Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước...

23
Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh Nghệ An Dương Thanh Nga Trường Đại hc Khoa hc Tnhiên Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 58 02 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lưu Đức Hải Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đánh giá hiện trạng môi trường nước là bộ phận của đánh giá hiện trạng môi trường, cung cấp bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trường nước và tác động của con người đến hiện trạng đó; cũng như các mối quan hệ của chúng đến sức khỏe và phúc lợi kinh tế của con người; đồng thời phân tích diễn biến chất lượng nước. Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An Keywords: Khoa học môi trường; Chất lượng nước; Nước mặt ; Nghệ An Content MỞ ĐẦU 70% cơ thể con người là nước (não chứa 85% nước, xương 22%, cơ bắp 75%, máu 92%, dịch bao tử 95%, răng 10%...). Nước là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với sự sống và phát triển của con người. Tuy nhiên, tàinguyên nước mặt trên Thế giới vô cùng hạn chế. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp , công nghiệp , dân dụng , giải trí và môi trường . Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt . 97% nước trên Trái Đất là nước biển, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng băng hà tại hai cực và băng tuyết trên các đỉnh núi cao [16] . Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm (0,6%) , và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí (0,03%). Là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tổng lượng mưa lớn, Việt Nam có nguồn tài nguyên nước mặt phong phú. Tổng lượng dòng chảy trong năm đạt 835,5Km 3 , lượng nước bình quân 9210 m 3 /nguời/năm, cao hơn so với trung bình thế giới. Tuy nhiên, tài nguyên nước mặt của chúng ta hiện đang chịu tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động của con người dẫn đến cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước.

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến

chất lượng nước mặt tỉnh Nghệ An

Dương Thanh Nga

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 58 02

Người hướng dẫn: PGS.TS. Lưu Đức Hải

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đánh giá hiện trạng môi

trường nước là bộ phận của đánh giá hiện trạng môi trường, cung cấp bức tranh tổng

thể về hiện trạng môi trường nước và tác động của con người đến hiện trạng đó; cũng

như các mối quan hệ của chúng đến sức khỏe và phúc lợi kinh tế của con người; đồng

thời phân tích diễn biến chất lượng nước. Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường

nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Keywords: Khoa học môi trường; Chất lượng nước; Nước mặt; Nghệ An

Content

MỞ ĐẦU

70% cơ thể con người là nước (não chứa 85% nước, xương 22%, cơ bắp 75%, máu

92%, dịch bao tử 95%, răng 10%...). Nước là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với sự sống

và phát triển của con người. Tuy nhiên, tàinguyên nước mặt trên Thế giới vô cùng hạn chế.

Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi

trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt. 97% nước trên Trái Đất là nước biển,

chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng băng hà tại hai

cực và băng tuyết trên các đỉnh núi cao[16]

. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ

yếu ở dạng nước ngầm (0,6%), và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí

(0,03%).

Là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tổng lượng mưa lớn, Việt Nam có

nguồn tài nguyên nước mặt phong phú. Tổng lượng dòng chảy trong năm đạt 835,5Km3,

lượng nước bình quân 9210 m3/nguời/năm, cao hơn so với trung bình thế giới. Tuy nhiên, tài

nguyên nước mặt của chúng ta hiện đang chịu tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động của con

người dẫn đến cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước.

Page 2: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

2

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An, vị thế của tài nguyên nước

mặt ngày càng được nâng cao và coi trọng. Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội tài nguyên nước

Quốc tế (IWRA), Nghệ An được xếp vào khu vực đủ nước sử dụng. Chất lượng nước mặt

ngày càng trở thành vấn đề quan tâm của các cấp các ngành cũng như cộng đồng dân cư

hưởng lợi từ nguồn tài nguyên này. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An, công tác điều tra cơ

bản về tài nguyên nước cũng như khả năng tiếp nhận của các nguồn nước bắt đầu được tiến

hành tại một số huyện. Báo cáo tổng quan về hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh

NghệAn phục vụ công tác quản lý nhà nước, cũng như cung cấp thông tin đến cộng đồng hiện

chưa được thực hiện. Từ nhu cầu thực tế đó, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Đánh giá hiện

trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An” giai đoạn 2010 -

2012 , đề xuất một số giải pháp bảo vệ chất lượng nước mặt trên địa bàn.

Chƣơng 1- TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về đánh giá và phân tích diễn biến chất lƣợng nƣớc

Đánh giá hiện trạng môi trường nước là bộ phận của đánh giá hiện trạng môi trường,

cung cấp bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trường nước và tác động của con người đến

hiện trạng đó; cũng như các mối quan hệ của chúng đến sức khỏe và phúc lợi kinh tế của con

người; đồng thời phân tích diễn biến chất lượng nước.

1.2. Tổng quan về môi trƣờng nƣớc mặt

1.2.1. Định nghĩa nước mặt

Nước mặt là một dạng tài nguyên nước.“ Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và

hải đảo”[2]

.

Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt

được bổ sung một cách tự nhiên bởi nước mưa và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc

hơi và thấm xuống đất.

1.2.2. Các dạng tồn tại của nước mặt

1.2.3. Trữ lượng nước mặt

1.2.4. Chất lượng nước mặt

1.2.5. Các tác nhân gây ô nhiễm nước mặt

Page 3: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

3

1.3. Các Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

1.4. Tổng quan về nƣớc mặt tỉnh Nghệ An

1.4.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối

Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, trong Tỉnh có 06 lưu vực sông (có

cửa riêng biệt), tuy nhiên đa số là các con sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 60km và duy

nhất có sông Cả có lưu vực là 15.346km2 chiếm tới 93,1% diện tích thủy vực toàn tỉnh với

chiều dài qua Nghệ An là 361km[6]

.

Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ lệ lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực

khá đa dạng với mật độ trung bình 0,62km/km2, nhưng phân bố không đều trên toàn vùng.

Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển mạnh hơn,

mật độ trên 1km/km2; khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát

triển, trung bình 0,5km/km2[6]

. Tính chất cửa sông hạn chế phát triển mạng lưới sông vùng hạ

du, vì vậy mật độ sông suối ở đây đạt dưới 0,8km/km2.

Lưu vực sông Cả chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phần hạ du sông Cả với

sự nhập lưu của sông Hiếu và sông Ngàn Sâu cùng với sự đổi hướng dòng chảy; độ dốc lưu

vực cũng như đáy sông giảm, cũng như dãy cồn cát ven biển cao hơn vùng đồng bằng đã làm

giảm rất nhiều năng lực tiêu nước ra biển, gây hiện tượng ngập lụt.

Ngoài lưu vực sông Cả, các lưu vực sông nhỏ còn lại chủ yếu diện tích lưu vực dưới

500km2. Những con sông này đổ trực tiếp ra biển, vì vậy trong những tháng mùa kiệt, nguồn

nước các sông này thường bị xâm nhập mặn[6]

.

Trong tỉnh Nghệ An, dòng chảy không lớn và có sự phân mùa dòng chảy sâu sắc.

Hàng năm, lượng nước lớn nhất và nhỏ nhất có thể chênh nhau hàng ngàn lầnvà lànguyên

nhân tiềm ẩn gây ra tai biến môi trường. Nhìn chung, nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng

cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.

1.4.2.Trữ lượng nước mặt

Do vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An trải dài từ biển vào sâu trong đất liền với nhiều dạng

địa hình (từ vùng đồng bằng thấp ven biển tới vùng gò đồi và vùng núi cao) nên lượng mưa

dao động từ dưới 1000 mm (nơi địa hình bị che khuất như:Mường Xén, Tương Dương) đến

trên 2000 mm (Quỳ Châu, Nghĩa Khánh)[6]

. Tính trung bình hàng năm toàn tỉnh Nghệ An

nhận lượng mưa là 1745 mm. Do các điều kiện khí hậu lạnh khô, nóng và khuất gió ẩm; nên

bốc hơi tiềm năng của tỉnh cao, đạt tới 1348 mm tại vùng ven biển và (1100 - 1200) mm ở

núi; tính trung bình bốc thoát hơi tiềm năng đạt 1220 mm. Lượng bốc thoát hơi thực tế trên

Page 4: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

4

lưu vực đạt 796 mm; với sự chênh lệch lượng bốc thoát hơi thực tế và bốc thoát hơi tiềm năng

lớn (trên 400 mm) nên Nghệ An là vùng đất khô hạn tiềm năng.

Hàng năm, lượng nước trên bề mặt tỉnh Nghệ An đổ vào các sông suối trung bình đạt

là 13,5 tỷ m3 nước ứng với lớp dòng chảy 820 mm và hệ số dòng chảy đạt 0,47. Lượng dòng

chảy phân bố không đều trên lưu vực, vùng có lượng dòng chảy lớn nhất thuộc về lưu vực

sông Hiếu với lớp dòng chảy đạt tới 960 mm, phần thượng du khuất gió lượng dòng chảy chỉ

đạt 560 mm[6]

. So với lãnh thổ nước ta, đây là khu vực có lượng dòng chảy thấp. Do tác động

của hoàn lưu gió mùa và các nhiễu động thời tiết; nên lượng dòng chảy biến động qua các

năm khá lớn, trung bình đạt hệ số biến động dòng chảy Cv = (0,25 - 0,30), thể hiện tính chất

thất thường của lượng dòng chảy trên lưu vực. Trong năm lượng dòng chảy trên sông còn

biến động mạnh mẽ hơn, chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ xuất hiện từ tháng (VII-XI) chiếm

tới 73,5% lượng dòng chảy năm;Mùa kiệt lượng dòng chảy trên sông giảm hẳn với moduyn

dòng chảy trung bình chỉ đạt 10,3 l/s/km2.

Tóm lại, nguồn tài nguyên nước mặt Nghệ An được xếp vào mức trung bình trong cả

nước, hàng năm trung bình nhận 28,8 tỷ m3 nước mưa và đã sinh ra 13,5 tỷ m

3 dòng chảy vào

mạng lưới sông suối, tương ứng với moduyn dòng chảy 26 l/s.km2. Với dân số tính đến năm

2011 là 2.942.900 người; thì lượng nước mặt tính theo bình quân đầu người hiện nay là 4587

m3/người.năm

[6]. Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), Nghệ An

được xếp vào khu vực đủ nước sử dụng. Tuy nhiên, do tài nguyên nước phân bố không đều

theo không gian, nên đã xuất hiện các khu vực thiếu nước (huyện Mường Xén, Con Cuông)

đến những khu vực thừa nước (Quỳ Châu, Nghĩa Khánh).

Kết quả phân tích cân bằng nước giữa nhu cầu nước sử dụng và nguồn nước hiện có

(đã có tính đến các công trình điều tiết hiện đang sử dụng) cho thấy nước trên sông suối tỉnh

Nghệ An hiện tại đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước kể cả trong mùa kiệt.

Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Nghệ An

năm 2012 và diễn biến chất lượng nước từ năm 2010 đến năm 2012.

Mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm 43

điểm, chia làm 04 tuyến quan trắc như sau:

Page 5: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

5

- Tuyến dọc theo Quốc lộ 7 gồm các điểm lấy mẫu tại các huyện: Kỳ Sơn, Tương

Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Đô Lương, Thanh Chương và Nam Đàn, Hưng

Nguyên.

- Tuyến dọc theo Quốc lộ 48 gồm các điểm lấy mẫu tại các huyện: Quế Phong, Quỳ

Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn.

- Tuyến ven biển gồm các điểm lấy mẫu tại các huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi

Lộc và Thị xã Cửa Lò.

- Tuyến khu vực thành phố Vinh.

Bảng 1:Danh mục các điểm lấy mẫu và ký hiệu mẫu[9]

TT Tên điểm lấy mẫu Tọa độ lấy mẫu

Ký hiệu

mẫu

1 Mẫu nước mặt lấy tại thác Sao Va, huyện Quế Phong. X: 2.174.700(m);

Y: 520.993(m) M1

2 Mẫu nước mặt tại cầu Châu Tiến.

Huy

ện Q

uỳ

Châ

u

X: 2.109.210(m);

Y: 526.002(m). M2

3 Mẫu nước mặt lấy tại cầu treo Châu Hội. X: 2.163.215(m);

Y: 542.250(m). M3

4 Mẫu nước mặt lấy tại cầu Dinh, huyện Quỳ Hợp. X: 2.140.683(m);

Y: 556.156(m). M4

5 Mẫu nước mặt lấy tại cầu Hiếu.

Huy

ện

Ngh

ĩa Đ

àn X: 2.137.431(m);

Y: 570.795(m). M5

6 Mẫu nước mặt lấy tại điểm hợp lưu giữa sông Dinh

và sông Hiếu.

X: 2.140.635(m);

Y: 567.733(m) M6

7 Mẫu nước mặt sông Con tại cầu Rỏi, thị trấn Tân Kỳ, huyện

Tân Kỳ.

X: 2.108.610(m);

Y: 553.865(m) M7

8 Nước sông Rào Gang tại cầu Thanh Ngọc.

Huy

ện T

hanh

Chư

ơng

X: 2.077.502(m);

Y: 564.154(m). M8

9 Mẫu nước mặt sông Lam lấy tại cầu Rộ. X: 2.071.749(m);

Y: 565.549(m). M15

10 Mẫu nước mặt lấy tại thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn

(điểm đầu nguồn của sông Lam).

X: 2.145.984(m);

Y: 436.283(m). M9

11 Mẫu nước tại cầu Cửa Rào, huyện Tương Dương. X: 2.133.309(m);

Y: 466.447(m). M10

12 Mẫu nước mặt tại vực Bồng Khê, huyện Con Cuông. X: 2.106.234(m);

Y: 522.862(m). M11

13 Mẫu nước mặt hợp lưu sông Lam và sông Con tại

bãi đò Cây Chanh.

Huy

ện

Anh

Sơn

X: 2.105.614(m);

Y: 601.058(m). M12

14 Mẫu nước mặt sông Lam lấy tại thị trấn Anh Sơn. X: 2.094.651(m);

Y: 534.216(m). M13

15 Mẫu nước mặt sông Lam lấy tại Bara Đô Lương. X:2.092.317(m); Y:

557.852(m). M14

Page 6: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

6

16 Mẫu nước mặt sông Lam lấy tại Bara Nam Đàn X: 2.068.248(m);

Y: 599.952(m). M16

17 Mẫu nước mặt lấy tại Bara Bến Thuỷ, Tp. Vinh. X: 2.062.370(m),

Y: 599.932(m). M17

18 Mẫu nước mặt lấy tại Cảng Hải Quân. X: 2.071.283(m),

Y: 604.927(m). M18

19 Mẫu nước mặt Sông Mai Giang tại cầu Hoàng Mai.

Huy

ện

Quỳ

nh L

ưu

X: 2.128.262(m),

Y: 599.701(m). M19

20 Mẫu nước mặt Sông Thái tại cầu Giát. X: 2.117.426(m),

Y: 591.892(m). M20

21 Mẫu nước mặt cầu Lồi.

Huy

ện D

iễn

Châ

u

X: 2.108.131(m),

Y: 587.380(m). M21

22 Mẫu nước mặt Sông Bùng lấy tại cầu Bùng. X: 2.102.663(m),

Y: 588.027(m). M22

23 Mẫu nước mặt kênh nhà Lê.

Huy

ện

Ngh

i Lộc

X: 2.086.046(m),

Y: 594.575(m). M23

24 Mẫu nước mặt Sông Cấm lấy tại cầu Cấm. X: 2.085.136(m),

Y: 594.826(m). M24

25 Mẫu nước mặt Sông Nậm Tôn (CCN Thung Khuộc) X: 2.137.323m);

Y: 547.914(m). M25

26 Nước mặt lấy tại kênh tiếp nhận nước thải CCN Diễn Hồng. X: 2.105.491(m);

Y: 587.645(m) M26

27 Mẫu nước mặt thuỷ vực tiếp nhận nước thải của KCN Nam

Cấm.

X: 2.082.389(m);

Y: 597.426(m). M27

28 Mẫu nước mặt thuỷ vực tiếp nhận nước thải của KCN Cửa

Lò.

X: 2.079.573(m);

Y: 600.945(m). M28

29 Mẫu nước mặt lấy tại ngoại vi KCN Nghi Phú.

Thà

nh p

hố V

inh

X: 2.070.937(m);

Y: 597.740(m). M29

30 Mẫu nước mặt lấy tại mương tiếp nhận nước thải

CCN Hưng Lộc.

X: 2.067.886(m),

Y: 601.321(m). M30

31 Mẫu nước mặt lấy tại mương bê tông thoát nước tại

CCN Đông Vĩnh.

X: 2.066.489(m);

Y: 595.645m). M31

32 Nước mặt hồ Goong 1

X: 2.065.731(m);

Y: 599.568(m) M32

33 Nước mặt hồ Goong 2 (gần lò gạch và than).

X: 2.066.438(m),

Y: 602.099(m) M33

34 Nước mặt hồ Cửa Nam

X: 2.064.782(m);

Y: 596.291(m) M34

35 Nước mặt hồ Bảy Mẫu (tiếp nhận nước thải của KCN Bắc

Vinh)

X: 2.069.729(m);

Y: 594.722(m) M35

36 Mẫu nước mặt lấy tại bara Rào Đừng.

X:2.069.598(m) Y:

605.107(m). M36

Page 7: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

7

37 Nước sông Đào tại trạm bơm nước thô Cầu Mượu - Quốc lộ

46.

X:2.066.229(m) Y:

590.019(m). M37

38 Nước sông Đào tại Cầu Cửa Tiền.

X:2.064.569(m) Y:

596.816(m) M38

39 Mẫu nước mặt lấy tại cầu Kênh Bắc – P.Hưng Dũng. X:2.067.157(m), Y:

600.072(m). M39

40 Mẫu nước mặt kênh N3 (cửa xả nước thải ra sông Lam) –

P.Bến Thuỷ.

X:2.063.354(m), Y:

600.639(m). M40

41 Mẫu nước mặt lấy tại hồ chứa nước thải phía Đông Nam

thành phố Vinh (cuối mương Hồng Bàng).

X:2.064.172(m), Y:

598.714(m). M41

42 Mẫu nước mặt lấy tại mương Nguyễn Viết Xuân (trước cổng

ĐH Kỹ thuật 3) - phường Hưng Dũng.

X:2.065.524(m); Y:

600.844(m) M42

43 Mẫu nước mặt lấy tại cầu Nại.

X:2.065.481(m) Y:

598.636(m). M43

Diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2012 được phản ánh trên

cơ sở kết quả phân tích môi trường nước mặt của 9 đợt quan trắc trong 3 năm liên tục: năm

2010 có 02 đợt (đợt 3- tháng 9, đợt 4 – tháng 11), năm 2011 có 04 đợt (đợt 1- tháng 3, đợt 2-

tháng 6, đợt 3- tháng 9, đợt 4- tháng 11), năm 2012 có 03 đợt (đợt 1- tháng 3, đợt 2- tháng 6,

đợt 3- tháng 9).

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An

-Các giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp Thu thập và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

- Phương pháp lấy mẫu và bảo quản

- Phương pháp phân tích các thông số ô nhiễm

- Phương pháp đánh giá chất lượng nước

- Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích diễn biến

Chƣơng 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt tỉnh Nghệ An

3.1.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt

3.1.1.1. Đánh giá bằng chỉ số WQI

Chỉ số chất lượng nước (WQI) được tính toán dùng cho đánh giá chất lượng môi

trường nước tại 43 điểm quan trắc nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kết quả tính toán có

thể cung cấp cho chúng ta bức tranh tổng thể về chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn

tỉnh Nghệ An.

Hình 1: Hiên trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An (đơn vị %)

Page 8: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

8

21 21

19

21

19

21

20

18

19

19

20

20

21

21

22

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7

Nước ô nhiễm nặng cần xử lý trong tương lai

Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An

44

14

12

28

2

Nước ô nhiễm nặng cần xử lý trongtương lai

Sử dụng cho giao thông thuỷ và cácmục đích tương đương khác

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và cácmục đích tương đương khác

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinhhoạt những cần biện pháp xử lý

sử dụng tốt cho mục đích cấp nướcsinh hoạt

Hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An tính đến tháng 9 năm 2012

nhìn chung khá xấu, với 44% mẫu nước ô nhiễm nặng và 30% mẫu chất lượng nước thấp (2%

mẫu sử dụng cho mục đích giao thông thủy, 28% mẫu có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu).

Chỉ có 26% mẫu có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Nguyên nhân ô nhiễm được xác định

chủ yếu bởi hàm lượng lượng TSS quá cao, ngoài ra do DO, BOD, COD, NH4 không đáp ứng

yêu cầu của Quy chuẩn ở mức A2.

Chỉ số WQI của các điểm phân tích nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An có sự phân

hoá theo các lưu vực tự nhiên, theo khu vực thành thị và nông thôn, khu vực đồng bằng ven

biển và miền núi phía Tây.

3.1.1.1.1. Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An phân theo lưu vực

Hình 2: Chỉ số WQI sông Hiếu và phụ lưu

Page 9: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

9

21

60

20

8885

91

72

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

M25 M26 M27 M28 M29 M30 M31

Sử dụng cho mục đích cấp nước

sinh hoạt nhưng cần biện pháp xử

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh

hoạt

Ô nhiễm nặng cần xử lý trong tương lai

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và

các mục đích tương đương khác

Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt thành phố Vinh

9

50

8

33 Nước ô nhiễm nặng cần xử lý trong tươnglai

Sử dụng cho giao thông thuỷ và các mụcđích tương đương khác

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và cácmục đích tương đương khác

sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinhhoạt

18

7270

20 20 21 20

63

20

91

65

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

M8 M9 M10 M11 M12 M13 M14 M15 M16 M17 M18

Nước ô nhiễm nặng cần xử lý trong tương lai

sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục

đích tương đương khác

Hình 3: Chỉ số WQI sông Lam và phụ lưu

Hình 4:Hiện trạng chất lượng nước mặt ven biển

Hình 5:Chỉ số WQI các KCN, CCN

Hình 6: Hiện trạng chất lượng nước mặt thành phố Vinh

Hiện trang chất lƣợng nƣớc mặt ven biển

50 50

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạtnhững cần biện pháp xử lý

sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Page 10: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

10

72

21

20

91

83

93

88

85

91

72

9

99

72

69

21

21

19

75

71

67

47

73

0 20 40 60 80 100 120

M9

M13

M16

M17

M19

M20

M28

M29

M30

M31

M32

M33

M34

M35

M36

M37

M38

M39

M40

M41

M42

M43

Sử dụng cho giao thông thuỷ và các

mục đích tương đương khác

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh

hoạt

Ô nhiễm nặng cần xử lý trong tương

lai

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các

mục đích tương đương khác

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

nhưng cần biện pháp xử lý phù hợp

Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có hiện tượng ô nhiễm, đặc biệt là

nhiễm bẩn TSS và có sự phân hoá theo lưu vực. Có thể sắp xếp chất lượng nước theo lưu vực

như sau: Lưu vực các sông ven biển> Lưu vực thành phố Vinh> Các lưu vực tiếp nhận thải tại

các KCN,CN> Lưu vực sông Lam>Lưu vực sông Hiếu.

3.1.1.1.2. Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An phân theo khu vực thành thị và

nông thôn.

Trong tổng số 43 mẫu nước mặt tiến hành quan trắc trên địa bàn tỉnh Nghệ An có

22/43 mẫu (40%) nằm ở khu vực thành thị, 21/43 mẫu(60%) nằm ở khu vực nông thôn. Các

mẫu nước mặt khu vực thành thị chủ yếu nằm trên địa bàn thành phố Vinh, Hoàng Mai, TT.

Cầu Giát. Mẫu nước mặt khu vực nông thôn nằm chủ yếu trên địa bàn các huyện Quế Phong,

Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương…và các huyện đồng bằng ven biển.

Hình 7: Chỉ số WQI khu vực thành thị

Hình 8: Chỉ số WQI khu vực nông thôn

21

21

19

21

19

21

20

18

70

20

20

20

63

65

92

85

85

21

60

20

97

0 20 40 60 80 100

M1

M2

M3

M4

M5

M6

M7

M8

M10

M11

M12

M14

M15

M18

M21

M22

M23

M24

M25

M26

M27

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước

sinh hoạt

Ô nhiễm nặng cần xử lý trong tương lai

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và

các mục đích tương đương khác

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh

hoạt nhưng cần biện pháp xử lý phù hợp

Page 11: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

11

Chất lượng nước khu vực thành thị của tỉnh Nghệ An tốt hơn khu vực nông thôn. Khu

vực nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn bao gồm các tuyến sông lớn như sông Lam, sông

Hiếu là khu vực hiện đang bị ô nhiễm nặng bởi TSS nên có chất lượng nước xấu. Chất lượng

nước của khu vực nông thôn còn chịu sức ép của hoạt động của ngành CN khai thác và chế

biến khoáng sản, các nhà máy đường, hoạt động của các KCN, CCN nhỏ và vừa nằm rải rác.

Chất lượng nước mặt của khu vực thành thị chủ yếu chịu sức ép của dân cư và các hoạt động

thương mai, dịch vụ, quá trình đô thị hoá nhanh chóng với việc gia tăng nhanh chóng dân số

thành thị.

3.1.1.1.3. Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An phân theo khu vực đồng bằng và

miền núi

NghệAncódiệntíchtựnhiênlà16.490,25km2.Hơn80%diệntíchlàvùngđồi

núinằmởphíatâygồm10huyện,và1thịxã;Phíađônglàphầndiệntíchđồngbằngvà

duyênhảivenbiểngồm7huyện,1thịxãvàthànhphốVinh.

Hình 9: Chỉ số WQI khu vực miền núi

Hình 10: Chỉ số WQI khu vực đồng bằng

Chất lượng nước mặt khu vực đồng bằng tốt hơn miền núi do khu vực miền núi đang

bị ô nhiễm nặng bởi nồng độ TSS trong nước quá cao.

Nhận xét chung

2091

6583

9392

8585

6020

8885

9172

9

7269

2121

1975

7167

4773

97

99

0 20 40 60 80 100

M16M17M18M19M20M21M22M23M24M26M27M28M29M30M31M32M33M34M35M36M37M38M39M40M41M42M43

Sử dụng cho giao thông thuỷ và các

mục đích tương đương khác

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh

hoạt

Ô nhiễm nặng cần xử lý trong tương

lai

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và

các mục đích tương đương khác

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

nhưng cần biện pháp xử lý phù hợp

21

21

19

21

19

21

20

18

72

70

20

20

21

20

63

21

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

M1

M2

M3

M4

M5

M6

M7

M8

M9

M10

M11

M12

M13

M14

M15

M25

Ô nhiễm nặng cần xử lý trong tương lai

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các

mục đích tương đương khác

Page 12: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

12

Hiện trạng chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An thông qua chỉ số WQI đã có

hiện tượng ô nhiễm. Toàn tỉnh có 74% mẫu nước ô nhiễm nặng và chỉ sử dụng được cho

những mục yêu cầu chất lượng nước thấp; chỉ có 26% mẫu nước mặt có thể sử dụng cho mục

đích sinh hoạt nhưng 50% trong số đó cần áp dụng biện pháp xử lý phù hợp. Nguyên nhân ô

nhiễm chủ yếu được xác định là do nồng độ TSS trên các hệ thống sông chính và trong các

hồ, các lưu vực tiếp nhận thải vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT cột B2 nhiều lần, ngoài ra ở

một số khu vực, nồng độ BOD5, COD, NH4+ cao cũng là nguyên nhân làm chất lượng nước

xấu.

Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh có sự phân hoá rõ rệt theo lưu vực, giữa thành

thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Chất lượng nước xấu nhất lại nằm trên hai lưu

vực sông lớn nhất tỉnh, có nhiệm vụ cung cấp nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cho đại bộ

phận nhu cầu của dân cư và nước sản xuất cho các hoạt động kinh tế trên địa bàn.Đây đã và

đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho công tác quản lý và khai thác nguồn tài nguyên nước của

tỉnh Nghệ An.

3.1.1.2. Đánh giá bằng chỉ tiêu riêng lẻ

3.1.1.2.1. pH

Thông số pH của nước mặt tỉnh Nghệ An dao động từ 5,52 – 8,43, trung bình khoảng

7,2 có tính kiềm yếu vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng nước mặt phục vụ cho mục đích sinh

hoạt.

3.1.1.2.2. DO

60% nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An có chỉ số DO đáp ứng yêu cầu Quy chuẩn

cột A2 (chất lượng nước phục vụ mục đích sinh hoạt). 81% đáp ứng yêu cầu cột B1 - bảo tồn

đời sống thuỷ sinh

3.1.1.2.3. TSS

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 35% mẫu nước đáp ứng quy chuẩn mức A1, 37% mẫu

đáp ứng mức A2, 47% mẫu đáp ứng mức B1, 56% đáp ứng mức B2 và 44% mẫu không đáp

ứng mức B2, đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi các chất rắn lơ lửng, đặc biệt là lưu vực sông

Hiếu và sông Lam. Đáng chú ý mẫu M4, M6 và M25 có hàm lượng TSS quá cao từ 461mg/l

đến 801mg/l do hoạt động khai thác chế biến khoáng sản.

3.1.1.2.4. COD

Có 21% mẫu đáp ứng Quy chuẩn mức A1, 74% đáp ứng mức B1 và 88% mẫu đáp ứng

mức B2 và 12% mẫu không đáp ứng mức B2. Trong đó, mẫu M32_nước mặt hồ Goong 1 vượt

13 lần, mẫu M26_nước mặt kênh tiếp nhận thải CCN Diễn Hồng vượt 8,5 lần. Nguồn nước bị

ô nhiễm bởi các chất hữu cơ do sức ép của dân cư và hoạt động của ngành công nghiệp chế

biến nông sản, tái chế phế liệu của CCN Diễn Hồng..

Page 13: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

13

3.1.1.2.5. BOD5

49% mẫu nước mặt có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, 51% mẫu còn lại không

thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, chủ yếu nằm trên địa bàn thành phố Vinh. Các điểm ô

nhiễm nặng như M42 (46,8mg/l), M32 (40,8mg/l), M29 (24,6mg/l) đều nằm trên địa bàn thành

phố Vinh do sức ép của dân cư và hoạt động thương mại, dịch vụ.

3.1.1.2.6. Các hợp chất nitơ

Giá trị NH4+ của 40% mẫu nước đáp ứng Quy chuẩn ở mức A1, 60% đáp ứng mức A2,

77% mẫu nước đáp ứng mức B1, 21% mẫu nước ô nhiễm nặng không đáp ứng Quy chuẩn

mức B2. 100% nước mặt sông Lam và 93% nước mặt thành phố Vinh bị ô nhiễm NH4+ với

nồng độ dao động từ 0,08mg/l đến 18,42mg/l. Các kênh mương tiếp nhận nước thải trên địa

bàn thành phố Vinh đang bị ô nhiễm nặng bởi NH4+.

23% mẫu có thông số NO2- đáp ứng Quy chuẩn mức A1, 53% mẫu đạt mức A2, 84%

mẫu đạt mức B1 và 14% mẫu ô nhiễm nặng. Khu vực có nồng độ NO2- cao tập trung tại thành

phố Vinh và lưu vực sông Lam với các điểm ô nhiễm nặng như M30_nước mặt mương tiếp

nhận thải CCN Đông Vĩnh (0,23mg/l), M39_nước mặt tại cầu Kênh Bắc P.Hưng

Dũng(0,09mg/l), M40_nước mặt kênh N3 Tp.Vinh (0,072mg/l)…

Thông số NO3 tại 95% mẫu nước mặt đều đáp ứng quy chuẩn phục vụ cho mục đích

sinh hoạt.

3.1.1.2.7. CN-, F

- và kim loại nặng

Nước mặt địa bàn Nghệ An chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi Flo cũng như kim loại nặng.

Hàm lượng Flo và kim loại nặng trong nước hầu hết đáp ứng Quy chuẩn ở mức A2, A1. Riêng

Cr6+

ở tại điểm hợp lưu sông Lam và sông Con tại bãi đò Cây Chanh vượt Quy chuẩn mức B1

và đáp ứng quy chuẩn mức B2.

Đã có hiện tượng ô nhiễm cục bộ CN-, có 5% mẫu bị ô nhiễm nặng và 81% mẫu đáp

ứng Quy chuẩn cột A1, A2. Hai điểm ô nhiễm nặng CN- đều nằm trên địa bàn thành phố Vinh

(Nước mặt lưu vực tiếp nhận thải của CCN Đông Vĩnh và nước mặt hồ Bảy Mẫu_tiếp nhận

thải KCN Bắc Vinh.

3.1.1.2.8. Dầu mỡ

100% các mẫu nước mặt trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng Quy chuẩn mức B2. Lượng dầu

trong nước dao động từ 0,06 mg/l đến 0,23mg/l. Với nồng độ dầu như trên nước mặt tỉnh

Nghệ An chỉ phù hợp sử dụng vào mực đích giao thông thuỷ, hoàn toàn không có khả năng

bảo tồn đời sống thuỷ sinh cũng như dùng để sinh hoạt.

3.1.1.2.9. Coliforms

Đại bộ phận nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có hiện tượng ô nhiễm bởi

Coliforms.

Page 14: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

14

Tóm lại: Qua các thông số phân tích có thể nhận thấy nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ

An đang bị ô nhiễm bởi TSS, DO thấp và các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như NH4+, NO2

-,

COD, BOD5 và CN-. Trong đó mức độ ô nhiễm của các thông số từ nặng đến nhẹ được sắp

xếp như sau TSS> NH4> NO2-> COD> BOD5> CN

-> DO. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện chưa có

dấu hiệu ô nhiễm NO3-, kim loại nặng, F

-, dầu mỡ, coliforms. Hiện tượng ô nhiễm CN

- chỉ

mang tính chất cục bộ.

3.1.2. Nguyên nhân ô nhiễm nước mặt

Khai thác khoáng sản chưa có công nghệ phù hợp, chưa có hệ thống xử lý; hoạt động

sản xuất của các ngành công nghiệp sơ chế tài nguyên, tái chế phế liệu và chế biến nông, lâm

sản…đã góp phần không nhỏ gây ô nhiễm tài nguyên nước.

Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý gây ô nhiễm nước. Công nghệ khai thác lạc

hậu, hệ thống xử lý nước thải chưa đồng bộ, vận hành không đúng quy trình, xả nước chưa xử

lý đạt chuẩn ra môi trường …

Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý, rác thải của dân cư được thải trực tiếp ra môi

trường gâyhiện tượng ô nhiễm hữu cơ môi trường nước mặt khu vực thành phố Vinh, hạ lưu

sông Lam.

Hầu hết các cơ sở chế biến thuỷ sản đều chưa có hệ thống xử lý nước thải, các hộ đều

xả chất thải trực tiếp ra cống rãnh xung quanh, chảy trực tiếp ra hệ thống mương thuỷ lợi

chung và thoát ra sông kết quả là nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ, nồng độ DO thấp.

Hiện tượng chặt phá rừng đầu nguồn, hoạt động kinh tế xã hội, làm đường giao thông

khu vực miền núi…làm mất lớp phủ thực vật, tăng khả năng xói mòn rửa trôi đất, làm cho

chất rắn lơ lửng xâm nhập vào nước mặt ngày càng nhiều.

Ý thức của cộng đồng dân cư chưa cao. Hiện tượng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm nước

mặt còn phổ biến.

Nguyên nhân tự nhiên cũng góp phần rất lớn trong việc làm ô nhiễm nước mặt. Vào

thời điểm tiến hành lấy mẫu, toàn tỉnh Nghệ An vừa hứng chịu một đợt mưa rất lớn, cộng

thêm địa hình cắt xẻ mạnh, tầng phong hóa dày, bao gồm các loại đất tơi xốp, dễ bị xói mòn

rửa trôi nên đã làm cho hàm lượng TSS trên hệ thống sông Lam và sông Hiếu tăng mạnh.

Vùng thượng nguồn các sông lớn và vùng núi phía tây nguyên nhân gây ô nhiễm chủ

yếu do tự nhiên và hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, làm đường giao thông, khai

hoang chặt phá rừng đầu nguồn. Khu vực thành phố Vinh và các huyện đồng bằng nguyên

nhân ô nhiễm chủ yếu do sức ép của dân cư, các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ -

thương mại.

Page 15: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

15

3.2. Diễn biến chất lƣợng nƣớc mặt

Trong phạm vi của đề tài, diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh Nghệ An được đánhgiá

trong giai đoạn 2010 – 2012, qua số liệu của 9 đợt quan trắc.

3.2.1. Diễn biến chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI

Từ năm 2010 đến nay thông qua 9 đợt Quan trắc, chất lượng nước mặt trên địa bàn

tỉnh Nghệ An diễn biến như sau:

Bảng 1: Cơ cấu chất lượng nước mặt theo mức đánh giá (đơn vị:%)

Hình 11: Chất lượng nước mặt giai đoạn 2010-2012 theo mức đánh giá

Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2012 có nhiều diễn

biến phức tạp nhưng nhìn chung theo xu hướng tăng dần tỉ lệ nước mặt bị ô nhiễm nghiêm

trọng, cần có biện pháp xử lý trong tương lai và giảm dần tỉ lệ nước mặt có thể phục vụ cho

Mức đánh giá chất lượng nước

Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012

Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3

Nước ô nhiễm nặng, cần các

biện pháp xử lý trong tương lai 23 2 14 40 12 2 5 35 44

Sử dụng cho giao thông thuỷ và

các mục đích tương đương khác 5 9 2 9 2 5 7 2 2

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu

và các mục đích tương đương

khác

30 26 33 14 47 40 42 30 28

Sử dụng tốt cho mục đích cấp

nước sinh hoạt nhưng cần biện

pháp xử lý phù hợp

40 35 30 26 33 40 28 21 12

Sử dụng tốt cho mục đích cấp

nước sinh hoạt 2 28 21 12 7 14 19 12 14

Page 16: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

16

mục đích sinh hoạt cũng như mục đích tưới tiêu và giao thông thủy tức mức độ nhiễm bẩn

nước mặt ngày càng cao.

Tỉ lệ nước mặt bị ô nhiễm nặng tăng từ 23% vào tháng 9/2010 lên 44% vào tháng

9/2012. Số lượng các điểm ô nhiễm nghiêm trọng tăng từ 10 điểm lên 19 điểm năm 2012. Tỉ

lệ nước có thể phục vụ cho giao thông thủy giảm từ 5% xuống còn 2%.Tỉ lệ nước có thể phục

vụ cho mục đích sinh hoạt nhưng cần phải có biện pháp xử lý phù hợp giảm từ 40% xuống

12%. Tỉ lệ nước phục vụ tốt cho mục đích sinh hoạt tăng từ 2% lên 14%. Như vậy tỉ lệ nước

có thể phục vụ cho mục đích sinh hoạt nhưng cần áp dụng biện pháp xử lý phù hợp giảm từ

42% xuống còn 26%.

Phân theo lưu vực, trong giai đoạn 2010 -2012 nhìn chung chất lượng nước mặt ven

biển là tốt nhất, hầu hết các mẫu đều có thể phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Tiếp đến là chất

lượng nước sông Hiếu, chất lượng nước các KCN, CCN, chất lượng nước sông Lam. Chất

lượng nước xấu nhất nằm trên địa bàn thành phố Vinh.

3.2.2. Diễn biến chất lượng nước mặt theochỉ tiêu riêng lẻ

3.2.2.1. pH

Nồng độ pH trong nước mặt tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 -2012 dao động trong

khoảng 6,5 – 7,7. Nhìn chung nước có phản ứng trung tính đến kiềm nhẹ.

3.2.2.2. DO

Nhìn chung, nồng độ DO trung bình trong nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An dao

động từ 5,02-6,22mg/l. Về cơ bản nồng độ DO đáp ứng yêu cầu chất lượng nước phục vụ cho

mục đích sinh hoạt. Các điểm M40, M41, M42, nồng độ DO đang ngày càng suy giảm.

Hình 12: Diễn biến nồng độ DO tại một số điểm quan trắc thuộc thành phốVinh

3.2.2.3. TSS

Nồng độ TSS trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2012 cao và có xu hướng

ngày càng tăng. Nồng độ trung bình toàn tỉnh giai đoạn 2010 -2012 đều không đáp ứng Quy

Page 17: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

17

chuẩn mức A2. Nồng độ TSS cao ở khu vực trung lưu và thượng nguồn các con sông lớn sau

đó thấp dần về phía hạ nguồn và các huyện đồng bằng phía Đông.

3.2.2.4. COD

Nồng độ COD giai đoạn 2010-2012 biến động phức tạp nhưng vẫn nằm trong giới hạn

cho phép của Quy chuẩn 08:2008/BTNMT. Các mẫu nước mặt tại các kênh, hồ tiếp nhận thải

của các KCN (M26, M34, M29) nồng độ COD tăng dần kết quả phân tích đợt 2 và đợt 3 năm

2012 các điểm này có hiện tượng ô nhiễm nặng.

Hình 13: Nồng độ COD tại hồ tiếp nhận thải của các KCN, CCN

3.2.2.5. BOD5

Nồng độ BOD từ năm 2010-2012 có nhiều biến động phức tạp, không có xu hướng rõ

ràng. Các kênh mương tiếp nhận thải trên địa bàn thành phố Vinh hiện đang bị ô nhiễm

nghiêm trọng, nồng độ BOD5 vượt Quy chuẩn nhiều lần.

Hình 14: Nồng độ BOD5 tại các kênh mương tiếp nhận thải của thành phố Vinh

3.2.1.6. Các hợp chất nitơ

Khoảng 50% nước mặt trên địa bàn Nghệ An có hiện tượng ô nhiễm nặng bởi NH4+.

Các điểm ô nhiễm nặng đều tập trung tại thành phố Vinh với các điểm như M30, M31, M35,

M39, M40, M41, M42, M43.

Hình 15: Nồng độ NH4+ tại một số điểm quan trắc thuộc thành phố Vinh

Page 18: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

18

Nồng độ NO2-, NO3

- biến đổi phức tạp nhưng nhìn chung đều nằm trong giới hạn cho

phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

3.2.2.7. CN-, F

- và kim loại nặng

Giai đoạn 2010-2012, toàn tỉnh có 20/43 điểm phát hiện ô nhiễm CN-, tuy nhiên đến

đợt 3/2012, chỉ còn 3 điểm có dấu hiệu ô nhiễm, nồng độ CN-đa phần biến động giảm trên

toàn mạng lưới.

Nước mặt hầu như chưa có hiên tượng ô nhiễm F-.Hàm lượng F

- trong nước hầu như

chưa có biến động đáng kể.

Cd, As, Pb, Cu, Zn, Hg có nồng độ thấp trong nước mặt và đại đa số không diễn biến

xấu trong giai đoạn 2010-2012. Riêng Mn, Sn có hàm lượng nhỏ trong nước nhưng hiện chưa

có quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT.

Nồng độ Cr6+

diễn ra theo 2 xu thế, các điểm chưa có hiện tượng ô nhiễm thì có dấu

hiệu tăng tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.

Hàm lượng Ni trong nước mặt giai đoạn 2010-2011 tăng mạnh, toàn tỉnh có 12/43

điểm ô nhiễm nặng. Năm 2012 hàm lượng Ni giảm, đến đợt 3/2012 hàm lượng Ni trong nước

đạt QCVN 08:2008/BTNMT.

Hàm lượng Fe trong nước có nhiều biến độngnhưng đến đợt 3/2012 đều đạt QCVN

08:2008/BTNMT.

3.2.2.8. Dầu mỡ

Chỉ tiêu dầu mỡ chỉ mới chỉ được phân tích từ đợt 3 năm 2011 đến nay. Tuy nhiên

hàm lượng dầu phân tích được trong giai đoạn 2011-2012 có xu hướng tăng mạnh. Đến đợt

3/2012, toàn tỉnh có trong nước 20/43 điển có hàm lượng dầu vượt QCVN cột B1.

3.2.2.9. Coliforms

Hàm lượng coliforms giai đoạn 2010-2012 có nhiều biến động theo các xu hướng

không rõ ràng tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột

A2.

Page 19: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

19

3.2.3.Xu thế diễn biến chất lượng nước mặt

3.2.3.1. Đô thị hoá làm biến đổi chất lượng môi trường nước mặt

3.2.3.2. Phát triển công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và tái

chế phế liệu… làm biến đổi chất lượng nuớc mặt

3.2.3.3. Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, làm đường giao thông, phát triển kinh tế - xã hội

cộng hiện tượng biến đổi khí hậu làm tăng hiện tượng xói mòn đất, gây ô nhiễm nước mặt.

3.3. Các giải pháp bảo vệ môi trƣờng nƣớc mặt Nghệ An

3.3.1. Giải pháp hành chính – tổ chức

- Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý môi trường nước ở Nghệ An

- Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ chuyên trách ở địa phương và cấp Tỉnh trong

việc quản lý nguồn nước.

- Hoàn thiện điều tra cơ bản về tài nguyên nước, tiến tới xây dựng Quy hoạch khai thác và

sử dụng nước mặt trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý tài nguyên nước theo lưu vực song kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.

- Thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước mặt.

- Các công trình, dự án xây dựng có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước

phải có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước được cấp có thẩm

quyền phê duyệt, phải xây dựng và vận hành đầy đủ hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu có

sự kiểm tra và xác nhận của Chi cục Bảo vệ Môi trường.

- Áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về

sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên trong đó có nguồn nước mặt.

- Tiến hành khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước mặt tại các trong

điểm như thành phố Vinh, KCN và CCN, sông Lam, sông Hiếu…

- Đẩy mạnh công tác truyền thông và xã hội hoá công tác bảo vệ nguồn nước. Nâng cao

nhận thức cộng đồng trong việc khai thác hợp lý và bảo vệ

3.3.2. Giải pháp kinh tế

- Tiến hành thu phí nước thải đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả thải vào

nguồn nước theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP. Đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định.

- Tăng cường kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý khai thác và

sử dụng tài nguyên nước.

Page 20: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

20

- Hỗ trợ kinh phí, có chính sách ưu đãiđối với các tổ chức cá nhân xây dựng hệ thống

tuần hoàn và tiết kiệm nước. Đầu tư kinh phí cho các công trình nước sạch, vệ sinh nông thôn.

- Tiếp tục tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác bảo vệ tài nguyên nước mặt; phân

bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí sự nghiệp, xây dựng cơ bản và các nguồn kinh

phí khác để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, công trình đầu tư về bảo vệ môi trường nước mặt.

- Thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi

xã hội hóa đầu tư vào các công trìnhxử lý nước thảitập trung và cấp nước sạch trên địa bàn.

- Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư, tăng tỉ lệ đầu tư cho bảo vệ nước mặt từ nguồn vốn

ODA.

3.3.3. Giải pháp kỹ thuật

- Ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực xử lý nước cấp sinh hoạt cũng như xử lý

nước thải của các loại hình sản xuất trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

- Xây dựng hệ thống tuần hoàn và tái sử dụng, sử dụng tiết kiệm nước mặt trong các cơ

sở sản xuất cũng như hộ gia đình.Ứng dụng tuần hoàn sử dụng nước thải sản xuất trong công

nghiệp khai thác và chế biến đá ở Quỳ Hợp.

- Ứng dụng Công nghệ thông tin và mô hình hoá trong công tác quản lý và dự báo chất

lượng môi trường nước mặt.Sử dụng các số liệu quan trắc môi trường nước để xây dựng cơ sở

dữ liệu về chất lượng nước mặt bằng hệ thống Web GIS.Tiến hành xây dựng bản đồ phân

vùng chất lượng nước mặt.

- Giải pháp Quan trắc Môi trường

Hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước mặt được thiết lập nhằm mục tiêu

đánh giá tác động của các hoạt động do con người gây ra đối với chất lượng nước và đánh giá

khả năng sử dụng nước theo các mục đích khác nhau; xác định chất lượng nước mặt về bản

chất tự nhiên của lưu vực; theo dõi các nguồn ô nhiễm và đường đi của các chất độc hại, đặc

biệt khi có sự cố môi trường; xác định xu hướng thay đổi chất lượng nước mặt ở các điểm.

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và nguồn số liệu chính xác trong thời gian tới

hệ thống quan trắc nước mặt trên địa bàn tình Nghệ An cần được xây dựng theo hướng sau:

+ Hoàn thiện hệ thống quan trắc nước mặt, bổ sung thêm số điểm quan trắc, tiến hành

quan trắc thêm chỉ tiêu PO43-

,thôngsố độ đục,lưu lượng và tốc độ dòng chảy, thành phần thủy

sinh (các loại thủy sinh chỉ thị chất lượng và ô nhiễm nước), thông số độ mặn, Cl-.

+ Trong tương lai, cần thiết lập mạng lưới quan trắc, giám sát chất lượng nước mới có

tính thực tiễn và phù hợp với các quy định hiện.

+ Nâng cao năng lực quan trắc và phân tích môi trường; Chuẩn hoá các quy trình lấy

Page 21: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

21

mẫu và phân tích theo QA/QC, xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường bằng GIS và

áp dụng mô hình hoá để dự báo sự biến đổi chất lượng môi trường nước phục vụ công tác

quản lý nhà nước về môi trường.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu, tổng hợp, đánh giá theo những mục

tiêu ban đầu đề ra với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lưu Đức Hải đề tài “Đánh giá hiện

trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh Nghệ An” đã hoàn thành với các kết

quả thu được như sau:

1.1. Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước mặt của tỉnh Nghệ An:

Chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An khá thấp với 44% mẫu nước ô nhiễm nặng

và 30% mẫu chất lượng nước thấp. Chỉ có 26% mẫu có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Chất lượng môi trường nước có sự phân hóa giữa các lưu vực, giữa thành thị và nông

thôn, giữa đồng bằng và miền núi.

Nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang bị ô nhiễm bởi TSS, NH4+, NO2

-, COD, BOD5.

Riêng các thông số CN-, DO, Cr

6+, dầu mỡ có hiện tượng ô nhiễm cục bộ.Kim loại nặng, F

-,

NO3-, Coliforms hiện chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

1.2. Diễn biến chất lượng nước tỉnh Nghệ An

Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2012 có nhiều diễn

biến phức tạp. Xu hướng chung tăng dần tỉ lệ nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng, cần có biện

pháp xử lý trong tương lai và giảm dần tỉ lệ nước mặt có thể phục vụ cho mục đích sinh hoạt

tức mức độ nhiễm bẩn nước mặt ngày càng cao. Tỉ lệ nước mặt bị ô nhiễm nặng tăng từ 23%

lên 44%. Số lượng các điểm ô nhiễm nghiêm trọng tăng từ 10 điểm lên 19 điểm. Tỉ lệ nước có

thể phục vụ cho giao thông thủy giảm từ 5% xuống còn 2%.Tỉ lệ nước có thể phục vụ cho

mục đích sinh hoạt giảm từ 40% xuống26%.

2. Kiến nghị

Page 22: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

22

Nước mặt là nguồn tài nguyên vô giá nhưng không vô tận. Để khai thác và sử dụng

hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này đòi hỏi các các cấp, các ngành liên quan cùng với cộng

đồng dân cư cần chung tay, góp sức để giữ gìn và ngăn chặn đà suy thoái và ô nhiễm nước

mặt đang diễn ra. Để bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước mặt, luận văn kiến

nghị thực hiện những giải pháp hành chính – tổ chức, các giải pháp kinh tế, các giải pháp kỹ

thuật, cụ thể như sau:

Các giải pháp hành chính - tổ chức trọng tâm là kiện toàn bộ máy tổ chức hành chính

trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên nước, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh

và địa phương, hoàn thiện các dự án điều tra cơ bản về tài nguyên nước mặt, tăng cường công

tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành những điều luật được quy định trong luật Tài nguyên

Nước.

Áp dụng thu phí nước thải đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả thải vào nguồn

nước. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ nguồn nước.

Các giải pháp kỹ thuật trọng tâm là ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc

khai thác và sử dụng nguồn nước mặt có hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ suy thoái và ô nhiễm

nguồn nước, chú trọng hoạt động quan trắc môi trường.

References

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hệ thống Quy chuẩn chất lượng môi trường quốc gia.

2. Quốc hội, Luật tài nguyên nước ban hành ngày 21-6-2012 và Luât bảo vệ môi trường

ban hành ngày 29-11-2005.

3. Thủ tướng chính phủ (2006), Quyết định 81/2006/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chiến

lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, Hà Nội.

4. Thủ tướng chính phủ (2007), Quyết định 197/2007/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Hà Nội.

5. Tổng cục Môi trường (2011), Quyết định 879/QĐ-TCMT về việc Ban hành sổ tay

hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước, Hà Nội.

6. UBND tỉnh Nghệ An (2012), Báo cáo Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An.

7. UBND tỉnh Nghệ An (2011), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2011,Hà Nội.

8. UBND tỉnh Nghệ An (2009), Sở Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi

trường tỉnh Nghệ An năm 2005-2009

9. UBND tỉnh Nghệ An, Sở Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo quan trắc mạng đợt

I,II,III,IV giai đoạn 2010 -2012.

10. Phạm Ngọc Đăng, Lê Trình, Nguyễn Quỳnh Hương (2001), Đánh giá diễn biến và dự

báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và phía nam đề xuất các giải

pháp bảo vệ môi trường, NXB Xây dựng.

11. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2008), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền

vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 23: Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9434/1/01050000674.pdf · 2 Trong quá trình phát triển

23

12. Phạm Ngọc Hồ (2010), Giáo trình Cơ sở môi trường nước, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội

13. Phạm Ngọc Hồ (2004), Cơ sở khoa học và phương pháp luận xây dựng bản đồ hiện

trạng môi trường, Tuyển tập các công trình khoa học của Hội nghị khoa học Ngành

khoa học, công nghệ và môi trường năm 2004, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

14. Phạm Ngọc Hồ (2011), Giáo trình giảng dạy sau đại học, Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội, Mô hình hóa đánh giá chất lượng môi trường

15. Nguyễn Đình Hòe (2006), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục

16. Nguyễn Thanh Sơn (2004), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, NXB Giáo dục