những cây cầu mơ ước - 123.30.50.141:8081

8
6 Là thị trường có đông người Hải Dương làm việc nhưng Đài Loan cũng là nơi có nhiều lao động thiệt mạng. Vì sao nhiều lao động Việt Nam tử vong tại Đài Loan? THỨ SÁU 15.5.2020 23 THAÙNG TÖ, CANH TYÙ SỐ 9077 2 T&T Group ủng hộ 720 triệu đồng cho Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh 4 THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP Kỳ vọng nhân sự Trung ương vừa có tâm, vừa có tầm 5 NHIỀU CÂU LẠC BỘ NĂNG KHIẾU THỂ THAO "Nhịp sống" trở lại N HỮNG ngày tháng 5, trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đang tổ chức nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2020) và tôn vinh những đóng góp to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế thì nhiều thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại cố tình bịa đặt, xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh. Chúng triệt để sử dụng internet và mạng xã hội để chống phá. Chúng ngang nhiên lập các trang mạng, thành lập “nhóm”, “hội đoàn”, “cộng đồng”; câu kết với các đài truyền hình, phát thanh tiếng Việt có tư tưởng chống cộng cực đoan ở nước ngoài như RFA, VOA... để đăng tải các bài viết, bình luận xuyên tạc, kích động, bôi nhọ về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 6.5, trên trang của tổ chức Việt Tân, Người buôn gió… những kẻ tự xưng là “nhà dân Thời sự & suy ngẫm Không thể xuyên tạc về Bác (Xem tiếp trang 7) Phối cảnh cầu Quang Thanh nối huyện Thanh Hà với huyện An Lão (TP Hải Phòng) Những cây cầu mơ ước Sáng 16.5, cầu Dinh và cầu Quang Thanh nối Hải Dương với Hải Phòng sẽ được khởi công xây dựng. Khi hoàn thành, hai cây cầu này sẽ kết nối nhiều tuyến giao thông của 2 địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trung ương thông qua nghị quyết hội nghị rất quan trọng về nhân sự N GÀY 15.2.1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Hải Dương. Buổi sáng, Bác đến thăm xã Hồng Thái (nay là xã Hồng Dụ, Ninh Giang), lá cờ đầu của phong trào làm thuỷ lợi toàn miền Bắc, đã được nhận Cờ luân lưu của Bác. Tại đây, Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, bộ đội và nhân dân trong và ngoài xã. Sau khi biểu dương thành tích, Bác nhắc nhở: "Đồng bào và cán bộ Hồng Thái chớ nên tự mãn với thành tích bước đầu, mà cần phải cố gắng hơn nữa". Buổi trưa, Bác tới thăm xã Nam Chính (Nam Sách) - xã có phong trào vệ sinh khá nhất tỉnh. Bác thăm hỏi đời sống nhân dân trong xã, xem các công trình vệ sinh như giếng nước, nhà tắm, nhà vệ sinh của xã và căn dặn cán bộ, nhân dân xã nhà: "Cái gì đã khá thì phải cố gắng để giỏi hơn nữa, cái gì còn kém thì phải cố gắng để tiến lên khá... Bác mong Hải Dương có nhiều xã như Nam Chính". Buổi chiều, Bác về thăm Côn Sơn (Chí Linh), một di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng quốc gia từ năm 1962. Sau khi đi thăm di tích, Bác đọc bia chùa Côn Sơn, viết vào sổ lưu niệm, căn dặn cán bộ, nhân dân Hải Dương và các sư trụ trì chùa tích cực trồng cây phủ xanh di tích, làm cho di tích văn hóa lịch sử trở thành thắng cảnh du lịch của địa phương, "phải biến nơi đây thành tùng lâm đẹp đẽ". Theo cuốn Bác Hồ với Hải Dương, Hải Dương với Bác Hồ Bác Hồ với Hải Dương "Chớ nên tự mãn với thành tích bước đầu" (Xem tiếp trang 8) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự phiên bế mạc Hội nghị Ảnh: TTXVN Sau 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, chiều 14.5, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Tại Hội nghị này, Trung ương đã xem xét, quyết định phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Tiêu chuẩn, số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng; đồng thời cho ý kiến về một số vấn đề Trang 3

Upload: others

Post on 27-Dec-2021

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Những cây cầu mơ ước - 123.30.50.141:8081

6

Là thị trường có đông người Hải Dương làm việc nhưng Đài Loan cũng là nơi có nhiều lao động thiệt mạng.

Vì sao nhiều lao động Việt Nam tử vong

tại Đài Loan?

THỨ SÁU15.5.2020

23 THAÙNG TÖ, CANH TYÙSỐ 9077

2

T&T Group ủng hộ 720 triệu đồngcho Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh

4

THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP

Kỳ vọng nhân sự Trung ương vừa có tâm,vừa có tầm

5

NHIỀU CÂU LẠC BỘ NĂNG KHIẾU THỂ THAO

"Nhịp sống" trở lại

NHỮNG ngày tháng 5, trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân

ta và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đang tổ chức nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2020) và tôn vinh những đóng góp to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế thì nhiều thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại cố tình bịa đặt, xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh.

Chúng triệt để sử dụng internet và mạng xã hội để chống phá. Chúng ngang nhiên lập các trang mạng, thành lập “nhóm”, “hội đoàn”, “cộng đồng”; câu kết với các đài truyền hình, phát thanh tiếng Việt có tư tưởng chống cộng cực đoan ở nước ngoài như RFA, VOA... để đăng tải các bài viết, bình luận xuyên tạc, kích động, bôi nhọ về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 6.5, trên trang của tổ chức Việt Tân, Người buôn gió… những kẻ tự xưng là “nhà dân

Thời sự & suy ngẫm

Không thể xuyên tạc về Bác

(Xem tiếp trang 7) Phối cảnh cầu Quang Thanh nối huyện Thanh Hà với huyện An Lão (TP Hải Phòng)

Những cây cầu mơ ướcSáng 16.5, cầu Dinh và cầu Quang Thanh nối Hải Dương với Hải Phòng sẽ được khởi công xây

dựng. Khi hoàn thành, hai cây cầu này sẽ kết nối nhiều tuyến giao thông của 2 địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trung ương thông qua nghị quyếthội nghị rất quan trọng về nhân sựNGÀY 15.2.1965, Chủ tịch

Hồ Chí Minh về thăm Hải Dương. Buổi sáng, Bác đến thăm xã Hồng Thái (nay là xã Hồng Dụ, Ninh Giang), lá cờ đầu của phong trào làm thuỷ lợi toàn miền Bắc, đã được nhận Cờ luân lưu của Bác. Tại đây, Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, bộ đội và nhân dân trong và ngoài xã. Sau khi biểu dương thành tích, Bác nhắc nhở: "Đồng bào và cán bộ Hồng Thái chớ nên tự mãn với thành tích bước đầu, mà cần phải cố gắng hơn nữa".

Buổi trưa, Bác tới thăm xã Nam Chính (Nam Sách) - xã có phong trào vệ sinh khá nhất tỉnh. Bác thăm hỏi đời sống nhân dân trong xã, xem các công trình vệ sinh như giếng nước, nhà tắm,

nhà vệ sinh của xã và căn dặn cán bộ, nhân dân xã nhà: "Cái gì đã khá thì phải cố gắng để giỏi hơn nữa, cái gì còn kém thì phải cố gắng để tiến lên khá... Bác mong Hải Dương có nhiều xã như Nam Chính".

Buổi chiều, Bác về thăm Côn Sơn (Chí Linh), một di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng quốc gia từ năm 1962. Sau khi đi thăm di tích, Bác đọc bia chùa Côn Sơn, viết vào sổ lưu niệm, căn dặn cán bộ, nhân dân Hải Dương và các sư trụ trì chùa tích cực trồng cây phủ xanh di tích, làm cho di tích văn hóa lịch sử trở thành thắng cảnh du lịch của địa phương, "phải biến nơi đây thành tùng lâm đẹp đẽ".Theo cuốn Bác Hồ với Hải Dương,

Hải Dương với Bác Hồ

Bác Hồ với Hải Dương

"Chớ nên tự mãn với thành tích bước đầu"

(Xem tiếp trang 8)Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự phiên bế

mạc Hội nghị Ảnh: TTXVN

Sau 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, chiều 14.5, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Tại Hội nghị này, Trung ương đã xem xét, quyết định phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Tiêu chuẩn, số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng; đồng thời cho ý kiến về một số vấn đề

Trang 3

Page 2: Những cây cầu mơ ước - 123.30.50.141:8081

Thứ sáu 15.5.2020Thời sự

Ngày 15.5

1. Thời tiết: Mây thay đổi đến ít mây, đêm không mưa, ngày trời nắng, gió đông nam cấp 2-3, nhiệt độ từ: 26-34 độ C.

2. Thủy văn: Mực nước các sông xuống theo thủy triều. Sông Thái Bình tại Phả Lại đỉnh triều lúc 4 giờ ở mức: 1m10-1m20. Sông Gùa tại Bá Nha đỉnh triều lúc 2 giờ 10 ở mức: 1m05 -1m15. ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN HẢI DƯƠNG

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI AGRIBANKMã ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Bán1 USD = 23.285 VNĐ 23.285 VNĐ 23.425 VNĐ1 EUR = 24.970 VNĐ 25.050 VNĐ 25.500 VNĐ1 GBP = 28.191 VNĐ 28.341 VNĐ 28.799 VNĐ

(Ngày 14.5.2020)

2Trưng bày gần 300 hiện vật, tư liệu, hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác

(19.5.1890-19.5.2020), sáng 14.5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc triển lãm chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” tại Bảo tàng tỉnh và triển lãm “Ảnh tư liệu, ảnh thời sự - nghệ thuật tỉnh Hải Dương năm 2020” tại Nhà Triển lãm-Thông tin tỉnh.

Các đồng chí: Phạm Xuân Thăng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Đặng Việt Cường, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ; Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thanh Mai, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tới dự.

Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” trưng bày gần 300 hiện vật, tài liệu, hình ảnh theo 3 chuyên đề: Thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bác Hồ với Hải Dương; Hải Dương làm theo lời Bác. Các hiện vật, tài liệu, hình ảnh được bài trí, sắp xếp khoa học, logic giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân khi tham quan triển lãm sẽ cảm nhận được công lao

to lớn và những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của Di chúc Bác Hồ; thể hiện lòng tôn kính, biết ơn của cán bộ và nhân dân trong tỉnh đối với Người. Triển lãm mở cửa đến tháng 9.2020.

Triển lãm "Ảnh tư liệu, ảnh thời sự - nghệ thuật tỉnh Hải Dương năm 2020” gồm 3 phần. Phần 1 là bộ ảnh giới thiệu những khoảnh khắc bình dị, trải theo cuộc đời của Bác Hồ, thể hiện tình cảm của nhân dân thế giới

với Người và tình cảm của Người với nhân dân thế giới. Phần 2 trưng bày 70 tác phẩm ảnh thời sự - nghệ thuật được tuyển chọn từ trên 300 tác phẩm của 23 tác giả tham gia cuộc Sáng tác ảnh thời sự nghệ thuật tỉnh Hải Dương do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phát động. Phần 3 trưng bày tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước trong tháng 4, tháng 5.2020. Triển lãm sẽ mở cửa đến ngày 10.6.

TIẾN MẠNH- THANH HOA

Chất lượng quả vải khuHà Đông tốt hơn năm trước

Sáng 14.5, tại khu Hà Đông (Thanh Hà), giá vải u trứng loại đẹp bán tại vườn từ 45.000-50.000 đồng/kg, loại trung bình khoảng 40.000 đồng/kg; vải u gai bắt đầu cho thu hoạch có giá từ 30.000-35.000 đồng/kg.

Các điểm thu mua chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch và tiêu thụ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Theo nhiều thương lái thu mua vải, chất lượng quả vải năm nay tốt hơn những năm trước, mã vải sáng và tươi.

MINH NGUYÊN

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng và các đại biểu tham quan triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta"

l Triển lãm “Ảnh tư liệu, ảnh thời sự - nghệ thuật tỉnh Hải Dương năm 2020”

Sáng 14.5, T&T Group ủng hộ 720 triệu đồng cho Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Hải Dương.

Tập đoàn dành tặng 700 suất quà (tổng trị giá 700 triệu đồng) cho người nghèo, người khó khăn, vận động viên có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất quà gồm 800.000 đồng tiền mặt và quà trị giá 200.000 đồng. 20 triệu đồng để mua 2 tấn gạo dành tặng các vận động viên có hoàn cảnh khó khăn.

Đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh và T&T Group đã trao ngay 200 suất quà cho các vận động viên tại Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Đoàn công tác cũng đến thăm và trao đại diện cho 3 hộ có hoàn cảnh khó khăn tại phường Ngọc Châu và Nhị Châu (TP Hải Dương).

Ủy ban MTTQ tỉnh sẽ phân bổ số quà còn lại cho các huyện Thanh Hà, Gia Lộc, Thanh Miện, Tứ Kỳ, mỗi huyện 45 suất. Các huyện, thành phố, thị xã khác

mỗi địa phương 40 suất.Hoạt động trên thuộc

Chương trình vững tin Việt Nam được T&T Group triển khai tại 28 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng trị giá 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ người nghèo, người gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.l Chiều 14.5, Hội đồng Đội

tỉnh tặng 50 thùng TH True milk, sữa Kun, 500 khẩu trang vải, 168 chai nước sát khuẩn, 168 chai nước muối sát khuẩn cho học sinh các Trường Mầm non, Tiểu học và THCS Minh Hòa (Kinh Môn).

Sáng cùng ngày, Hội đồng Đội TP Chí Linh phối hợp với cửa hàng tự chọn giá đúng Sao Đỏ (Chí Linh), Nhà phân phối sữa Xuân Nghiêm (Nam Sách), Doanh nghiệp tư nhân Thương mại dịch vụ Hiếu Huân (TP Hải Dương) trao 70 thùng sữa Ba Vì cho 70 học sinh nghèo, học sinh khuyết tật tại các Trường Tiểu học Chu Văn An, Chí Minh, Tiểu học và THCS Nhân Huệ, THCS Sao Đỏ.

Hoạt động trên nhằm hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.l Chiều cùng ngày, lãnh đạo

phường Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương) thông tin trên địa bàn phường có 2 người từ chối nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ.

Đó là cụ bà Phạm Thị Trang (89 tuổi, ở số 9/93 đường Bạch Đằng), vợ liệt sĩ đã từ chối nhận 1,5 triệu đồng tiền hỗ trợ và nhường lại số tiền trên cho những người khó khăn hơn. Người thứ hai là cụ ông Đoàn Hữu Bích (88 tuổi, ở số 29 đường Tam Giang), thuộc diện người có công ủng hộ 1,5 triệu đồng tiền hỗ trợ cho quỹ từ thiện của phường.

Phường Trần Hưng Đạo có 292 người được hỗ trợ theo Nghị quyết 42 với tổng số tiền hơn 367,7 triệu đồng. Từ ngày 11.5, phường bắt đầu chi trả tiền hỗ trợ, dự kiến xong trong ngày 15.5.

PV

T&T Group ủng hộ 720 triệu đồng cho Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnhl Cụ bà 89 tuổi từ chối nhận tiền hỗ trợ

Các Đảng bộ Quân sự cấp huyện hoàn thành Đại hộiNgày 14.5, Đảng

bộ Quân sự huyện Tứ Kỳ là Đảng bộ Quân sự cấp

huyện cuối cùng trong tỉnh hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025.

Các đại hội đều thành công

tốt đẹp, hoàn thành đúng chương trình, nội dung, kế hoạch đề ra. Đảng bộ Quân sự các huyện, thị xã, thành phố đều bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, giảm bớt các nội dung không thực sự cần thiết

như văn nghệ, tặng hoa, hạn chế đại biểu khách mời... để phòng chống dịch Covid-19. Các đồng chí được giới thiệu bầu vào Ban Chấp hành khóa mới đều trúng cử với số phiếu tín nhiệm cao.

PV

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 ở 6 địa phương gồm TP Hải Dương, TP Chí Linh, thị xã Kinh Môn và các huyện Kim Thành, Ninh Giang, Cẩm Giàng.

Việc kiểm tra chia thành 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 13.5, đoàn kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại TP Chí Linh, Kim Thành và Ninh Giang. Đợt 2 từ ngày 10.6, kiểm tra việc thực hiện đối với tất cả các nhóm đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ tại TP Hải Dương, thị xã Kinh Môn và huyện Cẩm Giàng.

Các địa phương còn lại tự tổ chức kiểm tra, báo cáo về Sở LĐTBXH trước ngày 20.6.

NGỌC HÂN

Kiểm tra việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19

Theo Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương, đến nay đã có 201 khách hàng đăng ký tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR), đạt 67% so với kế hoạch. Các huyện Nam Sách, Thanh Hà, Bình Giang và Ninh Giang có 100% số doanh nghiệp trong kế hoạch tham gia chương trình DR. Huyện Cẩm Giàng có số khách hàng tham gia chương trình DR ít nhất, chỉ có 23 trong tổng số 100 khách hàng.

Những khách hàng tham gia chương trình DR đều sử dụng từ 1 triệu kWh điện/năm trở lên. Việc doanh nghiệp tham gia chương trình DR góp phần bảo đảm nguồn điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và hình thành thói quen sử dụng điện tiết kiệm. Năm 2019, toàn tỉnh có 274 khách hàng ký kết tiết giảm điện. Hải Dương đã 3 lần thực hiện tiết giảm điện với tổng công suất tiết giảm được 40,39 MW.

NGỌC THỦY

201 khách hàng tham gia điều chỉnh phụ tải điện

Ngày 13.5, Trung đoàn 125 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh) tiếp nhận cách ly 161 công dân trở về từ Liên bang Nga, trong đó có 21 trẻ em và 6 phụ nữ mang thai. Ngày 14.5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã lấy mẫu xét nghiệm đối với tất cả các công dân nói trên.

PV Từ ngày 7-14.5, Bệnh

viện Đa khoa tỉnh có hơn 1.500 lượt người cao tuổi (trên 60 tuổi), 87 lượt trẻ em (dưới 15 tuổi) đến khám bệnh, tăng hơn 600 người cao tuổi, 20 trẻ em so với tuần trước.

HOÀNG HÀ

Đọc nhanh

Do nguồn cung trong nước không đủ nên Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương phải nhập khẩu khoảng 80% quặng sắt. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng lệnh phong tỏa, hạn chế tàu nhập cảng khiến nguồn cung quặng gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Kinh Môn.

Để bảo đảm nguồn cung nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp thép trong nước nói chung và Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương nói riêng, UBND tỉnh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cơ quan liên quan, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp khai thác không xuất khẩu quặng sắt, ưu tiên nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu trong nước.

PV

CÔNG TY CP THÉP HÒA PHÁT HẢI DƯƠNG

Nguồn quặng sắt nhập khẩu bị gián đoạn

Sáng 14.5, Hội Người cao tuổi tỉnh phối hợp với Bệnh viện Tư nhân chuyên khoa mắt quốc tế DND - Hải Dương tổ chức tư vấn, khám sức khỏe cho 60 người cao tuổi ở TP Hải Dương.

Các bác sĩ đã khám miễn phí một số bệnh lý thường gặp ở mắt; tư vấn, giải đáp những thắc mắc về các bệnh lý thường gặp ở mắt như võng mạc cao huyết áp, viêm bờ mi, tắc lệ đạo, sa trễ da mi-bọng mỡ, mộng thịt, đục thủy tinh thể; về chế độ bảo hiểm y tế...

Hoạt động nhằm trang bị, nâng cao kiến thức về mắt; cách phòng tránh, chăm sóc, điều trị các bệnh về mắt cho người cao tuổi.

THẾ ANH

BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA MẮT QUỐC TẾ DND - HẢI DƯƠNG

Khám miễn phí các bệnh về mắt cho người cao tuổi

Page 3: Những cây cầu mơ ước - 123.30.50.141:8081

Thứ sáu 15.5.2020 3Thời sự

Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh

CÁC công trình xây dựng cầu Dinh, cầu Quang Thanh sắp

động thổ là thông tin được nhiều người dân ở phường Thái Thịnh (Kinh Môn) và xã Thanh Cường (Thanh Hà) quan tâm nhất trong những ngày gần đây. Không lâu nữa, những nhịp cầu vững chãi nối đôi bờ sẽ thành hiện thực chứ không chỉ còn là niềm mong mỏi. Đây là 2 công trình trọng điểm nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 65 năm ngày giải phóng TP Hải Phòng (13.5.1965 - 13.5.2020).

Niềm vuiSinh ra, lớn lên ở phường Thái

Thịnh, bà Nguyễn Thị Thanh đã nhiều lần nghe phong thanh cầu Dinh sẽ được xây dựng nhưng lần này mới chắc chắn là sự thật. "Sông Kinh Thầy mùa mưa lũ nước to, có việc phải đi qua sông rất nguy hiểm. Cầu được xây dựng thì phấn khởi quá vì không chỉ người dân ở đây mà các vùng lân cận cũng được hưởng lợi. Chắc chắn bà con sẽ ủng hộ và giúp đỡ các đơn vị thi công", bà Thanh nói.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Phòng Quản lý đô thị thị xã Kinh Môn, cầu Dinh sẽ được xây dựng tại khu dân cư Nhất Sơn (phường Thái Thịnh) nối với xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng). Cùng với cầu Triều đang được xây dựng và những cây cầu hiện có, cầu Dinh sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông của thị xã. "Không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cầu Dinh sẽ là nhân tố quan trọng giúp người dân đi lại an toàn, thuận tiện hơn, nhất là trong mùa mưa lũ", ông Hùng nhấn mạnh.

Theo đánh giá của UBND TP Hải Phòng, việc đầu tư xây dựng cầu Dinh là cần thiết nhằm kết nối các quốc lộ 10, 37,

đường tỉnh 389B, 352 của TP Hải Phòng, tỉnh Hải Dương và các tuyến đường trong khu vực. Cầu thuộc công trình dự án nhóm B, công trình giao thông cấp II. Cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, dài 369,8 m, bề rộng cầu 12 m. Cầu Dinh có tổng mức đầu tư 269,4 tỷ đồng.

Cũng trong dịp này, cầu Quang Thanh nối xã Thanh Cường (Thanh Hà) với huyện An Lão (Hải Phòng) sẽ được xây dựng. Theo lãnh đạo UBND huyện Thanh Hà, là địa phương đi lại khó khăn, đò giang cách trở nên cầu Quang Thanh được xây dựng sẽ là điểm nhấn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, khi có cầu việc chuyên chở các loại nông sản của Thanh Hà, nhất là vải thiều sang phía Hải Phòng bán sẽ thuận lợi, rút ngắn thời gian và an toàn hơn. "Cầu Quang Thanh còn giúp hàng trăm công nhân người Thanh Hà sang TP Hải Phòng làm việc thuận lợi, an toàn. Hiện nay chúng tôi đi lại bằng phà Quang Thanh rất vất vả và nguy hiểm",

anh Nguyễn Văn Biên ở xã Thanh Quang (Thanh Hà) đang làm công nhân tại TP Hải Phòng phấn khởi nói.

Theo thiết kế, cầu Quang Thanh vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực vượt sông Văn Úc, chiều dài 536 m, bề rộng cầu 12 m. Đường dẫn hai đầu cầu theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với bề rộng nền đường 12 m, tổng mức đầu tư 398,6 tỷ đồng.

Tạo động lực mới để phát triểnĐể cầu Dinh, cầu Quang

Thanh được xây dựng là sự cố gắng, quyết tâm lớn của lãnh đạo TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương. Trước đó, lãnh đạo 2 địa phương đã đi đến thống nhất sẽ xây dựng 2 cây cầu nói trên bằng nguồn ngân sách của TP Hải Phòng. Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, tỉnh Hải Dương sẽ đầu tư trên 15 tỷ đồng để thi công đường dẫn phía thị xã Kinh Môn, huyện Thanh Hà. Thời gian thi công của 2 cây cầu cũng được rút ngắn để kịp thời phục vụ đi lại của nhân dân 2 địa phương. Cầu Quang Thanh

sẽ được thi công trong 15 tháng, cầu Dinh 12 tháng.

Chiều 11.5, tại cuộc họp giữa lãnh đạo 2 địa phương, đồng chí Nguyễn Xuân Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng cho biết 2 cây cầu nói trên được ấn định khởi công vào sáng 16.5 với thủ tục nhanh gọn nhưng bảo đảm trang trọng, tạo khí thế phấn khởi trong nhân dân. Việc xây dựng cầu Dinh, cầu Quang Thanh thể hiện quyết tâm lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hải Phòng, tỉnh Hải Dương. Các cây cầu sẽ đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn thị xã Kinh Môn - huyện Thủy Nguyên, các huyện An Lão và Thanh Hà; tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa và bảo đảm quốc phòng - an ninh của các địa phương, góp phần nâng tầm kết nối giữa TP Hải Phòng với tỉnh Hải Dương và vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Trong đó, việc xây dựng cầu Dinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng do huyện Thuỷ Nguyên là vùng cửa ngõ phía bắc của TP Hải Phòng, đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ với quốc lộ 10 nối 5 tỉnh duyên hải Bắc Bộ, đường vành đai 3 kết nối trung tâm thành phố và hệ thống giao thông thuỷ trên sông Cấm, sông Bạch Đằng. Đô thị Kinh Môn của Hải Dương nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, một vùng đất đầy tiềm năng nên có điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế tốt hơn.

Khi cầu Dinh, cầu Quang Thanh xây dựng xong sẽ kết nối giữa các tuyến đường, đưa Hải Phòng, Hải Dương xích lại gần nhau hơn nữa.

TIẾN HUY

Những cây cầu mơ ước

Hỏi: Việc xác định số lượng và mức độ ý kiến góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được quy định như thế nào?

Trả lời: Về số lượng ý kiến: Để việc tổng hợp được chính xác, đánh giá được xu hướng của các loại ý kiến, khi tiến hành tổng hợp ý kiến thảo luận ở Đại hội Đảng bộ các cấp, cần phản ánh được số lượng ý kiến phát biểu so với số đại biểu tham dự.

- Đối với đại hội hoặc hội nghị chi bộ: Nêu cụ thể số đảng viên tham dự, số lượng ý kiến phát biểu.

- Đối với Đại hội Đảng bộ cấp trên, ngoài việc tổng hợp số lượng ý kiến phát biểu còn phải tổng hợp số lượng ý kiến được tập hợp từ báo cáo của cấp ủy cấp dưới trực tiếp.

- Đối với ý kiến của các tầng lớp nhân dân, phải lượng hóa được số người tham gia ý kiến qua các hội nghị lấy ý kiến của các đoàn thể và số đơn thư của nhân dân

tham gia ý kiến gửi đến cấp ủy.Về mức độ ý kiến: Khi tổng hợp ý kiến

đối với từng vấn đề cụ thể, nhất là những vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau, cần cố gắng lượng hóa, thống kê để đánh giá đúng thực chất các loại ý kiến và mức độ của các ý kiến khác nhau.

- Đối với chi bộ và đảng bộ cơ sở, cần tổng hợp rõ số lượng các loại ý kiến (đồng ý, không đồng ý...).

- Đối với đảng bộ cấp trên cơ sở, tùy điều kiện cụ thể về số lượng đại biểu, số lượng tổ chức đảng, cơ sở đảng để tổng hợp theo số lượng ý kiến (nếu xác định rõ số lượng) hoặc đánh giá theo các mức độ sau:

+ “Hầu hết ý kiến”: Sử dụng khi có khoảng ¾ trở lên số ý kiến có cùng chính kiến.

+ “Đa số ý kiến”: Sử dụng khi có khoảng trên ½ đến dưới ¾ số ý kiến có cùng chính kiến.

+ “Nhiều ý kiến”: Sử dụng khi có khoảng

trên ¼ đến dưới ½ số ý kiến có cùng chính kiến.

+ “Một số ý kiến”: Sử dụng khi có dưới ¼ số ý kiến có cùng chính kiến.

+ “Có ý kiến”: Sử dụng trong trường hợp có một vài ý kiến có sự khác biệt hoặc đáng lưu ý về một vấn đề nào đó.

Những ý kiến góp ý bằng văn bản được tổng hợp như ý kiến phát biểu trực tiếp. Đối với những vấn đề cần lấy phiếu biểu quyết thì phải nêu rõ kết quả biểu quyết.

Đối với những vấn đề phải phản ánh nguyên văn.

Những ý kiến đề nghị bổ sung, sửa đổi, thay đổi cấu trúc, tiêu đề hoặc một đoạn, một câu, một từ hoặc một cụm từ cần được phản ánh đầy đủ, ghi nguyên văn, đồng thời phải nêu rõ ở dòng, đoạn, trang nào trong văn kiện. Đối với những ý kiến góp ý có lập luận sâu sắc khác với dự thảo văn kiện, cần được ghi lại đầy đủ, chính xác.

Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Hỏi - đáp về Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025

Cầu Dinh được xây dựng sẽ thay thế đò Dinh, giúp người dân đi lại an toàn, thuận tiện hơn, nhất là trong mùa mưa lũ

UBND tỉnh đã giao Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc, đơn vị đề xuất quy hoạch khu công nghiệp (KCN) Bình Giang giai đoạn 1 (quy mô 150 ha) trên địa bàn huyện Bình Giang tiếp thu ý kiến của các cấp, ngành liên quan để chỉnh sửa, hoàn thiện quy hoạch chi tiết 1/500 KCN. Doanh nghiệp cần xác định quy mô hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cả 2 giai đoạn với diện tích khoảng 450 ha.

UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch tối ưu về nút giao với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, yêu cầu quy hoạch nút giao bảo đảm phục vụ cho cả KCN và khu vực lân cận.

THÀNH LONG

Hoàn thiện quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Bình Giang

PHƯỜNG CỘNG HÒA

Gần 87 tỷ đồng nâng cấp 20 công trình kết cấu hạ tầng

Phường Cộng Hòa (Chí Linh) đang đầu tư gần 87 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp và xây dựng 20 công trình, dự án. Nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách phường, thành phố hỗ trợ và đóng góp của người dân. Một số dự án đang triển khai đầu tư, thi công là các tuyến đường Chúc Thôn đi Chi Ngãi I, từ Cầu Dòng đi sang xã Lê Lợi, từ bãi xe Côn Sơn đi Đền Sinh, khu nhà 8 phòng học ở trường tiểu học... Các công trình này phấn đấu hoàn thành trong năm nay.

Nhiều công trình, đề án của phường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hiệu quả như tuyến đường Yết Kiêu (đoạn từ khu Tiền Định đi các phường Sao Đỏ, Thái Học), khu trung tâm Trường Mầm non Cộng Hòa, các điểm Trường Mầm non Chúc Thôn, Tiền Định... Các khu dân cư huy động sức dân cải tạo, nâng cấp, mở rộng 13.056 m đường nội bộ.

PV

Hơn 1,1 tỷ đồng chăm sóc nạn nhân da cam

Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã vận động các tổ chức, cá nhân và trích quỹ được tổng số hơn 1,1 tỷ đồng để thăm, tặng quà, hỗ trợ, khám bệnh cho 5.553 lượt hội viên.

Hội cấp tỉnh hỗ trợ 184 lượt người với kinh phí hơn 102 triệu đồng. Hội cấp huyện hỗ trợ 2.287 lượt người, kinh phí hơn 861 triệu đồng. Hội cấp xã hỗ trợ 3.082 lượt người, kinh phí hơn 154 triệu đồng.

Tỉnh hội trích quỹ 11 triệu đồng mua 2.500 khẩu trang ủng hộ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh.

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh hiện có 11.266 hội viên, gồm 9.166 hội viên chính thức, còn lại là hội viên danh dự.

NGỌC THANH

Page 4: Những cây cầu mơ ước - 123.30.50.141:8081

Thứ sáu 15.5.20204 Thời sự

Người lãnh đạo tâm huyếtvới ngành giao thông vận tải

NHỮNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN LÀM THEO GƯƠNG BÁC

Bài 5:

"TÔI học theo Bác tinh thần làm việc tâm

huyết, trách nhiệm. Công việc càng khó khăn càng phải nỗ lực tìm những hướng đi phù hợp. Điều đó đã mang đến hiệu quả tốt trong công tác chuyên môn". Đó là chia sẻ của ông Phạm Văn Phượng, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT), đại biểu duy nhất của tỉnh được Liên đoàn Lao động tỉnh đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương là điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020.

Là cán bộ quản lý, ông Phượng được giao phụ trách nhiều lĩnh vực quan trọng của ngành GTVT. Việc nào ông cũng dành trọn tâm huyết để tìm biện pháp thực hiện tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Nhiều thành tựu của ngành GTVT Hải Dương đạt được trong thời gian qua có dấu ấn của ông. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh, ông Phượng đảm nhận nhiệm vụ tham mưu với lãnh đạo Sở GTVT về biện pháp xây dựng đường giao thông nông thôn. Ông đã chủ động đề xuất phương án hỗ trợ xi măng với tỷ

lệ hợp lý cho các xã đăng ký thực hiện xây dựng nông thôn mới trong các khoảng thời gian khác nhau. Cách làm này đã khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn đạt hiệu quả cao. Đến nay, tất cả các xã trong tỉnh đều đã đạt tiêu chí về giao thông nông thôn mới. Đường sá ở các làng quê được rộng mở, khang trang, sạch đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, vận chuyển hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

Vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ vốn là vấn đề nhức nhối của nhiều địa phương trong tỉnh. Giải quyết thực trạng này không hề đơn giản. Ông Phượng đã tham mưu với cấp trên triển khai nhiều biện pháp quản lý, quán triệt tới các địa phương thực hiện nghiêm việc giải tỏa hành lang giao thông. Trên tinh thần đó, các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng được nền nếp tốt trong công tác kiểm tra, quản lý, xử lý vi phạm.

Ngoài ra, ông Phượng cũng thường xuyên chỉ đạo việc lắp đặt hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ-một trong những nhiệm vụ trực tiếp của ông, góp phần bảo đảm an toàn giao thông.

Hầu hết những công việc quan trọng của ngành GTVT do ông Phượng phụ trách trong thời gian qua đều hoàn thành tốt tiến độ đề ra. Được sự phân công của lãnh đạo, ông Phượng cũng làm tốt vai trò phụ trách công tác chỉ đạo cổ phần hóa 4 đơn vị thuộc Sở GTVT. Đến nay, sau cổ phần hóa các đơn vị đều hoạt động ổn định, có hướng phát triển tốt, bảo đảm có tích lũy, đời sống người lao động được nâng lên. Cuối năm 2019, ông được giao chịu trách nhiệm thực hiện đưa hệ thống thiết bị thu phí điện tử thuộc Dự án BOT đường 188 vào hoạt động theo đúng tiến độ phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Công việc hoàn thành, được đánh giá cao vì thời gian qua có nhiều địa phương trong cả nước thực hiện không bảo đảm tiến độ hạng mục này, làm chậm việc thực hiện đồng bộ của cả nước.

Với kinh nghiệm gần 30 năm trong ngành, tham gia chủ yếu các lĩnh vực liên quan đến công

tác quản lý, bảo trì, sửa chữa công trình giao thông... ông Phượng đã có nhiều sáng kiến có tính ứng dụng cao. Năm 2016, ông làm chủ nhiệm Đề tài Nghiên cứu biện pháp rào chắn ngăn chặn vi phạm hành lang an toàn đường thủy nội địa. Năm 2017, ông tham gia đề tài khoa học cấp tỉnh của ngành là "Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành xe taxi trên địa bàn tỉnh"...

Ông Phượng hiện là Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở GTVT. Ông luôn gương mẫu, có nhiều đóng góp đối với tổ chức. Ông đã tham mưu cho Đảng ủy ban hành nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ thực hiện nghiêm việc ghi sổ người tốt, việc tốt; chỉ đạo thực hiện các công việc đột phá...

Với những kết quả đạt được trong công tác, từ năm 2015 đến nay, ông Phượng đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT và nhiều bằng khen của UBND tỉnh. Đặc biệt trong năm 2019, ông được UBND tỉnh tặng bằng khen là điển hình xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2019.

THANH NGA

Ông Phạm Văn Phượng, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (bên trái) là đại biểu duy nhất của tỉnh được Liên đoàn Lao động tỉnh đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương

NHỮNG ngày qua, ông Vũ Trọng Huân (82 tuổi), nguyên Chủ tịch

Hội Cựu chiến binh huyện Cẩm Giàng vẫn thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ông Huân bày tỏ tâm đắc với những đánh giá thẳng thắn, nghiêm khắc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác cán bộ trong thời gian qua. Theo ông Huân, việc có không ít cán bộ cấp cao, kể cả những tướng lĩnh trong ngành công an, quân đội bị xử lý cho thấy chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, "lợi ích nhóm", chạy chức, chạy quyền... dù không phổ biến nhưng vẫn còn tồn tại. Những vụ việc trên đã gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Dưới góc nhìn của một cựu chiến binh 54 năm tuổi Đảng, ông Huân cho rằng muốn Đảng ta ngày càng vững mạnh, đất nước ta ngày càng phát triển thì nhân sự Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII phải thực sự là những người có tâm, có tài.

Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã dự báo những năm sắp tới, thời cơ và thách thức đối với nước ta đều rất lớn. Trong khi đó thế hệ cán bộ cấp chiến lược của Đảng tới đây phần lớn là lớp người trưởng thành trong thời kỳ đất nước hòa bình, độc lập, hầu như chưa phải trải qua chiến tranh gian khó. Họ có lợi thế là được học hành bài bản, có điều kiện tiếp

thu nhiều kiến thức, tri thức mới của nhân loại, rất năng động, giỏi giang. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay cũng dễ khiến cán bộ sa ngã nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, không thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện. "Vì vậy tôi tin rằng Trung ương Đảng sẽ giới thiệu, lựa chọn được những cán bộ, đảng viên kiên trung, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đặt lợi ích của quốc gia-dân tộc lên trên hết để lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định", ông Huân nói.

Đảng viên Đỗ Đình Lượng (66 tuổi) ở thôn Phù Liễn, xã Hồng Phong (Nam Sách) khẳng định những tiêu chuẩn đối với cán bộ cấp chiến lược mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở, quán triệt thực sự rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Việc người đứng đầu Đảng, Nhà nước đề cập đến sự ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm người đề cử, tiến cử cán bộ cho thấy công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng đặc biệt hệ trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến vận mệnh của Đảng, của dân tộc và tiền đồ phát triển của đất nước. Ông Lượng kiến nghị: "Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng sẽ quán triệt nghiêm túc, triệt để tinh thần chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng khi tham gia chuẩn bị nhân sự cấp chiến lược, thật sự công tâm, khách quan và sáng suốt trong lựa chọn giới thiệu nhân sự,

không để xảy ra việc giới thiệu người vào Trung ương vì "quan hệ, hậu duệ hay tiền tệ" như đã từng đề cập. Với sự chuẩn bị dày công, chặt chẽ của Trung ương Đảng về công tác nhân sự cấp chủ chốt, chiến lược, tôi kỳ vọng Đại hội XIII của Đảng sẽ có bước đột phá trong việc hoạch định chiến lược, chương trình, đề án để đưa đất nước ta ngày một phát triển bền vững".

Trung tá Nguyễn Tiến Hòa, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự huyện Tứ Kỳ mong muốn tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. "Cùng với kiên quyết không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, không đủ đức, đủ tài dẫn đến hại nước, hại dân thì Đảng cần kiên quyết sàng lọc những cán bộ yếu cả về phẩm chất, đạo đức, năng lực, lối sống... làm trì trệ công việc, giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng. Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu có trí tuệ, gương mẫu, uy tín thì mới tập hợp, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lãnh đạo đất nước ngày càng phát triển, đổi mới", trung tá Hòa kiến nghị.

Ông Vũ Huy Bách, nguyên Trưởng khu dân cư số 2, phường Trần Phú (TP Hải Dương) cho rằng để tìm ra người tài đức vẹn toàn phụng sự đất nước, nhân dân, Đảng và chế độ, cần có cơ chế để nhân dân có thể giám sát, góp ý cho Đảng về những nhân sự được chọn...

PV

Kỳ vọng nhân sự Trung ương vừa có tâm, vừa có tầmNghiệm thu các dự án, đề tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 14.5, Sở Khoa học và Công nghệ nghiệm thu 4 đề tài, dự án.

Đề tài "Xây dựng mô hình sản xuất giống khoai tây Erika thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương" và dự án "Xây dựng mô hình chuỗi giá trị hàng hóa đối với giống lúa ĐS1 phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Hải Dương" đều do Công ty CP Giống cây lương thực và cây thực phẩm chủ trì thực hiện.

Năm 2019, Ban Chủ nhiệm đã xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khoai tây Erika thương phẩm với tổng diện tích 12 ha. Giống khoai tây Erika sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao hơn từ 15-20% so với một số giống khoai tây đang trồng ở địa phương.

Trong năm 2018 và 2019, các mô hình sản xuất giống lúa ĐS1 đã được xây dựng tại các huyện Thanh Miện, Bình Giang và Gia Lộc với tổng diện tích 400 ha. Giống ĐS1 cho năng suất cao, gạo ngon, cơm mềm, dẻo, vị đậm, ngọt…

Dự án "Xây dựng mô hình sản xuất cây rau màu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu phục vụ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương" do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chủ trì thực hiện. Đơn vị triển khai dự án đã xây dựng mô hình sản xuất rau cải bắp, su lơ và cà rốt trong 3 năm (2017-2019) với quy mô 900 ha ở 5 huyện Cẩm Giàng, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Nam Sách, Kim Thành. Các mô hình này cho tổng thu nhập khoảng 202,7 tỷ đồng, vượt mô hình đối chứng từ 5-15%, tương đương 2,5 tỷ đồng.

Đề tài "Xây dựng mô hình sản xuất rau, củ, quả theo phương pháp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hải Dương" do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh thực hiện. Ban chủ nhiệm đề tài đã xây dựng thành công mô hình sản xuất rau, củ quả theo phương pháp hữu cơ với quy mô 10 ha. Năm 2019, hiệu quả kinh tế thu được từ 10 ha sản xuất và tiêu thụ ở các nhóm rau ăn lá, rau gia vị, rau ăn hoa... lần lượt là 7,8 tỷ; 0,8 tỷ và 2,7 tỷ đồng.

PV

Page 5: Những cây cầu mơ ước - 123.30.50.141:8081

Văn hóa - thể thao - giải tríThứ sáu 15.5.2020 5HÀNG loạt các câu lạc bộ

(CLB) năng khiếu thể thao tại Hải Dương đã hoạt động trở lại sau một thời gian dài phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19.

Hết cảnh tù túngTối 12.5, 18 trong tổng số 25

học viên lớp khiêu vũ thuộc CLB Khiêu vũ FDC Hải Dương trở lại luyện tập tại Nhà Thiếu nhi Hải Dương. Trong tiếng nhạc rộn rã, vui tươi, huấn luyện viên Trần Quốc Chiến lần lượt hướng dẫn học viên ôn lại động tác cơ bản của các điệu nhảy Chachacha, Valse, Zumba... Niềm vui, sự hân hoan hiện hữu trên khuôn mặt của cả thầy và trò lớp học. "Do dịch Covid-19 mà gần 4 tháng trôi qua, thầy trò mới được gặp mặt. Nhiều em quên bài nhưng điều đó không quan trọng bằng việc chúng tôi đã được trở lại để luyện tập cùng nhau. Giờ thì cảnh tù túng đã hết rồi", anh Chiến nói.

Theo học lớp khiêu vũ của thầy Chiến đã gần 10 năm nay nhưng chưa bao giờ em Nguyễn Thùy Dương, học sinh lớp 9, Trường THCS Võ Thị Sáu (TP Hải Dương) phải nghỉ tập dài như quãng thời gian phòng chống dịch Covid-19 vừa qua. Ở nhà Dương cũng tập các bài mà thầy hướng dẫn trên mạng nhưng cảm thấy gò bó, không gian không phù hợp. Môn này chỉ cần nghỉ vài ngày, không được nhảy nhót là thấy khó chịu, bó buộc. Nay được đi tập luyện trở lại Dương cảm thấy rất thoải mái. "Em nghĩ việc được trở lại tập luyện trong giai đoạn này có rất nhiều tác dụng. Nó giúp em duy trì đam mê, tạo cho em một nền tảng sức khỏe, tinh thần tốt trước khi bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập sắp tới", Dương chia sẻ.

90 học viên của CLB Bóng đá cộng đồng Vietfootball Academy Hải Dương (TP Hải Dương) cũng đã trở lại tập luyện từ hôm 9.5.

Các em nhỏ vui mừng vì được trở lại gặp thầy, gặp bạn và thỏa sức thể hiện đam mê với trái bóng. Cha mẹ các em cũng tỏ ra vui mừng không kém. Một phụ huynh có con theo học tại CLB này cho biết bản thân anh cũng đỡ áp lực, lo lắng. Suốt thời gian học sinh phải nghỉ học vì dịch Covid-19, do vợ chồng anh bận đi làm nên con nhỏ phải ở nhà một mình, khóa trái cửa. "Cháu ít được tiếp xúc với bạn bè, lại ở nhà như kiểu giam lỏng nên trầm tính, ít nói hẳn. Nếu tình trạng ấy kéo dài nữa tôi còn lo cháu có nguy cơ bị trầm cảm. Từ hôm được đi học trở lại, kết hợp tham gia CLB thể thao khiến cháu vui mừng ra mặt. Vợ chồng tôi cũng không còn lo lắng như trước", phụ huynh này nói.

Hàng loạt các CLB năng khiếu thể thao khác tại tỉnh ta, trong đó chủ yếu ở TP Hải Dương như Cờ vua Blue Horse Hải Dương, Võ thuật HKF, Bóng đá cộng đồng HATK, Cầu lông

Nhà Thiếu nhi tỉnh, Bóng rổ Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh... cũng đã hoạt động trở lại. Tuy số học viên đi tập chưa đông nhưng nhìn chung ở CLB nào cũng hiện hữu sự vui mừng, phấn khởi của cả thầy lẫn trò.

Bảo đảm an toànCLB Cờ vua Sao Đỏ (Chí Linh)

cũng vừa hoạt động trở lại từ vài ngày nay. Mặc dù các quy định về phòng chống dịch Covid-19 đã được nới lỏng nhưng việc bảo đảm an toàn cho học viên vẫn được CLB này đặt lên hàng đầu. Trước khi vào lớp, tất cả học viên đều phải đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn. Trong tập luyện cũng như thi đấu, học viên ngồi cách xa nhau. "Việc duy trì những quy định này sẽ bảo đảm an toàn cho các em hơn", chị Nguyễn Hoàng Anh, Chủ nhiệm CLB Cờ vua Sao Đỏ nói.

CLB Bóng đá cộng đồng Vietfootball Academy Hải Dương trang bị máy đo thân nhiệt, dung

dịch rửa tay sát khuẩn. CLB yêu cầu những em có biểu hiện ốm, ho, sốt không đi tập. Những em còn lại buộc phải thực hiện các bước như đứng giãn cách, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn trước khi vào sân. Trước đây, CLB thường bố trí mỗi lớp có 20-25 học viên, nay chia nhỏ còn 12-15 em.

Các CLB năng khiếu thể thao tại Nhà Thiếu nhi tỉnh, Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, Nhà Văn hóa lao động tỉnh... cũng áp dụng những hình thức phòng chống dịch tương tự để bảo đảm an toàn cho học viên. Chị Nguyễn Thị Ngọc Huyền ở phố Mạc Đĩnh Chi (TP Hải Dương) cho con theo học một lớp năng khiếu tại Nhà Thiếu nhi tỉnh nhận xét: "Cả huấn luyện viên và các cháu đã hình thành những thói quen trong phòng chống dịch từ ở nhà cũng như khi tới lớp. Điều này thực sự khiến chúng tôi yên tâm".

BÌNH MINH

VTV Đặc biệt tháng 5 với bộ phim tài liệu

"Giữa những quê hương" là câu chuyện về những người không mang dòng máu Việt nhưng đã cống hiến trọn đời cho đất nước Việt Nam, dự kiến phát sóng lúc 20 giờ 10 ngày 15.5 trên VTV1.

Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều trí thức trong đội quân lê dương đã được giác ngộ, tự nguyện đứng vào hàng ngũ

Việt Minh và trở thành những cán bộ xuất sắc, họ được gọi với cái tên những "Người lính da trắng của Bác Hồ".

Ba nhân vật đặc biệt của bộ phim "Giữa những quê hương" gồm ông Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam, Giáo sư sử học người Pháp Goerges Boudarel và ông Erwin Borchers Nguyễn Chiến

Sỹ - nguyên trung tá Cục Địch vận, đều là những chiến sĩ quốc tế được trọng dụng vào công tác địch vận.

Thông qua các nguồn tư liệu quý hiếm được lưu trữ tại Việt Nam và nước ngoài (Pháp, Đức và Hy Lạp), những nhân chứng lịch sử ở tuổi xưa nay hiếm, những câu chuyện thú vị ít được biết đến, bộ phim tài liệu sẽ làm nổi bật những nét đặc sắc về công tác binh - địch vận trong kháng chiến chống Pháp, tính chính nghĩa của cuộc chiến và đặc biệt là chính sách nhân văn của Bác Hồ đối với tù - hàng binh.

Sự gắn bó của họ với quê hương Việt Nam và những người đồng chí Việt Nam; tâm nguyện được rắc một phần tro cốt trên mảnh đất Việt Nam... tất cả sẽ là những câu chuyện cảm động, nhân văn về một giai đoạn lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

"Tôi tự hỏi tại sao những người lính lê dương này lại đến với Việt Minh? Họ đã làm công

tác địch vận như thế nào? Đã đóng góp như thế nào cho kháng chiến cũng như Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ? Sau kháng chiến chống Pháp, cuộc sống của họ ra sao? Họ đã gặp những khó khăn thăng trầm như thế nào sau khi trở về Tổ quốc? Tất cả các nhân vật trong bộ phim đều có một điểm chung, đó là dù trong hoàn cảnh nào, họ luôn giữ trong trái tim tình yêu và sự gắn bó đặc biệt với Bác Hồ và với quê hương Việt Nam... Đây cũng chính là nguồn cảm hứng, là lý do ê-kíp quyết định đặt tên cho bộ phim là Giữa những quê hương", nhà báo Trần Thu Hiền, Ban Truyền hình Đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam chia sẻ về bộ phim.

Những câu chuyện đặc biệt, với nhiều tư liệu hiếm cùng các nhân chứng lịch sử, "Giữa những quê hương" được kỳ vọng là một bộ phim tài liệu ý nghĩa trong dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo vtv.vn

Giá tour du lịch giảm 20-30% trong tháng 6

Những ngày gần đây, tại các doanh nghiệp lữ hành ở Hải Dương bắt đầu có khách đặt tour du lịch mùa hè nhưng số lượng chưa nhiều.

Đại diện một số công ty TNHH ở TP Hải Dương như Quốc tế Dòng chảy Việt, Thương mại và Du lịch Ngân Tùng, Quốc tế Dora... cho biết mới chỉ có từ 5-10 đoàn khách đã liên hệ đặt tour hoặc đang xem xét chốt lịch đi du lịch trong tháng 6 với những điểm đến chủ yếu là Sa Pa, Hạ Long, Đà Nẵng, Quy Nhơn...

Giá tour trong tháng 6 giảm khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái do các hãng hàng không giảm giá vé để kích cầu. Nhiều khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan cũng giảm giá dịch vụ.

PV

NHIỀU CÂU LẠC BỘ NĂNG KHIẾU THỂ THAO

"Nhịp sống" trở lại

Các thành viên Câu lạc bộ Khiêu vũ FDC Hải Dương đã trở lại luyện tập sau gần 4 tháng nghỉ do dịch Covid-19

VTV Đặc biệt: "Người lính da trắng của Bác Hồ"

Phóng viên phỏng vấn ông Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập

Các giải thể thao của tỉnh trở lại từ tháng 6

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các giải thể thao của tỉnh hoặc do tỉnh đăng cai dự kiến sẽ được tổ chức trở lại từ tháng 6. Trước mắt sẽ diễn ra Giải quần vợt các câu lạc bộ tỉnh Hải Dương, Giải đua thuyền chải và Giải vô địch cầu lông đồng đội toàn quốc năm 2020.

Năm 2020, ngoài các giải thể thao toàn quốc do tỉnh đăng cai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có kế hoạch tổ chức 24 giải thể thao. 5 tháng đầu năm, sở dự kiến tổ chức 11 giải thể thao nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chỉ tổ chức được Giải thể thao gia đình, các giải còn lại phải tạm hoãn.

Các giải thể thao bị hoãn sẽ tổ chức dồn vào 6 tháng cuối năm.

AN THANH

Tu bổ tam quan chùa Minh Khánh xong trước tháng 11

Huyện Thanh Hà đang chuẩn bị tu bổ tam quan chùa Minh Khánh (thị trấn Thanh Hà) đã bị xuống cấp từ nhiều năm nay, dự kiến xong trước tháng 11 tới. Tổng kinh phí đầu tư từ 500-700 triệu đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ 200 triệu đồng, còn lại huy động nguồn xã hội hóa.

Huyện Thanh Hà có 337 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 10 di tích cấp quốc gia, 17 di tích cấp tỉnh. Chùa Minh Khánh xây dựng vào thời Lý - Trần, được công nhận là di tích cấp quốc gia từ năm 1990. Chùa thờ Phật và vua Trần Nhân Tông (Phật hoàng Trần Nhân Tông). Khuôn viên chùa rộng hơn 1 ha, lưu giữ hệ thống tượng Phật quý, 13 đạo sắc phong và trên 200 cổ vật. Nhiều năm nay, chùa Minh Khánh trở thành một trong những điểm kết nối du lịch được nhiều doanh nghiệp lữ hành khai thác.

PV

Page 6: Những cây cầu mơ ước - 123.30.50.141:8081

Thứ sáu 15.5.20206 Thời sự

Đường dây nóng phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19: 0866028926

THÔNG BÁOVề việc mất giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất Ngày 5.12.1991, Trường THPT

Cẩm Bình (nay là Trường THPT Cẩm Giàng, tại thôn Tràng Kỹ, xã Tân Trường, Cẩm Giàng) được UBND tỉnh Hải Hưng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với tổng diện tích 27.465 m2. Do thời gian dài và có nhiều thay đổi về người quản lý dẫn đến trường sơ suất làm mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chỉ

còn bản phô tô). Để phục vụ cho việc lập hồ sơ

trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trường THPT Cẩm Giàng theo hiện trạng, Ban Giám hiệu nhà trường mong muốn cơ quan, tổ chức, cá nhân nào nhặt được xin báo lại cho văn phòng nhà trường qua số điện thoại: 0902.745.588 hoặc 0978.336.774. Sau 30 ngày (kể từ ngày 14.5) không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào nhặt được báo lại cho nhà trường thì giấy chứng nhận trên không còn giá trị.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước có số vốn điều lệ và quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam. VietinBank duy trì tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận luôn nằm trong top dẫn đầu ngành ngân hàng. Đặc biệt trong 8 năm liên tiếp, VietinBank là ngân hàng đứng đầu trong số các ngân hàng của Việt Nam nằm trong top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới (Forbes 2000), top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới với giá trị thương hiệu lên tới 625 triệu USD (Brand Finance).

VietinBank hiện có 155 chi nhánh trong nước, 2 chi nhánh tại Đức và 1 ngân hàng con tại Lào. Với mạng lưới rộng khắp, VietinBank đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng tại các địa phương là một trọng tâm trong chiến lược phát triển nhân sự. VietinBank triển khai chương trình tuyển dụng tập trung đợt 2 năm 2020. Mục tiêu mang đến cho các ứng viên cơ hội nghề nghiệp trong môi trường chuyên nghiệp và năng động, cơ hội đào tạo và phát triển toàn diện bản thân, chế độ đãi ngộ xứng đáng cũng như đem đến sự cân bằng trong cuộc sống.

Hiện nay, VietinBank chi nhánh Hải Dương có nhu cầu tuyển dụng:

1. Chỉ tiêu: 6 lao động (bao gồm: 3 cán bộ quan hệ khách hàng doanh nghiệp, 2 cán bộ quan hệ khách hàng bán lẻ và 1 lái xe).

2. Mô tả công việc và yêu cầu: Chi

tiết tại website của VietinBank (http://tuyendung.vietinbank.vn mục Trợ giúp/Download).

3. Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 29.4.2020 đến hết ngày 17.5.2020.

4. Các hình thức nhận hồ sơ: Ứng viên lựa chọn một trong hai hình thức:

- Nộp hồ sơ bản mềm tại địa chỉ email: [email protected] (Tiêu đề ghi rõ: Tên chi nhánh_Vị trí tuyển dụng), VD: Hai Duong_Quan he KHDN…

- Nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp tại Phòng Tổ chức hành chính, VietinBank chi nhánh Hải Dương, số 1 Hồng Quang, phường Nguyễn Trãi (TP Hải Dương).

- Ứng viên vị trí lái xe nộp hồ sơ bản cứng và thi tuyển tại chi nhánh.

5. Yêu cầu đối với bộ hồ sơ ứng tuyển- Phiếu thông tin ứng viên theo mẫu

của VietinBank- scan (ảnh chụp)/phô tô bảng điểm, bằng tốt nghiệp đại học (phù hợp nhất với vị trí dự tuyển); các văn bằng/chứng chỉ khác (nếu có).

- Ứng viên chưa có bằng tốt nghiệp năm 2020, viết giấy cam kết và nộp bảng điểm dự kiến hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có xác nhận của trường.

6. Một số lưu ý- VietinBank chỉ tuyển dụng với các

ứng viên tốt nghiệp đại học trở lên, hệ chính quy, tập trung, dài hạn tại các trường đại học theo nhóm chi nhánh (không bao gồm trường hợp tốt nghiệp đại học theo hình thức học liên thông lên đại học, tại chức).

- Thông báo lịch thi tuyển sẽ được gửi email, SMS cá nhân đến ứng viên đủ điều kiện dự thi các vòng.

- Các mẫu biểu: Ứng viên tải từ website của VietinBank.

VIETINBANK CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

CÙNG với Hàn Quốc và Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)

là 1 trong 3 thị trường có số lao động Hải Dương làm việc đông nhất tính đến nay. Không ít người đã phải bỏ mạng nơi này.

Nỗi đau mất người thânNgày 2.5, chị Phạm Thị

Phượng (33 tuổi) ở phường Chí Minh (Chí Linh) bàng hoàng nhận được tin chồng chị là anh Đoàn Văn Bình (35 tuổi) tử nạn khi đang làm việc tại Đài Loan. Ôm con trai tròn 8 tháng tuổi vào lòng, chị Phượng nghẹn ngào: "Vì cuộc sống mưu sinh nên chồng tôi đi xuất khẩu lao động bên đó rồi không may gặp nạn. Đau đớn thay thi thể anh ấy vẫn chưa đưa được về nước". Anh Bình sang Đài Loan làm thợ cơ khí được gần 3 năm. Trong những lần gọi điện về nhà, anh Bình chia sẻ công việc bên đó áp lực, thường xuyên tăng ca. Sự việc đau lòng xảy ra trong lúc anh Bình đang làm việc thì bị hộp sắt trên cao rơi xuống đè vào người dẫn đến tử vong. Công ty môi giới đưa anh Bình sang Đài Loan đã bị phá sản nên việc làm các thủ tục đưa anh về nước gặp khó khăn.

1 năm trước, ông Đặng Văn Đằng ở xã Văn Tố (Tứ Kỳ) đã mất đi con trai duy nhất là anh Đặng Thế Hiền (28 tuổi) do tai nạn lao động tại Đài Loan. Trong lúc làm việc tại công ty, anh Hiền bị một tấm kính chiếu sáng từ tầng trên rơi vào người dẫn tới tử vong. Mỗi khi nhắc tới người con trai

xấu số, ông Đằng đau buồn bảo: "Nỗi đau mất con không điều gì bù đắp được. Giờ tôi muốn gặp con chỉ biết nhìn di ảnh trên bàn thờ thôi".

Nỗi đau mất mát không gì bù đắp ấy vẫn còn dai dẳng ở nhiều gia đình khác. Theo anh Nguyễn Duy Khanh, nguyên Phó Hội trưởng Hội Đồng hương Hải Dương tại Đài Loan, trung bình mỗi năm có khoảng 10 lao động là người Hải Dương tử vong tại

Đài Loan. Họ có thể tử nạn trong quá trình làm việc hoặc do điều kiện sức khỏe...

Những lao động này đều là trụ cột trong gia đình nên khi họ mất đi, để lại gánh nặng rất lớn cho người thân.

Trốn ra ngoài làm thuêAnh N.D.K. ở thị trấn Tứ Kỳ

sang Đài Loan lao động thông qua một công ty môi giới ở Hà Nội. Khi đặt chân đến Đài Loan,

anh K. thất vọng trước "bánh vẽ" mà công ty tạo ra. Công việc, lương không như cam kết nên anh K. bỏ ra ngoài làm sau 1 năm làm việc ở công ty. Anh K. thừa nhận mình đã có 6 năm là "lao động chui". Công việc hằng ngày của anh K. là vác sắt thuê, mỗi ngày làm 12 tiếng. Anh K. cho biết lao động bất hợp pháp có thu nhập cao hơn song đổi lại họ phải làm những việc nặng nhọc, tăng ca nhiều giờ và không được hưởng các chế độ bảo hiểm. Việc khám chữa bệnh, ốm đau, tai nạn đều phải tự bỏ tiền túi ra chi trả. Nhiều lao động còn không dám đi bệnh viện khám bệnh khi ốm vì nếu bị phát hiện sẽ bị tống giam hoặc trục xuất về nước.

Anh K. cho biết thêm người Việt Nam tử nạn tại Đài Loan chủ yếu là lao động bất hợp pháp bỏ ra ngoài làm việc, làm việc trong điều kiện không bảo đảm, không được bảo hộ lao động theo quy định. Như vụ hỏa hoạn tại Công ty Vận chuyển Đại Vinh Gia Lý (Đài Loan) vào ngày 6.2.2019 làm 6 lao động người Việt tử vong, trong đó 2 người ở Hải Dương là anh Tăng Văn Chạm (35 tuổi, ở xã Gia Xuyên, TP Hải Dương) và

anh Nguyễn Văn Hân (33 tuổi, xã Đại Đức, Kim Thành). Anh Chạm và anh Hân đều đến Đài Loan làm việc hợp pháp nhưng sau lại bỏ ra ngoài làm thêm vào thời gian nghỉ Tết. Công ty này chưa có giấy phép tiếp nhận lao động nước ngoài làm việc.

Theo chị Nguyễn Thị Vân A., làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học và xuất khẩu lao động ở TP Hải Dương, tình trạng lao động làm việc tại Đài Loan trốn công ty chủ quản để ra ngoài tìm công việc khác không hiếm. Người lao động "chui" phải chấp nhận đánh đổi tự do, thậm chí cả tính mạng. Họ không thông thạo tiếng, thiếu kiến thức về an toàn lao động nên dễ gặp tai nạn khi làm việc.

Một số năm gần đây, mỗi năm Hải Dương có hàng nghìn lao động tới Đài Loan làm việc. "Lao động trước khi sang Đài Loan cần tìm hiểu kỹ về chủ sử dụng lao động, điều kiện làm việc, quyền lợi khi xảy ra sự cố. Quan trọng nhất là lựa chọn đơn vị xuất khẩu lao động có uy tín và cố gắng học tiếng để trao đổi công việc dễ dàng hơn", chị A. nói.

THẢO NGUYỄN

Chị Phạm Thị Phượng ở phường Chí Minh (Chí Linh) mong sớm đưa thi thể chồng về nước

Vì sao nhiều lao động Việt Namtử vong tại Đài Loan?

THÔNG BÁO TÌM NGƯỜI THÂNChị Vũ Thị Hường, sinh ngày

5.12.1985, chứng minh nhân dân số 142177024 do Công an Hải Dương cấp ngày 30.5.2015; hộ khẩu thường trú: thôn Hùng Sơn, xã Hồng Quang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương; chỗ ở hiện tại: thôn Bằng Trai, xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Nhắn tìm chồng là anh Triệu Duy Chung, sinh ngày 4.1.1982; địa chỉ cư trú: thôn Hùng Sơn, xã Hồng Quang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, mất liên lạc từ tháng 4.2016, đến nay không có tin tức gì.

Nay anh Chung ở đâu về nhà ngay để giải quyết việc gia đình.

Ai biết thông tin anh Chung ở đâu xin báo về cho chị Vũ Thị Hường ở địa chỉ trên. Gia đình xin cảm ơn và hậu tạ.

Thứ sáu 15.510h45: Điểm báo;

11h: Thời sự; 11h20: Phim truyện: Làm rể lần

2 (tập 27, 28); 12h50: Niềm tin cổ tích; 13h15: Khoa học và ứng dụng; 13h30: Ca nhạc quốc tế; 14h: Du lịch bốn phương; 14h25: Chính sách - Pháp luật; 14h30: Phim truyện: Hoa Thiên Cốt (tập 26, 27); 16h05: Diễn đàn văn học nghệ thuật; 16h35: Dành cho thiếu nhi; 17h: Phim truyện: Thám tử Doyly-Phần 5 (tập 12); 17h45: Thông tin tài chính - thị trường; 17h50: Phim

truyện: Hoa hồng thép (tập 31); 18h35: Sống khỏe 360; 18h45: Bản tin quốc tế; 18h50: Bản tin thể thao; 19h45: Thời sự; 20h15: Thông tin tài chính - thị trường; 20h20: Chân dung cuộc sống: Nghị lực trên đôi chân tật nguyền; 20h25: Phóng sự: Đảng bộ xã Gia Tân qua những chặng đường phát triển; 20h40: Phim truyện: Hoa Thiên Cốt (tập 28, 29); 22h10: Lao động - Công đoàn; 22h25: Niềm tin cổ tích; 22h30: Dân ca; 23h: Thời sự cuối ngày.

Chương trình có thể thay đổi vì lý do đột xuất.

Page 7: Những cây cầu mơ ước - 123.30.50.141:8081

Tổng Biên tập: NGUYỄN HẢI BÌNH Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN QUÝ TRỌNG Thư ký Tòa soạn: NGUYỄN HÙNG CHƯƠNG Tòa soạn: 10 Đức Minh, P. Thanh Bình, TP Hải Dương ĐT: (0220) 3897.370 - 3897.993 - 3868.886 - 3897.955 - Fax: (0220) 3897.615 - Email: [email protected] Phát hành, quảng cáo: ĐT: (0220)3897.370 (105) - 0366507073; Email: [email protected] Giấy phép xuất bản số 1132/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22.7.2011 In tại Công ty CP In báo và Thương mại Hải Dương Giá: 1.500 đồng

Đường dây nóng Báo Hải Dương 0913255677

7Bạn đọc - pháp luậtThứ sáu 15.5.2020

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

Địa chỉ cần giúp đỡ

Chồng khuyết tật chăm vợ thần kinhVỀ thăm nhà ông Phan Nhật Ly ở

thôn Lang Can 3, xã Thanh Lang (Thanh Hà) ai cũng xót lòng khi thấy hoàn cảnh gia đình ông.

Ông Ly sinh năm 1949. Vừa mới sinh ra, chân trái của ông đã bị teo, vẹo, người lệch. Sau khi lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nhắt (sinh năm 1950), vợ chồng ông sinh được 4 người con. Nhà nghèo, đông con, người con thứ ba là anh Phan Nhật Tình (sinh năm 1974) lại thường xuyên đau yếu nên vợ chồng ông vất vả trăm bề. Không làm được việc nặng nhọc nên ông Ly ở nhà phụ giúp vợ chăm vườn rau, nuôi gà. Đến khi các con trưởng thành, tưởng rằng cuộc sống của vợ chồng ông bớt phần cơ cực, không ngờ éo le vẫn hoàn éo le.

Bà Nhắt thường xuyên bị đau bụng, đi khám phát hiện bị sỏi mật. Năm 1997, bà phải đi cắt mật, từ ấy sức khỏe yếu hẳn đi. Các con khi trưởng thành, lập gia đình riêng đều không ở chung với vợ chồng ông Ly. Cuối năm 2016, người con gái út là chị Phan Thị Liên (sinh năm 1975) qua đời do ung thư buồng trứng. 3 người con còn lại đều làm lao động tự do, hoàn cảnh khó khăn, ít giúp đỡ được bố mẹ.

Từ khi con gái út qua đời, bà Nhắt bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề dẫn đến mắc bệnh thần kinh. Bà không còn tự chủ được trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong nói năng, giao tiếp. Một mình ông Ly phải chăm sóc vợ từ việc ăn uống đến vệ sinh.

Vợ chồng ông ở trong căn nhà ngói được xây dựng cách đây hàng chục năm đã xuống cấp nghiêm trọng, tường lở, ngói vỡ nhiều chỗ, nguy cơ đổ sập

Đề phòng cướp giậtCHIỀU 13.5, chị tôi đi xe máy đang dừng đỗ theo

chỉ dẫn của tín hiệu đèn giao thông ở khu vực cổng khu công nghiệp Lai Vu (Kim Thành) thì bị hai thanh niên áp sát, cướp giật túi xách đeo trên người. Trong lúc giằng co, hai tên này không lấy được túi xách nhưng đã làm chị tôi bị ngã trầy xước ở chân.

Qua sự việc trên, người đi đường cần hết sức cảnh giác, không nên đeo túi xách khi đi xe máy dễ tạo cơ hội cho kẻ cướp. Lực lượng công an tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông tại khu vực này.

THIÊN DI (Kim Thành)

Ông Ly chăm sóc vợ bị bệnh thần kinh

Tranh: CHU ĐỨC TIẾN

Góc biếm họa

Nhắc đôi vần

Chớ vì tấc đấtMẹ tưởng vui ấm bên con

Ngờ đâu tấc đất gặm mòn tình thânAnh em sát cổng kề sân

Chung khúc ruột, lỡ bất nhân xa vờiỐm đau hoạn nạn mặc đời

Quay lưng ngoảnh mặt thành người dửng dưngTham lam, tệ bạc xin đừng

Chớ vì tấc đất nổi khùng, mẹ đau!HỒNG CỜ

An ninh trật tự

bất cứ lúc nào. Cả căn nhà không có vật dụng gì giá trị. Hai vợ chồng ông sống dựa vào tiền trợ cấp khuyết tật vài trăm nghìn đồng mỗi tháng của ông Ly.

Chị Nguyễn Thị Miền, cán bộ phụ trách lao động, thương binh và xã hội xã Thanh Lang cho biết: "Từ trước đến nay, ông Ly rất hòa đồng với bà con làng xóm. Xã cũng thường xuyên tạo điều kiện giúp đỡ gia đình

ông vượt qua khó khăn như tặng quà hỗ trợ vào dịp lễ, Tết, hỗ trợ trong đợt dịch Covid-19... Dù vậy, gia đình ông Ly vẫn rất khó khăn, cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm trong xã hội".

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Ông Phan Nhật Lợi, em trai ông Ly ở thôn Lang Can 3, xã Thanh Lang, Thanh Hà, Hải Dương, số điện thoại 0393 853 170.

BÌNH AN

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH SỐ 1 THẮNG LỢI

- Địa chỉ trụ sở: Số 594 Trần Hưng Đạo, phường Ngọc Châu, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương

- Giấy đăng ký hoạt động: Số 12/TP-ĐKHĐ do Sở Tư pháp Hải Dương cấp ngày 5.5.2020 (cấp lại lần 1, cấp lần đầu ngày 21.6.2019).

(Công ty Đấu giá hợp danh số 1 Thắng Lợi được chuyển đổi từ Công ty Đấu giá hợp danh Thắng Lợi theo quy định tại khoản 2 điều 80 Luật Đấu giá tài sản năm 2016).

- Giám đốc công ty: Ông Nguyễn Thế Thắng, chứng chỉ hành nghề đấu giá số 735/TP/ĐG-CCHN, do Bộ Tư pháp cấp ngày 6.2.2013.

- Thành viên hợp danh: Ông Hoàng Vũ Lập.- Công ty Đấu giá hợp danh số 1 Thắng Lợi

kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Công ty Đấu giá hợp danh Thắng Lợi. Vậy Công ty Đấu giá hợp danh số 1 Thắng Lợi thông báo để quý khách hàng, đối tác và các cơ quan liên quan biết để thực hiện giao dịch.

Giám đốc: NGUYỄN THẾ THẮNG

CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH THẮNG LỢI THÔNG BÁO

chủ” lại cho rằng Hồ Chí Minh "có xuất thân không rõ ràng, đời tư không trong sáng", là "nhà dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi". Nội dung xuyên suốt trong các bài viết của những kẻ cơ hội chính trị là nhằm xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận, hạ bệ uy tín, thanh danh và cuộc đời của Bác; kích động, dụ dỗ, kêu gọi người dân Việt Nam tẩy chay việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cần khẳng định rằng những luận điệu của các phần tử phản động đăng tải trên các trang mạng là hoàn toàn bịa đặt, vu khống; dù chúng có những chiêu trò, âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt đến đâu thì cũng không thể bôi nhọ được phẩm giá cao đẹp của Hồ Chí Minh. Lịch sử đã chứng minh một sự thật hiển nhiên là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng như công lao to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam không chỉ

được các thế hệ người Việt Nam đời đời ghi nhớ mà còn cả thế giới thừa nhận, vinh danh. Với mỗi người dân Việt Nam yêu nước, Hồ Chí Minh vừa là lãnh tụ, vừa là cha, là bác, là anh, là người bạn gần gũi, thân thương trong mỗi gia đình.

Không chỉ được người dân Việt Nam tin yêu, kính trọng mà nhân dân yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới vô cùng kính phục, ngưỡng mộ và dành cho Người tình cảm sâu đậm. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thông qua nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tôn vinh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Nghị quyết của UNESCO ghi rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc

đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam…”.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn 80 năm qua đã khẳng định, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta. Để việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên, là ý thức tự giác trong mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, ngày 15.5.2016, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ thị được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhiệt tình hưởng ứng, tự nguyện thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng.

NGUYỄN THANH

Không thể xuyên tạc về Bác(Tiếp theo trang 1)

"Siêu lừa" lĩnh án tù chung thânSáng 14.5, Tòa án Nhân

dân tỉnh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tuyên phạt Nguyễn Văn Quốc (sinh năm 1987, ở thôn Kim Đôi, xã Cẩm Hoàng, Cẩm Giàng) tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Do không có việc làm, thu nhập, lại ham cờ bạc, chơi bời, từ tháng 3.2017 đến tháng 1.2019, Quốc đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của người khác để thỏa mãn nhu cầu tiêu xài cá nhân.

Quốc đã làm giả và sử dụng 3 con dấu, 33 tài liệu của cơ quan, tổ chức. Gần 2 năm, Quốc thực hiện 8 vụ lừa đảo với chiêu trò xin vào làm việc, muốn có người khác cùng góp vốn hoặc nhượng lại các gói thầu kinh doanh căng tin bán đồ ăn uống, hàng tạp hóa, cung cấp thực phẩm, bãi trông giữ xe tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội).

Tổng số tiền Quốc chiếm đoạt của các bị hại là hơn 8,3 tỷ đồng.

Ngoài mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Quốc còn bị phạt 5 năm tù về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; 5 năm tù về tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, tổng hình phạt là chung thân. Đồng thời, buộc Quốc phải đền bù toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại.

DT

Bị cáo Nguyễn Văn Quốc bị tòa tuyên phạt tù chung thân

Page 8: Những cây cầu mơ ước - 123.30.50.141:8081

Thứ sáu 15.5.2020Sự kiện trong nước - quốc tế

TRANG Phóng sự-ghi chép báo Hải Dương cuối tuần số 1024

có bài Tỷ phú... chưa học hết lớp 7 (Tiến Mạnh-Đỗ Quyết). Vợ học hết lớp 7 còn chồng thì chưa nhưng vợ chồng anh Trần Xuân Ái và chị Phạm Thị Huyền ở thôn Tiêu Lâm, xã Ngũ Hùng (Thanh Miện) khiến nhiều người nể phục. Họ đang sở hữu 160 mẫu ruộng và 3 trang trại quy mô lớn. Quyết tâm làm giàu từ

nông nghiệp, vợ chồng anh Ái không ngại khó, ngại khổ cải tạo ruộng bỏ hoang thành những vùng trồng lúa tươi tốt, trang trại chăn nuôi trù phú, mỗi năm thu về tiền tỷ.

Trang Kinh tế có bài Từ "Ao cá Bác Hồ" năm xưa (Trần Hiền). Bài viết khẳng định phong trào "Ao cá Bác Hồ" được khởi động từ 40 năm trước nhưng đã trở thành tiền đề để phát triển thủy sản ở Hải Dương. Ngày nay, dù nhiều nơi trong tỉnh không còn duy trì phong trào này nhưng nông dân đã biết áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào nuôi thủy sản theo hướng thâm canh, hiệu quả kinh tế cao.

Tháng Công nhân năm nay diễn ra trong lúc dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động. Các cấp công đoàn trong tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động. Những việc làm thiết thực trên của công đoàn các cấp trong tỉnh đã thể hiện vai trò là chỗ dựa tin cậy cho người lao động. Nội dung này được phản ánh trong bài Ứng phó dịch Covid-19: Công đoàn chăm lo

người lao động (Thanh Nga) trên trang Xã hội.

Trang Văn hóa-thể thao-giải trí có bài Thiếu nhi vẽ tranh Bác Hồ (Minh Nguyệt). Cuộc thi vẽ tranh "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ" đã thu hút được nhiều học sinh tham gia. Nhiều em công phu đọc những cuốn sách, bài báo về Bác để vẽ những bức tranh có hồn về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các bức tranh tham gia cuộc thi đều thể hiện tình cảm ấm áp của Bác với thiếu nhi.

Hàng chục hộ dân một số xã, thị trấn của huyện Cẩm Giàng có nguy cơ mất số tiền lớn khi cho vợ chồng Thái Văn Kiên ở khu dân cư số 2, thị trấn Cẩm Giang vay, nhận tiền thế chấp mua nhà hoặc cầm tiền chơi hụi, nhưng đã rời khỏi nơi cư trú từ tháng 8.2019. Thông tin này có trong bài Vay mượn tiền rồi "biến mất" (Danh Trung) trên trang Pháp luật.

Trang Văn nghệ có truyện ngắn Đường mới của tác giả Đỗ Xuân Thu, tản văn Sen tháng năm của Trần Văn Thiên, chùm thơ của các tác giả: Lê Anh Phong, Nguyễn Hưng Hải, Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Ngọc Phát, Võ Hoàng Nam.

Mời bạn đón đọc.

Đón đọc Hải Dương cuối tuần

8

Việt Nam phản đối Trung Quốc điều trinh sát cơ đến Trường Sa

(VNE) Bộ Ngoại giao khẳng định việc Trung Quốc điều trinh sát cơ đến Đá Chữ Thập ở Trường Sa là phi pháp, đề nghị không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. "Mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị", bà Lê Thị Thu Hằng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong họp báo thường kỳ trực tuyến chiều 14.5.

Hôm 23.4, Công ty ImageSat International (ISI) của Israel đăng trên tài khoản Twitter ảnh vệ tinh chụp ngày 10.4 cho thấy hai phi cơ trên đường băng đảo nhân tạo được Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Đá Chữ Thập. Ít nhất một máy bay tuần thám biển KQ-200 đậu trên Đá Chữ Thập trong một đợt huấn luyện, có thể đang thực hành tìm kiếm tàu ngầm và tăng khả năng giám sát mặt biển. Trung Quốc còn triển khai máy bay cảnh báo sớm KJ-500 đến Đá Chữ Thập.

Đá Chữ Thập nằm trong 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo, xây dựng đường băng, hải đăng cùng các công trình dân sự lẫn quân sự.

Nhắc đến các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tập trung hàng trăm tàu dân binh và tàu cá tại Đá Ba Đầu, Én Đất ở Trường Sa, người phát ngôn cho biết Việt Nam luôn theo sát các hoạt động trên Biển Đông. "Chúng tôi cho rằng hoạt động của các nước cần tuân thủ quy định liên quan của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven biển, đóng góp vào hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông", bà Hằng nói.

quan trọng khác. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua Nghị quyết Hội nghị.

Ba vấn đề về tiêu chuẩn cần đặc biệt chú trọng

Tại Hội nghị, Trung ương nhất trí việc xác định tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ được quy định trong các nghị quyết của Đảng. Đặc biệt là phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của quốc gia - dân tộc; có ý chí chiến đấu cao, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm thù địch, sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói đi đôi với làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động, làm việc có hiệu quả.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc; dám hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Đảng, của đất nước. Gương mẫu chấp hành sự phân công và nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập

trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; công minh, công bằng trong đánh giá, sử dụng cán bộ...

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải có trí tuệ, tầm nhìn, có trình độ để tham gia hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương; có năng lực cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới...

Trong đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là những đồng chí thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có khả năng phân tích, dự báo, tổng hợp, đề xuất những vấn đề mới một cách đúng đắn; có trình độ hiểu biết sâu sắc về lý luận chính trị, biết phát hiện và sử dụng người có đức có tài; là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương, hoàn thành tốt nhiệm vụ được

giao, còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ.

Kiên quyết không để lọt những người có khuyết điểm

Nhấn mạnh một số vấn đề để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm: Bản lĩnh chính trị không vững vàng; không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị

mà mình quản lý; không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín thấp; kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.

Trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII cần có số lượng và cơ cấu hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, có tính kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển; tăng cường số lượng Ủy viên Trung ương ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực công tác trọng yếu; chú ý tăng thêm tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII cần có 3 độ tuổi (dưới 50; 50 - 60 và từ 61 tuổi trở lên). Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.

Quy định rõ việc được làm, việc không được làm trong vận động bầu cử

Để bảo đảm tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Tổng Bí thư yêu cầu cần phát huy cao độ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực

hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; sự hưởng ứng, tích cực tham gia, phát huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân của cử tri cả nước. Phấn đấu giới thiệu, lựa chọn bầu được những đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm đúng tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu là ưu tiên hàng đầu, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Phấn đấu bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội và đạt tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Cần có những điều chỉnh, bổ sung cụ thể, chặt chẽ các quy định về trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị phụ trách tổ chức bầu cử; quy trình đề cử, ứng cử; việc phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội do Trung ương giới thiệu; việc thẩm định hồ sơ người tự ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; việc tuyên truyền, vận động bầu cử; giải quyết khiếu nại, tố cáo… Đối với các trường hợp tự ứng cử, cũng phải có quy trình thật chặt chẽ, đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Quy định rõ việc gì được làm, việc gì không được làm trong vận động bầu cử; tránh tình trạng "vận động" không lành mạnh.

Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng.

TTXVN

Trung ương thông qua nghị quyết hội nghị rất quan trọng về nhân sự

Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII thành công tốt đẹpẢnh: TTXVN

(Tiếp theo trang 1)