quan hỆ Ấn ĐỘ - nga · giới. và nhất là khái niệm chung sống hoà bình giữa...

240
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG XUÂN TRƢỜNG QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HÀ NỘI - NĂM 2018

Upload: others

Post on 07-Nov-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG XUÂN TRƢỜNG

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2018

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG XUÂN TRƢỜNG

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới

Mã số: 9 22 90 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN NGỌC MÃO

HÀ NỘI - NĂM 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn. Kết quả và số liệu đựợc nêu trong luận án là

trung thực, khách quan. Những kết luận của luận án chưa được công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận án

Hoàng Xuân Trƣờng

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Mão, người thầy đã tận tình

hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo

điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên của Học viện

Khoa học Xã hội, Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Viện

Nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tôi xin bày tỏ

lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về nhiều mặt của Lãnh đạo Trường

Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Lịch sử. Xin được

gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, những người

đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.

Tác giả

Hoàng Xuân Trƣờng

iii

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................. 7

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................................... 7

1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở trong nước .......................................................... 20

1.3. Những thành tựu và các vấn đề đặt ra .................................................................. 23

CHƢƠNG 2. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 ............ 25

2.1. Những yếu tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Nga .................................................. 25

2.2. Lĩnh vực an ninh, chính trị - ngoại giao .............................................................. 36

2.3. Lĩnh vực kỹ thuật - quân sự ................................................................................. 54

2.4. Lĩnh vực kinh tế - thương mại, văn hóa - giáo dục và khoa học - kĩ thuật .......... 58

CHƢƠNG 3. BƢỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA

(2000 - 2010) ................................................................................................... 68

3.1. Những yếu tố mới tác động đến quan hệ Ấn Độ - Nga thập niên đầu thế kỉ XXI ..... 68

3.2. Lĩnh vực an ninh, chính trị - ngoại giao .............................................................. 74

3.3. Lĩnh vực kỹ thuật - quân sự ................................................................................. 94

3.4. Lĩnh vực kinh tế - thương mại, hợp tác đầu tư và năng lượng .......................... 101

3.5. Lĩnh vực văn hóa - giáo dục và khoa học - kĩ thuật ........................................... 111

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA TỪ NĂM

1991 ĐẾN NĂM 2010.............................................................................................. 117

4.1. Một số điểm nổi bật của quan hệ Ấn Độ - Nga (1991 - 2010) .......................... 117

4.2. Tác động của quan hệ Ấn Độ - Nga đến sự phát triển mỗi nước ...................... 130

4.3. Tác động đến khu vực, thế giới và Việt Nam .................................................... 136

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................. 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 152

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 172

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

BRIC Brazil, Russia, India, China Nhóm nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc

BJP Bharatiya Janata Party Đảng Nhân dân (Ấn Độ)

CIS Commonwealth of Independent States Cộng đồng các Quốc gia Độc lập

CMIE Centre for Monitoring Indian Economy Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ

CTBT Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện

EU European Union Liên minh châu Âu

GAIL Gas Authority of India Limited Công ty khí đốt của Ấn Độ

G-7 Group of Seven Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển

G-20 Group of Twenty Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

HAL Hindustan Aeronautics Limited Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited

IAEA International Atomic Energy Agency Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế

IDSA Institute of Defence and Strategic Analysis Viện Nghiên cứu và Phân tích quốc phòng

ILTP Integrated Long Term Programme Chương trình hợp tác toàn diện dài hạn về

Khoa học & Công nghệ

ISI Inter - Services Intelligence Cơ quan tình báo Pakistan

ISRO Indian Space Research Organization Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ

LoC Line of Control Đường kiểm soát

MTCR Missile Technology Control Regime Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa

NATO North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

NMD National Missile Defense Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia

NPT Nuclear Non - Proliferation Treaty Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

NSG Nuclear Suppliers Group Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân

ONGC Oil and Natural Gas Corporation Tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ

OVL ONGC Videsh Limited Tập đoàn dầu khí Ấn Độ

P-5 Permanent Five 5 Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an

RIC Russia, India, China Hợp tác ba bên Nga - Ấn Độ - Trung Quốc

SAARC South Asian Association for Regional

Cooperation Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á

SCO Shanghai Cooperation Organization Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

SIPRI Stockholm International Peace

Research Institute Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm

USD US Dollar Đồng Đôla Mỹ

WB World Bank Ngân hàng Thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Ấn Độ mua vũ khí của Nga (1991 - 1999) ................................................. 57

Bảng 2.2. Thương mại giữa Ấn Độ và Nga từ năm 1991 đến năm 2000 ................... 58

Bảng 2.3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga (1993 - 2000) ............... 60

Bảng 2.4. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Nga sang Ấn Độ (1993 - 2000) ............... 61

Bảng 2.5. Đầu tư của Ấn Độ tại Nga (1995 - 1999) ................................................... 62

Bảng 2.6. Đầu tư của Nga tại Ấn Độ (1995 - 1999) ................................................... 63

Bảng 2.7. Các cuộc họp của Hội đồng ILTP và số dự án được duyệt ........................ 66

Bảng 2.8. Số lượng các ấn phẩm trong hợp tác khoa học Ấn Độ - Nga ..................... 67

Bảng 3.1. Những chỉ số về xuất, nhập khẩu vũ khí Ấn Độ - Nga (2000 - 2010) ....... 95

Bảng 3.2. Thương mại giữa Ấn Độ và Nga (2000 - 2010) ....................................... 101

Bảng 3.3. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa từ Ấn Độ sang Nga (2003 -2010) ................ 103

Bảng 3.4. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa từ Nga sang Ấn Độ (2003 - 2010) ............... 105

Bảng 3.5. Thương mại dịch vụ giữa Nga với Ấn Độ (2002 - 2010) ........................ 106

Bảng 3.6. Đầu tư của Ấn Độ tại Nga theo năm (2000 - 2010) ................................. 107

Bảng 3.7. Đầu tư trực tiếp lũy kế của Nga tại Ấn Độ (2000 - 2010) ........................ 107

Bảng 3.8. Khối lượng đầu tư của Nga tại Ấn Độ (2000 - 2010) .............................. 108

Bảng 3.9. Những cuộc họp và số dự án được phê duyệt trong ILTP ....................... 114

Bảng 4.1. Đánh giá so sánh các đối tác chiến lược của Ấn Độ ................................ 120

Bảng 4.2. Chi tiêu quốc phòng của một số nước trong khu vực (1991 - 2010) ....... 139

Bảng 4.3. Số đầu đạn hạt nhân được triển khai của một số nước (2005 - 2010) ............. 140

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ

nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu làm cho quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến sâu sắc

với sự khác biệt về chất so với giai đoạn trước. Các quan hệ quốc tế theo tính chất

hệ thống, lấy trục phân cách là khác biệt về hệ tư tưởng bị xáo trộn mạnh mẽ. Đứng

trước tình hình đó, quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới đều phải có những thay

đổi và điều chỉnh mô hình chiến lược. Thời kì nào cũng vậy, quan hệ giữa các nước

lớn đã trở thành điều kiện không thể thiếu đối với nền an ninh - chính trị, kinh tế thế

giới. Do đó, nghiên cứu quan hệ giữa các quốc gia, nhất là cặp quan hệ giữa các

nước lớn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình hội nhập của mỗi nước.

Việc tìm hiểu về quan hệ Ấn Độ - Nga vì thế mà cũng thực sự hữu ích.

Kể từ khi quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Liên Xô được thiết lập, quan hệ giữa

hai quốc gia này đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển về mọi mặt cho mỗi

nước. Trên bình diện quốc tế, quan hệ Ấn Độ - Liên Xô đã có những đóng góp đáng

ghi nhận trong mặt trận chống chủ nghĩa đế quốc, thúc đẩy phong trào giải phóng

dân tộc, giải trừ quân bị, chống phân biệt chủng tộc, gìn giữ hoà bình, ổn định thế

giới. Và nhất là khái niệm chung sống hoà bình giữa các hệ thống chính trị xã hội

khác nhau còn là nguyên tắc quý báu cho quan hệ quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, khi

Liên Xô tan rã, quan hệ Ấn Độ và Nga đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Đầu

những năm 90 của thế kỉ XX, với chính sách đối ngoại “hướng Đông” của Ấn Độ

và đường lối đối ngoại “Định hướng Đại Tây Dương” của Nga dẫn đến quan hệ

giữa Ấn Độ và Nga có phần lắng lại, bị đứt quãng trong một thời gian. Tuy nhiên,

dù có những điều chỉnh chính sách, cả hai nước đã không thể bỏ qua toàn bộ những

song trùng về lợi ích chiến lược địa - chính trị cơ bản, vốn đã đặt nền móng cho

quan hệ hữu nghị trong nhiều thập kỷ. Với đầy đủ cơ sở khách quan và chủ quan

thuận lợi, điều tất yếu là Ấn Độ và Nga đã gặp nhau ở tư duy chiến lược cũng như

mục đích hành động nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của mỗi bên. Việc xích lại

gần nhau giữa hai quốc gia này có tác động đáng kể không chỉ đối với hai chủ thể

mà còn đối với khu vực và thế giới. Đó là một trong những trục quan trọng của

2

quan hệ quốc tế nói chung và ở châu Á nói riêng trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh.

Vì vậy, nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Nga là cần thiết không những bổ khuyết cho

việc nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn về hai nước mà còn góp phần làm rõ

những tương tác đa chiều và chuyến biến trong quan hệ quốc tế thời kỳ này. Đó là

vấn đề có ý nghĩa khá lớn đối với việc xác định chiến lược của nhiều quốc gia. Bởi

thế, mối quan hệ giữa hai nước này đã thu hút sự quan tâm của cả thế giới.

Thế giới cần hiểu về quan hệ “đặc biệt” Ấn Độ - Nga, Việt Nam càng cần

hiểu về hai nước. Trong quá trình đổi mới đất nước, Việt Nam triển khai đường lối

đối ngoại độc lập, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ. Càng hội

nhập sâu vào thế giới, càng đòi hỏi chúng ta phải có những hiểu biết sâu sắc, rộng

lớn hơn về quan hệ quốc tế cũng như xu thế phát triển của thời đại. Chỉ có nhận

thức một cách khoa học, toàn diện quan hệ giữa các nước lớn mới có cách ứng xử

đúng đắn. Trách nhiệm đó, một phần thuộc về những người trực tiếp làm công tác

nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trong các trường đại học hôm nay. Hơn nữa, Việt

Nam là nước có quan hệ mật thiết với Liên Xô và Ấn Độ ngay từ những ngày còn

đấu tranh giành độc lập. Bước vào giai đoạn lịch sử mới, quan hệ của Việt Nam với

Ấn Độ và Nga mặc dù trải qua những khó khăn ban đầu nhưng đã nhanh chóng

nâng tầm theo hướng quan hệ đối tác chiến lược với Nga (2001) và Ấn Độ (2007).

Như vậy, việc nghiên cứu những chuyển biến tích cực của quan hệ Ấn Độ - Nga,

nhận thức được chiến lược đối ngoại của mỗi nước là một việc làm cần thiết về mặt

thực tiễn, giúp Việt Nam sẽ rút ra được những kinh nghiệm lịch sử, dự đoán được

tình hình an ninh - chính trị ở khu vực để có thể đưa ra những quyết sách phù hợp,

nhất là trong việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện

với một số nước lớn trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, tình hình khu vực đang

đứng trước nhiều bất ổn lớn như những tranh chấp giữa các nước về lãnh thổ trên

đất liền và chủ quyền biển, đảo thì việc xác định các đối tác quan hệ và tranh thủ

các mối quan hệ quốc tế để giải quyết ổn thỏa tranh chấp nhằm bảo vệ lợi ích quốc

gia là một việc làm rất cần thiết đối với Việt Nam. Tuy nhiên, dù quan trọng như

vậy, nhưng hiện tại ở Việt Nam, giới nghiên cứu chỉ chú trọng đến quan hệ giữa

Việt Nam với từng chủ thể riêng rẽ: Ấn Độ hoặc Nga, còn mối quan hệ Ấn Độ -

3

Nga chưa được đầu tư đúng mức. Việc luận giải những nhân tố tác động, làm rõ

những bước phát triển trong quan hệ đa diện giữa Ấn Độ với Nga, kiến giải về

những thành công, hạn chế của mối quan hệ trên sẽ góp phần nhận diện đầy đủ hơn

về cặp quan hệ này cũng như rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam.

Với nhận thức về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài như trên, tôi quyết

định chọn vấn đề “Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010” làm luận

án tiến sĩ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, làm rõ quan hệ Ấn Độ - Nga

từ năm 1991 đến năm 2010 trên tất cả các lĩnh vực một cách chân thực và khách

quan từ góc độ của nhà nghiên cứu Việt Nam. Từ đó, nhận diện và lý giải bản chất,

những nét nổi bật của quan hệ Ấn Độ - Nga cũng như làm rõ vai trò, tác động của

mối quan hệ này đối với các chủ thể có liên quan.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài

phải đi vào giải quyết những nội dung sau:

- Phân tích những biến động của tình hình quốc tế, khu vực và bên trong mỗi

nước cùng những yếu tố khác có tác động sâu sắc đến quan hệ Ấn Độ - Nga giai

đoạn luận án đề cập.

- Phân tích những nội dung cơ bản trong tiến trình phát triển quan hệ Ấn Độ

- Nga trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế - thương mại, văn hoá - giáo dục

và khoa học - kĩ thuật qua các giai đoạn.

- Nhận diện được những nét nổi bật, vai trò và tác động của quan hệ Ấn Độ -

Nga (1991 - 2010) với hai nước, khu vực và quốc tế, trong đó có Việt Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm

1991 đến năm 2010.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Đề tài giới hạn từ năm 1991 đến năm 2010. Điểm mốc lịch sử

được xem xét là năm 1991 là sự kiện đánh dấu những thay đổi căn bản của bối cảnh

quốc tế sau thời kỳ Chiến tranh lạnh với sự tan rã của Liên Xô, cục diện thế giới

4

mới và tư duy chính trị mới được hình thành dẫn đến những biến động lớn của hệ

thống chính trị thế giới. Yếu tố này đã chi phối đường lối đối ngoại của tất cả các

nước, trong đó có Ấn Độ, Nga. Đối với Ấn Độ, đây cũng là năm khởi đầu cho quá

trình cải cách sâu rộng sau khoảng thời gian khủng hoảng trầm trọng. Đối với Nga,

năm 1991 là sự kiện Liên bang Nga trở thành chủ thể mang tính pháp lý kế tục Liên

Xô. Đối với quan hệ hai nước, năm 1991 đánh dấu kết thúc hiệu lực 20 năm của

Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác Ấn - Xô. Từ đó, đòi hỏi các nhà hoạch

định chiến lược của Ấn Độ và Nga phải có những thay đổi nhất định về tính chất

trong quan hệ hợp tác nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia. Năm 2010 là mốc chẵn 20

năm quan hệ Ấn Độ - Nga được đánh dấu bởi những sự kiện chính trị quan trọng.

Đó là chuyến thăm của Thủ tướng V. Putin tới Ấn Độ (tháng 3/2010) và ký khoảng

15 văn kiện hợp tác với trị giá hơn 10 tỷ USD. Tiếp đó, tháng 12/2010 là chuyến

thăm Ấn Độ của Tổng thống D.Medvedev, hai nước ra “Tuyên bố chung Kỷ niệm

một thập kỷ Đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga và tầm nhìn về phía trước” đã ghi nhận

những thành tựu và xác định những nội dung hợp tác chiến lược cho quan hệ hai

nước trong giai đoạn mới. Khi viết về quan hệ Ấn Độ - Nga (1991- 2010), chúng tôi

lấy sự kiện hai nước kí Tuyên bố Đối tác chiến lược vào tháng 10/2000 làm cơ sở

phân định hai giai đoạn ngắn trên bước đường phát triển của quan hệ Ấn Độ - Nga.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục của lịch sử và tính bao quát của đề tài, luận án

còn đề cập khái quát về quan hệ hai nước trước và sau giai đoạn 1991 - 2010.

Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ nhiều mặt trong

phạm vi quan hệ Ấn Độ - Nga. Tuy nhiên, do nội dung của đề tài về lịch sử quan hệ

quốc tế, vì vậy khi triển khai nghiên cứu, tác giả đề tài phải đặt nó trong sự tác động

đa chiều của nhiều yếu tố quốc tế, khu vực và những nước khác. Từ ý nghĩa đó,

phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ được mở rộng thêm ngoài hai nước Ấn Độ và Nga.

Về nội dung: Với những yếu tố tác động: Đề tài tập trung phân tích những

yếu tố chủ quan thuộc về Ấn Độ và Nga; yếu tố khách quan có bối cảnh quốc tế,

khu vực và tác động của các nước như Mỹ, Trung Quốc, Pakistan được nhìn nhận

qua các sự kiện cụ thể. Về nội dung: Đề tài sẽ phân tích một cách toàn diện quan hệ

Ấn Độ - Nga được thể hiện trong các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế - thương

5

mại, quân sự, văn hóa - giáo dục và khoa học - kỹ thuật. Về đánh giá vai trò, tác

động từ quan hệ Ấn Độ - Nga: Đề tài tập trung nhìn nhận tác động của quan hệ này

với bản thân hai quốc gia này, quan hệ quốc tế ở châu Á và sự vận động của hình

thái trật tự thế giới mới.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở phương pháp luận: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề quốc

tế là cơ sở phương pháp luận của đề tài này. Ở đây, chúng tôi chú trọng đến tính

biện chứng, tác động qua lại của các yếu tố đến sự phát triển của quan hệ hai nước.

4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi

sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

Với phương pháp lịch sử, chúng tôi cố gắng dựng lại bức tranh toàn cảnh về quan

hệ Ấn Độ - Nga qua những sự kiện, giai đoạn, lĩnh vực và kết quả chính. Phương

pháp lôgic được sử dụng để nhận diện bản chất, điểm nổi bật, đánh giá mối quan hệ

này. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như so sánh, lịch đại,

đồng đại, thống kê...như là những phương pháp hỗ trợ cho hai phương pháp chủ yếu

nêu trên. Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng phương pháp và lý thuyết trong

nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm xem xét quan hệ hai nước dưới góc độ tương tác

lợi ích địa - chiến lược và địa - chính trị. Các phương pháp và lý thuyết đó bao gồm

phương pháp phân tích địa-chính trị, phương pháp đánh giá, lý thuyết về hệ thống

thế giới, lý thuyết về sự lãnh đạo và các quan điểm về chủ thể và lợi ích, cùng các

luận điểm của một số lý thuyết trong quan hệ quốc tế như chủ nghĩa hiện thực, chủ

nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo nhằm giải quyết căn bản những vấn đề đặt ra.

5. Nguồn tƣ liệu

- Thứ nhất, tài liệu gốc: Các văn kiện về đường lối đối ngoại của hai nước;

Những hiệp định, hiệp ước, tuyên bố chung, nghị định thư, bản ghi nhớ về hợp tác

song phương trên các lĩnh vực có liên quan được khai thác từ cổng thông tin của Bộ

Ngoại giao Ấn Độ, Bộ Ngoại giao Nga hoặc qua các tài liệu gốc được in trong các

công trình tuyển chọn. Một số diễn văn, bài phát biểu của giới lãnh đạo Ấn Độ, Nga

liên quan đến quan hệ hai nước cũng được tác giả chọn lọc khai thác.

6

- Thứ hai, các nguồn tài liệu tham khảo thứ cấp: Luận án tham khảo các

công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đã công bố thành sách

chuyên khảo, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, luận án tiến sĩ, các báo cáo

trong các hội thảo và hệ thống thông tin trên Internet của chính phủ Ấn Độ, Nga.

6. Đóng góp của luận án

6.1. Về phương diện khoa học: Đề tài là công trình chuyên khảo khắc họa

lại quan hệ Ấn Độ - Nga (1991-2010) một cách toàn diện, giúp người đọc có cái

nhìn tổng thể về mối quan hệ này. Thông qua tìm hiểu tiến trình vận động của quan

hệ Ấn Độ - Nga, đề tài đã có những nhận thức sâu sắc, đầy đủ sự thay đổi trong tính

chất của mối quan hệ này so với giai đoạn Chiến tranh lạnh cũng như tính khác biệt

với cặp quan hệ khác. Luận án đồng thời cũng rút ra những tác động của mối quan

hệ này với hai nước, an ninh chính trị thế giới, khu vực châu Á, trong đó có Việt

Nam. Đóng góp trên đây sẽ góp phần lý giải những vấn đề còn chưa được làm rõ

trong quan hệ Ấn Độ - Nga giai đoạn luận án đề cập.

6.2. Về phương diện thực tiễn: Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi

tập hợp, xử lý các nguồn tư liệu có liên quan đến đề tài. Hy vọng đây sẽ là một đóng

góp nhỏ về mặt tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử nói chung và lịch sử

hai nước nói riêng. Điều này đặc biệt có ích trong bối cảnh thiếu vắng các công

trình nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Nga ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở nhận diện

khía cạnh tác động của quan hệ Ấn Độ - Nga, ở chừng mực nhất định, luận án cung

cấp những cứ liệu khoa học cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam về

quan hệ với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung

chính của luận án gồm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2. Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2000

Chương 3. Bước phát triển mới của quan hệ Ấn Độ - Nga (2000 - 2010)

Chương 4. Một số nhận xét về quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010

7

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu, các bài viết về tổng thế quan hệ song

phƣơng Ấn Độ - Nga

Ở Ấn Độ, quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010 đã được các học

giả nghiên cứu với những mức độ, khía cạnh và giai đoạn lịch sử khác nhau. Thành

quả của những nghiên cứu này được thể hiện khá phong phú.

Tác giả B.Brar trong công trình Soviet collapse: Implications for India (1993)

đã cho rằng với sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991 khiến cho an ninh và lợi ích chiến

lược của Ấn Độ đã bị tác động tiêu cực. Dựa vào phân tích của mình, tác giả kiến nghị

Ấn Độ không nên quá phụ thuộc vào Nga mà phải thiết lập quan hệ với các nước

khác để cân bằng, khẳng định vị trí của mình ở Nam Á. Điều này sẽ giúp Ấn Độ

tăng cường vị thế của mình trong một thế giới đầy biến động [40]. Đây là công trình

giúp tác giả luận án đánh giá về tác động của việc Liên Xô tan rã đối với Ấn Độ.

Nhà nghiên cứu J.A.Naik với cuốn Russia’s policy towards India: From

Stalin to Yeltsin (1995), phản ánh sự thay đổi chính sách của Nga đối với Ấn Độ

trước và thời kì đầu sau khi Liên Xô tan rã. Quan hệ hai nước sau Chiến tranh lạnh

được tác giả tập trung trình bày về vấn đề động cơ tên lửa, trả nợ và những thỏa

thuận xoay quanh chuyến thăm của Yeltsin đến Ấn Độ (1993) [162]. Cuốn sách chủ

yếu cho chúng ta cái nhìn tổng quát về quan hệ Ấn Độ - Liên Xô thời kỳ Chiến

tranh lạnh. Từ đây, chúng tôi khai thác nhân tố lịch sử trong quan hệ Ấn Độ - Nga.

Học giả J.Bakshi với công trình Russia and India from ideology to geo-

politics 1947-1998 đã khẳng định rằng mặc dù Liên Xô tan rã nhưng Ấn Độ vẫn có

vị trí quan trọng với Nga. Một phát hiện của tác giả chính là chỉ ra sự hội tụ về mối

quan tâm của Nga và Ấn Độ tại Trung Á. Đây là công trình chúng tôi sẽ khai thác

yếu tố Trung Á trong quan hệ Ấn Độ - Nga [35].

Tác giả Shams-ud-din chủ biên cuốn India and Russia towards strategic

partnership (2001). Trên cơ sở phân tích mối quan hệ hai nước từ năm 1947 đến

8

năm 1991, tác giả cho rằng mặc dù có quan hệ tốt đẹp trong lịch sử nhưng khi Liên

Xô sụp đổ quan hệ Ấn Độ - Nga đã ở mức thấp nhất, thậm chí “chấm dứt hoạt

động”. Nhưng chuyến thăm của Yeltsin đến Ấn Độ vào năm 1993 đã tạo ra hy vọng

mới. Shams-ud-din cũng đã phân tích quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga trong

trật tự thế giới hiện nay với những cơ hội và thách thức mới. Công trình cung cấp

cho chúng tôi nguồn tư liệu về quan hệ 2 nước trên một số lĩnh vực 10 năm đầu sau

Chiến tranh lạnh [190]. Cùng với giá trị về mặt tư liệu này là công trình India and

Russia: towards strategic partnership (2002) của P.Patasani. Mặc dù cuốn sách đề

cập nhiều về chính trị - ngoại giao, nhưng giúp tác giả luận án có cái nhìn khát quát

về mối quan hệ Ân Độ - Nga sau gần một thập niên kể từ khi Liên Xô sụp đổ [167].

V.D.Chopra chủ biên cuốn Indo - Russian relations: Prospects, Problems

and Russia today (2003) đã làm rõ những thách thức và triển vọng của quan hệ Ấn

Độ - Nga hợp tác từ năm 1991 đến năm 2000. Công trình là tập hợp các bài viết, vì

vậy, tác già luận án sẽ chắt lọc những khía cạnh liên quan trực tiếp đến nội dung đề

tài của mình, chẳng hạn những nhân tố phức tạp ẩn chứa trong trật tự thế giới mới

từ quan điểm của các nhà nghiên cứu Ấn Độ [43]. Năm 2003, V.D.Chopra tiếp tục

chủ biên cuốn New trends in Indo - Russian relations đi sâu vào phân tích các xu

hướng mới trong quan hệ Ấn Độ - Nga sau sự tan rã của Liên Xô. Điểm nổi bật của

nghiên cứu này là làm rõ chính sách của Nga với Ấn Độ trong đối sánh với nhân tố

Trung Quốc [44]. Công trình cung cấp cho luận án về cách tiếp cận vấn đề, khi đề

cập quan hệ Ấn Độ - Nga, cần lưu ý đến sự tác động của yêu tố Trung Quốc.

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa kiến tạo và chủ nghĩa hiện thực, công

trình Russia and the Kashmir issue since 1991: Perception, attitude and policy

(2004) của tác giả D.A.Mahapatra đã cho thấy những toan tính dẫn đến thay đổi

trong chính sách của Nga với vấn đề Kashmir nói riêng và với Ấn Độ nói chung từ

Yeltsin đến Putin. Công trình giúp tác giả luận án phân tích, so sánh quan điểm của

Nga và Ấn Độ trong những vấn đề liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ của nhau [121].

Tác phẩm Global significance of Indo - Russian strategic partnership (2005)

do V.D.Chopra chủ biên đã đề cập đến ý nghĩa toàn cầu của quan hệ Ấn Độ - Nga,

tác động của mối quan hệ này với châu Á, tiềm năng của quan hệ Ấn Độ - Nga [45].

9

Hai tác giả P.L.Dash và A.M.Nazarkin chủ biên cuốn India and Russia:

Strategic synergy emerging (2007) đề cập đến một loạt các vấn đề về quan hệ chiến

lược song phương Ấn Độ - Nga, trong đó tác động của nhân tố Mỹ luôn được xem

xét trong từng vấn đề. Trong công trình này, khía cạnh mà tác giả luận án quan tâm

là cách nhìn nhận của các tác giả công trình về tác động của nhân tố Mỹ đối với quan

hệ Ấn Độ - Nga [54]. Năm 2008, hai tác giả này tiếp tục cho xuất bản cuốn Indo -

Russian diplomatic relations: Sixty years of enduring legacy. Đây là kỷ yếu Hội nghị

quốc tế về quan hệ Ấn Độ-Nga tổ chức ngày 9-10/4/2007 kỷ niệm 60 năm thiết lập

quan hệ ngoại giao. Công trình gồm những bài viết đề cập đến các giai đoạn lịch sử

từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao nên tác giả luận án sẽ khai thác nhân tố

lịch sử tác động đến quan hệ hai nước thời kỳ sau Chiến tranh lạnh [55].

Năm 2008, V.D.Chopra tiếp tục chủ biên cuốn Significance of Indo - Russian

relations in 21st century đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quan hệ Ấn Độ -

Nga đối với khu vực và toàn cầu, điểm lại quan hệ 2 nước từ hữu nghị đến đối tác

chiến lược trên một số lĩnh vực. Ngoài số liệu về hợp tác trong các lĩnh vực, công

trình gợi mở cho tác giả luận án nhìn nhận mức độ ảnh hưởng của mối quan hệ này

đối với thế giới và khu vực từ góc nhìn của các nhà nghiên cứu Ấn Độ [46].

Năm 2009, tác giả S.Ganguli xuất bản cuốn Indo - Russia relations: The

making of a relationship: 1992 - 2002. Cuốn sách bao gồm các khía cạnh kinh tế và

chiến lược của quan hệ song phương cũng như tập trung vào khu vực Trung Á đã

trở thành điểm gặp gỡ mới về lợi ích của cả Ấn Độ và Nga [69].

Năm 2010, Giáo sư P.Stobdan chủ biên công trình India - Russia strategic

partnership common perspectives. Đây là kỷ yếu của hội thảo khoa học “Quan hệ

đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga: Cơ hội và thách thức” tổ chức ngày 13-14/3/2009

với sự tham gia của các nhà nghiên cứu Ấn Độ và Nga. Đáng chú ý trong công trình

này, các nhà nghiên cứu đi vào xem xét sự thay đổi của tình hình quốc tế và khu

vực Nam Á sau Chiến tranh lạnh, quan hệ Ấn Độ - Nga trên một số lĩnh vực. Trong

công trình này, tác giả luận án sẽ khai thác cách đánh giá của các học giả Ấn Độ và

Nga về quan hệ hai nước thời kỳ sau Chiến tranh lạnh [198]. Cũng trong năm 2010,

còn có công trình India - Russia strategic partnership: Challenges and prospects do

10

N.D.Kundu chủ biên (2010) đã khái quát quan hệ hai nước về lĩnh vực quốc phòng,

hạt nhân, không gian, khoa học. Cuốn sách cũng nêu bật những thách thức và triển

vọng cho mối quan hệ song phương này. Tuy công trình là tập hợp các bài viết,

nhưng luận án có thể tiếp cận số liệu về hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng [102].

R.Sen từng là đại sứ Ấn Độ tại Nga đã viết tác phẩm The Evolution of

India’s bilateral relations with Russia, Aspen Institute India (2011) để phân tích sự

thay đổi thăng trầm trong quan hệ giữa 2 nước từ cuối những năm 80 đến khi Liên

Xô sụp đổ và quan hệ hai nước từ khi Yeltsin nắm quyền đến thời kì đầu V.Putin

[188]. Mặc dù còn sơ lược (32 trang) nhưng đây là tài liệu quan trọng để luận án

tham khảo lĩnh vực quan hệ ngoại giao hai nước cuối thế kỉ XX.

Năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu Sức mạnh Không lực và Viện Phương

Đông xuất bản cuốn sách India - Russia relations. Công trình gồm 10 tham luận tập

trung phân tích các khía cạnh của quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga trong bối

cảnh có những thay đổi tình hình ở Trung Quốc, Mỹ, Pakistan, Nhật Bản [41].

Nhóm tác giả R.Bhatia, V.Sakhuja và I.Talukdar với cuốn India and Russia -

Deepening the strategic partnership (2014) đi vào thảo luận lợi ích của hai nước tại

châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ Ấn Độ - Nga trong các diễn đàn đa phương.

Tuy nhiên, công trình lại quá nhấn mạnh về quan hệ chính trị, quốc phòng nên các

vấn đề khác chỉ được đề cập khái quát [33].

Ngoài các cuốn sách trên, quan hệ Ấn Độ - Nga còn được đăng tải trên tạp

chí chuyên ngành khác. Tác giả R.Yadav có bài “Implication of Soviet Coup for

Indo-Soviet Relations” (1992), O.Mehrotra với bài “Indo-Russian relations after

the disintegration of the USSR (1996), J.Bakshi, “India in Russia’s Strategic

Thinking (1998), R.Kumar viết bài “Indo - Russian relations and the emerging

international power structure” (2000), A.Mohanty “Indo-Russian Strategic

partnership in the twenty first century” (2010)…phản ánh một cách chung nhất

quan hệ song phương hai nước.

Ở Nga, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ thuộc Viện Phương Đông là cơ quan

chuyên nghiên cứu về Ấn Độ và các nước Nam Á cũng như mối quan hệ giữa Nga

và các nước này. Năm 1995, Trung tâm đã cho xuất bản cuốn “Nga và Ấn Độ trong

11

thế giới hiện đại” (Россия и Индия в современном мире) của hai tác giả

A.Kutsenkov và F.Yurlov. Với 122 trang, tác phẩm đã làm rõ quan hệ chính trị giữa

hai nước thời gian đầu sau năm 1991, đây chính khía cạnh mà luận án có thể khai

thác [233]. Năm 1998, tác giả F.Yurlov xuất bản cuốn “Nga và Ấn Độ trong một thế

giới đang thay đổi” (Россия и Индия в меняющемся мире) nhấn mạnh đến quan

hệ hai nước trên tất cả các phương diện từ sau chiến tranh lạnh đến năm 1998 [231].

Nhằm tìm kiếm những cơ sở khoa học cho việc thiết lập quan hệ đối tác

chiến lược, ngày 18-19/4/2000, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Vladivostok và Viện

Phương Đông đã tổ chức hội thảo với chủ đề Ấn Độ - Nga: Triển vọng trong thế kỷ

mới (Индия-Россия: перспективы в новом веке). Với 16 bài viết có chất lượng,

bản kỉ yếu là tư liệu có giá trị để tác giả phân tích bước chuyển biến về chất của

quan hệ Ấn Độ - Nga khi bước vào thế kỉ mới.

Năm 2005, Đại sứ quán Nga tại Ấn Độ xuất bản công trình India - Russia:

Strategic partners gồm 73 trang đã nhìn nhận lại lịch sử quan hệ hai nước từ khi

thiết lập đến năm 2005. Trên cơ sở đó, các tác giả dự đoán những mô hình hợp tác

cho hai quốc gia trong tương lai. Mặc dù chưa đi sâu vào những vấn đề hợp tác cụ

thể, tuy nhiên đây là công trình cung cấp nguồn tư liệu có giá trị cao và định hướng

tốt để chúng tôi tiếp tục đi sâu làm rõ hơn khi thực hiện luận án [182].

Năm 2009, tác giả B.Kuzyk và T.Shaumyan viết cuốn Ấn Độ - Nga: Đối tác

chiến lược trong thế kỷ 21 (Индия - Россия. Стратегия партнѐрства в XXI

веке) nhấn mạnh hợp tác chiến lược Ấn Độ - Nga về an ninh, chống khủng bố và

tác động của mối quan hệ đó với hai nước và với châu Á [234].

Năm 2013, Hội đồng các vấn đề quốc tế (Nga) xuất bản cuốn Postulates on

Russia - India relations. Các chuyên gia đã rút ra 79 định đề về giải pháp, dự báo xu

hướng phát triển quan hệ hai nước. Mặc dù không phân tích sâu những vấn đề trong

hợp tác Ấn Độ - Nga, tuy nhiên đây là tư liệu quan trọng khi chúng tôi tham khảo

để đưa ra những nhận xét và đánh giá triển vọng về quan hệ Ấn Độ - Nga [184].

Bên cạnh đó, quan hệ Ấn Độ - Nga còn được trình bày qua rất nhiều bài báo

của các học giả Nga. Có thể kể đến ở đây như tác giả F.Yurlov có bài “India

Changes in the former USSR and relations with Russia” (1993), A.Kutsenkov có

12

bài “Russian - Indian relations in retrospect and perspective” (1999). Đại sứ Nga

tại Ấn Độ A.Kadakin có bài Indo-Russian Relations in the First Quarter of the

Twenty first Century” (2001), S.Lounev với bài “Indo-Russian Strategic

Partnership: A Bulwark of a Multi-Polar World” (2007)

Nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Nga cũng thu hút sự quan tâm của các học

giả nước ngoài khác. Hai học giả Trung Quốc, Tống Vĩ - Khổng Thanh có bài viết

Ấn Độ và Nga: Từ liên minh tranh quyền bá chủ đến hợp tác mật thiết (印俄:从争

霸联盟到紧密合作). Tiếp cận dưới góc độ địa - chính trị, hai tác giả cho rằng thời

kỳ Chiến tranh lạnh, Ấn Độ và Liên Xô đã phát triển một mối quan hệ mang tính

liên minh bán quân sự thân mật dựa trên kết hợp giấc mơ về bá chủ toàn cầu và giấc

mơ về bá chủ khu vực. Nhưng sau Chiến tranh lạnh, hợp tác Ấn Độ - Nga tập trung

vào mục tiêu trở thành cường quốc lớn của thế giới [243]. Nhà nghiên cứu Mã Gia

Lực trong bài viết “Những phát triển mới của quan hệ đối tác chiến lược Nga - Ấn

Độ” (印俄战略伙伴关系的新发展) đã khẳng định những thành tựu quan trọng

trong quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga, tác giả cũng cho thấy quan hệ Ấn Độ

- Nga đang gặp thử thách lớn khi Ấn Độ ngày càng tiến lại gần Mỹ [239]. Nhà

nghiên cứu người Mỹ R.Azizian trong công trình Russia - India Relations: Stability

amidst strategic uncertainty (2004) đã phản ánh quan hệ Ấn Độ - Nga từ sau Chiến

tranh lạnh đến năm 2004 và tập trung vào những vấn đề khủng bố, vấn đề

Afghanistan và Trung Á [25]. Học giả M.Malek trong bài viết Russian policy

toward South Asia: An Update (2004) lại phân tích về lợi ích chiến lược của Nga ở

Nam Á. Tác giả cho rằng mặc dù trong những năm gần đây, cả Moscow và

Islamabad có ý định tăng cường quan hệ, nhưng hiệu quả rất thấp. Do đó, trong

tương lai, chính sách Nam Á của Nga sẽ tiếp tục xu hướng nghiêng về Ấn Độ [128].

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu, các bài viết về quan hệ Ấn Độ - Nga trên

các lĩnh vực chủ yếu

Kinh tế, thương mại: Ở Ấn Độ, nổi bật công trình India and Russia - trade

and economic relation (2003) của là tác giả A.Mohanty [159] và H.S.Vasudevan

với cuốn Shadows of Substance: Indo - Russian trade and military technical

cooperation since 1991 (2010) [221]. Trên cơ sở khảo sát quan hệ kinh tế Ấn Độ -

13

Nga từ sau khi Liên Xô tan rã, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời gian này

hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước mang tính thiếu ổn định, chính sự bất ổn

của Nga đã tác động đến doanh nhân Ấn Độ có ý định kinh doanh ở thị trường Nga.

Tháng 2/2009, Viện Doanh nghiệp nhà nước đã tổ chức hội thảo: India and

Russia: Problems in ensuring energy eecurity. Bản kỷ yếu do R.Mishra, R.Sinha,

R.Rybakov chủ biên tập hợp 13 bài viết về hợp tác năng lượng giữa hai nước. Cuốn

sách còn đưa ra các khuyến nghị nhằm mục đích bảo đảm an ninh năng lượng dựa trên

kinh nghiệm của Ấn Độ và Nga. Công trình là nguồn tư liệu định hướng cho chúng tôi

nghiên cứu về vấn đề quan trọng này khi thực hiện luận án (vấn đề năng lượng) [156].

Quan hệ kinh tế Ấn Độ - Nga giai đoạn 1991-2010 còn được thể hiện thông

qua những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như tác giả R.G. Gidadhubli với

một loạt các bài viết như “Auctioning of rupee funds: New issues in Indo - Russian

Economic Relations” (1994), “India - Russia economic relations” (1999); “Putin’s

Visit: Need to focus on economic ties” (2000); “Indo - Russian economic ties:

Advantage Russia” (2009)…Mặc dù những bài viết này chỉ tiếp cận dưới góc độ

kinh tế một cách khái lược, nhưng đây là những tư liệu tham khảo cho luận án với

dữ liệu được công bố để phân tích về quan hệ kinh tế hai nước. Một bài viết đáng

chú ý của G.Sachdeva là “India-Russia economic relations: Gradual shifts form

state dominant linkages to private initiatives” (2007) đã cho rằng quan hệ kinh tế

còn đáng kể chủ yếu là mua sắm quốc phòng và một số khoản đầu tư vào khu vực

kinh tế nhà nước của Ấn Độ. Nhưng nhà nghiên cứu D. A. Mahapatra trong bài viết

“Indo - Russian economic cooperation: Surmounting the Rupee-Reactor Syndrome”

(2007) lại cho rằng vì quá tập trung vào hợp tác quốc phòng dẫn đến quan hệ kinh

tế, thương mại hai nước tiến triển chậm [123].

Ở Nga, phản ánh về quan hệ kinh tế - thương mại Ấn Độ - Nga được trình

bày trong nhiều bài viết như tác giả A.Korshunov với bài “Russian - Indian

economic relations” (1993), E.Isaev có bài “Russian - Indian trade and economic

cooperation” (1998)…các tác giả đồng quan điểm khi cho rằng giá trị hợp tác kinh

tế Ấn Độ và Nga rất thấp nhưng có nhiều tiềm năng để cải thiện tình hình. Đáng chú

ý là tác giả Y.Konovalova với bài “Hợp tác kinh tế và thương mại Nga - Ấn Độ

14

trong giai đoạn hiện nay” (Российско-индийское торгово-экономическое

сотрудничество на современном этапе). Tác giả cho rằng kể từ tháng 5/1992,

hai hiệp định kinh tế quan trọng được ký kết giữa Nga và Ấn Độ nhưng thị phần

thương mại giữa hai nước là không đáng kể. Do vậy, phải đa dạng hóa cơ cấu

thương mại, tăng tỷ trọng sản xuất công nghệ cao [232]. Hai tác giả T.Akhmadulina

và V.Raspopov trong bài viết “Triển vọng hợp tác đầu tư Nga - Ấn Độ”

(Перспективы российско-индийского инвестиционного сотрудничества) lại đi

sâu phân tích động lực và cơ cấu đầu tư giữa Nga và Ấn Độ [230]. Những bài viết

trên cung cấp những thông số kinh tế - thương mại quan trọng cho tác giả luận án.

Về an ninh: Ở Ấn Độ có công trình India - Russia partnership: Kashmir,

Chechnya and issues of convergence (2006) của học giả D.Mahapatra đã đi vào so

sánh chủ nghĩa khủng bố ở Kashmir và Chechnya. Tác giả cũng chỉ ra các lĩnh vực

khác mà lợi ích của hai nước hội tụ, đó là xây dựng trật tự toàn cầu đa cực, tăng

cường dân chủ [122]. Tác giả D.Mahalik với tác phẩm Russia - India cooperation to

counter international terrorism, 1991-2006 (2009) đã cố gắng phác họa những vấn

đề về khủng bố ở Chechnya, Kashmir, Trung Á, Afghanistan và những biện pháp an

ninh của hai nước trong cuộc chiến này. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhắc đến quan

điểm của Ấn Độ và Nga trong chính sách chống khủng bố của Mỹ, chiến tranh Iraq

[120]. Với nội dung này, công trình có tính gợi mở cho luận án đi sâu vào phân tích

hợp tác giữa Nga và Ấn Độ trong lĩnh vực an ninh.

Khoa học - kĩ thuật, văn hóa - giáo dục: Ở Ấn Độ, A.M.Katre với bài viết

“Indo - Russian cooperation in science and technology, retrospect and prospect” và

học giả S.Pohit với bài “Complementarity and potentials of high technology trade,

technology and skills transfers between India-Russia” (2012). Dựa trên xem xét

quan hệ hai nước về khoa học kĩ thuật đã nhận định rằng quan hệ hai nước trên lĩnh

vực này chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của mỗi nước. Vì vậy, tác giả đã

phân tích một loạt những nguyên nhân và giải pháp thúc đẩy quan hệ hai bên [169].

Đồng quan điểm này, các nhà nghiên cứu K.Mandal, Priti, H.Grewal với bài viết

“Looking back: India-Russia collaboration in science and technology, sociology of

science and technology” (2016) đã xem xét một loạt cơ chế hợp tác khoa học và

15

công nghệ giữa Ấn Độ và Nga, trọng tâm là ILTP. Theo các nhà nghiên cứu, vấn đề

cần phải tập trung là phát triển công nghệ cao. Ở Nga, đáng chú ý là bài viết “Hợp

tác Nga-Ấn Độ trong ngành công nghiệp công nghệ cao” (Российско-индийское

сотрудничество в высокотехнологичных отраслях промышленности) (2016)

của S.Chernikov và J.Konovalova đã chỉ ra 5 lĩnh vực công nghệ liên quan nhất

giữa Nga và Ấn Độ: hạt nhân, không gian, dược phẩm, kỹ thuật quân sự, công nghệ

thông tin và viễn thông. Họ kết luận rằng có tiềm năng hợp tác sâu rộng hơn nữa

giữa hai nước trên các lĩnh vực này [235]. Về giáo dục: tác giả Ustyuzhantseva với

bài “Hợp tác giáo dục giữa Nga và Ấn Độ” (Образовательное сотрудничество в

российско-индийских отношениях) (2016) đã nhận định hợp tác giáo dục giữa Ấn

Độ và Nga đã không thể cạnh tranh được với các nước như Mỹ, Anh. Chính vì thế

nhà nước nên tăng cường bảo trợ cho việc trao đổi giáo dục giữa hai nước, đặc biệt

phải tận dụng quan hệ tốt đẹp trong lịch sử giữa Nga và Ấn Độ [236].

Quân sự, quốc phòng: Đây là nội dung quan trọng thu hút sự quan tâm của

các nhà nghiên cứu. Ở Ấn Độ, có công trình Indo - Russian Defence Cooperation

1992 - 2002 (2005) của nhà nghiên cứu S.K.Thakur. Không chỉ đưa ra tư liệu khoa

học, trung thực về mối quan hệ mà tác giả còn đi vào nhận xét, đánh giá tác động

của hợp tác quân sự Ấn Độ - Nga với hai quốc gia và khu vực. Đây là tài liệu tham

khảo quan trọng cho luận án cả về tư liệu và phương pháp tiếp cận [212]. Nhà

nghiên cứu A.Srivastava có bài “Indo - Russian Military Technical Cooperation:

Implications for Southern Asia” (1999) tập trung thảo luận hoạt động mua sắm vũ

khí, chuyển giao công nghệ quốc phòng, những tác động của quan hệ quốc phòng

Ấn Độ - Nga đối với các nước trong khu vực, đặc biệt với Pakistan và Trung Quốc

[197]. Tác giả J. Bakshi viết bài “India-Russia Defence Co-operation” (2006) nhấn

mạnh hợp tác quốc phòng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của quan hệ

song phương Ấn Độ - Nga và sẽ còn được tiếp tục phát triển trong tương lai. Tuy

nhiên, tác giả nhận định mối quan hệ đó sẽ có những thay đổi trong bối cảnh mới

hiện nay do sự gia tăng cạnh tranh thị trường vũ khí của các nước khác [38]. Ngoài

ra, còn có nhiều bài viết đề cập đến khía cạnh này: R.Thakur với bài “The Impact

of the Soviet Collapse on Military Relations with India” (1993), B.Basu có

16

bài“Indo-Russian defence cooperation” (1999),“Putin’s Visit and Future of India -

Russia Defence cooperation” (2000), B.Gogoi có bài “Military-Technical

collaboration between India and Russian: an overview of the Post-Soviet Period”

(2002)...là nguồn tham khảo cho chúng tôi khi viết về hợp tác quân sự giữa hai bên.

Nhà nghiên cứu Mỹ J.Conley với công trình Indo-Russian military and

nuclear cooperation: Implications for U.S. security interests (2000) đã trình bày có

hệ thống mối quan hệ hợp tác quân sự và hạt nhân giữa Ấn Độ và Nga sau Chiến

tranh lạnh trong tương quan với quan hệ Ấn Độ - Mỹ. Từ sự so sánh này, Conley đã

đưa ra những gợi ý cho chính sách quân sự của Mỹ [48]. Năm 2001, ông lại viết

cuốn Indo - Russian military and nuclear cooperation: Lessons and options for

U.S.policy in South Asia đã nhìn nhận lại các hợp đồng giữa Ấn Độ - Liên Xô trong

suốt thời kì Chiến tranh lạnh [49]. Tác giả R.Weitz với bài The maturing of Russia -

India Defence Relations (2012) đã chỉ ra thay đổi trong quan hệ hợp tác quốc phòng

hai nước từ khi Yeltsin nắm quyền đến khi kết thúc hai nhiệm kì của Putin. R.Weitz

đã cho rằng gia tăng hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Nga khởi nguồn từ lo ngại các

vấn đề an ninh chung là Hồi giáo cực đoan, sự bất ổn ở Trung Á [225].

Nhà nghiên cứu người Anh R.Thornton với tác phẩm India Russia Military

Cooperation Which Way Forward (2012) không chỉ điểm lại lịch sử quan hệ quốc

phòng giữa hai nước từ thời Liên Xô đến năm 2012 mà còn đưa ra những đánh giá

về tác động, triển vọng hợp tác quan hệ trên lĩnh vực này với Ấn Độ, Nga [215].

Ở Pháp, nổi bật là công trình của hai tác giả I.Facon, R.Poukhov Russie,

Inde, coopération militaro-technique (2008) do Quỹ nghiên cứu chiến lược Pháp

xuất bản. Trong phần 2 và phần 3 của công trình đã hệ thống hợp tác trên lĩnh vực

kĩ thuật quân sự từ 1992 đến 2007. Với 86 trang, đây là tài liệu tham khảo hữu ích

cho luận án về quan hệ Ấn Độ - Nga trên lĩnh vực chủ yếu này [246]. G.Boquérat

với cuốn La coopération militaro-industrielle au coeur des relations Indo-Russes

(2011) xem xét diễn trình hợp tác quân sự Ấn Độ - Nga thông qua nhìn nhận

chuyển biến từ một mối quan hệ mua-bán sang hợp tác thực hiện dự án chung [244].

Tác giả người Trung Quốc Hứa Kiếm Đông với bài viết “Luận bàn về hợp

tác quân sự Nga - Ấn” (俄罗斯印度军事合作评析) cho rằng sau Chiến tranh lạnh,

17

Nga và Ấn Độ có những cân nhắc lợi ích địa chính trị của riêng mình và điều đó

dẫn tới việc thành lập quan hệ đối tác chiến lược cũng như tăng cường hợp tác kỹ

thuật - quân sự. Tác giả cho rằng Nga và Ấn Độ tăng cường hợp tác kỹ thuật quân

sự cả chiều sâu và bề rộng quả thực là điều rất “hiếm” của thế giới [240]. Tác giả

Ngô Hà với bài viết “Phân tích xu hướng hợp tác quân sự giữa Nga và Ấn Độ” (俄

罗斯与印度军事合作态势分析) đã đánh giá rằng hợp tác quân sự là một trong

những chủ đề quan trọng nhất trong cuộc họp cấp cao Ấn Độ - Nga, việc Nga và Ấn

Độ duy trì hợp tác quân sự chặt chẽ, một mặt là do nhu cầu của lực lượng quân sự

hai nước, mặt khác là để củng cố và tăng cường hợp tác chính trị [241].

Về hợp tác năng lượng, các tác giả chủ yếu đi vào phân tích, đánh giá hợp

tác năng lượng hạt nhân giữa Ấn Độ và Nga. Ở Ấn Độ có bài viết của R.Maitra và

S.Maitra “Russia boosts India’s nuclear power program” (1998), S.Manpreet có

bài “Indo - Russian nuclear cooperation: opportunities and challenges” (2000),

giúp tác giả luận án có thêm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Kết quả nổi bật của các công trình trên là đề cập đến những vấn đề trọng yếu

nhất trong quan hệ hai nước trên những lĩnh vực chủ yếu. Nhìn chung, các nghiên

cứu mang tính chất đặt vấn đề, chưa có sự hệ thống hóa, phân tích và đánh giá sâu.

1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Nga trong mối quan hệ ba bên

Nghiên cứu về quan hệ ba bên Nga - Trung Quốc - Ấn Độ. Đây là lĩnh vực

nghiên cứu chiếm số lượng nhiều nhất trong nhóm các công trình này. Ở Ấn Độ, hai

tác giả M.Rasgotra, V.D.Chopra trong công trình India’s relations with Russia and

China: A New Phase tập trung phân tích quan hệ của Ấn Độ với Nga và Trung

Quốc trong thời kì chiến tranh lạnh và những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã. Từ

quan điểm của mình, công trình đã cung cấp cho người đọc thấy được những mặt

tích cực và hạn chế của từng cặp quan hệ song phương. Ở phạm vi nhất định, công

trình cũng xem xét những triển vọng cho mối quan hệ giữa ba nước này trong tương

lai. Đây là những cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Nga trong

tương quan với nhân tố Trung Quốc [177]. Trong khi đó, nhà nghiên cứu B.Thomas

lại xuất phát từ chủ thể nước Nga để đánh giá về quan hệ của Nga với Ấn Độ và

Trung Quốc. Trong cuốn Russia’s strategic co-operation with India and China: A

18

comparative study (2004), tác giả đã có sự so sánh mức độ hợp tác giữa Nga - Ấn

Độ, Nga - Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh cho đến khi kết thúc nhiệm kì đầu

của Tổng thống Putin [213]. Qua đó, giúp chúng tôi thấy được mức độ hợp tác của

Nga với quốc gia Nam Á này. Nhà nghiên cứu N.D.Kundu trong công trình Russia -

India - China: Prospects for Trilateral Cooperation cho rằng Ấn Độ, Nga và Trung

Quốc cùng phải đối mặt với thách thức toàn vẹn lãnh thổ từ chủ nghĩa cực đoan tôn

giáo, ly khai và khủng bố cho nên dù trong lịch sử quan hệ Trung - Nga, Trung - Ấn

có sự thù địch nhưng hiện tại tình hình thế giới đã thay đổi nên hợp tác ba bên là rất

có tiềm năng. N.D.Kundu cũng cho rằng chủ nghĩa bá quyền của Mỹ là yếu tố tăng

cường hợp tác ba bên [101]. Tác giả J.Bakshi với công trình Russia - China

relations relevance for India là tác phẩm rất hữu ích trong việc tìm hiểu quan hệ

giữa Nga với Trung Quốc và ảnh hưởng của mối quan hệ này đối với Ấn Độ. Tác

giả cho rằng quan hệ Nga - Trung ở bất kỳ thời điểm nào dù hợp tác hay đối lập

luôn có ý nghĩa sâu sắc đối với chính sách của Ấn Độ trong quan hệ với cả hai [37].

Ở Nga, tác giả S.V.Uyanaev chủ biên cuốn Cooperation between Russia, India and

China in the XXI Century: Problems and Prospects, Directions (2004), S.Lounev

với công trình The Russia - China - India Triangle: The Prospects and Limitations

of Partnership (2010), D.Trenin với bài viết “Challenges and Opportunities: Russia

and the Rise of China and India” (2011). Những công trình này đã giúp chúng tôi

hiểu thêm về quan điểm của các học giả Nga về hợp tác ba bên.

So với các nhà khoa học ở Ấn Độ và Nga thì một số nhà nghiên cứu Trung

Quốc tỏ ra “dè dặt” hơn khi đánh giá triển vọng hình thành tam giác này. Phương

Thiên Tứ trong bài“Đánh giá về sự phát triển và khả năng của một “Tam giác

chiến lược Trung Quốc - Ấn Độ - Nga” (中印俄戰略三角 的發展及可能性評估)

đã thảo luận về thuận lợi và khó khăn để hình thành tam giác chiến lược. Tác giả

cho rằng mối quan hệ ba bên này mới chỉ dừng ở mức “phối hợp và hợp tác” [242].

Nhà khoa học chính trị người Mỹ A.C.Kuchins khi thảo luận về quan hệ của

Nga với Trung Quốc và Ấn Độ trong bài viết “Russia’s relations with China and

India: Strategic Partnerships, Yes; strategic Alliances, No” (2001) đã nhấn mạnh

rằng đó là các mối quan hệ mang tính chất là đối tác chiến lược chứ không phải là

19

“liên minh”. Ông cho rằng chính những hành động của Mỹ ở Iraq và Kosovo là chất

xúc tác để ba nước thúc đẩy thiết lập trật tự thế giới đa cực [99]. Hai nhà nghiên cứu

người Pháp G.Boquérat và F.Grare khi chủ biên cuốn India, China, Russia:

Intricacies of an Asian Triangle (2004) lại đưa ra giả thuyết rằng nếu có một tam

giác gắn kết Trung Quốc, Ấn Độ, Nga thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tương

lai trật tự thế giới? Liệu mối quan hệ này có thực sự thúc đẩy xu thế đa cực? Hay

chỉ là cách thức để họ cải thiện vị thế đối với Mỹ? Trên cơ sở những câu hỏi đặt ra

như vậy họ xem xét các khía cạnh của mối quan hệ ba bên cũng như phân tích động

lực và mâu thuẫn vốn có trong cấu trúc này [245]. Những tài liệu kể trên giúp chúng

tôi nhận diện, so sánh tính chất của quan hệ Ấn Độ - Nga với yếu tố Trung Quốc.

Những công trình nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Nga - Trung Á đáng kể có tác

giả A.I.Singh với bài viết “A New Indo - Russian Connection: India’s Relations

with Russia and Central Asia” (1995). Xuất phát từ chủ thể Ấn Độ, tác giả đã nhìn

nhận lại mối quan hệ giữa Ấn Độ, Nga với khu vực chung mà cả hai đều có lợi ích

địa - chính trị, đó là Trung Á. Tác giả chỉ ra rằng Ấn Độ cần phải làm mới mối quan

hệ của mình với Nga và các nước cộng hòa Trung Á do hoàn cảnh lịch sử đã thay

đổi [195]. Tác giả J.Bakshi trong bài “Russia, India and the Central Asian

Republics: Geo political convergence” (1996) lại có cái nhìn mang tính toàn diện

hơn khi cho rằng Nga, Ấn Độ và các nước cộng hòa Trung Á có sự hội tụ ngày càng

tăng về lợi ích địa chính trị, họ đều có cùng đặc điểm chung là đa sắc tộc, đa ngôn

ngữ và đa tôn giáo. Họ đang tìm cách thúc đẩy sự thống nhất trong đa dạng [34].

Những công trình nghiên cứu về Ấn Độ - Pakistan - Nga, đáng kể nhất là của

tác giả V.Raj với tên gọi Russian Policy Towards India And Pakistan Since 1991: A

Comparative Study (2004) đi vào tìm hiểu bối cảnh lịch sử tác động đến chính sách

của Nga với Nam Á, so sánh chính sách của Nga với Ấn Độ và Pakistan qua các từ

năm 1991 đến những năm đầu thế kỉ XXI. Theo đó, chính sách của Nga với Ấn Độ

và Pakistan được thể hiện một cách liên tục, nằm trong chiến lược của Nga với Nam

Á. Tác giả khẳng định quan hệ Nga - Ấn Độ mang tính chất chiến lược, còn với

Pakistan, Nga chỉ duy trì tốt quan hệ song phương trong chiến lược Nam Á của

mình [176]. Nhận định trên được nhiều học giả tán thành như D.Kaushik trong bài

20

viết “Islamabad - Moscow - New Delhi” và M.ASmith với bài “Russia’s Relations

With India & Pakistan” (2004). Đây là những công trình có ý nghĩa cho luận án khi

xem xét quan hệ Ấn Độ - Nga với sự ảnh hưởng của yếu tố Pakistan.

Ở một phương diện khác A.N.Roy lại nhìn nhận mối tương quan của Ấn Độ

với Mỹ và Nga trong công trình “Indo - US and India - Russia: Strategic Partners

All” (2009). Tác giả đã cho thấy được sự phát triển ngày càng tăng của Ấn Độ với

Mỹ và mối quan hệ “lãng mạn” với Nga trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Tuy

nhiên, trên bình diện sâu rộng của quan hệ Ấn Độ - Nga, tác giả khẳng định rằng:

trái ngược với Washington, Nga chấp nhận sự nổi lên của Ấn Độ trong khu vực.

1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở trong nƣớc

Nhóm nghiên cứu về Ấn Độ, có đề cập nội dung nghiên cứu của luận án:

Để tham khảo nguồn tư liệu tiếng Việt liên quan đến luận án do các nhà nghiên cứu

Việt Nam viết, tác giả đã khảo cứu một số công trình tiêu biểu như: Tác phẩm Lịch

sử Ấn Độ (1995) do Giáo sư Vũ Dương Ninh chủ biên, được coi là công trình

chuyên khảo có giá trị và toàn diện nhất về lịch sử Ấn Độ tại Việt Nam. Công trình

nghiên cứu một cách khái quát đất nước, con người và nền văn hóa truyền thống Ấn

Độ, lịch sử Ấn Độ từ thời cổ trung đại, trong đó quan hệ của Ấn Độ với các nước

lớn được đề cập tương đối khái quát [10]. Cũng trong năm 1995, tác giả Đinh Trung

Kiên xuất bản cuốn Ấn Độ hôm qua và hôm nay đã đề cập đến lịch sử, quá trình xây

dựng và phát triển kinh tế của Ấn Độ với những thành tựu kinh tế và quan hệ đối

ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn cuối thế kỉ XX [7]. Cùng với cách tiếp cận trên,

tác giả Cao Xuân Phổ và Trần Thị Lý đã chủ biên công trình Ấn Độ xưa và nay

(1997), tập trung vào những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa cũng như quan hệ

đối ngoại của Ấn Độ từ trong lịch sử đến giai đoạn hiện đại. Trong công trình Sự

điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2000 do Trần Thị Lý chủ

biên (2002) đã đề cập đến nguyên nhân điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ

cũng như mối quan hệ cụ thể với các quốc gia, khu vực trên thế giới sau 10 năm

thực hiện cải cách. Đặc biệt trong phần “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại”, các

tác giả đã trình bày một cách khái quát về chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 1991

năm 2000 [9]. Trong các công trình này tác giả luận án sẽ tiếp thu những luận điểm

21

khoa học về chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập và không liên kết của Ấn Độ.

Tác giả Ngô Xuân Bình chủ biên cuốn Một số vấn đề kinh tế và chính trị cơ bản của

Ấn Độ thập niên đầu thế kỷ XXI và dự báo xu hướng phát triển đến năm 2020

(2013) đưa ra một cái nhìn toàn diện về thực trạng phát triển của Ấn Độ. Đặc biệt,

chương 2 có mục chính trị đối ngoại đã phân tích những vấn đề quan trọng trong

chính sách đối ngoại của Ấn Độ [1].

Bên cạnh các công trình trên, còn khá nhiều các bài viết trên các tạp chí

chuyên ngành như: Trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế có bài viết của tác giả Chu

Văn Chúc Ấn Độ năm 2000 (2000), Dinkar Shukla với bài “Nền ngoại giao Ấn Độ

qua các thời đại” (2000), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á có bài “Về vị trí của Ấn

Độ trên trường quốc tế (thời kỳ 1947 - 1997) (2001) của Nguyễn Thu Hương,

“Mười năm cải cách kinh tế Ấn Độ” (2001) của Đỗ Đức Định…trong chừng mực

nhất định giúp chúng tôi có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình Ấn Độ nói chung và

chính sách đối ngoại nói riêng, nhất là giai đoạn tiến hành cải cách.

Nhóm nghiên cứu về nước Nga, đề cập đến khía cạnh tiếp cận của luận án:

Nhà nghiên cứu Hà Mỹ Hương với tác phẩm Nước Nga trên trường quốc tế. Hôm

qua, hôm nay và ngày mai (2006) cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện về

nước Nga trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó có đề cập đường lối

đối ngoại của quốc gia này. Năm 2009, tác giả này lại cho xuất bản cuốn Nước Nga

hậu Xô viết qua những biến thiên của lịch sử. Đáng chú ý là phần thứ hai của cuốn

sách: Nước Nga hậu Xô viết với cuộc tìm kiếm đối tác tin cậy và chỗ đứng xứng

đáng trong hệ thống các quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là cơ sở để tác giả

luận án tiếp tục nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nga kể từ sau Chiến tranh

lạnh. Cuốn Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI do Nguyễn An Hà chủ biên

lại tập trung phác họa diện mạo chính trị - kinh tế Liên bang Nga trong thập niên

đầu thế kỷ, đồng thời phân tích xu thế vận động phát triển, dự báo tác động của Liên

bang Nga tới thế giới, khu vực và Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 [6].

Ngoài ra, có một số bài viết về nước Nga đăng trên các tạp chí chuyên ngành

như Tạp chí Nghiên cứu châu Âu có tác giả Hoàng Hải với bài “Quan hệ kinh tế

giữa Nga với các nước châu Á trong thập kỷ 90”(1995), “Nước Nga với một số

22

nước đối tác ở Đông Á trong thập niên đầu thế kỉ XXI” của Ngô Tất Tố (2008),

“Nét mới trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga dưới thời Tổng thống

D.Medvedev” (2008 - 2012) của Lê Minh Giang (2012). Đây là những tư liệu giúp

tác giả luận án nghiên cứu chiến lược đối ngoại của Nga ở những giai đoạn cụ thể.

Nhóm các công trình liên quan đến một số mảng quan hệ và giai đoạn

trong quan hệ song phương Ấn Độ - Nga. Nhìn chung, nghiên cứu quan hệ Ấn Độ

- Nga là một vấn đề còn khá mới ở Việt Nam và hầu như mới chỉ được đề cập một

cách khái quát trong các bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Có thể

kể đến như tác giả Lê Viết Duyên với bài “Quan hệ Ấn - Nga và nét mới trong

chính sách của Nga với Nam Á” đi sâu phân tích chính sách và quan hệ của Nga với

hai nước Ấn Độ và Pakistan. Trong bối cảnh thay đổi chính sách của Nga với Nam

Á, quan hệ Ấn Độ - Nga sau Chiến tranh lạnh được xem xét đến năm 2000, chủ yếu

trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao và quốc phòng [4]. Năm 2005, tác giả Phan Văn

Rân có đăng bài “Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Nga - Ấn, những năm đầu

thế kỷ XXI đề cập những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ hai bên, thực

trạng và triển vọng trong thời gian tới [13]. Tác giả Hà Thị Lịch viết bài “Quan hệ

Nga - Ấn Độ thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh” (2007) đã đề cập đến 5 nhân tố thúc đẩy

quan hệ hợp tác Nga - Ấn Độ tiếp tục phát triển sau Chiến tranh lạnh và khái quát

quan hệ hợp tác hai bên trên các lĩnh vực ngoại giao, năng lượng, quân sự [8].

Đỗ Trọng Quang với bài “Về ý tưởng xây dựng tam giác chiến lược Nga -

Trung - Ấn” (2007) đã nhìn nhận lại bối cảnh lịch sử, điều kiện thuận lợi để thực

hiện tam giác chiến lược. Đặc biệt, tác giả đã tập trung lý giải những trở ngại chính

cho quan hệ ba bên này [11]. Cũng về phương diện hợp tác ba bên nhưng tác giả Lê

Tùng lại có cài nhìn dưới góc độ cân bằng quyền lực giữa các cường quốc với bài

viết Nga - Ấn Độ - Trung Quốc hay Mỹ - Nhật - Trung (2012) phản ánh mối tương

quan giữa các cường quốc trong bối cảnh quan hệ quốc tế có nhiều biến động [18].

Bên cạnh đó luận án Quan hệ Ấn Độ - Liên Xô từ 1947 đến 1991 (2011) của

tác giả Lê Thế Cường đã phân tích sâu sắc và đưa ra những nhận xét về mối quan hệ

Ấn Độ - Liên Xô từ 1947 đến năm 1991. Đây là tư liệu để tác giả tham khảo về

quan hệ hai nước trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

23

1.3. Những thành tựu và các vấn đề đặt ra

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài

nước đề cập đến quan hệ Ấn Độ - Nga giai đoạn 1991 - 2010 từ nhiều góc độ,

phong phú về nội dung và đa dạng trong cách tiếp cận nhưng tất cả đều đi đến khái

quát hoặc làm rõ từng vấn đề cụ thể trên từng lĩnh vực của quan hệ hai nước. Điểm

qua các công trình nghiên cứu, về cơ bản các nhà khoa học đã giải quyết được ba

vấn đề sau: Thứ nhất, lịch sử mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Nga qua các

giai đoạn cụ thể. Một số công trình đã bước đầu khắc họa những nét cơ bản về mối

quan hệ 2 nước từ sau Chiến tranh lạnh. Thứ hai, những thay đổi trong chiến lược

và chính sách của cả hai nước với nhau qua các giai đoạn cụ thể. Thứ ba, những vấn

đề về hợp tác song phương giữa Ấn Độ - Nga. Trong đó, lĩnh vực được quan tâm

nhiều nhất là quan hệ chính trị, an ninh và quốc phòng.

Trên cơ sở nguồn tài liệu là thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi

trước mà chúng tôi tiếp cận trên, tuy đa dạng và phong phú nhưng nhìn chung tại

Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, mang tính hệ thống về

quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010 với bối cảnh của tình hình thế giới

mới sau Chiến tranh lạnh.

Những vấn đề chưa được giải quyết nhìn từ phía Việt Nam: Một là, qua

tìm hiểu nguồn tư liệu trên, chúng tôi nhận thấy các công trình chủ yếu được phân

tích đơn lẻ, chưa đặt chúng trong tổng thể chính sách phát triển quốc gia cũng như

sự biến đổi bên trong và bên ngoài của cả Ấn Độ và Nga, chưa tìm ra bản chất, cũng

như nét đặc trưng của cặp quan hệ này. Hai là, một số công trình chỉ trình bày một

cách khái quát về lịch sử phát triển của quan hệ Ấn Độ - Nga nói chung, trong khi

quan hệ hai nước từ 1991 đến 2010 chỉ đi sâu vào tìm hiểu về một vấn đề cụ thể

trên từng lĩnh vực. Trong khi đó còn có một số vấn đề chưa được làm sáng tỏ như:

Những thành công và hạn chế của mối quan hệ trên là gì? Nét đặc trưng, vai trò,

những chuyển dịch quan hệ quốc tế tại khu vực nảy sinh từ quan hệ giữa Ấn Độ -

Nga trong mối quan hệ biện chứng với xu hướng chung của tình hình thế giới sau

Chiến tranh lạnh cũng chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng. Ba là, điều dễ

dàng nhận thấy là nghiên cứu của các tác giả trong nước rất phong phú nhưng chủ

24

yếu tập trung vào từng quốc gia riêng lẻ. Cho đến thời điểm thực hiện luận án,

chúng tôi chưa thấy có một công trình nghiên cứu lịch sử mang tính chuyên sâu và

có hệ thống về quan hệ Ấn Độ - Nga giai đoạn 1991 - 2010. Bốn là, nhiều công

trình quá nhấn mạnh đến vai trò tác động một phía của Nga đến quan hệ Ấn Độ -

Nga mà chưa nhận thấy tính chất bình đẳng, quan hệ qua lại giữa hai chủ thể xuất

phát từ tính toán lợi ích chiến lược của cả Ấn Độ và Nga.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài với hy vọng

nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề đặt ra trên cơ sở kế thừa và chọn lọc

những thành tựu nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu đi trước.

Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết

Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, luận

án tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau: Một là, phân tích cơ sở hình thành, bối

cảnh trong nước, khu vực, thế giới và nhân tố nước lớn có những tác động sâu sắc,

mạnh mẽ đến quan hệ Ấn Độ - Nga giai đoạn luận án đề cập. Hai là, làm rõ một

cách có hệ thống, toàn diện những nội dung cơ bản trong quá trình phát triển quan hệ

Ấn Độ - Nga trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quân sự, kinh tế - thương mại, khoa

học - kĩ thuật, văn hoá - giáo dục qua các giai đoạn. Ba là, đánh giá vai trò của quan

hệ Ấn Độ - Nga giai đoạn 1991 - 2010 đối với mỗi nước. Từ đó, luận án rút ra và lý

giải bản chất, nhận diện những điểm nổi bật của cặp quan hệ này. Đồng thời, tác giả

cũng làm rõ tác động của quan hệ Ấn Độ - Nga với các đối tượng có liên quan cũng

như những bài học kinh nghiệm cho các nước, trong đó có Việt Nam.

Như vậy, nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Nga nói chung và giai đoạn 1991 -

2010 nói riêng đã nhận được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước trên

những phương diện, giai đoạn và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu có hệ

thống về quan hệ Ấn Độ - Nga ở Việt Nam vẫn còn bị bỏ ngỏ. Do vậy, luận án hy

vọng sẽ là công trình nghiên cứu có hệ thống về quan hệ Ấn Độ - Nga hai thập kỉ từ

sau khi Liên Xô tan rã từ quan điểm của nhà nghiên cứu Việt Nam.

25

CHƢƠNG 2

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

2.1. Những yếu tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Nga

2.1.1. Yếu tố lịch sử

Giai đoạn 1947 - 1971

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ

nghĩa tư bản đã trở thành trục chính trong quan hệ quốc tế, tạo nên sự đối đầu, chạy

đua căng thẳng giữa hai cực Xô - Mỹ. Trong hoàn cảnh đó, Liên Xô cũng tranh thủ

lôi kéo với cả các nước không cùng ý thức hệ vì lợi ích an ninh của chính mình.

Chính vì vậy, nên ngay khi thực dân Anh nhân nhượng cho phép Ấn Độ thành lập

chính phủ lâm thời do J.Nehru làm Phó Thủ tướng, ngày 13/4/1947, Liên Xô là một

trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Ấn Độ. Nhưng thời điểm

này, với lăng kính của chủ nghĩa cộng sản, Stalin coi chính phủ của Nehru là “công

cụ của đế quốc Anh- Mỹ” [161; tr.226]. Tình hình đã thay đổi khi N.Khrushchev

nắm quyền, và đến tháng 2/1954, việc Mỹ tuyên bố cung cấp vũ khí và viện trợ kinh

tế cho Pakistan khiến cho quan hệ Ấn-Xô thắt chặt hơn. Thủ tướng J.Nehru sang

thăm Liên Xô vào ngày 7/6/1955 và từ ngày 17/11-14/12/1955, Khrushchev cùng

nhiều quan chức cấp cao thăm Ấn Độ. Phát biểu tại Thủ phủ Srinagar (Kashmir)

vào ngày 10/12/1955, Khrushchev thể hiện quan điểm:“Kashmir là một trong

những bang của nước Cộng hòa Ấn Độ...” [222].

Đầu năm 1960, nguy cơ xung đột biên giới Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng

đến gần, tháng 1/1960, Chủ tịch Xô viết tối cao K.Vorosilov thăm Ấn Độ và tháng

2/1960, N.Khrushchev thăm Ấn Độ lần thứ hai nhằm tìm một giải pháp đồng thuận

cho quan hệ Ấn - Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày 20/10/1962, xung đột ở biên giới

vẫn xảy ra, Liên Xô đã hành động trung lập giữa “người anh em Trung Quốc” và

“người bạn” Ấn Độ. Từ năm 1964 đã có sự thay đổi đáng kể trong nội bộ hai nước,

khi Nehru qua đời và Khrushchev bị bãi miễn chức vụ, mặc dù vậy các chuyến

viếng thăm của quan chức cấp cao hai nước vẫn diễn ra: tháng 7/1966, I. Gandhi

sang thăm Liên Xô; ngày 25/1/1968, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A.Kosygin sang

thăm Ấn Độ, tiếp đó trong năm 1969 ông đã có 2 lần sang thăm Ấn Độ nhằm kêu

26

gọi sự ủng hộ của nước này với Liên Xô trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc.

Thời kỳ này, Liên Xô ủng hộ Ấn Độ khi coi Kashmir là một phần không thể tách

rời của Ấn Độ, ủng hộ thu hồi Goa, Diu, Daman. Trong chiến tranh Ấn Độ -

Pakistan (1965), Liên Xô giữ vai trò hòa giải với thỏa thuận Tashkent (10/1/1966).

Phía Ấn Độ tỏ thái độ ủng hộ nhẹ nhàng với việc Liên Xô đưa quân vào Hunggari

(1956) và chiến tranh Xô - Trung (1969), bỏ phiếu trắng ở Liên Hợp Quốc việc Liên

Xô đưa quân vào Tiệp Khắc (1968). Hai nước ủng hộ giải quyết hòa bình vấn đề

Đức, Triều Tiên, Đông Dương, ủng hộ Ai Cập quốc hữu hóa kênh đào Suez.

Về quân sự, trong bối cảnh mâu thuẫn Ấn - Trung, năm 1961 chuyến hàng quân

sự đầu tiên của Liên Xô đến Ấn Độ. Năm 1962, Liên Xô chuyển giao công nghệ chế

tạo động cơ máy bay MiG-21 cho Ấn Độ [44; tr.123]. Tính đến năm 1969-1970, Liên

Xô đã cung cấp cho Ấn Độ 450 xe tăng hạng nặng, 150 xe tăng phun lửa, 140 đại bác

100mm, 2 tàu ngầm, 1 khu trục hạm, 120 máy bay MiG-21, 32 máy bay vận tải AN,

140 máy bay ném bom, 109 máy bay lên thẳng và 50 tên lửa [191; tr.55].

Về hợp tác kinh tế: Hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật bắt đầu với Hiệp định ký ngày

2/2/1955 về việc Liên Xô cung cấp 647 triệu Rs cho Ấn Độ xây dựng nhà máy thép

Bhilai [162; tr.153]. Ngoài ra, Liên Xô cũng giúp xây dựng Nhà máy thép Bokaro,

Xí nghiệp thiết bị mỏ Durgapur, nhiệt điện Harduaganj, nhà máy cơ khí Kota, nhà

máy nhôm Karba [118; tr.6]. Riêng trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai của Ấn Độ

(1956 - 1961), 8/16 dự án công nghiệp được xây dựng với sự trợ giúp của Liên Xô

[26; tr.195]. Đến những năm 70, nguồn vốn hỗ trợ của Liên Xô cho Ấn Độ đã

chiếm 30% lượng sản xuất thép, 35% sản lượng dầu, 20% sản lượng điện, 85% máy

móc, 50% thiết bị điện [191; tr.68]. Quan hệ thương mại Ấn Độ - Liên Xô được bắt

đầu dựa trên cơ sở thỏa thuận trao đổi. Giai đoạn 1947-1953, giá trị thương mại mới

chỉ đạt 419,9 triệu Rs [3; tr.55]. Trải qua ba Hiệp định thương mại 5 năm đến thời

điểm 1970 - 1971, thương mại hai nước tăng 109 lần so với năm 1947 [175; tr.115].

Như vậy, sau hơn 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Ấn Độ - Liên

Xô đã được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Tuy nhiên,

quan hệ hai nước thời kì này còn bộc lộ những tồn tại như sự hiểu biết về đường lối

của nhau còn duy ý chí trong giai đoạn đầu, cơ chế hợp tác chưa chặt chẽ.

27

Giai đoạn 1971 - 1991

Về quan hệ chính trị, quân sự: Năm 1971, quan hệ Ấn Độ - Liên Xô chịu sự tác

động mạnh mẽ của tình hình Nam Á. Sự đàn áp của chính quyền Tây Pakistan đối với

người dân miền Đông Pakistan đã dẫn đến sự ra đời của Cộng hoà Nhân dân

Bangladesh. Điều này diễn ra trùng với sự phát triển ngày càng gần gũi của quan hệ

Trung - Mỹ. Phản ứng với tình hình trên, ngày 9/8/1971, Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị

và Hợp tác Ấn Độ - Liên Xô đã được ký kết với tính tương hỗ rất cao:“Trong trường

hợp một trong hai bên tham gia Hiệp ước bị tấn công hoặc bị đe dọa tấn công, hai bên

tham gia Hiệp ước sẽ ngay lập tức tiến hành các cuộc trao đổi ý kiến lẫn nhau để loại

trừ mối đe dọa đó, và tiến hành những biện pháp có hiệu lực thích đáng nhằm bảo đảm

hòa bình và an ninh của hai nước” [3; tr.77]. Phù hợp với Hiệp ước này, trong cuộc

chiến giữa Ấn Độ và Pakistan (12/1971), Liên Xô đã ủng hộ Ấn Độ. Khoảng thời gian

còn lại trong nhiệm kì của Thủ tướng I.Gandhi (1971 - 1977), quan hệ hai nước có

những chuyển biến bước ngoặt với nhiều chuyến thăm cấp cao. Đáng chú ý là chuyến

thăm của Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô L.Brezhnev, Bộ trưởng Ngoại giao

A.Gromyko đến Ấn Độ (11/1973). Khi Ấn Độ thử hạt nhân ngày 18/5/1974 khiến cho

Moscow khó xử, nhưng rồi L.Brezhnev vẫn khẳng định “lập trường kiên định và

không thay đổi của Liên Xô là ủng hộ chính sách của Ấn Độ” [178; tr.70].

Khi Liên minh Jatana lên nắm quyền ở Ấn Độ (3/1977), quan hệ hai nước

vẫn được duy trì tốt đẹp với chuyến thăm Ấn Độ ngày 25/4/1977 của Bộ trưởng

Ngoại giao A.Gromyko và chuyến thăm Liên Xô ngày 21 - 26/10/1977 của Thủ

tướng M.Desai. Thời kì I.Gandhi trở lại nắm quyền (1980 - 1984), quan hệ Ấn Độ -

Liên Xô một mặt thúc đẩy quan hệ song phương, mặt khác có sự đồng nhất về thực

thi Hiệp ước SALT-II, vấn đề Afghanistan, Camphuchia và việc Trung Quốc tấn

công Việt Nam. Các chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao A.Gromyko đến Ấn

Độ (2/1980), Bộ trưởng Ngoại giao N.Rao đến Liên Xô (6/1980 và 6/1981), Tổng

thống Ấn Độ N.Reddy thăm Liên Xô (7/1980), L.Brezhnev thăm Ấn Độ (12/1980),

I.Gandhi thăm Liên Xô (9/1982) khẳng định sự bền chặt giữa hai nước.

Nửa sau những năm 1980, được coi là thời kì hoàng kim trong quan hệ Ấn

Độ - Liên Xô. Với “tư duy mới”, hai nước có quan điểm tương đồng về giải quyết

28

tình hình Afghanistan, Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, chế độ Apartheid ở Nam Phi.

Nhưng, quan hệ hai nước đã có sự suy giảm trong giai đoạn thứ hai của thời kỳ

M.Gorbachev (1989 - 1991). Việc Gorbachev tuyên bố “giải phóng tư tưởng”, “phi

ý thức hệ” và nỗ lực xây dựng “ngôi nhà chung Châu Âu” đã làm giảm tầm quan

trọng của các nước đang phát triển như Ấn Độ. Ngày 8/8/1991, Hiệp ước Hòa bình,

Hữu nghị và Hợp tác đã hết hạn 20 năm, tiếp đó sự sụp đổ của Liên Xô đã thúc đẩy

quan hệ của Ấn Độ với Liên Xô (sau này là Nga) bước sang một thời kì mới.

Trên lĩnh vực kinh tế: Giai đoạn 1971 - 1991 với việc ký kết 4 hiệp định

thương mại 5 năm đã thúc đẩy không ngừng kim ngạch thương mại song phương.

Những năm 1971 - 1972, giá trị thương mại hai nước chỉ đạt 2.273,6 triệu Rs đến

năm 1985 - 1986 tăng lên 36.102,6 triệu Rs [175; tr.115] và năm 1990 đạt 46.000

triệu Rs [3; tr.128]. Liên Xô là thị trường xuất khẩu hàng nông sản truyền thống của

Ấn Độ. Đến năm 1990 - 1991, xuất khẩu của Ấn Độ sang Liên Xô chiếm 16,1% và

nhập khẩu là 5,9% [186; tr.217]. Hai nước đã thống nhất được cách thức quy đổi giữa

đồng rupee và ruble thông qua đàm phán định kì. Bên cạnh đó, tính đến năm 1985,

Liên Xô đã hỗ trợ đầu tư vào 56 nhà máy lớn của Ấn Độ, chủ yếu là công nghiệp

nặng [175; tr.50]. Liên Xô chấp nhận thanh toán các khoản tín dụng bằng hàng hoá

của Ấn Độ. Nhà kinh tế học I.G.Marshall chỉ ra rằng: “Sự ủng hộ ngay từ đầu của

chính phủ Ấn Độ đối với Phong trào Không liên kết sẽ không thể thực hiện được nếu

không có sự giúp đỡ của Liên Xô vì nếu không có sự trợ giúp như vậy, Ấn Độ sẽ

không thể mạo hiểm mà có lập trường độc lập với phương Tây” [130; tr.85].

Về quân sự, Liên Xô tiếp tục cung cấp các khí tài quân sự cho Ấn Độ ở mức

“giá hữu nghị” và trên cơ sở trao đổi thương mại. Ấn Độ là một trong số ít quốc gia

đầu tiên nhận được máy bay MiG-29 với giấy phép sản xuất trong nước và cũng là

nước duy nhất được cho thuê tàu ngầm hạt nhân ba năm (1988 - 1991).

Sau hơn 4 thập kỷ với sự tác động của nhiều nhân tố, quan hệ Ấn Độ - Liên

Xô (1947 - 1991) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng thông qua các cuộc trao

đổi chính trị, hợp tác kinh tế - thương mại sâu rộng. Những thành quả của quan hệ

hai nước để lại dấu ấn sâu đậm trong quan hệ Ấn Độ - Nga thời kì hậu Chiến tranh

lạnh. Tuy nhiên, thời kì 1947 - 1991 cũng để lại những khó khăn nhất định cho quan

29

hệ Ấn Độ - Nga. Do Liên Xô phải chạy đua đối đầu với Mỹ và hệ thống tư bản nên

phải mở rộng quan hệ với các nước không cùng ý thức hệ. Vì vậy, Liên Xô sử dụng

viện trợ cho các nước đang phát triển theo kiểu bao cấp nên vừa kém hiệu quả, vừa

lãng phí các nguồn lực. Về phía Ấn Độ với lập trường “không liên kết” chỉ chống lại

ách thống trị của phương Tây, không chống lại chế độ tư bản và mặt khác cũng hy

vọng nhận được nhiều viện trợ từ Liên Xô. Tính thực dụng từ cả hai bên là trở ngại

để thúc đẩy quan hệ giữa Nga và Ấn Độ sau này. Cơ chế ưu đãi kiểu “cho không”

làm cho tính tích cực của các chủ thể kinh tế hết sức thấp kém. Sản phẩm làm ra chỉ

cung cấp đến khối Xô Viết theo những điều khoản bắt buộc [219; tr.142]. Bên cạnh

đó, ưu ái về các khoản tín dụng đã để lại cho Ấn Độ khoản nợ khoảng 12 tỷ USD,

khiến cho quan hệ thương mại sau này trì trệ vì chủ yếu xoay quanh Ấn Độ cung

cấp hàng hóa trả nợ cho Nga. Đó là di sản không mong muốn mà cả Ấn Độ và Nga

phải gánh vác khi bước sang thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh.

2.1.2 Yếu tố quốc tế, khu vực và yếu tố một số nƣớc ảnh hƣởng đến quan hệ Ấn

Độ - Nga

Bối cảnh quốc tế: “Chúng ta đang sống trong một thế giới mới...Chiến tranh

lạnh đã kết thúc [181; tr.100]. Đó là lời phát biểu từ chức của M.Gorbachev vào

ngày 25/12/1991, đánh đấu sự sụp đổ hoàn toàn của trật tự lưỡng cực. Trong bối

cảnh này, Ấn Độ và Nga đều phải xác định vị trí và điều chỉnh chính sách của mình

cho phù hợp với những xu thế của “thế giới mới”. Với xu thế toàn cầu hóa, khu vực

hóa làm cho tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng trở nên rõ nét, tác

động mạnh đến quan hệ Ấn Độ - Nga, khiến hai nước nhận thấy lợi ích của sự hợp

tác, những điểm có tính bổ sung lẫn nhau, tạo điều kiện thâm nhập vào nhau ngày

càng sâu rộng, mang đến cơ hội tham gia vào các định chế toàn cầu. Song quá trình

này cũng mở rộng phạm vi hợp tác và cạnh tranh giữa Ấn Độ, Nga với các chủ thể

khác. Với xu thế khu vực hóa, Ấn Độ và Nga phải định hướng lại chính sách đối

ngoại của mình với mối ràng buộc lợi ích của quan hệ khu vực và liên khu vực và

nằm trong chuỗi mắt xích của quan hệ đa chiều. Với xu thế tập trung vào phát triển

kinh tế, cả Ấn Độ và Nga phải xác định ưu tiên số một của mình là vấn đề kinh tế,

thúc đẩy hợp tác vì lợi ích của mỗi nước. Bên cạnh đó, tư duy đặt lợi ích dân tộc lên

30

trên hết cũng làm cho cạnh tranh giữa các nước ngày càng mạnh mẽ, tác động nhiều

chiều đến quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Ấn - Nga nói riêng. Ở một khía

cạnh khác, quan hệ Ấn Độ - Nga còn chịu sự tác động của môi trường an ninh quốc

tế với nhiều điểm nóng như chiến tranh vùng Vịnh, bất ổn ở Trung Đông, Trung Á,

Afghanistan. Đối với quan hệ Ấn Độ - Nga, những yếu tố mới của bối cảnh quốc tế

sẽ là môi trường định hướng cơ bản của mỗi nước trong quan hệ song phương. Nó

vừa là thời cơ nhưng cũng là thách thức, đòi hỏi hai chủ thể phải có sự điều chỉnh

nhằm tạo dựng cho mình một vị trí tối ưu trong trật tự quốc tế đang hình thành.

Tình hình khu vực và những tác động đến quan hệ Ấn Độ - Nga

Châu Á nói chung và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng sau

Chiến tranh lạnh đã nổi lên quá trình phát triển mạnh mẽ của hợp tác đa phương.

Đồng thời, các nước lớn ra sức thiết lập và cân bằng quyền lực tại châu Á thông qua

tăng cường sức mạnh quốc lực và nối rộng chính sách đối ngoại. Các quan hệ tay

đôi Mỹ - Nga, Nga - Trung, Ấn - Trung, Ấn - Mỹ đã có nhiều thay đổi. Trong bối

cảnh khu vực với các mối quan hệ đa dạng và đầy tính cạnh tranh đã tạo nên những

thử thách và sức ép rất lớn từ nhiều phía đối với quan hệ hai nước. Đồng thời, đây

cũng là điều kiện thuận lợi giúp hai nước xích gần hơn. Vì vậy, việc làm mới quan

hệ Ấn Độ - Nga cũng là động lực thôi thúc hai nước. Mặt khác, an ninh khu vực còn

tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, đòi hỏi Ấn Độ và Nga phải phối hợp với các chủ thể

khác, xây dựng môi trường an ninh vì lợi ích của chính mình.

Tại Nam Á, sau Chiến tranh lạnh, khi Nga và Mỹ giảm dần quan tâm đến

khu vực đã tạo ra “khoảng trống quyền lực”, kích thích chủ nghĩa dân tộc nảy sinh.

Trong khi đó, quan hệ của các nước ở Nam Á vẫn luôn căng thẳng, nghi ngờ lẫn

nhau, nhất là bất đồng giữa Ấn Độ và Pakistan đã chi phối quan hệ giữa các nước ở

khu vực. Vì lẽ đó mà Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) hoạt động ít hiệu

quả. Bên cạnh đó là sự nổi lên của các phe phái, tranh chấp lãnh thổ, mâu thuẫn dân

tộc, tôn giáo như phong trào Sindhi và Baluchi ở Pakistan, người Terai ở Nepal,

người Chakma ở Bangladesh và người Tamil ở Sri Lanka. Bởi vậy, Ấn Độ cho rằng

Nam Á là khu vực chưa ổn định, hợp tác khu vực chưa đáp ứng được mục tiêu trở

thành cường quốc của mình. Năm 1997, các nhà phân tích Ấn Độ cho rằng “Ấn Độ

31

nên vượt qua những giới hạn chật hẹp của Nam Á” [78; tr.309]. Những tính toán về

lợi ích chiến lược, nhu cầu đảm bảo an ninh trong một khu vực Nam Á bất ổn là

động lực để Ấn Độ cải thiện và phát triển quan hệ với Nga.

Tại Trung Á, sau khi Liên Xô giải thể, Trung Á trở thành “khoảng không gian

chung”, hội tụ lợi ích chiến lược giữa Ấn Độ và Nga. Tuy nhiên, an ninh tại Trung Á

diễn biến cực kì phức tạp. Bắt đầu bằng cuộc nội chiến ở Tajikistan, sau đó là sự hỗn

loạn ở Afghanistan. Lợi dụng bất ổn này, các nước gia tăng can dự vào khu vực. Iran

lập ra Khu vực Hợp tác Biển Caspi, Thổ Nhĩ Kỳ lập ra Uỷ ban Hợp tác Biển Đen,

Pakistan nỗ lực chống Ấn Độ thông qua tìm kiếm giúp đỡ của các thế lực Hồi giáo tại

các nước Cộng hòa Trung Á, Mỹ và NATO thực hiện chương trình Đối tác vì Hòa

bình kể từ tháng 1/1994. Tại Trung Á cũng tồn tại mối đe dọa lớn từ chủ nghĩa khủng

bố, ly khai và tôn giáo cực đoan, nhất là Hồi giáo cực đoan kết hợp với hoạt động

khủng bố với nhiều phong trào như Al-Qaeda, Phong trào Hồi giáo Uzbekistan, chiến

binh Hồi giáo Tajikistan, Hizbut-Tahrir al-Islami. Xung đột ở Tajikistan, sự nổi lên

của Taliban là những biểu hiện này. Ngoài ra, nạn buôn lậu thuốc phiện, vật liệu

phóng xạ cũng nở rộ tại đây. Hoàn cảnh trên đã đe dọa đến lợi ích địa chiến lược của

Ấn Độ và Nga, là chất xúc tác để hai nước xích lại gần nhau hơn.

Trong giai đoạn này, quan hệ Ấn Độ - Nga còn chịu tác động từ các hành

động đơn phương của yếu tố Mỹ. Với Nga, Mỹ đã bảo trợ cho NATO kết nạp Cộng

hòa Séc, Hungary và Ba Lan (12/3/1999), chỉ trích gay gắt về nhân quyền ở

Chechnya, gây áp lực buộc Nga phải hủy cung cấp công nghệ tên lửa cho Ấn Độ.

Trong khi đó, quan hệ Ấn - Mỹ cũng không thật sự ấm nồng. Những bất đồng về

vấn đề nhân quyền của người Sikh, việc Mỹ chuyển giao vũ khí cho Pakistan theo

Tu chính án Brown nhưng lại gây sức ép với Ấn Độ về chương trình hạt nhân và tên

lửa, đặt Ấn Độ vào danh sách cần phải ưu tiên theo dõi theo điều “301 đặc biệt”

của luật thương mại Mỹ cũng khiến Ấn Độ hướng đến Nga. Như vậy, những động

thái của Mỹ chính là yếu tố thúc đẩy quan hệ Ấn Độ - Nga xích lại gần nhau.

Điểm nổi bật tiếp theo về yếu tố địa chính trị và ảnh hưởng đến quan hệ Ấn

Độ - Nga là yếu tố Trung Quốc. Kể từ Đại hội XIV (1992), Trung Quốc đã điều chỉnh

chính sách ngoại giao “độc lập hoà bình” sang “ngoại giao nước lớn” và đến Đại

32

hội XV (1997), Trung Quốc tuyên bố là “nước lớn có trách nhiệm trong xã hội quốc

tế” [2; tr.13]. Từ đây, ngoại giao nước lớn ngày càng được Trung Quốc tiến hành triệt

để hơn, làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ tại khu vực. Trong khi vấn đề biên giới

chưa được giải quyết thì việc Trung Quốc tăng cường can dự vào Trung Á, Viễn

Đông, Nam Á khiến cho cả Ấn Độ và Nga lo ngại. Ở đây, Trung Quốc là tác nhân để

Ấn Độ và Nga tiến lại gần nhau. Tuy nhiên, kể từ khi trở thành Tổng thống, Yeltsin

đã có 6 cuộc họp thượng đỉnh với Chủ tịch Giang Trạch Dân, nhưng chỉ có 3 với các

Thủ tướng Ấn Độ. Trong lần Yeltsin tới Trung Quốc vào năm 1996, hai nước đã xác

lập quan hệ “đối tác chiến lược”. Thái độ nghiêng về Trung Quốc của Nga gây ra lo

ngại cho Ấn Độ. Trong khi Ấn Độ đang có tranh chấp với Trung Quốc và Pakistan thì

việc bán vũ khí quy mô lớn của Nga cho Trung Quốc đã ảnh hưởng đến an ninh của

Ấn Độ. Ở đây, yếu tố Trung Quốc là trở ngại cho quan hệ Ấn Độ - Nga.

Yếu tố Pakistan có tác động đáng kể đến quan hệ Ấn Độ - Nga. Trong giai

đoạn này, thách thức an ninh mà Ấn Độ phải đối mặt với Pakistan là khủng bố

thánh chiến (Jihad) và việc Pakistan lợi dụng nhân quyền, lôi kéo lực lượng bên

ngoài nhằm cô lập Ấn Độ. Pakistan là yếu tố chi phối chính sách đối ngoại của Ấn

Độ, nhất là tìm kiếm ủng hộ của Nga về an ninh. Tuy nhiên, sau Chiến tranh lạnh do

sự nổi lên của các yếu tố Hồi giáo ở CIS và vùng ngoại vi phía nam nên đầu những

năm 90, Nga cũng có động thái để cải thiện quan hệ với Pakistan. Nhưng việc

Pakistan thân Mỹ và Trung Quốc, can dự vào Trung Á cũng như vai trò của

Pakistan với Taliban đã phủ bóng xuống quan hệ giữa Nga và Ấn Độ.

Một yếu tố khác tác động đến quan hệ Ấn Độ - Nga chính là tình hình tại

Afghanistan. Cuối những năm 80, lực lượng mujahideen tiếp tục nổi dậy chống lại

Chính phủ của Najibullah do Liên Xô và Ấn Độ hỗ trợ. Đến ngày 14/4/1992, chính

phủ của Najibullah bị sụp đổ, Afghanistan rơi vào tình trạng vô chính phủ. Trong sự

hỗn loạn này, năm 1994, tại Kandahar phong trào Taliban xuất hiện. Tháng 9/1996,

Taliban chiếm Kabul và kiểm soát toàn bộ quốc gia. Chiến thắng của Taliban đã lan

truyền Hồi giáo cực đoan ra Trung Á, đe dọa an ninh với Ấn Độ và Nga. Trên thực

tế, các phiến quân ở Chechnya, Kashmir đã có mối liên kết với Taliban. Những diễn

biến này là chất xúc tác hướng Ấn Độ và Nga tiến lại gần nhau.

33

2.1.3 Yếu tố bên trong mỗi nƣớc

Tình hình Ấn Độ và nhu cầu phát triển quan hệ với Nga: Tình hình chính trị

Ấn Độ vào đầu những năm 90 rơi vào tình trạng rối ren. Sau khi R.Gandhi bị ám sát

(5/1991), Chính phủ của Mặt trận Dân tộc tỏ ra bất lực trong việc ổn định đất nước.

Tháng 6/1991, Chính phủ mới của P.V.N.Rao được thành lập và phải đối mặt với

nhiều khó khăn khi nền kinh tế Ấn Độ rơi vào khủng hoảng cán cân thanh toán trầm

trọng. Tăng trưởng GDP giảm từ 6,9% (1989), xuống 1,43% (1991). Nợ trong nước

đã tăng từ 35% GDP (1980 - 1981) lên 53% GDP (1990 - 1991) [154; tr.13]. Dự trữ

ngoại tệ đến tháng 5/1991 chỉ còn 1 tỷ USD, đủ cho nhập khẩu 20 ngày, thất nghiệp

lên tới 30 triệu người, nợ nước ngoài 70 tỷ USD [9; tr.24]. Trong bối cảnh đó, tháng

7/1991, Ấn Độ đã bắt đầu cải cách kinh tế vĩ mô. Nhờ vậy, tăng trưởng GDP sau

năm 1993 đạt mức 6-7%. Nhưng từ cuối năm 1996, kinh tế Ấn Độ bắt đầu chững

lại. Nguyên nhân là do nhiều lần thay đổi nội các khi trải qua sự cầm quyền của A.

Vajpayee, H.Gowda, I.Gujral. Khi BJP giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng

3/1998, Chính phủ của Vajpayee phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cuối năm 1999,

Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế giai đoạn hai, đạt tốc độ bình quân 5,5%/năm.

Trong bối cảnh tác động của cuộc chiến tranh vùng Vịnh, bất ổn ở Nam Á,

khủng hoảng ở Liên Xô và trong nước đã buộc Ấn Độ phải điều chỉnh chính sách

đối ngoại từ nguyên tắc trung lập “Không liên kết” sang đa dạng hóa các mối quan

hệ. Trong chính sách đối ngoại này, nhu cầu hợp tác với Nga là phù hợp với lợi ích

chiến lược của Ấn Độ. Thứ nhất, với những di sản của lịch sử khiến cho Ấn Độ vẫn

xác định Nga chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Thứ

hai, Ấn Độ muốn dựa vào hỗ trợ của Nga đẩy mạnh quá trình trở thành cường quốc

cũng như kiềm chế Trung Quốc, Pakistan, ủng hộ về vấn đề Kashmir. Thứ ba, Ấn

Độ phụ thuộc rất lớn vào nguồn vũ khí từ Nga, đặc biệt là rất cần cung cấp lâu dài

các loại vũ khí và thiết bị tiên tiến trong tương lai cũng như được tiếp cận với công

nghệ quốc phòng, hạt nhân, vũ trụ của Nga. Thứ tư, do lịch sử để lại, Ấn Độ cần

đến Nga trong việc cung cấp các trang thiết bị để hiện đại hóa các cơ sở kinh tế mà

Liên Xô đã hỗ trợ xây dựng. Hơn nữa nước Nga cũng là thị trường truyền thống của

nhiều loại hàng hóa Ấn Độ, nhất là nông sản.

34

Tình hình nước Nga và nhu cầu phát triển quan hệ với Ấn Độ: Sau khi Liên

Xô giải thể, với quy chế đặc biệt của “quốc gia kế tục Liên Xô”, Nga được thừa

nhận là Uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an. So với các nước cộng hòa khác tách

ra từ Liên Xô, Nga có ưu thế vượt trội với diện tích 17,1 triệu km2, kế thừa phần lớn

di sản kinh tế với GDP là khoảng 50% sản xuất của Liên Xô [199; tr.19]. Dựa trên

nền tảng đó, khi lên nắm quyền Yeltsin đã tiến hành cải cách với “liệu pháp sốc”

nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển theo kiểu phương Tây. Kết quả là một năm sau khi

tan rã, thu nhập quốc dân, sản xuất nông nghiệp, sản xuất dầu, khí đốt, gang và thực

phẩm đã giảm lần lượt 11%, 2,8%, 9,5%, 11%, 1% và 10%. Nợ nước ngoài 76 tỷ

USD, nợ ngoại tệ nội địa 5,6 tỷ USD [217; tr.3]. Việc phá giá đồng ruble ngày

17/8/1998 đã đưa nước Nga rơi vào khủng hoảng đỉnh điểm. Quá trình mở rộng của

EU và NATO, sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (3/1991) làm cho thị trường

của Nga bị thu hẹp. Tăng trưởng GDP của Nga mức âm là chủ yếu. Đến năm 1999,

nền kinh tế Nga mới có những dấu hiệu hồi phục khi GDP đạt 6,4%. Về chính trị,

chính trường Nga trong suốt thập niên 90 cực kỳ phức tạp, mâu thuẫn giữa Quốc hội

và Tổng thống diễn ra gay gắt, thậm chí phải dùng quân đội để giải tán Quốc hội

(4/10/1993). Chiến sự tại Chechnya (1994) làm rối loạn thêm tình hình. Bên cạnh đó,

chính phủ Liên bang lại liên tục thay đổi. Trong hai nhiệm kỳ của Yeltsin đã 6 lần

thay đổi nội các, riêng từ tháng 3/1998 đến tháng 8/1999 có 4 thủ tướng bị thay thế.

Về quân sự, Nga không có nguồn tài chính để hiện đại hóa. Theo Hiệp ước về vũ khí

thông thường ở châu Âu và Hiệp ước Tasken (1992), đến năm 1995 Nga chỉ còn nắm

giữ 15% lượng vũ khí [19; tr.10]. Quan hệ của Nga với các nước thuộc Liên Xô gặp

nhiều trở ngại, việc ra đời tổ chức GUAM (10/10/1997) là biểu hiện về sự chia rẽ đó.

Những biến động trong nước và thế giới đã chi phối các nhà hoạch định

chính sách đối ngoại của Nga. Giai đoạn 1991-1993, phái thân phương Tây chiếm

ưu thế trong chính trường Nga. Bộ ba Yeltsin, Gaidar và Kozyrev cố gắng thúc đẩy

các giá trị dân chủ, đa nguyên và kinh tế thị trường tự do để hòa nhập với phương

Tây. Việc “giải phóng hệ tư tưởng” trong quan hệ đối ngoại được Yeltsin tiếp tục

thực hiện, như ông phát biểu tại Liên Hợp Quốc ngày 31/1/1992: “Chúng tôi loại

trừ bất kỳ sự phụ thuộc của chính sách đối ngoại vào ý thức hệ ....[62; tr.190]. Do

35

vậy, Yeltsin đã giảm hơn nữa can dự vào Thế giới thứ ba, và điều này đã dẫn đến

bước thụt lùi trong quan hệ với Ấn Độ. Cựu đại sứ Liên Xô T.N.Kaul nhận xét:

“chắc chắn sẽ có một số thay đổi trong mối quan hệ này (Ấn - Nga) vì những biến

đổi của cả hệ thống chính trị, địa lý và địa chính trị đang diễn ra ở mọi khu vực xa

xôi, các vùng và các nước thuộc Liên Xô cũ” [95; tr.77].

Sau hai năm nghiêng về phương Tây, nền kinh tế Nga trượt dốc trầm trọng,

vị thế quốc tế của Nga như Chủ tịch Uỷ ban Duma quốc gia về các vấn đề quốc tế

V.Lukin nhận xét:“Tất cả các đối tác của Nga, không ngoại trừ người Mỹ, người

Tây Âu và tôi rất tiếc thậm chí tất cả người Đông Âu - đã coi chúng tôi như một tấm

thảm chùi chân” [84; tr.199]. Trước tình hình đó, năm 1994, Nga điều chỉnh chính

sách đối ngoại theo định hướng cân bằng Âu - Á. Nhưng cũng phải đến khi

Primakov làm Ngoại trưởng (1/1996), ông mới đặt Ấn Độ ở vị trí thứ tư trong danh

sách ưu tiên mà Nga phát triển quan hệ [198; tr.113]. Chúng tôi cho rằng, có những

lý do sau thúc đẩy nhu cầu phát triển quan hệ của Nga với Ấn Độ. Về địa - chính trị,

Ấn Độ là nước có vị trí quan trọng nhất ở Nam Á, việc Nga khôi phục và phát triển

quan hệ với Ấn Độ, không những để tăng cường với đồng minh truyền thống, cân

bằng Âu - Á mà còn củng cố duy trì sự hiện diện chiến lược của mình trong sân

chơi quyền lực ở Nam Á, rộng hơn là châu Á. Về góc độ cục diện thế giới, với vị

thế của Ấn Độ ngày càng tăng trong quá trình cải cách, sẽ là đòn bẩy đem lại lợi thế

cho Nga trong cạnh tranh chiến lược, cân bằng với Mỹ và phương Tây. Về địa -

kinh tế, Ấn Độ là thị trường lớn cho ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, xuất

khẩu vũ khí cho Ấn Độ là cực kỳ quan trọng trong tình trạng thị trường bị thu hẹp

và khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, với việc kế thừa khoản nợ từ Liên Xô, hàng

năm Nga không chỉ được Ấn Độ thanh toán dần dần mà đó còn là điều kiện thuận

lợi để Nga giành một số ưu đãi nhất định trong quan hệ kinh tế - thương mại ở Ấn

Độ. Tóm lại, Ấn Độ với các tiềm năng to lớn về vị trí địa - chính trị và mối liên kết

lịch sử vẫn là một quốc gia quan trọng trong lợi ích chiến lược lâu dài của Nga.

Những yếu tố trên đây tác động đến tất cả các lĩnh vực hợp tác quan hệ Ấn

Độ - Nga giai đoạn 1991 - 2000. Trong đó, chính nhu cầu nội tại và lợi ích dân tộc

là động lực quan trọng nhất thúc đẩy Ấn Độ và Nga từng bước tiến lại gần nhau.

36

2.2. Lĩnh vực an ninh, chính trị - ngoại giao

2.2.1. Hoạt động ngoại giao

Bước khởi đầu trầm lắng của quan hệ Ấn Độ - Nga (1991 - 1992)

Khoảng cách trong sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo Ấn Độ và

Nga là yếu tố dẫn đến quan hệ hai nước thời điểm này trở nên xấu đi. Phản ứng của

Thủ tướng N.Rao với cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 là quá vội vàng khi nhận xét

việc lật đổ M.Gorbachev là hệ quả cho những nhà cải cách thái quá nên gây ra sự

khó chịu cho những nhà cải cách như Yeltsin [228; tr.1257]. Tuy nhiên, ngày

22/8/1991, Chính phủ Ấn Độ vẫn gửi điện chúc mừng cho cả Gorbachev và Yeltsin.

Tiếp đó, Ngoại trưởng M.Solanki được cử đến Liên Xô từ ngày 13 đến 15/11/1991,

nhằm tìm kiếm sự kết nối với nước Nga. Chào đón M.Solanki, Yeltsin nhấn mạnh

đây là “chuyến thăm đầu tiên trong lịch sử kết nối Nga - Ấn” [200]. Trong chuyến

thăm này, Yeltsin đã từ chối ký một hiệp ước mới thay cho hiệp ước năm 1971 đã

hết hạn. Lập trường của Ấn Độ tỏ ra không thân mật với chế độ mới của Nga, nên

không mang lại thiện cảm cho nhà lãnh đạo Nga [36; tr.1375].

Cũng vì lẽ đó mà Nga đã gửi những tín hiệu đầu tiên về ý định cải thiện quan

hệ với Pakistan. Tháng 11/1991, Nga bất ngờ ủng hộ Nghị quyết của Liên Hiệp

Quốc do Pakistan đề xuất kêu gọi thiết lập một khu vực phi hạt nhân ở Nam Á. Tiếp

đó, trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Nga A.Rutskoi tới Pakistan ngày 19 -

22/12/1991 đã cho thấy chuyển biến trong chính sách của Nga. Tuyên bố chung

được công bố vào cuối chuyến thăm của Rutskoi nhấn mạnh:“Phát triển quan hệ

với các quốc gia Hồi giáo theo những nguyên tắc mới, không có trở ngại về ý thức

hệ và dựa trên sự tôn trọng, thiện chí và cùng có lợi” [93; tr.32]. Rutskoi đã không

đứng trên quan điểm truyền thống của Liên Xô về vấn đề Kashmir mà ủng hộ cách

giải quyết dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Chính sự giải thể của Liên Xô dẫn

đến chuyển đổi cơ bản trong cấu trúc địa chính trị thế giới. Lúc này, Pakistan và các

quốc gia Hồi giáo khác ở ngoại vi phía Nam bắt đầu có tầm quan trọng trong chính

sách Nga do gần các nước cộng hòa Trung Á và Afghanistan. Nga cũng coi ủng hộ

Pakistan là yếu tố quyết định để giải phóng số tù nhân chiến tranh vẫn đang bị lực

lượng mujahideen ở Afghanistan giam giữ (lực lượng được Pakistan hậu thuẫn).

37

Trước thái độ của Nga, chính sách của Ấn Độ đã có những thay đổi. Ngày

23/12/1991, chính phủ Ấn Độ công nhận 11 nước cộng hòa ly khai của Liên Xô.

Nhưng việc Nga cắt hỗ trợ cho chính phủ Najibullah của Afghanistan vào tháng

1/1992 đã khiến Ấn Độ lo ngại. Tháng 1/1992, Thứ trưởng Ngoại giao J.Dixit đến

Nga nhưng không gặp được Ngoại trưởng Kozyrev. Chính sách của Nga với Nam Á

đã có thay đổi bước ngoặt. Bản Dự thảo về chính sách đối ngoại của Nga được đưa

ra đầu năm 1992 cho rằng quan hệ với Pakistan phải ở cấp ngang với Ấn Độ và mối

quan hệ với cả hai là phải thực dụng và linh hoạt “dựa trên nhân tố kinh tế”.

Tại cuộc gặp Thủ tướng N.Rao trong cuộc họp ở Liên Hợp Quốc vào tháng

2/1992, Yeltsin nói rằng sẽ không có thay đổi trong chính sách của Nga về Kashmir

cũng như các vấn đề khác [162; tr.179]. Nhưng trên thực tế Nga đang cố gắng tìm

cách cải thiện quan hệ với Pakistan. Tuy nhiên, ý đồ này của Nga đã gặp trở ngại,

tháng 4/1992 sau hội nghị tại Moscow giữa Pakistan và CIS, Thủ tướng Pakistan

M.Sharif nói về sự thành lập liên minh các nước Hồi giáo trong khu vực mà gồm cả

các nước cộng hòa miền Nam của Nga có đông dân số Hồi giáo. Ý đồ của Pakistan

khiến Nga phải nhận thức lại quan hệ với Ấn Độ. Tháng 5/1992, Thư ký Quốc gia Nga

G.Burbulis thăm Ấn Độ, tại đây ông nói rằng Nga coi trọng quan hệ với Ấn Độ nhưng

dựa trên “chủ nghĩa thực dụng” và phù hợp với “những thực tế mới” [193; tr.252].

Trong khi đó, tại chính trường Nga đã diễn ra cuộc tranh luận căng thẳng về

chính sách của Nga tại Nam Á. Việc Tổng thống Yeltsin hoãn thăm Ấn Độ hai lần

vào năm 1992 là biểu hiện bất đồng này. Tại Ủy ban quốc tế Xô viết tối cao chứng

kiến sự phân chia kịch liệt này. Một nhóm của Ngoại trưởng A.Kozyrev ủng hộ

chấm dứt mối quan hệ đặc biệt với Ấn Độ, và Pakistan phải có vị trí quan trọng

trong chính sách đối ngoại của Nga [192; tr.55]. Thời gian này, đây là “quan điểm

vượt trội” trong các cuộc tranh luận nội bộ ở Nga [45; tr.25]. Một nhóm khác của

của giới học thuật, một số thành viên Duma và quan chức quốc phòng cho rằng Ấn

Độ cần được ưu tiên trong chính sách của Nga trong khi vẫn quan hệ tốt với

Pakistan. Họ tin rằng nguồn thu nhập từ bán vũ khí cho Ấn Độ là rất quan trọng cho

chuyển đổi nền kinh tế thị trường ở Nga [49; tr.58]. Nhưng trường phái này đã

không ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Nga.

38

Khi chính sách của hai bên không tìm thấy tiếng nói chung, dẫn đến sự khác

biệt về nhiều vấn đề. Vụ tranh cãi về thỏa thuận công nghệ tên lửa cryogenic cho

thấy quan hệ Ấn Độ - Nga bị ảnh hưởng bởi chính sách thân Mỹ của Nga. Thỏa

thuận này được ký giữa Cơ quan Vũ trụ Liên Xô (Glavkosmos) và Tổ chức Nghiên

cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) vào ngày 18/1/1991. Theo đó, Liên Xô sẽ cung cấp 2

động cơ và công nghệ tên lửa cryogenic, giúp đào tạo chuyên gia cho Ấn Độ

[52;tr.18]. Khi Liên Xô tan rã, nước Nga tuyên bố sẽ thực hiện các hiệp định được

ký từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ G.Bush phản đối thỏa thuận trên vì

cho rằng vi phạm Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR). Ngoại trưởng Mỹ

J.Baker khi thăm Moscow vào tháng 2/1992 nói với Kozyrev rằng thỏa thuận với

Ấn Độ tạo ra “vấn đề nghiêm trọng” trong hợp tác không gian Mỹ - Nga và cảnh

báo Mỹ có thể áp đặt lệnh trừng phạt với Nga nếu hợp đồng không bị hủy bỏ.

Ấn Độ và Nga cho rằng hợp đồng này phù hợp với quy định của MTCR vì

chế độ này không ngăn cản phát triển công nghệ vũ trụ hòa bình [195; tr.73].

G.Burbulis khi thăm Ấn Độ ngày 3-5/5/1992 đã đảm bảo Nga sẽ hoàn thành các

cam kết với Ấn Độ bất chấp áp lực của Mỹ. Tuy nhiên, ông lại cho rằng: “Chúng ta

hãy trung lập, các chuyên gia quốc tế sẽ đánh giá lại thỏa thuận này là phù hợp với tất

cả các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế và sau đó đưa ra phán quyết của họ về phía

chúng tôi, chúng tôi sẽ cố gắng chấp nhận theo cách phù hợp” [91; tr.27]. Ngay lập

tức, ngày 4/5/1992 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ M.Tutwiler nói rằng

Washington sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với cả hai nước trừ khi thỏa thuận bị

hủy bỏ [91; tr.27]. Ngày 9/5/1992, Tổng thống Yeltsin đã điện đàm với Tổng thống

G.Bush và cả hai đều biểu lộ thiện chí trong vấn đề mở rộng thị trường cho việc bán

loại công nghệ này [204]. Nhưng ngày 11/5/1992, Mỹ tuyên bố đã áp đặt trừng phạt

ngừng cấp phép xuất khẩu trong hai năm đối với Glavkosmos và ISRO. Ngay lập tức

ngày 12/5/1992, Chủ tịch ISRO, U.R.Rao đã cáo buộc Mỹ rằng chính “lợi ích thương

mại” là một động cơ cấm vận, ông nói: “Mỹ tuyên bố “tự do thương mại”, dường như

cách giải thích có nghĩa là “tự do” cho họ mà không có cho người khác” [124; tr.39].

Ấn Độ cho rằng việc Mỹ ngăn hợp đồng này là do tác động về mặt tài chính khi mà

Glavkosmos trả giá thấp hơn công ty General Dynamics (Mỹ) [44; tr.157].

39

Người đứng đầu Glavkosmos, A.Dunayev vẫn hứa sẽ cung cấp cho Ấn Độ

bất chấp Mỹ áp đặt trừng phạt. Ngay sau đó, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã

thông qua một điều lệ sửa đổi về chống phổ biến vũ khí do Thượng nghị sĩ

J.R.Biden soạn thảo, theo đó điều kiện viện trợ của Mỹ cho Nga khi Nga đồng ý từ

bỏ việc bán công nghệ tên lửa cho Ấn Độ [198; tr.123]. Tại cuộc gặp cấp cao Mỹ-

Nga đầu tháng 6/1992, Tổng thống G.Bush đã cam kết viện trợ cho Nga 4,5 tỷ USD

để hỗ trợ Nga chuyển đổi kinh tế. Tiếp đó, dưới sự chủ trì của Mỹ, tại Hội nghị

thượng đỉnh tại Munich (7/1992), nhóm G7 cũng hứa sẽ viện trợ 1 tỷ USD cho Nga.

Điều này đã ảnh hưởng đến quyết định hủy hợp đồng của Nga sau này.

Ngoài MTCR, phía Nga giờ đây đã đứng về phía phương Tây kêu gọi Ấn Độ

kí NPT. Trong tháng 5/1992, Ngoại trưởng Kozyrev “chỉ trích Ấn Độ từ chối ký

hiệp ước NPT” [35; tr.221]. Cùng thời điểm này, tranh cãi về trả nợ của Ấn Độ

cũng ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Ấn Độ - Nga. Lúc này, đồng ruble mất giá

nhưng người Nga lại tính theo tỷ giá đồng ruble trước đây và yêu cầu số tiền Ấn Độ

phải trả là 16 tỷ USD, trong khi theo Ấn Độ là 12 tỷ USD. Nga muốn số tiền phải

trả một lần trong khi Ấn Độ yêu cầu thanh toán nhiều lần [195; tr.75].

Có thể nói rằng, hai năm đầu quan hệ Ấn Độ - Nga rơi vào trạng thái ngưng

trệ, thậm chí cọ xát, tranh cãi trên nhiều lĩnh vực. Nguyên nhân chính là do Ấn Độ

và Nga đã xác định lại lợi ích quốc gia và ưu tiên đối ngoại của mình. Đối với Nga,

chính quyền của B.Yeltsin đã nghiêng về phương Tây với hy vọng có một “Kế

hoạch Marshall” qua sự trợ giúp của IMF và WB. Với Ấn Độ, những thay đổi trong

chính sách của Nga đã buộc Ấn Độ phải nhận thức lại mối quan hệ “không thể phá

vỡ” với Liên Xô trước đây và việc Ấn Độ thực thi chính sách hướng Đông với trọng

tâm là khu vực Đông Nam Á cũng khiến cho quan hệ với Nga trở nên lạnh nhạt.

Mặc dù vậy, cả hai nước đều có cơ sở vững chắc để củng cố quan hệ song

phương chặt chẽ dựa trên các lợi ích cơ bản. Nga quan tâm đến bán thiết bị quân sự

cho Ấn Độ để khắc phục khủng hoảng, Ấn Độ vẫn rất muốn Nga cung cấp khí tài

cho 60 - 70% hàng nhập khẩu quốc phòng từ Liên Xô. Hơn nữa, nền tảng của quan

hệ song phương vẫn rất chặt chẽ. Ngày 15/4/1992, Ấn Độ đã gửi hàng nhân đạo và

viện trợ 150 triệu Rs để khắc phục khan hiếm hàng hóa ở Nga [106; tr.149]. cùng

40

với đó, những diễn biến trong chính trường Nga đã thúc đẩy Nga hướng đến Ấn Độ.

Tháng 12/1992, Tổng thống Yeltsin đã giải tán chính phủ của Y.Gaidar. Dưới tác

động của “những người theo chủ nghĩa Âu - Á” (Eurasianist), chính sách đối ngoại

Nga đã có sự điều chỉnh với việc thừa nhận nét đặc trưng “bản sắc lưỡng thể” như

“một con đại bàng hai đầu hướng về phía tây và phía đông” [24; tr.6]. Từ sự thay

đổi về nhận thức, đã dẫn tới chuyến thăm của Yeltsin đến Ấn Độ.

Chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống B.Yeltsin với Hiệp ước Hữu nghị và

Hợp tác (1993) - “khởi điểm mới” cho quan hệ Ấn Độ - Nga

Đầu năm 1993 là thời kỳ khó khăn với nước Nga do gia tăng căng thẳng giữa

Tổng thống Yeltsin và nghị viện, sự suy giảm xuất khẩu vũ khí của Nga dưới áp lực

của Mỹ [83; tr.100]. Những lời chỉ trích nội bộ kết hợp với phản ứng yếu ớt của

phương Tây trước yêu cầu của Nga khiến cho Nga phải chú ý đến những đối tác

truyền thống ở châu Á. Ngày 19/1/1993, Ấn Độ và Nga đã ký Nghị định thư thiết

lập cơ chế tham vấn thường xuyên các vấn đề quốc tế, khu vực và song phương.

Tuy nhiên, chính sách của Nga đối với Ấn Độ và Pakistan vẫn là chủ đề tranh luận

tại chính trường Nga. Trước chuyến thăm của Yeltsin đến Ấn Độ, trong phiên điều

trần tại Ủy ban các vấn đề Quốc tế của Xô viết tối cao Nga và Duma Quốc gia vào

tháng 1/1993, Ngoại trưởng A.Kozyrev vẫn đề xuất nguyên tắc “cân bằng” trong

quan hệ với Ấn Độ và Pakistan [160; tr.233]. Nhưng các quan chức quốc phòng

nhấn mạnh phải duy trì quan hệ truyền thống với Ấn Độ và mối quan hệ này không

gây trở ngại cho quan hệ của Nga với Pakistan [160; tr.234]. Ngày 25/1/1993, Bộ

Ngoại giao Nga công bố Những định hướng cơ bản trong chính sách đối ngoại,

trong 10 khu vực ưu tiên của Nga thì Tây và Nam Á xếp thứ 7. Với Ấn Độ, chính

sách đối ngoại cho biết: “Chính sách của chúng ta không phải là cơ sở để các nước

khác nhận thức rằng có chủ ý và quá thân Ấn Độ, hoặc gây trở ngại để phát triển

các mối quan hệ khác, đặc biệt là với Pakistan. Nhiệm vụ của chúng ta là phải thúc

đẩy mối quan hệ với Pakistan đến cùng mức độ quan hệ với Ấn Độ..” [155; tr.15].

Lập trường trên của Nga tiếp tục được thể hiện qua chuyến thăm của Tổng

thống Yeltsin đến Ấn Độ ngày 27-29/1/1993. Trong chuyến thăm này, Yeltsin cam

kết sẽ cung cấp động cơ và công nghệ tên lửa cryogenic cho Ấn Độ bất chấp Mỹ đã

41

áp đặt trừng phạt. Yeltsin cũng bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ đối với Ấn Độ về Kashmir

khi cho rằng Kashmir là một phần không thể tách rời của Ấn Độ [55; tr.450]. Trong

khi cam kết không bán vũ khí cho Pakistan, ông cũng đảm bảo sẽ tiếp tục cung cấp

vũ khí và thiết bị quân sự cho Ấn Độ bằng việc hai nước ký Hiệp định hợp tác kỹ

thuật - quân sự vào ngày 28/1/1993. Ngoài ra, Yeltsin cũng tuyên bố Nga sẽ ủng hộ

Ấn Độ ứng cử Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, Yeltsin đã nhấn

mạnh sự khác biệt trong chính sách của Liên Xô và Nga đối với Ấn Độ, ông nói:

“Chúng tôi muốn thiết lập mối quan hệ đối ngoại của chúng tôi, kể cả với Ấn Độ,

trên cơ sở song phương, không nhằm chống lại bên thứ ba” [36; tr.1379].

Điểm nhấn trong chuyến thăm này là Ấn Độ và Nga đã kí Hiệp ước Hữu

nghị và Hợp tác (28/1/1993) gồm 14 điều khoản với thời hạn 20 năm để thay thế

Hiệp ước năm 1971. Hiệp ước đã loại bỏ lý thuyết quan hệ đặc biệt, nhấn mạnh “tư

duy mới” của Nga: “Cộng hòa Ấn Độ tôn trọng chính sách của Liên bang Nga

nhằm mục đích dân chủ hoá và phi ý thức hệ trong quan hệ quốc tế, phát triển quan

hệ đối tác và hợp tác bình đẳng trong cộng đồng quốc tế, tăng cường về an ninh.

Liên bang Nga tôn trọng chính sách không liên kết của Ấn Độ và vai trò trong việc

duy trì hòa bình, an ninh và hợp tác quốc tế để phát triển [Xem thêm phụ lục].

Khác với Hiệp ước năm 1971, Hiệp ước năm 1993 chỉ kêu gọi một cách chung

chung tham vấn thường xuyên mọi vấn đề và phối hợp trong việc đối phó với các

mối đe dọa nền hoà bình (Điều 3). Như lời Yeltsin nhấn mạnh: “Hiện tại chúng tôi

không coi bất kỳ nước nào ở châu Á là kẻ thù tiềm tàng của chúng tôi” [65; tr.592].

Vấn đề lớn thứ ba là hai nước đã đồng ý cách trả nợ của Ấn Độ. Theo đó,

trong tổng số nợ 31.377 crore Rs, Ấn Độ sẽ trả 19.044 crore Rs (63%) trong 12 năm

với lãi suất 2,4%, quy đổi 19,9 Rs = 1 ruble theo tỷ giá ngày 1/1/1990. Số tiền còn

lại 11,733 crore Rs (37%) sẽ được trả trong 45 năm mà không tính lãi, tính theo tỷ

giá ngày 1/4/1992 là 31,57 Rs = 1 ruble, bắt đầu trả nợ từ tháng 4/1993 [44; tr.171].

Phương thức trả nợ này đã giảm khoảng 32% số nợ của Ấn Độ [107; tr.15]. Hiệp

định năm 1993 cũng đã chấm dứt “thương mại rupee” truyền thống và yêu cầu tất

cả các giao dịch song phương được thực hiện bằng ngoại tệ mạnh. Theo đó, Ấn Độ

trả nợ Nga 1 tỷ USD/năm trong 12 năm bằng hàng hóa của Ấn Độ [35; tr.221].

42

Chuyến thăm của Yeltsin đã đưa làn gió mới vào mối quan hệ Ấn Độ - Nga.

Đó là sự khởi đầu cho quá trình xác lập của một mối quan hệ với tính chất mới

trong lòng của một thế giới đầy biến động. Nhưng Ấn Độ vẫn còn nghi ngờ về sự

khởi sắc mối quan hệ ngay sau chuyến thăm, vì Nga vẫn không hoàn toàn kiểm soát

các vùng tự trị trong nước và phụ thuộc về tài chính với phương Tây. Quan trọng

hơn, Nga đã không giữ lời hứa về hợp đồng cung cấp công nghệ tên lửa của mình.

Khi Clinton bước vào Nhà Trắng, vấn đề được gợi lại, Mỹ đã đưa cơ hội cho Nga

được đấu thầu 12 lần phóng vệ tinh thương mại, cũng như được tham gia một phần

trong dự án Trạm không gian “Tự do”. Phía Mỹ cũng đề nghị sẽ bồi thường cho

Nga sau khi hủy bỏ hợp đồng với Ấn Độ [124; tr.40]. Tiếp đó, trong Hội nghị

thượng đỉnh G7 ở Tokyo ngày 7-9/7/1993, Mỹ hứa sẽ viện trợ cho Nga và các nước

cộng hòa thuộc Liên Xô 1,8 tỷ USD. Sa vào chiến thuật “điều kiện” của Mỹ, Yeltsin

đã đồng ý sẽ hủy hợp đồng với Ấn Độ.

Ngay lập tức, phía Ấn Độ đã cảnh báo Nga: Bất kỳ vi phạm nào về hợp đồng

đã kí kết sẽ có ảnh hưởng đến mối quan hệ Ấn Độ - Nga, không ngoại trừ Ấn Độ sẽ

đàm phán lại việc giải quyết các khoản nợ cũ. Như Giám đốc Viện nghiên cứu quốc

phòng và phân tích chiến lược K.Subramanyam cho biết: “Nếu Nga cảm thấy không

thoải mái thì có thể đến Washington để đòi bồi thường” [124; tr.40]. Bất chấp phản

đối của Ấn Độ, ngày 16/7/1993, Yeltsin đã đình chỉ hợp đồng với Ấn Độ với lý do

“Chính phủ Nga có một số thay đổi về quy định trong lĩnh vực này” [198; tr.123].

Thỏa thuận sẽ được thương lượng lại với Ấn Độ và hoàn tất vào đầu năm 1994 khi

lệnh cấm vận của Mỹ hết hạn. Theo thỏa thuận mới, Nga sẽ không chuyển giao cho

Ấn Độ công nghệ tên lửa, nhưng có thể cung cấp 7 động cơ. Cách thức giải quyết

vấn đề này cho thấy sự thất bại và giảm sút vị thế nghiêm trọng của nước Nga trong

tầm nhìn của Ấn Độ. Học giả J.Bakshi đánh giá: “Trong hai năm qua, mối quan hệ

giữa Moscow và New Delhi không bị chi phối bởi quyền lợi riêng của Nga mà phù

hợp với các mục tiêu của Mỹ” [38; tr.450]. Mặc dù vậy, cả Ấn Độ và Nga cố gắng

để sự cố này không làm tổn hại quan hệ của họ. Trong cuộc khủng hoảng hiến pháp

tại Nga, ngày 23/9/1993, Ấn Độ đã ủng hộ vai trò của Yeltsin [109; tr.269].

43

Cuối năm 1993, nhiều yếu tố tác động khiến cho quan hệ Ấn Độ - Nga thêm

gần gũi. Tháng 11/1993, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ R.Raphel khi thăm Pakistan đã đề

cập đến tính pháp lý của Ấn Độ về kiểm soát Kashmir. Tiếp đó, chính quyền

Clinton đã xóa tên Pakistan ra khỏi danh sách theo dõi các quốc gia tài trợ khủng bố

và coi là quốc gia Hồi giáo ôn hòa. Ở trong nước, tháng 12/1993 cuộc bầu cử vào

Duma với kết quả gây sốc cho Yeltsin khi Đảng Dân chủ tự do của V.Zhirinovsky

dẫn đầu. Điều này đã đòi hỏi Yeltsin phải có những thay đổi trong chính sách đối

ngoại của nước mình.

Chuyển biến tích cực của quan hệ Ấn Độ - Nga (1994 - 1997)

Từ tháng 1/1994, với “Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại

của Liên bang Nga” cho thấy chính sách cân bằng Âu - Á ngày càng được Moscow

coi trọng, đó là điều kiện để tăng cường quan hệ Ấn Độ - Nga. Thời điểm này, quan

hệ Ấn Độ - Nga cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tháng 1/1994, một cuộc tập

trận quân sự chung đã diễn ra giữa Mỹ và Pakistan, tiếp đó Thứ trưởng Ngoại giao

Mỹ S.Talbott vào tháng 4/1994 đã bóng gió nói rằng Washington có thể sẽ cung cấp

cho Pakistan một lần được miễn trừ Luật Pressler. Trong khi đó, Pakistan đã lộ rõ ý

đồ tại Trung Á khi kí Hiệp định hợp tác quân sự với Turkmenistan (16/4/1994). Bối

cảnh này khiến cho Ấn Độ và Nga nhận thấy phải có những bước đi hợp tác chặt

chẽ hơn. Ngày 29/6 - 2/7/1994, Thủ tướng N. Rao thăm Nga. Do chuyến thăm diễn

ra khi cuộc chiến tại Chechnya có nguy cơ bùng nổ nên văn kiện quan trọng nhất là

Tuyên bố Moscow về bảo vệ lợi ích của các nhà nước đa nguyên. Tuyên bố ủng hộ

toàn vẹn lãnh thổ của nhau “theo luật và được ghi trong Hiến pháp tương ứng”

[Xem thêm phụ lục]. Ngụ ý rằng Nga ủng hộ Ấn Độ về Kashmir và Ấn Độ ủng hộ

Nga về Chechnya. Cùng với một Tuyên bố về phát triển và tăng cường hợp tác Ấn

Độ - Nga, hai nước đã ký 9 hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực [35; tr.238].

Cuối tháng 8/1994, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ K.Srinivasan thăm Nga,

ngay sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Pakistan S.Ali đến Nga từ ngày 3-5/7/1994

theo lời mời của Kozyrev. Thông qua S.Ali, Tổng thống Yelstin đã gửi lời mời Thủ

tướng Pakistan B.Bhutto thăm Nga vào tháng 12/1994. Nhưng sau đó chuyến thăm

đã bị hoãn lại với lý do “các nhà lãnh đạo Nga đang bận”. Thực tế là người Nga đã

44

nghi ngờ sự đồng lõa của Pakistan với lực lượng ly khai Chechnya. Vì lý do này tại

buổi điều trần tháng 10/1994 của Ủy ban các vấn đề Quốc tế Xô viết tối cao, ý

tưởng duy trì mối quan hệ đặc biệt với Ấn Độ và mô hình đối tác chiến lược được

hầu hết mọi người ủng hộ [160; tr.234]. Trong khi hoãn chuyến thăm của B.Bhutto,

ngày 22-24/12/1994 Thủ tướng V.Chernomyrdin sang thăm Ấn Độ và được đón tiếp

trọng thể tại Dinh Tổng thống. Chernomyrdin phủ nhận thông tin Nga cung cấp vũ

khí cho Pakistan. Ông nói: “Hiện tại chúng tôi không cung cấp bất kỳ vũ khí nào cho

Pakistan và chúng tôi không có ý định làm điều đó trong tương lai” [35; tr.244].

Nhân dịp này, hai nước đã kí Hiệp định hợp tác kỹ thuật - quân sự đến năm 2000.

Quan sát quan hệ giữa Ấn Độ và Nga cũng như lo lắng cho Pakistan, ngày

10/1/1995, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ W.Perry khi thăm Islamabad đã chỉ trích

Luật Pressler. Tiếp đó, Quốc hội Mỹ đã bãi bỏ Luật Pressler và cho phép bán khí tài

quân sự sang Pakistan. Trong tình hình đó, Ngoại trưởng Ấn Độ P.Mukherjee thăm

Nga hai lần vào ngày 8-10/5/1995 và ngày 3-6/8/1995. Trong khi đó ở Nga, cuộc

bầu cử trước thời hạn vào Duma Quốc gia tháng 12/1995 với kết quả là đảng thân

tổng thống chỉ xếp thứ hai, điều đó khiến Yeltsin nhận thấy phải thay đổi hơn nữa

định hướng đối ngoại của đất nước. Ngày 9/1/1996, Y.Primakov - người theo “chủ

nghĩa Đông Á” giữ chức vụ Ngoại trưởng. Y.Primakov không chỉ đặt Ấn Độ ở vị trí

thứ tư trong danh sách ưu tiên phát triển quan hệ của Nga mà ngày 30-31/3/1996,

Primakov đã đến thăm Ấn Độ. Tất nhiên, việc Primakov sớm thăm Ấn Độ còn do

tác động từ yếu tố bên ngoài. Trước đó, ngày 20/3/1996, Mỹ đã thực hiện Tu chính

án Brown về cung cấp vũ khí trị giá 368 triệu USD sang Pakistan.

Sau cuộc bầu cử giữa năm 1996 ở Ấn Độ, việc H.Gowda làm Thủ tướng và

I.K.Gujral làm Ngoại trưởng (từng là đại sứ tại Liên Xô) đã cho thấy trong chính

trường Ấn Độ cũng đang tìm kiếm một luồng gió mới với Nga.

Bước chuyển hướng đến đối tác chiến lược (1997 - 2000)

Hướng đến kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Ngoại trưởng

I.K.Gujral sang thăm Nga ngày 9-13/2/1997 và tiếp đó là chuyến thăm của Thủ tướng

Gowda vào ngày 24/3/1997. Khi thảo luận, phía Nga cam kết ủng hộ lập trường của

Ấn Độ về vấn đề Kashmir, ngăn Ukraine cung cấp vũ khí cho Pakistan; Ủng hộ Ấn

45

Độ ứng cử thành viên thường trực của Hội đồng bảo an. Hai bên đã đưa ra ý tưởng về

thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga với Ấn Độ. Sau hành động không kích

Iraq của Mỹ, từ ngày 20 - 22/12/1998, khi Thủ tướng Primakov thăm Ấn Độ, hai bên

mới nhất trí sẽ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược: “Các bên có ý định hướng tới

quan hệ đối tác chiến lược, điều này sẽ được xác nhận trong cuộc họp thượng đỉnh

tiếp theo bằng việc ký kết Tuyên bố về Quan hệ đối tác chiến lược giữa Cộng hoà Ấn

Độ và Liên bang Nga” [112; tr.199]. Hai nước cũng chỉ trích Mỹ ném bom Iraq và

yêu cầu giải quyết xung đột dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc [54; tr.212].

Bước sang năm 1999, một loạt những nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ -

Nga. Tháng 3/1999, Mỹ thông qua NATO tấn công Nam Tư. Tiếp đó Hungary, Ba

Lan, Cộng hòa Séc gia nhập NATO (12/3/1999) và việc NATO đưa ra “Khái niệm

chiến lược mới” với chủ trương mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài các nước

thành viên đã khiến Ấn Độ và Nga lo ngại. Trong khi đó, thái độ ủng hộ lẫn nhau

của hai nước trong việc giải quyết xung đột Kargil đã thúc đẩy hai nước gần nhau

hơn. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ đến Nga vào tháng 5/1999 và chuyến

thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng I.Ivanov ngày 25/7/1999, sau đó là Thủ tướng

V.Putin ngày 14/9/1999 đã thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương.

2.2.2. Hợp tác Ấn Độ - Nga trong việc giải quyết vấn đề Kashmir và xung đột Kargil

Cuối những năm 80, sau khi Liên Xô rút quân, những cựu binh mujahideen

của Afghanistan được Pakistan hậu thuẫn đã chuyển hướng hoạt động sang

Kashmir. Pakistan đã sử dụng lực lượng này để tiến hành “chiến tranh ủy nhiệm”

(proxy war) thông qua chiến lược “ngàn vết cắt”, cố gắng giành Kashmir khỏi Ấn

Độ. Đầu năm 1990, các hoạt động khủng bố đã lan rộng ra khắp thủ phủ Srinagar.

Trong giai đoạn này, Pakistan cũng luôn kêu gọi vi phạm nhân quyền tại Kashmir

cũng như tìm cách liên kết với thế giới Hồi giáo, dựa vào ảnh hưởng của Mỹ, Trung

Quốc nhằm quốc tế hóa tranh chấp ở Kashmir. Bởi vậy, để tạo lợi thế cho mình, Ấn

Độ cũng rất cần nhận được ủng hộ của Nga về vấn đề Kashmir với quyền phủ quyết

trong Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, do những biến động chính trị ở trong nước và

khu vực, quan điểm của Nga về vấn đề này có những thay đổi qua từng thời điểm.

46

Khi thăm Pakistan vào tháng 12/1991, Phó Tổng thống A.Rutskoi đã nói

quyền tự quyết của người dân Kashmir phải được quyết định dưới sự bảo trợ của

Liên Hợp Quốc. Đây rõ ràng phủ nhận lập trường giải quyết song phương của Ấn

Độ đối với vấn đề Kashmir và các điều khoản của Hiệp định Simla [122; tr.43 - 44].

Hơn nữa, Thông cáo chung Nga - Pakistan ban hành vào ngày 22/12/1991 cũng

chứa đựng thông tin về “vi phạm nhân quyền” ở Kashmir: “Phía Pakistan đã thông

báo cho phía Nga về tình hình nhân quyền đang xấu đi ở Kashmir và về lập trường

mang tính nguyên tắc của Pakistan đối với tranh chấp tại Jammu và Kashmir. Phía

Nga thừa nhận lập trường của Pakistan (về Kashmir) và bày tỏ hy vọng rằng vấn đề

sẽ được giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán giữa Pakistan và Ấn Độ

trên cơ sở các hiệp định quốc tế” [93; tr.33]. Tiếp đó, tại hội nghị Hồi giáo tổ chức

tại Moscow ngày 9-10/10/1992 cũng đã thảo luận đến tình hình ở Kashmir [205].

Tuy nhiên, khi chủ nghĩa lãng mạn giữa Nga và phương Tây bắt đầu xói mòn

thì trong chuyến thăm của Yeltsin đến Ấn Độ (1/1993), ông đã bày tỏ sự ủng hộ

mạnh mẽ và vô điều kiện đối với Ấn Độ về Kashmir. Ngày 28/1/1993 tại New

Delhi, ông nói: “Chúng tôi ủng hộ sự toàn vẹn của Ấn Độ. Chúng tôi ủng hộ việc

giải quyết Kashmir theo cách của Ấn Độ để duy trì tính toàn vẹn và thống nhất của

Ấn Độ...Và trong bất kỳ tổ chức quốc tế nào - kể cả tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp

Quốc hay các tổ chức khác - chúng tôi sẽ giữ vững theo quan điểm này [64; tr.586].

Khi xảy ra cuộc khủng bố ở Hazratbal (Srinagar) vào tháng 11/1993, Nga cam kết

ủng hộ hoàn toàn Ấn Độ, họ coi Jammu và Kashmir là một phần không thể tách rời

của Ấn Độ và những diễn biến xảy ra ở đó là vấn đề nội bộ của đất nước [32; tr.1].

Đây là một sự phản đối trước nỗ lực quốc tế hoá vấn đề Kashmir của Pakistan.

Không đạt được mục đích ở Hazaratbal, Pakistan không ngừng kêu gọi ở Tổ

chức Hội nghị Hồi giáo, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Ủy ban Nhân quyền về cái

gọi là “vi phạm nhân quyền” của Ấn Độ ở bang Jammu & Kashmir. Tháng 2/1994,

Pakistan có ý định đưa ra Dự thảo nghị quyết về nhân quyền ở Jammu & Kashmir

tại Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Phản ứng lại, ngày 22/2/1994, Quốc hội Ấn

Độ thông qua Nghị quyết nhấn mạnh bang Jammu & Kashmir đã, đang và sẽ là một

phần không thể tách rời của Ấn Độ. Đồng thời, Nga nói rằng sẽ phản đối nếu

47

Pakistan đưa dự thảo nghị quyết về Kashmir trong hội nghị nhân quyền tại Geneva.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga về Hợp tác nhân đạo và Nhân quyền Quốc tế,

O.Malghinov khi thăm Ấn Độ vào tháng 6/1994 đã cho rằng vấn đề Kashmir đã bị

“chính trị hóa giả tạo” và khẩu hiệu nhân quyền đã được sử dụng không vì các mục

tiêu nhân quyền [216; tr.10]. Cuối cùng Pakistan phải rút lại ý định của mình.

Chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao K.Srinivasan tới Moscow vào tháng

8/1994 là vô cùng quan trọng trong bối cảnh Pakistan muốn quốc tế hóa vấn đề

Kashmir tại phiên họp lần thứ 49 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Một lần nữa, phía

Nga công khai ủng hộ cách giải quyết của Ấn Độ về vấn đề Kashmir [35; tr.292]. Khi

thăm Ấn Độ vào ngày 6/3/1995, lãnh đạo Đảng Tự do V.Zhirinovsky nhấn mạnh vấn

đề Kashmir là một vấn đề nội bộ, do đó không cần có sự can thiệp của yếu tố bên

ngoài. Tiếp đó, Ngoại trưởng Y.Primakov khi đến Ấn Độ (3/1996) đã nhấn mạnh Bộ

Ngoại giao Nga không coi Kashmir độc lập là lựa chọn khả thi [128; tr.389].

Khi mâu thuẫn Ấn Độ và Pakistan trở nên căng thẳng sau vụ thử hạt nhân

tháng 5/1998. Đề xuất 3 điểm của Primakov tại hội nghị Ngoại trưởng P-5 ở

Geneva (4/6/1998) đã không đề cập trực tiếp đến vấn đề Kashmir. Tuy nhiên, thông

cáo chung của P-5 vào ngày 4/6 lại kêu gọi Ấn Độ và Pakistan giải quyết tranh chấp

tại Kashmir. Thậm chí, khi phát biểu tại Helsinki tháng 6/1998, Primakov đã thay

đổi thái độ, nhấn mạnh các cường quốc đang “nỗ lực để giải quyết cuộc xung đột Ấn

Độ - Pakistan ở Kashmir và tìm lối thoát cho những khác biệt nổi bật giữa hai

nước” [190; tr.90]. Trên thực tế, đây là thời điểm Nga đang rất cần các khoản vay

từ bên ngoài để khắc phục cuộc khủng hoảng trong nước. Nhưng sau lần thử hạt

nhân thứ hai của Pakistan, Nga là nước đầu tiên chỉ trích những rủi ro ở Kashmir.

Ngày 4/8/1998, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga V.Rakhmanin đã kêu gọi hai

nước kiềm chế, đồng thời: “Nga lấy làm tiếc vì tình hình căng thẳng dọc theo

đường kiểm soát ở Kashmir, gây ra thương vong lớn cho người dân” [210].

Sau khi Pervez Musharraf nắm quyền Tư lệnh quân đội vào tháng 10/1998,

đã vạch ra kế hoạch xâm nhập vào quận Kargil của bang Kashmir. Một lực lượng đã

bí mật vượt qua LoC chiếm cứ các đỉnh núi cao xung quanh Kargil vào mùa xuân

năm 1999. Hành động này của Pakistan hoàn toàn vi phạm điều 4 của Hiệp định

48

Simla năm 1972. Trong bối cảnh này, Nga công khai đảm bảo với Ấn Độ rằng sẽ

ngăn chặn Pakistan quốc tế hóa vấn đề này, kể cả tại Hội đồng Bảo an. Đồng thời

nhắc lại Nga ủng hộ hành động của Ấn Độ chống lại kẻ xâm nhập ở Kargil [170].

Trước tình hình tại Kargil ngày càng xấu đi và có nguy cơ bùng nổ chiến

tranh quy mô lớn, ngày 31/5/1999, Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo báo chí yêu cầu

Islamabad:“kiềm chế, không được vi phạm các hiệp định đã được thống nhất giữa

Pakistan và Ấn Độ ở các vị trí biên giới ...bất kỳ những nỗ lực nào để thay đổi hiện

trạng này có thể gây hậu quả nghiêm trọng” [198; tr.116]. Trong khi nhắc lại ủng

hộ hành động của Ấn Độ ở Kargil, Nga cho rằng sự xâm nhập từ bên kia biên giới

phải dừng lại và Đường kiểm soát ở Kashmir phải được tôn trọng. Các tờ báo của

Nga như Izvestiya, Nezavicimiya Gazeta, Kommersant Daily... thường xuyên đưa

tin về cuộc xung đột Kargil. Họ nhấn mạnh hành động xâm lược vũ trang của

Pakistan vượt qua LoC là sự vi phạm thô bạo đối với toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ.

Quan điểm nghiêng về Ấn Độ của Nga trong các cuộc tấn công bảo vệ chủ

quyền ở Kashmir nói chung và xung đột Kargil nói riêng xuất phát từ những lý do

sau đây: Thứ nhất, Ấn Độ là đối tác quan trọng của Nga về kinh tế, chiến lược và

chính trị. Do vậy, quan ngại về một kịch bản giống Kosovo nên Nga tỏ ra quan tâm

sâu sắc đến tình hình căng thẳng tại LoC và công khai lập trường ủng hộ Ấn Độ,

điều này cũng phần nào củng cố uy tín đã suy yếu của Nga sau khi tỏ ra bất lực

ngăn chặn cuộc chiến ở Nam Tư. Thứ hai, Nga lo ngại khủng hoảng Kargil sẽ tác

động đến địa chính trị ở Nam Á, khuyến khích các phần tử Hồi giáo cực đoan ở các

nước láng giềng tràn vào CIS. Thứ ba, Nga đã và đang phải đối mặt với tình hình ly

khai ở Chechnya, Dagestan nên muốn các vấn đề như vậy sẽ được giải quyết giữa

Ấn Độ và Pakistan mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Thứ tư, Nga đã nhận ra

mối quan hệ giữa lực lượng ly khai ở Chechnya với các tổ chức khủng bố có xuất

xứ từ Pakistan như Hội hữu nghị Pakistan - Chechnya, Mặt trận Thế giới Hồi giáo

Jihad, Jamaat-i Islami, Safa [223; tr.125]. Như vậy, mặc dù chính sách Kashmir của

Nga dựa trên chủ nghĩa thực dụng và phù hợp với các lợi ích chiến lược quốc gia

của họ nhưng quan điểm của Nga đã tiến gần hơn với lợi ích của Ấn Độ và đó là cơ

sở để hai nước tin tưởng vào người bạn đã qua thử nghiệm của mình.

49

2.2.3. Nhận thức và thái độ của Nga với vấn đề hạt nhân của Ấn Độ

Thời kỳ Xô viết, Moscow cố gắng hòa giải mâu thuẫn trong chính sách của

mình bằng cách vừa lời kêu gọi tuân thủ NPT nhưng lại kiềm chế chỉ trích Ấn Độ

không ký NPT và luôn thể hiện chia sẻ sâu sắc của mình về quan điểm phát triển

năng lượng hạt nhân hòa bình của Ấn Độ. Ngày 20/11/1988, tại Ấn Độ, Tổng bí thư

M.Gorbachev và Thủ tướng Gandhi ký một thỏa thuận để Ấn Độ mua hai lò phản

ứng hạt nhân nước nhẹ 1.000 MW của Liên Xô. Tuy nhiên hợp đồng này đã bị hoãn

lại vì bất ổn chính trị ở Liên Xô và những lo ngại về môi trường của Ấn Độ. Sau khi

Liên Xô tan rã, với những hứa hẹn về viện trợ tài chính của Mỹ, Nga đã ủng hộ một

khu vực Nam Á phi hạt nhân, hối thúc Ấn Độ kí NPT. Đặc biệt, Tuyên bố chung

Mỹ-Nga ngày 14/1/1994, đã kêu gọi Ấn Độ và Pakistan kí NPT và Công ước cấm

sản xuất vật liệu phân hạch cho vụ nổ hạt nhân. Tuyên bố chung này gây ra sự phản

đối từ phía Ấn Độ bởi lẽ trong khi kêu gọi Ấn Độ và Pakistan ký NPT, nhưng lại

không đề cập đến vấn đề hạt nhân của Israel và Trung Quốc.

Ngày 6/1/1995, tờ Rossiiskaya Gazeta trích lời Bộ trưởng Năng lượng

nguyên tử Nga V.Mikhailov nói rằng hợp đồng về lò phản ứng cho Ấn Độ sẽ được

xây dựng bắt đầu từ năm 1995 [23; tr.10]. Ngay sau đó, ngày 12/1/1995, các thành

viên của NSG yêu cầu Nga làm rõ thông tin này. Mỹ phản đối gay gắt thỏa thuận vì

cho rằng Nga vi phạm các nguyên tắc sửa đổi của NSG năm 1992. Tuy nhiên, các

quy định này cũng chỉ rõ chính sách bảo vệ toàn diện không áp dụng cho các hiệp

định/hợp đồng được ký trong hoặc trước ngày 3/4/1992. Vì vậy, Nga tuyên bố miễn

các điều khoản bảo vệ toàn diện vì hiệp định đã kí vào năm 1988. Ngày 8/5/1996,

Nghị quyết số 574 của Chính phủ Nga nêu rõ tất cả các hợp đồng hạt nhân ký trước

năm 1992 sẽ được miễn trừ khỏi các quy định của NSG. Ngày 25/3/1997, khi hội

đàm với Thủ tướng Gowda, Tổng thống Yeltsin đồng ý “về nguyên tắc” bán hai lò

phản ứng. Tuy nhiên khi BJP lên nắm quyền, những tiến triển nhanh chóng của hợp

đồng này đã gặp thử thách. Sau khi Pakistan thử nghiệm tên lửa Hatf-V (6/4/1998),

ngày 11/5/1998, Ấn Độ cho thử 3 thiết bị phân hạch tại sa mạc Pokhran.

Động thái này của Ấn Độ bị cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh mẽ. Tổng

thống B.Clinton vào ngày 12/5/1998 đã thể hiện “lo ngại sâu sắc với các cuộc thử

50

nghiệm hạt nhân mà Ấn Độ đã tiến hành” [76; tr.847]. Trung Quốc, Anh, Pakistan

cũng chỉ trích gay gắt đối với cuộc thử nghiệm. Trong hoàn cảnh này, nước Nga đã

gặp khó xử để hòa giải các cuộc thử nghiệm của Ấn Độ với những điều kiện về

không phổ biến hạt nhân. Ban đầu, Nga chỉ trích cuộc thử nghiệm nhưng với thái độ

khiêm nhường so với các thành viên khác của P-5. Tổng thống Yeltsin ngày

12/5/1998 than phiền:“Ấn Độ đã làm chúng tôi thất vọng sau các vụ nổ hạt nhân

của họ nhưng tôi nghĩ rằng bằng các biện pháp ngoại giao, chúng ta sẽ thay đổi

quan điểm của Ấn Độ” [190; tr.88]. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra tuyên bố

thể hiện “báo động và lo ngại” và thúc giục Ấn Độ ký NPT, CTBT. Ngoại trưởng

Primakov ngày 12/5 nhấn mạnh: “Đương nhiên, chúng tôi phản đối họ bởi vì Ấn Độ

đang phá vỡ tính ổn định đã được hình thành trên thế giới để ngăn chặn vụ nổ hạt

nhân nói chung...[190; tr.90]. Tuy nhiên, trái với ý định cấm vận của Mỹ, Primakov

cho rằng: “Chúng tôi sẽ không ủng hộ các biện pháp trừng phạt...Chúng tôi dự định

sẽ sử dụng mối quan hệ đặc biệt và ảnh hưởng của chúng tôi với Ấn Độ” [20].

Bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế, ngày 13/5/1998 Ấn Độ lại cho

kích nổ hai thiết bị hạt nhân khác. Ngay trong ngày 13/5/1998, Tổng thống Clinton

đã ký Quyết định số 98/22, áp đặt các biện pháp trừng phạt với Ấn Độ. Một số quốc

gia khác như Nhật Bản, Đức và Thụy Điển cũng có hành động tương tự. Lần này,

Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Những hành động như vậy là không thể chấp nhận

được tại thời điểm mà lệnh cấm chung đối với các cuộc thử hạt nhân đang được

thực hiện” [206]. Ngoại trưởng Primakov chỉ trích các cuộc thử nghiệm làm xáo

trộn sự cân bằng hiện có và yêu cầu Ấn Độ ký NPT, CTBT cũng như công khai

chương trình hạt nhân của mình. Rõ ràng, là người ủng hộ các chế tài quốc tế về

không phổ biến vũ khí hạt nhân nên Nga không thể công khai ủng hộ Ấn Độ. Tuy

nhiên, Nga vẫn kiên quyết không áp đặt trừng phạt Ấn Độ với lý do không hợp lý

theo quan điểm quốc tế, pháp lý và nhân đạo, và hơn thế nữa điều này sẽ trở thành

một động thái phản tác dụng. Ngoại trưởng Primakov ngày 13/5 đã nói: “Tôi không

ủng hộ các lệnh trừng phạt của Nga (với Ấn Độ) vì bất cứ lý do nào, chúng tôi lưu ý

những biện pháp như vậy là hết sức thận trọng bởi vì đôi khi chúng tỏ ra không

hiệu quả” [206]. Phía Nga đã trấn an Ấn Độ rằng quan hệ Nga - Ấn sẽ không bị ảnh

51

hưởng bất lợi về vấn đề này [35; tr.269 - 276]. Ngày 14/5, một ngày sau cuộc thử

nghiệm lần hai của Ấn Độ, hội nghị thường niên của Hội đồng Ấn Độ - Nga được

khai mạc ở Moscow trong bầu không khí thân thiện và hữu nghị. Tại hội nghị G-8 ở

Birmingham ngày 15/5, Tổng thống Yeltsin khẳng định: “Tôi thực sự không ủng hộ

nhiều các lệnh trừng phạt, nhưng phải lên án các vụ nổ và điều quan trọng nhất là

đảm bảo rằng Ấn Độ không lặp lại cuộc thử nghiệm tương tự” [207]. Ngay sau thái

độ trên, Thủ tướng Vajpayee đã gửi thư cảm ơn đến Tổng thống Yeltsin [208]. Nhìn

vào những diễn biến này, ý kiến của cựu Đại sứ Liên Xô T.N.Kaul đã đúng khi nói

rằng: “Nga đã không quá ồn ào trong các phản ứng của mình” [96; tr.44.]

Trên thực tế, Nga có nhiều điều để lưu tâm hơn sau các cuộc thử nghiệm của

Ấn Độ, nhất là khi Pakistan đã công khai quay trở lại chương trình hạt nhân. Ngày

21/5/1998, Tổng thống B.Clinton và Tổng thống Yeltsin đã có cuộc điện đàm để

thuyết phục Pakistan không thử nghiệm hạt nhân và kêu gọi Ấn Độ gia nhập CTBT.

Cùng ngày, Tổng thống Yeltsin và Thủ tướng Vajpayee cũng điện đàm với nhau,

phía Ấn Độ cho biết sẽ không tiến hành thêm thử nghiệm nữa và sẵn sàng đàm phán

về một hiệp ước cấm thử hạt nhân thông thường và toàn diện [209]. Đáp lại thái độ

này, Đại sứ Nga tại Ấn Độ vào ngày 23/5/1998 nói Nga sẵn sàng công nhận Ấn Độ

là một quốc gia vũ khí hạt nhân [97; tr.42]. Nhưng ngày 27/5/1998, tại Quốc hội,

Thủ tướng Vajpayee tuyên bố Ấn Độ hiện nay là một quốc gia vũ khí hạt nhân.

Ngay hôm sau, 28/5/1998, Pakistan đã cho thử năm thiết bị hạt nhân.

Với tư cách là thành viên tham gia NPT, CTBT, NSG, P-5, G-8 còn một bên

là Ấn Độ - đối tác mua vũ khí lớn của Nga. Trong tình huống này, chính sách của

Nga có những động thái đầy bất ngờ. Ngày 30/5/1998, Ngoại trưởng Primakov đề

xuất 3 điểm cho hội nghị Ngoại trưởng các nước P-5 ở Geneva sắp tới (4/6/1998):

1 - Phải tăng áp lực quyết liệt đối với Ấn Độ và Pakistan để buộc họ ký NPT;

2 - Ấn Độ và Pakistan phải tham gia lệnh cấm thử nghiệm quốc tế;

3 - Mọi điều phải được thực hiện để giảm căng thẳng quan hệ giữa hai nước.

Những đề xuất này phản ánh cách tiếp cận của Nga đã tiến lại gần hơn với

các nước P-5 khác. Tiếp đó, Nga đã cùng với các quốc gia trong Hội đồng Bảo an

thông qua Nghị quyết 1172 (S/RES/1172) ngày 6/6/1998 và Ngoại trưởng các nước

52

G-8 (12/6/1998) để lên án vụ thử hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan, kêu gọi các nước

này kí NPT và CTBT. Vậy tại sao Nga lại có thái độ như vậy? Thứ nhất, Nga là

thành viên ký kết tất cả các hiệp ước về không phổ biến hạt nhân. Do đó Nga phải

có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ pháp lý đã cam kết của mình. Thứ hai, vấn đề cốt

lõi, Nga không muốn tách ra theo một hướng riêng biệt với các thành viên khác

trong nhóm hạt nhân độc quyền và đặc quyền của mình. Nga muốn thông qua lập

trường không phổ biến để duy trì kho vũ khí hạt nhân của chính mình trong bối

cảnh lực lượng thông thường nghèo nàn. Thứ ba, đây là thời điểm Nga rất cần các

khoản vay từ bên ngoài để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại. Thứ tư,

Nga lo ngại các nước muốn có vũ khí hạt nhân sẽ đe dọa an ninh Nga. Bởi lẽ hầu

hết các nước có tham vọng hạt nhân lại là những nước láng giềng của Nga như

Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Iran. Nếu Ấn Độ, Pakistan có

được sức mạnh hạt nhân sẽ kích thích các nước khác vượt qua “ngưỡng hạt nhân”,

đặc biệt là Israel, Iran, Iraq có phạm vi gần CIS.

Trên thực tế, sau cuộc hội đàm giữa Đặc phái viên của Thủ tướng Ấn Độ

B.Mishra và Primakov vào tháng 6/1998, Nga chỉ đưa ra những lời chỉ trích mang

tính chung chung với Ấn Độ và Pakistan. Thậm chí, ngày 21/6/1998, khi Bộ trưởng

năng lượng nguyên tử Nga Y.Adamov thăm Ấn Độ, hai bên đã kí thỏa thuận bổ

sung cho hiệp định năm 1988 để xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân tại Kudankulam

[126; tr.10]. Ngay lập tức, ngày 22/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ J.Rubin nói

rằng việc bán lò phản ứng là không phù hợp với nghĩa vụ thành viên NSG của Nga

và “Nga đã hoàn toàn gửi đi những tín hiệu sai lầm vào đúng thời điểm sai lầm”

[59; tr.25]. Đáp lại, Thứ trưởng Bộ năng lượng nguyên tử Nga V.Mikhailov tuyên

bố Nga không vi phạm bất kỳ nghĩa vụ quốc tế nào của mình, vì đây hoàn toàn là

hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hoà bình [126; tr.10]. Mặc dù khi hội

đàm với Vajpayee tháng 12/1998, Primakov lặp lại quan điểm rằng Ấn Độ nên ký

NPT và CTBT (không đưa vào Tuyên bố chung) nhưng sau khi Mỹ sử dụng tên lửa

Tomahawk tấn công Iraq, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Y.Stroyev tuyên bố Nga

không phản đối việc Ấn Độ tiến vào lĩnh vực hạt nhân vì Ấn Độ là một cường quốc

lớn, có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân để phòng vệ [193; tr.262]

53

Ngày 11/4/1999, khi Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo Agni-II, trong

khi Trung Quốc, Pakistan, Nhật Bản, Anh và Mỹ chỉ trích gay gắt thì phản ứng từ

phía Nga lại mang tính trấn an nhẹ nhàng khi cho rằng Agni-II là “một phần quan

trọng” trong lực lượng răn đe hạt nhân của Ấn Độ để phòng vệ [127; tr.64]. Đến

ngày 17/8/1999, Ủy ban Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ đưa ra Dự thảo học

thuyết hạt nhân. Mỹ đã phản đối dự thảo này một cách khinh thị. Ngày 18/8/1999,

phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Nhìn chung, chúng tôi không thấy

đó là một tài liệu đáng khích lệ, nó không có lợi ích cho an ninh của Ấn Độ, cho

tiểu lục địa cũng như với Mỹ hoặc thế giới” [21]. Mỹ đã cảnh báo Ấn Độ: “Chúng

tôi nghĩ rằng đó là một việc làm thiếu khôn ngoan [cho Ấn Độ] khi đi theo hướng

phát triển hạt nhân răn đe” [21]. Trái với lập trường của Mỹ, Phó Thủ tướng Nga

G.Karasin cho biết: “Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ dự thảo này và trong thời gian

nhất định sẽ nêu rõ quan điểm của chúng tôi”. Đồng thời, Nga cáo buộc cộng đồng

quốc tế âm thầm trừng phạt Ấn Độ [49; tr.99].

Như vậy, so với các cường quốc hạt nhân khác, phản ứng của Nga về vấn đề

hạt nhân của Ấn Độ là mang tính nhẹ nhàng và thiện chí. Về cơ bản, dẫu còn tồn tại

một số hạn chế, nhất là tính thực dụng song quan điểm này của Nga đã thể hiện rõ

tính chất “quan hệ đối tác cùng có lợi”.

2.2.4. Hợp tác trong việc giải quyết một số vấn đề quốc tế và khu vực

Về những bất ổn ở Tajikistan, Ấn Độ ủng hộ Nga là quốc gia quan trọng để

bảo đảm an ninh và ổn định khu vực. Để kìm hãm Hồi giáo cực đoan và khủng bố lan

rộng, Nga đã triển khai Sư đoàn súng trường Cơ động 201 đóng tại Tajikistan. Ấn Độ

không phản đối sự hiện diện quân sự của Nga - một chủ thể trong CIS có sứ mệnh

duy trì hòa bình [56; tr.1078]. Hai nước cũng đã liên lạc thường xuyên về tình hình

nội chiến ở Tajikistan. Khi Yeltsin thăm Ấn Độ (1/1993) và Thủ tướng Rao thăm

Nga (6/1994), hai bên nhấn mạnh đến tình hình phức tạp ở quốc gia Trung Á này.

Tại Afghanistan, cuối năm 1994 đầu năm 1995, trước sự nổi lên của Taliban,

Ấn Độ và Nga đã hỗ trợ mạnh mẽ Liên minh phương Bắc. Trong khi Nga cung cấp

ở mức hạn chế các thiết bị quân sự, thì Ấn Độ gửi đồ phi quân sự thông qua Iran

[226; tr.42]. Hoạt động hỗ trợ vẫn tiếp diễn trong năm 1996, cùng với đó Nga đã

54

nâng cấp căn cứ không quân của Liên minh gần biên giới Tajik, Ấn Độ cũng hỗ trợ

Liên minh bảo dưỡng máy bay. Theo báo cáo, có khoảng 30 kỹ thuật viên của Ấn

Độ đã bảo trì một số máy bay Sukhoi và MiG của Liên minh [226; tr.43].

Với cuộc chiến ở Nam Tư, Ấn Độ và Nga đứng về phía đa số cộng đồng quốc

tế chỉ trích Mỹ và NATO can thiệp quân sự tại Nam Tư. Ngày 26/3/1999, Ngoại

trưởng Ấn Độ J.Singh đã điện đàm với Ngoại trưởng Nga I.Ivanov để trao đổi chi

tiết về tình hình tại Nam Tư. Thông cáo báo chí tại New Delhi nhấn mạnh: Hai

Ngoại trưởng tái khẳng định mối lo ngại nghiêm trọng của họ đối với những diễn

biến gần đây, đặc biệt là việc NATO sử dụng vũ lực đơn phương…Hai Ngoại

trưởng nhất trí cho rằng Ấn Độ và Nga sẽ tiếp tục trao đổi với nhau và phối hợp lập

trường của họ về vấn đề này tại Liên Hợp Quốc” [114; tr.35]. Tiếp đó, khi Trợ lý

Tổng thống Nga S.E.Prikhodko đến Ấn Độ ngày 15-17/5/1999, các bên kêu gọi

chấm dứt ngay lập tức hành động quân sự của NATO và hoan nghênh những nỗ lực

giải quyết vấn đề này trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc [115; tr.57].

Về vấn nạn khủng bố, buôn lậu ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, Ấn Độ và

Nga đã mở rộng hợp tác bằng một loạt văn bản pháp lý như Hiệp định về hợp tác

chống vận chuyển trái phép ma túy và các chất hướng thần ngày 28/1/1993. Ngày

18/10/1993, Bộ Nội vụ hai nước ký hiệp định hợp tác liên ngành để chống lại các

hoạt động khủng bố, buôn lậu vũ khí, chất phóng xạ, chất ma túy và chất hướng

thần. Tháng 3/1995, hai nước tiếp tục ký hiệp định ngăn chặn buôn lậu vũ khí trái

phép và buôn lậu ma túy. Tháng 10/1996, Ấn Độ và Nga đồng ý trao đổi thông tin

quân sự và tổ chức các cuộc tập trận chung nhằm đối phó với khủng bố và các loại

tội phạm. Tháng 3/1997, hai bên đã kí hiệp định liên quan đến dẫn độ.

Có thể thấy những điểm tương đồng rất cao trong chính sách của Ấn Độ và

Nga đối với các vấn đề quốc tế mà hai bên quan tâm. Với những động thái trên, cho

thấy, an ninh vẫn là một trong những nội dung chính của quan hệ Ấn Độ - Nga.

2.3. Lĩnh vực kỹ thuật - quân sự

Sau ba thập kỉ phụ thuộc vào vũ khí do Liên Xô sản xuất, đến năm 1991 hơn

70% vũ khí quân đội, 80% vũ khí không quân, 85% vũ khí của hải quân Ấn Độ có

nguồn gốc từ Liên Xô [49; tr.62]. Nhưng vào đầu những năm 90, tình hình đã có sự

55

thay đổi. Mặc dù Nga thừa hưởng nền công nghiệp quốc phòng hùng hậu của Liên

Xô gồm 17.900 công ty, 200 trung tâm nghiên cứu và 3,5 triệu công nhân nhưng

ngay lập tức phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn để tạo việc làm cho những công

nhân này trong nền kinh tế thị trường [168; tr.33]. Giải pháp duy nhất của các nhà

lãnh đạo Nga là cắt giảm hoạt động của ngành công nghiệp quốc phòng.

Với tình hình đó ở Nga, việc cung cấp thiết bị quân sự trở nên thất thường và

hệ quả là sản xuất vũ khí nội địa của Ấn Độ cũng bị gián đoạn. Thật khó để Ấn Độ

có thể hợp tác với những tổ hợp công nghiệp quân sự khổng lồ của Liên Xô bao

gồm hàng nghìn xưởng chế tạo, nhà máy và phòng thí nghiệm phân tán trong 15

nước khác nhau [75; tr.305]. Đồng thời, tranh cãi về tỷ giá hối đoái để cung cấp các

hệ thống vũ khí cũng gây trở ngại giữa hai nước. Nga thông báo rằng giống như

những người mua khác, Ấn Độ sẽ phải trả bằng ngoại tệ mạnh để mua vũ khí, như

lời của Tổng thống Yeltsin: “Thương mại vũ khí là rất cần thiết để chúng tôi có

được ngoại tệ, điều mà chúng tôi đang khẩn thiết để duy trì nền công nghiệp quốc

phòng” [189; tr.38]. Nga đã yêu cầu thực hiện các giao dịch bằng USD từ năm

1991. Do đang thiếu ngoại hối nghiêm trọng, Ấn Độ tuyên bố không thể trả bằng

ngoại tệ mạnh, Nga đáp lại rằng sẽ không thể bán vũ khí trên cơ sở trao đổi hàng

hóa thuần túy. Nhìn vào diễn biến này, học giả S.Gupta nhận xét: “Cho đến khi chủ

nghĩa cộng sản sụp đổ, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Liên Xô đã thành công do nhu

cầu phải cân bằng với phương Tây cũng như chia sẻ mối quan tâm về an ninh và

địa chính trị. Mối quan hệ mới giữa Ấn Độ và Nga sẽ phải dựa chủ yếu vào lợi ích

kinh doanh, và chỉ có một chút lý do từ địa chính trị và an ninh” [80; tr. 62].

Tháng 1/1992, Ukraine đã chào hàng bán vũ khí cho Ấn Độ. Ngay lập tức,

phía Nga đưa ra đề nghị cùng Ấn Độ sản xuất máy bay MiG-29 và xe tăng T-72MI.

Tháng 5/1992, khi thăm Ấn Độ, G.Burbulis đã đảm bảo cung cấp cho Ấn Độ các

thiết bị quân sự. Tuy nhiên, Nga tuyên bố các khoản tín dụng mới sẽ có lãi suất gấp

đôi mức hiện tại và phải trả trước 1/10 khoản thanh toán [190; tr.39]. Nhưng sau đó

tranh cãi về tỷ giá rupee - ruble và do Nga vẫn chịu áp lực của Mỹ về bán vũ khí

khiến cho Ấn Độ không thể có được nguồn cung ổn định từ Nga. Đến ngày

17/9/1992, hai bên đã kí hiệp định về việc Nga cung cấp cho Ấn Độ một khoản tín

56

dụng trị giá 830 triệu USD để mua thiết bị quốc phòng. Nhưng sau đó, Nga vẫn

không thể thực hiện cam kết của mình buộc Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Pawar

sang Ukraine vào tháng 10/1992 và được Ukraine đồng ý cung cấp vũ khí và phụ

tùng cho Ấn Độ. Để giải quyết sự cố này, khi B.Yeltsin thăm Ấn Độ (1993), một

loạt cam kết quân sự đã được đưa ra. Ngày 28/1/1993, hai nước đã ký Hiệp định

hợp tác quốc phòng nhằm đảm bảo cung cấp các thiết bị và bảo trì, hiện đại hóa

những vũ khí có nguồn gốc từ Nga cho quân đội Ấn Độ [108; tr.21-22]. Tổng thống

Yeltsin cũng đưa ra ba đề xuất: Nâng cấp hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất

phụ tùng ở Nga; thành lập liên doanh sản xuất các bộ phận này; Chuyển giao công

nghệ để các nhà máy ở Ấn Độ có thể tự sản xuất phụ tùng thay thế [107; tr.15].

Nhằm hiện thực hóa hiệp định năm 1993, một hợp đồng đã được ký tại New

Delhi vào tháng 3/1994 trị giá 100 triệu USD cho Ấn Độ mua thiết bị quân sự.

Tháng 6/1994, Nga đã đồng ý giúp Ấn Độ nâng cấp 125 đến 170 máy bay MiG. Hai

nước cũng nhất trí thành lập liên doanh Indo-Russian Aviation Pvt.Ltd ở Ấn Độ

phục vụ nâng cấp các loại máy bay quân sự có nguồn gốc ở Nga hoạt động trong

các nước thế giới thứ ba và giám sát việc nâng cấp MiG-21 [38; tr.450]. Tháng

12/1994 khi Thủ tướng V.Chernomyrdin đến Ấn Độ, hai nước ký “Hiệp định hợp

tác dài hạn về kỹ thuật quân sự thực hiện đến năm 2000” có giá trị 7-8 tỷ USD. Tuy

nhiên, cho đến năm 1996 - 1997, phần lớn chuyển giao vũ khí của Nga sang Ấn Độ

vẫn là thực hiện các đơn hàng từ thời Liên Xô. Khủng hoảng tài chính năm 1997 ở

Đông Nam Á là cú giáng nặng nề với thị trường xuất khẩu truyền thống của Nga.

Bước sang năm 1998, khi khủng hoảng ở Nga lên đỉnh điểm, người ta nhận thấy xuất

khẩu vũ khí là công cụ hữu hiệu nhất giúp phục hồi nền kinh tế. Phó thủ tướng Nga

I.Klebanov tuyên bố:“những hợp đồng lớn, những hoạt động hợp tác sản xuất vũ khí

chung đang chờ đợi chúng ta (Ấn Độ và Nga) trong tương lai” [30; tr.503]. Do đó

khi Thủ tướng Primakov thăm New Delhi (12/1998), hai nước đã gia hạn Hiệp định

hợp tác quân sự kỹ thuật đến năm 2010 với giá trị khoảng 15 tỷ USD [49; tr.64]

Nhìn lại thập kỉ này, theo thống kê, Ấn Độ là khách hàng mua vũ khí lớn thứ

hai của Nga với tổng giá trị 5,895 tỷ USD, sau Trung Quốc. Nếu tính cả giá trị mua

hàng từ thời Liên Xô thì giá trị là 7,125 tỷ USD.

57

Bảng 2.1. Ấn Độ mua vũ khí của Nga (1991 - 1999)

Năm

Nhập khẩu vũ

khí của Ấn

Độ từ Nga

(triệu USD)

Tổng giá trị

xuất khẩu vũ

khí của Nga

(triệu USD)

Tỷ lệ vũ khí

của Ấn Độ

trong xuất

khẩu của Nga

(%)

Tổng giá trị

nhập khẩu vũ

khí của Ấn

Độ

(triệu USD)

Tỷ lệ vũ khí

Nga trong

nhập khẩu của

Ấn Độ

(%)

1991 1.230*

5.652* 27.8 1878 65.5

1992 597 2.605 22.9 1200 49.8

1993 468 3.441 13.6 735 63.7

1994 447 1.478 30.2 883 50.6

1995 1.094 3.889 28.1 1479 74.0

1996 607 3.527 17.2 862 70.4

1997 1.233 3.347 36.5 1665 73.5

1998 489 2.040 24.0 758 64.5

1999 960 4.264 22.5 1216 78.9

Tổng 7.125 24.592 24.0 10677 55.2 * Số liệu của Liên Xô

(Nguồn: SIPRI Arms Transfers Database)

Dựa trên số liệu của SIPRI, chúng ta thấy được quy mô hợp tác quân sự Ấn

Độ - Nga giai đoạn này như sau [Xem thêm phụ lục]:

Máy bay: Giai đoạn 1992 - 1999, Ấn Độ nhận được 54 máy bay MiG-27K.

Năm 1994, hợp đồng trị giá 220 triệu USD được ký kết, theo đó Nga cung cấp cho

Ấn Độ 10 chiếc MiG-29S. Một năm sau Ấn Độ tiếp tục mua 11 máy bay MiG-

21PFM. Năm 1996, Ấn Độ đã ký hai hợp đồng với Nga: Một hợp đồng trị giá 1,8 tỷ

USD (11/1996) để mua 40 máy bay Su-30 [53; tr.12]. Đây là hợp đồng lớn nhất

giữa hai nước từ trước đến nay và Ấn Độ là nước đầu tiên mua được loại máy bay

phản lực được đánh giá cao này [49; tr.70]. Một hợp đồng khác trị giá trị giá 340

triệu USD để nâng cấp 125 máy bay MiG-21B thành MiG-21-93UPG. Ngoài ra,

năm 1997, Ấn Độ đã đặt hàng hai máy bay chở dầu IL-78. Tháng 10/1999, Nga đề

nghị cho thuê và cuối cùng là sẽ bán cho Ấn Độ máy bay ném bom chiến lược TU-

22M3 và máy bay cảnh báo sớm A-50 [49; tr.71].

Tên lửa: Số lượng lớn trong kho tên lửa của Ấn Độ vẫn do Nga cung cấp,

bao gồm 250 tên lửa Strela-2, 40 tên lửa P-15M, 400 tên lửa Kh-35Uran, 500 tên

lửa Strela-3, 80 tên lửa 9M33, 225 tên lửa 9M38, 800 tên lửa 9M114 Shturm, 500

tên lửa Kh-25, 200 tên lửa R-27, 200 tên lửa R-73, 400 tên lửa 9M311, 40 ngư lôi

TEST-71. Từ năm 1998, hai nước đã hợp tác sản xuất 150 tên lửa PJ-10 BrahMos.

58

Vũ khí cho hải quân: Tàu chiến lớn nhất do Ấn Độ tự chế tạo là INS Delhi

bắt đầu hoạt động ngày 15/9/1997. Tuy nhiên, một số thiết bị quan trọng vẫn được

mua từ Nga. Năm 1997, Ấn Độ đã đặt hàng 2 tàu ngầm lớp Kilo 877E và chiếc đầu

tiên được bàn giao vào năm 1999 (Sindurakshak). Mối quan tâm khác của Ấn Độ là

muốn có được tàu sân bay mới để thay thế INS Vikrant đã dừng hoạt động vào năm

1997. Để lấp “khoảng trống” này, một Bản ghi nhớ được ký vào tháng 10/1999 về

việc Nga chuyển giao cho Ấn Độ tàu sân bay Đô đốc Gorshkov [49; tr.69].

2.4. Lĩnh vực kinh tế - thƣơng mại, văn hóa - giáo dục và khoa học - kĩ thuật

2.4.1. Thƣơng mại và đầu tƣ

Kim ngạch thương mại Ấn Độ - Nga

Giai đoạn 1991-1993, quan hệ thương mại giữa Ấn Độ - Nga gần như sụp đổ

khi giảm từ 2368.5 triệu USD (1991) xuống còn 861.8 triệu USD (1992), giảm 2,74

lần. Trong năm 1990-1991, Liên Xô chiếm hơn 10% kim ngạch thương mại nước

ngoài của Ấn Độ thì đến năm 1992, Nga chỉ chiếm 3,27% xuất khẩu và 1,16% nhập

khẩu, bất chấp nước Nga trước đây chiếm xấp xỉ 80% trong thương mại Ấn - Xô.

Bảng 2.2. Thƣơng mại giữa Ấn Độ và Nga từ năm 1991 đến năm 2000

Năm

Ấn Độ xuất

khẩu sang Nga

(triệu USD)

Tỷ lệ

(%)

Ấn Độ nhập

khẩu từ Nga

(triệu USD)

Tỷ lệ

(%)

Tổng giá trị

(triệu USD) Cán cân

1991-1992 1640.0 9.18 728.5 2.66 2368.5 (+)911.5

1992-1993 607.2 3.27 254.6 1.16 861.8 (+)352.6

1993-1994 648.60 2.92 256.89 1.10 905.49 (+)391.71

1994-1995 807.38 3.07 504.54 1.76 1311.92 (+)302.84

1995-1996 1046.55 3.29 857.53 2.25 1904.08 (+)189.02

1996-1997 811.84 2.42 628.96 1.35 1440.80 (+)182.88

1997-1998 954.12 2.74 679.02 1.55 1633.14 (+)275.10

1998-1999 709.26 2.14 545.42 1.29 1254.68 (+)163.84

1999-2000 952.60 2.58 618.23 1.25 1570.83 (+)334.37 (Nguồn: Dữ liệu 1991-1993: [70; tr.1216];

Dữ liệu 1993-2000: Cơ quan thống kê Liên Bang Nga; www.gks.ru, ngày truy cập 15/5/2016)

Có một vài lý do dẫn đến sự suy giảm này: Thứ nhất, thời điểm này công

cuộc cải cách kinh tế ở Nga với “liệu pháp sốc” đã xoá bỏ triệt để vai trò của nhà

nước đối với thương mại nước ngoài. Chính sách đối ngoại thân phương Tây dẫn

đến hậu quả là năm 1993 trong khi thương mại Ấn - Nga phủ một màu xám thì

thương mại của Nga với các nước khác lại khởi sắc: 5% với Nhật Bản và Mỹ; 5,4%

59

với Ý; 10,6 % với Trung Quốc và 17,1 % với Đức [195; tr.77]. Thứ hai, khu vực tư

nhân của Ấn Độ gặp khó khăn để thích ứng với môi trường kinh tế đã thay đổi ở Nga

nên cũng tìm cách tiến gần với phương Tây, cải thiện quan hệ với các nước Đông

Nam Á, Nhật Bản và Trung Quốc. Thứ ba, Ấn Độ hiện phải cạnh tranh gay gắt với

các đối thủ khác như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ tại thị trường nội địa Nga. Thứ tư, thất

bại trong việc giải quyết vấn đề nợ đã ảnh hưởng đến thương mại song phương.

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 4/5/1992, Hiệp định 5 năm về hợp tác kinh tế

- thương mại được ký kết. Tuy nhiên, điều này đã không thay đổi đáng kể bức tranh

thương mại. So với năm 1992, trong năm 1993, giá trị thương mại chỉ tăng thêm 43,69

triệu USD. Việc kí Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ngày 28/1/1993 và việc mở rộng

mức tín dụng của Chính phủ Ấn Độ cho các doanh nghiệp Nga là một sự khích lệ cho

thương mại sau năm 1993. Năm 1994, Hội đồng thương mại chung đã được thành lập.

Do đó, thương mại hai chiều năm 1994 đã tăng thêm 406,43 triệu USD so với năm

1993. Nhằm thực thi kế hoạch trả nợ, ngày 23/12/1994, Hiệp định về đặt mua dài hạn

một số mặt hàng của Ấn Độ đã được ký kết. Nhờ vậy, trong năm 1995, lần đầu tiên, Ấn

Độ xuất khẩu đến Nga đạt 1046.55 triệu USD và kim ngạch song phương đạt mức

1904.08 triệu USD. Nhưng sang năm 1996 - 1997, thương mại hai chiều lại giảm

xuống khi chỉ đạt 1440.8 triệu USD. Mặc dù tháng 3/1997, hai bên đưa ra“Chương

trình hợp tác kinh tế, thương mại, công nghiệp, tài chính, khoa học và công nghệ từ

năm 1998 đến năm 2010”. Tuy nhiên, kết thúc năm tài chính 1997, giá trị thương mại

chỉ nhích lên 1633.14 triệu USD. Năm 1998, giá trị thương mại lại giảm hơn 23% và

chỉ đạt 1.254.68 triệu USD. Chính suy thoái kinh tế sau khủng hoảng tài chính ở châu

Á đã ảnh hưởng mạnh đến những nền kinh tế đang chuyển đổi như Ấn Độ, Nga. Năm

1999-2000, thương mại song phương lại tăng khoảng 15% so với năm 1998 - 1999.

Trong giai đoạn 1991-2000, cán cân thương mại nghiêng về Ấn Độ. Lý do là

phần lớn Ấn Độ phải xuất khẩu hàng hóa để trả nợ Nga. Thứ nữa, do sản xuất và tài

chính của Nga vẫn đình đốn, đã phá vỡ liên kết thương mại nước ngoài. Hơn nữa,

những người giàu mới nổi của Nga quan tâm kinh doanh nhiều hơn với các nước

phương Tây, một phần vì “tiền của họ đang được lưu giữ ở các nước phương Tây”

[36; tr.1395-1396], một phần là do phương Tây hấp dẫn hơn so với Ấn Độ.

60

Về cơ cấu thương mại

Cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga: Hàng xuất khẩu của Ấn Độ sang

Nga phần nhiều là các mặt hàng nông nghiệp truyền thống như trà, cà phê, dược

phẩm, thuốc lá, gạo, thực phẩm chiếm vị trí chủ đạo vì đáp ứng được nhu cầu hàng

tiêu dùng trong bối cảnh nước Nga rất thiếu các mặt hàng này. Rất ít các mặt hàng

thuộc về lĩnh vực công nghiệp, nhất là những ngành công nghệ cao.

Bảng 2.3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga (1993 - 2000)

Đơn vị tính: triệu USD

Năm 1993-

1994

1994-

1995

1995-

1996

1996-

1997

1997-

1998

1998-

1999

1999-

2000

Tổng giá trị hàng hóa 648.60 807.38 1046.56 811.84 954.12 709.26 952.60

Trà 99.82 86.36 142.69 75.04 198.49 197.89 162.07

Quần áo, hàng may mặc bằng bông 28.29 27.03 39.66 30.47 52.92 93.13 157.86

Thuốc, dược phẩm 89.82 89.84 90.92 108.99 106.07 47.65 113.94

Vải sợi bông, hàng dệt đã hoàn thiện 14.56 31.67 35.52 61.78 76.61 51.23 68.27

Cà phê 26.10 44.96 102.10 85.78 93.97 59.17 51.91

Thuốc lá, lá thuốc lá chưa chế biến 48.07 4.77 21.63 30.35 59.27 25.12 44.63

Hàng may mặc bằng len 21.39 21.95 33.23 33.52 25.76 15.74 39.12

Các loại gạo, trừ gạo basmati - 0.46 31.61 89.51 41.37 33.51 36.08

Hàng may mặc bằng sợi nhân tạo 13.07 8.30 12.26 12.22 16.06 26.01 34.21

Các sản phẩm nhựa và vải sơn 59.88 25.01 27.94 32.82 30.80 12.64 24.24

Máy móc và dụng cụ 16.97 26,54 20.39 20.92 14.15 18.84 20.95

Hàng điện tử 21.29 37.58 18.20 4.75 20.1 5.84 18.98

Gia vị 7.44 15.07 8.96 9.09 14.70 8.29 11.86

Dầu thầu dầu 8.07 15.18 13.54 2.2 1.83 1.06 11.67

Da thuộc 13.68 9.64 5.61 6.41 8.28 5.37 9.84

Giày dép bằng da 20.44 31.97 18.89 12.34 27.94 11.84 9.72

Sợi nhân tạo 9.55 21.53 6.77 6.72 5.02 2.65 8.53

Mỹ phẩm/đồ dùng vệ sinh 25.47 51.24 34.88 19.09 20.26 7.86 7.84

Sản phẩm làm từ kim loại 2.09 3.74 2.37 2.16 2.26 2.91 6.14

Khoáng sản đã qua chế biến 15.62 50.37 60.38 31.62 0.75 15.53 6.12

Bột khô dầu 21.95 22.02 9.58 3.47 10.94 2.8 5.39

Sản phẩm cao su và cao su 2.89 1.74 4.78 2.34 3.77 3.81 5.37

Hàng thủ công, trừ thảm làm bằng tay 0.77 0.86 1.41 0.9 0.98 0.53 4.57

Hàng may mặc bằng da - - 6.43 7.41 8.66 3.96 3.48

Lạc 1.70 2.95 1.55 0.67 7.42 1.39 2.59

Kim loại màu 0.01 0.21 - 2.96 2.97 0.1 2.47

Vải sợi làm từ len 2.53 2.48 0.46 1.56 0.8 1.5 2.33

Giấy/sản phẩm gỗ 1.81 1.88 2.17 2.42 0.55 1.64 2.31

Gạo Basmati 0.31 1.01 2.83 1.17 0.28 0.03 2.01

(Nguồn: Shamsuddin (ed), India and Russia, Towards Strategic Partnership (Lancer's Books

2001);Báo cáo của Nhóm nghiên cứu chung năm 2007)

61

Điểm đáng chú ý trong thời gian này là sự suy giảm tương đối và không ổn

định của các mặt hàng truyền thống trong tỷ trọng hàng xuất khẩu của Ấn Độ sang

Nga. Nhiều mặt hàng quan trọng, Ấn Độ đã mất thị phần đáng kể. Lý do là tất cả

xuất khẩu của Ấn Độ đến Nga đều phải theo cơ chế cạnh tranh của thị trường nhưng

chỉ khoảng 20% đi theo cách thức mới, còn lại 80% được chuyển thông qua kênh

trả nợ rupee. Tuy nhiên, có sự gia tăng đáng kể các mặt hàng may mặc, vải, hàng

dệt, hàng thủ công...Với thế mạnh của ngành thủ công truyền thống và nguồn lao

động dồi dào là điều kiện để Ấn Độ phát huy hiệu quả ngành công nghiệp nhẹ bằng

các sản phẩm chất lượng tốt và giá thành rẻ nên rất được ưa chuộng tại Nga.

Cơ cấu xuất khẩu của Nga sang Ấn Độ:

Bảng 2.4. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Nga sang Ấn Độ (1993 - 2000) Đơn vị tính: triệu USD

Năm 1993-

1994

1994-

1995

1995-

1996

1996-

1997

1997-

1998

1998-

1999

1999-

2000

Tổng giá trị hàng hóa 256.89 504.54 857.53 628.98 679.02 545.42 618.23

Phân bón 3.65 40.50 168.33 29.52 77.17 149.44 200.96

Gang và thép 65.3 50.4 130.66 77.17 157.42 75.16 60.91

Kim loại màu 72.07 135.25 179.10 164.33 136.17 55.57 59.52

Giấy in báo 35.54 41.34 85.38 74.13 82.26 60.93 50.26

Than đá, than cốc và than bánh - - - - - 5.71 40.96

Máy không sử dụng điện 13.18 36.86 47.57 27.83 39.09 21.88 30.13

Các sản phẩm gang thép cơ bản 1.35 15.79 28.68 8.51 10.46 4.15 23.72

Quặng và phế liệu kim loại 2.82 7.88 9.97 10.89 17.21 13.40 20.04

Cao su tổng hợp, cao su tái sinh 0.83 4.01 4.42 4.83 8.10 12.41 16.18

Bông thô, bông vụn và xơ bông 0.42 3.95 5.36 1.51 15.64 - -

Hóa chất hữu cơ 5.36 22.08 45.72 29.19 34.73 19.19 15.24

Hàng dự án 11.76 57.01 16.30 9.27 1.18 18.32 14.95

Vàng và bạc 0.91 16.61 3.06 1.22 35.28 9.56

Thiết bị vận tải 6.80 18.26 12.90 37.58 16.82 5.90 7.80

Hàng điện tử 0.70 1.55 2.00 1.52 1.51 1.34 7.09

Sách báo, sản phẩm in khác 0.15 - 1.98 0.84 0.05 0.08 5.44

Thuốc và dược phẩm 1.96 1.74 2.57 5.22 5.78 5.56 4.98

Lưu huỳnh và sắt chưa nung 0.78 1.70 3.74

Hóa chất vô cơ 1.48 5.49 1.88 14.43 17.89 13.11 3.17

Chế phẩm sản xuất kim loại 0.79 1.19 2.49 1.40 1.56 2.36 2.97

Máy chạy bằng điện 0.11 0.44 0.86 0.47 1.36 1.27 2.66

Thiết bị và máy quang học 0.06 0.29 1.29 1.64 1.09 0.94 2.1

Khoáng sản phi kim 0.15 0.77 0.71 0.32 1.47 1.70 1.87

Da sống (trừ da lông), da thuộc 0.88 0.42 0.86 1.11 0.79 1.02 1.33

Nhựa cây, chất chiết suất thực vật 2.83 2.81 4.65 1.98 1.73 0.29 1.13

(Nguồn: Directorate General of Commercial Intelligence and Statistics, Ministry of Commerce and

Industry, Govt. of India; Báo cáo của Nhóm nghiên cứu chung năm 2007)

62

Những năm 1991 - 1992, khi quan hệ thương mại hai nước suy thoái nên cơ

cấu thương mại cũng chưa được ổn định. Từ năm 1993, cơ cấu xuất khẩu của Nga

sang Ấn Độ mới dần được định hình, song tỷ lệ các loại hàng hoá có sự biến động

nhất định. Trong giai đoạn này, kinh tế Ấn Độ có nhu cầu về cung cấp các nguyên

liệu cho công nghiệp. Với thế mạnh của mình, Nga đã trở thành nhà cung cấp chính

cho Ấn Độ các sản phẩm của ngành công nghiệp nặng như: Gang thép, kim loại màu,

phân bón, máy móc luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu các xuất khẩu của Nga sang Ấn

Độ. Riêng trong năm 1995 - 1996, Ấn Độ đã phải dành 179,1 triệu USD để nhập

khẩu kim loại màu từ Nga (chiếm 20,8%). Điểm nổi bật trong cơ cấu xuất khẩu của

Nga sang Ấn Độ chiếm đa số là nguyên liệu công nghiệp thô.

Hợp tác đầu tƣ

Do bất ổn chính trị tại Nga và khủng hoảng kinh tế tại Ấn Độ đã không cho

phép các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng đầu tư tại Nga. Năm 1991, chỉ có 50 công ty

của Ấn Độ mở văn phòng tại Nga. Tháng 9/1993, Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại

Nga được thành lập. Nhờ vậy, năm 1994 đã có 250 công ty Ấn Độ hoạt động tại

Nga, gắn với vai trò của các công ty lớn như Tata Tea, Liberty, Ranbaxy, Torrent.

Bảng 2.5. Đầu tƣ của Ấn Độ tại Nga (1995 - 1999)

Đơn vị: nghìn USD

Năm 1995 1998 1999

Đầu tư của Ấn Độ 2111 231 185

Tổng vốn đầu tư của các nước tại Nga 2796747 9956993 8555690

(Nguồn: Tác giả khai thác tại website của Cơ quan Thống kê Liên bang Nga;

http://www.gks.ru/bgd/regl/b04_39/IssWWW.exe/Stg/d010/i011970r.htm; ngày truy cập 18/12/2015)

Để tăng cường hơn nữa quan hệ đầu tư, ngày 23/12/1994, Hiệp định về thúc

đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau đã được ký kết. Tuy nhiên, đến ngày 19/4/1996,

Quốc hội Nga mới phê chuẩn, khiến cho hợp tác đầu tư hai nước khó tiến triển.

Tiếp đó, ngày 25/3/1997, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký kết.

Trong khi đó, đầu tư của Nga tại Ấn Độ ở mức khiêm tốn hơn. Những khó

khăn trong giai đoạn chuyển đổi không cho phép các nhà đầu tư Nga mở rộng hoạt

động tại Ấn Độ. Đến cuối năm 1999, Nga đầu tư hơn 30 dự án ở Ấn Độ, tập trung

chủ yếu vào ngành hóa chất, vận tải, chế tạo máy. Theo số liệu của Cơ quan Thống

kê Liên bang Nga, đầu tư của Nga tại Ấn Độ như sau:

63

Bảng 2.6. Đầu tƣ của Nga tại Ấn Độ (1995 - 1999) Đơn vị: nghìn USD

Năm 1995 1996 1997 1998 1999

Đầu tư của Nga 30 254 254 30 ---

Tổng đầu tư của Nga ra bên ngoài 216.122 141.509 447.068 982.622 7683485 (Nguồn: Tác giả khai thác tại website của Cơ quan Thống kê Liên bang Nga;

http://www.gks.ru/bgd/regl/B02_39/IssWWW.exe/Stg/d020/i020360r.htm; ngày truy cập 18/12/2015)

Theo số liệu của Cục chính sách và xúc tiến công nghiệp Ấn Độ, từ tháng

8/1991 đến tháng 12/2005, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nga tại Ấn Độ là

4,956.50 triệu Rs, khoảng 116.33 triệu USD, chiếm 0.39% trong tổng số vốn đầu tư

nước ngoài, xếp thứ 20 trong số các nước đầu tư vào Ấn Độ [58; tr.5].

Như vậy, mặc dù cả Ấn Độ và Nga tích cực hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp

tác kinh tế - thương mại và đầu tư song phương nhưng giá trị suy giảm và thiếu tính

ổn định là đặc trưng của quan hệ kinh tế Ấn Độ - Nga giai đoạn này. Nguyên nhân

là chuyển đổi kinh tế gắn liền với khủng hoảng vẫn đang diễn ra ở Nga, đã không

tạo ra tự tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, các khoản tín dụng ưu đãi như

trước kia đã bị ngưng lại. Ngoài ra, do tác động của toàn cầu hóa, cả hai nước đều

thực hiện tự do, mở cửa nền kinh tế và thay đổi các hướng ưu tiên của mình khiến

cho quan hệ kinh tế - thương mại có phần xa cách nhau. Cuối cùng, do thiếu các

tuyến đường vận chuyển giữa hai nước, hầu hết hàng hóa giữa Ấn Độ và Nga phải

đi từ biển Ả Rập đến Vịnh Phần Lan nên chi phí tăng cao, thời gian kéo dài.

2.4.2. Quan hệ văn hóa - giáo dục và khoa học - công nghệ

Về văn hóa - nghệ thuật

Bước vào thời kỳ này, Ấn Độ và Nga đã có điểm tương đồng khi cùng là các

xã hội đa nguyên, đa tôn giáo kết hợp với ý thức mạnh mẽ về sự thống nhất quốc

gia cùng tồn tại trong một thể chế liên bang. Yếu tố này đã góp phần nâng cao và

thắt chặt đồng cảm văn hoá giữa hai nước. Ngày 28/1/1993, Hiệp định hợp tác văn

hóa và khoa học được ký kết. Bên cạnh đó, Hiệp hội Ấn Độ đã phối hợp chặt chẽ

với Đại sứ quán Ấn Độ và Trung tâm Ramakrishna Society Vedanta, Trung tâm

Văn hóa J.Nehru để quảng bá văn hoá và các nghiên cứu liên quan đến hai nước.

Ngày 15/9/1993, Chương trình trao đổi văn hóa, khoa học và giáo dục giai

đoạn 1993 - 1995 (CEP) đã được kí kết. Nổi bật là sự kiện“Những ngày văn hoá

64

Nga” tại Ấn Độ từ ngày 1-15/5/1995 với các hoạt động biểu diễn kịch dân gian,

múa ballet, nhạc giao hưởng, triển lãm nghệ thuật. Trong Chương trình trao đổi về

văn hóa, khoa học và giáo dục giai đoạn 1996 - 1997 với các hoạt động sôi nổi

hướng đến kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện quan

trọng là tổ chức “Những ngày văn hoá Ấn Độ” tại Nga ngày 16-28/9/1996, hội

thảo: “Ấn Độ - Nga: triển vọng trong thế kỷ mới”, tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm

ngày sinh M.Ghalib, 300 năm ngày thành lập Hải quân Nga, 850 năm thành phố

Moscow ra đời. Trong Chương trình trao đổi văn hoá, khoa học và giáo dục giai

đoạn 1998-1999, hai bên đã tổ chức “Những ngày Moscow” ở Delhi (23-27/9/1998)

và “Những ngày Delhi” ở Moscow (26-30/10/1999).

Bên cạnh quan hệ về văn hóa, trong những năm 90 cũng diễn ra hoạt động

trao đổi giữa các viện nghiên cứu và các học giả của hai nước. Viện Hàn lâm khoa

học Nga và Viện Hàn lâm Quốc gia Ấn Độ, Viện Nghiên cứu phương Đông và

Hiệp hội châu Á của Ấn Độ, Đại học Quốc gia Moscow với Trung tâm Ấn Độ học

và nghiên cứu Phật giáo, Trung tâm nghệ thuật Quốc gia Indira Gandhi. Nghiên

cứu triết học Ấn Độ và Ấn Độ giáo cũng được đẩy mạnh tại Nga. Bộ môn triết học

Ấn Độ được thành lập ngày 16/2/1999 tại Viện Triết học-Viện Hàn lâm khoa học

Nga. Nghiên cứu về tư tưởng xã hội Ấn Độ nổi bật nhất là tác phẩm viết về R.Roy,

S.Vivekananda, A.Ghose và các nhân vật nổi tiếng khác đã được xuất bản năm

1999 với tên gọi The Tree of Hinduism [44; tr.277]. Học giả Y.Yurlova và

O.Shaumyan đã viết một tác phẩm về những phụ nữ nổi tiếng của Ấn Độ trong thế

kỷ XX như S.Devi, S.Naidu, V.Pandit, I.Gandhi, K. Gandhi. Bảo tàng Yasnaya

Polyana của nhà tư tưởng Lev Tolstoi đã xuất bản nhiều tài liệu về Ấn Độ, đạo Phật,

Ấn Độ giáo và mối quan hệ giữa Tolstoi với B.Bbarati, G.Chetti, U.K.Dutt,

M.Gandhi, A.Ramaseshan. Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ vĩ đại

A.Pushkin, Hiệp hội văn hoá Nga đã thành lập Ủy ban về Pushkin ở Maharashtra để

dịch các tác phẩm của Pushkin sang tiếng Marathi.

Ngoài ra, hai nước cũng hợp tác nghiên cứu về di sản của gia đình nhà tư

tưởng, nhà thám hiểm người Nga Nicholas Roerich (đã từng sống tại Ấn Độ) trong

vấn đề bảo tồn và khai thác di sản này phục vụ công tác bảo tàng và giáo dục.

65

Hợp tác về giáo dục

Hợp tác giáo dục Ấn Độ - Nga giai đoạn này gặp trở ngại lớn trong bối cảnh

quốc tế hóa giáo dục cũng như việc cấu trúc lại hệ thống giáo dục trong mỗi nước.

Trước hết là việc tài trợ cho giáo dục đại học đã giảm. Ở Nga, chi phí giáo dục đại

học giảm từ 1,2% xuống còn 0,4% GDP trong giai đoạn 1992-1998 [119]. Ở Ấn Độ

cũng giảm từ 0,98% năm 1981 xuống 0,77% GDP năm 1991. Vì lẽ đó, những năm

1991 - 1993, ước tính có khoảng 10.000 - 15.000 người Ấn Độ ở Nga bị mắc kẹt

học bổng khi không có sự hỗ trợ về tài chính [61; tr.2255]. Để khắc phục tình trạng

này, ngày 17/11/1994, Hiệp định giữa Uỷ ban Nhà nước Liên bang Nga về giáo dục

đại học và Sở giáo dục thuộc Bộ phát triển nguồn Nhân lực Ấn Độ đã được kí kết.

Trong chương trình CEP giai đoạn 1996 - 1997, hai bên khôi phục hợp tác giữa

Viện Ngôn ngữ Pushkin với Đại học Delhi, Đại học J.Nehru, Đại học Kerala

(Trivandrum) và Học viện ngôn ngữ (Hyderabad) về giảng dạy tiếng Nga. Hàng

năm mỗi bên cấp học bổng toàn phần cho 500 sinh viên theo học tại các trường

đại học và viện nghiên cứu chuyên ngành. Trong chương trình CEP giai đoạn

1998 - 1999, hai bên đã cấp 450 học bổng cho sinh viên mỗi nước.

Hợp tác khoa học - công nghệ

Sau khi Liên Xô tan rã, cả Ấn Độ và Nga đã gặp khó khăn trong việc phân

bổ nguồn tài chính cho hoạt động khoa học. Tuy nhiên, hai nước vẫn xác định khoa

học là lực lượng sản xuất trực tiếp trong chiến lược phát triển của quốc gia. Ngày

30/6/1994, Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ được ký kết. Tương tác khoa

học - công nghệ giữa Ấn Độ và Nga được thực hiện qua hai loại chương trình sau:

Thứ nhất, những chương trình dựa trên hiệp định liên chính phủ, bao gồm

chương trình ILTP, nhóm công tác về khoa học - công nghệ, chương trình trao đổi

học thuật, trong đó trọng tâm là ILTP. Trên cơ sở kế thừa cơ chế này từ thời Liên

Xô, ngày 28/1/1993, phiên họp lần thứ V của Hội đồng chung ILTP, hai bên đã cấu

trúc lại Nhóm công tác chung về hợp tác khoa học - công nghệ và Hội đồng chung

Ấn Độ - Nga về điều phối và thực hiện ILTP. Chươn trình ILTP ưu tiên hợp tác

trong 12 lĩnh vực khoa học ứng dụng và 7 lĩnh vực trong khoa học cơ bản. Kể từ khi

được thành lập, số dự án hợp tác giữa hai nước đã tăng lên hàng năm:

66

Bảng 2.7. Các cuộc họp của Hội đồng ILTP và số dự án đƣợc duyệt

Cuộc họp Địa điểm Số dự án đƣợc duyệt Năm

Lần 1 New Delhi 45 1988

Lần 2 Kishinev 68 1989

Lần 3 New Delhi 71 1990

Lần 4 Moscow 70 1992

Lần 5 New Delhi 77 1993

Lần 6 Moscow 84 1995

Lần 7 New Delhi 88 1997

Lần 8 Moscow 93 1998

Lần 9 New Delhi 130 1999

Tổng 726 dự án

(Nguồn: http://www.catalysis.ru/block/?ID=2&ELEMENT_ID=531#531; ngày truy cập 13/5/2016)

Cho đến năm 1999, đã có 726 dự án được phê duyệt, trong đó 144 dự án

chung được hoàn thành, đã có 1485 nhà khoa học Nga và 955 nhà khoa học Ấn

Độ đã tiến hành trao đổi theo chương trình này [79; tr.1075]. Thành tựu chính của

chương trình là thành lập Trung tâm nghiên cứu tiên tiến về luyện kim bột và vật

liệu mới tại Hyderabad, cơ sở chế tạo văcxin tại Bulandshahar, phóng vệ tinh IRS-

1C. Với những thành quả trên, ILTP đã được kéo dài đến năm 2010 với nhiệm vụ

bổ sung là công nghệ cao và chuyển giao công nghệ.

Thứ hai, chương trình hợp tác giữa các nhà khoa học thông qua các thoả

thuận riêng giữa các học viện và các cơ quan nghiên cứu của hai nước như hiệp

định hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Hội đồng Nghiên cứu Khoa học

xã hội Ấn Độ hợp tác trong lĩnh vực khoa học xã hội. Viện Hàn lâm Khoa học Nga

và Ủy ban Đại học Ấn Độ hợp tác trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật.

Nhìn chung, sau khi Liên Xô tan rã, hợp tác khoa học giữa Ấn Độ và Nga

tiếp tục được đẩy mạnh, đã tạo nền móng cho sự phát triển kinh tế hai nước, đặc

biệt có ý nghĩa với công cuộc chuyển đổi, hiện đại hóa với cả Ấn Độ và Nga. Thành

công này không những đem lại cho Ấn Độ, Nga nhiều lợi ích về kinh tế, quân sự,

mà còn giúp hai nước này nâng cao vị thế quốc gia, đóng góp lớn vào kho tàng tri

thức của nhân loại. Số lượng ấn phẩm đã công bố với sự tham gia của các nhà khoa

học Ấn Độ, Nga trong giai đoạn này đã thể hiện điều đó.

67

Bảng 2.8. Số lƣợng các ấn phẩm trong hợp tác khoa học Ấn Độ - Nga

Lĩnh vực nghiên cứu 1991 - 1995 1996 - 2000 Tổng

Vật lý học 103 294 397

Vật lý thiên văn và Thiên văn học 55 176 231

Hóa học 17 20 37

Khoa học y sinh 9 20 29

Khoa học sự sống 11 23 34

Khoa học trái đất 25 32 57

Toán học 3 3

Khoa học kĩ thuật 28 56 84

Khoa học Hóa học 2 3 5

Khoa học vật lý 13 14 27

Các lĩnh vực khác 3 1 4 (Nguồn: 129; tr.80)

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở tái hiện bức tranh toàn cảnh về quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991

đến năm 2000, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, quan hệ giữa Ấn

Độ - Nga (1991 - 2000) là sự nối tiếp quan hệ song phương Ấn Độ - Liên Xô trong

thời kỳ Chiến tranh lạnh nhưng với tính chất mới. Mối quan hệ này cũng đồng thời

chịu tác động rõ nét theo cả hai hướng thuận lợi và khó khăn của tình hình quốc tế,

khu vực cùng những chuyển biến khó đoán định trong nội tình hai nước, nhất là từ

phía Nga. Do vậy, trong gần một thập kỉ, quan hệ giữa hai nước trải qua những

cung bậc khác nhau: từ trầm lắng đến hữu nghị và hướng đến đối tác chiến lược.

Thứ hai, quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 1992 hầu như diễn tiến đối lập

với giai đoạn thân thiện và hữu nghị trước đó. Những thay đổi chế độ chính trị ở

Nga và sự lúng túng, chậm trễ, có phần thờ ơ của hai bên khiến cho quan hệ hai

nước giảm sút và trở nên lạnh nhạt. Một số hội tụ về lợi ích trước đây đã tan rã,

thậm chí một số lợi ích đã được xác định lại thông qua tranh cãi. Sau giai đoạn trầm

lắng, quan hệ Ấn Độ - Nga bắt đầu được tái khởi động khi hai nước tìm được tiếng

nói chung bằng Hiệp ước năm 1993 đã mang hai nước tiến lại gần nhau. Thứ ba,

quan hệ Ấn Độ - Nga thời điểm này về cơ bản là những bước đi thăm dò nhằm tìm

kiếm những cơ chế cho phù hợp với tình hình mới. Các chuyến thăm từ hai bên chủ

yếu giải quyết những vấn đề từ quá khứ, do đó, những thành tựu đạt được cũng mới

chỉ là nền tảng ban đầu. Giai điệu mới trong quan hệ Ấn Độ - Nga sẽ được hòa âm

trong khuôn khổ của đối tác chiến lược ở thời kỳ sau này.

68

CHƢƠNG 3

BƢỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA (2000 - 2010)

3.1. Những yếu tố mới tác động đến quan hệ Ấn Độ - Nga thập niên đầu thế kỉ XXI

3.1.1. Yếu tố quốc tế, khu vực và yếu tố một số nƣớc tiếp tục tác động đến quan

hệ Ấn Độ - Nga

Bối cảnh quốc tế: Về an ninh, chính trị: Trật tự thế giới vẫn đang trong thời

kỳ quá độ theo xu hướng đa cực. Tương quan lực lượng đã có sự thay đổi khi Mỹ

bộc lộ suy yếu tương đối về sức mạnh và vị thế, tạo điều kiện cho các nước như Ấn

Độ và Nga tiếp tục vươn lên. Xu thế hòa bình, hợp tác vẫn là dòng chảy chính trong

quan hệ quốc tế nhưng cạnh tranh địa chiến lược cũng diễn ra gay gắt. Lợi ích quốc

gia dân tộc có vị trí nổi trội, quy định chính sách đối ngoại và cách thức tập hợp lực

lượng của mỗi nước. Trong bối cảnh này, đòi hỏi các nước phải điều chỉnh chính sách

đối ngoại theo hướng tăng cường quan hệ nhằm tạo lập vị thế có lợi nhất cho mình.

Ở khía cạnh khác, giai đoạn 2000 - 2009 chi phí quốc phòng toàn cầu đã tăng

lên 49,2%, làm phức tạp thêm những điểm nóng trên thế giới như ở Balkan, Trung

Đông, Bắc Phi, Đông Á, Nam Á, Trung Á. Các cuộc cách mạng màu sắc ở Nam Tư

(2000), cách mạng “hoa hồng” ở Georgia (2003), cách mạng “cam” ở Ukraine

(2004), “cách mạng dân chủ” ở Uzbekistan (2005), “Cách mạng màu Jeans” (2006),

chính biến Kyrgyzstan (2010), vấn đề hạt nhân của Iran, xung đột Israel - Palestine

vẫn diễn biến phức tạp. Những vấn đề an ninh phi truyền thống cũng tạo ra thách

thức mới cho thế giới. Đặc biệt, sự kiện 11/9/2001 và sau đó cuộc chiến chống

khủng bố do Mỹ phát động ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh, chính trị quốc tế. Những

vấn đề này, nhất là khủng bố là yếu tố quan trọng trong quan hệ Ấn Độ - Nga.

Dưới góc độ kinh tế, cho đến trước khủng hoảng tài chính 2008 - 2009, kinh

tế thế giới tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

năm 2008 đã tác động tiêu cực đến các nước. Mặc dù, sau đó nhiều nền kinh tế đã

phục hồi nhưng yếu tố suy thoái vẫn hiện hữu như lạm phát, thất nghiệp, nợ công.

Thập niên đầu thế kỷ XXI, Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là không gian của

sự tăng trưởng và quá trình hội nhập diễn ra năng động với các cơ chế ASEAN,

SCO, ARF, EAS, ASEM. Các nước lớn trong khu vực như Mỹ, Nga, Nhật, Trung

69

Quốc, Ấn Độ, ASEAN vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt, tạo ra những chuyển

động mới trên bàn cờ quyền lực khu vực. Xu hướng đó cộng với sự biến đổi linh

hoạt phương thức tập hợp lực lượng đã ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện hợp tác khu

vực, trong đó có quan hệ Ấn Độ - Nga. Mặt khác, an ninh khu vực vẫn còn bất ổn

do xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, mâu thuẫn về chủ quyền lãnh thổ. Bối cảnh

khu vực này đã đặt ra cho Ấn Độ và Nga cần phải tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách

thức, phát huy quan hệ hợp tác vì mục tiêu phát triển của mỗi nước.

Tại Trung Á, Ấn Độ và Nga rất quan ngại về những diễn biến ở Trung Á khi

mà các nước cạnh tranh gay gắt nhằm kiểm soát các nguồn lực của khu vực. Sau vụ

khủng bố 11/9/2001, lực lượng chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu đã có sự hiện diện

tại Trung Á và làm thay đổi tình hình địa- chính trị khu vực với diễn biến phức tạp

của cách mạng màu sắc. Ngoài ra, các nước như Pakistan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ

Kỳ, Iran, Arab Saudi, Afghanistan cũng ra sức tạo lập ảnh hưởng trong khu vực.

Trước sự gia tăng của các nước tại Trung Á đã đòi hỏi Nga và Ấn Độ cần tăng

cường hợp tác để bảo đảm lợi ích và vị thế của mình cũng như kìm hãm các mối đe

dọa an ninh tại khu vực như chủ nghĩa khủng bố, ly khai dân tộc, tôn giáo cực đoan.

Đầu thế kỉ XXI, môi trường địa - chính trị ở Nam Á vẫn đầy bất ổn. Cuộc

chiến ở Afghanistan đã làm phức tạp thêm tình hình. Tại Pakistan, chủ nghĩa khủng

bố đã nổi lên mạnh mẽ. Tại Nepal, bất ổn chính trị trầm trọng do hậu quả cuộc nội

chiến giữa lực lượng Maoist và quân chính phủ. Ở Sri Lanka, phong trào những con

Hổ giải phóng Tamil tác động lớn cho an ninh Ấn Độ. Biên giới của Ấn Độ với

Bangladesh là địa bàn của các cuộc nổi dậy và làn sóng người tị nạn. Mặt khác, trước

sự nổi lên của Ấn Độ, các quốc gia đã tích cực tìm kiếm trợ giúp từ bên ngoài để cân

bằng lại ảnh hưởng của Ấn Độ. Ngay cả SAARC đã có 9 nước là quan sát viên. Với

những diễn biến này, Ấn Độ đã hướng đến Nga nhằm tìm kiếm trợ giúp về an ninh

cho mình. Trong khi đó, Nga cũng quan tâm đến an ninh ở Nam Á và vùng lân cận

với biên giới phía nam của mình, cũng như vị trí quan sát viên tại SAARC.

Quan hệ Ấn Độ - Nga giai đoạn này tiếp tục chịu tác động từ yếu tố Mỹ: Mỹ

vẫn tiếp tục gia tăng chủ nghĩa đơn phương trong việc giải quyết các công việc của

thế giới. Tuy nhiên, Mỹ gặp phải nhiều khó khăn khi phát động và sa lầy trong

70

chiến tranh với Afghanistan (7/10/2001) và Iraq (20/3/2003). Quyền lực chính trị

của Mỹ phần nào bị hạn chế bởi các chủ thể đang nổi lên như Ấn Độ và Nga. Trước

sự trỗi dậy của Nga, Mỹ tăng cường chỉ trích các hành động quân sự của Nga ở

Chechnya, xúi giục các lực lượng chống đối phát động “cách mạng màu sắc” ở các

nước cộng hòa thuộc Liên Xô, lợi dụng chống khủng bố để thúc đẩy NMD, tăng

cường Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Mặt khác, khi Mỹ chuyển dần trọng tâm chiến

lược sang châu Á - Thái Bình Dương, Washington đã điều chỉnh chính sách theo

hướng ngày càng thân thiết với Ấn Độ. Đồng thời, Mỹ cũng nâng tầm quan hệ với

Pakistan với tư cách đồng minh không thuộc NATO. Tất cả những điều đó đã tác

động hai chiều thuận, nghịch đến quan hệ Ấn Độ - Nga.

Trung Quốc là một quốc gia láng giềng với cả Ấn Độ, Nga và là yếu tố

tương đối phức tạp, khó lường đối với quan hệ hai nước. Thập kỉ này, nền kinh tế

Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, bình quân 9,8%/năm. Năm

2010, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới với tổng sản

phẩm quốc nội 6,04 nghìn tỷ USD [227]. Sau một thời gian “giấu mình chờ thời”,

Trung Quốc bắt đầu có những chuyển biến trong đường lối đối ngoại mà Bắc Kinh

gọi là “trỗi dậy hòa bình”. Sự hiện diện của Trung Quốc tại Trung Á, Đông Nam Á,

cùng với “đường lưỡi bò” ở biển Đông kết nối với “chuỗi ngọc trai” trên Ấn Độ

Dương đã va chạm mạnh đến lợi ích của Ấn Độ và Nga. Tình hình này khiến cho

quan hệ Ấn Độ - Nga phải tăng cường cố kết để đối phó với những thách thức mới

nổi từ sự vươn lên của Trung Quốc. Nhưng, mối quan hệ ngày càng gần gũi và việc

bán vũ khí của Nga cho Trung Quốc cũng khiến cho Ấn Độ phải tìm cách cân bằng

lực lượng thông qua phát triển quan hệ với Mỹ và đồng minh của nước này. Tuy

vậy, dù là đối thủ cạnh tranh về vị thế nhưng hợp tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ,

Nga trong cơ chế RIC cho phép họ cân bằng ảnh hưởng trước sự cạnh tranh của các

cường quốc khác. Do vậy, tác động của Trung Quốc với quan hệ Ấn Độ - Nga vừa

mang tính cạnh tranh vừa mang tính ràng buộc lẫn nhau.

Pakistan cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quan hệ Ấn Độ - Nga. Trong khi tiến

trình đi tới hòa bình bền vững giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn còn nhiều khó khăn, thì việc

Pakistan hướng về liên kết các nước Hồi giáo ở khu vực đã khiến cho Ấn Độ và Nga lo

71

ngại. Bên cạnh, mối quan hệ Trung Quốc-Pakistan, thách thức cho quan hệ Ấn Độ-Nga

còn đến từ quan hệ Mỹ-Pakistan được nâng tầm sau vụ khủng bố 11/9/2001.

Tại Afghanistan, sau khi chế độ Taliban bị lật đổ nhưng nhiệm vụ tái thiết ở

đất nước này là rất khó khăn. Yếu tố Afghanistan vừa là mối quan ngại nhưng cũng

là cơ hội cho hợp tác Ấn Độ - Nga. Bởi lẽ, sự bất ổn sẽ là nguồn gốc gia tăng khủng

bố nhưng việc tái thiết cũng mang lại cơ hội tìm kiếm vị thế cường quốc cho cả hai

nước. Do đó ổn định Afghanistan là nằm trong lợi ích của Ấn Độ và Nga.

Ngoài những yếu tố nêu trên, vấn đề hạt nhân của Iran, tình hình Iraq, xung

đột Palestine - Israel cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ Ấn Độ - Nga.

Rõ ràng, môi trường chính trị - an ninh trên toàn cầu và khu vực vẫn chứa

đựng nhiều biến động. Những thay đổi này vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức

mới để Ấn Độ và Nga tăng cường quan hệ toàn diện và mạnh mẽ hơn. Trong đó,

một môi trường quốc tế tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, khó lường là yếu tố quyết

định chiều hướng mới của quan hệ Ấn Độ - Nga.

3.1.2. Yếu tố bên trong mỗi nƣớc

Tình hình Ấn Độ

Đầu thế kỉ XXI, tình hình chính trị của Ấn Độ về cơ bản ổn định với sự lãnh

đạo của BJP do Thủ tướng A.B.Vajpayee tiếp tục nắm quyền. Nhưng đến cuộc bầu

cử tháng 4/2004, M.Singh đã trở thành Thủ tướng người Sikh đầu tiên của Ấn Độ.

Các thành tựu kinh tế-xã hội mà chính phủ đạt được đã nâng cao uy tín của Thủ

tướng Singh, Singh một lần nữa được bầu làm Thủ tướng trong cuộc bầu cử tháng

4/2009. Với Ấn Độ, chiến thắng liên tiếp của Đảng cầm quyền phần nào nói lên sự

ổn định tương đối về mặt chính trị của quốc gia này. Nhưng an ninh là vấn đề đáng

lo ngại nhất với Ấn Độ. Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, đẳng cấp vẫn diễn ra gay gắt.

Các cuộc nổi dậy của Mặt trận Giải phóng Thống nhất Assam, Hội đồng Quốc gia

Xã hội Chủ nghĩa của Nagaland, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Tripura, Lashkar-e-

Taiba, Phong trào Maoist (Naxalite) vẫn rất phức tạp. Về kinh tế, thời gian này, kinh

tế Ấn Độ đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ hai thế giới, trung bình 7,5% năm. Trong

10 năm qua, Ấn Độ đã tăng gấp bốn lần tổng lượng kinh tế. Theo giá cố định năm

1999 - 2000, thu nhập bình quân đầu người là 16.173 rupee năm 2000 - 2001 đã

72

tăng lên 26.618 rupee năm 2009 - 2010, tức là tăng 64% [1; tr.188]. Tuy nhiên sau

gần hai thập kỉ cải cách, Ấn Độ vẫn bị xếp hạng thấp trên cán cân cạnh tranh của

thế giới với mức bảo hộ mậu dịch cao nhất châu Á. Bùng nổ kinh tế ấn tượng của

Ấn Độ diễn ra không đồng đều. Các bang Maharashtra, Gujarat, Karnataka, Tamil

Nadu và Delhi tăng trưởng nhanh, trong khi Uttar Pradesh vẫn kém phát triển. Cơ

sở hạ tầng không đầy đủ và không hiệu quả. Trong tiến trình cải cách, một phần của

đất nước Ấn Độ mới nổi vẫn “chìm” với khoảng 300 - 400 triệu người dưới ngưỡng

nghèo. Về quân sự: Ấn Độ là nước có lực lượng quân sự lớn thứ tư thế giới. Theo

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), quân đội thường trực của Ấn

Độ năm 2010 là 1.315.450 người, lực lượng dự bị là 1.155.000 người [42; tr.8].

Chính sách đối ngoại: Từ năm 2002, Ấn Độ thực thi giai đoạn hai của Chính sách

hướng Đông với phạm vi mở rộng ra toàn châu Á-Thái Bình Dương, hướng đến

không ngừng nâng cao vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế. Trong quá trình

mở rộng chính sách đối ngoại của Ấn Độ, nước Nga được đặt ở vị trí ưu tiên. Xét về

lợi ích kinh tế, Nga là một quốc gia giàu dầu khí, hạt nhân nên sẽ bảo đảm được an

ninh năng lượng cho Ấn Độ. Hơn nữa thông qua Nga, Ấn Độ có thể tiếp cận với

nguồn năng lượng Trung Á đầy tiềm năng. Ấn Độ cũng cần đến Nga để hiện đại hóa

cơ sở hạ tầng mà do Liên Xô giúp đỡ xây dựng. Về chính trị, Ấn Độ cần sự ủng hộ

của Nga để ứng cử thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, ủng hộ trong vấn đề

Kashmir, cân bằng quan hệ Trung Quốc-Pakistan, Mỹ-Pakistan. Cuối cùng, Ấn Độ

vẫn cần đến Nga để cung cấp thiết bị cho kho vũ khí của mình.

Tình hình nước Nga

Về chính trị: Thập niên đầu thế kỉ XXI, trải qua hai nhiệm kỳ của Tổng

thống V.Putin và nửa nhiệm kỳ của D.Medvedev, nội bộ chính trị nước Nga ngày

càng ổn định. Đảng nước Nga Thống nhất tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo trong

hệ thống chính trị, đưa đến những thành công cho nước Nga trên các lĩnh vực đối

nội và đối ngoại. Tuy nhiên, mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ vẫn rất phức

tạp, đặc biệt ở vùng Bắc Caucasus. Về kinh tế: Từ sau năm 2000, tốc độ tăng trưởng

của Nga đạt mức trung bình 6,6%/năm. Một quốc gia, gần như bị phá sản mười năm

trước, nay đã tăng trưởng gần 6 lần trong một thập kỉ với hơn 530 tỷ USD dự trữ

73

ngoại tệ [173; tr.47]. Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào xuất

khẩu nguyên nhiên liệu thô và năng lượng. Quân sự: Với mục tiêu bảo đảm an ninh

toàn vẹn lãnh thổ, khôi phục vị thế cường quốc của Nga trên trường quốc tế, Nga

triển khai mạnh mẽ nhiệm vụ hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Đặc biệt sức mạnh

hạt nhân của nước Nga, mặc dù đã cắt giảm thực lực hạt nhân chiến lược theo Hiệp

ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START) giữa Nga và Mỹ, song Nga vẫn có thể

duy trì được sức mạnh “răn đe” cần thiết. Về chính sách đối ngoại: Từ năm 2000,

Tổng thống V.Putin đã đề ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, thực dụng, xây

dựng mối quan hệ đối tác “đa vector” để đảm bảo những điều kiện bên ngoài thuận

lợi cho nước Nga phát triển. Ở châu Á, Nga đặt phát triển quan hệ với Ấn Độ ở vị

trí ưu tiên. Trong Chiến lược Đối ngoại của Liên bang Nga (28/6/2000), mục 4 đã

khẳng định:“... Nga sẽ tăng cường quan hệ với đối tác truyền thống Ấn Độ, kể cả

trong các vấn đề quốc tế, và để trợ giúp giải quyết các vấn đề còn tồn tại ở Nam Á

nhằm tăng cường sự ổn định trong khu vực” [67]. Giống như người tiền nhiệm,

Tổng thống Medevdev nhấn mạnh đến tăng cường quan hệ với Ấn Độ. Định hướng

chính sách đối ngoại được Medvedev phê duyệt ngày 12/7/2008 tiếp tục nhấn mạnh

phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và Ấn Độ là hướng quan trọng nhất của

Nga tại châu Á - Thái Bình Dương.

Việc Nga tăng cường quan hệ với Ấn Độ vì nhiều nguyên nhân: Xét về lịch

sử, văn hóa, địa - chính trị, Nga có quan hệ gắn bó truyền thống với Ấn Độ. Về kinh

tế, để vượt qua những khó khăn của đất nước, Nga cần hội nhập sâu rộng vào tiến

trình phát triển năng động của thế giới, nhất là khu vực châu Á với những nền kinh

tế mới nổi như Ấn Độ. Thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ cũng giúp Nga mở rộng ra thị

trường đông dân Nam Á. Về mặt chính trị, phát triển quan hệ với Ấn Độ, nước Nga

cũng có thể tạo thêm lực lượng ngăn Mỹ thiết lập trật tự thế giới đơn cực cũng như

việc mở rộng của EU, NATO sang phía Đông. Về an ninh, đảm bảo an ninh ở khu

vực láng giềng phía đông và phía nam của Nga thông qua thúc đẩy quan hệ với các

nước châu Á như Ấn Độ nằm trong số các ưu tiên cao nhất của Nga.

74

3.2. Lĩnh vực an ninh, chính trị - ngoại giao

3.2.1 Tuyên bố Đối tác chiến lƣợc tháng 10/2000 - nền tảng vững chắc cho thời

kì phát triển toàn diện quan hệ Ấn Độ - Nga

Quan hệ đối tác chiến lược (Partnership Strategic) là một khái niệm xác định

mức độ hợp tác song phương hoặc đa phương nhằm nâng cao sức mạnh, vị thế và

vai trò của nhau trên trường quốc tế. Trong mối quan hệ mang tính chiến lược, lòng

tin trở thành một yếu tố đã được thử thách qua thời gian dài và có quy luật phát

triển theo hướng bền vững. Với Ấn Độ và Nga, ý tưởng để xây dựng quan hệ đối

tác chiến lược bắt đầu được đưa ra từ năm 1997. Tuy nhiên, phải đến năm 2000, do

sự tác động của nhiều yếu tố đã thôi thúc Ấn Độ và Nga đã nâng tầm mối quan hệ.

Về phía Ấn Độ, nhờ thành tựu của công cuộc cải cách, đã tạo điều kiện thuận

lợi cho Ấn Độ triển khai chính sách ngoại giao mang tính chủ động, trong đó có

việc nâng cao quan hệ với Nga. Thái độ của Nga với vụ thử hạt nhân và xung đột

Kargil cũng đã củng cố lòng tin cho Ấn Độ. Cuộc không kích của Mỹ và NATO

vào Nam Tư (3/1999) cũng khiến cho các tín đồ “bất bạo động” muốn tìm kiếm một

điểm tựa từ người bạn Nga. Khái niệm chiến lược mới của NATO (4/1999) cũng

gây lo ngại cho Ấn Độ:“Những hành động như vậy, nếu được thực hiện, sẽ vi phạm

luật pháp quốc tế, các chuẩn mực về sự chung sống hoà bình giữa các quốc gia và

Hiến chương Liên Hợp Quốc” [116; tr.56]. Ngoài ra, sự ấm lên của quan hệ Nga -

Pakistan sau khi Thủ tướng N.Sharif thăm Nga (4/1999), tiếp đó là chuyến thăm của

Giám đốc cơ quan Tình báo Pakistan Mahmud (9/2000). Trong khi chúng ta biết

rằng quan hệ Ấn Độ với Pakistan vẫn căng thẳng sau xung đột Kargil. Những sự

kiện đó làm cho Ấn Độ nhận thấy cần phải nâng tầm quan hệ với Nga để tìm kiếm

lợi ích lớn nhất cho mình.

Về phía Nga, từ khi V.Putin được bổ nhiệm làm Thủ tướng (16/8/1999) đến

nắm quyền Tổng thống (26/3/2000), tình hình nước Nga bắt đầu ổn định. Đó là điều

kiện để Nga phát triển hướng đi đối ngoại phục vụ cho lợi ích của mình. Ý định rút

khỏi hiệp ước ABM và kế hoạch thiết lập NMD của Mỹ, việc NATO mở rộng thành

viên và việc Mỹ công bố chiến lược “An ninh quốc gia cho thế kỷ mới” (12/1999),

đã thúc đẩy Nga tăng cường quan hệ với Ấn Độ để cân bằng lực lượng và tìm kiếm

75

sức mạnh bổ trợ cho mình. Bên cạnh đó, những dấu hiệu xích lại gần nhau trong

quan hệ Mỹ - Ấn sau chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống B.Clinton (3/2000) và

chuyến thăm Mỹ (14/9/2000) của Thủ tướng Vajpayee là sự kiện đáng chú ý với các

nhà lãnh đạo Nga. Ngoài ra, quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản cũng phát triển mạnh

sau chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Y.Mori vào tháng 8/2000.

Cuối cùng, tác động của toàn cầu hóa, xu thế hợp tác trên thế giới cộng với

sự kiện Liên bang Nga trở thành thành viên chính thức của APEC tháng 11/1998

như là một bước tiến quay trở lại châu Á sau thời gian nghiêng về phương Tây, tạo

ra môi trường thuận lợi thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ. Điều cốt lõi ở đây là những

kết quả tốt đẹp của quan hệ chính trị đã không ngừng được duy trì và củng cố kể từ

khi thiết lập quan hệ từ năm 1947 chính là tiền đề, cơ sở pháp lý vững chắc để hai

nước nâng cao quan hệ.

Trong bối cảnh trên, bước ngoặt của quan hệ chính trị - ngoại giao Ấn Độ -

Nga là khi Tổng thống V.Putin thăm Ấn Độ đã cùng với Thủ tướng A.Vajpayee ra

Tuyên bố Đối tác chiến lược vào ngày 3/10/2000. Nội dung đáng chú ý trong bản

tuyên bố là quy định: “triệu tập Hội nghị thượng đỉnh hàng năm, tham vấn các cơ

quan ngoại giao và chính trị song phương về các vấn đề cùng quan tâm, cùng nhau

hợp tác chặt chẽ tại Liên Hợp Quốc”. Tuy nhiên cơ chế thượng đỉnh thường niên

này phải dựa trên nguyên tắc “không tham gia vào bất kỳ liên minh chính trị - quân

sự hay các liên minh hoặc các liên kết xung đột vũ trang nhằm chống lại bên kia,

hoặc trong bất kỳ hiệp ước, hiệp định hoặc sự nhận thức nào xâm phạm chủ quyền

độc lập, toàn vẹn lãnh thổ hoặc lợi ích an ninh quốc gia của bên kia” [132; tr.2].

Với nội dung trên, Tuyên bố đã xác định cơ chế chính trị quan trọng cho

quan hệ hai nước, là sự phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác trong đời sống chính

trị thế giới hiện tại. Tuyên bố về Đối tác chiến lược được Ấn Độ và Nga xem như

một phương thức thiết lập cơ sở pháp lý vững chắc đối với quan hệ hai nước. Cả Ấn

Độ và Nga đánh giá cao với bước tiến mới này. Tổng thống Nga V.Putin ca ngợi

“Tuyên bố về đối tác chiến lược giữa Nga và Ấn Độ ký tháng 10/2000 đã thực sự

trở thành một bước ngoặt lịch sử” [81]. Còn Thủ tướng Vajpayee nói Tuyên bố là

“bước đột phá lớn và đảm bảo dài hạn cho quan hệ Ấn Độ - Nga”. Thủ tướng bày

76

tỏ hy vọng rằng sức mạnh của quan hệ Ấn - Nga sẽ có vai trò quan trọng trong việc

tạo lập một trật tự toàn cầu với sự thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định quốc tế:

“Lịch sử của 5 thập kỷ qua chứng tỏ rằng sự hiểu biết gần gũi Ấn Độ - Nga là điều

cần thiết cho hòa bình và ổn định ở châu Á và trên thế giới. Chính điều đó là những

gì làm cho chúng ta là đối tác chiến lược” [198; tr.129].

Theo chúng tôi, Tuyên bố về Đối tác chiến lược là kết quả hợp logic trong

quá trình phát triển hơn 50 năm của quan hệ Ấn Độ - Nga. Đó là kết quả của quá

trình tìm kiếm tiếng nói chung, xác định vị thế của hai nước trong khu vực cũng

như trên thế giới trước những thay đổi nhanh chóng của bối cảnh lịch sử khi bước

vào thế kỉ mới. Với Ấn Độ, đây là bước đi thành công lớn thứ hai của hoạt động đối

ngoại độc lập trong năm 2000, ngay sau khi tái lập quan hệ với siêu cường Mỹ.

Điều này đã khẳng định vị thế vượt trội ở Nam Á. Với nước Nga, Tuyên bố là minh

chứng cho chính sách cân bằng Á - Âu được hiện thực hóa, tái khẳng định ảnh

hưởng của Nga ở Nam Á, tạo thế cân bằng lực lượng với những ảnh hưởng ngày

càng tăng của Mỹ và Trung Quốc ở đây. Với thế giới, cái tên “đối tác chiến lược Ấn

Độ - Nga” bắt đầu khẳng định vị trí trên chính trường thế giới. Đó là nhân tố quan

trọng để duy trì hòa bình thế giới khi mà hai nước cam kết sẽ hướng đến“xây dựng

một cấu trúc toàn cầu đa cực dựa trên sự bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc

gia và dân tộc, dựa trên giá trị dân chủ và công lý” [132; tr.1-2].

Như vậy, năm 2000 là một mốc son quan trọng, sự kiện chính trị có ý nghĩa

sâu sắc, mở màn và nền tảng vững chắc cho thời kỳ phát triển toàn diện quan hệ Ấn

Độ - Nga với tính chất mới trước những biến động của tình hình thế giới. Từ đây,

quan hệ hai nước đã mang một hình thức cũng như tính chất mới.

3.2.2. Hoạt động ngoại giao

Sau chuyến thăm của Tổng thống Putin, quan hệ đối tác chiến lược giữa hai

nước đã không ngừng phát triển. Sự năng động trong đối thoại chính trị cấp cao

thường niên là bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ mật thiết giữa Ấn Độ và Nga.

Bước sang năm 2001, thế giới chứng kiến một loạt những biến động. Kể từ

khi G.Bush nắm quyền Tổng thống, phái tân bảo thủ ra sức kiềm chế Nga và lôi kéo

Ấn Độ. Mặc dù lập trường của Ấn Độ khi ủng hộ ý tưởng triển khai NMD của Tổng

77

thống Mỹ ít nhiều ảnh hưởng đến quan hệ Ấn Độ - Nga, tuy nhiên vấn đề mà hai

nước quan ngại nhất vào thời điểm này chính là vụ khủng bố 11/9/2001 đã gióng

lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn nguy hiểm này. Do đó, khi Thủ tướng

A.Vajpayee thăm Nga (ngày 4-7/11/2001), nội dung quan trọng nhất được hai nước

xác định là chủ nghĩa khủng bố bằng việc ra Tuyên bố Moscow về chống khủng bố

quốc tế ngày 6/11/2001, trong đó nhấn mạnh khủng bố quốc tế là mối đe dọa lớn

cho hòa bình và an ninh quốc tế, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và tội ác chống

lại nhân loại [133]. Trong bầu không khí thân thiện, Tuyên bố chung trong cuối

chuyến thăm về các vấn đề chiến lược đã được đưa ra. Ngoài việc khẳng định quyết

tâm thúc đẩy quan hệ hai nước, tuyên bố nhấn mạnh quan điểm hai nước ủng hộ

một thế giới đa cực, cải cách Liên Hợp Quốc, Nga ủng hộ Ấn Độ ứng cử ủy viên

thường trực Hội đồng bảo an [136]. Chuyến thăm của Vajpayee là cuộc họp cấp cao

đầu tiên giữa Ấn độ và Nga sau vụ 11/9 nên thể hiện quyết tâm của hai nước trong

cuộc chiến chống khủng bố. Ngay sau đó, Nga đã có lập trường ủng hộ Ấn Độ khi

lên án mạnh mẽ vụ khủng bố vào toà nhà Quốc hội Ấn Độ ngày 13/12/2001.

Bước sang năm 2002, trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - Pakistan gia tăng căng

thẳng, tướng Musharaf tới Trung Quốc vào tháng 1/2002 và đã nhận được sự bảo

đảm hỗ trợ từ phía lãnh đạo Trung Quốc. Trong khi đó, Ấn Độ và Nga cũng bắt đầu

nhận ra rằng liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu đã bộc lộ ý đồ đơn cực

nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới với vai trò lãnh đạo thuộc về Mỹ. Trong bối

cảnh này, ngày 3-5/12/2002, Tổng thống Putin sang thăm Ấn Độ. Để xây dựng

khuôn khổ hợp tác vững chắc cho mối quan hệ song phương, hai nhà lãnh đạo đưa

ra bản “Tuyên bố Delhi về việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược”

khẳng định lại sự ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của nhau [139].

Năm 2003 là năm để lại nhiều dấu ấn về diễn biến phức tạp của thế giới,

tháng 3/2003 Mỹ tấn công vào Iraq. Đồng thời các cuộc cách mạng màu sắc ngày

càng lan rộng ra vùng Kavkaz. Trong khi đó, quan hệ Nga - Pakistan có dấu hiệu

tiến triển với việc Tổng thống Musharraf thăm Nga tháng 2/2003. Trong khi quan

hệ Ấn Độ với Pakistan gần như đóng băng kể từ sau vụ khủng bố tấn công Nghị

viện Ấn Độ và những căng thẳng gay gắt trong năm 2002. Hoàn cảnh trên thôi thúc

78

Ấn Độ và Nga củng cố mối quan hệ giữa họ bằng chuyến thăm của Thủ tướng

Vajpayee sang Nga ngày 12/11/2003. Phù hợp với Nghị quyết 57/145 của Đại hội

đồng Liên Hợp Quốc, Ấn Độ và Nga đã ra “Tuyên bố chung về những thách thức

toàn cầu và các mối đe dọa đến sự ổn định và an ninh thế giới”. Hai nước nhấn

mạnh khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán ma túy, rửa tiền, một số

phương diện của toàn cầu hóa đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tập thể để giải quyết

[143]. Tuyên bố chung năm 2003 cũng xác định vai trò của hợp tác kinh tế và

thương mại, gia tăng trao đổi giữa nhân dân hai nước. Ấn Độ ủng hộ Nga sớm gia

nhập WTO. Ghi nhận kết quả cuộc bầu cử tại Chechnya vào ngày 5/10/2003, Ấn Độ

bày tỏ hy vọng kết quả này sẽ mang lại hòa bình hoàn toàn tại Chechnya [144].

Như một sự trùng hợp của lịch sử, năm 2004 chứng kiến sự thay đổi trong

thượng tầng cao nhất của cả hai nền chính trị Ấn Độ và Nga. Ở Nga, thắng lợi trong

cuộc bầu cử tháng 3/2004 đã đưa V.Putin tiếp tục nhiệm kỳ hai của mình. Ở Ấn Độ,

sau cuộc bầu cử tháng 4/2004, M.Singh lên nắm quyền Thủ tướng. Mặc dù có sự

thay đổi này nhưng với tư duy chiến lược nhìn về một hướng, quan hệ hai nước đã

không bị ảnh hưởng. Bằng chứng là chuyến thăm của Tổng thống Putin đến Ấn Độ

từ ngày 3-5/12/2004 đã có 11 văn bản được ký kết. Hai bên đã nhất trí tăng cường

trao đổi quan hệ song phương chính trị ở cấp Nghị viện và Hội đồng an ninh [145].

Năm 2005 là một năm bận rộn đối với nền ngoại giao hai nước. Mở đầu là

chuyến thăm Nga từ ngày 8 - 10/5/2005 của Thủ tướng M.Singh tham dự Lễ kỷ

niệm 60 năm ngày chiến thắng phát xít Đức. Tiếp đó, trong không khí “Ngày văn

hóa Ấn Độ ở Nga”, Tổng thống A.Kalam đến Nga vào ngày 22-25/5/2005. Cuối

cùng chuyến thăm Nga lần thứ hai của Thủ tướng M.Singh ngày 4-07/12/2005.

Sau vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc ngày 11/1/2006 đã

buộc Mỹ phải theo đuổi hợp tác với Ấn Độ. Khi Tổng thống Bush thăm Ấn Độ

ngày 2/3/2006, một hiệp định hạt nhân “ngoại lệ” được ký kết. Trước sự thân mật

của quan hệ Ấn - Mỹ, Thủ tướng Nga M.Fradkov lên đường sang Ấn Độ vào ngày

17/3/2006 và kết quả là 7 văn bản hợp tác được ký kết. Tiếp đó, tại Hội nghị thượng

đỉnh G-8 ở St Petersburg tháng 7/2006, Thủ tướng Ấn Độ đã tham dự và hội đàm

sâu rộng với Tổng thống Nga.

79

Năm 2007, kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1947 - 2007), các

chuyến viếng thăm từ hai phía Ấn Độ và Nga trở nên nhộn nhịp hơn. Mở đầu là

chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Putin ngày 25-26/1/2007 tham dự Lễ kỷ niệm

Ngày Cộng hòa ở Ấn Độ. Trong Tuyên bố chung, hai nước nhấn mạnh nhiệm vụ

củng cố nền tảng xã hội của quan hệ nhằm tăng cường tin cậy chính trị lẫn nhau. Do

đó, hai nước đã quyết định sẽ tổ chức năm 2008 là “Năm nước Nga ở Ấn Độ” và

năm 2009 là “Năm Ấn Độ tại Nga” [147]. Tuy nhiên, sau khi quan hệ Ấn Độ - Mỹ

hoàn thành đàm phán về hiệp định hạt nhân dân sự (Hiệp định 123) vào ngày

27/7/2007 và việc Ấn Độ tham gia tập trận hải quân “Malabar 07-2” vào tháng

9/2007 khiến cho Nga không hài lòng khi Ấn Độ quá nghiêng về Mỹ. Tháng

10/2007, Ngoại trưởng S. Lavrov đã không gặp Ngoại trưởng P. Mukherjee trong

chuyến thăm Moscow để dự cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ Ấn Độ - Nga. Bởi

vậy trước khi lên đường sang Nga dự hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước, ngày

11/11/2007, Thủ tướng Singh nói: “Tôi tin rằng chuyến thăm của tôi sẽ tái khẳng

định về những nỗ lực chung của chúng ta hướng tới việc tạo ra sự thịnh vượng kinh

tế lớn hơn và một trật tự thế giới ổn định, an toàn và hòa bình” [148]. Ngày

12/11/2007, hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Nga đã thảo luận về quan hệ song phương

và nhất trí để Nga xây dựng thêm 4 lò phản ứng ở Ấn Độ nhưng phía Ấn Độ từ chối

ký một hiệp định chính thức vì Ấn Độ muốn kí Hiệp định 123 với Mỹ trước.

Năm 2008, trong không khí ấm áp của “Năm nước Nga ở Ấn Độ” đã được

mở đầu bằng chuyến thăm của Thủ tướng V.Zubkov đến Ấn Độ ngày 12-

13/2/2008. Trong khi đó, căng thẳng giữa Nga với Mỹ và NATO với ý đồ kết nạp

Ukraine và Georgia cũng như triển khai hệ thống tên lửa ở Séc và Ba Lan diễn ra

gay gắt. Sau khi nhậm chức ngày 7/5/2008, Tổng thống D.Medvedev đã tuyên bố sẽ

tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại của Tổng thống V. Putin. Ngày 4/12/2008, Tổng

thống D.Medvedev đã có chuyến thăm đến Ấn Độ. Trong chuyến thăm này, 10 hiệp

định/bản ghi nhớ về nhiều lĩnh vực được ký kết [149]. Chuyến thăm của Tổng

thống Medvedev đến Ấn Độ có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh căng thẳng giữa

Ấn Độ với Pakistan. Trong khi Bắc Kinh ủng hộ Pakistan và có lập trường gây trở

ngại đưa những kẻ chỉ đạo khủng bố ở Mumbai ra công lý [165; tr.91], thì Nga đã

80

mạnh mẽ tuyên bố những thủ phạm, những kẻ tài trợ, tổ chức và những kẻ khuyến

khích khủng bố phải được đưa “công lý ở Ấn Độ” theo luật pháp quốc tế và các

nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Về vấn đề ở Georgia, Ấn Độ khéo léo tuyên bố

“ủng hộ vai trò quan trọng của Liên bang Nga trong việc thúc đẩy hòa bình và hợp

tác trong khu vực Caucasus” [149].

Sang năm 2009, với“Năm Ấn Độ ở Nga” đã củng cố thêm sự gắn kết chặt

chẽ cho quan hệ hai nước. Bắt đầu với chuyến thăm của Tổng thống P.Patil tới

Nga từ ngày 2-6/9/2009. Phát biểu tại Nhà hát Bolshoi, Tổng thống Partibha Patil

cho biết Ấn Độ coi trọng giá trị lớn về quan hệ đối tác chiến lược với Nga [237].

Đáp lại, Tổng thống Nga cam kết “quan hệ với Ấn Độ là một trong những ưu tiên

quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Nga” [238]. Tiếp đó, Thủ tướng

M.Singh đến thăm Nga ngày 6 - 8/12/2009. Sau cuộc hội đàm cấp cao, hai bên ra

“Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược nhằm đối phó với

những thách thức toàn cầu” nhấn mạnh Nga và Ấn Độ sẽ củng cố và mở rộng một

cách toàn diện mối quan hệ hữu nghị, truyền thống và tin cậy giữa hai nước [150].

Bước sang năm 2010, hai nước đã trải qua một thập kỉ là đối tác chiến lược

nhưng quan hệ kinh tế - thương mại lại rất yếu. Để khắc phục tình trạng này, ngày

11/3/2010, Thủ tướng V.Putin đã có chuyến công du tới Ấn Độ và hai bên đã ký các

hiệp định hợp tác trị giá hơn 10 tỷ USD. Quan hệ Ấn Độ - Nga đã có thêm những

xung lực mới để nâng lên bước phát triển cao hơn về chất với chuyến thăm của

Tổng thống D.Medvedev tới Ấn Độ vào tháng 12/2010, hai bên đưa ra “Tuyên bố

chung Kỷ niệm một thập kỷ Đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga và tầm nhìn về phía

trước” (21/12/2010). Hai bên nhận thấy trong 10 năm qua, quan hệ giữa hai nước

đã được xây dựng lên mức quan hệ đối tác chiến lược “đặc biệt và ưu tiên” [151].

Như vậy, trải qua một thập kỉ phát triển, quan hệ Ấn Độ - Nga đã có những

chuyến biến mới. Đó là mối quan hệ “đặc biệt và ưu tiên” với đặc trưng là sự thắt

chặt và phối hợp về chính sách ngoại giao trong phương pháp tiếp cận với một loạt

các vấn đề quốc tế và khu vực cũng như tình hữu nghị ấm áp truyền thống giữa

nhân dân hai nước.

81

3.2.3. Quan hệ Ấn Độ - Nga trƣớc việc Mỹ rút khỏi Hiệp ƣớc ABM, triển khai

NMD, công bố Chiến lƣợc an ninh quốc gia mới với trụ cột chống khủng bố

Năm 2001, sự kiện Tổng thống Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Chống tên

lửa đạn đạo ABM để triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) ngày

1/5/2001, là một yếu tố thử thách cho đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga. Trong khi

cộng đồng quốc tế lên án động thái này, thậm chí Thủ tướng Đức G.Schroeder và

Tổng thống Pháp J.Chirac kêu gọi một hội nghị quốc tế để chống lại sự đe dọa của

công nghệ và tên lửa đạn đạo. Nhưng ngược lại, sau thông báo của Tổng thống

Bush, trong cuộc điện đàm với Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Condoleezza Rice,

Ngoại trưởng Ấn Độ J. Singh đã khen ngợi ý tưởng mới của Tổng thống Mỹ. Thông

cáo báo chí do Bộ Ngoại giao Ấn Độ phát đi nhấn mạnh: “Ấn Độ tán thành với

mong muốn của Tổng thống Mỹ nhằm “đoạn tuyệt với quá khứ” và đặc biệt là đoạn

tuyệt với những “di sản đối địch của Chiến tranh Lạnh” [134]. Như vậy, lập trường

của Ấn Độ đã có những thay đổi căn bản. Bởi trước đây Ấn Độ đã phản đối Sáng

kiến Phòng thủ Chiến lược của chính quyền Reagan (23/3/1983) và tỏ ra lo ngại về

kế hoạch khôi phục hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong những năm 1990.

Thậm chí, đầu tháng 7/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ G. Fernandes khi được

hỏi về NMD đã nói rằng: Mỹ nên từ bỏ toàn bộ hành động này vì nó sẽ dẫn đến quá

nhiều vấn đề hơn là chúng ta có thể hình dung ngay bây giờ. Chưa đầy một tuần

sau, Fernandes đã không đồng nhất khi nói rằng NMD sẽ xóa bỏ học thuyết “đảm

bảo hủy diệt lẫn nhau” (MAD) và quan trọng hơn kế hoạch này sẽ không ảnh hưởng

đến chương trình hạt nhân của Ấn Độ [29; tr.2]. Tương tự như vậy, Ngoại trưởng

J.Singh trước đó cũng cho rằng Ấn Độ chống lại việc quân sự hoá vũ trụ. Ngay cả

trong Tuyên bố chung năm 2000 giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng

A.B.Vajpayee nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ Hiệp ước ABM.

Rõ ràng, trước đây, Ấn Độ và Nga đã có chung lập trường phản đối ý định

của Tổng thống Bush rút khỏi hiệp ước ABM để triển khai NMD. Nhưng đến thời

điểm này, Chính phủ của Vajpayee lại bước đầu đồng tình với kế hoạch của Mỹ. Ấn

Độ nhận thấy việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM đã tạo điều kiện cho Ấn Độ phát

triển lá chắn tên lửa, tiếp cận công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD), điều mà

82

Ấn Độ đang rất cần khi Pakistan và Trung Quốc cũng đang tăng cường sức mạnh

hạt nhân. Trái ngược với quan điểm của Ấn Độ, nước Nga kịch liệt phản đối vì kế

hoạch của Mỹ sẽ làm thay đổi thế cân bằng chiến lược, đe doạ an ninh của Nga và sự

ổn định của châu Âu. Nga cũng không vui và tỏ ra lo lắng với sự ủng hộ ngay lập tức

của Ấn Độ. Do vậy, ngày 5/5/2001, Ngoại trưởng Nga I.Ivanov đã đến New Delhi để

thảo luận về việc Ấn Độ ủng hộ sáng kiến của Mỹ. Và trong họp báo chung, Ấn Độ lại

khẳng định ủng hộ lập trường của Nga, phản đối Mỹ toan xé bỏ ABM. Ngoại trưởng

Singh kêu gọi Mỹ không nên đơn phương hủy bỏ Hiệp ước ABM, ông nói rằng việc

bảo vệ Hiệp ước là mối quan tâm hệ trọng đối với Ấn Độ [157].

Ở đây, thực chất quan điểm của Ấn Độ là không ủng hộ hoàn toàn kế hoạch của

Tổng thống Mỹ nhưng cũng không nhất thiết quyết liệt lên án ý tưởng này. Ấn Độ

muốn Nga và Mỹ giải quyết bất đồng về hiệp ước phòng thủ thông qua phối hợp song

phương. Điều đó được thể hiện trong cuộc thảo luận của Ngoại trưởng J.Singh với Thứ

trưởng Ngoại giao Mỹ R.Armitage và được Bộ ngoại giao Ấn Độ đưa ra thông báo

ngày 11/5/2001: “Bộ trưởng Ngoại giao, trong khi thảo luận những vấn đề này, đã

nhấn mạnh sự cần thiết là không nên đơn phương hủy bỏ những thỏa ước song phương

như Hiệp ước ABM năm 1972 hoặc những cam kết quốc tế tương tự khác. Chính phủ

Ấn Độ mong Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện trên tinh thần đối thoại, trao đổi ý kiến và hợp

tác” [135]. Như thế, lập trường “không liên kết” một lần nữa lại được thể hiện trong

chính sách ngoại giao của Ấn Độ và yếu tố Mỹ lại có những ảnh hưởng quan trọng

trong quan hệ Ấn Độ - Nga.

Tuy nhiên, sau sự kiện ngày 11/9/2001, Ấn Độ và Nga thực hiện một chính

sách thực dụng đối với Mỹ. Xuất phát từ tính toán lợi ích của mỗi nước, Ấn Độ và

Nga đã ủng hộ liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu. Nhưng sang năm 2002,

hai nước nhận ra rằng liên minh chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo chỉ là cái cớ để

Mỹ phân biệt “bạn” hay “thù” vì đối tượng mà Mỹ hướng đến là có lựa chọn. Khi

Ngoại trưởng Ivanov sang thăm Ấn Độ ngày 3 - 4/2/2002, như một động thái phản

đối Mỹ, hai nước công khai cho rằng “ở đây không có chỗ cho cái gọi là tiêu chuẩn

kép trong việc đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố” [137]. Nhận thức đó của

Ấn Độ và Nga quả không lầm, ngày 17/2/2002, lấy lý do chương trình hạt nhân của

83

Iran, Mỹ chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp ước ABM để triển khai NMD. Ngày

20/9/2002, Mỹ công bố Chiến lược an ninh quốc gia mới, trong đó chống khủng bố

được Mỹ giương cao và là tiêu chí phân biệt “bạn” hay “thù” của nước Mỹ. Nhận

thấy mưu đồ đơn cực của Mỹ, ngày 3-5/12/2002, khi Tổng thống Putin thăm Ấn

Độ, hai nước kêu gọi cần phải khởi động các cuộc đàm phán đa phương để kí một

hiệp định toàn diện về việc không triển khai vũ khí trong vũ trụ, không sử dụng

hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với mục đích không gian, duy trì sự phối hợp trong

sử dụng không gian cho các hoạt động hòa bình [139]. Thay vì ủng hộ Mỹ như

trước đây, hai nước đã thành lập Nhóm công tác chung về chống khủng bố.

3.2.4. Ấn Độ tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ của Nga về vấn đề Kashmir và những

bất ổn với Pakistan

Bước vào thế kỉ mới, tình hình tại Kashmir vẫn diễn biến phức tạp. Việc

Pakistan ủng hộ các nhóm phiến quân tiến hành khủng bố xuyên biên giới vẫn

thường xuyên diễn ra. Trong bối cảnh này, Ấn Độ rất cần nhận được ủng hộ của

Nga và nước Nga đã thể hiện quan điểm ủng hộ nhất quán, tương đồng với lập

trường của Ấn Độ. Nga đã chỉ rõ sự tương đồng giữa vấn đề Chechnya và Kashmir.

Phát biểu tại Quốc hội Ấn Độ ngày 4/10/2000, V.Putin nói: “...Ấn Độ là nạn nhân

của khủng bố ở Kashmir cũng như Nga ở Chechnya” [22; tr.8]. Phù hợp với quan

điểm của Ấn Độ, Nga cho rằng vấn đề Kashmir cần được giải quyết song phương

trên cơ sở Hiệp định Simla (1972) và Tuyên bố Lahore (1999) mà không có hành

động quốc tế hóa về vấn đề này. Putin tuyên bố: “Vấn đề này (vấn đề Kashmir) chỉ

có thể được giải quyết trên cơ sở thỏa hiệp song phương và tôn trọng vô điều kiện

Đường kiểm soát. Bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài phải dừng lại” [22; tr.8].

Sau vụ khủng bố 11/9/2001, các nhóm phiến quân được Pakistan hỗ trợ tăng

cường hoạt động tại Kashmir. Việc Pakistan chiếm được cảm tình của Mỹ trong liên

minh chống khủng bố đã tạo thêm cơ hội cho các phiến quân nổi dậy. Ngày

13/12/2001, quan hệ Ấn Độ với Pakistan rạn nứt nghiêm trọng sau vụ tấn công vào

Quốc hội Ấn Độ mà Ấn Độ cho rằng do Pakistan hậu thuẫn. Phía Nga đã chỉ trích

cuộc tấn công và cảnh báo Pakistan đã giúp đỡ những kẻ khủng bố [92; tr.47]. Chủ

tịch Ủy ban Quốc phòng Duma A.Nikolayev tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác chính

84

trị và kỹ thuật-quân sự với Ấn Độ trong cuộc chiến chống khủng bố [164; tr.137].

Trước sức ép của cộng đồng quốc tế, ngày 12/1/2002, Tổng thống Musharraf cam

kết Pakistan sẽ chống lại chủ nghĩa cực đoan trên đất nước mình. Tháng 2/2002,

Ngoại trưởng I.Ivanov khi thăm Ấn Độ cho biết, “cam kết của Pakistan chỉ có thể

được đánh giá bằng các hành động cụ thể” [131; tr.53]. Đó là phải ngăn chặn

khủng bố xuyên biên giới và phá hủy “cơ sở hạ tầng của khủng bố” trong phần

lãnh thổ do Pakistan kiểm soát [128; tr.389]. Ấn Độ và Nga cho rằng đó là điều kiện

tiên quyết để đi đến đàm phán, giải quyết vấn đề Kashmir [226; tr.42].

Khi căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang dọc theo Đường kiểm soát

sau vụ thảm sát ngày 14/5/2002 ở Kaluchak (Jammu), đã đẩy hai nước vào nguy cơ

một cuộc chiến tranh hạt nhân. Trong bối cảnh này, Bộ Ngoại giao Nga đã tiếp tục

chỉ trích Pakistan:“lý do chính là các hoạt động chống phá không ngừng của các

nhóm cực đoan trú ẩn trên lãnh thổ do Pakistan kiểm soát” [183; tr.737]. Người

phát ngôn điện Kremlin tuyên bố: “nếu các hoạt động quân sự xảy ra, Moscow sẽ

đóng vai trò là đối tác chiến lược của New Delhi”. Trong cuộc họp báo với Thủ

tướng Vajpayee ngày 4/12/2002, Putin nói: “Điều quan trọng là Islamabad không

chỉ phải giảm những hành động xâm nhập của các chiến binh vào Kashmir qua

đường kiểm soát cho các bang Jammu và Kashmir mà còn phải tiến hành hành

động của mình để xóa bỏ toàn bộ cơ sở hạ tầng của khủng bố đang hoạt động trong

khu vực này [142]. Nga cũng nhận ra mối liên hệ của Pakistan với khủng bố ở

Chechnya và Kashmir. Trước chuyến thăm của Putin đến Ấn Độ (12/2002), Ngoại

trưởng I.Ivanov nhắc lại mối liên hệ giữa lực lượng nổi dậy ở Kashmir và Chechnya

mà ông cho rằng hai nước“vì những lý do tương tự” [153]. Bộ Ngoại giao Nga cho

rằng “những tội ác gây ra trong việc giết hại những người dân vô tội dưới khẩu

hiệu “đấu tranh cho tự do” ở Kashmir là không thể tha thứ được. Điều đó đã thể

hiện rõ rằng, các hoạt động của họ cũng tương đồng như các hoạt động của Al

Qaeda, Phong trào Taliban và những kẻ khủng bố Chechnya” [183; tr.738].

Tuy nhiên, trước những thay đổi của tình hình thế giới và những toan tính

muốn cải thiện quan hệ với quốc gia Hồi giáo Pakistan nên lập trường của Nga có

sự thay đổi so với thời kỳ Chiến tranh lạnh. Giáo sư A.Safronova thuộc Đại học

85

quốc gia Moscow, cho rằng: “Moscow đã không sử dụng công thức mà đã được sử

dụng trong thời kỳ Khrushchev và Bulganin-Kashmir là một phần không tách rời

của Ấn Độ” [121; tr.106]. Cũng không giống như Yelstin, ông Putin vừa muốn cải

thiện quan hệ với Pakistan vừa muốn duy trì quan hệ với Ấn Độ. Bởi vậy, trong vấn

đề Kashmir, Putin thể hiện quan điểm “ủng hộ hoàn toàn việc bình thường hoá và

cải thiện quan hệ Ấn Độ và Pakistan” [226; tr.41]. Lý do chính là Nga đã nhìn thấy

lợi ích chiến lược Pakistan trước sự nổi lên của Hồi giáo cực đoan, nhất là ở Trung

Á và Afghanistan. Với mục tiêu này, ông Putin đã hội đàm với Tổng thống

Musharraf tại Moscow vào 4/2/2003 về tiến trình hòa bình Ấn Độ - Pakistan.

Nhưng trước chuyến thăm của Musharraf, V.Putin đã gọi điện cho Thủ tướng

Vajpayee. Ngày 5/2/2003, ông cũng điện đàm với Thủ tướng Vajpayee một lần nữa

và thông báo kết quả cuộc hội đàm. Cho nên, trong các tuyên bố chung giữa hai

nước, chủ yếu nhấn mạnh Nga ủng hộ “lập trường” của Ấn Độ về Kashmir.

Sau vụ khủng bố diễn ra vào ngày 26/3/2003 tại làng Nandimarg (Kashmir),

Nga đã lên tiếng ủng hộ các biện pháp của Ấn Độ. Tiếp đó, ngày 7/5/2003, Nga

phản đối quyết định của Pakistan đưa vấn đề Kashmir ra Hội đồng Bảo an. Thứ

trưởng Ngoại giao Nga, Y.Fedotov khi đó đang thăm Ấn Độ đã cho rằng vấn đề này

không phải là chương trình nghị sự của các tổ chức thế giới và trọng tâm không

phải là Kashmir, mà là chủ nghĩa khủng bố và các trại huấn luyện khủng bố đang

hoạt động tại Pakistan. Ở đây, quan điểm này của Nga về Kashmir còn mang hàm ý

với vấn đề Chechnya, như Kozyrev nói: “Giải quyết cuộc khủng hoảng Chechnya

là vấn đề nội bộ của Liên bang Nga. Chúng tôi không cần trung gian bên ngoài cho

điều đó” [104; tr.71]. Điều này tiếp tục được khẳng định trong Tuyên bố chung

tháng 11/2003: “Liên bang Nga ủng hộ những biện pháp của Ấn Độ tại bang

Jammu & Kashmir trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Ấn Độ

khẳng định lại sự ủng hộ của mình với các biện pháp của Liên bang Nga tại Cộng

hòa Chechnya để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và trật tự hiến pháp của Nga” [144].

Không chỉ bằng các tuyên bố chung, sự ủng hộ của Nga đối với Ấn Độ còn

được khẳng định thông qua các hành động thực tiễn. Việc Nga giúp Ấn Độ hiện đại

hoá quân đội, nâng cao khả năng tác chiến qua các cuộc tập trận chung trong suốt

86

thập kỷ qua cũng là thông điệp gửi đến Pakistan. Nga cũng khẳng định sẽ không

chuyển giao bất kỳ loại vũ khí quan trọng nào cho Pakistan, một dấu hiệu cho thấy

Ấn Độ chính là đối tác được ưu tiên [46; tr.231].

3.2.5. Quan hệ Ấn Độ - Nga trƣớc việc Mỹ tấn công Iraq, mở rộng NATO và sự

lan rộng các cuộc cách mạng màu ở các vùng Liên Xô trƣớc đây

Quan hệ Ấn Độ - Nga không phải là liên minh quân sự và cũng không nhằm

chống lại nước thứ ba. Nhưng cả hai nước chống lại đơn cực và các hành động sử

dụng vũ lực. Điều đó được thể hiện ở thái độ của hai nước với cuộc chiến ở Iraq do

Mỹ phát động. Ngay từ cuối năm 2002, khi Mỹ thể hiện ý đồ tấn công Iraq, trong

chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 12/2002 của ông Putin, Ấn Độ và Nga đã phản đối

mạnh mẽ việc đơn phương sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các hành vi vi

phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, cũng như can thiệp vào công việc nội bộ của

các quốc gia khác. Hai bên nhấn mạnh giải quyết toàn diện về tình hình Iraq chỉ có

thể thông qua những nỗ lực chính trị và ngoại giao phù hợp với các nguyên tắc của

luật pháp quốc tế dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc [138]. Trong chuyến thăm

Nga ngày 19/2/2003, Ngoại trưởng J.Sinha khẳng định vấn đề Iraq phải được giải

quyết theo các chuẩn mực quốc tế: “New Delhi ủng hộ việc tiêu hủy tất cả vũ khí

hủy diệt hàng loạt hiện có của Iraq. Tuy nhiên, các quyết định liên quan đến vũ khí

phải được sự chấp thuận của Liên Hiệp Quốc” [180; tr.8].

Khi chính quyền Bush tấn công Iraq (3/2003), cả Ấn Độ và Nga đứng về

phía đa số cộng đồng quốc tế chỉ trích Mỹ và đồng minh can thiệp quân sự lật đổ

Saddam Hussein. Phát ngôn viên của Ấn Độ và Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng

không có bằng chứng chứng minh điều Mỹ tuyên bố về kho vũ khí hủy diệt hàng

loạt hoặc liên kết với Al Qaeda của chính quyền Iraq, vì lẽ đó tình hình Iraq nên

được giải quyết theo các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Tại hội nghị thượng đỉnh

Ấn Độ - Nga diễn ra tại Nga vào ngày 12/11/2003, Thủ tướng Vajpayee nói:

“Chúng tôi đều phản đối chủ nghĩa đơn phương trong các vấn đề quốc tế” [28].

Hai nước có sự nhất trí cao về cách giải quyết tình hình Iraq, nhấn mạnh Liên Hợp

Quốc có vai trò quan trọng để giải quyết và ngăn ngừa các cuộc xung đột phù hợp

theo Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế [144]. Trên thực tế, cả Ấn

87

Độ và Nga rất nhạy cảm với hành động vi phạm chủ quyền của Mỹ và NATO vì đó

sẽ là thách thức đối với toàn vẹn lãnh thổ tại Kashmir và Chechnya. Mặc dù không

ngăn được những hành động của chính quyền Bush. Nhưng với những động thái

trên đã chứng tỏ sự hội tụ về lợi ích và quan điểm của đối tác chiến lược Ấn Độ -

Nga. Trong một chừng mực nhất định đã thể hiện xu thế dân chủ hóa quan hệ quốc

tế, báo hiệu một trật tự thế giới mới với những “cực” như Ấn Độ, Nga.

Tiếp sau hành động tấn công quân sự Iraq, Mỹ đã bảo trợ cho NATO mở

rộng thành viên, phô trương thế lực. Tháng 3/2004, có hai sự kiện từ phía NATO

khiến cho Ấn Độ và Nga đã cùng có chung một tiếng nói. Sự kiện thứ nhất ngày

18/3/2004, Ngoại trưởng Mỹ C.Powell khi thăm Islamabad đã tuyên bố Pakistan là

một đồng minh lớn không thuộc NATO cho các mục đích quân sự tương lai của

Mỹ. Washington đã công bố chiến lược này trong bối cảnh chiến dịch tranh cử đang

diễn ra ở Ấn Độ, thực sự làm cho New Delhi bất an. Để tranh thủ cuộc chiến chống

khủng bố, Mỹ quay trở lại quan hệ đối tác đồng minh với Pakistan. Và sau đó

NATO đã cho Pakistan tham gia cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan mặc cho

Ấn Độ luôn gọi Pakistan là một nhà nước khủng bố. Sự kiện thứ hai, ngày

29/3/2004, bất chấp phản đối quyết liệt của Nga, NATO mở rộng lần thứ ba với 7

thành viên mới, đưa biên giới NATO áp sát lãnh thổ Nga. Cùng với căn cứ không

quân của NATO và Mỹ ở Trung Á, quyết định của Mỹ thành lập các cơ sở quân sự

ở Bulgaria và Romania được Nga xem là bằng chứng NATO và Mỹ bao vây Nga.

Tất cả những bước đi của NATO đã thúc đẩy hai nước tiến lại gần nhau. Cùng chịu

một áp lực, Ấn Độ và Nga đã cùng lên tiếng phản đối NATO mở rộng [46; tr.129].

Đồng thời với việc mở rộng sức mạnh quân sự, Mỹ còn xúi giục các lực

lượng đối lập tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô để phát động cách mạng màu

sắc. Trong đó, Trung Á luôn là tâm điểm chú ý của Mỹ trong chiến lược bao vây,

kiềm chế, chia rẽ Ấn Độ và Nga. Sau vụ khủng bố 11/9/2001, các nước Trung Á đã

chào đón liên quân vào tiêu diệt khủng bố. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi ở Trung

Á khi Mỹ không dừng lại ở việc mở rộng ảnh hưởng của NATO thông qua “chương

trình đối tác vì hòa bình”, mà từ năm 2001 Mỹ đẩy mạnh cách mạng màu sắc nhằm

“làm loang những chấm xanh dân chủ” của Mỹ. Trước diễn biến này, Nga và Ấn

88

Độ lên án mạnh mẽ các hoạt động gây mất an ninh trên lãnh thổ các nước Trung Á

được hỗ trợ từ bên ngoài, thách thức quá trình thế tục và dân chủ. Tuyên bố chung

Ấn Độ - Nga năm 2001 nhấn mạnh: “hai bên lo ngại sâu sắc về mối đe dọa đối với

an ninh và ổn định ở Trung Á” [136]. Đến Tuyên bố Delhi (12/2002), hai nước tiếp

tục nhấn mạnh “tình hình ở khu vực chung của chúng ta - Afghanistan và Trung Á -

là mối quan tâm an ninh cực kỳ quan trọng đối với cả hai nước [139].

Trước tình thế khu vực an ninh chung bị thu hẹp, tháng 2/2003, Ngoại trưởng

Ấn Độ bày tỏ mong muốn trở thành thành viên mới của SCO, điều này đã được

nước Nga thông báo với các nước thành viên khác. Ấn Độ cũng đã chi 10 triệu USD

để cải tạo căn cứ quân sự Ayni của Tajikistan. Ngày 23/10/2003, Nga cũng xây

dựng căn cứ quân sự Kant cách căn cứ quân sự Manas của Mỹ 43km. Sau cách

mạng “hoa hồng” ở Georgia (2003), cách mạng “cam” ở Ukraine (2004), nguy cơ

lan sang các nước Trung Á ngày càng hiện hữu, do vậy Ấn Độ và Nga tỏ rõ thái độ

phản đối sự áp đặt mô hình dân chủ kiểu Mỹ ở các nước Trung Á: “Tăng trưởng

kinh tế cao và tiến trình dân chủ của các nước Trung Á đòi hỏi sự tôn trọng quyền

tự do lựa chọn các mô hình phát triển và thực hiện các cải cách” [145].

Sau “cách mạng hoa Tulip” ở Kyrgyzstan và “cách mạng dân chủ” ở

Uzbekistan (5/2005), Nga đã hối thúc Ấn Độ gia nhập SCO. Tháng 7/2005, với sự

giới thiệu của Nga, SCO chính thức phê chuẩn Ấn Độ làm quan sát viên của tổ

chức. Mặc dù Hiến chương SCO không đề cập nhưng Washington vẫn lo ngại rằng

một trong những mục tiêu chính của tổ chức này là đẩy Mỹ ra khỏi Trung Á, tạo thế

đối trọng với NATO, làm hạn chế “Chương trình đối tác vì hòa bình” của tổ chức

này ở khu vực và làm xói mòn ảnh hưởng của Mỹ. Việc mở rộng thành viên của

SCO chính là phản ứng của tổ chức này trước sự lan rộng cách mạng màu sắc ở

Trung Á. Bởi lẽ, ngày 5/7/2005, tại cuộc họp Thượng đỉnh của SCO, lãnh đạo các

nước đã yêu cầu Mỹ rút quân khỏi các căn cứ quân sự ở Trung Á. Tháng 11/2005,

không quân Mỹ rút khỏi căn cứ Karshi - Khanabad. Ngay sau đó, trong chuyến

thăm của Thủ tướng M.Singh đến Nga (12/2005) hai bên đã lên kế hoạch để cùng

sử dụng căn cứ quân sự tại Trung Á. Trước mắt là căn cứ Farkhor và Ayni.

89

Để tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh Ấn Độ - Nga tại khu vực, tại Hội

nghị thượng đỉnh SCO diễn ra vào ngày 16/6/2009 ở Yekaterinburg, Nga đã thay

đổi định dạng trong chương trình nghị sự chính khi mời Thủ tướng Ấn Độ tham dự,

cùng với Iran, Pakistan và Mông Cổ. Việc tham gia của Ấn Độ trong cuộc họp này

của SCO có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nỗ lực của chính quyền

Obama với kế hoạch Afghanistan - Pakistan nhằm lôi kéo sự ủng hộ của các cường

quốc trong khu vực về chính sách Afghanistan được thành công.

3.2.6 Quan hệ Ấn Độ - Nga trong việc giải quyết vấn đề Iran

Iran có vị trí địa - chính trị đặc biệt quan trọng do án ngữ các tuyến đường

giao thông huyết mạch, nối liền 3 châu lục Âu - Á - Phi. Với Ấn Độ và Nga, Iran là

điểm hội tụ lợi ích chung về về an ninh chính trị, năng lượng, quân sự và việc tìm

kiếm sức mạnh toàn cầu. Với Mỹ, nếu thâu tóm được Iran, Mỹ sẽ kiểm soát toàn bộ

Trung Đông, đối phó với những mối đe dọa đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Trung

Á và dải đất Bắc Phi. Đó cũng là lý do để Mỹ lấy cớ chương trình hạt nhân của

Tehran để can thiệp vào nước này.

Đầu năm 2000, giới lãnh đạo Iran đề xuất Nga xây dựng một nhà máy làm

giàu uranium tại nước này. Đến tháng 11/2000, Putin từ bỏ Hiệp định Gore-

Chernomyrdin năm 1995, mở đường hợp tác với Iran. Thế nhưng, sau báo cáo của

cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (9/2001), Mỹ cho rằng chương trình hạt nhân của

Iran là một cách thức để phát triển vũ khí hạt nhân và điều này sẽ thay đổi cân bằng

quyền lực ở Trung Đông, gây bất ổn khu vực. Tuy nhiên, Iran phủ nhận những cáo

buộc này và cho rằng mình là một thành viên của NPT, do đó được quyền sử dụng

năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình. Ngay lập tức, tháng 10/2001 Mỹ thực

hiện cấm vận với Iran. Tiếp đó, trong Thông điệp Liên bang ngày 29/1/2002, Tổng

thống G.Bush xếp Iran vào “trục ma quỷ” trong hệ thống khủng bố quốc tế.

Trước động thái của Mỹ, năm 2002, Thứ trưởng Quốc phòng Nga

M.Dmitriyev cho biết Nga có thể bán một số vũ khí cho Iran [87; tr.1095]. Nga

cũng cân nhắc cung cấp thêm lò phản ứng hạt nhân cho nhà máy Bushehr của Iran,

bất chấp sự phản đối của Mỹ [88; tr.1155-1156]. Tháng 7/2002, Nga tuyên bố sẽ

hoàn thành xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bushehr và thảo luận xây dựng thêm 5

90

lò phản ứng ở Iran [47; tr.139]. Ngay sau đó, tháng 12/2002, Mỹ tố cáo Iran bí mật

phát triển vũ khí hạt nhân và công bố các bức ảnh vệ tinh về hai cơ sở hạt nhân

đang được xây dựng ở Natanz và Arak.

Bất chấp áp lực từ phía Mỹ, Ấn Độ đã nâng tầm quan hệ với Iran theo hướng

đối tác chiến lược vào tháng 1/2003. Trái ngược với cách giải thích của Mỹ, Ngoại

trưởng Ấn Độ đã tuyên bố vào tháng 9/2003 rằng “không có bằng chứng cho thấy

Iran theo đuổi một chương trình vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ hành động nguy hại

khác” [31; tr.6]. Còn Bộ Năng lượng Nguyên tử Nga quyết định chuyển giao cho

Iran một bản thiết kế lò phản ứng thứ hai ở Bushehr. Trong khi đó, phía Mỹ đã phát

hiện việc chuyển giao trái phép công nghệ liên quan đến hạt nhân từ Ấn Độ sang

Iran. Công ty hóa học của Ấn Độ, Protech Consultants Private Ltd đã bị trừng phạt

theo Đạo luật Không phổ biến vũ khí hạt nhân Iran - Iraq (P.102-484). Trong quyết

định trừng phạt tháng 9/2004 có hai nhà khoa học hạt nhân Ấn Độ là Tiến sĩ

C.Surendar và Tiến sĩ Y.S.R.Prasad từng đứng đầu Tập đoàn năng lượng hạt nhân,

bị cáo buộc chuyển công nghệ hạt nhân nước nặng cho Iran [77; tr.286]. Ấn Độ gọi

những động thái này là bất hợp lý, đồng thời phản đối việc sử dụng vũ lực và các

biện pháp trừng phạt để giải quyết chương trình hạt nhân của Iran. Ở phía bên kia,

ngày 27/2/2005, Nga và Iran đã ký hai thỏa thuận về cung cấp nhiên liệu hạt nhân

và hoàn trả nhiên liệu đã qua sử dụng, bất chấp phản đối của các quan chức Mỹ.

Khi Iran cùng với Ấn Độ được thông qua quy chế quan sát viên của SCO,

Mỹ tỏ ra không hài lòng với mối quan hệ mật thiết giữa ba nước này và cũng coi

việc SCO kết nạp “nhà nước bất hảo” Iran là thách thức Mỹ. Đồng thời, Mỹ tìm

cách chia rẽ mối quan hệ Nga - Iran - Ấn Độ bằng việc lôi kéo Ấn Độ về phía mình

thông qua Hiệp định hạt nhân dân sự Mỹ - Ấn (18/7/2005). Mỹ đã đồng ý để Ấn Độ

(một nước không kí NPT) được phát triển hạt nhân dân sự nhưng lại phủ nhận

quyền này đối với Iran - một thành viên của NPT. Ngày 24/9/2005, Ấn Độ đã bỏ

phiếu tại IAEA ủng hộ hướng giải quyết vấn đề Iran của Anh, Pháp và Đức (EU-3)

được Mỹ hỗ trợ. S.Rademaker từng làm Trợ lý Bộ trưởng về không phổ biến và an

ninh quốc tế tại Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng “lá phiếu đó đã bị ép buộc”[220].

91

Nhưng các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran với EU-3 đã thất bại

trong năm 2005, EU sau đó đã đề xuất chuyển vấn đề này sang Hội đồng Bảo an.

Tại thời điểm này, Ấn Độ và Nga phản đối mạnh mẽ việc đề cập vấn đề hạt nhân

của Iran ở Hội đồng Bảo an và ủng hộ các cuộc đàm phán của Iran với IAEA. Ngay

lập tức, Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với hai công ty của Nga là Rosoboroneksport

và Sukhoi vì đã vi phạm Đạo luật không phổ biến của Mỹ, hai công ty của Ấn Độ

cũng bị Mỹ trừng phạt vì giúp Iran trong chương trình hạt nhân của mình [90; tr.3].

Sau những nỗ lực đàm phán thất bại, cuối cùng Nga đã bỏ phiếu để chuyển vấn đề

này tới Hội đồng Bảo an năm 2006. Tháng 3/2006, trong khi tại Liên Hợp Quốc,

Nga mạnh mẽ phản đối các lệnh trừng phạt vào Iran thì tại biển Ả-rập, Ấn Độ và

Iran tổ chức tập trận quân sự chung trùng với chuyến thăm của Tổng thống G.Bush

đến Afghanistan, Ấn Độ và Pakistan. Vì vậy, nó đã gặp phải sự chỉ trích nặng nề

của Chính phủ Mỹ [66; tr.151]. Ngày 31/7/2006, Hội đồng Bảo an đã thông qua

Nghị quyết 1696 và Nghị quyết 1737 ngày 23/12/2006, kêu gọi Iran ngừng làm giàu

hạt nhân. Không lâu sau đó, ngày 14/1/2007, trên các phương tiện thông tin, Mỹ

chính thức đưa ra kế hoạch tấn công Iran. Nhưng Nga đã phủ quyết trong Hội đồng

Bảo an về kế hoạch của Mỹ. Trong cuộc thảo luận của Tổng thống Nga và Thủ

tướng Ấn Độ ngày 25/1/2007, hai nước phản đối giải quyết vấn đề hạt nhân Iran

bằng biện pháp quân sự, khẳng định giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề hạt nhân

của Iran là thông qua những nỗ lực chính trị và ngoại giao. Hai nước cho rằng Nghị

quyết 1737 của Hội đồng Bảo an có vai trò quan trọng. Hai bên nhấn mạnh sự cần

thiết phải tích cực hợp tác giữa Iran với IAEA nhằm “hình thành niềm tin quốc tế

về mục đích hoà bình trong chương trình hạt nhân của Iran” [147].

Trong khi đó, ngày 16/12/2007, Tập đoàn Atomstroyexport của Nga đã

chuyển lô hàng nhiên liệu hạt nhân làm giàu thấp đầu tiên cho Iran và tháng 1/2008

lô hàng cuối cùng đã được chuyển đến. Đi liền sau đó, ngày 22/2/2008, IAEA có

báo cáo cho Hội đồng Bảo an, trong đó nghi vấn về việc Iran tiếp tục làm giàu

uranium. Dựa vào báo cáo này, Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an phải tăng cường các

biện pháp trừng phạt với Iran. Điều đó dẫn đến Nghị quyết 1803 (3/3/2008) và Nghị

quyết 1835 (27/8/2008). Trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga với Thủ tướng

92

Ấn Độ vào tháng 12/2008, hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng: “Iran có quyền nghiên

cứu, sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, phù hợp với

NPT (theo điều IV) và các nghĩa vụ quốc tế khác. Hai nước nhấn mạnh cần thiết

phải áp dụng Nghị quyết 1737, 1747, 1803 và 1835 của Hội đồng Bảo an hướng

đến để Iran khôi phục lại niềm tin của cộng đồng quốc tế về mục đích hoà bình

trong chương trình hạt nhân của mình” [149].

Thực tế mà nói, Ấn Độ và Nga cũng lo ngại chương trình hạt nhân của Iran

phục vụ cho mục đích quân sự. Bởi vậy, mục tiêu cơ bản khi giải quyết vấn đề hạt

nhân của Iran phải là vừa ngăn Iran có vũ khí hạt nhân nhưng cũng phải thỏa mãn

tham vọng công nghệ hạt nhân dân sự chính đáng của Iran dưới sự giám sát chặt chẽ

của IAEA, đồng thời phải ngăn Mỹ thực hiện mưu đồ chính trị kiểm soát Iran.

Nhưng sự cứng rắn của Iran trong chương trình hạt nhân cũng làm Ấn Độ và Nga

khó chịu. Tháng 11/2009, Ấn Độ và Nga đã bỏ phiếu về Nghị quyết của IAEA thúc

giục Iran chấm dứt làm giàu uranium. Tuy nhiên, những hành động này của Ấn Độ

và Nga không phá vỡ quan hệ với Iran. Ngày 21/8/2010, Iran đã bắt đầu nạp nhiên

liệu vào nhà máy hạt nhân với sự hỗ trợ của Nga. Còn Ấn Độ chỉ trích Mỹ: “Chúng

tôi lo ngại rằng tính chất bên ngoài của các biện pháp trừng phạt đơn phương gần

đây bởi các nước riêng lẻ [Mỹ], với những hạn chế về đầu tư của các nước thứ ba

[Ấn Độ] trong lĩnh vực năng lượng của Iran có thể có tác động trực tiếp đến các

công ty Ấn Độ” [152]. Hai nước vẫn nhấn mạnh rằng vấn đề này chỉ có thể được

giải quyết thông qua ngoại giao và các biện pháp trừng phạt chỉ làm tổn hại đến

người dân Iran. Quan điểm này được thể hiện rõ trong cuộc thảo luận giữa Tổng

thống D.Medvedev và Thủ tướng M.Singh ngày 21-22/12/2010 [151].

3.2.7. Quan hệ Ấn Độ - Nga về vấn đề tái thiết Afghanistan

Ngày 7/10/2001, lấy cớ tiêu diệt Osama Bin Laden và lật đổ chế độ Taliban,

Mỹ mở đợt tấn công quân sự vào Afghanistan. Ban đầu, cuộc chiến ở Afghanistan

được Ấn Độ và Nga hỗ trợ. Nhưng sau đó ý đồ của Mỹ còn muốn kiểm soát hoàn

toàn Afghanistan. Với ý đồ này, tình hình ở Afghanistan diễn biến phức tạp, đe dọa

đến lợi ích của Ấn Độ và Nga. Những diễn biến ở Afghanistan đã trở thành chủ đề

bàn luận quan trọng trong chương trình nghị sự của đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga.

93

Điểm đặc biệt trong hợp tác Ấn Độ - Nga về vấn đề này là họ đã thành lập

được Nhóm công tác chung về Afghanistan vào tháng 10/2000. Đến khi Mỹ đem

quân tấn công Taliban, Thủ tướng Vajpayee khi đó đang thăm Nga (tháng 11/2001)

và đã cùng với Tổng thống Putin kêu gọi tôn trọng “sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập,

chủ quyền của Afghanistan”. Hai nhà lãnh đạo cho rằng để lập lại hòa bình và ổn

định ở Afghanistan cần phải thành lập một chính phủ độc lập trên diện rộng với đại

diện có từ tất cả các nhóm sắc tộc, nhưng sẽ không có vị trí của Taliban [136]. Điều

này rõ ràng là chĩa mũi nhọn trực tiếp đến ý đồ hai mặt của Washington và

Islamabad. Đến Tuyên bố Moscow ngày 6/11/2001, họ nhấn mạnh phải ngăn chặn

cuộc xung đột ở Afghanistan lan rộng ra khu vực và hai bên đồng ý tương tác có

hiệu quả hơn nữa trong khuôn khổ Nhóm công tác chung về Afghanistan.

Hai nước cũng có chung quan điểm về việc tái thiết Afghanistan, trước hết là

hỗ trợ thiết lập và củng cố chế độ dân chủ mới thay thế cho Taliban và Al-Qaeda ở

Afghanistan. Sau thỏa thuận Bonn (12/2001), chính quyền lâm thời ở Afghanistan

được thành lập dưới sự lãnh đạo của Hamid Karzai. Ấn Độ và Nga ủng hộ thỏa

thuận Bonn và nhấn mạnh ở đây hợp tác là nhiệm vụ và nhu cầu chứ không phải là

cạnh tranh quốc tế, do đó Liên Hợp Quốc luôn có vai trò quan trọng. Họ lưu ý Lực

lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế đang được triển khai tại Afghanistan dưới sự ủy

nhiệm của Liên Hợp Quốc phải hành động theo đúng với nhiệm vụ [140].

Chính sự hỗ trợ của hai nước cho Liên minh phương Bắc trong những năm

1990 đã củng cố vị trí của hai nước tại Afghanistan sau năm 2001. Ấn Độ và Nga

đã sử dụng tiếng nói của mình để hỗ trợ cho Nhà nước Hồi giáo chuyển tiếp do

Tổng thống Hamid Karzai đứng đầu từ năm 2002. Tuy nhiên, sau cuộc chiến, tình

hình Afghanistan ngày càng xấu đi khi Taliban vẫn ngấm ngầm hoạt động ở khu

vực Bộ Lạc thuộc quyền quản trị của Liên Bang và khu vực Quetta (Balochistan)

của Pakistan. Bởi vậy, tại phiên họp lần thứ 5 Nhóm công tác chung về Afghanistan

ngày 17-18/7/2002, họ cho rằng việc tập kết lực lượng nòng cốt của Al-Qaeda và

Taliban ở Afghanistan và trên biên giới phía nam và đông nam của nước này, chính

là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Afghanistan và cho hòa bình, ổn định khu vực.

Cho nên hai nước cho rằng Iran đóng vai trò quan trọng ở Afghanistan, nhất là giải

94

quyết vấn đề người Hazaras và người Shia tại khu vực Hazarajat của Afghanistan.

Lý do là “Chúng ta đều sống bên cạnh Afghanistan và điều đó có ý nghĩa để chúng

ta phối hợp hành động mà không thành lập một liên minh ba bên” [171].

Sau cuộc bầu cử Tổng thống Afghanistan ngày 9/10/2004 với thắng lợi

nghiêng về Hamid Karzai, hai nước hoan nghênh thành công của cuộc bầu cử và

nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực hòa giải và đoàn kết dân tộc [145]. Hai nước

cũng nhất trí cần khôi phục vai trò quá cảnh của Afghanistan từ Nam Á với Trung

Á nên cả hai ủng hộ Afghanistan là thành viên thứ tám của SAARC (4/2007). Tuy

nhiên, hai nước vẫn bày tỏ quan ngại về tình hình an ninh đang xấu đi ở

Afghanistan do sự hồi sinh của Taliban, Al Qaeda và các nhóm khủng bố. Họ tỏ ra

nghi ngờ về vai trò của lực lượng an ninh Mỹ và NATO tại khu vực này [149]. Bởi

vậy, hai nước đặc biệt nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ xử phạt đối

với các thủ lĩnh cực đoan ở Afghanistan và những cá nhân, các tổ chức khác do Ủy

ban Nghị quyết 1267 của Hội đồng Bảo an liệt kê [150]. Ấn Độ và Nga cũng chỉ rõ

ổn định ở Afghanistan sẽ chỉ có được sau khi loại bỏ nơi trú ẩn và cơ sở hạ tầng của

chủ nghĩa khủng bố ở cả Afghanistan và Pakistan [151].

Như vậy, khi đứng về lợi ích địa chính trị tại Afghanistan, Ấn Độ và Nga

luôn có sự tương đồng. Với kết quả hợp tác này, Tổng thống Putin cho rằng: “Đánh

giá của chúng tôi về tình hình ở Afghanistan là đồng nhất với nhau về nhiều khía

cạnh [142]. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ G.Fernandes tuyên bố, “Afghanistan là

lĩnh vực mà cách tiếp cận của Nga và Ấn Độ giống hệt nhau” [179; tr. 201].

3.3. Lĩnh vực kỹ thuật - quân sự

Trong giai đoạn này, phát triển quan hệ quân sự, quốc phòng được hai nước

xác định là một trong những trụ cột chính trong quan hệ đối tác chiến lược. Từ phía

Ấn Độ, nước này lựa chọn Nga là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu là do: Truyền thống

sâu xa của hợp tác quân sự cho nên Ấn Độ rất cần hiết bị để nâng cấp các loại vũ

khí có nguồn gốc từ Liên Xô. Vũ khí Nga có khả năng thích ứng với những nhu cầu

cơ bản của quân đội Ấn Độ mà lại rẻ hơn 30-35 % so với phương Tây [72; tr.3547].

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu vũ khí của Nga còn xuất phát từ tâm lý của Ấn Độ

muốn có được giấy phép sản xuất, và Nga cũng dễ chịu hơn trong việc cấp phép cho

95

Ấn Độ sản xuất các loại vũ khí tối tân nhất. Từ phía Nga, trong bối cảnh kinh tế khó

khăn trong những năm 90, các công ty còn nợ 32 tỷ ruble (12/2000) với Bộ Quốc

phòng nên Nga đang rất cần ngoại tệ để trả nợ và duy trì ngành công nghiệp quân sự

[211]. Do đó, thị trường truyền thống Ấn Độ là vô cùng quan trọng với Nga, giúp

duy trì các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là tại St.Petersburg và Irkutsk.

Hơn nữa, khác với Trung Quốc, việc cung cấp công nghệ và vũ khí tiên tiến cho Ấn

Độ không đặt ra một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga. Như V.Komardin,

Phó tổng Giám đốc công ty Rosoboronexport đã nhận xét vào năm 2002:“Lĩnh vực

quốc phòng Nga không chỉ cung cấp vũ khí và thiết bị chiến tranh cho lực lượng vũ

trang Nga mà còn cho lực lượng vũ trang của các nước thân thiện” [98; tr.129]. Từ

nhu cầu mỗi nước nêu trên, hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Nga đã được đẩy mạnh hơn

giai đoạn trước và tập trung vào bán vũ khí, cấp giấy phép sản xuất, phát triển chung.

3.3.1 Ấn Độ mua vũ khí của Nga

Trong số 10 nước mua vũ khí lớn nhất của Nga, Ấn Độ xếp thứ hai, sau

Trung Quốc. Đặc biệt, từ năm 2007, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành đối

tác nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga.

Bảng 3.1.Những chỉ số về xuất, nhập khẩu vũ khí Ấn Độ - Nga (2000 - 2010)

Năm Nhập khẩu vũ

khí của Ấn

Độ từ Nga

(triệu USD)

Tổng giá trị

xuất khẩu vũ

khí của Nga

(triệu USD)

Tỷ lệ vũ khí

Ấn Độ trong

giá trị xuất

khẩu vũ khí

của Nga

(%)

Tổng nhập

khẩu vũ khí

của Ấn Độ

(triệu USD)

Tỷ lệ vũ khí

Nga trong

giá trị nhập

khẩu của Ấn

Độ

(%)

2000 655 4503 14.55 955 68.5

2001 1044 5419 19.27 1321 79.03

2002 1679 5622 28.94 1911 87.8

2003 2233 5297 42.16 2878 77.5

2004 1436 6250 22.98 2180 65.8

2005 653 5210 12.53 1161 56.2

2006 923 5154 17.9 1480 62.3

2007 1785 5568 32.06 2299 77.6

2008 1555 6265 24.82 1867 83.2

2009 1464 5070 28.9 1945 75.2

2010 2391 6172 38.74 3017 79.2

Tổng 15816 60530 Trung bình:

26.12

21053 Trung bình:

75.1 (Nguồn: SIPRI Arms Transfers Database)

96

Giai đoạn 2000 - 2010, xuất khẩu vũ khí của Nga sang Ấn Độ trị giá 15,816

tỷ USD, chiếm 26,12% giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga và 75,1% số vũ khí nhập

khẩu của Ấn Độ. Trung bình mỗi năm Ấn Độ đã chi hơn 1,4 tỷ USD để mua vũ khí

của Nga. Nếu tính tất cả các hợp đồng, dự án hợp tác chung giữa hai nước trong

thập kỉ qua lên tới hơn 30 tỷ USD [100; tr.1]. Thời gian này, cơ chế điều phối là Ủy

ban liên Chính phủ Ấn Độ - Nga về hợp tác kỹ thuật và quân sự (IRIGC-MTC)

được cấu trúc lại từ tháng 10/2000. Phiên họp đầu tiên của Ủy ban được tổ chức

ngày 4-7/6/2001, hai nước đã xác định chi tiết cho Chương trình hợp tác kỹ thuật -

quân sự đến năm 2010. Trọng tâm của chương trình này sẽ chuyển từ việc bán vũ

khí trực tiếp sang phát triển và sản xuất chung. Tính đến năm 2010, đã có 10 cuộc

họp của Ủy ban được tổ chức luân phiên tại hai nước và đã triển khai khoảng 200

dự án [198; tr.159]. Nhận xét về chương trình này, Bộ trưởng S.Ivanov đã phát biểu

(11/2005): “Ấn Độ là quốc gia duy nhất mà Nga đã ký kết một thỏa thuận dài hạn

của loại hình cơ bản này, bao gồm gần như tất cả các lĩnh vực giữa các ngành công

nghiệp quốc phòng của hai nước” [246; tr.5]. Ngày 7/12/2009, hai bên đã kéo dài

cơ chế này bằng Chương trình hợp tác kỹ thuật - quân sự giai đoạn 2011 - 2020.

Với động lực thúc đẩy từ hai nước, thương mại quân sự diễn ra khá nhộn nhịp

Máy bay: Các loại máy bay lớn mà Ấn Độ mua từ Nga trong những năm qua

rất đa dạng. Trong số này, hợp đồng Su-30MKI là thương vụ lớn nhất của Nga kể từ

khi Liên Xô tan rã, được thiết kế độc quyền cho Không quân Ấn Độ. Theo một đơn

đặt hàng từ năm 1996, Ấn Độ đã nhận được 22 chiếc Su-30MKI vào năm 2003.

Tiếp đó, năm 2004, Ấn Độ nhận tiếp 10 chiếc. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cũng đã

mua giấy phép từ Sukhoi để sản xuất thêm 140 máy bay Su-30MKI. Tháng 6/2010,

Ấn Độ đã chi thêm 3,33 tỷ USD để mua thêm 42 máy bay chiến đấu Su-30 của Nga.

Dòng máy bay thứ hai mà Ấn Độ cũng rất quan tâm là MiG. Năm 2000, Ấn

Độ đã nhận từ Nga 11 tiêm kích MiG-21PFM. Năm 2005, Ấn Độ đặt mua 16 chiếc

MiG-29SMT. Năm 2010, Ấn Độ đặt mua tiếp 29 máy bay MiG-29SMT. Các loại

trực thăng của Nga cũng được người Ấn đặt hàng. Hai phiên bản được Ấn Độ mua

nhiều nhất là Ka-31 và Mi-8MT. Theo một hợp đồng trị giá 92 triệu USD năm

1999, Ấn Độ đã nhận được 4 chiếc Ka-31 vào năm 2003. Năm 2001, nước này tiếp

97

tục đặt mua 5 máy bay loại này và được hoàn tất vào năm 2003-2004. Tháng

6/2000, Ấn Độ đặt mua 40 trực thăng Mi-8MT với giá 170 triệu USD [39; tr.8].

Tháng 12/2008, Ấn Độ đặt mua tiếp 80 chiếc Mi-8MT trị giá 1,34 tỷ USD [74;

tr.21]. Người Ấn cũng mua 6 máy bay chở dầu Il-78MK với giá 150 triệu USD.

Nga cũng đồng ý cho Ấn Độ thuê 4 máy bay ném bom Tu-22M nhưng các máy bay

này sẽ không được sử dụng với vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Nga cũng giúp Ấn Độ

nâng cấp một số máy bay như máy bay MiG 21Bis, MiG-29SMT/UBT, Il-38.

Xe tăng và xe bọc thép: Để đối phó với việc Pakistan mua 320 xe tăng chiến

đấu T-80UD từ Ukraine, quân đội Ấn Độ đã quan tâm đến xe tăng T-90 của Nga.

Mùa hè năm 1999, ba chiếc T-90 của Nga đã trải qua các cuộc kiểm tra thực địa tại

sa mạc Pokhran. Mặc dù khi trải qua thử nghiệm, những động cơ trên cả ba chiếc xe

tăng quá nóng nhưng năm 2001, các quan chức Ấn Độ vẫn tiến hành thương thảo

hợp đồng mua 310 xe tăng T- 90 [71; tr.3736]. Trong số này, có 124 xe tăng là nhập

khẩu, 186 chiếc còn lại được lắp ráp theo giấy phép của Nga. Ngày 30/11/2007, Ấn

Độ đã ký tiếp một hợp đồng cung cấp 347 chiếc T-90S trị giá 866 triệu USD.

Tàu chiến: Năm 2000, Nga bàn giao chiếc tàu ngầm thứ 2 được chế tạo theo

Dự án 08773 cho Ấn Độ. Ngoài ra, Hải quân Ấn Độ đã gửi đi 6 tàu ngầm để nâng

cấp. Sau nhiều năm trì hoãn, năm 2004 Nga đã bàn giao 3 tàu khu trục lớp Krivak

III cho Ấn Độ. Năm 2006, Ấn Độ lại chi 1,5 tỷ USD đặt mua 3 tàu khu trục lớp

Krivak IV. Bên cạnh đó, trong dự án “Tàu ngầm công nghệ tiên tiến”, nhờ vào sự

giúp đỡ của Nga, Ấn Độ đã chế tạo thành công tàu ngầm hạt nhân INS Arihant.

Ngoài các loại vũ khí trên, một trong những vũ khí chính của bộ binh Ấn Độ

phải kể tới là AK-47 (Kalashnikov) cũng như súng trường bắn tỉa Dragunov của

người Nga đã trở thành trang bị thường trực cho quân đội Ấn Độ [68; tr.33].

3.3.2 Các dự án cấp giấy phép và phát triển chung

Không chỉ đơn thuần là cung cấp vũ khí quy mô lớn của Nga cho Ấn Độ theo

mô hình “mua - bán” mà hợp tác quốc phòng hai nước còn kết hợp với các dự án

chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, phát triển, sản xuất chung các loại vũ khí mới.

Tổ hợp tên lửa hành trình BrahMos: Ngày 12/2/1998, hiệp định về thành lập

liên doanh Brahmos Aerospace để chế tạo tên lửa BrahMos đã được ký kết. Nhưng

98

phải sang thế kỉ XXI, dự án chung này mới được hai nước quan tâm. Đến năm

2010, Ấn Độ đã chế tạo được 440 tên lửa BrahMos. Nhiều nước đang rất quan tâm

đến sản phẩm hợp tác này như Việt Nam, Nam Phi, Chile, Malaysia và Algeria.

Hợp đồng sản xuất Su30MKI: Năm 2000, chiếc máy bay thử nghiệm đầu tiên

được sản xuất. Ngày 27/12/2000 hai bên đã ký hợp đồng trị giá 3,3 tỷ USD, Ấn Độ

được cấp phép sản xuất 140 chiếc Su-30MKI đến năm 2014 [39; tr.28]. Điểm đặc

biệt của hợp đồng này là Nga không thể bán máy bay Su30-MKI cho nước thứ ba

nếu như không có sự đồng ý của Ấn Độ. Theo đánh giá của các chuyên gia, quy mô

của chương trình này là lớn chưa từng thấy trong thời gian hậu Xô viết. Nếu tính từ

nghiên cứu đến sản xuất, tổng giá trị khoảng 7,6 tỷ USD [246; tr.49].

Xe tăng T-90S (Ấn Độ gọi là Bhishma): Hợp đồng cấp phép sản xuất xe tăng

T-90S được ký vào tháng 3/2001. Theo đó, trong số 310 chiếc, sẽ có 186 chiếc được

cấp phép lắp ráp tại nhà máy Avadi của Ấn Độ. Từ năm 2006, Ấn Độ đã được Nga

chuyển giao công nghệ để lắp ráp 1000 xe tăng T-90S trong thời hạn đến năm 2015.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (FGFA): Ngày 18/10/2007, Nga và Ấn Độ

đã ký một thỏa thuận chung về phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Đây là

mẫu máy bay phát triển riêng cho Ấn Độ dựa theo máy bay thế hệ 5 PAK FA của

không quân Nga. Dự án này tiêu tốn của Ấn Độ 5000 Crore Rs [46; tr.147]. Tháng

12/2010, hai nước đã ký hợp đồng thiết kế sơ bộ cho loại máy bay này.

Chương trình phát triển máy bay vận tải đa năng hạng trung (MTA): Sau

nhiều lần trì hoãn, hiệp định liên chính phủ chính thức đầu tiên về chế tạo МТА

được hai nước ký ngày 12/11/2007. Hai bên sẽ sử dụng quỹ trả nợ rupee - ruble để

phát triển MTA với chi phí là 600,7 triệu USD.

Dự án nâng cấp tàu sân bay “Đô đốc Gorshkov” (Vikramaditya): Hiệp định

cuối cùng về việc chuyển giao tàu sân bay Đô đốc Gorshkov cho Ấn Độ đã được ký

vào tháng 1/2004. Theo đó, Hải quân Ấn Độ đồng ý nâng cấp tàu sân bay cùng với

một số máy bay chiến đấu với giá 1,5 tỷ USD. Việc nâng cấp được yêu cầu hoàn

thành ngày 15/8/2008. Tuy nhiên, phía Nga đã không thể bàn giao theo đúng hạn,

hơn nữa năm 2007 còn yêu cầu Ấn Độ bổ sung thêm chi phí. Đến tháng 3/2010, hai

nước đã thống nhất giá trị là 2,34 tỷ USD và thời gian được gia hạn đến năm 2012.

99

Nhìn chung, hợp tác kĩ thuật - quân sự Ấn Độ với Nga đã phát triển mang

tính toàn diện, đa dạng về mô thức hợp tác và là một yếu tố truyền thống mạnh mẽ

của quan hệ song phương. Mặc dù vậy, hợp tác giữa hai nước cũng có những tồn

tại: Thứ nhất, Nga chậm trễ trong việc cung cấp các đơn đặt hàng dẫn đến giá cả

tăng lên. Ví dụ nổi bật nhất là trường hợp tàu sân bay Đô đốc Gorshkov khiến cho

nó trở thành một vấn đề chính trị nhạy cảm. Thứ hai, chiến lược đa dạng hóa thương

mại quốc phòng của Ấn Độ thông qua hợp tác với nước ngoài để nâng cao năng lực

tự sản xuất của ngành công nghiệp quốc phòng đã làm giảm tỷ lệ giao dịch quân sự

Nga sang Ấn Độ. Nga không hài lòng với chính sách này nhưng Nga buộc phải

chấp nhận với sự thay đổi. Ngày 18/1/2004, Bộ trưởng Quốc phòng Nga S. Ivanov

cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ có ý định để độc quyền thị trường (vũ khí) Ấn

Độ” [38; tr.461- 462]. Thứ ba, Ấn Độ cũng lo ngại về chất lượng thiết bị của Nga.

Trường hợp xe tăng T-90 cung cấp cho Ấn Độ không có chức năng phóng tên lửa

và khi hoạt động lại quá nóng [38; tr.456]. Thứ tư, lo ngại Ấn Độ đa dạng hóa

nguồn thiết bị quốc phòng, Nga đã quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ để bảo vệ

công nghệ quốc phòng của mình. Bộ trưởng Quốc phòng S.Ivanov đã cảnh

báo:“Chúng tôi nhận thấy khó khăn để tiến về phía trước với công nghệ quốc phòng

hiện đại mà không có một thỏa thuận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Chúng tôi sẽ

không bàn giao công nghệ mà không nhận được gì. Nga không phải là Liên Xô!”

[38; tr.457]. Nga đã gây áp lực với Ấn Độ khi vào cuối tháng 9/2005, Nga tuyên bố

sẽ không cung cấp công nghệ và hệ thống tên lửa đa nòng Smerch và giảm đơn

hàng từ 69 xuống còn 46 cho Ấn Độ. Để tránh làm cho hợp tác quân sự hai nước bị

gián đoạn, ngày 6/12/2005, Hiệp định bảo hộ lẫn nhau về quyền sở hữu trí tuệ trong

lĩnh vực quốc phòng đã được ký kết [146].

Như vậy, hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Nga trong những năm qua tuy vẫn còn

hạn chế, nhưng những thách thức đó cũng là cơ hội cho hợp tác chặt chẽ hơn. Thành

công về quan hệ quốc phòng của hai nước trong tương lai phụ thuộc nhiều vào khả

năng chuyển sang mối quan hệ mang tính cộng sinh nhiều hơn. Có như vậy, hợp tác

quân sự giữa hai nước mới thực sự là “cơ sở nền tảng của quan hệ đối tác chiến

lược giữa Moscow và Delhi” như Bộ quốc phòng Nga nhận định [246; tr.15].

100

3.3.3. Tập trận chung Ấn Độ - Nga

Bên cạnh việc phát triển hợp tác trên lĩnh vực mua bán và sản xuất vũ khí,

Ấn Độ và Nga cũng hết sức coi trọng đến việc phối hợp sức mạnh, nâng cao khả

năng tác chiến với những thách thức mới trong khu vực và trên quốc tế trong kịch

bản phải xảy ra chiến đầu. Vì vậy, hai nước đã thường xuyên tổ chức các cuộc trận

chung dưới nhiều cấp độ và ở nhiều địa bàn khác nhau.

Tháng 5/2003, Ấn Độ và Nga đã tổ chức tập trận hải quân đầu tiên lớn nhất

trong lịch sử quan hệ hai nước sau khi Liên Xô tan rã, mang tên “Indra-2003”. Địa

điểm tập trận là biển Ả Rập và vịnh Bengal với nội dung về hàng hải quốc tế, chống

tàu ngầm, tìm kiếm và cứu hộ. Tiếp đó, cuộc tập trận chung “Indra-2005” diễn ra

từ ngày 7-19/10/2005 tại bờ biển phía tây Ấn Độ với nội dung duy trì an ninh hàng

hải như chống cướp biển, khủng bố, chống buôn lậu vũ khí và ma túy. Từ ngày 11

đến ngày 20/9/2007, cuộc tập trận chung “Indra-2007” đã diễn ra tại khu vực

Pskov, tây bắc nước Nga. Đây là lần đầu tiên không quân Ấn Độ tham gia tổ chức

diễn tập ở Nga. Nội dung chính là hợp tác chống khủng bố. Trước tình trạng cướp

biển ngày càng gia tăng tại Somalia và vịnh Aden, tháng 1/2009, Ấn Độ và Nga tổ

chức tập trận chung “Indra-2009” tại vùng biển Ả Rập. Nội dung của cuộc diễn tập

là chống cướp biển, khủng bố và buôn lậu ma túy. Ngày 15/10/2010, hai nước bắt

đầu cuộc tập trận chung “Indra - 2010” với nội dung chống khủng bố kéo dài đến

hết ngày 24/10/2010.

Qua các cuộc tập trận chung nói trên, quan hệ quân sự Ấn - Nga đã không

ngừng được thắt chặt và khẳng định được sức mạnh của mỗi nước. Với Ấn Độ, đã

thể hiện sức mạnh của mình với thế giới, củng cố sự hợp tác quân sự với Nga và là

lời khẳng định rằng mối quan hệ quân sự truyền thống giữa Ấn Độ và Nga sẽ không

bị lay chuyển bởi sự ấm lên của quan hệ Mỹ - Ấn Độ. Với Nga, đó là dấu hiệu phục

hồi của một cường quốc quân sự với sức ảnh hưởng lan tỏa đến Nam Á và Ấn Độ

Dương. Nga cũng có điều kiện giới thiệu và bán thêm các loại vũ khí cho Ấn Độ.

Ngoài ra, hai nước có điều kiện kiểm nghiệm công nghệ vũ khí, nâng cao trình độ

đào tạo quân đội và tăng cường khả năng đối phó với chiến tranh hiện đại.

101

3.4. Lĩnh vực kinh tế - thƣơng mại, hợp tác đầu tƣ và năng lƣợng

3.4.1. Sự phát triển trong thƣơng mại

* Thƣơng mại hàng hóa

Giá trị thương mại: Bước vào thế kỉ mới, thương mại Ấn Độ - Nga có điều

kiện phát triển khi kinh tế Nga hồi phục và cải cách kinh tế ở Ấn Độ thu được nhiều

thành tựu. Điều quan trọng là Tuyên bố về Đối tác chiến lược đã xác lập những định

hướng cơ bản: “Tăng cường hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ Ủy ban liên chính

phủ Ấn Độ - Nga về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học, công nghệ và văn hóa,

cũng như các cơ quan chung khác về thương mại và công nghiệp, nhằm mở rộng

quan hệ kinh tế và thương mại” [132 tr.3]. Theo dữ liệu từ Trung tâm Giám sát kinh

tế Ấn Độ và Hải quan Nga, giá trị thương mại Ấn Độ - Nga như trong bảng sau đây:

Bảng 3.2. Thƣơng mại giữa Ấn Độ và Nga (2000 - 2010)

Năm

Nhập khẩu

từ Nga

(tỷ USD)

Tỷ lệ trong

cơ cấu nhập

khẩu (%)

Xuất khẩu

sang Nga

(tỷ USD)

Tỷ lệ trong

cơ cấu xuất

khẩu (%)

Tổng giá trị

(tỷ USD)

Cán cân

thương mại

của Ấn Độ (tỷ

USD)

2000 1,081 1,03 0,555 2,02 1,636 (-)0,526

2001 1,117 0,94 0,543 1,91 1,660 (-)0,574

2002 1,628 1,01 0,515 1,47 2,143 (-)1,113

2003 2,735 1,08 0,584 1,17 3,319 (-)2,151

2004 1,554 1,23 0,631 0,83 2,185 (-)0,923

2005 2,314 1,45 0,784 0,7 3,098 (-)1,530

2006 2,987 1,07 0,968 0,7 3,995 (-)2,019

2007 4,011 1,23 1,309 0,63 5,320 (-)2,702

2008 5,231 1,41 1,715 0,6 6,946 (-)3,516

2009 5,936 1,29 1,523 0,55 7,460 (-)4,413

2010 6,392 1,03 2,142 0,63 8,535 (-)2,143

(Nguồn: Centre for Monitoring Indian Economy (CMIE) năm 2010, 2011)

Điểm dễ nhận thấy là trong thời gian đầu kim ngạch thương mại không có

dấu hiệu khởi sắc khi chỉ đạt 1,636 tỷ USD năm 2000, đến năm 2001 đạt 1,66 tỷ

USD (tăng 1,4%) và chỉ tăng thêm 483 triệu USD năm 2002. Có nhiều lý do cho

vấn đề này, nhưng việc Ấn Độ xếp Nga trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế

phi thị trường vào luật chống bán phá giá (tháng 5/2001) đã làm cho quan hệ

thương mại hai nước bị ảnh hưởng nhiều. Nhận thấy hạn chế này, trong chuyến

thăm của Tổng thống Nga đến Ấn Độ tháng 12/2002 hai bên ký Tuyên bố chung về

tăng cường và nâng cao hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ với một loạt biện

102

pháp để cải thiện giá trị thương mại. Với động lực này, giá trị thương mại năm 2003

đạt 3,319 tỷ USD (tăng 54,8%) so với năm 2002. Tuy nhiên khuynh hướng này lại

không được duy trì trong năm 2004 khi thương mại hai chiều chỉ đạt 2,185 tỷ USD.

Vào năm 2005, giá trị thương mại tăng thêm 913 triệu USD đạt 3,098 tỷ USD. Trong

năm 2006 cả Ấn Độ và Nga đã nỗ lực đưa ra các giải pháp cho xúc tiến thương mại

song phương. Ngày 6/2/2006, hai nước đã thành lập Nhóm nghiên cứu chung về

thương mại để đề ra các biện pháp đạt được giá trị thương mại 10 tỷ USD vào năm

2010 và thành lập Diễn đàn thương mại và đầu tư. Với những bước đi này, kết thúc

năm 2006, giá trị thương mại đạt 3,995 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2005

Bước sang năm 2007, những cơ chế hợp tác tiếp tục phát huy hiệu quả. Diễn

đàn Thương mại và đầu tư có cuộc họp đầu tiên tại Ấn Độ (2/2007). Đặc biệt Nhóm

nghiên cứu chung về thương mại vào tháng 7/2007 đã đưa ra bản báo cáo với những

kiến nghị quan trọng để thúc đẩy quan hệ kinh tế hai bên. Trên cơ sở đó, Ấn Độ và

Nga đã thành lập Nhóm đặc trách về kinh tế - thương mại. Với những động thái này

đã dẫn đến sự phát triển vượt bậc của thương mại hai chiều trong năm 2007 khi đạt

5,32 tỷ USD. Từ đây thương mại song phương đã duy trì được đà tăng trưởng và

tính ổn định của mình. Bằng chứng là trong năm 2008, bất chấp tình hình phức tạp

của kinh tế thế giới, kim ngạch thương mại vẫn tăng 30,5%, đạt 6,946 tỷ USD.

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính

nhưng thương mại Ấn Độ - Nga vẫn chứng tỏ năng lực của họ khi năm 2009 vẫn

đạt 7,46 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm trước. Tuy nhiên, giá trị thương mại trong

năm tài chính này không đáng kể. Để khắc phục tình trạng này, phiên họp thứ 3 của

Diễn đàn thương mại và đầu tư được tổ chức vào ngày 29/9/2009, nhấn mạnh sự

cần thiết phải chuyển từ thương mại hàng hóa truyền thống sang các lĩnh vực công

nghệ cao. Nhờ vậy, năm 2010, thương mại song phương đạt 8,53 tỷ USD.

Nhìn chung, giai đoạn 2000 - 2010, đã chứng kiến sự tăng trưởng của thương

mại hai chiều khi tăng 5,3 lần, đặc biệt thời gian 2005 - 2010 ghi nhận tỷ lệ tăng

trưởng kép hàng năm (CAGR) là 13% và tăng gần gấp 3 trong năm 2010. Mặc dù

vậy, giá trị tương tác kinh tế vẫn mức thấp so với tiềm lực của hai nền kinh tế cũng

như tiềm năng bổ sung lẫn nhau.

103

Khác với giai đoạn trước, thời kì này cán cân thương mại lại nghiêng về Nga.

Nguyên nhân chính là do xuất khẩu mặt hàng truyền thống của Ấn Độ sang Nga đã

giảm mạnh. Mặt khác đây là giai đoạn Ấn Độ vẫn thực hiện trả nợ cho Nga bằng

hàng hóa. Cuối cùng do Ấn Độ gia tăng các thỏa thuận thương mại với các nước

phát triển như Mỹ, EU, các nước ở Đông Á.

Cơ cấu thương mại Ấn Độ - Nga

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga: Theo số liệu thống kê của

Nhóm nghiên cứu chung Ấn Độ - Nga, thời điểm đầu trong những năm 2001 - 2005

hơn 80% xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga chủ yếu: Thuốc, dược phẩm và chất tiền

chế (32,53%); cà phê (9,23%); chè (6,83%); thuốc lá chưa chế biến (5,38%), trái

cây chế biến và nước trái cây (4,25%), thiết bị vận tải (4,07%), sợi bông, vải, phụ

liệu may mặc (4.05%) [85; tr.18 - 19]. Dựa vào số liệu do Hải quan Nga, đã cho

thấy những thay đổi nhất định trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga.

Bảng. 3.3. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa từ Ấn Độ sang Nga (2003 - 2010) Đơn vị tính: nghìn USD

Sản phẩm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Dược phẩm 208,44 212,01 289,69 348,56 443,46 532,63 464,00 620,96

Thiết bị điện, điện tử 10,90 31,17 40,17 39,37 51,64 117,03 126,33 262,72

Máy móc, lò phản ứng hạt

nhân, nồi hơi 15,01 15,68 37,70 58,16 88,87 117,13 88,93 104,88

Sắt, thép 1,68 3,36 8,06 30,93 48,86 65,33 35,91 64,6

Sản phẩm may mặc, không

dệt kim hoặc móc 1,31 3,48 7,08 16,81 35,06 51,34 54,50 64,22

Cà phê, trà, mate và gia vị 68,00 63,38 54,59 72,43 105,56 116,23 119,83 134,4

Thuốc lá, nguyên liệu thay

thế thuốc lá đã chế biến 41,10 52,93 63,39 51,98 53,47 53,88 95,23 94,1

Phương tiện không phải là

đường sắt, xe điện 967 7,331 16,54 10,14 20,36 23,88 42,00 104,36

Hàng may mặc, hàng dệt kim 1,50 3,09 4352 12,33 29,33 56,14 56,45 54,13

Các chế phẩm ăn được 46,67 41,36 44,58 42,42 66,25 64,16 65,61 95,18

Hóa chất hữu cơ 26,06 23,54 30,21 24,26 29,2 35,59 43,26 60,39

Giày dép, bộ phận của chúng 97 584 1,41 2,76 7,17 17,29 12,48 22,14

Nhựa, sản phẩm bằng nhựa 7,51 14,23 28,12 20,46 22,65 25,89 24,03 37,40

Sản phẩm bằng sắt, thép 864 2,89 5,052 5,47 16,35 36,00 15,11 20,766

Cao su, sản phẩm cao su 1,86 2,38 3,29 4,27 9,34 24,68 12,63 29,70

Khác 152,69 173,76 150,1 227,08 281,41 376,78 268,07 372,9

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu theo Cơ quan Hải quan Liên bang Nga

104

Bảng trên cho thấy, giai đoạn này, Ấn Độ đã không thể duy trì vị trí độc

quyền các mặt hàng truyền thống như trà, cà phê, thuốc lá. Mặc dù vẫn chiếm vị trí

thứ hai trong cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga nhưng các mặt hàng này đã

biểu hiện sự thiếu ổn định và có xu hướng giảm. Có nhiều lý do dẫn đến tính trạng

này: Trong thập kỷ qua, ngành nông nghiệp Ấn Độ đã phải đối mặt với nhiều thách

thức như tốc độ tăng trưởng giảm, vốn đầu tư nội ngành giảm, sự xói mòn của tài

nguyên thiên nhiên gây ra tác động tiêu cực tới tỷ trọng xuất khẩu. Trong khi đó sự

phức tạp trong cơ chế trả nợ rupee-ruble góp phần vào sự suy giảm trong xuất khẩu

hàng truyền thống của Ấn Độ sang Nga. Trái với các mặt hàng truyền thống, thuốc

và dược phẩm là những mặt hàng chủ lực của Ấn Độ xuất khẩu sang Nga đã tăng

gần gấp ba lần trong tám năm, từ 208,44 triệu USD năm 2003 lên 620,96 triệu USD

năm 2010. Với giá rẻ hơn 50 - 60% so với thuốc của châu Âu, đó là lợi thế để Nga

nhập khẩu từ Ấn Độ [73; tr.303-304]. Điểm đáng chú ý khác là Ấn Độ đã bước đầu

thành công trong việc đa dạng hóa xuất khẩu sang Nga khi nổi lên là nhà cung cấp

ngày càng tăng các mặt hàng phi truyền thống và có giá trị sang Nga. Trong những

năm qua nhóm hàng máy móc và sản phẩm kỹ thuật như thiết bị điện, điện tử (tăng

24,1 lần), lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi (7 lần). Mặt hàng may mặc cũng có sự khởi

sắc. Trong năm 2003, hàng may mặc sẵn chiếm 0,22% (1,31 triệu USD) xuất khẩu

của Ấn Độ sang Nga nhưng năm 2010 đã tăng lên 3% (64,22 triệu USD).

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Nga sang Ấn Độ: Theo số liệu thống kê của Ấn

Độ, hơn 60% xuất khẩu của Nga sang Ấn Độ chủ yếu 4 loại sản phẩm: Sắt thép

(25,59%), phân bón (17,5%), kim loại màu (11,72%), than (10,05%), giấy báo

(6,88%), bạc (5,42%), cao su tổng hợp và cao su tái chế (4,98%). Theo thống kê của

Nga, 43% xuất khẩu của Nga bao gồm máy móc và 22% là khoáng chất [85; tr.18].

Theo Dữ liệu của Hải quan Nga (bảng 3.4), thời kì 2003 - 2010, vị trí quan

trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu của Nga sang Ấn Độ thuộc về máy móc, lò phản

ứng hạt nhân, nồi hơi. Cao nhất là năm 2009 với 823,031 triệu USD, so với năm

2003, tỷ trọng của mặt hàng này đã tăng hơn 5,5 lần. Thực tế là trong những năm

qua, hợp tác Ấn Độ - Nga về năng lượng hạt nhân đang phát triển rất năng động với

dự án nhà máy điện hạt nhân ở Kudankulam.

105

Bảng 3.4. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa từ Nga sang Ấn Độ (2003 - 2010)

Đơn vị tính: nghìn USD

Sản phẩm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Ngọc, kim cương thô, đá 754 590 11,606 23,156 54,509 109,72 128,6 433,24

Máy móc, lò phản ứng

hạt nhân, nồi hơi 147,87 363,63 474,26 585,27 532,31 800,31 823,03 586,16

Thiết bị điện, điện tử 111,50 187,50 268,67 393,61 218,57 520,04 577,45 393,59

Thiết bị quang học, hình

ảnh, y tế 92,79 121,36 145,75 127,92 105,57 198,16 249,01 249,07

Phân bón 49,39 27,36 181,95 162,55 170,28 1,135,4 777,65 1,124,2

Nhiên liệu, dầu 50,58 93,59 33,54 13,32 246,51 71,98 387,76 324,50

Sắt và thép 91,14 178,07 368,56 325,00 538,92 549,97 359,34 395,42

Giấy, bìa, bột giấy 66,30 94,56 107,04 96,93 73,44 125,68 80,41 145,65

Hoá chất vô cơ, đồng vị 7,66 10,35 15,54 9,03 19,77 31,59 67,58 94,04

Sản phẩm bằng sắt, thép 92,51 97,17 103,80 93,41 83,76 133,70 170,75 66,83

Hóa chất hữu cơ 4,85 8,16 15,94 18,86 53,86 96,95 31,43 40,30

Muối, lưu huỳnh 11,22 13,45 22,58 26,80 31,06 57,09 46,05 73,08

Sách in, báo 114,30 93,94 57,90 42,15 96,13 110,08 53,31 31,17

Cao su, sản phẩm cao su 40,26 37,39 11,14 13,37 17,79 30,87 23,35 17,00

Nhôm, sản phẩm nhôm 8,73 8,43 9,29 7,80 9,90 25,05 49,45 16,94

Khác 1,845,4 1,161,3 486,3 986,2 781,14 1,234,2 2,111,7 1,414,9

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu theo Cơ quan Hải quan Liên bang Nga;

Chiếm vị trí thứ hai là phân bón, Ấn Độ đã tăng nhập khẩu phân bón từ Nga

với mức 1,8% (2003) lên 20,8% (2010). Riêng năm 2008 và 2010, Ấn Độ đã phải

chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này. Sắt và thép đứng ở vị trí thứ ba với

9,3% trong cơ cấu xuất khẩu của Nga cho Ấn Độ. Khác với giai đoạn trước, nhóm

hàng nhiên liệu, dầu tuy chiếm tỷ trọng khiêm tốn 4,06% nhưng đã liên tục tăng từ

50,581 triệu USD (2003) lên 324,503 triệu USD (2010). Sự tăng trưởng của nhóm

hàng này một mặt phản ánh gia tăng nhu cầu từ các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ,

mặt khác thể hiện những kết quả trong hợp tác Ấn Độ - Nga về lĩnh vực dầu khí.

Như vậy, điểm nổi bật của thương mại Ấn Độ - Nga là sự eo hẹp của cơ cấu

thương mại. Thương mại giữa hai nước chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng nguyên

liệu thô. Sản phẩm công nghệ cao chiếm tỉ trọng nhỏ. Nhìn chung, cơ cấu xuất,

nhập khẩu giữa Ấn Độ và Nga tuy về hình thức được đánh giá là mất cân đối, song

trên thực tế chính cơ cấu này biểu hiện một mối quan hệ rất đặc biệt về sự bổ trợ

cho nhau của hai nền kinh tế.

106

* Thƣơng mại dịch vụ: Trong giai đoạn này, thương mại dịch vụ ghi nhận

xu hướng tích cực.

Bảng 3.5. Thƣơng mại dịch vụ giữa Nga với Ấn Độ (2002 - 2010) Đơn vị tính: triệu USD

Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân

2002 98,195 64,990 33,205 31,785

2003 533,005 442,874 90,130 352,744

2004 321,971 214,886 107,085 107,801

2005 288,445 192,291 96,154 96,137

2006 352,901 219,086 133,815 85,271

2007 430,904 213,296 217,608 -4,312

2008 678,601 176,196 502,405 -326,209

2009 458,221 244,741 213,480 31,261

2010 452,432 228,005 224,427 3,578

(Nguồn: Ngân hàng Trung ương Nga; http://www.cbr.ru/statistics;ngày truy cập 01/02/2016)

Bảng trên cho thấy, mặc dù tăng hàng năm các chỉ số, nhưng điểm dễ nhận

thấy tính không ổn định trong quá trình tăng trưởng. Giá trị thấp nhất là năm 2002

khi đạt 98,195 triệu USD, giá trị cao nhất là năm 2008 đạt 678,601 triệu USD, tăng

gần 7 lần. Trung bình đạt 401,630 triệu USD/năm. Điểm nhận thấy thứ hai là cán

cân thương mại chủ yếu nghiêng về Nga. Trung bình Nga xuất khẩu sang Ấn Độ

221,818 triệu USD/năm, trong khi xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga là 179,812 triệu

USD/năm. Với ưu thế về công nghiệp nặng nên phần lớn là những hoạt động được

xúc tiến từ phía Nga trong việc tham gia vào dịch vụ xây dựng và hiện đại hóa các

cơ sở công nghiệp của Ấn Độ. Trong khi đó, xuất khẩu dịch vụ của Ấn Độ sang

Nga chủ yếu là tổ chức lưu trú khách du lịch và dịch vụ phụ trợ xây dựng cho các

công ty của Nga trong việc thực hiện các dự án kinh tế ở Ấn Độ.

3.4.2. Hợp tác đầu tƣ

Bước vào thế kỉ mới, mặc dù đã có một loạt cơ chế về thúc đẩy đầu tư như

hiệp định về hợp tác và bảo hộ đầu tư lẫn nhau (23/12/1994), hiệp định về tránh

đánh thuế hai lần, diễn đàn thương mại và đầu tư nhưng giá trị đầu tư giữa hai nước

rất thấp chỉ khoảng 7,5 tỷ USD đến năm 2010. Đầu tư của Ấn Độ ở Nga khoảng 6,5

tỷ USD, trong khi đầu tư của Nga ở Ấn Độ là gần 1 tỷ USD [100; tr.2]. Cần lưu ý

rằng mức đầu tư của hai nước gần như không thay đổi nhiều trong thời gian này.

Đầu tư vào công nghệ cao giữa hai nước là không đáng kể, chủ yếu là phù hợp với

ưu thế của mỗi quốc gia.

107

Đầu tư của Ấn Độ vào Nga: Tổng đầu tư của Ấn Độ vào Nga trong thập kỉ

qua khoảng 6,5 tỷ USD (cả trên kế hoạch), phần lớn là đầu tư trực tiếp. Tính lũy kế

các khoản đã đầu tư đến cuối năm 2010 của Ấn Độ tại Nga đạt 1887,322 triệu USD,

trong đó đầu tư trực tiếp là 1815,476 triệu USD, tập trung vào: dầu khí là 1776,865

triệu USD, chế tác kim cương 16,474 triệu USD, hàng tiêu dùng 10,705 triệu USD,

dược phẩm và hàng y tế 8,061 triệu USD, thương mại hàng hóa (trừ xe cơ giới, xe

máy) 20,242 triệu USD [230; tr.114]. Nếu tính theo năm, các khoản đầu tư như sau:

Bảng 3.6. Đầu tƣ của Ấn Độ tại Nga theo năm (2000 - 2010)

Đơn vị tính: triệu USD

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Giá trị 0,13 0,56 12,2 21,6 232 353 561 253 322 398 561

(Nguồn: Cơ quan Thống kê Nhà nước Liên bang Nga

http://www.gks.ru/bgd/regl/b10_39/IssWWW.exe/Stg/14-13.htm; ngày truy cập 14/4/2015)

Theo thống kê, có 300 công ty Ấn Độ đăng ký hoạt động tại Nga, tập trung

vào các lĩnh vực như dược phẩm, ngân hàng, tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng,

công nghiệp lắp ráp, chế tạo, công nghệ thông tin.

Đầu tư của Nga vào Ấn Độ: Theo số liệu của Phòng chính sách và Xúc tiến

công nghiệp Ấn Độ, lũy kế đến tháng 12/2010, đầu tư trực tiếp của Nga vào Ấn Độ

là 466,97 triệu USD, xếp thứ 21 và chiếm 0,37% trong tổng FDI đổ vào Ấn Độ.

Bảng 3.7. Đầu tƣ trực tiếp lũy kế của Nga tại Ấn Độ (2000 - 2010)

Đơn vị tính: triệu

Năm 4/2000-12/2007 4/2000-12/2008 4/2000-12/2009 4/2000-12/2010

Rs 2,680.74 17,551.58 17,842.37 2,230.57

USD 59.42 365.17 371.48 466.97

% 0.13 0.52 0.38 0.37

Xếp thứ hạng 27 18 20 21

(Nguồn: Department of Industrial Policy & Promotion, MoCI, GoI;

http://dipp.gov.in/publications/fdi-statistics/archives;ngày truy cập 18/4/2015)

Tuy nhiên, theo Cơ quan Thống kê Nga, vốn đầu tư trực tiếp tích lũy của

Nga tại Ấn Độ đến năm 2010 là 863,184 triệu USD, trong đó đầu tư trực tiếp nước

ngoài 558,697 triệu USD (64,8%). Hơn 91,2% các khoản đầu tư của Nga ở Ấn Độ

là dưới dạng tài chính (787,821 triệu USD). Dòng đầu tư lớn thứ hai (8,8%) về chế

tạo máy với 73,653 triệu USD [230; tr.113]. Vốn đầu tư theo các năm như sau:

108

Bảng 3.8. Khối lƣợng đầu tƣ của Nga tại Ấn Độ (2000 - 2010)

Đơn vị tính: triệu USD

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Giá trị 0.039 0.075 0.1 0.1 85 163 83 74 68 125 152

(Nguồn: Cơ quan Thống kê Liên bang Nga http://www.gks.ru/ ngày truy cập 18/4/2015)

Một trong những lý do chính khiến cho đầu tư của Nga thấp tại Ấn Độ là do

không thu hút được giới tư nhân của Nga tham gia. Trong số 33 công ty hoạt động ở

Ấn Độ mà Phòng Thương mại Nga liệt kê, hầu hết là chi nhánh của các tập đoàn

nhà nước như: Gazprom, Stroytransgaz, Technopromexport, Transstroy.

Tóm lại, sự thiếu ổn định và giá trị thấp là đặc điểm của quan hệ kinh tế Ấn

Độ-Nga. Nguyên nhân chính là do thiếu các tuyến đường thương mại và chuỗi cung

ứng, thiếu hụt thông tin và rào cản ngôn ngữ, rào cản quy định kỹ thuật, rào cản

thuế quan, cơ chế trả nợ rupee - ruble, vấn đề visa của Nga, vấn đề về ngân hàng,

môi trường đầu tư nguy cơ rủi ro cao.

3.4.3. Hợp tác năng lƣợng Ấn Độ - Nga

Quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh đã đưa Ấn Độ trở thành nước tiêu thụ

năng lượng lớn thứ ba thế giới. Riêng về dầu khí, kể từ năm 2003, nhu cầu của Ấn

Độ đã tăng 8% - 9% mỗi năm. Từ năm 2009, hơn 70% lượng dầu của Ấn Độ được

nhập khẩu, đưa Ấn Độ là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ năm thế giới [184; tr.13].

Trong khi đó, Nga chiếm 1/7 tổng sản phẩm năng lượng thế giới, trữ lượng dầu mỏ

13% và trữ lượng khí thiên nhiên 36% tổng trữ lượng toàn cầu [14; tr.14]. Với lợi

thế bổ sung như vậy, trong thời gian qua: “chính sách dầu mỏ, khí đốt và uranium

của Nga đã hội tụ với ngoại giao năng lượng của Ấn Độ” [102; tr.74].

Về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí

Hợp tác giữa ONGC và Rosneft: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về

năng lượng, công ty ONGC Videsh Limited (OVL) đã được Chính phủ Ấn Độ cấp

phép độc quyền đầu tư trong các dự án dầu khí ở nước ngoài. Ngày 10/2/2001, giữa

OVL với Rosneft - Sakhalin (Rosneft - S) và Sakhalinmorneftegaz-Shelf, đã ký thoả

thuận về thăm dò và khai thác chung dầu khí ở vùng viễn Đông của Nga. OVL đã

đầu tư 1,75 tỷ USD có 20% cổ phần trong dự án Sakhalin-1 [94; tr.484]. Năm 2006,

109

OVL đã gửi 672.000 thùng dầu đầu tiên từ Sakhalin đến cảng Mangalore. Kể từ đó,

Ấn Độ thường xuyên nhận được khoản phân chia trong dự án Sakhalin-1. Trong dự

án Sakhalin - 3, tháng 12/2004, hai bên thỏa thuận để Ấn Độ đầu tư 3 tỷ USD vào

hai dự án khai thác dầu ở Nga, trong đó 1,5 tỷ đầu tư vào dự án Sakhalin - 3 và 1,5

tỷ đầu tư tại Nga và Kazakhstan ở vùng biển Caspian.

Thỏa thuận năng lượng giữa Gazprom với GAIL và ONGC: Tháng 10/2000,

một hợp đồng thăm dò chung các mỏ khí đốt ở vịnh Bengal đã được ký giữa

Gazprom và Công ty khí đốt Ấn Độ (GAIL), trước mắt là lô khí số 26. Vào tháng

12/2004, Gazprom và GAIL đã ký thỏa thuận cung cấp khí đốt hóa lỏng trong 20

năm cho Ấn Độ. Hai bên cũng tăng cường hợp tác tại khu mỏ phía Bắc Vịnh

Bengal. Ngày 21/2/2005, Gazprom và ONGC đã ký Bản ghi nhớ hợp tác cung cấp

sản phẩm hoá dầu và khí đốt cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Nam Á.

Đầu tư của công ty ONGC vào Imperial Energy: Trong tháng 8/2008, tập

đoàn ONGC của Ấn Độ đã mua Imperial Energy Plc với giá 2,1 tỷ USD để khai

thác 7 lô dầu khí ở khu vực Tomsk, phía Tây Siberia. Tháng 12/2010, tập đoàn

ONGC và tập đoàn Sistema của Nga đã thành lập liên doanh chung khai thác các

mỏ Trebs và Titov của Bashneft với với trữ lượng 200 triệu thùng.

Về năng lƣợng hạt nhân

Hợp đồng lớn nhất về hạt nhân dân sự của Ấn Độ và Nga là kế hoạch xây

dựng hai lò phản ứng hạt nhân 1000 MW ở Kundankulam được kí năm 1988 và

được bổ sung bằng một thỏa thuận năm 1998. Nhưng sức ép từ các nước NSG khác

trong những năm 90 đã trì hoãn thực hiện thỏa thuận. Tuy nhiên, Tổng thống

V.Putin đã có thái độ dứt khoát trong chính sách của nước này với NSG. Tháng

5/2000, Nghị định số 312 đã được sửa đổi, cho phép hợp tác hạt nhân với các quốc

gia không có vũ khí hạt nhân mà các hoạt động của họ không thuộc phạm vi bảo vệ

đầy đủ trong trường hợp đặc biệt. Ngay sau đó, ngày 16/8/2000, Nga đồng ý cung

cấp urani làm giàu ở mức thấp cho nhà máy Tarapur của Ấn Độ. Nga cho rằng việc

cung cấp là cần thiết vì mục đích an toàn [224; tr.25]. Tiếp đó, ngày 4/10/2000, Nga

và Ấn Độ đã ký một Bản ghi nhớ về hợp tác trong việc sử dụng năng lượng hạt

nhân vì mục đích hòa bình. Ngày 6/10/2000, Bộ trưởng Năng lượng nguyên tử Nga

110

Y.Adamov khẳng định chắc chăn về kế hoạch xây dựng hai lò phản ứng tại

Kudankulam [224; tr.25]. Ngay lập tức, Mỹ bày tỏ lo ngại về việc Nga tiếp tục hợp

tác với Ấn Độ trong dự án này mà không thuộc biện pháp bảo vệ toàn phạm vi, có

thể làm tổn hại uy tín của NSG. Phía Nga cho rằng hợp tác của Nga với Ấn Độ hoàn

toàn phù hợp với nghĩa vụ quốc tế của mình, bởi lẽ, mục đích hợp tác là vì hòa bình

và thỏa thuận này đã được kí trước khi NSG đưa ra lệnh cấm vào năm 1992.

Sang năm 2001, Nga đã vận chuyển 58 tấn uranium cung cấp cho lò phản

ứng Tarapur bất chấp phản đối mạnh mẽ từ các thành viên NSG khác. Tiến thêm

một bước nữa, ngày 6/11/2001, khi Thủ tướng Vajpayee thăm Nga, hai nước đã ký

tiếp một Bản ghi nhớ về thực thi dự án Kudankulam. Mỹ cho rằng Nga đã vi phạm

các cam kết của NSG. Bất chấp áp lực này, phía Nga cam kết: “Ấn Độ là đối tác

chiến lược của chúng tôi. Chúng tôi đảm bảo rằng sẽ không có sự chỉ trích nào (từ

cộng đồng quốc tế) trong vấn đề này” [164; tr.148]. Đầu năm 2002, Tập đoàn

Atomstroyexport của Nga và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Ấn Độ đã ký hợp

đồng cung cấp thiết bị để xây dựng hai lò phản ứng. Nga cũng cam kết sẽ cung cấp

toàn bộ nhiên liệu đã được làm giàu cho suốt vòng đời của lò phản ứng. Tuy nhiên

trong khi chờ Quốc hội và Tổng thống Mỹ thông qua hiệp định hạt nhân Ấn Độ -

Mỹ, Ấn Độ đã tạm dừng cung cấp uranium cho nhà máy Tarapur. Sau 6 tháng đàm

phán, giữa tháng 3/2006, tập đoàn Rosatom (Nga) đã đồng ý nối lại cung cấp 60 tấn

nhiên liệu cho các lò phản ứng Tarapur. Phía Mỹ coi việc Nga viện dẫn điều khoản

về miễn trừ an toàn cho cả năm 2001 và năm 2006 là vi phạm các quy tắc của NSG.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Putin đến Ấn Độ tháng 1/2007, Nga kí

với Ấn Độ một Ý định thư về xây dựng bổ sung 4 lò phản ứng tại Kudankulam

cũng như tại các khu vực mới ở Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ đã từ chối lời đề nghị

của Nga về tiến hành xây dựng ngay hai lò phản ứng mới ở Kudankulam với lý do

Ấn Độ muốn ký hiệp định Ấn - Mỹ trước. Sau khi chương trình hạt nhân dân sự của

Ấn Độ được Hội đồng Thống đốc IAEA và NSG thông qua và ngày 10/10/2008,

Hiệp định 123 Ấn - Mỹ được ký kết, đã mở rộng hợp tác hạt nhân Ấn Độ - Nga.

Tháng 12/2008, Nga và Ấn Độ đã ký hiệp định để xây dựng 4 lò phản ứng tại

Kudankulam, trong đó phía Nga cung cấp khoản tín dụng lên đến 85% [50; tr.41].

111

Ngày 7/12/2009, Ấn Độ và Nga đã ký một hiệp định mang tính đột phá,

trong đó hai bên sẽ hợp tác xây dựng 12-16 lò phản ứng mới tại Ấn Độ trong hai

thập kỷ tới. Không giống như Hiệp định 123, Hiệp định hạt nhân của Nga với Ấn

Độ đảm bảo việc chuyển giao công nghệ và cung cấp liên tục nhiên liệu hạt nhân

cho toàn bộ vòng đời của tổ máy bất kể chấm dứt hợp đồng vì lý do gì. Thậm chí,

cho phép Ấn Độ tự do tiến hành chu kỳ nhiên liệu khép kín, bao gồm cả tái chế

nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại các lò phản ứng do Nga trợ giúp xây dựng

với các biện pháp an toàn. Không loại trừ chuyển giao công nghệ làm giàu và tái

chế nhưng cần được xem xét thận trọng (Điều 5). Khi Thủ tướng Putin sang Ấn Độ

vào tháng 3/2010, hai bên đã đưa ra Bản lộ trình xây dựng 16 lò phản ứng ở Ấn Độ

trong 15 năm tới, trước mắt là hai lò tại Kudankulam và hai lò tại Haripur.

3.5. Lĩnh vực văn hóa - giáo dục và khoa học - kĩ thuật

3.5.1. Về văn hóa - giáo dục

Về văn hóa: Thủ tướng Ấn Độ A.B.Vajpayee đã từng mô tả:“Đặc điểm

tương tác của quan hệ Ấn Độ - Nga như là sự gặp gỡ, pha trộn và làm giàu lẫn

nhau giữa hai nền văn minh lớn” [44; tr.274]. Quan hệ Ấn Độ - Nga trong lĩnh vực

văn hoá đã có bề dày lịch sử. Tuy nhiên, cũng vì lẽ đó mà nhận thức của nhân dân

hai nước vẫn dựa nhiều vào những hình mẫu trong quá khứ khiến cho quan hệ đối

tác chiến lược không trọn vẹn, làm hạn chế mối liên kết kinh tế, thương mại. Do đó,

những năm đầu thế kỷ XXI, kênh “ngoại giao nhân dân” tiếp tục được những

người đứng đầu hai nước thúc đẩy, như đã nêu ra trong Tuyên bố Đối tác chiến

lược: “tiếp tục thúc đẩy hợp tác văn hóa và tiếp xúc rộng rãi hơn nữa về những di

sản và những thành tựu văn hóa của nhau” [132; tr.4]. Nhiều cơ chế khác nhau đã

được thiết lập tham gia kết nối tương tác văn hóa hai nước. Ủy ban liên Chính phủ

về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học, công nghệ và văn hóa là cơ quan giữ vai

trò trung tâm. Hội hữu nghị Ấn Độ - Nga, Trung tâm Văn hoá Nehru ở Nga, 5

Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga ở New Delhi, Mumbai, Kolkata, Chennai,

Thiruvananthapuram cũng là nơi giao lưu văn hóa sôi động giữa nhân dân hai nước.

Với sự điều phối của các cơ chế trên, quan hệ văn hóa Ấn Độ - Nga những năm đầu

thế kỷ XXI diễn ra phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức.

112

Ngày 27/3/2000 diễn ra triển lãm về “Ấn Độ học và những ấn phẩm về Ấn

Độ học ở Nga” đã được tổ chức tại Ấn Độ. Tiếp đó, tháng 10/2000, Chương trình

trao đổi văn hóa giai đoạn 2000 - 2001 đã được hai bên thông qua. Vào tháng 2 và

tháng 3/2003 tại New Delhi và Mumbai đã tổ chức “Những ngày của St.Petersburg”

nhân kỉ niệm 300 năm thành lập thành phố. Tháng 11/2003, tại New Delhi,

Mumbai, Kolkata đã tổ chức “Những ngày văn hoá Nga”. Sự kiện văn hóa long

trọng khẳng định quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia đó là “Những ngày văn hoá Ấn

Độ” ở Nga diễn ra từ ngày 25/9 - 5/10/2005. Tiếp đó là “Những ngày Delhi ở

Moscow” diễn ra từ ngày 28/5-1/6/2006.

Năm 2008, trong khuôn khổ “Năm Nước Nga” tại Ấn Độ đã có 150 hoạt động

diễn ra trên khắp Ấn Độ như trình diễn của các nghệ sĩ đoàn ca múa nhạc Alexandrov,

nghệ sĩ dàn hợp xướng Dân gian Quốc gia M.Piatnitsky, đoàn múa dân gian Quốc

gia Nga I.Moiseev, tổ chức triển lãm “Trên bờ sông Volga”. Tháng 11/2008, tại

Mumbai đã tổ chức “Ngày của St.Petersburg”. Lễ bế mạc “Năm nước Nga” bằng một

buổi hòa nhạc với sự tham gia của các nghệ sĩ hàng đầu từ các nhạc viện Nga.

Bước sang năm 2009, mở đầu sự kiện “Năm Ấn Độ ở Nga” là buổi khai mạc

hoành tráng với sự tham dự của hơn 80 nghệ sĩ tại Nhà hát Bolshoi vào ngày

31/3/2009. Sự kiện đó đã mở đầu cho chuỗi các hoạt động văn hóa kéo dài 9 tháng

sau đó diễn ra tại Moscow, St.Petersburg, Ekaterinburg, Kazan, Ufa. Một số hoạt

động như tổ chức lễ hội Ram Navami, tuần lễ phim Ấn Độ, triển lãm “Lịch sử điện

ảnh Ấn Độ”, lễ hội văn hóa “Rangoli 2009”. Tại Bảo tàng L.Tolstoy tổ chức triển

lãm với tên gọi “Mahatma Gandhi & Tolstoy: A Unique Legacy” khai mạc vào

ngày 29/10/2009. Cũng trong ngày 29/10/2009 tại Trung tâm Khoa học và Văn hoá

Nga ở New Delhi đã tổ chức buổi tọa đàm “Di sản Roerichs và Ấn Độ”.

Năm 2010 đã trở nên ấm áp trong quan hệ hai nước mở đầu bằng một cuộc

triển lãm nghệ thuật mang tên “Mùa đông nước Nga” từ ngày 11/3- 4/4/2010 trưng

bày 33 bức tranh quý của Bảo tàng Quốc gia Nga. Nhân kỷ niệm ngày thiết lập

quan hệ Ấn Độ - Nga, một cuộc triển lãm 75 tác phẩm đặc biệt có tiêu đề “Nicholas

Roerich: cuộc thám hiểm vĩnh cửu” được tổ chức tại New Delhi ngày 11/4/2010.

113

Như vậy, quá trình hợp tác văn hóa diễn ra tốt đẹp giữa hai nước, không chỉ

làm tăng tính phong phú đa dạng văn hóa mỗi bên mà còn góp phần vào việc duy trì

hợp tác song phương. Trong khuôn khổ các hoạt động đó, Ấn Độ và Nga đã thực

hiện thành công nhiều dự án khác nhau với bầu không khí thân thiện, thu hẹp những

khoảng cách còn tồn tại, tạo động lực mới cho quan hệ đối tác chiến lược.

Hợp tác giáo dục - đào tạo: Theo số liệu năm 2010, có khoảng 4.500 sinh

viên Ấn Độ theo học trong các trường đại học Nga. Hơn 80% theo học về nghiên

cứu y khoa trong khoảng 20 trường đại học trên khắp nước Nga [63]. Trong khi đó,

chỉ có khoảng 750 sinh viên Nga theo học tại trường quản lý, công nghệ và các tổ

chức khoa học xã hội ở Ấn Độ. Hoạt động trao đổi học thuật, kinh nghiệm đào tạo

và giúp đỡ đào tạo cán bộ cũng diễn ra giữa các viện nghiên cứu. Ngày 5/11/2001,

Hiệp định giữa Học viện quan hệ quốc tế Moscow và Hội đồng các vấn đề đối ngoại

Ấn Độ, Trung tâm văn hóa Nehru với Đại học St.Petersburg, Đại học Kazan. Ngày

3/12/2004, Hiệp định giữa Trung tâm quốc gia Glory với Trung tâm nghiên cứu

Trung và Đông Âu thuộc Đại học Nehru, Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow

M.V.Lomonosov với Đại học Nehru, Đại học St.Petersburg và Đại học Mumbai.

Nhìn chung, hợp tác giáo dục - đào tạo giữa Ấn Độ và Nga tuy được hai bên

cố gắng thúc đẩy nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu từ hai nước.

Trở ngại lớn nhất cho sinh viên Ấn Độ vào học tại các trường đại học của Nga là

hai nước chưa ký hiệp định thừa nhận các văn bằng và chứng chỉ tương đương. Về

ngôn ngữ, chỉ có một số ít các chương trình đại học ở Nga sử dụng tiếng Anh. Cho

nên các trường này luôn thu hút đông sinh viên Ấn Độ theo học ví dụ như Đại học y

dược Kazan và Tver. Tuy nhiên, chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh lại có học

phí cao hơn hẳn so với học bằng tiếng Nga nên gây trở ngại cho sinh viên Ấn Độ

muốn đến Nga học. Bên cạnh đó, việc trao đổi học thuật ở cả hai nước cũng gặp

khó khăn do ngân sách đầu tư còn hạn chế.

3.5.2 Về khoa học - kĩ thuật

Hợp tác khoa học - kĩ thuật: Nhằm khai thác hiệu quả những cơ hội mà

cách mạng khoa học - công nghệ mang lại, Tuyên bố Đối tác chiến lược nhấn

mạnh:“đẩy mạnh hợp tác các hình thức hiện có và những hình thức mới trong

114

nghiên cứu và ứng dụng khoa học cơ bản, mở rộng hoạt động trao đổi của các nhà

khoa học và thông tin khoa học, thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các cơ sở

nghiên cứu khoa học/các tổ chức giáo dục cấp cao” [132; tr.4]. Hợp tác Ấn Độ-

Nga trên lĩnh vực này đang được thúc đẩy thông qua một loạt các chương trình sau:

Chương trình ILTP: Năm 2007, ILTP đánh dấu 20 năm hợp tác khoa học

giữa Ấn Độ và Nga. Trong giai đoạn này đã có thêm 6 trung tâm xuất sắc được

thành lập: Trung tâm nghiên cứu máy tính tiên tiến tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga

(3/7/2000), Trung tâm công nghệ sinh học tại Allahabad (5/11/2001), Trung tâm

Nghiên cứu khí hydrate tại Chennai (2003), Trung tâm Nghiên cứu địa chấn ở New

Delhi (11/2003), Trung tâm nghiên cứu Ayurvedic tại Moscow (10/2004), Trung

tâm Công nghệ y sinh tại Thiruvananthapuram (2008). Hoạt động trao đổi các nhà

khoa học trong cơ chế này vẫn tiếp tục tiến hành. Đã có 495 nhà khoa học Ấn Độ và

516 nhà khoa học Nga tham gia chương trình [129; tr.74]. Trong 5 cuộc họp của

Hội đồng chung ILTP đã có 638 dự án được phê duyệt.

Bảng 3.9. Những cuộc họp và số dự án đƣợc phê duyệt trong ILTP

Cuộc họp Địa điểm Số dự án được phê duyệt Năm

Lần 10 Chernogolovka 146 2001

Lần 11 Banglore 125 2002

Lần 12 Moscow 139 2004

Lần 13 New Delhi 111 2006

Lần 14 Moscow 117 2007 (Nguồn: Tác giả khai thác tại http://www.catalysis.ru/block/?ID=2&ELEMENT_ID=531#531;

ngày truy cập 03/4/2015)

Thành quả chính trong ILTP bao gồm: Thiết kế máy bay vận tải hạng nhẹ

trong dự án chung “SARAS-DUET”, chế tạo thiết bị địa chấn tại Chandigarh, thiết

kế máy công nghiệp gia tốc electron ILU-6, nghiên cứu tính chất quang học của hạt

nano silicon, phát triển công nghệ laser, thử nghiệm tia Gamma năng lượng thấp,

vận hành nguồn bức xạ synchrotron INDUS-I.

Trong tháng 9/2008, phiên họp lần thứ tám của ILTP đã xác định năm lĩnh

vực ưu tiên hợp tác: năng lượng, hydrates, hóa học, công nghệ nano và y sinh học.

Tại cuộc họp vào giữa tháng 9/2009, lĩnh vực hợp tác mới được thông qua là:

Nghiên cứu sáng tạo, sản xuất chip năng lượng mặt trời và công nghệ nano. Tháng

12/2010, ILTP đã được gia hạn đến năm 2020.

115

Chương trình hợp tác về Khoa học cơ bản: Ngày 7/8/2007, Bộ Khoa học và

Công nghệ Ấn Độ và Quỹ nghiên cứu Khoa học cơ bản Nga đã ký thỏa thuận hợp

tác để hỗ trợ các dự án trong khoa học cơ bản. Hoạt động hỗ trợ này bắt đầu từ năm

2008 cho các dự án nghiên cứu chung cũng như tài trợ cho các cuộc họp, hội thảo

song phương ở Ấn Độ và Nga. Kết quả của sự hợp tác này là 133 dự án được hỗ trợ,

xuất bản được 1161 ấn phẩm chung, trung bình 8 bài báo/mỗi dự án [129; tr.76].

Ngoài hai chương trình trên, hợp tác khoa học - kĩ thuật Ấn Độ - Nga còn

được thúc đẩy bằng các chương trình hợp tác khác như: Chương trình trao đổi liên

học viện, nhóm công tác về hợp tác khoa học và công nghệ, Trung tâm Khoa học và

Công nghệ Ấn Độ - Nga xúc tiến thương mại hóa và chuyển giao công nghệ

Hợp tác về không gian: Chủ yêu trên 3 phương diện sau: Trong lĩnh vực

phóng vệ tinh: Dựa trên động cơ cryogenic được Nga cung cấp, Ấn Độ đã 4 lần

phóng vệ tinh vào năm 2001, 2003, 2004, 2006. Tháng 1/2007, Hiệp định giữa Tổ

chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) và Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos)

hợp tác trong dự án vệ tinh YouthSat. Dự án này do sinh viên Đại học Tổng hợp

Quốc gia Moscow và Đại học Andhra Pradesh cùng tham gia. Hợp tác trong dự án

hệ thống vệ tinh định vị Glonass. Vận hành từ năm 1976, tuy nhiên phải đến tháng

8/2003, Nga đã phóng vệ tinh Glonass-M đầu tiên. Ngay sau đó, tháng 11/2003, hai

nước đã kết thúc đàm phán hiệp định khung hợp tác trong hệ thống Glonass. Ngày

3/12/2004, Hiệp định hợp tác dài hạn trong phát triển và sử dụng chung hệ thống vệ

tinh định vị toàn cầu Glonass cho mục đích hòa bình đã được Ấn Độ và Nga kí kết.

Tiếp đó, ngày 6/12/2005, Hiệp định giữa hai nước về các biện pháp bảo vệ công

nghệ trong quá trình hợp tác lâu dài về phát triển, vận hành và sử dụng chung hệ

thống định vị toàn cầu Glonass cho mục đích hòa bình. Ngày 17/3/2006, hai bên đã

kí hiệp định về phóng một vệ tinh Glonass-M của Nga sử dụng tên lửa đẩy của Ấn

Độ và một hiệp định về phát triển chung vệ tinh Glonass-K. Ngày 25/1/2007, Hiệp

định về việc Ấn Độ tiếp cận với các tín hiệu định vị trong hệ thống Glonass cho

mục đích hòa bình và Hiệp định về việc Ấn Độ tiếp cận với một phần của phổ tần

số vô tuyến điện trong hệ thống Glonass được hai nước ký kết. Tháng 3/2010, giữa

ISRO với Roscosmos và Công ty mạng liên bang NIS-Glonass đã ký Bản ghi nhớ

116

để cung cấp dịch vụ từ hệ thống Glonass. Hai bên cũng đã thiết lập một trung tâm

giám sát thiên tai ở Ấn Độ theo mô hình của Nga sử dụng các tín hiệu từ Glonass.

Trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ: Ngày 12/11/2007, Roscosmos và ISRO đã ký thỏa

thuận hợp tác trong sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng “Chandrayan-2”. Từ năm 2008,

Nga cũng đã tham gia Dự án đưa con người lên không gian của Ấn Độ. Ngày

5/3/2008, Roscosmos và ISRO quyết định hợp tác đưa một phi hành gia Ấn Độ bay

vào không gian trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga vào năm 2013. Ấn Độ cũng là đối tác

của Roscosmos trong nghiên cứu bức xạ điện từ Mặt trời. Thành quả hợp tác của

hai bên chính là vệ tinh Coronas-Photon được phóng vào tháng 1/2009.

Tiểu kết chƣơng 3

Hòa vào xu thế chung của nhân loại, lại nằm trong cùng một khu vực phát

triển năng động của thế giới, bước vào thế kỉ mới quan hệ Ấn Độ - Nga đã được

thúc đẩy lên một tầm cao mới dựa trên tinh thần của Đối tác chiến lược. So với giai

đoạn 1991 - 2000, quan hệ Ấn Độ - Nga thời gian này đạt được những kết quả toàn

diện và đi vào chiều sâu. Trụ cột nổi bật nhất là về chính trị - ngoại giao với các

chuyến thăm cấp cao thường niên đã trở thành cơ chế đối thoại chính. Hơn 80 văn

bản song phương là cơ sở pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho việc xúc tiến mạnh mẽ

quan hệ đối tác chiến lược. Ngoài những vấn đề song phương, chương trình nghị sự

của hai nước luôn bao hàm những vấn đề khu vực và quốc tế với sự đồng thuận cao

nhất. Trong khi đó, quan hệ kinh tế - thương mại tuy còn thấp so với tiềm năng

nhưng đã có những chuyển biến tích cực. Hợp tác quốc phòng là lĩnh vực có bề dày

truyền thống giữa hai nước, thập kỉ này chứng kiến bước phát triển mới về chất, đạt

hiệu quả cao.

Tuy nhiên, so với thực lực và tiềm năng của mỗi nước thì những kết quả của

quan hệ Ấn Độ - Nga còn có điểm hạn chế. Sự tiến triển trên phương diện quan hệ

chính trị - ngoại giao, an ninh - quân sự có chiều hướng tích cực và nổi trội hơn so

với kinh tế - thương mại. Đó là điểm yếu của đối tác chiến lược. Mặc dù vậy, chúng

tôi cho rằng hạn chế này chỉ là nhất thời trong bối cảnh hai nền kinh tế đang chuyển

đổi, còn thành tựu là cơ bản và mang tính chiến lược. Điều này sẽ là nền tảng vững

chắc để nâng mối quan hệ lên một nấc thang phát triển cao hơn ở giai đoạn sau này.

117

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010

4.1. Một số điểm nổi bật của quan hệ Ấn Độ - Nga (1991 - 2010)

Thứ nhất, quan hệ Ấn Độ - Nga trong hai thập kỉ qua đã phát triển về

chất, thành đối tác chiến lược “đặc biệt và ưu tiên”

Để nhận định tính chất đặc biệt và ưu tiên của mô hình đối tác chiến lược,

trọng điểm vẫn là những kết quả đã đạt được và lợi ích lâu dài của mối quan hệ đó.

Về chính trị, quan hệ giữa Ấn Độ và Nga được kế thừa trên nền tảng quan hệ

chiến lược “đặc biệt” Ấn Độ - Liên Xô và sự song trùng về lợi ích chiến lược. Đây

là nền tảng rất đặc biệt trong quan hệ giữa hai quốc gia. Xuất phát từ tương đồng về

lợi ích dân tộc nên từ 1991 đến 2010 hai nước đã đề ra phương cách hoạt động

chung trong hợp tác cả trên bình diện song phương và đa phương. Đặc trưng rõ nhất

của quan hệ Ấn Độ - Nga là cường độ cao của mối liên lạc chính trị: 15 cuộc họp

thượng đỉnh và đã ký được 105 hiệp định cùng với một khung pháp lý mạnh mẽ của

gần 200 văn bản thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực. Ấn Độ và Nga chính là nước

đầu tiên tiến hành tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên với nhau mà không bị

gián đoạn ngay cả khi thay đổi chính phủ ở cả hai quốc gia. Trong những cuộc gặp

gỡ đó, các nhà lãnh đạo đã có sự nhất trí cao về đánh giá tình hình và phương thức

giải quyết vấn đề song phương, khu vực, quốc tế phù hợp với lợi ích của mỗi bên.

Về an ninh, quốc phòng: Hai nước đã kiên quyết đứng cạnh nhau về những

vấn đề an ninh quan trọng của hai bên. Điểm “đặc biệt” nhận thấy rõ nhất ở đây là

không có nước lớn nào khác, ngoài Nga đã lên án một cách công khai việc

Pakistan cung cấp nơi trú ẩn cho những kẻ khủng bố. Nga kiên quyết chống lại bất

kỳ sự can thiệp của bên thứ ba vào Kashmir và ủng hộ cách giải quyết dựa trên hiệp

định Simla và Tuyên bố Lahore. Ngược lại, Ấn Độ là một trong số ít các nước ủng

hộ hoạt động của Nga tại Chechnya. Quốc phòng là phần ưu tiên đặc quyền nhất

của mối quan hệ. Vì mối quan hệ ưu tiên với Ấn Độ, Nga không gián đoạn cung cấp

thiết bị cho lực lượng vũ trang Ấn Độ ngay cả ở thời điểm khủng hoảng. Hai nước

có một chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự dài hạn mà hai bên không thiết lập

118

với bất kì quốc gia nào khác. Cần nhấn mạnh ở đây là không một quốc gia nào dễ

dàng cho thuê tàu ngầm hạt nhân của họ như nước Nga đã làm, trừ khi có một sự

hiểu biết chiến lược cao. Cũng cần lưu ý rằng Nga là nước tham gia vào hoạt động

buôn bán vũ khí toàn cầu, nhưng vì “ưu tiên” lợi ích an ninh của Ấn Độ, Nga cam

kết không bán vũ khí cho Pakistan. Ngoại trừ Trung Quốc, ở mức độ hạn chế, Ấn

Độ là nước duy nhất mà Nga đã chia sẻ rộng rãi công nghệ quốc phòng. Ví dụ về

tên lửa Brahmos đã được sản xuất và triển khai ở Ấn Độ mà Nga không cung cấp

cho bất kỳ nước nào khác. Thậm chí ngay cả việc bán thiết bị quân sự cũng có một

sự khác biệt về chất lượng, với ưu tiên cao nhất về công nghệ và an ninh cho Ấn

Độ. Ví dụ: Su-30MKI được thiết kế đặc biệt cho Ấn Độ và Nga chuyển giao công

nghệ và cấp giấy phép sản xuất động cơ AL-31FP và radar Bars cho Ấn Độ. Nhưng

dòng Su-30MKK của Trung Quốc không được cấp phép này [89; tr.74]. Một điểm

ưu tiên khác, đó là Tổng thống V.Putin trong chuyến thăm tháng 10/2000 đã thông

qua một nghị định cho phép Ấn Độ trực tiếp làm việc với các nhà sản xuất quốc

phòng ở trong nước. Trong khi luật pháp Nga yêu cầu tất cả các hợp đồng quốc

phòng đều phải thông qua Rosboronexport.

Về năng lượng hạt nhân: Là một nước ký NPT, NSG và các chế độ kiểm soát

hạt nhân khác, nhưng Nga chưa bao giờ tìm cách hạn chế khát vọng của Ấn Độ về

năng lượng hạt nhân dân sự. Nga không chỉ phản đối trừng phạt Ấn Độ khi nước

này thử nghiệm vào năm 1998 mà còn tìm những điều kiện “mở” trong các quy

định quốc tế để giúp đỡ Ấn Độ. Ngay trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 10/2000,

ông Putin dường như đã “vi phạm” chính sách phong tỏa hạt nhân của quốc tế bằng

cách ký Bản ghi nhớ về sử dụng năng lượng hạt nhân hoà bình với Ấn Độ. Trong

khi các quốc gia khác vẫn còn rất nhiều ý kiến về luật trách nhiệm hạt nhân ở Ấn

Độ thì Nga đã sẵn sàng chấp nhận. Về NPT và CTBT, trừ khoảng thời gian đầu

những năm 90 và khi Ấn Độ thử hạt nhân tháng 5/1998, còn lại các nhà lãnh đạo hai

nước thống nhất không đưa NPT và CTBT vào chương trình nghị sự cấp cao.

Với tất cả những phân tích trên, chúng tôi cho rằng quan hệ Ấn Độ - Nga ở

mức độ cao hơn về chất so với các mối quan hệ của Ấn Độ và Nga với các nước

trong thể loại này. Dưới cái nhìn so sánh chúng ta sẽ thấy rõ luận điểm này.

119

Quan hệ Ấn Độ với Mỹ được coi là đối tác chiến lược kể từ tháng 1/2004.

Nhưng rõ ràng ý đồ của Mỹ với Ấn Độ là dựa trên lợi ích địa chính trị do sự nổi lên

của Trung Quốc. Về vấn đề Kashmir, Mỹ tỏ ra trung lập. Về vấn đề hạt nhân, Mỹ

nhấn mạnh Ấn Độ ký NPT, CTBT. Về ứng cử Ấn Độ là thành viên thường trực Hội

đồng Bảo an, sự hỗ trợ của Mỹ là yếu. Về quan hệ quân sự, hạn chế pháp lý của Mỹ

về chuyển giao công nghệ nhạy cảm vẫn là một trở ngại lớn. Trong khi đó tiềm

năng hợp tác kinh tế bị giới hạn bởi những điều kiện do Mỹ áp đặt về thương mại

công nghệ cao. Giáo sư S.Lunyov, nhận xét: “Mặc dù quan hệ của Ấn Độ với Mỹ

đang được cải thiện rất nhanh nhưng Ấn Độ vẫn không thể gần gũi với Mỹ vì quan

hệ của Mỹ với Pakistan. Vì vậy, Ấn Độ cần sự hỗ trợ của một cường quốc khác, và

Nga là nước duy nhất có thể mang lại sự hỗ trợ đó” [82].

Quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Pháp được thiết lập từ năm 1998.

Pháp là nước đã từ chối áp đặt trừng phạt đối với Ấn Độ sau vụ thử hạt nhân năm

1998, tuy nhiên, động lực chính là thương mại hạt nhân. Nhưng Pháp lại lo ngại về

luật trách nhiệm hạt nhân ở Ấn Độ. Về quốc phòng, Pháp là một nhà cung cấp

khiêm tốn cho Ấn Độ với một số vũ khí như tiêm kích Mirage-2000H.

Quan hệ Ấn Độ với Anh được xác lập “Đối tác chiến lược toàn diện” vào

tháng 9/2004. Về hạt nhân, Anh thúc giục Ấn Độ ký NPT. Về nỗ lực của Ấn Độ cho

vị trí thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Anh rất chậm chạp và quan sát

thái độ của các cường quốc khác. Về quốc phòng, Anh cung cấp ở phạm vi hẹp các

thiết bị cho Ấn Độ.

Quan hệ Ấn Độ với Nhật được coi là “Đối tác chiến lược và toàn cầu” (2006)

nhưng nội dung chiến lược thiếu tính sâu sắc. Thái độ của Nhật Bản về vấn đề

Kashmir là không kiên định. Nhật Bản cũng vận động Ấn Độ ký CTBT. Nhật Bản

và Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh cho vị trí thành viên thường trực của Hội đồng Bảo

an. Mối quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ và Nhật Bản gần như không có gì..

Quan hệ Ấn Độ với Đức đã tuyên bố là đối tác chiến lược từ năm 2001 nhưng

mới ở mức tiềm năng. Ấn Độ và Đức đã thảo luận hợp tác hạt nhân dân sự trong năm

2010 nhưng không mấy tiến triển. Ấn Độ và Đức là đối thủ cạnh tranh chiếc ghế ủy

viên thường trực nên hỗ trợ của Đức với Ấn Độ chỉ mang tính hình thức.

120

Trong công trình India’s Strategic Partners: A Comparative Assessment do

Giáo sư S.Kumar tiến hành nghiên cứu năm 2011, đã có những đánh giá về 6 đối

tác chiến lược quan trọng nhất của Ấn Độ trên 3 phương diện hợp tác là chính trị,

kinh tế, quân sự trong thập kỉ đầu thế kỉ 21. Kết quả như sau:

Bảng 4.1. Đánh giá so sánh các đối tác chiến lƣợc của Ấn Độ (Thang điểm 10)

Tiêu chí cho điểm Mỹ Nga Pháp Anh Nhật Đức

Chính

trị

Mức độ quan trọng hiện tại 5 8 7 5 4 4

Mức độ duy trì 5 8 6 5 4 4

Tiềm năng 8 7 7 5 6 4

Quân sự

Mức độ quan trọng hiện tại 5 8 6 4 0 2

Mức độ duy trì 6 8 5 3 0 2

Tiềm năng 7 8 6 3 2 4

Kinh tế

Mức độ quan trọng hiện tại 7 4 4 5 6 5

Mức độ duy trì 7 4 4 5 4 5

Tiềm năng 8 7 6 6 8 7

Tổng điểm 90 58 62 51 41 34 37 (FNSR Group of Experts (2011), India’s Strategic Partners: A Comparative Assessment, New

Delhi: Foundation for National Security Research; p.15)

Từ phía Nga, ví dụ rõ nhất là quan hệ Nga - Trung được tuyên bố là đối tác

chiến lược từ năm 1996 nhưng giữa hai nước láng giềng vẫn luôn tồn tại những

khác biệt và với tính thực dụng rất cao. “Mối đe dọa” với vùng Viễn Đông và việc

Trung Quốc tăng cường hiện diện ở các quốc gia thuộc Liên Xô, khiến Nga lo ngại

rằng Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực của mình.

Rõ ràng từ những dẫn chứng trên đã cho thấy đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga

có đặc tính hoàn toàn “đặc biệt và ưu tiên”.

Thứ hai, trong số những yếu tố tác động, quan hệ Ấn Độ - Nga chịu sự tác

động mạnh mẽ nhất của yếu tố Mỹ

Mỹ là một siêu cường số một thế giới, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống

quốc tế. Do vậy, quan hệ Ấn Độ - Nga nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung chịu

tác động rất lớn vào chiến lược của Mỹ trên thế giới. Trong môi trường toàn cầu

hóa, Ấn Độ và Nga đều cần hợp tác với Mỹ và ngược lại Mỹ cần đến Ấn Độ và Nga

trong việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, nhất là chống khủng bố.

Nhưng Mỹ lại không muốn nhìn thấy một trục Moscow - New Delhi thách thức con

đường bá chủ thế giới của Mỹ. Vì vậy, trong hai thập kỷ qua Mỹ luôn hướng đến

121

kiềm chế Nga, kiềm chế và lôi kéo Ấn Độ coi đó là một trong những yếu tố quyết

định cho sự thành công của mình trên con đường lãnh đạo thế giới. Nhưng nếu quan

hệ Mỹ - Ấn có nhiều điểm tương đồng, thì những bất đồng trong quan hệ Mỹ - Nga

không dễ dung hòa. Ngược lại, cả Ấn Độ và Nga đều coi trọng quan hệ với Mỹ.

Chính vì vậy, tác động của nhân tố Mỹ đến quan hệ Ấn Độ - Nga mang tính hai

mặt: vừa thúc đẩy họ gắn kết nhau, vừa gây trở ngại cho quan hệ của họ.

Giai đoạn 1991 - 1993: Trong giai đoạn này, lợi dụng sự phụ thuộc của Nga,

Mỹ đã đưa ra những điều kiện để chia rẽ quan hệ Ấn Độ - Nga. Với những hứa hẹn

về viện trợ tài chính của Mỹ, Nga chia sẻ mối quan ngại với Mỹ về vấn đề phổ biến

vũ khí hạt nhân, ủng hộ một khu vực phi hạt nhân ở Nam Á, hối thúc Ấn Độ kí

NPT, có quan điểm không kiên định về vấn đề Kashmir. Thậm chí dưới áp lực của

Mỹ buộc Nga phải đình chỉ và thay đổi hợp đồng cung cấp công nghệ tên lửa

cryogenic cho Ấn Độ. Chính sách của Mỹ khiến cho quan hệ Ấn Độ - Nga bị ảnh

hưởng sâu sắc. Trong nhận thức của Ấn Độ, nước Nga đã không đáng tin cậy và

tương tác song phương giữa hai quốc gia cũng bộc lộ căng thẳng, tranh cãi.

Giai đoạn 1994 - 2000: Thất vọng trong quan hệ với Mỹ đã buộc Nga chuyển

hướng chính sách đối ngoại, chú trọng quan hệ với các đối tác truyền thống như Ấn

Độ. Từ đây quan hệ hai nước được cải thiện với tinh thần của Hiệp ước Hữu nghị và

Hợp tác. Khi chính quyền B.Clinton tuyên bố mở rộng NATO vào năm 1996 đã thực

sự làm tăng mối lo ngại với Nga. Ngay lập tức Primakov được bổ nhiệm giữ

chức Ngoại trưởng, đặt Ấn Độ ở vị trí quan trọng trong chính sách của Nga. Ở đây,

nhân tố Mỹ là động lực gắn kết hai nước với nhau. Xu hướng này được tăng cường

hơn nữa khi thái độ lên án gay gắt và chính sách cấm vận của Mỹ khi Ấn Độ thử hạt

nhân (5/1998), đã thúc đẩy Ấn Độ và Nga tiến lại gần nhau hơn. Với hành động đơn

phương của Mỹ ở Iraq khiến cho Ấn Độ và Nga nhận thấy cần phải nâng tầm quan hệ

hai nước theo hướng “đối tác chiến lược”. Việc Mỹ và NATO can thiệp vào xung

đột ở Nam Tư, mở rộng NATO về phía Đông khiến cho cả Nga và Ấn Độ đều chịu

sự đe dọa từ phía Mỹ. Cùng đối mặt với nguy cơ mất an ninh từ Mỹ, chính là điểm

tựa cho sự phát triển của quan hệ Ấn - Nga.

122

Giai đoạn 2000 - 2010, yếu tố Mỹ tác động đến quan hệ Ấn Độ - Nga theo

các cung bậc khác nhau. Trước hết có thể khẳng định sự xác lập của mối quan hệ

Đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga (tháng 10/2000) có ảnh hưởng từ những chính sách

của Mỹ. Năm 2001, Mỹ tận dụng quan hệ thân thiết với Ấn Độ để chia rẽ quan hệ

Ấn Độ - Nga. Thái độ tán dương của Ấn Độ với sáng kiến thiết lập NMD của Tổng

thống Bush (5/2001) là hệ quả rõ ràng trong chính sách của Mỹ với quan hệ Ấn Độ

- Nga. Đến sự kiện ngày 11/9/2001 lại được hai nước coi là cơ hội để tăng cường

quan hệ với Mỹ. Thời điểm này, nhu cầu hợp tác với Mỹ của Nga và Ấn Độ có

phần lớn hơn so với mâu thuẫn của họ. Bởi vậy, chính sự nồng ấm của quan hệ Mỹ

- Nga và Mỹ - Ấn đã cải thiện bầu không khí quan hệ Ấn - Mỹ - Nga. Tuy nhiên,

cuộc chiến chống khủng bố ngày càng bộc lộ rõ ý đồ của Mỹ và đã để lại hệ quả

tiêu cực đến tình hình chính trị thế giới cũng như với cả Ấn Độ và Nga. Việc Mỹ

coi trọng vị trí chiến lược của Pakistan tại Nam Á, muốn đẩy lùi ảnh hưởng của Nga

khỏi Trung Á đã khiến cả Ấn Độ và Nga lại một lần nữa nhận thấy phải thúc đẩy sự

đồng thuận về an ninh chiến lược. Như một động thái lên án Mỹ, “Tuyên bố

Moscow về chống khủng bố quốc tế” đã nhận định rằng chống khủng bố sẽ không

bao giờ đạt được kết quả với bất kỳ tiêu chuẩn kép nào. Khi Mỹ công bố Chiến lược

an ninh quốc gia mới (20/9/2002) là chất xúc tác cho Ấn Độ và Nga thắt chặt liên

kết với “Tuyên bố Delhi về việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược”

(12/2002). Yếu tố Mỹ làm cho Ấn Độ và Nga gần gũi hơn trong quan điểm chung

về địa - chính trị - an ninh khi mà cả Ấn Độ và Nga đứng về phía đa số cộng đồng

quốc tế chỉ trích Mỹ và đồng minh can thiệp quân sự vào Iraq. Bước sang năm

2004, cả Ấn Độ - Nga cùng chịu một áp lực do NATO mở rộng nên từ năm 2004

trở đi quan hệ Ấn Độ - Nga tiếp tục được siết chặt trong tiến trình vận động của

khuôn khổ “đối tác chiến lược”. Nhưng khi Mỹ cố gắng lôi kéo Ấn Độ bằng hiệp

định hạt nhân dân sự, đã gây ra sự cọ xát trong quan hệ Ấn Độ - Nga. Chuyến thăm

của Ngoại trưởng P.Mukherjee và Thủ tướng Singh sang Nga phản ánh những bất

đồng này. Vào năm 2009, việc Mỹ tìm cách ngăn các nước khác bán công nghệ và

thiết bị làm giàu, tái chế uranium cho Ấn Độ đã hướng Ấn Độ sang Nga và đã nhận

được sự bảo đảm của Điện Kremlin về hợp tác với Ấn Độ.

123

Nhưng khách quan mà nói, nỗ lực “kéo Ấn Độ” của Mỹ phần nào đã khiến

quan hệ của Ấn Độ với Nga giảm đi tầm chiến lược. Điểm nổi bật trong quan hệ Ấn

Độ - Mỹ là xu hướng ấm lên đáng kể trong hợp tác quân sự song phương. Mặc dù

thời gian này, xuất khẩu vũ khí của Nga vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng thị phần của

Mỹ đã dần có chỗ đứng trong thị trường này. Thực hiện thương mại quân sự của

Mỹ với Ấn Độ là cú đánh gián tiếp cho các tổ hợp quốc phòng Nga. Năm 2010, Ấn

Độ quyết định mua máy bay C-17 để thay máy bay vận tải Il-76 do Nga sản xuất.

Dưới góc độ kinh tế, trong khi liên kết kinh tế Ấn Độ - Nga là yếu nhất thì quan hệ

kinh tế Ấn Độ - Mỹ lại đang phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại Mỹ-Ấn

đạt 48,78 tỷ USD cao gấp 6 lần thương mại Ấn Độ - Nga ở mức đạt 8,53 tỷ USD

vào năm 2010. Với xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm trong quan hệ quốc

tế, hiển nhiên là Ấn Độ coi trọng quan hệ kinh tế với Mỹ hơn là đối với Nga.

Tóm lại, trong giai đoạn 1991 - 2010, không thể phủ nhận tác động từ yếu tố

Mỹ đến quan hệ Ấn Độ - Nga là đã làm cho mối quan hệ này phát triển theo hình

“sin”. Bên cạnh kiềm chế, chia rẽ khiến cho quan hệ Ấn Độ - Nga ít nhiều “bất ổn”,

nhưng mặt khác cũng chính ảnh hưởng của Mỹ đã thúc đẩy quan hệ Ấn - Nga phát

triển nhanh, mạnh và toàn diện hơn. Tuy nhiên, cũng có những thời điểm Mỹ thi

hành những chính sách tích cực nhất định trong quan hệ với từng nước nên khiến

cho Ấn Độ và Nga một mặt bắt tay với nhau để hạn chế Mỹ, nhưng mặt khác vẫn

hợp tác với Mỹ. Đó chính là biểu hiện cụ thể của sự tác động đa chiều và mang tính

chi phối lẫn nhau của quan hệ quốc tế hiện nay.

Thứ ba, khác với giai đoạn trước, quan hệ Ấn Độ - Nga trong giai đoạn

luận án đề cập có tính bổ sung, đối xứng, thực dụng hơn.

Một đặc tính nổi bật trong quan hệ giữa hai nước lớn Ấn Độ và Nga là mang

tính bổ sung cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh. Trong chiến lược hướng đến trở

thành cường quốc thế giới, một trong hai công cụ được Ấn Độ đặt ra là hiện đại hóa

lực lượng quân sự. Nga lại là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới với các loại vũ

khí công nghệ cao phù hợp với quân đội Ấn Độ vốn đã thích nghi với vũ khí của

Liên Xô trong nhiều thập kỉ. Nếu như chiến lược của Ấn Độ là làm chủ Ấn Độ

Dương nên tập trung vào hải quân và không quân là chủ yếu thì công nghệ đóng tàu

124

và chế tạo máy bay của Nga là hàng đầu thế giới và giá cả lại rẻ hơn so với phương

Tây. Dưới góc độ kinh tế, mặc dù kinh tế Ấn Độ phát triển nhanh nhưng lại khát

năng lượng trong khi Nga dồi dào dầu khí. Riêng về năng lượng hạt nhân dân sự,

Nga gần như tuyệt đối hỗ trợ Ấn Độ phát triển. Và ngược lại trong bối cảnh Nga bị

thu hẹp thị trường năng lượng thì nhu cầu của Ấn Độ lại rất có tiềm năng với Nga.

Tính đối xứng trong quan hệ Ấn Độ - Nga sau Chiến tranh lạnh cũng ngày

càng nổi bật. Theo diễn trình của lịch sử, Liên Xô và sau đó là Nga luôn luôn ủng

hộ Ấn Độ về vấn đề Kashmir. Về phần mình, Ấn Độ cũng đã theo đuổi một lập

trường nhất quán ủng hộ Nga về chính sách ở Chechnya. Trong khi Nga từ chối sử

dụng các biện pháp cấm vận với Ấn Độ sau vụ thử hạt nhân năm 1998 thì mười

năm sau Ấn Độ cũng không đứng về phương Tây để lên án Nga trong cuộc chiến

với Georgia. Nga luôn ủng hộ Ấn Độ là ứng cử ủy viên thường trực của Hội đồng

Bảo an, ủng hộ Ấn Độ tham gia APEC thì ngược lại Ấn Độ cũng nhiệt tình ủng hộ

Nga gia nhập WTO. Sau Chiến tranh lạnh Nga đang cố gắng phát huy tiềm lực của

một cường quốc với sức ảnh hưởng ngày càng tăng trên trường quốc tế, thì Ấn Độ

cũng đang tỏ rõ sự độc lập ngày càng lớn với việc chủ động tìm kiếm các đối tác.

Trước đây, quan hệ Liên Xô với Ấn Độ với cơ chế “viện trợ” là chủ yếu. Nhưng

sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ hai nước chủ yếu được thiết lập trên cơ sở hợp

tác, cùng có lợi, “có đi có lại”. Bên cạnh nhận hỗ trợ từ phía Nga, Ấn Độ cũng đã

đầu tư mạnh mẽ vào Nga. Điều thú vị là thời kỳ Chiến tranh lạnh một loạt cơ sở

công nghiệp của Ấn Độ do Liên Xô đầu tư, trợ giúp xây dựng nhưng hiện tại có tới

300 công ty Ấn Độ kinh doanh tại Nga, trong khi chỉ có 33 công ty của Nga hoạt

động ở Ấn Độ. Cơ cấu thương mại của Ấn Độ sang Nga không chỉ là nông sản

truyền thống mà từ năm 2005 bắt đầu xuất khẩu hàng máy móc vào thị trường Nga.

Ở khía cạnh khác, thay vì chỉ nhận vũ khí và thiết bị quân sự như trước kia thì nay

Ấn Độ đã hợp tác với Nga để nghiên cứu, sản xuất và bán vũ khí cho nước thứ ba.

Như vậy, rõ ràng Ấn Độ đã cân bằng mối quan hệ trở lại Nga. Với bản chất “không

liên kết”, Ấn Độ không chấp nhận một quan hệ “bất đối xứng” mà muốn hướng tới

một mối quan hệ mà nước này có phần chủ động hơn.

125

Bên cạnh đó, tính thực dụng cũng là một biểu hiện quan trọng của quan hệ

Ấn Độ - Nga. Trong quan hệ chính trị - ngoại giao, ngay từ những năm đầu tính

thực dụng đã được biểu hiện. Dưới thời Tổng thống Yeltsin, Nga muốn chính sách

của họ đối với Ấn Độ là thực dụng và linh hoạt, chú ý hơn đến lợi ích riêng của

mình bằng cách không viện trợ khổng lồ để duy trì quan hệ với quốc gia Nam Á

này. Ngoại trưởng Kozyrev, năm 1993 khi nói về một số điểm trong quan hệ với Ấn

Độ, cho biết: “…Những thay đổi đang diễn ra từ hệ tư tưởng và những yếu tố chủ

quan đã giải phóng mối quan hệ của chúng tôi, và điều này đã được thay thế bằng

chủ nghĩa thực dụng và hợp tác cùng có lợi” [198; tr.109]. Vì lợi ích của mình, Nga

sẵn sàng hủy bỏ cung cấp công nghệ tên lửa cho Ấn Độ khi được Mỹ hứa hẹn sẽ

viện trợ về tài chính. Bên cạnh duy trì quan hệ với Ấn Độ, nhưng Nga cũng cân

nhắc cải thiện quan hệ với Pakistan. Các mốc 1993, 1998, 2000, 2002 được coi là

những bước ngoặt quan trọng và đều bắt đầu từ tính thực dụng. Năm 1993, hai nước

tái lập mối quan hệ với việc ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác nhưng đồng thời là

nhằm giải quyết vấn đề nợ gây tranh cãi gay gắt. Lúc này lợi ích kinh tế mới là động

lực tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Nga. Năm 1998, sau vụ thử hạt

nhân của Ấn Độ và Pakistan, Nga đã cho thấy một mức độ tuyệt vời của chủ nghĩa

thực dụng khi không cùng các nước phương Tây trừng phạt Ấn Độ, ngược lại cam

kết không gián đoạn cung cấp thiết bị quân sự và gia hạn chương trình hợp tác kĩ

thuật - quân sự, cam kết hợp tác hạt nhân với Ấn Độ. Năm 2000, hai nước thiết lập

quan hệ đối tác chiến lược - được ký ngay sau những động thái đơn phương của Mỹ

và NATO cũng như trong bối cảnh mâu thuẫn Ấn Độ với Pakistan ngày càng căng

thẳng sau xung đột Kargil, nhưng quan trọng hơn là những động thái mới trong

quan hệ Ấn - Mỹ, Nga - Pakistan ảnh hưởng đến lợi ích sát sườn của mỗi nước.

Năm 2002, nấc thang mới trong quan hệ Ấn Độ-Nga với Tuyên bố Delhi trong bối

cảnh quan hệ Ấn Độ và Pakistan có nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân.

Trong hợp tác quân sự, kinh tế xu hướng thực dụng đã tăng lên đáng kể. Ấn

Độ muốn lợi dụng sức mạnh quân sự của Nga để hiện đại hóa lực lượng quân sự

của mình. Ngược lại, Nga cũng thiết lập quan hệ với Ấn Độ dựa trên giá cả thị

trường. Việc cam kết hỗ trợ Ấn Độ phát triển năng lượng hạt nhân ngay khi Mỹ và

126

Ấn Độ đạt được thỏa thuận hạt nhân nhưng NSG và IAEA chưa thông qua đã cho

thấy tính thực dụng của Nga trong việc tìm kiếm lợi nhuận.

Trong các vấn đề toàn cầu, người Ấn và Nga thực tế hiểu rằng để là cường

quốc thế giới không chỉ củng cố quyền lực kinh tế mà phải phát triển một thái độ

thực dụng hơn với chính trị quốc tế. Quan hệ của hai nước với Mỹ sau Chiến tranh

Lạnh là một minh chứng rõ ràng về tầm nhìn thực dụng mới này. Ấn Độ và Nga

đồng thuận trong việc phản đối ý đồ đơn cực của Mỹ, cả hai cần đến nhau trong

việc thiết lập một trật tự đa cực, nhưng mặt khác cả hai lại cố gắng tính toán hợp tác

với Mỹ ở mức độ khác nhau để mưu cầu lợi ích cho riêng mình.

Thứ tư, trong quan hệ Ấn Độ - Nga, kinh tế thương mại là liên kết yếu

nhất, trong khi hợp tác an ninh, quốc phòng vẫn là trung tâm nhưng không chứa

thuộc tính liên minh quân sự

Giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh đã chứng kiến một trong những xu thế chủ

đạo trong đời sống quan hệ quốc tế là chuyển từ cách tiếp cận chủ yếu về quân sự

sang ngoại giao kinh tế. Thế nhưng những diễn biến trong quan hệ kinh tế Ấn Độ -

Nga lại vô cùng ảm đạm. Nhìn lại hai thập kỷ qua, trong khi quan hệ chính trị và

quốc phòng phát triển nhanh chóng thì thương mại hàng hóa lại tương đối trì trệ.

Mặc dù tăng trưởng trung bình hàng năm của kim ngạch thương mại Ấn Độ - Nga ở

mức 8,7% (1991 - 2010) nhưng rõ ràng đã cách xa giá trị thương mại một khoảng

cách đáng kể. Thời kì 1991 - 1992, thương mại song phương gần như sụp đổ hoàn

toàn khi chỉ đạt 861,8 triệu USD [70; tr.1216]. Tổng thương mại giữa hai nước giảm

kỉ lục hơn 50% vào giữa những năm 1991 - 1992 và 1992 - 1993. Thực tế đó khiến

không ít học giả cho rằng quan hệ kinh tế “ít nhiều biến mất vào đầu năm 1990”

[45; tr.31]. Khoảng thời gian 1993 - 2000, giá trị thương mại đã tăng nhẹ nhưng

nhìn chung thương mại hai nước không năm nào vượt quá 2 tỷ USD.

Bước sang thế kỉ XXI, sau thời gian tiến hành cải cách, nền kinh tế Ấn Độ và

Nga đã có nhiều khởi sắc, phát triển năng động. Nhưng mối quan hệ giữa hai nước

trên lĩnh vực này đã không chứng kiến được những thành tựu đáng kể. Chính phủ

hai nước đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với tình hình thương mại song

phương, họ đã thiết lập những mục tiêu đầy tham vọng qua những tuyên bố, thỏa

127

thuận trong các hội nghị thượng đỉnh và cả hai nước đã xây dựng được một nền

tảng pháp lý vững chắc cho việc thúc đẩy quan hệ kinh tế thông qua hàng loạt hiệp

định, bản ghi nhớ. Kim ngạch thương mại có tăng lên, song thực chất giá trị thương

mại vẫn rất thấp. Trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Putin vào tháng

1/2007, hai nước đặt mục tiêu doanh thu thương mại sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm

2010 nhưng đã thất bại khi chỉ đạt 8,53 tỷ USD. Với khối lượng thương mại này,

Ấn Độ và Nga không nước nào là đối tác thương mại quan trọng nhất của nước kia.

Liên Xô từng là đối tác thương mại lớn của Ấn Độ, luôn chiếm 12% - 14% tổng

ngoại thương của Ấn Độ [74; tr.21] thì thị phần thương mại của Nga trong tổng kim

ngạch thương mại của Ấn Độ là khoảng 1% (xếp thứ 29) trong khi Ấn Độ chiếm

1,4% trong thương mại nước ngoài của Nga (xếp thứ 18). Nếu so với cặp quan hệ

khác, con số này là quá khiêm tốn: Năm 2010, thương mại Ấn - Mỹ đạt 48,7 tỷ

USD (gần 6 lần thương mại Ấn - Nga) và Nga - Mỹ đạt 31,6 tỷ USD (3,7 lần), Ấn

Độ - EU là 75,38 tỷ (8,8 lần) [218]. Thương mại Nga - Trung cũng đạt 55,5tỷ USD

và thương mại Ấn Độ - Trung Quốc cũng đạt 62 tỷ USD năm 2010 [86]. Trong khi

đó, cơ cấu thương mại cũng rất eo hẹp. Hợp tác đầu tư ở mức khiêm tốn. Tổng đầu

tư trực tiếp lũy kế đến năm 2010 từ Nga sang Ấn Độ chỉ đạt 863,184 triệu USD và

từ Ấn Độ sang Nga đạt 1,887.322 triệu USD. So với quy mô kinh tế Ấn Độ là 1.708

nghìn tỷ USD, Nga là 1.525 nghìn tỷ USD (2010) là quá thấp.

Trái ngược với liên kết kinh tế, hợp tác an ninh, quốc phòng vẫn là điểm

nhấn quan trọng nhất trong chương trình nghị sự song phương và là trụ cột ràng

buộc, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, thậm chí là động lực cho hợp tác kinh

tế. Tất nhiên hợp tác quốc phòng đã chú trọng đến phương diện lợi ích kinh tế,

thương mại chứ không phải viện trợ mang tính chất liên minh quân sự đối trọng

nhau. Bởi lẽ một điểm đáng chú ý của quan hệ Ấn Độ - Nga sau Chiến tranh lạnh là

không còn chứa các thuộc tính của liên minh quân sự. Trước đây, quan hệ Ấn Độ -

Liên Xô nằm trong vòng ảnh hưởng, chi phối của môi trường phức tạp và nóng

bỏng về an ninh chính trị của Chiến tranh lạnh, do đó mối quan hệ giữa hai nước

chủ yếu tập trung vào lĩnh vực anh ninh - chính trị và quân sự với mục tiêu đảm bảo

an ninh lẫn nhau. Điều này được thể hiện rõ trong Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và

128

Hợp tác ngày 9/8/1971 có tới 3 điều (điều 8, 9, 10) nhấn mạnh tính phòng thủ,

tương hỗ an ninh. Cuộc chiến tranh năm 1971 là minh chứng về sự ủng hộ của Liên

Xô cho Ấn Độ. Đó là bản chất lôi kéo liên minh trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Tuy nhiên, sự biến đổi mau lẹ của tình hình thế giới, khu vực và của mỗi

nước sau năm 1991 đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ Ấn Độ - Nga, đặc biệt sự sụp

đổ của trật tự hai cực Yalta đã mở ra thời kỳ hợp tác hòa bình trên nhiều mặt của

quan hệ quốc tế. Cùng với những cân nhắc của chính sách thực dụng cũng dẫn đến

sự suy giảm “điều khoản an ninh” của Hiệp ước năm 1971. Trong Hiệp ước Hữu

nghị và Hợp tác ngày 28/1/1993 gồm 14 điều đã từ bỏ các điều khoản của Hiệp ước

Ấn - Xô mang tính chất là liên minh quân sự. Trong Hiệp ước năm 1993, khía cạnh

an ninh được đề cập một cách chung chung: “Trong trường hợp quan điểm của mỗi

bên tạo thành mối đe dọa với hòa bình hoặc vi phạm hòa bình, ngay lập tức họ sẽ

tiếp xúc với bên kia để phối hợp với nhau về lập trường nhằm loại trừ mối đe dọa

và tái lập hòa bình” [Xem thêm phụ lục]. Trong hiệp ước mới này, Ấn Độ và Nga

đã quyết định cam kết chỉ đưa ra một điều khoản mang tính trao đổi về “lập

trường” nếu có mối đe dọa đến lợi ích an ninh của nhau. Vì vậy, xét về góc độ quan

hệ an ninh - chính trị, Hiệp ước năm 1993 không đề cập đến bất cứ một trách nhiệm

ràng buộc cụ thể nào. Không giống như hiệp ước Ấn - Xô, cụm từ “hòa bình”

không được giữ lại trong tên hiệp ước mới năm 1993. Từ đây, hai nước mở rộng

quan hệ sang các nước vốn trước là đối thủ của mình mà không bị hạn chế bởi bất

kỳ yếu tố nào của Hiệp ước. Họ đã nhận ra rằng bất cứ cách nào dù muộn màng

nhưng cần phải cơ cấu lại kịch bản an ninh trong bối cảnh đã thay đổi và chìa “cành

ô liu” sang Mỹ, Trung Quốc, thậm chí là Pakistan.

Cho đến Tuyên bố về Đối tác chiến lược (2000) khẳng định: “Quan hệ đối

tác chiến lược giữa các bên không nhằm vào bất kỳ quốc gia hay nhóm quốc gia

nào và không cần thiết tạo ra một liên minh chính trị quân sự”. Khía cạnh an ninh

được hai bên quan tâm nhất là chống khủng bố. Trên thực tế, hai quốc gia này gần

đây đã hợp nhất trong các cơ chế chung của SCO, BRIC và RIC nhưng không có

nhóm thuộc về bản chất của một liên minh quân sự.

129

Thứ năm, trong tiến trình phát triển quan hệ Ấn Độ - Nga có tính tương

đồng rất cao về lợi ích chiến lược ở cấp độ quốc tế, khu vực và song phương

So với các cường quốc khác, quan hệ Ấn Độ - Nga được đặc trưng bởi sự ổn

định, bất chấp những thay đổi lớn ở trong nước và quốc tế. Kế thừa những giá trị từ

lịch sử, quan hệ Ấn Độ - Nga hai thập kỉ qua gần như không có tiếng nói xung đột

mà có sự tin tưởng lẫn nhau ở mức cao nhất dựa trên các lợi ích chiến lược chung.

Điều này đã được Tổng thống B. Yeltsin khẳng định: “Những lợi ích căn bản của

đất nước chúng ta là trùng nhau” [65; tr.592]. Hoàn toàn dễ hiểu khi Ấn Độ đã

cộng tác chặt chẽ với Nga trong việc thực hiện các ý đồ chiến lược ở phạm vi toàn

cầu cũng như khu vực. Dù là các Thủ tướng thuộc Đảng Quốc Đại như N.Rao hay

Mặt trận thống nhất như H.Gowda, I.K.Gujral thậm chí đến chính phủ của Thủ

tướng cứng rắn A.B.Vajpayee, sau đó là M.Singh, Ấn Độ vẫn duy trì quỹ đạo

truyền thống trong quan hệ với Nga. Ở chiều ngược lại, cũng bởi có chung quan

điểm và lợi ích mà Nga đã có xu hướng gần gũi với Ấn Độ hơn bất cứ quốc gia nào

khác trong chiến lược đối ngoại của điện Kremlin.

Trên cơ sở các yếu tố địa - chiến lược, giữa Ấn Độ và Nga có tương đồng lợi

ích chung về các vấn đề quốc tế quan trọng. Hai nước cùng chia sẻ và tôn trọng

những giá trị giống nhau về dân chủ, kinh tế thị trường, giải trừ vũ khí hạt nhân trên

toàn cầu, chống khủng bố, biến đổi khí hậu. Về các vấn đề khu vực, Ấn Độ và Nga

luôn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc bảo vệ những lợi ích then chốt của nhau

như vấn đề Kashmir, ly khai ở Kavkaz, Afghanistan, Iran, Iraq...hợp tác trong SCO,

BRIC. Hầu như không thể nhận ra những mâu thuẫn mang tính bản chất giữa hai

nước, kể cả như luận điểm về va chạm giữa các nền văn minh cũng không có ý

nghĩa nhiều với quan hệ Ấn Độ và Nga.

Trên thực tế, hai thập kỉ qua cũng ghi nhận những biến động giữa Ấn Độ và

Nga. Ngoài những rào cản thương mại hay trục trặc về vũ khí quân sự nhanh chóng

được giải quyết, trong quan hệ Ấn Độ - Nga có 3 vấn đề khác biệt theo từng giai

đoạn lịch sử: Thứ nhất, sự thay đổi quan điểm của Nga về vấn đề Kashmir và trong

quan hệ với Pakistan. Khác với thời kì Liên Xô, Nga không tuyên bố Kashmir là

một phần không thể tách rời của Ấn Độ mà chỉ nhấn mạnh ủng hộ lập trường của

130

Ấn Độ. Thứ hai, về vấn đề hạt nhân, sau sự kiện tháng 5/1998, mặc dù Nga phản

đối các biện pháp trừng phạt chống lại Ấn Độ nhưng lại cùng với các thành viên

khác của P-5, G8 yêu cầu Ấn Độ ký NPT, CTBT bất chấp biết rõ rằng Ấn Độ luôn

chỉ trích các cơ chế hạt nhân này. Thứ ba, có sự khác biệt quan điểm giữa hai nước

về sáng kiến hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ vào tháng 5/2001, sau này

Liên minh tiến bộ thống nhất tiếp tục im lặng về vấn đề này và đồng ý với điều

khoản trong thỏa thuận Khung quốc phòng Mỹ - Ấn Độ ký kết ngày 28/6/2005 khi

khẳng định “mở rộng hợp tác liên quan đến phòng thủ tên lửa” [57; tr.3]. Trong khi

Nga coi việc phát triển và triển khai hệ thống này là mối đe dọa lớn nhất đối với an

ninh của mình và do đó phản đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhìn chung nền tảng trong

quan hệ hai nước vẫn rất ổn định, những bất đồng chỉ là sách lược nhất thời, còn lợi

ích chiến lược vẫn ở mức tương đồng rất cao.

4.2. Tác động của quan hệ Ấn Độ - Nga đến sự phát triển mỗi nƣớc

4.2.1 Tác động đối với Ấn Độ

Khi nhận xét về quan hệ Ấn Độ - Nga, Thủ tướng đương quyền N.Modi phát

biểu: “Ngay cả một đứa trẻ ở Ấn Độ nếu được hỏi người bạn thân nhất của Ấn Độ

là ai thì câu trả lời đó là Nga vì Nga đã sát cánh cùng với Ấn Độ trong những thời

điểm khủng hoảng” [185]. Lý do có thể giải thích cho vấn đề này là vai trò quan

trọng của Nga đối với về an ninh, chính trị, quân sự và kinh tế Ấn Độ.

Thứ nhất, tác động tích cực hàng đầu của mối quan hệ vững chắc với Nga là

giúp cho an ninh của Ấn Độ tiếp tục được củng cố và đảm bảo. Chiến lược cân bằng

Á - Âu mà Nga theo đuổi đã tạo điều kiện cho nhiều đối tác truyền thống của Nga,

trong đó có Ấn Độ, được bảo vệ bởi sức mạnh hạt nhân và năng lực quốc phòng

thuộc hạng cường quốc. So với thời kì Chiến tranh lạnh, tình hình đã có những thay

đổi nhưng đe dọa quân sự và khủng bố xuyên biên giới từ Pakistan đối với Ấn Độ

vẫn chưa chấm dứt. Bắc Kinh cũng ra sức hiện đại hóa quân đội và gây sức ép từ

nhiều phía với New Delhi. Mặc dù đã tiến hành hiện đại hóa quân đội với nhịp độ

cao, Ấn Độ cũng khó sở hữu sức mạnh răn đe tương xứng với trục Bắc Kinh -

Islamabad. Vì vậy, nếu không có sự hỗ trợ, cung cấp của Nga thì an ninh Ấn Độ sẽ

rơi vào nguy hiểm. Bởi lẽ, trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, Nga đã sát cánh

131

cùng Ấn Độ và đóng góp cho lợi ích an ninh quốc gia của nước này. Ví dụ, nếu

không có vai trò của Nga thì Ấn Độ thời gian sau Pokhran-II còn bị cấm vận kéo dài

khi mà cộng đồng quốc tế do Mỹ đứng đầu đã lên án mạnh mẽ và có những biện

pháp trừng phạt nặng nề. Trong bối cảnh Ấn Độ bị cô lập, an ninh quốc gia bị đe

dọa khi mà Pakistan với sự giúp đỡ của Trung Quốc cũng tuyên bố tình trạng răn đe

hạt nhân, thì nước Nga đã đến “phá băng” với chuyến thăm của Thủ tướng

Primakov - nguyên thủ nước ngoài đầu tiên thăm Ấn Độ sau sự kiện tháng 5/1998.

Ở một phương diện khác, tiếng nói của ủy viên thường trực Nga về vấn đề

Kashmir tại Liên Hợp Quốc đã ngăn Pakisan thực hiện mưu đồ quốc tế hóa tranh

chấp Kashmir dưới khẩu hiệu nhân quyền trong những năm 90. Việc Nga luôn yêu

cầu Pakistan chấm dứt hỗ trợ khủng bố xuyên biên giới là thực sự hữu ích với Ấn

Độ. Tất nhiên nếu không có thái độ ủng hộ Ấn Độ của Nga và cộng đồng quốc tế

trong cuộc xung đột Kargil (1999) và có những động thái ngoại giao hòa giải năm

2002 thì Ấn Độ và Pakistan đã lâm vào một cuộc chiến tranh đẫm máu, (thậm chí

chiến tranh hạt nhân) như 3 lần trước đó. Bên cạnh đó, hợp tác với Nga, Ấn Độ đã

thực hiện các hoạt động phối hợp trong đấu tranh chống khủng bố ở Trung Á. Rõ

ràng, tăng cường hợp tác với Nga đã giúp Ấn Độ củng cố an ninh, phục vụ cho sự

nghiệp cải cách kinh tế được trọn vẹn hơn.

Thứ hai, tăng cường quan hệ sâu sắc với Nga đã giúp nâng cao vị thế, uy tín

chính trị của Ấn Độ trên các diễn đàn song phương và đa phương. Với Ấn Độ một

ghế ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo an chính là mục tiêu lớn nhất của nước

này nên Ấn Độ đã có định hướng và tư duy mới khi phát triển quan hệ với các

cường quốc khác. Tuy nhiên, thực tế không thể phủ nhận là Nga vẫn tiếp tục đóng

vai trò là điểm tựa tin cậy nhất của Ấn Độ về vấn đề này. Trong các tuyên bố chung

giữa hai nước từ năm 1993 đến nay, Nga luôn nhất quán ủng hộ Ấn Độ là ứng cử

viên mạnh mẽ cho vị trí thường trực trong Hội đồng Bảo an mở rộng. Bên cạnh đó,

nếu không có sự giới thiệu của Nga, Ấn Độ rất khó được tham gia vào SCO. Bởi lẽ

khác với Pakistan, Ấn Độ không có chung biên giới với bất cứ nước nào ở Trung Á.

Trong bối cảnh đó, Nga đã tiến hành thuyết phục Trung Quốc và các thành viên

132

khác về việc Ấn Độ gia nhập vào SCO. Mặc dù chỉ với tư cách quan sát viên nhưng

Ấn Độ đã có thêm cơ hội tạo lập được một vị thế trong bàn cờ chính trị quốc tế.

Có thể thấy trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, mặc dù Ấn Độ đã có những

điều chỉnh nhất định nhưng cộng đồng quốc tế chỉ biết đến Ấn Độ là quốc gia lãnh

đạo Phong trào Không liên kết, chính sách đối ngoại về cơ bản vẫn là một chính

sách khép kín, giữ “tư thế thấp” thuộc Thế giới thứ ba và chỉ chú ý vào đảm bảo an

ninh nội địa. Tuy nhiên, trong vòng hai mươi năm kể từ khi Chiến tranh lạnh kết

thúc, việc xích lại gần Nga làm cho Ấn Độ đã có những thay đổi đáng kể. Người ta

đã thấy một Ấn Độ cùng Nga tham dự Hội nghị G8 năm 2006, tham gia nghị sự

chính trong SCO năm 2009, được Nga ủng hộ tham gia APEC, NSG. Từ chỗ thụ

động và hướng nội, “bất bạo động” thì nay Ấn Độ đang dần biến mình trở thành

một người chơi tích cực, một cường quốc có trách nhiệm khi thường xuyên thảo

luận và hợp tác với Nga về các vấn đề nghị sự quốc tế ở khu vực Trung Á, Nam Á,

Tây Á, châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ trách nhiệm ổn định khu vực cũng như

các vấn đề toàn cầu rộng lớn.

Thứ ba, hợp tác với cường quốc quân sự Nga giúp cho Ấn Độ hiện đại hóa

lực lượng quân sự, nội địa hóa và hướng tới thương mại hóa các sản phẩm ngành

quốc phòng của mình. Trong hai thập kỉ qua, Ấn Độ nhập khẩu vũ khí từ 18 quốc

gia nhưng Nga chính là quốc gia ở vị trí hàng đầu về giá trị và tỷ lệ vũ khí trong

quân đội Ấn Độ. Với cơ chế hợp tác quốc phòng dài hạn độc tôn với Ấn Độ, Nga đã

sẵn sàng cung cấp cho Ấn Độ một loạt phiên bản máy bay hiện đại (MiG 29, MiG

29 SMT, Su30K, Su30MKI), trực thăng (Mi-17, Mi-18), tàu ngầm hạt nhân chiến

lược Akula (nỗi khiếp sợ của các lực lượng hải quân phương Tây), tàu khu trục lớp

Talwar, tàu ngầm lớp Kilo, tàu sân bay Đô đốc Gorshkov, xe tăng T72 và T90, tên

lửa siêu thanh BrahMos...Hợp tác quân sự với Nga đã giúp cho Ấn Độ nhanh chóng

nâng cao tiềm lực quân đội, trở thành nước có sức mạnh quân sự đứng thứ tư thế

giới. Hải quân và không quân đứng đầu khu vực Nam Á. Riêng hải quân Ấn Độ đã

hướng tới đại dương xanh (blue-water navy) thông qua sự trợ giúp của Nga trong

việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân Arihant. Thành quả của hợp tác đã cho phép Ấn Độ

đạt được ưu thế quân sự cao hơn Pakistan. Hơn nữa, nước này cũng đã đạt được

133

bước tiến cân bằng về chất rõ rệt so với lực lượng vũ trang Trung Quốc. Thậm chí

nhiều loại vũ khí còn tốt hơn phương Tây, chẳng hạn, không có quân đội phương

Tây nào có tên lửa siêu âm như Brahmos và cũng chỉ có Mỹ với tiêm kích F-22 mới

có động cơ đẩy như Su-30MKI. Việc Nga chuyển giao giấy phép, cùng với Ấn Độ

hợp tác nghiên cứu, sản xuất và hướng tới xuất khẩu vũ khí sang nước thứ ba đã

thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu vũ khí của Ấn Độ. Ví dụ Ấn Độ đã đào tạo nhân lực

cho Malaysia, giúp Việt Nam nâng cấp máy bay MiG-21thành MiG-21 Bison.

Thứ tư, mặc dù kết quả còn hạn chế nhưng hợp tác với Nga, Ấn Độ đã và

đang nhận được nhiều lợi ích thiết thực, nhất là việc tận dụng lợi thế bổ sung của

Nga để thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế của mình. Nga đã đóng vai trò quan trọng

để nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hiện đại hóa các ngành công nghiệp

cốt lõi, tháo gỡ “nút thắt” cho tiến trình cải cách kinh tế của Ấn Độ. Huyết mạch

năng lượng của Nga hướng sang châu Á có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển nền

kinh tế Ấn Độ trong thời điểm Ấn Độ chưa đa dạng hóa được nguồn lăng lượng. Sự

xuất hiện những thùng dầu đầu tiên ở dự án Sakhalin-1 vào đầu tháng 12/2006 đáp

ứng được cơn khát năng lượng cho Ấn Độ. Ngoài ra, các công ty của Nga đã hỗ trợ

kỹ thuật và cung cấp thiết bị cho việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện

cũng góp phần tăng cường an ninh năng lượng cho Ấn Độ. Về năng lượng hạt nhân,

mặc dù Ấn Độ đã thảo luận với Mỹ, Pháp, Anh về xây dựng các nhà máy hạt nhân

nhưng thời điểm này Nhà máy hạt nhân Kudankulam do hỗ trợ Nga xây dựng là

một trong những nhà máy hiện đại nhất của Ấn Độ, đưa Ấn Độ trở thành nước dẫn

đầu về năng lượng hạt nhân trong số các nước đang phát triển. Về không gian, với

sự giúp đỡ của Nga, Ấn Độ đã phóng một loạt các vệ tinh lên quỹ đạo, phóng tàu

Chandrayaan-1 lên Mặt trăng (10/2008). Các dự án hợp tác Chandrayaan-2, khai

thác chung hệ thống vệ tinh Glonass, Youthsat...không chỉ mở ra cho Ấn Độ nhiều

lợi ích kinh tế, tham gia vào thị trường trong ngành công nghiệp không gian mà còn

giúp nước này nâng cao vị thế quốc gia.

Như vậy, xét về bề rộng và chiều sâu của mối quan hệ giữa Ấn Độ với Nga,

đó sẽ là yếu tố không thể thiếu được cho mục tiêu Ấn Độ trên con đường trở thành

một cường quốc thế giới.

134

4.2.2 Tác động đối với Nga

Trước hết, dưới góc độ chính trị - ngoại giao, quan hệ với Ấn Độ đã hiện

thực hóa chính sách cân bằng Á - Âu của Nga, có tác dụng tích cực trong việc duy

trì và củng cố phạm vi ảnh hưởng của Nga ở Nam Á, mở rộng hoạt động không

gian chiến lược ở Ấn Độ Dương. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga bị thu hẹp phạm vi

ảnh hưởng. Phía Tây nước Nga, NATO và các nước châu Âu đã xây dựng và cố

gắng đẩy “bức màn sắt” vô hình về phía biên giới Nga từ biển Baltic đến biển Đen,

phía Nam nước Nga là khu vực phức tạp với các quốc gia Hồi giáo. Phía Đông là

Nhật Bản - đồng minh của Mỹ. Cùng với đó là một Trung Quốc đang tăng cường

hiện diện tại Viễn Đông và Trung Á. Trong tình cảnh đó, Ấn Độ đã trở thành đối tác

mà Nga lựa chọn để thoát khỏi sự cô lập này. Có chung tiếng nói trong việc chỉ

trích các hành động can thiệp của Mỹ, NATO đã củng cố thêm lực lượng của Nga

trên sân khấu chính trị quốc tế, qua đó giúp kiềm chế tham vọng bá quyền của Mỹ

và đồng minh. Với việc trang bị vũ khí cho Ấn Độ, Nga cũng đã phần nào giảm áp

lực của Trung Quốc đối với những khu vực gắn liền với lợi ích cốt lõi của mình.

Hợp tác với Ấn Độ cũng đã giúp cho vị thế của Nga được tăng cường hơn

trên trường quốc tế. Nếu như trong thập kỷ 90 thế kỷ XX, Nga phải ngậm ngùi

trước áp lực của Washington khi cam kết không cung cấp công nghệ tên lửa cho Ấn

Độ thì bước sang thế kỷ XXI, với việc thúc đẩy đối tác chiến lược với Ấn Độ, Nga

đang khẳng định trở lại vai trò nước lớn độc lập của mình trên trường quốc tế như

hợp tác phát triển tên lửa BrahMos với Ấn Độ. Đồng thời thông qua hợp tác với Ấn

Độ trong sự nghiệp tái thiết Afghanistan, Nga lấy lại hình ảnh sau sự sa lầy của Liên

Xô và khẳng định trách nhiệm nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề khu vực.

Thứ hai, vị trí địa chiến lược của Ấn Độ đã góp phần không nhỏ giúp Nga

giữ vững ổn định an ninh ở những khu vực xa xôi, nhất là vùng Kavkaz vốn có mối

liên hệ với các lực lượng nổi dậy ở Pakistan và Kashmir. Ngoài ra, Ấn Độ là một

trong số ít quốc gia có chung quan điểm với Nga về vấn đề Chechnya. Trong cuộc

chiến chống khủng bố và hàng loạt các vấn đề an ninh phi truyền thống, Ấn Độ là

một trong những nước hợp tác chặt chẽ với Nga với cơ chế ở cấp độ quốc tế, khu

135

vực và song phương. Tất cả những điều đó giúp Nga xây dựng một môi trường an

ninh tương đối hòa bình để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Thứ ba, quan hệ Ấn Độ - Nga là một trong những trụ cột cần thiết cho nền

kinh tế Nga. Thời kì đầu sau khi Liên Xô tan rã là giai đoạn kinh tế khó khăn với

Nga. Trong bối cảnh này, Nga coi hai ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực ra nước

ngoài là năng lượng và vũ khí quân sự. Một Ấn Độ đang rất “khát” hai yếu tố trên

có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục nền kinh tế Nga. Nhờ những đơn đặt

hàng khổng lồ của Ấn Độ về vũ khí đã giảm bớt áp lực kinh tế của nước này và tạo

ra cho nước Nga chiếc chìa khóa để mở cánh cửa phát triển. Theo thống kê nhập

khẩu vũ khí của Ấn Độ (và Trung Quốc) đã giúp duy trì hoạt động của khoảng 800

xưởng công nghiệp quốc phòng của Nga [198; tr.139]. Ví dụ dễ thấy là trong

khoảng thời gian khó khăn đối với ngành đóng tàu của Nga (nhất là ở St

Petersburg), Ấn Độ đã đặt hàng ba tàu khu trục hiện đại với khoản thanh toán trước

cho Nga hay các đơn hàng xe tăng T-90 của Ấn Độ đã khôi phục dây chuyền sản

xuất tại Uralvagonzavod. Đối với Nga, con số gần 30% doanh thu từ xuất khẩu vũ

khí cho Ấn Độ thực sự là “phao cứu sinh” cho nền kinh tế nói chung và cho chiến

lược khôi phục ngành công nghiệp quốc phòng nói riêng. Thậm chí, các đơn hàng

lớn của Ấn Độ đã vượt quá hiệu ứng “giải cứu” bởi đã tạo điều kiện cho một số

công ty tái cấu trúc, kích thích phát triển. Nhờ có yêu cầu công nghệ cao của khách

hàng Ấn Độ, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã hướng đến hiện đại hóa, có thể

tạo ra các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và do đó vẫn còn sức cạnh

tranh để mở rộng thị trường xuất khẩu. Mô hình hợp tác tên lửa BrahMos và tiêm

kích Su-30MKI là minh chứng. Hợp tác với Ấn Độ cũng là môi trường lý tưởng cho

hàng hóa công nghiệp, máy móc của Nga thâm nhập và tạo chỗ đứng lâu dài tại

quốc gia lớn nhất Nam Á này. Trong quan hệ thương mại với Ấn Độ, giai đoạn

2000 - 2010, Nga luôn là nước xuất siêu với thặng dư ngày càng lớn, điều đó đã

khẳng định vai trò quan trọng của thị trường Ấn Độ đối với nền kinh tế Nga.

Như vậy, vị thế của Ấn Độ và Nga trong những năm qua đã được phát triển

đồng thời với sự vận động và phát triển của quan hệ hai nước. Mối quan hệ cộng sinh

giữa hợp tác và phát triển đã đáp ứng được mục đích chiến lược của Ấn Độ và Nga.

136

4.3. Tác động đến khu vực, thế giới và Việt Nam

4.3.1. Tác động đối với an ninh ở châu Á

Đảm bảo an ninh và thúc đẩy sự phát triển, hợp tác khu vực

Ấn Độ và Nga là hai nước lớn trong khu vực và đang nổi lên tìm kiếm vị thế

cường quốc trong quan hệ quốc tế, chiến lược hợp tác của hai nước có tác động sâu

sắc đến động thái phát triển của toàn khu vực. Trong thời kì Chiến tranh lạnh, châu

Á là một trong những khu vực diễn ra sự đối đầu và cạnh tranh căng thẳng có liên

quan đến an ninh của Ấn Độ và Liên Xô, thậm chí đã xuất hiện một số cuộc chiến

tranh cục bộ. Sau Chiến tranh lạnh, mặc dù là khu vực phát triển năng động nhưng

châu Á vẫn chứa đựng nhiều bất ổn tiềm tàng với những điểm nóng ở Nam Á,

Trung Á, Tây Á, Đông Nam Á. Hơn nữa ở châu Á lại không có một cấu trúc an

ninh tập thể ổn định do đó không có cơ chế chung để kiểm soát hiệu quả tình hình

khu vực. Do vậy sự gia tăng các mối quan hệ song phương, trong đó có vai trò của

Ấn Độ và Nga đã góp phần nhất định tạo nên môi trường ổn định khu vực.

Nét đặc trưng trong quan hệ Ấn Độ - Nga là dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập,

chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, cho nên việc thắt chặt mối quan hệ

của họ mang tính thúc đẩy sự phát triển cũng như đảm bảo cho cục diện an ninh của

châu Á. Trong thời gian qua, hai nước đã cải thiện và tăng cường quan hệ với một

loạt các nước ở châu Á như Trung Quốc, Trung Á, Iran, Đông Nam Á, thậm chí là

Pakistan. Đồng thời, hợp tác an ninh - chính trị mật thiết giữa hai nước lớn này về

các biện pháp giải quyết tình hình Trung Đông, Trung Á, Afghanistan, Iran,

Iraq,...là hoàn toàn phù hợp với xu hướng hòa bình, hợp tác đang diễn ra trong đời

sống chính trị thế giới. Chính động lực về an ninh đã thúc đẩy Ấn Độ và Nga tiến

lại gần nhau và đến lượt mình hai nước luôn xem hợp tác toàn diện của mình là nhu

cầu cấp thiết và quan trọng hàng đầu để củng cố, ổn định an ninh trong khu vực. Sự

hợp tác này trở thành cơ sở ban đầu thúc đẩy nhận thức chung cho việc thống nhất

xây dựng các quy chế, các điều ước, các chương trình nhằm tạo ra một hệ thống an

ninh mới trên toàn châu Á. Những hiệp định được kí kết không chỉ đem lại sự bảo

đảm về an ninh mà còn góp phần tạo dựng nền tảng vững chắc để xây dựng một

châu Á trong tương lai phát triển hòa bình, đóng góp tích cực cho thế giới. Bên cạnh

137

đó, thông qua hợp tác và trao đổi tại các diễn đàn, niềm tin lẫn nhau giữa các quốc

gia đã từng bước xây dựng và củng cố. Các cơ chế khu vực mà chủ chốt là SCO,

RIC, Hội nghị Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á

(CICA) trong chừng mực nhất định thúc đẩy các nước tích cực, tự giác hợp tác cùng

nhau để giải quyết những mâu thuẫn, đối phó với những thách thức an ninh, cân

bằng quyền lực trong khu vực giúp châu Á duy trì được khả năng hòa bình.

Tại Nam Á, cả Nga và Ấn Độ kêu gọi Pakistan chấm dứt khủng bố xuyên

biên giới để tiến tới đối thoại hòa bình, tháo gỡ “ngòi nổ” Kashmir. Sự tham gia của

hai nước trong Hội nghị Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở

châu Á (CICA), hay việc đưa Ấn Độ và Pakistan cùng là quan sát viên của SCO

trong chừng mực nhất định đã đảm bảo môi trường an ninh cho Nam Á. Bằng

chứng là thời gian qua, tuy xung đột biên giới vẫn lẻ tẻ diễn ra nhưng hòa bình tiếp

tục được duy trì ở Nam Á.

Trung Á, hai thập kỉ qua, an ninh khu vực đã nổi lên các vấn đề về chủ nghĩa

khủng bố, Hồi giáo cực đoan và ly khai, buôn bán ma túy. Cùng các cuộc “cách

mạng màu sắc” khiến cho môi trường an ninh ngày càng phức tạp. Hòa bình, ổn

định và an ninh luôn phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố bên ngoài, nhất là nhân tố

nước lớn. Chính sự hợp tác Ấn Độ - Nga với các nước Trung Á bằng việc ủng hộ

Liên minh phương Bắc, tăng cường hợp tác trong SCO và liên hệ chặt chẽ trong cơ

chế ba bên Nga - Trung - Ấn đã từng bước hạn chế những bất ổn khu vực, hướng tới

xây dựng môi trường an ninh dân chủ và thế tục hóa. Trước một quan hệ Ấn - Nga

vững chắc lại thêm một Trung Quốc khổng lồ trong SCO, NATO và Mỹ đã phải cân

nhắc những hoạt động của mình trong việc lập căn cứ quân sự tại Trung Á và xem

xét tạm dừng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia. Trong tương lai, sự nổi lên của

quan hệ Ấn Độ - Nga có thể làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Á. Tất nhiên

tính phụ thuộc với bên ngoài của các nước cộng hòa vì thế mà cũng sẽ giảm bớt.

Tây Á, Ấn Độ và Nga đều kêu gọi giải quyết vấn đề hạt nhân Iran thông qua

đàm phán hòa bình, phản đối mọi sự can thiệp bằng quân sự. Với những cố gắng

trong quá trình hợp tác Ấn Độ - Nga đã góp phần đảm bảo an ninh cho khu vực.

138

Minh chứng rõ nhất là Iran đã không trở thành một “Iraq thứ hai” và sự nghiệp tái

thiết Afghanistan cũng có những dấu hiệu cho thấy tình hình ổn định hơn.

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của quan hệ Ấn Độ - Nga

trong quá trình triển khai các hoạt động hợp tác song phương đã và đang tạo cơ hội

cho việc giải quyết các bất đồng, góp phần thúc đẩy các nước trong khu vực tăng

cường ý thức hợp tác khu vực trên quan điểm cùng tồn tại và phát triển. Với ý nghĩa

đó, Tổng thống Putin đã nhận xét:“Mối quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Nga đã

không chỉ phục vụ lợi ích quốc gia lâu dài của cả hai nước mà còn góp phần tích

cực vào ổn định và an ninh ở châu Á và trên thế giới nói chung” [46; tr.305]

Tác động tiêu cực đến an ninh khu vực

Khía cạnh này chủ yếu được nhìn nhận từ góc độ cạnh tranh giữa các nước

lớn tại châu Á. Khách quan mà nói, hợp tác Ấn Độ - Nga là để cân bằng với quan hệ

Mỹ - Pakistan, NATO, Trung Quốc - Pakistan nên làm cho tình hình khu vực biến

động phức tạp. Trên thực tế, sức mạnh của quan hệ Ấn Độ - Nga trong những năm

qua đã tác động đến vị trí của Mỹ ở châu Á, đẩy Mỹ vào tình thế buộc phải tính

toán để cân bằng lợi ích tại khu vực này. Sự kiện 11/9 là cơ hội để Mỹ thực hiện

chính sách “quay lại châu Á”, tăng cường can dự tại Trung Á, Nam Á và Tây Á. Kể

từ đó chúng ta chứng kiến một loạt những biến động xảy ra như các cuộc cách mạng

màu sắc và các phong trào đòi ly khai liên tiếp diễn ra tại Trung Á và không gian

hậu Xô viết, một Nam Á vốn bất ổn nay lại gia tăng khủng bố xuyên biên giới với

sự hồi sinh của Pakistan được Mỹ hậu thuẫn, một Tây Á gắn liền với khủng hoảng ở

Afghanistan, Iraq và tình trạng căng thẳng trong chương trình hạt nhân của Iran.

Ngoài ra, trước sự vươn lên của quan hệ Ấn Độ - Nga cũng khiến cho cạnh

tranh địa - chính trị giữa các nước diễn ra ngày càng gay gắt. Xu hướng đó được đặt

chồng lên những tranh chấp về biên giới lãnh thổ, mâu thuẫn tôn giáo và hệ lụy tất

yếu của nó chính là tăng nguy cơ chạy đua vũ trang đang diễn ra mạnh mẽ.

Với Ấn Độ, quốc gia Nam Á này luôn phải đối phó với nguy cơ gây mất an

ninh từ Pakistan, bất ổn ở khu vực biên giới với Trung Quốc và một “chuỗi ngọc

trai” trên Ấn Độ Dương, những dòng người di cư bất hợp pháp từ các nước lân cận.

139

Điều này buộc Ấn Độ phải tăng ngân sách quốc phòng và dựa vào sức mạnh quân

sự của Nga để tăng cường ưu thế quân sự cho các lực lượng vũ trang của mình.

Đối với Nga, những chính sách và hành động của Mỹ trong cách mạng màu

sắc, kế hoạch triển khai NMD, sự mở rộng của NATO, EU là tác nhân đã thúc đẩy

Nga phát triển lực lượng vũ trang với quy mô lớn để khẳng định sức mạnh của

mình. Bên cạnh đó, động lực của Nga nhằm giữ miếng bánh của mình trên thị

trường vũ khí Ấn Độ trước sự cạnh tranh ngày càng tăng của các đối tác Mỹ, Israel,

Pháp dẫn tới việc Nga bán khối lượng lớn vũ khí hiện đại cho Ấn Độ cùng chương

trình tập trận quân sự quy mô lớn đã để lại hệ quả xấu cho khu vực. Sự nổi lên của

Ấn Độ làm dấy lên lo ngại cho các nước Nam Á - Ấn Độ Dương. Bởi thế, khi Ấn

Độ phát triển quân sự quá mức đã phải đối mặt với phản ứng của các quốc gia này.

Họ đã tìm kiếm nguồn bảo trợ cho riêng mình thông qua liên kết với các cường

quốc bên ngoài như Mỹ, Trung Quốc. Đây thực sự không phải là điều Ấn Độ muốn

và rõ ràng là một trở ngại lớn cho con đường trở thành cường quốc của Ấn Độ.

Pakistan, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng đã tăng chi tiêu trong

lĩnh vực quốc phòng để đạt được sự cân bằng với Ấn Độ trong khu vực. Mỗi lần

Nga chuyển giao vũ khí sang Ấn Độ thường theo sau động thái tăng cường quân sự

của Pakistan. Cả Ấn Độ và Nga tuyên bố hợp tác quốc phòng của họ nhằm mục

đích duy trì cân bằng quân sự trong khu vực. Tuy nhiên, Islamabad, coi những nỗ

lực của Ấn Độ là quá mức và do đó gây ra mối đe dọa cho các nước láng giềng.

Điều này góp phần tạo ra cuộc chạy đua vũ trang của Pakistan. Không những nhận

được những nguồn viện trợ và vũ khí từ đồng minh Mỹ mà Pakistan còn được

Trung Quốc “tiếp sức” thêm cả về vũ khí thông thường và công nghệ hạt nhân.

Bảng 4.2. Chi tiêu quốc phòng của một số nƣớc trong khu vực (1991 - 2010)

Đơn vị: tỷ USD, theo giá cố định năm 2015

Năm Ấn Độ Nga Mỹ Trung Quốc Pakistan Iran

1991 17,328 --- 487,798 23,415 5,173 3,403

1995 19,351 22,803 433,733 26,232 5,407 4,187

2000 27,287 20,982 415,259 43,261 5,238 5,739

2005 35,576 31,293 610,898 80,197 6,978 12,334

2010 48,508 44,338 758,890 144,499 7,197 13,671 (Nguồn: SIPRI Military Expenditure Database;

https://www.sipri.org/sites/default/files/Milex-constant-2015-USD.pd; ngày truy cập 23/5/2015f)

140

Nguy hiểm hơn những quốc gia đang cạnh tranh tại khu vực lại hầu hết đều

sở hữu kho hạt nhân chiến lược, sẵn sàng răn đe khi cần thiết. Mặc dù nêu cao ngọn

cờ không phổ biến hạt nhân, nhưng hỗ trợ hạt nhân của Nga cho Ấn Độ bất kể là mục

đích gì cũng đều đáng lo ngại cho các quốc gia trong khu vực. Trước năm 2008, Nga

đã cung cấp công nghệ hạt nhân cho Ấn Độ bất chấp quy định của NSG, biết rõ rằng

các cơ sở hạt nhân của Ấn Độ không được bảo vệ theo các biện pháp của IAEA. Vì lẽ

đó, thời gian qua, đã chứng kiến cuộc chạy đua hạt nhân gay gắt của Ấn Độ và

Pakistan, đã có lúc tưởng như bùng nổ chiến tranh hạt nhân như năm 2002.

Bảng 4.3. Số đầu đạn hạt nhân đƣợc triển khai của một số nƣớc (2005 - 2010)

Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Mỹ 4 896 5 521 5 045 4 075 2 702 2 468

Nga 7 360 5 682 5 614 5 189 4 834 4 630

Trung Quốc 400 130 145 176 186 ---

Ấn Độ 30 - 40 50 50 60 -70 60 -70 ---

Pakistan 30 - 50 60 60 60 60 --- (SIPRI Yearbook 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010

Armaments, Disarmament and International Security Summary)

Trước mắt một cuộc chiến tranh hạt nhân là khó xảy ra. Tuy nhiên với việc

gia tăng các cuộc tập trận chung quy mô lớn của Ấn Độ - Nga, Ấn Độ - Mỹ, Mỹ-

Pakistan, Trung Quốc - Pakistan đã khiến châu Á phải thường xuyên đối mặt với

những mối đe dọa tiềm tàng. Trong bất kỳ một cuộc chiến tranh truyền thống Ấn

Độ - Pakistan hoặc Trung Quốc - Ấn Độ trong tương lai, nhân tố hạt nhân phải

được tính đến, nhất là khi chiến lược hạt nhân của Pakistan duy trì lựa chọn chính

sách “sử dụng hạt nhân trước tiên” (first use). Việc Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ,

Pakistan, Israel chưa phê chuẩn CTBT đã làm tăng thêm nguy cơ này.

4.3.2.Tác động đến sự hình thành trật tự thế giới theo xu hƣớng đa cực hóa

“Chúng ta có một tầm nhìn chung về thế giới đa cực” đó là nhận định của

Tổng thống A.Kalam khi tiếp đón Putin ở Ấn Độ vào tháng 12/2004 [44; tr.25].

Đây cũng là điểm hội tụ lợi ích chiến lược trong quan hệ Ấn Độ - Nga cũng như

khát vọng của cả cộng đồng thế giới. Bởi lẽ sau sự tan rã của Liên Xô, giới cầm

quyền Mỹ cố gắng xây dựng hệ thống quan hệ quốc tế vận động theo quỹ đạo của

Mỹ. Dưới góc độ kinh tế, Mỹ tìm cách thâu tóm, điều khiển nền kinh tế thế giới, chi

phối IMF, WB. Dưới góc độ chính trị, Mỹ ngày càng thể hiện rõ mưu đồ đơn cực

141

trong việc thiết lập “hoà bình kiểu Mỹ”, mưu toan lấy “luật của kẻ mạnh” thay cho

luật pháp quốc tế. Trong hoàn cảnh trên đã buộc hai nước Ấn Độ và Nga tiến lại

gần nhau hơn để chống lại âm mưu đơn cực của Mỹ.

Thứ nhất, trên cơ sở lợi ích trùng hợp, Ấn Độ và Nga ủng hộ những nỗ lực

chung, có định hướng rõ ràng đến hình thái thế giới đa cực mà trong đó các yếu tố

cấu thành có thể cân bằng ảnh hưởng lẫn nhau. Sau thời gian hướng về phương Tây

không có kết quả, các nhà lãnh đạo Nga bắt đầu nhấn mạnh đến đa cực trong các

cuộc thảo luận với Ấn Độ. Trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng D.Gowda, Tổng

thống Yeltsin nói rằng thế giới không thể là đơn cực và trong một thế giới đa cực

chính bản thân Ấn Độ và Nga sẽ là hai cực. Các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Ấn

Độ và thái độ của Nga về vấn đề này là bằng chứng quan trọng về mô hình trật tự

thế giới sẽ không thể bị Mỹ dễ dàng chi phối. Đến chuyến thăm New Delhi vào

tháng 12/1998, Y.Primakov đề xuất về một “tam giác chiến lược” bao gồm Ấn Độ,

Nga và Trung Quốc vì hoà bình và ổn định trên thế giới và kiềm chế chủ nghĩa đơn

cực. Tuyên bố Đối tác chiến lược tháng 10/2000 khẳng định rõ ràng hơn về vấn đề

này. Putin ca ngợi bản Tuyên bố là một “tài liệu thực tiễn” và khẳng định “điều rất

quan trọng đối với hai quốc gia đó là một trật tự thế giới đa cực” [22; tr.8]. Khi

Thủ tướng Vajpayee thăm Nga vào ngày 6/11/2001, hai nước đã chú ý thiết lập một

thế giới đa cực dựa trên nguyên tắc “tôn trọng lẫn nhau” trong khuôn khổ của Liên

Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. Lập trường này được nhắc lại trong Tuyên bố Delhi

khi cho rằng trật tự thế giới đa cực là “nhu cầu của cộng đồng quốc tế [139]. Trong

cuộc hội đàm giữa Thủ tướng M.Singh với Tổng thống V.Putin năm 2007 đã nhấn

mạnh rằng: “Các bên sẽ hướng đến thành lập một trật tự thế giới đa cực dựa trên

các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, bình đẳng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia” [147]. Tuyên bố chung

năm 2008 họ cho rằng sự tương tác ngày càng tăng giữa các nước Ấn Độ, Nga và

Trung Quốc góp phần đáng kể vào việc tăng cường trật tự đa cực mới xuất hiện.

Thứ hai, Ấn Độ và Nga chia sẻ quan điểm khi cho rằng các vấn đề toàn cầu

sẽ không thể được giải quyết hiệu quả nếu không có sự tham gia rộng rãi của các

nước đang phát triển. Lý do là các quốc gia đang phát triển ngày càng đóng vai trò

142

quan trọng trên sân khấu chính trị thế giới, trong đó có sự vươn lên mạnh mẽ của

Ấn Độ, Nga. Không phải chỉ vì hai nước này đã là thành viên của nhiều tổ chức

quan trọng trên thế giới mà Ấn Độ và Nga còn có sự bứt phá trong nhiều lĩnh vực,

đang phát triển khả năng kiềm chế Mỹ ở khu vực Trung Á, Nam Á, Trung Đông.

Khi New Delhi và Moscow định vị lại mối quan hệ, đã góp phần chuyển dịch trọng

tâm bàn cờ địa - chính trị thế giới, xác định lại cấu trúc đa phương với sự cân bằng

các trung tâm sức mạnh của thế giới. Nếu như trước đây Nga phải nhẫn nhục Mỹ để

hủy bỏ cung cấp công nghệ tên lửa cho Ấn Độ thì nay cả Ấn Độ và Nga cùng phát

triển tên lửa siêu thanh tiên tiến nhất. Năm 1998, Ấn Độ thử hạt nhân bị Mỹ và

phương Tây lên án và áp đặt cấm vận thì nay chính Mỹ lại ký với Ấn Độ “Hiệp định

123” và Nga cũng công khai hợp tác toàn diện với Ấn Độ về chương trình hạt nhân

hòa bình mà không chịu áp lực từ bất kỳ thế lực nào. Năm 1999, Nga bất lực trong

việc nhìn Mỹ tấn công đồng minh Nam Tư của mình thì nay cả Ấn Độ và Nga đã

công khai phản đối mạnh mẽ Mỹ tấn công Iraq. Đó là những dấu hiệu rõ ràng về sự

trỗi dậy của các nước đang phát triển góp phần vào tính đa cực hóa trên thế giới.

Thứ ba, trong xu thế đa cực hóa, Ấn Độ và Nga đã nổi lên là những cường

quốc có trách nhiệm với những chính sách ngày càng quyết đoán trong việc tham

gia giải quyết các vấn đề mang tầm cỡ toàn cầu với mong muốn thiết lập hòa bình

thế giới. Biểu hiện rõ nhất là Ấn Độ và Nga tích cực triển khai các hoạt động ngoại

giao dựa trên tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước có liên quan,

chủ trương giải quyết xung đột bằng phương pháp chính trị - ngoại giao. Ấn Độ và

Nga cùng nhau phản đối Mỹ và Anh ném bom Iraq năm 1998, lên án NATO oanh

tạc Nam Tư năm 1999. Thường xuyên thảo luận những vấn đề nóng ở Trung Cận

Đông, Balkan, Iran, tham gia hội nghị G20 tháng 4/2009 để khắc phục hậu quả

khủng hoảng kinh tế thế giới, ủng hộ cải cách IMF, WB, hợp tác chống biến đổi khí

hậu theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc, phối hợp chống khủng bố toàn cầu,

chủ động phối hợp trong SCO, RIC, BRIC..những nền kinh tế mới nổi để chống lại

áp lực từ Mỹ. Để hướng tới trật tự đa cực, hai nước ủng hộ cải cách Liên Hợp Quốc.

Do đó, sự nổi lên của Ấn Độ có thể thúc đẩy tính đa cực. Và Nga luôn nhất quán

khẳng định ủng hộ Ấn Độ là thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an mở

143

rộng. Việc Nga và Ấn Độ hợp tác tìm kiếm vị thế nước lớn đã góp phần đáng kể

vào quá trình hình thành trật tự thế giới đa cực, giúp thế giới lấy lại thế cân bằng

chiến lược toàn cầu vốn bị phá vỡ sau khi Liên Xô tan rã.

Thứ tư, trong quan hệ với các nước lớn khác, mối quan hệ Ấn Độ - Nga đã

mang tính đối xứng hơn. Trong quan hệ Nga - Mỹ vốn có những bất đồng mâu

thuẫn bởi thời thế và lịch sử thì hiện nay đang có những bước đột phá lớn. Việc Mỹ

hủy kế hoạch bố trí các bộ phận của Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Cộng

hòa Séc, và hai bên ký Hiệp ước START-2 về cắt giảm vũ khí chiến lược ngày

8/4/2010 đã giúp duy trì cân bằng lực lượng chiến lược giữa hai cường quốc quân

sự. Quan hệ Ấn - Mỹ tuy mới tái lập nhưng đã phát triển nhanh chóng theo hướng

đối tác chiến lược. Cùng với sự phát triển của Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, sức

mạnh của Nga và Ấn Độ đang hướng đến tạo thành cục diện đa cực toàn cầu.

4.3.3. Tác động mang tính hai mặt đến Việt Nam

Hai thập kỉ qua, trước việc các cường quốc ngày càng tăng cường ảnh hưởng

ở châu Á, Ấn Độ và Nga càng coi trọng việc tìm kiếm các đối tác ở châu lục này

trong bàn cờ địa - chiến lược của mình. Là một nước nằm ở vị trí quan trọng của

Đông Nam Á, Việt Nam được cả Ấn Độ và Nga coi trọng, thúc đẩy hợp tác. Tác

động của quan hệ Ấn Độ - Nga đến Việt Nam vì thế mà rất đa dạng, nhiều chiều

vừa có tính gián tiếp vừa có tính trực tiếp. Do vậy, nhận thức về tác động trên là

việc rất khó khăn, khó lượng hóa. Bởi vậy, ảnh hưởng của quan hệ Ấn Độ - Nga

đến Việt Nam có những nét đặc thù ở những phương diện sau:

Thứ nhất, cần phải khẳng định quan hệ Ấn Độ - Nga với Việt Nam là đáp

ứng lợi ích của ba nước. Ấn Độ với “Chính sách hướng Đông”, coi quan hệ hợp tác

nhiều mặt với Việt Nam là một trong những trụ cột quan trọng. Trong định hướng

cân bằng Á - Âu, nước Nga cũng xem Việt Nam là điểm nhấn để khuếch trương thế

và lực. Về phần mình, Việt Nam hiểu rằng quan hệ ổn định với Ấn Độ và Nga có

lợi cho Việt Nam cả về kinh tế lẫn chính trị. Về kinh tế, Việt Nam cần đến Ấn Độ

và Nga với tiềm lực về khoa học - công nghệ, công nghiệp nặng, năng lượng, kĩ

thuật - quân sự phục vụ quá trình hiện đại hóa. Về chính trị, Việt Nam cần đến Ấn

144

Độ và Nga là đòn bẩy trong quan hệ với các nước lớn khác, tạo thế trong xử lý mối

quan hệ ở khu vực, góp phần vào chiến lược đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

Thứ hai, kế thừa Liên Xô, nước Nga đã có quyền lợi chủ động trong việc

thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ và Việt Nam trải qua các cung bậc khác nhau. Giai

đoạn 1991-1993 là thời điểm khó khăn nhất trong quan hệ của Nga với Ấn Độ và

Việt Nam. Mối quan hệ lúc này bị ngừng trệ, suy giảm mạnh và không có vị trí rõ

ràng. Nga không thể thực hiện các cam kết với Ấn Độ, Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề

nợ của Liên Xô mà Nga kế thừa đã gây sức ép rất lớn cho Ấn Độ (12 tỷ USD) và Việt

Nam (1,7 tỷ USD). Trên diễn đàn quốc tế, do mỗi bên theo đuổi mục tiêu không

giống nhau, cho nên sự phối hợp ngoại giao và việc tham khảo quan điểm lẫn nhau

về các vấn đề quốc tế và khu vực cũng bị gián đoạn. Tuy nhiên, hạn chế hiện diện

của Nga ở Đông Nam Á lại thúc đẩy Ấn Độ và Việt Nam tiến lại với nhau. Điều đó

được thể hiện trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống R.Venkataraman

(1991), chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Đỗ Mười (1992).

Từ năm 1994, khi Nga điều chỉnh chính sách đối ngoại chú trọng phát triển

quan hệ với các nước ở châu Á. Khi đó quan hệ Ấn Độ - Nga được cải thiện, tạo

hiệu ứng tích cực cho Việt Nam với huyến thăm Nga của Thủ tướng Võ Văn Kiệt

(6/1994). Trong khi đó Ấn Độ cũng đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam thông qua

chuyến thăm của Thủ tướng N.Rao (9/1994). Sau khi Việt Nam là thành viên của

ASEAN (1995) và có những hoạt động đối ngoại tích cực trong ASEAN đã nâng

cao vị thế của Việt Nam với giới chức Nga và Ấn Độ. Năm 1997, quan hệ Nga -

Việt có bước chuyển lớn với chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Chernomyrdin

và quan hệ Ấn Độ với Việt Nam cũng được tăng cường khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt

thăm Ấn Độ. Thái độ nhẹ nhàng của Nga và Việt Nam với sự kiện Ấn Độ thử hạt

nhân năm 1998 như là chất xúc tác thúc đẩy quan hệ ba bên. Chuyến thăm của Chủ

tịch nước Trần Đức Lương đến Nga (8/1998) và đến Ấn Độ (12/1999) đánh dấu hợp

tác ở cấp cao nhất trong quan hệ ba nước. Từ năm 2000 trở đi, sự phát triển ổn định

của quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga đã tạo tiền đề vững chắc cho tăng

cường vai trò tại khu vực cũng như phát triển quan hệ với Việt Nam. Việt Nam đã

lần lượt là đối tác chiến lược của Nga (2001) và Ấn Độ (2007).

145

Thứ ba, tác động của quan hệ Ấn Độ - Nga mang lại nhiều cơ hội và thách

thức cho Việt Nam. Về thời cơ, quan hệ tốt đẹp Ấn Độ - Nga với Việt Nam đã tạo

điều kiện cho Việt Nam mở rộng không gian hội nhập, nâng cao vị thế Việt Nam

trên trường quốc tế. Việc các nước này một mặt duy trì hoà hoãn, mặt khác ra sức

tập hợp lực lượng có lợi cho mình, tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục thúc đẩy quan

hệ với tất cả các nước lớn theo chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ. Ở

phương diện khác, quan hệ hòa dịu của Ấn Độ - Nga với nhau và với các cường

quốc khác làm cho môi trường xung quanh Việt Nam có được hòa bình, ổn định

góp phần bảo vệ các lợi ích của mình trong quan hệ khu vực và thế giới. Những nỗ

lực đối phó với các vấn đề an ninh của Ấn Độ và Nga góp phần không nhỏ vào việc

kiến tạo môi trường hòa bình và ổn định của khu vực mà Việt Nam là một chủ thể.

Về thách thức, sự ổn định và phát triển của quan hệ Ấn Độ - Nga với Việt

Nam diễn ra khi lợi ích quốc gia và tính thực dụng đã thay thế cho tinh thần quốc tế

vô sản trước kia. Bởi thế mỗi nước đều có quyền lợi và ý đồ tính toán riêng khi hợp

tác với Việt Nam. Sự khác biệt về hệ tư tưởng, về chế độ chính trị sẽ có những tác

động về nhận thức đối ngoại khác nhau trong tiến trình hợp tác. Sự gia tăng quan hệ

Ấn Độ - Nga với Việt Nam cũng đặt ra thách thức không nhỏ về vị thế của nước ta.

Không chỉ Ấn Độ, Nga mà còn có các cường quốc khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc

đều tranh giành ảnh hưởng nhằm tận dụng vị trí địa lý của Việt Nam để giành vai

trò chủ đạo trong khu vực cũng như nâng cao vai trò trong nền kinh tế - chính trị

toàn cầu. Điều này đặt Việt Nam trước tình huống khó xử nhất là phải chọn ai, làm

như thế nào để không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Bởi vậy, giữ khoảng

cách cân bằng giữa các thế lực có lẽ là chiến lược lâu dài của một nước nhỏ như

Việt Nam. Cuối cùng, gia tăng quan hệ Ấn Độ - Nga về các vấn đề khu vực, cũng

làm cho tình trạng chạy đua vũ trang ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng

thêm căng thẳng. Kể từ khi hạm đội Nga rút quân khỏi vịnh Cam Ranh, Mỹ rút

quân khỏi căn cứ hải quân Subie của Philipines đã tạo cơ hội cho các nước có thực

lực trong vùng tìm cách lấp khoảng trống này, đặc biệt là sự nổi lên của Trung

Quốc. Trước tình hình đó, các nước nhỏ và vừa thì cũng điều chỉnh chính sách quốc

phòng, an ninh để đối phó. Mỹ và Nga là hai cường quốc quân sự xuất khẩu nhiều

146

nhất vũ khí sang các nước châu Á. Ấn Độ trong những năm qua cũng đã tham gia

vào thị trường béo bở ở khu vực. Hợp tác Ấn Độ - Nga trong những năm qua ít

nhiều xói mòn vị trí của Mỹ tại khu vực. Thêm vào đó, sự gia tăng sức mạnh và thái

độ của Trung Quốc tại khu vực khiến cho Mỹ có xu hướng tăng cường hiện diện

quân sự với các hình thức khác nhau ở Đông Nam Á để thực hiện chiến lược “tích

cực can dự”. Mỹ công khai tuyên bố tiếp tục duy trì các liên minh quân sự - an ninh

với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippin, duy trì các thoả thuận an ninh

với Singapore. Tất cả những điều đó làm cho an ninh khu vực ngày càng phức tạp.

Đứng trước những ảnh hưởng tiêu cực của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn

tại khu vực buộc chúng ta phải cắt giảm ngân sách đầu tư cho kinh tế để dùng vào

việc mua sắm vũ khí, xây dựng quân đội với một nước còn nghèo đã làm ảnh hưởng

đến sự phát triển đất nước, an ninh kinh tế, ngân sách quốc gia.

Tiểu kết chƣơng 4

Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010 mang nhiều điểm riêng

biệt, gắn liền với sự thăng trầm trong tiến trình hợp tác giữa hai nước. Nhưng đặc

trưng nổi bật cần khẳng định đó là quan hệ hai nước đã diễn biến theo hướng phát

triển với tính chất “đặc biệt và ưu tiên”. Với những thành tựu này, đã chứng minh

đây là mối quan hệ quan trọng trong quá trình phát triển của nhau. Đồng thời đây là

hai nước lớn đang nổi lên trong quan hệ quốc tế, do vậy, kết quả tự nhiên của hợp tác

Ấn Độ - Nga giữa bối cảnh quốc tế đầy biến động là đã ảnh hưởng quan trọng đối với

khu vực và thế giới theo hai chiều nghịch, thuận. Dưới cái nhìn so sánh, tác động tích

cực vẫn chiếm ưu thế và là nhân tố cơ bản góp phần quyết định vào việc thiết lập một

trật tự quốc tế theo hướng đa cực cũng như xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định.

Kế thừa những di sản của lịch sử, Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp với cả Ấn

Độ và Nga. Nhưng sự quan tâm ngày càng lớn của các nước với Việt Nam, đặt chúng

ta đứng trước cuộc cạnh tranh chiến lược của các cường quốc, bao gồm cả thách thức

lẫn cơ hội. Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần phải nâng cao nội lực, sức mạnh quốc gia.

Đó là cơ sở quan trọng nhất để có thể vừa tận dụng tối đa những cơ hội và điều kiện

thuận lợi mà mối quan hệ này mang lại, vừa giảm thiểu những tác động tiêu cực từ

các nước này và từ các mối quan hệ của họ.

147

KẾT LUẬN

Thông qua nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010, cho

phép chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

1. Hai thập niên sau Chiến tranh lạnh đã đánh dấu những chuyển biến đáng

kể trong quan hệ Ấn Độ - Nga với những cấp độ khác nhau, phản ánh sự điều chỉnh

và lựa chọn các hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mỗi nước: từ trầm

lắng (1991 - 1992), đến hữu nghị, hợp tác (1994 - 1997), hướng đến đối tác chiến

lược (1997 - 2000) và đối tác chiến lược “đặc biệt, ưu tiên” (2000 - 2010). Mặc dù

còn những tồn tại nhưng nét nổi bật nhất của quan hệ Ấn Độ - Nga là sự phát triển

năng động theo hướng đi lên trong thế giới đầy biến động ngày nay.

2. Tiến trình vận động của quan hệ Ấn Độ - Nga (1991 - 2010) chịu sự tác

động sâu sắc của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan theo cả hướng tích cực và

hạn chế. Các nhân tố khách quan bao gồm: những biến động mạnh mẽ trong tình

hình chính trị, an ninh thế giới và khu vực châu Á sau Chiến tranh lạnh, cũng như

tương tác qua lại của các cường quốc trong khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Pakistan.

Đây vừa là yếu tố thúc đẩy sự tăng cường hợp tác Ấn Độ - Nga, vừa là yếu tố cản

trở cho mối quan hệ này. Còn về các nhân tố bên trong có thể kể đến đó là những cơ

chế hợp tác song phương đã có từ trong lịch sử, sự thay đổi sâu sắc trên các lĩnh vực

chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường an ninh cũng như tư duy trong giới chính trị

hai nước với mong muốn trở thành cường quốc thế giới và nhu cầu từ trong nội tại

mỗi nước muốn phát triển quan hệ với nhau. Nhìn vào mối quan hệ này có thể thấy

nhân tố chủ quan đóng vai trò quyết định, bởi lẽ quyền lực của quốc gia sẽ chi phối

hành vi của quốc gia trong môi trường quốc tế nói chung và quan hệ song phương

nói riêng. Xuất phát từ nhu cầu nội tại của hai nước lớn có nhiều điểm tương đồng

về đường lối đối ngoại, sự phù hợp với xu thế của thời đại đã tạo ra nhiều cơ hội

mới, những điều kiện thuận lợi để Ấn Độ và Nga tiến lại gần nhau một cách tích

cực và chủ động hơn phục vụ mục tiêu chiến lược của mỗi nước.

3. Những nội dung hợp tác trong quan hệ Ấn Độ - Nga mang tính đa diện và

được phản ánh rõ nét cả trên bình diện song phương lẫn đa phương. Trong đó, quan

hệ chính trị giữ vị trí chủ đạo và đã nhanh chóng phát triển theo xu hướng ngày

148

càng tốt đẹp, tin cậy, gắn bó. Không chỉ tăng cường hợp tác các vấn đề chính trị

song phương như giải quyết vấn đề Kashmir và Chechnya mà hai nước có nhiều

điểm tương đồng về những vấn đề then chốt của khu vực và trên thế giới, nỗ lực

chung để xây dựng một thế giới đa cực và một trật tự toàn cầu dân chủ, ủng hộ nhau

trên các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Hợp tác về an ninh - quân sự cũng

ngày càng phát triển. Tất nhiên tính chất ràng buộc tương trợ quân sự đã không còn

tồn tại mà thay vào đó là sự hòa nhập vào xu thế chung của thế giới là lấy lợi ích

kinh tế là trung tâm. Nhìn từ tư duy an ninh truyền thống cả Ấn Độ và Nga rất cần

đến nhau trong cân bằng lực lượng, dù vai trò của Ấn Độ trong chính sách an ninh

của Nga ở châu Á có phần hạn chế hơn so với thời kì Chiến tranh lạnh. Trước mối

đe dọa an ninh càng gia tăng từ phía các thực thể chính trị cạnh tranh thì hợp tác an

ninh - quân sự giữa hai nước càng có cơ sở để củng cố và phát triển. Sau thời gian

đóng băng, trì trệ ban đầu, quan hệ kinh tế đã được hai nước đã được cố gắng đẩy

mạnh hơn, nhất là những năm đầu thế kỷ XXI khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác

chiến lược. Nhưng có thể nói, quan hệ kinh tế, trước hết là thương mại, đầu tư Ấn

Độ - Nga chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp, với tầm của đối tác chiến

lược, với tiềm năng của hai nước, cũng như còn nhỏ bé hơn nhiều so với quan hệ

kinh tế của hai nước với các nước khác. Mặc dù vậy nhưng kết quả và ý nghĩa của

quan hệ kinh tế Ấn Độ - Nga là đã giúp hai nước bổ trợ cho nhau, khắc phục những

khiếm khuyết của nền kinh tế chuyển đổi, hướng đến cùng nhau xây dựng nền kinh

tế hiện đại. Quan hệ văn hóa - giáo dục, khoa học - kỹ thuật hai nước bước đầu phát

triển đa dạng góp phần tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, làm phong phú

thêm nền văn hóa - khoa học kỹ thuật mỗi nước. Chương trình ILTP, hợp tác không

gian trở thành phương thức đầy triển vọng cho tương tác song phương

4. Sự vận động của mối quan hệ chính trị Ấn Độ - Nga cũng đã cho thấy tính

chất trong quan hệ hai nước đã có những thay đổi nhất định. Quan hệ song phương

sau Chiến tranh lạnh đã thoát khỏi mô hình bảo trợ “cho - nhận” chuyển sang mối

quan hệ đối tác bình đẳng tương đối. Chính vị thế quốc tế mới của Ấn Độ sau quá

trình cải cách đã đưa đến động lực mới cho thay đổi tính chất của mối quan hệ.

Cùng với đó, xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh và những tính toán đa dạng trong

149

lợi ích quốc gia của mỗi nước đã làm cho quan hệ Ấn Độ - Nga phát triển theo

hướng này. Ngoài ra, sự bất đối xứng trong quan hệ song phương, từng chỉ chú

trọng vào thảo luận các vấn đề an ninh, đã được thay thế bằng sự cân bằng và đa

diện hơn. Đó là minh chứng sống động của xu hướng cùng tồn tại, phát triển trong

hòa bình của các nước có chung quan điểm hướng đến trật tự quốc tế đa cực, mà

trong đó lợi ích an ninh, hợp tác và phát triển trở nên thịnh hành, chi phối các bang

giao quốc tế hiện nay.

5. Không thể phủ nhận rằng quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm

2010 đã có tác động quan trọng với mỗi nước, đến thế giới, khu vực. Tất nhiên tác

động này mang tính đa chiều và chi phối lẫn nhau. Một mặt, quan hệ Ấn Độ - Nga

đã tạo thế cân bằng chiến lược với Mỹ, Trung Quốc và các nước khác ở Nam Á,

Trung Á, Trung Đông…ngăn chặn những mưu đồ đơn phương, hiếu chiến ở khu

vực này, tác động tích cực đến việc giải quyết các điểm nóng được thể hiện thông

qua các văn kiện được hai nước ký kết cũng như vai trò tại các diễn đàn đa phương.

Sự tương đồng về lập trường giữa Ấn Độ và Nga về vấn đề Afghanistan, Iran, Iraq,

Trung Á, Trung Đông, chống khủng bố quốc tế, ngăn ngừa phổ biến vũ khí hủy diệt

hàng loạt là những đóng góp đáng kể cho hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng của

khu vực và trên thế giới, đặc biệt là trong việc cân bằng các trung tâm quyền lực,

thúc đẩy xu thế đa cực hoá thế giới. Mặt khác, quan hệ Ấn Độ - Nga là một trong

những yếu tố góp phần vào các động thái gia tăng sức mạnh quân sự trong khu vực

và làm tăng tính cạnh tranh giữa các nước.

6. Với những thành tựu đã đạt được, chúng ta có đầy đủ cơ sở để khẳng định

rằng xu hướng quan hệ Ấn Độ - Nga sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp, toàn diện theo

hướng nâng cao về chất. Đó là bởi những yếu tố tác động quan trọng vẫn còn tồn tại

và thôi thúc hai nước hướng đến nhau. Thứ nhất là xu thế hòa bình, hợp tác, đa

phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế tạo môi trường thuận lợi cho hai

nước củng cố và mở rộng quan hệ song phương. Thứ hai, tình hình thế giới và khu

vực ngày càng có nhiều biến động khó lường đe dọa đến an ninh, vị thế và lợi ích

của mỗi nước cũng đòi hỏi những nỗ lực hơn nữa trong hợp tác Ấn Độ - Nga. Thứ

ba, những giá trị của lịch sử, nhu cầu bổ trợ cho nhau dựa trên khai thác hiệu quả

150

tiềm năng của mỗi nước, tư duy hợp tác của giới lãnh đạo và các nhà hoạch định

chính sách với những quyết tâm chính trị cao nhất là động lực thúc đẩy hai nước lên

tầm chiến lược lâu dài và ổn định. Quan hệ giữa Ấn Độ và Nga vì thế tiếp tục là một

ưu tiên quan trọng đối với chính sách đối ngoại của cả hai nước. Trên thực tế từ sau

năm 2010, quan hệ hai nước tiếp tục được tăng cường thông qua hàng loạt những

tuyên bố hợp tác đã được đưa ra. Ngày 16/12/2011, hai bên đã ra Tuyên bố chung

thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược đối phó với những thách thức của một

thế giới đang thay đổi. Ngày 24/12/2012, Tuyên bố chung về “Đối tác vì lợi ích

chung và một thế giới tốt đẹp hơn”. Ngày 21/10/2013, Tuyên bố chung làm sâu sắc

hơn quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và ổn định toàn cầu. Ngày 15/10/2016,

Tuyên bố chung Đối tác vì hòa bình và ổn định toàn cầu. Khách quan mà nói, trong

những năm gần đây, quan điểm của Ấn Độ và Nga về một số vấn đề đối ngoại cũng

đã thay đổi. Chủ nghĩa hiện thực đang tồn tại một phần trong sự phát triển của mối

quan hệ Ấn Độ - Nga.

7. Quan hệ Ấn Độ - Nga hai thập kỉ qua có thể được xem là một mẫu hình

trong quan hệ giữa hai nước lớn với đặc tính là ổn định và liên tục, gần như không

có xung đột. Quá trình vận động mối quan hệ song phương này để lại những bài học

và những kinh nghiệm hữu ích cũng như những gợi ý cho các quốc gia trong việc

hoạch định chính sách đối ngoại, nhất là các nước nằm ở khu vực các cường quốc

xác định có lợi ích chiến lược, như Việt Nam. Bài học quan trọng nhất chính là

trong hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại cần đặt lợi ích quốc gia lên hàng

đầu nhưng cũng phải biết gắn kết lợi ích của nhau trong phát triển quan hệ, nỗ lực

hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong bảo vệ những lợi ích then chốt, cốt lõi.

Có thể nói rằng, nghiên cứu toàn diện về quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991

đến năm 2010 không chỉ góp phần giải đáp nhiều vấn đề khoa học còn bỏ ngỏ của

cặp quan hệ song phương này mà còn góp phần mở ra một góc nhìn đa chiều hơn về

lịch sử quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Suy cho cùng, tư duy về lợi ích dân

tộc, đặc biệt lợi ích dân tộc nước lớn chính là yếu tố cốt lõi đã và đang chi phối sự

tương tác giữa các chủ thể trong hệ quan hệ quốc tế thời kì này.

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Hoàng Xuân Trường (2016), “Nga - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác tại Trung Á thời kỳ

sau Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 12 (195), tr.57- 66.

2. Hoàng Xuân Trường (2016), “Quan hệ thương mại Ấn Độ - Nga từ năm 1991

đến năm 2010”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 12 (49), tr.26 - 33.

3. Hoàng Xuân Trường (2017), “Đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga trong thập niên

đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số

03/1, tập 163, tr.19 -23.

4. Hoàng Xuân Trường (2017), “Hợp tác kĩ thuật - quân sự Ấn Độ - Nga (2000 -

2010)”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 4 (53), tr.10 - 16.

5. Hoàng Xuân Trường (2017), “Quan điểm của Nga về vấn đề Kashmir dưới thời

Tổng thống B.Yeltsin (1991 - 1999)”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số

12 (61), tr.46 - 52.

6. Hoàng Xuân Trường (2018), “Tác động của nhân tố Mỹ đến quan hệ Ấn Độ -

Nga từ năm 2000 đến năm 2010”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 4

(65), tr.8 - 14.

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ngô Xuân Bình (chủ biên) (2013), Những vấn đề kinh tế - chính trị cơ bản của

Ấn Độ thập niên đầu thế kỉ XXI và dự báo xu hướng đến năm 2020, Nxb Từ Điển

Bách Khoa.

2. Bộ Ngoại giao (2005), Chiến lược đối ngoại Trung Quốc đầu thế kỷ XXI, Hà Nội.

3. Lê Thế Cường (2011), Quan hệ Ấn Độ - Liên Xô từ 1947 đến 1991, Luận án Tiến

sĩ Tiến sĩ Sử học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Lê Viết Duyên (2000), “Quan hệ Ấn - Nga và nét mới trong chính sách của Nga

với Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 10, tr.48 - 58.

5. Nguyễn An Hà (chủ biên) (2008), Liên bang Nga trên con đường phát triển

những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn An Hà (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

7. Đinh Trung Kiên (1995), Ấn Độ hôm qua và hôm nay, Nxb CTQG, Hà Nội.

8. Hà Thị Lịch (2007), “Quan hệ Nga - Ấn thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh”, Tạp chí

Nghiên cứu châu Âu, số 10, tr.62 - 67.

9. Trần Thị Lý (chủ biên) (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ từ

1991 đến 2000, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Vũ Dương Ninh (1995), Lịch sử Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Đỗ Trọng Quang (2007),“Về ý tưởng xây dựng tam giác chiến lược Nga - Trung

- Ấn”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 5, tr.21 - 31.

12. Phan Văn Rân (2004), “Tam giác chiến lược Nga - Trung - Ấn và những trở ngại

trong việc hiện thực hoá ý tưởng trên”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1,

tr.34 - 43.

13. Phan Văn Rân (2005), “Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Nga - Ấn, những

năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 3, tr.42 - 49.

14. Nguyễn Quốc Sự (2010), “Nga đã và đang tạo dựng sức mạnh của một cường

quốc”, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 2, tr.13 - 18.

15. Nguyễn Quang Thuấn (chủ biên) (1999), Liên bang Nga quan hệ kinh tế đối ngoại

trong những năm cải cách thị trường, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

153

16. Nguyễn Quang Thuấn (chủ biên) (2007), Quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh

quốc tế mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Lê Nguyễn Hương Trinh (2002), “Quan hệ thương mại không chính thức của Ấn

Độ trong khu vực SAARC”, Nghiên cứu kinh tế, số 5, tr.53 - 61.

18. Lê Tùng (2012), “Nga - Ấn Độ - Trung Quốc hay Mỹ - Nhật - Trung”, Tạp chí

Nghiên cứu Trung Quốc, số 2, tr.77 - 81.

19. Rogov.S (1995), “Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga”, Tin tham khảo chủ

nhật số ra ngày 29/1/1995.

Tiếng Anh

20. Acronym Institute (1998),“Yeltsin regrets Indian nuclear test”, United Press

International, 12 May; http://www.acronym.org.uk/old/archive/spint.htm; ngày

truy cập 10/3/2015.

21. Acronym Institute (1999), “India Draft Nuclear Doctrine; Draft Report of the National

Security Advisory Board (NSAB) on Indian Nuclear Doctrine, 17 August 1999”,

Disarmament Diplomacy, Issue No. 39;

http://www.acronym.org.uk/old/archive/dd/dd39/39draft.htm; ngày truy cập 15/8/2015.

22. Address of the Russian President Vladimir Putin to the Members of the Indian

Parliament at the Central Hall of Parliament on 4 October 2000, Mainstream,

Vol.38, No. 43, pp.8 - 9.

23. Agreement on AES Construction (1995), Rossiyskaya Gazeta, in FBIS-SOV-95-005.

24. R.Azizian (2000), Russia in Asia, Unwelcome Intruder or Accomadative Player?,

Working Paper, No.16/00 Center for Strategic Studies, Victoria University of

Wellington, New Zealand.

25. R.Azizian (2004), Russia - India Relations: Stability Amidst Strategic

Uncertainty, Special Assessment: Asia’s Bilateral Relations, Asia-Pacific Center

for Security Studies, Honolulu, p.1-1 to p.1- 8.

26. B.N.Bannejee (1985), India’s Political unity and Soviet Union policy, Paribus

Publishers and Distributors, New Delhi.

27. A.Baruah (2002), “Delhi Declaration’ asks Pak. to end infiltration”, The Hindu,

5th

December,

http://www.thehindu.com/thehindu/2002/12/05/stories/2002120505480100.htm;

ngày truy cập 4/7/2015.

154

28. A. Baruah and V.Radyuhin (2003), “Call to end double standards in war against

terrorism”, The Hindu (Delhi);

http://www.thehindu.com/2003/11/13/stories/2003111305880100.htm; ngày truy

cập 7/2/2016.

29. R. Basrur (2002), “Missile Defense and South Asia: An Indian Perspective”, in

The Impact of US Ballistic Missile Defenses in Southern Asia, eds. Michael

Krepon and Chris Gagne, Report No.46 (Washington D.C: The Henry L, Stimson

Center), pp.1 - 19.

30. B.B.Basu (1999), “Indo - Russian defence cooperation”, Strategic Analysis,

Vol.23, No.3, pp. 503 – 505.

31. D.L. Berlin (2004), India - Iran Relations: A Deepening Entente, Asia’s Bilateral

Relations, Special Assessment, Asia Pacific Centre for Security Studies,

Honolulu, pp 3-1 to 3-7.

32. B.Bhargava (1993), “Moscow’s Ambivalence and the Kashmir Crisis”, The

Pioneer, November 20.

33. R.K.Bhatia, V.Sakhuja, I.Talukdar (2014), India and Russia: Deepening the

strategic partnership, Shipra Publications, New Delhi.

34. J.Bakshi (1996), “Russia, India and the Central Asian Republics: Geopolitical

Convergence”, Strategic Analysis, Vol. 19, No. 5, pp.725 - 741.

35. J.Bakshi (1999), Russia and India: From Ideology to Geopolitics:1947- 1998,

Dev Publication, New Delhi.

36. J.Bakshi (1999), “Russian Policy Towards South Asia”, Strategic Analysis, Vol.

23, No. 8, pp.1367 - 1398.

37. J.Bakshi (2004), Russia - China Relations: Relevance for India, New Delhi:

Shipra Publications.

38. J. Bakshi (2006), “India - Russia Defence Co-operation”, Strategic Analysis, Vol.

30, No. 2, pp.449 - 466.

39. W.Boese (2000), “Russian-Indian Summit Firms Up Conventional Arms Deals”,

Arms Control Today, Vol.30, No.9, p.28.

40. B.Brar (1993), Soviet Collapse: Implications for India, Ajanta Publications, New

Delhi.

155

41. Centre for Air Power Studies and Institute for Far Eastern Studies (2012), India-

Russia relations, edited by Jasjit Singh, New Delhi: KW Publishers in association

with Centre for Air Power Studies.

42. Center for Strategic and International Studies (2010), The Military Balance in

Asian: 1990 - 2010 A Quantitative Analysis, Washington DC.

43. V.D.Chopra (ed) (2003), Indo - Russian Relations: Prospects, Problems and

Russia Today, Kalpaz Publications, New Delhi.

44. V.D.Chopra (2003), New Trends in Indo - Russian Relations, Kalpaz

Publications, New Dehli.

45. V.D.Chopra (ed) (2005), Global Significance of Indo - Russian Strategic

Partnership, Kalpaz Publications, New Delhi.

46. V.D.Chopra (ed) (2008), Significance of Indo - Russian relations in 21st century,

Kalpaz Publications, New Delhi.

47. A.Cohen (2005), Eurasia in Balance: The US and regional Power Shift,

Burlington, VT: Ashgate.

48. J.M.Conley (2000) Indo - Russian military and nuclear cooperation:

Implications for U.S. security interests, INSS Occasional Paper 31, Proliferation

Series, USAF Institute for National Security Studies. USAF Academy, Colorado.

49. J.M.Conley (2001), Indo - Russian military and Nuclear Cooperation: Lessons

and Options for US.Policy in South Asia, Lexington Books, New York.

50. P.Crail (2009), “Russia, India Ink Nuke Cooperation Deal”, Arms Control Today,

Vol. 39, No.1, pp. 40 - 41.

51. Current Digest of Post-Soviet Press, Vol. 45, No. 3, 17 February 1993, p.16.

52. Current Digest of Post-Soviet Press, Vol. 46, No. 1, 2 February 1994, p.18.

53. Current Digest of Post- Soviet Press, Vol.52, No. 52, 2000, p.12.

54. P.L.Dash, A.M.Nazarkin (eds) (2007), India and Russia: Strategic Synergy

Emerging, Authors Press, New Delhi.

55. P.L.Dash and A.M.Nazarkin (eds) (2008), Indo - Russian Diplomatic Relations:

Sixty year of enduring legacy, Academic Excellence.

56. Declaration on further Development and Intensification of cooperation Between

Republic of India and the Russian Federation”, Strategic Digest, Vol. 24, No. 8,

pp.1077 - 1079.

156

57. Department of Defense (2005), New Framework for the US - India Defense

Relationship, pp.1-5; http://archive.defense.gov; ngày truy cập 12/3/2015.

58. Department of Industrial Policy & Promotion, Government of India (2005), Fact

sheet on foreign direct investment (FDI) from August 1991 to December 2005;

http://dipp.gov.in/sites/default/files/india_fdi_dec05.pdf; ngày truy cập 3/8/2015

59. H.Diamond (1998), “Russia, India Move Forward With Deals on Arms”, Nuclear

Power, Arms Control Today, Vol. 28, No. 5, p. 25.

60. P.Dikshit (2008), India and Russia: Revisiting the Defence Relations, IPCS

Special Report, No.52, pp.2 - 9.

61. J.N.Dixit (1996), My South Block Years: Memoirs of a Foreign Secretary, UBS

Publishers Distributors Ltd, New Delhi.

62. R.H.Donaldson, and J.L. Nogee (1998), The Foreign policy of Russia, Changing

Systems, Enduring Interests, New York: M.E.Sharpe.

63. Embassy of India in Moscow, Indian Community in Russia;

http://www.indianembassy.ru ; ngày truy cập 7/6/2015.

64. Excerpts from the speech of President Yeltsin at a meeting with Indian

businessmen on 28 January 1993 in New Delhi, Strategic Digest, Vol.23, No.4,

April 1993, p.586.

65. Excerpts from the speech of President Yeltsin at the Central Hall of the

Parliament House, on 29 January 1993, Strategic Digest, Vol. 23, No. 4, April

1993, p.592.

66. C.C.Fair (2007), “India and Iran: New Delhi Balancing Act”, The Washington

Quarterly, Vol. 30, No. 3, pp.145 – 159.

67. Federation of American Scientists (2000), The Foreign Policy Concept of the

Russian Federation. Approved by Vladimir Putin, President of the Russian

Federation on June 28, 2000;

https://fas.org/nuke/guide/russia/doctrine/econcept.htm; ngày truy cập 25/3/2015.

68. K.Foshko (2011), Re-energising the India-Russia Relationship Opportunities and

Challenges for the 21st Century, Published by Gateway House: Indian Council

on Global Relations, Mumbai.

69. S.Ganguli (2009), Indo - Russian Relations: The Making of a Relationship, 1992-

2002, Delhi: Shipra Publications.

157

70. R.G.Gidadhubli (1999), “India - Russia economic relations issues and prospects”,

Economic and Political Weekly, pp.1215 - 1219.

71. R.G.Gidadhubli (2000), “Putin’s Visit: Need to focus on Economic ties”,

Economic and Political Weekly, Vol.35, No.42, pp.3736 - 3738.

72. R.G.Gidadhubli (2003), “Russia Refurbishing the Military-Industrial Complex”,

Economic and Political Weekly, Vol. 38, No. 34, pp. 3546 - 3550.

73. R.G.Gidadhubli (2008), “India - Russia Economic ties: Trends, Constraints and

prospects”, World Focus, Volume XXIX, No.8, pp. 302 - 306.

74. R.G.Gidadhubli, (2009), “Indo-Russian Economic Ties: Advantage Russia”,

Economic and Political Weekly, Vol. 44, No. 3, pp. 21 - 23.

75. B.Gogoi (2002), “Military - Technical Collaboration between India and Russian:

an overview of the Post-Soviet Period”, India Quarterly, Vol.LVIII, No.3&4,

pp.302 - 320.

76. Government Publishing Office (1998), “The US President’s Remarks on the

International Crime Control Strategy on 12 May 1998”, Weekly compilation of

Presidential Documents (Washington, D.C), Vol.34, No. 20, pp.847- 852.

77. Z.Guihong (2005), “US - India Strategie Partnership: Implications for China”,

International Studies, Vol.42, No. 3 - 4, 2005, pp.277 - 293.

78. B.Gupta (1997), “India in the Twenty - first century”, International Affairs,

Vol.73, No. 2, pp. 297 - 314.

79. B.M. Gupta, S.M.Dhawan and R.Walke (2002), “Indo-Russian collaboration in

S&T: An analysis through co-authored publications, 1995 - 1999”, Current

Science, Vol. 82, No. 9, pp. 1075 - 1077.

80. S.Gupta (1995), India Redefines Its Role. Adelphi Paper 293, Oxford University

Press, London.

81. The Hindu (2000), “Putin against foreign interference in Kashmir”, October 05;

http://www.thehindu.com/2000/10/05/stories/01050001.htm; truy cập 15/4/2016.

82. E.Helque (2000), “Long history of Indo - Russia ties”, The Russia Journal, Issue

Number 81; http://russiajournal.com/node/3921; ngày truy cập 21/3/2016.

83. Z.Imam (2001), Foreign Policy of Russia: 1991 - 2000, New Horizon Publishers,

New Delhi.

158

84. Z.Imam and N.V.Romanovsky (2002), Yeltsin Years in Russia, 1990-1999: Political

History of mid-20th Century Russia, USSR, Samskriti Publications, New Delhi.

85. India - Russia (2007), Report of the India - Russia Joint Study Group, Moscow -

New Delhi.

86. Indian Ministry of Commerce and Industry, Department of Commerce trade data

2010; http://commerce.gov.in/; ngày truy cập 4/5/2016.

87. Institute for Defence Studies and Analyses (2002), “Russia-Iran: Russia’s move

to expand ties with Iran may anger us”, Strategic Digest, Vol. 32, No. 8,

pp.1093-1096.

88. Institute for Defence Studies and Analyses (2002), “Iran-Russia: Iran may find it

hard to spurn Russia offer”, Strategic Digest, Vol. 32, No. 9, pp. 1155 - 1156.

89. Institute for Defence Studies and Analyses (2003), “India - Russia: India

preferred over China for Russia defence supplier”, Strategic Digest, Vol. 33,

No.1, pp.75 - 80.

90. J.T.Jacob (2006), “Indo-US nuclear deal: the China factor”, IPCS Special Report

14, Institute of Peace and Conflict Studies, pp.1-5;

https://www.files.ethz.ch/isn/100220/IPCS-Special-Report-14.pdf; truy cập

2/7/2015.

91. Jaysekhar (1992), “Burbulis visit to India”, Mainstream, Vol.30, No.32, pp.27 - 29.

92. Joint statement of Foreign Ministers of India and Russian Federation”, Jashwant

Singh and Igor Ivanov on 3 Frebruary 2002 in New Delhi, in Mahendra Gaur (2005),

Foreign Policy Annual, 2003, Vol.2: Documents, Kalpaz Publications, pp.46 - 47.

93. Joint communiqué issued by the Governments of the Islamic Republic of

Pakistan and the Russian Federation in United Nations Commission on Human

Rights, Report on the situation of human rights in Afghanistan /submitted by

Felix Ermacora, Special Rapporteur, in accordance with Commission on Human

Rights resolution 1991/78, 17 February 1992, E/CN.4/1992/33; pp. 32 - 34.

94. A.Kadakin (2001), “Indo - Russian Relations in the First Quarter of the Twenty

First Century”, USI Journal, Vol. 131, No. 546, pp. 475 - 486.

95. T.Kaul (1992), The Future of CIS…Will it survive, Vikas Publishing House Pvt. Ltd.

96. T.Kaul (2000), India and the New World Order, Gyan Publishing House, New Delhi.

159

97. I.Khripunov, A.Srivastava (1998), “From Russia, a muted reaction”, Bulletin of

Atomic Scientists, Vol.54, Issue 4, pp. 42 - 43.

98. V.Komardin (2002), “Military-Technical Co-operation in the Environment of

Defence Sector Reforms in India and Russia”, Indian Defence Review, Vol. 17

No. 2, pp.129 - 131.

99. A.C.Kuchins (2001), “Russia’s relations with China and India: Strategic

Partnerships, Yes; strategic Alliances, No”, Demokratizatsiya, Vol.9, No.2,

pp.259 - 275.

100. P.Kugiel (2013), India - Russia Relations: An Enduring Partnership?,

PISM Bulletin, No.2 (455), pp. 1-2.

101. N.D.Kundu (2004), Russia - India - China: Prospects for Trilateral Cooperation,

Aleksanteri Papers, Aleksanteri Institute, University of Helsinki.

102. N.D.Kundu (ed) (2010), India - Russia strategic partnership: Challenges and

prospects, Academic Foundation, New Delhi.

103. D.Kux (2002), “India’s Fine Balance”, Foreign Affairs, Vol.81, No.3, pp. 93-106

104. G.W.Lapidus (1999), “The Dynamics of Secession in the Russian Federation:

Why Chechnya?”, in M.A. Alexeev (ed), Center - Periphery Conflict in Post-

Soviet Russia: A Federation Imperilled, New York: St. Martin’s, pp. 47 - 94.

105. G.W.Lapidus (2002), “Putin’s War on Terrorism: Lessons from Chechnya,” Post

- Soviet Affairs, Vol. 18, No.l, p.41- 48.

106. Library Ministry of External Affairs, Government of India (1992), “India

Despatch Humanitarian Supplies to Russia”, Foreign Affairs Record, Vol.

XXXVIII No.4, p.149.

107. Library Ministry of External Affairs, Government of India (1993), “Indo -

Russian Talks”, Foreign Affairs Record, Vol XXXIX, No.1, p.15.

108. Library Ministry of External Affairs, Government of India (1993), “Agreement

Between The Government of the Russian Federation And The Government of the

Republic of India on Defence Cooperation”, Foreign Affairs Record, Vol.

XXXIX, No.1, pp.21 - 22.

109. Library Ministry of External Affairs, Government of India (1993), “Official

Spokesman of the Ministry of External Affairs in New Delhi on Sep 23, 1993 on

recent developments in Russia”, Foreign Affairs Record, Vol.XXXIX, No.9, p.269

160

110. Library Ministry of External Affairs, Government of India (1993), “Indo -

Russian CEP Signed”, Foreign Affairs Record, Vol. XXXIX, No.9, pp. 272-273.

111. Library Ministry of External Affairs, Government of India (1994), “Protocol to

implement the agreement between the Government of the Republic of India and

the Government of the Russian Federation on cooperation in the field of

information signed on 28.1.1993”, Foreign Affairs Record, Vol.XL No.12, p.251.

112. Library Ministry of External Affairs, Government of India (1998), Indo - Russian

Press Statement, Foreign Affairs Record, Vol.XLIV, No.12, p.199.

113. Library Ministry of External Affairs, Government of India (1998), “Joint

Document on Development of Trade, Economic, Industrial, Financial, Scientific

and Technological Cooperation between the Government of the Republic of India

and the Government of the Russian Federation”, Foreign Affairs Record, Vol.

XLIV, No.12, pp.219 - 221.

114. Library Ministry of External Affairs, Government of India (1999), “Indo-Russia

Foreign Minister level talks on telephone”, Foreign Affairs Record, Vol.XLV,

No.3, p.35.

115. Library Ministry of External Affairs, Government of India (1999), “Visit of Mr.

Sergei Eduardovich Prikhodko to India from May 15 - 17”, Foreign Affairs

Record Vol. XLV, No.5, p.57.

116. Library Ministry of External Affairs, Government of India (1999), “Official

Spokes-man's response to a question issued by the Ministry of External Affairs in

New Delhi on May 11, 1999 regarding new strategic concept of NATO”,

Foreign Affairs Record Vol. XLV, No.5, pp.56 - 57.

117. D.Litovkin (1999), “India Nuclear Submarine Fleet Development Program:

Russian Participation”, Nuclear Control, Digest No.10, pp.47 - 51.

118. S.Lounev (2007), “Indo - Russian Strategic Partnership - A Bulwark of

Multipolar world”, Eurasian Report, Vol.1, No.2, pp. 5 - 8.

119. D. Luchinskaya (2011), “Russia: Modernising the higher education system”,

University World News, No. 192. 9 October;

http://www.universityworldnews.com/article.php?story=20111007130249809;

ngày truy cập 4/3/2016.

120. D.Mahalik (2009) Russia - India Cooperation to Counter lnternational

Terrorism, 1991 - 2006, Jawaharlal Nehru University.

161

121. D.A.Mahapatra (2004), Russia and the Kashmir issue since 1991: Perception,

Attitude and Policy, Jawaharlal Nehru University.

122. D.A.Mahapatra (2006), India - Russia Partnership: Kashmir, Chechnya and

Issues of Convergence, New Century Publications, New Delhi.

123. D.A.Mahapatra (2007), “Indo - Russian Economic Cooperation: Surmounting the

Rupee-Reactor Syndrome”, India Quarterly: A Journal of International Affairs,

Vol.63, No.102, pp.102 - 121.

124. R.Maitra and S.B. Maitra (1993), “Washington pressures Moscow on India

rocket engine deal”, EIR, Vol. 20, No. 28, pp.39 - 41.

125. R. Maitra and S.B.Maitra (1996), “Primakov comes calling, offers new vistas in

Indo-Russian relations”, EIR, Vol.23, No.18, pp.49 - 50.

126. R.Maitra and S.B.Maitra (1998), “Russia boosts India’s nuclear power program”,

EIR, Vol. 25, No.28, pp.10 - 11.

127. R.Maitra (1999), “India pushes ahead with its missile program”, EIR, Vol.26,

No.17, pp.64 - 65.

128. M.Malek (2004), “Russian Policy toward South Asia: An Update”, Asian Survey,

44(3), pp. 384 - 400.

129. K.Mandal, Priti, H.Grewal (2016), “Looking back: India-Russia collaboration in

Science and Technology”, Sociology of Science and Technology, Vol.7, No. 3,

pp.65 - 83.

130. I. G.Marshall (1967), Soviet Foreign Aid, New York Praegar.

131. Ministry of External Affairs, Government of India, Annual Report, 2001-2002.

132. Ministry of External Affairs, Government of India (2000), Declaration on

Strategic Partnership Between the Republic of India and the Russian Federation;

https://mea.gov.in/Images/pdf/DeclerationStrategicPartnership.pdf; ngày truy cập

4/8/2015.

133. Ministry of External Affairs, Government of India (2001), Moscow Declaration

between Indian and the Russian Federation on International Terrorism,

https://www.mea.gov.in/articles-in-indian-

media.htm?dtl/16923/Moscow+Declaration+between+India+and+the+Russian+F

ederation+on+International+Terrorism; ngày truy cập 4/7/2016.

134. Ministry of External Affairs, Government of India (2001), The Minister of

External Affairs had a telephonic conversation this afternoon with US National

162

Security Adviser, Dr. Condoleezza Rice; http://www.mea.gov.in/press-

releases.htm?dtl/10732/the+minister+of+external+affairs+had+a+telephonic+conver

sation+this+afternoon+with+us+national+security+adviser+dr+condoleezza+rice;

ngày truy cập 7/6/2016.

135. Ministry of External Affairs, Government of India (2001), Visit of Richard

Armitage, the U.S Deputy Secretary of State on 11th

May 2001,

http://www.mea.gov.in/pressreleases.htm?dtl/10624/visit+of+mr+richard+armita

ge+the+us+deputy+secretary+of+state+on+11th+may+2001; truy cập 7/7/2016.

136. Ministry of External Affairs, Government of India (2001), Joint Statement of

India and the Russian Federation (Archived),; http://www.mea.gov.in/articles-in-

indian-

media.htm?dtl/16925/Joint+Statement+of+India+and+the+Russian+Federation;

truy cập 12/8/2015.

137. Ministry of External Affairs, Government of India (2002), India and the

Russian Federation Joint Statement; http://mea.gov.in/bilateral-

documents.htm?dtl/7512/India_and_the_Russian_Federation_Joint_Statement;

ngày truy cập 9/5/2015.

138. Ministry of External Affair, Government of India (2002), India - Russia, Joint

Statement,http://mea.gov.in/bilateral-

documents.htm?dtl/7674/India__Russia_Joint_Statement; ngày truy cập 4/6/2015

139. Ministry of External Affairs, Government of India (2002), Delhi Declaration

on Further Consolidation of Strategic Partnership between the Republic of

India and the Russian Federation; http://mea.gov.in/bilateral-

documents.htm?dtl/7677/Delhi_Declaration_on_Further_Consolidation_of_St

rategic_Partnership_between_the_Republic_of_India_and_the_Russian_Feder

ation; ngày truy cập 4/5/2015.

140. Ministry of External Affairs, Government of India (2002), Joint Statement of

the Fourth Meeting of the India-Russia Joint Working Group on Afghanistan

http://mea.gov.in/bilateraldocuments.htm?dtl/7525/Joint_Statement_of_the_F

ourth_Meeting_of_the_IndiaRussia_Joint_Working_Group_on_Afghanistan;

ngày truy cập 15/8/2016.

141. Ministry of External Affairs, Government of India (2002), “Joint Statement of

India and the Russian Federation on 3 February 2002 during the visit of Russian

Foreign Minister, Igor Ivanov to New Delhi”, Strategic Digest, Vol. 32, No. 2.

163

142. Ministry of External Affairs, Government of India (2002), Joint Press

Interaction Of H.E. Shri A.B.Vajpayee, Prime Minister Of India And H.E. Mr.

V.Putin, President Of The Russian Federation Held At Hyderabad House At

1830 Hours On 4th December, 2002;

http://mea.gov.in/other.htm?dtl/20058/president+putins+visit+to+india+decembe

r+35+2002#5); ngày truy cập 7/2/2016.

143. Ministry of External Affairs, Government of India (2003), Joint Declaration of

the Republic of India and the Russian Federation on Global Challenges and

Threats to World Security and Stability; http://mea.gov.in/bilateral-

documents.htm?dtl/7733/Joint_Declaration_of_the_Republic_of_India_and_the_

Russian_Federation_on_Global_Challenges_and_Threats_to_World_Security_an

d_Stability ; ngày truy cập 3/9/2015.

144. Ministry of External Affairs, Government of India (2003), India-Russia, Joint

Statement,

http://mea.gov.in/bilateral-

documents.htm?dtl/7727/india++russia+joint+statement; truy cập 4/10/2015.

145. Ministry of External Affairs, Government of India (2004), Joint Declaration by

The Russian Federation and The Republic of India; http://mea.gov.in/bilateral-

documents.htm?dtl/7511/Joint_Declaration_by_The_Russian_Federation_and_T

he_Republic_of_India; ngày truy cập 21/10/2015

146. Ministry of External Affairs, Government of India (2005), India - Russia Joint

Statement on the outcome of the Official Visit of Prime Minister Dr. M. Singh to

the Russian Federation; http://mea.gov.in/bilateral-

documents.htm?dtl/7105/IndiaRussia_Joint_Statement_on_the_outcome_of_the_

Official_Visit_of_Prime_Minister_Dr_Manmohan_Singh_to_the_Russian_Feder

ation; ngày truy cập 5/10/2015.

147. Ministry of External Affairs, Government of India (2007), Joint Statement on the

outcome of the Official Visit of H.E. Mr. V. V. Putin, President of the Russian

Federation to the Republic of India; http://mea.gov.in/bilateral-

documents.htm?dtl/5475/Joint_Statement_on_the_outcome_of_the_Official_Visi

t_of_HE_Mr_Vladimir_V_Putin_President_of_the_Russian_Federation_to_the_

Republic_of_India; ngày truy cập 7/8/2015.

164

148. Ministry of External Affairs, Government of India (2007), PM’s Prior Statement

on his Departure for Russia; http://mea.gov.in/outoging-visit-

detail.htm?2015/PMs+Prior+Statement+on+his+Departure+for+Russia; ngày

truy cập 7/8/2015

149. Ministry of External Affairs, Government of India (2008), Joint Declaration

between the Republic of India and the Russian Federation During the visit of the

President of the Russian Federation, http://mea.gov.in/bilateral-

documents.htm?dtl/5461/Joint_Declaration_between_the_Republic_of_India_an

d_the_Russian_Federation_During_the_visit_of_the_President_of_the_Russian_

Federation; ngày truy cập 7/8/2015

150. Ministry of External Affairs, Government of India (2009), Joint Declaration

between the Republic of India and the Russian Federation on Deepening the

Strategic Partnership to meet Global Challenges, http://mea.gov.in/bilateral-

documents.htm?dtl/5046/Joint_Declaration_between_the_Republic_of_India_an

d_the_Russian_Federation_on_Deepening_the_Strategic_Partnership_to_meet_

Global_Challenges; ngày truy cập 17/3/2015.

151. Ministry of External Affairs, Government of India (2010), Joint Statement:

Celebrating a Decade of the India - Russian Federation Strategic Partnership

and Looking Ahead,

http://mea.gov.in/bilateral-

documents.htm?dtl/5118/Joint_Statement_Celebrating_a_Decade_of_the_India_Ru

ssian_Federation_Strategic_Partnership_and_Looking_Ahead; truy cập 4/5/2015

152. Ministry of External Affairs, Government of India (2010), Speech by Foreign

Secretary at IDSA-IPIS Strategic Dialogue on India and Iran: an enduring

relationship; http://www.mea.gov.in/Speeches-Statements.htm?dtl/706/; truy cập

7/8/2015.

153. Ministry of Foreign Affairs of the Russian Federation (2002), Article by Russian

Minister of Foreign Affairs Igor Ivanov, Russia and India: Together in the

Struggle Against International Terrorism. The strategic partnership in action;

http://www.mid.ru/en/maps/in/-

/asset_publisher/EpJ5G4lcymvb/content/id/537910; ngày truy cập 3/9/2015.

165

154. Ministry of Finance, Government of India (1992), Economic Survey 1991- 1992,

Part II Sectoral Developments, Govt. of India Press, New Delhi.

155. Ministry of Foreign Affairs of the Russian Federation (1993), “Basic

Provisions of the Concept of the Foreign Policy of the Russian Federation”,

(text of Russian Federation Ministry of Foreign Affairs Concept Document

No. 615/IS, dated 25 January 1993), in Foreign Broadcast Information Service

FBIS-USR-93-037.

156. R.K. Mishra, R.Sinha and R.B. Rybakov (ed) (2011), India and Russia: Problems

in ensuring energy security, Published by Academic Foundation, New Delhi.

157. C. R.Mohan (2001), “Indian Support to NMD Not at Russian Cost”, The Hindu,

5 May, http://www.hinduonnet.com/thehindu/2001/05/05/stories/01050002.htm;

ngày truy cập 9/2/2015

158. A.Mohanty (2001), Indo - Russian Relations: From Yelstin to Putin (1991-2001),

IKAR Publication, Moscow.

159. A.Mohanty (2003), India and Russia - Trade and Economic Relation, IKAR

publication, Moscow.

160. V.Moskalenko and T.Shaumian (1999), “Russia’s Security and the Geopolitical

Situation in South Asia”, in Gennady Chufrin (ed.) Russia and Asia:

The emerging Security Agenda (SIPRI): Oxford University Press), pp.229 - 246.

161. W.H.Mott (2001), Soviet Military Assistance An Empirical Perspective,

Greenwood Press, London.

162. J.A.Naik (1995), Russia’s Policy Towards India: From Stalin to Yeltsin, M.D.

Publications Pvt. Ltd, New Dehli.

163. D.M.Ollapally (1998), “India and the New Asian Balance of Power, Strategic

Analysis, Vol.22, No.4, pp.515 - 526.

164. D.M.Ollapally (2003), “Indo-Russian Strategic Relations: New Choices and

Constraints”, in India as an Emerging Power (ed.), Sumit Ganguly, (Frank Cass

London: Portland, pp.135 - 154.

165. H.V. Pant (2012), “The Pakistan Thorn in China – India - U.S. Relations”, The

Washington Quarterly, Vol.35, No.1, pp. 83 - 95.

166

166. S.Parrish (1998), “Russian Reaction to the Indian Nuclear Tests”, CNS Senior

Research Associate 13 May,

http://cns.miis.edu/archive/country_india/russia.htm; ngày truy cập 7/2/2016.

167. P.K.Patasani (2002), India and Russia: Towards Strategic Partnership,

Published by Sanskriti, New Delhi.

168. F.S.Pearson (1999), The Global Spread of Arms Political Economy of

International Security, West View Press, Oxford.

169. S. Pohit (2012), Complementarity and Potentials of High Technology Trade,

Technology and Skills Transfers between India - Russia, MPRA Paper No.

45866, posted 5.

170. V.Radyuhin (1999), “Moscow Backs Operation Against Intruders” The Hindu,

May 28, http://www.thehindu.com/archives/from-the-archives-dated-May-28-

1999/article7541899.ece; ngày truy cập 7/2/2016

171. V.Radyuhin (2002), “Russia-India-Iran tie-up will help Afghanistan”, The Hindu

Monday, Jul 22,

http://www.thehindu.com/2002/07/22/stories/2002072206341100.htm; ngày truy

cập 21/3/2016.

172. V.Radyuhin (2003), “India, Russia for Greater Effort against Terrorism”, The

Hindu (Chennai), September 18, p.12.

173. V.Radyuhin (2008), “New Phase”, Frontline, Vol.25, No.1, pp. 46 - 47.

174. V.Raghuvanshi (2001), Report urges India to widen contracting process,

Defense News, April 30, SIPRI Yearbook 2002.

175. H.L.Rai (1991), Indo - Soviet trade relations, Mittal Publications, New Delhi.

176. V.Raj (2004), Russian Policy Towards India And Pakistan Since 1991: A

Comparative Study, Centre for Russian, Central Asian and East European

Studies, School of International studies Jawaharlal Nehru University, New Delhi.

177. M.Rasgotra, V.D.Chopra (1997), India’s relations with Russia and China: A New

Phase (eds), Gyan Publication, New Delhi.

178. H.Ray (1989), Enduring Friendship: Soviet - Indian Relations In Mrs. Gandhi’s

Days, Abhinav Publications, New Delhi.

179. E.Reiter and P.Hazdra (ed) (2013), The Impact of Asian Powers on Global

Developments, Springer Science & Business Media.

167

180. RIA-Novosti Daily Review, Vol. 59, No. 34 (13132), 20 February 2003.

181. G.Roberts (1999), The Soviet Union in world Politics, coexistence, Revolution

and Cold war, 1945-1991, Routeledge, London.

182. Russia Embassy (India) (2005), India-Russia: Strategic Partners, Noida:L.B.

Associates.

183. Russian Foreign Ministry Statement of 24 May 2002, Strategic Digest, Vol. 32,

No. 5, pp. 737 - 739.

184. Russian International Affairs Council (2013), Postulates on Russia - India

Relations, Russian International Affairs Council, Moscow.

185. Russia is our friend: Modi”, The Hindu, July 17, 2014;

http://www.thehindu.com/todays-paper/tp-in-school/russia-is-our-friend-

modi/article6218393.ece; ngày truy cập 4/7/2016.

186. G.Sachdeva (2007), “India-Russia Economic Relations: Gradual shifts from State

Dominant linkages to Private Initiatives” in Jean-Francois Huchet. Globalisation

in China, India and Russia: Emergence of National Groups and Global Strategies

of Firms (New Delhi: Academic Foundation), pp. 217 - 219.

187. G.Sachdeva (2011), India’s relations with Russia, in David Scott (ed.), Handbook

of India’s International Relations. London: Routledge, pp. 213 - 222.

188. R.Sen (2011) The Evolution of India’s Bilateral Relations with Russia, Aspen

Institute India, Policy Papers, No.2.

189. A.A.Sergounin, S.Subbotin (1995), “Indo - Russian military cooperation: A

Russian perspective”, Asian Studies , Vol.31/32 (1995/1996), pp.37 - 49.

190. Shams-ud-din (ed) (2001), India and Russia: Towards Strategic Partnership,

New Delhi: Lancer Books.

191. S.C. Sharma (1992), Indo - Soviet trade since independence, Radha Publications,

New Delhi.

192. T.Shaumian (1993), “Russia’s Eastern Diplomacy and India”, World Affairs

(New Delhi), Vol. 2, No. 2, pp.52 - 57.

193. V.Shukla (1999), Russia in South Asia: a view from India”, in Gennady Chufrin

(ed) Russia and Asia: The emerging Security Agenda (SIPRI): Oxford University

Press), pp.247 - 269.

168

194. V.Shukla (2002), “Putin Asks Pakistan to End Cross-border Terrorism”,

http://in.rediff.com/news/2002/jun/07war9.htm; ngày truy cập 4/7/2016.

195. A.I.Singh (1995), “A New Indo - Russian Connection: India’s Relations with

Russia and Central Asia”, International Affairs, Vol.71, No.1, pp. 69 - 81.

196. R.K.Singh (2002), Indian Defence Year Book 2002, Natraj Publishers, Dheradun.

197. A.Srivastava (1999), “Indo - Russian Military Technical Cooperation:

Implications for Southern Asia”, World Affairs, Vol.161, No.4, pp. 200 - 210.

198. P.Stobdan (ed) (2010), India - Russia Strategic Partnership: Common

Perspectives, Institute for Defence Studies and Analyses, New Delhi.

199. V.Stoyan (2004), “Brief Analysis of Geostrategic Consequences of Disintegration of

the Soviet Union” Russia and the Muslim World, No.7 (145), pp.15 - 21.

200. Summary of World Broadcast, 18 November 1991, p.SU/1232 A3/3

201. Summary of World Broadcast, 1992, SU/1302 A3/3

202. Summary of World Broadcast, 5 March 1992, p.SU/1321 A1/4

203. Summary of World Broadcast, 6 May 1992, p.SU/1402 A1/3

204. Summary of World Broadcast, 15 May 1992, p.SU/1381 A 1/1

205. Summary of World Broadcast, 3 October 1992, p.SU/1502 A 1/2.

206. Summary of World Broadcast (London), 14 May, 1998, p. SU/3226 B/ 1

207. Summary of World Broadcast (London), 18 May, 1998, p.SU/3229 B/3

208. Summary of World Broadcast (London), 16 May, 1998, p.SU/3228 B1

209. Summary of WorldBroadcast (London), 23 May, 98, Su/3234 B/9

210. Summary of World Broadcast (London), 6 August, 1998, pp.SU/3297 B/8-9.

211. Summary of World Broadcasts, SUW/0669 W A/12, 8 Decmber, 2000

212. S.K.Thakur (2005), Indo - Russian Defence Cooperation 1992 - 2002, Center for

Russian, Central Asian & East European Studies School of International Studies

Jawaharlal Nehru University, New Delhi.

213. B.Thomas (2004), Russia’s strategic co-operation with India and China: A

comparative study, Centre for Russian, Central Asian and East European Studies,

School of International studies Jawaharlal Nehru University, New Delhi.

214. B.Thomas (2007), “Putin’s India Policy: Mutual Gains for Future”, India

Quarterly, Vol. LXIII, No.2, pp. 121 - 149.

169

215. R.Thornton (2012), India Russia Military Cooperation Which Way Forward ?,

Journal of Defence Studies, Vol. 6, No. 3, pp. 99 - 112.

216. R.Tiwari (1994), “Pack a Manipulator in J & K”, The Pioneer, Vol.2, No.4, pp.8- 15

217. A.Ulyukaev (1996), Reforming the Russian economy, 1991- 1995 (London,

Centre for Research into Post Communist Economics.

218. U.S.Department of Commerce, Trade in Goods with India;

https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5330.html; ngày truy cập 2/1/2016.

219. E.Valkenier (1986), The Soviet Union and the Third World: An Economic Bind,

New Delhi: Allied Publishers.

220. S.Varadarajan (2007), “India’s anti-Iran votes were coerced, says former U.S.

official”, The Hindu; http://www.thehindu.com/todays-paper/tp-national/Indias-

anti-Iran-votes-were-coerced-says-former-U.S.-official/article14721223.ece;

ngày truy cập 2/1/2015.

221. H.Vasudevan (2010), Shadows of substance: Indo - Russian trade and military

technical cooperation since 1991, New Delhi: Manohar Publishers & Distributors.

222. Visit to India of N.A.Bulganin, Chairman of the USSR Council of Ministers, and

N.S. Khrushchev, Member of the Presidium of the USSR Supreme Soviet,

Speeches and Official Documents, November 18- December 1 and December 7-

14, 1955, Moscow: Foreign Language Publishing House, 1956.

223. A.Volin and M.Margelov (ed) (2000), Chechnya, The White Paper, RIA Novosti

and Russian Information Centre, Moscow.

224. A.Wagner (2000), “Russia, India Sign Secret Nuclear Energy Accord”, Arms

Control Today, Vol. 30, No. 9, p. 25.

225. R.Weitz (2012), “The maturing of Russia - India defence relations”, Journal of

Defence Studies, Vol. 6, No.3, pp.75 - 98.

226. T.Withington (2002), “The Other Allies: Russia, India and Afghanistan’s United

Front”, Current History, Vol. 101, No. 651, pp. 36 - 48.

227. World Bank (2014), GDP (current USD). World Bank national accounts data,

and OECD National Accounts data files; http://databank.worldbank.org

228. R.S.Yadav (1992), “Implication of Soviet Coup for Indo - Soviet Relations”,

Strategic Analysis, Vol. 14, No.11, pp.1251- 1259.

229. M. Yurkin, “Moscow will not quarrel with its ally: Indian nuclear tests do not

threaten Russia”, Izvestiya, 14 May 1998.

170

Tiếng Nga

230. Т.В.Ахмадулина, В.М.Распопов (2016), “Перспективы российско-индийского

инвестиционного сотрудничества”, Российский внешнеэкономический

вестник, (8) 112- 124 (Triển vọng hợp tác đầu tư Nga-Ấn Độ)

231. Ф. Н. Юрлов, (1998), Россия и Индия в меняющемся мире, М.: Институт

востоковедения РАН; (Nga và Ấn Độ trong một thế giới đang thay đổi).

232. Ю.А.Коновалова (2015), “Российско-индийское торгово-экономическое

сотрудничество на современном этапе”//Интернет-журнал “Науковедение”,

Том 7, №2; (Hợp tác kinh tế và thương mại Nga - Ấn Độ ở giai đoạn hiện nay)

233. А.А.Куценков, Ф. Юрлов (1995), Россия и Индия в современном мире,

Центр индийских исследований, Институт востоковедения, Российская

академия наук (Nga và Ấn Độ trong thế giới hiện đại)

234. Б. Н. Кузык, Т. Л.Шаумян (2009), Индия - Россия. Стратегия партнѐрства

в XXI веке. М.: Институт экономических стратегий; (Ấn Độ - Nga: Đối tác

chiến lược trong thế kỷ 21).

235. C.Ю.Черников, Ю.А.Коновалова (2016), “Российско-индийское

сотрудничество в высокотехнологичных отраслях промышленности”,

Экономика в промышленности, (2), 99 - 107 (Hợp tác Nga-Ấn Độ trong các

ngành công nghiệp công nghệ cao).

236. О.В.Устюжанцева (2016), “Образовательное сотрудничество в российско-

индийских отношениях”, Сибирские исторические исследования, № 3; pp.43

- 64 (Hợp tác giáo dục giữa Nga và Ấn Độ)

237. Начало российско-индийских переговоров в расширенном составе, 3 сентября

2009 года, Москва. Кремль; http://kremlin.ru/events/president/transcripts/5364; ngày

truy cập 22/3/2015

238. Торжественный вечер, посвящѐнный Году Индии в России, 3 сентября 2009

года Москва; http://kremlin.ru/events/president/transcripts/5368; ngày truy cập

22/3/2015.

Tiếng Trung

239. 马加力, 印俄战略伙伴关系的新发展, “当代亚太”2009年第 1 期, 第 44 - 52 页

(Những phát triển mới của quan hệ đối tác chiến lược Nga - Ấn Độ).

171

240. 许剑冬,俄罗斯印度军事合作评析,国际经济2009年11月5日, 40-47 (Luận bàn

về hợp tác quân sự Nga - Ấn)

241. 吴瑕,俄罗斯与印度军事合作态势分析,吴瑕,俄罗斯中亚东欧 研 究 2006 年5期;

54 - 57 (Phân tích xu hướng hợp tác quân sự giữa Nga và Ấn Độ)

242. 方天賜 ,“中印俄戰略三角” 的發展及可能性評估, 展望與探索, 第 3 卷第 5 期

94 年 5 月; 20 - 33 (Đánh giá về sự phát triển và khả năng của một “Tam giác

chiến lược Trung Quốc - Ấn Độ - Nga).

243. 宋伟-孔静, 印俄:从争霸联盟到紧密合作,西伯利亚研究2004年10月第31卷第5

期; 34-36 (Ấn Độ và Nga: Từ liên minh tranh quyền bá chủ đến hợp tác mật thiết)

Tiếng Pháp

244. G.Boquérat (2011), La coopération militaro-industrielle au coeur des relations

indo-russes, Ifri, Asia Visions 37, Paris.

245. G.Boquérat, F.Grare (eds) (2004), “India, China, Russia: Intricacies of an Asian

Triangle”, Marshall Cavendish Academic/India Research Press, Singapour

246. I.Facon and R.Poukhov (2008), Russie, Inde, coopération militaro-technique,

Fondation pour la Recherche Stratégique, Paris.

172

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. MỘT SỐ VĂN BẢN HỢP TÁC

TRONG QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NGA (1991 - 2010)

Phụ lục 1.1. TREATY OF FRIENDSHIP AND COOPERATION BETWEEN

THE REPUBLIC OF INDIA AND THE RUSSIAN FEDERATION

The Republic of India and the Russian Federation,

Proceeding from the mutual aspirations of the people of both States for

strengthening and consolidating the centuries old traditions of friendship and

cooperation between them,

Believing that the all round development of friendship and cooperation meets

the basic national interest of both the States as well as the interest of lasting peace in

Asia and the world,

Inspired by the common ideals of peace, democracy, human rights and

fundamental freedoms, non-violence and secularism,

Convinced that in the modern world international problems can be resolved

only on the basis of cooperation, respect for sovereign equality, independence,

territorial integrity, non – use of force, non – interference in the internal affairs of

States and respect for the principles of justice and international law,

Determined to continue their efforts to promote international peace and

security, general and complete disarmament and peaceful seetlement of disputes,

Reaffirming their adherence to the purposes and priciples of the United

Nations Charter,

Recognising that the present Treaty is a continuation of the Treaty of Peace,

Friendship and Cooperation between the Republic of India and the USSR, August 9, 1971

Resolving to develop actively their relations in the political, economic, trade,

scientific, technological, cultural and other spheres,

Agreed as follows:

ARTICLE I

The High Contracting Parties solemnly declare that peaceful, friendly and

good neighbourly relations shall always prevail between the two countries and their

peoples.

Each Party shall respect the independence, sovereignty and territorial

integrity of the other Party and refrain from interfering in the other’s internal affairs.

173

They undertake to develop cooperation in the political, economic, trade,

scientific, technological, cultural and other fields an the basis of the aforesaid

principles as well as those of equality, mutual benefit and MFN treatment.

ARTICLE II

The Republic of Indian respects the policy of the Russian Federation aimed

at democratisation and de – ideologisation of international reletions, development of

equal partnership and cooperation within the international community,

strengthening of universal security.

The Russian Federation respects India’s policy of non – alignment and its

role for maintenance of international peace, security and international cooperation

for development.

ARTICLE III

Being deeply interested in ensuring peace and security off all peoples and

attaching great importance to their mutual cooperation in world affairs, the High

Contracting Paties shall hold regular consultations with each other at various levels

on all important issues affecting the interests of both the Parties.

In case of a situation which in the opinion of the High Contracting Parties,

constitutes a threat to peace or breach of peace, they would immediately contact

each other for coordination of their positions in the interest of eliminating the threat

or re- establishing peace,

Neither Party shall take any actions which might pose a threat or impair the

security of the other Party.

ARTICLE IV

The High Contracting Parties keeping in mind the objective of general and

complete disarmament, agree that the process of nuclear and conventional

disarmament including reduction and eventual elimination of weapons of mass

destruction should be expedited.

They consider that reduction of armed forces and armaments to the level,

dictated by the minimum needs of defence, will lead to strengthening security and

stability at the regional as well as global level.

ARTICLE V

The High Contracting Parties would strive for further enhancing the role of

the United Nations. They would deepen their interaction within the framework of

the UN and other international organisations and institutions.

174

ARTICLE VI

The High Contracting Parties shall pay special attention to the intensification

of inter – parliamentary relations.

ARTICLE VII

The High Contracting Parties shall assist each other in the development of

mutually beneficial, economic, trade, scientific and technological cooperation.

Further, in accordance with their national laws and international obligations they

shall also establish necessary economic, financial and legal conditions for

promotion of business and other economic activities, bilateral and multilateral joint

ventures and facilitation of foreign investments consistent with the priciple of

national sovereignty over natural resources. The High Contracting Parties shall

enter into separate agreements, wherever necessary.

ARTICLE VIII

The High Contracting Parties shall cooperate with each other in the field of

environment by exchange of experience in sustainable use of natural resources,

introduction of environment – friendly technologies and undertaking measures for

the protection and restoration of the environment. They shall also render mutal

assistance to each other in preventing and mitigating the consequances of natural

calamities and serious accidents. Both sides would contribute to the formulation of

an international strategy for protecting the environment taking into account their

respective national concerns.

ARTICLE IX

The High Contracting Parties shall promote further development of

cooperation in the field of education, culture, art, tourism and sports. The tradition

of cultural contact between the peoples of the two countries would be furthered and

academic, scientific and technological exchanges promoted in accordance with their

national laws and international obligations. Both parties would also extend

cooperation in respect of protection of historical and cultural monuments. Separate

sgreements would be entered into in respect of all the above areas of cooperation, if

considered necessary.

ARTICLE X

The High Contracting Parties shall promote development of cooperation and

exchanges in the field of information by encouraging contact between institutions

and representatives of mass media and mass communications.

175

ARTICLE XI

The High Contracting Parties shall continue to promote interaction in all

areas pertaining to social welfare, health, including public health, protection against

infectious and other diseases.

ARTICLE XII

The High Contracting Parties shall protect and promote human rights and

fundamental freedoms, including freedom of religion and worship and rights of

minorities, in accordance with their national laws and international obligations.

They shall also cooperate in combating crime, particularly terrorism, hostage

– taking, unlawful acts detrimental to the security of maritime shipping and civil

aviation, illicit traffic in narcotics and illegal trade in objects of cultural and

historical value.

They shall undertake the necessary measures in order to render mutual legal

assistance in civil, family and crimnal cases and shall proceed to conclude an

appropriate agreement.

They also undertake to oppose all forms of religious extremism, hatred and

violence.

ARTICLE XII

The rights and obligations of the High Contracting Parties under the present

Treaty are without prejudice to their rights and obligations under any other existing

bilateral and multilateral treaties to which they are parties.

ARTICLE XIV

The present Treaty is subject to ratificatin and comes into force on the day of

exchange of the instruments of ratification.

The present Treaty has been concluded for the period of twenty years. It will

automatically be extended by every subsequent periods of 5 years, if one of the

High Contracting Parties does not express its will to discontinue the Treaty,

notifying the other High Contracting Party 12 months prior to the expiry of the

period.

Done in New Delhi on 28 January, 1993, in two copies each, in Hindi,

Russian and English, all texts being equally authentic.

176

Phụ lục 1.2. AGREEMENT BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE

RUSSIAN FEDERATION AND THE GOVERNMENT OF THE REPUBLIC

OF INDIA ON DEFENCE COOPERATION

Preamble

The Government of the Russian federation and the Government of the

Republic of India, hereinafter referred to as "Parties" and singly "Party".

Considering the existing friendly relations between their Governments,

countries and peoples,

Recalling the Treaty of Friendship and cooperation between the Russian

Federation and the Republic of India,

Reiterating their support for the principle does not effecting adversely each

other's security interests,

Desiring to promote defence cooperation for mutual benefit,

Recognizing that this cooperation should be carried out in an effective and

purposeful manner on the basis of equality, reciprocity and actual benefit,

Have agreed to conclude the present Agreement for bilateral defence

cooperation.

Article 1

Scope of Cooperation

1.1 The Parties hereby agree within the framework of their laws to:

1.2 Promotion of bilateral defence relations and cooperation in specific areas to be

agreed upon, including guaranteed supply of Defence equipment related items spare

parts, product support and comprehensive success needed for maintenance,

repairing overhaul, and modernization.

1.3 Promotion of cooperation in defence science and technology, training, visits,

exchange of personnel and joint research and development projects.

1.4 Promotion of cooperation through transfer of technology, assistance in setting

up of projects, license production and third country exports.

177

1.5 Promotion of military to military cooperation through training, visits, exchange

of information, exchange of personnel and sharing of experience between the two

Armed Forces.

1.6 Rendering of continued assistance in the exploitation and servicing of

equipment and weapon systems.

1.7 Undertaking other activities or programmes to be mutually agreed upon.

Article 2

Management of Cooperation

2.1 Keeping in view the objectives of this Agreements, the two Parties will meet

periodically to evolve concrete programmes for mutual benefit.

2.2 Programmes of cooperation may also be agreed upon by exchange of

communications between the two Parties or through diplomatic channels.

2.3 For the purpose of execution of the mutually agreed programmes of

cooperation, the two Parties shall, whenever necessary, enter into specific contracts

or agreements, without prejudice to the commitments already existing for the

maintenance and repair of military equipment earlier supplied.

2.4 Prior to the closure of a line of production of interest to the other Party, the

Concerned Party shall proceed only after due consultation with the other.

Article 3

Meetings

3.1 The two Parties shall meet alternately in Russia and India, whenever required.

3.2 The agenda and related organizational and administrative matters for the

conduct of meetings shall be decided by mutual agreement.

3.3 The decision taken in such meetings shall be recorded in the form of agreed

minutes.

Article 4

Security Arrangements

4.1 Both Parties shall take necessary measures to ensure secrecy of information,

obtained in the course of implementation of this Agreement. This information shall

not be used by either Party to the detriment of the national interests of the other

178

Party. The Parties shall not divulge such information to any third party without the

prior written consent of the other Party.

Article 5

Final Provisions

5.1 This Agreement comes into effect on the date of its signing.

5.2 Either Party may make a request at any time to vary, modify or otherwise amend

this agreement. Such variation, modification or amendment shall come into effect

upon the agreement of the other Party.

5.3 This Agreement may be terminated at any time by mutual agreement by giving

six months notice.

5.4 Any difference on the interpretation or application of this agreement shall be

amicably resolved through mutual consultations.

5.5 Done in New Delhi on 28th January, 1993 in two originals each, in the Russian,

Hindi and English languages, all the texts being equally authentic.

In witness hereof the undersigned being duly authorized by their respective

Governments have signed the present Agreement.

For and on Behalf of The Government ofThe Russian Federation

For and on Behalf of The Government ofThe Republic of Indian.

(Nguồn: Library Ministry of External Affairs, Government of India, Foreign Affairs Record Vol.

XXXIX No.1 January, 1993, pp.21 - 22)

179

Phụ lục 1.3. MOSCOW DECLARATION ON THE PROTECTION OF THE

INTERESTS OF PLURALISTIC STATES

1. The eve of the twenty-first century is witness to far-reaching historic

changes that are destined to transform the world for present and future generations.

2. The end of the cold war has opened prospects for attaining global security

and stability, and has offered both opportunities and challenges for fruitful

cooperation among States.

3. Internationally accepted standards of democracy and the rule of law are

perceived by an increasing number of States as basic components of their political

systems and a reliable guarantee for the promotion and protection of human rights.

4. Governments are becoming increasingly aware that economic reforms and

integration into the world economy, on the basis of equal rights and responsibilities,

are prerequisites for the progress of all States.

5. However, tension and violence still persist in the world. As ideological

and other barriers to mutually beneficial cooperation are being overcome, new

challenges to security and stability are emerging. In particular, there is a growing

threat from the forces of aggressive nationalism, religious and political extremism,

terrorism and separatism, which strike at the unity of pluralistic States.

6. India and Russia, being among the largest multi-ethnic, multilingual and

multi-religious States, recognize their responsibility for opposing threats to

democracy and peace together with other members of the world community. They

believe that the experience accumulated by them in governing their societies on the

basis of their commitment to unity in diversity can make a valuable contribution in

this respect. They are convinced that the guiding principles of every democratic

society, such as equality, rule of law, observance of human rights, freedom of

choice and tolerance, should be equally applicable to international relations. These

must be based on respect for the sovereignty, equality and territorial integrity of

States, non-interference in their internal affairs and peaceful coexistence.

7. Exercising their right to self-determination, the peoples of India and Russia

have established by law sovereign and free States. Throughout the territories of their

respective countries, the will of the people and the realization of their historic destiny

are expressed through participation in the process of representative democracy.

8. The different religions that coexist in India and Russia enrich the spiritual

values of societies and of world civilization. The right to profess, practise or

180

promote any religion is guaranteed by the Constitutions of the two countries and is

characteristic of their everyday life. Claims to religious exclusivism are a threat to

the exercise of that right and lead to extremism and intolerance both within States

and internationally.

9. India and Russia are determined to protect the cultural and religious

diversity of their societies from these dangers. They firmly declare that it is

inadmissible to arouse inter-ethnic and inter-religious hatred or to promote

aggressive nationalism and religious fanaticism.

10. Both countries are convinced that destabilization of relations between

ethnic or religious groups, efforts forcibly to displace them, ethnic cleansing and the

promotion of internal and transborder terrorism, motivated by vested interests, lead

to annihilation of all the positive and constructive elements accumulated by

mankind during the many thousands of years of its existence.

11. India and Russia are convinced that large multi-ethnic States bear a

special responsibility for the destiny of hundreds of millions of people. They

advocate unconditional observance of the principles of respect for territorial

integrity and unity of the State as a key factor of viability of multi-ethnic

States.They reiterate their support for each other’s territorial integrity as constituted

by law and enshrined in their respective Constitutions.

12. India welcomes the formation of the Commonwealth of Independent

States, the various agreements on cooperation signed within that framework,

including the Declaration on Respect of Sovereignty, Territorial Integrity and

Inviolability of Frontiers of the States of the Commonwealth of Independent States,

of 14 April 1994. It appreciates Russia’s efforts towards promoting the spirit of

good-neighbourliness and cooperation among States of the former Union of Soviet

Socialist Republics.

13. India understands Russia’s concerns that all people residing in the territories

of the former Soviet Union should have equal protection before law and the

safeguarding of their fundamental human rights as guaranteed in democratic societies.

14. Russia appreciates the efforts made by the Government and people of

India to strengthen social harmony, promote the development of the country and

preserve the territorial integrity and sovereignty of the country. It supports India’s

actions to create an atmosphere of confidence in South Asia and to promote good

neighbourliness and cooperation between the States of the region.

181

15. India and Russia agree to exchange experience in nation-building,

including in addressing the need for decentralization without impairing the integrity

and unity of their States.

16. India and Russia believe that the successful development of multi-ethnic,

multi-religious States promotes international peace and stability. They, therefore,

urge other members of the international community and international and regional

organizations to respect the integrity of these States.

P. V. Narasimha RAO

Prime Minister of the Republic of India

Boris N. YELTSIN

President of the Russian Federation

(Phụ lục đính kèm trong Thư của các Đại diện thường trực của Ấn Độ (M. H. ANSARI) và Liên

bang Nga (Y. VORONTSOV) tại Liên Hợp Quốc gửi cho Tổng thư ký ngày 15/7/1994.

http://repository.un.org/bitstream/handle/11176/174736/A_49_271-

EN.pdf?sequence=3&isAllowed=y)

182

Phụ lục 1.4. AGREEMENT BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE

RUSSIAN FEDERATION AND THE GOVERNMENT OF THE REPUBLIC

OF INDIA FOR THE PROMOTION AND MUTUAL PROTECTION OF

INVESTMENTS

The Government of the Republic of India and The Government of the

Russian Federation (hereinafter referred to as the Contracting Parties)

Desirous of creating conditions favourable for greater investments by

investors of one Contracting Party in the territory of the State of the other

Contracting Party;

Recognising that the promotion and mutual protection of such investments

will be conducive to the stimulation of business initiative and will increase

prosperity in both States;

Have agreed as follows:

ARTICLE 1

DEFINITIONS

For the purposes of this Agreement

1. The term "investment" means every kind of asset, including intellectual

property rights, invested by an investor of one Contracting Party in the territory of

the State of the other Contracting Party in accordance with the laws of the

State of that Contracting Party, in particular:

a. movable and immovable property, as well as related rights in rem;

b. shares, stock and any other form. of participation in a company, enterprise,

corporation, firm, association or other legal entity;

c. claims based on rights to money or to any performance under contract

having a financial value;

2. The term “investor” means with regard to each Contracting Party:

a. Any natural person having the citizenship of the State of that Contracting

Party in accordance with its laws.,

b. Any legal entity, including a corporation, company, firm, enterprise or

association incorporated or constituted in the territory or the State of that

Contracting Party in accordance with its laws;

3. The term “returns” means the monetary amounts yielded by an investment

such as profits, interest. dividends, royalties and other fees;

183

4. The term “territory” means: the territory of the Russian Federation or the

territory of the Republic of India including the land territory, internal waters and

territorial sea, air space above as well as the Exclusive Economic Zone and

Continental Shelf within which the respective State has and exercises sovereign

rights and jurisdiction in accordance with its laws and international law including

the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea.

ARTICLE 2

APPLICABILIT`Y OF THE AGREEMENT

1. The provision of this Agreement shallapply to all investments made on or

after 1st January, 1987 by investors of either Contracting Party in the territory of the

State of the other Contracting Party.

2. The provisions of this Agreement shall not apply to taxation matters.

ARTICLE 3

PROMOTION AND MUTUAL PROTECTIONOF INVESTMENTS

1. Each Contracting Party shall encourage and create favourable conditions

for investors of the other Contracting Party to make investments in the territory of

its State, and shall admit such Investments in accordance with its laws and

regulations.

2. Investments of the investors of each Contracting Party shall at all times be

accorded fair and equitable treatment and shall enjoy full protection and security in

the territory of the State of the other Contracting Party.

3. The provisions of this Agreement shall not preclude the application by

either Contracting Party of measures necessary to safeguard its essential security

interests, or to the prevention of diseases and pests in animals or plants.

ARTICLE 4

TREATMENT OF INVESTMENTS

1. Each Contracting Party shall grant to investments made in the territory of

its State by investors of the other Contracting Party treatment no less favourable

than that which it accords to investments of its own investors or to investments of

investors of any third State. The same treatment shall also be granted with respect to

the management maintenance, use, enjoyment or disposal of investments.

2. Each Contracting Party reserves the right to make or maintain exceptions

from national treatment granted in accordance with paragraph 1 of this Article, in

accordance with the laws and regulations of its State. However, any new exception

184

shall not apply to investments made in the territory of its State by investors of the

other Contracting Party before the entry into force of such exception.

3. The most favoured nation treatment granted in accordance with paragraph

1 of this Article shall not -apply to advantages and privileges which:

a. Any of the, Contracting Parties is providing or may Provide in future in

connection with its participation in a common market, free trade area, a customs

union or economic union;

b.The Russian Federation is providing or may provide in future by virtue of

agreements with the States that constituted the former Union of Soviet Socialist

Republics.

ARTICLE 5

EXPROPRIATION

1. Investments of investors of either Contracting Party shall not be

nationalised, expropriated or subjected to measures having effect equivalent to

nationalisation or expropriation (hereinafter referred to as "expropriation") in the

territory of the State of the other Contracting Party except for a public purpose in

accordance with the laws and regulations of the State of the latter Contracting Party,

on a nondiscriminatory basis, and against compensation.

2. The compensation provided for in paragraph 1 of this Article shall be

equivalent to the market value of the investment immediately before the date on

which the actual or impending expropriation becomes public knowledge.

The compensation shall be paid without undue delay. It shall H carry interest

from the date of expropariation until the date of payment at the commercial rate

established on a market basis.

3. The investors whose investments have been expropriated shall have a right

under the laws and regulations of the Contracting Party making the expropriation

for a review of his case of expropriation by a judicial or other independent authority

of the State of that Contracting Party.

ARTICLE 6

COMPENSATION FOR LOSSES

investors of one Contracting Party whose investments in the territory of the

State of the other Contracting Party suffer losses owing to war or other armed

conflict, a state of national emergency, civil disturbances or other similar

circumstances, shall be accorded by the latter Contracting Party treatment, as

185

regards compensation, restitution, indemnification or other forms of settlement, no

less favourable than that which the latter Contracting Party accords to its own

investors or to investors of any third State.

ARTICLE 7

TRANSFER OF PAYMENTS

1. Each Contracting Party shall, in accordance with the laws and regulations

of its State, ensure to investors of the other Contracting Party, the free transfer of

payments in relation to investments, and in particular the transfer of:

a. Initial capital and additional amounts to maintain or increase the

investment.

b. Returns;

c. Funds in repayment of loans, connected to an investment;

d. Proceeds of sale or liquidation of the whole or any part of the investment;"

e. Compensation, according to Articles 5 and 6 of this Agreement;

f. The unspent earnings of citizens of the State of the other Contracting Party

who work in connection with the investment in the territory of the State of the

former Contracting Party.

2. The transfer of payments provided for in paragraph 1 of this Article shall be

effected without undue delay, in a freely convertible currency and at the rate of exchange

on the date of transfer, applied in accordance with the foreign exchange regulations of

the State of the Contracting Party in whose territory the investment has been made.

ARTICLE 8

SUBROGATION

Where one Contracting Party or its designated agency has granted a

guarantee against non-commercial risks to an investment by its investor with regard

to his Investment in the territory of the State of the other Contracting Party, the latter

shall recognise the rights of the first Contracting Party or its designated agency by

virtue of subrogation to the rights, including claims, of the investors, when payment has

been made under this guarantee by the first Contracting Party or its designated agency.

The subrogated rights shall not exceed the rights of the investor.

ARTICLE 9

DISPUTES BETWEEN AN INVESTOR OF ONE CONTRACTING PARTY

AND THE OTHER CONTRACTING PARTY

186

1. Disputes between an investor of either Contracting Party and the other

Contracting Party arising in relation to investments made in the territory of the State

of the latter, concerning obligations under this Agreement, shall as far as possible be

settled amicably including resort to, upon mutual agreement of the parties to the

dispute, conciliation procedures under the Conciliation Rules of the United Nations

Commission on International Trade Law (UNCITRAL).

2. If a dispute cannot be settled in such a manner within six months from the

date either party to the dispute requested in writing amicable settlement, unless

otherwise agreed to by both parties, the investor concerned may submit the dispute

to an ad hoe international arbitration tribunal set up in accordance With the

Arbitration Rules of UNCITRAL. In respect of such arbitration proceedings the

following shall apply:

a. The arbitration tribunal shall consist of three arbitrators. Each party to the

dispute shall select an arbitrator. These two arbitrators shall appoint by mutual

agreement a Chairman of the arbitration tribunal who shall be a citizen of a third

State. The arbitrators shall be appointed within two months from the date when one

of the parties to the dispute informs the other in writing of its intention to submit the

dispute to arbitration.

b if the necessary appointments are not made within the period specified in

(a) above either party to the dispute may, in the absence of any other agreement,

request the President of the International Court of Justice to make such

appointments.

c. The arbitral award shall be made in accordance with the provisions of this

Agreement.

d. Each party to the dispute shall bear the cost of its own arbitrator and its

representation in the arbitration proceedings. The cost of the Chairman in

discharging his functions and the remaining costs of the tribunal shall be borne

equally by the parties to the dispute. The tribunal may, however, in its decision

direct that a higher proportion of costs shall be borne by one of the two parties.

ARTICLE 10

DISPUTES BETWEEN THE CONTRACTING PARTIES

1. Disputes between the Contracting Parties concerning the interpretation or

application of this Agreement should, if possible, be settled through negotiations.

187

2. If a dispute between the Contracting Parties cannot be settled within six

months from the date either Contracting Party requested negotiations it shall, upon

the request of either Contracting Party, be submitted to an arbitral tribunal.

3. The arbitral tribunal shall consist of three arbitrators. Within two months

of receipt of the request for arbitration, each Contracting Party shall appoint one

arbitrator and the arbitrators shall jointly select a citizen of a third State who on

approval by the two Contracting Parties shall be appointed Chairman of the tribunal.

The Chairman shall be appointed within two months from the date of appointment

of the other two members of the tribunal.

4. If within the periods specified in paragraph 3 of this Article the necessary

appointments have not been made, either Contracting Party may, in the absence of

any other agreement, invite the President of the International Court of Justice to

make such appointments. If the President is a citizen of the State of either

Contracting Party or if he is otherwise prevented from discharging the said function,

the Vice-President of the International Court of Justice shall be invited to make such

appointments. If the Vice-President is a citizen of the State of either Contracting

Party or if he too is prevented from discharging the said function, the Member of

the International Court of Justice next in seniority who is not a citizen of the State

of either Contracting Party shall be invited to make such appointments.

5. The arbitral tribunal shall reach its decision by a majority of votes. Such

decision shall be binding on both Contracting Parties. Each Contracting Party shall

bear the cost of its own member of the tribunal and of its representation in the

arbitral proceedings. The costs of the Chairman and the remaining costs shall be

borne equally by the Contracting Parties. The tribunal may, however, in its decision

direct that a higher proportion of costs shall be borne by one of the two Contracting

Parties. The tribunal shall determine its own procedure.

ARTICLE 11

APPLICABLE lAW

To all investments, subject to this Agreement, shall be applicable the laws

and regulations of the State of the Contracting Party in the territory of which such

investments are made.

188

ARTICLE 12

APPLICATION OF OTHER RULES

If in accordance with the laws and regulations of the State of a Contracting

Party or an international agreement to which both Contracting Parties are parties,

treatment more favourable is accorded to investments of investors of the other

Contracting Party than that which is provided for in this Agreement, the more

favourable treatment shall apply.

ARTICLE 13

ENTRY INTO FORCE, DURATION ANDTERMINATION OF THE

AGREEMENT

1. This Agreement shall enter into force on the date of receipt of the last

written notification confirming the fulfilment of all necessary constitutional

procedure by the Contracting Parties.

2. This Agreement shall remain in force for a period of ten years and shall

continue in force until the expiry of twelve months from the date on which either

Contracting Party gives written notice to the other Contracting Party of its intention

to terminate this Agreement.

3. In respect of investments made prior to the date of termination of this

Agreement, its provisions shall continue to be effective for a further period of

fifteen years from this date.

Done at New Delhi on this 23rd Day of December, 1994 in two originals

each in the Hindi, Russian and English, all texts being equally authoritative.

In case of divergence of interpretation, the English text shall be used.

Sd/-For the Government of the Republic of India

Sd/-For the Government ofthe Russian Federation

(Nguồn: Library Ministry of External Affairs, Government of India, Foreign Affairs Record

VOL XL No 12 December 1994; tr.254-258)

189

Phụ lục 1.5. DECLARATION ON STRATEGIC PARTNERSHIP BETWEEN

THE REPUBLIC OF INDIA AND THE RUSSIAN FEDERATION

The Republic of India and the Russian Federation, hereinafter referred to as

the Sides,

PROCEEDING from a desire to further consolidate their traditionally close

and friendly ties to mutual benefit,

DRAWING upon their rich and fruitful tradition of cooperation in various

fields accumulated over half a century since their establishment of diplomatic

relations,

EMPHASIZING the fundamental and lasting importance of the Treaty of

Friendship and Cooperation between the Republic of India and the Russian

Federation of 28 January 1993, which was a continuation of the bilateral Treaty of

Peace, Friendship and Cooperation of 9 August 1971; of the Declaration on the

Further Development and Intensification of Cooperation between the Republic of

India and the Russian Federation of 30 June, 1994; and of the Moscow Declaration

on the further Development and Intensification of Cooperation between the

Republic of India and the Russian Federation of 30 June, 1994; and of the Moscow

Declaration on the Protection of the Interests of Pluralistic States of 30 June, 1994,

CONVINCED that the further comprehensive development of their bilateral

ties would promote progress and prosperity in both states and the consolidation of

positive trends in the world as a whole,

SEEKING to impart a qualitatively new character and long term perspective

to their multifaceted bilateral relations and to actively develop them in political

economic, trade, scientific, technological, cultural and other fields, in the years

ahead and into the 21st century,

PROCEEDING from the conviction that it is necessary to build a multipolar

global structure based on sovereign equality of all states and peoples, democratic

values and justice,

CONFIRMING their adherence to the common ideals of peace democracy,

rule of law, human rights and fundamental freedoms, non-violence and secularism,

RECOGNISING their special responsibility by virtue of being among the

largest multiethnic, multilingual and multireligious States,

190

INSPIRED by a desire to jointly contribute to the strengthening of

international peace and security, the democratisation of international relations, as

well as to the promotion of the establishment of a new just and stable world order,

REAFFIRMING their commitment to the purposes and principles of the

United Nations Charter,

DECLARE as follows:

1. The Sides hereby proclaim the establishment of relations of strategic partnership

between them. Based on mutual understanding and long term confidence in each

other, this envisages the elevation of their multifaceted ties to an even higher and

qualitatively new level, while imparting them with a specially close and dynamic

character, both in the bilateral field and in the international arena.

2. This strategic partnership between the Sides is based upon the principles of

sovereignty, equality and territorial integrity of States, non-interference in their

internal affairs, mutual respect and mutual benefit.

3. Such a strategic partnership would include enhanced cooperation in the following

fields.

(a) Political

- Convening of annual Summit level meetings;

- Regular bilateral political and foreign office consultations on issues of mutual

concern;

- Closer cooperation at the United Nations, including its specialized agencies and

institutions at other international and regional for a;

- Further intensifying their efforts aimed at strengthening international peace and

security, general and complete disarmament, systematic and progressive efforts to

reduce nuclear weapons globally, with the ultimate goal of eliminating these

weapons, nuclear non-proliferation and the peaceful settlement of disputes

- Joint initiatives on key international and regional issues;

- Informing each other of planned foreign policy initiatives in the international

arena;

- Non-participation in any military-political or other alliances or associations or

armed conflict directed against the other Side, or in any treaties, agreements or

understandings infringing upon the independence sovereignty, territorial integrity

or national security interests of the other Side.

191

(b) Trade and Economy

- Strengthening close cooperation within the framework of the Indo-Russian Inter-

Governmental Commission on Trade, Economic, Scientific, Technological and

Cultural Cooperation, as well as other joint bodies of business and Industry

representatives, with a view to expand trade and economic relations;

- Deepening and diversifying cooperation in sectors such as metallurgy, fuel and

energy, information technology, communications and transport, including

merchant shipping and civil aviation;

- Further development of cooperation in banking and finance, and improving credit

and insurance facilities so as to promote bilateral trade;

- Creating a favourable environment for mutual investments and guaranteeing their

protection;

- Simplifying customs and other procedures and promoting the removal of non-tariff

barriers and gradual lowering of tariff barriers;

- Establishing effective mechanisms for interaction between Indian and Russian

entities with a view to achieve sustained expansion of bilateral trade in a long term

perspective;

- Encouraging contacts between regions in both countries with a view to promoting

trade and economic cooperation.

- Simplifying rules and procedures for travel by entrepreneurs and businessmen of

both countries;

- Further enhancing the quality and international competitiveness of their goods by,

inter alia, promoting the joint development and sharing of the latest technologies;

- Exploiting to mutual benefit the new opportunities arising out of the integration

processes underway in the world economy;

- Enhancing cooperation and coordination at international trade, economic and

financial bodies;

- Jointly exploring the possibilities of regional trading arrangements with third

countries

(c). Defence

- Consolidating defence and military-technical cooperation in a long-term

perspective.

- Deepening service to service cooperation

192

(d). Science and Technology

- Promoting existing and new forms of cooperation in fundamental and applied

scientific research, expanding the exchange of scientists and scientific information,

establishing direct ties between scientific research/higher educational institutions;

- Cooperating in areas such as oceanology, agricultural sciences, medical sciences

and biotechnology, environmentally clean technologies, meteorology

standardisation, metrology and certification of each other's products.

- Jointly exploring the possibilities of commercial application of the results of

scientific and technological research and development.

- Cooperating in the peaceful use of nuclear energy and the peaceful use of outer space.

(e). Culture

- Further promoting cultural cooperation and a wider exposure to each others'

cultural heritage and achievements;

- Activising contacts between peoples and organisations including in the fields of

culture, education, mass media, youth and sports.

- Promoting tourist exchanges and cooperation between tourist organisations in both

countries.

(f). Other fields

- Cooperating in the fight against international terrorism, separatism, organised

crime, and illegal trafficking in narcotics;

- Cooperation in rendering mutual legal assistance in civil and criminal matters and

in matters relating to extradition, as well as in other related areas

4. The strategic partnership between the Sides is not directed against any other State

or group of States, and does not seek to create a military-political alliance.

5. Signed on 3rd October 2000 at New Delhi in two originals each in Hindi, Russian

and English languages.

Prime Minister of the Republic of India President of the Russian Federation

(Nguồn: Ministry of External Affairs, Government of India)

193

Phụ lục 1.6. MOSCOW DECLARATION BETWEEN INDIA AND THE

RUSSIAN FEDERATION ON INTERNATIONAL TERRORISM

India and the Russian Federation affirm that international terrorism is a threat

to peace and security, a grave violation of human rights and a crime against

humanity. The struggle against international terrorism has become one of the

priority tasks of the world community. This evil can be vanquished only by

combining the efforts of all States.

Whatever be the motive of their perpetration – political, ideological,

philosophical, racial, ethnic, religious or any other, terrorist acts are unjustifiable.

India and the Russian Federation support the adoption on the basis of

international law of decisive measures against all States, individuals, and entities

which render support, harbour, finance, instigate or train terrorists or promote

terrorism. It is essential that all States, without exception, should pay particular

attention to the prevention of access of terrorists and extremist organisations and

groups to financial resources on the basis of international law.

In multi-ethnic and democratic countries such as India and the Russian

Federation, violent actions being perpetrated under the slogan of self-determination,

in reality represent acts of terrorism which in most cases have strong international

links. In addition, all acts and methods and practices of terrorism constitute a grave

violation of the purposes and the principles of the United Nations, jeopardise

friendly relations amongst States and are aimed at destruction of human rights,

fundamental freedoms and democratic basis of society. Multi-ethnic and democratic

societies are especially vulnerable to acts of terrorism which are an attack against

the values and freedoms enshrined in such societies.

Fully resolved to developing cooperation in the struggle against new

challenges in international terrorism including in the nuclear, chemical, biological,

space, cybernetics and other spheres, both Sides noted the presence of close nexus

between terrorism and illegal trafficking in narcotics, trade in arms and organised

crime and pointed to the significance of the need for close interaction at the

bilateral, as also at the multilateral level in combating these challenges to

international stability and security.

India and the Russian Federation are closely following the development of the

situation in and around Afghanistan and emphasise the necessity to avert the spilling

over of the conflict beyond the boundaries of one region, to prevent further extension

194

of terrorism. The Sides accorded highest priority to the continuation of effective

interaction on Afghanistan in the framework of the Indo-Russian Joint Working Group

on Afghanistan established between the two countries in October 2000.

India and the Russian Federation reaffirmed the central role of the United

Nations in the efforts of the international community in the struggle against

terrorism. They agreed that such a struggle must be conducted on the basis of

international law including the United Nations Charter. In this connection, the Sides

called for early completion of negotiations under U.N. auspices on the draft

Comprehensive Convention on International Terrorism and the Convention for the

suppression of acts of Nuclear Terrorism. Adoption of these Conventions would

assist in strengthening the international legal basis for effectively combating the

global menace of terrorism.

Signed on 6th November 2001 at Moscow in two originals, each in Hindi,

Russian and English languages.

Prime Minister

of the Republic of India

President

of the Russian Federation

(Nguồn: Ministry of External Affairs, Government of India)

195

Phụ lục 1.7. DELHI DECLARATION ON FURTHER CONSOLIDATION OF

STRATEGIC PARTNERSHIP BETWEEN THE REPUBLIC OF INDIA AND

THE RUSSIAN FEDERATION

The Republic of India and the Russian Federation,

Relying on long-standing traditions of friendship and good-neighbourliness;

Recalling the Treaty of Friendship and Cooperation between the Republic of

India and the Russian Federation of 28 January 1993 and the Declaration on

Strategic Partnership between the Republic of India and the Russian Federation of 5

October 2000;

Proceeding from the fact that the strategic partnership between India and

Russia is founded on the complementarity of national interests and geopolitical

priorities of the two countries;

Determined to elevate their strategic partnership to an even higher and

qualitatively new level in both bilateral and international arenas;

Recognizing respect for national sovereignty, territorial integrity, plurality,

diversity and tolerance as the cornerstone of a stable and enduring multi-polar

world;

Recognizing also their unique role and responsibility as multi-ethnic and

pluralistic States in contributing to a stable world order, as envisaged in the United

Nations Millennium Declaration of 8 September 2000 and the Moscow Declaration

by the Republic of India and the Russian Federation of 30 June 1994 on the

Protection of Interests of Pluralistic States, and in contributing to peace, stability

and prosperity in Asia and all over the world;

Determined to counter new challenges and threats to security - primarily

international terrorism - through mechanisms of bilateral and multilateral

cooperation;

Hereby declare:

Our strategic partnership provides a solid framework for long-term and all-

round development of relations. Mutual security, development and prosperity of our

peoples are core objectives of this partnership. It also contributes to countering

global challenges and threats and promoting strategic stability at the international

level.

The established practice of holding annual meetings at summit level as well

as at Ministerial and working levels, and exchanges between Parliamentary, judicial

196

and other constitutional bodies would be further intensified. There would be

particular emphasis on deepening the economic content of bilateral relations. People

to people contacts would be strengthened through an expanding network of ties

between the two societies.

Internationally accepted standards of democracy and the rule of law, as

enshrined in our respective Constitutions, are basic components of our political

systems. They are reliable guarantees for a pluralistic political, social and economic

framework and for the promotion and protection of the aspirations of our peoples

for human rights, life with dignity, and freedom from want and fear. These are

standards which shall also guide our relations with other countries. As large

multiethnic and pluralistic states, we are convinced of our special responsibility to

combat and bring to an end challenges posed to our unique attributes, including our

territorial integrity, by forces of terrorism, extremism and separatism.

We reiterate our support for each other's territorial integrity and respect for

each other's sovereignty, enshrined in our respective Constitutions. Neither side

shall take any actions which might threaten or impair the security of the other. Both

sides shall be guided by this principle in determining their security and defence

policies as well as in military technical cooperation with third countries.

Bilateral cooperation as well as cooperation with other countries would be

further enhanced to meet the various challenges of globalization, in particular the

mitigation of its negative manifestations. Globalization and national identity

represent complementary components of world order. Recognition of and respect

for diversity is a necessary precondition for human progress, and an essential

component of the Dialogue between Civilizations.

Enduring ties of friendship, trust and confidence and commonality of

interests confer on India and Russia a unique capability to contribute to the

evolution of a new world order, which would be stable, secure, equitable and

sustainable and will be based on the respect for the principles of the UN Charter and

international law. To fulfill this vision, both sides would endeavour to strengthen

relevant international institutions and mechanisms. Both countries reaffirm that now

more than ever before there is a need for the international community to commit

itself to the UN and multi-lateralism.

Both countries favour strengthening of UN's central role in promoting

international security in a multi-polar world. They stand for enhancing the

197

efficiency of the UN and its Security Council and making them more reflective of

the contemporary geo-political and economic realities and rendering them more

representative of the interests of the vast majority of the UN members by

completing the process of rationally reforming the Organisation based on the

broadest consensus of its member-states. In this context, Russia reaffirms its support

to India as a strong and appropriate candidate for permanent membership in an

expanded United Nations Security Council.

We take note of the outcome of the World Summit on Sustainable

Development at Johannesburg and in this context, welcome the reaffirmation of the

Rio principles. Taking note of the importance attached to the issue of climate

change by both the countries, we welcome the results of the Eighth Conference of

Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change hosted by

India in October-November 2002 and the initiative of the President of the Russian

Federation to convene in Moscow in Autumn 2003 the World Conference on

Climate Change.

Both the countries reiterate their commitment to work towards a new

cooperative security order that recognizes the legitimate security interests of all

countries and promotes global peace and stability at lower levels of armaments, and

strengthens non-proliferation and disarmament goals. India and Russia are

convinced that the promotion of the disarmament process, including reduction and

eventual elimination of nuclear weapons, is one of the most important components

of security both in Asia and in the world at large. We call for early start of

multilateral talks aimed at preparing a comprehensive arrangement on non-

deployment of weapons in outer space, non-use or threat of use of force in respect

of space based objects and preserving the use of space for full range of cooperative,

peaceful and developmental activities. Situation in our common neighborhood -

Afghanistan and Central Asia – is of vital security interest to both the countries We

feel that there is a need to continuously assess the evolving Afghan situation and

intend to continue and expand the close cooperation on Afghanistan. We welcome

the successful implementation of the Bonn Agreement and extend full support to the

Transitional Administration, aimed at promoting national reconciliation,

reconstruction of Afghan economy and rebuilding the Afghan institutions, including

indigenous security structures, which are important for countering and defeating

internal and external threats to Afghanistan's security. India and Russia agree to

198

cooperate closely in the reconstruction efforts in Afghanistan and agreed that these

should be driven by Afghan priorities. We underline the need for the United Nations

and the international community to remain engaged for ensuring the revival of

Afghanistan as a sovereign and independent state, free from terrorism, drugs and

external interference. Both sides have a vital interest in maintaining security,

stability and a secular order in the Central Asian region.

We call for containment of the spiral of violence in the Middle East and

resumption, in good faith, of the negotiations towards establishment of a just and

durable peace on the basis of UN Security Council Resolutions 242 (1967), 338

(1973) and 1397(2002).

Both the countries support the continuation of political and diplomatic efforts

to fully implement all the United Nations Security Council Resolutions on Iraq.

India and Russia have been victims of terrorism and, as democratic and open

societies, have been vulnerable to the threats posed by globalization of terror,

including new manifestations of linkage between terrorism and weapons of mass

destruction. Terrorism constitutes a gross violation of human rights, particularly the

most fundamental right- the right to life – and is a crime against humanity. India

and Russia firmly condemn all acts of terrorism wherever they may occur and

whatever may be their motivation. Terrorism cannot be justified on any grounds and

must be condemned unambiguously wherever it exists. Both the countries strongly

condemn those who support terrorism or finance, train, harbour or support terrorists.

States that aid abet or shelter terrorists are as guilty of the acts of terrorism as their

perpetrators.

We are fully determined to strengthen our cooperation in the fight against

terrorism, separatism and extremism, and the support these phenomena receive from

organized crime and illicit arms and drugs trafficking. Both the countries regard

these as global threats, which can be effectively countered only through collective,

comprehensive, determined and sustained efforts of the international community.

The fight against terrorism must not admit of any double standards and should also

target the financial and other sources of support to terrorism. Both the countries

reaffirm the relevance of the Moscow Declaration by the Republic of India and the

Russian Federation on International Terrorism of 6 November 2001. In this regard,

they also stress the paramount importance of strict implementation of UN Security

Council Resolutions on the fight against terrorism, in particular Resolution 1373, and

199

universal antiterrorist conventions which create the basic framework for national,

regional and international obligations and cooperation of the international community

in combating terrorism, in accordance with the UN Charter. India and Russia remain

fully committed to implement this Resolution and call for an early agreement on, and

entry into force of, the Comprehensive Convention on International Terrorism and the

Convention for the Suppression of Acts of Nuclear Terrorism.

As victims of terrorism having its roots in our common neighborhood, we

have a particular interest in putting an end to this common threat through preventive

and deterrent measures nationally and bilaterally. The two countries agree to

enhance bilateral cooperation in order to combat terrorism, including in the context

of the cooperation under the aegis of the Joint Working Group on Afghanistan and

the Group on terrorism set up by the National Security Council of India and the

Security Council of the Russian Federation. The agreement to set up an Indio-

Russian Joint Working Group on Counter-terrorism will further strengthen our

cooperation in this sphere.

Both sides recognize that factors influencing global energy production and

supplies constituted an element of vital national interest and would be the subject of

regular bilateral discussions through relevant mechanisms. India and Russia would

strengthen cooperation in all areas of the energy sector taking into account the needs

of sustainable development and environmental protection.

The Republic of India and the Russian Federation are convinced that this

Declaration will widen and strengthen the framework of the existing cooperation in

different areas and will contribute to consolidation of our strategic partnership.

PRIME MINISTER OF THE

REPUBLIC OF INDIA

PRESIDENT OF THE RUSSIAN

FEDERATION

(Nguồn: Ministry of External Affairs, Government of India)

200

Phụ lục 1.8. JOINT DECLARATION OF THE REPUBLIC OF INDIA

AND THE RUSSIAN FEDERATION ON GLOBAL CHALLENGES AND

THREATS TO WORLD SECURITY AND STABILITY

The Republic of India and the Russian Federation,

GUIDED by noble purposes and principles of the United Nations Charter,

RELYING on the provisions of the United Nations Millennium Declaration

of 8 September 2000 concerning shared responsibility of States for managing

threats to international peace and security and for promoting principles of human

dignity, equality and justice at the global level,

NOTING the United Nations General Assembly Resolution 57/145 entitled

“Responding to Global Threats and Challenges” of 16 December 2002,

RECOGNISING globalisation and interdependence in the world as natural

processes in evolution of mankind, which offer both opportunities and challenges,

TAKING into account the fact that uneven distribution of benefits and costs

of globalisation have resulted in growing disparities among countries of the world,

DETERMINED to cooperate in countering global challenges and threats,

which emanate from international terrorism in all its forms and manifestations,

transnational organized crime, illicit drug trafficking, money laundering and

environmental and developmental challenges,

PROCEEDING from an urgent need to consolidate efforts of the

international community and the role of the United Nations in eliminating these

global challenges and threats,

CONSCIOUS of their common values and responsibilities as pluralistic

democracies,

DESIRING to continue to closely cooperate in contributing to world peace

and progress,

CONFIRMING their obligations in accordance with the Treaty of

Friendship and Cooperation between the Republic of India and the Russian

Federation of 28 January 1993, Moscow Declaration on Protection of Interests of

Pluralistic States of 30 June 1994, the Declaration on Strategic Partnership between

the Republic of India and the Russian Federation of 5 October 2000, the Delhi

Declaration on Further Consolidation of Strategic Partnership between the Republic

of India and the Russian Federation of 4 December 2002, the Moscow Declaration

by the Republic of India and the Russian Federation on International Terrorism of 6

201

November 2001 and the Memorandum of Understanding between the Government

of the Republic of India and the Government of the Russian Federation on

Cooperation in Combating International Terrorism of 4 December 2002,

HEREBY DECLARE:

India and the Russian Federation recognise that the aim of promoting global

peace, security and stability through dialogue, consultation and cooperation among

countries concerned is essential. As strategic partners, India and the Russian

Federation reaffirm their commitment to cooperate bilaterally and at the multilateral

level on strategic issues, and to evolve a universal effective system of countering

global challenges and threats of the 21st Century. The UN should continue to play a

leading role in this regard.

India and the Russian Federation as two large and influential democracies are

to play a significant role in this context. Both countries are committed to promoting

to the maximum extent, democratic values in international relations. India and the

Russian Federation affirm that the future international order based on multi-polarity,

should be determined by collective and multilateral processes rather than unilateral

ones. Both countries stand for building a unified, just and democratic world order

and a comprehensive system of collective security based on respect for rule of law

and international norms, reciprocal trust, mutual benefit, equality and cooperation.

India and the Russian Federation stress that the United Nations Organisation

has a vital role in tackling major international issues. The United Nations can and

should be reformed to reflect the current realities, with a view to preserve and

enhance its efficacy and efficiency. India and the Russian Federation proceed from

the idea that the reform of the UN should include an early expansion of the UN

Security Council. The UN should continue to play an important role in the

prevention and peaceful settlement of conflicts in conformity with the UN Charter

and international law.

India and the Russian Federation are convinced that greater interaction and

mutual respect among diverse societies and cultures will lead both to enrichment of

these cultures as well as to enhanced harmony and security in the world. In this era

of globalisation, it is by preserving pluralism that true multipolarity – in its political

and economic as also social and cultural dimensions – will be attained. India and the

Russian Federation also resolutely affirm that there is no place in today's pluralistic

and diverse global village for any type of extremist ideology and intolerance. They

202

will resist with their full might all forms of extremism, including religious

extremism, which has proved to be a hot bed of terrorism in their common

neighbourhood.

India and the Russian Federation are united in their fight against the evil of

international terrorism. They actively cooperate with each other and with other

countries in anti-terrorist activities. Both countries resolutely declare that

international terrorists, whatever be their stated objectives and the causes they

espouse, will never succeed in bringing the world to its knees.

India and the Russian Federation believe that most urgent and essential steps in

effectively and comprehensively dealing with the threat of international terrorism

should be:

creation of environment for total rejection of terrorism and absolute

unacceptability of any of its forms;

consistent and uncompromising approach to terrorism and giving up “double

standards” ;

preventing the flow of funds for terrorist activities,

effective implementation of the UNSC Resolution 1373 aimed against those

who support, fund, or abet terrorists or provide them shelter or asylum to engage in

cross-border terrorism;

promotion of confidence between members of the antiterrorist coalition

by, iner alia, due consideration of interests of each one of them and ensuring that

the fight against terrorism is strictly based on rules of international law and

principles of the UN Charter;

reinforcing national and international legal instruments for countering

terrorism, making the existing antiterrorist Conventions genuinely universal, and

earliest completion of negotiations on the draft Conventions in the UN, including

the Comprehensive Convention against International Terrorism submitted by India

and the International Convention on Suppression of Acts of Nuclear Terrorism

submitted by the Russian Federation ;

steadfast cooperation to prevent terrorists from acquiring weapons of mass

destruction, their means of delivery and materials and technology related to their

manufacture; improvement of mechanisms of legal assistance and extradition in

order to ensure the inevitability of punishment for terrorist crimes; efforts to

promote coexistence of different religions, cultures and civilizations by stressing

203

greater mutual understanding and respect amongst them, especially the idea that

terrorism cannot be identified with any particular religion or ethnic group.

India and the Russian Federation are concerned that trafficking in illegal

drugs, psychotropic substances and their precursors is assuming ever more

threatening dimensions. Strong and effective measures are required by the

international community to handle this threat, especially as narcobusiness serves as

a source of financing to international terrorism. Both countries are taking specific

practical steps to counter traffic in illegal drugs, psychotropic substances and their

precursors, especially in their common neighbourhood. India and the Russian

Federation believe that one of the most urgent challenges today is strengthening

multilateral cooperation for countering the global narcothreat. India and the Russian

Federation underline the urgency of the need for the development of a

comprehensive strategy, under the auspices of the UN, to effectively counter this

problem and reiterate their commitment for close cooperation with the United

Nations and other international organizations within the framework of UN Drug

Control Programme.

India and the Russian Federation support the efforts by Transitional Islamic

State of Afghanistan to rebuild the nation and express full support to all

international efforts aimed at promoting peace, stability, national reconciliation and

economic reconstruction. It is important to adhere to the time-table, as envisaged in

the Bonn Agreement, in implementation of its provisions leading to the holding of

democratic elections next year. India and the Russian Federation strongly believe

that Afghanistan should emerge as a peaceful, strong, prosperous, united and

independent nation that would be free from external interference and living in peace

and harmony with its neighbours.

India and the Russian Federation are convinced that a concrete and time-

bound plan of action under the UN aegis should be adopted for the earliest

restoration of Iraq's sovereignty, stabilization of political and humanitarian situation

in the country, and ensuring its economic growth, through broad international

efforts.

India and the Russian Federation call for the prevention of the failure of the

Road Map drawn to settle the Israeli-Palestinian conflict. The failure of the Road

Map may result into the situation in Israel and Palestine, as also in the entire Middle

204

East, spiraling beyond control. This may have adverse consequences not only for

the region but for the whole world.

India and the Russian Federation support the efforts of the countries

concerned and the international community for a peaceful settlement of the nuclear

issue on the Korean Peninsula and maintaining its non-nuclear status. They also

support all efforts including the continuation of six-party talks, started at Beijing, to

bring about mutually acceptable solution, as well as further development of the

inter-Korean dialogue and cooperation.

India and the Russian Federation are convinced that success of the efforts

aimed against contemporary global challenges and threats largely depends on

adequately addressing social and economic issues, such as elimination of poverty,

mass unemployment, illiteracy, and racial, ethnic and religious discrimination. Both

countries believe that it is essential to promote steady and sustainable development

of the world economy to ensure prosperity of all countries. One of the ways to

achieve this goal, as they see it, is to ensure access of the majority of people around

the world to high technology- a driving force of globalization. Wider reach of

scientific and technological achievements and benefits will bring more prosperity to

a larger number of people, reduce the gap between the developed and the

developing world and neutralize some of the impulses which trigger conflicts.

India and the Russian Federation, which are important partners in science

and high technology, possess a vast potential for joint development of alternative

technologies. They are convinced that multi-polarity in the world of high

technology will make an immense contribution to the enhancement of political and

economic multi-polarity in the modern world.

India and the Russian Federation declare that through their longstanding

relationship as reliable, predictable and responsible strategic partners, they are

dedicated to strive for finding effective and long-term solutions and appropriate

responses to the aforementioned new global challenges and threats to humanity,

basing their efforts on the UN Charter and principles of international law.

PRIME MINISTER OF

THE REPUBLIC OF INDIA

PRESIDENT OF THE

RUSSIAN FEDERATION

(Nguồn: Ministry of External Affairs, Government of India)

205

Phụ lục 1.9. JOINT DECLARATION BETWEEN THE REPUBLIC OF

INDIA AND THE RUSSIAN FEDERATION ON DEEPENING THE

STRATEGIC PARTNERSHIP TO MEET GLOBAL CHALLENGES

Joint Declaration between the Republic of India and the Russian Federation

on Deepening the Strategic Partnership to meet Global Challenges

Following the official visit of the Prime Minister of India Dr. Manmohan

Singh, to Russia at the invitation of President of the Russian Federation, Mr. Dmitry

Medvedev, for the Annual Summit from December 6 to 8, 2009,

the Republic of India and the Russian Federation, hereinafter referred to as

the "Sides",

Reiterating their aim of deepening and strengthening in every way the close,

friendly and historic India-Russia bilateral relationship;

Recalling the Treaty of Friendship and Cooperation between the Russian

Federation and the Republic of India of 28 January 1993 and the Declaration on

Strategic Partnership between the Republic of India and the Russian Federation of 3

October 2000;

Reaffirming their desire to strengthen international peace, security and

stability and to enhance mutually beneficial cooperation between states in order to

build a just and democratic world order;

Emphasizing the importance of ensuring sustainable development, of

expanding and modernizing their economies and of improving the well-being of

their citizens;

Hereby declare that:

The Strategic Partnership between India and the Russian Federation is the

culmination of the long and multifaceted bilateral relations that have flourished

between the two countries since the establishment of diplomatic relations in April

1947 and is a key foreign policy priority for both the Sides. This deepening

partnership is not impacted in any way by the engagement of the two countries with

the rest of the world. It is a time-tested and enduring friendship which is mutually

beneficial and which has emerged as a factor of peace and stability in the region and

the world.

The Sides recognize that an effective response to the regional and global

challenges in the future demands that India and Russia intensify their Strategic

Partnership. As two large pluralistic democracies undergoing rapid economic

206

transformation, India and Russia share many interests and viewpoints on global

issues. They undertake to take steps to deepen bilateral cooperation and raise their

Strategic Partnership to the next level.

India and Russia value their Annual Summit as the principal vehicle to

advance their Strategic Partnership.

India and Russia share the view that radical changes taking place in the

international system, do not just pose new challenges and threats, but also provide

opportunities to build a new, democratic and fair multipolar world order-based on

collective approaches, supremacy of international law, and adherence to the goals

and principles enshrined in the UN Charter.

India and Russia share the common commitment to reform the global

economic governance system based on the principles of equity and justice, taking

into account the need to ensure the full-fledged participation of major economies

and developing countries in reforming the world's financial and economic system in

line with the new economic realities.

India and Russia note that, in spite of a diverse range of international stake

holders and the interlinking effects of globalization, a modern state is the main tool for

reconciling public interest with securing the rights, freedoms and interests of individual

citizens, and continues to be the basic building block of international relations.

The Sides emphasize that the emerging system of international relations

should be based on the principle of indivisible security, have a universal character

and should encompass all states and all major spheres of international relations. The

Sides note that maintaining international peace involves equal security for all states

without exception. The security of some states should not be achieved at the

expense of the security of others.

The Sides are convinced that only collective efforts by the international

community as a whole, can successfully meet challenges such as overcoming the

global financial crisis, ensuring energy and food security and addressing an issue of

global concern such as climate change.

India and Russia express their support for international efforts aimed at

global, complete and verifiable elimination of nuclear weapons. In this regard, India

welcomes the intention of Russia and the United States to conclude a new Treaty on

Further Reduction and Limitation of Strategic Offensive Arms.

207

India and Russia stress that the proliferation of nuclear weapons and its

possible link to terrorism poses a threat to international peace and security,

undermines security of states, complicates progress toward nuclear disarmament

and may negatively affect prospects for wider international cooperation in the

sphere of peaceful uses of nuclear energy. The Sides pledge to work together for

global non-proliferation.

The Sides reaffirm their commitment to prevent the deployment of weapons

in outer space and to maintain outer space exclusively for peaceful use and

cooperation for the sake of all mankind.

The Sides are convinced that the international community should enhance

efforts to combat terrorism in all its forms and manifestations. The United Nations

Global Counter-terrorism Strategy and the respective resolutions of the UNGA and

UNSC should be steadfastly implemented, in particular UNSC resolutions 1267,

1373 and 1540. Both Sides call upon the international community to comply with

the provisions of international counter-terrorism conventions and protocols

including the principle, 'either prosecute or extradite', regarding the persons accused

of committing acts of terror. The Sides strongly call for an early adoption of the

Comprehensive Convention on International Terrorism. The Sides intend to further

develop Indian-Russian bilateral cooperation in combating new challenges and

threats, including such cooperation within the framework of the India and Russia

Working Group on Combating International Terrorism.

Russia expressed solidarity and support to the Government and people of

India in connection with terrorist attacks in Mumbai on November 26-29, 2008 and

both Sides underscore the need to bring the perpetrators of the attack to justice.

India supports Russia's efforts to maintain peace and stability in the

Caucasus.

India expressed sympathy for the victims of the attack of the "Nevsky

Express" by terrorists on November 27, 2009 in Russia, and supports the

Government of the Russian Federation in its determination to eliminate terrorism

from Russian soil.

The Sides welcome the result of the presidential elections in Afghanistan and

agree that the people of Afghanistan and the international community face a clear

and present danger from terrorist and extremist elements which must be tackled

resolutely before peace and stability can be restored in the region.

208

The Sides emphasize that the resurgence of the Al Qaeda and Taliban in

Afghanistan threatens the progress made over the last few years. In this regard, they

condemn the terrorist attack on the Indian Embassy in Kabul on October 8, 2009. They

agree that the fight against terrorism cannot be selective, and drawing false distinctions

between 'good' and 'bad' Taliban, would be counter-productive. They highlight the need

for strict observance of the sanctions regime against persons and entities listed by

UNSC Committee 1267. The Sides reaffirm their long-term commitment to a

democratic, pluralistic and stable Afghanistan. They are in favour of enhancing the role

of the International Security Assistance Forces in combating the illegal narcotics

infrastructure in Afghanistan. In this context, India appreciates the convening by the

Russian Federation of an International Conference on Afghanistan under the aegis of

the Shanghai Cooperation Organisation on March 27, 2009.

The Sides share the international community's concern with the continuing

acts of piracy and armed robbery off the coast of Somalia. The Sides assert that

measures to combat piracy should be implemented in compliance with international

law and that persons guilty of acts of piracy must be brought to justice.

India and Russia emphasise the urgency of effective international action to

combat climate change and in this context, affirm their readiness to continue to

work constructively for the success of the UN Conference on Climate Change in

Copenhagen in accordance with the principles and provisions of the UN Framework

Convention on Climate Change and the Bali Action Plan, bearing in mind the

principle of common but differentiated responsibilities and respective capabilities of

states.

India and Russia agree to enhance bilateral cooperation in the energy sector,

including joint projects by Indian and Russian hydrocarbon companies. While

promoting bilateral energy cooperation efforts, the Sides also support the

modernization of the architecture of the global energy market. The Sides agree to

discuss and develop an appropriate international legal system that would promote

transactions in the energy sector in a universal, equitable and non-discriminatory

manner, taking into account the interests of suppliers, transit states and consumers

of energy resources.

India and Russia welcome the finalisation of the Agreement on Cooperation

in the Use of Atomic Energy for Peaceful Purposes and look forward to developing

and intensifying broad-based cooperation between the two countries in the area of

209

nuclear energy including such areas as joint scientific research, implementation of

nuclear power projects and setting up of fuel supply arrangements.

On these aspects and in regard to the development and intensification of

broad-based cooperation as mentioned in the Framework Agreement, the Sides will

conclude specific instruments.

The Sides consider effective interaction on timely response to natural and

man-made disasters and mitigating their social and economic impact as an

important sphere of international cooperation.

India and Russia call for strengthening bilateral and international cooperation

in countering the threat of extremely dangerous infectious and other contagious

diseases.

The Sides underline the urgency for ensuring international information

security as one of the key elements of the whole international security scenario.

The Sides agree to further strengthen their cooperation on issues related to

the reform of the UN and its Security Council. The reform of the UN Security

Council should be carried out in a manner that reflects contemporary realities and

makes it more representative and effective in dealing with both present-day and

emerging challenges. Russia considers India a deserving and strong candidate for a

permanent seat in an expanded UN Security Council.

The Sides welcome the Pittsburgh Summit's landmark decision to

institutionalise the G-20 as the premier forum for international economic

cooperation and are convinced that this process should be implemented on the

principles of equality among all the participants, transparency and mutual

consideration of interest. In the context of the international financial and economic

crisis, they commend the timely and strong policy response for growth, until

durable recovery is assured. They reiterate the importance of the comprehensive

package of regulatory measures to prevent recurrence of the crisis. The Sides

welcome the Pittsburgh Summit's focus to address reforms of the international

financial institutions in order to improve their credibility, governance and

effectiveness, and look forward to implementing the G-20 decisions within the

agreed timelines. The Sides reaffirm their commitment to avoid protectionism in all

its forms. The Sides favour the streamlining of the G-20 process, including defining

rules of procedure, ensuring transparency in work methods and equitable rotation of

210

G-20 Summits. In a spirit of friendship and cooperation, they look forward to

working closely together, as well as with others, in the G-20 framework.

India and Russia also favour closer cooperation and equal interaction

between developed countries and major developing countries in other international

formats, including the Heiligendamm - L'Aquila Process.

The Sides note the growing efficacy of close multilateral cooperation in the

Asia Pacific region as a means to enhance economic cooperation in the region and

to maintain regional peace and stability to confront global challenges of security

and development of the 21st century. In this context, the Sides express interest in

strengthening bilateral and multilateral interaction in different related fields.

The Sides consider the interaction in BRIC and RIC formats to be an

effective tool to promote strengthening a more balanced and predictable

international system as well as a core element to shape a multipolar world order and

to ensure sustainable world development in the post crisis setting.

Both Sides welcome the progress registered by the BRIC dialogue. They

note that the first stand alone BRIC Summit in Yekaterinburg, Russia, in June this

year has given it a direction for future growth and added new vistas of cooperation

for the coming years. The Sides look forward to early meetings of BRIC Energy and

Agriculture Ministers and implementation of other initiatives suggested by the

leaders at the first BRIC Summit. The Sides underlined the importance of BRIC

Finance Ministers' meetings in the context of G-20 meetings. Noting the Track-II

events organized by think-tanks, they express satisfaction that the BRIC dialogue at

Track-II level is also progressing well.

The Sides welcome the enhanced interaction in the trilateral format and

recall the successful holding of the Ninth Trilateral Meeting of Foreign Ministers of

India, Russia and China in Bengaluru in October 2009. The Sides appreciate the

exchange of views on regional and global issues that was facilitated by this meeting

and call for intensified exchanges of information and ideas on the important issues

of the day for the benefit of the people of the three countries and for peace and

stability in the region.

The Russian side appreciates the representation at the level of Prime Minister

from India in the Summit Meeting of the Shanghai Cooperation Organisation (SCO) at

Yekaterinburg, held on 16 June 2009, as it is indicative of the importance India attaches

to the SCO. The Indian side welcomes the increased involvement of Observer states in

211

the activities and meetings of the SCO and seeks a more constructive engagement in

the Organization in economic, counter-terrorism and culture related activities. The

Russian side supports India's full membership in the SCO. The Sides recognize that the

SCO represents a vast land mass rich in cultural diversity, creativity and resources that

has evolved to be an important regional organization promoting peace and stability and

fostering economic development in the region.

Russia is confident that engagement of India in the Asia-Pacific Economic

Cooperation (APEC) will enhance capacity-building and effectiveness of the APEC

mechanism, and encourage enhanced trade and investment cooperation in the

region. Russia supports India's membership in the APEC and will work towards

lifting the moratorium on expanding the APEC's membership.

India believes that Russia's involvement in the Asia-Europe Meeting

(ASEM) will greatly help to improve interregional cooperation, mutual

understanding and confidence within Eurasia, and in this respect India supports

Russia joining that dialogue forum at the 8th Asia-Europe Meeting to be held in

Brussels in 2010.

The Sides express satisfaction at the intensity of the bilateral engagement

since their last Summit meeting, including the State Visit of the President of India to

the Russian Federation in September 2009. The Prime Minister of India extends an

invitation to the President of the Russian Federation to visit India for the next

Summit meeting in 2010. The President of the Russian Federation accepts the

invitation with pleasure. The leaders look forward to an ever deepening partnership

encompassing diverse strategic and other areas of cooperation which would herald a

new chapter in the abiding ties of friendship and mutual confidence between India

and the Russian Federation.

Moscow

December 7, 2009

(Nguồn: Ministry of External Affairs, Government of India)

212

Phụ lục 1.10. JOINT STATEMENT CELEBRATING A DECADE OF THE

INDIA RUSSIAN FEDERATION STRATEGIC PARTNERSHIP AND

LOOKING AHEAD

The President of the Russian Federation H.E. Mr. Dmitry Medvedev paid an

official visit to India on 21-22 December 2010 at the invitation of the Prime

Minister of the Republic of India H.E. Dr. Manmohan Singh for the 10th Annual

Summit meeting under the India Russia Strategic Partnership. The sides noted that

the decade which passed since signing of the Declaration on Strategic Partnership

between the Republic of India and the Russian Federation on 3 October 2000 in

New Delhi had proved the historical significance of this document. Reviewing the

/breadth and depth of India - Russia relations, the sides observed that in the last 10

years the relationship between the two countries had been built up to the level of a

special and privileged strategic partnership. They stressed that this partnership had

been marked by close coordination of foreign policy approaches to a wide range of

international and regional issues; large-scale trade and economic interaction

involving modernization and deployment of high-technology; greater military and

technical cooperation, including in the joint manufacture of modern armaments and

the transfer of technologies; and a warm traditional friendship between the peoples

of the two countries, particularly manifested in cultural and people-to-people bonds.

During their discussions in New Delhi, the Prime Minister of India and the

President of the Russian Federation reviewed the rapid progress that had been

achieved in all principal areas of bilateral cooperation, including in the military-

technical, energy, and high technology sectors of space and tele-communications.

The sides also noted the strong congruence of their views on regional and

international issues of importance to the security of both countries.

Intensifying Trade and Investments

The Prime Minister of India and the President of the Russian Federation

noted the substantial progress that had been made in bilateral trade in recent years

despite the considerable potential of our trade and economic cooperation which is

still to be fulfilled. The sides agreed to continue their efforts to achieve the strategic

target of bilateral trade volume of US $ 20 billion by 2015. The sides recognized

that considerable potential exists for mutually beneficial investments by the Russian

Federation and India in the privatization programmes and programmes aimed at

fostering technological innovation in their respective economies. They emphasised

213

the important role that the India-Russia Inter-Governmental Commission on Trade,

Economic, Scientific, Technical and Cultural Cooperation and its Co-Chairs play.

They also noted that the conclusion of the agreement on simplification of visa

procedures for nationals of the Republic of India and the Russian Federation, at the

Summit, would help enhance contacts between the business communities of the two

countries. Both sides agreed to consider the possibility of a Comprehensive

Economic Cooperation Agreement taking into account the implementation of the

agreements on constituting the Customs Union between Russia, Kazakhstan and

Belarus, after due consultation with all parties involved.

Deepening the Energy Partnership

The sides noted that the Russian Federation as a major energy producing

country and India as a major energy consuming country viewed bilateral energy

cooperation as an important pillar of the Strategic Partnership. Both sides expressed

satisfaction with the progress in bilateral cooperation in the nuclear energy sector

and looked forward to further /broadening and strengthening ties in this area. They

reviewed the progress that has been made for the commissioning of Units 1&2 of

the Kudankulam Nuclear Power Project and the discussions for setting up additional

units at Kudankulam including Units 3&4. India and the Russian Federation also

agreed on the need for collaboration in scientific research in nuclear energy for

peaceful purposes. The Russian side welcomed India’s decision to set up a Global

Centre for Nuclear Energy Partnership and agreed to discuss future cooperation

with this Centre. The sides also agreed to consider cooperation in the peaceful uses

of nuclear energy with third countries.

The sides also reviewed the ongoing efforts to establish joint cooperation ventures

between Indian and Russian companies in the oil and gas sectors. It was agreed that

the inter-governmental agreement on cooperation in the hydrocarbon sector signed

during the Summit, must serve as an effective enabling legal mechanism to expedite

governmental clearances on both sides to facilitate the creation and operation of

such joint ventures. The sides agreed to promote specific projects to encourage

direct business-to-business dialogue between Indian and Russian oil and gas

companies, to ensure that the contacts result in concrete and mutually beneficial

commercial agreements between the companies including joint ventures in upstream

and downstream activities in India, Russia, and third countries.

214

Innovation as the Driver of S&T Cooperation

The sides reviewed progress made in bilateral scientific and technological

cooperation. They expressed satisfaction at the extension of the Integrated Long

Term Program (ILTP) for scientific and technical cooperation for another decade

and its focus on identifying innovation-led technology programs. The creation of

new and innovative technologies would be at the heart of the respective economic

modernization programs in the two countries. Continuous efforts would be made to

identify programmes that would be built on the existing linkages between the Indian

and Russian scientific establishments. The new Indian-Russian S&T Centre would

facilitate such programs.

New Prospects in Space

The sides agreed to intensify cooperation in a /broad range of flagship

cooperation projects in the space sector, including the lunar exploration, human

space flight and Youth Sat projects. They also appreciated the progress being made

in India’s utilisation of Russia’s Global Navigation Satellite System, GLONASS.

Stepping Up Military Technical Cooperation

Both sides acknowledged that the traditionally close cooperation between the

two countries in the military-technical field is a major pillar of the India-Russia

Strategic Partnership, and a reflection of the trust and confidence that has built up

between the two countries over the last half century. The Prime Minister of India

and the President of the Russian Federation reviewed the outcomes of the Tenth

Meeting of the India- Russia Inter-Governmental Commission on Military

Technical Cooperation held in October 2010 in New Delhi, and shared the

assessment that the Agreement on a Long Term Program for Military and Technical

Cooperation for the period 2011-2020 signed in December last year would further

accelerate progress of our interaction transforming it from a buyer-seller format to a

more substantive engagement that includes joint research and development,

manufacturing and marketing activities. The Prime Minister of India and the

President of the Russian Federation also expressed satisfaction at the regular

service-to-service interactions, and joint exercises that have taken place between the

defence forces of the two countries. They noted with satisfaction that the third India

- Russia Joint Military Exercises held in India on October 13-23, 2010 focused on

counter terrorism operations and had concluded successfully. The sides agreed to

215

make efforts to continuously upgrade joint military exercises in all forms including

in the field of counter terrorism.

Coordination of Approaches to International and Regional Issues

The Prime Minister of India and the President of the Russian Federation

observed that coordination of approaches of India and the Russian Federation to

various international and regional issues was an effective way of raising

contribution of both the countries to strengthening global peace, security and

stability and to building a just and democratic world order. The Prime Minister of

India and the President of the Russian Federation agreed that the changes taking

place in the international system provide an opportunity to build an international

order that is inclusive and democratic, based on the supremacy of international law,

and adhering to the goals and principles enshrined in the UN Charter. They

reiterated the view that by further intensifying the bilateral India -Russia strategic

partnership both countries would be able to better respond to the challenges thrown

up by these changes.

Strengthening the Central Coordinating Role of the United Nations

Both sides noted that an important element of the India - Russia Strategic

Partnership is their joint activities that are aimed at strengthening the central

coordinating role of the United Nations Security Council in the maintenance of

global peace and security as well as to increase the efficiency and authority of the

United Nations in other areas of global governance. In this context the sides agree to

further strengthen their cooperation on issues related to the reform of the UN and its

Security Council. The reform of the UN Security Council should be carried out in a

manner that reflects contemporary realities and makes this body more representative

and effective in dealing with both present-day and emerging challenges. The

Russian Federation supports India as a deserving and strong candidate for a

permanent seat in an expanded UN Security Council. The two sides also decided to

work closely in the UN Security Council during the 2011-12 period when India

occupies a non-permanent seat in the Council.

Promoting Disarmament and Non-Proliferation Efforts

India and the Russian Federation, as responsible states, possessing advanced

nuclear technologies, share the objective of preventing proliferation of weapons of

mass destruction and their means of delivery, including preventing their possible

acquisition by terrorist groups. Both sides agreed on the need for all states

216

possessing nuclear weapons to accelerate concrete progress on the steps leading to

global nuclear disarmament in a way that promotes international stability, peace and

undiminished and increased security for all. India welcomed the signing of the

Treaty between the Russian Federation and the United States of America on

Measures for the Further Reduction and Limitation of Strategic Offensive Arms.

India and the Russian Federation are interested in strengthening multilateral export

control regimes as an important component of the global non-proliferation regime.

In this regard, the Russian side expressed readiness to assist and promote a

discussion and positive decision in the NSG on India’s full membership in the NSG,

and welcomed India’s intention to seek full membership. India underscored its

determination to actively contribute to international efforts aimed at strengthening

nuclear non-proliferation regime. Russia also took into positive consideration

India’s interest in full membership in MTCR and the Wassenaar Arrangement.

While recognizing the inherent right of states to use nuclear energy for

peaceful purposes, India and the Russian Federation stress the need for all states to

comply with their respective obligations on non-proliferation. The sides support the

central role of the IAEA and its safeguards system in the promotion of peaceful uses

of nuclear energy, in accordance with its statute. The sides intend to support

international efforts aimed at promoting peaceful uses of nuclear energy as part of a

proliferation-resistant architecture of international cooperation, based on strict

implementation of non-proliferation obligations. As supplier states, the sides

support multilateral approaches to the nuclear fuel cycle at the IAEA.

Strengthening Security Cooperation in Asia and the Indian

and Pacific Ocean Regions

The sides noted that there were already several examples of successful

regional economic and security cooperation formats operating in Asia and the

Indian and Pacific Ocean regions. In this context the sides noted the successful

interaction between India, Russia and China in the IRC format and the importance

of this regional format in fostering dialogue and cooperation on global and regional

issues between these three major states and great civilizations of the region in

accordance with the Joint declaration of the 10th IRC Ministerial meeting held on

15 November 2010 in Wuhan.

The sides noted that South Asian Association of Regional Cooperation

(SAARC) member states have moved forward to a stage of successful

217

implementation of regional economic integration projects, /bringing development

benefits to the entire region. Russia will consider the possibility of establishing

cooperation with SAARC.

The sides noted that the Shanghai Cooperation Organisation (SCO) had

emerged as an important factor for regional security and cooperation in the Eurasian

region. The President of the Russian Federation welcomed India's intention to join

the organisation as a full member, which he said would significantly increase the

SCO's political weight and give a new quality and dimension to cooperation in this

association. The Russian Federation agreed to make efforts along with other SCO

members to accelerate the process of India's entry into the organisation.

In their discussions on Asia, the Indian and Pacific Ocean regions, the Prime

Minister of India and the President of the Russian Federation noted that the

economies in the regions were increasingly becoming the main drivers of global

economic growth and prosperity and that it was important for India and Russia to

work towards the creation of a transparent, open, inclusive and balanced security

and cooperation architecture in the Asia Pacific region based upon universally

agreed principles of international law and giving due consideration to the legitimate

interests of all states. In this regard, the sides agreed to consult further with each

other. The sides stressed the need for international cooperative measures to counter

both traditional and non-traditional security threats such as terrorism, extremism

and weapons of mass destruction proliferation, drug trafficking, organized crime as

well as the need for strengthening maritime security and freedom of navigation in

accordance with the universally accepted principles of international law, including

combating piracy at sea, and to address the humanitarian consequences of natural

disasters. The sides resolve to enhance confidence-building amongst all States of

the region with a view to promoting regional peace and stability.

The sides noted that the mechanism of the East Asia Summits (EAS)

provides new opportunities for strategic dialogue on all aspects of security and

cooperation in the Asia-Pacific Region. The Prime Minister of India welcomed

Russia’s joining the EAS, which is now encompassing all key States of the region.

Russia affirmed that India joining the Asia-Pacific Economic Cooperation

Forum (APEC) would enhance the APEC potential and effectiveness and expand

trade and investment cooperation in the region. Russia supports India’s application

218

to join the APEC and intends to work in this direction when the moratorium on the

new membership is lifted.

The sides noted the importance of the mechanism of Defence Ministers of

ASEAN and ASEAN dialogue partners (ADMM-Plus) as a key component of a

robust, effective, open and inclusive regional security architecture that would enable

the ADMM to cooperate with the eight "Plus” countries to address our common

security challenges.

Promoting Cooperation among Emerging Economies

The sides noted that BRIC plays an important role in promoting a multi-polar

world order as also a more harmonious international system based on international

law, equality, mutual respect, cooperation, coordinated action and collective

decision-making. /brIC has also played an important role in promoting international

economic and financial stability. The sides observed that meetings of /brIC Finance

Ministers and Central Bank Governors have been useful. The sides welcomed the

proposed inclusion of South Africa into the /brIC process in 2011.

Combating the Scourge of Terrorism

The Prime Minister of India and the President of the Russian Federation

recalled the bilateral Moscow Declaration between India and Russia on

International Terrorism signed on 6 November 2001 in Moscow. Both sides

reaffirmed that international terrorism is a threat to peace and security, a grave

violation of human rights, and a crime against humanity. They agreed that there is

no justification whatsoever for any act of terrorism, and that multi-ethnic

democratic countries like India and Russia were especially vulnerable to acts of

terrorism which are attacks against the values and freedoms enshrined in their

societies. The sides strongly condemned those who support terrorism noting that

States that aid, abet or shelter terrorists are as guilty of acts of terrorism as their

actual perpetrators. Both sides reaffirmed the need for all States to combine efforts

to vanquish this evil. India and the Russian Federation reaffirmed the central role of

the United Nations in the combat against international terrorism and in this context

called for an early completion of the negotiations on the UN's draft Comprehensive

Convention on International Terrorism. The sides agreed that all terrorist networks

must be defeated. They called upon Pakistan to expeditiously /bring all the

perpetrators, authors and accomplices of the November 2008 Mumbai attacks to

justice. India expressed sympathy for the victims of the terrorist attacks in the

219

Moscow metro stations in March 2010, and expressed support for the Government

of the Russian Federation's efforts to eliminate terrorism from Russian soil.

Stabilising the Afghan Situation

The sides expressed concern at the deteriorating security situation in

Afghanistan, where successful stabilization will be possible only after the

elimination of safe havens and infrastructure for terrorism and violent extremism

that are present in Afghanistan and Pakistan. In this context the two sides also

underscored the importance of stepped up action by the International Security

Assistance Force in combating production and trafficking of illegal narcotics in

Afghanistan. The sides welcomed the Afghan Government's policy of reintegrating

those individuals who agree to give up violence, adhere to the Afghan constitution

and do not have ties with al Qaeda and other terrorist groups. Both sides highlighted

the need for strict observance of the sanctions regime against persons and entities

listed by the UNSCR 1267 Sanctions Committee.

Iran's Nuclear Energy Program

India and Russia reiterated that all possible efforts should be made to address

the Iranian nuclear issue through dialogue and negotiations and agreed that Iran has

the right to develop research, production and use of nuclear energy for peaceful

purposes in conformity with its international obligations. The sides call on Iran to

comply with the provisions of the respective UN Security Council resolutions and

extend full cooperation with the IAEA.

Recovery and Strengthening of Global Economy,

Reforming the International Financial Architecture

The Prime Minister of India and the President of the Russian Federation

agreed that while a global economic recovery was discernible, it remained fragile,

and characterized by wide disparities in the experiences of individual countries. To

progress towards the shared goal of strong, sustainable and balanced growth it is

essential for G20 countries to fully implement the Seoul Action Plan adopted at the

recent G20 summit. The sides welcomed the reform of the World Bank and

reiterated their commitment to the successful completion of the reform of the

International Monetary Fund as agreed to at the G-20 Seoul Summit which will be a

significant achievement in the general reform of the international financial

architecture.

220

Countering Climate Change

The sides stressed the importance of enhancing international efforts to

combat climate change under the aegis of the UN Framework Convention on

Climate Change. They expressed satisfaction with the outcome of the Cancun

Climate Conference and agreed that the post Cancun negotiations should be part of

a comprehensive package covering all the pillars of the Bali Action Plan.

The Prime Minister of India and the President of the Russian Federation

expressed satisfaction with the deepening engagement between the two countries,

which they agreed was in keeping with the vision enunciated in the "Declaration of

Strategic Partnership between the Republic of India and the Russian Federation"

signed on 3 October 2000. They resolved to continue their efforts to shape and

advance the India -Russia Privileged Strategic Partnership to an even higher

qualitative level. The President of the Russian Federation extended an invitation to

the Prime Minister of India to visit Russia for the next Summit; the invitation was

accepted with pleasure.

(Nguồn: Ministry of External Affairs, Government of India)

221

Phụ lục 2. HỢP TÁC KINH TẾ, THƢƠNG MẠI , KHOA HỌC - KĨ THUẬT

Phụ lục 2.1. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ sang Liên bang Nga (1993 - 2000)

Đơn vị tính: triệu USD Năm 1993 - 1994 1994 - 1995 1995 - 1996 1996 - 1997 1997- 1998 1998 - 1999 1999 - 2000

Tổng giá trị hàng hóa 648.60 807.38 1046.56 811.84 954.12 709.26 952.60

Trà 99.82 86.36 142.69 75.04 198.49 197.89 162.07

Quần áo và hàng phụ trợ may bằng bông 28.29 27.03 39.66 30.47 52.92 93.13 157.86

Thuốc, dược phẩm 89.82 89.84 90.92 108.99 106.07 47.65 113.94

Vải sợi bông, hàng dệt đã hoàn thiện 14.56 31.67 35.52 61.78 76.61 51.23 68.27

Cà phê 26.10 44.96 102.10 85.78 93.97 59.17 51.91

Thuốc lá, lá thuốc lá chưa chế biến 48.07 4.77 21.63 30.35 59.27 25.12 44.63

Hàng may mặc bằng len 21.39 21.95 33.23 33.52 25.76 15.74 39.12

Các loại gạo không phải là gạo basmati - 0.46 31.61 89.51 41.37 33.51 36.08

Hàng may mặc làm bằng sợi nhân tạo 13.07 8.30 12.26 12.22 16.06 26.01 34.21

Các sản phẩm nhựa và vải sơn 59.88 25.01 27.94 32.82 30.80 12.64 24.24

Máy móc và dụng cụ 16.97 26,54 20.39 20.92 14.15 18.84 20.95

Hàng điện tử 21.29 37.58 18.20 4.75 20.1 5.84 18.98

Gia vị 7.44 15.07 8.96 9.09 14.70 8.29 11.86

Dầu thầu dầu 8.07 15.18 13.54 2.2 1.83 1.06 11.67

Da thuộc 13.68 9.64 5.61 6.41 8.28 5.37 9.84

Giày dép bằng da 20.44 31.97 18.89 12.34 27.94 11.84 9.72

Sợi nhân tạo 9.55 21.53 6.77 6.72 5.02 2.65 8.53

Mỹ phẩm / đồ dùng vệ sinh 25.47 51.24 34.88 19.09 20.26 7.86 7.84

Sản phẩm làm từ kim loại 2.09 3.74 2.37 2.16 2.26 2.91 6.14

Khoáng sản đã qua chế biến 15.62 50.37 60.38 31.62 0.75 15.53 6.12

Bột khô dầu 21.95 22.02 9.58 3.47 10.94 2.8 5.39

Sản phẩm cao su và cao su 2.89 1.74 4.78 2.34 3.77 3.81 5.37

Thủ công mỹ nghệ trừ thảm làm bằng tay 0.77 0.86 1.41 0.9 0.98 0.53 4.57

Hàng may mặc bằng da - - 6.43 7.41 8.66 3.96 3.48

Lạc 1.70 2.95 1.55 0.67 7.42 1.39 2.59

Kim loại màu 0.01 0.21 - 2.96 2.97 0.1 2.47

Vải sợi làm từ len 2.53 2.48 0.46 1.56 0.8 1.5 2.33

Giấy / sản phẩm gỗ 1.81 1.88 2.17 2.42 0.55 1.64 2.31

Gạo Basmati 0.31 1.01 2.83 1.17 0.28 0.03 2.01

(Nguồn: Shamsuddin (ed.), India and Russia, Towards Strategic Partnership (Lancer's Books 2001): Gulshan Sachdeva,

Indo-Russian Trade and economic Relations: Present Realities and Future Possibilities, R.G. Gidadhubli, India-Russia Economic Relations: Challenges and Opportunities and

Tahir Asghar, Indo- Russian Trade: An Overview)

222

Phụ lục 2.2. Cơ cấu hàng hóa Ấn Độ nhập khẩu từ Liên bang Nga (1993 - 2000) Đơn vị tính: triệu USD

Năm 1993-1994 1994-1995 1995-1996 1996-1997 1997-1998 1998-1999 1999-2000

Tổng giá trị hàng hóa 256.89 504.54 857.53 628.98 679.02 545.42 618.23

Phân bón 3.65 40.50 168.33 29.52 77.17 149.44 200.96

Gang và thép 65.3 50.4 130.66 77.17 157.42 75.16 60.91

Kim loại màu 72.07 135.25 179.10 164.33 136.17 55.57 59.52

Giấy in báo 35.54 41.34 85.38 74.13 82.26 60.93 50.26

Than đá, than cốc và than bánh 5.71 40.96

Máy móc không sử dụng điện 13.18 36.86 47.57 27.83 39.09 21.88 30.13

Các sản phẩm gang thép cơ bản 1.35 15.79 28.68 8.51 10.46 4.15 23.72

Quặng kim loại và phế liệu kim loại 2.82 7.88 9.97 10.89 17.21 13.40 20.04

Cao su tổng hợp và cao su tái sinh 0.83 4.01 4.42 4.83 8.10 12.41 16.18

Bông thô, bông vụn và xơ bông 0.42 3.95 5.36 1.51 15.64

Hóa chất hữu cơ 5.36 22.08 45.72 29.19 34.73 19.19 15.24

Hàng dự án 11.76 57.01 16.30 9.27 1.18 18.32 14.95

Vàng và bạc 0.91 16.61 3.06 1.22 35.28 9.56

Thiết bị vận tải 6.80 18.26 12.90 37.58 16.82 5.90 7.80

Hàng điện tử 0.70 1.55 2.00 1.52 1.51 1.34 7.09

Sách báo và các sản phẩm khác của công nghiệp in 0.15 1.98 0.84 0.05 0.08 5.44

Thuốc và dược phẩm 1.96 1.74 2.57 5.22 5.78 5.56 4.98

Lưu huỳnh và sắt chưa nung 0.78 1.70 3.74

Hóa chất vô cơ 1.48 5.49 1.88 14.43 17.89 13.11 3.17

Chế phẩm để sản xuất kim loại 0.79 1.19 2.49 1.40 1.56 2.36 2.97

Máy móc chạy bằng điện 0.11 0.44 0.86 0.47 1.36 1.27 2.66

Dụng cụ, thiết bị và máy quang học 0.06 0.29 1.29 1.64 1.09 0.94 2.1

Khoáng sản phi kim loại. 0.15 0.77 0.71 0.32 1.47 1.70 1.87

Da sống (trừ da lông) và da thuộc 0.88 0.42 0.86 1.11 0.79 1.02 1.33

Nhựa cây, các chất nhựa 2.83 2.81 4.65 1.98 1.73 0.29 1.13

Giấy và bột giấy 5.47 9.59 23.23 6.44 10.73 0.70 0.85

Máy công cụ 0.39 0.27 9.31 4.61 2.24 2.58 0.66

Ngọc trai tự nhiên, đá quí hoặc đá bán quí 0.15 0.35 2.20 1.35 0.99 0.01 0.50

Da 0.57 0.08 0.07 0.05 0.34 0.71 0.30

Nguồn: Directorate General of Commercial Intelligence and Statistics,

Ministry of Commerce and Industry, Govt. of India (http://www.dgciskol.nic.in/)

223

Phụ lục 2.3. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Ấn Độ sang Nga (2000 - 2010) Đơn vị tính: triệu USD

Năm 2000-01 2001-02 2002-03 2003-04 2004-05 2005-06 2006-07 2007-08 2008-09 2009-10 2010-11

Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu 889,01 798,18 704,00 713,75 631,26 733,15 903,69 940,61 1096,34 980,69 1689,43

Quần áo và hàng may phụ trợ, dệt kim hoặc móc 206.82 236.56 218.57 173.89 95.43 17.84 63.19 50.86 26.18 18.34 7.23

Cà phê, chè, chè Paraguay và các loại gia vị 131.18 92.77 66.68 61.74 61.01 67.77 72.82 79.09 91.25 103.76 123.98

Quần áo và hàng may phụ trợ, không dệt kim, móc 106.64 96.44 46.62 31.52 9.91 3.25 6.96 9.07 7.18 5.78 9.90

Dược phẩm 100.48 92.35 98.95 131.23 163.62 233.15 281.17 298.28 324.67 258.96 431.93

Bông 63.25 22.70 13.96 15.96 12.22 27.75 30.75 43.67 37.38 39.13 22.53

Các thực phẩm chế biến ăn được khác 53.92 61.38 40.94 42.33 33.26 54.92 44.63 35.35 36.71 60.80 58.04

Thuốc lá và các sản phẩm thay thế 27.77 21.99 24.09 20.88 31.80 39.26 28.92 28.89 40.14 47.98 42.35

Các sản phẩm bằng da thuộc 22.25 9.37 7.75 6.57 2.86 2.00 1.31 2.93 3.04 2.50 5.65

Hoá chất vô cơ, hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ của kim loại quý,

đất hiếm, hoặc chất phóng xạ, đồng vị 21.81 0.42 43.59 45.58 25.08 0.84 2.22 2.00 2.17 3.81 4.99

Nhựa, chất dẻo, plastic và sản phẩm bằng chất dẻo 14.51 10.57 10.35 20.19 22.05 25.49 24.84 18.80 19.84 23.53 33.67

Thiết bị ghi và sao chép âm thanh, hình ảnh 12.79 9.60 4.74 9.49 18.36 16.79 40.78 14.20 36.74 44.98 110.13

Hóa chất hữu cơ 10.94 11.33 10.77 13.84 11.91 13.42 14.16 20.50 22.16 25.87 39.74

Dầu, sáp và mỡ động thực vật 10.89 12.01 7.57 12.53 2.14 2.54 2.52 3.66 4.37 2.34 5.14

Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn

gia súc đã chế biến 10.29 0.07 0.07 0.26 1.65 0.87 2.26 0.51 0.37 0.47 0.15

Dụng cụ và máy quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, y tế

hoặc phẫu thuật 9.43 14.31 6.58 0.83 1.26 2.05 7.89 4.03 5.05 5.97 7.03

Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi 8.32 12.74 11.76 12.99 18.36 22.66 36.49 50.13 34.10 47.42 30.03

Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự 6.94 1.60 0.49 0.27 1.57 1.35 3.82 4.68 3.41 1.63 4.71

Hạt và quả có dầu; ngũ cốc, cây công nghiệp, cây dược liệu;

rơm rạ và cây làm thức ăn gia súc 6.61 5.48 2.21 2.07 4.42 4.42 7.76 3.35 0.30 3.21 14.93

Các mặt hàng khác 6.20 6.22 2.72 1.72 1.62 2.22 2.35 1.70 1.32 2.12 3.69

Tinh dầu, nhựa; nước hoa, mỹ phẩm, chế phẩm vệ sinh 5.56 7.33 3.90 5.72 3.88 2.62 4.02 4.52 5.65 5.35 8.22

Các sản phẩm hoá chất khác 4.99 2.57 1.11 2.04 3.33 3.45 5.18 5.62 6.47 8.66 9.83

Cao su và các sản phẩm bằng cao su 4.73 2.49 2.14 3.94 1.78 3.77 5.94 6.10 12.01 8.24 17.31

Hàng tạp hóa khác 4.04 9.45 9.72 8.51 0.86 10.31 10.95 1.62 2.47 1.20 34.64

Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quí hoặc bán quí, kim loại

quí và các sản phẩm của chúng 2.88 0.82 0.86 1.47 3.57 1.89 1.99 3.81 41.07 4.31 8.58

Các loại hàng dệt kim hoặc móc 2.86 2.72 0.49 0.11 0.10 0.19 0.30 0.07 0.18 1.12 1.64

Da sống, da thuộc, da lông (trừ da lông) 2.58 5.39 3.18 5.08 3.84 8.42 12.35 9.88 7.33 3.39 9.30

Mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ 2.23 1.54 1.46 2.35 2.94 2.77 3.88 3.31 4.72 4.10 6.70

Xe cộ trừ thiết bị chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện, và các bộ

phận và phụ tùng của chúng 2.10 1.32 2.00 2.62 9.53 14.44 5.30 7.57 21.99 25.57 82.95

Chất chiết suất làm thuốc nhuộm hoặc thuộc da; tannin; sơn và

vecni; các loại ma tít; các loại mực 1.92 2.44

4.45

4.37 6.89 11.28 13.50 15.46 13.86 14.24 19.99

Giấy và cáctông; các sản phẩm làm bằng bột giấy, bằng giấy

hoặc bằng cáctông 1.84 1.50 1.65 2.29 3.18 5.77 6.43 3.36 4.67 5.93 6.00

Sợi filament nhân tạo 1.56 1.35 0.80 0.59 0.22 0.98 1.02 1.30 1.26 1.50 3.53

224

Quả và quả hạch ăn được; cam quýt hoặc các loại dưa 1.31 1.79 2.42 5.09 10.38 12.54 10.34 9.05 1.70 5.71 9.84

Xơ dệt gốc thực vật; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy 1.12 0.62 0.17 0.13 0.13 0.26 0.74 0.35 1.12 0.96 1.50

Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt;

sợi xe, sợi coóc (cordage) 1.09 0.13 0.09 0.26 0.70 0.55 0.87 1.33 2.20 2.67 2.48

Xơ, sợi staple nhân tạo 3.87 2.32 0.93 1.29 0.94 1.06 1.07 1.62 2.35 4.82 2.44

Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm 0.93 0.41 0.65 1.00 0.59 2.44 3.41 2.45 2.18 1.01 1.19

Chế phẩm từ rau, quả, quả hạch 0.88 0.84 2.26 6.68 11.81 31.18 25.31 17.84 28.65 17.42 12.69

Nhựa cánh kiến đỏ; gôm, nhựa cây, các chất nhựa và các chất

chiết suất từ thực vật khác 1.6 0.83 1.39 1.23 1.83 4.32 5.42 6.01 10.38 8.96 28.02

Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được 0.70 0.40 1.29 1.98 2.96 12.72 8.07 6.95 8.23 11.67 20.68

Dụng cụ, đồ nghề, dao, kéo và các bộ đồ ăn làm từ kim loại cơ

bản, các bộ phận của chúng 0.66 0.51 1.13 3.52 6.22 7.40 6.26 9.88 8.69 4.49 13.20

Xà phòng, các chất hữu cơ hoạt động bề mặt, các chế phẩm

dùng để giặt, rửa, sáp chế biến. 0.61 0.63 0.49 1.01 0.68 0.89 1.24 1.82 3.68 3.27 2.81

Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép 0.60 0.89 0.52 1.43 3.63 3.15 5.89 12.80 10.10 15.10 7.80

Quặng, xỉ và tro 0.58 0.75 13.26 10.38 9.43 0.01 0.95 0.05 0.21 0.59

Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, amian, mica 0.53 0.63 1.02 1.51 2.46 3.73 6.11 11.35 16.90 9.41 12.26

Ngũ cốc 0.52 5.79 7.58 13.96 1.11 6.50 13.32 5.91 0.26 0.14

Hàng tạp hoá làm từ kim loại cơ bản 0.46 1.06 0.61 0.24 0.65 0.47 0.78 1.52 0.36 0.91 1.31

Đồng và các sản phẩm bằng đồng 0.44 0.20 0.03 1.00 0.60 0.74 1.13 1.69 0.91 0.63 1.14

Vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp 0.44 0.64 0.96 0.99 1.34 2.69 2.82 2.09 1.92 1.65 1.80

Đồ gốm, sứ 0.38 2.31 1.49 0.90 1.07 0.40 0.35 3.74 4.06 1.14 2.59

Gang và thép 0.38 1.50 1.67 5.95 3.99 12.18 32.11 26.40 40.90 23.66 33.97

Đồng hồ cá nhân bộ phận của chúng 0.36 0.27 0.17 0.23 0.04 0.02 0.02 0.01 0.01

Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng 0.32 0.39 0.51 0.62 0.64 0.95 1.37 2.38 3.35 2.54 3.11

Niken và các sản phẩm bằng niken 0.30 0.14 1.48 0.02 1.16

Vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren;

thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu 0.26 0.57 0.04 0.20 0.10 0.04 0.86 0.14 0.17 0.38 0.33

Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm 0.24 1.73 0.81 0.23 0.25 0.89 2.13 5.74 12.38 9.58 10.27

Tơ tằm 0.20 4.42 0.04 0.18 0.33 0.27 0.61 0.26 0.77 0.45 0.36

Thuỷ tinh và các sản phẩm bằng thuỷ tinh 0.16 0.15 0.63 1.13 1.67 2.90 1.89 1.67 8.47 0.91 1.50

Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ 0.13 0.06 0.19 0.09 0.33 0.43 0.16 0.31 0.35 0.18 0.28

Đồ chơi, dụng cụ dùng cho các trò chơi và thể thao 0.12 0.19 0.04 0.33 0.24 0.23 0.33 0.24 0.32 0.33 0.23

Phương tiện bay, tàu vũ trụ và các bộ phận của chúng 0.11 4.35 12.27 3.00 4.16 10.29 16.41 45.63 72.91 45.99 98.54

Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác 0.28 0.24 0.77 0.91 1.81 2.12 3.59 3.07 2.53 2.32

Sách, báo, tranh ảnh và sản phẩm của công nghiệp in 0.08 0.10 0.12 0.26 0.22 0.75 1.09 0.53 0.80 0.44 0.60

Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các bánh 0.07 0.04 0.03 0.02 0.11 0.17 0.08 0.01 0.03 0.01 1.11

Vật liệu ảnh hoặc điện ảnh 0.04 0.03 0.02 0.01 0.11 0.06 0.12 0.13 0.16 0.08 0.22

Kim loại cơ bản khác, các sản phẩm của chúng 0.04 0.09 0.06 0.06 0.06 0.55

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu tại website của Bộ Thương mại và Công nghiệp, Chính phủ Ấn Độ

- Department of Commerce, Ministry of Commerce and Industry, Government of India; http://commerce.gov.in/)

225

Phụ lục 2.4. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Ấn Độ từ Nga (2000 - 2010)

Đơn vị tính: triệu USD

Năm 2000-01 2001-02 2002-03 2003-04 2004-05 2005-06 2006-07 2007-08 2008-09 2009-10 2010-11

Tổng giá trị nhập khẩu 517.66 535.51 592.61 959.63 1,322.74 2,022.19 2,409.05 2,478.16 4,328.28 3,566.79 3,600.02

Phân bón 89.72 137.29 96.51 140.69 231.51 484.94 314,06 274,37 1602.22 975.74 695.59

Ngũ cốc 445.77 291.09 0.91 3.75

Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi, đá quí hoặc đá bán quí, kim loại

quí và các sản phẩm của chúng 20.21 72.12 32.46 35.48 89.11 157.20 54.18 96.39 312.16 240.64 635.24

Giấy và cáctông; các sản phẩm làm bằng bột giấy, bằng giấy

hoặc bằng cáctông 64.07 63.85 63.21 73.71 91.38 100.50 94.66 75.96 133.40 92.70 145.03

Gang và thép 108.39 49.65 100.33 181.01 371.25 590.08 480.80 505.06 532.78 493.43 561.86

Niken và các sản phẩm bằng niken 38.50 37.35 44.25 117.42 134.55 147.01 193,28 255,73 130.90 94.72 196.49

Cao su và các sản phẩm bằng cao su 17.11 31.00 37.51 55.38 66.14 80.91 110,26 126,16 175.03 120.77 216.10

Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi,máy và trang thiết bị cơ khí;

các bộ phận của chúng 15.98 17.89 27.04 33.97 26.28 62.69 67.02 96.26 70.67 54.93 58.29

Muối; lưu huỳnh; đất đá; thạch cao, vôi, xi măng 7.68 15.01 21.95 25.83 36.93 41.45 40.03 57.13 88.62 89.74 107.96

Kẽm và các sản phẩm bằng kẽm 10.17 13.52 18.29 18.69 7.41 10.49 9.70 3.41 10.01 3.61 5.14

Nhiên liệu, dầu khoáng và sản phẩm chưng cất từ chúng; chất

chứa bitum; các loại sáp khoáng chất 6.78 12.02 16.05 49.51 132.99 14.49 178,76 155,82 478.54 880.22

Sách, báo, tranh ảnh và các sản phẩm khác của công nghiệp

in. 14.88 10.89 18.09 25.13 20.31 24.59 17.48 13.64 16.41 14.45 9.49

Hoá chất hữu cơ 9.87 9.90 14.28 22.91 26.22 46.11 55,42 143,04 83.79 54.17 67.05

Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép 11.19 9.65 16.54 29.86 10.83 41.43 9.35 16.80 38.67 25.30 4.15

Máy điện và thiết bị điện; máy ghi và sao âm thanh, hình ảnh

và các bộ phận của chúng 13.15 7.02 18.64 26.07 12.48 18.59 8.24 27.52 47.41 27.29 26.59

Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm 10.89 6.53 2.15 5.65 4.87 9.31 4.38 3.82 22.93 23.58 15.18

Phương tiện bay, tàu vũ trụ và các bộ phận của chúng 27.74 5.56 4.96 4.19 1.78 5.44 81.57 21.27 22.28 18.65 11.19

Kim loại cơ bản khác; gốm kim loại; các sản phẩm của chúng 3.01 5.46 4.55 4.62 1.50 7.48 5.40 6.01 10.54 7.60 10.50

Hoá chất vô cơ; hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quí,

đất hiếm,phóng xạ hoặc chất đồng vị 10.51 4.83 19.34 16.25 16.76 34.81 31.46 35.31 44.61 38.32 49.75

Thuỷ tinh và các sản phẩm bằng thuỷ tinh 0.39 4.56 2.24 0.28 0.91 0.11 0.02 0.04 0.04 0.12 1.37

Hàng dự án, một số sử dụng đặc biệt 4.44 3.09 2.06 9.00 4.78 12.01 61.01 68.95 105.30 73.89 87.80

Dụng cụ, thiết bị và máy quang học, 1.68 2.71 2.90 6.43 4.69 6.62 6.37 23.99 25.82 11.14 24.82

Bột giấy từ gỗ hoặc từ vật liệu xơ sợi xenlulo khác; giấy loại

hoặc cáctông loại (phế liệu) 1.08 2.38 2.10 3.41 5.33 3.96 6.37 10.57 20.45 10.87 16.86

Các sản phẩm hoá chất khác 0.86 2.30 0.70 2.01 2.36 3.54 3.91 3.99 5.18 5.61 11.69

Dược phẩm 0.40 2.05 0.90 1.14 0.59 1.09 1.00 1.14 0.93 0.60 0.39

Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được 1.97 10.37 2.74 1.83 4.86 5.51 6.20 11.56 29.84 11.68

Plastic và các sản phẩm bằng plastic 1.64 1.66 1.65 3.12 2.60 4.15 5.38 5.84 11.31 18.37 32.26

Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ 0.11 0.90 0.08 0.03 0.03 1.84 2.80 5.88 0.28 1.92 2.22

Bông 9.44 0.88 0.04 0.02

Đồng và các sản phẩm bằng đồng 5.06 0.86 0.78 5.15 10.26 76.52 66,39 126,81 78.87 68.57 81.92

226

Tàu thuỷ, thuyền và các kết cấu nổi 2.31 0.56 4.73 55.90 0.79 20.84 12.88 0.37 184.56 3.25 2.37

Da sống (trừ da lông) và da thuộc 0.34 0.54 0.67 0.16 0.59 0.81 2.51 1.75 1.18 1.51 2.43

Sợi filament nhân tạo 0.67 0.45 2.27 0.15 0.47 1.64 1.36 0.17 0.31

Đầu máy xe lửa hoặc xe điện, thiết bị chạy trên đường xe lửa

hay xe điện và bộ phận của chúng; 0.16 0.18 0.01 1.68 0.05 0.20 1.78 1.08 3.87 9.95

Quặng, xỉ và tro 0.18 0.15 0.77 0.45 0.88 0.07 0.15 0.11 12.76 9.23

Thiếc và các sản phẩm bằng thiếc 0.11 0.14 0.03 0.41

Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện; bộ vải; quần áo dệt cũ và các

loại hàng dệt cũ khác; vải vụn 0.01 0.08 0.02 0.04 0.06 0.02 0.12

Xơ, sợi staple nhân tạo 0.25 0.08 0.05 0.34 0.22 0.23 0.29

Đồ gốm, sứ 0.09 0.05 0.39 0.01 0.27 0.73 0.04 0.04 0.06 0.01 0.19

Dụng cụ, đồ nghề, dao, kéo và các bộ đồ ăn làm từ kim loại

cơ bản, các bộ phận của chúng 0.05 0.05 0.26 0.16 0.03 0.05 0.02 1.37 0.01 0.55 0.12

Đồng hồ cá nhân và đồng hồ thời gian khác và các bộ phận

của chúng 0.02 0.05 0.07 0.12 0.08 0.11 0.08 0.03 0.03 0.01 0.02

Tơ tằm 0.01 0.04 0.01 0.01

Chì và các sản phẩm bằng chì 0.10 0.04 0.02 0.11 0.05 0.45 0.38 0.67 4.78 10.88 10.90

Xà phòng, các chất hữu cơ bề mặt, các chế phẩm dùng để

giặt, rửa, sáp nhân tạo, sáp chế biến. 4.51 0.04 0.18 0.36 0.67 2.26 2.27 3.10 9.26 3.22 6.76

Chất chiết suất làm thuốc nhuộm hoặc thuộc da; tannin; thuốc

nhuộm, thuốc màu; sơn và vecni. 0.17 0.03 0.17 0.15 0.38 0.82 0.35 0.19 1.10 0.54 1.38

Lông cừu, lông động vật; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và

vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên 0.02 0.35 0.49 0.09 0.21 1.20 2.19 3.52 3.18 5.17

Hàng tạp hoá làm từ kim loại cơ bản 0.02 0.06 0.02 0.10 0.05 0.02 0.01 2.09 0.15 0.86

Hàng hóa khác 0.85 0.02 1.45 1.20 0.23 0.54 1.02 0.43 2.61 0.10 1.15

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu tại từ Website của Bộ Thương mại và Công Nghiệp Ấn Độ

(Ministry of Commerce and Industry, Government of India); http://commerce.gov.in)

227

Phụ lục 2.5. Các cơ sở khoa học của Ấn Độ và Nga tham gia hợp tác trong ILTP

Lĩnh vực Ấn Độ Nga

Công nghệ sinh học và Miễn dịch học Đại học Delhi Viện Hàn lâm Khoa học Nga

Khoa học & Công nghệ Vật liệu Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia. Viện Hóa học vô cơ, Novosibirsk

Khoa học & Công nghệ Laser Trung tâm công nghệ tiên tiến, Indore Viện Vật lý Laser, Moscow

Chất xúc tác Phòng thí nghiệm hóa học Quốc gia, Pune Viện Liên hiệp nghiên cứu chất xúc tác

Bộ gia tốc và ứng dụng của chúng Trung tâm công nghệ tiên tiến, Indore Viện Vật lý hạt nhân Budker (Novosibirsk)

Thủy văn học Viện Thủy văn Quốc gia, Roorkee Viện Vấn đề Nước, Moscow

Máy tính và điện tử Sở Công nghệ thông tin Viện Hỗ trợ Thiết kế Máy tính, Moscow

Khoa học và Công nghệ y sinh DRDO Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Moscow

Hải dương học và Tài nguyên biển Bộ Khoa học Trái đất Viện Hàn lâm Khoa học Nga

Khoa học Kỹ thuật Đại học Roorkee Viện nghiên cứu Cơ khí, Moscow

Toán học Viện Toán học, Chennai Viện liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna

Lý thuyết và Cơ học ứng dụng Khoa Cơ học Ứng Dụng, NT, Delhi Viện các vấn đề về Cơ học, Moscow

Khoa học Trái đất Học viện Vật lý thiên văn Ấn Độ, Bangalore Viện Vật lý Trái đất, Moscow

Vật lý và Vật lý thiên văn Viện nghiên cứu Aryabhatta, Nainital Viện Thiên văn học, Moscow

Sinh thái học và bảo vệ môi trường Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Môi trường Quốc gia Viện Vật lý khí quyển, Moscow

Khoa học Hoá học Phòng thí nghiệm hóa học Quốc gia, Pune Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Moscow

Khoa học sự sống Viện tích hợp Sinh học và hệ gen, Delhi Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Moscow

(Nguồn: http://www.catalysis.ru/block/?ID=2&ELEMENT_ID=531#531; ngày truy cập 15/5/2015)

228

Phụ lục 3. CHUYỂN GIAO VŨ KHÍ, TRANG THIẾT BỊ QUÂN SỰ CỦA NGA CHO ẤN ĐỘ

Phụ lục 3.1. Chuyển giao vũ khí của Nga cho Ấn Độ giai đoạn 1991 - 1999

Cấp giấy phép sản

xuất/ được nhận

Số

lượng

đặt hàng

Loại vũ khí

được chỉ định Mô tả sản phẩm

Năm đặt

hàng/cấp

phép

Năm giao

hàng

Số lượng đã

giao /đã sản

xuất

Ghi chú

Máy bay

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

54 MiG-27K Máy bay chiến đấu 1983 1992-1997 54 Phiên bản MiG-27ML; Ấn Độ đặt tên là Bahadur; đặt hàng từ Liên

Xô và được Nga giao hàng sau khi Liên Xô tan rã

10 MiG-29S Máy bay chiến đấu 1994 1995 10 Thỏa thuận trị giá 220 triệu USD; Phiên bản MiG-29SE, trong đó

có 2 chiếc MiG-29UB

11 MiG-21PFM Tiêm kích đánh chặn 1995 1995-2000 11 Đã qua sử dụng; Phiên bản MiG-21UM

18 Su-30K Máy bay chiến đấu 1996 1997-1999 18 Ban đầu dự kiến nâng cấp thành phiên bản Su-30MKI nhưng sau

đó đã chuyển đổi thành Su-30MKI mới

Hệ thống phòng không

Nga bán hàng

cho Ấn Độ 24

2S6M

Tunguska Hệ thống phòng không di động 1996 1997-1999 24 Số lượng có thể lên đến 50

Hệ thống pháo

Nga bán hàng

cho Ấn Độ 321 M-46 130mm Pháo kéo nòng dài 1993 1994-1995 321 Hàng đã qua sử dụng

Xe bọc thép

Nga cấp phép cho

Ấn Độ

600 T-72M1 Xe tăng 1980 1992-2001 600 Ấn Độ đặt tên là Ajeya; đặt hàng từ Liên Xô và được sản xuất theo

giấy phép của Nga sau khi Liên Xô tan rã

1300 BMP-2 xe chiến đấu bộ binh 1985 1992-2003 1300 đặt hàng từ Liên Xô và sản xuất theo giấy phép của Nga sau khi

Liên Xô tan rã; Tên Ấn Độ là Sarath

Động cơ

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

35 V-46 Động cơ Diesel 1993 1995 35 Trang bị cho 35 xe cứu kéo (ARV) VT-72B từ Slovakia; có thể từ

dây chuyền sản xuất của Slovakia hoặc Ba Lan

78 V-46 Động cơ Diesel 1994 1996-1997 78 Trang bị cho 78 xe cứu kéo (ARV) VT-72B từ Slovakia; có thể từ

dây chuyền sản xuất của Slovakia hoặc Ba Lan

Rada

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

3 Fregat-MA Radar tìm kiếm trên không/biển 1983 1997-2001 3 Trang bị cho 3 tàu khu trục Delhi (Dự án-15) sản xuất tại Ấn Độ;

đặt hàng từ Liên Xô và được Nga giao hàng sau khi Liên Xô tan rã

3 MR-114/Kite

Screech Radar điều khiển hỏa lực 1986 1997-2001 3

Trang bị cho 3 tàu khu trục Delhi (Dự án-15) sản xuất tại Ấn Độ;

đặt hàng từ Liên Xô và được Nga giao hàng sau khi Liên Xô tan rã

18 MR-90/Front

Dome Radar điều khiển hỏa lực 1986 1997-2001 18

Trang bị cho 3 tàu khu trục Delhi (Dự án-15) sản xuất tại Ấn Độ;

đặt hàng từ Liên Xô và được Nga giao hàng sau khi Liên Xô tan rã

4 Cross Dome Radar tìm kiếm trên không 1992 1998-2004 4 Cho 4 tàu hộ tống lớp Kora (Dự án-25A) được sản xuất ở Ấn Độ

7 MR-123/Bass

Tilt Radar điều khiển hỏa lực 1992 1997-2001 7

Cho 3 tàu khu trục lớp Delhi (Dự án-15) và 1 tàu hộ tống lớp Kora

(Dự án -25A) được sản xuất ở Ấn Độ

7 Garpun/Plank

Shave Radar tìm kiếm trên không 1993 1997-2004 7

Cho 3 tàu khu trục lớp Delhi (Dự án-15) và 4 tàu hộ tống lớp Kora

(dự án - 25A) sản xuất tại Ấn Độ; để sử dụng với tên lửa SS-N-25

229

Tên lửa

Nga cấp phép cho

Ấn Độ

900 9M111

Fagot/AT-4 Tên lửa chống tăng 1983 1992-1994 900

Được đặt hàng từ Liên Xô và sản xuất theo giấy phép của Nga sau

khi Liên Xô tan rã

25000 9M113

Konkurs/AT-5

Tên lửa chống tăng

1988 1992-2016 25000

Trang bị xe chiến đấu bộ binh BMP-2; sản xuất theo giấy phép của

Nga; bao gồm phiên bản 9M113M từ năm 2003

Phát triển chung

150 PJ-10

BrahMos Tên lửa chống hạm/đất đối đất 1998 2006-2016 110

Phiên bản của Yakhont (SS-N-26); chính thức liên doanh phát triển

nhưng chủ yếu sử dụng công nghệ của Nga

400 PJ-10

BrahMos Tên lửa đất đối đất 1998 2006-2016 385

Phiên bản của Yakhont (SS-N-26); chính thức liên doanh phát triển

nhưng chủ yếu sử dụng công nghệ của Nga

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

250 Strela-2/SA-7 Tên lửa di động đất đối không 1981 1992-1994 250 Bao gồm phiên bản cho hải quân SA-N-5; có thể được đặt hàng từ

Liên Xô và được Nga sau khi Liên Xô tan rã

40 P-15M/SS-N-

2C Tên lửa chống hạm 1983 1992-1997 40

Cho tàu hộ vệ tên lửa tấn công nhanh Tarantul-1 (Vibuti); được đặt

hàng từ Liên Xô và được Nga giao hàng; Phiên bản P-27 /SS-N-2D

400 Kh-35

Uran/SS-N-25 Tên lửa chống hạm 1992 1998-2004 350

Trang bị khu trục lớp Delhi (Dự án-15) và hiện đại hóa tàu khu trục

lớp Kashin-2 (Rajput), lớp Brahmaputra (Dự án -16A), tàu hộ tống

lớp Kora (Dự án - 25A), tàu hộ vệ tên lửa Tarantul-1 (Vibuti)

500 Strela-3/SA-

14 Tên lửa di động đất đối không 1992

1995-1997

500

Phiên bản hải quân SA-N-8 để sử dụng trên tàu tuần tra lớp Pauk

và tàu ngầm lớp Kilo

80 9M33/SA-8 Tên lửa đất đối không 1993 1994 80

225 9M38/SA-11 Tên lửa đất đối không 1993 1997-2001 225 Phiên bản 9M38M1 (SA-N-7); cho khu trục lớp Delhi (Dự án-15)

800 9M114

Shturm/AT-6 Tên lửa chống tăng 1995 1998-1999 800 Cho trực thăng Mi-24 (Mi-25 và Mi-35)

50 53-65 533mm Ngư lôi chống hạm 1997 1997-2003 50 Cho tàu ngầm lớp Kilo (Sindhughosh) và tàu khu trục lớp Talwar

40 TEST-71 Ngư lôi chống hạm/tàu ngầm 1997 1997-2000 40 Cho tàu ngầm Dự án - 636 (Kilo hoặc Sindhughosh)

1000 KAB-

500/1500 Bom dẫn đường 199 1998-2007 1000 Phiên bản KAB-500L và KAB-1500L

1000 RVV-AE/AA-

12 Adder

Tên lửa không đối không có

điều khiển ngoài tầm nhìn 1999

1999-2002

1000

Cho Su-30MKI, MiG-21UPG (hiện đại MiG-21bis) và hiện đại

MiG-29, MiG-27ML

Vũ khí cho hải quân

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

8 A-215 Grad-

M 122mm Pháo phản lực phóng loạt 1992 1997-2009 8 Cho 4 tàu đổ bộ lớp Magar và lớp Shardul được sản xuất tại Ấn Độ

3 AK-100

100mm Súng cho hải quân 1986 1997-2001 3

Cho 3 tàu khu trục lớp Delhi (Dự án-15) được sản xuất tại Ấn Độ;

đặt hàng từ Liên Xô và được Nga giao hàng sau khi Liên Xô tan rã.

6 RBU-6000 rocket chống tàu ngầm 1986 1997-2001 6 Cho 3 tàu khu trục lớp Delhi (Dự án-15) sản xuất tại Ấn Độ

1 AK-176

76mm Súng cho hải quân 1990 1998 1 Cho 1 tàu hộ tống lớp Kora (Dự án -25A) được sản xuất ở Ấn Độ

20 AK-630

30mm Súng cho hải quân 1990 1998-2005 20

Cho 3 tàu khu trục lớp Brahmaputra (Dự án -16A) và 4 tàu hộ tống

lớp Kora (Dự án -25A) được sản xuất ở Ấn Độ

Tàu thuyền

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

7 Dự án -

1241/Tarantul Tàu hộ vệ tên lửa 1987 1992-2001 7

Ấn Độ đặt tên là Vibhuti hoặc Veer; đặt hàng từ Liên Xô và được

Nga giao hàng sau khi Liên Xô tan rã

1 Fedko Tàu chở dầu 1995 1996 1 Ấn Độ đặt tên là Jyoti

2 Dự án -

877E/Kilo Tàu ngầm 1997 1997-2000 2

Bao gồm 1 chiếc được chế tạo cho Nga nhưng sau đó được bán cho

Ấn Độ trước khi hoàn thành; Tên Ấn Độ là Sindhughosh

230

Phụ lục 3.2. Chuyển giao vũ khí của Nga cho Ấn Độ giai đoạn 2000 - 2010

Cấp giấy phép

sản xuất/ được

nhận

Số lượng

đặt hàng

Loại vũ khí được

chỉ định Mô tả sản phẩm

Năm đặt

hàng/cấp

phép

Năm giao

hàng

Số

lượng

đã giao

/đã sản

xuất

Ghi chú

Máy bay

Cấp phép cho Ấn

Độ

140 Su-30MK Máy bay chiến đấu 2001 2005-2015 124 Thỏa thuận trị giá 3-5.4 tỷ USD; phiên bản Su-30MKI; giao hàng có

thể 2005-2019

63 MiG29SMT

/Fulcrum-F Máy bay chiến đấu 2008 2012-2015 10

Thỏa thuận trị giá 850-965 triệu USD; MiG-29 Ấn Độ sẽ được sửa

lại thành MiG-29UPG (MiG-29SMT); giao hàng năm 2012

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

11 MiG-21PFM Tiêm kích đánh chặn 1995 1995-2000 11 Máy bay đã qua sử dụng, phiên bản MiG-21UM

22 Su-30MK Máy bay chiến đấu 1996 2002-2003 22 Một phần của thỏa thuận trị giá 1,55-1,8 tỷ USD; phiên bản Su-

30MKI

10 Su-30MK Máy bay chiến đấu 1998 2004 10 đặt hàng trong khi máy bay vẫn đang được phát triển

4 Ka-31 Trực thăng cảnh báo sớm

đường không 1999 2003 4 Thỏa thuận trị giá 92 triệu USD

40 Mi-8MT/Mi-17 Trực thăng vận tải 2000 2000-2001 40 Thỏa thuận trị giá 170 triệu USD, phiên bản Mi-17-1V; được sửa đổi

tại Ấn Độ để chống lại máy bay trực thăng

3 Il-38SD Máy bay chống ngầm 2001 2008 3 Nâng cấp Il-38 thành Il-38SD

5 Ka-31 Trực thăng cảnh báo sớm

đường không 2001 2003-2004 5 Thỏa thuận trị giá 108 triệu USD

6 Mi-8MT/Mi-17 Trực thăng vận tải 2003 2003-2004 6 Để bảo vệ biên giới; sử dụng tại Jammu và Kashmir; phiên bản Mi-

17

2 Il-38 Máy bay chống ngầm 2005 2010 2 Đã qua sử dụng nhưng được Nga hiện đại hóa trước khi giao hàng

thành phiên bản Il-38SD

16 MiG29SMT/

Fulcrum-F Máy bay chiến đấu 2005 2010-2011 16

Thỏa thuận trị giá 252-740 triệu USD; 4 chiếc MiG-29KUB; để sử

dụng trên tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (Vikramaditya)

18 Su-30MK Máy bay chiến đấu 2007 2007-2008 18 Phiên bản Su-30MKI; được trao đổi cho Ấn Độ 18 chiếc Su-30K

(thay cho kế hoạch ban đầu là hiện đại hóa Su-30K thành Su-30MKI)

40 Su-30MK Máy bay chiến đấu 2007 2009-2012 40 Thỏa thuận trị giá 1,5-1,6 tỷ USD; phiên bản Su-30MKI; trong đó có

20 chiếc lắp ráp từ các thiết bị ở Ấn Độ

29 MiG29SMT

/Fulcrum-F Máy bay chiến đấu 2010 2012-2015 23

Thỏa thuận trị giá 1,2-1,5 tỷ USD; phiên bản MiG-29K; trong đó có

4 chiếc phiên bản MiG-29KUB

Hệ thống phòng không

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

20 AK-630 30mm Pháo hạm (cho hải quân) 1990 1998-2005 20 Trang bị 3 tàu khu trục Brahmaputra (Dự án 16A) và 4 tàu hộ

tống lớp Kora (Dự án 25A) sản xuất tại Ấn Độ

14 2S6M Tunguska Hệ thống phòng không 2001 2002 14 Thỏa thuận trị giá 6 tỷ Rupee

20 AK-630 30mm Pháo hạm (cho hải quân) 2003 2014-2015 8 Cho 3 tàu khu trục lớp Kolkata (Project-15A) và 4 tàu khu trục lớp

Kamorta (Project-28) sản xuất tại Ấn Độ

28 2S6M Tunguska Hệ thống phòng không di

động 2005 2008-2009 28 Thỏa thuận trị giá 400 triệu USD

231

Hệ thống pháo

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

28 BM-9A52

Smerch

Hệ thống pháo phản lực

phóng loạt 2005 2007-2008 2008 Linh kiện được sản xuất tại Ấn Độ;

14 BM-9A52

Smerch

Hệ thống pháo phản lực

phóng loạt 2007 2009 14 Các linh kiện được sản xuất tại Ấn Độ

Xe bọc thép

Cấp phép cho Ấn

Độ

600 T-72M1 Xe tăng 1980 1992-2001 600 Phiên bản Ajeya của Ấn Độ

1300 BMP-2 Xe chiến đấu bộ binh 1985 1992-2003 1300 Đặt mua từ Liên Xô và sản xuất theo giấy phép của Nga sau khi Liên

Xô tan rã; phiên bản của Ấn Độ gọi là Sarath

123 BMP-2 Xe chiến đấu bộ binh 2006 2007-2008 123 thỏa thuận trị giá 90 triệu USD; phiên bản BMP-2K

1000 T-90S Xe tăng 2006 2009-2015 290

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

310 T-90S Xe tăng 2001 2001-2006 310 Thỏa thuận trị giá 600-700 triệu USD (trong đó 55% tạm ứng thanh

toán); 124 chiếc lắp ráp từ các thiết bị ở Ấn Độ

347 T-90S Xe tăng 2007 2008-2012 347 Thỏa thuận trị giá 866 triệu USD (một phần của thỏa thuận 2,5 tỷ

USD); lắp ráp tại Ấn Độ

Động cơ

Cấp phép Ấn Độ 250 AL-55 Động cơ phản lực 2005 Trang bị cho máy bay huấn luyện phản lực HJT-36

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

86 V-46 Động cơ diesel 1999 2000-2002 86 Trang bị cho 42 chiếc VT-72B ARV và 44 chiếc WZT-3 ARV; có

thể là dây chuyền sản xuất ở Ba Lan

24 D-30 Động cơ phản lực 2001 2003-2004 24 Cho 6 máy bay tiếp dầu Il-78 ở Uzbekistan

250 V-46 Động cơ diesel 2002 2004-2008 250 Phục vụ hiện đại hóa 250 xe tăng T-72M1

12 PS-90A Động cơ phản lực 2004 2009-2011 12 cho 3 máy bay A-50EhI AEW & C ở Uzbekistan

6 NK-12 Động cơ phản lực 2005 2007 6 Để hiện đại hóa 8 máy bay do thám và chống ngầm Tu-142

Rada

Cấp phép cho Ấn

Độ 9

Garpun/Plank

Shave

radar tìm kiếm mục tiêu

trên không 1998 2000-2014 7

Trang bị cho 3 tàu khu trục lớp Kolkata (Project-15A) và 3 Khinh

hạm tên lửa lớp Brahmaputra (Project-16A) và 3 tàu khu trục

Shivalik (Project-17) được sản xuất tại Ấn Độ

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

3 Fregat-MA/Half

Plate

radar tìm kiếm mục tiêu

trên không/trên biển 1983 1997-2001 3

Trang bị 3 tàu khu trục lớp Delhi (Project-15) được sản xuất tại Ấn

Độ; đặt mua từ Liên Xô và được Nga chuyển giao

3 MR-114/Kite

Screech radar điều khiển hỏa lực 1986 1997-2001 3

Trang bị 3 tàu khu trục lớp Delhi (Project-15) được sản xuất tại Ấn

Độ; đặt mua từ Liên Xô và được Nga chuyển giao

18 MR-90/Front

Dome radar điều khiển hỏa lực 1986 1997-2001 18

Trang bị 3 khu trục lớp Delhi (Project-15) được sản xuất tại Ấn Độ;

để sử dụng với SA-N-7SAM;

4 Cross Dome radar tìm kiếm mục tiêu

trên không 1992 1998-2004 4 Trang bị 4 tàu hộ tống lớp Kora (Project-25A) sản xuất tại Ấn Độ

7 MR-123/Bass

Tilt radar điều khiển hỏa lực 1992 1997-2001 7

Trang bị 3 tàu khu trục lớp Delhi (Project-15) 1 tàu hộ tống lớp Kora

(Project-25A) được sản xuất tại Ấn Độ

7 Garpun/Plank

Shave

radar tìm kiếm mục tiêu

trên không 1993 1997-2004 7

cho 3 tàu khu trục lớp Delhi (Project-15) và 4 tàu hộ tống lớp Kora

(Project-25A) được sản xuất tại Ấn Độ;

125 Kopyo Radar tác chiến 1996 2001-2006 125 Một phần của thỏa thuận trị giá 428-630 triệu USD nhằm hiện đại

hóa 125 máy bay chiến đấu MiG-21bis thành MiG-21UPG Bison

3 Fregat/Top Plate radar tìm kiếm trên không 1999 2010-2012 3 Trang bị 3 tàu khu trục lớp Shivalik (Project-17) , sản xuất tại Ấn Độ

12 MR-90/Front

Dome radar điều khiển hỏa lực 1999 2010-2012 12

Trang bị 3 tàu khu trục lớp Shivalik (Project-17) được sản xuất tại

Ấn Độ

232

Tên lửa

Cấp phép cho Ấn

Độ

25000 9M113

Konkurs/AT-5 tên lửa chống tăng 1988 1992-2014 25000 Dành cho BMP-2 IFV

150 PJ-10 BrahMos Tên lửa đối hạm/đất đối

đất 1998 2006-2015 90

Phiên bản Yakhont (SS-N-26); tham gia liên doanh chung để phát

triển nhưng chủ yếu là sử dụng công nghệ của Nga

400 PJ-10 BrahMos Tên lửa đất đối đất 1998 2006-2015 350 Phiên bản của Yakhont (SS-N-26); tham gia liên doanh chung để

phát triển nhưng chủ yếu là sử dụng công nghệ của Nga

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

400 Kh-35 Uran/SS-

N-25 Tên lửa đối hạm 1992 1998-2004 400

Cho tàu khu trục lớp Delhi (Project-15) và hiện đại hóa tàu khu trục

Kashin-2 lớp Rajput; tàu khu trục Brahmaputra (Project-16A), tàu hộ

tống Kora (Project-25A) và tàu Tarantul-1 (Vibhuti) FAC

225 9M38/SA-11 tên lửa đất đối không 1993 1997-2001 225 Phiên bản 9M38M1 (SA-N-7); cho khu trục lớp Delhi (Project-15)

500 Kh-25/AS-10 tên lửa chống radar 1995 1995-2004 500 Phiên bản Kh-25MLT; cho máy bay MiG-23BN và MiG-27

4000 R-73/AA-11 Tên lửa đối không 1996 1997-2015 4000

50 53-65 533mm Ngư lôi chống hạm 1997 1997-2003 50 Cho tàu ngầm lớp Kilo và khinh hạm lớp Talwar

300 9M311/SA-19 tên lửa đất đối không 1997 2003 300 phiên bản 9M311 (SA-N-11)

200 Kh-31A1/AS-17 tên lửa chống hạm/radar 1997 2000-2007 200 Kh-31P và có thể là phiên bản Kh-31A; cho Su-30MK / MKI và có lẽ

cho hiện đại hóa máy bay chiến đấu MiG-23 và MiG-27

40 TEST-71 Ngư lôi chống hạm/chống

tàu ngầm 1997 1997-2000 40 Cho tàu ngầm dự án Project-636 (lớp Kilo hoặc Sindhughosh)

150 3M-54 Klub/SS-

N-27

Tên lửa đối hạm/đất đối

đất 1998 2001-2008 150

tàu khu trục lớp Talwar và Shivalik (Project-17), Kolkata (Project-

15A) và tàu ngầm theo dự án 877

1000 KAB-500/1500 Bom dẫn đường 1998 1998-2007 1000 phiên bản KAB-500L và KAB-1500L

100 Kh-59ME

Ovod/AS-18

Tên lửa hành trình dẫn

đường không đối đất 1999 2001-2002 100

1000 Krasnopol-M Đạn tự hành 1999 2000-2001 1000 Thỏa thuận trị giá 1.51 tỷ Rupee (31triệu USD)

1000 RVV-AE/AA-12

Adder Tên lửa không đối không 1999 1999-2002 1000

Cho Su-30MKI, MiG-21UPG (hiện đại hóa MiG-21bis) và thể hiện

đại hóa MiG-29, máy bay chiến đấu MiG-27ML)

1500 9A1472

Vikhr/AT-16 Tên lửa chống tăng 2000 2002-2004 1500 Cho trực thăng Mi-17

125 9M317/SA-17

Grizzly Tên lửa đất đối không 2000 2003 125 Phiên bản 9M317 (SA-N-12); cho tàu khu trục lớp Talwar

144 9M38/SA-11 Tên lửa đất đối không 2000 2008 144 Phiên bản 9M38M1; cho tàu khu trục lớp Shivalik (Project-17)

225 9M311/SA-19 Tên lửa đất đối không 2001 2002 225 Cho hệ thống phòng không 2S6

2250 Igla/SA-18 Tên lửa vác vai 2001 2001-2003 2250 Thỏa thuận trị giá 32-50 triệu USD

30 Kh-35 Uran/SS-

N-25 Tên lửa chống hạm 2001 2008-2009 30 Cho máy bay tuần tra trên biển Il-38SD ; không chắc chắn

2000 Krasnopol-M Đạn tự hành 2002 2002-2003 2000 Thỏa thuận trị giá 3.75 tỷ Rupee (77 triệu USD )

3000 9M133

Kornet/AT-14 Tên lửa chống tăng 2003 2003-2006 3000 Thỏa thuận trị giá 1.5 tỷ Rupee; phiên bản Kornet-E

450 9M311/SA-19 Tên lửa đất đối không 2005 2008-2009 450 Cho hệ thống phòng không 2S6

28 3M-54 Klub/SS-

N-27

Tên lửa đối hạm/đất đối

đất 2006 2008-2009 28

Thỏa thuận trị giá 8.44tỷ Rupee (182 triệu USD); biến thể tấn

công mặt đất 3M14; để hiện đại hóa tàu ngầm theo dự án 877

250 Igla-S/SA-24 Tên lửa phòng không di

động 2008 2008-2012 250 Thỏa thuận 26 triệu USD; giao hàng 2008-2012

233

Vũ khí cho hải quân

Cấp phép cho Ấn

Độ

8 A-215 Grad-M

122mm

Pháo phản lực phóng loạt

cho hải quân 1992 1997-2009 8

Trang bị 4 tàu đổ đỏ bộ lớp Magar và Shardul được sản xuất tại Ấn

Độ

14 RBU-6000 Hệ thống rocket chống tàu

ngầm 2003 2014-2015 8

cho 3 tàu khu trục lớp Kolkata (Project-15A) và 4 tàu khu trục lớp

Kamorta (Project-28) được sản xuất tại Ấn Độ

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

3 AK-100 100mm Súng cho hải quân 1986 1997-2001 3 Cho 3 tàu khu trục lớp Delhi (Project-15) được sản xuất tại Ấn Độ;

đặt mua từ thời Liên Xô và được Nga chuyển giao

6 RBU-6000 Phóng bom hàng loạt

chống tàu ngầm 1986 1997-2001 6 Cho 3 tàu khu trục lớp Delhi (Project-15) được sản xuất tại Ấn Độ

6 RBU-6000 Phóng bom hàng loạt

chống tàu ngầm 1999 2010-2012 6 Cho 3 tàu khu trục lớp Shivalik (Project-17) được sản xuất tại Ấn Độ

Tàu thuyền

Cấp phép cho Ấn

Độ 7

Project-

1241/Tarantul Tàu hộ vệ tên lửa 1987 1992-2001 7

Ấn Độ định danh là Vibhuti hoặc Veer; đặt mua từ Liên Xô và

chuyển giao từ Nga sau khi Liên Xô tan rã

Nga bán hàng

cho Ấn Độ

2 Project-

877E/Kilo Tàu ngầm 1997 1997-2000 2

1 chiếc ban đầu được chế tạo cho Nga nhưng khi hoàn thành thì bán

cho Ấn Độ; Ấn Độ định danh là Sindhughosh

3 Talwar Tàu khu trục 1997 2003-2004 3 Thỏa thuận trị giá 35 tỷ Rupee (0,8-1 tỷ USD); giao hàng sau trì hoãn

2 năm

(Nguồn: SIPRI Arms Transfers Database

http://armstrade.sipri.org/armstrade/page/trade_register.php; ngày truy cập 18/4/2015)