phÁt triỂn bÊ tÔng - amcamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/amc50-vandehomnay.pdf · như thủy...

26
30 VẤN ĐỀ HÔM NAY 30 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ Bê tông là vật liệu xây dựng quan trọng, không thể thiếu trong hầu hết các công trình xây dựng trên thế giới, từ những ngôi nhà nhỏ đến các tòa nhà cao tầng, cầu đường, vỉa hè. Người ta ước tính rằng khoảng 35 tỷ tấn bê tông được sản xuất trên toàn cầu mỗi năm và tiêu thụ bê tông có khả năng tiếp tục tăng lên hàng năm. Do đó, nhu cầu của các kết cấu bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai là thực sự cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và xã hội. Vừa qua, “Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai” được chọn là chủ đề của Hội nghị quốc tế lần thứ 7 (ACF2016) do Liên đoàn Bê tông châu Á (ACF) và Hội Bê tông Việt Nam tổ chức. Hội nghị đã nhận được sự bảo trợ của Bộ Xây dựng Việt Nam và các tổ chức: RILEM (Liên đoàn thế giới của các phòng thí nghiệm và chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, hệ thống và kết cấu), FIB (Liên đoàn thế giới về kết cấu bê tông) và ACI (Viện bê tông Mỹ), JCI (Viện bê tông Nhật Bản), KCI (Viện bê tông Hàn Quốc). Mục tiêu của ACF2016 là chia sẻ kinh nghiệm và tiếp tục phát triển bê tông bền vững cho các công trình xây dựng. Hội nghị thu hút sự tham gia thuyết trình của nhiều diễn giả hàng đầu thế giới với khoảng 400 nhà chuyên môn về nghiên cứu, giảng dạy, quản lý sản xuất vật liệu xây dựng và kết cấu bê tông cốt thép, thiết kế, thi công xây dựng… đến từ 250 tổ chức trong nước và quốc tế. Hội nghị quốc tế ACF2016 là một nền tảng cho cộng đồng nghề nghiệp chia sẻ công nghệ cập nhật, sáng kiến, phát triển nghiên cứu cũng như tầm quan trọng của việc sản xuất và sử dụng bê tông một cách bền vững hơn với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các quan chức Chính phủ, quy định các nhà sản xuất, các nhà lãnh đạo toàn cầu, chủ dự án, nhà thầu và những người khác. Trên thực tế, những con số trên thế giới sản xuất xi măng trong 5 năm gần đây phản ánh xu hướng ngày càng tăng của sản xuất bê tông. Thế giới sản xuất xi măng là 3.300 triệu tấn trong năm 2010. Trong vài Lương Giang PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG BỀN VỮNG CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

30

VẤN ĐỀ HÔM NAY

30 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Bê tông là vật liệu xây dựng quan trọng, không thể thiếu trong hầu hết các công trình xây dựng trên thế giới, từ những ngôi nhà nhỏ đến các tòa nhà cao tầng, cầu đường, vỉa hè. Người ta ước tính rằng khoảng 35 tỷ tấn bê tông được sản xuất trên toàn cầu mỗi năm và tiêu thụ bê tông có khả năng tiếp tục tăng lên hàng năm. Do đó, nhu cầu của các kết cấu bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai là thực sự cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và xã hội.

Vừa qua, “Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai” được chọn là chủ đề của Hội nghị quốc tế lần thứ 7 (ACF2016) do Liên đoàn Bê tông châu Á (ACF) và Hội Bê tông Việt Nam tổ chức. Hội nghị đã nhận được sự bảo trợ của Bộ Xây dựng Việt Nam và các tổ chức: RILEM (Liên đoàn thế giới của các phòng thí nghiệm và chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, hệ thống và kết cấu), FIB (Liên đoàn thế giới về kết cấu bê tông) và ACI (Viện bê tông Mỹ), JCI (Viện bê tông Nhật Bản), KCI (Viện bê tông Hàn Quốc). Mục tiêu của ACF2016 là chia sẻ kinh nghiệm và tiếp tục phát triển bê tông bền vững cho các công trình xây dựng.

Hội nghị thu hút sự tham gia thuyết trình của nhiều diễn giả hàng đầu thế giới với khoảng 400 nhà

chuyên môn về nghiên cứu, giảng dạy, quản lý sản xuất vật liệu xây dựng và kết cấu bê tông cốt thép, thiết kế, thi công xây dựng… đến từ 250 tổ chức trong nước và quốc tế. Hội nghị quốc tế ACF2016 là một nền tảng cho cộng đồng nghề nghiệp chia sẻ công nghệ cập nhật, sáng kiến, phát triển nghiên cứu cũng như tầm quan trọng của việc sản xuất và sử dụng bê tông một cách bền vững hơn với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các quan chức Chính phủ, quy định các nhà sản xuất, các nhà lãnh đạo toàn cầu, chủ dự án, nhà thầu và những người khác.

Trên thực tế, những con số trên thế giới sản xuất xi măng trong 5 năm gần đây phản ánh xu hướng ngày càng tăng của sản xuất bê tông. Thế giới sản xuất xi măng là 3.300 triệu tấn trong năm 2010. Trong vài

Lương Giang

PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG BỀN VỮNG CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Page 2: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

31 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

năm 2011 và 2012, lượng tiêu thụ toàn cầu đã tăng lên 3,585 triệu tấn trong năm 2011 và 3736 triệu tấn trong năm 2012. Năm 2013 và 2014, lượng tiêu thụ toàn cầu tiếp tục tăng lên đến 4.000 triệu tấn vào năm 2013 và sau đó 4.300 triệu tấn trong năm 2014. Các nước Châu Á đóng góp một lượng lớn sản xuất xi măng, trong đó có khoảng 70 triệu tấn mỗi năm tại Việt Nam.

Khẳng định tầm quan trọng của bê tông trong ngành Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhấn mạnh: “Trong thời gian qua, ngành Xây dựng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều công trình có quy mô lớn với yêu cầu kỹ thuật cao, kết cấu bê tông và công nghệ hiện đại đã được thi công xây dựng và đưa vào sử dụng hiệu quả”.

Công trình Thủy điện Sơn La với công suất 2.400MW, lớn nhất Đông Nam Á (có chiều cao đập bê tông 138m, dung tích hồ chứa 9,26 tỷ m3), đã được hoàn thành năm 2012, sớm 3 năm so với tiến độ ban đầu đề ra, cung cấp sản lượng điện trung bình hàng năm 10.246 tỷ kWh; cụm công trình Cảng Hàng không quốc tế T2 Nội Bài và cầu Nhật Tân tại Thủ đô Hà Nội được hoàn thành năm 2015, nhiều nhà cao tầng, các khu đô thị mới hoàn thành gần đây đã góp phần tích cực tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng, miền trong cả nước.

Các công nghệ xây dựng nhà cao tầng (móng cọc khoan nhồi, kết cấu khung nhà sử dụng bê tông cường độ cao 50-80MPa, v.v.) trong những năm 2000 cũng đã cho thấy sự tiến bộ đáng kể của ngành Xây dựng. Đồng thời, các công nghệ vật liệu xây dựng sử dụng bê tông nhẹ, thân thiện môi trường cũng đã và đang tiếp tục được nghiên cứu, ứng dụng trong xây dựng nhà ở để thực hiện chủ trương lớn của Nhà nước về phát triển nhà ở quốc gia.

Cũng như ở các nước khác trên thế giới, các công trình xây dựng tại

Việt Nam hiện nay đang sử dụng bê tông làm vật liệu xây dựng chủ yếu. Năm 2015, Việt Nam sản xuất khoảng hơn 75 triệu tấn xi măng (là nguyên liệu chính để sản xuất bê tông). Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030, nhu cầu xi măng của Việt Nam đến năm 2020 là 93-95 triệu tấn, đến năm 2030 là 113-115 triệu tấn. Việc tăng sản lượng xi măng để phục vụ nhu cầu xây dựng của Nhà nước và người dân cũng đồng nghĩa với việc gia tăng khai thác đá vôi, đất sét là các nguyên liệu chính sản xuất xi măng, đồng thời gây phát thải khí nhà kính trong quá trình nung nguyên liệu chế tạo clanhke và các công đoạn sản xuất khác của xi măng. Sản xuất bê tông không chỉ cần xi măng mà đồng thời cát, đá thiên nhiên cũng được khai thác để làm cốt liệu. Việc khai thác các nguyên liệu từ thiên nhiên thực tế có ảnh hưởng đến môi trường sống và sẽ dẫn đến nghiêm trọng nếu công tác khai thác không được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

Với ý nghĩa trên, Việt Nam cần chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất bê tông, ông Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Xây dựng cho biết: Việt Nam, đã hội nhập quốc tế sâu rộng

trong những năm gần đây, công nghệ bê tông là một trong những nhóm công nghệ chính nhất là công nghệ về bê tông cường độ cao, chất lượng cao đã được áp dụng rất thành công. Nhiều công trình cao tầng từ những năm 1990 đã áp dụng công nghệ về bê tông cường độ cao và chất lượng cao như khách sạn Thăng Long, khách sạn Sofitel Plaza – Hà Nội. Gần đây nhất, ở các đô thị lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh cũng như các đô thị lớn khác, công nghệ bê tông đã được ứng dụng với cường độ và chất lượng cao tăng lên làm cho tiết diện, kích cỡ của các cấu kiện sẽ được thu hẹp lại. Đồng thời, sản lượng bê tông cho một công trình cũng thấp xuống, như vậy vật liệu xi măng cũng như tài nguyên thiên nhiên chúng ta có thể giảm được phần nào.

Một vấn đề nữa rất thành công trong áp dụng bê tông ở Việt Nam, đó là chúng ta sử dụng phế thải của nhà máy nhiệt điện - tro bay. Việc đưa tro bay vào bê tông đầm lăn đã áp dụng thành công trong các đập thủy điện lớn như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất ở Đông Nam Á được sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn có sử dụng tro bay, đã giảm được thời gian thi công công trình đến 3 năm và tiết kiệm được hiệu quả kinh tế cho Nhà nước. Tiếp sau

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng phát biểu tại Hội nghị

Page 3: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

32

VẤN ĐỀ HÔM NAY

32 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

đó là hàng loạt các công trình thủy điện Lai Châu đã áp dụng nhiều công nghệ bê tông đầm lăn và tro bay. Có thể nói, công nghệ bê tông cường độ cao sử dụng tro bay là công nghệ tiên tiến thể hiện được vai trò của giới khoa học và là lựa chọn hàng đầu của các đơn vị nhà thầu.

Một trong những công nghệ mới thành công về bê tông là bê tông nhẹ chất lượng cao, bê tông bọt, bê tông khí được ứng dụng vào các sản phẩm như: Gạch block, tấm tường… Hiện nay, các đơn vị nghiên cứu, đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp cũng đang rất tập trung để sớm đưa công nghệ này vào sử dụng trong những công trình dân dụng và công nghiệp, đặc biệt là các tòa nhà sử dụng bê tông nhẹ, chất lượng cao bởi hiệu quả về mặt năng lượng, về tiện nghi sử dụng cho người dân, đồng thời thực hiện tốt và thành công các Chiến lược phát triển nhà ở của Chính phủ và của Bộ Xây dựng đã và đang triển khai.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất bê tông hiện nay sẽ giúp giảm giá thành, đặc biệt là giảm ô nhiễm môi trường. Ông Lương Đức Long- Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng trao đổi cách nhìn nhận, đánh giá của ông về

công nghệ mới: Khía cạnh thứ nhất là vật liệu để chế tạo ra bê tông, từ hỗn hợp bê tông gồm các thành phần như: Xi măng, cốt liệu, phụ gia và chất kết dính, muốn tăng tính bền vững thì phải sử dụng hợp lý tất cả các thành phần trên, nhưng một yếu tố rất quan trọng mà trong Hội nghị bê tông Châu Á lần thứ 7 này đề cập đến chính là thiết kế cấu kiện bê tông. Khía cạnh thứ 2 là việc lựa chọn thiết kế bê tông như thế nào để đảm bảo tính kỹ thuật, mỹ thuật, bền vững cũng là một yếu tố. Tôi cho rằng đối với các nhà sản xuất bê tông hiện nay, nhất là sản xuất bê tông cấu kiện, cần phải đặc biệt quan tâm đến việc thiết kế cấu kiện cũng như kết cấu của bê tông.

Về vấn đề xử lý tái chế tro xỉ, hiện nay, Viện Vật liệu xây dựng đang có chương trình tái chế tro xỉ, nhiệt điện và phế thải của các nhà máy hóa chất phân bón. Bê tông dưới độ tái chế, trước hết phải nói đến từng thành phần của nó, đầu tiên là chất kết dính. Trong thành phần của bê tông là phụ gia mịn trộn vào chất kết dính như tro bay, xỉ lò cao,… sẽ tạo thành chất kết dính. Bản thân trong chất kết dính đã có vật liệu tái chế rồi. Khi đem chất kết dính đấy để chế tạo bê tông, thì có cốt liệu cũng tái chế. Bản thân trong

chất kết dính đã có sử dụng lại các phế thải của các ngành sản xuất khác. Công nghệ tái chế của chúng ta hiện nay đáp ứng tương đối tốt, tuy nhiên người dân vẫn giữ áp dụng các sản phẩm truyền thống mà chưa sử dụng các loại vật liệu xanh.

Hiện tại, không chỉ bê tông, mà tất cả các ngành kinh tế quốc dân muốn phát triển và phát triển bền vững phải luôn luôn gắn với khoa học công nghệ, bởi vì bản chất khoa học công nghệ là nghiên cứu ra những thứ tốt hơn. Vấn đề môi trường cần được quan tâm hàng đầu. Bê tông là một ngành cần phải phát triển theo hướng phát triển xanh và bền vững. Ông Long cũng cho biết thêm: Trước đây, khoa học công nghệ chỉ nghiên cứu sao cho tốt hơn, bền hơn, nhưng hiện nay còn nghiên cứu sao cho giảm tải ảnh hưởng tác động đến môi trường là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Hiện nay, ngành bê tông không ảnh hưởng nhiều đến môi trường vì sản xuất bê tông gián tiếp tiêu tốn tài nguyên như tiêu tốn cốt liệu xây dựng (trước đến nay, chủ yếu dùng khoáng sản tự nhiên, xi măng cũng sản xuất từ khoáng sản tự nhiên, sản xuất ra xi măng sẽ phát thải ra khí CO2, 1 tấn xi măng phát thải khoảng 1 tấn CO2; khai thác đá lấy đi cảnh quan môi trường, vật liệu thiên nhiên trong quá trình nổ mìn; nghiền, sàng, vận chuyển cũng tiêu tốn năng lượng;…). Có thể nói, về nguồn gốc các vật liệu để chế tạo bê tông ở Việt Nam hiện nay toàn bộ là vật liệu thiên nhiên, nên sẽ ít gây ô nhiễm môi trường.

Việc tận dụng phế thải và tái tạo phế thải cho bê tông là một giải pháp rất tốt, cần có cơ chế để áp dụng và Nhà nước phải có cơ chế để nâng hiểu biết của xã hội, có những đảm bảo giúp doanh nghiệp có chi phí vận hành tốt hơn để bảo vệ môi trường. Ông Phan Khắc Long, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phan Vũ nhận định: Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức. Thách thức thứ nhất là công nghệ, công nghệ phải ngang

Các diễn giả thuyết trình tại Hội nghị

Page 4: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

33 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

tầm với thế giới, thách thức thứ 2 là về năng suất. Chúng ta đang rất khó cạnh tranh ngay trong thị trường trong nước, mặc dù bê tông hiện nay rất đắt nhưng vẫn có những nước nhập khẩu bê tông cấu kiện vào Việt Nam. Chúng ta đang phải giải bài toán kết cấu mới, công nghệ mới và phải bảo đảm có thể phát triển được ngang tầm với thế giới. Việc ứng dụng khoa học công nghệ về bê tông hiện nay là việc làm rất cấp bách. Các chất thải ngành bê tông cũng rất lớn, đó cũng là một thách thức cho môi trường. Vì vậy, chúng ta phải xử lý chất thải đó như thế nào, việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào ngành công nghiệp bê tông rất quan trọng, phải tiếp cận được với trình độ thế giới.

Tại Hội nghị, diễn thuyết của các diễn giả hàng đầu thế giới được trình bày, trao đổi như GS. Han Manyop - Chủ tịch ACF, GS. Mark Alexander - Chủ tịch RILEM, GS. Hugo Corres - Phó Chủ tịch FIB, TS. Mike Schneider – Chủ tịch Hội bê tông Mỹ, GS. Jim Wight - nguyên Chủ tịch Hội bê tông Mỹ, GS. Ueda Tamon –

Hội bê tông Nhật Bản, GS. Caijun Shi – Học viện vật liệu xây dựng Trung Quốc, GS. Somnuk Tangtermsirikul – Hội bê tông Thái Lan, GS. Subhajit Saraswati – Hội bê tông Ấn Độ, TS. David Millar – Hội bê tông Australia, TS. Duinkherjav Yagaanbuyant – Hội bê tông Mông Cổ, GS. Marios Soutsos – Hội bê tông Châu Âu và nhiều giáo sư, tiến sĩ, diễn giả tên tuổi khác. Tham gia Hội nghị còn có khoảng 400 nhà chuyên môn về nghiên cứu, giảng dạy, quản lý sản xuất vật liệu xây dựng và kết cấu bê tông cốt thép, thiết kế, thi công xây dựng… đến từ 250 tổ chức trong nước và quốc tế. Chủ đề chính của các bài thuyết trình gồm: Công nghệ và vật liệu bê tông; phụ gia cho bê tông; kết cấu bê tông; nứt trong kết cấu bê tông; bảo dưỡng, quan trắc, sửa chữa và gia cường; tính bền vững,… Các bài thuyết trình tập trung vào kết quả nghiên cứu, giải pháp thực tế và trao đổi học thuật thông qua những vấn đề thực tiễn trong xã hội. Thuyết trình ở Hội nghị đồng thời cũng là sản phẩm của các

bài báo đã được lựa chọn và xét duyệt bởi Hội đồng khoa học đến từ hơn 20 nước trên thế giới.

Phân tích, nhận diện rõ các mặt tốt và mặt trái của ngành công nghiệp sản xuất xi măng và bê tông để sử dụng trong các công trình xây dựng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và trực tiếp là các Bộ trong đó có Bộ Xây dựng đã soạn thảo, ban hành các Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư, Nghị định quản lý vật liệu xây dựng và một số văn bản quy phạm pháp luật khác để quy định về việc phát triển, sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng trong đó có xi măng và bê tông hợp lý, tối ưu nhất, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Việc phát triển vật liệu bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai chính là giải pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả sử dụng của loại vật liệu xây dựng phổ biến nhất này, đồng thời giảm mặt trái và tác động xấu đến môi trường.

Page 5: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

34

VẤN ĐỀ HÔM NAY

34 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Nhân lực ngành Xây dựng phải được nâng cao cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam tham gia vào TPP, việc thực hiện Cơ chế một cửa Quốc gia là một trong những công cụ quan trọng nhằm giảm thời gian làm thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành Xây dựng.

NHẬN DIỆN VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIATừ năm 2003, Cơ chế một cửa đã được định nghĩa

trong Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện Cơ chế một cửa tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương như sau: “Một cửa là cơ chế giải quyết công việc của một tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả kết quả thông qua một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan hành chính Nhà nước”.

Cơ chế một cửa Quốc gia theo quy định tại Luật Hải quan năm 2014 và các điều ước quốc tế là việc doanh nghiệp

và các cơ quan Nhà nước thực hiện thủ tục hành chính để cấp phép, thông quan cho hàng hóa và phương tiện vận tải trên hồ sơ điện tử, giấy phép điện tử qua Cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống công nghệ thông tin chuyên ngành. Việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành (như kiểm tra chất lượng, kiểm định, kiểm nghiệm...) do các Bộ, ngành thực hiện và kết quả kiểm tra chuyên ngành, giấy phép được kết nối và gửi trực tuyến cho Cổng thông tin một cửa quốc gia để cơ quan hải quan, các cơ quan hữu quan thông quan cho hàng hóa và phương tiện vận tải.

Cơ chế một cửa Quốc gia là một hệ thống cho phép xuất trình dữ liệu, thông tin một lần, xử lý một lần và đồng bộ thông tin dữ liệu cũng như ra quyết định một lần đối với việc giải phóng và thông quan hàng hoá. Cơ chế ra quyết định một lần được hiểu thống nhất là một điểm ra quyết định cho việc giải phóng/thông quan hàng hoá của cơ quan hải quan trên cơ sở các quyết định của các Bộ, ngành hữu quan, nếu yêu cầu được chuyển đến cơ quan hải quan một cách kịp thời [7]. Như vậy, Cơ chế một cửa Quốc gia

Ths. Đỗ Thị Hồng Mai*Ths. Vũ Thị Hồng Dung**

MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ XÂY DỰNG TRONG CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA

ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN

* Trưởng khoa Hành chính pháp luật **Giảng viên TS - Học viện AMC

Page 6: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

35 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

được coi là cơ sở đầu tiên cho việc thực hiện đầy đủ cơ chế một cửa ASEAN. Cơ chế một cửa Quốc gia cần là một trung tâm trung lập, an toàn và tin cậy cho doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và Chính phủ liên lạc trao đổi và xử lý thông tin liên quan đến thương mại để thông quan hàng hoá hiệu quả.

Sau đây là mô hình mang tính khái niệm của Cơ chế một cửa quốc gia:

Với mô hình nêu trên cho thấy tại Việt Nam, Cơ chế một cửa Quốc gia thể hiện mối liên kết giữa sáu thành phần chính trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế bao gồm:

Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm về thông quan và giải phóng hàng hoá xuất khẩu/nhập khẩu/quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh/nhập cảnh/quá cảnh;

Các cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vận tải, thương mại quốc tế;

Các thể chế tài chính, ngân hàng, cơ quan bảo hiểm; Cộng đồng vận tải, giao nhận; Cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xuất khẩu, nhập khẩu...;- Các thành viên ASEAN và các đối tác thương mại khác trên toàn cầu.

Tại Việt Nam “Cơ chế một cửa hành chính” đang được áp dụng rất phổ biến trong lĩnh vực hành chính công. Do đó, khái niệm “Cơ chế một cửa Quốc gia” dễ bị đồng nhất với khái niệm “Cơ chế một cửa hành chính”, tuy nhiên đây là hai khái niệm có nội hàm rất khác nhau. Cụ thể:

Cơ chế một cửa quốc gia tại Việt Nam bao gồm các thủ tục hành chính chủ yếu sau:

1/ Cấp giấy phép: Thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tự chứng nhận xuất xứ…

2/ Kiểm tra chuyên ngành: Thủ tục cấp giấy chứng nhận (công bố chất lượng, chứng nhận hợp quy…), thủ tục cấp chứng thư giám định, thủ tục cấp chứng nhận đăng kiểm, trao đổi thông tin và công nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra chuyên ngành…

3/ Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh: Đường biển, đường thủy nội địa, đường không, đường sắt và đường bộ.

4/ Thanh toán thuế, phí, lệ phí thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CƠ CHẾ MỘT

CỬA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAMCơ chế một cửa Quốc gia được Chính

phủ Việt Nam xác định là công cụ hỗ trợ và thực hiện chủ yếu của các cơ quan Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Hiện nay, khái niệm Cơ chế một cửa Quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN không còn mới lạ ở Việt Nam, tuy nhiên cơ chế vận hành của nó rất phức tạp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành, đồng thời ứng dụng phương pháp quản lý công nghệ thông tin hiện đại.

Để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Việt Nam đã tiến hành hai giai đoạn thí điểm theo mô hình hệ thống tích hợp phương pháp lai ghép như khuyến nghị của Trung tâm nghiên cứu và tạo thuận lợi thương mại, thương mại điện tử của Liên hợp quốc. Trải qua gần 4 năm thí điểm, Cơ chế một cửa Quốc gia tại Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể, bước đầu đã tiến dần đến nền hành chính phi giấy tờ. Bên cạnh đó, việc thực hiện Cơ chế một cửa Quốc gia Việt Nam nhằm thực hiện nghĩa vụ trong Hiệp định, Nghị định thư về xây dựng và thực hiện Cơ chế một của ASEAN, Nghị định thư về khung pháp lý để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam

Tiêu chí Cơ chế một cửa Quốc gia Cơ chế một cửa hành chính

Đối tượng

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế (ngân hàng, vận tải, các hiệp hội ngành nghề…) với hệ thống các cơ quan Chính phủ có liên quan

Các đơn vị trong nội bộ một cơ quan quản lý với công dân/doanh nghiệp

Phạm vi Gắn liền, kết nối một loạt các thủ tục, quy định phục vụ hoạt động thương mại và vận tải quốc tế

Gắn với từng thủ tục hành chính cụ thể và riêng rẽ

Hồ sơ Tập hợp các yêu cầu về hồ sơ, chứng từ do tất cả các cơ quan Chính phủ có liên quan đến một giao dịch thương mại hoặc vận tải quốc tế đưa ra từ thời điểm cấp phép tới thời điểm ra quyết định cuối cùng

Từng bộ hồ sơ riêng rẽ do từng cơ quan Chính phủ yêu cầu để thực hiện một thủ tục hành chính xác định

Ra quyết định

Tổng hợp tất cả các quyết định của các cơ quan Chính phủ có liên quan đến giao dịch để đưa ra quyết định cuối cùng về giao dịch đó

Đưa ra các quyết định riêng rẽ của từng cơ quan Chính phủ trong một thủ tục xác định

Luân chuyển thông tin

Tự động luân chuyển thông tin trong nội bộ các cơ quan Chính phủ và cung cấp quyết định tại một điểm trả lời duy nhất

Thể nhân phải tự tập hợp tất cả các quyết định từ nhiều cơ quan Chính phủ khác nhau

(Nguồn: Nghị định thư về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN)

Page 7: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

36

VẤN ĐỀ HÔM NAY

36 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa Quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tham gia và triển khai đầy đủ Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng cam kết và

lộ trình thực hiện của các nước ASEAN, sẵn sàng về mặt kỹ thuật để kết nối và trao đổi thông tin với các đối tác thương mại khác.

Thực hiện Quyết định số 1899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/10/2016 về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Bộ Xây dựng cũng đã chính thức tham gia với tư cách là thành viên của Ủy ban, cùng với các Bộ, ngành triển khai thực hiện góp phần làm giảm các thủ tục thông quan hàng hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Ngành hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

còn có nghĩa vụ thực hiện một số Điều ước quốc tế đa phương có nội dung liên quan tới xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa như Công ước về đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục hải quan 1999 (Công ước Kyoto sửa đổi), Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế (Công ước FAL 1965), Hiệp định về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người qua lại biên giới giữa các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông (Hiệp định GMS).

Từ tháng 9/2015, Cơ chế một cửa Quốc gia Việt Nam đã chính thức triển khai, đến nay đã có 10 Bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia (Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng) với 33 thủ tục hành chính và kết nối kỹ thuật thành công với 4 quốc gia (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore). Tuy nhiên, việc kết nối Cơ chế một cửa ASEAN mới chỉ dừng lại ở việc trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O mẫu D) cho hàng hóa xuất nhập khẩu có xuất xứ từ các nước ASEAN. Mục tiêu trong thời gian tới, Việt Nam sẽ đưa tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý Nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh,

Các cán bộ đăng kiểm tập huấn thủ tục qua cổng thông tin một cửa quốc gia

Page 8: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

37 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC XÂY DỰNG THAM GIA CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA

Với xu thế hội nhập toàn cầu và đặc biệt là thực hiện các cam kết quốc tế trong đó có cam kết về thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, theo đó cần phải thiết lập một nền hành chính phi giấy tờ. Mục tiêu đến năm 2018, triển khai các thủ tục hành chính có số lượng giao dịch nhiều, tác động lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân đạt ít nhất 80% trên tổng số các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành có liên quan đến hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu, xuất cảnh/nhập cảnh, quá cảnh đối với hàng hóa, người và phương tiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Đến năm 2020, Việt Nam ngang bằng với nhóm 04 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN về thời gian thông quan và giải phóng hàng hóa, người và phương tiện liên quan tới các thủ tục hành chính một cửa.

Ngành Xây dựng là một trong những ngành có tham gia vào quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể là việc xuất nhập khẩu đối với mặt hàng xi măng và clanhke; nhóm sản phẩm kính xây dựng, nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát, cát nhiễm mặn, nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng khác. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng vật liệu xây dựng là khá lớn (xem số liệu tại Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3 và Bảng 4 dưới đây).

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Qua các bảng trên thấy rõ, kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng đá ốp lát, xi măng clanhke, xuất khẩu vôi đạt hàng trăm triệu USD và tăng dần theo từng năm; kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng kính xây dựng đạt con số hơn chục triệu USD những năm gần đây. Đây là con số khá cao

trong các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu cơ bản của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu xi măng và clanhke gần chạm mốc một tỷ USD vào

năm 2014 và trên nửa tỷ USD vào các năm khác, dự báo trong vài năm tới sẽ gia nhập nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD.

Theo quy định, các mặt hàng này muốn xuất khẩu, nhập khẩu thì phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BXD và khi lưu thông ra thị trường phải có Giấy chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Ví dụ, theo quy định tại Thông tư số 14/2010/TT-BXD về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng thì gạch ốp lát khi lưu hành trên thị trường Việt Nam phải có chứng nhận hợp quy. Đối với gạch ốp lát nhập khẩu thì một lô hàng tối đa tới 1.500m² phải có một mẫu kiểm tra chất lượng. Các giấy tờ này phải nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu. Mẫu được lấy tại chỗ bởi đại diện của cơ quan Hải quan, chủ hàng và Viện Vật liệu xây dựng hoặc Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3. Kết quả thử mẫu phải đạt hợp quy mới được thông quan. Như vậy, các giấy chứng nhận này thuộc lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành có thể được cấp dưới dạng các chứng từ điện tử (giấy chứng nhận điện tử và các giấy tờ điện tử tương đương) thông qua Cơ chế một cửa Quốc gia được sử dụng khi thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan.

Như vậy, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ngành Xây dựng và giảm thiểu thời gian thông quan hàng hóa, đồng thời thực

Ngành Xây dựng là một trong những ngành tham gia vào quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

2016 Nhập khẩu 75,55 88,26 100,99 92,34 76,80 Xuất khẩu 119,37 130,70 154,95 146,26 115,81

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Xuất khẩu 5,51 6,35 7,23 13,70 11,61

Nhập khẩu 0,67 0,75 1,39 2,03 2,46

2016 Xuất khẩu 552,36 785,49 912,25 667,58 429,3 Nhập khẩu 31,26 12,38 15,56 12,82 29,66

2016 Xuất khẩu 116,20 150,92 215,10 217,94 168,10

Nhập khẩu 2,58 3,00 1,54 1,75 2,18

Bảng 1: Kim ngạch XNK mặt hàng đá ốp lát giai đoạn 2012 đến tháng 9/2016

Bảng 2: Kim ngạch XNK kính xây dựng giai đoạn 2012 đến tháng 9/2016

Bảng 3: Kim ngạch XNK mặt hàng xi măng và clanhke giai đoạn 2012 đến tháng 9/2016

Bảng 4: Kim ngạch XNK mặt hàng vôi giai đoạn 2012 đến tháng 9/2016

9 tháng

Năm 2012 2013 2014 2015 9 tháng

Năm 2012 2013 2014 2015 9 tháng

Năm 2012 2013 2014 2015 9 tháng

Page 9: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

38

VẤN ĐỀ HÔM NAY

38 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

hiện kế hoạch của Chính phủ về việc thực hiện Cơ chế một cửa Quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, sau khi nghiên cứu, tác giả cho rằng một số thủ tục sau có thể xem xét triển khai trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia:

1) Thử nghiệm/chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với Quy chuẩn quốc gia về sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng QCVN 16:2014/BXD.

2) Công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

3) Thủ tục cấp chứng thư giám định hàng hóa vật liệu xây dựng.

4) Cho phép xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng như: Cát nhiễm mặn, vôi...

Theo xu hướng hiện nay, càng hòa nhập sớm với Cơ chế một cửa ASEAN, doanh nghiệp xây dựng Việt Nam càng được hưởng lợi nhiều từ việc tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như thủ tục thông quan hàng hóa. Việc xây dựng Cơ chế một cửa Quốc gia chắc chắn với sự hợp tác của các Bộ, ngành liên quan, với mục tiêu chung là nâng cao chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong khu vực và thế giới là hết sức cần thiết trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo1. Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ

chế hải quan một cửa quốc gia (2014), Quyết định số 75/QĐ-BCĐASW ngày 20/11/2014 về Ban hành quy chế quản lý, vận

hành, khai thác sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin của Cổng thông tin một cửa quốc gia, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia (2015), Báo cáo tình hình triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN.

3. Quyết định số 1899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/10/2016 về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại.

4. Ban thư ký ASEAN (2004), Thủ tục hải quan một cửa trong ASEAN nhằm thông quan hàng hóa nhanh chóng.

5. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2005), Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN.

6. Tổ chức Hải quan thế giới (2005), Khung tiêu chuẩn về đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu.

7. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2006), Nghị định thư về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN ký ngày 20/12/2006.

8. Tổng cục Hải quan (2010), Báo cáo cuối cùng bản phân tích pháp lí cho việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia Việt Nam, Dự án Cơ chế một cửa ASEAN, Hà Nội.

9. Luật Hải quan số 54/2014/QH13.10. Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011 về

việc thực hiện thí điểm Cơ chế một cửa quốc gia.11. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2015), Nghị định

thư về khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN làm tại Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 19/3/2015.

Càng hòa sớm nhập với cơ chế một cửa ASEAN, doanh nghiệp xây dựng Việt Nam càng được hưởng lợi nhiều

Page 10: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

39 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI LÀ GÌ?

Đó là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước [2, tr.4]. Như vậy, hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài có thể là một trong 02 loại hợp đồng sau: (i) Hợp đồng thầu chính được ký kết giữa nhà thầu nước ngoài và chủ đầu tư là một tổ chức trong nước; (ii) Hoặc hợp đồng thầu phụ giữa nhà thầu nước ngoài vào nhà thầu trong nước. Trong bài viết này tác giả chỉ trình bày quản lý giá hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài được ký kết giữa nhà thầu nước ngoài vào chủ đầu tư trong nước.

PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VỚI HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TRONG NƯỚC

Một đặc điểm khác biệt của các hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài với các hợp đồng xây dựng trong

nước thông thường đó là đồng tiền sử dụng để thanh toán thường có cả ngoại tệ và nội tệ. Thêm vào đó là sự đa dạng của nguồn chỉ số giá sử dụng để điều chỉnh giá hợp đồng. Do vậy, việc quản lý giá hợp đồng, đặc biệt là công tác quản lý điều chỉnh giá hợp đồng do biến động về chi phí của các yếu tố đầu vào (vật liệu, nhân công, máy thi công)có sự khác biệt và những khó khăn nhất định.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH NÊN GIÁ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Do đặc thù của sản phẩm xây dựng, sản xuất xây dựng, quá trình hình thành và quản lý giá hợp đồng xây dựng luôn gắn liền với quá trình xác lập chi phí đầu tư xây dựng qua các giai đoạn đầu tư. Do vậy, việc quản lý giá hợp đồng luôn gắn liền với quá trình hình thành chi phí đầu tư xây dựng, loại hợp đồng xây dựng và phương thức thực hiện hợp đồng - theo phương

thức truyền thống hay EPC hoặc chìa khóa trao tay,...

Thông qua công tác lựa chọn nhà thầu, giá hợp đồng xây dựng chính thức được hình thành khi trao hợp đồng cho nhà thầu trúng thầu. Kể từ khi hợp đồng xây dựng được xác lập, công tác quản lý giá hợp đồng xây dựng nhằm mục đích kiểm soát việc thanh toán, quyết toán và điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng (quản lý khối lượng, đơn giá và quản lý thay đổi, điều chỉnh những yếu tố này) một cách đúng và đủ nhưng không vượt ngân sách (giá gói thầu) cho gói thầu đó. Nội dung chủ yếu công việc quản lý giá hợp đồng bao gồm: Quản lý công tác thanh toán hợp đồng, quản lý công tác điều chỉnh giá hợp đồng, quản lý quyết toán hợp đồng. Việc quản lý này phải gắn liền nội dung hợp đồng xây dựng đã ký kết giữa các bên, với điều kiện các nội dung của hợp đồng, phù hợp

Nguyễn Bắc Thủy*

ĐIỀU CHỈNH GIÁ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

* Vụ Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng

Page 11: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

40

VẤN ĐỀ HÔM NAY

40 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

với các quy định của pháp luật và các hình thức (loại) giá hợp đồng.

Giá hợp đồng là một tổng hòa của tất cả các yếu tố cấu thành lên hợp đồng xây dựng, bao gồm:

• Khối lượng cần thực hiện.• Chất lượng công việc.• Tiến độ thực hiện.• Điều kiện về mặt bằng thi công.• Các điều kiện thương mại của

hợp đồng như: Điều kiện thanh toán (theo tháng, quý, theo giai đoạn hay sau khi gói thầu hoàn thành và bàn giao cho bên giao thầu, giá trị khối lượng hoàn thành thanh toán tối thiểu cho mỗi lần thanh toán;...), mức tạm ứng hợp đồng,...

• Và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng.

Do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên việc quản lý giá hợp đồng xây dựng là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi người quản lý giá hợp đồng xây dựng phải am hiểu toàn diện về kỹ thuật, kinh tế, tài chính, thị trường, các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng và đặc biệt là phải nắm rõ nội dung hợp đồng xây dựng đang quản lý.

CÁC LOẠI / HÌNH THỨC GIÁ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, hợp đồng xây dựng trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước có các hình thức giá hợp đồng sau [2, tr.11-12] [3, tr.83-84]:

• Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện.

• Hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định là loại hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng. Còn khối lượng công việc của hợp đồng thì được xác

định cụ thể trong giai đoạn thực hiện hợp đồng.

• Hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, loại hợp đồng này chỉ có một điểm khác so với loại hợp đồng theo đơn giá cố định đó là đơn giá sẽ được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng, thông thường là điều chỉnh

do sự biến động về chi phí của các yếu tố đầu vào.

• Hình thức hợp đồng theo thời gian, loại hợp đồng này còn có tên gọi khác là “man-month” và giá hợp đồng sẽ được tính toán trên cơ sở hao phí thời gian làm việc của người lao động (mà chúng ta vẫn thường gọi là chuyên gia), mức thù lao cho chuyên gia và các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia.

• Hình thức hợp đồng theo giá kết hợp là loại giá hợp đồng được sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu trên cho phù hợp với đặc tính của từng loại công việc trong hợp đồng.

ĐIỀU CHỈNH GIÁ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Phạm vi, đối tượng, phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phụ thuộc vào hình thức giá hợp đồng được áp dụng là gì ? Thông thường giá hợp đồng xây dựng được hình thành bởi 02 yếu tố chủ yếu đó là khối lượng và đơn giá. Khi nói đến quản lý giá hợp đồng là phải nói đến việc quản lý các yếu tố này, đôi khi là riêng rẽ, đôi khi là đồng thời.

Về phần khối lượngCác quy định hiện nay cũng đã

quy định cụ thể các trường hợp được điều chỉnh và thẩm quyền điều chỉnh khối lượng của hợp đồng đối với từng hình thức giá hợp đồng, cụ thể:

• Đối với hợp đồng trọn gói: Khối lượng của hợp đồng chỉ được điều

chỉnh khi có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký. Ở đây phạm vi công việc của hợp đồng đã ký được hiểu là toàn bộ nội dung công việc mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng đã ký. Khi đó, khối lượng công việc của hợp đồng là bất biến nếu quá trình thực hiện không có sự thay đổi về phạm vi công việc. Và do vậy, quá trình thực hiện không phải tính toán lại khối lượng theo thực tế thực hiện.

• Đối với hợp đồng theo đơn giá (cố định và điều chỉnh): Việc điều chỉnh khối lượng của hợp đồng được hiểu là khi được bổ sung những khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng, có nghĩa là các công việc ngoài bảng giá hợp đồng (bill thầu). Còn các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng đã ký) được nghiệm thu. Việc khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu sai khác với khối lượng trong hợp đồng đã ký không được hiểu là khối lượng phát

Hợp đồng có yếu tố nước ngoài sử dụng ngoại tệ trong thanh toán hợp đồng

Page 12: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

41 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

sinh. Điều này là hoàn toàn đúng với khái niệm, cũng như bản chất của hợp đồng theo đơn giá, đó là khối lượng của hợp đồng sẽ được tính toán lại theo thực tế thực hiện. Chính vì vậy, mà loại hợp đồng này còn có một tên gọi khác là “hợp đồng có khối lượng được đo đếm lại” (re-measurement contract).

Về thẩm quyền điều chỉnhTrường hợp khi bổ sung khối lượng không làm

vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Về mặt đơn giáNếu như khối lượng công việc của hợp đồng

phụ thuộc vào giải pháp thiết kế, cách thức thực hiện (kỹ thuật thi công, biện pháp tổ chức thi công,…), thì đơn giá lại phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố thị trường và trình độ quản lý của từng nhà thầu. Chính vì vậy, việc quản lý đơn giá hợp đồng thường phức tạp hơn rất nhiều việc quản lý khối lượng của hợp đồng. Tuy vậy, các quy định của pháp luật cũng đã đưa ra các nguyên tắc điều chỉnh nhất định, chẳng hạn như:

• Trình tự, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng;

• Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại giá hợp đồng, tính chất công việc trong hợp đồng xây dựng;

• Chỉ có hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian là được áp dụng quy định điều chỉnh đơn giá hợp đồng.

Do đặc điểm của các hợp đồng có yếu tố nước ngoài đó là có sử dụng ngoại tệ trong thanh toán hợp đồng. Trong khi đó, có rất nhiều yếu tố chi phí lại phát sinh trong nước và ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả của thị trường trong nước. Do vậy, việc điều chỉnh giá hợp đồng hay đơn giá các công việc của hợp đồng xây dựng này là một công việc khá phức tạp do sự khác nhau giữa đồng tiền thanh toán và đồng tiền của giá hoặc chỉ số giá được áp dụng để điều chỉnh giá hợp đồng.

Theo quy định hiện nay, khi có sự khác biệt giữa đồng tiền thanh toán và đồng tiền của giá hoặc chỉ số giá, thì việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng được thực hiện theo công thức sau [1]:

Trong đó:GTT: Là giá thanh toán tương ứng với các khối lượng công việc

hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”. GTT có thể là giá thanh toán cho cả hợp đồng, hoặc giai đoạn thanh toán, hoặc của hạng mục công trình, hoặc loại công việc, hoặc yếu tố chi phí trong hợp đồng.

GHĐ: Là giá trong hợp đồng đã ký tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”. GHĐ có thể là giá trị của cả hợp đồng, hoặc của giai đoạn thanh toán, hoặc của hạng mục, hoặc của loại công việc, hoặc của yếu tố chi phí trong hợp đồng.

- Pn: Là hệ số điều chỉnh giá (tăng hoặc giảm) được áp dụng cho thanh toán hợp đồng đối với các khối lượng công việc hoàn thành

Quy định cụ thể các trường hợp được điều chỉnh và thẩm quyền điều chỉnh khối lượng của hợp đồng đối với từng hình thức giá hợp đồng

Page 13: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

42

VẤN ĐỀ HÔM NAY

42 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

số giá của một quốc gia duy nhất. Trên thực tế, có những hợp đồng vừa sử dụng chỉ số giá của Mỹ, lại vừa sử dụng chỉ số giá của Hàn Quốc, và vừa sử dụng chỉ số giá của Việt Nam,… Do vậy, việc áp dụng công thức (2) là không phù hợp. Trong trường hợp này, công thức (2) phải được hiệu chỉnh như sau:

Trong đó: - ZLn, ZEn, ZMn: Lần lượt là tỷ giá bán ra của đồng ngoại tệ

thanh toán trong hợp đồng do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm điều chỉnh cho thời gian “n” so với đồng tiền tính chỉ số giá tương ứng, được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng.

- ZLo, ZEo, ZMo: Lần lượt là tỷ giá bán ra của đồng ngoại tệ thanh toán trong hợp đồng do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gốc so với đồng tiền tính chỉ số giá tương ứng, được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày đóng thầu và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Tóm lại, do đặc điểm của hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là có sử dụng ngoại tệ trong thanh toán và sự đa dạng về nguồn giá hoặc chỉ số giá sử dụng để điều chỉnh giá, do vậy công tác điều chỉnh giá hợp đồng phức tạp hơn nhiều so với hợp đồng xây dựng trong nước thông thường.

Tài liệu tham khảo1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày

10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, 2016.

2. Chính phủ, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, 2015.

3. Quốc hội, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, 2014.

được nghiệm thu của giai đoạn thanh toán, hoặc của hạng mục, hoặc của loại công việc, hoặc của yếu tố chi phí trong hợp đồng trong khoảng thời gian “n”.

- a: Là hệ số cố định, được xác định ở bảng số liệu điều chỉnh tương ứng trong hợp đồng, thể hiện phần không điều chỉnh giá (bao gồm phần giá trị tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu và giá trị các khoản chi phí không được điều chỉnh giá trong hợp đồng) của các khoản thanh toán theo hợp đồng (hoặc theo hạng mục, hoặc công việc, hoặc yếu tố chi phí trong hợp đồng).

- b, c, d…: Là các hệ số biểu thị tỷ lệ (tỷ trọng) chi phí phần được điều chỉnh của các yếu tố chi phí liên quan đến việc thực hiện công việc trong hợp đồng (chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí vật liệu,…) được nêu trong bảng số liệu điều chỉnh tương ứng.

Tuỳ từng trường hợp điều chỉnh (cho cả hợp đồng, hoặc hạng mục công trình, hoặc công việc) để xác định các hệ số a, b, c, d,…tương ứng cho phù hợp. Các hệ số a, b, c, d,… do các bên tính toán, xác định và thoả thuận trong hợp đồng.

Tổng các hệ số: a + b + c + d +… = 1 - Ln, En, Mn,…: Là các chỉ số giá hoặc giá hiện

hành (tại thời điểm điều chỉnh) tương ứng với mỗi loại chi phí (chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí vật liệu,…) cho thời gian “n”, được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng.

- Lo, Eo, Mo,…: Là các chỉ số giá hoặc giá gốc tương ứng với mỗi loại chi phí (chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí vật liệu,…), được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày đóng thầu và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

- Zn: Là tỷ giá bán ra của đồng ngoại tệ thanh toán trong hợp đồng do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm điều chỉnh cho thời gian “n”, được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng.

- Zo : Là tỷ giá bán ra của đồng ngoại tệ thanh toán trong hợp đồng do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gốc, được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày đóng thầu và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Công thức này chỉ áp dụng được khi các chỉ số giá được tính toán bằng một đồng tiền duy nhất (chẳng hạn như: Đồng Yên Nhật Bản hoặc đồng Đô la Mỹ). Tuy nhiên, không phải hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài nào cũng chỉ sử dụng nguồn chỉ

Nội dung chủ yếu công việc quản lý giá hợp đồng bao gồm quản lý công tác thanh toán hợp đồng, quản lý công tác điều chỉnh giá hợp đồng, quản lý

quyết toán hợp đồng

Page 14: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

43 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Trong thời gian qua, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định với các nước trong khu vực và thế giới, như Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết giữa 12 nước – được kỳ vọng trở thành hình mẫu cho phát triển thương mại khu vực và thế giới với yêu cầu cao hơn trong bối cảnh lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Cùng với việc hình thành cộng đồng kinh kế ASEAN (AEC), các nước trong khu vực đã có thỏa thuận công nhận kỹ năng nghề đối với 8 lĩnh vực ngành nghề (tức là có 8 ngành nghề được tự do di chuyển) gồm: Dịch vụ kỹ thuật, điều dưỡng, kiến trúc, khảo sát, y khoa, nha khoa, kế toán và du lịch. Cũng theo các thỏa thuận, nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó có nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ Đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn (?). Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN)

và được hưởng lợi lớn trong vấn đề tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất thông qua dịch chuyển cơ cấu và phát triển kinh tế.

CƠ HỘI ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM

Đối với GDNN, tạo ra nhiều cơ hội trong việc hợp tác lẫn nhau giữa các cơ sở GDNN; cơ hội học tập, bồi dưỡng, trao đổi nâng cao trình độ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN; sẽ có thêm nhiều nguồn lực đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp v.v… Người học có nhiều cơ hội hơn trong học tập, tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài và dễ dàng hơn

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TS. Nguyễn Hồng Minh*

* Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề

Page 15: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

44

VẤN ĐỀ HÔM NAY

44 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

trong việc tìm kiếm việc làm sau quá trình học tập, bởi thị trường lao động không chỉ là thị trường trong nước mà còn cả thị trường rộng lớn của khu vực ASEAN. Văn bằng, chứng chỉ sau quá trình đào tạo của người học cũng được công nhận ở các nước trong khu vực, tạo điều kiện để dễ dàng được công nhận bởi các nước khác trên thế giới. Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Nếu biết phát huy lợi thế này, sẽ tạo sự phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng dòng đầu tư quốc tế, giúp tăng những dự án đầu tư mang tính tiên phong về công nghệ hoặc quy mô lớn, giúp thu hẹp khoảng cách về năng suất lao động, cùng với nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động… Thu hút được lao động chất lượng cao từ các nước đến làm việc, bù đắp sự thiếu hụt lao động chất lượng cao. Năng suất lao động của Việt Nam sẽ tăng nhờ chất lượng của lực lượng lao động.

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Giai đoạn 2016-2020, triển khai

thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng trong bối cảnh Hội nhập bên cạnh những thuận lợi, có nhiều khó khăn, thách thức lớn đặt ra đối với hệ thống GDNN.

Di chuyển lao động sẽ tạo nên môi trường hợp tác, cạnh tranh lành mạnh nhưng rất gay gắt. Thách thức lớn nhất là tính cạnh tranh trong thị trường nhân lực sẽ rất cao, trong khi mức độ sẵn sàng của GDNN Việt Nam còn chậm. Cạnh tranh giữa nước ta với các nước trên thế giới trong việc cung cấp nguồn lao động chất lượng cao ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải thiện đáng kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế giới nhằm tăng cường khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác. Trong khi đó hệ thống GDNN (chỉ đánh giá riêng cho lĩnh vực dạy nghề), hiện đang tồn tại những hạn chế, đó là:

Chất lượng đào tạo nghề, mặc dù đã có chuyển biến, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động; mối quan hệ giữa thị trường và

doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Chương trình, giáo trình chưa được thường xuyên cập nhật, bổ sung theo sự thay đổi của kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất của doanh nghiệp, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề. Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng, trình độ đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu; cán bộ quản lý thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa hình thành hệ thống quản lý chất lượng; hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng có một số nội dung chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Thiết bị dạy nghề mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư trong những năm qua nhưng còn thiếu, lạc hậu nên chưa thay đổi kịp với công nghệ sản xuất.

Chưa có gắn kết của các Cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương về dạy nghề và việc làm; dẫn đến các cơ chế, chính sách, quan điểm, định hướng còn chồng chéo và không ăn khớp với nhau. Vì vậy, khoảng cách giữa dạy nghề và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn.

Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa các vùng miền chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội. Số lượng các cơ sở đào tạo phân bố chưa hợp lý.

Chưa có Khung trình độ Quốc gia về giáo dục tương thích với khu vực và quốc tế, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đào tạo của các cơ sở GDNN, gây khó khăn trong việc công nhận trình độ cho người lao động giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên...

Chưa thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị về phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề; chưa thực hiện đồng bộ, quyết liệt Chỉ thị 37-CT/TW về đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Hiện nguồn lao động qua học nghề có tay nghề cao còn thiếu nhiều.

Nhận thức của xã hội về dạy nghề còn hạn chế, vẫn còn nặng về bằng cấp; tuyển sinh học nghề khó khăn vì nguyên nhân lớn nhất là do

Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ

Page 16: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

45 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

quy mô tuyển sinh Đại học tăng quá nhanh (khoảng một triệu học sinh tốt nghiệp THPT nhưng có tới 90% thi vào các trường ĐH, CĐ và chỉ khoảng 10% học nghề. Thực tế, số đỗ chính thức vào các trường ĐH khoảng 60% nhưng số còn lại sẽ tiếp tục vào các trường Đại học tư thục, hoặc các trường CĐ.

Khả năng hòa nhập của học viên sau tốt nghiệp trong môi trường lao động khu vực và toàn cầu là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Để đạt được điều này có hai yếu tố quyết định mà học sinh, sinh viên ít được đào tạo trong trường đó là ngoại ngữ (Tiếng Anh) và tác phong công nghiệp. Khả năng thích ứng với thay đổi, kỹ năng thực hành và ý thức, tác phong làm việc cũng là những thách thức không nhỏ đối với lao động Việt Nam.

Cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao se diễn ra mạnh me trên bình diện thế giới, khu vực và quốc gia. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nước đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định. Theo các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng; thái độ và tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước ASEAN của lao động Việt Nam là chưa cao.

Năng suất lao động của Việt

Nam còn thấp. Sự không đồng đều về chất lượng nhân lực trong nước và so với các nước khu vực ASEAN trong điều kiện yêu cầu cao về kỹ năng nghề và đổi mới nhanh chóng về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Khoa học, công nghệ chưa thực sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chưa có giải pháp đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp và thu hút đầu tư tư nhân cho nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Chất lượng việc làm còn thấp, trong khi khả năng tạo việc làm của nền kinh tế trong giai đoạn suy giảm, tăng trưởng kinh tế không cao đã ảnh hưởng đến kết quả giải quyết việc làm cho người lao động. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao; chất lượng lao động thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chung 51,6%, trong đó qua đào tạo từ 3 tháng trở lên (có bằng cấp chứng chỉ) mới đạt khoảng 21,9%.

Thị trường lao động trong nước và thế giới đòi hỏi người lao động phải đạt được chuẩn nghề nghiệp, nhưng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đang xây dựng và bước đầu hướng tới chuẩn khu vực và thế giới.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Để tiếp tục nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao

động và hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian tới GDNN sẽ tập trung vào những giải pháp chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, mạnh me đổi mới quản lý Nhà nước về GDNN: Xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật GDNN và các Luật có liên quan theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện GDNN; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực GDNN; hoàn thiện cơ chế tự chủ, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDNN theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ...; hoàn thiện hành lang pháp lý về GDNN để gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Tiếp tục đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng nguồn lực cho phát triển GDNN trong đó nguồn ngân sách Nhà nước là quan trọng;

Thứ hai, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN: Rà soát sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng giảm đầu mối, tăng quy mô, mở rộng ngành nghề đào tạo, phân tầng chất lượng đào tạo; tái cấu trúc hệ thống GDNN gắn với nhu cầu của thị trường lao động trong nước và

Thị trường lao động trong nước và thế giới đòi hỏi người lao động phải đạt được chuẩn nghề nghiệp

Page 17: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

46

VẤN ĐỀ HÔM NAY

46 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

quốc tế, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Chuẩn hóa cơ sở GDNN, trong đó một số trường đạt chất lượng cao tiếp cận chuẩn khu vực và quốc tế.

Thứ ba, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDNN: Rà soát tổng thể đội ngũ nhà giáo GDNN (cả giáo viên trong các trường TCCN và CĐ) để thực hiện chuẩn hóa và xây dựng lộ trình chuẩn hóa để đáp ứng mục tiêu đào tạo nghề nghiệp đến năm 2020.

Bảo đảm 100% nhà giáo dạy các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, quốc tế và khu vực ASEAN được bồi dưỡng đạt chuẩn về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học. Hình thành Học viện Giáo dục nghề nghiệp với chức năng nghiên cứu khoa học GDNN, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý GDNN theo hướng chuẩn hóa, chuyên nghiệp. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý GDNN thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài và ở trong nước qua các chương trình hợp tác quốc tế.

Thứ tư, triển khai và quản lý Khung trình độ quốc gia (cấu phần GDNN) khi được Chính phủ phê duyệt; xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, thiết lập hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ nghề quốc

gia. Theo đó, rà soát mục tiêu đào tạo của các ngành, nghề theo trình độ đào tạo và hệ thống văn bằng chứng chỉ. Xây dựng và ban hành cơ chế quản lý Khung trình độ quốc gia, (cấu phần GDNN) phù hợp với cơ chế chung của khung trình độ quốc gia và tương thích với khung tham chiếu trình độ ASEAN; Cập nhật, chỉnh sửa các tiêu chuẩn nghề quốc gia đã ban hành; xây dựng tiêu chuẩn nghề quốc gia cho các nghề trọng điểm chưa

có tiêu chuẩn nghề quốc gia tiến tới hội nhập khu vực về tiêu chuẩn nghề. Tiếp tục tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn; thành lập các Hội đồng kỹ năng Ngành gắn kết giữa quản lý Nhà nước, chủ sử dụng lao động và người lao động.

Thứ năm phát triển chương trình và tổ chức đào tạo nghề chất lượng cao

Đẩy nhanh việc xây dựng các chuẩn đầu ra dựa trên tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với Khung trình độ quốc gia, trước mắt tập trung vào các nghề trọng điểm, các nghề có trong danh mục của hội thi tay nghề ASEAN, rà soát và điều chỉnh việc xây dựng các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, theo hướng linh hoạt, tăng

tính thực hành. Lựa chọn các nước thành công trong phát triển GDNN để tổ chức tiếp nhận và sử dụng đồng bộ chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với thị trường lao động Việt Nam cho các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế. Tiếp tục xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề, ưu tiên tập trung các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia; rà soát, chỉnh sửa các danh mục thiết bị đã ban hành theo hướng tiếp cận với các nước trong

khu vực; áp dụng tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo chuẩn khu vực, quốc tế. Tổ chức đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình đã chuyển giao tại các trường được quy hoạch để đầu tư thành trường chất lượng cao vào năm 2020 để sinh viên tốt nghiệp được cấp 2 bằng: Một bằng của nước chuyển giao và một bằng của Việt Nam.

Thứ sáu, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng

Rà soát, thống nhất các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN; xây dựng các cơ chế, quy định về đảm bảo chất lượng; các cơ chế, quy định và phát triển hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng trong các cơ sở GDNN; phát triển 03 Trung tâm Kiểm định công lập tại 03 vùng và một số Trung tâm Kiểm định chất

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, thiết lập hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ nghề quốc gia

Page 18: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

47 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

lượng do tổ chức, cá nhân thành lập; phát triển đội ngũ kiểm định viên, từng bước hoàn thiện quy trình cấp thẻ kiểm định viên.

Thứ bảy, gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề nghiệp

Doanh nghiệp được quyền tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở GDNN; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động của doanh nghiệp; các khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp theo ngành, nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động hằng năm cho cơ quan quản lý Nhà nước về GDNN; các cơ sở GDNN có trách nhiệm cung cấp thông tin về ngành nghề, quy mô đào tạo của trường, đảm bảo các quyền lợi của người từ doanh nghiệp đến tham gia giảng dạy; điều chỉnh chương

trình đào tạo phù hợp với thay đổi công nghệ của doanh nghiệp.

Thứ tám, đổi mới chính sách sử dụng nhân lực

Thay đổi tư duy bằng cấp, hồ sơ trong tuyển dụng nhân lực; lấy năng lực thực tế là khâu then chốt trong tuyển dụng và trả lương cho lao động.

Đổi mới chính sách tiền lương trên cơ sở gắn với kỹ năng nghề nghiệp và hiệu quả công việc.

Thứ chín, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về GDNN

Tiếp tục hợp tác với chính phủ Hàn Quốc, Đức, Italia và Nhật Bản, tổ chức GIZ... triển khai các dự án ODA trong lĩnh vực GDNN đã ký kết; thực hiện đàm phán với các nhóm nước trong ASEAN để tiến tới công nhận văn bằng, chứng chỉ và kỹ năng nghề giữa các nước; Hoàn thiện các chính sách, khuyến khích các cơ sở GDNN trong nước mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài; hợp tác nghiên cứu khoa học; thu hút các nhà đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở GDNN, hợp tác đào tạo, mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo1. Asean Framework Agreement

on mutual recognition arrangements, http://www.asean.org/communities/asean-economic-community/

2. Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm 2015 trong tổng số 1.004.484 thí sinh dự thi THPT quốc gia có 735.000 thí sinh tham gia xét tuyển vào ĐH và có 531.180 thí sinh đỗ vào các trường ĐH. Số còn lại, gần 200 nghìn sẽ vào các trường ĐH top dưới và các trường CĐ. Như vậy, có thể thấy, gần như không còn người để đi học nghề

3. TS, Nguyễn Hồng Minh (2016), Hội nhập khu vực và thế giới - Cơ hội và thách thức đối với GDNN Việt nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

4. PGS.TS. Mạc Văn Tiến ( 2014), Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, Tạp chí Cộng sản

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Dự thảo đề án đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN.

Hội thảo “Đào tạo nghề song hành tại CHLB Đức - Tầm nhìn và triển vọng cho học viên Việt Nam” do Trường Cao đẳng nghề Quốc tế Hà Nội tổ chức

Page 19: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

48 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) THẾ HỆ CŨ VÀ MỚI

Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ cũ là hiệp định điều chỉnh quan hệ thương mại giữa 2 chủ thể quốc gia

(song phương), giảm thiểu hàng rào thương mại như thuế quan, quota, hải quan,… là nội dung chủ yếu có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hiệp định thương mại tự do

Quan hệ lao động ở Việt Nam đã và đang có sự thay đổi giữa người sử dụng lao động và người lao động. Chủ trương vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nhiều thành phần kinh tế tham gia, bình đẳng trước pháp luật đã là cơ sở cho sự thay đổi. Hội nhập thế giới thông qua ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với nhiều nước trong khu vực và thế giới càng thúc đẩy cho sự phát triển thay đổi quan hệ lao động. Vấn đề

lao động được xác định là một tiêu chí để xem xét thực thi chế tài trong quan hệ thương mại giữa các nước. Hiệp định thương mại tự do TPP là hiệp định thương mại thế hệ mới, se có hiệu lực sau khi các nước hoàn tất thủ tục pháp lý. Nghiên cứu, tìm hiểu về TPP liên quan đến quan hệ lao động có tác động như thế nào đến sự phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới là cần thiết đối với quản lý Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động.

thế hệ mới có phạm vi điều chỉnh liên quan đến nhiều chủ thể quốc gia (đa phương). TPP (Trans Pacific Pantnership) là hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương liên quan đến

Lê Anh Ba*

QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TPP

Ngày 4-2-2016 chính thức ký kết TPP tại Auckland, Newzealand

* Phó viện trưởng Viện KTXD & ĐT - Tổng hội XDVN

Page 20: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

49 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

12 nước (Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Peru, Chi Le, Nhật Bản, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Australia và Newzealand), ngày 5-10-2015 kết thúc đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng ở Atlanta, Hoa Kỳ sau 5 năm đàm phán. Ngày 6-11-2015 công bố lời văn TPP bằng tiếng Anh cùng lúc trên 12 quốc gia. Ngày 4-2-2016 chính thức ký kết TPP tại Auckland, Newzealand.

Nội dung Hiệp định thương mại thế hệ mới có chiều sâu và rộng, với nhiều yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm như sở hữu trí tuệ, tác động mội trường, sử dụng lao động… Các yếu tố mới được sử dụng có tính chất chế tài thương mại đối với những vi phạm liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các thành viên. Khi đó sẽ không được hưởng ưu đãi thuế suất theo mục tiêu cam kết thực hiện ngay hay theo lộ trình giảm thuế xuất nhập khẩu hàng hóa.

Riêng vấn đề lao động được đưa vào Hiệp định thương mại đã kết thúc tranh luận dài ngày về sự liên kết trực tiếp giữa các tiêu chuẩn thương mại và tiêu chuẩn lao động vào khuôn khổ WTO giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Các nước phát triển cho rằng để đảm bảo cạnh tranh công bằng (trên cơ sở chi phí lao động) - Đảm bảo quyền cơ bản của người lao động tại nơi làm việc (ngăn chặn khi các quốc gia giảm điều kiện lao động, tước bỏ quyền lợi của người lao động để tăng lợi thế cạnh tranh) - Khắc phục những hạn chế của ILO (tổ chức lao động quốc tế) trong việc thực thi tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Các nước đang phát triển phản đối và cho rằng: Việc đưa các quy định về tiêu chuẩn lao động vào khuôn khổ WTO chính là sự ngụy trang của chủ nghĩa bảo hộ, thể hiện sự lo lắng của các nước phát triển đối với sự thành công trong hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển. Lĩnh vực xuất khẩu là lĩnh vực ít có vi phạm về quyền lợi của người lao động và trừng phạt thương mại không có ý nghĩa vì chính những biện pháp này lại có hại cho

người lao động (mất việc làm, không có thu nhập).

Hội nghị Bộ trưởng thương mại của các thành viên WTO năm 1996 tại Singapore đã bác bỏ đề xuất đưa các tiêu chuẩn lao động quốc tế vào khuôn khổ WTO và khẳng định ILO là cơ quan có thẩm quyền thiết lập và xử lý các tiêu chuẩn lao động cơ bản và xác nhận sự ủng hộ đối với ILO để giải quyết các vấn đề về lao động ở phạm vi toàn cầu. Điều này đã mở đường cho việc thông qua tuyên bố năm 1998 của các đại diện Chính phủ, người lao động,và người sử dụng lao động của các quốc gia thành viên ILO cam kết tôn trọng và thúc đẩy các nguyên tắc và quyền được nêu trong 8 công ước cơ bản, dù họ đã phê chuẩn hay chưa phê chuẩn những công ước này.

Việc đưa các tiêu chuẩn lao động vào các FTA song phương và đa phương gia tăng giữa các quốc gia được thiết lập trên quan hệ lao động hài hòa có lợi cho các bên, có tác dụng giảm thiểu các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và duy trì hài hòa xã hội.

Đến nay, Việt Nam đã ký 14 Hiệp định thương mại tự do, trong đó hiệp định thương mại tự do TPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với nhiều lĩnh vực được điều chỉnh như mua sắm Chính phủ, lao động, môi trường, đầu tư, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp Nhà nước… Ngoài các quy định chung, còn có nhiều quy định nhằm bảo đảm thực thi Hiệp định như giải quyết tranh chấp, các ngoại lệ và điều khoản về thể chế. Đặc biệt, có chương riêng quy định về lao động.

ĐIỀU KHOẢN VỀ LAO ĐỘNG TRONG FTA THẾ HỆ MỚI

Vấn đề lao động được đưa vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa các nước có một quá trình phát triển. Số lượng các FTA có chứa điều khoản lao động từ 4 năm 1995, tăng lên 58 vào năm 2013.

Điều khoản về lao động là sự cam kết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản và các quyền tại nơi làm việc của người lao động theo tuyên bố năm 1998 của

tổ chức lao động quốc tế (ILO). Quan điểm của ILO về các quyền và nguyên tắc cơ bản tại nơi làm việc nhanh chóng được thừa nhận và khẳng định của Liên Hiệp Quốc (Hiệp ước toàn cầu của Liên Hiệp Quốc năm 2000), các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Quy chế phổ cập (GSP) giữa Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu; và các điều khoản thương mại, hợp đồng mua bán hoặc đặt hàng gia công giữa các công ty đối với các đối tác ở nhiều quốc gia.

Các điều khoản về tiêu chuẩn lao động được dẫn chiếu đến tuyên bố năm 1998 của ILO trong FTA tăng lên: Năm 2010 có khoảng 25% và năm 2013 lên khoảng 70%

Hiệp định TPP được cho là FTA thế hệ mới, là khuôn mẫu của thế kỷ 21, có phạm vi vừa sâu về nội dung cam kết, vừa rộng về phạm vi và lĩnh vực cam kết, là hiệp định có các điều khoản về lao động chặt chẽ nhất so với các FTA đã có trong lịch sử.

NỘI DUNG CAM KẾT LAO ĐỘNG TRONG TPP – VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN

Về lao động trong TPP được quy định theo Chương 19. Trong đó tập trung vào các nội dung cơ bản:

Các quốc gia thành viên khẳng định cam kết thực thi nghĩa vụ là thành viên ILO và các nghĩa vụ nêu trong tuyên bố năm 1998 của ILO, không sử dụng các tiêu chuẩn lao động nhằm mục đích bảo hộ thương mại. Các quốc gia thành viên cam kết thông qua và duy trì trong hệ thống pháp luật của mình cũng như trong thực tiễn các quyền được khẳng định trong tuyên bố năm 1998 của ILO, gồm: Tự do hiệp hội và thực hiện có hiệu quả quyền thương lượng tập thể; Xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc; Xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em và nghiêm cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; Xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc. (Những nội dung tuyên bố 1998 của ILO được cụ thể bằng 4 cặp công ước cơ bản: Công ước 87 và 98 về tự do hiệp hội và

Page 21: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

50

VẤN ĐỀ HÔM NAY

50 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

thương lượng tập thể; Công ước 29 và 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức và bắt buộc; Công ước số 100 và 111 về xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; Công ước 138 và 182 về xóa bỏ lao động trẻ em). Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo đảm trong pháp luật và thực tế về điều kiện làm việc có thể chấp nhận được về tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc và an toàn vệ sinh lao động. Hiệp định quy định nghĩa vụ tham vấn công chúng cũng như nghĩa vụ phản hồi các yêu cầu liên quan đến lao động từ các bên liên quan. Hiệp định quy định cụ thể về hợp tác trong lĩnh vực lao động: Xác định 7 nguyên tắc hợp tác (theo ưu tiên của mỗi quốc gia, vì lợi ích chung, minh bạch và có sự tham gia công chúng). Xác định 20 lĩnh vực hợp tác (từ vấn đề giải quyết việc làm, tiền lương… đến xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, đối thoại xã hội và trách nhiệm xã hội..) và đưa ra 4 hình thức cơ bản để thực hiện hợp tác (hội nghị, hội thảo, đối thoại, tham quan để nghiên cứu học tập, hợp tác nghiên cứu trao đổi chuyên gia..). Hiệp định đưa ra cơ chế thực thi các cam kết về lao động thông qua đối thoại, đầu mối liên lạc, hội đồng lao động. Hiệp định nhấn mạnh

sự tham gia của công chúng (đối tác xã hội) vào quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật lao động của các quốc gia. Hiệp định thúc đẩy tham vấn lao động, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia thành viên trong giải quyết các vụ việc về lao động trước khi áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định chung (Chương 28 của Hiệp định TPP), theo đó việc vi phạm các cam kết về lao động có thể dẫn đến việc bị áp dụng chế tài thương mại.

Các thành viên của Hiệp định TPP có nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi các điều khoản về lao động. Điều này sẽ làm tăng chi phí về nhân công và có tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển. Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong TPP, là nước xuất khẩu dựa vào hàng hóa thâm dụng lao động cao với lợi thế về lao động rẻ. Do đó trong ngắn hạn, việc chấp nhận các tiêu chuẩn lao động cao của Hiệp định TPP về lao động sẽ khó tránh khỏi những tác động bất lợi cho Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế.

Trong 8 công ước cơ bản, Việt Nam đã phê chuẩn 5, còn 3 công ước chưa phê chuẩn là công ước 87, 98 về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể, công ước 105 về xóa bỏ lao động cưỡng

bức. Nếu Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP thì đương nhiên phải tuân thủ các công ước chưa phê chuẩn.

TPP - VIỆT NAM VÀ HOA KỲ CÓ CAM KẾT RIÊNG

Đó là cam kết về một kế hoạch tăng cường thương mại và quan hệ lao động cụ thể trong khuôn khổ thư song phương giữa hai bên đi kèm văn kiện TPP. Nội dung chính của cam kết này thể hiện như sau:

Yêu cầu Việt Nam sửa đổi các quy định trong nước nhằm:

+ Bảo đảm quyền tự do thành lập tổ chức đại diện cho người lao động theo sự lựa chọn của họ ở cơ sở. Tổ chức đại diện cho người lao động có thể đăng ký với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐVN), hoặc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức đại diện người lao động đăng ký với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hoặc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều có quyền như nhau. Tổ chức đại diện người lao động ở cấp cơ sở có quyền thành lập hoặc gia nhập tổ chức đại diện của người lao động cấp liên doanh nghiệp hoặc cấp cao hơn, gồm cả cấp ngành và cấp vùng.

Việc chấp nhận các tiêu chuẩn lao động cao của Hiệp định TPP về lao động sẽ khó tránh khỏi những tác động bất lợi cho Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế

Page 22: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

51 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

+ Bảo đảm sự độc lập của tổ chức đại diện người lao động. Việt Nam phải bảo đảm các quy định của pháp luật không bắt buộc các tổ chức đại diện người lao động đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện điều lệ công đoàn Việt Nam và có thể tự ban hành, thực hiện tự chủ quản lý các vấn đề theo điều lệ của tổ chức mình.

+ Đảm bảo nghiêm cấm sự can thiệp của người sử dụng lao động vào hoạt động của tổ chức đại diện người lao động.

+ Mở rộng phạm vi các loại hình công việc mà người lao động được đình công, bổ sung quy định về lao động cưỡng bức và bổ sung các quy định về chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

Quy định nghĩa vụ của Việt Nam về cải cách tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng chương trình, chiến lược phòng chống lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; nghĩa vụ công khai minh bạch thông tin; tuyên truyền giáo dục người lao động và người sử dụng lao động; thành lập

đầu mối liên lạc, nâng cao năng lực cán bộ thanh tra.

DOANH NGHIỆP – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỀ LAO ĐỘNG

Cam kết của Việt Nam trong Hiệp định TPP và kế hoạch hành động là những cam kết cải tiến pháp luật và thể chế mạnh mẽ chưa từng có tiền lệ. Việc thực hiện cam kết sẽ có tác động làm thay đổi cơ bản hệ thống quan hệ lao động xã hội trong xu thế hội nhập. Chủ doanh nghiệp, người lao động, tổ chức quản lý Nhà nước là những chủ thể sẽ trực tiếp thực thi khi hiệp định có hiệu lực.

Phạm vi điều chỉnh các vấn đề trong TPP và cam kết song phương không phải là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, không quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp, nếu có chỉ là khuyến khích mà là phạm vi điều chỉnh các vấn đề giữa Chính phủ với Chính phủ. Mức độ cam kết của TPP là “thông qua và duy trì”. “Thông qua” tức là đưa các cam kết vào hệ thống luật pháp của mỗi nước “Duy trì” tức là thực thi một cách có hiệu lực và hiệu quả những cam kết trong thực tế. Tuy nhiên,

sự thay đổi luật pháp, thiết chế và thực hành theo cam kết của Chính phủ có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp về sự ổn định, bền vững, nâng cao năng lực quản trị, nâng cao năng suất lao động trong sản xuất kinh doanh. Cho nên thách thức và cơ hội không hề nhỏ để doanh nghiệp cạnh tranh, phát triển.

Hiệp định TPP và thỏa thuận song phương Việt Nam - Hoa Kỳ không tạo ra bất kỳ tiêu chuẩn mới nào về lao động, nhưng lại yêu cầu Việt Nam có nghĩa vụ tiến hành cải cách để thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và quyền cơ bản được nêu trong tuyên bố của ILO. Đó là: Tự do liên kết và thừa nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể được thể hiện trong công ước 87 và 98 của ILO; Xóa bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc được thể hiện trong công ước 29 và 105 của ILO; Xóa bỏ lao động trẻ em được xác định trong công ước 138 & 182 của ILO; Xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp được xác định trong công ước 100&111 của ILO.

Yêu cầu của cam kết song phương mang tính cụ thể hơn:

Tác động của TPP đến doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập là rất lớn

Page 23: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

52

VẤN ĐỀ HÔM NAY

52 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Việt Nam cần sửa đổi Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn phù hợp thỏa thuận song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. Thỏa thuận này diễn giải các tiêu chuẩn của ILO. Chỉ sau khi Việt Nam thực hiện điều này, TPP mới có hiệu lực với Việt Nam. Việc thực hiện các quy định pháp lý tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của ILO có liên hệ với kế hoạch cắt giảm thuế quan. Chỉ khi nào Việt Nam chứng minh được rằng mình thực sự tôn trọng và thực hiện đầy đủ những cải cách theo đòi hỏi của bản thỏa thuận không chỉ về mặt luật pháp và quy định, mà còn về mặt thực tiễn, thì Việt Nam mới có thể hưởng lợi ích kinh tế đầy đủ của việc được giảm thuế. Vì mục đích này, việc giám sát thường xuyên sẽ được thực hiện.

Yêu cầu của TPP và cam kết song phương Việt Nam – Hoa Kỳ là Việt Nam cần tôn trọng và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong công việc theo tuyên bố của tổ chức lao động quốc tế ILO, đặt ra nhiều thách thức

Tự do liên kết được coi là phần khó khăn nhất trong các thách thức về lao động của Hiệp định TPP. Khi vượt qua thách thức sẽ là cơ hội để chuyển đổi hệ thống quan hệ lao động hiệu quả phù hợp xu thế hội nhập thế giới. Người lao động có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn nơi làm việc, có quyền thành lập hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn. Sự thay đổi này tác động quan trọng đối với người lao động, người sử dụng lao động, Tổng Liên đoàn LĐVN và Chính phủ. Người sử dụng lao động có thể phải ứng phó với các tổ chức của người lao động không thuộc Tổng liên đoàn LĐVN; phải ứng phó với sự dịch chuyển lao động… Chính phủ sẽ phải xây dựng một hệ thống hiệu quả để xác nhận các tổ chức này có tư cách là tổ chức đại diện của người lao động tham gia vào thương lượng tập thể và các hành động khác trong quan hệ lao động, Công đoàn thuộc hệ thống Tổng liên đoàn lao động phải đổi mới phương thức hoạt động.

Thách thức về vận hành hệ thống

quan hệ lao động hiệu quả cho người lao động, người sử dụng lao động và xã hội. Đó là cung cấp những dịch vụ hiệu quả nhằm ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp lao động, thúc đẩy thương lượng tập thể, quan hệ lao động lành mạnh, tư vấn tuân thủ tốt hơn và tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật và quy định. Hệ thống này phản ánh nhu cầu và thực tiễn của người sử dụng lao động và người lao động. Thách thức này còn là cơ hội để hiện đại hóa hệ thống quản lý lao động quốc gia nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu doanh nghiệp và người lao động. Là cơ hội để doanh nghiệp nâng cao và hiện đại hóa nhân sự thực hành quan hệ lao động để đáp ứng với những thách thức mới của các công đoàn độc lập tại nơi làm việc. Là cơ hội giúp cho các đối tác khác nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối thoại và hợp tác theo cách có hệ thống tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn lao động quốc tế ILO và TPP khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại. Yêu cầu đặt ra là hãy vượt qua thách thức mới có được cơ hội.

Để tương thích các điều khoản thực thi về lao động theo TPP, cần cải cách hệ thống quan hệ lao động bao gồm pháp luật, thiết chế và thực hành. Công khai tuyên truyền phổ biến nội dung cam kết nói chung, nói riêng về lao động đến các cơ quan, tổ chức liên quan. Cần hiểu biết nội dung các công ước về lao động. Có kế hoạch nghiên cứu sửa đổi luật pháp (bao gồm sửa và ban hành Luật, Nghị định, Quy định). Có kế hoạch xây dựng bộ máy, cơ chế, thiết chế và chuẩn bị nhân lực đáp ứng yêu cầu thực thi.

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Quan hệ lao động và doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp hoạt động xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng của Việt Nam tất yếu chịu tác động của các yếu tố theo quy định khi Hiệp định TPP có hiệu lực chính thức. Đến nay, trong hoạt động

xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng không còn doanh nghiệp Nhà nước mà chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần hoặc tư nhân. Sự thay đổi này được xác lập theo Hiến pháp Việt Nam năm 2014: Vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nhiều thành phần, bình đẳng trước pháp luật, tài sản nhà đầu tư được Nhà nước bảo hộ, không bị quốc hữu hóa.

Đại diện doanh nghiệp giờ đây thực tế là những người chủ có vốn sở hữu riêng, có quyền lựa chọn hình thức đầu tư, có quyền thuê mướn lao động, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, tuân thủ luật pháp. Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là quan hệ dân sự giữa chủ và thợ theo hợp đồng lao động.

Thực thi hiệp định TPP và công ước lao động quốc tế ở cơ sở doanh nghiệp sẽ hình thành công đoàn độc lập của công nhân để thực hiện quyền thương lượng tập thể, bảo vệ lợi ích người lao động. Đồng thời những người chủ doanh nghiệp sử dụng lao động cũng sẽ liên kết hình thành nghiệp đoàn giới chủ. Các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như hiệp hội nhà thầu, hiệp hội tư vấn xây dựng, các hiệp hội sản xuất vật liệu xây dựng (hiệp hội xi măng; hiệp hội gốm sứ; hiệp hội kính thủy tinh..) tiến đến sẽ là hội đoàn của giới chủ doanh nghiệp. Các tổ chức này được thành lập trên cơ sở tự nguyện và sẽ được pháp luật công nhận là đại diện cho các chủ thể, có quyền tham gia tố tụng ở tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích của hội viên khi có tranh chấp xảy ra.

Những sự thay đổi này không phải nhanh chóng diễn ra, mà sẽ thực hiện theo lộ trình, có thời gian nhất định đã được quy định trong các cam kết liên quan đến Việt Nam.

Page 24: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

53 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Nước sạch là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của người dân trên toàn thế giới. Chất lượng nước, điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong của người, đặc biệt là trẻ em (Pruss và cộng sự, 2002). Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, tại Việt Nam trong 4 năm qua, có khoảng 6 triệu trường hợp mắc bệnh liên quan tới thiếu nước sạch, tốn kém cho chi phí y tế khoảng 20 triệu USD.

Lĩnh vực cấp thoát nước của Việt Nam, kể từ khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay đã có sự tăng trưởng đáng kể. Công suất cấp nước đô thị, với khoảng 500 hệ thống cấp nước tập trung trên tổng số trên 770 đô thị trong cả nước, đã đạt khoảng 7 triệu m3 /ngày vào năm 2015. Độ bao phủ cấp nước từ 60% vào đầu những năm 90 đã tăng gần 85% (2014). Đặc biệt tỷ lệ thất thoát giảm nhiều trong những năm

gần đây. Hệ thống quản lý điều hành được chú trọng ngày càng hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Thoát nước cũng được quan tâm đầu tư đồng bộ, nhiều đô thị đã có hệ thống xử lý nước thải. Nếu tính cả cấp nước nông thôn và các khu công nghiệp thì lượng vốn đầu tư vào quá trình xây dựng mới và vận hành các hệ thống cấp thoát nước của toàn quốc trong 20 năm gần đây, mỗi năm cũng không dưới 15 nghìn (VNĐ). Tuy nhiên, do chiến tranh phá hoại, do quá trình phát triển đô thị hóa

nhanh và điều kiện kinh tế khó khăn, năng lực của hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng còn nhiều bất cập cần xem xét, tìm cách khắc phục.

CẤP NƯỚC ĐÔ THỊHiện nay, việc quản lý và cung cấp

nước ăn uống, sinh hoạt có sự tham gia của 4 Bộ, ngành gồm: Y tế, Xây dựng,

PGS,TS. Nguyễn Việt Anh*

CUNG CẤP NƯỚC SẠCHVÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chất lượng nước sau xử lý tại các nhà máy nước tập trung hầu hết đều đảm bảo tiêu chuẩn nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt

* Đại học Xây dựng

Page 25: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

54

VẤN ĐỀ HÔM NAY

54 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Nông nghiệp - phát triển nông thôn, chính quyền địa phương và cơ quan cấp nước. Theo Bộ Y tế, trong năm 2014 có 21% cơ sở cấp nước quy mô lớn (công suất từ 1.000 m3/ngày đêm) được kiểm tra không đảm bảo vệ sinh chung; 4,8% không đạt về vi sinh; tại trạm cấp nước quy mô dưới 1.000 m3/ngày đêm, có 11,7% không đạt chỉ tiêu về vi sinh; 27,4% không đạt vệ sinh chung. Kiểm tra đột xuất tại 10 tỉnh, thành phố phát hiện mẫu nước tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Gia Lai, Thanh Hóa có nhiễm coliform. Tại Hà Nội, trong năm 2014, Bộ Y tế đã kiểm tra và lấy 196 mẫu nước tại 19 nhà máy nước, 7 trạm cấp nước tập trung và 166 mẫu tại hộ gia đình, khu dân cư để xét nghiệm. Tại TP. Hồ Chí Minh đã có 46 mẫu nước được lấy xét nghiệm. Trong đó, một số mẫu nước lấy tại các cơ sở cung cấp nước quy mô nhỏ, hộ gia đình tại hai thành phố lớn này có nhiễm các chỉ số vi sinh như coliform, E.coli, asen, độ đục. Riêng tại các trạm cấp nước: Mỹ Đình II, khu đô thị Nam Đô (Hà Nội) có một số chỉ tiêu chưa đạt như: Hàm lượng clo dư, độ đục, asen, coliform, E.coli. Về cơ bản, các cơ sở đã khắc phục, tuy nhiên vẫn cần duy trì giám sát chặt chẽ về chất lượng (Nguồn: Báo Thanh niên, 27/3/2015).

Chất lượng nước sau xử lý tại các nhà máy nước tập trung hầu hết đều đảm bảo tiêu chuẩn nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, tại một số khu vực, chất lượng nước sau xử lý chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là một số chỉ tiêu như hàm lượng chất hữu cơ, amoni,..., chủ yếu do nước nguồn bị ô nhiễm và việc đầu tư dây chuyền công nghệ để xử lý các chất ô nhiễm trên khá tốn kém. Nước sinh hoạt đến người sử dụng không đảm bảo chất lượng do các nguyên nhân từ nguồn cung cấp

Cần đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà máy nước để xử lý được cả các chất ô nhiễm khó xử lý hiện nay, nâng cao chất lượng nước cấp từ nhà máy. Triệt để áp dụng chương trình cấp nước an toàn theo quy định của Bộ Xây dựng. Trên mạng lưới đường ống cấp nước: cần có biện pháp cải thiện mạng lưới cấp nước, chống rò rỉ, nứt vỡ trên mạng lưới đường ống. Tiếp đó, phải tiến hành kiểm tra, sửa chữa những đoạn ống bị hỏng, nứt, vỡ để ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, hoá chất độc hại dễ dàng xâm nhập vào trong đường ống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước, đồng thời phải thau rửa mạng lưới đường ống theo định kỳ.

Tại các hộ gia đình, chất lượng nước sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào quá trình lưu trữ nước. Các hộ gia

đình cần thau rửa bể định kỳ (mỗi năm một lần hoặc thường xuyên hơn). Bể chứa phải có nắp đậy kín để các loại côn trùng không tiếp xúc được với nước. Không dùng tay nhiễm bẩn trực tiếp lấy nước trong bể chứa. Không nên xây bể chứa nước gần bể tự hoại,

tránh bị nhiễm mầm bệnh và chất ô nhiễm ngấm từ bể tự hoại sang, vì rất nhiều bể tự hoại bị rò rỉ. Bể chứa nước cần xây dựng đảm bảo kỹ thuật, có biện pháp chống thấm đối với bể để không cho nước thải, nước ngầm có thể thẩm thấu vào bể. Đối với két nước, cần có nắp đậy không cho côn trùng, lá cây, bụi bẩn xâm nhập vào két. Tốt nhất là đảm bảo áp lực trong mạng lưới để tiến tới xóa bỏ bể chứa ngầm, két nước cho các hộ có nhà 1- 4 tầng, hoặc sử dụng các thiết bị lưu trữ nước được sản xuất, kiểm định, lưu hành đúng quy cách.

nước tập trung (nước máy) không đảm bảo chất lượng. Ở nhiều nơi, nguồn nước ô nhiễm và dây chuyền công nghệ không phù hợp, quản lý hệ thống kém, người sử dụng phải xử lý bổ sung bằng các hệ thống cấp nước cục bộ. Cấp nước không liên tục (24/24) cũng là lý do dễ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; tình trạng ô nhiễm nước từ đất, không khí, nước thải, thậm chí rác, côn trùng,... thâm nhập vào nguồn nước do mạng lưới cấp nước bên ngoài nhà không đảm bảo chất lượng, đường ống bị nứt, vỡ, đấu nối trái phép, do nước thải thấm gây ô nhiễm chéo; do các tòa nhà, các hộ gia đình sử dụng các thiết bị lưu trữ nước (kể cả bể chứa ngầm, két nước trên tầng,...) không đảm bảo vệ sinh và do cách thức lấy nước, sử dụng nước không hợp vệ sinh.

Do xây dựng, sử dụng, bảo quản không hợp vệ sinh, nên các công trình dự trữ nước như bể chứa, két nước cũng góp phần đáng kể gây nên sự nhiễm bẩn nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước cấp tại nhiều hộ gia đình theo các chỉ tiêu hữu cơ, NH4+, vi sinh vật,... không đảm bảo chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt theo quy định của Bộ Y tế.

Biện pháp xử lýTại trạm xử lý nước, cần tiến hành

kiểm tra chất lượng nước sau xử lý tại các nhà máy thường xuyên. Các đơn vị chuyên trách cần kiểm tra chất lượng nước tại các khu vực dân cư định kỳ.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước cấp hộ gia đình

Page 26: PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG - AMCamc.edu.vn/images/baiviet/2017/03/AMC50-vandehomnay.pdf · như thủy điện Sơn La. Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện

55 Số 50.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Biến đổi khí hậu ngày càng trở thành những thách thức rất lớn đối với công tác quy hoạch đô thị

trình xanh ở Việt Nam. NXB Xây dựng.(3) Quy chuẩn chất lượng nước ăn

uống và sinh hoạt QCVN 01:2009/BYT.(4) Clasen,T.F. & Cairncross,S.

(2004). Editorial: Household water management: refining the dominant paradigm. Tropical Medicine and International Health, vol. 9, no.2, pp.187-191.

(5) Duong Thu Hang, Vu Thi Minh Thanh, Nguyen Viet Anh (2014). Co-treatment of organic fractions of urban waste for energy recovery - a case study from Hanoi city, Vietnam.

(6) Le Duy Hung, Alan Coulthart, Sudipto Sarkar, James Corning, Nguyen Viet Anh, Tran Viet Nga and Ross Kearton (2013). Vietnam Urban Wastewater Review. The World Bank.

(7) Pham Nguyet Anh, Harada H., Fujii S., Nguyen Viet Anh, Huynh Trung Hai, Tanaka S. (2014). Accumulation and characteristics of sludge in septic tank of Hanoi. Journal of Science and Technology, Vietnam Academy of Science and Technology (ISSN 0866-708X).Vol.52, No.3A (2014).pp 218-223.

như hiện nay. Biến đổi khí hậu ngày càng trở thành những thách thức rất lớn đối với công tác quy hoạch đô thị và xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là các đô thị ven biển ở nước ta.

Giải pháp thoát nước và xử lý nước thải phân tán

Quản lý nước thải (QLNT) phân tán chính là một giải pháp quan trọng, khắc phục những nhược điểm và khoảng trống của QLNT tập trung, quy mô lớn, thích hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Việc nghiên cứu làm sạch nước thải tại chỗ cho các hộ gia đình hay các cụm dân cư bằng các công nghệ phù hợp, vừa đơn giản, có chi phí xây dựng và vận hành thấp, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, là một hướng giải quyết hợp lý và khả thi.

(Còn tiếp kỳ sau) Tài liệu tham khảo(1) Nguyễn Việt Anh, Vũ Thị Hoài Ân

(2014). Xử lý, ổn định bùn cặn từ các trạm xử lý nước thải theo hướng tái tạo năng lượng, thu hồi tài nguyên. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, số 20, 9/2014 (ISSN 1859 – 2996).

(2) Phạm Ngọc Đăng, Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Văn Muôn, Phạm Hải Hà (2014). Những giải pháp thiết kế công

THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢIMột trong những trở ngại rất lớn

để nâng cao mức độ bao phủ trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh là vấn đề tài chính. Những khoản kinh phí lớn cho việc đầu tư xây dựng và vận hành các hệ thống thoát nước và xử lí nước thải (XLNT) tập trung đã và sẽ còn là quá xa xỉ đối với nhiều nơi trong số trên 770 đô thị lớn, nhỏ trên cả nước, chưa nói đến các vùng ven đô, nông thôn.

Ở nhiều khu đô thị mới, mặc dù nước thải sinh hoạt đã được tách ra khỏi nước mưa từ ngay trong công trình, tuy nhiên, do sự phát triển không đồng bộ và sự gắn kết kém của kỹ thuật hạ tầng khu đô thị với khu vực xung quanh, nên khi ra đến mạng lưới thoát nước bên ngoài, các loại nước thải này chưa được xử lí, lại đấu vào một tuyến cống chung, gây ô nhiễm và lãng phí. Tình trạng yếu kém trong quản lí rác thải và bùn cặn cũng gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến công tác quản lí hệ thống thoát nước. Phí thoát nước hay phí bảo vệ môi trường do nước thải quá thấp, không đủ trang trải chi phí quản lí hệ thống.

Úng ngập thường xuyên xảy ra nhiều nơi về mùa mưa. Các nguyên nhân gây ngập lụt do nước mưa, nước thải ở các đô thị Việt Nam có thể là: Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng đầy đủ; thiết kế ban đầu không phù hợp; hệ số dòng chảy trong lưu vực thoát nước tăng cho thay đổi bề mặt phủ; đường ống cấp nước bị rò rỉ; cống thoát nước bị tắc, bồi lắng; công trình thoát nước bị hư hại; các sự cố tại trạm bơm thoát nước mưa, nước thải; do biến đổi khí hậu dẫn đến lượng mưa tăng và chế độ thủy văn đô thị trái với quy luật, mực nước biển dâng.

So với mục tiêu đề ra trong Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 (đến 2020, 70% các đô thị loại IV trở lên có các trạm xử lí nước thải tập trung đạt yêu cầu), rõ ràng là chúng ta vẫn còn phải đi một quãng đường xa và không thể đạt được mục tiêu trên với cách làm