nyingma monlam 2012

57
Tiu s v n t t c ủa Đức Trulshik Ngawang Chokyi Loday, vtrưở ng dòng th năm củ a Ngagyur Nyingma, và s th tch c a ngài Đức Pháp vương Trulshik Rinpoche sinh ra ở vùng Yar-Drong Taklung, tnh U-Tsang vào ngày 10 tháng 9 năm 1924 trong gia đình ngài Tenzin Chodhar [cha] và Jamyang Wangmo [m] vi rt nhiều điềm kiết tường như được tiên đoán. Lên bn tuổi, ngài được nhn ra là hóa thân hoàn ho của Đức Za-Due Kunzang Thongdrol Dorjee, tức Đức Trulshik Do-Ngag Lingpa bởi đệ tcủa ngài, đức Zatrul Rinpoche Ngawang Tenzin Norbu và được đặt tên là Ngawang Do-Ngag Tenzin Pal- Zangpo. Khi đức Zatrul Rinpoche, thc hin các li cu nguyện chí thành đến cđạo sư ca ngài, trong linh kiến của ngài, có ba tia sáng đến tNga-Yab Ling (trxlinh thánh

Upload: phuc-minh

Post on 09-Mar-2016

264 views

Category:

Documents


9 download

DESCRIPTION

Nyingma Monlam 2012

TRANSCRIPT

Page 1: Nyingma Monlam 2012

Tiểu sử vắn tắt của Đức Trulshik Ngawang Chokyi Loday, vị trưởng dòng

thứ năm của Ngagyur Nyingma, và sự thị tịch của ngài

Đức Pháp vương Trulshik Rinpoche sinh ra ở vùng Yar-Drong Taklung, tỉnh U-Tsang

vào ngày 10 tháng 9 năm 1924 trong gia đình ngài Tenzin Chodhar [cha] và Jamyang

Wangmo [mẹ] với rất nhiều điềm kiết tường như được tiên đoán.

Lên bốn tuổi, ngài được nhận ra là hóa thân hoàn hảo của Đức Za-Due Kunzang

Thongdrol Dorjee, tức Đức Trulshik Do-Ngag Lingpa bởi đệ tử của ngài, đức Zatrul

Rinpoche Ngawang Tenzin Norbu và được đặt tên là Ngawang Do-Ngag Tenzin Pal-

Zangpo. Khi đức Zatrul Rinpoche, thực hiện các lời cầu nguyện chí thành đến cố đạo sư

của ngài, trong linh kiến của ngài, có ba tia sáng đến từ Nga-Yab Ling (trụ xứ linh thánh

Page 2: Nyingma Monlam 2012

của Guru Rinpoche), mà hai trong số đó đi đến những nơi không chắc chắn, nhưng tia thứ

ba chiếu đến vùng đất của Đức Pháp vương, đó chính là dấu hiệu chắc chắn về sự trở về

của Đức Pháp vương Trulshik Do-Ngag Lingpa.

Ở tuổi mười hai, Đức Pháp vương nhận được toàn bộ các giáo lý về Tiểu thừa, Đại thừa

[hay Bồ Tát thừa] và Mật thừa bởi Đức Zatrul Rinpoche với niềm hoan hỉ lớn lao và trở

thành tâm tử của ngài. Ngài không chỉ hoàn thiện việc lắng nghe các chỉ dẫn mà còn duy

trì nhập thất ba năm miên mật ở tuổi 18. Đức Pháp vương đã thiền định miên mật.

Đức Pháp vương gánh trên vai trách nhiệm quản lý và phát triển tu viện Zarong Do-Ngag

Choling với sự giao phó của Đức đạo sư Zatrul Rinpoche. Bên cạnh đó, ngài đã được trao

danh hiệu Khenpo bởi Đức Pháp vương Chung Rinpoche Ngawang Chodak khi ngài

thường xuyên viếng thăm tu viện Yog-Min Ugyen Mindroling ở tuổi 21.

Đức Pháp vương nhận được trọn vẹn giới tỳ kheo từ Đức Khenchen Khentse Norbu

Rinpoche cùng với số lượng chính xác các vị tăng, và nổi tiếng là Bậc trì giới thanh tịnh.

Đức Pháp vương còn có hơn 30 vị Đạo sư, như, Đức Dzongsar Khentse Rinpoche Cokyid

Loday, Đức Khuna Lama Tenzin Gyeltsen, Đức Tanag Thubten She-Nyen Phuntso, Đức

Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, … và nhận được toàn bộ các giáo lý của Bốn trường phái của

Truyền thống Pháp [tức Bốn trường phái của Phật giáo Tây Tạng: ND] một cách rất công

bằng. Tóm lại, Đức Pháp vương giành trọn thời gian với việc nghiên cứu, quán chiếu và

thiền định từ khi rất nhỏ.

Bên cạnh đó, Đức Pháp vương nhận được “Bốn Tinh túy-Cốt tủy của Đức Longchen

Rabjam” từ Đức Mugtshang Rinpoche ở Gangri Thokar, địa điểm nhập thất của Đức

Longchen Rabjam, và ở tuổi 31, ngài nhận được quán đảnh Terzod, Bảy kho báu của Đức

Longchen Rabjam, và rất nhiều quán đảnh khác từ Đức Pháp vương Dudjom Rinpoche.

Ở tuổi 36, Đức Pháp vương nhận được các quán đảnh và trao truyền Ngayur Kama. Trên

tất thảy, ngài đã gặp Đức Pháp vương Dilgo Khentse Rinpoche và nhận giáo lý “Bức thứ

gửi bạn” như là giáo lý đầu tiên từ ngài. Sau đó Đức Pháp vương nhận các quán đảnh về

kho báu rộng lớn Kilaya của Nyag. Cuối cùng, theo lời thỉnh cầu của Đức Pháp vương,

Đức Dilgo Khentse Rinpoche đã ban các trao truyền Kangyur (những lời nói của Đức

Phật được chuyển dịch [sang tiếng Tạng: ND]) ở Boudha-Stupa, Nepal, và nói rằng đây

Page 3: Nyingma Monlam 2012

là một trong các việc lớn lao mà ngài đã làm trong đời. Đức Pháp vương Dilgo Khentse

Rinpoche sau đó được mời đến tu viện Thupten Do-Ngag Chokhor Ling, nơi mà Đức

Pháp vương đã nhận rất nhiều các quán đảnh và trao truyền giáo lý của Đức Longchen

Rabjam, và nhiều giáo lý khác. Kể từ đó, Đức Pháp vương nương tựa nơi ngài Dilgo

Khentse là Vị Thầy Gốc Tối thượng của ngài. Đức Pháp vương trở thành tâm tử của Đạo

sư. Đạo sư của ngài đã nhìn thấy trước những đệ tử tương lai, bổ nhiệm Đức Pháp vương

là người đại diện của ngài.

Mặc dù Đức Pháp vương bình đẳng với các vị đạo sư vĩ đại, nhưng vì lợi lạc của chúng

hữu tình, ngài giành rất nhiều thời gian để nghiên cứu và thiền định, và thiết lập tu viện

Thupten Do-Ngag Chokhor Ling ở Shar Khumbu ở Nepal, với trách nhiệm chính yếu là

duy trì truyền thừa Ogyen Minling. Hiện tại, có 500 vị tăng ni cư ngụ. Vào những dịp đặc

biệt, những lễ cúng dường lớn được thực hiện.

Hơn thế nữa, Đức Pháp vương đã ban rất nhiều các chỉ dẫn về giáo lý tâm yếu của

Ngayur Nyingma cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và trở thành đạo sư tâm linh của ngài.

Đức Pháp vương có rất nhiều các đệ tử đến từ cả bốn trường phái. Nói tóm lại, Ngài luôn

hành động vì lợi lạc của mọi chúng hữu tình. Đặc biệt, ngày 15 tháng 1, 2010, với sự

thỉnh cầu tha thiết từ các vị đạo sư cao cấp của Ngayur Nyingma rằng Đức Pháp vương

đảm nhận vị trí chủ tịch thứ 5 của Ngayur Nyingma [tức trưởng dòng Nyingma: ND],

ngài đã từ bi chấp nhận mang trên mình trách nhiệm quan trọng phát triển truyền thống

Nyingma. Nhưng không may thay, Đức Pháp vương đã thị tịch với rất nhiều những dấu

hiệu tốt lành vào ngày 2 tháng 9 năm 2011 ở tuổi 88.

Thị tịch

Ở tuổi 88, vào ngày 2 tháng 9 năm 2011, lúc 8h30 sáng, Đức Pháp vương đã thị tịch, tan

hòa tâm trí tuệ của ngài vào sự thực tối thượng. Đức Pháp vương duy trì trong trạng thái

Thugdam (trạng thái thiền định tịnh quang) trong ba ngày. Ở tu viện của ngài, tu viện

Shar-Khambu Thubten Dongag Choeling, toàn thể tăng đoàn đã cầu nguyện chí thành với

lòng sùng mộ sâu sắc cùng những đám mây thực và cả quán tưởng các vật phẩm cúng

Page 4: Nyingma Monlam 2012

dường trong các buổi lễ trong suốt 49 ngày. Giống như vậy, các đại diện từ tu viện của

Nyingma ở Ấn Độ, Nepal và Bhutan, đại diện của Chính phủ Tây Tạng lưu vong, chủ

tịch Hội Phật giáo Nepal, Đức Kyabje Khentse Yangse Rinpoche, Đức Dudjom Yangse

Rinpoche và rất nhiều vị khác đã tụ họp tham gia vào các buổi lễ tưởng nhớ ngài.

Ngày 5 tháng 9, lúc 12h trưa, cơ quan tư pháp, thẩm phán, ban thường trực của các đại

diện của người dân Tây Tạng, thư ký của các văn phòng khác nhau và rất nhiều người

khác đã tập trung trong chánh điện của Gangchen Kyidshong ở Darmsala và cầu nguyện

chí thành trong một giờ. Cùng ngày, tất cả các văn phòng trực thuộc Chính phủ Tây Tạng

lưu vong đã đóng cửa để thể hiện lòng kính trọng và thương tiếc trước cố Pháp vương.

Ngày 7 tháng 9, toàn thể tăng ni của trụ xứ vĩ đại của Đức Drubwang Padma Norbu

Rinpoche, tu viện Theg-Chog Namdrol Shedrup Dargyeling, đã tiến hành tiệc cúng

dường lớn lao cho các mạn đà la của Đức Kim Cương Tát Đỏa. Các buổi lễ cúng dường

tương tự cũng được thực hiện ở nhiều tu viện của dòng Nyingma khác ở Ấn Độ, Bhutan,

Nepal, … cho các buổi lễ tưởng nhớ.

Page 5: Nyingma Monlam 2012

Tin buồn về sự thị tịch của Đức Khenpo Achuk, ngọn đèn lớn lao của truyền

thống Ngayur Nyingma

Bắt đầu từ ngày 17 tháng thứ 3 Tạng lịch, năm 2011, ngài đã thị hiện những dấu hiệu

bệnh chướng. Bởi vậy, toàn thể thế giới nói chung và các đệ tử chí thành của ngài từ

Trung Quốc và Tây Tạng nói riêng đã tiến hành các buổi lễ cầu trường thọ cho ngài.

Rất nhiều các vị Lama vĩ đại đứng đầu bởi Đức Khenchen Tshultrim Lodroe đã đến đây

và khẩn nguyện mong ngài trụ thế dài lâu như đấng Hộ pháp tối thượng của Phật Pháp và

chúng hữu tình; ngài đã từ bi chấp nhận thỉnh cầu của chư Lama trụ thế lâu hơn và như

thế, ngài đã hồi phục trong lúc này.

Nhưng không thể mãi chấp nhận hạnh nguyện của chúng sinh, Đức Pháp vương đã thị

tịch lúc 2h40 sáng ngày 22 tháng 5 Tạng lịch ở Yachen Ugen Samtenling. Khi ngài sắp từ

Page 6: Nyingma Monlam 2012

bỏ thân tứ đại, ngài nói với các tâm tử như là Trulku Asang và nhiều vị khác, rằng các đệ

tử chính yếu cần phải hòa hợp với nhau và các đệ tử như trưởng tử cần xem xét các đời

tiếp theo quan trọng hơn đời hiện tại. Đây là hai di chúc cuối cùng giành cho môn đồ của

ngài. Sau đó, ngài nói rằng, thông thường bản tánh của các vị Bồ Tát là hoàn thành mục

đích của tất thảy chúng hữu tình với hàng triệu hóa thân, nhưng sẽ không có hóa thân đặc

biệt của ngài được nhận ra. Đáp lại, tâm tử của ngài, Trulku Asang chí thành cầu mong

ngài tái sinh, bởi vậy ngài nói rằng: sẽ có một người mà các con không cần tìm kiếm, mà

người đó sẽ đi tìm các con.

Ngài cũng ban các chỉ dẫn về điều cần làm sau khi ngài thị tịch rằng tro của ngài sau khi

trà tỳ sẽ được rải ra bốn dòng sông lớn và thân-linh-thánh-của-ngài-còn-lại có thể được

bảo vệ hiện thời, nếu cần thiết, và Khenpo Yeshe Dentog sẽ đảm trách nhiệm vụ trong lễ

kỉ niệm các xá lợi linh thánh còn lại của ngài.

Các đệ tử chính yếu đã thảo luận và giữ bí mật bởi rất nhiều nguyên do bên trong và bên

ngoài. Ngày 30, tin tức đã được thông báo và sau đó, thân xác của ngài được đặt trong tư

thế của Báo thân với những đồ trang sức bởi Khenpo Yeshe Dentok, Trulku Asang và

cháu của ngài, đức Choedak. Ngày 1 tháng 6 Tạng lịch, rất nhiều các vị Khenpo và

Trulku từ Serta Larung dẫn đầu bởi đức Khenpo Tsultrim Lodroe đã viếng thăm tu viện

và Khenpo Tsultrim Lodroe đã hứa nguyện sẽ trông nom trung tâm tâm linh Yachen mà

không phân biệt với trung tâm Phật giáo Larung. Ngài cũng ban những lời khuyên an ủi

chúng đệ tử. Ngài nói rằng, họ cần nỗ lực duy trì sự điều hành, cả bên trong và bên ngoài

như thời Rinpoche còn trụ thế. Vào ngày 2, các đại diện của các tổ chức Tăng đoàn Bất

bộ phái của 24 tu viện ở Drago dẫn đầu bởi trưởng tu viện Drago Ugen-Chab, các đại

diện của các Tăng đoàn Nyag-Rong dẫn đầu bởi đức Nyag-Rong Khenpo Tsultrim, đại

diện của bộ tôn giáo của khu tự trị Karze và chính quyền Quận Payul đã đến để chia

buồn. Bắt đầu từ ngày mở đầu đến ngày thứ 3, chỉ trong ba ngày, đã có hơn 50 nghìn

người tập họp để bày tỏ lòng tôn kính đến thân linh thánh của ngài. Mặc dù sự hạn chế

của chính phủ, rất nhiều đệ tử Trung Quốc cũng đã đến tham dự.

Đức Pháp vương Khenpo Achuk sinh ra trong gia đình Atshab Tserhar của hậu duệ

Atshab thứ sáu trong năm Chuột Lửa. Để tránh những tai họa từ người khác, ngài được

Page 7: Nyingma Monlam 2012

đặt tên là Khe-Wo (đứa bé sơ sinh). Ngài cũng được cho là được bảo vệ bởi bốn vị Quốc

vương vĩ đại (những vị bảo hộ các phương) trong suốt thời kỳ sơ sinh. Ngài đã nhận được

rất nhiều các quán đảnh và khẩu truyền như Lamdrey (Con đường Đạo và Quả) và rất

nhiều từ truyền thống Sacha từ Đức Khen Jamyang Kunga Namgyal và các giới nguyện

từ bỏ [giới Cụ túc] và được đặt Pháp danh Jamyang Kunga Tenphel. Ngài cũng nhận vô

số các quán đảnh, trao truyền và chỉ dẫn về các giáo lý bí mật vĩ đại của truyền thống

Ngayur Nyingma và các truyền thống khác từ Đức Throm-Tod lama Tra-Tshe, Drungpa

Jampel Drakpa, Sera Yang-Trul, Khenchen Jigmed Phuntsho và nhiều vị khác. Đặc biệt,

ngài nương tựa đức Throm-Ge Arig là vị thầy gốc và hoàn thiện ba con đường làm hài

lòng đạo sư bằng cách vượt qua những khó khăn không biết mệt mỏi.

Sau đó, khi đã hoàn thiện các mục tiêu cá nhân, mọi thứ được phát lộ như là nhận thức

thanh tịnh và đã có các linh kiến về chư Bổn tôn thiền định. Thậm chí trong quán đảnh

đầu tiên của ngài về các chỉ dẫn sự chín muồi sơ khởi và sáu trạng thái trung ấm, rất

nhiều đệ tử đã có những dấu hiệu phi thường về việc nhận ra bản chất của tỉnh thức. Đặc

biệt, ngài đã trưởng dưỡng rất nhiều đệ tử bằng cách trao truyền các giáo huấn mở rộng

về các Ba-la-mật vĩ đại trong cả đời. Ngài cũng đưa vô số chúng sinh với nghiệp xấu về

với con đường giải thoát bằng cách tiến hành nghi quỹ xương. Rất nhiều các dấu hiệu kì

diệu đã được nhận thấy khi ngài xây dựng các ngôi chùa và những hỗ trợ về thân, khẩu

và ý. Ngài cũng đã hoàn thiện các hoạt động giác ngộ lớn lao vì lợi lạc của chúng hữu

tình bằng cách khởi lên niềm tin sâu sắc trong tâm các vị đệ tử với việc tiên đoán rất

nhiều vết bớt và lời tiên tri không sai lầm.

Đức Pháp vương đã mở cửa rất nhiều địa điểm linh thánh và đặc biệt thành lập Trung

Tâm Tâm linh Yachen Ugen Samtenling năm 1985. Dần dần, trung tâm đã mở rộng khi

mọi người từ nhiều nơi tập họp và sau đó nó được chia thành mười vùng đất lớn; trong đó

năm của Daka, bốn của Dakini và một vùng đất giành cho cư sĩ với hai vị đạo sư giảng

dạy ở mỗi vùng. Có 4000 vị tăng và khoảng 7000 vị ni cùng 1000 cư sĩ, tổng cộng gần 12

nghìn người. Ở đây, Tăng đoàn nhấn mạnh chủ yếu vào thực hành hơn là phô diễn. Họ

thực hiện một khóa tuần tự thực hành thiền định từ các thực hành phổ biến bên ngoài và

bên trong đến các thực hành thực sự của Trek-Chod và Thod-Gal theo các chỉ dẫn tương

Page 8: Nyingma Monlam 2012

ứng. Trên thực tế, nó đã trở thành một trong các trung tâm thực hành tâm linh lớn nhất ở

Vùng Đất Tuyết. Thậm chí từ nay, nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại với sự điều hành không gián

đoạn và quản lí bởi vị tâm tử của Đức Pháp vương, ngài Trulku Asang Rinpoche và nhiều

vị Khen-trul khác được nhận ra bởi ngài như là các vị trì giữ truyền thừa.

Page 9: Nyingma Monlam 2012

Công đức của Manjushri Nama Samgiti

(Tán dương Đức Chúa tể của Khẩu Thanh Khiết bởi Tám Cô Gái)

Công đức của việc trì tụng Hồng danh và thần chú của Đức Văn Thù, tán thán và tham

gia vào các thực hành thiền định về Đức Văn Thù là vô lượng và vượt ra ngoài sự hiểu

của chúng sinh. Tuy nhiên, một giọt công đức trong đại dương công đức đó sẽ được miêu

tả ở đây với sự giúp đỡ của giáo lý Phật Đà và các luận giải.

Đại học giả vĩ đại của truyền thống Ngayur Nyingma, Đấng toàn tri Rongzom nói rằng,

“Bản chất và Hồng danh của Đức Jampal là gì, hỡi hiền triết Văn Thù? Làm sao có thể

miêu tả được những hồng danh hoàn hảo được tụng đọc? Từ Hiền triết Văn Thù liên quan

đến sự tỉnh thức bất nhị, bản tánh của chư Phật, bản tánh của tâm Bồ đề, tâm giác ngộ -

sự thực của mọi hiện tượng – sự hiển bày vật lý – Thân Quý giá trọn vẹn và hóa thân, trải

nghiệm bởi các ngài trong bản tánh của Thân Trí Tuệ. Và mọi hiện tượng của chư Phật và

Bồ Tát được miêu tả trong kinh điển Đại thừa và Tiểu thừa cũng được coi là Đức Phagpa

Jampal.” Bởi vậy biết được ý nghĩa của Phagpa Jampal, những lợi lạc của việc trì tụng

hồng danh linh thánh của ngài sẽ được nhấn mạnh trong các dòng sau đây.

Trong Mật điển Namasangirti có viết rằng, “Đức Kim Cương Thủ, chúa tể của Mật điển!

Những phẩm tánh tốt đẹp vô lượng và nhiều sự hoàn hảo khác sẽ đạt được. Đức Kim

Cương Thủ, người nắm giữ hoàn hảo các lời cầu nguyện trì tụng của hồng danh tối

thượng của đức Văn Thù sẽ nhanh chóng đạt được những phẩm tánh giác ngộ, nhờ đó

giải thoát dựa vào hai sự tích lũy: sự tích lũy công đức với những quan niệm và sự tích

lũy trí tuệ vượt ra ngoài những quan niệm. Sau đó, người đó sẽ giải thích chánh Pháp đến

với chúng sinh mà không nhập Niết bàn trong nhiều kiếp, và sẽ trở thành Vua Pháp, bậc

nắm giữ Pháp trong mười phương.”

Và trong Luận giảng Namasangirti của đức Rathna Akar Gupta có đoạn: “Namasangirti

được giúp sức bởi những phẩm tánh vô cùng rộng lớn của các thân và trí tuệ, và vô song,

được ban tặng những lợi ích lớn lao. Vì thế, những lợi ích của nó phải được biết đến như

miêu tả trong các bản văn liên quan đến những lợi ích tâm linh của lời cầu nguyện này.”

Page 10: Nyingma Monlam 2012

Và “Nó cần phải được hiểu như là nguồn gốc nguyên thủy của chư Phật, phương tiện của

sự cứu giúp, đối tượng của chư Phật và người bạn tâm linh của mọi vị Phật và nhiều điều

khác.

Những thiện nam tử và thiện nữ nhân may mắn, có thể mong chờ vào việc đạt giác ngộ

bằng các thần chú bí mật cần viết điều này thành một quyển sách; sau đó dù điều này có

được đọc, quán chiếu hay thiền định một cách đúng đắn về sự thực tối thượng – hành xử

theo cách này sẽ mang đến những phẩm tánh và lợi lạc tích cực vô lượng. Bởi vậy, như

được tán thán bởi Đức Phật, điều này cần được giải quyết một cách hoàn hảo.”

Như được tuyên bố trong “Những môn đồ hài lòng của con đường Trung Đạo – Luận

giảng Namasangirti”: “Trì tụng hồng danh của đức Văn Thù chỉ một lần sẽ nhiều công

đức hơn so với trì tụng hồng danh các vị Phật khác với số lần nhiều như hạt cát trên sông

Ganga trong nhiều kiếp, bởi đức Văn Thù là bậc thầy tâm linh của vô số vị Phật.”

Từ Ba Khía cạnh luận giảng Namasangirti của Đấng Toàn tri Rongzom Pandita: “những

thiện nam tử và thiện nữ nhân may mắn, khởi lên ý định thanh tịnh vì sự giác ngộ và

bước vào cỗ xe vĩ đại với niềm tin tuyệt đối, ban đầu cần trì tụng hồng danh của đức Văn

Thù – bản tánh lớn lao của mọi chư Phật trong mười phương, bậc nắm giữ mọi phẩm tánh

quý giá của chư Phật. Bởi lòng từ bi và những hoạt động giác ngộ của chư Phật không

bao giờ ngừng, ngài đáp ứng mọi nguyện ước của chư Phật trên khắp hư không, và các

cõi giới chúng sinh. Vì thế, thậm chí công đức của việc trì tụng hồng danh mọi vị Phật

trong nhiều kiếp như cát sông Ganga [sông Hằng] cũng không thể sánh bằng công đức

của việc trì tụng hồng danh đức Văn Thù.

Hơn thế nữa, “Người ta cần biết rằng, việc đọc tụng hồng danh đức Văn Thù giống như

việc đọc lên toàn bộ những phẩm tánh tốt lành của mọi vị Phật.” Và, “Những thiện nam

tử và thiện nữ nhân may mắn, đã mong muốn đạt được những thực hành của thừa lớn

hơn, mong muốn giải thoát hoàn toàn khỏi những tội lỗi và mong muốn làm sáng tỏ mọi

khía cạnh của Pháp như là sự hiển bày của những hình ảnh khác nhau trong gương vì lợi

ích của mọi chúng sinh, người ta cần nỗ lực tạo ra trí tuệ bất nhị bằng cách tụng đọc hồng

danh đức Văn Thù. Làm sao mà trí tuệ bất nhị có thể được tạo ra bằng cách trì tụng

Namasangirti? Người ta cần hiểu rằng chính ở trong bản văn có viết rằng Phật Pháp vô

Page 11: Nyingma Monlam 2012

biên, 84 000 Pháp môn chân thật và nhiều điều khác, chỉ phương tiện để làm lợi lạc

chúng sinh đã được giảng dạy.”

Và: “bằng việc trì tụng hồng danh đức Văn Thù, bản tánh chân thật của mọi hiện tượng

cần được mong đợi, chú ý, nhiệt tình, và niềm tin chắc chắn cần được sinh ra. Thông qua

những sức mạnh, niềm tin, sự tinh tấn, tỉnh thức, thiền định và trí tuệ này, những điều

phù hợp với hiện tượng bất nhị có thể được tạo ra trong dòng chảy của tâm. Nhờ đó, tri

kiến của tôi và của tôi sẽ có thể tránh được. Nếu đạt được điều này, người ta sẽ giải

phóng khỏi những ý nghĩ quan niệm – điều mà dẫn đến sự thiếu hiểu biết về nhị nguyên

và không bám chấp, ở đó người mộ đạo sẽ điềm tĩnh và thoát khỏi những bám chấp.

Thêm vào đó, sẽ không có nguyên nhân nào để khổ đau sinh khởi. Vì thế, khi đã quen

thuộc với sự bất nhị của các hiện tượng, nó cần được thực hành không gián đoạn. Bằng

cách trở nên quen thuộc với nó, toàn bộ những lỗi lầm sẽ suy giảm và tâm bạn sẽ trở nên

không thể tách rời với sự tỉnh thức bất nhị. Cách thức thực sự để đạt được điều này là trì

tụng hồng danh đức Văn Thù. Theo cách này, hai sự tích lũy – công đức và trí tuệ sẽ có

thể đạt được cùng lúc. Bằng cách miêu tả những phẩm tánh tâm linh của đức Phật, điều

vô cùng lợi lạc với chúng sinh, sự tích lũy những thiện hạnh sẽ đạt được. Trong khi nhấn

mạnh ý nghĩa chân thực của các hiện tượng bất nhị, sự tích lũy trí tuệ sẽ đạt được.

Và đức Jamyang Khentse Wangpo Padma Wodsal Dongag Lingpa dạy rằng: “Theo cách

này, nếu người ta nỗ lực trì tụng như thế, chư Phật và Bồ Tát sẽ gia trì và người đó sẽ đạt

đến sự không sợ hãi, trở thành chủ thể có chủ đích của Các bậc Thanh Văn và Duyên

Giác, các vị thần của thế giới thế tục và vượt khỏi thế tục sẽ bảo vệ và người đó sẽ không

bao giờ tái sinh vào tám thời điểm xấu và bởi vậy sẽ duy trì sự không sợ hãi, tràn ngập

trong sự hoàn hảo ba phần kỳ diệu. Được ban tặng công thức huyền diệu vô biên, kiến

thức, sự đức hạnh và những điều như thế mà không hề suy giảm sẽ làm sự giác ngộ

nhanh chóng xảy đến. Bởi vậy, mật điển Văn Thù này, được coi là là tâm điểm của cầu

nguyện, đem đến rất nhiều lợi lạc!

Những công đức rộng lớn và cô đọng này được miêu tả trong các bản luận giải của

Manjushri Nama Samgiti bởi các Đạo sư như ngài Tsendra Gomi, Pal Nyimed Dorjee,

Dombi Heruka, Sangdan, Due Zhabpa, Jigten Wangcchuk Padma Karpo, Drubchen

Page 12: Nyingma Monlam 2012

Paimai Tsho, Nyinma Pal và nhiều vị khác. Những độc giả uyên bác có thể tìm đọc các

bản luận giải này để có thêm thông tin.

Page 13: Nyingma Monlam 2012

Công đức của Phagpa Zangpo Chodpa (Bhadracarya Pranidhana, Hành động của

Các Đấng Tối thượng)

Theo các luận giảng của Ấn Độ và Tây Tạng, công đức của “Hành động của Các Đấng

Tối thượng” sẽ được nói một cách ngắn gọn ở đây. Bản luận giảng về “Hành động của

Các Đấng tối thượng” bởi Đức Long Thọ có nói rằng:

Chủ đề thứ mười là công đức của cầu nguyện. Có hai kiểu: công đức có được trong đời

này và trong các đời tiếp theo. Bốn kiểu công đức liên quan đến đời này gồm có:

Đạt được các phẩm tánh đức hạnh khác nhau

Đạt được khả năng nhìn thấy đức Phật

Đạt được địa vị ngang bằng với Bồ tát

Tịnh hóa hoàn toàn các che chướng về nghiệp

Và công đức đạt được trong các đời tiếp theo có hai kiểu: công đức thuộc về nguyên nhân

và kết quả. Công đức thuộc về nguyên nhân là: đạt được thân hoàn hảo, những dấu hiệu

tốt lành chính yếu, những dấu hiệu tốt lành phụ, nòi giống cao quý, truyền thừa tốt, và trở

thành đối tượng thờ phụng. Và công đức thuộc về kết quả là: có thể theo con đường giác

ngộ, đạt đến ngai sư tử, sức mạnh điều phục ma quỷ, đạt đến Phật quả, chuyển Pháp luân

và nhiều điều tương tự.

Vì thế, công đức được phân loại theo nguyên nhân và kết quả. Trong luận giảng ngắn về

Phagpa Zangpo Chodpa, “Cánh cửa giải thoát vô hạnh” của đức Lochen Dharma Shri,

đạo sư vĩ đại của truyền thống Ngagyur Nyingma, có viết rằng: thậm chí công đức tích

lũy từ niềm tin liên tục vào “Vua của Các ước nguyện” này còn lớn lao hơn các công đức

tích lũy được bằng việc cúng dường châu báu quý giá và niềm hỉ lạc tối thượng của con

người và chư thiên cho đến hết rất nhiều kiếp. Bởi vậy, chẳng cần thiết phải nói về công

đức tích lũy bằng việc tin tưởng vào “Vua của các ước nguyện” trong một thời gian dài.

Và: Bất kì ai đã nỗ lực trì tụng “Lời cầu nguyện Hành động toàn hảo” này với niềm tin

tối thắng, sẽ đạt được mười ba công đức sau:

Page 14: Nyingma Monlam 2012

Công đức thứ nhất: tránh được nguyên nhân tái sinh vào các cõi địa ngục vì các hành

động trong quá khứ.

Công đức thứ hai: tránh được các bạn bè xấu trong đời này và nhiều đời tiếp theo.

Công đức thứ ba: có thể tái sinh vào Tây Phương Cực Lạc [Tịnh Độ của Đức A Di Đà]

và nhìn thấy Đức A DI Đà trong đời này.

Công đức thứ tư: bất kì ai nỗ lực cố gắng với lời cầu nguyện này sẽ có những điều kiện

thuận hòa và đạt được nhiều tài sản.

Công đức thứ năm: có thể sống mà không có chướng ngại đến trọn đời và đảm bảo sự

liên tục của an bình và thịn vượng trong cả đời.

Công đức thứ sáu: làm cho đời này ý nghĩa và hoàn hảo, vì thế nó có thể được gọi là cuộc

đời thực sự thích hợp.

Công đức thứ bảy: chỉ chính xác như Đức Phật Phổ Hiền, kiến thức và sự thị hiện của

ngài sẽ nhanh chóng đạt được.

Công đức thứ tám: người trì tụng lời cầu nguyện này với niềm tin sâu sắc nhất có thể tịnh

hóa 5 tội ác ghê gớm [giết mẹ, giết cha, giết A La Hán, phá hòa hợp Tăng và làm chảy

máu Phật với ý định ma quỷ được biết đến là 5 tội ác ghê gớm – ngũ nghịch tội].

Công đức thứ chín: người ta sẽ được ban tặng trí tuệ hoàn hảo – nguồn gốc của trí tuệ

không phân biệt của các đấng Cao quý.

Công đức thứ mười: sẽ đạt được thân thể đẹp đẽ được ban tặng với các điểm chính và phụ

hoàn hảo, và sẽ sinh ra trong gia đình hoàng tộc.

Công đức thứ mười một: khát vọng ma quỷ của những người dị giáo, ma quỷ, thù địch

độc ác và tương tự không thể làm hại và tìm thấy lỗi.

Công đức thứ mười hai: người sùng kính lời cầu nguyện này sẽ được thờ phụng, kính

trọng và giúp đỡ bởi nhân và thiên trong Tam cõi.

Công đức thứ mười ba: sẽ đạt được các khát vọng và hoàn thành hai sự tích lũy công đức

và trí tuệ nhanh chóng, và sẽ ngồi dưới cây Bồ đề, điều phục các thế lực ma quỷ, đạt đến

giác ngộ hoàn toàn và chuyển Pháp luân vì lợi lạc của chúng hữu tình.

Và: “Bất kì ai ủng hộ, ghi chép, giảng dạy hay đọc “Vua của các ước nguyện”, kết quả và

công đức về ngiệp của nó sẽ không thể tưởng tượng. Thậm chí nếu trí tuệ của Các bậc

Page 15: Nyingma Monlam 2012

Thanh Văn và Duyên Giác Phật cao quý, cũng không thể tưởng tượng nổi công đức lớn

lao của lời cầu nguyện này, chứ đừng nói gì là trí tuệ của chúng sinh bình phàm. Vì thế,

kết quả của lời cầu nguyện này chỉ được thấy rõ bởi trí tuệ hoàn hảo của Phật. Bởi vậy,

công đức đạt được từ Lời cầu nguyện “Vua của các ước nguyện” này chắc chắn sẽ dẫn

đến giác ngộ tối thượng.

Giống như vậy, công đức lớn lao của lời cầu nguyện này được miêu tả bởi rất nhiều vị

đạo sư trong quá khứ như Đức Dignaga, Sakya Mitra, Bhadravaha, Vasubandhu, Lochen

Yeshe De, Azom Gyalse Rigzin Gyurmed Dorjee và nhiều ngài khác; chúng ta có thể trì

tụng lời cầu nguyện này bất cứ lúc nào, tương ứng với các hoạt động giác ngộ cao quý

của chư Bồ Tát, trưởng tử của Các Đấng chiến thắng và hồi hướng các thiện hạnh vì mọi

chúng hữu tình với sự thanh tịnh ba phần được chỉ dẫn bởi Đấng Toàn Tri Longchen

Rabjam:

Bắt đầu thực hành với tâm bồ đề ngay từ đầu,

Thực sự thực hành với không nhận thức,

Và hòa nhập với sự hồi hướng lúc kết thúc.

Đây là ba con đường cần thiết dẫn đến giải thoát.

Page 16: Nyingma Monlam 2012

Hậu quả nghiêm trọng của việc không tôn kính Ba Đối tượng thờ cúng

Kính lễ Đức Điều phục, Đấng chiến thắng Thích Ca Mâu Ni!

Người đã giải thích đặc biệt điều đó cho đến khi không còn những hình tướng nhị nguyên

tinh tế nhất

Nếu người ta không nỗ lực để hành xử tương ứng với những điều nên và không nên của

hành động tốt và xấu

Người ta sẽ mang những hậu quả chắc chắn từ những hành động đó.

Mặc dù, sự thật không nghi ngờ là người ta phải gánh chịu những hậu quả của những

hành động đã làm, nó có thể tốt lành hay không tốt lành, đôi khi đơn giản không biết làm

sao cư xử theo luật vì sự ngu dốt về việc làm và không làm của các hành động tốt và xấu

và trong khi có một số khác lại có ý định phá luật nhân quả, làm bất cứ điều gì họ thích.

Bởi vậy, với niềm hy vọng về sự giúp đỡ những người đầu tiên trong hai nhóm người

này, sự sưu tầm những chứng cớ truyền miệng của các học giả lão luyện đã qua về hậu

quả nghiêm trọng của việc bất kính ba đối tượng thờ cúng hay ba sự trợ giúp sẽ nằm

trong bài viết này.

a) Lời giới thiệu ngắn gọn ba đối tượng thờ cúng

Các bức tượng được đúc, các bức tranh được vẻ và các hình ảnh được tạc của Đức Phật là

các hỗ trợ về thân. Hỗ trợ về khẩu là các bản văn Pháp, chứa đựng hai phẩm tánh đức

hạnh của các nghiên cứu – chữa lành và bảo vệ, được biên soạn bởi đức Phật và các đệ tử

uyên bác của ngài, và các bảo tháp là hỗ trợ về tâm. Những nhận diện này được tìm thấy

trong các bản văn xác minh của Phật giáo.

b) Các sưu tầm về bằng chứng truyền miệng của các học giả uyên bác đã qua về hậu

quả nghiêm trọng của việc bất kính ba đối tượng thờ cúng

Như đức (Jowo-je) Dipamkara Shri-jana nói rằng:

Chính là sự nương tựa tạo nên sự khác biệt giữa Phật tử và không phải Phật tử. [ngoại

đạo]

Page 17: Nyingma Monlam 2012

Để trở thành Phật tử chân chính, điều quan trọng là nhận các giới nguyện quy y, như

trong bảy mươi câu thơ về quy y có đoạn:

Thực tế, mọi người có thể nhận giới

Trừ những người chưa quy y

Nhưng, nhận giới riêng biệt không giúp chúng ta, nếu chúng ta không theo các chỉ dẫn về

những việc làm và không làm. Như Đại Bồ Tát Patrul Rinpoche viết trong chỉ dẫn về

Quy y trong Lời vàng của Thầy tôi:

Thời này, một vài người tuyên bố là môn đồ của Tam Bảo, nhưng không chút kính trọng

đến các đại diện [của Tam Bảo]. Họ coi các bức tranh và tượng đại diện cho đức Phật hay

các cuốn sách chứa đựng lời nói của ngài như là đồ dùng thế tục có thể bán hay đem cầm

cố. Điều này được gọi là “sống bằng cách giữ Tam Bảo để đòi tiền chuộc” và là một lỗi

nghiêm trọng. Chỉ ra điểm xấu của một bức tranh hay tượng Phật nếu không lại chỉ trích

chúng, nếu bạn không đánh giá với ý định sẽ sửa chúng, cũng sẽ là một tội lớn và cần

phải tránh. Đặt các cuốn sách chứa đựng kinh điển lên sàn nhà, bước qua, làm ướt ngón

tay bằng nước bọt để lật trang giấy và các hành động bất kính tương tự cũng là những lỗi

nghiêm trọng. Chính đức Phật từng nói rằng:

Sau năm trăm năm

Sự hiện diện của ta sẽ là các bản kinh văn

Hãy coi kinh văn là đại diện của ta

Và tỏ lòng tôn kính.

Có một câu châm ngôn rằng người ta không nên đặt các hình ảnh lên trên kinh điển. Vì

nó là đại diện của đức Phật, thay vì đại diện của thân hay tâm ngài, nó dạy chúng ta điều

gì nên làm và điều gì không nên làm và cũng chắc chắn sự liên tục của giáo lý của ngài.

Kinh điển vì thế không khác với chính đức Phật, và đặc biệt linh thiêng.

Hơn thế nữa, phần lớn mọi người không nghĩ chuông và chày là thứ gì mà chỉ là những

vật bình thường. Họ không đánh giá rằng chúng là đại diện của Tam Bảo. Chày kim cang

biểu tượng cho tâm của đức Phật, ngũ trí. Chuông mang hình ảnh của khuôn mặt, điều,

tương ứng với các mật điển bên ngoài, là của đức Vairocana, và trong tri kiến của mật

điển bên trong là của đức Vajradhatvishvari. Nói cách khác, nó chứa đựng hình ảnh của

Page 18: Nyingma Monlam 2012

thân chư Phật. Các chữ được khắc trên nó là tám chủng tự gốc của tám vị phối ngẫu, và

chuông cũng biểu tượng cho khẩu của Phật, âm thanh của Pháp. Vì thế, tựu chung lại,

chuông và chày hoàn thiện đủ mọi tiêu chuẩn của các địa diện của thân, khẩu và ý của

Phật. Đặc biệt hơn nữa, hai đối tượng này chứa đựng tất cả mạn đà la của Kim Cương

thừa bí mật, và cũng được coi là đối tượng samaya phi thường. Đối xử bất kính với chúng

vì thế là một lỗi nghiêm trọng. Hãy luôn kính trọng chúng.

Và cũng trong luận giảng của ngài về chuông và chày kim càng, ngài Patrul Rinpoche

viết:

Chày kim cang đại diện cho năm thân không thể phá hủy của chư Phật

Chuông đại diện cho trạng thái bất khả phân của hình tướng và tánh không của thân chư

Phật

Âm thanh của chuông là sự cộng hưởng tự nhiên không thể diễn tả của Pháp

Những chữ chủng tự trên chuông là đại diện của khẩu cao quý của Phật

Chày kim cang, đại diện của tâm trí tuệ của chư Phật

Là bản tánh tối thượng của ngũ trí của tâm chư Phật và

Vì thế, nó là đại diện về thân, khẩu và ý của tất cả chư Phật

Bất kỳ ai khinh miệt hay bất kinh với những đối tượng này không cần xem xét

Sẽ phá hỏng các samaya giới bí mật khi từ bỏ Tam Bảo

Người suy đồi như vậy sẽ bị các vị trời bảo hộ bỏ rơi

Và sẽ tái sinh không ngừng trong luân hồi khổ đau của địa ngục kim cương trong tương

lai.

Và trong chỉ dẫn được sưu tâm của ngài đến các vị Bồ Tát có nói:

Chê bai các giới nguyện chân chính của đức Phật, nói rằng nó không phải lời nói của

Phật là hành động nghiêm trọng từ bỏ Pháp, sự suy đồi cơ bản thứ hai của chư Bồ tát.

Và cũng trong cuốn sách của ngài về cách thức kính trọng ba đối tượng thờ cúng, phương

pháp đối trị cao quý của con đường chân chính:

Trong Luật có nói rằng, thậm chí nếu người ta cán chổi của tu viện để quét nhà mình, họ

cũng sẽ tái sinh trong cây chổi như là địa ngục và nếu bạn làm bẩn các bức tường và cột

trong các ngôi chùa với nước mũi, …. bạn sẽ sinh vào cõi địa ngục như những cây cột và

Page 19: Nyingma Monlam 2012

bức tường. Đặc biệt, sử dụng tiền, vật chất được cúng dường cho tu viện là điều rất

nghiêm trọng, giống như một tội ác không thể sửa được, nó được coi là sự suy đồi gốc

của Bồ tát khi ngài cướp đoạt tài sản dưới danh nghĩa Tam Bảo. Vì thế, ngay sau khi

chết, ngài sẽ tái sinh vào cõi địa ngục với việc uống nước đồng sôi và sau khi tái sinh

hàng ngàn lần làm ma đói và nhiều điều khác nữa. Thậm chí nếu người ta cúng dường vật

chất trong buổi sáng, buổi tối trong mùa thu, điều giành cho mùa hè và để lại khoảng

trống giữa các thời gian thực sự của cúng dường, họ sẽ tái sinh trong địa ngục nhỏ mọn

với rất nhiều thân nối lại với phân tử nhỏ xíu ở giữa.

Các câu chuyện của Zhichen Gyal-tshab từ Kinh điển có giải thích như thế:

Người câm là bởi phản đối Pháp, trong khi điếc là kết quả của việc không thích nghe

Pháp và mũi xấu xí là kết quả của việc cúng dường hương thối lên Đức Phật.

Và: Người với nước da xám đạm và vẻ mặt tức giận là kết quả của việc giữ bức tượng

Phật trong các khu vực mở, phòng lớn, sân trong, ngôi nhà, …

Và: Nếu người ta tận hưởng tài sản hay vật chất cúng dường cho Tam Bảo, bằng cách

phá hủy chùa chiền và bảo tháp, họ sẽ sinh vào địa ngục vô gián. Khi người đó thoát khỏi

địa ngục như thế, họ sẽ sinh làm loài bồ câu, chim sẻ, vịt, vẹt, lợn, … Thậm chí nếu anh

ta sinh làm người, cũng sẽ là phụ nữ, người đồng tính, gái mại dâm và nhiều kiểu khác.

Và: Nếu người ta giẫm lên các đối tượng thờ cúng, họ sẽ sinh làm con lạc đà và nếu bước

đi giầy vào chùa, họ sẽ sinh ra làm cóc.

Mười hành động dẫn đến sự xấu xí là: tức giận, thù ghét, vứt rác xung quanh bảo tháp và

chùa, dập tắt đèn bơ cúng dường các đối tượng thờ cúng, …

Bệnh phong là kết quả của việc phá hủy các đối tượng thờ cúng của Tam Bảo.

Nếu người ta phá hủy đền chùa, bảo tháp và bất kính cộng đồng tâm linh, cha mẹ vf tu

viện trưởng trong hiện đời, họ sẽ tái sinh vào tám địa ngục lửa thiêu liên tiếp.

Và: Chân cong là kết quả của việc quay lưng lại với tượng Phật, mang quần áo bẩn và

người ta sẽ tái sinh trong số những người man rợ nếu không chắp tay lại khi đang lễ lạy

trước tượng Phật.

Ba câu nói về ý nghĩa cốt tủy cũng đề cập rằng:

Kinh điển chắc chắn sánh ngang với đạo sư

Page 20: Nyingma Monlam 2012

Vì chúng chỉ ra con đường không lỗi lầm

Chúng không khác gì đức Phật

Không đạo sư bình thường nào có thể sánh bằng

Lý do vì sự giảng dạy con đường cao quý không lỗi lầm

Có thể được hiểu từ sự định nghĩa đặc biệt của

Lời nói, luận giải, và khẩu truyền của đức Phật

Đầu tiên, định nghĩa về lời nói của đức Phật được ban trong các luận giải về sự tương tục

tối thượng là:

Những bản kinh văn này với ý nghĩa lớn lao và từ ngữ toàn hảo, điều giảng bày con

đường để thoát khỏi những cảm xúc của ba cõi, tán dương đức hạnh của an bình tối

thượng được gọi là khẩu của đức Phật.

Và: Sự định nghĩa của các luận giải, các bản văn được viết bởi các bậc thoát khỏi sự xao

lãng, không trái ngược với giáo lý gốc của đức Phật, hòa hợp với con đường giải thoát là

các luận giải, bởi vậy nó cũng được coi là khẩu của đức Phật.

Kế đó, nó cũng bởi vì tất cả những bản văn này được biên soạn bởi những bậc có ba

phẩm tánh của việc biên soạn luận giải. Vì thế, những bản văn này là hoàn hảo, chứa

đựng những phẩm tánh nhị nguyên của chữa lành và bảo vệ.

Các bản kinh văn sánh ngang với Đức Phật, như trong Kinh điển có nói:

Sau năm trăm năm

Sự hiện diện của ta sẽ dưới hình tướng các bản kinh văn

Và trong giáo lý xuất sắc Hoa sen trắng có viết rằng:

Hóa thân trong hình tướng khác nhau của thân

Ta sẽ hoàn thành mục tiêu dẫn dắt chúng sinh đến các hành động đức hạnh

Và: Các bằng chứng truyền miệng hỗ trợ điều đó, các đạo sư bình thường không thể sánh

ngang với kinh điển:

Bởi mọi phẩm tánh cao quý của sự từ bỏ và chứng ngộ

Của Đức Phật được tóm gọn trong các bản kinh văn

Các bậc đạo sư bình phàm không thể nào

Có được một phần trăm hay ngàn nhữn phẩm tánh đó

Page 21: Nyingma Monlam 2012

Các ngài không thể minh họa chúng

Bởi vậy, ngày nay, tốt hơn là có bản văn riêng

Thay vì nương tựa vào một đạo sư bình phàm nổi tiếng

Như trong Mật điển cũng nói rằng:

Nếu người ta không coi vị thầy dạy bản một bản thơ sánh ngang với đạo sư của riêng

mình, họ sẽ sinh ra làm con chó trong 100 lần trước khi đạt đến thân người trong gia

đình có nguồn gốc thấp kém. Tương tự như vậy, nếu bạn không kính trọng các bản kinh

văn, chắc chắn bạn sẽ gánh chịu những kết quả tương tự bởi kinh điển và đạo sư là

không thể tách rời.

Kinh điển Đại thừa, được gọi là sức mạnh lớn lao của các Đấng cao quý nói rằng:

Chúa tể của bí mật! Bậc trì giữ chày kim cang! Bất cứ người nào không kính trọng kinh

điển này sẽ tái sinh vào tám địa ngục lớn lao.

Thần chú linh thiêng gọi là Các đấng cao quý được ban tặng các phẩm tánh chiến thắng

có đoạn:

Bất kỳ ai trượt khỏi hoàng hậu của mật điển kiến thức này, cũng đều là xúc phạm đến

Đức Phật vinh quang.

Kinh ko-Shi-ka về Sám hối cũng đề cập:

Nếu người ta bán kinh điển, họ sẽ sinh vào địa ngục kim cương

Nếu người ta cắt và sử dụng kinh điển, họ sẽ sinh vào địa ngục vây quanh và nghiền nát

Nếu người ta buôn bán và gửi kinh điển một cách không cẩn thận

Họ sẽ có 500 cái lưỡi với những con trâu yak cày trên đó

Nếu người ta không đọc kinh điển một cách đúng đắn, để những từ ở giữa

Họ sẽ bị kéo vào đầm lầy tử thi thối rữa và nhiều điều khác ……..

Như trong lời khẩn nguyện của Cõi Cực lạc của đức A Di Đà bởi học giả uyên bác

Karma Chagmed:

Phá hoại tượng, báo tháp, chùa chiền và nhiều thứ khác

Con thừa nhận sự vi phạm những tội lỗi nghiêm trọng này

Điều tương tự như năm tội ngũ nghịch và sám hối trước ngài!

Và:

Page 22: Nyingma Monlam 2012

Giữ Tam Bảo, chùa chiền, các bản văn Pháp, ba bản sao và nhiều thứ khác như nhận

chứng

Phá hoại những phẩm tánh của chúng, thề trước chúng và nhiều điều khác

Con thừa nhận và sám hối những hành động từ bỏ Pháp nghiêm trọng này.

Bởi vậy, bất kính các đối tượng thờ cúng được coi là một trong những ác hạnh lớn nhất,

như Đấng Toàn trí Mipham viết trong cuốn sách của ngài gọi là Cánh cửa đến Tri thức,

rằng đây là điều tương tự với ngụ nghịch tội, những tội ác nghiêm trọng nhất.

c) Kết luận

Ngày nay, vào thời điểm khi mà năm sự suy đồi xuất hiện khắp nơi, một vài chúng sinh

không may mắn vì những thiên hướng của nghiệp xấu, họ đang đổi các đồ linh thiêng quý

giá bằng những thứ đồ thế tục như thức ăn và quần áo. Họ cũng thử những lựa chọn ngu

dốt như là àm các đồ thờ cúng mới trông giống đồ cũ để bán và có một vài thành viên

tăng đoàn sử dụng các dụng cụ linh thánh của mật tông như chuông và chày như đồ chơi.

Bởi những hành động này thực sự là tội ác nghiêm trọng, điều dẫn đến những khổ đau vô

lượng trong tương lai, sự sưu tầm các bằng chứng truyền miệng của các học giả uyên bác

trong quá khứ có thể đem đến lợi lạc cho những người lầm lỗi này. Như trong kinh điển

có nói:

Các bằng chứng truyền miệng này là những lời nói đáng tin cậy

Trong khi những lời nói sai chỉ là nguồn gốc của rắc rối.

Những lời nói này đáng tin cậy cho mọi người để nương theo mà không cần nghi ngờ,

bởi vì chúng được tích tập từ các bản văn đáng tin cậy bởi các bậc đạo sư chân chính

trong quá khứ.

Hồi hướng

Mặc dù bốn dòng suối của những trước tác chân chính của chư đạo sư trong quá khứ

chảy liên tục trong từ ngữ và các luận giải

Với ý định thanh tịnh giải khát cho tất cả tập hội Pháp hữu may mắn nơi đây

Chúng con cô đọng tất cả thành đại dương bằng chứng duy nhất

Bằng công đức của nỗ lực này, nguyện cầu tất thảy chúng hữu tình có con mắt của sự

thấu suốt!

Page 23: Nyingma Monlam 2012
Page 24: Nyingma Monlam 2012

Vài nét về [Học viện] Nalanda

Học viện Phật giáo đóng vai trò chính trong việc truyền bá thông điệp hòa bình, tình yêu

thương, lòng từ bi và sự thật trong dòng tâm thức của mọi chúng sinh. Học viện Nalanda

nổi tiếng là một trong các đại học đầu tiên và vĩ đại trên thế giới. Nó phát triển ở vùng

Nam Á rất lâu trước sự thành lập các trường như Oxford, Cambridge và Harvard.

Nguồn gốc của Nalanda

Tên gọi “Nalanda” trong tiếng Phạn nghĩa là “người ban tặng nhiệt thành kiến thức.” Địa

điểm của học viện Nalanda nằm ở bang Bihar, Ấn Độ, khoảng 55 dặm từ Patna, thủ phủ

của Bihar. Đức Phật đã đến và gia trì cho Nalanda khá thường xuyên vào thế kỷ 6 trước

Công nguyên. Nalanda là nơi đản sinh của Đức Xá Lợi Phất, một trong hai đệ tử chính

của Đức Phật. Nó cũng được cho là địa điểm nơi mà đức Xá Lợi Phất cùng với 80 nghìn

Page 25: Nyingma Monlam 2012

vị đệ tử A La Hán của ngài nhập Niết Bàn. Hơn nữa, Nalanda đã trở thành trung tập

Nghiên cứu Phật giáo Cao cấp trong thời cổ.

Học viện Nalanda

Vua Pháp Asoka [vua A Dục] đã cúng dường lớn lao Bảo tháp của đức Xá Lợi Phất và

xây dựng ngôi chùa Phật giáo lớn. Chùa Nalanda ban đầu được xây dựng vào thế kỉ thứ 3

trước Công nguyên vào thời của vua Chakrawartin, một hóa thân trước của Đức Phật

Thích Ca Mâu Ni. Sau đó vào thế kỉ 5 và 6, khi sự phát triển cấu trúc của nó chạm đến

tâm của các Đấng cao quý, năm trăm đạo sư tâm linh Phật giáo của truyền thống Đại thừa

đã tụ họp và quyết định rằng trung tâm Phật giáo cần được xây dựng ở đây để hoằng

dương Phật giáo Đại thừa.

Tiên đoán trước các dấu hiệu tốt lành của việc hoằng dương giáo lý Đại thừa sâu rộng

nếu nó được thuyết giảng ở đây, địa điểm đản sinh linh thánh của đức Xá Lợi Phất, tám

anh em Brahmin (Bà la môn) đã xây tám ngôi chùa và vị vua Laksha Asho đã mời 500

đại sư Đại thừa nơi mà mỗi vị được tặng một ngôi chùa trong 500 ngôi chùa mới xây ở

đỉnh ngọn núi tên là Abhu.

Vị vua đã khuyên 500 người đầy tớ sùng mộ và thông minh của ngài thọ giới xuất gia và

thọ nhận các giáo lý Đại thừa. Với ý định kết tập các bản kinh, đức vua đòi hỏi số lượng.

Vị vua được báo rằng ngoài vô số các bản kinh văn, còn có khoảng một trăm ngàn lakh

có trong tay. Mặc dù như thế là rất nhiều, ngài đã bảo trợ việc chuyển dịch và vì thế mọi

sự sưu tầm kinh văn của Đại thừa đã được hoàn thành và tặng cho các vị tăng đang cư

ngụ ở các ngôi chùa.

Trong thế kỉ thứ 10, Nalanda nổi tiếng là đại học vĩ đại ở Ấn Độ. Trường Đại học này là

trung tâm nghiên cứu Phật giáo cổ chính yếu của Ấn Độ và tạo ra rất nhiều học giả uyên

bác. Đại học này cũng có ba thư viện lớn, trung và nhỏ, bệnh viện cho các chữa trị thông

thường và nông trại bơ sữa để cung cấp sữa và bơ cho tăng đoàn. Trong thời kỳ cực

thịnh, các khóa học Phật giáo về Đại thừa và Tiểu thừa được cung cấp cho 10 000 sinh

viên cư ngụ bởi trên một nghìn giáo sư và giảng sư. Kết quả là, hàng ngàn học giả uyên

bác Tam Tạng Kinh điển đã tốt nghiệp từ Học viện Nalanda.

Page 26: Nyingma Monlam 2012

Sự tồn tại của cộng đồng Tăng đoàn phụ thuộc vào lương thực thu thập được từ hai trăm

ngôi làng rộng lớn với sự đồng ý ban tặng của vị vua. Gần như mọi đạo sư nổi tiếng uyên

thâm của Ấn Độ cổ là kết quả của Học viện Phật giáo Nalanda.

Sự phát triển của Nalanda

Theo thời gian, khi 500 vị thầy triết học của trường phái Duy thức, thục hành thiền định

hệ thống, hai anh em ngoại đạo Brahmin Thotsun Drubje và Degye Dagpo đã từ bỏ tôn

giáo và xuất gia. Sau khi nắm vững toàn bộ khóa học về triết học Phật giáo, họ soạn một

bản văn tên là “Tán thán Đức Phật và Vượt qua các vị trời, phân biệt phẩm tánh của tốt

và xấu giữa Phật tử và ngoại đạo.” Hai anh em đã bảo trợ các bữa ăn cho 500 vị tăng Tiểu

thừa ở Bồ Đề Đạo Tràng và 500 vị tăng Đại thừa ở Nalanda. Sau đó, Đại thành tựu giả

Sarahapa (Rahula), Đức Long Thọ (Nagarjuna) và nhiều ngài khác đến Nalanda và hoằng

bá giáo lý Trung Đạo, con đường trung đạo của Phật giáo Đại thừa.

Học viện đã làm lợi lạc lớn lao cho những người theo Phật giáo cổ của cả Đại thừa và

Tiểu thừa. Các giới luật được bảo vệ và duy trì nghiêm ngặt bằng cách đuổi các vị tỳ

kheo bỏ đạo. Thức ăn cho 500 vị tiên phong Đại thừa được chuẩn bị bởi sự thực hành

thuật luyện đan. Năm Bộ Trước tác Các Tranh luận và các bản văn khác được biên soạn

cho sự trái ngược với tranh luận từ “Người đề xướng Sự tồn tại chân thật”, ba trong bốn

trường phái đầu tiên, bởi vậy bảo vệ Phật giáo một cách thích hợp.

Trong khi đó, Brahmin Su Vishnu đã xây dựng 108 ngôi chùa ở Nalanda. Trong thời đại

của vua Sala Tsangda Gupta, đạo sư Arydeva và Naga Hawa đã duy trì và phổ biến học

thuyết của đức Phật. Đức Đạo sư Asanga đã giành 12 năm cuối đời ở Nalanda, khi mà sự

tấn công của các kẻ ngoại đạo bị phản bác với rất nhiều các logic, giảng dạy Pháp và gần

một nghìn trong số đó đã thọ giới xuất gia và gia nhập cộng đồng Phật giáo.

Sau khi đức Asanga thị tịch, em trai của ngài, đức Vasubandhu trở thành tu viện trưởng

của Nalanda và chăm sóc các giáo lý Phật Đà. Trong triều đại Dignaga, khi mà Phật giáo

đối mặt với các khó khăn trong việc chiến thắng các cuộc tranh luận triết học với các

trường phái ngoại đạo, Đạo sư Vasubandhu được mời đến, và ngài đã chiến thắng Sudu

Raja, đạo sư vĩ đại nổi tiếng của truyền thống ngoại đạo trong ba lần.

Page 27: Nyingma Monlam 2012

Trong thời kì của vua Singha Tsangda, Chandrakirti đã đến Nalanda và sau đó trở thành

tu viện trưởng. Thông qua các luận giảng “Gốc của Trí tuệ” [Long Thọ], “Bốn trăm đoạn

thơ” [Aryadeva], và “Sáu mươi đoạn thơ tranh luận” và nhiều luận giảng khác, truyền

thống Buddhapalita được truyền bá như mặt trời chiếu tỏa. Chandrakirti một cách kì diệu

đã vắt sữa được từ bức tranh con bò và cúng dường tăng đoàn với mì-sữa. Chandrakirti

và Tsanda Gomi gặp nhau ở Nalanda, nơi mà họ kiểm tra và bác bỏ học thuyết bộ phái

sách vở của Trung Đạo và Duy thức. Sau đó rất nhiều các bậc Đạo sư tâm linh như

Dharmapala, Gyalwa Lha, Shantideva, Shantarakshita và các vị khác tiếp tục duy trì các

giáo lý Phật Đà.

Trong triều đại vua Abhivyakti và vua Simha Pajcama, Dharmakirti đã viếng thăm

Nalanda, ở đây ngài đánh bại đạo sư ngoại đạo nổi tiếng Zhonu Rolpa (Kumara Lalita) và

Samgar Acharyana và viết “Bảy Luận giảng về Logic”, cuốn sách chứng minh đức Phật

là một con người chân thực. Giống như vậy, mười bảy đại học giả và rất nhiều các học

giả của Học viện Nalanda đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu, quán chiếu và thiền

định cho riêng bản thân; giải thích, tranh luận và biên soạn cho người khác, và giảng dạy,

thực hành và các thiện hạnh vì cả bản thân và người khác.

Nalanda có được sự bảo trợ từ các bậc thống trị địa phương, vì thế đảm bảo nguồn tài

chính và thậm chí có được những thứ cần thiết. Bởi vậy, giáo Pháp được xiển dương rộng

lớn.

Vẻ đẹp cấu trúc

Nalanda gồm rất nhiều tòa nhà nhiều tầng, chứa đựng các phòng học, phòng thiền định

cùng tám khuôn viên riêng biệt và rất nhiều ngôi chùa, điểm tô với các hồ sen và công

viên đầy các cây xoài. Học viện cũng được coi là một kiệt tác kiến trúc. Thư viện nằm ở

một tòa nhà chín tầng, nơi rất nhiều các bản sao chép được tạo ra cẩn thận. Học viện

Nalanda có một đại Bảo tháp. Nghiên cứu cho thấy rằng bảo tháp này được bảo vệ bởi

các bậc thang cũng như sườn đất đắp cao.

Tháp chính ở Nalanda chứa một hình tượng đức Phật Thích Ca được tạc lớn. Người ta

tìm thấy rằng cấu trúc nhỏ ban đầu đã được làm rộng bởi các ngôi chùa sau đó được xây

dựng lên trên và xung quanh các ngôi chùa cũ trước kia. Quần thể có một hàng các địa

Page 28: Nyingma Monlam 2012

điểm tu viện nằm từ nam lên bắc. Gần như tất cả đều có đặc điểm chung. Các tu viện có

rất nhiều phòng nhỏ giành cho chư tăng với hiên rộng. Ban đầu nó là một tòa nhà hai tầng

hay nhiều hơn thế với sự xuất hiện của các bậc thang ở góc đông-nam. Sân trong của tu

viện, thường là điện thờ Đức Phật. Giếng nước cũng được đào trong vùng đất để có thể

cung cấp nước.

Ngày nay, các đoàn hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến Ấn Độ và viếng thăm

Nalanda vì vẻ đẹp kiến trúc và địa điểm linh thiêng. Mọi cấu trúc đều bằng gạch đỏ với

những khu vườn rất đẹp. Người hành hương vẫn có thể thấy các viên gạch đỏ này ở

Nalanda.

Chương trình nghiên cứu

Như đã giải thích bên trên, Học viện Nalanda cung cấp toàn bộ các khóa học về triết học

Phật giáo về bốn trường phái dưới sự chỉ dẫn tâm linh của các giảng sư đầy đủ phấm tánh

như ngài Long Thọ, Vimalamitra, Dharmakirti, Shantarashita và nhiều ngài khác. Bốn

trường phái Phật giáo là: 1) Sautrantika; 2) Vaibhasika; 3) Duy thức; 4) Trung Đạo.

Học viên thu hút lượng lớn sinh viên Phật giáo và các học giả từ Ấn Độ, Hàn Quốc,

Burma, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Tạng, Indonesia, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì và nhiều vùng

khác trên thế giới. Các khóa học chính yếu được giảng dạy bao gồm các kinh điển Phật

giáo của Đại thừa và Tiểu thừa, Vệ Đà, Logic, Ngữ Pháp và Thuốc. Các bậc chỉ dẫn cũng

giảng dạy nhiều môn học khác như năm môn nghệ thuật, toán, chiêm tinh, khoa học nông

nghiệp nghệ thuật và thủ công, …

Sự suy tàn và phục hồi Học viện Nalanda

Nỗ lực đầu tiên phá hủy Học viện Nalanda đã được tiến hành khi mà nó mới được thành

lập vài năm. Ngay sau khi sự đăng quang của vua Nema Tsandra, vị Brahmin tên là

Pushya Mitra đã nổi dậy và chiếm lấy vương quốc. Khi một người phụ nữ già, họ hàng

của Brahmin đến Nalanda, và rung chuông Pháp, nó tạo ra âm thanh “phataya.” Khi được

nghiên cứu, nó ám chỉ đến ý nghĩa: “chiến thắng những người ngoại đạo.” Sau đó những

người ngoại đạo như vua Pushya Mitra và nhiều người khác đã tiến đánh và kết quả là rất

nhiều ngôi chùa từ Bồ Đề Đạo Tràng đến Dzalandha bị đốt cháy. Tỳ kheo Bahuzruta

Nanda và nhiều vị khác mất mạng. Vì thế, Nalanda bị thiệt hại nặng nề bởi cuộc chiến

Page 29: Nyingma Monlam 2012

tranh đó. Sau đó, vị vua giàu có và hùng mạnh tên là Godra Phelgyed của xứ Godra, vùng

nhỏ thuộc Đông Bengal đã xây dựng lại các ngôi chùa bị phá và tái thiết Nalanda.

Trong giai đoạn của vua Dharma Tsangdra, con trai vua Sri Tsangdra và vua của

Molatana và Lahor là Bendaro hiếm khi cãi cọ. Khi hòa bình được thiết lập giữa hai quốc

gia, vua xứ Ba Tư gửi ngựa và nhiều châu báu để tỏ hảo ý với vua xứ Magadha, Dharma

Tsangdra. Đáp lại, nhà vua xứ Magadha gửi voi, lụa và vải gấm và nhiều thứ khác. Một

ngày, vị vua xứ Magadha gửi cho ngài quần áo đặc biệt mà không chia, nhưng không

may một vết như bàn chân xuất hiện ở giữa mảnh vãi. Điều này được cho là do ma quỷ

tiến hành. Một lần nữa khi vua xứ Magadha mong muốn gửi hoa quả làm quà, vị

Brahmin viết bánh xe thần chú lên vỏ cây, thứ mà được thực hiện bởi gió khi giữ trong

ánh sáng mặt trời, đi vào những quả chuối. Chuối và rất nhiều thứ quả khác được đặt

trong hộp đầy bơ và gửi đến vua Ba Tư. Một ngày, khi vị vua nhận ra bánh xe thần chú

trong hoa quả, nhà vua nghĩ suy và kết luận rằng vua xứ Magadha đang làm trò ma quỷ

với ngài. Vì thế binh linh Turushka đã tiến đánh toàn bộ vùng Magadha; rất nhiều ngôi

chùa bị phá hủy và thậm chí Nalanda cũng bị phá hủy nghiêm trọng. Các vị tăng phải bỏ

chạy khỏi Nalanda.

Sau đó, Sangye Chog, vua xứ Varanasi, gửi một vài đạo sư Sautrantika (Những người

tiên phong của Kinh điển) đến Trung Quốc, nơi mà vua Trung Quốc đã gửi đến vàng và

nhiều thứ giá trị. Vị vua giành được trái tim của mọi vị vua Đông và Trung Án với tài sản

giàu có này. Họ hợp nhất và đánh bại vua xứ Ba Tư, khi mà vua Khunim Mapta và gần

như toàn bộ đàn ông dũng cảm xứ Ba Tư bị giết. Mọi ngôi chùa bị phá hủy trước đây

được xây dựng và các vị tăng được thỉnh mời. Với 84 ngôi chùa chính để hỗ trợ học viện

tôn giáo, 71 ngôi chùa được xây bởi nhà vua, trong khi các ngôi chùa cũ được xây bởi

hoàng hậu và các đại thần. Vì thế, Pháp được bảo tồn hoàn toàn.

Sau sự phát triển mạnh mẽ các giáo Pháp trong gần 40 năm, khi bộ trưởng tên là kakuta

Singha đặt nền tảng xây dựng ngôi chùa mới, đám đông đã hiện diện nơi mà họ thưởng

thức các trình diễn. Hai người ăn xin ngoại đạo đến để xin ăn. Những chú tiểu ác độc đã

đổ nước cọ rửa vào họ và đuổi họ ra khỏi cửa và thả những chó dữ. Điều này làm họ tức

giận và một trong hai người vào khu nhập thất và trì tụng thần chú Aditya (Nyinma)

Page 30: Nyingma Monlam 2012

trong khi người còn lại tìm thức ăn. Sống ở sâu dưới lòng đất, ông ta trì tụng thần chú

Aditya trong chín năm, nhưng không thể thành tựu. Vì thế, khi ông ta cố gắng thoát khỏi

lòng đất, người bạn đã răn rằng ông sẽ bị chem. Đầu nếu ra ngoài mà chưa đạt được mục

đích. Vì sợ hãi, ông ta đi vào và trì tụng thêm ba năm. Bởi vậy ông ta đã thành tựu nó sau

mười hai năm và tiến hành nghi lễ cúng lửa.

Ông ta trì tụng thần chú và thổi vào tro rồi rắc nó, nơi mà nó tự bùng cháy và đốt cháy 84

ngôi chùa nơi đây. Thư viện Nalanda nổi tiếng là Dharma Gunj (Ngọn núi của Sự Thật)

hay Dharmaganja (Kho tàng Sự thật). Ba ngôi chùa tên là Ratba Sagara, Dadhi và Ratna

Randraka chứa đựng toàn bộ những kinh điển của Đại thừa cũng bị đốt cháy. Dòng nước

chảy ra từ vài bản kinh văn của tầng thứ 9 chùa Ratna Dadhi và kiểm soát ngọn lửa. Bất

cứ nơi đâu nước chảy đến, các bản kinh văn lại được cứu. Khi kiểm tra, các bản kinh điển

này được phát hiện là kinh điển của Năm Mật điển Đại thừa. Một vài nguồn khác phát lộ

bản văn này là Guhyasamaja.

Giống như vậy, rất nhiều ngôi chùa ở nhiều vùng khác nhau cũng như thế. Sợ hãi sự bạo

tàn của quốc vương, họ đã trốn đến vùng Hasama ở Bắc Ấn Độ, nhưng kết quả nghiệp

của các hành động xấu xa đã cướp đi cuộc đời của họ với việc tự thiêu cháy.

Sau đó rất nhiều vị tăng uyên bác đến từ mọi vùng của Ấn Độ đã tập họp, kết tập các bản

kinh văn và ghi chép các giáo lý trong trí nhớ của họ. Vua xứ Varanasi, Brahmin Sangku

và rất nhiều người sùng mộ đã tập hợp ở đây và tái thiết những ngôi chùa bị phá hủy.

Trong mười lăm phần các bản kinh Đại thừa được phổ biến trong cõi người, bốn đã bị

thất lạc trong hai trận chiến đầu tiên. Hai phần bị mất do các yếu tố tự nhiên và chín phần

còn lại bị phá hủy hoàn toàn bởi lửa. Vì thế, chỉ một phần các bản kinh văn còn lại vì sự

cải thiện của chúng sinh.

Năm 1197, vua Hồi giáo tên là Mahamati Jarju của xứ Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Ấn Độ và

chiếm nhiều vùng đất Ấn trong đó có Nalanda và đã đốt cháy nơi đây. Shakyashribhadra

được tin là tu viện trưởng cuối cùng của Học viện Nalanda. Chư tăng và học giả Phật

giáo chạy đến Tây Tạng, Nepal và nhiều vùng khác.

Từ năm 1915 đến năm 1937, Bộ khảo cổ học của chính phủ Ấn Độ phát hiện tàn tích của

Học viện. Có 14 mẫu với 300 phòng cho chư tăng. Tóm lại, Nalanda bị phá hủy ba lần

Page 31: Nyingma Monlam 2012

vào các thế kỷ 5, 7 và 12. Như đã giải thích, các vị thống trị vào các thế kỷ đó đã xây

dựng lại và tái thiết học viện từ hai sự phá hủy đầ tiên. Khi những kẻ xâm lăng Hồi giáo

đến lần thứ 3 năm 1197, không còn ai trong vùng có thể tái thiết Học viện như thời kỳ

vinh quang trước kia. Những tàn tích vẫn còn có thể nhìn thấy cho đến ngày nay.

Page 32: Nyingma Monlam 2012

Tiểu sử vắn tắt đức Rigzin Terdag Lingpa

Padma Garwang Gyurmed Dorje

Như tiên tri trong chính kho báu của ngài được cất giấu bí mật có đoạn:

Vào thời điểm của năm sự suy đồi,

Khi mà tuổi thọ trung bình của con người quá thấp

Ở một nơi được gọi là Yoru ở tỉnh Dra miền tây nam Samye

Tại ngã ba của thung lũng hướng về phía bắc nhìn trông như nòng súng được treo lên ở

Lha Zhol

Đến một người cha tên là Tse một hóa thân của Phật Jana và mẹ mang tên Yangchen một

hóa thân của Shelkar Tshoden

Đứa bé mang tên Pema một yogi theo kiểu hành giả Mật tông sẽ tái sinh trong năm con

chó lửa; ngài không thấp cũng không cao với sự phức tạp bóng bẩy biểu tượng cho Ratna

bộ

Ngài sẽ có lòng sùng mộ vững chắc với tôi, đức Pema và lên 18, ngài sẽ bắt đầu phát

hiện các kho báu.

Theo điều này, và các tiên tri tương tự từ các kho tàng khác, chúa tể tối thượng của các

giáo lý bí mật nhất, hóa thân về khẩu của đức đại dịch giả Vairocana, Minling Terchen

Page 33: Nyingma Monlam 2012

Pema Garwang Gyurmed Dorje sinh ra trong gia đình với cha là đức Noeten Chenpo

Sangdag Thinley Lhundup, hậu duệ của gia đình Noe và mẹ và đức Rigza Hazin

Yangchen Dolma – hóa thân của Shelkar Dorji Tsho năm 1646 sau Công nguyên vào

ngày thứ mười tháng 2 theo Tạng lịch tương ứng với năm con chó lửa trong chu kì

rabjung thứ 11 ở Dranang Dargye Choling với rất nhiều điềm kiết tường.

Ngay khi đản sinh, người cha nổi tiếng của ngài đã ban cho ngài các quán đánh và gia trì

để xua tan các chướng ngại. Ngài được bảo vệ bởi các bổn tôn Hộ pháp trong hình tướng

một vị yogi với tóc tết và hai cô gái xinh đẹp từ khi rất nhỏ, điều mà thậm chí sau đó ngài

vẫn nhớ. Khi ngài còn trong lòng mẹ hay đang chơi đùa với những đứa bé khác, ngài hiển

bày những dáng điệu của Định với nhiều dấu hiệu tốt lành khác, điều đã truyền niềm tin

cho rất nhiều người. Ở tuổi lên bốn khi ngài nhận được các quán đảnh của toàn bộ bí mật

của tám giáo lý nghi quỹ (Kagyed Sang-Dzog), ngài thiết lập ý nghĩa hoàn hảo của bốn

quán đảnh trong tâm trí tuệ của ngài.

Lên mười tuổi, khi ngài đang nhận các quán đảnh của tập hợp các Đấng Thiện Thệ

(Desheg Duepa), ngài được quán đảnh và gia trì bởi đức Ugyen vĩ đại trong hóa thân chói

lọi bằng sức mạnh của điều ngài đã trải qua ý nghĩa trực giác chân thật của quán đảnh

bình (Bum Wang). Sau đó, ngài đã nắm vững những điều cần thiết của một đạo sư như là

đọc, viết và các phương thức nghi lễ truyền thống và nhiều điều khác mà không chút khó

khăn. Bởi vậy, từ đó ngài đã thành tựu mọi hoạt động giác ngộ đại diện cho người cha nổi

tiếng của ngài.

Lên 11, ngài gặp đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm ở Pelden Drepung, người đã thực hiện lễ

cắt tóc đầu tiên và ban cho ngài pháp danh Ngawang Pema Tenzin. Thời điểm cuộc gặp

gỡ của các ngài trùng với thời điểm ảnh tự sinh khởi đức Quan Âm [Avalokiteshvara] của

Kyidrong đến, ngài đã bộc lộ sự thích thú với sự trùng hợp tốt lành đó. Trong sự trùng

hợp đó, một tia sáng từ trái tim của bức tượng tự sinh khởi và tan hòa vào thân của đức

Terchen. Sau đó, khi ngài gặp đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm ở Samye, ngài xuất hiện trong

hình tướng đức Quan Âm đến linh kiến của người sau [đức Đạt Lai Lạt Ma]. Ngài coi cha

mình và đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm là hai bậc thầy gốc vô song, bởi ngài không chỉ biết

ơn hai vị đạo sư khi các ngài còn trụ thế, mà còn sau khi các ngài thị tịch, bởi vì các vị

Page 34: Nyingma Monlam 2012

đạo sư vẫn gia trì cho ngài với thân trí tuệ của mình. Ngài cũng có 16 vị đạo sư vĩ đại, mà

từ đây ngài đã nhận được những giáo lý rộng lớn trong sự chín muồi và giải thoát và 35

vị đạo sư khác, mà từ đây ngài nhận được rất nhiều các giáo lý mở rộng khác nhau. Từ

những vị đạo sư này ngài nhận được ba giới như là nền tảng và nhận được các khẩu

truyền về toàn bộ Kinh điển của Cựu Dịch mà tồn tại cho đến ngày nay, như là kinh Tập

hội vĩ đại (dupa-do), Hóa thân huyền bí (gyu-trul), Kilay (phurpa), và nhiều kinh điển

khác cùng với rất nhiều các giáo lý Tân Dịch và toàn bộ bản dịch lời nói của Đức Phật

(Ka-Gyur), nền tảng của mọi giáo lý khác của Phật.

Đặc biệt, ngài nhận được toàn bộ các quán đảnh và khẩu truyền Ngayur Kama và Terma,

những giáo lý có nguy cơ biến mất với những khó khăn lớn lao. Bởi vậy, ngài đã làm

sống lại sự liên tục của các giáo lý Kama và Terma. Từ năm 13 tuổi, ngài đã nhận được

các bài giảng từ cha về mật điển gốc, tinh túy bí mật (tsa gyud sangwa nyingpo), chuỗi

liên tục tối thượng (gyud lama), an trú trong trạng thái tự nhiên của tâm (sem-nyid ngal

gso) … và đã ghi nhớ cả các bản văn gốc và cả luận giải. Đặc biệt, ngài đã làm cho các

trước tác của Kunkhen Longchen Rabjam trở nên quan trọng hơn, những giáo lý cho ngài

sức mạnh hiểu được mọi hiện tượng, phá tan mọi nghi ngờ.

Nói tóm lại, ngài đã nghiên cứu và nắm vững mọi giáo lý Phật Đà, cả Cựu Dịch và Tân

Dịch mà không phân biệt, điều được tóm gọn thành kinh điển, mật điển và các chỉ dẫn

cốt tủy. Đây là vài nét về việc làm sao ngài thành tựu bánh xe của việc nghiên cứu thông

qua việc đọc, lắng nghe và quán chiếu (Logpa thoe-sam gyi khorlo) về bánh xe ba phần.

Khi đã xua tan những hoài nghi và hiểu sai về mọi kinh điển và mật điển rộng lớn với sự

thấu hiểu chắc chắn, ngài đã tiếp tục áp dụng thực hành thông qua thiền định. Ngài thực

hành thiền định cô độc, bắt đầu từ một tháng, ba tháng, sáu tháng và nhiều năm trong các

khu nhập thất như là, Dragmar Chimphug, Yamalung, Yodsel-tse, Samten-tse và nhiều

nơi khác, về thực hành trì tụng các đạo sư an bình và phẫn nộ, Đức Kim Cương Tát Đỏa,

tám bổn tôn vĩ đại và nhiều vị khác. Các thực hành chính yếu về cắt đứt (tregchod) và

làm an dịu (thod-gal) của Dzogpachenpo cùng với thực hành prana. Khi đã hoàn thiện

các thực hành này với giai đoạn phát triển và giai đoạn hoàn thiện, mọi quan niệm bất

tịnh của ngài đã ngừng và ý định giác ngộ của sự thị hiện của tính thức được khởi lên

Page 35: Nyingma Monlam 2012

trong ngài. Bởi vậy, ngài có thể hoàn thiện tất cả bốn hoạt động mà không gặp chướng

ngại.

Mỗi vẻ ngoài và hành động chỉ là sự hiển bày của trí tuệ, thân trí tuệ của các hiền triết Ấn

Độ và Tây Tạng vĩ đại như là, Đức Đại Đạo sư Liên Hoa Sinh, Vimalamitra, Hungze,

Sangye Sangwa, Vairocana, Tshogyal, Nangral, Kuenkhen Choje và nhiều vị khác, xuất

hiện trước ngài và bài trí mạn đà la các hóa thân và trao truyền vô số quán đảnh Kama và

Terma cùng với các giáo lý kho báu của các ngài, với sự giải thích các chỉ dẫn cốt tủy

cho con đường rộng lớn. Các vị bổn tôn hướng dẫn như Vajrakumara (Dorji Zhonnu),

Kim Cương Tát Đỏa (Dorje Sempa), Quan Âm (Thugje Chenpo), các bổn tôn an bình và

phẫn nộ (Zhi-Thro), Nal-Jorma (yogini) và nhiều vị bổn tôn khác đã hiển lộ ngài và trao

truyền các quán đảnh và gia trì. Ngài có thể đi đến rất nhiều cõi tịnh độ như là Cực Lạc

(Dewachen), Núi Huy Hoàng (Ngayabling) và nhiều nơi khác khi đã nắm vững thiền định

tịnh hóa nền tảng. Ngài cũng có vô số linh kiến diệu kì như việc nhận các thông điệp bí

mật từ chư Dakini và các vị Hộ Pháp và các ngài cũng tự nhiên thành tựu mọi hoạt động

Pháp. Bởi ngài sở hữu sự thấu suốt tương lai hoàn hảo mà không chút tham lam và cản

trở, ngài tiên đoán rất nhiều về tương lai, những điều đã đúng và trở thành những biện

minh giá trị. Đây là vài nét cơ bản về việc làm sao ngài thành tựu bánh xe từ bỏ thông

qua thiền định.

Bắt đầu từ 10 tuổi, ngài bắt đầu thành tựu các hoạt động giác ngộ, đại diện người cha vĩ

đại của ngài thông qua các hoạt động giải thích, tranh luận, luận giảng và giảng dạy, thực

hành. Theo tiên tri đề cập bên trên, ngài phát lộ Rigzin Thug-thig (tinh túy cốt tủy của

Đức Kim Cương Trì) từ Yamalung ở tuổi 18 trong ngày 10 tháng 5 năm con chuột nước

theo Tạng lịch.

Ở tuổi 22, vào ngày 8 tháng 8 năm con Cừu Lửa, ngài phát hiện ra Shinje-Shed Drek-jom

(Yamantaka) từ Sheldrag một cách diệu kì. Ở tuổi 31, ngài phát hiện Gur-drag (Bổn tôn

phẫn nộ) và hình tướng Kim Cương Tát Đỏa của Atiyoga từ Ogar-Drag và ở tuổi 35 ngày

9 tháng 6 năm con khỉ sắt, ngài phát lộ Thugje-chenpo Desheg-Kundue (Quan Âm Hiện

thân của mọi đấng thiện thệ) từ Shawog Tago giữa đám đông mọi người. Bởi ngài đã làm

chủ toàn bộ các giáo lý Phật Đà thông qua lắng nghe, quán chiếu và thiền định [văn, tư,

Page 36: Nyingma Monlam 2012

tu], ngài đã làm lợi lạc cho vô số chúng sinh thông qua các quán đảnh, khẩu truyền và chỉ

dẫn. Mặc dù ngài giảng dạy mọi giáo lý Phật Đà không phân biệt nói chung, ngài đặc biệt

nhấn mạnh vào giải thích các chỉ dẫn mở rộng mà trực tiếp giới thiệu cho những người

may mắn đến trí tuệ nguyên sơ tự sinh khởi.

Các đệ tử chính của ngài: Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm, Desi Sangay Jamtsho, Dodrag

Rigzin Pema Thinley, Sakya Trichen Kunga Tashi, Tsedong Zhabdrung, Taglungpa

Tenzin Sidzhi Namgyal, Drukpa Thamchen Khenpa, Tsurphu Gyaltsab, Drigung

Kunchok Thrinley, Kathog Gyalse, Đức Dzogchen thứ hai Jurmed Thegchog Tenzin, con

trai của ngài Pema Jurmed Jamtsho và tâm tử duy nhất Lochen Dharma Shiri, …

Tóm lại, mọi người nắm giữ các vị trí cao và các đạo sư tâm linh vĩ đại cùng thời đại với

ngài trở thành môn đồ của ngài. Theo cách này, ngài đã ban các chỉ dẫn, quán đảnh và

khẩu truyền liên tục về các giáo lý được trao truyền miệng và kho tàng phát lộ của truyền

thống Cựu Dịch (Ngayur Kama và Terma), và các mật điển mới (Ngag-Sarma) và giáo lý

Kinh điển đến các chúng sinh may mắn đến từ Utsang, Kham, Kongpo, Lho-mon, Ngari

và nhiều nơi khác. Với ý định cao quý vì sự liên tục của Pháp, ngài đã kết tập 16 bản luận

giảng hoàn hảo về các nghi quỹ, mạn đà la và nghi lễ quán đảnh các giáo lý Kama và

giáo lý của Cựu Dịch và Tân Dịch, những thứ sẽ tiếp tục chín muồi và giải phóng chúng

sinh. Vì thế, ngài trở thành đấng vô song trong sự giải thích và hoằng dương giáo Pháp

Phật Đà.

Như được tiên đoán trong các kho báu, ngài đã thiết lập trụ xứ Wog-men Ugyen

Mindroling, nguồn gốc của giáo lý Kama và Terma của truyền thống bí mật Ngayur

Nyingma ở miền trung Tây Tạng năm 1676, tức năm rồng lửa trong chu kì rabjung 11.

Nơi đây tập hợp khoảng 300 vị tăng, được ngài cung cấp quần áo, nơi ở, các pháp cụ và

nhiều thứ khác. Ngài cũng hào phóng bảo trợ cho việc ghi chép hơn 500 bản Kangyur và

rất nhiều bộ luận Ngayur khác bằng vàng và bạc. Ngài cũng xây dựng rất nhiều các bức

tượng về các bức tranh và điêu khắc bức thangka vĩ đại của 100 000 hình ảnh (Kubum

thongdrol chenmo) và rất nhiều đối tượng thờ cúng của thân, khẩu và ý. Đây là vài nét

trong các hoạt động giác ngộ của đức đạo sư vĩ đại trong vô số các hoạt động của ngài

Page 37: Nyingma Monlam 2012

với sự hào phóng, vì lợi ích của Pháp và chúng sinh hay, đây là vài nét ngắn gọn về việc

làm sao ngài thành tựu bánh xe phục vụ thông qua các hoạt động.

Theo cách này, Đức Terchen vô cùng nhân từ với Cựu Dịch và Tân Dịch theo những

cách trực tiếp và gián tiếp. Ngài cũng chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển các

dòng nhỏ của giáo lý như Jo, Shang, Zhi-Chod và Bodong, … Một trong số các thành tựu

nhất mà ngài đạt được là duy trì truyền thống Kinh điển xuất sắc, giáo lý ảo tưởng và tâm

(do-gyu-sem-sum) của Ngayur Kama, thông qua các giáo lý, thực hành và hành động,

điều đang trên bờ vực nguy hiểm. Trên thực tế, chính nhờ lòng từ bi vô lượng và các

công trình của Đức Terchen và hậu duệ của ngài đã làm nên tên tuổi cho truyền thống

Cựu Dịch (Sang-Ngag Nyingma) chân chính, với nền tảng ý nghĩa, điều mà giờ đây tiếp

tục phát triển. Bởi vậy, điều quan trọng là nỗ lực đi theo và hoằng bá truyền thống đặc

biệt lớn lao này khi bạn đã bước qua ranh giới của môn đồ Ngagyur Nyingma thay vì

nương tựa vào các giáo lý nhỏ bé mang tên giáo lý mở rộng.

Vào thời điểm kết thúc những hành động bí mật không thể tưởng tượng như vậy, ngài

hiển bày các dấu hiệu bệnh chướng từ tháng 1 năm con ngựa ở tuổi 69. Bắt đầu từ ngày

25 tháng đó, ngài ban các chỉ dẫn cuối cùng cho các chú, cháu trai và hậu duệ. Từ đó,

những âm thanh kèn trumpet du dương không dứt khởi lên từ vùng phía tây thành trì cho

đến sự xuất hiện của những người đi đến đây vì các nghi lễ và tương tự vậy, mùi hương

long não lan tỏa khắp căn phòng và vùng xung quanh. Sau đó, vào buổi sáng ngày 2

tháng 2 năm đó, ngài nói với các đệ tử rằng ngài phải bước bảy bước về hướng đông và

vì thế, ngài đứng dậy và bước bảy bước và ngồi xuống trong tư thế thiền định. Ngồi như

thế, ngài nói những lời cuối cùng sau đây:

Hình tướng, âm thanh và sự tỉnh thức được trải nghiệm như là bổn tôn, thần chú và Pháp

thân

Trong sự trải rộng lớn lao của sự hiển bày của hiện thân giác ngộ và trí tuệ nguyên sơ

Thông qua thực hành Đại Du già của sự mở rộng bí mật

Nguyện cầu cho chúng ta bất khả phân với tinh túy của một vị của Tâm Giác ngộ!

Sau điều này, ngài nói, “Bây giờ chư Dakini đã đến đón.” Với điều này, ngài đi đến cõi

tịnh độ Liên Hoa chiếu tỏa (Pema-Wod kyi zhingkham) trong tư thế sử dụng trống và

Page 38: Nyingma Monlam 2012

chuông với một cái nhìn đăm đăm của vị yogi cùng rất nhiều dấu hiệu đáng kinh ngạc và

kì diệu như, cầu vồng, động đất và nhiều điều khác. Trong buổi lễ trà tỳ thánh thân của

ngài, rất nhiều sự hiển bày diệu kì tương tự như thế, vương miện trên đỉnh đầu còn lại mà

không bị lửa thiêu, rất nhiều xá lợi xuất hiện và nhiều điều nữa, đó là đấu hiệu thành tựu

lớn lao, trao truyền niềm tin chí thành vào tâm các đệ tử và những người ở đó, đưa họ đi

trên con đường của sự chín muồi và giải thoát.

Page 39: Nyingma Monlam 2012

Thông điệp từ Đức Pháp vương Taglung Tsetrul Rinpoche

Thông qua lòng từ bi lớn lao của Đức Pháp vương Darthang Rinpoche trong việc truyền

bá nguồn gốc của hòa bình và thịnh vượng và tốt lành cho chúng sinh, sự tiếp tục của

Buổi lễ [cầu nguyện] Hòa Bình thế giới của dòng Nyingma bởi rất nhiều môn đồ truyền

thống Nyingma ở Bồ Đề Đạo Tràng được tiếp tục duy trì mà không suy giảm. Vì thế, với

niềm hoan hỉ, vì sự trường tồn của Phật Pháp và sự đạt đến giác ngộ của mọi chúng sinh,

Tôi yêu cầu tập hội cao quý Tăng đoàn và hành giả cầu nguyện chí thành và hành động

hoàn hảo.

Theo lời khẩn cầu của Hội đồng biên tập Ngagyur Rigzod, thông điệp này được gửi đến

bởi đức Pháp vương Taglung Tsetrul Rinpoche từ tu viện Dodrag, Simla ngày 15 tháng 9,

năm 2011.

Page 40: Nyingma Monlam 2012

Thông điệp từ Đức Pháp vương Dharthang Rinpoche

Kính lễ Tam Bảo

Như được đề cập trong Kho tàng của Tối thượng thừa: “Chúng ta sinh ra trong thế giới

này, điều vô cùng khó có được, là con người nơi Pháp hiện hữu. Khi chúng ta có được tất

cả những điều này, điều cũng cực kỳ khó khăn để đạt được, như là: sinh ra trong thế giới

này, nơi mà Pháp hiện hữu với thân người hoàn hảo thuận lợi, gặp gỡ đạo sư hoàn hảo để

nương tựa, thực hành Pháp với sự thuận lợi, biết đến ý nghĩa tối thượng của chỉ dẫn diệu

kì, và từ bỏ đại dương khổ đau và giải phóng đến miền đất hỷ lạc, chúng ta cần thực hành

Pháp một cách tận tình. Nếu chúng ta không thực hành như vậy bây giờ khi điều kiện cần

thiết đã có, sẽ vô cùng hiếm có để gặp lại trong đời tiếp theo. Bởi vậy, người ta cần thực

hành theo phương tiện tối thượng với nỗ lực lớn lao mọi lúc.

Như Đức Long Thọ dạy rằng:

An trú ở nơi với sự thoải mái

Nương tựa vào đạo sư tâm linh hoàn hảo

Tích lũy các hành động tốt lành và tịnh hóa tội lỗi với lời cầu nguyện lý tưởng

Bởi thế, bạn đã sở hữu bốn bánh xe vĩ đại.

Ngài Shantideva dạy rằng:

Thật khó để tìm thấy tự do và tài sản như vậy

Bằng cách nào để trình bày ý nghĩa của thân người quý giá này!

Nếu bây giờ tôi không thể làm lợi lạc từ đó

Làm sao có được cơ hội như vậy lần nữa?

Và ngài cũng dạy:

Mặc dù bạn có được thân người thuận lợi này

Nếu bạn không thực hành hiệu quả trong đời này

Bạn sẽ tái sinh vào địa ngục

Trong nhiều năm nhiều kiếp

Thậm chí âm thanh hạnh phúc cũng không thể nghe thấy

Chứ đừng nói gì là được sinh về một nơi tốt đẹp.

Page 41: Nyingma Monlam 2012

Mọi hạnh phúc và khổ đau chúng ta trải qua bây giờ là kết quả của nghiệp đời trước.

Giống như vậy, bất cứ điều gì chúng ta sắp trải qua trong đời tiếp theo phụ thuộc vào

hành động hiện thời.

Nếu chúng ta tích lũy các ác hạnh trong đời trước, chúng ta sẽ tái sinh mù, điếc, xấu xí,

nghèo túng, không có tự do… Và nếu chúng ta tích lũy các thiện hạnh trong đời trước ta

sẽ sinh ra với đủ giác quan, đẹp đẽ, đáng kinh, giàu có, đầy uy quyền, tự do, … Vì thế,

nơi nào và điều kiện nào mà ta sinh ra trong đời tiếp theo phụ thuộc hoàn toàn vào thiện

và ác hạnh trong đời này.

Nếu người ta tích lũy công đức với bố thí, trì giới, … họ sẽ tái sinh ở cõi cao hơn với sự

giàu có và sức mạnh. Bằng cách tha thứ, người ta sẽ tái sinh với hình dáng tốt đẹp. Bằng

cách cứu giúp và chỉ dẫn người khác, người ta sẽ sinh ra ở nơi có Pháp và có thể thực

hành nó, được mọi người kính trọng và không có sự quấy cản. Bằng cách vâng lời đạo sư

trong đời trước người ta sẽ sinh ra ở một nơi tốt lành với sự giàu có, gặp được đạo sư và

nhận các giáo lý.

Kết quả của việc chí thành cúng dường trong đời trước sẽ đạt được mục tiêu tối thượng

trong đời này bằng việc xuất gia và thực hành Chánh Pháp. Sẽ khôn ngoan và thông minh

được gia trì những phẩm tánh thích hợp để hiểu mọi phương tiện nếu chúng ta đã lắng

nghe và quán chiếu thích hợp trong đời trước, các phương tiện cho mình và người khác

cũng có thể thực hiện như vậy.

Nếu chúng ta tích lũy các ác hạnh trong đời trước, ta sẽ tái sinh trong các cõi thấp và

thậm chí nếu tái sinh trong các cõi cao hơn, người ta cũng thiếu đi những kỹ năng giác

quan, giàu có và sức mạnh và ít may mắn hơn. Tương tự như vậy, nếu người ta phạm các

ác hạnh bây giờ, người ta sẽ sinh ra với đầy khổ đau [trong tương lai: ND].

Tóm lại, người ta sẽ biết điều gì đã làm trong quá khứ bằng việc xem xét các hạnh phúc

và khổ đau đang trải qua bây giờ. Và nơi mà người ta tái sinh sẽ được chỉ ra thông qua

các thái độ và hành động hiện thời. Vì thế, mọi thứ phụ thuộc vào nghiệp. Người ta nói

rằng:

Hãy nhìn thân hiện tại, để biết điều gì đã làm trong quá khứ

Hãy nhìn thái độ hiện tại để biết sẽ tái sinh ở đâu trong đời tương lai.

Page 42: Nyingma Monlam 2012

Vì thế, ghi nhớ điều này trong tâm, người ta cần tránh các ác hạnh và luôn tích tập các

thiện hạnh, bởi vì không còn phương cách nào ngoài thiện hạnh. Như trong Kinh điển có

đoạn:

Thậm chí không cha mẹ hay gia đình, họ hàng hay người thân

Và thậm chí không con trai hay con người, có thể là người bảo vệ

Ngoài Tam Bảo, với đầy đủ phẩm tánh

Không còn người bảo hộ nào khác trên thế giới này.

Và trong Kinh “Những chỉ dẫn cho vị vua”:

Thậm chí nếu nhà vua chết khi thời điểm đến

Ngài không thể mang theo tài sản, hoàng hậu, người thân hay bạn bè,

Bởi vậy bất kì ai khi chết và tái sinh ở bất kì cõi nào

Nghiệp là thứ duy nhất theo ta như hình với bóng.

Thứ hai, làm sao cảm thấy thất vọng và khởi lên ham muốn thoát khỏi luân hồi, và nhận

ra sự thật này bằng cách suy nghĩ về cái chết chắc chắn hay sự ngã? Thậm chí nếu chúng

ta có được thân người toàn hảo, điều chắc chắn đó chỉ là sự kết hợp của tứ đại. Vì thế,

không có điều gì chắc chắn khi thân chúng ta tan ra. Bởi vậy, người ta cần thực hành

Pháp một cách khôn ngoan khi có thể làm như vậy.

Người ta cần suy nghĩ sâu sắc rằng không có phương tiện linh kiến nào được trải qua vì

nó chỉ như giấc mơ hay ảo tưởng.

Kinh Châu Báu tích tập có nói rằng:

Rất ngạc nhiên là không có nơi nào để cư ngụ trong thân vật chất

Rất ngạc nhiên là mọi người đều vô thường, không có giá trị thời gian để sống

Rất ngạc nhiên là mọi trải nghiệm linh kiến đều trải nghiệm bởi sáu giác quan chỉ là hiện

thời

Rất ngạc nhiên là mọi ý nghĩ và cảm giác của con người là vô tận

Rất ngạc nhiên là không có sự thoát khỏi những khổ đau sinh khởi từ thân này.

Mặc dù tất cả đều vô thường nhưng người ta bám chấp vào các nhận thức về cuộc đời này

bằng cách xem nó là bất biến. Hãy luôn quán xét tâm, vì không có phương tiện này liệu

Page 43: Nyingma Monlam 2012

rằng người ta có làm lợi lạc người khác hay điều phục một kẻ thù, hoặc là một vị cứu tinh

hay là gì khác, thực sự nó chỉ lừa chúng ta.

Đức Pal Mazhi Zod Yeshi nói rằng:

Ah! Khi tôi chạy theo những hoạt động thế tục

Tôi thấy rằng mọi hoạt động là con số không

Không có gì lợi lạc như ta suy nghĩ

Bởi vậy, luôn quán sát tâm mình

Như thế, hãy suy nghĩ theo cách này!

Thứ ba, đây là một chỉ dẫn để nhận ra sự chắc chắn của cái chết và đạt đến hỷ lạc tối

thượng. Nói chung, mọi hiện tượng hỗn tạp đều vô thường như những giấc mơ, ảo tưởng,

… Như trong Udanavarga có nói:

Ôi! Mọi hiện tượng hỗn tạp đều vô thường

Nó là chủ thể mà chúng tan ra sau khi sinh ra

Bởi vậy, hãy thoát khỏi những điều này

Vì nó sẽ tan ra sau khi sinh

Toàn bộ các hiện tượng hỗn tạp đều thế

Ngôi sao lấp lánh, ngọn đèn bơ

Ảo mộng, giọt mồ hôi, bong bóng nước

Giấc mơ, tia chớp và mây.

Và đặc biệt sự vô thường của con người giống như luận giảng mật điển, Bí mật tối tượng

của Hợp nhất Mặt trời và Mặt trăng:

Cuộc đời của mọi chúng sinh là

Vô thường như một giấc mơ, vì nó không tồn tại

Vô thường như thác nước, vì nó không thể ở trong sự sưu tầm

Vô thường như khôn khí, vì nó không thể bị bám chấp

Vô thường như sự sáng tạo huyền bí, vì nó không thể duy trì lâu

Vô thường như ảo mộng, vì không thể dựa vào

Vô thường như một vị khác, người không thể ở lại một nơi

Vô thường như mưa, ở đó mây không thể đoán trước được

Page 44: Nyingma Monlam 2012

Vì thế giới hạn cuộc đời của con người

Không bao giờ chắc chắn

Bởi vậy, nó sẽ bất ngờ và trực tiếp

Vì thế, thời gian không nhìn thấy

Như trong Kinh Lalitavistara:

Cuộc đời như sự hiển bày của các đám mây

Nó sẽ biến mất nhanh chóng như nước rơi xuống

Như trong Kinh Udanavarga:

Một vài người chết trong bụng mẹ

Một vài người chết sau khi sinh

Một vài người chết khi bắt đầu bò

Giống như vậy, một vài người chết khi đang chạy

Một vài người chết già và số khác chết trẻ

Một vài người chết khi còn rất trẻ

Vì thế, người ta không thể nói chắc

Người thanh niên này sẽ sống.

Vì thế, người ta cần nghĩ sâu sắc về sự chắc chắn của cái chết và từ bỏ mọi hoạt động thế

tục như, gắn bó và thù địch, tranh cãi, lười biếng, tích trữ, mong mỏi điều vĩ đại, sự phân

biệt, bảo vệ bạn bè và chống lại kẻ thù và tương tự như vậy. Như trong Tamjar có viết:

Khía cạnh của hiện tượng là rộng lớn và cuộc đời thì này thì ngắn ngủi

Thậm chí giới hạn của cuộc đời này cũng không được biết

Bởi vậy, nỗ lực nhiệt thành về những thuận lợi

Như một con vịt tách sữa từ nước.

Vì thế, hãy nhận ra rằng không có thứ gì trường tồn để nương tựa; vì tất cả, chẳng sớm

thì muộn đều sẽ chết. Đừng bị xao lãng dù là một chút vì thân người, ý nghĩ, hạnh phúc

và khổ đau và nhiều điều khác là không vững bền. Hơn thế nữa, người ta cần nghĩ rằng

cái chết không thể xoay chuyển được. Vì thế một cách chân thành hãy thực hành Pháp,

điều duy nhất đem lại lợi lạc.

Ngài Shantideva nói rằng:

Page 45: Nyingma Monlam 2012

Cả ngày và đêm, người ta cần

Suy nghĩ về sự vô thường.

Không có con đường mở rộng nào khác ngoài thực hành sự tỉnh thức về vô thường để

thoát khỏi luân hồi. Vì thế, người ta cần tránh mọi hoạt động, thậm chí thiền định, trừ phi

sự thật về vô thường được nhận ra.

Đức Đạo sư Liên Hoa Sinh dạy rằng:

Hãy đặt sự thúc đẩy vô thường mà không có tâm xao lãng

Và thiền định về nó suốt ngày và đêm.

Thậm chí nếu chúng ta suy nghĩ về mức độ dài nhất từ khi bắt đầu và kết thúc thế giới, nó

vẫn vô thường, và khoảng cách ngắn nhất cũng vô thường. Tóm lại, mọi chúng sinh đều

vô thường vì nhận thức và đối tượng của họ thay đổi không ngừng, tài sản và đoàn tùy

tùng mà họ sở hữu biến mất, cha mẹ, người thân và hàng xóm giảm dần, …Bởi vậy mọi

hạnh phúc, khổ đau, kẻ thù, họ hàng đều giống như người khách chỉ gặp một lúc và sau

đó giải tán.

Theo cách này, mọi hữu tình chúng sinh đều trong màn đêm đen tối của luân hồi bị trói

buộc bởi ngũ độc. Vì thế, khi người ta có cơ hội trong tay, cần khắc ghi trong tâm để giải

thoát khỏi ngôi nhà luân hồi đen tối đó, theo các phương pháp để giải thoát.

Mọi chúng sinh luân hồi đều bị chi phối bởi cảm xúc và nghiệp

Nắm khư khư lấy sự tồn tại chân thực mặc dù phải đối mặt với vô thường

Không thể chạy thoát nếu bị dìm xuống dòng sông sinh tử

Không sợ hãi thậm chí nếu trải nghiệm vô số khổ đau

Không có người bảo vệ để chỉ dẫn hay đạo sư tâm linh hướng đạo

Và lang thang trong bóng tối mà không có Pháp

Vì thế, hãy nghĩ sự hiếm có của việc sở hữu tự do và thuận duyên này

Và thực hành Pháp với Bồ đề tâm một cách đầy cuốn hút

Nguyện cầu cho chúng ta gặp được vị thầy tâm linh!

Và khi cam lồ Pháp đạt được

Nguyện cầu chúng ta nỗ lực tinh tấn vượt qua đại dương tam cõi!

Vì thế, hãy nỗ lực chăm chỉ để giải thoát

Page 46: Nyingma Monlam 2012

Vô thường của cuộc đời giống như bóng của những ngọn núi ở phương tây

Nó như cái cây bị thổi bởi gió

Nó như đám mây, tia chớp và giót nước trên lá

Vì thế, hãy nghĩ rằng chúng ta sẽ chết sớm thôi

Suy nghĩ một cách mạnh mẽ rằng người ta sẽ chết bây giờ

Nếu không một sự lười biếng có thể giúp ích khi chết

Vì thế, hãy thực hành cam lồ của Pháp rộng lớn

Với sự sợ hãi rằng cái chết sẽ đến với bạn!

Từ nay, trong rừng hoa, tôi bước đi

Nơi mà nó hoàn toàn không có con người với âm thanh của thác nước

Sẽ ngồi ở một nơi dễ chịu xa cách

Và quán chiếu rằng bốn nguyên do đều ở bên ngoài

Nó sẽ được trao tặng bởi các thiện hạnh

Và vì thế, hãy đạt lấy cam lồ rộng lớn

Và nguyện cầu âm thanh vô thường vĩ đại sẽ được tuyên bố!

Bằng cách thực hành cam lồ Pháp tốt đẹp trong một nơi xa cách đẹp đẽ như vậy,

Nguyện cầu cho ánh sáng Đức Phật sẽ đạt được trong đời này!

Từ nơi cư ngụ đẹp đẽ của sự giải thoát

Âm thanh Pháp được tụng đọc

Bởi vậy nguyện cầu mọi chúng sinh tỉnh thức khỏi sự ngu dốt

Và đạt đến giác ngộ!

Để quét khỏi tâm những khổ đau tự nhiên

Mong muốn lang thang trong khu rừng cô độc,

Vì thế, đây là một lời cầu nguyện được tụng đọc từ trái tim

Bởi vậy, nguyện cầu chúng sinh nhanh chóng nhận ra điều này một cách chí thành!

Lời khuyên rộng lớn này được viết bởi Đấng Toàn tri Longchen Rabjam.

Khen-Lop-Cho-sum, đệ tử của các ngài, và giáo lý Kama và Terma,

Page 47: Nyingma Monlam 2012

Các bậc nắm giữ truyền thừa thanh tịnh Ngagyur Nyingma,

Và vinh quang hợp nhất của Kinh và Mật,

Nguyện cầu tia sáng lợi lạc và hạnh phúc cư ngụ trong từng xó xỉnh và vết nứt!

- Dharthang Rinpoche -

Page 48: Nyingma Monlam 2012

Thông điệp từ Đức Shechen Rabjam Rinpoche

Giáo lý hoàn hảo toàn vẹn của bậc thầy vô song của chúng ta, bậc điều phục, thứ vượt

qua mọi thừa lớn và nhỏ bao gồm các giáo lý Mật điển đã phát triển và phổ biến ở Vùng

Đất Tuyết như được tiên đoán bởi Đức Phật. Nhưng vì sức mạnh của những ác hạnh của

mọi chúng hữu tình, nó xuất hiện đang suy đồi trong hiện thời. Tuy nhiên, ngày nay, vì

lòng từ bi lớn lao và các hoạt động giác ngộ không thể tưởng tượng nổi của các vị Phật và

Bồ Tát trong quá khứ, nó đang phổ biến khắp thế giới. Bởi vậy, tại điểm gặp nhau này,

chúng ta, những môn đồ của truyền thống Nyingma trong thời đại may mắn này sẽ tụ họp

hằng năm ở Bồ Đề Đạo Tràng, địa điểm linh thiêng tối thượng, nơi một ngàn vị Phật

trong hiền kiếp này sẽ đạt giác ngộ, với mục đích hoằng dương và phát triển Phật Pháp

nói chung và giáo lý Ngagyur Nyingma nói riêng, và vì sự trường thọ của các bậc sùng

mộ Pháp vĩ đại dẫn đầu bởi đức Đạt Lai Lạt Ma, và các vị cứu giúp trời và người với các

hoạt động giác ngộ thành tựu tự nhiên, để mọi chúng sinh trên thế giới tận hưởng vinh

quang của hòa bình và hạnh phúc. Và đặc biệt để an dịu các thiên tai như động đất gây ra

bởi sự làm buồn của bốn nguyên tố và vì sự tái sinh nhanh chóng của Bậc trưởng dòng

Page 49: Nyingma Monlam 2012

thứ năm của Ngagyur Nyingma, Đức Pháp vương Kyabje Thrulshik Rinpoche Jurmed

Ngawang Choki Lodroe, bậc gần đây đã thị tịch, vì sự tiếp tục các hoạt động giác ngộ của

ngài.

Bởi thế, tôi yêu cầu mọi người tu họp nơi đây hãy nỗ lực chí thành để những lời khẩn

nguyện của bạn rộng lớn như có thể bằng cách ôm chặt lấy nó với ba sự xuất sắc để hoàn

thành các ước nguyện nêu trên.

Tôi cũng muốn mọi người nỗ lực chí thành để hòa hợp với bốn kiểu hành động được

giảng dạy trong Luật, để chúng ta có thể trở thành vật trang sức ấn tượng cho những

người sùng mộ chí thành và một đối tượng lý tượng cho những người giàu có tích lũy

công đức.

- Đức Shechen Rabjam Gyurmed She-Drub Choeki Singye

Ngày 29 tháng 7 năm 2138 Tạng lịch -

Page 50: Nyingma Monlam 2012

Thông điệp từ Đức Mingling Khenchen Rinpoche

Bởi chúng ta đang tập họp ở đây cho Lễ Ngagyur Monlam Chenmo thứ 23 với ý định cao

quý vì sự hoằng dương, phát triển và duy trì Phật Pháp nói chung và truyền thống

Gyalwang Pema Kara, giáo lý Kim Cương thừa bí mật vĩ đại nói riêng, điều giống như

vàng mười được trao tặng sáu sự hoàn hảo với những bậc đại diên bất bộ phái dẫn đầu

bởi đức Đạt Lai Lạt Ma trường thọ. Và để an dịu các bệnh tật, nạn đói, sự tàn lụi và hạn

hán, chiến tranh … điều đã xảy ra và đang xảy ra khắp nơi trên thế giới. Tôi muốn nhắc

nhở mọi người về khoảng thời gian của sự kiện vĩ đại này: Như người ta nói rằng:

Sự lớn lao của công đức và lỗi lầm không thể được đo lường từ vẻ bề ngoài

Thay vào đó, nó có thể được đo từ mức độ của ý định tốt và xấu.

Sẽ không lợi lạc nếu chỉ là thành viên của lễ cầu nguyện này và chỉ đến đây trong địa

điểm linh thiêng của Kim cương thừa này. Bởi vậy, ít nhất trong mười ngày, tập hội cần

nỗ lực với ý định thanh tịnh để tránh xa tám mối quan tâm thế tục như đạt được, thứ hạng

Page 51: Nyingma Monlam 2012

hay nhiều điều khác, tránh xa tinh thần ghen tỵ, lừa dối, và ghen ghét, … và vun bồi tình

yêu thương và lòng từ bi trong dòng tâm thức. Cố gắng tập trung vào sự chuyển hóa

những tích lũy của bạn thành công đức lớn lao bằng cách kết nối nó với những lời cầu

nguyện hoàn toàn thành tịnh vô cùng lợi lạc cho bản thân và người khác. Hãy cố gắng

thông dòng mọi thứ cúng dường bởi những người chân thành cả từ trong và ngoài theo

cách ý nghĩa mà đừng lãng phí chúng. Tóm lại, tôi yêu cầu tất cả tỳ kheo, tỳ kheo ni và

hành giả hãy khắc ghi trong tâm để trở thành trang sức cho những người được ban cho

lòng sùng mộ và cánh đồng tối thượng để tích lũy công đức cho những người giàu có

này. Bạn cần tránh làm xấu hổ truyền thống Nyingma trong suốt mười ngày Nyingma

Monlam Chenmo này.

Thậm chí trong suốt sự trì tụng Arya Bhadracaryapranidhanaraja và Nama Samgiti, bạn

cần cố gắng để trì tụng với sự nhớ về ý nghĩa của chúng trong tâm mà không xao lãng.

Như đức Kungchen Longchenpa có dạy:

Bắt đầu thực hành với tâm bồ đề khi bắt đầu

Thực hành với sự không quan niệm

Và kết thúc với lời hồi hướng lúc cuối cùng

Đây là ba con đường quan trọng đến giải thoát.

Điều quan trọng là hòa nhập những hành động Pháp của bạn với ba sự xuất sắc này, bắt

đầu xuất sắc với tâm bồ đề, phần chính yếu xuất sắc mà không quan niệm và phần kết

xuất sắc của sự hồi hướng.

Một điều quan trọng nữa là các vị Lama chính yếu của truyền thống Nyingma, các tu viện

trưởng, Khenpo, Trulku và toàn thể tăng đoàn tham gia vào lễ cầu nguyện lớn lao này,

mặc dù kế hoạch bận rộn của bạn vì Pháp và chúng hữu tình. Bởi vì đây là dịp duy nhất

mà cộng đồng Nyingma tụ họp với nhau, một dịp tốt lành cho chúng ta kết nối ý định và

lời cầu nguyện thanh tịnh vì sự tồn tại và tiến bộ hơn của Pháp nói chung và truyền thống

Kim Cương thừa nói riêng. Bởi vậy, tôi yêu cầu mọi người tập họp càng nhiều càng tốt,

bởi vì chỉ dịp mười ngày này không hề quá dài.

Page 52: Nyingma Monlam 2012

Trong Monlam Chenmo, hãy tránh việc làm xấu hổ các Phật tử bằng cách theo các

nguyên tắc chung và quy tắc của giáo hội vĩ đại này và giới luật đặc biệt của riêng tu viện

bạn. Như đức Kunkhen Mipham Rinpoche dạy rằng:

Những giới luật tỳ kheo là vật trang sức thanh nhã tự làm lợi lạc

Trong khi, theo một vị đạo sư tâm linh được tán dương là gốc rễ của con đường.

Tôi khẩn mong mọi người không vi phạm các giới luật này trong hành động của mình

thông qua ba cánh cửa. Tôi cũng nhân cơ hội này mong muốn mọi người cùng nỗ lực tiếp

tục tinh thần trung thành, toàn vẹn, thuận hòa và giới luật thanh tịnh trong các cộng đồng

Pháp của Ngagyur Nyingma dẫn đầu bởi các trụ xứ lớn lao, như sữa được hòa với nước

như nó vẫn là.

Với niềm mong ước vì sự tiếp tục Ngagyur Monlam Chenmo cho đến khi luân hồi trống

rỗng!

Với sự thỉnh cầu của hội đồng biên tập Ngagyur Rigzod, đức Minling Khenchen viết

thông điệp này vào ngày 5/10/2011.

Page 53: Nyingma Monlam 2012

Thông điệp từ Đức Dzogchen Rinpoche

Gửi toàn thể môn đồ chí thành truyền thống Nyingma:

Bằng cách coi đức chúa tể định mệnh làm bậc đạo sư gốc, chúng ta cần có quan kiến

thanh tịnh đến tất cả các truyền thống khác. Đây là cốt tủy của yêu cầu của tôi! Đỉnh cao

của các thừa, bí mật vĩ đại của Ngagyur Nyingma đã phát triển từ một nghìn năm trước

thông qua hai trật tự đặc biệt là vùng Himalaya và vùng còn lại của thế giới, mang đến

thành tựu lớn lao của quyền lực tối cao, tài sản và truyền thừa, và hơn thế nữa, chi tiết về

sự hiện diện của nó ở các quốc gia thuộc vùng Himalaya được chứa đựng trong các ghi

chép vàng.

Từ một nghìn năm trước các dòng truyền thừa của Đạo sư Liên Hoa Sinh và Đại Bồ Tát

Shantarakshita đã trao truyền đến các bậc trì giữ truyền thừa và đạo sư gốc của chúng ta,

khi mà sự trao truyền của các ngài truyền bá khắp nơi trên thế giới – vì thế lòng tốt của

các ngài là không thể diễn tả nổi. Tất cả các Rinpoche của chún ta là những người đáng

ngạc nhiên hơn người khác và đang hộ trì truyền thừa trên các ngọn núi vàng, chúng ta

rất may mắn và lòng tốt của các ngài là không thể quên được. Chúng ta cần duy trì Pháp

phù hợp với đức Cố Pháp vương Dudjom Rinpoche và Khyentse Rinpoche, và quan trọng

Page 54: Nyingma Monlam 2012

nhất là các vị đạo sư còn trụ thế: Đức Pháp vương Dodrub Rinpoche, Đức Pháp vương

Trulshik Rinpoche [mới thị tịch], Đức Pháp vương Jadral Rinpoche, Đức Pháp vương

Taglung Tsetrul Rinpoche, … Đặc biệt là, chúng ta cần trở về với con đường mẫu mực

của Cố Pháp vương Khenchen Jigme Phutsho Jungney Rinpoche và Drubwang Padma

Norbu Rinpoche, những bậc đã làm lợi lạc giáo lý Phật Đà một cách rộng lớn. Và luôn

luôn ghi nhớ lòng từ bi của các ngài.

Giống như vậy, trong khi những người may mắn bên trong và ngoài Tây tạng và các vùng

khác từ dãy Himalaya như Bhutan, Sikkim, Ladakh, Khunu, Arunachal Pradesh và các

vùng khác trên thế giới cúng dường, và nhận được các chỉ dẫn về đạo Phật bởi các

Rinpoche và Khenchen bởi hội đồng điều phối Ngagyur Monlam Chenmo cần được coi

là sự phục vụ ý nghĩa nhất. Ngagyur Monlam không chỉ là lời cầu nguyện được tiến hành

ở nơi lưu vong, mà mọi bậc trì giữ truyền thừa Ngagyur Nyingma từ trong và ngoài Tây

Tạng và các vùng khác trên thế giới đều tham dự, chia sẽ những phương tiện như nhau và

cầu nguyện cùng nhau vì hòa bình và an ninh thế giới. Điều này thật đáng ngạc nhiên!

Giống như vậy, trong thế kỉ này, cái được gọi là Phật giáo Tây Tạng rất nổi tiếng trên thế

giới cần được duy trì bởi Phật tử của thế kỷ 21 và hệ thống học viện tu viện Phật giáo. Và

rất đúng lúc gọi những người đồng cảm và chú ý đến Phật giáo tiến bộ hiện đại từ các vị

đạo sư uyên bác như Đức Khenchen Tshulthrim Lodro, Đức Khenchen Padma Sherab, …

vì sự tồn tại những giáo lý Phật Đà nơi lưu vong được coi là mục tiêu vô giá.

Để duy trì những thành tựu lớn lao của các đạo sư trong quá khứ, Pháp cần được thực

hành tương ứng. Suy nghĩ và hành động càng xa càng tốt để bảo tồn sự chiếu tỏa sự nhiên

của Đại toàn thiện mà không quan tâm đến các vấn đề chính trị, hãy cố gắng nỗ lực vì sự

thành tựu giải thoát bằng con đường của phương tiện thiện xảo.

Thông điệp này được viết bởi Đức Drubwang Dzogchen Rinpoche thứ 7 Jigme Losal

Wangpo tức Đức Tenzin Jigdrel Lhunpo, theo thỉnh cầu của Hội đồng biên tập Ngagyur

Rigzod vào ngày 10 tháng 7 năm thỏ sắt cho lễ Hòa Bình lần thứ 22.

Nguyện cầu điều này trở thành suối nguồn của thiện hạnh và tốt lành!

Page 55: Nyingma Monlam 2012

Thông điệp từ đức Ralo Rinpoche

Khi lễ Ngagyur Monlam Chenmo lần thứ 23 đến gần, khi dịp tốt lành này đang dao động

trong tim, không thể từ bỏ lời thỉnh cầu của Hội đồng biên tập Ngagyur Rigzod, với sự

kính trọng, cảm xúc của một bậc yogi già được diễn tả ở đây.

Thông qua lòng từ bi vô lượng của Đức Pháp vương Darthang Rinpoche, bậc tiên phong

của truyền thống Ngagyur Nyingma, lễ [cầu nguyện] Hòa bình thế giới hàng năm được

thiết lập, trong khi truyền thống hoàn hảo của Khen-Lop-Choe-Sum (Tu viện trưởng

Shantarakshita, Đạo sư Liên Hoa Sinh và Vua Trisong Detsen) được ban tặng Sáu sự xuất

sắc tiếp tục phát triển và giống như vậy, các vị chủ tịch của Dorden Ngagyur Monlam

Chenmo; các cố đạo sư đã chắc chắn sự tiếp tục của Đại lễ Cầu nguyện Hòa Bình Thế

giới trong 22 năm qua như ánh mặt trời chiếu tỏa. Tuy nhiên, vì những điều kiện nghịch

duyên và chướng ngại cho môn đồ Nyingma, Đức Pháp vương Dorje-Chang Padma

Norbu Rinpoche và đức Pháp vương Thrulzhig Rinpoche cùng đức Pháp vương Minling

Page 56: Nyingma Monlam 2012

Thrichen Rinpoche đã thị tịch vì lợi lạc của chúng sinh trong những cõi khác; vì thế thật

vô cùng buồn đau – như câu thành ngữ: “một ngọn núi đổ xuống không thể kéo lên bởi

sợi dây thừng.” Tuy thế, vì sự thành tựu các ước nguyện cao quý của cố Pháp vương

Padma Norbu Rinpoche và đức Pháp vương Thrulshik Rinpoche, các bậc đạo sư, lama,

khenp, còn trụ thế và môn đồ Nyingma cần cùng nhau đoàn kết hành xử tương ứng – do

đó đây là trọng trách của toàn thể dòng Nyingma.

Gửi đến bạn, các Rinpoche, Lama, Trulku, Khenpo và tất cả, cánh đồng của sự nương

tựa, với lòng mong mỏi cực kỳ, tôi yêu cầu tất cả hành xử từ bi và tạo ra ý định chung vì

nguyên nhân hòa bình và thịnh vượng trên thế giới này trong khi giữ gìn các samaya giới

và sống hài hòa như sữa và nước. Tôi, vị Yogi già tên Ralo khẩn thiết kêu gọi điều này.

Đức Cố Pháp vương Padma Norbu Rinpoche từng nói với tôi thế này ở Mỹ: “Tôi sẽ tham

gia Lễ Hòa Bình Thế giới cho đến khi tôi từ bỏ thân này; giống như vậy, ông cũng nên

làm như thế.” Vì thế với lời khuyên tâm linh từ đức Pháp vương, tôi chắc chắn sẽ tham

dự cho đến khi tôi rời bỏ thân người này. Lời khuyên quý giá của các Rinpoche, Khenpo

và Trulku đang được kết tập và phân phối bởi Hội đồng Biên tập Ngagyur Rigzod. Vì

thế, tôi muốn chuyển lời cảm ơn đại diện cho tất cả hành giả truyền thống Ngagyur

Nyingma.

Cuối cùng, lễ cầu nguyện trường thọ cho đức Pháp vương Jadral Rinpoche [ngài sẽ 100

tuổi vào năm 2012], đức chúa tể và đấng bảo hộ chúng sinh và Pháp bởi tu viện Rigzin

Phodrang, nơi Pháp vương đã từ bi chấp nhận. Với mong ước của tôi cho sự trường thọ

và thành tựu các ước nguyện cao quý và hoạt động của Đức Pháp vương Jadral Sangay

Dorjee Rinpoche, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đức Dodrup Rinpoche, Đức Mogtsha Rinpoche,

Đức Taglung Tsetrul Rinpoche và tất cả các bậc đạo sư Pháp không phân biệt dòng

truyền thừa – tôi cầu mong tất cả các hoạt động tâm linh của các ngài sẽ tăng trưởng như

Hồ-Mùa hè! Nguyện cầu hai tăng đoàn (Tỳ kheo và hành giả) sẽ sống hòa hợp, duy trì

giới luật thích hợp và các giáo lý và thực hành Phật giáo phát triển khắp mười phương,

mang đến hòa bình và an ninh trên thế giới!

Con đường Kinh điển và Mật điển toàn vẹn không gián đoạn

Truyền thống uyên bác và thành tựu của các bậc trì giữ tỉnh thức

Page 57: Nyingma Monlam 2012

Tinh túy các giáo lý của Đấng Tối thượng

Mật điển bí mật của truyền thống Cựu Dịch

Nguyện cầu nó phát triển mạnh mẽ hơn trên khắp thế giới!

Thông điệp này được viết bởi bậc trì giữ truyền thừa Ralo, Đức Dorje Dechen Tshal tức

Đức Draktsal Dorje từ tu viện Rigzin Phodrang, nằm gần Nhà Trắng, Washington, Mỹ

vào ngày 24 tháng 10/2011.

Nguồn: http://www.nyingma-monlam.org/wordpress/uploads/23rd%20Nyingma%20Mon

lam%20Book.pdf

Việt dịch: Phúc Minh.

Mọi công đức xin hồi hướng tất thảy hữu tình chúng sinh, cầu nguyện cho Bồ đề tâm

tăng trưởng!

Mọi lỗi lầm xin sám hối chư đạo sư và dòng truyền thừa Ngagyur Nyingma cao quý!