phƯƠng phÁp hỌc tẬp tiẾng italia

27
PHƯƠNG PHÁP HC TP TING ITALIA Nhóm thc hin: Trn Thanh Qunh Thành Thanh Hương Lp: 1I-06 GVHD: Trn ThKhánh Vân A. PHN MĐẦU I. GII THIU: Ngôn nglà công cđể giao tiếp. Mi dân tc, mi đất nước, thm chí mi vùng min đều có mt thngôn ngriêng mang đậm bn sc văn hoá dân tc y. Nếu chsng trong đất nước mình mà không giao lưu vi người nước ngoài thì slà mt hn chế ln. Nht là hin nay thế gii vi xu thế giao lưu phát trin mnh mđặc bit là Vit Nam đang trong giai đon mca, hi nhp nên vic gp g, tiếp xúc vi nhng ngôn ngkhác là tt yếu. Điu này đòi hi người Vit Nam phi vượt qua được rào cn ngôn ngđể hi nhp vi thế gii. Làm thế nào để vượt qua được nó? Mun trli được trước hết chúng ta phi biết được nhng ưu đim và nhng bt cp ca chúng ta khi hc mt môn ngoi ngnào đó. Chính vì vy chúng tôi thc hin mt bn báo cáo khoa hc vđề tài ngôn ng: “Nhng thun li, khó khăn ca người Vit Nam khi hc ngoi ngnói chung và phương pháp hc tp tiếng Italia nói riêng”. Đây không phi là mt vn đề mi nhưng cái mi ca nó là được viết bng snhn thc ca mt sinh viên, đặc bit là mt sinh viên ngoi ngnăm thnht. Chúng tôi thc hin bn báo cáo này không phi để soi xét hay moi móc đim yếu ca người Vit Nam mà chúng tôi mun rng qua đó mi người, đặc bit là chúng ta, nhng người đang tiếp xúc và nghiên cu vngoi ngsthy rõ nhng thun li để phát huy; nhng bt cp để rút kinh nghim, khc phc nó và rút ra bài hc để hoàn thin thêm phương pháp hc tp ca mình. Lê-nin nói: “Hc, hc na, hc mãi”; Tng thng Bill Clinton cũng khng định: “Hc tâp là vic làm sut đời ca mi con người”. Trong thi đại

Upload: lekiet

Post on 28-Jan-2017

236 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

Nhóm thực hiện: Trần Thanh Quỳnh

Thành Thanh Hương

Lớp: 1I-06

GVHD: Trần Thị Khánh Vân

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. GIỚI THIỆU:

Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp. Mỗi dân tộc, mỗi đất nước, thậm chí

mỗi vùng miền đều có một thứ ngôn ngữ riêng mang đậm bản sắc văn hoá

dân tộc ấy. Nếu chỉ sống trong đất nước mình mà không giao lưu với người

nước ngoài thì sẽ là một hạn chế lớn. Nhất là hiện nay thế giới với xu thế giao

lưu phát triển mạnh mẽ và đặc biệt là Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa,

hội nhập nên việc gặp gỡ, tiếp xúc với những ngôn ngữ khác là tất yếu. Điều

này đòi hỏi người Việt Nam phải vượt qua được rào cản ngôn ngữ để hội

nhập với thế giới. Làm thế nào để vượt qua được nó? Muốn trả lời được trước

hết chúng ta phải biết được những ưu điểm và những bất cập của chúng ta khi

học một môn ngoại ngữ nào đó. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện một bản

báo cáo khoa học về đề tài ngôn ngữ: “Những thuận lợi, khó khăn của người

Việt Nam khi học ngoại ngữ nói chung và phương pháp học tập tiếng Italia

nói riêng”. Đây không phải là một vấn đề mới nhưng cái mới của nó là được

viết bằng sự nhận thức của một sinh viên, đặc biệt là một sinh viên ngoại ngữ

năm thứ nhất. Chúng tôi thực hiện bản báo cáo này không phải để soi xét hay

moi móc điểm yếu của người Việt Nam mà chúng tôi muốn rằng qua đó mọi

người, đặc biệt là chúng ta, những người đang tiếp xúc và nghiên cứu về

ngoại ngữ sẽ thấy rõ những thuận lợi để phát huy; những bất cập để rút kinh

nghiệm, khắc phục nó và rút ra bài học để hoàn thiện thêm phương pháp học

tập của mình.

Lê-nin nói: “Học, học nữa, học mãi”; Tổng thống Bill Clinton cũng

khảng định: “Học tâp là việc làm suốt đời của mỗi con người”. Trong thời đại

Page 2: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

ngày nay, thời đại khoa học kĩ thuật tiên tiến ngày một phát triển và bùng nổ

thông tin; không học tập, con người tự đào thải mình trước cuộc sống. Nhất

là đối với sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước thì việc học là vô

cùng quan trọng. Song, bể học là vô bờ, con đường leo lên nấc thang học vấn

gập ghềnh những trắc trở, khó khăn, đòi hỏi người học ngoài sự nỗ lực quyết

tâm lớn và sự kiên trì phấn đấu không mệt mỏi còn phải có phương pháp học

tập đúng.

Vậy phương pháp học tập là gì?

Theo từ điển Việt Nam: phương pháp là trình tự cần theo trong những

bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một việc có mục đích nhất định.Vậy

phương pháp học tập là cách thức tiến hành theo một trật tự nhất định để học

tập có kết quả tốt nhất.

- Tìm cho mình một phương pháp học tập đúng không phải là dễ. Rất

nhiều học sinh, sinh viên khi bắt đầu bước chân vào trường Đại học

học hành sút kém so với các cấp học dưới bởi lẽ dung lượng kiến thức

ở bậc đại học nặng gấp nhiều lần ở cấp phổ thông, một tiết học có khi

tới hàng chương; một buổi học tới nửa cuốn giáo trình. Mặt khác, có

những mảng kiến thức thầy cô chỉ hướng dẫn sinh viên phải tự học, tự

lĩnh hội.

- Kiến thức của mỗi môn học không giống nhau nên cũng không thể có

phương pháp học tập chung cho tất cả các môn. Tìm ra cách học đặc

thù cho mỗi môn học sẽ có hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức.

Ngoại ngữ là môn học rất được sinh viên các trường Đại học chú ý vì

nó là công cụ để tuổi trẻ Việt Nam tiến tới hội nhập với thế giới, nhất

là khi nước ta vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

- Hiện tại chúng tôi đang là sinh viên năm thứ nhất khoa Tiếng Italia

Trường Đại học Hà Nội, một Trường gần như chuyên đào tạo về ngoại

ngữ, hiện nay đã có đào tạo một số chuyên khoa khác như: Quản trị

kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Du lịch… thì vẫn cần dùng đến

Page 3: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

ngoại ngữ để đào tạo. Nhưng ngoại ngữ là một môn học khó, cần

nhiều thời gian, nỗ lực của bản thân người học. Vì vậy nếu không có

phương pháp học, con người dễ ngại và chán nản.

Xuất phát từ những vấn đề đó, chúng tôi mạnh dạn đi vào đề tài tìm

phương pháp học tập cho bộ môn tiếng Italia.

II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:

Hiện nay Trường Đại học Hà Nội đào tạo tới khoảng 19 ngoại ngữ

khác nhau đào tạo cho sinh viên và những người có nhu cầu học. Ngoài

những ngoại ngữ đã có từ lâu như: Anh, Pháp, Nga, Đức,… thì nay còn có

thêm một số ngoại ngữ mới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào

Nha, Italia,… và một số chuyên ngành không phải ngữ văn khác. Để tìm ra

phương pháp học tập chung cho tất cả các môn, các lĩnh vực nghề nghiệp

khác nhau thì mất rất nhiều thời gian, trong khi đó, khả năng.của chúng tôi

còn hạn chế, chưa thể ôm đồm một đề tài rộng như thế. Như đã nói ở trên,

chúng tôi là sinh viên năm thứ nhất Khoa tiếng Italia, bản thân còn phải mày

mò tìm cách tiếp cận một môn ngoại ngữ mới lạ này, chúng tôi chỉ dám giới

hạn đề tài nghiên cứu về: Phương pháp học tập bộ môn tiếng Italia.

III. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Mục đích:

* Bài tập khoa học của chúng tôi về “Phương pháp học tập bộ môn

tiếng Italia” góp phần xác định cho chúng tôi một phương pháp hữu ích mang

đến hiệu quả khả quan trong học tập môn ngoại ngữ còn lạ lẫm này, đồng

thời có thể giúp những bạn đang bỡ ngỡ như chúng tôi tìm một giải pháp thiết

thực cho môn học của mình.

Bài tập khoa học thêm một lần nữa khẳng định: phương pháp nghiên

cứu rất cần cho việc học tập, nhất là học ngoại ngữ.

Page 4: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

2. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích.

- Phương pháp tổng hợp.

- Phương pháp so sánh.

IV. CẤU TRÚC BÀI TẬP.

Gồm 3 phần:

- Phần A: Mở đầu.

- Phần B: Nội dung

I- Những thuận lợi và khó khăn của người Việt Nam khi học tiếng Italia.

1. Những thuận lợi.

2. Những khó khăn.

II- Phương pháp học tập tiếng Italia.

1. Xác định ý thức học tập bộ môn.

2. Tiếp thu kiến thức từ thày, cô giáo.

3. Học hỏi từ bạn bè và thông qua việc tiếp xúc với người nước ngoài

4. Phát huy vai trò tự học.

4-1. Xây dựng thời gian biểu.

4-2. Xây dựng phương pháp học cho từng phần cụ thể.

a. Phần học ngữ âm.

b. Phần học từ vựng.

c. Phần học ngữ pháp.

d. Phần học các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.

- Phần C: Kết luận.

Page 5: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

B. NỘI DUNG BÀI TẬP KHOA HỌC.

I. HIỂU ĐƯỢC NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA

NGƯỜI VIỆT NAM KHI HỌC TIẾNG ITALIA.

1. Những thuận lợi.

Trên thế giới không có ngôn ngữ nào giống nhau hoàn toàn mà chỉ có

những điểm tương đồng với nhau như về ngữ pháp, về gốc từ hay về cách

thức sử dụng,… Những yếu tố ấy làm cho các ngôn ngữ gần gũi với nhau

hơn và những điểm tương đồng ấy cũng là thuận lợi của người học ngoại

ngữ.

Về địa lý, Việt Nam thuộc vùng Đông Nam Á, còn Italia nằm ở Nam

Âu nên khá cách xa nhau. Nhưng 2 đất nước đều có những điểm chung khá

thú vị, chính vì vậy mà tiếng Việt và tiếng Italia có khá nhiều điểm tương

đồng: về hệ thống bảng chữ cái, về cách phát âm và một số điểm tương đồng

về văn hoá cũng ảnh hưởng đến ngôn ngữ. Đó cũng chính là những thuận lợi

của người Việt Nam khi học tiếng Italia và ngược lại, cũng là thuận lợi của

người Ý khi học tiếng chúng ta.

a. Sự giống nhau về hệ thống bảng chữ cái.

Khi học bất kì một môn ngoại ngữ nào chúng ta cũng phải bắt đầu từ

bảng chữ cái, kể cả tiếng mẹ đẻ. Vì có nắm rõ hệ thống chữ cái mới có thể

nhận biết được mặt từ vựng, từ đó mới đọc được, nói được và nghe được.

- Trong khi các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

sử dụng chữ tượng hình thì Việt Nam là một trong số ít nước Châu Á

sử dụng chữ Latinh là chữ quốc ngữ. Đó là một hạn chế của người

Việt Nam khi muốn học các tiếng Châu Á nhưng lại là một thuận lợi

của chúng ta khi tiếp xúc với các nước phương Tây, đặc biệt là tiếng

Italia. Có thể nói 2 bảng hệ thống chữ cái gần giống nhau hoàn toàn,

nhưng nếu tiếng Việt có 22 chữ cái thì tiếng Italia chỉ có 21 chữ cái

Page 6: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

chính (do có thêm “f<’effe>”, “z<’dzeta>” và thiếu “k<’kappa>”,

“x<iks>”, “y<ispilon>”)

- Hơn nữa trong tiếng Việt cách sắp xếp các chữ cái cũng theo một trật

tự chung với tiếng Italia: Bắt đầu từ chữ A,B,C … đến X,Y.

- Các nguyên âm có cách phát âm giống nhau.

Ví dụ: + a /a/ + o /o/

+ e /e/ + u /u/

+ i /i/

Một số chữ cái có cách đọc tương tự như tiếng Anh, mà Việt Nam là

nước học ngoại ngữ chính là tiếng Anh nên hầu hết các sinh viên đều đã được

học tiếng Anh từ phổ thông và khá quen thuộc với cách phát âm chữ cái tiếng

Anh. Chính vì vậy khi tiếp xúc với hệ thống chữ cái tiếng Ý sẽ dễ dàng hơn.

Ví dụ: + b đọc là /bi/ + p /pi/

+ d /di/ + g /dzi/

+ t /ti/ + v /vi/

b. Cách phát âm.

Trong quá trình học ngoại ngữ, việc học phát âm luôn được chú trọng

hàng đầu vì việc phát âm rất quan trọng, có học ngữ âm tốt thì học nghe, nói,

đọc và viết mới tốt được, và nó cũng là cơ sở, nền móng để học bất kì một

môn ngoại ngữ nào.

Do có hệ thống bảng chữ cái Latinh giống nhau và cách phát âm một

số chữ cái tương tự nhau nên việc học phát âm tiếng Ý đối với người Việt

Nam là một thuận lợi lớn.

- Tiếng Ý cũng như các loại tiếng cùng nhóm như: Tây Ban Nha, Bồ

Đào Nha, Rumani,… sử dụng rất nhiều âm <’erre >, là âm “r” trong

tiếng Việt.

Chỉ riêng 3 nhóm động từ tất cả đều kết thúc bằng các đuôi “are/ ere/

ire” như:

Page 7: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

mangiare (ăn)

leggere (đọc)

dormire (ngủ)

Và ở các danh từ, tính từ như:

ombrello (cái ô) magro (gầy)

coperta (cái chăn) brutto (xấu)

Hơn nữa, âm “r” được đọc rất nặng và rõ.:

orario (thời khoá biểu)

trandurre (dịch)

Trong tiếng Việt dù không đọc rõ âm “r” nhưng có thể phát âm chuẩn

âm này. Những nước Châu Á khác như Trung Quốc hay Hàn Quốc nếu muốn

học tiếng Italia là rất khó vì họ không thể phát âm được âm “r” chuẩn. Đó là

mặt thuận lợi của chúng ta.

- Cách phát âm các nguyên âm giống nhau mà cách phát âm các từ gần

như nhau, nói theo cách dễ hiểu là: viết thế nào đọc thế ấy. Khi gặp

một từ mới tiếng Ý, người Việt Nam dù có thể không hiểu nghĩa của

nó nhưng vẫn có thể phát âm đúng được. Vì tiếng Ý tuy là những từ đa

âm nhưng cách đọc của nó lại giống như đọc theo những từ đơn âm

ghép lại.

Ví dụ: động từ “essere” là một từ đa âm đọc là <’s:sere> như cách đọc

từng âm tiết trong tiếng Việt.

từ “albero” (cái cây) đọc là <’al:bero>

từ “bambino” (đứa trẻ) đọc là <bam’bi:no>

Phần ngữ âm tiếng Italia rất giống tiếng Việt nhưng không thể giống

một cách hoàn toàn được, mà vẫn có những điểm khác.

+ Thứ nhất:

Phụ âm “c” và “g”

* Nếu đi với các nguyên âm “a/ o/ u” đọc giống tiếng Việt là:

Page 8: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

ca ga như: carne, gatto

co go như: colica, gonna

cu gu như: cultura, lingua

* Nhưng đi với nguyên âm “e/ i” lại đọc như âm “ch và gi” trong tiếng

Việt:

ce ge như: cena, leggere

ci gi như: cibo, mangiare

* Nếu đi cùng phụ âm “h <’akka> thì “c + h” đọc là “k”

“g + h” đọc là “gh”

che ghe như: cherosene, ghepardo

chi ghi như: chiesa, ghisa

+ Thứ hai: g + l + i đọc là < > như: famiglia, bighietto

g + n đọc là < > như: campagna, sogno

+ Thứ ba: phụ âm “s” khi đi cùng “ca” là “sca” như: scatola

“co” là “sco” như: scodella

“cu” là “scu” như: scuola

“che”là “sche” như: schermo

“chi” là “schi” như: schiaffo

Nhưng khi đi cùng “ce và ci” đọc là < > như “tr” của tiếng Việt.

“sce” như: scena

“sci” như: scimmia

- Một số từ ngoại lai lấy của iếng Anh như: sport, tennis,… và rất nhiều

từ có gốc từ giống với tiếng Anh. Điều này cũng là một điểm thuận lợi

đối với chúng tôi vì chúng tôi đã có một vốn kiến thức từ vựng tiếng

Anh nên khi gặp một từ tiếng Italia có chung gốc cũng có thể đoán ra

nghĩa của từ đó

Ví dụ: từ “nation” sang tiếng Ý là: “nazione”

động từ “export” sang tiếng Ý là: “esportare”…

c. Về văn hoá.

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp nhưng nó lại bắt nguồn từ đời sống xã

hội và gắn liền với đời sống văn hoá của một nước, hay nói cách khác, văn

Page 9: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

hoá của một dân tộc góp phần không nhỏ vào việc hình thành đặc điểm riêng

của ngôn ngữ đó nên không phải tự nhiên mà người ta nói rằng: Tiếng Anh là

ngôn ngữ của thương mại, tiếng Pháp là ngôn ngữ của tình bạn còn tiếng Ý là

ngôn ngữ của tình yêu. Việt Nam và Italia tuy là hai nước cách xa nhau về

địa lý nhưng lại có một số điểm tương đồng về truyền thống văn hoá. Điều

này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cách sử dụng ngôn ngữ của hai nước.

- Người dân thân thiện,cởi mở, dễ gần là những đặc điểm mà hầu hết

các du khách nước ngoài đều nhận thấy khi đến Việt Nam và Italia.

- Coi trọng và sẵn sàng hi sinh vì gia đình. Giống như người Việt Nam,

họ có truyền thống ở với gia đình cho tới khi kết hôn và kể cả khi có

vợ con, họ vẫn thân thiết với gia đình. Những bậc cha mẹ có tuổi

thường sống với con cháu. Điều này khác với các nuớc phương Tây,

họ thường sớm rời gia đình để ở một mình và các ông bà thường ở

trong trại dưỡng lão.

- Quan hệ giữa mẹ và con của người Ý giống như quan hệ mẫu tử của

người Việt Nam. Vị trí của người mẹ trong gia đình là vô cùng quan

trọng, họ là những nhà bảo mẫu vĩ đại, sẵn sàng hi sinh vì con cái.

Chính những đặc điểm truyền thống văn hoá ấy mà người Việt Nam

thêm thuận lợi khi học tiếng Italia vì học một ngoại ngữ không chỉ là đọc

thông, viết thạo ngoại ngữ ấy mà còn phải hiểu rõ văn hoá, đời sống và con

người đất nước ấy.

2. Những khó khăn.

a. Về tính cách.

Thứ nhất: Người Việt Nam vừa thích giao tiếp nhưng lại vừa rụt rè.

Đó là yếu điểm mà những người quan sát nước ngoài đã nhận thấy khi tiếp

xúc với người Việt Nam. Nguyên nhân là do tính cộng đồng và tính tự trị,

tính cộng đồng của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước từ lâu đã ăn sâu bắt rễ

vào con người Việt Nam. Điều đó biểu hiện: khi ở trong môi trường cộng

Page 10: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

đồng quen biết thì người Việt Nam cởi mở, thích giao tiếp; trong môi trường

ngoài cộng đồng với những người lạ thì lại rụt rè, thu mình.

Chính vì vậy mà:

+ Khả năng nói ngoại ngữ của người Việt Nam chưa cao

+ Chưa phát huy hết tính chủ động và sáng tạo, thiếu sự năng nổ trong

cộng đồng.

+ Ít có thói quen phát biểu ý kiến, bảo vệ ý kiến và đặt câu hỏi cũng

như nói thẳng vấn đề của mình.

Chúng tôi là sinh viên năm thứ nhất nên hiểu rất rõ điều này. Bản thân

chúng tôi còn hay e ngại khi nói ngoại ngữ, đặc biệt là khi giao tiếp với người

nước ngoài thì còn lúng túng.

Thứ hai: Người Việt Nam vốn kín đáo, ý tứ, ăn nói vòng vo, không đi

vào vấn đề chính ngay, khác với người phương Tây: nói thẳng và bạo dạn.

Đó cũng chính là một bất cập trong quá trình giao tiếp.

Thứ ba: Người Việt Nam ham thích những cái mới lạ, đó là điều tốt

nhưng lại không kiên định, cả thèm chóng chán.

Và kết quả là:

+ Có thể cái gì cũng biết nhưng không hiểu tường tận, chuyên sâu vào

một cái gì, không theo một ngoại ngữ nhất định mà chỉ dừng ở mức độ “cưỡi

ngựa xem hoa” trong cả cách học và cách dạy.

+ Thiếu kiên trì, vội vàng đốt cháy giai đoạn trong quá trình luyện

tiếng. Khi đã đạt được cái gì đó thì dễ sinh tự mãn, tự kiêu, không phát hiện

ra cái sai, cái kém của mình để mà phấn đấu tiếp. Dẫn đến tình trạng nhiều

người học gần 10 năm mà vẫn chưa nghe, nói, đọc, viết thành thạo môn tiếng

Anh.

Đó là điều tối kị trong việc học ngoại ngữ.

Thứ tư: Người Việt Nam vốn chăm chỉ nhưng lại thiên về lý thuyết, ít

thực hành nên:

Page 11: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

+ Viết thì giỏi nhưng nghe, nói, đọc thì kém.

+ Khi học thường có xu hướng thích nói nhanh do ảnh hưởng bởi quan

điểm: người nào nói ngoại ngữ nhanh thì giỏi lên. Bên cạnh đó, nói nhanh

bao giờ cũng dễ hơn vì nói vòng vo được, lấp liếm đi những chỗ sai.

+ Khó theo kịp khả năng thực hành cũng như các kĩ năng học mở khi

học ngoại ngữ.

Chúng tôi thấy điều này là rất đúng vì ở các cấp học dưới hầu như

không được thực hành, các giờ học chỉ làm những bài tập ngữ pháp, có khi là

rất khó nên đến khi ra trường rất ít người có thể nghe và nói được. Chính vì

thế khi lên đại học, được thực hành nhiều lúc đầu chúng tôi cũng chưa quen

nhưng sau lại thấy rất mới mẻ, lôi cuốn.

b. Về ngôn ngữ.

Thứ nhất: Ngữ pháp ngoại ngữ thường rất chặt chẽ, có khi đến mức

máy móc mà ngữ pháp tiếng Việt thường rất linh hoạt.

Người nước ngoài rất chú trọng về cách chia thời: Quá khứ, hiện tại

hay tương lai ở động từ.

Ví dụ: Từ “đến” trong tiếng Việt dù ở ngôi nào và thì nào vẫn giữ

nguyên hình thức, phân biệt dựa vào những phụ từ đi kèm: đã đi, đang đi, sẽ

đi … Trong cùng một câu hỏi “Bao giờ anh đến trường?”

- Tiếng Anh: I will go to school tomorrow.(Tôi sẽ đến trường vào ngày

mai).

- Tiếng Ý: Andrò all’ università domani. (Tôi sẽ đến trường vào ngày

mai).

- Tiếng Việt có thể nói: Ngày mai tôi đến trường.

Thứ hai: Ngoài ra cấu trúc tiếng Ý thiên về danh từ còn cấu trúc tiếng

Việt lại thiên về động từ.

Ví dụ: - Tiếng Việt : Cảm ơn anh đã đến chơi.(động từ)

- Tiếng Ý : Grazie per arrivo.(danh từ)

Page 12: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

Sự khác nhau về cách sử dụng ngôn từ cũng là một khó khăn của

người Việt Nam khi học tiếng Italia.

c. Về văn hoá.

Người Việt Nam có nguồn gốc từ nền văn hoá nông nghiệp nên có

thói quen chậm rãi, thong thả, đủng đỉnh; khác với người Italia có nguồn gốc

từ nền văn hoá gốc du mục nên họ nhanh nhẹn, năng động, thích ứng nhanh.

Cũng chính vì thói quen đó mà người Việt ăn nói chậm rãi, còn người Italia

thì nó nhanh và nói nhiều. Khi nghe tiếng nước ngoài phải nghe nhanh cũng

là một bất cập.

d. Môi trường học ngoại ngữ ở Việt Nam chưa tốt. Nhất là đói với

bộ môn tiếng mới như tiếng Italia này, điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ:

băng, đĩa, sách, báo và tài liệu tham khảo chưa nhiều.

Biết được những khó khăn và thuận lợi của mình khi học tiếng Italia,

chúng tôi đã đúc rút được kinh nghiệm và xin đưa ra một số phương pháp học

tập bộ môn này.

II. XÁC ĐỊNH Ý THỨC HỌC TẬP BỘ MÔN.

Tiếng Italia thuộc loại ngoại ngữ mới của Trường Đại học Hà Nội và

chưa phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Ngoại ngữ này mới được đưa vào nhà

trường 4 - 5 năm nay. Vì vậy mà sách nghiên cứu, sách tham khảo, tạp chí,

băng đĩa vô cùng hiếm trên thị trường học ngoại ngữ. Chúng tôi đã đi đến

những hiệu sách lớn của Hà Nội nhưng khi hỏi đến sách có liên quan đến

tiếng Italia thì người bán sách có vẻ ngạc nhiên, thậm chí còn cười chúng tôi.

Các giáo viên, chuyên gia nước ngoài giảng dạy môn tiếng Italia cũng còn ít.

Chúng tôi trong suốt thời gian học các bậc phổ thông chỉ được học ngoại ngữ

là tiếng Anh. Hơn nữa, điều kiện ở vùng nông thôn, tỉnh lẻ không thuận lợi

cho việc học ngoại ngữ nên vốn kiến thức ngoại ngữ của chúng tôi không có

bài bản, còn chưa được chắc. Nay khi được học ngoại ngữ với tính chất cơ

bản, chuyên sâu, chúng tôi gặp không ít những khó khăn. Khác với một số

Page 13: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

bạn học tiếng Anh hay tiếng Pháp vì đã được học từ thời phổ thông nên học

nhàn hơn rất nhiều. Tất nhiên đó chỉ là một số bạn nhưng theo chúng tôi thì

được học một ngoại ngữ đã theo từ lâu vẫn thuận lợi hơn là một ngoại ngữ

mới như chúng tôi. Song, đó là lựa chọn của chúng tôi và chúng tôi không hề

có gì hối hận khi đã chọn học tiếng Italia. Chính vì vậy chúng tôi càng nỗ lực,

phấn đấu ngay từ đầu và để có kết quả tốt, chúng tôi cần phải tìm ra cho mình

một phương pháp học tập đúng cho bộ môn.

Trước hết phải xác định cho mình ý thức học tập bộ môn cho tốt. Học

ngoại ngữ khác với học các môn học khác là ngoài hoạt động trí óc nặng nể,

còn tốn rất nhiều thời gian. Người học phải có lòng đam mê, yêu thích nó

thực sự, phải có đức tính cần cù, chịu khó cao. Chỉ khi người ta có lòng đam

mê vào một việc gì đó thì mới dồn hết năng lực, tâm huyết cho công việc ấy.

Sau đó là xác định rõ mục đích học. Người học phải tự trả lời được:

“Chúng ta học ngoại ngữ để làm gì? Tại sao chúng ta lựa chọn tiếng Italia mà

không phải là ngoại ngữ nào khác và nó dùng để phục vụ cho công việc gì?”.

Vì mục đích học khác nhau thì cách học cũng khác nhau. Mỗi sinh viên khi

bước chân vào Trường Đại học Hà Nội hẳn đã có hướng đi riêng cho mình.

Chúng ta biết rằng ngoại ngữ là một điều kiện đủ để có thể tìm được việc sau

này. Có thể có những bạn muốn trở thành những cô giáo, thày giáo dạy ngoại

ngữ; có những bạn muốn trở thành phiên dịch viên, biên dịch viên … hay chỉ

học ngoại ngữ để phục vụ cho một mục đích cao hơn, một ngành học khác

mà các bạn dự định từ trước khi rời khỏi Trường. Chúng tôi có thể ví dụ

trong Khoa tiếng Italia của mình, một số sinh viên học tiếng Italia vì những

lý do rất đơn giản như là: yêu thích nước Italia, thích món ăn của Italia (như

món bánh Pizza nổi tiếng trên thế giới hay món mì Spaghetti,…); thích những

đội bóng, những chàng cầu thủ đẹp trai của Italia (như AC Milan, Francesco

Totti, Inzaghi,…); thích những công trình kiến trúc với những đấu trường,

những thành quách từ thời La Mã (nổi tiếng phải kể đến thành Rome, tháp

nghiêng Pisa, quảng trường San Pietro,…); hay chỉ đơn giản vì thích thời

trang hay con người và văn hoá đất nước Italia. Một số sinh viên có điều kiện

vì có người nhà trong gia đình sinh sống và làm việc tại Italia nên học tiếng

Page 14: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

Italia để sang đó cùng người thân. Song nhìn chung thì sinh viên còn e ngại

bởi vì họ sợ tiếng Italia còn quá mới và sau này ra trường sẽ khó xin việc.

Nhưng theo chúng tôi thì những ai một khi đã chọn tiếng Italia, các bạn hãy

có niềm tin vào sự lựa chọn của mình. Khoa tiếng Italia cũng có nhiều cơ hội

học bổng du học cho những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc. Hơn

nữa, Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại WTO nên chắc chắn sẽ có

lúc cần đến những người biết tiếng Italia. Vì vậy nhiệm vụ duy nhất của

chúng ta bây giờ là học cho tốt. Việc học ngoại ngữ của từng người khác

nhau, có người lĩnh hội nhanh, có người lĩnh hội hơi chậm. Nhưng vì tiếng

Italia là tiếng mới chưa ai được học ở phổ thông nên khi mới vào học mọi

người đều có trình độ như nhau, đều cùng một xuất phát điểm nên chúng ta

phải cố gắng ngay từ những ngày đầu.

2. Tiếp thu kiến thức của thày, cô giáo

Ông cha ta xưa đã dạy rằng: “Không thày đố mày làm nên”, “Một chữ

cũng là thày, nửa chữ cũng là thày”. Trong quá trình học tập, người dạy có

vai trò vô cùng quạn trọng. Thày cô không chỉ hơn sinh viên về kiến thức mà

còn về vốn sống. Thầy cô bằng phương pháp giảng dạy của mình đã truyền

tải cho sinh viên vốn kiến thức của chương trình học cũng như cách lĩnh hội

kiến thức. Và vì vậy sinh viên phải biết tiếp thu kiến thức của thày cô cho có

hiệu quả cao nhất.

- Theo chúng tôi các giờ lên lớp sinh viên phải cố gắng đảm bảo đầy đủ.

Nhất là với bộ môn còn mới lạ này, nếu chúng ta nghỉ một buổi thì

buổi sau đi học sẽ khó hiểu bài vì khối lượng kiến thức trong một buổi

là rất lớn.

- Ngồi trong lớp phải tập trung chú ý cao độ. Phải biết kết hợp các thao

tác: nghe, nói, đọc, viết, suy nghĩ … thật nhuần nhuyễn. Đặc biệt,

không lĩnh hội kiến thức một cách thụ động mà phải tích cực động

não, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, có thể đưa ra

những câu hỏi hoặc tranh luận với thày, cô giáo để sáng tỏ những điều

Page 15: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

mình hiểu chưa thấu đáo. Nếu vấn đề gì chưa hiểu phải nhờ thày, cô

giảng lại ngay, không nên giấu dốt.

- Ngoài giờ học trên lớp có thể xin số điện thoại, e-mail của thày, cô để

trao đổi hoặc cũng có thể gặp trực tiếp để hỏi. Vì là những người có

kinh nghiệm hơn chúng ta nên chúng ta có thể nhờ thày, cô tư vấn về

sách học, sách tham khảo, băng, đĩa, thậm chí là những bài hát tiếng Ý

vì học ngoại ngữ qua những bài hát cũng là một phương pháp bổ ích.

3. Học hỏi từ bạn bè và thông qua việc tiếp xúc với người nước ngoài

nói tiếng Italia.

a. “Học thày không tày học bạn”. Ngoài thày, cô, chúng ta cũng

không nên bỏ qua việc học hỏi kiến thức từ bạn bè.

- Trong lớp bao giờ cũng có người học tốt, người học chưa tốt. Những

người học chưa tốt có thể nhờ bạn bè giảng giúp phần mình chưa hiểu.

Ngược lại, những người học tốt không nên vì thế mà kiêu ngạo, phải

luôn có ý chí phấn đấu không ngừng.

- Chúng ta cũng có thể tổ chức một số lớp học nhóm tại nhà, từng nhóm

nhỏ phân công giúp đỡ những người bạn còn học chưa tốt trong lớp.

- Cùng nhau tìm những tài liệu có liên quan đến văn hoá, con người

nước Ý, sẽ có rất nhiều điều thú vị.

b. Tiếp xúc với người nước ngoài.

Trước đây khi học ở phổ thông, vì điều kiện nên chúng tôi chưa được

tiếp xúc nhiều với người nước ngoài. Nhìn chung là chúng tôi chỉ được học

ngoại ngữ trên lý thuyết và ít có cơ hội sử dụng, áp dụng vào thực tế. Chính

vì thế, những ngày đầu bước chân vào học tại trường Đại học chúng tôi đã

gặp không ít bỡ ngỡ. Chúng tôi phải nói nhiều hơn, nghe nhiều hơn … Các

thày, cô giáo trong Khoa luôn tạo điều kiện để chúng tôi được tiếp xúc với

người bản xứ hoặc người nước ngoài nói tiếng Italia. Có thể gặp họ ở trên lớp

hay trong những buổi tổ chức ở bên ngoài để cùng họ trò chuyện về đất nước,

Page 16: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

văn hoá, con người … hay ẩm thực Italia. Chúng tôi đã từng được một người

Italia dạy cách làm món pasta và spaghetti, hiện nay chúng tôi đang được

một cô giáo người Italia dạy học tiếng. Tất nhiên lúc đầu rào cản về ngôn ngữ

cũng là một vấn đề song đó cũng là một lợi thế vì chúng tôi có điều kiện hơn

trong việc giao tiếp và tìm hiểu về văn hoá Italia.

- Chúng ta không ngại tiếp xúc hay giao tiếp với người nước ngoài, phải

mạnh dạn và gạt bỏ ra khỏi đầu những sợ hãi không đáng có vì chúng

ta là thế hệ người Việt Nam trẻ tuổi, và đặc biệt hơn là những sinh

viên ngoại ngữ của Trường Đại học Hà Nội.

- Dù lúc đầu có không hiểu cũng không nên chán nản mà phải kiên trì

nghe họ giải thích bằng tiếng Ý để nâng cao khả năng nghe, quen dần

với giọng nói, cách tư duy và diễn giải của người bản xứ.

- Cố gắng tìm mọi cách diễn đạt ý mình muốn nói cho họ hiểu dù có thể

chưa thật chuẩn về ngữ pháp nhưng rồi họ sẽ sửa cho chúng ta và bằng

cách ấy chúng ta sẽ nhớ lâu hơn là chỉ học lý thuyết.

4. Phát huy vai trò tự học.

Học ngoại ngữ đòi hỏi người học phải có một nghị lực, một quyết tâm

lớn, phải biết đổi quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo thì kết quả học

tập mới tốt được. Einstein nói: “Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con

người”, một nhà khoa học Pháp cũng viết: “Văn hoá không chỉ nhận được từ

bên ngoài mà là kết quả của làm việc từ bên trong, một việc làm của mình với

mình”. Tự học là con đường để khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà

tuổi học đường thì có hạn; là con đường để cứu giúp cho mỗi con người giải

quyết được mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn và hoàn cảnh khắc

nghiệt, ngặt nghèo của cuộc sống cá nhân; là con đường lập nghiệp; là con

đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi con người trên con đường học vấn

thường xuyên của cả cuộc đời. Tự học là chìa khoá vàng trong thời đại thông

tin siêu tốc và công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay. Nhưng việc tự học

Page 17: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

của mỗi môn học không giống nhau, ở đây chúng tôi chỉ xin đưa ra việc tự

học của bộ môn tiếng Italia.

4-1. Xây dựng thời gian biểu

Học ngoại ngữ như mưa dầm thấm lâu, không thể học dồn ép, học cấp

tốc, học chóng vánh được. Mặc dù theo thứ tự mà các nhà nghiên cứu ngôn

ngữ trên thế giới đưa ra, thì tiếng Italia được xếp vào hàng dễ học nhất,

nhưng không vì thế mà chúng ta có thể học nhanh chóng được mà phải biết

sắp xếp thời gian học cho hợp lý và không làm ảnh hưởng đến các môn học

khác cũng như công việc của bản thân. Chúng tôi không chia môn học này

trong một thời gian nhất định mà phân bố thời gian đều đặn cho tất cả các

ngày, mỗi ngày trung bình 3 giờ đồng hồ. Thời gian của 3 giờ đó cũng không

dồn tụ vào một lúc. Học ngoại ngữ không đơn giản chỉ là một môn học mà

trong đó chia ra thành nhiều phần nhỏ, tất cả các phần đều quan trọng như

nhau nên không thể nói phần này học ít hơn, phần kia học nhiều hơn. Chỉ có

điều tính chất của các phần không giống nhau nên việc phân chia thời gian

cũng phải hợp lý, tránh tình trạng quá tải. Mỗi ngày chúng tôi có thể dành

khoảng 1,5 giờ cho việc học ngữ pháp; 30 phút cho việc chuẩn bị bài mới.

Thời gian còn lại phân bố rải rác trong ngày cho việc xem lại bài vở. Việc

học các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và học từ vựng, ngữ âm thì nên học bất

cứ lúc nào rảnh rỗi. Nhưng cũng không nên máy móc, dập khuôn theo thời

gian biểu mà có thể linh hoạt thay đổi phù hợp với từng người. Như người

học kém về kĩ năng đọc có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc luyện đọc,

hay viết chưa tốt thì mỗi ngày có thể tự tập viết những đoạn văn, những chủ

đề nhỏ để nâng cao kĩ năng viết của mình …

4-2. Xây dựng phương pháp học cho từng phần cụ thể

a. Phần ngữ âm.

Đây là vấn đề đầu tiên rất được chú trọng. Cách dạy và cách học

không đúng từ đầu sẽ dẫn đến khó khăn cho chúng ta trong quá trình học tập

Page 18: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

sau này, vì cách phát âm sai lâu ngày sẽ tạo thành thói quen rất khó sửa. Song

ở nước ta hiện nay, phát âm không chuẩn, phát âm sai còn là hiện tượng phổ

biến. Có những người nói tiếng Anh với người nước ngoài mà người nước

ngoài hầu như không hiểu họ đang nói gì mặc dù có thể họ đã học Anh văn

trong rất nhiều năm. Do từ các lớp dưới một số thày, cô giáo dạy phát âm

không chuẩn nên khi lên Đại học, sinh viên vẫn giữ thói quen cũ và việc sửa

là rất khó. Riêng với những môn ngoại ngữ mới và chưa từng được đưa vào

giảng dạy ở các cấp học dưới như tiếng Italia thì lên Đại học sinh viên được

các thày, cô đào tạo bài bản ngay từ đầu. Mỗi buổi học thày, cô tạo điều kiện

và khuyến khích tối đa việc nói của sinh viên để dần hình thành phản xạ nói

và nghe cho sinh viên. Để nói và nghe tốt thì sinh viên phải học ngữ âm cho

tốt.

- Cần học vững 3 kĩ năng trong việc học ngữ âm đó là:

+ Cách cấu âm (phát âm trong tập hợp âm, trong từ).

+ Đánh dấu trọng âm đúng. Trong một từ có khi do cách đánh dấu trọng

âm khác nhau mà dẫn đến nghĩa của từ khác nhau. Nếu chúng ta

không biết cách đánh dấu trọng âm ngay từ đầu thì sau này trong khi

nói người nghe rất dễ hiểu sai ý ta.

+ Ngữ điệu trong khi nói rất quan trọng. Trong một câu cần biết nhấn

mạnh vào chỗ quan trọng và lướt qua những chỗ không quan trọng.

Chúng ta không thể nói một câu đều đều các từ như nhau, dễ gây

nhàm chán cho người nghe mà không tạo ra hiệu quả.

- Khi học ngữ âm, chúng ta phải hình thành hình ảnh âm thanh của từ

khi nghe, chuyển nhanh từ con chữ sang nói. Ở Việt Nam câu nói ra là

chuỗi âm thanh hạn chế nhưng ở người nước ngoài thì câu nói ra la

một chuỗi dài không nghỉ. Do vậy, thường thì ta thấy những người

nước ngoài khi nói chuyên với nhau họ nói rất nhanh và dài hơi nên

đòi hỏi chúng ta phải có một lượng kiến thức ngữ âm tốt để bắt kịp tốc

độ nói của họ.

Page 19: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

- Bản thân mỗi sinh viên cũng cần phải mạnh dạn, chịu khó luyên đọc,

luyện nói bất cứ lúc nào có thể, không sợ sai vì có sai và được sửa thì

ta mới nhớ lâu được.

- Luyện viết chính tả nhiều, viết ở mọi cấp độ: từ đơn lẻ đến tập hợp từ,

cụm từ, câu, đoạn văn, bài …

- Tăng cường nghe băng, đài, bài hát tiếng Ý, xem tivi và đọc tài liệu

tham khảo … để học theo cách pháp âm của họ.

- Học ngoại ngữ cũng cần bắt chước giỏi. Nghe thày, cô, nghe người

nước ngoài nói và bắt chước theo ngữ điệu của họ, dần dần sẽ quen

với cách nói của họ.

Tóm lại, ngữ âm là nền tảng của một môn ngoại ngữ. Có học ngữ âm

tốt thì sau này ta mới nghe và nói tốt.

b. Phần học từ vựng.

Nói đến từ vựng chúng ta phải khẳng định rằng rất khó để biết hết hệ

thống từ vựng của một ngôn ngữ nào đó. Một người hàng ngày sống trên đất

nước mình chưa chắc đã biết hết từ của tiếng mẹ đẻ, huống hồ lại là ngôn ngữ

của nước khác. Chính vì vậy, cần xác định học từ là quá trình tích luỹ dần

dần và lâu dài, không nên hấp tấp, vội vàng. Để học từ vựng hiệu quả, trước

hết chúng ta phải hiểu được cách cấu tạo của từ, một từ gồm có: vỏ âm thanh

là phần thể hiện ra bên ngoài và vỏ bên trong chính là nghĩa của nó.

- Trước tiên ta phải biết nghĩa của từ và cách đọc từ ấy. Nếu chỉ tra

nghĩa của từ rồi để đấy thì chúng ta sẽ quên ngay. Cần biết cách đưa từ

đó vào trong thực tế cuộc sống, đặt nó vào các ngữ cảnh khác nhau.Vì

một từ có thể có nhiều nghĩa, nếu chúng ta không học kĩ, hiểu rõ ý

nghĩa của từ thì có khi ở hoàn cảnh cụ thể sẽ hiểu sai ý của người nói.

- Khi tra từ điển cũng phải biết cách tra cho đúng. Chúng ta chỉ hoàn tất

việc học một từ khi biết đầy đủ nghĩa và cách phát âm, các dạng từ của

từ.

Page 20: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

Ví dụ: động từ “làm” tiếng Italia dạng nguyên thể là “fare”

ở thời hiện tại chia với ngôi thứ nhất số ít “io” là “faccio”

chia với ngôi thứ hai số ít “tu” là “fai”

nhưng ở thời quá khứ thì lại ở dạng “avere fatto”

- Để không quên từ thì chúng ta phải sử dụng nhiều lần, phải làm bài tập

nhiều. Và như thế, tiếp xúc với từ đó nhiều lần ta sẽ nhớ lâu hơn.

- Có một cách học khá hiệu quả đó là học từ mới bằng cách chia theo

nhóm, theo từng lĩnh vực, nhóm từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Khi học

một từ mới nên biết từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với nó.

Ví dụ: + Trong nhóm từ trường học có:

università (trường đại học), scuola (trường học)

insegnante, proffessore, proffessoressa (giáo viên)

studente, studentessa ( sinh viên)

….

+ Trong nhóm từ gia đình có:

nonno, nonna, nonni (ông bà)

padre (cha), madre (mẹ), genitori (cha mẹ)

fratello (anh/em trai), sorella (chị/em gái)

….

Chúng ta nên có một cuốn sách nhỏ phân theo các lĩnh vực đó để ghi

các từ trong quá trình học. Không nên tham lam học quá nhiều từ trong một

ngày vì như thế có thể nhớ rất nhanh nhưng quên cũng rất nhanh. Theo chúng

tôi, học mỗi ngày 10 từ là đủ.

- Một cách học khác nữa là ghi những từ cần học ra một mẩu giấy nhỏ,

có thể dán ở bất cứ đâu trong nhà như: bàn học, đầu giường ngủ, trong

bếp, trên cánh cửa,… và bất cứ đâu chúng ta thường xuyên đi qua.

Mỗi lần đi qua nhìn thấy mẩu giấy là thêm một lần chúng ta nhớ được

từ, nhiều lần nhìn thấy chúng ta có thể nhớ được từ mà không cần

dùng một cách học máy móc và kém hiêu quả, dễ mệt mỏi là ngồi ghi

một từ nhiều lần.

Page 21: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

- Ngoài ra chúng ta có thể học theo cách kết hợp từ để đạt tới sự tinh tế

trong ngôn ngữ. Phải chú ý đến cấu tạo từ của ngôn ngữ, từ đó phát

hiện ra quy luật của nó. Một khi nắm được quy luật cấu tạo từ thì việc

học từ vựng cũng đỡ vất vả hơn.

- Có thể học từ bằng cách đoán nghĩa của từ qua văn bản. Trong một

văn bản không phải bao giờ chúng ta cũng biết được hết các từ, vì vậy

phải học cách đoán từ qua văn bản. Chúng ta hãy xem tổng thể bài ấy

nói về đề tài gì, rồi đến từng câu trong văn bản nói về vấn đề gì. Khi

hiểu được nghĩa của câu thì chúng ta sẽ đoán được từ dùng trong ngữ

cảnh ấy có nghĩa gì và được sử dụng như thế nào.

Trong từ vựng gồm có 2 hệ thống: đó là hệ thống từ vựng tích cực và

hệ thống từ vựng không tích cực theo như chúng tôi được biết thì ở Việt

Nam, những người học ngoại ngữ có xu hướng là học những từ không tích

cực. Một là để thoả mãn chí tò mò; hai là để thoả mãn những nhu cầu cá

nhân. Tất nhiên chúng ta vẫn nên học vốn từ ít tích cực chứ không thể phủ

nhận hoàn toàn vai trò của nó, song việc nắm chắc được vốn từ tích cực là

cần thiết hơn cả.

Đó là một số phương pháp học từ vựng mà chúng tôi đúc rút từ kinh

nghiệm bản thân cũng như học hỏi từ thầy cô, bạn bè.

c. Phần ngữ pháp

Học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Italia nói riêng không có sự

phân chia cấp độ khó dễ của từng phần học, mà phần nào cũng quan trọng cả

ngữ pháp cũng vậy. Ngoài học phát âm, học từ, chúng ta phải học ngữ pháp

cho bài bản. Do không được sống trong môi trường tiếng bản xứ và không

được thường xuyên giao tiếp nên học ngữ pháp sẽ giúp chúng ta biết cách sắp

xếp trật tự trong một câu, cách đặt câu và viết, nói thành văn bản, hoặc dịch

văn bản cho đúng. Mỗi ngoại ngữ đều có quy luật ngữ pháp riêng, nhưng

cũng có phần không theo quy luật và buộc phải nhớ.

Page 22: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

Ví dụ: Trong thời quá khứ hầu hết các động từ đều có quy luật chung

như với đuôi are khi chuyễn sang quá khứ thành đuôi ato

Một khi đã nắm rõ những quy luật và cách sử dụng trong ngữ pháp thì

việc học ngữ pháp sẽ đỡ gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên, không phải cứ học

giỏi ngữ pháp là sẽ nói tốt được, nếu chúng ta không biết vận dụng chúng vào

thực tế thì lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết mà thôi.

Học ngữ pháp bắt buộc phải tuân theo sách vở và người dạy, vì phải

mất một quá trình nghiên cứu lâu dài thì các nhà ngôn ngữ mới tìm ra ngữ

pháp tuơng đối chuẩn cho một ngôn ngữ, không ai tự dưng lại sáng tác ra một

loại ngữ pháp khác được.

Không nên học ngữ pháp từ lời các bài hát hay qua việc xem phim có

phụ đề tiếng Italia, vì có thể trong các bài hát trật tự cú pháp của các câu

không hề đúng, do người sáng tác cần phải đặt lời hợp với nhạc của bài; còn

trong các bộ phim nhiều khi vì là ngôn ngữ nói nên họ có thể nói tắt và rút

gọn câu. Chúng ta học ngoại ngữ tại Trường Đại học Hà Nội không chỉ vì

niềm yêu thích mà còn để phục vụ cho công việc sau này. Trong công việc

không những phải nói, phải nghe mà phải biết cách tổng hợp, soạn thảo văn

bản và dịch văn bản. Tiếng Italia cũng như các thứ tiếng khác đều có ngôn

ngữ nói và ngôn ngữ viết. Phải phân biệt được và hiểu rõ cách sử dụng

chúng, không thể đưa ngôn ngữ nói xuồng xã hàng ngày vào trong một văn

bản quan trọng được. Nếu chúng ta không học ngữ pháp một cách bài bản thì

sẽ rất khó cho công việc sau này.

Chúng tôi đã được học tiếng Italia gần 9 tháng. Đó là khoảng thời gian

không quá dài nhưng cũng đủ để chúng tôi làm quen với tiếng Italia và đến

giờ cũng đã vỡ vạc ra nhiều. Các thầy cô nói rằng, chúng tôi đã học gần như

hết ngữ pháp của tiếng Italia. Đối với chúng tôi, sinh viên năm thứ nhất có

thể là hơi nặng vì ngữ pháp trong tiếng Italia có một số phần khá giống nhau

nên chúng tôi rất dễ nhầm lẫn. Hơn nữa, chúng tôi đã có một thời gian dài

học tiếng Anh, sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng từ ngữ pháp tiếng Anh.

Nhưng vì quá trình học ở Đại học chỉ có 4 năm nên việc phải tiếp xúc với

Page 23: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

một khối lượng kiến thức lớn là điều dễ hiểu. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải

tận dụng tối đa mọi thời gian có thể để trau dồi kiến thức.

d. Phần kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là 4 kĩ năng quan trọng trong việc học

ngoại ngữ, đó chính là các hình thức của lời nói. Các hoạt động của lời nói

sản sinh ra kỹ năng nói và viết; các hoạt động lời nói tiếp nhận thông tin là kĩ

năng nghe và đọc. Nói và viết là dạng lời nói thể hiện ra bên ngoài; nghe và

đọc là dạng lời nói thể hiện bên trong. Sẽ không thể nói và học ngoại ngữ khi

thiếu 4 kĩ năng này. Chúng là sự tổng hợp của các phần học trên, thể hiện

được khả năng học của chúng ta trong quá trình học ngữ âm, học từ vựng,

học ngữ pháp. Có thể coi đây là phần thực hành cho phần lý thuyết đã học.

* Kĩ năng nghe, nghe hiểu.

Đây có thể coi là kĩ năng quan trọng nhất trong 4 kĩ năng. Làm sao

chúng ta có thể học tốt và làm việc tốt khi chúng ta không hiểu người khác

nói gì? Khi ấy dù có nghe thấy thì cũng chỉ như người điếc mà thôi.

- Trước hết, để học nghe hiểu tốt thì phải biết cách phân tích văn bản.

Phân tích văn bản là phân tích nghĩa của từ và ngữ pháp. Cái khó của

việc học nghe là trong văn bản thường có nhiều từ mới, người nước

ngoài thường nói nhanh, gọng nói, âm điệu của mỗi người không

giống nhau, có người nói dễ nghe, có người nói khó nghe. Khi bắt đầu

học, nên nghe từ các phát thanh viên trên đài, tivi đọc bản tin vì giọng

của họ đã được tuyển chọn rất kĩ lưỡng và thường là giọng chuẩn. Các

bạn có thể bật kênh RAI Internationnal, một kênh truyền hình của

Italia để luyện nghe, sau đó mới dần nghe từ ngoài cuộc sống.

- Thứ 2, chúng ta phải biết phân loại chuỗi âm thanh, lời nói. Trong văn

bản thường có nhiều câu chốt.

- Nghe theo cơ chế phỏng đoán (từ -> cụm từ-> câu) và tóm lược thông

tin vì rất khó để nghe hết được các câu.

Page 24: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

- Đối với những sinh viên năm đầu như chúng tôi, nhất lại là với sinh

viên đang học môn ngoại ngữ mới như tiếng Italia thì việc nghe lúc

đầu là rất khó khăn. Vì vậy, phải nghe thường xuyên để hình thành kĩ

năng ngay từ đầu. Nên nghe những văn bản từ dễ đến khó, nghe từ

những đề tài có liên quan đến học tập rồi đến những vấn đề ngoài cuộc

sống. Chúng ta cũng nên nghe nhiều chủ đề đa dạng chứ không nên

tập trung vào một chủ đề nhất định.

- Trước khi nghe không nên đọc trước văn bản. Đối với sinh viên năm

thứ nhất: khi nghe lần đầu tiên chỉ nên nghe một cách khái quát để

nắm được chủ đề, đề tài văn bản đề cập đến mà không nên tham lam

muốn hiểu hết toàn bộ chi tiết. Đến lần thứ hai, nên ghi lại những ý

chính mà mình nghe được và tự tóm lược lại văn bản. Lần thứ ba nghe

lại toàn bộ văn bản và đối chiếu xem mình nghe được bao nhiêu phần

trăm. Như vậy, trong quá trình luyện nghe sẽ tự kiểm tra được khả

năng nghe của mình có tiến bộ không.

- Nên học nghe từ các nguồn khác nhau: từ thày, cô, bạn bè, nghe trên

đài, trên TV, qua người bản xứ … để quen dần với nhiều cách nói, ngữ

điệu khác nhau, nâng cao khả năng nghe hiểu.

- Ngoài ra chúng ta có thể nghe các bài hát tiếng Italia rồi cố gắng chép

lại lời bài hát ấy. Đó vừa là cách giải trí, vừa là cách học nghe hiệu

quả, không làm người học căng thẳng.

* Kĩ năng nói.

Kĩ năng nói gồm: độc thoại, đối thoại và đàm thoại.

+ Đọc thoại là một người nói. Đó là hình thức chúng ta tự luyện nói

một mình.

+ Đối thoại là hai người nói với nhau.

+ Đàm thoại là ba người trở lên nói nhau.

Kĩ năng nói là kĩ năng song hành với kĩ năng nghe. Nghe và nói luôn

đi cùng với nhau. Với chúng tôi khi mới đầu học tiếng Italia, việc nói cũng

Page 25: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

gặp nhiều khó khăn. Song qua quá trình được thày, cô giáo luyện nói nhiều,

dần dần chúng tôi đã hình thành phản xạ và kĩ năng nói. Đến nay chúng tôi

đã có thể thực hiện những đoạn giao tiếp đơn giản.

Mới đầu, khi nói chúng ta có thể nói chậm và chưa đúng ngữ điệu,

chưa bộc lộ được trạng thái tình cảm nhưng qua một thời gian học hỏi, chịu

khó luyện nói, chúng ta có thể nói nhanh và đúng ngữ điệu hơn.

- Lúc đầu nên bắt chước giọng nói của thày, cô, người nước ngoài, học

theo ngữ điệu, cách bộc lộ tình cảm qua lời nói của họ. Lâu dần chúng

ta sẽ hình thành cách nói có ngữ điệu, có tình cảm.

- Trong giờ học tích cực nói, phát biểu ý kiến, bảo vệ ý kiến và tham gia

tranh luận để tăng khả năng và phản xạ nói.

- Nói nhiều, không sợ nói sai vì khi nói sai thày, cô sẽ sửa và như thế ta

sẽ nhớ lâu hơn.

- Tự đặt ra những tình huống để giao tiếp để luyện khả năng ứng xử

nhanh với những tình huống ta gặp trong đời sống hàng ngày.

- Không nên bỏ qua cơ hội được tiếp xúc và trò chuyện với người Italia

hoặc người nói tiếng Italia.

- Có người đặt ra câu hỏi là: “Liệu chúng ta có thể nói được như người

bản xứ không?”.Câu trả lời là hoàn toàn có thể mặc dù là rất khó.

Muốn đạt được điều đó thì ta phải quyết tâm và không ngừng học hỏi,

luyện tập trong quá trình học nói.

* Kĩ năng đọc.

Kĩ năng đọc được xếp hàng thứ ba trong 4 kĩ năng. Đọc như một kĩ

năng hỗ trợ cho các kĩ năng khác. Kĩ năng đọc bao gồm: đọc lướt, đọc thầm,

đọc to, đọc dịch và đọc không dịch. Vì mới học năm thứ nhất nên chúng tôi

mới chỉ được đọc những đoạn hội thoại giao tiếp và những mẩu chuyện ngắn

phù hợp với trình độ, chưa thể đọc những tài liệu chuyên ngành hay những

tác phẩm văn học Italia.

Page 26: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

- Chúng ta nên đọc nhiều, ngoài giờ học trên lớp có thể đọc vào thời

gian rảnh rỗi. Đọc những đề tài từ dễ đến khó, bắt đầu từ những chủ đề

xung quanh mà ta hay gặp đến những chủ đề khó, chuyên sâu hơn. Khi

ấy nên đọc những tác phẩm văn học tiếng Italia.

- Tìm đọc nhữg mẩu tin, mẩu chuyện bằng tiếng Italia trên mạng hoặc

trên các tờ báo Italia.

- Khi làm bài đọc hiểu, hạn chế tra từ mới để tăng khả năng đoán nghĩa

khi luyện đọc.

* Kĩ năng viết.

Viết là kĩ năng cuối cùng trong 4 kĩ năng. Trong học tập, chúng ta

không chỉ ngồi nghe, nói, đọc mà còn phải ghi chép lại những điều đã được

học, viết lại những bài tóm tắt khi nghe và viết theo một chủ đề nào đó.

Chính vì vậy, việc học tốt kĩ năng viết cũng rất quan trọng.

- Đầu tiên là viết những câu văn ngắn đến đoạn văn ngắn và cuối cùng

là tập víêt thành một bài văn hoàn chỉnh.

- Cũng như các kĩ năng khác, kĩ năng viết cũng phải được tập từ dễ đến

khó, tập viết từ những chủ đề đơn giản đến các chủ đề phức tạp đòi hỏi

phải có vốn từ vựng rộng, kiến thức ngữ pháp chắc và sự hiểu biết sâu.

- Tập viết theo nhiều dạng khác nhau: một bức thư, một bài văn miêu tả,

nhận xét hay một mẩu tin …

- Lúc đầu chưa cần viết dài mà cần viết chắc, không sai chính tả, đúng

ngữ pháp, sau có thể mở rộng viết nhiều hơn, sâu hơn.

Nói chung 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết không tách rời, biệt lập mà

bổ sung cho nhau; học tốt kĩ năng này sẽ giúp ta bổ trợ cho kĩ năng khác. Vì

vậy, cần phải học đều và tốt cả 4 kĩ năng.

Hiện nay theo tiêu chuẩn của các nước Châu Âu thì học ngoại ngữ

phải đạt tới trình độ C1 thì mới đúng là người học ngoại ngữ thực sự. Tiêu

chuẩn ấy được chia theo cấp độ từ đơn giản đến phức tạp: từ A1 - trình độ

Page 27: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TIẾNG ITALIA

phổ thông cho đến trình độ C2 là trình độ khó nhất. Nhưng khi đạt được C1

đã là rất khá vì người đạt tới trình độ này đã phải nói trôi chảy như người bản

xứ, nói một cách tự nhiên, thoải mái như một bản năng; nghe tốt, hiểu được ý

nghĩa các văn bản và viết chuẩn. Theo chúng tôi được biết thì ở nứơc ta hiện

nay có trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đã đặt ra tiêu chuẩn này. Tuy chưa

được áp dụng nhưng chúng tôi tin rằng mỗi sinh viên khi bước chân vào ngôi

trường này đã tự đặt ra quyết tâm và một tiêu chuẩn cho riêng mình nên việc

đọc thông, viết thạo như người bản xứ là việc hoàn toàn có thể làm được khi

chúng tôi được đào tạo trong trường Đại học Hà Nội, cái nôi đào tạo ra rất

nhiều nhân tài cho đất nước.

CC.. KKẾẾTT LLUUẬẬNN: Kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và

phương hướng giải quyết vấn đề.

Như đã nói ở trên, vì đây là bản báo cáo của những sinh viên năm thứ

nhất nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót nhưng đó là những

ý kiến, những kinh nghiệm bước đầu của chúng tôi về phương pháp học tập

bộ môn tiếng Italia.

Mỗi con người chúng ta phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức

bởi vì việc học là việc của cả đời người. Nếu chúng ta không học tập thường

xuyên, học tập suốt đời, chúng ta sẽ trở nên lạc hậu với xã hội. Không riêng

gì bộ môn tiếng Italia hay một môn ngoại ngữ nào mà ở bất cứ môn học gì,

lĩnh vực gì chúng ta cũng cần có mục tiêu nhất định (học đến đâu, học để làm

gì) và kiên định theo mục tiêu ấy, không đốt cháy giai đoạn, học từ dễ đến

khó, từ cái đơn giản đến cái phức tạp, không ngừng phấn đấu rèn luện bản

thân. Quan trọng là phải có quyết tâm và niềm đam mê thực sự, có như vậy

chúng ta mới đạt được những khát vọng mà mình mơ ước.