pe1859v caring for your child abridged translation packet ......thuốc hóa trị có thể gây...

44
Caring for Your Child Abridged Translation Packet / Vietnamese Chăm Sóc Cho Con Quý Vị Trung Tâm Ung Thư và Rối Loạn Máu

Upload: others

Post on 10-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child Abridged Translation Packet / Vietnamese

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị

Hematology/OncologyTrung Tâm Ung Thư và Rối Loạn Máu

Page 2: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài
Page 3: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

1

Cách Sử Dụng Sổ Tay NàySổ tay này có rất nhiều thông tin có thể khiến quý vị cảm thấy quá tải, nhất là trong vài tuần đầu tiên sau khi con quý vị được chẩn đoán bị bệnh. Chúng tôi đính kèm lá thư từ một phụ huynh có con đã trải qua việc điều trị bệnh ung thư. Có thể tốt nhất là quý vị nên bắt đầu bằng cách đọc lá thư đó. Chúng tôi cũng chia sổ tay này thành hai phần cho dễ tham khảo:• Thông tin quan trọng nhất mà quý vị cần biết ngay có trong phần với tựa

đề “Những Điều Cần Biết Trước Tiên.”• Sau đó, quý vị có thể đọc phần có tựa đề “Những Gì Sẽ Diễn Ra.” Phần

này có thông tin chi tiết dành cho quý vị tìm hiểu khi đã bắt đầu cảm thấy đỡ quá tải.

Tên bệnh nhân

Ngày sinh

Số hồ sơ y tế của Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle

Loại ung thư

Ngày chẩn đoán

Nếu lượm được sổ tay này, vui lòng trả lại cho (tên và số điện thoại):

Hematology/OncologyTrung Tâm Ung Thư và Rối Loạn Máu

(Trang 1 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 4: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

2

Mục LụcNhững Điều Cần Biết Trước Tiên

Nhóm Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Con Quý Vị ..........................................3

Các tên và số điện thoại cần biết ...................................................................3

Dịch Vụ Thông Dịch Viên Miễn Phí ................................................................4

Khi gọi cho bệnh viện .....................................................................................4

Khi ở tại bệnh viện ..........................................................................................4

Bảng Số Điện Thoại Cần Gọi Khi Có Dấu Hiệu Nguy Hiểm .................5

Nên gọi khi nào và cho ai ...............................................................................5

Thông Tin Dành Cho Nhân Viên Y Tế Tại Phòng Cấp Cứu .................6

Dành Cho Phụ Huynh và Người Chăm Sóc: Các Bước Chăm Sóc Cấp Cứu ............................................................7

Gọi 911 khi ......................................................................................................7

Các trường hợp cấp cứu hoặc quan ngại khác ..............................................7

Phản ứng dị ứng ............................................................................................7

Buồn nôn và ói mửa .......................................................................................7

Táo bón ..........................................................................................................8

Tiêu chảy ........................................................................................................8

Tiếp xúc với bệnh thủy đậu hoặc giời leo .......................................................8

Những Gì Sẽ Diễn Ra

Công Thức Máu ...........................................................................................9

Công thức máu là gì? .....................................................................................9

Các sản phẩm máu và truyền máu...............................................................12

Ghi lại các số lượng tế bào máu của con quý vị ..........................................13

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị Trong Thời Gian Điều Trị .................................14

Thông tin cần biết về sự nhiễm trùng và sốt ...............................................14

Cách đo nhiệt độ cho con quý vị .................................................................15

Bảng Chuyển Đổi Nhiệt Độ .........................................................................17

Cách bảo vệ con quý vị khỏi bị nhiễm trùng .................................................18

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị

Page 5: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Nhóm Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Con Quý Vị

3

Nhóm Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Con Quý VịCác tên và số điện thoại quý vị cần biết — hãy ghi vào những chỗ trống dưới đây.

Bác sĩ phụ trách (Attending MD)

Bác sĩ nghiên cứu sinh (Fellow MD)

Y tá thực hành (Nurse practitioner) Số nhắn tin

Cán sự xã hội (Social worker) Số nhắn tin

Chuyên viên về đời sống trẻ em (Child Life specialist) Số nhắn tin

Chuyên viên tư vấn dinh dưỡng (Dietician) Số nhắn tin

Nhân viên lên lịch hẹn/Nhân viên điều phối chăm sóc bệnh nhân (Patient care coordinator - PCC)Gọi số 206-987-2106 và chọn tên của người lên lịch hẹn cho con quý vị. Quý vị sẽ được cho biết tên của người lên lịch hẹn phụ trách cho con quý vị.

Các số điện thoại hữu ích khác

Nhân viên tổng đài nhắn tin của bệnh việnNếu quý vị cần gọi sau 5 giờ chiều hoặc vào những ngày cuối tuần hay ngày lễ, hãy sử dụng số này để gặp nghiên cứu sinh chuyên khoa ung thư đang trực.

206-987-2000

Phòng khám ngoại trú của Trung Tâm Ung Thư và Rối Loạn Máu (Cancer and Blood Disorders Center)

206-987-2106

Khoa Chăm Sóc Ung Thư nội trú của Hiệp Hội Chăm Sóc Ung Thư Seattle (Seattle Cancer Care Alliance)

206-987-2032

(Trang 9 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 6: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

4

Dịch Vụ Thông Dịch Viên Miễn Phí Khi gọi cho bệnh việnMột điều hết sức quan trọng là quý vị có khả năng gọi điện cho bệnh viện và nói chuyện với y tá thực hành hoặc bác sĩ của con quý vị mỗi khi quý vị có thắc mắc hoặc cháu bị bệnh.Bệnh viện có dịch vụ thông dịch viên có thể giúp gọi bệnh viện cho quý vị.Quý vị có thể gọi số này 24/24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, trong trường hợp khẩn cấp cũng như không khẩn cấp. Gọi dịch vụ thông dịch viên theo số 1-866-583-1527.• Bấm số 1 để được thông dịch tiếng Tây Ban Nha

• Bấm số 2 để được thông dịch tiếng Somali

• Bấm số 3 để được thông dịch tiếng Việt

• Bấm số 4 để được thông dịch tiếng Nga

• Bấm số 5 đối với các ngôn ngữ khác

Nếu gặp trường hợp cấp cứu, hãy gọi số 911.

Khi ở tại bệnh việnNếu con quý vị đang nằm bệnh viện hoặc đến phòng khám, chúng tôi có thể cung cấp thông dịch viên để giúp quý vị nói chuyện với các bác sĩ và y tá của cháu. Chúng tôi cũng sử dụng dịch vụ thông dịch qua điện thoại nếu khó tìm được một thông dịch viên đến gặp quý vị.

(Trang 11 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị

Page 7: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Bảng Số Điện Thoại Cần Gọi Khi Có Dấu Hiệu Nguy Hiểm

5

Bảng Số Điện Thoại Cần Gọi Khi Có Dấu Hiệu Nguy HiểmNên gọi khi nào và cho aiĐo nhiệt độ của con quý vị hai lần mỗi ngày. Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên hơn nếu con quý vị:• Kêu đau đầu

• Bị ớn lạnh

• Cảm thấy ốm yếu

Cũng nên kiểm tra nhiệt độ thường xuyên hơn nếu quý vị có bất kỳ quan ngại nào khác.

Nhiệt độ dưới 37.4°C (99.4°F) và con quý vị có vẻ khỏe

mạnh:

 

Không cần gọi. Nếu con quý vị có vẻ ốm yếu hoặc quý vị có bất kỳ quan ngại nào, hãy gọi:

Nhiệt độ cao hơn 37.4°C (99.4°F) nhưng chưa đến

38.3°C (101°F):

 

Kiểm tra lại mỗi 30 đến 60 phút.

Không cho uống Tylenol. Nếu nhiệt độ cao hơn 38°C (100.4°F) trong 1 tiếng, hãy

gọi:

 

Nhiệt độ từ 38.3°C (101°F) trở lên:

 

Gọi ngay!

Từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều vào những ngày trong tuần, gọi phòng khám theo số 206-987-2106, và yêu cầu gặp y tá thẩm định mức độ bệnh (triage nurse).

Trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều, và vào những ngày cuối tuần hay ngày lễ, gọi nhân viên tổng đài nhắn tin theo số 206-987-2000 và yêu cầu gặp nghiên cứu sinh chuyên khoa ung thư

đang trực (oncology fellow on call).Nếu con quý vị dưới 2 tháng tuổi:

Gọi điện bất cứ khi nào bé có nhiệt độ từ 38°C (100.4°F) trở lên.

   

(Trang 17 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 8: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child

6

Thông Tin Dành Cho Nhân Viên Y Tế Tại Phòng Cấp CứuVui lòng liên lạc với nhóm y tế của Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle nếu bệnh nhi này được đưa đến phòng cấp cứu của quý vị để được chăm sóc. Bệnh nhi này không nên chờ lâu ở phòng chờ đợi, và cần được đưa vào phòng khám càng sớm càng tốt.

8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, Thứ Hai đến Thứ Sáu Xin gọi Trung Tâm Ung Thư và Rối Loạn Máu (Cancer and Blood Disorders Center): 206-987-2106Yêu cầu gặp y tá thẩm định mức độ bệnh (triage nurse).

5 giờ chiều đến 8 giờ sáng và những ngày cuối tuần hay ngày lễGọi cho nhân viên tổng đài bệnh viện: 206-987-2000Yêu cầu gặp nghiên cứu sinh chuyên khoa ung thư đang trực (oncology fellow on call).

Information for Emergency Room Medical PersonnelPlease contact the medical team at Seattle Children’s Hospital if this young person has come into your emergency room for care. This young person should not wait long in the waiting room, and should be placed in a room as soon as possible.

8 a.m. to 5 p.m. Monday to Friday Call the Cancer and Blood Disorders Center: 206-987-2106Ask for the charge nurse.

5 p.m. to 8 a.m. and weekends and holidaysCall the hospital operator: 206-987-2000Ask for the oncology fellow on call.

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị

(Trang 18 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 9: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Dành Cho Phụ Huynh và Người Chăm Sóc: Các Bước Chăm Sóc Cấp Cứu

7

Dành Cho Phụ Huynh và Người Chăm Sóc: Các Bước Chăm Sóc Cấp CứuGọi số 911 nếu quý vị lo rằng có vấn đề rất không ổn hoặc con quý vị bị một trong các triệu chứng sau:• Động kinh hoặc bất tỉnh, không thể đánh thức hay rất lẫn lộn• Ngừng thở, nghẹt thở hoặc khó thở nặng• Chảy máu rất nhiều và không thể cầm đượcĐối với tất cả các quan ngại khác, vui lòng tham khảo sổ tay “Chăm Sóc Cho Con Quý Vị” và theo các hướng dẫn ở “Bảng Số Điện Thoại.”

Các trường hợp cấp cứu hoặc quan ngại khácVui lòng xem phần “Các Vấn Đề Thường Gặp” để biết thêm thông tin về những vấn đề này. Nếu quý vị cần được trợ giúp ngay lập tức, gọi số 911.

Phản ứng dị ứngCác dấu hiệu của chứng phản ứng dị ứng bao gồm:• Mề đay –nổi các nốt mẩn lớn trên da và thường ngứa• Ngứa• Da đỏ• Nổi mẩn• Lưỡi hoặc môi bị sưng – gọi số 911• Khó thở hoặc nuốt – gọi số 911Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng có thể là trường hợp cần cấp cứu. Nếu con quý vị bị một trong các dấu hiệu này, hãy gọi cho phòng khám hoặc bác sĩ đang trực ngay. Nếu con quý vị bị sưng môi hay lưỡi hoặc gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc hít thở, gọi số 911.

Buồn nôn và ói mửaThuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài phút hoặc vài tiếng sau khi bắt đầu dùng thuốc hóa trị. Trong hầu hết các trường hợp, con của quý vị sẽ cảm thấy đỡ hơn trong 12 đến 48 tiếng sau khi kết thúc đợt hóa trị. Đối với các loại thuốc khác, chứng buồn nôn và ói mửa sẽ kéo dài lâu hơn. Xin tham khảo phần “Các Vấn Đề Thường Gặp” để biết các mẹo giúp con quý vị đối phó với chứng buồn nôn và ói mửa. Nếu ói rất nhiều, hãy gọi cho bác sĩ hay y tá của con quý vị.

(Trang 19 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 10: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

8

Táo bónTáo bón xảy ra khi con quý vị đi ngoài ít hơn bình thường. Chứng này có thể do thuốc trị ung thư gây ra. Nếu sau 3 ngày con của quý vị vẫn chưa đi ngoài được, hãy gọi cho bác sĩ hay y tá thực hành của con quý vị. Họ có thể đề nghị một loại thuốc giảm táo bón. Không nên cho dùng thuốc nhét hay thuốc thụt.

Tiêu chảyTiêu chảy xảy ra khi con quý vị đi ngoài (đi tiêu) nhiều hơn thường, hoặc có phân lỏng hơn thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây tiêu chảy. Chứng này có thể do một số loại thuốc hoặc thức ăn công thức nào đó gây ra. Đây cũng có thể là triệu chứng của sự viêm nhiễm. Nếu con của quý vị bị tiêu chảy, hãy liên lạc với y tá thực hành của cháu hoặc với phòng khám hay nghiên cứu sinh đang trực. Con của quý vị có thể cần đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy. Không cho con quý vị dùng bất kỳ loại thuốc trị tiêu chảy nào trừ phi điều đó theo chỉ định của y tá hay bác sĩ của cháu.

Tiếp xúc với bệnh thủy đậu hoặc giời leoMột điều hết sức quan trọng là các trẻ em bị ung thư phải tránh tiếp xúc với bệnh thủy đậu hoặc giời leo (bệnh zona). Nếu quý vị biết rằng con mình đã tiếp xúc với ai đó bị bệnh thủy đậu thì cần gọi cho y tá thực hành hoặc bác sĩ của con quý vị ngay. Quý vị cũng cần gọi cho y tá hay bác sĩ của con quý vị ngay lập tức nếu thấy cháu bị nổi mẩn và nghi ngờ là bệnh thủy đậu hay giời leo.

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị

(Trang 20 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 11: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Công Thức Máu

9

Công Thức MáuCông thức máu là gì?Hóa trị và xạ trị tác động đến các tế bào máu mà tủy xương sản xuất ra. Các tế bào này bao gồm hồng cầu (red blood cells – RBC), bạch cầu (white blood cells – WBC) và tiểu cầu (platelets). Mỗi loại tế bào máu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Công thức máu là một xét nghiệm máu nhằm đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu của con quý vị. Y tá và bác sĩ của con quý vị sẽ giải thích cho quý vị:• Các tế bào máu này là gì• Các tế bào máu có chức năng gì trong cơ thể• Những gì sẽ xảy ra khi số lượng tế bào trong cơ thể con quý vị xuống thấp• Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc cho con quý vị như thế nào• Làm thế nào để ghi lại các số lượng tế bàoBiết công thức máu của con quý vị là rất quan trọng vì nhiều lý do. Khi biết điều này, quý vị có thể thấy tác dụng của việc điều trị như thế nào. Điều này cũng giúp quý vị biết khi nào con mình có rủi ro cao nhất bị các phản ứng phụ. Nếu con quý vị bị bệnh và quý vị cần gọi cho nghiên cứu sinh đang trực hay cho phòng khám thì quý vị sẽ cần cho họ biết kết quả công thức máu gần đây nhất của cháu. Lịch xét nghiệm máu cho con quý vị sẽ thay đổi tùy theo lịch điều trị, tình trạng bệnh và những lần xét nghiệm công thức máu trước đó.

Trong sổ tay này có các trang dành cho quý vị ghi lại kết quả mỗi lần kiểm tra công thức máu. Hãy điền vào các trang đó và mang sổ tay này theo mỗi khi đưa con quý vị làm xét nghiệm máu tại phòng khám hay bệnh viện để tiện ghi lại kết quả.

(Trang 45 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 12: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

10

Công Thức Máu Các con số là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Tế bào máu Chức năng Tầm mức bình thường

Hướng dẫn về việc truyền máu

Sự chăm sóc đặc biệt khi loại tế bào này đang thấp

Hồng cầu (RBC) Được đo qua việc kiểm tra dung tích hồng cầu (hematocrit - HCT)

Chuyên chở oxy khắp cơ thể; giúp da có màu hồng; giúp cơ thể có năng lượng

Trẻ sơ sinh: 30% đến 40%

Trẻ em: 31% đến 43%

Người lớn: 37% đến 48%

Cần truyền hồng cầu nếu HCT dưới 20% hoặc nếu trẻ có triệu chứng của tình trạng thiếu hồng cầu.

Con quý vị có thể cảm thấy buồn ngủ, yếu ớt và mệt mỏi, và da có thể tái hơn thường.

Tiểu cầu (PLT)

Ngăn chảy máu; giúp máu đông lại

Trẻ sơ sinh: 200 đến 450 (ngàn)

Trẻ em/Người lớn: 150 đến 500 (ngàn)

Cần truyền tiểu cầu nếu:•

• Số lượng tiểu cầu dưới 20,000 và trẻ sắp được tiêm cơ (PEG- hay L-asparaginase) hoặc làm thủ thuật chọc dò tủy sống

• Số lượng tiểu cầu dưới 50,000 và trẻ sắp được phẫu thuật

• Số lượng tiểu cầu dưới 30,000 ở bệnh nhân có u não

Tất cả các bệnh nhân khác: số lượng tiểu cầu dưới 10,000

Con quý vị có thể dễ bị chảy máu và bầm tím. Sắp xếp cho cháu làm các hoạt động yên tĩnh.

Trẻ em có số lượng tiểu cầu dưới 100,000 không được chơi các môn thể thao đụng chạm nhiều, leo trèo, đạp xe hoặc làm các hoạt động khác có rủi ro cao.

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị

(Trang 46 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 13: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Công Thức Máu

11

Tế bào máu Chức năng Tầm mức bình thường

Hướng dẫn về việc truyền máu

Sự chăm sóc đặc biệt khi loại tế bào này đang thấp

Bạch cầu

(WBC)

Chống nhiễm trùng

Trẻ sơ sinh: 5 đến 15 (ngàn)

Trẻ em: 5 đến 12 (ngàn)

Người lớn: 5 đến 10 (ngàn)

Hiếm khi được truyền; chỉ trong trường hợp đặc biệt

Khi số lượng bạch cầu giảm thấp, con quý vị có rủi ro bị nhiễm trùng; phải rửa tay, tắm và chăm sóc răng miệng đúng cách.

Thông báo ngay nếu trẻ có nhiệt độ từ 38.3°C (101°F) trở lên, hoặc nếu có nhiệt độ 38°C (100.4°F) trong 1 tiếng.

Số lượng tuyệt đối của bạch cầu trung tính

(ANC)

Loại bạch cầu này là tế bào ứng phó đầu tiên khi có tình trạng nhiễm khuẩn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Trên 1,000 Không thể truyền được

Nếu ANC dưới 200 và trẻ bị sốt, phải đưa trẻ đi khám bác sĩ trong vòng 1 tiếng.

Nếu ANC dưới 500, hãy tránh các chỗ đông người; trẻ không được đi học hay tham gia các hoạt động xã hội.

Nếu ANC trên 500, con quý vị có thể trở lại trường học.

(Trang 47 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 14: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

12

Các sản phẩm máu và truyền máuHóa trị và xạ trị cũng như ung thư bạch cầu, ung thư bạch huyết và các loại ung thư khác

có thể khiến cho tủy xương của con quý vị không thể sản xuất được đủ hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu cần thiết. Đôi khi con quý vị có thể cần được truyền máu khi số lượng tế bào máu xuống thấp. Có nghĩa là con của quý vị có thể cần được truyền các phần trong máu được gọi là sản phẩm máu (hồng cầu hoặc tiểu cầu). Các sản phẩm máu này do người khác hiến tặng.

Việc con quý vị đôi khi cần được truyền hồng cầu lắng (packed red blood cells - PRBC) và/hoặc tiểu cầu trong thời gian điều trị là rất bình thường. Thủ thuật truyền có thể kéo dài vài tiếng, tùy thuộc vào loại sản phẩm máu được truyền cho con quý vị. Truyền PRBC thường mất từ 2 đến 4 tiếng và truyền tiểu cầu mất khoảng 30 đến 60 phút. Các sản phẩm máu được truyền qua đường ống đặt vào tĩnh mạch (IV) hoặc ống thông tĩnh mạch trung tâm của con quý vị. Thủ thuật truyền máu không gây đau. Vui lòng tham khảo bảng “Công Thức Máu” để đọc các hướng dẫn về khi nào con quý vị có thể cần được truyền máu và các triệu chứng thường gặp khi số lượng tế bào máu xuống thấp.

Mỗi khi con quý vị cần được truyền hồng cầu, chúng tôi sẽ lấy mẫu máu để định nhóm máu và làm xét nghiệm chéo. Điều này có nghĩa là chúng tôi lấy một mẫu máu trong ống nghiệm được dán nhãn tên và số bệnh viện của con quý vị và sau đó gửi đến Bloodworks Northwest. Máu của con quý vị sẽ được xét nghiệm kỹ càng để đảm bảo tương hợp với sản phẩm máu lấy từ người hiến tặng. Quy trình này được thực hiện để chắc chắn rằng con quý vị chỉ được truyền máu đã được đảm bảo tương hợp với mình. Bloodworks Northwest là nơi cung cấp máu duy nhất cho Bệnh Viện Nhi Đồng. Tổ chức này thu thập, lưu giữ và xét nghiệm tất cả các sản phẩm máu được truyền cho bệnh nhân chúng tôi.

Hầu hết bệnh nhân không gặp bất kỳ phản ứng phụ hay dị ứng nào khi được truyền sản phẩm máu. Tuy nhiên việc truyền bất kỳ sản phẩm máu nào luôn có rủi ro có thể gây phản ứng. Các phản ứng thường gặp nhất ở trẻ em bao gồm: ớn lạnh, sốt, mề đay và hiếm khi bị hụt hơi. Nếu xuất hiện phản ứng, y tá sẽ giảm tốc độ hoặc ngừng truyền máu và cho con quý vị dùng thuốc để giúp làm giảm phản ứng. Các phản ứng này xảy ra khi cơ thể có phản ứng miễn dịch đối với những lượng nhỏ bạch cầu hay kháng thể còn hiện diện trong sản phẩm máu, và thường không gây hại cho con quý vị. Nếu con quý vị gặp phản ứng như vậy, cháu sẽ được cho dùng Tylenol và Benadryl trước mỗi lần truyền máu trong tương lai để giúp phòng ngừa chuyện này tái diễn. Điều này được gọi là “cho dùng thuốc trước” hoặc “premeds”. Y tá hay bác sĩ của con quý vị có thể hỏi quý vị xem cháu đã bao giờ bị phản ứng với máu hoặc tiểu cầu chưa, để xác định xem có cần cho dùng thuốc trước hay không.

Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, một trẻ em có thể bị phản ứng tan huyết trong khi truyền máu, có nghĩa là cơ thể phá hủy sản phẩm máu được truyền cho cháu. Điều này có thể dẫn đến hạ huyết áp, chảy máu, sốt và nước tiểu chuyển thành màu đỏ hay màu nâu. Chúng tôi sẽ theo dõi con quý vị rất cẩn thận, và nếu thấy những biểu hiện này thì sẽ ngừng truyền máu và có thể cho con quý vị dùng các loại thuốc khác để điều trị phản ứng.

Nếu quý vị có thêm thắc mắc về các sản phẩm máu, vui lòng nói chuyện với y tá, y tá thực hành hay bác sĩ của con quý vị, hoặc liên lạc với Bloodworks Northwest. Y tá của con quý vị có thể cung cấp một tờ bướm từ Bloodworks Northwest có thêm thông tin về cách xử lý máu và quy trình sàng lọc người hiến tặng. Quý vị cũng có thể tìm thêm thông tin bằng cách gọi Bloodworks Northwest theo số 206-292-6500 hoặc vào xem trang xeb của họ tại bloodworksnw.org.

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị

(Trang 48 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 15: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Công Thức Máu

13

Ghi lại các số lượng tế bào máu của con quý vị

Bảng ghi kết quả xét nghiệm

HCT PLT WBC ANC

Những từ viết tắt:

HCT: Dung tích hồng cầu

PLT: Tiểu cầu

WBC: Bạch cầu

ANC: Số lượng tuyệt đối của bạch cầu trung tính

PRBC: Truyền hồng cầu lắng

Các chỉ số bình thường

31% đến 48%

150,000 đến 500,000

5,000 đến 12,000

Trên 1,000

Chức năng

Tế bào chuyên chở oxy

Tế bào làm đông máu

Tế bào chống nhiễm trùng

Tế bào chống nhiễm trùng

Truyền PRBC khi HCT dưới 20%

Truyền tiểu cầu khi PLT của trẻ <10,000 đến 30,000

Ngày HCT PLT WBC ANC Liệu pháp hóa trị Liệu pháp khác (truyền máu, v.v.)

(Trang 49 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 16: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

14

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị Trong Thời Gian Điều TrịThông tin cần biết về sự nhiễm trùng và sốtCác trẻ em được điều trị ung thư có rủi ro bị nhiễm trùng cao hơn vào một số thời điểm nhất định trong quá trình điều trị. Nếu số lượng bạch cầu (WBC) trong máu của con quý vị xuống thấp thì cháu có rủi ro bị nhiễm trùng cao hơn. Khi bạch cầu của con quý vị đang ở mức thấp, quý vị có thể giúp phòng ngừa nhiễm trùng:• Thực hiện các thói quen vệ sinh tốt mỗi ngày, bao gồm tắm hoặc lau rửa hàng ngày.

Khi lau vùng háng, nhớ lau từ phía trước ra phía sau.• Đánh răng rất kỹ bốn lần mỗi ngày — sau mỗi lần ăn bữa chính hay bữa nhẹ, và

trước khi đi ngủ.• Rửa tay sau khi chơi ngoài trời và sử dụng nhà vệ sinh cũng như trước khi ăn.• Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh, cảm lạnh hoặc cúm.• Nếu một người trong gia đình bị bệnh, áp dụng kỹ thuật rửa tay thật tốt và tránh

tiếp xúc gần với người đó mỗi khi có thể được.Khi chỉ số ANC (số lượng tuyệt đối của bạch cầu trung tính) xuống thấp hơn 500, con quý vị nên tránh các chỗ đông người và không nên đến trường học.

Ngay cả khi quý vị chăm sóc rất kỹ thì con quý vị vẫn có thể bị nhiễm trùng. Con quý vị có thể có các dấu hiệu nhiễm trùng sau đây:

• Sốt từ 38.3°C (101°F) trở lên hoặc sốt ở mức 38°C (100.4°F) trong 8 tiếng trở lên• Ớn lạnh, run rẩy, đổ mồ hôi• Đi tiểu đau• Phân lỏng (tiêu chảy)• Đau bụng• Đau họng• Có vết lở hay vết thương ra mủ• Đau tai• Cảm lạnh, ho, chảy nước mũi• Có vẻ ốm yếu

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị

(Trang 55 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 17: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị Trong Thời Gian Điều Trị

15

Nếu quý vị thấy bất kỳ một trong những triệu chứng này hoặc con quý vị bị sốt từ 38.3°C (101°F) trở lên hoặc sốt ở mức 38°C (100.4°F) trong 1 tiếng, hãy gọi ngay để được hướng dẫn cụ thể. Nếu quý vị biết kết quả xét nghiệm ANC gần đây nhất của con mình thì sẽ rất giúp ích cho các bác sĩ.• Sau 5 giờ chiều những ngày trong tuần và vào cuối tuần và ngày lễ, hãy

gọi nhân viên tổng đài của bệnh viện và yêu cầu gặp nghiên cứu sinh chuyên khoa ung thư đang trực (oncology fellow on-call). 206-987-2000

• Từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều những ngày trong tuần, hãy gọi Trung Tâm Ung Thư và Rối Loạn Máu và yêu cầu gặp y tá thẩm định mức độ bệnh (triage nurse). 206-987-2106

Cách đo nhiệt độ cho con quý vịNhiệt độ cao (sốt) là một trong những dấu hiệu cho thấy rằng cơ thể con quý vị đang chống nhiễm trùng. Quý vị nên kiểm tra nhiệt độ của con mình mỗi khi cháu:• Có vẻ hoặc biểu hiện ốm yếu• Không ăn uống hoặc chơi đùa nhiều như bình thường• Có vẻ ấm hơn bình thường khi quý vị sờ vào• Kêu bị bệnh• Bị ớn lạnh, run rẩy hoặc đổ mồ hôi

Nên đo nhiệt độ ở miệng, ở nách hoặc dùng nhiệt kế hồng ngoại đo ở tai. Nhiệt kế hồng ngoại đo tai trông khác với loại nhiệt kế dùng ở miệng. Không đo nhiệt độ ở hậu môn (mông), vì quý vị có thể làm rách lớp màng bên trong hậu môn, khiến vùng đó dễ bị nhiễm trùng.

Chỉ nên dùng nhiệt kế ở miệng khi con quý vị đủ tuổi để có khả năng giữ nhiệt kế cố định dưới lưỡi mà không cắn vào nó. Nếu con quý vị không thể làm việc này, nên đo nhiệt độ ở nách hoặc dùng nhiệt kế hồng ngoại đo tai.

Khi đo nhiệt độ ở nách, hãy đặt đầu nhiệt kế vào nách và giữ cánh tay sát cơ thể. Bảo đảm không bị vướng quần áo của cháu.

Khi đo nhiệt độ ở miệng, không cho cháu dùng nước lạnh hoặc nóng trong 30 phút trước khi đo nhiệt độ. Đặt đầu nhiệt kế dưới lưỡi. Bảo con quý vị ngậm miệng vào nhưng không được cắn nhiệt kế.

Sau khi đo xong, rửa nhiệt kế với nước ấm (không nóng) và xà phòng. Cất giữ nhiệt kế ở nơi an toàn ngoài tầm với trẻ em.

Khi đo nhiệt độ ở tai, hãy theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất nhiệt kế.

(Trang 56 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 18: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child

1616

Nhiệt độ bình thường là 37°C (98.6°F). Nếu con quý vị có nhiệt độ từ 38.3°C (101°F) trở lên, hoặc có nhiệt độ ở mức 38°C (100.4°F) trong 1 tiếng, hoặc đối với các cháu chưa đủ 2 tháng tuổi nếu có nhiệt độ từ 38°C (100.4°F) trở lên trong bất kỳ khoảng thời gian nào:

• Gọi cho y tá thẩm định mức độ bệnh (triage nurse) tại phòng khám hoặc bác sĩ đang trực.

• Không cho con quý vị uống Tylenol trừ phi bác sĩ hay y tá chỉ định điều đó. Luôn làm theo hướng dẫn trên bao bì thuốc.

• Không cho con quý vị dùng aspirin hay ibuprofen, hoặc các loại thuốc chứa aspirin hay ibuprofen, để giảm sốt. Các loại thuốc này có thể làm cho máu khó đông lại.

Nếu con quý vị có nhiệt độ từ 37°C đến 38.2°C (98.6°F đến 100.8°F):• Không cho con uống Tylenol để giảm sốt, vì một điều rất quan trọng là cần chờ

xem nhiệt độ có tăng lên không. Tylenol có thể giảm sốt nhưng không chữa được vấn đề gây sốt. Việc sử dụng Tylenol có thể che giấu một tình trạng nhiễm trùng nặng.

• Kiểm tra lại nhiệt độ của con quý vị sau 30 đến 60 phút.• Theo dõi xem con quý vị có triệu chứng nào khác hay không, nhất là chứng ớn lạnh

và run rẩy.• Gọi cho phòng khám hoặc bác sĩ đang trực nếu con quý vị bị sốt đến 38.3°C (101°F)

hay cao hơn, bị sốt ở mức 38°C (100.4°F) liên tục trong 1 tiếng hoặc nếu con quý vị bị ớn lạnh, run rẩy hay có vẻ ốm yếu.

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị

(Trang 57 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 19: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Bảng Chuyển Đổi Nhiệt Độ

17

Bảng Chuyển Đổi Nhiệt Độ

°F °C Hướng dẫn dành cho bệnh nhân ung thư

96.897.898.098.298.498.698.899.099.2

36.036.536.736.836.937.037.137.237.3

Nhiệt độ bình thường

99.499.699.8100.0100.2

37.437.637.737.837.9

Kiểm tra lại nhiệt độ sau 30 đến 60 phút.

100.4100.6100.8

38.038.138.2

Gọi cho phòng khám hay bác sĩ đang trực nếu con quý vị có nhiệt độ ở mức này trong một tiếng hay lâu hơn.

101101.2101.4101.6101.8102.0102.2102.4102.6102.8103.0103.2103.4103.6103.8104.0104.2104.4104.6

38.338.438.638.738.838.939.039.139.239.339.439.639.739.839.940.040.140.240.3

Gọi cho phòng khám hay bác sĩ đang trực nếu con quý vị bị sốt đến mức này hoặc cao hơn.

Không cho dùng Tylenol, ibuprofen (Advil hay Motrin) hoặc aspirin trừ phi bác sĩ cho phép cho mỗi lần dùng.

(Trang 58 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 20: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

18

Cách bảo vệ con quý vị khỏi bị nhiễm trùng• Rửa tay thường xuyên. Đây là việc quan trọng nhất mà quý vị và con mình có thể

làm để tránh bị nhiễm trùng. Tất cả khách đến thăm đều phải rửa tay trước khi chơi đùa hoặc chạm vào con quý vị.

• Tránh tiếp xúc với người bị bệnh:• Người thân và bạn bè không nên đến thăm nếu họ bị ho, cảm lạnh, chảy nước

mũi, ói, tiêu chảy, sốt hoặc họ cảm thấy ốm yếu. Đây là điều hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con quý vị.

• Nếu một người sống chung nhà bị bệnh, họ cần rửa tay thường xuyên và luôn luôn nhớ rửa tay sau khi chạm vào mặt của mình, xì mũi, ho hoặc đi vệ sinh. Người thân và bạn bè bị bệnh không nên ôm hôn hoặc tiếp xúc gần với con quý vị. Không cho phép anh chị em của con quý vị chơi với cháu khi chúng bị bệnh.

• Tránh những chỗ đông người khi các số lượng tế bào của con quý vị đang xuống thấp. Không đến những nơi như thương xá, rạp chiếu phim, nhà trường hay sân chơi.

• Hãy thận trọng đối với các thú nuôi trong nhà:• Không cho con quý vị đến gần chất thải (phân) hoặc chậu chứa cát vệ sinh của thú

nuôi.• Không cho thú nuôi liếm mặt của con quý vị.• Con quý vị và những thành viên gia đình khác cần luôn luôn rửa tay sau khi chơi với

thú nuôi.• Con quý vị không nên ngủ chung với thú nuôi.• Không cho con quý vị cầm các loài bò sát hay chim chóc trên tay.• Thường xuyên làm vệ sinh cho các bể cá. Khu vực xung quanh bể cá (nhất là thảm)

cần được luôn luôn giữ sạch và khô. Không để bể cá trong phòng ngủ của con quý vị.• Cho con quý vị tắm vòi hoa sen hoặc tắm bồn mỗi ngày.

• Nếu trong thời gian nằm viện con quý vị được đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm thì cần dùng giấy lau tẩm Chlorhexidine mỗi ngày sau khi tắm.

• Con quý vị cũng cần tránh: • Các khu vực có công trình xây dựng hoặc có nhiều bụi mốc.• Chơi ở vườn và chơi với đất.• Đặt chậu cây hay bình hoa ở phòng ngủ hoặc phòng bệnh viện của cháu.

Những gì sẽ xảy ra khi con quý vị bị sốtSau khi gọi điện cho y tá thẩm định mức độ bệnh tại phòng khám hoặc nghiên cứu sinh đang trực, quý vị có thể được yêu cầu đưa con quý vị đến phòng khám của Trung Tâm Ung Thư và Rối Loạn Máu (8 giờ sáng đến 4 giờ chiều, Thứ Hai đến Thứ Sáu) hoặc đến Phòng Cấp Cứu của Bệnh Viện Nhi Đồng (ngoài giờ nêu trên).

Vui lòng đưa con quý vị đến khám ngay tức khắc. Việc con quý vị được bác sĩ khám ngay là hết sức quan trọng.

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị

(Trang 59 của Sổ Tay Chăm Sóc Cho Con Quý vị – PE210)

Page 21: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Cách bảo vệ con quý vị khỏi bị nhiễm trùng

19

Ghi Chú

Page 22: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Chăm Sóc Cho Con Quý Vị

20

Dịch Vụ Thông Dịch Miễn Phí

Nếu ở bệnh viện, hãy hỏi y tá của con quý vị.

Nếu ở ngoài, hãy gọi Đường Dây Thông Dịch Dành Cho Gia Đình (Family Interpreting Line) miễn phí theo số 1-866-583-1527. Báo cho thông dịch viên biết tên hay số máy lẻ của người quý vị cần gặp.

Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle cung cấp dịch vụ thông dịch miễn phí cho các bệnh nhân, thành viên gia đình và đại diện hợp pháp bị điếc, khiếm thính, hay không biết nói tiếng Anh. Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle sẵn sàng cung cấp thông tin này bằng hình thức khác tùy theo yêu cầu. Hãy gọi Trung Tâm Trợ Giúp Gia Đình (Family Resource Center) theo số 206-987-2201.

Bản tin này đã được nhân viên phòng mạch tại Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle kiểm tra lại. Tuy nhiên, con quý vị có thể có những nhu cầu riêng. Trước khi quý vị làm theo hoặc dựa vào thông tin này, hãy thảo luận với nhân viên chăm sóc sức khỏe của con mình.

© 2017 Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle, Seattle, Washington. Mọi quyền được bảo lưu.

4800 Sand Point Way NEPO Box 5371Seattle, WA 98145-5005

206-987-2000 (Máy nói)206-987-2280 (Số Khiếm Thính - TTY)1-866-987-2000 (Miễn phí, không được dùng cho các chuyên riêng tư)1-866-583-1527 (Đường Dây Thông Ngôn Gia Đình)www.seattlechildrens.org

6/17PE1859V

(Phiên bản rút ngắn của tài liệu PE210, ấn hành tháng 1 năm 2017)

Hematology/OncologyTrung Tâm Ung Thư và Rối Loạn Máu

Page 23: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child Abridged Translation Packet / Language

Caring for Your Child

Hematology/OncologyCancer and Blood Disorders Center

Page 24: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài
Page 25: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

1

How to Use This BookThis book contains a lot of information that may be overwhelming, especially in the first few weeks after your child is diagnosed. We have included a letter from a parent of a child who was treated for cancer. This is a good place to begin. We have also broken this book into two sections to help you:• The most important things to know right away are in the section called

“What You Need to Know First.”• Next, read the section called “What to Expect.” This contains the details

you can learn when you do not feel so overwhelmed.

Patient’s name

Date of birth

Seattle Children’s Hospital medical record number

Type of cancer

Date of diagnosis

If found, return to (name and phone number):

Hematology/OncologyCancer and Blood Disorders Center

(Page 1 of Caring for Your Child - PE210)

Page 26: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child

2

Contents

What You Need to Know First

Your Child’s Healthcare Team ........................................................................3

Names and phone numbers you will need ...................................................3

Free Interpreter Services ..................................................................................4

Calling the hospital ...................................................................................................4

At the hospital .............................................................................................................4

The Calling Chart for Signs of Trouble ...............................................5

When and who to call ..............................................................................................5

Information for Emergency Room Medical Personnel ...............6

Parents and Caregivers: Emergency Care Steps ...........................7

Call 911 if......................................................................................................................... 7

Other emergencies or concerns ........................................................................ 7

Allergic reactions ...................................................................................................... 7

Nausea and vomiting .............................................................................................. 7

Constipation .................................................................................................................8

Diarrhea ..........................................................................................................................8

Exposure to chickenpox or shingles ...............................................................8

What to Expect

Blood Counts ............................................................................................................9

What are blood counts? ........................................................................................9

Blood products and transfusions .....................................................................12

Recording your child’s blood counts .............................................................13

Caring for Your Child During Treatment ............................................. 14

What you need to know about infections and fever ............................ 14

How to check your child’s temperature .......................................................15

Temperature Conversion Chart .........................................................................17

How to protect your child from infection ...................................................18

Page 27: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Your Child’s Healthcare Team

3

Your Child’s Healthcare TeamNames and phone numbers you will need — write them in the spaces below.

Attending MD

Fellow MD

Nurse practitioner Voice mail

Social worker Voice mail

Child Life specialist Voice mail

Dietitian Voice mail

Appointment scheduler/Patient care coordinator (PCC)Call 206-987-2106 and select your scheduler by name. You will be given your appointment scheduler’s name.

Other useful numbers

Hospital paging operator (main switchboard)If you need to call after 5 p.m. or on weekends or holidays, use this number to reach the oncology fellow on call.

206-987-2000

Cancer and Blood Disorders Center outpatient clinic 206-987-2106

Seattle Cancer Care Alliance inpatient Cancer Care Unit 206-987-2032

(Page 9 of Caring for Your Child - PE210)

Page 28: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child

4

Free Interpreter ServicesCalling the hospitalIt is very important that you are able to call the hospital and talk to your child’s nurse practitioner or doctor if you have questions or if your child is sick.

The hospital has an interpreter service that will call the hospital for you. You can call this number 24 hours a day, 7 days a week, for both urgent and non-urgent calls. Call the interpreter service at 1-866-583-1527.• Press 1 for Spanish• Press 2 for Somali• Press 3 for Vietnamese• Press 4 for Russian• Press 5 for other languages

For emergencies, call 911.

At the hospitalIf your child is in the hospital or visits the clinic, we can provide an interpreter to help you talk with your child’s doctors and nurses. We also use telephone interpreters if it is hard to get an interpreter to visit with you.

(Page 11 of Caring for Your Child - PE210)

Page 29: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Calling Chart for Signs of Trouble

5

The Calling Chart for Signs of TroubleWhen and who to callCheck your child’s temperature twice each day. Check it more often if your child:• Complains of headache• Has chills• Feels unwell

Also check it more often if you have any other concerns.

Temperature is less than 37.4°C (99.4°F)

and your child looks well:

 

Do nothing.If your child looks sick

or you have any concerns, call:

Temperature is greater than 37.4°C (99.4°F) but less than

38.3°C (101°F):

 

Recheck every 30 to 60 minutes.

Do not give Tylenol.If temperature is greater

than 38°C (100.4°F) for 1 hour, call:

 

Temperature is 38.3°C (101°F)

or higher:

 

Call now!

Between 8 a.m. and 5 p.m. on weekdays, call the clinic at 206-987-2106 and ask for the triage nurse.

Before 8 a.m. and after 5 p.m., and on weekends and holidays, call the paging operator at 206-987-2000 and ask for the oncology fellow on call.

If your child is less than 2 months of age: Call for any temperature of 38°C (100.4°F) or higher.

   

(Page 17 of Caring for Your Child - PE210)

Page 30: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child

6

Information for Emergency Room Medical PersonnelPlease contact the medical team at Seattle Children’s Hospital if this young person has come into your emergency room for care. This young person should not wait long in the waiting room, and should be placed in a room as soon as possible.

8 a.m. to 5 p.m. Monday to Friday Call the Cancer and Blood Disorders Center: 206-987-2106Ask for the triage nurse.

5 p.m. to 8 a.m. and weekends and holidaysCall the hospital operator: 206-987-2000Ask for the oncology fellow on call.

(Page 18 of Caring for Your Child - PE210)

Page 31: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Parents and Caregivers: Emergency Care Steps

7

Parents and Caregivers: Emergency Care StepsCall 911 if you are worried that something is seriously wrong or if your child experiences any of the following:• Seizures, or is unconscious, unarousable or very confused• Not breathing, choking or severe difficulty in breathing• Severe, uncontrolled bleeding

For all other concerns, please see “Caring for Your Child” and follow the instructions on the “Calling Chart.”

Other emergencies or concernsPlease see the “Common Problems” section for more details about these issues. If you need help right away, call 911.

Allergic reactionsThe signs of an allergic reaction include:• Hives – raised bumps on skin that usually itch• Itching• Redness of skin• Rash• Swollen tongue or lips – call 911• Difficulty breathing or swallowing – call 911

Signs of an allergic reaction can be an emergency. If your child has any of these signs, call the clinic or on-call doctor right away. If your child has swollen lips or tongue, or any difficulty breathing, call 911.

Nausea and vomitingMedicines for chemotherapy can cause nausea and vomiting. This usually starts within a few minutes or hours of starting the chemotherapy. Most of the time, your child will feel better 12 to 48 hours after the chemotherapy is done. For other medicines, nausea and vomiting last longer. See the “Common Problems” section for ideas about how to help your child cope with nausea and vomiting. If vomiting is severe, call your child’s doctor or nurse.

(Page 19 of Caring for Your Child - PE210)

Page 32: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child

8

ConstipationConstipation is when your child has fewer bowel movements than usual. It can be caused by medicines for cancer. If your child does not have a bowel movement in 3 days, call your child’s doctor or nurse practitioner. They may suggest medicine to help. Avoid using suppositories or enemas.

DiarrheaDiarrhea is when your child’s bowel movements (stools) happen more often than usual, or when they are looser than usual. Diarrhea can happen for many reasons. It might be caused by some medicines, or a certain food formula might cause problems. It can also be a symptom of infection. If your child is having diarrhea, contact your child’s nurse practitioner, the clinic or on-call fellow. Your child may need to be seen by their provider to find out why they are having diarrhea. Do not give your child any medicines to stop diarrhea unless you are told to do so by their nurse or doctor.

Exposure to chickenpox or shinglesIt is very important for children with cancer to avoid being exposed to chickenpox or shingles. If you know that your child has been around someone with chickenpox, you need to call your child’s nurse practitioner or doctor right away. You also need to call your child’s nurse or doctor right away if you see a rash on your child that you think might be chickenpox or shingles.

(Page 20 of Caring for Your Child - PE210)

Page 33: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Blood Counts

9

Blood CountsWhat are blood counts?Chemotherapy and radiation affect the blood cells that are made in the bone marrow. These include red blood cells (RBCs), white blood cells (WBCs) and platelets. Each type of blood cell plays an important role in your body. Blood counts are a blood test that measures how many red blood cells, white blood cells and platelets your child has. Your child’s nurses and doctors will review with you:• What these blood cells are• What the blood cells do in the body• What to expect when your child’s counts are low• How this affects the care of your child• How to record these blood counts

It is very important to learn about your child’s blood counts for many reasons. It will give you the chance to see the impact of the treatment. It will also help you to know when your child is most at risk for side effects. If your child is ill and you need to call the on-call fellow or the clinic, you will need to be able to report what their recent blood counts were. How often blood work is checked will vary, and will depend on your child’s treatment schedule, disease status and blood count history.

This handbook has pages where you can record the blood count results. Use them, and bring this book to the clinic or the hospital when your child is having blood tests done so that you can fill in the results.

(Page 45 of Caring for Your Child - PE210)

Page 34: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child

10

Blood Counts What are they and what do they mean?

Blood cell Function Normal ranges

Transfusion guidelines

Special care for low counts

Red blood cells (RBCs)

Measured by hematocrit (HCT)

Carry oxygen to body; give color to the skin; give energy to the body

Infant: 30% to 40%

Child: 31% to 43%

Adult: 37% to 48%

Red blood cells are given if HCT is less than 20% or if child has symptoms of low RBC count.

Your child may feel tired or weak and fatigued, and may be paler than usual.

Platelets (PLTs)

Prevent bleeding; help blood to clot

Infant: 200 to 450 (thousand)

Child/Adult: 150 to 500 (thousand)

Platelets are given if:

• Count is less than 20,000 and child is getting a shot in muscle (PEG- or L-asparaginase) or having a lumbar puncture

• Count is less than 50,000 and child is having surgery

• Count is less than 30,000 in patients with brain tumors

All other patients: less than 10,000

Your child may bleed and bruise easily. Plan quiet activities.

For a child with less than 100,000, no contact sports, climbing, bike riding or other high-risk activities.

(Page 46 of Caring for Your Child - PE210)

Page 35: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Blood Counts

11

Blood cell Function Normal ranges

Transfusion guidelines

Special care for low counts

White blood cells (WBCs)

Fight infection

Infant: 5 to 15 (thousand)

Child: 5 to 12 (thousand)

Adult: 5 to 10 (thousand)

Rarely transfused; only in special cases

If WBCs are low, your child is at risk for infection; follow proper hand-washing, bathing and mouth-care techniques.

Report any temperature of 38.3°C (101°F) or higher, or 38° C (100.4°F) for 1 hour, right away.

Absolute neutrophil count (ANC)

Type of WBC that is the first to respond to potentially fatal bacterial infections

Over 1,000 Not possible If ANC is less than 200 and child has fever, she must be seen by a doctor within 1 hour.

If ANC is less than 500, avoid crowds; no school or social events.

If ANC is over 500, your child may return to school.

(Page 47 of Caring for Your Child - PE210)

Page 36: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child

12

Blood products and transfusionsChemotherapy, radiation, leukemia, lymphomas and other cancers may make it so that your child’s bone marrow does not produce enough red blood cells, platelets and white blood cells. Sometimes when your child’s blood counts are low, they might need to get a transfusion. This means they might need to be given parts of the blood called blood products (red blood cells or platelets). These blood products come from a donor.

It is common for a child to need packed red blood cells (PRBC) and/or platelets at times during their treatment. A transfusion may take a few hours, and this depends on which kind of blood product your child is given. PRBCs take about 2 to 4 hours, and platelets take about 30 to 60 minutes. Blood products are given through your child’s IV line or central line. Transfusions do not hurt. Please see the “Blood Counts” chart for guidelines about when your child might need a transfusion and what to expect when their counts are low.

Any time your child needs a red blood cell transfusion, a type and cross will be drawn. This means that a tube of blood is drawn, labeled with your child’s name and hospital number and then sent to Bloodworks Northwest. Your child’s blood will be carefully matched with a blood product from a donor. This process ensures that your child will only receive blood that is matched specifically for them. All blood at Children’s Hospital comes from Bloodworks Northwest. They collect, store and test all blood products that are transfused into our patients.

Most patients do not have any side effects with blood products or reactions to them. But there is a risk of a transfusion reaction with any blood product. The most common reactions for children include: chills, fever, hives and, rarely, shortness of breath. If this happens, the nurse will slow down or stop the transfusion and give your child some medicine to help reverse the reaction. A reaction is not usually harmful to your child, and occurs because the body has an immune response to small amounts of white blood cells or antibodies that are in the blood product. If a reaction occurs, your child will be given Tylenol and Benadryl before each future transfusion to help prevent it from happening again. We call this premedicating or premeds. Your child’s nurse or doctor may ask you if your child has ever had a reaction to blood or platelets to see if they need premeds.

In very rare cases, a child can have a hemolytic transfusion reaction, which is when the body destroys the blood product being transfused. This can cause a drop in blood pressure, bleeding, fever and changes in urine color to red or brown. We will be watching your child closely, and if this happens, the transfusion will be stopped and your child may need other medicines to help with this reaction.

If you have more questions about blood products, please talk with your child’s nurse, nurse practitioner or doctor, or contact Bloodworks Northwest. Your child’s nurse can give you a brochure from Bloodworks Northwest with more information about how the blood is processed and the donor screening process. You can also get information by calling Bloodworks Northwest at 206-292-6500 or by visiting their website at www.bloodworksnw.org.

(Page 48 of Caring for Your Child - PE210)

Page 37: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Blood Counts

13

Recording your child’s blood counts

Lab results recording chart

HCT PLT WBC ANC

Abbreviations:

HCT: Hematocrit

PLT: Platelets

WBC: White blood cells

ANC: Absolute neutrophil count

PRBC: Packed red blood cell transfusion

Normal values

31% to 48%

150,000 to 500,000

5,000 to 12,000

Over 1,000

Function Oxygen-carrying cells

Blood-clotting cells

Infection- fighting cells

Infection- fighting cells

Give PRBCs when Hct is less than 20%

Give platelets when child’s PLT <10,000 to 30,000

Date HCT PLT WBC ANC Chemotherapy Other (transfusions, etc.)

(Page 49 of Caring for Your Child - PE210)

Page 38: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child

14

Caring for Your Child During TreatmentWhat you need to know about infections and feverChildren receiving cancer treatments are at higher risk for infection at certain times in their treatment. If the number of white blood cells (WBCs) in your child’s blood is low, there is a higher risk for infection. When your child’s WBCs are low, you can help prevent infection:• Practice good cleaning daily. This includes a daily bath or wash-up. When

wiping the genital region, wipe from front to back.• Brush teeth well four times a day — after all meals and snacks, and before

bed.• Wash after playing outside and using the bathroom, and before eating.• Avoid contact with people who are sick, or have a cold or the flu.• If someone in your family is sick, use good hand-washing techniques and

avoid close contact as much as you can.

When your child’s ANC (absolute neutrophil count) is less than 500, they should avoid being in large groups of people and should not attend school.

Even if you take extra care, your child may still get an infection. Your child may have the following signs of infection:

• Fever of 38.3°C (101°F) or higher, or a fever of 38°C (100.4°F) for 1 hour or longer

• Chills, shaking, sweating• Pain when urinating• Loose bowel movements (diarrhea)• Stomach pain• Sore throat• Drainage from sore or wound• Earaches• Cold, cough, runny nose• Looks sick

(Page 55 of Caring for Your Child - PE210)

Page 39: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child During Treatment

15

If any of these symptoms appear or your child has a fever of 38.3°C (101°F) or higher, or 38 °C (100.4°F) for 1 hour, call right away for specific instructions. It will be helpful if you know your child’s last ANC result.• After 5 p.m. weeknights, on weekends and on holidays, call the hospital

operator and ask for the oncology fellow on-call. 206-987-2000

• During weekdays between 8 a.m. and 5 p.m., call the Cancer and Blood Disorders Center clinic and ask for the triage nurse. 206-987-2106

How to check your child’s temperatureA high temperature (fever) is one of the signs that the body is fighting an infection. You should check your child’s temperature when they:• Look or seem sick• Are not eating or playing as well as usual• Feel warm to the touch• Complain of feeling sick• Have chills, shaking or sweating

Temperatures should be taken by mouth, under the arm or with a tympanic (in the ear) thermometer. Tympanic thermometers look different from the ones that are used in the mouth. Do not take a rectal (in the bottom) temperature, as you may tear the lining of the bottom. This could open the area for infection.

Temperatures by mouth should be taken on children who are old enough to hold the thermometer under their tongue without biting it. If your child cannot do this, temperatures should be taken under the arm or with a tympanic thermometer.

For temperatures under the arm, put the end of the thermometer under the armpit with the arm held tightly against the body. Make sure clothing is out of the way.

For temperatures by mouth, do not give hot or cold liquids for 30 minutes before taking the temperature. Put the end of the thermometer under the tongue. Tell your child to keep the lips closed but not to bite the thermometer.

After use, clean the thermometer in warm (not hot), soapy water. Store it in a safe place, out of the reach of children.

For tympanic temperatures, follow the manufacturer’s directions for use of the thermometer.

(Page 56 of Caring for Your Child - PE210)

Page 40: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child

1616

A normal temperature reading is 37°C (98.6°F). If your child’s temperature is 38.3°C (101°F) or higher, or 38°C (100.4°F) for 1 hour, or any temperature of 38°C (100.4°F) or higher if the child is less than 2 months old:• Call the clinic triage nurse or doctor on call.• Do not give Tylenol unless instructed to do so by your child’s doctor or

nurse. Always follow directions on the package.• Do not give aspirin or ibuprofen for fever, or medicines containing aspirin

or ibuprofen. They can interfere with the blood’s ability to clot.

If your child’s temperature is between 37°C and 38.2°C (98.6°F and 100.8°F):• Do not give Tylenol for fever, because it is important to see if the

temperature rises. Tylenol will fix the fever but not the problem causing the fever, and could hide a serious infection.

• Take your child’s temperature again in 30 to 60 minutes.• Watch your child for other symptoms, especially shaking chills.• Call the clinic or on-call doctor if your child’s fever goes up to 38.3°C

(101°F) or higher, stays at 38°C (100.4°F) for 1 hour, or if your child has shaking chills or looks sick.

(Page 57 of Caring for Your Child - PE210)

Page 41: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Temperature Conversion Chart

17

Temperature Conversion Chart

°F °C Directions for oncology patients

96.897.898.098.298.498.698.899.099.2

36.036.536.736.836.937.037.137.237.3

Normal temperature

99.499.699.8100.0100.2

37.437.637.737.837.9

Recheck temperature in 30 to 60 minutes

100.4100.6100.8

38.038.138.2

Call the clinic or on-call doctor for a temperature this high for an hour or longer.

101101.2101.4101.6101.8102.0102.2102.4102.6102.8103.0103.2103.4103.6103.8104.0104.2104.4104.6

38.338.438.638.738.838.939.039.139.239.339.439.639.739.839.940.040.140.240.3

Call the clinic or on-call doctor for fever this high or any higher.

No Tylenol, ibuprofen (Advil or Motrin), or aspirin unless doctor approves each time.

(Page 58 of Caring for Your Child - PE210)

Page 42: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child

18

How to protect your child from infection• Wash hands often. This is the most important thing that you and your

child can do to protect against infection. All visitors must wash their hands before playing with or touching your child.

• Avoid sick people:• Friends and relatives should not visit if they have a cough, a cold,

a runny nose, vomiting, diarrhea or a fever or they feel sick. This is crucial to your child’s health.

• If anyone your child lives with is sick, they should wash their hands often and always after touching their face, blowing their nose, coughing or using the bathroom. Sick friends and relatives should not kiss your child or have close contact. Do not allow sick brothers and sisters to play with your child.

• Avoid crowds when your child’s blood counts are low. Do not go to places like the mall, movies, school or playgrounds.

• Take precautions around pets:• Do not let your child near a pet’s bowel movements (stools) or litter trays.• Do not let your pets lick your child’s face.• Your child and other family members should always wash their hands

after playing with pets.• Your child should not sleep with pets.• Do not let your child handle reptiles or birds.• Clean fish tanks often. The area around the tank (especially the carpet)

should always be clean and dry. Do not keep a fish tank in your child’s bedroom.

• Have your child take a shower or bath every day.• If your child has a central line when they are in the hospital, they will

use Chlorhexidine wipes every day after showers or baths. • Other things your child should avoid:

• Areas with a lot of construction, mold or dust.• Playing in the garden and in soil.• Plants and flowers in their bedroom or hospital room.

What to expect when your child has a feverAfter you call the clinic triage nurse or on-call fellow, you may be asked to bring your child to the Cancer and Blood Disorders Center clinic (8 a.m. to 4 p.m., Monday through Friday) or to Emergency Services at Children’s (at all other times).

Please bring your child immediately. It is very important that your child be seen by a doctor right away.

(Page 59 of Caring for Your Child - PE210)

Page 43: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

How to Protect Your Child from Infection

19

Notes

Page 44: PE1859V Caring for Your Child Abridged Translation Packet ......Thuốc hóa trị có thể gây buồn nôn và ói mửa. Các chứng này thường xuất hiện trong vòng vài

Caring for Your Child

20

Seattle Children’s offers interpreter services for Deaf, hard of hearing or non-English speaking patients, family members and legal representatives free of charge. Seattle Children’s will make this information available in alternate formats upon request. Call the Family Resource Center at 206-987-2201.

This handbook has been reviewed by clinical staff at Seattle Children’s. However, your child’s needs are unique. Before you act or rely upon this information, please talk with your child’s healthcare provider.

© 2017 Seattle Children’s, Seattle, Washington. All rights reserved.

4800 Sand Point Way NEPO Box 5371Seattle, WA 98145-5005

206-987-2000 1-866-987-2000 (Toll-free for business use only)1-866-583-1527 (Family Interpreting Line)

www.seattlechildrens.org

Hematology/Oncology

6/17PE1859

(Abridged version of PE210)

Cancer and Blood Disorders Center