phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/tomtatla.pdf · 2019-11-18 · trị nổi...

48
1 Phn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết ca vấn đề nghiên cứu Qung Trlà một tnh nm phía Nam của Bc Trung Bcó điều kiện đất đai, khí hậu thun lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó có cây hồ tiêu. Htiêu Quảng Trni tiếng trong cnước bởi hàm lượng tinh du cao, chất lượng sn phm tốt và đã có được chdẫn địa lý trên bản đồ sn xut htiêu của Vit Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế, htiêu được xác định là một trong ba cây công nghiệp dài ngày chủ lc (cao su, htiêu và cà phê) với tiềm năng phát triển t5.000 8.000 ha. Trong những năm qua, diện tích và sản lượng htiêu không ngừng tăng lên. Năm 2013, diện tích sản xut htiêu là 2.094,7 ha, tăng 4,4% so với năm 2012 và sản lượng đạt 2.138,3 tấn, tăng 9,1% so với năm 2012. Sn xut htiêu đã góp phần đáng kể cho sphát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Hin nay, sn xut htiêu trên địa bàn tỉnh Qung Trđược thc hin quy mô nông h, vi diện tích trung bình 0,15 – 0,2 ha/h. Htiêu được xác định là cây trồng mang li hiu qukinh tế cao và góp phần quan trọng trong cơ cấu thu nhp ca h. Tuy nhiên, các hsn xut htiêu còn gặp nhiều khó khăn như năng suất chưa cao và không ổn định, chi phí sản xut biến động theo xu hướng tăng, giá bán hồ tiêu bấp bênh, tình trạng thi tiết và sâu bệnh din biến phc tp. Điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập và hiu qusn xut. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu qukinh tế và những ri ro trong sn xut htiêu trên địa bàn tỉnh Qung Trị” làm đề tài Luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Góp phần nâng cao hiệu qukinh tế và giảm thiu ri ro trong sn xut htiêu trên địa bàn tỉnh Qung Tr. 2.2. Mục tiêu cụ th(1) Hthống hóa cơ sở lý luận vhiu qukinh tế và rủi ro trong sn xut htiêu. (2) Đánh giá thực trng sn xut, hiu qukinh tế và rủi ro trong sn xut htiêu của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Qung Tr. (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiu qukinh tế, sbiến động hiu qukinh tế trong điều kin sn xuất có nhiều ri ro.

Upload: others

Post on 17-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

1

Phần 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ có điều kiện đất đai, khí hậu

thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó có cây hồ tiêu. Hồ tiêu Quảng

Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản phẩm tốt và đã có

được chỉ dẫn địa lý trên bản đồ sản xuất hồ tiêu của Việt Nam. Trong chiến lược phát triển

kinh tế, hồ tiêu được xác định là một trong ba cây công nghiệp dài ngày chủ lực (cao su, hồ

tiêu và cà phê) với tiềm năng phát triển từ 5.000 – 8.000 ha. Trong những năm qua, diện

tích và sản lượng hồ tiêu không ngừng tăng lên. Năm 2013, diện tích sản xuất hồ tiêu là

2.094,7 ha, tăng 4,4% so với năm 2012 và sản lượng đạt 2.138,3 tấn, tăng 9,1% so với năm

2012. Sản xuất hồ tiêu đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của địa phương, giải

quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiện nay, sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được thực hiện ở quy mô nông

hộ, với diện tích trung bình 0,15 – 0,2 ha/hộ. Hồ tiêu được xác định là cây trồng mang lại

hiệu quả kinh tế cao và góp phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập của hộ. Tuy nhiên, các

hộ sản xuất hồ tiêu còn gặp nhiều khó khăn như năng suất chưa cao và không ổn định, chi

phí sản xuất biến động theo xu hướng tăng, giá bán hồ tiêu bấp bênh, tình trạng thời tiết và

sâu bệnh diễn biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả sản xuất.

Xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro

trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm đề tài Luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị.

2.2. Mục tiêu cụ thể

(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu.

(2) Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu của

các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, sự biến động hiệu quả kinh

tế trong điều kiện sản xuất có nhiều rủi ro.

Page 2: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

2

(4) Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro

trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả kinh tế và rủi ro trong hoạt động sản

xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Về nội dung nghiên cứu

Hiệu quả kinh tế và rủi ro là lĩnh vực nghiên cứu rộng. Trong phạm vi nghiên cứu, luận

án tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, đo lường mức độ kỹ thuật - một bộ phận của hiệu quả

kinh tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, phân tích những rủi ro, phân

tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Qua đó,

đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

3.2.2. Về phạm vi không gian

Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu tại hai huyện Vĩnh Linh

và Cam Lộ.

3.2.3. Về phạm vi thời gian

Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được xem xét trong

thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ các hộ sản xuất hồ

tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2013.

4. Những đóng góp mới của luận án

- Về mặt lý luận: Luận án đã luận giải và làm rõ được những vấn đề lý luận về hiệu

quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, phương pháp và cách thức đánh giá hiệu quả

kinh tế trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Đã đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế và rủi ro

sử dụng khái niệm đó phục vụ cho việc nghiên cứu cây hồ tiêu. Từ đó, luận án đã đưa ra cách

tiếp cận, phương pháp và hệ thống chỉ tiêu phù hợp trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế và

phân tích rủi ro hoạt động sản xuất hồ tiêu.

- Về mặt thực tiễn: (i) Luận án đã đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả kinh tế trong

sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hồ tiêu thực sự là cây trồng

mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mức đầu tư hiện nay còn thấp và mức độ áp dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản

Page 3: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

3

xuất hồ tiêu ở Quảng Trị còn thấp hơn so với các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước.

(ii) Nhận dạng được những rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu. Kết quả nghiên cứu chỉ

ra có rất nhiều loại rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Trong đó, rủi ro sản xuất (do thiên

tai, sâu bệnh hại, kỹ thuật sản xuất) và rủi ro thị trường (giá yếu tố đầu vào và giá hồ tiêu

biến động) có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. (iii) Phân tích được sự

biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất có rủi ro. (iv) Đề xuất được năm nhóm

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là cơ sở khoa học giúp cho các cấp chính quyền địa phương và hộ

sản xuất hồ tiêu tham khảo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu một

cách bền vững.

Page 4: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

4

Phần 2

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Các công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

Trong thời gian gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro

trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Các nghiên cứu đã đề

cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong hoạt động sản xuất hồ tiêu. Một số công trình tiêu

biểu:

Nguyễn Tăng Tôn (2005), “Nghiên cứu các giải pháp KHCN và thị trường để phát

triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu”.

Đào Mạnh Hùng (2013), “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị”.

Trương Thị Bích Phượng (2014), “Lựa chọn các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để phát

triển cây hồ tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới vùng gò đồi Bắc Trung Bộ”.

Anita Rosli (2013), “Technology adoption in pepper farming: a case study in Sarawak,

Malaysia”.

Alias Radam (2013), “Technical efficiency of pepper farms in Sarawak, Malaysia: An

application of data envelopment analysis”.

2. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong nông

nghiệp và trong sản xuất hồ tiêu

Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất

nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng cho thấy: Các công trình nghiên cứu đã

có những đóng góp khoa học quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn cho việc phân tích hiệu

quả kinh tế và rủi ro trong hoạt động sản xuất của một ngành hàng trong nông nghiệp. Các

phương pháp định tính và định lượng đã được kết hợp sử dụng khi phân tích hiệu quả kinh

tế. Đặc biệt, phương pháp định lượng được sử dụng nhiều trong đánh giá hiệu quả kinh tế

sản xuất hồ tiêu của các nước có lợi thế về sản xuất hồ tiêu như Malaysia, Ấn Độ. Đây cũng

là một hướng tiếp cận có thể ứng dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của

luận án. Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về

cây hồ tiêu. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu tiếp cận phân tích trên góc độ kỹ thuật sản xuất.

Các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế còn ít và chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống.

Cho đến nay, chưa có một công trình nào phân tích rủi ro một cách toàn diện cũng như xem

xét sự tác động của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Điều này chính là

cơ hội để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại tỉnh Quảng Trị.

Page 5: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

5

Phần 3

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO

TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU

1.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế, trong phạm vi luận

án, quan điểm hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu đứng trên góc độ người sản xuất. Khái niệm

hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu là một

phạm trù khoa học phản ánh trình độ khai thác, quản lý các yếu tố nguồn lực trong quá trình

sản xuất nhằm đạt được kết quả sản xuất cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất.

Trong sản xuất hồ tiêu, mục tiêu của các hộ sản xuất là tăng năng suất và chất lượng

sản phẩm, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí sản xuất. Hay nói cách khác, hộ sản xuất

thường mong muốn tăng thêm số lượng sản phẩm đầu ra trong điều kiện các nguồn lực sản

xuất có hạn hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lực một cách tiết kiệm nhất khi sản xuất ra một

khối lượng sản phẩm nhất định. Như vậy, tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đối với các hộ sản

xuất hồ tiêu là sự tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bao gồm: Các nhân tố

về điều kiện tự nhiên, điều kiện và kỹ thuật sản xuất của hộ, thị trường và chính sách vĩ mô.

Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu cần tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

cũng như đo lường mức độ hiệu quả kinh tế mà các hộ đạt được trong quá trình sản xuất. Các

phương pháp được sử dụng bao gồm:

* Hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính. Hồ tiêu là cây công

nghiệp dài ngày, mức đầu tư chi phí và thu nhập khác nhau qua từng năm. Chu kỳ sản xuất

cây hồ tiêu gắn liền với chu kỳ sống của nó. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế không chỉ xét

trong một năm mà phải đánh giá qua nhiều năm và gắn với phát triển bền vững. Để đánh giá

hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu cần phân tích hiệu quả kinh tế bằng phương pháp hạch toán

hàng năm và phương pháp phân tích đầu tư dài hạn.

* Phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế: Phương pháp này thực hiện bằng cách tính

toán chỉ số hiệu quả tương đối dựa trên việc so sánh kết quả thực tế của các hộ đạt được với

Page 6: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

6

kết quả của hộ thực hiện tốt nhất trong cùng một điều kiện. Việc so sánh này cho phép tính

toán được mức độ hiệu quả kinh tế của từng hộ sản xuất.

1.2. Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

Từ các quan điểm về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung và rủi ro trong sản xuất

hồ tiêu nói riêng, quan điểm rủi ro được nghiên cứu trong luận án là: Rủi ro trong sản xuất hồ

tiêu được hiểu là khả năng xảy ra các kết quả sản xuất (năng suất và lợi nhuận) khác nhau do

tác động của những yếu tố chủ quan và khách quan xảy ra ngoài ý muốn của người sản xuất và

có thể đo lường được xác suất xảy ra những kết quả này. Trong sản xuất hồ tiêu, rủi ro là điều

không tránh khỏi. Người sản xuất phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro khác nhau: rủi ro

mang tính chủ quan, rủi ro mang tính khách quan, rủi ro xảy ra thường xuyên, rủi ro rất

hiếm khi xảy ra, những rủi ro có thể dự đoán trước cũng có những rủi ro xảy ra bất ngờ

ngoài dự đoán của hộ. Những rủi ro này liên quan đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất

từ lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào, chăm sóc, thu hoạch, cung ứng sản phẩm ra thị

trường. Những rủi ro đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của hộ ở mức độ khác nhau có

thể theo hướng tích cực cũng như tiêu cực. Vấn đề là làm thế nào để tối thiểu hóa những rủi

ro bất lợi đồng thời đạt được mục tiêu mà người sản xuất đề ra. Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

có thể phân thành những loại sau: Rủi ro sản xuất xảy ra do thiên tai - thời tiết, do sâu bệnh

hại cũng như liên quan đến các biện pháp kỹ thuật sản xuất; Rủi ro thị trường liên quan đến

sự biến động giá đầu vào và đầu ra; Rủi ro thể chế.

Các bước phân tích rủi ro trong sản xuất hồ tiêu: (i) Nhận diện rủi ro; (ii) Phân tích rủi

ro bao gồm phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro, tần suất xuất hiện, mức độ tác động, thời

điểm xuất hiện; (iii) Quản lý rủi ro với mục đích thực hiện các biện pháp nhằm ứng phó và

giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực do rủi ro gây ra.

1.3. Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro

Một trong những thách thức lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp là thường xuyên

gặp phải rủi ro. Trong điều kiện sản xuất nhiều biến động, rủi ro ngày càng phức tạp hơn, đa

dạng hơn làm cho tính nhạy cảm của sản xuất nông nghiệp càng thể hiện rõ hơn. Những yếu

tố rủi ro đã làm tăng thêm mức độ bất ổn cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của người sản

xuất. Vì thế, rủi ro ngày càng trở thành một vấn đề được quan tâm trong sản xuất nông

nghiệp.

Việc tính toán chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và đo lường mức độ hiệu quả kinh tế thường

diễn ra tại một thời điểm cụ thể. Vì vậy, các kết quả tính toán này chỉ phản ánh hiệu quả

thực tế mà hoạt động sản xuất đó đạt được trong một thời điểm. Trong điều kiện sản xuất có

nhiều biến động, việc dựa vào kết quả này để ra quyết định có thể sẽ dẫn đến rủi ro cho

Page 7: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

7

người sản xuất. Chính vì vậy, việc phân tích hiệu quả sản xuất của hộ nông dân không thể

chỉ thực hiện trong trạng thái tĩnh mà cần nghiên cứu dựa trên những điều kiện bất định

trong tương lai.

Những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài như cây hồ tiêu, tác động của các yếu tố bất

định đến hiệu quả kinh tế rất cao. Tác động của yếu tố rủi ro không chỉ trong một năm mà

còn ảnh hưởng đến các năm tiếp theo hoặc ảnh hưởng đến cả chu kỳ sản xuất. Chính vì vậy,

khi phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu, việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư

dài hạn như NPV, IRR, BCR và sự biến động của các chỉ tiêu này trong trường hợp các yếu

tố rủi ro xảy ra sẽ giúp cho người sản xuất thấy được hiệu quả thực sự.

Page 8: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

8

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu

Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng

và mưa ẩm dồi dào. Bên cạnh đó, sự phân hóa đa dạng của độ cao địa hình đã hình thành

nên những tiểu vùng khí hậu khác nhau là những điều kiện thuận lợi cho phát triển cây lâu

năm. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 473.982,24 ha. Trong đó, vùng đất đỏ bazan

với diện tích 20.000 ha có tầng đất dày, tơi xốp, độ mùn cao, thích hợp cho cây công nghiệp

dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, hồ tiêu. Lực lượng lao động nông nghiệp

cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện

thời tiết khá khắc nghiệt. Mùa nắng gây hạn hán, mùa mưa kèm theo bão, lũ lụt đã gây ảnh

hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói

riêng.

2.2. Phương pháp tiến cận và khung phân tích

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và rủi ro sản xuất hồ tiêu được tiếp cận theo phương

pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp tiếp cận có sự tham gia. Hiệu quả kinh tế và rủi ro

sản xuất hồ tiêu được phân tích trên góc độ người sản xuất là các hộ sản xuất hồ tiêu. Khung

phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được thể hiện qua Sơ đồ 2.1.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Hoạt động sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được tiến hành trên hai vùng sinh thái là

vùng đồng bằng và vùng trung du, miền núi. Qua phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã

hội, huyện Vĩnh Linh và huyện Cam Lộ được lựa chọn là hai điểm đại diện để thu thập

thông tin về hoạt động sản xuất hồ tiêu. Vì đây là hai địa phương có diện tích sản xuất hồ

tiêu chiếm 63,8% tổng diện tích sản xuất hồ tiêu toàn tỉnh, có điều kiện thuận lợi cho hoạt

động sản xuất hồ tiêu và đang nằm trong quy hoạch phát triển hồ tiêu bền vững của tỉnh

Quảng Trị. Cụ thể: huyện Vĩnh Linh đại diện cho hoạt động sản xuất hồ tiêu ở vùng đồng

bằng và năng suất cao. Huyện Cam Lộ đại diện cho hoạt động sản xuất hồ tiêu ở vùng trung

du miền núi và năng suất trung bình.

Luận án đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 400 hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn

2 huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ. Có 705 vườn hồ tiêu với các độ tuổi khác nhau được khảo

sát, trong đó 112 vườn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và 593 vườn ở thời kỳ kinh doanh.

Page 9: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

9

Sơ đồ 2.1 Khung phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu

Hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro

CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện sản xuất

của hộ.

- Các yếu tố đầu vào

- Kỹ thuật canh tác

- Thị trường

- Chính sách vĩ mô

- Chỉ tiêu HQKT: NPV, IRR, BCR

- Mức độ hiệu quả

- Sự biến động và phân phối xác suất

của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

- Phương pháp hạch toán tài chính

- Phương pháp hàm sản xuất Cobb - Douglas

- Phương pháp DEA

- Phương pháp mô phỏng Monte Carlo

- Phương pháp kịch bản

- Sự biến động HQKT

Hiệu quả kinh tế

- Mức độ đầu tư, kết quả sản xuất

- Đo lường hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả đầu tư thêm yếu tố đầu vào

- Nhân tố ảnh hưởng đến HQKT

Rủi ro

- Mô tả các loại rủi ro: rủi ro sản

xuất, rủi ro thị trường, rủi ro thể

chế

- Cách thức ứng phó với rủi ro

Sản xuất hồ tiêu của hộ nông dân

Page 10: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

10

Bên cạnh đó, phương pháp tham vấn chuyên gia là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý,

cán bộ khuyến nông và phương pháp thảo luận nhóm hộ nông dân được thực hiện. Các nội

dung tham vấn liên quan đến tình hình chung về hoạt động sản xuất và những định hướng

quy hoạch phát triển hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị. Kết quả tham vấn là căn cứ quan trọng trong

định hướng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp.

Các số liệu, thông tin thu thập được tiến hành phân tích bằng các phương pháp:

Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp hạch toán tài chính (phương pháp hạch toán

hàng năm và phương pháp phân tích đầu tư dài hạn); Phương pháp phân tích kịch bản và

phân tích mô phỏng Monte Carlo; Phương pháp phân tích hàm sản xuất dạng Cobb –

Douglas; Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA và Phương pháp hồi quy Tobit.

Page 11: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

11

Chương 3

HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO

TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1. Khái quát tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị

Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị trong những năm qua có

sự biến động theo xu hướng tăng. Năm 2013, diện tích hồ tiêu là 2.094,7 ha. Trong đó, hồ

tiêu ở thời kỳ kinh doanh là 1.702 ha chiếm 81,25% và thời kỳ kiến thiết cơ bản là 392,7 ha

chiếm 18,75%. Năng suất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị thấp và không ổn định, bình quân đạt

khoảng 1-1,2 tấn/ha. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có 9 huyện và thị xã có sản xuất hồ tiêu với

quy mô khác nhau. Trong đó, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hóa là những huyện

sản xuất hồ tiêu chủ yếu.

3.2. Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra

3.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu

Diện tích trồng hồ tiêu bình quân chung của các hộ điều tra, 400 hộ, ở tỉnh Quảng Trị

là 0,172 ha/hộ. Trong đó, diện tích hồ tiêu ở thời kỳ kinh doanh là 0,149 ha (chiếm 86,63%)

và thời kỳ kiến thiết cơ bản là 0,023 ha (chiếm 13,37%). Phần lớn đất trồng tiêu là đất

quanh vườn nhà, tỷ lệ hộ có diện tích phân tán ở nhiều nơi thấp.

Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu

Chỉ tiêu ĐVT Vĩnh Linh Cam Lộ BQC

1. Diện tích trồng hồ tiêu Ha 0,166 0,178 0,172

- Thời kỳ KTCB Ha 0,023 0,024 0,023

- Thời kỳ kinh doanh Ha 0,143 0,154 0,149

2. Năng suất Tạ/ha 12,16 10,13 11,08

3. Sản lượng Kg 173,90 155,94 165,14

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Năng suất bình quân hộ là 11,08 tạ/ha. Sản lượng đạt được là 165,14 kg/hộ/năm. So

sánh giữa hai huyện, huyện Vĩnh Linh có diện tích sản xuất bình quân hộ thấp hơn huyện

Cam Lộ, nhưng năng suất và sản lượng đạt được lại cao hơn. Nguyên nhân do các vườn hồ

tiêu ở huyện Vĩnh Linh được đầu tư chăm sóc kỹ hơn ở huyện Cam Lộ.

3.2.2. Đặc điểm vườn hồ tiêu

Phần lớn hồ tiêu được trồng trên vùng đất đỏ bazan có độ màu mỡ cao, trên 50% số

vườn có độ dốc nhẹ. Các vườn hồ tiêu thường có kích thước và mức đầu tư không giống

nhau. Trung bình mỗi vườn có diện tích 0,102 ha/vườn, trong đó vườn có diện tích lớn nhất

Page 12: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

12

là 0,4 ha/vườn và vườn có diện tích bé nhất là 0,05 ha/vườn. Giống tiêu được sử dụng là tiêu

Vĩnh Linh. Các hộ thường tự sản xuất hoặc mua giống từ các hộ khác trong vùng. Vì vậy,

khâu chọn lọc giống để đảm bảo cây phát triển tốt tránh sâu bệnh là vấn đề cần được quan

tâm. Cây trụ được sử dụng là trụ sống với mật độ trung bình là 1.451 cây trụ/ha. Nhìn

chung, mật độ trồng ở Quảng Trị thấp hơn các vùng sản xuất khác trong cả nước cũng như

mật độ tiêu chuẩn của bộ NN & PTNT. Đây là lý do khiến năng suất hồ tiêu trung bình ở tỉnh

Quảng Trị chưa cao.

3.2.3. Chi phí sản xuất hồ tiêu

3.3.3.1. Chi phí đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản

Tổng chi phí đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản là 311,2 triệu đồng/ha. Nếu hộ gia đình tự

sản xuất giống, phân hữu cơ và không thuê mướn lao động thì chỉ cần đầu tư 110 triệu đồng

là có thể trồng được 1 ha hồ tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản,

chi phí đầu tư năm thứ nhất là 195,4 triệu đồng/ha, chiếm 62,7% tổng chi phí. Lúc này, chi

phí đầu tư giống, cây trụ và lao động là chủ yếu. Năm thứ hai, chi phí đầu tư là 58,4 triệu

đồng/ha. Năm thứ ba, chi phí đầu tư là 57,4 triệu đồng/ha. Ở năm thứ hai và thứ ba, chi phí

đầu tư chủ yếu cho việc bón phân và lao động chăm sóc.

Tổng chi phí đầu tư cho vườn hồ tiêu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản được xem là chi

phí tài sản cố định và được phân bổ trong suốt thời kỳ kinh doanh thông qua hình thức khấu

hao.

3.3.3.2. Chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh

Thời kỳ kinh doanh của cây hồ tiêu bắt đầu từ khi cây cho thu hoạch lần đầu ở năm

thứ 4 đến lúc kết thúc chu kỳ sản xuất ở năm thứ 20. Chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh bao

gồm chi phí phân bón, lao động, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới và khấu hao vườn cây.

- Chi phí phân bón: mức đầu tư phân bón hàng năm từ 16 – 17 triệu đồng/ha. Đối với

cây hồ tiêu, hộ sản xuất thường sử dụng phân hữu cơ và phân NPK. Mức đầu tư phân hữu

cơ từ 10 đến 11 triệu đồng/ha/năm, phân NPK từ 5,5 đến 6,5 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên,

lượng phân bón được các hộ đầu tư phụ thuộc nhiều vào sự biến động giá hồ tiêu trên thị

trường và khả năng tài chính của gia đình. So với các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả

nước và yêu cầu kỹ thuật, lượng phân hữu cơ đầu tư cho cây hồ tiêu ở Quảng Trị còn thấp.

- Chi phí lao động: Trong thời kỳ kinh doanh chi phí lao động chiếm một tỷ lệ lớn

trong tổng mức đầu tư, từ 55 – 65 triệu đồng/ha/năm (chiếm khoảng 60%). Chi phí lao động

trong giai đoạn này bao gồm chi phí chăm sóc, thu hoạch và chế biến. Hộ sản xuất thường

Page 13: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

13

đầu tư khoảng 400 công lao động/ha/năm. Lao động sử dụng trong sản xuất hồ tiêu chủ yếu

là lao động gia đình. Lao động thuê ngoài chỉ diễn ra vào thời điểm thu hoạch.

- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: Các hộ sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị thường không

sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất hồ tiêu. Họ thường sử dụng các biện pháp

phòng các loại sâu bệnh hại là chủ yếu. Trung bình mức chi phí thuốc bảo vệ thực vật là 1

triệu đồng/ha/năm.

Nhìn chung, mức đầu tư chi phí ở thời kỳ kinh doanh tương đối ổn định qua các năm,

trung bình từ 90 đến 100 triệu đồng/ha/năm. Mức đầu tư chi phí không có sự khác nhau

nhiều giữa các vườn hồ tiêu ở các độ tuổi khác nhau.

3.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu

3.3.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp hạch toán hàng năm

Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu qua từng năm được thể hiện ở số liệu Bảng 3.2.

Bảng 3.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm

(Tính bình quân Ha)

ĐVT: Nghìn đồng

Năm Năng suất

(tạ/ha)

GO Chi phí

bằng tiền

Khấu

hao

Tổng chi

phí

MI Lợi

nhuận

4 4,83 72.387,1 19.655,2 18.307,6 90.641,0 52.731,9 -18.253,9

5 7,52 112.752,9 20.237,7 18.307,6 94.492,0 92.515,1 18.260,9

6 9,34 140.100,5 22.660,8 18.307,6 99.396,8 117.439,6 40.703,7

7 10,50 157.512,7 21.821,8 18.307,6 96.252,5 135.690,8 61.260,2

8 11,90 178.511,7 23.100,1 18.307,6 100.015,7 155.411,6 78.496,1

9 13,23 198.399,7 27.620,3 18.307,6 105.284,1 170.779,4 93.115,6

10 13,56 203.342,0 26.311,7 18.307,6 104.111,0 177.030,3 99.231,0

11 13,61 204.121,7 27.028,5 18.307,6 103.298,4 177.093,2 100.823,2

12 13,71 205.699,4 25.220,6 18.307,6 106.592,9 180.478,7 99.106,5

13 13,32 199.789,1 27.141,1 18.307,6 102.620,9 172.648,0 97.168,2

14 12,55 188.202,4 25.312,1 18.307,6 100.782,0 162.890,3 87.420,3

15 12,47 187.091,6 25.728,0 18.307,6 100.987,1 161.363,5 86.104,4

16 11,25 168.804,6 24.315,2 18.307,6 99.164,0 144.489,4 69.640,5

17 10,58 158.650,1 21.808,1 18.307,6 97.440,4 136.842,0 61.209,7

18 10,23 153.499,1 21.959,1 18.307,6 99.270,0 131.540,1 54.229,1

19 10,07 151.046,2 21.677,4 18.307,6 94.887,5 129.368,7 56.158,6

20 9,89 148.310,6 23.767,8 18.307,6 96.911,1 124.542,8 51.399,5

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

* Về năng suất: năng suất hồ tiêu biến động theo độ tuổi của vườn cây. Năm thứ 4 đến

năm thứ 7, năng suất trung bình đạt 4,83 đến 10,50 tạ/ha. Năm thứ 8 đến năm thứ 15, là thời kỳ

cây hồ tiêu cho năng suất cao nhất, năng suất trung bình đạt 11,90 – 13,71 tạ/ha, có những vườn

năng suất lên đến 20,00 tạ/ha. Sau năm thứ 15, năng suất hồ tiêu bắt đầu giảm dần và đạt 9,89 –

11,25 tạ/ha. Năng suất hồ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều của yếu tố như điều kiện tự nhiên,

Page 14: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

14

sâu bệnh hại, tuổi cây, chế độ chăm sóc.

Giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận của mỗi ha hồ tiêu khác nhau theo độ

tuổi vườn cây. Trung bình hộ sản xuất thu được lợi nhuận từ 60 đến 70 triệu đồng/ha/năm.

Kết quả này cho thấy, cây hồ tiêu thực sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và đã

góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

3.3.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp phân tích đầu tư dài hạn

Theo phương pháp phân tích đầu tư dài hạn, hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu được

đánh giá qua các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR và dòng tiền ròng hàng năm. Kết quả phân tích

được thể hiện ở số liệu Bảng 3.3.

Bảng 3.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu phân tích dài hạn

Chỉ tiêu ĐVT Vĩnh Linh Cam Lộ Tỉnh Quảng Trị

NPV 1.000đ/ha 421.620,54 245.769,07 325.620,54

IRR % 18,85 15,27 16,97

BCR Lần 2,11 1,88 1,99

Dòng tiền ròng

hàng năm

1.000đ/ha 42.922,01 25.032,12 33.165,17

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Bảng 3.3 cho thấy, với mức lãi suất suất chiết khấu 8%, giá trị hiện tại ròng NPV của một

ha hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị 325,62 triệu đồng. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là 16,97%, lớn hơn

nhiều so với lãi suất chiết khấu r = 8%. Dòng tiền đều đặn hàng năm mà các hộ sản xuất hồ tiêu

tại Quảng Trị nhận được là 33,17 triệu đồng/ha. Mặc dù các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR và dòng

tiền ròng hàng năm có sự khác nhau giữa hai huyện, nhưng kết quả này một lần nữa khẳng định

hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân.

3.3.3. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu

Như đã thảo luận ở chương 2, ngoài phương pháp hạch toán tài chính, phương pháp

phân tích màng bao dữ liệu DEA được sử dụng để xác định mức độ hiệu quả kỹ thuật mà

các hộ sản xuất đạt được. Chỉ số TECRS tính chung cho toàn tỉnh Quảng Trị là 0,904, điều

này cho thấy hiệu quả của các vườn hồ tiêu khá cao. Trong 593 vườn hồ tiêu được điều tra,

có 72 vườn (chiếm 12,14% tổng số vườn) đạt hiệu quả kỹ thuật bằng 1 và 447 vườn (chiếm

75,37%) có thể tăng hiệu quả theo quy mô.

Page 15: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

15

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất hồ tiêu

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu

3.3.4.1. Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất hồ tiêu

Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa năng suất hồ tiêu và các yếu tố đầu vào trong mô

hình hàm sản xuất Cobb – Douglas được thể hiện qua Bảng 3.4

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất hồ tiêu

Tên biến Hệ số hồi quy α t-stat P-value

Hệ số tự do 1.092

3,401 0,001

Tuổi cây 0,271 7,666 0,000

Phân hữu cơ 0,149 3,201 0,001

NPK 0,107 10,484 0,000

Diện tích vườn tiêu 0,022 2,716 0,007

Lao động 0,180 4,635 0,000

Trình độ văn hóa chủ hộ -0,011 -0,749 0,454

Mật độ 0,379 10,591 0,000

Bảo vệ thực vật -0,001 -0,298 0,766

Huyện 0,025 6,865 0,000

Số quan sát 593

R2 0,768

Giá trị F 212.838

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Kết quả kiểm định F cho thấy mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 99%. Mức

độ giải thích sự biến động năng suất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị của mô hình là khá cao, trên

76%. Các biến tuổi cây, diện tích, lượng phân hữu cơ, lượng phân NPK, số công lao động

và mật độ ảnh hưởng có ý nghĩa đối với năng suất hồ tiêu.

25,15924

1,43369

13,99663

42,99363

10,03584

27,48735 29,61783

65,23297

46,37437

2,22930

23,29749

12,14165

,00

10,00

20,00

30,00

40,00

50,00

60,00

70,00

Huyện Cam Lộ Huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị

TE < 0.8 TE = 0.8 - <0.9 TE = 0.9 - < 1 TE = 1

Page 16: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

16

Như vậy, kết quả phân tích cho thấy việc đầu tư các yếu tố đầu vào như phân bón, lao

động có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất hồ tiêu. Với mức đầu tư như hiện nay, việc

gia tăng đầu tư phân bón và mật độ sẽ giúp nâng cao năng suất hồ tiêu. Ngoài ra, sự khác

nhau về cách thức đầu tư và chăm sóc giữa các vùng trong tỉnh Quảng Trị đã tạo ra sự

khác biệt về năng suất.

3.3.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu

Như đã đề cập, luận án sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích ảnh hưởng của

các nhân tố đến mức độ hiệu quả kỹ thuật, một bộ phận của hiệu quả kinh tế, của các vườn

hồ tiêu. Kết quả phân tích cho thấy, mức hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu chịu ảnh

hưởng của nhiều yếu tố.

Việc thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất có ảnh hưởng đến hiệu

quả kỹ thuật ở mức ý nghĩa 99%. Trong sản xuất hồ tiêu, việc nắm bắt và thực hiện đúng

các kỹ thuật sản xuất như tủ gốc trong mùa nắng, tỉa cành, tưới nước, bón phân, làm cỏ,…có

ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây hồ tiêu.

Việc tham gia các khóa tập huấn hay tham gia sinh hoạt tại các CLB sản xuất hồ tiêu

của địa phương có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ở mức ý nghĩa 99% và 95%. Kinh

nghiệm sản xuất có ảnh hưởng ở mức ý nghĩa 90%. Những hộ sản xuất lâu năm thường có

nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc cũng như phòng trừ các yếu tố gây nên rủi ro trong

sản xuất, nên hiệu quả kinh tế đạt được cũng cao hơn.

Kết quả phân tích là căn cứ khoa học chỉ ra rằng việc nâng cao năng lực cho hộ sản

xuất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.

3.4. Thực trạng rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

3.4.1. Tình hình rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

3.4.1.1. Rủi ro sản xuất

Rủi ro sản xuất xảy ra trong hoạt động sản xuất hồ tiêu bao gồm rủi ro do sâu bệnh, do

thay đổi thời tiết và do kỹ thuật canh tác.

- Sâu bệnh hại hồ tiêu: thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu ở Quảng Trị khá đa dạng và

phong phú. Có 11 đối tượng chính bao gồm 7 loại bệnh hại và 4 loại sâu hại. Các loại sâu

bệnh gây hại trên toàn bộ cây hồ tiêu trong đó thân, lá và rễ là các bộ phận thường bị gây

hại nhất. Theo đánh giá của hộ sản xuất hồ tiêu, các vườn hồ tiêu ở TKKD thường có tỷ lệ

mắc bệnh cao hơn so với các vườn ở thời kỳ KTCB.

Thời gian, mức độ gây hại và mức độ phổ biến của các loại sâu bệnh không giống

nhau, nên mức độ quan tâm của hộ trồng tiêu đối với các loại sâu bệnh cũng khác nhau.

Page 17: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

17

Trong các loại sâu bệnh hại, bệnh vàng lá chết nhanh và vàng lá chết chậm được người dân

đặc biệt quan tâm vì mức độ gây hại rất nghiêm trọng đến cây hồ tiêu.

- Rủi ro do thiên tai - thời tiết: Gió bão và sự thay đổi của thời tiết khí hậu cũng ảnh

hưởng đến hoạt động sản xuất hồ tiêu. Mức độ thiệt hại về sinh trưởng của cây hồ tiêu do

bão không nhiều, chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất. Bão dưới cấp 7 thường không có ảnh

hưởng về cây, bão cấp 8 - 9 ảnh hưởng từ 5 – 10 % số cây, bão cấp 10 - 11 ảnh hưởng từ 15

– 20% số cây, bão trên cấp 12 ảnh hưởng từ 30 – 40% số cây. Mức độ thiệt hại về năng

suất: các cơn bão từ cấp 6 trở lên đều có ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu. Bão cấp 10 – 11

có thể gây thiệt hại từ 40 – 50% năng suất, bão trên cấp 12 gây thiệt hại từ 70 – 80% năng

suất. Tuy nhiên, mức năng suất bị giảm còn phụ thuộc vào thời gian xuất hiện của các cơn

bão. Nếu bão xuất hiện vào tháng 10, lúc này cây hồ tiêu mới ra hoa và quả còn non, sẽ gây

thiệt hại nhiều đến năng suất của năm tiếp theo. Nếu bão xuất hiện khi quả tiêu đã lớn thì

mức độ thiệt hại về năng suất không cao. Ngoài chịu ảnh hưởng của gió bão, sự thay đổi của

thời tiết khí hậu cũng có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng hạt tiêu.

- Rủi ro do kỹ thuật canh tác: Kỹ thuật canh tác có vai trò quan trọng trong việc giảm

thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất hồ tiêu. Các yêu cầu kỹ

thuật liên quan đến chăm sóc hồ tiêu được các hộ thực hiện nghiêm túc. 100% số hộ áp

dụng các biện pháp che bóng cho cây tiêu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, 97% số hộ thực hiện

việc cắt tỉa cây tiêu hàng năm. Tuy nhiên, số hộ thực hiện đúng yêu cầu về đầu tư phân bón

chưa cao, chỉ có 40,5% số hộ đầu tư đủ số lượng phân bón theo yêu cầu kỹ thuật.

3.4.1.2. Rủi ro thị trường

Sự biến động giá của các yếu tố đầu vào và giá hồ tiêu đã ảnh hưởng lớn đến hiệu

quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của các hộ sản xuất.

- Giá yếu tố đầu vào: trong những năm qua, giá các yếu tố đầu vào như giống, cây

trụ, phân bón, lao động biến động liên tục, chủ yếu là biến động tăng. Điều này dẫn đến chi

phí đầu tư cho hồ tiêu tăng cao, đã gây nhiều khó khăn cho trong phát triển sản xuất.

- Giá sản phẩm hồ tiêu: Giá sản phẩm hồ tiêu tăng liên tục trong những năm qua đã

góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu. Tuy nhiên, hiện nay 95% sản lượng hồ tiêu

sản xuất ra đều được xuất khẩu đi các nước nên sự biến động nhu cầu hoặc giá cả trên thế

giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ và giá bán sản phẩm trong nước và do đó

cũng ảnh hưởng đến các hộ sản xuất hồ tiêu. Các hộ sản xuất là người chịu rủi ro lớn nhất

khi giá cả trên thị trường thế giới có nhiều biến động.

Page 18: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

18

Biểu đồ 3.2 Biến động giá hồ tiêu giai đoạn 2004 – 2013

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

3.4.2. Biện pháp quản lý rủi ro

Kết quả điều tra và thảo luận nhóm hộ sản xuất hồ tiêu cho thấy, các hộ sản xuất đã sử

dụng nhiều biện pháp khác nhau để ngăn ngừa và hạn chế tác động của những rủi ro trong

quá trình sản xuất. Các biện pháp quản lý rủi ro của hộ chủ yếu tập trung vào rủi ro sản xuất

và rủi ro thị trường.

- Biện pháp quản lý rủi ro sản xuất: Đối với rủi ro đã xảy ra do bệnh vàng lá chết

nhanh, vàng lá chết chậm, tuyến trùng hoặc rệp sáp ở mức độ nặng, việc nhổ bỏ để tránh lây

lan được xem là giải pháp tối ưu. Khi vào mùa mưa hoặc trong vùng có dịch bệnh xuất hiện,

các hộ sản xuất không cho người lạ vào thăm vườn để tránh mang mầm bệnh theo đất vào

vườn. Tuy nhiên, theo những hộ sản xuất lâu năm biện pháp phòng ngừa rủi ro trong sản

xuất hồ tiêu có vai trò quan trọng trong việc giảm tác động của các yếu tố rủi ro. Các biện

pháp phòng ngừa liên quan nhiều đến kỹ thuật canh tác như: chặt tỉa các cành hồ tiêu xung

quanh gốc, làm cỏ bằng tay, chặt cây choái vào đầu mùa mưa, che tủ cho cây, hạn chế người

lạ vào vườn.

- Biện pháp quản lý rủi ro thị trường: để giảm thiểu rủi ro thị trường trong sản xuất

hồ tiêu, các hộ sản xuất thường thực hiện đa dạng hóa các cây trồng, vật nuôi và kết hợp với

các ngành nghề phi nông nghiệp; ký gửi ở đại lý và sẽ bán khi giá cao; bán cho một đại lý

nhất định.

3.5. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro

Qua phân tích tình hình rủi ro ở trên cho thấy, các hộ sản xuất ở Quảng Trị phải đối

mặt với nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất hồ tiêu. Những rủi ro trong sản xuất như thời

tiết, sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất hồ tiêu. Rủi ro thị

trường ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu thông qua sự biến động giá cả đầu vào và đầu ra.

Phương pháp phân tích kịch bản và phân tích mô phỏng được thực hiện để nghiên cứu sự

18,200 18,100 27,00

47,100 45,800 38,500

62,900

114,300 122,00 128,300

,0

20,0

40,0

60,0

80,0

100,0

120,0

140,0

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Giá

tiê

u 1

000 đ

/kg

Page 19: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

19

biến động của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khi các yếu tố rủi ro xuất hiện. Kết quả phân tích

sẽ cho thấy rõ tác động của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.

3.5.1. Các kịch bản hiệu quả sản xuất hồ tiêu

Hồ tiêu thuộc nhóm cây lâu năm, có chu kỳ sản xuất dài nên những rủi ro có thể gặp

phải và có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế là tương đối cao. Trên cơ sở kết quả thảo luận

nhóm hộ sản xuất hồ tiêu, tham vấn các chuyên gia và nhà quản lý, một số rủi ro có thể nảy

sinh trong sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị bao gồm: (i) năng suất hồ tiêu biến động do ảnh

hưởng của thiên tai và sâu bệnh, (ii) chu kỳ sản xuất thay đổi do kỹ thuật canh tác, (iii) giá

các yếu tố đầu vào tăng, (iv) lãi suất tăng. Để thấy rõ các rủi ro này ảnh hưởng đến hiệu quả

kinh tế sản xuất hồ tiêu, các kịch bản về phân tích độ nhạy và kịch bản về phân tích tình

huống các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR được thực hiện.

3.5.1.1. Kịch bản phân tích độ nhạy

Kịch bản phân tích độ nhạy cho thấy sự biến động các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR khi

các yếu tố rủi ro xuất hiện. Các yếu tố rủi ro được đưa vào phân tích kịch bản bao gồm sự

biến động năng suất, sự biến động chi phí sản xuất, chu kỳ sản xuất và lãi suất thay đổi.

Kết quả phân tích sự biến động của các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR được thể hiện qua

số liệu Bảng 3.5. Kết quả kịch bản phân tích độ nhạy cho thấy, các chỉ tiêu NPV, IRR và

BCR của hồ tiêu tương đối nhạy cảm với sự thay đổi của năng suất, chu kỳ sản xuất. Vì vậy,

việc áp dụng các biện pháp canh tác nhằm giảm thiểu tác động của sâu bệnh hại, điều kiện

tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.

Page 20: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

20

Bảng 3.5 Kịch bản phân tích độ nhạy NPV, IRR và BCR

(Tính bình quân Ha)

Chỉ tiêu Huyện Vĩnh Linh Huyện Cam Lộ Tỉnh Quảng Trị

NPV

(Nghìn đồng)

IRR

(%)

BCR

(Lần)

NPV

(Nghìn đồng)

IRR

(%)

BCR

(Lần)

NPV

(Nghìn đồng)

IRR

(%)

BCR

(Lần)

1. Năng suất hồ tiêu thay đổi

Tăng 10% 559.918,32 21,56 2,32 360.403,81 17,99 2,07 451.240,54 19,67 2,19

Tăng 20% 698.421,62 24,02 2,53 475.038,54 20,44 2,26 576.860,54 22,12 2,39

Giảm 10% 282.911,73 15,84 1,90 131.134,34 12,20 1,69 200.000,54 13,94 1,79

Giảm 20% 158.258,76 12,74 1,71 27.963,08 8,98 1,53 86.942,54 10,81 1,61

2. Giá đầu vào thay đổi

Tăng 10% 357.557,26 17,44 1,92 186.612,42 13,69 1,73 264.260,80 15,49 1,81

Tăng 20% 293.699.50 15,96 1,76 127.455,77 12,02 1,60 202.901,06 13,92 1,66

3. Chu kỳ sản xuất thay đổi

15 năm 304.949,34 17,57 2,12 151.373,54 13,57 1,85 220.293,94 15,48 1,99

25 năm 496.122,48 19,28 2,10 300.041,63 15,83 1,88 390.110,55 17,47 1,98

4. Lãi suất chiết khấu thay đổi

10% 301.362,27 18,85 2.09 156.556,90 15,27 1,88 220.068,32 16,97 1,97

12% 206.088,67 18,85 2.06 86.034,27 15,27 1,88 140.067,78 16,97 1,95

14% 129.850,10 18,85 2.04 29.825,69 15,27 1,87 74.594,63 16,97 1,93

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 21: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

21

3.5.1.2. Kịch bản phân tích tình huống

Trong phạm vi luận án, chúng tôi nghiên cứu sự biến động chỉ tiêu NPV, IRR và BCR

với 3 kịch bản: Kịch bản tốt nhất, kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất và kịch bản xấu nhất.

Các kịch bản được xây dựng dựa trên những điều kiện thực tế của hộ sản xuất hồ tiêu.

Kết quả phân tích kịch bản với các tình huống cho thấy, các chỉ tiêu hiệu quả NPV,

IRR và BCR biến động nhiều trong các tình huống nghiên cứu. Ở kịch bản tốt nhất, giá trị

NPV có thể lên đến 878,3 triệu đồng/ha, IRR là 27,28%. Ở kịch bản có xác suất xảy ra cao

nhất, giá trị NPV là 300,2 triệu đồng/ha, IRR là 16,4%. Đây là mức hiệu quả kinh tế mà đa

số các hộ sản xuất đã đạt được trong quá trình sản xuất. Với chỉ tiêu IRR = 16,4%, cao hơn

nhiều so với lãi suất ngân hàng, đã khẳng định cây hồ tiêu thực sự là cây trồng mang lại

hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

3.5.2. Phân tích Mô phỏng Monte Carlo

Mô hình mô phỏng Monte Carlo được thực hiện để dự báo các chỉ tiêu NPV, IRR và

BCR trong điều kiện năng suất hồ tiêu, giá bán hồ tiêu và chi phí sản xuất hồ tiêu thay đổi.

Các chỉ tiêu dự báo được tính toán lặp lại 100.000 lần với các trường hợp có thể xảy ra của

các yếu tố năng suất, giá bán và chi phí sản xuất trong miền giá trị đưa vào phân tích.

Biểu đồ 3.3 Giá trị và phân phối xác suất NPV tỉnh Quảng Trị

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 22: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

22

Biểu đồ 3.4 Giá trị và phân phối xác suất IRR tỉnh Quảng Trị

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị cho thấy,

giá trị NPV kỳ vọng qua 100.000 lần tính toán là 343,4 triệu đồng/ha và cao nhất có thể đạt

1.073,5 triệu đồng/ha. Xác suất để NPV cao hơn giá trị hiện tại, NPV = 325,6 triệu đồng/ha,

là 51,77%. IRR kỳ vọng là 16,94% và cao nhất là 30,40% cao hơn so với mức lãi suất hiện

nay của các ngân hàng. Các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR kỳ vọng đạt được khá cao, chứng tỏ

rằng mức độ rủi ro trong sản xuất hồ tiêu không cao.

Kết quả phân tích hiệu quả sản xuất hồ tiêu trong sự biến động của năng suất, giá bán,

chi phí đầu tư bằng phương pháp phân tích kịch bản và phương pháp mô phỏng cho thấy:

Những yếu tố rủi ro có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Tuy nhiên, các chỉ

tiêu phân tích dài hạn đều thể hiện cây hồ tiêu là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao khi

rủi ro xảy ra. Nếu các hộ sản xuất áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cũng

như chăm sóc tốt vườn cây thì có thể được nâng cao năng suất hồ tiêu. Từ đó góp phần

nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho hộ sản xuất tiêu.

Page 23: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

23

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ GIẢM

THIỂU RỦI RO SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

Trên cơ sở quả phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu ở Chương 3, luận án đã đề xuất

các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu:

1. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất: Việc nắm chắc và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật

trong quá trình sản xuất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản

phẩm và giảm thiểu rủi ro. Các giải pháp liên quan đến kỹ thuật sản xuất bao gồm: chọn lựa

giống hồ tiêu; xây dựng vườn hồ tiêu; sử dụng phân bón cân đối, đủ về số lượng, đúng thời

gian; chăm sóc và bảo vệ vườn cây; thu hoạch và chế biến.

2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu: bao gồm trồng các loại cây chắn

gió để hạn chế gió hại; khôi phục các vườn hồ tiêu bị thiệt hại sau gió bão; áp dụng đúng

đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình canh tác nhằm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện thời

tiết bất lợi.

3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh bao gồm: chọn lựa giống tốt; vệ sinh

vườn tiêu trước khi trồng; theo dõi vườn tiêu một cách chặt chẽ và thường xuyên để phát

hiện sớm tình trạng sâu bệnh; áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý; sử dụng thuốc hóa học

để xử lý trong trường các vườn hồ tiêu đã bị bệnh, giám sát công tác phòng trừ sâu bệnh.

4. Giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất: nhằm nâng cao kiến thức trong sản

xuất, khả năng tiếp cận thông tin thị trường cho các hộ sản xuất. Các biện pháp cần thực

hiện bao gồm: tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức và kỹ năng sản xuất, chế biến, tiêu thụ

sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất; tăng cường công tác truyền thông về các kiến thức khoa

công nghệ mới trong sản xuất hồ tiêu; tăng cường mối liên kết giữa các hộ sản xuất hồ tiêu;

xây dựng và phát triển các mô hình câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu; thực hiện đa dạng hóa sản

xuất.

5. Giải pháp về chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ các hộ sản xuất hồ tiêu phòng tránh và

giảm thiểu tác động của các yếu tố rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh tế. Các giải pháp cần thực

hiện bao gồm: giải pháp về đầu tư và tín dụng; nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông;

đầu tư cơ sở hạ tầng; hoàn thiện công tác quy hoạch vùng sản xuất hồ tiêu.

Page 24: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

24

KẾT LUẬN

1.Tỉnh Quảng Trị có lợi thế về phát triển sản xuất hồ tiêu. Hiện nay, quy mô sản xuất

hồ tiêu không lớn (2.200 ha), chủ yếu tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh

và Hướng Hóa. So với các vùng sản xuất khác trong cả nước, năng suất hồ tiêu Quảng Trị

chưa cao, trung bình đạt 10 -11 tạ/ha. Người dân Quảng Trị có kinh nghiệm và truyền thống

sản xuất hồ tiêu từ lâu đời. Sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị có chất lượng tốt và vị thơm cay nổi

tiếng. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển hồ tiêu Quảng Trị với những nét riêng biệt, đậm

chất truyền thống vùng miền nhằm quảng bá và mở rộng thị trường.

2. Sản xuất hồ tiêu trong thời gian qua đã mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho hộ

sản xuất. Bình quân mỗi ha hồ tiêu, hộ sản xuất thu được mức thu nhập hỗn hợp là 150 –

170 triệu đồng/năm và lợi nhuận khoảng 80 -90 triệu đồng/năm. Các chỉ tiêu tài chính NPV

= 325,6 triệu đồng/ha, IRR = 16,97% và BCR = 1,99 lần đều chứng tỏ rằng hiệu quả và khả

năng sinh lời của cây hồ tiêu là rất lớn. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất còn theo hình thức

quảng canh, mức đầu tư cho cây hồ tiêu còn thấp hơn so với yêu cầu kỹ thuật. Đây là

nguyên nhân dẫn đến năng suất hồ tiêu ở Quảng Trị thấp hơn so với các vùng sản xuất khác

trong cả nước. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu chỉ ra rằng hộ

sản xuất có thể tăng thêm năng suất khi gia tăng đầu tư thêm các yếu tố phân bón và lao

động chăm sóc.

3. Rủi ro sản xuất hồ tiêu bao gồm rủi ro sản xuất như rủi ro thời tiết, rủi ro sâu bệnh,

rủi ro do kỹ thuật canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chu kỳ sản xuất cây hồ tiêu.

Rủi ro thị trường, với sự biến động giá cả đầu vào và đầu ra, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí

và hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả

sản xuất hồ tiêu ở các mức độ khác nhau. Hộ sản xuất đã có các biện pháp để phòng ngừa và

hạn chế ảnh hưởng của những rủi ro.

4. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong điều kiện sản xuất có rủi ro

bằng phương pháp phân tích kịch bản và mô hình mô phỏng Monte Carlo đều cho thấy hồ

tiêu là cây trồng đem lại hiệu quả cho hộ nông dân. NPV kỳ vọng đạt được là 343,4 triệu

đồng/ha, cao hơn so với mức thực tế người dân đang đạt được.

5. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong sản

xuất hồ tiêu, cần thực hiện đồng bộ năm nhóm các giải pháp.

Page 25: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

25

Section 1

RATIONALE

1. The urgency of the research subject

Quang Tri province is located in the southern part of the North Central Viet Nam, with

favorable land and climate conditions for growing perennial industrial crops, including

pepper. Pepper grown in Quang Tri is famous throughout Viet Nam by high oil content,

good quality and has attained the Geographical Indication status in the map of pepper

production in Vietnam. In the economic development strategy, pepper has been identified as

one of the three staple perennial industrial crops (rubber, pepper and coffee) with growth

potential up to 5,000-8,000 hectares. In recent years, pepper production area and output

keep increasing significantly. In 2013, pepper production area is 2,094.7 hectares, up 4,4%

compared to 2012 and output reaches 2,138.3 tons, up 9.1% compared to 2012. Pepper

production has contributed significantly to the development of the local economy by

creating more jobs and incomes for people.

Currently, in the province of Quang Tri, pepper is produced on households' small land

areas, with an average area of 0.15 to 0.2 ha/household. Pepper has been identified as a crop

of high economic efficiency and an important contribution in the structure of a household's

income. However, pepper production households are facing various difficulties, such as low

and unstable production output, increasing production costs, fluctuating sale price,

complicated weather conditions and pests and diseases issues. These difficulties have

affected households’ income and production efficiency.

With the above reasons, I have chosen “Economic efficiency and risks in the

production of pepper in Quang Tri province” as the subject matter of my Ph.D. thesis.

2. Objectives and research questions

2.1. General objectives

To contribute to the improvement of economic efficiency and minimization of risks in

pepper production in Quang Tri province.

2.2. Specific objectives

(1) To systematize the theoretical basis of economic efficiency and risks in production of

pepper.

(2) To assess the current production situation, economic efficiency and risks in the

production of pepper by farmers in the province of Quang Tri.

Page 26: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

26

(3) To analyze factors affecting the economic efficiency, the fluctuation of economic

efficiency under risky production condition.

(4) To recommend sets of solutions to improve economic efficiency and minimize the

risks in the production of pepper in Quang Tri province.

3. Objects and scope of the research

3.1. Objects of the research

Research objects of the thesis are the economic efficiency and risks in the production

of pepper farmers in the province of Quang Tri.

3.2. Scope of the research

3.2.1. Research contents

Economic efficiency and risks are extensive research scopes. This research therefore

focuses on analyzing economic efficiency, measuring technical aspects - a division of

economic efficiency, analyzing the factors affecting economic efficiency, analyzing the

possible risks, analyzing the volatility of economic efficiency of pepper production under

risky production conditions. Based on these, measures will be proposed to minimize risks and

improve the economic efficiency of pepper production in the province of Quang Tri.

3.2.2. Geographical scope

The research is carried out on economic efficiency and risks in the pepper production

in Quang Tri province in general with intensive focus in Vinh Linh and Cam Lo districts.

3.2.3. Time scope

The time scope for the secondary data on the production of pepper in Quang Tri

province is conducted within the period 2009 to 2013. Primary data is taken from pepper

production households in Quang Tri province in 2013.

4. New contributions of the thesis

- Theoretical contributions: The thesis has interpreted and explained the theoretical

questions on economic efficiency, risks in pepper production, methods and means to assess

the economic efficiency in risky production conditions. The concepts of economic

efficiency and risk are employed for the research on pepper crop. From there, suitable

approaches, methods and criteria for the evaluation of the economic efficiency and risk

analysis in pepper production have been proposed and developed.

- Practical contributions: (i) the thesis has implemented relevant assessments and

measurements on the economic efficiency in pepper production in Quang Tri province.

Research results show that pepper is really the crop of high economic efficiency. However,

Page 27: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

27

the scale of current investment on this crop is small and the application of scientific and

technical advances in production is not adequate. These are the reasons why the economic

efficiency of pepper production in Quang Tri province is lower than it is in other production

areas in Viet Nam. (ii) Risks in pepper production are also identified in this research.

Results of The research demonstrates various types of risks arising in the production

process, of which, production risks (natural disasters, pests and diseases, cultivation

techniques) and market risks (fluctuations of input costs and output prices) have major

impacts on the economic efficiency of pepper production. (iii) Volatility of economic

efficiency in risky production conditions have been analyzed. (4) 5 sets of solutions to

improve economic efficiency and minimize the risks in the production of pepper in Quang

Tri province have been proposed. These scientific-based solutions can be used by local

authorities and pepper producers in order to improve the economic efficiency of pepper

production in a sustainable way.

Page 28: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

28

Section 2

OVERVIEW OF RESEARCH SUBJECT

1. Conducted researches on economic efficiency and risks in pepper production

Recently, there have been many researches about the economic efficiency and risks in

agricultural production in general and pepper production in particular. These researches

have considered various aspects of pepper production. Some typical projects:

Nguyen Tang Ton (2005), “Science, technology and market solutions for the

development of pepper materials areas for processing and export”.

Dao Manh Hung (2013), “Value chain analysis of pepper in the province of Quang

Tri”.

Truong Thi Bich Phuong (2014), “Selected economic - technological solutions for the

development of pepper production to meet the new rural requirements in hilly areas of

North Central region”.

Anita Rosli (2013), “Technology adoption in pepper farming: a case study in Sarawak,

Malaysia”.

Alias Radam (2013), “Technical efficiency of pepper farms in Sarawak, Malaysia: An

application of data envelopment analysis”.

2. General overview of researches on economic efficiency and risks in agriculture and

pepper production

In general, the relevant researches reveal that: There have been significant theoretical

and practical contributions from these researches to the analysis of economic efficiency and

risks in production of a specific crop. Qualitative and quantitative methods have been

combined to analyze the economic efficiency. In particular, quantitative methods have been

widely used in evaluating the economic efficiency of pepper production in countries that

have favorable conditions for pepper production such as Malaysia and India. It is also an

approach that can be used in this thesis in term of evaluating the economic efficiency of

pepper production. In Vietnam in general and Quang Tri province in particular, there have

been many researches on pepper. However, the researchers have mainly focused on the

production technologies. There have been fewer researches on economic efficiency and the

research methods used are mainly traditional ones. So far, no researches have made a

comprehensive analysis of the risks and the impacts of such risks on economic efficiency of

pepper production. And these are chances for us to conduct this research in Quang Tri for

my thesis.

Page 29: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

29

Section 3

RESEARCH CONTENTS AND RESULTS

Chapter 1

SCIENTIFIC BASIS ABOUT ECONOMIC EFFICIENCY AND RISKS

IN PEPPER PRODUCTION

1.1. Economic efficiency in pepper production

Based on the study of the economic efficiency evaluation points of view, the

economic efficiency in pepper production in this thesis is interpreted from the producers’

point of view. The concept “economic efficiency in pepper production” is interpreted as

following: Economic efficiency in pepper production is a scientific category reflecting the level

of exploitation and management of resource elements in the production process in order to

achieve the highest production results with minimized input costs.

In pepper production, the goals of producers include increasing productivity and

product quality, efficient use and saving of production costs. In other words, households

want to increases the output in the context of limited production resources or to produce a

specific amount of output with the least amount of resources. Thus, the economic efficiency

standards here are maximizing results and minimizing costs.

The factors affecting economic efficiency in pepper production include: Natural

conditions, household’s own production capacity and technology, markets and

macroeconomic policies.

The analysis of economic efficiency in pepper production should include the

calculation of indicators of economic efficiency as well as measurement of the level of

economic efficiency that households manage to achieve in the production. The methods used

include:

* Economic efficiency is assessed by financial indicators. Pepper is a perennial

industrial crop. The investment costs and incomes from this crop vary each year during its

lifetime. The pepper production cycle ties to its life cycle. When assessing the economic

efficiency, the assessment should be carried out not only on one year but the whole crop’s life

cycle with consideration of sustainable development. To assess the economic efficiency in

pepper production, it is necessary to use the annual financial analysis method and long-term

investment analysis method.

Page 30: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

30

* Economic efficiency measurement method: This method is carried out by

calculating relative efficiency indicators based on a comparison of actual result achieved by

the best production household with that of other households under the same production

conditions. This comparison allows calculating the level of economic efficiency achieved by

each household.

1.2. Risks in pepper production

Based on existing interpretations of risk in agriculture production in general and in pepper

production in particular, risk in this thesis is interpreted as following: Risk in the production of

pepper is the possibility that production results (productivity and profit) vary due to the impacts

of subjective and objective factors that occur beyond the control of producers and probability of

these results can be measured. In pepper production, the associated risks are inevitable. Pepper

producers have to face various types of risks: Subjective risks, objective risks, popular risks,

rare risks, expected risks, unexpected risks. These risks may occur at any phase during the

production process, from selection and use of inputs, care, harvest to the phase of supplying

products to market. These risks have different degrees of influence on the production process,

and the influence might be in a negative or positive way. The problem is how to minimize the

adverse risks and at the same time achieve the goals of the producers. Risks in pepper

production are categorized as following: Production risks relating to Natural disaster, weather,

pest diseases and technical risks; Market risks relating to fluctuation in input and output prices;

institutional risk.

Steps in analysis of risks in pepper production: (i) Risk identification; (ii) Risk

analysis, including reasons, frequency, scale of impacts, time; (iii) Risk management with

the purpose of implementing solutions to mitigate the adverse impacts caused by the risks.

1.3. Analysis of economic efficiency in pepper production under risky production

conditions

One of the biggest challenges for agricultural production is the high frequency of

risks. In the context of high level of fluctuation in production, risks become more complex,

more diverse resulted in sensitivity of agricultural production more and more evident. These

risk factors have increased the level of uncertainty, as well as affected producers’ interests.

As a result, risks in agriculture production have increasingly paid high attracting attentions.

The calculation of economic efficiency indicators and measurement of the level of

economic efficiency generally occur at a specific point of time. Therefore, such calculation

results only reflect the actual efficiency of production at a point in time. In the context of

high level of fluctuation in production, relying on these results to make decision could lead

Page 31: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

31

to risks for producers. Therefore, the analysis of production efficiency should not be carried

only based on stable scenarios but also took in account of uncertainties in the future.

For perennial crops like pepper, such uncertainties have extremely high impacts on

economic efficiency. The risk factors have impacts on production not only for one year but

also for following years, or even for the whole crop’s life cycle. Consequently, the

calculation of the long term investment indicators such as NPV, IRR, and BCR along with

the volatility of these indicators while analyzing of economic efficiency in pepper

production in the context of risk will help producers to recognize the real efficiency.

Page 32: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

32

Chapter 2

GEOGRAPHICAL FEATURES AND RESEARCH METHODOLOGIES

2.1. Natural and socioeconomic characteristics that affect the production of pepper

Quang Tri province is located in the tropical monsoon region, with high temperature,

lots of sunlight and high moisture. Besides, the terrain in the province is divided into

different elevations with different climate conditions which are favorable for perennial

crops. The total natural land area of the province is 473,982.24 hectares, of which basalt soil

area of 20,000 ha has a soil layer that is thick, non-cohesive, suitable for perennial crops and

plants of high economic value such as rubber, coffee, pepper. The agriculture workforce in

the province is hard-working and has lots of experience in agricultural production.

However, the weather conditions here are quite harsh. Drought in dry season, and flood and

storms in rainy season have significantly impacted on agricultural production in general and

pepper production in particular.

2.2. Approach and analysis framework

This research is carried out using both the systematic approach and participatory

approach. Economic efficiency and risks in pepper production are analyzed from the

perspective of pepper production households. Framework for analysis of pepper production

in Quang Tri province is represented in Figure 2.1.

2.3. Research methodology

Pepper is grown in two ecological areas in Quang Tri province, the lowland and hilly

land. By analyzing the natural and socioeconomic conditions, Vinh Linh and Cam Lo

districts were selected as representative areas to collect information about the production of

pepper. These two districts account for 63.8% of the total pepper production area of the

province; they have favorable conditions for pepper production and also have been included

in the province’s plan of sustainable development of pepper production. Specifically: Vinh

Linh district represents the lowland areas with high productivity. Cam Lo district represents

hilly areas with average productivity.

400 pepper production households in these two districts have been interviewed

directly. 705 pepper gardens of different ages were surveyed, of which 112 gardens are

under development phase and 593 gardens are producing fruits.

Page 33: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

33

Figure 2.1 Analytical Framework of pepper production activities

- Financial analysis method

- Cobb - Douglas production function method

- DEA method

- Monte Carlo simulation method

- Scenario analysis method

- The volatility of economic efficiency

Set of solutions to improve economic efficiency and minimize risks

INFLUENCING

FACTORS

- Natural conditions

- Production capacity

of households.

- Inputs

- Cultivation

techniques

- Market

- Macroeconomic

policies

Economic efficiency

- The level of investment, production

results

- Measurement of economic efficiency

- Investment efficiency of additional inputs

- Factors affecting economic efficiency

Risk

- Description of types of risk:

production risk, market risk,

institutional risk

- How to deal with the risks

Production of pepper by households

- Economic efficiency indicators:

NPV, IRR, BCR

- The level of efficiency

- The volatility and the probability

distribution of the economic

efficiency indicators

Page 34: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

34

Besides, the method of consultation with experts as researchers, managers and

agricultural extension officers, and farmer group discussion method have also been

employed. The consultation subjects are related to general situation of production and

planning orientations for pepper production development in Quang Tri province.

Consultation results are important for research orientation and proposing solutions.

Collected data and information have been analyzed using the following methods:

Descriptive statistics; financial analysis (annual financial analysis and long-term investment

analysis); scenario analysis and Monte Carlo simulation analysis; Cobb - Douglas

production function analysis; data envelopment analysis (DEA) and Tobit regression.

Page 35: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

35

Chapter 3

ECONOMIC EFFICIENCY AND RISKS

OF PEPPER PRODUCTION IN QUANG TRI PROVINCE

3.1. Overviews of pepper production in Quang Tri

Area, productivity and productivity of pepper production in Quang Tri in recent years

have fluctuated upward. In 2013, total pepper production area is 2,094.7 hectares, of which,

area of pepper in fruit production phase is 1,702 hectares, accounting for 81.25% and area

of pepper in development phase is 392.7 hectares, accounting for 18.75%. Productivity of

pepper production in Quang Tri province is low, unstable and about 1-1.2 tonnes/ha on

average. Currently, 9 districts and towns in Quang Tri province are producing pepper at

different scales. Among these, Vinh Linh, Gio Linh, Cam Lo and Huong Hoa districts are

the ones that mainly produce pepper.

3.2. Current situation of pepper production at surveyed households

3.2.1. Area, productivity and productivity of pepper production

Average pepper production area of 400 surveyed households is 0.172 ha/household,

of which, the area in fruit production period is 0.149 hectares (86.63%) and the area in

development period is 0.023 hectares (13.37%). Most households grow pepper in gardens

around their houses, not many households grow pepper in remote gardens.

Table 3.1 Area, productivity and output of pepper production

Criteria Unit Vinh Linh Cam Lo Average

1. Pepper production area Ha 0.166 0.178 0.172

- Development period Ha 0.023 0.024 0.023

- Fruit production period Ha 0.143 0.154 0.149

2. Productivity Quintal/ha 12.16 10.13 11.08

3. Output Kg 173.90 155.94 165.14

(Source: Surveys and calculations by the author)

Households’ average productivity is11.08 quintal/ha. The output is 165.14

kg/household/year. Comparison between the two districts shows that Vinh Linh district has

lower average production area than Cam Lo district, but has higher productivity and output.

The reason is that pepper gardens in Vinh Linh district receive more investment and closer

care from owners.

3.2.2. Characteristics of pepper gardens

Pepper is mainly grown on basalt soil with high fertility and over 50% of the gardens

are slight sloped. The gardens usually have different sizes and receive different levels of

Page 36: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

36

investment. On average, each garden has an area of 0.102 hectares, the largest is 0.4

hectares while the smallest is 0.05 hectares. Vinh Linh pepper seeds are used by households.

They either produce themselves or buy seeds from other farmers in the region.

Consequently, the seed selection phase to ensure good growth and to avoid pests needs

more attention. Living trees are used as columns for pepper to climb up, and the average

density of columns is 1,451 column/ha. Overall, the column density in Quang Tri province

is lower than it is in other production areas in Viet Nam as well as the standard density of

Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD). This is the reason why the

average pepper productivity in Quang Tri province is not high.

3.2.3. Cost of pepper production

3.3.3.1. Investment cost in the development period

The total investment cost for the development phase is 311.2 million VND/ha. If

households produce seeds, organic fertilizer themselves and do not hire labors, the

investment cost for one hectare in the development period is 110 million VND. In the

development period, the investment cost in the first year is 195.4 million VND/ha,

accounting for 62.7% of the total cost in the period. The cost is mainly for seeds, columns

and labors. In second year, the investment cost is 58.4 million VND/ha. It is 57.4 million

VND/ha in the third year. The costs in second and third year are mainly for fertilizer and

care labors.

The total investment cost for a pepper garden during the development period are

considered fixed assets costs and amortized or depreciated over the fruit production period.

3.3.3.2. Investment costs in fruit production period

Fruit production period of pepper starts when the crop starts producing fruits, usually

in fourth year. The fruit production period lasts to the end of the crop’s life cycle, normally

in year 20. The investment cost for the fruit production period includes costs for fertilizer,

labors, crop protection chemicals, irrigation and depreciation.

- Fertilizer costs: Annual fertilizer cost is about 16-17 million VND/ha. For pepper,

producers often use organic fertilizer and NPK. The cost for organic fertilizer is about 10 to

11 million VND/ha/year, and about 5.5 to 6.5 million VND/ha/year for NPK. However,

depending on the market price of pepper and their own financial situation, households will

vary the investment amount for fertilizer. Compared with other production areas throughout

Page 37: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

37

Vietnam and with technical requirements, the average organic fertilizer amount used for

pepper by Quang Tri producers is low.

- Labor costs: During the fruit production period, this cost is the major portion of

total investment cost, about 55-65 million VND/ha/year (60%). Labor costs in this period

include the costs of crop care, harvesting and processing. Households usually spend about

400 labor days/ha/year. Labors used in the production of pepper are usually households’

members. Outsourced labor is only needed in harvest phase.

- Costs for crop protection chemicals: Crop protection chemicals are not often used in

pepper production in Quang Tri province. Households usually use pest prevention measures.

Average cost of crop protection chemicals is 1 million VND/ha/year.

Overall, the investment in the fruit production period is relatively stable over the years,

90 to 100 million VND/ha/year on average. There is not much difference in investment

costs for pepper gardens of different ages.

3.3. Economic efficiency in pepper production

3.3.1. Analysis of economic efficiency in pepper production using annual financial

analysis method

Pepper production results and efficiency over the years are presented in Table 3.2.

Table 3.2 Economic efficiency of pepper production in financial analysis indicators

(Average for a hectare)

Unit: Thousand VND

Year Productivity

(quintal/ha)

Gross

output

Cash

expenses

Depreciation Total

expenses

Mixed

income

Profit

4 4.83 72,387.1 19,655.2 18,307.6 90,641.0 52,731.9 -18,253.9

5 7.52 112,752.9 20,237.7 18,307.6 94,492.0 92,515.1 18,260.9

6 9.34 140,100.5 22,660.8 18,307.6 99,396.8 117,439.6 40,703.7

7 10.50 157,512.7 21,821.8 18,307.6 96,252.5 135,690.8 61,260.2

8 11.90 178,511.7 23,100.1 18,307.6 100,015.7 155,411.6 78,496.1

9 13.23 198,399.7 27,620.3 18,307.6 105,284.1 170,779.4 93,115.6

10 13.56 203,342.0 26,311.7 18,307.6 104,111.0 177,030.3 99,231.0

11 13.61 204,121.7 27,028.5 18,307.6 103,298.4 177,093.2 100,823.2

12 13.71 205,699.4 25,220.6 18,307.6 106,592.9 180,478.7 99,106.5

13 13.32 199,789.1 27,141.1 18,307.6 102,620.9 172,648.0 97,168.2

14 12.55 188,202.4 25,312.1 18,307.6 100,782.0 162,890.3 87,420.3

15 12.47 187,091.6 25,728.0 18,307.6 100,987.1 161,363.5 86,104.4

16 11.25 168,804.6 24,315.2 18,307.6 99,164.0 144,489.4 69,640.5

17 10.58 158,650.1 21,808.1 18,307.6 97,440.4 136,842.0 61,209.7

18 10.23 153,499.1 21,959.1 18,307.6 99,270.0 131,540.1 54,229.1

19 10.07 151,046.2 21,677.4 18,307.6 94,887.5 129,368.7 56,158.6

20 9.89 148,310.6 23,767.8 18,307.6 96,911.1 124,542.8 51,399.5

(Source: Surveys and calculations by the author)

Page 38: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

38

* Regarding productivity: Productivity varies depending on age of gardens. From year 4 to

year 7, the average productivity is from 4.82 to 10.50 quintals/ha. From year 8 to year 15, the

productivity is highest, at 11.90 to 13.71 quintals/ha, some gardens produce up to 20.00

quintals/ha. After year 15, the productivity starts descending to 9.88 - 11.25 quintals/ha. Pepper

productivity is influenced by many factors such as the natural conditions, pests, crop age, care

regime.

Productivity, income mix and profit of a hectare of pepper vary depending on its age.

On average, a hectare of pepper returns the profit of 60 to 70 million VND/year. This result

shows that pepper is really a crop of high economic efficiency and has contributed to

improve households’ income.

3.3.2. Calculation of economic efficiency using long-term investment analysis method

According to the method of long-term investment analysis, economic efficiency in

pepper production is assessed via indicators NPV, IRR, BCR and net annual cash flow. The

analytical results are shown in Table 3.3.

Table 3.3 Economic efficiency of pepper production in long-term investment analysis

indicators

Indicator Unit Vinh Linh Cam Lo

Quang Tri

province

NPV 1,000

VND/ha

421,620.54 245,769.07 325,620.54

IRR % 18.85 15.27 16.97

BCR Time 2.11 1.88 1.99

Annual net

cash flow

1,000

VND/ha

42,922.01 25,032.12 33,165.17

(Source: Surveys and calculations by the author)

Table 3.3 shows that, with the discount rate of 8%, the net present value (NPV) of a

hectare of pepper in Quang Tri province is 325.62 million VND. Internal rate of return (IRR) is

16.97%, much higher than the discount rate of 8%. Pepper production households in Quang Tri

earn a consistent annual cash flow of 33.17 million VND/ha. Although the calculated results of

indicators NPV, IRR, BCR and net annual cash flow in two districts differ, they once again

confirm that pepper is the crop of high economic efficiency.

Page 39: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

39

3.3.3. Efficiency of pepper cultivation techniques

As discussed in Chapter 2, in addition to the financial analysis methods, the method

of envelopment analysis (DEA) is employed to determine the efficiency of techniques used

by households. The indicator TECRS for the whole province of Quang Tri is calculated as

0.904, which suggests that the efficiency of the pepper gardens is quite high. Among 593

surveyed pepper gardens, 72 gardens (12.14%) has efficiency of 1 and 447 gardens

(75.37%) can increase their efficiency by achieving economies of scale.

Chart 3.1 Technical efficiency of pepper producers

(Source: Surveys and calculations by the author)

3.3.4. Factors affecting economic efficiency of pepper production

3.3.4.1. The influence of factors on pepper productivity

Estimations results of the relationship between the productivity and input factors in

Cobb - Douglas production function model are presented in Table 3.4

Table 3.4 The impact of input factors on pepper productivity

Variable name Regression

coefficient α

t-stat P-value

Intercept 1,092

3.401 0.001

Crop age 0.271

7.666 0.000

Organic fertilizer 0.149

3.201 0.001

NPK 0.107

10.484 0.000

Pepper garden area 0.022

2.716 0.007

Labor 0.180

4.635 0.000

Education of household head -0.011 -0.749 0.454

Density 0.379

10.591 0.000

Crop protection -0.001 -0.298 0.766

District 0.025

6.865 0.000

Observations 593

R2 0.768

F value 212,838

(Source: Surveys and calculations by the author)

25,15924

1,43369

13,99663

42,99363

10,03584

27,48735 29,61783

65,23297

46,37437

2,22930

23,29749

12,14165

,00

10,00

20,00

30,00

40,00

50,00

60,00

70,00

Huyện Cam Lộ Huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị

TE < 0.8 TE = 0.8 - <0.9 TE = 0.9 - < 1 TE = 1

Page 40: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

40

F test results show that the regression model is statistically significant at 99%. The

model well explains the variation in the pepper productivity in Quang Tri province, at 76%.

The variables such as crop age, organic fertilizer amount, NPK fertilizer, labor, density have

significant impacts on pepper productivity.

In conclusion, the analysis results show that investment on inputs such as fertilizer,

labor is significantly important for high pepper productivity. With the current level of

investment, more investment allocated for fertilizer and density will help improve

productivity. In addition, differences in investment and care methods in different districts of

Quang Tri province also result in difference in productivity.

3.3.4.2. The influence of factors on technical efficiency of pepper production

As mentioned, the thesis uses Tobit regression model to analyze the impact of these

factors on the level of technical efficiency, as a part of economic efficiency, of pepper

gardens. Analysis results showed that the level of technical efficiency of pepper gardens is

influenced by many factors.

The strict compliance to technical requirements in the production process has impacts

on technical efficiency at the significant level of 99%. In pepper production, understanding

and strict implementation of production techniques such as mulching in the dry season,

pruning, watering, fertilizing, weeding, ... have high influences on the development of

pepper.

Households’ participation in training courses or clubs of pepper producers has

impacts on technical efficiency at the significance levels of 99% and 95%. Production

experience has impacts on technical efficiency at significance level of 90%. Producers with

more years of cultivation experience usually have more experience in crop caring as well as

avoiding and resolving risk factors in production, therefore they achieve better economic

efficiency.

These analysis results are the scientific basis indicating that capacity building for

producers has played an important role in improving economic efficiency of pepper

production.

3.4. Current situation of risks in pepper production

3.4.1. Situation of risks in pepper production

3.4.1.1. Production risks

Risks in pepper production include pests and diseases risk, weather changes and

cultivation techniques.

Page 41: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

41

- Pepper pests and diseases: Pepper pests and diseases in Quang Tri are quite diverse

and abundant. There are 11 popular types of them, 7 diseases and 4 types of pest. Harmful

pests and diseases may occur on any part of a pepper plant, of which stems, leaves and roots

are the most popular targets. According to the producers of pepper, the pepper gardens in

fruit production period attract more pests and diseases in comparison with gardens in

development period.

Duration, severity and prevalence of different pests and diseases are not the same;

therefore households pay different attention levels on each of these. Among all kinds of

pests and diseases, slow wilt and sudden wilt diseases get special attentions from

households because they cause severe harm on pepper plants.

- Natural disasters and weather risks: Storms and climate changes also affect pepper

production activities. Hurricanes cause a little harm on pepper growth, and much harm on

the productivity. Storms with level 7 wind speed normally cause no harm to plants. Storms

with level 8-9 wind speed cause harm to 5 - 10% of plant number. Storms with level 10-11

wind speed cause harm to 15-20% of plant number. Storms with wind speed from level 12

cause harm to 30-40% of plant number. Severity of effects on productivity: All hurricanes

with wind speed from level 6 have effects on pepper productivity. Hurricanes with wind

speed of level 10-11 can cause damage of 40-50% productivity. Hurricanes with wind speed

from level 12 can cause damage of 70-80% productivity. However, the productivity reduced

also depends on the time when hurricanes occur. If storms occur in October, the damage

will be higher since this is the time for flowers and young fruits. If hurricanes occur when

pepper fruits are big enough, the damage on productivity will be lower. Beside hurricanes,

climate changes also cause much damage on productivity as well as quality.

- Risks from cultivation techniques: Cultivation techniques have an important role in

reducing risks and improving the economic efficiency of pepper production. The technical

requirements relating to pepper care are taken seriously by households. 100% of households

applying shades for pepper plants in development period, 97% of households carry out

trimming annually. However, the number of households to comply with requirements for

fertilizer investment is not high, only 40.5% of households invest sufficient quantity of

fertilizers per technical requirements.

3.4.1.2. Market risks

The price fluctuation of inputs and outputs has huge impacts on economic efficiency

of pepper production.

Page 42: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

42

- Price of inputs: In recent years, the price of inputs such as seed, column, fertilizer

and labor fluctuate constantly, mainly in upward trend. This leads to higher investment

costs, causing many difficulties for production development.

- Price of pepper products: The price of pepper products has increased continuously

in recent years, which have contributed to improve economic efficiency in pepper

production. However, at present 95% of pepper output are exported, therefore the

fluctuations in world demand or price will have direct impacts on domestic consumption

and price, and pepper production households. The production households are the vulnerable

ones to face the biggest risk when world market prices fluctuate.

Chart 3.2 Movements of pepper price in period 2004-2013

(Source: Surveys and calculations by the author)

3.4.2. Risk management measures

The survey and group discussion results reveal that households have used different

measures to prevent and limit the impacts of risks during the production process. Their risk

management measures are mainly focused on the production risks and market risks.

- Measures to manage production risks if pepper plants are severely affected by slow

wilt disease, sudden wilt disease, nematodes or citrus mealy bugs, removing the whole

infected plants to avoid spreading to healthy plants is the most effective measure. In rainy

season or in infected areas, it is recommended not to let strangers into pepper gardens to

avoid disease infection. However, according to experienced producers prevention measures

play important role in limiting the impacts of risk factors. Prevention measures are more

about cultivation techniques. They include: Pruning the branches around stem, weeding by

hand, cutting down columns at the beginning of rainy season, mulching and restricting

garden visits by strangers.

- Measures to manage market risks: to minimize market risks, households usually

diversify their crops, livestocks and participate in other non-agricultural industries;

18,200 18,100 27,00

47,100 45,800 38,500

62,900

114,300 122,00 128,300

,0

20,0

40,0

60,0

80,0

100,0

120,0

140,0

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Pep

per

pri

ce 1

00

0

VN

D/k

g

Page 43: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

43

depositing at sale agents which will sell deposited products at required prices; selling

products to only one agent.

3.5. Economic efficiency under risk production conditions

The analysis of risks reveals that pepper production households in Quang Tri

province face many production risks. The production risks such as weather, pests and

diseases, cultivation techniques directly affect the productivity. Market risks affect the

production of pepper through the volatility of input and output prices. Methods of scenario

analysis and simulation analysis are applied to study the fluctuations of economic efficiency

indicators when risk factors appear. The results of analysis will show impacts of risk factors

on economic efficiency of pepper production.

3.5.1. Scenarios of pepper production

Pepper is a perennial crop, with long production cycle, therefore it face many risks that

have high impacts on economic efficiency. The results of group discussion, expert

consultation reveal that some risks might arise during the process of pepper production in

Quang Tri province. They include: (i) fluctuation of productivity due to natural disasters,

and pests and diseases, (ii) changes in production cycle due to changes in cultivation

techniques, (iii) ascending input prices, (iv) ascending interest rates. For better

understanding of the impacts on economic efficiency of pepper production, different

scenarios of sensitivity analysis and indicators NPV, IRR and BCR are implemented.

3.5.1.1. Sensitivity analysis scenario

Scenario sensitivity analysis shows fluctuations of indicators NPV, IRR, BCR as risk

factors emerge. The risk factors included in the analysis include productivity fluctuations,

changes in production costs, production cycle and interest rate changes.

The results of fluctuation analysis of indicators NPV, IRR and BCR are presented in

Table 3.5. Sensitivity analysis results shows that indicators NPV, IRR and BCR are

relatively sensitive to changes in productivity, production cycle. Accordingly, the adoption

of cultivation techniques that help reduce impacts of pests and diseases, natural conditions,

are important for increasing economic efficiency of pepper production.

Page 44: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

44

Table 3.5 Sensitivity analysis of NPV, IRR and BCR

(Average for a hectare)

Criteria Vinh Linh district Cam Lo district Quang Tri province

NPV

(Thousand

VND)

IRR

(%)

BCR

(Time)

NPV

(Thousand

VND)

IRR

(%)

BCR

(Time)

NPV

(Thousand

VND)

IRR

(%)

BCR

(Time)

1. Productivity change

Increase 10% 559,918.32 21.56 2.32 360,403.81 17.99 2.07 451,240.54 19.67 2.19

Increase 20% 698,421.62 24.02 2.53 475,038.54 20.44 2.26 576,860.54 22.12 2.39

Decrease 10% 282,911.73 15.84 1.90 131,134.34 12.20 1.69 200,000.54 13.94 1.79

Down 20% 158,258.76 12.74 1.71 27,963.08 8.98 1.53 86,942.54 10.81 1.61

2. Input price change

Increase 10% 357,557.26 17.44 1.92 186,612.42 13.69 1.73 264,260.80 15.49 1.81

Increase 20% 293.699.50 15.96 1.76 127,455.77 12.02 1.60 202,901.06 13.92 1.66

3. Change of production cycle

15 years 304,949.34 17.57 2.12 151,373.54 13.57 1.85 220,293.94 15.48 1.99

25 years 496,122.48 19.28 2.10 300,041.63 15.83 1.88 390,110.55 17.47 1.98

4. Change of discount rate

10% 301,362.27 18.85 2.09 156,556.90 15.27 1.88 220,068.32 16.97 1.97

12% 206,088.67 18.85 2.06 86,034.27 15.27 1.88 140,067.78 16.97 1.95

14% 129,850.10 18.85 2.04 29,825.69 15.27 1.87 74,594.63 16.97 1.93

Source: Surveys and calculations by the author

Page 45: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

45

3.5.1.2. Scenario analysis

In this thesis, three scenarios of fluctuation in NPV, IRR and BCR are analyzed: Best

scenario, scenario with highest probability, and worst scenario. The scenarios are developed

based on actual situations of the production households.

Scenario analysis results show that efficiency indicators NPV, IRR and BCR highly

fluctuate in studied situations. In the best scenario, the NPV value can be up to 878.3

million VND/ha, the IRR is 27.28%. In the highest probability scenario, the NPV value is

300.2 million VND/ha, the IRR is 16.4%. This is the level of economic efficiency that most

households have achieved. The IRR of 16.4%, much higher than bank interest rates,

confirms that pepper is actually the crop of high economic efficiency.

3.5.2. Monte Carlo Simulation Analysis

Monte Carlo simulation was performed to predict the indicators NPV, IRR and BCR in

the context of changes in productivity, input price and sale price. The forecast indicators are

calculated repeatedly 100.000 times with possible scenarios of productivity factor, sale price

and production cost in the range of values included in the analysis.

Chart 3.3 Value and probability distribution of NPV in Quang Tri province

(Source: Surveys and calculations by the author)

Page 46: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

46

Chart 3.4 Value and probability distribution of IRR in Quang Tri province

(Source: Surveys and calculations by the author)

The analysis results using Monte Carlo simulation model reveal that: After 100.000

times of calculation, the expected NPV is 343.4 million VND/ha and the maximum possible

NPV is 1,073.5 million VND/ha. The probability for the current NPV of 325.6 million

VND/ha to increase is 51.77%. Expected IRR is 16.94% and the highest possible IRR is

30.40%, much higher than current bank interest rates. Expected values of NPV, IRR and

BCR are pretty high, which show that the level of risks in pepper production is not high.

Analysis results of economic efficiency of pepper production in the context of

fluctuation in productivity, sale price, investment cost using scenario analysis method and

simulation method reveal: Risk factors affect the economic efficiency of pepper production.

However, all long term investment analysis indicators show that pepper is the crop of high

economic efficiency in the condition of risks. If households apply the accurate technical

measures and take a good care of the gardens, the productivity can be improved. Thereby

the economic efficiency and their income can be improved.

Page 47: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

47

Chapter 4

SOME SOLUTIONS TO IMPROVE ECONOMIC EFFICIENCY AND

MINIMIZE RISKS OF PEPPER PRODUCTION IN QUANG TRI

PROVINCE

Based on analysis of pepper production in Chapter 3, the thesis proposes sets of

solutions to improve the economic efficiency and minimize the risks in pepper production:

1. Solutions of cultivation techniques: The understanding and strict implementation

of cultivation techniques play an important role in improving productivity, product quality

and minimizing risks. Cultivation techniques solutions include: Seed selection; pepper

garden construction; appropriate use of fertilizer in terms of quantity and time; crop care

and protection; harvesting and processing.

2. Solutions to minimize weather and climate risks: Plant trees that help protect crop

from wind; recover pepper gardens affected by storms; strictly implement technical

requirements during cultivation process to limit the adverse impacts from weather.

3. Solutions to minimize pests and diseases risks: choose good seeds; cleaning the

garden before planting pepper; closely and regularly monitor the pepper garden for early

detection of pests and diseases; apply appropriate farming practices; use chemicals when the

pepper garden is infected, monitor the pests and diseases prevention and control activities.

4. Solutions for capacity building: To increase households’ production knowledge,

access to market information, The following solutions need to be carried out: Organize

training courses to improve households’ knowledge and techniques of production,

processing, marketing, production planning; intensify communicating new science and

technology knowledge applicable for pepper production; enhance the relationship among

households; build up and develop clubs of pepper production households; diversify crops.

5. Macroeconomic policies to support pepper production households to avoid and

minimize the impacts of risk factors and improve economic efficiency in pepper production.

The following solutions need to be carried out: solutions for investment and credit; improve

the efficiency of agricultural extension activities; investment for infrastructure; finalize the

planning of pepper production area.

Page 48: Phần 1hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1062/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

48

CONCLUSIONS

1. Quang Tri province has advantages for pepper production development. At present,

the production scale is not large (2,200 ha), mainly in the districts of Vinh Linh, Cam Lo,

Gio Linh and Huong Hoa. Compared with other production areas in Viet Nam, pepper

productivity in Quang Tri province is currently not high, 10 -11 quintals/ha on average.

Households in Quang Tri province have lots of experience in pepper production. Quang Tri

pepper products have good quality and are famous for savory taste. Those findings are

important bases for increasing the popularity of Quang Tri pepper in the market with its

own peculiarities rich in traditional and regional flavor.

2. Production of pepper in recent years has become an important source of income for

production households. On average, each household generates total mixed income of 150-

170 million VND/year, of which profit is about 80-90 million VND. The financial

indicators NPV = 325.6 million VND/ ha, IRR = 16.97% and BCR = 1.99 times have

proven huge effectiveness and profitability of pepper crop. However, the current farming

system is still extensive farming, the investment amount is still low compared with technical

requirements. This is the cause of lower productivity in Quang Tri province in comparison

with that in other production areas in Viet Nam. The analysis results of factors affecting

pepper productivity indicate that households can increase productivity by spending more

fertilizer and care labor.

3. Risks in pepper production such as weather risk, pest risk, and risks from

implementation of farming techniques have direct impacts on productivity and life cycle of

pepper crop. Market risks, with the fluctuations of input and output prices, have direct

impacts on cost and economic efficiency of pepper production. Risk factors affect economic

efficiency of pepper production at different levels. Production households know measures to

prevent and limit the impacts of these risks.

4. The analysis results of economic efficiency in pepper production in risky production

conditions using the scenario analysis method and Monte Carlo simulation method prove

that pepper is a crop of high efficiency for households. Expected NPV is 343.4 million

VND/ha, higher than the current actual amount being achieved by households.

5. On the basis of research results, it is important to carry out the synchronized

implementation of the five sets of solutions to improve efficiency and minimize the risks in

pepper production.