phiêu sinh

14
PHIÊU SINH ĐỘNG VẬT Trần Ngọc Diễm My Thế nào là Phiêu sinh động vật: Phiêu sinh động vật là những sinh vật không xương sống có kích thước rất nhỏ, sống trôi nổi trong các thủy vực như hồ, sông, đại dương…. Chúng có kích thước cơ thể từ vài chục µm (protozoa) đến hơn 2mm (macrozooplankton). Chúng là bậc thức ăn thứ cấp trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái thủy sinh, chúng ăn các phiêu sinh thực vật và bị các động vật khác ở những bậc thức ăn cấp hơn tiêu thụ. Hệ động vật phù du trong các thủy vực nước ngọt chủ yếu là động vật phù du nguyên sinh, luân trùng, giáp xác râu ngành, giáp xác chân chèo, giáp xác có vỏ (Lampert, 1997). Ở các hồ tự nhiên, giáp xác và luân trùng là hai nhóm động vật phù du chiếm ưu thế về năng suất và sinh khối. Ngoài ra, các loài giáp xác bơi nghiêng, một vài loài thuộc ngành động vật có khoang, ấu trùng sán lá dẹp, chân bụng, ấu trùng côn trùng cũng trải qua giai đoạn động vật phù du trong quá trình sống của mình (Wetzel, 2001). Phiêu sinh động vật là một mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn trong thủy vực, chúng là cầu nối giữa nhóm sinh vật sản xuất (phiêu sinh thực vật – phytoplankton) với các bậc dinh dưỡng cao hơn. Các nhóm loài kích thước nhỏ như luân trùng, có mối liên hệ mật thiết với hàm lượng chất dinh dưỡng trong thủy vực, chúng giữ vai trò như những bộ máy lọc nước thông qua việc sử dụng chất dinh dưỡng làm nguồn thức ăn, các nhóm loài khác với kích thước lớn hơn được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cho cá và các dạng ấu trùng của cá. Một số nhóm loài phiêu sinh động vật rất nhạy cảm với sự biến đổi của đặc tính môi trường nước, chúng được coi như là những sinh vật chỉ thị tốt cho điều kiện thủy vực dưới các tác động bất lợi như sự suy giảm hàm lượng oxy hòa tan, sự gia tăng mức độ dinh dưỡng trong thủy vực, sự hiện diện của các loại độc chất. Những nhóm loài chính như Crustacea, Eurotatorea có thể được sử dụng một các hiệu quả trong việc đánh giá chất lượng môi trường (Crivelli and Catsadorakis, 1997).

Upload: biapple

Post on 31-Dec-2015

28 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: phiêu sinh

PHIÊU SINH ĐỘNG VẬT

Trần Ngọc Diễm My

Thế nào là Phiêu sinh động vật:

Phiêu sinh động vật là những sinh vật không xương sống có kích thước rất nhỏ, sống trôi nổi

trong các thủy vực như hồ, sông, đại dương…. Chúng có kích thước cơ thể từ vài chục µm

(protozoa) đến hơn 2mm (macrozooplankton). Chúng là bậc thức ăn thứ cấp trong chuỗi thức

ăn của hệ sinh thái thủy sinh, chúng ăn các phiêu sinh thực vật và bị các động vật khác ở những

bậc thức ăn cấp hơn tiêu thụ. Hệ động vật phù du trong các thủy vực nước ngọt chủ yếu là

động vật phù du nguyên sinh, luân trùng, giáp xác râu ngành, giáp xác chân chèo, giáp xác có

vỏ (Lampert, 1997). Ở các hồ tự nhiên, giáp xác và luân trùng là hai nhóm động vật phù du

chiếm ưu thế về năng suất và sinh khối. Ngoài ra, các loài giáp xác bơi nghiêng, một vài loài

thuộc ngành động vật có khoang, ấu trùng sán lá dẹp, chân bụng, ấu trùng côn trùng cũng trải

qua giai đoạn động vật phù du trong quá trình sống của mình (Wetzel, 2001). Phiêu sinh động

vật là một mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn trong thủy vực, chúng là cầu nối giữa nhóm

sinh vật sản xuất (phiêu sinh thực vật – phytoplankton) với các bậc dinh dưỡng cao hơn. Các

nhóm loài kích thước nhỏ như luân trùng, có mối liên hệ mật thiết với hàm lượng chất dinh

dưỡng trong thủy vực, chúng giữ vai trò như những bộ máy lọc nước thông qua việc sử dụng

chất dinh dưỡng làm nguồn thức ăn, các nhóm loài khác với kích thước lớn hơn được coi là

nguồn thực phẩm quan trọng cho cá và các dạng ấu trùng của cá.

Một số nhóm loài phiêu sinh động vật rất nhạy cảm với sự biến đổi của đặc tính môi trường

nước, chúng được coi như là những sinh vật chỉ thị tốt cho điều kiện thủy vực dưới các tác

động bất lợi như sự suy giảm hàm lượng oxy hòa tan, sự gia tăng mức độ dinh dưỡng trong

thủy vực, sự hiện diện của các loại độc chất. Những nhóm loài chính như Crustacea,

Eurotatorea có thể được sử dụng một các hiệu quả trong việc đánh giá chất lượng môi trường

(Crivelli and Catsadorakis, 1997).

Page 2: phiêu sinh

Đặc điểm một số nhóm phiêu sinh động vật:

Nhóm Protozoa:

Lớp phụ đơn bào động vật có chiên mao Phytomastigina là nhóm trung gian giữa 2 giới thực

vật và động vật do chúng vừa có diệp lục tố (chlorophyll) để có thể tiến hành quang hợp (tự

dưỡng) lại vừa có khả năng bắt mồi và ăn mồi (dị dưỡng). Tất cả các phiêu sinh động vật thuộc

nhóm này đều có chiên mao nhưng sau khi định hình mẫu bằng formol thì chiên mao bị rụng đi

mất nên ta không thể thấy được chiên mao của chúng khi quan sát dưới kính hiển vi.

Các nhóm đơn bào động vật khác như Sarcodina (đơn bào động vật có giả túc) và Ciliophora

(đơn bào động vật có tiêm mao) thì không có diệp lục tố nên chúng hoàn toàn sống dị dưỡng

bằng cách bắt mồi và ăn những sinh vật nhỏ trong nước. Hình dạng của phiêu sinh động vật

nhóm này rất phong phú và đa dạng: hình dẹp, hình khối, có đuôi hay không đuôi, có gai hay

không có gai…..

Hình 1: Paramecium sp. Hình 2: Vorticella sp.

Page 3: phiêu sinh

Hình 3: Trùng tia (Radioarian)

Hình 4: Ceratium sp. Hình 5: Peridinium sp.

Nhóm Rotatoria:

Luân trùng là một trong những nhóm động vật phân bố rộng rãi nhất ở nước ngọt. Kích thước

hiển vi của chúng thường từ 100 – 200 µm, nhỏ nhất khoảng 40 µm, lớn nhất không quá 2mm.

Page 4: phiêu sinh

Hình dạng của luân trùng rất khác nhau, các dạng sống phiêu sinh thường có hình túi hoặc hình

cầu như Asplanchna, Testudinella, các dạng sống bám thường có hình phễu như

Collotheca….cơ thể có đối xứng lưỡng trắc hay mất đối xứng, dẹp lưng bụng hay dẹt bên.

Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và chân

Phần đầu: cấu tạo bộ máy tiêm mao là đặc điểm riêng biệt của trùng bánh xe. Vì vậy, lớp động

vật này có tên Rotatoria, bộ máy tiêm mao là cơ quan vận chuyển và tạo dòng nước đưa thức

ăn vào miệng. Sơ đồ cấu tạo bộ máy tiêm mao gồm vùng tiêm mao quanh miệng và đai tiêm

mao quanh đầu. Phần trên không có tiêm mao mà có cơ quan cảm giác. Trong trường hợp tiêm

mao chỉ phát triển ở phía trên và phía dưới đai tiêm mao quanh đầu thì có 2 vòng tiêm mao

(vòng trên: trochus, vòng dưới: cingulum).

Nếu có những hàng tiêm mao phát triển ở bờ trên của vùng miệng nối với những hàng tiêm

mao của đai tiêm mao quanh đầu gọi là paratrochus và paracingulum. Nếu một phần phía trước

của vùng miệng có tiêm mao gọi là Pseudotrochus. Nhưng hình dạng và cấu tạo của bộ máy

tiêm mao và sự biến đổi của nó, người ta chia ra làm 9 kiểu cấu tạo bộ máy tiêm mao cơ sở.

Phần thân: có lớp vỏ không thấm nước cuticula chỉ bị phân hủy khi chết. Thành phần hóa học

của vỏ chưa rõ, một số loài vỏ tiêu giảm hoặc không có. Vỏ có thể bọc toàn than hay chỉ một

phần cơ thể.

Tầng biểu bì rất mỏng, gồm nhiều hạt sắp xếp đối xứng, số lượng không nhiều. Trên mặt vỏ có

thể có những gai động hoặc bất động làm cho hình dạng vỏ rất khác nhau, nhất là ở vùng nhiệt

đới, người ta thấy nhiều dạng vỏ có gai rất dài, hình thù kì lạ.

Hình dạng vỏ, số lượng, cách sắp xếp của gai trên vỏ có ý nghĩa rất quan trọng khi phân loại

trùng bánh xe.

Người ta dựa vào vị trí để quy ước tên gọi của các gai như sau: gai bên trước, gai giữa trước,

gai trung gian (gai trước), gai bên sau (gai sau).

Phần chân: phía sau vỏ có lỗ chân. Chân có vỏ cuticula bọc ngoài có thể phân đốt hoặc không

phân đốt, tận cùng bằng vuốt. Hình dạng cấu tạo của chân, ngón và vuốt là đặc điểm phân loại

quan trọng của loài và giống.

Page 5: phiêu sinh

Hình 6: Brachionus calyciflorus Hình 7: Rotaria neptunia

Hình 8: Platyias patulus Hình 9: Lecane sp.

Page 6: phiêu sinh

Nhóm Cladocera:

Cơ thể có vỏ giáp bọc ngoài, phân đốt cơ thể không nhìn rõ từ bên ngoài, râu II gồm hai nhánh

phát triển lớn, phần phụ có dạng bản mỏng, không phân đốt rõ rệt.

Cơ thể giáp xác râu ngành có thể chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Cả ba phần đều không

phân đốt rõ rệt. Toàn cơ thể được bọc trong vỏ giáp trong suốt gồm hai mảnh trái phải dính

nhau về phía lưng. Phần đầu vỏ giáp thường kéo dài về phía trước thành chủy nhọn nhưng cũng

có khi không phát triển (Diaphanosoma, Moina, Ceriodaphnia). Phần sau vỏ giáp đầu, phía

lưng thường có các lỗ đầu gồm lỗ chính và lỗ bên. Ở gốc râu hai bên đầu có khi có nếp gấp của

vỏ giáp tạo thành gờ bên đầu (fornix), có khi thành mũi nhọn lớn. Phần thân vỏ giáp có thể

phân biệt cạnh lưng, cạnh bụng, cạnh sau. Cạnh bụng vỏ giáp có thể có nẹp (Diaphanosoma) có

viền gai hay tơ. Góc sau dưới vỏ giáp có răng hay tròn, có khi dài thành một gia đuôi lớn

(Bosmina). Cạnh sau vỏ giáp có khi liên tục với cạnh bụng, trong trường hợp này đuôi vỏ giáp

thường kéo dài thành núm hoặc gia dài (Daphniidae). Mặt vỏ giáp có thể trơn, có chấm, có

vạch dọc hay mạng ô hình bình hành hay ô nhiều góc. Phần ngực nằm trong vỏ giáp không

phân đốt rõ, có 4-6 đôi chân ngực. Phần bụng kéo dài thành đuôi bụng (post-abdomen), không

có phần phụ, lỗ hậu môn đổ ra cạnh trên ở góc đuôi bụng. Ở phần gốc đuôi bụng trước hậu

môn, thường có một núm lồi nhỏ, có 2 tơ dài, ngay phía trên có khi còn có phần lồi đuôi bụng

hình dải lớn (Daphnia). Ngay trước hậu môn còn có núm trước hậu môn, cạnh trên đuôi bụng

thường có hàng gai đuôi bụng. Mặt bên đuôi bụng có khi có hàng gai hay tơ bên mọc thành

từng đám hay thành dãy song song với cạnh trên. Đầu ngọn đuôi bụng có vuốt ngọn, gốc có thể

có gai gốc.

Hình 10: Moina sp. Hình 11:

Page 7: phiêu sinh

Hình 12: Bosminopsis sp. Hình 13: chân của

Nhóm Copepoda:

Giáp xác chân chèo sống tự do có cơ thể và các phần phụ phát triển đầy đủ, sai khác rõ rệt với

nhóm chân chèo sống kí sinh (bọn này thường có cơ thể và phần phụ tiêu giảm).

Cơ thể giáp xác chân chèo có thể chia thành 2 phần, phân biệt tương đối rõ ràng: phần thân

trước (hay phần đầu ngực cephalothorax) và phần thân sau (hay phần bụng –abdomen). Phần

đầu ngực gồm 5 đốt , đốt I thường dài hơn các đốt còn lại, thật ra là do 6 đốt chập lại, không

phân rõ, làm phần đầu ngực nom như chỉ có 4 đốt. Nhóm Cyclopoida đốt V thường hẹp lại gần

bằng các đốt bụng nên thường dễ lẫn với các đốt bụng. Ở họ Diaptomidae, các góc sau đốt V –

VI con cái thường lồi thành góc hay thùy lớn.

Phần bụng ở các nhóm Calanoida, Cyclopoida và một số Harpacticoida thót nhỏ lại rõ rệt so

với phần đầu ngực nên có thể phân biệt hai phần dễ dàng. Phần bụng ở số lớn Harpacticoida

không thót nhỏ lại so với phần đầu ngực vì vậy khó phân biệt hai phần này hơn.

Phần bụng gồm 2-5 đốt, ở con đực phần bụng thường gồm 5 đốt phân biệt rõ ràng. Ở con cái,

đốt I thường chập với đốt II làm thành đốt sinh dục lớn mang buồng trứng. Vì vậy phần bụng

nom như chỉ 3-4 đốt. Đốt sinh dục ở con cái có mang 1-2 buồng trứng. Ở họ Diaptomidae, đốt

sinh dục thường mất đối xứng. Mặt dưới đốt sinh dục có lỗ nhận tinh (spermatheca). Ở nhóm

Cyclopoida trong đốt sinh dục có lỗ nhận tinh (receptaculum seminis). Cả hai bộ phận trên đây

có hình dạng đặc trưng cho mỗi loài, đây là đặc điểm phân loại quan trọng. Đốt cuối cùng của

phần bụng là đốt hậu môn, mang lỗ hậu môn, xung quanh có thể có những cấu tạo phụ (màng,

gờ, gai…) cũng là những đặc điểm phân loại quan trọng ở nhóm Harpacticoida.

Page 8: phiêu sinh

Phần bụng tận cùng bằng chạc đuôi (furca) gồm hai nhánh, có hình dạng biến đổi tùy từng

nhóm. Chạc đuôi ở bọn Cyclopoida thường dài, vuông góc, nhóm Calanoida thường ngắn, tròn

đầu (Diaptomidae) hay hẹp dài (Centropagidae), ở bọn Harpacticoida thường rất ngắn. Trên

chạc đuôi có các tơ, gồm:

Tơ ngọn: gồm 4 tơ (tơ ngoài, tơ giữa ngoài, tơ giữa trong, tơ trong mọc ở đầu ngọn).

Tơ cạnh ngoài (tơ bên): gồm 1-2 tơ mọc ở cạnh ngoài chạc đuôi mỗi bên.

Tơ lưng: gồm 1 tơ mọc ở mặt lưng gần đầu ngọn chạc đuôi.

Nhóm Ostracoda:

Thường có kích thước nhỏ, trên dưới 1mm có đặc điểm cơ thể bọc trong vỏ giáp hai mảnh,

không phân đốt rõ và chỉ có 7 đôi phần phụ trong đó có 3 đôi chân ngực.

Vỏ giáp ở Ostracoda nước ngọt thường nhẵn, vỏ trái và phải có thể không đối xứng. Khoảng

giữa vỏ có vết bó cơ khép vỏ, cạnh lưng có dây chằng. Vỏ có thể có màu vàng, xanh nhạt hay

không màu. Cơ thể chia thành phần đầu và phần thân không tách biệt rõ. Phần đầu có mắt lẻ.

Phần phụ đầu gồm 4 đôi: râu I, râu II, hàm trên và hàm dưới. Râu I có một nhánh gồm 7 đốt,

râu II gồm 3-4 đốt, các đốt có tơ, đốt cuối cùng có tơ dài. Hàm trên có tấm nhai có răng, tấm

mang lớn không có tơ và xúc biện phân đốt. Hàm dưới I gồm nhiều tấm nhai có tơ cứng, tấm

mang và xúc biện hàm dưới. Phần phụ ngực gồm 3 đôi có cấu tạo khác nhau. Đôi chân I là

chân hàm có tấm nhai. Ở con đực, xúc biện chân hàm biến thành cơ quan giao cấu. Đôi chân II

là chân bò, đầu có vuốt ngọn dài gồm 2-5 đốt. Đốt chân III biến đổi thành chân chải rửa, đầu

ngọn có móc nhọn. Phần thân tận cùng bằng chạc đuôi (furca) gồm 2 nhánh dài song song chập

với nhau, có khi không đối xứng. Đầu ngọn chạc đuôi có hai vuốt ngọn chập với nhau. Ở gốc

vuốt ngọn có tơ ngọn, gần đầu ngọn chạc đuôi còn có tơ sau, trên cạnh lưng có tơ lưng.

Page 9: phiêu sinh

Hình 14: Ba nhóm chính trong giáp xác chân chèo Copepoda

Tầm quan trọng của Phiêu sinh động vật:

Phiêu sinh động vật đặc biệt là luân trùng (Rotatoria), râu ngành (Cladocera) và chân chèo

(Copepoda) là nguồn thức ăn quan trọng cho cá và các động vật không xương sống khác. Luân

trùng được coi là nguồn dinh dưỡng cao cho các loài cá ăn sinh vật phù du. Protein của luân

trùng và giáp xác cần thiết cho sự tăng trưởng mạnh của ấu trùng, cá con nên chúng đóng vai

trò trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, một số giống thuộc nhóm râu ngành như Daphnia,

Moina, Diaphanosoma và Pseudosida được nuôi trồng, nhân giống để làm thức ăn trong nuôi

trồng thủy hải sản.

Ngoài ra, phiêu sinh động vật đóng vai trò chính trong việc chuyển tiếp dòng năng lượng từ

phiêu sinh thực vật đến cá. Do kích thước của phiêu sinh động vật không lớn và khả năng trao

đổi chất cao nên phiêu sinh động vật đóng vai trò đáng kể cho sự tái tạo nguồn dinh dưỡng

Page 10: phiêu sinh

trong thủy vực. Chúng được xem là mắt xích chính trong chuỗi dinh dưỡng, thực hiện chức

năng quan trọng trong dòng chảy năng lượng của hệ sinh thái thủy sinh.

Các loài phiêu sinh động vật hoàn toàn thường được xem là sinh vật chỉ thị hữu ích cho chất

lượng nước, tình trạng dinh dưỡng và mức độ ô nhiễm. Nhiều loài phiêu sinh động vật được sử

dụng trong nghiên cứu động học sinh thái như Brachionus calyciflorus, Brachionus plicatilis,

Daphnia magna, Ceriodaphnia cornuta. Gần đây, một số nghiên cứu đã cho thấy nhóm giáp

xác chân chèo Cyclops còn được sử dụng cho mục đích kiểm soát sinh học ấu trùng muỗi vằn

nhằm giảm thiểu việc sử dụng các hợp chất hóa học.

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Vật liệu

Lưới Juday vớt phiêu sinh động vật với đường kính miệng lưới là 0.3m, dài

0.9m, cỡ mắt lưới được dùng là XX25 (40 µm)

Lọ nhựa đựng mẫu (100ml)

Formol 5%

Phòng đếm Sedgwick - Rafter

Kim nhọn

Lame và lamelle

Kính hiển vi quang học có độ phóng đại x40, x100, x400

Comptegoute

Kẹp gắp

Keo dán

Ống đong

Page 11: phiêu sinh

Hình 14: Lưới Juday thu mẫu phiêu sinh động vật

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu nước

Xuất phát từ mục đích của đề tài là khảo sát mối tương quan giữa thành phần phiêu sinh

động vật và các chỉ tiêu lí hóa tính của môi trường nước, những chỉ tiêu lí hóa sau đây được

chọn để phân tích: nhiệt độ của nước, độ trong của nước, pH, EC (electrical conductivity), DO

(dissolved oxygen), NaCl, Al, NO3, NO2 và N (tổng số).

Các chỉ tiêu sau đây được đo ngoài thực địa bằng máy Toaook (kí hiệu máy WQC -

22A) 6 trong 1: nhiệt độ, pH, EC, DO và độ đục của nước. Các chỉ tiêu còn lại được phân tích

trong phòng thí nghiệm trường Đại Học An Giang. Mẫu nước được thu và chứa trong các lọ trữ

mẫu chuyên dùng và được chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm của trường Đại Học An

Giang ngay trong ngày. Các mẫu nước đưa đến phòng thí nghiệm đều được cố định và lưu trữ

theo đúng yêu cầu đối với từng chỉ tiêu phân tích.

2.2 Phương pháp thu mẫu và phân tích thành phần phiêu sinh động vật

2.2.1 Phƣơng pháp thu mẫu

Thu mẫu bằng lưới Juday, đường kính mắt lưới là 40 µm, đường kính miệng lưới là

30cm. Tại thủy vực khảo sát, lưới được quăng xa bờ 20m rồi kéo vào sao cho cả miệng lưới

Page 12: phiêu sinh

chìm dưới mặt nước, như vậy, tất cả các phiêu sinh động vật có kích thước 40 µm đều dính vào

lưới. Đổ mẫu nước vào lọ, rửa lưới để tất cả phiêu sinh vật dính trên lưới rơi xuống lọ hứng rồi

đổ cả nước này vào lọ đựng mẫu. Định hình mẫu bằng formol 5%.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích mẫu

Phân tích định tính:

Đổ mẫu nước vao ống đong, để lắng trong 24 giờ, đọc lượng lắng ở đáy ống, đây chính

là sinh khối của lớp phiêu sinh. Số liệu của phương pháp này chỉ cung cấp khái nhiệm về sản

xuất cơ bản của phiêu sinh vật trong thủy vực. Sau đó, cô mẫu còn khoảng 50 hay 100ml tùy

lượng ở đáy ống nhiều hay ít.

Dùng comptegoute cho mẫu vào phòng đếm và quan sát hình dạng các giống loài phiêu

sinh động vật với độ phóng đại từ x100 đến x400 lần. Đối với các nhóm Cladocera, Copepoda

và Ostracoda, phải nhỏ một giọt nước lên lame rồi dùng kẹp gắp chúng ra để trong giọt nước

đó, tiến hành giải phẫu và so sánh các phần như đuôi bụng (nhóm Cladocera), chân ngực số 5

(nhóm Copepoda), ngoài ra, còn phải quan sát kỹ chạc đuôi và râu a1.

Riêng đối với hai nhóm Protozoa và Rotatoria thì dùng comptegoute hút một giọt mẫu

nhỏ lên lame rồi quan sát ở các vật kính x10, x40 để việc so sánh, đối chiếu và định loại được

chính xác hơn.

Phân tích định lượng:

Sau khi chắt bỏ phần nước trong bên trên ống đong ta sẽ thu được một thể tích nhất

định, lắc đều trước khi dùng comptegoute hút 1ml. Dùng comptegoute hút 20 giọt mẫu (đã

được cô đặc như đã nói ở trên) nhỏ đầy phòng đếm, như vậy là ta đã hút được 1ml. Hoặc có thể

dùng pipet 1ml hút mẫu nước cho vào phòng đếm. Quan sát ở vật kính x10 và di chuyển phòng

đếm theo một chiều nhất định để đếm số phiêu sinh động vật trong toàn bộ phòng đếm này theo

từng ngành, từ đó suy ra số lượng cá thể phiêu sinh động vật có trong thể tích nước mà ta đã cô

và số cá thể có trong 1m3 nước.

Lấy nhiều lần 1ml mẫu và đếm để tính trung bình.

Lưới vớt phiêu sinh có đường kính 0.3m và được kéo một đoạn dài 20m, vậy:

Diện tích miệng lưới là:

S = ¶R2 = 3.14 x (0.15)

2 = 0.0706 (m

2)

Khối lượng nước qua miệng lưới là:

Page 13: phiêu sinh

V = S.h = 0.0706 * 20 = 1.412 (m3)

Gọi số lượng cá thể phiêu sinh động vật hiện diện trong 1ml mẫu là N1 và thể tích mẫu

nước còn lại sau khi cô đặc là V1 (do sinh khối lớp phiêu sinh không đồng đều ở các thủy vực

khảo sát nên V1 có thể thay đổi từ 50 - 120ml tùy sinh khối của thủy vực đó nhiều hay ít). Như

vậy, số lượng cá thể có trong 1m3 nước là:

(V1 x N1)/1.412 (con/m3)

Thành phần loài được xác định, sau đó sinh lượng thành phần được xác định bằng cách

đếm mẫu, ghi nhận theo các cấp độ:

Cấp phú ưu: +++ số cá thể chiếm từ 40% trở lên

Cấp thường gặp: ++ số cá thể chiếm từ 20% trở lên

Cấp hiếm hay ít gặp: + số cá thể chiếm từ 1% trở lên

Không có: 0

Một số tài liệu dùng để tham khảo và định danh

Tiếng Việt

1. Dương Ngọc Dũng, Trần Ngọc Diễm My, Phạm Quỳnh Hương (2008), “Thành phần

phiêu sinh động vật tại Vườn Quốc gia Lò Gò Xa Mát, tỉnh Tây Ninh”, Tạp chí phát

triển khoa học và công nghệ, 11 (7), 37 – 45.

2. Phạm Quỳnh Hương (2003), Vai trò của động phiêu sinh đối với việc nuôi trồng thủy sản

ở thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận cử nhân, Trường Đại học Khoa học tự nhiên,

Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Đồng Tháp (2002), Khảo sát mối tương quan

giữa thành phần thủy sinh vật và điều kiện lý hóa tính của môi trường nước tại Vườn

quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo tổng kết đề tài, Thành phố Hồ Chí

Minh.

4. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980), Định loại động vật không

xương sống Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2001), Động vật chí Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học

và kỹ thuật, Hà Nội.

Page 14: phiêu sinh

Tiếng nước ngoài

6. Bestimmungswerk, Ein von Max Voigt (1956), ROTATORIA, Die Rädertiere

Mitteleuropas, Gebrüder Borntraeger, Berlin – Nikolassee.

7. Edmondson, W. T. (1959), Freshwater biology, USA, 272pp.

8. Harring, H. K. & Myers, F. J. (1972), The Rotifer fauna of Wisconsin, Stechert-hafner

Service Agency, Inc, New York.

9. Hoang Quoc Truong (1960), “Some free living protozoa of the Saigon Cholon area”, Ann.

Fac. Sci. Saigon, p. 141 – 172.

10. Lampert, W., U. Sommer and J. Haney (1997), “Limnoecology: the ecology of lakes and

streams”, Oxford university press, New York, pp.382.

11. Patterson, D. J. (1998), Free-living freshwater Protozoa, Grafos SA, Barcelona, Spain.

12. Pennak, R. W. (1953), Fresh-water invertebrates of the United States, The Ronald

Company, New York.

13. Reddy, Y. R. (1994), Copepoda – Calanoida – Diaptomidae, SPB Academic Publishing,

Netherlands.

14. Scourfield, D. J. & Harding, J. P. (1966), A key to the British Freshwater Cladocera with

notes on their Ecology, Scientific Publication.

15. Shirota, A. (1966), The plankton of South Vietnam, Overseas Technical Cooperation

Agency, Japan.

16. Thienemann, A. (1955), Die binnëngewasser, Stuttgart.

17. Thorp, J. H. & Covich, A. P. (1991), Ecology and Classification of North American

Freshwater invertebrates, Academic, Inc.

18. Ward, H. B. & Whipple, G. C. (1959), Freshwater biology, New York.

19. Wetzel, R. G. (2001), “Limnology: lake and river ecosystem third edition”, Academic

press.