n.t.n tiếng nói của cử tri lâm Đồng đã được quan...

8
trấn Lạc Dương khi là tiến sĩ người đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng. ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT “Quên” xử lý cán bộ vi phạm? TRANG 6 TRANG 2 Sinh năm 1976, Cil Duin là niềm tự hào của Tổ dân phố Bon Đưng 1, thị Doanh nghiệp liên kết với nông dân trồng ngô nuôi bò KINH TẾ Sẻ chia ở tổ phụ nữ nuôi tằm Hang Hớt TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4833 - THỨ HAI NGÀY 17/7/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Trưởng thôn “thắp lửa” phong trào bê tông hóa đường nông thôn TRANG 5 TRANG 7 TRANG 3 Đại biểu Đoàn ĐBQH Lâm Đồng tham gia đóng góp ý kiến tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Nguyệt Thu “Blouse” trắng giữa đại ngàn TRANG 4 TRANG 5 Tiếng nói của cử tri Lâm Đồng đã được quan tâm Ai cũng thấy siêng năng, trong sạch là tốt. Điều đó không ai chối cãi được. Thế mà vì sao vẫn không làm hay không làm được? Chẳng những không làm được mà còn làm trái lại? Đó là vì cái tâm mình không chính. BÀI NÓI TẠI LỚP CHỈNH ĐẢNGTRUNG ƯƠNG KHOÁ 2, 3/1953, T. 7, TR. 59, 60, 62, 63. Nhiệm vụ trọng tâm công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị 6 tháng cuối năm Bài học kinh nghiệm trong thực hiện Nghị quyết TW4 ở Di Linh Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức 23 lớp quán triệt Nghị quyết TW4 (khóa XII), gắn với quán triệt học tập Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị cho 3.200 cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; đồng thời, chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa, nội dung Nghị quyết đến mọi tầng lớp nhân dân. Tiến sĩ của buôn làng K’Ho Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 173, trong đó nhấn mạnh, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị 6 tháng cuối năm, đó là: Tiếp tục lãnh, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả NQ TW 4 về xây dựng chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng chỉnh đốn Đảng từ cơ sở, cán bộ, đảng viên. Chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, BCH TW Đảng trong toàn Đảng bộ và xây dựng Chương trình hành động, kế hoạch của Tỉnh ủy triển khai thực hiện NQ. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Chỉ đạo xây dựng Đề án thành lập Trung tâm dịch vụ hành chính công của tỉnh, một số địa phương. Tăng cường công tác thanh tra công vụ để kịp thời chấn chỉnh, xử lý CBCC thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, nhũng nhiễu với người dân, doanh nghiệp; quyết tâm cải thiện chỉ số CCHC của tỉnh. Thực hiện công tác quy hoạch BCH Đảng bộ, BTV Tỉnh ủy các chức danh Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy và các chức danh chủ chốt của Đảng bộ, chính quyền tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 2021 - 2026. Xây dựng kế hoạch luân chuyển, điều động CB theo quy hoạch, chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ tới. Hoàn thiện Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong cơ quan Đảng, MTTQ và các đoàn thể; xây dựng đề án tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong khối Đảng, mặt trận, đoàn thể và triển khai thí điểm việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, phòng. N.T.N

Upload: ngothu

Post on 06-Mar-2018

217 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

trấn Lạc Dương khi là tiến sĩ người đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng.

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT“Quên” xử lý

cán bộ vi phạm?TRANG 6

TRANG 2

Sinh năm 1976, Cil Duin là niềm tự hào của Tổ dân phố Bon Đưng 1, thị

Doanh nghiệp liên kết với nông dân trồng ngô nuôi bò

KINH TẾSẻ chia ở tổ phụ nữ nuôi tằm Hang Hớt

TRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4833 - THỨ HAI NGÀY 17/7/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘITrưởng thôn “thắp lửa” phong trào bê tông hóa

đường nông thônTRANG 5

TRANG 7

TRANG 3

Đại biểu Đoàn ĐBQH Lâm Đồng tham gia đóng góp ý kiến tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Nguyệt Thu

“Blouse” trắng giữa đại ngàn

TRANG 4

TRANG 5

Tiếng nói của cử tri Lâm Đồng đã được quan tâm

Ai cũng thấy siêng năng, trong sạch là tốt. Điều đó không ai chối cãi được. Thế mà vì sao vẫn không làm hay không làm được? Chẳng những không làm được mà còn làm trái lại? Đó là vì cái tâm mình không chính.

BÀI NÓI TẠI LỚP CHỈNH ĐẢNGTRUNG ƯƠNG KHOÁ 2, 3/1953, T. 7, TR. 59, 60, 62, 63.

Nhiệm vụ trọng tâm công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị 6 tháng cuối năm

Bài học kinh nghiệm trong thực hiện Nghị quyết TW4 ở Di Linh Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức 23 lớp quán triệt Nghị quyết TW4 (khóa XII), gắn với quán triệt học tập Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị cho 3.200 cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; đồng thời, chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa, nội dung Nghị quyết đến mọi tầng lớp nhân dân.

Tiến sĩ của buôn làng K’Ho

Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 173, trong đó nhấn mạnh, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị 6 tháng cuối năm, đó là: Tiếp tục lãnh, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả NQ TW 4 về xây dựng chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng chỉnh đốn Đảng từ cơ sở, cán bộ, đảng viên. Chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, BCH TW Đảng trong toàn Đảng bộ và xây dựng Chương trình hành động, kế hoạch của Tỉnh

ủy triển khai thực hiện NQ.Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đề cao

vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Chỉ đạo xây dựng Đề án thành lập Trung tâm dịch vụ hành chính công của tỉnh, một số địa phương. Tăng cường công tác thanh tra công vụ để kịp thời chấn chỉnh, xử lý CBCC thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, nhũng nhiễu với người dân, doanh nghiệp; quyết tâm cải thiện chỉ số CCHC của tỉnh.

Thực hiện công tác quy hoạch BCH Đảng bộ,

BTV Tỉnh ủy các chức danh Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy và các chức danh chủ chốt của Đảng bộ, chính quyền tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 2021 - 2026.

Xây dựng kế hoạch luân chuyển, điều động CB theo quy hoạch, chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ tới. Hoàn thiện Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong cơ quan Đảng, MTTQ và các đoàn thể; xây dựng đề án tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong khối Đảng, mặt trận, đoàn thể và triển khai thí điểm việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, phòng. N.T.N

2 THỨ HAI 17 - 7 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Theo đó, BTVHU đã tổ chức 23 lớp quán triệt Nghị quyết TW4 (khóa XII), gắn với quán triệt học tập Chỉ thị 05 của Bộ Chính

trị cho 3.200 cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; đồng thời, chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa, nội dung Nghị quyết đến mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, sau học tập, quán triệt Nghị quyết, BTVHU yêu cầu cán bộ, đảng viên phải viết báo cáo thu hoạch và phải cam kết bằng văn bản với chi bộ, cơ quan, đơn vị về việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Sau quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết, BTVHU Di Linh chỉ đạo các TCCS đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ quan trọng sau: Tổ chức kiểm điểm, tự phê bình, phê bình theo tinh thần của Nghị quyết, gắn với kiểm điểm đột xuất, hàng năm theo phương châm: “Nói thẳng, nói thật, đối chiếu với 27 biểu hiện của sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; cấp trên và người đứng đầu tự giác kiểm điểm trước, làm gương cho cấp dưới và cán bộ, đảng viên noi theo.

Sau kiểm điểm, tập thể, cá nhân xây dựng kế hoạch khắc phục khuyết điểm, hạn chế và đề ra biện pháp khắc phục hạn chế. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đạo đức trong sáng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, có tinh thần trách nhiệm, tiền phong gương mẫu, có tác phong gần dân, hiểu dân, gắn bó với dân, vì lợi ích của nhân dân, không vô cảm trước những khó khăn của nhân dân theo tinh thần Chỉ thị 05 và Quy định 55 của Bộ Chính trị về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”. Trên cơ sở đó, rà soát, xử lý nghiêm và cho

từ chức những trường hợp suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; miễn nhiệm, thay thế những cán bộ, công chức không đảm bảo về tiêu chuẩn, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp.

Cấp ủy, cơ quan, đơn vị đề xuất bổ nhiệm cán bộ có trách nhiệm, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ theo quy định. Rà soát, hoàn thiện quy trình giải quyết công việc của từng cơ quan, đơn vị để kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng công đoạn. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh những vụ việc tham nhũng, sai phạm… gây bức xúc trong dư luận. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh, của huyện; kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân không tổ chức thực hiện nghiêm túc. Tổ chức tốt việc tiếp nhận thông tin của quần chúng nhân dân về các vấn đề có liên quan đến biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên.

Đồng chí Nguyễn Canh - Bí thư Huyện ủy Di Linh cho biết, sau gần một năm thực hiện Nghị quyết TW4 tại huyện Di Linh đã đạt được những kết quả nổi bật sau: Các cấp ủy từ huyện đến cơ sở và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ đã nhận thức đúng đắn, đầy đủ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết TW4 trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Sau học tập, quán triệt Nghị quyết, đã có 100% cán bộ, đảng viên đều có bài thu hoạch và bản cam kết thực hiện nghiêm nội dung của Nghị quyết.

Công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết được các cấp ủy đảng quan tâm thực hiện, nên khắc phục được tình trạng hình thức, chung chung, chạy theo thành tích.

Qua kiểm điểm, tự phê bình, phê bình và kiểm tra, giám sát từ cuối năm 2016 đến nay, trong toàn huyện đã phát hiện, xử lý kỷ luật theo tinh thần Nghị quyết TW4 6 trường hợp, với các hình thức: Khiển trách 2, cảnh cáo 4 trường hợp.

Từ những kết quả đạt được đó, BTVHU Di Linh đã đúc rút được 3 bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện Nghị quyết TW4 như sau: Các cấp ủy đảng, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị phải kịp thời nắm vững diễn biến tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên. Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương phải thật sự gương mẫu trong đạo đức, lối sống, trong thực hiện nhiệm vụ được giao để làm gương cho cán bộ, đảng viên học tập noi theo. Tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương phải nghiêm túc thực hiện kiểm điểm, tự phê bình, phê bình và phải xây dựng kế hoạch khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, hạn chế mắc phải. Phải kiên quyết xử lý những trường hợp có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện Nghị quyết TW4. Đặc biệt, phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất việc tổ chức thực hiện Nghị quyết TW4 của các TCCS đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương, để có sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả.

HOÀNG KIẾN GIANG

Bài học kinh nghiệm trong thực hiện Nghị quyết TW4 ở Di LinhSau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy có kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, Ban Thường vụ Huyện ủy (BTVHU) Di Linh đã ban hành Kế hoạch số 29/KH-HU triển khai thực hiện nghị quyết này. Và, để đưa nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, việc triển khai thực hiện Nghị quyết TW4, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” luôn được BTVHU chú trọng quan tâm.

Vừa qua, Ban An toàn giao thông tỉnh đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2017 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo trật tự ATGT những tháng còn lại của năm. Đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị

Báo cáo của Ban ATGT tỉnh cho thấy, tính đến ngày 15/6, toàn tỉnh xảy ra 101 vụ, làm chết 81 người, 58 người bị thương. So với thời gian cùng kỳ 15/6/2016, số vụ không tăng (101/101 vụ); số người chết tăng 9,46%; số người bị thương giảm 4,92%. 2 địa phương có số vụ tai nạn giao thông tăng mạnh là huyện Đam Rông tăng 5 vụ; TP Bảo Lộc xảy ra 23 vụ, làm chết 24 người, tăng 14 vụ, làm 15 người chết.

Tại hội nghị, Ban ATGT tỉnh cũng đã ghi nhận, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh đã ra quân triển khai đồng bộ nhiều giải pháp lập lại trật tự đô thị, xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè. Các địa phương Di Linh, Đức Trọng, Đạ Huoai, Lạc Dương, Lâm Hà, Đạ Tẻh đã tích cực triển khai nhiều giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông từ quý II, do đó đã kéo giảm được tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm 2016...

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm S nhấn mạnh: Để đạt được mục tiêu của UBND tỉnh đề ra là giảm cả 3 mặt, trong đó giảm ít nhất 5% số người chết vì tai nạn giao thông so với năm 2016, không để xảy ra ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh và thực hiện chủ đề Năm An toàn giao thông 2017 là “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết, Ban ATGT đề nghị các địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền ý thức tham gia giao thông của người dân. HOÀNG YÊN

Sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2017

Bảo Lộc tổng kết Cuộc thi viết tìm hiểu nghị quyết đại hội Đảng Ngày 13/7, Thành ủy Bảo Lộc đã tổ chức

tổng kết Cuộc thi viết tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X; đồng thời, phát động Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Thành ủy Bảo Lộc triển khai sâu rộng cuộc thi từ cuối tháng 11/2016, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thành phố tham gia. Kết thúc cuộc thi có 525 bài dự thi đến từ các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ thành phố và 1.564 bài dự thi đến từ tổ chức cơ sở đoàn.

Kết quả, về giải cá nhân, Ban tổ chức Cuộc thi trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 6 giải khuyến khích. Giải nhất cá nhân thuộc về ông Bùi Văn Hoàn (Đảng bộ Quân sự thành phố). Về giải tập thể, 4 đơn vị: Đảng bộ phường Lộc Sơn, Đảng bộ phường Lộc Tiến, Chi bộ Trường THPT Bảo Lộc và Chi bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên được Ban tổ

Trao giải nhất, nhì, ba những tác giả đoạt giải.

Ông Tô Đình Cắm qua đời ở tuổi 96

Ông Tô Đình Cắm (còn gọi Tô Văn Cắm, sinh ngày 16/10/1922, thường trú tại thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh) đã qua đời lúc 22 giờ 10 phút ngày 14/7, hưởng thọ 96 tuổi. Ông Cắm, dân tộc Tày, là người chiến sĩ cuối cùng trong số 34 đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam).

Ông Tô Đức Tuân, con trai cụ Cắm, cho biết những tháng cuối đời, cụ Tô Đình Cắm bị bệnh phổi nặng. Từ tháng 3/2017 cụ Cắm đã nhập viện điều trị tại Bệnh viện Quân y 7A (TP Hồ Chí Minh). Đến tháng 6/2017 thì gia đình đưa cụ Cắm về nhà an dưỡng, thời điểm này cụ Cắm không còn minh mẫn, không còn nhớ nhiều về chuyện đã qua, nhận biết với cuộc sống hàng ngày rất yếu ớt. Ông Tuân cho biết thêm, trước khi mất cụ Tô Văn Cắm cũng không dặn dò gì ngoài việc an táng cụ tại nghĩa địa của thôn, nơi có phần mộ của vợ. Cũng theo ông Tuân, lễ nhập quan của ông Cắm sẽ diễn ra vào 12 giờ 30 phút ngày 15/7, dự kiến lễ viếng sẽ kéo dài đến hết ngày 17/7, sau đó an táng vào ngày 18/7.

Cụ Tô Đình Cắm sinh ra, lớn lên tại bản Um, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Năm 22 tuổi ông Cắm tham gia Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo ngày 22/12/1944. Ông Cắm từng chiến đấu cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khoảng ba tháng thì ông chuyển sang đội khác. Đến tháng 9/1945, ông theo đoàn quân Nam tiến, chiến đấu tại thị xã Rạch Giá, bị thương nặng và được cho giải ngũ. Tuy nhiên, đến năm 1947, khi Pháp tấn công Bắc Kạn, ông Cắm lại lên đường nhập ngũ. Ông Cắm quay trở lại chiến trường với vai trò Trung đội trưởng Trung đội Pháo binh. Năm 1950, trong trận đánh tại Đông Khê của chiến dịch Biên giới, ông không may bị thương ở vai. Năm 1951, ông Tô Đình Cắm kết hôn với bà Đồng Thị Hiển (sinh năm 1926), cũng người dân tộc Tày và sinh được bảy người con. Năm 1954, ông Tô Đình Cắm giải ngũ về quê tham gia nhiều hoạt động của địa phương và được nhiều người kính trọng.

Năm 1992, dù đã 70 tuổi nhưng do cuộc sống khó khăn, ông Tô Đình Cắm đưa vợ và bảy người con rời Cao Bằng chuyển vào Đạ Tẻh sinh sống và lập nghiệp.

ĐÔNG ANH

chức trao giải đơn vị xuất sắc nhất, tích cực hưởng ứng tham gia cuộc thi. Trong số những bài thi đoạt giải cấp thành phố, có 2 bài thi của ông Bùi Văn Hoàn (Đảng bộ Quân sự thành phố) và ông Trần Hợp Châu (Đảng bộ Phường I) được trao giải khuyến khích cấp tỉnh.

Dịp này, Thành ủy Bảo Lộc phát động và

kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, nhân “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào”, kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 40 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào.

BÙI TRƯỞNG

3 THỨ HAI 17 - 7 - 2017KINH TẾ

Để giải quyết những khó khăn trong sản xuất, chuyển đổi hợp lý cơ

cấu cây trồng, tăng cao năng suất và hiệu quả thu nhập, UBND xã Đinh Lạc kết hợp với Công ty Cổ phẩn bò sữa Vinamilk triển khai thí điểm mô hình trồng ngô và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số nơi đây. Qua đó, bước đầu mô hình này đã cho hiệu quả rất cao so với trồng lúa, từ đấy nhiều hộ nông dân đã tăng thu nhập từ bán ngô cho công ty. Ông K’Briếp (thôn K’Kuil) cho biết, trước đây, gia đình ông có 1,3 ha đất ruộng chỉ trồng lúa, giá lúa luôn thấp, không ổn định. Từ khi Công ty Vinamilk thực hiện thí điểm mô hình trồng ngô, ông đã đăng ký tham gia. Những ngày vừa qua, gia đình ông đã thu hoạch, giá bán ổn định, cao hơn

Doanh nghiệp liên kết với nông dân trồng ngô nuôi bòHơn 12 ha đất chân ruộng một vụ của đồng bào dân tộc thiểu số xã Đinh Lạc (Di Linh) liên kết sản xuất cây ngô cung cấp chăn nuôi bò sữa cho Công ty Cổ phần bò sữa Vinamilk đã đem lại hiệu quả cao.

trồng lúa gấp nhiều lần. Tương tự, bà Ka Hoa (thôn Djọe) chia sẻ, diện tích đất của gia đình trước đây chỉ trồng lúa 1 vụ, thời gian còn lại để đất trống rất lãng phí, từ khi chuyển sang trồng ngô kinh tế khá hơn hẳn do sản xuất 3 vụ ngô/năm. Với giá bán hiện nay 1.270 đồng/kg, người trồng ngô có thu nhập cao.

Trong quá trình sản xuất, nông dân được Công ty hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đến khi thu hoạch Công ty

đến tận ruộng để thu mua sản phẩm nên giúp bà con yên tâm sản xuất. Điều đáng nói nữa là trồng ngô làm thức ăn cho bò sữa chi phí không nhiều bởi phần giống, thuốc, phân tro đầu tư rất ít, trong khi đó khâu thu hoạch được doanh nghiệp thu mua thuê nhân công đốn, chặt, vận chuyển hoàn toàn, người nông dân chỉ việc cân sản lượng và thu tiền.

Cây ngô đã khẳng định sự thích nghi trên chân ruộng lúa 1 vụ của người dân, qua một vụ trồng thử nghiệm đã cho kết quả rõ rệt.

Trồng ngô mang lại hiệu quả cao cho người dân tộc thiểu số. Ảnh: H.Y

Xã Mê Linh vốn có nghề trồng dâu nuôi tằm truyền thống do bà con kinh tế mới

Hà Nội mang vào. Và trong quá trình sản xuất, người dân thôn Hang Hớt - hầu hết là người dân tộc K’Ho cũng đã tiếp cận và làm quen công việc “nuôi tằm ăn cơm đứng” này. Tuy nhiên, bà con vẫn nuôi theo kỹ thuật cũ, nuôi tằm trên nong tròn, trồng giống dâu bầu đen năng suất thấp nên sản lượng và chất lượng kén không cao. Chính bởi vậy, Tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm thôn Hang Hớt ra đời với 9 thành viên đầu tiên, tất cả các chị đều mong mỏi tiếp cận với kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm tiên tiến, nâng cao sản lượng và chất lượng kén như chị em người Kinh.

Chị K’Bình, Xóm 4, thôn Hang Hớt đang kiểm tra lứa tằm tuổi 4 của gia đình. Chị bảo, nhà chị học nghề trồng dâu nuôi tằm từ nhiều năm nay và con tằm đã giúp gia đình thoát khỏi cái đói, con cái được yên tâm tới lớp. Tuy nhiên, 2 sào dâu giống bầu đen năng suất rất thấp khiến chị chỉ đủ dâu nuôi nửa ổ tằm/lứa. May mắn, khi Tổ phụ nữ trồng dâu nuôi tằm được thành lập, chị tham gia sinh hoạt và nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chị em khác. Hai sào dâu bầu đen đã được phá bỏ, thay vào đó Chi hội phụ nữ Thôn 3, xã Mê Linh kết nghĩa với Chi hội Phụ nữ Hang Hớt đã tặng giống dâu “siêu cành” S7 CB cho chị.

Sẻ chia ở tổ phụ nữ nuôi tằm Hang HớtKhông chỉ trồng cà phê, lúa nước, mà những người phụ nữ K’Ho thôn Hang Hớt, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà còn làm quen với cây dâu con tằm, góp phần mang lại no ấm cho gia đình.

Mới xuống giống vài tháng nhưng dâu “siêu cành” đã cho thấy năng suất rất cao, chị K’Bình có thể thoải mái dâu nuôi một ổ tằm/lứa.

Chị K’Bình nói: “So với đi làm thuê hay canh tác cà phê thì cây dâu con tằm giúp gia đình ổn định hơn nhiều. Giờ tôi nuôi tằm theo kỹ thuật mới, nuôi trên giá sắt căng lưới, dâu năng suất cao nên hái một tiếng là đủ tằm ăn cả ngày. Thu nhập từ tằm khá ổn định, lại có thời gian chăm sóc con cái. Chị em trong tổ phụ nữ chăn tằm đang động viên chị em khác mạnh dạn phá bớt cà phê năng suất thấp, chuyển sang trồng dâu siêu cành chăn tằm cho thu nhập tốt hơn”.

Các thành viên trong Tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm luôn chia sẻ cho nhau rất nhiều thứ, từ kỹ thuật lên né, lá dâu thiếu thừa cho tới mượn cả dụng cụ nghề tằm. Chị Liêng Hót Chiêm, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Hang Hớt tâm sự, tiếp cận kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, giống dâu cao sản còn dễ vì được chị em phụ nữ thôn 3 hỗ trợ. Nhưng dụng cụ chăn tằm còn là việc khó với chị em vì có giá khá cao. Hiện tại, giá cho một bộ giá gỗ, né gỗ, nong… các loại phải mất tầm 5-6 triệu đồng, không phải chị em nào cũng mua được. Cái khó nảy cái khôn, nhiều chị em cho nhau mượn né để dùng, đỡ phải mua. Vì né chỉ dùng khoảng 4-5 ngày là xong, lại quay vòng tới nhà chị em khác cần dùng. Bởi vậy, bộ nong, né gỗ nhà

chị K’Bình rất “đắt hàng”, thường xuyên vòng quanh hỗ trợ nhà các chị em khác chưa có né.

Chị Nguyễn Thị Xuân, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mê Linh đánh giá, mô hình tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm của phụ nữ thôn Hang Hớt đang mang lại những kết quả rất tốt. Một số gia đình chị em trong thôn đang có kế hoạch chuyển bớt cà phê sang trồng dâu nuôi tằm với giống dâu cao sản được hỗ trợ. Điều còn khó khăn là giá cả của các dụng cụ nuôi tằm như nong, né còn khá cao và Hội đang cố gắng tìm kiếm những nguồn tài trợ để giúp thêm nhiều chị em phụ nữ K’Ho gắn bó với cây dâu con tằm, cải thiện đời sống kinh tế, đẩy bớt cái nghèo và vươn lên làm chủ cuộc sống. DIỆP QUỲNH

Chị K’Bình kiểm tra tằm ngủ.

Ảnh: D.Quỳnh

Sản xuất theo chuỗi nông sản an toàn đang phát triển tốt

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã phát triển được 54

chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh - tiêu thụ nông sản an toàn. Trong

số này có 29 chuỗi về rau, 17 chuỗi về chè, 4 chuỗi về hoa và 4 chuỗi

về chăn nuôi. Với định hướng của tỉnh là tăng giá trị trên một diện tích

phát triển nông nghiệp thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, có sức thu hút đầu ra, đến nay, diện

tích sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận đã và đang không

ngừng tăng lên. Cụ thể, đã có 971 hộ nông dân và cơ sở sản xuất

trồng trọt đạt tiêu chuẩn VietGAP; trong đó, có 1.550 ha rau, 378 ha chè, 44.000 ha cà phê 4C, 135,5 ha cây ăn quả và 200 ha lúa. Đối

với chuỗi trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện toàn tỉnh Lâm Đồng đã có 977 hộ thuộc 15 tổ hợp tác xã

với 31.415 con heo được cấp tiêu chuẩn VietGAP nông hộ.

MINH ĐẠO

9 nhiệm vụ nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

Nhằm phát triển nông nghiệp tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh Lâm Đồng vừa thông qua 9 nhiệm vụ then chốt về

nghiên cứu khoa học công nghệ hàng năm để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm trong nông nghiệp.

Trong đó 3 nhiệm vụ đầu tiên gồm: Nghiên cứu lai tạo, hoàn thiện quy trình sản xuất giống

đảm bảo năng suất, chất lượng và có bản quyền; chuẩn hóa canh tác

nông nghiệp công nghệ cao, chủ động kiểm soát dịch hại, hạn chế hiệu ứng nhà kính, tận dụng hiệu quả phế phẩm nông nghiệp; phát

triển nông sản hữu cơ và nông sản sạch.

Các nhiệm vụ còn lại đó là: cơ giới hóa trong khâu thu hoạch,

sơ chế, bảo quản; sử dụng nguồn nước thích ứng biến đổi khí hậu; thiết lập hệ thống thu thập thông

tin, dự báo thị trường và định hướng sản xuất; liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ; đào tạo nghề…

VŨ VĂN

Năm 2017, tái canh 8.210 ha cà phê

Kế hoạch tái canh cà phê năm 2017 vừa được UBND tỉnh Lâm

Đồng phê duyệt triển khai trên tổng diện tích 8.210 ha.

Cụ thể, trồng tái canh 2.990 ha cà phê vối và 1.320 ha cà phê chè;

còn lại ghép cải tạo 3.900 ha cà phê vối. Trong đó, ngân sách nhà

nước hỗ trợ các nguồn giống trồng tái canh hơn 75 ha cà phê vối và

gần 55 ha cà phê chè tại 7 huyện: Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh

và Bảo Lâm; ghép cải tạo hơn 128 ha cà phê vối trên địa bàn 5 huyện: Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà,

Đức Trọng và Đơn Dương. Tổng kinh phí của nhà nước gần

1,8 tỷ đồng hỗ trợ mua cây giống cà phê tái canh cho hộ nghèo, cận

nghèo, hộ đồng bào DTTS. MẠC KHẢI

Bà con tham gia trồng ngô có lãi cao hơn trồng lúa rất nhiều, bởi bình quân mỗi ha đạt 70 tấn, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận bình quân đạt 60 triệu đồng/ha.

Bà Nguyễn Thị Gái, Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Lạc cho biết, cây ngô là nguồn thức ăn chính, giàu dinh dưỡng cho đàn bò sữa. Do đó, nhu cầu thu mua ngô làm thức ăn cho bò là rất lớn. Qua đánh giá thực tế, việc trồng ngô làm thức ăn cho bò sữa đem lại giá trị kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa cho thấy hiệu quả rõ rệt nên bà con yên tâm chuyển đổi sang trồng ngô liên kết với doanh nghiệp. Hiện diện tích trên địa bàn xã cung cấp cho Công ty bò sữa Vinamilk là 12 ha ngô, ngoài diện tích nay ra người dân cũng chủ động trồng hơn 36 ha ngô cho đàn bò sữa của gia đình. Trong thời gian tới, UBND xã khuyến khích người dân mở rộng lên 50 ha ngô nữa, đây cũng là cơ hội mở hướng đi cho người nông dân trồng ngô cho doanh nghiệp, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

HOÀNG YÊN

4 THỨ HAI 17 - 7 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Là thành viên của các Ban chỉ đạo của xã, Hội LHPN xã Hiệp Thạnh luôn xác định công tác tuyên truyền,

phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật đến cán bộ hội viên nói riêng, các tầng lớp phụ nữ và người dân nói chung là nhiệm vụ quan trọng.

Hội LHPN xã đã tích cực phối hợp đẩy mạnh việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với phong trào thi đua “Xây dựng nông thôn mới” thông qua việc đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa”. Từ đó, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, từng bước đẩy

lùi các tệ nạn xã hội.Hội LHPN đã phối kết hợp với

công an, xã đội, tư pháp trong công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ qua các buổi sinh hoạt, tuyên truyền pháp luật, họp dân,... Qua đó, giúp chị em nắm được các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị và nghị quyết của cấp trên có liên quan đến an ninh trật tự, nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác; phòng, chống âm mưu của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; đấu tranh với các hoạt động phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Cùng đó, Hội cũng đã phối hợp tuyên truyền, vận động hiệu quả việc quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội; tuyên truyền về tệ nạn mại dâm; phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; phòng, chống ma túy, TNXH, HIV/AIDS , Luật Nghĩa vụ quân sự… thu hút trên 2 ngàn lượt chị em tham gia.

Ngoài ra, Hội LHPN xã cũng đã tổ chức được nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ cho chị em phụ nữ nhân ngày 8/3, ngày 20/10, cấp phát tờ rơi, tài liệu lồng ghep gắn với việc tuyên truyền các kiến thức về chính sách, pháp luật cho chị em cán bộ và hội viên… Công tác hòa giải ở cơ sở được các cấp hội phối hợp thực hiện tốt, nhiều vụ việc được hòa giải thành công ngay từ cơ sở, góp phần hạn chế tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu kiện trái pháp luật. Các chị là chi hội trưởng ở các chi hội đều là thành viên trong các tổ hòa giải. Đây là cơ sở để vận động hội viên, phụ nữ cảnh giác, sớm phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật kịp thời báo cáo lên cơ quan chức năng. Trong những năm qua, Hội Phụ nữ xã đã tham gia hòa giải thành công 102 vụ mâu thuẫn ở địa phương.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Loan - Chủ tịch Hội LHPN xã Hiệp Thạnh, để đạt được những kết quả trên, công tác phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, với các hình thức đa dạng, phong phú thông

qua việc xây dựng các tiểu phẩm sân khấu hóa phù hợp với từng đối tượng và thật sự thiết thực thì mới thu hút được người xem.

Đồng thời, cũng chính thông qua việc tuyên truyền để vận động cán bộ, hội viên phải tích cực tham gia các hoạt động tại cơ sở, địa phương mình đang sinh sống, nhằm phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và vai trò của gia đình trong xã hội, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

“Nói thật, chúng tôi còn gặp không ít những khó khăn trong công tác tuyên truyền như nguồn kinh phí còn hạn hep; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ ở cơ sở còn thiếu; trình độ nhận thức của một bộ phận chị em còn thấp, gây khó khăn trong công tác tuyên truyền… Tuy nhiên, tôi luôn ví công tác tuyên truyền như mưa dầm thấm lâu, người cán bộ hội phải thật sự có tâm và luôn nghĩ ra nhiều nội dung phong phú, mới lạ để thu hút, tập hợp chị em” - bà Loan nói thêm.

THY VŨ

Phụ nữ Hiệp Thạnh với công tác tuyên truyền,phổ biến và giáo dục pháp luậtTrong nhưng năm qua, Hôi LHPN xã Hiệp Thạnh (Đức Trọng) đã đây mạnh công tac tuyên truyên, phô biên giao duc phap luât (GDPL) tơi can bô, hôi viên phu nư va cac tâng lơp nhân dân. Từ đó, góp phân đưa cac chu trương cua Đang va chinh sach, phap luât cua Nha nươc vao cuôc sông, tạo chuyên biên mạnh me vê y thức tôn trọng va châp hanh phap luât trong hôi viên phu nư va nhân dân.

Ngày 13/7, UBMTTQVN huyện Đức Trọng đã tổ chức buổi gặp mặt đoàn đại biểu đi dự Đại hội đồng Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) lần thứ V.

Tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo huyện, đồng chí Đỗ Minh Thế - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đã gửi tới các đại biểu và các tín hữu, bà con Hội thánh Tin lành lời chúc mừng và mong muốn các đại biểu được cử đi tham dự đại hội lần này sẽ làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, với phương châm “Tốt đạo, đep đời”. Đồng chí cũng chúc các đại biểu luôn mạnh khỏe, tham dự Đại hội đồng Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) lần thứ V thành công tốt đep.

Thay mặt các đại biểu, Mục sự Võ Hồng Sơn - quản nhiệm Chi hội thánh Tin lành Liên Nghĩa, cũng đã bày tỏ niềm phấn khởi trước sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền các cấp huyện Đức Trọng đã tạo điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động tôn giáo của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) trên địa bàn huyện được diễn ra đúng pháp luật của Nhà nước và Hiến chương, Điều lệ của Hội thánh.

Dịp này, ông Đỗ Minh Thế cũng đã trao số tiền 3 triệu đồng của lãnh đạo huyện nhằm động viên và hỗ trợ cho Đoàn đại biểu Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) huyện đi dự Đại hội đồng Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) lần thứ V tại TP Hồ Chí Minh. T.VŨ

UBND huyện Đức Trọng vừa tổ chức hội thi cải cách hành chính với sự tham gia của 18 đội đến từ các xã, thị trấn và các phòng, ban, đơn vị.

Các đội sẽ trải qua 3 phần thi, gồm: Chào hỏi, lý thuyết và tiểu phẩm. Nội dung các phần thi tập trung phản ánh việc giải quyết các thủ tục hành chính và kết quả giải quyết các thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

Theo Ban tổ chức, đây là cơ hội tốt để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện nâng cao sự hiểu biết, rèn luyện kỹ năng hoạt động công vụ theo tinh thần cải cách hành chính; rèn luyện khả năng thuyết trình, khả năng tuyên truyền, vận động, khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm, cũng như tăng cường giao lưu trao đổi, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện. Ngoài ra, hội thi còn nhằm góp phần xây dựng hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức “trung thành, tận tụy, sáng tạo, gương mẫu”, thật sự là chỗ dựa tin cậy của nhân dân.

VÕ LAN

Đức Trọng tổ chức hội thi cải cách hành chính

Đức Trọng gặp mặt đoàn đại biểu dự Đại hội đồng Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam(miền Nam) lần thứ V

Bác sĩ trẻ tâm sự: “Từ thuở be mình đã ước mơ làm bác sĩ để cứu giúp người bệnh.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đam Rông đầy nắng gió khắc nghiệt nên mình biết người dân từ bao đời nay luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trước đây, cuộc sống vùng này khá khắc nghiệt, người dân khi bị bệnh thường chỉ biết dựa vào rừng, sử dụng các bài thuốc dân dã như lá cây, củ, hoa, quả... thậm chí nhiều nơi chỉ tin vào cúng bái, lễ lạt... để chữa bệnh, vì vậy nhiều trường hợp bệnh tình không thuyên giảm mà càng ngày càng nặng thêm, và dẫn đến mất đi người thân một cách vô lý”.

Những cái chết đau thương thời quá khứ cơ cực của bà con vẫn ám ảnh người thanh niên đầy nhiệt huyết này, Kon Sơ Ha Nin kể: Sáng đó anh thấy mọi người chụm lại với nhau khiêng một thứ gì đó, một thứ gì đó nằm trong cái mền cũ và phía trên là một cây tre còn xanh. Tò mò em đuổi theo. Tiếng rên la đau đớn phát ra từ trong cái bọc ấy, em biết đó là người nhưng không biết là ai. Vài giờ đồng hồ sau em lại thấy họ khiêng về, nhưng lần này thì chìm trong im lặng, người khiêng net mặt buồn rười rượi, môi mím chặt. Em đi theo họ, đến nhà của một gia đình trong xóm. Khi họ đặt võng xuống, người khóc, kẻ la làm huyên náo cả một vùng. Em

“Blouse” trắng giữa đại ngànTừng chứng kiên người thân, lang xóm cua mình phai bỏ mạng vì bạo bệnh, Kon Sơ Ha Nin (1987) quyêt tâm theo học nganh y. Năm 2008, Kon Sơ Ha Nin bắt đâu theo học tại Học viện Quân y, rồi đên năm 2014 thì ra trường va trở vê vơi núi rừng Đam Rông quê anh công tac.

biết có một nỗi buồn bao trùm lên cái xóm này, đó là cái chết.

Câu chuyện đó cứ mãi ám ảnh Kon Sơ Ha Nin, bởi người xấu số hôm đó là người còn rất trẻ, bị căn bệnh thông thường nhưng do gia đình chỉ cúng và dùng vài loại thuốc lá từ cây rừng nên khi đưa ra trạm y tế đã quá muộn.

Hình ảnh ấy đã thôi thúc Kon Sơ Ha Nin quyết tâm học hành và theo đuổi nghề y. Ở vùng đất, nơi cuộc sống người dân vẫn còn phải dựa nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thì suy nghĩ và mong ước của Ha Nin thật chẳng dễ để thành hiện thực. Anh đã chia sẻ tâm tư và mong ước đó

với bạn bè, gia đình, thầy cô và nhận được sự cổ vũ, động viên hết mình của họ. Anh trúng tuyển và được theo học trường Quân Y cũng một phần nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và động viên của thầy cô, cán bộ địa phương.

Suốt những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường, khá nhiều khó khăn kể cả trong quá trình học tập lẫn trong cuộc sống, nhưng Kon Sơ Ha Nin đều đã cố gắng để vượt qua. Không những thế, nhờ tinh thần, ý chí và sự năng nổ trong quá trình học tập tại trường, anh còn vinh dự được bồi dưỡng và kết nạp Đảng trong nhà trường.

Trở về địa phương, ngoài việc nỗ

lực rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, anh còn nhiệt tình tham gia các phong trào của Trung tâm Y tế huyện Đam Rông. Hiện tại với cương vị là bác sỹ khoa cấp cứu, Bí thư Chi đoàn, Kon Sơ Ha Nin luôn thể hiện bản lĩnh, vai trò của mình trong việc dẫn dắt các đoàn viên, thanh niên để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, nhất là trong hoạt động thăm khám, điều trị, cứu chữa bệnh nhân tại đơn vị và tổ chức tuyên truyền cho bà con vùng sâu, vùng xa giữ gìn vệ sinh môi trường sống, phòng chống các loại bệnh đơn giản.

ĐỨC TÚ

Giấc mơ khoác áo “blouse” để giúp đỡ người bệnhcủa Kon Sơ Ha Ninđã trở thànhhiện thực.Ảnh: Đ.Tú

5 THỨ HAI 17 - 7 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

“Học đến thạc sĩlà hết chưa con?”Đó là câu hỏi mà bố của Cil Duin

hỏi con trai khi anh lấy được bằng Thạc sĩ Lịch sử vào năm 2007. Với người đàn ông K’Ho cả một đời lầm lũi nơi ruộng vườn nương rẫy, thạc sĩ, tiến sĩ là gì, ông không biết. Ông chỉ biết rằng mình muốn con cái phải đi cho hết con đường mà cuộc đời ông khao khát. Và Cil Duin là người con đã thay ông hoàn thành giấc mơ dang dở đó khi trở thành Tiến sĩ Quản lý học vào năm 2015.

Mở đầu buổi trò chuyện, Cil Duin khiêm tốn bảo, câu chuyện của mình có gì để kể đâu. Nhưng càng nghe anh tâm sự về con đường “đi tìm cái chữ”, càng thấy khâm phục biết bao về sự cố gắng và nỗ lực của một người con núi rừng.

Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn những năm 70-80, khi mà trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đói nghèo vẫn còn dai dẳng, cái ăn còn chưa đủ huống hồ đeo đuổi con chữ, anh vẫn vượt qua “trào lưu” bỏ học để bền bỉ đến trường. “Nguyên cả huyện Lạc Dương hồi đó chỉ có 5-6 người đồng bào dân tộc thiểu số là bạn tôi học hết lớp 9. Hồi đó, cái đói còn hoành hành. Tháng 6, tháng 7 là những tháng giáp hạt, nhà nào cũng gặp cảnh đói ăn trong khi năm học mới lại thường được bắt đầu từ đầu tháng 9. Những tháng đó cực kì vất vả. Thế nên học sinh bỏ học theo cha me lên rừng làm rẫy, mình cũng thuộc đối tượng đó nhưng may mắn thay khi bố me nhất quyết không cho bỏ học.” - anh chia sẻ.

Theo học đã khó, để “đưa” được con chữ vào trong đầu lại càng khó gấp bội phần, nhất là với những

đứa trẻ vùng cao sáng cắp sách đến trường, chiều lem luốc chăn trâu hay lên rẫy. Thế nên, gia đình Cil Duin có 9 anh chị em, chỉ mỗi anh là đủ kiên trì và nghị lực để đi trọn con đường.

Ngay từ nhỏ, cậu be Cil Duin đã lẽo đẽo đi theo anh chị tới trường nghe cô giáo giảng về con chữ. Anh bắt đầu đi học rất muộn, khi đã 11 tuổi mới vào lớp Một. Nhưng lúc đó vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chữ, thế nên cậu học trò nhỏ vẫn chỉ có suy nghĩ đi học cho có, bố me bảo đi học thì phải đi thôi. Chỉ từ năm học lớp Năm, sau lần bỏ học gần 1 tuần nhưng bố vẫn quyết tâm dắt tay lên trường, anh mới hạ quyết tâm phải đi cho trọn con đường học tập, tự cam kết với bản thân nhất quyết không được bỏ học một lần nào nữa.

Vậy là, từ việc vẫn còn rất khó khăn để viết được một đoạn văn tiếng Việt ngắn vào năm lớp Bốn, một năm sau, Cil Duin đã tiến bộ rõ rệt theo từng ngày, và cứ thế giữ vững niềm say mê với con chữ khi tiếp tục theo học tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh.

Năm 2002, sau khi tốt nghiệp Khoa Lịch sử tại Trường ĐH Sư phạm Huế, anh trở về Lạc Dương, trở thành giáo viên Trường THPT Lang Biang - chính thức bắt đầu hành trình “gieo chữ” trên mảnh đất nghèo. Tại thời điểm đó, anh còn có nguyện vọng được đi vùng sâu, vùng xa với suy nghĩ sức trẻ thì nên đi xa để cống hiến, để phục vụ.

Những tưởng, với một người con K’Ho sinh ra, lớn lên và theo đuổi con chữ trong nỗi nhọc nhằn, khó khăn thì chỉ chừng đó là đủ. Thế nhưng, với suy nghĩ đơn giản rằng

Tiến sĩ của buôn làng K’HoSinh năm 1976, Cil Duin la niêm tự hao cua Tô dân phô Bon Đưng 1, thị trân Lạc Dương khi la tiên sĩ người đồng bao dân tôc thiêu sô gôc Tây Nguyên đâu tiên cua tỉnh Lâm Đồng.

Cil Duin luôn cố gắng khi tâm niệm rằngmình “học thay luôn phần của gia đình”.

Ảnh: V.Quỳnh

ĐƠN DƯƠNG: 600 triệu đồng cho các đề tài khoa học công nghệ

UBND huyện Đơn Dương cho biết, đang triển khai 3 đề tài, dự án khoa học công nghệ trên địa bàn huyện năm 2017 với tổng kinh phí 600 triệu đồng. Cụ thể, đó là đề tài cấp tỉnh xây dựng mô hình trồng đẳng sâm thương phẩm tại huyện với tổng kinh phí 300 triệu đồng. Đề tài này triển khai trong 2 năm, trong đó năm 2017 được cấp 200 triệu đồng do Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ Lâm Đồng thực hiện.

Cùng đó, huyện cũng chi 300 triệu đồng cho các hoạt động khoa học công nghệ để thực hiện dự án truyền thông thương hiệu nông sản huyện Đơn Dương trên chuyên trang Nông nghiệp sạch báo VnExpress 150 triệu đồng; đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai dự án Quy trình quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Mác mác Đơn Dương (40 triệu đồng) và Xây dựng mô hình trồng thực nghiệm Lan Thạch hộc tía làm dược liệu (90 triệu đồng).

Huyện cũng có 2 đề tài từ năm 2016 chuyển sang năm 2017, gồm đề tài Nhân rộng mô hình nuôi trồng nấm chân dài tại Đơn Dương (80 triệu đồng) cùng đề tài Ứng dụng chế phẩm sinh học EM vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi bò sữa nhằm xây dựng mô hình nông nghiệp an toàn sinh học tại huyện (75 triệu đồng).

Cả 2 đề tài này đang chuẩn bị nghiệm thu trong quý 3 năm nay. VT

cảm thấy mình còn thích đi học, nhiệt huyết học còn đang nhiều nên muốn tiếp tục học đến khi nào học không được nữa mới thôi, Cil Duin quyết định đi thi cao học, lấy tấm bằng Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam tại Trường Đại học Đà Lạt. Tháng 9/2012, anh theo học Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Trung Quốc và trở thành Tiến sĩ ngành Quản lý học vào năm 2015. “Con chim giữa núi rừng”- lúc này mới cảm thấy đủ để dừng lại.

Tấm gương của buôn làngCil Duin nói rằng, cuộc đời anh

đã gặp nhiều điều may mắn thì mới có thể không dang dở giấc mơ học hành. Người me năm nay hơn 80 tuổi vô cùng tự hào về con trai của mình. “Nếu như còn bố thì chắc chắn bố cũng sẽ rất tự hào và mãn nguyện vì con trai đã thay ông đi hết con đường mà ông trăn trở” - Cil Duin tâm sự. Bố anh mất năm 2014, lúc anh đang học ở Trung Quốc. 2 tuần trước khi

sang Trung Quốc để học chính thức, bố bị phát hiện bệnh ung thư máu nên Cil Duin buộc phải lựa chọn giữa đi và ở. Bố không đồng ý anh bỏ, vậy là anh đi. Nghe tin bố yếu, anh về được 5 ngày thì ông mất. Sau một tháng chịu tang, Cil Duin trở lại Trung Quốc và cố gắng để đảm bảo thời gian hoàn thành chuyên đề.

Bây giờ, không chỉ gia đình Cil Duin, mà bà con, họ hàng ở Lạc Dương đều lấy làm hãnh diện vì lần đầu tiên có một người con K’Ho ở mảnh đất này học lên tận tiến sĩ. Mỗi lần Cil Duin đi và về, bà con hàng xóm lại thường lấy che rượu cần và con gà để đón như một cách thể hiện tình cảm quý mến.

Còn trong câu chuyện của già làng Păng Tin Sing ở thôn Bnơ C trong mỗi dịp lễ tết, Cil Duin luôn là cái tên được ông nhắc tới như là một tấm gương để khuyên dạy con cháu phải biết vượt khó đến trường. Với những đứa nhỏ ở nhà - cũng là học trò của Cil Duin, ông Păng Tin Sing vẫn bảo: “Cứ như thầy Duin đây này”, tức là hãy cố gắng như thầy. Người dân của buôn làng đều gọi anh là thầy, ngay cả bây giờ khi anh đã thôi dạy và chuyển về công tác tại Phòng Giáo dục huyện Lạc Dương - như là một sự kính trọng và yêu mến - mà anh bảo đó là niềm hạnh phúc.

Bây giờ, điều kiện học đã không còn quá khó khăn. Người trẻ K’Ho dưới chân núi Lang Biang lại được Cil Duin tiếp thêm động lực, truyền lửa và bồi đắp niềm tin rằng mình cũng có thể làm được, nên Cil Duin tin rằng, rồi mai này, không xa, người K’Ho ở Lâm Đồng sẽ không còn chỉ có mỗi anh là tiến sĩ.

VIỆT QUỲNH

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở Vĩnh Long, năm 1964, ông đến

Lâm Đồng và chọn Trạm Hành là nơi định cư để lập nghiệp. Là người năng nổ, kheo ăn kheo nói nên dù là người nhập cư nhưng ông được bà con ở vùng đất mới tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn Trạm Hành 2. Lúc ấy, Trạm Hành vẫn còn nhiều tuyến đường đất nhỏ, hep, mưa lầy, nắng bụi. Với suy nghĩ cần thay đổi cơ sở hạ tầng nông thôn mới góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế; từ năm 1999, với cương vị là trưởng thôn, ông đã cùng với cấp ủy, ban cán sự thôn lên kế hoạch làm công tác tuyên truyền, vận động bà con tham gia làm đường giao thông nội đồng và giao thông liên thôn, liên xóm. Cũng chính ông là thành viên chủ chốt trực tiếp đi vận động bà con đóng góp kinh phí, hiến đất làm đường. Tác phong nhanh nhen, luôn gần và sát từng hoàn cảnh của người

dân trong thôn, và với phương châm đặt lợi ích của người dân trong thôn lên trên hết, Trưởng thôn Nguyễn Văn Châu đã tìm được sự đồng thuận và được bà con trong thôn kính trọng, tin yêu.

“Muốn phong trào làm đường bê tông đạt hiệu quả tốt nhất thì cán bộ phải làm gương, tiên phong trong mọi công việc, phải gần gửi bà con, hiểu tâm tư nguyện vọng của bà con. Điều quan trọng nhất là phải đồng cảm, thấu hiểu hết những khó khăn vất vả, hoàn cảnh cụ thể của từng hộ thì khi vận động, bà con mới tham gia.” - ông Châu chia sẻ.

Ông cũng cho biết, thời điểm ban đầu phát động làm đường giao thông nội đồng, liên thôn, liên xóm, ông đã gặp rất nhiều khó khăn. Một số hộ dân có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bên cạnh đó một số hộ khác thì e dè chưa tham gia hết mình do chưa hiểu nên có một số hộ gia đình, ông Châu phải đi tới 9 - 10 lần để thuyết

phục. Không chỉ vận động nhân dân tham gia bê tông hóa đường nông thôn, ông còn tự nguyện hiến đất làm đường. Đặc biệt, trong quá trình làm đường, ông ra tận công trường để trực tiếp chỉ đạo công việc, sát cánh cùng nhân dân giám sát kỹ công trình để hoàn thành các con đường của thôn đúng tiến độ và đúng chất lượng.

Không chỉ vận động nhân dân, ông còn đi đầu trong việc đóng góp kinh phí làm đường, những hộ nào có hoàn cảnh quá khó khăn, ông sẵn sàng bỏ tiền túi ra ứng trước cho kịp tiến độ thi công, những hộ dân đó lúc nào có tiền thì gửi lại cho ông.

Ông Võ Đình Quang, gia đình thuộc Tổ 2 chia sẻ: “Việc bê tông hóa đường nông thôn đã giúp cuộc sống của người dân nơi đây khởi sắc. Những con đường đất đi lại khó khăn nhất là vào những ngày mưa gió, bây giờ khang trang, sạch đep và có cả điện chiếu sáng đã tạo

điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và vận chuyển nông sản, thông thương hàng hóa, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân”.

Không chỉ là trưởng thôn làm tốt công tác vận động nhân dân, ông

Châu còn được biết đến là người làm kinh tế giỏi, nuôi dạy con cái tốt. Dù có tới 7 người con, nhưng tất cả những người con của ông đều có nghề nghiệp tốt, ổn định. Hiện tại, gia đình ông có 2 ha cà phê với tổng thu nhập trung bình hàng năm hàng trăm triệu đồng và một trang trại chăn nuôi.

Nói về kế hoạch trong thời gian tới, ông Châu trầm ngâm tâm sự: Ông đang cùng với cán bộ thôn dự định vận động bà con trong thôn tiếp tục đóng góp kinh phí để nối dài các con đường liên thôn, liên xóm để bà con thuận lợi hơn trong vận chuyển hàng nông sản.

Tôi chia tay ông trên chính con đường trải bê tông khá dày và đep, hoa dại nở rực rỡ hai bên con đường màu xám uốn lượn như dải lụa nổi bật giữa những mảnh vườn xanh ngát và không quên chúc ông có thật nhiều sức khỏe, sự nhiệt huyết để tiếp tục cùng với bà con trong thôn chứng kiến hiệu quả mang lại từ những con đường rộng rãi và sạch đep ngày càng nối dài của thôn mình.

YẾN THY

Trưởng thôn “thắp lửa” phong trào bê tông hóa đường nông thônHơn 17 năm giư chức Trưởng thôn Trạm Hanh 2, xã Trạm Hanh, TP Đa Lạt, ông Nguyễn Văn Châu (sinh năm 1948) luôn quan tâm đên việc bê tông hóa đường nông thôn gắn vơi tiêu chi “Sang, xanh, sạch, đẹp”.

Trưởng thôn Nguyễn Văn Châu.Ảnh: Y.Thy

6 THỨ HAI 17 - 7 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

DI LINH: Tội phạm ma túy có xu hướng gia tăng

Theo Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Di Linh, trong 6 tháng đầu năm 2017, cơ

quan điều ra đã khởi tố mới 7 vụ án về ma túy, với 7 bị can, tăng hơn 4 vụ so với

cùng kỳ. Tất cả 7 vụ án ma túy này đều phạm tội “tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Trong số 7 vụ án ma túy nói trên, điển hình là vụ Nguyễn Lê Quốc Hùng (sinh

năm 1977, thường trú tại phường IV, thành phố Đà Lạt). Vào ngày 9/2/2017, tại Tổ dân

phố 12 (thị trấn Di Linh), lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy Công an huyện Di Linh đã phát hiện và bắt quả tang Hùng

đang cất giấu 1,3262 gam chất ma túy.XL

ĐƠN DƯƠNG: Thi hành án dân sự đạt 69%

UBND huyện Đơn Dương cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, Thi hành án dân sự

huyện có 655 việc phải thi hành, trong đó có 520 việc có điều kiện thi hành và đến nay đã

thực hiện xong 360 việc, đạt tỷ lệ 69%.Từ đầu năm đến nay, huyện đã ra quyết

định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án với 6 trường hợp, trong đó tổ chức 3

cuộc cưỡng chế có huy động lực lượng liên ngành, 3 vụ việc còn lại đương sự thực hiện

nghĩa vụ thi hành án trước khi cưỡng chế. Việc cưỡng chế đảm bảo đúng trình tự thủ tục quy định và an ninh trật tự địa phương.

VT

BẢO LỘC: Xử lý 3 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Nhờ tăng cường công tác quản lý trong 6 tháng đầu năm 2017, thành phố Bảo Lộc đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh, không

để dịch cúm A, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng và ngộ độc thực phẩm… xảy ra.

Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố phối hợp với Sở Y tế Lâm Đồng đã tiến

hành kiểm tra 12 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, 18 cơ sở dịch vụ ăn uống và 43 cơ sở chế biến thực phẩm. Qua đó, đã lấy 63 mẫu thực phẩm (gồm rượu thủ công, men rượu,

bánh tráng, bún, thủy hải sản, chả cá, giò chả, rau quả củ…) để phân tích chất lượng. Kết quả, Đoàn kiểm tra đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 3 cơ sở vi phạm về

chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.BT

Dự kiến tổng nguồn vốn gần 2.163 tỷ đồng từ nguồn kinh phí Trung ương, địa phương, cộng đồng và doanh nghiệp, từ nay đến năm 2020, Lâm Đồng thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững với

các mục tiêu giảm hộ nghèo toàn tỉnh xuống dưới 1,9%; hàng năm tỷ lệ tái hộ

nghèo, tái cận nghèo còn dưới 10%; riêng huyện Đam Rông thoát khỏi tình trạng

đặc biệt khó khăn. Chương trình giảm nghèo bền vững gồm 5 dự án: Chương trình 30a; Chương trình

135; Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo

trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; Truyền thông và giảm

nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá thực hiện.

V.VIỆT

Gần 2.163 tỷ đồng giảm nghèo bền vững

Liên tục sai phạmVụ việc liên quan đến bà Biện

Thị Lâm - Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Lộc Phát. Theo ông Lê Công Tuyên, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phường Lộc Phát, bà Lâm đã làm Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Lộc Phát 3 nhiệm kỳ liên tục. Trong nhiệm kỳ trước, bà Lâm liên tiếp có những sai phạm, đặc biệt là sai phạm về việc sử dụng nguồn vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách Xã hội không đúng đối tượng. Những sai phạm này của bà Lâm đã được UBND phường Lộc Phát thẩm tra và kết luận. Từ đó, phường đã 3 lần ra quyết định xử lý kỷ luật đối với bà Lâm. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà bà Lâm vẫn không bị cấp cao hơn xử lý vi phạm và vẫn tiếp tục được giới thiệu để bầu tiếp tục làm Chủ tịch Hội Phụ nữ phường trong nhiệm kỳ mới.

Những sai phạm của bà Lâm được phát hiện từ năm 2015 và theo kết luận kiểm tra các nguồn vốn vay của đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn (năm 2015), riêng Hội Phụ nữ phường Lộc Phát đã có 4 tổ mắc sai phạm chia sẻ vốn của 12 hộ nghèo và cận nghèo với số tiền 129 triệu đồng. Ban chấp hành Hội đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong công tác quản lý và giám sát vay vốn, không đảm bảo an toàn tài sản của nhà nước, gây ảnh hưởng đến đường lối, chính sách giảm nghèo của địa phương. “Bà Biện Thị Lâm với cương vị là người đứng đầu của tổ chức đoàn thể được ủy thác cho vay vốn đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để cấp dưới chia sẻ nguồn vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhiều năm, cố tình không bàn giao sổ sách” - kết luận nêu rõ. Ngoài những sai phạm về sử dụng nguồn vốn, theo Ủy ban Kiểm tra phường Lộc Phát, bà Lâm còn “thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ

“Quên” xử lý cán bộ vi phạm?Dù có nhiều sai phạm và đã bị kỷ luật ở cấp phường nhưng ở cấp cao hơn lại “quên” xử lý bước tiếp theo khiến người này vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò chủ tịch hội phụ nữ phường. Việc làm sai nguyên tắc này đã gây bức xúc cho cả người dân lẫn nhiều cán bộ đang công tác tại phường.

đạo công tác quản lý, phát triển hội viên của Hội dẫn đến hội viên tăng không đúng thực tế. Bà Lâm còn ban hành và ký quyết định tặng giấy khen cho chi hội và hội viên trái quy định của Hội LHPN Việt Nam. Việc làm trên đã vi phạm vào quy định của Đảng, gây ra sự bất bình và phản đối gay gắt của một số cán bộ đảng viên và cán bộ chi hội phụ nữ”. Với những sai phạm này, Đảng ủy phường Lộc Phát đã quyết định kỷ luật bà Lâm bằng hình thức khiển trách và yêu cầu bà Lâm và Thường trực Hội Phụ nữ phường có trách nhiệm điều chỉnh hội viên theo đúng thực tế của các chi hội, hoàn trả số tiền hội phí và quỹ vận động đã thu của hội viên “ảo” từ năm 2012 - 2014 cho 12 chi hội.

Không dừng lại ở đó, sang năm 2016, bà Lâm tiếp tục có sai phạm đã được Ủy ban Kiểm tra phường Lộc Phát kết luận “có hành vi lợi dụng chức vụ lập giả giấy biên nhận, giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt 1,6 triệu đồng tiền huê hồng và tiền bồi dưỡng

kiểm tra của cán bộ hội. Việc làm của đồng chí Lâm đã ảnh hưởng đến uy tín của Hội Phụ nữ phường và tư cách người cán bộ đảng viên. Bản thân bà Lâm đã không trung thực, không thành khẩn về những sai phạm mình gây ra”. Với sai phạm này, bà Lâm đã bị Đảng ủy phường Lộc Phát thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Trước đó, bà Lâm cũng đã bị xử lý kỷ luật vì vi phạm pháp lệnh dân số.

“Quên” xử lý?Sau khi có quyết định kỷ luật

đối với bà Lâm, tháng 11/2016, UBND phường Lộc phát đã có báo cáo và tờ trình gửi UBND TP Bảo Lộc, Phòng Nội vụ và Hội đồng kỷ luật TP Bảo Lộc để đề nghị hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện quy trình kỷ luật đối với bà Lâm trên phương diện nhà nước để UBND phường Lộc Phát căn cứ thực hiện. Ông Phan Anh Tú, Bí thư Đảng ủy phường Lộc Phát, cho biết: Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo là mức cao nhất mà cấp phường đã thực hiện. Để

có căn cứ xử lý bước tiếp theo, UBND phường đã làm báo cáo quá trình vi phạm dẫn đến kỷ luật đối với bà Lâm và tờ trình gửi các đơn vị chuyên môn của TP. Tuy nhiên, từ đó đến nay, UBND phường vẫn chưa nhận được phản hồi.

Theo ông Lê Công Tuyên, ngoài sai phạm đã bị xử lý kỷ luật, bà Lâm còn có 2 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ. Thế nhưng, bà Lâm vẫn tiếp tục được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ phường, Ủy viên Ban chấp hành Hội LHPN TP Bảo Lộc nhiệm kỳ 2017 - 2022. Đây là việc làm không thể chấp nhận, có dấu hiệu bao che cán bộ vi phạm. Về vấn đề này, tại buổi tiếp xúc với cử tri phường Lộc Phát mới đây, ông Nghiêm Xuân Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, cho biết sẽ chỉ đạo kiểm tra những vấn đề liên quan đến việc xử lý kỷ luật đối với bà Lâm. Tùy theo mức độ vi phạm mà UBND TP Bảo Lộc sẽ tham mưu, kiến nghị Thành ủy Bảo Lộc xử lý. ĐÔNG ANH

Dù đã có quyết định kỷ luật và tờ trình đề nghị xử lý bước tiếp theo nhưng đến nay bà Biện Thị Lâm vẫn đương nhiệm làm Chủ tịch Hội LHPN phường Lộc Phát. Ảnh: Đ.Anh

Xây dựng 5 tour du lịch đi bộ

Đơn Dương: 1 tỷ đồng hỗ trợ cho hộ nghèo trên địa bànPhòng Dân tộc huyện Đơn

Dương cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017 huyện đã chi 1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện để đầu tư hỗ trợ cho các hộ nghèo theo chương trình giảm

nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn.

Cụ thể, tổng cộng có 100 hộ nghèo nhất được nhận hỗ trợ trong dịp này (mỗi thôn 1 hộ); mỗi hộ được nhận mức hỗ trợ

10 triệu đồng. Việc hỗ trợ chủ yếu dành cho đầu tư sản xuất như hỗ trợ phân bón, máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất, chăn nuôi bò sinh sản...

Đơn Dương hiện còn 967 hộ

nghèo, chiếm tỷ lệ 4,19%, trong đó có 523 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 12,73% trong tổng số hộ người đồng bào dân tộc thiểu số toàn huyện.

V.TRỌNG

Thành phố Đà Lạt vừa xây dựng 5 tour du lịch đi bộ giới thiệu rộng rãi du khách trải nghiệm thông qua các hãng lữ hành.

Đó là tour đi bộ bên hồ Xuân Hương, từ khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt với khoảng cách 1 km đến sử dụng các dịch vụ pedalo, chụp hình cưỡi ngựa,

ăn uống giải khát tại nhà hàng Thanh Thủy, cà phê F’Garden; đến siêu thị BigC vui chơi giải trí, thưởng thức ẩm thực; hoặc khoảng cách 3 km đi theo đường Trần Quốc Toản tham quan vườn hoa, mua sản phẩm lưu niệm…

Tiếp theo tour đi bộ du lịch thể thao 2 km đến sân Golf Đà Lạt;

tour du lịch tâm lịch 1 km theo đường Lê Đại Hành đến Nhà thờ Con Gà; theo đường Nguyễn Văn Trỗi đến chùa Linh Sơn; hoặc 2,5 km theo đường 3/2, Hải Thượng, Trần Bình Trọng, Mai Hắc Đế đến Nhà thờ Domain DeMarie.

Còn lại tour du lịch đi bộ chiều dài không quá 3 km theo các

đường phố Trần Lê đến Dinh III, biệt thự Hằng Nga; Lý Tự Trọng đến Trung tâm Văn hóa; Trần Hưng Đạo tham quan Dinh I, Dinh II, Bảo tàng Lâm Đồng; Hoàng Văn Thụ đến thác Cam Ly. Cuối cùng là tour đi bộ băng rừng lộ trình 1 ngày đêm ở Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm. MẠC KHẢI

7 THỨ HAI 17 - 7 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Ngay sau kỳ họp, mọi ý kiến thắc mắc đều đã được giải quyết và trả lời bằng văn bản cụ thể.

Điều này cho thấy, Quốc hội, Chính phủ đã thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ và thẳng thắn. Tiếng nói của cử tri đã đến được với cơ quan tối cao nhất và đã được quan tâm, giải quyết, phần nào đáp ứng mong đợi và củng cố niềm tin trong nhân dân.

Người nghèo được ưu đãi về thủ tục và điều kiện vay vốnHầu hết các câu hỏi chất vấn xoay

quanh những vấn đề quan trọng, nổi cộm, phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng, những bức xúc từ cơ sở. Tại kỳ họp thứ 3, ĐBQH Nguyễn Tạo - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã thẳng thắn chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng về những vấn đề cử tri Lâm Đồng đặc biệt quan tâm: “Cử tri đề nghị giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), vì hiện nay, lãi suất của NHCSXH là 6,2%, còn các ngân hàng thương mại là 6,7%. Trong khi đó đối tượng cho vay của NHCS phần lớn là hộ nghèo, mức cho vay lại khống chế”.

Trả lời cho đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn Lâm Đồng và cử tri Lâm Đồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn chủ động phối hợp với các bộ, ngành và đơn vị liên quan nghiên cứu, xem xet, trình Thủ tướng Chính phủ giảm lãi suất cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách nhằm giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách giảm chi phí vốn vay, phục vụ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống. Theo đó, từ 2013 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

Tiếng nói của cử tri Lâm Đồng đã được quan tâmTại kỳ họp thứ 3, Quôc hôi khóa XIV đã có 3.288 y kiên, kiên nghị cua cử tri va nhân dân ca nươc gửi tơi Quôc hôi, 114 phiêu chât vân vơi 127 câu hỏi chât vân cua cac ĐBQH gửi đên Thu tương Chinh phu va cac thanh viên khac cua Chinh phu. Trong đó, nhưng y kiên, kiên nghị xac đang cua cử tri Lâm Đồng đã được cac vị ĐBQH tỉnh Lâm Đồng chât vân trực tiêp va gửi câu hỏi đên cơ quan có thâm quyên.

nhiều quyết định giảm lãi suất như: giảm lãi suất cho vay hộ nghèo từ 7,8%/năm xuống 6,6%/năm. Đối với hộ cận nghèo giảm từ 10,14% xuống 7,92%. Lãi suất cho vay theo Chương trình Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn giảm từ 10,8%/năm xuống mức 9,0%/năm. Lãi suất cho vay của các chương trình áp dụng cho toàn bộ các khoản vay từ ngắn hạn tới trung, dài hạn.

Theo báo cáo của NHCSXH, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn của tất cả các chương trình tín dụng ưu đãi hiện nay chiếm 99% trong tổng dư nợ của NHCSXH. Như vậy, trong

điều kiện ngân sách Nhà nước còn khó khăn, mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, đối tượng chính sách bằng khoảng 60% lãi suất tối đa cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại là mức lãi suất hợp lý. Việc điều chỉnh lãi suất cho vay phụ thuộc vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, để đảm bảo tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, các chương trình tín dụng ưu đãi NHCSXH sẽ thực hiện theo hướng giảm dần ưu đãi về lãi suất và được thay thế bằng các hình thức ưu đãi về thủ tục, về quy trình và điều kiện vay vốn, vừa tạo điều kiện cho đối

kiến kiến nghị xác đáng, thiết thực của cử tri và nhân dân Lâm Đồng: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những định hướng và giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện Quyết định số 14 năm 2014 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 1050 về Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, trong đó khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Việc triển khai thí điểm là cơ sở để ban hành Nghị định 55 ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và Thông tư số 10 ngày 22/7/2015 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện nghị định. Theo đó, khách hàng vay vốn ứng dụng công nghệ cao, có mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp được hưởng chính sách khuyến khích, hỗ trợ cao nhất trong các đối tượng vay thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, bao gồm cơ chế đặc thù và tài sản đảm bảo, thời gian khoanh nợ và được xem xet xóa nợ (các đối tượng vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn khác không được xem xet xóa nợ). Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn là 7%/năm, thấp hơn 1- 1,5%/năm so với lĩnh vực thông thường. Để khuyến khích, tạo điều kiện hơn nữa, NHNN phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định 813 ngày 24/7/2017 hướng dẫn các ngân hàng thương mại cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng mong muốn, Đoàn ĐBQH Lâm Đồng phối hợp với ngành ngân hàng trên địa bàn phổ biến thông tin về chương trình vay này đến cử tri trong tỉnh để cử tri và nhân dân có thể tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất theo hướng công nghệ cao trong nông nghiệp.

NGUYỆT THU

Đại biểu Đoàn ĐBQH Lâm Đồng tham gia đóng góp ý kiến tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: N.T

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến tháng 4/2017, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, số tiền cam kết cho vay theo chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là 975,3 tỷ đồng với dư nợ là 906,3 tỷ đồng (1.670 khách hàng cá nhân, 5 doanh nghiệp; trong đó, cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 889 tỷ đồng, chiếm khoảng 98,1% tổng dư nợ, 100% vay trung hạn, dài hạn, dư nợ cho vay nông nghiệp sạch đạt 17,3 tỷ đồng.

DOANH NGHIỆP HỎI - NGÀNH THUẾ TRẢ LỜI

HỎI:Nội dung cơ bản của Nghị định

số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết và Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP?

TRẢ LỜI: Ngày 24/2/2017 Chính phủ ban

hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP “Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết” (thường gọi là chống chuyển giá) và Bộ Tài Chính ban hành Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP”; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2017.

Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được ban hành nằm trong khuôn khổ chung về kế hoạch hành động, cải cách về thuế trong xu hướng toàn cầu hóa của các nước đang phát triển và hội nhập quốc tế; đánh dấu bước quan trọng của ngành Thuế Việt Nam trong chống ne thuế của các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển giá. Mục đích của Nghị định này là chống chuyển giá tại việt Nam, tăng cường tính minh bạch trong các giao dịch liên kết, đồng thời cũng làm tăng gánh nặng về tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp có các công ty con.

Cục Thuế Lâm Đồng (Phòng TT-HT NNT) giới thiệu tóm tắt một số nội dung cơ bản của Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Thông tư

41/2017/TT-BTC như sau: 1. Nghị định quy định 6 Bộ và

UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm trong việc Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

- Bộ Tài chính (trách nhiệm lớn nhất - mà cụ thể là Cơ quan Thuế)

- Ngân hàng Nhà nước- Bộ Kế hoạch - Đầu tư- Bộ Khoa học - Công nghệ- Bộ Thông tin - Truyền thông- Bộ Công thương- UBND các tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương(Trước đây trách nhiệm này chủ

yếu là giao cho Bộ Tài chính, cụ thể là Cơ quan Thuế).

2. Nguyên tắc “giao dịch độc lập” và “bản chất quyết định hình thức”: Khái niệm này được đưa ra và xem như là nguyên tắc chính yếu

để Cơ quan Thuế kiểm tra, kiểm soát, kết luận.

3. Định nghĩa giao dịch liên kết và quy định các bên liên kết:

3.1. “Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.

3.2. Các bên có quan hệ liên kết

(sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

(a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

(b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Các bên liên kết tại khoản 1 Điều 5 được quy định cụ thể như sau:

(1) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

(2) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;...

XEM TIẾP TRANG 8

tượng được tiếp cận nguồn vốn đơn giản, thuận tiện, hiệu quả, vừa giảm bớt gánh nặng lên ngân sách nhà nước theo đúng định hướng chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Người dân tiếp tục được tiếp cận vốn vay phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ caoTiếp tục nêu lên vấn đề cử tri

Lâm Đồng quan tâm, đại biểu Nguyễn Tạo đã kiến nghị: “Hiện nay, Đảng, Nhà nước đang quan tâm, hướng dẫn người dân sử dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế nhưng đòi hỏi số vốn lớn. Cử tri kiến nghị Chính phủ cần có chính sách giảm lãi suất và keo dài thời gian vay để tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất theo hướng công nghệ cao”.

Tiếp tục trả lời về kiến nghị trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiếp thu và trả lời ý

8 THỨ HAI 17 - 7 - 2017

QUỐC TẾDoanh nghiệp hỏi... TIẾP TRANG 7

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Theo đề nghị của hộ ông Trần Thị Thu (con gái ông Trần Văn Tín và bà Vũ Thị Mầu) về việc mất giấy tờ sau:

+ 1 GCNQSD đất số P 812085 cấp cho hộ ông Trần Văn Tín thửa 7, diện tích 4.996 m2, tờ bản đồ số 8 (đất nông nghiệp) do UBND thị xã Bảo Lộc theo Quyết định 407/QĐ-UB ngày 11/11/1999. Địa chỉ thửa đất tại phường Lộc Phát.

Nay UBND phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc thông báo như sau:

Sau 30 ngày kể từ ngày 6/7/2017 đến ngày 16/8/2017 thông báo được niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường Lộc Phát. Nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, không có ai tranh chấp khiếu nại về việc hộ ông Trần Văn Tín mất GCNQSD đất nói trên thì UBND phường Lộc Phát sẽ hướng dẫn cho hộ ông Trần Văn Tín làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại GCNQSD đất cho hộ ông Trần Văn Tín theo quy định. Mọi khiếu nại sau này, UBND phường Lộc Phát không xem xét giải quyết.

Thông báo v/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

THÔNG BÁOMời tham gia làm Nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa

Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng lần 2- Căn cứ Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 22/9/2016 về việc Phê duyệt tiêu chí,

trình tự lựa chọn, phương thức và giá bán cổ phần cho Nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng;

- Căn cứ Quyết định 2619/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 về việc Điều chỉnh một số tiêu chí và bổ sung bảng điểm chuẩn, phương pháp tính điểm lựa chọn Nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng.

- Căn cứ Quyết định 1528/QĐ-UBND ngày 11/7/2017 về việc điều chỉnh bảng điểm chuẩn lựa chọn Nhà đầu tư chiến lược để cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng.

Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng xin thông báo mời Quý nhà đầu tư có quan tâm tham gia làm Nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng, như sau:

1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp cổ phần hóa:- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng;- Địa chỉ: số 50 Hùng Vương, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;- Điện thoại: 02633 822240; Fax: 02633 824050- Website: www.lawaco.com.vn 2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:- Sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho khu đô thị và công nghiệp, thu gom và xử

lý nước thải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;- Tư vấn thiết kế công trình xây dựng dân dụng, công trình cấp, thoát nước; giám sát

công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước, thủy lợi; lập dự án đầu tư xây dựng công trình; thẩm tra dự án đầu tư, đánh giá tác động môi trường; thiết kế dự toán công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước, thủy lợi;

- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí;- Thi công xây dựng công trình: cấp, thoát nước, công nghiệp, thủy lợi, khu du lịch,

khu nghỉ dưỡng, vườn sinh thái; sản xuất và kinh doanh dịch vụ vật tư ngành nước; quy hoạch xây dựng hệ thống cấp thoát nước, dân dụng, tư vấn lập quy hoạch hệ thống cấp thoát nước; tư vấn lập hồ sơ mời thầu, xét thầu; tư vấn quản lý dự án; khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường.

3. Vốn điều lệ Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Lâm Đồng: 788.000.000.000 đồng (Bảy trăm tám mươi tám tỷ đồng).

4. Tỷ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ sau khi cổ phần hóa: tối đa là 40% tổng số cổ phần.

5. Số lượng cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược và số lượng cổ phần bán đấu giá công khai: Do Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên cấp thoát

nước Lâm Đồng xem xét và trình UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.6. Về tiêu chí, trình tự lựa chọn, phương thức và giá bán cổ phần cho Nhà đầu tư

chiến lược: Xem chi tiết Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 22/9/2016 về việc Phê duyệt tiêu chí, trình tự lựa chọn, phương thức và giá bán cổ phần cho Nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng, Quyết định 2619/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 về việc Điều chỉnh một số tiêu chí và bổ sung bảng điểm chuẩn, phương pháp tính điểm lựa chọn Nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng và Quyết định 1528/QĐ-UBND ngày 11/7/2017 về việc Điều chỉnh bảng điểm chuẩn lựa chọn nhà đầu tư chiến lược để cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng (đăng tại website: www.lawaco.com.vn và website: lamdong.gov.vn)

7. Hồ sơ đăng ký: Nhà đầu tư cần nộp các loại hồ sơ sau:- Văn bản đăng ký làm Nhà đầu tư chiến lược Công ty TNHH một thành viên Cấp

thoát nước Lâm Đồng;- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;- Điều lệ công ty;- Danh sách lãnh đạo công ty và hồ sơ năng lực từng người;- Cơ cấu tổ chức công ty;- Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển công ty;- Đề xuất phương án kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước

Lâm Đồng sau cổ phần hóa;- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm 2014, 2015 và 2016.8. Thời gian nộp hồ sơ: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 15/8/2017.9. Các nội dung khác: Nhà đầu tư quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và

liên hệ theo các địa chỉ như sau:- Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng+ Địa chỉ: số 36 Trần Phú, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;+ Điện thoại: 02633 822104.- Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng;+ Địa chỉ: số 50 Hùng Vương, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;+ Điện thoại: 02633 822240; Fax: 02633 824050+ Website: www.lawaco.com.vn; email: [email protected] chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng

rất mong nhận được sự quan tâm, hợp tác của Quý nhà đầu tư./.

(3) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;

(4) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

(5) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều

kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;

(6) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

(7) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ,

mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;

(8) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

(9) Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;

(10) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp kia.

CÒN NỮACỤC THUẾ TỈNH LÂM ĐỒNG