o nguyỄn phƯƠng nam - wordpress.com...- 5 - rao giảng cho dân các nước sự ăn năn...

116
- 0 - GIÁO TRÌNH MÔN Biên Son Truyn Đạo NGUYN PHƯƠNG NAM THÁNH KINH TRUNG CP (Ban Hc Vca VCFK)

Upload: others

Post on 13-Jan-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • - 0 -

    GIÁO TRÌNH MÔN

    Biên Soạn

    Truyền Đạo NGUYỄN PHƯƠNG NAM

    THÁNH KINH TRUNG CẤP

    (Ban Học Vụ của VCFK)

  • - 1 -

    Trường Kinh Thánh Việt Hàn http://vkbs2013.wordpress.com

    Dân số Việt Nam chúng ta đến nay có khoảng 93 triệu người. Trong 93 triệu người đó có khoảng 3 triệu người đã tiếp nhận Chúa Giêxu làm Chúa Cứu Thế cuộc đời mình, họ là những người đã được cứu, nhưng còn đến 90 triệu người còn lại vẫn chưa được cứu. Họ chưa tin Chúa có thể có nhiều lý do, nhưng lý do chính là vì họ chưa nghe được Phúc Âm của Ngài. Họ chưa nghe được Phúc Âm của Ngài là vì có quá nhiều Cơ Đốc nhân ngày nay coi nhẹ Đại mạng lệnh rao giảng Tin lành của Chúa đã truyền cho, như Kinh thánh đã nói:

    “Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thế nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào? Như có chép rằng: Những bàn chân kẻ rao truyền Tin lành là tốt đẹp biết bao!”(Rôma 10:14-15). Mục đích học môn “Phương Pháp Chứng Đạo” nhằm nhắc lại cho chúng ta Đại mạng lệnh rao truyền Tin lành của Chúa Giêxu, và những cách thức thực hiện Đại mạng lệnh đó một cách hiệu quả. Nguyện xin Đức Chúa Trời Ba Ngôi thêm sức mới và sự khôn ngoan cho chúng ta trong suốt khóa học, để mỗi học viên sẽ sớm trở nên tay đánh lưới người thật giỏi cho Chúa Cứu Thế Giêxu Christ, Cứu Chúa chúng ta.

    Incheon, 03/ 6/ 2015 Truyền đạo NGUYỄN PHƯƠNG NAM

    Lời Ngỏ

  • - 2 -

    MỤC LỤC

    Lời Ngỏ ...............................................................................................1

    Bài 1 – Tìm Hiểu Về Chứng Đạo ........................................................3

    Bài 2 - Những Điều Cần Có Của Người Chứng Đạo ........................14

    Bài 3 - Những Điều Cần Làm và Cần Tránh Khi Đi Chứng Đạo......19

    Bài 4 - Nội Dung Của Sứ Điệp Chứng Đạo ......................................29

    Bài 5 – Cách Sử Dụng Truyền Đạo Đơn ...........................................44

    Bài 6 - Các Phương Pháp Chứng Đạo ...............................................46

    Phần 1- Trình Tự Khi Chứng Đạo ...........................................46

    Phần 2-Một Số Phương Pháp Chứng Đạo ...............................50

    A- Một Tuần Bảy Ngày ...........................................................50

    B- Làm Chứng Cho Người Thân .............................................59

    C- Bốn Định Luật Thuộc Linh ................................................72

    D- Kế Hoạch Cứu Rỗi Qua Những Câu Kinh Thánh ..............81

    E- Chứng Đạo Sâu Rộng .........................................................86

    Bài 7 – Tìm Hiểu Các Tôn Giáo ........................................................92

    A- Phật Giáo ............................................................................92

    B- Sự tích Quan Thế Âm .......................................................103

    C- Cao Đài .............................................................................105

    Những Câu Kinh Thánh Cần Cho Việc Chứng Đạo .......................110

    Tài Liệu Tham Khảo .......................................................................115

  • - 3 -

    BÀI 1: TÌM HIỂU VỀ CHỨNG ĐẠO I. Định nghĩa về chứng Đạo.

    1. Hiểu về chữ “Đạo”

    Đạo theo chữ Hán có nghĩa đen là con đường, nghĩa bóng là chỉ về một phương hướng, một đường lối dẫn con người đến một mục tiêu, một lý tưởng nào đó.

    Chúa Giêxu tuyên bố về Ngài rằng:

    “Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi ta ta thì không ai được đến cùng Cha”(Giăng 14:6).

    Ở đây, Chúa Giêxu tuyên bố Ngài là con đường, một con đường duy nhất dẫn đến thiên đàng. Ngoài Ngài không có con đường nào khác dẫn con người đến với Đức Chúa Trời, đến với sự cứu rỗi. “Đường đi” ở đây được hiểu là Đạo. Chúa Giêxu là Đạo, là Chân lý duy nhất dẫn con người đến với sự sống đời đời.

    2. Hiểu về chữ “ Tin Lành” hay “Phúc Âm”

    Mác 1:1 là lời đầu tiên của sách Phúc Âm nầy giới thiệu về Chúa Giêxu như vầy:

    “Đầu Tin lành của Đức Chúa Giêxu Christ, là Con Đức Chúa Trời.”

    Chữ “Tin lành” trong tiếng Hylạp là “εὐαγγελίου” đọc là “yu-eng-ge-lí-ou” . Chữ nầy là được ghép từ hai chữ “εὐ” có nghĩa là “tốt lành” với chữ “αγγελία” mang nghĩa là “tin tức”, “thông điệp.” Như vậy, khi ghép hai chữ này lại, chữ “εὐαγγελίου” mang ý nghĩa là “một tin tức tốt lành”, hay “một thông điệp tốt lành”. Tin lành hay tin tức tốt lành, còn được gọi là Phúc Âm. Vậy, “Đạo Tin lành” được hiểu đó là “Tin tức tốt lành của Chúa Giêxu.”

    Trong đêm Chúa Giêxu giáng sanh, các thiên sứ hiện ra cùng các gã chăn chiên đang thức đêm canh giữ bầy chiên ngoài đồng, mà phán rằng:

    “Đừng sợ chi, vì nầy, ta báo cho các ngươi một Tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân, ấy là hôm nay tại thành Đavít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa”(Luca 2:10-11).

    Các thiên sứ loan báo rằng sự giáng sanh vào đời của Chúa Giêxu là một Tin lành, một tin tức tốt lành không phải chỉ dành riêng cho dân tộc Dothái, mà còn cho muôn dân trên khắp thế giới, trong đó có chúng ta.

  • - 4 -

    Ngài là Đấng Cứu Thế, tức là Đấng đến để tìm và cứu mọi tội nhân hư mất. Ngài là Christ, tức là Đấng chịu xức dầu và sai đi của Đức Chúa Trời để đến thế gian tìm và cứu người lạc mất. Chính Ngài cũng là Chúa, vì chỉ có một mình Đức Chúa Trời, Đấng thánh khiết, công bình, yêu thương và toàn năng mới đủ tư cách và năng quyền để có thể giải cứu con người tội lỗi ra khỏi chốn ô uế và khổ hình mà thôi.

    Tin lành của Chúa Giêxu được gọi là “Tin tức tốt lành”, vì Tin lành nầy rao báo những điều mà Chúa Giêxu làm cho muôn dân như sau:

    - Chúa Giêxu đến thế gian, chết và sống lại để mang ơn tha thứ mọi tội cho con người (Rôma 4:25). - Chúa Giêxu mang đến cho con người một bản chất mới, thánh sạch và công bình (1 Giăng 1:9, 5:1, Êphêsô 4:24), làm cho chúng ta hòa thuận lại với Đức Chúa Trời, và trở nên con của Đức Chúa Trời (Giăng 1:12). - Ngài giải phóng chúng ta khỏi ách cai trị của tội lỗi, và ma quỷ (1 Giăng 5:18).

    - Ngài ban cho chúng ta sự sống đời đời và nước thiên đàng vinh hiển (Giăng 3:16, 14:2-3).

    3. Hiểu về “chứng Đạo.” Trong bản kinh thánh tiếng Hylạp, chữ “làm chứng về ta” là “ μου

    μάρτυρες”, đọc là “Mou már-tu-res”, mang ý nghĩa là “người làm chứng của ta”, hay “người làm chứng cho ta” Theo pháp lý, người làm chứng là người nói về một sự kiện, một sự việc gì đó mà mình biết chắc, do chính mình trực tiếp thấy, hoặc nghe hoặc kinh nghiệm được. Người làm chứng không được phép nói thêm những gì mình không biết chắc, là điều mình suy đoán, hay bịa chuyện thêm thắt. Vậy, người làm chứng về Chúa Giêxu là người nói với Thân hữu về điều mình biết chính xác, rõ ràng về Chúa Giêxu, không nói thêm hay nói những điều không rõ về Ngài.

    Chữ chứng Đạo còn có một từ nữa là “εὐαγγελίζω”(đọc là ‘yu-eng-ge-lí-chồ ‘) có nghĩa là công bố, rao giảng Tin lành cho người khác.

    Để hiểu đầy đủ về ý nghĩa của việc chứng Đạo, chúng ta cùng xem thêm đoạn Kinh thánh sau

    Trước khi thăng thiên về trời, Chúa Giêxu phán cùng các môn đồ về việc làm chứng về Ngài mà rằng:

    “(46) Có lời chép rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại, (47) và người ta sẽ nhân danh Ngài mà

  • - 5 -

    rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành Giêrusalem. (48) Các ngươi làm chứng về mọi việc đó, ta đây sẽ ban cho các ngươi điều Cha ta đã hứa, (49) còn về phần các ngươi, hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao”(Luca 24:46-49).

    Tại đây, chúng ta thấy nội dung căn bản của sứ điệp Phúc Âm mà Chúa Giêxu muốn các môn đồ cần rao giảng, đó là sứ điệp về sự chết, sự sống lại của Ngài, đồng thời kêu gọi tội nhân hãy ăn năn tội lỗi của chính mình và tin Chúa Giêxu để nhận được sự tha tội.

    Thêm nữa, Chúa Giêxu còn dạy các môn đồ cần phải mặc lấy quyền năng của Đức Thánh Linh khi ra đi rao giảng về Ngài. Công vụ 1:8 cũng thuật lại đại mạng lệnh của Ngài rằng:

    “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất.”

    Sách Công vụ còn có thể hiểu đó sách nói về công việc của Đức Thánh Linh. Các môn đồ ra đi rao giảng Tin lành cách thành công là nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh vận hành trên họ. Từ nay cho đến kỳ Chúa Giêxu tái lâm cũng vậy, việc chứng Đạo chỉ có kết quả khi mà có sự đồng công của Đức Thánh Linh.

    Tóm lại, chứng Đạo là việc nhờ cậy quyền năng của Đức Thánh Linh để nói cho người chưa tin Chúa về sự cứu rỗi của Chúa Giêxu mà trọng tâm là sự chết, sự sống lại và sự tha tội của Ngài dành cho loài người, đồng thời mời gọi họ ăn năn tội lỗi, và tiếp nhận Chúa Giêxu là Chúa Cứu Thế của mình để nhận được sự cứu rỗi.

    II. Lý do chứng Đạo.

    1 – Vì là Người tin Chúa Giêxu.

    Người tin Chúa Giêxu là người có mối quan hệ mật thiết với Chúa Giêxu, như một nhánh nho gắn liền vào gốc nho. Nhánh nho khi lìa khỏi gốc nho thì nó sẽ chết, một người xa lìa Chúa Giêxu cũng chết tâm linh như vậy. Nhưng khi nhánh nho gắn liền gốc nho, không những nó sống mà còn ra trái nữa. Cũng vậy, một người tin Chúa Giêxu, hay ở trong

  • - 6 -

    Chúa Giêxu, không những người đó có sự sống đời đời, mà còn ra trái nữa, trái đó vừa chính là trái của Đức Thánh Linh như là: sự yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ (Galati 5:22), mà vừa là việc “sanh ra” nhiều Cơ Đốc Nhân khác cho Chúa nữa, tức là đem nhiều người trở lại tin Chúa Giêxu qua chính đời sống chứng Đạo của mình nữa.

    Mục sư Avery T.willis, Jr. Kay Moore nói: “Là một Cơ Đốc nhân, bạn sống một cuộc đời phản ánh các đặc tánh giống như Chúa Cứu Thế. Bông trái Thánh Linh (Galati 5:22-23) sẽ tự nhiên sanh ra trong đời sống bạn nếu bạn ở trong Chúa Cứu Thế. Kết quả của việc sanh bông trái là sản

    sanh ra các Cơ Đốc nhân khác.”1

    Chúa Giêxu dạy: “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sanh ra lắm trái. Vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được”(Giăng 15:5).

    Nhánh nho trực tiếp ra trái nho, nhưng gốc nho mới là yếu tố quyết định việc trái nho được sanh ra. Nhánh nho ra trái được chỉ vì nhánh nho gắn liền với gốc nho. Cũng vậy, một người tin Chúa Giêxu thực sự sẽ phải là người sanh ra trái Thánh Linh và đem nhiều tội nhân trở lại tin Chúa qua đời sống chứng Đạo của mình khi còn cơ hội sống. Nếu bạn cho rằng mình là một Cơ Đốc nhân, nhưng bạn không yêu mến linh hồn của người khác, và không chứng Đạo cho họ, thì bạn cần xét lại rằng mình đang ở trong Chúa hay đang ở ngoài Chúa.

    2. Vì tình thương của Đức Chúa Trời cảm động trong lòng.

    Trước khi tin nhận Chúa Giêxu làm Cứu Chúa của cuộc đời mình, người chưa tin Chúa là một tội nhân, là kẻ nghịch với Đức Chúa Trời, là nô lệ của ma quỷ, là kẻ bất hạnh trong cuộc đời và là đối tượng sẽ bị giam cầm trong hồ lửa đời đời. Nhưng Chúa Giêxu đã đến tìm và cứu kẻ có tội, những con người đã từng hư mất vì tội ác mình. Ngài chết trên thập tự giá, lấy máu mình rửa sạch tội người ăn năn và tin nhận Ngài (Êphêsô 1:7). Kế đó, Chúa Thánh Linh bước vào cuộc đời người tin, ban cho họ một bản chất mới giống như Chúa trong sự công bình, thánh sạch của lẽ thật (Êphêsô 4:24). Ngày trước họ làm kẻ thù nghịch với Đức Chúa Trời, còn bây giờ thì họ được làm hòa cùng Ngài,

    1 Avery T.willis, Jr. Kay Moore, Thập tự giá của môn đệ Chúa Giêxu - Sống với

    Chúa 1 trang 202

  • - 7 -

    làm con cái Ngài(1 Côrinhtô 5:18). Trước kia bị ma quỷ cai trị và làm cho khốn khổ, nhưng bây giờ thì ma quỷ lánh xa vì họ được Đức Chúa Trời luôn bên cạnh, bảo vệ, chăm sóc (1 Giăng 5:18, Giacơ 4:7). Ngày trước sống bất an và bất hạnh, bây giờ sống bình an và hạnh phúc. Ngày trước là công dân của hỏa ngục, còn bây giờ là công dân của thiên đàng. Một người tin Chúa sẽ kinh nghiệm về tình thương lớn lao Chúa làm cho họ, và người đó sẽ không thể im lặng đối với những người khác, nhất là những người chưa biết Chúa Giêxu. Như vậy, chính tình yêu thương bằng hành động của Đức Chúa Trời cảm thúc Cơ Đốc nhân nói về tình yêu đó của Chúa cho người khác.

    3. Vì Người không tin Chúa đang đau khổ ở đời nầy và con đời sau.

    Người không tin Chúa sống dưới quyền lực cai trị của tội lỗi và Satan nên họ gặp nhiều đau khổ trong cuộc sống. Đức Chúa Trời là Đấng hằng sống, Ngài đem sự sống đến cho con người, nhưng người không tin Chúa thì sống cách li với Ngài, nên không nhận được sự sống từ nơi Chúa. Chúa Giêxu ví sánh họ như cành nho lìa khỏi gốc, mất sự sống, chết khô và bị đốt trong lửa (Giăng 15:6).

    (1) Khổ ở đời nầy. Người không tin Chúa không biết mục đích sống của mình. Họ cố sống vì tình cảm, vì tiền, vì danh vọng rồi chết, cuối cùng hư mất đời đời.

    Người chưa tin Chúa có hai kẻ thù lớn mà tự chính mình không chiến thắng được, và cũng không có ai giúp họ vượt qua được. Hai kẻ thù đáng gờm đó chính là tội lỗi và ma quỷ.

    Tội lỗi khiến con người buồn chán, thất vọng, và tự gây hại cho mình, hầu hết họ tìm đến bia, rượu, thuốc lá, ma tuý...và đỉnh cao nhất là tự sát. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm thế giới có 1 triệu người chết vì tự tử, nghĩa là có 3 ngàn người chết vì tự tử mỗi ngày. Theo dự đoán đến năm 2020, con số nầy sẽ là 1,5 triệu một một ngày. Theo số liệu thống kê năm 2013, mỗi ngày có 43 người Hàn Quốc tự sát, Nhật Bản khoảng 90 người mỗi ngày. Riêng nước ta, trong lứa tuổi từ 14-25 tuổi, có đến 4,1% là thanh thiếu niên nghĩ đến việc tự tử, và 2,5 % thực hiện hành vi tự tử.

    Tội lỗi còn khiến người ta làm hại đến những người sống chung quanh mình, như thù địch, nói hành, chửi rủa, trộm cắp, bất hiếu, ngoại tình, lừa thầy phản bạn, chiến tranh,...và nhiều thứ khác.

  • - 8 -

    Ma quỷ là kẻ thù nguy hiểm thứ hai mà con người không ai thắng được. Kinh thánh cho biết Satan là kẻ có quyền lực trong thế gian, mà chỉ có quyền năng của Đức Chúa Trời mới đánh bại nó được.

    “10 Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài. 11 Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỷ. 12 Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy”(Êphêsô 6:10-12).

    Một người chưa có Chúa, ma quỷ sẽ bước vào trong lòng họ, và làm cho họ khốn khổ (Luca 11:26). Ma quỷ sẽ ra khỏi một người vĩnh viễn chỉ khi nào người đó tiếp nhận Chúa Giêxu làm Chủ cuộc đời mình. Người tin Chúa sẽ được Ba Ngôi Đức Chúa Trời ngự trong lòng họ, nên ma quỷ không còn quyền cai trị và làm hại họ nữa (1 Giăng 5:18).

    (2) Khổ ở đời sau

    Khổ ở đời nầy đã là sợ, khổ ở đời sau lại đáng sợ hơn. Sau khi qua đời, người không tin Chúa sẽ phải đối diện với cái chết thứ hai, đó là ở trong hỏa ngục muôn đời. Đức Chúa Trời dựng nên hỏa ngục cho ma quỷ, Satan (Mathiơ 25:41), nhưng người chết mà chưa được tha tội cũng đồng một số phận với ma quỷ.

    “Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng: đó là sự chết thứ hai”(Khải huyền 21:8).

    Một người có tình thương của Đức Chúa Trời thì không thể không nói Phúc Âm Cứu Rỗi của Chúa Giêxu cho người thân trong gia đình, bạn bè cùng mọi người khác được, khi mà biết họ đang đau khổ trên đời và đang trên đường xuống hỏa ngục khổ hình. Họ rất cần nghe Phúc Âm Cứu Rỗi của Chúa Giêxu, vì khi họ nghe và hiểu được thì họ sẽ tin, mà khi tin thì họ sẽ được cứu khỏi những khổ đau ấy.

  • - 9 -

    4. Vì mạng lệnh chứng Đạo của Chúa Giêxu.

    Sau khi chịu khổ và phục sanh để hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại, Chúa Giêxu để lại đại mạng lệnh truyền giáo trước khi Ngài thăng thiên mà rằng:

    “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Mathiơ 28:19-20). “Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người”(Mác 16:15). “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất”(Công vụ 1:8). Chúa Giêxu bảo các môn đồ hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành

    cho mọi người, bắt đầu tại Giêrusalem, nơi họ đang có mặt, rồi lan rộng ra các vùng như Giuđê, xứ Samari và cho đến cùng trái đất. Mạng lệnh làm chứng về Chúa Giêxu không phải chỉ dành cho khoảng 120 người, trong đó có các sứ đồ (Công vụ 1:11-15) có mặt lúc nghe Ngài truyền dạy, bèn là cho mọi người tin Chúa khắp thế giới, trong đó có mỗi chúng ta hôm nay. Nếu mạng lệnh nầy chỉ dành cho các môn đồ thì chắc rằng Tin lành không thể được rao giảng cho mọi người ở khắp nơi trên trái đất như Chúa Giêxu truyền dạy được. Vì 120 người kia đã chết ở thế kỷ thứ nhứt, còn ngày nay thế giới đã có 7 tỉ người.

    Để Tin lành được giảng cho mọi người khắp mọi nơi trên thế giới, thì mọi người sau khi tin nhận Chúa cần phải làm chứng về Chúa Giêxu cho những người mình biết, mình gặp, và nhiều người cần đi đến hải ngoại để làm giáo sĩ rao giảng Tin Lành nữa. Vì vậy mà đại mạng lệnh rao giảng Tin lành của Chúa Giêxu dành cho tất cả mọi người tin Chúa, trong đó có mỗi chúng ta.

    Chúa Giêxu không phải chỉ là Chúa Cứu Thế của người Do thái, nhưng là của mọi người trên mặt đất nầy. Ngài chết đền tội không phải chỉ riêng cho người Do thái, bèn cho hết thảy mọi người trên đất.

    Mọi người đều phạm tội, đều phải chết, nên mọi người, không phân biệt dân tộc nào, ở châu lục nào, theo tôn giáo nào, thuộc tầng lớp nào,

  • - 10 -

    hay giới tính nào, mọi người đều cần được nghe Tin lành để tin Chúa mà nhận được sự cứu rỗi. Mọi người đều bình đẳng trước mặt Đức Chúa Trời, họ đều được dựng nên theo ảnh tưởng của Ngài. Công dân tốt phải tuân phục luật pháp của quốc gia mình, con cái ngoan phải vâng lời cha mẹ mình. Chúa Giêxu là Vua thiên đàng, người tin Chúa là công dân của nước Ngài, Ngài còn là Cha, mà người tin Chúa là con, vậy nên việc thực thi Đại mạng lệnh rao truyền Tin lành của Chúa là bổn phận của Người Cơ Đốc.

    III. Mục đích của chứng Đạo 1. Để tội nhân nhận được sự cứu rỗi của Ngài. Sự cứu rỗi đó là: (1) Được tha thứ mọi tội lỗi (Rôma 6:18, 1 Giăng 1:7)

    “Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau, và huyết của Đức Chúa Giêxu, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”(1 Giăng 1:7). “Vậy, anh em đã được buông tha khỏi tội lỗi, trở nên tôi mọi của sự công bình rồi”(Rôma 6:18).

    (2) Được tái sanh (1 Côr 5:17, 1 Giăng 5:1, Giăng 5:5-7, Êph 4:24, Rôma 6:6...)

    “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới: những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”(2 Côrinhtô 5:17).

    (3) Được tự do khỏi quyền cai trị của Satan, ma quỷ. “Nhưng ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì tự giữ lấy mình, ma quỉ chẳng làm hại người được”(1 Giăng 5:18b)

    (4) Được ban cho sự sống đời đời (Giăng 3:16, 3:36...)

    “Ai tin Con thì được sự sống đời đời, ai không chịu thì Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn còn ở trên người đó (Giăng 3:36).

    (5) Được ban cho thân thể mới và nước thiên đàng. “Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật”(Philíp 3:21”

  • - 11 -

    “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn”(1 Têsalônica 4:16-17). Mọi người nhận được sự cứu rỗi, đó là mục đích chính của việc

    ra đi chứng Đạo của người rao giảng Tin lành. 2. Để tội nhân trở nên ánh sáng và muối cho thế giới. (1) Sống thánh sạch và công chính và chân thật.

    Người tin Chúa Giêxu sẽ được Đức Chúa Trời làm cho mất đi bản chất cũ tội lỗi và ban cho một bản chất mới thánh sạch, công bình, và chân thật như Kinh thánh chép rằng:

    “Ai sanh bởi Đức Chúa Trời thì chẳng phạm tội, vì hột giống (bản chất) của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể phạm tội được, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời”(1 Giăng 3:9). “Và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời trong sự công bình và thánh sạch của lẽ thật”(Êphêsô 4:24).

    Một người thực sự tin Chúa, mọi tội lỗi cũ đều được Chúa tha thứ, và với bản chất mới thánh sạch, công bình Chúa ban cho, người tin Chúa sống chiến thắng lỗi lầm, sống ngay thẳng giữa thế giới lỗi lầm và đầy dẫy sự bất công nầy. (2) Sống yêu thương.

    Người tin Chúa Giêxu sẽ được Đức Chúa Trời ban cho bản tánh yêu thương. Vì vậy mà người tin Chúa sẽ yêu thương mọi người, đến nỗi yêu thương được kẻ thù nghịch mình nữa. Người tin Chúa dễ dàng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác đối với mình, và họ làm mọi cách để mọi người được sống hạnh phúc trên đời nầy và ở đời sau. Kinh thánh chép rằng:

    “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau, vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời. Kẻ nào yêu thì sanh bởi Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu thì không biết Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời là tình yêu thương”(1 Giăng 4:7-8).

  • - 12 -

    Xã hội có nhiều người tin Chúa, xã hội đó sẽ có sự trong sạch, công bằng, thành thật và đầy dẫy tình yêu thương. Đó là một xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc, được Chúa làm chủ và ban phước dồi dào.

    3. Để mọi người đều tôn vinh Đức Chúa Trời. Sau 3 năm thi hành chức vụ rao giảng Tin lành cho mọi người tại xứ Dothái, Chúa Giêxu cầu nguyện với Đức Chúa Trời mà rằng:

    “Con đã tôn vinh Cha trên đất, làm xong công việc Cha giao cho làm”(Giăng 17:4). Mục đích Chúa Giêxu giảng Tin lành nước Đức Chúa Trời để mọi

    người tin Ngài mà được sự cứu rỗi, nhưng đó cũng chính là việc mà Ngài tôn vinh Đức Chúa Trời, Cha của Ngài.

    Ngài nói: “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha”(Giăng 14:9). Chúa Giêxu khi đi giảng đạo, Ngài bày tỏ cho mọi người thấy việc của Cha Ngài làm qua Ngài. Ngài bày tỏ lòng thương xót và quyền năng lớn lao của Đức Chúa Trời qua những việc chữa lành bệnh tật, kêu người chết sống lại, hóa bánh, quở sóng biển yên lặng, đuổi quỷ, việc thay đổi lòng người, cách sống và những bài giảng chứa đầy tình thương, khôn ngoan và chân lý của Ngài trong công tác rao truyền Tin lành của nước Đức Chúa Trời. Chính đời sống và mọi việc làm đó của Chúa Giêxu đã tôn vinh Đức Chúa Trời la Cha Ngài.

    Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa toàn năng, Chân thật, Thánh khiết, Công bình và là Cha Yêu thương của con người, nên Danh Ngài xứng đáng được tôn vinh cao hơn trên hết thảy mọi danh khác. Những người biết Ngài, tin Ngài thì tôn vinh Ngài, nhưng những người không biết Ngài, không tin nhận Ngài thì không tôn vinh Ngài, thậm chí nhiều người hoặc cố tình hoặc vô tình làm nhục Danh của Ngài nữa. Người tin Chúa cần làm chứng Đạo, để mọi người tôn vinh Đức Chúa Trời, Đấng duy nhất xứng đáng được mọi người tôn thờ và làm sáng sanh. 4- Để Chúa Giêxu mau trở lại. Khi Tin lành được giảng khắp đất, thì Chúa Giêxu sẽ trở lại thế giới nầy để đón mọi người tin Ngài về thiên đàng, như lời tuyên bố của Chúa Giêxu:

    “Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến”(Mathiơ 24:14).

  • - 13 -

    Khi Chúa Giêxu tái lâm, Ngài sẽ biến hóa người tin, ban cho họ một thân thể vinh hiển giống Ngài và đem họ về thiên đàng xinh đẹp, vinh hiển, và được ở cùng Chúa luôn luôn.

    “Vì sẽ có tiếng kêu lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống. Bấy giờ, những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn” (1 Têsalônica 4:16-17). “Khi Ngài biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy”(1 Giăng 3:2b). “Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật”(Philíp 3:21). Sau khi Chúa Giêxu bày tỏ với Giăng mọi điều sẽ xảy ra cho thế giới

    như được chép trong sách Khải huyền, thì Ngài phán rằng: “Phải, ta đến mau chóng!” Giăng liền thưa: “Amen, lạy Đức Chúa Giêxu, xin hãy đến! (Khải huyền 22:20). Giăng đã mong ngày Chúa Giêxu đến, vì ông biết chắc những hạnh phúc lớn lao sẽ được ban cho mọi người tin Chúa trong ngày Chúa Giêxu tái lâm.

    Ngày giờ tái lâm của Chúa Giêxu do Đức Chúa Trời quyết định. Ngài chưa đến là vì muốn cứu thêm nhiều người, như Kinh thánh chép rằng:

    “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đây, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn. Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm (thình lình)”(2 Phierơ 3:9-10a) Vậy, chúng ta cần mau mau đi làm chứng về Tin lành của Chúa Giêxu

    cho mọi người mình biết, mình gặp, để họ được nghe Tin lành, để họ được cứu, xã hội được thay đổi, vương quốc Đức Chúa Trời được mở rộng, để Danh Đức Chúa Trời được tôn vinh và ngày Chúa Giêxu mau trở lại.

    ooOoo

  • - 14 -

    BÀI 2: NHỮNG ĐIỀU CẦN CÓ CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO

    Để trở thành một bác sĩ giỏi để cứu người, thì vị bác sĩ đó phải được

    trang bị rất nhiều kỷ năng về y khoa, như kiến thức y khoa được đào tạo nghiêm túc và dài hạn, những trang thiết bị y tế, thuốc men và cả tấm lòng nhân đạo. Chứng đạo là việc cứu người về phương diện linh hồn. Linh hồn quý trọng hơn cả thân thể, nên chứng Đạo cứu linh hồn là việc càng cấp bách và cao trọng bấy nhiêu. Vì thế Người chứng Đạo càng phải có đầy đủ những trang bị thuộc linh cần thiết cho việc chứng đạo. Sau đây là những trang bị thuộc linh cơ bản cần có cho một Người chứng Đạo hiệu quả.

    1. Người chứng Đạo phải là người đã được tái sanh.

    Khi một người thực sự tin Chúa, Đức Thánh Linh sẽ làm chết đi con người cũ với bản tánh tội lỗi, đồng thời ban cho người đó bản chất mới, tấm lòng mới để họ sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời, đó là sự tái sanh.

    “Đức Chúa Giêxu đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời”(Giăng 3:5)

    Nước chỉ về sự rửa sạch của Chúa Giêxu dành cho người ăn năn. Người chứng Đạo là sứ giả của Thiên đàng, kêu gọi mọi người ăn năn,

    tin nhận Chúa để được hưởng thiên đàng. Người không được tái sanh, không phải là công dân thiên đàng, thì không làm sứ giả của thiên đàng được.

    Chúa Giêxu dạy: “Môn đồ không hơn thầy, tôi tớ không hơn chủ”(Mathiơ 10:24). Người chứng Đạo chính là thầy, và Thân hữu chính là trò. Người chứng Đạo mà chưa được tái sanh thì không hơn gì so với Thân hữu, vậy tư cách để dạy Đạo là hoàn toàn chưa có.

    Người chưa được tái sanh là người không hiểu và không kinh nghiệm được sự cứu rỗi. Người như thế thì không thể nói về sự cứu rỗi cho người khác được. Người chưa được tái sanh là người không có Chúa Thánh Linh. Việc đi chứng Đạo mà không có Đức Thánh Linh đồng công thì không thể có kết quả được. Người tin Chúa sẽ nhìn Chúa Giêxu mà bước đi, còn người chưa tin Chúa thì thường nhìn đời sống của Người chứng Đạo mà tìm hiểu Chúa. Người chứng Đạo chưa được tái sanh, bản chất tội lỗi cũ chưa mất đi, lối

  • - 15 -

    sống có nhiều vấp phạm, thì Thân hữu sẽ dễ dàng hiểu sai về Phúc Âm. Họ nghĩ người theo Chúa Giêxu có gì hơn mình đâu, sao phải theo Ngài làm gì. Tóm lại, Người chứng Đạo phải là người đã thực sự tin Chúa, đã kinh nghiệm được sự tái sanh, sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời thì mới ra đi nói về Chúa. 2. Được đầy dẫy Chúa Thánh Linh.

    Một người sau khi tin Chúa Giêxu, Đức Thánh Linh liền bước vào cuộc

    đời người đó. Nhưng để Đức Thánh Linh đầy dẫy, người tin Chúa phải khao khát và hết lòng tìm cầu Đức Thánh Linh(Luca 11:13), đồng thời giao phó mọi điều mình có, mọi việc mình làm cho Chúa làm chủ, thì khi đó, Chúa Thánh Linh sẽ đầy dẫy trên người đó.

    Cơ đốc nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh, là người Người thôi sống theo ý muốn của mình, nhưng bắt đầu sống theo ý muốn của Chúa.

    “Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh”(Êphêsô 5:18) Người say rượu, họ để rượu điều khiển mình. Một người đầy dẫy Đức

    Thánh Linh sẽ để Đức Thánh Linh làm chủ mình trọn vẹn. Sau khi Chúa Giêxu thăng thiên, các môn đồ vâng Lời Chúa nhóm nhau lại một chỗ mà không ra khỏi thành Giêrusalem. Họ thờ phượng Chúa và khao khát trông đợi sự ban cho Đức Thánh Linh như Lời Chúa Giêxu đã hứa.

    Kinh Thánh cho biết Khi Chúa Thánh Linh đầy dẫy trên các môn đồ, Ngài đã làm cho họ những việc điển hình sau đây, để đem nhiều người trở lại với Đức Chúa Trời:

    - Trong ngày lễ ngũ tuần, Chúa ban cho các môn đồ ân tứ nói tiếng ngoại quốc, là thứ tiếng mà họ chưa từng biết trước đó. Có đến khoảng 15 thứ ngoại ngữ được ban cho các môn đồ, để họ rao giảng Tin lành cho những người đến từ các quốc gia, dân tộc nói những ngôn ngữ nầy (Công vụ 2:8-11).

    - Khi Đức Thánh Linh đầy dẫy trên các sứ đồ, Chúa Thánh Linh ban

    cho họ có năng quyền chữa lành bệnh tật, đuổi quỷ và kêu người chết sống lại.

  • - 16 -

    “Về phần các môn đồ, thì đi ra giảng đạo khắp mọi nơi, Chúa cùng làm

    với môn đồ, và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững

    đạo”(Công vụ 16:20). - Đức Thánh Linh chỉ dẫn cho các môn đồ biết nơi để rao giảng. Chúa Thánh Linh sai chấp sự Philíp chạy theo xe của Hoạn quan

    người Êthiôbi để làm chứng cho ông, Ngài sai Phierơ đến nhà Cọt nây để làm chứng cho cả gia đình ông(Công vụ 10:19), hay Đức Thánh Linh không cho sứ đồ Phaolô giảng Tin lành tại cõi Asi, nhưng sai đến xứ Maxêđoan(Công vụ 16:6-10)... - Đức Thánh Linh dạy các môn đồ phải nói điều gì khi chứng Đạo.

    “(11) Khi người ta đem các ngươi đến nhà hội, trước mặt quan án và quan cai trị, thì chớ lo về nói cách nào để binh vực mình, hoặc nói lời gì; (12) bởi vì chính giờ đó Đức Thánh Linh sẽ dạy các ngươi những lời phải nói”(Luca 12:11-12).

    - Đức Thánh Linh khiến Thân hữu bị cáo trách về tội lỗi mình, Ngài cũng khiến họ nhận thức về sự công bình của Đức Chúa Trời và sợ hãi về sự phán xét của Chúa, để có quyết định tin nhận Chúa.

    “Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét (Giăng 16:8).”

    3. Ham mến học biết lời của Đức Chúa Trời.

    Người chứng Đạo hiệu quả phải là người ham thích lời Đức Chúa Trời. Không những đọc Lời Chúa, suy ngẫm Lời Chúa mà còn ứng dụng Lời Chúa vào đời sống của mình mỗi ngày.

    - Đọc và suy ngẫm Lời Đức Chúa Trời để thêm lòng yêu mến Chúa, và biết ý muốn Ngài mà làm theo. Đó chính là cách để giữ cho việc đầy dẫy Đức Thánh Linh được lâu dài.

    - Học biết Lời Chúa để dùng lời Chúa mà đánh bại được Satan. Khi sai các môn đồ đi rao giảng Tin lành, Chúa Giêxu nói đến việc

    khó khăn mà họ sẽ gặp. Ngài phán: “Kìa, ta sai các ngươi đi khác nào như chiên vào giữa bầy muông sói. Vậy, hãy khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bò câu”(Mathiơ 10:16).

  • - 17 -

    Việc chứng Đạo cũng đồng nghĩa với với mở rộng vương quốc của Đức Chúa Trời và thu hẹp vương quốc của Satan trên đất. Satan không để yên cho người làm hại vương quốc của nó, nó sẽ kháng cự. Một cuộc chiến vô hình sẽ xảy ra dữ dội khi việc chứng Đạo đang diễn ra. Lúc đó, Người chứng Đạo sẽ dùng vũ khí đánh bại chúng, đó chính là Gươm của Đức Thánh Linh, là Lời của Đức Chúa Trời hằng sống(Êphêsô 6:17).

    Chúa Giêxu cũng đã từng dùng Lời Đức Chúa Trời mà đánh bại sự cám dỗ của Satan trong đồng vắng(Mathiơ 4:1-11).

    Một người ra đi chứng Đạo mà không biết lời của Đức Chúa Trời, thì

    giống như một người ra trận mà không mang theo vũ khí. - Học biết lời Chúa để dùng lời Chúa mà chia sẻ Tin lành cho Thân hữu. Khi chứng đạo, thân hữu muốn nghe Lời Đức Chúa Trời nói gì hơn là muốn nghe Người chứng đạo nói gì. Dầu chúng ta cần phải dùng lời của mình để giải thích, hay nói về kinh nghiệm của đời sống có Chúa, nhưng Lời Chúa mới có quyền năng khiến họ tin. Vì vậy, người chứng đạo phải ham mến học hỏi lời Chúa.

    - Học biết Lời Chúa để trả lời những thắc mắc của Thân hữu. Có rất nhiều thân hữu hiểu lầm về Đạo Tin Lành vì không biết Lời Chúa, nhưng lại nghe một số người ghét đạo Chúa xuyên tạc Lời của Chúa. Vì vậy, Người chứng Đạo phải hiểu biết Lời Chúa để trình bày cho Thân hữu biết Đạo Tin Lành là Chân lý, đáng được nhận lấy để có được sự cứu rỗi. 4. Sốt sắng cầu nguyện Đọc Kinh thánh là cách nghe tiếng Chúa dạy, còn cầu nguyện là cách đáp ứng với Lời Chúa dạy, và trình bày với Chúa mọi nỗi lòng, ước muốn của mình lên cho Chúa, đồng thời nhận lấy sức mạnh quyền năng của Đức Thánh Linh và duy trì sự đầy dẫy Đức Thánh Linh.

    Trước khi bước vào chức vụ rao giảng Tin Lành và cứu rỗi nhân loại, Chúa Giêxu đã kiêng ăn, cầu nguyện 40 ngày đêm trong đồng vắng. Mỗi buổi sáng Chúa lên núi cầu nguyện, và ban đêm cũng vậy. Ngài là Đức Chúa Trời mà còn cầu nguyện với Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh như thế, còn chúng ta là ai mà coi thường việc cầu nguyện? Người có mối tương giao gần gũi với Chúa chừng nào, người đó sẽ mỗi ngày càng sống giống Chúa chừng đó. Người càng giống Chúa Giêxu chừng nào, thì họ sẽ làm chứng Đạo cho Ngài càng kết quả chừng nấy.

    “Hãy kêu cầu ta, ta sẽ trả lời cho, ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó, là những việc ngươi chưa từng biết”(Giêrêmi 33:3). “Người công bình lấy lòng sốt sắng cầu nguyện, thật có linh nghiệm nhiều”(Giacơ 5:16).

  • - 18 -

    - Cầu nguyện để Chúa đồng công trong khi chứng Đạo.

    Đời sống cầu nguyện bày tỏ thái độ khiêm nhường và nương cậy nơi Chúa. Người không cầu nguyện tức là người kiêu ngạo, muốn nương cậy vào sức riêng của chính mình. Đức Thánh Linh quyết định sự thành công của việc chứng Đạo và Ngài chỉ đồng công cùng người nào nhờ cậy nơi Ngài. Do đó, Người chứng Đạo mà không cầu nguyện thì việc chứng Đạo chắc chắn hoàn toàn thất bại.

    - Cầu nguyện là vũ khí của Đức Chúa Trời để chống lại quyền lực của ma quỷ (Êphêsô 6:18), dẹp sạch mọi sự ngăn cản đến từ ma quỷ.

    Khi đến một vùng đất mới để truyền giáo, các giáo sĩ thành công luôn là người biết dành một thời gian dài cho việc kiêng ăn và cầu nguyện để Chúa trói buộc quyền lực của quỷ Satan ở vùng đất đó lại trước tiên. Họ cầu nguyện xin Chúa trói buộc quyền lực Satan đang cai trị người dân đang sống trong vùng, và xin Chúa mở lòng mọi người ở đó trước Phúc Âm của Ngài. Cầu nguyện là việc ưu tiên số một của người ra đi rao giảng Tin lành. - Cầu nguyện để Chúa ban cho Thân hữu tấm lòng mở ra tiếp nhận Lời Chúa. Ngài biến tấm lòng bằng đá trở thành nên bằng thịt, để họ khao khát Phúc âm, lắng nghe hiểu và tiếp nhận Chúa. Người ta nói: Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời”, nếu không không cầu nguyện nhờ Đức Thánh Linh dời lòng Thân hữu, thì việc tiếp nhận Phúc Âm là việc bất năng. 5. Cần được huấn luyện

    Một chiến sĩ trước khi ra chiến trường cần phải được huấn luyện thao tác chiến đấu. Người chứng đạo của Chúa cũng được coi như là một người lính của Đấng Christ trong chiến trường giải cứu tội nhân ra khỏi tay của Satan.

    “Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jêsus Christ”(1 Timôthê 2:3).

    Người ta nói, “Thao trường đổ mồ hôi thì chiến trường bớt đổ máu”, hàm ý việc huấn luyện là cần thiết cho bất cứ công việc gì mà mình muốn thành công. Việc chứng Đạo là việc cứu người, một việc quan trọng nhất trong các việc mà chúng ta phải làm trong đời nầy, nên việc huấn luyện là cần thiết.

    Người chứng Đạo được huấn luyện sẽ biết cách trình bày sứ điệp Phúc Âm cách có hệ thống, giúp người nghe dể hiểu và dễ nhớ được những gì đã nghe. Những giáo sĩ thành công đều là những người được đào tạo

  • - 19 -

    nghiêm túc. Các sứ đồ của Chúa Giêxu học nơi Chúa liên tục 3 năm, họ học ngày, học đêm, không nghỉ hè hay đông. Học lời Chúa và nhìn thấy việc Chúa làm, và sau khi họ mặc lấy quyền phép Đức Thánh Linh, họ ra đi rao giảng Tin Lành cách hiệu quả. Chúa Giêxu đã huấn luyện họ thật kỷ để họ ra đi thật kết quả. Không có trường thần học nào đào tạo nghiêm túc như ngôi trường 3 năm di động của Chúa Giêxu dành cho 12 sứ đồ.

    Muốn trở nên Người chứng Đạo thành công, bạn cần được huấn luyện về phương pháp chứng Đạo cách nghiêm túc. Bạn có thể học ở trường, ở Hội thánh, ở một lớp chứng đạo nào đó, và chịu khó tìm đọc những tài liệu, sách giáo khoa viết về chứng đạo, để sớm trở thành người lính giỏi chinh phục nhiều tội nhân về cho Đấng Christ.

    ooOoo

    BÀI 3: NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM VÀ CẦN TRÁNH KHI ĐI CHỨNG ĐẠO

    I. Những việc cần phải làm để chứng Đạo có kết quả. 1. Cần tạo mối quan hệ tình thân. Là bạn bè của nhau thi ai cũng thích gặp nhau, và cùng chia sẻ với nhau những câu chuyện vui buồn. Để chứng Đạo có hiệu quả, Người chứng Đạo cần tạo ra các mối quan hệ rộng rãi với nhiều người ở trong Chúa và người ở ngoài Chúa. Trong mối quan hệ đó, Người chứng Đạo phải là người có đời sống ảnh hưởng tốt đến nhiều người khác. Khi gặp người Việt, Người chứng Đạo cần bắt tay chào hỏi với thái độ niềm nở, lịch sự, đồng thời chủ động hỏi thăm, nói chuyện, động viên, khích lệ nhau bằng tấm lòng chân thành. Người chứng Đạo cần giới thiệu về mình, và hỏi thăm tên, tuổi, số điện thoại để liên lạc với nhau. Sau đó thì Người chứng Đạo bắt đầu chuyển sang việc chia sẽ Tin lành cho họ. Sau khi chia tay, Người chứng Đạo đừng quên giữ mối liên lạc với người đó, cần gọi điện thăm hỏi và có thể được thì đến thăm khi có dịp tiện. Khi có mối tình bạn thân quen, người đó sẽ dễ dàng mở lòng lắng sứ điệp về Chúa Giêxu, và không ngần ngại khi được mời đến Hội thánh. Rồi thông qua người đó, Người chứng đạo tìm cách làm quen với những người bạn của họ nữa, tất cả vì mục đích là họ cần phải được cứu. 2. Phải quan tâm đến nhu cầu và đáp ứng nhu cầu đó nếu có thể. Chúa Giêxu xuống thế gian với mục đích chính là tìm và cứu kẻ bị hư mất (1 Timôthê 1:15), nhưng không phải chỉ vì mục đích đó mà Ngài

  • - 20 -

    không quan tâm đến nhu cầu thuộc thể của mọi người chung quanh mình. Ngược lại, Chúa vừa quan tâm đến nhu cầu tâm linh lẫn nhu cầu thể xác của mọi người.

    Các sách Phúc Âm thuật lại rằng, Ngài đi hết làng nầy đến làng khác, nhiều khi chịu đói để tranh thủ thời gian mà rao giảng Tin lành, chữa lành bệnh nhân. Ngài từng hóa bánh cho người đói, kêu người chết sống lại, và đuổi quỷ giải phóng người bị Satan trói buộc. Các sứ đồ và tín đồ ở Hội thánh đầu tiên cũng vậy, họ vừa giảng Đạo, vừa nhơn Danh Chúa chữa lành kẻ bệnh, và lấy gia tài mình bán đi, đem đặt dưới chân các sứ đồ để phân phát cho nhau, tùy theo sự cần dùng của từng người (Công vụ 2:42-45, 3:6-7). Con người ai cũng có những nhu cầu về thể xác lẫn tâm linh. Người thì có nhu cầu về thuộc thể như cơm ăn, áo mặc. Người thì có nhu cầu về việc làm, người thì có nhu cầu được chữa lành, người thì có nhu cầu về tình thương, vì họ đang bị lẻ loi, cô đơn, buồn chán. Người thì có nhu cầu học hành, thậm chí có người có tất cả những nhu cầu đó.

    Người chứng Đạo không phải chỉ yêu thương linh hồn tội nhân, nhưng còn phải yêu thương và quan tâm đến đời sống thể xác của họ nữa. Tình yêu thương đó phải cần được thực hiện bằng những hành động cụ thể theo khả năng của chính mình. Khi Thân hữu thấy được hành động tình thương của người Tin lành dành cho họ, thì họ sẽ dễ dàng mở lòng lắng nghe sứ điệp của người Tin lành rao giảng. Hầu hết các Hội thánh Việt Nam tại Hàn Quốc đều thực hiện chương trình phục vụ cộng đồng người Việt song song với việc truyền giảng Tin lành. Họ tổ chức các lớp dạy tiếng Hàn; nhận thông dịch miễn phí cho người Việt; tư vấn về pháp luật sở tại; tư vấn hôn nhân gia đình cho các bạn lập gia đình với người Hàn; bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động; bênh vực người lao động khi bị chủ sử dụng lao động đối xử bất công; đòi lương, bảo hiểm; đưa người lao động bị bệnh hoặc bị tai nạn đến bệnh viện khám chữa bệnh,...Mọi việc trên đều được thực hiện cách hết lòng và hoàn toàn miễn phí.

    Cho đến nay, đã có rất nhiều người Việt Nam tại Hàn quốc được Chúa cảm động qua các chương trình từ thiện nầy, mà họ mở lòng ra lắng nghe Phúc Âm và tiếp nhận Chúa Giêxu là Chúa Cứu Thế của đời sống mình. Vì vậy, Người chứng Đạo cần phải quan tâm đến nhu cầu tâm linh lẫn thuộc thể của người mà mình muốn chứng Đạo cho họ. Đó là tấm gương mà Chúa Giêxu và các tín hữu Hội thánh đầu tiên đã để lại cho Người chứng Đạo hôm nay. 3. Phải cầu nguyện cho việc chứng đạo.

  • - 21 -

    Phải cầu nguyện trước khi rời khỏi nhà để đi chứng Đạo. Cầu nguyện xin Chúa cho mình gặp được những người mà Chúa muốn mình làm chứng. Cầu nguyện xin Chúa ban quyền năng Đức Thánh Linh và ơn chia sẻ Tin lành cho mình và người đi cùng mình. Cầu nguyện xin Chúa mở lòng Thân hữu để nghe, hiểu và tiếp nhận Chúa Giêxu là Cứu Chúa của mình.

    Cầu nguyện ngay khi đang làm chứng. Miệng thì chia sẻ, nhưng lòng thì cầu nguyện thầm với Chúa, xin Ngài xức dầu trên sứ điệp, trục xuất ma quỷ đang cản trở và khiến Thân hữu không tập trung vào lời của Chúa. Thầm nguyện xin Chúa ban cho Thân hữu có đức tin, để tiếp nhận Chúa.

    Sau khi kêu gọi Thân hữu tiếp nhận Chúa. Nếu Thân hữu quyết định tin Chúa thì phải hướng dẫn Thân hữu cầu nguyện tin Chúa, và cầu nguyện riêng cho người họ.

    Trường hợp người đó chưa quyết định tin Chúa, thì cũng xin phép được cầu nguyện cho người ấy. Khi được phép cầu nguyện, thì Người chứng Đạo cầu nguyện xin Chúa ban đức tin cho người đó, và xin Chúa gìn giữ, ban phước cho gia đình người đó. Nếu người đó không muốn cầu nguyện, thì Người chứng Đạo chỉ cầu nguyện thầm trong lòng với nội dung như trên. Khi về nhà, Người chứng Đạo cần cầu nguyện tiếp tục cho người đó. 4. Phải dùng Lời Chúa để giải bày Phúc Âm.

    Người chứng Đạo cần phải học thuộc một số câu Kinh thánh liên quan đến sự cứu rỗi cần thiết cho việc chứng Đạo. Một trong những lý do việc làm chứng không đem lại kết quả, là vì Người chứng Đạo chỉ dùng những lời lẽ của con người để cố sức chinh phục Thân hữu, mà không dùng đến Lời Chúa trong Kinh thánh.

    Việc dùng nhiều câu Kinh thánh nói về sự cứu rỗi đọc lên cho Thân hữu nghe là việc rất cần thiết, vì Thân hữu muốn nghe lời của Đức Chúa Trời nói gì về sự cứu rỗi, hơn là nghe con người nói về sự cứu rỗi. Hơn nữa Lời Chúa có quyền năng chinh phục con người trở lại với Chúa.

    Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:32) Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha tức là lẽ thật”(Giăng 17:17) “Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng”(Hêbơrơ 4:12).

    Vì vậy, khi chứng Đạo, Người chứng Đạo không chỉ nói về sự cứu rỗi

    bằng lời của mình mà thôi, nhưng cũng cần phải dùng những câu Kinh

  • - 22 -

    thánh có liên quan để đọc cho Thân hữu nghe, để họ biết ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho họ và để Lời Chúa đụng chạm vào lòng họ, và khiến họ có đức tin mà tiếp nhận Ngài, vì Lời Chúa là lời sống, linh nghiệm và có quyền năng giải phóng con người cho được tự do. Người chứng Đạo cũng cần giải thích những từ ngữ khó hiểu trong những câu Kinh thánh đó, để Thân hữu hiểu được thấu đáo.

    5. Cần trang bị kiến thức về các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có tính duy tâm cao, hầu hết người Việt đều có tôn giáo hoặc tín ngưỡng dân gian. Ngoại trừ tín hữu Đạo Tin Lành ra, thì tín hữu của các tôn giáo khác, hoặc theo tín ngưỡng dân gian đều rất ít chịu tìm hiểu về tôn giáo, tín ngưỡng mà mình đang theo. Đa số họ chủ trương rằng: “Ông bà, bố mẹ sao, thì con cái cứ vậy mà làm”, và họ nghĩ rằng, về tôn giáo, tín ngưỡng, mình đi theo cách của bố mẹ mới là hiếu thảo.

    Khi chia sẻ về Chúa Giêxu cho những Thân hữu, Người chứng Đạo chỉ nên tập trung vào sứ điệp cứu rỗi của Chúa Giêxu mà thôi, không nên đề cập đến tôn giáo, tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên, trong trường hợp Thân hữu đem tôn giáo mình ra để nói lại, thì Người chứng Đạo phải dùng kiến thức về tôn giáo, tín ngưỡng của họ để giải thích cho họ hiểu, với thái độ hòa thuận và lời nói mềm mại, nhơn từ, tránh tranh cãi. Những tôn giáo và tín ngưỡng thịnh hành tại Việt Nam ngày nay là Tín ngưỡng thờ tổ tiên, Đạo Phật, Đạo Cao Đài, Đạo Công Giáo và Đạo Hồi. Người chứng Đạo nên tìm hiểu các tôn giáo và tín ngưỡng nói trên, để biết cách chứng Đạo cho cách có hiệu quả đối với từng người theo từng tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. II. Những điều cần tránh khi đi chứng Đạo. 1. Đừng hiểu sai về trách nhiệm chứng Đạo. Nhiều người lãnh Đạo Hội thánh hiểu sai rằng công việc chứng Đạo là việc của tín hữu, còn mình thì tập trung công việc giảng dạy và lãnh đạo Hội thánh. Do đó, họ không kinh nghiệm chứng Đạo, thậm chí là không có chương trình cụ thể về việc chứng Đạo để cùng làm việc với tín hữu của Hội thánh. Có người cho rằng chiên mới đẻ ra chiên, còn người chăn bày thì không đẻ ra chiên được. Họ hàm ý rằng, tín đồ thì đi chứng Đạo, đem tội nhân trở lại với Chúa, với Hội thánh, còn họ thì lo việc khác. Đó là một sự hiểu lầm đáng tiếc về chức vụ chứng Đạo.

  • - 23 -

    Ngược lại, nhiều tín đồ nghĩ rằng việc đi ra rao làm chứng về Chúa Giêxu là việc của Mục sư, Truyền đạo, còn họ thì tin Chúa và đi thờ phượng thường xuyên là đủ. Vì thế, họ không nói về Chúa Giêxu cho ai cả. Êtiên và Philíp là hai trong bảy chấp sự đầu tiên của Hội thánh tại Giêrusalem đã nhận lấy quyền phép của Đức Thánh Linh mà ra đi làm chứng cách mạnh dạn và hiệu quả (Công vụ 7:1-60, 8:26-40).

    Sứ mạng chứng Đạo là dành cho mọi người tin Chúa, từ người lãnh Đạo Hội thánh cho đến mọi tín hữu, là người đã tin nhận Chúa Giêxu. Đại mạng lệnh chứng Đạo của Chúa Giêxu ban truyền trước khi thăng thiên không phải chỉ dành cho các sứ đồ, hay chỉ cho những người có mặt tại thời điểm đó, mà con cho mọi Cơ Đốc nhân, trong đó có bạn và tôi. 2. Đừng nhụt chí khi đi chứng Đạo. Khi đi ra chứng Đạo những lần đầu tiên, người đi chứng Đạo thường có cảm giác lo lắng và không tự tin, đó là tâm lý thường tình khi làm bất kỳ công việc gì ngoài xã hội. Người chứng Đạo thường lo lắng về những phản ứng tiêu cực của Thân hữu. Nhưng nhiều khi sự sợ sệt đó khiến Người chứng Đạo càng biết nhờ cậy Chúa nhiều hơn, và từ đó họ sẽ trở nên Người chứng Đạo chuyên nghiệp, vì Chúa vùa giúp cho người có lòng trông cậy nơi Ngài. Người Việt Nam hầu hết đều có tôn giáo hoặc tín ngưỡng riêng, đặc biết là tín ngưỡng thờ tổ tiên và Phật giáo, nên khi nghe về Tin lành, nhiều người có phản ứng tiêu cực. Họ có thể không nghe, hoặc phản bác thẩm chí là phê phán và bách hại. Nhưng với lòng vâng phục mạng lệnh của Chúa, và sự trông cậy nơi quyền năng của Chúa Thánh Linh, thì những thách thức đó không đáng phải sợ, nó sẽ không thể là trở ngại lớn để ngăn cản việc chứng Đạo của người sống vâng Lời Chúa và yêu mến tha nhân. Ngoài ra, để khắc phục sự thiếu tự tin, Người chứng Đạo cần tham gia các lớp huấn luyện chứng Đạo của Hội thánh, đặc biệt là phải ở gần Chúa hơn qua việc siêng năng học Lời Chúa và cầu nguyện. Người chứng Đạo đừng quên một điều quan trọng rằng, Chúa Giêxu đang ở bên cạnh bạn và Chúa Thánh Linh đang đồng công cùng bạn khi bạn đang làm chứng cho bất kỳ người nào. Kinh thánh nói về điều nầy như vầy:

    “(18) Đức Chúa Giêxu đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. (19) Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp têm cho họ, (20) và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta

  • - 24 -

    đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế”(Mathiơ 28:18-20). “(11) Khi người ta đem các ngươi đến nhà hội, trước mặt các quan án và quan cai trị, thì chớ lo về nói cách nào để binh vực mình, hoặc nói lời gì. (12) Bởi vì chính giờ đó Đức Thánh Linh sẽ dạy các ngươi những lời phải nói”(Luca 12:11-12) “(14) Vậy các ngươi hãy nhớ kỹ trong trí, đừng lo trước về sự binh vực mình thể nào. (15) Vì ta sẽ ban cho các ngươi lời lẽ và sự khôn ngoan, mà kẻ nghịch không chống cự và bẻ bác được”(Luca 21:14-15).

    3. Đừng đi chứng Đạo với người khác phái khi chỉ đi hai người.

    Khi đi chứng Đạo, Người chứng Đạo nên đi cùng với một, hoặc hai người, như Chúa Giêxu sai đi từng đôi một vậy. Trong trường hợp hai người cùng đi làm chứng Đạo, nếu không phải là vợ chồng thì hai người phải là hai người cùng phái với nhau, để tránh người khác hiểu lầm, suy nghĩ không tốt và đề phòng cám dỗ.

    4. Đừng trình bày nội dung sứ điệp khó hiểu. Người chứng nhân trình bày đầy đủ về sứ điệp cứu rỗi của Chúa Giêxu, nhưng cách trình bày không hệ thống, không trình tự, và dùng những ngôn từ có tính thần học, nhưng lại không giải thích nghĩa của ngôn từ đó ...khiến Thân hữu khó hiểu, nản lòng khiến lời chứng không có kết quả. Người chứng Đạo cần đơn giản hóa ngôn từ để giúp cho Thân hữu hiểu được trọng tâm của Tin lành một cách dễ nhất. Có nhiều phương cách chứng Đạo, nhưng những nội dung căn bản mà Người chứng Đạo cần phải đề cập đến, và cần truyền đạt theo thứ tự như sau là tốt nhất. - Thứ nhất, Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo. - Thứ hai, Số phận hư mất của con người chối bỏ Đức Chúa Trời. - Thứ ba, Chúa Giêxu đã đến thế gian giải cứu, thay đổi số phận của con người. Ở đây, Người chứng Đạo cần giải thích vì sao Chúa chết trên thập tự giá và vì sao Ngài phục sanh, và phục sanh nhằm mục đích gì? - Thứ tư, Thái độ và trách nhiệm của con người cần có đối với sự cứu rỗi của Chúa.

    Ngoài ra, Người chứng Đạo tránh dùng những từ có tính thần học khó hiểu. Nên dùng chữ ‘Đức Chúa Trời’ thay cho chữ “Thiên Chúa”, “chịu khổ” thay cho chữ “chịu thương khó”, “sống lại” thay cho chữ “phục sanh”,

  • - 25 -

    “Chúa sẽ trở lại” thay cho chữ “Chúa tái lâm”, “về trời” thay cho chữ “thăng thiên.”

    Những từ có tính Hán tự, thì nên dùng từ ngữ hiện đại để diễn đạt. Còn nếu dùng tiếng Hán thì cần giải thích dễ hiểu. Ngay trong buổi thờ phượng Chúa cũng vậy, nếu biết có thân tín hữu đến thờ phượng Chúa chung, thì người giảng luận cũng không nên dùng những từ ngữ khó hiểu. Vì nếu không, người chưa tin Chúa sẽ dừng lại tập trung để cố hiểu những từ khó hiểu, kết cuộc, họ sẽ dễ đánh mất sự tập trung những nội dung kế tiếp. 5. Tránh những cách làm chứng khiến Thân hữu phản ứng tiêu cực. Một số Cơ Đốc nhân bởi lòng sốt sắng cá nhân, họ đi đến những nơi công cộng, một tay cầm Kinh thánh, một tay cầm cây thánh giá, họ vừa đi giữa đám đông, vừa hô lên thật to: “Ai tin Chúa Giêxu thì đi thiên đàng, Ai không tin Chúa Giêxu thì đi hỏa ngục!”, và họ lập đi, lập lại một sứ điệp như thế. Việc nầy dễ tìm thấy tại các bến ga tàu, những nơi công cộng của Hàn Quốc. Những người chưa tin Chúa, khi nghe lời rao như vậy thì họ tỏ vẻ khó chịu, thậm chí là tức giận, và lắm người mắng chửi lại. Những người chưa tin Chúa có nhiều hạng người. Có người chưa nghe và chưa hiểu về Tin lành của Chúa Giêxu, có người đang theo một tôn giáo, một tín ngưỡng nào đó mà lòng họ hết mực trung tín, có người theo tư tưởng chủ nghĩa vô thần, và cũng có người phản đối đạo Tin Lành. Khi người rao những lời có tính đe dọa như thế, họ sẽ hiểu sai về Tin Lành, họ sẽ phản ứng cách tiêu cực, thậm chí đánh mất cảm tình với Phúc Âm của Chúa Giêxu, và lòng họ đóng băng khi có ai đó nói cho họ về Chúa Giêxu về sau nầy. Vì họ nghĩ rằng Đạo Tin lành không tôn trọng hoặc xúc phạm đến tôn giáo, tín ngưỡng của người khác, Đạo Tin lành có tính ép buộc người khác phải nhập Đạo, nên mới lấy địa ngục ra đe dọa. Đạo Tin lành của Chúa Giêxu là Đạo yêu thương, Đạo cứu rỗi. Con người không phải vì không tin Chúa Giêxu mà bị ném xuống hỏa ngục.

    Con người đi vào hỏa ngục là vì họ phạm tội. Chúa Giêxu đã đến để tìm cứu kẻ có tội. Ai tin Ngài thì được cứu, còn ai chối bỏ Ngài thì họ phải chịu trách nhiệm trước hậu quả về tội lỗi họ đã gây ra, mà hậu quả của tội lỗi chính là sự chết đời trong hỏa ngục.

    Nếu từ khi họ sanh ra cho đến khi họ qua đời, họ không phạm một tội lỗi nào từ trong mọi ý tưởng cho đến mọi hành động, thì họ cũng sẽ được ban cho nước thiên đàng.

    “Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời”(Mathio 5:8)

  • - 26 -

    Nhưng không ai sống trên đời mà không phạm tội, ngoại trừ những em bé bị chết trong bào thai mẹ hoặc sanh ra chưa biết phạm tội mà qua đời mà thôi. Những trẻ em như thế nầy chắc chắn sẽ được Chúa ban cho nước thiên đàng, vì chúng vô tội.

    Một người lớn thường có hai loại tội, nguyên tội và kỷ tội. Nguyên tội là tội truyền từ Ađam, và kỷ tội là tội họ tự gây ra từ trong tư tưởng, lời nói và hành động. Khi Chúa Giêxu chịu chết, mọi tội tổ tông bị xóa bỏ, vì Chúa Giêxu đến để tiêu diệt tội lỗi mà Ađam gây ra.

    “Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình”(Rôma 5:19).

    Khi những trẻ em chưa có kỷ tội, thì chúng được coi là vô tội, vì Chúa Giêxu đã loại bỏ cái nguyên tội của chúng bằng sự hi sanh của Ngài, nên dầu chúng chưa biết Chúa là ai, nhưng vì chúng thánh sạch nên nếu chúng phải qua đời, thì Đức Chúa Trời vẫn hưởng được Thiên đàng Chúa ban cho. Lời Chúa Giêxu sau đây thêm sự xác chứng cho điều đó:

    “Song Đức Chúa Giêxu phán rằng: Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn trở; vì nước thiên đàng thuộc về những kẻ giống như con trẻ ấy”(Mathiơ 19:14).

    Chúa Giêxu đến thế gian không phải là để tìm cứu người công bình, nhưng là để tìm cứu kẻ có tội. Kẻ có tội mới cần sự tha thứ, chết thay, còn nếu người vô tội, thì Chúa Giêxu không phải chết thay cho họ.

    “ Đức Chúa Giêxu nghe vậy, bèn phán cùng họ rằng: Chẳng phải kẻ mạnh khỏe cần thầy thuốc đâu, nhưng là kẻ có bịnh; ta chẳng phải đến gọi người công bình, nhưng gọi kẻ có tội”(Mác 2:17)

    Khi nói tới những từ chỉ về hình phạt như “sự phán xét”, hay “hỏa ngục”, “đại nạn”...Người chứng Đạo cần phải giải thích rõ về nguyên nhân nào con người phải gánh lấy những hình phạt đó, thay vì khiến họ hiểu lầm rằng Đức Chúa Trời là hung thần, thì cần phải dùng Lời Chúa để giúp họ hiểu đúng rằng Ngài là Đấng yêu thương, là Đấng cứu rỗi. 6. Đừng chứng Đạo tiếp tục khi Thân hữu từ chối nghe.

    Người chứng Đạo cần để ý thái độ của người mà mình sẽ hoặc đang làm chứng cho. Có thể họ đang làm một công việc gì đó, nhưng lòng họ sẳn sàng nghe, thì chúng ta cứ chia sẻ. Nhưng nếu họ tỏ ra bực bội hoặc có lời xin lỗi bây giờ đang bận việc hoặc không muốn nghe, thì Người chứng Đạo đừng cố gắng năn nỉ hay nài ép họ phải nghe.

  • - 27 -

    Cũng có trường hợp, Thân hữu không muốn tiếp tục nghe, nhưng vì tôn trọng chúng ta, họ không bảo chúng ta dừng lại, nhưng thay vào đó, họ có vẻ như đang tập trung vào một việc khác, như ngó đi chỗ khác, mở điện thoại ra xem tin tức,...thì người chứng đạo nên họ rằng mình có thể nói thêm được không? Nếu họ cho phép thì mình tiếp tục, còn nếu không thì mình nên đi đến phần kết luận cách ngắn gọn. Khi Thân hữu không muốn nghe, mà Người chứng Đạo cứ nói, thì Thân hữu chẳng những không để tâm vào lời chứng Đạo, mà còn nghĩ tiêu cực về Người chứng Đạo, thậm chí là tranh cãi và tránh né cả những Người chứng Đạo khác khi họ gặp ở những lần sau. Gặp trường hợp như vậy, Người chứng Đạo nên dừng lại và xin họ một cơ hội khác để nói về Chúa, đồng thời trao cho họ một vài cuốn truyền Đạo đơn trước khi rời khỏi họ. Bạn cần nhớ rằng, việc khiến họ mở lòng ra đón nhận Phúc Âm là việc của Đức Chúa Trời. Người chứng Đạo chỉ là lưỡi hái, còn chính Chúa mới là Người gặt. Đừng thất vọng và bỏ cuộc khi gặp những trường hợp như trên. 7. Đừng làm chứng lòng vòng, dài dòng. Lý do mà Người chứng Đạo thường hay nói dài, có khi đến hai ba tiếng đồng hồ, khiến Thân hữu phát mệt là vì Người chứng Đạo không được huấn luyện phương cách làm chứng, hoặc được huấn luyện nhưng không nắm bắt được nội dung. Người chứng Đạo không nên nói tất cả những gì mình biết, mà chỉ nói những gì vừa đủ để Thân hữu biết rằng Đức Chúa Trời là Cha của họ, Ngài yêu thương họ. Chúa Giêxu đã chết và sống lại để ban sự cứu rỗi cho họ và họ cần tin Ngài để được cứu. Tránh dùng triết học ra lý luận cách không cần thiết. Khi làm chứng thì cũng cần kể một vài điều Chúa đã làm cho cuộc đời mình để giúp Thân hữu thấy được quyền năng của Phúc Âm, song đừng kể quá chi tiết và quá nhiều, khiến Thân hữu mệt mỏi. Khi làm chứng, Người chứng Đạo không nên độc thoại, nhưng cần đưa ra những câu hỏi gợi ý đối với Thân hữu. Được như vậy, Thân hữu sẽ thấy thú vị khi nghe, và không thấy thời gian kéo dài như khi nghe một chiều. 8. Đừng tranh cãi. Khi bị Thân hữu phủ nhận và phản đối điều mình nói, Người chứng Đạo nóng tính dễ bị kích động dẫn đến tranh cãi. Khi tranh cãi, thì dầu Người chứng Đạo có lý lẽ thuyết phục đi nữa, thì anh ta vẫn là kẻ bị bại trận. Mục đích của Người chứng Đạo là đem Thân hữu trở lại với Chúa, nhưng sau trận tranh cãi thắng thua, chắc chắn Thân hữu sẽ tức giận, có

  • - 28 -

    ác cảm với Đạo Tin lành và tránh gặp mặt những Người chứng Đạo lần sau. Tin lành Đạo bình an, Tin lành đem con người trở lại hòa thuận với Đức Chúa Trời và hòa thuận với nhau. Lời Chúa có chép rằng:

    “Dùng sự sẳn sàng của Tin lành bình an mà làm giày dép”(Êphêsô 6:15). “Phước cho những kẻ làm cho ngươi hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời”(Mathiơ 5:9). “ Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh, nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài dạy dỗ và nhịn nhục, dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật”(2 Timôthê 2:24-25).

    Vì vậy, không có gì phải tranh cãi để rồi dẫn đến xung đột, nhất là khi trình bày Phúc Âm yêu thương, bình an của Chúa Giêxu. Khi Thân hữu có những câu hỏi mang tính bắt bẻ, thì người tin Chúa cứ nhờ cậy Chúa mà nhẫn nhục giải đáp mọi câu hỏi của họ tùy theo sự hiểu biết dựa trên Kinh thánh. Nếu Thân hữu có ý muốn tranh cãi để gây xung đột, thì Người chứng Đạo nên dừng lại, và cứ dùng lời nói mềm mại mà bảo với họ rằng: “tôi sẽ suy nghĩ thêm về lời nói của anh, và mong anh cũng suy nghĩ thêm về những lời mà tôi đã chia sẻ cùng anh, mong được gặp lại anh ở dịp khác. Đừng quên trao tặng họ một vài cuốn truyền Đạo đơn trước khi rời đi. 9. Đừng phê phán tôn giáo, tín ngưỡng.

    Hai thứ chiến tranh khủng khiếp nhất trên thế giới là chiến tranh sắc tộc và chiến tranh tôn giáo. Nên việc xúc phạm đến tôn giáo và sắc tộc là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh cãi, thậm chí là tranh chiến. Chúa dạy mọi người phải tôn trọng người khác hơn chính mình:

    “Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình” (Philíp 2:3). Vì vậy, người chứng đạo cần tôn trọng thân hữu cũng như tôn giáo,

    tín ngưỡng của họ, đặc biệt là vị giáo chủ của tôn giáo họ trong những danh xưng, cách gọi. Đừng phê phán giáo lý của họ, nhưng hãy giải thích cho họ nghe nếu thấy cần thiết trên tinh thần tôn trọng.

    ooOoo

  • - 29 -

    BÀI 4: NỘI DUNG CỦA SỨ ĐIỆP CHỨNG ĐẠO I. Con người được Đức Chúa Trời tạo dựng nên. Đức Chúa Trời sáng tạo nên trời đất và muôn vật, muôn loài trong 6 ngày, ngày thứ bảy Ngài làm ngày nghỉ. Con người là tạo vật được Ngài tạo nên sau cùng. Đức Chúa Trời dựng nên Ađam là con người đàn ông đầu tiên trên mặt đất, bằng cách lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi, thì trở nên một loài sanh linh (Sáng thế ký 2:7). Ngài lấy xương sườn của Ađam và làm nên một người nữ, tên là Êva (Sáng thế ký 2:21-22). Ađam và Êva được tạo nên dựa theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:27). Từ Ađam và Êva, loài người được sanh ra và lan tràn khắp mặt đất.

    Mục đích Đức Chúa Trời tạo dựng nên con người được tìm thấy trong sách Sáng thế ký 1:27-28.

    “(27) Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. (28)Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất.” Mục đích thứ nhất: Để Đức Chúa Trời và con người tương giao với

    nhau. Chỉ riêng đối với con người, Ngài sáng tạo theo hình ảnh của Ngài. Ngài phán cùng con người rằng: “Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất.” Đức Chúa Trời tạo dựng con người cách như vậy nhằm mục đích để Ngài và con người có mối tương giao với nhau. Trong quan hệ đó, con người kinh nghiệm tình yêu thương của Ngài, và con người sống động, suy nghĩ, ăn nói, hành động tất cả đều vì vinh hiển của Chúa.

    Mục đích thứ hai: Để con người sống với với con người. Ngài sáng tạo nên người nam và người nữ, lập họ nên một gia đình.

    Mục đích thứ ba: Để con người cai trị thiên nhiên và mọi vật trong đó.

    Tóm lại, Quan hệ tốt lành ba chiều của con người là mục đích Đức Chúa Trời dựng nên con người. Quan hệ với Đức Chúa Trời, với nhau và với muôn vật trong vụ trụ. 2

    2 John Sungchul Hong, Introduction to Evangelism , (Seoul: Nhà xuất bản Saebok, 2014), trang 162-163

  • - 30 -

    II. Con người phạm tội và chịu đoán phạt.

    1. Tội lỗi

    - Kinh thánh dạy về tội lỗi: “Còn ai phạm tội tức là trái luật pháp; và sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp”(1Giăng 3:4). “Mọi sự không công bình đều là tội”(1 Giăng 5:17). Luật pháp ở đây chỉ về ý muốn của Đức Chúa Trời, ý muốn của Ngài

    là công bình, tức là công bằng, ngay thẳng, không sai trật. Mọi tư tưởng, hành động trái với ý của Chúa là tội lỗi. Hành động trái với ý muốn của Đức Chúa Trời là không làm điều Chúa sai bảo, và làm điều Chúa cấm.

    Luật pháp trên đời kết tội chỉ dựa vào hành động, và hành động đó chỉ khi nào gây ra hậu quả nguy hiểm. Nhưng với Đức Chúa Trời, thì ngay cả khi tư tưởng sai trái cũng đã là tội. Ngài là Đấng Toàn Tri, biết rõ mọi hành động và từng ý nghĩ của con người, nên mọi tội của con người đều bày ra trước mặt Ngài.

    “Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng”(1 Samuên 16:7). “Tư tưởng ngu dại là tội lỗi”(Châm ngôn 24:9) “Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi”(Mathiơ 5:28). Ngoài ra, một người biết điều lành mà lại không làm thì cũng bị kể là

    tội lỗi. “Cho nên, kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội”(Giacơ 4:17).

    Tóm lại, theo Kinh Thánh, việc làm bị kể là tội lỗi gồm có: - Nói điều xấu. - Làm việc xấu. - Nghĩ xấu, - Biết điều lành mà không làm

  • - 31 -

    Con người ban đầu được tạo dựng rất là tốt lành, không có tội lỗi. Nhưng con người lợi dụng ý chí tự do mình có mà không vâng lời Đức Chúa Trời, và do không vâng lời Đức Chúa Trời mà gây nên nhiều tội lỗi. Từ ban đầu, thủy tổ loài người là Ađam và Êva đã không vâng lời Đức Chúa Trời mà hái ăn trái cây biết điều thiện và điều ác ở giữa vườn Êđen, là cây mà Đức Chúa Trời cấm ăn. Và từ đó đến nay, con người gây ra tội lỗi lan tràn khắp mặt đất, mọi người đều phạm tội. Lý do phạm tội là họ chối bỏ Đức Chúa Trời, muốn thay mình vào vị trí của Ngài để làm theo điều mình muốn, chứ không làm theo điều Đức Chúa Trời muốn.

    Như vậy, mọi người đều phạm tội và đánh mất đi vinh hiển mà Ngài dành cho họ ở buổi đầu sáng thế. Đó là mất đi mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời, không còn ở trong mối tương giao gần gũi, ngọt ngào với Ngài nữa. Họ đánh mất đi sự thánh khiết, công bình và sự chân thật của con người đầu tiên. Ban đầu họ được tự do và quyền làm chủ, nhưng sau khi phạm tội, họ trở nên nô lệ của tội lỗi và Satan. Giữa con người và con người cũng mất đi dần tình yêu thương chân thành. Trong đời nầy, không ai tự mình sống thánh sạch trọn vẹn từ trong tư tưởng, lời nói đến hành động như Chúa Giêxu được. Tội lỗi quá khứ vẫn còn đó, trong khi hiện tại và tương lại thì cứ tiếp tục phạm tội. Kinh thánh khẳng định:

    “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không”(Rôma 3:10).

    Tội là thiếu hụt tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời là Chúa Cứu Thế Giêxu. Ai không sống trong sạch, yêu thương và công bình bằng Chúa Giêxu, thì bị kể là tội nhân.3

    2. Số phận của người phạm tội.

    Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương, nhưng cũng là Đức Chúa Trời thánh khiết và công bình. Vì bản chất thánh khiết, Ngài không thể chấp nhận được tội lỗi mà con người gây ra. Vì tính công bình, Ngài phải đoán phạt người gây ra lỗi lầm. Hình phạt của Ngài đó là sự chết như Kinh thánh chép rằng:

    “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giêxu Christ, Chúa chúng ta”(Rôma 6:23).

    3 Avery T.willis, Jr. Kay Moore, Thập tự giá của môn đệ Chúa Giêxu - Sống với Chúa 1 trang 227.

  • - 32 -

    Chết là mang ý nghĩa là chia lìa. Người ta nói chết là “hồn lìa khỏi xác”, chết là “lìa đời”.Trong Kinh thánh, chết là lìa khỏi Đức Chúa Trời như Chúa Giêxu dạy về hình ảnh nhánh nho. Nhánh nho khi lìa khỏi gốc nho, thì nó bèn trở nên khô đi, và bị người ta lượm quăng vào lửa (Giăng 15:1-6).

    Con người phạm tội, họ lại không có khả năng xóa được tội lỗi ở quá khứ, trong khi ở hiện tại và tương thì lại cứ phải tiếp tục phạm tội. Họ không tự mình sống trong sạch được, và cũng không con người nào có thể giúp họ sống vô tội được. Kết cuộc, họ sẽ bị hư mất đời đời.

    Hình phạt dành cho người phạm tội là sự chết. Chết thuộc thể lẫn linh hồn. Họ sẽ bị ở một nơi dành cho Satan, đó là hồ có lửa và diêm sanh cháy bừng bừng ngày đêm không tắt. Kinh thánh chép:

    “Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghiếc, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng, đó là sự chết thứ hai” (Khải huyền 21:8).

    Tóm lại, số phận của người phạm tội là: - Làm nô lệ cho tội lỗi. - Bị maquỷ cai trị. - Sống bất hạnh trên đời. - Cả thân thể và linh hồn sẽ bị quăng vào hồ lửa sau khi qua đời.

    III. Chúa Giêxu Christ. 1. Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời giáng thế làm người. Chúa Giêxu là Đấng Tạo Hóa (Giăng 1:1-3), Ngài mang lấy thân xác của con người giáng sanh xuống trần gian cách đây hơn 2014 năm. Ngài đến thế gian để tìm và cứu người có tội. Kinh thánh chép:

    “Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự”(Philíp 2:6-8). “Đức Chúa Giêxu Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc