phần 1: thỰc trẠng phÁt triỂn nhÂn lỰc tỈnh kon tum

135
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................3 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH..................................4 LỜI MỞ ĐẦU...............................................5 Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM......9 I. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội............................................. 9 II. Thực trạng nhân lực về số lượng...................10 1. Tổng số và cơ cấu nhân lực theo giới tính, nhóm tuổi 10 2. Đánh giá, phân tích các nguồn khả năng cung nhân lực 12 III. Thực trạng nhân lực về chất lượng................13 1. Trình độ học vấn................................ 13 2. Trình độ chuyên môn - kỹ thuật..................13 3. Đặc điểm tâm lý - xã hội và những kỹ năng mềm của nhân lực 21 IV. Thực trạng đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh Kon Tum 22 1. Thực trạng hệ thống đào tạo.....................22 2. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo........23 3. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển nhân lực 27 4. Kết quả đào tạo nhân lực........................27 V. Thực trạng sử dụng nhân lực........................29 1. Trạng thái hoạt động của nhân lực...............29 2. Trạng thái việc làm của nhân lực................30 1

Upload: vophuc

Post on 07-Feb-2017

231 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................3

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH..................................................................................4

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................5

Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM..................9

I. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội................................9

II. Thực trạng nhân lực về số lượng..........................................................................10

1. Tổng số và cơ cấu nhân lực theo giới tính, nhóm tuổi...................................10

2. Đánh giá, phân tích các nguồn khả năng cung nhân lực.................................12

III. Thực trạng nhân lực về chất lượng.....................................................................13

1. Trình độ học vấn.............................................................................................13

2. Trình độ chuyên môn - kỹ thuật......................................................................13

3. Đặc điểm tâm lý - xã hội và những kỹ năng mềm của nhân lực.....................21

IV. Thực trạng đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh Kon Tum....................................22

1. Thực trạng hệ thống đào tạo...........................................................................22

2. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo.......................................................23

3. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển nhân lực..............................27

4. Kết quả đào tạo nhân lực................................................................................27

V. Thực trạng sử dụng nhân lực................................................................................29

1. Trạng thái hoạt động của nhân lực..................................................................29

2. Trạng thái việc làm của nhân lực....................................................................30

VI. Đánh giá tổng quan những mặt mạnh, hạn chế, thách thức và thời cơ đối với phát triển nhân lực của tỉnh Kon Tum...........................................................................33

Phần 2: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2020................................................................................................36

I. Những nhân tố tác động đến phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020.................36

II. Phương hướng phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020.............38

1. Quan điểm phát triển nhân lực........................................................................38

2. Mục tiêu phát triển nhân lực...........................................................................39

3. Dự báo cung - cầu lao động đến năm 2020....................................................40

1

Page 2: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

4. Phương hướng phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020...............................43

5. Các chương trình, dự án ưu tiên.....................................................................48

Phần 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2020.........................................................................................................49

I. Dự báo nhu cầu vốn và giải pháp huy động vốn cho phát triển nhân lực..............49

II. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực................................................52

III. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực..................................................................................................55

IV. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực...........................60

Phần 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.....................................................62

I. Tổ chức thực hiện quy hoạch.................................................................................62

II. Kiến nghị và kết luận............................................................................................65

Tài liệu tham khảo.........................................................................................................67

PHỤ LỤC......................................................................................................................68

Phụ lục 1: Phương pháp và kết quả dự báo cung – cầu lao động..................................68

Phụ lục 2: Một số chính sách phát triển nhân lực của tỉnh Kon Tum...........................79

Phụ lục 3: Một số biểu mẫu chung................................................................................80

2

Page 3: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT1. Cao đẳng CĐ2. Công nghiệp CN3. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNH-HĐH4. Cơ sở vật chất CSVC5. Cơ sở vật chất – kỹ thuật CSVC-KT6. Dân số DS7. Dân tộc thiểu số DTTS8. Dịch vụ DV9. Đại học ĐH10.Đào tạo nghề ĐTN11.Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI12.Đơn vị tính ĐVT13.Giáo dục – Đào tạo GD-ĐT14.Kinh tế - xã hội KT-XH15.Khu công nghiệp KCN16.Lao động - Thương binh và Xã hội LĐ-TB&XH17.Lực lượng lao động LLLĐ18.Ngân sách nhà nước NSNN19.Nông nghiệp NN20.Năng suất lao động NSLĐ21.Tổng thu nhập quốc nội GDP22.Trung học cơ sở THCS23.Trung học phổ thông THPT24.Trung cấp chuyên nghiệp TCCN25.Ủy ban nhân dân UBND26.Tổ chức phi Chính phủ NGO27.Hỗ trợ phát triển chính thức ODA

3

Page 4: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng 1: Số lượng và cơ cấu LLLĐ.....................................................................11Bảng 2: Trình độ học vấn của lao động đang làm việc ở Kon Tum....................13Bảng 3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ.............................................14Bảng 4: Lao động theo ngành nghề giai đoạn 2006-2010...................................16Bảng 5: Một số ngành có LLLĐ lớn...................................................................17Bảng 6: Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.................................17Bảng 7: Chuyển biến về chất lượng của công chức hành chính.........................18Bảng 8: Chuyển biến về chất lượng của cán bộ, công chức phường, xã.............18Bảng 9: Chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT 2006-2010.......................................23Bảng 10: CSVC của Phân hiệu ĐH Đà Nẵng và các trường cao đẳng...............24Bảng 11: Trạng thái hoạt động của nhân lực.......................................................29Bảng 12: NSLĐ của tỉnh Kon Tum qua các năm 2006-2010.............................32Bảng 13: Tiền lương, thưởng của các doanh nghiệp năm 2009..........................32Bảng 14: Kết quả dự báo dân số và cung lao động ............................................41Bảng 15: Kết quả dự báo tổng cầu lao động.......................................................42Bảng 16: Kết quả dự báo cầu lao động theo ngành.............................................42Bảng 17: Kết quả dự báo cầu lao động một số ngành.........................................42Bảng 18: Kết quả dự báo cầu lao động qua đào tạo............................................43Bảng 19: Dự kiến quy mô tuyển sinh..................................................................49Bảng 20: Nhu cầu vốn đào tạo nhân lực.............................................................50Bảng 21: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực.........................51

Hình 1: Quy mô dân số tỉnh Kon Tum giai đoạn 1991 – 2010...........................11Hình 2: Dân số và Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Kon Tum chia theo độ tuổi năm 2009......................................................................................................12Hình 3: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên..........................................................................Hình 4: Tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2001-2010. . .13Hình 5 : Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật năm 2009.........14Hình 6: Dân số từ 5 tuổi trở lên đã thôi học chia theo bậc học cao nhất.............15Hình 7: Dân số từ 5 tuổi trở lên đang đi học chia theo bậc học cao nhất............16Hình 8: Dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học và dân tộc..............21Hình 9: Số thí sinh cử đi đào tạo cử tuyển giai đoạn 1999-2009........................28Hình 10: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2004-2009...28Hình 11: Số lượng và cơ cấu trạng thái việc làm theo các ngành.......................30Hình 12: Tỷ trọng đóng góp vào GDP và tỷ trọng lao động của các ngành.......31

4

Page 5: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

LỜI MỞ ĐẦU1. Sự cần thiếtQuá trình phát triển của một quốc gia, một địa phương cần phải có nhiều

điều kiện cũng như các nguồn lực cần thiết. Trong các nguồn lực cần thiết cho phát triển như: CSVC, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực… thì nguồn nhân lực ngày càng đóng vai trò quyết định và chi phối tất cả các yếu tố còn lại. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì vai trò, vị trí của nguồn lực con người ngày càng quan trọng hơn.

Trong những năm gần đây, công tác phát triển nhân lực của tỉnh Kon Tum đã đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần hỗ trợ đắc lực vào sự phát triển KT-XH và sự nghiệp CNH-HĐH của Tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình mới thì công tác phát triển nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế: trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực còn thấp; các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô, năng lực và chất lượng đào tạo; năng suất lao động thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, sự phối hợp giữa các ngành quản lý, giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp và người lao động còn thiếu chặt chẽ;...

Trong giai đoạn 2011-2020, nếu chỉ với một nguồn nhân lực dồi dào, cần cù lao động thì chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đặc biệt, tỉnh Kon Tum với quy mô nền kinh tế còn nhỏ, trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn thì yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực càng có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển.

Chính vì thế, việc xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020 là hết sức cần thiết, tạo cơ sở khoa học để hoạch định các chương trình, chính sách, kế hoạch về phát triển nhân lực nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh Kon Tum đến năm 2020.

2. Mục đích, yêu cầu quy hoạch2.1. Mục đích- Quy hoạch sẽ đánh giá thực trạng phát triển nhân lực và phân tích, làm

rõ những điều kiện phát triển nhân lực của Tỉnh, rút ra những thành tựu, hạn chế, thời cơ và thách thức;

- Dự báo cung cầu, xác định phương hướng, mục tiêu phát triển nhân lực của Tỉnh đến năm 2020 và đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ, khả thi để phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020 có số lượng và cơ cấu hợp lý, có trình độ và kỹ năng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH-HĐH, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực trong tỉnh, đưa nhân lực trở thành lợi thế của địa phương trong phát triển và hội nhập quốc tế.

2.2. Yêu cầu 5

Page 6: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

- Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển KT-XH của cả nước, vùng Tây Nguyên và tỉnh Kon Tum;

- Phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Quy hoạch phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên và Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Kon Tum đến năm 2020;

- Đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, khả thi.3. Đối tượng và phạm vi của Quy hoạch Quy hoạch tập trung vào nhóm nhân lực trong độ tuổi lao động trên địa

bàn tỉnh và có đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm nhân lực này. Phạm vi Quy hoạch tập trung vào công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của Tỉnh, phân tích, đánh giá, xác định nhu cầu và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nhân lực, nhất là nhân lực ở những lĩnh vực, nhóm đối tượng quan trọng, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020.

4. Căn cứ xây dựng quy hoạch- Nghị quyết số 10/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội,

đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên. - Bộ luật Lao động năm 1994.- Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).- Luật Dạy nghề năm 2006- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê

duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH;- Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP.- Thông báo số 178/TB-VPCP ngày 05/7/2010 của Văn phòng Chính phủ

Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương thời kỳ 2011 - 2020.

- Công văn số 341/TTg-KGVX ngày 07/3/2011 của Thủ tướng Chỉnh phủ về triển khai giải pháp quy hoạch nhân lực giai đoạn 2011-2020.

- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020

- Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, dự thảo Quy hoạch phát triển dạy nghề 2011-2020.

- Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ Tỉnh.- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng - an ninh 5

6

Page 7: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

năm giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Kon Tum đã được Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua theo Nghị quyết 32/2010/NQ-HĐND ngày 16/12/2010 và UBND Tỉnh ban hành theo Quyết định 45/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đén năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 581/QĐ-TTg, ngày 20/4/2011.

- Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 21/04/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu XD thông thường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và xét đến 2020 và Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 08/06/2010 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu XD thông thường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và xét đến 2020.

- Quyết định số 1673/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới bán buôn, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng thương mại trên địa bàn tỉnh KonTum giai đoạn 2011-2020, có tính đến năm 2025.

- Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 – 2015 và định hướng đến năm 2020

- Quy hoạch phát triển Công nghệ Thông tin tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 – 2015 và định hướng đến năm 2020

- Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 23/5/2010 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Đề án “Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức tỉnh Kon Tum từ nay đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

5. Kết cấu bản quy hoạchNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bản

Quy hoạch gồm 4 phần:Phần 1: Thực trạng phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum.Phần 2: Phương hướng phát triển nhân lực của tỉnh Kon Tum giai đoạn

2011-2020.Phần 3: Những giải pháp phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn

2011-2020.Phần 4: Tổ chức thực hiện quy hoạch.6. Tổ chức nghiên cứu xây dựng quy hoạch6.1. Chỉ đạo thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum6.2. Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.6.3. Các cơ quan phối hợp thực hiện

7

Page 8: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

- Cục Thống kê tỉnh Kon Tum- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum- Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Kon Tum- Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum- Các Sở, ban ngành của tỉnh và các cơ quan Trung ương có liên quan.- Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum- Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.

8

Page 9: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

I. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

- Kon Tum là một tỉnh miền núi của Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.689,61 km2 (theo Niên giám thống kê năm 2010), gồm 1 thành phố và 8 huyện; phía tây giáp Lào và Campuchia, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Gia Lai. Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng an ninh, là điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây và là khu vực bảo vệ môi trường sinh thái quan trọng của cả nước.

Địa hình Kon Tum đa dạng, gồm gò, đồi, núi cao nguyên (thích hợp cho thảm thực vật rừng và kinh doanh rừng) và vùng trũng xen kẽ (thích hợp cho việc trồng lúa và cây công nghiệp). Khí hậu thuận lợi cho sự đa dạng hóa sinh học.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng đều qua các năm: giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11% (nông nghiệp: 8,6%, công nghiệp: 16,7%, dịch vụ: 12,2%); giai đoạn 2006-2010 đạt 14,71% (nông nghiệp: 7,52%, công nghiệp: 25,7%, dịch vụ: 16,49%); tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng chưa cao, hiệu quả đầu tư còn thấp.

Năm 2010, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 41,78% trong cơ cấu kinh tế, trong đó, ngành nông nghiệp chiếm 91,67% với các nghề trồng trọt (sắn, mía, lúa, cao su, cà phê,…) là chủ yếu. Ngành lâm nghiệp chiếm 7,24%, được quản lý theo cơ chế mới (xã hội hóa nghề rừng và thực hiện cơ chế khoán), khai thác gỗ rừng tự nhiên giảm mạnh, chế biến lâm sản chuyển dần sang sử dụng nguyên liệu gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng.

Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng năm 2010 chiếm 24,1% trong cơ cấu kinh tế (trong đó công nghiệp 40,7%; xây dựng 59,3%). Công nghiệp chế biến vẫn chiếm ưu thế (70,6% tổng sản phẩm của ngành công nghiệp); công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước chiếm 20,5%, còn lại là công nghiệp khai khoáng. Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu nội địa. Công nghiệp năng lượng điện đóng góp ngày một tăng vào tổng giá trị sản phẩm của ngành. Hoạt động xây dựng có chiều hướng tăng dần, hệ thống đô thị tiếp tục được phát triển. Tuy vậy, ngành vẫn còn nhiều hạn chế như: trang thiết bị và công nghệ lạc hậu; sản phẩm phần nhiều là sơ chế, sản xuất thủ công nên giá trị thu nhập không cao; các doanh nghiệp chậm đổi mới, chưa có chiến lược sản phẩm, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định. Các khu, cụm công nghiệp vẫn khó khăn về vốn đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng, tỷ lệ lấp đầy thấp.

Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 16,5%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng mạnh, hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều cố gắng, củng cố được thị trường truyền thống và phát triển mở rộng thêm một số thị trường mới. Hoạt động du lịch phát triển khá, doanh thu du lịch liên tục tăng. Các dịch vụ khác như vận tải, bưu chính, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm ngày càng được mở rộng.

9

Page 10: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

- Các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa… đều có chuyển biến tích cực.

Hệ thống trường lớp được phát triển, mở rộng; cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục được đầu tư . Tỷ lệ trẻ đi mẫu giáo và học sinh đi học đúng độ tuổi tăng qua các năm học. Giáo dục học sinh DTTS được quan tâm. Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều tiến bộ.

Mạng lưới y tế được quan tâm củng cố, cán bộ y tế cơ sở được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia, các chính sách y tế cho người nghèo, trẻ em và đồng bào DTTS được thực hiện đạt kết quả tốt. Xã hội hóa lĩnh vực y tế ngày một mạnh mẽ hơn.

Hoạt động khoa học và công nghệ đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ đã góp phần quan trọng làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả các ngành sản xuất; nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.

Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa làng xã, văn hóa cộng đồng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng sâu rộng, các lễ hội của địa phương, của khu vực và quốc gia được tổ chức thường xuyên và khá thành công đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Các hoạt động thể dục thể thao ngày càng đa dạng về nội dung và hình thức.

- An ninh quốc phòng: đã duy trì, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn kịp thời các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; an toàn giao thông đã đạt được tiến bộ đáng kể, tuy nhiên chưa vững chắc, tai nạn giao thông nghiêm trọng vẫn xảy ra. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân được xử lý có hiệu quả.II. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC VỀ SỐ LƯỢNG1. Tổng số và cơ cấu nhân lực theo giới tính, nhóm tuổi

Kon Tum có 22 dân tộc cùng sinh sống (trong đó DTTS chiếm trên 53%). Dân số trung bình năm 2010 là 443.368 người (nam chiếm 51,47%, nữ chiếm 48,53%). Dân số thành thị chiếm 34% dân số toàn tỉnh.

Nguồn lao động của tỉnh Kon Tum chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu dân số (năm 2010 khoảng 59% dân số). Số lao động có việc làm ngày càng gia tăng và đạt 237.125 người vào năm 2010. Trong đó, lao động nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nữ trong suốt giai đoạn 2001-2010; lao động thành thị ngày càng tăng về tỷ lệ so với lao động nông thôn do tác động của quá trình đô thị hóa và sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ (tăng từ 15,12% năm 1995 lên 33,9% năm 2010). Với đặc điểm là tỉnh có số lượng di dân cơ học ngày càng nhiều nên tỷ lệ lao động là người Kinh đang ngày càng tăng lên so với lao động là người DTTS (tăng từ 47,32% năm 1995 lên 53,01% năm 2010).

10

Page 11: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Hình 1: Quy mô dân số tỉnh Kon Tum giai đoạn 1991 – 2010ĐVT: người, %

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kon Tum; Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2010)

Bảng 1: Số lượng và cơ cấu LLLĐ  1995 2000 2005 2010Nguồn lao động (Người) 156.443 186.993 231.580 261.587LLLĐ (Người) 116.336 155.419 180.173 237.125

Nam (%) 47,68 50,32 50,62 50,59Nữ (%) 52,32 49,68 49,38 49,41Thành thị (%) 15,12 32,03 33,00 33,90Nông thôn (%) 84,88 67,97 67,00 66,10Kinh (%) 47,32 46,00 52,90 53,02DTTS (%) 52,68 54,00 47,10 46,98

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kon Tum; Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2010)

- Cơ cấu nhân lực theo nhóm tuổi:

Theo Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009, dân số trong độ tuổi lao động của Kon Tum đạt 253.084 người, chiếm khoảng 59% dân số (15-55 tuổi đối với nữ, 15-60 tuổi đối với nam), dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 35% và trên độ tuổi lao động là 6%. Trong số những người trong độ tuổi lao động thì nhóm có độ tuổi từ 15-25 có tỷ lệ nhiều nhất (38%), kế đến là nhóm 26-35 tuổi (27%), số liệu này cho thấy lao động trẻ của Tỉnh chiếm tỷ lệ lớn.

11

Page 12: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Hình 2: Dân số và Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Kon Tum chia theo độ tuổi năm 2009

(Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009)

2. Đánh giá, phân tích các nguồn khả năng cung nhân lực

Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng dân số trung bình của Kon Tum là 30,58%0/năm, với mức tăng bình quân 11.530 người/năm, trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 21,96%0/năm. Sự tăng lên của quy mô dân số đã kéo theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn lao động, từ 186.993 người năm 2000 lên 261.587 người năm 2010.

Năm 2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Tỉnh là 19,5%0, giảm 6,02%0 so với năm 2000 do tỷ lệ sinh cũng như tỷ lệ chết giảm. Do có sự chênh lệch về mức độ phát triển về văn hóa, xã hội giữa thành thị và nông thôn nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị. Từ những số liệu trên cho thấy, nguồn cung lao động cho nền kinh tế của Tỉnh là khá dồi dào nhưng đồng thời cũng đặt ra vấn đề cho Tỉnh trong công tác ĐTN và giải quyết việc làm, nhất là đối với lao động nông thôn và lao động là người DTTS.

Năm 2010, tỷ lệ tăng dân số cơ học của Tỉnh là 7,3%0. Nguồn cung nhân lực do tăng cơ học dân số bổ sung một phần lao động có trình độ làm việc cho các dự án, công trình, đồng thời cung cấp lao động phổ thông theo thời vụ thu hái nông sản của Tỉnh và hình thành các khu kinh tế mới. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ của nguồn nhân lực này là dân di cư tự do có trình độ văn hóa thấp, chưa qua đào tạo. Đây là một vấn đề gây nhiều khó khăn cho Tỉnh cả về KT-XH lẫn an ninh trật tự cũng như phát triển nhân lực trong tương lai.

Hình 3: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (ĐVT : %o)

12

Dân số chia theo độ tuổi Dân số trong độ tuổi lao động

Page 13: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

(Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2010)

III. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC VỀ CHẤT LƯỢNG 1. Trình độ học vấn

Bảng 2: Trình độ học vấn của lao động đang làm việc ở Kon Tum(1)

Chỉ báo

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010

Số người

Tỷ lệ Số

ngườiTỷ lệ Số

ngườiTỷlệ

Số người

Tỷlệ

Chưa bao giờ đi học 41.957 14,6 42.666 12,3 40.320 10,7 33.944 8,8Chưa TN tiểu học 97.134 33,8 107.880 31,1 111.918 29,7 111.862 29,0Tốt nghiệp tiểu học 74.719 26,0 101.290 29,2 108.150 28,7 115.719 30,0Tốt nghiệp THCS 45.981 16,0 56.542 16,3 65.191 17,3 69.817 18,1Tốt nghiệp THPT 27.588 9,6 38.504 11,1 51.249 13,6 54.388 14,1

Tổng số 287.380 100 346.881 100 376.829 100 385.730 100

Bảng 2 cho thấy, trình độ học vấn của nhân lực tỉnh Kon Tum đang ngày càng được cải thiện. Điều này thể hiện ở tỷ lệ chưa được đến trường ngày càng giảm, từ 14,6% năm 2000 xuống còn 8,8% năm 2010; tỷ lệ người chưa tốt nghiệp tiểu học cũng giảm (tương ứng từ 33,8% xuống còn 29,0%). Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có trình độ THCS và THPT vẫn còn khá thấp (32,2%), điều này sẽ gây khó khăn cho công tác ĐTN và giải quyết việc làm, nâng cao NSLĐ cho nhân lực toàn Tỉnh.

2. Trình độ chuyên môn - kỹ thuật2.1. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Hình 4: Tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2001-2010

1(?): Số liệu năm 2000, 2005, 2009 là số điều tra do Sở LĐ-TBXH tỉnh cung cấp; số liệu năm 2010 là số ước tính của chuyên gia trên cơ sở số liệu quá khứ và Niên Giám thống kê năm 2010.

13

Page 14: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

(Nguồn: Sở LĐ - TB& XH tỉnh Kon Tum)Nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ đang tăng lên ở các

cấp trình độ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Tỉnh tăng từ 8,93% năm 2001 lên 33,5% năm 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn lớn (chiếm 66,5%). Chất lượng lao động qua đào tạo cũng còn nhiều hạn chế, chủ yếu là lao động trình độ sơ cấp và lao động có kỹ năng, kỹ thuật (ước tính năm 2010 vẫn còn chiếm 23,5%); trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH chiếm tỷ lệ rất nhỏ (5,9%).

Bảng 3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ(2) (ĐVT: Người)Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Chưa qua đào tạo198.85

5199.01

1201.62

0201.70

8196.94

9187.14

1Sơ cấp nghề 34.698 37.327 41.253 49.197 56.824 65.639Trung cấp nghề 1.505 1.676 1.857 1.968 2.090 2.793CĐ nghề 301 490 186 219 248 559TCCN 6.774 6.960 7.295 7.653 7.942 8.100CĐ 2.760 4.228 4.563 4.045 4.116 4.742ĐH 5.921 7.991 8.383 8.364 10.196 11.452Trên ĐH 75 103 133 164 204 279

Tổng số250.88

9257.78

6265.29

0273.31

7278.56

9279.31

5(Nguồn: Sở KH-ĐT tỉnh Kon Tum và ước tính của chuyên gia) (3)

Hình 5 : Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật năm 2010

2: Số liệu năm 2010 là số ước tính của chuyên gia trên cơ sở Niên giám thống kê năm 2010 và số liệu quá khứ.

3 Số liệu về trình độ văn hóa và số liệu về trình độ chuyên môn kỹ thuật có chênh lệch nhưng không có số liệu thay thế. Quy hoạch sử dụng để tham khảo cơ cấu trình độ.

14

Page 15: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

(Nguồn: Tính toán của chuyên gia trên cơ sở số liệu của Niên giám thống kê năm 2010 và số liệu quá khứ)

Bên cạnh đó, theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009, toàn tỉnh Kon Tum có 11% dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học; 14,51% dân số từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết. Trong số những người đã thôi học, tỷ lệ người đã qua đào tạo rất thấp (12%), trong khi đó, người thôi học ở bậc học THCS chiếm tỷ lệ rất cao (41%), kế đến là tiểu học (31%). Số liệu này cho thấy chất lượng nhân lực hiện tại của Tỉnh còn thấp, khả năng đào tạo, bồi dưỡng cho lao động hiện tại gặp khó khăn do hạn chế về trình độ văn hóa.

Trong số những người đang đi học thì tỷ lệ người học nghề và TCCN cũng rất thấp (1%), đáng chú ý là mức chênh lệch giữa số người học bậc tiểu học (43%) so với bậc THCS (30%) và THPT (12%) rất lớn, thể hiện tỷ lệ bỏ học ở các bậc tiểu học và THCS vẫn còn tiếp tục cao.

Hình 6: Dân số từ 5 tuổi trở lên đã thôi học chia theo bậc học cao nhất

15

Dân số từ 5 tuổi trở lên Dân số từ 5 tuổi trở lên đã thôi học

(Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009)

Page 16: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Hình 7: Dân số từ 5 tuổi trở lên đang đi học chia theo bậc học cao nhất

(Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009)

2.2. Cơ cấu nhân lực theo ngành nghề

Cơ cấu nhân lực của tỉnh Kon Tum đang chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng nhanh lao động làm việc trong các ngành DV (từ 15,23% năm 2006 lên 20,15% năm 2010) và tăng khá lao động trong ngành CN (từ 8,26% năm 2006 lên 10,52% năm 2010); giảm lao động làm việc trong ngành NN (từ 76,58% năm 2006 xuống còn 69,33% năm 2010). Mặc dù xu thế chuyển dịch là tích cực nhưng phần lớn lao động của tỉnh vẫn đang làm việc trong ngành NN với NSLĐ thấp và đóng góp ít vào tăng trưởng GDP.

Bảng 4: Lao động theo ngành nghề giai đoạn 2006-2010 ĐVT: Người

2006 2007 2008 2009 2010NN 159.457 160.224 161.153 162.482 164.410CN-XD 17.050 17.796 21.541 22.938 24.942DV-Khác 31.704 37.314 40.164 44.694 47.773Tổng 208.211 215.334 222.858 230.114 237.125

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2010)

Trong các ngành kinh tế thì những ngành, lĩnh vực sau đây có LLLĐ chiếm tỷ lệ lớn nhất: nông, lâm nghiệp, CN chế biến, xây dựng, thương nghiệp, GD-ĐT và hoạt động phục vụ cộng đồng.

16

Page 17: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Bảng 5: Một số ngành có LLLĐ lớnĐVT: Người

  2006 2007 2008 2009 2010

Nông, lâm nghiệp  159.250159.98

3160.90

1 162.053164.41

0CN chế biến 11.472 10.945 12.420 13.240 14.278Xây dựng 4.560 6.231 8.479 8.862 9.263Thương nghiệp; DVsửa chữa 7.384 8.630 10.392 12.369

12.920

GD-ĐT 9.481 9.632 9.685 9.863 10.264Hoạt động phục vụcá nhân & cộng đồng 182 3.767 4.804 5.087 5.327

Tổng LĐ các ngành 208.211215.33

4222.85

8 230.114237.12

5(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2010)

2.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của một số đối tượng đặc thù

a) Đội ngũ cán bộ - công chức - viên chức

Bảng 6: Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

TT Chỉ tiêu

2001 6/2010 So sánhSố

lượng(người)

Tỉ lệ(%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ(%)

Tăng (người

)

Giảm(người

)I Tổng số 9.287   15.062   5.775  

1 Công chức h.chính 1.242 13,3

7 1.952 12,96 710  

2 Viên chức sự nghiệp 8.045 86,6

3 13.110 87,04 5.065  

II Trình độ            1 Sau ĐH 17 0,18 147 0,98 130  

2 ĐH 1.906 20,52 5.338 35,4

4 3.432  

3 CĐ, TCCN 5736 61,76 8.149 54,1 2.413  

4 Sơ cấp, chưa qua đào tạo 1628 17,5

3 1.428 9,48   200

5 Trung, cao cấp lý luận chính trị 372 4,01 895 5,94 523  

6 Quản lý nhà nước 250 2,69 1.800 11,95 1.550  

7 Tin học 678 7,3 3.834 25,45 3.156  

17

Page 18: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

8 Ngoại ngữ 1032 11,11 2.788 18,5

1 1.756  

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum)

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh không ngừng gia tăng về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Số cán bộ có trình độ ĐH trở lên tăng từ 20,7% năm 2001 lên 36,42% năm 2010, số cán bộ có trình độ sơ cấp, chưa qua đào tạo giảm từ 17,53% xuống còn 9,48%. Kết quả này có được một phần là nhờ thực hiện các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh. Hàng năm, đội ngũ cán bộ công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã được tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

Bảng 7: Chuyên biến về chất lượng của công chức hành chính

Năm Tổng sốTrình độ chuyên môn Trình độ

tin học cơ sởTrình độ

ngoại ngư cơ sởSau đại học ĐH

2001 1.242 1 586 277 358

Ty lệ % 100 0,08 47,18 22,30 28,822010 1.952 44 1.313 1.018 912

Ty lệ % 100 2,25 67,26 52,15 46,72

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum)

Nhìn chung, trong giai đoạn 2001 – 2010, chất lượng công chức hành chính và cán bộ, công chức phường, xã của Tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ, công chức phường, xã có trình độ ĐH vẫn còn thấp (7,95%). Số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ tin học và ngoại ngữ cơ sở chưa cao. Đặc biệt, có nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa tốt nghiệp THPT (khoảng 50%). Thực trạng này là khó khăn lớn cho việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước của Tỉnh.

Mặc dù đại bộ phận cán bộ, công chức cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, tận tụy với công việc và có ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong tổ chức chỉ đạo thực hiện công việc nhưng do hạn chế về trình độ nên năng lực quản lý, điều hành, tham mưu còn hạn chế; công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ kế cận chưa đồng bộ; việc phân công nhiệm vụ cán bộ còn bất cập, công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã còn gặp nhiều khó khăn.

18

Page 19: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Bảng 8: Chuyên biến về chất lượng của cán bộ, công chức phường, xã

Năm Tổng sốTrình độ chuyên môn Trình độ

tin học cơ sở

Trình độngoại ngư cơ

sởĐại học Cao đăng,Trung cấp

2003 1.519 29 197 25 15Ty lệ % 100 1,91 12,97 1,65 0,99

2010 1.710 136 597 310 76Ty lệ % 100 7,95 34,91 18,13 4,44

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum)

b) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành y tếTính đến năm 2010, tổng số cán bộ công chức, viên chức ngành y tế đạt

1.888 (trên 2.072 biên chế được giao) với 14 đơn vị trực thuộc, 09 trung tâm y tế tuyến huyện, thành phố, 09 trung tâm an toàn vệ sinh thực phẩm và 09 trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện, thành phố.

Về trình độ chuyên môn: Tổng số cán bộ có trình độ sau ĐH và ĐH là 351 người (trong đó: BSCKII là 04 người, BSCKI là 111 người, Thạc sỹ: 10 người, Bác sỹ chuyên khoa là 124 người, Dược sỹ ĐH 10 người, cử nhân điều dưỡng 7 người, cử nhân kỹ thuật viên 11 người, cử nhân hộ sinh 4 người, ĐH khác 70 người. Cán bộ có trình độ CĐ: 19 người; trung cấp: 1.091 người; sơ cấp: 298 người; khác: 129 người.

Qua số liệu trên có thể nhận thấy tỉnh Kon Tum đang thiếu cán bộ y tế có trình độ ĐH trở lên, bình quân có khoảng 6 bác sĩ/10.000 dân4, 0,23 dược sĩ /10.000 dân5.

c) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục- Giáo dục mầm non: Số lượng cán bộ quản lý là 203 người (98,52% đạt

chuẩn); số lượng giáo viên là 1.248 người (93,19% đạt chuẩn và trên chuẩn, 6,81% dưới chuẩn). Trên địa bàn tỉnh vẫn còn thiếu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo quy định của Điều lệ trường mầm non và Thông tư 71.

- Giáo dục phổ thông: Năm học 2009-2010, toàn tỉnh có 6.939 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong đó: bậc tiểu học có 3.381 người (97,87% đạt chuẩn và trên chuẩn); cấp THCS có 2.615 người (99,31% đạt chuẩn và trên chuẩn); cấp THPT là 943 người (100% đạt chuẩn và trên chuẩn). So với định mức giáo viên/lớp theo quy định thì tỉnh Kon Tum cơ bản đủ giáo viên ở các cấp phổ thông; tuy nhiên, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số cấp học, môn học, dẫn đến tình trạng có giáo viên phải dạy tăng tiết, tăng giờ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục.

4 Bằng với tỷ lệ chung của cả nước; một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Philippines, Brunei, Singapore có tỷ lệ là 15-20 bác sĩ/10.000 dân

5 Tỷ chung của Việt Nam là 0,75 dược sĩ/10.000 dân

19

Page 20: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

- Giáo dục thường xuyên: Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng là 227 người, về cơ bản đã đáp ứng yều cầu về số lượng nhưng vẫn còn một bộ phận giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, phương pháp dạy học chưa phù hợp với đối tượng giáo dục thường xuyên.

- Giáo dục TCCN, CĐ, ĐH: Tổng số cán bộ, giảng viên, giáo viên của các trường ĐH, CĐ, TCCN là 332 người. Giáo viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ tập trung chủ yếu tại trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum và giảng dạy các ngành sư phạm, còn đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ các ngành nghề kinh tế - kỹ thuật còn ít.

d) Thực trạng đội ngũ trí thức tỉnh Kon TumTổng số trí thức toàn tỉnh Kon Tum tính đến 30/6/2009 là 8.008 người,

chiếm 1,9% so với dân số và chiếm 3,81 % so với LLLĐ toàn Tỉnh. Số lượng trí thức là nữ chiếm tỷ lệ khá cao (45%); phần lớn ở độ tuổi dưới 46 (83,1%). Tuy nhiên, trí thức là người DTTS chỉ có 794 người (9,91%), chưa tương xứng với một tỉnh có tỷ lệ người DTTS chiếm hơn 53% tổng số dân toàn tỉnh. Các trí thức là người DTTS tuy có nhiều nỗ lực phấn đấu và đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của Tỉnh, nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ có tâm lý tự ti, mặc cảm và hạn chế trong công tác.

Lực lượng trí thức làm việc trong khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ khá cao (81,46%), trong đó lĩnh vực giáo dục đào tạo có tỷ lệ trí thức cao nhất (37,92%), kế đến là khối các cơ quan hành chính nhà nước (17,82%); lĩnh vực y tế, văn hóa - thông tin,... có tỷ lệ trí thức còn khiêm tốn (3,82%, 1,34%); nguồn nhân lực có trình độ từ đại học trở lên ở tuyến xã, phường, thị trấn còn quá ít (1,47%). Số lượng trí thức có trình độ thạc sĩ trở lên chỉ chiếm 3,04%.

Xét về cơ cấu ngành nghề, phần lớn đội ngũ trí thức tập trung ở các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (44,64%), kế đến là các ngành quản lý kinh tế (18,19%). Một số ngành, lĩnh vực quan trọng của Tỉnh thiếu đội ngũ trí thức: nông, lâm nghiệp (7,40%); khoa học - công nghệ (1,89%); tin học (1,13%); xây dựng (1,02%), y dược (3,07%), quản lý hành chính (2,56%).

Số cán bộ trí thức đầu ngành làm công tác nghiên cứu khoa học, chuyên sâu gần như không có; trí thức có trình độ cao về khoa học - công nghệ, ngoại ngữ... còn thiếu; các chuyên gia kỹ thuật chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa còn quá ít.

Việc phân bổ đội ngũ trí thức còn mất cân đối, tập trung chủ yếu ở cấp tỉnh, huyện, còn ở các xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, nơi rất cần trí thức để chuyển giao khoa học - công nghệ, đổi mới phương thức, tư duy sản xuất, kinh doanh lại có rất ít và không có điều kiện để phát huy năng lực, sở trường.

20

Page 21: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Trình độ, năng lực của đội ngũ trí thức tuy có được nâng lên nhưng do chưa được đào tạo bài bản cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ, tin học... nên khả năng làm chủ công nghệ mới còn khó khăn; việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào thực tiễn rất lúng túng; tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ chưa ngang tầm, tư duy phản biện còn hạn chế. Bên cạnh đó, một bộ phận trí thức là cán bộ, công chức còn thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém, phong cách, lề lối làm việc chậm đổi mới, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân chưa cao đã gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, cho việc tiếp thu công nghệ mới, làm giảm hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước.

e) Lao động là người DTTSTỉnh Kon Tum có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người DTTS chiếm

hơn 53% dân số, LLLĐ là người DTTS cũng chiếm một tỷ lệ tương đương, hầu hết sống ở nông thôn, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp với trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, phương thức sản xuất giản đơn. Trong những năm gần đây, lao động là người DTTS được quan tâm, hỗ trợ từ các chính sách giáo dục - đào tạo như: xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, giáo dục phổ thông nội trú, dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề nội trú, đào tạo cử tuyển,... vì thế, theo Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ người DTTS đang đi học đã đạt được 32,36% (63.172 người), tuy nhiên tỷ lệ người chưa bao giờ đi học vẫn còn cao, chiếm 19,58% (38.231 người) so với người Kinh là 1,34%.

Hình 8: Dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học và dân tộc

(Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009)

3. Đặc điêm tâm lý - xã hội và nhưng kỹ năng mềm của nhân lực Kon Tum là tỉnh có dân số trẻ, với khoảng 59% dân số trong độ tuổi lao

động, được bổ sung thường xuyên hàng năm từ nguồn tăng tự nhiên và tăng cơ học, lao động nông nghiệp chiếm 70% LLLĐ; toàn tỉnh có 22 dân tộc cùng sinh

21

Page 22: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

sống, trong đó người DTTS chiếm trên 53%. Với đặc điểm dân số và lao động kể trên, nhân lực của tỉnh Kon Tum có một số đặc điểm tâm lý xã hội và kỹ năng riêng như người lao động chịu khó, cần cù nhưng đa số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với trình độ sản xuất thấp, luân canh, luân cư, sử dụng công cụ lao động thô sơ, chưa có tập quán sản xuất hàng hóa. Trong sản xuất còn mang tính cục bộ, ít giao lưu học hỏi để nâng cao trình độ, đa số lao động vẫn giữ văn hóa ứng xử khép kín, khả năng giao tiếp hạn chế, việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi phong cách làm ăn chậm.

Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của một bộ phận lớn lao động là người DTTS còn thấp, ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương và tinh thần hợp tác trong sản xuất chưa tốt, khả năng tư duy chủ động, sáng tạo trong công việc chưa cao, từ đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng lao động. Bên cạnh đó, một bộ phận dân cư còn thụ động, ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.

Lao động đã qua đào tạo của địa phương cũng có những đặc điểm tâm lý và kỹ năng làm việc khá tương đồng với các tỉnh, thành phố khác như: phần lớn người lao động thích học ĐH, CĐ, nhất là học ở các thành phố lớn và ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp, tâm lý chung còn ngại học nghề. Sinh viên ra trường có kiến thức chuyên môn, cần cù, cầu tiến, tuy nhiên kỹ năng làm việc thường thấp, tâm lý hay thay đổi công việc, thường quan tâm đến thu nhập, lương bổng mà chưa biết xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ, năng lực bản thân, phát triển nghề nghiệp. Người lao động chưa có nhận thức tốt giữa thu nhập thời vụ với thu nhập khi làm việc cho các doanh nghiệp.IV. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1. Thực trạng hệ thống đào tạo

- Cao đẳng, đại học: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 01 Phân hiệu của ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum (trung ương quản lý) và 02 trường CĐ (địa phương quản lý). Ngoài ra, đào tạo CĐ và ĐH còn được tổ chức theo mô hình liên kết với các cơ sở đào tạo khác ngoài tỉnh.

Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum (quy mô 1.200SV) đào tạo các ngành điện kỹ thuật, kinh tế phát triển, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kinh tế xây dựng và quản lý dự án, sư phạm giáo dục tiểu học, sư phạm toán, công nghệ thông tin.

Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum (quy mô dưới 1.000 SV) đào tạo các ngành kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, quản lý đất đai, lâm sinh, trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ thông tin. Trường cũng có liên kết với một số trường ĐH trong nước để đào tạo các ngành học ở các trình độ CĐ, ĐH (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Nha Trang, ĐH Tây Nguyên…).

Trường CĐ Sư phạm Kon Tum (quy mô dưới 1.000 SV): đào tạo hệ CĐ các ngành sư phạm và một số ngành ngoài sư phạm như: quản lí văn hóa, công tác xã hội, tiếng Anh, quản trị văn phòng,…; ngoài ra, Trường còn liên kết với

22

Page 23: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

các trường ĐH trong nước đào tạo nâng chuẩn đội ngũ giáo viên phổ thông, đào tạo cán bộ quản lý giáo dục và một số ngành khác trình độ ĐH.

- TCCN: Tỉnh Kon Tum có 02 trường TCCN, gồm: Trường Trung học Y tế Kon Tum và Trường Trung cấp nghề Kon Tum.

Trường Trung học Y tế Kon Tum (quy mô 400 HS) đào tạo hệ trung cấp cho các ngành điều dưỡng đa khoa, hộ sinh, dược và y sĩ đa khoa. Trường Trung cấp Nghề Kon Tum (quy mô dưới 1.000 HS, trong đó chưa đến 200 HS hệ trung cấp) đào tạo hệ trung, sơ cấp cho các ngành điện công nghiệp, vận hành điện trong nhà máy điện, hàn, thiết kế và gia công sản phẩm mộc, may và thiết kế thời trang, công nghệ ô tô, văn thư lưu trữ.

Các trường CĐ: Kinh tế - Kỹ thuật, Sư phạm cũng tham gia đào tạo hệ TCCN cho các ngành: kế toán, lâm sinh, trồng trọt, chăn nuôi thú y, quản lý đất đai, hành chính - văn thư, pháp lý, tin học, xây dựng,… (500HS)

- Hệ thống dạy nghề: Ngoài Trường Trung cấp nghề Kon Tum (do UBND Tỉnh quản lý) thì trên địa bàn tỉnh còn có Trung tâm dạy nghề Kon Đào, Trung tâm dạy nghề Măng Đen (do Sở LĐ-TB&XH Tỉnh quản lý); Trung tâm giáo dục thường xuyên Đăk Hà (do Sở GD-ĐT Tỉnh quản lý) chủ yếu dạy nghề cho lao động nông thôn và liên kết đào tạo hệ trung cấp nghề, phần lớn học viên là người DTTS; các ngành nghề đào tạo: mộc dân dụng; điện dân dụng; kỹ thuật trồng nấm; hàn điện; sửa chữa xe máy, máy nông nghiệp, chăn nuôi, thú y; trồng trọt; dệt thổ cẩm; đan lát; bảo vệ thực vật,...

Ngoài ra, có một số doanh nghiệp và tổ chức tham gia dạy nghề cho người lao động: Công ty May Nhà Bè (đào tạo nhề may công nghiệp với thời gian 3 tháng), Công ty cao su Kon Tum (đào tạo kỹ thuật trồng, khai thác, chế biến cao su, chủ yếu cho đồng bào DTTS), Công ty Đường Kon Tum (đào tạo công nhân chế biến,...), Trung Tâm Dạy nghề ý tưởng,... Nhìn chung, mạng lưới ĐTN của Tỉnh còn mỏng, đa số các trường, trung tâm mới thành lập nên các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo còn thấp. Kinh phí đầu tư xây dựng trường Trung cấp nghề, Trung Tâm Dạy nghề Măng đen, Trung Tâm Dạy nghề Kon Đào được hỗ trợ phần lớn từ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 với tổng kinh phí 29.210 triệu đồng.2. Các điều kiện đảm bảo phát triên đào tạo

- Tài chínhBảng 9: Chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT 2006-2010

ĐVT: Triệu đồngNội dung 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng

Tổng chi đầu tư phát triên 595.524 615.160 700.356 941.150 1.449.643 4.301.833Chi cho GD-ĐT 76.875 44.923 45.840 98.653 174.783 441.074Tổng chi thường xuyên 694.360 827.336 1.096.496 1.346.858 1.739.004 5.704.054Chi cho GD-ĐT 279.057 380.819 516.774 570.193 678.753 2.425.596

23

Page 24: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

(Chi CĐ, ĐTN) 23.371 24.402 28.675 34.342 18.536 129.326

(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Kon Tum)Tổng chi đầu tư phát triển thuộc NSNN giai đoạn 2006-2010 đạt

4.301.833 triệu đồng, trong đó, chi cho GĐ-ĐT đạt 10,25%. Tổng chi thường xuyên trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 đạt 5.704.054 triệu đồng, trong đó, chi cho GĐ-ĐT đạt 42,52%. Như vậy, chi sự nghiệp GD-ĐT của Tỉnh chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi ngân sách, mức đầu tư luôn tăng dần qua các năm. Điều đó cho thấy sự quan tâm, đầu tư cho sự nghiệp GD-ĐT của Tỉnh là rất lớn. Bên cạnh đó, Tỉnh còn được Chính phủ đầu tư triển khai thực hiện các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn với tổng kinh phí 19.365 triệu đồng (2004-2010) và đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề từ dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề giai đoạn 2004-2010 với tổng kinh phí 29.210 triệu đồng.

- CSVC-KT phục vụ công tác đào tạo+ ĐH, CĐ: Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum có diện tích 3,8ha với 25

phòng học, 1 thư viện, 1 nhà văn hóa và 66 phòng ký túc xá cho sinh viên. Do mới được thành lập nên hệ thống CSVC-KT của Phân hiệu vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện, diện tích bình quân vượt mức quy định (31m2/sinh viên), diện tích phòng học, hội trường đảm bảo yêu cầu, số đầu sách của thư viện cũng khá lớn (10.200 cuốn). Tuy nhiên, các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành thực tập chưa được đầu tư xây dựng, đây sẽ là trở ngại cho việc mở rộng đào tạo các ngành học, môn học liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.

Các trường CĐ trên địa bàn cũng được quan tâm đầu tư CSVC-KT, với diện tích trường học rộng rãi, khang trang, các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, xưởng thực tập được xây dựng kiên cố và đầu tư trang thiết bị giảng dạy cần thiết, riêng trường CĐ Sư phạm cần đầu tư hoàn thiện khu văn phòng khoa và nâng cấp thư viện, trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật cần xây dựng thêm hệ thống phòng học và trang bị bổ sung các phương tiện dạy học hiện đại. Một thực trạng cũng đáng quan tâm là hệ thống cơ sở vật chất phục vụ các ngành học kỹ thuật trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật chưa được khai thác tốt do các ngành này gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh.

Bảng 10: CSVC của Phân hiệu ĐH Đà Nẵng và các trường cao đăng

STT Nội dung ĐVT Phân hiệu ĐH ĐN CĐSP CĐKT-KT

I Diện tích đất đai ha 3,80 4,20 24,86II Số cơ sở đào tạo cơ sở 2 1 2III Diện tích xây dựng m2 7.800 17.963 14.157.000

IV Giảng đường/phòng học m2      1 Số phòng học phòng 25 37 282 Diện tích m2 2.000 4.805 3.246

V Diện tích hội trường m2 500 1.350 885VI Phòng máy tính        1 Diện tích m2 220 479 336

24

Page 25: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

STT Nội dung ĐVT Phân hiệu ĐH ĐN CĐSP CĐKT-KT

2 Số máy tính sử dụng được máy tính 100 107 1753 Số máy tính nối mạng ADSL máy tính 100 107 175

VII Phòng học ngoại ngư        1 Số phòng học phòng 17    12 Diện tích m2     55

3 Số thiết bị đào tạo ngoại ngữ chuyên dùng       8

VIII Thư viện        1 Diện tích m2 240 754 7242 Số đầu sách quyển 10.200 62.797 9.929

IX Phòng thí nghiệm        1 Diện tích m2   444 84 2 Thiết bị thí nghiệm chuyên dùng thiết bị   3  X Xưởng thực tập thực hành        1 Diện tích m2   0 9902 Thiết bị thí nghiệm chuyên dùng thiết bị   0 172

XI KTX do cơ sở đào tạo quản lý        1 Số sinh viên ở trong KTX SV 400 515 2502 Diện tích m2 4.200  4.596 2.0303 Số phòng phòng 66 94 404 Diện tích bình quân/sinh viên m2/SV 10  11 2

XII Diện tích nhà ăn sinh viên thuộc cơ sở đào tạo quản lý   162 364 428

XIII Diện tích nhà văn hóa m2   1.340  

XIV Diện tích nhà thi đấu đa năng m2    990 726

XV Diện tích bê bơi m2    0  

XVI Diện tích sân vận động m2 800  2.000 3.618

(Nguồn: website và báo cáo của các trường)

+ TCCN và dạy nghề: Trường Trung học Y tế Kon Tum nằm ở trung tâm thành phố nên diện tích khá khiêm tốn (7.200m2), vẫn còn một số phòng học chưa đạt tiêu chuẩn, các thiết bị phục vụ giảng dạy nhìn chung đã cũ kỹ, lạc hậu, chỉ mới đáp ứng nhu cầu dạy học ở mức trung bình, thiếu sân tập thể thao, nhiều phòng ký túc xá chưa được xây dựng kiên cố. Trường Trung cấp Nghề Kon Tum mới được xây dựng nên rộng rãi và khang trang hơn, tuy nhiên, do vẫn còn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên hệ thống CSVC-KT vẫn chưa đáp ứng yêu cầu: thiếu phòng học văn hóa, phòng thí nghiệm. Trang thiết bị giảng dạy được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia nên đã đáp ứng cơ bản yêu cầu dạy và học mặc dù vẫn chưa phù hợp để giảng dạy tích hợp theo mô đun.

Các cơ sở dạy nghề khác cũng đang trong quá trình xây dựng nên CSVC vẫn chưa đáp ứng yêu cầu (Trung tâm Dạy nghề Măng Đen đang xây dựng cơ sở I, hiện tại chỉ có 3 phòng học lý thuyết và 03 xưởng thực hành).

25

Page 26: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

- Thực trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên trong lĩnh vực đào tạo và cán bộ quản lý đào tạo

+ Đại học: Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum hiện có 28 cán bộ, giảng viên, gồm: 01 tiến sĩ, 5 thạc sĩ, 22 người tốt nghiệp ĐH. Như vậy, tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên của Phân hiệu còn thấp (27%), mặc dù được bổ sung bằng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của Đại học Đà Nẵng và các nguồn khác nhưng về lâu dài Phân hiệu cần đào tạo, thu hút đội ngũ giảng viên cơ hữu mạnh hơn để đáp ứng yêu cầu giảng dạy bậc đại học.

+ Cao đẳng: Trường CĐ Sư phạm Kon Tum có 96 giáo viên (1 tiến sĩ, 42 thạc sĩ, 14 người đang học cao học). Tính đến năm 2010, Trường CĐSP Kon Tum đã có 32 năm hoạt động nên phần lớn đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt (45% có trình độ sau đại học). Tuy nhiên, Trường vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ như: hiện tượng chảy máu chất xám (có 02 giáo viên là tiến sĩ, nhiều giáo viên có trình độ thạc sĩ đã xin chuyển công tác hoặc nghỉ việc để chuyển đến tỉnh khác); chưa khai thác được hết năng lực các giáo viên ngành khoa học tự nhiên (vì quy mô của nhà trường không phát triển được do bão hòa nhu cầu đào tạo các ngành sư phạm) trong khi đó việc tuyển dụng đội ngũ giáo viên các ngành ngoài sư phạm lại gặp khó khăn, chất lượng tuyển dụng không cao.

Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Kon Tum có 117 giáo viên (3 thạc sĩ), Trường vẫn còn thiếu giáo viên trong các ngành kinh tế trong khi đội ngũ giáo viên các ngành kỹ thuật công nghệ đang thiếu việc làm. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tuy nhiên, vẫn còn hạn chế về khả năng nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học còn quá thấp (2,5%).

Tỷ lệ SV/GV của các trường hiện nay khá thấp (khoảng 11SV/GV) vì hầu hết các trường đều gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh, nguyên nhân chủ yếu là do các trường chưa xây dựng được thương hiệu, khó cạnh tranh với các trường ở các thành phố lớn, tâm lý người học thích học đại học trong khi hầu hết các trường đại học lại đang tích cực mở rộng quy mô tuyển sinh vì thế cấp học càng thấp càng ít người học và chất lượng đầu vào càng kém.

+ Các trường TCCN và dạy nghề:Trường Trung học Y tế có 20 giáo viên (2 thạc sĩ, 5 bác sĩ chuyên khoa I,

10 đại học, 3 trung cấp). Xét về số lượng, đội ngũ giáo viên của trường đã đáp ứng yêu cầu giảng dạy (15HS/1GV), về trình độ chuyên môn thì tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học của trường khá cao (40%), kiến thức thực tiễn tốt, tuy nhiên khả năng nghiên cứu khoa học và kỹ năng tin học, ngoại ngữ còn hạn chế.

Trường Trung cấp Nghề có khoảng 60 giáo viên, trong đó, 70% có trình độ đại học, 3 thạc sĩ, các giáo viên của trường thường xuyên được tham gia các chương trình huấn luyện, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

26

Page 27: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

vụ. Do nguồn cung nhân lực ít và chế độ đãi ngộ chưa cao nên nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng.

Các trung tâm dạy nghề có khoảng 40 giáo viên, trong đó có 18 người có trình độ ĐH, CĐ, 12 trung cấp và 17 khác. Nhìn chung, giáo viên dạy nghề vẫn còn thiếu về số lượng và trình độ kinh nghiệm vẫn còn hạn chế.

- Nội dung và phương pháp giảng dạy, đào tạo: Trong những năm qua, các cơ sở đạo tạo trên địa bàn đã quan tâm đến việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, có trường thuận lợi về nghiệp vụ sư phạm, có trường thực hiện khá tốt việc kết hợp giảng dạy lý thuyết với bồi dưỡng kỹ năng thực tập, thực hành. Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng như năng lực đổi mới của giáo viên nên nội dung và phương pháp giảng dạy của các trường còn hạn chế nhất định, nhiều trường vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, việc đổi mới chưa thực chất. Bên cạnh đó, năng lực tiếp thu, tư duy sáng tạo và ý thức tự học của phần lớn học sinh, sinh viên còn thấp nên việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy vẫn còn khó khăn.3. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triên nhân lực3.1. Hệ thống cơ quan quản lý trên địa bàn

UBND tỉnh Kon Tum là cơ quan quản lý chung trên địa bàn trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nhân lực. Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn trực tiếp quản lý 02 trường CĐ (CĐ Sư phạm Kon Tum, CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum) và trường Trung cấp Nghề. UBND tỉnh Kon Tum có các đơn vị chuyên môn trực thuộc trong lĩnh vực phát triển nhân lực gồm: Sở GD-ĐT quản lý phát triển nhân lực trình độ phổ thông; Sở LĐ-TB&XH quản lý công tác phát triển nhân lực trong lĩnh vực dạy nghề, quản lý Trung tâm dạy nghề Kon Đào và Trung tâm dạy nghề Măng Đen; Sở Nội vụ quản lý phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Sở Y tế trực tiếp quản lý trường Trung cấp Y tế và thực hiện chức năng quản lý, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế.3.2. Cơ chế, chính sách phục vụ công tác phát triển nhân lực

Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH như chính sách hỗ trợ tiền tàu xe và thăm hỏi động viên học sinh tại các trường ĐH, CĐ và trung học chuyên nghiệp ở các tỉnh, thành phố trong cả nước; chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, của tỉnh đi học ĐH, sau ĐH và chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt nghiệp về công tác tại tỉnh, đặc biệt, năm 2007 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Quyết định số 446-QĐ/TU về việc ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006 - 2010, có tính đến năm 2015 và đã được UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.

Ngoài ra, để thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều văn bản triển khai như Chỉ thị 08-CT/TU ngày 04/02/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh

27

Page 28: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Ủy Kon Tum về đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và tăng cường xuất khẩu lao động đến năm 2015; Quyết định số 976/QĐ-UBND ngày 22/9/2010 của UBND Tỉnh về phê duyệt mức chi phí đào tạo sơ cấp nghề miễn phí cho lao động nông thôn và Dự án dạy nghề cho người nghèo tỉnh Kon Tum.4. Kết quả đào tạo nhân lực

Do quy mô đào tạo của các trường còn nhỏ, năng lực tuyển sinh hạn chế nên kết quả đào tạo của các trường trên địa bàn còn thấp. Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum mới được thành lập nên chưa có kết quả đào tạo chính quy. Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học trên địa bàn chủ yếu từ hệ tại chức, nâng chuẩn của các trường cao đẳng, số lượng cũng hạn chế. Năm 2010, hệ cao đẳng có khoảng 800 sinh viên tốt nghiệp, hệ TCCN khoảng 710, trung cấp nghề là 120, và 885 người được bồi dưỡng sơ cấp nghề theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Ngoài ra, trong giai đoạn 1999-2010, thực hiện chính sách về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ ĐH, CĐ, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Tỉnh đã cử đi đào tạo ĐH, CĐ được 647 người. Riêng năm 2010, cử đi đào tạo được 150 thí sinh trong các nhóm ngành y - dược, kinh tế - luật, khoa học xã hội nhân văn và văn hóa - nghệ thuật – thể thao.

Hình 9: Số thí sinh cử đi đào tạo cử tuyên giai đoạn 1999-2010

(Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum)

* Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn:Hình 10: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2004-2010

28

Page 29: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội)

Từ năm 2004 đến năm 2010, Tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề sơ cấp thuộc các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp cho 13.652 lao động nông thôn (30.282 lượt). Chính sách hỗ trợ đào tạo bao gồm hỗ trợ hàng tháng cho người lao động và cho cơ sở đào tạo; hỗ trợ cải thiện CSVC-KT của các trường, trung tâm dạy nghề. Sau khi được đào tạo, người lao động đã biết cách tự tạo việc làm, tăng năng suất lao động và tìm kiếm các cơ hội việc làm tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; một số người tiếp tục học nghề ở bậc cao hơn hoặc đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, kết quả thực hiện chính sách này vẫn còn một số hạn chế như: khả năng tự tạo việc làm của người học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp còn mang tính chất thời vụ, không bền vững; tỷ lệ người học nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp tìm được việc làm còn thấp.

- Đánh giá trình độ, chất lượng đào tạo và năng lực nghề nghiệp

Phần lớn chất lượng học sinh đầu vào của các trường trên địa bàn tỉnh còn thấp; hệ thống các cơ sở đào tạo chưa được phát triển đồng bộ, các ngành nghề đào tạo còn ít, thiếu sự liên thông và chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân và nhân lực của thị trường lao động; CSVC của nhiều trường còn cũ kỹ, lạc hậu, hoặc đầu tư chưa đồng bộ; đội ngũ giảng viên còn nhiều bất cập; chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới toàn diện nên chất lượng đào tạo chưa cao, hiệu quả ĐTN còn thấp, chưa gắn với nhu cầu thị trường. Nếu tuyển dụng được thì phải đào tạo, bồi dưỡng thêm trong khi người lao động lại có tâm lý thay đổi công việc thường xuyên khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong sử dụng lao động.

29

Page 30: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

V. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC1. Trạng thái hoạt động của nhân lực

Nguồn lao động của tỉnh Kon Tum tương đối lớn (chiếm khoảng 59% dân số), số lao động có việc làm ngày càng tăng, trong giai đoạn 2005-2010, trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 3.000-4.000 lao động, trong đó có khoảng 70-100 lao động xuất khẩu. Tỷ lệ thất nghiệp của Tỉnh tương đối thấp (khoảng 3%) nhưng chất lượng việc làm không cao, chủ yếu là lao động giản đơn, phổ thông, thu nhập thấp.

Bảng 11: Trạng thái hoạt động của nhân lực  1991 1995 2000 2005 2010

Nguồn lao động135.14

0156.44

3186.99

3231.58

0261.58

7

LĐ đang làm việc 97.465116.33

6155.41

9180.17

3237.12

5LĐ đang làm việc/Nguồn LĐ 72,12% 74,36% 83,11% 77,80% 90,65%Tỷ lệ thất nghiệp 2,0 2,59 1,64

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kon Tum, Sở LĐTB&XH tỉnh Kon Tum, Niên giám thông kê tỉnh Kon Tum năm 2010)

2. Trạng thái việc làm của nhân lực

2.1. Số lượng và cơ cấu trạng thái việc làm theo các ngành, lĩnh vựcHình 11: Số lượng và cơ cấu trạng thái việc làm theo các ngành

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2010)

2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngànhTrong những năm qua, một bộ phận lao động trong ngành NN đang dần

chuyển sang làm việc trong các ngành CN, DV để đáp ứng việc chuyển đổi cơ

30

Page 31: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Tuy nhiên, trong thời gian đến, lao động NN vẫn chiếm đa số trong tổng LLLĐ của toàn tỉnh, nhất là lao động người DTTS. Vì thế, cần có biện pháp tác động để nâng cao trình độ nguồn nhân lực của ngành này, góp phần nâng cao NSLĐ, cải thiện đời sống cho đại bộ phận người dân.

2.3. Đánh giá, phân tích trong những nhóm ngành, nghề có sự thiếu hụt và dư thừa lao động

Cũng giống như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, trong những năm qua người lao động ở Kon Tum có tâm lý sau khi học nghề sẽ tìm những công việc có thu nhập cao tại khu vực thành thị. Do đó, tỷ lệ người học lựa chọn những ngành liên quan đến kinh tế, thương mại như: quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, thương mại... chiếm tỷ lệ cao, từ đó dẫn đến lao động trong các nhóm ngành trên đang có xu hướng dư thừa. Trong khi những ngành như: kỹ thuật, công nghệ bảo quản chế biến, nông - lâm - thủy sản, văn hóa - xã hội - nhân văn,... lại ít được người học lựa chọn. Chính vì vậy, các ngành nông - lâm - thủy sản (kỹ thuật canh tác, chăm sóc, nuôi trồng, thú y...), công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản chế biến nông, lâm sản, văn hóa – du lịch (văn hóa du lịch cộng đồng) đang có dấu hiệu thiếu hụt lao động. Kon Tum là một tỉnh nghèo của khu vực nên nguồn cung lao động trình độ cao rất hạn chế, phần lớn người học đại học ở các thành phố lớn có xu hướng ở lại tìm việc thay vì quay về phục vụ tỉnh nhà, việc thu hút lao động trình độ cao từ các tỉnh, thành phố khác rất khó khăn do chính sách thu hút của Tỉnh chưa đủ sức cạnh tranh, điều kiện sống còn thấp.

2.4. Đánh giá, phân tích tương quan giữa biến động quy mô nhân lực với phát triển sản xuất, dịch vụ

Hình 12: Tỷ trọng đóng góp vào GDP (theo giá so sánh) và tỷ trọng lao động của các ngành

31

Page 32: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2010)

Trong những năm gần đây, tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành NN đang có xu hướng giảm đi nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng LLLĐ (trung bình khoảng 72,65%). Tuy nhiên, đóng góp vào GDP của lĩnh vực này còn khá thấp (trung bình khoảng 40,51%) do NSLĐ của ngành chưa cao, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế. Ngược lại, tỷ trọng lao động trong các ngành CN, DV tuy thấp (trung bình khoảng 9,32% và 18,02%) nhưng đóng góp vào GDP lại khá cao (trung bình khoảng 24,37% và 35,11%). Như vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm đóng góp hiệu quả hơn cho sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh.

2.5. Phân bố nhân lực theo lĩnh vực hoạt động và vùng miềnLao động ở Kon Tum hoạt động chủ yếu trong các ngành nông, lâm

nghiệp, CN chế biến, xây dựng, thương nghiệp, GD-ĐT và hoạt động phục vụ cộng đồng. Là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên nên lao động nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với lao động thành thị. Vì thế, công tác phát triển nhân lực cho tỉnh trong thời gian tới cần tập trung đầu tư mạnh mẽ cho lao động NN, lâm nghiệp, chế biến nông sản và nâng cao chất lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, DV phục vụ cho NN và phát triển nông thôn.

2.6. Hiệu quả chung sử dụng nhân lực - Năng suất lao độngNSLĐ của Kon Tum tuy có tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn rất thấp

so với mức trung bình chung của cả nước, đặc biệt là NSLĐ của ngành NN (11,07 triệu đồng/người/năm), trong khi đó, diện tích canh tác bình quân đầu người của Tỉnh là khá cao, dẫn đến việc dịch chuyển lao động sang các ngành CN, DV sẽ gặp khó khăn. NSLĐ thấp một phần là do chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu, phần lớn người lao động chưa qua đào tạo hoặc tuy có đào tạo nhưng còn ở trình độ thấp. Bảng 12: NSLĐ của tỉnh Kon Tum qua các năm 2006-2010 theo giá thực tế

ĐVT: triệu đồng/người

  2006 2007 2008 2009 2010NN 6,10 8,39 12,39 13,35 15,12CN-XD 26,30 34,22 37,89 49,03 57,49DV-K 27,58 28,55 34,11 37,31 42,51Tổng 11,02 14,01 18,77 21,56 25,10

(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Kon Tum năm 2010)- Thu nhập, tiền công, tiền lươngMặc dù nền kinh tế của Tỉnh những năm qua có tốc độ tăng cao nhưng so

với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước thì Kon Tum vẫn là một trong những tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, NSLĐ thấp. Do vậy, thu nhập của

32

Page 33: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

người lao động nhìn chung là chưa cao, nhất lao động hoạt động trong ngành NN. Tiền lương của lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tương đương với các tỉnh, thành trong khu vực, với mức lương khoảng 3 triệu đồng/tháng, thu nhập ngoài lương như thưởng cuối năm, phúc lợi khác còn khá thấp.

Bảng 13: Tiền lương, thưởng của các doanh nghiệp năm 2009ĐVT: 1.000 đồng

STT Loại hình doanh nghiệp Thấp nhất Bình quân Cao nhất1 Doanh nghiệp nhà nước

- Tiền lương năm 2009 1.049 2.882 7.297- Tiền thưởng dịp tết 0 1.592 10.660

2 Doanh nghiệp dân doanh- Tiền lương năm 2009 800 2.686 7.250- Tiền thưởng dịp tết 0 500 5000

3 Doanh nghiệp FDI- Tiền lương năm 2009 1.800 3.500 16.000- Tiền thưởng dịp tết - - -

(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum)

VI. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG MẶT MẠNH, HẠN CHẾ, THÁCH THỨC VÀ THỜI CƠ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH KON TUM

1. Nhưng điêm mạnh

Kon Tum là tỉnh có dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao (khoảng 59%). Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, ý thức kỷ luật và kỹ năng lao động của LLLĐ đang từng bước được nâng lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc ở khu vực nông thôn tương đối thấp. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

Chất lượng giáo dục phổ thông từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và đậu đại học tăng hàng năm; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm mạnh (năm 2010, giảm xuống còn 0,83%), toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Mạng lưới cơ sở dạy nghề đang được phát triển, hệ thống giáo dục TCCN, CĐ và ĐH ngày càng được quan tâm đầu tư, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, đạt 33,5% vào năm 2010.

Những năm qua, Lãnh đạo tỉnh Kon Tum đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của Tỉnh, thể hiện ở việc triển khai và thực hiện các chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh đi học ĐH, sau ĐH; chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt

33

Page 34: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

nghiệp về công tác tại Tỉnh; chính sách đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo CĐ, trung cấp và dạy nghề trên địa bàn. Đặc biệt là việc ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006 – 2010, có tính đến năm 2015 đã tạo ra khung pháp lý và những điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh.

2. Nhưng điêm yếu

Chất lượng giáo dục của Tỉnh còn chưa cao; tình trạng học sinh DTTS bỏ học chưa được khắc phục triệt để; CSVC, trang thiết bị dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ; công tác xã hội hóa giáo dục chưa mạnh và còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác ĐTN tuy có nhiều tiến bộ nhưng còn nhỏ về quy mô, hạn chế về ngành nghề đào tạo, chất lượng đầu ra chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Mạng lưới dạy nghề phân bố chưa đồng đều, chưa bao phủ hầu hết các địa phương. Cơ sở dạy nghề tư thục chưa phát triển, quy mô nhỏ bé và chủ yếu dạy nghề dưới 3 tháng. Một số cơ sở dạy nghề hoạt động không hiệu quả, chất lượng đào tạo thấp. Đội ngũ giáo viên dạy nghề thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng và không đồng đều.

Nguồn lực đầu tư cho các trường TCCN, CĐ và ĐH chưa tương xứng với nhu cầu đào tạo nhân lực trong giai đoạn mới. Đào tạo chưa gắn chặt với nhu cầu của thị trường lao động, một số ngành nghề có nhu cầu cao nhưng chưa được chú trọng đào tạo như cơ điện tử, công nghệ sau thu hoạch, quản lý hành chính, thương mại, văn hóa du lịch...

Nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum vừa thiếu cả đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý lẫn công nhân kỹ thuật lành nghề. Lao động trong các ngành CN, DV chủ yếu chuyển dịch từ ngành NN sang, phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng nên các kỹ năng, kỹ thuật lao động còn hạn chế. Một bộ phận lao động nông thôn, nhất là đồng bào DTTS còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi phong tục, tập quán nên việc hình thành tác phong CN rất khó khăn. Lao động NN có kỹ năng thấp, ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, phương pháp sản xuất còn lạc hậu. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, do chưa tạo được nhiều ngành nghề mới ở nông thôn và chuyển dịch trong nội bộ từng nhóm ngành CN, DV còn chậm. Xuất khẩu lao động còn ít.

Công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập; chưa có kế hoạch cụ thể gắn công tác đào tạo với sử dụng lao động; cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo, thu hút và sử

34

Page 35: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đạt được kết quả như mong đợi vì chế độ đãi ngộ chưa thật sự hấp dẫn và thiếu sự quyết tâm từ các ngành, các cấp.

3. Thời cơ

Kon Tum có đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi và các cảng lớn ở miền Trung Việt Nam như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Dung Quất; có cửa khẩu quốc tế Bờ Y nối với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan qua đường 18B của Lào và đường Xuyên Á; mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã và các tuyến nội thị cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực của Tỉnh.

Trong 10 - 15 năm tới, chính sách an sinh xã hội, phát triển KT-XH vùng nghèo được Đảng và Chính phủ quan tâm. Do nằm ở địa bàn nhạy cảm chính trị, an ninh nên tỉnh Kon Tum sẽ được Chính phủ ưu tiên ngân sách đầu tư để phát triển. Sau 25 năm đổi mới, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển KT-XH; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở đô thị tỉnh lỵ được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng CN hóa, thị trường ngày càng phát triển đa dạng. Trong những năm tới, nền kinh tế của Tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao là tiền đề quan trọng để Tỉnh có thể tiếp tục tăng nguồn đầu tư cho đào tạo nhân lực cũng như tạo thêm được nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Trong thời gian tới, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, công tác đào tạo, phát triển nhân lực có nhiều cơ hội để phát huy những tiềm năng, lợi thế của mình. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng mạnh mẽ, người lao động của tỉnh có nhiều cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật, góp phần vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh.

4. Thách thức

Là một trong những tỉnh nghèo của cả nước và khu vực Tây Nguyên với lực lượng lao động phần lớn là người DTTS, Kon Tum gặp khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực từ việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật đến việc tăng cường các kỹ năng, tác phong làm việc hiện đại cho người lao động. LLLĐ trong các ngành CN, DV chủ yếu vừa chuyển từ lao động NN sang nên khả năng tiếp thu, thích nghi với yêu cầu công việc còn nhiều hạn chế.

35

Page 36: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Việc cải thiện những đặc trưng tâm lý, xã hội, nâng cao các kỹ năng cho người lao động, nhất là lao động nông thôn là một thách thức lớn.

Các ngành CN, DV của Tỉnh phát triển chậm, quy mô nhỏ, số lượng doanh nghiệp ít nên cầu lao động thấp. Cũng xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn nên Kon Tum cũng gặp khó khăn trong việc thu hút, giữ chân nguồn nhân lực có trình độ làm việc lâu dài cho Tỉnh. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng khiến cho khoảng cách của Kon Tum so với các địa phương khác ở trong và ngoài nước ngày càng lớn.

36

Page 37: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Phần 2: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2020

I. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

1. Nhưng nhân tố bên ngoài

- Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa

Kon Tum là tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát triển của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Trong giai đoạn tới, khu vực này sẽ có những định hướng hợp tác phát triển đa dạng hơn và Kon Tum sẽ tham gia hợp tác giao lưu với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua cửa khẩu Bờ Y trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, trồng cây CN và xây dựng các cơ sở CN chế biến, đào tạo, y tế... Công tác phát triển nhân lực của Tỉnh cần phục vụ cho việc khai thác hiệu quả những thuận lợi do đặc điểm này mang lại.

Quá trình hội nhập cũng đặt ra yêu cầu mỗi địa phương phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong đó xác định rõ lợi thế cạnh tranh của địa phương mình và biện pháp khai thác hiệu quả. Với đặc điểm là tỉnh có diện tích rừng lớn, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tỉnh Kon Tum cần xác định loại cây trồng chủ lực và ngành công nghiệp, dịch vụ thế mạnh; trên cơ sở đó định hướng cho công tác việc phát triển nhân lực của Tỉnh.

- Phát triển khoa học - công nghệ và hình thành nền kinh tế tri thức

Sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ hỗ trợ việc khai thác các lợi thế cạnh tranh của Tỉnh hiệu quả hơn. Theo nhận định của một số chuyên gia, hàm lượng chất xám trong sản phẩm công nghiệp có thể lên đến 95%, trong sản phẩm nông nghiệp là 20%, còn trong sản phẩm lâm nghiệp ước tính chỉ dưới 5% do đầu tư tri thức thấp nên hiệu quả kinh doanh không cao, khai thác vượt quá khả năng phục hồi; sản xuất lâm nghiệp kém bền vững. Vì thế, nếu các hoạt động nghiên cứu xây dựng chính sách, xây dựng mô hình kinh doanh và ứng dụng khoa học công nghệ được thực hiện tốt thì việc khai thác rừng và các lợi thế so sánh của Tỉnh sẽ bền vững hơn. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

37

Page 38: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

2. Nhưng nhân tố bên trong

Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách đặc thù đối với miền núi, vùng cao nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng. Theo định hướng phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020 và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH các tỉnh trong vùng, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong vùng đều có mức tăng trưởng cao.

Với lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia, là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi, kết nối với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ; có tiềm năng lớn về tài nguyên: quỹ đất, rừng, thủy điện, du lịch,… Đây là những điều kiện thuận lợi để Kon Tum đẩy mạnh tốc độ phát triển KT-XH trong thời gian tới. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phát triển nhân lực để Tỉnh có thể trở thành một trong những trung tâm đào tạo nhân lực không chỉ cho khu vực bắc Tây Nguyên mà cho cả các nước bạn Lào và Campuchia.

- Trong thời kỳ 2011-2020, tỉnh Kon Tum dự kiến tiếp tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) cao, bình quân đạt trên 15% giai đoạn 2011-2015 và 14,5% giai đoạn 2016-2020; trong đó, GDP ngành CN tăng bình quân 20% giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 là 17,5%; tương ứng với 2 giai đoạn trên cho ngành NN là 8,8% và 8,0%, ngành DV là 16% và 15,6%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH với tỷ trọng CN - DV - NN tương ứng vào năm 2015 là 31,5 - 35,5% - 33% và năm 2020 là 38,5 - 36,4% - 25,1%.

- Biến động về quy mô dân số và cơ cấu dân số giai đoạn 2011 - 2020: Tỉnh Kon Tum có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong dân số và xu hướng này vẫn duy trì trong giai đoạn 2011 – 2020. Đây chính là thời cơ tốt để tỉnh Kon Tum đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH, góp phần tạo ra lượng của cải vật chất và tích lũy nhanh để phát triển.

- Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, sự ra đời của các KCN, cụm CN, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế trên địa bàn đòi hỏi nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum phải chuyển dịch cơ cấu và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động. Công tác đào tạo, đào tạo lại nhân lực được ưu tiên đầu tư để đáp ứng được nhu cầu. Điều này góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum.

38

Page 39: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

- Trong giai đoạn 2011-2020, tỉnh sẽ tăng cường đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần phát triển nguồn nhân lực theo cơ cấu hợp lý.

- Truyền thống và các đặc điểm văn hóa của địa phương: Kon Tum là một trong những tỉnh có đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ cao trong dân số. Đa số đồng bào dân tộc sinh sống ở những vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Do đó, công tác phát triển nhân lực của tỉnh Kon Tum phải đặc biệt coi trọng đến việc nâng cao dân trí, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người DTTS, đào tạo cho lao động nông thôn, nhất là người DTTS, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng trong tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân.

- Môi trường chính sách của Nhà nước: Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thức XIV của Tỉnh đã thể hiện quan điểm “Tập trung phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh, đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh CNH-HĐH, xem đây là giải pháp chiến lược lâu dài, vừa mang tính bức xúc trước mắt của địa phương”. Trong thời gian tới, tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách về hỗ trợ đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đi học ĐH và sau ĐH, chính sách thu hút cán bộ và sinh viên ra trường về công tác tại Tỉnh; Đề án phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đầu tư... Đồng thời, Tỉnh sẽ nghiên cứu, ban hành, thực hiện các cơ chế chính sách mới trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nhân lực sẽ được triển khai trên địa bàn tỉnh,... Đây là những điều kiện cơ bản, có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của Tỉnh.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

1. Quan điêm phát triên nhân lực

- Phát triển nhân lực là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định sự phát triển của tỉnh Kon Tum. Phát triển nhân lực là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và bền vững, xã hội phát triển hài hòa; đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020.

- Phát triển nhân lực là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đồng thời phát huy vai trò của xã

39

Page 40: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

hội trong việc phát triển nhân lực thông qua quy hoạch, quản lý và thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, hợp tác trong và ngoài nước.

- Phát triển nhân lực có chất lượng trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, hình thức đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực trên các lĩnh vực, địa phương, từng bước theo kịp trình độ khu vực và cả nước. Phát triển nhân lực phải gắn liền với bố trí, sử dụng nhân lực hiệu quả.

2. Mục tiêu phát triên nhân lực

Trên cơ sở các quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2020 là:

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhân lực bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có tính chủ động, sáng tạo phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; phấn đấu từng bước trở thành một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực chất lượng trong một số lĩnh vực, ngành nghề cho khu vực Tam giác phát triển của ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2015

- Đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Tỉnh, có 45% lao động qua đào tạo, 33% lao động qua đào tạo nghề.

- Phấn đấu tăng số người xuất khẩu lao động giai đoạn 2011-2015 đạt 1.250 người (trung bình 250 người/năm), trong đó có 30% lao động qua đào tạo.

- Nhân lực trình độ cao: đào tạo mới 190 thạc sĩ, 10 tiến sĩ và tương đương phục vụ cho các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, quản lý, khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, thu hút 100 sinh viên tốt nghiệp hạng khá, giỏi và người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương về Tỉnh công tác.

- Nhân lực đặc thù: Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức; cán bộ quản lý doanh nghiệp; cán bộ, công chức phường, xã, nhất là người DTTS. Phấn đấu 80% cán bộ chủ chốt và công chức cấp xã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn; 80% cán bộ thôn, làng được tham gia các lớp đào tạo trung, ngắn hạn và được cấp chứng chỉ. Đào tạo nghề cho 26.500 lao động theo các chương trình của trung ương và địa phương (trung bình 5.300 người/năm).

40

Page 41: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

b) Đến năm 2020

- Đáp ứng một phần cơ bản nhu cầu nhân lực chất lượng cao của tỉnh Kon Tum; có 55-60% lao động qua đào tạo, trong đó có trên 40% lao động qua đào tạo nghề.

- Phấn đấu tăng số người xuất khẩu lao động giai đoạn 2016-2020 đạt 2.000 người (trung bình 400 người/năm), trong đó có 40% lao động qua đào tạo.

- Nhân lực trình độ cao: đào tạo mới 280 thạc sĩ và 20 tiến sĩ phục vụ cho các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, quản lý, khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Hình thành được 3-4 chuyên gia đầu ngành có khả năng tư vấn hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án phát triển cho một số các ngành, lĩnh vực KT-XH quan trọng của Tỉnh như nông - lâm nghiệp, CN chế biến, phát triển kinh tế,... Tiếp tục thu hút sinh viên tốt nghiệp hạng khá, giỏi và người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương về Tỉnh công tác.

- Nhân lực đặc thù: Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức; cán bộ quản lý doanh nghiệp; cán bộ, công chức phường, xã. Phấn đấu 100% cán bộ chủ chốt và công chức cấp xã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn; 100% cán bộ thôn, làng được tham gia các lớp đào tạo trung, ngắn hạn và được cấp chứng chỉ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo 33.000 lao động theo các chương trình của trung ương và địa phương (6.600 người/năm).

3. Dự báo cung - cầu lao động đến năm 2020

3.1. Dự báo cung lao động giai đoạn 2011-2020

a) Phương pháp dự báo: phương pháp ngoại suy xu thế và phương pháp tỷ trọng. Theo đó, tổng cung lao động được xác định căn cứ vào tổng dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động.

b) Kết quả dự báo Quy hoạch này chọn Phương án III là phương án thể hiện kết quả dự báo

dân số, tổng cung lao động trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020. Tức là, đến năm 2020, tổng dân số của tỉnh Kon Tum đạt được khoảng 600.000 người. Theo phương án này thì tỷ lệ phát triển dân số chung thời kỳ 2011-2020 khoảng 3,08%/năm. Phương án này tính đến khả năng tiếp nhận dân kinh tế mới đến tỉnh và việc thu hút dân cư đến lập nghiệp dọc theo các quốc lộ, các tuyến đường mới mở; các khu, cụm công nghiệp; các trung tâm huyện lỵ mới thành lập… nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh.

41

Page 42: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Tổng cung lao động trên địa bàn tỉnh năm 2020 đạt được 376.731 người, tỷ lệ tăng thời kỳ 2011-2020 khoảng 4,1%/năm; trong đó có 189.496 nam lao động và 187.235 nữ lao động (theo cơ cấu giới tính là 50,3% nam và 49,7% nữ).

Bảng 14: Kết quả dự báo dân số và cung lao động (người)Chỉ tiêu 2010 2011 2015 2020

PA 1

: Tỷ

lệ tă

ng 2

,85% Dân số 442.715 455.969 510.824 586.414

Tỷ lệ nguồn lao động / dân số (%) 56,79 57,39 59,79 62,79Tổng cung lao động 251.417 261.681 305.422 368.209

- Nam 126.463 131.625 153.627 185.209

- Nư 124.954 130.055 151.795 183.000

PA 2

: Tỷ

lệ tă

ng 2

,93% Dân số 442.715 455.969 512.974 590.947

Tỷ lệ nguồn lao động /dân số (%) 56,79 57,39 59,79 62,79Tổng cung lao động 251.417 261.681 306.707 371.055

- Nam 126.463 131.625 154.274 186.641

- Nư 124.954 130.055 152.433 184.414

PA 3

: Tỷ

lệ tă

ng 3

,08% Dân số 442.715 455.969 509.998 599.986

Tỷ lệ nguồn lao động / dân số (%) 56,79 57,39 59,79 62,79Tổng cung lao động 251.417 261.681 304.927 376.731

- Nam 126.463 131.625 153.378 189.496

- Nư 124.954 130.055 151.549 187.235

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)3.2. Dự báo cầu lao động giai đoạn 2011-2020a) Phương pháp dự báo: Nhu cầu về lao động được tính toán dựa trên

hàm sản xuất Cobb-Douglas của từng ngành kinh tế. b) Kết quả dự báob1) Dự báo tổng cầu lao động

42

Page 43: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Bảng 15: Kết quả dự báo tổng cầu lao độngNăm Tổng cầu lao động (Người)2010 245.6952011 249.3872015 302.0502020 372.684

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)b2) Dự báo cầu lao động theo nhóm ngành

Bảng 16: Kết quả dự báo cầu lao động theo ngành

Năm Lao động theo ngành (Người) Tỷ lệNN - CN - DVNN CN-XD DV

2010 163.727 25.185 56.016 66,85-10,28-22,872011 164.154 28.180 56.379 66,00-11,33-22,672015 175.353 50.058 75.795 58,22-16,62-25,162020 178.260 89.254 104.833 47,87-23,97-28,15

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)b3) Dự báo cầu lao động một số ngành

Bảng 17: Kết quả dự báo cầu lao động một số ngành  2010 2011 2015 2020Nông, lâm nghiệp 163.219 163.563 174.371 176.816CN khai thác mỏ 428 550 1.477 3.749CN chế biến 14.607 16.417 29.684 54.088SX, p.phối điện nước, khí đốt 579 645 1.126 1.964Xây dựng 9.570 10.567 17.771 29.454Thương nghiệp 17.365 17.308 22.359 29.353Khách sạn, nhà hàng 5.041 5.130 7.201 10.483Giáo dục - đào tạo 11.763 12.009 17.054 25.160Y tế, cứu trợ xã hội 2.129 2.199 3.259 5.032

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)(Xem chi tiết các ngành ở phụ lục 1)

3.3. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo

a) Phương pháp dự báo: Giả định tỷ lệ lao động qua đào tạo của Tỉnh đạt được mục tiêu là 45% (33% đào tạo nghề) vào năm 2015 và 55% (40% đào tạo nghề) vào năm 2020. Áp dụng phương pháp tỷ lệ để dự báo, tức là trên cơ sở ước cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn năm 2010 là 7,5% CĐ,ĐH - 4,5% TCCN - 21% đào tạo nghề. Dự kiến cơ cấu này của Kon Tum đến năm 2015 là 8,5% CĐ, ĐH - 3,5% TCCN - 33% đào tạo nghề và đến năm 2020 là

43

Page 44: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

11% CĐ, ĐH - 4% TCCN - 40% đào tạo nghề. Từ đó, xác định cầu lao động qua đào tạo theo các trình độ.

b) Kết quả dự báo

Bảng 18: Kết quả dự báo cầu lao động qua đào tạo  2010 2011 2015 2020 Chưa qua đào tạo 164.616 161.104 166.128 167.708Sơ cấp nghề 47.223 51.788 81.402 106.029Trung cấp nghề 1.916 4.050 15.103 29.815CĐ nghề 2.457 2.519 3.172 13.230TCCN 11.056 10.724 10.572 14.907CĐ 5.946 6.285 8.820 12.746ĐH 12.285 12.694 16.462 27.579Trên ĐH 197 224 393 671Tổng 245.695 249.387 302.050 372.684

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

4. Phương hướng phát triên nhân lực giai đoạn 2011-2020

4.1. Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực

Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS; duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; tiến hành thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi.

Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường, triển khai quyết liệt các giải pháp duy trì sĩ số học sinh ở bậc tiểu học, trung học cơ sở; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc tại các trường phổ thông; dạy tiếng DTTS cho giáo viên ở thôn làng; triệt để chống tái mù chữ ở các xã vùng sâu, vùng xa. Mở rộng và nâng cao hiệu quả, chất lượng các trường dân tộc nội trú. Chú trọng nâng cao năng lực cho các xã nghèo và vùng nghèo.

Thực hiện tốt Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia tăng 5%/năm; tiếp tục thực hiện các chế độ hỗ trợ cho học sinh diện chính sách, học sinh các xã đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí đảm bảo đủ số lượng và chất lượng ở tất cả các bậc học.

Thu hút đầu tư các Trường phổ thông chất lượng cao (tư thục) tại thành phố Kon Tum và huyện Đăk Hà; thành lập và xây mới Trường THPT chuyên

44

Page 45: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Nguyễn Tất Thành tại thành phố Kon Tum, đầu tư nâng cấp 03 trường thực hành sư phạm thành trường kiểu mẫu, chất lượng cao.

Đổi mới sâu rộng về quản lí giáo dục trên cơ sở đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức quản lí theo hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lí nhà nước. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện cho mọi người tham gia đóng góp, xây dựng cộng đồng trách nhiệm và hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến.

Tiếp tục bổ túc văn hóa - nâng cao trình độ học vấn cho người lao động, nhất là đồng bào DTTS. Quan tâm công tác nâng cao nhận thức của người dân về giáo dục – đào tạo và hình thành, phát triển các kỹ năng lao động, có ý thức tốt về đạo đức nghề nghiệp.

4.2. Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực

- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật

+ Đối với ĐTN:

Thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS để gắn với đào tạo nghề. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hướng nghiệp trong trường phổ thông theo hướng chuẩn hóa. Nâng cao nhận thức của học sinh, nhà trường và xã hội về đào tạo nghề.

Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới trường trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề tại 8/8 huyện thuộc tỉnh, nâng cấp trường Trung cấp Nghề trở thành trường CĐ Nghề; tập trung dạy nghề đối với các ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh như du lịch, thương mại, nuôi trồng và chế biến nông - lâm - thủy sản, điện, cơ điện tử, khai khoáng, CNTT...; gắn đào tạo chuyên môn với rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và coi trọng giá trị lao động cho học viên học nghề thông qua việc lồng ghép các nội dung về văn hóa nghề vào chương trình đào tạo và tổ chức các buổi học ngoại khóa, chuyên đề. Lựa chọn 02-04 nghề đào tạo có chất lượng tốt của Trường Trung cấp nghề Kon Tum và có nhu cầu sử dụng cao trong xã hội để đầu tư phát triển đạt chuẩn quốc gia về đào tạo nghề.

Thực hiện tốt công tác ĐTN cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện và khuyến khích các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề lưu động tại các vùng xa, hẻo lánh; khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống (đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng,...) với mục tiêu, định hướng rõ ràng và mô hình kinh doanh hiệu quả.

45

Page 46: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ, giảng viên các cơ sở ĐTN, nhất là kỹ năng giảng dạy thực hành. Nghiên cứu điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp cho lao động yếu thế. Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề là người DTTS, người nghèo sinh sống trong vùng khó khăn.

Bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức mới về nghề, phổ cập nghề cho người lao động, nhất là người DTTS, tăng cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm. Khuyến khích phát triển các tổ chức nghề nghiệp tại địa phương.

Thực hiện ĐTN theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội. Khuyến khích các hình thức liên kết đào tạo giữa đơn vị sử dụng với cơ sở dạy nghề qua các hình thức gửi học viên thực tập tại cơ sở sử dụng lao động, mời lao động lành nghề của đơn vị sử dụng lao động nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, truyền nghề, tham khảo ý kiến của các đơn vị sử dụng lao động trong các khâu xây dựng và hoàn thiện chương trình, phương pháp giảng dạy,…

Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập hoặc hợp tác thành lập cơ sở ĐTN. Có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị sử dụng lao động đào tạo nghề (hỗ trợ kinh phí đào tạo, hỗ trợ một phần chi phí cho người học nghề).

Tăng cường năng lực xây dựng chính sách, lập kế hoạch và năng lực tổ chức triển khai để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động yếu thế. Tạo mối liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng có liên quan trong hoạch định và triển khai các chính sách dạy nghề.

+ Đối với TCCN:

Đến năm 2015, phấn đấu nâng cấp trường Trung học Y tế trở thành trường CĐ Y tế. Ưu tiên đầu tư về CSVC, trang thiết bị hiện đại theo từng chuyên ngành đặc thù. Đào tạo kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành, gắn lý thuyết với thực hành, có khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong học tập và làm việc; có năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập.

Chú ý tạo sự liên thông trong đào tạo giữa TCCN với CĐ và ĐH để khuyến khích người lao động học tập và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật cho đội ngũ lao động.

Khuyến khích xã hội hóa đào tạo hệ TCCN trên địa bàn tỉnh.

46

Page 47: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

+ Đối với ĐH-CĐ: thành lập, nâng cấp, mở rộng các trường, ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu nhân lực của Tỉnh, nhất là đối với nhân lực chất lượng của các ngành mà Tỉnh đang có nhu cầu cao như du lịch, thương mại, chế biến nông lâm sản, ngoại ngữ, xã hội - nhân văn, văn hóa - nghệ thuật,... Tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư xây dựng Phân hiệu Đại học Đà Nẵng sớm trở thành Trường đại học tại Kon Tum theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng phục vụ đào tạo nhân lực cho tỉnh và các địa phương lân cận.

Nghiên cứu khai thác hiệu quả các nguồn lực hiện có của các trường ĐH-CĐ để tránh tình trạng lãng phí nguồn lực, đào tạo manh mún.

Đầu tư cải thiện CSVC-KT, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc, đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp; từng bước nâng cao uy tín, vị thế của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh để thu hút học sinh, sinh viên từ các địa phương lân cận đến học tập.

Khai thác hiệu quả các hình thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao, đặc biệt là đào tạo sau đại học đối với đội ngũ giảng viên ở các trường ĐH, CĐ.

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh, chính sách thu hút nhân tài,…. Tiếp tục thực hiện và kiến nghị hoàn thiện các chính sách về đào tạo cử tuyển,...

- Đào tạo các nhóm nhân lực đặc biệt:

+ Nhân lực cho các cơ sở đào tạo: Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên/giảng viên; phấn đấu đến năm 2020: có ít nhất 15% giáo viên ở các trường TCCN, trung cấp nghề và 30% giáo viên ở các trường CĐ nghề có trình độ thạc sỹ trở lên; có ít nhất 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ, trong đó có ít nhất 10% có trình độ tiến sĩ; có 100% giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có ít nhất 20% là tiến sĩ. UBND Tỉnh hỗ trợ các điều kiện vật chất như học phí, phụ cấp hàng tháng và các trường tạo điều kiện về thời gian để bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước theo các chương trình học bổng khác nhau; tiếp tục khai thác các hình thức liên kết đào tạo.

+ Đội ngũ cán bộ - công chức: Thực hiện tốt chính sách về chuẩn hóa cán bộ và đào tạo cán bộ. Tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo cán bộ, công

47

Page 48: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

chức cho Tỉnh, khai thác các chương trình đào tạo của Trung ương, đồng thời liên kết hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, kết hợp đào tạo dài hạn tập trung với các loại hình đào tạo khác phù hợp với yêu cầu sử dụng, chức danh công tác và cơ cấu ngành nghề theo hướng chuyên sâu, ưu tiên đào tạo cho cán bộ là người DTTS, cán bộ chủ chốt các phường, xã; tổ chức các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ cho đội ngũ công chức.

+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: triển khai có hiệu quả các chính sách của trung ương về đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể hóa chính sách. Đào tạo nghề phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, nhu cầu của thị trường lao động và năng lực, điều kiện, nhu cầu của người học. Tăng cường năng lực khai thác các nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế trong đào tạo nghề cho lao động yếu thế. Tập trung đào tạo các nghề như nông nghiệp (trồng và khai thác cao su); các nghề tiểu thủ công nghiệp (đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm,…); du lịch (du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa,…).

- Đào tạo nhân lực cho các KCN, khu kinh tế cửa khẩu: Nghiên cứu triển khai các đề án đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp thuộc KCN, khu kinh tế cửa khẩu. Hỗ trợ kinh phí cho những doanh nghiệp thực hiện ĐTN hoặc thành lập cơ sở ĐTN để cung cấp nhân lực cho chính doanh nghiệp.

Khuyến khích các trường: Phân hiệu ĐH Đà Nẵng, CĐ Kinh tế - Kỹ thuật, CĐ Sư phạm... liên kết đào tạo và đào tạo nhân lực có chất lượng ở các trình độ (sau ĐH, ĐH, CĐ, TCCN), nhất là trong các ngành nông lâm, quản lý đất đai, bảo vệ rừng, chế biến nông sản, văn hóa du lịch, thương mại, điện, xây dựng, thủy điện...

4.3. Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực

- Phát huy hiệu quả 3 vùng kinh tế động lực (thành phố Kon Tum gắn với KCN Hòa Bình, Sao Mai, huyện KonPlông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Ngọc Hồi gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y), các khu, cụm công nghiệp khác: Đắk Tô, Đắk La, Ngọc Hồi nhằm thu hút và chuyển một lực lượng lớn lao động NN sang hoạt động trong lĩnh vực CN, DV.

- Nâng cao NSLĐ và sử dụng hiệu quả nhân lực, nhất là trong lĩnh vực NN, hỗ trợ lao động nông thôn đổi mới phương thức sản xuất, phát triển các hình thức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn (như kinh tế trang trại). Tham quan, học tập kinh nghiệm của các nước để xây dựng các mô hình khai thác rừng hiệu

48

Page 49: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

quả, bền vững. Xây dựng mô hình làng nghề truyền thống để khai thác các tiềm năng của đồng bào DTTS.

- Khuyến khích xuất khẩu lao động, phấn đấu tăng số người xuất khẩu lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo hàng năm.

4.4. Hợp lý hóa phân bố nhân lực theo lãnh thổ đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH các địa bàn trong tỉnh

Hợp lý hóa phân bố nhân lực cho 03 vùng kinh tế động lực; giữa các trung tâm thành thị với vùng sâu, vùng xa; ưu tiên phát triển nhân lực là đồng bào DTTS phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao; bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch sinh thái; phát triển một số nghề mới phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương nhằm giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn, nhất là người DTTS.5. Các chương trình, dự án ưu tiên

- Đầu tư phát triển Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, nghiên cứu thành lập Trường đại học tại Kon Tum trên cơ sở nâng cấp Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.

- Nâng cấp trường Trung cấp Y tế Kon Tum thành trường Cao đẳng Y tế Kon Tum, nâng cấp trường Trung cấp nghề Kon Tum thành trường Cao đẳng nghề Kon Tum.

- Thành lập các trung tâm dạy nghề tại tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh; nâng cấp 02 trung tâm dạy nghề đạt chuẩn thành trường trung cấp nghề.

- Đề án gửi học sinh trên địa bàn tỉnh đi học đại học ở trong và ngoài nước; cử cán bộ, công chức đi học sau đại học ở trong và ngoài nước

- Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.- Đề án đào tạo, phát triển nhân lực phục vụ cho các khu kinh tế cửa khẩu,

KCN, khu du lịch của Tỉnh.- Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015; Đề án

nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS giai đoạn 2015-2020.- Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS.- Đề án đào tạo các chức danh cán bộ chủ chốt phường, xã.- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức của

tỉnh đi học đại học, sau đại học và đổi mới chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt nghiệp về công tác tại Tỉnh.

49

Page 50: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Phần 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2020

I. DỰ BÁO NHU CẦU VỐN VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

Nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực bao gồm nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực và nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo nhân lực.

1. Căn cứ tính toán

1.1. Đào tạo nhân lực

a) Đối với ĐTN, TCCN

- Dự kiến mức chi thường xuyên bình quân cho ĐTN là: sơ cấp nghề: 2,5 triệu đồng/học sinh, trung cấp nghề: 6,0 triệu đồng/ học sinh, cao đẳng nghề: 6,5 triệu đồng/học sinh, TCCN khoảng 5,5 triệu đồng/học sinh.

- Giả định số lượng học sinh tuyển sinh của các cơ sở ĐTN hiện có sẽ tăng dần trong 10 năm đến và 05 trung tâm dạy nghề mới sẽ thành lập, từ đó ước lượng số lượng học sinh học nghề sẽ tăng tuyến tính 5%/năm; Trường Trung cấp nghề Kon Tum sẽ được nâng cấp thành trường CĐ nghề vào giữa giai đoạn 2016-2020.

b) Đào tạo nhân lực trình độ CĐ, ĐH và Trên ĐH

- Dự kiến mức chi thường xuyên bình quân cho hệ cao đẳng là 8,0 triệu đồng/năm/sinh viên, hệ đại học là 9 triệu đồng/năm/sinh viên, hệ sau đại học là 11 triệu đồng/năm/sinh viên.

- Trên cơ sở ước lượng số sinh viên tuyển sinh hệ ĐH, CĐ của các cơ sở hiện có tăng tuyến tính 5%/năm trong giai đoạn 2011 – 2020 và trường ĐH tại Kon Tum sẽ được thành lập vào năm 2015.

Bảng 19: Dự kiến quy mô tuyển sinh (ĐVT: Người)  2011 - 2015 2016 - 2020 2011 - 2020

Sơ cấp nghề 14.505 18.512 33.017Trung cấp nghề 1.741 2.221 3.962Cao đăng nghề 0 431 431TCCN 2.901 3.702 6.603Cao đăng 4.061 5.183 9.245Đại học 4.061 5.183 9.245Sau Đại học 406 518 924Tổng cộng 27.675 35.752 63.427

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

50

Page 51: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

1.2. Đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo nhân lựca) Đào tạo nghề- Trên cơ sở Bộ LĐ-TB&XH đề xuất suất đầu tư trung bình cho 1 chỗ học

có trình độ CĐ là:+ Khối nghề CN - xây dựng - giao thông vận tải: Từ 45-50 triệu đồng/1

chỗ học/khoá, trong đó, kinh phí đầu tư trang thiết bị từ 25-30 triệu đồng/1 chỗ học/khoá.

+ Khối nghề nông, lâm, thuỷ sản và DV: Từ 38-42 triệu đồng/1 chỗ học/khoá, trong đó, kinh phí đầu tư trang thiết bị từ 16-20 triệu đồng/1 chỗ học/khoá.

+ Đối với cơ sở ĐTN trọng điểm, chất lượng cao, suất trung bình cho một chỗ học tính trung bình tăng tối thiểu 1,5 lần.

- Giả định, suất đầu tư trung bình cho các ngành là 42 triệu đồng/chỗ học/khoá học CĐ nghề. Quy đổi cứ 4 suất đào tạo sơ cấp nghề thành 01 suất trung cấp nghề, cứ 1,5 suất trung cấp nghề thành 01 suất CĐ nghề. Thời gian 01 chỗ học/khóa là 3 năm.

- Dựa trên dự báo về tổng nhu cầu tuyển sinh ĐTN giai đoạn 2011-2020 đã tính toán và suất đầu tư nêu trên, xác định kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị ĐTN giai đoạn 2011-2020.

b) Đầu tư xây dựng đối với các trường ĐH- CĐ- Dự kiến đến năm 2020, tỉnh Kon Tum sẽ nâng cấp Trường Trung cấp

Dạy nghề Kon Tum thành trường Cao đẳng nghề Kon Tum, thành lập thêm 05 trung tâm dạy nghề cho các huyện còn lại, nâng cấp Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum thành Trường Đại học tại Kon Tum, nâng cấp Trường Trung học Y tế thành Trường Cao đẳng Y tế.

- Trên cơ sở nhu cầu đầu tư xây dựng CSVC-KT của các trường hiện có; giả định, suất đầu tư trung bình khoảng 6 triệu đồng/năm/sinh viên trong giai đoạn 2011 – 2020.2. Nhu cầu vốn và khả năng huy động các nguồn vốn

2.1. Nhu cầu vốn

Bảng 20: Nhu cầu vốn đào tạo nhân lực(Nhu cầu vốn đào tạo = dự báo số lượng tuyển sinh x định mức chi)

  2011 - 2015 2016 - 2020 2011 - 2020Sơ cấp nghề 36.263 46.280 82.543Trung cấp nghề 10.446 13.326 23.772Cao đăng nghề 0 2.802 2.802TCCN 15.956 20.367 36.322

51

Page 52: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Cao đăng 32.488 41.464 73.952Đại học 36.549 46.647 83.196Sau Đại học 4.466 5.698 10.164Tổng cộng 136.167 176.583 312.750

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

Bảng 21: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực

(Nhu cầu vốn đầu tư = dự báo số lượng tuyên sinh x suất đầu tư)ĐVT: Triệu đồng

 2011 - 2015 2016 - 2020 2011 - 2020

Sơ cấp nghề 101.533 129.585 231.118Trung cấp nghề 48.736 62.201 110.937Cao đăng nghề 0 18.103 18.103TCCN 4.476 3.702 8.178Cao đăng 24.368 31.100 55.468Đại học 24.368 31.100 55.468Sau Đại học 2.437 3.110 5.547Nâng cấp, thành lập trường 455.000 650.000 1.105.000Tổng cộng 660.918 928.901 1.589.819

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

2.2. Khả năng huy động các nguồn vốn

Để thực hiện quy hoạch nhân lực theo đúng mục tiêu, định hướng đặt ra, các cơ sở ĐTN, các trường ĐH-CĐ-TCCN trên địa bàn cần sự hỗ trợ của Trung ương và địa phương nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Cụ thể:

- Đối với các trường ĐH, CĐ công lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nhân lực được bố trí chủ yếu từ nguồn vốn NSNN (bao gồm cả nguồn vốn ODA), nguồn thu của người được đào tạo và nguồn vốn huy động khác.

- Đối với cơ sở ĐTN, dự kiến phân nguồn cho nhu cầu đào tạo nhân lực theo tỷ trọng: NSNN 80% và huy động 20%.

3. Giải pháp huy động vốn cho phát triên nhân lực

Ưu tiên đầu tư cho Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum để xây dựng CSVC, các phòng thí nghiệm, các trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu, thực hành nhằm trở thành ĐH theo định hướng nghề nghiệp, ứng dụng. Bên cạnh đó, cần kết hợp với các nguồn vốn huy động từ các tổ chức hữu quan, các dự án tài trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp của Phân hiệu ĐH Đà Nẵng.

52

Page 53: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Đến năm 2020, đầu tư đồng bộ (cải tiến chương trình đào tạo, trang bị CSVC, thiết bị và đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý) cho trường Đại học tại Kon Tum để trở thành trường đại học trọng điểm theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng của Vùng Tam giác phát triển.

Các trường TCCN và các cơ sở ĐTN chủ động hợp tác với các doanh nghiệp và khai thác hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm huy động vốn xây dựng CSVC-KT và nâng cao chất lượng đào tạo;

Khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các trường ngoài công lập vay vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển ngành giáo dục đào tạo trên địa bàn Tỉnh.

Khai thác hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế về đào tạo nghề cho lao động yếu thế.

II. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Đổi mới công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triên nhân lực

Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn, từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong ngắn hạn cũng như dài hạn, trong đó cần xác định cụ thể số lượng, ngành nghề, tiêu chuẩn, thời gian dự kiến tuyển dụng, đào tạo để làm cơ sở cho các dự báo cầu lao động, lao động qua đào tạo của các cơ quan chức năng có cơ sở thực tiễn và hiệu quả.

Trên cơ sở cầu lao động cụ thể, UBND Tỉnh chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan quản lý ngành thực hiện, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, số lượng, ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp từng chuyên ngành; điều chỉnh cập nhật các chính sách đào tạo và thu hút nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp ba bên: nhà nước, cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động từ khâu xây dựng quy hoạch, đào tạo, tái đào tạo và sử dụng lao động.

Bên cạnh việc khuyến khích thu hút đầu tư cho lĩnh vực GD-ĐT, cần tăng cường công tác nghiên cứu khả thi và thẩm định các dự án thành lập mới/mở rộng các cơ sở đào tạo, nhất là về năng lực triển khai, nguồn vốn, đội ngũ nhân lực, quy mô - ngành nghề đào tạo, chương trình, phương pháp giảng dạy và cả tôn chỉ, mục đích của các dự án.

53

Page 54: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

2. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triên nhân lực

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tầng lớp xã hội về vai trò và tầm quan trọng của phát triển nhân lực thông qua các văn bản chỉ đạo, lồng ghép nội dung chương trình hội họp, tổ chức báo cáo chuyên đề tại cơ sở, đặt hàng sản xuất các chương trình truyền thông đại chúng về nhân lực. Đặc biệt, khai thác vai trò của cán bộ cơ sở, già làng, trưởng bản để nâng cao nhận thức của lao động yếu thế về các chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy nghề của nhà nước, hiểu được tầm quan trọng và giá trị của học vấn và nghề nghiệp đối với cơ hội việc làm và cải thiện đời sống. Chú ý tuyên truyền thông qua việc triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án cụ thể, đem lại tác động tích cực đến đời sống của người dân.

Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền để tác động, làm thay đổi nhận thức của đại bộ phận xã hội về các thang bậc giá trị trong xã hội, góp phần định hướng nghề nghiệp, nhằm giúp người dân nhận thức được học nghề là cơ hội để tìm kiếm việc làm cho bản thân, ổn định thu nhập gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm để khuyến khích người lao động tham gia học nghề.

Thành lập các trung tâm/văn phòng tư vấn hướng nghiệp với đội ngũ cán bộ am hiểu về tâm lý học nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động, nắm vững thực tế ngành nghề xã hội, kinh tế học lao động để thực hiện công tác hướng nghiệp. Bồi dưỡng công tác hướng nghiệp cho cán bộ các cơ sở giáo dục - đào tạo, cán bộ địa phương; sản xuất các chương trình truyền thông đại chúng phổ biến thông tin thị trường lao động, cơ hội đào tạo,…

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GD-ĐT và pháp luật về phát triên nhân lực

Cụ thế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển nhân lực vào điều kiện thực tiễn của Tỉnh.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở GD-ĐT với các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là Đài Phát thanh - Truyền hình và báo Kon Tum, để tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển nhân lực của Trung ương và Tỉnh. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: phát hành tài liệu in ấn, sử dụng các phương tiện truyền thông, tổ chức các cuộc họp tại cộng đồng, khai thác hiệu quả vai trò của già làng, trưởng bản,…

54

Page 55: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo và cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo, dạy nghề và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên lựa chọn nghề phù hợp trước khi vào trường, đồng thời có nhiều thông tin cần thiết về việc làm khi sắp tốt nghiệp.

4. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triên nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý

Nâng cao năng lực quản lý, hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan phát triển nhân lực gồm: Sở Nội vụ, Sở LĐ-TB&XH, Sở GD-ĐT và các Phòng/Bộ phận phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp; các sở, ban, ngành; đơn vị sự nghiệp, cơ sở đào tạo và cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo và tập huấn về công tác quản lý, lập kế hoạch đào tạo, tiếp cận thị trường lao động và thị trường nhân lực, kế hoạch phát triển cơ sở dạy nghề, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, kế hoạch huy động nguồn lực, quản lý nhân sự, tài chính, năng lực dự báo, năng lực thu thập và xử lý các số liệu thống kê, xây dựng mối liên kết hiệu quả giữa ba bên: người lao động - cơ sở đào tạo - đơn vị sử dụng lao động.

Rà soát, đánh giá, quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phát triển nhân lực của ngành GD-ĐT, ngành LĐ-TB&XH, ngành Nội vụ; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ theo hướng chuyên nghiệp hóa.

Quy định cụ thể nhiệm vụ đầu mối quản lý thông tin về các cơ sở GD-ĐT ở mọi cấp, ngành trên địa bàn tỉnh cho Sở GD-ĐT; phối hợp, phân cấp/ủy quyền cho sở GD-ĐT thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo và việc thực hiện quản lý Nhà nước về đào tạo nhân lực trên địa bàn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động GD-ĐT để đảm bảo chất lượng nhân lực.

Đánh giá, công nhận, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề để giúp người lao động có cơ hội nâng cao trình độ và dễ dàng tìm kiếm việc làm.

Có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người lao động, nhất là những doanh nghiệp đào tạo lao động với quy mô lớn.

55

Page 56: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

5. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giưa các cấp, các ngành về phát triên nhân lực trên địa bàn

Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý GD-ĐT với các cơ sở GD-ĐT. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh cần thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động, kết nối thông tin với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, phát triển nhân lực (giữa các Ban xây dựng đảng, cấp ủy đảng với Ban Tổ chức Tỉnh ủy; các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp với Sở Nội vụ; giữa doanh nghiệp với Sở LĐ-TB&XH và các trường ĐH-CĐ, TCCN, cơ sở dạy nghề…) để tạo sự thống nhất giữa cung - cầu lao động trong thời gian đến, hạn chế sự lãng phí trong phát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, tăng cường sự chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phát triển nhân lực.

Đổi mới và cải thiện thị trường lao động, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường lao động; thành lập đơn vị sự nghiệp thuộc Sở LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm làm cầu nối cung - cầu lao động cho thị trường.

III. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ CÔNG CỤ KHUYẾN KHÍCH VÀ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Chính sách đầu tư và chính sách chuyên dịch cơ cấu kinh tế

Chú trọng việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước (gồm cả các nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ) vào lĩnh vực GD-ĐT, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực có vai trò quyết định và tạo sự đột phá trong phát triển KT-XH của Tỉnh. Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thuế, thông tin thị trường cho nhà đầu tư.

Ngân sách Trung ương kết hợp với ngân sách địa phương đầu tư cho việc nâng cấp Phân hiệu ĐH Đà Nẵng thành Trường ĐH tại Kon Tum, đào tạo đa cấp, đa ngành nghề (đặc biệt là các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo quản), nâng cấp Trường Trung cấp Y tế thành Trường Cao đẳng Y tế, nâng cấp trường Trung cấp Nghề thành trường Cao đẳng Nghề, nâng cấp 02 trung tâm dạy nghề đạt chuẩn thành 02 trường trung cấp nghề; đầu tư thực hiện các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Ngân sách địa phương tăng cường hỗ trợ cải thiện CSVC của Trường Trung học Y tế để nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế; tiếp tục ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực ĐTN, đặc biệt là ĐTN cho đối tượng yếu thế trong xã hội như:

56

Page 57: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

nông dân, thanh niên DTTS, con em gia đình chính sách, người khuyết tật; quan tâm chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm đối với đồng bào DTTS thuộc diện tái định canh, định cư vùng ngập các công trình thủy điện...

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành CN – xây dựng và DV, giảm dần tỷ trọng ngành NN, trong nội bộ từng nhóm ngành cũng cần chuyển dịch sâu như:

- Đối với ngành NN: ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, phát triển nhanh, mạnh hơn để đạt và vượt diện tích cây cao su, rừng nguyên liệu giấy theo quy hoạch; đầu tư phát triển một số loại cây thực phẩm, dược liệu có lợi thế như: rau, hoa xứ lạnh, sâm Ngọc Linh...; hình thành các vùng chuyên canh cây hàng hóa để tạo động lực thúc đẩy ngành CN chế biến phát triển.

- Đối với nhóm ngành CN: cần phát triển các ngành có công nghệ thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường như sản xuất vật liệu - xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản (đá Granit, đôlômit, điatômít...); phát triển thủy điện gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; ưu tiên phát triển một số ngành CN chế biến có điều kiện đầu tư tập trung quy mô lớn như cà phê, cao su, điều, chè.

- Đối với nhóm ngành DV: cần khuyến khích đầu tư siêu thị ở thành phố Kon Tum, khu kinh tế cửa khẩu, KCN; xây dựng chợ đầu mối nông sản, tiến đến hình thành sàn giao dịch hàng hóa ở thành phố Kon Tum; đầu tư xây dựng hợp lý chợ nông thôn, cửa hàng thương mại ở các xã vùng sâu, vùng xa; tăng cường xúc tiến thương mại, đồng thời có chính sách ưu đãi phù hợp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư các DV giống cây trồng vật nuôi, DV vật tư - kỹ thuật nông - lâm nghiệp; phát triển các DV ngân hàng, viễn thông, vận tải... theo hướng đồng bộ, hiện đại, đa dạng hóa loại hình DV; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các lòng hồ thủy điện gắn với các địa danh, sự kiện lịch sử; xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa của các DTTS, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của Tỉnh.

2. Chính sách tài chính và ngân sách cho phát triên nhân lực

Huy động nguồn vốn từ ngân sách Trung ương ưu tiên đầu tư cho phát triển nhân lực của Tỉnh thông qua các chương trình, dự án của Quy hoạch này và thông qua các kế hoạch, đề án phát triển nhân lực khác.

57

Page 58: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Nâng định mức chi đầu tư cho ngành GD-ĐT, phát triển nhân lực của Tỉnh từ nguồn ngân sách của Tỉnh cũng như ngân sách trung ương.

Thực hiện lồng ghép các chương trình, chính sách giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới, cũng như các chương trình mục tiêu khác nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nói chung và cho công tác phát triển nhân lực nói riêng.

Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế (UNDP, ILO, WB, ADB…), vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ (NGO), vốn tín dụng thương mại ưu đãi phục vụ lĩnh vực GD-ĐT, phát triển nhân lực, nhất là các nguồn vốn ưu đãi để đào tạo nghề cho lao động yếu thế… Ngoài ra cần chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích xã hội hóa trong công tác phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở đào tạo nâng cấp hoàn thiện CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên nhằm cải thiện chất lượng đào tạo.

3. Chính sách việc làm, bảo hiêm, bảo trợ xã hội

Thành lập mới các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động; xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, thông tin về người lao động và thị trường xuất khẩu lao động, hỗ trợ đào tạo nghề, học tiếng,…; hình thành Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động; có cơ chế hỗ trợ người lao động tiếp cận và vay vốn ưu đãi bằng hình thức thế chấp hoặc tín chấp từ các ngân hàng chính sách, các tổ chức tín dụng để học nghề, học tiếng và thực hiện các thủ tục để đi xuất khẩu lao động; các cơ quan chức năng của Tỉnh phối hợp với các cơ quan của Trung ương (Bộ Ngoại giao, đại sứ quán, lãnh sự quán tại các nước...) nhằm tìm kiếm và xúc tiến xuất khẩu lao động, chú trọng các thị trường Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan...; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động.

Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, phổ biến thông tin thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ cho người lao động tự tạo việc làm. Phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể, ngân hàng chính sách xã hội... để thành lập Quỹ cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm với lãi xuất ưu đãi: đối tượng được vay từ nguồn quỹ này là người học nghề có hoàn cảnh khó khăn, bộ

58

Page 59: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

đội xuất ngũ, con em gia đình chính sách, người khuyết tật, lao động nữ, thanh niên DTTS, đồng bào thuộc diện tái định canh, định cư vùng ngập các công trình thủy điện…

Thúc đẩy liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất (đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động) trong việc đào tạo và sử dụng lao động. Thực hiện dạy nghề theo đặt hàng của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường.

Thành lập mới các trung tâm giới thiệu việc làm; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm giới thiệu việc làm hiện có, thường xuyên tổ chức các hội chợ việc làm nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Mặt khác chú trọng nâng cao trình độ, khả năng thu thập, phân tích thông tin thị trường lao động, dự báo cung cầu lao động cho cán bộ làm công tác giới thiệu việc làm.

Đẩy mạnh triển khai các chế độ bảo hiểm y tế – bảo hiểm xã hội – bảo hiểm thất nghiệp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong các quan hệ lao động về hợp đồng lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm, phúc lợi, khen thưởng, kỷ luật,… tại các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn; tuyên truyền, thông tin cho người lao động về các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

4. Chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triên nhân lực

Tuyên truyền người dân hiểu và đóng góp với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” trong việc phát triển hệ thống trường học, cải thiện CSVC, tách các trường có nhiều cấp học thành các trường độc lập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ phục vụ công tác phát triển nhân lực nhằm phát triển KT-XH của Tỉnh.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác GD-ĐT; thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thành lập, nâng cấp các cơ sở đào tạo, nhất là các trung tâm ĐTN cho các huyện trên địa bàn Tỉnh.

Khuyến khích, thu hút các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước mở các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.

5. Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài

Tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả các chính sách về hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đi học ĐH, sau ĐH và chính sách thu hút cán bộ,

59

Page 60: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

sinh viên tốt nghiệp về công tác tại Tỉnh. Nâng mức phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào tạo,..) cho nhân lực trình độ cao, có chính sách ưu đãi đặc biệt thu hút cán bộ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. Nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút sinh viên Kon Tum đang học đại học (ở các thành phố, tỉnh khác trong nước và ở nước ngoài) về Tỉnh công tác sau khi tốt nghiệp.

Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách như: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người DTTS ở các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn; chính sách đối với cán bộ tăng cường, luân chuyển cán bộ và chính sách thu hút cán bộ về công tác cơ sở; chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn.

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách đào tạo cử tuyển. Ban hành chính sách cử học sinh trên địa bàn tỉnh có thành tích học tập tốt và đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh đi học ĐH ở các trường trong và ngoài nước và cử cán bộ, công chức, viên chức có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt đi đào tạo sau ĐH ở trong và ngoài nước (chỉ tiêu số lượng và ngành nghề đào tạo được điều chỉnh theo từng năm để phù hợp nhu cầu nhân lực của Tỉnh và đối tượng được đào tạo phải có cam kết làm việc lâu dài cho Tỉnh sau khi kết thúc khóa học). Trong quá trình thực hiện cần chọn lọc kỹ ngành nghề đào tạo, có kế hoạch cụ thể bố trí công việc cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và có chế tài đối với những sinh viên không trở về phục vụ công tác tại đơn vị cử đi hoặc tại Tỉnh (ký cam kết phục vụ trong thời hạn tối thiểu là 7 năm, bồi thường kinh phí đào tạo gấp 3 lần nếu không trở về phục vụ công tác).

Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt phường, xã. Mặt khác cần mạnh dạn đề bạt, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ, đặc biệt là lực lượng cán bộ trẻ, người DTTS được đào tạo cơ bản vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Bên cạnh đó, khuyến khích các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Tỉnh khai thác sự đóng góp, hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học ở trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp đồng tư vấn, phản biện, làm việc ngắn hạn hoặc đề nghị chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Nghiên cứu chính sách đãi ngộ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và giá trị đóng góp của họ cho sự phát triển của Tỉnh.

60

Page 61: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

6. Chính sách phát triên thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động

Chỉnh sửa và hoàn thiện khung thể chế, chính sách, pháp luật về thị trường lao động.

Xây dựng, hoàn chỉnh và quản lý cơ sở dữ liệu về thị trường lao động - việc làm; cơ sở dữ liệu về phát triển nguồn nhân lực, cơ sở dữ liệu và báo cáo điều tra thống kê; khảo sát chuyên đề liên quan đến thị trường lao động.

Xây dựng và sử dụng có hiệu quả cổng thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm (kết nối với các địa phương khác và hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia). Tổ chức các DV cung cấp thông tin, dự báo thị trường lao động và nguồn nhân lực của Tỉnh.

VI. MỞ RỘNG, TĂNG CƯỜNG SỰ PHỐI HỢP VÀ HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức trung ương

Các sở, ban, ngành liên quan như: Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH, Sở Nội vụ, Sở KH&ĐT triển khai thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của địa phương khác trong khu vực, các cơ quan, đơn vị đào tạo, phát triển nhân lực trong và ngoài nước, nhất là ĐH Đà Nẵng (Phân hiệu Kon Tum) trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực.

Tranh thủ và khai thác hiệu quả các chương trình, đề án phát triển nhân lực của Trung ương trong việc góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nhân lực của Tỉnh.

2. Sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố khác

Chủ động liên kết, hợp tác với các địa phương trong cả nước và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tỉnh Đắc Lắc, tỉnh Thừa Thiên - Huế... trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng bằng các hình thức hợp tác, liên kết, liên thông... Mặc khác, phối kết hợp với các trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu, các nhà khoa học nhằm đào tạo bồi dưỡng LLLĐ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực quan trọng...

3. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế

Mạnh dạn cử các cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách của Tỉnh và ngân sách trung ương. Thông qua các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế để tận dụng các học

61

Page 62: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

bổng của các nước, các tổ chức, các trường trên thế giới, nhất là các học bổng đào tạo nhân lực là nữ, người DTTS, người thuộc khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Thông qua Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum và các cơ sở đào tạo trên địa bàn để mời các chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước về giảng dạy và tập huấn cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Triển khai các chương trình liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH với các trường ĐH có uy tín trong và ngoài nước.

Nghiên cứu triển khai liên kết đào tạo nhân lực cho 2 nước láng giềng Lào, Campuchia, nhất là nhân lực tại khu vực ngã ba Việt Nam – Lào – Campuchia.

Tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của các nước, của các tổ chức quốc tế (UNESCO, WB, UNDP, ADB), của các tổ chức phi chính phủ (NGO)… để phát triển các cơ sở GD-ĐT, trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm thông tin lao động...

62

Page 63: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Phần 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân tỉnh phân công:

- Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020;

- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: theo chức năng nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Quy hoạch để Ủy ban nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh về chính sách huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế, thực hiện xã hội hóa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực;

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình cụ thể hóa quy hoạch cho từng giai đoạn, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn những hành vi làm trái quy định về quản lý quy hoạch. Theo dõi việc thực hiện quy hoạch và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển từng thời kỳ;

- Quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, huy động các nguồn lực cho phát triển GD-ĐT. Cùng với Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH xác định các danh mục dự án, đề án trọng điểm, ưu tiên đầu tư;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác phát triển nhân lực.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện các nội dung của Quy hoạch phát triển nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT của Tỉnh;

- Tổ chức và huy động rộng rãi các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp GD-ĐT;

63

Page 64: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

- Xây dựng kế hoạch về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, chú trọng đến việc đào tạo giáo viên tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào DTTS;

- Hoàn thành việc thành lập các Trung tâm giáo dục thường xuyên tại các huyện, cùng với Hội khuyến học của tỉnh hoàn thành việc thành lập Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường.

4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

- Chủ trì dự báo và cân đối nguồn lao động trong các ngành, thành phần kinh tế của Tỉnh;

- Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện các nội dung của Quy hoạch phát triển nhân lực trong lĩnh vực ĐTN;

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế trong Tỉnh để nắm bắt được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực, từ đó xây dựng kế hoạch ĐTN đáp ứng nhu cầu lao động đã qua đào tạo cho các ngành nghề;

- Chủ động lập kế hoạch đầu tư xây dựng CSVC-KT và phát triển nhân lực phục vụ công tác ĐTN theo Quy hoạch;

- Nghiên cứu, trình UBND tỉnh xây dựng Đề án thông tin thị trường lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Kon Tum.

5. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện các nội dung của Quy hoạch phát triển nhân lực trong lĩnh vực y tế của Tỉnh;

- Xây dựng kế hoạch về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ y, bác sỹ, chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ y, bác sỹ làm việc tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào DTTS;

- Quan tâm thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

6. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm cho cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh;

64

Page 65: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

- Tham mưu UBND Tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách nhằm phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

- Chủ trì xây dựng đề án “Chính sách cử học sinh trên địa bàn tỉnh đi học ĐH, cử cán bộ, công chức, viên chức đi học sau ĐH ở trong và ngoài nước”; “chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt phường, xã”.

7. Ban Dân tộc

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND Tỉnh về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm cho cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS của Tỉnh;

- Tham mưu UBND Tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách nhằm phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS của Tỉnh;

- Chủ trì xây dựng mới đề án “Chính sách cử học sinh là người DTTS trên địa bàn tỉnh đi học tại các trường ĐH, CĐ, TCCN”.

8. Sở Tài nguyên – Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các địa phương đảm bảo đủ quỹ đất phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề.

9. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở KH-ĐT, Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển nhân lực theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt;

- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan căn cứ vào nhu cầu đào tạo, phát triển nhân lực để cân đối nguồn tài chính cho các cơ sở đào tạo, cho nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh.

10. Các sở, ngành có liên quan

- Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực phục vụ những ngành, lĩnh vực do sở, ngành mình trực tiếp quản lý;

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển nhân lực của Tỉnh khi tình hình có thay đổi.

65

Page 66: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

11. UBND các huyện, thành phố

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác phát triển nhân lực, nhất là các cơ sở đào tạo, dạy nghề phù hợp quy định của pháp luật;

- Tham gia phối hợp thực hiện các chương trình, đề án đào tạo, dạy nghề cho các đối tượng đặc thù (lao động nông thôn, lao động ở vùng sâu, vùng xa, lao động là người DTTS,...).

12. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh

- Tổ chức rà soát lại nguồn nhân lực chưa qua đào tạo của các doanh nghiệp trong KCN, khu kinh tế cửa khẩu, liên kết với các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo lại nguồn nhân lực cho đơn vị;

- Xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện các nội dung của Quy hoạch về lĩnh vực đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, thu hút và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.

13. Đề nghị các Ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thê của tỉnh phối hợp tổ chức thực hiện Quy hoạch trong hệ thống các cơ quan Đảng; Mặt trận và các tổ chức đoàn thể.

14. Đề nghị Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum

- Xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch – phần có liên quan đến ĐH Đà Nẵng - Phân hiệu Kon Tum;

- Phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về cơ chế quản lý hiệu quả, nhất là khi có kế hoạch thành lập, nâng cấp theo Quy hoạch.

II. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

1. Kiến nghị với Trung ương

- Quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan hỗ trợ tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện quy hoạch;

- Bổ sung Trường Đại học tại Kon Tum, Cao đẳng Y tế Kon Tum, Cao đẳng Nghề Kon Tum vào Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng đến năm 2020;

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum; nâng cấp Trường Trung cấp Nghề thành Trường CĐ Nghề, Trường Trung cấp Y tế thành Trường CĐ Y tế;

66

Page 67: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

- Quy định chính sách ưu tiên phát triển lực lượng cán bộ, công chức là người DTTS;

- Ưu tiên đào tạo nhân lực cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS;

- Tiếp tục đầu tư cho các trường, cơ sở dạy nghề theo hướng hiện đại hóa, hội nhập và chuẩn hóa trình độ đào tạo theo các vùng kinh tế; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề; ban hành cơ chế quan hệ giữa doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với cơ sở ĐTN một cách chặt chẽ, nhằm đảm bảo tính cung - cầu trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực;

- Có cơ chế để thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ trong công tác phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát triển nguồn nhân lực, thông qua thực hiện các chính sách tài chính, thuế hợp lý đối với các cơ sở ĐTN ngoài quốc doanh;

- Tiếp tục thực hiện cải cách lĩnh vực GD-ĐT, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về ĐTN;

- Ngoài ra, đề nghị Trung ương nghiên cứu, bổ sung một số chính sách:

+ Tăng số lượng cử tuyển học sinh người DTTS tốt nghiệp THPT vào học các trường sư phạm kỹ thuật để đào tạo giáo viên dạy nghề và các trường ĐH để đào tạo cán bộ chủ chốt cho địa phương;

+ Có chính sách ưu đãi riêng cho giáo viên dạy nghề, nhất là giáo viên dạy nghề ở các tỉnh miền núi, vùng khó khăn.

2. Kết luận

Trong thời gian qua, công tác đào tạo, phát triển nhân lực của tỉnh Kon Tum đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH của Tỉnh. Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 – 2020 dự báo cung cầu lao động trong một thời gian dài, trên địa bàn có nhiều biến động về dân số - lao động, đặc biệt, các số liệu thống kê quá khứ chưa hoàn chỉnh, thống nhất nên chỉ tập trung vào các định hướng và giải pháp lớn, sẽ cần có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Quy hoạch đã nghiên cứu thực trạng phát triển nhân lực của Tỉnh trong thời gian qua, đánh giá kết quả đạt được, phân tích những hạn chế và nguyên nhân tồn tại. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống quan điểm, mục tiêu, giải pháp để phát triển nhân lực của tỉnh, góp phần vào sự phát triển KT-XH của tỉnh, nâng cao đời sống của người dân, nhất là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

67

Page 68: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Tài liệu tham khảo1. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV

2. Chính phủ, 2010, Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục ĐH.

3. Nguyễn Thị Cành, 2004, Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế: lý thuyết và thực nghiệm, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

4. Cục Thống kê Kon Tum, Niêm giám thống kê 1991-2009.

5. Cục Thống kê Kon Tum, Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009

6. Dự thảo QH tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025.

7. Đề án phát triển NNL tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006-2010, có tính đến năm 2015.

8. Nguyễn Xuân Đức, 2006, Một số chính sách và giải pháp sử dụng lao động DTTS ở Tây Nguyên, TC Lao động – Xã hội, 279 + 280

9. Hồng Minh, 2007, Đề án dạy nghề cho nhóm yếu thế vùng đặc biệt khó khăn, TC Lao động – Xã hội, 320

10. Lê Văn Quyền, 2005, dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên DTTS tại Kon Tum, TC Lao động – Xã hội, 259

11. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, Dự thảo QH phát triển giáo dục – đào tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025.

12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

13. Trúc Thịnh, 2009, Sáng kiến khai thác rừng bền vững ở Amazon, Báo Sài Gòn Tiếp thị

14. Viện chiến lược phát triển, 2004, Quy hoạch phát triển KT-XH: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Chính trị quốc gia.

68

Page 69: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phương pháp và kết quả dự báo cung – cầu lao động

1. Dự báo cung lao động giai đoạn 2011-2020

1.1. Phương pháp dự báo

Cung lao động cho biết khả năng cung ứng lao động cho thị trường lao động của dân số một quốc gia, vùng hay địa phương nào đó. Cung lao động cũng chính là nguồn lao động (bao gồm dân số trong hoặc ngoài độ tuổi lao động nhưng có khả năng lao động. Trên thực tế cung lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa, sự biến động dân số cơ học...

Đối với trường hợp của tỉnh Kon Tum, với mục tiêu dự báo trung hạn, trên cơ sở đặc điểm của đối tượng dự báo và dữ liệu thu thập được, các mô hình và phương pháp được lựa chọn để dự báo cung lao động của Kon Tum đến năm 2020 là: phương pháp ngoại suy xu thế và phương pháp tỷ trọng. Theo đó, tổng cung lao động được xác định căn cứ vào tổng dân số và tỷ lệ nguồn lao động trong dân số.

Công thức tính như sau: Ls(t) = P(t)*RPld(t)*100

Trong đó: Ls(t): Cung lao động năm t

P(t): Tổng dân số năm t

RPld(t): Tỷ lệ nguồn lao động trong dân số năm t

Tỷ lệ nguồn lao động trong dân số năm dự báo được xác định trên cơ sở xu thế của dữ liệu quá khứ và phân tích tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội... đến sự biến động của tỷ lệ này.

Tổng dân số tỉnh Kon Tum được dự báo theo phương pháp ngoại suy xu thế với mô hình ước lượng có dạng: P(t) = P(0)*ert

.Trong đó: P(t) : Dân số năm dự báo (t);

P(0): Dân số năm gốc (0).e: Cơ số tự nhiên.r: Tốc độ tăng dân số (tăng tự nhiên và tăng cơ học).t: Độ dài thời kỳ dự báo (số năm).

1.2. Kết quả dự báo

Cơ sở của dự báo dân số là dựa vào phương án giảm tỷ lệ tăng dân số tự

69

Page 70: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

nhiên trung bình của Kon Tum giai đoạn 2010 - 2020 xuống còn khoảng 1,5%. Tỷ lệ tăng dân số cơ học được dựa vào giả thiết trong 10 năm đến, tình hình phát triển KT-XH của Kon Tum, cũng như định hướng phát triển hạ tầng cơ sở, đô thị của Kon Tum phát triển tốt. Ngoài ra, giả định rằng những chính sách kế hoạch hóa gia đình, cơ chế thu hút nhân lực của Kon Tum sẽ đạt được hiệu quả cao. Do đó, tỷ lệ tăng cơ học trung bình dự kiến trong giai đoạn 2011 – 2020 theo ba phương án 1,35%; 1,43% và 1,55%.

Căn cứ dự báo tổng cung lao động trên cơ sở dự báo tổng dân số của tỉnh và giả định là tỷ lệ nguồn lao động trong dân số ít biến động trong giai đoạn 2011 - 2020; cơ cấu giới tính trong tổng cung lao động ít biến động trong giai đoạn 2011 - 2020.

a) Phương án I: dự báo dựa trên sự biến động dân số cơ học ở mức thấp và tốc độ tăng dân số lựa chọn trong phương án này 2,85%/năm.

Bảng 1: Kết quả dự báo cung lao động 2011-2020

Năm

Tổng cung lao động (người) Dân số (người)

Tỷ lệ nguồn lao động

trong dân số (%)

Tổng Nam Nư

2010 251.417 126.463 124.954 442.715 56,79

2011 261.681 131.625 130.055 455.969 57,39

2012 272.687 137.162 135.526 470.232 57,99

2013 283.218 142.459 140.760 483.391 58,59

2014 294.126 147.945 146.180 496.918 59,19

2015 305.422 153.627 151.795 510.824 59,79

2016 317.119 159.511 157.608 525.120 60,39

70

Page 71: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Năm

Tổng cung lao động (người) Dân số (người)

Tỷ lệ nguồn lao động

trong dân Tổng Nam Nư

2017 329.233 165.604 163.629 539.815 60,99

2018 341.776 171.913 169.862 554.921 61,59

2019 354.763 178.446 176.317 570.450 62,19

2020 368.209 185.209 183.000 586.414 62,79

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

b) Phương án II: dự báo dựa trên sự biến động dân số cơ học ở mức trung bình và tốc độ tăng dân số lựa chọn trong phương án này 2,93%/năm.

Bảng 2: Kết quả dự báo cung lao động 2011-2020

Năm

Tổng cung lao động (người) Dân số (người)

Tỷ lệ nguồn lao động

trong dân số (%)

Tổng Nam Nư

2010 251.417 126.463 124.954 442.715 56,79

2011 261.681 131.625 130.055 455.969 57,39

2012 273.260 137.450 135.810 471.220 57,99

2013 284.013 142.858 141.154 484.746 58,59

2014 295.157 148.464 146.693 498.661 59,19

2015 306.707 154.274 152.433 512.974 59,79

2016 318.677 160.295 158.382 527.699 60,39

71

Page 72: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

2017 331.081 166.534 164.548 542.846 60,99

2018 343.936 173.000 170.936 558.428 61,59

2019 357.255 179.699 177.556 574.457 62,19

2020 371.055 186.641 184.414 590.947 62,79

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

c) Phương án III: dự báo dựa trên sự biến động dân số cơ học ở mức cao và tốc độ tăng dân số lựa chọn trong phương án này 3,08%/năm.

Bảng 3: Kết quả dự báo cung lao động 2011-2020

Năm

Tổng cung lao động (người)Dân số (người)

Tỷ lệ nguồn lao động

trong dân số (%)

Tổng Nam Nư

2010 251.417 126.463 124.954 442.715 56,79

2011 261.681 131.625 130.055 455.969 57,39

2012 272.466 137.051 135.416 469.851 57,99

2013 282.913 142.305 140.608 482.869 58,59

2014 293.729 147.746 145.983 496.248 59,19

2015 304.927 153.378 151.549 509.998 59,79

2016 321.770 161.850 159.920 532.821 60,39

201 334.757 168.383 166.374 548.872 60,99

72

Page 73: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Năm

Tổng cung lao động (người) Dân số (người)

Tỷ lệ nguồn lao động

trong dân Tổng Nam Nư

7

2018 348.234 175.162 173.072 565.407 61,59

2019 362.219 182.196 180.023 582.440 62,19

2020 376.731 189.496 187.235 599.986 62,79

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

2. Dự báo cầu lao động giai đoạn 2011-2020

2.1. Phương pháp dự báo: Lao động làm việc tăng hay giảm phụ thuộc vào việc đầu tư phát triển có tạo được nhiều chỗ làm việc mới hay không. Như vậy, nhu cầu thu hút lao động phụ thuộc vào yếu tố đầu tư vốn cho phát triển nền kinh tế. Mối quan hệ giữa phát triển sản xuất, phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, thu hút lao động dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas. Vì vậy, nhu cầu về lao động được tính toán dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas của từng ngành kinh tế. Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng sau: Q = AKαLβ              (*)

Trong đó:  Q: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)K: VốnL: Lao động có việc làmα, β: Các hệ sốA: Hệ số tiến bộ kỹ thuật

2.2. Kết quả dự báo

a) Dự báo tổng cầu lao động

Căn cứ dự báo trên mô hình hồi quy chuỗi thời gian; giả định số quan sát đủ lớn để không có sự ảnh hưởng đến mô hình; giá trị của tốc độ tăng trưởng GDP của Kon Tum được căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Kon Tum đến năm 2020.

Biến số vốn (K) được đo lường xấp xỉ bằng công thức sau: Kt = (1 – δ)Kt-1

+ It trong đó: K: vốn tích lũy, I: vốn đầu tư tăng thêm hằng năm, δ: tỷ lệ khấu hao vốn (δ = 0,05), chọn năm 1991 làm năm gốc: K1991 = 2*GDP1991 (Krueger và

73

Page 74: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Lindahl, 2001, Trần Thọ Đạt, 2005). Bảng 4: Kết quả dự báo cầu lao động 2011-2020

Năm Tổng cầu lao động (người)

2010 245.695

2011 249.387

2012 261.769

2013 272.757

2014 286.299

2015 302.050

2016 311.535

2017 325.934

2018 340.306

2019 355.055

2020 372.684

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

Bảng 5: Kết quả các ước lượng hồi qui hàm sản xuất Cobb-Douglas

Biến giải thích Biến phụ thuộc: Logarit GDP

Logarit (Lao động có việc làm) 1,190**(0,473)

Logarit (Vốn đầu tư)0,267*

(0,154)

Hằng số -4,557(3,369)

Số quan sát 19R2 hiệu chỉnh 0,987

*: Mức ý nghĩa thống kê 10%; **: Mức ý nghĩa thống kê 5%; ***: Mức ý nghĩa thống kê 1%; Giá trị trong ngoặc đơn ( ): là sai số chuẩn

b. Dự báo cầu lao động theo ngành

Áp dụng phương pháp dự báo tương tự phương pháp dự báo tổng cầu lao động, có tính đến định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020.

74

Page 75: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Bảng 6: Kết quả dự báo cầu lao động theo ngành 2011-2020

Năm Ngành Nông - Lâm - Thủy sản

Ngành CN-XD Ngành DV

Lao động Tỷ lệ Lao động Tỷ lệ Lao động Tỷ lệ2010 163.727 66,85% 25.185 10,28% 56.016 22,87%2011 164.154 66,00% 28.180 11,33% 56.379 22,67%2012 165.948 64,22% 31.750 12,29% 60.708 23,49%2013 168.608 62,12% 37.448 13,80% 65.370 24,08%2014 172.978 60,34% 43.297 15,10% 70.390 24,55%2015 175.353 58,22% 50.058 16,62% 75.795 25,16%2016 175.454 56,35% 55.701 17,89% 80.194 25,76%2017 175.793 54,22% 62.669 19,33% 85.750 26,45%2018 176.372 52,09% 70.509 20,83% 91.690 27,08%2019 177.193 49,97% 79.330 22,37% 98.041 27,65%2020 178.260 47,87% 89.254 23,97% 104.833 28,15%

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

75

Page 76: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Bảng 7: Kết quả các ước lượng hồi qui hàm sản xuất Cobb-Douglas

Biến giải thíchBiến phụ thuộc:

Logarit GDP ngành Nông, lâm, thủy sản

Biến phụ thuộc: Logarit GDP ngành

CN-XD

Biến phụ thuộc: Logarit GDP ngành

DV

Logarit (Lao động có việc làm ngành i)

0,57* 0,773* 0,493*

(0,314) (0,394) (0,282)

Logarit (Vốn đầu tư ngành i)

0,456*** 0,574*** 0,307*

(0,105) (0,160) (0,17)

Hằng số-0,042 -2,983* 3,329**

(2,260) (1,629) (0,718)

Số quan sát 19 19 19

R2 hiệu chỉnh 0,987 0,975 0,930

*: Mức ý nghĩa thống kê 10%; **: Mức ý nghĩa thống kê 5%; ***: Mức ý nghĩa thống kê 1%

Giá trị trong ngoặc đơn ( ): là sai số chuẩn

3. Dự báo cầu lao động qua đào tạo

Bước 1: Dự báo tổng cầu lao động của các ngành kinh tế (căn cứ kết quả dự báo tổng cầu lao động).

Bước 2: Dự báo tỷ trọng lao động phải đào tạo trong tổng số lao động tăng thêm. Giả định nhân lực qua đào tạo của Kon Tum đạt được mục tiêu là 45% tổng cầu lao động vào năm 2015 và 55% tổng cầu lao động vào năm 2020.

Bước 3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn năm 2010 của tỉnh là 7,5%-4,5%-21% (CĐ,ĐH-TCCN-ĐTN). Dự kiến cơ cấu này của Kon Tum đến năm 2015 là 8,5%-3,5%-33% và đến năm 2020 là 11%-4%-40%.

Bước 4: Xác định số lao động cần phải đào tạo theo các trình độ khác nhau: CĐ, ĐH - TCCN – ĐTN.

76

Page 77: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Bảng 8: Dự báo lao động theo ngành Nông – Lâm – Thủy sản

 2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

I. Cơ cấu (%) Tổng số 100

%100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp

99,69%

99,64%

99,59%

99,54%

99,49%

99,44%

99,39%

99,34%

99,29%

99,24%

99,19%

2. Thủy sản0,31%

0,36%

0,41%

0,46%

0,51%

0,56%

0,61%

0,66%

0,71%

0,76%

0,81%

II. Số lượng (Người)Tổng số 163

.727

164.15

4

165.94

8

168.60

8

172.97

8

175.35

3

175.45

4

175.79

3

176.37

2

177.19

3178.260

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp

163.21

9

163.56

3

165.26

8

167.83

3

172.09

6

174.37

1

174.38

4

174.63

3

175.11

9

175.84

6176.816

2. Thủy sản 508 591 680 776 882 9821.070

1.160

1.252

1.347

1.444

Bảng 9: Dự báo lao động theo ngành Công nghiệp – Xây dựng

 2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

I. Cơ cấu (%) Tổng số 10

010

0100

100

100

100

100

100

100

100

100

1. Công nghiệp khai thác mỏ

1,70

1,95

2,20

2,45

2,70

2,95

3,20

3,45

3,70

3,95

4,20

2. Công nghiệp chế biến58,00

58,26

58,52

58,78

59,04

59,30

59,56

59,82

60,08

60,34

60,60

3. Sản xuất,phân phối điện, nước, khí

2,30

2,29

2,28

2,27

2,26

2,25

2,24

2,23

2,22

2,21

2,20

4. Xây dựng38,00

37,50

37,00

36,50

36,00

35,50

35,00

34,50

34,00

33,50

33,00

II. Số lượng (Người)Tổng số 25.

185

28.18

0

31.750

37.448

43.297

50.058

55.701

62.669

70.509

79.330

89.254

1. Công nghiệp khai thác mỏ

428

550

698

917

1.169

1.477

1.782

2.162

2.609

3.134

3.749

2. Công nghiệp chế biến

14.607

16.41

7

18.580

22.012

25.562

29.684

33.175

37.489

42.362

47.868

54.088

77

Page 78: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

3. Sản xuất,phân phối điện, nước, khí

579

645

724

850

979

1.126

1.248

1.398

1.565

1.753

1.964

4. Xây dựng9.570

10.56

7

11.747

13.669

15.587

17.771

19.495

21.621

23.973

26.575

29.454

Bảng 10: Dự báo lao động theo ngành Dịch vụĐơn vị: %

 2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

I. Tổng số 100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

1. Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân

31,00

30,70

30,40

30,10

29,80

29,50

29,20

28,90

28,60

28,30

28,00

2. Khách sạn và nhà hàng

9,00

9,10

9,20

9,30

9,40

9,50

9,60

9,70

9,80

9,90

10,00

3. Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc

7,50

7,58

7,66

7,74

7,82

7,90

7,98

8,06

8,14

8,22

8,30

4. Tài chính tín dụng1,50

1,52

1,54

1,56

1,58

1,60

1,62

1,64

1,66

1,68

1,70

5. Hoạt động khoa học và công nghệ

0,68

0,69

0,70

0,71

0,72

0,73

0,74

0,75

0,76

0,77

0,78

6. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

0,86

0,87

0,88

0,89

0,90

0,91

0,92

0,93

0,94

0,95

0,96

7. QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội

11,50

11,35

11,20

11,05

10,90

10,75

10,60

10,45

10,3

10,15

10,00

8. Giáo dục và đào tạo21,00

21,30

21,60

21,90

22,20

22,50

22,80

23,10

23,40

23,70

24,00

9. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

3,80

3,90

4,00

4,10

4,20

4,30

4,40

4,50

4,60

4,70

4,80

10. Hoạt động văn hóa, thể thao

1,20

1,21

1,22

1,23

1,24

1,25

1,26

1,27

1,28

1,29

1,30

11. Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội

2,70

2,60

2,50

2,40

2,30

2,20

2,10

2,00

1,90

1,80

1,70

12. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

9,00

8,91

8,82

8,73

8,64

8,55

8,46

8,37

8,28

8,19

8,10

13. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân

0,26

0,27

0,28

0,29

0,30

0,31

0,32

0,33

0,34

0,35

0,36

Bảng 11: Dự báo lao động theo ngành

78

Page 79: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Đơn vị: Người

  2010 2011 2012 2013 2014I. Tổng số 56.016 56.379 60.708 65.370 70.390

1. Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân 17.365 17.308 18.455 19.676 20.976

2. Khách sạn và nhà hàng 5.041 5.130 5.585 6.079 6.617

3. Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 4.201 4.274 4.650 5.060 5.504

4. Tài chính tín dụng 840 857 935 1.020 1.112

5. Hoạt động khoa học và công nghệ 381 389 425 464 507

6. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 482 490 534 582 634

7. QLNN, ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 6.442 6.399 6.799 7.223 7.672

8. Giáo dục và đào tạo 11.763 12.009 13.113 14.316 15.626

9. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2.129 2.199 2.428 2.680 2.956

10. Hoạt động văn hóa, thể thao 672 682 741 804 873

11. Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 1.512 1.466 1.518 1.569 1.619

12. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 5.041 5.023 5.354 5.707 6.082

13. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân 146 152 170 190 211

Bảng 12: Dự báo cầu lao động theo trình độ đào tạoĐơn vị: Người

  2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016I. Tổng số 245.695 249.387 261.769 272.757 286.299 302.050 311.5351. Chưa qua đào tạo 164.616 161.104 162.820 163.108 164.336 166.128 165.1142. Sơ cấp nghề 47.223 51.788 58.406 65.074 72.731 81.402 84.8933. Trung cấp nghề 1.916 4.050 6.460 9.034 11.899 15.103 17.4464. CĐ nghề 2.457 2.519 2.670 2.809 2.978 3.172 4.8295. TCCN 11.056 10.724 10.733 10.638 10.593 10.572 11.2156. CĐ 5.946 6.285 6.858 7.419 8.074 8.820 9.4087. ĐH 12.285 12.694 13.560 14.374 15.346 16.462 18.1948. Trên ĐH 197 224 262 300 344 393 436II. Cơ cấuTổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%1. Chưa qua đào tạo 67,00% 64,60% 62,20% 59,80% 57,40% 55,00% 53,00%2. Sơ cấp nghề 19,22% 20,77% 22,31% 23,86% 25,40% 26,95% 27,25%3. Trung cấp nghề 0,78% 1,62% 2,47% 3,31% 4,16% 5,00% 5,60%4. CĐ nghề 1,00% 1,01% 1,02% 1,03% 1,04% 1,05% 1,55%

79

Page 80: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

5. TCCN 4,50% 4,30% 4,10% 3,90% 3,70% 3,50% 3,60%6. CĐ 2,42% 2,52% 2,62% 2,72% 2,82% 2,92% 3,02%7. ĐH 5,00% 5,09% 5,18% 5,27% 5,36% 5,45% 5,84%8. Trên ĐH 0,08% 0,09% 0,10% 0,11% 0,12% 0,13% 0,14%

80

Page 81: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Phụ lục 2: Một số chính sách phát triên nhân lực của tỉnh Kon Tum

- Quyết định số 381-QĐ/TU ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Tỉnh ủy Kon Tum về việc ban hành Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn đến năm 2020;

- Quyết định số 02/QĐ-CT ngày 02/01/2008 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án 381-QĐ/TU về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn đến năm 2020.

- Quyết định số 446-QĐ/TU ngày 16 tháng 5 năm 2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006 – 2010, có tính đến năm 2015;

- Hướng dẫn số 37-HD/BTGTU ngày 03 tháng 8 năm 2007 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006 – 2010, có tính đến năm 2015;

- Quyết định số 417/2008/QĐ-UBND ngày 02 thánh 5 năm 2008 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển và sử dụng nguồn nhân tỉnh Kon Tum;

- Quyết định số 926/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum;

- Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2009 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006 – 2010, có tính đến năm 2015;

- Chỉ thị 08- CT/TU ngày 04/02/2008 của Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Kon Tum về đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và tăng cường xuất khẩu lao động đến năm 2015;

- Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, của tỉnh đi học ĐH, sau ĐH và chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt nghiệp về công tác tại tỉnh;

- Quyết định số 44/2009/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2009 của UBND tỉnh Kon Tum về ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, của tỉnh đi học ĐH, sau ĐH và chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt nghiệp về công tác tại tỉnh.

81

Page 82: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Phụ lục 3: Một số biểu mẫu chung Bảng 1: Hiện trạng lao động theo trình độ học vấn

Chỉ báoNăm 2000 Năm 2005 Năm 2009

Số người Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ(%)

Số người

Tỷlệ (%)

Chưa bao giờ đi học(không biết chữ)

41.957 14,6 42.666 12,3 40.320 10,7

Chưa TN tiểu học 97.134 33,8 107.880 31,1 111.918 29,7

Tốt nghiệp tiểu học 74.719 26,0 101.290 29,2 108.150 28,7

Tốt nghiệp THCS 45.981 16,0 56.542 16,3 65.191 17,3

Tốt nghiệp THPT 27.588 9,6 38.504 11,1 51.249 13,6

Tổng số 287.380 100,0 346.881 100,0 376.829 100,0

82

Page 83: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Bảng 2: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009Số lượng (người)          Chưa qua đào tạo 198.855 199.011 201.620 201.708 196.949Sơ cấp nghề 34.698 37.327 41.253 49.197 56.824Trung cấp nghề 1.505 1.676 1.857 1.968 2.090CĐ nghề 301 490 186 219 248TCCN 6.774 6.960 7.295 7.653 7.942CĐ 2.760 4.228 4.563 4.045 4.116ĐH 5.921 7.991 8.383 8.364 10.196Trên ĐH 75 103 133 164 204Tổng số 250.889 257.786 265.290 273.317 278.569Cơ cấu (%)          Chưa qua đào tạo 79,26 77,20 76,00 73,80 70,70Sơ cấp nghề 13,83 14,48 15,55 18,00 20,40Trung cấp nghề 0,60 0,65 0,70 0,72 0,75CĐ nghề 0,12 0,19 0,07 0,08 0,09TCCN 2,70 2,70 2,75 2,80 2,85CĐ 1,10 1,64 1,72 1,48 1,48ĐH 2,36 3,10 3,16 3,06 3,66Trên ĐH 0,03 0,04 0,05 0,06 0,07Tổng số 100 100 100 100 100

Bảng 3: Số lao động được đào tạo tại địa phương thời gian qua

83

Page 84: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

 2000 2005 2006 2007 2008 2009 201

0I. Tổng số (Người) 4.3701. Sơ cấp nghề 2.589 2.387 3.161 1.760 2.7712. Trung cấp nghề 1203. Trung cấp chuyên nghiệp 5914. Cao đẳng nghề 05. Cao đẳng 6886. Đại học 2007. Trên đại học 0II. Cơ cấuTổng số (= 100% ) 1001. Sơ cấp nghề 63,412. Trung cấp nghề 2,753. Trung cấp chuyên nghiệp 13,524. Cao đẳng nghề 0,005. Cao đẳng 15,746. Đại học 4,587. Trên đại học 0,00

84

Page 85: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Bảng 4: Năng lực các cơ sở đào tạo trên địa bàn (HS, SV)

Tên cơ sở đào tạo Hệ đào tạoTổng số HS, SV Số tuyên sinh mới Số tốt nghiệp Số giáo viên2009 2010 2009 2010 2009 2010 2009 2010

Trung tâm dạy nghề Măng ĐenCộng 665 329 596 329 596 329   17Sơ cấp 596 329 596 329 596 329    Trung cấp 69    69          

Trung Tâm dạy nghề Kon Đào  Sơ cấp  876 290   876 290   727  106    12Trung tâm GDTX Đắk Hà                  Trường Trung học Y Kon Tum   400 400 120 100 130 200   20

Trường Trung cấp nghề Kon TumCộng     849   443   60 71Trung cấp     169   120      

Sơ cấp     680   323      

Trường CĐ Sư phạm Kon Tum

Cộng 1121 925 290 262 740 416 93 96Cao đẳng 1034 853 290 262 495 329    

Trung cấp 87 72 0 0 245 87    

Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum

Cộng   1975 670 645 476 454   117Cao đẳng   895 369 370 193 238    Trung cấp   480 301 275 283 216    Đại học   600    

Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum     1.200     0 0 33 28

85

Page 86: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Bảng 5: Nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lựcBảng 5a: Quy mô tuyên sinh (người)

    2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020Sơ cấp nghề   2.500 2.625 2.756 2.894 3.039 3.191 3.350 3.518 3.694 3.878 4.072Trung cấp nghề 300 315 331 347 365 383 402 422 443 465 489Cao đăng nghề 0 0 0 0 0 100 105 110 116TCCN   500 525 551 579 608 638 670 704 739 776 814Cao đăng   700 735 772 810 851 893 938 985 1.034 1.086 1.140Đại học   700 735 772 810 851 893 938 985 1.034 1.086 1.140Sau Đại học   70 74 77 81 85 89 94 98 103 109 114Tổng cộng   4.770 5.009 5.259 5.522 5.798 6.088 6.392 6.812 7.152 7.510 7.886

  2011 - 2015 2016 – 2020 2011 - 2020

Sơ cấp nghề 14.505 18.512 33.017

Trung cấp nghề 1.741 2.221 3.962

Cao đăng nghề 0 431 431

TCCN 2.901 3.702 6.603

Cao đăng 4.061 5.183 9.245

Đại học 4.061 5.183 9.245

86

Page 87: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Sau Đại học 406 518 924

Tổng cộng 27.675 35.752 63.427

Bảng 5b. Nhu cầu vốn đào tạo nhân lực (Triệu đồng)

  2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Sơ cấp nghề 6.563 6.890 7.235 7.598 7.978 8.375 8.795 9.235 9.695 10.180

Trung cấp nghề 1.890 1.986 2.082 2.190 2.298 2.412 2.532 2.658 2.790 2.934

Cao đăng nghề 0 0 0 0 0 0 650 683 715 754

TCCN 2.888 3.031 3.185 3.344 3.509 3.685 3.872 4.065 4.268 4.477

Cao đăng 5.880 6.176 6.480 6.808 7.144 7.504 7.880 8.272 8.688 9.120

Đại học 6.615 6.948 7.290 7.659 8.037 8.442 8.865 9.306 9.774 10.260

Sau Đại học 814 847 891 935 979 1.034 1.078 1.133 1.199 1.254

Tổng cộng 24.649 25.878 27.163 28.534 29.945 31.452 33.672 35.351 37.129 38.979

* Suất đầu tư sơ cấp nghề 2,5 triệu đồng/nghề/hs TCCN 5,5 tr đ/hsSau ĐH: 11 triệu đồng/học viên

* Suất đầu tư trung cấp nghề 6,0 triệu đồng/nghề/hs CĐ 8 tr đ/sv

* Suất đầu tư cao đẳng nghề 6,5 triệu đồng/nghề/hs ĐH 9 tr đ/sv

  2011 - 2015 2016 - 2020 2011 - 2020

Sơ cấp nghề 36.263 46.280 82.543

Trung cấp nghề 10.446 13.326 23.772

87

Page 88: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

Cao đăng nghề 0 2.802 2.802

TCCN 15.956 20.367 36.322

Cao đăng 32.488 41.464 73.952

Đại học 36.549 46.647 83.196

Sau Đại học 4.466 5.698 10.164

Tổng cộng 136.167 176.583 312.750

Bảng 5c. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo (triệu đồng)

  2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Sơ cấp nghề 18.375 19.294 20.258 21.271 22.33523.45

2 24.624 25.85527.14

8 28.506

Trung cấp nghề 8.820 9.261 9.724 10.210 10.72111.25

7 11.820 12.41113.03

1 13.683

Cao đăng nghề 0 0 0 0 0 0 4.200 4.410 4.631 4.862

TCCN 2.100 551 579 608 638 670 704 739 776 814

Cao đăng 4.410 4.631 4.862 5.105 5.360 5.628 5.910 6.205 6.516 6.841

Đại học 4.410 4.631 4.862 5.105 5.360 5.628 5.910 6.205 6.516 6.841

Sau Đại học 441 463 486 511 536 563 591 621 652 684

Tổng cộng 38.556 38.830 40.772 42.810 44.95147.19

8 53.758 56.44659.26

8 62.232

* Suất đầu tư nghề 42,00 triệu/cao đẳng nghề

88

Page 89: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

* Suất đầu tư TCCN 4,00 triệu/học sinh

* Suất đầu tư CĐ-ĐH-SĐH 6,00 triệu/sinh viên

  2011 - 2015 2016 - 2020 2011 - 2020  

Sơ cấp nghề 101.533 129.585 231.119360.158Trung cấp nghề 48.736 62.201 110.937

Cao đăng nghề 0 18.103 18.103

TCCN 4.476 3.702 8.178  

Cao đăng 24.368 31.100 55.469116.484Đại học 24.368 31.100 55.469

Sau Đại học 2.437 3.110 5.547

Nâng cấp, thành lập trường   1.105.000

Tổng cộng 205.918 278.902 1.589.821  

Bảng 5d. Dự kiến kinh phí nâng cấp, thành lập các cơ sở đào tạo mới

ĐVT: Triệu đồng

Nâng cấp Trường Trung cấp Dạy nghề Kon Tum thành trường Cao đẳng nghề Kon Tum 200.000

Nâng cấp Trường Trung cấp Y tế Kon Tum thành trường Cao đẳng Y tế Kon Tum 200.000

Thành lập 05 trung tâm dạy nghề 5.000

Nâng cấp 02 trung tâm dạy nghề đạt chuẩn thành trường trung cấp nghề 200.000

Nâng cấp, thành lập Trường Đại học tại Kon Tum 500.000

89

Page 90: Phần 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM

  1.105.000

90