nguy£n t¾c, ph¦¥ng ph¸p §¹i §oµn kÕt trong t¦ t¦ëng...

48
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------***----------- LÊ THỊ HÀ NGUY£N T¾C, PH¦¥NG PH¸P §¹I §OμN KÕT TRONG T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2016

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------***-----------

LÊ THỊ HÀ

NGUY£N T¾C, PH¦¥NG PH¸P §¹I §OµN KÕT

TRONG T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2016

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------***-----------

LÊ THỊ HÀ

NGUY£N T¾C, PH¦¥NG PH¸P §¹I §OµN KÕT

TRONG T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

& Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS HOÀNG CHÍ BẢO

2. GS. TS ĐOÀN THỊ MINH OANH

HÀ NỘI - 2016

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu trong luận án là trung thực; các luận điểm và kết quả

nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2016

Tác giả

Lê Thị Hà

ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận án xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tập thể lãnh đạo Trường

Đại học Hồng Đức, đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho

tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn GS.TS Hoàng Chí Bảo và PGS.TS Đoàn

Thị Minh Oanh là người đã hướng dẫn, góp ý trao đổi về phương pháp luận, nội

dung nghiên cứu và các hướng dẫn khoa học khác, đảm bảo cho luận án hoàn thành

có chất lượng.

Xin chân thành cảm ơn tất cả các nhà khoa học đã góp ý và tạo điều kiện cho

việc hoàn thiện luận án.

Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa Triết học, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện cho việc

học tập nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt

quá trình thực hiện luận án.

Tác giả luận án

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii

MỤC LỤC ....................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 6

1.1. Những nghiên cứu về đại đoàn kết trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh .. 6

1.2. Những nghiên cứu về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong tư

tưởng Hồ Chí Minh ...................................................................................... 21

1.3. Những nghiên cứu về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nói

chung và nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết nói riêng ......................... 28

1.4. Một số vấn đề đặt ra, luận án cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết .... 30

Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 32

Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUYÊN

TẮC, PHƢƠNG PHÁP ĐẠI ĐOÀN KẾT .................................................. 33

2.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................... 33

2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp

đại đoàn kết .................................................................................................. 42

Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 60

Chƣơng 3. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ

MINH VỀ NGUYÊN TẮC, PHƢƠNG PHÁP ĐẠI ĐOÀN KẾT ............ 62

3.1. Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết ................................ 62

3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc đại đoàn kết ............................. 71

3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp đại đoàn kết ......................... 84

iv

3.4. Mối quan hệ giữa nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong tư tưởng

Hồ Chí Minh ................................................................................................ 98

Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 101

Chƣơng 4. GIÁ TRỊ CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC,

PHƢƠNG PHÁP ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ... 103

4.1. Bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ........................................ 103

4.2. Cơ sở cho Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết vấn đề dân tộc và quốc

tế trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới ...................................................... 108

4.3. Cơ sở cho Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát

huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân ............................................ 124

4.4. Cơ sở để đẩy mạnh hội nhập quốc tế, cùng với các quốc gia - dân tộc

tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu ............................................... 134

Tiểu kết chương 4 .......................................................................................... 141

KẾT LUẬN .................................................................................................. 143

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

CNCS : Chủ nghĩa Cộng sản

CNMLN : Chủ nghĩa Mác-Lênin

CNTB : Chủ nghĩa tư bản

CNĐQ : Chủ nghĩa đế quốc

CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CB, ĐV : Cán bộ, đảng viên

ĐĐK : Đại đoàn kết

ĐĐKDT : Đại đoàn kết dân tộc

ĐKQT : Đoàn kết quốc tế

GCVS : Giai cấp vô sản

GCCN : Giai cấp công nhân

GCTS : Giai cấp tư sản

TBCN : Tư bản chủ nghĩa

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

MTDTTN : Mặt trận dân tộc thống nhất

MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh

nhân văn hoá thế giới. Người là nhà tư tưởng mácxít sáng tạo của cách mạng

Việt Nam trong thế kỷ XX. Người đã đề ra đường lối chiến lược cho cách mạng

Việt Nam đi tới thắng lợi. Trong hệ thống quan điểm, đường lối chiến lược của

cách mạng Việt Nam nổi bật là tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.

Đại đoàn kết có vai trò rất quan trọng, là nhân tố chủ yếu quyết định thắng

lợi của cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là

thắng lợi” [84, tr.22]. Tư tưởng đó của Người như một chân lý, nói lên sức mạnh

của đại đoàn kết. Song, để có được sự đoàn kết, điều cốt yếu là phải có nguyên tắc

và phương pháp đại đoàn kết đúng đắn.

Với sự nhanh nhạy, nắm bắt cái mới, chắt lọc tinh hoa dân tộc và thời đại,

với sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã xây

dựng nên hệ thống nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết thực sự khoa học, cách

mạng. Ở Hồ Chí Minh , phương pháp đại đoàn kết luôn mềm dẻo, uyển chuyển phù

hợp với từng thời kỳ của cách mạng, nhưng nhất quán với nguyên tắc đại đoàn kết.

Nguyên tắc đại đoàn kết vì nước, vì dân, vì nhân loại tiến bộ là bất biến; phương

pháp đại đoàn kết luôn ứng biến, linh hoạt với nhiều hình thức cũng là để huy động,

tập hợp lực lượng nhằm phát huy sức mạnh dân tộc va sưc manh quốc tế thực hiện

mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nguyên tắc đại đoàn

kết là cơ sở, định hướng cho phương pháp ĐĐK đi đến mục tiêu. Phương pháp

ĐĐK không dựa trên nguyên tắc ĐĐK thì không có cơ sở để thực hiện. Cách mạng

Việt Nam giành được những thành tựu to lớn trong kháng chiến chống Pháp, kháng

chiến chống Mỹ và trong công cuộc đổi mới là do có sự vận dụng đúng đắn tư

tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong suốt tiến trình

cách mạng Việt Nam.

Hiện nay, trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, chúng ta có

nhiều thuận lợi, song cũng không ít khó khăn, thử thách, đang tác động đến khối

2

đại đoàn kết dân tộc. Sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ mô hinh kinh tế kế

hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường dẫn đến sự thay

đổi về cơ cấu xã hội - giai cấp. Sự thay đổi đó làm cho việc liên minh, liên kết,

tập hợp các giai tầng xã hội gặp khó khăn , trở ngại cân phai vươt qua . Hơn nữa,

do hệ lụy của nền kinh thị trường dẫn đến: tinh thần tương thân tương ái, đoàn

kết cộng đồng suy giảm; thêm vào đó là sự tha hóa, biến chất, chạy theo lợi ích

cá nhân, lợi ích nhóm, tham ô, sách nhiễu nhân dân của một số cán bộ, đảng viên

đã gây tổn hại đến uy tín của Đảng, tác động không tốt đến khối ĐĐK dân tộc.

Mặt khác, các thế lực thù địch, phản động đang tiến hành chiến lược “diễn biến

hòa bình”, âm mưu chia rẽ Đảng với dân tộc, Đảng với nhân dân, nhằm chống

phá cách mạng nước ta, chống phá CNXH, những vấn đề đó làm cho việc cho

việc thực hiện đoàn kết toàn dân gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Đoàn kết luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và chú trọng

thực hiện. Song về mặt phương pháp, cũng có những lúc chúng ta vận dụng chưa

tốt, chưa thể hiện đúng đắn và sáng tạo theo chỉ dẫn của Hồ Chí Minh nên dẫn đến

một số vấn đề nảy sinh, ảnh hưởng không tốt đến khối đại đoàn kết dân tộc. Tình

hình đó, đòi hỏi chúng ta càng phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc,

phương pháp đại đoàn kết trong tình hình mới, để tuyên truyền, vận động nhân dân

đoàn kết, xây dựng đất nước và làm thất bại âm mưu của kẻ địch. Tư tưởng Hồ Chí

Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết đã trở thành đường lối chiến lược

cách mạng của Đảng ta, soi đường chỉ lối cho cách mạng nước ta đi đến thắng lợi.

Đồng thời nó cũng là phương châm để giải quyết những vấn đề cấp thiết của cách

mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới.

Trên thế giới, hiện nay sự giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học, công

nghệ... có tính chất toàn cầu. Toàn cầu hóa làm cho các quốc gia xích lại gần

nhau, thực hiện liên minh, đoàn kết, hợp tác để phát triển. Đây là xu thế chủ đạo

trong cộng đồng thế giới. Song bên cạnh đó, vẫn còn những nguy cơ tiềm ẩn, vẫn

còn có những bất ổn, mà một quốc gia không thể tự giải quyết được, như: ô

nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất, bệnh dịch, đói

3

nghèo, xung đột dân tộc, sắc tộc, vấn nạn khủng bố, nguy cơ chiến tranh hạt

nhân... hậu quả và tác hại của nó thật khó lường và đang đe dọa sự sống của

nhân loại. Tình hình đó, đòi hỏi các quốc gia phải cùng nhau bàn bạc, giải quyết,

nhằm tạo sự ổn định và phát triển chung. Để giải quyết vấn đề trên một cách hiệu

quả, chúng ta cần quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc và phương

pháp đoàn kết quốc tế.

Thực tiễn đang đòi hỏi các quốc gia dân tộc cũng như các giai cấp, tầng lớp, dân

tộc trong mỗi quốc gia phải tìm ra cách thức để liên minh, hợp tác, đoàn kết; đoàn kết

trong nước, đoàn kết quốc tế, nhằm ổn định và phát triển vì tương lai tươi sáng của loài

người và của chính mình. Chính vì vậy, vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết hợp tác quốc

tế đang đặt ra cấp thiết. Do đó, tác giả chọn vấn đề “Nguyên tắc, phương pháp đại

đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đê tai nghiên cứu luận án tiên sy triêt hoc,

chuyên nganh Chu nghia duy vât biên chưng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí

Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết. Trên cơ sở đó, góp phần khẳng định giá

trị di sản của Người về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chu

yếu sau:

Một là: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí

Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết.

Hai là: Phân tích và hệ thống hóa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên

tắc và phương pháp đại đoàn kết.

Ba là: Làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về

nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

4

Nghiên cứu nội dung nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong tư tưởng

Hồ Chí Minh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về mặt nội dung: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên

tắc, phương pháp đại đoàn kết qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh.

- Phạm vi về mặt tư liệu: Nghiên cứu các tác phẩm Hồ Chí Minh trong bộ Hồ

Chí Minh toàn tập.

4. Cơ sở và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết và đại đoàn kết.

- Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và của Đảng ta trong thực hiện đường lối

chiến lược đại đoàn kết.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

của triết học Mác - Lênin.

- Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã

hội nhân văn, của khoa học triết học. Trong đó chú trọng phương pháp lô gíc và lịch

sử; phân tích va tổng hợp; khái quát hóa và trừu tượng hóa; phân tích văn bản; phân

hóa so sánh; hệ thống cấu trúc v.v..

5. Đóng góp mới về mặt khoa hoc của luận án

- Phân tích, hệ thống hóa, làm nổi bật những nội dung chủ yếu của tư tưởng

Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết.

- Góp phần nâng cao hiểu biết tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương

pháp đại đoàn kết.

- Góp phần khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh

về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Ý nghĩa lý luận

5

Làm sáng tỏ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên

tắc, phương pháp đại đoàn kết trong cách mạng Việt Nam trước kia cũng như hiện

nay, nhất là trong thực tiễn đổi mới, hội nhập để phát triển.

- Ý nghĩa thực tiễn

Kết qua nghiên cứu cua luận an co thể dùng làm tài liệu tham khảo cho

việc nghiên cứu giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư

tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nói riêng.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 4 chương, 14 tiết và danh mục tài

liệu tham khảo.

6

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Những nghiên cứu về đại đoàn kết trong hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Đã có nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về Hồ Chí Minh trên

nhiều phương diện khác nhau. Những bài viết của các tác giả nước ngoài “theo

thống kê chưa đầy đủ đã có trên 200 tác phẩm và các công trình nghiên cứu, hàng

trăm tạp chí, hàng ngàn bài báo của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, triết học,

tâm lý học, nhân chủng học, văn hóa học, các nhà thơ, các phóng viên của các tờ

báo lớn trên thế giới... viết về Hồ Chí Minh” [127, tr.1].

Trước hết, Nghị quyết của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp

Quốc (UNESCO) về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết:

“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc,

đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam,

góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân

chủ và tiến bộ xã hội” [89, tr.9]. Đây là sự tôn vinh đối với Hồ Chí Minh, đồng thời

là sự ghi nhận của tổ chức quốc tế về công lao của Hồ Chí Minh đối với dân tộc

Việt Nam và nhân loại.

Tờ World daily (Mỹ), số ra ngày 20-9-1969 đã viết: “Hồ Chí Minh không

những tìm ra con đường đi tới tự do mà còn sáng lập và xây dựng công cụ lãnh đạo

là chính đảng Mác-Lênin. …Người đã trở thành biểu tượng Anh hùng và cách mạng

trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong thời

đại. Cuộc đời và các tác phẩm của Người sống mãi để thôi thúc những thế hệ tiếp

nối và những thế hệ chưa chào đời. Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một

di sản tinh thần thôi thúc ý chí mọi người và thúc đẩy những hành động lớn lao

trong sự nghiệp tự do và chủ nghĩa cộng sản trong các nhà cách mạng trên toàn thế

giới!” [127, tr.2].

TS. John Callow Giám đốc thư viện Mác (Vương quốc Anh) trong bài “Tiếng

sấm mùa xuân”: Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác và nghệ thuật thực tiễn”, đăng trên báo

7

Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 8/6/2012. John Callow nhận định về những

công lao của Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh “Con người làm hồi sinh một dân tộc”, là

người đem lại sự cộng hưởng giữa những trào lưu tiên tiến nhất ở phương Tây và

những truyền thống bản địa về tính cộng đồng, tinh thần tự cường, lòng trung thành với

đất nước và sự vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn, để tổ chức nên mọi

thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã học hỏi, rút kinh nghiệm những

bài học lịch sử, “Người hiểu rõ về thất bại của những cuộc khởi nghĩa nông dân khi đối

chọi với súng đạn của người châu Âu. Người nhận ra rằng, chỉ có lòng can đảm không

thôi là chưa đủ để giải phóng nhân dân mình, để xây dựng một quốc gia độc lập.

CNĐQ và chế độ tư bản, với tư cách là bệ đỡ cho sự phát triển của nó, cần được nhận

thức một cách đầy đủ thì mới có thể đương đầu với chúng một cách hiệu quả, mới có

thể vượt qua chúng bằng sự đoàn kết thống nhất giữa công nhân và nông dân - sự đoàn

kết được hun đúc qua cuộc đấu tranh và theo đuổi những lý tưởng chung” [17, tr.2].

John Callow muốn nói rằng, Hồ Chí Minh đã kết hợp tinh thần yêu nước và sự đoàn

kết của nhân dân Việt Nam để tạo nên sức mạnh. Đó là một yếu tố cần thiết để giải

phóng dân tộc. Thiên tài của Hồ Chí Minh là biết thâu tóm những vấn đề thực tiễn đặt

ra để xác định quyết sách đúng đắn và giành thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.

Trong cuốn “Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch”, nhiều nước đã

bày tỏ lòng kính phục và tiếc thương vô hạn đối với Hồ Chủ tịch - bậc “đại trí, đại

nhân, đại dũng”:

Đảng Cộng sản Liên-xô đã viết: Hồ-Chí-Minh là nhà hoạt động lỗi lạc của

phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. “Những người cộng

sản Liên-xô, toàn thể nhân dân Liên-xô đánh giá cao những cố gắng không mệt mỏi

của Đồng chí Hồ-Chí-Minh nhằm phát triển tình hữu nghị anh em giữa Đảng Lao

động Việt-nam và Đảng Cộng sản Liên-xô, giữa nhân dân Liên-xô và nhân dân

Việt-nam. Nhân dân Liên-xô sẽ mãi mãi ghi nhớ hình ảnh trong sáng của Đồng chí,

người mác-xít–Lê-nin-nít kiên cường, người bạn trung thành của Đảng và đất nước

chúng tôi” [113, tr.10]. Đảng Cộng sản và nhân dân Liên-xô, khâm phục nghị lực

lớn lao, ý chí sắt đá, lòng dũng cảm và kiên cường, đức tính giản dị và nhân đạo,

tình đoàn kết hữu nghị quốc tế chân thành, trong sáng của Hồ Chí Minh.

8

Đảng Cộng sản Trung Quốc xem Hồ Chí Minh như người bạn chiến đấu thân

thiết của nhân dân Trung Quốc, “Người đã từng tham gia cuộc đấu tranh cách mạng

của Trung-quốc, kề vai sát cánh chiến đấu với nhân dân Trung-quốc, trong quá trình

chiến đấu đã xây đắp nên mối tình hữu nghị chiến đấu thắm thiết giữa nhân dân hai

nước Trung – Việt” [113, tr.16-17]. Thực tế Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tình

hữu nghị Việt – Trung, từ những năm tháng nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc

cách mạng dân tộc dân chủ, cũng như trong công cuộc xây dựng CNXH. Đảng

Cộng sản và nhân dân Trung Quốc trước sau như một, luôn gìn giữ tình đoàn kết

hữu nghị giữa hai nước Trung – Việt.

Giôn Gô-Lan Tổng bí thư Đảng Cộng sản Anh đã viết: Nếu cuộc đấu tranh

của nhân dân Việt Nam được thừa nhận là phong trào dân tộc giải phóng vĩ đại nhất

từ trước đến nay, thì chính đồng chí Hồ Chí Minh đã tạo ra phong trào đó. “Người

đã thành công trong việc đoàn kết nhân dân đấu tranh cho độc lập, giành lấy chính

quyền để có thể vượt qua được tình trạng nghèo nàn và những tai họa xã hội do chế

độ thực dân để lại” [115, tr.161]. Giôn Gô-Lan nhận thấy sự lãnh đạo tài tình của

Hồ Chí Minh với việc thực hiện đoàn kết nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh không

những giành được độc lập mà còn là sức mạnh để chiến thắng nghèo nàn, chiến

thắng những tàn dư của chế độ thực dân để xây dựng chế độ mới. Giôn Gô-Lan cho

rằng “Hồ Chí Minh là một trong những người đã làm ra lịch sử hiện đại. Sự lãnh

đạo của Người đối với nhân dân Việt Nam không những ảnh hưởng đến lịch sử của

dân tộc Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến cả chiều hướng phát triển của những sự

kiện trên toàn thế giới” [115, tr.162].

Đảng Cộng sản Nhật Bản đánh giá cao những thành tựu cách mạng do công

lao của Hồ Chí Minh, người con ưu tú nhất của giai cấp công nhân và nhân dân Việt

Nam, người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Đồng chí Hồ Chí Minh

không chỉ chiến đấu cho độc lập dân tộc mình mà còn chiến đấu cho độc lập, tự do

của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. “Đồng chí HỒ-CHÍ-MINH đã từng mong

mỏi sự đoàn kết quốc tế của tất cả các lực lượng chống đế quốc, nhất là sự đoàn kết

của phong trào cộng sản quốc tế dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-

9

Lênin [113, tr.70]. Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến sự đoàn kết giữa các đảng cộng

sản anh em trên thế giới. Từ cuối những năm 60, phong trào cộng sản quốc tế đã

nảy sinh những rạn nứt, những bất đồng quan điểm, chính kiến về những vấn đề

quốc tế, và đường lối chiến lược, sách lược của các Đảng Cộng sản. Sự bất đồng,

chia rẽ trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế làm suy giảm sức mạnh

cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng con người và chia rẽ khối đoàn kết

thống nhất của các lực lượng dân chủ, yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới.

Xô-xa-ca Xan-dô (Trưởng đoàn đại biểu Đảng cộng sản Nhật Bản sang

Việt Nam dự lễ tang Hồ Chủ tịch) có viết: “Đến Việt Nam một cảm tưởng nữa

của tôi là sự đoàn kết của Đảng”. “Đoàn kết là tư tưởng quán triệt từ trước đến

nay của Hồ Chí Minh, cái căn bản đào luyện nên những người cán bộ là sự đoàn

kết” [115, tr.206]. Điều mà Xan-dô cảm nhận là các cán bộ do Đảng Việt Nam –

Đảng do Đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo – đào luyện nên thật là xuất sắc. Trong

Đảng luôn thẳng thắn, không có chút nghi kỵ lẫn nhau; đối với bạn bè quốc tế luôn

là tình cảm chân thành, thân thiết. “Tôi chắc là cho đến phút cuối cùng, đồng chí Hồ

Chí Minh vẫn coi đoàn kết là quan trọng và nghĩ đến không phải chỉ là đoàn kết của

nhân dân Việt Nam, đoàn kết của Đảng Việt Nam, mà cả sự đoàn kết của nhân dân

thế giới, của các Đảng Cộng sản trên thế giới, đặc biệt là đồng chí đã quan tâm nhất

đến sự đoàn kết của các Đảng Cộng sản trên thế giới” [115, tr.206-207]. Hồ Chí

Minh, người chiến sỹ quốc tế vô sản, Người đã cống hiến trọn đời mình cho cách

mạng Việt Nam và sự nghiệp cộng sản chủ nghĩa. Người đấu tranh không chỉ cho

dân tộc Việt Nam mà còn đấu tranh cho cách mạng của giai cấp vô sản của tất cả

các nước, của toàn thể nhân dân trên toàn thế giới.

Trong cuốn “Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh” (1990), Nay Pe-na,

Uỷ viên Bộ Chính trị, bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cách mạng Căm-pu-

chia, đã bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng do Hồ Chí

Minh đứng đầu đã hết lòng vì nhân dân Căm-Pu-Chia. Pe-na viết: “…Chủ tịch Hồ

Chí Minh là người quan tâm đến công tác xây dựng và vun đắp tình đoàn kết quốc

tế. Trong quan điểm của Người, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý, nhân

10

dân tiến bộ trên thế giới là anh em của nhau. Nhân dân Căm-Pu-Chia đã nhận được

sự giúp đỡ theo tinh thần của chính sách đoàn kết này từ các chiến sĩ cách mạng

Việt Nam - những chiến sĩ quân đội Việt Nam anh em, những người giúp giải

phóng nhân dân Căm-Pu-Chia, khỏi ách các loại thực dân, đế quốc và sau cùng là

khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xa Ri” [89, tr.49-50]. Pe-na nêu rõ thực hiện

ĐKQT theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Việt Nam đã giúp Căm-Pu-Chia giải phóng đất

nước, giành độc lập tự do. Điểm nổi bật ở Hồ Chí Minh là không chỉ đưa ra quan

điểm, đường lối, phương hướng mà người còn quan tâm đến phương diện tổ chức

và chỉ đạo thực tiễn cách mạng.

Xi-xa-na Xi-xan với bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng Lào” (trong

hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1990), viết: Đồng chí Hồ Chí Minh hết

sức quan tâm xây đắp cho mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào. “Điểm nổi bật ở đồng

chí Hồ Chí Minh là không chỉ đóng góp về mặt lý luận, về đường lối, phương

hướng mà đồng chí còn quan tâm đến phương diện tổ chức và chỉ đạo thực tiễn

cách mạng. Đồng chí đã trực tiếp giúp những ý kiến rất quan trọng về chiến lược,

sách lược, về phương hướng hoạt động. Nhờ đó mà trong tình thế vô cùng gay go

gian khổ, Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại Lào đã ra sức vận động quần

chúng, tổ chức và lãnh đạo nhân dân Lào đứng lên làm cách mạng tháng Tám

thành công, giành chính quyền về tay mình, tuyên bố nền độc lập của Lào ngày

12-10-1945” [108, tr.83]. Hồ Chí Minh đã nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế, ủng

hộ cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân Lào, chăm lo vun đắp cho mối tình đoàn

kết bền chặt giữa nhân dân hai nước Việt - Lào, góp phần làm cho sự nghiệp cứu

nước của nhân dân Lào giành được thắng lợi to lớn.

Trong luận văn thạc sỹ Triết học “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc

và bài học lịch sử đối với Hàn Quốc” của Kim Suk Soon, tác giả đã trình bày nội

dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc là sự đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết

tất cả các giai cấp, tầng lớp, các lực lượng, những người Việt Nam yêu nước dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu tạo thành khối

thống nhất, làm ra sức mạnh để chiến thắng kẻ thù và thống nhất đất nước. Tác giả

11

khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc không chỉ là sự đóng góp sâu

sắc đối với tiến trình cách mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với các dân tộc

khác trên thế giới. Đặc biệt có ý nghĩa đối với Triều Tiên, “Hiện nay trên thế giới đã

hoàn toàn xóa bỏ chiến tranh lạnh, nhưng vẫn còn một quốc gia duy nhất bị chia cắt

là bán đảo Triều Tiên… Việt Nam và Triều Tiên đã phải trải qua một cuộc chiến

tranh kéo dài. Nhưng đến năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh với tư tưởng

đại doàn kết dân tộc, Việt Nam đã giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Đó là

bài học lớn đối với mỗi dân tộc. Vấn đề thống nhất được đất nước là vấn đề hiện hữu

sống còn của hai miền Nam Bắc Triều Tiên. Để theo đuổi mục đích hòa bình, thịnh

vượng của Triều Tiên thì điều trước hết là phải hoàn thành công cuộc thống nhất

Triều Tiên” [53, tr.2-3], và bài học thống nhất trong hòa bình được rút ra từ sự thống

nhất đất nước ở Việt Nam. Tác giả rút ra bốn bài học kinh nghiệm đối với Hàn Quốc

trong việc đi đến thống nhất Nam, Bắc Triều Tiên. Tác giả nhấn mạnh: “Điểm mấu

chốt và bài học lịch sử bổ ích nhất cho sự nghiệp thống nhất đất nước ở bán đảo Triều

Tiên là sự nghiệp đoàn kết dân tộc, thống nhất Tổ quốc phải xuất phát từ lợi ích của

nhân dân hai miền Nam-Bắc Triều Tiên, trên tinh thần độc lập tự chủ và dân tộc tự

quyết” [53, tr.89]. Do hai miền có hai chế độ chính trị khác nhau nên con đường

thống nhất cũng thật gian nan, mọi việc xét đến cùng là sự đối lập về lợi ích giai cấp.

Điều cốt yếu để có thể thực hiện được sự thống nhất đất nước ở bán đảo Triều Tiên

như tác giả đã đưa ra là sự đoàn kết dân tộc, thống nhất Tổ quốc phải xuất phát từ lợi

ích của nhân dân hai miền Nam-Bắc Triều Tiên, phải vì sự phát triển của dân tộc,

không vì một lý do chính trị nào.

Ở trong nước, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh

về ĐĐK. Năm 1992 các nhà khoa học được giao nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà

nước (KX. 02-07) mang tên: “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, do GS. Phùng

Hữu Phú làm chủ nhiệm. Kết quả nghiên cứu đề tài được xuất bản thành sách (năm

1995). Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu 5 vấn đề: 1).Những cơ sở và quá trình hình

thành chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh. 2).Chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh trong cách

mạng giải phóng dân tộc. 3).ĐĐK Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ

12

CNXH. 4).Chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh – những nội dung cơ bản. 5).Kế thừa phát

triển chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong công trình này, các tác giả đã làm rõ cơ sở hình thành chiến lược ĐĐK

Hồ Chí Minh, về mặt lý luận “chiến lược ĐĐK của Hồ Chí Minh được xây dựng

trên cơ sở kế thừa, phát triển những giá trị nhân bản của truyền thống dân tộc và văn

hóa nhân loại. Đặc biệt là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa

Lênin” [97, 15-16]”. Về mặt thực tiễn, “được hình thành trên cơ sở tổng kết những

kinh nghiệm và nắm bắt những đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng Việt

Nam, phong trào cách mạng thế giới – đặc biệt là phong trào cách mạng ở các nước

thuộc địa” [97,tr.32]. Các tác giả đã trình bày chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh qua 2

giai đoạn: Giai đoạn trước 1930 và giai đoạn từ 1930 đến 1969.

Trong công trình này, các tác giả chủ yếu đề cập đến chiến lược đại đoàn kết

của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc, đó là đoàn kết tất cả các giai

tầng trong cuộc đấu tranh cách mạng “Giương cao ngọn cờ độc lập, tự do lấy liên

minh công, nông làm gốc, khắc phục khuynh hướng phân biệt giai cấp hẹp hòi,

động viên và tập hợp tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và tất cả những địa chủ yêu

nước chống Pháp để hình thành Mặt trận thống nhất rộng rãi là bài học đầu tiên về

thực hiện chiến lược đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh” [97, tr.49-50]. Trong công

trình này, các tác giả tiếp cận chiến lược ĐĐK của Hồ Chí Minh theo từng giai đoạn

lịch sử: Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí

Minh “...đã động viên và tổ chức toàn dân đứng lên kháng chiến chống thực dân

Pháp với một ý chí “kháng chiến nhất định thắng lợi”, quân đội thực dân Pháp và

can thiệp Mỹ không chỉ đương đầu với quân đội nhân dân Việt Nam còn non trẻ,

mà vấp phải cuộc chiến đấu của cả dân tộc Việt Nam đoàn kết triệu người như một,

quyết chiến và quyết thắng vì độc lập tự do” [97, tr.77]. Trong thời kỳ đấu tranh

chống Mỹ, chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh là “toàn dân từ Bắc đến Nam, đoàn kết

rộng rãi và chặt chẽ trong MTTQVN, ra sức củng cố miền Bắc thành nền tảng vững

mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà” [97, tr.78-79]. Các tác giả cho rằng:

“Độc lập dân tộc là điểm xuất phát và cũng là mục tiêu cơ bản trong những hoạt

13

động quốc tế của Hồ Chí Minh” [97, tr.87], phân tích những hoạt động ĐKDT có

liên quan đến quốc tế của Hồ Chí Minh, các tác giả đã bước đầu đề cập đến quan

điểm, đường lối ĐKQT của Người. “Trước và sau khi cuộc kháng chiến bùng nổ

trong cả nước, Người đã hoạt động không mệt mỏi trong các mối quan hệ quốc tế

nhằm đạt được sự công nhận độc lập và tự do của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,

nhằm duy trì hòa bình trên đất nước. Người gửi nhiều thông điệp cho những người

lãnh đạo chính phủ Pháp, những đại diện Pháp tại Đông Dương, cùng nhiều chính

khách và nhân sĩ tiến bộ trên thế giới bày tỏ nguyện vọng hòa bình và đề nghị

những biện pháp hòa bình” [97, tr.90-91]. Các tác giả khẳng định: “…quan điểm

hòa bình, kết hợp với quan điểm độc lập dân tộc trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí

Minh đã tạo nên một nhân tố cho sự đoàn kết các lực lượng tiến bộ trên thế giới và

trở thành một nội dung tư tưởng đoàn kết quốc tế” [97, tr.92].

Nhìn chung, nghiên cứu Chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, các tác

giả đã làm rõ chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh hình thành và phát triển gắn với cuộc

đời hoạt động và đấu tranh không mệt mỏi của Người; Hồ Chí Minh là con người

mà tư tưởng, tình cảm, đạo đức hòa quyện làm một, bản thân con người và cuộc

sống của Hồ Chí Minh để lại những dấu ấn sâu đậm, “Sự thống nhất hài hòa giữa tư

tưởng - hành động, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh đã làm cho ĐĐK không chỉ là,

không còn là khẩu hiệu, tư tưởng mà thật sự đã trở thành động lực, sức mạnh quy tụ

toàn dân tộc, sức mạnh đoàn kết quốc tế vào sự nghiệp cách mạng” [97, tr.38].

Song công trình này, phần lớn là phân tích về chiến lược ĐĐKDT Hồ Chí Minh,

chưa đưa ra nội dung, hệ thống quan điểm ĐKQT của Hồ Chí Minh. Nói đến chiến

lược ĐĐK Hồ Chí Minh là bao hàm cả ĐĐKDT và ĐKQT.

Trong công trình “Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng ĐĐK Hồ Chí

Minh”, PGS. TS. Nguyễn Khánh Bật, PGS. TS. Bùi Đình Phong, PGS. TS. Hoàng

Trang đã trình bày hoàn cảnh, điều kiện hình thành và nội dung tư tưởng ĐĐK Hồ

Chí Minh, đã làm rõ: Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐK được hình thành từ truyền

thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, gia đình, dân tộc. “Ngọn cờ ĐĐK mà Hồ Chí

Minh giương cao xuất phát từ tình cảm tương thân, tương ái, độ lượng, bao dung mà

14

Người đã hấp thụ được từ trong truyền thống văn hóa gia đình, quê hương, dân tộc,

được nuôi dưỡng, bồi đắp và phát triển suốt cả thời kỳ tuổi trẻ. Từ dân tộc đến quốc

tế, từ truyền thống đến hiện đại, mà sự kiện tác động, ảnh hưởng có vị trí quan trọng

nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin, đã đem đến cho Hồ Chí Minh một phương pháp tư

duy mới, cách mạng và khoa học về vấn đề đoàn kết lực lượng trong cuộc chiến đấu

chống kẻ thù của dân tộc và nhân loại vì sự nghiệp giải phóng con người và mưu

cầu hạnh phúc cho mọi người” [10, tr.33-34]. Các tác giả khẳng định, ĐĐKDT là

một nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh “...tư tưởng ĐĐK của Hồ Chí Minh

đã trở thành chiến lược đoàn kết của Đảng ta. Tư tưởng đó luôn luôn xuất phát từ

thực tế khách quan, bám sát mục tiêu chiến lược của cách mạng được cụ thể hóa

sinh động ở mỗi thời kỳ cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết là ngọn cờ

đoàn kết dân tộc, đoàn kết lâu dài toàn dân, trở thành một trong những nhân tố

quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam” [10, tr.63]. Các tác giả cũng đã

làm rõ: Tư tưởng ĐĐK của Hồ Chí Minh là một nhân tố cực kỳ quan trọng, góp

phần tạo nên thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập, tự do, kháng chiến kiến quốc và

xây dựng đất nước. Tư tưởng đó không chỉ có giá trị đối với dân tộc mà “đang được

nhân loại tiến bộ khai thác, vận dụng và phát triển như là một vũ khí tinh thần sắc

bén trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng loài người trên hành tinh chúng

ta” [10, tr.132]. Các tác giả cho rằng: Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ cộng

sản và lãnh tụ cách mạng của dân tộc Việt Nam. “Thực tế cho thấy, Hồ Chí Minh là

người đầu tiên mở cửa nước ta với bên ngoài, thiết lập sự hiểu biết giữa nhân dân ta

với các lực lượng cách mạng, hòa bình và dân chủ trên thế giới” [10, tr.67]. Các tác

giả đã đi sâu phân tích điều kiện hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐKQT và

đưa ra những quan điểm về ĐKQT của Hồ Chí Minh, đó là: Xây dựng khối liên

minh chiến đấu giữa nhân dân chính quốc và nhân dân thuộc địa. Kêu gọi lao động

tất cả các nước đoàn kết lại. Đoàn kết với các nước láng giềng ở châu Á, Đông Nam

Á. Đoàn kết với các nước XHCN anh em. Làm bạn với tất cả các nước dân chủ.

Trong cuốn “Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh”, GS.

Đinh Xuân Lâm tìm hiểu chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Con đường cứu nước của

15

Hồ Chí Minh. Việc truyền bá CNMLN vào Nghệ Tĩnh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về

giáo dục. Đoàn kết dân tộc, tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh... Công trình của GS đi

nghiên cứu theo những lát cắt khác nhau, giúp ta hiểu sâu rộng hơn về cuộc đời và

tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong công trình này, GS đã nêu lên: Đoàn kết dân tộc là

một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, “chính

nghĩa sống còn của các quốc gia dân tộc trên thế giới, đó chính là tư tưởng của hội

tụ thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh” [55, tr.151]; tác giả

khẳng định: “Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, lúc nào thực hiện đúng chiến lược

ĐĐK của Hồ Chí Minh là lúc đó dân tộc thống nhất về một mối” [55, tr.151].

Trong cuốn “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán

bộ, đảng viên hiện nay” PGS. TS. Hoàng Trang và PGS. TS. Phạm Ngọc Anh cho

rằng: Sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân được Hồ Chí Minh sử dụng vào mục đích

nhân văn cao cả: Chống giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt, chống thù trong, giặc

ngoài đem lại độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân và nhân phẩm cho

mỗi người. Các tác giả khẳng định: “...tư tưởng và chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh đã

đạt tới sự hoàn chỉnh. Đó là sự kết hợp chặt chẽ nhân văn truyền thống với nhân văn

hiện đại, cách mạng và khoa học, dân tộc và quốc tế... Nếu đoàn kết là nhân tố chi

phối tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa nhân văn

lại là nhân tố xuyên suốt và xâm nhập toàn bộ tư tưởng, chiến lược ĐĐK Hồ Chí

Minh” [120, tr.64]. Các tác giả đề cập đến tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh, từ sự

khoan dung mà Hồ Chí Minh luôn biết mềm dẻo, ôn hòa trong việc tìm ra cái

chung, cái thống nhất từ những cái khác biệt với mục đích phục vụ lợi ích quốc gia

dân tộc. “Chính sách ĐĐKDT và tấm lòng khoan dung, độ lượng của Hồ Chí Minh

đã làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù, đã cảm hóa được nhiều nhân sĩ, trí

thức có tên tuổi, kể cả các quan lại cao cấp của chế độ cũ, một lòng một dạ đi theo

cách mạng đến cùng,...” [120, tr.153].

Trong công trình này, các tác giả chủ yếu đề cập đến: 1).Cơ sở hình thành và

vị trí tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh; 2).Nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí

Minh; 3).Giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.

16

Đây không phải là công trình nghiên cứu trực tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐK,

song qua toàn bộ công trình ta cảm nhận được giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ

Chí Minh ảnh hưởng chi phối của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đến đời sống

hoạt động của con người. Điều liên quan đến đề tài mà người viết luận án tiếp nhận

được trong “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” là sự khoan dung. Đối với Hồ Chí

Minh, khoan dung cũng chính là một biểu hiện sức mạnh của cách mạng. Như vậy,

“khoan dung, độ lượng là để cảm hóa lòng người, để thực hiện đại đoàn kết dân tộc,

tạo thành sức mạnh chiến thắng kẻ thù và xây dựng đất nước” [120, tr.157].

PGS.TS. Trần Hậu trong cuốn “Góp phần nghiên cứu về đại đoàn kết dân tộc”,

đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề: Bối cảnh đất nước và những vấn đề đặt ra cho việc

khơi dậy động lực đại đoàn kết dân tộc, phát huy mạnh mẽ động lực đại đoàn kết dân

tộc. Nghiên cứu thực trạng khối liên minh công, nông, trí thức và việc củng cố khối

ĐĐKDT, tác giả khẳng định: “Chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh là kết tinh những tinh

hoa của dân tộc và thế giới, là cơ sở vững chắc bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp cách

mạng nước ta, trong cách mạng dân tộc dân chủ và cả trong cách mạng XHCN” [43,

tr.25]. Tác giả nhấn mạnh: ĐĐKDT là một đường lối đúng đắn không thể nào phủ

nhận và xuyên tạc được, “Nhờ có đoàn kết đồng lòng mà 54 dân tộc anh em cùng

chung sống trên mảnh đất của Tổ quốc Việt Nam đã vượt qua bao gian lao thử thách,

chống chọi được với thiên tai địch họa, bảo vệ được giang sơn, bờ cõi, thống nhất trọn

vẹn...” [43, tr.26]. Tác giả đã lý giải ĐĐKDT là một đường lối đúng đắn và là động lực

phát triển trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam. ĐĐK đã khơi dậy, nuôi dưỡng và phát

huy được tính tích cực của con người, hướng tính tích cực của con người hành động

theo quỹ đạo của quy luật phát triển khách quan của công cuộc đổi mới.

Trong cuốn “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh”, GS.TS. Hoàng Chí Bảo cho

rằng: ĐĐKDT không chỉ là tư tưởng chiến lược của Hồ Chí Minh mà Hồ Chí Minh còn

là hiện thân của sự đoàn kết. GS khẳng định: “Đoàn kết và ĐĐK là một tư tưởng

chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh. Người đã thực hành tư tưởng đó một cách mẫu

mực và công phu gây dựng chăm lo, phát triển sức mạnh đoàn kết từ trong Đảng,

trong Nhà nước, nhân dân và xã hội” [9, tr.260].

17

Trong cuốn “Toàn dân đoàn kết chống Mỹ cứu nước dưới ngọn cờ tư tưởng

Hồ Chí Minh (1954 - 1975)”, PGS. TS. Hoàng Trang đã trình bày cơ sở hình thành

tư tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh; tác giả đề cập đến vấn đề tăng cường ĐKDT, mở rộng

ĐKQT để đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược. Trong công trình này, PGS. TS. Hoàng

Trang đi sâu phân tích vấn đề: Thực hiện đoàn kết dân tộc, mở rộng ĐKQT, đánh bại

chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. “Tư tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh

soi sáng chiến lược đại đoàn kết của Đảng ta trong mọi thời kỳ cách mạng, trong đó

thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một điểm sáng chói lọi, đã đưa cuộc

kháng chiến đến thắng lợi và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho ngày nay” [119,

tr.214]. Tác giả đã dùng thực tiễn kháng chiến chống Mỹ của dân tộc (1954-1975)

với sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh cách

mạng nước ta đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Chính vì vậy, tác giả khẳng định: “Tư

tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh đã đáp ứng được đòi hỏi khách quan của dân tộc và nhân

loại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đi lên CNXH” [119, tr.213].

Tham gia Hội thảo quốc tế về “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và

đoàn kết xã hội”, PGS.TS. Phạm Văn Đức với bài viết “Vai trò và cơ sở của đoàn

kết xã hội ở Việt Nam hiện nay” đã nêu lên quan điểm của Hồ Chí Minh về

ĐĐKDT: Đó là một chính sách dân tộc, đó là sự đoàn kết rộng rãi, là sức mạnh của

nhân dân không phân biệt lương, giáo hay Mường Mán. Đoàn kết trong tư tưởng Hồ

Chí Minh là sự đồng thuận xã hội để xây dựng đất nước [123, tr.412-413]. GS.TS.

Hoàng Chí Bảo có bài viết “Dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội” đã nhấn

mạnh vai trò của dân chủ đối với việc thực hiện đoàn kết. GS nhận định: Dân chủ

gắn liền với đoàn kết, đồng thuận nó hợp thành hệ giá trị của phát triển, văn hóa của

phát triển; “Dân chủ là cơ sở, là điều kiện và tiền đề của đoàn kết và đồng thuận xã

hội. Chỉ khi nào dân chủ là thực chất (chứ không phải hình thức, giả hiệu, mị dân -

mà những biểu hiện này vẫn thường thấy xuất hiện trong đời sống, nó đi liền với sự

vi phạm dân chủ, những đối lập với dân chủ) thì khi đó mới có đoàn kết thực sự,

thực chất, mới tăng cường được đồng thuận” [123, tr.442].

18

Trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế và vận dụng trong

công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” do TS. Đặng Văn Thái chủ biên, các tác giả

phân tích rõ vấn đề: Đoàn kết, hợp tác quốc tế được Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo

và trực tiếp thực hiện từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945, nhằm mục tiêu phục vụ

cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh là người đã gắn phong trào cách

mạng Việt Nam với phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Các tác giả đi đến

kết luận “Tư tưởng hợp tác, đoàn kết các lực lượng của dân tộc với lực lượng cách

mạng thế giới đã từng bước được Người hiện thực hóa” [98, tr.30], “Có thể nói, Hồ

Chí Minh là một trong những người Việt Nam sớm nhận biết lợi ích của việc mở

rộng giao lưu quốc tế” [109, tr.68].

PGS.TS. Lê Văn Yên trong cuốn “Hồ Chí Minh với chiến lược ĐKQT trong

cách mạng giải phóng dân tộc”, tác giả đã làm rõ quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh

trong việc xây dựng mối quan hệ ĐKQT. Tác giả khẳng định: “Người đầu tiên đưa

khẩu hiệu chiến lược của chủ nghĩa Mác - Lênin vào đời sống quốc tế, biến nó thành

hiện thực sinh động là Hồ Chí Minh. Đây là một cống hiến lớn lao đối với cách mạng

thế giới làm giàu chủ nghĩa Mác - Lênin và đoàn kết quốc tế” [126, tr.256].

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho sinh viên các trường Đại học,

Cao đẳng khối chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), đã dành một

chương riêng “Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKDT và ĐKQT” trong môn học:

Về ĐĐKDT, Giáo trình đã nêu những nét cơ bản của “Tư tưởng Hồ Chí

Minh về ĐĐKDT” như: ĐĐKDT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng,

quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. ĐĐKDT là đại đoàn kết toàn dân,

không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo. Hình thức của ĐĐKDT là Mặt trận

dân tộc thống nhất, nơi hội tụ mọi tổ chức, cá nhân yêu nước hoạt động theo nguyên

tắc hiệp thương dân chủ vì lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Về ĐKQT, Giáo trình nêu: Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐKQT. Lực

lượng và hình thức ĐKQT. Nguyên tắc ĐKQT.

PGS.TS. Đinh Xuân Lý trong bài viết “Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập

tự chủ trong đoàn kết, hợp tác quốc tế và sự vận dụng của Đảng”, đi sâu phân tích

19

độc lập tự chủ trong đoàn kết, hợp tác quốc tế là một nội dung quan trọng trong tư

tưởng Hồ Chí Minh “Nhờ kiên trì và nhất quán thực hiện chính sách đối ngoại độc

lập tự chủ, hòa bình hữu nghị với các nước theo quan điểm Hồ Chí Minh, trong

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Việt Nam đã tranh thủ được sự

ủng hộ của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, góp phần đưa cuộc

kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi” [67, tr.10].

Tìm hiểu vấn đề dân tộc và quốc tế trong tư duy đối ngoại của Hồ Chí Minh,

TS. Nguyễn Đình Luân đề cập đến vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh gồm

nhiều nội dung: Lợi ích dân tộc; đoàn kết dân tộc, độc lập dân tộc, sự phụ thuộc lẫn

nhau giữa các quốc gia dân tộc. Tác giả cho rằng: Quan điểm “bốn bể một nhà” của

Hồ Chí Minh là một sự minh triết, “sự phụ thuộc lẫn nhau” và “bốn bể một nhà” là cơ

sở lý luận quan trọng để Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra chính sách mở cửa hợp tác quốc

tế, với các nước không phân biệt sự khác nhau về chế độ chính trị [66, tr.26-29].

Hồng Hà với bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại cảm nhận và thực

hiện” đăng trên Tạp chí Đối ngoại số 1 tháng 5 -2009, đã trình bày nguồn gốc tư

tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại: Đặt

lợi ích dân tộc lên trên hết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thực

hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị và hợp tác, kiên định về nguyên tắc

đồng thời mềm dẻo về sách lược. Tác giả khẳng định: Nhờ có đường lối ngoại giao

tài tình, khéo léo của Hồ Chí Minh mà cách mạng nước ta thu được nhiều thành tựu.

“Công tác đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn,

hết sức quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta đã có quan hệ ngoại giao

rộng rãi với các nước trên thế giới và các tổ chức thương mại - tài chính - tiền tệ,

quốc tế… vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Tất cả

những thành tựu đó đều là kết quả vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đối

ngoại, mang đậm nét và dấu ấn của Người” [40, tr.5].

Trong luận án tiến sĩ: “Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí

Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)” [47], tác giả

Khuất Thị Hoa đã phân tích rõ: Chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh trước nhiệm vụ mới

của cách mạng Việt Nam; Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện chiến

20

lược ĐĐK giai đoạn 1945 - 1954; Tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm của

quá trình thực hiện chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực

dân Pháp xâm lược 1945 - 1954.

Các luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng liên quan đến đề tài: Tư

tưởng Hồ chí Minh và sự thể hiện trong cách mạng Việt nam (1945-1954), của

Nguyễn Xuân Thông; Đảng Cộng sản Việt Nam với việc thực hiện chiến lược

ĐĐK Hồ Chí Minh giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), của

Hoàng Trang. Nhìn chung, các luận án trên đã tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ

Chí Minh về ĐĐKDT, ĐKQT và sự kết hợp sức mạnh ĐĐKDT và ĐKQT trong các

giai đoạn khác nhau của cách mạng Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Trọng Khuê đưa ra một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí

Minh về ĐĐKDT trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự, đăng trên Tạp chí Công an

nhân dân số 4 tháng 5 – 2002.

Trần Duy Hiển với bài “Đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh”

đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 2008, cho rằng: Trong tư tưởng đại đoàn kết

dân tộc của Hồ Chí Minh, tư tưởng đoàn kết tôn giáo là một bộ phận không thể

tách rời. Học tập và làm theo tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Người giúp tăng

cường khối đại đoàn kết toàn dân. Tác giả khẳng định: “Tín ngưỡng tự do, lương

giáo đoàn kết là nguyên tắc trọng tâm, xuyên suốt và nhất quán trong tư tưởng

Hồ Chí Minh về tôn giáo, là biểu hiện sinh động của đoàn kết tôn giáo trên nền

tảng ĐĐKDT” [46, tr.28].

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKDT và ĐKQT được đề cập đến trong

nhiều công trình, nhiều bài viết ở nhiều dạng thức khác nhau. Phần lớn các công

trình đề cập đến cơ sở, nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về

ĐĐKDT, nhưng chưa đề cập đến cơ sở, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

về nguyên tắc phương pháp ĐĐK. Một số công trình khác nghiên cứu tư tưởng Hồ

Chí Minh về ĐĐKDT trong các giai đoạn khác nhau của cách mạng Việt Nam:

1930-1945; 1945-1954; 1954-1975. Và có những công trình nghiên cứu tư tưởng

Hồ Chí Minh về ĐKQT, về hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh… Các công

21

trình đó cung cấp cho tác giả luận án cái nhìn toàn diện về ĐĐKDT và ĐKQT trong

tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở để người viết luận án này đi sâu tìm hiểu, nghiên

cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc và phương pháp ĐĐK.

1.2. Những nghiên cứu về nguyên tắc, phƣơng pháp đại đoàn kết trong

tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Trong cuốn “Nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong

tư tưởng Hồ Chí Minh” (2010), TS. Lương Thùy Liên khẳng định: Nguyên tắc thống

nhất giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là một

nguyên tắc có tính phương pháp luận mácxít, là nguyên tắc thống nhất giữa tinh

thần nhân văn và lập trường cách mạng triệt để. Tác giả đã chỉ ra nhiệm vụ giải

phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại, xét cho cùng là nhằm thực

hiện mục tiêu cao nhất là giải phóng và phát triển toàn diện con người, mang lại cho

mỗi cá nhân, con người sự tự do hạnh phúc đích thực. Theo TS. Lương Thùy Liên:

Nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí

Minh thể hiện ở việc Người luôn nhận thức và giải quyết mối quan hệ dân tộc, giai

cấp, nhân loại trên lập trường của giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh giải quyết mối

quan hệ dân tộc, giai cấp, nhân loại trên quan điểm tôn trọng lẫn nhau, chấp nhận sự

khác biệt. TS. Lương Thùy Liên nhận xét: Việc Hồ Chí Minh giải quyết mối quan

hệ dân tộc, giai cấp, nhân loại “thể hiện bản lĩnh của một con người đã khéo léo, tài

tình vượt lên những hạn chế của hoàn cảnh, của thời đại để kiên định lý tưởng nhân

văn cao đẹp của nguyên tắc (lý tưởng )” [62, tr.42].

Trong công trình “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” (2005), GS.TS. Hoàng

Chí Bảo mang lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về phương pháp, phong cách của

Hồ Chí Minh. Giáo sư cho rằng: Nghiên cứu phương pháp Hồ Chí Minh không thể

tách rời tư tưởng với phong cách, đạo đức, lối sống của Người. Phương pháp Hồ Chí

Minh là phương pháp ở tầm tư tưởng và hành động, ở sự gắn liền khoa học, cách mạng

và nhân văn là những thuộc tính bản chất trong tư tưởng của Người, trong sự thống

nhất hữu cơ giữa tư tưởng và hành động của Người. Nghiên cứu phương pháp Hồ Chí

Minh là nghiên cứu phương pháp luận cách mạng được thể hiện trong: Tư tưởng quân

22

sự, tư tưởng chính trị, tư tưởng đạo đức nhân văn của Người. GS đã nhấn mạnh đến tư

tưởng, ý nghĩa phương pháp luận toát lên từ tư tưởng cứu nước, cứu dân, giải phóng

dân tộc của Hồ Chí Minh. GS nhận định: Phương pháp Hồ Chí Minh còn thể hiện tư

tưởng của Người về đạo đức và tu dưỡng đạo đức cách mạng, về tinh thần khoan dung

nhân ái, là phương pháp thực hành dân chủ, đoàn kết và ĐĐK toàn dân, củng cố mối

quan hệ bền chặt giữa Đảng với dân... Những phương pháp của Người không chỉ nhằm

nâng cao nhận thức tư tưởng mà còn thể hiện sâu sắc những phương pháp để thực hành

trong cuộc sống. GS khẳng định: Phương pháp Hồ Chí Minh là một hệ thống chỉnh thể

thống nhất giữa phương pháp nhận thức, phương pháp tư duy và phương pháp hành

động. Nghiên cứu phương pháp Hồ Chí Minh là nghiên cứu những vấn đề đặt ra từ lý

luận đến thực tiễn, dùng lý luận để chỉ đạo thực tiễn. Vì vậy, đường lối cách mạng phải

dựa trên cơ sở lý luận cách mạng, từ đó chỉ đạo thực tiễn, chỉ rõ con đường cách mạng

mà dân tộc phải đi và mục tiêu phải lựa chọn. Hồ Chí Minh bám sát thực tiễn, phân tích

thực tiễn với sự am hiểu sâu sắc và làm chủ lý luận, kết hợp thực tiễn với lý luận, lý

luận với thực tiễn. GS. TS. Hoàng Chí Bảo nhận xét: “Với Hồ Chí Minh, lý luận được

tiêu hóa, thấm vào trong thực tiễn, biến thành phương pháp, trở thành tư tưởng nhờ

năng lực tư duy khoa học, độc lập sáng tạo của Người. Người đề cập tới lý luận, trình

bày các vấn đề lý luận một cách thực tiễn, linh hoạt, uyển chuyển tự nhiên, bởi Người

nắm lấy thực chất của lý luận ở tinh thần và phương pháp của nó để soi sáng thực

tiễn...” [4, tr.33].

Trong cuốn “Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh” [117], GS.TS. Phạm

Ngọc Quang với bài Nêu cao chữ “đồng” đã khẳng định: Hồ Chí Minh đã hóa giải

một cách khôn ngoan những đối kháng về quyền lợi bộ phận trong những hoàn cảnh

nhất định, nêu cao sự tương đồng để tập trung cao nhất mọi lực lượng, mọi trí tuệ

cho toàn cục.

Nguyễn Khánh Bật, Bùi Đình Phong, Hoàng Trang, trong cuốn “Một số nội

dung cơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, đã phân tích tư tưởng Hồ

Chí Minh về ĐĐKDT và ĐKQT, chưa đề cập đến nguyên tắc đại đoàn kết và

phương pháp đại đoàn kết của Hồ Chí Minh,

23

GS. Phùng Hữu Phú (chủ biên), trong tác phẩm "Chiến lược đại đoàn kết

Hồ Chí Minh", đã khẳng định: Vấn đề ĐĐK trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một

chiến lược. Chiến lược đó là sản phẩm của cả một quá trình học hỏi, tiếp thu,

khảo nghiệm, đúc kết, sáng tạo, tiếp thu một cách có chọn lọc truyền thống dân tộc

và tinh hoa văn hoá nhân loại. ĐĐK trong nhận thức của Hồ Chí Minh không chỉ là

phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng cách mạng mà nó là một bộ phận hữu cơ,

một tư tưởng xuyên suốt đường lối chiến lược cách mạng. ĐĐK trong nhận thức

của Hồ Chí Minh, không phải là một chủ trương, một chiến lược xuất phát từ sự cần

thiết, từ ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh đạo cách mạng mà xuất phát từ nhu

cầu của sự nghiệp cách mạng do quần chúng tiến hành. Hồ Chí Minh đã giải quyết

tốt mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế; đã khơi dậy và phát

triển đến đỉnh cao sức mạnh của cả cộng đồng xã hội. GS. Phùng Hữu Phú đưa ra

nhận xét: "Chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm, nguyên

tắc, phương pháp và biện pháp giáo dục, tổ chức, hướng dẫn hành động của các lực

lượng cách mạng nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc, sức mạnh

quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội"

[97, tr.132-133]. Trong công trình này các tác giả đi sâu phân tích “nội dung chiến

lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, gồm 3 nguyên tắc và 3 phương pháp ĐĐK:

Nguyên tắc: 1).ĐĐK phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích

tối cao của dân tộc và những quyền lợi của nhân dân lao động. 2).Tin vào dân, dựa

vào dân là một nguyên tắc cơ bản trong chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh. 3).ĐĐK

một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; ĐĐK lâu dài, bền vững - nguyên tắc nhất

quán của Hồ Chí Minh.

Phương pháp: 1).Muốn xây dựng khối ĐĐK, trước hết phải có phương pháp

tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng thật sự khoa học để mọi người tự mình

nhận thức được sự cần thiết phải tập hợp lại, từ đó tự giác tham gia công việc cách

mạng. 2).Phương pháp tổ chức. 3).Phương pháp ĐĐK Hồ Chí Minh là sự kết hợp đồng

bộ, hiệu quả các giải pháp ứng xử sao cho có thể mở rộng đến mức cao nhất trận tuyến

cách mạng và thu hẹp đến mức tối đa trận tuyến thù địch [97, tr.133-167].

24

Trong công trình này, ngoài những vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo

ĐKDT các tác giả còn đề cập đến ĐKQT. Các tác giả cho rằng: “Đồng thời với

việc nhận thức, giải quyết đúng quan hệ giai cấp - dân tộc, trong nguyên tắc

chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh còn bao hàm sự kết hợp chặt chẽ ĐKDT với

ĐKQT” [97, tr.140]. Theo các tác giả, đối tượng ĐKQT là phong trào cộng sản và

công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình thế giới,

trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược

nước ta; Trong mối quan hệ đối ngoại, Hồ Chí Minh kết hợp chặt chẽ việc giữ vững

độc lập tự chủ với việc tăng cường đoàn kết quốc tế.

Trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế và vận dụng trong

công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” do TS. Đặng Văn Thái (chủ biên), các tác

giả đã đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế. Khi Người hoạch

định, xây dựng chính sách quan hệ, hợp tác với các nước thì nguyên tắc đặt ra là

phải khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời phải giữ vững lập trường theo mục

tiêu của cách mạng, giữ vững độc lập tự chủ, không dao động trước bất cứ áp lực

nào. Các tác giả nêu lên một số quan điểm mang tính nguyên tắc chỉ đạo hoạt động

hợp tác quốc tế và phương pháp trong quan hệ hợp tác quốc tế của Hồ Chí Minh

mà Đảng, Nhà nước ta cần tuân thủ.

Về nguyên tắc: 1).Sẵn sàng mở rộng hợp tác với tất cả các nước, trên nguyên

tắc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. 2).Hợp

tác trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau. 3).Các nước trên thế giới tăng

cường trao đổi, hợp tác với nhau, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp thông

qua đối thoại, đàm phán không dùng vũ lực. 4).Thiết lập mối quan hệ hữu nghị và

hợp tác bền chặt với các nước láng giềng và trong khu vực. 5).Xử lý mềm dẻo, linh

hoạt trong quan hệ hợp tác với các nước lớn.

Về phương pháp: 1).Phân tích, nhìn nhận, đánh giá tình hình thế giới, khu

vực để xây dựng chiến lược, sách lược đối ngoại, hợp tác quốc tế phù hợp. 2).Trong

quan hệ hợp tác song phương hoặc đa phương phải phân biệt rõ bạn, thù. 3).Mở

rộng quan hệ hợp tác, liên minh với tất cả các lực lượng có thể liên minh được để

25

thực hiện mục tiêu chiến lược cách mạng. 4).Vận dụng nhiều hình thức quan hệ, đa

dạng hóa quan hệ. 5).Xử lý khéo léo vấn đề cộng đồng lợi ích giữa các nước lớn,

sao cho ít kẻ thù nhất, nhiều bầu bạn nhất. 6).Phải xây dựng thực lực nắm quyền

chủ động trong quan hệ hợp tác [109, tr.42-48].

Tuy nhiên, hạn chế của công trình này là ở chỗ, các tác giả mới chỉ tập trung

vào lĩnh vực hợp tác kinh tế và nội dung tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh vào

một số lĩnh vực hợp tác cụ thể, nhất là chưa phân biệt thật rõ quan điểm nguyên tắc,

phương pháp đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.

Trong “Tập bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh” (Hệ cử nhân chính trị) của

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, do PGS. TS. Nguyễn

Khánh Bật (chủ biên), ở bài 6 các tác giả đã trình bày “Tư tưởng Hồ Chí Minh về

đại đoàn kết”, đã nêu lên một số nội dung cơ bản trong tư tưởng ĐĐK Hồ Chí

Minh như: Phân biệt rõ bạn, thù; về đại đoàn kết dân tộc; về đoàn kết quốc tế; kết

hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh; về

nguyên tắc, Phương pháp ĐĐK Hồ Chí Minh; đã đề cập 4 nguyên tắc, và 3 phương

pháp ĐĐK của Hồ Chí Minh:

Nguyên tắc: 1).ĐĐK phải được xây dựng, củng cố trên nền tảng thống nhất

chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, lợi ích tối cao của dân tộc với

quyền lợi của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người. 2).Tin dân,

dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân. 3).ĐĐK một cách tự giác, có tổ

chức, có lãnh đạo; đoàn kết rộng rãi, lâu dài, chặt chẽ. 4).ĐĐK chân thành, thân ái,

thẳng thắn đoàn kết gắn với tự phê bình và phê bình.

Phương pháp: 1).Tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng. 2).Phương pháp

tổ chức. 3).Phương pháp xử lý các mối quan hệ nhằm mở rộng đến mức cao nhất trận

tuyến cách mạng, thu hẹp đến mức thấp nhất trận tuyến thù địch [49, tr.117-124].

Nguyên tắc và phương pháp ĐĐK Hồ Chí Minh, bao gồm nguyên tắc và

phương pháp ĐĐKDT và ĐKQT. Với 4 nguyên tắc, và 3 phương pháp ĐĐK của

Hồ Chí Minh như đã nêu trên, các nhà nghiên cứu mới nêu lên những nét cơ bản về

nguyên tắc và phương pháp ĐĐKDT của Hồ Chí Minh. Chưa đưa ra hệ thống quan

điểm về nguyên tắc và phương pháp ĐKQT của Hồ Chí Minh.

26

Trong “Tập bài giảng (Chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính),

phần thứ nhất Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng

của Đảng ta”, ở Chuyên đề 28, viết về “Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh”

với 3 nội dung, cụ thể: Cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng đại đoàn kết của Hồ

Chí Minh; những vấn đề chủ yếu trong các luận điểm về ĐĐK của Hồ Chí Minh;

vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi

mới. Các tác giả đã phân tích vị trí, vai trò của ĐĐK. Nội dung ĐĐKDT. Nội dung

tổ chức và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện chiến lược ĐĐKDT.

Đại đoàn kết dân tộc gắn liền với ĐKQT. Vai trò của ĐKQT đối với cách mạng

Việt Nam. Nội dung, hình thức của khối đại đoàn kết quốc tế. Nguyên tắc xây dựng

ĐKQT, được xác định là: đoàn kết trên cơ sở thống nhất có lý, có tình; đoàn kết trên

cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường [102, tr.679-681]. Và phương pháp thực hiện

ĐĐK là: phương pháp tuyên truyền vận động quần chúng; phương pháp tổ chức;

phương pháp xử lý các mối quan hệ [102, tr.688-689]. Với nội dung trên các nhà

khoa học mới đưa ra nguyên tắc ĐKQT và phương pháp ĐĐKDT. Còn nguyên tắc

ĐĐKDT, và phương pháp ĐKQT chưa được đề cập đến.

Trong luận án tiến sỹ: Phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh - những đặc

trưng và sự vận dụng để đổi mới phương pháp tuyên truyền của cán bộ tư tưởng

cấp tỉnh và huyện của Đảng ta hiện nay (2004) [3], tác giả Hoàng Quốc Bảo đề cập

đến phương pháp tuyên truyền, các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp truyên

truyền, phân tích đặc trưng cơ bản của phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh:

mang tính khoa học và cách mạng; mang tính đại chúng và nghệ thuật, kết hợp giữa

lời nói và hành động. Phương pháp này rất quan trọng trong việc nâng cao cách

thức tuyên truyền vận động quần chúng của cán bộ tỉnh, huyện.

Trong luận án tiến sỹ: Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ

Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam (2003) [14], tác giả

Phạm Văn Bính nêu lên tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh. Tác

giả cho rằng: Dân chủ hóa được thực hiện trên cơ sở đoàn kết toàn dân đó chính là

thực hiện dân chủ theo tư tưởng và phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh.

27

PGS. TS. Trần Hậu với bài “Minh triết Hồ Chí Minh về dân, dân vận và đại

đoàn kết dân tộc”, đăng trên Tạp chí Triết học 3/2013, đã trình bày sự hình thành

minh triết Hồ Chí Minh về ĐĐKDT và một số vấn đề cơ bản trong minh triết Hồ

Chí Minh về ĐĐKDT.

Tác giả cho rằng: Minh triết Hồ Chí Minh về ĐĐKDT hàm chứa những

nguyên tắc và phương pháp của sự đoàn kết. Đó là 3 nguyên tắc: ĐĐKDT phải bảo

đảm lợi ích tối cao cho dân tộc và mang lại lợi ích thiết thực của người dân, giải

quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích chung của dân tộc với lợi ích của người dân;

tin tưởng vào dân, biết dựa vào dân, coi dân là chủ thể, là nguyên tắc quan trọng của

ĐKDT; muốn có ĐKDT bền vững, phải giữ vững nguyên tắc dân chủ và đồng

thuận. Và 3 phương pháp: Phương pháp tuyên truyền, giáo dục; phương pháp tổ

chức; phương pháp xử lý một cách sáng tạo, linh hoạt các mối quan hệ giữa các lực

lượng trong khi thực hiện ĐĐKDT [45, tr.12-21].

Ngô Gia Thế trong bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc và phương

pháp thực hiện đoàn kết tôn giáo” đăng trên Tạp chí triết học số 265 năm 2013, nêu

lên “Nguyên tắc đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Một là, lấy lợi ích

của toàn dân tộc và quyền lợi căn bản của con người làm mẫu số chung; hai là, tôn

trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; và ba là, hoạt động

của tôn giáo phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam. Còn phương pháp

thực hiện đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: Tôn trọng các chức sắc

tôn giáo và quan tâm tới các tín đồ tôn giáo; tích cực khai thác các giá trị nhân bản

trong các tôn giáo nhằm tập hợp lực lượng cách mạng của toàn dân; và phân biệt giữa

tổ chức giáo dân chân chính với tổ chức và cá nhân giả danh tôn giáo” [109, tr.72].

Tác giả đưa ra những nguyên tắc và phương pháp đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh

là nhằm góp phần củng cố, xây dựng khối đoàn kết tôn giáo bền vững, đồng thời

ngăn chặn âm mưu của bọn đế quốc, phản động lợi dụng tôn giáo để phá vỡ khối

đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.

Nhìn chung, những công trình trên chủ yếu nghiên cứu nội dung chiến lược

ĐĐK Hồ Chí Minh với những nguyên tắc và phương pháp ĐĐK. Các tác giả chưa

28

đề cập đầy đủ về nguyên tắc và phương pháp ĐĐK Hồ Chí Minh. Các tác giả thiên

về nguyên tắc và phương pháp ĐĐKDT, hoặc nguyên tắc ĐKQT còn phương pháp

ĐKQT dường như chưa được đề cập đến.

1.3. Những nghiên cứu về giá trị tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

nói chung và nguyên tắc, phƣơng pháp đại đoàn kết nói riêng

Rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh ở nhiều giác độ

khác nhau, song tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐK luôn là vấn đề được quan tâm chú ý.

Những học giả, những chính khách nước ngoài đã dày công tìm hiểu, nghiên

cứu về Hồ Chí Minh, con người “vĩ đại trong số những người vĩ đại. Lãnh tụ phi

thường của một dân tộc phi thường… Ít người đã đi qua lịch sử cận đại một cách

sáng chói như đồng chí Hồ Chí Minh. Người trước hết là một trong những lãnh tụ

cách mạng kiệt xuất nhất từ xưa đến nay trên thế giới” [115, tr.39].

Tờ New York Times, số ra ngày 4-9-1969 viết: “Trong số các chính khách

của thế kỉ 20, ông Hồ Chí Minh là nhân vật nổi bật về tính bền bỉ, dẻo dai và lòng

kiên nhẫn trong việc tìm kiếm mục tiêu độc lập cho Việt Nam và thành công trong

việc dung hòa chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc” [127, tr.2].

GS. W.Lulei Khoa nghiên cứu châu Á, trường Đại học HUMBOLDT, Cộng

hòa dân chủ Đức cho rằng: “Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc phấn đấu cho hòa

bình, sự hiểu biết giữa các dân tộc, sự hợp tác thân thiện việc giải quyết phi bạo lực

mâu thuẫn giữa các quốc gia còn chưa được nghiên cứu đánh giá đầy đủ. Quan điểm

của Hồ Chí Minh rất phù hợp với quan điểm của chúng ta ngày nay trong việc giải

quyết các cuộc xung đột quốc tế. Thực tế, sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II, xu

hướng giành hòa bình thế giới bằng các giải pháp phi bạo lực còn yếu. Chính Hồ Chí

Minh, ngay từ những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam, luôn

mong muốn hòa bình đàm phán với Pháp. Hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân đó là ý

nguyện cả đời của Người” [108, tr.57]. W.Lulei đã nói lên giá trị của tư tưởng Hồ Chí

Minh về đoàn kết quốc tế, ngày nay chúng ta vẫn đang thực hiện tư tưởng đó.

Luận văn thạc sỹ Triết học “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc

và bài học lịch sử đối với Hàn Quốc” của Kim Suk Soon [53] khẳng định: Quan

29

điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về ĐĐKDT, đó là đoàn kết toàn dân, là nhân tố

tạo thành sức mạnh dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,

phát huy tư tưởng ĐĐKDT của Hồ Chí Minh cách mạng Việt Nam đã giành

thắng lợi. Đây là bài học quý giá đối với Hàn Quốc trong việc tiến tới thống nhất

Nam, Bắc Triều Tiên.

Công trình “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, do GS. Phùng Hữu Phú

(Chủ biên), các tác giả phân tích những nội dung của chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh

và nêu lên sự quán triệt nó trong đường lối, chính sách của Đảng, Đảng Cộng sản

Việt Nam tiếp tục giương cao ngọn cờ ĐĐK Hồ Chí Minh, trong thời kỳ lịch sử

mới. Các tác giả cho rằng: “Để tư tưởng đại đoàn kết của Đảng có thể đi vào cuộc

sống và phát huy triệt để sức mạnh, không thể dừng lại ở đường lối chung, những

chủ trương chung mà cần thiết phải có những chính sách, giải pháp đồng bộ, kiên

quyết. Nghiên cứu, phát triển, vận dụng Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh và

quán triệt chiến lược đó trong nhận thức, hành động, ở thời điểm này, có ý nghĩa rất

thiết thực” [97, tr.184]. Các tác giả nhấn mạnh rằng, Đảng ta quán triệt tư tưởng

ĐĐK Hồ Chí Minh vào chủ trương, đường lối để khẳng định giá trị, sức sống của tư

tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh đối với cách mạng nước ta song lại chưa đưa ra hệ giá trị

của Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh.

PGS. TS. Nguyễn Khánh Bật, PGS. TS. Bùi Đình Phong, PGS. TS. Hoàng

Trang với công trình “Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh”,

các tác giả đã trình bày nội dung tư tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh và khẳng định giá trị

trường tồn của tư tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh. Đó là:

- Tư tưởng ĐĐK của Hồ Chí Minh đã được nhân dân ghi nhận, được các

đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một

bài học lớn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

- Nhân dân và các học giả trên thế giới đánh giá Hồ Chí Minh như là biểu

tượng của sự kết hợp hài hòa văn hóa và sức mạnh Đông – Tây.

- Chúng ta phải tiếp tục khẳng định, nhấn mạnh những vấn đề có tính

nguyên tắc trong tư tưởng ĐĐK của Người.

30

- Công cuộc đổi mới đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam phải

coi việc vận dụng và phát triển tư tưởng ĐĐK của Hồ Chí Minh là nhiệm

vụ hàng đầu [10, tr.123-140].

Song các tác giả chưa làm rõ hệ giá trị về mặt lý luận và thực tiễn của tư

tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam cũng như thế giới.

Trong cuốn “Hồ Chí Minh với chiến lược ĐKQT trong cách mạng giải

phóng dân tộc”, PGS.TS. Lê Văn Yên đã trình bày những quan điểm cơ bản của

chiến lược ĐKQT Hồ Chí Minh và nêu lên giá trị thực tiễn của chiến lược

ĐKQT Hồ Chí Minh. Giá trị thực tiễn chiến lược ĐKQT Hồ Chí Minh được tác

giả đề cập: 1).Hiện thực hóa khẩu hiệu đoàn kết của CNMLN; 2).bắc nhịp cầu

đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc; 3).Giá trị thực tiễn trong giai đoạn ngày nay

[126, tr.255-256]. Chiến lược ĐKQT Hồ Chí Minh có giá trị rất lớn cả về mặt lý

luận và thực tiễn. Trong công trình này tác giả đã đề cập giá trị thực tiễn của

ĐKQT trên một số nét cơ bản, “đó là những bài học quý cần được nhận thức và

vận dụng sáng tạo cho phù hợp cách mạng Việt Nam và thế giới tiến bộ trong

giai đoạn hiện nay” [126, tr.257-258].

Tóm lại, các công trình nghiên cứu phần lớn bàn về: Vận dụng ĐĐKDT Hồ Chí

Minh vào cách mạng Việt Nam, hoặc kết hợp ĐKDT với ĐKQT. Rất ít công trình đề

cập đến giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐK. Đặc biệt giá trị của tư tưởng Hồ

Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp ĐĐK thì chưa có công trình nào bàn tới.

1.4. Một số vấn đề đặt ra, luận án cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết

Hồ Chí Minh đã có nhiều cống hiến quan trọng cả về lý luận và thực tiễn cho

phong trào cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong việc xây dựng khối

ĐĐKDT và ĐKQT. Đã có nhiều nhà khoa học, nhiều học giả viết về Hồ Chí Minh.

Quá trình tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐK nói chung về nguyên tắc,

phương pháp ĐĐK nói riêng, ta nhận thấy vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐK, về

ĐĐKDT, về ĐKQT, về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và sự vận

dụng vào cách mạng Việt Nam, được nghiên cứu trong rất nhiều công trình. Riêng vấn

đề tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp ĐĐK thì đề cập rất ít, chỉ đề cập

về mặt nội dung và cũng chưa đầy đủ. Có thể nêu một số vấn đề cơ bản sau:

31

- Hầu hết các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐK, chưa đi

sâu nghiên cứu các phạm trù, khái niệm về đoàn kết, ĐĐK; nguyên tắc, nguyên tắc

ĐĐK, nguyên tắc ĐĐK Hồ Chí Minh; phương pháp, phương pháp ĐĐK, phương

pháp ĐĐK Hồ Chí Minh. Chỉ có một số công trình bàn về “phương pháp và phong

cách Hồ Chí Minh”, “phương pháp luận Hồ Chí Minh”.

- Các công trình chủ yếu trình bày cơ sở, quá trình hình thành tư tưởng ĐĐK

Hồ Chí Minh. Chưa đề cập đến cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên

tắc, phương pháp ĐĐK.

- Các nhà khoa học đã làm sáng tỏ nội dung tư tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh,

song tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp ĐĐK lại rất ít công trình

đề cập đến.

- Các công trình chủ yếu nghiên cứu về việc vận dụng tư tưởng ĐĐK Hồ Chí

Minh vào cách mạng Việt Nam, và đưa ra một số biện pháp thực hiện ĐKDT. Về

giá trị của tư tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh chưa được bàn nhiều. Đặc biệt là giá trị, ý

nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp ĐĐK đối với cách

mạng Việt Nam nói riêng cũng như đối với cách mạng thế giới nói chung chưa

được bàn đến. Bởi từ trước đến nay, các nhà khoa học luôn đặt nguyên tắc, phương

pháp ĐĐK Hồ Chí Minh trong nội dung chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh để nghiên

cứu tổng thể về tư tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên

cứu chuyên biệt “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp ĐĐK”.

- Trên cơ sở kế thừa thành quả trong những công trình nghiên cứu của các

tác giả đi trước, cũng như những vấn đề mà các công trình nghiên cứu chưa đề

cập đến, luận án này từ góc độ triết học tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ

những vấn đề sau:

Thứ nhất, nêu rõ khái niệm đoàn kết, ĐĐK Hồ Chí Minh; nguyên tắc và

nguyên tắc ĐĐK Hồ Chí Minh; phương pháp và phương pháp ĐĐK Hồ Chí Minh;

mối quan hệ giữa nguyên tắc và phương pháp.

Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

về nguyên tắc, phương pháp ĐĐK.

32

Thứ ba, làm rõ vị trí vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc,

phương pháp ĐĐK; phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc,

phương pháp ĐĐK với tính cách là một hệ thống: Tư tưởng Hồ Chí Minh về

nguyên tắc ĐĐKDT, nguyên tắc ĐKQT; Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp

ĐĐKDT và phương pháp ĐKQT.

Thứ tư, nêu lên giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về

nguyên tắc, phương pháp ĐĐK trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 1

Đại đoàn kết là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy,

đã có nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Các tác giả có những cách tiếp cận khác

nhau về vấn đề ĐĐK trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Những công trình khoa học trên

đã gợi mở một số vấn đề chung về chiến lược ĐĐK của Hồ Chí Minh và đã đem lại

nhiều ý nghĩa sâu sắc đối với cách mạng nước ta, cũng như cách mạng thế giới.

Dù đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về tư tưởng ĐĐK của Hồ Chí

Minh, song những công trình đó chủ yếu phân tích về: Cơ sở hình thành; nội dung

tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐK; sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐK của

Đảng ta trong các thời kỳ cách mạng. Vấn đề nguyên tắc và phương pháp ĐĐK

trong tư tưởng của Người còn ít được nghiên cứu với tính chất là một hệ thống, đặc

biệt là nghiên cứu từ góc độ triết học.

Nguyên tắc, phương pháp ĐĐK của Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong

việc phat huy sức manh ĐKDT, sức mạnh ĐKQT. Ngày nay, trước yêu cầu đẩy

mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, việc phát huy sức mạnh đoàn kết trong Đảng,

trong toàn dân tộc và ĐKQT càng cần thiết hơn bao giờ hết, chúng ta phải coi trọng,

vận dụng, tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐK trong thực tiễn. Muốn vậy, phải nắm

vững tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp ĐĐK. Đây là một trong

những phương diện lý luận đặc sắc trong di sản tư tưởng của Người nhưng lại chưa

được nghiên cứu thấu đáo. Thực tế này đã thúc đẩy tác giả đi sâu nghiên cứu với hy

vọng góp một tiếng nói, một sự lý giải khoa học về vấn đề nêu trên.

148

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh (2012), Phát huy các nguồn lực của dân làm lợi cho dân

theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Hoàng Chí Bảo (1997), Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp

nghiên cứu Hồ Chí Minh, Chương I, II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Hoàng Quốc Bảo (2004), Phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh - những

đặc trưng và sự vận dụng để đổi mới phương pháp tuyên truyền của cán bộ

tư tưởng cấp tỉnh và huyện của Đảng ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

4. Hoàng Chí Bảo (2005), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội.

5. Hoàng Chí Bảo (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh học với tư

cách những môn khoa học”, http://dangcongsan.vn.

6. Hoàng Chí Bảo (2006), Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

7. Hoàng Chí Bảo (2007), Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến

trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Hoàng Chí Bảo (2009), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

9. Hoàng Chí Bảo (2011), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh (Tái bản lần thứ

nhất có sữa chữa và, bổ sung), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

10. Nguyễn Khánh Bật, Bùi Đình Phong, Hoàng Trang (1995), Một số nội dung

cơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb Nghệ An.

11. Nguyễn Khánh Bật (2010), Sự tương đồng và khác biệt về chủ nghĩa Mác với

quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông Dương những năm 1930 - 1941,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Khánh Bật (2010), Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác

- Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng

giải phóng dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Học viện Hành chính quốc gia

thành phố Hồ Chí Minh.

149

13. Phạm Văn Bính (2003), Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ

Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam, Luận án tiến

sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

14. Phạm Văn Bính (Chủ biên) (2008), Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Bộ giáo dục và đào tạo (1999), Lịch sử triết học, Nxb. Giáo dục.

16. Bộ chính trị (2013), Nghị quyết số 25-NQ/TƯ ngày 3/6 Hội nghị Trung ương

bảy khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công

tác dân vận trong tình hình mới, Hà Nội.

17. John Callow (2012), “Tiếng sấm mùa xuân”: Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác

và nghệ thuật thực tiễn”, http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/4lanht.

18. Trường Chinh (1980), Chủ tịch Hồ Chí Minh - sự nghiệp vĩ đại, gương sáng

đời đời, Nxb Sự thật, Hà Nội.

19. Trường Chinh (1991), Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb

Thông tin lý luận, Hà Nội.

20. Chính phủ (2013), “Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm

2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ

2014-2015”, http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/

21. Chính phủ (2014), “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014”,

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinhthuchi.

22. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa

xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.

23. Lê Duẩn (2008), Tuyển tập, T.2, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc

xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb chính trị

quốc gia, Hà Nội.

25. Thành Duy (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh – Những nội dung cơ bản, Nxb

Phương Đông, Sài Gòn.

26. Phúc Duy (2015), “Nguy cơ chiến tranh hạt nhân Nga, Mỹ bùng nổ vì… tin

tặc”, http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/nguy-co-chien-tranh-hat-nhan-

ngamy-bung-no-vi-tin-tac-559190.html.

150

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1988), Văn kiện Đảng, Toàn tập, T.3, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TW

(Khoá VII), Nxb Sự thật, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, T.2, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa XI), Hà Nội.

37. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc, một

thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội.

38. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường

cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Hồng Hà (2009), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, cảm nhận và thực

hiện", Tạp chí Đối ngoại (1), tr.5-8.

41. Thu Hà (2015), “Sơ kết tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi người có

công với cách mạng”, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail

.aspx?co_id=10007&cn_id=702104.

151

42. Đỗ Minh Hạnh, Phạm Mai Ngọc (2013), “Để nguồn vốn FDI đóng góp

nhiều hơn cho phát triển nền kinh tế”, www.tapchicongsan.org.vn/Home

/PrintStory.aspx?distribution=23993&print=true.

43. Trần Hậu (2008), Góp phần nghiên cứu về đại đoàn kết dân tộc, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

44. Trần Hậu (2011), Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam quá khứ và hiện tại,

Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

45. Trần Hậu (2013), “Minh triết Hồ Chí Minh về dân, dân vận và đại đoàn kết

dân tộc”, Tạp chí Triết học (262), tr.12-21.

46. Trần Duy Hiển (2008), “Đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh”,

Tạp chí Cộng sản (783), tr26-29.

47. Khuất Thị Hoa (2001), Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí

Minh trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 - 1954), Luận

án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

48. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2015), “Xuất nhập khẩu Việt Nam 2014 và triển

vọng 2015”, http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te---dau-tu/xuat-

nhap-khau-cua-viet-nam-nam-2014-va-trien-vong-2015-58384.html.

49. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và

các lãnh tụ của Đảng (2009), Tập bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Hệ cử nhân

chính trị), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

50. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Tập bài

giảng Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng của

Đảng ta (Chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính), Nxb Chính trị

- Hành chính, Hà nội.

51. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình cao cấp Lý luận

chính trị - Tư tưởng Hồ Chí Minh , Nxb Lý luận chính trị.

52. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Từ

điển bách khoa Việt Nam, T.3, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

53. Kim Suk Soon (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và bài học

lịch sử đối với Hàn Quốc, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

152

54. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) (2010), Phương pháp và phong cách Hồ Chí

Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

55. Đinh Xuân Lâm (2008), Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí

Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. Nguyễn Lân (chủ biên) (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb thành phố

Hồ Chí Minh.

57. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, T.26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

58. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, T.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

59. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, T.45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

60. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, T.1, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

61. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, T.21, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Lương Thùy Liên (2010), Nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc, giai cấp và

nhân loại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

63. Phan Ngọc Liên (2014), Hồ Chí Minh từ nhận thức lịch sử đến hành động

cách mạng, Nxb chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

64. Nguyễn Văn Linh (1996), Lợi ích với tính cách là động lực của sự phát triển

xã hội, Luận án tiến sĩ, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

65. Bằng Linh (2014), “Bác Hồ trong lòng nước Thái”, http://nguoilambao.vn/hoc-

tap-va-lam-theo-tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh/51555-bac-ho-trong-long-

nước-Thái.

66. Nguyễn Đình Luân (2012), “Tìm hiểu vấn đề dân tộc và quốc tế trong tư duy

đối ngoại Hồ Chí Minh”, Tạp chí Đối ngoại (5), tr.26-29.

67. Đinh Xuân Lý (2012), “Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ trong đoàn kết

hợp tác quốc tế và sự vận dụng của Đảng ta”, Tạp chí Lý luận chính trị (3), tr.8-13.

68. C.Mác - Ph.Ăngghen (1976), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nxb Sự thật,

Hà Nội.

69. C.Mác – Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, T.1, Nxb sự thật, Hà nội.

70. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

71. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

72. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

153

73. Tự Minh - Quang Hùng (2010), “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa”, http://vov.vn/doi-song/601.vov (24/2).

74. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

75. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

76. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

77. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

78. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

79. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

80. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

81. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

82. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

83. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

84. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

85. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

86. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

87. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

88. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

89. Phạm Xuân Nam, Bùi Đình Thanh, Bùi Khắc Việt, Phạm Mạnh Hùng (Ban

biên tập) (1990), Hội thảo quốc tế về chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

90. Hương Nga (2013), “Bước tiến quan trọng của quan hệ Việt Nga”,

http://baochinhphu.vn/The-gioi-va-Viet-Nam/Buoc-tien-quan-trong-cua-

quan-he-VietNga/184715.vgp.

91. Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên) (2000), Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, Nxb Lao

động, Hà Nội.

92. Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên) (2013), Những bài học kinh nghiệm của cách

mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

93. Trần Đình Nghiêm (2002), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

154

94. Lê Khả Phiêu (2000), "Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường Đảng ta

và nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI", Báo Nhân dân ngày 19-5-2000.

95. Trần Văn Phòng (Chủ biên) (2001), Học tập phong cách tư duy Hồ Chí

Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

96. Phùng Hữu Phú (Chủ biên) (1995), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh,

Đề tài cấp Nhà nước mã số X02-07.

97. Phùng Hữu Phú (Chủ biên) (1995), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

98. Trùng Quang (2007), “Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang gia tăng”,

http://vietbao.vn/The-gioi/Nguy-co-chien-tranh-hat-nhan-dang-gia-

tang/45242389/159/.

99. Anh Quân (2015), “Thế giới lo ngại chủ nghĩa khủng bố cực đoan lan rộng”,

http://vtv.vn/the-gioi/the-gioi-lo-ngai-chu-nghia-khung-bo-cuc-doan-lan-

rong-2015022012014956.htm.

100. M.Rodentan (1986), Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ Mat - xcơ – va.

101. Nguyễn Đình Sáng (2011), “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa ở khu dân cư TPHCM”.

102. Sở văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hồ Chí Minh (2015), Di chúc

của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ánh sáng của trí tuệ và niềm tin, Nxb Tổng

hợp, Thành phố Hồ chí Minh.

103. Suprida Phanomjong (2012), Hồ Chí Minh - Ông tiên sống mãi, Nxb chính

trị quốc gia, Hà Nội.

104. Nguyễn Tân (chủ biên) (1977), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

105. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê tóm tắt năm 2009, Nxb Thống

kê, Hà Nội.

106. Tổng cục thống kê (2013), Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các năm

2007, 2010, 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội.

107. Tổng cục thống kê (2014), “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014”,

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14188.

155

108. Hoàng Văn Tuấn (2014), “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận

động đồng bào có đạo thực hiện phong trào thi đua đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa trên địa bàn thị xã Buôn Hồ”, buonho.daklak.gov.vn.

109. Đặng Văn Thái (Chủ biên) (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế

và vận dụng trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

110. Nguyễn Quang Thái (2014), “Cạnh tranh toàn cầu: Việt Nam đã tiến bộ

nhưng chưa đủ”, http://canhtranhquocgia.vn/Tin-noi-bat/Canh-tranh-toan-

cau-Viet-Nam-da-tien-bo-nhung-chua-du/207667.vgp.

111. Song Thành (1997), Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp

nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

112. Nguyễn Thế Thắng (chủ biên) (2004)), Nâng cao đạo đức cách mạng của

cán bộ, cán bộ công đoàn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Nxb lao động, Hà Nội.

113. Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch (1970), T.1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

114. Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch (1970), T.2, Nxb Sự thật, Hà Nội.

115. Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch (1971), T.3, Nxb Sự thật, Hà Nội.

116. Ngô Gia Thế (2013) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc và phương pháp

thực hiện đoàn kết tôn giáo", Tạp chí triết học (265), tr.72-77.

117. Thủ tướng chính phủ (1013), Quyết định - Phê duyệt chương trình 135 về hỗ

trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó

khăn, xã biên gới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, số

551/QĐ-TTg, ngày 4/4/ 2013.

118. Nguyễn Trãi (2001), Toàn tập, Tân biên, T.2, Nxb Văn học, Trung tâm

Nghiên cứu quốc học, Hà Nội.

119. Hoàng trang (2005), Toàn dân đoàn kết chống Mỹ cứu nước dưới ngọn cờ tư

tưởng Hồ Chí Minh (1954 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

120. Hoàng Trang – Phạm Ngọc Anh (Đồng chủ biên) (2008), Tư tưởng nhân văn

Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ Đảng viên hiện nay, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

156

121. Thích Minh Trí - Phùng Hữu Phú (2003), “Những nhân tố triết lý Phật giáo

trong tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo và

đại đoàn kết trong cách mạng Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân.

122. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1971), Lịch sử Việt Nam, T.1, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

123. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học (2008), Công bằng xã hội,

trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

124. Mai Thanh Xuân, Ngô Đăng Thành (2006), Phát triển chế biến nông sản ở

Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

125. Nguyễn Như Ý (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

126. Lê Văn Yên (1998), Hồ Chí Minh với chiến lược đoàn kết quốc tế trong cách

mạng giải phóng dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

127. Kim Yên (Tổng hợp) (2013), “Việt Nam trong con mắt người nước ngoài”,

http://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/992-ch-t-ch-h-chi-minh-trong-con-

m-t-ngu-i-nu-c-ngoai.html.