phát triển thị trường - codespa.org · thanh thủy, nghiên cứu và thu thập dữ...

29
Phát triển thị trường vệ sinh Gim thiu tlmc các bnh gây ra do tình trng mt vsinh thông qua tuyên truyn to nhu cu và xây dng các đơn vtư nhân cung ng dch vvsinh ti nông thônVit Nam Charlotte Ørnemark, Trưởng nhóm Nguyn Ngc Lý,Chuyên gia tư vn Thanh Thy, Nghiên cu và thu thp dliu Ricardo Fernandez, Điu phi, chnh sa và thiết kế Báo cáo cui cùng, tháng 7 năm 2013 Báo cáo gia kChương trình Thtrường vsinh ti tnh Yên Bái, Vit Nam Đơn vthc hin: CODESPA

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Phát triển thị trường vệ sinh Giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh gây ra do tình trạng mất vệ sinh

thông qua tuyên truyền tạo nhu cầu và xây dựng các đơn vị tư nhân cung ứng dịch vụ vệ sinh tại nông thônViệt Nam

Charlotte Ørnemark, Trưởng nhóm Nguyễn Ngọc Lý,Chuyên gia tư vấn

Thanh Thủy, Nghiên cứu và thu thập dữ liệu Ricardo Fernandez, Điều phối, chỉnh sửa và thiết kế

Báo cáo cuối cùng, tháng 7 năm 2013 Báo cáo giữa kỳ

Chương trình Thị trường vệ sinh tại tỉnh Yên Bái, Việt Nam

Đơn vị thực hiện: CODESPA

2

Nội dung

Danh sách các ký hiệu viết tắt .................................................................................................................. 3 Sơ đồ các nhân tố và đơn vị tham gia.......................................................................................................3 Bản đồ hành chính Việt Nam ................................................................................................................... 5 Kết luận báo cáo: Hợp phần vệ sinh ........................................................................................................ 6

1 Miêu tả khái quát về dự án vệ sinh .................................................................................................. 6 2 Những phát hiện đánh giá chính trong lĩnh vực vệ sinh ................................................................... 9 3 Tóm tắt bài học rút ra và các khuyến nghị...................................................................................... 27

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

3

Danh sách các kí hiệu viết tắt

AECID Cơ quan hợp tác và phát triển quốc tế Tây Ban Nha

CECR Trung tâm nghiên cứu Môi trường & Cộng đồng

CLTS Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ

TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh

XHDS Xã hội dân sự

EUR Đồng Êu-rô

GIS Hệ thống thông tin địa lý

HVS Hợp vệ sinh

IDE Tổ chức Phát triển Quốc tế

MCC Huyện Mù Căng Chải

NCG Tập đoàn tư vấn Nordic

TCPCP Tổ chức phi chính phủ

MTQG Chương trình mục tiêu quốc gia

NS&VSMT Nước sạch và vệ sinh môi trường

PHAST Chuyển đổi hành vi vệ sinh và vệ sinh môi trường có sự tham gia của cộng đồng

SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa

UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

USD Đồng Đô-la Mỹ

VIHEMA Cục quản lý môi trường y tế

VNĐ Việt Nam Đồng

HPN Hội Phụ nữ

TTV Tuyên truyền viên

BYT Bộ Y tế

SanMark Tiếp thị vệ sinh

GVQV Quỹ Góp vốn quay vòng

DTTS Dân tộc thiểu số

HGĐ Hộ gia đình

Sơ đồ các nhân tố và bên tham gia Lãnh đạo chương trình – Tổ chức CODESPA CODESPA là tổ chức phi lợi nhuận với trên 27 năm hoạt động trong lĩnh vực Hợp tác- Phát triển quốc tế. Hướng tiếp cận của tổ chức là hỗ trợ để các cộng đồng có thu nhập thấp tại những quốc gia đang phát triển tham gia trọn vẹn vào các hoạt động kinh tế, để người nghèo có thể làm kinh tế cũng như phát triển năng lực cá

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

nhân và tiềm năng con người từ chính bàn tay và khCODESPA đã được ghi nhận là một tổ chứvực phát triển kinh tế thông qua việc tạo dựlà công cụ then chốt trong cuộc chiến chống lđã triển khai hơn 730 dự án ở 20 quốc gia tđến những cơ hội phát triển kinh tế xã hội cho hơn 3 triĐặc biệt, ở lĩnh vực phát triển thị trường, CODESPA có nhiphổ biến những sản phẩm giá cả phải chăng nhtrên diện rộng. Bí quyết (know-how)mà CODESPA đang ntác động tích cức mà nó mang đến, đã đượdụ: kinh nghiệm phát triển thị trường vệ sinh, phân viên dúi sâuáp dViệt Nam, phát triển chuỗi giá trị ngành hànTrung Mỹ, hầm nhỏ dùng để ủ hạt ở Angola hay b Đơn vị tài trợ Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban NhaĐược thành lập năm 1988, Cơ quan Hợp tác phát tri(AECID) hiện có 1.300 chuyên viên làm viđói nghèo tại những quốc gia khó khăn nhnhiều chương trình hợp tác và dự án phát triyếu cũng như công nghệ - kỹ thuật, tài chính, tín dchuyên môn. AECID đã và đang tài trợ cho hcung cấp nhiều hỗ trợ kỹ thuật thông qua đNội.www.aecid.es

Đối tác địa phương Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Báichức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế vmôn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn tQuyết định số 05/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 c

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lquyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và đHội Liên hiệp Phụ nữ có 13 triệu hội viên sinh homạng lưới chân rết phủ kín khắp cả nước. Htrung ương, cấp tỉnh, thành, cấp quận/huywww.hoilhpn.org.vn

Cơ quan đối tác Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân tại địa phương. Theo quy định hiện hành, của các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngodự án, Ủy ban nhân dân các cấp luôn tạo mọidự án về mặt thể chế, chính sách. Nhờ có sự tạo điều kiện vtừ phía chính quyền địa phương, dự án đã phương diện tuyên truyền vận động tạo nhu cầu lẫnthuật phân viên từ cấp tỉnh cho đến cấp thôn, bản.

, Tháng 7 năm 2013

chính bàn tay và khối óc của mình. Nhờ hướng tiếp cận độc đáo, ức PCP hoạt động hiệu quả cao và có chuyên môn trong lựng thị trường, phát triển năng lực và tài chính vi mô, coi đó ng lại đói nghèo. Qua hơn 27 năm kinh nghiệm, CODESPA

c gia tại Mỹ- La-tinh, Trung Đông, Châu Phi và Châu Á, mang i cho hơn 3 triệu người.

ng, CODESPA có nhiều kinh nghiệm thực tế sâu rộng trong vii chăng nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của các hộ

how)mà CODESPA đang nắm giữ nổi bật vì tính bền vững và nhợc công nhận từ một số kinh nghiệm thực tế trên toàn csinh, phân viên dúi sâuáp dụng cho canh tác lúa ở miề

ngành hàng tre ở tỉnh Hòa Bình, các hệ thống tưới nhỏ giọt giá rAngola hay bếp đun cải tiến ở Công-gô. www.codespa.org

ợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha(gọi tắt là AECID) p tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha

n có 1.300 chuyên viên làm việc trong lĩnh vực phát triển chống c gia khó khăn nhất trên thế giới. AECID triển khai

án phát triển, cung cấp cho các quốc gia đối tác nhiều dịch vụt, tài chính, tín dụng vi mô, đào tạo, tập huấn nâng cao trình

cho hầu hết các dự án của CODESPA tại Việt Nam, đồng tht thông qua đội ngũ chuyên viên làm việc ở văn phòng AECID t

ên Bái là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, có ốc Sở Y tế và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên

àn tỉnh; nhiệm vụ của đơn vị được qui định tại BYT ngày 17/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

c thành lập năm 1930 với sứ mệnh bảo vệ và đấu tranh chống bất bình đẳng giới. Hiện tại,

i viên sinh hoạt tại 10.472 Hội phụ nữ các cấp với c. Hội Phụ nữ được tổ chức theo 5 cấp: cấp

n/huyện và cấp phường/xã và cấp thôn bản.

bầu là cơ quan điều hành quản lý nhà nước ành, Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ quản ớc ngoài trên địa bàn tỉnh. Ở tất cả các tỉnh có

Ủy ban nhân dân các cấp luôn tạo mọi điều kiện cũng như tích cực hỗ trợ cho ự án về mặt thể chế, chính sách. Nhờ có sự tạo điều kiện và cộng đồng trách nhiệm

thu được những hiệu quả nhất định, cả trên ộng tạo nhu cầu lẫn phương diện khuyến nông hỗ trợ việc áp dụng kỹ ến cấp thôn, bản.

c đáo, cao và có chuyên môn trong lĩnh

c và tài chính vi mô, coi đó m, CODESPA

tinh, Trung Đông, Châu Phi và Châu Á, mang

ng trong việc nghèo

ng và những trên toàn cầu, ví

ền bắc t giá rẻ ở

ụ thiết n nâng cao trình độ

ng thời òng AECID tại Hà

ụng kỹ

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

Bản đồ các tỉnh thành Việt Nam

Vùng dự án: Tỉnh Yên Bái .

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

6

Kết luận đánh giá

1 Bối cảnh và tổng quan dự án

1.1 Những mục tiêu chính Mục tiêu tổng thể của dự án là giảm một nửa tỷ lệ các bệnh liên quan đến vệ sinh tại các vùng can thiệp, trong đómục tiêu cụ thể là 70% số hộ gia đình mục tiêu sẽ chuyển đổi và cải thiện các hành vi cũng như các thói quen thực hành vệ sinh của mình.

Những mục tiêu chính của chương trình “Phát triển thị trường vệ sinh thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm tuyên truyền các thói quen vệ sinh”, được tại trợ bởi AECID là:

(i) Tại các xã can thiệp, các hộ gia đình nâng cao nhận thức và cải thiện các hành vi vệ sinh của mình thông qua việc xây dựng/ cải tạo và sử dụng đúng cách nhà tiêu hợp vệ sinh,

(ii) Tổ chức đội ngũ thợ xây địa phương có vai trò cung cấp dịch vụ xây hoặc cải tạo nhà tiêu đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc gia và sửa chữa kịp thời.

(iii) Mạng lưới các cán bộ của Bộ Y Tế từ cấp tỉnh, cấp huyện tới cấp xã, phối hợp hiệu quả với cán bộ thôn/ bản và các TTV địa phương trong việc quản lý, theo dõi và giám sát những nỗ lực của dự án nhằm lồng ghép hướng tiếp cận thị trường vào các chương trình cải thiện lĩnh vực vệ sinh của nhà nước một cách hiệu quả và bền vững.

Ngoài những mục tiêu vừa nêu trên, một mục tiêu tổng thể nữa của dự án là làm việc với các đối tác địa phương giúp họ thay đổi thái độ đối với vấn đề vệ sinh. Đối với cộng đồng và những khách hàng tiềm năng ở các xã triển khai dự án, điều này có nghĩa là tạo ra sự chuyển đổi trong cách suy nghĩ về nhà tiêu của người dân, từchỗ coi đây là vấn đề “thuộc trách nhiệm cung cấp của nhà nước”, sang nhìn nhận rằng vệ sinh hộ gia đình là một điều xứng đáng (và có thể) được đầu tư và chú trọng, vì nó mang

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

7

lại lợi ích cho sức khỏe và phúc lợi của các thành viên trong gia đình nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung.

Chuyển đổi thái độ đối với vấn đề vệ sinh đã được chứng minh là một yếu tố cần thiết nếu muốnđưa nhà tiêu hợp vệ sinh vào giới thiệu với các cộng đồng nông thôn ở Việt Nam, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng đến mục tiêu hộ gia đình sẽ duy trì thói quen sử dụng nhà tiêu, và kết hợp việc dùng nhà tiêu, sự sạch sẽ khi dùng nhà tiêu với những hành vi vệ sinh khác (như rửa tay) và các lợi ích đối với sức khỏe về lâu về dài.

1.2 Vùng can thiệp 4 huyện thuộc tỉnh Yên Bái, bao gồm: Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên và (từ tháng 6 năm 2012), huyện Mù Căng Chải. Có tổng số 25 ký hiệu các xã trong bản đồ - hiển thị hình ảnh các xã tham gia dự án thuộc 4 huyện vừa nêu trên (tại huyện Mù Căng Chải, dự án áp dụng một hướng tiếp cận mới nên có thể coi đây là giai đoạn thử nghiệm).

1.3 Xác định vấn đề Tại các xã dự án can thiệp, tỷ lệ số hộ tiếp cận với vệ sinh, bao gồm việc sử dụng nhà tiêu HVS ước tính dưới mức 25%1 (khoảng 8-15% tại thời điểm nghiên cứu đầu vào năm 2010). Tại huyện miền núi Mù Căng Chải, đa phần dân số sinh sống là người dân tộc thiểu số, chỉ có 1.6% số hộ được tiếp cận với nhà tiêu HVS vào thời điểm bắt đầu các hoạt động thí điểm của dự án vào tháng 6 năm 2012. Con số khiêm tốn này tương phản mạnh mẽ với mục tiêu do chương trình Chương trình MTQG về NS&VSMT (gọi tắt là MTQG III) đặt ra là cho đến năm 2015, tỷ lệ số hộ gia đình ở khu vực nông thôn sử dụng nhà tiêu HVS đạt 65%. Tỷ lệ tiếp cận với điều kiện vệ sinh phù hợp còn thấp, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Những vấn đề về sức khỏe thậm chí còn tồi tệ hơn đối với người nghèo khi họ không có tiền và điều kiện để mua thuốc hay chữa bệnh, và các thành viên khác trong gia đình người bệnh cũng phải chịu thiệt thòi vì thiếu người làm việc nhà hoặc đi làm kiếm tiền. Đối với trẻ em, các bệnh nhiễm trùng đường ruột và các bệnh khác liên quan đến vệ sinh và các thực hành vệ sinh yếu kém có thể dẫn đến hậu quả là các em phát triển còi cọc và không thể đi học đầy đủ.

Các chương trình của chính phủ, ví dụ như Chương trình MTQG III và Chương trình 135, đã được thiết kế để giải quyết một số vấn đề vừa nêu trên. Tuy nhiên, thay vì khuyến khích phát triển các công nghệ về vệ sinh đã được sửa đổi để phù hợp với bối cảnh nông thôn, phát triểncác giải pháp mang tính địa phương, cũng như phát triển các thị trường để giải quyết và thỏa mãn nhu cầu ngày càng gia tăng tại từng địa phương, thì các chương trình của nhà nước vẫn đang đi theo hướng tiếp cận truyền thống, đó là cung cấp nhà tiêu miễn phí, hỗ trợ kiểu cho không, bao cấp hoàn toàn. Điều này có nghĩa là, trên thực tế, rất nhiều người dân mong đợi rằng Chính phủ sẽ có trách nhiệm cung cấp nhà tiêu HVS cho gia đình họ, và thông tin về sức khỏe là những gì màchính phủ hướng dẫn, ra chỉ thị từ trên xuống, chứ vấn đề vệ sinh và nhà tiêu khôngnằm trong phạm vi cá nhân, cũng chẳng phải là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống riêng của từng người. 1Theo điều tra của BYT năm 2006, chỉ 18% các hộ gia đình có nhà tiêu HVS tại hộ, theo tiêu chuẩn HVS của BTY dựa trên Quyết định số 08/2005/QD-BYT

Nguồn: CODESPA

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

8

Nếu thực hiện theo hướng tiếp cận như trên, chúng ta sẽ phải đối mặt với một số khó khăn sau. Đầu tiên, chính phủ phải chịu gánh nặng tài chính cho công tác tuyên truyềncung cấp thông tin phù hợp về các hoạt động vệ sinh hàng ngày cũng như cho hoạt động xây nhà tiêu miễn phí cho người dân. Thứ hai, hướng tiếp cận truyền thống không thúc đẩytính tự chủ của chính quyền địa phương và sự sẵn có của thợ xây địa phương trong lĩnh vực bảo trì nhà tiêu và đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình xây dựng. Thứ ba, chính phủ thường có ít kinh nghiệm thay đổi nội dung về an toàn sức khỏe cho phù hợp với điều kiện và thực trạng từng địa phương (nhất là ở những cộng đồng người DTTS hoặc vùng sâu vùng xa), đặc biệt là trong các chính sách của nhà nước, vấn đề vệ sinh thường được coi là một phần của cơ sở hạ tầng – chứ không phải là vấn đề thay đổi hành vi.

Chương trình MTQG 3 đặt ra mục tiêu chính đến năm 2015 như sau:

• 85% dân số nông thôn được tiếp cận với nước sạch, • 65% số HGĐ được tiếp cận với nhà tiêu HVS, • 45% số HGĐ nông thôn có chuồng gia súc, • Phần lớn các trường học, nhà trẻ, trung tâm y tế tại khu vực nông thôn được tiếp cận với nước sạch và nhà tiêu HVS, trong điều kiện các công trình này đảm bảo có đầy đủ chức năng và được quản lý tốt.

1.4 Đóng góp của CODESPA CODEPSA áp dụng hướng tiếp cận thị trường, dựa trên các hoạt động tiếp thị vệ sinh2, nhưng là tiếp cận linh hoạt, trong đó phối hợp nhiều công cụ truyền thông từ nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Kinh nghiệm và các nghiên cứu3 gần đây chỉ ra rằng sự phối hợp này có thể giúp cải thiện độ bao phủ nhà tiêu, thông qua hoạt động quảng bá nhà tiêu như một mặt hàng tiêu thụ, đặc biệt nếu kết hợp với các phương pháp tuyên truyền khác và hướng dẫn cách thức đầu tư vào nhà tiêu bằng các phương án thay thế. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng “người dân vùng nông thôn, kể cả người nghèo và người dân tộc thiểu số có thể và thực sự đầu tư vào xây nhà tiêu HVS của chính họ khi họ được tiếp cận với các lựa chọn phù hợp, giá cả phải chăng và nguồn cung về nguyên liệu và các dịch vụ xây dựng tại địa phương4”.

2Phương pháp “Tiếp thị vệ sinh” (TTVS) áp dụng những nguyên tắc và phương pháp tiếp thị xã hội, thương mại vào lĩnh vực vệ sinh. Đặc điểm của các hoạt động TTVS là việc nghiên cứu thị trường – tập trung vào khách hàng và chuỗi cung ứng địa phương – sẽ quyết định thiết kế của hoạt động. Các hoạt động TTVS giúp các cá nhân có nhu cầu được tiếp cận dễ dàng hơn với các mặt hàng và dịch vụ vệ sinh bằng cách tuyên truyền về nhà tiêu rẻ về giá thành, tốt về chất lượng, thông qua các nhân tố tư nhân có năng lực tại địa phương. Trong một số trường hợp, các hoạt động tiếp thị vệ sinh đưa ra những cơ chế nhằm giúp các hộ dân có thể đầu tư vào việc mua những thiết bị cho gia đình mình. 3 Đánh giá định lượng về các phương pháp tiếp cận chương trình vệ sinh tại Việt Nam, BYT, Tháng 4 năm 2013 4Cẩm nang về tiếp thị vệ sinh, Cục quản lý môi trường y tế, IDE, TT Nước sạch và Vệ sinh môi trường quốc tế.

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

9

CODESPA cộng tácvới các cơ quan cấp tỉnh và TTYTDP (trực thuộc BYT) tỉnh Yên Bái để thử nghiệm hướng tiếp cận này. Ban quản lý dự án cấp xã bao gồm một số cán bộ thuộc UBND xã, cán bộ trạm y tế xã và đại diện HPN xã. Thông qua HPN, cơ chế về quỹ góp vốn quay vòng cũng được thiết lập nhằm khuyến khích khả năng chi trả của các hộ dân. Các hoạt động của dự án được triển khai theo chiến lược mở rộng dần theo từng pha, bắt đầu tại huyện Văn Yên và Lục Yên, sau đó mở rộng ra huyện Văn Chấn và vào nửa cuối năm 2012, dự án triển khai các hoạt động tại huyện vùng cao Mù Căng Chải. Ở hai huyện pha I là Lục Yên và Văn Yên, dự án đã kết hợp nhiều hoạt động với Chương trình 135 của nhà nước để tìm ra những phương pháp mang tính đột phá, sáng tạo giúp hộ dân tiếp cận với cơ hội đầu tư vào nhà tiêu. Tại Mù Căng Chải, quan hệ đối tác với địa phương đảm bảo rằng chính quyền sẽ không trợ cấp thẳng nhà tiêu cho các hộ dân, mà dành nguồn trợ cấp đó cho những nơi công cộng như trường học, nơi CODESPA đang bắt đầu các chiến dịch nâng cao nhận thức cho các em học sinh.

Các hoạt động dự án được triển khai theo phương pháp 3 mũi nhọn bao gồm (i) tạo nhu cầu thông qua tuyên truyền vận động đại chúng, tiếp thị nông thôn và nâng cao kiến thức, (ii) phát triển chuỗi cung ứng, mà trong trường hợp này, liên quan đến việc tập huấn kĩ thuật cho thợ xây địa phương, và (iii) nâng cao năng lực cho đội ngũ triển khai dự án bao gồm đối tác địa phương, tuyên truyền viên, những người đóng vai trò chủ chốt trong việc kết nối cung và cầu, cũng như đảm bảo chất lượng và phối hợp một cách hiệu quả các hoạt động dự án với các chương trình và chính sách khác của nhà nước. Xây dựng nhu cầu là một nội dung căn bản trong phương pháp tiếp cận mà CODESPA áp dụng, bao gồm các hoạt động như nghiên cứu nhận thức, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu KAP (kiến thức, thái độ và thực hành), thiết kế các chiến dịch truyền thông, phát triển công cụ truyền thông, và thử nghiệm công cụ để tìm hướng thay đổi tùy theo bối cảnh cụ thể (phân khúc mục tiêu khác nhau, ví dụ: nhóm dân tộc thiểu số). Mô hình tiếp thị vệ sinh luôn là “xương sống” của hướng tiếp cận này, sau đó hòa trộn với các phương pháp khác để tối đa hóa kết quả đầu ra, như phương pháp tiếp cận Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ(CLTS) hay Chuyển đổi hành vi vệ sinh và vệ sinh môi trường có sự tham gia của cộng đồng (PHAST).Công tác xây dựng nhu cầu được kết hợp với thiết lập một khung can thiệp rõ ràng, do đó, chúng ta có thể theo dõi phản ứng và thay đổi trong hành vi một cách hệ thống tại các vùng can thiệp.

1.5 Các đối tác địa phương

Đơn vị đối tác Vai trò trong dự án

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đối tác chính của CODESPA, có nhiệm vụ lập kế hoạch, triển khai, giám sát các hoạt động của dự án.

Trung tâm y tế huyện, xã Triển khai, giám sát các hoạt động dự án tại cấp huyện, xã

Hội phụ nữ các cấp Thực hiện vai trò tuyên truyền, các chiến dịch tiếp thị xã hội và nâng cao nhận thức ở các cấp huyện, xã, thôn/bản.

Ủy ban nhân dân cấp xã Thiết lập các mục tiêu và giám sát việc triển khai hoạt động ở cấp xã

Trưởng thôn Tuyên truyền viên sức khỏe tại thôn/ bản

2 Những phát hiện chính trong lĩnh vực vệ sinh

2.1 Tính phù hợp Như đã đề cập ở trước, tình trạng không được tiếp cận và sử dụng nhà tiêu HVS rõ ràng là một vấn đề mang lại những hậu quả to lớnđối với sự phát triển và sức khỏe con người tại các vùng dự án, nơi có tỷ

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

lệ nhà tiêu HVS tụt hậu với khoảng cách quá xa so với các mục tiêu quốc gia về vệ sinh môi trường.Trái ngược với những chương trình trợ cấp tập trung tốn kém, thường xây dựng và cung cấp nhà tiêu miễn phí cho người dùng, hướng tiếp cận của dự ánđưa ra một mô hình có thể thúc đẩy tiến trình đạt được những mục tiêu phát triển quốc gia, bất chấp sự thiếu hụt về nguồn kinh phí nhà nước, đồng thời, phương pháp này cũng tạo ra một số hoạt động kinh tế tại địa phương cũng như khuyến khích các hoạt động cộng đồng. Như vậy, có thể đánh giá rằng phương pháp của dự án mang tính phù hợp cao. Những phân tích chi tiết hơn từ phía người dùng hoặc đối tác địa phương sẽ được cung cấp ở phần tiếp theo của đánh giá. Tính phù hợp ở cấp cá nhân và cấp hộ Theo như các TTV địa phương và cán bộ triển khai, ban đầu, tiến trình dự án diễn ra chậm, vì “cầu” cần phải được xây dựng từ những viên gạch đầu tiên, khởi sự từ việc nâng cao nhận thức căn bản nhất. Xem xét các vấn đề bằng cách sử dụng Lý thuyết về các giai đoạn thay đổi hànhvi (một thuyết của Prochaska & Di Clemente, thường xuyên được đề cập trong điều trị cai nghiện và một phiên bản điều chỉnh của lý thuyết này thường được áp dụng trong lĩnh vực tuyên truyền, tiếp thị xã hội), thìrõ ràng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động, dự án đều bắt đầu can thiệp từ giai đoạn đầu tiên, giai đoạn "tiền dự định”, khi nhóm mục tiêu không chủ động xem xét hoặc không nhận thức được lý do tại sao họ cần phải thay đổi hành vi của mình. (Xem hình 2)

Trong suốt giai đoạn “tiền dự định”, một khía cạnh then chốt để tiếp cận nhóm cộng đồng mục tiêu đó là tạo ra phản ứng về mặt cảm xúc, từ đó,người được tác động sẽ bắt đầu tham gia vào vấn đề (kể cả phản ứng đầu tiên là tiêu cực). Điều này đã được phản ánh rõ trong những phát hiện thuộc kết quả nghiên cứu ban đầu về các yếu tố thúc đẩy thay đổi ở các cộng đồng mục tiêu của CODESPA. Cũng như

ở các quốc gia khác mà CODESPA đã từng can thiệp ở lĩnh vực vệ sinh, yếu tố ban đầu có thể tạo ra phản ứng tích cực hoặc khiến người bị tác động tham gia vào vấn đề, chủ yếu thường liên quan đến các yếu tố như “địa vị xã hội” hay “cái tôi” của người được tác động đối với hàng

xóm, người thân của họ, ngoài ra, điều này cũng liên quan đến việc giảm mùi hôi thối khó chịu và góp phần tạo ra bầu không khí trong lành tại nơi họ sinh sống. Những yếu tố nêu trên được coi là then chốt để tạo ra phản ứng về mặt “cảm xúc” ban đầu và khiến cho người được tác động tham gia vào vấn đề. Thú vị là ở chỗ, những yếu tố được nghiên cứu và tìm ra ở miền Bắc Việt Nam này (bao gồm cả ở các cộng đồng dân tộc thiểu số), khá tương đồng với các nghiên cứu được CODESPA thực hiện ở các quốc gia khác, đó là, nếu muốn tạo ra phản ứng cảm xúc ban đầu và “tâm lý sẵn sàng tham gia” vào vấn đề, thì yếu tố xã hội được đặt lên hàng đầu, yếu tố này còn quan trọng hơn cả mục tiêu tăng cường sức khỏe. Như trong mô hình của Prochaska đã đề cập ở phía trên, chỉ khi nào tâm lý sẵn lòng thực hiện được thiết lập, thì sau đó cộng đồng mới có thể bắt đầu nắm bắt được thông điệp liên quan đến sức khỏe và hướng tới những thay đổi thực tế trong chuyển đổi hành vi.

Hình 2. Lý thuyết về Các giai đoạn thay đổi hành vi của Prochaska&DiClemente’s, phối hợp với các công cụ truyên truyền khác. Nguồn: Bài trình bày trên PowerPoint của Charlotte Ørnemark, vẽ trên mô hình của Prochaska /DiClemente, trình chiếu tại ISPONRE, HN, 26/10/2012

PHẢN ỨNG PHÙ HỢP CỦA CÁC BƯỚC THAY ĐỔI HÀNH VI

Tiền dự định Dự định

Chuẩn bị

Hành động Duy trì

Giai đoạn thuộc về nhận thức, mục tiêu là tạo ra một “phản ứng về mặt cảm xúc” và lấy đó làm động lực thay đổi.

Giai đoạn nhận thức, kèm theo thông tin thực hành để chuyển từ “nhận thức” sang hành động

Tham gia phổ biến, trực tiếp hỗ trợ hành động hoặc các hành vi đã được thay đổi, nhằm củng cố và duy trì hành vi

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

11

Việc phối hợp các phương pháp tiếp thị nông thôn (vd: CLTS hay PHAST được đề cập ở trên), với các kĩ thuật tiếp thị truyền thống dường như đã mang lại hiệu quả trong việc tạo ra phản ứng cảm xúc, thậm chí ở những vùng với tỉ lệ bao phủ và nhận thức về vệ sinh rất thấp. Một thách thức lớn là đa phần người dân tại những vùng dự án can thiệp(thường là khu vực nghèo và phụ thuộc rất nhiều vào trợ cấp từ phía nhà nước) coi vệ sinh môi trường, bao gồm cả việc sở hữu nhà vệ sinh hoạt động được, là “việc của nhà nước” hay là cái gì đó mà những cơ quan bên ngoài (như các chương trình phát triển khác) sẽ trao cho họ miễn phí. Một yếu tố văn hóa thậm chí còn ăn sâu bén rễ vào đời sống của một số nhóm dân tộc thiểu số đó là người dân coi việc nam và nữ chia sẻ và sử dụng chung nhà vệ sinh là đi ngược lại với các tiêu chuẩn xã hội, là trái với đạo đức thông thường. Do đó, chuyển đổi những suy nghĩ như thế này, từ việc thậm chí không nhận thức được vấn đề hoặc mang quan điểm hoàn toàn trái ngược, cho đến khi người dân thực sự hành động và đầu tư những nguồn lực của chính gia đình mình vào việc tìm kiếm những giải pháp để giải quyết vấn đềlà điều ưu tiên trong phương pháp tiếp cận của CODESPA. Kết quả là, dự án tập trung rất nhiều vào giai đoạn“tiền dự định, “dự định” và một vài hoạt động mở rộng trong giai đoạn“chuẩn bị”tại cộng đồng mục tiêu – ví dụ, việc chuyển đổi từ việc không biết, hoặc thậm chí không sẵn sàng tiếp nhận thông tin, tới việc thực sự nghĩ về việc thay đổi và chuẩn bị làm thế nào để có thể xây hoặc cải tạo nhà tiêu hộ gia đình. Khi được hỏi, đa phần những người dân địa phương thường đề cập đến những chuyến thăm hộ của TTV thôn bản, trưởng thôn hoặc đại diện phụ nữ thôn, sau những buổi gặp gỡ nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức ban đầu thôngqua các cuộc họp thôn, với sự tham gia của các cán bộ có uy tín như đại diện từ TTYTDP tỉnh. “Lòng tự tôn” là yếu tố chính Tại những giai đoạn thay đổi ban đầu, nếu muốn thay đổi hành vi của người được tác động thì quan trọng là cần khiến người được tác động cảm nhận được việc quyết định xem xét vấn đề và chấp nhận làm một việc gì đó là “việc của họ”, như vậy thì hành vi của người đó mới duy trì bền vững được. Điều này có nghĩa là chính bản thân nhóm mục tiêu phải quyết định thay đổi (ví dụ: thói quen vệ sinh hay các thực hành vệ sinh của họ), họ tự lựa chọn cách để thay đổi (làm thếnào để xây nhà tiêu, hoặc có hoặc không sử dụng trợ giúp và dịch vụ bên ngoài), và rằng họ sử dụng phương tiện của riêng họ để thực hiện được một hành vi mới với sự hỗ trợ bên ngoài nếu cần (ví dụ: họ đóng góp nhiều nhất có thể về thời gian, tiền bạc trong suốt quá trình). Điều này có vẻ rất phù hợp với hướng tiếp cận của CODESPA, và đây chính là yếu tố mà những chương trình và các sáng kiến mang tính trợ cấp thường không có hoặc thực hiện không đúng. Những hộ được phỏng vấn bộc lộ cảm xúc khá tự hào khi họ sở hữu tài sản riêng là nhà tiêu HVS, cũng như điều này đã ảnh hưởng đến địa vị của họ trong cộng đồng ra sao. Câu trả lời của các hộ dân đề cập đến việc họ đã “trở thành người đầu tiên trong số các anh em họ hàng có nhà tiêu”5 như thế nào,và hiện họ đang giúp đỡ những người xung quanh có được điều tương tự ra sao. Nhiều người khác nói việc họ xây nhà tiêu đã khiến những người dân trong cộng đồng làm theo gương của họ. Hộ gia đình đã đầu tư xây nhà tiêu cũng có thể giải thích chi tiết về quá trình xây, quá trình tìm kiếm những nguyên liệu cần thiết tại địa phương và tìm kiếm hỗ trợ trong việc xây dựng, điều này chứng tỏ họ thực sự đã tham gia rất nhiều vào quá trình xây nhà tiêu cho gia đình mình. Hơn nữa, một số người được phỏng vấn có đề cập đến thực tế rằng trước đâymột số chương trình dự án khác cũng đã tới thôn của họ để xây nhà tiêu HVS, nhưng họ “đã không sử dụng chúng”. Điều này cũng đã được xác minh bởi cán bộ UBND cấp huyện, cho rằng các phương pháp tiếp cận “từ trên xuống” được các TCPCP quốc tế khác hay các chương trình nhà nước triển khai, đã hoạt động không hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe và thay đổi hành vi vệ sinh, vốn là “một quá trình dài và chậm” đặc biệt là ở những cộng đồng nơi nói đến các hành vi vệ sinh thường là điều cấm kị6. Tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề định kiến giới. 5Các hộ được phỏng vấn bởi nhóm đánh giá tại huyện Văn Chấn 6.Ví dụ: Tại một số cộng đồng DTTS nói riêng, như H’mong và một số cộng đồng khác, rất khó để nói về “phân” khi có phụ nữ và nam giới ngồi cùng nhau. Và việc phụ nữ và nam giới cùng đi chung nhà tiêu được coi là bất hợp lý. Phụ nữ nhóm dân tộc H’mong đen thường cảm thấy xấu hổ vì đi tiêu tự do ngoài trời.

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

12

Những công cụ truyền thông (áp-phích, tờ rơi) đã sử dụng những thông điệp xoay quanh lợi ích về sức khỏe và đưa ra nhiều mô hình nhà vệ sinh đa dạng để người dân lựa chọn. Những tài liệu truyền thông do dự án thực hiện đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh văn hóa vùng miền, với hình ảnh của người dân thuộc các nhóm dân tộc thiểu số và mức nhu nhập của họ, trong đó mô tả cả nam giới và phụ nữ. Đa phần các tờ rơi đềumô tả hình ảnh truyền thống với việc trẻ em đi tiêu tự do là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm, và phụ nữ chịu trách nhiệm giữ cho khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ. Chỉ ở trong một tài liệu hướng dẫn7, một người đàn ông được miêu tả với vai trò linh động hơn trong việc làm sạch nhà tiêu, ngoài ra, không một tài liệu nào đề cập đến các thói quen vệ sinh của nam giới hay sự tham gia thường xuyên của họ vào việc bảo trì nhà tiêu trong các hoạt động thường ngày. Nhìn chung, hình ảnh được sử dụng xuyên suốt trong các tài liệu tuyên truyền như tờ rơi hay hướng dẫn sử dụng (không phải của dự án) thường tái hiện hình ảnh nhà tiêu là yếu tố được nữ giới và trẻ em trong gia đình quan tâm và mang lại lợi ích cho họ, cũng như mô tả trẻ em chính là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm vì đi tiêu bừa bãi8. Với sự nhạy cảm về văn hóa xung quanh việc đi tiêu ngoài trời, liên quan đến tâm lý xấu hổ, các tài liệu truyền thông cần phải phù hợp và tinh tế hơn, tránh “đổ lỗi” việc đi tiêu ngoài trời cho trẻ em, hay mặc định cứphụ nữ thì phải chịu trách nhiệm chính trong việc dọn dẹp nhà tiêu trong gia đình. Nhằm giải quyết vấn đề này, CODESPA và TTYTDP tỉnh Yên Bái đã triển khai cải tiến tài liệu truyền thông năm 2011 để thể hiện mối quan hệ bình đẳng về giới và tuổi tác liên quan đến trách nhiệm chung đối với sức khỏe gia đình và vệ sinh môi trường. (xem hình bên dưới)

Hình ảnh đã sửa đổi được CODESPA sử dụng từ năm 2011, phản ánh hình ảnh nhiều nhóm DTTS khác nhau, sự phân chia công việc và trách nhiệm công bằng hơn trong sức khỏe gia đình và các thực hành vệ sinh.

Việc điều chỉnh tài liệu có thể xem là một hành động rất đáng khuyến khích của dự án và dự án có thể chia sẻ, thảo luận về kinh nghiệm này với các cơ quan và TCPCP khác. Việc sử dụng hình ảnh phụ nữ đang xây nhà tiêu cũng đóng vai trò quan trọng, từ đó, việc chấp nhận nữ thợ xây cũng sẽ dần tăng lên và nữ giới sẽ không bị giới hạn bó hẹp trong vai trò thợ phụ và tuyên truyền viên nếu họ mong muốn

7 Tài liệu của tổ chức SNV. 8 Mặc dù chất thải của trẻ em dễ lây nhiễm hơn của người lớn, khuyến cáo rằng hình ảnh truyền thông cần tuyên truyền việc chia sẻ trách nhiệm thay vì quy trách nhiệm cho một nhóm nào cụ thể, như trẻ em hay phụ nữ.

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

13

đảm nhiệm vai trò chính trong việc tuyên truyền về nhà tiêu, cũng như có thể thu được lợi nhuận từ việc tham gia vào chuỗi cung ứng địa phương. Một thực tế đã được phản ánh qua quan điểm của một số hộ và trưởng thôn được nhóm đánh giá phỏng vấn, đó là định kiến giới về vấn đề vệ sinh và vệ sinh môi trường đã ăn sâu bén rễ vào đời sống. Những người được phỏng vấn đều cho rằng việc sở hữu và bảo trì nhà tiêu HVS phần lớn là để mang lại lợi ích cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình, và coi trách nhiệm duy trì nhà tiêu là của phụ nữ. Nguy hiểm là ở chỗ, việc sử dụng liên tục những hình ảnh truyền thống như vậy sẽ “miễn trừ” trách nhiệm và vai trò năng động hơn của nam giới trong các hành vi vệ sinh của gia đình, cũng như khiến cho nam giới khó thay đổi những thói quen sử dụng nhà tiêu của mình. Hình ảnh nam giới thực hành vệ sinh hiện nay đã được bổ sung vào trong các phương pháp tiếp cận của CODESPA. Tuy nhiên, để những hình ảnh này được tiếp nhận và được khai thác nhiều hơn nhằm phổ biến những thói quen vệ sinh tốt nhất, thì cần xem xét việc “làm thế nào để kêu gọi sự tham gia nhiều hơn của nam giới trong các hoạt động truyền thông”. Việc các cán bộ phụ nữ thuộc HPN vốn là một trong những đơn vị triển khai chính (cùng với UBND và TYT địa phương) cũng có thể khiến nam giới lầm tưởng rằng những hoạt động dự án chỉ dành riêng cho phụ nữ. Giả thiết này đã được cán bộ địa phương của dự án xác nhận, khi họ ít khi có thể thuyết phục nam giới tham gia vào các hoạt động thay đổi nhận thức. Các cuộc phỏng vấn với các cán bộ địa phương, bao gồm cả trưởng thôn đã xác nhận điều này. Cả 2 trưởng thôn được phỏng vấn đã xác nhận những thách thức, khó khăn khi họ phổ biến và cố gắng thuyết phục nam giới vào các hoạt động thay đổi nhận thức, họ nói rằng thông thường nam giới sẽ tham gia vào công việc xây dựng, nếu họ muốn làm vậy, và như vậy, vai trò giới theo lẽ thông thường vẫn được đảm bảo. Trong hai hộ không có nhà tiêu HVS được phỏng vấn, người phụ nữ là đối tượng cố gắng giải quyết vấn đề chưa có nhà tiêu (họ cũng bị áp lực xã hội từ phía HPN), tuy nhiên, dường như các thành viên khác trong gia đình lại không có ý định ưu tiên các nguồn lực cho việc xây nhà tiêu. Ở những trường hợp này, vấn đề không phải là nhận thức đối với vệ sinh, mà vấn đề là cần phải tác động và khiến nam giới và các thành viên khác trong gia đình tham gia vào dự án một cách hiệu quả hơn, và cần hướng đến giải quyết mô hình truyền thống trong việc ra quyết định tại hộ gia đình.

Một khía cạnh ngầm về giới Trong các dự án, chương trình về vệ sinh9,khía cạnh ngầm về giới đã được thừa nhận rộng rãi. Khía cạnh này đặc biệt quan trọng trong văn hóa truyền thống, nơi sự riêng tư của phụ nữ được coi là vấn đề rất nhạy cảm, phần lớn liên quan tới cảm giác xấu hổ nếu bị nhìn thấy. Kết quả là, đã từng có trường hợp phụ nữ phải chịu những cơn đau bụng hoặc thậm chí là chảy máu đường ruột do thực tế là họ không có nhà vệ sinh để đi, và nỗi sợ hãi nếu đi ở ngoài trời thì sẽ bị nhìn thấy10.

Cũng tồn tại nhữngquan ngại về vấn đề an toàn liên quan đến việc đi vệ sinh một mình ở ngoài đồng hay những nơi hoang vu vào buổi đêm hoặc sáng sớm, đặc biệt là đối vớicác bé gái tuổi vị thành niên. Kinh nghiệm từ Băng-la-đét11 hay Lào12 đã chỉ rằng những đối tượng cực nghèo thường xây nhà tiêu vì hai lý do chính: (i) họ sợ bị chính quyền địa phương phạt hoặc khiển trách, và (ii) để duy trì sự riêng tư, phẩm hạnh và sự an toàn cho con gái họ. Hơn nữa, hành động đi tiêu ngoài trời thường được thực hiện ở ngoài đồng ruộng, thông thường, phụ nữ phải làm việc trên đồng ruộng cũng tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn và phải chịu đựng điều kiện mất vệ sinh, mùi khó chịu khi đi ngoài đồng, dẫn đến các hiện tượng rối loạn tiêu hóa, nôn mửa.

Khi nhóm đánh giá phỏng vấn một số hộ dân, những câu trả lời như đề cập ở phía trên cũng được lặp lại, mặc dù ít rõ ràng hơn. Nhiều phụ nữ đã nói về việc “họ cảm thấy bản thân khá hơn” kể từ khi có

9Tham khảo các tài liệu của Unicef, SNV, Plan,.vv 10Tham khảo ví dụ. “Động lực xã hội của CLTS: Việc bao gồm sự tham gia của trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế ” IDS, Hội thảo Sussex 2008 11Như trên 12Rà soát chương trình thí điểm CLTS, Concern Worldwide, Lào, tháng 9 2009

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

14

nhà tiêu, và nhiều người khác đã nhấn mạnh việc thôn bản đã trở lại sạch sẽ hơn nhiều khi nhiều nhà tiêu được xây dựng.

Một phương pháp tiếp cận thông qua phối hợp với HPN cũng như các cán bộ triển khai dự án tại địa phương để thiết lập các nhóm góp vốn quay vòng được thực hiện như sau: Đại diện phụ nữ thôn sẽ kêu gọi và giúp thành lập một nhóm các hộ dân chưa có nhà tiêu có nhu cầu tham gia nhóm, mỗi thành viên sẽ đóng góp một khoản tối thiểu theo từng tháng, và mỗi tháng, lần lượt từng nhà sẽ dùng số tiền chung này để xây nhà tiêu cho gia đình mình.Hộ nào không có tiền có thể đónggóp cả vật liệu và công xây, nhiều chị phụ nữ, khi được phỏng vấn đã nói đây là một cơ chế rất hữu ích để tiết kiệm tiền dành cho việc xây nhà tiêu, và rằng cơ chế nàykhiến bản thân người phụ nữ có thể tự hành động. Kết hợp việc tạo ra áp lực nhóm đối với hộ dân để họ hành động thông qua các cuộc họp thôn và nhiều cơ chế nâng cao nhận thức khác (cuộc thi, văn nghệ quần chúng…), phương pháp này có thể được coi là vừa sáng tạo, lại vừa quan tâm đến khía cạnhgiới.

Tuy nhiên, hoạt động trên dường như không cải thiện hay tác động tới quan niệm phổ biến rằng vệ sinh là “vấn đề của phụ nữ”. Khi phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt (các trưởng thôn) và hộ dân, họ coi phụ nữ là những người chịu trách nhiệm trong việc lau chùi và duy trì bảo quản nhà tiêu, đôi khi với sự giúp đỡ của con em trong gia đình. Dự án đã tổ chức những cuộc tập huấn cho TTV địa phương, trưởng thôn, và cũng cố gắng tuyên truyền để kêu gọi sự tham gia của nam giới trong các cuộc họp thôn.

Hiển nhiên, việc tác động sâu sắc tới những quan niệm truyền thống xung quanh vai trò giới đối với các vấn đề vệ sinh trong gia đình là nằm ngoài phạm vi hay mục đích của dự án. Tuy nhiên, trong những pha tiếp theo, những hoạt động tác động tới cộng đồng nam giới và những thói quen, thực hành vệ sinh của nam giới có thể được can thiệp một cách trực diện hơn, thông qua những thông điệp về tiếp thị xã hội và nâng cao nhận thức về sức khỏe. Trái lại, tồn tại một nguy cơ là phụ nữ tiếp tục hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trong việc duy trì và dọn dẹp nhà tiêu, trong khi nam giới lại đang đi tiêu ở đâu đó ngoài trời. Trưởng thôn (đa phần là nam) có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc điều hành những cuộc thảo luận nhóm mục tiêu có nam giới tham gia, để cùng nhau tranh luận về các vấn đề, ví dụ, liên quan đến việc nam giới có thể làm gì để cải thiện những thói quen vệ sinh trong thôn. Tuy nhiên, để có thể đảm đương được nhiệm vụ này, các trưởng thôn cần thêm những hỗ trợ từ bên ngoài và những cuộc tập huấn về giới mang tính thiết thực cao, bởi vì những gì họ đã từng nghe về tập huấn giới “đã không thực sự đi vào đời sống thực tế” của người dân trong thôn. CODESPA cũng có thể xem xét việc cùng trưởng thôn tiến hành một cuộc khảo sát trên những thói quen thực hành vệ sinh của nam giới liên quan đến việc sử dụng nhà tiêu, để có một cơ sở khoa học khi điều hành những nhóm mục tiêu, ở đó, nam giới có thể cùng thảo luận về những số liệu đã được điều tra.

Noi gương những người xung quanh Trong khi việc nâng cao nhận thức và hướng tiếp thị trường nói chung, cũng như những nỗ lực hình thành nhu cầu nói riêng, được triển khai rất đồng bộ, mang tính thích hợp cao, được thể hiện rõ ràng trong những hoạt động tuyên truyền ban đầu nhắm đến các hộ dân, nhóm đánh giá cho rằngdự án có thể cầnchú ý hơn đến các giai đoạn “chuẩn bị” và “hành động” nhằm đảm bảo rằng người dân hoàntoàn nhận thức được rằng có rất nhiều loại hình nhà tiêu trên thị trường địa phương để họ lựa chọn. Những quan sát đã chỉ ra rằng đa phần các hộ dân được hỏi đã tự động trả lời rằng họ muốn có cùng loại nhà tiêu giống như của nhà hàng xóm, mặc dù một số loại nhà tiêu khác giá rẻ hơn đã có thể đủ để đáp ứng nhu cầu và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế của gia đình họ. Tuy nhiên, theo những số liệu theo dõi của CODESPA, các hộ dân thường muốn tiết kiệm, thông qua các quỹ góp vốn quay vòng, để sau này xây loại nhà tiêu đắt hơn, chứ không bỏ tiền ra xây loại nhà tiêu rẻ nhất mà dự án tuyên truyền, giá của loại nhà tiêu này chỉ tương đương với 3 yến gạo (và vì thế nó phù hợp với đa số các hộ gia đình).

Chú ý đến đối tượng hộ chưa có nhà tiêu Đối với những hộ“chưa có nhà tiêu HVS trong vùng dự án”, những kiến thức và nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh môi trường thường không phải là không có (điều này cho thấy rằng những nỗ lực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và tiếp thị xã hội đã có hiệu quả). Thông thường, những đối tượng trên hoàn toàn nhận thức được sự cần thiết trong việc xây nhà tiêu HVS cũng như

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

15

cảm nhận được áp lực từ phía cộng đồng đối với việc họ chưa có nhà tiêu. Nhưng tất cả những hộ chưa có nhà tiêu được phỏng vấn đều gặp những trở ngại về tài chính, hay đơn giản là họ không bỏ tiền ra để xây nhà tiêu vào thời điểm này. Trong số các hộ được phỏng vấn, có một số trường hợp, trở ngại về tài chính không liên quan nhiều đến phân loại điều kiện kinh tế hộ, mà liên quan đến một số các khoản chi mà hộ gia đình phải đối mặt (ví dụ như trường hợp một người phụ nữ đang trả nợ cho bệnh viện sau phẫu thuật), trong khi đó một số trường hợp khác, người phụ nữ có thể nhận thức được và bị thuyết phục về việc cần xây nhà tiêu HVS, nhưng người chồng, hoặc các thành viên nam khác chịu trách nhiệm kiếm tiền trong gia đình có thể lại có những việc ưu tiên khác cần dùng đến tiền bạc, hoặc – một số trường hợp- dùng tiền để uống rượu hàng ngày. Có đôi ba trường hợp hộ gia đình là người già, họ nói họ không cần nhu cầu thay đổi thói quen vì tuổi cũng đã già, họ muốn dành số tiền ít ỏi của mình để giúp đỡ con cháu hơn.

Dự án cần nghiên cứu kĩ hơn vai trò của TTV đối với các hộ chưa có nhà tiêu, tính đến khả năngphát triển những tài liệu hướng dẫn giúp TTV biết cách xử lý khi gặp phải những trường hợp và nhu cầu đặc biệt từ phía các hộ dân. TTV có thể ghi chép những nguyên nhân vì sao hộ chưa có nhà tiêu HVS, tài liệu hóa các ghi chép này, và sẽ rất hữu ích nếu dự án có thể biên soạn một cuốn cẩm nang dành cho TTV dự án, bao gồm những cơ chế, phương pháp giúp TTV có thể hướng các hộ có nhu cầu đặc biệt tới các cơ quan, đơn vị chính quyền phù hợp để yêu cầu được hỗ trợ.

Tính thích hợp trong việc củng cố hệ thống cung ứng Từ phía thợ xây, có những phản ánh khác nhau về tính thích hợp của hướng tiếp cận thị trường vệ sinh. Một vài người trong số họ, những người đã thực sự làm việc với tư cách là thợ xây trước khi dự án bắt đầu chỉ ra rằng khóa tập huấn dành cho thợ xây mà dự án thực hiện đã giúp họ nâng cao những kĩ năng mà có đã có và làm tăng uy tín dịch vụ của họ trong lĩnh vực xây dựng. Với một số người trước đây chưa từng làm xây dựng nhưng cũng đã tham gia tập huấn, họ đánh giá cuộc tập huấn này không thực sự mang lại nhiều lợi ích, vì đa phần người dân trong thôn không bỏ tiền ra để thuê một thợ xây chỉ biết xây nhà tiêu (do đó, họ không đảm bảo được thu nhập sau đào tạo của dự án). Phần lớn các hộ dân tự xây nhà tiêu, nếu có nhờ hàng xóm xây giúp thì sau này sẽ trả công bằng việc giúp đỡ lại khi nhà kia có việc cần nhờ. Thực tế rằng các hộ dân đã phải tự bỏ tiền ra mua nguyên vật liêu, bỏ công ra để xây nhà tiêu, cho nên họ không có khoản thu nhập ngoài nào để thuê dịch vụ thợ xây. Tuy nhiên, khó khăn về kinh tế này đã được giảm thiểu đáng kể nhờ việc thành lập các quỹ góp vốn quay vòng để giúp người dân có thể chi trả được tiền dịch vụ vệ sinh.

Cả hai thợ xây tham gia phỏng vấn sâu đã chỉ ra rằng thậm chí nếu họ có được hợp đồng xây nhà tiêu ngay sau cuộc tập huấn, thì công việc này hầu như cũng sẽ chỉ là “làm duy nhất một lần” và không dẫn đến bất kì công việc kinh doanh bền vững nào cho họ, vì rất nhiều thợ xây khác (và cả người dân) có thể sửa chữa nhà tiêu trong trường hợp hỏng hóc. Thợ xây thường không tham gia vào việc mua nguyên vật liệu và do đó, không thu được lợi nhuận từ chuỗi cung ứng nguyên vật liệu. Đa phần nguyên vật liệu xây nhà tiêu được chính hộ dân tự chuẩn bị hoặc được lấy sẵn ở địa phương. Trong chương trình của CODESPA, sức mạnh tạo ra từ việc liên kết giữa các dự án với nhau đã được khai thác, tại đây, thợ xây ngoài việc biết xây nhà tiêu, còn được tập huấn và tham gia vào việc xây bếp lò cải tiến dành cho nông dân nuôi lợn, nhằm giúp thợ xây mở rộng thị trường địa phương và kiếm thêm thu nhập ngoài việc xây nhà tiêu. Còn sớm để đánh giá những tác động của việc liên kết các dự án với nhau thời điểm nghiên cứu giữa kì, nhưng việc này có thể sẽ được khai thác và đánh giá sâu hơn trong báo cáo cuối dự án.

Đối với người dân mà nói, việc củng cố chuỗi cung ứng dịch vụ vệ sinh rõ ràng đã đóng góp những giá trị nhất định đối với cộng đồng. Điều này đã được thể hiện thông qua một trong những hộ dân có nhà tiêu chưa HVS mà nhóm đánh giá đến thăm, tại thời điểm được phỏng vấn, hộ này chưa thể đủ tiền để cải tạo nhà tiêu thành HVS. Người cung cấp thông tin đã cho biết chị đã hiểu về tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh từ rất lâu- thậm chí trước khi biết về dự án – nhưng vào thời điểm đó, khi chị đầu tư xây nhà tiêu, đã không có bất kỳ đơn vị, cá nhân nào tại địa phương có thể cho chị biết xây như thế nào mới đạt được tiêu chuẩn vệ sinh, thậm chí ngay cả khi chị thuê một thợ xây địa phương. Còn đối với những hộ xây nhà tiêu sau thời điểm bắt đầu dự án, tất cả đều đã cho biết họ cảm thấy hài lòng với quá trình xây dựng và một vài trong số họ đặc biệt đề cập đến tầm quan trọng của việc biết rằng họ đã đầu tư và một trong những “công nghệ tốt”, phù hợp với tiêu chuẩn y tế của chính phủ. Do đó,đội

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

16

ngũ thợ xây được dự án đào tạo, có thể xây nhà tiêu đúng tiêu chuẩn của BYT, có sẵn tại địa phương là yếu tố vô cùng quan trọng đối với thành công của những nỗ lực tuyên truyền, vận động xã hội. Sự tham gia nhiệt tình của chính quyền địa phương, cán bộ y tế nhà nước dường như cũng đóng góp vào uy tín của quá trình lựa chọn và thuê dịch vụ thợ xây của người dân. Mở rộng chuỗi dịch vụ cung ứng của thợ xây CODESPA đang tiến hành giúp thợ xây mở rộng việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ liên quan đến vệ sinh, như chuồng trại gia súc, xây hệ thống Biogas tại hộ gia đình hay bếp lò cải tiến. Để giúp cho thợ xây có việc làm quanh năm, các hộ dân cần được phổ biến thêm về những dịch vụ khác mà thợ xây có thể cung cấp, ví dụ như các công trìnhbể chứa nước, hệ thống tưới tiêu,vv.. Bằng việc mở rộng nội dung tập huấn dành cho thợ xây, nâng cao sự đa dạng về dịch vụ và kĩ năng của thợ xây, đồng thời, giúp tuyên truyền cho các HGĐ về những dịch vụ này,người thợ xây không những nâng cao được tay nghề mà còn tăng thêm số lượng khách hàng, để từ đó, có cơ hội tiếp tục sống với nghề và phát triển nghề nghiệp.

Hơn nữa, do đã có rất nhiều chương trình tài trợ (của SNV, Unicef, tổ chức Plan, Đông Tây hội ngộ) đã và đang tập huấn kĩ năng xây dựng cho thợ xây, và những chương trình này được chia sẻ và thảo luận định kỳ trong những buổi gặp gỡ của nhóm các tổ chức làm việc trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn (gọi tắt là Quan hệ đối tác RWSSP), trong đó CODESPA là một thành viên. Khuyến nghị rằng nhóm các tổ chức có thể cùng nhau tiến hành một nghiên cứu về những thực hành tốt nhất trong việc hỗ trợ và đảm bảo tiềm năng thu nhập bền vững cho thợ xây địa phương.

Tính thích hợp đối với cán bộ và khuôn khổ chính sách địa phương Cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương thông qua việc tiếp cận và sử dụng nhà tiêu HVS của các hộ dân rõ ràng được các nhà hoạch định chính sách địa phương quan tâm và ưu tiên ở mức độ cao, vì nó liên quan trực tiếp đến một trong những MTQG mà họ cần phải đạt được, mà không nhất thiết phải có phương tiện, công nghệ hay các nguồn lực tài chính trong tay để làm điều này. Theo các đại diện chính quyền địa phương đã được phỏng vấn, có thể sẽ là viển vông nếu trông chờ vào việc chính phủ sẽ dành những khoản tiền lớn cần thiết để cung cấp nhà tiêu miễn phí cho tất cả bộ phận người dân chưa có nhà tiêu HVS. Thậm chí nếu chính phủ có thể chi trả tiền xây nhà tiêu cho tất cả mọi người, thì nó vẫn sẽ có thể chưa đủ để đảm bảo rằng việc phân chia và sử dụng nhà tiêu sẽ được triển khai một cách phù hợp và đúng đắn. Các TTV y tế thôn bản cũng đã nói rằng phương pháp cung cấp từ trên xuống dưới có thể sẽ trực tiếp làm phản tác dụng trong việc khuyến khích người dân ưu tiên và bắt đầu đầu tư vào các thực hành vệ sinh và sức khỏe của chính họ.

Có một yếu tố kích hoạt góp phần thúc đẩy cam kết của các nhà hoạch định chính sách địa phương đối với dự án, đó chính là cách thức lồng ghép hướng tiếp cận tiếp thị vệ sinh và dự án vào những công việc và khung chính sách hiện hành từ cấp địa phương cho tới cấp tỉnh. Điều này rõ ràng cũng là một điểm mạnh của CODESPA, so với những hướng tiếp cận mà các TCPCP QT khác đã áp dụng, đó là áp tiến hành các hoạt động song song với việc cung cấp dịch vụ và khung triển khai tại địa phương, sau đó lại cố gắng thuyết phục các nhà hoạch định chính sách các cấp “thích ứng” và lồng ghép hướng tiếp cận của họ vào các chính sách nhà nước ở cuối quá trình triển khai.

Ngược lại, hướng tiếp cận của CODESPA đã đóng góp vào việc cải thiện hiệu quả công việc của chính quyền địa phương, từ việc báo cáo lên cấp trên đến các công việc thường ngày khác, bởi vì họ có thể hoàn thành (hoặc cải thiện tương đối) các mục tiêu đặt ra, thông qua việc thúc đẩy các chuỗi cung ứng và nhu cầu dịch vụ tại địa phương. Điều này đã thể hiện rõ ràng, đây là một phương pháp “đôi bên cùng có lợi” đối với cả chính quyền và các nhân tố kinh tế địa phương. Mặc dù đối tác địa phương (gồm có các cán bộ y tế) đảm nhiệm vai trò triển khai chính, mục tiêu cuối cùng cũng là củng cố các yếu tố kinh tế tại địa phương, bằng cách này, gánh nặng trên vai hệ thống y tế cũng được giảm nhẹ, trong khi đó, thị trường dần dần trở thành có thể tự duy trì. Đây chính là một hướng tiếp cận được các cán bộ địa phương đánh giá rất cao trong các cuộc phỏng vấn sâu, một số chỉ ra rằng thị trường đang phát triển ở những vùng dự án can thiệp. Họ cũng đã đưa ra một số ví dụ về những hộ dân sống cạnh nhau thường bắt chước và làm theo hàng xóm của mình. Điều này đã được xác minh thông qua các quan sát tại thực địa cũng như tại các cuộc phỏng vấn.

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

17

Mặc dù đánh giá không kèm theo những ví dụ cụ thể, nhưng tồn tại một nguy cơ đó là cơ chế tài trợ và phụ cấp của các dự án thông thường, với mục đích khuyến khích sự tham gia của đối tác địa phương trong lĩnh vực vệ sinh môi trường có thể làm họ xao nhãng những trách nhiệm hàng ngày khác. Hậu quả là, khi dự án kết thúc, thì cán bộ địa phương lại sẽ dành quyền ưu tiên cho những lĩnh vực, chính sách hay cộng việc có nguồn tài trợ từ bên ngoài. Khó mà có thể kiểm soát nguy cơ này từ dự án. Tuy nhiên, có hai đảm bảo tiềm ẩn trong thiết kế của dự án, đó là (i) một khi cung và cầu được thiết lập, dự án sẽ ít phụ thuộc hơn vào việc triển khai của chính quyền địa phương (ví dụ so với “tiếp cận chỉ chú trọng vào cung ứng” hoặc mang nặng tính trợ cấp), và (ii) dự án đã giúp thiết lập các hệ thống triển khai đi từ cấp tỉnh tới cấp địa phương ngay từ ban đầu. Điều này có nghĩa là các cán bộ chính quyền cấp tỉnh có được những kinh nghiệm thực tế trong triển khai và có thể hướng dẫn những cấp chính quyền thấp hơn ở các xã khác học tập và làm theo hướng tiếp cận này, thâm chí ngay cả khi không có những hỗ trợ từ bên ngoài của dự án. Hướng tiếp cận này có thể được trình bày và áp dụng ở những khu vực khác mà hiện nay đang được áp dụng Chính sách Phát triển Nông thôn.

2.2 Hiệu quả và hiệu suất

a) Hiệu quả tại cấp hộ Như đã phân tích ở phần “Tính thích hợp”, dự án đã áp dụng hướng tiếp cận 3 mũi nhọn bao gồm (i) nhân cao nhận thức và nhu cầu (ii) đưa ra những sản phẩm phù hợp và dịch vụ có sẵn tại địa phương, và (iii) làm việc với các nhà hoạch định chính sách địa phương nhằm thể chế hóa quá trình và đảm bảo kết quả dự án đáp ứng các tiêu chuẩn của chính phủ cũng như các mục tiêu về sức khỏe và vệ sinh môi trường.

Tỉ lệ hộ có nhà tiêu HVS và tiếp cận “hướng tới người nghèo” Những số liệu đầu ra từ hệ thống TD&ĐG của CODESPA đã cho thấy dự án đã thành công trong việc cải thiện một cách bền vững tình trạng của một số lượng các hộ dân từ từ không có nhà tiêu HVS (hoặc có nhà tiêu chưa HVS) sang quá trình cải thiện hoặc xây mới nhà tiêu HVS.

Tính đến tháng 5 năm 2013, tổng số hộ xây mới hoặc cải tạo nhà tiêu trong 3 huyện can thiệp chính13 là 9178 hộ, trong đó, khoảng 16% thuộc diện cực nghèo. Nhìn chung, trong tổng số cộng đồng mục tiêu, có khoảng 18% số đối tượng nằm trong diện cực nghèo, với mức nghèo dao động trong khoảng từ 13 đến 20% ở các vùng khác nhau. Do đó, có một sự tương quan giữa tỷ lệ nghèo và không nghèo được tiếp cận với dự án so với tỷ lệ nghèo chung trong vùng dự án. Điều này có nghĩa là mặc dù dự án không chăm chăm tập trung vào đối tượng nghèo, nhưng đã không bỏ đối tượng người nghèo lại phía sau. Phân tích trên áp dụng phân loại nghèo theo tiêu chuẩn của Việt Nam, tiêu chí này, nếu theo các tiêu chuẩn quốc tế, thì được xếp vào loại cực nghèo. Nếu áp dụng những tiêu chí phân loại hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế14, thì hầu như 40% các hộ trong vùng dự án can thiệp nằm ở dưới mức nghèo. Chỉ riêng trong năm 2012, gần một nửa trong số các hộ xây nhà tiêu là các hộ dân tộc thiểu số, với một mức tăng trưởng ổn định về tỷ lệ hộ DTTS qua nhiều năm15. Nhìn chung, có thể đánh giá rằng những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2011 đến 2013 là ngoài mong đợi (xem biểu đồ phía dưới).

13Huyện Mù Căng chải chỉ mới bắt đầu dự án từ tháng 6, 2012. 14Ít hơn 23.000 đồng/ngày 15Theo TTYTDP, 2012.

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

Điều đáng chú ý là vào cuối năm 2012 ở tiêu (419 trong tổng số 1,093 hộ nghèo) đã xây ho28% tổng số hộ nghèo của toàn huyện, nhvận động của dự án (419 trên tổng 1,492 hcó khoảng 25% phản ứng tích cực trước nh(1,073 trên tổng 4,327). Tóm lại, tỷ lệ hộ trong khoảng 25%, trong khi con số này ở

Như vậy, có thể đánh giá rằng tỷ lệ hộ nghèo đưlệ hộ không thuộc diện nghèo. Có được kếán, bao gồm việc sử dụng quỹ góp vốn quay vòng, vibối cảnh địa phương, cũng như việc trả phphụ cấp hàng tháng, v.v…. CODESPA cũng vbàn khó khăn hơn như huyện Văn Chấn, huy

Cũng cần lưu ý tới một thực tế là tồn tại mthể đã có nhà tiêu được xây tại hộ vào ththấy rằng rất ít nhà tiêu đã xây dựng thực schính phủ. Chỉ có khoảng 58 hộ nghèo (14%)tiêu, và 74 hộ không thuộc diện nghèo (7%)các khoản tiết kiệm khác hoặc góp tiền chung v

Các số liệu đã chỉ ra một cách rõ ràng rằđộng cung cấp thông tin và tiếp thị, tỷ lệ ngưlên ngày càng nhanh. Ví dụ, giữa tháng 1 và tháng 7 năm 2012, có tHVS, trong khi đó, trong giai đoạn 6 tháng tităng lên tổng số 258 hộ có nhà tiêu HVS –thiết rằng, truyền thông theo phương pháp truyphản ứng dây chuyền) của người dân khi hmột nguyên nhân lý giải cho điều này, dựquá trình rà soát. Tuy nhiên, chúng ta chưa thnày. Trong những phản hồi từ phía những ngưtiêu giống như của hàng xóm” và một số khác lđa phần hàng xóm và người dân trong thôn đ

Hiệu quả thị Mục tiêu 2011-2014

Xã mục tiêu Số hộ mới có nhà tiêu

Số hộ nghèocó NT

, Tháng 7 năm 2013

Văn Chấn có khoảng gần 40% hộ nghèo trong các xã mnghèo) đã xây hoặc cải tạo nhà tiêu HVS. Con số này chiếm kho

n, những hộ này đã xây nhà tiêu sau những nỗ lực tuyên truyng 1,492 hộ). Trong tổng số hộ không thuộc diện nghèo trong huy

c những nỗ lực của dự án, bằng việc xây hoặc cải tạo nhà tiêu không thuộc diện nghèo xây nhà cải tạo nhà tiêu dao d đối tượng nghèo là 40%.

nghèo được hưởng lợi từ dự án tại huyện Văn Chấn lớn hơn tết quả này là nhờ những bài học kể từ thời điểm bắt đ

n quay vòng, việc điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợphụ cấp cho TTV dựa trên số nhà tiêu nghiệm thu thay vì trũng vừa mới mở rộng các hoạt động của mình tới những đ

n, huyện MCC.

i một số lượng không nhỏ các hộ không thuộc diện nghèo có vào thời điểm dự án bắt đầu, mặc dù, các số liệu đầu vào đ

c sự đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng cnghèo (14%) đã sử dụng quỹ góp vốn quay vòng để đầu tư vào nhà

n nghèo (7%) đã sử dụng cơ chế này cho đến nay. Số còn lại sửn chung với họ hàng để xây nhà tiêu.

ằng, sau pha khởi động được triển khai thông qua các hongười dân xây nhà tiêu ở các xã tại huyện Văn Chấn đ

a tháng 1 và tháng 7 năm 2012, có tổng số 122 hộ xây mới nhà tiêu n 6 tháng tiếp theo (từ tháng 7 đến 12 năm 2012), đã chứng kiến m

– có nghĩa là tỷ lệ hộ xây nhà tiêu HVS đã tăng gấp đôi. Gin thông theo phương pháp truyền miệng và “hiệu ứng quả cầu tuyết” (hay còn g

i dân khi họ làm theo gương của những người xung quanh có thựa trên phản hồi được thu thập từ phía các cộng đồng trong

ên, chúng ta chưa thể rút ra bất cứ một kết luận chắc chắn nào từ hiệng người được hỏi, nhiều người đã nói rằng họ muốn “lo

khác lại làm điều đó dưới áp lực xã hội phải làm như vậi dân trong thôn đều đã xây nhà tiêu.

trường vệ sinh tại Yên Bái 2014 Kết quả 2011- 6/2013

nghèo Số hộ DTTS có NT

Tỷ lệ giảm các bệnh liên quan đến VS

Số TTV được đào tạo

Số thợ xây được đào tạo

nghèo trong các xã mục m khoảng

c tuyên truyền n nghèo trong huyện,

o nhà tiêu o nhà tiêu dao dộng

n hơn tỷ t đầu dự ợp với

m thu thay vì trả ng địa

n nghèo có u vào đã cho

ng của u tư vào nhà

ử dụng

n khai thông qua các hoạt n đã tăng i nhà tiêu

n mức p đôi. Giả

t” (hay còn gọi là i xung quanh có thể là

ng trong ệu ứng

n “loại nhà ậy khi

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

19

Như một phần của hoạt động giám sát tổng thể, chúng ta cần thường xuyên theo dõi các con số để đối chiếu với số liệu đầu vào để xem các kết quả của dự án đã đóng góp thế nào trong việc góp phần đạt được MTQG với tỷ lệ bao phủ là 70% hoặc 100%, để người dân hoàn toàn có thể được hưởng lợi từ những tiến bộ, cải thiện liên quan đến sức khỏe cộng đồng

Câu chuyện về sự thay đổi: Thành công tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái gồm có 15 thôn với 1703 hộ, trong đó 40% số hộ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số. Người dân trong xã chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày và Dao, và một nhóm người dân tộc Kinh. Trong năm 2009, tỷ lệ nhà tiêu HVS tại xã là40,93%. Tại một bản xa xôi có tên gọi là Chát Lót, nơi đây điều kiện cơ sở, hạ tầng vô cùng khó khăn, người dân không có thói quen sử dụng nhà tiêu, và tỷ lệ nhà tiêu HVS của bản chỉ đạt khoảng 6%. Trước đó, UBND xã đã xây nhà tiêu cho 4 hộ trong xã, nhưng các hộ này không sử dụng chúng. Năm 2009, dự án “Phát triển thị trường vệ sinh thông qua việc nâng cao nhận thức đối với các thói quen vệ sinh” do tổ chức CODESPA triển khai đã được giới thiệu tại xã Đông Cuông.

Ban đầu, các cán bộ y tế và cán bộ xã đều cảm thấy rất khó để triển khai dự án tại đây vì tỷ lệ hộ nghèo rất cao, nhận thức về vệ sinh môi trường, các thói quen, thực hành vệ sinh còn nghèo nàn và hạn chế và cộng thêm một nguyên nhân nữa đó là người dân ở đây đã quen với việc nhận các trợ cấp về vật chất hoàn toàn miễn phí từ phía các tổ chức, cơ quan nhà nước. Ở một số thôn, người dân đã bày tỏ thái độ thiếu hợp tác với cán bộ xã hoặc cán bộ y tế mỗi lần họ đến thăm hộ hoặc tuyên truyền về vệ sinh tại các cuộc họp thôn. “Quả là một thách thức lớn khi đến cuộc họp thôn, không mang theo gì mà chỉ có thông tin” – những cán bộ dự án tại địa phương chia sẻ.

Tuy nhiên, với sự hướng dẫn tận tình của chính quyền địa phương từ cấp xã tới cấp thôn bản, việc kiên trì sử dụng thông tin và các chiến dịch nâng cao nhận thức, cộng với sự tâm huyết, nhiệt tình của các cán bộ dự án, họ kiên trì đến thăm từng hộ để thực hiện công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân bắt đầu dần được nâng cao. Các cán bộ dự án tại địa phương bao gồm cả cán bộ phụ nữ, cũng đã sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau, như thông qua hội cựu chiến binh, hội nông dân và phổ biến thông tin qua loa truyền thanh thôn bản. Vào cuối năm 2009, gần một năm sau khi triển khai, dự án đã gặt hái được những quả ngọt ban đầu.

Số nhà tiêu HVS đã tăng lên nhanh chóng lên đến 259 hộ xây mới, nâng tỷ lệ số hộ có nhà tiêu HVS lên đến 62%. Trong năm 2010, tỷ lệ số nhà tiêu HVS tại xã tăng lên tên 73%, trong đó số hộ có nhà tiêu HVS của bản Chát Lót tăng từ 6 lến đến 25%.

Kể từ năm 2011, mặc dù dự án chỉ còn can thiệp ở mức duy trì các cuộc họp giao ban tại xã, tỷ lệ xây mới nhà tiêu HVS vẫn tăng ổn định. Vào cuối năm 2011, tỷ lệ số hộ có nhà tiêu HVS tăng lên tới 82,1%, và trong năm 2012 tăng lên tới 87,45%. Riêng bản Chát Lót, từ tỷ lệ ban đầu là 6% vào năm 2009, số nhà tiêu HVS đã tăng lên tới 66% vào năm 2012. Hệ thống TTV thôn bản và cấp xã vẫn hoạt động, để khuyến khích các hộ dân xây nhà tiêu. Họ đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích cho hộ dân, tư vấn lựa chọn mô hình nhà tiêu phù hợp. Ông phó chủ tịch UBND xã Đông Cuông đã chia sẻ: “Đây là một trong những dự án thành công nhất từ trước đến này, với một pham vi sâu, rộng và vô cùng hiệu quả”.

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

20

Người dân trong xã cũng có thể dễ dàng nhận thấy điều kiện vệ sinh môi trường nói chung đã được cải thiện, họ nói “Đường làng ngõ xóm giờ đây đã sạch sẽ, và ruồi nhặng cũng dần ít đi”. Những căn bệnh như đau mắt đỏ giảm từ 95 bệnh nhân vào năm 2009 xuống còn 67 người vào năm 2011; tỷ lệ bệnh tiêu chảy giảm từ 35 ca năm 2009 xuông còn 14 ca năm 2011. Nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường cũng đã tăng lên. Năng lực chuyên môn của các cán bộ địa phương trong xã và thôn cũng đã tăng lên, với hiểu biết sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc sử dụng nhà tiêu HVS. Ông Bổng, trưởng trạm y tế xã đã chia sẻ: “Chúng tôi đang đặt mục tiêu đạt tới tỷ lệ 95% số hộ có nhà tiêu HVS vào năm 2013” – một mục tiêu mà ông nghĩ là khả thi khi nhận thức của người dân đã được tăng lên và họ sẵn sàng đầu tư vào nhà tiêu.

Thay đổi thái độ và những lợi ích khác. Như đã đề cập ở phần trước, một yếu tố quan trọng trong các can thiệp của CODESPA là thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về nhu cầu của khách hàng để thích ứng những kĩ thuật tiếp thị xã hội và các thông điệp truyền thông sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Liên quan đến việc thay đổi nhận của người dùng nhà tiêu, những đối tượng được phỏng vấn là nữ rõ ràng đã dành sự ưu tiên cho việc xây nhà tiêu và hiểu được tầm quan trọng của việc cần có nhà tiêu trong gia đình. Họ cùng với chồng mình hoặc thành viên nam khác trong gia đình cùng quyết định lấy tiền ở đâu để xây nhà tiêu. Trong các gia đình có nhà tiêu vừa được xây, nam giới nhìn chung ít có tiếng nói hơn trong vấn đề này nhưng đã “ủng hộ vợ mình” trong việc này. Trong quá trình đánh giá, các cuộc thảo luận nhóm mục tiêucũng nhấn mạnh thực tế là thôn bản đã trở nên trong lành và sạch sẽ hơn (xem “câu chuyện về sự thay đổi” phía dưới), và đề cập đến ít trường hợp mắc các bệnh liên quan đến đường ruột. Cá nhân một nông dân cũng đã nói rằng có ít ruồi nhặng hơn và gia đình ông không có trường hợp nào mắc bệnh đau mắt đỏ kể từ khi có nhà tiêu. Khi được hỏi họ có nhớ gì từ những thông điệp tuyên truyền liên quan đến sức khỏe, họ nói đó là thông điệp “bạn có thể mắc bệnh do phân người gây ra”. Những người khác tâm sự rằng cuộc đời họ đã thay đổi rất nhiều kể từ khi gia đình họ có nhà tiêu, vì giờ đây họ có thể làm việc trên ruộng nương của mình mà không sợ bị ảnh hưởng bởi phân người do tình trạng đi tiêu bừa bãi trên đồng ruộng như trước đây. Một số người cũng đã chỉ ra rằng thậm chí họ có thể làm việc gần khu vực nhà vệ sinh mà không bị ảnh hưởng bởi mùi khó chịu. Một số người được hỏi trong thảo luận nhóm mục tiêu đã chỉ ra rằng, so với các dự án khác, dự án này gồm có “sự thăm hỏi thường xuyên của các cán bộ y tế và tuyên truyền viên dự án, nhưng không có gì được trao miễn phí cho hộ dân”16. Mặc dù nhiều người trong cộng đồng thường phàn nàn về việc thiếu tiền hoặc các phụ cấp đầu vào để đầu tư vào việc xây nhà tiêu, cần lưu ý rằng nhiều đối tượng được phỏng vấn đã ưu tiên dành tiền đề xây nhà tiêu, và cảm thấy “tự hào” khi thể hiện điều này với hàng xóm của họ. Các cán bộ triển khai dự án cũng nhấn mạnhsự phù hợp của các mô hình và công nghệ nhà tiêu vệ sinh khác nhau được dự án đề xuất, đối với điều kiện kinh tế của các hộ gia đình. Điều này đã được xác minh trong các cuộc phỏng vấn với hộ dân, mặc dù tất cả các hộ được phỏng vấn thích mua hoặc tiết kiệm thêm tiền để xây loại nhà tiêu giống của hàng xóm hoặc được xây bởi những người khác trong nhóm góp vốn quay vòng. Một số khác đã nói họ cũng nhận thức được việc có nhiều loại nhà tiêu khác nhau để lựa chọn, nhưng họ vẫn muốn có cùng loại nhà tiêu như của những người khác trong nhóm và/ hoặc của hàng xóm. Trong một vài trường hợp được phỏng vấn, nhóm đánh giá đã quan sát và xem xét điều kiện kinh tế gia đình, và thấy rõ rằng một số loại nhà tiêu rẻ hơn có thể sẽ phù hợp hơn với gia cảnh của họ. Hình thức “trợ cấp” đối đầu với phương pháp tiếp cận “mua vào” Văn hóa trợ cấp phổ biến liên quan trực tiếp đến lĩnh vực vệ sinh rõ ràng là một thách thức đối với hướng tiếp cận thị trường, nơi tập trung hướng đến trao quyền cho cá nhân và đề cao tính tự quyết 16Thảo luận nhóm mục tiêu, huyện Văn Yên.

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

21

cũng như việc ra quyết định của hộ dân dựa trên nhiều lựa chọn sẵn có, và tìm kiếm những giải pháp tại địa phương như thiết lập những cơ chế thành lập các hội, nhóm tài chính (như quỹ góp vốn quay vòng). Ở một xã nơi tổ chức World Vision đã từng cung cấp nhà tiêu miễn phí cho một số hộ dân, CODESPA thậm chí đã phải dừng can thiệp bởi lý do người dân ở đây quá trông chờ vào việc được trợ cấp nhà tiêu miễn phí. Còn những phương pháp tiếp cận khác, dựa trên kết quả thì cơ bản khá tương đồng với phương pháp của CODESPA, như đã từng được tổ chức Đông Tây hội ngộ áp dụng, nhưng khác ở chỗ là người dân sẽ được nhận một khoản tiền sau khi đã xây nhà tiêu để bù đắp cho các chi phí xây dựng,và các xã can thiệp nhận được chuyển khoản bằng tiền mặt, số tiền phụ thuộc vào tỷ lệ bao phủ nhà tiêu đã đạt được. Những nghiên cứu gần mà BYT tiến hành đã chỉ ra rằng những mô hình dựa trên kết quả đầu vào/ đầu ra thường có khả năng được nhân rộng, như mô hình tiếp thị vệ sinh, nhưng nghiên cứu cũng cho rằng các mô hình này chủ yếu tiếp cận tới các hộ nghèo là những đối tượngvẫn có thể đủ khả năng vay tiền và trả lại cho ngân hàng phát triển CSXH. Như vậy, những đối tượng cực nghèo đã không thể tiếp cận được với mô hình này17. Nghiên cứu tương tự đã chỉ ra rằng TTVS là một trong những thực hành mang tính cam kết cao nhất dẫn đến sự tăng trưởng mạnh trong việc tiếp cận với nhà tiêu HVS khi tăng xung quanh 50% trong các xã dự án tác động tại Yên Bái18. So sánh giữa các phương pháp khác nhau, một trong số những điểm mạnh của hướng tiếp cận mà CODESPA áp dụng đó là khuyến khích các nhà hoạch định chính sách địa phương, đưa ra cho họ giải pháp nhằm đạt được các MTQG và các mục tiêu của tỉnh mà không cần phải áp dụng những hướng tiếp cận tốn kém, phụ thuộc vào bên ngoài. Sự cam kết sâu sắc từ phía các chính quyền địa phương không thể có nếu tồn tại những khoản giải ngân hay trợ cấp song song với các hệ thống và chương trình chính phủ đang thực hiện. Hơn nữa, ở cấp hộ, việc giải ngân có thể thúc đẩy cho hộ dân hành động (trong trường hợp này là xây nhà tiêu), nhưng vì đây là việc đầu tư một lần, hay không phải là việc thường xuyên thực hiện, nếu chi quá nhiều tiền trợ cấp để xây nhà tiêu, thì có thể làm phá vỡ chuỗi cung ứng, điều này có thể sẽ làm xáo trộn thị trường, và hậu quả là, thị trường sẽ lại phụ thuộc vào trợ cấp.

Cũng cần lưu ý rằng mặc dù không trợ cấp bất cứ thứ gì cho hộ dân, can thiệp của CODESPA đã nâng cao tỷ lệ số hộ đầu tư vào nhà tiêu cho đến thời điểm này, đặc biệt là đối với các hộ nghèo. Nó chỉ ra rằng những nỗ lực tuyên truyền tiếp thị hiệu quả và “đo ni đóng giày” cho từng hoàn cảnh, nếu kết hợp với một nguồn cung ứng sẵn có, giá cả phải chăng tại địa phương thì có thể được coi là đủ. Theo đó, cần phải loại bỏ những trợ cấp bằng tiền mặt vì nó không khuyến khích đầu tư19. Đồng thời, có thể cần đưa ra một cách có hệ thống hơn những chương trình hỗ trợ xã hội phù hợp dành cho những trường hợp đặc biệt, những đối tượng cực nghèo. Ở những khu vực cực nghèo khó, nơi có các trợ cấp của chính phủ dành cho nhà tiêu, CODESPA đã làm việc với chính quyền nhằm đảm bảo rằng họ sẽ không đưa ra trợ cấp cho đến khi hộ gia đình tham gia vào những chiến dịch thay đổi nhận thức, để đảm bảo rằng chính quyền sẽ thuê thợ xây địa phương, đồng thời đảm bảo thợ xây sẽ đáp ứng được những yêu cầu từ phía chính phủ và xây nhà tiêu. Các khía cạnh về giới Nhìn chung,dự án còn thiếu những hoạt động nhằm xác định vai trò và đảm bảo sự tham gia của nam giới vào lĩnh vực vệ sinh (xem phần Tính thích hợp ở trên). Hệ thống TD&ĐG của CODESPA đã có lồng ghép khía cạnh giới, và các hộ được phỏng vấn thường đề cập đến thực tế là việc ra quyết định để đầu tư vào xây nhà tiêu là việc chung của cả nam và nữ trong gia đình. Tuy nhiên, sau khi thảo luận 17Jensen, L., “Đánh giá định tính các hướng tiếp cận chương trình về VSMT tại Việt Nam”, tháng 4, 2013. Dành cho BYT, VN. 18Như trên. 19Trao thưởng bằng tiền mặt có thể được coi là một hình thức “tài trợ” – nếu có sẵn tiền để thực hiện công việc, tại sao lại yêu cầu người dân phải bỏ tiền ra tự đầu tư? Tham khảo: http://downloads.eastmeetswest.org/docs/sanitation_%20infographic.pdf

” Tâm lý đầu tư vào lĩnh vực vệ sinh đã được hình thành – cả ở các hộ dân và

chính quyền địa phương. Điều này hoàn toàn không giống với những gì chúng

tôi biết về các dự án khác.” (TTV dự án, huyện Văn Yên)

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

22

với các cán bộ triển khai dự án (HPN, TTYTDP và trường thôn), thì điều này đã được làm sáng tỏ: ý tưởng chung vẫn bị kiểm soát rằng lĩnh vực vệ sinh – bao gồm bất cứ công việc gia đình nào liên quan đến các thực hành vệ sinh – thì chủ yếu là trách nhiệm của phụ nữ trong bối cảnh ở Việt Nam. Quan điểm này vô cùng phổ biến ở khu vực nông thôn, thậm chí ngay cả những cán bộ triển khai dự án cũng có chung quan điểm này, do đó, đã gây khó khăn rất lớn cho dự án trong việc lôi kéo sự tham gia của nam giới vào những công việc ý nghĩa. Những buổi tập huấn về giới đc dự án tổ chức dành cho cán bộ thực hiện dường như ít đạt được hiệu quả thực sự trong vấn đề này. Để giải quyết được vấn đề này, có lẽ sẽ cần thực hiện những nghiên cứu khách hàng phù hợp với bối cảnh hơn, chỉ tập trung vào nghiên cứu về cộng đồng nam giới, cụ thể là thái độ của nam giới đối với các công việc vệ sinh trong gia đình và các thực hành vệ sinh của nam giới. Đồng thời, cố gắng tìm kiếm phương pháp tiếp cận ít mang tính “dọa nạt” hoặc dễ bị nam giới “chế nhạo” trong các cuộc thảo luận về vệ sinh và vệ sinh môi trường. Hiện nay, khối lượng công việc dành cho phụ nữ đối trong việc quản lý và dọn dẹp nhà tiêu có nguy cơ tăng lên. Theo như một trong hai trưởng thôn tham gia phỏng vấn sâu, trẻ em cũng thường được giao nhiệm vụ dọn dẹp nhà vệ sinh, hoặc đôi khi thậm chí giúp đỡ trong việc lấy phân ra khỏi ngăn chứa. Điều này có thể gây ra những nguy hại về sức khỏe cho trẻ em.Nếu giả sử vai trò của nam giới được tăng cường, họ có thể hỗ trợ trong việc quản lý phân thải, điều này có thể buộc nam giới phải hiểu rõ hệ thống nhà tiêu hai ngăn khi nào có thể áp dụng, thời gian tối thiểu và quá trình ủ phân đảm bảo an toàn trước khi sử dụng cho trồng trọt. Đây cũng có thể là một cách tiếp cận để xây dựng các thông điệp xung quanh các thực hành vệ sinh và sử dụng NVS của nam giới. Dự án nên phát triển các chỉ số theo dõi xung qua việc sử dụng và duy trì nhà tiêu của hộ đã có nhà tiêu HVS, để có thể có được cái nhìn toàn diện hơn về những khác biệt về giới trong việc sử dụng nhà tiêu và hơn nữa, có thể biết được thực tế liệu tất cả các thành viên trong gia đình có sử dụng nhà tiêu hay không. Đây là một hoạt động quan trọng vì nó có liên quan trực tiếp đến những lợi ích về sức khỏe dành cho hộ gia đình (do lợi ích về mặt sức khỏe chỉ có thể được nhận thấy nếu toàn bộ thành viên trong gia đình sử dụng nhà tiêu và cải thiện các thói quen vệ sinh). Trong bảng hỏi theo dõi do các TTV dự án thực hiện, có thể bổ sung thêm các câu hỏi liên quan đến việc phân chia công việc liên quan đến duy trì nhà tiêu, vì điều này có thể đóng góp thông tin hữu ích dành cho những tài liệu tiếp thị và các chiến dịch quảng bá, tuyên truyền trong tương lai. Những lợi ích về sức khỏe dành cho hộ gia đình. Mục tiêu chung của dự án là giảm một nửa số ca mắc các bênh liên quan đến vệ sinh trong vùng dự án, với mục tiêu cụ thể là 70% số hộ sẽ chuyển đổi hành vi và thói quen thực hành vệ sinh của mình.

Liên quan đến việc tiếp nhận các thói quen vệ sinh, các cán bộ địa phương đã chia sẻ rằng những nỗ lực truyền thông đã có hiệu quả khi kết hợp với các chiến dịch vận động toàn dân thông qua các TTV địa phương như HPN hay trưởng thôn. Khi được hỏi trong các cuộc thảo luận nhóm mục tiêu về thông điệp mà các thành viên hộ gia đình có thể nhớ lại khi tương tác với cán bộ y tế địa phương xung quanh việc xây nhà tiêu, đa phần họ đến đề cập đến việc rửa tay và sự sạch sẽ khi chuẩn bị thức ăn. Các chị phụ nữ tham gia thảo luận trong các nhóm mục tiêu thường nói nhiều về vấn đề này hơn nam giới, chỉ ra rằng có thể cần cải thiện các thông điệp về thực hành vệ sinh20 để tiếp cận nhiều hơn tới đối tượng nam giới.

TTYDP đã ước tínhtỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy đã giảm xuống còn 42% trong vùng dự án.Một số cán bộ dự án khi được phỏng vến đã đề cập đến những cải thiện về điều kiện sức khỏe và mối tương quan với sự cải thiện trong lĩnh vực vệ sinh. Tuy nhiên, rất khó để tìm được những số liệu thống kê đáng tin cậy về sự phổ biến của bệnh này trong cộng đồng. Dự án theo dõi những cải thiện trong lĩnh vực sức khỏe, coi đây là kết quả từ việc cải thiện các thói quen vệ sinh, bằng cách sử dụng ước tính đặt ra21 là 3 yếu tố rửa tay với xà phòng, cải thiện chất lượng nguồn nước và xử lý phân, tất cả đã cùng nhau dẫn đến

20Tuyên bố của các hộ và cán bộ y tế tham gia vào thảo luận nhóm mục tiêu (FGDs). 21WHO, chỉ số Cairncross.

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

23

việc giảm được 48% tỷ lệmắc tiêu chảy. Khó có thể xác minh ước tính đặt ra này, tuy nhiên, do chương trình không can thiệp hay theo dõi chất lượng nguồn nước, và các tác động chỉ có thể thực sự được mong đợi nếu cả cộng đồng cùng áp dụng các thực hành vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, dự án làm việc gần gũi với các cán bộ nhà nước nhằm theo dõi kết quả về sức khỏe. Cũng có thể sẽ có trường hợp dành cho việc cố gắng thuyết phục các đơn vị thành viên nhóm quan hệ đối tác NS&VSMT và/ hoặc các nhà tài trợ đầu tư vào vệ sinh ở Việt Nam để tài trợ tiến thành một nghiên cứu tác động sâu hơn nhằm cung cấp những số liệu quy hoạch tốt hơn cho BYT.

Một khía cạnh khác có thể dùng để theo dõi kết quả liên quan đến việc ủvà xử lý chất thải hợp lý. Theo cục QLMTYT, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã yêu cầu cơ quan phải gửi báo cáo thường kỳ đối với 56 bệnh truyền nhiễm, trong đó, có 10 bệnh hàng đầu có liên quan đến nước và vệ sinh22. Các kỹ thuật ủ phân có vai trò vô cùng quan trọng trong khía cạnh này, vì việc sử dụng không đúng cách phân người khi đem bón ruộng (ví dụ như bón khi chưa hết thời gian ủ cần thiết) đã được xác định là một nguy cơ chính để bệnh dịch lây lan. Do đó, dự án có thể theo dõi một cách cẩn thận những kết quả sau kích hoạt, như việc sử dụng nhà tiêu HVS, việc duy trì cũng như các kĩ thuật ủ phân (dành cho hệ thống nhà tiêu 2 ngăn) để phục vụ cho những chiến dịch tuyên truyền cũng như những nỗ lực vận động chính sách.

Câu chuyện về sự thay đổi:Gia đình sạch hơn với nhiều lợi ích về sức khỏe Tại xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có 1.332 hộ gia đình, sinh sống trên 14 thôn, trong đó có khoảng 66% dân số thuộc các nhóm dân tộc thiểu số. Đa phần người dân nơi đây thuộc đồng bào dân tộc Tày, Thái. Mặc dù đa phần các hộ gia đình đều có nhà tiêu, tuy nhiên, rất ít trong số này đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh của BYT. Trong năm 2009, tỷ lệ nhà tiêu HVS của xã là khoảng 39.62%.Năm 2011, dự án “Phát triển thị trường vệ sinh thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm phổ biến về các thói quen vệ sinh”, được tài trợ bởi AECID và thực hiện bởi tổ chức CODESPA, cùng với đối tác địa phương là TTYTDP tỉnh Yên Bái đã được triển khai tại xã Đồng Khê. Dự án tập trung vào việc nâng cao nhận thức của người dân về các thói quen vệ sinh, cải thiện sức khỏe và các điều kiện vệ sinh của từng hộ.

Chị Vũ Thị Liêm và gia đình thuộc cộng đồng dân tộc Thái. Cùng với chồng mình và các con, chị sống taih xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn. Cả gia đình chị sống chủ yếu dự vào canh tác lúa, ngô và chăn nuôi lợn. Xét theo tiêu chuẩn nghèo của nhà nước Việt Nam gia đình chị không thuộc diện nghèo, còn theo chuẩn nghèo quốc tế, gia đình chị được coi là hộ nghèo/ cận nghèo. Chị sử dụng phân viên dúi sâu từ 5 năm trước để cải thiện năng suất lúa, ngoài ra, nhà chị có nuôi lợn để bán tại địa phương.

Trước dự án, gia đình đã có nhà tiêu nhưng chưa hợp vệ sinh. Xung quanh khu vực nhà tiêu, gia đình chị thường thả đàn gà đi tự do, sau đó chúng lại loanh quanh gần hệ thống nước sinh hoạt và gần khu bếp của gia đình. Các thành viên trong gia đình chị thường mắc các bênh nhưtiêu chảy – và theo thời gian – bệnh đau mắt hột, một bệnh truyền nhiễm về mắt có liên quan đến việc thiếu hụt vệ sinh, có thể dẫn đến hiện tượng mù nếu không chữa trị kịp thời. 22“Hồ sơ vệ sinh môi trường tại VN và các khả năng nhân rộng CLTS: Báo cáo công tác,6/201, Dr. Kamal Kar, www.communityledtotalsanitation.org/sites/communityledtotalsanitation.org/files/KK_Vietnam_Report.pdf

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

24

Thông qua dự án của CODESA, chị đã hiểu về lợi ích của nhà tiêu HVS nhờ tham dự vào các cuộ họp thôn, và từ những lần cán bộ truyền thông về y tế đến thăm gia đình. Chị biết, cần phải nâng cấp nhà tiêu chưa HVS của gia đình, và có thể bán đàn lợn để lo chi phí xây nhà tiêu. Chị cũng đã được các cán bộ dự án tư vấn, thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh, và loại nhà tiêu nào phổ biến nhất trong vùng. Chị cũng biết những tác hại của sức khỏe yếu trong gia đình liên quan đến việc nhà tiêu còn chưa hợp vệ sinh, và đã thuyết phục các thành viên khác trong gia đình để đầu tư và xây dựng một nhà tiêu 2 ngăn với sự trợ giúp của các con và họ hàng. Các cán bộ giám sát về sức khỏe tại địa phương hỗ trợ gia đình chị trong việc nhà tiêu đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật về NT HVS.

Từ đó, gia đình chị đã nhận ra sự thay đổi đáng kể trong cuộc sống hàng ngày. Môi trường xung quanh gia đình chị rất sạch sẽ. Gia đình cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh. Các bệnh như tiêu chảy hay đau mắt hột đã biến mất. Chị không còn phải lo lắng về việc đàn gà sẽ đi xung quanh khu vực phân người và làm ô nhiễm đến nguồn nước và thức ăn. Chị chia sẻ:“Từ ngày có nhà tiêu HVS, chúng tôi rất vui bởi vì chúng tôi có thể thấy những thay đổi lớn. Cả gia đình tham gia vào việc giữ nhà tiêu sạch sẽ”.

b) Về phía “cung”: Thợ xây địa phương Từ hệ thống theo dõi của CODESPA, có thể kết luận rằng thu nhập trung bình hàng năm của thợ xây đã được dự án đào tạo đã tăng từ đầu vào năm 2011 từ 3.252.911 đồng (€ 122) lên đến 5.308.588 đồng (€ 200) vào cuối năm 2012. Điều này tương đối quan trọng, chỉ ra rằng nguồn thu nhập chính của thợ xây đến từ việc xây nhà cửa, và thu nhập từ xây nhà tiêu chỉ là một phần phụ trong đó. Thêm nữa, dự án đã cố gắng mở rộng các kĩ năng của thợ xây như tập huấn cho họ kĩ năng xây chuồng trại, bếp lò, v.v.. để tăng tính bền vững của loại hình kinh doanh vi mô

Đáng lưu ý là phần lớn những hộ gia đình xây nhà tiêu vào năm 2011 đã thuê một thợ xây địa phương ngay sau khi tập huấn về kĩ năng xây nhà tiêu của dự án kết thúc cùng năm đó, trong khi tỷ lệ sử dụng và thuê thợ xây đã tụt xuống vào năm 2012 mặc cho số nhà tiêu HVS được xây dựng vẫn rất cao23. Mặc dù vậy, những thợ xây được phỏng vấn cho rằng cuộc tập huấn mà dự án dành cho họ đã cải thiện uy tín của họ trong cộng đồng, bởi vì nhờ có tập huấn, kiến thức và kĩ thuật xây nhà tiêu của họ đã đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước. Một số thợ xây còn cho rằng tập huấn này cũng đã giúp họ có nhiều việc hơn. Phương pháp phổ biến nhất để có nhiều việc đó là thông qua tuyên truyền phổ biến theo kiểu ”truyền miệng” giữa người dân trong thôn, xã. Có ítthợ xây cho rằng cần phải tham gia vào các hoạt động tiếp thị nông thôn và chiến dịch thay đổi nhận thức.

Chi phí tập huấn thợ xây không hề cao, trung bình khoảng 200.000 đồng/ một thợ xây, dành cho các chi phí về tài liệu, thực hành, chưa kể các chi phí triển khai từ phía TTYTDP tỉnh (như chi phí quản lý, nhân sự, v..v). Do thợ xây trên thực tế có thể tăng gấpđôi thu nhập hàng năm nhờ xây nhà tiêu, cuộc tập huấn về kĩ thuật xây dựng dành cho họ dường như hữu ích và hiệu quả về mặt chi phí. Tuy nhiên, thị trường nhà tiêu ở mỗi thôn là rất nhỏ, trong khi đó, hiện nay có khoảng 180 thợ xây đã được dự án tập huấn trên 15 xã mục tiêu, do đó tiềm năng thợ xây mở rộng thị trường sang các xã khác cũng hạn chế.

Việc lựa chọn thợ xây để tham gia khóa đào tạo được các trưởng thôn và cán bộ địa phương thực hiện. Phần lớn những người tham gia đã từng có kinh nghiệm làm thợ xây, và họ tham gia khóa đào tạo này để cải thiện kĩ năng hoặc bổ sung thêm kiến thức mới về xây dựng. Quá trình lựa chọn thợ xây dường như khá hiệu quả, vì người dân trong thôn, xã đã lựa chọn và thuê những thợ xây này để xây nhà tiêu. Tuy nhiên, điều này cũng hoàn toàn có nghĩa là hầu hết các đối tượng thợ xây đều là nam giới và rằng cơ hội kiếm được thu nhập từ loại công việc này dành cho phụ nữ là rất ít. Trước đó, những nỗ lực để phụ nữ tham gia nhiều hơn với vai trò là thợ xây của dự án đã gặp phải một số nghi ngại từ phía các hộ dân, những người có khả năng sẽ không thuê thợ xây là nữ. Thâm chí những phụ nữ được mời đi tập huấn thợ xây cũng đã từng cảm thấy rằng chính họ cũng không tin tưởng rằng họ có thể đảm đương được vai trò này. Một gợi ý mà dự án có thể xem xét để rút ngắn khoảng cách đó là làm việc với các nhóm GVQV do HPN thúc đẩy, đề xuất với họ rằng mỗi nhóm chỉ định một phụ nữ tham gia vào khóa tập huấn xây dựng nhà tiêu để sau đó tiến hành xây cho các thành viên khác của nhóm. Nếu phụ nữ 23Số liệu từ hệ thống theo dõi và đánh giá của CODESPA (SISE) và báo cáo từ TTYTDP tỉnh Yên Bái .

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

25

chấp nhận đề xuất này, phương pháp “truyền miệng” (dưới sự thực hiện của HPN) có thể đóng góp vào việc thay đổi tâm lý và quan niệm về năng lực của phụ nữ, rằng họ cũng có thể trở thành những thợ xây lành nghề. Tuy nhiên, để đề xuất thực sự hiệu quả, cần có hỗ trợ từ phía các cán bộ địa phương, đây là điều có thể còn đang thiếu tại địa phương.

Tuy nhiên, nhóm đánh giá cho rằng cho đến thời điểm này, dự án đã ưu tiên những lợi ích liên quan đến tính hiệu quả và tính bền vững, và rằng làm việc trên những băn khoăn về giới xung quanh các thực hành vệ sinh và việc phân chia công việc một cách công bằng hơn có thể là trọng tâm chính trong việc lồng ghép giới vào dự án.

c) Ở cấp độ của những cán bộ địa phương và nhà hoạch định chính sách. Dự án dường như đã thành công trong việc thiết lập và củng cố (với các kĩ năng bổ sung và kinh nghiệm làm việc) một mạng lưới các cán bộ làm việc trong lĩnh vực y tế, sức khỏe từ cấp tỉnh, huyện tới các cấp xã, những người tương tác một cách năng động và hiệu quả với các CTV thôn bản (trưởng thôn, y tế thôn bản). Công việc của các cán bộ trong mạng lưới là quản lý, theo dõi và giám sát các hoạt động tạo nhu cầu và việc tiếp nhận những thực hành vệ sinh từ phía cộng đồng địa phương. Các hệ thống triển khai này cũng tìm kiếm các giải pháp nhằm kết hợp các hoạt động dự án với các chương trình hỗ trợ của nhà nước như CT 135, 30A, đây dường như là một nỗ lực đã tạo ra những tác động tích cực đến các cộng cồng các hộ nghèo cũng như các cộng đồng DTTS có hoàn cảnh khó khăn. Các cán bộ y tế cấp huyện đã nói rằng các TTV địa phương đã nhận thấy một sự thay đổi trong các thói quen vệ sinh của người dân tại xác xã dự án can thiệp, so với các xã ngoài vùng dự án. Điều này cũng đã được các bộ y tế cấp xã khẳng định lại, họ cho biết tỷ lệ bệnh đường ruột và bệnh đau mắt hột đã giảm đáng kể, và rằng đường thôn ngõ xóm cũng sạch sẽ hơn. Một số cán bộ địa phương cũng nhận ra rằng người dân ”cảm thấy thoải mái và vui hơn” khi có nhà tiêu và dễ dàng tự giác thực hành các thói quen vệ sinh cá nhân hơn. Điều này đã được xác minh trong các cuộc thảo luận nhóm mục tiêu với các thành viên các hộ gia đình. Đây là một sự thay đổi quan trọng, so với câu trả lời mà các cán bộ triển khai dự án nhận được vào thời điểm bắt đầu dự án, và so với những phản ứng cá nhân khi họ đưa ra cho người dân cơ hội tham gia dự án: ”Ban đầu chúng tôi cho rằng không thể triển khai dự án này vì dự án không hỗ trợ tiền cho người dân. Ở các dự án khác, người dân còn được nhận tiền để xây nhà tiêu hoặc được nhận các hỗ trợ về vật chất hoàn toàn miễn phí. Đây đã từng là một thách thức lớn24”.

Một khía cạnh quan trọng trong việc thiết lập các cấu trúc triển khai hiệu quả đã được ghi nhận đó là sự chỉ đạo mạnh mẽ và sự khuyến khích từ phía UBND cấp huyện dành cho dự án. Hướng tiếp cận và các mục tiêu dự án cũng đã “hoàn toàn phù hợp với chính sách PTNT mới25” theo như các cán bộ huyện. Một số cán bộ địa phương ở các cấp khác nhau đã nói rằng đây là cơ hội tốt để học một hướng tiếp cận mới nhằm đạt được các mục tiêu. Các mục tiêu dành cho dự án đã được liên kết với các mục tiêu của xã, và do đó, kèm theo trách nhiệm báo cáo thường kỳ của chính quyền địa phương. Đại diện từ UBND huyện Văn Yên đã cho biết họ cũng đã chỉ đạo các xã khác áp dụng hướng tiếp cận tương tự, từ đó củng cố việc dự án được nhân rộng ra quy mô toàn huyện.

24Tuyên bố của trạm trưởng trạm y tế xã, tham gia vào chương trình thông qua trực tiếp phổ biến và nâng cao nhận thức cho hộ dân. 25Cán bộ cấp huyện được nhóm đánh giá phỏng vấn.

Tác động nổi bật Trong lĩnh vực vệ sinh môi trường: ► Hơn 400,000 người đã tham gia vào các hoạt động nâng cao nhận thức về vệ sinh ► Hơn 9,000 nhà tiêu mới được xây, trong đó gần 16% nhà tiêu được xây bởi các hộ cực nghèo, và 40% bởi các hộ nằm dưới tiêu chuẩn nghèo quốc tế. ► 87 thợ xây địa phương đã được tập huấn về dịch vụ vệ sinh, kĩ thuật xây dựng, kĩ năng kinh doanh. ►Tại các vùng dự án, tỷ lệ vệ sinh tăng từ 12% (số liệu đầu vào năm 2007) lên tới 73% (tính đến cuối năm 2012) ►Tỷ lệ các ca mắc bệnh tiêu chảy giảm xuống khoảng 42% tại các xã dự án Nguồn: CODESPA

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

26

Xét về hiệu quả chi phí, những số liệu từ phía TTYTDP tỉnh đã chỉ ra rằng một khi các cấu trúc thể chế được thiết lập để triển khai, chi phí sẽ giảm xuống và kinh phí thực hiện có thể được dùng để triển khai ở các xã mới. Do đó, số người hưởng lợi sẽ tiếp tục tăng lên26. Điều này chỉ ra rằng những lợi ích tiếp theo dường như càng ngày càng ít phụ thuộc vào những hỗ trợ bên ngoài, một khi các hệ thống triển khai đã được thiếp lập và cứ vận hành.

Kinh phí hàng năm dành cho đối tác thực hiện chính là khoảng hơn 2 tỷ đồng,bao gồm tất cả các chi phí quản lý, hành chính, chi phí dành cho nhân sự và các hoạt động trên bốn huyện. Chia các chi phí triển khai của TTYTD trên số nhà tiêu được xây từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2013 (lưu ý rằng MCC vẫn ở giai đoạn khởi động, chưa có nhiều nhà tiêu được xây), kết quả là đối với mỗi đầu nhà tiêu, dự án đầu tư một khoản chi phí tương đương khoảng 600.000 đồng. Tổng số tiền đầu tư trung bình trên mỗi hộ dân, nhiều hơn một cách đáng kể, là khoảng 1.377.000 đồng/ nhà tiêu xây, chưa kể việc số tiền đầu tư vào nhà tiêu cũng khác nhau tùy vào loại hình và chất lượng nhà tiêu. Tuy nhiên, đối với các hộ nghèo, mức đầu tư trung bình là khoảng 405.000 đồng, dành cho các mô hình nhà tiêu giá rẻ.Nhìn chung, CODESPA ước tính chỉ số lợi nhuận / đầu tư là khoảng 4:1, điều này có nghĩa là, cứ mỗi 1.000 đồng dự án đầu tư thì khiến hộ gia đình đầu tư 4.000 đồng vào các dịch vụ vệ sinh.

2.3 Tính bền vững và các tác động tích cực. Như đã đề cập ở trên, hướng tiếp cận gắn liền với tính bền vững vì nó tìm kiếm việc tạo cung và cầu phù hợp với cấp địa phương, thông qua kết nối một loạt các bên tham gia và các hoạt động quản lý dự án, đặc biệt là ở các cấp xã27. Cam kết từ phía các cơ quan địa phương dường như đã đóng góp đáng kể vào việc tạo ra một cơ chế hợp tác chặt chẽ cũng như nhu cầu hành động vì cộng đồng. Mô hình này cũng đã tạo ra một áp lực xã hội đáng kể khiến địa phương hành động, dẫn đến một loạt các phản hồi địa phương, dựa trên việc người dân tự thành lập các nhóm và tìm kiếm tiếp cận nguồn tài cính với sự hỗ trợ của dự án thông qua việc thành lập các QGVQV.

Dự án cũng có một hệ thống rõ ràng để theo dõi những kết quả đầu tư vào nhà tiêu bởi vì những nhà tiêu này được xây bởi đội ngũ thợ xây mà dự án đã đào tạo, với sự tham gia trực tiếp từ phía cán bộ y tế thôn bản, trưởng thôn và đại diện HPN. Các cán bộ y tế từ cấp huyện cũng sẽ tiến hành theo dõi thông qua thăm hộ sau khi nhà tiêu được xây xong để đảm bảo rằng nhà tiêu đang vận hành tốt. CODESPA và TTYTDP cũng đã hoàn thiện một biên bản thăm hộ mới xây sau 6 tháng xây dựng, bao gồm các hộ từ pha 1, 2, 3. Khuyến nghị rằng dự án có thể tận dụng các cuộc thăm hộ của cán bộ địa phương để ghi chép thêm thông tin về phương pháp sử dụng nhà tiêu của các thành viên khác nhau trong gia đình, cũng như các thay đổi về thói quen vệ sinh, bởi vì các lợi ích về sức khỏe tối đa chỉ xảy ra khi kết hợp rửa tay với xà phòng, cải thiện chất lượng nước và nếu các thành viên hộ gia đình sử dụng nhà tiêu HVS.

Các cán bộ triển khai dự án đã chỉ ra rằng cần phải mất rất nhiều thời gian để các hộ gia đình thay đổi hành vi, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, và sự thay đổi này còn xa hơn việc chỉ xây nhà tiêu. Những đơn vị triển khai dự án đã đề cập đến nhu cầu kéo dài thời gian can thiệp và hỗ trợ các huyện khó khăn như MCC, nơi mà các hộ dân đối mặt với những rào cản cả về văn hóa cũng như tài chính trong việc tiếp nhận các thực hành vệ sinh và các công nghệ VSMT. Ở MCC, CODESPA đã bắt đầu triển khai bước ”kích hoạt” vào năm 2012, và bắt đầu phát triển thị trường vào năm 2013. Các cán bộ triển khai dự án cũng đã chỉ ra rằng người Mông cần thời gian để tiếp nhận dự án, dự án cần can thiệp từ từ, dần dần trong khoảng thời gian dài hơn so với các hyện khác nơi phương pháp truyền miệng hoạt động nhanh và hiệu quả hơn, tạo ra hiệu ứng quả cầu tuyết.

Việc dự án điều chỉnh phương pháp tiếp cận để phù hợp hơn với những vùng như MCC với tỷ lệ hộ nghèo cao và gần 86% dân số là người DTTS (trong đó 69% là người Mông) có thể được nhìn nhận là một yếu tố thành công. Dự án đã thực hiện một bước có tên là “kích hoạt” trước khi thực hiện các hoạt động thông thường, tại đây, dự án đã dùng phương pháp là yêu cầu người dân vẽ bản đồ thôn bản, sau

26Đóng góp kinh phí hàng năm dành cho CPM là khoảng 1,026tỷđồng vào năm 2011, và 985,5 triệuđồng tính từ tháng 1- 2012 trở đi. 27Ban quản lý dự án cấp xã bao gồm: chủ tịch UBND xã, trưởng trạm y tế xã, chủ tịch HPN xã. Ở cấp thôn, TTV dự án bao gồm: trưởng thôn, y tế thôn bản, đại diện HPN thôn.

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

27

đó từng người đánh dấu nơi đi tiêu ngoài trời của mình vào, từ đó thể hiện vấn đề đi tiêu bừa bãi trong cộng đồng và tạo ra áp lực tới các hộ dân khiến họ phải giải quyết vấn đề này, phá vỡ điều cấm kị là không nói về vấn đề vệ sinh cũng như coi đây là một vấn đề cần giải quyết. Mặc dù mọi thứ tiến triển chậm, nhưng dường như đã hình thành những tác động tích cực bởi vì một số hộ vừa mới bắt đầu đầu tư vào việc xây nhà tiêu, dù đây chưa phải là vấn đề ưu tiên của gia đình, và thậm chí chưa từng được trao đổi về vấn đề này một cách cởi mở từ trước đến nay.

Một số cán bộ địa phương cho rằng, dự án đã được liên kết chặt chẽ với chương trình NSVSMT cũng như chương trình 135 của Chính phủ, tạo điều kiện mở rộng hướng tiếp cận tới các xã nằm trong chương trình MTQG về NSVSMT năm 2013. Bản đánh giá cho thấy, nhìn chung cán bộ TTYTDP tỉnh cũng như cán bộ cấp huyện đã có cam kết sâu sắc với dự án bởi vì dự án giúp họ đạt được các mục tiêu chính. Điều này cũng hỗ trợ đảm bảo tính bền vững của chương trình. Về điểm này, ột số cán bộ cho rằng đây chính là lúc phổ biến những bài học kinh nghiệm nhằm mở rộng việc áp dụng mô hình này ra nhiều nơi hơn nữa.

3 Tóm tắt các bài học rút ra và khuyến nghị Dưới đây là những khuyến nghị dành cho các pha tiếp theo cũng như về mặt dài hạn: Khuyến nghi đối với giai đoạn còn lại của can thiệp hiện nay:

• Dự án cần tìm kiếm những biện pháp cho phép mạng lưới thợ xây đã qua đào tạo có thể nhận được chứng nhận từ phía chính quyền địa phương, trong đó có xác nhận trình độ kiến thức và tay nghề của thợ . Đảm bảo họ được thường xuyên nâng cao kỹ năng qua những khóa học bồi dưỡng hoặc cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thông qua chínhmạng lưới này. Các thợ xây một khi liên kết với nhau cũng dễ dàng nguyên liệu đầu vào, như khuôn hoặc ống làm nhà tiêu, với giá bán buôn thấp hơn.

• Dự án sở hữu một hệ thống theo dõi giám sát tại chỗ chất lượng nhà tiêu được xây, thông qua sự can thiệp trực tiếp và sát sao của các cán bộ địa phương như cán bộ y tế thôn bản, trưởng thôn, phụ nữ thôn. TTYTDP và CODESPA đồng thời cũng đã thiết kế một quy chế thăm hộ xây nhà tiêu thường kì 6 tháng một lần, đối tượng là các hộ đã xây nhà tiêu vài năm trước đó, và các hộ ở những vùng dự án vừa mới can thiệp. Những chuyến thăm hộ nên kết hợpthu thập thông tin về cách sử dụng nhà tiêu của các thành viên trong gia đình và về những thay đổi trong thói quen vệ sinh, bởi vì những lợi ích về sức khỏe chỉ có thể đạt đượcnếu kết hợp việc rửa tay với xà phòng, cải thiện chất lượng nguồn nước và tất cả các thành viên HGĐ đều sử dụng nhà tiêu28.

• Các hộ gia đình vẫn chưa bắt đầu tiết kiệm để xây nhà tiêu hoặc chưa đầu tư xây nhà tiêu thường thuộc diện nghèo, nhưng ngoài việc nghèo ra, mà các dữ liệu thu được từ đợt đánh giá này còncho thấy rằng một số trường hợp đặc biệt tỏ ra không mấy mặn mà với các thông điệp tiếp cận cộng đồng. Dự án cần đưara một văn bản hướng dẫn cho TTV địa phương cách “xử lý” các trường hợp đặc biệt trong số những hộ vẫn chưa muốn xây nhà tiêu. Nhóm đánh giá cho rằng dự án cần nghiên cứu để đưa ra những lập luận và gợi ý và đưa vào cẩm nang dành cho TTV, với một bảng hỏi đặc biệt, ghi chép một cách có hệ thống hơncác lý do vì saohộ gia đình chưa sẵn sàng đầu tư vào việc xây nhà tiêu, từ đó, những lập luận này có thể được hệ thống hóa và đóng góp thông tin và các hoạt động truyền thông. Hơn nữa, cẩm nang nói trên có thể liên tục được cập nhật, cho phép các TTV biết và tìm đến những lập luận đó.

• Như đã khẳng định trong các buổi phỏng vấn đánh giá, vấn đề vệ sinh vẫn được quan niệm là trách nhiệm của nữ giới, thậm chí đối với cả cán bộ địa phương, mặc dù ở lăng kính tổng quan, thiết kế và quản lý dự án nhận thức rất sâu sắc về vấn đề giới. Kết quả thu được từ cuộc tập huấn về giới còn hạn chế vì cán bộ địa phương hoặc phản đối hoặc không biết làm thế nào để áp dụng những quan niệm về giới vào thực tế. CODESPA cần tiếp tục tìm kiếm các bản nghiên cứu, theo dõi và ý tưởng về việc làm thế nào để đưa thêm quan điểm giới một cách

28Cũng cần chú ý liên quan đến việc sử dụng chỉ số Cairncross để theo dõi dự án.

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

28

thực tiễn và các hoạt động dự án, bằng cách lồng ghép chúng một cách chặt chẽ vào các hoạt động dự án (thay vì chỉ giới hạn đề cập trong 1 vài cuộc tập huấn nhất định). Quan trọng là dự án cần chú trọng hơn đặc biệt đến việc lôi kéo và kêu gọi sự tham gia của nam giới vào các hoạt động dự án, thông qua các kênh phù hợp hơn đối với nam giới. Việc theo dõi các thực hành vệ sinh, việc sử dụng nhà tiêu một cách sát sao hơn, cũng như vai trò tiềm năng của nam giới trong việc quản lý phân cũng có thể được đưa vào lồng ghép vào các hoạt động dự án. Những lần đi thăm hộ đã xây nhà tiêu để kiểm tra, cán bộ dự án cũng có thể ghi chép số liệu, phân chia theo giới, về việc sử dụng nhà tiêu, sự phân chia công việc trong gia đình, liên quan đến việc duy trì và quản lý chất thải.

• Nhìn chung, tài liệu truyền thông đã có sự cân bằng về giới, tuy nhiên, cần củng cố thêm về mặt hình ảnh, đặt nam giới vào vị trí có trách nhiệm đối với thực hành vệ sinh của chính mình và gia đình, và vị trí biết làm thế nào để xử ý và sử dụng hợp lý phân thải. Trong các cuộc thăm hộ tiếp theo, chương trình không nên chỉ ghi chép về loại tài liệu truyền thông nào đang được sử dụng, mà còn rà soát hình ảnh đã được sử dụng, và nếu cần thiết, đưa ra những khuyến nghị về việc làm thế nào để nó mang tính cân bằng về giới hơn. Các tài liệu cung cấp thông tin và các thông điệp đặc biệt dành cho nhóm mục tiêu là nam giới cũng cần được phát triển hơn.

Trên cấp độ tổng quát và dài hạn, cần xem xét những khía cạnh sau đây:

• Dự án đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trong việc kết hợp với chương trình 135 và liên kết với các MTQG để kêu gọi sự tham gia của chính quyền địa phương. CODESPA cần phải tiếp tục theo đuổi các kế hoạch đã có để làm nổi bật lên hướng tiếp cận đã được áp dụng cho đến nay để thuyết phục các nhà hoạch định chính sách trong việc phân bổ các nguồn vốn của chương trình MTQG về NSVSMT để phát triển thị trường vệ sinh thay vì cung cấp theo kiểu hỗ trợ cho không, và để nhân rộng mô hình này ít nhất là ra cấp vùng ở phía Bắc để đạt được những MTQG về vệ sinh môi trường,

• CODEPSA có thể tiếp tục hỗ trợ cán bộ địa phương trong việc xây dựng chính sách và phát triển các tài liệu tác động chính sách (ví dụ, sử dụng bản đồ hình ảnh và Hệ thống định vị địa lý GIS) để giới thiệuvề việc phương pháp tiếp cận thị trường đã trực tiếp đóng góp ra sao vào việc giúp CQĐP đạt được (hoặc gần như đạt được) các MTQG được thiết lập trong chương trình MTQG về NS&VSMT. Ngoài những dữ liệu thu thập được từ các hoạt động của CODESPA, có thể liên hệ đến một nghiên cứu gần đây của BYT làm cho NHTG, trong đó so sánh nhiều phương pháp thực hiện vệ sinh khác nhau, nổi bật trong đó là hướng tiếp cận TTVS (Sanmark) ở Yên Bái (kết hợp với các phương pháp tiếp cận khác đã được thích ứng sao cho phù hợp với bối cảnh địa phương), với tác động sâu rộng nhất cả nước với hơn 10.000 nhà tiêu mới đc xây, việc cung cấp nhà tiêu giá cả phải chăng (loại rẻ nhất có chi phí khoảng 400.000 đồng) đã góp phần giảm thiểu 42% số ca tiêu chảy trong vùng dự án. Báo cáo nêu bật nhu cầu nhân rộng chươngtrình này nhằm hỗ trợ chính phủ đạt được các MTQG về NSVSMT.

• Cùng với các nhân tố khác trong lĩnh vực NSVSMT, CODESPA cần kêu gọi huy động các nguồn vốn hiện có để nghiên cứu kỹ hơn tình trạng vệ sinh được cải thiện có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cho phép thực hiện những nghiên cứu trong tương lai để tìm ra những tác động tới sức khỏe của nhà tiêu .Từ đóxác định những thiếu hụt cũng như giả thiết về cáchsử dụng nhà tiêu hoặc thực hành vệ sinh mà có thể có íchcho những dự án trong tương lại và được bổ sung vào những hoạt động tuyên truyền tiếp thị xã hội.

Báo cáo giữa kỳ của CODESPA Việt Nam, Tháng 7 năm 2013

29