phÁt triỂn cÔng trÌnh xanh tẠi viỆt nam tỪ nhẬn...

9
1 PHÁT TRIN CÔNG TRÌNH XANH TI VIT NAM TNHN THC ĐẾN THC CHNG TOÀN PHN Người trình bày: Bà LƯU THỊ THANH MU Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang, Phó Chtch Hip hi BĐS TP.HCM Công trình xanh hay kiến trúc xanh, kiến trúc bn vng,.. như một loi hình công trình xây dng thân thin với môi trường. Khái nim này được quan tâm và nhc nhiu không chtrong gii hành nghchuyên môn, mà còn ctrong giơ ́ i đầu tư, các cơ quan, tổ chc và phrộng đến khách hàng trong lĩnh vực BĐS trong nước và quố c tế . Song Vit Nam, công trình xanh (CTX) chmới được quan tâm nhiu trong những năm gần đây và chúng ta cn hiểu được vì sao CTX là một xu hướng tt yếu? Chúng ta cũng đã biết, con người tri qua 90% thi gian sng ( ăn ngủ, làm vic, hc tp, vui chơi) trong các công trình xây dựng. Nơi chúng ta lưu trú không chỉ đơn thuần là mt không gian sng và còn ảnh hưởng trc tiếp đến sc khe, chất lượng cuc sng và quan trọng hơn là vic vn hành các công trình này stác động trc tiếp đến môi trường tnhiên đang ngày một “hao mòn”. Cũng chính vì thế, ngay tnhững năm 1990, làn sóng CTX ra đời như một gii pháp cu cánh hiu qucho nhân loi trong vic ng phó vi tình trng biến đổi khí hu ngày mt nghiêm trng. Và đến nay, CTX đã phát trin mnh mnhư một “cuộc cách mạng” trên toàn thế gii. Slượng công trình xanh trên thế giới tăng gấp đôi cứ mỗi 3 năm 1 lần và dkiến đến năm 2018 sẽ có hơn 60% công trình xây dựng đạt chuẩn “xanh” (Theo thng kế ca Dodge ).

Upload: phamhanh

Post on 29-Aug-2019

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM TỪ NHẬN …congtrinhxanhvietnam.vn/media/uploaded/21/2017/10/09/Tham_luan_cua_ba... · 3 dài, tiết kiệm và tính bền vững

1

PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM

TỪ NHẬN THỨC ĐẾN THỰC CHỨNG TOÀN PHẦN

Người trình bày: Bà LƯU THỊ THANH MẪU

Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang, Phó Chủ tịch Hiệp hội

BĐS TP.HCM

Công trình xanh hay kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững,.. như một loại hình công trình xây

dựng thân thiện với môi trường. Khái niệm này được quan tâm và nhắc nhiều không chỉ

trong giới hành nghề chuyên môn, mà còn cả trong giơi đầu tư, các cơ quan, tổ chức và

phổ rộng đến khách hàng trong lĩnh vực BĐS trong nước và quôc tê. Song ở Việt Nam,

công trình xanh (CTX) chỉ mới được quan tâm nhiều trong những năm gần đây và chúng

ta cần hiểu được vì sao CTX là một xu hướng tất yếu?

Chúng ta cũng đã biết, con người trải qua 90% thời gian sống ( ăn ngủ, làm việc, học tập,

vui chơi) trong các công trình xây dựng. Nơi chúng ta lưu trú không chỉ đơn thuần là một

không gian sống và còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và quan

trọng hơn là việc vận hành các công trình này sẽ tác động trực tiếp đến môi trường tự

nhiên đang ngày một “hao mòn”.

Cũng chính vì thế, ngay từ những năm 1990, làn sóng CTX ra đời như một giải pháp cứu

cánh hiệu quả cho nhân loại trong việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu ngày một

nghiêm trọng. Và đến nay, CTX đã phát triển mạnh mẽ như một “cuộc cách mạng” trên

toàn thế giới. Số lượng công trình xanh trên thế giới tăng gấp đôi cứ mỗi 3 năm 1 lần và

dự kiến đến năm 2018 sẽ có hơn 60% công trình xây dựng đạt chuẩn “xanh” (Theo thống

kế của Dodge ).

Page 2: PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM TỪ NHẬN …congtrinhxanhvietnam.vn/media/uploaded/21/2017/10/09/Tham_luan_cua_ba... · 3 dài, tiết kiệm và tính bền vững

2

Vậy “Công trình xanh” cụ thể là gì?

Công trình xanh không hẳn là một công trình được trồng nhiều cây xanh, hay được sơn

màu xanh mát mắt… mà xanh ở đây bao hàm y nghia của sự sống, tính sinh thái và sư

thân thiện với môi trường. Từ quy trình thiết kế, xây dựng, vận hành CTX đều bảo đảm

hạn chế và ngăn chặn các tác hại đến môi trường tự nhiên, hướng đến việc cải thiện hiệu

suất, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm lượng khí thải nhà kính.

Cụ thể, theo Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC), CTX là những công trình đạt

được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới

môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của

môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) cho rằng: một công trình xây dựng được

gọi là CTX khi chúng đạt những tiêu chí:

• Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một các một cách hiệu

quả.

• Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động.

• Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường.

Vì sao công trình xanh tại Việt Nam còn “khiêm tốn”?

Trong khi có đến hơn 36.000 dự án thương mại và trên 38.000 công trình nhà ở trên Thế

giới đạt chuẩn xanh, thì ở Việt Nam, có chưa đến 100 CTX đang phát triển ở các giai đoạn

khác nhau, con số này quá thấp so với hơn 2.100 dự án tại Singapore và hơn 750 CTX tại

Úc (theo VGBC).

Mặc dù được phổ biến khá rộng rãi trên thị trường, nhưng việc phát triển CTX tại Việt

Nam vẫn còn một số rào cản nhất định do nhận thức về lợi ích của CTX chưa thật sự đúng

và đủ. Hoàn toàn tự nguyện và không bắt buộc, động lực tham gia phát triển CTX tại Việt

Nam đa phần dựa vào nhận thức trách nhiệm xã hội và nhu cầu giảm thiểu chi phí vận

hành của doanh nghiệp, đặc biệt là từ nhận thức nghiêm túc và quan tâm đúng mức của

các chủ đầu tư nước ngoài như BigC, Intel, Coca-Cola, Dell, … Riêng đối với các chủ đầu

tư và nhà phát triển dự án trong nước thì vẫn còn e dè với chi phí đầu tư ban đầu hay quy

trình chất lượng được thực thi và giám sát chặt chẽ nên từ đó làm thời gian thi công công

trình kéo dài, kéo theo việc giảm lợi nhuận.

Bên cạnh đó, tâm lý của người mua nhà của Việt Nam cũng còn thói quen lựa chọn giá

thành làm tiêu chí quan trọng trong lựa chọn sản phẩm an cư hay đầu tư. Yếu tố lợi ích lâu

Page 3: PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM TỪ NHẬN …congtrinhxanhvietnam.vn/media/uploaded/21/2017/10/09/Tham_luan_cua_ba... · 3 dài, tiết kiệm và tính bền vững

3

dài, tiết kiệm và tính bền vững của công trình, tăng chỉ số sức khỏe, chỉ số hạnh phúc đối

với phần lớn cộng đồng còn rất ít thông tin và kém quan tâm.

Ngoài những trở ngại thường được nhắc tới như thiếu chính sách khuyến khích hay quan

ngại về chi phí đầu tư cao thì việc xây dựng theo tiêu chuẩn xanh tại Việt Nam trong lĩnh

vực căn hộ, nhà ở dân dụng còn là một hướng đi mới mẻ đối với các đơn vị xây dựng,

quản lý. Đồng thời, tìm giải pháp xây dựng các kiến trúc xanh hiện đại mà vẫn hài hòa

cùng bản sắc quốc gia, phù hợp khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc thù của nước ta cũng là bài

toán khó cho việc phát triển CTX tại Việt Nam.

Công trình xanh, sinh thái phải bắt đầu bằng tư duy sinh thái

Mọi hành động đều bắt nguồn từ tư duy, ý thức và khát vọng kiến tạo CTX kết hợp cùng

sự quyết tâm hành động sẽ cho chúng ta những CTX mang giá trị thực thụ. Phát triển CTX

cũng không nên giới hạn tư duy ở một đơn nguyên nhà ở hay một công trình cao tầng đơn

độc. Hãy thử hiểu rộng hơn, hãy xem CTX như một cá thể, thì việc phát triển đồng bộ

những ngôi nhà xanh, căn hộ xanh này cùng với một không gian sống xanh, chúng ta sẽ có

được những đô thị xanh, những cộng đồng xanh… lúc bấy giờ, giá trị xanh sẽ gia tăng

theo cấp số nhân và hiệu ứng lan tỏa về ý thức “sống xanh” đến số đông và thị trường

cũng thật mạnh mẽ.

Đơn cử, dự án Khu đô thị Văn hóa – Thương mại – Du lịch Làng Sen Việt Nam, Đức Hòa

Long An do Phuc Khang Corporation phát triển. Được nhận định như một đô thị điển hình

của tỉnh Long An, sẽ là một trong những đô thị chuẩn xanh đầu tiên của Việt Nam, đang

được thị trường quan tâm và giới chuyên môn đánh giá cao bởi giá trị xanh và nhân văn

của dự án mang đến cho cộng đồng.

Nếu bàn về khái niệm “kiến trúc xanh”, “kiến trúc bền vững” trong việc phát triển CTX thì

kiến trúc truyền thống Việt Nam cũng có thể xem như một hình mẫu với việc tận dung tối

đa điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường thông qua hình thái, chọn hướng, lựa chọn

vật liệu xây dựng, bố cục và tổ chức không gian, sử dụng ao hồ, cây xanh…. Lúc bấy giờ,

CTX phù hợp với điều kiện tự nhiên vừa phù hợp với tâm sinh lý của người Việt, vừa có

thể thích nghi một cách tốt nhất trong không gian sống. Chúng ta phải hiểu rằng, tiện nghi

không có nghĩa là mâu thuẫn với tiết kiệm hay hiện đại văn minh thì không thể xanh và

truyền thống.

Tại Làng Sen Việt Nam, Trung tâm hội nghị Tre Việt – kỷ lục “Nhà tre lớn nhất Việt

Nam” vừa mang về giải thưởng kiến trúc xanh của Mỹ ( Green Good Design Award 2017)

Page 4: PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM TỪ NHẬN …congtrinhxanhvietnam.vn/media/uploaded/21/2017/10/09/Tham_luan_cua_ba... · 3 dài, tiết kiệm và tính bền vững

4

cho KTS. Võ Trọng Nghĩa, tuy là một CTX truyền thống làm điểm nhấn của một đô thị

tiên tiến hiện đại nhưng vẫn rất hài hòa và “quyến rũ”. Đối với kiến trúc nhà ở tại đô thị

này thì cũng dễ dàng nhận thấy dáng dấp của mái nhà truyền thống, những thủ pháp kiến

trúc xanh nhằm tối ưu hóa khí động học, tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên như nắng,

gió hay xử lý bức xạ nhiệt để tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu khí thải

độc hại trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của cư dân. Những công trình tiện ích khác

trong không gian sinh hoạt cộng đồng cũng không ngoài mục tiêu mang đến một không

gian sinh thái tốt cho sức khỏe, vun bồi giá trị tinh thần, giá trị nhân văn truyền thống cho

cộng đồng.

Với những nhà phát triển BĐS tâm huyết thì việc phát triển công trình xanh tuy khó nhưng

cũng dễ. “Khó” bởi việc thuyết phục và định hướng thị trường, định hướng khách hàng

đến với những giá trị thiết thực hơn trong cuộc sống, đó là giá trị của sức khỏe, sự an toàn,

môi trường tự nhiên… Hay nói cách khác, phải cho người tiêu dùng hiểu được CTX sẽ

mang lại năng lượng sống tích cực cho mỗi cư dân và cộng đồng . Và “dễ” là ở sự vận

hành tư duy sáng tạo, kết hợp cùng quyết tâm cống hiến và hơn cả là CTX thu hút thị

trường dễ dàng hơn bằng tính nhân văn truyền thống và “xanh chính phẩm” trong từng sản

phẩm.

Đối với đô thị thấp tầng thì cộng đồng xanh – văn minh – truyền thống là một mô hình lý

tưởng, nhưng không thể đặt trọn vẹn mô hình ấy, quy mô ấy vào trung tâm thành phố đất

chật người đông. Tuy nhiên, cũng không vì thế tính cộng đồng trong CTX không được

phát huy mà ngược lại, càng phải phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi vì những trung tâm đô thị

lớn phải chịu sức ép lớn từ dân số, cơ sở hạ tầng thì nhu cầu sống xanh, CTX càng trở nên

cấp bách hơn. Vậy câu hỏi được đặt ra: giải pháp là gì và có thực hiện được không?

Chuỗi căn hộ xanh theo tiêu chuẩn Leed (USGBC – Hoa Kỳ) và Lotus (VGBC – Việt

Nam) lần đầu tiên tại Việt Nam đã được Phúc Khang khởi động phát triển từ cuối năm

2015 với 2 dự án đầu tiên là Diamond Lotus Riverside và Diamond Lotus Lakeview là

một thực chứng hữu hình cho sự quyết tâm của giới đầu tư trong câu chuyện phát triển

CTX của Việt Nam.

Khi chưa có nhiều kinh nghiệm trong công trình cao tầng nhưng lựa chọn hướng phát triển

công trình xanh, lại là công trình xanh theo chuẩn Leed đầy khắt khe và chưa ai từng làm

tại Việt Nam là một thử thách vô cùng lớn đối với Phúc Khang. Sự “cô đơn” của một nhà

phát triển tâm huyết đến từ tư duy thị trường, quan điểm của các đối tác cùng ngành chưa

Page 5: PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM TỪ NHẬN …congtrinhxanhvietnam.vn/media/uploaded/21/2017/10/09/Tham_luan_cua_ba... · 3 dài, tiết kiệm và tính bền vững

5

thật sự đồng bộ. Tuy nhiên, Phúc Khang đã làm được, khi tìm được tiếng nói chung và sự

hợp lực của các thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực phát triển BĐS Việt Nam. Sau một

thời gian nhận được sự nghi ngại của thị trường và giới chuyên môn thì nay, chuỗi dự án

Diamond Lotus đã tạo tiếng vang trên thị trường, khách hàng đã hoan hỷ khi những CTX

chính phẩm thấu hiểu được như cầu sống thật thụ của cư dân đang thành hình rõ nét.

Công trình xanh đích thực gói trọn nghĩa nhân văn

Ngoài yếu tố “Xanh” trong không gian sống theo những quy định khắt khe của các tiêu

chuẩn CTX trên thì xanh về hình thức, xanh cho nhân văn cũng là những điểm cộng để

CTX thu hút người tiêu dùng, giới đầu tư thứ cấp. Bởi đó là những giá trị cộng thêm giúp

tăng chất lượng công trình, tăng giá trị tài sản hay tăng tuổi thọ tính bền vững cho cộng

đồng.

Và cũng vì hình ảnh trực quan là phương pháp giáo dục hiệu quả, ấn tượng thông qua thị

giác sẽ làm cho con người nhớ nhiều và lưu tâm nhiều hơn. Những CTX cao tầng “xanh”

cả hình thức và nội hàm như những bức tường khổng lồ xanh mát, tọa lạc ngay những khu

vực trung tâm thành phố sẽ là những minh chứng cụ thể và là một trong những phương

pháp giáo dục thị trường hiệu quả, tác động trực tiếp đến việc tự giác nâng cao ý thức xanh

hóa, thêm tình yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường, ít nhất là khu vực lân cận trong phạm

vi bán kính 4km.

Đó cũng chính là sứ mệnh của chuỗi CTX Diamond Lotus, dự kiến mỗi quận trung tâm

TP.HCM sẽ có ít nhất một cộng đồng xanh Diamond Lotus, một cái nôi nuôi dưỡng và lan

tỏa “năng lượng xanh” đến với cộng đồng. Ngoài ra, Diamond Lotus cũng áp dụng thêm

nhiều giải pháp để phát triển CTX một cách quy chuẩn nhưng cũng đầy khác biệt, đặc

trưng với nhiều giá trị về biểu tượng kiến trúc đô thị và thông điệp văn hóa cộng đồng về

vật chất và tinh thần. Ví như việc biến tầng thượng của các dự án thành “Sky Park – Vườn

thiền trên không”, Chủ đầu tư đã hy sinh toàn bộ penthouse với giá trị hàng trăm tỷ, để đầu

tư thêm nhiều tiện ích dịch vụ sinh thái phục vụ khách hàng và cộng đồng. Điều này cũng

đồng nghĩa với việc thực thi trách nhiệm "trả lại cho Đất những gì của Đất". Bằng việc "bù

lại, trả lại" diện tích mảng xanh mặt đất đã được sử dụng cho việc xây dựng công trình,

góp phần giảm mật độ xây dựng, gia tăng diện tích mảng xanh , không làm "gián đoạn

Mảng Xanh" của Bờ Sông, Bờ Hồ,… Kết nối “Mặt nước với Bầu trời”. Thiết lập cảnh

Page 6: PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM TỪ NHẬN …congtrinhxanhvietnam.vn/media/uploaded/21/2017/10/09/Tham_luan_cua_ba... · 3 dài, tiết kiệm và tính bền vững

6

quan xanh, cổng chào xanh… Bên cạnh đó, Bằng các giải pháp kỹ thuật công nghệ xanh

như gia tăng khả năng chống bức xạ nhiệt cho Mái Nhà, làm giảm đáng kể “hiệu ứng đảo

nhiệt”. Gia tăng sự hấp thu ánh nắng mặt trời và lưu trữ, tái sử dụng nước mưa. Hấp thu

năng lượng thiên nhiên, tái tạo năng lượng tại chỗ thông qua mối quan hệ hữu cơ giữa Con

người - Cảnh quan - Kiến trúc … biến công trình thành một “biểu tượng xanh” cả nghĩa

đen lẫn nghĩa bóng.

“Xanh” trong CTX cũng phải nhắc đến “Vật liệu xanh”, “vật liệu bền vững”… luôn được

các tiêu chuẩn CTX khuyến khích và khai thác triệt để, kết hợp với phương án xây dựng

thân thiện môi trường mang đến tính hiện đại và ứng dụng. Quay trở lại câu chuyện chi

phí, nói đến các sản phẩm xanh là nói đến tiêu chuẩn sống cao và nhiều người lo ngại chất

lượng tỷ lệ thuận với chi phí đầu tư. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, CTX sẽ là

giải pháp về tính kinh tế cho mọi người trong tương lai. Chi phí đầu tư ban đầu cho một

công trình xanh thường được nhìn nhận là cao hơn khoảng 7 - 15% so vơi việc xây dựng

một công trình bình thường. Nhưng nếu nhận thức được vấn đề và bắt đầu áp dụng đồng

bộ tiêu chuẩn công trình xanh ngay từ khâu ý tưởng, thiết kế, xây dựng và quản lý vận

hành…, chúng ta sẽ nhận ra khoản chi phí phát sinh này sau khi phân bổ theo thời gian sử

dụng sẽ không cao hơn, thập chí chi phí vận hành, chi phí sinh hoạt của cư dân sẽ tiết kiệm

hơn nhiều từ việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả thông qua đánh

giá định kỳ của các thiết bị đo lường. Bên cạnh đó, nhiều giá trị “xanh” mà CTX mang lại

cho chúng ta không thể đo lường được bằng tiền, chính là chất lượng cuộc sống tốt hơn,

sức khỏe tốt hơn, chỉ số hạnh phúc cao hơn và đưa nhận thức bảo vệ môi trường nhân rộng

trong cộng đồng và thế hệ tương lai.

Cần một giải pháp đồng bộ cho phát triển công trình xanh tại Việt Nam

Để hiện thực hóa giấc mơ về một đất nước được xanh hóa bởi hầu hết CTX, chúng ta cần

phải xây dựng một lộ trình cụ thể, phải tạo dựng “ý thức xanh” cho nhiều thế hệ công dân,

trang bị “tư duy xanh” cho mọi tầng lớp và quan trọng hơn cả chính là chúng ta phải cùng

“hành động”.

Ngày nay, người tiêu dùng đã sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho những sản phẩm xanh và

sạch, xu hướng thị trường và phát triển thương hiệu cũng đã đưa các chủ đầu tư tiếp cận

nhiều hơn đến phát triển CTX là một tín hiệu đáng mừng cho xu hướng phát triển CTX tại

Việt Nam. Tuy nhiên, để tiến trình phát triển nhanh và mạnh hơn, chúng tôi cũng xin kiến

Page 7: PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM TỪ NHẬN …congtrinhxanhvietnam.vn/media/uploaded/21/2017/10/09/Tham_luan_cua_ba... · 3 dài, tiết kiệm và tính bền vững

7

nghị với các sở, ban ngành chức năng từ TW đến địa phương, các đối tác liên ngành về các

biện pháp hỗ trợ phát triển CTX tại Việt Nam:

- Cần ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư CTX, xây dựng chính sách ưu đãi về

nhiều mặt cho các nhà đầu tư tham gia phát triển CTX. Cụ thể: ưu đãi về thuế, các

thủ tục hành chính, hệ số quy hoạch, ưu đãi về đơn giá thiết kế và xây dựng CTX.

- Cần sự hợp lực liên ngành như xây dựng, giáo dục, truyền thông phát động nhiều

phong trào sống xanh, tổ chức hội thảo để cùng chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng thực

tiễn trong phát triển CTX.

- Các chủ đầu tư cần mạnh dạn tham gia phát triển CTX bới đây cũng là một trong

những cách nâng cao uy tín và thương hiệu trong bối cảnh nhu cầu của khách hàng

ngày một cao hơn và thiết thực hơn.

- Cần sự thấu hiểu và đồng hành của các đơn vị truyền thông và cơ quan báo đài

nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công trình xanh, bảo vệ môi trường và

chú trọng phát triển cho thế hệ tương lai.

Chúng ta hãy cùng chung tay về một Việt Nam xanh hơn và truyền thống hơn.

Hình minh họa

THÔNG TIN THAM KHẢO: LỢI ÍCH CỦA CÔNG TRÌNH XANH

• Lợi ích môi trường

CTX thúc đẩy và bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng không khí và

nước, giảm chất thải rắn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Theo các chuyên gia của Hội đồng

xanh thế giới, nếu so sánh với một công trình thông thường, công trình xanh sẽ sử dụng ít hơn

26% ít năng lượng, chi phí bảo trì ít hơn 13% và lượng phát thải nhà kính ít hơn 33%.

• Lợi ích kinh tế - xã hội

CTX giúp giảm chi phí trong quá trình sử dụng công trình. Cụ thể giảm đáng kể hóa đơn chi phí

vận hành bao gồm điện, nước, rác thải… và khả năng thu hồi số tiền đầu tư xây dựng nhanh hơn.

Giá thành tài sản lúc này cũng tăng đáng kể so với một công trình xây dựng không mang tính bền

vững, sự lựa chọn khách hàng bao giờ cũng nghiêng về CTX.

CTX sẽ tạo môi trường thân thiện cho người sử dụng ở nhiều khía cạnh, bao gồm chất lượng

không khí trong nhà tốt hơn, tối ưu hóa sự thoải mái mọi công năng trong công trình. Các chuyên

gia đã chỉ ra rằng các yếu tố thiết kế của CTX làm giảm sự xuất hiện của bệnh liên quan đến

đường hô hấp, triệu chứng dị ứng và hen suyễn.

Page 8: PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM TỪ NHẬN …congtrinhxanhvietnam.vn/media/uploaded/21/2017/10/09/Tham_luan_cua_ba... · 3 dài, tiết kiệm và tính bền vững

8

KĐT Văn hóa – Thương mại – Du lịch Làng Sen Việt Nam, Đức Hòa, Long An – Cộng

đồng xanh, văn minh, truyền thống

Trung tâm hội nghị Tre Việt - Kỷ lục “Nhà tre lớn nhất Việt Nam”, giải thưởng kiến trúc

Hoa Kỳ – Nét truyền thống đậm bản sắc Việt tọa lạc ngay trung tâm Đô thị Làng Sen Việt

Nam

Diamond Lotus Riverside – Căn hộ xanh theo tiêu chuẩn Leed (Hoa Kỳ) và Lotus (Việt

Nam) lần đầu tiên tại Việt Nam – Một biểu tượng xanh giữa trung tâm TP.HCM

Page 9: PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM TỪ NHẬN …congtrinhxanhvietnam.vn/media/uploaded/21/2017/10/09/Tham_luan_cua_ba... · 3 dài, tiết kiệm và tính bền vững

9

“Vườn thiền trên không” Sky Park rộng 5.000 m2 nối đỉnh 3 tòa nhà Diamond Lotus

Riverside

Công trình xanh Diamond Lotus Lakeview – Biểu tượng xanh giữa trung tâm Quận Tân

Phú