¬nh ảnh tin... · web viewdo đó, các quy hoạch, định hướng phát triển của thành...

293
Định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn tại TPHCM đến 2020 tầm nhìn 2030 CHƯƠNG 1: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á (Qui hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025). Với diện tích 2.095 km 2 và dân số (đăng kí và vãng lai) hơn 9 triệu người (2010), nằm trong vùng kinh tế năng động nhất Việt Nam, bao gồm đồng bằng sông Cửu Long và Vùng Đông Nam Bộ, trong đó có Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh là đầu tầu kinh tế không những trong Vùng mà còn của cả nước, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt 12% trở lên, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.800 USD bằng 1,68 lần năm 2005 và đóng góp trên 22,5% ngân sách quốc gia (Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần IX). Bên cạnh việc sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thành phố Hồ Chí Minh cũng tiêu thụ một khối lượng khổng lồ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng (49 triệu KWh/ngày), đồng thời thải vào môi trường một khối lượng tương ứng (hơn 2 triệu tấn/ngày) các loại chất thải (lỏng, khí, rắn và bùn), bao gồm cả chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại, chất thải có thể tái chế và chất thải chưa có khả năng tái chế. Chất lượng môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người đang bị đe dọa do sự phát triển thiếu bền vững (sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng không hiệu quả) và do các loại chất thải này. Các thành tựu đạt được về xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường, …, do quá trình phát triển kinh tế và xã hội mang lại trong nhiều năm qua, có nguy cơ đổ vỡ do nạn ô nhiễm môi trường. Không những thế, nguồn tài chính do nhiều năm phát triển kinh tế mang lại sẽ không đủ để phục hồi các tổn hại sức khỏe của người dân, khắc phục hậu 1

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn tại TPHCM đến 2020 tầm nhìn 2030

CHƯƠNG 1: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1.    GIỚI THIỆU CHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á (Qui hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025). Với diện tích 2.095 km2 và dân số (đăng kí và vãng lai) hơn 9 triệu người (2010), nằm trong vùng kinh tế năng động nhất Việt Nam, bao gồm đồng bằng sông Cửu Long và Vùng Đông Nam Bộ, trong đó có Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh là đầu tầu kinh tế không những trong Vùng mà còn của cả nước, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt 12% trở lên, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.800 USD bằng 1,68 lần năm 2005 và đóng góp trên 22,5% ngân sách quốc gia (Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần IX).

Bên cạnh việc sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thành phố Hồ Chí Minh cũng tiêu thụ một khối lượng khổng lồ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng (49 triệu KWh/ngày), đồng thời thải vào môi trường một khối lượng tương ứng (hơn 2 triệu tấn/ngày) các loại chất thải (lỏng, khí, rắn và bùn), bao gồm cả chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại, chất thải có thể tái chế và chất thải chưa có khả năng tái chế. Chất lượng môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người đang bị đe dọa do sự phát triển thiếu bền vững (sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng không hiệu quả) và do các loại chất thải này. Các thành tựu đạt được về xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường, …, do quá trình phát triển kinh tế và xã hội mang lại trong nhiều năm qua, có nguy cơ đổ vỡ do nạn ô nhiễm môi trường. Không những thế, nguồn tài chính do nhiều năm phát triển kinh tế mang lại sẽ không đủ để phục hồi các tổn hại sức khỏe của người dân, khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường và suy thoái đa dạng sinh học,… đặc biệt là mất đi lợi thế cạnh tranh về đầu tư kinh tế trong và ngoài nước.

Nguyên nhân làm cho chất lượng môi trường ngày càng bị đe dọa và tính chất nguy hại tiềm ẩn ngày càng cao có rất nhiều, kể cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng hai nguyên chính (theo thứ tự ưu tiên) cần phải xác định rõ là (1) hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chất thải chưa theo kịp tốc độ phát triển của thành phố và (2) cơ sở hạ tầng tái chế, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường còn thiếu rất nhiều để giải quyết khối lượng các loại chất thải phát sinh hàng ngày. Vì vậy, xây dựng một hệ thống quản lý môi trường nói chung và chất thải nói riêng, đặc biệt là hệ thống quản lý Nhà nước, bao gồm con người và cơ sở vật chất hỗ trợ, phù hợp với điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam, mang tính quyết định đến sự phát triển bền vững kinh tế và xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, một trong những định hướng chiến lược của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đặc biệt trong điều kiện hiện tượng Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở khắp các nơi trên thế giới với cường độ ngày càng khốc liệt, phạm vi ngày càng rộng và thành phố Hồ Chí Minh là một trong 10 thành phố trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Để làm được việc này, sau Chiến lược bảo vệ môi trường, Qui hoạch bảo vệ môi trường trong đó có Qui hoạch quản lý chất thải là một việc bắt buộc phải thực hiện.

1

Từ năm 2000 đến nay, gần như không có các nghiên cứu hoặc đề xuất, một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, về hệ thống quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng cho thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu thống kê và thực tế cho thấy rằng, trong nhiều năm qua, số lượng cán bộ làm việc cho ngành môi trường (bao gồm cả kỹ thuật-công nghệ và quản lý Nhà nước) ngày càng tăng, trình độ học vấn ngày càng cao, cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư ngày càng lớn, các văn bản pháp lý ra đời ngày càng nhiều, nhận thức xã hội về môi trường ngày càng rõ ràng, nhưng mức độ ô nhiễm môi trường (được đánh giá qua các thông số về nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường) chưa được cải thiện như mong muốn, các khu vực bị ô nhiễm ngày càng rộng và tính nguy hại có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, các ảnh hưởng sẽ xảy ra không phải chỉ có một thế hệ mà nhiều thế hệ, không chỉ có thân thể (điều kiện sinh lý) bị ảnh hưởng mà cả ý thức (tâm lý) cũng đang bị ảnh hưởng. Trong hệ thống quản lý chất thải, rất nhiều vấn đề cũ tích lũy và nhiều các vấn đề mới nảy sinh. Hệ thống này đang giải quyết các vấn đề theo sự vụ nhiều hơn là theo định hướng lâu dài, …, đặc biệt là vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân tố quyết định đến hiệu quả của một hệ thống quản lý đô thị. Do đó, hiệu quả quản lý chất thải của thành phố Hồ Chí Minh không cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế trong giai đoạn phát triển hiện nay, cũng như trong tương lai. Một trong những nguyên nhân là do thành phố vẫn chưa có Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải (bao gồm hệ thống kỹ thuật – công nghệ và hệ thống quản lý Nhà nước) làm kim chỉ nam cho các giai đoạn phát triển của thành phố.

Báo cáo này trình bày nội dung Qui hoạch định hướng hệ thống quản lý chất thải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, hướng đến hệ thống quản lý xanh, trên cơ sở các Chiến lược và Qui hoạch phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia và thành phố Hồ Chí Minh, áp dụng các thành tựu cập nhật về kỹ thuật – công nghệ tái chế và xử lý chất thải, về khoa học quản lý đô thị và môi trường, học tập một số trường hợp điển hình đã được áp dụng thành công ở một số thành phố trên thế giới và điều kiện thực tế của thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ Vùng, quốc gia và khu vực, từ đó trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa vật chất (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài chính, …) và tinh thần (con người) nhằm từng bước cải thiện tiến đến xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh, hiện đại hóa hệ thống kỹ thuật – công nghệ, nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tăng trưởng xanh.

1.2.    CƠ SỞ HẠ TẦNG

1.2.1  Giao thông

Thành phố Hồ Chí Minh kết nối với các tỉnh lân cận bằng hệ thống đường bộ, sôi động nhất là quốc lộ 51 từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu; quốc lộ 1A, tỉnh lộ 50, 824 và 825 đi Long An; tỉnh lộ 25B, quốc lộ 1A đi Đồng Nai; tỉnh lộ 824 và quốc lộ 13 đi Bình Dương; quốc lộ 22 hoặc theo đường Trung Lập Hạ đi Tây Ninh. Trong tương lai, thành phố sẽ tiếp tục hiện đại hóa, mở rộng các tuyến đường bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu giữa các vùng kinh tế trong nước và với nước ngoài. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp cũng như mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế.

Mạng lưới đường trong thành phố được phân bố theo dạng hướng tâm gồm 12 trục chính theo các hướng Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Chiều dài mạng lưới đường bộ do thành phố quản lý khoảng 1.521 km. Mạng lưới đường trừ một vài khu có qui hoạch trước, còn

2

đa số đều phát triển tùy tiện từ kích thước, khổ đường, lộ giới, vĩa hè, nhiều hẻm chỉ còn lại 2m. Một số đường bị gián đoạn ở các chỗ thắt nút hẹp, các dòng sông chắn ngang, các đầu mối giao thông, chợ... là những điểm thường xuyên gây cản trở lớn cho giao thông nội bộ thành phố.

1.2.2  Cấp nước

Nguồn cung nước

Nhà máy nước Thủ Đức: là nguồn cung cấp nước sạch chính cho thành phố hiện nay. Hiện công suất của Nhà máy là 750.000 m3/ngày đêm. Nước thô cung cấp cho nhà máy được lấy từ sông Đồng Nai qua trạm bơm Hóa An. Đường ống chuyển tải nước thô về thành phố có đường kính 1.800 mm, dài 10,8 km.

Nhà máy nước BOT Bình An: công suất 100.000 m3/ngàyđêm, bắt đầu cấp nước từ tháng 8/1999. Nhà máy lấy nước thô từ sông Đồng Nai qua trạm bơm đặt tại chân cầu Đồng Nai (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) công suất 105.000 m3/ngày đêm. Nhà máy xử lý đặt tại đồi Bình An, huyện Thuận An - Tỉnh Bình Dương. Đường ống nước thô dài 3,2 km, đường kính 1.200 mm bằng thép dẫn nước thô đến nhà máy xử lý. Đường ống nước sạch dài 6 km, đường kính 1.000 mm bằng thép dẫn nước từ nhà máy xử lý đến bể chứa tại nhà máy nước Thủ Đức.

Nhà máy nước Tân Hiệp: công suất 300.000 m3/ngđ, bắt đầu cấp nước từ 2004. Nguồn nước thô lấy từ sông Sài Gòn, gần cầu Bình Dương.

Nhà máy nước ngầm Hóc Môn: công suất 50.000 m3/ngày đêm, bắt đầu cấp nước vào tháng 8 năm 1995, cung cấp nước cho các quận Tân Bình, quận 6, quận 11, được nối với mạng lưới đường ống hiện có thành một hệ thống liên hoàn hỗ trợ cho nhau.

Hệ thống giếng ngầm: ngoài nhà máy nước Thủ Đức, Bình An và Hóc Môn, hệ thống cấp nước thành phố còn được bổ sung nguồn nước từ hệ thống gồm 39 giếng do Công ty Cấp nước quản lý bao gồm cụm giếng Tân Sơn Nhất, Gò Vấp, và các giếng khoan nằm rải rác trong thành phố. Trong đó có 11 giếng được xây dựng sau năm 1975, 28 giếng cũ đã được sửa chữa phục hồi hiện đang khai thác. Nước giếng bơm lên một số phải xử lý sắt mới hòa vào lưới phân phối để cung cấp. Tổng công suất phát nước của hệ thống giếng này khoảng 40.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra còn một số lượng lớn giếng ngầm của chương trình nước sạch nông thôn do UNICEF tài trợ hiện do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý và khoảng 100.000 giếng do các đơn vị sản xuất - dịch vụ và hộ dân tự  khoan đang được sử dụng.

Trạm cấp nước Bình Trị Đông: công suất 12.000 m3/ngđ, bắt đầu cung cấp nước từ tháng 2/1999.

Mạng lưới chuyển tải và phân phối

Mạng lưới chuyển tải nước sạch

Gồm 3 tuyến ống chính:

3

-        Tuyến thứ nhất từ nhà máy nước Thủ Đức về thành phố có đường kính 2000 mm, dài 12,4 km bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, có nòng thép. Năm  1991, Công ty Cấp nước đo kiểm định hệ số dẫn nước C (hệ số HAZEN) chỉ còn 107,4  giảm rất nhiều so với khi mới xây dựng là 140. Tuy nhiên chưa phát hiện dấu hiệu hư hại, do đó dự đoán khả năng vẫn có thể chuyển tải ở mức 750.000 m3/ngày đêm. Riêng đoạn ống đi ngầm qua đáy sông Sài Gòn ở độ sâu 21 m nên gặp khó khăn khi xác định tính chất bảo đảm an toàn.

-        Tuyến thứ hai từ nhà máy nước Thủ Đức đến khu công nghiệp Biên Hòa cung cấp nước cho khu công nghiệp có đường kính 600 mm dài 13,28 km bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, có nòng thép, riêng đoạn qua cầu Đồng Nai là hai tuyến ống bằng thép 350 mm dài 450 m song song nhau. Tuyến ống bắt đầu sử dụng từ năm 1967 và đến nay đã qua ba lần sửa chữa.

-        Tuyến thứ ba từ nhà máy nước ngầm Hóc Môn về Tân Hóa theo đường Cách Mạng Tháng 8 và Hương lộ 14 có đường kính 800 mm đến 1.000 mm dài tổng cộng 7 km bằng thép có lớp bảo vệ chống ăn mòn hóa học bên ngoài và tráng xi măng bên trong, chuyển tải nước sạch từ nhà máy qua Tân Bình về quận 11. Ống mới, còn sử dụng tốt, có khả năng chuyển tải 100.000 m3/ngày đêm.

Mạng lưới phân phối

Mạng lưới phân phối nước của thành phố rất phức tạp và đa dạng do việc phát triển không đồng bộ qua nhiều thời kỳ khác nhau. Chủ yếu trên khu vực nội thành cũ với diện tích khoảng 140 km2, gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Ngoài ra mạng lưới còn cung cấp nước cho khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghiệp Hiệp Phước và một số khu vực ở các quận mới. Các khu vực còn lại trong thành phố tuy có mạng lưới đường ống nhưng còn rất hạn chế nên chỉ cung cấp nước cho một bộ phận dân cư.  

-        Mạng cấp I: chủ yếu để chuyển nước từ ống 2000 mm sang mạng cấp II, cấp III.

-        Mạng cấp II: tiếp nhận nước từ ống chuyển tải hoặc các ống cấp I để thông qua mạng cấp III (có khi trực tiếp không qua mạng cấp III) cấp nước cho một hoặc nhiều địa bàn tiêu thụ.

-        Mạng cấp II, III tại thành phố thường là ống gang xám, ống gang dẻo, ống nhựa PE, ống nhựa PVC. Trong đó, khoảng 9% chiều dài mạng lưới là ống gang cũ, đã sử dụng trên 50 năm, nhiều đoạn đã bị ăn mòn, tập trung ở các quận trung tâm như quận 1, một phần quận 3 và quận 5. Các tuyến ống đặt trong giai đoạn từ 1940-1960 với 50 % ống 80 mm, còn lại đa số là ống 150 mm và 250 mm, chủ yếu ở vùng phía đông quận 5 và phía nam quận 10, cũng bị mục bể nhiều. Một số ống fibroximăng (abestos cement) có đường kính từ 80 mm đến 500mm với tổng chiều dài khoảng 1.301 km, ngoài ra cũng còn tồn tại một số ít ống cỡ 40 - 60 - 80 mm ở các đường nhỏ cụt làm nhiệm vụ như ống cấp III với tổng chiều dài khoảng 1.800 km. Hiện có khoảng 430 km ống cấp II - III có tuổi thọ trên 80 năm cần được cải tạo để giảm thiểu thất thoát nước, ngăn ngừa nhiễm bẩn làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước.

1.2.3  Thoát nước

4

Hệ thống thoát nước đô thị của thành phố cho đến nay đang có thay đổi lớn với các dự án xây dựng mạng lưới thoát nước lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và Tàu Hủ - Bến Nghé, nhà máy xử lý hỗn hợp nước thải sinh hoạt và công nghiệp Bình Hưng Hòa công suất 30.000 m3/ngđ, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Bình Hưng công suất 141.000 m3/ngđ. Hệ thống thoát nước của thành phố là hệ thống thoát nước riêng một nửa, tức là vẫn áp dụng một mạng lưới thoát nước chung cho cả nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nước mưa, nhưng sẽ tách ra khi mưa lớn. Sự phân cấp quản lý và thực hiện duy tu sửa chữa, xây dựng các công trình thoát nước theo địa bàn quản lý vẫn giữ nguyên như thời kỳ trước, chưa có sự thay đổi.

Trên địa bàn thành phố có khoảng 1.200 km kênh rạch, trong đó có 234 km do Công ty Thoát nước đô thị quản lý dùng cho chức năng thoát nước. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chịu tác động của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, nên gây khó khăn cho việc thoát nước của cả hệ thống cống - kênh rạch - sông lớn. Lòng lạch bị bồi lắng, làm khả năng tiêu thoát nước tự nhiên của hệ thống này bị giảm đi khoảng 50 - 60 %.

Mạng lưới cống ngầm được xây dựng từ 1890, sau đó được phát triển thêm vào cuối những năm 1960, vừa  thu nước thải và vừa thu nước mưa, phát triển đến nay mang tính chắp vá và phân bố không đều trên điạ bàn, tập trung ở các quận trung tâm. Hiện nay mạng lưới này đang được xây mới. Khu vực các quận mới như quận 2, quận 9, quận 12 mạng lưới thoát nước còn rất ít. Nhiều khu tập trung dân cư ở các quận ven, trong nội thành chưa có cống thoát nước. Nước thải  được thải trực tiếp xuống mặt đất, chảy tràn lan và tự thấm gây ô nhiễm môi trường. Theo số liệu thống kê của Viện Qui hoạch, hiện trên địa bàn, các quận trung tâm có hệ thống thoát nước 100% (quận1, 3, và 5), các quận mới và huyện có tỉ lệ được phục vụ thoát nước thấp, riêng Bình Chánh chỉ có 0.3%. Diện tích phục vụ chung của mạng lưới thoát nước khoảng 12% trên tổng diện tích lãnh thổ. 

Mạng lưới cấp 1 là sông/kênh rạch chính tự nhiên. Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị (UDC) quản lý các kênh rạch nhỏ trực tiếp nhận nước thải và làm nhiệm vụ thoát nước và Khu Đường sông quản lý các kênh, sông rạch lớn làm nhiệm vụ vừa thoát nước, vừa phục vụ giao thông vận tải đường thủy, tiếp nhận và pha loãng nước thải và thoát  nước thải ra biển Đông. Như vậy hệ thống kênh rạch tự nhiên đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong hệ thống thoát nước so với hệ thống đường ống cống. Sau khi được nạo vét thông thoáng và cải tạo kênh rạch sẽ tăng cường được nhiệm vụ thoát nước và phát triển giao thông vận tải đường thủy.

Hiện nay kênh Nhiêu lộc - Thị Nghè đã tiến hành giải tỏa các nhà lấn chiếm 2  bờ, xây dựng hạ tầng kỹ thuật dọc kênh giai đoạn I với 1.311 m bờ kè dọc kênh, 10.125 m đường dọc hai bên kênh, lắp đặt 1.736 cống thoát nước   400 đến   800. Một số các kênh rạch nhỏ ở như rạch Cầu (Q.4), rạch Đầm Sen (Q.11),  Ông Buông, Tân Hóa, v.v... do Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị  nạo vét. 

Ngoài ra, trên kênh  Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ, cửa rạch Bến Nghé khu vực tập trung ghe thuyền cũng được nạo vét  phuc vụ cho việc cải tạo bến cảng và giao thông thủy.

Tổng chiều dài của tuyến cống thoát nước được tính từ cấp 2 đến cấp 4 chia theo 2 cấp quản lý: tuyến cấp 2 và cấp 3 nhận nước mưa/nước thải từ tuyến cống cấp 3 và cấp 4 có đường kính từ 400 mm trở lên do Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị quản lý ước tính có chiều dài khoảng

5

516 km; tuyến cống cấp 4 do quận quản lý ước tính có chiều dài khoảng 415 km. Như vậy tổng cộng có khoảng 931 km đường cống thoát nước, gần 200 cửa xả trên diện tích lãnh thổ khoảng 650 km2 cần phải phục vụ thoát nước (140 km2 nội thành, và 510 km2 khu vực xung quanh nội thành). Mật độ mạng lưới bình quân là 0,143 mét/ha lãnh thổ (số liệu tổng hợp từ Dự án JICA,1999). Chất lượng cống rất kém do xây dựng từ lâu, hay bị tắc nghẽn, riêng các cống tròn và cống hộp đa số mới xây dựng nên chất lượng còn khá tốt.

Tổng số  trên toàn tuyến có  65.106 cái hầm ga. Hiện tại, khả năng hoạt động của các hầm ga chỉ đạt 70 – 80%. Trong năm 1999 đã xây thêm gần 200 hầm ga, làm biển báo cửa xả 122 cái, giải tỏa và nạo vét 65 cửa xả. Vấn đề tồn tại nghiêm trọng nhất hiện nay đối với thoát nước đô thị là úng ngập. Có khoảng 28% dân số bị ảnh hưởng thường xuyên do bị ngập trong các mùa mưa.

Các dự án môi trường (1) Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, do Ngân hàng Thế giới WB cho vay, (2) Dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm, do chính phủ Bỉ tài trợ, (3) Dự án cải thiện vệ sinh môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi – Tẻ, do JBIC tài trợ, và (4) Dự án thoát nước Hàng Bàng, do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ, đang làm thay đổi hệ thống thoát nước của thành phố Hồ Chí Minh.

1.2.4  Năng lượng (điện và nhiên liệu)

Điện

Hệ thống điện của thành phố được cung cấp từ nguồn điện Miền Nam qua 3 trạm Hóc Môn, Sài Gòn, Phú Lâm. Hệ thống lưới điện phân phối có 12 trạm ngắt cấp điện áp 15 KV, hầu hết phân bổ ở nội thành.

Lưới phân phối bao gồm:

-        Lưới điện trung thế với hai cấp điện áp 15KV và 6,6KV. Nhiều tuyến trung thế dây có tiết diện quá nhỏ, mức mang tải lại quá lớn.

-        Lưới hạ thế có các cấp điện áp 220/380V (lưới 3 pha) và 220V (lưới 1 pha) vận hành theo sơ đồ hình tia, tổng chiều dài là 4.651km (chưa kể phần mạng lưới do khách hàng đang quản lý). Phần lớn sử dụng dây trần không được chuẩn hóa gây tổn thất kỹ thuật và phi kỹ thuật cao. Đây là khu vực có tổn thất điện năng lớn nhất so với toàn hệ thống, đặc biệt ở ngoại thành và các ngõ hẻm trong nội thành.

Nhiên liệu

Toàn bộ nhiên liệu tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh được phân phối qua hệ thống các trạm xăng dầu và vận chuyển bằng các loại xe bồn chuyên dụng. Cho đến nay, thành phố vẫn chưa có đường ống dẫn khí đốt.

1.2.5  Thông tin truyền thông

6

Từ 1991 đến nay, những chủ trương và biện pháp cải cách mạnh mẽ, đã tạo nên sức bật mới và ngành bưu chính viễn thông đã khơi đầu một giai đoạn phát triển, trong đó bưu điện thành phố Hồ Chí Minh là một nhân tố tích cực đẩy mạnh phát triển trên cả hai lĩnh vực bưu chính và viễn thông.  Giai đoạn 1996-1998 ngành bưu chinh - viễn thông chuyển sang giai đoạn tăng tốc, hiện đại hóa mạng lưới và cất cánh, góp phần làm tiền đề cho phát triển một số ngành kinh tế quốc dân, làm cầu nối trong lĩnh vực trao đổi tin tức và giao lưu tình cảm. Để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, mạng Bưu chính - Viễn thông dần chuyển sang thành mạng đa trung tâm, đa dạng hóa dịch vụ; hiện đại hóa công nghệ; tự do hóa thị trường Bưu chính-Viễn Thông  trong nước theo chủ trương chung của Chính phủ.

1.3     CHIẾN LƯỢC, QUI HOẠCH TỔNG THỂ VÀ QUI HOẠCH CHUYÊN NGÀNH

Qui hoạch định hướng Hệ thống quản lý chất thải thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện dựa trên:

-        Chiến lược phát triển;

-        Qui hoạch tổng thể;

-        Qui hoạch chuyên ngành.

1.3.1  Chiến lược

-        Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011 – 2020;

-        Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh 2011 – 2020 (dự thảo);

-        Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010, tầm nhìn 2020 (2003);

-        Chiến lược quản lý môi trường thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (2002);

-        Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (2010).

1.3.2  Qui hoạch tổng thể

Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đã có các qui hoạch tổng thể sau:

-        Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020;

-        Qui hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2050.

-        Qui hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

7

-        Qui hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

-        Qui hoạch phát triển ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

-        Qui hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010 có tính đến năm 2020;

Quan điểm phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Định hướng phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 dựa trên các quan điểm chủ đạo sau đây:

1./      Phát triển phải mang tính bền vững. Bền vững trong lĩnh vực kinh tế là đảm bảo cho nền kinh tế Thành phố phát triển lâu dài. Do đó, cần tạo các nền tảng cơ bản cho phát triển dài hạn. Bền vững là không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.

2./      Phát triển kinh tế phải hài hòa với phát triển văn hóa-xã hội. Đặt con người vào trung tâm của phát triển và các mục tiêu sau cùng là nhằm phát triển con người. Văn hóa vừa là nền tảng vừa là động lực cho phát triển kinh tế. Sự giàu có về vật chất phải đi liền với sự phát triển tương xứng về đời sống tinh thần, để đảm bảo cho một xã hội phát triển văn minh, hiện đại.

3./      Kinh tế thành phố là kinh tế đô thị, khác với kinh tế quốc gia. Phát triển đô thị và phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với nhau. Thực chất của phát triển kinh tế Thành phố là giải quyết các vấn đề phát triển đô thị.

4./      Phát triển Thành phố phải gắn với phát triển vùng. Thành phố là hạt nhân phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, các quy hoạch, định hướng phát triển của Thành phố phải gắn kết chặt chẽ với toàn vùng.

5./      Giai đoạn sắp tới là giai đoạn mà kinh tế cả nước sẽ hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Là thành viên WTO, chúng ta sẽ tiếp tục đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết mậu dịch tự do với các nước khu vực. Kế hoạch và chiến lược phát triển Thành phố cần đặt trong bối cảnh hội nhập như trên. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là của doanh nghiệp cần xem là một trong những ưu tiên hàng đầu. Quan điểm của Thành phố là chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển. Phải sử dụng cho được công cụ hội nhập đề làm đòn bẩy phát triển Thành phố.

Các qui hoạch tổng thể trên đã xác định dân số thành phố, cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp nước, thoát nước, thông tin, năng lượng, …) và cơ sở thượng tầng (giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật, …).

1.3.3  Các qui hoạch chuyên ngành

Các qui hoạch chuyên ngành có liên quan đến công tác qui hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn   bao gồm: qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch phát triển công nghiệp và một số chuyên ngành công

8

nghiệp (cơ khí, hóa chất, điện – điện tử, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, …), qui hoạch y tế.

1.4     MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải (rắn) nói riêng là những lĩnh vực mới trong quản lý đô thị của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống định nghĩa và khái niệm cơ bản một cách hợp lý và chính xác về các vấn đề liên quan nói trên sẽ góp phần không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước và kỹ thuật – công nghệ, cũng như thực hiện luật pháp một cách chặt chẽ.

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Luật Bảo vệ Môi trường, 11-2005).

Thực tế quản lý chất thải tại thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua đòi hỏi phải xem xét lại định nghĩa này, nhất là khi cả thế giới đang có xu hướng tăng cường hoạt động tái chế và quản lý chất thải chặt chẽ hơn.

Trong chất thải (hiểu theo nghĩa hiện nay), có nhiều chất có thể tái sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho một hoặc nhiều đối tượng sử dụng khác. Vì vậy định nghĩa về chất thải cần được hiểu như sau, các chất có thể sử dụng trực tiếp cho một hoặc nhiều ngành sản xuất khác để sản xuất ra sản phẩm thì phải được xem là nguyên liệu, còn các chất chỉ có thể sử dụng làm nguyên liệu sau một hoặc một số quá trình xử lý (tái chế) thì bị xem là chất thải. Các chất thải này gọi là các chất thải có khả năng tái chế. Về nguyên tắc, tất cả các chất thải đều có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế.

Ví dụ, chất thải rắn xây dựng (hiểu theo nghĩa hiện nay) nếu sử dụng phần gạch, đá, bê tông, … để sản xuất vật liệu xây dựng (như gạch không nung) với công nghệ và thiết bị sử dụng như khi dùng nguyên liệu là đá, cát, xi măng, thì không coi là chất thải rắn mà là nguyên liệu. Bia quá hạn sử dụng nhưng vẫn đủ chất lượng để sản xuất dấm ăn thì không coi là chất thải lỏng mà là nguyên liệu sản xuất dấm ăn. Trong khi đó dầu thải muốn sử dụng lại phải qua các công đoạn xử lý như tách nước, lọc cặn, … rồi mới sử dụng cho mục đích bôi trơn hoặc chạy máy thì bị coi là chất thải hoặc chất thải có khả năng tái chế, nhưng nếu sử dụng trực tiếp đốt trong lò hơi để sản xuất hơi nước sử dụng cho phát điện hoặc sấy khô thì có thể coi là nguyên liệu sản xuất.

Về mặt vật lý, định nghĩa về Chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường (2005) chưa đề cập đến các loại vật chất không nằm trong dạng rắn, lỏng và khí. Ví dụ bùn hoặc hỗn hợp các loại trên.

Vì vậy, một cách tổng quát và thực tế, chất thải cần được định nghĩa như sau:

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc hỗn hợp các thể trên (bùn – sludge, mud; semi-solid) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác của con người mà không thể sử dụng trực tiếp lại được nữa.

Chất thải được phân thành chất thải nguy hại và chất thải thông thường (Luật Bảo vệ Môi trường, 11-2005).

9

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về Quản lý chất thải rắn).

Chất thải rắn là tất cả các chất thải, phát sinh từ các hoạt động của con người và động vật, thường ở dạng dạng rắn và bị đổ bỏ vì không thể trực tiếp sử dụng lại được hoặc không được mong muốn nữa (Tchobanoglous et al., 1993).

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt cá nhân, các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư, ...), khu thương mại và dịch vụ (cửa hàng, chợ, siêu thị, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, ...), khu cơ quan (trường học, viện và trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hành chánh nhà nước, văn phòng công ty, nhà tù, ...), từ các hoạt động dịch vụ công cộng (quét dọn và vệ sinh đường phố, công viên, khu giải trí, tỉa cây xanh,...), từ sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh, ...) của các cơ sở y tế (phòng khám, trung tâm đa khoa, bệnh viện không lây nhiễm, …),  từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân (văn phòng, căn tin, nhà ăn, nhà vệ sinh, …) trong các cơ sở công nghiệp (khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ).

Chất thải rắn nguy hại sinh ra từ các nguồn trên được gọi là chất thải rắn sinh hoạt nguy hại.

Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất của các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.

Chất thải rắn công nghiệp bao gồm cả chất thải rắn và bùn sinh ra từ hệ thống xử lý chất thải lỏng và khí thải. Chất thải rắn công nghiệp không bao gồm chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ, công nhân thải ra từ nhà bếp, căntin, nhà vệ sinh, văn phòng, … của các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.

Chất thải rắn công nghiệp cũng còn được chia làm hai loại: (1) chất thải rắn không nguy hại, và (2) chất thải rắn nguy hại, hoặc (1) chất thải rắn có thể tái sử dụng, tái chế, và (2) chất thải rắn không thể tái sử dụng, tái chế (về khía cạnh kinh tế).

Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.  Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.

Bùn thải là hỗn hợp chất thải rắn và nước có thành phần đồng nhất trong toàn bộ thể tích, có kích thước hạt nhỏ hơn 0,1mm và có hàm lượng nước (độ ẩm) từ 70 – 95%.

Bùn thải bao gồm các loại sau: (1) bùn thải từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt/đô thị, bao gồm mạng lưới thoát nước và trạm/nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt/đô thị; (2) bùn thải từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp, bao gồm mạng lưới thoát nước và trạm/nhà máy xử lý nước thải công nghiệp; (3) bùn thải từ các nhà máy xử lý nước cấp; (4) bùn thải từ các hoạt động nạo vét kênh rạch định kì; (5) bùn thải từ bể tự hoại (hầm cầu); (6) bùn thải từ các công trường xây dựng; và (7) các loại bùn khác.

10

Sự khác nhau cơ bản giữa bùn thải và chất thải rắn đô thị là tính đồng nhất của loại chất thải. Sự khác nhau cơ bản giữa bùn thải và nước thải là nồng độ của các chất trong dung dịch. Nếu bùn thải và nước thải được coi là hỗn hợp đồng nhất (homogeneous), thì chất thải rắn đô thị được coi là hỗn hợp không đồng nhất (heterogeneous). Đó là lí do tại sao khi phân tích thành phần bùn thải/chất thải lỏng, mẫu bùn/nước chỉ cần dung tích nhỏ (vài mL đến vài trăm mL), mẫu chất thải rắn cần đến 900 kg.

Chất thải xây dựng là chất thải phát sinh tại các công trường xây dựng, không bao gồm chất thải phát sinh từ sinh hoạt của công nhân trên công trường. Chất thải xây dựng bao gồm chất thải rắn xây dựng (gạch, vữa, bê tông, sắt thép, gỗ, đá, đất, cát, …) và bùn thải từ các hố móng.

Chất thải rắn đô thị bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng và đập phá (xà bần), bùn thải từ các bể tự hoại, từ các hoạt động nạo vét cống rãnh và kênh rạch, chất thải rắn và bùn thải của các nhà máy xử lý (nhà máy xử lý nước cấp, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt), lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.

Chất thải rắn đô thị thường không đồng nhất. Nhưng các chất thải sau quá trình phân loại thường đồng nhất và được gọi là phế liệu.

Nói cách khác, trong điều kiện thu gom hiện nay, chất thải rắn đô thị bao gồm chất thải rắn sinh hoạt của các khu dân cư và hành chính, chất thải rắn sinh hoạt từ các cơ sở y tế không lây nhiễm, chất thải rắn sinh hoạt từ các cơ sở công nghiệp, chất thải rắn từ các nhà máy xử lý nước và bùn thải từ hệ thống cống rãnh thoát nước, nạo vét kênh rạch.

Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác (Luật Bảo vệ Môi trường, 11-2005).

Rõ ràng và chi tiết hơn, chất thải nguy hại có thể được định nghĩa như sau:

Chất thải nguy hại là chất thải hoặc hợp chất của các chất thải rắn, do khối lượng, nồng độ hoặc do tính chất vật lý, hoá học hoặc lây nhiễm có thể:

(A) gây hoặc góp phần đáng kể làm tăng số lượng tử vong hoặc làm tăng các bệnh nguy hiểm.

(B) gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường khi không được xử lý, lưu trữ, vận chuyển, đổ bỏ, hoặc quản lý không hợp lý

Chất thải nguy hại là các loại chất thải (rắn, bùn, lỏng và các loại khí đóng bình) trừ các chất thải phóng xạ (và lây nhiễm), do hoạt tính hóa học của chúng hoặc tính chất độc hại, cháy nổ, ăn mòn, hoặc các tính chất khác, gây nên mối nguy hiểm hoặc tương tự đến sức khỏe hoặc môi trường, dù đơn độc hay tiếp xúc với các chất thải khác.

Như vậy, chất thải nguy hại là chất thải có một trong bốn tính chất dễ cháy (ignitable), ăn mòn (corrosive), phản ứng (reactive), hoặc độc hại (toxic) (LaGrega et. al., 2001):

11

Chất thải dễ cháy (Ignitable wastes): các chất thải dễ cháy là các chất lỏng có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn 60oC hoặc chất rắn có khả năng gây cháy ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.

Chất thải ăn mòn (Corrosive wastes): các chất thải ăn mòn là các chất thải lỏng có pH thấp hơn 2 hoặc trên 12,5, hoặc ăn mòn thép ở tốc độ hơn 0,25 inches/năm.

Chất thải phản ứng (Reactive wastes): các chất thải phản ứng thường là các chất không ổn định, phản ứng mãnh liệt với nước hoặc không khí, hoặc tạo thành hỗn hợp có khả năng nổ với nước. Loại chất thải này cũng bao gồm các chất thải có thể bốc khói khi trộn với nước và các chất có thể gây cháy nổ.

Chất độc (Toxicity): tính chất của chất độc khó xác định hơn. Mục đích của thông số này là để xác định xem các thành phần độc hại trong mẫu chất thải rắn sẽ thấm vào nước ngầm nếu chất thải được đặt trong bãi chôn lấp chất rắn đô thị.

Chất thải có thể cháy được là các loại chất thải có nhiệt lượng lớn hơn 1.500 kcal/kg. Về nguyên tắc tất cả các chất hữu cơ và các chất không hữu cơ có khả năng bị oxy hóa (bằng oxy O2) đều là các chất có thể cháy được. Chất hữu cơ càng bền vững nhiệt lượng càng cao.

Chất thải rắn y tế là chất thải rắn sinh ra từ các cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm chuyên khoa, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, trạm y tế, phòng khám tư nhân, nhà thuốc, ...)

Chất thải y tế có thể được chia làm các loại sau:

1.       Chất thải lâm sàng

Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm:

Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu...

Nhóm B: là các vật sắc nhọn, bao gồm bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và những vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.

Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh khiết/xét nghiệm/nuôi cấy, túi đựng máu,…

Nhóm D: là chất thải dược phẩm bao gồm:

-        Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng.

-        Thuốc gây độc tế bào.

12

Nhóm E: là các mô và cơ quan người - động vật, bao gồm: tất cả các mô của cơ thể (dù bị nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn); các cơ quan, tay, chân, nhau thai, bào thai, xác xúc vật (có thể gọi nhóm chất thải này là bệnh phẩm).

2.       Chất thải phóng xạ

Chất thải phóng xạ là chất thải có hoạt độ riêng giống như các chất phóng xạ. Tại các cơ sở y tế chất thải phóng xạ phát sinh tại các hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ bao gồm chất thải rắn, lỏng và khí.

Chất thải phóng xạ rắn: bao gồm các vật liệu sử dụng trong xét nghiệm, chuẩn đoán, điều trị như ống tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng hóa chất,...

Chất thải phóng xạ lỏng: bao gồm dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ,...

Chất thải phóng xạ khí:  bao gồm các chất khí dùng trong lâm sàng như  133Xe, các khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ,...

3.       Chất thải hóa học

 Chất thải hóa học bao gồm các chất thải rắn, lỏng, khí. Chất thải hóa học trong các cơ sở y tế được chia thành hai loại:

Chất thải hóa học không gây hại như đường, acid béo, một số muối vô cơ và hữu cơ.

Chất thải hóa học gây nguy hại, bao gồm:

-                     Formaldehyde: được sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác và dùng bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác.

-                     Các  hóa chất quang hóa học: có trong các dung dịch cố định và tráng phim.

-                     Các dung môi bao gồm: các hợp chất halogen như methylene chloride, chloprofom, freons, trichloro ethylen, các thuốc mê bốc hơi như halothane; các hợp chất không có halogen như xylen, acetone, isopropanol, toluen, ethyl acetate và acetonitrile.

-                     Oxit ethylen - Oxit ethylen được sử dụng để tiệt khuẩn các thiết bị y tế, các phòng phẫu thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bị tiệt khuẩn. Loại khí này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người.

-                     Các chất hóa học hỗn hợp: bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh,...

4.       Các bình chứa khí có áp suất

13

Các cơ sở y tế thường có các bình chứa khí có áp suất như  bình đựng oxy, CO2, bình gas, bình khí dung, và các bình chứa khí dùng một lần. Các bình này dễ cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng.

5.       Chất thải sinh hoạt có và không có vi sinh vật lây nhiễm

Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại: phát sinh từ các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, máy giặt, nhà ăn, ... bao gồm: giấy bó, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng carton, túi nylon, túi đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh và rác quét dọn từ sàn nhà, ...

Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ khu vực ngoại cảnh,...

Như vậy, trong các cơ sở y tế chất thải rắn có thể được phân loại thành chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt.

-        Chất thải rắn y tế gồm có chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ rắn, chất thải hoá học rắn, các bình chứa khí có áp suất dùng một lần và chất thải sinh hoạt lây nhiễm.

-        Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, máy giặt, nhà ăn,... bao gồm: giấy bó, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng carton, túi nylon, túi đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh và rác quét dọn từ sàn nhà, ...

-        Các bình chứa khí tại các cơ sở y tế không do các cơ sở y tế xử lý. Sau khi dùng hết khí, đơn vị y tế trả lại cho công ty sản xuất.

Theo quy chế quản lý chất thải y tế, màu sắc túi, hộp và thùng đựng chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế được quy định như sau:

-        Túi nylon màu vàng: đựng chất thải lâm sàng;

-         Túi nylon màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt;

-          Túi nylon màu đen: đựng chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào;

-          Vật sắc nhọn đựng trong hộp bằng vật liệu cứng màu vàng.

-         Các túi, hộp và thùng có màu trên chỉ được sử dụng để dựng chất thải và không dùng vào các mực đích khác.

Các thành phần chính trong chất thải rắn y tế là: bông, gạc, plastic, thuỷ tinh, giấy, cao su (găng tay y tế và dây truyền dịch, các ống thông,…), gỗ, kim loại, mốp xốp, vải, bột băng, bệnh phẩm, hoá chất, thực phẩm lây nhiễm,…

14

Dây rác là một tuyến thu gom chất thải rắn trong các khu dân cư với số lượng các hộ (nguồn) phát sinh chất thải rắn xác định do 01 tổ (người) thu gom thực hiện trong một thời gian xác định.

Theo qui định của thành phố, số lượng hộ (nguồn) thu gom trong một dây rác không được vượt quá 190 hộ. Tuy nhiên, một tổ (người) thu gom rác có thể thực hiện 2-3 dây rác trong một ngày và một “đầu nậu” có thể quản lý 5-7 dây rác. Với phí thu gom rác khoảng 15.000-20.000 đ/hộ, một dây rác có số thu khoảng 2 – 3 triệu đồng/tháng, sau khi nộp cho “đầu nậu” khoảng 01 triệu, thu nhập của người làm công, kết hợp với tiền bán phế liệu phân loại và thu gom được, khoảng 2,0-3,0 triệu đ/tháng. Trong khi đó, thu nhập hàng tháng của các “đầu nậu” có khi lên đến hàng chục triệu đồng và đây cũng là lý do công ty TNHH MTV DVCI của một số quận trung tâm, do muốn quản lý tốt chất lượng vệ sinh của mặt tiền đường, đã phải “mua lại” dây rác của các “đầu nậu” với giá hàng chục cây vàng.

Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng (sau khi sử dụng trong sinh hoạt, làm việc) được (phân loại và) thu hồi để (sử dụng lại – trực tiếp) hoặc để dùng làm nguyên liệu sản xuất (Luật Bảo vệ Môi trường, 11-2005).

Phế liệu bao gồm:

a) Nguyên liệu thứ phẩm là nguyên liệu không đáp ứng yêu cầu về qui cách, phẩm chất để sản xuất một loại sản phẩm nhất định nhưng có thể được gia công để sản xuất lại sản phẩm ấy hoặc để sản xuất các loại sản phẩm khác;

b) Nguyên liệu vụn là nguyên liệu được (bị) loại ra của một quá trình sản xuất (đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi rối, mảnh vụn);

c) Vật liệu tận dụng là vật liệu đồng nhất về chất được tháo dỡ, bóc tách, thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng hoặc từ thứ phẩm, phế phẩm

Như vậy, các loại sản phẩm không đáp ứng (đạt) yêu cầu về qui cách tại các kho lưu giữ hàng hóa, cửa hàng bán sỉ, lẻ, … phải chuyển trả về nhà máy để sửa chữa và tái chế thì là phế liệu và không coi là chất thải.

Plastic bao gồm:

●       PVC – Polyvinyl Chloride;

●       PET – Polyethylene terephthalate

●       HDPE – High-density polyethylene

●       LDPE – Low- density polyethylene

●       PP – Polypropylene

●       PS – Polystyrene

15

●       Các loại vật liệu plastic nhiều lớp khác.

 Tái chế là quá trình biến đổi chất thải hoặc phế liệu trở thành vật chất hữu ích để tiếp tục sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất.

Xử lý chất thải là một quá trình hoặc tập hợp các quá trình biến đổi chất thải có khả năng gây ô nhiễm thành các chất không gây ô nhiễm môi trường hoặc gây ô nhiễm ít hơn.

 Công nghệ xử lý (tái chế) là tập hợp các quá trình, phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện theo một trình tự nhất định được sử dụng để xử lý (tái chế) chất thải nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm (nguyên liệu) và môi trường.

 Dịch vụ môi trường là hoạt động bảo vệ môi trường do tổ chức, cá nhân thực hiện vì lợi ích của tổ chức cá nhân khác, có thu phí hoặc không thu phí theo qui định của pháp luật.

 Xã hội hóa là quá trình chuyển giao để khu vực dân sự (ngoài nhà nước) "gánh đỡ" những công việc trước đây do Nhà nước làm hoặc "quán tính" của tư duy cũ vẫn cho rằng đúng ra Nhà nước phải làm.

 Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm. (Nguồn: từ điển VDict)

 Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này (Luật Tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật, 2006).

 Qui chuẩn là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác (Luật Tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật, 2006).

Hệ thống kỹ thuật – công nghệ quản lý chất thải là cấu trúc hạ tầng của một đô thị bao gồm toàn bộ các thiết bị, công trình, cơ sở hạ tầng, qui trình được áp dụng để phân loại, tồn trữ, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý và chôn lấp đạt tiêu chuẩn môi trường.

 Hệ thống quản lý Nhà nước là cấu trúc thượng tầng của một đô thị bao gồm tổ chức, nhân lực, vật lực và hệ thống văn bản pháp luật để điều hành hoạt động của một đô thị.

 Khu vực dân cư là khu vực sinh sống của người dân đô bao gồm biệt thự, nhà phố (hộ gia đình) riêng lẻ, nhà phố nhiều hộ, chung cư cao tầng, trung bình và thấp tầng.

 Khu vực thương mại là khu vực cửa hàng, nhà hàng/cửa hàng ăn uống, chợ/siêu thị, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng/cửa hiệu dịch vụ, trạm sửa chữa và bảo trì xe máy.

16

 Khu vực cơ quan là khu vực trường học, bệnh viện, nhà tù và cơ quan Nhà nước.

 Dịch vụ đô thị (công cộng) là dịch vụ thiết yếu đối với đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà việc sản xuất, cung cấp theo cơ chế thị trường thì khó có khả năng bù đắp chi phí đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ này, do đó được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định (Luật Doanh nghiệp, 2003).

 Hay nói một cách ngắn gọn dịch vụ công cộng là các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu công cộng của đô thị, như vệ sinh, cấp nước, thoát nước, … mà trước đây thường được cho là chỉ có công ty nhà nước thực hiện.

 Phát triển bền vững là “Phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (Luật Bảo vệ môi trường, 2005).

 Hoặc “Sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” (Nguyễn Tấn Dũng, 2010).

 Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải (Luật Bảo vệ môi trường, 2005).

 Quản lý môi trường, theo định nghĩa chung, “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia”

 Quản lý Nhà nước

 Nội dung công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường của Việt Nam được thể hiện trong các Điều, Khoản của Luật Bảo vệ Môi trường, gồm các điểm:

1. Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.

2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

3. Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường.

4. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

5. Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

17

6. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

7. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

8. Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.

9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

10. Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 Quản lý chính sách là các hoạt động soạn thảo chiến lược, qui hoạch, chương trình, kế hoạch hành động và văn bản pháp luật làm cơ sở cho các hoạt động quản lý. Thực hiện công tác quản lý chính sách yêu cầu các cán bộ có trình độ khoa học (kỹ thuật-công nghệ và quản lý) cao và có kinh nghiệm lâu năm trong nhiều lĩnh vực. Hoạt động này cần nhân lực hơn là cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ. Hoạt động này thường được thực hiện chủ yếu ở cấp Trung ương và thành phố với sự hỗ trợ (góp ý) của các quận/huyện và phường/xã.

 Quản lý điều hành là các hoạt động thực hiện chương trình, kế hoạch hành động. Ví dụ thực hiện các chương trình quan trắc, kiểm tra, giám sát, thông tin, tuyên truyền, xây dựng qui trình vận hành, giải quyết khiếu nại, … Hoạt động này diễn ra ở cả cấp Trung ương, thành phố, quận/huyện và phường/xã với các mức độ và trình độ khác nhau. Trung ương và thành phố thường quản lý các chương trình và kế hoạch hành động lớn, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương và các sở ban ngành. Các quận/huyện và phường xã quản lý các vần đề cụ thể.

 Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.

Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: (1) công cụ điều chỉnh vĩ mô, (2) công cụ hành động và (3) công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v... và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường. Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường.

 Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:

-        Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.

-        Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.

18

-         Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố.

  1.5     SỰ CẦN THIẾT CỦA QUI HOẠCH TỔNG THỂ (ĐỊNH HƯỚNG) HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI

 Về nguyên tắc, trong công tác quản lý lãnh thổ (địa phương/quốc gia) nói chung và đô thị/thành phố nói riêng, các chiến lược phát triển và bảo vệ đất nước (kinh tế - xã hội - môi trường, đối ngoại, quốc phòng, …) phải được xây dựng trước tiên với các giai đoạn phát triển xác định (20-30 năm hoặc lâu hơn nữa, 50-100 năm) trên cơ sở các mục tiêu, điều kiện và tiềm năng cụ thể, tiếp theo sau là các qui hoạch tổng thể quốc gia/địa phương và qui hoạch lĩnh vực/chuyên ngành (hoặc ngược lại theo một số quan điểm, xây dựng qui hoạch địa phương hoặc chuyên ngành phải được thực hiện trước, qui hoạch quốc gia hoặc lĩnh vực sẽ được thực hiện sau trên cơ sở các qui hoạch trên) với các chương trình và kế hoạch hành động cụ thể cho các giai đoạn 1 năm, 2 năm và 5 năm.

 Quản lý môi trường là lĩnh vực mới trong công tác quản lý đô thị ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Trong đó, quản lý chất thải mới chỉ được quan tâm trong những năm gần đây. Vì vậy, mặc dù Chiến lược Quản lý Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được phê duyệt năm 2002, Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2003, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2149/QĐ – TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009, nhưng cho đến nay (11/2011) chỉ có một số ít địa phương lập qui hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nhưng ở mức độ đơn giản và tập trung vào qui hoạch hệ thống kỹ thuật (khu xử lý và chôn lấp vệ sinh), chưa có địa phương nào xây dựng Qui hoạch tổng thể.

 Với qui mô lớn thứ hai về diện tích, đông dân nhất và có tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa cao nhất Việt Nam, đồng thời là trung tâm của cả vùng và khu vực về nhiều mặt, thành phố Hồ Chí Minh đang là nơi phát sinh lớn nhất và tiếp nhận từ các tỉnh lận cận, quốc tế một khối lượng đáng kể các loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại, đây cũng là nơi có số lượng các cơ sở tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhiều nhất của cả nước. Mặc dù các hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom và vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý trong thời gian qua đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững công nghiệp, kinh tế và xã hội, nhưng toàn bộ hệ thống đang hoạt động một cách thiếu kế hoạch lâu dài, bộ máy quản lý nhà nước hoạt động chưa có định hướng rõ ràng, thiên về giải quyết sự vụ, chưa tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chủ yếu là chôn lấp vệ sinh tiêu tốn đất đai, gây mùi và nước rỉ rác, thành phố chưa có các khu xử lý tập trung cho chất thải nguy hại, đặc biệt thiếu bãi chôn lấp an toàn (secure landfill), …, hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là qui chuẩn/tiêu chuẩn còn thiếu rất nhiều, định hướng áp dụng công nghệ mới (thông tin) vào hệ thống quản lý còn yếu, chưa có các chính sách khuyến khích các hoạt động tái sử dụng và tái chế, … Vì vậy, việc xây dựng Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải, bao gồm cả hệ thống kỹ thuật và hệ thống quản lý Nhà nước, sẽ là bước tiếp theo để thực hiện Chiến lược quản lý chất thải, góp phần phát triển bền vững thành phố Hồ Chí Minh, “Hòn Ngọc Viễn Đông” của Việt Nam.

19

 Tuy nhiên, việc thực hiện Qui hoạch Hệ thống quản lý chất thải rắn theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn vì những lý do sau đây:

 -        Cơ sở (ngân hàng) số liệu về các loại chất thải của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung không đầy đủ hoặc thiếu hoàn toàn do kinh phí không đầy đủ và thiếu chương trình điều tra tổng thể (ví dụ, chất thải rắn xây dựng, bùn thải, …) để có thể tính toán và dự đoán nguồn thành phần, khối lượng và công nghệ tái chế, xử lý chất thải trong tương lai (gần và xa) nhằm phục vụ qui hoạch.

-        Thành phần và khối lượng chất thải bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khách quan (các tỉnh/thành lân cận, các dự án, sự phát triển kinh tế trong vùng, khu vực và thế giới, …) sẽ làm ảnh hưởng (sai lệch) lớn đến kết quả dự đoán.

-        Các qui hoạch tổng thể và chuyên ngành của thành phố và quốc gia bị điều chỉnh liên tục.

-        Trình độ kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực xử lý môi trường nói chung và tái chế, xử lý chất thải nói riêng phát triển nhanh chóng.

-        Các quan điểm và kiến thức về khoa học quản lý môi trường liên tục được cập nhật. Đặc biệt, quản lý chất thải rắn là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu của Chương trình ứng phó Biến đổi khí hậu toàn thế giới và của Tổ chức Nhóm lãnh đạo về khí hậu của các thành phố lớn trên thế giới.

-        Qui hoạch truyền thống thường “cứng nhắc” và mỗi lần thay đổi sẽ tốn nhiều công sức, thời gian và thủ tục hành chính.

-        Hướng dẫn của Bộ Xây dựng chỉ đề cập đến chất thải rắn thông thường và chỉ tập trung vào các công trình, nhà máy, khu liên hợp xử lý chất thải rắn. Trong khi đó hệ thống quản lý Nhà nước đóng vai trò quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý đô thị.

-        Đánh giá tác động môi trường chiến lược sẽ cần một khoản kinh phí khá lớn và thời gian thích hợp. Trong khi đó các Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải tại thành phố Hồ Chí Minh đã được xác định rõ ràng về mặt vị trí, về các vấn đề môi trường sẽ nảy sinh và các biện pháp giảm thiểu sau gần 20 năm quản lý. Hơn nữa, mỗi dự án đầu tư vào hệ thống quản lý chất thải đều phải xây dựng Báo cáo Đánh giá tác động môi trường và cấp phê duyệt là Tổng cục Môi trường theo ủy quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 Vì những lý do trên, đồng thời theo xu hướng trên thế giới và nhiều lĩnh vực tại Việt Nam đã thực hiện về Qui hoạch định hướng một cách mểm dẻo linh hoạt, nhưng đảm bảo các yếu tố “bất di bất dịnh”, như bảo vệ môi trường, tái chế ở mức độ cao nhất, “phát thải cacbon thấp, tăng trưởng xanh”, … đồng thời đáp ứng được các điều kiện cụ thể của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, như giảm chi phí công, thiếu cán bộ, cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ, các hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải ngày càng được xã hội hóa toàn diện, đã có kinh nghiệm hơn 25 năm quản lý môi trường, gần 20 năm kinh nghiệm trong quản lý chất thải sinh hoạt, 8 năm quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại, … Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, hướng đến Hệ

20

thống quản lý xanh (Green Management System), theo phương án Qui hoạch định hướng, tập trung vào việc xây dựng các phương án dự phòng, được kiến nghị thực hiện.

 Mục tiêu qui hoạch

 Mục tiêu Qui hoạch tổng thể Hệ thống quản lý chất thải của thành phố Hồ Chí Minh được xác định dựa trên cơ sở sau:

1.       Chiến lược quản lý môi trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2015, tầm nhìn 2020 (2002)

2.       Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2015, tầm nhìn 2020 (2004).

3.       Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.

4.       Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

5.       Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (đã được phê duyệt)

6.       Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (đã được phê duyệt).

 bao gồm:

 Mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

 Lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý và chôn lấp vệ sinh/an toàn 100% lượng chất thải phát sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và vận chuyển từ các tỉnh/thành phố khác về thành phố với công nghệ ngày càng hiện đại, tiêu tốn ít hoặc tái sinh năng lượng, nguyên liệu cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất công nghiệp/nông nghiệp và kêu gọi đầu tư.

 Mục tiêu kinh tế

 Xây dựng hệ thống phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom và vận chuyển, tái sử dụng và tái chế các loại chất thải và phế liệu, xử lý và chôn lấp vệ sinh/an toàn với hiệu quả kinh tế cao nhất, có khả năng tự đầu tư và sinh lợi cho các doanh nghiệp. Giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo. Hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước với chi phí thấp nhất. Thành lập thị trường trao đổi chất thải và phế liệu.

 Mục tiêu xã hội

 Tạo công việc ổn định cho 18.000 – 20.000 lao động của thành phố. Xây dựng ý thức sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không tái

21

tạo, và năng lượng. Xây dựng ý thức làm việc và bảo vệ môi trường theo pháp luật cho toàn xã hội.

Mục tiêu quản lý nhà nước

Hoàn thiện cấu trúc tổ chức nhà nước với khả năng hoạt động đồng bộ (phối hợp) cao nhất, đội ngũ cán bộ có trình độ cao và số lượng nhỏ nhất, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật – công nghệ hỗ trợ, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quản lý chất thải và khuyến khích các hoạt động tái sử dụng và tái chế.

 Giới hạn qui hoạch

 Qui hoạch này giới hạn trong lĩnh vực quản lý chất thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm:

 Loại chất thải

1.       Chất thải rắn sinh hoạt/đô thị (thông thường) và chất thải sinh hoạt nguy hại;

2.       Chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại;

3.       Chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại;

4.       Chất thải rắn xây dựng;

5.       Bùn thải, bao gồm:

●       Bùn thải từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, bao gồm mạng lưới thoát nước và trạm (chung cư hoặc cụm dân cư)/nhà máy xử lý (tập trung) nước thải sinh hoạt;

●       Bùn thải từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp, bao gồm mạng lưới thoát nước và trạm (nhà máy)/nhà máy xử lý (khu công nghiệp) nước thải công nghiệp;

●       Bùn thải từ hoạt động nạo vét định kì kênh rạch thành phố;

●       Bùn thải từ bể tự hoại;

●       Bùn thải từ các công trường xây dựng (mud);

●       Bùn từ nhà máy xử lý nước cấp;

Lĩnh vực quản lý

1.       Hệ thống kỹ thuật – công nghệ, bao gồm:

●       Nguồn phát sinh chất thải;

22

●       Thành phần và khối lượng;

●       Phân loại và tồn trữ tại nguồn;

●       Thu gom (tại nguồn thải và trên đường phố);

●       Trung chuyển và vận chuyển;

●       Tái chế và xử lý;

●       Chôn lấp (vệ sinh và an toàn);

2.       Hệ thống quản lý Nhà nước, bao gồm:

●       Chức năng và nhiệm vụ;

●       Cấu trúc tổ chức;

●       Nhân lực và cơ sở vật chất – kỹ thuật hỗ trợ;

●       Hệ thống văn bản pháp luật;

1.6     PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG QUI HOẠCH

1.6.1  Phương pháp

Qui hoạch hệ thống quản lý chất thải dựa trên các cơ sở sau:

1.       Văn bản pháp luật

-        Luật Bảo vệ Môi trường (2005) và các Luật có liên quan.

-        Chiến lược, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các qui hoạch chuyên ngành liên quan.

-        Chiến lược bảo vệ (quản lý) môi trường và Chiến lược quản lý chất thải rắn.

-        Hướng dẫn xây dựng qui hoạch cơ sở hạ tầng đô thị và ngành của Bộ Xây dựng.

2.       Cơ sở kỹ thuật và công nghệ

 -        Các qui định, qui chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ trong nước.

-        Các kỹ thuật và công nghệ trên thế giới.

-        Thực tế đang áp dụng tại các nhà máy tái chế và xử lý

23

3.       Các phương pháp khoa học

-        Điều tra cơ bản (khảo sát thực tế, bản câu hỏi, internet, số liệu lưu giữ).

-        Dự đoán (qui luật theo số liệu thống kê, các biến động theo kinh nghiệm, …)

-        Liệt kê và ma trận.

-        Hệ thống cổ điển và các định hướng hiện đại.

-        Tư vấn chuyên gia.

1.6.2  Tổ chức thực hiện

Trên cơ sở số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Quản lý Chất thải rắn, các đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ, số liệu báo cáo hàng năm của các Sở, Ban, Ngành và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị (CITENCO), các công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích (DVCI) từ năm 1995, đặc biệt từ năm 2003 đến nay và đề tài NCKH “Qui hoạch tổng thể Hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại”, báo cáo “Qui hoạch định hướng Hệ thống quản lý chất thải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, theo hướng Quản lý xanh” được xây dựng với sự tham gia của các cán bộ sau:

1.       Hiện trạng và qui hoạch hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn sinh hoạt

Ths. Võ Thị Huỳnh Anh, Ths. Nguyễn TrọngNhân,KS. Âu NgọcLiên,KS. Đồng Văn Thanh.

2.       Hiện trạng và qui hoạch hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp/sinh hoạt nguy hại         

Ths. Đỗ Thị Diễm Thúy, Ths. Nguyễn Thị Kim Mến, KS. Nguyễn Quốc Thái

 3.       Hiện trạng và qui hoạch hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn y tế 

          Ths. Hà Minh Châu,KS. Vương Trọng Nghĩa. 

4.       Hiện trạng và qui hoạch hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn xây dụng và bùn thải 

          Ths. Lê Mạnh Đệ, TS. Nguyễn Trung Việt. 

5.       Hiện trạng và qui hoạch hệ thống quản lý Nhà nước 

          Ths. Lê Minh Tâm, Ths. Lê Trung Tuấn Anh, CN Lưu Thị Giang, Ths. Bùi Bích Tuyền, Ths. Nguyễn Thị Hòa 

6.       Thống kê số liệu và xây dựng bản đồ dữ liệu, qui hoạch 

24

Ths. Phùng Hoàng Vân, Ths. Phạm Kim Ngân, Ths. Bùi Phan Quỳnh Chi,KS. Trần Thị Diễm Châu,KS. Nguyễn Tiến Dũng.

7.       Tổng hợp  

          KS. Đào Anh Kiệt, Ths. Nguyễn Văn Phước, TS. Nguyễn Trung Việt  

Bên cạnh đó, 4 hội nghị sẽ được tổ chức để tiếp thu các ý kiến đóng góp của: 

-        Sở, ban, ngành của thành phố và cảnh sát Phòng chống tội phạm môi trường (C49B và PC49);

-        Ủy ban Nhân dân và công ty TNHH MTV DVCI các quận/huyện; 

-        Tổ chức giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ của thành phố;

-        Các công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải;

-        Các tổ chức truyền thông (báo, đài truyền hình, đài phát thanh, …);

-        Các tổ chức Chính trị - xã hội;

Chương 2

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

2.1 Hiện trạng hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải

2.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt/đô thị (thông thường)

Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 7 nguồn được thống kê dưới đây:

Khu vực dân cư là khu vực sinh sống của người dân đô thị bao gồm biệt thự, nhà phố (hộ gia đình) riêng lẻ, nhà phố nhiều hộ, chung cư cao tầng, trung bình và thấp tầng.

Khu vực cơ quan là khu vực văn phòng công sở (cơ quan nhà nước), văn phòng công ty, trường học, cơ sở y tế, nhà tù, ….

Khu vực thương mại là khu vực cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán sỉ/lẻ, nhà hàng/cửa hàng ăn uống, chợ/siêu thị, cửa hàng/cửa hiệu dịch vụ, trạm sửa chữa và bảo trì xe máy.

Khu vực khách sạn, nhà nghỉ là khu vực khách sạn với các cấp (sao) khác nhau, nhà nghỉ, phòng cho thuê, …

25

Khu vực công cộng là khu vực sinh hoạt chung của cộng đồng (tập trung đông người) như quảng trường, công viên, sở thú (vườn bách thảo), tượng đài, khu thể thao, rạp chiếu phim, rạp hát, bến xe, bến tàu, sân bay, đường phố và vỉa hè, …

Khu vực sản xuất là các cơ sở công nghiệp riêng lẻ hoặc các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp

Khu vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng là các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm đa khoa, …

Mọi hoạt động của người dân thành phố đều phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. Các cơ sở công nghiệp phát sinh chất thải sinh hoạt từ căn tin, phòng vệ sinh, văn phòng, … Các cơ sở y tế phát sinh chất thải sinh hoạt từ căn tin, nhà bếp cho bệnh nhân, phòng vệ sinh và ngay cả từ các phòng bệnh ở các khoa/bệnh viện không lây nhiễm. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng với nhiều qui mô khác  nhau. Số liệu của các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt được thống kê trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1    Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

STT Nguồn thải Số lượng Đơn vị1 Khu vực dân cư

Dân số năm 2010 (chưa tính đến khách vãng lai) 7.396.446 ngườiDân số năm 2010 (kể cả khách vãng lai) 9.000.000 ngườiSố hộ nhà biệt lập (tính trung bình 5 người/hộ) 1.479.289 hộSố hộ chung cư (ước tính)    400.000 hộ

2 Khu vực cơ quan 2.591 cơ sở3 Trường học 2.139

Mầm non 696Tiểu học 468Trung học cơ sở (bao gồm cấp 1-2) 272Trung học phổ thông (bao gồm cấp 2-3) 162Trung cấp chuyên nghiệp 36Đại học- Cao đẳng 75Viện, trung tâm nghiên cứu 430

4 Doanh nghiệp nhà nước  452 cơ sở5 Khu vực thương mại 346 cơ sở6 Chợ 218

Chợ do thành phố quản lý 18Chợ do quận huyện quản lý 200

7 Trung tâm thương mại, siêu thị 128Trung tâm thương mại 31Siêu thị (bao gồm SG. Co.op, Big C, siêu thị điện máy, siêu thị sách và các mặt hàng gia dụng khác)

97

8 Khu vực khách sạn, nhà nghỉ và thương mại 354.661 cơ sởNhà hàng- khách sạn  62.500

26

STT Nguồn thải Số lượng Đơn vịDu lịch       610Thương mại – dịch vụ 291.551

9 Khu vực công cộng 734 cơ sở10 Bưu điện 19411 Sân bay 0112 Bến tàu 0113 Bến xe 514 Cảng 1015 Trung tâm văn hoá nghệ thuật, TDTT, thư viện 523

Sân bóng đá 120Bể bơi 81Nhà tập 270Rạp chiếu phim và video 21Rạp hát 5Thư viện (thành phố + quận huyện) 26

16 Khu vực sản xuất 53.601 cơ sởThực phẩm và đồ uống 6.583Thuốc lá 05Dệt, nhuộm 3.345May mặc 12.123Thuộc da 2.188Chế biến gỗ 1.954Giấy, sản phẩm từ giấy 1.394Xuất bản, in ấn 2.657Sản xuất than, sản phẩm dầu mỏ 53Hóa chất 1.450Sản phẩm từ cao su 4.369Sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại 1.310Sản xuất kim loại 488Sản phẩm từ kim loại 8.877Sản xuất trang thiết bị, văn phòng 20Thiết bị điện tử (radio, tivi...) 443Dụng cụ y tế, dụng cụ quang học, đồng hồ các loại 352Xe có động cơ, rơ móc 315Phương tiện vận tải khác 666Trang trí, nội thất (giường, tủ, bàn ghế...) 3.579Tái chế 648Sản xuất và phân phối điện 3Khai thác và phân phối nước 167Công nghiệp khai thác 612

17 Khu vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng 12.502 cơ sởBệnh viện 185

27

STT Nguồn thải Số lượng Đơn vịTrạm y tế phường xã 317Cơ sở y tế tư nhân khác (bao gồm phòng mạch, phòng nha, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ, chốt điểm sơ cứu, phòng chẩn đoán cận lâm sàng… - ước tính).

12.000

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2010.

Việc xác định và phân loại các loại nguồn thải có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình quản lý chất thải rắn của thành phố, như Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, Chương trình thu phí vệ sinh, Chương trình tuyên truyền, … Số liệu này cần được cập nhật theo khoảng thời gian xác định qua các nguồn thống kê từ các quận/huyện và các Sở. Bên cạnh đó, có thể xây dựng bổ sung việc phân loại các loại nguồn thải để phục vụ tốt hơn khi thực hiện các chương trình trên.

 Thành phần và khối lượng

Thành phần

 Thành phần chất thải rắn tại một số loại nguồn thải như hộ gia đình, trường học, nhà hàng, khách sạn được phân tích và thống kê dưới đây.

 Hộ gia đình: thành phần chất thải rắn chiếm phần lớn nhất là thực phẩm (giá trị trung bình trên các mẫu là 61 – 96%), ni lông (0,5 – 13,0%), nhựa (0,5 – 10,0%), giấy (0,7 – 14,2%), thủy tinh (1,7 – 4,0%), vải (1,0 – 5,1%), xà bần và lá cây (1 – 2%), lon đồ hộp (0,98 – 2,30%), gỗ (0,7 – 3,1%). Đặc biệt, thành phần giấy carton (đây là thành phần có giá trị kinh tế cao khi bán giấy phế liệu) hầu như không xuất hiện trong các mẫu phân tích chất thải rắn từ các hộ dân. Số liệu về thành phần chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình cho thấy, mặc dù hiện nay bản thân các hộ gia đình đã phân loại để thu hồi phế liệu và bán “ve chai”, nhưng các thành phần có thể tái sinh vẫn còn đáng kể. Tuy nhiên hầu hết các thành phần có thể tái chế thường bị nhiễm bẩn và có độ ẩm cao.

 Trường học: số liệu phân tích thành phần chất thải rắn phát sinh từ các trường học cho thấy, tại hầu hết các trường, thành phần có thể tái chế chiếm tỷ lệ khá cao, như ni lông 8,5 – 34,4%, nhựa 3,5 – 18,9% và giấy khoảng 1,5 – 27,5%. Tỷ lệ các thành phần thay đổi tùy thuộc vào cấp học của học sinh và phương thức sinh hoạt (nội trú, bán trú...).

 Trong các mẫu chất thải rắn được phân tích tại các trường học, tỷ lệ phần trăm chất thải rắn thực phẩm cao nhất tại trường bán trú (23,5 – 75,8%), các trường còn lại có tỷ lệ nhỏ hơn (23,5 – 32,5%). Ngoài ra, khi so sánh tỷ lệ phần trăm chất thải rắn thực phầm thải ra từ các trường học so với hộ gia đình và chợ, thì trường bán trú có tỷ lệ phần trăm chất thải rắn giống với thành phần của hộ gia đình hơn.

 Nhà hàng, khách sạn: tùy theo quy mô của khách sạn và cách quản lý, thành phần chất thải rắn tại nhà hàng, khách sạn khác nhau rất lớn. Đối với khách sạn có quy mô lớn hoặc nhà hàng thì

28

hầu như chất thải rắn đã được phân loại trước khi thải ra ngoài cho dù thành phần đó bán được giá hay không. Trong khi đó các khách sạn có quy mô nhỏ thì chất thải rắn có hầu hết các thành phần như hộ gia đình (Bảng 2.2).

 Bảng 2.2    Thành phần chất thải rắn của hộ gia đình, trường học, nhà hàng và khách sạn

STT Thành phần Hộ gia đình Trường học Nhà hàng và khách sạn

% (ww) % (ww) % (ww)1 Thực phẩm 61,0 – 96,6 23,5 – 75,8 79,5 – 1002 Ni lông KĐK – 13,0 8,5 – 34,4 KĐK – 5,33 Nhựa 0,5 – 10,0 3,5 – 18,9 KĐK – 6,04 Vải 1,0 – 5,1 1,0 – 3,1 -5 Cao su mềm KĐK – 0,3 - -6 Cao su cứng KĐK – 2,8 - -7 Gỗ 0,7 – 3,1 - -8 Mốp xốp KĐK – 1,3 1,0 – 2,0 KĐK – 2,19 Giấy 0,7 – 14,2 1,5 – 27,5 KĐK – 2,810 Thủy tinh 1,65 – 4,0 KĐK – 2,5 KĐK – 1,011 Kim Loại 0,9 – 3,3 KĐK -12 Da - KĐK – 4,2 -13 Xà bần, đất KĐK – 10,5 - -14 Sành sứ KĐK – 3,6 - -15 Carton KĐK – 0,6 - KĐK – 0,516 Lon đồ hộp 0,98 – 2 - -17 Pin - - -18 Bông gòn KĐK – 2,0 - -

19 Tre, rơm rạ, lá cây 1 – 2,0 - -

20 Vỏ sò, xương động vật KĐK – 9,0 - -

Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn – 2010 (Sở Tài nguyên và Môi trường).

Ghi chú:

KĐK – không đáng kể khi % theo khối lượng ướt < 0,5%;

ww – trọng lượng ướt (wet weight)

“-“ – không phát hiện

Tại các nguồn thải, chất thải rắn thường “sạch”, dễ phân loại và dễ thu gom, độ ẩm thấp (trừ chất thải rắn thực phẩm).

29

Thành phần chủ yếu trong chất thải rắn tại các bãi chôn lấp là chất thải thực phẩm với tỷ lệ khá cao (83,0 – 88,9% ww). Các thành phần chất thải rắn có khả năng tái chế như plastic, giấy, kim loại giảm đáng kể do hoạt động phân loại và thu gom phế liệu trong thành phố; phần còn lại ít có khả năng tái chế, chủ yếu là các chất vô cơ (bùn, đất) (Bảng 2.3).

 Bảng 2.3 Thành phần chất thải rắn tại các bãi chôn lấp

STT Thành phần Phước Hiệp(%)

Đa Phước(%)

1 Thực phẩm 83,0 – 86,8 83,1 – 88,92 Vỏ sò, ốc, cua 0,0 – 0,2 1,1 – 1,23 Tre, rơm, rạ 0,3 – 1,3 1,3 – 1,84 Giấy 3,6 – 4,0 2,0 – 4,05 Carton 0,5 – 1,5 0,5 – 0,86 Ni lông 2,2 – 3,0 1,4 – 2,27 Nhựa 0,0 – 0,1 0,1 – 0,28 Vải 0,2 – 1,8 0,9 – 1,89 Da 0 – 0,02 -10 Gỗ 0,2 – 0,4 0,2 – 0,411 Cao su mềm 0,1 – 0,4 0,1 – 0,312 Cao su cứng - -13 Thủy tinh 0,4 – 0,5 0,4 – 0,514 Lon đồ hộp - 0,2 – 0,315 Kim loại màu 0,1 – 0,2 0,1 – 0,216 Sành sứ 0,1 – 0,3 0,1 – 0,217 Xà bần 1,2 – 4,5 1,0 – 4,518 Tro 0,0 – 1,2 -19 Mốp xốp (Styrofoam) 0,0 – 0,3 0,2 – 0,320 Bông băng, tã giấy 0,9 – 1,1 0,5 – 0,921 Chất thải nguy hại (giẻ lau dính dầu, bóng đèn

huỳnh quang) 0,1 – 0,2 0,1 – 0,2

22 Độ ẩm 52,5 – 53,7 52,6 – 53,723 VS (% theo khối lượng khô) 81,7 – 82,4 81,7 – 82,4

Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn – 2010 (Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM)

Ghi chú:      “-“ thành phần không phát hiện trong mẫu

Kết quả phân tích thành phần chất thải rắn tại các bãi chôn lấp là cơ sở lựa chọn công nghệ tái chế hoặc xử lý chất thải rắn cho thành phố.

 So sánh số liệu thành phần chất thải rắn tại các nguồn thải và tại các bãi chôn lấp cho thấy, các thành phần có khả năng tái chế với giá trị cao như ni lông, nhựa, giấy, kim loại, cao su, thủy tinh tại các bãi chôn lấp giảm đáng kể, như ni lông chỉ còn 1,4 – 2,8%, nhựa chỉ còn 0,1 – 0,2%, ... Nguyên nhân là do

30

hoạt động phân loại (bên ngoài nhà) để thu lượm phế liệu có giá trị. Công việc này do người nhặt phế liệu  “dạo” trên đường phố, người thu gom chất thải rắn từ các nguồn thải và người thu lượm “ve chai”  tại các điểm hẹn và trạm trung chuyển thực hiện. Từ năm 1998, người thu lượm “ve chai” không được phép hoạt động trên các bãi chôn lấp của thành phố để tránh tai nạn trong quá trình lao động.

 Thực tế này cho thấy, mục tiêu chủ yếu của Chương trình phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn là tái chế nguồn chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học “sạch” để sản xuất compost chất lượng cao và chế biến phân hữu cơ/phân hữu cơ vi sinh/phân vi sinh. Đồng thời cần phải chuẩn bị các chính sách khuyến khích các hoạt động trao đổi chất thải có giá trị.

 Khối lượng

 Với hơn 9 triệu dân, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được ước tính khoảng 7.500 – 8.000 tấn/ngày, tính theo tiêu chuẩn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (kg/người-ngày) của Bộ Xây dựng. Trong đó, khối lượng thu gom và vận chuyển lên bãi chôn lấp khoảng 6.500 – 6.700 tấn/ngày, phần còn lại là phế liệu được mua bán để tái chế. Chỉ có một phần nhỏ, chủ yếu là các chất thải hữu cơ xả xuống đồng ruộng ở vùng ngoại thành. Ước tính tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng năm khoảng 7 – 8 %.

Bảng 2.4    Khối lượng chất thải rắn đô thị (1992-2010)

Năm

Khối lượng chất thải rắn đô thị

Tỉ lệ tăng hàng năm(%)

Tấn/năm Tấn/ngày1992    424.807 1.164 -1993    562.227 1.540 32,0%1994    719.889 1.972 28,0%1995    978.084 2.680 35,8%1996 1.058.468 2.900 8,2%1997    983.811 2.695 -7,0%1998    939.943 2.575 -4,4%1999 1.066.272 2.921 13,4%2000 1.483.963 4.066 39,2%2001 1.369.358 3.752 -7,7%2002 1.568.476 4.700 14,5%2003 1.788.500 4.900 14,0%2004 1.684.023 4.678 -5,8%2005 1.746.485 4.785 3,7%2006 1.895.889 5.194 8,5%2007 1.971.421 5.401 3,9%2008 2.021.593 5.538 2,5%2009 2.121.819 5.813 4,9%2010 2.372.500 6.500 7,4%

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường- 2010)

31

 Bảng 2.5    Khối lượng chất thải rắn  được thu gom tại từng quận huyện 

STTKhối lượng chất thải rắn thu gom (tấn/ngày)2007 2008 2009 2010

Cty MTĐT (CITENCO)

2.296,31

2.323,55

2.258,38 2.601,17

Hợp tác xã529,45 560,81

617,59 799,42

Quận 1134,06 108,16

107,27 109,71

Quận 2 17,95 18,75 27,78 27,08Quận 3 53,88 49,78 49,31 53,92Quận 5 83,84 86,94 85,95 83,67

Quận 6285,35 297,58

294,90 269,07

Quận 7 11,10 92,68118,56 150,67

Quận 8128,78 122,39

121,24 122,25

Quận 9 96,37 99,61114,78 102,17

Quận 10 57,80 60,15177,56 211,69

Quận 12143,72 165,22

193,52 212,23

Phú Nhuận275,80 266,12

267,36 261,18

Gò Vấp126,15 120,28

134,50 164,26

Tân Bình323,84 340,07

380,80 403,19

Tân Phú189,25 143,31

113,45 110,37

Thủ Đức189,89 183,36

201,37 215,31

Hóc Môn109,46 103,93

116,82 119,92

Bình Thạnh 4,84 29,60 31,87 39,41

Bình Chánh117,34 118,98

130,29 142,37

Bình Tân155,52 152,98

152,93 154,23

Nhà Bè 1,90 14,53 20,79 25,78

32

STTKhối lượng chất thải rắn thu gom (tấn/ngày)2007 2008 2009 2010

Củ Chi 68,40 79,22 95,98 119,93TỔNG (làm tròn) 5.401

   5.538

  5.813    6.500

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường- 2010

So sánh khối lượng chất thải rắn phát sinh được tính toán theo số liệu dân số và hệ số phát sinh chất thải rắn kg/người.ngày theo tiêu chuẩn và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý thống kê qua trạm cân tại các khu liên hợp xử lý chất qua các năm cho thấy, tỉ lệ thu gom và xử lý có xu hướng tăng dần theo thời gian, từ 75% lên gần 85%. Tuy nhiên, khối lượng chất thải rắn xử lý thu gom được và vận chuyển lên các bãi chôn lấp (qua trạm cân) năm 2004 giảm so với năm trước đó (-5,8%) là do bãi chôn lấp Phước Hiệp xảy ra sự cố lún trượt và năm 2005 tỉ lệ tăng khối lượng chất thải rắn thấp hơn các năm trước là do trạm cân tại công trường Phước Hiệp không hoạt động khối lượng chất thải rắn được tính trung bình theo khối lượng trước khi trạm cân hư.

 Như vậy so với Quyết định số 789/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 đến 2020, theo đó, mục tiêu cụ thể từ 2011 – 2015: ”85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường”, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt mục tiêu qui định của Chính phủ. Tuy nhiên tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực tế cao hơn, có thể nói là đạt 100% vào thời điểm thu gom qui định vì một phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn thải đã được phân loại và tái chế từ các nguồn thải đến bãi chôn lấp và các nhà máy xử lý hoặc một phần khác chất thải vẫn được lưu giữ tại nguồn thải.

Quét thu gom chất thải rắn đường phố

Công tác quét thu gom chất thải rắn đường phố hiện nay của thành phố chủ yếu được thực hiện vào ca đêm, thời gian bắt đầu làm việc từ 18 – 22 giờ và kết thúc trước 6 giờ sáng hôm sau. Tuy nhiên, đối với một số quận trung tâm (1, 3, 10, …) được bố trí quét tua ca ngày nhằm đảm bảo duy trì chất lượng vệ sinh đường phố.

 Phương tiện quét thu gom

 Số liệu thống kê trên địa bàn các quận huyện cho thấy, do công tác chuyển đổi phương tiện thu gom ở các quận huyện còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí nên hiện nay vẫn còn một số công nhân sử dụng xe ba gác cải tiến để vận chuyển chất thải rắn, nhưng số lượng này không nhiều và tập trung nhiều nhất ở huyện Bình Chánh, số lượng công nhân quét đường sử dụng thùng 660lít để thu gom chất thải rắn đường phố chỉ chiếm 69%. Ngoài ra, một số quận huyện như Quận 4, 9, Phú Nhuận, Gò Vấp, Củ Chi vẫn còn sử dụng các phương tiện khác (xe tự chế, thùng 240 lít,…) sẵn có để phục vụ công tác quét dọn và di chuyển. Tuy nhiên, vì các phương tiện này không đảm bảo kín và thường xuyên bị cơi nới gây rơi vãi và ô nhiễm nên các quận huyện vẫn đang tích cực đầu tư và chuyển đổi dẫn phương tiện thu gom sang thùng 660 lít, để đảm bảo vệ sinh đường phố, an toàn lao động và an toàn giao thông.

33

Ngoài ra, hiện nay, thành phố còn bố trí 5 phương tiện quét cơ giới để quét lau, hút cát ở các tuyến đường trọng điểm của thành phố.

 Nhân lực, diện tích quét và kinh phí thực hiện  

 Để duy trì chất lượng vệ sinh cho công tác quét đường của thành phố, hiện nay các Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích (Công ty dịch vụ công ích) đã tổ chức một lực lượng khoảng 2.414 công nhân để thực hiện theo các qui trình và định mức đã qui định.

Kết quả thống kê cho thấy, diện tích quét năm 2009 giảm hơn 36% so với năm 2008 do bộ Xây dựng thay đổi định mức và cách xác định diện tích tích quét (lòng đường của tuyến quét chỉ được tính 3m từ  vỉa hè thay vì toàn bộ mặt đường như trước đây).

 Tuy nhiên diện tích quét năm 2010 tăng gần 30% so với năm 2009 là do việc mở rộng đô thị,   nâng cấp hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố và thực hiện năm văn minh đô thị.

 Do đó, định hướng qui hoạch công tác quét thu gom chất thải rắn đường phố cần tính đến việc bố trí kinh phí cho công tác quét ngày càng tăng theo tốc độ đô thị hóa và đổi mới phương tiện quét thu gom (xe quét hút, xe rửa đường) đồng thời cần có giải pháp tiếp nhận lao động thừa ra từ quá trình đổi mới công nghệ.

Thu gom tại nguồn

Tồn trữ tại nguồn

 Chất thải rắn hiện nay hầu như chưa được các chủ nguồn thải phân loại tại nguồn. Các hộ gia đình tự trang bị sử dụng thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, một số gia đình sử dụng thùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre nứa. Phổ biến nhất hiện nay, người dân sử dụng các loại túi nylon chứa chất thải rắn và đặt trong các thùng chứa. Khi đến thời gian giao chất thải rắn, các hộ dân mang thùng chứa hoặc túi nylon để trước cửa nhà để công nhân thu gom dễ dàng thu gom. Đối với những hộ không ở nhà vào thời gian thu gom chất thải rắn, thường bỏ chất thải vào các túi nylon buộc chặt, để trước cửa, thói quen này đã tạo điều kiện cho những người thu nhặt “ve chai” có thể bươi, móc gây ô nhiễm, làm mất vẻ mỹ quan đô thị.

Tại các chợ, do diện tích kinh doanh có hạn nên đa số các tiểu thương buôn bán đều tận dụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng chất thải rắn tiếp nhận chất thải rắn, hầu hết chất thải rắn phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đi trong chợ. Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh sẽ thu gom chất thải rắn trong chợ.

Các hoạt động mua bán trên đường phố (cố định và di dộng), sinh hoạt đi lại của người dân đang là vấn đề phức tạp, gây khó khăn trong việc tổ chức lưu chứa chất thải. Tình trạng đường phố đầy chất thải rắn do các đối tượng này xả thải không đúng nơi quy định là thường xuyên, liên tục và đã thành thói quen xấu khó điều chỉnh.

34

 Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, chất thải rắn được lưu giữ trong các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị. Sau đó, hầu hết chất thải rắn đều được chuyển ra đổ vào các thùng 240 lít.

 Phần lớn các vị trí lưu chứa chất thải rắn của các hộ gia đình, các khu chưng cư, đặc biệt khu nhà cao tầng, các điểm chợ, các điểm đặt thùng chất thải rắn công cộng, ... đều không có lưu ý nghiên cứu thiết kế ban đầu hay có nhưng bố trí không hợp lý, không thuận tiện.

 Tại các khu vực công cộng trên đường phố, vỉa hè, phần lớn chưa được bố trí thùng chất thải rắn công cộng hoặc có nhưng không đảm bảo phục vụ theo đúng chức năng của thùng chất thải rắn công cộng.

 Thu gom tại nguồn

 Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trong thành phố do 03 nhóm đơn vị thực hiện: (1) hệ thống công lập do Công ty Môi trường Đô thị và 22 Công ty Dịch vụ công ích quận/huyện thực hiện (riêng quận Tân Phú và Bình Tân là hai quận mới thành lập không có Công ty dịch vụ công ích), nay toàn bộ các công ty này đã chuyển thành công ty TNHH MTV; (2) hệ thống dân lập do lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập thực hiện, lực lượng này nằm ngoài hoặc trong khoảng 30 nghiệp đoàn thu gom; và (3) hợp tác xã thu gom  chất thải rắn (quận 2, quận 4, quận 6, quận Gò Vấp, Thủ Đức).

Các số liệu thống kê cho thấy:

 -        60% khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các hộ dân do hệ thống thu gom chất thải rắn dân lập thực hiện, 40% do Hợp tác xã và Công ty Dịch vụ công ích thực hiện.

-        Khoảng hơn 200 xe tải nhỏ 550 kg, gần 1.000 xe 3, 4 bánh tự chế và hơn 2.500 thùng 660 lít (3, 4 bánh).

-        4.000 người thu gom chất thải rắn dân lập, 1.500 người thu gom trong các Công ty dịch vụ công ích và Hợp tác xã.

 Số liệu về hệ thống thu gom chất thải rắn từ các nguồn thải được trình bày trong Bảng 2.7 và Bảng 2.8

Bảng 2.7    Số lượng nhân công của lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập

Quận/Huyện

Số lượng nhân công (người)

1 người/phương tiện thu

gom

2 người/phương tiện thu

gom

> 2 người/phương tiện thu

gomQuận 2 3 164 45Quận 3 75 50 0

35

Quận/Huyện

Số lượng nhân công (người)

1 người/phương tiện thu

gom

2 người/phương tiện thu

gom

> 2 người/phương tiện thu

gomQuận 4 5 176 21Quận 5 54 86 9Quận 6 0 172 42Quận 7 21 64 141Quận 8 70 60 0Quận 9 4 174 27Quận 11 20 110 75Tân Bình 25 140 15Tân Phú 3 158 54Phú Nhuận 16 12 234Gò Vấp 10 168 18Bình Thạnh 5 118 111

Thủ Đức 9 96 129Bình Chánh 2 50 219

Bình Tân 2 68 192Hooc Môn 23 124 45Củ Chi 17 64 153Tổng cộng 364 2.054 1.530Tổng 3.948

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường 2010.

 Bảng 2.8    Số lượng nhân công của lực lượng thu gom chất thải rắn công lập 

Quận/Huyện

Số lượng nhân công (người)

1 người/phương tiện thu gom

2 người/phương tiện thu gom

> 2 người/phương tiện thu gom

Quận 87 26 0

36

Quận/Huyện

Số lượng nhân công (người)

1 người/phương tiện thu gom

2 người/phương tiện thu gom

> 2 người/phương tiện thu gom

1Quận 5 67 66 0

Quận 6 50 80 30

Quận 8 63 50 36

Quận 10 92 16 0

Tân Bình 99 2 0

Phú Nhuận

0 50 225

Bình Thạnh

100 0 0

Nhà Bè 23 154 0

Tổng 581 444 291

Tổng cộng

1.316

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường 2010.

Lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập chiếm 60% tuyến thu gom. Lực lượng này được hình thành một cách tự phát từ trước năm 1975. Việc quản lý lực lượng này được Nhà nước giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân phường/xã thực hiện theo Quyết định số 5424/QĐ-UBND ngày 15/10/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tuy nhiên cho đến nay, việc quản lý lực lượng này hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ sở pháp lý để chế tài hoặc xử phạt khi cần thiết. Sở Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu điều chỉnh Quyết định này để tăng cường hiệu quả quản lý.

37

Quản lý hiệu quả lực lượng này là cơ sở triển khai các định hướng quy hoạch trong tương lai, như xã hội hóa hệ thống thu gom tại nguồn, triển khai Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, Chương trình thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường, quản lý hiệu quả các trạm trung chuyển hoặc trung tâm phục hồi và trao đổi chất thải, …

 Thu gom trên đường phố (điểm hẹn)

 Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 241 điểm hẹn, tập trung chủ yếu ở các quận như Tân Phú (76 điểm), quận 10 (41 điểm), quận 8 (17 điểm) là các quận nội thành trong thành phố, số còn lại phân bố rải rác ở các quận huyện. Số lượng điểm hẹn hiện nay (2011) giảm rất nhiều so với năm 2005-2007

 Vị trí các điểm hẹn thường xuyên bị di dời do chất lượng vệ sinh môi trường tại các điểm thấp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mỹ quan và giao thông của thành phố.

 Đơn vị quản lý điểm hẹn chủ yếu là các công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích của các quận huyện, còn lại là do công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố quản lý (chủ yếu là các điểm hẹn tại Quận Tân Phú, quận Bình Tân do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị trúng thầu công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn) và một số các điểm hẹn tại quận Bình Thạnh, quận 6, quận 12,…

 Bảng 2.9    Số lượng điểm hẹn tại các quận/huyện 

STT Quận/Huyện Điểm hẹn2009 2010

1 Quận 1 10 92 Quận 2 0 23 Quận 3 12 104 Quận 4 8 105 Quận 5 11 76 Quận 6 0 07 Quận 7 18 128 Quận 8 17 179 Quận 9 0 010 Quận 10 43 4111 Quận 11 0 012 Quận 12 8 813 Tân Bình 7 514 Tân Phú 76 7615 Phú Nhuận 6 416 Gò Vấp 7 517 Bình Thạnh 8 918 Thủ Đức 0 0

38

STT Quận/Huyện Điểm hẹn2009 2010

19 Bình Chánh 6 520 Bình Tân 0 021 Hooc Môn 0 022 Củ Chi 12 1223 Nhà Bè 11 924 Cần Giờ 7 7Tổng cộng 265 241

Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn – 2010 (Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM)

 Số lượng điểm hẹn của từng quận/huyện phù thuộc vào qui trình, nhân lực và phương tiện thực hiện thu gom, vận chuyển hoặc quét dọn vệ sinh của từng địa bàn. Theo kết quả khảo sát cho thấy, có đến 71% điểm hẹn bị ô nhiễm do mùi hôi và bụi. Số liệu thống kế cũng trình bày xu hưởng giảm dần số lượng điểm hẹn từ năm 2009 đến 2010. Việc giảm số lượng vị trí điểm hẹn sẽ tác động đến các vấn đề như cự ly thu gom, vận chuyển, số lượng trạm trung chuyển hoặc định hướng quy hoạch tuyến thu gom dọc tuyến (thay các điểm hẹn).

 Trung chuyển và vận chuyển

 Trạm trung chuyển

 Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có 45 trạm trung chuyển chất thải rắn với nhiệm vụ tập trung lượng chất thải rắn từ các xe thu gom dân lập, hợp tác xã, công ty, từ các điểm hẹn. Từ các trạm trung chuyển này, chất thải rắn được vận chuyển lên các bãi chôn lấp bằng các xe tải có tải trọng lớn (10-15 tấn/xe). Vị trí các trạm trung chuyển, bô rác của các quận huyện được trình bày trong Bảng 2.10.

Trạm trung chuyển được chia thành 4 loại:

 Loại 1:

-        Công suất tiếp nhận lớn trên 800 tấn/ngày

-        Nhà xưởng được thiết kế đạt yêu cầu, khuôn viên lớn.

-        Công nghệ: có phương tiện hooklif, môi trường được kiểm soát chặt chẽ, có hệ thống thu gom nước rỉ rác.

 Loại 2:

-                     Công suất tiếp nhận nhỏ:  20 - 100 tấn/ngày

39

-                     Công nghệ áp dụng là phương tiện hooklif

-                 Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, có cổng bảo vệ, có mái che, sàn tráng ximăng, có hệ thống thu gom nước rỉ rác.

Loại 3:

-                     Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, có cổng bảo vệ, có/không mái che, sàn tráng ximăng, có/không có hệ thống thu gom nước rỉ rác.

-                     Phương tiện vận chuyển ép kín hoặc tải ben.

-                     Công suất: trên 100 tấn/ngày

Loại 4:

-                     Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, không có cổng bảo vệ, có/ không có mái che, sàn tráng ximăng, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác.

-                     Phương tiện vận chuyển ép kín hoặc tải ben.

-                     Công suất: nhỏ hơn 100 tấn/ngày

 Bảng 2.10  Vị trí các trạm trung chuyển và bô rác tại thành phố 

Quận Số lượng Tên Công suất 

(tấn/ngày)Loại 1 2

Gò Vấp 1 12A Quang Trung 1000 - 1500

Quận 11 1 Số 1 Tống Văn Trân 800-1000

Loại 2 6

Quận 2 1 Phường Bình Trưng Tây 20

Bình Thạnh 2

Lô A cư xá Thanh Đa 15

348/26 Phan Văn Trị 100

Quận 8 1 Phạm Thế Hiển, P3 32

Quận 6 1 Trạm ép rác kín Bà Lài 60

Quận 10 1 350B Trần Bình Trọng 40

Loại 3 4

Quận 11 1 TTC Tân Hóa 270

40

Quận Số lượng Tên Công suất 

(tấn/ngày)

Quận 4 1 Tôn Thất Thuyết (phường 18) 330

Phú Nhuận 1 553/73 Nguyễn Kiệm 250 - 300

Tân Bình 1 Bô phường 15 200-250

Loại 4 33

Quận 2 4

Bô Phường An Lợi Đông 14

Bô hở tại phường Cát Lái 5

Bô hở Hòa Mỹ 14

Quận 7 3

Bô gần Cầu Trắng, đường Bùi Văn Ba – P.Phú Thuận,

15

Bô Bãi xe lộ 22, đường Lâm Văn Bền – P.Bình Thuận,

10

Bô D4, đường Đào Trí – P.Phú Thuận. 20

Quận 9 9

Bô rác Tăng Nhơn Phú B 13

Bô rác Phước Long A 7Bô rác Thái Bình 4Bô rác dãn dân Long Bình 13

Bô rác Tăng Nhơn Phú A 25

Bô rác Long Thạnh Mỵ 3Bô rác Long Phước 3Bô rác phường Trường Thạnh 8

Bô rác Vịnh Thạnh 5

Quận 12 2Bô Tạm phường Hiệp Thành 50

Bô rác Tân Thới Hiệp 40

Củ Chi 1 Bô Mũi lớn 20

Bình Chánh 2

Bình Chánh 125

Lê Minh Xuân 75

41

Quận Số lượng Tên Công suất 

(tấn/ngày)

Thủ Đức 7

11 Khổng Tử – Bình Thới – Thủ Đức 30

Bô rác đường Song Hành (Kha Vạn Cân) kp7, P.Hiệp Bình Chánh

60

Bô Trường Thọ 10

Bô Khu phố 6 ( Linh Trung ) 10

Bô Bà Nhành 10

Bô Linh Xuân 10

Bô Gò Dưa 10

Hóc Môn 4

Bô rác trung chuyển Thị trấn 60

Bô Tân Thới Nhì 30

Bô Bà Điểm 30

Bô Xuân Thới Thượng 30

Tân Phú 1 Bô Phạm Văn Xảo, phường Phú Thọ Hòa 70

Tổng 45

Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn – 2010 (Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM)

 Nhân lực: gồm có 2.500 lao động trực tiếp, 300 người quản lý.

 Vị trí đầu tư xây dựng và các vấn đề về môi trường tại các trạm trung chuyển và bô rác hiện nay luôn là khó khăn cần giải quyết hiện nay cũng như trong tương lai. Không chỉ các bô rác hở gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà các trạm trung chuyển và ép rác kín đôi khi cũng xảy ra các vấn đề về mùi hôi, đặc biệt là lượng xe đẩy tay tập trung về trạm trung chuyển vào thời gian ban đêm.

 Hiện nay, trong tổng số 45 trạm trung chuyển và bô rác, có đến 33 trạm trung chuyển loại 3 và 4, đây là trạm trung chuyển dạng hở hay còn gọi là bô rác hở (73%). Do đó, định hướng qui hoạch trong tương lai cần tạo quỹ đất và tập trung thay thế các bô rác hở bằng các trạm ép rác

42

kín với công nghệ tiên tiến. Ngoài ra cũng cần thiết xã hội hóa đầu tư xây dựng hạng mục này theo xu hướng Trạm trung chuyển kết hợp trao đổi và tái chế chất thải. 

Mạng lưới trung chuyển và vận chuyển

Mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các điểm hẹn về trạm trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn đến các Khu liên hiệp xử lý trên địa bàn thành phố hiện nay do 3 đơn vị cùng thực hiện: công ty TNHH MTV Môi trường đô thị (53%), công ty TNHH MTV DVCI một số quận huyện (30%) và hợp tác xã Công Nông (17%).

Hình thức thực hiện: Các quận/huyện đã phân cấp (quận 1, Tân Bình, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ) và 02 quận mới thực hiện đấu thầu (Tân Phú, Bình Tân) nhận kinh phí từ Ủy ban nhân dân quận/huyện thông qua giao kế hoạch hoặc đấu thầu, các quận còn lại do công ty TNHH MTV Môi trường đô thị hoặc các công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích còn lại và Hợp tác xã thực hiện. Thành phố giao công ty TNHH MTV Môi trường đô thị làm đơn vị nhận khoán chung và ký hợp đồng lại với các đơn vị, riêng từ năm 2007 Sở Tài nguyên và Môi trường theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố nhận kinh phí giao khoán này và đặt hàng công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thực hiện thông qua hợp đồng.

Trang thiết bị vận chuyển: toàn bộ hệ thống có hơn 570 xe cơ giới các loại (xe ép, xe tải, xe xúc). Trong đó, số lượng phương tiện phục vụ công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn từ các điểm hẹn hoặc các trạm trung chuyển về các công trường xử lý là 261 xe.

Bảng 2.11 Số lượng xe tải thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố 

Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn – 2009 (Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM)

43

Ghi chú: k - số lần quay đầu xe từ 2 đến 3 lần.

Cự ly vận chuyển về các khu liên hợp xử lý chất thải rắn

Số liệu về cự ly vận chuyển chất thải rắn từ các quận/huyện về các khu liên hợp xử lý chất thải rắn được trình bày trong Bảng 2.12.

Bảng 2.12   Thống kê cự ly vận chuyển chất thải rắn của các quận/huyện về các khu liên hợp xử lý năm 2011  

Đơn vịTrạm trung

chuyển

Đa Phước

Phước Hiệp Vietstar

BCLCần Giờ

Xí nghiệp vận chuyển 1(Công ty môi trường đô thị) 17,35 40,30 45,81 40,38

Xí nghiệp vận chuyển 2(Công ty môi trường đô thị) 6,19 29,70 37,74

Quận 1 17,32 23,29 50,35 37,95Quận 2 35,00 70,27Quận 3 20,17 23,81Quận 4 - HTX Công Nông 7,50 20,50Quận 5 10,49 21,37 60,20Quận 6 25,38 53,92Quận 7 27,44Quận 8 11,68 22,46Quận 9 70,89 68,55 69,04Quận 10 21,71 53,43 54,18Quận 11  - Bô Tân Hóa- HTX Công Nông 24,50 43,55 44,15

Quận 11 - Cty DVCI quận 11 3,41Quận 12 53,46 56,01Tân Bình 4,47 42,55 43,40Tân Phú 9,65 44,01Bình Tân 28,85Bình Chánh 12,80 25,98Quận Phú Nhuận 4,03 26,10 43,85Quận Gò Vấp 9,96 51,34 48,33 49,49Quận Thủ Đức 30,00 62,16 57,88 60,31Huyện Hóc Môn 38,52Qụân Bình Thạnh 9,81 51,58Huyện Nhà Bè 61,30 55,66Huyện Củ Chi 24,02Huyện Cần Giờ 13,05

44

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường- 2011)

Thống kê cho thấy, hầu hết số xe vận chuyển trên địa bàn thành phố phải hoạt động tối đa, 2 đến 3 lần quay xe trong ngày. Do hoạt động liên tục trong ngày và đa số các phương tiện vận chuyển đã cũ, nhiều phương tiện được đầu tư từ 1984, 1985 (hơn 55% phương tiện thu gom được đầu tư trước năm 2005) nên các đơn vị vận chuyển phải luôn luôn duy trì 1 đến 2 xe để dự phòng thay thế khi bảo trì các phương tiện, số lượng phương tiện dự phòng hiện nay chiếm 90%. Với thời gian khấu hao các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn về các khu liên hợp xử lý tập trung là 10 năm (theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh), số lượng xe phải thay thế tính đến thời điểm các năm được trình bày dưới đây:

- Năm 2011: thành phố phải thay thế 166 xe (64% tổng số xe)

- Năm 2015: nếu đến giai đoạn này, vẫn chưa thay thế 50% số xe trên thì tổng số xe cần phải thay thế 234 xe (90% tổng số xe).

- Năm 2020: toàn bộ số xe đang vận hành hiện nay phải được thay thế.

Thống kê cũng cho thấy khoảng 55% phương tiện thu gom vận chuyển chất thải rắn có hệ thống thu gom nước rỉ chất thải rắn trên xe, điều này đảm bảo cho nước rỉ chất thải rắn  không phát tán ra ngoài, tuy nhiên, còn lại đến 45% là không có hệ thống thu gom nước rỉ chất thải rắn. Như vậy, vẫn còn một lượng lớn xe không đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường vẫn đang hoạt động.

Cự ly bình quân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của toàn thành phố Hồ Chí Minh về các bãi chôn lấp (khu liên hợp Tây Bắc và Đa Phước) hiện nay, cụ thể như sau: Phước Hiệp 47,66 km; Đa Phước 29,08 km; Vietstar 50,17 km.

Do đó, một trong những vấn đề cần giải quyết trong định hướng qui hoạch 2015 – 2030 là đổi mới phương tiện thu gom, vận chuyển trên địa bàn thành phố và từng bước xã hội hóa lĩnh vực này bằng cách đấu thầu cung ứng dịch vụ này. Bên cạnh đó, việc định hướng quy hoạch các Khu Liên hợp xử lý cần xem xét đến cự ly vận chuyển nhằm chuẩn bị ngân sách thành phố trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Tái sử dụng và tái chế

Hiện nay, các loại chất thải có khả năng tái sử dung và tái chế (phế liệu) được thu gom bởi một mạng lưới chân rết khắp thành phố nhằm có thể tận thu tối đa những chất thải mà các cơ sở tái chế có thể tái chế. Các nguồn phế liệu này được phát sinh từ hoạt động hàng ngày của các hộ gia đình, các cơ quan xí nghiệp, các trung tâm thương mại và các bãi đổ chất thải rắn trong thành phố.

Đa số các cơ sở tái chế là có qui mô nhỏ lẻ, gia đình nên việc đầu tư cho công nghệ là quá ít, chính vì vậy đã không tạo ra được những sản phầm có chất lượng cao. Tuy nhiên, do sản phẩm tái chế cung cấp chủ yếu cho nhu cầu cơ bản của con người nên thị trường cho sản phẩm tái chế rất lớn và không có sự cạnh tranh từ các nguồn hàng của nước ngoài.

45

Cơ sở thu mua

Qua kết quả khảo sát 202 cơ sở thu mua phế liệu, cho thấy, phần lớn các cơ sở thu mua phế liệu phải thuê mặt bằng để hoạt động kinh doanh. Trong số 202 cơ sở được khảo sát thì có đến 178 cơ sở (78,2%) phải thuê mặt bằng. Và phần lớn các cơ sở thu mua phế liệu có diện tích nhỏ hoặc rất nhỏ. Số lượng cơ sở thu mua có diện tích lớn (vài trăm m2) và nhân công nhiều (từ 6 người trở lên) không nhiều (4,5%).

Hoạt động thu mua

Hiện nay, các loại chất thải đã phân loại (phế liệu) được thu gom bởi một mạng lưới chân rết khắp thành phố nhằm có thể tận thu tối đa các loại phế liệu. Các nguồn phế liệu này được được phát sinh từ hoạt động hàng ngày của các hộ gia đình, các cơ quan xí nghiệp, các trung tâm thương mại và các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

Trong 202 cơ sở thu mua phế liệu, hầu hết các cơ sở đều thu mua các loại phế liệu như nhựa, giấy, nilon, thủy tinh, đồng, nhôm, sắt... một số cơ sở chỉ thu mua một loại phế liệu như chỉ thu mua giấy hoặc chỉ thu mua nhựa… Các vựa thu mua phế liệu này đa số thu mua phế liệu từ những người thu mua, lượm ve chai dạo hoặc từ những cá thể ở gần vựa đem lại bán. Đặc biệt có những vựa chỉ thu mua hàng thanh lý, phế liệu từ các cơ quan xí nghiệp. Bảng 2.13 cho thấy thành phần và khối lượng các loại phế liệu thu mua tại các cơ sở thu mua và tái chế được khảo sát.

Bảng 2.13 Thành phần và khối lượng các loại phế liệu thu mua tại các cơ sở thu mua và tái chế

46

Nguồn: Quỹ Tái chế-2007

Ngoài những nguồn phế liệu từ các cơ sở thu mua lớn, các cơ sở tái chế cũng tự thu mua phế liệu từ người thu mua phế liệu lẻ. Mặc dù không hình thành hệ thống chân rết thu gom phế liệu như các cơ sở thu mua nhưng các cơ sở tái chế cũng có một thế mạnh riêng là giá thu mua lại cao hơn và do biết rõ được nhu cầu chất thải tái chế (nguyên liệu đầu vào) nên việc mua phế liệu cũng dễ dàng hơn. Và do vậy lượng phế liệu được bán trực tiếp cho các cơ sở tái chế cũng nhiều hơn so với các cơ sở thu mua.

Một trong những điểm yếu đầu tiên và đáng quan tâm nhất là đa số các cơ sở thu mua và tái chế hiện nay có qui mô nhỏ, vẫn tồn tại tập trung trong các khu vực dân cư. Vì công nghệ tái chế thuộc loại cũ và lạc hậu nên đa phần chưa tạo được những sản phẩm tái chế có chất lượng cao cũng như chưa khai thác hết chất thải có thể tái chế về chủng loại và khối lượng. Do vậy chưa đáp ứng đủ yêu cầu tái chế chất thải.

Đa phần công nhân lao động trong các cơ sở tái chế chất thải đều có trình độ văn hóa thấp (theo khảo sát thực tế ở 202 cơ sở tái chế thành sản phẩm, khoảng 80% là có trình độ trung học cơ sở) nên điều này sẽ là khó khăn cho việc áp dụng công nghệ mới cho ngành tái chế.

Từ đó cho thấy để định hướng quản lý hiệu quả hệ thống này, thành phố không chỉ chuẩn bị quỹ đất để di dời các cơ sở này, đồng thời cần phải tạo nguồn Quỹ để hỗ trợ đổi mới công nghệ cũng như nâng cao qui mô hoạt động.

Nhân lực

Số liệu khảo sát cho thấy, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực tái chế bao gồm:

- Nhân lực thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn thải: 4.000 – 6.000 người;

- Nhân lực thu gom phế liệu tự do: 2.500 – 3.500 người;

- Nhân lực trong 800 – 1.000 cơ sở thu mua và tái chế phế liệu: 6.000 – 10.000 người;

Xử lý & chôn lấp

Đến cuối năm 2007, công tác xử lý chất thải rắn đô thị đã được xã hội hóa hoàn toàn bằng vốn doanh nghiệp trong và ngoài nước. Công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị đang sử dụng hiện nay bao gồm chôn lấp hợp vệ sinh và sản xuất compost. Thành phố đang kêu gọi đầu tư vào các nhà máy đốt chất thải rắn và tái sinh năng lượng, là những công nghệ mới, thực hiện đúng định hướng là đa dạng hóa công nghệ xử lý chất thải rắn, tiết kiệm quỹ đất, chất thải được xem như một nguồn tài nguyên.

Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động trên địa bàn thành phố

Công nghệ hiện nay được áp dụng để xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố chủ yếu là chôn lấp vệ sinh (85% khối lượng) và sản xuất compost (15% khối lượng).

47

Bảng 2.14   Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động

Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn – 2010 (Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM)

Các dự án dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2011-2015 (đã được lựa chọn theo tiêu chí và đã ký hợp đồng với sở Tài nguyên & Môi trường) 

1.       Dự án xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt (sản xuất compost và phân hữu cơ) công suất 1.000 tấn/ngày do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa làm chủ đầu tư. Thời gian tiếp nhận rác dự kiến vào năm 2012;

2.       Dự án xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt (sản xuất compost và phân hữu cơ) công suất 500 tấn/ngày do Công ty Cổ phần Tasco làm chủ đầu tư. Thời gian tiếp nhận rác dự kiến vào năm 2013;

3.       Dự án xây dựng bãi chôn lấp số 3 diện tích 20 ha theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh và chôn lấp an toàn chất thải rắn công nghiệp nguy hại và không nguy hại do công ty TNHH MTV Môi trường đô thị làm chủ đầu tư, công suất 2.000 tấn/ngày. Thời gian tiếp nhận rác dự kiến trong năm 2012

Trong thời gian tới, thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị đưa vào vận hành dự án bãi chôn lấp số 3, cũng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách. Hiện nay, 2 nhà đầu tư trong nước là công ty cổ phần phát triển Tâm Sinh Nghĩa và công ty Tasco.

Như vậy, sau nhiều năm vận hành hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn sinh hoạt/đô thị, từ cuối năm 2007 đến nay, thành phố đảm bảo tiếp nhận an toàn và xử lý toàn bộ khối lượng chất thải rắn phát sinh tại thành phố, tạo điều kiện để tìm kiếm và áp dụng các công nghệ mới (sản xuất compost hiếu khí/kị khí và sản xuất phân hữu cơ, đốt/hóa khí kết hợp phát điện, sản xuất vật liệu xây dựng, …) theo hướng tái chế, tái sử dụng và giảm khối lượng chất thải ra bãi chôn lấp nhằm sử dung đất một cách có hiệu quả.

48

Tuy nhiên, với khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng, thành phố cần qui hoạch định hướng công nghệ nhằm tiết kiệm quỹ đất đồng thời xác định khu vực để xử lý chất thải rắn trong tương lai sao cho không chỉ phù hợp với chủ trương của Thủ tướng Chính phủ mà còn đảm bảo trật tự xã hội và an ninh trong quản lý chất thải rắn.

Tổng hợp vốn đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn

Tổng vốn đầu tư cho các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trên địa bàn thành phố khoản 3.128 tỷ . Ngoài ra các dự án dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2011-2015 đã được lựa chọn theo tiêu chí và đã ký hợp đồng với sở Tài nguyên & Môi trường với tổng vốn đầu tư là 36.514 tỷ. Hầu hết các dự án và nhà mát hiện hữu cũng như các dự án đã có chủ trương của thành phố đầu tư tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc – Củ Chi đều có thời gian hoạt động khoảng 50 năm. Trong trường hợp thay đổi, điều chỉnh qui hoạch vị trí các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn, thành phố cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến các hoạt động đầu tư của các nhà máy hiện hữu để định hướng xử lý và có giải pháp phù hợp.

2.1.2  Chất thải rắn công nghiệp & chất thải công nghiệp nguy hại

Nguồn phát sinh

Cơ sở lý thuyết và thực tế khảo sát các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh và thành phố lân cận cho thấy, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại được phát sinh từ các nguồn sau:

Hoạt động công nghiệp

-  Các nhà máy  trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao;

-  Các nhà máy trong cụm công nghiệp;

-  Các nhà máy, cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất bao gồm cả đơn vị tái chế, đơn vị xử lý chất thải;

-  Các cơ sở thu gom, phân loại và mua bán phế liệu từ các nguồn khác nhau;

-  Các tỉnh thành lân cận (tất cả các tỉnh, thành phía Nam);

-  Nhập khẩu từ các nước hoặc tại chỗ (khu chế xuất);

Hiện nay, các hoạt động sản xuất công nghiệp tại thành phố có thể được phân thành 24 loại hình, thể hiện tại Bảng 2.17.

Bảng 2.17  Loại hình ngành nghề hoạt động công nghiệp tại thành phố

49

STT Loại hình STT Loại hình

1 Thuốc bảo vệ thực vật 13 Dược phẩm2 Xi mạ 14 Cao su3 Thuộc da 15 Sửa chữa bảo trì phương tiện giao thông4 Hóa chất 16 Gỗ và các sản phẩm gỗ5 Pin và acquy 17 Nhựa và các sản phẩm nhựa6 Điện và điện tử Giấy 18 Thủy tinh7 Kim loại & gia công cơ khí 19 Xây dựng8 Dệt nhuộm 20 Xà phòng và mỹ phẩm9 Sơn 21 Giấy10 Mực in và in 22 May mặc11 Giày da 23 Thực phẩm12 Dầu và sản phẩm dầu mỏ 24 Khác

Việc sắp xếp thứ tự các loại hình công nghiệp tại Bảng 2.17 được dựa trên mức độ nguy hại của chất thải nguy hại phát sinh của từng ngành nghề. Cách sắp xếp này thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn phát sinh, lập và thực hiện các chương trình kiểm tra, giám sát, điều tra, tập huấn.

Việc phân ra làm 24 ngành nghề hoạt động công nghiệp này nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại của thành phố và cũng phù hợp khi áp dụng quản lý theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, Quy định về Quản lý chất thải nguy hại.

Ngoài nguồn phát sinh từ chính các nhà máy và cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, một nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại đáng kể khác là các nhà máy và cơ sở công nghiệp ở các tỉnh xung quanh như Đồng Nai (2.000-2.500 cơ sở công nghiệp), Bình Dương (1.800-2.000 cơ sở công nghiệp), Bà Rịa – Vũng Tàu (600-800 cơ sở sản xuất), Bình Phước, Tây Ninh, Long An, … Tất cả các tỉnh này đều vận chuyển chất thải về thành phố để tái chế và xử lý. Nguyên nhân là do thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị tái chế, xử lý chất thải nguy hại, đồng thời đây là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu lớn nhất nguyên liệu và sản phẩm sản xuất từ chất thải và phế liệu.

Bên cạnh nguồn phát sinh chính từ các cơ sở sản xuất trong nước, thành phố Hồ Chí Minh cũng phải xử lý hàng chục ngàn tấn/năm chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại nhập khẩu bất hợp pháp từ nhiều nước trên thế giới (Nhật, Singapore, Hồng Kông, Ý, Đức, …) vào Việt Nam qua cửa khẩu thành phố, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp, Long An.

Theo thống kê trong các năm gần đây thông qua các chương trình điều tra khảo sát (2007, 2008, 2009 và năm 2010) khối lượng chất thải rắn công nghiệp – chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp của hơn 12.000 cơ sở công nghiệp (lớn, vừa, nhỏ) nằm trong và ngoài 11 khu công nghiệp, 03 khu chế xuất, 01 khu công nghệ cao và 30 cụm công nghiệp ( đã đầu tư hoạt động khoảng 50%) có khối lượng phát sinh chiếm khoảng 80% trên tổng số khối lượng chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

50

Bảng 2.18   Hiện trạng các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao tại thành phố

STTTên

KCX-KCN

Quận/HuyệnDiện tích(ha)

Ngành nghề

A Khu chế xuất

1 Tân Thuận 7 300

KCN nhẹ, dệt, may, điện tử và thực phẩm cao cấp

2Linh Trung I và II

Thủ Đức 124

KCN nhẹ cơ khí, điện, điện tử, vật liệu xây dựng

B. Khu công nghiệp

1 Tân Tạo Bình Tân 381

KCN nhẹ, thông thường và không gây ô nhiễm hoặc ô nhiễm mức độ thấp

2 Vĩnh Lộc I

Bình Tân và Bình Chánh 259

KCN sạch, không ô nhiễm

3 Bình Chiểu Thủ Đức 27,34

KCN tập trung nhẹ, sạch, ít và không gây ô nhiễm

4 Hiệp Phước Nhà Bè 1.500

KCN nặng, chất thải nhiều, có độc hại xử lý phức tạp, có nhu cầu sử dụng diện tích lớn, gắn liền với vận tải thủy (kho, cảng), đóng, sửa chữa phương tiện phục vụ ngành đường biển

51

STTTên

KCX-KCN

Quận/HuyệnDiện tích(ha)

Ngành nghề

5 Tân Bình

Tân Phú và Bình Tân 134 không gây ô

nhiễm

6Tân Thới Hiệp

12 28 không gây ô nhiễm

7 Lê Minh Xuân Bình Chánh 800

KCN nhẹ và các ngành công nghiệp có ô nhiễm không khí (khói bụi) và tiếng ồn

8 Tây Bắc Củ Chi 380 Không gây ô nhiễm

9 Cát Lái 2 2 124

KCN thông thường, ô nhiễm không đáng kể

10 Phong Phú Bình Chánh 148

KCN sạch không gây ô nhiễm hoặc ô nhiễm mức độ thấp

11 Tân Phú Trung Củ Chi 542,64

Các ngành công nghiệp nhẹ

C Khu công nghệ cao1 Khu

công nghệ cao

9 913,16 KCN kỹ thuật công nghệ cao, tạo lực lượng sản xuất mới có trình độ tiến tiến, tập hợp lực lượng trí thức khoa học - kỹ thuật trong và ngoài nước, nghiên cứu sáng tạo và chuyển giao công

52

STTTên

KCX-KCN

Quận/HuyệnDiện tích(ha)

Ngành nghề

nghệ cho sản xuất ươm tạo các doanh nghiệp công nghệ

Nguồn: Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.

 Bảng 2.19   Hiện trạng các cụm công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh 

STT Tên Địa điểm Tính chất

1 Cụm CN quận 2 Quận 2

Phục vụ di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận 2. Quy mô 18,0ha.

2 Cụm CN Phú Mỹ

Quận 7

Gồm các ngành công nghiệp thông thường, gắn sửa chữa tàu với kho - cảng và dịch vụ cảng. Quy mô 80,0ha.

3 Cụm CN Bình Đăng

Quận 8

Gồm các ngành công nghiệp sạch không gây ô nhiễm, chủ yếu là tiểu - thủ công nghiệp và kho.Quy mô 28ha

4 Cụm CN Long Sơn

Quận 9

Công nghiệp vật liệu xây dựng. Quy mô 25,5 ha

5 Cụm Hiệp Thành

Quận 12

Phục vụ di dời các doanh nghiệp từ Công viên Phần mềm Quang Trung (Chế biến thực phẩm, may, cao su).Quy mô 50,0ha. (Hiện trạng đã thực hiện 36,8ha trong đó có 22ha phục vụ các doanh nghiệp từ Công viên Phần mềm Quang Trung).

6 Cụm Tân Thới Nhất

Quận 12

Gồm các ngành: Dệt may, gia công cơ khí.Đã thực hiện 69,50ha nhưng chỉ có 50,0ha tương đối tập trung

7 Cụm CN Hiệp Bình Phước

Quận Thủ Đức

Tính chất: Thực phẩm bánh kẹo, cơ khí, dệt may. Đã thực hiện 31,31ha nhưng chỉ có

53

STT Tên Địa điểm Tính chất

20,0ha tương đối tập trung

8 Cụm CN Đông Quốc lộ 1ª

Quận Bình Tân

Gồm các ngành: May, dệt, da giày, giấy, cao su, hóa chất, cơ khí sản xuất que hàn, vật liệu xây dựng. Quy mô khoảng 33ha

9 Cụm CN Tân Thới Nhì

Huyện Hóc Môn

Gồm các ngành công nghiệp theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004. Quy hoạch trong Khu đô thị mới An Phú Hưng với quy mô đất công nghiệp 87,0ha

10 Cụm CN Tân Hiệp (A)

Huyện Hóc Môn

Gồm các ngành: Giết mổ gia súc, chế biến thực phẩm. Quy mô 25,0ha.

11 Cụm CN Tân Hiệp (B)

Huyện Hóc Môn

Gồm các ngành công nghiệp theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004.

12 Cụm CN Xuân Thới Sơn (A)

Huyện Hóc Môn

Gồm các ngành công nghiệp theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004.

13 Cụm CN Xuân Thới Sơn (B)

Huyện Hóc Môn

Gồm các ngành công nghiệp theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004. Quy mô 40,0ha.

14 Cụm CN Nhị Xuân

Huyện Hóc Môn

Là CCN không gây ô nhiễm, bao gồm các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và đặc trưng là đối tượng công nhân kết hợp giữa học viên và người sau cai, người tái hòa nhập cộng đồng và công nhân lành nghề của Lực lượng Thanh niên xung phong.Quy mô 230,0ha. Giai đoạn 1  54ha đang được triển khai, giai đoạn 2 đang lập quy hoạch chi tiết với quy mô khoảng 180ha.

15 Cụm CN Đông Huyện Gồm các ngành công nghiệp

54

STT Tên Địa điểm Tính chất

Thạnh Hóc Môn

thông thường, sạch. Quy mô 36,0ha

16 Cụm CN Dương Công Khi

Huyện Hóc Môn

Gồm các ngành công nghiệp theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004. Quy mô 55ha.

17 Cụm TTCN Lê M.Xuân

Huyện Bình

Chánh

Phục vụ di dời công nghiệp quận - huyện: Nấu kim loại màu, cán kéo kim loại, sản xuất hương liệu, form giày, gia công cơ khí, bao bì. Quy mô 17ha.

18 Cụm CN An HạHuyện Bình

Chánh

Gồm các ngành công nghiệp nhẹ, không gây ô nhiễm nguồn nước, chủ yếu tập trung các ngành theo từng khu vực như sản xuất giày da, đồ mỹ nghệ cao cấp, đồ chơi trẻ em, mây tre lá, may mặc, dụng cụ học sinh, ngành công nghiệp lắp ráp cơ khí và mộc gia dụng, nhựa gia dụng. Quy mô 123,5ha

19Cụm CN Tổng Cty Nông Nghiệp Sài Gòn

Huyện Bình

Chánh

Gồm các ngành công nghiệp theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004. Quy mô 89ha

20 Cụm CN Trần Đại Nghĩa

Huyện Bình

Chánh

Gồm các ngành công nghiệp theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004. Quy mô 50ha.

21 Cụm CN Quy Đức

Huyện Bình

Chánh

Gồm các ngành công nghiệp theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004. Quy mô 70ha.

22 Cụm CN Tân Túc

Huyện Bình

Chánh

Gồm các ngành công nghiệp theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004. Quy mô 40,0ha.

55

STT Tên Địa điểm Tính chất

23 Cụm CN Đa Phước

Huyện Bình

Chánh

Gồm các ngành công nghiệp theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004, có thể phục vụ di dời cho ngành sản xuất nước chấm với quy mô khoảng 30ha.Quy mô 90ha.

24 Cụm CN Tân Quy (A)

Huyện Củ Chi

Gồm các ngành: giày da, điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí...Gồm 3 Cụm công nghiệp đã hình thành tự phát có diện tích khoảng 65ha.

25 Cụm CN Tân Quy (B)

Huyện Củ Chi

Gồm các ngành: Giày da, điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí...Quy mô 97ha.

26 Cụm CN Phạm Văn Cội

Huyện Củ Chi

Gồm các ngành: chăn nuôi, chế biến thực phẩm, cơ khí nông nghiệp...Quy mô 75ha.

27 Cụm CN Cơ khí ô tô Hoà Phú

Huyện Củ Chi

Gồm các ngành: Cơ khí ô tô.Quy mô 99ha

28 Cụm CN Bàu Trăn

Huyện Củ Chi

Gồm các ngành công nghiệp theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004. Quy mô 95,0ha.

29 Cụm CN Long Thới

Huyện Nhà Bè

Gồm các ngành công nghiệp theo Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004. Quy mô 57ha.

30 Cụm CN Bình Khánh

Huyện Cần Giờ

Gồm các ngành: Thủy sản, cơ khí hàng hải và có thể phục vụ di dời cho ngành sản xuất nước chấm với quy mô khoảng 30ha. Quy mô 97,0ha.

Nguồn: Sở Công thương, năm 2010.

56

Ghi chú: Cụm Tân Quy (Huyện Củ Chi); Cụm cơ khí Ô tô (Huyện Củ Chi); Cụm An Hạ (Huyện Bình Chánh) được chuyển từ Cụm công nghiệp thành Khu công nghiệp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Hoạt động sản xuất công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh gia tăng theo từng năm, số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất và cụm công nghiệp theo qui hoạch chung của Thành phố đến năm 2020 tăng lên 21 khu công nghiệp, khu chế xuất và 30 cụm công nghiệp (tất cả đi vào hoạt động), đồng thời Khu Công nghệ Cao (quận 9) không ngừng tiếp nhận tăng thêm các dự án đầu tư của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các năm gần đây.

Nguồn khác (sinh hoạt, dịch vụ, ...)

Ngoài nguồn phát sinh điển hình được đề cập trên, chất thải nguy hại còn phát sinh từ các nguồn khác, ước tính chiếm khoảng 20%, bao gồm các nguồn sau:

- Hoạt động y tế (185 Bệnh viện; 317 Trạm y tế; 12.000 Cơ sở y tế tư nhân);

- Hoạt động giáo dục (162 trường trung học phổ thông; 36 trường trung học nghề; 75 trường đại học và cao đẳng; 430 viện, trung tâm nghiên cứu);

- Hoạt động thương mại, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn.,);

- Hoạt động nông nghiệp (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật);

- Hộ dân (không kinh doanh hoặc buôn bán nhỏ lẻ).

Công tác quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các nguồn này cũng gặp nhiều khó khăn (ngoại trừ nguồn phát sinh từ hoạt động y tế), do thành phố chưa có mạng lưới thu gom các loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp,… cho nên vẫn còn khối lượng nhỏ chất thải nguy hại thải bỏ không đúng qui định, lẫn trong sinh hoạt được chuyển đến các khu liên hợp xử lý chất thải rắn đô thị. Đặc biệt các văn bản pháp luật thiếu các điều khoản qui định quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các nguồn nói trên.

Theo báo cáo của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2010 sản xuất công nghiệp của thành phố tăng bình quân 14,2%, GDP tăng 11,78%. Theo “Qui hoạch phát triển Công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, cơ cấu công nghiệp tập trung vào 8 ngành công nghiệp trọng điểm bao gồm:

- Cơ khí chế tạo máy và gia công cơ khí;- Hóa chất và sản phẩm từ hóa chất;- Nhựa và cao su;- Điện tử-công nghệ thông tin;- Giày da-thuộc da;- Dệt nhuộm-dệt may;- Giấy và sản phẩm từ giấy;- Vật liệu xây dựng.

57

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát sinh về thành phần và số lượng chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố hiện tại cũng như tương lai và do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Khối lượng

Hiện nay trên địa bàn thành phố, với hoạt động của hơn 12.000 cơ sở công nghiệp (lớn, vừa, nhỏ) nằm trong và ngoài 11 khu công nghiệp, 03 khu chế xuất, 01 khu công nghệ cao và 30 cụm công nghiệp, cùng với  hoạt động y tế, dịch vụ, thương mại,… đã phát sinh một lượng đáng kể chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại (Bảng 2.20).

Bảng 2.20   Khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

TT Loại chất thải Khối lượng (tấn/ngày)1 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 1.500 - 2.0002 Chất thải nguy hại 250-350

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2010.

Theo điều tra khảo sát hoạt động sản xuất công nghiệp của 24 loại hình công nghiệp tại thành phố, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của các loại hình có tính nguy hại cao như thuốc bảo vệ thực vật, xi mạ, hóa chất lại chiếm tỷ lệ khối lượng dưới 1,0 %; dệt nhuộm, sơn phát sinh khối lượng dao động 3,0% - 5,0%; đối với loại hình thuộc da có phát sinh lượng bùn thải đáng kể nên khối lượng chất thải nguy hại chiếm khoảng 16,5 %;  trong đó loại hình kim loại và gia công cơ khí chiếm số lượng cao nhất là 39,2 % nhưng thực tế đều có thể tái chế, tận dụng trở lại. Tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại thành phố được thể hiện trong Bảng 2.21.  

Bảng 2.21   Tỉ lệ phần trăm khối lượng chất thải nguy hại phát sinh theo ngành nghề 

STT Loại hình Khối lượng (%)

1 Thuốc bảo vệ thực vật 0,682 Xi mạ 0,573 Thuộc da 16,504 Hóa chất 0,175 Pin và acquy 0,516 Điện và điện tử 2,277 Kim loại và gia công cơ khí 39,168 Dệt nhuộm 3,509 Sơn 5,4510 Mực in và in 3,6411 Giày da 5,7612 Dầu và sản phẩm dầu mỏ 1,7213 Dược phẩm 0,23

58

STT Loại hình Khối lượng (%)

14 Cao su 0,2515 Sửa chữa và bảo trì phương tiện giao thông 0,0416 Gỗ và các sản phẩm gỗ 3,7517 Nhựa và các sản phẩm nhựa 2,3418 Thủy tinh 0,0519 Xây dựng 0.2020 Xà phòng và mỹ phẩm 0,9421 Giấy 2,4922 May mặc 2.2623 Thực phẩm 2,7924 Khác 4,73

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2010.

Thành phần chất thải nguy hại

Thành phần chất thải nguy hại từ các ngành nghề sản xuất điển hình trên địa bàn thành phố thường như sau:

- Xi mạ: phát sinh nước thải mang tính ăn mòn và độc hại, bùn thải từ xử lý nước thải mang tính độc hại về kim loại nặng (Cr, Ni, Cu, Zn).

- Cơ khí có xi mạ và không có xi mạ: phát sinh nước thải từ tẩy rửa bề mặt kim loại mang tính ăn mòn, bùn thải từ xử lý nước thải xi mạ mang tính độc hại về Cr, Ni, Cu, Zn, và cặn từ khâu nấu đồng mang tính độc hại về đồng (Cu), kẽm (Zn).

- Thuộc da: phát sinh nước thải thuộc da và bùn thải từ xử lý nước thải mang tính độc hại về Cr6+ và Cr tổng.

- Ắc quy: phát sinh nước thải mang tính ăn mòn và bùn thải từ xử lý nước thải mang tính độc hại về Pb.

- Hóa chất: phát sinh một số bùn thải mang tính độc hại về Cr, Ni, Zn, Cu.

- Mực in và in ấn: phát sinh nước thải từ rửa bản in trước khi in, dung môi thải sau khi rửa khuôn in mang tính cháy, bùn thải từ xử lý nước thải mang tính độc hại.

- Xây dựng: phát sinh nước thải chứa amiăng, nước thải.

- Gỗ và các sản phẩm gỗ: phát sinh cặn sơn thải có chứa chì, dung môi (toluen, xylen và aceton cao,…).

59

- Thuốc bảo vệ thực vật: phát sinh nước thải mang độc hại, hơi khí thải từ quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải có chứa thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo.

Thành phần các loại chất thải nguy hại phát sinh điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở Bảng 2.22.

Bảng 2.22   Thành phần chất thải nguy hại phát sinh tại thành phốTT Loại chất thải nguy

hạiTỉ lệ  (%)

khối lượng

Phương pháp xử lý

1 Bao bì, thùng nhựa, phuy sắt: dính (nhiễm) các thành phần nguy hại

24,2% Súc rửa - Tái chế

2 Vật liệu, vật thể mài đã qua sử dụng (sắt dập nhiễm dầu, bavớ,..)

22,4% Tẩy sạch dầu - Tái chế

3 Các loại dầu (cặn) thải.

13,3% Tái chế

4 Chất hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải nhiễm thành phần nguy hại.

13,1% đốt tiêu hủy

5 Bùn thải phát sinh từ các hệ  thống xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp-khu chế xuất

8,3% Thu hồi-đốt- hoá rắn-chôn

lấp

6 Nước thải: axit, bazơ, kim loại nặng, dung môi, sơn, dầu,…

7,5% Xử lý HTNLNT

7 Các loại dung môi (cặn) thải

3,4% Tái chế- đốt tiêu hủy

8 Hóa chất thải (hóa chất hết hạn dùng, hư hỏng, kém chất lượng,…)

2,5% Tận dụng-Hóa rắn- Chôn lấp

9 Tro, bụi, than hoạt tính thải

1,7% Hóa rắn-chôn lấp

10 Hợp kim, que hàn, bã chì, xỉ chỉ…

1,5% Tái chế

60

TT Loại chất thải nguy hại

Tỉ lệ  (%)khối

lượng

Phương pháp xử lý

11 Các loại chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác

1,3 đốt tiêu huỷ

12 Pin/acquy chì thải 0,6 Tái chế-hoá rắn-chôn lấp

13 Bóng đèn huỳnh quang thải

0,3 Hoá rắn-chôn lấp

14 Hộp mực in thải 0,1 Tái chế- đốt15 Thiết bị linh kiện

điện tử thải0,1 Tái chế -đốt

16 Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt các loại côn trùng gây hại

0,1 đốt

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê từ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, năm 2010.

Kết quả thể hiện trong Bảng 2.20 cho thấy, thành phần chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chiếm số lượng lớn là bao bì, thùng chứa; vật liệu và vật thể mài; dầu nhớt, dầu thủy lực; giẻ lau, bao tay nhiễm các thành phần nguy hại; bùn thải,... Đa số các chất thải công nghiệp phát sinh có khả năng tái chế cao, dù chỉ qua công đoạn sơ chế và làm sạch, chất thải nguy hại trở thành chất thải công nghiệp không nguy hại, có giá trị thương mại cao và tái chế thành các sản phẩm khác. Chất thải nguy hại có khả năng tái chế chiếm từ 55% đến 70%; chất thải nguy hại phải xử lý bằng phương pháp đốt chiếm 15-18%; hóa rắn  khoảng 8%, xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải 5 %. Khối lượng chất thải nguy hại thống kê (cuối năm 2010) từ các chủ nguồn thải (bao gồm từ hoạt động công nghiệp và các hoạt động khác), ước tính khoảng 250-350 tấn/ngày trong đó tồn tại ở dạng rắn khoảng 70%, còn lại tồn tại ở dạng lỏng khoảng 15% và dạng bùn chiếm gần 15%.

Phân loại và tồn trữ tại nguồn

Phân loại

Trong thực tế các cơ sở sản xuất phần lớn đã cơ bản thực hiện phân loại chất thải thành 03 nhóm chính: (1) chất thải công nghiệp không nguy hại, (2) chất thải nguy hại, (3) chất thải sinh hoạt. Hiện nay, chất thải nguy hại cũng đã được phân loại theo trạng thái tồn tại, như rắn, lỏng và bùn.

Tuy nhiên, quá trình phân loại của các cơ sở sản xuất chưa triệt để, chủ yếu tập trung vào việc phân loại những chất thải rắn công nghiệp – chất thải nguy hại còn giá trị kinh tế cao bao gồm sắt (ba vớ, sắt vụn, các thùng phuy,..), giấy, nylon, nhựa các loại, nhớt thải, vụn kim loại màu, xỉ chì để bán theo con đường phế liệu. Do đó, trong thực tế chất thải nguy hại có giá trị kinh tế cao theo con đường phế liệu vẫn còn diễn ra hết sức phức tạp, khó quản lý. Nhóm chất thải nguy hại

61

theo con đường phế liệu chủ yếu bao gồm: kim loại dính dầu, thùng chứa hóa chất, dầu nhớt các loại, nhựa,... Tình trạng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại có giá trị kinh tế thấp hoặc chất thải nguy hại phát sinh đơn thuần (không “sạch”), như giẻ lau dính dầu thải, hóa chất, bóng đèn, pin thải các loại, bùn thải, … vẫn còn trộn lẫn với chất thải rắn sinh hoạt được vận chuyển đến các khu liên hợp xử lý chất thải rắn đô thị.

Mặc dù theo qui định mỗi cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại đều phải có ít nhất 01 (một) cán bộ quản lý môi trường để thực hiện công tác quản lý chất thải. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải hiện nay của các cơ sở sản xuất hầu hết là kiêm nhiệm của các bộ phận khác nhau và phần lớn việc phân loại được giao cho bộ phận tạp vụ. Chỉ có các cơ sở sản xuất lớn, các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài thì mới có bộ phận môi trường quản lý độc lập và thường tại các cơ sở sản xuất này công tác quản lý chất thải diễn ra tương đối tốt. Phần đông các cơ sở sản xuất còn lại các nhân viên trong hệ thống quản lý chất thải đa phần không có nghiệp vụ về môi trường chưa nhận biết được đâu là chất thải nguy hại. Việc quản lý chủ yếu làm sao tránh thất thoát các giá trị kinh tế của chất thải, hoàn toàn chưa đặt nặng công tác bảo vệ môi trường. Đây là điều đáng quan tâm, vì như vậy dẫn đến hiện trạng khó khăn trong công tác quản lý, thống kê chất thải nguy hại và khi đó chất thải nguy hại còn lẫn trong phế liệu, trong chất thải rắn sinh hoạt là đều không thể tránh khỏi.

Tồn trữ

Những năm gần đây, ý thức về quản lý chất thải rắn tại chủ nguồn thải được nâng cao, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại được các chủ nguồn thải phân loại và lưu giữ riêng và chuyển giao đúng đối tượng. Tuy nhiên mức độ còn hạn chế về số lượng cơ sở thực hiện cũng như chưa đạt yêu cầu về trang thiết bị lưu giữ. Các thiết bị, thùng lưu giữ chất thải tự chế hoặc sử dụng lại các thùng chứa nguyên liệu cũ có thể tích từ vài chục lít đến vài ngàn lít. Vật liệu thùng lưu giữ rất khác nhau, nhưng chủ yếu là plastic và kim loại.

Các thiết bị lưu chứa chưa đảm bảo đúng theo qui định về mặt kỹ thuật như thiếu các thông tin và chất thải nguy hại, việc dán nhãn trên các thùng chứa còn hạn chế, các thông tin cơ bản về chất thải nguy hại như: ghi mã số, ngày bắt đầu lưu chứa, tính chất của chất thải (dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn,..) trên các thiết bị, thùng chứa chất thải nguy hại thông thường chưa được các Cơ sở sản xuất quan tâm thực hiện một các đầy đủ trên các bao bì chứa chất thải nguy hại.

Công tác tồn trữ chất thải bộc lộ nhiều hạn chế,  hầu hết chưa đảm bảo tồn trữ đúng theo qui định về quản lý chất thải. Nhiều cơ sở sản xuất tận dụng mặt bằng sản xuất (trong khuôn viên sản xuất) hoặc tận dụng mặt bằng nhà xưởng để lưu trữ chất thải chờ chuyển giao xử lý. Rất ít cơ sở sản xuất có khu vực riêng, đảm bảo an toàn đúng qui định về quản lý chất thải nguy hại. Một phần là do các cơ sở sản xuất xây dựng trước đây không có qui hoạch khu chứa chất thải nguy hại, các khuôn viên nhà máy đều đã được bố trí sử dụng hết công năng để sản xuất và lưu chứa hàng hóa và đều quan trọng trên hết ý thức của các cơ sở sản xuất về công tác quản lý chất thải chưa đặt nặng. Vì vậy công tác tồn trữ chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất hiện nay phần lớn diễn ra chưa đúng qui định về kỹ thuật,  an toàn trong phòng chống cháy nổ và ứng phó sự cố khi có rò rỉ chất thải xảy ra. Công tác lưu chứa chủ yếu sắp xếp sao cho gọn gàng chứ chưa theo qui định về quản lý chất thải nguy hại.

62

Nhìn chung, công tác quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất thường diễn ra tốt hơn so với các cơ sở sản xuất hoạt động bên ngoài khu. Do hiện nay, số lượng các cơ sở sản xuất phân bố bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất là rất lớn gần 10.000 cơ sở sản xuất, trong khi đó, các cơ sở sản xuất tập trung trong khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ khoảng gần 2.000 cơ sở, hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất bên ngoài chủ yếu là hoạt động tự phát, cán bộ quản lý môi trường tại các quận, huyện chỉ khoảng 2 – 3 người, công tác giám sát, theo dõi và kiểm tra định kỳ còn mỏng và yếu và do đó dẫn đến tình trạng các cơ sở sản xuất chưa quản lý tốt chất thải là đều không thể tránh khỏi.

Thu gom và vận chuyển

Thu gom

Để thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại nói trên, thành phố đã hình thành một mạng lưới rộng khắp với hơn 1.000 cơ sở thu mua phế liệu, 49 đơn vị hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại, 13 đơn vị hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại (08/2011).

 Công tác thu gom vận chuyển và xử lý, tiêu hủy được xã hội hóa 100% với hai thành phần chủ yếu là tư nhân và nhà nước. Về phía nhà nước có sự tham gia của các công ty TNHH MTV DVCI một số quận/huyện, nhưng hành nghề xử lý, tiêu hủy chỉ có sự tham gia của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố. Do qui mô, tính cạnh tranh và linh hoạt trong giá cả, tất cả các công ty tham gia trong hệ thống này 100% là công ty Việt Nam với qui mô vừa và nhỏ, thậm chí “rất nhỏ”.

 Theo quy định hiện hành, thu gom vận chuyển chất thải nguy hại phải do các đơn vị có giấy phép hành nghề thực hiện, việc chuyển giao được thỏa thuận trên hợp đồng và ghi nhận trên chứng từ quản lý chất thải nguy hại (ký xác nhận trách nhiệm các bên từ chủ nguồn thải, chủ vận chuyển và chủ xử lý). Tuy nhiên do đặc thù của chất thải nguy hại có thể lưu giữ tạm thời (cho phép tối đa là 06 tháng) chưa có nhu cầu thu gom, vận chuyển đến các nhà máy xử lý hàng ngày. Ngoài ra, cũng không thể tránh khỏi việc chưa chuyển giao xử lý đúng quy định hoặc  không xử lý thải bỏ ra ngoài môi trường đã và đang xảy ra tại thành phố.

 Chất thải nguy hại trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp thu gom đạt trên 80%. Các nhà máy lớn ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất phân bố ở các quận/ huyện hầu hết thực hiện hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại và chuyển giao theo quy định.

 Tuy nhiên các loại chất thải nguy hại (chủ yếu là bóng đèn, pin, giẻ lau phát sinh nhưng rất ít) phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ, lẻ chưa thu gom triệt để hoặc chưa được thu gom đúng tuyến qui định. Chất thải nguy hại lúc này được đem bán phế liệu (còn giá trị kinh tế) hoặc đổ chung vào chất thải sinh hoạt.

 Vận chuyển

Vận chuyển chất thải rắn công nghiệp

63

 Do hoạt động các đơn vị thu gom, vận chuyển, tái chế chất thải rắn công nghiệp hiện nay tại thành phố ở quy mô nhỏ (thu mua phế liệu hoạt động tư nhân, gia đình) nên thường sử dụng các phương tiện thu gom thô sơ, như xe đạp có gắn các bao PP, xe honda kéo thùng, xe lam, xe ba gác đạp, xe ba gác máy, hoặc có thể sử dụng xe tải nhỏ để vận chuyển chất thải công nghiệp trao đổi mua bán giữa thành phố và các tỉnh thành lân cận.

 Vận chuyển chất thải nguy hại

 Phương tiện sử dụng vận chuyển chất thải nguy hại hiện nay sử dụng là xe tải thùng kín, xe mui bạt và xe Honda có gắn thùng nhỏ (thu gom chất thải rắn y tế nguy hại).

 Hiện nay, chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất được các chủ vận chuyển thu gom và vận chuyển trực tiếp đến đơn vị xử lý chất thải nguy hại. Đặc thù của hoạt động quản lý chất thải nguy hại không có trạm trung chuyển, thông thường chất thải nguy hại được lưu giữ tạm tại các cơ sở sản xuất và chuyển giao khi số lượng đủ lớn. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ công ty liên doanh xi măng Holcim là có trạm trung chuyển (quận 2) sau đó đưa về nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại Kiên Giang. Trong các năm qua các cơ sở sản xuất có hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại cho Công ty liên doanh xi măng Holcim trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chiếm số lượng khá lớn, để thuận lợi cho công tác vận chuyển chất thải nguy hại từ thành phố Hồ Chí Minh về Kiên Giang để xử lý, công ty liên doanh xi măng Holcim lập trạm trung chuyển tại quận 2 để tập kết chất thải nguy hại.

Qui trình chung khi vận chuyển chất thải nguy hại được thể hiện trong Hình 2.1.

64

 Hình 2.1 Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại

Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại hiện nay vẫn là các phương tiện thông dụng để chuyên chở hàng hoá hoặc chuyên dùng để vận chuyển chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, vẫn chưa có các phương tiện chuyên dùng cho vận chuyển chất thải nguy hại. Do đó, việc sử dụng các phương tiện này để chở chất thải nguy hại sẽ không đảm bảo sự cô lập chất thải với môi trường, do đó nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình chuyên chở là rất cao và các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại chưa thực hiện đầy đủ việc dán các dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa chất thải nguy hại, thiếu trang bị các thiết bị phòng chống sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Một vài đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép có trang bị GPS nhưng tự quản lý thông tin, thành phố chưa có quy định cũng như chưa có hệ thống kỹ thuật để kiểm soát thông tin.

Hình thức vận chuyển chất thải nguy hại: có 02 hình thức thu gom-vận chuyển chất thải nguy hại:

(1) Thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh

(2) Thu gom chất thải nguy hại từ Thành phố Hồ Chí Minh vận chuyển đến cho các đơn vị xử lý, tiêu hủy ngoài tỉnh để xử lý, tiêu hủy và ngược lại

65

Thống kê báo cáo năm 2010, thống kê trên 2 Công ty xử lý (Công ty CP Môi trường Việt Úc và Công ty TNHH Môi trường Xanh) số lượng chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh để xử lý từ 15-17 tấn/ngày và có khoảng 8-10 tấn/ngày chất thải nguy hại từ Thành phố Hồ Chí Minh được thu gom, vận chuyển đến các tỉnh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Kiên Giang để xử lý, tiêu hủy (số liệu này chưa thống kê đầy đủ hết các đơn vị vận chuyển và xử lý hoạt động ngoài tỉnh vào Thành phố Hồ Chí Minh thu gom chất thải).

Bảng 2.23   Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố  

Phương tiện Số lượng (chiếc) Công suất (tấn)

Xe tải 72 238

Xe bồn (xi téc) 16 104.117

Xà lan 03 1.010

Năm 2007, Thành phố đã ban hành Quyết định số 85/2007/UBND qui định về tuyến và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên đến nay Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa thể quản lý được lộ trình thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại từ tỉnh vào thành phố Hồ Chí Minh hoặc ngược lại, nhiều phương tiện vận chuyển chưa tuân thủ đúng qui định về tuyến và thời gian, vẫn còn tình trạng chất thải nguy hại không được chuyển giao cho đơn vị xử lý mà thải bỏ không đúng qui định. Nguyên nhân là do thành phố chưa bắt buộc các chủ vận chuyển chất thải nguy hại phải trang bị hệ thống GPS trên các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại để kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại của các phương tiện này.

Nhìn chung, các chủ vận chuyển đa số là không có kho lưu chứa chất thải nguy hại, thường là vận chuyển trực tiếp từ chủ nguồn thải đến chủ xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại. Khó khăn hiện nay là thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa thể kiểm soát được số lượng chất thải nguy hại từ các tỉnh thành khác vận chuyển về thành phố xử lý, tiêu hủy và ngược lại.

 Tái sử dụng và tái chế

 Hoạt động tái chế chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đang diễn ra rất đa dạng và phức tạp tại thành phố, tập trung nhiều nhất tại vùng ven ngoại thành.

 Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn công nghiệp

Hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải rắn công nghiệp diễn ra tại các đơn vị thu mua phế liệu tập trung nhiều ở vùng ven thành phố, như quận Bình Tân, quận 12, quận Thủ đức, quận 9, quận 2, quận 7, quận 8, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè; các hoạt động này tập trung tại các tuyến quốc lộ 1A, tuyến đường lớn và xung quanh các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều ngành nghề, như thu gom vải vụn, nhựa, sắt, nhôm, đồng, giấy, gỗ,….. Các loại phế liệu này được phân loại và tái sử dụng, tái chế.

66

Tổng số lượng các điểm thu mua phế liệu trên địa bàn Tp.HCM khoảng 1.500 địa điểm (kể cả cơ sở thu mua cố định và những người mua phế liệu dạo). Tuy nhiên tại các đơn vị này cũng xuất hiện tình trạng mua các chất thải công nghiệp có lẫn thành phần nguy hại (máy tính hư, thùng keo dán giày,…).

 Các hoạt động tái chế này hầu hết không kiểm soát được về môi trường, là các hoạt động tự phát, trái phép vì hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư không cấp cho hoạt động tái chế bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.

Cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị của các ngành này thường rất lạc hậu, công nghệ của những năm 1980, 1990; vì vậy khả năng gây ô nhiễm môi trường     (nước thải, tiếng ồn, khí thải và chất thải nguy hại) cũng rất cao như các hoạt động tái chế : xeo giấy, đùn nhựa, nấu kim loại,… Ngoài ra dòng chất thải này đang có xu hướng chảy ra nước ngoài như: các doanh nghiệp tại Việt Nam thu gom và vận chuyển, xuất khẩu qua Trung Quốc các loại sắt, nhựa, inox, nhôm,…

 Khả năng tái sử dụng và tái chế chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chiếm khoảng 70-80% về khối lượng phát sinh, còn lại xử lý theo phương pháp đốt, chôn lấp chung với rác sinh hoạt.

 Tái chế chất thải nguy hại 

Hoạt động tái chế chất thải nguy hại hiện nay có nhiều thành phần tham gia thực hiện (có giấy phép và không giấy phép).

Hoạt động có giấy phép, hiện nay có: 04 Công ty tái chế, chưng cất dầu cặn; 04 Công ty chuyên súc rửa và tái chế thùng phuy; 01 công ty tái chế chì và 04 Công ty có lò đốt chất thải nguy hại

Ngoài ra còn có những đơn vị nhỏ lẻ thực hiện việc thu gom chât thải nguy hại không có giấy phép hành nghề cũng chủ yếu về lĩnh vực dầu nhớt, thùng phuy dính hóa chất, dính dầu nhớt, bình ắc quy,…; Số lượng các đơn vị này khoảng 50-100 đơn vị (phương tiện thu gom bằng xe hon da, ghe, tàu, xà lan, xe bồn,..); chất thải nguy hại này sau khi thu gom thường đem bán - trao đổi theo giá trị kinh tế và nhu cầu thị trường trao đổi chất thải.

 Hoạt động tái chế chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phải kể thêm dòng chất thải từ các tỉnh lân cận chuyển về thành phố Hô Chí Minh hoặc ngược lại (Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An,…).

 Cần chú ý đến tái chế các loại bùn thải (bùn nguy hại và không nguy hại), khối lượng phát sinh rất lớn, có nhu cầu nhưng chưa được đầu tư và phát triển đúng mức. Ngoài ra chưa thực hiện được tái chế thu hồi kim loại nặng từ chất thải điện tử, đây là nguồn chất thải có giá trị kinh tế cao (tăng khối lượng phát thải sau năm 2015), nhưng hiện nay vẫn được thu gom (thu mua phế liệu) và xuất khẩu sang các nước Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, ... theo nhiều con đường (hợp pháp và không hợp pháp).

 Xử lý & chôn lấp

67

 Xử lý

 Hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại thành phố hầu hết do tư nhân thực hiện, từ hoạt động mua bán phế liệu nhỏ lẻ phát triển thành công ty. Duy nhất chỉ có 01 đơn vị nhà nước hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại là Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị.

 Các công nghệ xử lý tập trung vào đốt, hóa rắn và tái chế chuyên biệt như tái chế thùng phuy; tái chế sơn, dung môi; tái chế dầu và hoạt động ở quy mô nhỏ.

 Tính đến nay (08/2011), trên địa bàn thành phố đang tồn tại các hoạt động xử lý chất thải nguy hại của 13 công ty được cấp phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại (do Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM và Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp) có đầu tư cơ sở xử lý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

 Bảng 2.24   Hiện trạng hoạt động của các đơn vị xử lý chất thải nguy hại  

TT

Tên Công ty

Địa chỉ

Loại

hình

Công nghệ xử lý

Số lượngCTNH

tiếp nhậnxử lý(kg/

năm)1 Công ty

TNHH SX-DV-TM Môi Trường Xanh

Bình Chánh

 Xử lý tất cả

-  02 Lò đốt, công suất 20m3/lò/giờ- 01 hệ thống xử lý nước thải, công suất: 6m3/h- 01 Hệ thống hoá rắn- 09 bề phơi bùn có hệ thống thu gom nước thải- 01 hệ thống xử lý thùng phuy, can- 01 hệ thống thu hồi dung môi- 01 hệ thống xử lý tái sinh thu hồi nhớt

6.500.000

2 Công ty CP Môi trường Việt Úc

Bình Chánh

Xử lý tất cả

- 03 hệ thống lò đốt chất- 01 hệ thống tái sinh dầu nhớt- 01 hệ thống tái

6.970.000

68

TT

Tên Công ty

Địa chỉ

Loại

hình

Công nghệ xử lý

Số lượngCTNH

tiếp nhậnxử lý(kg/

năm)sinh chì- 02 hệ thống chưng cất- 02 hệ thống súc rửa- 01 thiết bị hoá rắn- 01 hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu- 01 hệ thống xử lý nước thải nhiễm hoá chất- 01 hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

3 Công ty TNHH Thương mại và vận tải xăng dầu Minh Tấn

Quận 7

Xử lý dầu thải

 Xử lý nước thải nhiễm dầu, cặn dầu

2.880.000

4 Công ty TNHH Toàn Thắng Lợi

Quận 9

xử lý dầu thải

- 04 lò chưng cất- 01 hệ thống xử lý nước nhiễm dầu

120.000.000

5 Công ty Môi trường Đô thị TP

Bình Tân

 Xử lý tất cả

02 lò đốt (01 lò đốt rác công nghiệp, 01 lò đốt rác y tế)

190.000

6 Công ty TNHH

Nhà Bè

xử lý

 Hệ thống phân ly thô và tinh dầu 208.034

69

TT

Tên Công ty

Địa chỉ

Loại

hình

Công nghệ xử lý

Số lượngCTNH

tiếp nhậnxử lý(kg/

năm)01 Thành viên đóng tàu và thương mại Petrolimex

nước lẫn dầu

thải- 01 thiết bị đốt nội bộ

7 Công ty  TNHH thương mại và sản xuất Dương Dung

Bình Tân

Xử lý thùng phuy

 Xử lý và tái chế thùng phuy

150.000

8 DNTN Sản xuất thương mại Tùng Nguyên

Bình Chánh

Xử lý thùng phuy

 Xử lý và tái chế thùng phuy

170.000

9 Xí nghiệp DV Xây lắp và Thương mại Petrolimex Sài Gòn

Nhà Bè

 Xử lý  dầu thải:

- 01Tách dầu cặn- 01 tách nước lẫn dầu- 01 lò đốt: 50kg/giờ

497.500

10

Công ty KHCN MT Quốc Việt

Bình Chánh

Xử lý nước thải nhi

01 hệ thống xử lý nước thải nhiễm acid và kim loại nặng tái chế thành dung dịch phức sắt dùng cho công nghệ xử lý môi

72.000.000

70

TT

Tên Công ty

Địa chỉ

Loại

hình

Công nghệ xử lý

Số lượngCTNH

tiếp nhậnxử lý(kg/

năm)ễm acid

trường

11

Công ty TNHH SX Cơ khí và DV Đại Phát

Bình  Chánh

Xử lý thùng phuy

 Xử lý và tái chế thùng phuy

290.000

12

Công ty TNHH TM và Xử lý Môi trường Thành Lập

Củ Chi

vận chuyển, xử lý lò đốt

- 01 lò đốt công suất 01 tấn/ ngày- 01 hê thống hoá rắn- 01 hệ thống chưng cất, tái tạo dung môi;- 01 Hệ thống tái chế sơn , công suất 1.000 kg/ giờ, gồm máy khuấy, máy nghiền 500 kg/giờ;- 01 trạm xử lý nước thải

5.930.000

13

Doanh nghiệp tư nhân thương mại sản xuất dịch vụ Trung Nam

Bình Chánh

Vận chuyển xử lý

- Hệ thống nấu luyện kim loại: 01 lò đốt 1,2 tấn/giờ; 01 lò tinh luyện kim loại 1,2 tấn/giờ.- Hệ thống súc rửa bình ắc quy chì- Hệ thống xử lý nước thải, 10m3/ngày

7.000.000

TỔNG219.908

.414

71

Trong 13 công ty này:

 - 03 công ty là DNTN Dương Dung (tái chế thùng phuy) và Công ty TNHH xăng dầu Minh Tấn (tái chế dầu thải)  và Doanh nghiệp tư nhân thương mại sản xuất dịch vụ Trung Nam hoạt động tái chế chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép.

- 10 công ty còn lại có cơ sở xử lý tại thành phố (tập trung tại Bình Chánh, Nhà Bè) trước đây do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cấp phép, nhưng đến nay đều hoạt động mở rộng liên tỉnh do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động và chất thải nguy hại từ các tỉnh thành lân cận tập trung về đây để xử lý. Do đó các thông tin về công suất, quy mô mở rộng hoạt động xử lý chất thải nguy hại của 10 công ty hiện nay chưa có thông tin để cập nhật chính xác để đánh giá năng lực xử lý (đây là khó khăn của đơn vị quản lý tại địa phương).

 Chủ lực xử lý cho nhiều loại chất thải nguy hại của thành phố và khu vực các tỉnh phía Nam tập trung tại 04 đơn vị: công ty TNHH Môi trường Xanh, công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc, công ty TNHH MTV Môi trường Đô Thị, công ty TNHH Xử lý Môi trường Thành Lập, chủ yếu là xử lý bằng phương pháp đốt và hóa rắn. Khả năng tiếp nhận xử lý bằng phương pháp đốt của 04 đơn vị này từ 40 – 60 tấn/ ngày. Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị đang đưa vào vận hành lò đốt chất thải nguy hại công suất 21 tấn/ngày.

Bảng 2.25   Thống kê lò đốt CTNH tại một số công ty xử lý hoạt động

Công ty TNHH 

MTV Môi trường Đô

thị

Công ty TNHH SX-DV-TM      

Môi trường xanh

Công ty Cổ

phần Môi

trường Việt Úc

Công ty TNHH TM Xử lý Môi

trường        Thành Lập

- Hệ thống tiêu hủy chất thải nguy hại bao gồm 2 lò :+ Lò đốt rác y tế, công suất 7 tấn/ ngày+ Lò đốt rác công nghiệp, công suất 4 tấn/ ngày

Hiện nay đang vận hành thử

- Hệ thống tiêu hủy chất thải nguy hại: lò đốt chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại (lò hai cấp); công suất 04tấn/ngày; trang bị hệ thống xử lý khí thải và nước thải ; 

- Hệ thống tiêu hủy chất thải nguy hại: lò đốt chất thải (lò hai cấp) công suất 6 tấn/ngày, trang bị hệ thống xử lý khí thải

- Lò đốt : là lò hai cấp, công suất 01 tấn/ ngày, trang bị hệ thống xử lý khí thải nước thải, số lượng 01 lò

72

Công ty TNHH 

MTV Môi trường Đô

thị

Công ty TNHH SX-DV-TM      

Môi trường xanh

Công ty Cổ

phần Môi

trường Việt Úc

Công ty TNHH TM Xử lý Môi

trường        Thành Lập

nghiệm lò đốt 21 tấn, tăng cường thêm việc xử lý chất thải nguy hại

số lượng 02 lò

và nước thải, số lượng 02 lò

Hiện nay, các đơn vị xử lý chất thải nguy hại tiếp nhận xử lý chất thải nguy hại cho thành phố là khoảng 30% công suất hiện có theo giấy phép được cấp (có nghĩa là chỉ xử lý khoảng 150 tấn/ngày), do hoạt động quy mô nhỏ, tiếp nhận tái chế, xử lý hàng hóa hư hỏng là chủ yếu và tiếp nhận từ nhiều tỉnh thành lân cận để xử lý vì tăng lợi nhuận kinh doanh hơn việc xử lý chất thải nguy hại nhỏ lẻ.

Mặt khác của vấn đề thu gom, xử lý đối với chất thải nguy hại khác với chất thải sinh hoạt  ở điểm là không nhất định phải thu gom, xử lý hàng ngày (trừ chất thải y tế nguy hại), nên lượng chất thải nguy hại đến với các cơ sở xử lý có khả năng nằm lại trong các kho lưu giữ tạm, nhưng nếu không kiểm soát được thì tiêu cực sẽ xảy ra, lợi nhuận cao sẽ dẫn đến vi phạm quy định pháp luật và điểm đến của chất thải nguy hại là những điểm đổ không đúng quy định.

Chôn lấp

Hiện nay, công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố vừa đưa vào hoạt động bãi chôn lấp an toàn, nhưng chỉ để phục vụ chôn tro từ lò đốt chất thải y tế. Như vậy có thể nói rằng, cho đến nay thành phố vẫn chưa có bãi chôn lấp an toàn cho chất thải nguy hại của thành phố. Các chất thải nguy hại không thể xử lý bằng các phương pháp trên, chủ yếu được xử lý bằng phương pháp hóa rắn hoặc cố định.

Hoạt động tái chế, xử lý chất thải nguy hại cũng bộc lộ nhiều nhược điểm: hầu hết các cơ sở tái chế, xử lý chất thải nguy hại thường tập trung chủ yếu vào kinh doanh phế liệu, đều là tư nhân, có qui mô vừa và nhỏ, việc mở rộng qui mô xử lý chất thải nguy hại gặp khó khăn về đất và tài chính. Do đó, dẫn đến tình trạng độc quyền, giá thành xử lý không ổn định, chi phí xử lý chất thải nguy hại quá cao, chủ nguồn thải không có nhiều lựa chọn trong việc chuyển giao chất thải nguy hại xử lý, tiêu hủy.

Và với các nguyên nhân trên, dẫn đến hậu quả là các nhà máy xử lý chất thải nguy hại đã và đang đứng trước vấn đề quá tải, do ngoài khối chất thải nguy hại phát sinh xử lý, các công ty xử lý này còn phải tiếp nhận thêm khối lượng chất thải công nghiệp không nguy hại để đốt như: hàng hóa kém chất lượng, thuốc quá hạn dùng, hàng hóa vi phạm trong việc nhập khẩu,… mặc

73

dù phát sinh không thường xuyên như chất thải nguy hại nhưng khối lượng phát thải khá lớn, thông thường áp dụng phương pháp đốt là chủ yếu.

Ngoài ra các công ty xử lý chất thải nguy hại đang hoạt động hiện nay với quy mô nhỏ, tồn tại rải rác ở nhiều khu vực quận huyện khác nhau tại thành phố, chưa mang tính tập trung vào một khu vực được quy hoạch, dẫn đến nhiều nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình xử lý và nếu sự cố xảy ra, sức khỏe của cộng đồng bị ảnh hưởng, môi trường thành phố phải khắc phục hậu quả trong thời gian dài.

Với các công nghệ xử lý chất thải nguy hại đang sử dụng là đốt tiêu hủy, tái chế dầu, xúc rửa thùng phuy, tái chế sơn dung môi, ổn định hóa rắn…. Chủ lực xử lý chất thải nguy hại như hiện nay là đốt ( nhưng vẩn chưa xử lý được những chất thải nguy hại có chứa PCBs), hóa rắn cô lập (các dạng không xử lý được) kết quả là các loại tro xỉ nguy hại hiện đang tồn đọng tại các nhà máy xử lý. Hiện nay, thành phố vẫn chưa xây dựng bãi chôn lấp an toàn cho chất thải công nghiệp nguy hại, các nhà máy xử lý chất thải nguy hại vẫn phải đang lưu trữ một lượng lớn tro, xỉ và các chất thải đã hóa rắn chứa các thành phần nguy hại.

2.1.3  Chất thải rắn y tế

Nguồn phát sinh

Trước năm 2000, nguồn phát sinh chất thải rắn y tế chỉ được quan tâm là những cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo cán bộ y tế và các trung tâm nghiên cứu y dược, với đặc điểm các cơ sở này phát sinh chất thải y tế với khối lượng ổn định, thường xuyên, dễ dàng nhận biết và được gọi là nguồn phát sinh thường xuyên.

Trong thập niên gần đây, do kinh tế xã hội phát triển, chất thải rắn y tế còn phát sinh từ trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh dược phẩm; sản xuất và kinh doanh nguyên vật liệu dược; sản xuất và kinh doanh thực phẩm… với khối lượng và tần suất không ổn định nên được gọi là nguồn phát sinh không thường xuyên.

a)      Nguồn phát sinh thường xuyên

Chất thải rắn y tế, nguồn phát sinh thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn là hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh; gồm có hai hệ thống: hệ thống (khối) công lập và hệ thống dân lập. Tính đến tháng 03/2011, nguồn phát sinh thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh gồm có:

Khối công lập: 411 cơ sở y tế khám chữa bệnh công lập, bao gồm các bệnh viện thuộc Trung ương (Bộ Y tế quản lý), bệnh viện thuộc Thành phố (Sở Y tế quản lý), bệnh viện cấp quận huyện, trung tâm y tế dự phòng (cấp quận), trạm y tế (cấp phường), bệnh viện thuộc ngành quản lý (Công an, Quân đội, Bưu điện, Giao thông vận tải) (Bảng 2.26).

Bảng 2.26 Số lượng cơ sở y tế khám chữa bệnh khối công lập (Tính đến ngày 14/02/2011)

74

Khối dân lập: 8.441 cơ sở y tế khám chữa bệnh dân lập, với tính đa dạng về loại hình và quy mô, gồm các loại hình cơ bản như sau: bệnh viện (đa khoa, chuyên khoa); phòng khám (đa khoa, chuyên khoa, phòng mạch); nhà hộ sinh; dịch vụ y tế (phòng răng giả, dịch vụ kính thuốc, tiêm chích thay băng theo toa bác sĩ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà) thường là cá nhân hoặc một nhóm nhỏ y bác sĩ thành lập; và phòng chẩn trị y học cổ truyền (Bảng 2.27).

Bảng 2.27  Số lượng cơ sở y tế khám chữa bệnh khối dân lập (Tính đến ngày 14/02/2011)

75

 Chi tiết cơ sở y tế khối dân lập được thể hiện trong Bảng 2.28

Bảng 2.28  Chi tiết số lượng cơ sở y tế tư nhân (Tính đến ngày 14/02/2011)

76

 

 (Nguồn: Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, 2011)

Ghi chú:      VNN: Vốn nước ngoài

                   GPP: Thực hành nhà thuốc tốt (Good Pharnacy Practice)

                   GDP: Thực hành tốt phân phối (Good Distribution Practice)

                   YDHCT: Y dược học cổ truyền

77

                   PCT: Phòng chẩn trị

                   TTKT: Trung tâm kỹ thuật

Nếu so sánh về số lượng thì khối công lập chiếm 2,86% và khối dân lập chiếm  97,14%. Tuy nhiên, về tổ chức quy mô, chuyên môn và cung cấp dịch khám chữa bệnh thì khối công lập vẫn chiếm đa số về số lượt người khám chữa bệnh, hiệu quả khám điều trị và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống y tế nên khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh chiếm tỷ trọng lớn hơn.

b)      Nguồn phát sinh không thường xuyên

Nguồn phát sinh không thường xuyên (có khả năng phát sinh chất thải y tế) được xác định trong một số hoạt động (lĩnh vực) như sau:

-        Sản xuất và kinh doanh dược phẩm, dược liệu (Bảng 2.29): chất thải y tế thường được xác định dưới dạng dược liệu, dược phẩm hư hỏng, không đạt chất lượng, quá hạn sử dụng.

Bảng 2.29  Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm (Tính đến ngày 14/02/2011)

-        Sản xuất và kinh doanh thực phẩm: không xác định được nguồn cụ thể, thường phát sinh dưới dạng thực phẩm hư hỏng, quá hạn sử dụng có nhiễm độc.

-        Các nông trại kinh doanh, chăn nuôi gia cầm gia súc.

-        Gia cầm, gia súc nhiễm bệnh (phát sinh theo mùa hoặc các đợt bệnh dịch).

-        Các bệnh viện dã chiến (khi có bệnh dịch xảy ra).

78

Ngoài ra nguồn phát sinh không thường xuyên còn gồm các đối tượng dưới đây nhưng với khối lượng rất nhỏ nên không đề cập nhiều trong quy hoạch này:

-        Nhà máy, xí nghiệp, cơ quan: phòng y tế của các cơ quan với chức năng sơ cứu nhân viên, công nhân khi bị tai nạn.

-        Cơ sở khám chữa bệnh thú y.

-        Cơ sở sản xuất dược liệu, dược phẩm ngành thú y.

Khối lượng và thành phần

Khối lượng

a)      Khối lượng từ các nguồn phát sinh thường xuyên

Theo số liệu báo cáo của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố, giai đoạn 2000 – 2010 chất thải rắn y tế (lây nhiễm) thu gom xử lý đã tăng liên tục từ 4,6 tấn/ngày (2000) đến 12,86 tấn/ngày (2009) từ các cơ sở khám chữa bệnh, mà chủ yếu là từ các bệnh viện (hầu hết là khối công lập) và có thực hiện hợp đồng vận chuyển, xử lý. Năm 2010 khối lượng là 11,54 tấn/ngày (5 tháng đầu năm 2011 tổng khối lượng là 1.631,2 tấn, tương đương 10,87 tấn/ngày) (Bảng 2.30).

Như vậy, số lượng cơ sở y tế còn lại có hai trường hợp xảy ra: (1) là có ký hợp đồng với các Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích (viết tắt là MTV DVCI) quận huyện thì khối lượng đã được bao gồm trong báo cáo của CITENCO; (2) là không có ký hợp đồng thì khối lượng này được thải theo con đường chất thải rắn sinh hoạt hoặc thải bỏ ra môi trường hoặc đốt tại chỗ và chưa được thống kê đầy đủ. Các đối tượng không thực hiện hợp đồng chuyển giao chất thải rắn y tế hầu hết là ở khối dân lập có quy mô nhỏ (phòng mạch, phòng nha, phòng khám nhỏ, phòng nữ hộ sinh, các cơ sở đào tạo ngành y dược, sản xuất dược, kinh doanh dược…).

Bảng 2.30  Khối lượng chất thải rắn y tế vận chuyển và xử lý (2000-2010) 

Giải thích cho hiện tượng giảm đột biến khối lượng năm 2010 có thể là do một trong những nguyên nhân sau:

(1) Chiều hướng tích cực: sự phân loại tại nguồn được thực hiện khá tốt (triệt để) tại các cơ sở y tế, tách phế liệu (tận thu) ra khỏi chất thải y tế lây nhiễm làm cho khối lượng này giảm. Nếu chiều hướng này xảy ra, đồng nghĩa cơ quan quản lý đã thực hiện tốt vai trò quản lý của mình, nhưng trong thực tế năm 2010 Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Y tế không có kế hoạch triển

79

khai đẩy mạnh công tác phân loại tại nguồn ở các cơ sở y tế. Như vậy có khả năng là các cơ sở y tế tự nhận thức trong công tác phân loại tại nguồn nhằm tận thụ được phế liệu và giảm chi phí xử lý.

(2) Chiều hướng tiêu cực: Để giảm chi phí xử lý, các cơ sở y tế rất có thể đã bỏ một phần chất thải y tế lây nhiễm chung với chất thải rắn sinh hoạt (trong quá trình phân loại) để giảm khối lượng chất thải rắn y tế lây nhiễm cần phải xử lý. 

(3) Một số cơ sở y tế đã cắt hợp đồng (hoặc giảm một phần khối lượng) với CITENCO để chuyển cho một đơn vị xử lý khác với giá cạnh tranh hơn (rẻ hơn).

Tất cả những nguyên nhân trên làm giảm khối lượng xử lý trong năm 2010, chỉ là giả thuyết ban đầu, Quy hoạch này đề xuất cần phải có sự xem xét đánh giá lại để làm rõ nguyên nhân của hiện tượng giảm đột biến này.

Theo thống kê, từ năm 2006 đến nay chất thải rắn y tế thu gom được tăng từ 9 tấn/ngày đến 13 tấn/ngày, và hiện nay khoảng 12- 13 tấn/ngày. Ước tính khoảng 8.000 (65%) cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ chưa thu gom được. Nếu mỗi cơ sở y tế nhỏ lẻ phát sinh từ 0.1 – 0.5kg/ngày chất thải rắn y tế lây nhiễm thì có khoảng 0.8 – 4 tấn/ngày chưa được thu gom. Số lượng chưa thu gom được này đang theo hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt đến các bãi chôn lấp của thành phố.

b)      Khối lượng từ các nguồn phát sinh không thường xuyên

Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường sản xuất và tiêu thụ dược phẩm, dược liệu lớn nhất cả nước, cũng là nơi tiềm tàng phát sinh những lô hàng dược liệu, dược phẩm hư hỏng và quá hạn sử dụng, và được xem là một dạng chất thải y tế (nguy hại). Trong thực tế, các chất thải y tế dưới dạng này đã có phát sinh và đã được cơ quan chức năng cho xử lý như là chất thải rắn y tế nguy hại.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, gần đây các loại bệnh dịch gia cầm, gia súc xuất hiện thường xuyên, và các vụ thực phẩm bị nhiễm bẩn (hư hỏng), nhiễm độc (trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thực phẩm) có chiều hướng gia tăng với khối lượng mỗi một vụ từ vài chục đến vài trăm tấn. Tất cả những loại chất thải này đã được thành phố quan tâm và cho xử lý đúng theo quy trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.

Mặc dù trong thực tế đã có phát sinh và đã được xử lý, nhưng đến nay khối lượng chất thải y tế phát sinh không thường xuyên chưa được thống kê một cách đầy đủ có hệ thống (ước lượng khoảng 500-1.000 tấn/năm) và đây cũng là một trong những hạn chế của hệ thống quản lý.

Thành phần chất thải rắn y tế

Khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế phụ thuộc vào quy mô, hình thức và chức năng hoạt động của từng cơ sở y tế (bệnh viện chuyên khoa, đa khoa, tuyến cơ sở, tuyến thành phố…). Nhưng nhìn chung chất thải rắn y tế bao gồm từ 06-13 thành phần cơ bản được thống kê trong các bảng dưới đây:

80

Bảng 2.31  Thành phần chất thải y tế của Việt Nam 

Theo Bảng 2.31, trong chất thải rắn y tế thành phần chiếm chủ yếu là các chất hữu cơ (52,9%) tuy nhiên thành phần này không mang tính độc hại. Thành phần có chứa yếu tố nguy hại (lây nhiễm) chiếm 22,6% như: chai nhựa PVC, PE, PP, bông băng, chai lọ thủy tinh, bơm kim tiêm, các bệnh phẩm sau mổ.

Bảng 2.32  Thành phần chất thải y tế tại các bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh

81

82

Có thể tham khảo thành phần chất thải rắn y tế của tỉnh Bình Dương trong Bảng 2.33 và Bảng 2.34.

Bảng 2.33 Thành phần chất thải y tế tại các cơ sở y tế tỉnh Bình Dương 

83

(Nguồn: Đề án xây dựng hệ thống thu gom. vận chuyển. xử lý chất thải y tế tại tỉnh Bình Dương, 2011)

Ghi chú: ww: trọng lượng ướt (wet weight)Bảng 2.34 Thành phần chất thải sinh hoạt tại các cơ sở y tế tình Bình Dương

84

Nguồn: Đề án xây dựng hệ thống thu gom. vận chuyển. xử lý chất thải y tế tại tỉnh Bình Dương, 2011

Ghi chú: ww: trọng lượng ướt (wet weight)

Qua thực tế kinh nghiệm quản lý, mặc dù ở địa phương khác nhau có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội, mức sống và dịch vụ y tế, nhưng nhìn chung thành phần chất thải rắn y tế thì không khác nhau nhiều, như vậy số liệu của tình Bình Dương cũng là số liệu tham khảo rất có giá trị cho quy hoạch này.

Phân loại tại nguồn

Do đặc tính nguy hại nên chất thải rắn y tế được Bộ Y tế sớm quan tâm và triển khai công tác phân loại tại nguồn từ năm 1995. So với các tỉnh thành khác, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương triển khai công tác phân loại tại nguồn rất tốt, với hầu hết các bệnh viện trên địa bàn đều có tổ chức phân loại thành 5 nhóm chất thải như sau:

(1) Chất thải lây nhiễm: được chứa trong túi và thùng màu vàng;

(2) Chất thải hóa học nguy hại: được chứa trong túi và thùng màu đen;

(3) Chất thải phóng xạ: được chứa trong túi và thùng màu đen;

(4) Chất thải là các bình chứa áp suất: được chứa trong túi và thùng màu xanh (bình nhỏ);

(5) Chất thải thông thường (sinh hoạt) được chứa trong túi và thùng màu xanh.

85

Trong các nhóm chất thải trên ở các cơ sở y tế thì phổ biến nhất là chất thải lây nhiễm và chất thải thông thường và được phân loại thành 3 nhóm cơ bản như sau:

(1) Chất thải lây nhiễm

(2) Chất thải sinh hoạt (chất hữu cơ dễ phân hủy)

(3) Chất thải tái chế (được chứa trong túi và thùng màu trắng).

Nhìn chung, chất thải y tế được tổ chức phân loại tại nguồn khá tốt ở khối công lập (100%) theo quy định của ngành y tế. Công tác lưu giữ tại nguồn cũng được các cơ sở y tế thực hiện tốt, hầu hết các bệnh viện đều có nhà lưu giữ rác y tế tạm thời trước khi chuyển giao cho đơn vị thu gom (Chất thải y tế có tính lây nhiễm lưu giữ tối đa không quá 72 giờ), trong đó các bệnh viện lớn và bệnh viện công lập đều có trang bị máy điều hòa nhiệt độ cho nhà lưu giữ rác y tế.

Một đặc điểm khác so với chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại hay chất thải sinh hoạt, chất thải rắn y tế chỉ được phân loại tại nguồn, không thực hiện phân loại trong quá trình thu gom vận chuyển hay tại các khu tập trung, trạm trung chuyển hoặc tại nhà máy xử lý. Một số bệnh viện lây nhiễm (bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – chuyên khoa phổi – lao phổi, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới – các bệnh truyền nhiễm) được áp dụng cơ chế đặc biệt là tất cả các chất thải phát sinh từ buồng bệnh, khoa khám chữa bệnh đều được xem là chất thải nguy hại (kể cả chất thải rắn sinh hoạt) và được thu gom toàn bộ theo quy trình của chất thải y tế nguy hại.

Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện tốt phân loại tại nguồn ở khối công lập thì ở khối dân lập vẫn chưa thực hiện tốt, nhất là các cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ. Ước tính khối dân lập có khoảng 50-70% thực hiện phân loại nhưng chưa triệt để, tỷ lệ còn lại (30-50%) không thực hiện phân loại tại nguồn, cũng đồng nghĩa với việc giao chất thải rắn y tế không đúng theo hệ thống, mà giao theo chất thải rắn sinh hoạt.

Thu gom tại nguồn

-        Tổ chức thu gom tại nguồn

Hệ thống thu gom chất thải rắn y tế lây nhiễm hiện nay duy nhất do Nhà nước tổ chức, gồm:

+ 01 Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố (CITENCO) tổ chức thu gom tại nguồn các cơ sở y tế quy mô lớn như các bệnh viện công và tư, phòng khám đa khoa, chuyên khoa và chịu trách nhiệm thu gom tại các điểm tập trung chuyển đến nhà máy xử lý.

+ 22 Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận huyện tổ chức thu gom trên địa bàn quận huyện, chủ yếu là từ các sở y tế nhỏ như trạm y tế phường xã. phòng mạch, phòng điều dưỡng, phòng hộ sinh… và một số bệnh viện, phòng khám đa khoa tư nhân.

- Khối lượng thu gom tại nguồn:

86

Tính đến thời điểm hiện nay (2011), hoạt động thu gom tại nguồn của hệ thống được phân bổ (tự nhiên/tự phát) như sau:

+ CITENCO thu gom tại nguồn khoảng 8,5- 09 tấn/ngày, tương đương khoảng 65-70% tổng khối lượng thu gom.

+ Công ty DVCI quận huyện thu gom tại nguồn khoảng 3,5-04 tấn/ngày tương đương khoảng 30-35% tổng khối lượng thu gom.

- Hình thức thu gom tại nguồn:

Đối với các cơ sở y tế lớn (có nhà lữu giữ chất thải rắn y tế, có thùng chứa) thì được thu gom với hình thức “trao đổi thùng”. Đối với cơ sở y tế nhỏ thì chất thải được chứa trong bao màu vàng và công nhân thu gom cả bao cho vào thùng chứa màu vàng. Tần suất thu gom đối với các cơ sở y tế có quy mô lớn tối đa là 2 ngày/lần; đối vối cơ sở y tế có quy mô vừa và nhỏ thì không quá 1 tuần/lần cho cơ sở không có bệnh phẩm và 1 ngày/lần cho cơ sở có bệnh phẩm.

Vận chuyển và trung chuyển

Chất thải rắn y tế lây nhiễm thu gom tại nguồn được vận chuyển theo hai con đường như sau:-        Vận chuyển trực tiếp đến nhà máy xử lý, quy trình này do CITENCO thực hiện, với khối

lượng khoảng 8,5-9 tấn/ngày (65-70% tổng khối lượng thu gom).-        Vận chuyển đến các điểm tập trung (trạm trung chuyển), quy trình này do Công ty TNHH

MTV DVCI thực hiện, với khối lượng khoảng 3,5-4 tấn/ngày (30-35% tổng khối lượng thu gom), sau đó từ điểm tập trung được CITENCO tiếp tục vận chuyển đến nhà máy xử lý.

Các điểm tập trung thường được chọn là tại các bệnh viện quận huyện (tại đâycó nhà chứa chất thải y tế lây nhiễm) và các trạm trung chuyển trên địa bàn của quận. Chất thải rắn y tế được lưu giữ tại các điểm tập trung không quá 72 giờ tính cả thời gian lưu giữ tại nguồn).

Dưới đây là sơ đồ mạng lưới thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế lây nhiễm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

87

Hình 2.2     Sơ đồ mạng lưới thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế.

Bên cạnh hệ thống thu gom vận chuyển của Nhà nước, thành phố Hồ Chí Minh còn có một số đơn vị tư nhân có chức năng thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại (hành nghề quản lý chất thải nguy hại) tham gia thu gom vận chuyển, tuy nhiên, mức độ tham gia vào hệ thống còn rất hạn chế, chủ yếu là thu gom xử lý một số loại chất thải y tế phát sinh từ nguồn không thường xuyên (khi có phát sinh chất thải, chủ nguồn thải tự thảo thuận dịch vụ xử lý với các đơn vị tư nhân). Nguyên nhân của hạn chế này là do trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu, tính kinh tế và hiểm họa lây nhiễm không hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân.

Phương tiện và trang thiết bị thu gom và vận chuyển

- Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố (CITENCO): đang sở hữu 11 xe tải chuyên dụng vận chuyển chất thải y tế lây nhiễm, có đăng ký vận chuyển chất thải nguy hại, có dấu hiệu cảnh báo, có bệ nâng và thùng chứa đi kèm, với tổng trọng tải khoảng 26,29 tấn (Bảng 2.35) và trang bị 610 thùng chứa loại 240 lít cho khoảng 153 cơ sở y tế mà Công ty đang có hợp đồng thu gom. Tính trung bình khoảng 300 thùng luôn sẵn sàng chứa tại cơ sở y tế và 300 thùng rỗng trên xe để trao đổi. Trung bình, mỗi thùng chứa 50kg thì sức chưa là 300thùng x 50kg = 15.000kg, như vậy với số lượng phương tiện vận chuyển và thiết bị thùng chứa hiện nay thì CITENCO có đủ khả năng đáp ứng trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.35  Phương tiện vận chuyển của CITENCO

88

- Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích: Mỗi công ty dịch vụ công ích có từ 1-5 xe mô tô (tùy theo địa bàn có khối lượng chất thải rắn y tế ít hay nhiều), có trang bị thùng kín bằng nhựa hoặc inox, có khóa an toàn để thu gom chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế có quy mô nhỏ như phòng khám nhỏ, phòng mạch, nhà thuốc tư nhân, phòng hộ sinh, phòng dịch vụ y tế… Các cơ sở y tế này thường có khối lượng chất thải ít, từ 0,5- 5 kg/ngày; sức chứa của mỗi thùng từ 30- 50kg. Với phương tiện mô tô này có thể vào được sâu trong các con hẻm để lấy chất thải mà vẫn đảm bảo được an toàn, vệ sinh. Riêng công ty TNHH MTV DVCI huyện Củ Chi, do địa bàn rộng nên đã trang bị 01 xe tải 1 tấn để thu gom chất thải rắn y tế. 

Bảng 2.36  Phương tiện thu gom chất thải rắn y tế của các Công ty TNHH MTV DVCI quận/huyện

TT Quận Mô tô

Công nhân

Cơ sở y tế thu gom

Khối lượng thu gom

(kg/ngày)

Tỷ lệ thu gom (%) Điểm tập kết

1 3 2 2 394 75 100 22 Võ Văn Tần P.6

2 5 1 1 344 150 70 TTC 4173 6 1 1 408/589 150 69 BV Q.64 7 1 1 229 30 TTYT Q.75 8 4 4 196 30 TTC P.36 10 5 5 403/679 126.5 59 TTC 350B7 11 4 4 441 53 TTC Tân Hóa8 12 1 1 109/318 35 34.3 Cty DVCI

89

quận 12

9 Tân Bình 4 4 485 400 Bv Tân Bình

10 Hóc Môn 1 1 265/397 100 66.75 Bv ĐKKV

Hóc Môn

12 Bình Thạnh 3 3 100 22 Huỳnh

Đình Hai P.22

13 Củ Chi 1 tải 3 120 400 Bv ĐK Củ Chi

14 Gò Vấp 3 3 69.91%/728 185 69.91 Bv Gò Vấp(Nguồn: Tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường, 11/2010)

Ghi chú:      TTC: Trạm trung chuyển

                   BV: Bệnh viện

                   BVĐK: Bệnh viện đa khoa

                   DVCI: Dịch vụ công ích

Nhân công

- Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố: Có 30 công nhân chuyên và trực tiếp thu gom vận chuyển, được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định.

- Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích: Mỗi công ty dịch vụ công ích có từ 1-5 công nhân tương ứng với số lượng xe mô tô trực tiếp thu gom.  Trung bình mỗi công nhân thu gom 15- 50 kg/chuyến và 2- 5 chuyến/ngày tùy vào từng địa bàn.

Tái sử dụng và tái chế

Trước năm 1994, các y dụng cụ (ống tiêm. kim chích, dao phẩu thuật, chai lọ dịch truyền…) đều được các cơ sở y tế tái sử dụng sau khi đã được tiệt trùng. Tuy nhiên, việc tái sử dụng này không đảm bảo an toàn cho người bệnh. Từ năm 1995 đến nay, các cơ sở y tế (đi đầu là các bệnh viện công lập lớn) bắt đầu chuyển dần sang sử dụng y dụng cụ dùng 1 lần, cũng là thời điểm mà lượng chất thải rắn y tế tăng nhanh hơn.

Chất thải rắn y tế có thể tái chế được ở 2 loại phế liệu chính (1) các loại nhựa, và (2) thủy tinh, có giá trị rất cao do thường là các loại rất tốt (loại 1). Các cơ sở y tế, cũng giống như các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, hoàn toàn có quyền bán các phế liệu của họ và đây là một thị trường hoàn toàn tự do, tuy nhiên thành phố chưa thống kê được khối lượng chất thải rắn y tế có thể tái chế.

Hoạt động tái chế chất thải rắn y tế đã tồn tại rất lâu, nhưng do trước đây việc quản lý không chặt chẽ và vì quá chú trọng vào lợi ích kinh tế, một số cơ sở y tế lạm dụng trong việc phân loại, tận thu các loại phế liệu trong đó có các loại đã bị nhiễm dịch bẩn y tế như máu, mủ, bệnh phẩm

90

(dây dịch truyền, chai dịch truyền nhiễm máu, ống tiêm nhựa đã qua sử dụng nhiễm máu, một số y cụ khác đã sử dụng cho các bệnh nhân) cũng được các cơ sở y tế tận dụng làm phế liệu để tái chế. Điều này không an toàn cho môi trường và sản phẩm tái chế nếu quy trình tái chế không đảm bảo đủ nhiệt độ tiệt khuẩn.

Sau khi Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế được ban hành, thì việc phân loại và quy định các thành phần chất thải rắn y tế có thể tái chế được rõ ràng hơn. Bên cạnh, nhờ sự tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng quản lý môi trường nên các cơ sở y tế dần đi vào thực hiện nghiêm túc việc phân loại tại nguồn và việc này được giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị cơ sở y tế. Nếu thực hiện phân loại tại nguồn tốt thì các đơn vị tái chế có thể hoạt động mà không cần sự kiểm soát của Sở Y tế, mà hoạt động này phải được điều chỉnh bởi Quy chế hoạt động tái chế.

Xử lý & chôn lấp

Xử lý chất thải rắn y tế ở thành phố Hồ Chí Minh đến nay vẫn do Nhà nước đảm trách, mặc dù đã có chủ trương xã hội hóa (do không hấp dẫn nhà đầu tư), và CITENCO là đơn vị thực hiện, với công nghệ xử lý sau phân loại tại nguồn duy nhất là đốt tiêu hủy.

Hiện thành phố Hồ Chí Minh có 02 nhà máy xử lý chất thải rắn y tế, Bình Hưng Hòa và Đông Thạnh. Tại Trung tâm hỏa táng của Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, nhà máy có 02 lò đốt như sau:

a) Lò đốt chất thải y tế công suất 07 tấn/ngày: Đây là lò đốt chất thải rắn y tế bán tự động với công nghệ hiện đại, từ khâu tiếp nhận rác đến khâu xử lý khói và thoát tro. Nhiệt độ đốt của lò từ 8000C- 1.1000C và thời gian thực hiện 1 mẻ đốt là 20 phút, sử dụng nhiên liệu đốt là gaz. Lò đốt này do hãng Hoval- Thụy Sĩ sản xuất năm 2000 với đầy đủ tính năng của 01 lò đốt chất thải y tế hiện đại, được thiết kế với công suất 7- 8 tấn/ngày. Tuy nhiên, công suất vận hành lò đốt có thể tăng (trong điều kiện cho phép và không quá công suất thiết kế của nhà sản xuất) lên đến 13,95 tấn/ngày. Hiện lò đốt 07 tấn/ngày đang hoạt động với công suất tối đa (12- 13 tấn/ngày), gần gấp đôi công suất của lò. Do không đủ thời gian bảo dưỡng nên lò thường xuyên gặp sự cố và mỗi lần hư hỏng chất thải tại nhà máy bị ứ đọng với khối lượng có khi lên đến 20-30 tấn.

b) Lò đốt chất thải công nghiệp công suất 04 tấn/ngày Đây là lò đốt do CITENCO đầu tư. Lò đốt được thiết kế theo dạng môđul chuẩn với công suất 300 kg/h. tương đương 4.800 kg/ngày cho 16 giờ đốt liên tục. Có nghĩa là hệ thống có thể tăng thêm 20% công suất trong trường hợp khối lượng chất thải tăng đột biến. Nhiệt độ đốt của lò từ 8500C- 10000C.

Lò đốt 4 tấn/này chủ yếu là dùng đốt chất thải công nghiệp – nguy hại, tuy nhiên vì lò 07 tấn/ngày đang sử dụng hết công suất nên lò này có vai trò dự phòng và hỗ trợ trong những ngày có khối lượng chất thải rắn y tế tăng lên.

Như đã nói ở trên, khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh không thường xuyên với khối lượng vài trăm tấn trong một vụ thì trong thời khắc này, lò đốt 04 tấn/ngày và cùng với sự tham gia của 05 lò đốt chất thải công nghiệp – nguy hại tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ giải quyết được các loại chất thải có khả năng gây bệnh và nguy hại cho môi trường

91

Như vậy về mặt kỹ thuật, chất thải rắn y tế lây nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh được xử lý khá tốt so với các tỉnh thành khác. Tuy nhiên nhà máy xử lý Bình Hưng Hòa đang ở trong giai đoạn quá tải, và đến năm 2015 thì phải giải tỏa di dời. Do đó sau năm 2015 nếu thành phố không đầu tư nhà máy xử lý thì sẽ gặp khó khăn trong vấn đề xử lý.

Ngoài ra, thành phố đang đưa vào vận hành 01 nhà máy xử lý chất thải rắn y tế ở xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn với công suất 21 tấn/ngày, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động cuối năm 2011 (hoặc đầu năm 2012) để kịp thời giảm tải cho nhà máy Bình Hưng Hòa.

Ưu điểm của hệ thống quản lý chất thải rắn y tế hiện tại

(1) Tổ chức phân loại tại nguồn tốt

(2) Toàn hệ thống hoạt động khá ổn định từ thu gom vận chuyển đến xử lý. không xảy ra các sự cố nghiêm trọng nào.

(3) Trang thiết bị đủ về số lượng. đảm bảo chất lượng và đồng bộ. đáp ứng được yêu cầu.

(4) Dự phòng và ứng phó sự cố tốt (khi có bệnh dịch ở người và vật nuôi).

(5) Hệ thống quản lý Nhà nước (chính sách) tốt. ổn định. không xảy ra tranh chấp và tạo thế độc quyền.

Nhận xét và đánh giá một số mặt cơ bản của hệ thống quản lý chất thải rắn y tế hiện tại

Với hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như trên, những ưu điểm và hạn chế chính của hệ thống được xác định như sau:

Ưu điểm

(1) Hệ thống kỹ thuật hoạt động khá ổn định và đồng bộ từ thu gom tại nguồn cho đến xử lý tiêu hủy; Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ (chuyên dụng) đáp ứng được yêu cầu và có thể kiểm soát, làm chủ được tình hình; Công tác phân loại và tồn trữ tại nguồn do cơ sở y tế thực hiện dưới sự quản lý của Sở Y tế và sự tác động tích cực của hệ thống thu gom xử lý (Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý). Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, ghi nhận chưa có sự cố nghiêm trọng nào xảy ra của hệ thống, sự ổn định này cho thấy tính ưu việc của hệ thống quản lý, giao hoàn toàn chủ động cho Công ty TNHH MTV MTĐT thành phố quản lý về mặt kỹ thuật.

(2) Hệ thống công ty dịch vụ công ích quận huyện là công cụ hữu hiệu để mở rộng mạng lưới thu gom tại nguồn. Sự năng động của hệ thống đã tác động tích cực và lôi kéo hệ thống dịch vụ y tế (cơ sở y tế) vào công tác quản lý môi trường, cụ thể là công tác tổ chức phân loại tại nguồn.

Nhự vậy, đối với quản lý chất thải y tế, đến giai đoạn hiện nay vai trò của Nhà nước vẫn giữ vị trí chủ đạo, trong khi vai trò của hệ thống tư nhân còn rất mờ nhạt.

Hạn chế

92

(1) Công đoạn xử lý của hệ thống đang có xu hướng quá tải: thường xuyên ứ đọng chất thải nhất là khi có sự cố xảy ra cho lò đốt, như vậy không đảm bảo có thể giải quyết được khi có các biến cố phát sinh chất thải (chất thải y tế phát sinh không thường xuyên). Điều này cũng thể hiện tính chủ quan (thiếu chủ động dự đoán) của cơ quan quản lý chức năng nói chung và đơn vị được giao trực tiếp thực hiện nói riêng.

(2) Công tác phân loại tại nguồn chưa triệt để, trong đó khối y tế tư nhân chưa phân loại tốt và còn lạm dụng chất thải tái chế.

(3) Khối lượng chất thải rắn y tế thu gom xử lý chiếm khoảng 85%, còn 15 % là thất thoát và chưa có giải pháp để thu gom. Hay nói một cách khác là tổ chức mạng lưới thu gom chưa bao phủ toàn thành phố. Tỷ lệ chưa thu gom được có thể đi theo ba còn đường, một là trộn lẫn vào chất thải rắn sinh hoạt đến bãi chôn lấp, hai là được đốt tiêu hủy tại chỗ (tại cơ sở phát sinh) và ba là thải bỏ ra môi trường. Trong đó hai con đường đốt tại chỗ và thải ra môi trường là khó thực hiện hơn, do dễ bị phát hiện với điều kiện của thành phố. Như vậy chỉ còn con đường thải theo chất thải rắn sinh hoạt là phổ biến.

(4) Trang thiết bị chưa đồng bộ ở công tác thu gom tại nguồn (các Công ty DVCI quận huyện).

(5) Thành phố chưa có quy hoạch hay chiến lược quản lý chất thải y tế đến năm 2025 (2030).

(6) Số liệu phục vụ cho công tác quản lý chủ yếu dựa số liệu hành chính (số liệu do các đơn vị báo cáo), chưa dựa vào số liệu khoa học (số liệu do nghiên cứu) và các số liệu này còn rất rời rạc. Trong đó, đặc biệt khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh không thường xuyên chưa được đánh giá thống kê và dự báo.

(7) Hệ thống quản lý chất thải rắn y tế còn thiếu tính xã hội hóa trong thu gom xử lý, do đó chưa có tính cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ. Điều này cũng có thể là do thiếu tính hấp dẫn nhà đầu tư trong lĩnh vực này (không mang lại lợi nhuận cao).

(8) Cán bộ chuyên môn về môi trường ở các cơ sở y tế (Bệnh viện lớn) chưa có, hoặc có cán bộ phụ trách nhưng không chuyên.

2.1.4 Chất thải rắn xây dựng

Nguồn phát sinh

Là một đô thị lớn, đông dân cư, nhu cầu xây dựng nhà ở của thành phố là rất lớn. Theo thống kê hàng năm, lượng xà bần thải ra từ các hoạt động xây, sửa nhà cửa hằng năm hơn 100.000 tấn/năm. Dự kiến trong những năm tới nhu cầu thải bỏ xà bần còn tăng cao hơn do sự gia tăng dân số tự nhiên và do nhu cầu nâng cao đời sống của con người.

Có thể liệt kê một số nguồn phát sinh chất thải rắn xây dựng sau:

- Hộ dân (xây dựng và sửa chữa nhà cửa)

93

- Các công trình xây dựng dân dụng

- Các công trình xây dựng công nghiệp

- Các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Thành phần

 Hiện nay chưa thu thập được số liệu về thành phần chất thải rắn xây dựng.

 Khối lượng

Bảng 2.37 Khối lượng xà bần của thành phố Hồ Chí Minh (1997-2010)

Năm Khối lượng xà bầnTấn/năm Tấn/ngày

1997 190.122 5211998 246.857 6761999 312.659 8572000 310.567 8492001 345.014 9452002 385.762 1.0572003 479.373 1.3132004 339.859 9342005 523.386 1.4342006 632.571 1.7332007 257.673 7062008 294.947 8082009 - 10182010 - 1201

Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh

Số liệu thống kê trong năm từ trạm cân Đông Thạnh

Năm 2008 ngân sách thành phố  không chi trả trả tiền thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng (xà bần) nữa. Công tác này công ty TNHH MTV Môi trường đô thị phải tự hạnh toán kinh doanh. Công tác dọn quang cũng không được chi trả vào năm 2011, các quận/huyện phải tăng cường công tác quản lý và chịu trách nhiệm giải quyết loại chất thải này. Vì vậy, không có khả năng dự đoán khối lượng chất thải xây dựng vì có quá nhiều yếu tố và điều kiện ảnh hưởng.

Khối lượng thực tế chất thải xây dựng chưa được thống kê triệt để còn do một số loại chất thải xây dựng có khả năng tái chế (xà bần sạch) được các đơn vị tự điều phối tái chế san lấp mặt bằng, lấp vùng trũng. Các loại xà bần còn lại được vận chuyển lên đổ tại bãi chôn lấp Đông Thạnh đổ với khối lượng khoảng 1.000 – 1.500 tấn/ngày.

94

Thu gom tại nguồn

Việc thu dọn, xử lý chất thải rắn xây dựng do Công ty TNHH MTV môi trường đô thị và các Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận huyện đảm nhận nhưng ít khi người dân vận chuyển chất thải xây dựng, xà bần đến trạm của Công ty. Khi sửa sang nhà, phần lớn người dân đều thuê xe ba gác chở đi đổ.

Theo phân tích của những người chạy xe ba gác, nhận chở xà bần đi đổ cho các nhà dân hay công trình, họ luôn đổ lén, bởi chở đến trạm của Công ty TNHH MTV môi trường đô thị phải trả phí, lại mất thêm tiền xăng dầu và tốn công.

Trung chuyển và vận chuyển

Hiện nay trên địa bàn thành phố có 3 trạm trung chuyển xà bần. Nhưng với mức độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong thời buổi hội nhập kinh tế xã hội như hiện nay thì về mặt quy mô và tiêu chuẩn vệ sinh môi trường chưa thể đáp ứng được yêu cầu văn minh đô thị của một trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội lớn như thành phố Hồ Chí Minh.

Trạm trung chuyển xà bần Lê Đại Hành

Công suất 700 tấn / ngày

150 Lê Đại Hành – phường 7 – Quận 11- Tp HCM

Thu gom ,vận chuyển xà bần các địa bàn Quận 5, 12, Tân Bình, Tân Phú, Phú  Nhuận, Hóc Môn.

Trạm trung chuyển xà bần Bà Hom

Công suất 250 tấn / ngày

75 Bà Hom – phường 13 – Quận 6 – Tp HCM

Thu gom, vận chuyển xà bần trên địa bàn các Quận 6, 7, 8, 10, 11, Bình Chánh, Bình Tân.

Trạm trung chuyển xà bần Võ Thị Sáu

Công suất 250 tấn / ngày

42-44 Võ Thị Sáu – Phường Tân Định – Quận 1 – Tp HCM

Thu gom, vận chuyển xà bần địa bàn các Quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè.

Bên cạnh đó, sự hình thành tự phát của các điểm tập trung thu gom, xử lý mua bán xà bần ở các khu giải tỏa và xây dựng mới rất cần được quan tâm quản lý như: dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè,  khu vực Cầu Điện Biên Phủ, Cầu Kiệu…tại các khu vực này luôn tràn ngập xà bần, gây nhếch nhác cho đô thị. Theo những người dân sống gần khu vực này cho biết những người đổ xà

95

bần bừa bãi thường hoạt động vào ban đêm hoặc giữa trưa gây không ít   khó khăn cho các cơ quan chức năng quản lý.

Đối với những điểm tập trung xà bần không thường xuyên thì dân gọi điện báo, qua thông tin đại chúng, báo chí hoặc nhân viên Phòng kiểm tra chất lượng kiểm tra hàng ngày báo về đường dây nóng của Công ty TNHH MTV môi trường đô thị thành phố. Tối thiểu hai giờ sau khi báo thì Công ty điều động xe thu gom lưu động đến thu gom lượng xà bần trên.

Tái sử dụng và tái chế

Hiện nay việc tái chế tái sử dụng xà bần trên địa bàn Thành phố vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống. Các đơn vị vận chuyển thường sẽ tự cân đối hoặc tự tìm nguồn để tái chế (chủ yếu là san lấp mặt bằng)

Việc thực hiện công tác tái chế như trên vẫn có nhiều bất cập như sau:

- Thành phố không có số liệu về khối lượng phát sinh thực sự và không quản lý được doanh thu của các doanh nghiệp trong việc thu gom và xử lý xà bần để thu phí và thu thuế cho Nhà nước.

- Lãng phí nguồn tài nguyên do có thể tái sử dụng để làm ra các sản phẩm có giá trị cao hơn là chôn lấp (Gạch Block, tấm panel, Giải phân cách giao thông…)

- Một số loại chất thải xây dựng có lẫn chất thải độc hại khi chôn lấp, san lấp không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới môi trường.

 Xử lý & chôn lấp

 Lượng xà bần tập trung ở các trạm trung chuyển sẽ được vận chuyển về bãi đổ cuối cùng là công trường xử lý Đông Thạnh. Tại đây, xà bần được phân loại. Đối với các loại vật liệu có thể tái sử dụng, nhân viên công trường tách riêng để bán. Còn các loại vật liệu không thể tái sử dụng như bùn nhão, đất sinh …, xe ủi đẩy từng lớp vào hố sụt lún hoặc xúc đổ lên lớp trên đỉnh bãi rác.

 2.1.5 Bùn thải

Nguồn phát sinh

-        Bùn thải từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, bao gồm mạng lưới thoát nước và trạm (chung cư hoặc cụm dân cư)/nhà máy xử lý (tập trung) nước thải sinh hoạt, bao gồm:

+ Bùn nạo vét cống rãnh;

+ Bùn nạo vét kênh rạch;

+ Bùn sinh học từ các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt;

96

- Bùn từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp, bao gồm mạng lưới và trạm (nhà máy)/nhà máy (khu công nghiệp) xử lý nước thải công nghiệp, bao gồm:

+ Bùn từ nạo vét các cống thoát nước thải công nghiệp trong Khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

+  Bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp có nhiễm chất thải nguy hại;

 - Bùn hầm cầu

 - Bùn từ các công trường xây dựng, bao gồm:

 + Bùn nạo vét hố móng;

+ Bùn khoan cọc nhồi;

+ Bùn từ các dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm - Metro

- Bùn từ nhà máy xử lý nước cấp, bao gồm:

 + Bùn từ bể lắng

+ Bùn cặn từ bể chứa

 Thành phần và khối lượng

 Bảng 2.38 Khối lượng các loại bùn thải phát sinh trên địa bàn thành phố

STT Loại bùn Đơn vị Khối lượng

Nguồn phát sinh

01 Bùn nạo vét cống rãnh

 Từ hệ thống cống và mương hở thoát nước trên địa bàn TP

- Quận huyện m3/ngày 300 đến 350

- Công ty Thoát nước Đô thị

m3/ngày 400 đến 450

02 Bùn nạo vét kênh rạch(Tổng khối lượng của dự án)

    Từ các dự án cải tạo kênh mương, khơi rộng lòng kênh mương

- Tân Hóa Lò Gốm (thành phần số 4

m3 415.000

- Nhiêu Lộc – m3 800.000

97

STT Loại bùn Đơn vị Khối lượng

Nguồn phát sinh

Thị Nghè- Đại lộ Đông Tây (Tàu Hủ - Bến Nghé - Kênh Đôi – Kênh Tẻ)

m3 1.500.000

- Cải thiện môi trường nước

m3 330.000

- Cải tạo Kênh Ba Bò

m3 110.000

- Các tuyến kênh nhỏ

m3 100.000

03 Bùn phát sinh từ hoạt động xây dựng(Tổng khối lượng phát sinh của sự án)

   Khoan cọc nhồi, móc hố móng, đào hầm…

- Cao ốc – Trung tâm thương mại…

m3/ngày 200 - 250

- Metro 2 m3 450.000- Metro 3a m3 700.000- Hầm Thủ Thiêm

m3 115.000

04 Bùn hầm cầu m3/ngày 300 – 450 Hút bể phốt của nhà dân

05 Bùn từ HTXLNT tập trung của các Khu công nghiệp (nguy hại và không nguy hại)

m3/ngày 300 – 500 Bùn sinh học và bùn hóa lý

06 Bùn từ các nhà máy xử lý nước cấp

m3/ngày 150 – 300 Bùn từ quá trình keo tụ - lắng

07 Bùn từ các hệ thống xử lý nước thải sinh

m3/ngày 30 – 50 Bùn sinh học

98

STT Loại bùn Đơn vị Khối lượng

Nguồn phát sinh

hoạt (Bình Hưng + Kênh Đen)

08 Bùn từ các HTXLNT của các cơ sở sản xuất trong và ngoài Khu công nghiệp

m3/ngày 1.000 – 1.500

Bùn thải nguy hại và không nguy hại

Nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn (2010)

Thu gom tại nguồn

Công tác thu gom và xử lý bùn thải tại Thành phố hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn bất cập, có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên có thể khái quát một số nguyên nhân cơ bản như sau:

- Chưa có Quy hoạch tổng thể về công tác quản lý bùn thải trên địa bàn TP Hồ Chí Minh;

- Hệ thống văn bản pháp luật quy định về quản lý bùn chưa đầy đủ;

- Chưa có nhà máy xử lý quy mô lớn và công nghệ hiện đại để giải quyết bùn thải phát sinh, các đơn vị thu gom bùn thải nhưng không có địa điểm để xử lý.

 Việc thu gom và xử lý các loại bùn thải khác nhau trên địa bàn Thành phố được thực hiện như sau:

Bùn nạo vét cống rãnh

Các tuyến cống cấp 4 do các Công ty Dịch vụ Công ích – Công ty Công trình Công cộng Quận/Huyện chịu trách nhiệm nạo vét, thu gom.

Các tuyến cống cấp 2 và cấp 3 do Công ty Thoát nước Đô thị chịu trách nhiệm nạo vét và thu gom.

Các tuyến kênh cấp 1 sẽ do chủ đầu tư các dự án cải tạo, nạo vét kênh mương chịu trách nhiệm nạo vét và thu gom.

Đa phần các loại bùn nạo vét nêu trên không nhiễm các thành phần chất thải nguy hại, hiện tại các loại bùn này chưa được xử lý đúng cách, chủ yếu dùng để san lấp các khu đất trũng và lưu chứa tạm thời tại các khu vực trong Thành phố.

Bùn thải không nhiễm chất thải nguy hại có nguồn gốc hữu cơ

99

Đây là loại bùn có hàm lượng chất hữu cơ cao, phát sinh từ các nhà máy sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc thực phẩm, bùn vi sinh từ hệ thống xử lý nước thải. Các loại bùn này được kiểm tra thành phần nguy hại trước khi được chuyển đến các cơ sở sản xuất phân bón để ủ làm phân vi sinh.

 Bùn hầm cầu

 Hiện nay trên địa bàn Thành phố tồn tại một lực lượng thu gom – hút bùn hầm cầu khoảng 120 xe (theo số liệu đã đăng ký với Sở TNMT), lực lượng này sẽ hợp đồng trực tiếp với các hộ dân để hút bùn và vận chuyển lên Nhà máy xử lý bùn hầm cầu của Công ty Phân bón Hòa Bình.

 Bùn thải nguy hại

 Bùn thải nguy hại sẽ được quản lý theo chất thải nguy hại, các đơn vị phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đã được Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Tổng cục Môi trường cấp phép để tiến hành xử lý. Công nghệ xử lý chủ yếu là đốt tại lò đốt 2 cấp và tro được hóa rắn lưu giữ chờ chôn lấp an toàn.

 Tái sử dụng và tái chế

 - Bùn nạo vét cống rãnh: hiện tại chưa được tái chế

-  Bùn nạo vét kênh rạch: hiện tại các đơn vị có đổ chờ khô để san lấp tuy nhiên vẫn chưa quản lý được vị trí đổ cũng như thành phần bùn

-  Bùn từ hoạt động xây dựng: chưa quản lý được

-  Bùn hầm cầu: Công ty Hòa Bình đã tái chế làm phân bón

- Bùn từ nhà máy xử lý nước thải tập trung của các Khu công nghiệp: phần lớn được đưa đi xử lý đốt bỏ

-  Bùn từ các nhà máy xử lý nước cấp: chưa nắm rõ

- Bùn từ các nhà máy xử lý nước sinh thải sinh hoạt tập trung: tái chế làm phân bón

- Bùn từ các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp: bùn nguy hại được thu gom xử lý, bùn không nguy hại tùy theo loại được xử lý hoặc tái chế làm phân bón

Xử lý & chôn lấp

Hiện tại việc xử lý bùn nạo vét cống rãnh trên địa bàn Thành phố vẫn chưa được thực hiện tốt, thông thường các đơn vị nạo vét thu gom thường tự tìm kiếm các địa điểm ở địa phương để san lấp và đổ, hiện nay chưa có khu vực nào trên địa bàn Thành phố có được nhà máy tiếp nhận và xử lý ngoài Công ty Phân Bón Hòa Bình tiếp nhận và xử lý bùn hầm cầu.

100

Công nghệ hiện nay trong việc xử lý bùn thải vẫn còn lạc hậu, thủ công, phương tiện vận chuyển chủ yếu được sử dụng các phương tiện không phải chuyên dùng, thường xảy ra rơi vãi và phát tán ô nhiễm trong quá trình vận chuyển

Do Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn và có những đặc thù riêng biệt nên cần phải có những quy định cụ thể và chi tiết đối với lĩnh vực quản lý bùn thải trên địa bàn Thành phố. Hiện nay chưa có quy định về quản lý bùn thải các loại trên địa bàn thành phố và chưa có quy định về việc hành nghề thu gom vận chuyển bùn thải (trừ bùn hầm cầu) và tiêu chuẩn phương tiện kỹ thuật vận chuyển bùn thải.

2.2     Đánh giá hệ thống

2.2.1  Tiêu chí đánh giá

Do hệ thống quản lý chất thải là một phần của hệ thống quản lý (bảo vệ) môi trường, nên việc đánh giá hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải được thực hiện dựa trên ba (03) tiêu chí sau:

1. Môi trường

Đây là tiêu chí quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu cao nhất là bảo vệ môi trường. Các chỉ tiêu/tiêu chuẩn của tiêu chí môi trường theo các chỉ tiêu/tiêu chuẩn xác định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, như Luật Bảo vệ Môi trường, Chiến lược, Qui hoạch, Chương trình và Kế hoạch hành động, các thông tư, nghị định, … của Chính phủ và các Bộ. Đặc biệt là Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

 2. Kinh tế

 Đây là tiêu chí quan trọng thứ hai nhằm thực hiện mục tiêu “Tăng trưởng xanh” và từng bước tiến đến “Xã hội hóa” hoàn toàn hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố. Tiêu chí kinh tế được thể hiện qua hai tiêu chuẩn: (1) mức (giảm) chi tiêu ngân sách, và (2) lợi ích kinh tế (thu được) từ chất thải.

 3. Xã hội

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hệ thống phục vụ cho các lợi ích xã hội, mà quan trọng nhất là số lượng công việc do hệ thống tạo nên và kinh phí để tạo nên số lượng công việc trên (trình độ lao động và cơ sở vật chất hỗ trợ).

2.2.2  Đánh giá hệ thống

Môi trường

Cho đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt hầu hết các chỉ tiêu do Thủ tướng Chính phủ ban hành trong Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn. 100% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế đã được thu gom, vận chuyển và xử lý. Tuy nhiên, một phần nhỏ chất thải nguy hại và chất thải y tế bị thu gom, vận

101

chuyển và xử lý theo con đường của chất thải rắn sinh hoạt. Và toàn bộ lượng bùn thải (ước tính 3.000 tấn/ngày) của thành phố chưa được xử lý, nhưng do mức độ gây ô nhiễm thấp nên ít được chú ý.

Kinh tế

Trong những năm trước đây, do thành phố chi trả toàn bộ kinh phí quét dọn vệ sinh, thu gom đường phố, trung chuyển và vận chuyển, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nên toàn bộ chi phí của hệ thống chưa được tính đúng và tính đủ. Từ năm 2010, chi phí này đã thể hiện khá rõ và đầy đủ. Mỗi năm thành phố phải chi khoảng 1.500 tỉ đồng cho các hoạt động quản lý chất thải rắn đô thị. Từ nay về sau, cần có con số thống kê để đánh giá hiệu quả của hệ thống.

Xã hội

Bên cạnh các chỉ tiêu về môi trường, các chỉ tiêu về xã hội đang thể hiện các điểm mạnh của hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với việc tạo nên hơn 21.000 việc làm cho lao động giản đơn. Ổn định cuộc sống cho hàng ngàn lao động ngoài tỉnh.

Chương 3:  

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

3.1 Hiện trạng hệ thống bộ máy nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải

3.1.1 Cơ sở pháp lý

Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường nói chung và chất thải rắn nói riêng được tổ chức theo các quy định sau:

- Nghị định 81/2007/NĐ-CP ngày ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

- Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo đó, bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương được tổ chức theo bộ máy hành chính nhà nước 3 cấp, cụ thể:

- Cấp Trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt (thông thường) và chất thải nguy hại. Tổng Cục Môi trường trực tiếp làm nhiệm vụ tham mưu và giúp Bộ thực hiện chức năng nhiệm vụ này.

102

- Cấp Tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương : Sở Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh. Phòng Quản lý chất thải rắn (chỉ có tại TPHCM) và Chi cục Bảo vệ môi trường (các tỉnh/thành khác) trực tiếp làm nhiệm vụ tham mưu và giúp Sở thực hiện chức năng nhiệm vụ này.

- Cấp quận huyện: UBND quận huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải rắn trên địa bàn. Phòng Tài nguyên và Môi trường trực tiếp làm nhiệm vụ tham mưu và giúp UBND quận/huyện thực hiện chức năng nhiệm vụ này.

Ở cấp xã, UBND xã thường giao cho các cán bộ trât tự đô thị hoặc địa chính kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ quản lý môi trường, chất thải rắn trên địa bàn xã.

Tổ chức Bộ máy nhà nước về quản lý chất thải từ cấp Trung ương đến địa phương được mô tả tại sơ đồ trong Hình 3.1.

Hình 3.1     Sơ đồ cấu trúc tổ chức Hệ thống quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực quản lý chất thải (rắn).

103

3.1.2. Cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý chất thải của thành phố

Hiện nay (2011), thành phố Hồ Chí Minh có hai phòng thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Đó là phòng Quản lý Môi trường và phòng Quản lý Chất thải rắn thực hiện công tác quản lý chính sách, quản lý điều hành, cũng như giải quyết các sự vụ, sự cố về môi trường thuộc lĩnh vực nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, bùn hầm cầu, nhà vệ sinh công cộng và nghĩa trang.

Trong đó, cơ quan tham mưu trực tiếp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn là Phòng Quản lý chất thải rắn có các chức năng, nhiệm vụ sau đây :

-        Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý quy hoạch và hệ thống quản lý chất thải rắn (chất thải đô thị, chất thải công nghiệp, kể cả chất thải nguy hại), bao gồm lưu trữ, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, tái sinh và tái chế, xử lý và chôn lấp chất thải rắn, lĩnh vực mai táng, quản lý nghĩa trang. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn đảm bảo chất lượng vệ sinh.

-        Tham mưu cho Giám đốc Sở soạn thảo các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chất thải rắn; phê duyệt, thông qua các quy trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá thuộc lĩnh vực chất thải rắn;

-        Cùng với Phòng Kế hoạch tổng hợp thẩm định và tham mưu cho Giám đốc Sở cấp phép cho công tác lưu trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp; đồng thời quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố;

-        Thống kê và đánh giá kỹ thuật cơ sở hạ tầng công trình thuộc lĩnh vực chất thải rắn;

-        Cùng với Thanh tra Sở tham mưu cho Giám đốc Sở xử lý đối với các vi phạm chất lượng vệ sinh môi trường trong lĩnh vực chất thải rắn;

-        Xây dựng các kế hoạch, chương trình nâng cao chất lượng phục vụ của lĩnh vực quản lý chất thải rắn; tham gia các kế hoạch, chương trình của thành phố liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải rắn;

-        Định kỳ tổ chức đánh giá, báo cáo tình hình triển khai các kế hoạch, chương trình và dự án thuộc lĩnh vực chất thải rắn và đề ra phương hướng và biện pháp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo;

-        Xây dựng và đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn.

-        Tham mưu cho Giám đốc Sở trong việc đề xuất kế hoạch đấu thầu, tiêu chuẩn xét chọn thầu; thẩm định các hồ sơ thiết kế, dự toán các công trình; thông qua các phương án kỹ thuật, đề xuất thay đổi, bổ sung công nghệ và các thay đổi có liên quan đến khối lượng và tiêu chuẩn, chất lượng các công trình liên quan lĩnh vực chất thải rắn;

104

-        Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của đơn vị trực thuộc.

Để thực hiện các chức năng trên, Phòng Quản lý chất thải rắn phối hợp với (1) các Phòng, Ban trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, như phòng Quản lý Môi trường, Thanh tra Sở, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Ban quản lý các Khu liên hợp Xử lý Chất thải Thành phố (MBS), và (2) các đơn vị liên quan, như Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố (HEPZA), phòng Tài nguyên và Môi trường các quận huyện.

Hình 3.2 Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chất thải rắn trên địa bàn thành phố, phòng Quản lý chất thải rắn hiện đang thực hiện công tác trên hai lĩnh vực chính: (1) quản lý về mặt chính sách (quản lý chính sách), và (2) quản lý về mặt điều hành (quản lý điều hành).

Quản lý chính sách

105

Công tác quản lý chính sách của Phòng bao gồm (1) hướng dẫn (tập huấn) thực hiện nội dung của các văn bản pháp lý do Chính phủ ban hành, (2) tham mưu cho Ủy ban Nhân dân ban hành, hoặc đề xuất ban hành các văn bản pháp qui thuộc thẩm quyền của Thành phố, Sở nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chất thải tại địa phương. Các công việc này bao gồm: xây dựng chiến lược, các định hướng qui hoạch và qui hoạch, các chương trình, kế hoạch quản lý chất thải căn cứ vào các chiến lược quốc gia, chiến lược của địa phương, qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội, qui hoạch ngành (phát triển giao thông, công nghiệp,…), các nghị quyết, chương trình hành động của trung ương và địa phương.

Cụ thể, các nội dung liên quan đến các công việc này bao gồm:

Về Chiến lược quản lý chất thải

Triển khai thực hiện chiến lược quản lý chất thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở :

- Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (đã được phê duyệt);

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (đã được phê duyệt);

- Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009.

- Chiến lược Bảo vệ Môi trường của thành phố Hồ Chí Minh (đang dự thảo).

- Định hướng Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải tại TPHCM đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 (đang xây dựng).

Qui hoạch quản lý chất thải

Xây dựng Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải tại TPHCM đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, bao gồm các nội dung sau đây :

- Qui hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại;

- Qui hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải sinh hoạt nguy hại;

- Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại;

- Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại (trừ chất thải phóng xạ);

- Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn xây dựng

- Quy hoạch hệ thống quản lý bùn thải

106

- Qui hoạch hệ thống nghĩa trang và trung tâm hỏa táng.

Xây dựng văn bản pháp luật

Chủ trì, tham mưu, soạn thảo trình UBND thành phố ban hành các văn bản pháp luật về quản lý chất thải đế áp dụng trên địa bàn thành phố:

- Quy định quản lý bùn hầm cầu (đã hoàn chỉnh, đang trình thẩm định);

- Quy chế quản lý dịch vụ thu gom rác sinh hoạt hộ gia đình (quản lý rác dân lập) (đã hoàn chỉnh, đang trình thẩm định);

- Quy chế phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (đã hoàn chỉnh, đang trình thẩm định);

- Quy định áp dụng thí điểm GPS cho các xe vận chuyển bùn hầm cầu (đang xây dựng);

- Quy định quản lý chất thải (đang xây dựng);

- Qui định về ứng dụng công nghệ thông tin trong (công tác quản lý Nhà nước) các hoạt động vận chuyển và xử lý chất thải (đang nghiên cứu);

- Qui định về các hoạt động tái chế phế liệu và chất thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (đang nghiên cứu)

- Qui chế xã hội hóa hệ thống vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị (đang nghiên cứu)

- Quy định quản lý CTRXD (xà bần) trên địa bàn thành phố (đang dự thảo)

Xây dựng và thực hiện các Chương trình về quản lý chất thải

1. Chương trình thu phí vệ sinh chất thải rắn sinh hoạt (thông thường) từ các nguồn thải và chất thải rắn công nghiệp từ các cơ sở sản xuất.

2. Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp, bao gồm cả chất thải nguy hại.

3. Chương trình xã hội hóa hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại

4. Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý chất thải.

5. Chương trình kiểm tra và giám sát toàn bộ hệ thống quản lý chất thải, kết hợp xây dựng ngân hàng số liệu (databank).

6. Chương trình tuyên truyền (hội thảo) và tập huấn.

107

7. Chương trình biến đổi khí hậu và hợp tác quốc tế.

8. Chương trình tái chế.

9. Chương trình văn minh đô thị.

10. Đề án 30 và cải cách hành chính (ISO).

11. Chương trình kêu gọi đầu tư.

12. Chương trình quản lý chất hữu cơ bền vững (POPs).

 Quản lý điều hành

Quản lý điều hành cần phải có mục tiêu cụ thể, định hướng rõ ràng và kế hoạch chi tiết để thực thi. Để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước, phải thực hiện công tác kiểm tra và giám sát (hậu kiểm)

Về cơ bản, quản lý điều hành là việc giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến Luật bảo vệ môi trường. Để thực hiện chức năng này, Phòng Quản lý chất thải rắn hiện đang thực hiện các công việc sau :

Các công tác quản lý thường xuyên

- Theo dõi, xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan đến hệ thống quản lý chất thải trên địa bàn (24 quận/huyện);

- Cấp phép chủ nguồn thải, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy trình ISO.

- Kiểm tra và giám sát toàn bộ hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải;

- Nghiệm thu, thanh toán khối lượng xử lý chất thải của các đơn vị theo hợp đồng;

- Báo cáo thường xuyên và đột xuất tất cả các công việc có liên quan đến chất thải; đề xuất, tham mưu Lãnh đạo Sở hướng xử lý.

- Theo dõi, hướng dẫn thủ tục, giám sát và họp Tổ công tác liên ngành về quá trình thực hiện dự án đầu tư xử lý chất thải, dự án CDM của các chủ đầu tư theo quy định.

- Thẩm định, trình UBND TP chủ trương thực hiện các dự án xử lý chất thải nói chung trên địa bàn thành phố.

- Giải quyết các vấn đề sự vụ (xử lý, trả lời công văn đến về các công việc có liên quan đến quản lý chất thải)

108

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan (Thanh tra, PC49, C49, Chi cục Bảo vệ môi trường, MBS và các Sở, Ban, Ngành khác).kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý chất thải trên địa bàn thành phố chặt chẽ với

Yêu cầu quan trọng của quản lý điều hành là tổ chức bộ máy và năng lực nhân sự.

3.1.3. Nhân lực - Cơ sở vật chất và kỹ thuật hỗ trợ

Nhân lực

Hiện nay, để quản lý khối lượng khổng lồ tất cả các loại chất thải phát sinh từ 9 triệu dân sống trong 1,8 triệu căn hộ (biệt thự, nhà phố và chung cư), hàng trăm ngàn cơ sở dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, chợ, siêu thị, …), hàng trăm nghìn cơ quan công sở, văn phòng công ty và cơ sở giáo dục, đào tạo và nghiên cứu (mẫu giáo, trường học, viện, trung tâm, …), hàng chục ngàn cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, phòng khám đa khoa, phòng khám tư nhân, …), hơn 12.000 cơ sở công nghiệp (lớn, vừa và nhỏ) nằm trong và ngoài 11 khu công nghiệp, 03 khu chế xuất, 01 khu công nghệ cao và 30 cụm công nghiệp, hàng ngàn công trường xây dựng lớn nhỏ,… Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ có khoảng 55 người tham gia công tác quản lý các loại chất thải (chất thải rắn, nước thải, khí thải, bụi…), trong đó 24 nhân sự của phòng Quản lý chất thải rắn, hơn 20 nhân sự của phòng Quản lý môi trường và hơn 10 nhân sự của Thanh tra Sở. Ngoài ra còn có nguồn lực từ phòng Quản lý Môi trường (khoảng 8 người) của HEPZA, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (khoảng 50 người) thuộc Công an Thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường quận huyện (từ 3-5) người cho mỗi quận huyện.

Với cơ cấu tổ chức như trên, số lượng, trình độ và sự phân bổ nhân sự được thống kê chi tiết trong Bảng 3.1. Trong số nhân sự thống kê tại Bảng 3.1.3, số lượng nhân sự cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn cấp thành phố hiện nay là 22 người làm việc tại phòng Quản lý chất thải rắn và 5 người làm việc tại Thanh tra Sở.

Tại cấp quận huyện, không có nhân sự cho công tác quản lý chất thải rắn riêng mà chỉ có nhân sự cho công tác quản lý môi trường chung, lập thành tổ Môi trường thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, với nhân sự trung bình 3- 5 người cho mỗi tổ. Tại cấp phường xã hầu như không có nhân sự cho quản lý môi trường mà thường là cán bộ kiêm nhiệm để giải quyết các sự vụ có liên quan đến môi trường. Theo thống kê, tỷ lệ công việc về quản lý chất thải rắn tại cấp quận huyện chỉ chiểm khoảng 1/3 công việc môi trường (chủ yếu là kiểm tra hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, theo dõi hoạt động thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn quản lý).

Bảng 3.1 Nhân lực quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh (2011)

STT Phòngchuyên môn

Số lượng nhân sự

Trình độ nhân sự

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Dưới đại học

Chuyên môn

môi trường01 Quản lý CTR 24 1 14 8 1 2402 Thanh tra Sở 5 3 303 Quận 1-Tổ MT 3 3 204 Quận 2 4 1 2 1 3

109

05 Quận 3 1 1 106 Quận 4 1 1 007 Quận 5 3 2 1 208 Quận 6 5 3 2 409 Quận 7 4 4 310 Quận 8 4 4 011 Quận 9 3 3 012 Quận 10 3 3 113 Quận 11 2 2 114 Quận 12 4 2 2 115 Quận Tân Bình 2 2 116 Quận Tân Phú 2 2 117 Q. Phú Nhuận 3 3 218 Quận Gò Vấp 5 4 1 119 Q. Bình Thạnh 4 4 220 Quận Thủ Đức 4 4 121 H. Bình Chánh 5 5 222 Quận Bình Tân 7 7 423 H. Hóc Môn 3 3 124 Huyện Nhà Bè 3 3 225 Huyện Củ Chi 4 4 026 Huyện cần Giờ 2 2 1

Tổng cộng 110 1 15 7 9 5

Theo thống kê tại Phòng Tài nguyên và Môi trường quận huyện, tỷ lệ nhân sự làm công tác quản lý chất thải rắn chỉ bằng 1/3 nhân sự tổ môi trường tại cấp quận huyện, so sánh với số lượng nhân sự trong Bảng 3.1.3 thì số lượng nhân sự cho công tác quản lý chất thải rắn tại cấp quận huyện chưa đến 01 người/quận huyện. Điều này cho thấy, nhân sự để làm công tác quản lý chất thải tại thành phố thật sự rất ít và có nhiều chỉ tập trung ở cấp thành phố.

Như vậy, việc phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý của hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ giới hạn trong phạm vi đánh giá ở cấp thành phố. Vì ở đây, vai trò quản lý chất thải của cấp quận huyện hay phường xã rất ít và có thể xem như là không có.

Cơ sở vật chất và kỹ thuật hỗ trợ

Hiện nay, công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý chất thải mà không có bất cứ phương tiện kỹ thuật nào để hỗ trợ. Với tốc độ gia tăng dân số hiện nay, sự phát triển ồ ạt các ngành nghề sản xuất công nghiệp, sự ra đời hàng loạt của các cơ sở kinh doanh dịch vụ tập trung là sự phát sinh một khối lượng chất thải ngày càng khổng lồ, hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn với việc sử dụng yếu tố con người và chính sách pháp luật là chủ yếu, không có bất cứ phương tiện kỹ thuật gì để hỗ trợ thì không thể đáp ứng hiệu quả và mục tiêu quản lý chất thải rắn một cách bền vững cho thành phố.

110

Phải giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, nhưng các đơn vị chỉ được trang bị các phương tiện làm việc cơ bản như: máy tính, hệ thống mạng nội bộ,….Chưa được trang bị hệ thống mạng giữa các cơ quan chức năng, việc thống kê thông tin, số liệu bằng thủ công, giấy tờ, chưa có các công cụ tin học hỗ trợ.

Một bất cập khác về việc thiếu hụt cơ sở vật chất, công cụ kỹ thuật hỗ trợ là việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định về quản lý chất thải nguy hại đối với các doanh nghiệp được cấp phép cho đến nay chỉ được thực hiện bằng hình thức kiểm tra trực tiếp tại hiện trường, kiểm tra các hồ sơ pháp lý có liên quan mà không có bất cứ các phương tiện kỹ thuật nào để giám sát, theo dõi quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại của doanh nghiệp. Và hệ quả tất yếu xảy ra là không thể biết hoặc phát hiện các trường hợp đổ bỏ chất thải nguy hại ra môi trường

Bên cạnh đó, một ví dụ khác cho thấy nếu chỉ quản lý chất thải bằng con người thì với số lượng đội ngũ nhân lực nêu trên, thành phố không thể quản lý chất thải một cách có hiệu quả chỉ với”sức người”. Theo ước tính, chỉ riêng cấp phép chủ nguồn thải và nhập số liệu của 12.000 cơ sở công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh đã cần đến 40 cán bộ/năm với tốc độ nhập liệu 200 phiếu/người-ngày.

Có thể khẳng định, thành phố Hồ Chí Minh không thể quản lý chất thải nếu tiếp tục tình trạng thiếu trầm trọng cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ. Đây là một yếu điểm trầm trọng, cấn phải khắc phục để đảm bảo nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý chất thải rắn hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.4  Hệ thống văn bản pháp luật

Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn TPHCM hiện nay được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật sau đây :

- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.;

-  Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

-  Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

111

- Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế;

- Quyết định số 85/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về quy định tuyến và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố;

- Thông tư số 24/2010/TT-BXD ngày 24/12/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc tổ chức triển khai đầu tư xây dựng Khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh;

- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

- Thông tư 39/2008/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính về hướng dẫn thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

Việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố đã góp phần mang lại các kết quả rõ rệt cho thành phố, thông qua các chương trình cụ thể như: thúc đẩy quá trình xã hội hóa xử lý chất thải, triển khai chương trình thu phí vệ sinh môi trường, kêu gọi đầu tư các dự án xử lý chất thải đa dạng hóa về công nghệ, triển khai công tác đấu thầu thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã giúp cho thành phố ngày càng kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động về quản lý chất thải rắn, xây dựng một hệ thống thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại về mặt cơ chế, quy định pháp luật có liên quan, cụ thể là :

- Mâu thuẫn giữa mẫu hồ sơ mời thầu theo hướng dẫn của Luật đấu thầu và Luật Xây dựng chưa phù hợp với đặc trưng của ngành vệ sinh môi trường, việc áp dụng các định mức về tiêu chuẩn kỹ thuật của các công đoạn theo qui định của Bộ Xây dựng thấp hơn yêu cầu thực tế tại Tp.HCM nên giá cung ứng dịch vụ còn thấp so với thực tế, không tạo động lực kinh tế (lợi nhuận) cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia, quá trình sự chuyển đổi mô hình hoạt động của các công ty dịch vụ công ích (theo yêu cầu của việc gia nhập WTO) quá chậm.

-  Thiếu các quy định về điều kiện kỹ thuật và trang thiết bị chuyên dụng dành riêng cho các xe vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh (quy định về kết cấu xe, thùng kín, trang bị thiết bị ép, hạn chế mùi hôi và nước rỉ rác trong quá trình vận chuyển) để hạn chế tình trạng ô nhiểm trên đường vận chuyển như hiện nay.

112

- Việc thiếu đơn giá, định mức cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo từng loại hình công nghệ (đốt, chôn lấp an toàn, ổn định hóa rắn…) đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh vô ý thức, độc quyền trong dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH hiện nay tại thành phố.

- Việc áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn hạn chế nên chưa nâng cao được ý thức của cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ môi trường.

3.2     Đánh giá hệ thống quản lý nhà nước về chất thải trên địa bàn TPHCM

3.2.1  Cơ sở khoa học để đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý nhà nước về chất thải

Cũng như nhiều đô thị khác trên thế giới và của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh dựa trên ba trụ cột để phát triển là Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Môi trường ở đây được hiểu là môi trường sống (tự nhiên và nhân tạo) và môi trường sản xuất. Trong lĩnh vực quản lý chất thải, hệ thống quản lý Nhà nước phải dựa vào ba trụ cột Cơ cấu tổ chức - Nhân lực ~ Cơ sở vật chất – Văn bản pháp luật. Ba yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ (qua lại) với nhau, trong đó yếu tố con người (nhân lực) mang tính quyết định trong mối quan hệ biện chứng với cơ sở vật chất hỗ trợ. Về mặt khoa học và thực tế, việc xây dựng một hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chất thải tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố cực lớn (megacity) với rất nhiều đặc thù của mình, phải dựa trên các cơ sở sau (theo thứ tự ưu tiên):

Yêu cầu thực tế và tương lai (gần và xa) về bảo vệ môi trường

Đây là cơ sở quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống hiện tại để từ đó xây dựng hệ thống quản lý Nhà nước về chất thải trong tương lai. Hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý Nhà nước cũng là cơ sở để đánh giá trình độ của cán bộ quản lý và cán bộ lãnh đạo (nhân tố quyết định), người xây dựng hệ thống và quyết định sự ra đời của một hệ thống quản lý. Có ba mức độ để đánh giá hiệu quả (trình độ) hệ thống quản lý của một đô thị nói chung cũng như hệ thống quản lý nhà nước về chất thải hiện nay: 

- Mức độ 1: mức độ yếu kém. Ở mức độ này, hệ thống quản lý luôn đi sau các vấn đề nảy sinh từ thực tế và luôn bị thực tế điều khiển. Với hệ thống này, công tác quản lý Nhà nước thường chỉ là giải quyết sự vụ, thiếu khả năng định hướng cho sự phát triển của xã hội tuân theo các qui luật tự nhiên và xã hội, trong đó có môi trường. Hậu quả là thiệt hại về kinh tế, sa sút về lòng tin của cộng đồng xã hội và môi trường bị ô nhiễm ngày càng nặng nề. Với hệ thống này, các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường bị tích lũy, ngày càng khó giải quyết đến mức không giải quyết được (xung đột lợi ích) dẫn đến phải thay đổi hệ thống chính trị/quản lý. Cần lưu ý là các vấn đề môi trường bị tích lũy với tốc độ tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế và xã hội.

- Mức độ 2:mức độ đáp ứng. Ở mức độ này, hệ thống quản lý có thể dự đoán và giải quyết được một số vấn để thực tế vừa nảy sinh. Nhưng hoàn toàn bị động với nhiều vấn đề mới sẽ nảy sinh. Tính ổn định của hệ thống quản lý này rất thấp và dễ chuyển sang hệ thống quản lý với mức độ yếu kém.

113

- Mức độ 3:mức độ bền vững. Đây là hệ thống ổn định nhất do khả năng dự đoán trước các vấn đề sẽ xẩy ra nên hệ thống quản lý sẽ chuẩn bị trước (1) cơ cấu tổ chức và văn bản pháp luật làm cơ sở quản lý, (2) nhân sự thực hiện công tác quản lý và (3) cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật hỗ trợ. Bên cạnh đó, hệ thống này còn có khả năng định hướng cho mọi thành phần trong xã hội kiểm soát được hành vi của mình để khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng có hiệu quả và tiêu thụ bền vững. Để xây dựng hệ thống ổn định, cần có ngân hàng dữ liệu với số liệu thống kê trung thực, đủ dài phục vụ cho việc dự đoán và nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm. Việc dự đoán còn có thể được thực hiện trên cơ sở Chiến lược và Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược và Qui hoạch phát triển ngành. Độ chính xác của Chiến lược và Qui hoạch phát triển này quyết định đến hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải.

Nhiệm vụ quản lý chất thải

Từ qui định trong Luật Bảo vệ Môi trường và một số văn bản pháp luật khác, nhiệm vụ quản lý chất thải có thể chia làm hai phần: (1) quản lý chính sách và (2) quản lý điều hành.

Quản lý chính sách là các hoạt động soạn thảo chiến lược, qui hoạch, chương trình, kế hoạch hành động và văn bản pháp luật làm cơ sở cho các hoạt động quản lý. Thực hiện công tác quản lý chính sách yêu cầu các cán bộ có trình độ khoa học (kỹ thuật-công nghệ và quản lý) cao và có kinh nghiệm lâu năm trong nhiều lĩnh vực. Hoạt động này cần nhân lực hơn là cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ. Hoạt động này thường được thực hiện chủ yếu ở cấp Trung ương và thành phố với sự hỗ trợ (góp ý) của các quận/huyện và phường/xã. Hiện nay, Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh đang thiếu nghiêm trọng lực lượng cán bộ này. Đó là lí do giải thích tại sao hầu hết các văn bản pháp luật đều sai sót rất nhiều, chồng chéo, luật nào ra đời cũng phải có nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện hoặc sửa đổi, thậm chí nghị định, thông tư còn ngược cả nội dung của luật, …

Quản lý điều hành là các hoạt động thực hiện chương trình, kế hoạch hành động. Ví dụ thực hiện các chương trình quan trắc, kiểm tra, giám sát, thông tin, tuyên truyền, xây dựng qui trình vận hành, giải quyết khiếu nại, … Hoạt động này diễn ra ở cả cấp Trung ương, thành phố, quận/huyện và phường/xã với các mức độ và trình độ khác nhau. Trung ương và thành phố thường quản lý các chương trình và kế hoạch hành động lớn, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương và các sở ban ngành. Các quận/huyện và phường xã quản lý các vần đề cụ thể. Mặc dù phân cấp đã khá rõ ràng, nhưng do công tác chuẩn bị nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ chưa đầy đủ nên nhiều chương trình, kế hoạch hành động vẫn phải nhờ vào các cơ quan (sổ, ban, ngành) thành phố thực hiện. Ví dụ, chương trình Phân loại chất thải rắn tại nguồn, Thu phí vệ sinh, …

Từ năm 2005 đến nay, nhiều nhiệm vụ mới phát sinh trong lĩnh vực môi trường. Ví dụ, Chương trình di dời các cơ sở ô nhiễm, Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, Chương trình thu phí vệ sinh, Quản lý bùn hầm cầu, Quản lý bùn nạo vét kênh rạch, nhà máy/trạm xử lý nước thải và làm vệ sinh mạng lưới thoát nước, Quản lý chất thải xây dựng, Ứng phó sự cố môi trường,  … đã làm hệ thống quản lý (con người là chủ yếu) ngày càng quá tải.

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý

114

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý được qui định trong Luật Bảo vệ Môi trường (2005).

Cơ quan chức năng và cán bộ phụ trách

Cơ quan chức năng và cán bộ phụ trách được qui định trong Luật Bảo vệ Môi trường (2005).

Cấu trúc tổ chức

Cấu trúc tổ chức được qui định trong Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT – BTNMT – BNV Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ qui định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Một số cơ sở khác

Trong điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh, quản lý môi trường thực chất là các hoạt động tổng hợp nhằm quản lý chất thải (rắn, lỏng và khí) từ nguồn phát thải đến nơi tái chế/xử lý cuối cùng một cách bền vững và sử dụng hợp lý và một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên/năng lượng (tái tạo và không tái tạo). Hay nói cách khác, tất cả các hoạt động quản lý môi trường đều tập trung giải quyết hai (02) vấn đề trên.

Để quản lý đô thị nói chung và môi trường nói riêng một cách có hiệu quả, “đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc quản lý đô thị một cách có hiệu quả ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu” (Clinton, 2009). Đồng thời trên cơ sở biện chứng, mối quan hệ giữa lực lượng cán bộ (NL – nhân lực) và cơ sở vật chất (CSVC - trang thiết bị kỹ thuật – công nghệ  và tài chính) có thể được thể hiện trong phương trình “cân bằng động” dưới đây:

NL + CSVC = const. (hằng số)        (1)

Từ phương trình trên cho thấy, khi nguồn nhân lực NL (số lượng và chất lượng) tăng thì cơ sở vật chất CSVC giảm và ngược lại. Tuy nhiên, phương trình này, về mặt thực tế, cũng phải được hiểu rộng hơn là, số lượng cán bộ có thể tăng vô hạn cũng có thể không thể giải quyết một số vấn đề về quản lý môi trường, ví dụ như thực hiện công tác quan trắc chất lượng môi trường, kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất và thương mại, và ngược lại, cơ sở vật chất không lồ cũng không thể thay thế được yếu tố con người trong công tác quản lý, ví dụ công tác xây dựng văn bản pháp luật. Như vậy, cần phải có một số yêu cầu chặt chẽ hơn về yếu tố con người và vật chất trong hệ thống quản lý.

Vì vậy, các nhà quản lý phải quyết định lựa chọn trên, sử dụng số lượng nhân lực (biên chế) lớn và giảm đầu tư cơ sở vật chất hay giảm biên chế và tăng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ và áp dụng công nghệ quản lý hiện đại. 

Cấu trúc tổ chức hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh

115

Việc xây dựng cấu trúc tổ chức hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội (hiện tại và tương lai), qui định của Chính phủ. Mặc dù nhiều điều khoản trong các văn bản pháp luật (Luật Bảo vệ Môi trường, các Nghị định và Thông tư) thiếu và đã “lạc hậu” so với tình hình phát triển của kinh tế và xã hội tại thành phố.

Cấu trúc tổ chức này sẽ có hiệu quả hoạt động tốt nhất nếu được vận hành với sự phân cấp rõ ràng:

- Cơ quan quản lý Nhà nước cấp thành phố (Sở, Ban, Ngành) thực hiện công tác quản lý chính sách và điều hành việc thực hiện chính sách; và

- Cơ quan quản lý Nhà nước cấp quận/huyện và phường xã thực hiện công tác quản lý điều hành.

Đồng thời từ thực tế quản lý đô thị của thành phố có thể khẳng định là trong điều kiện hiện nay (về biên chế và cơ sở vật chất) nếu không ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ quản lý tiên tiến với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý môi trường (chất thải) nói riêng sẽ có hiệu quả rất thấp, nếu không muốn nói là không quản lý được, mặc dù có thể tăng biên chế với số lượng khổng lồ.

3.2.2  Đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực  chất thải

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động phải dựa trên cơ sở xem xét toàn diện về các mặt đạt được và chưa đạt được của hệ thống quản lý nhà nước trong thời gian qua. Các tồn tại, hạn chế phải được đánh giá theo 2 khía cạnh :

Tồn tại chủ quan : đó là các hạn chế về chức năng nhiệm vụ, trong công tác quản lý điều hành, quản lý chính sách và trong mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cơ quan nhà nước

Tồn tại khách quan : việc hạn chế thẩm quyền của thành phố trong công tác quản lý chất thải, việc áp dụng các văn bản pháp luật do Trung ương ban hành vào trong tình hình cụ thể của thành phố…

Các măt đạt được

Trong thời gian qua, với việc ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương, bộ máy quản lý nhà nước về môi trường nói chung và chất thải rắn nói riêng tại TPHCM đã không ngừng tăng cường, củng cố và phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách về quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố. Trải qua quá trình xây dựng và đào tạo, đến nay có thể nói hệ thống cơ quan tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại TPHCM là thống nhất từ cấp thành phố đến quận huyện với tổng số cán bộ phụ trách công tác quản lý là gần 200 người, có trình độ đại học và trên đại học về lĩnh vực công nghệ và quản lý môi trường (trong đó cán bộ cấp Sở phụ trách môi trường trên 50 người, các phòng Tài nguyên và Môi trường của 24 Quận/Huyện có từ 3 – 5 cán bộ phụ trách môi trường, cán bộ phụ trách môi trường trong Ban

116

quản lý các Khu chê xuất khi công nghiệp TPHCM khoảng 8-10 người).  Hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn tại thành phố ngày càng đi vào nề nếp, hệ thống xử lý chất thải rắn vận hành đảm bảo khả năng xử lý an toàn toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt trong mọi tình huống. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất thải rắn từ cấp thành phố đến quận/huyện và phường/xã ngày càng được nâng cao trình độ năng lực và kinh nghiệm.

Các tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những mặt đạt được, bộ máy quản lý nhà nước về chất thải rắn vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, cần phải được nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu phát triển của thành phố, cụ thể là :

Tồn tại chủ quan

-        Bộ máy nhà nước về quản lý chất thải thiếu thống nhất từ cấp thành phố đến quận/huyện, phường/xã: thực tế cho thấy, công tác quản lý chất thải rắn hiện nay chủ yếu do Phòng Quản lý chất thải rắn thực hiện, đội ngũ cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường gần như chỉ tập trung thực hiện các thủ tục về môi trường là chủ yếu (cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, kiểm tra môi trường…). Chức năng về quản lý chất thải rắn, đặc biệt là giám sát, kiểm tra hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn ở địa phương chưa được quy định cụ thể trong chức năng nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện. Hầu hết các phường, xã trên địa bàn thành phố đều chưa có cán bộ chuyên trách môi trường, chỉ có cán bộ địa chính

-        Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND thành phố ban hành năm 2005 đến nay đã không còn phù hợp, cần bổ sung đặc biệt trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Cụ thể là các chức năng, nhiệm vụ sau:

+ Thực hiện Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn; chương trình thu phí vệ sinh trên địa bàn thành phố

+ Chương trình đấu thầu “Công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố”;

+ Xây dựng đơn giá ngành vệ sinh theo quyết định số 13/2007/QĐ-BXD cho công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác;

+ Kêu gọi các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn;

+ Quản lý các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn;

+ Xây dựng các trạm ép rác kín trên địa bàn thành phố;

+ Triển khai thực hiện dự án CDM;

+ Xây dựng các quy hoạch ngành như: Quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị, quy hoạch quản lý chất thải nguy hại, quy hoạch quản lý chất thải rắn y tế, quy hoạch nghĩa trang.

117

-  Hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn chỉ dựa vào nguồn lực chủ yếu từ con người và chính sách mà thiếu sự đầu tư về cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật hỗ trợ sẽ không đáp ứng được yêu cầu quản lý chất thải rắn một cách bền vững cho thành phố. Với thực tế hiện trạng quản lý đô thị của thành phố có thể khẳng định là trong điều kiện hiện nay (về biên chế và cơ sở vật chất) nếu không ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ quản lý tiên tiến với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý môi trường (chất thải) nói riêng sẽ có hiệu quả rất thấp, nếu không muốn nói là không quản lý được, mặc dù có thể tăng biên chế với số lượng khổng lồ.

- Việc hạn chế về thẩm quyền của thành phố trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính về quản lý chất thải là một bất cập trong tình hình hiện nay. Với sự gia tăng dân số ngày càng nhanh (chủ yếu do dân nhập cự với nhiều thành phần xã hội, vị trí, trình độ khác nhau) có ý thức tuân thủ bảo vệ môi trường kém, hành vi xả chất thải bừa bãi ra môi trường xảy ra thường xuyên. Nếu không quy định mới các hành vi vi phạm với mức chế tài nghiêm khắc thì sẽ không đảm bảo được cảnh quan môi trường và nếp sống văn minh đô thị của thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, bên cạnh các kế hoạch, chương trình, dự án mang tính kỹ thuật về quản lý chất thải thì ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường cũng là một yêu cầu rất quan trọng.

- Một trong các vấn đề rất lớn nảy sinh từ thực tế là theo thời gian và theo sự phát triển của thành phố trong hơn 35 năm qua, nhiều ngành kinh tế cũng như nhiều vấn đề xã hội mới xuất hiện dẫn đến số lượng các lĩnh vực có yêu cầu về quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải ngày càng nhiều, ví dụ như quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất (dân số tăng từ 1,5 triệu dân năm 1975 đến 9,0 triệu dân năm 2010, diện tích thành phố và địa bàn hành chính tăng từ 18 quận/huyện thành 24 quận/huyện, về công nghiệp từ 2.000 cơ sở năm 1975 tăng đến 12.000 cơ sở năm 2010, từ không có khu công nghiệp nào nay có 11 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất, 1 khu công nghệ cao và 30 cụm công nghiệp, khai thác nước ngầm từ vài trăm giếng năm 1975 nay đã có hàng trăm ngàn giếng đủ các loại công suất, …), các nguồn phát sinh chất thải và các chất ô nhiễm ngày càng nhiều về mặt số lượng và phức tạp về mặt thành phần, các hiện tượng trốn tránh pháp luật ngày càng tinh vi, … nhưng bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường có số lượng nhân sự tăng không đáng kể và cơ sở vật chất còn rất xa mới đạt mức tối thiểu.

Tồn tại khách quan

- Ngoài ra, các vấn đề tồn tại chủ quan của hệ thống quản lý Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh nêu trên, các tồn tại khách quan của hệ thống quản lý Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như giữa thành phố và các tỉnh/thành lận cận, giữa thành phố và các cơ quan Trung ương, … cũng cần được đánh giá:

- Sự phối hợp hoạt động thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước cấp thành phố (Sở, Ban, Ngành), giữa các cơ quan quản lý Nhà nước cấp thành phố và cấp quận/huyện (phòng, ban), và giữa thành phố với các tỉnh/ thành lân cận (Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long) (thiếu “nhạc trưởng” và phương pháp điều hành);

- Cấu trúc tổ chức của hệ thống quản lý Nhà nước thay đổi thường xuyên, phân cấp chức năng không rõ ràng và chồng chéo (lĩnh vực quản lý môi trường có 8 Bộ cùng thực hiện); Mà việc quy

118

định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy nhà nước về quản lý chất thải do các văn bản của Trung ương ban hành.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều chồng chéo, chưa nhất quán dẫn đến khó khăn, chồng lấn về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý địa phương khi thực hiện. Ví dụ thực tế tại thành phố là công tác quản lý chất thải rắn hiện nay do ngành tài nguyên và Môi trường thực hiện nhưng văn bản pháp luật lại do ngành Xây dựng tham mưu trình Chính phủ ban hành.

- Các nhóm lợi ích đang có xu hướng can thiệp sâu vào hệ thống quản lý Nhà nước;

- Lực lượng cán bộ quản lý chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế.

Có thể nói, từ năm 2005 đến nay,nhiều nhiệm vụ mới phát sinh trong lĩnh vực quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng. Ví dụ việc phát sinh hàng loạt các chương trình mới như : chương trình di dời các cơ sở ô nhiễm, chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, chương trình thu phí vệ sinh, quản lý bùn hầm cầu, quản lý bùn nạo vét kênh rạch, nhà máy/trạm xử lý nước thải và làm vệ sinh mạng lưới thoát nước, quản lý chất thải xây dựng, ứng phó sự cố môi trường,  … đã làm hệ thống quản lý (con người là chủ yếu) ngày càng quá tải.

Một trong các vấn đề rất lớn nảy sinh từ thực tế là theo thời gian và theo sự phát triển của thành phố trong hơn 35 năm qua, nhiều ngành kinh tế cũng như nhiều vấn đề xã hội mới xuất hiện dẫn đến số lượng các lĩnh vực có yêu cầu về quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải ngày càng nhiều, ví dụ như quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất (dân số tăng từ 1,5 triệu dân năm 1975 đến 9,0 triệu dân năm 2010, diện tích thành phố và địa bàn hành chính tăng từ 18 quận/huyện thành 24 quận/huyện, về công nghiệp từ 2.000 cơ sở năm 1975 tăng đến 12.000 cơ sở năm 2010, từ không có khu công nghiệp nào nay có 11 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất, 1 khu công nghệ cao và 30 cụm công nghiệp, khai thác nước ngầm từ vài trăm giếng năm 1975 nay đã có hàng trăm ngàn giếng đủ các loại công suất, …), các nguồn phát sinh chất thải và các chất ô nhiễm ngày càng nhiều về mặt số lượng và phức tạp về mặt thành phần, các hiện tượng trốn tránh pháp luật ngày càng tinh vi, … nhưng bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường có số lượng nhân sự tăng không đáng kể và cơ sở vật chất còn rất xa mới đạt mức tối thiểu.

Như vậy, có thể nói hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải tại TPHCM hiện nay được đánh giá theo mức độ 1 (không theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội). Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu các cơ sở khoa học, lý luận và thực tế để đề xuất mô hình quản lý mới, có chức năng nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế của thành phố để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động (đạt mức độ 3) của hệ thống quản lý là một nhu cầu cấp thiết. Việc đề xuất quy hoạch hệ thống quản lý nhà nước về chất thải tại TPHCM sẽ được trình bày trong chương 6 báo cáo Quy hoạch này.

Chương 4: 

DỰ BÁO NGUỒN PHÁT SINH, THÀNH PHẦN VÀ KHỐI LƯỢNG

119

4.1 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO

 4.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt/đô thị (thông thường) và chất thải sinh hoạt nguy hại

 Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt được dự báo dựa trên các cơ sở sau:

- Số liệu thống kê (xây dựng, quản lý chất thải rắn) của thành phố Hồ Chí Minh từ các năm trước;

- Thực tế phát triển đô thị/thành phố của các nước đang phát triển tương tự, như Bang Kok (Thái Lan), Manila (Philippine), Kuala Lampor (Malaysia), và các nước phát triển, như Frankfurt (Đức), Paris (Pháp), Amsterdam (Hà Lan), Los Angeles (Mỹ), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật), …

- Các xu thế phát triển xã hội đô thị trên thế giới, đặc biệt trong điều kiện hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới;

- Các qui hoạch phát triển của thành phố Hồ Chí Minh và quốc gia.

Thành phần

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt được dự báo dựa trên cơ sở sau:

- Số liệu thống kê về thành phần chất thải rắn của thành phố năm 1996 và từ năm 2004;

- Số liệu thống kê thành phần chất thải rắn sinh hoạt của các đô thị/thành phố trên thế giới qua các báo cáo hàng năm;

- Các xu hướng tiêu thụ sản phẩm của người dân đô thị, đặc biệt trong điều kiện hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới;

- Các xu thế sản xuất phục vụ nhu cầu của con người trong đô thị/thành phố.

Khối lượng

Việc dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong tương lai có thể được thực hiện căn cứ trên các cơ sở sau :

- Tốc độ gia tăng hàng năm (% năm) khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của của thành phố được xác định theo số liệu thống kê khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thống kê trong vòng 10 năm (2000-2010) hoặc lâu hơn nữa, theo công thức:

Mn = Mn-1 x [1+ (a/100)]         (tấn/năm hoặc tấn/ngày)

120

 trong đó,  Mn     - khối lượng chất thải rắn đô thị năm thứ n, tấn/ngày hoặc tấn/năm;

                  Mn-1   - khối lượng chất thải rắn đô thị của năm trước đó n-1, tấn/ngày hoặc tấn/năm;                   a -tốc độ gia tăng khối lượng năm, % năm

- Tính toán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại một thời điểm xác định dựa trên các mức độ phát thải xác định và dân số tính toán, theo công thức:

Mn = (Nn x m)/1.000      (tấn/ngày)

 trong đó, Mn -       khối lượng chất thải rắn đô thị năm thứ n, tấn/ngày;

     Nn  -       dân số thành phố năm thứ n;               m  -       mức độ phát thải chất thải rắn sinh hoạt, kg/người-ngày:

Theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng và một số đô thị/thành phố trên thế giới, mức độ phát thải chất thải rắn sinh hoạt có thể xác định như sau:

-        Mức độ phát thải thấp              m = 0,5-0,6 kg/người-ngày

-        Mức độ phát thải trung bình      m = 0,7-0,8 kg/người-ngày

-        Mức độ phát thải cao                m = 0,9-1,2 kg/người-ngày

Đặc biệt ở các khu vực phát thải cao, khối lượng chất thải rắn phát sinh có thể đạt đến n = 1,5 kg/người-ngày.

Các mức độ phát thải trên đã tính đến khối lượng phế liệu được phân loại tại nguồn thải để tái chế (bán ve chai). Có nghĩa là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom để vận chuyển đến các Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải rắn sẽ thấp hơn các số liệu tính toán trên. Theo số liệu thống kê, khối lượng chất thải rắn có thể tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt dao động từ 5 – 25% khối lượng.

 Bảng 4.1 Bảng thống kê tổng dân số thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến năm 2010Năm Tổng dân số

(có hộ khẩu và KT3)

Tỷ lệ tăng %

2000 5.169.4492001 5.285.454 2.242002 5.449.217 3.12003 5.630.192 3.32004 6.062.993 7.62005 6.239.938 3.02006 6.424.519 2.952007 6.650.942 3.5

121

2008 6.810.461 2.42009 7.165.398 5.22010 7.200.000 (làm tròn) 0.5

Nguồn:  Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh

Theo số liệu thống kê và trên cơ sở điều kiện cụ thể của thành phố Hồ Chí Minh, các thông số sử dụng để dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được lựa chọn như sau:

- Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 10 năm từ 2010 – 2020 là 3,07%;

- TPHCM là đô thị có tốc độ phát triển cao nên chọn mức độ phát thải cao m = 0,9-1,2 kg/người-ngày;

- Theo Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, dự báo tổng dân số tại TPHCM đến năm 2020 tại TPHCM là : 8.500.000 người (và lên đến 10.000.000 nếu tính cả dân vãng lai);

Việc dự báo tỷ lệ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM giai đoạn 2011 – 2030 được thực hiện theo các bước như sau :

- Tính tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt theo công thức tại thời điểm mốc được chọn là năm 2010 (dựa trên tốc độ gia tăng dân số hàng năm và tỷ lệ phát thải);

- Xác định tỷ lệ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt qua theo dõi thực tế tại 2 năm gần nhất (2010 và 2011)

- Chọn tỷ lệ gia tăng, dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Hồ Chí Minh  giai đoạn 2011-2030

Để có cơ sở so sánh giữa 2 phương án dự báo tỷ lệ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt theo phương án thực tế giai đoạn 2000-2010 và cơ sở lý thuyết, ta có khối lượng dự báo theo cơ sở lý thuyết sau :

Tính khối lượng chất thải rắn sinh hoạt theo công thức tại thời điểm mốc được chọn là năm 2010

Theo báo cáo hướng dẫn kỹ thuật quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị trong chương trình hợp tác lĩnh vực môi trường giữa Việt Nam và Đan Mạch có đưa ra phương pháp tính toán lượng chất thải rắn phát sinh  cho từng giai đoạn được xác định theo công thức sau:

R = N x (1+q) x gTrong đó: N:   dân số trong từng giai đoạn (người) – năm 2010 : 8.382.863 người (kể cả dân số

vãng lai 1.000.000 người)                 q:   tỷ lệ tăng dân số - Tỷ lệ tăng bình quân qua 10 năm 2000 – 2010 là 3,07%                 g: tiêu chuẩn thải rác (kg/ng-ngày.đêm). Chọn q = 0,9-1,2kg/người.ngày.đêm. 

122

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt  theo công thức vào năm 2010:

Nếu q = 1,2 → R = 8.382.863 x (1+3,07%) x 1,2 = 10.368 tấn/ngày

Nếu q = 1 → R = 8.382.863 x (1+3,07%) x 1 = 8.640tấn/ngày

Nếu q = 0,8 → R = 8.382.863 x (1+3,07%) x 0,8 = 6.912 tấn/ngày

Nếu q = 0,75 → R = 8.382.863 x (1+3,07%) x 0,75 = 6.480 tấn/ngày

Xác định tỷ lệ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt qua theo dõi thực tế tại 2 năm gần nhất (2010 và 2011):

Năm 2010 : 6.200 – 6.500 tấn/ngày

Năm 2011 (đến tháng 8/2011) : 6.700 (dự báo có thể lên đến 7.100 tấn/ngày)

Tỷ lệ gia tăng của năm 2011 so với năm 2010 là : 8,06%

Chọn tỷ lệ gia tăng, dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2030

Qua hai phương pháp xác định khối lượng, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thực tế của năm 2010 (6.500 tấn/ngày) có sự chênh lệch nhau không nhiều so với khối lượng tính theo công thức, đặc biệt khi hệ số phát thải q = 0,75kg /người.ngày.đêm (6.480 tấn/ngày). Do vậy, nhận định tỷ lệ gia tăng khối lượng chất sinh hoạt hàng năm tại thành phố có thể dao động từ 6 – 8% và được xem là số liệu đáng tin cậy, tương đối chính xác với cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt của thành phố được cập nhật trong 10 năm qua (từ năm 2000 – 2010) cũng như phù hợp với quy mô dân số và tỷ lệ phát thải của thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở dự báo khả năng đáp ứng của thành phố về khối lượng chất thải rắn, đảm bảo tính an toàn cho hệ thống quản lý chất thải rắn nói riêng và bảo vệ môi trường cho thành phố nói chung (thành phố phải thu gom và xử lý 100% khối lượng rác phát sinh), kế hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố giai đoạn 2011 – 2020 chọn tỷ lệ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ  6 –  8%/năm.

4.1.2  Chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại

Nguồn phát sinh

Công tác dự đoán nguồn phát sinh dựa trên cơ sở sau:

1. Hiện trạng các nguồn phát sinh tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận;

123

2. Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

3. Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về  Phê duyệt Qui hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

4. Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

5. Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về  Phê duyệt qui hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050: 

+Vùng phát triển công nghiệp: 

• Vùng công nghiệp tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh: bố trí các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ sạch, cơ khí chính xác và công nghiệp phụ trợ;

• Vùng công nghiệp phía Bắc tại tỉnh Bình Dương: bố trí các ngành khai thác, chế biến nông lâm sản, công nghiệp điện tử, vật liệu xây dựng;

• Vùng công nghiệp phía Đông tại tỉnh Đồng Nai: bố trí các ngành công nghiệp đa ngành, chế biến nông lâm, chế tạo cơ khí và công nghiệp phụ trợ;

• Vùng công nghiệp Đông Nam tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: bố trí công nghiệp nặng, công nghiệp dầu khí, lọc hóa dầu, công nghiệp sử dụng cảng biển;

• Vùng công nghiệp Tây Nam tại tỉnh Long An và Tiền Giang: bố trí công nghiệp chế biến nông lâm sản, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng;

• Vùng công nghiệp Tây Bắc tại tỉnh Tây Ninh và Long An: bố trí công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, điện tử;

6. Tờ trình về “Nội dung điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025”:

 “Tính chất công nghiệp chủ yếu công nghiệp sạch, có công nghệ hiện đại, tiên tiến với hàm lượng khoa học cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít lao động phổ thông, không gây ô nhiễm môi trường”.

7. Các thông tin về các dự án đang đầu tư tại thành phố và các tỉnh lân cận;

8. Kế hoạch xây dựng nhà máy tái chế và xử lý chất thải nguy hại ơ các tỉnh khác;

124

Thành Phần

Công tác dự đoán thành phần chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại dựa trên cơ sở tương tự công tác dự đoán nguồn phát sinh. Ngoài ra, kinh nghiệm của các nước và số liệu phân tích thành phần chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại trong các năm gần đây cũng được áp dụng.

Khối Lượng

Các phương pháp sau có thể áp dụng để dự đoán khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại:

1. Số liệu thống kê

Từ số liệu thống kê, tìm ra được qui luật tăng trưởng. Phương pháp này tương đối chính xác, nhưng đòi hỏi phải có ngân hàng dữ liệu xây dựng trong nhiều năm (15-20 năm). Do đó không thể áp dụng trong điều kiện hiện nay.

2. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp hoặc kinh tế

Phương pháp tính toán khối lượng chất thải dựa trên tốc độ tăng trưởng công nghiệp hoặc kinh tế. Trong điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh có thể áp dụng phương pháp này.

Khi dự báo nguồn phát sinh, thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Công nghiệp đa dạng công suất, nguyên liệu, sản phẩm và công nghệ;

- Trình độ công nghệ rất khác nhau;

- Chủ đầu tư đến từ nhiều vùng, lãnh thổ trên thế giới;

- Qui mô đầu tư khác nhau, trong đó nhà máy có qui mô vừa và nhỏ chiếm đa số;

- Tình hình phát triển kinh tế và công nghiệp ảnh hưởng ngày càng lớn đến tốc độ phát triển, sản phẩm và công nghệ của công nghiệp thành phố;

- Có thể nhiều sản phẩm mới được sản xuất và nhiều loại chất thải mới phát sinh, thậm chí chưa có định danh.

4.1.3  Chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại

Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại có thể dự báo dựa trên các cơ sở sau:

125

- Thực tế của thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam;

- Qui hoạch phát triển ngành y tế của thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam;

- Các dự án y tế sẽ được thực hiện tại thành phố;

- Tốc độ tăng trưởng của các loại hình y tế tại thành phố Hồ Chí Minh;

- Xu hướng phát triển các loại hình chăm sóc sức khỏe và phương pháp khám bệnh, chữa bệnh tại thành phố và trên thế giới.

Thành phần

 Cơ sở dự báo thành phần chất thải rắn y tế và chất thải rắn y tế nguy hại tương tự như cơ sở dự báo nguồn phát sinh.

 Khối lượng

Việc tính toán dự báo khối lượng chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại trong tương lai có thể được thực hiện theo các phương pháp sau:

- Tính toán khối lượng chất thải rắn y tế tại một thời điểm xác định dựa trên tốc độ gia tăng hàng năm (% năm) khối lượng chất thải rắn y tế của thành phố được xác định theo số liệu thống kê khối lượng chất thải rắn y tế thống kê trong vòng 10 năm (2000-2010) hoặc lâu hơn nữa, theo công thức:

Mn = Mn-1 x [1 + (a/100)]        (tấn/năm hoặc tấn/ngày)

trong đó,  Mn -   khối lượng chất thải rắn y tế năm thứ n, tấn/ngày hoặc tấn/năm

Mn-1   -  khối lượng chất thải rắn y tế của năm trước đó n-1, tấn/ngày hoặc tấn/năm;                   a -tốc độ gia tăng khối lượng chất thải rắn y tế năm, % năm

Với phương pháp này, có thể sử dụng hai loại số liệu:

●       Số liệu khoa học: là số liệu có được do tiến hành, điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích (số liệu Sở Y tế đã thực hiện năm 2004, nhưng không liên tục).

●       Số liệu hành chính: là số liệu có được do tổng hợp các báo cáo từ các đơn vị liên quan thực hiện và các cơ quan quản lý.

-        Tính toán khối lượng chất thải rắn y tế tại một thời điểm xác định dựa trên chỉ tiêu phát triển ngành, mức độ phát thải xác định (khối lượng phát sinh trên mỗi giường bệnh hoặc trên mỗi bệnh nhân) và số giường bệnh (bệnh nhân), theo công thức:

Mn = (Nn x m)/1.000      (tấn/ngày)

126

trong đó, Mn -       khối lượng chất thải rắn y tế năm thứ n, tấn/ngày;

     Nn  -       số giường bệnh (bệnh nhân) của thành phố năm thứ n;M   -       mức độ phát thải chất thải rắn y tế, kg/bệnh nhân.ngày hoặc kg/giường.ngày;

 4.1.4 Chất thải rắn xây dựng

Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh chất thải rắn xây dựng có thể dự báo dựa trên các cơ sở sau:

- Qui hoạch xây dựng thành phố Hồ Chí Minh;

- Các công trình có thời gian xây dựng ngắn và dài;

- Các dự án xây dựng (hạ tầng, đô thị, …) đã được phê duyệt;

- Kinh nghiệm của các thành phố tương tự thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phần

Thành phần chất thải rắn xây dựng có thể dự đoán dựa trên các cơ sở sau:

- Các dự án xây dựng mới và cải tạo các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, nhà ở, …;

- Xu hướng trong việc sử dụng các loại vật liệu truyền thống và mới;

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong xây dựng.

Khối lượng

Việc dự báo khối lượng chất thải rắn xây dựng trong tương lai có thể được thực hiện căn cứ trên các cơ sở sau:

- Tốc độ tăng trưởng xây dựng của thành phố hàng năm theo số liệu thống kê (Qui hoạch xây dựng thành phố Hồ Chí Minh)

- Khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh hàng năm. Hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không có số liệu này.

Có thể áp dụng các công thức trên để tính toán khối lượng chất thải rắn xây dựng trong tương lai khi đã có ngân hàng số liệu.

4.1.5  Bùn thải

Nguồn phát sinh

127

Nguồn phát sinh bùn thải có thể dự báo dựa trên các cơ sở sau:

-  Qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố Hồ Chí Minh;

-  Các công trình có thời gian xây dựng ngắn và dài;

-  Các dự án xây dựng (hạ tầng, đô thị, …) đã được phê duyệt;

-  Các dự án xây dựng hệ thống thoát nước;

-  Các dự án xây dựng khu đô thị mới, như Hiệp Phước, Tây Bắc Củ Chi, …;

-  Kinh nghiệm của các thành phố tương tự thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phần

Thành phần các loại bùn thải có thể dự báo dựa trên cơ sở tương tự dự báo nguồn phát sinh.

 Khối lượng

Phương pháp tính toán khối lượng bùn thải tương tự như trên.

4.2     DỰ BÁO

 4.2.1  Chất thải rắn sinh hoạt/đô thị (thông thường)

 Nguồn phát sinh

Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trong những năm tới thay đổi không nhiều. Nhưng số lượng các căn hộ chung cư, hộ khá giả sẽ tăng lên.

 Thành phần

Thành phần sẽ có thay đổi đáng kể, tỉ lệ chất thải rắn thực phẩm từ các hộ gia đình sẽ giảm xuống, trong khi đó lượng chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học tăng nhanh tại các siêu thị có chế biến thực phẩm, chợ đầu mối thực phẩm và các nhà máy chế biến rau quả, thức ăn chế biến sẵn. Các loại chất thải có giá trị tái chế cao sẽ tăng nhanh, nhưng do giá nhân công ngày càng cao nên tỉ lệ phân loại và thu hồi từ chất thải rắn sinh hoạt có thể ngày càng giảm. Đặc biệt, do chính sách đánh thuế bao bì nylon sẽ thực hiện vào năm 2012, khối lượng các loại bao bì polymer khó phân hủy sinh học sinh học sẽ giảm xuống, nhưng khối lượng các loại bao bì thân thiện môi trường sẽ tăng lên. Thành phần bao bì kim loại cũng sẽ giảm đáng kể.

Khối lượng

Số liệu khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ năm 2000 đến năn 2010 được thống kê trong Bảng 4.2.

128

Bảng 4.2 Khối lượng chất thải rấn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh – qua trạm cân (2000 – 2010) 

Năm Khối lượng Tỷ lệ tăng %2000 1.180.989 -2001 1.368.000 152002 1.547.994 132003 1.731.387 112004 1.746.019 12005 1.746.485 -2006 1.895.889 8.552007 1.968.494 42008 2.017.521 32009 2.120.082 5.082010 2.257.074 6.4

Tỷ lệ gia tăng trung bình thực tế trong 10 năm (giai đoạn 2000 – 2010) là 6,7%/năm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan (trạm cân không hoạt động, khoán sản lượng, …), các số liệu thống kê trong Bảng 4.2 không thể hiện đầy đủ khối lượng thực tế.

Bảng 4.3     Dân số thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến năm 2010Năm Tổng dân số

(có hộ khẩu và KT3)Tỷ lệ tăng %

2000 5.169.449 -2001 5.285.454 2.242002 5.449.217 3.102003 5.630.192 3.302004 6.062.993 7.602005 6.239.938 3.002006 6.424.519 2.952007 6.650.942 3.502008 6.810.461 2.402009 7.165.398 5.202010 7.200.000 (làm tròn) 0.50

Nguồn:  Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh

Như vậy, tỷ lệ dân số tăng bình quân trong 10 năm từ 2010 – 2020 là 3,07%

Trên cơ sở phân tích các phương pháp tính toán dự báo nói trên, số liệu dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thành phố được trình bày trong Bảng 4.3.

Bảng 4.4     Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2030

129

Năm Khối lượng dự báo

(tấn/ngày) Tỷ lệ gia tăng 6%  Tỷ lệ gia tăng 8%

2010 6.500 6.5002011 6.890 7.0202012 7.303 7.5812013 7.741 8.1882014 8.206 8.8432015 8.698 9.5502016 9.220 10.3142017 9.773 11.1392018 10.360 12.0312019 10.981 12.9932020 11.640 14.0332021 12.338 15.1552022 13.079 16.3682023 13.864 17.6772024 14.695 19.0912025 15.577 20.6192026 16.512 22.2682027 17.503 24.0502028 18.553 25.9742029 19.666 28.0522030 20.845 30.296

Số liệu về khối lượng dự báo trong Bảng 4.4 là căn cứ để triển khai chương trình tái chế và xử lý cho thành phố trong giai đoạn 2011 – 2030 trên cơ sở thúc đẩy các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được chấp thuận chủ trương sớm đi vào vận hành để đáp ứng việc xử lý triệt để và toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong từng giai đoạn, kêu gọi thêm các dự án xử lý với công nghệ mới giai đoạn 2015-2020 phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

Các yếu tố ảnh hưởng

- Mức sống ngày càng cao;

- Xu hướng tiêu thụ các loại sản phẩm khác nhau;

- Các loại sản phẩm công nghệ cao, đa chức năng;

- Khả năng quản lý dân số của thành phố theo qui hoạch đã được duyệt (10 triệu dân vào năm 2020).

4.2.2  Chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại

130

Nguồn phát sinh

Theo qui hoạch phát triển kinh tế của quốc gia nói chung và thành phố nói riêng, 11 lĩnh vực ưu tiên hội nhập, đó là 7 nhóm hàng gồm:

1. Nông sản

2. Thủy sản

3. Điện tử

4. Đồ gỗ

5. Cao su

6. Ô tô (xi mạ, luyện kim, vật liệu mới – nhôm, nhựa, vật liệu tổng hợp, thép chất lượng đặc biệt, sợi carbon, thủy tinh, điện tử, …)

7. Dệt may

và 4 ngành dịch vụ:

1. Du lịch

2. E-ASEAN

3. Y tế

4. Hàng không

Các loại ngành công nghiệp không khác nhiều so với thời điểm hiện nay. Từ đây có thể dự đoán thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp sẽ phát sinh trong thời gian tới.

Theo chiến lược phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của thành phố Hồ Chí Minh, qui hoạch phát triển công nghiệp của thành phố, các ngành công nghiệp hiện nay vẫn phải giữ nguyên, kể cả ngành công nghiệp gây ô nhiễm, để đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, đồng thời ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, giá trị cao nhưng nhân lực giảm, như chế tạo linh kiện điện tử, máy tính, ô tô, cơ khí,…. Như vậy số lượng các nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp tăng, nhưng loại nguồn phát sinh chất thải nguy hại không tăng hoặc tăng không đáng kể. Thậm chí khi công nghệ mới, công nghệ sạch được áp dụng rộng rãi, loại nguồn phát sinh chất thải nguy hại sẽ giảm đi.

Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua cho thấy, do dự báo không đúng và do ảnh hưởng của các ngành nghề công nghiệp, cũng như thị trường tiêu thụ của các loại sản phẩm công nghiệp trên thị trường thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật và châu Âu, qui hoạch phát triển công

131

nghiệp thay đổi rất nhiều và rất khó dự đoán. Ví dụ, công nghiệp sản xuất ôtô, công nghiệp cơ khí, kể cả các loại công nghiệp truyền thống như chế biến nông sản cũng thay đổi ngoài các dự đoán ban đầu.

Thành phần

Thành phần chất thải ngày càng đa dạng và phức tạp, nhưng thành phần và khối lượng tái chế ngày càng tăng, lượng chất thải ngày càng giảm do giá nguyên liệu ngày càng tăng và trình độ công nghệ ngày càng cao. Mặt khác các loại thuế môi trường ngày càng cao và các chương trình giám sát, kiểm tra ngày càng chặt chẽ cũng làm giảm lượng chất thải.

Kinh nghiệm của các nước gần Việt Nam cho thấy, thành phần chất thải rắn và chất thải nguy hại đã có ít thay đổi trong thời gian 5-10 năm tới, trừ các loại chất thải điện tử.

Các chất thải nguy hại sau đây có thể phát sinh khối lượng lớn trong tương lai:

1. Bùn thải các loại

Bùn thải bao gồm:

- Bùn chứa kim loại nặng (xi mạ, thuộc da, cơ khí, …);

- Bùn chứa các chất hữu cơ bền vững (dệt nhuộm, thuốc bảo vệ thực vật, dầu mỡ, dược phẩm, sơn, …);

- Bùn vô cơ.

2. Dầu thải và các sản phẩm nhiễm dầu

-  Dầu thải (rửa máy, trạm xăng dầu, tràn dầu, …);

-  Giẻ lau nhiễm dầu;

3. Chất thải lỏng

- Chứa kim loại nặng

- Chứa dầu mỡ

Thực tế cho thấy, các nhà máy xử lý chất thải nguy hại rất bị động khi phải tiếp nhận một khối lượng lớn các chất thải nói trên.

Khối lượng

Việc dự đoán khối lượng chất thải rắn công nghiệp dựa trên cơ sở các số liệu đã có từ các năm trước là rất khó thực hiện do chuỗi số liệu quá ít. Số liệu được thực hiện trong năm 2005 là đầy

132

đủ nhất nhưng chỉ có giá trị một năm. Tuy nhiên, khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại có thể dự đoán dựa trên các cơ sở sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Tốc độ tăng trưởng của từng ngành công nghiệp và toàn ngành;

Tốc độ tăng trưởng nói trên được lấy theo số liệu thống kê hoặc theo qui hoạch phát triển kinh tế/ngành. Căn cứ vào các nguồn trên, tốc độ phát sinh chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại khoảng 10-12% năm (ước tính), tỉ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng công nghiệp và kinh tế (12-14% năm). Số liệu dự đoán khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh đến năm 2030 được trình bày theo Bảng 4.5.

Bảng 4.5 Dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại trong giai đoạn 2011-2030, tỉ lệ gia tăng 10 % đến 12% theo tốc độ tăng trưởng kinh tế 

Năm Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại Chất thải nguy hại

 Tỷ lệ gia

tăng  10%

 Tỷ lệ gia

 tăng 12%

 Tỷ lệ gia tăng 10%

 Tỷ lệ gia

tăng 12%

2010 2.000 3502011 2200 2240 385 3922012 2420 2509 424 4392013 2662 2809 466 4922014 2928 3146 512 5502015 3221 3524 564 6162016 3542 3946 620 6902017 3896 4418 682 7732016 4286 4948 750 8662019 4714 5542 825 9702020 5184 6206 908 10852021 5702 6950 998 12152022 6272 7783 1097 13612023 6899 8716 1206 15232024 7589 9761 1326 17062025 8347 10931 1458 19102026 9200 12243 1603 21382027 10120 13711 1762 23952028 11132 15356 1938 26812029 12245 17209 2132 30032030 13470 19273 2341 3362

133

* Tốc độ phát sinh chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại cao hơn 10 – 12% năm

Về mặt tổng thể toàn xã hội (lĩnh vực), trường hợp này có thể xẩy ra, nhưng ít với mức độ chênh lệch dao động trong khoảng 2 – 3% năm. Hoặc nếu có chênh lệch lớn, chỉ xảy ra ở một ngành công nghiệp nào đó. Các chênh lệch đáng kể (lớn hơn 3% năm) của một loại ngành công nghiệp có thể nhận biết qua hệ thống thông tin về ngành công nghiệp đang được tập trung đầu tư.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, với một nhà máy riêng lẻ, khối lượng chất thải rắn công nghiệp có thể tăng đột ngột (50 – 200% năm) trong các trường hợp sau: - Một hoặc một số nhà máy tái chế và xử lý chất thải nguy hại ngưng hoạt động;

- Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt chặt chẽ;

- Công ty mở rộng phạm vi hoạt động;

Hai trường hợp sau có thể dự báo và dự phòng. Riêng trường hợp đầu rất khó dự báo và thường bị động. Nhưng cả 3 trường hợp trên đều ảnh hưởng tích cực (có lợi) cho nhà máy tái chế và xử lý.

* Tốc độ phát sinh chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại thấp hơn 10-12% năm

Về mặt tổng thể toàn xã hội (lĩnh vực), trường hợp này có thể xẩy ra khi nền kinh tế lạm phát cao (15 – 20% năm). Khi đó, (1) các nhà máy và cơ sở sản xuất giảm công suất hoạt động, dẫn đến giảm khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, và/hoặc (2) giá phế liệu, nguyên liệu tái chế giảm mạnh (từ 1 – 3 lần) hoặc không có thị trường mua bán, trao đổi. Thực tế cũng cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, khi giá phế liệu và nguyên liệu đang xuống đến mức thấp nhất, thì các hoạt động xử lý chất thải lại ở mức cao.

Một số loại chất thải rắn và lỏng nguy hại có khối lượng rất lớn mỗi lần tiếp nhận (tồn trữ trong nhà máy) có thể 30 – 100 tấn/lần giao nhận. Với các nguồn thải lớn như vậy cần có kế hoạch tiếp nhận và tồn trữ.

Như vậy với khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tăng như dự báo thể hiện tại Bảng 4.5, thì việc chủ động xây dựng lộ trình đầu tư các dự án tái chế, xử lý để dự phòng cho thành phố là vô cùng cần thiết.

Yêu cầu phải đầu tư 03 – 05 nhà  máy xử lý chất thải nguy hại có công suất đáp ứng với khối lượng dự báo. Tăng cường các nhà máy tái chế chất thải rắn công nghiệp  - chất thải nguy hại với công nghệ tái chế tiên tiến và xây dựng bãi chôn lấp an toàn.

Như vậy có thể thấy khá rõ ràng là thay vì bị động trong dự đoán, phương pháp tốt nhất là chủ động xây dựng các phương án dự phòng để tồn trữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý và chôn lấp an toàn chất thải nguy hại.

134

Kinh nghiệm phát triển kinh tế trong những năm qua cho thấy, đặc biệt là khi Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO – World Trade Organization), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc ngày càng nhiều vào nền kinh tế thế giới. Ngay từ những năm 1996-1998 sự biến động của phát triển kinh tế vùng đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam và ngày càng rõ rệt trong những tháng vừa qua (2008). Sự biến động này ảnh hưởng không những đến khối lượng phát sinh của chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, mà còn ảnh hưởng đến thị trường mua bán và tiêu thụ các loại phế liệu.

Nhưng cũng phải nhận thấy rằng, toàn bộ khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đều do các công ty tư nhân hoặc hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (vừa và nhỏ) thu gom, vận chuyển và xử lý. Vì vậy, với ưu thế của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty có thể thay đổi nhanh chóng để đáp ứng tình hình phát sinh chất thải nói trên. Kinh nghiệm cho thấy, thời gian chậm trễ để đáp ứng nhu cầu của thị trường chỉ trong khoảng 1 – 2 tháng. Trách nhiệm của Nhà nước là xây dựng bãi chôn lấp an toàn. Tuy nhiên bãi chôn lấp có một ưu điểm là tiếp nhận chất thải có thể vượt nhiều lần so với công suất thiết kế.

Các yếu tố ảnh hưởng

- Loại hình sản xuất, nguyên liệu và sản phẩm;

- Tình hình phát triển kinh tế và hội nhập;

- Biến đổi khí hậu.

4.2.3  Chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại

Nguồn phát sinh

Số lượng các nguồn phát sinh chất thải rắn y tế từ các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân và cửa hàng kinh doanh dược phẩm sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Thành phần

Không thay đổi.

Khối lượng

Trong quy hoạch này, dự báo khối lượng chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại được tính toán dựa vào khối lượng phát sinh trong quá khứ. Kết quả được trình bày trong Bảng 4.6, 4.7 và 4.8.

Bảng 4.6 Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn y tế giai đoạn 2006-2010

Năm 2004

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Khối lượng

7 8 8,97 10,50

11,38

12,86

11,54

135

thu gom xử lý

(tấn/ngày)

Khối lượng

thu gom  xử lý

(tấn/năm)

3.274

3.832

4.154

4.693

4.214

Tỷ lệ tăng trung bình

(%/năm)

17 8,4 13 -10,2

Tỷ lệ tăng trung

bình giai đoạn 2006-2010

12,8 (làm tròn 13)

Dự báo khối lượng được tính như sau:

- Khối lượng thực tế phát sinh (M) bằng tổng khối lượng thu gom xử lý (m) cộng với 15% thu gom và vận chuyển sai tuyến:

M = m + 15%M à M=100 x m/85 

trong đó,     M  - Khối lượng thực tế phát sinh, tấn/ngày

                    m  - Khối lượng thu gom và xử lý đúng tuyến (qua cân), tấn/ngày;

- Bảng 4.7 và 4.8 trình bày kết quả tính toán dự báo khối lượng chất thải rắn y tế trong giai đoạn 2011-2025 là từ 13-15%/năm (tỷ lệ thu gom và xử lý đúng tuyến là 85%, tỷ lệ thu gom và xử lý sai tuyến là 15%).

Bảng 4.7     Khối lượng chất thải rắn y tế giai đoạn 2011 – 2025 (tính tối thiểu tăng 13%/năm)

Năm 2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Khối lượng thực tế phát

13,58

15,35

17,34

19,59

22,14

25,01

28,27

31,95

136

Năm 2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

sinh (tấn/ngày)Khối lượng thu gom xử lý (tấn/ngày)

11,54

13,04

14,74

16,65

18,82

21,26

24,02

27,15

Khối lượng thu gom xử lý (tấn/năm)

4.214

4.762

5.381

6.080

6.871

7.764

8.773

9.914

Năm 2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Khối lượng thực tế phát sinh (tấn/ngày)

36,10

40,79

46,10

52,09

58,86

66,51

75,16

84,93

Khối lượng thu gom xử lý (tấn/ngày)

30,68

34,67

39,17

44,27

50,02

56,52

63,87

72,17

Khối lượng thu gom xử lý (tấn/năm)

11.203

12.659

14.305

16.164

18.266

20.640

23.323

26.356

Bảng 4.8     Khối lượng CTRYT giai đoạn 2011-2025 (tính tối đa tăng 15%/năm)

Năm 2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

137

Khối lượng thực tế phát sinh (tấn/ngày)

13,58

15,62

17,96

20,65

23,75

27,31

31,41

36,12

Khối lượng thu gom xử lý  (tấn/ngày)

11,54

13,27

15,26

17,55

20,18

23,21

26,69

30,70

Khối lượng thu gom xử lý (tấn/năm)

4.214

4.846

5.573

6.409

7.370

8.476

9.747

11.209

Năm 2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Khối lượng thực tế phát sinh (tấn/ngày)

41,54

47,77

54,94

63,18

72,66

83,55

96,09

110,50

Khối lượng (tấn/ngày)

35,30

40,60

46,69

53,69

61,74

71,00

81,65

93,90

Khối lượng (tấn/năm)

12.891

14.824

17.048

19.605

22.546

25.928

29.817

34.290

 4.2.4  Chất thải rắn xây dựng

 Nguồn phát sinh

 Nguồn phát sinh từ các công trường xây dựng cơ sở hạ tấng và xây dựng các khu đô thị mới.

 Thành phần

 Không thay đổi

138

 Khối lượng

 Không có số liệu thống kê. Ước tính khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 900 – 1.200 m3/ngày. Khối lượng này không tính đến các dự án lớn xây dựng các công trình hạ tầng (dự án giao thông, thoát nước, cấp nước, …).

 4.2.5  Bùn thải

 Nguồn phát sinh

 Số lượng nguồn phát sinh bùn thải từ các dự án xây dựng công trình hạ tầng (đường giao thông, metro, …) và các khu đô thị sẽ tăng nhanh.

 Trong giai đoạn 2012 – 2015 khối lượng bùn nạo vét kênh rạch từ các dự án Cải thiện môi trường sẽ chiếm đa số.

 Thành phần

 Không đổi.

 Khối lượng

 1,0 – 2,0 triệu tấn/năm

5.1 CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT/ĐÔ THỊ (THÔNG THƯỜNG)

5.1.1 Phân loại và tồn trữ tại nguồn

Phân loại chất thải tại nguồn

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (theo Luật Bảo vệ Môi trường, 2005; Quyết định số 2149/QĐ-TTg, 2009) trong điều kiện cụ thể của thành phố Hồ Chí Minh cần phải được thực hiện với các mục đích sau:

1. Tạo nguồn chất thải rắn hữu cơ “sạch” có khả năng (dễ) phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm, cành cây, lá cây, gỗ, giấy,  …) không chứa các loại chất thải nguy hại trong sinh hoạt (hóa chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc diệt chuột, …) để sản xuất compost và chế biến phân hữu cơ/phân hữu cơ vi sinh/phân vi sinh chất lượng cao.

2. Nâng cao hiệu quả và tăng khối lượng sản phẩm của hoạt động tái sử dụng và tái chế. Đồng thời nâng cao thu nhập cho người lao động làm việc trong hệ thống thu gom, giảm khối lượng chất thải rắn vận chuyển từ thành phố lên các khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải, giảm khối lượng chất thải rắn ra bãi chôn lấp, tăng thời gian hoạt động của công trình này.

3. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phục vụ mục tiêu “phát thải carbon thấp và tăng trưởng xanh” cho người dân thành phố (mọi tầng lớp).

139

Tuy nhiên, cần phải được lưu ý (cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng) rằng, nếu áp dụng công nghệ đốt để xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì không cần phân loại chất thải rắn tại nguồn, vì các chất thải rắn được phân loại và có giá trị tái sử dụng/tái chế cao thường là các chất có nhiệt lượng lớn (plastic, giấy, da, …). Nếu phân loại và thu hồi hết các chất thải này, nhiệt lượng (kcal/kg chất thải, kJ/kg chất thải) của chất thải rắn còn lại (chủ yếu là chất thải rắn hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học) rất thấp (dưới 1.200-1.500 kcal/kg ≈ 4.800-6.000 kJ/kg; 1 kcal  ≈ 4,1868 kJ ) sẽ làm cho chi phí vận hành cao và ít có giá trị tái sinh nhiệt/điện. Hoặc sau khi phân loại, các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học sẽ được sử dụng để sản xuất compost, các chất hữu cơ còn lại (khó phân hủy sinh học) được tái chế để sản xuất thanh đốt RDF hoặc SRF. Vì vậy, thành phố sẽ phải quyết định lựa chọn công nghệ xử lý nào để xem xét tiếp việc thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn.

Một vấn đề khác, với việc đánh thuế túi (bao bì) nylon, lượng nhựa (polymer) trong chất thải rắn đô thị giảm xuống, nhiệt lượng của chất thải rắn sẽ giảm đáng kể. Vì vậy cần xem xét lại các dự án sản xuất RDF. Nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy, mặc dù đã hạn chế việc sử dụng bao bì nylon, chuyển sang sử dụng các loại bao bì có thể sản xuất compost (compostable material), từ gần 10 năm nay, Hàn Quốc vẫn đang xây dựng các nhà máy RDF công suất tái chế 80 tấn chất thải rắn đô thị thô/ngày thành 34 tấn nhiên liệu RDF/ngày sử dụng cho các lò hơi cung cấp nhiệt hoặc hơi nước.

Một vấn đề khác cần được quan tâm đúng mức khi thực hiện Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn là:

-  Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất cả nước, với diện tích 2.095,73 km2, khoảng cách dài nhất là 150 km (Củ Chi đến Cần Giờ) và ngắn nhất là 50 km (Bình Chánh đến Quận 2). Thực hiện đồng bộ sẽ rất khó khăn về công tác huấn luyện cán bộ hướng dẫn thực hiện do số lượng quá lớn.

- Thành phố Hồ Chí Minh có 9 triệu người (hơn 7 triệu người có đăng kí và khoảng 2 triệu vãng lai) sinh sống, học tập và làm việc thường xuyên trong hơn 1,8 triệu hộ, nằm tại 322 phường/xã thuộc 24 quận/huyện, với trình độ văn hóa, thu nhập và ý thức văn minh đô thị từ khác nhau đến rất khác nhau. Có nghĩa là, Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ “đụng chạm” đến gần 9 triệu người dân thành phố.

- Mức độ đồng bộ (nhân lực, cơ sở vật chất và sự phối hợp) của các bộ phận trong hệ thống quản lý đô thị (thành phố, quận/huyện, phường/xã) còn ở mức độ nếu thực hiện chương trình này phải cải thiện rất nhiều.

- Các hệ thống thông tin truyền thông phản ánh chưa hết các vấn đề.

Phân loại chất thải rắn tại nguồn theo từng thành phần riêng biệt cần phải được thực hiện theo từng khu vực (ít nhất):

Khu vực dân cư (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư): 2 loại, (1) chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm, lá cây, …) và (2) chất thải rắn còn lại với nhiều thành phần có thể tái sử dụng và tái chế (phế liệu).

140

Khu vực cơ quan (văn phòng công sở, công ty, trường học, cơ sở y tế): 3-5 loại, (1) chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm, không lẫn với bao bì), (2) giấy các loại, (3) bao bì nylon (màng mỏng), plastic (PVC, PE, PET, HDPE, LDPE, …), (4) chai lọ thủy tinh, (5) lon đồ hộp kim loại.

Khu vực thương mại và dịch vụ (siêu thị, chợ, nhà hàng, cửa hàng): 5 loại, (1) chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm, không lẫn với bao bì), (2) giấy các loại, (3) bao bì nylon (màng mỏng), plastic (PVC, PE, PET, HDPE, LDPE, …), (4) chai lọ thủy tinh, (5) lon đồ hộp kim loại.

Khu vực khách sạn, nhà nghỉ: 2-5 loại, (1) chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm, không lẫn với bao bì), (2) giấy các loại, (3) bao bì nylon (màng mỏng), plastic (PVC, PE, PET, HDPE, LDPE, …), (4) chai lọ thủy tinh, (5) lon đồ hộp kim loại.

Khu vực công cộng: 5 loại, (1) chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất thải rắn thực phẩm, không lẫn với bao bì), (2) giấy các loại, (3) bao bì nylon (màng mỏng), plastic (PVC, PE, PET, HDPE, LDPE, …), (4) chai lọ thủy tinh, (5) lon đồ hộp kim loại.

Chương trình thực hiện

Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ được thực hiện theo lộ trình sau:

2011-2015  Thực hiện cho (1) khu vực thương mại và dịch vụ, (2) khu vực công cộng, (3) khu vực khách sạn, nhà nghỉ, (4) khu vực cơ quan trên địa bàn 14 quận trung tâm, (5) khu vực dân cư và đô thị cao cấp (ví dụ, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, chung cư cao cấp). Hoàn thành Qui định về hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn, bao gồm cả chính sách ưu đãi (kết hợp với Quĩ tái chế và các công ty tái chế/xử lý chất thải);

Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các đối tượng trên không khó khăn về mặt kỹ thuật và túi, thùng đựng chất thải rắn đã phân loại. Vấn đề cần giải quyết là công tác thu gom cho các loại chất thải sau phân loại, vì các chủ nguồn thải nằm phân tán, nếu thu gom độc lập (chỉ với chất thải rắn đã phân loại) thì không kinh tế, do quãng đường vận chuyển dài. Khó khăn này có thể giải quyết bằng cách kêu gọi các công ty tư nhân tham gia, kết hợp giữa thu gom chất thải rắn sinh hoạt và phế liệu sau phân loại chất thải.

2016-2020  Thực hiện theo hình thức cuốn chiếu cho khu vực dân cư của 14 quận trung tâm;

2021-2025  Thực hiện cho khu vực dân cư của các quận/huyện còn lại;

Để việc thực hiện Chương trình Phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các hộ dân cư thành công sẽ phải giải quyết các vấn đề (khó khăn) sau:

1. Kinh phí và nguồn cung cấp bao bì (túi) đựng chất thải rắn sau phân loại;

2. Thời gian (lịch) thu gom các chất thải có khả năng tái chế;

141

3. Xe thu gom chuyên dụng (không ép) từ các nguồn thải và kinh phí cho hoạt động thu gom này;

Rút kinh nghiệm từ Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã được thực hiện ở quận 5 và 6, học tập kinh nghiệm của các nước đang phát triển đã thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, việc thực hiện Chương trình này phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

- Chủ nguồn thải phải tự lo (trả phí) bao bì và thùng chứa chất thải rắn sau phân loại, thành phố không cung cấp tài chính cho vấn đề này;

- Lấy các tổ chức xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Đội Thiếu niên, Hội Cựu Chiến binh) và các cán bộ, công chức nhà nước làm cơ sở để thực hiện Chương trình;

- Vận dụng cao nhất “công cụ kinh tế” để khuyến khích người dân thực hiện.

Một số giải pháp sau được đề xuất:

- Áp dụng chương trình bán túi đựng chất thải rắn theo khối lượng;

- Hỗ trợ các nhóm thu gom chất thải rắn tại nguồn thải kinh phí để trang bị xe thu gom hai thùng chứa và “nửa cơ giới”, từ nguồn tài chính thu được trong Chương trình thu phí vệ sinh và các chương trình quốc tế liên quan (EU – Informal section, Biến đổi khí hậu – Climate Change, …);

- Áp dụng triển khai một hoặc một vài phường hoặc tại một hoặc một vài quận trước (các quận trung tâm), trên cơ sở đó triển khai cho các quận huyện khác;

 Tồn trữ (dụng cụ và thiết bị) tại nguồn

 Tồn trữ tại nguồn hợp lý sẽ góp phần giữ vệ sinh trong nhà và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu gom. Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng (một lần) bao bì nylon, nhựa khó phân hủy trong hoạt động tồn trữ chất thải rắn tại nguồn và khuyến khích việc sử dụng (nhiều lần) bao bì phân hủy sinh học.

Dụng cụ và thiết bị tồn trữ tại nguồn có thể áp dụng như sau:

Khu vực dân cư

Mỗi hộ dân cư cần từ 1 (trong trường hợp không phân loại) đến 2 hoặc nhiều hơn (trong trường hợp phân loại) thùng plastic dung tích 10 – 25L có nắp đậy bán tự động. Với khoảng1,8 triệu hộ gia đình, thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 1,8 – 3,6 triệu thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt với dung tích 10 – 25L

Khu vực cơ quan

Tại mỗi vị trí bỏ chất thải rắn cần từ 1 (trong trường hợp không phân loại) đến 3 – 5 thùng riêng lẻ hoặc hợp khối (trong trường hợp phân loại) plastic hoặc inox SUS 304 dung tích 50 – 150L có

142

nắp đậy hoặc mở miệng. Trên thành thùng có ghi kí hiệu loại chất thải phân loại (thực phẩm, giấy, lon, …).

Khu vực thương mại và dịch vụ

Tại mỗi vị trí bỏ chất thải rắn cần từ 1 (trong trường hợp không phân loại) đến 5 thùng riêng lẻ hoặc hợp khối (trong trường hợp phân loại) plastic hoặc inox SUS 304 dung tích 120 – 600L có nắp đậy hoặc mở miệng. Trên thành thùng có ghi kí hiệu loại chất thải phân loại (thực phẩm, giấy, lon, …).

Khu vực khách sạn, nhà nghỉ

Tại tiền sảnh (lobby) đặt từ 1 (trong trường hợp không phân loại) đến 2 – 5 thùng riêng lẻ hoặc hợp khối (trong trường hợp phân loại) plastic hoặc inox SUS 304 dung tích 50 – 100L có nắp đậy hoặc mở miệng. Trên thành thùng có ghi kí hiệu loại chất thải phân loại (thực phẩm, giấy, lon, …). Thùng có thể được thiết kế cho phù hợp với nội thất của khách sạn, nhà nghỉ.

Khu vực công cộng

Tại vị trí đổ chất thải rắn đặt từ 1 (trong trường hợp không phân loại) đến 5 (trong trường hợp phân loại) thùng (riêng lẻ hoặc hợp khối) plastic hoặc inox SUS 304 dung tích 100 – 2.000L có nắp đậy hoặc mở miệng bỏ chất thải rắn. Trên thành thùng có ghi kí hiệu loại chất thải phân loại (thực phẩm, giấy, lon, …).

Dung tích thùng chứa phụ thuộc vào khối lượng phát sinh, tần suất thu gom chất thải rắn trong ngày và phương thức thu gom (cơ giới hay thủ công). Số lượng thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt phụ thuộc lộ trình thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn. Vật liệu chế tạo thùng chứa có thể là HDPE (cứng), composit hoặc inox để tăng tính thẩm mỹ, tránh bể vỡ và chịu được ăn mòn.

Việc thiết kế các loại thùng chứa chất thải rắn sẽ được thực hiện thông qua các cuộc thi với sự tham gia của tất cả các thành phần tại thành phố.

5.1.2 Tái sử dụng và tái chế

Các loại chất thải và phế liệu có khả năng tái sử dụng và tái chế

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học và chương trình giám sát thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ năm 1996 đến nay cho thấy, có khoảng 15 – 25% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt có thể phân loại và tái chế với giá trị (thương mại) khác nhau theo chủng loại, nhu cầu thị trường (thời gian). Các số liệu theo dõi nhiều năm theo quan điểm “kinh tế phế liệu” cũng cho thấy, thị trường phế liệu nhìn tổng thể là ổn định (trừ trường hợp khủng hoảng kinh tế), nhưng với từng sản phẩm (phụ) cụ thể thì không ổn định do nhu cầu về giảm chi phí sản xuất, do cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và nhiều yếu tố khác về kinh tế, môi trường, nhu cầu tiêu thụ, … nên lượng chất thải có khả năng tái chế ngày càng giảm hoặc thay đổi. Nhưng cũng có thể loại này giảm thì

143

loại khác tăng. Do vậy, nguyên liệu và sản phẩm tái chế chỉ thích hợp với thị trường vừa, nhỏ và rất nhỏ, hoặc “thị trường không chính thống” (ví dụ, Trung Quốc)

Các loại phế liệu này là do 5.000 – 5.300 người lao động thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn thải kết hợp phân loại và bán phế liệu, khoảng 2.700 – 3.400 người thu lượm, bán/mua bán phế liệu “dạo”, 2.000 – 2.200 người phân loại và bán phế liệu tại các điểm hẹn và trạm trung chuyển.

Định hướng công nghệ tái chế

Với tốc độ phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện nay, công nghệ tái chế các loại chất thải thay đổi và đổi mới liên tục. Vì vậy, công nghệ tái chế đạt các tiêu chí Môi trường - Kinh tế - Xã hội sau đây đều được khuyến khích áp dụng:

1. Không tạo thành các sản phẩm phụ có tính nguy hại/độc hại cao hơn và đảm bảo các nguồn phát thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn, bùn thải) đạt Quy chuẩn môi trường;

2. Tái sinh năng lượng hoặc tiêu thụ năng lượng thấp nhất;

3. Hiệu quả sử dụng chất thải tái chế cao nhất, khối lượng chất thải ít nhất khối lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm cao nhất;

4. Tái sử dụng trực tiếp chất thải thành sản phẩm, thay vì tái sử dụng chất thải thành nguyên liệu;

5. Sử dụng thiết bị và nhân công địa phương ở mức cao nhất.

Qui hoạch các khu vực tái chế

Khi qui hoạch các khu vực tái chế, cần dựa trên cơ sở điều kiện cụ thể của địa phương, đặc điểm của hoạt động tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh, có xem xét đến ảnh hưởng của các tỉnh/thành phố xung quanh thành phố:

- Tất cả các thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có thể tái chế được đều được tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Thành phố Hồ Chí Minh có các cơ sở (1.200-1.500) thu mua phế liệu và tái chế (chất thải và phế liệu) nhiều nhất trong cả nước với công nghệ và trang bị (mặc dù lạc hậu) tốt nhất. Tất cả các cơ sở trên đều có vốn đầu tư nhỏ và rất nhỏ, nhưng thích hợp với ngành nghề này.

- Đồng thời thành phố Hồ Chí Minh cũng là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu phế liệu/nguyên liệu từ phế liệu/sản phẩm từ phế liệu lớn nhất Việt Nam với nhiều chủng loại và thành phần khác nhau. Thị trường này có giá trị (đầu ra) từ 350-500 tỉ VNĐ/năm.

- Lượng phế liệu và chất thải có khả năng tái chế phát sinh tại thành phố Hồ Chí Minh là cao nhất khu vực (trên dưới 1.000 tấn/ngày).

144

- Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, mua bán phế liệu và chất thải có khả năng tái chế lên đến 18.000-21.000 người, số đông là từ tỉnh ngoài đến thành phố Hồ Chí Minh và ít được đào tạo (trình độ văn hóa thấp).

- Thành phố đã có Quĩ Tái chế, nhưng quĩ còn nhỏ, và chưa có chính sách cụ thể hỗ trợ hoạt động này.

Các tiêu chí xem xét qui hoạch khu tái chế như sau:

- Đối với tái chế chất thải cần phải qua công đoạn sơ chế: bắt buộc nhà máy phải nằm trong khu liên hợp xử lý chất thải tập trung được qui hoạch của thành phố.

- Đối với hoạt động sản xuất sử dụng chất thải làm nguyên liệu: có thể nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc trong khu qui hoạch khu dân cư xen kẽ khu sản xuất.

 Chương trình thực hiện

 Như vậy khu vực tái chế có thể được qui hoạch và chương trình thực hiện được xác định như sau:

 2011-2015  Giữ nguyên các khu vực tái chế hiện nay tại quận 5, 6, 11, Bình Chánh, Bình Tân, Tân Bình, …. Sử dụng nguồn kinh phí thu được từ Chương trình thu phí vệ sinh và các Chương trình quốc tế, … hỗ trợ các khu vực trên giải quyết các vấn đề môi trường (xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn) tương tự như các làng nghề. Xây dựng và đưa vào hoạt động Chương trình tái chế cho toàn thành phố. Thành lập Hội Tái chế (tiến đến Hiệp hội Tái chế) nhằm hỗ trợ các hoạt động tái chế và hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ. Xây dựng chương trình di dời các cơ sở tái chế (nằm trong Chương trình tái chế của thành phố) vào các Khu liên hợp Tái chế và Xử lý chất thải. Tăng cường Quĩ Tái chế nhằm hỗ trợ công tác di dời và hoạt động của các cơ sở tái chế;

 2016-2025  Di dời toàn bộ các cơ sở tái chế vào các Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải. Tăng cường sự hoạt động của Quĩ tái chế để hỗ trợ về mặt bảo vệ môi trường cho lĩnh vực này. Trong giai đoạn này (nếu kinh tế phát triển tốt), có thể sẽ xây dựng một số Trung tâm trao đổi chất thải và phế liệu để thực hiện thêm nhiệm vụ thu gom chất thải nguy hại từ sinh hoạt của khu vực dân cư.

 Trong quá trình đẩy mạnh Chương trình tái chế cho thành phố, cần quan tâm đặc biệt với người lao động hoạt động trong lĩnh vực này vì các đặc điểm sau:

 1. Toàn bộ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tái chế phế liệu đã được tư nhân hóa (không phải xã hội hóa) từ những ngày đầu ra đời và tự “bươn chải” với sự hỗ trợ “hiếm hoi” (nếu không nói là không có) của chính sách quản lý cũng như ngân sách Nhà nước. Đây là lực lượng sản xuất nằm ngoài hệ thống quản lý nhà nước (không đăng kí, không bảo hiểm, không đóng thuế, …  - informal sector);

145

2. Với việc đầu tư rất thấp (thấp nhất là vài trăm ngàn), một cách tự phát, hệ thống tái chế của thành phố đã tạo nên “công ăn việc làm” cho khoảng 18.000 – 21.000 lao động hầu như không được đào tạo (khoảng 5.000 – 5.300 người thu gom chất thải rắn từ các nguồn thải đồng thời phân loại và bán phế liệu (ve chai) cho các vựa thu mua; 2.700 – 3.400 người phân loại, thu lượm phế liệu từ các hộ gia đình trên đường phố và bán cho các vựa “ve chai”; 2.000 – 2.200 người phân loại và bán phế liệu tại các điểm hẹn, trạm trung chuyển; … và khoảng 10.000 – 12.000 người làm việc trong hơn 1.500 cơ sở thu mua phế liệu. Một ngành công nghiệp lớn!

3. Các vấn đề của nền kinh tế ảnh hưởng rất nhanh và mạnh đến sự hoạt động và đời sống của người lao động trong lĩnh vực này (ví dụ, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009).

 Vì vậy cần bổ sung chức năng cho Quĩ Tái chế và xây dựng một số công ty tái chế mạnh để hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực này.

 5.1.3 Quét dọn vệ sinh, thu gom, trung chuyển và vận chuyển

Do định hướng trong tương lai, tất cả các dịch vụ công trong lĩnh vực phục vụ và vệ sinh đô thị sẽ được xã hội hóa, thành phố Hồ Chí Minh sẽ được chia thành các (2-4) khu vực trên cơ sở (1) địa lý và ranh giới hành chính, (2) dân cư, (3) cự ly vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, (4) vị trí các khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải, và (5) qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội, ngành nghề, … nhằm tạo điều kiện hiện đại hóa, giảm giá thành, nâng cao chất lượng vệ sinh của công tác quét dọn vệ sinh, thu gom chất thải rắn, đặc biệt là công tác trung chuyển và vận chuyển (chiếm gần 30% chi phí vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị), việc qui hoạch công tác quét dọn vệ sinh, thu gom, trung chuyển và vận chuyển sẽ được trình bày trong mục này.

Quét dọn vệ sinh

Theo định hướng, công tác quét dọn vệ sinh sẽ được đấu thầu (xã hội hóa) và hiện đại hóa trang thiết bị. Công tác này sẽ thực hiện theo chương trình được trình bày dưới đây.

Chương trình thực hiện

2011-2015  Giữ nguyên hiện trạng, chuẩn bị kế hoạch và nguồn tài chính chuyển đổi. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn thiết bị, cải tiến qui trình vệ sinh để giảm mức độ nặng nhọc cho người lao động, tăng mức độ an toàn, đồng thời có thể thực hiện vào thời gian ban ngày mà không ảnh hưởng giao thông trên đường và các khu công cộng. Sử dụng nguồn tài chính thu được từ chương trình thu phí vệ sinh, biến đổi khí hậu và các nguồn khác nâng cao chất lượng của dụng cụ và thiết bị trang bị cho người lao động trong công tác quét dọn vệ sinh. Chuẩn bị Kế hoạch đấu thầu công tác vệ sinh.

2016-2020  Thực hiện công tác quét dọn vệ sinh theo tiêu chuẩn thiết bị và qui trình mới tại 14 quận trung tâm. Đấu thầu công tác vệ sinh cho 14 quận trung tâm.

146

2021-2025  Thực hiện công tác quét dọn vệ sinh theo tiêu chuẩn thiết bị và qui trình mới tại các quận/huyện còn lại. Đấu thầu công tác vệ sinh cho các quận/huyện còn lại (nếu có điều kiện kinh tế và xã hội).

Thu gom, trung chuyển và vận chuyển

Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt được chia làm hai loại:

1. Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn thải, bao gồm các nguồn thải với khối lượng thấp từ vài kg/ngày đến vài chục kg/ngày  (hộ gia đình, quán ăn nhỏ, cửa hàng dịch vụ, ….) và các nguồn thải lớn từ vài trăm kg/ngày đến vài tấn/ngày (khách sạn, nhà hàng, …), do lực lượng thu gom chất thải rắn tư nhân (70% khối lượng), TNHH MTV Môi trường đô thị và công ty TNHH MTV dịch vụ công ích các quận huyện (30% khối lượng) thực hiện;

2. Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên đường phố tại các điểm hẹn đưa đến trạm trung chuyển do công ty TNHH MTV dịch vụ công ích các quận huyện và một số hợp tác xã thu gom chất thải rắn quận/huyệnthực hiện.

Hiện nay, tại nhiều khu vực có trạm ép rác kín việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các điểm hẹn trên đường phố không còn tồn tại và số lượng xe đẩy tay thu gom chất thải rắn giảm ½ do không tốn thời gian đợi xe tải đến nhận chất thải rắn. Như vậy có thể thấy, công nghệ đã cải thiện rất nhiều trạng thái vệ sinh của hệ thống thu gom rác dân lập mà không cần sự can thiệp của các văn bản hành chính.

Hoạt động trung chuyển và vận chuyển được thực hiện từ các trạm trung chuyển (ép kín và hở) lên hai Khu liên hợp xử lý chất thải rắn của thành phố với sự tham gia của công ty TNHH MTV Môi trường thành phố (CITENCO) với 51% khối lượng, công ty TNHH MTV DVCI các quận huyện với 32% khối lượng và hợp tác xã Công Nông với 17% khối lượng.

Như đã phân tích, chất lượng vệ sinh của các điểm hẹn không đảm bảo và ảnh hưởng đến giao thông nên việc giảm bớt và tiến đến xóa bỏ các điểm hẹn là cần thiết. Tùy thuộc vào qui hoạch phát triển không gian đô thị của các quận huyện để qui hoạch vị trí xây dựng các trạm trung chuyển theo công nghệ ép kín phù hợp với yêu cầu chất lượng vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Việc qui hoạch hệ thống trạm trung chuyển phụ thuộc vào hiện trạng các trạm trung chuyển và qui hoạch mới đô thị của Thành phố. Đề xuất tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng trạm trung chuyển và lộ trình hoàn thiện hệ thống trạm trung chuyển như sau:

- Về tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng trạm trung chuyển:

● Bán kính phục vụ trung bình 5-10 km.

● Công suất phục vụ trung bình 200 tấn/ngày, tối thiểu 50 tấn/ngày.

● Công nghệ trạm trung chuyển phải đảm bảo trung chuyển được tối thiểu hai loại: chất thải hữu cơ dễ phân huỷ và chất thải còn lại.

147

● Trạm trung chuyển có các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo tuân thủ các qui định về môi trường không khí, nước thải.

- Về lộ trình qui hoạch và xây dựng trạm trung chuyển

Đối với các trạm trung chuyển hiện tại

● Đánh giá so với tiêu chí để xác định trạm trung chuyển nào được cải tạo và trạm trung chuyển nào nên chuyển công năng.

● Xây dựng lộ trình cải tạo và xây mới trạm trung chuyển. 

Đối với các trạm trung chuyển xây dựng mới

 ● Khi phân tách thành lập mới quận huyện hoặc qui hoạch các  khu đô thị mới hoặc khu dân cơ mới phải có qui hoạch trạm trung trong phần phê duyệt qui hoạch tổng thể 1/2000; Tuỳ theo qui mô phát triển dân số để xác định công suất và số lượng trạm trung chuyển; công suất tối thiểu của mỗi trạm phải là 50 tấn/trạm.

● Lộ trình xây dựng mới trạm trung chuyển do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì trên cơ sở đề xuất của các quận huyện về vị trí xây dựng và định hướng qui hoạch quản lý chất thải rắn được phê duyệt. Trong đó, phải tính đến lộ trình trình phân vùng/quận để đấu thầu thu gom vận chuyển chất thải nhằm đảm bảo trạm trung chuyển được xây dựng và vận hành ổn định lâu dài.

 Chương trình thực hiện

 2011-2015 Tiếp tục duy trì lực lượng thu gom rác tư nhân và lập quĩ (18-27 tỉ VNĐ), thông qua Quĩ Tái chế thành phố, hỗ trợ lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập trang bị xe đạt tiêu chuẩn an toàn, tiện lợi và thẩm mỹ, trang bị các dụng cụ lao động và bảo hộ lao động. Với phương tiện thu gom hiện đại và bán kính phục vụ lớn sẽ giúp giảm thiểu các điểm hẹn vì các phương tiện thu gom sẽ vận chuyển trực tiếp đến các trạm trung chuyển.

Qui hoạch mạng lưới các trạm ép chất thải rắn kín (trung chuyển) tại các quận huyện và trạm trung chuyển lớn cho thành phố) và chuẩn bị nguồn tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trạm ép rác kín. Qui hoạch các điểm hẹn cụ thể cho các quận/huyện không thể xây dựng các trạm ép kín và xác định tuyến vận chuyển cho từng quận/huyện cụ thể. Chuẩn bị kế hoạch đánh giá nhân lực và cơ sở vật chất của từng quận huyện và thực hiện đấu thầu công tác vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho 24 quận huyện.

Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2015 cần thu gom là 8.698 tấn/ngày. Theo tính toán sơ bộ, số lượng xe (tải trọng 10 – 15 tấn) cần phải đổi mới và bổ sung là 200 xe, tương đương 500 tỷ đồng. Do đó, để nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn và giảm chi phí đầu tư xe, cần thiết thực hiện xã hội hóa bằng hình thức đấu thầu phân vùng để cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

148

Chuẩn bị và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (GPS, Chứng từ điện tử) trong việc quản lý xe vận chuyển và tuyến vận chuyển cho toàn bộ hệ thống xe vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

2016-2020  Thành lập các hợp tác xã/công ty TNHH thu gom chất thải rắn tại nguồn với sự hỗ trợ mạnh mẽ tài chính (tạo nguồn từ các hoạt động quản lý chất thải rắn) và chính sách ưu đãi của thành phố. Thực hiện đấu thầu công tác vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho 24 quận huyện. Xây dựng các trạm trung chuyển trên địa bàn 14 quận trung tâm thành phố. Việc đầu tư xây dựng trạm trung chuyển có thể đưa vào trong gói thầu vận chuyển chất thải để các Đơn vị tư nhân (tham gia đấu thầu vận chuyển chất thải rắn) khi trúng thầu vận chuyển sẽ đầu tư xây dựng và vận hành.

Tiếp tục hoàn thiện Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin cho toàn bộ hệ thống vận chuyển.

Thiết lập tuyến vận chuyển mới, đổi mới và tăng cường phương tiện vận chuyển nhằm nâng cao năng lực vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt về Khu liên hợp Thủ Thừa (Long An). Chuẩn bị kế hoạch thực hiện đấu thầu vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo vùng.

2021-2025  Hiện đại hóa thiết bị thu gom chất thải rắn và hoàn thiện các qui chuẩn và tiêu chuẩn. Xây dựng các trạm trung chuyển trên địa bàn các quận/huyện còn lại theo phương án kết hợp với gói thầu vận chuyển chất thải như nêu trên. Thực hiện đầu thầu theo vùng.

Khi thực hiện đấu thầu, thời gian hợp đồng dao động từ 3 – 5 năm tùy thuộc điều kiện cụ thể; nhưng nếu đấu thầu có kết hợp đầu tư xây dựng trạm trung chuyển chất thải thì thời gian hợp đồng từ 10 – 15 năm. Vì vậy sẽ phát sinh vấn đề cần giải quyết là nhân lực, thiết bị và công trình đã được trang bị và xây dựng. Kinh nghiệm ở Hàn Quốc cho thấy, thành phố sẽ đầu tư từ nguồn ngân sách và cho công ty trúng thầu thuê, hoặc ở Pháp, Tây Ban Nha thành phố hỗ trợ 60% (công ty tư nhân) đến 80% (công ty Nhà nước) vốn đầu tư xây dựng. Trong điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh cần xem xét kỹ lưỡng vấn đề này, đặc biệt là xây dựng hạ tầng trạm trung chuyển và người lao động.

5.1.4 Xử lý và chôn lấp vệ sinh

Công nghệ xử lý

Dựa trên cơ sở Quyết định số 2149/QĐ – TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, và mục tiêu tái chế ở mức cao nhất các loại chất thải, các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt/đô thị được khuyến khích áp dụng (kêu gọi đầu tư) theo thứ tự sau đây:

1. Sản xuất compost và chế biến phân hữu cơ/phân hữu cơ vi sinh/phân vi sinh bằng công nghệ sinh học kị khí (thu khí tái sinh năng lượng – nhiên liệu/điện/nhiệt) kết hợp hiếu khí và tái chế các loại chất thải còn lại (plastic, kim loại, …). Áp dụng bãi chôn lấp vệ sinh tuần hoàn nhiều đơn nguyên như chuỗi thiết bị phản ứng sinh học kị khí dạng hỗn hợp mẻ - liên tục (anaerobic semi-batches reactor/anaerobic batch - continuous bio-reactor).

149

2. Sản xuất compost và chế biến phân hữu cơ/phân hữu cơ vi sinh/phân vi sinh bằng công nghệ sinh học hiếu khí và tái chế các loại chất thải còn lại (plastic, kim loại, …).

3. Đốt (hoàn toàn/nhiệt phân/plasma) kết hợp tái sinh năng lượng (khí đốt, nhiệt, điện), tái chế tro thành vật liệu xây dựng và tái sử dụng kim loại.

4. Sản xuất khí đốt (gasification) hoặc thanh đốt (RDF – Refuse Derived Fuel, SRF – Solid Recovered Fuel).

5. Chôn lấp vệ sinh.

 Công nghệ đầu tiên (1) sản xuất compost bằng quá trình sinh học kị khí kết hợp hiếu khí mang nhiều lợi ích nhất về kinh tế (vốn đầu tư thấp và lợi nhuận cao), môi trường (tái chế chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, bán CERs – CDM, tái sinh năng lượng thay vì tiêu thụ năng lượng, …), và xã hội (tạo công việc cho nhiều lao động ở nhiều trình độ khác nhau). Tuy nhiên khó thiết kế.

 Công nghệ (2) sản xuất compost bằng quá trình sinh học hiếu khí có thể tái chế một lượng lớn chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, không sinh nước rỉ rác. Nhưng tiêu tốn năng lượng (thổi khí, hoặc đảo trộn, hoặc cả hai) dễ gây mùi hôi thối, khó kiểm soát chất lượng compost, sản phẩm khó tiêu thụ và được khuyến cáo chỉ sử dụng cho cây trồng không phải là thực phẩm. Thực tế nhiều nước cho thấy, công nghệ này thích hợp với công suất dưới 200 tấn chất thải rắn/ngày. Và thực tế của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, sản phẩm compost có thị trường tiêu thụ.

 Công nghệ đốt (3) có thể tái sinh nhiệt (khí nóng, hơi nước) và điện (1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt có thể sản xuất 40MW điện), không phát sinh nước rỉ rác, ít tốn diện tích. Nhưng dễ phát sinh các sản phẩm phụ nguy hại (dioxin, furan, …), cần phải có hệ thống xử lý khí tốt, trình độ vận hành cao, chi phí vận hành lớn. Ví dụ, nhà máy đốt chất thải rắn sinh hoạt công suất 2.000 tấn ngày, công nghệ đốt nhiệt phân, có công suất phát điện 80MW, yêu cầu vốn đầu tư từ 180 triệu USD đến 280 triệu USD, tương ứng phí xử lý chất thải rắn từ 23 USD/tấn đến 32 USD/tấn chất thải rắn tiếp nhận, giá bán điện là 7 cent USD/KWh, công nghệ plasma với công suất 1.000 tấn/ngày có vốn đầu tư 240 triệu USD và yêu cầu giá xử lý là 23 USD/tấn chất thải rắn tiếp nhận với giá bán điện là 10 cent USD/KW.

 Nhà máy đốt chất thải rắn được khuyến cáo khi khoảng cách vận chuyển xa (chi phí vận chuyển quá lớn so với chi phí chôn lấp hoặc đốt, thiếu đất phải đặt nhà máy gần khu dân cư). Tuy nhiên, công nghệ đốt chỉ thích hợp và phát triển ở các nước có trình độ phát triển tiên tiến (Đức, Thụy Điển, Pháp, Singapore, Nhật, Hàn Quốc), là nơi có trình độ nghiên cứu R&D cao, công nhân được huấn luyện tốt, vận hành thuần thục. Vấn đề này có thể giải quyết khi thành phố chỉ kêu gọi đầu tư và tiếp nhận dự án BOO (Build – Operation – Own).

 Công nghệ sản xuất khí đốt và thanh đốt (RDF) có vốn đầu tư nhỏ hơn, nhưng cần phải có chính sách quản lý chất thải tốt để lượng nhựa PVC trong chất thải tái chế không quá lớn (tạo thành dioxin, furan khi đốt). Ví dụ, nhà máy có công suất tái chế 80 tấn chất thải rắn sinh hoạt (có chọn lựa)/ngày thành 32 tấn (RDF), vốn đầu tư 11,5 triệu USD.

150

 Công nghệ cuối cùng (5) tiêu tốn nhiều đất đang bị hạn chế đến mức thấp nhất. Nhưng cần hiểu rõ rằng, trong điều kiện hiện nay dù áp dụng công nghệ nào thì cũng cần phải có bãi chôn lấp để đổ bỏ các chất thải không thể tái chế (5 – 25% khối lượng chất thải).

 Với công nghệ (1) khái niệm bãi chôn lấp truyền thống không còn nữa và được thay thế bằng bãi chôn lấp tuần hoàn hoặc công trình xử lý sinh học kị khí dạng mẻ - liên tục hỗn hợp. Với công trình này, việc chôn lấp không còn tốn đất như công nghệ truyền thống và các ô chôn lấp được tái sử dụng với chu kì 5 – 7 năm tùy thuộc việc điều khiển tốc độ phân hủy, thu khí tái sinh năng lượng.

 Một vấn đề cần lưu ý là trong hệ thống kỹ thuật – công nghệ quản lý chất thải rắn, các thành phần trong hệ thống (nguồn phát sinh, tồn trữ, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, tái chế và xử lý, chôn lấp vệ sinh) có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Ví dụ, nếu công nghệ đốt được lựa chọn thì không cần thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn.

 Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007, hai khu liên hợp lớn (Tây Bắc và Đa Phước) đã được qui hoạch và xây dựng với công nghệ áp dụng chủ yếu là chôn lấp vệ sinh. Hai khu liên hợp này đảm bảo tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt của thành phố một cách an toàn (tuyệt đối) đến năm 2030. Mặc dù công suất thiết kế chỉ tiếp nhận 2.000 – 3.000 tấn/ngày (12h), nhưng trong trường hợp sự cố (tương tự sự cố năm 2006, bãi chôn lấp Gò Cát đã tiếp nhận 6.000 tấn chất thải rắn/12h và trong giờ đầu tiên có thể tiếp nhận 1.500 tấn/h), bãi chôn lấp kết hợp với sàn trung chuyển của mỗi khu liên hợp có khả năng tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt đến 12.000-15.000 tấn/ngày (12h) hoặc đến 30.000 tấn/ngày (24h). Với mức độ an toàn nói trên, từ nay đến năm 2020, thành phố thực hiện kêu gọi đầu tư vào các nhà máy tái chế và xử lý chất thải rắn bằng công nghệ hiện đại hơn nhằm giảm khối lượng chất thải rắn đổ vào bãi chôn lấp, tái chế lại các thành phần có giá trị, kéo dài thời gian (tuổi thọ) hoạt động của các khu liên hợp. Nếu đạt được kết quả này kết hợp với việc đưa Khu liên hợp Thủ Thừa (Long An) vào hoạt động, thành phố có thể quản lý an toàn chất thải rắn sinh hoạt nói riêng và các loại chất thải nói chung đến năm 2100 và lâu hơn nữa.

 Qui hoạch các khu liên hợp xử lý và chôn lấp vệ sinh

 Việc qui hoạch các khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh phải đạt được các yêu cầu sau:

 1. Đủ để tiếp nhận an toàn toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong toàn bộ thời gian qui hoạch.

2.  Số lượng khu liên hợp phải bằng hoặc lớn hơn hai (2) để đảm bảo trật tự xã hội và an ninh trong quản lý chất thải rắn. Đây cũng là kinh nghiệm của Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác của Việt Nam cũng như trên thế giới (Thái Lan, Philippin, Ý).

3.  Khoảng cách vận chuyển là ngắn nhất.

151

4.  Đủ diện tích để tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt và các loại chất thải khác trong thời gian ít nhất 20 năm (đảm bảo tính kinh tế của dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng của khu liên hợp) với trường hợp bất lợi nhất về công nghệ (chôn lấp).

5.  Phối hợp chặt chẽ với nhau trong điều hành và công nghệ ứng dụng.

Qui hoạch này được xây dựng cũng dựa trên các điều kiện cụ thể sau của thành phố:

- Các khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải đã được lựa chọn từ trước (trước năm 2003) trong qui hoạch của thành phố và trên cơ sở các địa điểm sẵn có (không dựa trên cơ sở đánh giá các vấn đề (ảnh hưởng) về môi trường, kinh tế và xã hội).

- Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (Củ Chi) đang được xem xét lại trong Qui hoạch tổng thể Khu đô thị Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh.

- Khu liên hợp (công nghiệp) tái chế và xử lý chất thải Thủ Thừa (Long An) chưa thống nhất với tỉnh Long An về nhiệm vụ qui hoạch.

Qui hoạch định hướng được phân tích dựa vào 3 phương án như sau:

Phương án 1: Duy trì Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (Củ Chi) và Đa Phước (Bình Chánh)

152

 

Chương trình thực hiện

2011-2015  Tiếp tục duy trì hai khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (Củ Chi) và Đa Phước (Bình Chánh) với công nghệ chôn lấp vệ sinh (chủ yếu, 77-80%), sản xuất compost (2.700 tấn chất thải rắn/ngày, 20-23% - Vietstar 1200 tấn/ngày – Tâm Sinh Nghĩa 1000 tấn/ngày – Tasco 500 tấn/ngày) với công suất tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt 8.600 tấn/ngày, thấp hơn khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dự đoán ở mức tỉ lệ phát sinh tăng khối lượng hàng năm 8% là 9.500 tấn/ngày để đảm bảo trong trường hợp khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng không theo dự đoán (thấp hơn) thành phố không phải trả phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho khối lượng chất thải rắn sinh hoạt mà doanh nghiệp nhận không đủ theo hợp đồng giữa thành phố và doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo khi có dư khối lượng chất thải rắn theo hợp đồng giao cho các doanh nghiệp thì các bãi chôn lấp vẫn có thể tiếp nhận. Lưu ý là thành phố vẫn phải duy trì công ty Môi trường Đô thị thành phố Hồ Chí Minh (CITENCO) với bãi chôn lấp số 2 hiện hữu như công cụ quản lý đảm bảo tính an toàn. Như vậy khối lượng chất thải rắn sinh hoạt giao cho Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước giữ không đổi (3.000 tấn/ngày), trong khi đó khối lượng chất thải

153

rắn sinh hoạt giao cho Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc tăng dần, chủ yếu vẫn là chôn lấp vì công suất ba nhà máy sản xuất compost không đổi (2.700 tấn/ngày).

Tính cho trường hợp bất lợi nhất như bãi chôn lấp Đa phước hoặc các nhà máy compost phải ngưng hoạt động do bị sự cố thì phải có nơi tiếp nhận và xử lý các chất thải trên. Như vậy, việc đầu tư và xây dựng bãi chôn lấp số 3 do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM làm chủ đầu tư tại phước Hiệp Củ Chi là cần thiết. Kinh nghiệm xử lý chất thải cho thấy, bãi chôn lấp số 1trước đây có thể tiếp nhận 1000 tấn chất thải chỉ trong khoảng 03 giờ. Vì vậy, song song với kêu gọi đầu tư các công nghệ xử lý mới thì công nghệ chôn lấp vẫn phải được duy trì nhằm đảm bảo an toàn cho công tác xử lý chất thải của Thành phố.

Kêu gọi các dự án đầu tư với công nghệ mới (tái chế) nhằm giảm lượng chất thải rắn vào bãi chôn lấp (xuống dưới 40%), tăng khối lượng tái chế đến trên 60%), dự kiến kêu gọi 01 nhà máy đốt chất thải rắn sinh hoạt kết hợp phát điện công suất vừa để đảm bảo tính an toàn, mỗi nhà máy là 2000 tấn/ngày (cần 20ha đất). Hoặc xem xét ứng dụng công nghệ Bãi chôn lấp tuần hoàn (Smart Soil). Vị trí đầu tư xây dựng tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây bắc củ Chi trên diện tích đất đã qui hoạch. Việc mời gọi đầu tư công nghệ đốt chất thải giúp giảm thiểu lượng chất từ các nhà máy sản xuất phân compost và kéo dài thời gian hoạt động của bãi chôn lấp.

Giai đoạn này chưa chuẩn bị kịp thời cơ sở hạ tầng Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải Thủ Thừa (Long An), thành phố cần thiết phải duy trì hoạt động Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (Củ Chi).

Bên cạnh đó, hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật và bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải Thủ Thừa (Long An) phục vụ xử lý chất thải rắn.

Chuẩn bị và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (Chứng từ điện tử, TMS) trong việc quản lý loại chất thải và khối lượng chất thải, sản phẩm tái chế, … vào và ra khỏi các Khu liên hợp, chất lượng môi trường tại các bãi chôn lấp (vệ sinh, an toàn), các nhà máy và cơ sở tái chế và xử lý phế liệu, chất thải.

2016-2020  Tiếp tục duy trì hai khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (Củ Chi) và Đa Phước (Bình Chánh) với công suất tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tổng cộng đến 10.000-12.000 tấn/ngày và cao hơn (đến 15.000 tấn/ngày) nếu Khu liên hợp Thủ Thừa chưa hoạt động. Ngoài các dự án đã hoạt động trong giai đoạn 2015 (đáp ứng công suất xử lý là 8.700 tấn/ngày), thành phố cần kêu gọi đầu tư thêm 2 dự án (có thể là 01 nhà máy sản xuất compost 1000 tấn/ngày (23ha) và 02 nhà máy đốt chất thải rắn sinh hoạt kết hợp phát điện với công suất mỗi nhà máy 1.000 tấn/ngày (20ha) tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp – Củ Chi.

Tiếp tục tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải Thủ Thừa (Long An) và đường vào Khu liên hợp từ quốc/tỉnh lộ, tiếp nhận chất thải rắn dự phòng trong trường hợp bãi chôn lấp của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn VWS sẽ đóng bãi sớm hơn năm 2031. Trong trường hợp khu liên hợp Thủ Thừa có khả năng tiếp nhận, sẽ chuyển giao khoảng 3.000 tấn/ngày (ít nhất) hoặc cao hơn. Cần lưu ý là trong trường hợp này kinh phí vận chuyển và xử lý sẽ tăng đáng kể (2 – 3 lần so với hiện nay) do khoảng cách vận chuyển tăng gấp đôi và vốn đầu tư vào Khu liên hợp cao hơn so với hai khu liên hợp của thành phố.

154

Do đặc điểm của hoạt động tái chế, khu liên hợp Đa Phước sẽ qui hoạch khoảng 20ha cho các cơ sở tái chế di dời./’/

Hoàn thiện hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các Khu liên hợp và kết nối với toàn hệ thống quản lý chất thải và môi trường.

2021-2025  Theo dự báo, khối lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này ở mức thấp là 15.500 tấn/ngày và ở mức cao là 20.500 tấn/ngày. Tiếp tục vận hành các Khu liên hợp xử lý chất thải rắn với tổng cộng đã xử lý: 10.700 tấn/ngày, cụ thể như sau:

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (Củ Chi) (2.700 tấn/ngày):

- Nhà máy sản xuất compost Vietstar công suất 1.200 tấn chất thải rắn/ngày;

- Nhà máy sản xuất compost Tâm Sinh Nghĩa công suất 1.000 tấn chất thải rắn/ngày;

- Nhà máy sản xuất phân vi sinh Tasco công suất 500 tấn/ngày;

- 2 Nhà máy đốt chất thải rắn sinh hoạt kết hợp phát điện công suất mỗi nhà máy 1.000 tấn/ngày (2.000 tấn/ngày);

- Nhà máy sản xuất compost 1.000 tấn/ngày;

- Nhà máy đốt chất thải rắn sinh hoạt kết hợp phát điện công suất 2.000 tấn/ngày.

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (Bình Chánh) (3.000 tấn/ngày):

- Nhà máy xử lý chất thải rắn Đa Phước 3.000 tấn/ngày;

Chuẩn bị cho việc đóng bãi chôn lấp của công ty VWS nếu không chuyển đổi công nghệ.

Đưa Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải Thủ Thừa (Long An) vào hoạt động với công suất tiếp nhận 7.000-10.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày (đã tính đến khẳ năng tiếp nhận đến 2030).

Sau năm 2031, toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn VWS sẽ chuyển giao cho Khu liên hợp Thủ Thừa (Long An).

Giai đoạn này, tùy theo tình hình thực tế, thành phố có thể kết hợp nhiều phương án như sau:

- Kêu gọi đầu tư thêm dự án;

- Xem xét khả năng mở rộng, nâng cao công suất xử lý và vận hành hiệu quả của các nhà máy xử lý chất thải rắn đã hoạt động;

155

- Kết hợp với đổi mới công nghệ bãi chôn lấp tuần hoàn hoặc công trình xử lý sinh học kị khí dạng mẻ - liên tục hỗn hợp để sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả.

Phương án 2: Không mở rộng Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (Củ Chi), đầu tư Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Thủ Thừa

 

Chương trình thực hiện

Trong phương án này, giữ nguyên các dự án đã có giấy phép đầu tư và đang hoạt động tại Khu liên hợp tây bắc Củ Chi như: VietStar, Tâm Sinh Nghĩa, Tasco.

Để có thể đưa Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Thủ Thừa – Long An vào hoạt động thì cần phải đầu tư hạ tầng, thời gian tạm tính cho giai đoạn đầu tư là 10 năm. Như vậy, phần khối lượng chất thải rắn tăng hàng năm giai đoạn từ nay đến 2020 (khoảng 4.500 tấn/ngày) thì cần phải có địa điểm tiếp nhận và xử lý.

156

Các dự án xử lý chất thải rắn thành phân compost không thể tăng công suất xử lý do đặc điểm công nghệ xử lý bằng phương pháp sinh học, không thể tăng công suất khi không có quỹ đất . Vì vậy, chỉ có thể tăng công suất tiếp nhận của bãi chôn lấp Đa Phước. Như đã trình bày, kinh nghiệm từ bãi chôn lấp Gò Cát và Phước hiệp số 1 cho thấy có thể tăng công suất tiếp nhận chất thải rắn. Với công suất thiết kế, nếu tăng thêm 4.500 tấn/ngày (tổng công suất tiếp nhận là 7.500 tấn/ngày) thì tuổi thọ bãi chôn lấp rác Đa phước chỉ còn 08 năm (tính từ năm 2011). Khi tăng công suất, các vấn đề phát sinh chủ yếu gồm:

- Chi phí xử lý tăng;

- Khả năng chịu tiếp nhận của Chủ đầu tư bãi rác Đa Phước;

- Ô nhiễm môi trường tăng;

 Những vấn đề trên cần phải xử lý nếu quyết định phương án này.

 So sánh với phương án 1, phương án 2 bất lợi và tính khả thi không cao, rủi ro có thể xảy ra cao trong quá trình tiếp nhận chất thải rắn, có khả năng xảy ra khả năng mất an ninh trong công tác quản lý chất thải  (ví dụ: do ô nhiễm môi trường nên người dân biểu tình không cho phép đổ rác tại đây).

 Phương án 3: Di dời khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây bắc Củ Chi

 Như vậy, phải di dời các nhà máy xử lý chất thải rắn Tây bắc Củ Chi đến địa điểm qui hoạch khác.

 Như đã trình bày, nếu di dời Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây bắc Củ Chi thì chỉ còn Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước đang hoạt động và Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Thủ Thừa Long An. Nhưng Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Long An phải đến sau năm 2020 mới có khả năng  tiếp nhận chất thải rắn và Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước không thể tăng công suất tiếp nhận trong thời gian dài. Theo đó, khi di dời các nhà máy đang hoạt động trong Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi, thành phố cần phải xem xét đến các điều khoản đã thỏa thuận trong Hợp đồng xử lý với các nhà máy này. Do đó, phương án này không khả thi.

5.2 CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Trên cơ sở các nguồn phát sinh, thành phần và tính chất, mức độ nguy hại của chất thải nguy hại, nội dung quy hoạch định hướng hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại sẽ gồm 02 phần: (1) quy hoạch định hướng hệ thống kỹ thuật đối với chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại; (2) quy hoạch định hướng hệ thống kỹ thuật đối với chất thải nguy hại từ hoạt động khác.

5.2.1  Quản lý chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp

157

Các đặc thù của sản xuất công nghiệp, của hệ thống tồn trữ, thu gom và vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý và chôn lấp an toàn các loại chất thải công nghiệp, chất thải công nghiệp nguy hại, … đã được xem xét kỹ lưỡng khi thực hiện công tác qui hoạch hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại. Các đặc thù này bao gồm:

Sản xuất công nghiệp: 

- Các ngành nghề công nghiệp đa dạng và phức tạp;

- Công nghệ đã áp dụng khác nhau đến rất khác nhau, ngay cả khi cùng sử dụng một loại nguyên liệu và sản xuất ra cùng một loại sản phẩm;

- Công nghệ mới thay đổi rất nhanh và liên tục;

- Các công ty có mức độ đầu tư khác nhau và ý thức bảo vệ môi trường khác nhau (trong nước và nước ngoài, vùng lãnh thổ);

- Các nhà máy có qui mô vừa và nhỏ chiếm đa số;

- Sản xuất của Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng do tình hình sản xuất và nhu cầu của thị trường thế giới;

Hệ thống tồn trữ, thu gom và vận chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý và chôn lấp an toàn:

- Hầu hết các loại chất thải “sạch” và phế liệu đều có giá trị tái sử dụng và tái chế với giá trị rất khác nhau;

- Thành phần và khối lượng chất thải thay đổi đáng kể, dẫn đến kết quả thị trường chất thải và phế liệu ngày càng tăng và khá ổn định, nhưng một loại nào đó thì không ổn định. Ví dụ, cao su thải;

- Do có giá trị tái sử dụng và tái chế, tất cả các cơ sở sản xuất đều đã ít nhiều phân loại chất thải tại nguồn, nhưng chủ yếu là các loại chất thải “sạch” có giá trị tái chế cao;

- Toàn bộ hệ thống thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường và xã hội hóa 100%;

- Các công ty tái chế và xử lý nằm trong hệ thống đều ở qui mô vừa, nhỏ  và rất nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu là vốn tự có;

- Công nghệ và thiết bị áp dụng ở mức độ trung bình;

- Trình độ cán bộ kỹ thuật và công nhân thấp.

- Các văn bản pháp luật thiếu chặt chẽ và văn bản về qui chuẩn kỹ thuật chưa đầy đủ. Hiện nay đã có QCVN về lò đốt chất thải nguy hại, Quy định kỹ thuật về bãi chôn lấp an toàn, hướng dẫn

158

về phương tiện thiết bị, thu gom, vận chuyển cho việc hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH, nhưng thiếu chi tiết.

- Hệ thống giám sát và kiểm tra không chặt chẽ;

Kinh nghiệm và thực tế vận hành toàn bộ hệ thống của các công ty tái chế và xử lý chất thải trong điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh cũng được áp dụng trong việc xây dựng qui hoạch. Qui hoạch này được xây dựng khi Qui hoạch vùng mới chỉ có định hướng (chiến lược) cũng là một yếu tố được xem xét.

Đồng thời, theo quan điểm qui hoạch hiện nay, do nhiều yếu tố ảnh hưởng thay đổi nhanh chóng và rất khó dự đoán, qui hoạch thể hiện dưới đây theo hướng qui hoạch “mở” (linh hoạt), có khả năng điều chỉnh khi cần thiết

Nhiều phương án qui hoạch đã được đặt ra, trao đổi và so sánh để lựa chọn phương án thích hợp nhất và chủ động (ít bị ảnh hưởng) nhất. Báo cáo dưới đây trình bày phương án qui hoạch đã được lựa chọn.

Phân loại và tồn trữ tại nguồn

Phân loại chất thải tại nguồn

Phân loại chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại tại nguồn là hoạt động kỹ thuật đầu tiên trong toàn bộ dây chuyền kỹ thuật quản lý. Trong hầu hết các trường hợp, phân loại chất thải rắn tại nguồn hợp lý đưa đến hiệu quả kinh tế và môi trường rất cao. Hơn nữa, phân loại chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại nguồn là thực hiện Điều 68, Mục 1 và Điều 71, Mục 2 Luật Bảo vệ Môi trường (2005).

Mục đích của hoạt động phân loại chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại bao gồm:

• An toàn trong hoạt động quản lý chất thải và bảo vệ môi trường ngay tại các nhà máy và cơ sở sản xuất;

• Tạo nguồn chất thải/phế liệu “sạch” nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tái sử dụng và tái chế thành nguồn nguyên liệu mới, kể cả việc tái chế các chất hữu cơ “sạch" thành năng lượng và sản xuất compost chất lượng cao.

• Tạo điều kiện thuận lợi khi kê khai trong công tác đăng kí Chủ nguồn thải, đồng thời giảm đáng kể chi phí quản lý chất thải, kết quả là giảm giá thành sản xuất.

• Thuận lợi cho quá trình sử dụng công nghệ thông tin  (E-manifest và E-card) trong quản lý.

 Tại các nhà máy và cơ sở sản xuất, chất thải rắn phát sinh được chia làm hai loại:

1. Chất thải rắn sinh hoạt

159

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của cán bộ và công nhân, như từ văn phòng, căn tin, nhà vệ sinh, …. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành hai phần: (1) chất thải rắn có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩm dư thừa), và (2) chất thải rắn có khả năng tái chế (phần còn lại, như giấy, plastic, …). Việc phân loại tùy thuộc chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của thành phố. Riêng chất thải rắn có khả năng tái chế có thể phân thành nhiều loại, tùy thuộc vào mục đích tái sử dụng, tái chế và điều kiện kinh tế.

 2. Chất thải công nghiệp

Chất thải (rắn và lỏng) công nghiệp phải được phân làm hai loại: (1) chất thải không nguy hại, và (2) chất thải nguy hại.

Thực tế cho thấy, hầu hết chất thải rắn không nguy hại, “sạch” và đồng nhất đều có khả năng tái chế với giá trị khác nhau (phụ thuộc nhu cầu tiêu thụ của thị trường). Vì vậy loại chất thải này sẽ được phân thành nhiều loại theo giá trị tái chế và điều kiện đầu tư (kinh tế) của nhà máy/cơ sở sản xuất.

Đối với chất thải nguy hại, thành phần phân loại phải tuân thủ theo tính chất của chất thải nguy hại (tính cháy nổ, tính ăn mòn, tính hoạt động và tính độc hại). Như vậy, nhà máy/cơ sở sản xuất có bao nhiêu loại chất thải nguy hại thì phải phân loại thành bấy nhiêu thành phần và phân loại theo trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, bùn).

Cho đến nay, các nhà máy/cơ sở sản xuất đã phân loại khá triệt để các loại chất thải/phế liệu có khả năng tái chế cao.

Chương trình và kế hoạch thực hiện

2011-2015: Ban hành qui định hướng dẫn về tổ chức thực hiện phân loại các loại chất thải trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Xây dựng chương trình phân loại chất thải tại nguồn và kế hoạch tập huấn. Thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho 100% nhà máy trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao;

2016-2025: Hiệu chỉnh và bổ sung (nếu cần) chương trình tập huấn.Thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho 95% nhà máy và cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp;

Tồn trữ tại nguồn

Mục đích của công tác tồn trữ (lưu giữ) an toàn chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại bao gồm:

• An toàn trong hoạt động quản lý chất thải và bảo vệ môi trường ngay tại các nhà máy và cơ sở sản xuất;

• Tồn trữ hợp lý nguồn chất thải/phế liệu “sạch” nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tái sử dụng và tái chế thành nguồn nguyên liệu mới.

160

• Tạo điều kiện thuận lợi khi áp dụng hệ thống chứng từ điện tử (E-manifest) hoặc thẻ điện tử (E-card) trong quản lý.

1.  Chất thải rắn sinh hoạt

Tương tự chất thải rắn sinh hoạt của thành phố, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nhà máy/cơ sở sản xuất, sau khi phân loại, sẽ được tồn trữ tại khu riêng biệt trong các thùng chứa có dung tích 50L/120L/ 240L/660L hoặc container 4-6 m3, tùy thuộc vào khối lượng và tỉ trọng của chất thải. Lượng chất thải rắn dễ phân hủy sinh học (thực phẩm dư thừa) được thu gom hàng ngày theo hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt của thành phố.

 2. Chất thải công nghiệp

Chất thải rắn không nguy hại

Sau khi được phân thành nhiều loại theo giá trị, chất thải rắn không nguy hại trở thành phế liệu và tồn trữ (thùng chứa, bao, túi, đóng bánh, …) theo các phương cách thích hợp, phụ thuộc vào điều kiện của nhà máy/cơ sở sản xuất.

Chất thải nguy hại

Việc tồn trữ chất thải nguy hại phải được thực hiện trong các thiết bị tồn trữ (bao bì cứng – thùng, bao bì mềm – túi,...)  được thiết kế theo tiêu chuẩn với yêu cầu chung như sau:

- An toàn (hình dạng và cấu trúc-kết cấu) và bền vững (vật liệu chế tạo)

- Thuận lợi (dễ dàng) cho việc đổ, lưu giữ và thu gom

- Phân loại triệt để chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại

 Vật liệu chế tạo thiết bị tồn trữ phải đạt được các yêu cầu sau:

- Bền vững, chịu được va đập và cọ sát;

- Chịu được ăn mòn và không phản ứng với các chất thải;

- Không gây rò rỉ;

- Trọng lượng riêng nhỏ;

Các loại vật liệu thông dụng nhất hiện này là thép không gỉ (inox SUS 304) và HDPE (High Density Polyethylene).

Hình dạng thiết bị tồn trữ phải đạt được các yêu cầu sau:

- Dễ dàng sắp xếp và vận chuyển (chiếm ít thể tích);

161

- Dễ đặt chất thải vào và dỡ chất thải ra;

- Có khả năng sử dụng để chứa nhiều loại chất thải khác nhau;

Dung tích các thiết bị tồn trữ phải đạt được các yêu cầu sau:

- Đủ để chứa lượng chất thải giữa hai lần thu gom;

- Có thể vận chuyển dễ dàng trong điều kiện thiết bị nâng sẵn có của nhà máy/cơ sở sản xuất;

Khu vực lưu giữ tạm thời

- Có mái che bằng vật liệu không cháy;

- Phân ô riêng biệt cho từng loại chất thải nguy hại để cách ly, hạn chế khả năng phản ứng hóa học giữa các chất thải nguy hại với nhau;

- Khoảng cách để chất thải nguy hại phải đảm bảo cách tường và lối đi;

- Trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy, chuông báo động khi có sự cố cháy nổ có thể xãy ra.

- Đối với các đơn vị hành nghề xử lý chất thải nguy hại thì yêu cầu kỹ thuật về kho lưu giữ CTNH phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định hướng dẫn quản lý CTNH (Thông tư số 12/2011 của Bộ TNMT).

- Yêu cầu sử dụng biển cảnh báo, phòng ngừa CTNH trên bao bì chứa CTNH và trong khu vực lưu giữ CTNH.

Chương trình và kế hoạch thực hiện

2011-2015: Xây dựng, ban hành và hiệu chỉnh-bổ sung (nếu cần) tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị lưu giữ. Áp dụng cho 100% nhà máy và cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao;

100% nhà máy trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao đăng kí Chủ nguồn thải và 50% nhà máy lớn áp dụng Chứng từ điện tử;

2016-2025: Áp dụng cho 100% nhà máy và cơ sở sản xuất ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao;

100% nhà máy lớn và 70% nhà máy vừa và nhỏ trong các khu công nghiệp áp dụng chứng từ điện tử. 100% nhà máy lớn và 50% nhà máy nhỏ và vừa áp dụng chứng từ điện tử.

Chương trình áp dụng các thiết bị tồn trữ được thực hiện kết hợp với chương trình phân loại chất thải tại nguồn.

162

Kinh phí ước tính cho các chương trình tập huấn phân loại và tồn trữ tại nguồn (hướng dẫn, poster, …) khoảng 1,0-1,5 tỉ đồng với nhân lực 7-10 người thực hiện chương trình tập huấn.

Thu gom và vận chuyển

Thiết bị thu gom và vận chuyển

Các thiết bị thu gom và vận chuyển phải đạt được yêu cầu sau:

- Thu gom và vận chuyển an toàn từ nguồn thải đến nhà máy tái chế/xử lý;

- Phù hợp với tải trọng đường của địa phương;

- Tiếp nhận các thiết bị kiểm tra và giám sát lộ trình;

- Có khả năng phòng chống sự cố và tai nạn;

- Còn trong niên hạn sử dụng;

Hiện nay, chỉ có 2 – 3 công ty là có các thiết bị thu gom và vận chuyển chuyên dụng và mới. Hầu hết các công ty còn lại là xe cũ và ngoài việc vận chuyển chất thải nguy hại còn vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nên việc đạt các yêu cầu trên rất khó khăn. Nguyên do là không đủ khối lượng chất thải để vận chuyển liên tục nên phải vận chuyển các loại hàng hóa khác.

Vì vậy, việc thực hiện sẽ theo lộ trình sau:

2011-2015  Chuẩn bị và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị thu gom và vận chuyển.

2016-2025  Chuyển đổi các thiết bị thu gom và vận chuyển theo tiêu chuẩn       ban hành.

Tuyến vận chuyển chất thải nguy hại

Tuyến vận chuyển chất thải nguy hại phải được thực hiện theo Điều 72, Mục 1 Luật Bảo vệ Môi trường (2005).

 Tuyến vận chuyển chất thải nguy hại được xác định theo các nguyên tắc sau:

Thời gian:

• Đảm bảo vận chuyển hoàn toàn chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh đến nơi xử lý trong ngày.

• Đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông và hợp lý thời gian tiếp nhận của các trạm trung chuyển, nhà máy xử lý và bãi chôn lấp an toàn.

Tuyến:

163

• Không vận chuyển vào các tuyến đường cấm do giao thông qui định

• Các trục chính là các tuyến vành đai như: Quốc lộ 1A, Xa lộ Hà Nội, Xa lộ Xuyên Á, Quốc lộ 13,…

• Các trục phụ là các tuyến dẫn vào trục chính đảm bảo không gây ảnh hưởng đến giao thông và tối ưu hóa về kinh tế

• Có chiều dài vận chuyển là ngắn nhất;

• Tránh xuyên tâm và tránh qua các khu dân cư đông đúc, các khu vực giao thông có mật độ cao;

2011- 2015 Thực hiện theo quyết định số 85/2007/UBND-MTĐT của UBND thành phố Quy định về tuyến và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý (E-manifest, E-card, GPS, TMS).

2016-2025  Sau khi định hướng đưa chất thải nguy hại về các khu liên hợp xử lý chất thải, sẽ sửa đổi điều chỉnh quyết định 85 để thực hiện cho phù hợp.

Tái sử dụng và tái chế

Các loại chất thải có khả năng tái sử dụng và tái chế

Về nguyên tắc tất cả các loại chất thải (không nguy hại và nguy hại) đều có khả năng tái chế. Thực tế hoạt động tại các nhà máy xử lý cho thấy, hầu hết các loại chất thải đều có khả năng tái sử dụng và tái chế. Bùn thải từ các trạm xử lý nước thải là chất thải có khả năng tái chế thấp nhất và thường phải xử lý bằng phương pháp đốt, mặc dù các loại bùn này có thể tái chế làm phân bón. Khả năng có thể tái chế của chất thải phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường và công nghệ áp dụng.

Công nghệ tái chế            

Theo số liệu điều tra và khảo sát, các công nghệ tái chế hiện nay bao gồm (theo thứ tự số lượng):

-  Tái chế nhựa thành hạt nhựa hoặc sản phẩm nhựa;

- Tái chế giấy thành bột giấy hoặc giấy thành phẩm;

- Tái chế kim loại đen (sắt thép) và kim loại màu;

- Tái chế cao su;

- Tái chế dầu và dung môi các loại;

164

Hầu hết công nghệ lạc hậu, thiết bị chủ yếu tự chế tạo, tiêu tốn nhiều nhiều năng lượng, nước và gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường. Bên cạnh đó, mặc dù rất nhiều loại chất thải có nhiệt lượng cao và được xử lý trong các lò đốt, nhưng hầu như không công ty nào tận dụng nhiệt sinh ra.

Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu và sản phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh và thị trường xung quanh khá đa dạng và không kén chọn, nên với công nghệ lạc hậu và sản phẩm chất lượng không cao, đồng thời gây ô nhiễm môi trường, chúng vẫn được chấp nhận và “hình như” thích hợp với điều kiện hiện nay.

Mục tiêu của công nghệ tái chế là giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng. Trong giai đoạn 2011-2015 áp dụng công nghệ môi trường để từng bước giải quyết ô nhiễm từ các cơ sở tái chế. Giai đoạn sau năm 2015 áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả tái chế (năng lượng và nguyên liệu) và chất lượng sản phẩm.

Qui hoạch các khu vực tái chế

Theo định hướng, các cơ sở tái chế sẽ được di dời vào các Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải. Vì vậy, việc qui hoạch các khu vực tái chế sẽ theo Qui hoạch các khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải. Theo kinh nghiệm và kết quả nhiều năm theo dõi hoạt động tái chế kết hợp với khối lượng phế liệu và chất thải có khả năng tái chế, thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 20-30 ha dành cho hoạt động tái chế. Vì đây là hoạt động môi trường có lợi nhuận cao nên thành phố chỉ cần chuẩn bị quĩ đất, khi có nhu cầu các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn với thời gian xây dựng khoảng 6 – 12 tháng (lâu nhất là 24 tháng).

Cho đến nay, các cơ sở tái chế phân bố chủ yếu tại các quận 5, 6, 11 Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Quận 12, Thủ Đức. Các hoạt động tái chế sẽ tiếp tục duy trì tại các cơ sở này trong giai đoạn 2011 – 2015 (trong giai đoạn này thắt chặt công tác quản lý Nhà nước bằng cách xây dựng các qui định tạm thời, hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng tạm thời, kiểm soát về môi trường khi cho các cơ sở tái chế này tồn tại ở dạng làng nghề hoặc cụm công nghiệp). Bắt đầu từ năm 2016 sẽ thực hiện Chương trình di dời các cơ sở tái chế vào các Khu liên hợp.

Theo qui hoạch chung của quản lý chất thải, thành phố sẽ có ba (03) khu liên hợp xử lý chất thải: (1) Tây Bắc (Củ Chi), (2) Đa Phước (Bình Chánh), và (3) Thủ Thừa (Long An). Do đặc thù của hoạt động tái chế, cơ sở tái chế sẽ di dời về khu liên hợp Đa Phước. Sau năm 2015 thành phố sẽ xây dựng chính sách ưu đãi hỗ trợ công tác di dời này. Kinh nghiệm của chương trình di dời các cơ sở ô nhiễm sẽ giúp cho chương trình này tốt hơn, nhanh hơn và có hiệu quả hơn.

Xử lý và chôn lấp an toàn (secure landfill)

Các loại chất thải phải xử lý và chôn lấp an toàn

Về nguyên tắc, các chất thải không có khả năng tái sử dụng và tái chế sẽ được xử lý và chôn lấp an toàn. Phụ thuộc vào tính chất, mỗi loại chất thải sẽ được xử lý bằng một/nhiều phương pháp hoặc sẽ được chôn lấp an toàn.

Các loại chất thải sau đây sẽ phải xử lý:

165

- Các loại chất thải hỗn hợp, khó có thể tách riêng để tái chế;

- Bùn thải từ quá trình sản xuất hoặc bùn thải từ trạm xử lý nước thải, khí thải;

- Chất thải lỏng nguy hại với nồng độ thấp không có khả năng tái chế về phương diện kinh tế;

Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại

Công nghệ sau đây được lựa chọn để xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại:

- Đốt (nhiệt) với các quá trình khác nhau

- Hóa rắn

- Hóa lý (keo tụ, kết tủa, trung hòa, chưng cất) với chất thải lỏng.

- Chôn lấp an toàn

Nhu cầu xử lý chất thải nguy hại

Trên cơ sở tính toán ở chương Dự báo (Chương 4), khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại được dự báo theo tốc độ tăng trưởng công nghiệp tăng hàng năm từ 12 – 14%, dẫn đến khối lượng chất rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tăng  khoảng 10 – 12% hàng năm và khối lượng dự báo được tính theo khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ 1.500 – 2.000 tấn/ ngày và chất thải nguy hại phát sinh từ 250 – 350 tấn/ngày được thống kê trong năm 2010.

Bảng 5.1 Dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trong giai đoạn 2011-2030 (chương 4) 

166

 

 Với khả năng của các công ty xử lý chất thải nguy hại thì hiện nay chỉ đáp ứng xử lý khoảng 150 tấn/ngày. Để việc xử lý hiệu quả và triệt để cần thiết phải kêu gọi đầu tư.

Phân kỳ đầu tư:

-  Giai đoạn 2011 – 2015: đáp ứng tái chế, xử lý, tiêu hủy và chôn lấp an toàn khối lượng 250 – 450 tấn/ngày;

-  Giai đoạn 2016 – 2020: đáp ứng tái chế, xử lý, tiêu hủy và chôn lấp an toàn khối lượng 550 – 850 tấn/ngày;

-  Giai đoạn 2021 – 2030: đáp ứng tái chế, xử lý, tiêu hủy và chôn lấp an toàn khối lượng 1.000 – 3.000 tấn/ngày;

Chỉ tiêu tái chế và xử lý từ năm 2011 – 2030:

- Tái chế phải đạt từ 60 – 65% khối lượng (ướt) chất thải;

- Đốt phải đạt từ 20 – 30% khối lượng (ướt) chất thải;

- Chôn lấp an toàn phải giảm xuống 10% khối lượng (ướt) chất thải;

Như vậy đến năm 2030, yêu cầu phải đầu tư 03 – 05 nhà  máy xử lý chất thải nguy hại có tổng công suất đáp ứng với khối lượng dự báo. Tăng cường các nhà máy tái chế chất thải rắn công nghiệp  - chất thải nguy hại với công nghệ tái chế tiên tiến và xây dựng bãi chôn lấp an toàn.

167

Xây dựng lộ trình thực hiện

Nguyên tắc đề xuất:

-  Đảm bảo xử lý an toàn, triệt để chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại   theo Chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn;

- Đảm bảo an ninh chất thải trong trường hợp có sự cố về môi trường;

- Mang tính chủ động trong quản lý chất thải cho thành phố.

Cơ sở tính toán nhu cầu đầu tư các dự án xử lý chất thải nguy hại

- Xem xét công suất xử lý của các đơn vị hành nghề xử lý chất thải nguy hại đang hoạt động trên địa bàn thành phố;

- Xác định công suất xử lý chất thải nguy hại từ  các dự án đang dự kiến đầu tư của các công ty ( Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị; Công ty Mộc An Châu, Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam) theo từng giai đoạn có đủ đáp ứng xử lý triệt để chất thải nguy hại tại thành phố, nhằm cân đối để tiếp tục kêu gọi đầu tư.

- Việc kêu gọi đầu tư bắt đầu từ năm 2011, xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án đi vào hoạt động được tính từ năm 2013.

 Bảng 5.2 Tổng hợp nhu cầu đầu tư các dự án xử lý chất thải nguy hại 

168

 

Như vậy theo phân tích nhu cầu đầu tư, trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020 với 03 dự án đầu tư (do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị; Công ty CP Kho vận giao nhận ngoại thương Mộc An Châu, Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam làm chủ đầu tư) nếu được chính thức đi vào hoạt động từ năm 2013, kết hợp với các công ty xử lý chất thải nguy  hại đang có tại thành phố thì đảm bảo việc tái chế, xử lý và chôn lấp an toàn khối lượng chất thải nguy hại dự báo phát sinh đến hết năm 2020.

169

Sau năm 2020, định hướng tới năm 2030, với khối lượng dự báo chất thải nguy hại tăng cao, lúc này phải cân nhắc tính đối trọng giữa tư nhân và nhà nước trong xử lý chất thải nguy hại và thành phố nên có thể lựa chọn 01 trong 02 phương án sau:

Phương án 1: Nâng công suất tiếp nhận xử lý chất thải nguy hại của các nhà máy xử lý chất thải đang hoạt động đáp ứng với yêu cầu xử lý chất thải nguy hại của từng giai đoạn (chia làm 02 giai đoạn: 2021 – 2025 và 2026 – 2030). Tiêu chí chọn lựa các nhà máy được nâng công suất và tiếp tục hoạt động là những nhà mày đạt các yêu cầu sau: (1) thu gom xử lý chất thải nguy hại cho thành phố, (2) có đầu tư cải tiến công nghệ đáp ứng các yêu cầu về môi trường của thành phố.

Phương án 2:  Cần thiết phải đầu tư 01 – 02 nhà máy xử lý chất thải nguy hại và bãi chôn lấp an toàn (dự phòng) với công suất đảm bảo từ  200 – 800 tấn/ ngày (phân kỳ đầu tư từ năm 2020 – 2030). Và để chuẩn bị xây dựng nhà máy xử lý này, bắt đầu từ 2015 đã phải chuẩn bị về nội dung dự án đầu tư và trình xin ý kiến Ủy ban nhân dân thành phố để tổ chức xây dựng và kịp thời đưa vào tiếp nhận xử lý chất thải nguy hại từ năm 2020.

Quy hoạch sử dụng đất cho xử lý chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại

Nhu cầu sử dụng đất:

Với việc đầu tư thêm các dự án xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, thành phố phải chuẩn bị quỹ đất trong khoảng 50-70 ha, phân bố cho các dự án theo dự kiến trình bày tại Bảng 5.3.

Bảng 5.3 Nhu cầu sử dụng đất cho các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại

170

 

Địa điểm dự kiến:

 Khu liên hiệp xử lý Tây Bắc (Củ Chi): Sử dụng 65 – 70 ha trong phần diện tích 100 ha đã được quy hoạch cho khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại dựa trên cơ sở pháp lý tại Quyết định số 1440/QĐ – TTg, ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính Phủ, các dự án sẽ triển khai ngay sau 1 – 2 năm xây dựng và đảm bảo đáp ứng xử lý chất thải nguy hại cho thành phố đến năm 2030.

 Tuy nhiên trong trường hợp không thể đầu tư tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc thì phải chuyển sang đầu tư xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước hoặc Khu công nghiệp xử lý chất thải rắn Thủ Thừa (Long An) với diện tích.

 Qui hoạch các khu liên hợp xử lý và chôn lấp an toàn

Tiêu chí chọn lựa địa điểm xây dựng khu liên hợp:

 - Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho qui trình thu gom và xử lý chất thải;

-  Không được gây ra các ảnh hưởng đến những điều kiện hiện tại tại khu vực;

-  Quĩ đất đai cần thiết cho việc xây dựng khu xử lý nói chung và bãi chôn lấp an toàn nói riêng;

-  Gần những cơ sở hạ tầng thích hợp;

 Cho đến nay, thành phố đã qui hoạch ba (03) khu liên hợp xử lý chất thải:

 - Tây Bắc, Củ Chi: 680ha, trong đó có 100ha dành cho công tác xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Khoảng cách đến trung tâm thành phố 48 – 50 km;

- Đa Phước, Bình Chánh: 648ha, trong đó có 40,8ha dành cho công tác xử lý các loại bùn thải, trong đó có các loại bùn chứa chất thải nguy hại. Khoảng cách đến trung tâm thành phố khoảng 18 – 20 km;

- Thủ Thừa, Long An: 1.760ha, trong đó có 200ha dành cho công tác xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Khoảng cách đến trung tâm thành phố khoảng 50 – 60 km ;

 Tuy nhiên việc lựa chọn các vị trí trên không hoàn toàn dựa trên cơ sở về môi trường, kỹ thuật – công nghệ, và xã hội, mà chủ yếu dựa trên cơ sở đất đai sẵn có. Vị trí và qui hoạch chi tiết các khu liên hợp trên được trình bày trong các bản đồ, hình vẽ đính kèm và trong phụ lục.

 5.2.2  Quản lý chất thải nguy hại từ các hoạt động khác

 Trong phần này sẽ đề cập đến chất thải nguy hại từ các hoạt động khác, như  thương mại – dịch vụ, y tế, giáo dục, nghiên cứu, hoạt động nông nghiệp, hộ dân. Chất thải nguy hại phát sinh từ

171

các hoạt động này, tuy có thành phần và tính chất nguy hại chưa ở mức báo động như từ hoạt động công nghiệp (cần lưu ý đến hoạt động y tế và nông nghiệp), nhưng dự báo khối lượng sẽ tăng theo phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Do đó cần thiết phải quy hoạch đồng bộ với hệ thống quản lý kỹ thuật với các loại chất thải (chủ yếu là phân loại tại nguồn và thu gom vận chuyển đảm bảo hợp lý, triển khai khả thi và đúng quy định). Đối với chất thải y tế nguy hại sẽ thực hiện theo quy hoạch về chất thải y tế.

 Phân loại và tồn trữ tại nguồn

 Kỹ thuật yêu cầu: tách riêng chất thải sinh hoạt, phế liệu, chất thải nguy hại (chủ yếu là bóng đèn, linh kiện điện tử, pin- acquy, giẻ lau dính dầu nhớt).

 Chương trình thực hiện

 2011 – 2015: giữ nguyên hiện trạng là chưa phân loại, từng bước xây dựng chương trình, quy định hướng dẫn, đầu tư các cơ sở hoặc các trạm trao đổi chất thải nguy hại trong đô thị.

2016 – 2025: Sẽ thực hiện phân loại sau khi tổ chức đồng loạt phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho mọi đối tượng.

 Thu gom, vận chuyển

 2016 – 2020 : Xây dựng tuyến thu gom chất thải nguy hại từ các trạm trao đổi chất thải trong khu dân cư đến các nhà máy tái chế, xử lý tập trung.

2021- 2025 : Thực hiện vận chuyển chất thải nguy hại theo tuyến và thời gian quy định.

Tái chế, xử lý

Thực hiện trao đổi chất thải ( chất thải nguy hại như bóng đèn, pin, acquy qua sử dụng được đổi lấy sản phẩm mới), yêu cầu song song là quy định các nhà sản xuất thu gom sản phẩm của mình để tái sử dụng, tái chế. Phần chất thải nguy hại nào không tái chế được sẽ tiến hành thu gom, vận chuyển đến các nhà máy xử lý tập trung.

5.3 Chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại

5.3.1  Phân loại và tồn trữ tại nguồn

Phân loại tại nguồn

Mục tiêu: Các cơ sở y tế phải thực hiện ngay theo các quy định hiện hành và đến năm 2015, 100% cơ sở y tế phải tiến hành phân loại tại nguồn triệt để;

Chất thải rắn tại các cơ sở y tế phải được phân loại tại nguồn (cơ sở y tế tự thực hiện và tự đầu tư trang thiết bị) thành các nhóm như sau:         

172

Nhóm 1: Chất thải lây nhiễm: phân loại theo các loại A, B, C và D theo Quy chế quản lý chất thải y tế QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.

Nhóm 2: Chất thải hóa học nguy hại; Phân loại theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý CTNH và QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.

Nhóm 3: Chất thải phóng xạ (Quản lý theo quy định chất thải phóng xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành).

Nhóm 4: Chất thải bình chứa áp suất; Phân loại theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý CTNH.

Nhóm 5: Chất thải thông thường (chất thải hữu cơ dễ phân hủy và chất thải có thể tái chế - không nguy hại) (Quản lý theo quy định hiện hành).

- Việc tổ chức phân loại tại nguồn, thu gom nội bộ bên trong cơ sở y tế thực hiện theo hướng dẫn của QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.

Tồn trữ (dụng cụ và thiết bị) tại nguồn

Mục tiêu: Các cơ sở y tế phải thực hiện ngay theo các quy định hiện hành và đến năm 2015, 100% cơ sở y tế có dụng cụ thiết bị cần thiết (đúng và đủ) để lưu giữ tại nguồn; Bổ sung các quy định còn thiếu.

Túi và thùng chứa chất thải:

-  Màu vàng: dùng cho nhóm 1 - chất thải y tế lây nhiễm;

- Màu đen: dùng cho nhóm 2 và nhóm 3 - chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ;

- Màu xanh: dùng cho nhóm 4 và nhóm 5 - chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ;

- Màu trắng: dùng cho chất thải tái chế;

- Quy cách túi và thùng chứa thực hiện theo hướng dẫn của QĐ 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế;

- Các loại chất thải phải được chứa trong túi và túi được chứa trong thùng, trừ chất thải sắc nhọn chứa trực tiếp trong thùng cứng;

Nhà và khu vực chứa chất thải:

173

- Cơ sở y tế phải có khu vực lưu giữ các loại chất thải an toàn cho con người và môi trường khu vực xung quanh (theo quy định cụ thể trong QĐ 43/2007/QĐ-BYT);

- Các bệnh viện quận huyện phải có nhà chứa chất thải rắn y tế lây nhiễm cách ly và phải được trang bị thiết bị điều hòa nhiệt độ để hạn chế sự phát triển của thành phần lây nhiễm;

- Các cơ sở y tế có khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại (nhóm 1) phát sinh từ 50kg/ngày trở lên phải có nhà chứa cách ly và phải được trang bị thiết bị điều hòa nhiệt độ;

- Các cơ sở y tế có khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại (nhóm 1) phát sinh dưới 50kg/ngày phải có khu vực chứa (đặt để thùng chứa) cách ly an toàn;

Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế:

- Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế: không quá 48 giờ;

- Thời gian lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: có thể đến 72 giờ;

- Chất thải giải phẫu: phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hàng ngày.

- Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5kg/ngày: thời gian thu gom tối thiểu hai lần trong một tuần.

Các chương trình thực hiện:

- Giai đoạn 2011 – 2015: hoàn thiện việc phân loại tại nguồn; Xây dựng bổ sung các quy định còn thiếu

- Giai đoạn 2016 – 2020:

+ Tất cả các cơ sở y tế phải thực hiện phân loại triệt để tại nguồn, có khu vực và nhà chứa chất thải theo quy định;

+ Khuyến khích các cơ sở y tế xây dựng đường ống thu gom chất thải y tế từ nguy hại từ khoa phòng đến thẳng nhà lưu chứa;

+ Khuyến khích các cơ sở y tế xây dựng nhà lưu chứa chất thải y tế lây nhiễm cách ly và có trang thiệt máy điều hòa nhiệt độ;

+ Khuyến khích các cơ sở y tế chuyển giao xử lý toàn bộ chất thải rắn y tế lây nhiễm trong ngày;

+ Khuyến khích các cơ sở y tế đăng ký chủ nguồn thải và có hợp đồng chuyển giao xử lý (đối với các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại dưới 120 kg/năm).

 5.3.2  Tái sử dụng và tái chế

174

 Mục tiêu

- Quản lý được khối lượng chất thải rắn y tế tái chế và đưa vào chi phối bởi quy chế hoạt động tái chế (nếu có).

- Người đứng đầu cơ sở y tế sẽ chịu trách nhiệm về việc xác định các nhóm chất thải y tế tại cơ sở và phân loại tại nguồn; khai báo thành phần và khối lượng cho cơ quan quản lý chức năng; chuyển giao xử lý các nhóm chất thải theo đúng quy định.

 Các loại chất thải và phế liệu có khả năng tái sử dụng và tái chế

 - Các vật liệu thuộc chất thải thông thường không dính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm, chất hóa học nguy hại, chất phóng xạ, thuốc gây độc tế bào) và phải được phân loại triệt để tại nguồn.

- Một số loại chất thải được phép tái chế:

 + Nhựa:

▪ Chai nhựa đựng các dung dịch không có chất hóa học nguy hại như: dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate, ringer lactat, dung dịch cao phân tử, dịch lọc thận và các chai nhựa đựng dung dịch không nguy hại khác.

▪ Các vật liệu nhựa khác không dính các thành phần nguy hại.

 + Thủy tinh:

▪  Chai thủy tinh đựng các dung dịch không chứa các thành phần nguy hại.

▪ Lọ thủy tinh đựng thuốc tiêm không chứa các thành phần nguy hại.

+ Giấy: Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy.

 + Kim loại: các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại.

 Công nghệ tái chế

 - Ứng dụng các công nghệ hiện có trên thị trường.

- Khuyến khích áp dụng công nghệ mới tiên tiến và loại bỏ các thiết bị máy móc, công nghệ cũ.

- Nghiên cứu phát triển công nghệ có thể tái chế được một số loại chất thải có nhiễm yếu tố nguy hại đảm bảo an toàn trong quá trình tái chế và sản phẩm tái chế.

Qui hoạch các khu vực tái chế

175

Nguồn và khối lượng chất thải rắn y tế tái chế nhỏ hơn so với chất thải đô thị, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, do đó việc quy hoạch này sẽ định hướng theo hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp, hay nói cách khác là tuân theo các quy hoạch phát triển loại hình công nghiệp tái chế.

5.3.3  Thu gom và vận chuyển

Mục tiêu

- Đến năm 2015: Thu gom 85% chất thải rắn y tế nguy hại.

- Đến năm 2020: Thu gom 100% chất thải rắn y tế nguy hại.

- Duy trì và phát triển hệ thống thu gom vận chuyển hiện tại; không khuyến khích kêu gọi xã hóa và đầu tư nước ngoài, tuy nhiên vẫn mở cửa cho hệ thống tư nhân tham gia, nếu họ có đủ năng lực cạnh tranh và đảm bảo được lợi nhuận.

- Nhà nước tiếp tục kiểm soát giá cả dịch vụ để không tạo thành thị trường độc quyền và đảm bảo lợi ích cho đơn vị thực hiện dịch vụ và cơ sở y tế.

 Thiết bị thu gom và vận chuyển

- Thiết bị và phương tiện của CITENCO đã được chuyên dụng hóa: Giao CITENCO xem xét tiếp tục đầu tư trang thiết bị đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường qua từng giai đoạn và là đơn vị phải kiểm soát và làm chủ tình hình khi có biến động, sự cố chất thải y tế phát sinh tăng đột biến.

- Phát triển, mở rộng hệ thống thu gom tại nguồn bằng xe mô tô 2 bánh ở hệ thống Công ty DVCI quận huyện, vì mô hình này rất phù hợp với điều kiện hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh:

+ Đồng bộ về loại xe mô tô 2 bánh: loại xe, dung tích xylanh 100- 150cc, màu sơn vàng;

+ Đồng bộ thùng chứa trên xe: dung tích 60 lít, màu sơn vàng, logo, có nắp đậy kín với chốt an toàn;

Lộ trình thực hiện:

- Giai đoạn 2012 – 2015: 50% địa bàn quận huyện đạt yêu cầu;

- Giai đoạn 2016 – 2020: 100% địa bàn quận huyện đạt yêu cầu.

- Khuyến khích hệ thống Công ty DVCI đầu tư xe chuyên dụng loại nhỏ (loại xe 0,5 – 1,0 tấn), thùng chuyên dụng cho đồng bộ với CITENCO và đầu tư dự phòng chất thải tăng đột biến (sau 2015).

176

Trung chuyển

- Giai đoạn 2012 – 2015: Hiện nay mỗi quận huyện đều có một bệnh viện cấp quận huyện (công lập). Như vậy tiến tới xây dựng hoàn thiện nhà lưu chứa chất thải rắn y tế cho mỗi bệnh viện, vừa lưu chứa chất thải của bệnh viện (tại chỗ), vừa là nơi tập trung chất thải trên địa bàn quận (do Công ty DVCI thu gom) để trước khi CITENCO đến thu gom và vận chuyển xử lý. Đến cuối năm 2015, 100% bệnh viện quận huyện phải đạt yêu cầu này.

- Giai đoạn 2020 – 2025: Khi Công ty DVCI có đủ năng lực (trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng và đồng bộ) thì phân bổ thu gom tại nguồn về cho quận huyện và CITENCO chỉ đảm trách phần thu gom tại trạm trung chuyển, hoặc có thể chỉ đảm trách phần xử lý (mang tính định hướng).

Tuyến vận chuyển chất thải

Do các cơ sở y tế nằm rãi rác trong lòng đô thị (dân cư) với khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại không lớn so với các loại chất thải khác, nên trong giai đoạn này không đặt nặng yêu cầu về tuyến vận chuyển mà tập trung vào đầu tư trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng, để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu giữ và vận chuyển trên đường. Cần thiết đầu tư các loại phương tiện vận chuyển nhỏ (vừa đủ) để có thể dễ dàng di chuyển trong khu vực dân cư.

Ngoài ra, trong điều kiện bắt buột thì tuyến vận chuyển có thể được áp dụng chung với tuyến vận chuyển chất thải công nghiệp- nguy hại của thành phố.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý E-manifest, E-card, GPS, TMS

Áp dụng chung với quy định quản lý bằng công nghệ thông tin của hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của thành phố.

5.3.4  Xử lý và chôn lấp an toàn (secure landfill)

 Mục tiêu:

- Đến năm 2015: 85% khối lượng chất thải rắn y tế lây nhiễm (nguy hại) được thu gom xử lý (nguồn thường xuyên), kể cả khi khối lượng tăng đột biến;

- Đến năm 2020: 100% khối lượng chất thải rắn y tế lây nhiễm (nguy hại) được thu gom xử lý (nguồn thường xuyên), kể cả khi khối lượng tăng đột biến.

- Đảm bảo đủ năng lực xử lý chất thải y tế phát sinh trong các trường hợp sự cố bệnh dịch gia cầm gia súc, thực phẩm nhiễm độc, nguyên dược liệu, dược phẩm hư hỏng… (nguồn không thường xuyên).

Các loại chất thải phải xử lý và chôn lấp an toàn

177

Nhóm 1: Chất thải y tế lây nhiễm à xử lý đốt tiêu hủy. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý ban đầu trước khi lưu giữ tại nguồn. Trường hợp chất thải này được xử lý ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất thải thông thường và có thể tái chế.

Nhóm 2: Chất thải hóa học nguy hại:

- Ưu tiên tái sử dụng, tái chế và trả lại nơi sản xuất; loại thành phần nguy hại sau đó tái sử dụng hoặc tái chế;

- Không thể tái chế à xử lý đốt tiêu hủy hoặc chôn lấp an toàn (tùy tính chất của chất thải).

Nhóm 3: Chất thải phóng xạ à Cơ sở y tế sử dụng chất phóng xạ và dụng cụ thiết bị liên quan đến chất phóng xạ phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ.

 Nhóm 4: Chất thải bình chứa áp suất à Ưu tiên tái sử dụng, tái chế và trả lại nơi sản xuất; loại thành phần nguy hại sau đó tái sử dụng hoặc tái chế.

 Nhóm 5: Chất thải thông thường

- Chất hữu cơ dễ phân hủy à Xử lý theo hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị của thành phố;

- Chất thải có thể tái chế (phế liệu) à Tái sử dụng, tái chế theo thị trường tự do.

Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại

 - Xác định công nghệ trong giai đoạn đến năm 2025: đốt

 Các công nghệ đốt:

 + Đốt trong lò đốt 2 cấp (đốt bằng dầu, điện, gas), nhiệt độ trên 1.0000C

+ Đốt bằng công nghệ plasma

 Quy hoạch xử lý

 a) Xác định mô hình xử lý:

Về mặt lý thuyết có các mô hình xử lý như sau:

(1)     Xử lý tập trung duy nhất bằng lò đốt cố định: mô hình hiện tại;

(2)     Xử lý tập trung theo khu vực bằng lò đốt cố định: chia theo khu vực để xử lý, hạn chế cự ly vận chuyển;

(3)     Xử lý rãi rác bằng lò đốt cố định: bệnh viện tự trang bị lò đốt;

178

(4)     Xử lý rãi rác bằng lò đốt di động: Bệnh viện tự đốt bằng các lò đốt di động;

(5)     Xử lý kết hợp nhiều mô hình trên;

Để phù hợp với điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh cũng như các quy định hiện hành, mô hình được đề xuất là “Xử lý tập trung bằng lò đốt cố định”, tuy nhiên không tập trung duy nhất một nhà máy mà có thể nhiều nhá máy (phù hợp với khối lượng phát sinh) và có thể phân chia theo khu vực.

b)      Xác định nhu cầu xử lý

-  Giai đoạn 2011 – 2015: khối lượng cần xử lý là 21 – 22 tấn/ngày

+ Tiếp tục duy trì hoạt động của nhà máy xử lý chất thải y tế Bình Hưng Hòa (hiện nay khoảng 12 – 13 tấn/ngày và lò đốt dự phòng 4 tấn/ngày).

+ Năm 2012: Đưa vào hoạt động nhà máy xử lý chất thải y tế Đông Thạnh (lò đốt 21 tấn/ngày).

Như vậy giai đoạn 2011 – 2015 thành phố có đủ khả năng xử lý 32 tấn/ngày (so với nhu cầu xử lý thực tế thì dư công suất khoảng 10 tấn/ngày và xem như là phương án dự phòng).

- Giai đoạn 2016- 2020: khối lượng cần xử lý là 44 – 46 tấn/ngày

Do giải tỏa Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (diện tích 60 hecta) bao gồm Trung tâm hỏa táng và nhà máy xử lý chất thải y tế Bình Hưng Hòa, nên chất thải y tế sẽ được tập trung về xử lý tại nhà máy xử lý chất thải y tế Đông Thạnh (21 tấn/ngày). Do không đủ công suất nên phải đầu tư thêm nhà máy công suất 23-25 tấn/ngày (chưa tính phương án dự phòng).

- Giai đoạn 2021 – 2025: Khối lượng cần xử lý là 80 –  85 tấn/ngày

Giai đoạn này tiếp tục phải đầu tư thêm nhà máy xử lý công suất 36 – 39 tấn/ngày (chưa tính phương án dự phòng). Như vậy, giai đoạn 2015 – 2025 tổng công suất của các nhà máy cần đầu tư thêm là 59 –

 64 tấn/ngày (chưa tính dự phòng).

c) Xác định vị trí xậy dựng nhà máy xử lý

- Tính toán nhu cầu đất sử dụng

Tính toán sơ bộ đất các công trình cần thiết cho một lò đốt chất thải y tế khoảng công suất 20 tấn/ngày.

179

 

- Vị trí đất xây dựng nhà máy

Do chất thải rắn y tế lây nhiễm được phân loại và tổ chức thu gom tốt; khối lượng ít và yêu cầu đất để xây dựng nhà máy không nhiều (khoảng 1 ha cho một lò đốt công suất 20 tấn/ngày) nên nhà máy xử lý (lò đốt) không nhất thiết phải đưa vào các Khu quy hoạch xử lý chất thải, mà có thể chọn một vị trí gần trung tâm thành phố (vùng ven) với điều kiện đủ diện tích để giảm chi phí vận chuyển, hoặc có thể kết hợp với một công trình khác.

Vì vậy, có 3 phương án thứ tự ưu tiên như sau:

Phương án 1: xây dựng nhà máy kết hợp với các khu quy hoạch nghĩa trang     

Các nghĩa trang đang hoạt động: 

Nghĩa trang Nhơn Đức, Nhà Bè (50 ha);

Nghĩa trang Đa Phước, Bình Chánh (67,26 ha). 

Các nghĩa trang đang triển khai: 

Nghĩa trang Long Thạnh Mỹ Q9 (19,6 ha);

Nghĩa trang Công viên thành phố- Phú Hòa Đông, Củ Chi (103 ha);

Khu nghĩa trang Tây Bắc, Củ Chi (100 ha);

Khu nghĩa trang Hóc Môn (100 ha);

180

Khu nghĩa trang Bình Chánh (100 ha). 

Phương án 2: xây dựng nhà máy trong khu quy hoạch xử lý chất thải 

Khu xử lý chất thải Tây Bắc, Củ Chi: phục vụ cho phía Bắc, Tây Bắc.

Khu xử lý chất thải Đa Phước: phục vụ Phía Nam, Đông Nam.

Khu xử lý Đông Thạnh: phục vụ cho phía Đông, Đông Bắc.

Khu xử lý chất thải Thủ Thừa, Long An: phục vụ phía Tây, Tây Nam (không ưu tiên). 

Phương án 3: xây dựng nhà máy độc lập         

Phương án này phụ thuộc vào quỹ đất và quy hoạch sử dụng đất của thành phố, sẽ được chọn tùy vào điều kiện của từng giai đoạn (điều chỉnh quy hoạch). 

d) Phương án dự phòng

Phương án dự phòng được tính toán để dự phòng các sự cố:

- Chất thải y tế tăng đột biến,

- Do dự báo sai,

- Nguồn phát sinh không thường xuyên.

cần phải được xử lý trong một thời gian ngắn, đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.

Các phương án đề xuất như sau:

1) Đầu tư nhà máy xử lý với công suất dư từ 10-20%,

2) Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc an toàn. Trong trường hợp sự cố, chất thải y tế có thể được khử trùng đến mức an toàn cho phép, sau đó chuyển đi chôn lấp.

3)      Đầu tư nhà máy xử lý chất thải công nghiệp- nguy hại để có thể tiếp nhận chất thải y tế khi cần thiết.

4)      Liên kết với hệ thống xử lý chất thải nguy hại tư nhân (xã hội hóa).

5)      Đất dự phòng: Do xác định công nghệ thích hợp để xử lý chất thải rắn y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại, công nghệ là đốt, vì vậy để dự phòng chất thải y tế tăng hơn so với dự đoán thì chỉ cần có đất dự phòng. Viêc hợp đồng chế tạo (mua lò đốt) có thể thực hiện trong thời gian 3 tháng đến 12 tháng, đủ để xử lý khi vượt công suất 6-20 tấn.

181

Dựa trên cơ sở tính toán nhu cầu đất sử dụng để xây dựng nhà máy xử lý đốt chất thải y tế, quy hoạnh này đề xuất đất dự phòng an toàn cho giai đoạn 2011- 2025 và định hướng đến năm 2030 là 5-10 ha, để có thể đầu tư 2-3 lò đốt công suất 20 tấn/ngày).

e) Tính toán đầu tư phương tiện, thiết bị thu gom vận chuyển

- Phương tiện vận chuyển: 

Do chất thải rắn y tế lây nhiễm phải chứa trong bao, sao đó trong thùng và không ép nên có thể tích lớn, tỷ trọng từ 0,3 – 0,5, lấy trung bình là 0,4 (400kg/m3). Do đó xe tải vận chuyển chỉ có thể vận chuyển tối đa với khối lượng bằng 1/2 tải trọng xe (bao gồm cả khối lượng thùng chứa). 

Tổng tải trọng cần thiết của phương tiện (xe tải) thu gom được tính như sau: 

T = M x f 

trong đó,     T       -        Tổng tải trọng cần thiết của phương tiện thu gom (tấn);

M      -        Khối lượng cần thu gom và vận chuyển trong ngày (tấn);

f        -         Hệ số tính đến trọng lượng riêng của chất thải rắn y tế, 300 – 400 kg/m3, f = 2,5 – 3,2; 

Tùy theo vòng quay (trung bình mỗi ngày mỗi xe quay 3 vòng/ngày) và trọng tải của mỗi xe, có thể tính được số lượng xe cần thiết phải đầu tư. Nếu xe có tải trọng quá lớn hoặc quá nhỏ sẽ không hiệu quả kinh tế. Vì vậy nên chọn xe tải trung bình từ 2 – 4 tấn. 

-        Thùng chứa: 

Tổng thể tích thùng chứa được tính như sau: 

V = m/0,4 

V: Tổng thể tích thùng chứa

          m: khối lượng cần thu gom xử lý

          0,4: Tỷ trọng trung bình chất thải rắn y tế lây nhiễm (nguy hại) 

Tuy nhiên để đầu tư số lượng thùng đủ cần tính thêm thùng để trao đổi và thùng dự phòng. 

Do xác định công nghệ thích hợp để xử lý chất thải rắn y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại, là đốt, vì vậy để dự phòng sai lệch do dự đoán chỉ cần có đất dự phòng, viêc hợp đồng chế tạo (mua lò đốt) có thể thực hiện trong thời gian 3 tháng đến 12 tháng, đủ để xử lý khi vượt công suất 6-20 tấn.  

182

5.4 CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG 

Trên cơ sở quản lý chất thải, nguồn phát sinh chất thải rắn xây dựng có thể chia làm hai nguồn:

 1. Nguồn phát thải lớn: là nguồn phát thải từ các công trường xây dựng mới hoặc cải tạo các tòa nhà cao tầng, chung cư, tổ hợp, các công trình đường xá, cầu cống, các dự án nạo vét kênh rạch, …. Khối lượng chất thải rắn xây dựng từ hàng trăm khối đến hàng (chục) ngàn khối (tấn), thậm chí đến hàng trăm ngàn và triệu khối (tấn). Đặc điểm của nguồn thải này là tập trung và không thường xuyên. 

2. Nguồn phát thải nhỏ: là nguồn phát thải từ các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ, sửa chữa nhỏ cầu đường tại các phường/xã, quận/huyện. Khối lượng chất thải rắn xây dựng dao động từ nhỏ hơn một khối (tấn) đến hàng chục khối (tấn). Đặc điểm của nguồn thải này là rải rác trên các địa bàn và phát sinh thường xuyên.

 5.4.1  Phân loại và tồn trữ tại nguồn 

Do thành phần và khối lượng chất thải rắn xây dựng thay đổi tùy theo tính chất và qui mô xây dựng, cải tạo nên việc phân loại (theo nguyên nhân kinh tế) và tồn trữ tại nguồn (theo khối lượng và tần suất thu gom) được thực hiện ngay tại các công trình xây dựng. Chủ nguồn thải phải bố trí một khu vực lưu chứa tạm thời chất thải xây dựng tránh để ảnh hưởng đến môi trường theo quy định và hướng dẫn. 

Với các nguồn thải lớn, chủ đầu tư thường đã tính toán việc tồn trữ chất thải rắn xây dựng và được cơ quan cấp giấy phép xây dựng phê duyệt. Với các nguồn thải nhỏ, chủ nguồn thải phải tồn trữ theo phương pháp sau: 

-        Chất thải xây dựng được lưu trữ tại nguồn bằng các túi chuyên dụng;

-        Các túi chuyên dụng được bán tại các địa điểm niêm yết của Nhà nước;

-        Giá trị túi (tùy theo kích cỡ) là giá trị dịch vụ thu gom và xử lý;

-        Các chủ nguồn thải khi phát sinh chất thải xây dựng sẽ chứa vào các túi chuyên dụng, có thể để đầy túi hoặc chờ khi túi đầy rồi báo với đơn vị vận chuyển để đến thu gom mang đi xử lý tái chế. 

Các đơn vị vận chuyển (có thể là đơn vị bán túi) sau khi được thông báo phải cho phương tiện xuống vận chuyển đi xử lý và tái chế. Trong trường hợp các đơn vị không tiến hành thu gom, chủ nguồn thải có thể báo cho cơ quan quản lý để rút giấy phép đơn vị vận chuyển 

 5.4.2 Tái sử dụng và tái chế 

Hầu hết chất thải rắn xây dựng đều có khả năng tái chế với giá trị khác nhau, đặc biệt là thép xây dựng, gạch, bê tông và đá. Chất thải rắn xây dựng thường tái sử dụng làm vật liệu san nền hoặc

183

đổ bê tông cường độ thấp (100-150) hoặc tái chế làm nguyên liệu cho sản xuất gạch không nung. 

5.4.3  Thu gom và vận chuyển 

Các chủ nguồn thải thực hiện việc ký hợp đồng với các công ty có chức năng thu gom vận chuyển xà bần. Công việc này giao cho Phòng Quản lý đô thị của các Quận huyện quản lý. Các công ty vận chuyển chất thải xây dựng do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo đến UBND các quận huyện và Hepza để thông báo các đơn vị có chức năng vận chuyển xà bần. 

Thiết bị thu gom và vận chuyển phải đạt tiêu chuẩn qui định và được quản lý bằng hệ thống E-manifest, E-card, GPS và TMS. 

5.4.4  Xử lý 

Qui hoạch khu vực tái chế và xử lý chất thải rắn xây dựng sẽ theo qui hoạch các Khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải. 

5.5     BÙN THẢI 

5.5.1  Thu gom và vận chuyển 

-        Phương tiện vận chuyển phải được đầu tư thiết kế theo đúng chuẩn do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành. Các phương tiện phải gắn các thiết bị theo dõi lộ trình qua vệ tinh (GPS)

-        Các tuyến chính được phép vận chuyển bùn thải và các phương tiện vận chuyển phải tuân thủ vận chuyển theo các tuyến đã được quy định 

5.5.2  Tái chế, xử lý và chôn lấp (vệ sinh và an toàn) 

Các loại bùn thải phải xử lý và chôn lấp (vệ sinh và an toàn). 

Bùn nạo vét cống rãnh: thành phần chủ yếu của loại bùn này là cát và đất đá, thành phần trơ khó có khả năng phân hủy và một phần các chất hữu cơ, loại bùn này nên sử dụng công nghệ tiền xử lý (tách cơ học bằng thủy lực, trọng lực…) để loại bỏ các loại tạp chất, các chất hữu cơ để còn lại phần cát và chất trơ sẽ được cho phép dùng duy nhất để san lấp, san nền. 

Bùn nạo vét kênh rạch: thường được phân chia thành hai loại, loại trên mặt có độ ẩm lớn (nhão hơn) và lớp dưới đáy có độ ẩm thấp hơn (cứng hơn). Loại bùn này đa phần không nhiễm chất thải nguy hại, trừ một số tuyến kênh có nguồn nước thải công nghiệp xả trực tiếp cần được kiểm tra lại, còn lại chủ yếu là đất đá, thành phần hữu cơ thấp không thể tận dụng làm phân bón do đó đối với loại bùn này có thể phơi khô tách ẩm sau đó cho đi san lấp mặt bằng. 

184

Bùn phát sinh từ hoạt động xây dựng: như bùn đào móng, bùn khoan cọc nhồi, bùn làm các công trình ngầm, đa phần các loại bùn này không nhiễm chất thải nguy hại có thể tận dụng làm san lấp vùng trũng và san nền 

Bùn hầm cầu: xử lý tại nhà máy của Công ty Hòa Bình 

Bùn từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp: loại bùn này cần được phân loại cụ thể để có thể tận dụng bùn hữu cơ để sử dụng làm phân bón, các loại bùn nhiễm chất thải nguy hại phải được xử lý tại các nhà máy xử lý chất thải nguy hại. 

Bùn từ các nhà máy xử lý nước cấp: sẽ được thực hiện theo phương án của Tổng công ty Cấp nước (SAWACO) thành phố Hồ Chí Minh 

Bùn từ các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung: tái chế làm compost và phân hữu cơ 

Bùn từ các hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp: cần được phân loại cụ thể để tận dụng tái chế hoặc xử lý đúng quy định. 

Qui hoạch các khu liên hợp tái chế, xử lý và chôn lấp (vệ sinh và an toàn) 

Hiện tại, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước đã được bố trí khu đất 42 Hecta để xây dựng Trạm tiếp nhận và xử lý bùn thải nạo vét với công suất xử lý 2000 – 3000 tấn/ngày (theo thông tin dự án). Ngoài ra còn có 7,3 Hecta của Công ty Phân bón Hòa Bình để xử lý bùn hầm cầu. 

Tuy nhiên trên thực tế khu đất 42 hecta hiện nay chỉ giải quyết một phần của khối lượng của dự án Đại Lộ Đông Tây và Dự án Cải thiện Môi trường để đổ tạm bùn thải nạo vét để tăng cốt nền của khu vực đất dự án, còn đối với dự án xây dựng nhà máy xử lý bùn thải với nhiều công nghệ khác nhau thì hiện nay vẫn chưa được thực hiện. 

Với rất nhiều loại bùn thải phát sinh trên địa bàn Thành phố và rải rác khắp Thành phố như hiện nay thì việc chỉ có một Khu xử lý bùn ở Đa Phước (khu vực Tây Nam Thành phố) sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác vận chuyển cũng như xử lý. Hiện nay thành phố có Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Thành phố tọa lạc tại địa phận Huyện Củ Chi nằm phía Tây Bắc Thành phố, cần bố trí thêm một Khu xử lý bùn tập trung tại địa điểm này để giải quyết các loại bùn thải phát sinh của Thành phố đối với bùn thải phát sinh ở khu vực Đông Bắc và Tây Bắc Thành phố, giảm tải và giảm cự ly vận chuyển khi phải chở về Khu liên hợp Đa Phước để xử lý. 

Một vấn đề khó khăn khác là quản lý các loại bùn thải, đất nhão phát sinh từ hoạt động xây dựng phát sinh với khối lượng quá lớn, các dự án hiện nay đang cần các vị trí có tính chất pháp lý để giải quyết vấn đề bùn phát sinh. 

Đề xuất phương án để xử lý bùn phát sinh trên địa bàn Thành phố như sau: 

-        Xây dựng 2 Trạm xử lý bùn thải các loại với quy mô tập trung ở hai khu là Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước và Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc  để giải quyết các loại

185

bùn phát sinh thường xuyên, như bùn nạo vét cống rãnh, bùn hầm cầu, bùn nguy hại, bùn từ các cơ sở sản xuất, trạm xử lý nước thải công nghiệp tập trung.

-        Quy hoạch 1 vị trí khu đất khoảng 30 hecta có bờ bao và tường vây để giải quyết các loại bùn thải phát sinh với khối lượng lớn và nhanh (các dự án làm đường cao tốc, các tuyến Metro, đường trên cao, các dự án làm tầng hầm).

-        Xác định vị trí các vùng đất trũng của thành phố có nhu cầu phát triển hạ tầng để khoanh vùng và cho các dự án xây dựng phát sinh bùn thải, đất đào với khối lượng lớn được đổ để vừa nâng cao trình khu đất vừa đảm bảo các vấn đề môi trường.

Chương 6 

QUI HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 

6.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

6.1.1 Các vấn đề cần xem xét khi đề xuất quy hoạch định hướng hệ thống quản lý nhà nước

Các vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai gần cần xem xét khi đề xuất nội dung quy hoạch định hướng hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải:

- Hệ thống Chính quyền thành phố sẽ chuyển sang Chính quyền đô thị : bộ máy hành chính được tinh giản đến mức tối đa. Thị trưởng (Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố) sẽ có quyền quyết định nhanh và tức thì nhiều vấn đề quan trọng với đô thị nói chung và quản lý chất thải nói riêng.

- Chi cục Bảo vệ Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố là cơ quan duy nhất thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố.

- Phòng Quản lý chất thải rắn (tồn tại độc lập hay nằm trong Chi cục) được đề nghị chuyển thành Phòng Quản lý chất thải (là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Ban Giám đốc Sở về công tác quản lý tất cả các loại chất thải phát sinh trên địa bàn thành phố).

- Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải (MBS) sẽ là (trở thành) một tổ chức quản lý lớn chịu trách nhiệm về vấn đề vệ sinh đô thị của thành phố.

- Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị cần phải là công ty mạnh để trở thành công cụ đắc lực cho công tác xử lý chất thải của Chính quyền thành phố.

- Hệ thống quản lý nhà nước phải được sự hỗ trợ đắc lực của các tổ chức xã hội, hiệp hội các doanh nghiệp mạnh mới đáp ứng được hiệu quả quản lý của mình.

- Các loại chất thải cần quản lý là:

● Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải sinh hoạt nguy hại;

186

● Chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại;

● Chất thải rắn y tế và chất thải y tế nguy hại;

● Chất thải rắn xây dựng;

● Bùn thải, bao gồm:

▪        Bùn thải từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt - mạng lưới thoát nước và trạm (chung cư hoặc cụm dân cư)/nhà máy xử lý (tập trung) nước thải sinh hoạt;

▪        Bùn từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp - mạng lưới thoát nước và trạm (nhà máy)/nhà máy xử lý (khu công nghiệp) nước thải công nghiệp;

▪        Bùn từ bể tự hoại;

▪        Bùn từ các công trường xây dựng;

▪        Bùn từ nhà máy xử lý nước cấp;

 Khi xây dựng hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải cho thành phố Hồ Chí Minh cần lưu ý các đặc thù (kinh tế - xã hội - môi trường) sau:

 -        Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn thứ hai (sau Hà Nội) của Việt Nam về diện tích và đông dân nhất Việt Nam, sẽ trở thành thành phố cực lớn (megacity) trong tương lai rất gần;

-        Nền kinh tế của thành phố rất đa dạng và có sự góp phần rất lớn của các tỉnh khác;

-        Cơ sở hạ tầng của thành phố tốt nhất so với các địa phương khác, nhưng chưa đáp ứng được (tốc độ phát triển quá chậm so với Trung Quốc, Brazin, …) yêu cầu phát triển và bị quá tải trầm trọng.

-        Dân cư của thành phố chủ yếu là nhập cư với nền văn hóa của tất cả các miền trên đất nước, cả thành thị và nông thôn, cả văn minh và lạc hậu. Đặc điểm này đã và đang tiếp tục ảnh hưởng (tốt và xấu) đến thành phố trong một thời gian dài nữa.

-        24 quận/huyện của thành phố có thành phần dân cư, xã hội, kinh tế và cơ sở hạ tầng chênh lệch từ khác nhau đến rất khác nhau.

-        Bộ máy quản lý Nhà nước đang được cải cách và nâng cao để theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế và xã hội.

-        Chất lượng môi trường có xu hướng giảm đi (tuyệt đối) và nhiều chất ô nhiễm khó nhận biết (kim loại nặng, POPs) đã xuất hiện.

187

-        Chất lượng môi trường của thành phố Hồ Chí Minh có mối quan hệ hữu cơ với chất lượng môi trường và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh lân cận.

 

Như vậy, việc đề xuất hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải cho thành phố Hồ Chí Minh phải đạt được yêu cầu chuyển từ hiệu quả hoạt động ở mức độ 1 thành mức độ 3 (như các nội dung Chương 3 đã trình bày).

 6.1.2  Áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật khi đề xuất quy hoạch định hướng hệ thống Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải.

Việc vận dụng các điều khoản được quy định trong Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, các Nghị định và Thông tư có liên quan cũng là một vấn đề rất quan trọng khi đề xuất thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải cho thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau :

a. Hiến pháp

Điều 29 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) :

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

 Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường.

 b. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

Trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 có các quy định về quản lý chất thải và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý chất thải, quản lý môi trường.

 Cụ thể như sau :

 Chương VIII : Quản lý chất thải (từ Điều 66 đến Điều 85) : chương này quy định các điều khoản về quản lý chất thải (không chỉ là chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại mà bao gồm cả nước thải, bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ). Quy định trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý chất thải.

 Điều 122. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp

 1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;

188

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;

c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương;

d) Chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường;

đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền;

e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;

g) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;

c) Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường;

d) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện;

g) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân

189

xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia đình văn hóa;

b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;

c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý? nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;

d) Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải;

đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Căn cứ vào trách nhiệm của các cơ quan quản lý môi trường có thể xác định trách nhiệm về quản lý chất thải.

Điều 123. Cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải có tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

2. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp về quản lý môi trường trên địa bàn.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.

c. Nghị định và Thông tư

Các Nghị định và Thông tư sau đây có đề cập đến vấn đề quản lý chất thải, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý chất thải:

- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

190

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế;

- Quyết định số 85/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về quy định tuyến và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố;

- Thông tư số 24/2010/TT-BXD ngày 24/12/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc tổ chức triển khai đầu tư xây dựng Khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh

- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn .

- Thông tư 39/2008/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính về hướng dẫn thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

- Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT – BTNMT – BNV Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ qui định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

6.1.3  Phương trình cân bằng động – Mối quan hệ giữa yếu tố Nhân lực và Cơ sở vật chất trong hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải.

Từ các quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường, nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng có thể chia làm hai phần: (1) quản lý chính sách và (2) quản lý điều hành.

Quản lý chính sách : là các hoạt động soạn thảo chiến lược, qui hoạch, chương trình, kế hoạch hành động và văn bản pháp luật làm cơ sở cho các hoạt động quản lý. Thực hiện công tác quản lý chính sách yêu cầu các cán bộ có trình độ khoa học (kỹ thuật-công nghệ và quản lý) cao và có kinh nghiệm lâu năm trong nhiều lĩnh vực. Hoạt động này cần nhân lực hơn là cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ. Hoạt động này thường được thực hiện chủ yếu ở cấp Trung ương và thành phố với sự hỗ trợ (góp ý) của các quận/huyện và phường/xã. Hiện nay, Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh đang thiếu nghiêm trọng lực lượng cán bộ này. Đó là lí do giải thích tại sao hầu hết các văn bản pháp luật đều sai sót rất nhiều, chồng chéo, luật nào ra đời cũng phải có nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện hoặc sửa đổi, thậm chí nghị định, thông tư còn ngược với nội dung của luật, …

191

Quản lý điều hành: là các hoạt động thực hiện chương trình, kế hoạch hành động. Ví dụ thực hiện các chương trình quan trắc, kiểm tra, giám sát, thông tin, tuyên truyền, xây dựng qui trình vận hành, giải quyết khiếu nại, … Hoạt động này diễn ra ở cả cấp Trung ương, thành phố, quận/huyện và phường/xã với các mức độ và trình độ khác nhau. Trung ương và thành phố thường quản lý các chương trình và kế hoạch hành động lớn, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương và các sở ban ngành. Các quận/huyện và phường xã quản lý các vần đề cụ thể. Mặc dù phân cấp đã khá rõ ràng, nhưng do công tác chuẩn bị nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ chưa đầy đủ nên nhiều chương trình, kế hoạch hành động vẫn phải nhờ vào các cơ quan (sổ, ban, ngành) thành phố thực hiện. Ví dụ, chương trình Phân loại chất thải rắn tại nguồn, Thu phí vệ sinh, …

Trong điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh, quản lý môi trường thực chất là các hoạt động tổng hợp nhằm quản lý chất thải (rắn, lỏng và khí) từ nguồn phát thải đến nơi tái chế/xử lý cuối cùng một cách bền vững và sử dụng hợp lý và một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên/năng lượng (tái tạo và không tái tạo). Hay nói cách khác, tất cả các hoạt động quản lý môi trường đều tập trung giải quyết hai (02) vấn đề trên.

Để quản lý đô thị, môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng một cách có hiệu quả, “đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc quản lý đô thị một cách có hiệu quả ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu” (Clinton, 2009). Đồng thời trên cơ sở biện chứng, mối quan hệ giữa lực lượng cán bộ (NL – nhân lực) và cơ sở vật chất (CSVC - trang thiết bị kỹ thuật – công nghệ  và tài chính) có thể được thể hiện trong phương trình “cân bằng động” dưới đây:

NL + CSVC = const. (hằng số)        (1)

Từ phương trình trên cho thấy, khi nguồn nhân lực NL (số lượng và chất lượng) tăng thì cơ sở vật chất CSVC giảm và ngược lại. Tuy nhiên, phương trình này, về mặt thực tế, cũng phải được hiểu rộng hơn là, số lượng cán bộ có thể tăng vô hạn cũng có thể không thể giải quyết một số vấn đề về quản lý môi trường, ví dụ như thực hiện công tác quan trắc chất lượng môi trường, kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất và thương mại, và ngược lại, cơ sở vật chất không lồ cũng không thể thay thế được yếu tố con người trong công tác quản lý, ví dụ công tác xây dựng văn bản pháp luật. Như vậy, cần phải có một số yêu cầu chặt chẽ hơn về yếu tố con người và vật chất trong hệ thống quản lý.

Vì vậy, các nhà quản lý phải quyết định lựa chọn trên, sử dụng số lượng nhân lực (biên chế) lớn và giảm đầu tư cơ sở vật chất hay giảm biên chế và tăng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ và áp dụng công nghệ quản lý hiện đại khi đề xuất quy hoạch hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chất thải (môi trường) tại thành phố Hồ Chí Minh.

6.2 ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG

6.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và cấu trúc tổ chức

a.Nội dung

192

Quy hoạch hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các nội dung sau:

- Xác định (định tính và định lượng) các lĩnh vực và công tác quản lý nhà nước về quản lý chất thải hiện tại và tương lai (trong giai đoạn qui hoạch).

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý chất thải từ cấp thành phố đến quận/huyện, phường/xã. Đề xuất số lượng nhân lực và cơ sở vật chất, công cụ kỹ thuật hỗ trợ đảm bảo số lượng và chất lượng.

- Đề xuất chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, từng bộ phận và từng vị trí cán bộ (lãnh đạo) với mục tiêu nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức làm công tác quản lý chất thải dẫn đến nâng cao năng lực quản lý của cả hệ thống.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất thải.

b. Yêu cầu

Hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải trên địa bàn thành phố theo quy hoạch đề xuất phải đạt được các yêu cầu sau :

- Đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn thành phố phải có một hệ thống tổ chức hợp lý, hoạt động ổn định và hiệu quả để quản lý chất thải theo hướng tái chế, giảm phát thải carbon và tăng trưởng xanh – Quản lý xanh.

- Đến năm 2020. thành phố phải có nhân sự đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng cho hệ thống quản lý chất thải trong mối quan hệ hữu cơ với cơ sở kỹ thuật hỗ trợ.

- Đến năm 2020, ngoài việc quản lý chất thải bằng chính sách, pháp luật thì các cơ quan quản lý nhà nước phải được trang bị các công cụ kỹ thuật hỗ trợ cho công tác quản lý chất thải (GPS, E-manifest, Telemonitoring System…).

- Đến 2025 cơ bản hoàn thành việc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất thải cho các đối tượng cần thiết.

- Đến năm 2015, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước phải chuẩn bị hoàn chỉnh các nội dung và yêu cầu để thực hiện các chương trình trọng điểm về quản lý chất thải sau đây:

▪        Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

▪        Chương trình thu phí vệ sinh.

▪        Chương trình phân loại chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại nguồn.

▪        Chương trình xã hội hóa dịch vụ xử lý chất thải trên địa bàn thành phố.

193

▪        Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chất thải.

Các nội dung này phải được hoàn chỉnh trong giai đoạn 2011-2015, và phổ biến tới các đối tượng. Sau năm 2015 tiến hành thực hiện chính thức, và hoàn chỉnh, ổn định trong vòng 5 đến 10 năm sau đó.

c. Nhiệm vụ chung của hệ thống quản lý nhà nước

Để đạt được các yêu cầu trên, nhiệm vụ chung của hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải trên địa bàn thành phố sẽ bao gồm :

-    Xây dựng chiến lược, quy hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm cho công tác quản lý chất thải (bao gồm chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải sinh hoạt nguy hại, chất thải y tế, chất thải rắn xây dựng, bùn…).

-         Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về chất thải (thành phần, khối lượng, dự báo các loại nguồn thải, sự thay đổi thành phần và gia tăng khối lượng, hệ thống thu gom, vận chuyển và tái chế, xử lý, …).

-         Giám sát và quản lý chặt chẽ các loại nguồn thải, theo dõi và giám sát việc vận hành ổn định hệ thống thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý và tái chế chất thải.

-         Quản lý được khối lượng chất thải từ các tỉnh, thành khác và nhập khẩu đưa về Thành phố;

-         Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chất thải

-         Tuyên truyền phổ biến kiến thức và các quy định về quản lý chất thải cho cộng đồng và doanh nghiệp;

-         Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ trong hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải.

-         Thẩm định, lựa chọn các dự án đầu tư xử lý chất thải tại thành phố.

-         Cấp các loại giấy phép và đăng kí : Chủ nguồn thải, Chủ vận chuyển và Chủ xử lý, giấy đăng ký bùn hầm cầu…

-         Giải quyết các công việc hành chính;

-         Thực hiện các chương trình giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử phạt;

-         Thực hiện các chương trình trọng điểm về quản lý chất thải : phân loại chất thải, thu phí, …

194

-         Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường khác. Tăng cường sự phối hợp với các trường đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu để xây dựng các cơ sở khoa học và công nghệ cho hệ thống quản lý chất thải.

-         Hợp tác quốc tế về quản lý chất thải, xây dựng các chương trình đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ quản lý chất thải.

6.2.2  Đề xuất cấu trúc tổ chức hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chất thải tại thành phố Hồ Chí Minh

Việc xây dựng cấu trúc tổ chức hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải (môi trường) tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội (hiện tại và tương lai), qui định của Chính phủ. Mặc dù nhiều điều khoản trong các văn bản pháp luật (Luật Bảo vệ Môi trường, các Nghị định và Thông tư) thiếu và đã “lạc hậu” so với tình hình phát triển của kinh tế và xã hội tại thành phố.

Mô hình tổ chức hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chất thải được trình bày ở Hình 6.1.

Một số đặc điểm mới của mô hình đề xuất:

-        Phòng Quản lý chất thải về nguyên tắc nằm trong Chi cục Bảo vệ Môi trường nhưng do tính chất đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Quản lý chất thải trong thời gian trước mắt vẫn cần được tách riêng để thực hiện các chương trình trọng điểm về quản lý chất thải đã đề ra trong giai đoạn 2011-2020 tại thành phố Hồ Chí Minh.

-        Hệ thống quản lý nhà nước có sự hỗ trợ, hợp tác đắc lực của các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức khoa học.

-        Cơ quan quản lý về chất thải cấp quận/huyện cần có sự phối hợp đồng bộ với cơ quan quản lý cấp thành phố để từng bước nâng cao hiệu quả quản lý tại địa phương tiến đến việc quận huyện sẽ chủ trì thực hiện các chương trình dự án và quản lý chất thải tại địa phương mình.

-        Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố, các công ty DVCI các quận/huyện, các đơn vị cung ứng dịch vụ công phải trở thành các công cụ đắc lực cho chính quyền thành phố trong công tác xử lý chất thải.

 b. Chức năng nhiệm vụ

Căn cứ theo mô hình nêu trên, chức năng, nhiệm vụ cần thiết của các bộ phân liên quan cho công tác quản lý chất thải nói chung trên địa bàn thành phố được dự kiến như sau:

Chi cục Bảo vệ môi trường

Cấu trúc tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trường, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT – BTNMT – BNV Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ qui

195

định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Hình 6.2 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trường

Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Bảo vệ môi trường

-        Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;

-        Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;

-        Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Giám đốc Sở kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư;

-        Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở việc xác nhận các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo đề nghị của các cơ sở đó;

-        Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn thành phố; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất với Giám đốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường;

196

-        Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học theo phân công của Giám đốc Sở;

-        Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường theo nội dung chương trình đã được phê duyệt hoặc theo đặt hàng của tổ chức, cá nhân; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường và xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố; theo dõi, kiểm tra kỹ thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường ở địa phương;

-        Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở;

-        Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, quận, và cán bộ địa chính – xây dựng xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở;

-        Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố; phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề nghị Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường theo phân công của Giám đốc Sở;

-        Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức thuộc Chi cục theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố trực, Giám đốc Sở và quy định của pháp luật;

-        Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

Trong mô hình đề xuất, nhiệm vụ chính của Chi cục Bảo vệ môi trường trong thời gian trước mắt là quản lý chất lượng môi trường.

Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải (MBS)

197

 Hình 6.3 Mô hình tổ chức của MBS

Chức năng, nhiệm vụ của MBS

1.       Giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức quản lý, điều hành hoạt động các Khu liên hợp xử lý chất thải của thành phố theo kế hoạch và quy hoạch được phê duyệt.

2.       Xây dựng, theo dõi, triển khai và giám sát việc tổ chức thực hiện đúng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 (trước đây là quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000) được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các dự án đầu tư xử lý chất thải, các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong các Khu liên hợp xử lý chất thải thành phố. Đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch chi tiết phù hợp với quy định, quy trình và thực tế áp dụng.

3.       Tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, chuẩn bị quỹ đất cho các dự án xử lý chất thải trong Khu liên hợp xử lý chất thải.

4.       Thực hiện việc quản lý sử dụng đất với các dự án đầu tư về xử lý chất thải đã được giao đất trong các Khu liên hợp xử lý chất thải của thành phố theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của dự án được phê duyệt và theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; Tổ chức, phối hợp và kiến nghị cấp thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất, thuê đất đối với các dự án chậm triển khai đầu tư hoặc triển khai không đúng mục đích đầu tư theo quy định.

5.       Tổ chức quản lý, xây dựng và khai thác có hiệu quả các công trình, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, cấp thoát nước, trồng cây xanh)…trong các khu liên hợp xử lý chất thải của thành phố theo đúng theo quy hoạch được phê duyệt. Tổ chức lưu trữ hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hồ sơ hoàn công công trình. Làm đầu mối tổ chức, hướng dẫn bàn giao cho các cơ quan có liên quan và đưa công trình vào khai thác sử dụng.

6.       Tổ chức xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư trong ngoài nước đầu tư vào các dự án xử lý chất thải, tái chế, sử dụng năng lượng từ xử lý rác thải để phát điện ; tổ chức kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa hoặc trực tiếp làm chủ đầu tư ( theo yêu cầu của Sở) đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, cấp thoát nước, trồng cây xanh) trong các khu liên hợp theo đúng quy hoạch được phê duyệt.

198

7.       Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải có trách nhiệm tổ chức công bố công khai nội dung các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt theo quy định. Thực hiện việc cung cấp thông tin, giới thiệu địa điểm trong quá trình chuẩn bị đầu tư; hỗ trợ, giúp đỡ các nhà đầu tư về thủ tục đầu tư vào khu liên hợp xử lý chất thải theo đúng quy định để trình cấp có thẩm quyền để phê duyệt.

8.       Tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong các khu liên hợp xử lý chất thải của thành phố theo đúng kế hoạch và tiến độ đề ra. Lập kế hoạch định kỳ phối hợp cùng các cơ quan liên quan kiểm tra  quá trình thực hiện các dự án đầu tư trong khu liên hợp theo đúng hồ sơ dự án được phê duyệt; phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý vi phạm pháp luật, các biện pháp chế tài cần thiết đối với các chủ đầu tư triển khai không đúng theo giấy chứng nhận đầu tư và quy hoạch chi tiết được duyệt.

9.       Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải của các đơn vị hoạt động trong các khu liên hợp xử lý chất thải đảm bảo chính xác, đạt chất lượng và hiệu quả, đảm bảo yêu cầu về môi trường. Cụ thể:

a. Tổ chức kiểm tra, giám sát và quan trắc đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường theo tiêu chuẩn do nhà nước quy định; 

b. Điều phối khối lượng rác về các đơn vị xử lý đảm bảo đúng theo kế hoạch phân bổ của Sở TNMT;

c. Nghiệm thu khối lượng và đề xuất thanh toán khối lượng các loại chất thải đã xử lý có nguồn gốc do ngân sách thành phố chi trả hàng tháng và năm.

10.     Kiểm tra, giám sát tình hình vệ sinh trên địa bàn thành phố, phát hiện các vi phạm liên quan về chất lượng vệ sinh đường phố, hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt, bùn hầm cầu, chất thải công nghiệp-chất thải nguy hại để trình đề xuất cấp thẩm quyền xử lý, xử phạt theo quy định.

11.     Tổ chức thực hiện phòng chống cháy nổ và an toàn lao động trong các Khu liên hợp xử lý chất thải, báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm nếu co theo quy định.

12.     Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước thuộc ngành và lĩnh vực có liên quan.

13.     Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong các Khu liên hợp xử lý chất thải thành phố.

14.     Báo cáo định kỳ, đột xuất với Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình quản lý, triển khai thực hiện, xây dựng và phát triển các khu liên hợp xử lý chất thải của thành phố.

15.     Quản lý, điều hành các nghĩa trang và trung tâm hỏa táng trên địa bàn thành phố.

Phòng Quản lý chất thải

199

Với nhiệm vụ tham mưu tổng hợp cho Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý chất thải nói chung (bao gồm cả công tác quản lý chính sách và quản lý điều hành), Phòng Quản lý chất thải tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án trọng điểm về quản lý chất thải đã đề ra trong giai đoạn 2011 – 2020, đóng vai trò trung tâm trong hệ thống quản lý nhà nước lĩnh vực quản lý chất thải trên địa bàn TPHCM.

Hình 6.4     Mô hình tổ chức của phòng Quản lý chất thải.

Chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý chất thải

-        Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án về quản lý chất thải trên địa bàn thành phố; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;

-        Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trong các hoạt động quản lý chất thải (lưu trữ, phân loại, tồn trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và chôn lấp).

-        Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt các chương trình, dự án, kế hoạch quản lý chất thải trên địa bàn thành phố; giúp Giám đốc Sở kiểm tra quá trình triển khai các kế hoạch, chương trình, dự án đó.

-        Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề quản lý chất thải có tính chất liên ngành, liên tỉnh.

-        Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý chất thải. 

-        Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn thành phố; trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan và các đơn vị thuộc Sở giám sát các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn;

200

-        Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý chất thải đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, quận,; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải theo phân công của Giám đốc Sở;

-        Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý chất thải trên địa bàn thành phố; phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về quản lý chất thải trên địa bàn và đề nghị Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về chất thải theo phân công của Giám đốc Sở;

-        Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

Nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong Phòng Quản lý chất thải dự kiến như sau:

Tổ quản lý chất thải rắn sinh hoạt

-        Trực tiếp theo dõi, giám sát hoặc phối hợp với Phòng TNMT quận/huyện giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất thải đối với các đối tượng trong hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt (chủ nguồn thải rác sinh hoạt gồm hộ gia đình, khu dân cư, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, trường học, khu vui chơi giải trí; các tổ chức, cá nhân thu gom rác sinh hoạt; các đơn vị vận chuyển rác sinh hoạt, các đơn vị xử lý và chôn lấp rác sinh hoạt).

-        Phân công cán bộ phụ trách theo địa bàn quận/huyện

-        Lập và tổ chức triển khai kế hoạch điều tra, khảo sát thu thập số liệu về chất thải rắn sinh hoạt, phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu.

-        Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình có liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt (phân loại CTRSH tại nguồn, rác dân lập, thu phí vệ sinh…)

-        Triển khai kế hoạch xã hội hóa xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Tổ quản lý CTRCN&CTNH và CTYT

-        Trực tiếp theo dõi, giám sát hoặc phối hợp với Phòng TNMT quận/huyện, Phòng Môi trường (Hepza) giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất thải đối với các đối tượng trong hệ thống quản lý CTRCN&CTNH (chủ nguồn thải CTRCN&CTNH và CTYT gồm các nhà máy SXCN, bệnh viện, cơ sở tiểu thủ công nghiệp, cơ sở y tế; các đơn vị được cấp phép hành nghề quản lý CTNH)

-        Đánh giá, thẩm tra hồ sơ và cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép hành nghề quản lý CTNH, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định

-        Phân công cán bộ phụ trách theo địa bàn quận/huyện hoặc khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.

201

-        Lập và tổ chức triển khai kế hoạch điều tra, khảo sát thu thập số liệu về CTRCN&CTNH, phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu.

-        Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình có liên quan đến CTRCN&CTNH (phân loại CTRCN&CTNH tại nguồn, chương trình GPS, E-Manifest…)

-        Kêu gọi các dự án đầu tư xử lý CTRCN&CTNH trên địa bàn thành phố.

-        Theo dõi hệ thống chứng từ chất thải nguy hại theo quy định

Tổ quản lý CTRXD và bùn thải

-        Trực tiếp theo dõi, giám sát hoặc phối hợp với Phòng TNMT quận/huyện, Phòng Môi trường (Hepza) giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất thải đối với các đối tượng trong hệ thống quản lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải (chủ nguồn thải CTRXD và bùn thải gồm các công trình xây dựng, các công trình dự án nạo vét cải tạo mạng lưới kênh rạch và hệ thống thoát nước, các trạm xử lý nước thải, các cơ sở phát sinh bùn thải; các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD và bùn thải).

-        Phân công cán bộ phụ trách theo địa bàn quận/huyện hoặc khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp hoặc theo dự án

-        Lập và tổ chức triển khai kế hoạch điều tra, khảo sát thu thập số liệu về CTRXD và bùn thải, phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu.

-        Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình có liên quan đến CTRXD và bùn thải

-        Kêu gọi các dự án đầu tư xử lý CTRXD và bùn thải theo cơ chế xã hội hóa trên địa bàn thành phố.

Tổ quản lý cơ sở dữ liệu

-        Trên cơ sở cung cấp thông tin của các Tổ quản lý chất thải, Tổ quản lý cơ sở dữ liệu tiến hành dánh giá, xử lý các số liệu, xây dựng và cập nhật dữ liệu về hệ thống quản lý chất thải nói chung trên địa bàn thành phố, thông tin về các đối tượng quản lý.

-        Xây dựng và quản lý website về hệ thống quản lý chất thải, quản trị cơ sở dữ liệu và an toàn mạng. Nghiên cứu xây dựng mạng kết nối giữa các đơn vị quản lý chất thải có liên quan (Phòng TNMT quận/huyện, Phòng Môi trường Hepza, các công ty đầu tư kinh doanh và khai thác hạ tầng KCN-KCX…)

-        Chủ trì vận hành hệ thống chứng từ điện tử chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại (chủ nguồn thải – thu gom – vận chuyển – xử lý).

202

-        Yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo đúng kỳ, và báo cáo đúng kỳ cho lãnh đạo phòng Quản lý chất thải và Sở Tài nguyên và Môi trường bằng các phương tiện điện tử (email, chứng từ điện tử…)

-        Cung cấp thông tin cho các bộ phận liên quan, phục vụ công tác quản lý điều hành của các Tổ chuyên môn.

-        Chuẩn bị, tiếp nhận lưu trữ hay số hóa công văn giấy tờ liên quan đến công tác của phòng Quản lý chất thải.

Tổ quản lý dịch vụ mai táng:

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về nghĩa trang và trung tâm hỏa táng trên địa bàn thành phố theo đúng quy định pháp luật.

 Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị

Với chức năng là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị, xà bần; thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế; đầu tư, quản lý, vận hành và duy tu nghĩa trang; thực hiện các dịch vụ vệ sinh khác theo chức năng nhiệm vụ được giao, công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố trong tương lai sẽ trở thành một công cụ đắc lực cho chính quyền thành phố trong công tác quản lý chất thải (về mặt kỹ thuật) với các đặc điểm nổi bật sau:

-        Với bề dày hơn 30 năm kinh nghiệm, công ty TNHH MTV Môi trường đô thị đã trở thành đơn vị chủ lực, chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của chính quyền thành phố trong công tác thu gom vận chuyển và xử lý chất thải.

-        Là đơn vị được trang bị đầy đủ nhất của thành phố đội ngũ nhân lực, phương tiện, thiết bị và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật (bô rác, trạm ép rác kín, trạm trung chuyển, các công trường xử lý rác…) cho công tác xử lý chất thải.

-        Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị là một đơn vị đi đầu trong việc xây dựng kế hoạch, điều phối lực lượng thu gom vận chuyển và xử lý rác, đảm bảo vận chuyển và xử lý toàn bộ khối lượng rác của thành phố, không để tồn đọng gây ô nhiễm môi trường.

-        Xử lý các tình huống bị động, sự cố về chất thải (các dự án chậm tiếp nhận rác, các công trường xử lý rác ngưng hoạt động do quá tải, các sự cố về môi trường phát sinh) một cách chủ động, hiệu quả bằng nhiều biện pháp vô điều kiện (các công ty tư nhân không thể thực hiện các biện pháp này hoặc có xu hướng đưa ra điều kiện và ràng buộc trong hợp đồng kinh tế khi giúp thành phố giải quyết sự cố)

Qua phân tích về sự cần thiết duy trì hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh xã hội hóa xử lý chất thải tại thành phố hiện nay và trong tương lai đồng thời để đảm bảo yêu cầu an ninh chất thải cho thành phố, việc duy trì và phát triển hoạt động của công ty TNHH MTV Môi

203

trường đô thị trong hệ thống quản lý chất thải là rất cần thiết cho thành phố. Các nhiệm vụ trọng tâm của công ty cần tập trung thực hiện là :

-        Chuẩn bị tốt nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, đảm bảo cho mọi hoạt động của hệ thống quản lý chất thải rắn, đặc biệt là hệ thống thu gom vận chuyển và xử lý chất thải luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động;

-        Đầu tư thêm các công trình xử lý chất thải dự phòng cho thành phố;

-        Tăng cường công tác thu gom vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố.

 Quỹ Tái chế     

Theo Quy chế hoạt động, Quỹ Tái chế tham gia trong hệ thống quản lý chất thải của thành phố đóng vai trò như một tổ chức tài chính, là công cụ hỗ trợ về mặt tài chính (bằng nguồn vốn do ngân sách cấp và huy động) và kỹ thuật (hướng dẫn, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải) cho các hoạt động quản lý chất thải tại thành phố.

 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của Quỹ Tái chế là :

-        Hỗ trợ, cho vay vốn để thực hiện các chương trình, đề án, dự án thử nghiệm, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, tái chế, tái sử dụng chất thải để giảm lượng chất thải vào môi trường;

-        Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Bộ máy quản lý điều hành của Quỹ tái chế chất thải gồm có Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành. Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành Quỹ tái chế chất thải có trách nhiệm xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; đồng thời bảo đảm thực hiện các yêu cầu quản lý, điều hành tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng mục tiêu, hiệu quả kinh tế - xã hội và các quy định có liên quan của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân thành phố.

Phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện

-        Thực hiện chức năng nhiệm vụ được quy định tại Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận huyện.

-        Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý chất thải tại địa phương

-        Chỉ đạo, quản lý và điều hành hệ thống thu gom vận chuyển chất thải trên địa bàn quản lý (thông qua UBND phường xã và công ty DVCI quận/huyện)

Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường cấp thành phố và quận/huyện

204

-        Tham mưu, đề xuất xây dựng các chủ trương, kế hoạch và các văn bản pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường trên địa bàn thành phố.

-        Hướng dẫn, kiểm tra và tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường trên địa bàn thành phố.

-        Tổ chức hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật khác về môi trường theo quy định của pháp luật.

-        Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về môi trường, về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường trên địa bàn thành phố.

Sự tham gia của cộng đồng vào hệ thống quản lý nhà nước

-        Các tổ chức chính trị xã hội: Hội Liên Hiệp phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Mặt trận tổ quốc, Đoàn Thanh niên.

-        Các cơ quan truyền thông: Đài truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân, Báo chí…

-        Hiệp hội các doanh nghiệp

-        Tổ chức nghiên cứu khoa học : các Viện, Trường Đại học, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường

-        Hiệp hội Tái chế chất thải

-        Quỹ bảo vệ môi trường.

6.2.3  Đề xuất về nhân lực và cơ sở vật chất (kế hoạch và nguồn nhân lực)

a.Nhân lực

Cơ sở xác định

Như trên đã trình bày, giữa nhân lực và cơ sở vật chất có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, nhưng đến giai đoạn này yếu tố nhân lực (số lượng và chất lượng) mang tính chất quyết định. Một trong vấn đề lớn nhất của hệ thống quản lý Nhà nước hiện nay là xác định số lượng và chất lượng cán bộ.

Về nguyên tắc, số lượng cán bộ (NL) trong hệ thống quản lý (sở) nói chung và từng bộ phận (phòng, ban) nói riêng có thể tính toán dựa trên cơ sở và công thức sau:

-        Loại hình và số lượng công việc hàng ngày (SL);

-        Định mức lao động cho từng loại hình công việc (ĐM);

205

NL = SL/ĐM       (2)

Từ công thức trên (2) cho thấy, số lượng cán bộ tỉ lệ thuận với loại hình và số lượng công việc hàng ngày (thường xuyên) và tỉ lệ nghịch với định mức lao động. Như vậy khi nền kinh tế và xã hội càng phát triển, các vấn đề cần quản lý phát sinh ngày càng nhiều thì số lượng cán bộ quản lý ngày càng tăng theo tỉ lệ nói trên. Mặt khác định mức lao động càng cao thì số lượng cán bộ giảm xuống, hay hiểu một cách khác chất lượng cán bộ càng cao thì số lượng cán bộ càng giảm.

 Cho đến nay việc xác định số lượng cán bộ được thực hiện hoàn toàn cảm tính (không phải là định tính) do thiếu cơ sở khoa học, thiếu số liệu về các (đầu) công việc quản lý sẽ phải thực hiện và không có định mức lao động cho công tác quản lý làm cơ sở. Công tác đào tạo cán bộ và xây dựng chế độ tiền lương, đãi ngộ cán bộ không đầy đủ đã làm cho thành phố thiệt hại đáng kể về kinh tế.

 Chất lượng cán bộ cũng là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu vì nó làm tăng định mức lao động. Một trong các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ là hầu hết cán bộ quản lý môi trường hiện nay đều vào làm việc cho các cơ quan quản lý Nhà nước ngay sau khi tốt nghiệp đại học, tức là không có bất cứ kinh nghiệm gì về kỹ thuật – công nghệ, quản lý doanh nghiệp, công ty, … Công việc sự vụ hành chính hàng ngày làm cho họ ngày càng xa rời về chuyên môn sâu, đặc biệt là các vấn đề kỹ thuật – công nghiệp, hoặc có hiểu biết nhưng rất chung chung. Việc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình công tác không những không giúp ích cho họ mà ngược lại cực kì nguy hiểm vì nó làm cho họ quản lý hệ thống theo kiểu “kinh nghiệm chủ nghĩa”, chứ không sử dụng kinh nghiệm để áp dụng một cách có hiệu quả khoa học quản lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn xã hội đang thay đổi rất nhanh do kinh tế - xã hội phát triển với tốc độ cao.

 Một vấn đề nữa là đội ngũ cán bộ lãnh đạo (đầu đàn) đang thiếu trầm trọng. Đây là thành phần nhân lực quyết định mà hệ thống quản lý Nhà nước đang rất thiếu và chưa có một chiến lược có hiệu quả để giải quyết khó khăn này. Một cán bộ lãnh đạo giỏi sẽ biết lựa chọn đội ngũ nhân viên giỏi hoặc đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi, biết xây dựng một cấu trúc tổ chức thích hợp và biết tìm nguồn tài chính, cơ sở vật chất để vận hành bộ máy quản lý một cách hiệu quả.

 Theo kinh nghiệm của các nước trong khu vực, với dân số gần 9 triệu người thành phố Hồ Chí Minh cần đến 4.000-5.000 cán bộ quản lý môi trường, chủ yếu là cán bộ thực hiện chức năng điều hành, vì cán bộ quản lý chính sách chỉ cần 5-7 người.

 Đề xuất Nhân lực

Nhân lực cho Phòng Quản lý chất thải

Ước tính nguồn nhân lực theo phương án đề xuất cho công tác quản lý chất thải đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030

Căn cứ trên chức năng nhiệm vụ của các Tổ trong Phòng Quản lý chất thải, ước tính số lượng nhân lực của Phòng Quản lý chất thải như sau :

206

Bảng 6.1 Uớc tính số lượng cán bộ của Phòng Quản lý chất thải tại thành phố giai đoạn 2011-2025, tầm nhìn đến năm 2030

 

Đối với nhóm cán bộ phụ trách địa bàn tại các tổ quản lý chuyên môn

+ Thực hiện theo chế độ 1 người phụ trách 04 quận huyện (03 năm luân chuyển địa bàn 01 lần).

+ Mỗi người chịu trách nhiệm lập kế hoạch hàng tuần, tháng và hàng quí cho nhóm các quận huyện mình phụ trách và báo cáo lãnh đạo Phòng.

Đối với tổ quản lý cơ sở dữ liệu, dự kiến cần ít nhất 06 nhân sự, bao gồm:

+ 04 nhân sự tác nghiệp, chịu trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin từ các tổ chuyên môn. Làm báo cáo về quản lý chất thải cho lãnh đạo phòng và Sở theo định kỳ.

+ 02 nhân sự được đào tạo về công nghệ thông tin, chịu trách nhiệm về xử lý dữ liệu, cập nhật lưu trữ thông tin từ các địa bàn, quản trị cơ sở dữ liệu và an toàn mạng.

Nhân lực cho Chi cục Bảo vệ môi trường

 Hiện tại, tổng số cán bộ của Chi cục Bảo vệ môi trường là 90 người. Dự kiến với nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường nói chung trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, Chi cục Bảo vệ

207

Môi trường với 6 phòng chuyên môn cần số lượng nhân sự từ 120-140 người (bao gồm cả số lượng nhân lực từ Phòng Quản lý môi trường hiện tại)

Nhân lực cho MBS

Hiện tại, tổng số cán bộ của MBS là 110 người. Dự kiến với nhiệm vụ quản lý hoạt động các khu liên hợp xử lý chất thải và chịu trách nhiệm tình hình vệ sinh trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, MBS với 3 phòng chuyên môn cần số lượng nhân sự từ 150 người, trong đó Phòng Kiểm tra giám sát cần số lượng lớn nhất (từ 90-100 người, trong đó 50 người giám sát hoạt động thường xuyên tại các khu liên hợp, 50 người giám sát tình hình thu gom, vận chuyển chất thải trên địa bàn thành phố).

 Nhân lực cho Quỹ Tái chế chất thải

Hiện tại, tổng số cán bộ của Quỹ Tái chế chất thải là 10 người. Dự kiến với nhiệm vụ chính là hỗ trợ tài chính cho các hoạt động quản lý chất thải trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, nhân lực của Quỹ Tái chế không cần tăng về số lượng nhưng cần thiết nâng cao trình độ cán bộ đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng (các cán bộ phụ trách tài chính của Quỹ).

 b. Cơ sở vật chất – Công cụ kỹ thuật hỗ trợ

Đây là thành phần thứ hai trong phương trình (1) yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, như trên đã trình bày, về khía cạnh thực tế, không phải cơ sở vật chất lớn vô cùng là thay thế được thành phần con người. Nhưng cũng phải nhận thấy, nếu chỉ dùng yếu tố con người thì rất khó hoàn thành công tác quản lý (kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt). Ví dụ, chỉ riêng cấp phép chủ nguồn thải và nhập số liệu của 12.000 cơ sở công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh đã cần đến 40 cán bộ/năm với tốc độ nhập liệu 200 phiếu/người-ngày.

Cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật – công nghệ hỗ trợ ngoài việc làm tăng năng suất lao động (tăng định mức), giảm số lượng cán bộ (một cách đáng kể), còn giải quyết một số vấn đề mà con người thông thể thực hiện được. Ví dụ công tác quan trắc chất lượng môi trường.

Cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật công nghệ hỗ trợ cần thiết cho hệ thống quản lý chất thải tại thành phố trong thời gian tới có thể liệt kê dưới đây:

1.       Phòng thí nghiệm phân tích chất lượng môi trường và nghiên cứu công nghệ;

2.       Hệ thống GPS (Global Positioning System), TMS (Tele-monitoring System), Chứng từ (thẻ) điện tử (E-manifest, E-card) trong hoạt động quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại trong thời gian trước mắt, bùn hầm cầu, tiến đến áp dụng trong lĩnh vực quản lý các loại chất thải còn lại.

3.       Chương trình (software) quản lý (có thể kết nối thông tin giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan trong hệ thống như : đơn vị vận chuyển, đơn vị xử lý chất thải, đơn vị tái chế, các khu liên hợp xử lý chất thải…)

208

4.       Thiết bị kỹ thuật – công nghệ hỗ trợ;

6.3 Hệ thống văn bản pháp luật

6.3.1  Luật

Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

Trong thời gian qua, tình hình triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã phta1 huy rõ rệt, tạo ra hành lang pháp lý cho công tác quản lý chất thải và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn dân. Tuy nhiên, một số điều bất cập đã xảy ra khi triển khai trên thực tế một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Theo thống kê chi tiết của Vụ Tổ chức Cán bộ của Bộ TNMT, hiện nay có đến 30 vấn đề tồn tại, chồng chéo trong phân công, phân cấp quản lý Nhà nước về môi trường. Như vậy, có thể thấy, việc tháo gỡ những “nút thắt” trong sự chồng chéo quản lý này trong Luật Bảo vệ Môi trường là một yêu cầu cấp bách. Có thể tóm tắt như sau :

-        Việc phân công quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng đang có nhiều Bộ cùng thực hiện và có tổ chức chuyên trách riêng như hiện nay nên đã tạo ra sự chồng chéo, vừa không rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính, vừa làm cho bộ máy, biên chế cồng kềnh và đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Cụ thể là Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có chức năng quản lý chất thải.

-        Luật Bảo vệ Môi trường ra đời năm 2005 khi đó chưa có cơ quan cảnh sát môi trường nên chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan này chưa được quy định rõ trong Luật. Khi thành lập, cơ quan cảnh sát môi trường hoạt động theo Nghị định của Chính phủ và quy định của Bộ Công an nên có rất nhiều chức năng, nhiệm vụ trùng với cơ quan quản lý môi trường.

-        Các quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải các loại (là hiện trạng thực tế phát sinh tại thành phố thời gian qua) chưa được đề cập cụ thể trong Luật, gây khó khăn cho việc tạo hành lang pháp lý để quản lý các loại chất thải này.

-        Các khái niệm, định nghĩa và thuật ngữ về chất thải không còn phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt trong bối cảnh cần đẩy mạnh nhu cầu tái sinh, tái chế và tái sử dụng các loại chất thải còn giá trị, hạn chế việc thải ra môi trường.

Với các bất cập trên cho thấy việc sớm trình Quốc hội ban hành Luật sửa ửa đổi bổ sung Luật Bảo vệ môi trường là một yêu cầu cần thiết cho công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng hiện nay.

6.3.2  Các văn bản dưới Luật

Khi Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi ra đời, cần thiết phải chuẩn bị sẵn hàng loạt các văn bản dưới Luật để hướng dẫn thi hành, trong đó đặc biệt là các Nghị định, Thông tư có liên quan.

Dự kiến, đối với công tác quản lý chất thải, cần thiết phải ban hành các văn bản dưới Luật sau để “theo kịp” với thực trạng công tác quản lý chất thải hiện nay:

209

 -        Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý chất thải nói chung (bao gồm tất cả các loại chất thải : CTRSH, CTRCN và CTNH, CTRYT, CTRXD, bùn thải), trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến khái niệm và định nghĩa các loại chất thải này phù hợp với tình hình thực tế (hiện nay chỉ có Nghị định 59 về quản lý chất thải rắn nên không có cơ sở pháp lý quản lý các loại chất thải khác)

-        Nghị định của Chính phủ về cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo hiện nay.

-        Nghị định của Chính phủ về tội phạm môi trường, đặc biệt cần quy định rõ các dấu hiệu, hành vi cụ thể được xem là tội phạm môi trường.

-        Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an hướng dẫn các Nghị định nêu trên.

-        Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện kỹ thuật của phương tiện thu gom, vận chuyển các loại chất thải.

-        Thông tư của Bộ TNMT hoặc Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác lập quy hoạch quản lý chất thải tại địa phương.

6.3.3  Các quy định, quy chế

Song song việc ban hành các văn bản dưới Luật của Trung ương, thành phố Hồ Chí Minh cần kiến nghị Trung ương phân cấp cho thành phố thẩm quyền ban hành các quy định, quy chế, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho công tác quản lý chất thải, phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm của thành phố (có khối lượng chất thải lớn nhất trong cả nước). Cụ thể như sau :

-        Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất thải (với việc được quy định hành vi cụ thể, chưa có trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp cưỡng chế, xử phạt nghiêm khắc).

-        Quy định tiêu chuẩn, quy chuẫn kỹ thuật phương tiện vận chuyển chất thải trên địa bàn thành phố.

-        Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý chất thải trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, việc triển khai các chương trình, kế hoạch quản lý chất thải tại thành phố trong thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn do vướng cơ chế, chính sách pháp luật của Trung ương như : việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải, việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật để phát hiện và xử lý hành vi vi phạm về quản lý chất thải, việc thẩm định, cho phép các loại hình dịch vụ xử lý chất thải mới tại thành phố…chưa được các văn bản pháp luật Trung ương quy định. Do vậy, trong thời gian tới, để tạo sự chủ động cho thành phố trong công tác quản lý chất thải, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho thành phố trong công tác quản lý chất thải, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ quy hoạch

210

đã đề ra trong hệ thống quản lý chất thải tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

211