phỤ lỤc c – bộ chỉ số cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị việt nam 2011

261
BỘ XÂY DỰNG CỤC HẠ TẦNG KỸ THUẬT BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT (MABUTIP) NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (Khoản tín dụng số 4028-VIE) BÁO CÁO CƠ SỞ DỮ LIỆU CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM NĂM 2011 Tư vấn thực hiện chương trình: InvestConsult Group Mr Simon Gordon - Walker Tư vấn xây dựng trang Web: Toconet Korea Co.,

Upload: truongngoc

Post on 28-Jan-2017

220 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

BỘ XÂY DỰNG

CỤC HẠ TẦNG KỸ THUẬT

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

(MABUTIP)

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

(WB)

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (Khoản tín dụng số 4028-VIE)

BÁO CÁOCƠ SỞ DỮ LIỆU

CẤP NƯỚC ĐÔ THỊVIỆT NAMNĂM 2011

Tư vấn thực hiện chương trình: InvestConsult Group Mr Simon Gordon - Walker

Tư vấn xây dựng trang Web: Toconet Korea Co., Ltd.

Hà Nội, tháng 3/2013

Page 2: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

MỤC LỤC

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ.....................................................................................................6

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................................8

1.1 Bối cảnh và mục tiêu..................................................................................................8

1.2 Giới thiệu Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nước....................................9

1.3 Bối cảnh Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị ở Việt Nam..........13

1.3.1. Bối cảnh xây dựng bộ cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị........................................13

1.3.2. Những đổi mới về chính sách trong ngành nước ở Việt Nam..........................17

1.3.3 Cơ sở lập bộ chỉ số về hiệu quả hoạt động và bối cảnh của việc so sánh, đánh giá................................................................................................................................19

1.3.4. Quá trình thực hiện chương trình Cơ sở dữ liệu ngành nước 2011..................20

1.3.5. Nội dung bộ câu hỏi - Bộ chỉ số – Phân tích ý nghĩa của từng chỉ số..............27

CHƯƠNG II. TỔNG HỢP SỐ LIỆU KHẢO SÁT TỪ CÁC CÔNG TY........................38

2.1. THÔNG TIN CHUNG............................................................................................38

2.2. NHẬN XÉT KẾT QUẢ CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ..............................................40

2.2.1. Tỷ lệ dịch vụ.....................................................................................................40

2.2.2. Tỷ lệ huy động công suất..................................................................................41

2.2.3 Mức nước sinh hoạt bình quân đầu người (l/người-ngày).................................44

2.2.4 Tỷ lệ thất thoát, thất thu.....................................................................................44

2.2.5. Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước (% công suất thực tế của NMN).....................................................................................................................................45

2.2.6. Số lần vỡ ống trên toàn hệ thống......................................................................48

2.2.7. Đầu tư phát triển mạng lưới phân phối (tỷ lệ số tiền đầu tư/ tổng doanh thu)..48

2.2.8. Tiêu thụ điện năng cho sản xuất 1 m3 nước.....................................................50

2.2.9. Đơn giá chi phí vận hành (đ/m3 nước).............................................................52

2.2.10. Mức chi phí điện năng (% chi phí vận hành)..................................................54

2.2.11. Mức chi phí nhân công (% chi phí vận hành).................................................54

2

Page 3: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.2.12. Mức chi phí hóa chất (% chi phí vận hành)....................................................55

2.2.13. Số nhân viên /1000 đấu nối.............................................................................57

2.2.14. Tỷ lệ mẫu nước đạt tiêu chuẩn chất lượng theo QCVN 01-2009/BYT..........57

2.2.15. Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước.....................................................59

2.2.16. Giá nước bình quân thực tế.............................................................................59

2.2.17. Giá nước bình quân được duyệt so với giá nước do công ty đề xuất..............62

2.2.18. Giá nước bình quân đối với khách hàng nước sinh hoạt.................................63

2.2.19. Tỷ lệ thu tiền nước..........................................................................................63

2.2.20. Tỷ số vận hành................................................................................................63

2.2.21. Tỷ lệ dịch vụ nợ..............................................................................................65

2.2.22. Chi phí đào tạo/ tổng doanh thu......................................................................65

2.2.23 Chi phí đào tạo cho mỗi nhân viên..................................................................65

2.2.24. Tỷ lệ nước mặt và nước ngầm / tổng lượng nước khai thác...........................67

2.2.25. Một số chỉ số khác..........................................................................................67

2.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC CHỈ SỐ QUAN TRỌNG CỦA CÁC VÙNG............................................................................................................................67

2.3.1. Tỷ lệ dịch vụ tại các vùng.................................................................................67

2.3.2. Mức chi phí điện năng......................................................................................68

2.3.3. Mức chi phí nhân công.....................................................................................68

2.3.4. Mức nước sinh hoạt bình quân theo đầu người của các vùng...........................72

2.3.5. Tỷ lệ thất thoát nước của các vùng...................................................................72

2.3.6. Tỷ lệ huy động công suất của các vùng............................................................74

2.3.7. Tổng chi phí vận hành của các vùng.................................................................74

2.3.8. Định mức chi phí sản xuất (Giá thành sản xuất 1 m3 nước) của các vùng.......76

2.3.9. Mức chi phí nhân công của các vùng................................................................76

2.3.10. Giá nước bình quân thực tế của các vùng.......................................................76

2.3.11. Tỷ số vận hành................................................................................................76

3

Page 4: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.3.12. Tỷ lệ gia tăng đấu nối nước sinh hoạt.............................................................77

2.4. CÁC CHỈ SỐ CỦA TỪNG CÔNG TY..................................................................80

2.5. SO SÁNH THEO CẤP ĐÔ THỊ.............................................................................80

2.5.1 Giới thiệu chung.................................................................................................80

2.5.2 Các chỉ số sử dụng trong so sánh theo cấp đô thị..............................................81

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP TỨ PHÂN VỊ.........................................................................................................................108

3.1 Phương pháp đánh giá............................................................................................108

3.2 Báo cáo tứ phân vị..................................................................................................112

3.3 Báo cáo trực tuyến..................................................................................................117

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN.............................................................................................118

4.1. Đánh giá kết quả của bộ chỉ số..............................................................................118

4.2. Bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện..........................................................118

4.2.1.Thiết lập danh sách dữ liệu cần thu thập..........................................................118

4.2.2. Hoàn thiện Bộ chỉ số đánh giá năng lực của doanh nghiệp cấp nước............119

4.2.3. Lập công cụ thu thập thông tin (bảng hỏi và các tài liệu hướng dẫn).............119

4.2.4. Tập huấn giới thiệu, hướng dẫn chương trình cơ sở dữ liệu ngành nước.......119

4.2.5. Thu thập dữ liệu..............................................................................................120

4.2.6. Bổ sung và làm rõ dữ liệu thu thập được........................................................120

4.2.7. Hoàn thiện dữ liệu...........................................................................................121

4.2.8. Phân tích dữ liệu và soạn thảo báo cáo...........................................................121

4.2.9. Xác minh số liệu, chỉnh sửa báo cáo...............................................................121

4.2.10. Công bố dữ liệu và kết quả của chương trình Cơ sở dữ liệu ngành nước.....122

CHƯƠNG V. KẾ HOẠCH THU THẬP DỮ LIỆU TRONG TƯƠNG LAI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THỰC HIỆN..................................................................................123

5.1 Đánh giá chung......................................................................................................123

5.2 Chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu......................................................................124

4

Page 5: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

5.3 Tính hợp lý giữa bảng hỏi (đầu vào) và bộ chỉ số trong báo cáo...........................125

5.4 Phương pháp thu thập, cập nhật và lịch trình của việc thu thập số liệu.................126

5.5 Quy ước về “Thay đổi số liệu”...............................................................................127

5.6 Yêu cầu về nguồn lực và cơ cấu tổ chức trong tương lai.......................................128

PHỤ LỤC A – Danh sách các công ty tham gia Chương trình năm 2011......................132

PHỤ LỤC B – Bảng câu hỏi Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011.................136

PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011.......................157

PHỤ LỤC D – Kinh nghiệm quốc tế...............................................................................169

PHỤ LỤC E – Báo cáo tứ phân vị………………………………(đính kèm Báo cáo này)

5

Page 6: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ dịch vụ và Tỷ lệ huy động công suất......................................................42

Biểu đồ 2: Mức nước sinh hoạt bình quân đầu người.......................................................43

Biểu đồ 3: Tỷ lệ thất thoát, thất thu...................................................................................46

Biểu đồ 4: Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước (% công suất NMN).................47

Biểu đồ 5: Số lần vỡ ống trên toàn hệ thống.....................................................................49

Biểu đồ 6: Đầu tư phát triển mạng lưới phân phối............................................................49

Biểu đồ 7: Tiêu thụ điện năng cho 1 m3 nước sản xuất....................................................51

Biểu đồ 8: Đơn giá chi phí vận hành.................................................................................53

Biểu đồ 9: Tổng hợp các loại chi phí.................................................................................56

Biểu đồ 10: Số nhân viên /1000 đấu nối............................................................................58

Biểu đồ 11: Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước và Giá nước bình quân thực tế...60

Biểu đồ 12: Tỷ lệ Giá nước bình quân thực tế so Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước (%) của các công ty..................................................................................................61

Biểu đồ 13: Tỷ số vận hành...............................................................................................64

Biểu đồ 14: Tỷ lệ dịch vụ nợ.............................................................................................66

Biểu đồ 15: Tỷ lệ dịch vụ tại các vùng..............................................................................69

Biểu đồ 16: Mức chi phí điện năng...................................................................................70

Biểu đồ 17: Mức chi phí nhân công...................................................................................71

Biểu đồ 18: Mức nước sinh hoạt bình quân theo đầu người và tỷ lệ thất thoát, thất thu của các vùng.............................................................................................................................72

Biểu đồ 19: Tỷ lệ thất thoát theo vùng..............................................................................73

Biểu đồ 20: Tỷ lệ huy động công suất của các vùng.........................................................75

Biểu đồ 21: Định mức chi phí sản xuất của các vùng.......................................................78

Biểu đồ 22: Giá nước bình quân thực tế của các vùng......................................................79

Biểu đồ 23: Tỷ lệ dịch vụ theo cấp đô thị..........................................................................85

Biểu đồ 24: Tỷ lệ dịch vụ và tỷ lệ gia tăng đấu nối nước sinh hoạt..................................87

Biểu đồ 25: Tỷ lệ dịch vụ và mức đầu tư phát triển đấu nối mới......................................88

Biểu đồ 26: Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người theo cấp đô thị................91

Biểu đồ 27: Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người phân chia theo áp lực về nguồn nước........................................................................................................................93

6

Page 7: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 28: Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người phân chia theo kế hoạch bảo tồn nước......................................................................................................................94

Biểu đồ 29: Tỷ lệ huy động công suất theo cấp đô thị......................................................95

Biểu đồ 30: Tính liên tục trong cấp nước theo cấp đô thị.................................................97

Biểu đồ 31: Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước theo cấp đô thị.......................98

Biểu đồ 32: Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước theo cấp đô thị (02)..............100

Biểu đồ 33: Độ tin cậy của đồng hồ theo cấp đô thị........................................................102

Biểu đồ 34: Tỷ lệ thất thoát, thất thu theo cấp đô thị.......................................................104

Biểu đồ 35: Tỷ lệ thất thoát, thất thu phân chia theo kế hoạch kiểm soát rò rỉ...............107

7

Page 8: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG1.1 Bối cảnh và mục tiêu

Các doanh nghiệp cấp nước đô thị ở Việt Nam đã có một số cơ hội làm quen với công tác thu thập số liệu và công tác đánh giá chuẩn hóa. Đầu tiên phải kể đến đó là chương trình nghiên cứu năm 2002 do Ngân hàng Thế giới phối hợp với Hội Cấp thoát nước tổ chức. Chương trình này đã thu thập được một bộ cơ sở dữ liệu của 67 doanh nghiệp cấp nước đô thị trên toàn quốc trong giai đoạn 1997 – 2000. Chương trình lập cơ sở dữ liệu (CSDL) cấp nước đô thị thứ hai được thực hiện với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và sau đó là Ngân hàng Phát triển Châu Á, cũng đã thu thập được một bộ số liệu cho giai đoạn 2001 – 2006; ngoài ra còn có những nghiên cứu sau đó cho giai đoạn 2007 – 2009.

Những chương trình kể trên đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về hiệu quả hoạt động tương đối của các doanh nghiệp cấp nước đô thị tại Việt Nam, đồng thời cũng giúp các nhà quản lý của mỗi công ty nước cũng như Chính phủ hiểu rõ hơn về mục đích của chương trình lập CSDL cấp nước đô thị.

Bộ Xây dựng cho biết: Lập CSDL cấp nước đô thị không phải là chương trình chỉ thực hiện một lần, trong Điều khoản Tham chiếu của dự án cũng nêu rõ: “…Đây là công cụ để liên tục cải thiện chất lượng hoạt động nhằm tạo ra lợi ích tối đa khi được thực hiện một cách có hệ thống trong một giai đoạn nhất định. Công tác đánh giá chuẩn hóa sẽ hiệu quả nhất nếu được thực hiện hàng năm.”

Mục đích chính của chương trình này là nhằm xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu về hoạt động của toàn bộ các doanh nghiệp cấp nước đô thị. Hệ thống này sẽ được cập nhật hàng năm và là cơ sở cung cấp các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng cho quá trình đánh giá chuẩn hóa và hỗ trợ Bộ Xây dựng trong công tác giám sát các chiến lược đầu tư và quy hoạch trong ngành cấp nước.

Các mục tiêu cụ thể của việc lập cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị bao gồm:

Hỗ trợ quá trình phát triển hệ thống báo cáo dựa trên Bộ chỉ số trên trang web chính thức của chương trình

Lập bộ cơ sở dữ liệu ngành nước đô thị, bao gồm cả báo cáo về tình hình hoạt động và thông tin bối cảnh

Chuẩn bị tài liệu Hướng dẫn các doanh nghiệp nước về việc hoàn thiện bộ câu hỏi thu thập số liệu.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, Chương trình đã thực hiện quá trình tham vấn với Hội Cấp thoát nước, các chuyên gia trong ngành và lãnh đạo các doanh nghiệp cấp nước, bao gồm:

Một hội thảo giới thiệu Dự thảo bộ chỉ số về hiệu quả hoạt động

Các hội thảo tập huấn và lấy ý kiến phản hồi với sự tham gia của các cán bộ của công ty cấp nước; và

8

Page 9: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Các chuyến làm việc với lãnh đạo công ty tại chính các công ty.

Theo đó, đầu ra của Chương trình bao gồm:

Báo cáo cuối cùng về đánh giá và phân tích số liệu và bộ chỉ số

Báo cáo bộ chỉ số của của từng công ty

Bộ cơ sở dữ liệu ngành nước, định dạng excel

Bảng tính Bộ chỉ số từ Bảng hỏi, định dạng excel

Tài liệu hướng dẫn nhằm hỗ trợ các công ty nước trong việc hoàn thiện Bảng hỏi

CSDL cấp nước đô thị là một chương trình với nhiều ý nghĩa thiết thực và sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất cho các công ty khi chính các công ty chủ động thực hiện chương trình này. Chính vì vậy, chương trình đã chuẩn hóa Bộ câu hỏi cũng như Tài liệu hướng dẫn kèm theo một cách phù hợp nhất, sao cho mỗi công ty đều có thể sử dụng các tài liệu này như một công cụ thu thập dữ liệu trong chính nội bộ công ty mình, để mỗi công ty tự đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị thành viên trong công ty, điều này sẽ giúp cải thiện hiệu quả trong việc ra quyết định và lập kế hoạch của mỗi công ty.

1.2 Giới thiệu Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nước

Tỷ lệ đô thị hóa cùng với sự gia tăng dân số tại các khu đô thị hiện đang tạo ra những áp lực khá lớn cho ngành cấp nước (cũng như thoát nước ) ở Việt Nam. Trong những năm vừa qua, tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp cũng đã kéo theo nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng gia tăng. Nhu cầu này được thể hiện ở mật độ bao phủ cấp nước đang được mở rộng, tuy nhiên lại khác nhau tùy theo quy mô cộng đồng ở từng vùng. Mặc dù kết quả Điều tra Dân số và Gia đình Việt Nam năm 2009 ít được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp nước, tài liệu này lại rất quan trọng bởi nó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được xu hướng phát triển dân số, cũng như các mô hình di dân tại khu vực đô thị. Đây là một công cụ thiết yếu cho quá trình lập kế hoạch trong ngành nước.

Các nguồn nước hiện tại ở Việt Nam cũng đang chịu nhiều áp lực, xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế ngày một gia tăng cũng như những yếu kém trong quản lý việc xả nước thải gây ô nhiễm các nguồn nước . Bảo tồn nguồn nước hiện tại và sử dụng nước bền vững trong tương lai đang trở thành những ưu tiên hàng đầu của chính sách quốc gia.

Cải thiện năng lực tài chính của các doanh nghiệp cấp nước trở thành một thách thức lớn đối với các công ty, thông qua việc tăng giá nước và/hoặc tăng hiệu quả hoạt động. Đã có khá nhiều biện pháp được thực hiện, và thực tế một số doanh nghiệp đã đạt được mức bền vững về tài chính đủ để cân bằng chi phí vận hành của mình đồng thời đáp ứng được nhu cầu đầu tư cần thiết. (Đối với hầu hết các doanh nghiệp cấp nước, mức giá nước hiện tại không đủ để cho chi trả các chi phí vận hành trong dài hạn. Một số doanh nghiệp cấp nước doanh thu không đủ chi phí vận hành và bảo dưỡng, không có các khoản dành cho dịch vụ nợ, không có hỗ trợ tạo thu nhập nào khác ngoài giá trị khấu hao. Họ cũng

9

Page 10: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

thường phải hoạt động thêm trong lĩnh vực xây dựng nhằm bổ sung các khoản thu khác ngoài doanh thu tiền nước.” _ Báo cáo 2009 của ADB)

Các nhà quản lý của doanh nghiệp mặc dù đã bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết để vận hành và quản lý công ty của mình; nhưng rất nhiều trong số họ, đặc biệt là các công ty ở những thị xã nhỏ, vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức do thiếu năng lực và cơ hội để đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên.

Bộ Xây dựng hiện đang xúc tiến những hoạt động nhằm cải thiện tỉ lệ thất thoát thất thu, thông qua việc đảm bảo 100% khách hàng được lắp đặt đồng hồ đo, xóa bỏ và hợp lý hóa những lãng phí trong việc sử dụng nước công cộng, tăng cường tính minh bạch trong giá nước cho người sử dụng, thay thế những đồng hồ cũ, không chính xác, trên cơ sở phân vùng tách mạng, lập kế hoạch giảm thiểu rò rỉ nước và đầu tư thay thế những đường ống phân phối kém chất lượng.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng khá chú trọng vào những khoản đầu tư có thể giúp các doanh nghiệp cấp nước vượt qua những thách thức mà họ phải đối mặt. Các ưu tiên trong đầu tư1 hướng đến:

Tăng cường và thực hiện quy hoạch cấp nước, tạo cơ hội cho các dự án cấp nước liên tỉnh và liên đô thị; kết hợp về cung cấp dich vụ giữa cấp nước đô thị với cấp nước cho các vùng nông thôn phụ cận, nếu có thể.

Đặt mục tiêu hàng đầu cho các khoản đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước trong vùng

Khuyến khích và dành ưu đãi cho các “thành phần kinh tế” bên ngoài (khối tư nhân) tham gia vào đầu tư cho cấp nước

Đầu tư và xây dựng công suất của các nhà máy xử lý nước và mạng lưới đường ống cấp nước, đảm bảo hoạt động của nhà máy phù hợp với công suất thiết kế

Ưu tiên các dự án có mục tiêu giảm thiểu lượng nước thất thoát thất thu

Cải thiện và đầu tư vào việc mở rộng hệ thống mạng lưới cấp nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, thúc đẩy việc sử dụng hết công suất thiết kế của trạm xử lý và giảm thiểu thất thoát nước.

Đối tượng chủ yếu mà bộ cơ sở dữ liệu ngành nước này hướng tới được chia thành hai nhóm tương ứng với những quan điểm và mục đích khác nhau khi sử dụng những thông tin này.

Nhóm thứ nhất bao gồm bộ phận quản lý của các doanh nghiệp và Chính quyền địa phương - cơ quan chủ quản của doanh nghiệp. Họ có thể theo dõi hiệu quả hoạt động của công ty thông qua bộ chỉ số và coi đó như một công cụ quản lý nhằm xúc tiến các hoạt động cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;

1 Phát biểu của Ông Nguyễn Tường Văn, Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng tại sự kiện “Những giải pháp kinh doanh xanh của Châu Âu cho Việt Nam”, tháng 9, 2011

10

Page 11: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Sử dụng bộ cơ sở dữ liệu như một công cụ so sánh hiệu quả hoạt động của công ty mình với các công ty khác

Nhóm thứ hai chính là các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý trong ngành, những người sẽ sử dụng thông tin này nhằm:

Đề ra các quyết định đầu tư có hướng đi đúng đắn

Thiết lập cơ chế chính sách quản lý nhà nước và lên kế hoạch, quy hoạch hiệu quả hơn trong ngành nước

Tập trung vào các khu vực và/hoặc xác định những doanh nghiệp nước hoạt động kém hiệu quả, cần có sự hỗ trợ hoặc can thiệp từ phía nhà nước.

Bối cảnh và mục tiêu của công tác đánh giá chuẩn hóa trong ngành nước

Trong một môi trường “cạnh tranh” thông thường, hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp được đánh giá bởi người sử dụng hoặc khách hàng, và việc “thưởng” hay “phạt” đối với nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ tùy thuộc vào quyết định của khách hàng, khi họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp đó. Khi môi trường này được thay thế bởi thị trường độc quyền, mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với những sự “thưởng phạt” như vậy trở nên phức tạp hơn. Điển hình là mối quan hệ giữa những gì người sử dụng mong muốn và những gì doanh nghiệp cung cấp cho họ.. Nguyên nhân là bởi các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có các quan điểm khác nhau về điều gì tạo nên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, và đôi khi lại không hề liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của người sử dụng . Việc thực hiện chương trình lập CSDL cấp nước đô thị và công bố rộng rãi các thông tin này tới nhiều đối tượng khác nhau, kể cả đối tượng là các khách hàng, sẽ là cơ hội để giúp thống nhất lại những quan điểm này.

Các yếu tố chủ chốt của cách tiếp cận như trên bao gồm:

Việc lựa chọn các chỉ số về hiệu quả hoạt động phù hợp. Những chỉ số này là những chỉ số khả thi về mặt thu thập và tính toán, đồng thời phải có ý nghĩa đối với người sử dụng, bao gồm các chỉ số giúp cho người sử dụng, kể cả những người không có chuyên môn, hiểu được hiệu quả hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ cho họ.

Công bố các chỉ số có ý nghĩa, theo cách mà người sử dụng cuối cùng có thể dễ dàng hiểu được. Việc này có hai ý nghĩa quan trọng: thứ nhất, nó sẽ làm tăng tính minh bạch thông qua việc báo cáo hiệu quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Các tổ chức xã hội có thể phàn nàn về hiệu quả hoạt động yếu kém của doanh nghiệp, tuy nhiên họ sẽ rất khó để tìm ra những số liệu minh chứng cho điều đó. Hệ thống báo cáo công khai sẽ giúp họ có những số liệu đó; thứ hai, việc này sẽ làm tăng trách nhiệm của các bên. Các số liệu về hiệu quả hoạt động yếu kém được xác định và công bố công khai sẽ nhanh chóng trở thành trách nhiệm của một ai đó.

11

Page 12: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Bộ CSDL cấp nước đô thị này bao gồm số liệu của các doanh nghiệp cấp nước đô thị với tổng số dân phục vụ chiếm khoảng 30 – 40% dân số cả nước và là lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng. Cũng cần chú ý rằng, có nhiều doanh nghiệp cấp nước đô thị phải cấp nước cho cả khu vực nằm ngoài khu vực đô thị, khi đó khu vực cấp nước của doanh nghiệp sẽ bao gồm khu vực nội thị, ngoại thị/ngoại thành và có thể có một vài khu vực nông thôn. Nhìn chung, các chương trình cải thiện cấp nước nông thôn do trung tâm nước sạch và VSMT của các tỉnh thực hiện. Tuy nhiên, cũng cần thiết phải xem xét vai trò quan trọng của doanh nghiệp cấp nước đô thị trong việc cải thiện độ bao phủ và chất lượng nước cung cấp tới các khu vực nông thôn, trong đó có khá nhiều vùng nông thôn đã được sáp nhập vào khu vực đô thị một cách khá hợp lý.

Việc thu thập dữ liệu và tính toán bộ chỉ số là nhằm hỗ trợ cho công tác đánh giá chuẩn hóa; mục tiêu của chương trình là xác định hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong mối tương quan với doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động tốt nhất, từ đó nhằm đánh giá “khoảng cách về hiệu quả hoạt động” và đo lường mức độ cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên những hoạt động có hiệu quả cao. Việc thu thập dữ liệu không phải là điểm đến cuối cùng, quan trọng hơn là sử dụng những dữ liệu đó trong việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp cấp nước để tìm ra biện pháp quản lý hiệu quả và phát triển đúng hướng.

Việc lập CSDL cấp nước đô thị là một trong những hoạt động chính có thể thực hiện trên cơ sở bộ cơ sở dữ liệu thu thập được, mang lại nhiều lợi ích thông qua những cải thiện đang diễn ra trong hoạt động của doanh nghiệp. Công tác đánh giá chuẩn hóa có thể mang tới những cơ hội quan trọng cho quá trình cải thiện hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở xác định những gì là tốt nhất cho doanh nghiệp và thực hiện những biện pháp đề ra một cách tốt nhất. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần tham gia cung cấp số liệu với suy nghĩ mở và trung thực trong cung cấp số liệu, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm của doanh nghiệp mình.

Vậy nếu việc so sánh hiệu quả hoạt động tập trung vào “đối sánh trắc lượng” – làm thế nào nào công ty có thể so sánh số liệu của họ với các con số trung bình của toàn ngành, với sự cải thiện của toàn ngành hoặc các xu hướng phát triển…? Các thước đo số liệu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin về xu hướng phát triển trong khuôn khổ một tổ chức, tuy nhiên nó chỉ có thể cho thấy hiệu quả hoạt động tương đối của doanh nghiệp. Nguyên nhân là bởi rất hiếm khi việc báo cáo của các công ty là thống nhất với nhau, có nghĩa là hiếm khi các số liệu của công ty này có thể được tập hợp lại theo cùng một cách mà công ty khác đã thực hiện. Do đó, có thể tồn tại những khác biệt trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo số liệu mà họ cung cấp do sự khác biệt trong phân bổ chi phí, chứ không phải do khác biệt về hiệu suất. Bên cạnh đó, có những lý do xác thực tại sao các số liệu hiệu quả hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của công ty này lại khác công ty bạn, mà không phải do sự khác biệt về hiệu suất hoạt động, đó là vì môi trường vận hành khác nhau, dẫn đến chi phí phải bỏ ra đối với lĩnh vực đó cũng khác nhau. Điều này đặc biệt đúng đối với các lĩnh vực như chất lượng nước thô, địa hình

12

Page 13: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

của vùng dịch vụ và quy mô hoạt động, đó là những yếu tố tác động đến chi phí của doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau và nằm ngoài tầm kiểm soát hay quản lý của doanh nghiệp. Những yếu tố này được coi là “các yếu tố mang tính giải thích”.

Đối sánh trắc lượng cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin nhằm xác định những lĩnh vực mà hiệu quả hoạt động của họ còn có những yếu kém. Thông thường, trừ khi việc thu thập số liệu được thực hiện một cách rất chi tiết và phức tạp, phương pháp này không thể hiện các yếu tố về bối cảnh hoặc mang tính giải thích. Các yếu tố mang tính giải thích, chẳng hạn như đặc điểm địa lý, địa hình, thời tiết, dân số, và tập quán… đóng vai trò rất quan trọng giúp chúng ta hiểu được những yếu kém trong hoạt động của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động thực sự, cũng như quá trình khắc phục những yếu kém đó. Do đó, tất cả các dữ liệu của đối sánh quy trình cần được xử lý một cách thận trọng và không nên chỉ nhìn vào giá trị toán học đơn thuần của dữ liệu.

1.3 Bối cảnh Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị ở Việt Nam

1.3.1. Bối cảnh xây dựng bộ cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị

Những thách thức về mặt số liệu và thông tin

Một trong những thách thức lớn nhất của việc cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như cải cách thể chế của doanh nghiệp là việc những thông tin đáng tin vậy về hoạt động của doanh nghiệp còn khá giới hạn. Hiện nay, chỉ có một vài công ty có khả năng cung cấp những dữ liệu có độ tin cậy cao theo như yêu cầu của chương trình, ngoài ra không có một đánh giá tổng thể và đáng tin câỵ nào về hiệu quả hoạt động của ngành mà qua đó có thể đem các doanh nghiệp ra để so sánh với nhau. Kể từ năm 1994 đã có hơn 1 tỷ USD đã được đầu tư cho việc cải thiện ngành nước, với chỉ hơn 80% trong số đó là các khoản vay từ các nhà tài trợ quốc tế (như WB hay ADB). Lẽ dĩ nhiên là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý những khoản đầu tư này sẽ phải chịu trách nhiệm về những hiệu quả mang lại, liên quan đến mức độ và chất lượng dịch vụ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cấp nước ở bất cứ nơi nào trên thế giới (kể cả Việt Nam) thường không sẵn lòng thu thập và chia sẻ những thông tin về tình hình hoạt động của mình, họ e ngại những thông tin này có thể gây hiểu lầm. Kinh nghiệm từ chương trình thu thập số liệu năm nay cho thấy một vài doanh nghiệp không thực sự thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin, và nhiều số liệu đã được cung cấp một cách cẩu thả, hoặc không đáng tin cậy. Một vài công ty chỉ cung cấp số liệu đợt đầu, khi được hỏi làm rõ các số liệu lần 2 thì trả lời miễn cưỡng hoặc thậm chí không trả lời, không tiếp tục tham gia. Do đó, một trong những lý do chính khi xây dựng bộ CSDL cấp nước đô thị là nhằm nâng cao tính nghiêm túc trong việc cung cấp số liệu. cũng như nhận thức về tầm quan trọng của dữ liệu đối với công tác quản lý và lên kế hoạch của ngành. Việc ra quyết định mà không nắm rõ thông tin có thể gây nên nhiều rủi ro, và có một câu hỏi rất quan trọng cần đặt ra trong quá trình ra quyết định, đó là “Cần phải biết những thông tin nào…?”, mặc dù không phải lúc nào cũng có một câu trả lời duy nhất

13

Page 14: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

cho điều này.

Một lý do khác cũng khá quan trọng đó là nhằm phục vụ công tác quản lý. Cơ quan quản lý nhà nước luôn quan tâm đến việc triển khai và theo dõi các chỉ số về hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của mình2. Vấn đề cơ bản ở đây là tính độc quyền của dịch vụ cung cấp. Nhìn vào một quy chế mà thiếu đi tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể thấy hai vấn đề nổi trội liên quan đến chỉ số về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:

- Lựa chọn của khách hàng: vấn đề hàng đầu đó là khách hàng muốn gì và quan tâm đến điều gì; các cơ quan chức năng luôn phải nghĩ về điều này và tìm ra cách thức để hiểu hơn về mong muốn của khách hàng. Việc thay đổi những chỉ số về chất lượng dịch vụ không chỉ đơn giản là một việc làm mang tính kỹ thuật.

- Kết hợp giữa giá thành và chất lượng. Các chỉ số về hiệu quả hoạt động cần được xem xét trong mối tương quan với giá thành dịch vụ: mong muốn của khách hàng về chất lượng của dịch vụ; trong một thị trường mang tính cạnh tranh, chất lượng dịch vụ thấp có thể sẽ được người tiêu dùng chấp nhận nếu giá thành của dịch vụ đó cũng thấp (và ngược lại). Các cơ quan quản lý cần lưu tâm tới điều này.

Cần lưu ý rằng các chỉ số về hiệu quả hoạt động phải là toàn bộ các thông tin mà cơ quan quản lý cần thu thập từ doanh nghiệp. Có khá nhiều thông tin về bối cảnh hoạt động (còn được gọi là thông tin “mang tính giải thích”) mà cơ quan chức năng cần nắm được để phục vụ cho công tác quản lý của mình, ví dụ: số lượng khách hàng, lượng nước sản xuất và bán ra, chiều dài các loại đường ống khác nhau trong hệ thống.

Chỉ số về tình trạng và độ tin cậy của tài sản: nhóm chỉ số này chủ yếu liên quan đến cơ sở hạ tầng của hệ thống. Đối với các hệ thống cấp nước, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là mạng lưới đường ống. Có thể người ta sẽ thắc mắc tại sao cơ quan quản lý lại quan tâm đến khía cạnh này? Vậy, chẳng phải quy chế quản lý được định hướng bởi yếu tố đầu ra hay sao? Việc theo dõi tài sản của doanh nghiệp chẳng lẽ không làm thay đổi hướng tập trung của cơ quan quản lý đối với các đầu vào của doanh nghiệp và đây không phải là yếu tố dẫn đến quản lý vi mô đối với các hoạt động của doanh nghiệp hay sao?

Trả lời cho câu hỏi trên: điều này có thể đúng ở một thế giới “lý tưởng”, nhưng ở thế giới hiện tại nơi vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp (dưới sự quản lý của một cơ quan quản lý nhất định) thiếu tầm nhìn xa, không có sự định hướng cho tương lai; những doanh nghiệp đó chỉ quan tâm tới những hoạt động trong ngắn hạn. Điều quan trọng là các cơ quan quản lý phải hiểu được cách vận hành trong ngắn và trung hạn, từ đó lập kế hoạch và các bước tiến hành trong tương lai một cách đúng đắn. Lấy ví dụ, có những cơ quan quản lý sử dụng khái niệm “khả năng dịch vụ” nhằm ám chỉ khả năng cung cấp dịch vụ tới khách hàng của các tài sản hệ thống trong tương lai, và các cơ quan quản lý khi đó sẽ đánh giá điều này bằng cách kết hợp các chỉ số về dịch vụ khách hàng và chỉ số về tình trạng và độ

2 Cơ quan quản lý được hiểu là bất cứ một thực thể nào của chính phủ, có vai trò quản lý và ra quy định đối với các doanh nghiệp cấp nước, đặc biệt là giám sát hoạt động của các doanh nghiệp này – bất kể tên gọi của cơ quan đó

14

Page 15: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

tin cậy của những tài sản dưới lòng đất.

Chỉ số về Hiệu suất: ý tưởng đằng sau nhóm chỉ số này là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra: hiệu suất càng cao tương ứng với đầu ra càng nhiều (về mặt nào đó) đối với cùng một mức độ đầu vào hoặc tương ứng với việc giảm mức độ đầu vào mà vẫn giữa nguyên kết quả đầu ra. Có những chỉ số tiếp cận quan điểm này một cách trực tiếp (như chỉ số về lượng điện tiêu thụ cho máy bơm) hoặc gián tiếp (chẳng hạn, tình trạng rò rỉ quá nhiều ở hệ thống phân phối sẽ hạn chế cơ hội nâng cao năng suất của hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu đang gia tăng của khách hàng, cũng đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất sẽ cao hơn mức cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng thực sự).

Các cơ quan quản lý quan tâm đến vấn đề hiệu suất bởi đây là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí dịch vụ mà khách hàng là người gánh chịu cuối cùng. Các nhà quản lý có thể sử dụng chỉ số về hiệu suất nhằm điều chỉnh lại mức giá nước, bằng cách giả định rằng doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất tới môt mức độ nào đó trong suốt giai đoạn kiểm soát giá sắp tới và dựa vào đó để ước lượng mức chi phí dịch vụ có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sự giả định này cần dựa vào những đánh giá thực tế về khả năng của doanh nghiệp.

Các chỉ số về tài chính: đặc điểm phân biệt các chỉ số thuộc nhóm tài chính đó là những chỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào các mức giá của yếu tố đầu vào và lượng nước bán ra, và những chỉ số này, theo cách nào đó, đều nhằm đánh giá khả năng/tình hình tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại hoặc tương lai. Cần nhấn mạnh rằng do mức giá nước không phải do doanh nghiệp tự quy định, nguyên nhân của tình trạng hoạt động kém hiệu quả, xét trên một vài chỉ số về tài chính nào đó, có thể xuất phát từ phía cơ quan quản lý. Do đó, lợi ích mà những chỉ số này mang lại cho các cơ quan quản lý đó là giúp họ hiểu được những yếu kém nào có nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý, hay từ phía doanh nghiệp.

Nếu mục tiêu hướng tới việc phát triển một cơ chế quản lý vững chắc và minh bạch đối với ngành cấp nước đô thị, thì bộ cơ sở dữ liệu này chính là bước khởi đầu để đạt được mục tiêu đó.

Đối tượng sử dụng bộ cơ sở dữ liệu

Với những công sức, thời gian và tiền bạc đã bỏ ra để xây dựng nên bộ cơ sở dữ liệu này, đối tượng sử dụng bộ cơ sở dữ liệu cũng phải ở mức độ tương ứng, với mục đích sử dụng lành mạnh.

Một trong những đối tượng sử dụng chính của bộ cơ sở dữ liệu này chính là các doanh nghiệp cấp nước. Các doanh nghiệp có thể sử dụng những thông tin về hoạt động của chương trình làm cơ sở để thực hiện các hoạt động của chính mình. Ngoài ra, bằng việc so sánh hiệu quả hoạt đông của mình với các doanh nghiệp khác, mỗi doanh nghiệp có thể bắt đầu việc tự đặt câu hỏi về chính những số liệu của mình – việc ra quyết định dựa trên chính những dữ liệu chính xác; hay những câu hỏi về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng như những giá trị dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp tới khách hàng.

15

Page 16: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Bên cạnh đó, còn có các đối tượng sử dụng “bên ngoài”. Những đối tượng này sử dụng bộ chỉ số bởi họ là những người quan tâm tới hiệu quả hoạt động của các công ty nước; nhóm đối tượng này sẽ thay đổi theo thời gian, thậm chí còn thay đổi giữa các bộ phận của một cơ quan. Ví dụ, trong bộ máy chính phủ, các Bộ Y tế, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Tài chính , Tài nguyên và Môi trường đều muốn gây áp lực và đều quan tâm đến các doanh nghiệp nước, nhằm phục vụ cho những mục đích, yêu cầu riêng của các cơ quan này. Tương tự như vậy, mối quan tâm của một nhóm đối tượng (khách hàng), có thể được tuyên truyền thông qua một đối tượng khác (phương tiện truyền thông) và lại được thực hiện thông qua một đối tượng khác nữa (Chính phủ). Do đó, mối quan hệ tương tác giữa các nhóm đối tượng “bên ngoài” này cũng là điều mà mà doanh nghiệp cấp nước quan tâm.

Các đối tượng cấp quốc gia, cấp tỉnh và thành phố sẽ sử dụng bộ cơ sở dữ liệu này nhằm cung cấp những hỗ trợ hữu dụng và hợp lý hơn trong phạm vi trách nhiệm tương ứng. Cụ thể:

Chính quyền cấp quốc gia (Bộ Xây dựng):

Nâng cao hiểu biết về dữ liệu và hiệu quả hoạt động dựa trên những đánh giá thực tế và chính xác

Cải thiện hiệu quả giám sát và ra quyết định khi đánh giá các ưu tiên cho những khoản tín dụng đầu tư cấp quốc gia.

Tăng cường minh bạch trong mối quan hệ của chính quyền và các doanh nghiệp nước đô thị

Chính quyền cấp tỉnh (UBND tỉnh):

Nắm được nhiều thông tin giúp hỗ trợ việc lập kế hoạch về mức độ cung cấp dịch vụ (chẳng hạn phát triển kế hoạch đầu tư có mục đích cung cấp nước tới khách hàng)

Tăng cường minh bạch trong quá trình lập giá nước

Nắm được tổng thể các hoạt động và chi phí liên quan của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định và kế hoạch hợp lý, cũng với chi phí cần thiết để thực hiện kế hoạch đó.

Một nhóm đối tượng sử dụng khác cũng rất quan trọng đó là các khách hàng sử dụng nước, có thể là khách hàng nước sinh hoạt, nước công nghiệp, kinh doanh… Khách hàng là đối tượng cơ bản cho sự tồn tại của doanh nghiệp và cũng là những người cung cấp một phần lớn trong những chi phí duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Mối quan hệ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp khá phức tạp. Nếu mối quan hệ này tốt đẹp, sẽ không có hoặc rất ít liên hệ giữa hai bên, ngoài việc phát hóa đơn và thanh toán tiền nước. Tuy nhiên, khi mối quan hệ này không thuân lợi, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với vô số những khó khăn. Chúng ta đang hướng tới một xã hội mà lợi ích của người tiêu dùng sẽ ngày càng được đề cao, không có lý do gì để không thể dự doán rằng trong tương

16

Page 17: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

lai, khách hàng hoàn toàn có thể gây áp lực cho các doanh nghiệp nước, cũng như những yêu cầu mà khách hàng có thể đặt ra đối với những dịch vụ mà họ phải trả tiền.

Mối quan hệ này còn trở nên phức tạp hơn nữa bởi những quan niệm đã trở thành thói quen đối với một số người, chẳng hạn như: Cấp nước là trách nhiệm của chính quyền Khách hàng thường không hiểu về các khoản chi phí và đầu tư mà doanh nghiệp phải bỏ ra, liên quan đến dịch vụ cấp nước như kinh phí lắp đặt mạng lưới rất lớn, chi phí xử lý nước và điện năng bơm nước, trả nợ vốn vay...Nhiều khách hàng quan niệm doanh nghiệp chỉ hút nước (ngầm) lên để bán cho dân. Giá nước ở hầu hết các đô thị hiện nay là loại mặt hàng rẻ nhất trong các loại nhu yếu phẩm. Chi phí tiền nước chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với thu nhập nhưng khi điều chỉnh giá nước vài trăm đồng ( thực chất chỉ là điều chỉnh giá do tỷ lệ lạm phát hàng năm và thường chỉ điều chỉnh giá nước một lần trong một nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân) khách hàng đã kêu ca, trong khi giá điện, xăng dầu thường xuyên tăng giá thì vẫn phải chấp nhận. . Do đó, việc tuyên truyền thông tin và chủ động phổ biến để khách hàng hiểu về các công việc của doanh nghiệp nước cũng như các chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để cung cấp và cải thiện dịch vụ tới khách hàng là rất cần thiết và là một bước khởi đầu tích cực giúp cải thiện mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

1.3.2. Những đổi mới về chính sách trong ngành nước ở Việt Nam

Theo Quyết định số 1929/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 20/11/2009, tại khoản 1 điều 3 có nêu Bộ Xây dựng sẽ “chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu ngành cấp thoát nước đô thị”. Ngoài ra, khoản 3 điều 3 của Quyết định này cũng nêu rõ UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định số 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

Ngày 21 tháng 11 năm 2012, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 08/2012/TT-BXD hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn (thay thế Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD) trong đó quy định cụ thể về việc thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên lãnh thổ Việt Nam”. Theo đó, việc bảo đảm cấp nước an toàn bao gồm 03 yêu cầu sau: bảo đảm duy trì áp lực cấp nước, cung cấp ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng cấp nước theo quy chuẩn quy định; có các giải pháp đối phó với các sự cố bất thường và các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch từ nguồn đế khách hàng sử dụng nước; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nước, phòng ngừa dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội; góp phần giảm tỷ lệ thất thoát, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.

Cũng theo Thông tư này, nhằm thực hiện kế hoach cấp nước an toàn, các cơ quan, ban

17

Page 18: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

ngành liên quan có trách nhiệm đánh giá hiện trạng nguồn nước, phạm vi cấp nước, sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống cấp nước, xác định các nguy cơ và rủi ro từ nguồn nước, lưu vực, lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục các nguy cơ, rủi ro; xây dựng các các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng dịch vụ cấp nước theo quy định, các yêu cầu về quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý ISO: 9000.

Quyết định số 2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 nêu rõ vai trò trung tâm của Bộ xây dựng trong việc hướng dẫn, phối hợp theo dõi và đánh giá chương trình để đáp ứng mục tiêu cải thiện tỷ lệ thất thoát, thất thu và “công bố công khai các số liệu, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý công trình cấp nước, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch của các đơn vị cấp nước, chỉ đạo xây dựng các chương trình truyền thông chống thất thoát, thất thu nước sạch trên các Website và các phương tiện thông tin đại chúng.” (điều 2)

Bên cạnh đó, Quyết định số 1929/QĐ-TTg cũng khuyến khích thành phần tư nhân tham gia vào hoạt động cấp nước và tại khoản 3, điều 2 cũng nhấn mạnh “các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật.”

Quyết định số 1929/QĐ-TTg tại khoản 3 điều 1 cũng quy định mục tiêu chiến lược của Chính phủ cho ngành cấp nước đô thị, liên quan đến tỷ lệ dịch vụ trong ngành nước, cụ thể:

Đến năm 2015: đô thị loại III trở lên: tỷ lệ dịch vụ đạt 90% và mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người 120 lít/người/ngày, đô thị loại IV: tỷ lệ dịch vụ đạt 70%, và mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người 100 lít/người/ngày; đô thị loại 5: tỷ lệ dịch vụ đạt 50%

Đến năm 2020, đô thị loại IV trở lên: tỷ lệ dịch vụ đạt 90% và và mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người: 120 lít/người/ngày; đô thị loại V: tỷ lệ dịch vụ đạt 70% và mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người: 100 lít/người/ngày

Đến năm 2025: đô thị loại V trở lên: tỷ lệ dịch vụ đạt 100% và mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người 120 lít/người/ngày

Quyết định này xuất phát từ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 và Nghị định 124/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/12/2011về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, trong đó quy định định cụ thể các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch của hệ thống cấp nước tập trung ở khu vực đô thị, khu vực nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao, khu kinh tế. Nghị định này còn quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân và các hộ gia đình tham gia vào các hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch tại Việt Nam.

18

Page 19: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1.3.3 Cơ sở lập bộ chỉ số về hiệu quả hoạt động và bối cảnh của việc so sánh, đánh giá

Việc phát triển bộ chỉ số về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải bao quát được các vấn đề sau:

Các định mức trong ngành cấp nước đô thị tại Việt Nam do Bộ Xây dựng (hoặc Chính phủ) đề ra đối với các doanh nghiệp cấp nước.

Kinh nghiệm tham gia các chương trình lập CSDL cấp nước đô thị trước đây của các doanh nghiệp, dưới sự hỗ trợ của Hội Cấp thoát nước.

Cách tiếp cận đổi mới của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), hướng tới việc cho vay trên cơ sở đầu ra hoặc hiệu quả hoạt động.

Nguyện vọng của các nhà quản lý doanh nghiệp và cơ quan chủ quản (UBND cấp tỉnh) trong việc cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Trong những năm vừa qua, vai trò của Bộ Xây dựng đã tạo ra những chuyển biến đáng kể theo một hướng mới, đó là chuyển từ công tác kiểm soát ở cấp độ trung ương sang việc thiết lập chính sách, giám sát và theo dõi hoạt động.

Bộ Xây dựng hiện đang khuyến khích chính quyền cấp tỉnh xúc tiến những hoạt động nhằm cải thiện tỉ lệ thất thoát thất thu, thông qua việc đảm bảo 100% khách hàng được lắp đặt đồng hồ đo, xóa bỏ và hợp lý hóa những lãng phí trong việc sử dụng nước công cộng, tăng cường tính minh bạch trong giá nước cho người sử dụng, thay thế những đồng hồ cũ, không chính xác, trên cơ sở phân vùng tách mạng, lập kế hoạch giảm thiểu rò rỉ nước và đầu tư thay thế những đường ống phân phối kém chất lượng.

Chẳng hạn, các mục tiêu chính trong định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp đến năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050 có đề ra các chỉ tiêu cho từng giai đoạn về độ bao phủ, mức tiêu thụ bình quân đầu người, tỷ lệ thất thoát, thất thu và các đơn vị cấp nước bền vững về tài chính. Các mục tiêu cụ thể như vừa nêu cần phải được xem xét một cách rất thận trọng, nếu không nó sẽ khuyến khích các doanh nghiệp điều chỉnh số liệu của mình cho phù hợp với các yêu cầu mà Bộ đã đề ra. Ngoài ra, những mục tiêu tổng quan cũng cần được xem xét cẩn thận để có thể được áp dụng một cách thống nhất ở toàn bộ các doanh nghiệp cấp nước trên toàn quốc, không xét đến các yếu tố bối cảnh. Các doanh nghiệp cấp nước hoạt động trong môi trường được địa phương hóa, trong đó mỗi doanh nghiệp sẽ có những điều kiện và môi trường vận hành khác nhau. Do đó, việc đạt được mục tiêu về tỷ lệ thất thoát, thất thu đối với một số công ty có thể sẽ dễ dàng hơn những công ty khác, như những công ty có hệ thống đường ống mới lắp đặt và quy mô nhỏ, so với những công ty có hệ thống đường ống cũ và phức tạp, quy mô lớn. Các mục tiêu mà Chính phủ đề ra sẽ là những mục tiêu hướng tới sự phát triển tốt hơn của cả nước, nhưng sẽ là không thực tế nếu những mục tiêu này trở thành các tiêu chuẩn ảo mà các doanh nghiệp theo đuổi ngay cả khi lợi ích kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được những chỉ tiêu đó là không hợp lý, phi thực tế và không đóng góp gì nhiều cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ.

19

Page 20: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1.3.4. Quá trình thực hiện chương trình Cơ sở dữ liệu ngành nước 2011

Chương trình xây dựng Cơ sở dữ liệu ngành cấp nước đô thị, thuộc Dự án Phát triển Cấp nước đô thị Việt Nam được thực hiện dưới sự tài trợ của Ngân hàng thế giới. Thông qua kết quả đầu ra của chương trình, Bộ Xây dựng - đơn vị chịu trách nhiệm quản lý ngành cấp nước đô thị, sẽ được hỗ trợ xây dựng và duy trì hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu dài hạn, có hệ thống, hoàn chỉnh và bền vững riêng cho ngành cấp nước. Các thành phần tham gia thực hiện chương trình CSDL ngành nước năm 2011 gồm: MABUTIP, Tư vấn trong nước: Investconsult, Tư vấn quốc tế: Chuyên gia Simon Gordon Walker, Tư vấn lập trang Web: Toconet. Chương trình được bắt đầu triển khai từ tháng 8/2011 và kết thúc vào tháng 3/2013. Trải qua hơn một năm thực hiện, Chương trình đã xây dựng được một bộ công cụ thu thập dữ liệu (Bảng hỏi) và Bộ chỉ số đánh giá năng lực hoạt động của doanh nghiệp cấp nước, đồng thời thu thập và xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu của 79 doanh nghiệp cấp nước đô thị trên toàn quốc. Các bước triển khai cụ thể của chương trình trong năm vừa qua được trình bày trong bảng sau:

Hạng mục công việc

Thời gian thực

hiệnCông việc cụ thể đã thực hiện

Thiết lập danh sách dữ liệu cần thu thập

8-11/2011 Triển khai chương trình, ngày 07/9/2011 Bộ Xây dựng đã gửi công văn số 1497/BXD-HTKT đến các Sở Xây dựng các tỉnh đề nghị cung cấp thông tin sơ bộ về lĩnh vực cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh/thành phố. Kết quả: 63 tỉnh, thành phố được yêu cầu đều đã gửi công văn phản hồi, qua đó giúp Bộ Xây dựng nắm được những thông tin cơ bản nhất về tình hình cấp nước đô thị trên hầu hết địa bàn cả nước.

Trên cơ sở đó, đơn vị Tư vấn đã tiến hành các bước nghiên cứu cơ bản để có thể đề xuất được một bộ chỉ số đầu ra phù hợp với yêu cầu của Ban QLDA cũng như tình hình ngành cấp nước tại Việt Nam như sau:

- Nghiên cứu các tài liệu của dự án và công cụ thu thập dữ liệu- Nghiên cứu tình hình hoạt động cấp nước của các doanh

nghiệp cấp nước để có được cái nhìn tổng quan về ngành cấp nước tại Việt Nam, thông qua các công văn trả lời của 63 tỉnh, thành phố đã gửi về Bộ Xây dựng.

- Hỏi ý kiến của một số chuyên gia đã thực hiện chương trình benchmarking của Hội cấp thoát nước.

- Thu thập và nghiên cứu thêm thông tin, tài liệu về CSDL cấp nước đô thị do Hội cấp thoát nước thực hiện.

Hoàn thiện 12/2011- Sau khi có dự thảo Bộ chỉ số, các công việc sau đã được tiến

20

Page 21: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Hạng mục công việc

Thời gian thực

hiệnCông việc cụ thể đã thực hiện

Bộ chỉ số đánh giá năng lực của doanh nghiệp cấp nước

1/2012 hành để hoàn thiện bộ chỉ số:

- Đơn vị Tư vấn gửi dự thảo bộ chỉ số cho các chuyên gia trong ngành như: Hội Cấp thoát nước, trường Đại học Xây dựng, trường ĐH Kiến trúc, trường ĐH thủy lợi ( nơi đào tạo chuyên ngành cấp thoát nước), Sở Xây dựng… để lấy ý kiến về dự thảo Bộ chỉ số (qua đường bưu điện và email);

- Các tư vấn trong nước thảo luận với tư vấn quốc tế để thống nhất về các chỉ số;

- Bộ Xây dựng gửi Công văn số 153/DAHTKT ngày 18/10/2011 nhằm xin ý kiến góp ý của các tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia cho dự thảo Bộ chỉ số (lần 1).

- Ngày 13/12/2011, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị “triển khai chương trình thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nước (giấy mời số 723/GM-BXD) với sự tham gia của các chuyên gia trong ngành nước, đại diện của 79 công ty cấp nước đô thị, đại diện Ngân hàng Thế giới và một số cơ quan quản lý, tổ chức xã hội như: Cục Hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng, Hội Cấp thoát nước, Sở Xây dựng… Mục đích của hội nghị là nhằm lấy ý kiến góp ý của các bên tham gia về dự thảo Bộ chỉ số.

- Bộ Xây dựng gửi Công văn số 08/DAHTKT ngày 17/01/2012 để xin ý kiến góp ý của các doanh nghiệp cấp nước cho dự thảo Bộ chỉ số (lần 2).

- Cuối cùng, đơn vị Tư vấn tiến hành tổng hợp, rà soát tất cả các ý kiến góp ý để hoàn thiện bộ chỉ số cuối cùng.

Kết quả: bộ chỉ số cuối cùng bao gồm 31 chỉ số (tham khảo Phụ lục C), trong đó có những chỉ số được chia nhỏ ra thành chỉ số cho khu vực đô thị loại IV trở lên và chỉ số cho khu vực đô thị loại V và loại khác, nhằm tăng tính chính xác của số liệu.

Lập công cụ thu thập thông tin (bảng hỏi và các tài liệu phụ trợ)

2/2012 Trên cơ sở thống nhất về bộ chỉ số, nhóm tư vấn bắt đầu lập bảng hỏi thu thập thông tin và tiến hành các bước sau để hoàn thiện bảng hỏi:

- Lấy ý kiến của tư vấn quốc tế về các câu hỏi trong bảng hỏi;- Rà soát, điều chỉnh bảng hỏi lần 1;- Khảo sát thí điểm bộ bảng hỏi tại ba tỉnh Hải Dương, Quảng

21

Page 22: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Hạng mục công việc

Thời gian thực

hiệnCông việc cụ thể đã thực hiện

Ninh và Hải Phòng; - Rà soát, điều chỉnh bảng hỏi lần 2;- Tổ chức tập huấn lấy ý kiến của các công ty cấp nước tại Hải

Dương về bảng hỏi thu thập thông tin;- Rà soát và điều chỉnh bảng hỏi lần 3.

Kết quả: Bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ các công ty nước gồm có 151 câu hỏi, bao quát được các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty cấp nước cũng như bối cảnh hoạt động của các công ty này. Đồng thời, đính kèm với Bảng câu hỏi là Tài liệu hướng dẫn trả lời chi tiết cho 151 câu hỏi.

Tập huấn giới thiệu, hướng dẫn chương trình cơ sở dữ liệu ngành nước

3/2012 – 6/2012

Sau khi Bảng câu hỏi đã được thống nhất, chương trình đã tổ chức 4 cuộc hội thảo nhằm tập huấn về việc thu thập và cung cấp các thông tin yêu cầu trong Bảng hỏi. Thông qua 4 cuộc hội thảo này, toàn bộ 86 công ty nước trên toàn quốc đã có thể nắm rõ hơn về Chương trình nói chung cũng như cách thu thập và cung cấp thông tin trong Bảng hỏi nói riêng. Đồng thời, qua các cuộc hội thảo này, Ban QLDA và Đơn vị Tư vấn sẽ nắm được toàn bộ các thông tin liên lạc (số điện thoại, email…) của các cán bộ liên quan đến Chương trình tại từng công ty nước, phục vụ cho các công tác thu thập số liệu sau này. Các đợt tập huấn bao gồm:

- 15 – 16/3/2012: Tổ chức tập huấn tại Hải Dương với sự tham gia của lãnh đạo và các cán bộ phụ trách thực hiện chương trình CSDL nước của 18 công ty nước thuộc 11 tỉnh thành khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

- 4 – 5/4/2012: Tổ chức tập huấn tại Bình Dương với sự tham gia của lãnh đạo và các cán bộ phụ trách thực hiện chương trình CSDL nước của 26 công ty nước thuộc 19 tỉnh thành khu vực miền Nam.

- 22 – 23/5/2012: Tổ chức tập huấn tại Vĩnh Phúc với sự tham gia của lãnh đạo và các cán bộ phụ trách thực hiện chương trình CSDL nước của 20 công ty nước thuộc 15 tỉnh thành khu vực Trung du – miền núi phía Bắc

- 4 – 5/6/2012: Tổ chức tập huấn tại Quy Nhơn với sự tham gia của lãnh đạo và các cán bộ phụ trách thực hiện

22

Page 23: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Hạng mục công việc

Thời gian thực

hiệnCông việc cụ thể đã thực hiện

chương trình CSDL nước của 26 công ty nước thuộc 18 tỉnh thành khu vực miền Trung.

Thu thập dữ liệu

4 - 5/2012 Sau khi đã hoàn thiện Bảng câu hỏi thu thập thông tin và tổ chức các khóa tập huấn cho các công ty cấp nước, chương trình đã triển khai các bước sau đây để thu thập thông tin từ các công ty nước:

- Bộ Xây dựng gửi Công văn số 613/BXD-HTKT ngày 18/4/2012 qua đường bưu điện, trong đó nêu rõ yêu cầu các công ty nước cung cấp thông tin, cũng như hướng dẫn chi tiết về cách thức gửi, người liên hệ, giải đáp thắc mắc…

- Ngoài ra, Đơn vị Tư vấn cũng đồng thời gửi bản mềm Công văn của Bộ Xây dựng và Bảng hỏi đã hoàn thiện qua e-mail cho các công ty nước.

- Trong suốt thời gian chờ phản hồi từ các công ty nước, các chuyên gia và cán bộ hỗ trợ từ phía Đơn vị Tư vấn đã kết hợp với cán bộ phụ trách Chương trình của Ban QLDA liên tục gọi điện kiểm tra, đốc thúc và hướng dẫn các công ty hoàn thành và gửi dữ liệu yêu cầu trong Bảng hỏi.

Bổ sung và làm rõ dữ liệu thu thập được

6/2012 – 7/2012

Sau khi nhận được dữ liệu (lần 1) từ các công ty nước, nhóm chuyên gia của đơn vị Tư vấn tiến hành xem xét và đánh giá về tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu do các công ty cung cấp. Sau đó, Bộ Xây dựng đã gửi Công văn số 90/DA-HTKT ngày 19/6/2012 yêu cầu các công ty nước bổ sung và làm rõ dữ liệu (đối với những số liệu còn thiếu hoặc được đánh giá là chưa chính xác).

Hoàn thiện dữ liệu

8/2012 Sau khi nhận được dữ liệu đã bổ sung và làm rõ (lần 2) từ các công ty nước, nhóm chuyên gia của đơn vị Tư vấn tiếp tục xem xét và đánh giá lần thứ 2 về tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu. Trong lần đánh giá thứ 2 này, các chuyên gia đã trực tiếp gọi điện liên lạc để hướng dẫn những cán bộ trực tiếp phụ trách chương trình lập CSDL cấp nước đô thị tại các công ty nước hoàn thiện bộ dữ liệu.

Hầu hết các doanh nghiệp nhiệt tình tham gia cung cấp số liệu nhưng còn có một số doanh nghiệp còn tham gia một cách miễn

23

Page 24: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Hạng mục công việc

Thời gian thực

hiệnCông việc cụ thể đã thực hiện

cưỡng, thiếu nhiệt tình và thiếu trách nhiệm nên việc cung cấp số liệu dở dang, chưa đầy đủ theo yêu cầu. Vì vậy, một vài công ty có tham gia chương trình và trả lời bộ câu hỏi lần 1 nhưng lần 2 không trả lời đầy đủ nên không có trong tổng hợp số liệu cuối cùng.

Các doanh nghiệp có cán bộ kỹ thuật tham gia chương trình thuận lợi hơn trong việc hoàn thành và kết quả của các chỉ số hợp lý nhưng những doanh nghiệp không có cán bộ kỹ thuật tham gia thường gặp khó khăn trong công việc. Một số số liệu yêu cầu kiểm tra, chỉnh sửa được cung cấp số liệu mới, kết quả là với số liệu mới đó, một chỉ số nào đó hợp lý nhưng lại làm thay đổi các chỉ số khác. Vì vậy phải kiểm tra, chỉnh sửa các số liệu có liên quan để có được các chỉ số đều hợp lý, đó cũng là lý do dẫn tới việc kéo dài thời gian so với tiến độ và kế hoạch đề ra.

Kết quả: chương trình đã thu thập được bộ dữ liệu từ 79 công ty nước trên toàn quốc.

Xử lý dữ liệu

9/2012 Sau khi hoàn thiện việc thu thập dữ liệu, chuyên gia xử lý số liệu của Đơn vị tư vấn tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm xử lý dữ liệu và tiến hành các bước làm sạch và xử lý số liệu. Các dữ liệu sau khi làm sạch, sẽ được sử dụng cho quá trình phân tích và đánh giá bởi các chuyên gia kỹ thuật.

Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu

4/2012 – 9/2012

Đơn vị tư vấn phần mềm của chương trình đã thực hiện xây dựng trang web chính thức của chương trình cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị từ tháng 4 - tháng 9/2012. Sau khi trang web và phần mềm quản lý đã được xây dựng, Đơn vị tư vấn phần mềm tiến hành nhập số liệu đầu vào và chạy thử phần mềm/trang web để xuất dữ liệu chỉ số đầu ra.

Phân tích dữ liệu và soạn thảo báo cáo

10/2012 – 12/2012

Nhóm chuyên gia cấp nước và chuyên gia tài chính cùng tổng hợp, đánh giá và phân tích các dữ liệu của toàn bộ 79 công ty nước. Các chuyên gia trong nước sẽ tập trung vào việc phân tích, so sánh, đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước nói chung cũng như của từng nhóm công ty. Trong khi đó, chuyên gia quốc tế sử dụng phương pháp đánh giá riêng

24

Page 25: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Hạng mục công việc

Thời gian thực

hiệnCông việc cụ thể đã thực hiện

để chiết xuất ra các báo cáo kết quả các chỉ số của từng công ty nước. Các sản phẩm sau khi phân tích và đánh giá của tất cả các chuyên gia đã được tập hợp lại để hình thành nên Báo cáo về kết quả cuối cùng của chương trình xây dựng Cơ sở dữ liệu ngành nước năm 2011.

Xác minh số liệu

1/2013 Bản thảo báo cáo cuối cùng đã gửi Cục Hạ tầng Kỹ thuật- Bộ XD và Ngân hàng Thế giới (WB) để xin ý kiến góp ý. Sau khi nhận được ý kiến góp ý của Cục hạ Tầng và WB, Tư vấn đã rà soát lại số liệu của một số công ty mà kết quả của bộ chỉ số không hợp lý, tập trung chủ yếu về dân số và tỷ lệ dân số được cấp nước.

Mabutip đã gửi công văn số 288/DAHTKT ngày 18/12/2012 tới 32 doanh nghiệp cấp nước ở cả 3 khu vực miền Bắc, Trung, Nam để xác minh lại số liệu. Trong phụ lục của công văn gửi cho từng doanh nghiệp có nêu rõ các số liệu thuộc câu hỏi nào còn chưa hợp lý và nêu rõ lý do tại sao không hợp lý để lưu ý các doanh nghiệp nghiên cứu và chỉnh sửa. Trong thời gian này, Tư vấn đã nhận được nhiều câu hỏi từ các doanh nghiệp và trực tiếp trao đổi, hướng dẫn để hoàn thiện phần trả lời các vấn đề được hỏi.

Các doanh nghiệp đã kiểm tra chỉnh sửa số liệu và gửi bằng văn bản và email về Mabutip, tuy nhiên trong số 32 doanh nghiệp được hỏi, có 28 doanh nghiệp trả lời, còn 4 doanh nghiệp không có trả lời. Tư vấn đã gặp trực tiếp các doanh nghiệp để tra đổi và thống nhất số liệu.

Để phục vụ cho quá trình xác minh số liệu, Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng đã gửi Công văn xuống các công ty nước, Sở Xây dựng và Trung tâm nước sạch & Vệ sinh môi trường của các tỉnh: Hòa Bình, Thái Nguyên và Thanh Hóa, sắp xếp thời gian và lịch trình để đơn vị Tư vấn xuống làm việc trực tiếp với các đơn vị này nhằm xác minh lại các số liệu doanh nghiệp đã cung cấp, đồng thời tìm hiểu chế độ báo cáo của các doanh nghiệp lên Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan khác, phục vụ cho công tác soạn thảo Thông tư sau này. Cụ thể:

- Ngày 16/1/2013: đoàn Tư vấn xuống làm việc trực tiếp với

25

Page 26: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Hạng mục công việc

Thời gian thực

hiệnCông việc cụ thể đã thực hiện

Công ty Cổ phần nước sạch Hòa Bình, Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình và Trung tâm nước sạch & VSMT tỉnh Hòa Bình.

- Ngày 17/1/2013: đoàn Tư vấn xuống làm việc trực tiếp với Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên, Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm nước sạch & VSMT tỉnh Thái Nguyên.

- Ngày 18/1/2013: đoàn Tư vấn xuống làm việc trực tiếp với Công ty TNHH MTV cấp nước Thanh Hóa, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm nước sạch & VSMT tỉnh Thanh Hóa.

Kết quả: số liệu của các doanh nghiệp nêu trên đã được chỉnh sửa cho đúng với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Chương trình cũng đã nắm rõ hơn về thực tế chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp tại địa phương, cũng như yêu cầu và nguyện vọng của các đơn vị liên quan đối với chế độ báo cáo phục vụ cho nhu cầu quản lý nhà nước nói chung và tại từng địa phương nói riêng.

Sau khi cập nhật số liệu bổ sung của 32 doanh nghiệp (lần 3), Tư vấn đã tiến hành chỉnh sửa báo cáo cuối cùng theo kết quả của các chỉ số mới và gửi Mabutip đẻ xin ý kiến góp ý của Cục Hạ tầng.

Ngày 25/02/2013, Mabutip tổ chức cuộc họp giữa BQLDA với Tư vấn Investconsult và Cục hạ tầng kỹ thuật để góp ý cho báo cáo đã chỉnh sửa và tiếp tục hoàn thiện báo cáo cuối cùng trình Bộ XD trước khi tổ chức hội thảo công bố kết quả cuối cùng và đưa lên trang web.

Công bố dữ liệu và kết quả của chương trình Cơ sở dữ liệu ngành nước

3/2013 Các dữ liệu của toàn bộ doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được công bố trên trang web chính thức của chương trình.

Ngày 3/4/2013, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo công bố kết quả thực hiện chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị năm 2011, trong đó:

- Công bố Báo cáo kết quả của chương trình, trong đó đưa ra những đánh giá, phân tích về tình hình hoạt động của toàn bộ các doanh nghiệp cấp nước tham gia chương trình trên cơ sở kết quả của Bộ chỉ số đầu ra, đồng thời đề

26

Page 27: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Hạng mục công việc

Thời gian thực

hiệnCông việc cụ thể đã thực hiện

xuất, kiến nghị các chính sách, định hướng quản lý, phát triển ngành phù hợp.

- Đơn vị tư vấn phần mềm cung cấp sổ tay hướng dẫn sử dụng trang web cho các người dùng (bao gồm các doanh nghiệp cấp nước, các cơ quan quản lý, nhà tài trợ và các bên liên quan khác)

- Đơn vị tư vấn thực hiện chương trình báo cáo quá trình và kết quả thực hiện, đồng thời kiến nghị các bước thực hiện trong những năm sau của Chương trình, nêu ra những khó khăn, bất cập của chương trình năm nay và đề xuất biện pháp khắc phục.

1.3.5. Nội dung bộ câu hỏi - Bộ chỉ số – Phân tích ý nghĩa của từng chỉ số

Các chỉ số có thể ở dạng số lượng hoặc tỷ lệ, cho thấy hiệu quả hoạt động hoặc xu hướng phát triển nào đó. Bộ chỉ số này bao gồm khá nhiều chỉ số, có nhiều chỉ số giúp ích cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao và quản lý kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp. Các chỉ số có thể:

- ở dạng tỉ lệ - ví dụ: mức tiêu thụ điện năng/m3 nước sản xuất; hoặc- cho thấy xu hướng phát triển giữa các năm (hoặc tháng / ngày) – ví dụ: lượng

nước cung cấp trong năm/tháng; hoặc- cho thấy tỷ lệ giữa giá nước so với mức khách hàng có thể chi trả hoặc sẵn sàng

chi trả; hoặc- giúp so sánh hiệu quả hoạt động giữa các công ty – ví dụ: tỉ lệ nước rò rỉ / tổng

lượng nước cung cấp

Bảng hỏi được sử dụng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp khá nhiều thông tin, trong số đó sẽ có những thông tin có thể sẽ khó thu thập. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên coi bất kỳ thông tin nào trong bảng hỏi là mang tính “nhạy cảm”. Các thông tin được yêu cầu đều là những thông tin mà đội ngũ quản lý của doanh nghiệp cần cung cấp một cách minh bạch trước cơ quan quản lý nhà nước.

Phần lớn thông tin trong bảng hỏi sẽ được sử dụng cho việc tính toán các chỉ số hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc này cho phép chúng ta so sánh một cách khách quan giữa hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, bằng cách đưa về cùng một mặt bằng so sánh và sử dụng các thông tin về bối cảnh hoạt động. Chương trình thực sự mong muốn mỗi doanh nghiệp tham gia đều rút ra được những thông tin hữu ích thông qua chương trình này, có thể bằng cách tập trung phát triển các lĩnh vực mà doanh nghiệp có nhiều cơ

27

Page 28: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

hội cải thiện hiệu quả hoạt động. Việc cung cấp thông tin một cách minh bạch và chính xác nhất có thể sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các công ty tham gia chương trình.

Trong tương lai, bộ chỉ số này sẽ trở nên hữu ích hơn khi nó có thể chỉ ra cho các doanh nghiệp thấy được xu hướng phát triển của một vài hoạt động nào đó của họ, chẳng hạn liên quan đến nhu cầu sử dụng nước. Theo kế hoạch, chương trình CSDL cấp nước đô thị sẽ được thực hiện hàng năm, điều này sẽ ngày càng làm bộ số liệu có giá trị hơn. Tuy nhiên, dù có được phát triển theo từng năm thì bộ chỉ số sẽ luôn chỉ tập trung vào các vấn đề quan trọng và thiết thực nhất.

Hầu hết các dữ liệu yêu cầu công ty cung cấp sẽ được sử dụng trong công thức tính toán một / một vài chỉ số. Những dữ liệu không sử dụng cho mục đích này sẽ nhằm cung cấp các dữ liệu và thông tin bổ sung, những thông tin này rất hữu ích trong việc tìm hiểu bối cảnh hoạt động của từng doanh nghiệp. Một số thông tin rất quan trọng khác là “thông tin về bối cảnh hoạt động”, chẳng hạn như phạm vi cung cấp dịch vụ, đặc điểm của vùng phục vụ.

Phân tích ý nghĩa của một số chỉ tiêu chính

Tỷ lệ dịch vụ (độ bao phủ)

Độ bao phủ là một chỉ số quan trọng. Giá trị của các chỉ số liên quan đến độ bao phủ đều bị ảnh hưởng bởi tính cập nhật và chính xác của dữ liệu về mật độ dân số và số hộ gia đình. Chỉ số này là một cách tính độ bao phủ dịch vụ của một công ty. Tuy nhiên có thể được mở rộng tới độ bao phủ của toàn bộ các vùng tại địa phương mà công ty cung cấp dịch vụ.

Một số công ty nước chịu trách nhiệm cấp nước trong một khu vực trung tâm, thường là một thành phố hoặc thị trấn lớn, ngoài ra sẽ có các vùng lân cận với vùng cấp nước chính của công ty, thường là các thị trấn nhỏ – và đây được gọi là khu vực phụ cận. Hai chỉ số này phân tích về độ bao phủ dịch vụ của khu vực trung tâm và khu vực phụ cận. (nếu công ty cung cấp nước cho một khu vực trung tâm và các khu đô thị khác thì tất cả các khu đô thị này được xếp vào vào khu vực phụ cận).

1.1 Tỷ lệ dịch vụ (hoặc Độ bao phủ)

Là tỷ lệ giữa số dân đã được cấp nước so với tổng số dân trong khu vực hoạt động

1.2 Tỷ lệ dịch vụ cho đô thị loại IV trở lên

Là tỷ lệ giữa số dân đã được cấp nước so với tổng dân số trong khu vực (cho đô thị loại IV trở lên)

1.3 Tỷ lệ dịch vụ cho đô thị loại V và loại khác

Là tỷ lệ giữa số dân đã được cấp nước so với tổng dân số trong khu vực (cho đô thị loại V và loại khác)

Tỷ lệ huy động công suất

Tỷ lệ huy động công suất được đo bằng lượng nước sản xuất trung bình trong ngày; chia cho lượng nước sản xuất trung bình trong ngày của cả năm theo tài liệu hoàn công của dự án, thể

28

Page 29: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

hiện theo tỷ lệ % của công suất thiết kế.

Ở Việt Nam, thực tế hoạt động xử lý nước của các công ty là một vấn đề cần chú trọng. Chỉ số này nhằm đánh giá tỉ lệ huy động công suất thực tế so với công suất thiết kế. Chỉ số này cũng nhằm xác định mức độ sử dụng công suất dự phòng của hệ thống dựa trên nhu cầu hiện tại, đồng thời giúp xác định các nhà máy nước có công suất hạn chế hay các nhà máy nước có thể khắc phục những hạn chế này trong tương lai do áp lực từ nhu cầu gia tăng của người dân. Những hạn chế này có thể khiến các nhà máy nước phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện mức độ thất thoát và tăng cường dự trữ nước. Cần lưu ý rằng phương pháp này dựa trên công suất xử lý nước, không phải công suất của mạng lưới (công suất này khó xác định hơn)

2.1 Tỷ lệ huy động công suất Là tỷ lệ giữa lượng nước sản xuất trung bình một ngày trong cả năm so với công suất thiết kế của nhà máy

2.1 a Tỷ lệ huy động công suất (đô thị loại IV trở lên)

2.1 b Tỷ lệ huy động công suất (đô thị loại V và loại khác)

Tiêu thụ nước

Về mặt lý thuyết, chỉ số về tiêu thụ nước được cho là “tốt nhất” nên được thể hiện với đơn vị lít nước/người/ngày. Tuy nhiên, việc này đôi khi gây khó khăn về mặt số liệu, cụ thể:

- thiếu số liệu chính xác về tổng lượng nước tiêu thụ - số liệu về điều tra dân số chưa cập nhật, không chính xác

Trong khi số liệu về dân số luôn cần được cập nhật để tăng độ chính xác, dường như các doanh nghiệp lại luôn tin tưởng vào số liệu về số đấu nối của hệ thống. Bên cạnh đó, số liệu về lượng nước sản xuất cũng thường được coi là đáng tin cậy hơn số liệu về lượng nước tiêu thụ.

Để tăng tính tin cậy của các số liệu nêu trên, một vài chỉ số đã được đưa vào bộ chỉ số này. Đó là những chỉ số cho phép doanh nghiệp có thể tự phân tích xu hướng phát triển của một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, so sánh giữa các doanh nghiệp lại gặp khá nhiều khó khăn, bởi sự khác nhau giữa quy mô hộ gia đình và số người trên mỗi đấu nối. Việc so sánh trên phạm vi toàn quốc có thể thực hiện nếu có sự đồng nhất về quy mô hộ gia đình và số người trên mỗi đấu nối.

Mức nước tiêu thụ bình quân đầu người được tính bằng tổng lượng nước theo hóa đơn thu tiền nước hàng năm cho khách hàng nước sinh hoạt trên tổng số dân được phục vụ– nói cách khác, chính là tổng lượng nước sinh hoạt tiêu thụ chia cho số đấu nối nước sinh hoạt x số người trung bình trên một đấu nối x 365.

Chỉ số này thể hiện lượng mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người và có thể được so sánh một cách hợp lý giữa các công ty nước – các khách hàng cần được cung cấp đủ lượng nước để phục vụ cho nhu cầu của họ, tuy nhiên lượng nước sử dụng hàng ngày không nên quá

29

Page 30: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

cao dẫn đến tình trạng lãng phí nước, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và tính bền vững của nguồn nước trong dài hạn. Ngoài ra, lượng nước tiêu thụ còn ảnh hưởng đến dịch vụ thoát nước, do đó việc kiểm soát nhu cầu của khách hàng có thể giúp giảm được áp lực và nguồn vốn cho hoạt động xử lý nước thải. Tính toán mức nước tiêu thụ bình quân đầu người đặc biệt có ích khi công cy theo dõi các số liệu đó qua các năm, từ đó biết được và có thể theo dõi xu hướng về nhu cầu sử dụng nước của khách hàng của mình.

Mức tiêu thụ bình quân đầu người quá cao có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước và việc sử dụng quá công suất nhà máy. Do vậy mà chúng ta cần phải kiểm soát mức tiêu thụ bình quân đầu người để tránh những tình trạng nêu trên.

2.2 Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người

Là tổng lượng nước sinh hoạt đã tiêu thụ trong cả năm được tính theo bình quân đầu người trong một ngày

2.2a Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người (đô thị loại IV trở lên)

2.2b Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người (đô thị loại V và loại khác)

Nước thất thoát, thất thu

Lượng nước thất thoát, thất thu là lượng nước đã được sản xuất, và bị "mất đi" trước khi được cung cấp cho khách hàng (do các nguyên nhân như vỡ ống, mất trộm nước, hoặc các khoản thanh toán không thu được từ khách hàng ). Vấn đề này có thể được giải quyết phần nào thông qua các giải pháp kỹ thuật và quản lý. Qua đó cũng sẽ đáp ứng được những nhu cầu hiện còn tồn đọng (và cũng làm gia tăng lợi nhuận của công ty nước), hoặc giúp các công ty nước có thể tạm dừng một khoản chi tiêu nào đó theo dự tính để sử dụng vào việc gia tăng dịch vụ cấp nước (qua đó sẽ giảm được chi phí cho các nhà máy).

Việc sử dụng phương pháp tính toán nào là hợp lý nhất để tính chỉ số này cũng gây khá nhiều tranh cãi – trong đó, cách tiếp cận theo “tỷ lệ” đôi khi khiến các doanh nghiệp có lượng nước tiêu thụ cao, hoặc hệ thống đường ống nhỏ, có vẻ có hiệu quả hoạt động (xét ở mặt thất thoát, thất thu nước) cao hơn các doanh nghiệp có mức tiêu thụ thấp hoặc hệ thống đường ống cồng kềnh. Để phần nào giải quyết được vấn đề này, tỷ lệ thất thoát nước được tính theo ba chỉ số như sau đây.

2.3 Tỷ lệ nước thất thoát, thất thu

Là tỷ lệ giữa lượng nước không thu được tiền so với tổng lượng nước đã cung cấp vào mạng lưới (tính trung bình theo năm)

2.3a Tỷ lệ nước thất thoát, thất thu (đô thị loại IV trở lên)

30

Page 31: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.3b Tỷ lệ nước thất thoát, thất thu (đô thị loại V và loại khác)

Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước

Một số nhà máy nước hoạt động kém hiệu quả và/hoặc thiếu công nghệ tiên tiến để gia tăng hiệu quả hoạt động. Chỉ số này tính toán tỷ lệ lượng nước được sử dụng lại để làm sạch hệ thống xử lý so với tổng lượng nước đã sản xuất.

2.4 Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước

Là tỷ lệ giữa tổng lượng nước dùng cho bản thân nhà máy nước (xả cặn bể lắng, rửa bể lọc, nước kỹ thuật khác…) so với tổng lượng nước đã sản xuất của các nhà máy nước2.4a Tỷ lệ nước dùng cho bản

thân nhà máy nước (đô thị loại IV trở lên)

2.4b Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước (đô thị loại V và loại khác)

Đồng hồ đo

Lắp đặt đồng hồ đo cho các khách hàng là một hoạt động cần thiết của công ty nước. Điều này giúp cho các khách hàng có cơ hội kiểm soát hóa đơn tiền nước hàng tháng của họ, đồng thời cung cấp công cụ và thông tin cho các công ty nước trong việc quản lý hệ thống của mình tốt hơn. Tại các khu đô thị ở Việt Nam, tỷ lệ lắp đặt đồng hồ đo với các khách hàng xấp xỉ 100%. Chỉ số chính trong mục này liên quan đến tính chính xác của các đồng hồ đo và tỷ lệ lắp đặt đồng hồ cho các khách hàng của công ty trên tất cả các vùng địa lý thuộc phạm vi cung cấp dịch vụ của công ty. Tính chính xác của đồng hồ tác động đến việc đánh giá một cách tương đối chính xác lượng nước tiêu thụ và độ chính xác của các hóa đơn gửi tới khách hàng.

3.1 Tỷ lệ đồng hồ được kiểm tra, thay thế

Chỉ số này là một biện pháp kiểm tra độ chính xác của đồng hồ đo, do những đồng hồ đo được kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế sẽ đo chính xác hơn những đồng hồ khác. Được tính bằng tỉ lệ % số đồng hồ được kiểm tra trên tổng số đồng hồ đã lắp đặt

3.1a Tỷ lệ đồng hồ được kiểm tra, thay thế (đô thị loại IV trở lên)

3.1b Tỷ lệ đồng hồ được kiểm tra, thay thế (đô thị loại V và loại khác)

Hiệu quả hoạt động của mạng lưới

31

Page 32: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Số lần vỡ ống, trong mối tương quan với quy mô của hệ thống, là một biện pháp đo lường khả năng cung cấp dịch vụ tới khách hàng của mạng lưới đường ống. Tỉ lê số lần vỡ ống cũng có thể đại diện cho tình trạng chung của mạng lưới, ngoài ra nó còn phản ánh cả thực tế vận hành và bảo dưỡng đường ống. Tình trạng vỡ ống có thể xảy ra trên đường ống chính, hoặc trên đường ống dịch vụ trong vùng phục vụ của Công ty cấp nước, hoặc tại những đoạn khớp/đầu nối mà hư hỏng có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu có thể phát hiện bằng mắt thường hoặc phát hiện của nhân viên công ty nước.

4.1 Số lần vỡ ống (lần/km/năm) trên toàn hệ thống

Là tỉ số giữa tổng số lần vỡ ống trong năm và tổng chiều dài đường ống

4.1a Số lần vỡ ống (lần/km/năm) của hệ thống truyền tải

4.1b Số lần vỡ ống (lần/km/năm) của hệ thống phân phối

4.2 Đầu tư phát triển hệ thống phân phối

Tỉ lệ giữa chi phí đầu tư phát triển hệ thống và tổng doanh thu cấp nước trong năm.

4.3 Phục hồi hoặc cải tạo đường ống

Là tỷ lệ giữa số km ống được phục hồi, cải tạo trong năm so với tổng số chiều dài ống truyền tải và phân phối

Tiêu thụ điện năng

5.1 Tiêu thụ điện năng trên mỗi m3 nước sản xuất (KWh/m3)

Là tỉ số giữa tổng lượng điện năng tiêu thụ để sản xuất và cung cấp 1m3 nước trên tổng lượng nước sản xuất trong năm.

Chi phí vận hành

Đơn giá vận hành cho phép công ty đưa ra những đánh giá “mấu chốt” trong kinh doanh về việc kết hợp sử dụng các nguồn lực để có được đầu ra như yêu cầu. Mẫu số thường dùng liên quan đến chi phí vận hành là lượng nước bán ra. Do vậy, tỉ lệ này phản ánh chi phí cấp nước tại điểm cấp nước cho khách hàng. Chi phí vận hành hàng năm không bao gồm các khoản khấu hao, lãi suất hoặc nợ dịch vụ.

Chi phí nhân công từ trước đến nay vẫn được coi là một thành phần chủ chốt trong chi phí vận hành. Việc hiểu rõ số lượng nhân viên có thể giúp các công ty nhanh chóng nhận biết nguy cơ quá tải nhân công trong công ty mình. So sánh hiệu quả nhất là so sánh giữa các công ty có cùng một phạm vi dịch vụ, về cả mặt số lượng, và kết hợp được cả dịch vụ cấp nước và thoát nước.

6.1 Đơn giá chi phí vận hành Là tỉ số giữa tổng chi vận hành trên tổng lượng nước

32

Page 33: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

bán ra hàng năm

6.2 Định mức chi phí sản xuất Là tỉ số giữa tổng chi phí vận hành, trên tổng số m3 nước sản xuất

6.3 Mức chi phí điện năng Là tỷ lệ giữa tổng chi phí điện năng so với tổng chi phí vận hành của năm

6.4 Mức chi phí nhân công Là tỷ lệ giữa tổng chi phí nhân công so với tổng chi phí vận hành của năm

6.5 Mức chi phí hóa chất Là tỷ lệ giữa tổng chi phí mua phèn, polyme, vôi, clor… trong năm so với tổng chi phí vận hành một năm

Nhân viên

Số nhân viên/1000 đấu nối có sự dao động giữa các công ty, phụ thuộc vào quỹ nhà ở và cách tiếp cận khác nhau về đấu nối dịch vụ của mỗi công ty.

7.1 Số nhân viên/1000 đấu nối Là tỉ số được xác định theo tổng số lượng cán bộ công nhân viên của công ty tham gia lĩnh vực cấp nước tính trên 1000 đấu nối

7.2 Số nhân viên / 1000 dân được cấp nước

Là tỉ số được xác định theo tổng số lượng cán bộ công nhân viên của công ty tham gia lĩnh vực cấp nước tính trên 1000 người dân được cấp nước

Chất lượng dịch vụ

Từ trước tới nay, các phương pháp đo lường đối với chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng thường ít được chú trọng đến. Đây nên là một trọng tâm trong phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động – đó cũng chính là bước đầu tiên trong quá trình thu thập thông tin về chất lượng dịch vụ.

Chất lượng nước là một yếu tố khá phức tạp về mặt thống kê. Nước được phân tích qua rất nhiều thông số và qua đó chúng ta có thể tập trung vào những thông số mang lại lợi ích thiết thực, chẳng hạn như lượng clo dư có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng nước uống.

Các công ty không hề khó khăn trong việc theo dõi phản hồi từ khách hàng, tuy nhiên những ý kiến đó lại chỉ cho thấy một cái nhìn thoáng qua về hiệu suất hoạt động thực tế của công ty. Các khách hàng có thể cảm thấy quen với chất lượng dịch vụ kém và do đó họ sẽ không phàn nàn với công ty nước. Trong một số trường hợp, khách hàng rất khó khăn trong việc phản ánh những khiếu nại của họ tới công ty nước. Tuy nhiên, việc nắm được ít nhất là một vài thông tin do khách hàng cung cấp cũng có thể coi là một bước khởi đầu khá quan trọng. Nên nắm bắt các vấn đề khách hàng có thể phàn nàn như:

33

Page 34: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1. Chất lượng nước kém, nước đục và có mùi

2. Áp lực nước thấp

3. Cung cấp không liên tục

4. Đồng hồ đo không chính xác

5. Thời gian sửa chữa hư hỏng

6. Nguyên nhân khác

Một nhóm chỉ số về chất lượng dịch vụ có thể được lập ra một cách đầy đủ, nhưng khả năng thu thập dữ liệu từ các nhà quản lý của công ty cấp nước thì chỉ giới hạn trong những giai đoạn ngắn hạn. Do đó, việc mở rộng nhóm chỉ số này hướng tới mục tiêu trung đến dài hạn.

8.1 Tính liên tục trong cấp nước (giờ/ngày)

Số giờ cấp nước trung bình trong ngày trong một năm.

 

 8.1a Tính liên tục trong cấp nước (giờ/ngày) (đô thị loại IV trở lên)

8.1b Tính liên tục trong cấp nước (giờ/ngày) (đô thị loại V và loại khác)

8.2 Chất lượng nước cung cấp Tỉ lệ số mẫu thử đạt tiêu chuẩn QCVN 01-2009/BYT.

8.3 Sự hài lòng của khách hàng Là tỉ số giữa tổng số lần khiếu nại của khách hàng trong một năm trên tổng số đấu nối. Ngoài ra thông tin về phân loại phàn nàn khách hàng cũng được đề cập.

Doanh thu và giá nước

Doanh thu hoạt động trong lĩnh vực cấp nước cũng sẽ được chia theo tỉ lệ % theo phân loại khách hàng:

Nước sinh hoạt Cơ quan hành chính và công trình công cộng Công nghiệp Kinh doanh dịch vụ

Các vấn đề liên quan đến giá nước có hai tác dụng chính. Thứ nhất nó phản ánh khả năng tự chi trả của công ty cấp nước, thứ hai việc dựa vào số liệu về thu nhập của hộ gia đình, nó có thể phản ánh khả năng chi trả của họ. Áp dụng mức giá nước có thể cao nhưng vẫn nằm trong khả năng chi trả của khách hàng là điều rất cần thiết trong việc cải thiện khả năng duy trì tài chính của công ty nước. Kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy rằng người dân tại những

34

Page 35: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

khu vực không được tiếp cận dịch vụ cấp nước sẵn sàng chi trả tiền nước với giá cao hơn giá nước mà chính quyền địa phương dự kiến.

Một vài công ty cấp nước có tính các khoản phí cố định trong giá nước sinh hoạt (chằng hạn việc khoán lượng nước tiêu thụ). Những mức giá đó có thể gây bất lợi cho những khách hàng tiêu thụ ít nước. Nhưng lại đảm bảo được luồng doanh thu của công ty nước trong những giai đoạn mà mức tiêu thụ có sự biến đổi cao. So sánh giữa các thành phần cố định với mức giá nước trung bình sẽ cho ra một chỉ số về tỉ trọng tương đối của các thành phần cố định và không cố định trong giá nước.

9.1 Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước (VND/m3 nước bán ra)

Là tỉ số giữa doanh thu từ các dịch vụ cấp nước trên tổng lượng nước bán ra 1 năm

10.1 Giá nước bình quân thực tế (VND/m3 nước sản xuất)

Giá nước trung bình trên mỗi m3 nước sản xuất.

10.2 Giá bán nước bình quân được duyệt so với giá nước do công ty đề xuất

 

10.3 Giá nước bình quân đối với khách hàng nước sinh hoạt (VND/m3 nước trên hóa đơn)

Giá nước trung bình khách hàng phải trả cho mỗi m3 nước sẽ được chia thành các nhóm khách hàng khác nhau đối với đô thị loại IV trở lên.

Phát hành hóa đơn và thu tiền nước

Việc phát hành hóa đơn tới khách hàng và thu tiền nước của họ là hai vấn đề khác nhau. Tính hiệu quả của việc thu tiền nước được xác định bằng các khoản phải thu vào cuối năm, so với tổng doanh thu theo hóa đơn trong năm đó, tương ứng với từng ngày, và bằng tỉ lệ của tổng số tiền đã thu được so với số tiền theo hóa đơn đã phát hành.

Chỉ số này đo lường hiệu quả thu tiền nước của doanh nghiệp. Nó thể hiện tỷ lệ doanh thu thực tệ mà công ty thu được so với tổng số tiền phát hành trên hóa đơn trong năm báo cáo – rõ ràng, đây là một điều mà bất cứ công nào cũng quan tâm, và họ luôn muốn tối đa hóa hiệu quả thu tiền nước của mình. Các khoản doanh thu chưa thu được trong năm nay có thể sẽ được thu trong năm sau và theo đó, được tính vào doanh thu theo hóa đơn của năm đó.

11.1 Tỷ lệ thu tiền nước Là tỷ lệ giữa tổng số tiền thu được thực tế so với tổng số tiền được ghi trên hóa đơn phát hành theo thời hạn quy định

Tài chính

35

Page 36: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Công ty nước cần thiết phải nắm rõ việc doanh thu của họ có vượt quá chi phí vận hành hay không. Khả năng bền vững về tài chính của các doanh nghiệp là một trong những mục tiêu chính của Chính phủ đối với ngành nước, trong đó không chỉ bao gồm các chi phí vận hành và bảo dưỡng và còn bao gồm các chi phí liên quan đến các dự định đầu tư trong tương lai.

12.1 Tỉ số vận hành Là tỉ số giữa tổng chi phí vận hành trên tổng doanh thu về hoạt động cấp nước

12.2 Tỷ lệ dịch vụ nợ Là tỷ lệ giữa tổng dịch vụ nợ so với tổng thu nhập trực tiếp từ cấp nước

12.3 Tỷ lệ % gia tăng đấu nối nước sinh hoạt trong năm

Là tỷ lệ giữa tổng số đấu nối mới trong một năm so với tổng số đấu nối nước sinh hoạt tại thời điểm đầu năm

12.4 Tỷ lệ đầu tư cho phát triển đấu nối nước sinh hoạt trong năm.

Là tỷ lệ giữa tổng chi phí đầu tư cho việc phát triển đấu nối trong một năm so với tổng doanh thu trong năm

Đào tạo nguồn nhân lực

Kỹ năng và chuyên môn của nhân viên là một tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp, và tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp cho việc đào tạo và phát triển kỹ năng cũng như chuyên môn của nhân viên là một chỉ số cho biết mức độ cam kết của doanh nghiệp trong vấn đề này.

13.1 Chi phí đào tạo/ tổng doanh thu năm

Là tỷ lệ giữa tổng chi phí dành cho đào tạo phát triển so với tổng doanh thu của công ty trong năm.

13.2 Chi phí đào tạo/ nhân viên Là tỉ số giữa tổng chi phí cho tất cả các loại hình đào tạo trên tổng số nhân viên trong một năm.

Thông tin và dữ liệu về bối cảnh

Các yếu tố về bối cảnh hoạt động của công ty là một phần riêng biệt các chỉ số đề cập trên đây. Đó là các thông tin nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Các thông tin về dịch vụ do công ty cung cấp đóng vai trò cốt yếu giúp giải thích giá trị các chỉ số. Ngoài ra, quy mô của doanh nghiệp cũng là yếu tố liên quan, bởi các công ty lớn thường được hưởng lợi từ quy mô kinh tế khi đánh giá chi phí. Bên cạnh đó là yếu tố mật độ đấu nối của vùng dịch vụ. Tại các khu vực mà hộ gia đình không được đấu nối nhiều, thông tin này rất hữu ích cho việc đánh giá chi phí và lợi nhuận tương đối của việc mở rộng hệ thống đường ống. Số dân mỗi đấu nối giúp phân biệt tình trạng có những khu chung cư được cấp nước với một số lượng rất nhỏ đấu nối so với việc mỗi hộ gia đình cũng tương đương với một đấu nối.

Các thông tin về bối cảnh mà bộ câu hỏi yêu cầu cung cấp có thể cho thấy khía cạnh nào đó của quy mô của doanh nghiệp, đồng thời cũng được sử dụng trong phân tích khi khai

36

Page 37: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

thác mối tương quan giữa quy mô và hiệu quả hoạt động; những thông tin về bối cảnh bao gồm:

Tổng dân số trong vùng phục vụ

Tổng số nhà máy xử lý nước

Tổng chiều dài hệ thống truyền tải

Tổng chiều dài mạng lưới phân phối

Tổng số nhân viên trong công ty

Số đấu nối nước sinh hoạt của toàn hệ thống

Tổng số đấu nối không phải đấu nối khu dân cư

Tổng lượng nước được lập hóa đơn cho TẤT CẢ các khách hàng (‘000 m3/năm)

Tổng chi phí vận hành đối với dịch vụ cấp nước cho tất cả các loại khách hàng (triệu VNĐ)

Ngoài ra còn có các thông tin về điều kiện hoạt động của doanh nghiệp như:

Áp lực về nguồn nước

Nguồn doanh thu khác ngoài cấp nước

Giá nước bình quân được UBND phê duyệt

Lượng nước ngầm đã khai thác

Lượng nước mặt đã khai thác

Chiều dài đường ống đã sử dụng từ 21 – 40 năm

Các điều kiện về địa hình

Cuối cùng là các thông tin cung cấp bối cảnh cho thấy các hoạt động nhằm vượt qua các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt:

Biện pháp khuyến khích khách hàng sử dụng tiết kiệm nước

Kiểm toán việc sử dụng năng lượng

Chính sách phát hiện rò rỉ

Lưu giữ khiếu nại của khách hàng

Kế hoạch cung cấp nước đạt tiêu chuẩn nước uống tại vòi

Kế hoạch đầu tư trong 5 năm tới

37

Page 38: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

CHƯƠNG II. TỔNG HỢP SỐ LIỆU KHẢO SÁT TỪ CÁC CÔNG TY

Tình hình cung cấp dự liệu năm 2011: tổng số doanh nghiệp khảo sát là 83, trong đó số 81doanh nghiệp đã gửi báo cáo và 2 doanh nghiệp không gửi báo cáo. MABUTIP và Tư vấn đã liên hệ với doanh nghiệp nhiều lần nhưng không nhận được trả lời. Trong báo cào này, các số liệu được tổng hợp dựa trên số liệu báo cáo của 79 công ty. Nguyên nhân là trong tổng số 81 công ty gửi Báo cáo về Cục Hạ tầng Bộ Xây dựng có 2 công ty (Công ty cấp nước Điện Biên và Công ty cấp nước Lạng Sơn) cung cấp các thông tin chưa hoàn thiện (mặc dù đã được Giám đốc BQLDA Hạ tầng - BXD trực tiếp nhắc nhở), nên số liệu của 2 công ty này không được tổng hợp đưa vào Báo cáo này.

Sau khi nhận được dữ liệu (lần 1) từ các công ty nước, nhóm chuyên gia của đơn vị Tư vấn tiến hành xem xét và đánh giá về tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu do các công ty cung cấp. Sau đó Bộ Xây dựng đã gửi Công văn (lần 2) yêu cầu các công ty nước bổ sung và làm rõ dữ liệu đối với những số liệu còn thiếu hoặc được đánh giá là chưa chính xác.

Sau khi nhận được dữ liệu đã bổ sung và làm rõ (lần 2) từ các công ty nước, nhóm chuyên gia của đơn vị Tư vấn tiếp tục xem xét và đánh giá lần thứ 2 về tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu. Trong lần đánh giá thứ 2 này, các chuyên gia đã trực tiếp gọi điện liên lạc để hướng dẫn những cán bộ trực tiếp phụ trách chương trình lập CSDL cấp nước đô thị tại các công ty nước hoàn thiện bộ dữ liệu.

Bản thảo báo cáo cuối cùng đã gửi Cục Hạ tầng Kỹ thuật- Bộ XD và Ngân hàng Thế giới (WB) để xin ý kiến góp ý. Sau khi nhận được ý kiến góp ý của Cục hạ Tầng và WB, Tư vấn đã rà soát lại số liệu của một số công ty mà kết quả của bộ chỉ số không hợp lý, Mabutip đã gửi công văn (lần 3) tới 32 doanh nghiệp cấp nước để xác minh lại số liệu. Các doanh nghiệp đã kiểm tra chỉnh sửa số liệu, tuy nhiên trong số 32 doanh nghiệp được hỏi, có 28 doanh nghiệp trả lời, còn 4 doanh nghiệp không có trả lời. Tư vấn đã gặp trực tiếp các doanh nghiệp để kiểm tra, xác minh, trao đổi và thống nhất số liệu

Các số liệu trong các Báo cáo này đã được Giám đốc các Công ty cấp nước xác nhận và hiện được lưu giữ tại Ban quản lý dự án phát triển Hạ tầng - Cục Hạ tầng Kỹ thuật - Bộ Xây dựng.

2.1. THÔNG TIN CHUNG

Những thông tin chung về tình hình sản xuất và cung cấp nước cho tất cả các đô thị đươc tổng hợp từ báo cáo của 79 đơn vị cấp nước hoạt động trên phạm vi của 63 tỉnh, thành phố.

Đây chưa phải là số liệu của tất cả các vùng trong cả nước, nhất là khu vực đô thị loại V (thị trấn) do còn có những đơn vị cấp nước cho các thị trấn chưa tham gia đợt khảo sát này.

Các số liệu chung như sau:

38

Page 39: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1) Tổng dân số đô thị cần được cấp nước (theo nhiệm vụ được giao)

Tổng dân số 32.586.446 người

Đô thị loại IV trở lên 26.203.991 người

Đô thị loại V 6.382.455 người

2) Tỷ lệ dịch vụ (Độ bao phủ) tính theo % số dân đã được cấp nước

Tỷ lệ dịch vụ được tính theo số liệu dân số được cấp nước so với tổng dân số trong vùng phục vụ, không phải là số trung bình kết quả tỷ lệ dịch vụ của 79 công ty.

Độ bao phủ chung 75,6%

Đô thị loại IV trở lên 79,99 %

Đô thị loại V 57,58 %

3) Tổng công suất cấp nước (theo công suất thiết kế)

Tổng công suất 6.497.226 m3/ngày

Đô thị loại IV trở lên 5.450.721 m3/ngày

Đô thị loại V 611.505 m3/ngày

4) Tổng lượng nước phát vào mạng lưới

Tổng lượng nước phát vào mạng lưới 5.747.000 m3/ngày

Tổng lượng nước phát vào mạng lưới (cho đô thị loại IV trở lên)

5.264.695 m3/ngày

Tổng lượng nước (cho đô thị loại V và loại khác) 482.305 m3/ngày

5) Tỷ lệ huy động công suất ( của cả nước)

Tỷ lệ huy động công suất 89,16 %

6) Tỷ lệ thất thoát, thất thu toàn hệ thống Tỷ lệ thất thoát, thất thu vụ được tính theo tổng lượng nước thất thoát, thất thu của 79 công ty so với tổng lượng nước phát vào mạng lưới, không phải là số trung bình kết quả tỷ lệ thất thoát thất thu của 79 công ty.

Tỷ lệ thất thoát, thất thu chung của tất cả các công ty 27,82 %

Tỷ lệ thất thoát, thất thu của đô thị loại IV trở lên 28,86 %

39

Page 40: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Tỷ lệ thất thoát, thất thu của đô thị loại V và loại khác 19,66 %

7) Mức nước bình quân đầu người

Lượng nước bình quân đầu người chung 101,24 l/người – ngày

Lượng nước bình quân đầu người cho đô thị loại IV trở lên 106,1 l/người – ngày

Lượng nước bình quân đầu người cho đô thị loại V và khác 74,38 l/người – ngày

Trong đó đa số công ty có mức nước bình quân đầu người của đô thị loại IV trở lên cao hơn mức nước bình quân đầu người cho đô thị loại V và loại khác là hợp lý. Nhưng có một số công ty mức nước bình quân cho đô thị loại V và loại khác lại cao hơn đô thị loại IV trở lên, điều này là chưa hợp lý.

8) Số đấu nối nước sinh hoạt

Tổng của toàn hệ thống 4.724.417 đấu nối

Đô thị loại IV trở lên 3.946.086 đấu nối

Đô thị loại V và loại khác 778,331 đấu nối

9) Tỷ lệ gia tăng đấu nối (%)

Tỷ lệ gia tăng đấu nối 8,03 %/ năm

Đô thị loại IV trở lên 7,37 % /năm

Đô thị loại V 10,9% /năm

10) Tỷ lệ lượng nước mặt và nước ngầm / tổng lượng nước khai thác

Tỷ lệ nước mặt/tổng lượng nước khai thác 84,9 %

Tỷ lệ nước ngầm/ tổng lượng nước khai thác 15,1 %

2.2. NHẬN XÉT KẾT QUẢ CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ

Các chỉ số đánh giá được tính toán từ số liệu thống kê báo cáo của hầu hết các công ty cấp nước trong cả nước. Kết quả tính toán cụ thể của từng đơn vị được trình bầy chi tiết trong phụ lục (toàn bộ các chỉ số cho từng công ty)

Các chỉ số đánh giá chính được phân tích và trình bày theo ký hiệu của các chỉ số.

2.2.1. Tỷ lệ dịch vụ

Nhận xét chung: Tỷ lệ dịch vụ của các công ty trong cả nước rất khác nhau, dao động

40

Page 41: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

trong khoảng từ 13,4 % đến 100%.

Nhiều công ty tỷ lệ này đạt xấp xỉ 100% như Khánh Hòa: 99,24%; Hà Nam: 98,29%; Viwaco (mạng Tây Nam Hà Nội): 99,45%, An Việt (Bắc Ninh): 100%, Di Linh: 100%.

Tỷ lệ dịch vụ (độ bao phủ) trung bình trong cả nước đạt 75,6 % trong đó: Độ bao phủ của các đô thị loại IV trở lên là 79,99 %, của các đô thị loại V là 57,58 %.

Trong số 79 công ty cung cấp số liệu, có 33 công ty có tỷ lệ dịch vụ từ 80 % đến 100%, 33 công ty có tỷ lệ dịch vụ từ 50 % đến 80%, chỉ có 13 công ty có tỷ lệ dịch vụ dưới 50% (chiếm 16 % tổng số), thấp nhất là công ty Đăkmil (Đắc Lăc) tỷ lệ dịch vụ chỉ đạt 13,4%.

Với dân số vùng phục vụ tăng lên do phạm vi vùng dịch vụ cấp nước đô thị được mở rộng tới hầu hét các đô thị loại V, tỷ lệ dịch vụ chung đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ dịch vụ của các đô thị loại IV trở lên đạt xấp xỉ 80%, gần như đáp ứng chỉ tiêu đến năm 2015 theo Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050, đó là: đến năm 2015, tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch ở các đô thị loại III trở lên đạt 90%, các đô thị loại IV đạt 70%, các đô thị loại V đạt 50% dân số được cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung.

2.2.2. Tỷ lệ huy động công suất

Tỷ lệ huy động công suất là tỷ lệ giữa công suất thực tế (tính theo trung bình ngày trong năm) so với công suất thiết kế của nhà máy nước.

Tỷ lệ huy động công suất trung bình của cả nước đạt 89,16 %, thấp nhất là 47,92% và cao nhất là 136,91%,

Trong đó một số công ty các trạm xử lý nước phải hoạt động quá công suất thiết kế như: Vật Cách: 136,91%; An Giang: 128,16%; Kiên Giang: 128,64%; Đồng Nai: 107,95%; Khánh Hòa: 111,11% …

Một số công ty có tỷ lệ huy động công suất rất thấp như: An Việt: 47,92 %; Quảng Bình: 52,17 %; Ninh Thuận: 55,17%; Di Linh: 56,4%...

Chỉ có khoảng 10% số công ty có trạm xử lý hoạt động hết và vượt công suất thiết kế.

Hầu hết các công ty có trạm xử lý hoạt động chưa hết công suất và khoảng 10% số công ty có tỷ lệ này quá thấp, từ 47,92% đến 64, 47%.

Tình trạng không sử dụng hết công suất thiết kế là do:

i) Khi lập dự án đầu tư, thường chọn tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt bình quân theo đầu người thường lớn, từ 150 l/người-ngày tới 170 l/người-ngày nhưng thực tế kết quả tính toán cho thấy lượng nước này phổ biến ở khoảng 100 l/người ngày đến 120 l/người-ngày.

ii) Do chưa đầu tư phát triển mạng lưới và đấu nối kịp thời theo tiến độ và yêu cầu của tốc độ phát triển đô thị khá nhanh ở Việt Nam. Kết quả này cho thấy: Nhà nước cần ưu tiên các dự án phát triển mạng lưới, trường hợp các trạm xử lý đã làm việc hết và quá công suất thiết kế sẽ đầu tư xây dựng thêm trạm xử lý.

41

Page 42: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 790.00

20.00

40.00

60.00

80.00

100.00

120.00

140.00

Tỷ lệ dịch vụ (hoặc Độ bao phủ) / Percentage urban population served

Tỷ lệ huy động công suất / Production utilization of capacity

Biểu đồ 1: Tỷ lệ dịch vụ và Tỷ lệ huy động công suất

42

%

Page 43: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59 61 63 65 67 69 71 73 75 77 790.00

50.00

100.00

150.00

200.00

250.00

Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người / Total Residential Water Consumption(per capita consumption)

Biểu đồ 2: Mức nước sinh hoạt bình quân đầu người

43

l/người/ngày

Page 44: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.2.3 Mức nước sinh hoạt bình quân đầu người (l/người-ngày)

Mức nước sinh hoạt bình quân đầu người được tính theo tổng lượng nước sinh hoạt tiêu thụ năm của toàn bộ 79 doanh nghiệp chia cho tổng số dân được cấp nước, tính theo mức chung và 2 loại đô thị: “loại IV trở lên” và “loại V và loại khác” (không phải là giá trị trung bình của 79 doanh nghiệp).

Mức nước sinh hoạt bình quân đầu người (l/người- ngày) có mức thấp nhất là 33,37 l/người- ngày, mức cao nhất là 212,81 l/người- ngày. Mức trung bình của cả 79 công ty là 101 l/người- ngày (số liệu của Long An không tính vì công ty lắp đặt đồng hồ cho từng cụm dân cư nên kết quả không chính xác).

Mức nước sinh hoạt bình quân đầu người của các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh: 104 l/người- ngày, Hà Nội: 116 l/người- ngày, Đà Nẵng: 123 l/người- ngày. Giá trị này phổ biến ở mức 80 l/người- ngày đến 100 l/người- ngày. Một số địa phương mức tiêu thụ nước cao là Vũng Tàu: 160 l/người- ngày, Cần Thơ: 115 l/người- ngày, nhưng có một số nơi mức tiêu thụ nước sinh hoạt rất thấp như Đông Mỹ: 33,37 l/người- ngày, Hưng Yên: 55 l/người- ngày, Ninh Bình: 66 l/người- ngày. Có sự khác biệt này là do một số địa phương người dân còn sử dụng nguồn nước khác có chất lượng tương đối tốt làm nguồn nước cho việc tắm, giặt và cho khu vệ sinh, chỉ sử dụng nguồn nước thành phố cho ăn uống.

Mức nước sinh hoạt bình quân đầu người của một số đô thị loại V lớn hơn đô thị chính như Ninh Thuận 170 l/n.ng, Kiên Giang 149 l/n.ng, có vẻ như là không hợp lý. Một số đô thị có mức tiêu thụ bình quân đầu người cho đô thị loại V và loại khác rất thấp, con số này có vẻ hợp lý hơn, như: Trà Vinh, Quảng Bình, Phú Thọ.

Qua kết quả khảo sát này cho thấy, khi lập dự án đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước, việc xác định nhu cầu dùng nước và quy mô công suất của trạm cấp nước cần sử dụng phương pháp tiếp cận theo nhu cầu, căn cứ vào điều kiện cụ thể và nhu cầu của người dân địa phương để chọn tiêu chuẩn dùng nước thích hợp, tránh tình trạng không sử dụng hết công suất thiết kế của trạm cấp nước, gây lãng phí trong đầu tư xây dựng trạm xử lý.

2.2.4 Tỷ lệ thất thoát, thất thu

Tỷ lệ thất thoát, thất thu được tính theo tổng lượng nước không thu được tiền so với tổng lượng nước phát vào mạng lưới của toàn bộ 79 doanh nghiệp, không phải là giá trị trung bình kết quả thất thoát, thất thu của 79 doanh nghiệp.

Giá trị trung bình về tỷ lệ thất thoát, thất thu của cả nước là 27,8%, giá trị thấp nhất là 7,26%, giá trị cao nhất là 44,87%.

Trong tổng số 79 công ty, có 23 công ty có tỷ lệ thất thoát, thất thu nhỏ hơn 20%.

Đặc biệt có 4 công ty có tỷ lệ nhỏ hơn 10% là: An Việt (8,93 %), Vật Cách (7,26 %), Bình

44

Page 45: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Phước (8,33), Phú Mỹ (3,38).

Các công ty có quy mô lớn nhưng tỷ lệ thất thoát nhỏ là: Thừa Thiên Huế (12,1 %), công ty cổ phần cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (10,57%), Bình Dương (10,04%), Bạc Liêu (12,3%), Khánh Hòa (12,99%), Sóc Trăng (12,46%).

Có 12 công ty có tỷ lệ thất hoát, thất thu lớn hơn 30%, trong đó có 2 công ty có tỷ lệ cao nhất là Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (44,87 %) (Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và kế hoạch năm 2013 của Sở Giao thông vận tải TP HCM ngày 29/1/2013 gửi Bộ Xây dựng, tỷ lệ thất hoát, thất thu năm 2012 là 36,54%, giảm khá nhiều so với năm 2011) và Ninh Bình (44,63 %).

Các công ty còn lại có tỷ lệ thất thoát, thất thu phổ biến trong khoảng từ 20% đến 30%.

2.2.5. Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước (% công suất thực tế của NMN)

Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước là tỷ lệ giữa hiệu số của lượng nước thô cấp vào và lượng nước sạch phát ra mạng lưới so với lượng nước thô cấp cho nhà máy nước.

Trong số các công ty tham gia chương trình, tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước có giá trị nhỏ nhất là 0,44% và giá trị lớn nhất là 14,64 %.

Trong số 79 công ty, có 04 công ty không sử dụng đến lượng nước dùng cho bản thân nhà máy vì chất lượng nước nguồn đạt yêu cầu, không cần các công trình lắng và lọc nước, chỉ khử trùng và bơm thẳng đến mạng lưới tiêu dùng. Đó là các công ty Đăk lăc, Quảng Ngãi, Trà Vinh; công ty Vạn Ninh sử dụng bể lọc chậm, hệ thống tự chảy, dùng nước nguồn để rửa bể lọc chậm nên không dùng nước sạch cho các công đoạn xử lý của nhà máy. Có 15 công ty có tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà mày tương đối lớn (từ 7% trở lên), trong đó các nhà máy có tỷ lệ trên 10% là An Việt (10,00%), Lai Châu (10,87 %) và Phú Yên (11,04 %), Kiên Giang (14,64%). Các công ty còn lại có tỷ lệ nhỏ hơn 7%, tỷ lệ này là hợp lý, trong số đó có 44 công ty có tỷ lệ nhỏ hơn 5%, một số công ty tỷ lệ này nằm trong khoảng 3 đến hơn 5% cũng là tỷ lệ hợp lý và có nhiều cải thiện so với trước đây. Có 11 công ty có tỷ lệ nước dùng cho bản thân trạm nhỏ hơn 2%, đó là: Cần Thơ (0,8%), Đà Nẵng (0,81 %), Cao Bằng (0,82%), Long An (0,99%), Sơn La (1.0%), Bình Định (1,22%), BOO Thủ Đức (1,27%), Vĩnh Long (1,31%), Hà Giang (1,67%), Thừa Thiên Huế (1,75%). Những công ty này đã áp dụng các công nghệ mới trong xử lý nước và có hệ thống xử lý bùn, cặn và tái sử dụng nước từ hệ thống này. Mặt khác cũng thể hiện trình độ quản lý, vận hành các nhà máy nước đã được cải thiện, đáp ứng được yêu cầu của thực tế và thực hiện chương trình giảm thất thoát nước, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai. Kết quả này cho thấy lượng nước dùng cho bản thân nhà máy nước là khá thấp, vượt kết quả mong đợi (theo TCXDVN 33-2006, tỷ lệ này cho phép là 6% đến 10 % khi tính toán xác định quy mô công suất của trạm cấp nước).

45

Page 46: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59 61 63 65 67 69 71 73 75 77 790.00

5.00

10.00

15.00

20.00

25.00

30.00

35.00

40.00

45.00

50.00

Tỷ lệ thất thoát, thất thu / Non-Revenue Water

Biểu đồ 3: Tỷ lệ thất thoát, thất thu

46

%

Page 47: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960616263646566676869707172737475767778790

2

4

6

8

10

12

14

16

T l n c dùng cho b n thân nhà máy n c ỷ ệ ướ ả ướ/ Water Treatment Plant efficiency - water used at the water treatment plant

Biểu đồ 4: Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước (% công suất NMN)

47

%

Page 48: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.2.6. Số lần vỡ ống trên toàn hệ thống

Giá trị trung bình số lần vỡ ống/ km-năm của tất cả các công ty là 1,89 lần/ km-năm, trong đó giá trị thấp nhất là 0,01 lần/ km-năm, giá trị cao nhất là 10,46 lần/ km-năm.

Có 20 công ty (chiếm 25%) số lần vỡ ống vượt quá 2 lần/ km-năm , trong đó có 5 công ty (chiếm 6%) có số lần vỡ ống vượt quá 5 lần/ km-năm, đó là các công ty: Bến Tre (10,46 lần/ km-năm), Đăklăc (9,2 lần/ km-năm), Sawaco (6,58 lần/ km-năm), Tiền Giang (5,59 lần/ km-năm) và Tiên lãng HP (5,11 lần/ km-năm). Có 14 công ty có số lần vỡ ống nhỏ hơn 0,2 lần/ km-năm, trong đó một số công ty có số lần vỡ ống ít nhất là: Bắc Cạn, Đông Mỹ, Nghệ An (0,01 lần/ km-năm), Đà Nẵng (0,04 lần/ km-năm), Tây Ninh (0,05 lần/ km-năm), Hà Tĩnh (0,09 lần/ km-năm) Bạc Liêu (0,10 lần/ km-năm), Hà Nội và Quảng Bình (0,12 lần/ km-năm), Kiên Giang và Sóc Trăng (0,14 lần/km-năm), Hòa Bình (0,16 lần/ km-năm). Các công ty còn lại có số lần vỡ ống trong khoảng từ 0,2 đến 2,0 lần/ km-năm, đây là mức chấp nhận được.

2.2.7. Đầu tư phát triển mạng lưới phân phối (tỷ lệ số tiền đầu tư/ tổng doanh thu)

Giá trị lớn nhất của tỷ lệ số tiền đầu tư so với tổng doanh thu là 197,72 %, giá thị thấp nhất là 1,31 %.

Có 14 công ty tỷ lệ đầu tư lớn hơn 45 %, trong đó có 6 công ty có giá trị lớn hơn 100% là: Hậu Giang (197,72 %), Cam Ranh (177,33 %), Bình Phước (176,91 %), Đồng Tháp (173,18 %), Hải Dương (129,1 %) và Đăkmil (128,25 %). Đây là những công ty có dự án lớn phát triển mạng lưới và là ở các vùng có tỷ lệ dịch vụ còn thấp, đang trong quá trình đô thị hóa nhanh. Có 17 công ty (chiếm 22% tổng số công ty tham gia chương trình CSDL nước) có tỷ lệ đầu tư phát triển mạng lưới nhỏ hơn 10%, trong đó có 5 công ty ( chiếm 6% tổng số) có tỷ lệ đầu tư phát triển mạng lưới nhỏ hơn 5% là: Đăknông (1,31%), Đăklăc (2,08%) Tuyên Quang (2,18%), Bắc Ninh (2,25%) và Lao Cai (3,05%). Các công ty còn lại có tỷ lệ đầu tư phát triển mạng lưới từ 10 % đến 45 %, đây là mức phổ biến đối với tốc độ phát triển đô thị ở Việt Nam.

48

Page 49: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59 61 63 65 67 69 71 73 75 77 790

2

4

6

8

10

12

Số lần vỡ ống (lần/km/năm) trên toàn hệ thống / Pipe breaks (number of breaks/km/year) in whole network

Biểu đồ 5: Số lần vỡ ống trên toàn hệ thống

1 2 3 4 5 6 7 8 9 1011 12131415 1617181920212223242526272829303132333435363738394041424344454647484950 5152 5354555657585960616263646566676869707172737475767778790

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

Đầu tư phát triển hệ thống phân phối / Investment in the development of the distribution system

49

Lần/km/năm

%

Page 50: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 6: Đầu tư phát triển mạng lưới phân phối

50

Page 51: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.2.8. Tiêu thụ điện năng cho sản xuất 1 m3 nước

Tiêu thụ điện năng cho sản xuất 1m3 nước tính giá trị trung bình của cả nước là 0,36 Kw/m3, giá trị nhỏ nhất là 0,18 Kw/m3, giá trị lớn nhất là 1,00 Kw/m3.

Trong số 79 công ty cung cấp số liệu cho chương trình, có 26 công ty có mức tiêu thụ điện năng dưới 0,3 Kw/m3, và 10 công ty có mức tiêu thụ điện năng từ 0,5 Kw/m3 trở lên.

Tiêu thụ điện năng trên 1 m3 nước sản xuất của hầu hết các công ty dao động trong khoảng từ 0,3 đến 0,5 Kw/m3 là mức trung bình hợp lý. Các công ty có mức tiêu thụ điện năng từ 0,3 đến 0,4 Kw/m3 là mức thấp do đã áp dụng công nghệ máy biến tần trong điều khiển các trạm bơm. Các công ty có mức tiêu thụ điện nhỏ hơn 0,3 Kw/m 3 là mức thấp nhất.

Các công ty có mức tiêu thụ điện năng thấp là: Bình Thuận (0,18 Kw/m3), Đà Nẵng (0,19 Kw/m3), Thanh Hóa (0,24 Kw/m3) Thừa Thiên Huế (0,26 Kw/m3), Hải Phòng (0,26 Kw/m3), Hải Dương (0,27 Kw/m3) và nhiều công ty khác. Công ty Hòa Bình có mức tiêu thụ điện năng thấp (0,18 Kw/m3) do lợi thế về địa hình, có nguồn nước tự chảy từ hồ thủy điện Hòa Bình nên không cần trạm bơm nước thô và trạm bơm nước sạch. Riêng công ty công ty Vạn Ninh dùng hệ thống nước tự chảy và thủy điện nhỏ tự tạo nên không cần điện từ mạng lưới điện Quốc Gia. Kết quả 26 công ty có mức tiêu thụ điện năng nhỏ hơn 0,3 Kw/m3 cho thấy đã áp dụng công nghệ mới là dùng máy biến tần trong điều khiển trạm bơm đã tiết kiệm được năng lượng điện cho việc sản xuất và phân phối nước. Công nghệ này đang được nhiều công ty quan tâm, đầu tư lắp đặt. Hiệu quả của việc áp dụng máy biến tần là rất rõ và mạng lại lợi ích lớn.

Các công ty có chỉ số tiêu thụ điện năng cho 1 m3 nước cao là Công ty Đông Mỹ (1Kw/m3), Đăknong (0,99 Kw/m3), An Việt (0,55 Kw/m3), Hà Nam (0,54 Kw/m3), Di Linh (0,54 Kw/m3), Quảng Trị (0,52 Kw/m3), Hưng Yên (0,51 Kw/m3) có mức cao do chưa áp dụng công nghệ mới và chưa có kinh nghiệm quản lý. Một số công ty có điều kiện địa hình cao và mạng lưới phân tán như Lâm Đồng, Di Linh cũng là nguyên nhân gây tiêu thụ điện năng cao.

Công ty VIWACO chỉ quản lý mạng lưới, không có nhà máy xử lý nước nhưng có trạm bơm tăng áp nên có mức tiêu thụ điện năng nhỏ nhất. (Số liệu chỉ để tham khảo, không so sánh với các công ty có cả nhà máy và mạng lưới).

51

Page 52: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59 61 63 65 67 69 71 73 75 77 790.00

0.20

0.40

0.60

0.80

1.00

1.20

Tiêu th đi n năng trên m i m3 n c s n xu tụ ệ ỗ ướ ả ấ/ Electricity consumption per m3 of water produced

Biểu đồ 7: Tiêu thụ điện năng cho 1 m3 nước sản xuất

52

KW/m3

Page 53: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.2.9. Đơn giá chi phí vận hành (đ/m3 nước)

Giá trị nhỏ nhất của đơn giá chi phí vận hành là 646,91 đ/m3, giá trị lớn nhất là 7.557,52 đ/m3,

Có 7 công ty (chiếm 9% tổng số công ty tham gia chương trình) có đơn giá chi phí vận hành dưới 1500 đ/m3 là Long An (1469,95 đ/m3), Quảng Ngãi (1454,17 đ/m3), Bình Phước (1450,17 đ/m3), Bắc Giang (1238,91 đ/m3), Bạc Liêu (1170,21 đ/m3), Yên Bái (1140,75 đ/m3) và BOO Thủ Đức (646,91 đ/m3, chỉ sản xuất nước bán buôn cho Sawaco, không quản lý mạng lưới) và 6 công ty (chiếm 8% tổng số công ty tham gia chương trình) có đơn giá chi phí vận hành cao hơn 5000 đ/m3, cao nhất là Hưng Yên (7.557,52 đ/ m3). Các công ty còn lại có giá trị từ 1500 đ/ m3 đến 5000 đ/ m3, phổ biến ở mức 2000 đ/m3 đến 4000 đ/ m3 (45 công ty). Riêng công ty VIWACO chỉ quản lý mạng lưới, không có nhà máy sản xuất nước nên đơn giá chi phí vận hành chỉ là 489,73 đ/m3 nhưng là trường hợp đặc biệt ( số liệu chỉ để tham khảo, không so sánh với các ông ty khác).

Đơn giá chi phí vận hành trung bình (3002 đ/ m3) so với giá nước bình quân thực tế (4080 đ/m3) (chỉ số 10.1) cho thấy chi phí vận hành chiếm tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản xuất nước (3002/4080 = 73 %).

53

Page 54: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59 61 63 65 67 69 71 73 75 77 790.00

1000.00

2000.00

3000.00

4000.00

5000.00

6000.00

7000.00

8000.00

Đ n giá chi phí v n hành ơ ậ/ Unit (of ALL) Operational Cost (VND/m3 sold)

Đơn giá chi phí vận hành / Unit (of ALL) Operational Cost (VND/m3 sold)

Biểu đồ 8: Đơn giá chi phí vận hành

54

VNĐ/m3

Page 55: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.2.10. Mức chi phí điện năng (% chi phí vận hành)

Mức chi phí điện năng trung bình của toàn bộ các công ty là 21,53%, giá trị thấp nhất là 4,25 % và cao nhất là 67,61 % của chi phí vận hành.

Mức chi phí điện năng phổ biến ở mức dưới 20% (có 40 công ty trong tổng số 79 công ty, chiếm tỷ lệ hơn 50%) trong đó có 23 công ty (chiếm 29% tổng số công ty) có mức chi phí điện năng dưới 15%. Đặc biệt có 6 công ty có mức nhỏ hơn 10% gồm Hải Phòng (9,27%), Đà Nẵng (9,93%), Bình Thuận (5,78%), Phú Mỹ (7,19%), Đồng Tháp (7,06%) và Hòa Bình ( 5,07%). Công ty VIWACO không có nhà máy sản xuất nước, chỉ quản lý mạng lưới và có một số trạm bơm tăng áp nên mức chi phí điện năng chỉ chiếm 4,26% (không so sánh với các công ty có nhà máy sản xuất nước).

Ngược lại, có 9 công ty có mức chi phí điện năng cao hơn 35% trong đó có 4 công ty có mức chi phí hơn 40% là: nhà máy BOO Thủ Đức (67,61 %), Quảng Ngãi (47,73 %), Sơn Tây (45,54%) và Bạc Liêu (43,8 %). (Tham khảo biểu đồ tổng hợp các loại chi phí dưới đây).

Mức chi phí này quá cao so với tổng chi phí vận hành hệ thống cấp nước.

2.2.11. Mức chi phí nhân công (% chi phí vận hành)

Giá trị trung bình về mức chi phí nhân công của 79 công ty là 42,56 % , mức thấp nhất là 8,92% và mức cao nhất là 78,33%.

Có 10 công ty có mức chi phí nhân công lớn hơn 60%, trong đó các công ty có mức chi phí nhân công cao là Gia Lai (78,33%), Kontum (75,53%), Đăklăc (74,1%).

Một số công ty có mức chi phí nhân công nhỏ hơn 20%, đó là Sawaco (12,77%), Hà Giang (14,52%), công ty cổ phần Bà Rịa- Vũng Tàu (15,6%), Quy Nhơn (15,92%). Nhà máy nước BOO Thủ Đức có mức chi phí nhân công là 9,43%, doanh nghiệp chỉ sản xuất nước mà không quản lý mạng lưới, do đó số liệu của công ty này chỉ để tham khảo và không so sánh với các công ty có quản lý mạng lưới.

Có sự chênh lệch khá lớn về mức chi phí nhân công giữa các công ty. Một số công ty có mức chi phí nhân công thấp thì tổng chi phí nhân công, chi phí điện năng và hóa chất cũng nhỏ, ví dụ: Bà Rịa- Vũng Tàu (24,75%), Sawaco (29,73%).

Phần còn lại là chi phí khác (tổng cộng chi phí vận hành gồm chi phí nhân công, chi phí điện năng, chi phí hóa chất và chi phí khác là 100%) chiếm tỷ lệ khá cao, có trường hợp tới 75% ( Bà Rịa- Vũng Tàu) và 70% (Sawaco).

Ngược lại có một số công ty tổng chi phí nhân công, điện năng và hóa chất chiếm 100%

55

Page 56: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

như Đăk Lăk, Kontum và Trà Vinh (93,52%). Đặc biệt là công ty Gia Lai, tổng chi phí của 3 thành phần trên chưa kể chi phí khác là 109,5 %, các kết quả này là chưa hợp lý. Có tình trạng này có thể do quan điểm của các công ty về cách tính chi phí nhân công có khác nhau (Tham khảo biểu đồ tổng hợp các loại chi phí dưới đây)

2.2.12. Mức chi phí hóa chất (% chi phí vận hành)

Mức chi phí hóa chất so với tổng chi phí vận hành (% chi phí vận hành) trung bình của cả nước là 4,89 %, giá trị thấp nhất là 0,13 % và cao nhất là 19,42 %.

Có 47 công ty (chiếm 59% tổng số công ty tham gia Chương trình năm 2011) có mức chi phí hóa chất dưới 5% của chi phí vận hành, trong số đó có 19 công ty (15 công ty sử dụng nguồn nước ngầm và 4 công ty sử dụng tổng hợp cả nước mặt và nước ngầm) có mức chi phí hóa chất dưới 2%. Kết quả trên cho thấy, với nguồn nước ngầm, chi phí hóa chất nhỏ, chủ yếu chỉ dùng clor để khử trùng. Một số công ty sử dụng nguồn nước ngầm có mức chi phí hóa chất ở mức 0,5 % như: Bắc Cạn (0,51 %), Vĩnh phúc 1(0,47%). Hưng Yên (0,44%), Di Linh (0,41%). Một số công ty sử dụng nguồn nước mặt có chất lượng tốt cũng có mức chi phí hóa chất thấp như: Hà Tĩnh (1,46 %, sử dụng nguồn nước hồ Bộc Nguyên), Yên Bái (0,98%, sử dụng nguồn nước hồ thủy điện Thác Bà). Hầu hết các công ty sử dụng nguồn nước mặt có chi phí hóa chất phổ biến trong khoảng từ 5% đến 10%, cá biệt có 5 công ty có mức chi phí hóa chất cao là: Hà Giang (19,2%), Phú Thọ (18,72%, nguồn nước sông Hồng và sông Lô), An Giang (15,1%, nguồn nước sông Tiền), Bắc Giang (13,2%), Nghệ An (12,09%), trong số này chỉ có Hà Giang sử dụng tổng hợp cả 2 nguồn nước, 4 công ty còn lại đều sử dụng nguồn nước mặt (Tham khảo biểu đồ tổng hợp các loại chi phí ở trang sau).

56

Page 57: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 790%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Mức chi phí điện năng / Energy and Operational Costs

Mức chi phí nhân công / Labor and Operational Costs

Mức chi phí hóa chất / Chemical and Operational Costs

Chi phí khác/Other operating costs

Biểu đồ 9: Tổng hợp các loại chi phí

57

Page 58: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.2.13. Số nhân viên /1000 đấu nối

Có 18 công ty có số nhân viên lớn hơn 8 nhân viên/1000 đấu nối, trong số đó có mức quá cao là Hưng Yên (19,11), Hà Giang (14,76), Đông Mỹ (11,86), Hậu Giang (19,03). Đa số công ty có số nhân viên/1000 đấu nối từ 4 đến 8.

Đặc biệt có 10 công ty có số nhân viên/1000 đấu nối nhỏ hơn 4 như: An Giang (2,29), Viwaco (2,64, chỉ quản lý mạng, không có nhà máy nước), Bắc Cạn (2,8), Thừa thiên Huế (2,88), Ninh Thuận (3,21), Đà Nẵng (3,26), Bà Rịa- Vũng Tàu (3,51), Khánh Hòa (3,53), Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (3,57) và Sóc Trăng (3,81).

Đây là 10 công ty có số nhân viên/1000 đấu nối tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới. Các công ty có sô nhân viên/1000 đấu nối từ 4 đến 8 là phổ biến và chấp nhận được. Giá trị lớn hơn 8 là cao và 4 công ty có giá trị quá cao.

Công ty Bắc Kạn, địa phương gần Hà Giang có số nhân viên ít (2,72 nhân viên/1000 đấu nối) trong khi Hà Giang có 14,76 nhân viên /1000 đấu nối. Điều đó thể hiện việc sử dụng nhân lực của một số công ty chưa hợp lý.

2.2.14. Tỷ lệ mẫu nước đạt tiêu chuẩn chất lượng theo QCVN 01-2009/BYT

Trong tổng số 79 công ty, có 10 công ty có tỷ lệ số mẫu nước đạt chất lượng theo QCVN 01-2009/BYT dưới 90% trong đó có 5 công ty đạt dưới 50%, cá biệt có công ty chỉ đạt 7,26%. Số công ty có mẫu nước đạt 100% là 56, chiếm tỷ lệ 71%, còn lại 13 công ty có số mẫu đạt từ 90 % đến 99%. Kết quả trên cho thấy một số công ty có chất lượng nước chưa đạt yêu cầu do chất lượng nguồn nước như Đồng Tháp và Bến Tre, nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, vượt quá tiêu chuẩn cho phép (theo QCVN 09-2008/ BTNMT là 250 mg/l), các Dự án cũ thực hiện trước năm 2008 tiêu chuẩn cho phép là 400 mg/l, vì vậy theo tiêu chuẩn mới thì số mẫu không đạt tiêu chuẩn tăng lên. Số mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép của Hà Nam thấp (33,33%) do chất lượng nguồn nước mặt sông đáy bị ô nhiễm nặng bởi nước thải của thành phố Hà Nội theo sông Nhuệ đổ về ngã ba sông Nhuệ - Đáy. Nghĩa Lộ và Bạc Liêu có tỷ lệ số mẫu đạt thấp (8,33% và 50%).

58

Page 59: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 790.00

5.00

10.00

15.00

20.00

25.00

Số nhân viên/1000 đấu nối / Staff per water supply connections (’000 )

Biểu đồ 10: Số nhân viên /1000 đấu nối

59

Người

Page 60: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.2.15. Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước

Chỉ số này là tỉ số giữa Tống giá trị hóa đơn thu tiền nước gửi tới khách hàng trong năm trên Tổng lượng nước được lập hóa đơn cho tất cả các khách hàng. Chỉ số này cho biết trên thực tế công ty thu được bao nhiều tiền trên mỗi m3 nước bán cho khách hàng. Đây là số lượng nước mà khách hàng thực tế nhận được sau đồng hồ nước.

Giá trị trung bình của chỉ số này là 5242 đ/m2, trong đó cao nhất là 9387 đ/m3 thuộc công ty kinh doanh nước sạch Hưng Yên, và thấp nhất là 2219 đ/m3 thuộc công ty cấp nước Lai Châu. Có 39 công ty có doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước trên mức trung bình, và 40 công ty có chỉ số này dưới mức trung bình. Mức giá cao nhất so với mức giá thấp nhất chênh nhau tới 4,2 lần.

Những công ty có chỉ số này cao cho thấy công ty đó có mức doanh thu trên mỗi m3 nước bán cho khách hàng cao hơn, và như vậy có tình trạng tài chính tốt hơn so với các công ty có chỉ số này thấp. Mức doanh thu cao hơn ở đây chủ yếu là do công ty áp dụng mức giá bình quân cao hơn, và khách hàng sẵn sàng trả tiền theo mức giá nước này. Tuy nhiên chỉ số này chưa cho biết mức doanh thu này đã bảo đảm cho công ty bù đắp được tất cả các chi phí sản xuất hay chưa và đã có lãi hay chưa.

2.2.16. Giá nước bình quân thực tế

Giá nước bình quân thực tế là tỷ số giữa Tống giá trị hóa đơn thu tiền nước gửi tới khách hàng trong năm trên Tổng lượng nước sạch đã cung cấp cho toàn mạng lưới phân phối. Chỉ số này cho biết công ty thu được bao nhiêu tiền cho mỗi m3 nước sản xuất ra. Đây là lượng nước cấp vào mạng lưới để tới các khách hàng, tức là lượng nước trước đồng hồ của khách hàng.

Giá nước bình quân thực tế của 79 công ty điều tra là 4080 đ/m3. Mức giá cao nhất là 6759 đ/m2 (công ty Hưng Yên) , và thấp nhất là 1897 đ/m2 (công ty Lai Châu). Có 37 công ty, chiến 46,8% số công ty, có giá nước bình quân thực tế lớn hơn mức trung bình toàn quốc. Mức cao nhất cao gấp 3,5 lần so với mức thấp nhất cho thấy điều kiện sản xuất của các công ty rất khác nhau.

Những công ty có chỉ số này cao cho thấy họ có mức doanh thu tốt hơn so với các công ty có chỉ số này thấp. Song để trả lời câu hỏi mức giá này đã đảm bảo cho công ty bù đắp được các chi phí sản xuất chưa và có lãi không thì cần so sánh thêm với các chỉ số khác như khấu hao tài sản, dịch vụ nợ, thuế phải đóng.

60

Page 61: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1213 14 15 16 1718 19 20 21 2223 24 25 2627 28 29 30 31 32 3334 35 36 3738 39 40 41 4243 44 45 4647 48 49 50 51 52 5354 55 56 5758 59 60 61 6263 64 65 66 67 6869 70 71 72 7374 75 76 7778 790

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

9000

10000

Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước (VND/m3 nước bán ra)

Giá nước bình quân thực tế (VND/m3 nước sản xuất)

Biểu đồ 11: Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước và Giá nước bình quân thực tế

61

VNĐ

Page 62: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

50.0

60.0

70.0

80.0

90.0

100.0

110.0

100.0

75.574.573.9

87.5

73.0

67.469.3

79.378.777.277.3

74.7

85.5

82.6

77.478.8

55.4

84.4

69.2

81.8

68.6

72.9

84.0

77.4

86.887.9

77.677.375.0

87.0

75.3

78.780.0

98.8

77.077.178.9

69.7

77.5

84.0

77.1

83.6

72.071.8

76.9

72.2

75.3

79.1

72.1

78.179.8

78.6

68.9

79.3

91.192.7

89.4

74.774.0

87.7

83.6

71.6

91.790.0

96.6

55.1

78.4

74.376.3

69.2

73.370.8

77.0

81.7

77.7

60.4

76.5

Biểu đồ 12: Tỷ lệ Giá nước bình quân thực tế so Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước (%) của các công ty

62

%

Page 63: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Tính toán cho thấy giá nước bình quân chỉ bằng 77,8% doanh thu trung bình (4080/5242). So sánh hai chỉ số Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước và Giá nước bình quân thực tế cho thấy:

- Nếu giá trị của hai chỉ số này càng gần nhau thì mức độ thất thoát nước càng thấp. Vì số lượng nước sản xuất ra đến người tiêu dùng sẽ cao hơn. Nếu chênh lệch hai chỉ số này càng cao thì mức độ thất thoát nước càng lớn. Để nâng cao hiệu quả dịch vụ thì Giá nước bình quân thực tế cần tiệm cận tới Doanh thu trung bình; tuy nhiên hai chỉ số này khó có thể bằng nhau.

- Khi mà Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước còn cao hơn Giá nước bình quân thực tế thì vẫn còn hiện tượng thất thoát nước trên mạng lưới.

- Trong trường hợp Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước thấp hơn Giá nước bình quân thực tế thì có thể có hai nguyên nhân: một là đồng hồ nước chạy không chính xác, vi dụ như đồng hồ nước của khách hàng chạy quá nhanh so với lượng nước chảy qua, hoặc đồng hồ tổng của công ty chạy quá chậm so với lượng nước chảy qua. Hai là số liệu tổng hợp thiếu chính xác.

Mỗi công ty có thể tự so sánh hai chỉ số này của mình và so sánh với mức trung bình chung toàn quốc để đánh giá và có biện pháp xử lý phù hợp.

2.2.17. Giá nước bình quân được duyệt so với giá nước do công ty đề xuất

Giá nước do chính quyền phê duyệt hầu hết đều thấp hơn so với giá nước do các công ty đề nghị.

Giá nước bình quân được duyệt so với giá nước do công ty đề xuất rất khác nhau, giá trị trung bình của cả nước là 0,87, giá trị thấp nhất là 0,35, giá trị cao nhất là 1,0.

Có 14 công ty có giá được duyệt so với giá đề xuất nhỏ hơn 0,75 nhưng cũng có 19 công ty được duyệt theo đúng giá đề xuất, số còn lại có giá trị nằm trong khoảng từ 0,75 đến 0,98.

Các công ty được duyệt với tỷ lệ rất thấp là: Quảng Ngãi (2520 đ/7200 đ = 0,35), Lai Châu (1714đ/4800 đ = 0,36) chính vì việc giá nước được duyệt thấp như vậy mà Công ty Lai Châu có tỷ số vận hành là 125,05 % có nghĩa là doanh thu không đủ cho chi phí vận hành, không thể tự chủ về tài chính được.

Trong khi đó, năm 2011 Công ty Hải dương được duyệt giá nước 7716 đ / 8766 đ. Năm 2012, tỉnh Hải Dương vừa phê duyệt giá nước 9800 đ/ m3 với quan điểm là thu tiền nước của những người đã được sử dụng nước để tạo nguồn kinh phí cho việc phát triển hệ thống cấp nước cho khoảng 30% dân số đô thị chưa được dùng nước.

Giá nước hiện nay là quá thấp so với giá một số loại dịch vụ khác. Giá nước thấp sẽ dẫn tới

63

Page 64: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

việc khách hàng sử dụng nước không tiết kiệm, và công ty thiếu nguồn thu để nâng cao hiệu quả sản xuất nước và phát triển hệ thống cấp nước.

2.2.18. Giá nước bình quân đối với khách hàng nước sinh hoạt

Giá nước bình quân đối với khách hàng nước sinh hoạt là giá nước được ghi trên hóa đơn phát ra đối với các hộ gia đình.

Giá nước bình quân đối với khách hàng nước sinh hoạt là 4473 đ/m3; mức giá cao nhất là 7139 đ/m3, và thấp nhất là 1977,5 đ/m3. Có 35 công ty có mức giá trên trung bình, mức chênh lệch cao nhất so với thấp nhất là 3,75 lần.

2.2.19. Tỷ lệ thu tiền nước

Đây là tỷ lệ giữa tổng số tiền thu được thực tế so với tổng số tiền được ghi trên hóa đơn phát hành theo thời hạn quy định. Chỉ số này cho biết hiệu quả thu tiền nước của các công ty.

Tỷ lệ thu tiền nước trung bình của các công ty đạt 97,04%. Thấp nhất là 86,58% của Công ty cấp thoát nước Quảng Nam, và cao nhất là 103,21% thuộc Công ty nước sạch Hà Nam. Công ty này có tỷ lệ thu tiền nước cao vì cộng cả thu tiền nước còn tồn đọng của thời kỳ trước.

Có 48 công ty có tỷ lệ thu tiền nước cao hơn mức trung bình; Mức chênh lệch giữa tỷ lệ cao nhất so với thấp nhất chỉ là 1,19 lần. Điều này cho thấy hiện nay các công ty đều cố gắng thu đủ tiền nước và thu đúng hạn.

2.2.20. Tỷ số vận hành

Tỷ số vận hành là tỷ số giữa tổng chi phí vận hành trên tổng doanh thu về hoạt động cấp nước. Giá trị trung bình của tỷ số vận hành của toàn bộ các công ty là 56,87%, Giá trị nhỏ nhất là 11,71% (công ty Viwaco chỉ vận hành mạng lưới, không có nhà máy nước), và cao nhất là 125,05%.

Có 25 công ty có tỷ số vận hành nhỏ hơn 50%, trong đó có 9 công ty có giá trị nhỏ hơn 35% như Công ty Long An (24,02%), Yên Bái (21,49%), BOO Thủ Đức (25,23%, chỉ vận hành nhà máy nước không có mạng lưới).

Đa số các công ty có tỷ số vận hành nằm trong khoảng từ 60% đến 70%.

Các công ty có tỷ số vận hành cao hơn 100% như: Lai Châu (125,05%), Đông Mỹ (121,28%), Hòa Bình (103,96%).

Một yếu tố có liên quan đến tỷ số vận hành cao là do các công ty chưa có cơ chế đầy đủ khuyến khích sử dụng tiết kiệm chi phí. Nhiều công ty hiện nay đều là công ty dịch vụ công do chính quyền quản lý cả vê nguồn vốn và nhân lực. Năm 2012 có một số công ty đang có

64

Page 65: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

kế hoạch chuyển sang công ty cổ phần nhằm nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh dịch vụ.

65

Page 66: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59 61 63 65 67 69 71 73 75 77 790.00

20.00

40.00

60.00

80.00

100.00

120.00

140.00

Tỷ số vận hành / Operating Cost and Revenue

Tỉ số vận hành / Operating Cost and Revenue

Biểu đồ 13: Tỷ số vận hành

66

%

Page 67: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.2.21. Tỷ lệ dịch vụ nợ

Tỷ lệ dịch vụ nợ là tỉ số giữa tổng dịch vụ nợ so với tổng thu nhập trực tiếp từ cấp nước. Tỷ lệ này cho biết khả năng trả nợ của các công ty khi vay vôn của ngân hàng.

Tỷ lệ dịch vụ nợ trung bình của các công ty là 28,83%, trong đó có 2/79 công ty trên 100% là công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Long An (207,05%) và công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước và công trình đô thị Cà Mau (162,67%).

Đây là các công ty đang có dự án đầu tư nên cần trả nợ nhiều. Tuy nhiên nếu tình hình đầu tư kéo dài và kém hiệu quả thì các công ty này sẽ dễ bị thua lỗ.

Số công ty có tỷ lệ dịch vụ nợ dưới 50% có 70/79 công ty, trong đó có 10 công ty có tỷ lệ dịch vụ nợ bằng 0 – tức là không vay nợ ngân hàng; và có 46 công ty có tỷ lệ dich vụ nợ dưới 20%. Các số liệu này cho thấy tình hình tài chính của các công ty nước khá tốt. Nhiều công ty đã sử dụng nguồn vốn tự có để đầu tư .

2.2.22. Chi phí đào tạo/ tổng doanh thu

Là tỷ lệ giữa tổng chi phí dành cho đào tạo phát triển so với tổng doanh thu của công ty trong năm. Chỉ số này cho biết mức đầu tư cho đào tạo của các công ty.

Chi phí đào tạo trên tổng doanh thu có mức cao nhất là 1,03% của Công ty cấp thoát nước Nghĩa Lộ. Chỉ có 28/79 công ty có mức chi phí đào tạo trên mức trung bình. Như vậy số công ty có mức chi phí đầu tư thấp cho đào tạo là khá nhiều.

Có 15 công ty có mức chi phí cho đào tạo là 0, tức là công ty không chi phí cho đào tạo.

Nếu mức chi phí cho đào tạo thấp thì các cán bộ của công ty ít có cơ hội nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc. Do đó có thể làm cho năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty chậm được cải thiện.

2.2.23 Chi phí đào tạo cho mỗi nhân viên

Mức chi phí đào tạo cho một nhân viên một năm mức cao nhất là 2,76 triệu đ/người/năm của Công ty cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu, sau đó là 2,21 triệu đ/người/năm của Công ty cấp nước Thừa Thiên – Huế. Đây là 2 công ty đã đầu tư nhiều cho đào tạo, trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công nhân được nâng cao và là những công ty đạt nhiều thành công trong kinh doanh.

67

Page 68: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 790

50

100

150

200

250

Tỷ lệ dịch vụ nợ / Debt Service Ratio.

Biểu đồ 14: Tỷ lệ dịch vụ nợ

68

%

Page 69: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.2.24. Tỷ lệ nước mặt và nước ngầm / tổng lượng nước khai thác

Theo kết quả thống kê từ 79 doanh nghiệp, tỷ lệ nước mặt chiếm xấp xỉ 85 %, nước ngầm khoảng 15% so với tổng lượng nước khai thác. Riêng Hà Nội chỉ tính các nhà máy nước ngầm thuộc Công ty Nước sạch Hà Nội quản lý, không tính các trạm cấp nước nhỏ của các cơ sở sản xuất, cơ quan, trường học trong địa bàn tự khai thác, xử lý. Lượng nước ngầm khai thác ở TP Hà Nội chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng nước ngầm khai thác. Lượng nước ngầm do Công ty nước sạch Hà Nội khai thác hiện nay khoảng 600.000 m3/ngày, lượng nước mặt (NMN sông Đà - Vinaconex) khai thác khoảng 280.000 m3/ngày. Lượng nước ngầm các cơ sở tự khai thác không có số liệu thống kê chính xác.

2.2.25. Một số chỉ số khác

Chỉ số 4.3 - Phục hồi cải tạo đường ống: các doanh nghiệp có mạng lưới đường ống với tuổi thọ, vật liệu, quy mô khác nhau nên chỉ sử dụng để biết ngữ cảnh, không phân tích, so sánh.

Chỉ số 7.2 - Số nhân viên/1000 dân được cấp nước: chỉ số này cũng cho biết ngữ cảnh, đã có chỉ số về “Số nhân viên/1000 đấu nối” là chỉ số thường dùng.

Các chỉ số: 8.1 - Tính liên tục trong cấp nước; 9.1 - Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước, 10.3 - Giá nước bình quân đối với khách hàng sử dụng nước sinh hoạt, 12.3 - Tỷ lệ gia tăng đấu nối nước sinh hoạt, 12.4 - Tỷ lệ đầu tư cho phát triển đấu nối nước sinh hoạt, 13.2 - Chi phí đào tạo / nhân viên: là những chỉ số phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương hoặc đã có chỉ số khác tương tự nên các chỉ số này chỉ để cho biết ngữ cảnh, không phân tích sâu và không so sánh giữa các công ty.

2.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC CHỈ SỐ QUAN TRỌNG CỦA CÁC VÙNG

2.3.1. Tỷ lệ dịch vụ tại các vùng

Kết quả giá trị trung bình về tỷ lệ dịch vụ của các vùng cho thấy:Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) có tỷ lệ dịch vụ cao nhất (82,13%). Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và ven biển miền Trung (VBMT) có tỷ lệ dịch vụ tương đương (76,75% và 76,44%). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và vùng Trung du miền Núi (TDMN) có tỷ lệ dịch vụ tương đương và thấp hơn (70,96% và 69,21%) so với 3 vùng trên. Vùng Tây Nguyên (TN) mật độ dân cư thấp, phân tán, kinh tế nghèo, việc đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ dịch vụ còn thấp (54,24%).

69

Page 70: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.3.2. Mức chi phí điện năng

Mức chi phí điện năng của các vùng có giá trị sai khác không lớn, dao động trong khoảng từ 20,20% đến 27,51%. Vùng ĐBSH, TDMNPB và VBMT có mức chi phí điện năng tương đương và ở mức trung bình (theo thứ tự trên là 20,61%, 20,20% và 20,47%). Vùng TN có mức chi phí điện năng năng lớn hơn 3 vùng trên (21,57%), chỉ số này ở vùng ĐBSCL là 23,39%, cao nhất là vùng ĐNB (27,5%).

2.3.3. Mức chi phí nhân công

Mức chi phí nhân công của các vùng ĐBSCL và VBMT có giá trị tương đương đều là 43,1%, vùng ĐBSH thấp hơn 2 vùng trên (42,06%., Vùng ĐNB có chi phí nhân công thấp nhất (24,09%) do một số công ty trong vùng này sử dụng ít nhân công hơn, nhiều khu công nghiệp, khách hàng tiêu thụ lượng nước lớn nhưng nhân công ít hơn. Vùng TDMNPB có giá trị cao hơn (46,37%). Mức chi phí nhân công của vùng TN cao nhất (53,25%), có thể do trình độ quản lý và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tự động hóa trong sản xuất của vùng này còn hạn chế.

70

Page 71: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 15: Tỷ lệ dịch vụ tại các vùng

71

%

Page 72: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 16: Mức chi phí điện năng

72

%

Page 73: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 17: Mức chi phí nhân công

73

%

Page 74: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.3.4. Mức nước sinh hoạt bình quân theo đầu người của các vùng

Mức nước sinh hoạt bình quân theo đầu người của hầu hết các vùng dao động không nhiều, trong khoảng từ 92,52 l/người ngày đến 108,33 l/người-ngày. Các Vùng ĐBSCL,TDMN, VBMT có mức tiêu thụ tương đương lần lượt là 92,52- 94,04 – 95,63 l/người-ngày. Vùng ĐBSH, ĐNB và TN có mức tiêu thụ cao nhất, lần lượt là 107,21- 107,74 và 108,34 l/người-ngày.

ĐBSCL

ĐBSH ĐNB TDMN TN VBMT80.00

85.00

90.00

95.00

100.00

105.00

110.00

0.00

5.00

10.00

15.00

20.00

25.00

30.00

35.00

40.00

92.53

107.21

106.74

94.04

108.34

95.63

Mức nước sinh hoạt bình quân theo đầu người /Total Residential Water Consumption(per capita consumption)

Tỷ lệ thất thoát, thất thu/Non-Revenue Water

Biểu đồ 18: Mức nước sinh hoạt bình quân theo đầu người và tỷ lệ thất thoát, thất thu của các vùng

2.3.5. Tỷ lệ thất thoát nước của các vùng

Tỷ lệ thất thoát nước của vùng ĐBSH và ĐBSCL tương đương nhau, ở mức 26,32 % và 27,7%. Ccác vùng TN,TDMNPB, VBMT có tỷ lệ thất thoát trong khoảng từ 19,3 % đến 21,5 % (lần lượt là 19,3%, 21,5%, 21,2%). Riêng vùng ĐNB có tỷ lệ thất thoát nước cao nhất là 34,56 %. Sở dĩ tỷ lệ thất thoát của vùng ĐNB lớn nhất vì trong vùng này có công ty Sawaco có tỷ lệ thất thoát cao (44,87%) và lượng nước tiêu thụ lớn nên mặc dù các công ty khác trong vùng có tỷ lệ thất thoát nhỏ như Bà Rịa -Vũng Tàu (10,57%), Bình Dương (10,04%), nhưng tính trung bình cho toàn vùng theo lượng nước thất thoát so với tổng lượng nước trong khu vực vẫn cao.

74

l/người-ngày %

Page 75: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 19: Tỷ lệ thất thoát theo vùng

75

%

Page 76: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.3.6. Tỷ lệ huy động công suất của các vùng

Tỷ lệ huy động công suất của vùng TDMNPB, VBMT, TN và ĐBSH khá đồng đều, dao động trong khỏang từ 72,14% đến 76,93%. Vùng ĐBSH có tỷ lệ huy động công suất trung bình là 90,34 %, giá trị này ở vùng ĐNB là 92,54 %. Vùng Đông Nam bộ nhìn chung đã khai thác gần hết công suất thiết kế, một số công ty nhà máy nước phải làm việc trong tình trạng quá tải. Lý do là vì vùng này phát triển các khu công nghiệp và đô thị với tốc độ nhanh, đầu tư cho phát triển hệ thống cấp nước không theo kịp với phát triển đô thị và khu công nghiệp.

2.3.7. Tổng chi phí vận hành của các vùng

Chi phí để sản xuất và cung cấp nước sạch (100 %) được bao gồm 4 phần: Mức chi phí điện năng (Chỉ số 6.3) Mức chi phí nhân công (Chỉ số 6.4) Mức chi phí hóa chất (Chỉ số 6.5) Các chi phí khác (số liệu ở câu hỏi số 80, không có chỉ số cho chi phí này)

Các số liệu từ các công ty cho thấy mức chi phí của 4 phần trên này rất khác nhau. Nhìn vào biểu đồ tổng hợp các loại chi phí ở trang dưới đây cho thấy: tổng chi phí điện năng, hóa chất và nhân công của các công ty trong 6 vùng đều dao động khá lớn. Vùng TDMNPB, VBMT và TN có tổng của 3 loại chi phí tương đối đều nhau, sự dao động không quá lớn. Đa số tổng của 3 chi phí này dao động trong khoảng từ 60% đến 80%. Vùng ĐBBB, ĐBSCL và ĐNB có tổng của 3 loại chi phí dao động biên độ lớn. Có một số công ty tổng của 3 loại chi phí này rất nhỏ (dưới 30%), phần còn lại là chi phí khác chiếm tỷ tệ rất lớn. Ngược lại, có khá nhiều công ty có tổng của 3 loại chi phí này chiếm hơn 80%, chi phí khác chỉ chiếm dưới 20% là hợp lý. Một vài công ty tổng của 3 loại chi phí này là 100% hoặc xấp xỉ 100% nghĩa là không có chi phí khác hoặc có nhưng rất nhỏ, kết quả này là chưa hợp lý. (Tham khảo Biểu đồ 9: Tổng hợp các loại chi phí ở trên)

76

Page 77: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 20: Tỷ lệ huy động công suất của các vùng

77

%

Page 78: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.3.8. Định mức chi phí sản xuất (Giá thành sản xuất 1 m3 nước) của các vùng

Định mức chi phí sản xuất của các vùng ĐBSH và VBMT tương đương nhau (2464,38 đ/m3 và 2454,86 đ/m3), cao hơn vùng TDMNPB (có chi phí sản xuất là 2279,08 đ/ m3). Hai vùng ĐBSCL và ĐNB có chi phí sản xuất tương đương nhau (1887,77 đ/m3 và 1925,68 đ/m3). Vùng TN có chi phí sản xuất cao nhất (2981,86 đ/m3).Giá thành sản xuất 1 m3 nước đa số ở mức dưới 4000 đ/m3 nhưng cũng có một số công ty có giá sản xuất cao như Đông Mỹ (6.654,55 đ/m3), Hưng Yên (5441, 41 đ/m3). Một số công ty có định mức chi phí sản xuất thấp nhất là BOO Thủ Đức (638,71 đ/m3, chỉ sản xuất nước, không có mạng lưới), Yên Bái (898,39 đ/m3, nguồn nước thô là hồ thủy điện Thác Bà có chất lượng tốt), Bắc Giang (960,4 đ/m3). Nguyên nhân của sự khác nhau này chủ yếu là do chất lượng nguồn nước và điều kiện địa hình của từng địa phương. Ngoài ra còn phải kể đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành.

2.3.9. Mức chi phí nhân công của các vùng

Mức chi phí nhân công của các vùng ĐBSH, ĐBSCL, VBMT có giá trị tương đương nhau (42,06%, 43,1% và 43,1%), vùng TDMN có giá trị cao hơn (46,37%). Trong khi đó, vùng ĐNB có giá trị thấp nhất (24,1%) do một số công ty trong vùng này sử dụng ít nhân công hơn, mặc dù có nhiều khu công nghiệp và khách hàng tiêu thụ lượng nước lớn nhưng nhân công ít hơn. Mức chi phí nhân công của vùng Tây Nguyên cao nhất (53,25%), có thể do trình độ quản lý và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tự động hóa trong sản xuất của vùng này còn hạn chế.

2.3.10. Giá nước bình quân thực tế của các vùng

Phân tích chung cho thấy tất cả các công ty đều có giá nước bình quân thực tế thấp hơn doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước. Tức là giá thành sản xuất nước thấp hơn giá bán ra.

Điều này cho thấy mặc dù giá nước bán ra cho khách hàng đều do Ủy ban nhân dân, và thấp hơn giá do công ty đề xuất, nhưng các công ty vấn có lãi. Mức lãi ở đây là do các chi phí sản xuất tương đối thấp so với giá nước bán ra.

2.3.11. Tỷ số vận hành

Tỷ số vận hành có sự khác biệt giữa các vùng. Vùng TDMNPB, TN và VBMT có tỷ số vận hành tương đối cao (lần lượt là 62,93%, 69,36%, và 61,88%). Vùng ĐBSH và ĐBSCL có tỷ số thấp hơn (56,16 % và 48,44%). Vùng ĐNB có tỷ số vận hành thấp nhất

78

Page 79: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

(38,7%).

2.3.12. Tỷ lệ gia tăng đấu nối nước sinh hoạt

Có 2 số 6 vùng có tỷ lệ gia tăng đấu nối nước sinh hoạt cao nhất đó là vùng ĐBSH (10,52%/năm) và VBMT (10,58%/năm). Vùng ĐNB có tỷ lệ gia tăng đấu nối nước sinh hoạt là 8,8%/năm, các vùng TN, TDMNPB và ĐBSCL có mức gia tăng tương ứng là 5,4%, 6,45 % và 7,54%/năm.

Một số chỉ số khác có thể tham khảo bảng 2 dưới đây:

Bảng 1. Một số chỉ số chính của các vùng

ĐBSCL ĐBSH ĐNB TDMN TN VBMT

Tỷ lệ dịch vụ (%) 70,97 76,76 82,13 69,22 54,25 76,45

Tỷ lệ thất thoát, thất thu (%) 27,71 26,33 34,56 21,50 19,30 21,20

Tỷ lệ huy động công suất (%) 90,34 76,94 92,55 75,64 72,15 74,59

Lượng nước bình quân đầu người (l/người/ngày) 92,53 107,21 106,74 94,04 108,34 95,63

Tiêu thụ điện năng trên mỗi m3 nước sản xuất (KWh/m3) 0,30 0,36 0,33 0,33 0,52 0,36

Tỷ số vận hành (%) 48,44 56,16 38,70 62,93 69,36 61,88

Tỷ lệ gia tăng đấu nối nước sinh hoạt (%) 7,54 10,52 8,80 6,45 5,39 10,58

Giá nước bình quân thực tế theo vùng (VND/m3) 3861,36 4339,26 4819,80 3777,40 4176,72 3870,00

79

Page 80: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 21: Định mức chi phí sản xuất của các vùng

80

VNĐ

Page 81: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 22: Giá nước bình quân thực tế của các vùng

81

VNĐ

Page 82: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.4. CÁC CHỈ SỐ CỦA TỪNG CÔNG TY

Mỗi công ty đã có kết quả tính toán các chỉ số theo số liệu đã cung cấp. Xin tham khảo kết quả trong các bảng ở Phụ lục E đính kèm theo báo cáo này.

2.5. SO SÁNH THEO CẤP ĐÔ THỊ

2.5.1 Giới thiệu chung

Trong Bộ câu hỏi gửi tới các công ty, có nhiều câu hỏi yêu cầu công ty tách số liệu giữa các khu vực có cấp đô thị khác nhau. Lí do của việc phân chia này là có khá nhiều công ty cung cấp dịch vụ cho các khu vực đô thị khác nhau. Ngoài ra, cũng có một vài số liệu cần được tách biệt giữa khu vực đô thị CHÍNH và các khu vực “PHỤ CẬN”. Trung tâm đô thị chính bao gồm tất cả các đô thị thuộc loại IV trở lên, còn khu vực phụ cận sẽ gồm các đô thị thuộc loại V và loại khác hoặc các khu vực cung cấp dịch vụ khác ngoài trung tâm đô thị chính. Theo mục đích của bộ câu hỏi này, nếu các công ty có cung cấp dịch vụ tại khu vực nông thôn thì những khu vực đó sẽ được xếp vào khu vực đô thị loại V và loại khác. Các công ty cần chú ý rằng họ phải cung cấp tất cả các số liệu của TOÀN BỘ các khu vực cung cấp dịch vụ của mình, không được phép chỉ cung cấp số liệu của các khu vực có đầy đủ thông tin hoặc những khu vực họ cho rằng có chỉ số hoạt động tốt.Tại Việt Nam, các đơn vị quản lý đô thị phân chia các cấp đô thị thành 6 loại, bao gồm đô thị loại Đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V, tương ứng với các chức năng kinh tế xã hội, quy mô và mật độ dân số, tình hình phát triển cơ sở hạ tầng, và kiến trúc, cảnh quan đô thị, theo Nghị định 42/2009/ND-CP của Chính phủ về Phân loại đô thị. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn nhất của Việt Nam. Đến năm 2025, cả nước dự định sẽ có thêm 45 thành phố trực thuộc tỉnh. Có một vấn đề đặt ra đó là thành phần của dân số đô thị như thế nào là thích hợp. Theo Luật Quy hoạch đô thị, Nghi định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 về việc phân loại đô thị định nghĩa: “Dân số đô thị là dân số thuộc ranh giới hành chính của đô thị, bao gồm: nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị và thị trấn”. Nghị định này đã mở rộng thành phần của khu vực dân số được coi là “đô thị”. Trong khi đó, điều tra dân số năm 20093 cho biết có 18.449.305 người sông tại đô thị loại Đặc biệt đến loại III, và 6.924.957 người sông tại đô thị loại IV/V, tổng cộng lại ta được tổng số dân đô thị là 25.374.262 người. Số liệu gần đây nhất của Bộ Xây dựng vào năm 2010 đã sử dụng khái niệm về khu vực đô thị được quy định trong Nghị định 42/2009/NĐ-CP, theo đó, tổng dân số đô thị là 36.425.524 người; bao gồm 25.885.783 người sống tại khu vực nội thành và 10.539.741 người sống tại khu vực ngoại thành.Theo số liệu năm 2011, không phải toàn bộ dân số được cấp nước đều được xếp vào loại dân số đô thị. Tại mỗi tỉnh, dịch vụ cấp nước đô thị sẽ do một công ty cấp nước trực thuộc 3 Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Cục Thống kê

82

Page 83: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

tỉnh cung cấp. Ngoài ra còn có các công ty khác cấp nước cho các khu công nghiệp, trong đó có một số công ty cũng tham gia Chương trình CSDL nước lần này. Cơ cấu tổ chức của ngành cấp nước ở Việt Nam mang tính phân cấp. Chính quyền cấp tỉnh (UBND các tỉnh) hoàn toàn chịu trách nhiệm về dịch vụ cấp nước. UBND tỉnh quản lý cấp nước trên địa bàn tỉnh, là cơ quan ra quyết định về chế độ pháp lý và tài chính của các công ty này, phê duyệt toàn bộ các quyết định về đầu tư, trợ cấp và quyết định về giá nước. Ở cấp độ trung ương. Bộ Xây dựng chỉ tập trung vào các hoạt động quản lý như xây dựng các chiến lược phát triển ngành và các kế hoạch, thiết kế hoặc tiêu chuẩn dịch vụ liên quan.

Bảng 2. Phân loại đô thị ở Việt Nam (tính đến 31/12/2010)

Cấp đô thị Số lượng Ghi chú

Đặc biệt 2 2 thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm các đô thị vệ tinh bao quanh (chủ yếu thuộc loại V)

I 10 3 thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm các đô thị vệ tinh bao quanh (chủ yếu thuộc loại V)

7 thành phố trực thuộc tỉnh

II 12 12 thành phố trực thuộc tỉnh

III 47 36 thành phố trực thuộc tỉnh 11 thị xã trực thuộc tỉnh Thị xã Sơn Tây là một đô thị vệ tinh thuộc thành

phố Hà Nội

IV 50 29 thị xã trực thuộc tỉnh 11 thị trấn

V 634 Chủ yếu là thị trấn Một vài thị trấn là các đô thị vệ tinh thuộc các

thành phố trực thuộc trung ương.

Tổng 755

Nguồn: Website Bộ Xây dựng - 2011

2.5.2 Các chỉ số sử dụng trong so sánh theo cấp đô thị

Các chỉ số về hiệu quả hoạt động Bộ dữ liệu của chương trình bao gồm số liệu của 79 công ty nước đô thị, với tổng dân số trong vùng phục vụ ban đầu là 38 triệu dân, trong đó 24,3 triệu dân thuộc đô thị loại IV trở

83

Page 84: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

lên. Sau khi tiến hành xác minh số liệu, tổng dân số trong vùng phục vụ hiện là 32.586.446 người; trong đó 26.203.991 người thuộc đô thị trung tâm. Theo số liệu báo cáo của các công ty, tổng số đấu nối nước sinh hoạt cho đô thị loại IV trở lên lên tới 3.946.086 đấu nối, trên tổng số 4.724.417 đấu nối trong toàn vùng phục vụ của tất cả các công ty. Bên cạnh số đấu nối nước sinh hoạt này còn có 385.495 đấu nối không phải nước sinh hoạt. Trong năm 2011, có tổng số 408.215 đấu nối mới, trong đó 379.232 đấu nối là đấu nối nước sinh hoạt. Các số liệu liên quan đến đường ống yêu cầu doanh nghiệp phải chia ra là 2 loại, đó là đường ống truyền tải và đường ống phân phối., trong đó số liệu về đường ống phân phối mang đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp để có thể cung cấp con số chính xác. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng phân tách rõ ràng hai loại đường ống này, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp sử dụng những định nghĩa khác nhau cho mỗi loại đường ống.Tổng chiều dài đường ống phân phối và truyền tài theo báo cáo của các doanh nghiệp lần lượt là 39.174km và 10.555km (theo đó, tổng chiều dài mạng lưới là 49.729km). Bảng câu hỏi cũng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tuổi thọ tương đối của hệ thống đường ống, chia theo mức độ sử dụng là dưới 20 năm và từ 21 – 40 năm. Theo số liệu từ doanh nghiệp, có tổng cộng 39.989km chiều dài đường ống có tuổi thọ dưới 20 năm (chiếm 80,4%), và 4.603km đường ống trong khoảng từ 21 – 40 năm sử dung (chiếm 9,2%), như vậy sẽ còn lại khoảng 10,4% (tương đương với 5.172km) có thời gian sử dụng trên 40 năm.Với hệ thống đường ống tương đối mới như vậy, câu hỏi được đặt ra đó là tính chính xác của dữ liệu về tuổi thọ đường ống, hoặc tính chính xác của một vài tỷ lệ thất thoát, thất thu quá thấp; trong đó có lẽ vấn đề về tính chính xác của số liệu liên quan đến tỷ lệ thất thoát, thất thu đáng được chú ý hơn. Chẳng hạn, có doanh nghiệp báo cáo rằng 93% chiều dài đường ống có tuổi thọ dưới 20 năm, trong khi đó tỷ lệ thất thoát lên tới 40%.Có thể thấy rằng, dữ liệu về mạng lưới cấp nước, về đường ống truyền tải và phân phối nhìn chung khá nghèo nàn – số liệu về độ tuổi của đường ống cũng như số liệu về chiều dài đường ống không cho thấy nhiều ý nghĩa.Tổng số nhân viên hoạt động trong các công ty nước tham gia cung cấp số liệu lên tới 25.755 người, và số nhân viên trung bình trên mỗi đấu nối là 7 người. Các doanh nghiệp nhỏ cần được đặc biệt quan tâm về vấn đề này, bởi không như các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp nhỏ thường không có các tổ chức đoàn thể cũng như những lợi thế kinh tế (tiết kiệm) nhờ quy mô, do đó họ dễ gặp phải tình trạng sử dụng dư thừa nhân viên. Có thể thấy trong chỉ số này, có 4 doanh nghiệp nằm ngoài mức trung bình chung. Số nhân viên/1000 đấu nối trung bình là 7 người. Bên cạnh việc không nên để xảy ra tình trạng sử dụng dư thừa nhân viên, việc thiết hụt nhân viên cũng cần phải chú trọng, bởi nó ảnh hưởng đến dịch vụ cung cấp cho khách hàng, cũng như các hoạt động bảo dưỡng định kỳ và vận hành của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có số nhân viên/1000 đấu nối thấp có thể là những doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân viên theo hợp đồng – tuy nhiên vấn đề này cũng không đáng ngại, trong số 3.901 nhân viên làm việc theo hợp đồng, có tới 1.945 nhân viên làm việc theo hợp đồng cho 1 doanh nghiệp – là doanh nghiệp đang có chương trình

84

Page 85: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

đầu tư của tổ chức tài chính quốc tế. Trong bảng câu hỏi này, chúng tôi đã yêu cầu các công ty nước cung cấp số liệu theo các nhóm đô thị chính, trong vùng hoạt động của công ty. Theo đó, các công ty phải tách số liệu của họ ra thành hai nhóm, đô thị loại IV trở lên và đô thị loại V và loại khác. Việc phân chia này được áp dụng ở các chỉ số sau:

Tỷ lệ dịch vụ Mức nước tiêu thụ bình quân đầu người Tỷ lệ huy động công suất Tính liên tục trong cấp nước Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước Độ tin cậy của đồng hồ Tỷ lệ thất thoát, thất thu

Khi xem xét những phân tích trong phần này, người đọc nên tham chiếu đến Phần II để hiểu về khái niệm và ý nghĩa của từng chỉ số. Chỉ số của các công ty sẽ được thể hiện trên một trục nằm ngang của biểu đồ, tuy nhiên biểu đồ sẽ không nêu tên của công ty tương ứng với chỉ số đó. Mỗi công ty sẽ có hai điểm màu xanh và màu đỏ, trong đó điểm màu xanh tương ứng với số liệu cho đô thị loại IV trở lên và điểm màu đỏ tương ứng với số liệu cho đô thị loại V và loại khác. Trong mỗi biểu đồ, danh sách các công ty sẽ được xếp trên trục ngang, thước đo sẽ nằm ở trục đứng.

1) Tỷ lệ dịch vụTỷ lệ dịch vụ của khu vực đô thị đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi của chương trình năm nay. Để hiểu rõ số liệu tỷ lệ dịch vụ cấp nước đô thị, chúng ta cần phải hiểu rằng:

- Các doanh nghiệp nước đô thị thường cấp nước cho cả khu vực dân số không được chính thức xếp vào loại “đô thị”

- Kết quả của chỉ số này phụ thuộc vào cách tính toán, trong đó liên quan đến số người trung bình trên một đấu nối, và số liệu này có thể khác lệch do quá trình cung cấp số liệu của doanh nghiệp

- Không phải toàn bộ các doanh nghiệp nước đô thị đều cung cấp số liệu cho báo cáo này, do đó kết quả của chỉ số này chỉ đại diện cho những doanh nghiệp tham gia cung cấp số liệu cho chương trình.

Phân tích số liệuNăm 2009, tổng dân số đô thị theo Báo cáo benchmarking của Hội cấp thoát nước là 25.466.000 người, trong khi đó, số liệu của năm 2011 là 32.586.446 người. Tuy nhiên, số liệu năm 2011 là tổng dân số trong khu vực phục vụ của các doanh nghiệp cấp nước đô thị tham gia Chương trình này, và bao gồm cả dân số của khu vực không phải là khu vực “đô thị”. Trong tổng số dân của năm 2011 nêu trên, có 26.203.991 người thuộc đô thị loại IV trở lên, theo đó còn lại 6.382.455 người thuộc đô thị loại V và loại khác. Theo báo cáo ban

85

Page 86: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

đầu của các công ty, trước khi chương trình tiến hành khảo sát số liệu, một số công ty cho biết họ còn cấp nước cho khu vực nông thôn, và số dân thuộc đô thị loại V và loại khác nêu trên đã bao gồm cả số dân tại khu vực nông thôn đó hoặc các khu vực khác không phải “đô thị” hoặc vừa được chuyển đổi thành “đô thị” vào năm 2009.Tỷ lệ dịch vụ năm 2009 theo báo cáo là 73%, trên tổng số 25.6 triệu dân, theo đó có vẻ như số liệu của năm 2009 chỉ tính cho khu vực đô thị loại IV trở lên, có thể bao gồm một số đô thị loại V, tuy nhiên không đại diện cho đa số dân tại khu vực đô thị loại V. Trong năm 2011, tỷ lệ dịch vụ của khu vực đô thị loại IV trở lên là 79,99% - một bước tiến khá tốt so với năm 2009.

86

Page 87: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 23: Tỷ lệ dịch vụ theo cấp đô thị

87

%

Page 88: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Tỷ lệ dịch vụ tối đa sẽ là 100%. Có bốn công ty đã cung cấp số liệu mà sau khi tính toán thì tỷ lệ dịch vụ đạt hơn 100%, tất cả những chỉ số đó đã được mặc định là 100%. Biểu đồ trên cho thấy độ bao phủ ở khu vực đô thị loại IV trở lên cao hơn, đồng thời, số liệu của khu vực này cũng là những dữ liệu sẵn có mà các công ty có thể cung cấp. Trong số 79 công ty, chỉ có 51 công ty có số liệu cho đô thị loại V và loại khác (không loại trừ việc trong số những công ty còn lại, có những công ty chỉ cung cấp dịch vụ cho đô thị loại IV trở lên)

Tỷ lệ dịch vụ trung bình của khu vực đô thị loại IV trở lên là 79,99%, tỷ lệ này ở đô thị loại V và loại khác là 57,58%, trong đó 14 công ty có tỷ lệ dịch vụ dưới mức 30% tại đô thị loại V và loại khác; và 4 công ty có tỷ lệ dịch vụ đạt trên 90%. Bên cạnh đó, 40 công ty cấp nước có tỷ lệ dịch vụ trên 80% đối với đô thị loại IV trở lên, trong đó có 9 công ty đạt 100%. Tuy nhiên, cần đặt con số này vào bối cảnh chung đó là khu vực đô thị loại IV trở lên chiếm tới 73% tổng dân số được cấp nước của toàn bộ các công ty, trong khi khu vực đô thị loại V và loại khác chỉ chiếm 17% tổng số đấu nối nước sinh hoạt.

Trong khi tỷ lệ gia tăng đấu nối nước sinh hoạt của nhóm các đô thị loại IV trở lên chỉ đạt 7,4% thì tỷ lệ này ở nhóm các đô thị loại V và loại khác đạt tới gần 11%. Bảng sau đây cho thấy một vài khía cạnh cần xem xét khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ số tỷ lệ dịch vụ.

Đô thị loại IV trở lên

Đô thị loại V và loại khác

Dân số 26.203.991 6.382.455Số đấu nối nước sinh hoạt 3.946.086 778.331Số đấu nối nước sinh hoạt mới trong năm 2011 290.678 84.877% gia tăng đấu nối nước sinh hoạt 7,4% 10,9%

Biểu đồ dưới đây so sánh tỷ lệ dịch vụ (nằm ở trục ngang) với tỷ lệ % gia tăng đấu nối nước sinh hoạt (mỗi chấm màu xanh tương ứng với một công ty). Nguyên nhân có sự so sánh này là bởi những công ty có tỷ lệ dịch vụ thấp sẽ được kỳ vọng phải có tỷ lệ % gia tăng đấu nối cao. Trong khi đó, những công ty có tỷ lệ dịch vụ cao lại được dự đoán sẽ có tỷ lệ gia tăng đấu nối tương ứng với mức dân số tăng trên mức trung bình của cả nước và tương ứng với những nỗ lực mà họ đã thực hiện nhằm đạt được độ bao phủ cao như vậy. Những phân tích này sẽ ngày càng có giá trị hữu ích hơn bởi sau này nó chỉ ra được các xu hướng phát triển cũng như thông tin mang tính giải thích cho hoạt động của các công ty. Tương tự như vậy, biểu đồ kế tiếp đó sẽ cho thấy mức đầu tư phát triển đấu nối mới của từng công ty (được thể hiện bằng các chấm xanh), khi đem so sánh với tỷ lệ dịch vụ của công ty đó. Đối với những công ty có mức đầu tư thấp đi kèm với tỷ lệ dịch vụ thấp, mức độ cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty có thể cũng sẽ ở mức độ tương ứng. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của một công ty chỉ có thể được thể hiện một cách toàn diện theo thời gian.

88

Page 89: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 24: Tỷ lệ dịch vụ và tỷ lệ gia tăng đấu nối nước sinh hoạt

89

%

%

Page 90: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 25: Tỷ lệ dịch vụ và mức đầu tư phát triển đấu nối mới

90

%

Page 91: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Trong năm 2013, cần phải cải thiện quá trình thu thập số liệu và bảng câu hỏi, trong đó hướng tới việc phân tách số liệu giữa khu vực nội thành, ngoại thành và các khu vực được cấp nước khác khi tính tỷ lệ dịch vụ cũng như một vài chỉ số khác. Ngoài ra, trong năm tới cần có quy định cụ thể đối với số liệu về số người trung bình trên mỗi đấu nối; liệu mỗi công ty nước sẽ được tùy ý cung cấp số liệu của họ hay chương trình sẽ sử dụng số liệu cấp quốc gia để tính toán độ bao phủ. Nếu sử dụng số liệu toàn quốc, số người trung bình trên một đấu nối sẽ là 3,8 người/đấu nôi, khi đó tỷ lệ dịch vụ của năm tới sẽ thấp hơn tỷ lệ dịch vụ của năm nay; tuy nhiên cách tính như vậy có lẽ sẽ chính xác hơn, bởi con số được sử dụng là số liệu thống kê đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo cung cấp số liệu chính xác và hiểu rõ dân số trong vùng phục vục của mình.

Theo Nghị định 42/2009/ND-CP ngày 7/5/2009 của Bộ Xây dựng, dân số đô thị bao gồm dân cư tại khu vực đô thị loại Đặc biệt, và từ loại I đến lại V. Điều này đã được công nhận bởi “cơ quan có thẩm quyền” của các tỉnh/thành phố. Theo đó, đô thị được chia thành 6 cấp:

- Đô thị loại Đặc biệt: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm các đô thị vệ tinh bao quanh)

- Đô thị loại I và loại II: bao gồm các thành phố trực thuộc trung ương (bao gồm các đô thị vệ tinh bao quanh) hoặc thành phố trực thuộc tỉnh

- Đô thị loại III: bao gồm các thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh

- Đô thị loại IV: bao gồm các thị xã trực thuộc tỉnh hoặc thị trấn

- Đô thị loại V: bao gồm các thị trấn hoặc khu dân cư được UBND tỉnh công nhận là đô thị loại V.

Việc thu thập số liệu trong năm 2013 sắp tới cần đưa ra định nghĩa cụ thể về khu vực NỘI THỊ, đó là: dân số khu vực NỘI THỊ (nội thành, nội thị) là dân số thuộc ranh giới hành chính của các quận thuộc thành phố trực thuộc tỉnh, các huyện thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, bao gồm khu vực đô thị loại Đặc biệt đến loại V.

Định nghĩa cùng những thay đổi liên quan sẽ được đưa vào Bảng câu hỏi thu thập số liệu năm 2013, trong đó yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dân số và các số liệu khác của khu vực “NỘI THỊ” và “NGOẠI THỊ và khu vực khác”.

Dựa trên số liệu năm 2011 do các công ty cung cấp, không thể tính tỷ lệ dịch vụ cho khu vực NỘI THỊ trên toàn quốc, do đó, để có thể có được số liệu này cần phải xem xét các vấn đề sau:

- Trước hết, cần phải thống nhất số người trên một đấu nối nước sinh hoạt – 3,7 người/đấu nối có thể là con số hợp lý, bởi đây là số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu

91

Page 92: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

tư sử dụng và được lấy từ điều tra dân số chính thức4. Tuy nhiên, sử dụng con số 4,65 người/đấu nối cũng hợp lý bởi chương trình trước kia đã từng sử dụng con số này, đồng thời chúng ta có thể so sánh được với kết quả năm trước.

- Thứ hai, việc thu thập dữ liệu năm 2011 cần phải tách số liệu của đô thị loại V ra khỏi các vùng đô thị khác, để có được số liệu cập nhật về dân số đô thị.

Khi tính toán tỷ lệ dịch vụ theo hộ gia đình, có một vấn đề gây tranh cãi đó là số liệu về số người trung bình trên mỗi đấu nối. Vần đề này cần được làm rõ thông qua việc xem xét số liệu toàn quốc theo Điều tra dân số năm 2009, trong đó cho thấy số người trung bình trong mỗi hộ gia đình đang có xu hướng giảm dần.

Quy mô hộ gia đình Việt Nam từ năm 1979 – 2009

1979 1989 1999 2009Số người/hộ 5.22 4.84 4.61 3.8

Quy mô hộ gia đình tại khu vực nông thôn – đô thị trong năm (đơn vị: người)

2002 2004 2006 2008 2009Nông thôn 4.49 4.41 4.28 4.14 3.9Đô thị 4.27 4.20 4.13 4.07 3.7

Nguồn: Điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009; trích tại Xu hướng quy mô hộ gia đình Việt Nam trong những năm vừa qua, Nguyễn Thanh Bình, tại Hội thảo quốc tế 2011 về Nhân văn, Xã hội và Văn hóa, được xuất bản trong cuốn IPEDR Tập 20 (2011), NXB IACSIT, Singapore.

Thay vì sử dụng số liệu do các doanh nghiệp đơn lẻ cung cấp hoặc số liệu do ngoại suy từ kết quả của chương trình benchmarking trước đây, việc sử dụng những cách tính số liệu toàn quốc như nêu trên sẽ cho kết quả tỷ lệ dịch vụ thấp hơn tỷ lệ dịch vụ trước đây, tuy nhiên độ chính xác có thể sẽ cao hơn.

4 Theo Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009, 63,5% hộ gia đình trong khu vực nội thị được cấp nước, trong khi đó báo cáo Benchmarking của Hội cấp thoát nước năm 2009 đưa ra con số 73%.

92

Page 93: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2) Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người (l/người/ngày)

Biểu đồ 26: Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người theo cấp đô thị

93

l/người/ngày

Page 94: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Hầu hết các công ty đều cung cấp số liệu về mức nước tiêu thụ tại đô thị loại IV trở lên, và chỉ có 52 công ty đã cung cấp số liệu về mức nước tiêu thụ tại khu vực đô thị loại V và loại khác. Mức nước tiêu thụ bình quân tại khu vực đô thị loại IV trở lên cao hơn tại các đô thị loại V và loại khác. Điều này không nằm ngoài dự đoán và có thể được lý giải bởi khả năng cấp nước liên tục tại các đô thị loại IV trở lên là cao hơn. Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người của toàn bộ hai nhóm đô thị là 101 lít /người-ngày, trong đó nhóm đô thị loại IV trở lên đạt mức 106 lít nước/người/ngày còn nhóm đô thị loại V và loại khác chỉ có 74 lít nước/người/ngày. Trong số các công ty đã cung cấp số liệu, có 25 công ty đạt trên 120 lít /người-ngày và có 9 công ty đạt trên 140 lít /người-ngày.

Trong bối cảnh ngành nước tại Việt Nam hiện nay, với sự phát triển và cải thiện các dịch vụ cấp nước, con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa cùng với sự phát triển của nền kinh tế và việc lắp đặt các thiết bị tiêu thụ nước trong hộ gia đình. Sự gia tăng này cùng với nhu cầu sử dụng nước của người dân sẽ tác động và tạo ra áp lực cho các dịch vụ thoát nước, có khả năng làm tăng ô nhiễm nguồn nước và gây áp lực đối với các nguồn nước hiện tại. Trong bối cảnh đó, hai biểu đồ so sánh dưới đây sẽ rất có ý nghĩa; có những công ty cho rằng họ có nguy cơ phải đối mặt với áp lực về nguồn nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong tương lai. 73 công ty nước cho biết dân số trong vùng phục vụ của họ đang gia tăng và 53 công ty cho rằng họ phải chịu áp lực về nguồn nước, trong khi đó có 64 công ty hiện đang thực hiện các hoạt động bảo tồn nguồn nước (xem biểu đồ bên dưới). Có thể thấy hầu hết các công ty tham gia Chương trình đều nhận thức được các vấn đề liên quan đến tính sẵn có của nguồn nước, tác động của việc gia tăng nhu cầu sử dụng nước và các hệ lụy đối với dịch vụ nước thải.

94

Page 95: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 27: Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người phân chia theo áp lực về nguồn nước

95

l/người/ngày

Page 96: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 28: Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người phân chia theo kế hoạch bảo tồn nước

96

l/người/ngày

Page 97: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 29: Tỷ lệ huy động công suất theo cấp đô thị

97

%

Page 98: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

3) Tỷ lệ huy động công suất

Một số công ty mua nước từ khu vực bên ngoài vùng phục vụ của họ (chẳng hạn từ các công ty khác) và điều này sẽ làm sai lệch số liệu về lượng nước tại các nhà máy trong khu vực công ty chịu trách nhiệm cấp nước. Tuy nhiên, đây chỉ là những trường hợp ngoại lệ và sẽ không ảnh hưởng đến số liệu chung. Tỷ lệ huy động công suất chung của 79 công ty là 89,17% trong khi tỷ lệ này ở đô thị loại V và loại khác là 71%. Tuy nhiên, yếu tố bối cảnh ở đây đóng vai trò khá quan trọng. Cần chú ý rằng, các nhà máy xử lý nước tại đô thị loại V và loại khác chiếm khoảng 30% tổng công suất thiết kế và 17% lượng nước được xử lý.

Mức công suất thực tế của các nhà máy nước cũng khá cao và có nhiều nguyên nhân lí giải cho việc này. Một vài công ty nước có thể đầu tư vào các nhà máy mới với công suất thiết kế cao hơn, khi họ lường trước được sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước, kể cả tại những vùng chưa cho thấy nhu cầu sử dụng nước cao do chưa có đường ống nước hoặc do công ty chưa tìm hiểu nhu cầu tại khu vực đó. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể bắt nguồn từ kết quả của những yếu kém trong việc lên kế hoạch và sự thiếu hụt đầu tư cho hệ thống đường ống. Nếu chỉ nhìn vào con số trung bình của cả nước, sẽ không thấy được sự biến thiên giữa tỷ lệ huy động công suất của đô thị loại V và loại khác có trường hợp chỉ đạt 48% trong khi tỷ lệ này của đô thị loại IV trở lên có trường hợp là 136% - một con số đáng kinh ngạc, cho thấy nhiều nhà máy nước phải hoạt động quá tải so với công suất thiết kế. Do đó, cũng cần thiết phải tìm hiểu từng nhà máy nước và khu vực cấp nước của nhà máy đó để có thể xác định một cách chính xác vì sao tỷ lệ huy động công suất của nhà máy đó lại thấp như vậy.

4) Tính liên tục trong cấp nước

Theo báo cáo từ các công ty nước, có 48/79 công ty cấp nước 24/24h cho đô thị loại IV trở lên, và 20 công ty cấp nước 24/24h cho toàn bộ khách hàng của mình, bao gồm cả khi vực đô thị loại V và loại khác. Có thể thấy tính liên tục của dịch vụ tại khu vực đô thị loại IV trở lên tốt hơn, và bởi vì tính sẵn có của số liệu đối với khu vực này cũng tốt hơn nên các chuyên gia sẽ dễ dàng đưa ra đánh giá đối với số liệu tại khu vực này. Số giờ cấp nước trung bình cho đô thị loại IV trở lên là 22,5 giờ, còn đối với đô thị loại V và loại khác là 21 giờ - chú ý rằng đây là số giờ cấp nước cho hộ gia đình. 24 công ty nước không cấp nước liên tục 24/24 giờ tại đô thị loại V và loại khác, trong khi đó chỉ có 17 công ty không cấp nước liên tục 24/24 giờ tại đô thị loại IV trở lên.

Chỉ số này sẽ chính xác hơn nếu có các cuộc khảo sát lấy ý kiến khách hàng về thông tin của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

98

Page 99: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 30: Tính liên tục trong cấp nước theo cấp đô thị

99

Giờ

Page 100: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 31: Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước theo cấp đô thị

100

%

Page 101: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

5) Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước

Chỉ có 11 trường hợp doanh nghiệp không thể tách số liệu để tính toán chỉ số này. Nhìn chung, tỷ lệ nước sử dụng cho bản thân nhà máy nước của các công ty đều thấp dưới 10%, ngoại trừ bốn công ty có kết quả vượt quá 10%. Tuy nhiên, các công ty nằm ở điểm tứ phân vị thể hiện hiệu quả hoạt động thấp (trong Báo cáo đánh giá dựa trên phương pháp tứ phân vị) cũng không nên quá lo lắng bởi có rất nhiều công ty nằm trong vùng này, với kết quả đều thấp hơn 10%. Các công ty này nên thực hiện các biện pháp để giảm tỷ lệ này xuống dưới 5%.

Biểu đồ dưới đây cũng thể hiện tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước, tuy nhiên đã loại bỏ ra các công ty có kết quả là số âm, qua đó có thể thấy rõ 4 công ty có kết quả trên 10%.

101

Page 102: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 32: Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước theo cấp đô thị (02)

102

%

Page 103: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

6) Độ tin cậy của đồng hồ

Chỉ số này cho thấy một góc nhìn sâu sắc về tính chính xác của đồng hồ đo với phạm vi toàn bộ các khách hàng tại tất cả các vùng địa lý thuộc phạm vi cung cấp dịch vụ của công ty. Tính chính xác của đồng hồ không chỉ tác động đến việc đánh giá một cách tương đối chính xác lượng nước tiêu thụ mà còn ảnh hưởng đến độ chính xác của các hóa đơn gửi tới khách hàng. Chỉ số này đo lường mức độ chính xác của đồng hồ đo, thông qua các hoạt động kiểm tra, hiệu chỉnh và thay thế đồng hồ. Do đó, chỉ số này liên quan đến những chỉ số yêu cầu tính toán nhu cầu của khách hàng, bởi nếu một công ty có tỷ lệ kiểm tra, hiệu chỉnh và thay thế đồng hồ cao, thì số liệu về nhu cầu của khách hàng của công ty đó sẽ có chính xác hơn những công ty có tỷ lệ kiểm tra, hiệu chỉnh và thay thế đồng hồ thấp.

Tỷ lệ số đồng hồ được thay thế hoặc hiệu chỉnh trong năm 2011 giữa các công ty có độ biến thiên khá lớn, một số công ty có tỷ lệ dưới 2%, trong khi đó có những công ty đạt trên 50%. Nhiều khả năng có công ty đã liệt kê số đồng hồ được lắp đặt cho các đấu nối mới vào mục “số đồng hồ được thay thế” trong năm. Chẳng hạn, một vài công ty (Vật Cách, Hậu Giang) có tỷ lệ đồng hồ được thay thế, hiệu chỉnh trong năm là trên 50%, khi nhìn vào chỉ số về số đấu nối mới của các công ty này sẽ thấy họ đứng ở điểm tứ phân vị đầu tiên (trong Báo cáo đánh giá dựa trên phương pháp tứ phân vị), có nghĩa là các công ty này nằm trong nhóm những công ty có số đấu nối nước sinh hoạt mới cao nhất, đặc biệt cho khu vực đô thị loại V và loại khác.

Nhìn chung, tuổi thọ sử dụng của một chiếc đồng hồ nước sẽ vào khoảng 20 năm trước khi nó cần được thay thế, tuy nhiên việc hiệu chỉnh đồng hồ dựa vào lượng nước đã sử dụng được ghi trên hóa đơn là một chiến lược quan trọng mà các công ty nên thực hiện, nhằm đảm bảo tính chính xác của đồng hồ đo – một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty. Theo số liệu báo cáo từ các công ty, không có sự chênh lệch nhiều về kết quả của nhóm đô thị loại IV trở lên (11,9%) và nhóm đô thị loại V và loại khác (12,3%).

103

Page 104: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 33: Độ tin cậy của đồng hồ theo cấp đô thị

104

%

Page 105: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

7) Tỷ lệ thất thoát, thất thu

Tỷ lệ thất thoát, thất thu là một trong những chỉ số chính mà Bộ Xây dựng yêu cầu và cũng là một trong những chỉ số chính Ngân hàng thế giới sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty nước. Nhìn chung, số liệu liên quan đến tỷ lệ thất thoát, thất thu ở nhóm đô thị loại IV trở lên thì đầy đủ hơn số liệu của nhóm đô thị loại V và loại khác. Có 4 công ty báo cáo tỷ lệ thất thoát, thất thu trên 40% đối với nhóm đô thị loại V và loại khác, trong khi đó chỉ có 1 công ty báo cáo tỷ lệ thất thoát, thất thu trên 40% đối với nhóm đô thị loại IV trở lên. Có khá nhiều công ty (52 công ty) đạt mức thất thoát, thất thu dưới 15% đối với khu vực đô thị chính thuộc phạm vi cấp nước của công ty, và nhiều số liệu không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ trung bình của cả nước. Nếu chỉ lấy giá trị trung bình của tỷ lệ thất thoát của toàn bộ các doanh nghiệp, chúng ta sẽ có giá trị trung bình là 22.5% (trong đó đô thị loại IV trở lên là 23,12% và loại V và loại khác là 22,85%). Tuy nhiên để tính toán tỷ lệ thất thoát thất thu trên toàn quốc bằng cách sử dụng tỉ lệ giữa tổng lượng nước sạch cung cấp cho toàn mạng lưới của tất cả các công ty và tổng lượng nước được lập hóa đơn của tất cả các công ty, như đã trình bày ở phần đầu báo cáo, tỷ lệ thất thoát chung sẽ là 27,77%, trong đó số liệu của nhóm đô thị loại V và loại khác là 19,66% và của nhóm đô thị loại IV trở lên là 28.86%.

Mỗi một hệ thống đều có tỷ lệ thất thoát cho phép, đó chính là mức rò rỉ “tối ưu” của hệ thống đó. Tỷ lệ này xuất phát từ sự cân bằng giữa nguồn nước sẵn có và nhu cầu sử dụng, các chi phí liên quan, hoặc bù lỗ cho chi phí lũy tiến trong giảm thiểu rò rỉ; mỗi một hệ thống đều có những khoản như vậy, được coi như mức thất thoát, thất thu trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, chỉ số này không đề cập đến mức thất thoát tối ưu như đã nói, mà chỉ đơn giản nhằm so sánh tương đối tỷ lệ thất thoát, thất thu giữa các công ty.

105

Page 106: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 34: Tỷ lệ thất thoát, thất thu theo cấp đô thị

106

%

Page 107: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Khái niệm về lượng nước thất thoát, thất thu thường được sử dụng theo quan điểm của Hiệp hội nước quốc tế (IWA) (xem Bảng dưới). Tuy nhiên, ở Việt Nam, lượng nước “tiêu thụ hợp pháp không có hóa đơn” (lượng nước chữa cháy, nước tưới cây, rửa đường của một số địa phương) thường không được tính vào lượng nước thất thoát, thất thu. Lượng nước này khá nhỏ, thường không quá 5% tổng lượng nước cung cấp. Khả năng các doanh nghiệp cấp nước ở Việt Nam có thể tách biệt lượng nước này là rất khó, đồng thời số liệu của doanh nghiệp về lượng nước rò rỉ thực tế là rất nghèo nàn, bởi thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp ở Việt Nam rất thiếu dữ liệu về đường ống phân phối (từ đó dẫn đến việc thiếu dữ liệu về mức độ rò rỉ xảy ra trên thực tế). Vì vậy, nên áp dụng các số liệu sau:

1.Lưu lượng đầu vào hệ thống

2.Tiêu thụ hợp pháp

4.Tiêu thụ hợp pháp có hóa đơn

8. Lượng nước đã cấp và được lập hóa đơn

18.Nước có doanh thu

9. Tiêu thụ có đồng hồ đo có hóa đơn10. Tiêu thụ không có đồng hồ đo có hóa đơn

5.Tiêu thụ hợp pháp không có hóa đơn

11. Tiêu thụ có đồng hồ đo không có hóa đơn

19. Nước không có doanh thu (Non – revenue water)

12. Tiêu thụ không có đồng hồ đo không có hóa đơn

3.Thất thoát nước

6.Thất thoát thương mại

13. Tiêu thụ bất hợp pháp

14. Sai số đồng hồ khách hàng

7.Thất thoát cơ học

15. Rò rỉ nước ở đường ống truyền tải và phân phối

16. Rò rỉ và tràn bể chứa 17. Rò rỉ tại đấu nối dịch vụ tại đồng hồ của khách hàng

Trong tổng lượng nước thất thoát, thất thu, phần lớn sẽ là lượng nước “thất thoát cơ học”, bao gồm lượng nước rò rỉ từ đường ống, khớp nối, từ đáy và tường bể chứa, từ việc tràn bể chứa. Thất thoát cơ học có thể là vấn đề khá nghiêm trọng, khi công ty không phát hiện ra trong vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Lượng nước bị thất thoát phụ thuộc nhiều vào đặc tính của hệ thống đường ống, cũng như việc các công ty đề ra và thực hiện chính sách

107

Page 108: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

phát hiện, khắc phục rò rỉ như thế nào. Một chiến lược quan trọng đối với bất kỳ công ty nước nào đó là việc chủ động kiểm soát rò rỉ; đó cũng chính là một trong những nội dung trong bảng hỏi gửi đến các công ty. Biểu đồ dưới đây cho thấy mối tương quan giữa việc thực hiện chiến lược chủ động kiểm soát rò rỉ của công ty với tỷ lệ thất thoát, thất thu của công ty đó.

Chủ động kiểm soát rò rỉ (ALC)

Chủ động kiểm soát rò rỉ là việc công ty nước chủ động cử nhân viên đi dò tìm, phát hiện các rò rỉ, không dựa trên thông báo từ khách hàng hay một nguồn tin nào khác. Biện pháp thực hiện chủ yếu của ALC đó là thường xuyên khảo sát và giám sát rò rỉ.

Giám sát rò rỉ là việc giám sát dòng chảy vào các vùng/khu vực nhất định nhằm đo lượng nước rò rỉ, từ đó dành ưu tiên thực hiện họat động phát hiện rò rỉ tại khu vực đó. Hiện nay, hoạt động này trở thành một trong những biện pháp có hiệu quả chi phí cao nhất (và được áp dụng rộng rãi nhất) trong quản lý rò rỉ.

Hiểu được ý nghĩa của việc so sánh giá trị giữa các doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Chỉ số về tỷ lệ thất thoát thất thu minh chứng rõ cho điều này. Chẳng hạn, tỷ lệ thất thoát thất thu trung bình của toàn bộ các công ty nằm trong khoảng 22%. Tuy nhiên, đây chỉ là con số trung bình, được tính từ các số liệu khá chênh lệch giữa các công ty – như những doanh nghiệp lớn ở thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống hạ tầng lâu đời và những doanh nghiệp quy mô nhỏ mới thành lập tại các khu vực khác. Nếu tính tổng lượng nước để có được tỷ lệ thất thoát, thất thu ở cấp quốc gia, chúng ta sẽ có con số 29%. Tuy nhiên, số liệu này bị ảnh hưởng khá lớn bởi con số 45% của thành phố Hồ Chí Minh, bởi thành phố này chiếm tới 27% tổng lượng nước phát vào hệ thống. Khi đó, Bộ Xây dựng có thể rút ra được một thực tế là việc tập trung nguồn lực trong việc giảm thiểu tỷ lệ thất thoát của thành phố Hồ Chí Minh sẽ có tác động mạnh mẽ nhất đối với việc giảm thiểu tỷ lệ thất thoát, thất thu của toàn quốc, nhưng bên cạnh đó cũng cần phải biết rằng việc giảm thiểu tỷ lệ thất thoát, thất thu của thành phố này là một trong những hoạt động tốn kém và khó khăn nhất.

Rất khó để đề xuất mục tiêu cần đạt được đối với tỷ lệ thất thoát, thất thu – mỗi công ty có giá trị tối ưu riêng, phụ thuộc vào vị trí nguồn nước, chi phí về nước, chi phí kiểm soát rò rỉ và đặc tính của hệ thống, chẳng hạn như mật độ đấu nối và tuổi thọ đường ống. Có một điều cần chú ý là hai doanh nghiệp nước có tỷ lệ thất thoát, thất thu cao nhất không hề có kế hoạch chủ động kiểm soát rò rỉ; trên thực tế, 15 doanh nghiệp có tỷ lệ thất thoát trên 25% cũng không có kế hoạch kiểm soát, mặc dù vậy có một ghi nhận tích cực là 11 doanh nghiệp khác có kế hoạch này.

108

Page 109: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Biểu đồ 35: Tỷ lệ thất thoát, thất thu phân chia theo kế hoạch kiểm soát rò rỉ

109

%

Page 110: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP TỨ PHÂN VỊ

3.1 Phương pháp đánh giá

Mục tiêu của chương trình CSDL nước năm 2011 là thu thập số liệu từ các công ty nước nhằm phục vụ việc tính toán bộ chỉ số về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bộ chỉ số được sử dụng cho chương trình năm nay được phát triển từ quá trình tham vấn các công ty nước và Bộ Xây dựng; trong khi đó Bảng câu hỏi được hình thành với sự tham gia của các công ty nước nhằm đảm bảo rằng các công ty sẽ hiểu và sẽ hợp tác trong suốt giai đoạn thực hiện chương trình.

Quá trình thực hiện chương trình này là một quá trình tuần hoàn. Các công ty nước sẽ cung cấp số liệu và sau đó các chuyên gia trong nước sẽ kiểm tra tính hợp lý và thống nhất của bộ số liệu này, cũng như tính chính xác của dữ liệu, nếu có thể. Hầu hết những thông tin mà chương trình yêu cầu đều được các công ty nước cung cấp, tuy nhiên, tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu vẫn là một vấn đề cần lưu ý trong quá trình thu thập số liệu của những năm sau.

Có một điều quan trọng đó là việc thu thập số liệu phụ thuộc vào tính trung thực của các công ty khi cung cấp số liệu. Chúng ta đều biết không có một quy định pháp lý nào về việc các công ty nước phải cung cấp các số liệu này, ngoại trừ vai trò giám sát tổng thể của Bộ Xây dựng. Nếu Bộ xây dựng mong muốn có được một khung pháp lý chi tiết hơn (bao gồm cả mục tiêu và các biện pháp khuyến khích), Bộ sẽ không thể chỉ dựa vào các số liệu do công ty nước cung cấp mà cần đề ra chế độ xác minh số liệu và thủ tục kiểm toán độc lập. Tuy nhiên tại thời điểm này thì đây chưa phải là vấn đề chủ chốt.

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty nước được thực hiện bằng cách so sánh kết quả đầu ra của những công ty trong cùng một khu vực nhất định, có xét đến bối cảnh hoạt động của công ty.

Cần chú ý rằng bất cứ so sánh nào giữa kết quả của chương trình CSDL năm 2011 với kết quả benchmarking năm trước đều không hợp lý, bởi những lý do sau:

- Bộ dữ liệu năm 2011 bao gồm số liệu của 79 công ty nước trong khi bộ số liệu năm trước chỉ có 63 công ty

- Bộ dữ liệu năm 2011 bao gồm cả các dữ liệu của khu vực đô thị loại V và các vùng khác ngoài trung tâm đô thị chính

- Bộ dữ liệu năm 2011 bao gồm dữ liệu của các công ty nước với quy mô và thời gian hoạt động khác nhau, trong đó có những công ty mà số liệu chỉ bao phủ một lượng khách hàng tương đối nhỏ tại các khu vực mới phát triển và có những công ty với cơ sở hạ tầng cũ kỹ

110

Page 111: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

và chủ yếu là hạ tầng được thừa kế lại

- Quá trình thu thập dữ liệu của chương trình CSDL năm 2011 được thực hiện chi tiết và phù hợp với điều kiện của Việt Nam hơn chương trình năm trước chỉ sử dụng bộ câu hỏi IBNET của Ngân hàng thế giới.

Do đó, cần chú ý không nên so sánh kết quả giữa các chương trình trên.

Bên cạnh việc phân chia các chỉ số hiệu quả hoạt động theo phương pháp tứ phân vị, để đảm bảo rằng mỗi công ty tham gia Chương trình đều có được kết quả đánh giá từ chương trình, mỗi công ty sẽ nhận được một báo cáo miêu tả ngắn gọn về vị trí của công ty đó trong bảng tứ phân vị. Điều mà chương trình này hi vọng đó là thông qua những báo cáo này, đội ngũ quản lý tại các công ty nước sẽ có động lực để thực hiện các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty mình, với những kết quả đạt được sẽ được thể hiện qua chương trình CSDL cấp nước đô thị những năm tiếp theo.

Các chỉ số về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng như một phương tiện để quan sát xu hướng phát triển trong hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian (do đó mà chương trình này đòi hòi sự ủng hộ và hợp tác lâu dài từ phía các công ty nước). Các chỉ số trong nhiều năm có thể được tập hợp lại theo một ý đồ nhất định nhằm xác định hoạt động của doanh nghiệp đang theo chiều hướng phát triển nào, từ đó cán bộ quản lý của công ty cũng như các cơ quan quản lý sẽ đưa ra những chính sách phù hợp. Trong những năm sắp tới, khi mà chương trình càng có nhiều số liệu từ các công ty thì việc so sánh hiệu quả hoạt động giữa các công ty với nhau cũng sẽ có ý nghĩa và chính xác hơn.

Để có thể đưa ra kết luận về hiệu quả hoạt động của một công ty đang ở mức cao hay thấp, chúng ta không thể chỉ dựa vào các chỉ số, mà còn cần dựa vào kinh nghiệm cũng như hiểu biết của chuyên gia đánh giá. Khi xem xét một chỉ số, chuyên gia sẽ phải xác định các yếu tố mang tính giải thích hoặc yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chỉ số đó. Vì những lý do này mà chương trình sẽ không áp đặt việc xếp hạng thuần túy theo từng chỉ số, bởi nó có thể dẫn đến những hiểu lầm không đáng có. Chẳng hạn, đối với chỉ số về tỉ lệ số lần vỡ ống trên mỗi km đường ống truyền tải và phân phối, một yếu tố mang tính giải thích rất quan trọng đó là tuổi thọ của đường ống, đây cũng là yếu tố giải thích khi so sánh chi phí vận hành của những hệ thống đường ống được sử dụng lâu năm so với những hệ thống đường ống mới đưa vào sử dụng. Các chuyên gia đánh giá cũng không dựa trên những con số này để đưa ra bất kỳ kết luận nào về hiệu quả hoạt động cao hay thấp của công ty, thay vào đó sẽ mở gợi mở những câu hỏi mà qua đó mỗi công ty hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của mình – chẳng hạn như: những kế hoạch nào đang được áp dụng để cải thiện tình trạng đường ống, những hoạt động nào đã được triển khai nhằm giảm thiểu số lần vỡ ống và sự rò rỉ nước, chi phí cũng như hiệu quả của những hoạt động này ra sao. mặc dù những số liệu tổng hợp của toàn công ty vẫn là những số liệu quan trọng mà đội ngũ quản lý cần biết, nhưng nếu có thể bóc tách và so sánh các phần khác nhau trong cùng một hệ thống của

111

Page 112: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

công ty đó, những câu hỏi như vừa nêu có thể trở nên sâu sát và thiết thực hơn nữa; ví dụ, đôi khi sự cố vỡ đường ống chỉ xảy ra ở một hoặc hai khu vực nào đó, nhưng nó lại ảnh hưởng đến chỉ số về tình trạng của đường ống trên toàn hệ thống.

Như đã nói ở trên, mỗi công ty có điều kiện hoạt động khác nhau. Ngay cả hai công ty có cùng một loại dịch vụ cung cấp trên cùng một khu vực, nhưng môi trường vận hành thì hiếm khi giống nhau. Mỗi công ty luôn có các số liệu đầu vào đặc trưng của riêng mình, các đặc điểm địa hình hoặc công nghệ áp dụng riêng biệt, bởi vậy mà việc so sánh giữa các công ty không thể là tuyệt đối.

Có nhiều phương pháp khác nhau để so sánh các kết quả thu được. Một chỉ số đơn lẻ tự bản thân nó không nói lên nhiều điều, trừ khi được đem đi so sánh với một mốc / chuẩn mực nào đó. Có nhiều loại cột mốc so sánh mà công ty có thể sử dụng như:

Kết quả báo cáo trong những năm trước của công ty. Đây là một trong những phép so sánh hữu ích nhất. Phương pháp so sánh này có phạm vi áp dụng khá rộng vì nó có thể sử dụng để so sánh các hệ thống hoạt động trong những bối cảnh khác nhau. Các cơ quan quản lý – và cả các công ty nước – có thể hoạch định mục tiêu cụ thể về tỷ lệ phát triển trong năm tiếp theo.

Các mục tiêu được đề ra trong kế hoạch kinh doanh của công ty. Phương pháp này tương tự với phương pháp trên ở chỗ sự so sánh chỉ áp dụng trong phạm vi một công ty. Tuy nhiên trong phương pháp này, mốc so sánh được sử dụng chính là các mục tiêu mà mỗi công ty tự đề ra. Một điểm hấp dẫn của các mốc so sánh này đó là mỗi công ty tự ước tính mức độ mà công ty có thể kiểm soát đối với từng chỉ số cụ thể và khoảng thời gian thích hợp để công ty có thể cải thiện tình trạng hiện tại. Cơ quan quản lý hoàn toàn có lí do chính đáng cho việc áp đặt các tiêu chuẩn một cách nghiêm ngặt khi các tiêu chuẩn này do chính các công ty tự đề xuất.

Các chỉ tiêu quy định trong giấy phép hoặc hợp đồng. Hiển nhiên, đây là những cột mốc rất quan trọng khi áp dụng những biện pháp khuyến khích hoặc xử phạt. Vần đề chính cần nhấn mạnh ở đây là cột mốc này cần dựa trên các cột mốc khác – do chính công ty đó đặt ra, hoặc từ các công ty khác, hoặc các tiêu chuẩn trong ngành đã được công bố, hoặc tốt nhất là tổng hợp tất cả các yếu tố này. Tuy nhiên, thông thường cơ quan có thẩm quyền và các nhà quản lý luôn cho rằng các chỉ tiêu quy định trong giấy phép hoặc hợp đồng là những con số hợp lý nhất, đơn giản bởi vì đó là những chỉ tiêu được ghi trong giấy phép hoặc bởi những chỉ tiêu đó chính là các định mức mà Chính phủ cần đạt được. Nên tránh đề xảy ra tình trạng này.

Kết quả từ các công ty khác có cùng cơ chế quản lý. Những kết quả này có thể rất hữu ích trong việc chỉ ra mối tương quan trong hoạt động giữa các công ty với nhau. Lợi ích lớn nhất khi sử dụng phương pháp này đó là nó sẽ chỉ ra cho các công ty thấy được những vấn đề họ có thể đối mặt, từ đó buộc các công ty phải tiến hành

112

Page 113: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

kiểm tra lại một cách chi tiết trong nội bộ công ty mình để tìm hiểu vì sao những chỉ số về hiệu quả hoạt động của họ lại thấp hơn khi được so sánh với các công ty bạn. Tuy nhiên sẽ rất khó để đưa ra kết luận chính xác khi so sánh giữa các công ty với nhau, bởi những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như quy mô của từng công ty là khác nhau – chẳng hạn khi so sánh các hệ thống cấp nước có quy mô khác nhau hoặc với mật độ đấu nối khác nhau – đó là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các chỉ số về hiệu quả.

Các thước đo số liệu cần được sử dụng một cách hết sức cẩn thận để chỉ ra các hoạt động còn yếu kém của doanh nghiệp. Đó sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có những cải thiện cần thiết trong hoạt động, để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn các đồng nghiệp của mình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải thay đổi phương thức hoạt động của mình – và CSDL cấp nước đô thị là một công cụ quan trọng giúp các công ty tự thay đổi mình. Có một số phương pháp đánh giá định lượng có thể sử dụng và có thể được Bộ Xây dựng sử dụng trong tương lai phục vụ cho vai trò giám sát ngành nước của Bộ. Các phương pháp này được tóm tắt như sau:

Tỉ số về hiệu quả hoạt động: đây là những nguyên liệu chính để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các tỉ số này tương đối dễ thu thập và báo cáo. Các nhà quản lý có thể lập các biểu đồ về xu hướng phát triển hoặc bảng so sánh. Biểu đồ về xu hướng phát triển giúp xác định các hoạt động của công ty có đang đi đúng hướng hay không, tuy nhiên lại không cho thấy mức độ hiệu quả tốt hay kém. Trong khi đó, bảng so sánh lại cho thấy một cách tổng quan tất cả những mặt yếu kém trong hoạt động của doanh nghiệp. Điều này sẽ không khỏi dẫn đến những vấn đề như tại sao việc quản lý hoạt động này lại có hiệu quả cao còn hoạt động khác thì không – chính điều đó buộc chúng ta phải xem xét các thông tin mang tính giải thích.

Mô hình hoạt động hiệu quả: Mô hình này thực hiện phép đo lường ở mức chi tiết và rõ ràng hơn phương pháp nêu trên, trong đó việc đánh giá hiệu quả hoạt động có xem xét đến các yếu tố mang tính giải thích. Các mô hình này sử dụng những phân tích hồi quy tiêu chuẩn để xác định công thức liên kết giữa các biến phụ thuộc (như chi phí hoặc số nhân viên) và các biến độc lập (các yếu tố mang tính giải thích, chẳng hạn: quy mô hoạt động, khó khăn trong quá trình xử lý nước, tuổi thọ và tình trạng đường ống). Đây là những phân tích thống kê, vì vậy không phải lúc nào nó cũng phản ánh những gì các nhà quản lý đánh giá bằng trực giác, như mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Ngày nay phương pháp này được sử dụng khá rộng rãi trong ngành nước.

Các phương pháp kỹ thuật khác: có nhiều công cụ kỹ thuật khác cũng có thể được sử dụng để đưa ra những đánh giá định lượng về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Có thể kể đến mô hình “biên giới ngẫu nhiên”: mô hình này không chỉ đơn thuần cho thấy đường giá trị trung bình của tất cả các dữ liệu mà còn vẽ ra những đường giới hạn cho

113

Page 114: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

biết những hoạt động nào đạt hiệu quả cao. Hay một công cụ khác có thể được áp dụng đó là phương pháp lập trình toán học về “Phân tích phát triển dữ liệu”, trong đó đưa ra các nhóm doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động tốt, sau đó sử dụng phương pháp toán học để so sánh với hoạt động của doanh nghiệp đang cần xem xét, đánh giá.

Nói tóm lại, việc đưa ra những đánh giá thông qua chương trình này chỉ là bước khởi đầu cho những việc tìm hiểu thông tin chi tiết hơn trong tương lai, mà từ đó các công cụ khác nhau sẽ cùng được sử dụng để có thể đưa ra một bức tranh toàn cảnh cũng như những đánh giá đáng tin cậy về hiệu quả hoạt động của các công ty cũng như của toàn ngành nói chung.

3.2 Báo cáo tứ phân vị

Báo cáo tóm tắt của từng công ty là một trong những sản phẩm đầu ra của chương trình này (xem tại Phụ lục E đính kèm theo báo cáo này). Các báo cáo tóm tắt này được hình thành từ bộ cơ sở dữ liệu mà chương trình thu thập được. Bộ cơ sở dữ liệu bao gồm toàn bộ các số liệu đầu vào, có thể được đọc và thao tác dưới định dạng dữ liệu thô hoặc đồ thị.

Bộ câu hỏi sau khi gửi đi đã nhận về báo cáo của 79 công ty cấp nước đô thị. Toàn bộ các dữ liệu sau khi nhận về sẽ được nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Các số liệu cần phải kiểm tra hoặc chỉnh sửa, nếu cần thiết, cũng đã được tiến hành. Việc phát bộ câu hỏi, thu thập dữ liệu và liên lạc với các công ty đều được thực hiện bởi các chuyên gia trong nước.

Như đã đề cập ở trên, việc xếp hạng doanh nghiệp có thể được thực hiện thông qua lựa chọn các biến số, đặc tính kỹ thuật, cỡ mẫu, khung thời gian và các ngoại lệ. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng dễ gây ra hiểu lầm và sử dụng sai mục đích. Do đó, việc xếp hạng doanh nghiệp chỉ nên coi như chất xúc tác để công tác quản lý ngành nước có hiệu quả hơn.

Trong giai đoạn này, chúng ta chưa có một quy định bắt buộc nào về việc sử dụng các chỉ số về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cấp nước, tuy nhiên khi xem xét vấn đề này cần chú ý đến bối cảnh ngành nước ở Việt Nam hiện này, đặc biệt là vai trò tổng quan của Bộ Xây dựng và bối cảnh hoạt động cụ thể của từng công ty nước. Các báo cáo tứ phân vị của từng công ty là một sản phẩm cân bằng giữa hai hình thức xếp hạng và so sánh các doanh nghiệp, đồng thời các báo cáo này có thể khiến các công ty quan tâm hơn đến chương trình CSDL cấp nước đô thị này.

Báo cáo tứ phân vị là một cái nhìn tổng quan và tóm tắt về hiệu quả hoạt động tương đối của mỗi công ty. Chúng tôi đề xuất rằng các công ty nên coi các báo cáo này như một bước khởi đầu để tiến hành quá trình phân tích chi tiết các số liệu của công ty. Để có thể diễn giải các thông tin này, cần thiết phải hiểu được bối cảnh hoạt động cụ thể của từng công ty, chẳng hạn như các yếu tố về địa hình, văn hoá, chính trị và kinh tế. Các báo cáo tứ phân vị được thực hiện riêng biệt cho từng công ty, trong đó chỉ ra vị trí của từng chỉ số về hiệu

114

Page 115: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

quả hoạt động của công ty trong bảng tứ phân vị. Mỗi chỉ số của công ty sẽ có một vị trí trên bảng tứ phân vị, qua đó cho thấy tương quan giữa chỉ số của công ty với chỉ số của toàn bộ các công ty khác.

Báo cáo tứ phân vị sẽ gồm các phần sau:

A. Thông tin và bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp. Phần này đưa ra các thông tin về bối cảnh hoạt động của công ty liên quan của một vài chỉ số. Báo cáo chỉ ra các câu trả lời “Có” hoặc “Không” của công ty, đồng thời cho biết số lượng câu trả lời “Có” hoặc “Không” của toàn bộ các công ty khác.

Có/Yes Không/No Có/Yes Không/No

* 17 62

* 9 70

* 41 38

* 73 6

* 56 23

* 64 15

* 30 49* 50 29

* 65 14

* 70 9

* 43 36

* 75 4Hiện có kế hoạch đầu tư 5 năm/5 year investment plan in place

Thực hiện các hoạt động khuyến khích khách hàng t iết kiệm nước/ Conservation activities undertaken

Kiểm toán năng lượng/ Energy auditing

Chủ động phát hiện rò rỉ/ Active leakage management

Nguồn doanh thu khác ngoài cấp nước/ Revenue sources outside Water SupplyHệ thống lưu giữ khiếu nại của khách hàng/ Customer complaint system

Hiện có kế hoạch cung cấp nước uống tại vòi/ Plans in place to provide potable water at tap

Đô thị chính thuộc loại Đặc biệt hoặc loại I/ Grade Special or I as main centreĐô thị chính thuộc loại II/ Grade II as main centre

Đô thị chính thuộc loại III hoặc IV/ Grade III or IV as main centre

Dân số đang gia tăng/ Population rising

Chịu áp lực về nguồn nước/ Resource pressures faced

Số công ty trả lời:Number of utilities answering:

THÔNG TIN & BỐI CẢNH HỌAT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/UTILITY PROFILE & CONTEXT

Ngoài ra các thông tin về bối cảnh còn được thể hiện trong bảng dưới đây, trong đó tập hợp các thông tin về mặt kỹ thuật của công ty. Trong bảng này, giá trị của những số liệu mà công ty cung cấp sẽ được thể hiện, đồng thời, giá trị đó cũng được đánh dấu vào điểm tứ phân vị tương ứng với vị trí của nó trong bộ số liệu của toàn bộ các công ty đã nộp báo cáo. Điều này sẽ giúp các công ty hiểu hơn về vị trí của mình khi so sánh với toàn bộ các công ty khác, và một lần nữa, đây cũng sẽ là những thông tin về bối cảnh hữu ích cho cán bộ quản lý của các công ty.

115

Page 116: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Giá trị/value Cao nhất/ Highest

Thấp nhất/ Lowest

1st Q 2nd Q 3rd Q 4th Q

762 *

5797460 *

236677 *

null

132.00 *

341.00 *

158 *

461 *

19052

5179 *

null

Số nhân viên/ Number of staff

Tuổi thọ đường ống phân phối/ Age of distribution network (number over 21 years old)

Chiều dài đường ống phân phối/ Length of distribution mains km

Chiều dài đường ống truyền tải / Length of transmission mains (km)

Số nhà máy xử lý/ Number of Treatment Works

Tỷ lệ nước ngầm/ Volume of groundwater (1000m3/yr)

Tỷ lệ nước mặt/ Volume of surface water (1000m3/yr)

Giá nước được UBND phê duyệt/ Approved tariff by PCC (mVND per M3)

Số đấu nối nước sinh hoạt/ Number of non-domestic connections

Số đấu nối nước sinh hoạt/ Number of domestic connections

DỮ LIỆU VỀ BỐI CẢNH CHÍNH/KEY CONTEXT DATA

Bảng sau thể hiện các dữ liệu chủ chốt liên quan đến quy mô tương đối của công ty. Các dữ liệu được chia theo các điểm tứ phân vị, chẳng hạn, nếu công ty được xếp vào điểm tứ phân vị thứ nhất (1st) đối với một thông số nào đó, thì có nghĩa là giá trị thông số đó của công ty nằm trong phần giá trị cao nhất của tất cả các công ty. Nếu công ty có thông số nào không đánh dấu tức là dữ liệu đó không ty không cung cấp, hoặc giá trị của công ty mang tính ngoại lệ./ This table shows the key data relating to your utility's relative size. The data has been broken down into quartiles so that, for example, if your utility appears in the first quartile (1st Q) of a parameter, this means that your value for that parameter is among the highest quarter of utilities. Where no value is indicated, your utility did not supply the relevant data or was an outlier.

Population / Dân số ('000)

B. Các chỉ số về hiệu quả hoạt động. Phần tiếp theo sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của từng công ty so với toàn bộ các công ty khác. Phương pháp tứ phân vị cũng tương tự như trên, đó là sử dụng số liệu của toàn bộ các công ty đối với từng nội dung. Xét về hiệu quả mang lại cho các doanh nghiệp, cách tiếp cận này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn việc xếp hạng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp “từ cao xuống thấp”, mà như đã nói ở trên, việc xếp hạng như vậy không hề giúp ích gì cho mục tiêu dài hạn của công ty cũng như đảm bảo sự đồng thuận và hợp tác giữa các công ty với nhau.

Một mục tiêu cơ bản khác của việc thể hiện các chỉ số theo phương pháp tứ phân vị đó là nhằm khuyến khích các công ty tự đặt ra các câu hỏi về cơ cấu tổ chức của mình. Có thể đó

116

Page 117: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

sẽ là những câu hỏi về hiệu quả hoạt động của công ty mình so với các công ty khác, hoặc về tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu đã cung cấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên/được khuyến khích liên hệ với Bộ Xây dựng để biết thông tin về những công ty nằm trong nhóm “có hiệu quả cao nhất”, từ đó họ có thể tiến hành các hoạt động đối sánh quy trình.

117

Page 118: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Giá trị/value Tốt/ Better Kém/ Lower

1st Q 2nd Q 3rd Q 4th QNumber of responses

10.00 * 76

80.83 * 78

91.71 * 76

25.47 * 78

9.10 * 77

32.41 * 75

2.63 * 76

0.19 * 69

3.58 * 76

197.72 * 69

10.15 * 63

0.24 * 78

2586.61 * 78

1927.74 * 79

19.26 * 78

53.33 * 79

1.73 * 78

19.03 * 76

6.05 * 76

24.00 * 75

100.00 * 78

2.60 * 67

5121.19 * 78

3816.71 * 79

null 76

4533.52 * 76

95.24 * 79

50.51 * 78

21.80 * 69

10.94 * 76

3.85 * 69

0.22 * 64

0.11 * 64

Mức chi phí hóa chất/ Chemical % operating costs (%)

Đầu tư phát triển hệ thống phân phối /Investment in dist ribtion network (% of total revenues of water supply)Tỷ lệ đường ống được phục hồi hoặc cải tạo/ % length of main rehabilitated (% of total length of mains)

Tiêu thụ điện năng trên mỗi m3 nước sản xuất / Electricity consumption m3 produced (KWh/m3)

Đơn giá chi phí vận hành/Operating cost m3 sold (VND/m3 sold)

Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước /Water treatment plant efficiency (expressed as a % of water treated)

Tỷ lệ thất thoát , thất thu/ Non-Revenue Water (expressed as a % of net water supplied)

Tỉ lệ mẫu nước thử đạt tiêu chuẩn/ Water quality supplied % tests (% tests passed)

Tỷ lệ đầu tư cho phát triển đấu nối nước sinh hoạt / Investment in new domest ic connect ions (a % of total annual tariff revenue)

Tỷ lệ % gia tăng đấu nối nước sinh hoạt/ % Increase in domest ic connections (% of the number of connections at the start of that year)

Tỉ số giữa tổng số lần khiếu nại trên tổng số đấu nối/ Complaints % of connections (%)

Tỷ lệ thu tiền nước / Revenue collection efficiency ( % of the total amount of water supply bills issued in the year)

Giá nước bình quân đối với khách hàng nước sinh hoạt/ Average tariff paid by domestic customers (mVND per m3)

Giá bán nước bình quân được duyệt so với giá nước do công ty đề xuất/ Average approved tariff / tariff rate required by the water ut ility (expressed as % of required rate)

Bảng sau cho thấy hiệu quả hoạt động tương đối của các công ty, trên cơ sở các chỉ số chính. Dữ liệu được chi theo các điểm tứ phân vị. Đối với một vài chỉ số, giá trị càng thấp lại tương ứng với hiệu quả hoạt động càng cao; trong khi đó có những chỉ số thì giá trị càng lớn tương ứng với hiệu quả hoạt động càng cao. Do đó, bảng sau được thiết kế theo dạng hiệu quả hoạt động tốt nhất sẽ xếp vào cột ngoài cùng bên trái (điểm tứ phân vị thứ nhất - 1st Q) và hiệu quả hoạt động kém nhất sẽ xếp vào cột ngoài cùng bên phải (4th Q). Những chỉ số không được đánh dấu có nghĩa là công ty không cung cấp dữ liệu liên quan/This table shows the relative performance of your utility against the key indicators. The data has again been broken down into quartiles. For some indicators, the lower the value the better the performance, whilst for others, larger values are better. The table has therefore been designed such that good performance always appears on the left hand side (1st Q) and the relatively poor performance on the right (4th Q). Where no value is indicated, your utility did not supply the relevant data.

Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người /Resident ial Consumption (per capita consumption)

Tỷ lệ huy động công suất / Product ion utilisation (expressed as a % of design capacity)

Tỷ lệ dịch vụ / Populat ion served (% of the total population number in the whole area of operations)

Các chỉ số chính/ Key indicators:

Số nhân viên / 1000 dân được cấp nước/ Staff per 1000 population served (number)

Số nhân viên/1000 đấu nối / Staff per 1000 connections served (number)

Tỷ lệ đồng hồ đo được kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế / Meter reliability (% of total number of meters)

Số lần vỡ ống (lần/km) trên toàn hệ thống /Pipe breaks per km in whole network (number)

Số lần vỡ ống (lần/km) của hệ thống truyền tải/ Pipe breaks/km in t ransmission network (number)

Số lần vỡ ống (lần/km) của hệ thống phân phối/ Pipe breaks/km in dist ribution network (number)

Mức chi phí nhân công/ Staff % operating costs (%)

Định mức chi phí sản xuất / Operating cost m3 produced (VND/m3 produced)

Mức chi phí điện năng/ Energy % operating costs (%)

Tỷ lệ dịch vụ nợ/ Debt service ratio (% of total direct tariff income)

Tỉ số vận hành/ Operat ing cost % tariff revenue (%)

Giá nước bình quân thực tế/ Average price water produced (mVND per m3)

Doanh thu t rung bình t rên 1m3 nước bán ra/ Average price water sold (mVND per m3)

CÁC CHỈ S Ố CHÍNH / PERFORMANCE INDICATORS

Tính liên tục t rong cấp nước/Continuity of service (hours per day)

118

Page 119: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

3.3 Báo cáo trực tuyến Bên cạnh các báo cáo riêng cho từng công ty như trình bày trên đây, người dùng còn có thể tải báo cáo phân tích từ trang web chính thức của chương trình. Những tài liệu có thể được tải về bao gồm:

1. Bộ chỉ số về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó người dùng có thể lựa chọn trong số 25 chỉ số, theo hai nhóm: Khu vực hoặc Cấp đô thị.

Ví dụ: Cách tạo báo cáo chỉ số

BƯỚC 1: Lựa chọn các chỉ số muốn có trong báo cáo (tối đa 8 chỉ số trong ô hiển thị)

X XY XZ XW

BƯỚC 2: Lựa chọn nhóm phân loại: Theo Khu vực Từng công ty Tổng số (của từng vùng) Theo cấp Đô thị Từng công ty Tổng số (của từng nhóm đô thị)

BƯỚC 3: Tải báo cáo.

2. Báo cáo hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp. Đây là các báo cáo sử dụng phương pháp tứ phân vị đối với toàn bộ các chỉ số, ngoài ra còn có một số thông tin bổ sung về doanh nghiệp cho biết điều kiện hoạt động của doanh nghiệp.

3. Phân tích xu hướng theo các năm đối với từng chỉ số cho từng công ty. Tài liệu này sẽ có giá trị khi trong tương lai, chương trình thu thập được số liệu của các công ty trong nhiều năm.

Ví dụ: Cách tạo báo cáo của một công ty

Ví dụ: Cách tạo báo cáo về xu hướng phát triển qua các năm

BƯỚC 1: Đối với năm vừa báo cáo

Chọn MỘT công ty nước (trong ô hiển thị):

XX XY …

BƯỚC 2: Tải báo cáo

Đối với những năm báo cáo trước đó (chọn trong các ô hiển thị):

BƯỚC 1. Chọn công ty:

BƯỚC 2: Chọn chỉ số:

BƯỚC 3: Tải báo cáo

4. Báo cáo về số liệu tổng hợp và trung bình của toàn quốc.

DOWNLOAD: Báo cáo cấp nước đô thị toàn quốc

119

Page 120: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN

4.1. Đánh giá kết quả của bộ chỉ số. Kết quả tính toán của bộ chỉ số từ số liệu cung cấp của 79 doanh nghiệp cấp nước và tổng hợp cho cả nước cho thấy tình trạng kinh doanh của từng công ty và bức tranh tổng thể về cấp nước đô thị Việt Nam cũng như các chỉ số cơ bản đánh giá tình hình của các vùng, cấp đô thị đã được thực hiện và thể hiện trong báo cáo.

Hệ thống này sẽ được cập nhật hàng năm và là cơ sở cung cấp các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng cho quá trình đánh giá như trong điều khoản tham chiếu đã đề ra “Đây là công cụ để liên tục cải thiện chất lượng hoạt động nhằm tạo ra lợi ích tối đa khi được thực hiện một cách có hệ thống trong một giai đoạn nhất định. Công tác đánh giá chuẩn hóa sẽ hiệu quả nhất nếu được thực hiện hàng năm” và hỗ trợ Bộ Xây dựng trong công tác giám sát các chiến lược đầu tư và quy hoạch trong ngành cấp nước.

CSDL cấp nước đô thị là một chương trình với nhiều ý nghĩa thiết thực và sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất cho các công ty. mỗi công ty đều có thể sử dụng các tài liệu này như một công cụ thu thập dữ liệu trong chính nội bộ công ty mình, để mỗi công ty tự đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị thành viên trong công ty, điều này sẽ giúp cải thiện hiệu quả trong việc ra quyết định và lập kế hoạch của mỗi công ty.

Kết quả của bộ chỉ số đã giúp các doanh nghiệp minh bạch trong việc công khai các số liệu để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, có điều kiện tham khảo, so sánh với các đơn vị bạn để xây dựng kế hoạch phát triển của doanh nghiệp mình.

Báo cáo kết quả bộ chỉ số của năm 2011 là tổng hợp của sự kết hợp giữa Tư vấn Quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lập CSDL cấp nước đô thị cho nhiều nước trên thế giới với Tư vấn trong nước và Tư vấn lập trang web để đưa các kết quả công bố trên phương tiện thông tin đại chúng để công khai hóa hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước để mọi đối tượng có thể tham khảo và tra cứu những chỉ số của doanh nghiệp nào đó mà mình quan tâm.

4.2. Bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện Quá trình thực hiện chương trình Cơ sở dữ liệu ngành nước 2011 đã được mô tả và lập thành bảng trong mục 1.3.4 của chương 1 bao gồm các bước và các hạng mục công việc sau:

4.2.1.Thiết lập danh sách dữ liệu cần thu thập

Bộ Xây dựng đã gửi công văn đến các Sở Xây dựng các tỉnh đề nghị cung cấp thông tin sơ

120

Page 121: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

bộ về lĩnh vực cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh/thành phố. Các tỉnh, thành phố được yêu cầu đều đã gửi công văn phản hồi, qua đó giúp Bộ Xây dựng nắm được những thông tin cơ bản nhất về tình hình cấp nước đô thị trên hầu hết địa bàn cả nước. Trên cơ sở đó, đơn vị Tư vấn đã tiến hành các bước nghiên cứu cơ bản để có thể đề xuất được một bộ chỉ số đầu ra phù hợp với yêu cầu của Ban QLDA cũng như tình hình ngành cấp nước tại Việt Nam.

4.2.2. Hoàn thiện Bộ chỉ số đánh giá năng lực của doanh nghiệp cấp nước

Sau khi có dự thảo Bộ chỉ số, Bộ Xây dựng gửi dự thảo bộ chỉ số cho các chuyên gia trong ngành và các cơ quan quản lý để lấy ý kiến về dự thảo Bộ chỉ số.Các tư vấn trong nước thảo luận với tư vấn quốc tế để thống nhất về các chỉ số.

Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị “triển khai chương trình thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nước với sự tham gia của các chuyên gia trong ngành nước, đại diện của 79 công ty cấp nước đô thị, đại diện Ngân hàng Thế giới và một số cơ quan quản lý, tổ chức xã hội để lấy ý kiến góp ý của các bên về dự thảo Bộ chỉ số. Cuối cùng, đơn vị Tư vấn tiến hành tổng hợp, rà soát tất cả các ý kiến góp ý để hoàn thiện bộ chỉ số cuối cùng.

Kết quả: bộ chỉ số cuối cùng bao gồm 31 chỉ số, trong đó có những chỉ số được chia nhỏ ra thành chỉ số cho khu vực đô thị loại IV trở lên và chỉ số cho khu vực đô thị loại V và loại khác,

4.2.3. Lập công cụ thu thập thông tin (bảng hỏi và các tài liệu hướng dẫn)

Tư vấn trong nước và Tư vấn Quốc tế đã lập và thống nhất Bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ các công ty nước gồm có 151 câu hỏi, bao quát được các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty cấp nước cũng như bối cảnh hoạt động của các công ty này. Đồng thời, đính kèm với Bảng câu hỏi là Tài liệu hướng dẫn trả lời chi tiết cho 151 câu hỏi.

4.2.4. Tập huấn giới thiệu, hướng dẫn chương trình cơ sở dữ liệu ngành nước

Chương trình đã tổ chức 4 cuộc hội thảo cho 4 khu vực khác nhau của 3 vùng trong cả nước nhằm tập huấn về việc thu thập và cung cấp các thông tin yêu cầu trong Bảng hỏi. Thông qua 4 cuộc hội thảo này, toàn bộ 86 công ty nước trên toàn quốc đã có thể nắm rõ hơn về Chương trình nói chung cũng như cách thu thập và cung cấp thông tin trong Bảng hỏi nói riêng. Đồng thời, qua các cuộc hội thảo này, Ban QLDA và Đơn vị Tư vấn sẽ nắm được toàn bộ các thông tin liên lạc (số điện thoại, email…) của các cán bộ chịu trách nhiẹm thực hiện Chương trình tại từng công ty nước, phục vụ cho các công tác thu thập số liệu sau này.

Trong các đợt tập huấn, Tư vấn đã giới thiệu rất rõ ràng, những khó khăn và những lưu ý

121

Page 122: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

khi xác định từng số liệu để trả lời 151 câu hỏi, Tuy vậy, khi thực hiện, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng hoặc hiểu sai vì vậy các số liệu cung cấp không chính xác dẫn tới các chỉ số không hợp lý.

Một bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện là: Các doanh nghiệp cử các cán bộ tham gia chương trình có trình độ chuyên môn kỹ thuật (kỹ sư cấp thoát nước hoặc cán bộ phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh) thì việc cung cấp số liệu thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp cử cán bộ các phòng tổng hợp hoặc các phòng khác tham gia chương trình này. Các doanh nghiệp cần có sự thay đổi nhân sự tham gia chương trình này trong những năm sau.

4.2.5. Thu thập dữ liệu

Bộ Xây dựng gửi Công văn tới các doanh nghiệp cấp nước yêu cầu cung cấp thông tin, cũng như hướng dẫn chi tiết về cách thức cung cấp số liệu theo các câu hỏi kèm theo hướng dẫn và kèm theo bảng mềm link giữa bộ câu hỏi với bộ chỉ số để các doanh nghiệp biết ngay các chỉ số khi có số liệu bên bảng câu hỏi. Mặc dù vậy, khi cung cấp số liệu, nhiều doanh nghiệp đã không chú ý quan tâm đến kết quả của các chỉ số hoặc có thể chưa hiểu hết ý nghĩa của các chỉ số nên đã gửi cho Mabutip bảng trả lời câu hỏi với những kết quả về bộ chỉ số chưa hợp lý.

Trong suốt thời gian chờ phản hồi từ các công ty nước, các chuyên gia và cán bộ hỗ trợ từ phía Đơn vị Tư vấn đã kết hợp với cán bộ phụ trách Chương trình CSDL nước của Ban QLDA liên tục gọi điện kiểm tra, đốc thúc và hướng dẫn các công ty hoàn thành và gửi dữ liệu yêu cầu trong Bảng hỏi.

Quá trình thu thập dữ liệu gặp khó khăn đúng như dự đoán và đã lường trước. Hầu hết các doanh nghiệp quan tâm, nhiệt tình và có trách nhiệm trong việc cung cấp số liệu nhưng cũng có một số doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức tới công việc này, trả lời bảng hỏi một cách miễn cưỡng hoặc cung cấp số liệu không chính xác dẫn tới kéo dài thời gian, Tư vấn đã phải trao đổi nhiều lần vì khi chỉnh sửa một số liệu có thể dẫn tới thay đổi một loạt chỉ số, Để có được một bộ chỉ số hợp lý thì phải kiểm tra, chỉnh sửa hàng loạt số liệu vì thế tốn nhiều thời gian.

4.2.6. Bổ sung và làm rõ dữ liệu thu thập được

Sau khi nhận được dữ liệu (lần 1) từ các công ty nước, nhóm chuyên gia của đơn vị Tư vấn tiến hành xem xét và đánh giá về tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu do các công ty cung cấp. Sau đó Bộ Xây dựng đã gửi Công văn (lần 2) yêu cầu các công ty nước bổ sung và làm rõ dữ liệu đối với những số liệu còn thiếu hoặc được đánh giá là chưa chính xác.

122

Page 123: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

4.2.7. Hoàn thiện dữ liệu

Sau khi nhận được dữ liệu đã bổ sung và làm rõ (lần 2) từ các công ty nước, nhóm chuyên gia của đơn vị Tư vấn tiếp tục xem xét và đánh giá lần thứ 2 về tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu. Trong lần đánh giá thứ 2 này, các chuyên gia đã trực tiếp gọi điện liên lạc để hướng dẫn những cán bộ trực tiếp phụ trách chương trình lập CSDL cấp nước đô thị tại các công ty nước hoàn thiện bộ dữ liệu.

4.2.8. Phân tích dữ liệu và soạn thảo báo cáo

Nhóm chuyên gia cấp nước và chuyên gia tài chính cùng tổng hợp, đánh giá và phân tích các dữ liệu của toàn bộ 79 công ty nước. Các chuyên gia trong nước tập trung vào việc phân tích, so sánh, đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước nói chung cũng như của từng nhóm công ty. Trong khi đó, chuyên gia quốc tế sử dụng phương pháp đánh giá riêng để chiết xuất ra các báo cáo kết quả các chỉ số của từng công ty nước. Các sản phẩm sau khi phân tích và đánh giá của tất cả các chuyên gia đã được tập hợp lại để hình thành nên Báo cáo về kết quả cuối cùng của chương trình xây dựng Cơ sở dữ liệu ngành nước năm 2011.

4.2.9. Xác minh số liệu, chỉnh sửa báo cáo

Bản thảo báo cáo cuối cùng đã gửi Cục Hạ tầng Kỹ thuật- Bộ XD và Ngân hàng Thế giới (WB) để xin ý kiến góp ý. Sau khi nhận được ý kiến góp ý của Cục hạ Tầng và WB, Tư vấn đã rà soát lại số liệu của một số công ty mà kết quả của bộ chỉ số không hợp lý, Mabutip đã gửi công văn (lần 3) tới 32 doanh nghiệp cấp nước ở cả 3 khu vực miền Bắc, Trung, Nam để xác minh lại số liệu. Các doanh nghiệp đã kiểm tra chỉnh sửa số liệu và gửi bằng văn bản và email về Mabutip, tuy nhiên trong số 32 doanh nghiệp được hỏi, có 28 doanh nghiệp trả lời, còn 4 doanh nghiệp không có trả lời. Tư vấn đã gặp trực tiếp các doanh nghiệp để kiểm tra, xác minh, trao đổi và thống nhất số liệu.

Để phục vụ cho quá trình xác minh số liệu, Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng đã gửi Công văn xuống các công ty nước, Sở Xây dựng và Trung tâm nước sạch & Vệ sinh môi trường của các tỉnh: Hòa Bình, Thái Nguyên và Thanh Hóa, sắp xếp thời gian và lịch trình để đơn vị Tư vấn xuống làm việc trực tiếp với các đơn vị này nhằm xác minh lại các số liệu doanh nghiệp đã cung cấp, đồng thời tìm hiểu chế độ báo cáo của các doanh nghiệp lên Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan khác, phục vụ cho công tác soạn thảo Thông tư sau này.

Kết quả: số liệu của các doanh nghiệp nêu trên đã được chỉnh sửa cho đúng với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Chương trình cũng đã nắm rõ hơn về thực tế chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp tại địa phương, cũng như yêu cầu và nguyện vọng của các đơn

123

Page 124: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

vị liên quan đối với chế độ báo cáo phục vụ cho nhu cầu quản lý nhà nước nói chung và tại từng địa phương nói riêng.

Sau khi cập nhật số liệu bổ sung của 32 doanh nghiệp (lần 3), Tư vấn đã tiến hành chỉnh sửa báo cáo cuối cùng theo kết quả của các chỉ số mới và gửi Mabutip để xin ý kiến góp ý của Cục Hạ tầng. Mabutip tổ chức cuộc họp giữa BQLDA với Tư vấn Investconsult và Cục hạ tầng kỹ thuật để góp ý cho báo cáo đã chỉnh sửa và tiếp tục hoàn thiện báo cáo cuối cùng trình Bộ Xây dựng trước khi tổ chức hội thảo công bố kết quả cuối cùng và đưa lên trang web.

Qua phần xác minh số liệu, trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp, một lần nữa rút ra bài học là cần phải chọn cán bộ tham gia chương trình có hiểu biết về kỹ thuật chuyên ngành cấp nước, biết nhận xét những kết quả của bộ chỉ số và phải nhiệt tình, có trách nhiệm và cần phải có sự trao đổi, thông qua lãnh đạo của doanh nghiệp. Lãnh đạo của doanh nghiệp khi ký xác nhận các số liệu cung cấp cho Bộ xây dựng cũng cần phải kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng xem các chỉ số có sát thực với tình hình của doanh nghiệp không? Hình như các cán bộ tham gia chương trình không trao đổi với lãnh đạo và lãnh đạo quá tin vào nhân viên của mình nên sẵn sàng ký văn bản khi nhân viên đệ trình dẫn tới những bất hợp lý của các số liệu và bộ chỉ số.

4.2.10. Công bố dữ liệu và kết quả của chương trình Cơ sở dữ liệu ngành nước

Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo công bố kết quả thực hiện chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị năm 2011 và các kết quả sẽ được công bố trên trang web chính thức của chương trình.

Báo cáo kết quả của chương trình, trong đó đưa ra những đánh giá, phân tích về tình hình hoạt động của toàn bộ các doanh nghiệp cấp nước tham gia chương trình trên cơ sở kết quả của Bộ chỉ số đầu ra, Đơn vị tư vấn thực hiện chương trình báo cáo quá trình và kết quả thực hiện, đồng thời kiến nghị các bước thực hiện trong những năm sau của Chương trình, nêu ra những khó khăn, bất cập của chương trình năm nay và đề xuất biện pháp khắc phục trong những năm sau.

124

Page 125: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

CHƯƠNG V. KẾ HOẠCH THU THẬP DỮ LIỆU TRONG TƯƠNG LAI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

5.1 Đánh giá chung Kinh nghiệm thu thập số liệu trên diện rộng sẽ đặc biệt có ích cho việc thu thập số liệu trong những năm sắp tới khi triển khai chương trình này. Những kinh nghiệm của chương trình năm nay khác với những kinh nghiệm thu thập số liệu trước đây về mặt thực hiện, bởi trong năm nay, việc thu thập số liệu nhằm mục đích xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu ngành nước đô thị trên phạm vi toàn quốc, phục vụ cho các nhà hoạch định chính sách của ngành nước, đồng thời cũng là tài liệu để khách hàng có thể tiếp cận một số thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Về tổng thể, khác với chương trình năm trước, chương trình năm nay được thực hiện nghiêm túc hơn với hy vọng bộ số liệu sẽ còn được áp dụng cho những năm về sau nữa; từ đó sẽ được phát triển và đóng góp cho những chinh sách phát triển ngành sau này. Tuy nhiên có lẽ tính nghiêm túc của chương trình đã không được các doanh nghiệp tham gia Chương trình nhận thức một cách đúng đắn. Trước hết, chương trình sẽ nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các công ty nước để họ phải xem xét và cung cấp số liệu trong báo cáo một cách nghiêm túc nhất; thứ hai, cần nhấn mạnh hơn nữa việc Bộ Xây dựng cần có thông tin phản hồi đối với các doanh nghiệp, đồng thời sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp để đưa ra những phân tích xác đáng, giúp cho việc hoạch định chính sách được hiệu quả hơn – thông qua việc xác định các ưu tiên đầu tư dựa trên thông tin chính xác và đề ra mục tiêu dựa trên các chỉ số xác thực về hiệu quả hoạt động.

Về tổng thể, các công ty nước đã cung cấp những thông tin và dữ liệu được yêu cầu, tạo nên một bộ số liệu về các doanh nghiệp cấp nước đô thị, đó chính là điều cốt yếu để chương trình CSDL cấp nước đô thị có thể được thực hiện. Càng những năm về sau thì các công ty nước sẽ thấy được giá trị thực sự của chương trình này. Do đó, một điều rất quan trọng đó là chương trình này trong những năm tới sẽ được thực hiện như thế nào. Đề xuất cho việc thực hiện CSDL cấp nước đô thị định hướng tới năm 2013 bao gồm những vấn đề chính như sau:

Chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu

Tính hợp lý giữa bảng hỏi (đầu vào) và bộ chỉ số trong báo cáo

Phương pháp và lịch trình thu thập số liệu

Quy ước về “Thay đổi số liệu”

Nguồn dữ liệu và cơ cấu tổ chức cho những năm tiếp theo

Chi tiết sẽ được trình bày ở các phần dưới đây.

125

Page 126: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

5.2 Chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu Hiệu quả của việc so sánh tổng thể là tương đương với dữ liệu đầu vào. Trong tương lai, các dữ liệu cần được xem xét bởi một đơn vị do Bộ Xây dựng thành lập, có nhiệm vụ quản lý hệ thống CSDL cấp nước đô thị, và hệ thống quản lý chất lượng cũng cần được hình thành, như một phần của quá trình thu thập số liệu. Chẳng hạn, một hệ thống phân loại giữa các dữ liệu đã qua kiểm toán và các dữ liệu chỉ mang tính phỏng đoán sẽ giúp người dùng xác định được chất lượng của dữ liệu cung cấp. Tuy nhiên, hệ thống này không nhằm loại bỏ bớt dữ liệu mà nó sẽ khuyến khích công ty cung cấp những dữ liệu “đủ tiêu chuẩn” khi họ không có số liệu “chính xác nhất”.

Bên cạnh đó, số liệu của các công ty còn có thể sử dụng để so sánh. Cần phải hiểu rằng, số liệu không chính xác có thể là do lỗi bất cẩn của người cung cấp, do không có số liệu, do hệ thống lưu trữ số liệu tại công ty không chính xác hoặc có thể do các công ty muốn chỉnh sửa để có một bộ số liệu “đẹp” hơn. Sự minh bạch của số liệu cung cấp và các biện pháp thực hiện là nhân tố quan trọng cho việc thu thập những dữ liệu có độ tin cậy cao.

Do đó, chúng tôi đề xuất rằng yếu tố độ tin cậy của dữ liệu (các mức độ tin cậy) sẽ được áp dụng đối với từng mục trong bảng số liệu mà công ty cung cấp. Các số liệu được sử dụng để tính toán bộ chỉ số được tập hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Các nguồn thông tin này sẽ tương ứng với những mức độ tin cậy khác nhau, và có những trường hợp sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của dữ liệu.

Trong đợt cung cấp số liệu năm 2011 của các công ty cho chương trình CSDL cấp nước đô thị , có một số liệu thiếu chính xác, điều đó thể hiện qua kết quả của bộ chỉ số, có những mâu thuẫn và không hợp lý trong kết quả. Để đảm bảo độ chính xác của số liệu, bộ Xây dựng cần ban hành các quy địn h về việc cung cấp số liệu, có chế độ động viên, khuyến khích, ưu tiên đầu tư cho các đơn vị cung cấp số liệu nghiêm túc, chính xác đồng thời cũng phê bình đối với các đơn vị không tham gia chương trình CSDL cấp nước đô thị của Bộ Xây dựng.

Để đáp ứng được yêu cầu về dữ liệu cho chương trình CSDL cấp nước đô thị tất cả các công ty tham gia cần:

- Đánh giá chất lượng của nguồn dữ liệu

- Lưu trữ các tài liệu về nguồn gốc của dữ liệu cung cấp

Kinh nghiệm từ các dự án trước đây cho thấy dữ liệu về tài chính có chất lượng tốt là những dữ liệu đã qua kiểm toán, và được thống kê từ hệ thống hóa đơn của công ty. Đối với các số liệu về lượng nước, hầu hết các công ty đều có thể cung cấp, tuy nhiên thông tin về các hạ tầng ngầm hoặc dịch vụ khách hàng thường không được cung cấp đầy đủ.

126

Page 127: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

5.3 Tính hợp lý giữa bảng hỏi (đầu vào) và bộ chỉ số trong báo cáo Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của việc phát triển bộ số liệu và các chỉ số, tuy nhiên điều quan trọng hơn là các hoạt động CSDL cấp nước đô thị cần phải tiếp tục thực hiện và việc thu thập và trình bày số liệu chỉ là điểm bắt đầu của quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Một trong những biện pháp khuyến khích hoạt động này đó là khiến việc tham gia CSDL cấp nước đô thị thành một hoạt động tích cực từ phía các công ty nước:

Việc trả lời hoàn thiện bảng câu hỏi không nên là một áp lực đối với các công ty

Bảng câu hỏi nên đề cập tới những vấn đề các công ty quan tâm. Bảng câu hỏi sẽ được bổ sung một số câu hỏi mà bộ câu hỏi cho năm 2011 còn thiếu, liên quan đến một số tình huống doanh nghiệp mua nước sạch từ công ty khác, nước sạch được cấp từ đô thị loại này sang đô thị loại khác, lượng nước dùng cho công nghiệp cho đô thị loại V… như các trường hợp đã xảy ra đối với Hà Đông, Hải Dương, Thừa Thiên –Huế. Các doanh nghiệp cấp nước này đã có ý kiến góp ý khi cung cấp số liệu vì thiếu một số câu hỏi dẫn tới kết quả của một số chỉ số bất hợp lý.

Kết quả của bảng câu hỏi cần phải được gửi tới các công ty sớm nhất có thể

Các công ty cần có cơ hội thảo luận về các vấn đề quan tâm chung

Bộ chỉ số cần được hình thành dựa trên những dữ liệu đáng tin cậy và tương đối dễ thu thập (hoặc với những dữ liệu có vai trò quan trọng nhất định thì công ty buộc phải thu thập được bằng mọi cách), với nội dung rõ ràng, không gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Bộ chỉ số cần phản ánh những điều kiện mà các nhà cung cấp dịch vụ có thể kiểm soát được (như trong chương trình CSDL cấp nước đô thị rất khó để lập ra những chỉ số mà không gây tranh cãi khi được đưa vào đánh giá). Đề xuất mà chúng tôi đưa ra đó là Bộ chỉ số sử dụng trong báo cáo và được công bố trong những năm tới cần được giảm thiểu về số lượng. Danh sách của toàn bộ các chỉ số trong chương trình này vẫn sẽ được Bộ Xây dựng sử dụng để phân tích, đánh giá và các câu hỏi trong Bảng hỏi sẽ được bổ sung. Việc giảm thiểu một vài chỉ số trong báo cáo trên trang web không có nghĩa là những chỉ số này bị xóa trong bộ cơ sở dữ liệu. Những chỉ số đó vẫn được Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp nước sử dụng.

Dựa trên các mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Bộ Xây dựng và kinh nghiệm của chuyên gia quốc tế, để giúp cho việc cung cấp các thông tin một cách hữu ích và với góc nhìn từ cấp độ quản lý quốc gia, chúng tôi đã đề xuất một số thay đổi đối với bộ chỉ số của năm 2013. Bảng hỏi sửa đổi cùng với Tài liệu hướng dẫn sẽ được hoàn thiện hơn cũng sẽ được đệ trình lên Bộ Xây dựng.

Như đã đề cập rất nhiều lần trong báo cáo này, giá trị của việc so sánh giữa các doanh nghiệp là nhằm giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể tự đặt ra các câu hỏi về hiệu quả

127

Page 128: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

hoạt động của chính doanh nghiệp, đồng thời cung cấp cho họ nền tảng/bối cảnh cho những kế hoạch phát triển (hoặc đầu tư) của doanh nghiệp. Các mẫu so sánh là một trong những công cụ quản lý mà những nhà quản lý sẽ khai thác, mặc dù đó không phải là công cụ duy nhất. Ở góc độ này, báo cáo dựa trên phương pháp so sánh tứ phân vị có thể được sử dụng, đồng thời các báo cáo này còn giúp định hướng cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc cải thiện những số liệu cần thiết cho công tác lập kế hoạch hoạt động trong tương lai.

5.4 Phương pháp thu thập, cập nhật và lịch trình của việc thu thập số liệu Quá trình thu thập số liệu của chương trình CSDL cấp nước đô thị năm nay đã kéo dài tới 6 tháng cộng thêm thời gian xác minh số liệu lần cuối 2 tháng, cho thấy về cơ bản các dữ liệu và thông tin yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp trong năm nay chưa thực sự phù hợp và được chấp nhận.

Chương trình năm nay phải thực hiện quá trình tham vấn với các doanh nghiệp nước tham gia chương trình, nhằm phát triển bộ chỉ số và bảng câu hỏi tương ứng. Hoạt động này đã gây ra một số thời gian trì hoãn trong quá trình thu thập số liệu. Tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng, và cũng sẽ chỉ được thực hiện một lần duy nhất trong chương trình năm nay. Vì vậy mà những năm sau quá trình thu thập số liệu sẽ được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

“Quy ước về Thay đổi số liệu” được trình bày dưới đây cũng nhằm hỗ trợ cho quá trình thu thập số liệu trong những năm sau được thuận lợi hơn.

Bộ cơ sở dữ liệu sẽ được cập nhật hàng năm, trong suốt 3 năm đầu tiên của Chương trình. Song song với mỗi lần cập nhật, bộ số liệu cũng sẽ được xem xét về độ tin cậy và chất lượng của dữ liệu cung cấp. Khi Bộ Xây dựng thấy được rằng các doanh nghiệp đã thực hiện cung cấp số liệu một cách nghiêm túc, và rằng doanh nghiệp đang tích cực sử dụng bộ số liệu để phục vụ cho công tác quản lý và lập kế hoạch của mình, Bộ có thể sẽ xem xét việc thực hiện thu thập số liệu hai năm / lần.

Lịch trình đề xuất cho chương trình năm 2013 và việc thu thập số liệu của năm 2012, cũng như những năm tiếp sau đó như sau:

Hoạt động Thời hạn Trách nhiệm thực hiện

Công bố Bộ chỉ số hiệu quả hoạt động năm 2013, Lịch trình thực hiện và Bảng câu hỏi hoàn thiện của năm 2013

4/2013 Quản trị viên website (BXD)

Gửi Bảng câu hỏi và Hướng dẫn trả lời tới 4/ 2013 Quản trị viên website

128

Page 129: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

các công ty nước (BXD)

Hoàn thành trả lời Bảng câu hỏi 5/2013 Các công ty nước

Ngày gửi Bảng trả lời bộ câu hỏi (dự kiến) 30/6/2013 Tất cả các bên liên quan

Hạn chót nộp Bảng trả lời bộ câu hỏi 31/7/2013 Tất cả các bên liên quan

Xác định và hiệu chỉnh thay đổi (nếu có), theo nguyên tắc nêu trong “Quy ước về thay đổi dữ liệu”

Tháng 5 – tháng 8

Quản trị viên website (BXD) và các công ty nước

Gửi kết quả tới các công ty nước 23/9/2013 Quản trị viên website (BXD)

Công bố kết quả trên trang web chính thức của chương trình

1/10/2013 Quản trị viên website (BXD)

5.5 Quy ước về “Thay đổi số liệu” Một trong những bài học rút ra từ quá trình thu thập số liệu năm nay đó là việc thường xuyên thay đổi bộ cơ sở dữ liệu và không kiểm soát được các tài liệu cung cấp, gây nhiều cản trở cho quá trình phân tích và báo cáo. Đôi khi các công ty thay đổi số liệu của họ trong khi chỉ có một vài Chuyên gia của Chương trình biết, dẫn đến tình trạng tại cùng một thời điểm có thể có tới 2 hoặc 3 bản số liệu khác nhau được sử dụng. Để tránh lặp lại tình trạng này ở những năm tiếp theo, chúng tôi đề xuất một bản Quy ước về việc thay đổi số liệu, dành cho Người quản lý số liệu của Ban Quản lý dự án, nhằm giúp Người quản lý số liệu luôn có được bản số liệu thống nhất và là bản cuối cùng. Quy ước này sẽ được áp dụng phù hợp với lịch trình thu thập số liệu đã trình bày ở trên.

Quy ước đề xuất:

Các công ty nước chịu trách nhiệm cung cấp số liệu và thông tin được yêu cầu trong Bảng câu hỏi. Các công ty có thể nhập số liệu trực tiếp vào bảng hỏi đăng trên website chính thức của chương trình. Để có thể cung cấp số liệu theo phương thức này, mỗi công ty sẽ phải đăng ký tên người dùng tương ứng với công ty của mình. Người quản lý số liệu của Bộ Xây dựng sẽ được ủy quyền cho phép người dùng đó cung cấp số liệu trực tuyến, bằng cách sử dụng bảng hỏi đăng trên trang web hoặc tải lên trang web bảng tính excel đã được điền đầy đủ thông tin yêu cầu của bảng hỏi.

129

Page 130: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Nếu các công ty không thể cung cấp số liệu được yêu cầu, công ty sẽ để trống ô trả lời; không được phép cung cấp số liệu nếu như không có văn bản làm bằng chứng cho số liệu đó.

Các công ty nước sẽ đánh giá độ tin cậy của dữ liệu mà công ty cung cấp bằng việc điền vào “Bảng chất lượng dữ liệu”, được đính kèm vào Bảng hỏi (cả file mềm và bản cứng), do Người quản lý số liệu cung cấp. Báo cáo đánh giá chất lượng của dữ liệu sẽ được thực hiện độc lập, tách biệt với các báo cáo khác, và không được đăng tải trên trang web chính thức. Thay vào đó, báo cáo này sẽ được Bộ Xây dựng sử dụng để hiểu hơn về những kết quả / số liệu mà doanh nghiệp đã báo cáo. Chương trình khuyến khích các doanh nghiệp hoàn thành bảng đánh giá này.

Các công ty nước sẽ gửi bản trả lời Bộ câu hỏi tới Người quản lý số liệu của Bộ Xây dựng qua website của chương trình hoặc qua đường e-mail. Đồng thời, công ty cũng sẽ gửi bản cứng có chữ ký của Giám đốc và đóng dấu xác nhận của công ty, nhằm xác nhận bản dữ liệu cuối cùng của doanh nghiệp.

Người quản lý số liệu sẽ kiểm tra chéo giữa bản cứng doanh nghiệp cung cấp với số liệu đăng trên website. Nếu có bất cứ sự sai khác nào, bản cứng với chữ ký và đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp sẽ được coi là “bản chính xác” và Người quản lý số liệu sẽ có những sửa đổi tương ứng trong file mềm. Những sửa đổi này sẽ được kiểm tra lại và xác nhận bởi một bên thứ ba được chỉ định.

Khi có sự thay đổi các dữ liệu trong file mềm mà công ty gửi về, Người quản lý số liệu sẽ phải gửi lại qua đường e-mail cho người liên hệ của công ty (đã được chỉ định trước đó) nêu rõ những số liệu nào đã được thay đổi. Khi đó, công ty sẽ có 5 ngày để xác nhận những sửa đổi đó là đúng hay sai. Nếu công ty không có phản hồi, Người quản lý số liệu sẽ mặc định những sửa đổi đó là đúng. Việc kiểm định cũng như toàn bộ quá trình thay đổi số liệu sẽ được tự động lưu lại trên website của chương trình.

Người quản lý số liệu chịu trách nhiệm đăng tải toàn bộ Bảng trả lời câu hỏi lên trang web của chương trình CSDL cấp nước đô thị sau khi hoàn tất toàn bộ việc kiểm tra và xác minh số liệu.

5.6 Yêu cầu về nguồn lực và cơ cấu tổ chức trong tương lai Trong những năm sau này của Chương trình, việc thu thập và báo cáo số liệu sẽ được thực hiện thông qua trang web riêng của chương trình. Trang web này hiện đang trong quá trình phát triển, song song với quá trình thu thập và lập báo cáo hiện nay. Trong năm đầu vận

130

Page 131: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

hành trang web này, chắc chắn sẽ không tránh khỏi một vài trục trặc của hệ thống và cần có một nguồn lực chuyên trách có nhiệm vụ hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật cũng như cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ người dùng. Để đảm bảo chương trình CSDL cấp nước đô thị từ năm 2013 về sau được thực hiện một cách suôn sẻ, chúng tôi đề xuất các cơ chế và nguồn lực như sau:

5.6.1 Cơ cấu tổ chức

- Bộ Xây dựng sẽ cử một cán bộ chuyên trách, là người đã có kinh nghiệm về quá trình thu thập số liệu và báo cáo CSDL cấp nước đô thị có kiến thức về chuyên môn và kỹ thuật, làm người quản trị của trang web, đồng thời sẽ là cung cấp thông tin liên lạc với người dùng của các công ty nước. Chúng tôi hy vọng Phòng cấp thoát nước sẽ phát huy vai trò tích cực hơn nữa trong chương trình CSDL cấp nước đô thị. Cho đến thời điểm này, vai trò của đơn vị này còn mang tính thụ động; và nếu Phòng cấp thoát nước không cử những chuyên gia trong có kinh nghiệm tham gia vào chương trình CSDL nước đô thị thì việc thu thập số liệu sẽ gặp khó khăn.

- Tài chính cho việc quản lý bộ cơ sở dữ liệu: ngân sách liên quan đến phần cứng và phần mềm của bộ dữ liệu đã được bố trí theo hợp đồng với đơn vị xây dựng trang web. Do đó, chi phí vận hành bộ cơ sở dữ liệu sẽ chủ yếu dành cho số tháng công của cán bộ vận hành, và phần chi phí này sẽ được trích từ nguồn ngân sách hiện tại của Cục Hạ tầng kỹ thuật. Ước tính có khoảng 6 tháng công cho việc duy trì dữ liệu và khoảng 2 tháng công cho việc cập nhật và bảo trì trang web trong một năm. Trong năm đầu tiên của Chương trình, chúng tôi đề xuất dịch vụ Helpdesk (hỗ trợ người dùng tất cả vấn đề liên quan đến phần cứng, phần mềm, nội dung số…) do đơn vị xây dựng trang web cung cấp, nhằm đảm bảo việc bàn giao số liệu được hiệu quả.

- Cục Hạ tầng kỹ thuật sẽ là đơn vị chính chịu trách nhiệm phân tích số liệu cho chương trình CSDL cấp nước đô thị . Phòng cấp thoát nước là một đơn vị trực thuộc Cục, sẽ cử các cán bộ chuẩn bị báo cáo về số liệu cấp nước đô thị hàng năm; cung cấp báo cáo “phản hồi” của từng doanh nghiệp, và chuẩn bị một bản Báo cáo thường niên về Cấp nước Đô thị Việt Nam. Những dữ liệu đang và sẽ được cung cấp sẽ giúp Bộ Xây dựng phát huy tốt hơn vai trò giám sát tổng thể của mình. Bộ cơ sở dữ liệu này có thể được sử dụng cho nhiều loại hình báo cáo phân tích và nghiên cứu khác nhau, và tất cả những sản phẩm đó đều có ích cho Cục Hạ tầng kỹ thuật.

5.6.2 Yêu cầu về các nguồn lực

- Đơn vị phát triển trang web TOCONET cần ký một hợp đồng (có thể ở quy mô nhỏ) về hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo quá trình vận hành và các chức năng của trang web được diễn ra thuận lợi trong năm đầu tiên vận hành. Điều này là cần thiết vì theo hợp đồng hiện tại, không có thời gian chạy thử nghiệm beta của hệ thống. Ngoải ra hợp đồng này cũng cần quy dịnh điều khoản về thực hiện thay đổi bảng hỏi, nếu có.

131

Page 132: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

- Bộ Xây dựng sẽ tổ chức các cuộc họp quản lý thường xuyên nhằm đảm bảo các công ty tuân thủ lịch trình đã đề ra và người quản lý số liệu thực hiện đúng quy trình cập nhật/thay đổi số liệu.

- Ngoài ra, yêu cầu khoảng 6 tháng công cho việc duy trì dữ liệu và khoảng 2 tháng công cho việc cập nhật và bảo trì trang web trong một năm. Bên cạnh đó cũng cần có các nguồn lực khác thực hiện việc phân tích ngành nước đô thị và lập Báo cáo cấp Quốc gia hàng năm.

- Cục HTKT và Bộ Xây dựng hiện vẫn chưa có những phân tích ở cấp độ chi tiết về các dữ liệu ngành nước. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới vai trò quản lý nhà nước của Bộ và còn làm giảm bớt mối quan hệ với các doanh nghiệp nước và lòng tin từ phía khách hàng sử dụng, bởi nếu không có sự chủ động phổ biến các báo cáo phân tích về ngành nước như đã nói, thì những đóng góp của Bộ xây dựng cho ngành nước dường như trở nên không mấy giá trị và Bộ cũng không phát huy được vai trò là “người gác cổng” đối với các khoản đầu tư từ trung ương (điều này không thể được thực hiện một cách hiệu quả nếu thiếu thông tin tốt). Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo mối quan hệ hợp tác, Cục HTKT nên đưa ra ý kiến phản hồi về các phân tích mà Cục đưa ra đối với các doanh nghiệp đã cung cấp số liệu cho Cục.

5.6.3 Việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và người dùng trong tương lai

Sự thành công của bộ cơ sở dữ liệu cũng như giá trị mà nó mang lại cho người dùng, bao gồm các doanh nghiệp cấp nước, chính quyền và người sử dụng, phụ thuộc vào cam kết của đội ngũ cán bộ thực hiện bộ cơ sở dữ liệu này – trong việc cập nhật số liệu, nâng cao chất lượng dữ liệu và chủ động phát triển bộ cơ sở số liệu hướng tới những người dùng tiềm năng như chính quyền các cấp, các công ty nước, các nhà cung cấp, các tư vấn làm việc cho công ty nước, và đặc biệt là các khách hàng.

Có thể xem xét kế hoạch phát triển thêm bộ cơ sở dữ liệu ngành cấp nước đô thị bằng cách kết hợp thêm những dữ liệu về thoát nước và nước thải. Để có thể giới thiệu các dữ liệu nói trên một cách thuận lợi, cần sự hỗ trợ của các chuyên gia trong việc vận hành các chức năng của trang web chính thức. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để chọn được nguồn lực (cán bộ thực hiện) phù hợp.

Không chỉ dừng lại ở những thông tin hiện có, bộ cơ sở dữ liệu có thể được bổ sung thêm nhiều dữ liệu về cấp nước hơn nữa. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện phù hợp và tương xứng với chất lượng và độ tin cậy của các dữ liệu hiện có. Bất cứ yêu cầu cung cấp số liệu mới nào cũng cần phải xuất phát từ những lý do “lành mạnh”, phục vụ cho bộ cơ sở dữ liệu quốc gia.

Phạm vi dữ liệu liên quan đến hệ thống hạ tầng ngầm cần được chú trọng hơn trong tương lai. Có 41/79 doanh nghiệp cho biết họ có kế hoạch cung cấp nước đạt tiêu

132

Page 133: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

chuẩn nước uống tới tận vòi sử dụng của khách hàng. Điều này chỉ mang tính khả thi khi Nhà nước cùng với toàn bộ các doanh nghiệp có sự xem xét nghiêm túc đến điều kiện và hiệu quả hoạt động của các tài sản ngầm; và điều này cần được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu cho việc thu thập và sử dụng số liệu trong tương lai. Thông tin về hạ tầng ngầm là một trong những thông tin chưa được chú trọng, mặc dù điều đó là rất cần thiết. Ít nhât, Phòng Cấp thoát nước nên yêu cầu các doanh nghiệp chú trọng vào việc thu thập các thông tin về hệ thống như: kích thước, tuổi thọ, chiều dài của từng loại đường ống. Các khoản đầu tư tại các nhà máy xử lý mới hầu như không chú trọng vào hệ thống đường ống, xuất phát từ sự thiếu hụt thông tin để từ đó có thể thực hiện công tác bảo trì hoặc cải tạo đường ống. Lấy ví dụ, trong năm đầu tiên, chương trình có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bản đồ tổng quan về hệ thống đường ống phân phối. Những năm tiếp theo, doanh nghiệp sẽ tiếp tục cập nhật chi tiết vào bản đồ đường ống trên; thông tin chi tiết về hệ thống đường ống chưa được mô tả trong năm trước cũng như những hệ thống mới được xây dựng sẽ được tiếp tục cập nhật trong những năm sau đó.

5.7 Thực hiện chương trình

Chương trình sẽ được thực hiện trước hết thông qua việc ban hành Thông tư của Bộ Xây dựng, có đối tượng thực hiện là toàn bộ các bên liên quan, bao gồm các doanh nghiệp nước đô thị trên toàn quốc, các UBND tỉnh và các cơ quan chính phủ khác.

Thông tư này sẽ quy định các mục tiêu, vai trò và trách nhiệm trong việc cập nhật và duy trì bộ cơ sở dữ liệu cấp nước Việt Nam.

Lịch trình thực hiện đã nêu ở trên sẽ được công bố cùng với Thông tư của Bộ để toàn bộ các bên liên quan có thể nắm được thời gian cụ thể của từng giai đoạn trong quá trình thu thập số liệu cũng như công bố kết quả.

Việc thực hiện cũng yêu cầu Cục hạ tầng phải cam kết cung cấp đầy đủ các nguồn lực như đã nêu ở trên.

133

Page 134: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

PHỤ LỤC A – Danh sách các công ty tham gia Chương trình năm 2011

Khu vực Trung du miền Núi phía Bắc

1 Công ty Cổ phần nước sạch Hòa Bình

2 Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch tỉnh Lào Cai

3 Công ty Cổ phần cấp nước Sơn La

4 Công ty TNHH Xây dựng và cấp nước Lai Châu

5 Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Tuyên Quang

6 Công ty TNHH xây dựng cấp thoát nước Nghĩa Lộ

7 Công ty TNHH MTV cấp nước Yên Bái

8 Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Quảng Ninh

9 Công ty Cổ phần cấp nước Phú Thọ

10 Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bắc Giang

11 Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên

12 Công ty TNHH NN MTV Cấp thoát nước Bắc Kạn

13 Công ty TNHH MTV cấp nước Cao Bằng

14 Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Hà Giang

Khu vực Đồng bằng sông Hồng

15 Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Nam Định

16 Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông

17 Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội

18 Công ty Cổ phần cấp nước Sơn Tây

19 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch

134

Page 135: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

20 Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Ninh Bình

21 Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng

22 Công ty Cổ phần xây dựng tổng hợp Tiên Lãng

23 Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc

24 Công ty cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc

25 Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh

26 Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Hải Dương

27 Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Hưng Yên

28 Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch tỉnh Thái Bình

29 Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển An Việt

30 Công ty Cổ phần cấp nước Vật Cách Hải Phòng

31 Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam

Khu vực Ven biển miền Trung

32 Công ty TNHH MTV cấp nước Thanh Hóa

33 Công ty TNHH MTV cấp nước Nghệ An

34 Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Quảng Bình

35 Công ty TNHH Nhà nước MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế

36 Công ty TNHH MTV câp thoát nước Bình Định

37 Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Phú Yên

38 Công ty Cổ phần đô thị Cam Ranh

39 Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Khánh Hòa

40 Công ty Cổ phần Cấp thoát nước BìnhThuận

135

Page 136: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

41 Xí nghiệp cấp nước Đông Mỹ Hải

42 Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận

43 Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam

44 Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng

45 Công ty TNHH MTV cấp nước và xây dựng Hà Tĩnh

46 Công ty Cổ phần đô thị Ninh Hòa

47 Công ty Cổ phần công trình đô thị Vạn Ninh

48 Công ty cổ phần cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi

49 Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Quảng trị

Khu vực Tây Nguyên

50 Công ty TNHH MTV Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đăk Lăk

51 Nhà máy nước Đăk Mil

52 Công ty cổ phần cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc

53 Công ty Cổ phần cấp nước và xây dựng Di Linh

54 Công Ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Lâm Đồng

55 Cty CP cấp nước và PTĐT Đăk Nông

56 Công ty TNHH MTV Cấp nước Gia Lai

57 Công ty TNHH MTV Cấp nước Kon Tum

Khu vực Đông Nam Bộ

58 Công ty TNHH cấp nước Bình An

59 Công ty Cổ Phần BOO Nước Thủ Đức

60 Công ty Cổ phần cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu

136

Page 137: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

61 Công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Tỉnh Bình Phước

62 Công ty TNHH MTV Cấp thoát nươc- Môi trường Bình Dương

63 Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

64 Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn

65 Công ty TNHH MTV Cấp nước Đồng Nai

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

66 Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Tây Ninh

67 Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang

68 Công ty Cổ phần điện nước An Giang

69 Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng

70 Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bến Tre

71 Công ty TNHH MTV Cấp Nước Bạc Liêu

72 Công ty TNHH MTV Cấp Nước Vĩnh Long

73 Công ty TNHH MTV Cấp Nước Tiền Giang

74 Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang

75 Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước và công trình đô thị Cà Mau

76 Công ty TNHH MTV Cấp Nước và Môi Trường Đô Thị Đồng Tháp

77 Công ty TNHH MTV Cấp nước Long An

78 Công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Cần Thơ

79 Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Trà Vinh

137

Page 138: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

PHỤ LỤC B – Bảng câu hỏi Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

138

Page 139: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

STT

Câu hỏi Đơn vị

Thông tin về doanh nghiệp / Utility information

1 Thông tin về doanh nghiệp / Utility information

 

2 Tên viết tắt không quá 20 ký tự / Please also enter an identification name, such as an abbreviation of up to 20 letters, or initials

 

3 Tỉnh (nơi đặt trụ sở) / Enter the name of the Province in which your water supply utility is located

 

4 Số đô thị loại IV trở lên / State the number of urban centres of Grade IV and above

 

5 Số đô thị loại V và loại khác / State the number of centres of Grade V and others

 

6 Tên đô thị chính / Enter the name of the main urban centre (city or town) served by the utility

 

6a Đô thị chính thuộc loại nào? (Đặc biệt, I, II, III, IV) / State the Grade of the main urban centre (likely to be “Special”, Grade I or Grade II or Grade III)

 

6b Số dân đô thị chính / State the population of you main urban centre

 

7 Tên Giám đốc Doanh nghiệp / Enter the name of the Water Utility Director

 

8 Tên người liên hệ / Enter the name of the focal person for the Data Collection Programme (the main contact person) at your utility or organisation. Any queries will be addressed to this person

 

9 Địa chỉ liên hệ / Please enter the contact address for the focal person

 

10 Số điện thoại của người liên hệ (bao gồm mã vùng) / Enter the telephone number of the focal person (Please include the area or town code)

 

11 Địa chỉ E-mail của người liên hệ và địa chỉ website của doanh nghiệp (nếu có)  139

Page 140: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

/ Enter the e-mail address of the focal person and, if you have one, the web site address of your organisation

12 Số fax của doanh nghiệp hoặc người liên hệ (nếu có) (bao gồm mã vùng) / Enter the fax number of the focal person. Please include area or town code

 

Các hoạt động và dịch vụ của doanh nghiệp / Services or activities undertaken

13 Loại hình doanh nghiệp?A - Công ty THHH một thành viên B - Công ty trực thuộc Sở Xây dựng C - Doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện cấp nước D - Công ty cổ phần cấp nước E - Doanh nghiệp tư nhânF - Doanh nghiệp công ích G - Loại hình khác/ What type of organisation is your utility?

 

14 Tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng có thuộc sở hữu công không? / If the assets you use are in public ownership enter Y if not, enter N.

 

15 Doanh nghiệp có sử dụng nhà thầu tư nhân hoặc thuê ngoài không? Các hợp đồng ký với nhà thầu có thể là: A - Hợp đồng dịch vụ (cho từng hoạt động cụ thể), B - Hợp đồng quản lý, C - Hợp đồng xây dựng / If your utility uses private sector contractors or outsources to undertake any of its functions please indicate by entering Y. If not then enter N. These might include; a )service contracts for specific operational activities such as leakage detection or metering reading; b) management contracts; c) construction contracts

 

16 Doanh nghiệp có kế hoạch cung cấp nước đạt tiêu chuẩn nước uống tại vòi của tất cả các khách hàng không? / Is it your water utility's plan to provide drinking water at the customer tap? If so enter Y if not, enter N

 

17 Doanh nghiệp có được quy định riêng về giá nước không? / Are you regulated on tariffs or prices? If so enter Y if not, enter N

 

140

Page 141: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

18 Doanh nghiệp có được quy định riêng về dịch vụ khách hàng không? (chẳng hạn: số giờ cấp nước trong ngày, xử lý khiếu nại…) / Are you regulated on customer service? Customer service includes for example hours of supply and dealing with customer complaints. If so enter Y if not, enter N.

 

19 Doanh nghiệp có kiểm soát và có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước không? / Does your utility’s activities include control or responsibility for water abstraction, including abstraction from reservoirs, rivers, and boreholes, enter Y if not, enter N.

 

20 Doanh nghiệp có bán sỉ nước cho Doanh nghiệp khác không? / Does your utility’s activities include bulk supply of water enter Y if not, enter N.

 

21 Doanh nghiệp có xử lý nước không? / Does your utility’s activities include water treatment enter Y if not, enter N.

 

22 Nếu trả lời “Có” ở câu 21, cho biết tổng số nhà máy xử lý nước và tổng công suất thiết kế (m3/ngày) / If you have answered Yes for 21, enter the number of water treatment works you operate. This should be the number of works containing, at a minimum, filtration facilities.

 

23 Doanh nghiệp có trực tiếp phân phối nước đến khách hàng không? / Does your utility’s activities include water distribution directly to customer connections enter Y if not, enter N.

 

24 Doanh nghiệp có những hoạt động kinh doanh nào khác ngoài cấp nước không? / Does your utility undertake services and earn income from activities other than water supply related; if yes enter Y if not N

 

25 Nếu trả lời “Có” ở câu 24 thì những dịch vụ đó là gì? / If the answer to 24 is Y then please state what best describes these activities - use drop down menu

 

26 Lượng nước mặt đã khai thác trong năm (‘000 m3/năm) / State the amount of surface water abstracted from the environment

1000m3/năm

27 Lượng nước ngầm đã khai thác trong năm (‘000 m3/năm) / State the amount of ground water abstracted from the environment

1000m3/năm

Dân số / Population

28 Tổng dân số trong vùng phục vụ (28=29+30 ) người

141

Page 142: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

/ Based on the best information available to you, please indicate the total population in the area that you serve '000 (28=29+30).

29 Số dân tại các đô thị loại IV trở lên / Enter the total population of ALL Grade Special, I, II, III, IV centres ('000)

người

30 Số dân đô thị loại V và loại khác / Enter the total population of all GRADE V centres and other areas of responsibility ('000)

người

31 Chọn 1 trong các ý sau: A - Tổng dân số trong vùng phục vụ hiện đang tăng lênB - Tổng dân số trong vùng phục vụ hiện đang giữ nguyên C - Tổng dân số trong vùng phục vụ hiện đang giảm / Please indicate ONE of the following to describe the forecast change of population within your area;

 

32 Tỷ lệ thay đổi dân số trong vùng phục vụ (%) của năm báo cáo so với năm trước (nếu có thể cung cấp) / It would be particularly helpful if you could provide an indication of the percentage change in the total population in your area of service for the reported year compared with the previous year. Enter negative percentage for a fall in population, positive percentage for an increase.

%

CHỈ SỐ VỀ QUẢN LÝ NHU CẦU / DEMAND MANAGEMENT INDICATORS

 

Độ bao phủ / Service Coverage

33 Số đấu nối nước sinh hoạt của đô thị loại IV trở lên / Please enter the number of physical domestic connections in the utility’s the core and main areas of operation (all Grade Special, I, II III and IV)

đấu nối

34 Số đấu nối nước sinh hoạt của đô thị loại V và loại khác / Please enter the number of physical connection in the utility's secondary areas (Grade V and other) network

đấu nối

35 Số đấu nối nước sinh hoạt của toàn hệ thống (35=33+34) / Please enter the number of physical domestic connections in the whole utility network system, at the end of the year for which you are reporting (35=33+34)

đấu nối

36 Số người trung bình trên một đấu nối nước sinh hoạt người142

Page 143: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

/ Enter the average number of persons per connection at year-end. You may be able to provide an accurate assessment of this, or you may need to give your best estimate

37 Tổng số đấu nối công nghiệp / Total number of industrial connections

đấu nối

38 Tổng số đấu nối các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp / Total number of connections of institutions and other official buildings (schools and other public buildings)

đấu nối

39 Tổng số đấu nối của các khách hàng kinh doanh, dịch vụ / Total number of connections of commercial/trading/service customers

đấu nối

40 Tổng số đấu nối cho dịch vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu hỏa...) / Total number of connections for urban services (tree watering, road cleaning, fire fighting)

đấu nối

41 Tổng số đấu nối không phải đấu nối khu dân cư (41=37+38+39+40) / Enter the number of non-residential connections (41=37+38+39+40) Please make sure that ALL non domestic connections are included in one of the above groups

đấu nối

42 Tổng số đấu nối của toàn hệ thống (42=35+41) / Total number of connections (42=35+41)

đấu nối

Việc mở rộng hệ thống / System expansion

43 Tổng số đấu nối mới trong năm báo cáo cho các đô thị loại IV trở lên / Enter the total number of new connections, including government, commercial and industrial, and domestic customers, in the reporting year for all Grade Special I, II III and IV areas

đấu nối

44 Tổng số đấu nối mới trong năm báo cáo cho đô thị loại V và loại khác / Enter the total number of new connections, including government, commercial and industrial, and domestic customers, in the reporting year for Grade V and other areas

đấu nối

45 Tổng số đấu nối mới trong năm báo cáo (45=43+44) / Enter the total number of new connections, including government, commercial and industrial, and domestic customers, in the reporting year (45=43+44)

đấu nối

46 Tổng số đấu nối nước sinh hoạt mới trong năm báo cáo cho đô thị loại IV trở lên / Enter the total number of new domestic connections in the reporting year for all Grade Special, I, II,

đấu nối

143

Page 144: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

III and IV areas47 Tổng số đấu nối nước sinh hoạt mới trong năm báo cáo cho đô thị loại V và loại khác

/ Enter the total number of new domestic connections in the reporting year for Grade V and other areasđấu nối

48 Tổng số đấu nối nước sinh hoạt mới trong năm báo cáo (48=46+47) / Enter the total number of new domestic connections in the reporting year (48=46+47)

đấu nối

Nhu cầu của khách hàng / Customer Demand

49 Tổng khối lượng nước sinh hoạt tiêu thụ hàng năm cho đô thị loại IV trở lên (‘000 m3/năm) / Enter the total volume of annual domestic consumption 000 m3/year for water for all Grade Special, I, II, III and IV areas. Where your output is 100% metered this should be the total metered domestic consumption over the year. Where you have less than 100% metering you will need to provide your best estimate of domestic consumption.

1000m3/năm

50 Tổng khối lượng nước sinh hoạt tiêu thụ hàng năm cho đô thị loại V và loại khác (‘000 m3/năm) / Enter the total volume of annual domestic consumption 000 m3/year for water for Grade V and other areas. Where your output is 100% metered this should be the total metered domestic consumption over the year. Where you have less than 100% metering you will need to provide your best estimate of domestic consumption.

1000m3/năm

51 Tổng khối lượng nước sinh hoạt tiêu thụ hàng năm (‘000 m3/năm) (51=49+50) / Total volume of domestic consumption 000 m3/year (51=49+50)

1000m3/năm

52 Nguồn tài nguyên nước hiện tại có đủ để đáp ứng nhu cầu dự kiến trong tương lai không (trong 10 năm tới) / If you think that existing natural water resources will be sufficient to meet future projected demand, (that is over the next ten years), enter Y if not, enter N.

 

53 Nếu câu trả lời là "Không", thì lý do là:A - Ô nhiễm nguồn nướcB - Khan hiếm nguồn nước sẵn cóC - Lý do khác/ If your answer to 52 is N, what is the main reason?

 

54 Tổng lượng nước được lập hóa đơn cho khách hàng công nghiệp cho đô thị loại IV trở lên (‘000 1000m3/năm

144

Page 145: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

m3/năm) / Total volume ‘000 m3/year of water billed to industrial customers in all Grade Special I, II, III and IV areas

55 Tổng lượng nước được lập hóa đơn cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cho đô thị loại IV trở lên (‘000 m3/năm) / Total volume ‘000 m3/year of water billed to institutions and other official buildings (schools, public buildings) in all Grade Special, I, II, III and IV areas

1000m3/năm

56 Tổng lượng nước được lập hóa đơn cho các khách hàng kinh doanh, dịch vụ cho đô thị loại IV trở lên (‘000 m3/năm) / Total volume ‘000 m3/year of water billed to commercial/trading/service customers in all Grade Special I, II, III and IV areas

1000m3/năm

57 Tổng lượng nước được lập hóa đơn cho dịch vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu hỏa) cho đô thị loại IV trở lên (‘000 m3/năm) / Total volume ‘000 m3/year of water billed to urban services (tree watering, road cleaning, fire fighting) in all Grade Special, I, II, III and IV areas

1000m3/năm

58 Tổng lượng nước được lập hóa đơn cho các khách hàng không phải dân cư cho đô thị loại IV trở lên (‘000 m3/năm) (58=54+55+56+57) / Total volume ‘000 m3/year of water that you have billed for to non-residential customers in all Grade Special, I, II, III and IV areas (58=54+55+56+57)

1000m3/năm

59 Tổng lượng nước được lập hóa đơn cho các khách hàng không phải dân cư (‘000 m3/năm) cho đô thị loại V và loại khác / Total volume ‘000 m3/year of water that you have billed for to non-residential customers in Grade V and other areas

1000m3/năm

60 Tổng lượng nước được lập hóa đơn cho toàn bộ khách hàng không phải dân cư (‘000 m3/năm) (60=58+59) / Total volume ‘000 m3/year of water that you have supplied for all NON RESIDENTIAL customers (60=58+59)

1000m3/năm

61 Tổng lượng nước được lập hóa đơn cho TẤT CẢ các khách hàng (‘000 m3/năm) (61=51+ 60) / Total volume ‘000 m3/year of water that you have supplied for to ALL customers (61=51+60)

1000m3/năm

145

Page 146: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

THÔNG TIN VỀ VẬN HÀNH / OPERATIONS INDICATORS

 

Công suất / Capacity

62 Tổng lượng nước thô đã xử lý hàng năm (‘000 m3/năm) cho đô thị loại IV trở lên / Enter the annual volume of raw water treated in ‘000 m3/year for all Grade Special, I, II, III and IV areas during the reporting year.

1000m3/năm

63 Tổng lượng nước thô đã xử lý hàng năm (‘000 m3/năm) cho đô thị loại V và loại khác / Enter the annual volume of raw water treated in ‘000 m3/year for Grade V and other areas during the reporting year.

1000m3/năm

64 Tổng lượng nước thô đã xử lý hàng năm (‘000 m3/năm) (64=62+63) / Total volume of water treated in '000m3 for the year (64=62+63)

1000m3/năm

65 Tổng công suất thiết kế của các nhà máy xử lý nước cho đô thị loại IV trở lên (m3/ngày) / Enter the design capacity of your treatment works in ‘000 m3/year for all Grade Special, I, II, III and IV areas according to the project completion document(s). Where you have more than one water treatment works, please enter total capacity, by volume.

m3/ngày

66 Tổng công suất thiết kế của các nhà máy xử lý nước cho đô thị loại V và loại khác (m3/ngày) / Enter the design capacity of your treatment works in ‘000 m3/year for Grade V and other areas according to the project completion document(s). Where you have more than one water treatment works, please enter total capacity, by volume.

m3/ngày

67 Tổng công suất thiết kế của các nhà máy xử lý nước (m3/ngày) (67=65+66) / Total design capacity of your treatment works (67=65+66)

m3/ngày

Nước thất thoát, thất thu / Non-Revenue Water

68 Tổng lượng nước sạch đã cung cấp cho mạng lưới phân phối cho đô thị loại IV trở lên ('000m3/năm) / Enter the total volume ‘000 m3/year of water input to the distribution system for all Grade Special, I, II, III and IV areas, including both bulk water bought and water abstracted, and in either case regardless of whether or not it is treated by your organisation.

1000m3/năm

69 Tổng lượng nước sạch đã cung cấp cho mạng lưới phân phối cho đô thị loại V và loại khác 1000m3/năm

146

Page 147: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

('000m3/năm) / Enter the total volume ‘000 m3/year of water input to the distribution system for Grade V and other areas, including both water bought and water abstracted, and in either case regardless of whether or not it is treated by your organisation.

70 Tổng lượng nước sạch đã cung cấp cho toàn mạng lưới phân phối ('000m3/năm) (70=68+69) / Total volume ‘000 m3/year of water input to the distribution system (70=68+69)

1000m3/năm

Tính tiện ích / Availability

71 Số giờ cấp nước trung bình trong ngày cho đô thị loại IV trở lên / Enter the average number of hours each day when you provide a normal supply of water for all Grade Special, I, II, III and IV areas. Please provide an average over the whole system and over the whole year even when there are significant variations from one area to another.

giờ

72 Số giờ cấp nước trung bình trong ngày cho đô thị loại V và loại khác / Enter the average number of hours each day when you provide a normal supply of water for Grade V and other areas. Please provide an average over the whole system and over the whole year even when there are significant variations from one area to another.

giờ

73 Áp lực nước trung bình trong năm tại điểm bất lợi nhất cho đô thị loại IV trở lên (m cột nước)/ Enter the average pressure recorded during the year for those customers most at risk from low pressure in all Grade Special, I, II, III and IV areas

m

74 Áp lực nước trung bình trong năm tại điểm bất lợi nhất cho đô thị loại V và loại khác (m cột nước)/ Enter the average pressure recorded during the year for those customers most at risk from low pressure in Grade V and other areas

m

Chi phí vận hành và bảo dưỡng / Operating and Maintenance costs

75 Tổng chi phí vận hành đối với dịch vụ cấp nước cho tất cả các loại khách hàng (triệu VNĐ) (75=76+77+78+79+80) / Enter the TOTAL annual operating costs (million VND) of your water utility in the provision of water supply services to all customers (75=76+77+78+79+80)

Triệu đồng

76 Chi phí mua nước thô hoặc khai thác nước trong năm (triệu VNĐ) Triệu đồng

147

Page 148: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

/ Enter the annual cost of bulk water bought in or the cost of raw water abstracted (million VND) for the year for which you are supplying data. Abstraction costs would include the cost of licence fees paid to government or other external agency or resource owner, but does not include pumping or other operational costs. Enter 0 if you have no costs here.

77 Tổng chi phí nhân công trong năm (triệu VNĐ) / Enter total annual staff costs (million VND) for the year for which you are supplying data.

Triệu đồng

78 Tổng chi phí nhiên liệu và năng lượng (điện năng) cho vận hành (không bao gồm nhiên liệu cho xe cộ) (triệu VNĐ) /Enter total annual operating (energy) power and fuel costs (excluding vehicle fuel) (million VND) INCLUDING ELECTRICITY for the year for which you are supplying data.

Triệu đồng

79 Tổng chi phí hóa chất trong năm (triệu VNĐ) / Enter total annual chemicals costs (million VND) for the year for which you are supplying data. Please include only direct costs related to chemicals such as chlorine, aluminium sulphate, etc.

Triệu đồng

80 Tổng các chi phí vận hành và các chi phí khác trong năm (triệu VNĐ). bao gồm tất cả các chi phí vận hành khác chưa được tính trong những câu trên, đặc biệt là chi phí quản lý chung và các chi phí thuê ngoài theo hợp đồng. Không tính đến khấu hao, dịch vụ nợ, thuế, chi phí đầu tư cơ bản / Enter all other annual operating and maintenance costs (million VND) for the year for which you are supplying data. Please ensure that all other operating costs are included here, particularly administrative overheads and outsourced/contracted costs, but NOT including depreciation, debt service etc, taxes or any capital expenditure. These costs should also include spare parts.

Triệu đồng

Chi phí bảo dưỡng / Maintenance

81 Tổng số tiền bảo dưỡng theo kế hoạch trong năm báo cáo (kể cả bảo dưỡng định kỳ hoặc bảo dưỡng thông thường) (triệu VNĐ) / Enter value of total planned maintenance within the reporting year. That is, the amount in millions VND which you actually spent on planned maintenance, maintenance programmes and normal maintenance routines.

Triệu đồng

82 Tổng số tiền bảo dưỡng trong năm báo cáo gồm giá trị nêu trong câu (81) cộng với chi phí cho những sửa chữa, hư hỏng đột xuất và không được lên kế hoạch trước (Chi phí bảo dưỡng bao gồm chi phí cho

Triệu đồng

148

Page 149: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

nhân công, vận chuyển, nguyên liệu/phụ tùng) (triệu VNĐ) / Enter value of total maintenance costs within the reporting year. That is, the amount in millions VND which you actually spent on all maintenance activities (including bought in maintenance costs. This should be all expenditure reported in question 81 plus costs associated with emergency repairs, breakdowns and all non-planned maintenance. Maintenance costs should include labour, transport and materials/spares.Vận hành / Operations characteristics

83 Tổng lượng nước sạch đi vào bể chứa ở các nhà máy xử lý nước trong năm cho đô thị loại IV trở lên ('000 m3/năm) / Enter the volume of clean water ‘000 m3/year entering the water treatment works reservoir in the year for all Grade Special, I,II, III and IV areas

1000m3/năm

84 Tổng lượng nước sạch đi vào bể chứa ở các nhà máy xử lý nước trong năm cho đô thị loại V và loại khác ('000 m3/năm) / Enter the volume of clean water ‘000 m3/year entering the water treatment works reservoir in the year for Grade V and other areas

1000m3/năm

85 Tổng lượng nước sạch đi vào bể chứa ở các nhà máy xử lý nước trong năm ('000 m3/ năm) (85=83+84)/ Total volume of water entering water treatment works' reservoirs (85=83+84)

1000m3/năm

86 Công ty có thực hiện các biện pháp khuyến khích các khách hàng hộ gia đình sử dụng tiết kiệm nước không? / Does the utility undertake water conservation activities for residential customers? Y or N

 

87 Công ty có thực hiện các biện pháp khuyến khích các khách hàng khác sử dụng tiết kiệm nước không? / Does the utility undertake water conservation activities for non domestic customers? Y or N

 

88 Tổng lượng điện tiêu thụ của công ty trong năm (KWh/năm) / State the total electricity consumption of the utility for the year – KWh

KWh/năm

89 Tổng lượng điện tiêu thụ cho việc xử lý nước trong năm (KWh/năm) / State the electricity consumption for all water treatment activities in a year - KWh

KWh/năm

90 Tổng lượng điện tiêu thụ của tất cả các trạm bơm nước trong năm (KWh/năm) / State the electricity consumption for all pumping stations in a year - KWh

KWh/năm

149

Page 150: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

91 Công ty có thực hiện kiểm toán việc sử dụng năng lượng không? / Has your utility undertaken an audit of its energy use? Y or N

 

92 Tổng chiều dài mạng lưới phân phối (Km) / Enter the total length of your water distribution network under your management in km.

Km

93 Tổng chiều dài hệ thống truyền tải (Km) / Enter the total length of your water transmission network in km

Km

94 Tổng số lần vỡ ống trên mạng phân phối đã khắc phục hoặc đã phát hiện trong năm / Total number of known water pipe breaks in the distribution network that have been repaired or are known about during the year.

Lần

95 Tổng số lần vỡ ống trên mạng truyền tải đã khắc phục hoặc đã phát hiện trong năm / Total number of known water pipe breaks in the transmission network that have been repaired or are known about during the year.

Lần

96 Công ty có đội ngũ chuyên phát hiện rò rỉ không? / Does your utility have teams of people undertaking leak detection? Y or N

 

97 Nếu trả lời “Có” ở câu 96, hãy nêu rõ chiều dài đường ống mà Doanh nghiệp đã tiến hành các biện pháp phát hiện rò rỉ. / If the answer is Y, state the length of water pipe (Km) in which leakage detection control was undertaken.

 

98 Cho biết tổng số lần sửa chữa nước bị rò rỉ đã tiến hành trong năm (do đội phát hiện rò rỉ của Doanh nghiệp phát hiện ra) / State the total number of leakage repairs undertaken in the year resulting from taking the active approach to leak detection.

 

99 Doanh nghiệp có thực hiện mô hình hóa mạng lưới phân phối không? / Does your water utility undertake network modelling of the distribution system? Y or N

 

100 Lượng điện danh nghĩa theo thiết kế của tất cả các trạm bơm trên toàn hệ thống. (KW) / What is the nominal power of all pumps used in the system?

KW

101 Chiều dài đường ống đã sử dụng dưới 20 năm (Km) / State the length of water distribution pipes under 20 years old (in km)

Km

102 Chiều dài đường ống đã sử dụng từ 21 – 40 năm (Km) Km

150

Page 151: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

/ State the length of water distribution pipes between 21 and 40 years old (in km)103 Tổng chiều dài đường ống truyền dẫn và phân phối được cải tạo hoặc thay thế trong năm (Km)

/ Total length of water supply / distribution network replaced and renovated in the year (in km)Km

Đồng hồ đo / Metering

104 Tỉ lệ các khách hàng được cấp nước qua đồng hồ đo ở đô thị loại IV trở lên / Enter the percentage of all your customers in the all Grade Special, I,II, III and IV areas who receive metered supply.

%

105 Tỉ lệ các khách hàng được cấp nước qua đồng hồ đo ở đô thị loại V và loại khác / Enter the percentage of all your customers in the Grade V and other areas who receive metered supply.

%

106 Số lượng đồng hồ đo được kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế trong năm cho đô thị loại IV trở lên / Enter the number of your meters that were checked, re-calibrated or replaced last year in all Grade Special, I, II, III and IV areas (this will NOT include new meters installed for new customers)

Đồng hồ

107 Số lượng đồng hồ đo được kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế trong năm cho đô thị loại V và loại khác / Enter the number of your meters that were checked, re-calibrated or replaced last year in Grade V and other areas (this will NOT include new meters installed for new customers)

Đồng hồ

108 Tổng số đồng hồ đo được kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế trong năm (108=106+107) / Total number of meters that were checked, re-calibrated or replaces (108=106+107)

Đồng hồ

Dịch vụ khách hàng và chất lượng nước / Customer service and water quality

109 Doanh nghiệp có thường lưu giữ các khiếu nại của khách hàng mà công ty đã nhận được không? / Does your organisation routinely maintain a record of customer complaints received? If so enter Y if not, enter N.

 

110 Nếu câu trên là "Có", hãy nêu số lượng phàn nàn của khách hàng mà công ty đã tiếp nhận (lần/năm) / If you have answered yes to 109, then state the total number of complaints that you have received – this is likely to be the total number of queries raised by customers

Lần/năm

111 Nếu trà lời "Có" ở câu 109, hãy phân loại phàn nàn của khách hàng theo thứ tự: số 1: phàn nàn nhiều nhất, số 2: phàn nàn nhiều thứ hai, tiếp theo là số 3, số 4 theo 4 nhóm dưới đây.

 

151

Page 152: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

/ If you have answered yes to 109, then please rank the complaint types in lines. Enter 1 relating to the most frequent complaint type, enter 2 for the second most frequent, enter 3 for the third most frequent and enter 4 for the least frequent:111a - phàn nàn về cấp nước không đủ / complaints associated with inadequate water supply

 

111b - phàn nàn về hóa đơn / complaints associated with billing or meters

 

111c - phàn nàn về chất lượng nước / complaints associated with water quality

 

111d - phàn nàn về áp lực nước / complaints associated with water pressure

 

112 Doanh nghiệp có thực hiện khảo sát nhằm xác định nhu cầu của khách hàng không ? / If you conduct customer surveys to identify customer needs and demands enter Y if not, enter N.

 

113 Số mẫu nước lấy từ vòi của khách hàng mà Trung tâm y tế dự phòng đã phân tích theo tiêu chuẩn QCVN 01-2009/BYT / The actual number of samples of water taken from the customer tap , that have been TESTED for water quality according to QCVN 01-2009/BYT (this does NOT mean drinking water that you have supplied as bottled water)

 

114 Số lượng mẫu thử lấy từ vòi của khách hàng đã được kiểm tra và đạt quy chuẩn QCVN 01-2009/BYT / The number of samples of water taken from the customer tap, that have been tested and COMPLY with the standards under QCVN 01-2009/BYT (this does NOT mean drinking water that you have supplied as bottled water)

 

Nhân sự / Human Resources/Staffing

 

115 Tổng số nhân viên có trình độ đại học tính đến cuối năm. / Enter total number of professionally qualified staff (with a university degree) at year-end.

Nhân viên

116 Tổng số nhân viên có tay nghề / trình độ về kỹ thuật (có bằng cao đẳng hoặc dạy nghề) tính đến cuối năm. / Enter total number of technically qualified and skilled staff (with a college or vocational college

Nhân viên

152

Page 153: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

qualification) at year-end. 117 Tổng số công nhân (không thuộc 2 nhóm trên), tính đến cuối năm.

/ Enter total number of other staff (and excluding those above) at year-end. Nhân viên

118 Tổng số lao động thuê ngoài (làm việc theo hợp đồng) tính đến cuối năm. Trong đó bao gồm: số lao động toàn thời gian và bán thời gian. / Enter total number of outsourced staff (contracted from other companies) at year-end. Please enter the full time equivalent number of staff including part time staff.

Nhân viên

119 Tổng số nhân viên trong công ty tính đến cuối năm (119=115+116+117) / Enter total number of ALL staff at year-end (119=115+116+117)

Nhân viên

120 Tổng chi phí đào tạo trong năm (không bao gồm các khoản tài trợ cho đào tạo từ bên ngoài) (triệu VNĐ) / Enter total training costs (million VND) for the reporting year. Please enter only costs borne by your utility and do not include training funded externally e.g. by other local or international agencies, or by government.

Triệu đồng

121 Tổng tiền lương trong năm báo cáo (triệu VNĐ) / What is the total payroll cost in million VND?

Triệu đồng

THÔNG TIN TÀI CHÍNH / FINANCIAL INFORMATION

 

Giá nước / Tariffs

122 Tống giá trị hóa đơn thu tiền nước gửi tới khách hàng trong năm (triệu VND)(Chú ý: không bao gồm thu nhập từ các hoạt động khác) (122=123+128) / Enter total direct tariff revenue BILLED for water services during the reporting year (i.e. for all customers). Enter as a value in million VND. This is the amount that is due to you to receive in revenue from the customers that you have billed for water. Please ensure that revenue from other services are not included (122=123+128)

Triệu đồng

123 Tổng giá trị hóa đơn thu tiền nước gửi tới khách hàng sử dụng nước sinh hoạt (triệu VNĐ) / Enter total direct tariff revenue billed from domestic customers (million VND)

Triệu đồng

124 Tổng giá trị hóa đơn thu tiền nước gửi tới khách hàng công nghiệp (triệu VNĐ) Triệu đồng

153

Page 154: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

/ Enter total direct tariff revenue billed from industrial customers (million VND)125 Tổng giá trị hóa đơn thu tiền nước gửi tới khách hàng là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (triệu

VNĐ) / Enter total direct tariff revenue billed from institutions (schools and other public buildings) (million VND)

Triệu đồng

126 Tổng giá trị hóa đơn thu tiền nước gửi tới khách hàng kinh doanh, dịch vụ (triệu VNĐ) / Enter total direct tariff revenue billed from commercial /trading /service customers (million VND)

Triệu đồng

127 Tổng giá trị hóa đơn thu tiền nước gửi tới khách hàng là các dịch vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, chữa cháy) (triệu VNĐ) / Enter total direct tariff revenue billed from urban services (tree watering, road cleaning, fire fighting etc) (million VND)

Triệu đồng

128 Tổng giá trị hóa đơn thu tiền nước gửi tới khách hàng từ mục 124 tới 127 (Thông tư 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN). / Enter total direct tariff revenue billed from non-residential customers (128=124+125+126+127)

Triệu đồng

129 Giá nước bình quân được UBND phê duyệt (VNĐ/m3) / What was the tariff rate per m3 for domestic customers approved by the People’s Committee? (VND/m3)

VNĐ/m3

130 Giá nước bình quân do công ty đề xuất (VNĐ/m3) / What was the tariff rate per m3 that was in the water utility's opinion required to cover all costs of the water utility? (VND/m3)

VNĐ/m3

Thu tiền nước / Revenue Collection

131 Tổng doanh thu tiền nước (trước thuế) thu được từ khách hàng trong năm (triệu VND) / Enter the total amount collected from customers (all customers) in the reporting year, in million VND. (income actually received for services which will be different from the “theoretical” amount which appears from the bills issued by the utility)

Triệu đồng

132 Tổng số tiền khách hàng còn nợ tính đến cuối năm (triệu VNĐ) / Enter the value of accounts receivable at the end of your reporting period. If your utility or organisation produces formal accounts a figure for accounts receivable should be seen on the Balance

Triệu đồng

154

Page 155: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Sheet. If accounts are not produced, then the figure should be the amount of revenue outstanding/unpaid at year end. How much money do your customers owe at year end? Enter as a value in million VND.Thông tin về tài sản / Asset information

133 Chi phí đầu tư mua mới tài sản hoặc mở rộng để tăng công suất xử lý nước (triệu VNĐ) / Investment for new assets and reinforcement of existing assets treatment capacity VND

Triệu đồng

134 Chi phí đầu tư mua mới tài sản hoặc mở rộng mạng lưới cấp nước (triệu VNĐ) / Investment for new assets and reinforcement of existing assets supply/distribution network in million VND

Triệu đồng

135 Đầu tư để thay thế và đổi mới thiết bị tài sản để tăng công suất xử lý nước (triệu VNĐ) / Investment for asset replacement and renovation treatment capacity in million VND

Triệu đồng

136 Đầu tư để thay thế và đổi mới thiết bị tài sản để phát triển mạng lưới phân phối nước (triệu VNĐ) / Investment for asset replacement and renovation supply/distribution network in million VND

Triệu đồng

137 Tổng chi phí đầu tư các đấu nối mới cho các hộ gia đình trong năm (triệu VNĐ) / Enter the total investment costs for the water utility in the expansion of the network system for deliverying water services to new domestic connections in the reporting year in million VND (this will not include the connections costs that are paid by the customer, but will include the costs of new meters that are paid by the water utility)

Triệu đồng

138 Tỉ lệ (%) chi phí đầu tư sử dụng các khoản vay thương mại trong năm. / As a percentage, enter the proportion of capital expenditure in the reporting year funded by new commercial borrowings.

%

139 Tỉ lệ (%) chi phí đầu tư sử dụng các khoản vay phi thương mại hoặc trợ cấp trong năm. / As a percentage, enter the proportion of capital expenditure in the reporting year funded by non-commercial borrowings or subsidised loans.

%

140 Tỉ lệ (%) chi phí đầu tư sử dụng các hình thức tài trợ/trợ cấp khác trong năm / As a percentage, enter the proportion of capital expenditure in the reporting year funded by grants or other subsidies.

%

141 Tỉ lệ (%) chi phí đầu tư sử dụng vốn tự có của công ty trong năm / As a percentage, enter the proportion of capital expenditure in the reporting year funded from self-

%

155

Page 156: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

generated funds - from the cash resources of the utility.Chú ý: tổng 138 + 139 +140 +141 tương đương 100% / Note: 138+139+140+141 should equal 100%

 

142 Tổng giá trị tài sản dài hạn vào cuối năm (triệu VNĐ) / Enter the total value of your long term assets (capital assets) at year-end. Enter as million VND.

Triệu đồng

Thông tin về bảng cân đối kế toán/ Tài khoản / Balance Sheet information

143 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (triệu VNĐ) (Mẫu biểu bảng cân đối kế toán - Mục 4A phần Nguồn vốn - QĐ 48/2006 BTC). / Total amount paid in taxes and fees to the Local Government and National Government (in million VND)

Triệu đồng

144 Tổng dịch vụ nợ đã trả trong năm (triệu VNĐ) - là tổng số tiền lãi và tiền gốc đã trả trong năm báo cáo, đối với cả các khoản vay dài hạn, ngắn hạn và thấu chi / Enter total annual debt service (in million VND) - that is the total amount of interest and principal paid during the reporting year, in respect of both long term and short borrowings and overdrafts that the water utility has to pay to banks and other debtors

Triệu đồng

145 Tài sản ngắn hạn tính đến cuối năm (triệu VNĐ) (xem Loại TK 1 – Tài khoản ngắn hạn, QĐ 48/2006 BTC) / Enter your total of short term assets at year-end. This figure should come from your Balance Sheet, and should include cash, stock, debtors and other short-term assets

Triệu đồng

146 Tổng số nợ ngắn hạn phải trả tính tới cuối năm (triệu VNĐ) (xem Loại TK 3 – Nợ phải trả, QĐ 48/2006 BTC) / Enter your total of short term liabilities at year-end. This figure should come from your Balance Sheet, and should include overdrafts, short-term borrowings, and money owed to suppliers (creditors) and any other short-term liabilities.

Triệu đồng

Đầu tư / Investment

147 Doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư trong 5 năm tới không? / Does your water utility have a five year investment plan? If yes enter Y, if no then enter N

 

156

Page 157: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

148 Nếu trả lời "Có" ở câu 147, hãy cho biết Doanh nghiệp đã thực hiện được đến bước nào trong kế hoạch đầu tư của mình?- Hoàn thiện nghiên cứu tiền khả thi - Hoàn thiện nghiên cứu khả thi - Hoàn thiện thiết kế chi tiết và dự toán / If you have answered yes to question 147 please indicate at what stage of development your investment plans have reached - use the drop down menu

 

149 Nếu trả lời "Có" ở câu 147, hãy cho biết lĩnh vực mà Doanh nghiệp dự định đầu tư. Liệt kê tối đa 3 lĩnh vực mà Doanh nghiệp dự định đầu tư, chẳng hạn: Đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng công suất nhà máy xử lý ; đầu tư phát triển mạng lưới và đấu nối mới; đầu tư chống thất thoát theo thứ tự ưu tiên 1...............2...............3.............. / If you answered yes to question 147 please state in what areas these investment plans are proposed. Please state up to a maximum of 3 proposals for new investment. Example would include; new distribution pipelines in X km, new water treatment plant with X capacity, expansion to capture X new connections, purchase and installation of X new pumps, investment in new customer service activities, investment in leakage management programmes etc

 

150 Nếu trả lời "Có" ở câu 147, hãy cho biết Doanh nghiệp dự định sử dụng nguồn vốn nào cho các khoản đầu tư theo dự định. Lựa chọn từ danh mục sau:- Vốn tự có của Doanh nghiệp (vốn cổ phần, vốn tích lũy...)- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (liên doanh, liên kết...)- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)- Vốn vay thương mại của ngân hàng- Vốn ưu đãi của Nhà nước (Ngân hàng Đầu tư Phát triển, vốn chương trình Quốc gia, vốn hỗ trợ từ ngân sách)- Nguồn vốn khác / If you answered yes to question 147 please state from where you expect to raise the required funds for this investment plan - use the drop down menu

 

151 Nếu có thể, hãy cho biết số tiền cần thiết cho nhu cầu đầu tư theo kế hoạch trong tương lai của Doanh nghiệp (triệu VNĐ). / If you know the capital investment requirement for your investment plans, please state the amount in

Triệu đồng

157

Page 158: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

million VND

158

Page 159: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

159

Page 160: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

STT Chỉ số Diễn giải Công thức tính

Tỷ lệ dịch vụ /Service coverage:

1.1 Tỷ lệ dịch vụ (hoặc Độ bao phủ) / Percentage urban population served

Là tỷ lệ giữa số dân đã được cấp nước so với tổng số dân trong khu vực hoạt động / The indicator is calculated as the total number of persons served, expressed as a % of the total population number in the whole area of operations.

((35*36)/28)*100

1.2

Tỷ lệ dịch vụ cho đô thị loại IV trở lên / Population served in the core area (Grade Special to IV)

Là tỷ lệ giữa số dân đã được cấp nước so với tổng dân số trong khu vực (cho đô thị loại IV trở lên) / The indicator is calculated as total number of persons served in the core area and all Grade Special, I, II, III and IV areas, expressed as a % of tot

((33*36)/29)*100

1.3

Tỷ lệ dịch vụ cho đô thị loại V và loại khác / Population served in all other secondary areas (Grade V and other areas)

Là tỷ lệ giữa số dân đã được cấp nước so với tổng dân số trong khu vực (cho đô thị loại V và loại khác) / The indicator is calculated as total number of persons served all Grade V areas within the secondary area, expressed as a % of total population n

((34*36)/30)*100

Sản xuất và tiêu thụ nước /Water Production and consumption:

2.1 Tỷ lệ huy động công suất / Production utilization of capacity

Là tỷ lệ giữa lượng nước sản xuất trung bình một ngày trong cả năm so với công suất thiết kế của nhà máy / Measured as volume of water treated per year divided by the design capacity of the water treatment works per year

(64*1000)/ (365*67)*100

160

Page 161: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

expressed as a % of design capacity

2.1a

Tỷ lệ huy động công suất (cho đô thị loại IV trở lên) / Production utilization of capacity (Grade Special to IV areas)

  (62*1000)/ (365*65)*100

2.1b

Tỷ lệ huy động công suất (cho đô thị loại V và loại khác) / Production utilization of capacity (Grade V and other areas)

  (63*1000)/ (365*66)*100

2.2

Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người / Total Residential Water Consumption(per capita consumption)

Là tổng lượng nước sinh hoạt đã tiêu thụ trong cả năm được tính theo bình quân đầu người trong một ngày / Total annual water volume sold to domestic customers expressed by population served per day.

((51/(35*36))/365) *1000000

2.2a

Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người (cho đô thị loại IV trở lên) / Total Residential Water Consumption (Grade Special to IV)(per capita consumption)

  ((49/(33*36))/365) *1000000

161

Page 162: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.2b

Mức nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân đầu người (cho đô thị loại V và loại khác) / Total residential Water Consumption (Grade V and other areas (per capita consumption)

  ((50/(34*36)) /365) *1000000

2.3 Tỷ lệ thất thoát, thất thu / Non-Revenue Water

Là tỷ lệ giữa lượng nước không thu được tiền so với tổng lượng nước đã cung cấp vào mạng lưới (tính trung bình theo năm) / The difference between water supplied and water sold expressed as a % of net water supplied.

((70-61)/70)*100

2.3a

Tỷ lệ thất thoát, thất thu (đô thị loại IV trở lên) / Non-Revenue Water (Grade Special to IV areas)

  ((68-(49+58))/68) *100

2.3b

Tỷ lệ thất thoát, thất thu (đô thị loại V và loại khác) / Non-Revenue Water (Grade V and other areas)

  ((69-(50+59))/69) *100

2.4

Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước / Water Treatment Plant efficiency - water used at the water treatment plant

Là tỷ lệ giữa tổng lượng nước dùng cho bản thân nhà máy nước (xả cặn bể lắng, rửa bể lọc, nước kỹ thuật khác…) so với tổng lượng nước đã sản xuất của các nhà máy nước / This indicator uses a ratio of water used during treatment against total water entering the network

(( 64-70)/64)*100

162

Page 163: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

2.4a

Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước (đô thị loại IV trở lên) / Water Treatment Plant efficiency - water used at the water treatment plant (Grade Special to IV)

  ((62-68)/62)*100

2.4b

Tỷ lệ nước dùng cho bản thân nhà máy nước (đô thị loại V và loại khác)

/ Water Treatment Plant efficiency - water used at the water treatment plant (Grade V and other areas)

  ((63-69)/63)*100

Đồng hồ nước/Metering:

3.1

Tỷ lệ đồng hồ đo được kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế / Meters checked, recalibrated or replaced per year

Chỉ số này là một biện pháp kiểm tra độ chính xác của đồng hồ đo, do những đồng hồ đo được kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế sẽ đo chính xác hơn những đồng hồ khác. Được tính bằng tỉ lệ % số đồng hồ được kiểm tra trên tổng số đồng hồ. /This indicator is calculated as the ratio of meters which have been checked, recalibrated or replaced as a % of total meters installed in the whole network.

(108/((33*104)+ (34*105)))*10000

3.1a

Tỷ lệ đồng hồ đo được kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế (đô thị loại IV trở lên) / Meters checked, recalibrated or replaced per year (Grade Special to

  (106/(33*104)) *10000

163

Page 164: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

IV)

3.1b

Tỷ lệ đồng hồ đo được kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế (đô thị loại V và loại khác) / Meters checked, recalibrated or replaced per year (Grade V and other areas)

  (107/(34*105)) *10000

Hiệu quả hoạt động của mạng lưới /Network Performance:

4.1

Số lần vỡ ống (lần/km/năm) trên toàn hệ thống / Pipe breaks (number of breaks/km/year) in whole network

Là tỉ số giữa tổng số lần vỡ ống trong năm và tổng chiều dài đường ống mạng lưới truyền dẫn và phân phối / Total number of pipe breaks recorded per year expressed per km of the entire water network.

(94+95)/(92+93)

4.1a

Số lần vỡ ống (lần/km/năm) của hệ thống truyền tải / Pipe breaks (number of breaks/km/year) in whole TRANSMISSION network

  (95/93)

4.1b

Số lần vỡ ống (lần/km/năm) của hệ thống phân phối / Pipe breaks (number of breaks/km/year) in whole DISTRIBUTION network

  (94/92)

4.2

Đầu tư phát triển hệ thống phân phối

/ Investment in the development of the distribution system

Tỉ lệ giữa chi phí đầu tư phát triển hệ thống và tổng doanh thu cấp nước trong năm. / Cost of investment in the distribution system as a % of total revenues of water supply in one year.

((134+136)/122) *100

164

Page 165: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

4.3 Phục hồi hoặc cải tạo đường ống / Pipe rehabilitation or renovation

Là tỷ lệ giữa số km ống được phục hồi, cải tạo trong năm so với tổng số chiều dài ống truyền tải và phân phối / This is expressed as length of mains renovated or replaced as a % of total length of mains.

(103/(92+93)) *100

Tiêu thụ điện năng/Electricity Consumption:

5.1

Tiêu thụ điện năng trên mỗi m3 nước sản xuất (KWh/m3) / Electricity consumption per m3 of water produced (KWh/m3)

Là tỉ số giữa tổng lượng điện năng tiêu thụ để sản xuất và cung cấp 1m3 nước trên tổng lượng nước sản xuất trong năm.

/ Total electricity consumption (for all activities to produce water) / total volume of water produced in that year.

88/(70*1000)

Chi phí vận hành/Operating Costs:    

6.1Đơn giá chi phí vận hành / Unit (of ALL) Operational Cost (VND/m3 sold)

Là tỉ số giữa tổng chi vận hành trên tổng lượng nước bán ra hàng năm / Total annual operational cost of the water utility.

(75*1000000)/ (61*1000)

6.2Định mức chi phí sản xuất / Unit (of ALL) Operational Cost (VND/m3 produced)

Là tỉ số giữa tổng chi phí vận hành, trên tổng số m3 nước sản xuất / Total annual operational expenses and total annual volume water produced.

(75*1000000)/ (70*1000)

6.3 Mức chi phí điện năng / Energy and Operational Costs

Là tỷ lệ giữa tổng chi phí điện năng so với tổng chi phí vận hành của năm / Annual electrical energy costs of all the activities of the water utility expressed as a % of total annual operational costs.

(78/75)*100

6.4 Mức chi phí nhân công Là tỷ lệ giữa tổng chi phí nhân công so với tổng chi phí vận (77/75)*100

165

Page 166: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

/ Labor and Operational Costshành của năm / Total annual labor costs (including benefits) expressed as a % of total annual operational cost.

6.5 Mức chi phí hóa chất / Chemical and Operational Costs

Là tỷ lệ giữa tổng chi phí mua phèn, polyme, vôi, clor… trong năm so với tổng chi phí vận hành một năm / Annual chemicals costs expressed as a % of total annual operational costs.

(79/75)*100

6.6 Mức chi phí khác/ Other operating costs

Là tỷ lệ giữa các chi phí khác so với tổng chi phí vận hành của năm/ Expressed as a % of total operating costs

(80/75)*100

Nhân viên/Staffing Levels:

7.1Số nhân viên/1000 đấu nối / Staff per water supply connections (’000 )

Là tỉ số được xác định theo tổng số lượng cán bộ công nhân viên của công ty tham gia lĩnh vực cấp nước tính trên 1000 đấu nối / Total number of staff employed by the water utility expressed as per thousand connections.

119/(42/1000)

7.2

Số nhân viên / 1000 dân được cấp nước / Staff per population served (’000 )

Là tỉ số được xác định theo tổng số lượng cán bộ công nhân viên của công ty tham gia lĩnh vực cấp nước tính trên 1000 người dân được cấp nước / Total number of staff employed by the water utility expressed as per thousand people served.

119/((35*36) /1000)

Chất lượng dịch vụ/Quality of Service provided:

8.1 Tính liên tục trong cấp nước (giờ/ngày)

Số giờ cấp nước trung bình trong ngày trong một năm. / Expressed as average hours of water service per day over

((29*71)+ (30*72))/28

166

Page 167: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

/ Continuity of Service (hrs/day) the year.

8.1a

Tính liên tục trong cấp nước (giờ/ngày) (đô thị loại IV trở lên) / Continuity of Service (hrs/day) for Grade Special to IV areas

  71

8.1b

Tính liên tục trong cấp nước (giờ/ngày) (đô thị loại V và loại khác) / Continuity of Service (hrs/day) for Grade V and other areas

  72

8.2 Chất lượng nước cung cấp / Quality of water supplied

Tỉ lệ số mẫu thử đạt tiêu chuẩn QCVN 01-2009/BYT./ The % of sample tested that PASS the QCVN 01-2009/BYT standard.

(114/113)*100

8.3Sự hài lòng của khách hàng / Complaints about water supply services

Là tỉ số giữa tổng số lần khiếu nại của khách hàng trong một năm trên tổng số đấu nối. Ngoài ra thông tin về phân loại phàn nàn khách hàng cũng được đề cập. / Total number of water supply complaints per year expressed as a % of the total number of water

(110/42)*100

Doanh thu/Revenues:

9.1

Doanh thu trung bình từ dịch vụ cấp nước (VND/m3 nước bán ra) / Average Water Supply Revenue (VND/m3 water sold)

Là tỉ số giữa doanh thu từ các dịch vụ cấp nước trên tổng lượng nước bán ra 1 năm / Operating revenues for water supply expressed by annual amount of water sold.

122*1000000/ (61*1000)

Giá nước/Tariffs:

167

Page 168: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

10.1

Giá nước bình quân thực tế (VND/m3 nước sản xuất) / Average actual water price (VND/m3 water produced)

Giá nước trung bình trên mỗi m3 nước sản xuất. / Average water price per m3 of water produced.

122*1000000/ (70*1000)

10.2

Giá bán nước bình quân được duyệt so với giá nước do công ty đề xuất / Average water price approved by the People’s Committee per m3 of water produced.

  129/130

10.3

Giá nước bình quân đối với khách hàng nước sinh hoạt (VND/m3 nước trên hóa đơn) / Average Water Supply bill for domestic customers (VND/m3 water billed)

Giá nước trung bình khách hàng phải trả cho mỗi m3 nước sẽ được chia thành các nhóm khách hàng khác nhau đối với đô thị loại IV trở lên. / Average water price paid by customers per m3 for a cubic meter water supplied

(123*1000000/ (51*1000))

  10.3.2 Khách hàng công nghiệp / Industrial firms

(124*1000000/ (54*1000))

  10.3.3 Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp / Institutions and other official buildings

(125*1000000/ (55*1000))

  10.3.4 Khách hàng kinh doanh, dịch vụ / Commercial /trading /service customers

(126*1000000/ (56*1000))

  10.3.5 Dịch vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu hỏa) / Urban services (tree watering, road cleaning, fire)

(127*1000000/ (57*1000))

Phát hành hóa đơn và thu tiền nước/Billing and Collection:

11.1 Tỷ lệ thu tiền nước Là tỷ lệ giưa tổng số tiền thu được thực tế so với tổng số tiền (131/122)*100

168

Page 169: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

/ Revenue collection efficiencyđược ghi trên hóa đơn phát hành theo thời hạn quy định / Water supply Revenue collected in the year as a % of the total amount of water supply bills issued in the year.

Tài chính/Financial:

12.1 Tỉ số vận hành / Operating Cost and Revenue

Là tỉ số giữa tổng chi phí vận hành trên tổng doanh thu về hoạt động cấp nước / Total annual operating costs as a % of total annual tariff revenue (income) billed in that year.

(75/122)*100

12.2 Tỷ lệ dịch vụ nợ / Debt Service Ratio

Là tỷ lệ giữa tổng dịch vụ nợ so với tổng thu nhập trực tiếp từ cấp nước / Total debt service as a % of total direct tariff income.

(144/122)*100

12.3

Tỷ lệ % gia tăng đấu nối nước sinh hoạt trong năm / Increase in residential connections over the year

Là tỷ lệ giữa tổng số đấu nối mới trong một năm so với tổng số đấu nối nước sinh hoạt tại thời điểm đầu năm / The number of new domestic connections made during a year as a % of the number of connections at the start of that year.

(48/(42-48))*100

12.4Tỷ lệ đầu tư cho phát triển đấu nối nước sinh hoạt/ Investment in domestic connections

Là tỷ lệ giữa tổng chi phí đầu tư cho việc phát triển đấu nối trong một năm so với tổng doanh thu trong năm / The level of investment made by the water utility in new connections and expansion as a % of total annual tariff revenue.

(137/122)*100

Đào tạo nguồn nhân lực/Staff Training:

169

Page 170: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

13.1Chi phí đào tạo/ tổng doanh thu năm / Training and development of human resource

Là tỷ lệ giữa tổng chi phí dành cho đào tạo phát triển so với tổng doanh thu của công ty trong năm. / Total training costs in one year expressed as a % of total tariff revenue in one year.

(120/122)*100

13.2 Chi phí đào tạo/ nhân viên / Total training costs per employee

Là tỉ số giữa tổng chi phí cho tất cả các loại hình đào tạo trên tổng số nhân viên trong một năm. / Total training costs in one year per employee.

120/119

170

Page 171: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

PHỤ LỤC D – Kinh nghiệm quốc tế

Giới thiệu và tổng quan về chương trình benchmarking tại các quốc gia trên thế giới

Chương trình benchmarking thường được thực hiện trong ngành cấp nước khi các bên liên quan nhận thấy sự cần thiết phải tiến hành những cải cách trong ngành hay bắt buộc phải có những đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu / thách thức mới, như sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước hoặc dịch vụ cần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; hay trong bối cảnh sự phát triển của nền kinh tế kéo theo những thay đổi cần thiết của phương pháp tiếp cận truyền thống.

Benchmarking là quá trình xác định các yếu tố/lĩnh vực trong ngành cần cải thiện, từ đó đề ra các kế hoạch phát triển thích hợp. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia với trình độ phát triển kinh tế khác nhau đã thực hiện chương trình benchmarking, với đối tượng áp dụng là các cơ quan/tổ chức thuộc nhiều loại hình khác nhau. Trên thực tế, đối tượng được áp dụng thành công nhất là các doanh nghiệp nước và cơ quan quản lý, với kết quả là những cam kết về cải thiện dịch vụ cung cấp cho người dân. Các cấp quản lý tham gia chương trình benchmarking với tư cách đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, đồng thời là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc phê duyệt giá nước của các doanh nghiệp. Khi những thách thức đặt ra cho ngành nước trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế, Chính phủ sẽ sử dụng chương trình benchmarking như một công cụ khởi nguồn cho lối tư duy chính sách đổi mới, và như một biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp cấp nước xúc tiến những cải thiện trong quản lý doanh nghiệp, đặc biệt để đảm bảo rằng các doanh nghiệp sẽ cung cấp dịch vụ tốt hơn tới khách hàng.

Dưới đây là những sáng kiến trong việc thực hiện Benchmarking của Chính phủ các nước:

Tại Nam Á, cụ thể là ở Ấn Độ, nơi mà các Hội đồng thành phố chịu trách nhiệm về dịch vụ cấp nước, và sự thiếu hụt trong cấp nước đã trở thành rào cản đối với sự phát triển kinh tế, bên cạnh đó là những chỉ trích trong cộng đồng tại các khu đô thị về chất lượng dịch vụ nghèo nàn, Chính phủ Ấn Độ cùng với chính quyền các bang, đã xúc tiến một chương trình báo cáo công khai hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Việc công khai những báo cáo về hoạt động kém chất lượng của doanh nghiệp đã khiến những doanh nghiệp này có trách nhiệm hơn đối với cộng đồng, đồng thời có thêm động lực để cải thiện dịch vụ họ cung cấp – điều này sẽ mang lại lợi ích cho người sử dụng cuối cùng. Chính phủ cũng như các nhà tài trợ có thể làm được nhiều hơn nữa trong việc khuyến khích công khai báo cáo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, cũng như giúp các doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả những nguồn nước khan hiếm. Trung tâm Công vụ của quốc gia này hiện đã và đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình, bao gồm cả việc thực hiện chương trình benchmarking tại 22 bang chính ở Ấn Độ. Đây là một ví dụ

171

Page 172: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

điển hình về việc sử dụng thông tin về hiệu quả hoạt động để thúc đẩy các Nhà quản lý doanh nghiệp và Chính quyền địa phương cải thiện hoạt động của mình.

ADERASA là một hiệp hội các Nhà quản lý cấp thoát nước trung ương của các quốc gia châu Mỹ Latinh. Việc xem xét và so sánh hiệu quả hoạt động của ngành cấp thoát nước đã mang lại những lợi ích rõ ràng và thậm chí được quy định trong hệ thống luật pháp của các quốc gia thành viên. Quốc gia khởi xướng các hoạt động này là Argentina, nơi mà các doanh nghiệp nước được quản lý bởi Chính quyền cấp tỉnh, và mỗi tỉnh lại có những chế độ quản lý riêng. Sáng kiến thực hiện benchmarking hướng tới mục tiêu thống nhất lại toàn bộ các chế độ quản lý này, các doanh nghiệp sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm cũng như so sánh với nhau để tự cải thiện hiệu quả hoạt động của chính mình, trong khi đó Chính quyền cấp tỉnh sẽ có thể quản lý các doanh nghiệp của mìnhmột cách hiệu quả hơn.Rõ ràng, làm cách nào các Nhà quản lý/Chính quyền có thể thực sự biết được doanh nghiệp cấp nước mà họ quản lý có thực sự hoạt động hiệu quả hay không, nếu không so sánh với các doanh nghiệp khác?

Tại Brazil, Chính quyền liên bang đã bắt đầu khuyến khích hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước bằng cách thu thập toàn bộ số liệu về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp một cách chi tiết và chính xác. Chương trình này bắt đầu từ những năm 90, hiện nó đã trở thành một công cụ giúp Chính phủ có những ưu tiên hợp lý trong đầu tư. Brazil cũng giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới có cấu trúc liên bang, trong đó chính quyền địa phương hoặc hội đồng thành phố sẽ là những cơ quan chịu trách nhiệm cấp nước. Khi đó Chính quyền cấp trung ương không thể áp đặt những chính sách hoặc tác động trực tiếp đến việc quản lý cấp nước; những gì Chính quyền cấp trung ương có thể làm đó là gây tác động cũng như công khai các thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, điều này sẽ tác động mạnh mẽ tới các khách hàng sử dụng dịch vụ - khiến họ đặt ra những nhu cầu về nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, do các Hội đồng thành phố phụ thuộc về mặt tài chính đối với Chính quyền trung ương, việc họ tham gia vào chương trình benchmarking có thể cũng sẽ trở thành một trong những điều kiện đặt ra nếu họ muốn nhận được bất kỳ khoản đầu tư nào đó từ ngân sách nhà nước.

Tại Pháp, dịch vụ cấp nước được cung cấp bởi 3 doanh nghiệp tư nhân chính, hoạt động theo hợp đồng với nhiều hội đồng thành phố khác nhau – là các cơ quan quản lý hạ tầng. Hiện nay, có khá nhiều hội đồng thành phố tại quốc gia này không biết chắc chắn về giá trị của những hợp đồng mà họ đã ký kết với các doanh nghiệp, do đó họ đã đề xuất việc thực hiện chương trình benchmarking nhằm tìm hiểu về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nước của các hội đồng thành phố khác. Những thông này sau đó sẽ được các hội đồng thành phố sử dụng để đàm phán hợp đồng với các doanh nghiệp cấp nước tư nhân, sao cho mang lại lợi ích tối đa cho mình, đồng thời đưa ra những khuyến khích đối với các doanh nghiệp cấp nước trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động tương ứng với lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về.

172

Page 173: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Tại Trung Quốc, một quốc gia với những khoản tài trợ quốc tế khổng lồ cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm cả lĩnh vực cấp nước, tỉnh Quảng Đông đã khởi xướng việc thực hiện dự án benchmarking như một phương pháp nhằm tổng hợp thông tin về tác động của những khoản đầu tư mà tỉnh đã thực hiện. Việc so sánh, đối chiếu giữa các doanh nghiệp với nhau là cách duy nhất giúp Chính quyền cấp tỉnh có thể nắm rõ hiệu quả của các khoản đầu tư họ đã thực hiện – ngoài ra, chẳng còn cách nào khác để các doanh nghiệp và cấp quản lý biết được liệu những khoản đầu tư họ bỏ ra có được áp dụng một cách thực sự đúng đắn và hiệu quả hay không.

Trong hầu hết những trường hợp kể trên, các chương trình benchmarking đều do các cơ quan quản lý thực hiện, bởi các cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt giá nước và họ cần đảm bảo rằng khách hàng đang chi trả một khoản tiền xứng đáng với chất lượng dịch vụ họ nhận được, đồng thời các doanh nghiệp cũng có đủ lợi nhuận để đầu tư và bảo trì hệ thống của mình. Để làm được điều này, các cơ quan quản lý có trách nhiệm đảm bảo các doanh nghiệp nước tham gia chương trình benchmarkingvà có những kế hoạch đầu tư hiệu quả để có thể mang lại cho khách hàng một mức giá nước có lợi nhất cho họ.

Tại Chi-lê, SISS là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát dịch vụ nước và vệ sinh tại khu vực đô thị của quốc gia này, tuân thủ các quy chuẩn về tài chính và chất lượng nước. Để đảm bảo tính độc lập về chính trị, SISS áp dụng cơ cấu tổ chức theo hướng phi tập trung với nguồn ngân sách riêng. Tổ chức này có quyền áp đặt các mức phạt dành cho các nhà cung cấp dịch vụ khi họ vi phạm các quy chuẩn đã đề ra, và mức phạt này sẽ được thu trực tiếp vào ngân sách của cơ quan quản lý. Ngoài ra, tổ chức này cũng là nơi tiếp nhận các khiếu nại của khách hàng, đánh giá hiệu lực và phản hồi những khiếu nại đó. Cơ quan này có một bộ cơ sở dữ liệu về thông tin của 53 nhà cung cấp dịch vụ đô thị. Hệ thống quy định về nước và vệ sinh của Chi-lê được WHO và OECD công nhận là hình mẫu tiêu chuẩn cho các quốc gia châu Mỹ La-tinh, và thậm chí là cho cả châu Âu. Một trong những sáng kiến tuyệt vời của hệ thống này đó là việc sử dụng “mô hình giả thuyết về doanh nghiệp hoạt động hiệu quả” nhằm hỗ trợ cho việc xác định đề xuất gia tăng giá nước của doanh nghiệp có hợp lý hay không.

Tại Pê-ru: đơn vị quản lý ngành nước là Cơ quan giám sát Dịch vụ vệ sinh môi trường Quốc gia (SUNASS), được thành lập năm 1992. Chức năng của Cơ quan này là quy định và giám sát các nhà cung cấp dịch vụ, phê duyệt giá nước, xây dựng các quy chuẩn, xử phạt vi phạm , và giải quyết phàn nàn và khiếu nại từ khách hàng. Một trong những hoạt động giám sát của SUNASS đó là xây dựng hệ thống benchmarking nhằm gián sát hiệu quả hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ, đồng thời sử dụng những dữ liệu thu thập được nhằm đề ra các mục tiêu cũng như có phương thức quản lý chuyên nghiệp hơn đối với các doanh nghiệp nước, đặc biệt là không chịu ảnh hưởng từ những can thiệp chính trị - bởi những can thiệp như vậy sẽ không bao giờ cho phép doanh nghiệp cân bằng chi phí cũng như có khoản đầu tư thỏa đáng để cải thiện dịch vụ của

173

Page 174: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

mình.

Tại Scotland: Hội đồng ngành nước (WIC) là một tổ chức bán độc lập phi chính phủ có trách nhiệm hoạt động theo luật định. Vai trò của tổ chức này là quản lý khung pháp lý hiệu quả nhằm khuyến khích sự phát triển ngành nước tại Scotland với chất lượng dịch vụ cao hơn và phù hợp với giá trị đồng tiền mà khách hàng chi trả. Tổ chức này hoạt động độc lập với Nhà nước. Liên quan đến việc lập giá nước, tổ chức này có vai trò gia tăng lợi ích của khách hàng, thông qua việc đề xuất giá nước ở mức hợp lý và thấp nhất có thể. Quá trình phê duyệt giá nước được thực hiện năm năm 1 lần, và benchmarking là một công cụ nhằm xác định mục tiêu và đánh giá thành tựu mà doanh nghiệp nước đã đạt được. Có một điều thú vị ở Scotland đó là các doanh nghiệp nước do Chính phủ sở hữu, do đó đây là một trường hợp điển hình minh chứng cho việcquy chế độc lập hoàn toàn có thể phát huy hiệu quả đối với các lĩnh vực nhà nước.

Tại Anh và Xứ Wales, Cơ quan quản lý các Dịch vụ nước (Ofwat) là đơn vị chịu trách nhiệm về các quy định tài chính cho ngành công nghiệp cấp thoát nước đã được tư nhân hóa ở Anh và xứ Wales. Ofwat chủ yếu chịu trách nhiệm đặt ra mức giới hạn cho giá nước (nước thải), xem xét các kế hoạch đầu tư vốn (chẳng hạn trong việc xây dựng các nhà máy xử lý mới) cũng như những thành tựu dự kiến về hiệu quả hoạt động cúa doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cấp/thoát nước sẽ cung cấp cho Ofwat các chỉ số về hiệu quả hoạt động của mình, liên quan đến lĩnh vực cấp nước (bao gồm các vấn đề như áp lực nước, đường ống và chất lượng nước uống), nước thải, dịch vụ khách hàng (số lượng khiếu nại) và tác động đến môi trường (sự rò rỉ nước, các sự cố gây ô nhiễm). Ofwat sau đó sẽ công bố các chỉ số này hàng năm, theo một định dạng dễ hiểu kèm theo bình luậncủa mình.

Tại Australia: Văn phòng Các quy định chung, có trụ sở tại Victoria, hàng năm đều công bố các kết quả hoạt động của ba doanh nghiệp phân phối nước theo luật định tại Melbourne. Các chỉ số được công bố bao gồm chất lượng nước (số lượng mẫu thử trên 1000 khách hàng và tỷ lệ mẫu thử đạt tiêu chuẩn); số lần gián đoạn cung cấp dịch vụ, lượng nước thất thu, thời gian phản hồi các yêu cầu khẩn cấp từ khách hàng, số lần khiếu nại, và nhu cầu về hỗ trợ chi trả). Nhìn chung, các nhà quản lý tại Australia đều nhận thức được lợi ích của việc công bố các chỉ số hoạt động cấp quốc gia, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tối đa hóa việc áp dụng khung benchmarking quốc gia cũng như số lượng các chỉ số được báo cáo. Lấy ví dụ, Báo cáo Benchmarking về cấp nước và nước thải khu vực miền Nam xứ Wales là một bản báo cáo hàng năm do Văn phòng Nước sạch của miền Nam xứ Wales thực hiện, sử dụng các thông tin do doanh nghiệp nước của từng địa phương cung cấp, sau đó tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đó. Báo cáo này trình bày toàn bộ các chỉ số về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và các số liệu tham gia benchmarking của các doanh nghiệp cấp nước tại khu vực này. Báo cáo này còn cung cấp các thông tin có thể so sánh, từ đó mỗi doanh

174

Page 175: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

nghiệp tham gia có thể tự so sánh, đối chiếu hiệu quả hoạt động của mình với các doanh nghiệp khác. Mục đích thực hiện benchmarking là nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như tính minh bạch của các dịch vụ cung cấp tới người dân.

Tại Nhật Bản, quốc gia với hệ thống benchmarking cấp quốc gia về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước và vệ sinh môi trường, thực hiện theo quy định của Luật về Doanh nghiệp công ích tại địa phương. Hệ thống này được quản lý bởi Bộ Nội vụ và Truyền thông. Bộ cơ sở dữ liệu bao gồm hơn 100 chỉ số hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được cập nhật hàng năm và công bố trên trang web của Bộ. Hệ thống này có mục tiêu đảm bảo trách nhiệm cũng như tính minh bạch trong việc công khai thông tin của các doanh nghiệp.

Công việc quan trọng nhất của chương trình benchmarking trong ngành nước là do chính các doanh nghiệp thực hiện, với sự phối với với các Hiệp hội liên quan. Lo ngại lớn đối với việc này đó là các Hiệp hội và các doanh nghiệp nước có thể thực hiện chương trình benchmarking một cách cục bộ, không toàn diện và không đưa ra những đánh giá khách quan về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp chủ động và tự nguyên tham gia benchmarking, công khai các thông tin về hiệu quả hoạt động của mình sẽ giúp họ trưởng thành hơn trong chế độ quản lý của mình, đồng thời đưa ra những cam kết về cải thiện chất lượng dịch vụ; các doanh nghiệp muốn giữ bí mật về hoạt động của mình sẽ tự loại mình ra khỏi chương trình này.

Dưới đây là một vài trường hợp tiêu biểu:

Indonesia và chương trình benchmarking PERPAMSI: Tại quốc gia này, trách nhiệm cấp nước đô thị thuộc về các PDAM – là các doanh nghiệp cấp nước thuộc sở hữu của Chính quyền địa phương. Có tất cả 319 PDAM tại Indonesia, và bộ cơ sở dữ liệu PERPAMSI hiện bao gồm số liệu của 115 doanh nghiệp nước, trong đó hầu hết là các doanh nghiệp lớn. Hệ thống Benchmarking PDAM được xây dựng dựa trên nhận thức rằng việc so sánh các doanh nghiệp với nhau sẽ mang lại lợi ích to lớn đối với các doanh nghiệp, bởi họ sẽ phải cố gắng để hoạt động hiệu quả hơn. Mỗi PDAM sẽ thành lập một đội phụ trách chương trình benchmarking, có trách nhiệm tổng hợp số liệu của công ty mình. Nhóm phụ trách benchmarking cấp tỉnh sẽ làm việc với toàn bộ công ty nước trong tỉnh và chuẩn bị bộ số liệu cho chương trình. Bộ số liệu này sau đó sẽ được đệ trình lên Nhóm phụ trách benchmarking Trung ương tại Jakarta, là đơn vị sẽ tổng hợp toàn bộ số liệu, phân tích và chuẩn bị các báo cáo, công bố số liệu và giám sát các hoạt động liên quan. Để đảm bảo tính bền vững của chương trình, PERPAMSI đã phát triển một chiến lược thực hiện chương trình benchmarking với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và tính bền vững – trọng tâm hướng tới tính trung thực trong số liệu do doanh nghiệp cung cấp và cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. PERPAMSI là một cơ quan hoạt động đặc biệt hiệu quả với nhiều uy tín trong việc cung cấp các hỗ trợ về chuyên môn cho các doanh

175

Page 176: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

nghiệp nước, và việc cơ quan này tham gia chương trình benchmarking đã đóng góp một phần quan trọng cho việc nâng cao chất lượng cũng như các tiêu chuẩn trong ngành. Chính quyền cấp tỉnh – cơ quan sở hữu các doanh nghiệp cấp nước, cũng đã có những hỗ trợ đặc biệt đối với những doanh nghiệp tham gia chương trình này. Hiện nay, sau một thời gian khá dài tham gia chương trình này, các doanh nghiệp cũng đã phải công nhận rằng việc họ tham gia vào chương trình benchmarking là một yếu tố tiên quyết giúp họ có chế độ quản lý tốt hơn, cũng như gia tăng tiềm lực của mình để có thể đối mặt với những thử thách mới trong tương lai; cũng như không còn che dấu những yếu kém trong hoạt động của mình dưới lớp vỏ bọc là những khoản tài trợ khổng lồ từ Ngân hàng Thế giới.

Hà Lan (VEWIN): mục tiêu của chương trình benchmarking thực hiện tại quốc gia này là nhằm so sánh một cách khách quan hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp nước uống, dựa trên những chỉ tiêu chính như Chất lượng nước uống, Dịch vụ, Môi trường, Tài chính và Hiệu suất. Chương trình benchmarking đã mang lại cho các bên liên quan, cũng như các cơ quan quản lý, chính quyền trung ương, các khách hàng, các nhà nghiên cứu, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là những doanh nghiệp nước tham gia chương trình, một cái nhìn sâu sắc và hiểu biết hơn về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Châu Âu: một số quốc gia châu Âu đã dành những khoản đầu tư khá lớn vào ngành cấp nước, những động thái này chủ yếu xuất phát từ việc hệ thống luật pháp của Liên minh châu Âu đã đặt ra các tiêu chuẩn nước uống mới. Điều này đã đặt thêm những gánh nặng về đầu tư, đồng thời dẫn đến việc nâng cao giá nước. Trong bối cảnh đó, chính quyền các cấp từ địa phương tới trung ương đã rất lo lắng làm sao để những khoản đầu tư này có thể được sử dụng một cách hiệu quả giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của các công ty theo kế hoạch dự định, đồng thời đảm bảo rằng người dân không phải thanh toán mức giá nước quá cao cho những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kém chất lượng (bởi những khoản đầu tư mới thường kéo theo sự gia tăng chi phí vận hành). Các Hiệp hội nước tại Đức, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan đã được khuyến khích xúc tiến chương trình benchmarking nhằm mở rộng hoạt động của mình trong việc giám sát độc lập hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời khách hàng cũng có thể nắm rõ giá trị của dịch vụ họ đang được cung cấp (so với những dịch vụ khác). Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp chứng minh cho các khách hàng, đặc biệt những người phải thanh toán mức chi phí cao hơn sau khi có những khoản đầu tư mới, về những hiệu quả mà doanh nghiệp đã đạt được cùng với khoản đầu tư đó. Đôi khi, các doanh nghiệp cần đứng về phía khách hàng, suy nghĩ về những mong muốn của họ đối với dịch vụ mình đang cung cấp, chỉ có như vậy doanh nghiệp mới hiểu được giá trị thực sự và ý nghĩa của niềm tin của khách hàng, chất lượng dịch vụ và giá trị mà đồng tiền mang lại.

Hiệp hội Công trình thủy lợi Hoa Kỳ (AWWA): Chương trình benchmarking đã được thực hiện với 22 chỉ số chính về hiệu quả hoạt động của 5 nội dung hoạt động của

176

Page 177: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

doanh nghiệp cấp thoát nước bao gồm: Phát triển cơ cấu tổ chức, Quan hệ khách hàng, Vận hành doanh nghiệp, Các hoạt động về nước, và Các hoạt động về nước thải. Những chỉ số nêu trên đã được xác định và nêu rõ trong Báo cáo các chỉ số hiệu quả hoạt động của Quỹ Nghiên cứu nước. Cũng như hầu hết các quốc gia khác, các doanh nghiệp nước ở Hoa Kỳ do các Hội đồng thành phố sở hữu và vận hành, do đó AWWA đã đề xuất thực hiện chương trình benchmarking nhằm cải thiện hệ thống quản lý. Các doanh nghiệp nước đã nhận ra được tầm quan trọng của việc tham gia chương trình benchmarking, bởi nó giúp họ hoạch định các kế hoạch kinh doanh đúng đắn cũng như có thể đàm phán một cách hiệu quả với chính quyền địa phương về các vấn đề liên quan đến giá nước, đầu tư, chăm sóc khách hàng và hiệu suất.

Có 5 nhóm loại hình doanh nghiệp chính thường tham gia vào chương trình benchmarking ngành nước, đó là:

Công ty nước

Tập đoàn

Hiệp hội quốc gia/quốc tế

Cơ quan quản lý

Nhà tài trợ quốc tế

Rất khó để xác định chính xác số lượng chương trình benchmarking đã được thực hiện trên toàn thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội nước quốc tế (IWA), trong năm 2008 có khoảng hơn 160 chương trình benchmarking đã được thực hiện trên toàn thế giới, với sự tham gia của ít nhất là 700 doanh nghiệp nước/nước thải của 110 quốc gia. Xét về mặt số lượng, nơi thực hiện chương trình benchmarking nhiều nhất chính là khu vực Tây Âu, tiếp theo đó là Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Khu vực Trung Âu, Đông Âu, Nam Mỹ và Trung Đông là những nơi ít thực hiện benchmarking nhất trên thế giới. Về mặt thực hiện, các chương trình benchmarking chủ yếu do các Hiệp hội nước thực hiện, các chương trình do cơ quan quản lý/tập đoàn/doanh nghiệp thực hiện có số lượng tương đương nhau, và số lượng chương trình benchmarking do các nhà tài trợ thực hiện chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Ngành nước trên toàn thế giới đã có những bước tiến khá chậm rãi trong việc áp dụng các chương trình benchmarking, và các hoạt động benchmarking này chủ yếu là đối sánh trắc lượng, ít khi đối sánh quy trình được áp dụng. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý, các tổ chức tài chính quốc tế, các hiệp hội nước và các doanh nghiệp nước ngày càng quan tâm đến tương quan hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp cũng như việc áp dụng kết quả của benchmarking vào hoạt động thực tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang ngày một quan tâm đến việc áp dụng chương trình benchmarking trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm so sánh giữa các phòng/ban, giữa các nhà máy nước hoặc giữa các công ty con

177

Page 178: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

trong một tập đoàn. Các hoạt động như vậy nhằm xác định đơn vị có kết quả tốt nhất từ đó có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau và hoạch định các mục tiêu trong tương lai.

Đối sánh trắc lượng: Mặc dù đối sánh trắc lượng thường được sử dụng để so sánh các doanh nghiệp với nhau, phương pháp này đôi khi có xu hướng xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản lý ngành. Các cơ quan như OFWAT của Anh hay SISS của Chilê được coi là những cơ quan tiến bộ nhất trong việc thực hiện công khai các số liệu nhằm mục đích so sánh. Những hệ thống cấp quốc gia như vậy không xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế này sẽ thay đổi khi các quốc gia xem xét việc phân phối dịch vụ tư nhân hóa và bắt đầu công cuộc nâng cao năng lực quản lý của mình. Các cơ quan quản lý tại Scotland, Brazil và Peru là những ví dụ điển hình cho việc sử dụng các chỉ số về hiệu quả trong hoạt động của mình.

Bài học từ các phương pháp luận hiện tại

Lý thuyết về đối sánh trắc lượng và đối sánh quy trình hiện đang được phổ biến khá rộng rãi trong nhiều tài liệu. Tuy nhiên, việc áp dụng những phương pháp này vào các loại hình tổ chức trong ngành nước như thế nào còn phụ thuộc vào phương pháp luận và kế hoạch cụ thể đối với từng khu vực. Môi trường vận hành và quản lý tại các quốc gia khác nhau cũng tác động khá nhiều đến cấu trức của chương trình cũng như những quá trình vận hành của doanh nghiệp có thể đem ra so sánh, đối chiếu.

Do đó, không có một phương pháp luận tổng quan nào có thể đáp ứng mọi yêu cầu của những đối tượng khác nhau cùng tham gia chương trình benchmarking.

Thực tế, có rất nhiều phương pháp luận đã được thử nghiệm mà bất cứ cơ quan nào quan tâm đến việc thực hiện benchmarking đều có thể tham khảo. Những phương pháp này có thể được công khai (trong các tài liệu tham khảo hoặc báo chí), hoặc thông qua liên hệ trực tiếp với cơ quan thực hiện chương trình benchmarking đó.

Có một tài liệu khá hữu ích hướng dẫn việc thực hiện benchmarking đó là bộ Quy tắc thực hiện Benchmarking – một sản phẩm của Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ (www.apqc.org). Tài liệu này xây dựng các quy ước trong việc thực hiện benchmarking nhằm xây dựng lòng tin giữa các bên tham gia đồng thời giải quyết vấn đề về tính bảo mật của thông tin.

Đối sánh trắc lượng

Các phương pháp đối sánh trắc lượng của những cơ quan dưới đây thường được tham khảo nhiều nhất:

Ngân hàng Thế giới – Hệ thống Benchmarking Quốc tế (www.ib-net.org)

Hiệp hội Nước Quốc tế (IWA) – Bộ chỉ số về hiệu quả hoạt động cho dịch vụ cấp

178

Page 179: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

nước – Tài liệu hướng dẫn thực hiện của IWA (www.iwapublishing.com)

Cơ quan quản lý các Dịch vụ nước (Ofwat, Vương quốc Anh và xứ Wales) - Tổng hợp số liệu hàng năm của các doanh nghiệp nước (www.ofwat.gov.uk).

VEWIN (Hiệp hội doanh nghiệp nước Hà Lan) – hệ thống đối sánh trắc lượng quốc gia (www.vewin.nl)

Trong số các phương pháp kể trên, phương pháp của IBNET được sử dụng khá rộng rãi. Đây là một phương pháp mở và dễ thực hiện, với một số lượng tương đối ít các chỉ số, các kết quả đầu ra được xây dựng dựa trên trình duyệt website, tạo thuận lợi cho việc phổ biến dữ liệu trên toàn cầu.

Trong khi đó, IWA đã xây dựng được một bộ chỉ số khá hoàn thiện về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nước, được thiết kế trên cơ sở các dữ liệu đầu vào của các quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù hiệp hội này không thực hiện benchmarking một cách chính thức, tuy nhiên bộ chỉ số theo phương pháp này lại được khá nhiều quốc gia áp dụng và IWA hiện cũng đang triển khai thực hiện một chương trình benchmarking.

Chương trình của VEWIN được triển khai thực hiện đối với ngành nước tại Hà Lan, bao gồm bốn nội dung chính: tài chính & hiệu quả, dịch vụ khách hàng, môi trường và chất lượng nước.

Ngoài ra, chương trình benchmarking còn được phát triển bởi các ngân hàng đầu tư quốc tế và các cơ quan phát triển nước ngoài của các quốc gia. Những cơ quan này có thể sẽ thúc đẩy việc thực hiện benchmarking trong ngành nước nhằm mục đích:

Khuyến khích việc trao đổi kinh nghiệm hướng tới các mục tiêu chung như cải thiện sức khỏe cộng đồng

Giúp đưa ra các quyết định về đối tượng và nội dung tài trợ

Đề ra mục tiêu về hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp vay vốn

Ngân hàng Thế giới

Mục đích của hệ thống IBNET là nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nước chia sẻ thông tin và tự so sánh, đối chiếu mình với các doanh nghiệp khác, đồng thời so sánh trực tiếp theo một định dạng chung thông qua các công cụ hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới.

Hệ thống IBNET bao gồm 27 chỉ số chính liên quan đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp nước, cùng với rất nhiều chỉ số thứ cấp đi kèm những chỉ số chính. Ngoài ra còn có các chỉ số thứ cấp nhằm cung cấp thông tin về bối cảnh, giúp đa dạng hóa các phương pháp thể hiện và đo lường các kết quả đầu ra về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các cách thức tính toán chỉ số khác nhau như vậy cần dựa trên “những yếu tố chuẩn hóa”. Có nhiều chỉ số có các yếu tố chuẩn hóa như vậy.

179

Page 180: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

Lấy ví dụ, để tính chỉ số về Đơn giá chi phí vận hành / 1m3 nước bán ra, cần biết được lượng nước bán ra - chính là lượng nước được ghi trên hóa đơn thanh toán của khách hàng. Đây được coi là yếu tố chuẩn hóa của chỉ số này. Ngoài ra, còn có các yếu tố chuẩn hóa khác như số dân, số đấu nối, lượng nước sản xuất/bán ra và chiều dài đường ống được sử dụng để tính toán các chỉ số như chi phí vận hành, nhân công, doanh thu, nước thất thoát, thất thu…

Đôi khi, việc sử dụng các yếu tố khác nhau trong tính toán chỉ số sẽ cho ra nhiều kết quả khác nhau, phản ảnh nhiều khía cạnh của hiệu quả hoạt động trên thực tế. Tổng kết các dữ liệu chính sử dụng để tính toán bộ chỉ số bao gồm: số dân được phục vụ, số đấu nối, lượng nước bán ra, lượng nước sản xuất, và chiều dài đường ống.

Một vài kết luận rút ra từ kinh nghiệm quốc tế trong việc thực hiện Benchmarking

Số lượng các quốc gia trên thế giới thực hiện chương trình benchmarking trong ngành nước, sử dụng phương pháp đối sánh quy trình đang ngày một gia tăng – kể cả các nước đã và đang phát triển.

Các Cơ quan quản lý mới thành lập có xu hướng sử dụng phương pháp đối sánh trắc lượng để hỗ trợ cho các hoạt động của mình – sự phát triển của nhóm các nhà quản lý khu vực Nam Mỹ có thể được coi như hình mẫu về hợp tác quốc tế.

Các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu ngày càng biết tận dụng chương trình benchmarking để cải thiện hiệu quả hoạt động của mình – gần đây có khá nhiều chương trình benchmarking đã được phát triển trong khối các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công.

Các Hiệp hội quốc gia và Tập đoàn đã từng thực hiện benchmarking hiện đang chuyển sang so sánh với các quốc gia khác – các hoạt động hiện tại của IWA trong việc phát triển tài liệu hướng dẫn và các chương trình benchmarking cũng phản ánh mức độ quan tâm của các thành viên trong IWA.

Số lượng các nghiệp đoàn được thành lập nhằm thực hiện chương trình benchmarking cũng ngày một gia tăng, độc lập với các nhà quản lý hoặc hiệp hội quốc gia. Trong khi các chương trình benchmarking quy mô quốc gia/quốc tế có thể chỉ ra những cách biệt trong hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp, việc thành lập những nghiệp đoàn như vậy có mục đích cốt yếu là tăng cường sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp, từ đó cùng nhau cải thiện hiệu quả hoạt động. Các nghiệp đoàn này có xu hướng được thành lập trong phạm vi quốc gia. Tuy nhiên, số lượng các nghiệp đoàn hoạt động trên phạm vi quốc tế cũng đang ngày một gia tăng.

Các doanh nghiệp ngày một quan tâm đến việc áp dụng chương trình benchmarking trong nội bộ doanh nghiệp mình, đặc biệt là phương pháp đối sánh quy trình – điều này xuất phát từ thực tế khi các doanh nghiệp tham gia vào chương trình benchmarking theo

180

Page 181: PHỤ LỤC C – Bộ chỉ số Cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam 2011

Dự án phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam (4028-VIE)Báo cáo cơ sở dữ liệu cấp nước đô thị Việt Nam năm 2011

phương pháp đối sánh trắc lượng và nhận ra rằng việc cải thiện hiệu quả hoạt động chỉ thực sự bắt nguồn từ việc xác định mô hình hoạt động hiệu quả nhất.

Đối sánh quy trình đang có xu hướng được thực hiện bởi chính các doanh nghiệp nước, không cần thành lập nghiệp đoàn hay có sự tham gia của các đối tác khác trong ngành.

Các Hiệp hội quốc tế về ngành nước và các Tổ chức tài chính quốc tế hiện đang xúc tiến thực hiện các chương trình benchmarking phạm vi khu vực/toàn cầu kết hợp với việc trao đổi kinh nghiệm hoạt động hiệu quả.

181