánh giá và triển khai điển hình các phương pháp phát triển bền vững tại địa phương; qua đó trực tiếp huấn luyện và nâng cao năng lực Nghiên cứu cho Phát triển (Research for Development - RfD) cho đối tác nghiên cứu và các cơ quan ban nghành liên quan.

Hợp Phần FA3: Thí Điểm Điển Hình

Tóm tắt Hợp Phần FA3Hợp phần 3 (FA3) trình bày thí điểm một số phương án chiến lược thich nghi với BĐKH được nhận định là ‘không hối tiếc’, thích hợp cho mọi tình huống. Các thí điểm này nhằm trình bày cho địa phương các ví dụ thực tế tại chỗ của các giải pháp cho phát triễn bền vững, và trực tiếp huấn luyện kỹ thuật cho các cơ quan đối tác nghiên cứu.

Hai thí điểm sau đã được thực hiện trong dự án:

• Nghiên cứu phát triển hệ thống thu gom, xử lý, và sử dụng nước mưa phù hợp với điều kiện địa phương nhằm tăng cường nguồn nước cho các vùng ven và nông thôn, nơi còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận nước sạch. Nghiên cứu này đã tập trung vào các vấn đề sau: - Chất lượng nước mưa và thiết kế thiết bị loại bỏ nước mưa đầu trận - Thiết kế hệ thống thu gom nước mưa và phương pháp xử lý - Tính toán hiệu quả dung tích bồn chứa và đánh giá độ tin cậy - Các rủi ro nhiễm bẩn do thói quen sử dụng của người dân

• Qui hoạch, thiết kế và đánh giá định lượng tính bền vững của các phương án nâng cấp hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh cho một khu vực thí điểm vùng ven tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn. Thí điểm này sử dụng một phương pháp của CSIRO đã được giải thưởng năm 2008 của Hiệp Hội Nước Quốc Tế (International Water Association - IWA) (Sharma et al. 2010).

Hợp phần FA3 đã cho các kết quả cụ thể như sau:

• Hệ thống thu gom, xử lý, và sử dụng nước mưa thích hợp với điều kiện địa phương với hai thí điểm trình bày lắp đặt tại: - Đại Học Cần Thơ nhằm mục đích nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp phát triển - Một hộ dân ở vùng ven nhằm thử nghiệm các biện pháp xử lý hiệu quả và thích hợp với điều kiện địa

phương.

• Trong số bốn phương án cấp thoát nước và vệ sinh đã được thiết lập cho khu vực thí điểm ở phường Châu Văn Liêm, phương án phát triển theo cụm hộ dân đã được các cơ quan ban nghành liên quan chọn ra dựa trên các đánh giá định lượng các tiêu chí bền vững trong một Hội Thảo. Các tiêu chí bao gồm các chi phí vòng đời (life cycle costs), các tác động môi trường, và khả năng thể chế. Đây là một ví dụ rất thực tế dựa trên các cơ sở khoa học cụ thể, giúp cho các cơ quan ban nghành liên quan nhận thức được phương cách phát triển bền vững với một tầm nhìn dài hạn.

• Phát triển được một khả năng Nghiên cứu cho Phát Triển mới cho các đối tác và cơ quan liên quan nhằm ứng dụng phát triển dịch vụ nước bền vững thích hợp cho điều kiện đia phương.

Thu gom nước mưaNước mưa đã được các cơ quan liên quan của Thành phố Cần Thơ, tại các hội thảo của dự án, đã đánh giá là nguồn nước thích hợp trong điều kiện ô nhiễm nguồn nước mặt và suy kiệt nguồn nước dưới tác động của biến đổi khí hậu. Kết quả điều tra hộ gia đình gia đình cũng cho thấy người dân ở Cần Thơ cho rằng nước mưa là nguồn nước có chất lượng tốt. Tuy nhiên, vẫn chưa có minh chứng khoa học nào chứng minh về chất lượng của nước mưa ở Cần Thơ cũng như thiếu các nghiên cứu kỹ thuật để khai thác nguồn nước này một cách hiệu quả về kinh tế.

Page 26: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

24

Do đó, Trường Đại học Cần Thơ, với sự hỗ trợ của CSIRO, đã thực hiện nghiên cứu các mô hình thí điểm hệ thống thu gom nước mưa ở thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu bao gồm các hoạt động sau:

• Thí nghiệm đánh giá chất lượng nước mưa thu được từ các loại mái nhà khác nhau và trong các điều kiện đô thị khác nhau. Thí nghiệm này đã so sánh chất lượng nước mưa được thu trực tiếp so với nước mưa được thu thông qua các mái nhà trong cùng một trận mưa với lượng mưa như nhau.

• Thí nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng nước mưa trong các bể chứa nước mưa để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mưa trong quá trình chứa và lấy nước sử dụng.

• Thực hiện thí điểm một hệ thống thu gom và xử lý nước mưa tại một hộ gia đình ở vùng ven đô TP Cần Thơ (Hình 19).

• Thực hiện thí điểm hệ thống thu gom nước mưa tại trường Đại học Cần Thơ (Hình 19), với mục đích sử dụng nước mưa chủ yếu cho xối rửa toilets.

Hình 19. Hệ thống thu gom nước mưa tại trường Đại học Cần Thơ (trên) và hệ thống thu gom nước mưa tại hộ gia đình ơ vùng ven đô (dưới)

Kết quả phân tích chất lượng nước mưa ở các loại mái khác nhau cho thấy hầu hết các mẫu nước mưa thu được từ mái nhà đều bị nhiễm vi sinh, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc khử trùng nước mưa trước khi sử dụng, đặc biệt là sử dụng nước mưa cho mục đích ăn uống. Biện pháp khử trùng thông dụng nhất là đun sôi hoặc sử dụng đèn cực tím. Thực tế cho thấy nước mưa ở đầu trận mưa có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nhất, điều này cho thấy có một lượng các chất ô nhiễm được sinh ra giữa các trận mưa. Kết quả phân tích chất lượng nước mưa được sử dụng để thiết kế thử nghiệm 02 hệ thống xử lý nước mưa cho 02 mô hình thu gom nước mưa thí điểm.

Ở mô hình thí điểm thu gom nước mưa tại hộ gia đình, phương pháp xử lý với chi phí thấp được áp dụng. Chất lượng nước mưa đã được cải thiện đáng kể sau khi loại bỏ một phần nước mưa đầu trận bằng thiết bị loại bỏ nước mưa ban đầu. Thiết bị này được thiết kế với chi phí thấp và thu được nước mưa có chất lượng được cải thiện đáng kể.

Bước xử lý tiếp theo để cải thiện hơn nữa chất lượng nước thu được là xử lý bằng lọc qua cát. Qua kết quả phân tích cho thấy nước mưa trong các bể chứa có thể bị tái nhiễm do các chất ô nhiễm từ bên ngoài đi vào bồn chứa thông qua cách bảo quản và lấy nước sử dụng. Các chất ô nhiễm đi vào bồn chứa chủ yếu do

không đậy nắp bể chứa hoặc dùng dụng cụ lấy nước (ca, xô) bị nhiễm khuẩn.

Hệ thống thí điểm thu gom nước mưa tại trường Đại học Cần Thơ nhằm thử nghiệm hiệu quả của việc thu gom nước mưa ở công trình lớn, công cộng. Hệ thống được thử nghiệm nhằm giải đáp các câu hỏi về: chi phí đầu tư và khả năng thu hồi vốn, độ tin cậy và hiệu quả sử dụng nước mưa, nhu cầu sử dụng nước (không kể nước cho ăn uống) và khả năng tiết kiệm nước máy.

Kết quả thu được đã chứng minh một cách khoa học là nước mưa là một nguồn nước có giá trị sử dụng cao cho các hộ gia đình ở thành phố Cần Thơ. Kết quả của dự án đã cung cấp thông tin hữu ích cho người dân và chính quyền địa phương về chất lượng nước mưa cũng như các biện pháp, với chi phí thấp, có thể cải thiện chất lượng nước mưa thu được để phục vụ cho sinh hoạt của người dân. Hai mô hình thí điểm của dự án đã trình diễn cho người dân và chính quyền địa phương thấy được tính khả thi của các hệ thống thu gom nước mưa. Nhận thức cũng như năng lực trong qui hoạch và thực hiện giải pháp này cũng được nâng cao. Với điều kiện khí hậu gió mùa, hai mùa mưa và nắng rõ rệt thì

Page 27: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

25A synthesis of key findings and implications for the local context

khả năng cấp nước bằng hệ thống thu gom nước mưa không đủ tin cậy trong suốt năm, nhưng có thể làm tăng thêm nguồn nước cấp một cách đáng kể và giảm nhu cầu khai thác nước ngầm. Tóm lại các lợi ích khi sử dụng nước mưa gồm: giảm khai thác và sử dụng nước ngầm, nước mưa là một nguồn nước tương đối sạch và xử lý không quá phức tạp nên rất thích hợp để sử dụng cho các mục đích ngoài ăn uống và có thể khử trùng nước thải nếu sử dụng cho mục đích ăn uống, giảm chi phí của việc sử dụng nước máy. Các hệ thống thu gom nước mưa cho hộ gia đình rất phù hợp với các hộ sống tại vùng ven đô vì các hộ này sẽ có đủ diện tích để đặt bể chứa, và đặc biệt là với các công trình công cộng có diện tích mái nhà lớn (chẳng hạn như: trường học, cơ quan, bến xe…), các bể chứa nước mưa sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng nước máy và làm giảm các chi phí liên quan.

Để biết thêm thông tin chi tiết của nghiên cứu này và các mô hình thí điểm, xin xem thêm bài báo cáo của Tuan et al. 2012 and Cook et al. 2012b.

Nghiên cứu thí điểm – Quy hoạch và Thiết kế dịch vụ cấp và thoát nước bền vữngMục tiêu: xây dựng năng lực cho địa phương về việc lựa chọn các giải pháp cấp thoát nước phù hợp cho khu vực ven đô thị, trong đó quan tâm đến:

• Giải pháp có chi phí thấp nhất.

• Tác động tối thiểu đến môi trường

• Đáp ứng yêu cầu của cộng đồng

• Vận hành và bảo trì sao cho phù hợp với mong muốn của cộng đồng và khả năng của nhà quản lý.

• Hướng tới phát triển đô thị một cách bền vững thông qua:

• Hệ thống hỗ trợ ra quyết định nhằm cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và điều kiện vê sinh môi trường của cộng đồng.

• Tiến trình quản lý các tác động tiêu cực từ phát triển đô thị và biến đổi khí hậu

Để đánh giá tính bền vững của các phương án cấp nước và thoát nước cho điểm nghiên cứu, một mô hình khái niệm đã được thiết kế. Thông qua mô hình này, năng lực phân tích và lựa chọn các giải pháp cấp thoát nước phù hợp cho khu vực ven đô thị của đối tác ở địa phương đã được nâng lên. Sự lựa chọn các phương án được dựa trên các tiêu chí sau:

• Có chi phí thấp nhất.

• Tác động tối thiểu đến môi trường

• Đáp ứng yêu cầu của cộng đồng

• Vận hành và bảo trì phù hợp với điều kiện của cộng đồng và khả năng của nhà quản lý.

Cách tiếp cận Khung Phát triển Đô thị Bền vững đã được áp dụng trong nghiên cứu này. Qua đó, hỗ trợ công tác ra quyết định nhằm cải thiện khả năng tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường của cộng đồng, cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực của phát triển đô thị và biến đổi khí hậu. Vùng nghiên cứu được chọn là một khu dân cư thuộc phường Châu Văn Liêm (Hình 20), quận Ô Môn, 20km phía bắc của quận Ninh Kiều (quận trung tâm của thành phố). Đây là một khu vực ven đô tiếp giáp với khu vực được cấp nước bởi Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước Cần Thơ. Dân số của khu vực này là 760 người, được dự báo sẽ tăng tới 1.440 người khi khu dân cư này được xây dựng hoàn chỉnh.

Qua hội thảo lần thứ nhất của dự án, các đại biểu đã xác định Phường Châu Văn Liêm là một ‘điểm nóng’ của các vấn đề về nước như: cơ sở hạ tầng thiếu thốn và cũ kỹ. Kết quả phỏng vấn cấp hộ của dự án cũng cho thấy phường Châu Văn Liêm có tỉ lệ bệnh liên quan đến nước cao nhất (khoảng 38%), lý do của vấn đề này có thể là người dân chưa được tiếp cận một cách đầy đủ các dịch vụ về nước.

Khảo sát cũng cho thấy các hộ gia đình dựa chủ yếu vào trạm cấp nước trong khu vực. Nguồn nước của trạm này là nước ngầm. Trong vùng nghiên cứu cũng có một số hộ có giếng khoan nước ngầm riêng. Khoảng 2/3 hộ thường sử dụng nước đóng chai để uống, điều này chứng tỏ họ thiếu tin tưởng vào chất lượng nước từ trạm cấp nước. Việc sử dụng nước đóng chai để uống đã đặt thêm gánh nặng chi phí cho các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo.

Page 28: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

26

Hình 21 mô tả các bước chính trong phương pháp đánh giá. Điểm quan trọng của phương pháp này là đã sử dụng các kiến thức thu thập được từ các hội thảo. Kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ địa phương rất quan trọng trong việc xây dựng các dữ liệu cơ bản, và đặc biệt là các tiêu chí để đánh giá lựa chọn các phương án. Các đại biểu cũng đã cung cấp nhiều số liệu quan trọng cho việc phân tích định lượng và các minh chứng để cân nhắc trong việc lựa chọn các phương án qui hoạch. Các phương án đã được xem xét một cách chi tiết về tác động của các biện pháp quản lý dịch vụ nước đô thị lên cấp hộ, cấp địa phương và cấp thành phố. Thực ra, nghiên cứu không có ý định lựa chọn một phương án tối ưu nhất để áp dụng cho khu vực nghiên cứu của phường Châu Văn Liêm, mà nhằm mục tiêu, qua đó, xây dựng năng lực để đánh giá các phương án cho cán bộ địa phương. Việc đánh giá các phương án được dựa trên các tiêu chí:

• Chi phí vòng đời của phương án (vốn và chi phí vận hành, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng)

• Tác động của phương án đến môi trường

• Sự phù hợp của phương án với điều kiện địa phương (diện tích đất cần thiết, kỹ năng vận hành và bảo dưỡng).

Nghiên cứu cho thấy, phương án cấp thoát nước tốt nhất cho khu vực nghiên cứu có thể là một phương án kết hợp của các phương án đã được đem ra đánh giá.

Hình 20. Khu vực nghiên cứu, thuộc phường Châu Văn Liêm

Hình 21. Khung đánh giá tính bền vững

Các tiêu chí định lượng được sử dụng để đánh giá các kịch bản tổng thể là:

• Chi phí vòng đời (chi phí xây dựng và vận hành)

• Sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch - Nhu cầu năng lượng

• Phát thải khí nhà kính cho năng lượng hoạt động

• Thải BOD và tổng Nitơ ra môi trường

• Diện tích đất xây dựng nhà máy xử lý nước cấp, nước thải,

• Sử dụng nước ngầm.

Page 29: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

27A synthesis of key findings and implications for the local context

Bảng 1. Các phương án cấp thoát nước cho khu vực nghiên cứu thuộc phường Châu Văn Liêm

Phương án Cấp nước Hệ thống thu gom nước thải Xử lý nước thải

A – Nâng cấp hiện trạng

Nâng cấp hệ thống cấp nước hiện có của nhà máy nước khu vực (GWS),

Bể tự hoại từ hộ gia đình thoát theo cống thoát chung với nước mưa

Nhà máy xử lý nước thải cho toàn khu vực nghiên cứu. Nước thải sau xử lý tại nhà máy sẽ thải ra kênh.

B – Phi tập trung: quy mô hộ gia đình

Nước mưa được thu và xử lý tại nhà đạt chuẩn nước uống, giảm bớt lưu lượng vào giờ dùng nước lớn nhất cho nhà máy nước khu vực. Nhà máy nước khu vực chỉ xử lý đạt chuẩn thấp hơn nước uống

Nâng cấp hầm tự hoại (2 ngăn và hệ thống lọc) trước khi thải vào hệ thống thoát chung với nước mưa

Hầm tự hoại nâng cấp sẽ kéo dài thời gian tồn lưu giúp xử lý nước thải tốt hơn. Nước thải sau khi xử lý tại hầm tự hoại kết hợp với nước mưa thải ra kênh.

C – Phi tập trung: quy mô cụm

Nhà máy cấp nước được nâng cấp kết hợp với nước mưa thu và xử lý từ trường dân tộc nội trú cấp nước cho toàn khu vực nghiên cứu

2 hệ thống thu gom nước thải (không thu nước mưa) trong khu vực nghiên cứu

2 hệ thống thu nước thải được xử lý tại 2 nhà máy trong khu vực nghiên cứu

D – Tập trung Mạng lưới cấp nước được nâng cấp, sẽ kết nối với mạng đường ống của cty CTN Cần Thơ

Nước thải và nước mưa thoát riêng

Nước thải được xử lý tậptrung tại Nhà máy xử lý nước thải của quận.

Ngoài ra, việc đánh giá thể chế của các phương án đã được thực hiện, qua đó hiểu rõ về các khó khăn tiềm ẩn trong quản lý, về năng lực địa phương trong việc vận hành và bảo dưỡng, cũng như khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với các phương án. Bảng 1 tóm tắt bốn phương án được đưa ra đánh giá trong nghiên cứu này. Các phương án được thiết kế theo các mức độ quản lý khác nhau, từ quy mô hộ gia đình cho đến quản lý ở cấp thành phố, qua đó tìm hiểu những khả năng quản lý hệ thống ở các cấp độ khác nhau. Trong mỗi phương án, công nghệ xử lý nước thải cũng đã được đề xuất. Phương án A và D sử dụng công nghệ lớp bùn kỵ khí từ dưới lên (UASB) cho xử lý nước thải. Các bể tự hoại 2 ngăn có hệ thống lọc đã được lựa chọn cho quy mô hộ gia đình ở phương án B. Ở phương án C, bể phản ứng yếm khí đã được chọn.

Trong nghiên cứu này, các tiêu chí để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải là:

• Chi phí vòng đời thấp (chi phí xây dựng và vận hành)

• Chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn

• Yêu cầu về chất lượng nước thải (tiêu chuẩn Việt Nam)

• Bảo đảm an toàn và đem lại phúc lợi cho cộng đồng

• Diện tích đất xây dựng

• Yêu cầu thực hiện và bảo trì

• Mức độ bảo trì và can thiệp của các hoạt động hộ gia đình

• Khả năng chịu đựng những biến cố

• Tính bền vững của hệ thống

• Lợi ích môi trường.

Page 30: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

28

(a) (b)

Một mô hình khái niệm để tính toán chi phí vòng đời của các phương án đã được nhóm nghiên cứu của Đại học Cần Thơ thực hiện.

Hình 22 mô tả chi phí xây dựng và vận hành hệ thống cấp nước của các phương án nêu trên. Có thể thấy rằng phương án có chi phí xây dựng cao nhất, lại không phải là phương án có chi phí vận hành cao nhất (vòng đời của các phương án được giả định là ba mươi năm cho phân tích này).

Hình 23 cho thấy chi phí vòng đời của các phương án về giá trị hiện tại thuần (NPV). NPV áp dụng tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị của tiền theo thời gian.

Hình 24 so sánh nhu cầu năng lượng và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của các phương án. Có thể thấy rằng phương án B, trong đó hệ thống xử lý nước thải ít tốn năng lượng, có nhu cầu năng lượng ít nhất. Tuy nhiên, các tiêu chí khác như độ tin cậy, hiệu quả xử lý và năng lực vận hành và bảo dưỡng cũng phải được xem xét.

Hình 22. Đánh giá các phương án theo (a) chi phí xây dựng, và (b) chi phí vận hành

Hình 23. Chi phí lợi nhuận của các phương án

Page 31: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

29A synthesis of key findings and implications for the local context

(a) (b)

Đánh giá tác động về năng lực thể chế và nghèo đói

Một phần quan trọng trong xem xét tính bền vững của các phương án là việc đánh giá tác động của các phương án đối với các hộ nghèo cũng như năng lực của cán bộ địa phương về quản lý và điều hành cũng như kiến thức chuyên môn của họ.

Mục đích của nghiên cứu này là:

• Xác định các động lực kinh tế - xã hội của các dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường trong khu vực nghiên cứu của phường Châu Văn Liêm bằng cách xem xét các vấn đề về đói nghèo trong khu vực. (Thông qua số liệu khảo sát 154 hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu).

• Đánh giá năng lực thể chế ở cấp phường và cấp thành phố, qua đó xác định các yếu tổ có khả năng ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các phương án cấp và thoát nước đã được xây dựng.

Thông tin chi tiết về nghiên cứu này được trình bày bởi Paddon et al., 2012.

Hình 24. So sánh các phương án theo (a) lượng khí thải nhà kính, và (b) năng lượng tiêu thụ

Ngoài ra, việc thực hiện đánh giá tính bền vững của các phương án cấp thoát nước phần nào đã giúp phát triển năng lực của địa phương về đánh giá các phương án một cách tổng hợp bao gồm các tiêu chí liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường. Kết quả phân tích đã được các đại biểu từ các ban ngành liên quan của thành phố cần thơ thảo luận và đề xuất các phương án phù hợp nhất cho cấp thoát nước tại các khu vực ven đô. Họ cũng đã đưa ra những vấn đề tiềm ẩn và những trở ngại có thể có của các phương án.

Hội thảo cũng đã ghi nhận là thông qua phương pháp tiếp cận trên, các đại biểu địa phương đã có sự cân nhắc và thậm chí thay đổi quan điểm ban đầu của họ về phương án tốt nhất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khung đánh giá được áp dụng rất hữu ích cho việc tìm hiểu một cách tổng thể các tiêu chí cấp thoát nước bền vững. Do đó, việc lựa chọn một phương án ưa thích không phải chỉ dựa trên nguồn vốn đầu tư ban đầu mà còn phải dựa trên tất cả các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp khác trong vòng đời của hệ thống.

Thông tin chi tiết về nghiên cứu này được trình bày bởi Cook et al. 2012.

Page 32: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

30

Xây dựng mối hợp tác bền vững và nâng cao năng lực của các bên liên quan.

Sự tham gia của các bên liên quan và các mối quan hệ hợp tácSự tham gia của các bên liên quan là tiến trình then chốt trong dự án. Dự án đã áp dụng tiến trình thực hiện dự án có sự tham gia của các ban ngành của thành phố Cần Thơ, trường Đại học Cần Thơ và các tổ chức khác có liên quan để chia sẻ quyền sở hữu các kết quả của dự án. Trong tiến trình này, các cơ quan ban ngành đã tham gia trao đổi và phối hợp thực hiện trong suốt thời gian thực hiện dự án nhằm đảm bảo rằng các kết quả của dự án được chấp nhận về mặt kinh tế xã hội. Quyền sở hữu kết quả dự án được chia sẻ giữa các bên tham gia cũng như các đối tác trong nước.

hội thảo, ở đó các bên liên quan đóng vai trò trung tâm trong việc thảo luận và phản ánh các kết quả của các hội thảo. Việc thiết kế, biên soạn tài liệu, điều hành các hội thảo được thực hiện phối hợp giữa trường Đại học Cần Thơ và CSIRO, qua đó đảm bảo là các kiến thức và tiến trình hội thảo thích hợp với bối cảnh và tập quán địa phương. Các hội thảo cũng được thiết kế một cách có chủ định để tiến trình và các tài liệu của hội thảo có thể được uyển chuyển điều chỉnh để phù hợp nhất với các phản hồi của các đại biểu đưa ra khi thảo luận.

Kết quả là một sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu (CSIRO, UTS, và CTU) và các cơ quan ban ngành có liên quan của thành phố Cần Thơ (Hình 25), đặc biệt là Văn phòng Công tác Biến đổi Khí hậu thành phố Cần Thơ (CCCO), Công ty Cấp Thoát nước (WSSC), Trung tâm Nước sạch Vệ sinh Môi trường của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ (DARD), Sở Tài nguyên và Môi trường (DONRE), sở Xây dựng (DOC), và Viện Phát triển Kinh tế Xã hội (ISDS), Sở Y tế (DOH), và nhiều phòng ban liên quan khác của chính quyền địa phương.

Nâng cao năng lựcCác khóa tập huấn đã được thực hiện qua ba giai đoạn để đảm bảo các kết quả của dự án có thể được chuyển giao và đối tác ở địa phương có thể sử dụng được. Ba giai đoạn đó là:

Giai đoạn 1: CSIRO tiến hành đào tạo cho Đại học Cần Thơ và đối tác chính ở Úc bằng tiếng Anh. Các khoá tập huấn bao gồm:

• Tập huấn cho viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Đại học Cần Thơ (DRAGON) sử dụng dữ liệu về biến đổi khí hậu Đồng bằng Sông Cửu Long vào thánh 11 năm 2010 ở Melbourne.

• Tập huấn cho nhóm nghiên cứu của thành phố Cần Thơ (CTU và CCCO) về khung đánh giá Quản lý Tổng hợp Tà nguyên Nước Đô thị (IUWM) vào tháng 12 năm 2011 ở Melbourne. Đây là khung đánh giá được giải thưởng của CSIRO (CSIRO Award-winning) (Hình 26).

Sự tham gia, hợp tác và nâng cao năng lực các bên liên quan là phần then chốt của dự án.

Hình 25. nhóm nghiên cứu của CSIRO với các đối tác chính trong dự án

Như trình bày ở hình 4, tiến trình tham gia của các bên liên quan đã được thực hiện thông qua việc tổ chức ba

Page 33: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

31A synthesis of key findings and implications for the local context

Các khoá tập huấn đã rất thành công vì đã chuyền tải và xây dựng cho các đối tác trong dự án các cảm nhận và kiến thức chuyên sâu về phát triển đô thị bền vững, về các giải pháp thích ứng với điều kiện thời tiết, thông qua các bài giảng lý thuyết và đi thực tế, được hướng dẫn bởi các nhà khoa học của CSIRO ở Úc. Điều này đã rất hữu ích cho việc xây dựng được một nhóm nghiên cứu của dự án với sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.

Bước 2: CSIRO tổ chức các khoá tập huấn ‘trao tay’ và hỗ trợ kỹ thuật cho CTU và các đối tác chính, những đơn vị đã tham gia tích cực trong việc thu thập số liệu, thiết kế, và thực hiện hai nghiên cứu thí điểm ở Cần Thơ (Tháng 12 năm 2011 và tháng 9 năm 2012). Bước tập huấn này được thực hiện qua các chuyến công tác của CSIRO đến Cần Thơ, và quan trọng hơn cả là việc thường xuyên trao đổi của hai bên giữa các chuyến thăm của CSIRO.

Bước 3: CTU tổ chức khó tập huấn cho 30 cán bộ kỹ thuật của thành phố Cần Thơ về các sản phẩm của dự án bằng tiếng Việt vào tháng 11 năm 2012 (Hình 27). Khóa tập huấn bao gồm:

• Phát triển mở rộng cơ sở dữ liệu GIS về thành phố Cần Thơ dựa trên cơ sở dữ liệu GIS đã được xây dựng trong dự án để thành lập tập bản đồ về tài nguyên nước thành phố Cần Thơ (Trung et al. 2012)

• Khung đánh giá bền vững của CSIRO về cấp thoát nước và áp dụng của phương pháp này vào điểm nghiên cứu ở vùng ven đô thuộc phường Châu Văn Liêm.

Hình 26. Tập huấn cho đối tác Việt Nam (CTU và CCCO) ở Melbourne, Tháng 12 năm 2011

Hình 27. Tập huấn cho các đối tác ở thành phố Cần Thơ về kết quả dự án (tiếng Việt) vào tháng 11 năm 2012

Kết quả của việc đào tạo về Hệ thống Quản lý và Kỹ thuật về Nước Đô thị là năng lực nghiên cứu cho phát triển của các đối tác trong nước và các bên liên quan đã được xây dựng. Các khoá tập huấn đã củng cố kiến thức và kỹ năng của Đại học Cần Thơ, từ vai trò của người được đào tạo thành người triển khai đào tạo. Ba bước nâng cao năng lực cũng đã giải quyết được vấn đề rào cản về ngôn ngữ, thường là rào cản chính ảnh hưởng đến hiệu quả của các khá tập huấn.

Page 34: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

32

Đánh giá của các bên tham gia về kết quả của dự ánĐánh giá các sản phẩm của dự án đã được thực hiện trong Hội thảo Báo cáo Kết quả Dự án vào tháng 9 năm 2012 (Hình 28), trong đó sáu kết quả chính của dự án đã được trình bày trước các bên liên quan của dự án. Các sản phẩm đó là:

1. Điều tra hộ và hệ số cần nước (Water Need Index)

2. Đánh giá động thái nghèo (Poverty Dynamics Analysis)

3. Xây dựng các phương án chiến lược để phát triển hệ thống quản lý nước của thành phố.

4. Tập bản đồ và cơ sở dữ liệu GIS về các vấn đề về nước của thành phố Cần Thơ

5. Hệ thống thu nước mưa

6. Qui hoạch và thiết kế hệ thống cấp thoát nước bền vững.

Các đại biểu của hội thảo được yêu cầu điển vào phiếu đánh giá về các kết quả nói trên. Ba câu hỏi chính được nêu là:

1. Kết quả có thể được sử dụng được ngay không cần điều kiện gì, cần đào tạo hướng dẫn thêm, hay cần hỗ trợ kinh phí thêm?

2. Điều kiện nào để triển khai kết quả rộng ra vùng khác? Sự chấp nhận của chính quyền hay người dân?

3. Các kết quả có hữu ích cho việc lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu của thành phố trong 10 năm? 20 năm tới?

Kết quả đánh giá được trình bày trong các bảng 2, 3, và 4 cho từng câu hỏi.

Hầu hết các đại biểu cho rằng kết quả của dự án có thể được sử dụng ngay, và đề xuất các điều kiện hỗ trợ (bảng 2). Kết quả ‘phương án chiến lược’, ‘tập bản đồ’, và ‘thu nước mưa’ thu hut được nhiều ý kiến cần các điều kiện hỗ trợ để sử dụng nhất. Phân tích sâu hơn từ các phản hồi cho thấy sự quan tâm của địa phương đối với các sản phẩm trên là do tiềm năng triển khai mở rộng các sản phẩm này.

Bảng 3 trình bày các điều kiện để triển khai các kết quả của dự án. Các phản hồi cho thấy vai trò của sự chấp thuận của chính quyền là điều kiện quan trọng nhất cho sự áp dụng kết quả dự án, và sự chấp nhận của người dân là quan trọng trong việc sử dụng giải pháp sử dụng nước mưa.

Bảng 4 thể hiện kết quả phản hồi về tính hữu ích của các kết quả dự án cho kế hoach hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của thành phố Cần Thơ trong tương lai. Phần lớn các phản hồi đều cho thấy kết quả của dự án hữu ích cho kế hoạch 10 năm tới, và ít thích hợp cho kế hoạch 20 năm vì rõ ràng khi đó sẽ có nhiều yếu tố không chắc chắn về tương lai phát triển và thay đổi về điều kiện môi trường của thành phố.

Tóm lại, các bên liên quan ở địa phương đã đánh giá tích cực về tất cả các kết quả của dự án, đặc biệt là tính thực tiễn, hữu ích vì phù hợp với nhu cầu và ưu tiên phát triển hệ thống quản lý nước của thành phố.

Hình 28. Hội thảo Báo cáo Kết quả dự án vào tháng 9 năm 2012

Page 35: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

33A synthesis of key findings and implications for the local context

Bảng 2. Tính hữu dụng của kết quả dự án

Kết quả/sản phẩm Áp dụng không điều kiện

Cần đào tạo hướng dẫn thêm

Cần hỗ trợ kinh phí thêm

Điều tra hộ và hệ số cần nước 48% 35% 14%

Đánh giá động thái nghèo 46% 27% 27%

Phương án chiến lược 12% 29% 70%

Tập bản đồ 24% 59% 41%

Sử dụng nguồn nước mưa 37% 53% 47%

Qui hoạch dịch vụ nước bền vững 41% 47% 41%

Bảng 3. Các điều kiện nhân rộng và khả năng chấp nhận các kết quả

Kết quả/sản phẩm Sự chấp nhận của chính quyền

Sự chấp nhận của người dân

Điều tra hộ và hệ số cần nước 72% 65%

Đánh giá động thái nghèo 81% 61%

Phương án chiến lược 70% 59%

Tập bản đồ 100% 35%

Sử dụng nguồn nước mưa 79% 95%

Qui hoạch dịch vụ nước bền vững 76% 18%

Bảng 4. Khả năng hữu dụng của các kết quả cho kết hoạch hành động thích ứng của Thành phố

Kết quả/sản phẩm Hữu dụng cho kế hoạch hành động 10 năm tới

Hữu dụng cho kế hoạch hành động 20 năm tới

Điều tra hộ và hệ số cần nước 100% 48%

Đánh giá động thái nghèo 77% 46%

Phương án chiến lược 83% 65%

Tập bản đồ 88% 58%

Sử dụng nguồn nước mưa 95% 84%

Qui hoạch dịch vụ nước bền vững 82% 65%

Page 36: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

34

Sách /Chương sáchNguyen Hieu Trung, Minh Nguyen, Le Quang Tri (ed.) (2012) A Map Book of water system and environment of Can Tho City, Can Tho University Press (in review).

Lamond J., Kannen A., Francis R., Bulkeley H., Vafeidis N., Mason P., Chung C.Y., Booth C., Solecki W., Gupta K, Kithia J., Measham T., Barbi F., Moglia M., Morin V. (2012) Chapter 5: Responses for reducing risk from natural hazard, pollution and climate change in megacities and associated networks, eds., IGBP-LOICZ Synthesis Review on ‘Megacities and Urban Regions on the Coast’, Earthscan, London, U.K.

Bài báo chuyên đềMoglia M., Neumann L.E., Alexander K.S., Nguyen M., Sharma A.K., Cook S., Trung N.H., Tuan D.D.A. (2012a) Application of the Water Needs Index: Can Tho City, Mekong Delta, Vietnam, Journal of Hydrology, 468–469(25), pp. 203–212.

Neumann L.E., Moglia M., Cook S., Nguyen M., Sharma A.K., Trung N., Be N. (2012) Water use, sanitation and health in a fragmented urban water system: case study and household survey, Urban Water Journal (in review)

Magnus Moglia, Minh Nguyen, Luis Neumann, Stephen Cook, Ashok K. Sharma (2012b) Framework for identification of and analysis of adaptation strategies in the urban water sector: and the case of Can Tho City, Vietnam (drafted)

Minh Nguyen, Nguyen Hieu Trung, Magnus Moglia, Luis Neumann, Stephen Cook, Ashok Sharma, and Xiaoming Wang (2012), Adaptive Sustainability for cities in developing countries – A Case Study in Can Tho city, Vietnam, (in preparation)

Stephen Cook, Luis Neumann, Dinh DA Tuan, Lam V Thinh, Ashok K. Sharma, Minh Nguyen, Magnus Moglia (2012a), Sustainable planning and design for water service provisions for a pilot peri-urban area of Can Tho city Vietnam, (in preparation)

Stephen Cook, Luis Neumann, Dinh DA Tuan, Nguyen X. Hoang, Ashok Sharma, Minh Nguyen, Magnus Moglia (2012b), A demonstration of rainwater harvesting systems for Mekong Delta of Vietnam - a ‘no-regret’ solution for safe water supply in a changing climate, (in preparation)

Bài báo hội nghịĐinh Diệp Anh Tuấn, Lê Quang Trí, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Hiếu Trung, Minh Nguyen, Stephen Cook, Luis Neumann (2012) Rainwater Harvesting: a Solution for Domestic Water in Rural and Coastal areas of Mekong Delta, Rural Development for Climate Change Adaptation in Coastal Areas of Mekong Delta Workshop, Ca Mau, September 2012 (in Vietnamese)

Minh Nguyen (2012) Climate Adaptation through Sustainable Urban Development: Vietnam Case Study. International Workshop on ‘Urban Sustainability: Adapting to change’, Makassar, Indonesia, April 2012.

Minh Nguyen, Ashok Sharma, Seona Meharg, and Matthew Inman (2011), ‘Climate Adaptation through Sustainable Urban Development in Developing Countries: A Case Study on Integrated Urban Water Management in Can Tho, Vietnam’. Poster presentation at the Greenhouse 2011 Conference, Cairn, Australia, April 2011

Alexander KS, Moglia M, Tjandraatmadja G, Nguyen M, Larson S, Trung NH, Barkey RA. 2011. Evaluation of Water Needs Index Case Studies. In Chan, F., Marinova, D. and Anderssen, R.S. (eds) MODSIM2011, 19th International Congress on Modelling and Simulation. Modelling and Simulation Society of Australia and New Zealand, December 2011, pp. 2866-2877. ISBN: 978-0-9872143-1-7. http://www.mssanz.org.au/modsim2011/G3/alexander.pdf.

Ấn phẩm của dự án

Page 37: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

35A synthesis of key findings and implications for the local context

Báo cáoMoglia M., Cook S., Nguyen M., Trung N.H., Paddon M., Lipkin F., and Meharg S. (2011) Water Risk Index Workshop in Can Tho, Vietnam, CSIRO Technical Report EP106521, CSIRO Land and Water, Climate Adaptation Flagship, Highett, VIC, Australia

Neumann, L., Nguyen, M., Moglia, M., Cook, S., Lipkin, F. (2011) Urban water systems in Can Tho, Vietnam: Understanding the current context for climate change adaption. CSIRO Technical Report EP115086, CSIRO Land and Water, Climate Adaptation Flagship, Highett, VIC, Australia

Carrard, N., Paddon, M., Willetts, J. and Moore, D. (2012). Poverty Dimensions of Water and Sanitation Services and Climate Vulnerability in Can Tho City, report prepared by the Institute for Sustainable Futures, University of Technology, Sydney

Paddon, M., Moore, D., and Carrard, N. (2012) Poverty analysis and institutional capacity assessment for Chau Van Liem water service options, report prepared by the Institute for Sustainable Futures, University of Technology, Sydney.

Báo cáo nội bộ• UTS Report to CSIRO on Can Tho Water

Sector Governance

• UTS Report to CSIRO on Can Tho Water End Uses in new urban area of Cai Rang District

• UTS Report to CSIRO on Can Tho Waste Water Infrastructure

• CTU Reports to CSIRO on Household and Stakeholder Surveys

• CTU Reports to CSIRO on Rainwater harvesting systems

• CSIRO Report on Strategic Action Workshop Oct 2011

Page 38: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

36

Can Tho DONRE, 2008. Report on Current Situation of Environment of Can Tho City. Can Tho: Department of Natural Resources and Environment.

Maheepala S., Blackmore J., Diaper C., Moglia M., Sharma A., Kenway S. (2010) Manual for Adopting Integrated Urban Water Management for Planning, Water Research Foundation U.S.A.

Sharma AK, Tjandraatmadja G, Grant AL, Grant T, Pamminger F (2010). Sustainable sewerage servicing options for peri-urban areas with failing septic systems. Water Sci Technol. 2010; 62(3):570-85.

Tài liệu tham khảo

Page 39: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã
Page 40: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước ...cfovn.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/report/MienNam/4... · (BĐKH) của thành phố. Dự án đã

CS A

CT 2

012

• AL

1206

73_C

SIRO

-Aus

AID

_Can

ThoS

ynth

esis

Repo

rt_V

ietn

ames

e.in

dd