Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng khối trong sạch...

18
BÁO KIỂM TOÁN PHÁT HÀNH THỨ NĂM HẰNG TUẦN TRÊN CẢ NƯỚC D ự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã và đang được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi tại các đại hội Đảng bộ, các cuộc họp chi bộ các cấp, ngành trong Đảng và sẽ công bố công khai để xin ý kiến góp ý, phản biện của các tầng lớp nhân dân trên cả nước. Trong khi tiếp thu những đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội XII, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng (dưới đây viết tắt là Dự thảo) có nhiều điểm mới, nổi bật là sự khẳng định: “Phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, đồng nghĩa với coi xây dựng KTTT định hướng xã hội (Xem tiếp trang 5) Phát triển kinh tế thị trường phải vì hạnh phúc của dân r TS. NGUYỄN MINH PHONG - Chuyên gia Kinh tế THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG - CẦN PHÁT HUY VAI TRÒ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC (Xem trang 6, 7, 8 và 9) S áng 28/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan T.Ư (Đảng bộ Khối) lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025 với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Trí tuệ - Kỷ cương S au 6 ngày làm việc, ngày 26/10, Quốc hội đã kết thúc ngày làm việc cuối cùng của đợt 1 Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV theo hình thức trực tuyến. Trong ngày làm việc cuối cùng của đợt 1, Quốc hội đã nghe và thảo luận trực tuyến về các báo cáo: công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020. Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội Ảnh: TTXVN Kỳ HọP THứ 10, QUốC HộI KHÓA XIV: Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng · Bổ sung thẩm quyền xử phạt của KTNN trong Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính · Bổ sung trách nhiệm của KTNN thực hiện kiểm toán trong lĩnh vực môi trường (Xem tiếp trang 3) Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Khối trong sạch, vững mạnh (Xem tiếp trang 13) 12 Nâng cao giá trị hàng Việt ở thị trường trong và ngoài nước 3 Nhiều phát hiện nổi bật trong hoạt động kiểm toán năm 2020 2 Kiểm toán Nhà nước thăm, làm việc với Tỉnh ủy các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An 16 PHILIPPINES: COA chỉ trích những thiếu sót tài chính tại dự án Northrail 14 Thu hút đầu tư cho giáo dục chưa xứng với tiềm năng Ảnh: TTXVN 5 Chi chuyển nguồn lớn, quản lý tài sản chưa chặt chẽ 10 Hướng về “rốn lũ” miền Trung

Upload: others

Post on 14-Aug-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

BÁO KIỂM TOÁN PHÁT HÀNH THỨ NĂM HẰNG TUẦN TRÊN CẢ NƯỚC

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã và đangđược tổ chức lấy ý kiến rộng rãi tại các đại hội Đảng bộ, các

cuộc họp chi bộ các cấp, ngành trong Đảng và sẽ công bố công

khai để xin ý kiến góp ý, phản biện của các tầng lớp nhân dân trêncả nước.

Trong khi tiếp thu những đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tếthị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa đã được khẳng địnhtrong văn kiện Đại hội XII, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIIIcủa Đảng (dưới đây viết tắt là Dự thảo) có nhiều điểm mới, nổi bậtlà sự khẳng định: “Phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa làmô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội”, đồng nghĩa với coi xây dựng KTTT định hướng xã hội

(Xem tiếp trang 5)

Phát triển kinh tế thị trườngphải vì hạnh phúc của dân r TS. NGUYỄN MINH PHONG - Chuyên gia Kinh tế

THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG - CẦN PHÁT HUYVAI TRÒ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

(Xem trang 6, 7, 8 và 9)

Sáng 28/10, Đại hội Đại biểuĐảng bộ Khối các cơ quan T.Ư

(Đảng bộ Khối) lần thứ XIII, nhiệm

kỳ 2020-2025 với chủ đề: “Đoànkết - Dân chủ - Trí tuệ - Kỷ cương

Sau 6 ngày làm việc, ngày 26/10,Quốc hội đã kết thúc ngày làm

việc cuối cùng của đợt 1 Kỳ họp thứ10, Quốc hội khóa XIV theo hìnhthức trực tuyến.

Trong ngày làm việc cuối cùngcủa đợt 1, Quốc hội đã nghe và thảoluận trực tuyến về các báo cáo: côngtác của Chánh án Tòa án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhândân tối cao; công tác phòng ngừa,chống tội phạm và vi phạm pháp luật;công tác thi hành án và công tácphòng, chống tham nhũng năm 2020.Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội

Ảnh: TTXVN

Kỳ HọP THứ 10, QUốC HộI KHÓA XIV:

Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chốngtham nhũng

· Bổ sung thẩm quyền xử phạt của KTNN trong Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Xử lý vi phạm hành chính

· Bổ sung trách nhiệm của KTNN thực hiện kiểm toán trong lĩnh vực môi trường

(Xem tiếp trang 3)

Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo,quyết tâm xây dựng Đảng bộKhối trong sạch, vững mạnh

(Xem tiếp trang 13)

12

Nâng cao giá trị hàngViệt ở thị trường trong và

ngoài nước

3

Nhiều phát hiện nổi bậttrong hoạt động kiểm

toán năm 2020

2

Kiểm toán Nhà nước thăm,làm việc với Tỉnh ủy các

tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An

16

PHILIPPINES:

COA chỉ trích những thiếusót tài chính tại dự án

Northrail

14

Thu hút đầu tư cho giáodục chưa xứng với

tiềm năng

Ảnh: TTXVN

5

Chi chuyển nguồn lớn,quản lý tài sản chưa chặt chẽ

10

Hướng về “rốn lũ” miền Trung

Page 2: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-20202

r Chiều 27/10, tại trụ sở Chính phủ, gặp mặt lãnh đạoHội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, Thủ tướngChính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, quy hoạchphát triển đô thị cần có tầm nhìn, nếu “ăn xổi ở thì”,“nóng đâu phủi đó” thì hậu quả rất lớn. Do đó, Hội Quyhoạch Phát triển đô thị Việt Nam cần tiếp tục nâng caochất lượng công tác phản biện xã hội của mình.r Chiều 28/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Thường trựcChính phủ về Dự thảo Báo cáo của Ban cán sự đảngChính phủ trình Bộ Chính trị tổng kết 10 năm Kết luậnsố 27 KL/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triểngiao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020và tầm nhìn đến 2050 và thông báo nhanh về tình hìnhcơn bão số 9 đang đổ bộ vào miền Trung.r Ngày 27/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh ThanhHóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, đã được tổchức trọng thể tại TP. Thanh Hóa. Ủy viên Bộ Chínhtrị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự vàchỉ đạo Đại hội.r Sáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội NguyễnThị Kim Ngân dự và phát biểu tại Đại hội Thi đua yêunước ngành toà án lần thứ IV, kỷ niệm 75 năm Truyềnthống Toà án nhân dân và đón nhận Huân chương Độclập hạng Nhất cùng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũtrang cho Tòa án quân sự T.Ư.r Theo thông tin từ Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cốthiên tai và tìm kiếm cứu nạn, quân đội đã huy động254.980 người và 2.294 phương tiện các loại, sẵn sàngứng phó với cơn bão số 9.n

r Vừa qua, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước ĐoànXuân Tiên đã tham dự Diễn đàn cao cấp và Triển lãmvề đô thị thông minh ASEAN năm 2020.r Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn QuangThành vừa tham dự Lễ Khai trương tòa nhà trụ sởchính - MB Tower và gặp mặt truyền thống kỷ niệm26 năm thành lập Ngân hàng Thương mại cổ phầnQuân đội (MB).r Vụ Hợp tác quốc tế (KTNN) đang phối hợp vớiKTNN chuyên ngành III hoàn thiện Đề cương kiểmtoán hợp tác nguồn nước lưu vực sông Mê Công đểlấy ý kiến các cơ quan kiểm toán tối cao liên quan.n

LÊ HÒA

ACCA Việt Nam chào đón 165hội viên mới

Tại Hà Nội và TP. HCM, Hiệp hội Kế toán Công chứngAnh quốc (ACCA) vừa tổ chức Lễ Trao Chứng chỉ

hội viên mới cho 165 hội viên trên toàn quốc, trong đó có76 hội viên tại Hà Nội và 89 hội viên tại TP. HCM.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên đãtới dự và trao chứng chỉ, chúc mừng các hội viên mới.Cùng dự buổi Lễ có đại diện của Đại sứ quán Anh tại ViệtNam, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, KTNNcùng nhiều DN, trường đại học, các tổ chức, hiệp hội kếtoán, kiểm toán và hội viên ACCA...

Chứng nhận hội viên ACCA là một chứng chỉ nghềnghiệp có giá trị công nhận trình độ hành nghề của kiểmtoán viên và có thể coi như là “tấm hộ chiếu quốc tế” vềchuyên môn trong lĩnh vực tài chính - kế toán. Đây cũngcó thể xem như một điều kiện quan trọng để kiểm toánviên chứng minh khả năng nghề nghiệp và chuyên môncủa bản thân cũng như hành nghề trên toàn cầu.

Theo đại diện ACCA Việt Nam, sự kiện quan trọngnày đánh dấu sự gia tăng số luợng các chuyên gia tàichính có trình độ chuyên môn quốc tế tại Việt Nam. Cáchội viên ACCA sẽ là các chuyên gia tài chính toàn diệnmang lại giá trị cho DN cũng như góp phần cho sự pháttriển của ngành tài chính - kế toán hiện đang đóng vai tròthiết yếu trong nền kinh tế.

Nhân dịp này, ACCA cũng trao tặng Chứng nhận Tổchức/DN đối tác của ACCA cho Dragon Capital, Olam,Suntory PepsiCo, UOB, nâng tổng số đối tác của ACCAtại Việt Nam lên 43 DN.n BẮC SƠN

Vừa qua, Đoàn công tác củaKTNN do Phó Tổng Kiểm toán

Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh dẫn đầuđã đến thăm và làm việc với Tỉnh ủycác tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An.

Tại Tỉnh ủy Hà Tĩnh, thay mặtĐảng ủy, lãnh đạo KTNN, Phó Bí thưĐảng ủy, Phó Tổng Kiểm toán Nhànước Nguyễn Tuấn Anh đã chúcmừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnhHà Tĩnh lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) thành công tốt đẹp. Trong bốicảnh thiên tai, bão lũ ảnh hưởngnghiêm trọng đến nhiều tỉnh miềnTrung, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nướcNguyễn Tuấn Anh đánh giá cao Tỉnhủy, UBND tỉnh và các cơ quan chứcnăng đã thực hiện tốt các nhiệm vụchính trị, đồng thời vẫn đảm bảo tốt,kịp thời công tác phòng, chống lụt bãovà giúp đỡ người dân bị ảnh hưởngbởi thiên tai. Với sự sẻ chia sâu sắc,cán bộ, công chức, viên chức và ngườilao động KTNN đã quyên góp hỗ trợngười dân của tỉnh 100 triệu đồng.

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bíthư Tỉnh ủy Hà Tĩnh - thay mặt Tỉnhủy, HĐND, UBND tỉnh đã bày tỏ cảmơn sự quan tâm, chia sẻ của cán bộ,công chức, viên chức và người laođộng KTNN, đồng thời khẳng địnhcác cấp ngành địa phương sẽ nỗ lực,quyết tâm hơn nữa, cùng nhân dânsớm khắc phục những khó khăn dothiên tai gây ra.

Tại buổi làm việc với Tỉnh ủyNghệ An, Phó Tổng Kiểm toán Nhànước Nguyễn Tuấn Anh đã đánh giácao những kết quả đạt được của Đại

hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ Anlần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;đồng thời chúc mừng Đại hội đã lựachọn được những đại biểu ưu tú, tiêubiểu để bầu vào Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh. Điểm lại những dấu mốc quantrọng trong công tác phối hợp giữaTỉnh ủy với KTNN suốt thời gian qua,đồng chí Nguyễn Tuấn Anh bày tỏmong muốn hai bên sẽ tiếp tục tăngcường công tác trao đổi, đảm bảo cácnội dung phối hợp giữa Tỉnh ủy,UBND tỉnh với KTNN ngày càng đivào thực chất, hiệu quả hơn nữa.

Thay mặt Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnhủy Nguyễn Văn Thông đã bày tỏ sựcảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy, lãnh đạoKTNN và ghi nhận sự phối hợp tíchcực giữa KTNN và địa phương trongthời gian vừa qua, đồng thời mongmuốn hai bên sẽ tiếp tục có quan hệphối hợp sâu rộng, chặt chẽ hơn nữa

trên mọi mặt công tác.+ Cũng trong chương trình, Đoàn

công tác của KTNN đã đến thăm, làmviệc tại Bộ Tư lệnh Quân khu 4 - đơnvị có nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh khithực hiện nhiệm vụ phòng, chốngthiên tai, cứu hộ, cứu nạn vừa qua.Thay mặt Đảng ủy, lãnh đạo KTNNvà toàn thể công chức, viên chức,người lao động trong Ngành, Đoàncông tác của KTNN đã gửi lời chia sẻsâu sắc tới toàn thể cán bộ, chiến sĩQuân khu 4, đặc biệt là các gia đìnhliệt sĩ hy sinh trong thực hiện nhiệmvụ. Nhân dịp này, thông qua Bộ Tưlệnh Quân khu 4, Đoàn đã trao quà hỗtrợ cho các đồng chí đang làm côngtác cứu hộ, cứu nạn số tiền 100 triệuđồng và gia đình cán bộ, chiến sĩ hysinh khi làm nhiệm vụ phòng, chốnglụt bão với số tiền 165 triệu đồng.n

Tin và ảnh: NGUYỄN LỘC

Kiểm toán Nhà nước thăm, làm việc với Tỉnh ủy các tỉnh Hà Tĩnh,Nghệ An

Sáng 23/10, tại Hà Nội, Chi hộiNhà báo Báo Kiểm toán đã tổ

chức Đại hội nhiệm kỳ 2020-2023nhằm đánh giá kết quả hoạt độngnhiệm kỳ vừa qua, đề ra phươnghướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tớivà bầu Ban Thư ký Chi hội mới.

Nhiệm kỳ 2017-2020, hoạt độngcủa Chi hội Nhà báo Báo Kiểm toánđã đạt được những kết quả đáng ghinhận, đóng góp tích cực vào thựchiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn

vị. Đội ngũ hội viên của Chi hội ngàycàng được tăng cường về số lượng vàtừng bước nâng cao chất lượng hoạtđộng báo chí, đạo đức người làm báotrong tình hình mới. Ban Biên tập đãchỉ đạo thực hiện đúng tôn chỉ, mụcđích, bám sát nhiệm vụ chính trị củaKTNN, chỉ đạo của Ban Tuyên giáoT.Ư, Bộ Thông tin và Truyền thông;thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đượcgiao; thông tin đầy đủ, kịp thờiđường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách pháp luật của Nhà nước,về hoạt động KTNN đến bạn đọctrong cả nước. Đặc biệt, Chi hội đãchú trọng việc bồi dưỡng về nghiệpvụ báo chí nhằm nâng cao trình độchuyên môn cho hội viên. Các hộiviên, phóng viên đã được tạo điềukiện tham gia nhiều lớp bồi dưỡng vềnghiệp vụ báo chí do Hội Nhà báoViệt Nam tổ chức và một số lớp đàotạo chuyên môn của KTNN.

Chi hội Nhà báo Báo Kiểm toán tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2020-2023

Đoàn công tác của KTNN tặng hoa, chúc mừng thành công Đại hội Đại biểuĐảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025

Mới đây, tại Hà Nội, GS,TS. ĐoànXuân Tiên - Phó Tổng Kiểm

toán Nhà nước - đã chủ trì cuộc họpHội đồng Thẩm định Tài liệu bồidưỡng ngạch Kiểm toán viên (KTV)chính. Cùng dự có các thành viêntrong Hội đồng Thẩm định và BanBiên soạn.

Chương trình bồi dưỡng ngạchKTV chính bao gồm 192 tiết với 9chuyên đề. Việc xây dựng Chươngtrình nhằm trang bị cho học viên cóđủ kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quảnlý trong hoạt động kiểm toán và kiếnthức, kỹ năng chuyên môn kiểm toán

nâng cao để người học vận dụng vàohoạt động quản lý, điều hành tổ kiểmtoán, đoàn kiểm toán cũng như thựchiện nghiệp vụ chuyên môn củaKTV chính.

Tiếp thu ý kiến của các thành viênHội đồng Thẩm định, Tài liệu bồidưỡng ngạch KTV chính đã được ràsoát, nghiên cứu, tiếp tục chỉnh sửa vàhoàn thiện theo hướng cụ thể hóa hơnmục tiêu chung; điều chỉnh một sốthuật ngữ cho phù hợp; cập nhật cácvăn bản pháp luật mới; chỉnh sửa, bổsung một số nội dung, bài tập tìnhhuống cho từng chuyên đề…

Kết luận cuộc họp, GS,TS. ĐoànXuân Tiên cũng yêu cầu Ban Soạnthảo tiếp thu các ý kiến của Hội đồngThẩm định, rà soát, chỉnh sửa một sốnội dung theo hướng: khái quát cácnguyên lý, nguyên tắc, vấn đề chung;bổ sung các dẫn chứng cụ thể theotừng chuyên đề; đảm bảo tính kế thừacác tài liệu trước và nêu nõ các nộidung mới đã được chỉnh sửa, bổ sung.

Hội đồng Thẩm định thống nhấtđánh giá Tài liệu đạt yêu cầu để trìnhTổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt,ban hành trong toàn Ngành.n

THÙY LÊ

Hoàn thiện Tài liệu bồi dưỡng ngạch Kiểm toán viên chính

(Xem tiếp trang 4)

Page 3: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-2020 3Quản lý, sử dụng NSNN còn nhiều bất cập

Theo kế hoạch năm 2020,KTNN thực hiện 169 cuộc kiểmtoán. Đến ngày 30/9/2020, toànNgành đã triển khai 147/184 đoànkiểm toán theo kế hoạch, kết thúckiểm toán 114/147 đoàn kiểm toán(đạt 77,5% số cuộc đã triển khai),phát hành 98 báo cáo kiểm toán. Quacông tác kiểm toán, KTNN đã pháthiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thờinhiều hạn chế, bất cập trong công tácquản lý, điều hành, sử dụng tài chínhcông, tài sản công.

Cụ thể, kiểm toán ngân sách Bộ,ngành và ngân sách địa phương củacác tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư,KTNN phát hiện, công tác xây dựngdự toán cho một số đơn vị chưa sátvới thực tế, không bám sát nhiệm vụchi, dẫn đến cuối năm phải hủy dựtoán hoặc không phân bổ, giữ lại ngânsách cấp trên làm giảm hiệu quả sửdụng ngân sách. Việc phân bổ kếhoạch vốn cho một số dự án chưa đầyđủ thủ tục đầu tư; không nằm trongkế hoạch đầu tư công trung hạn giaiđoạn 2016-2020; phân bổ vượt tổngmức đầu tư hoặc kế hoạch vốn đầu tưcông trung hạn; tình trạng phân bổ kếhoạch vốn chưa đảm bảo thứ tự ưutiên, bố trí vốn chưa phù hợp với thựctế dẫn đến trong quá trình triển khaithực hiện phải điều chỉnh, bổ sungcòn xảy ra tại hầu hết các địa phươngđược kiểm toán. Đồng thời, đến ngày31/12/2019, tại một số địa phươngcòn nợ đọng xây dựng cơ bản với giátrị lớn và vẫn còn tình trạng để phátsinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới1.922,3 tỷ đồng.

Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra9/18 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ưchưa báo cáo đầy đủ nợ đọng thuế,số nợ thuế qua kiểm toán phát hiệntăng thêm 1.923 tỷ đồng. Một số địaphương ứng trước dự toán ngân sáchT.Ư nhưng chưa bố trí để thu hồi; sửdụng sai nguồn, sai quy định; chưatrích lập đủ nguồn cải cách tiền lươngtheo quy định...

Kiểm toán Tổng Liên đoàn Laođộng Việt Nam, KTNN chỉ rõ nhiềuhạn chế trong thực hiện chức năng,nhiệm vụ của tổ chức này. Theo đó,việc giao biên chế và cơ chế giao kinhphí còn chưa có quy định thống nhất,giao biên chế còn mang tính cào

bằng. Đặc biệt, nguồn tích lũy tàichính công đoàn lũy kế đến ngày31/12/2019 là rất lớn lên tới 28.950,2tỷ đồng và có xu hướng tăng quanhiều năm gần đây. Trong khi nguồnchi cho hoạt động công đoàn còn hạnchế thì nguồn tích lũy tăng dần quacác năm không được sử dụng hiệuquả đã làm giảm hiệu lực trong quảnlý và điều hành, trong đó cho vay đầutư xây dựng cơ bản, đầu tư mua cổphần, góp vốn đầu tư không đúng quyđịnh, mua cổ phần chưa có cơ chế, cơsở ràng buộc pháp lý, thiếu sự giámsát, cho vay xây dựng trụ sở kéo dàiqua nhiều năm... dễ dẫn đến nguy cơ

mất vốn nguồn tài chính công đoàn;công tác quản lý đất đai, trụ sở làmviệc cũng còn nhiều vướng mắc…

Nhiều sai sót trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án

Qua kiểm toán việc quản lý, sửdụng vốn đầu tư một số dự án BT(xây dựng - chuyển giao) thuộc Khuđô thị mới Thủ Thiêm (TP. HCM),KTNN kiến nghị xử lý tài chính vàxử lý khác 663,2 tỷ đồng. KTNNđánh giá, chất lượng lập tổng mứcđầu tư tại các dự án được kiểm toánchưa tốt, còn bất cập. Điển hình nhưDự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu

dân cư phía Bắc với tổng mức đầu tưđược duyệt là 3.345,6 tỷ đồng, tuynhiên, giá trị hợp đồng BT được kýkết chỉ là 2.641,3 tỷ đồng, giá trị dựtoán tiếp tục được cơ quan quản lýnhà nước và nhà đầu tư xác định lạihợp đồng BT còn 1.776,5 tỷ đồng(bằng 53% tổng mức đầu tư banđầu). Dự án Đầu tư xây dựng cầuThủ Thiêm 2 với tổng mức đầu tưđược duyệt là 4.260,1 tỷ đồng, giá trịhợp đồng BT được ký kết là 3.082,4tỷ đồng, giá trị dự toán là 2.504,5 tỷđồng (bằng 58,7% tổng mức đầu tưban đầu). Dự án đầu tư xây dựng 4tuyến đường chính với tổng mức đầutư được duyệt là 12.182,1 tỷ đồng,giá trị hợp đồng BT được ký kết là8.265,1 tỷ đồng, giá trị dự toán là6.511,8 tỷ đồng (bằng 53,4% tổngmức đầu tư ban đầu). Bên cạnh đó,việc xác định giá trị dự toán chưachính xác, KTNN kiến nghị giảm của3 dự án là 244,3 tỷ đồng. Đến thờiđiểm kiểm toán, cả 3 dự án chậm tiếnđộ từ 18 tháng đến gần 3 năm làmảnh hưởng đến tính kinh tế, hiệu quảcủa các dự án.

Tại Dự án Nâng cấp đê biển Tâytỉnh Cà Mau, kết quả kiểm toán chothấy, phê duyệt dự án đầu tư chưa khảthi nên phải điều chỉnh dự án và tổngmức đầu tư lên 1.697 tỷ đồng, tăng84% so với tổng mức đầu tư ban đầu;trước khi điều chỉnh Dự án, chủ đầutư đã thực hiện xong hạng mụckhông phục vụ cho Dự án gây lãngphí NSNN 25,4 tỷ đồng; phê duyệtthiết kế cơ sở vi phạm hành vi bịnghiêm cấm của Luật Đê điều. Bêncạnh đó, công tác quản lý chất lượngcông trình còn sai sót, ảnh hưởng đếntính an toàn của công trình và khu

vực dân cư dọc kênh đào; dự toánđược duyệt còn nhiều sai sót làm tănggiá trị dự toán; thi công không đúngthiết kế vẫn lập hồ sơ nghiệm thuthanh toán. Qua kiểm toán, KTNNkiến nghị xử lý tài chính và xử lýkhác 230,8 tỷ đồng (bằng 13,6% tổngmức đầu tư dự án).

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh chưa hiệu quả, quản lý chưa chặt chẽ

Kiểm toán các DN, tổng công ty,KTNN chỉ rõ, một số đơn vị cònnhiều diện tích đất chưa sử dụng, sửdụng không hiệu quả, không đúngmục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp.Điển hình như Tổng công ty DầuViệt Nam (PVOIL) sử dụng 12,02hađất nông nghiệp, đất sản xuất kinhdoanh phi nông nghiệp vào mục đíchkinh doanh xăng dầu; PVOIL TháiBình có 5,8ha đất đang để trống,chưa hoặc không sử dụng; Tổngcông ty Thương mại Kỹ thuật và Đầutư - CTCP có 23,54ha đất chưa sửdụng hiệu quả; Tổng công ty Địa ốcSài Gòn chưa sử dụng 6,3ha, bị lấnchiếm, tranh chấp 1,96ha.

Kết quả kiểm toán cũng cho thấy,một số tổng công ty quản lý nợ chưachặt chẽ, để phát sinh nợ phải thu quáhạn, khó đòi lớn; một số đơn vị đầutư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấpnhư Tổng công ty Điện lực Dầu khíViệt Nam (PVPower) khi cổ tức, lợinhuận được chia năm 2019 chỉ đạt0,2% tổng vốn đầu tư. Đáng chú ý,theo KTNN, còn tình trạng sở hữuchéo giữa các DN trong cùng tổngcông ty; quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh chưa bảo toàn được vốn,thuộc diện phải giám sát đặc biệt nhưmột số DN thuộc Tổng công ty Đầutư Phát triển Hạ tầng đô thị (UDIC).

Ngoài ra, qua kiểm toán kết quảtư vấn định giá cổ phần hóa tại Côngty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2,KTNN xác định tăng giá trị thực tếDN 1.166 tỷ đồng, tăng giá trị thựctế phần vốn nhà nước 523,7 tỷ đồng,tăng số phải nộp của Công ty mẹ vềTập đoàn Điện lực Việt Nam 1.147tỷ đồng. Đồng thời, kiểm toán quyếttoán giá trị phần vốn nhà nước khi cổphần hóa tại 29 DN, KTNN xác địnhtăng giá trị thực tế vốn nhà nước333,1 tỷ đồng và kiến nghị tăng thuNSNN 513 tỷ đồng.n

Ảnh tư liệu

Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác năm 2020 của KTNN vừa được gửi đến các đại biểuQuốc hội tại Kỳ họp thứ 10 cho biết, năm 2020, hoạt động kiểm toán tiếp tục có những đổi mới về nộidung, phương pháp và cách thức thực hiện nên hiệu lực, hiệu quả, chất lượng kiểm toán không ngừngđược nâng cao. Nhiều phát hiện nổi bật qua công tác kiểm toán đã góp phần quan trọng trong việc siếtchặt kỷ luật, kỷ cương quản lý tài chính công, tài sản công.

Nhiều phát hiện nổi bật trong hoạt động kiểm toán năm 2020r ĐĂNG KHOA

Tổng hợp kết quả xử lý tài chính đến ngày 30/9/2020 là 52.970tỷ đồng, trong đó: tăng thu NSNN 3.074,5 tỷ đồng, giảm chi NSNN10.700 tỷ đồng, kiến nghị khác 39.195,5 tỷ đồng. Ngoài ra, KTNNkiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 64 văn bản (1luật, 1 nghị định, 9 thông tư, 4 quyết định và 49 văn bản khác).Đặc biệt, 9 tháng qua, KTNN đã chuyển sang cơ quan Cảnh sátđiều tra 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật để điều tra, làmrõ và xử lý theo quy định pháp luật.n

đánh giá, thời gian qua, với sự vào cuộc của cảhệ thống chính trị, công tác phòng, chống thamnhũng tiếp tục được tăng cường và đạt đượcnhiều kết quả tích cực. Nhiều biện pháp phòngngừa tham nhũng được triển khai tương đối đồngbộ. Công tác thanh tra, kiểm toán; công tác pháthiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án thamnhũng được tăng cường. Việc thu hồi tài sảntrong các vụ án tham nhũng, kinh tế có nhiều tiếnbộ… Các đại biểu Quốc hội cũng đồng tình vớinhận định của Chính phủ cho rằng tình hìnhtham nhũng năm 2020 đang được kiềm chế,từng bước được ngăn chặn và có chiều hướngthuyên giảm. Qua đó tạo được sự đồng thuận,củng cố lòng tin của nhân dân vào quyết tâmchống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cũng chỉra một số hạn chế, bất cập trong công tác phòng,chống tham nhũng như: công tác xây dựng,hoàn thiện thể chế trong một số trường hợp cònchậm; chất lượng của một số văn bản về quảnlý kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu; vẫncòn tình trạng “nợ đọng” văn bản quy định chitiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Việcthực hiện các quy định về định mức, chế độ, tiêu

chuẩn; thanh toán không dùng tiền mặt; xử lýtrách nhiệm người đứng đầu để xảy ra thamnhũng và thực hiện một số biện pháp phòngngừa tham nhũng khác vẫn chưa thực sự hiệuquả. Tình trạng lợi dụng sơ hở của cơ chế, chínhsách để nhũng nhiễu, gây phiền hà cho ngườidân, DN, “nhóm lợi ích”, “bảo kê” vẫn diễn ra;đã xuất hiện tình trạng lợi dụng thiên tai, dịchbệnh để trục lợi, tham nhũng gây bất bình trongxã hội. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũngcòn hạn chế; số vụ án tham nhũng được pháthiện, điều tra, truy tố, xét xử chưa phản ánhđúng thực trạng tham nhũng; chất lượng, tiếnđộ giải quyết một số vụ việc, vụ án tham nhũngchưa đạt yêu cầu…

Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận trựctuyến về Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chínhquyền đô thị tại TP. HCM.

Trước đó, Quốc hội đã thảo luận trực tuyếncho ý kiến Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Báocáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật,

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hộiHoàng Thanh Tùng cho biết, so với Dự thảoLuật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Dựthảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý cả về nộidung và kỹ thuật lập pháp ở nhiều điều, khoảnđể bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thivà rõ ràng. Trong đó, liên quan đến quy định vềchức danh có thẩm quyền xử phạt, tiếp thu ýkiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụQuốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm traphối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếptục rà soát kỹ nội dung này. Qua đó, Dự thảoLuật đã bổ sung thẩm quyền xử phạt củaKTNN để bảo đảm thống nhất, đồng bộ vớiLuật KTNN, thể hiện tại Điều 48a của Dự thảoLuật. Theo đó, Dự thảo Luật quy định TrưởngĐoàn kiểm toán có quyền: phạt cảnh cáo; phạttiền đến 30 triệu đồng; áp dụng biện pháp khắcphục hậu quả quy định tại khoản 1, Điều 28 củaLuật này. Kiểm toán trưởng có quyền: phạtcảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnhvực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật

này; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quyđịnh tại khoản 1, Điều 28 của Luật này. Dự thảoLuật cũng quy định, căn cứ quy định của Luậtnày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụthể về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạtđộng KTNN.

Thảo luận trực tuyến về Dự án Luật Bảo vệmôi trường (sửa đổi), các đại biểu Quốc hộiđồng tình cao về việc tiếp thu, bổ sung tráchnhiệm kiểm toán môi trường của KTNN. Cụthể, khoản 4, Điều 75 Dự thảo Luật quy định“KTNN thực hiện kiểm toán trong lĩnh vực môitrường theo quy định của Luật KTNN và phápluật có liên quan”. Đồng thời, để hoạt động kiểmtoán môi trường nói chung và kiểm toán tronglĩnh vực môi trường của KTNN thực sự pháthuy vai trò trong bảo vệ môi trường, đại biểuQuốc hội, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước ĐặngThế Vinh đề nghị chuyển Điều 75 về kiểm toánmôi trường đặt sau điều quy định về thanh tra,kiểm tra về hoạt động môi trường.

Theo Chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hộikhóa XIV, đợt 2 Quốc hội họp tập trung tại NhàQuốc hội từ ngày 02 - 17/11/2020.n

N.HỒNG

Quốc hội... (Tiếp theo trang 1)

Page 4: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-20204r Thưa ông, là Tổ trưởng Tổsoạn thảo Quy trình kiểm toáncủa KTNN, ông có thể cho biết,vì sao vào thời điểm này, KTNNlại ban hành Quy trình kiểmtoán mới?

- Ngày 16/10 vừa qua, TổngKiểm toán Nhà nước đã ký Quyếtđịnh số 02/2020/QĐ-KTNN banhành Quy trình kiểm toán củaKTNN (Quy trình). Việc banhành Quy trình ở thời điểm nàynhằm hướng dẫn thực hiện một sốnội dung mới tại Luật Sửa đổi, bổsung một số điều của Luật KTNNlà Luật số 55/2019/QH14 (LuậtKTNN sửa đổi); phù hợp với cácquy định của Hệ thống Chuẩnmực kiểm toán nhà nước (CMK-TNN), Hướng dẫn phương phápkiểm toán dựa trên đánh giá rủi rovà xác định trọng yếu và Hệthống mẫu biểu hồ sơ kiểm toánmới sửa đổi; đảm bảo tính thốngnhất trong việc tổ chức, thực hiện,quản lý hoạt động kiểm toán vàkiểm soát chất lượng kiểm toán,giảm thủ tục hành chính, đồngthời điều chỉnh một số nội dungkhông còn phù hợp trong thựctiễn hoạt động kiểm toán.

Tư tưởng xuyên suốt quá trìnhxây dựng Quy trình là vừa quảnlý chặt chẽ hoạt động kiểm toánvừa đảm bảo chất lượng kiểmtoán và cải cách thủ tục hànhchính cho cả cơ quan kiểm toánvà đơn vị được kiểm toán trongtoàn bộ quy trình kiểm toán, từkhâu chuẩn bị đến thực hiện kiểmtoán; lập và gửi báo cáo kiểmtoán (BCKT); theo dõi, kiểm traviệc thực hiện kết luận, kiến nghịkiểm toán.rVậy xin ông cho biết Quy trìnhnày có những điểm mới nàođáng chú ý?

- So với Quy trình ban hành từnăm 2016, Quy trình này có 3nhóm vấn đề đổi mới.

Thứ nhất, Quy trình sửa đổi

để giảm thủ tục hành chính.Trước hết là những điểm mớitrong việc khảo sát, thu thậpthông tin. Quy trình quy định: Chỉyêu cầu đơn vị được kiểm toáncung cấp thông tin bổ sung thayđổi so với lần kiểm toán trước gầnnhất và những thông tin chưa thuthập được từ các hình thức trên.Các phụ biểu thu thập thông tinphải tuân thủ chế độ báo cáo tàichính hiện hành của Nhà nướcliên quan đến cuộc kiểm toán; cóthể bổ sung một số phụ lục báocáo tổng hợp cần thiết khácnhưng phải rất hạn chế và thật sựcần thiết. Công tác khảo sát thuthập thông tin phải bảo đảm phục

vụ việc lập kế hoạch kiểm toántổng quát và lập kế hoạch kiểmtoán chi tiết. Bố trí nhân sự đoànkhảo sát tinh gọn, tránh gây phiềnhà cho đơn vị được kiểm toán,gắn với dự kiến nhân sự chủ chốtcủa đoàn kiểm toán. Đề cươngkhảo sát phải được tổ kiểm soátthẩm định, hoàn thiện trước khitrình kiểm toán trưởng phê duyệttrước khi thực hiện. Đoàn khảosát phải thực hiện đúng đề cươngđã được phê duyệt, giảm thiểu tốiđa khảo sát trực tiếp tại đơn vị…

Tiếp theo, Quy trình quy định,kế hoạch kiểm toán chi tiết tại cácđơn vị kiểm toán chi tiết phải lậptrước khi ban hành quyết địnhkiểm toán.

Liên quan đến kiểm tra thựchiện kết luận, kiến nghị kiểmtoán, theo Quy trình mới, KTNNchuyên ngành và khu vực chỉkiểm tra đối với các cuộc kiểmtoán chưa thực hiện đầy đủ kếtluận, kiến nghị kiểm toán, chưathực hiện đầy đủ chế độ báo cáotình hình thực hiện hoặc chưacung cấp đầy đủ bằng chứng đãthực hiện kết luận, kiến nghịkiểm toán. Đối với các cuộc phảikiểm tra thực hiện kết luận, kiếnnghị kiểm toán thì tổ chức đoànkiểm tra rút gọn, đơn giản; kiểmtra tại đầu mối tổng hợp, thôngqua đầu mối đó yêu cầu các đơnvị được kiểm toán chi tiết báocáo KTNN kết quả thực hiện vàgửi kèm bằng chứng đã thựchiện. Chỉ thực hiện kiểm tra tạicác đơn vị chi tiết khi đơn vịchưa thực hiện đầy đủ kết luận,kiến nghị kiểm toán, chưa thựchiện đầy đủ chế độ báo cáo hoặcchưa cung cấp đầy đủ bằngchứng đã thực hiện các kết luận,kiến nghị kiểm toán…

Thứ hai, Quy trình sửa đổiphù hợp với quy định mới củaLuật KTNN sửa đổi. Vấn đề tăngcường ứng dụng công nghệ thôngtin để nâng cao chất lượng kiểmtoán được lãnh đạo KTNN đặcbiệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện.Điều này được cụ thể hóa tại Quytrình như sau: Trong quá trìnhthực hiện kiểm toán, phải ứngdụng các phần mềm hỗ trợ hoạtđộng kiểm toán, kỹ thuật côngnghệ cao để nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động kiểm toán,bảo mật thông tin theo quy định.Khi thực hiện kiểm toán, nếu cầnphải truy cập, khai thác trên hệthống cơ sở dữ liệu quốc gia và

dữ liệu điện tử của đơn vị đượckiểm toán, cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan để thu thậpthông tin, tài liệu liên quan trựctiếp đến nội dung, phạm vi kiểmtoán, kiểm toán viên nhà nướcphải báo cáo trưởng đoàn thựchiện hoặc ủy quyền để thực hiệnvà chỉ thực hiện khi được trưởngđoàn ủy quyền bằng văn bản.Việc thực hiện phải dưới sự giámsát về phạm vi truy cập, khai tháccủa đơn vị được kiểm toán và cơquan, tổ chức, cá nhân liên quanđến hoạt động kiểm toán, tuân thủquy định của pháp luật và chịutrách nhiệm bảo vệ bí mật, bảomật, an toàn theo quy định.

Về kiểm tra, đối chiếu với cácbên liên quan, Quy trình đã bổsung quy định: Tổ kiểm toán lậpkế hoạch kiểm tra, đối chiếu (kèmtờ trình), trình trưởng đoàn phêduyệt và báo cáo kiểm toántrưởng, lãnh đạo KTNN phụ tráchđơn vị chủ trì cuộc kiểm toántrước khi thực hiện.

Quy trình bổ sung quy định:Trong quá trình kiểm toán, nếuphát hiện các vụ việc có dấu hiệutham nhũng thì đơn vị chủ trìcuộc kiểm toán thực hiện theotrình tự, thủ tục tiến hành kiểmtoán, đối chiếu, xác minh, điềutra, kiểm định làm rõ vụ việctham nhũng theo Quy trình kiểmtoán vụ việc có dấu hiệu thamnhũng của KTNN (Quy trình nàyđang được KTNN xây dựng) vàxử lý theo quy định tại Điều 62Luật Phòng chống tham nhũng.

Để cụ thể hóa quy định tạiLuật KTNN về quyền khiếu nạicác kết luận, kiến nghị trongBCKT, thông báo kết quả kiểmtoán và thông báo kết luận, kiếnnghị kiểm toán, Quy trình đã yêucầu đơn vị chủ trì cuộc kiểm toánthông báo kết quả kiểm toán tạiđơn vị kiểm toán chi tiết và thôngbáo kết luận, kiến nghị với cácbên liên quan phù hợp với BCKTphát hành.

Thứ ba, Quy trình sửa đổi chophù hợp với CMKTNN, Hệthống mẫu biểu mới ban hành,tăng cường công tác kiểm soát,nâng cao chất lượng kiểm toán.

Quy trình mới quy định: Thuthập thông tin và đánh giá Hệthống kiểm soát nội bộ theo 5thành tố phù hợp với quy định tạiCMKTNN và thông lệ quốc tế;sửa đổi quy định lập kế hoạchkiểm toán, hướng dẫn đánh giá rủi

ro có sai sót trọng yếu, xác địnhtrọng yếu kiểm toán, phương phápthủ tục kiểm toán và lập BCKTphù hợp với CMKTNN, Hệ thốngmẫu biểu hồ sơ kiểm toán vàhướng dẫn phương pháp tiếp cậnkiểm toán dựa trên đánh giá rủi rovà xác định trọng yếu kiểm toán;quy định cụ thể thủ tục thay đổi kếhoạch kiểm toán; quy định BCKTgồm 3 phần, tương ứng với 3 loạihình kiểm toán (kiểm toán tàichính, kiểm toán tuân thủ và kiểmtoán hoạt động) biên tập theohướng ngắn gọn, phù hợp vớiCMKTNN và thông lệ quốc tế,thực hiện đầy đủ chức năng củaKTNN theo Luật KTNN.

Ngoài ra, Quy trình còn mộtsố quy định mới tăng cường côngtác kiểm soát chất lượng kiểmtoán: Đề cương khảo sát phảiđược tổ kiểm soát chất lượngkiểm soát trước khi trình kiểmtoán trưởng phê duyệt; các đơn vịtrực thuộc KTNN được giaonhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đảmbảo chất lượng kiểm toán, tổ kiểmsoát chất lượng kiểm toán để baoquát đầy đủ đối tượng phải thựchiện; Vụ Chế độ và Kiểm soátchất lượng kiểm toán, Vụ Phápchế và Vụ Tổng hợp cùng thamgia thẩm định, xét duyệt kế hoạchkiểm toán và BCKT trước khiphát hành chính thức…rÔng kỳ vọng như thế nào về kếtquả thực hiện Quy trình mới?

- Quy trình được ban hànhtrên cơ sở nghiên cứu, rà soátnhững quy định mới từ LuậtKTNN sửa đổi, điều chỉnh, cụ thểhóa các nội dung trong từng khâucủa quá trình kiểm toán cho phùhợp với CMKTNN và thông lệquốc tế, tiếp thu những đề xuất,góp ý của các Bộ, ngành và cácđơn vị trong Ngành, điều chỉnhnhững vướng mắc trong hoạtđộng kiểm toán hiện hành... Điềuquan trọng nữa là Quy trình mớiđược xây dựng trên quan điểmvừa quản lý chặt chẽ hoạt độngkiểm toán vừa giảm thủ tục hànhchính cho cả KTNN và đơn vịđược kiểm toán, cơ quan, tổ chức,cá nhân có liên quan đến hoạtđộng kiểm toán. Chính vì vậy, khicác bên liên quan thực hiệnnghiêm Quy trình, điều này sẽgiảm sự phiền hà cho đơn vị đượckiểm toán, nâng cao tính chuyênnghiệp, chất lượng, hiệu lực, hiệuquả của hoạt động kiểm toán.r Xin trân trọng cảm ơn ông!n

Quy trình kiểm toán mới vừa quản lý chặt chẽhoạt động kiểm toán vừa tạo thuận lợi cho đơn vịđược kiểm toán (Ông Ngô Minh Kiểm - Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, KTNN - trả lời phỏng vấn của Báo Kiểm toán)r THÙY ANH (thực hiện)

Ông Ngô Minh Kiểm

Trong nhiệm kỳ qua, Chi hội cũng đã làm tốt công tác đặt hàngvà hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao theo hướng dẫn của HộiNhà báo Việt Nam; tích cực vận động hội viên viết bài; tuyển chọncác tác phẩm báo chí xuất sắc tham dự Giải Báo chí quốc gia; GiảiBáo chí viết về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; GiảiBáo chí viết về ngành tài chính…

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Báo Kiểm toán, Chi hội xác địnhphương hướng, nhiệm vụ hoạt động trọng tâm nhiệm kỳ tới là: Tiếptục bám sát nhiệm vụ chính trị của KTNN trong từng giai đoạn đểxây dựng Chương trình hành động thiết thực và hiệu quả; tiếp tục bồidưỡng và nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệpvụ và đạo đức nghề nghiệp người làm báo cho từng hội viên nhằmkhông ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Ban cánsự đảng, Đảng ủy và lãnh đạo KTNN giao phó; tiếp tục rà soát vàxây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thích hợp chotừng đối tượng; đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với nâng cao chấtlượng tác phẩm báo chí; tham mưu với Ban Biên tập tiếp tục đổi mới,nâng cao chất lượng của ấn phẩm, tập trung xây dựng thương hiệucủa tờ báo theo hướng hiện đại phù hợp với xu thế báo chí hiện nay…

Cơ bản nhất trí với Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác Chi hộinhiệm kỳ 2017-2020 và phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ2020-2023, các hội viên trong Chi hội đã góp ý, đề xuất một số nộidung, giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạtđộng Chi hội trong nhiệm kỳ tới.

Đại hội đã tiến hành bầu Ban Thư ký Chi hội nhiệm kỳ 2020-2023gồm 3 đồng chí là những hội viên có năng lực, phẩm chất, nhiệt tìnhtrong công tác Hội.n Đ.KHOA

Chi hội Nhà báo... (Tiếp theo trang 2)

Page 5: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-2020 5

chủ nghĩa là một quá trình dài, đồng thờinhấn mạnh yêu cầu “bảo đảm định hướngxã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạnphát triển của đất nước” để tạo sự linh hoạttrong chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhànước trước mọi biến động của thực tiễn.

Bên cạnh đó, Dự thảo lần đầu tiên đưara và khẳng định tầm quan trọng của xâydựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà nước,thị trường và xã hội; đề cao vai trò của cáctổ chức xã hội trong tạo lập sự liên kết, phốihợp hoạt động giải quyết những vấn đề phátsinh giữa các thành viên, bảo vệ lợi ích thànhviên, phản ánh nguyện vọng người dân, phảnbiện và giám sát thực thi pháp luật…

Tuy vậy, cũng chính tại nội dung này,quan hệ biện chứng giữa Nhà nước, thịtrường và xã hội cần được làm rõ hơn, trongđó có cơ chế quản lý nhà nước đối với cácDNNN (nhất là loại hình 100% vốn nhànước) không hoạt động trong lĩnh vực lợinhuận, không phải cạnh tranh với các DN

thuộc thành phần kinh tế khác và do đókhông thể hoạt động theo cơ chế thị trường.

Hơn nữa, cần làm sâu sắc hơn chứcnăng Nhà nước trong vai trò chủ động hoànthiện hệ thống pháp luật phù hợp với nhữngđiều ước và cam kết quốc tế mà Việt Nam đãký kết; tăng cường đào tạo cán bộ có khảnăng làm việc trong môi trường quốc tế;nâng cao năng lực dự báo và ngăn chặn,trung hòa các tác động mặt trái của KTTT(như: chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnhtranh thiếu lành mạnh, phân hóa giàu nghèovà coi nhẹ các vấn đề y tế, môi trường, xãhội…); là “nhạc trưởng” giữ nhịp và đảmbảo ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ sự cạnhtranh lành mạnh, tuân thủ các cam kết, quyluật và quy trình kinh tế trong hội nhập quốctế (thí dụ không thể cho phép DN tự do hóagiá cả trước khi phải tự do hóa cạnh tranhsản xuất và cung ứng thị trường); nâng caochất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia và tạomôi trường thuận lợi thúc đẩy hiệu quả hoạt

động của DN, khuyến khích khởi nghiệp, đổimới sáng tạo và hoạt động của những lĩnhvực, mô hình kinh doanh mới; phát huy vaitrò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệptrong tham gia hình thành và điều tiết cácquan hệ KTTT; giữ vững các cân đối lớn,bảo đảm an ninh kinh tế; đẩy mạnh đaphương hóa và đa dạng hóa các quan hệkinh tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường,một đối tác; nâng cao khả năng chống chịucủa nền kinh tế trước các tác động tiêu cựctừ các biến động kinh tế thế giới; chủ độnghoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ DNvà thị trường trong nước…

Đặc biệt, Dự thảo tái khẳng định mụctiêu cao nhất của công cuộc đổi mới và pháttriển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa làvì một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh”. Điều này mộtlần nữa cho thấy: Xây dựng mô hình KTTTđịnh hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp vớixu hướng và yêu cầu thực tiễn phát triểnKTTT trên thế giới. Bởi lẽ, thực tế đã, đangvà sẽ ngày càng cho thấy, dù ở đâu và thờiđại nào, dù đa dạng và khác nhau về chế độ,thể chế chính trị song mọi mô hình KTTT

muốn thành công đều phải ngày càng hội tụvào mục tiêu cao nhất và xuyên suốt là vìphát triển đất nước bền vững và đáp ứngngày càng tốt hơn khát vọng hạnh phúc chongười dân của quốc gia mình.

Quá trình Đảng ta không ngừng hoànthiện, củng cố nhận thức toàn diện, đầy đủ,sâu sắc và tổ chức xây dựng hiệu quả mô hìnhKTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước talà biểu hiện và thước đo sự thành công bảnlĩnh, trí tuệ về đổi mới và cách mạng củaĐảng. Đồng thời, đó cũng là quá trình tạo lậpvà hiện thực hóa các mục tiêu, động lực và cơchế để gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế vớiphát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường,phát huy dân chủ, sáng tạo và bảo vệ quyềncon người, quyền công dân và để người dânđược hưởng thụ ngày càng nhiều hơn thànhquả của công cuộc đổi mới. Từ đó, giữ vữngđược ổn định chính trị và kinh tế, củng cốđồng thuận và đoàn kết xã hội, không ngừngcải thiện các quan hệ và vị thế quốc tế, xâydựng và phát triển đất nước Việt Nam pháttriển nhanh, bền vững hơn trong bối cảnhtoàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu,rộng và toàn diện hơn.n

Phát triển... (Tiếp theo trang 1)

Chi chuyển nguồn bằng 23,2% tổng chi ngân sách nhà nước

Tại Nghị quyết số49/2017/QH14 và Nghị quyết số77/2019/QH14, Quốc hội đãgiao Chính phủ “Quản lý chặtchẽ việc ứng trước dự toánNSNN, chi chuyển nguồn theođúng quy định của Luật NSNN”và “điều hành chi để hạn chếthấp nhất việc phải chuyểnnguồn kinh phí”, song kết quảkiểm toán của KTNN cho thấy,số chuyển nguồn năm 2018 vẫntăng thêm 107.976 tỷ đồng sovới năm 2017. Cụ thể là từ326.380 tỷ đồng năm 2017 lên434.356 tỷ đồng năm 2018.Trong đó, chuyển nguồn ngânsách trung ương (NSTƯ) năm2018 là 113.807 tỷ đồng, tăng40% so với năm 2017, chuyểnnguồn ngân sách địa phương(NSĐP) 320.549 tỷ đồng, tăng31% so với năm 2017.

Tổng số chi chuyển nguồnnăm 2018 chiếm 23,2% tổng chiNSNN (434.356/1.869.791 tỷđồng) và tăng cao so với các nămgần đây (năm 2017 là 19,4%;năm 2016 là 19,2%; năm 2015 là15,7%) làm giảm hiệu quả sửdụng NSNN, đặc biệt trong điềukiện NSNN năm 2018 phải đivay để bù đắp bội chi 153.949 tỷđồng. Theo KTNN, ngoài nhữngnguyên nhân khách quan, chichuyển nguồn tăng do chậmtriển khai một số nhiệm vụ chi;giải ngân vốn đầu tư xây dựngchậm, một số nhiệm vụ chichuyển nguồn qua nhiều năm...

Kết quả kiểm toán cũng chothấy, một số Bộ, cơ quan T.Ưchưa thực hiện đúng quy định vềxử lý số dư kinh phí và số dư dựtoán chuyển năm sau theo quyđịnh của Luật NSNN; còn cóhạn chế trong kiểm soát chichuyển nguồn của hệ thống Khobạc Nhà nước (chưa thực hiệnhủy dự toán không được chuyển

nguồn trên hệ thống của Khobạc Nhà nước). Đáng chú ý, có25/45 địa phương được kiểmtoán có số chi chuyển nguồn caohơn năm trước, cá biệt có địaphương chi chuyển nguồn vượttrên 50% so với chi chuyểnnguồn năm trước. Một số địaphương chuyển nguồn qua nhiềunăm (158 tỷ đồng); chưa chuyểnnguồn theo quy định (2.215 tỷđồng) hoặc chuyển nguồn kinhphí hết nhiệm vụ chi (712 tỷđồng). Bên cạnh đó, kết quảkiểm toán cũng cho thấy, đến hếtnăm 2018, số kinh phí NSTƯ bổsung có mục tiêu và các chươngtrình mục tiêu quốc gia tại 37/45địa phương bị tồn chưa hoàn trả

NSTƯ theo quy định 1.606 tỷđồng.

Về công tác cho vay, tạm ứngvà ứng trước dự toán, theo báocáo của Bộ Tài chính, dư ứngtrước đến hết kế hoạch năm 2018chưa bố trí thu hồi là 74.300 tỷđồng. Theo kết quả kiểm toán,34/45 địa phương được kiểmtoán có số tạm ứng quá hạn chưathu hồi đến ngày 31/12/2018 là7.534 tỷ đồng; tạm ứng sai quyđịnh 122 tỷ đồng; NSĐP tạmứng từ NSTƯ kéo dài, quá thờihạn nhưng NSTƯ chưa thu hồi5.059 tỷ đồng; 15/45 địaphương ứng trước dự toánNSTƯ nhưng chưa bố trí để thuhồi 10.843 tỷ đồng.

Công tác quản lý, sử dụng tài sản chưa chặt chẽ

Đánh giá về công tác muasắm, quản lý, sử dụng tài sản năm2018, KTNN chỉ rõ, một số Bộ,cơ quan T.Ư chưa xử lý dứt điểmtình trạng bị lấn chiếm, tranh chấpvề nhà, đất kéo dài qua các năm;chưa hoàn thành việc sắp xếp lại,xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhànước, thực hiện liên doanh, liênkết, cho thuê, mượn đất khôngđúng quy định; thực hiện chuyểnmục đích sử dụng đất nhưng chưadứt điểm; hiệu quả sử dụng tài sảnnhà, đất chưa cao.

KTNN cũng chỉ ra, một sốBộ, cơ quan T.Ư có số xe ô tôvượt định mức, chưa thực hiệnrà soát, sắp xếp lại xe ô tô theoquy định; chưa làm thủ tụcthanh lý đối với những xe đủđiều kiện thanh lý; một số tàisản mua sắm chưa đưa vào sửdụng gây lãng phí; một số địaphương sử dụng ô tô vượt tiêuchuẩn, định mức hoặc sử dụngxe ô tô chưa phù hợp quy định...Tại một số đơn vị sự nghiệp chothuê tài sản nhưng chưa xâydựng đề án sử dụng tài sản côngvào mục đích cho thuê, báo cáocơ quan, người có thẩm quyềnquyết định hoặc có địa phươngchưa kịp thời triển khai việc lậpvà trình cấp có thẩm quyền phê

duyệt đề án sử dụng tài sản côngvào mục đích cho thuê của cácđơn vị sự nghiệp.

Trong công tác quản lý đấtđai, kết quả kiểm toán cho thấycòn nhiều bất cập như: giao đấtkhông đúng đối tượng hoặc giaođất khi đã có ý kiến chỉ đạo tạmdừng việc xem xét, quyết địnhsử dụng tài sản công để thanhtoán cho nhà đầu tư dự án; giaođất không thông qua đấu thầu dựán có sử dụng đất, đấu giá theoquy định. Một số địa phương chỉđịnh DN làm chủ đầu tư dự ánxây dựng nhà ở thương mạitrong khi DN chưa có quyền sửdụng đất hợp pháp theo quyđịnh; cho phép DN chuyển mụcđích sử dụng đất từ đất sản xuất,kinh doanh phi nông nghiệpsang thực hiện dự án khu đô thịkhông thông qua đấu giá quyềnsử dụng đất; giao đất rừng sảnxuất không thu tiền thuê đất.Bên cạnh đó, một số địa phươngquản lý chưa chặt chẽ, chưa xửlý quyết liệt, kịp thời vi phạm vềđất đai nên đến thời điểm kiểmtoán còn tình trạng các hộ dânlấn chiếm đất đai, xây dựng tráiphép trên đất do Nhà nước quảnlý, sử dụng sai mục đích, xâydựng công trình trái phép trênđất nông nghiệp; DN chưa hoànthành thủ tục chuyển mục đíchsử dụng đất nông nghiệp, đất sảnxuất phi nông nghiệp sang đất ởnhưng đã ký hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất ở.n

KTNN đã chỉ ra nhiều bất cập trong chi chuyển nguồn và ứng trướcdự toán của nhiều địa phương Ảnh tư liệu

QUYếT TOÁN NSNN NăM 2018:

Kỳ IV Chi chuyển nguồn lớn, quản lý tài sản chưa chặt chẽ

r Đ.KHOA

Bên cạnh những bất cập trong công tác quản lý thu, chi NSNN, một điểm đáng lưu ý trong Báo cáokiểm toán quyết toán NSNN năm 2018 là số chi chuyển nguồn vẫn tiếp tục tăng cao. Bên cạnh đó,công tác mua sắm và quản lý tài sản tại các Bộ, ngành, địa phương còn nhiều hạn chế.

Page 6: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-20206

Thiếu sót từ phê duyệt chủ trương đầu tư, giao kế hoạch vốn đến giải phóng mặt bằng…

Theo báo cáo của Bộ Tàichính, lũy kế giải ngân vốn ĐTCđến ngày 31/8/2020 đạt khoảnghơn 221.000 tỷ đồng, đạt 47%kế hoạch được giao. Như vậy,những tháng cuối năm, chúng tacòn phải giải ngân 53% kếhoạch. Đây là áp lực rất lớn, đòihỏi sự cố gắng của tất cả các Bộ,ngành, địa phương, đặc biệt ởcác địa phương có 80% kếhoạch vốn.

Qua kiểm toán, KTNN nhậnthấy, việc giải ngân vốn ĐTCnhững năm qua còn một số bấtcập, hạn chế:

Phê duyệt chủ trương đầu tưkhi chưa xác định rõ nguồn vốnvà khả năng cân đối vốn. Lập vàphê duyệt tổng mức đầu tư nhiềudự án thiếu chính xác, thiếu cơsở, chưa phù hợp với thực tế,phải điều chỉnh, bổ sung nhiềulần. Một số dự án có tiêu chíquan trọng quốc gia chưa báocáo Quốc hội, Thủ tướng Chínhphủ xem xét, quyết định.

Giao kế hoạch vốn không sátkhả năng thực hiện, dẫn đếnnhiều dự án có tỷ lệ giải ngânthấp, thậm chí không có khả nănggiải ngân nhưng các Bộ, ngành,địa phương vẫn giữ lại, khôngbáo cáo điều chuyển cho các dựán khác. Bố trí vốn ĐTC trunghạn giai đoạn 2016-2020 cho mộtsố dự án không đúng đối tượng,chưa phê duyệt chủ trương đầutư, điều chỉnh danh mục dự ánkhi chưa xác định rõ nguồn vốnvà khả năng cân đối vốn.

Công tác đền bù, giải phóngmặt bằng còn nhiều vướng mắcliên quan đến cơ chế, chính

sách; việc kiểm đếm, thống kê,xác định đối tượng, khối lượng,giá trị đền bù; người dân chưađồng thuận.

Sai sót trong công tác lựachọn nhà thầu dẫn đến chậm tiếnđộ thực hiện dự án. Một số chủđầu tư, ban quản lý dự án và cácđơn vị liên quan không thực hiệnđúng trình tự đấu thầu; phân chiagói thầu không hợp lý; lựa chọnnhà thầu không đúng. Trongnhiều trường hợp, việc lựa chọnnhà thầu không tốt, năng lựckém dẫn đến sau khi ký hợpđồng, các nhà thầu đã nhận tiền

tạm ứng nhưng không tổ chức thicông được.

Việc tổ chức thực hiện dự áncòn nhiều hạn chế, yếu kém như:thiếu thiết kế bản vẽ thi công,chưa tuân thủ thiết kế cơ sở hoặcđiều chỉnh chưa kịp thời; thiết kếchưa hợp lý, chưa tiết kiệm vốnđầu tư, chưa tuân thủ đầy đủ tiêuchuẩn kỹ thuật; dự toán còn saisót. Tiến độ chậm so với kế hoạchban đầu rất nhiều nhưng các chủđầu tư và các đơn vị có liên quanchưa làm rõ trách nhiệm, dẫn đếntỷ lệ giải ngân vốn ĐTC thấp sovới kế hoạch được giao.

3 nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Thực trạng trên xuất phát từvướng mắc về thể chế như thủ tụchành chính chưa được đơn giảnhóa, phải xét duyệt qua nhiều cấp,mất nhiều thời gian. Cùng với đó,việc thiết kế, dự toán chưa chủđộng, linh hoạt. Công tác chuẩn bịđầu tư, chuẩn bị dự án còn nhiềubất cập, chưa kỹ lưỡng khiến việcthực hiện dự án và kế hoạch thựchiện phải điều chỉnh nhiều lần; lậpkế hoạch vốn chưa sát với thực tế,chưa sát với khả năng giải ngân;giao kế hoạch vốn chậm. Việc tổchức triển khai thực hiện tại cácBộ, ngành và địa phương cònnhiều bất cập; các cấp, các ngànhchưa thực sự vào cuộc, chưa phốihợp tốt và quyết liệt trong côngtác giải phóng mặt bằng; một sốchủ đầu tư, ban quản lý dự ánchưa tích cực, thậm chí sợ tráchnhiệm khi triển khai, ký duyệt cácthủ tục thanh toán, quyết toán;năng lực chuyên môn của một sốcán bộ quản lý dự án, tư vấn giámsát, nhà thầu... còn hạn chế.Nguồn vốn ODA mang tính đặcthù, việc giải ngân còn liên quanđến nhiều hiệp định, chính sách,

pháp luật của Việt Nam. Đặc biệt,tình hình dịch bệnh Covid-19cũng làm ảnh hưởng đến tiến độgiải ngân vốn ĐTC…

Trước thực trạng này, KTNNđã đề xuất nhiều giải pháp, trongđó có 3 nhóm giải pháp cơ bản:Một là, sửa đổi cơ chế, chínhsách, hoàn thiện khung khổ pháplý, bảo đảm tính thống nhất, đồngbộ của hệ thống pháp luật, tháogỡ kịp thời các rào cản trong quátrình thực hiện giải ngân vốnĐTC. Hai là, tăng cường công tácchỉ đạo, điều hành và phối hợpthực hiện ĐTC; tăng cường kỷluật, kỷ cương; nâng cao tráchnhiệm của người đứng đầu trongviệc thực hiện giải ngân vốnĐTC. Ba là, tăng cường kiểmtoán, giám sát, phân bổ nguồnvốn ĐTC.

Trong đó, KTNN đóng vai tròrất quan trọng. Thông qua kiểmtoán các Bộ, ngành, địa phương,các dự án ĐTC, KTNN sẽ nắmchắc thực trạng, bất cập, hạn chế,lỗ hổng của cơ chế, chính sách, từđó kiến nghị những giải pháphoàn thiện chính sách phù hợpvới thực tế, bịt lỗ hổng trong việcthực hiện nghị định, chính sách.Qua kiểm toán, KTNN cũng gópphần ngăn chặn, răn đe sai phạmtrong ĐTC, đồng thời xác định rõtrách nhiệm của các cá nhân liênquan trong giải ngân vốn ĐTC vàthực hiện các dự án này. Kết quảkiểm toán của KTNN giúp cácBộ, ngành, HĐND các cấp giámsát chặt chẽ việc phân bổ giảingân và hiệu quả ĐTC. Nhiều kếtquả kiểm toán, kiến nghị củaKTNN đã được Chính phủ, Quốchội, HĐND các cấp sử dụng đểxây dựng cơ chế, chính sách, tạođiều kiện thông thoáng trong giảingân vốn ĐTC.n

KTNN đã nghiên cứu, đề xuất nhiều nhóm giải pháp thúc đẩy giảingân vốn ĐTC Ảnh tư liệu

Chưa bao giờ như năm nay, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chủ trì 2 Hội nghị trực tuyến toàn quốc vềgiải ngân vốn đầu tư công (ĐTC). Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tàichính đã trực tiếp làm Trưởng đoàn 7 đoàn công tác kiểm tra tình hình giải ngân vốn ĐTC của các Bộ,ngành, địa phương. Góp phần cùng cả nước thực hiện tốt nhiệm vụ này, KTNN đã nghiên cứu, đúc kếtthực tiễn hoạt động kiểm toán để đề xuất nhiều nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC.

Một số ý kiến giải ngân vốn đầu tư công(Lược ghi tham luận của TS. HOÀNG PHÚ THỌ - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành IV - tại

Hội thảo: “Nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công và vai trò của KTNN”)

THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG - CẦN PHÁT HUY VAI TRÒ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Là đơn vị được giao nhiệm vụ thườngxuyên kiểm toán công tác quản lý đầu tư

xây dựng trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố,KTNN khu vực I nhận nhấy, để nâng caochất lượng, hiệu quả giải ngân vốn đầu tưcông (ĐTC), cả địa phương và KTNN đềucần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Đối với địa phương, trước tiên, ở giaiđoạn chuẩn bị đầu tư, cần xác định rõ điềukiện và khả năng triển khai thực hiện, nhất làcông tác giải phóng mặt bằng.Việc giao vốnhằng năm phải dựa trên kế hoạch sử dụngvốn của dự án được duyệt và có phương ánriêng cho phần giải phóng mặt bằng vớinhững dự án phức tạp, khối lượng lớn. Côngtác giao kế hoạch vốn cần linh hoạt theohướng giao một phần vốn trước để khảo sát,lập thiết kế dự toán sau khi dự án được duyệt;nghiêm túc xác định nợ xây dựng cơ bản vào

cuối năm trước nhằm ưu tiên vốn cho trả nợ,vốn cho dự án hoàn thành vào năm sau,không để xảy ra tình trạng che đậy nợ, đểdành vốn cho dự án khởi công mới. Riêngcông tác giải phóng mặt bằng, các địaphương cần có phương án cụ thể theo từngdự án và huy động hệ thống chính trị làmcông tác dân vận, tuyên truyền để có được sựđồng thuận của người dân. Bên cạnh đó, địaphương cần tạo lập quỹ nhà tái định cư, thựchiện các chính sách an sinh xã hội, tạo điềukiện thuận lợi đẩy nhanh công tác này.

Đồng thời, các địa phương cần tiếp tụcrà soát để hoàn chỉnh và giữ ổn định lâu dàihệ thống các quy định của pháp luật trongquản lý đầu tư xây dựng, hướng tới mục tiêugiảm bớt quy trình, thủ tục, lồng ghép cácbước thực hiện và phân cấp cho chủ đầu tư.Công tác thẩm định chủ trương, dự án, kế

hoạch vốn đảm bảo thống nhất tại một đầumối là cơ quan kế hoạch và đầu tư; hệ thốngđơn giá, định mức cần được các cơ quanchuyên môn và địa phương cập nhật, banhành kịp thời. Nội dung quan trọng nữa làtăng cường vai trò, trách nhiệm của ngườiđứng đầu cũng như đội ngũ viên chức làmcông tác quản lý dự án, nhất là trong côngtác kiểm tra, giám sát việc phân bổ, quản lývà sử dụng vốn…

Về phía KTNN, cần tiến hành riêng biệtmột số cuộc kiểm toán hoạt động theochuyên đề về thực hiện các giải pháp đẩymạnh giải ngân vốn ĐTC. Ngoài ra, trongkiểm toán ngân sách địa phương, các đoànkiểm toán cần tăng cường nhân lực và thờigian cho việc kiểm toán xác định nợ xâydựng cơ bản, đánh giá tính hợp lý trong việcgiao kế hoạch ĐTC ở cả năm ngân sách

được kiểm toán và năm sau đó. Lưu ý kiểmtra các chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giaonhư: tổng kế hoạch vốn đầu tư, danh mục dựán, cơ cấu sử dụng nguồn vốn, điều kiệngiao vốn, thủ tục đầu tư.

KTNN cần tập trung phát hiện bất cậptrong cơ chế, chính sách về lập và giao kếhoạch ĐTC, đầu tư xây dựng, đấu thầu, hợpđồng xây dựng, giải phóng mặt bằng… đểkịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, góp phầnhình thành hệ thống các quy định quản lývốn ĐTC rõ ràng, minh bạch và phù hợp vớithực tế.

Đặc biệt, KTNN cần tăng cường bố tríkiểm toán ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư - tiềnkiểm và giai đoạn kết thúc đầu tư - trước khidự án quyết toán, tạo cơ sở thuận lợi cho việcquyết toán giá trị dự án và giải ngân vốnĐTC; hạn chế kiểm toán ở giai đoạn dự ánđang triển khai, tránh chồng chéo, trùng lặptrong hoạt động kiểm toán, giảm tối đa ảnhhưởng của hoạt động kiểm toán đến các đơnvị quản lý, sử dụng vốn đầu tư, nhất là trongthời điểm cuối năm. Các kiến nghị của đoànkiểm toán phải đảm bảo tuân thủ pháp luật,nhất quán, rõ ràng, tránh gây tâm lý sợ tráchnhiệm cá nhân dẫn tới việc không dám nghĩ,dám làm, dám chịu trách nhiệm trong hoạtđộng đầu tư.n

NÂNG CAO HIệU QUả GIảI NGÂN VốN đầU Tư CÔNG:

Địa phương và Kiểm toán Nhà nước phải cùng vào cuộc(Lược ghi tham luận của ThS. HUỲNH HỮU THỌ - Phó Kiểm toán trưởng KTNN khu vực I - tại Hội thảo: “Nâng cao hiệu

quả giải ngân vốn đầu tư công và vai trò của KTNN”)

Page 7: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-2020 7

Vướng mắc trong giải ngânkế hoạch vốn đầu tư công

6 tháng đầu năm 2020, kếtquả giải ngân vốn ĐTC bìnhquân của cả nước đạt 35% kếhoạch (gồm vốn từ các năm trướcchuyển sang); trong đó, tỷ lệ giảingân bình quân của 4 tỉnh ở khuvực Tây Nguyên là 42,6%.

Kết quả giải ngân nửa đầunăm 2020 cao hơn so với cùng kỳnăm 2019 nhưng vẫn chưa đạtđược mục tiêu, yêu cầu. Nguyênnhân của thực trạng này là do quátrình thực hiện và giải ngân kếhoạch ĐTC năm 2020 vẫn gặpmột số vướng mắc. Cụ thể, cácthông tư hướng dẫn Nghị định số68/2019/NĐ-CP của Chính phủvề chi phí quản lý đầu tư xâydựng có hiệu lực từ ngày15/02/2020 nên một số dự ánđang tổ chức lựa chọn nhà thầuthi công nhưng chưa ký hợp đồngsau ngày các thông tư này có hiệulực dẫn đến phải tổ chức thẩmđịnh và phê duyệt điều chỉnh lạidự toán.

Theo khoản 7, Điều 17 LuậtĐTC năm 2019, HĐND các cấpquyết định chủ trương đầu tưchương trình, dự án nhóm B,nhóm C sử dụng vốn ngân sáchđịa phương. Vì vậy, các dự án sửdụng vốn dự phòng chung ngânsách T.Ư giai đoạn 2016-2020phải chờ đến kỳ họp HĐNDtháng 5/2020 mới được phêduyệt chủ trương đầu tư và đếnngày 30/7/2020 mới giao vốnnăm 2020, dẫn đến tiến độ giảingân bị ảnh hưởng.

Đến ngày 29/7/2020, T.Ư mớihoàn thành việc giao bổ sung kếhoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 nên việc giao chi tiết kếhoạch vốn năm 2020 bị chậm.Hoạt động trong năm của các dựán ODA phải có ý kiến của nhàtài trợ trước khi trình cấp có thẩmquyền phê duyệt. Đại dịch

Covid-19 đã làm ảnh hưởng đếnkế hoạch thu tiền sử dụng đấtcũng như tỷ lệ giải ngân chungcủa địa phương.

Bên cạnh đó, một số chủ đầutư chậm hoàn thiện thủ tục, hồ sơđể triển khai dự án; có tâm lýchờ làm thủ tục giải ngân mộtlần đối với công trình có tổngmức đầu tư nhỏ. Công tác giảiphóng mặt bằng ở một số địaphương kéo dài, ảnh hưởng đếntiến độ thi công.

Kết quả kiểm toán do KTNNkhu vực XII thực hiện tại 4 tỉnhkhu vực Tây Nguyên cho thấy,công tác giao kế hoạch vốn hằngnăm chậm; giao vốn chưa phùhợp với thực tế; chưa kịp thờicắt giảm, điều chuyển kế hoạchđầu tư vốn NSNN của các dự án

chậm giải ngân, các dự án khôngcó nhu cầu vốn cho các dự ánquan trọng, cấp bách cần đẩynhanh tiến độ, có khả năng giảingân nhanh. Vướng mắc trongcông tác đền bù, giải phóng mặtbằng chậm được giải quyết.Chất lượng công tác lập, thẩmđịnh, phê duyệt dự án còn hạnchế. Công tác lập, thẩm định vàphê duyệt cũng như lập và phêduyệt quyết toán một số dự áncòn chậm...

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp

Để thúc đẩy việc giải ngânvốn ĐTC, chủ đầu tư phải coiviệc đôn đốc đẩy nhanh tiến độcông tác này là nhiệm vụ chínhtrị trọng tâm hàng đầu, chịu

trách nhiệm trước lãnh đạo vànhân dân trên địa bàn về kết quảthực hiện; thường xuyên đônđốc, chỉ đạo các nhà thầu đẩynhanh tiến độ; kiên quyết thaythế nhà thầu không đảm bảo yêucầu về chất lượng và thời gian.Đồng thời, các sở, ban, ngànhtăng cường thanh tra, kiểm tracác dự án; báo cáo lãnh đạoUBND các khó khăn, vướngmắc để có giải pháp tháo gỡ kịpthời; rút ngắn thời gian thẩmđịnh các dự án. Các Bộ, ngành,địa phương cần cắt giảm, điềuchuyển kế hoạch đầu tư vốnNSNN của các dự án chậm giảingân, các dự án không có nhucầu vốn, điều chuyển cho các dựán quan trọng, cấp bách, có khảnăng giải ngân nhanh. UBNDcác huyện, thị xã, thành phố tìmgiải pháp đẩy nhanh công tácgiải phóng mặt bằng và tái địnhcư (nếu có), thúc đẩy việc thựchiện kế hoạch đầu tư xây dựngcơ bản của địa phương…

Nhằm góp phần đẩy nhanhtiến độ giải ngân vốn ĐTC tại cácđịa phương, KTNN cần phát huyhơn nữa vai trò của mình thôngqua việc thực hiện một số giảipháp sau:

Nâng cao chất lượng kiểmtoán hoạt động đầu tư xây dựngcơ bản nói chung, trong đó cóviệc giải ngân vốn đầu tư. Nội

dung kiểm toán công tác thựchiện kế hoạch giải ngân vốnĐTC là một trọng tâm kiểm toáncủa cuộc kiểm toán. Các đoànkiểm toán bố trí thời gian, nhânlực phù hợp để kiểm toán côngtác quản lý, sử dụng nguồn vốnĐTC tại cơ quan tổng hợp cũngnhư tại các chủ đầu tư, ban quảnlý dự án.

Tập trung đánh giá công táclập, thẩm định, phê duyệt chủtrương đầu tư, tính đúng đắn củachủ trương đầu tư, tính khả thi vàkhả năng triển khai thực hiện đốivới các dự án, đặc biệt các dự ánliên quan đến công tác giải phóngmặt bằng để kiến nghị phù hợp.

Đối với các dự án chậm giảingân kế hoạch vốn, tập trung làmrõ nguyên nhân và trách nhiệmcủa chủ đầu tư và các nhà quảnlý đầu tư; các nhà thầu xây lắp,cung cấp thiết bị, vật tư; nhà quảnlý tư vấn... qua đó, kiến nghị địaphương có giải pháp cụ thể, kịpthời tháo gỡ khó khăn, vướngmắc, khắc phục yếu kém và xử lýtrách nhiệm đối với các vi phạm.

Tăng cường kiểm toán côngtác nghiệm thu thanh toán kếthợp với kiểm tra hiện trường đểtránh hiện tượng các dự án đẩynhanh giải ngân vốn nhưngkhông đảm bảo chất lượng côngtrình; nghiệm thu khống khốilượng thực tế công trình để tránhchuyển vốn cho các dự án khác...Kiểm toán công tác lập, thẩm tra,phê duyệt quyết toán dự án hoànthành nhằm làm rõ nguyên nhângây chậm trễ việc quyết toán dựán và kiến nghị chấn chỉnh côngtác này.

Các đoàn kiểm toán cần chútrọng việc phát hiện bất cập về cơchế, chính sách của Nhà nước vàtừng địa phương trong quản lýđầu tư, phân bổ, giải ngân để kiếnnghị tháo gỡ khó khăn, nâng caohiệu quả sử dụng vốn ĐTC.n

Các đoàn kiểm toán bố trí thời gian, nhân lực phù hợp để kiểmtoán công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn ĐTC Ảnh tư liệu

Giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) những tháng đầu năm 2020 cao hơn so với cùng kỳ năm trướcnhưng vẫn chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Việc đẩy nhanh tiến độ công tác này đòi hỏi các cấp,các ngành phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc chú trọng kiểm toán công tácthực hiện kế hoạch giải ngân vốn ĐTC.

Chú trọng kiểm toán việc thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công(Lược ghi tham luận của ThS. PHẠM VĂN HỌC - Kiểm toán trưởng KTNN khu vực XII - tại Hội

thảo: “Nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công và vai trò của KTNN”)

THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG - CẦN PHÁT HUY VAI TRÒ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Kiểm toán công tác quản lý, sử dụngvốn đầu tư công (ĐTC) là một trong

những nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hiệnnay, công tác giải ngân nguồn vốn nàyđang được Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Bởi vậy,KTNN cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Kế hoạch kiểm toán những năm tới cầnxác định công tác giải ngân là mục tiêu ưutiên khi kiểm toán lĩnh vực ĐTC. Các đơnvị trong Ngành tập trung trí tuệ, nhân lựcđể kiểm toán việc lập, phân bổ, giải ngânvốn; phân tích, làm rõ số thực giải ngâncho khối lượng công việc đã hoàn thànhtrong tổng số vốn đã giải ngân để đánh giását thực hiệu quả sử dụng, giải ngân vốn;phân tích những bất cập về cơ chế, chínhsách ảnh hưởng đến kết quả giải ngân;đồng thời đánh giá rõ trách nhiệm của từngđơn vị trong việc chậm giải ngân vốn đểcó kiến nghị xử lý phù hợp, hiệu quả.

Đổi mới cách thức tổ chức kiểm toán,tăng cường kiểm toán chuyên đề chuyên sâuvề công tác lập, phân bổ và giải ngân vốnđầu tư với phạm vi toàn Ngành, giảm thiểukiểm toán đối với từng dự án cụ thể để có

cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá đầy đủhơn căn nguyên của việc chậm giải ngânvốn; trên cơ sở đó kịp thời tham mưu choChính phủ và các cơ quan liên quan có giảipháp khắc phục hiệu quả trong quá trình xâydựng, quyết định chính sách ĐTC.

Cần bố trí nhân sự, thời gian hợp lý đểtập trung đi sâu phân tích, đánh giá hiệuquả kinh tế, xã hội trong sử dụng nguồnvốn ĐTC, tác hại của việc chậm giải ngânnguồn vốn này đối với xã hội, kinh tế, từđó đưa ra những thông tin tin cậy, thíchhợp, kịp thời và có chất lượng, đáp ứng tốthơn yêu cầu về công tác quản lý, điềuhành chi đầu tư của Nhà nước.

Tăng cường công khai kết quả kiểmtoán để tuyên truyền, phổ biến kiến thức,

kinh nghiệm quản lý; giúp các đơn vị nhậnthức và quan tâm hơn đến việc đề phòng,ngăn ngừa, hạn chế những thiệt hại dolãng phí nguồn lực, nhất là nguồn lựcĐTC gây nên. Ngoài ra, công khai kết quảkiểm toán cũng đồng nghĩa với việc chỉ rõcác Bộ, ngành, địa phương quản lý yếukém, dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp và tráchnhiệm của các tổ chức, cá nhân có liênquan. Điều này tác động mạnh mẽ, tạo dưluận xã hội rộng rãi đến đông đảo côngchúng để cùng tham gia quá trình giám sáthoạt động của các đơn vị trong quản lý, sửdụng vốn ĐTC, góp phần tích cực đẩynhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngânnguồn vốn này.

Hoạt động kiểm toán chi đầu tư là lĩnh

vực nhạy cảm, liên quan đến trách nhiệmcủa nhiều cơ quan, ban, ngành, do đó khótránh khỏi những sai phạm. Vì vậy, vấn đềkiểm tra, kiểm soát rủi ro kiểm toán và đạođức nghề nghiệp kiểm toán viên cần đượcquan tâm; xử lý nghiêm khắc các trườnghợp kiểm toán viên vi phạm đạo đức nghềnghiệp. Bên cạnh việc tự kiểm soát theochức trách, nhiệm vụ của kiểm toántrưởng, trưởng đoàn, tổ trưởng tổ kiểmtoán, hoạt động kiểm toán cần thiết phảicó sự thanh tra của Thanh tra KTNN hoặcsự tham gia kiểm soát trực tiếp của VụChế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toánngay từ khâu xây dựng kế hoạch kiểmtoán chi tiết của tổ kiểm toán đến khâu tổchức thực hiện.n

Công tác giải ngân phải là mục tiêu ưu tiêntrong kế hoạch kiểm toán những năm tới(Lược ghi tham luận của TS. HOÀNG VĂN LƯƠNG - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, KTNN - tại Hội thảo: “Nâng cao hiệu

quả giải ngân vốn đầu tư công và vai trò của KTNN”)

Page 8: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-20208

r Thưa ông, Thanh Hóa là11/63 địa phương đạt tốc độgiải ngân vốn đầu tư công(ĐTC) cao nhất cả nước trong8 tháng năm 2020. Xin ôngchia sẻ kinh nghiệm của địaphương trong việc thực hiệnnhiệm vụ này?

- Đến hết tháng 8/2020, giảingân vốn ĐTC của tỉnh ThanhHóa đạt 66,4% kế hoạch vốn,xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố vềtỷ lệ giải ngân. Thực tế triển khaicông tác này tại địa phương chothấy, khi dự án đã có đủ nguồnvốn, được phê duyệt, yếu tố duynhất và quan trọng nhất để dự ánkhông bị chậm tiến độ là bàngiao mặt bằng đúng tiến độ.

Công tác giải phóng mặtbằng (GPMB) đòi hỏi chínhquyền, cấp ủy, người đứng đầucấp ủy, hệ thống đoàn thể chínhtrị tại cơ sở đều phải vào cuộc.Ở Thanh Hóa, Bí thư Tỉnh ủy,Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnhyêu cầu bí thư huyện, thị, thànhphố phải trực tiếp chỉ đạo vàchịu trách nhiệm trước BanChấp hành Đảng bộ tỉnh vềcông tác GPMB.

Khi thực hiện GPMB, điềuquan trọng nhất là phải côngkhai đầy đủ các chính sách, chếđộ, trong đó có chính sách đặcthù của địa phương để ngườidân đồng thuận, tránh tìnhtrạng người dân không hiểu rõhoặc đòi hỏi cao hơn so với quyđịnh. Việc giải quyết từngtrường hợp cụ thể có thể dẫnđến một bộ phận người dân cótư tưởng càng bàn giao chậm,

càng đòi hỏi thì sẽ được lợi íchcao, người gương mẫu thựchiện trước sẽ thiệt thòi. Điềuquan trọng nữa là phải quản lýđội ngũ cán bộ trực tiếp thựchiện GPMB. Khi người dânthấy Nhà nước thực hiện chínhsách công khai, bình đẳng thìhọ sẵn sàng chia sẻ khó khănvới địa phương. r Ông đánh giá như thế nào vềvai trò của KTNN đối với việcgiải ngân vốn ĐTC?

- Thực tiễn hoạt động kiểmtoán nhà nước cho thấy, KTNN

đóng vai trò quan trọng trongviệc nâng cao hiệu quả giải ngânvốn ĐTC. Kết quả kiểm toáncủa KTNN là cơ sở để Quốc hội,Chính phủ, HĐND các cấp xemxét, bố trí cho những chươngtrình, dự án có tiến độ thực hiệnnhanh, đảm bảo điều kiện theoquy định. Đây là cơ sở để kếhoạch vốn ĐTC hằng năm giảingân nhanh, phát huy hiệu quảsử dụng nguồn vốn.

Qua kiểm toán, KTNN chỉ ranhững hạn chế, bất cập trongquá trình chuẩn bị hồ sơ, thủ tục

đầu tư. Từ đó, các đơn vị đượckiểm toán sẽ rút kinh nghiệmtrong việc thực hiện, rút ngắnthời gian hoàn thành hồ sơ, thủtục và vẫn đảm bảo quy định.Căn cứ kết quả kiểm toán chitiết từng dự án, KTNN chỉ ra sựchồng chéo, bất cập của hệthống văn bản quy phạm phápluật, kiến nghị sửa đổi cho phùhợp với thực tế, qua đó giúpChính phủ và các Bộ, ngànhxem xét, tháo gỡ khó khăn chođịa phương.

Kết luận của KTNN là cơ sởđể HĐND các cấp giám sát, theodõi chương trình, dự án, đơn vịđược kiểm toán và đôn đốc,đánh giá việc thực hiện kết luận,góp phần giải quyết và khắcphục hạn chế, sai phạm, qua đóđẩy nhanh tiến độ thực hiện dựán. Đây còn là cơ sở quan trọngđể các Bộ, ngành, địa phươnglàm rõ trách nhiệm và xử lýnghiêm các tổ chức, cá nhân viphạm, đồng thời rút kinhnghiệm, chấn chỉnh, hoàn thiệnbộ máy và lựa chọn những đơnvị đáp ứng được yêu cầu thựchiện dự án theo quy định.

r Từ thực tế trên, ông có đềxuất gì đối với KTNN để gópphần nâng cao hiệu quả ĐTC?

- Trước hết, KTNN cần ưutiên kiểm toán một số chuyên đềcó phạm vi rộng và các chươngtrình, dự án thuộc lĩnh vực ansinh xã hội, phát triển kinh tếvùng, quản lý tài nguyên,khoáng sản và một số chuyên đềvề quản lý thu ngân sách, quảnlý vốn đầu tư xây dựng cơ bảnnhằm đánh giá toàn diện côngtác quản lý, sử dụng tài chínhcông, tài sản công, nâng caohiệu quả quản lý, sử dụng nguồnvốn ĐTC.

Đồng thời, tăng cường côngkhai hơn nữa kết quả kiểm toánvà nêu rõ trách nhiệm của tổchức, cá nhân có liên quan đểđông đảo nhân dân được biết vàcùng tham gia giám sát hoạtđộng của các đơn vị sử dụngNSNN, góp phần đấu tranhchống tham nhũng, lãng phítrong quản lý, sử dụng NSNN.Đặc biệt, trong lĩnh vực xâydựng cơ bản, hoạt động giám sátcủa người dân rất quan trọng,khi công khai kết quả kiểm toán,

Tăng cường kiểm toán trước đối với các dự án đầu tư(Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm trả lời phỏng vấn của Báo Kiểm toán)r THU HƯỜNG (thực hiện)

Một trong những giải pháp góp phầnnâng cao hiệu quả giải ngân các dự ánđầu tư công (ĐTC) là cần phát huy hơnnữa vai trò của hoạt động kiểm toán nhànước. Để làm được điều này, theo đạidiện các địa phương và cơ quan quản lý,KTNN cần lưu ý một số vấn đề sau:

Tập trung kiểm toán vào một số nội dung trọng yếu

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng NaiCao Tiến Dũng, kết quả kiểm toán nhữngnăm qua là cơ sở để địa phương chấn chỉnhngay các sai sót, nhất là những sai phạm dohiểu chưa đúng về các quy định pháp luật.Qua kiểm toán, KTNN phát hiện vướngmắc của các địa phương, từ đó kiến nghịđến các Bộ, ngành điều chỉnh chính sáchđảm bảo sát thực tế. Các cuộc kiểm toánhằng năm giống như một khóa tập huấngiúp cán bộ các sở, ngành hiểu rõ hơn vềcác quy định pháp luật và không bị lặp lại

các sai phạm của những năm trước. Kết quảkiểm toán còn giúp việc quyết toán ngânsách hằng năm tại các địa phương đảm bảotính chính xác, hiệu quả.

Với những giá trị mà kết quả kiểm toánmang lại, KTNN cần tiếp tục nâng cao vaitrò trong việc phát hiện ra các nội dungkhông phù hợp của văn bản pháp luật, từ đócó kiến nghị để các Bộ, ngành điều chỉnh,hỗ trợ các địa phương thực hiện. Kiểm toándự án ĐTC, KTNN cần tập trung vào khâulựa chọn nhà tư vấn, giúp địa phương lựachọn được đơn vị tư vấn uy tín, tránh tìnhtrạng dự án phải chỉnh sửa nhiều lần khitriển khai thực hiện, áp dụng công nghệ lạchậu, kéo dài thời gian và bị đội vốn lớn...

Bên cạnh đó, tiến độ thực hiện dự áncũng cần được lưu ý trong quá trình kiểmtoán, nhất là khâu giải phóng mặt bằng. Bởilẽ, việc địa phương quản lý chưa tốt tiến độthực hiện dự án cũng như công tác giảiphóng mặt bằng là nguyên nhân gây ảnh

hưởng đến giải ngân toàn dự án. Ngoài ra,KTNN cần tiếp tục kiểm tra việc thực hiệnkết luận kiểm toán từ các năm trước, ngaycả khi không có kế hoạch kiểm toán ở địaphương đó, nhằm đảm bảo tính tuân thủ vàkhắc phục nhanh chóng các sai phạm.

Kiểm toán toàn bộ quá trình triển khai dự án

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưTrần Quốc Phương nhấn mạnh: Trongnhững năm qua, kết quả kiểm toán đã có tácđộng tích cực đối với công tác quản lý cũngnhư điều chỉnh, hoàn thiện các quy địnhpháp lý về ĐTC. Một trong những vấn đềnổi bật liên quan đến ĐTC là giao kế hoạchvốn chậm trong năm. Mấu chốt của việcnày là do các dự án chưa hoàn thành thủ tụcnên không thể giao hết kế hoạch vốn.

Thực tế, giải ngân chỉ là bước cuối cùngcủa ĐTC, trước đó còn hàng loạt công đoạnvới các quy trình, thủ tục phức tạp và mất

nhiều thời gian như: xác định chủ trươngđầu tư; quyết định đầu tư; giải phóng mặtbằng; phê duyệt thiết kế xây dựng; đấu thầu,lựa chọn nhà thầu; thỏa thuận, ký kết hợpđồng… Tiếp đó mới đến thực hiện dự án vàbắt đầu giải ngân. Các bước nêu trên nếukhông làm sớm thì giải ngân là một vấn đềlớn. Hiện nay, tình trạng tiền chờ dự án - dựán chờ tiền đã dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấpvà thường dồn vào cuối năm.

Để giải ngân tốt, dự án phải đảm bảođầy đủ thủ tục, việc chuẩn bị đầu tư phảiđược triển khai sớm; công tác kế hoạch đầutư phải chuẩn xác, tránh trường hợp tiền cótrong kế hoạch nhưng dự án chưa chuẩn bịxong. Muốn vậy, hoạt động kiểm toán cầnđược thực hiện từ khâu bắt đầu đến khâucuối của dự án, qua đó giúp cho các đơn vịhoàn thiện hơn công tác chỉ đạo, điều hành,triển khai dự án, quản lý nhà nước về ĐTC,trong đó đặc biệt nâng cao năng lực của banquản lý dự án. Đây là yếu tố then chốt, quantrọng, giống như thiết kế bộ máy chuyênmôn để dự án được thực hiện suôn sẻ, cóhiệu quả và đạt tỷ lệ giải ngân cao.

Cơ quan kiểm toán nên độc lập để tham gia ý kiến vào các quy định pháp luật

Ông Nguyễn Văn Thùy - Trưởng BanNghiên cứu và điều phối chính sách giámsát, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia -

Kiểm toán các dự án đầu tư công -Những vấn đề cần lưu ýr NGUYỄN LY (lược ghi)

Ông Mai Xuân Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG - CẦN PHÁT HUY VAI TRÒ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Page 9: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-2020 9

Vì sao Nghệ An đạt tỷ lệgiải ngân cao?

Có được kết quả nêu trên,tỉnh Nghệ An đã bám sát chỉđạo của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và các Bộ, ngànhnhằm quán triệt và tổ chức triểnkhai kịp thời, sớm ban hành cácvăn bản cụ thể hóa để chỉ đạothực hiện; giao vốn ngay khi cóquyết định giao vốn của T.Ư vàHĐND tỉnh, từ khâu xây dựngkế hoạch vốn, địa phương đãchủ động xây dựng và giao kếhoạch vốn phù hợp với tiến độthực tế; đề xuất HĐND tỉnhhọp phiên bất thường để thôngqua chủ trương đầu tư dự án cấp bách.

Cùng với đó, chính quyền địa phương chỉ đạo cáccấp, các ngành vào cuộc, đề cao vai trò, trách nhiệmcủa người đứng đầu, tăng cường chỉ đạo các chủ đầutư đôn đốc các nhà thầu thi công. Hằng quý, UBNDtỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và thôngbáo tỷ lệ giải ngân đến từng giám đốc sở, ngành, chủtịch UBND các huyện, thành phố, thị xã để đôn đốc,chỉ đạo kịp thời.

Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, hoànthiện hồ sơ, thủ tục các dự án mới sử dụng nguồn dựphòng ngân sách T.Ư cũng được tập trung chỉ đạo kịpthời. UBND tỉnh thành lập Tổ công tác để đôn đốctiến độ thực hiện và giải ngân đầu tư công (ĐTC) ngaytừ đầu năm; phân công cụ thể lãnh đạo theo dõi cácdự án, công trình trọng điểm, chỉ đạo thường xuyên,đảm bảo tiến độ được giao.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Kếhoạch và Đầu tư tổ chức làm việc với từng ngành và21 huyện, thành phố, thị xã để rà soát tiến độ giải ngântừng dự án, đốc thúc và kiến nghị đề xuất điều chỉnh,điều chuyển theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướngChính phủ.

Kiểm toán góp phần đẩy nhanh thủ tục giải ngân, quyết toán vốn đầu tư

Trong bối cảnh cả nước thực hiện quyết liệt chỉđạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về giảingân nguồn vốn ĐTC năm 2020, hoạt động kiểm toánnhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với việc đẩynhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ĐTC, góp phầnnâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nóichung và vốn ĐTC nói riêng. Điều này được thể hiệntrên nhiều mặt.

Thứ nhất, hoạt động kiểm toán góp phần cung cấpthông tin xác thực, toàn diện về tình hình quản lý tàichính và điều hành ngân sách của địa phương, giúpđịa phương kịp thời quán triệt và có biện pháp chấnchỉnh những bất cập, hạn chế trong công tác quản lýđầu tư xây dựng cơ bản, phục vụ tốt công tác quản lý,điều hành NSNN và kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh Nghệ An.

Thứ hai, ngoài việc phát hiện sớm các hành vi viphạm trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách và

kiến nghị xử lý thu hồi vốn, tài sản về NSNN, kết luậnvà kiến nghị của KTNN đối với từng nội dung cụ thểđã giúp các đơn vị được kiểm toán rút kinh nghiệm,có biện pháp khắc phục, sử dụng vốn ngân sách đúngmục đích, đúng quy định; ngăn ngừa tiêu cực, lãngphí, thất thoát tiền, tài sản; góp phần làm cho nguồnlực NSNN được sử dụng có hiệu quả.

Thứ ba, đối với công tác giải ngân vốn ĐTC, hoạtđộng kiểm toán đã giúp các chủ đầu tư hoàn thiện hồsơ, thủ tục đúng quy định, qua đó góp phần đẩy nhanhthủ tục giải ngân, quyết toán vốn đầu tư.

Thứ tư, qua kiểm toán, KTNN đã xác định nhữngbất cập trong chính sách pháp luật đối với công táclập, phân bổ, giao kế hoạch, quản lý và sử dụng vốnĐTC, từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điềuchỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luậtliên quan phục vụ công tác quản lý.

Năm 2020, KTNN đã chủ động, sớm xây dựng kếhoạch kiểm toán, khảo sát kỹ thông tin phục vụ côngtác kiểm toán theo kế hoạch. Do đó, việc kiểm toántại Nghệ An được triển khai tương đối thuận lợi và rútngắn thời gian, tạo điều kiện để các đơn vị sớm hoànthiện hồ sơ thủ tục giải ngân vốn ĐTC trong nhữngtháng cuối năm.

Để phát huy hơn nữa vai trò của KTNN, giúp cácđịa phương nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốnĐTC, thời gian tới, KTNN cần tăng cường phối hợpvới các địa phương và các đơn vị được kiểm toántrong công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán và thuthập thông tin để hình thành cơ sở dữ liệu, từ đó ápdụng các phương pháp kiểm toán và bố trí lực lượngkiểm toán thích hợp; nghiên cứu cách thức, giải phápphối hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệthông tin để rút ngắn quy trình và thời gian kiểm toántại các địa phương. Đồng thời, nghiên cứu cơ chế phốihợp để KTNN tham gia cùng địa phương trong côngtác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, quy định về quản lývà sử dụng vốn ĐTC tại địa phương. Bên cạnh đó,KTNN có thể tổng hợp những bất cập, nhóm vấn đềvướng mắc, vi phạm thường gặp, những sai sót trongcông tác lập, thẩm định và trong quá trình thi công,các nội dung cần tập trung thực hiện nhằm phổ biếncho các đơn vị, địa phương rút kinh nghiệm kịp thờiđể quản lý và thực hiện đúng quy định.n

Xây dựng cơ chế phối hợp để nâng caohiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công(Lược ghi tham luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An LÊ HỒNG VINH tại Hội thảo:“Nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công và vai trò của KTNN”)

người dân cũng nhìn nhận rõ trách nhiệm giám sát của cơquan nhà nước đối với các công trình tại địa phương.

KTNN cần tiếp tục chú trọng phân tích, làm rõ nguyênnhân và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân dẫn đến saiphạm trong từng khâu của quá trình thực hiện dự án, qua đókiến nghị xử lý triệt để và hiệu quả. KTNN nên tổng hợpnhững sai phạm đặc trưng của từng lĩnh vực mà nhiều địaphương thường mắc phải để thông báo cho các địa phươngbiết, từ đó, chính quyền sẽ chỉ đạo các ban quản lý, chủ đầutư tránh sai phạm thường xuyên, nếu tiếp tục lặp lại có thểquy là cố tình vi phạm.

Ngoài kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, KTNNcần chuyển trọng tâm sang kiểm toán hoạt động; tăng cườngkiểm toán trước đối với các dự án đầu tư, tập trung phân tíchtính đúng đắn của chủ trương đầu tư, sự phù hợp của hồ sơthiết kế để kiến nghị xử lý phù hợp nhằm ngăn chặn nhữngsai sót trước khi quyết định đầu tư, trong quá trình thi côngvà tránh lãng phí nguồn lực.

Cùng với đó, tăng cường hậu kiểm, kiểm tra việc thựchiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; ban hành hoặc đề nghịban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ tráchnhiệm đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc khôngthực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN. rNhư ông đề nghị, KTNN cần tăng cường kiểm toán trướcđối với các dự án đầu tư. Ông có thể lý giải cụ thể hơn vềđiều này?

- Quá trình thực hiện dự án gồm một chuỗi từ khâu chuẩnbị, đến thực hiện và kết thúc. Lâu nay, KTNN thường kiểmtoán từ khi thực hiện đầu tư, chỉ ra những bất cập, sai sóttrong quá trình thực hiện nhưng đó là những việc đã xảy ra.

Nếu KTNN kiểm toán từ bước chuẩn bị đầu tư đối với dựán nhóm A, B, đồng thời chia sẻ những bất cập trong quá trìnhchuẩn bị đầu tư mà các dự án tương tự ở các địa phương khácmắc phải thì điều này sẽ giúp đơn vị tránh được nhiều sai sót.

Có ý kiến lo ngại việc kiểm toán trước có thể làm ảnhhưởng tới tiến độ triển khai dự án. Tôi không cho rằng nhưvậy, bởi lẽ, việc kiểm toán trước sẽ diễn ra đồng thời với quátrình chuẩn bị đầu tư. Điều đó sẽ rất thuận lợi cho đơn vịđược kiểm toán. KTNN chỉ ra cái sai càng sớm thì địaphương càng có cơ hội khắc phục sớm. Bất cứ giai đoạn nàotrong quá trình thực hiện dự án được kiểm toán, tôi đều cảmthấy yên tâm.r Xin trân trọng cảm ơn ông!n

nhận định: Trong bối cảnh hiện nay, các chính sách tiền tệ, tàichính, ĐTC đều được thực hiện một cách thận trọng và vai tròcủa việc giải ngân vốn là rất quan trọng, tạo động lực thúc đẩykinh tế, từ đó làm lan tỏa và thu hút vốn tư nhân.

Hiện nay, hoạt động kiểm toán đã được triển khai ở nhiềudự án từ cấp địa phương đến các dự án trọng điểm quốc gia, quađó nắm bắt được tất cả các nội dung còn vướng mắc trong quátrình triển khai thực hiện. Vì vậy, KTNN cần đóng vai trò độclập để tham gia ý kiến vào các quy định pháp luật dựa trên thựctiễn hoạt động đảm bảo các quy định này sát với thực tế, mangtính khách quan và hiệu quả. Bên cạnh đó, KTNN cũng cầnkiểm toán từ đầu, ngay khi chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ thiết kếdự án, từ đó sớm phát hiện rủi ro và khắc phục các sai phạm.

Cần công khai kết quả kiểm toán trên các phương tiện thông tin đại chúng

Bà Lương Thị Hồng Thúy - Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm soátchi, Kho bạc Nhà nước - đánh giá: Thông qua công tác kiểmtoán, KTNN đã kịp thời phát hiện các dự án ĐTC chưa đạt hiệuquả; bất cập, hạn chế trong việc ban hành và thực hiện cơ chế,chính sách về ĐTC ở các giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiệnvà kết thúc dự án. Từ đó, KTNN đã đề xuất xử lý tài chính nhằmngăn chặn thất thoát, lãng phí vốn ĐTC; cung cấp thông tin đểcác cơ quan quản lý khắc phục bất cập trong cơ chế, chính sáchcho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thực hiện các kiến nghịkiểm toán ở nhiều đơn vị vẫn chưa kịp thời, thiếu trách nhiệm.Vì vậy, KTNN cần công khai rộng rãi kết quả kiểm toán và việcthực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán trên các phương tiệnthông tin đại chúng, đồng thời ban hành chế tài xử phạt đối vớiđơn vị chậm thực hiện kết luận của KTNN để nâng cao giá trịcủa kết quả kiểm toán.n

Việc giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng cáccông trình trọng điểm Ảnh tư liệu

Đến ngày 31/8/2020, tỷ lệ giao kế hoạch vốn ngân sách T.Ư của tỉnh Nghệ An đạt 97,63%; vốn ngân sáchđịa phương quản lý giải ngân đạt 7.887,234 tỷ đồng, đạt 63,82%. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầutư và Bộ Tài chính, Nghệ An là một trong số ít địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 60%, đứng đầu khu vựcBắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG - CẦN PHÁT HUY VAI TRÒ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Page 10: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-202010

Bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tửtừ ngày 01/7/2022

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn,chứng từ. Theo đó, từ ngày 01/7/2022, tổchức, cá nhân phải áp dụng hóa đơn điện tử.Hóa đơn giấy được sử dụng đến ngày30/6/2022.

DN, tổ chức kinh tế đã thông báo pháthành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơnđiện tử không có mã của cơ quan thuế, hoặcđã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mãcủa cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơquan thuế trước ngày Nghị định này ban hànhvẫn tiếp tục được sử dụng đến ngày30/6/2022.

Trường hợp từ ngày Nghị định này đượcban hành đến ngày 30/6/2022, nếu cơ quanthuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổiđể áp dụng hóa đơn điện tử, nhưng cơ sởkinh doanh chưa đáp ứng về hạ tầng côngnghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơngiấy thì cơ sở kinh doanh gửi dữ liệu hóa

đơn đến cơ quan thuế theo mẫu, cùng với tờkhai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xâydựng dữ liệu về hóa đơn của các cơ sở kinhdoanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn vàđăng tải trên Cổng thông tin điện tử củaTổng cục Thuế để phục vụ việc tra cứu dữliệu về hóa đơn.n T.ANH

Nợ xấu nhiều ngân hàng tăng mạnh

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020của 16 ngân hàng mới đây cho thấy, nợ xấunội bảng cuối tháng 9 ở mức hơn 49.600 tỷđồng, tăng gần 12.000 tỷ đồng so với hồi đầunăm, tương đương tăng 31%. Chỉ 2/16 ngânhàng có nợ xấu giảm là Ngân hàng Thươngmại cổ phần Đông Nam Á và Ngân hàngThương mại cổ phần Quốc Dân. Trong khi đó,14 ngân hàng còn lại đều có nợ xấu tăng, vớinhiều nhà băng tăng hơn 50% trong 9 tháng.

Mặc dù nợ xấu có xu hướng tăng song đasố nhà băng vẫn đang kiểm soát tốt theo quyđịnh. Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến hếttháng 8/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn

hệ thống ngân hàng tiếp tục được duy trì ởmức dưới 2%.n ĐỨC THÀNH

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử lývi phạm về hải quan

Từ ngày 10/12/2020, Nghị định số128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực hải quan có hiệu lực.

Nghị định quy định 13 hành vi trốn thuếlàm căn cứ để cơ quan hải quan cũng như cáccơ quan chức năng áp dụng, trong đó có cáchành vi: sử dụng chứng từ, tài liệu không hợppháp, không đúng với thực tế giao dịch để kêkhai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫnđến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng sốtiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu...

Theo Nghị định, người nộp thuế có hànhvi vi phạm nêu trên mà không bị truy cứutrách nhiệm hình sự thì bị phạt 1 lần số tiềntrốn thuế trong trường hợp không có tình tiếttăng nặng. Trường hợp có tình tiết tăng nặngthì mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên2 lần nhưng không vượt quá 3 lần số tiềntrốn thuế.n MINH ANH

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp “hạ nhiệt” trong tháng 9/2020

Theo Báo cáo thị trường trái phiếu doanhnghiệp (TPDN) tháng 10/2020 của VNDI-RECT vừa phát hành, trong tháng 9/2020,tổng giá trị TPDN phát hành ra thị trường đạt12.981 tỷ đồng, giảm 88,8% so với thángtrước; trong đó, 10.522 tỷ đồng là TPDN pháthành riêng lẻ, còn lại 2.459 tỷ đồng là TPDNphát hành ra công chúng. Toàn bộ giá trị tráiphiếu phát hành ra công chúng là từ Ngânhàng Thương mại cổ phần Công Thương ViệtNam (Vietinbank).

Giá trị TPDN riêng lẻ đăng ký phát hànhtrong tháng 9 giảm 80,6% so với tháng 8, tỷlệ phát hành thành công đạt 42,8%. Lũy kế 9tháng, tổng giá trị TPDN phát hành thànhcông đạt 328.661 tỷ đồng, tăng 72,3% so vớicùng kỳ năm ngoái, trong đó giá trị trái phiếuphát hành riêng lẻ đạt 303.802 tỷ đồng, tăng71,3% so với cùng kỳ năm trước. X.HỒNG

“Rốn lũ” miền Trung và nhữngnỗi đau để lại

Cả gia đình bị lũ cuốn trôi, tàisản cũng trôi theo dòng nước dữ;đọng lại là những giọt nước mắt lăndài của người ở lại, những khuônmặt trẻ thơ ngơ ngác tìm cha, mẹ;ruộng vườn, nhà cửa, trường họcngập trong dòng nước đục... Đó lànhững mất mát, những nỗi đaukhông gì có thể diễn tả, khỏa lấp lúcnày đối với đồng bào miền Trung,nơi phải đối mặt và nếm trải cơngiận dữ của thời tiết.

Mảnh đất miền Trung máu thịt,là tâm điểm của bao cơn thiên tai,đã ngập trong nỗi đau như thế; xótxa như lời của vị Phó Chủ tịch Ủyban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnhkhi chia sẻ với chúng tôi: “Bao nămlàm lụng vất vả của người dân bị lũcuốn sạch trong vài giờ. Lũ đi qua,nhưng nỗi đau, nỗi lo với người dânvùng lũ còn dai dẳng mãi”. Nỗi đaunối tiếp nỗi đau, khi thiên tai đổ ậpxuống đầu người dân chưa kịp lắngdịu, thì hơn 30 chiến sĩ của Bộ Tưlệnh Quân khu 4 lại hy sinh trongquá trình làm nhiệm vụ cứu hộ, cứunạn và phòng, chống lụt bão. Nỗiđau ấy vẫn còn in sâu trong tâm trícủa các cán bộ, chiến sĩ Quân khu.“Trong thực hiện nhiệm vụ, sự hysinh là không thể tránh khỏi. Tuynhiên, sự hy sinh, mất mát vừa qualà quá lớn đối với Quân khu, giađình các liệt sĩ nói riêng, với toànquân, cả nước nói chung” - Chínhủy Quân khu, Trung tướng Trần VõDũng xúc động.

Theo thống kê sơ bộ, đợt mưalũ vừa qua đã gây ngập lụt nghiêmtrọng, nhiều khu dân cư bị chia cắt,cô lập, ảnh hưởng nghiêm trọngđến an toàn tính mạng, tài sản vàđời sống của hơn 135.000 hộ dântại trên 200 xã, phường của 4 tỉnh:Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế. Đã có hàng trămngười chết và mất tích, bị thương;hàng nghìn ngôi nhà bị đổ sập,cuốn trôi, nhiều hecta lúa, hoa màuvà cây công nghiệp bị mất trắng,nhiều công trình công cộng bị hưhỏng, ngập lụt, ước tính tổng thiệthại lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Bão,lũ, sạt lở đất đã khiến cho nhiều gia

đình lâm vào cảnh khó khăn cùngcực, mất người thân, sinh kế bị pháhủy, thiếu lương thực, thực phẩm...,cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơbùng phát, lây nhiễm dịch bệnh.Tại nhiều địa phương, các trườnghọc đã bị hư hại và tạm ngừng hoạtđộng. Do đó, gần 1,2 triệu học sinhhiện đang phải nghỉ học và việc họctập của các em bị gián đoạn.

Hậu quả do cơn bão số 7, số 8chưa được khắc phục hết, thì nhữngngày này, thông tin về cơn bão số 9lại dồn dập khiến người dân vùnglũ không khỏi lo lắng. Theo BanChỉ đạo T.Ư về phòng chống thiêntai, với tính chất phức tạp, nguyhiểm, bão số 9 được dự báo sẽ tiếptục gây ảnh hưởng nghiêm trọngđến các tỉnh Trung Bộ.

Nhiều nghĩa cử cao đẹp Trước tình hình lũ lụt tại các

tỉnh miền Trung đã, đang có diễn

biến phức tạp, gây ra những hậuquả nặng nề, nhiều tổ chức đoànthể, cá nhân… đã vận động quyêngóp mua các mặt hàng nhu yếuphẩm cần thiết gấp rút lên đườngvào vùng lũ để kịp thời tiếp ứngcho người dân đang gồng mìnhchống đỡ với thiên tai.

Với tinh thần tương thân, tươngái, chung tay giúp đỡ đồng bào cáctỉnh miền Trung vượt qua khókhăn, Ban cán sự đảng, Đảng ủy,lãnh đạo KTNN, Ban Chấp hànhCông đoàn, Đoàn Thanh niênKTNN kêu gọi toàn thể cán bộ,công chức, viên chức, người laođộng KTNN quyên góp, ủng hộ vàmỗi người trích ít nhất 1 ngàylương để hỗ trợ đồng bào các tỉnhmiền Trung khắc phục khó khăn domưa lũ, sớm phục hồi sản xuất vàổn định đời sống. “Đây không chỉlà hành động nhường cơm, sẻ áođối với đồng bào miền Trung ruột

thịt trong cơn hoạn nạn, mà còn thểhiện một nghĩa cử cao đẹp, một tấmlòng nhân ái, một nét đẹp văn hoácủa công chức, viên chức và ngườilao động KTNN đối với xã hội vàcộng đồng” - Chủ tịch Công đoànKTNN Trần Kim Lộc nhấn mạnh.

Hưởng ứng lời kêu gọi, toàn thểcán bộ, công chức, viên chức vàngười lao động KTNN đã tham giaquyên góp ủng hộ với nhiều hìnhthức, đặc biệt là số tiền quyên góplên tới 1 tỷ đồng chỉ sau vài ngàykêu gọi. Theo Chủ tịch Công đoànKTNN Trần Kim Lộc, đây là sốtiền ủng hộ được huy động lớn nhấttừ trước đến nay tại KTNN. Số tiềnủng hộ thu được không thể nóithay, nói hết, nhưng phần nào đãcho thấy tình cảm, tấm lòng chia sẻsâu sắc của cán bộ, công chức, viênchức và người lao động KTNN đốivới đồng bào miền Trung chịu ảnhhưởng của lũ lụt.

Từ số tiền huy động được, mớiđây, Đoàn công tác của KTNN doPhó Bí thư Đảng ủy, Phó TổngKiểm toán Nhà nước Nguyễn TuấnAnh dẫn đầu đã đến thăm và chiasẻ với người dân vùng lũ, cũng nhưchia sẻ với lực lượng chức năngtrên tuyến đầu chống lũ, góp phầngiúp người dân vượt qua khó khăn.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, HàTĩnh là một trong những địaphương chịu ảnh hưởng nặng nề,với thiệt hại xảy ra cả về người vàtài sản. Đây là điểm đến đầu tiêncủa Đoàn công tác KTNN trongchuyến thăm, chia sẻ với người dânvùng lũ. Tại buổi làm việc với BanCứu trợ tỉnh Hà Tĩnh, thay mặtĐảng ủy, lãnh đạo KTNN, PhóTổng Kiểm toán Nhà nước NguyễnTuấn Anh đã trao những phần quàcứu trợ và gửi lời chia sẻ với nhữngthiệt hại mà nhân dân Hà Tĩnh phảigánh chịu do ảnh hưởng của thiêntai; đồng thời mong muốn phần quànhỏ sẽ góp phần giúp người dânvượt qua khó khăn, hoạn nạn.

Trong khuôn khổ của chuyếncông tác, Đoàn công tác của KTNNcũng đã đến thăm, làm việc tại BộTư lệnh Quân khu 4 - đơn vị cónhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh khithực hiện nhiệm vụ phòng, chốngthiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại tỉnhThừa Thiên Huế. Nhân dịp này,thông qua Bộ Tư lệnh Quân khu 4,Đoàn công tác của KTNN đã traoquà hỗ trợ cho các đồng chí đanglàm công tác cứu hộ, cứu nạn củaQuân khu 4 số tiền 100 triệu đồngvà gia đình cán bộ, chiến sĩ hy sinhkhi làm nhiệm vụ phòng, chống lụtbão với số tiền 165 triệu đồng.

Bên cạnh những đợt quyên gópchính thức, nhiều tổ chức, cá nhâncông tác tại KTNN đã, đang âmthầm tiếp sức cho người dân vùnglũ. Dù sắp tới, tình hình thiên tai tạimiền Trung chưa có dấu hiệu lắngdịu, người dân nơi đây vẫn còn phảiđối diện với nhiều hiểm nguy, rủiro song với sự chung tay chia sẻ từcộng động, trong đó có KTNN, sẽtạo thêm nguồn lực động viênngười dân vượt qua khó khăn, tậptrung chăm lo để giảm thiểu tối đathiệt hại do bão lũ gây ra.n

Đoàn công tác của KTNN trao số tiền quyên góp cho Ban Cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh

Những ngày này, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đang khẩn trương khắc phụchậu quả thiên tai với những khó khăn, mất mát nặng nề, thiệt hại về người, tài sản bị cuốn trôi, nhiềungười dân thiếu ăn, thiếu mặc... Cùng với những cơ quan, tổ chức, cá nhân trên cả nước đang hướng vềtâm lũ, KTNN cũng có nhiều hoạt động thiện nguyện thiết thực để sẻ chia với bà con miền Trung ruột thịt.

Hướng về “rốn lũ” miền Trungr Bài và ảnh: NGUYỄN LỘC

Page 11: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-2020 11Kinh tế hợp tác xã không ngừng phát triển

Theo báo cáo của Bộ Kếhoạch và Đầu tư (KH&ĐT), đếnnay, cả nước có 26.112 HTX,trong đó có 17.462 HTX nôngnghiệp và 8.650 HTX phi nôngnghiệp. So với năm 2011, sốlượng HTX đã tăng khoảng 40%.Trong giai đoạn 2011-2020, sốlượng HTX tăng với tốc độ tăngbình quân 3,83%/năm, số lượngthành lập mới là 16.190 HTX,giải thể khoảng 8.328 HTX. Từnăm 2013 trở lại đây (Luật HTXnăm 2012 có hiệu lực), số lượngHTX thành lập mới tiếp tục tăngnhanh, từ 491 HTX thành lập mớinăm 2011 lên 1.159 HTX thànhlập mới vào năm 2013 và đếnnăm 2020, số HTX thành lập mớiước khoảng 2.175 HTX, tăng gấp4,3 lần so với năm 2011.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐTNguyễn Chí Dũng đánh giá, sốlượng HTX tăng mạnh trong giaiđoạn 2016-2020 do Chính phủ đãchỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, banhành nhiều quyết sách quan trọngnhằm phát triển kinh tế tập thể,HTX. Ban Chỉ đạo Đổi mới, pháttriển kinh tế hợp tác, HTX đã chỉđạo quyết liệt tới các địa phương,đặc biệt là chỉ đạo của Bộ Chínhtrị và sự quan tâm vào cuộc triểnkhai đồng bộ, hiệu quả Luật HTXnăm 2012 của các cấp, các ngành.

Ghi nhận sự đóng góp củakinh tế tập thể, HTX, BộKH&ĐT ước tính, doanh thubình quân của một HTX năm2020 đạt trên 4,38 tỷ đồng, tăng116% so với năm 2011, tốc độtăng trưởng giai đoạn 2011-2020đạt 8,92%/năm. Trong đó, doanhthu bình quân của các HTX cũngtăng từ 1,28 tỷ đồng năm 2011lên gần 2,61 tỷ đồng năm 2020(tăng khoảng 104%). Bên cạnhđó, lãi bình quân của một HTXtăng từ 156 triệu đồng lên 314triệu đồng (101%); thu nhập bìnhquân của một lao động thườngxuyên trong HTX tăng từ 20 triệuđồng lên 51 triệu đồng (160%).Thông qua HTX, đời sống củathành viên và lao động trongHTX được tăng lên đáng kể, từng

bước cải thiện kinh tế hộ thànhviên, góp phần xóa đói, giảmnghèo tại cộng đồng.

Mặc dù khó khăn nhưng hiệuquả hoạt động của các HTXnhững năm gần đây ngày càng ổnđịnh và có xu hướng phát triển.Theo báo cáo của các địa phương,tổng vốn hoạt động của HTX năm2020 ước đạt 113.843 tỷ đồng,tăng khoảng 59.000 tỷ đồng sovới năm 2011; tổng giá trị tài sảnước đạt 55.777 tỷ đồng, tăng25.500 tỷ đồng so với năm 2011.Tuy số lượng HTX tăng lênnhưng số lượng thành viên HTXlại giảm. Đến thời điểm này, cáctổ chức HTX đang thu hútkhoảng 6,1 triệu thành viên, giảmgần 2 triệu thành viên so với năm2011. Nguyên nhân là do sau khiLuật HTX năm 2012 được ban

hành và có hiệu lực, các HTX đãtự điều chỉnh, chuyển đổi, sắp xếplại để hoạt động cho phù hợp,hiệu quả hơn.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Bộ KH&ĐT đánh giá, nhìnchung, kinh tế tập thể, HTX đãđóng góp đáng kể vào tăngtrưởng kinh tế, giúp phát triểnkinh tế hộ thành viên và kinh tếcá thể. Theo số liệu của Tổng cụcThống kê, đóng góp của khu vựcHTX vào GDP của cả nước trungbình khoảng 3,9%/năm. Đónggóp của khu vực kinh tế cá thể,hộ gia đình chiếm trên 30% GDPcả nước. Bên cạnh những đónggóp về mặt kinh tế, khu vực kinhtế tập thể, HTX còn có vai trò rấtquan trọng trong đảm bảo an

sinh, xã hội tại cộng đồng. Môhình HTX tác động đến kinh tếthành viên thông qua tạo việclàm, giảm chi phí, tăng giá bán,góp phần cải thiện thu nhập, xóađói giảm nghèo…

Phát triển kinh tế tập thể mànòng cốt là HTX vẫn luôn là mộtchủ trương lớn, nhất quán củaĐảng và Nhà nước. Kết luận củaBộ Chính trị ngày 09/3/2020 vềtiếp tục đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả kinh tế tập thểđã nêu rõ: “Khẳng định vị trí, vaitrò quan trọng của kinh tế tập thểtrong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa; xác địnhrõ phát triển kinh tế tập thể, HTXlà xu thế tất yếu, là nhiệm vụ củacả hệ thống chính trị”. Do đó,việc xây dựng Chiến lược pháttriển kinh tế tập thể, HTX giai

đoạn 2021-2030 có ý nghĩa rấtquan trọng nhằm khuyến khíchphát triển kinh tế tập thể trên cácngành nghề, lĩnh vực, mở rộngquy mô thành viên, ứng dụngkhoa học công nghệ phục vụ sảnxuất, kinh doanh.

Theo mục tiêu Dự thảo Chiếnlược đề ra, đến năm 2030, cảnước có khoảng 140.000 tổ hợptác, 45.000 HTX, 340 Liên hiệpHTX, với 2 triệu thành viên tổhợp tác, 8 triệu thành viên HTX,1.700 HTX thành viên của Liênhiệp HTX. Số HTX hoạt độnghiệu quả đạt 70% trên tổng sốHTX của cả nước. Đặc biệt, trongbối cảnh hội nhập và sự phát triểnmạnh mẽ của Cách mạng côngnghiệp 4.0, các HTX cần đẩymạnh ứng dụng công nghệ cao,nhất là các HTX trong lĩnh vựcnông nghiệp để phấn đấu đếnnăm 2030 cả nước có trên 5.000HTX ứng dụng công nghệ caovào sản xuất và tiêu thụ nông sản.Đồng thời tăng cường liên kếttheo chuỗi giá trị giữa DN vàHTX, phấn đấu có khoảng 50%HTX nông nghiệp liên kết vớiDN theo chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, theo nhận định củaBộ KH&ĐT, khu vực kinh tế tậpthể, HTX sẽ phải đối mặt vớinhiều thách thức, dễ bị ảnh hưởngcủa tác động bên ngoài, không đủnăng lực thích ứng với tình hìnhmới và bị tụt hậu ngày càng xahơn về công nghệ… Bởi sự pháttriển không ngừng của đời sống,sản xuất, tốc độ gia tăng dân số,đô thị hóa mạnh mẽ và yêu cầungày càng cao về sản phẩm antoàn, chất lượng, an ninh lươngthực… sẽ tạo ra sân chơi mới chocác HTX, thế nhưng khu vực kinhtế tập thể, HTX phải đối mặt vàgiải quyết có hiệu quả vấn đề vềchất lượng và cạnh tranh.n

Các HTX cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản Ảnh: P.TUÂN

Từ những nền tảng đã đạt được trong giai đoạn 2011-2020, Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế tậpthể, hợp tác xã (HTX) giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả,bền vững, thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác dựatrên bản chất, giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể… Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với các HTXlà rất lớn.

Ứng dụng công nghệ, liên kết để phát triểnkinh tế hợp tácr QUỲNH ANH

Báo cáo: “Đảm bảo cho ngày mai, ngayhôm nay - Tương lai ngành dịch vụ tài

chính” do PwC vừa công bố mới đây chobiết, dù cho đến hiện tại, Covid-19 đã vàđang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiềungành công nghiệp nhưng ngành dịch vụ tàichính (DVTC) vẫn có nhiều DN hưởng lợi.Theo đó, các DN bảo hiểm hưởng lợi từviệc người tiêu dùng được khuyến cáo hạnchế đi lại, giảm tần suất yêu cầu bồi thườngở các mảng dịch vụ cá nhân. Doanh thu từgiao dịch tự doanh tăng cao hơn đã thúc đẩyhoạt động kinh doanh trên thị trường vốn.Bên cạnh đó, các ưu đãi của Ngân hàngNhà nước và hỗ trợ từ Chính phủ đã hạnchế thiệt hại tối đa cho các ngân hàng, giúpngăn ngừa hiệu ứng domino như đã từng

xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu năm 2008.

Tuy nhiên, Báo cáo cũng chỉ ra rằng,ngành DVTC sẽ chịu tác động nặng nề nhấttừ các hiệu ứng bậc hai khi hậu quả của đạidịch dần bộc lộ trên diện rộng trong vàinăm tới. Chất lượng tín dụng của kháchhàng ngày càng suy giảm, môi trường lãisuất thấp tiếp tục được duy trì. Đại dịchCovid-19 đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến khảnăng tài chính của cả khách hàng cá nhânvà DN trong ngành DVTC. Nhiều mối longại tiềm ẩn khi những tác động vốn đangđược trì hoãn này diễn ra trong tương lai.

Bên cạnh đó, ngành DVTC sẽ phải đốimặt với một số áp lực. Đó là: xu hướng lãisuất thấp tiếp tục tác động mạnh tới tỷ suất

lợi nhuận và mô hình kinh doanh; việc tăngnăng suất thông qua số hóa hoạt động kinhdoanh và lực lượng lao động khiến biên lợinhuận bị thắt chặt hơn. Các đơn vị cấp vốnphi truyền thống sẽ có vai trò ngày mộtquan trọng trong hệ thống tài chính toàncầu. Tình trạng đảo ngược của toàn cầu hóasẽ tiếp tục điều chỉnh quy mô của các tổchức tài chính tương ứng với tăng trưởngGDP của quốc gia sở tại.

Dù vậy, xu hướng của ngành DVTCchuyển sang hoạt động dựa trên nền tảng vàhệ sinh thái được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóngmới, giảm bớt trung gian và tạo đột phá.Sau khủng hoảng, các DN sẽ cần quyếtđịnh lộ trình tốt nhất để tái cấu trúc DN vàdanh mục đầu tư. Trong đó, đẩy mạnh số

hóa là yêu cầu hàng đầu để DN đạt hiệu quảchi phí và lợi nhuận nhờ nâng cao năngsuất; tăng tỷ trọng doanh thu từ phí; tăngcường kết hợp với lĩnh vực cho vay phingân hàng. Cùng với đó, các DN cần đẩynhanh hoạt động xây dựng lòng tin vớicộng đồng, các cơ quan quản lý và cổ đông.DN có thể xem xét thực hiện các bước đitáo bạo để giảm đáng kể hoặc thậm chí loạibỏ các kênh không phải kỹ thuật số, chẳnghạn như các chi nhánh, cửa hàng vật lý vànhân viên bán hàng lưu động.

“Đây là giai đoạn nhiều thử tháchnhưng cũng rất đặc biệt. Các thể chế tàichính cần đánh giá lại cũng như dẫn đầuviệc sử dụng công nghệ để phát triểnnhững năng lực mới, nâng cao sức khỏe tàichính, mức độ tổng thể và an toàn chongười tiêu dùng, đồng thời, đặt ra chiếnlược tài chính mạch lạc cho tổ chức”, bàĐinh Hồng Hạnh - Lãnh đạo DVTC, PwCViệt Nam - nhấn mạnh.n THÙY LÊ

Ngành dịch vụ tài chính sẽ chịu tác động nặng nề bởi Covid-19 trong tương lai

Page 12: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-202012Người Việt dùng hàng Việt chất lượng toàn cầu

Mới đây nhất, Tập đoàn Cen-tral Retail - sau những nỗ lực đưahàng Việt vào hệ thống siêu thịcủa Tập đoàn - quyết định sẽchuyển hướng mạnh mẽ hơn: thúcđẩy tiêu thụ hàng Việt tại thịtrường trong nước cũng như nângtầm hàng Việt tại thị trường quốctế. Bà Nguyễn Thị Phương - PhóTổng Giám đốc Tập đoàn CentralRetail tại Việt Nam - chia sẻ:“Hiện tỷ lệ hàng Việt tại hệ thốngsiêu thị ở Việt Nam của Tập đoànchiếm tới 90%. Chúng tôi nhậnthấy hàng Việt đã có sức lan tỏa vàcó chỗ đứng nhất định trong lòngngười Việt”. Trong bối cảnh dịchbệnh Codid-19 khiến cho hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa gặp khó,Central Retail đã tổ chức Tuầnhàng “Made in Vietnam - Tinh hoaViệt Nam” từ ngày 23 - 25/10 vớikỳ vọng giúp nâng tầm hơn nữagiá trị sản phẩm hàng Việt vàmong muốn những sản phẩm chấtlượng nhất, trong đó có những sảnphẩm chủ yếu phục vụ cho xuấtkhẩu thì nay cũng sẽ cung cấp chocả thị trường nội địa…

Từ đầu năm 2020 đến nay, đạidịch Covid-19 đã và đang ảnhhưởng đến tất cả các ngành, lĩnhvực kinh tế, xã hội của nhiều quốcgia và vùng lãnh thổ, trong đó cóViệt Nam. Nhiều DN Việt Nam đãbị đứt gãy thị trường xuất khẩu,đơn hàng bị đình trệ. Trong bốicảnh đó, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóatại thị trường nội địa là một giảipháp cứu cánh cho nhiều DN.Theo đánh giá của Thứ trưởng BộCông Thương Đỗ Thắng Hải, với

quy mô gần 100 triệu dân, thịtrường trong nước đã góp phầngiúp các DN Việt Nam trụ đượcqua khó khăn, thách thức. Số liệucủa Tổng cục Thống kê cho thấy,tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng 9tháng năm 2020 đạt trên 3,67 triệu

tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳnăm trước. Trong vai trò PhóTrưởng Ban Chỉ đạo T.Ư Cuộcvận động “Người Việt Nam ưu tiêndùng hàng Việt Nam”, Thứ trưởngĐỗ Thắng Hải cho rằng, kết quảnày có sự nỗ lực của ngành côngthương và các địa phương, DN

trong việc thúc đẩy người Việt ưutiên dùng hàng Việt theo Kết luậnsố 77-KL/TW ngày 05/6/2020 củaBộ Chính trị về chủ trương khắcphục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nềnkinh tế đất nước. Cùng với đó làChương trình kích cầu tiêu dùng

nội địa năm 2020 nằm trong Kếhoạch hành động của ngành côngthương nhằm khôi phục và đẩymạnh phát triển công nghiệp,thương mại trong giai đoạn mớiphòng, chống dịch Covid-19.

Doanh nghiệp nội chuyểnhướng, doanh nghiệp ngoạibắc cầu

Sau sự kiện trên, đại diện củaCentral Retail cho biết, dự kiếnnăm 2021, Central Retail sẽ thựchiện cả Tuần hàng Việt Nam tạiThái Lan và Tuần hàng “Made inVietnam” tại Việt Nam để thúcđẩy tiêu thụ hàng Việt cả ở trongvà ngoài nước. Bắc cầu đưa hàngViệt ra thế giới, kim ngạch hàngViệt Nam xuất khẩu qua Tập đoànCentral Retail những năm qua đãcó sự tăng trưởng đáng kể, chỉ từ46 triệu USD năm 2016 đã tănglên tới 205 triệu USD năm 2019.

Ông Nguyễn Quốc Phong -Giám đốc Công ty Vinagreence -chia sẻ, các siêu thị đang tìm đếnsản phẩm chất lượng cao của cácDN trong nước, họ rất cần nhữngsản phẩm có chứng nhận đạtchuẩn. Trong bối cảnh hội nhập,chúng ta có sản phẩm đặc biệt,nhưng cần phải nắm vững thịtrường và thị hiếu tiêu dùng. Lýgiải vì sao sầu riêng Thái Lan,

Nâng cao giá trị hàng Việt ở thị trườngtrong và ngoài nướcr PHÚC KHANG

Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao giá trị hàng Việt, ngành công thương và các tập đoàn, DN trongvà ngoài nước đang nỗ lực đưa hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuấtkhẩu để hàng “Made in Vietnam” trở thành những “Tinh hoa Việt Nam”.

Bàn thảo để làm rõ hơn về quan điểm,mục tiêu, các đột phá chiến lược vàđịnh hướng phát triển khu vực kinh tếtư nhân, DN ngoài nhà nước đến năm2030 - một nội dung quan trọng trongDự thảo “Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2021-2030”, các chuyên gia,nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh, nhấtthiết phải tạo dựng được một môitrường cạnh tranh lành mạnh, côngbằng để khu vực kinh tế tư nhân pháttriển, thực sự trở thành một động lựcquan trọng của nền kinh tế trong thậpniên tới.

Xác định rõ về khu vực kinh tế tư nhân

Chuyên gia cao cấp Nguyễn ĐìnhCung cho biết, định hướng trong Dự thảoChiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 xác định: Phát triển mạnh khu vựckinh tế tư nhân của người Việt Nam cả vềsố lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững,thực sự trở thành một động lực quan trọngtrong phát triển kinh tế; xóa bỏ mọi rào

cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợiđể phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ kinhtế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóacông nghệ và phát triển nguồn lực, nângcao năng suất lao động. Đồng thời, khuyếnkhích hình thành, phát triển những tậpđoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh,có khả năng cạnh tranh khu vực và quốctế. Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2triệu DN với tỷ trọng đóng góp của khuvực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%.

Trao đổi về vấn đề này, Chuyên giakinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, trước hết,cần phải thực sự coi kinh tế tư nhân là mộtđộng lực quan trọng của nền kinh tế, bởiđây chính là lực lượng được kỳ vọng sẽgóp phần thực hiện mục tiêu đến năm2030, Việt Nam trở thành nước thu nhậptrung bình cao. Theo Sách trắng DN ViệtNam năm 2020, trong giai đoạn 2016-2018, nước ta có 540.548 DN tư nhânđang hoạt động có kết quả kinh doanh,chiếm 96,8% tổng số DN đang hoạt động.Bên cạnh đó, cả nước còn có trên 5,2 triệuhộ kinh doanh. Tuy là khu vực không

chính thức nhưng số lượng các hộ kinhdoanh đông gấp hơn 7 lần khu vực chínhthức (gồm DNNN, DN tư nhân và DNFDI). Dù môi trường kinh doanh liên tụcđược cải thiện trong những năm quanhưng vẫn chỉ có một tỷ lệ nhỏ các hộkinh doanh muốn chuyển lên thành DN tưnhân chính thức. Dẫn ra những con sốtrên, bà Phạm Chi Lan cho rằng, Chiếnlược cần làm rõ hơn nữa nội hàm kháiniệm khu vực kinh tế tư nhân; đồng thời,bà bày tỏ quan điểm “toàn bộ khu vực phichính thức đều thuộc sở hữu tư nhân và làmột bộ phận của khu vực kinh tế tư nhânhoặc khu vực kinh tế ngoài nhà nước”.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực -Chuyên gia kinh tế - cũng đề xuất, cầnnhất quán quan điểm khối kinh tế tư nhânphải bao gồm cả các hộ kinh doanh, cácmô hình kinh tế tập thể và các hợp tác xã.Bởi mục tiêu đề ra đến năm 2030, khu vựckinh tế tư nhân đóng góp tới 60% GDPcủa cả nước, nếu không bao gồm cả lựclượng hộ kinh doanh, kinh tế tập thể vàcác hợp tác xã thì rất khó khả thi.

Doanh nghiệp cần môi trường kinh doanh bình đẳng

Một thực trạng khác được bà Phạm ChiLan đề cập, đó là trong số các DN đang hoạtđộng, có tới 97,2% DN có quy mô siêu nhỏ,nhỏ và vừa, chỉ có khoảng 17.000 DN quymô lớn (chiếm 2,8%) nhưng phần đôngtrong số đó là DNNN hoặc DN FDI. Tìnhtrạng thiếu vắng DN tư nhân quy mô vừakéo dài nhiều năm, cũng như các DN tưnhân siêu nhỏ, nhỏ và vừa “không chịu lớn”,hay nhiều hộ kinh doanh không muốn chínhthức hóa hoạt động kinh doanh phản ánhniềm tin kinh doanh còn thấp và bấp bênh.

TS. Nguyễn Thị Luyến - Viện Nghiêncứu quản lý kinh tế T.Ư - cũng đánh giá,thực tế cho thấy hiệu quả hoạt động củakinh tế tư nhân chưa cao, năng suất lao độngkhá thấp. Trung bình giai đoạn 2011-2018,năng suất lao động của DN tư nhân chỉ bằng30% của DNNN và khoảng 40% của DNFDI. Hiệu suất sinh lời của DN tư nhân thấphơn nhiều mức chung toàn khu vực DN,ảnh hưởng đến khả năng tự tích lũy và mởrộng của DN tư nhân. Khả năng chống chịucủa DN tư nhân cũng khá hạn chế.

Kiến nghị giải pháp để thúc đẩy khu vựckinh tế tư nhân phát triển, các chuyên giađều cho rằng, quan trọng nhất phải thiết lậpđược một môi trường kinh doanh cạnh tranhthực sự bình đẳng, lành mạnh. Bà Phạm ChiLan nhấn mạnh, đây là tiền đề số 1 và cầnđược coi là trọng tâm của cải cách thể chếkinh tế. Điều này đòi hỏi Nhà nước thực

Kinh tế tư nhân - động lực quan trọngcủa nền kinh tếr H.THOAN

Cần sớm thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt tại thị trường trong nước cũng như nâng tầm hàng Việt tạithị trường quốc tế Ảnh: P.TUÂN

Page 13: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-2020 13

Năm 2020 là năm đầy thử thách chonền kinh tế toàn cầu, Covid-19 đã

gây ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả cácDN trong và ngoài nước. Thực hiện khảosát trong bối cảnh đặc biệt đó, Bảng xếphạng 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Namđã phản ánh đầy đủ và toàn diện về nhiềukhía cạnh của DN cũng như mong đợi từngười lao động trong điều kiện mới. Theođó, tầm quan trọng của sự linh hoạt vàgắn kết của DN đối với nguồn nhân lựcchưa bao giờ được các công ty chú trọngnhư lúc này. Đây cũng là một trong nhiềunguyên nhân làm thay đổi cách đánh giácủa người lao động về một “nơi làm việctốt” hay “thương hiệu tuyển dụng hấpdẫn” và xa hơn là đã tạo ra sự khác biệtcủa DN “tiên phong”, theo đánh giá củaAnphabe.

Trong các nhận định của mình, bàThanh Nguyễn - Giám đốc điều hành An-phabe - đề cao sự linh hoạt trong ứng phóvới các khủng hoảng về mặt kinh doanhcủa Vinamilk cũng như cho rằng DN sữanày có sự quan tâm sâu sát tới môi trườnglàm việc và vấn đề con người, để qua đóduy trì được vị trí là nơi làm việc hấp dẫnnhất Việt Nam trong bối cảnh đặc biệt củanăm nay.

Tại Vinamilk, rất sớm từ những ngàyđầu khi dịch bệnh bùng phát, lãnh đạoCông ty đã khẩn trương và tập trungtrong việc đưa ra các quyết sách về tất cảcác mảng hoạt động, trong đó, quan trọngnhất là nhân sự. Công tác truyền thôngđược làm tốt đã giúp cho tất cả nhân viên,từ văn phòng Công ty đến nhà máy, trangtrại, trong và ngoài nước hiểu rõ tình hìnhcủa Công ty, các chính sách mới để đảmbảo an toàn, giúp họ yên tâm làm việc.

Ngoài ra, chính sách nhân sự, lương -phúc lợi, chế độ hỗ trợ cho người laođộng Vinamilk trong giai đoạn này đềuđược đảm bảo và cập nhật phù hợp vớithực tế như quy định làm việc, cách ly tạinhà hay giãn cách xã hội. Tất cả nhằmhướng tới việc duy trì tinh thần tích cực,tin tưởng của nhân viên cùng Công tyvượt qua khó khăn, duy trì sản xuất - kinhdoanh, bảo đảm cung ứng sản phẩm chothị trường.

Tại buổi Lễ trao giải, bà Bùi ThịHương - Giám đốc điều hành Khối Nhânsự, Hành chính và Đối ngoại - chia sẻmong muốn các DN tại Việt Nam sẽ cùngáp dụng các phương pháp quản trị tiêntiến của thế giới để xây dựng môi trườngkinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bìnhđẳng, giúp DN phát triển bền vững; từ đó,hình thành môi trường làm việc tốt nhấtcho người lao động để thu hút và giữchân nhân tài, để họ có thể thực sự đónggóp nhiều nhất cho DN.

“Đó cũng chính là phương châm củaVinamilk trong suốt mấy chục năm qua,luôn trân trọng sự đóng góp của tất cảnhững người lao động trong DN, khôngphân biệt vị trí công tác, vì con người làyếu tố quyết định đã làm nên mộtVinamilk như ngày hôm nay. Rất mongtất cả các DN Việt Nam cùng nhau pháttriển bền vững, để xây dựng một đất nướcViệt Nam hùng cường, vươn cao vươn xahơn”, bà Hương cho biết.

Ngoài việc dẫn đầu trong công tácxây dựng nguồn lực chất lượng, DN sữatrong Top 50 công ty sữa lớn nhất thế giớinày cũng đã vượt qua các thương hiệutrong và ngoài nước khác để dẫn đầu Top10 thương hiệu mạnh nhất của Việt Nam- Vietnams Strongest Local Brands - làmột phần của Bảng xếp hạng 1.000thương hiệu hàng đầu châu Á, đồng thờinăm thứ 8 liên tiếp được Forbes ViệtNam bình chọn vào Top “50 công tyniêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2020”.n

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc điều hành Khối Nhân sự, Hành chính và Đối ngoạiVinamilk - nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020”

Theo “Danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2020” được công bố bởi Tổ chức cộng đồng mạng nghề nghiệp Anphabevà Công ty nghiên cứu thị trường Intage, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị trí số 1là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Ngoài ra, Vinamilk cũng lập “hat-trick” khi dẫn đầu tại 2 bảng xếp hạng khác là: “Top 50Doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn” và “Nơi làm việc tốt nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh”.

Vinamilk lần thứ 3 liên tiếp được bình chọnlà nơi làm việc tốt nhất Việt Namr P.V

Malaysia có thể ra thị trường quốc tế, được ngườitiêu dùng nhiều nước đón nhận, ông NguyễnQuốc Phong cho biết, sầu riêng của Việt Namcũng rất ngon, nhưng Thái Lan và Malaysia đãbiết cách tạo giống để thay đổi mùi vị nên đượcngười tiêu dùng nhiều nước chấp nhận.

Trong khi cải tạo giống để sản phẩm đạt chấtlượng cao đáp ứng nhu cầu người tiêu dùngđược xem là bài học rút ra của ngành nôngnghiệp và các DN trong ngành, thì đối vớingành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, việctạo ra dấu ấn riêng cho sản phẩm cũng đượcđánh giá là vô cùng quan trọng. Từ lâu, hàng thủcông mỹ nghệ Việt đã được xuất khẩu đi nhiềunước, được người tiêu dùng trên thế giới đánhgiá cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều mặthàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vẫn chưacó mặt trong hệ thống phân phối của các nhàbán lẻ lớn. Để tìm đầu ra rộng hơn cho sảnphẩm, theo Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh- Làng nghề Mây tre đan Phú Vinh (Hà Nội),chúng tôi có kế hoạch xây dựng mỗi sản phẩmlà một câu chuyện, để thông qua đó, người tiêudùng sẽ biết đến làng nghề Phú Vinh, cũng nhưgiúp chúng tôi đưa được sản phẩm đến nhữngthị trường khó tính nhất.

Còn với Công ty TNHH Thương mại dịch vụxuất nhập khẩu Vina T&T, sau nhiều năm “đemchuông đi đánh xứ người”, Công ty đã quyết địnhmở một showroom chuyên quảng bá, kinh doanhtrái cây trong nước phục vụ chính người tiêudùng Việt. Tổng Giám đốc Công ty Nguyễn ĐìnhTùng cho biết, sau khi đi tham quan nhiều nơi,nhiều siêu thị, tôi thấy trái cây Việt Nam khôngđược bày biện đẹp, chăm sóc tốt, trái ngược vớinhững kệ hoa quả ngoại nhập sang trọng. Điềunày khiến tôi cảm thấy không công bằng với tráicây Việt. Vì vậy, Vina T&T đã chuyển hướng đầutư chuyên bán trái cây Việt cho người Việt.

Có thể thấy, sự chuyển hướng của các DNđang thúc đẩy chất lượng hàng Việt lên một tầmcao mới, vừa để phục vụ cho thị trường trongnước, vừa mở rộng lối ra thương trường quốc tế,từ đó thành công sẽ dễ dàng hơn.n

hiện 2 việc lớn, gồm tăng cường các thể chế thịtrường và tự do hóa các thị trường nhân tố. Mộtthị trường hoạt động tốt đòi hỏi phải có các luậtchơi được xác định rõ ràng, minh bạch, tiên liệuđược và được thi hành nghiêm túc.

Còn theo TS. Cấn Văn Lực, cần tạo điều kiệncho khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận thuận lợihơn với các nguồn lực đất đai, vốn, thị trườngđầu vào, thị trường đầu ra. Cùng với việc định vịrõ vai trò của các hộ kinh doanh trong khu vựckinh tế tư nhân, cần nhanh chóng thúc đẩy quátrình chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành DN.Hiện nay, cả nước có khoảng 1,7 triệu hộ đã đăngký kinh doanh chính thức, con số còn lại là rấtlớn - khoảng 3,5 triệu hộ chưa đăng ký. Bên cạnhđó, cần đẩy nhanh quá trình thực thi các giải pháphỗ trợ DN nhỏ và vừa.

TS. Nguyễn Thị Luyến đề xuất, cần tiếp tụctạo không gian phát triển, tạo cơ hội cho kinh tếtư nhân, đặc biệt là DN tư nhân khai thác, sửdụng nguồn lực quốc gia phân bổ lại từ khu vựckinh tế nhà nước cho phát triển. Song song vớiđó, cần tập trung giải quyết các điểm nghẽn cảntrở DN tư nhân đầu tư, sản xuất và phát triển;điều chỉnh chính sách hướng vào việc tạo điềukiện thuận lợi để ngày càng có nhiều DN lớn vàđược quản trị tốt, bên cạnh các chính sách hỗ trợDN siêu nhỏ và nhỏ lớn dần lên.

Tuy nhiên, bản thân các DN tư nhân cũng cầntiếp tục điều chỉnh, thích nghi và phát triển; chútrọng đầu tư đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ,trình độ quản lý, chất lượng nhân lực để nâng caonăng suất, hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnhtranh… - TS. Nguyễn Thị Luyến nhấn mạnh.n

- Nêu gương” đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị: Thủ

tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Thường trực Ban Bí thưTrần Quốc Vượng, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính,Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Kinhtế T.Ư Nguyễn Văn Bình; đại diện lãnh đạo Quốc hội; các đồngchí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội…

Về phía Đảng bộ KTNN có các đồng chí: Hồ Đức Phớc - Uỷviên Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Đảng, Bí thư Đảng ủy, TổngKiểm toán Nhà nước; Nguyễn Quang Thành - Uỷ viên BCHĐảng bộ Khối khóa XII, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước; NguyễnTuấn Anh - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Dự Đại hội có 300 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn82.000 đảng viên ở gần 6.000 chi bộ của 61 đảng bộ trực thuộc.

Dự thảo Báo cáo chính trị của BCH nhiệm kỳ 2015-2020trình Đại hội XIII Đảng bộ Khối khẳng định, trong bối cảnh quốctế và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, dưới sự lãnhđạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bíthư, Đảng ủy Khối và các đảng ủy trực thuộc đã tập trung lãnhđạo, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác xây dựng Đảng với quyếttâm cao, nỗ lực lớn, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá vàhoàn thành cơ bản những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Về phương hướng trong nhiệm kỳ mới, Dự thảo Báo cáochính trị đề ra mục tiêu: Phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ,đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vìlợi ích chung và nâng cao đạo đức cách mạng, trách nhiệm nêu

gương, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Khối trong sạch, vữngmạnh. Đồng thời, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu củatổ chức đảng và chất lượng đảng viên; thực hiện đồng bộ việcxây dựng, củng cố, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũcán bộ cấp ủy và cán bộ chuyên trách công tác đảng các cấp.Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnhđạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát,kỷ luật đảng…

Đại hội đã nghe Báo cáo kiểm điểm của BCH Đảng bộ Khốikhóa XII; tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo cácvăn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;thông qua Dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyếtĐại hội XIII của Đảng bộ Khối.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Bình yêucầu: Đảng bộ Khối tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, bảođảm nguyên tắc tập trung dân chủ; củng cố đoàn kết thống nhấttrong mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, đổi mới phương pháp, phongcách, lề lối làm việc; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các Đảng,đoàn Ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan T.Ư trong lãnh đạo,chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, tuyệt đối trung thànhvới Đảng, vì lợi ích quốc gia dân tộc. Đồng thời, Đảng bộ cầntiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI, khóaXII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị số05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh…

Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, chiều 28/10, Đạihội đã tiến hành bầu BCH Đảng bộ Khối nhiệm kỳ 2020-2025.Theo chương trình dự kiến, Đại hội sẽ bế mạc vào ngày hômnay, 29/10.n THÀNH ĐỨC (Tổng hợp)

Đoàn kết... (Tiếp theo trang 1)

Page 14: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-202014

Tăng cường phục vụ sách, báo, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thôngtin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chươngtrình phối hợp công tác trong việc tăng cường tổ chức hoạtđộng phục vụ sách, báo tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xãgiai đoạn 2013-2020. Theo đó, kết thúc giai đoạn này,Chương trình đã đạt được những mục tiêu đề ra. Tại Hộinghị, các đại biểu đã đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Báocáo tổng kết đánh giá việc thực hiện Chương trình; từ đó đềxuất, kiến nghị nhiều giải pháp khắc phục khó khăn và xácđịnh phương hướng, nội dung Chương trình phối hợp côngtác giai đoạn tiếp theo. Nhân dịp này, hai Bộ đã khen thưởngcác tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho Chương trình.n

YẾN NHI

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình mới

Trải qua 90 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc, côngtác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tácxây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cáchmạng của Đảng.

Tại buổi Gặp mặt, tuyên dương điển hình “Dân vậnkhéo” toàn quốc, bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chínhtrị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư - cho rằng,hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều cơhội và thách thức, công tác dân vận của Đảng cần phải tiếptục đổi mới, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đặt ra.Trong đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cả hệthống chính trị cần tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽtrong nhận thức, hành động về công tác dân vận của các cấpủy đảng, hệ thống chính trị; tập trung làm tốt công tác dânvận của các cơ quan nhà nước các cấp; đẩy mạnh các phongtrào thi đua yêu nước và thực hiện tốt phong trào thi đua“Dân vận khéo”...n P.LAN

Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên Tuồng và Dân ca kịch

Lễ Khai mạc Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên Tuồng vàDân ca kịch toàn quốc - 2020 vừa chính thức diễn ra tại BìnhĐịnh. Cuộc thi năm nay thu hút sự tham gia của 44 diễn viênđến từ 6 đoàn nghệ thuật trong cả nước. Trong đêm khai mạc,khán giả TP. Quy Nhơn được thưởng thức những tiết mụcbiểu diễn đặc sắc, được dàn dựng công phu của Nhà hát Nghệthuật truyền thống tỉnh Bình Định và Nhà hát Nghệ thuậttruyền thống tỉnh Thanh Hóa. Khác với nhiều cuộc thi, liênhoan… từng được tổ chức luôn khuyến khích khán giả tớirạp, Cuộc thi lần này chỉ có số lượng khán giả hạn chế nhằmbảo đảm công tác phòng, chống dịch.n THANH XUYÊN

Hơn 1,1 triệu người khuyết tật được hưởngtrợ cấp xã hội hằng tháng

Tổng kết Chương trình trợ giúp người khuyết tật (NKT)giai đoạn 2012-2020 và triển khai Chương trình giai đoạn2021-2030, báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội cho thấy, hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ củaChương trình đã được thực hiện và cơ bản hoàn thành: nhậnthức, trách nhiệm của xã hội đối với NKT được nâng cao,NKT ngày càng tự tin hoà nhập với xã hội; hằng năm,chương trình dạy nghề hỗ trợ cho hơn 20.000 NKT học nghề,hàng chục nghìn NKT nặng, đặc biệt nặng được chăm sóctại các cơ sở bảo trợ xã hội; hệ thống giao thông, công trìnhtiếp cận có sự nhận thức cơ bản; hơn 1,1 triệu NKT đượchưởng trợ cấp xã hội hằng tháng...n TUỆ LÂM

Hơn 30 tác phẩm đạt giải Cuộc thi ảnh “Ấn tượng Việt Nam mùa Covid-19”

Cuộc thi ảnh “Ấn tượng Việt Nam mùa Covid-19” đượctổ chức nhằm hội tụ và lan tỏa phản ánh thực trạng mùa dịch,những nỗ lực của người dân, các cấp chính quyền, các Bộ,ngành, các tổ chức xã hội, các DN… trong hoạt động phòng,chống dịch Covid-19. Sau gần 2 tháng phát động, Ban Tổchức đã nhận được 1.300 tác phẩm từ 136 tác giả. Phần lớncác tác phẩm tập trung phản ánh thực trạng mùa dịch và nỗlực của người dân chống dịch; hình ảnh đẹp của các cán bộy tế, chiến sĩ công an nhân dân, bộ đội trong công tác phòng,chống dịch. Ban Giám khảo đã làm việc nghiêm túc và chọnra được 6 giải A, 9 giải B, 15 giải C cho các tác phẩm xuấtsắc nhất.n Đ.KHOA

Tỷ lệ các trường có vốn đầu tưnước ngoài tại Việt Nam rất thấp

Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) cho biết, đến nay, ViệtNam đã thiết lập quan hệ hợp tácgiáo dục với trên 100 quốc gia vàvùng lãnh thổ, đồng thời là thànhviên tích cực của các tổ chức giáodục quốc tế. Đến hết năm 2019, ViệtNam đã có 525 dự án hợp tác đầu tư

của nước ngoài trong lĩnh vực giáodục còn hiệu lực với tổng số vốn đầutư lên tới gần 4,4 tỷ USD, tăng 321dự án so với 5 năm trước. Số vốnđăng ký đầu tư cũng tăng trên 3,5 tỷUSD. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện có5 cơ sở giáo dục đại học và gần 100cơ sở giáo dục ở các bậc học mầmnon, phổ thông có vốn đầu tư nướcngoài và hơn 450 chương trình đàotạo quốc tế được giảng dạy tại 70 cơsở giáo dục đại học. Bộ GD&ĐT ghinhận, thời gian qua, việc thu hút cácnguồn lực đầu tư cho giáo dục đã đạtđược những kết quả nhất định. Tuynhiên, kết quả đạt được vẫn chưatương xứng với tiềm năng, chưa tạosự đột phá trong toàn hệ thống. Hoạtđộng hợp tác và đầu tư trong giáodục còn đơn lẻ, chiếm tỷ lệ nhỏ sovới các ngành kinh tế - xã hội củaViệt Nam.

Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế(Bộ GD&ĐT) Phạm Quang Hưngcho biết, tiềm lực kinh tế từ giáo dụccủa Việt Nam còn rất lớn. Theo đó,Việt Nam đang có khoảng 192.000học sinh, sinh viên đang học tập tạinước ngoài, điều này cho thấy phụhuynh ở Việt Nam đang có nguồnkinh tế ổn định, họ sẵn sàng đầu tưtiền của để con học ở môi trường giáodục có chất lượng. "Nếu như chúngta thu hút được một phần số lượnghọc sinh, sinh viên này học tập ngaytại Việt Nam thì rất tốt, không bị chảynguồn tiền ra nước ngoài” - ôngHưng nói. Đặc biệt, ở Việt Nam cóhơn 23 triệu học sinh, sinh viên thểhiện nhu cầu có các chương trình giáodục quốc tế chất lượng cao tại ViệtNam. Tuy nhiên, tỷ lệ các trường cóvốn đầu tư nước ngoài tại Việt Namrất thấp, bậc mầm non chỉ chiếm

0,39%, bậc phổ thông chiếm 0,15%và đại học cao nhất với 2,11%.

Cần tận dụng lợi thế về công nghệ hiện đại

Thời gian qua, Việt Nam đã banhành rất nhiều chính sách, văn bảnquy phạm pháp luật, quy định chặtchẽ trong hợp tác, đầu tư. Đó là LuậtGiáo dục 2019, các nghị định quy

định của Chính phủ Việt Nam tronglĩnh vực đầu tư như: Nghị định số46/2017/NĐ-CP quy định về điềukiện đầu tư và hoạt động trong lĩnhvực giáo dục; Nghị định số86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác,đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vựcgiáo dục… Ông Phạm Quang Hưngkhẳng định, khi đầu tư vào Việt Nam,nhà đầu tư sẽ có cơ hội đầu tư lớn vớichính sách rõ ràng, quy định chặt chẽ.

Để đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầutư trong lĩnh vực giáo dục, ông Hưngcho rằng, chính quyền địa phương cầnhỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài cônglập, đơn giản thủ tục hành chính, giaođất sạch cho giáo dục và lập danh mụcđầu tư rõ ràng. Trong khi đó, cáctrường đại học cần phải nâng cao chấtlượng giáo dục và nghiên cứu; chuyểngiao - công nhận tín chỉ; các chươngtrình liên kết đào tạo thực hiện với đốitác chất lượng cao và tích cực nângcao thứ hạng thế giới. Còn các trườnghọc cần thúc đẩy hợp tác quốc tế,cung cấp chương trình giáo dục chấtlượng cao.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồngTrường Đại học Văn Lang Nguyễn

Cao Trí cho hay, cuộc Cách mạng côngnghiệp 4.0 đã tác động đến nhiều lĩnhvực trong xã hội, bao gồm cả lĩnh vựcGD&ĐT, đồng thời cũng tạo nhiềuthách thức to lớn, đòi hỏi con ngườiphải thay đổi để thích nghi, đáp ứngcác yêu cầu về trình độ và kỹ năngchuyên nghiệp. Nhận thức sâu sắc vềtác động của cuộc Cách mạng côngnghiệp 4.0 đối với hoạt động giáo dục

ở Việt Nam hiện nay, ông Trí đề xuất,cần tạo điều kiện tối đa cho các trườngđại học thực hiện mô hình thí điểm cácgiải pháp đột phá về ứng dụng côngnghệ trong giáo dục; linh động thay đổikhung thời gian và đổi mới phươngpháp đào tạo. Đồng thời, đẩy mạnhhợp tác công - tư để có thể tối ưu hóanguồn lực xã hội, chuyển từ cạnh tranhthành hợp tác cùng phát triển.

Cùng quan điểm, Giám đốc Họcthuật và Phát triển đối tác tại NisaiVietnam Dương Thị Mỹ Linh chorằng, phải tận dụng lợi thế về côngnghệ hiện đại, học sinh đến từ khắpnơi trên thế giới đều có cơ hội giao lưuvà học trực tuyến tương tác theo thờigian thực với đội ngũ giáo viên nướcngoài. Đơn cử như chương trình Cam-bridge IGCSE hiện nay được giảngdạy trên 140 quốc gia và tại hơn 3.700trường, trong đó có 1.300 trường tạiVương quốc Anh. Mô hình du họctrực tuyến này tạo điều kiện để họcsinh dễ dàng được tiếp cận với nềngiáo dục ưu việt của Vương quốc Anhmà không bị ảnh hưởng bởi khoảngcách địa lý, vùng miền, hay điều kiệnthể chất lẫn tinh thần.n

Cần đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục Ảnh: P.TUÂN

Hành lang pháp lý trong đầu tư vào giáo dục tại Việt Nam thời gian qua đã không ngừng được cải thiện. Gầnđây nhất, việc ban hành Luật Giáo dục 2019; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học,cùng các nghị định quy định về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục... là lợi thế để Việt Nam thúc đẩy, huy độngnguồn lực đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dụcvẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Thu hút đầu tư cho giáo dục chưa xứngvới tiềm năngr LÊ HÒA

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam vàQuỹ WeLoveU quốc tế đã tổ chức Hội thảo Kinh nghiệmquốc tế về an sinh xã hội cho đối tượng dễ bị tổn thươngdo Covid-19 và Lễ ký kết hợp tác giữa hai bên.

- Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợpvới Bộ Tư pháp tổ chức lớp Tập huấn nghiệp vụ công tácpháp chế, giám định tư pháp và quán triệt văn bản quyphạm pháp luật mới ban hành khu vực phía Nam.

- Ngày 24/10, tại Bình Thuận, Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức Hộithảo Mô hình quản lý khu du lịch quốc gia.

- Ngày 26/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Người caotuổi Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương cánbộ tiêu biểu giai đoạn 2015-2020.

- Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) mớiđây đã tổ chức Chương trình giao lưu với các thí sinh đạtgiải tại Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020.

- Ngày 24/10, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc phối hợpvới Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai tổ chức“Ngày văn hoá Hàn Quốc tại Sa Pa”.n YẾN NHI

Page 15: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-2020 15

Theo một cuộc điều tracủa tờ Nhật báoGuardian (Anh), Tậpđoàn bán lẻ thời trangBoohoo đã hợp tác với ítnhất 18 nhà máy, xưởngsản xuất quần áo ở TP.Leicester (miền Trungnước Anh) trong khinhiều cuộc kiểm toánphát hiện các nhà máynày đã cố tình vi phạmnhiều quy định trongsuốt những năm qua.

Hàng loạt sai phạm tại 18 nhà máy

Các báo cáo kiểm toáncủa bên thứ ba được thựchiện trong 4 năm (từ năm 2017 đến đầu năm 2020) đã chỉ rahàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại các nhà máy ở Leicester.Các vấn đề được nhấn mạnh đã tồn tại trong hoạt động của 18nhà máy suốt nhiều năm như: hồ sơ, chứng từ của các nhà máykhông được ghi chép, lưu giữ đầy đủ; nhân viên không tuânthủ giờ làm việc, công nhân chỉ được trả từ 3 - 4 Bảng/giờ,thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định…

Theo các báo cáo kiểm toán, các nhà máy trên từng bịnhiều đơn thư cáo buộc vì quá lỏng lẻo trong công tác quảnlý người lao động. Tình trạng công nhân không đi làm đúnggiờ và tự ý rời khỏi ca làm việc thường xuyên xảy ra. Nhiềungười đã làm việc nhiều hơn thời gian thỏa thuận trong hợpđồng lao động nhưng vẫn không nhận được số tiền tươngxứng. Số giờ làm của công nhân trên thực tế và trong hồ sơchấm công không trùng khớp gây khó khăn cho việc xác minhmức lương trả cho người lao động. Đến nay, nhiều nhà máyvẫn thực hiện chấm công bằng cách viết tay thay vì vi tínhhóa công việc này.

Đơn cử, tại Onyx Fashion - một nhà máy cung cấp các sảnphẩm cho Boohoo, một cuộc kiểm toán đã chỉ ra rằng, các nhàquản lý thừa nhận tình trạng nhiều công nhân làm toàn thờigian đã bị ghi sai là nhân viên làm việc bán thời gian, do đó,số tiền lương của họ cũng bị giảm xuống rất nhiều.

Bên cạnh đó, một báo cáo kiểm toán năm 2018 xem xétcác hoạt động của Nhà máy sản xuất quần áo Ezili Dariyai chobiết, bảng chấm công tại đây không có chữ ký của người laođộng và các kiểm toán viên đã không thể xác minh các khoảnthanh toán cho người lao động có tuân thủ các quy định hiệnhành không. Với tình trạng quản lý yếu kém, sau đó, Nhà máysớm rơi vào cảnh nợ nần, Giám đốc bị sa thải.

Nhiều vấn đề kháccũng bị lên án tại các nhàmáy trên như: không đảmbảo các chính sách về sứckhỏe cho công nhân; điềukiện làm việc không antoàn, không đầy đủ; cácvấn đề về phòng, chốngcháy nổ không được đảmbảo; vào các dịp lễ lớn,công nhân không đượcnhận tiền thưởng theoquy định; nhiều quyền lợicơ bản khác cũng khôngđược đảm bảo…

Cần tăng cường trao đổi hoạt động với đối tác

Trong số 18 nhà máy trên, 10 nhà máy hiện chưa đưa ralời bình luận, 8 nhà máy còn lại bày tỏ quan điểm chưa hoàntoàn thống nhất với tất cả phát hiện trong các báo cáo kiểmtoán chỉ ra và cần thêm thời gian để xem xét những phát hiện,khuyến nghị kiểm toán.

Boohoo cho biết, Tập đoàn đã tự tiến hành một số cuộcđiều tra và cũng nhận thấy các vấn đề tương tự như trên tạimột số nhà máy sản xuất bị Guardian lên án. Tập đoàn đã tạmngừng hợp tác với các nhà máy này cho đến khi các vấn đềtrên được giải quyết.

Đại diện Boohoo nhấn mạnh: “Sau khi phát hiện nhữnghành vi không tuân thủ ở một số nhà sản xuất, chúng tôi đãđình chỉ đơn đặt hàng đến khi họ có hành động thích hợp đểgiải quyết các vấn đề được chỉ ra trong các báo cáo kiểm toán.Trong số đó, có một số nhà máy cũng đã được Guardian chỉra còn tồn đọng sai phạm”.

Theo bà Claudia Webbe - Nghị sĩ của Leicester East, mộtkhu vực bầu cử của Quốc hội Vương quốc Anh, nơi có nhiềunhà máy đặt trụ sở, Boohoo đã phá vỡ những nguyên tắc,những quy định cơ bản, điều này là không thể chấp nhận được,bà cũng kêu gọi Boohoo cần khẩn trương công bố danh sáchđầy đủ các nhà cung cấp của Tập đoàn tại TP. Leicester để tiếnhành xem xét thêm.

Các báo cáo kiểm toán đã dẫn chứng những tài liệu, đượccho là "tiếng chuông" cảnh báo tới Boohoo và các thương hiệuthời trang khác về việc cần tăng cường trao đổi công tác giámsát với các nhà máy, xưởng sản xuất đối tác, điển hình là vấnđề trả lương cho công nhân, những vấn đề đã bị chỉ tríchthường xuyên trong nhiều năm qua.n

(Theo theguardian.com và tổng hợp)

Nhiều công nhân làm thêm giờ chưa nhận được thù lao xứng đáng Ảnh: poddtoppen.se

Ngày 13/10, Hội đồng TP.Bardstown (bang Ken-

tucky) đã tổ chức một cuộc họpđể thông báo và xem xét kết quảmột cuộc kiểm toán nội bộ mớiđược hoàn thành. Báo cáo kiểmtoán nội bộ chỉ ra rằng, hàngnghìn USD ngân sách của Thànhphố đã “không cánh mà bay”.

Cụ thể, từ năm 2013 đến năm2019, gần 764.000 USD ngânsách của Thành phố đã bị chi tiêunhưng thiếu chứng từ; nhiềukhoản tiền trong số đó được chicho các mục đích cá nhân nhưmua điện thoại di động và cũngkhông có hóa đơn hợp lệ, một sốkhoản khác bị chi từ tài khoản tíndụng của Thành phố.

Các khoản chi tiêu bấtthường này đều có vai trò củacựu Giám đốc Tài chính Thànhphố. Theo Báo cáo kiểm toán,các hành vi của vị cựu Giám đốcđược chỉ ra như: nhận tạm ứngcác khoản thu bằng tiền mặttrước và cố tình giấu đi, sau đónhận số tiền còn lại vào tài khoảncủa Thành phố và báo cáo giaodịch đã kết thúc; tự ý duyệt chimột số khoản bồi hoàn chi phí dù

không có tài liệu phù hợp, nhữngkhoản này được kê gộp trongphiếu chi tiền lương cho cán bộcủa Thành phố để tránh sự chú ýcủa mọi người.

Ngân sách lương hưu cũng bịbội chi lớn và cựu Giám đốc Tàichính được cho là người phảichịu trách nhiệm chính về vấn đềnày. Đặc biệt, cựu Giám đốc Tàichính đã sử dụng thẻ tín dụngcủa Thành phố để mua những

chiếc điện thoại hiện đại nhất vàsử dụng chúng như tài sản của cánhân mình.

Ngoài ra, ngân sách côngđược xác định bị chi tiêu bừabãi cho nội dung nghỉ phép,công tác phí của cán bộ, nhânviên. Những khoản chi nàykhông được xác minh hoặckiểm tra trước khi giao dịchđược thực hiện. Một số khoảnchi khác từ thẻ tín dụng trị giá

gần 2.000 USD vẫn chưa đượcxác minh rõ.

Báo cáo kiểm toán nội bộ đãđưa ra những khuyến nghị chochính quyền TP. Bardstown vềcách quản lý và sử dụng ngânsách công chặt chẽ, hiệu quảhơn, tránh những trường hợpbiển thủ, gian lận xảy ra.

Sau khi Báo cáo chỉ ra nhữngsai phạm tài chính tại Bardstown,chính quyền Thành phố đã yêucầu tiến hành thêm một cuộc điềutra để xem xét những khoản chitiêu chưa được xác định vànhững cán bộ có liên quan đếntình trạng thất thoát ngân sách.n

(Theo whas11.com)TUỆ LÂM

HOA Kỳ:

Tiếp tục điều tra sau khi kiểm toán phát hiện vi phạm tại Bardstown

Liberia: Điều tra bê bối liên quanđến kiểm toán viên

Ngày 16/10, Viện Kiểm toán viên nội bộ đãđưa ra lời kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ cần hỗtrợ công tác điều tra các vụ bê bối liên quanđến tính mạng của 4 kiểm toán viên nội bộ khuvực công của Liberia. Hoa Kỳ và Liberia cómối quan hệ đặc biệt kéo dài hơn 160 năm,việc hỗ trợ công tác điều tra này sẽ là một độngthái quan trọng thể hiện cam kết, trách nhiệmcủa các nước đối với nền an ninh chung.n

(Theo IIA)

Mazar: Xem xét đổi tên thương hiệu

Hãng kiểm toán Mazar đang xem xét thayđổi thương hiệu nhằm tạo ra những sự thay đổiđột phá trong hoạt động và mở rộng quy môcủa Hãng trên toàn cầu. Mazar hiện hoạt độngtại hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ, với gần25.000 nhân viên trên khắp thế giới. Năm tàichính 2018-2019, Hãng đã ghi nhận doanh thu1,8 tỷ Euro và với sự thay đổi lớn này, Hãngdự định sẽ phá kỷ lục mức doanh thu trên.n

(Theo Mazar)

Na Uy: Kiểm toán điều kiện làm việc tại Grane

Cơ quan An toàn dầu mỏ Na Uy mới đâyđã hoàn thành một cuộc kiểm toán xem xétcác hoạt động và điều kiện khai thác tại mỏdầu ở Biển Bắc có tên Grane, cuộc kiểm trađã chỉ ra những vi phạm được đánh giá là rấtnghiêm trọng. Cơ quan đang tiếp tục xem xétcông tác phòng ngừa rủi ro cho người laođộng khi phải đối mặt với các nguy cơ và mốiđe dọa tại đây.n (Theo maritime-executive)

ANH:

Kiểm toán lên án sai phạm tại Boohoovà nhiều đối tác r THANH XUYÊN

Viện Kiểm toán viên nội bộ mới công bốmột báo cáo trình bày sâu hơn những rủi ro dodịch bệnh Covid-19 gây ra cho mọi quốc gia.n

(Theo IIA)Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin

Trung Quốc cho biết, Bộ đã tiến hành kiểm toán320.000 ứng dụng được dùng nhiều tại các địaphương và đã tiến hành việc cấm sử dụng mộtsố ứng dụng.n (Theo theregister)

Một cuộc kiểm toán của Tổng Lãnh sự quánQuần đảo Bahamas ở Miami (Hoa Kỳ) đã chỉ ranhững thiếu sót trong công tác giám sát quy trìnhtrả lương và trợ cấp giáo dục tại đây.n

(Theo ewnews)YẾN NHI

Page 16: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-202016

Tổng biên tập: ĐỖ HỒNG CÔNGPhó Tổng biên tập: MAI HẢI ĐƯỜNG

Trụ sở: 111 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà NộiEmail: [email protected] Website: baokiemtoannhanuoc.vn, www.auditnews.vnĐiện thoại: Phòng Trị sự: (024) 6282 2100, Phòng Báo điện tử: 6276 7891 Phòng Thư ký toà soạn: 6282 2112, Phòng Phát hành - Quảng cáo: 6282 2201Phòng Phóng viên: 6282 2202, Phòng Chuyên đề: 6282 2110; Fax: (024) 6282 2191

Tài khoản: Báo Kiểm toán - 2601 0000 056239 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Mỹ ĐìnhGiấy phép hoạt động báo chí in: Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 củaBộ Thông tin và Truyền thôngChế bản vi tính tại Tòa soạn In tại Công ty TNHH MTV In Quân đội 1 Giá: 5.800đ

Báo cáo mới đây của Ủy ban Kiểm toánPhilippines (COA) cho biết, khoảng 233triệu Peso (4,9 triệu USD) trong ngânsách Chính phủ Philippines đã được chicho chương trình tái định cư của Dự ánđường sắt Northrail, song trên thực tếkhông có một gia đình nào đã thực hiệndi dời.

Ngân sách công được chi dùng thiếu hiệu quả

Năm khu đất được dự kiến khai thác làmđịa điểm tái định cư của Dự án đã được CụcMỏ và Khoa học địa chất đánh giá là “dễ bịảnh hưởng bởi các hiểm họa tự nhiên nênkhông được coi là thích hợp làm khu dâncư”, song vẫn được đưa vào đề án.

Những thông tin này được đưa ra trong bản Báo cáo của cuộckiểm toán mở rộng gần đây đối với Dự án Northrail do Tổngcông ty Đường sắt Bắc Luzon (Northrail) thực hiện. COA cũngtiết lộ rằng, trong số các khoản giải ngân có tổng trị giá 505 triệuPeso để thu mua lại quyền sử dụng đất, có 4,4 triệu Peso chi tiêuđược phát hiện vi phạm quy định tài chính.

“Northrail đã chi khoảng 233 triệu Peso cho chương trình táiđịnh cư trong một cam kết chung với chính quyền tỉnh Bulacan(PGB) mà trên thực tế, việc di dời vẫn không được thực hiện” -COA lưu ý. Các kiểm toán viên cho biết, có ít nhất 10.000 giađình sống trong khu đất thuộc Dự án đường sắt tại Bulacan phảidi dời để nhường chỗ cho Dự án Northrail. Để bắt đầu việc didời các gia đình bị ảnh hưởng, Northrail đã ký một biên bản thỏathuận với PGB, sau đó nhận được 10 triệu Peso và 50ha đất ởNorzagaray, Bulacan để thực hiện Dự án.

Theo COA, Northrail phải chịu trách nhiệm trước việc sửdụng thiếu hiệu quả các khoản ngân sách công trong thực hiệnchương trình tái định cư và những nhân sự liên quan sẽ được truycứu trách nhiệm hình sự trong thời gian sớm nhất.

Trong cuộc kiểm toán lần này, COA đã tiến hành xem xétđến các khoản tài chính sử dụng cho quá trình mua lại vàchuyển đổi đất có được chi dùng hợp lý không, cũng như tínhtuân thủ của các bên tham gia theo luật định. Theo đó, COA đãthu thập các bản báo cáo tài chính, hóa đơn, chứng từ, tài liệuphân tích liên quan đến các khoản thanh toán và bất động sảncủa Northrail, yêu cầu các ngân hàng và đơn vị liên quan đánhgiá giá trị các lô đất và so sánh với chi phí mua, phân tích cáckhoản giải ngân của Northrail cho chính quyền tỉnh Bulacan,

đồng thời tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin từ các nhânsự của Northrail…

Chính quyền tỉnh Bulacan vi phạm hợp đồngDự án Northrail được thực hiện với mục tiêu xây dựng một

hệ thống đường sắt đẳng cấp thế giới có khả năng di chuyển đạttốc độ cao, giúp giao thông hàng hóa và hành khách thuận tiệngiữa các khu vực Metro Manila, khu trung tâm và Bắc Luzon.

Trong bản Báo cáo, COA cũng chỉ trích chính quyền tỉnh Bu-lacan không thực hiện đúng các nghĩa vụ hợp đồng dù đã nhậntiền giải ngân từ phía Northrail để thực hiện hỗ trợ việc di dời.Ngay cả khi công tác tái định cư không được hoàn thành như dựkiến, chính quyền tỉnh này cũng không hoàn trả lại số lô đấtkhông được sử dụng theo thỏa thuận.

Các kết quả từ cuộc kiểm toán đã được gửi tới ông Sy Al-varado - người đứng đầu tỉnh Bulacan - để lấy ý kiến phản hồi.Để tránh những vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai, COAkhuyến nghị Ban Lãnh đạo Northrail phối hợp cùng chính quyềntỉnh Bulacan thiết lập và tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn về traothầu và cung cấp khoản vay hỗ trợ định cư, truy cứu trách nhiệmđối với các nhân sự để xảy ra sai sót trong quá trình xử lý và phêduyệt các khoản tài chính công.

Được biết, Dự án Northrail là một trong hai dự án lớn tạiPhilippines có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc, bên cạnhDự án băng thông rộng quốc gia NBN-ZTE. Đặc biệt, Dự ánbăng thông rộng NBN-ZTE trước đó cũng đã được COA thựchiện kiểm toán và phát hiện tham nhũng, bất thường trong côngtác đấu thầu.n (Theo Manila Bulletin và COA)

Dự án Northrail bị chỉ trích thiếu hiệu quả trong thực hiện Ảnh: ST

Chính phủ Ấn Độ đã vi phạmLuật Tài chính khi giữ lại gần

473 triệu Rupee (6,4 triệu USD)khoản tiền dự phòng cho ThuếHàng hóa và Dịch vụ (GST) trongngân sách hợp nhất của Ấn Độ giaiđoạn tài chính 2017-2018 và 2018-2019 để sử dụng cho các mục đíchkhác. Thông tin này được ngườiđứng đầu Cơ quan Tổng Kiểm soátvà Kiểm toán Ấn Độ (CAG) đưara trong bản Báo cáo kiểm toán cáctài khoản công gần đây nhất.

Bản Báo cáo nhận định, sốtiền dự phòng này là một phầnngân sách công lẽ ra được dùng đểcấp cho các tiểu bang nhằm bù

đắp những thiệt hại về thu chi phátsinh trong quá trình thực hiện Đạoluật Thuế Hàng hóa và Dịch vụ2017, song Chính phủ đã khônglàm đúng điều này và đã vi phạmluật định.

“Trong quá trình kiểm tra, đánhgiá thông tin trong các báo cáo tàikhoản về thu hồi thuế, các kiểmtoán viên nhận thấy thiếu mộtkhoản tiền khoảng 473 triệu Rupeetrong Quỹ Thu chi GST trong các

năm tài chính 2018 và 2019”,CAG cho biết.

CAG khuyến nghị Bộ Tài chínhcần có biện pháp tức thì nhằm khắcphục sai phạm này. Được biết, bảnBáo cáo đã được Tổng Kiểm soátvà Kiểm toán Ấn Độ trình lên Quốchội nước này vào đầu tháng10/2020.

Việc ghi nợ thiếu vào tài khoảnthu thuế trong năm đã dẫn đến việcbáo cáo sai lệch về các khoản thu

cũng như sai lệch trong ghi nhậnmức thâm hụt tài khóa trong năm.Cuộc kiểm toán cũng ghi nhận mộtsai sót trong quá trình thực hiệnnghiệp vụ kế toán liên quan đến việcchuyển tiền vào tài khoản công, theođó, lẽ ra các khoản tiền phải đượcchuyển dưới mục “chuyển khoản hỗtrợ cho các tiểu bang” thay vì “cácdịch vụ tài chính khác”.

Được biết, GST bắt đầu có hiệulực thi hành tại Ấn Độ từ ngày

01/7/2017. Theo đó, GST sẽ thaythế cho hơn chục loại thuế củachính quyền T.Ư và chính quyềncác bang tại Ấn Độ. Việc áp dụngGST được xem là một bước cảicách thuế lớn nhất trong 70 năm kểtừ khi giành độc lập từ Anh. GSTđược chia thành 4 khung thuế cơbản: 5%, 12%, 18% và 28%, đượckỳ vọng sẽ giúp hạ giá thành sảnxuất hàng hóa và dịch vụ, tạo độnglực cho nền kinh tế và khiến các sảnphẩm, dịch vụ của Ấn Độ mangtính cạnh tranh hơn trên thế giới.n

(Theo Economic Times và Indian Times)HOÀNG BÁCH

ẤN độ:

Sai sót trong thực hiện thu chi GST của Chính phủ

Nhật Bản: Kiểm toán hệ thống thôngtin khẩn cấp tại bán đảo Solomon

Chính phủ Nhật Bản vừa qua đã khởi độngcuộc kiểm toán đối với hệ thống thông tin khẩncấp lắp đặt tại bán đảo Solomon, theo đó phát hiệnnhiều bộ phận kết nối bị đứt liên lạc trong 3 nămliền. Hệ thống trị giá 5 triệu USD này được hoànthiện vào tháng 7/2014, được thiết kế nhằm thuthập thông tin thảm họa để có những ứng phó kịpthời, tuy nhiên chỉ hoạt động đến năm 2016.n

(Theo RNZ News)

Hàn Quốc: Khởi động kiểm toán cáctổ chức tài chính công

Quốc hội Hàn Quốc bắt đầu hai tuần kiểm toáncác tổ chức tài chính công và Ủy ban Dịch vụ Tàichính sẽ là đơn vị đầu tiên được kiểm toán. Tiếp đó,các đơn vị được kiểm toán sẽ lần lượt là: Ngân hàngPhát triển Hàn Quốc, Ngân hàng Công nghiệp HànQuốc, Quỹ Bảo lãnh Tín dụng Hàn Quốc, Cơ quanTài chính Độc quyền Hàn Quốc, Tổng công ty Bảohiểm Hàn Quốc và Tổng công ty Quản lý Tài sảnHàn Quốc.n (Theo Korea Herald)

Canada: Kiểm toán năng lực tài xế xe bus tại Ottawa

KTNN Canada vừa tiến hành kiểm toánnăng lực tài xế xe bus tại Ottawa. Kết quả kiểmtoán cho thấy, các tài xế thuộc Cơ quan Quản lýgiao thông Ottawa OC Transpo thiếu kinhnghiệm và không được tham gia tập huấn đầyđủ. Đặc biệt, có tới 62% số tài xế đã từng gâyva chạm giao thông, gây thiệt hại 2.000 USD,trong đó 23% là gây hậu quả nghiêm trọng.n

(Theo CBC.ca)

PHILIPPINES:

COA chỉ trích những thiếu sót tài chínhtại Dự án Northrail r NGỌC QUỲNH

KPMG và Tập đoàn Coin Metrics, Inc. có trụsở tại Boston, Hoa Kỳ vừa đi đến một thỏa thuậnhợp tác chiến lược nhằm cung cấp dữ liệu và đánhgiá chuyên sâu tin cậy nhằm phát triển công nghệchuỗi khối blockchain.n (Theo PR Newswire)

Deloitte vừa công bố Báo cáo đánh giá tácđộng của đại dịch Covid-19 tới hoạt động củaHãng, theo đó báo cáo doanh thu giảm 16%.n

(Theo Accountancy Daily)PwC hiện đang đối diện với những khiếu nại

từ Tập đoàn Choppies của quốc gia miền namchâu Phi Botswana liên quan đến việc không pháthành Báo cáo kiểm toán 2018.n

(Theo Business Day)TRÚC LINH

Page 17: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-2020

Hơn 23.700 người tham gia BHXH tự nguyện

Tính đến ngày 30/9, toàn tỉnhPhú Thọ có 1.304.521 ngườitham gia BHXH, BHYT, bảohiểm thất nghiệp (BHTN), bảohiểm tai nạn lao động - bệnhnghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN),vượt kế hoạch BHXH Việt Namgiao (1.301.399 người), đạt99,9% kế hoạch tỉnh giao(1.305.713 người), tăng 7.025người so với tháng trước, tăng34.158 người so với cùng kỳ năm2019. Trong đó, có 167.083người tham gia BHXH bắt buộc;23.776 người tham gia BHXH tựnguyện; 155.344 người tham giaBHTN; 1.291.138 người thamgia BHYT (ước đạt tỷ lệ bao phủ93,19% dân số).

Trưởng Phòng Truyền thôngvà Phát triển đối tượng (BHXHtỉnh Phú Thọ) Nguyễn Hữu Sơncho biết, việc đẩy mạnh tuyêntruyền nâng cao nhận thức vềBHXH, BHYT cho người dân làcách làm hiệu quả để phát triểnvà mở rộng đối tượng tham giaBHXH, BHYT. Trong đó, cácthông điệp truyền thông gần gũi,thân thiện, truyền tải được giá trịnhân văn của chính sách BHXH,BHYT, tạo thêm niềm tin chonhân dân vào các chính sách ansinh của Đảng, Nhà nước.

Trước đây, việc tổ chức cácHội nghị tuyên truyền được xemlà một kênh tuyên truyền hiệu quảnhất. Tuy nhiên, do tình hình dịchbệnh Covid-19, việc tổ chức hộinghị tuyên truyền trực tiếp khôngthực hiện được, BHXH tỉnh đãchuyển sang giải pháp “đi từngngõ, thăm hỏi từng gia đình” đểtuyên truyền, vận động mọi ngườitham gia. Đồng thời, tranh thủ sựủng hộ của các linh mục, cha xứđể thực hiện lồng ghép tuyêntruyền về BHYT hộ gia đình,BHXH tự nguyện tại những địabàn có đông giáo dân sinh sống.“Có thể nói đây là những phươngpháp tuyên truyền chính sáchBHXH, BHYT, BHTN và pháttriển đối tượng tham gia BHXHtự nguyện, BHYT hộ gia đình

hữu hiệu nhất trong giai đoạnhiện nay” - ông Sơn khẳng định.

Hỗ trợ hộ cận nghèo tham gia BHYT

Ông Nguyễn Hữu Sơn cũngcho biết, tại Phú Thọ, giai đoạn2014-2019, người thuộc hộ cậnnghèo khi mua thẻ BHYT sẽđược NSNN hỗ trợ 70%, ngânsách tỉnh hỗ trợ 10%, còn 20% làDự án "Hỗ trợ y tế các tỉnh ĐôngBắc bộ và Đồng bằng sôngHồng” (Norred) hỗ trợ. Qua 5năm thực hiện Dự án, 100%người cận nghèo của tỉnh đã đượccấp thẻ BHYT miễn phí. Tuynhiên đến năm 2020, khi Dự ánNorred kết thúc, đồng nghĩa vớiviệc người thuộc hộ gia đình cậnnghèo phải tự lo phần kinh phí

20% mua thẻ BHYT hằng năm.Số tiền này tuy không lớn nhưngđối với hộ gia đình cận nghèo,việc tham gia BHYT cùng mộtlúc cho các thành viên trong giađình lại không hề dễ.

Hướng tới mục tiêu “Khôngđể người dân nào không có thẻBHYT”, HĐND tỉnh Phú Thọ đãthông qua Tờ trình “Quy địnhmức hỗ trợ tiền đóng BHYT đốivới người thuộc hộ gia đình cậnnghèo theo tiêu chí chuẩn cận

nghèo trên địa bàn tỉnh PhúThọ”. Theo đó, từ năm 2021-2025, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ15% tiền đóng BHYT cho ngườithuộc hộ cận nghèo. Như vậy,cộng với mức hỗ trợ 70% củaChính phủ, hộ cận nghèo trên địabàn tỉnh sẽ được hỗ trợ 85% tiềnđóng BHYT.

Ngoài ra, từ tháng 02/2020,BHXH tỉnh Phú Thọ đã phátđộng quyên góp từ các chi bộ,đảng bộ thuộc Đảng ủy Khối các

cơ quan tỉnh, các sở, ban, ngànhthuộc Khối thi đua văn hóa - xãhội, các tổ chức, cá nhân trong vàngoài ngành nhằm mục đích hỗtrợ thẻ BHYT cho người thuộc hộgia đình cận nghèo trên địa bàntỉnh. Kết quả, đến hết tháng9/2020, BHXH tỉnh đã huy độngđược hơn 1 tỷ đồng; cấp 3.663 thẻtặng cho người cận nghèo, đếnnay, 100% người cận nghèo đã cóthẻ BHYT.

Thời gian tới, để công tác pháttriển đối tượng tham gia BHXH,BHYT, BHTN đạt hiệu quả, phấnđấu hoàn thành và hoàn thànhvượt mức các chỉ tiêu mà BHXHViệt Nam, UBND tỉnh giao,BHXH tỉnh Phú Thọ xác định,tháng nào cũng là cao điểm trongviệc tuyên truyền phát triển đốitượng tham gia BHXH, BHYT.BHXH tỉnh, BHXH các huyện,thị xã sẽ tiếp tục tổ chức hoạtđộng ra quân tuyên truyền vớihình thức diễu hành lưu động kếthợp phân nhóm đi phát tờ rơi,tuyên truyền trực tiếp tại các khuvực đông dân cư. Hằng tuần, viênchức Phòng Truyền thông phốihợp với đoàn viên, thanh niên tổchức ra quân, vận động ngườidân tham gia BHXH tự nguyện,phấn đấu đạt 15 người/ngày. Mặtkhác, tiếp tục đẩy mạnh đa dạnghóa các nội dung và hình thứctuyên truyền đối với mục tiêutăng trưởng bền vững tỷ lệ thamgia BHYT, đặc biệt là ở các đốitượng hộ nghèo, hộ cận nghèo;phối hợp với Sở Giáo dục và Đàotạo, các cơ sở giáo dục tăngcường công tác truyền thôngchính sách BHXH, BHYT, đảmbảo 100% học sinh, sinh viêntham gia BHYT trong năm học2020-2021.n

Cán bộ BHXH tỉnh Phú Thọ tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đến người dân

PHÚ THọ:

Nhiều cách làm sáng tạo để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếr Bài và ảnh: BẢO TRÂN

Tại Hội thảo “Quản lý hiệu quả chi phíbệnh đái tháo đường tại Việt Nam” do

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổchức mới đây, các chuyên gia y tế và cáccán bộ giám định của BHXH Việt Namkhẳng định, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm chongười mắc phải, khiến chi phí điều trị tăngcao. Kiểm soát tốt biến chứng bệnh gây ralà một trong những giải pháp quản lý hiệuquả chi phí từ Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT)và tiết kiệm cho người bệnh.

Bác sĩ Lê Văn Phúc - Trưởng Ban Thựchiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam)- thông tin, năm 2017, có khoảng gần 4%dân số Việt Nam mắc ĐTĐ; bên cạnh đó cókhoảng 10% dân số mắc tiền ĐTĐ. Tỷ lệmắc ĐTĐ ở Việt Nam vẫn đang gia tăngnhanh chóng.

Theo báo cáo của Ban Thực hiện chínhsách BHYT, chi phí chính cho bệnh ĐTĐ làchi phí thuốc, chi phí khám, xét nghiệm, vật

tư y tế, ngày giường, chẩn đoán hình ảnh,thủ thuật và các chi phí khác. Tuy nhiên, cácchi phí BHYT hiện đang chi trả cho bệnhĐTĐ chỉ là phần nhỏ trong tổng chi phí. Cácyếu tố nguy cơ tiềm ẩn chính là tỷ lệ chẩnđoán và điều trị còn thấp, tiền ĐTĐ và tỷ lệbiến chứng cao. Đáng chú ý, trong tổng chiphí thuốc cho người bệnh ĐTĐ, chi phí chothuốc không liên quan tới điều trị ĐTĐ còncao (chiếm tới 58%).

Nghiên cứu về gánh nặng chi phí bệnhĐTĐ tại Việt Nam được thực hiện năm2017 cũng cho thấy, dựa trên số liệu toànquốc của BHXH Việt Nam, có tới 55% sốngười mắc ĐTĐ tại Việt Nam đã có biến

chứng. Hai biến chứng chiếm tỷ lệ cao nhấtlà biến chứng tim mạch và biến chứng thầnkinh. Năm 2017, tổng chi phí điều trị chobệnh nhân có biến chứng là 6.824 tỷ đồng,chiếm tới 70% tổng chi phí cho bệnh ĐTĐ.So với bệnh nhân ĐTĐ thông thường, bệnhnhân có biến chứng tăng chi phí khám,chữa bệnh nội trú, chi phí cấp cứu, chi phícho thuốc không liên quan đến ĐTĐ từ 2 -5 lần.

Tại Hội thảo, TS,BS. Nguyễn QuangBảy - Trưởng Khoa Nội tiết - Đái tháođường (Bệnh viện Bạch Mai) - nhấnmạnh, cần kiểm soát tích cực biến chứngĐTĐ để nâng cao chất lượng cuộc sống,

giảm chi phí điều trị, kéo dài tuổi thọ chobệnh nhân. Nâng cao tuân thủ điều trị làmột trong những yếu tố giúp giảm biếnchứng của ĐTĐ, giúp kiểm soát tốt đườnghuyết. Đại diện Công ty Novo Nordisk tạiViệt Nam chia sẻ quan điểm, quản lý tốtbiến chứng sẽ giúp giảm phần lớn tổng chiphí BHYT chi cho bệnh ĐTĐ qua cácchương trình chung tay hành động của cácđối tác công - tư.

Liên quan đến đàm phán giá và cungứng thuốc ĐTĐ trong bối cảnh mới, cácchuyên gia cho rằng, việc mua sắm thuốccó hiệu quả với giá hợp lý là một trongnhững việc làm cấp thiết để đảm bảo nguồnQuỹ BHYT. Đặc biệt, việc quản lý bệnhnhân ĐTĐ hiệu quả ngay từ tuyến y tế cơsở sẽ là một trong những giải pháp màBHXH Việt Nam đã và đang phối hợp cùngBộ Y tế triển khai thực hiện nhằm sử dụnghiệu quả, hợp lý chi phí BHYT cho điều trịbệnh ĐTĐ.n THU NGUYỆT

Với nhiều cách làm sáng tạo, bám sát thực tiễn địa phương, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Phú Thọđã gặt hái được nhiều kết quả tích cực trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảohiểm y tế (BHYT).

Năm 2019, toàn tỉnh Phú Thọ có gần 14.000 người tham giaBHXH tự nguyện (tương đương với tổng số người tham gia của11 năm trước đó). 9 tháng năm 2020, số người tham gia BHXHtự nguyện tăng hơn 10.000 người so với năm 2019. Phú Thọ đượcBHXH Việt Nam đánh giá là 1 trong 9 tỉnh có thành tích xuất sắctrong phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.n

Quản lý hiệu quả chi phí bệnh đái tháo đường tại Việt Nam

Page 18: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tham nhũng Khối trong sạch ...media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/...2020/11/03  · rSáng 28/10, tại Hà Nội, Chủ

THỨ NĂM 29-10-2020

Đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ

Theo báo cáo của BHXH ViệtNam, trong 9 tháng năm 2020,toàn ngành đã thực hiện giảiquyết cho 94.913 người hưởngBHXH hằng tháng, tăng 13,2%so với cùng kỳ năm 2019; trongđó, số người giải quyết hưởng trợcấp BHXH một lần là 605.908người, tăng 8% so với cùng kỳnăm 2019.

Toàn ngành đã thực hiện chitrả đầy đủ, kịp thời, đúng chế độvà đảm bảo an toàn lương hưu, trợcấp BHXH, trợ cấp thất nghiệpcho người hưởng. Trước ảnhhưởng của dịch bệnh Covid-19,BHXH Việt Nam đã chỉ đạoBHXH các tỉnh, thành phố phốihợp chặt chẽ với cơ quan bưu điệnchi trả gộp lương hưu, trợ cấpBHXH tháng 4 - 5/2020; tổ chứcchi trả lương hưu, trợ cấp BHXHtại nhà cho người hưởng nhậnbằng tiền mặt, đảm bảo giãn cáchxã hội, an toàn trong thời gian caođiểm phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời, tiếp tục xây dựngphương án chi trả lương hưu, trợcấp BHXH tháng 8/2020 và cáctháng tiếp theo tại điểm chi trảphù hợp với từng địa bàn, đảmbảo an toàn cho người hưởng theođúng chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ (thực hiện chi trả lươnghưu, trợ cấp BHXH tháng 8,9/2020 vào cùng kỳ chi trả tháng8 tại các tỉnh, thành phố: ĐàNẵng, Quảng Nam, Thừa ThiênHuế, Quãng Ngãi, Bắc Giang,Đắk Lắk; tỉnh Hải Dương chi trảlương hưu, trợ cấp BHXH tháng9, 10/2020 vào cùng kỳ chi trảtháng 9/2020).

Tính đến tháng 9/2020, tổng sốchi BHXH, BHTN là 182.000 tỷđồng (đạt 69% dự toán Thủ tướngChính phủ giao). 63/63 tỉnh, thànhphố thực hiện chi trả lương hưu,trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệpqua hệ thống bưu điện tại 100%xã, phường, với gần 15.000 điểmchi trả. Thẻ chi trả cũng đã đượctriển khai tại 63 tỉnh, thành phố,với tỷ lệ người được chi qua thẻchi trả bình quân cả nước là 80%trong tổng số người hưởng các chếđộ hằng tháng bằng tiền mặt.

Sửa đổi, bổ sung chính sách bảo đảm thống nhất, phù hợp

Tuy nhiên, thực tế chi trả cácchế độ BHXH, BHTN, ngànhBHXH cũng chỉ ra nhiều bất cậpphát sinh. Theo Phó Tổng Giámđốc BHXH Việt Nam Lê HùngSơn, hiện nay, một số nội dung vềchính sách phát sinh trong thực tếchưa được Luật BHXH điềuchỉnh; một số quy định trong cácvăn bản hướng dẫn Luật khôngthống nhất, gây khó khăn tronggiải quyết chế độ. Cùng với đó,hiện chưa thực hiện liên thông cơsở dữ liệu giữa hai ngành lao động- thương binh và xã hội và ngànhBHXH nên công tác quản lý ngườihưởng BHTN còn khó khăn.Trong khi đó, số người nhậnBHXH một lần vẫn gia tăng, công

tác phòng, chống lạm dụng, trụclợi Quỹ BHXH, Quỹ BHTN dù đãđược BHXH Việt Nam và BHXHcác địa phương quan tâm song vẫnxảy ra như: thu mua sổ BHXH củangười lao động; mua bán giấychứng nhận nghỉ việc hưởngBHXH; giả mạo hồ sơ giải quyếtchế độ tử tuất… Đồng thời, việcbáo giảm người hưởng còn, nhấtlà đối với người hưởng qua ATMđịnh cư tại nước ngoài, ngườihưởng qua tài khoản ATM khôngthường xuyên ở nơi cư trú nhưngkhông khai báo tạm trú, tạmvắng… trong khi đã bỏ thủ tụchành chính quy định người hưởngcác chế độ BHXH hằng thángnhận qua tài khoản cá nhân địnhkỳ 6 tháng xác nhận chữ ký, dẫnđến việc nắm bắt thông tin đối vớicác trường hợp này gặp khó khăn.

Đại diện BHXH Việt Namcũng phản ánh, hiện quy định tạikhoản 1, Điều 47 Luật Việc làmvề điều kiện hưởng chế độ hỗ trợkinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nângcao trình độ kỹ năng nghề để duytrì việc làm cho người lao độngcòn chưa phù hợp nên sau 3 nămtriển khai đến nay vẫn chưa chitrả được chế độ này.

Từ những bất cập trên, ngànhBHXH Việt Nam đề xuất sửa đổi,bổ sung Luật BHXH, Luật Antoàn vệ sinh lao động, Luật Việclàm và Luật Bảo hiểm y tế(BHYT) để đảm bảo tính đồngbộ, thống nhất giữa các luật vềđối tượng tham gia, mức lươngđóng bảo hiểm, các hình thức đầutư quỹ, cách tính lãi phạt, nguồntrích chi phí hoạt động quản lýQuỹ BHXH, BHYT, BHTN;

thẩm quyền quyết định chi phíquản lý BHXH, BHYT, BHTN,cơ quan quản lý Quỹ…; đề xuấtChính phủ kiến nghị Quốc hộisửa đổi khoản 1, Điều 47 LuậtViệc làm cho phù hợp với tìnhhình thực tế. Đồng thời, nghiêncứu phương án để hạn chế sốngười hưởng BHXH một lần,đảm bảo hài hòa quyền lợi lâu dàicủa người lao động.

Trong quản lý đối tượnghưởng các chế độ BHXH,BHTN, ngành BHXH Việt Namđề nghị nghiên cứu, bổ sung quyđịnh về trách nhiệm của ngườihưởng chế độ BHXH thông quatài khoản ATM theo hướng, địnhkỳ hằng năm, người hưởng phảithông báo về tình trạng cư trú củabản thân cho cơ quan BHXH.Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo SởLao động - Thương binh và Xãhội các tỉnh tăng cường phối hợpvới BHXH tỉnh trong việc thựchiện chính sách BHTN, có biệnpháp quản lý lao động tại các DNđể nắm bắt thông tin về biếnđộng lao động hằng tháng, từ đócó cơ sở xác minh thông tin vềtình trạng việc làm của người laođộng nộp hồ sơ hưởng trợ cấpthất nghiệp hằng tháng theo quyđịnh tại Nghị định số28/2015/NĐ-CP.

Đặc biệt, BHXH Việt Nam đềxuất Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội ban hành Thông tưhướng dẫn thi hành một số điềucủa Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chínhphủ quy định về giao dịch điện tửtrong lĩnh vực BHXH, BHYT vàBHTN; đồng thời, chỉ đạo triểnkhai liên thông dữ liệu để đốichiếu, quản lý đối tượng hưởngBHTN chặt chẽ, kịp thời vàchính xác (phía ngành BHXH đãsẵn sàng cho việc liên thông dữliệu này).n

Khắc phục vướng mắc trong chính sách chi trả các chế độ bảo hiểm xã hộir NGUYỄN KIM

BHXH Việt Nam đề xuất hoàn thiện chính sách chi trả các chế độ BHXH bảo đảm thống nhất, phù hợp Ảnh: ST

Bình Phước: Cấp gần 7.500 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, ngư nghiệp

Để hoàn thành mục tiêu 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trong năm 2020,tháng 7/2020, HĐND tỉnh Bình Phước đã ban hành Nghị quyết quy định hỗ trợ mức đóngBHYT cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025. Theo đó, ngân sáchtỉnh sẽ hỗ trợ 10% mức đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâmnghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình (không bao gồm người dân tộc thiểu số, ngườiđang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), ngoài mức tối thiểu đã đượcngân sách T.Ư hỗ trợ 30%. Qua 3 tháng triển khai thực hiện, BHXH tỉnh Bình Phước đãphối hợp các cơ quan liên quan rà soát, thống kê, lập danh sách và cấp được 7.488 thẻBHYT cho người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.n

B.TRÂN

Bình Thuận: Phấn đấu vận động hơn 5.800 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bình Thuận cho biết, tính đến ngày 30/9, toàn tỉnh có7.215 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 59,9% kế hoạch, tăng 4.431 người (tăng159,2%) so với cùng kỳ năm 2019; có 1.000.519 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT),đạt 95,6% kế hoạch, tăng 39.129 người, tương ứng tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.Tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh đạt 86,4% dân số. Trong đó, hệ thống đại lý thu đã

vận động được 258.315 người tham gia BHYT hộ gia đình; 6.974 người tham gia BHXHtự nguyện. Trong 3 tháng cuối năm, toàn ngành BHXH tỉnh phải phấn đấu vận động thêm5.836 người tham gia BHXH tự nguyện mới đạt được chỉ tiêu BHXH Việt Nam giaonăm 2020.n BẢO TRÂN

Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng giao dịch điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư vàPhát triển Việt Nam (BIDV) vừa ký kết thỏa thuận kết nối thanh toán song phương vàquản lý dòng tiền, đưa vào hoạt động chính thức chức năng đóng BHXH 24/7 trên Cổnggiao dịch điện tử của BHXH Việt Nam. Theo đó, bắt đầu từ ngày 15/10/2020, thông quakênh tiện ích đóng BHXH 24/7 trên Cổng giao dịch điện tử của BHXH Việt Nam, DN cóthể dễ dàng tra cứu và thực hiện đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp(BHTN) hằng tháng cho người lao động; người dân cũng có thể tự tra cứu và thực hiệngia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình hoặc đóng tiếp BHXH tự nguyện cho bản thân và chocả người thân một cách nhanh chóng, chính xác, thuận lợi nhất.

Bên cạnh việc tạo thuận lợi tối đa cho người nộp BHXH, BHYT, BHTN, việc mở rộngtriển khai hệ thống thanh toán song phương giữa BHXH Việt Nam và BIDV tiếp tục gópphần tăng cường khả năng theo dõi, giám sát, tập trung các nguồn quỹ BHXH, BHYT,BHTN một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, giúp BHXH Việt Nam chủ độngtrong công tác thu, chi, quản lý dòng tiền…n KIM AN

Từ thực tế triển khai chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), ngành BHXH Việt Nam đề xuất sửađổi, bổ sung một số chính sách pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia cũng như kiểmsoát hiệu quả Quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).