nguyên nhân nợ xấu

24
1. Khái niệm về nợ xấu 1.1 Theo quan điểm quốc tế 1.1.1 Theo Phòng Thống Kê – Liên hợp quốc Đưa ra khái niệm về nợ xấu “về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và hoặc trả gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản trả lãi chưa đủ từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng các khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Về cơ bản, nợ xấu cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây cũng được cơi là định nghĩa của IAS đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới. 1.1.2 Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và IAS 39 vừa được Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế cho ra đời và được khuyến cáo sắp tới sẽ được áp dụng ở một số nước phát triển. Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng các khoản vay(khách hàng). Hệ thống này được coi là chính xác về mặt

Upload: hoang-hong-buoi

Post on 02-Aug-2015

108 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: nguyên nhân nợ xấu

1. Khái niệm về nợ xấu1.1 Theo quan điểm quốc tế1.1.1 Theo Phòng Thống Kê – Liên hợp quốc

Đưa ra khái niệm về nợ xấu “về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và hoặc trả gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản trả lãi chưa đủ từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng các khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Về cơ bản, nợ xấu cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây cũng được cơi là định nghĩa của IAS đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới.

1.1.2 Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và IAS 39 vừa được Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế cho ra đời và được khuyến cáo sắp tới sẽ được áp dụng ở một số nước phát triển. Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng các khoản vay(khách hàng). Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết, nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn và nó đang được Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế sửa lại.

1.2 Theo chuẩn mực Việt NamTheo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) tại quy định này”.Nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá trả lãi và hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại điều 7 cảu Quyết định này cũng quy định các ngân hàng thương mại phải căn cứ vào khẳ năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào nhóm thích hợp.Như vậy, theo Quyết định này, nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của VAS.

Page 2: nguyên nhân nợ xấu

Tóm lại, chúng ta có thế thấy rằng khái niệm về “nợ xấu” của Việt Nam sát với thông lệ quốc tế và có thể hiểu chung nợ xấu là các khoản nợ đã quá hạn trả nợ gốc/ lãi trên 90 ngày và hoặc các khoản nợ mà TCTD có ly do chắc chắn để đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn.

2. Dấu hiệu nhận biết nợ xấu

2.1. Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính bản thân khách hàng

2.1.1 Dấu hiệu tài chính

- Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn có chiều hướng suy giảm mạnh và xấu như làm ăn thua lỗ trong nhiều kì sản xuất kinh doanh, những thay đổi bất lợi trong cơ cấu, các chỉ số khả năng hoạt động giảm mạnh, tăng nhanh các khoản phải thu và hàng tồn kho; tỷ lệ gia tăng đột biến tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu; độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng; có dấu hiệu sử dụng nhiều khoản vốn ngắn hạn tài trợ cho các hoạt động dài hạn, trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán và khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh như phát triển sản phẩm mới.

- Việc trả nợ cho ngân hàng có sự chậm trễ khi đến hạn, thanh toán các khoản gốc và lãi không đầy đủ, đúng hạn; đề nghị ngân hàng gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ, liên tục xin vay vượt mức; tìm kiếm nguồn tài trợ vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng; hay là việc chấp nhận các nguồn tài trợ với giá cao, với mọi điều kiện.

- Các vấn đề khác: Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lí như sự gia tăng đột biến của các khoản chi phí quảng cáo, tiếp khách ...khách hàng trì hoãn thanh toán các khản chi phí hoạt động như tiền lương, tiền thuế, tiền điện nước hay sự suy giảm giá trị cổ phiếu của khách hàng trên thị trường...

2.1.2 Dấu hiệu phi tài chính

- Mối quan hệ với ngân hàng: Trì hoãn hoặc gây khó khăn , trở ngại cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra định kì hoặc đột xuất cũng như việc gửi báo cáo tài chính theo yêu cầu về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt

Page 3: nguyên nhân nợ xấu

động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích thuyết phục, minh bạch; không có thiện chí trong việc hợp tác với ngân hàng

- Uy tín của khách hàng trên thương trường giảm sút nghiêm trọng, mối quan hệ với bạn hàng của khách hàng suy giảm, việc hợp tác với đối tác gặp nhều khó khăn.

- Cơ cấu tổ chức và quản lí của khách hàng: Thường xuyên thay đổi cơ cấu tổ chức của hệ thống quản trị và ban điều hành; các vị trí lãnh đạo chủ chốt bị thay đổi đột ngột, xuất hiện bất đồng quan điểm và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lí; nhân viên không được tạo môi trường làm việc tốt, đội ngũ quản lí và nhân viên yếu kém...

- Các vấn đề khác: Những thay đổi từ chính sách nhà nước, đặc biệt là tác động từ chính sách thuế, xuất nhập khẩu, chính sách kinh tế vĩ mô hay ảnh hưởng của sự suy giảm nền kinh tế...Ngoài ra còn do đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi tới chiến lược và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

2.1.3. Dấu hiêu gian lận

- Khách hàng cố tình gian lận trong việc cung cấp thông tin tài chính cho ngân hàng: Báo cáo lợi nhuận, doanh thu cao hơn thực tế, trích khấu hao cao, trích lập dự phòng thấp, định giá tài sản sai hay làm báo cáo gian lận gửi ngân hàng.

- Chứng từ tài liệu, sổ sách kế toán đã được khách hàng biến đổi, khách hàng có những giao dịch bất thường với đối tác bất thường, lớn hơn rất nhiều so với những giao dịch thường.

2.2. Dấu hiệu xuất pháp từ ngân hàng

- Sự đánh giá và phân loại không chính xác mức độ rủi ro của khách hàng ngay từ bước thẩm định cho vay: Đánh giá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế, không tìm hiểu kĩ thông tin chính xác về khách hàng, phương án vay vốn cảu khác hàng, chỉ dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp mà thiếu đi thông tin do chính khách hàng phân tích thẩm định và tìm hiểu qua các kênh thông tin khác nhau. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng cán bộ tín dụng che dấu thông tin như “nợ quá hạn” của khách hàng thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ tràn lan.

Page 4: nguyên nhân nợ xấu

- Cấp tín dụng cho khách hàng mà chưa có sự bảo đảm và dựa trên cam kết chắc chắn của khách hàng, hồ sơ tín dụng không đầy đủ, không đúng quy trình tín dụng.

- Cấp tín dụng cho một khối lượng lớn khách hàng lớn có quan hệ với nhau, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh, vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng.

3. Phân loại nợ xấu

Theo QĐ 493/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng thì Nợ xấu được xác định trên cả yếu tố thời hạn nợ và khả năng thu hồi. Nợ xấu gồm 3 loại:

3.1 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kì hạn nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại điểm b khoản này.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 điều này

3.2 Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 điều này.

3.3 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quả hạn trên 90 ngày.

Page 5: nguyên nhân nợ xấu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản được cơ cấu lại lần thứ hai qua hạn theo thời hạn trả nợ được co cấu lại lần hai.

- Các khoản nợ khoanh , nợ chờ xử lý.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 điều này.

4. Nguyên nhân gây ra nợ xấu

4.1 Nguyên nhân khách quan

Một là, do môi trường vĩ mô bất ổn. Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của khách hàng vay vốn. Khi nền kinh tế hưng thịnh và phát triển khách hàng vay vốn hoạt động tốt hơn, nhờ đó dòng tiền vào dồi dào là cơ sở để thực hiện dễ dàng các hoạt động theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Nhưng khi nền kinh tế đi vào suy thoái hay khủng hoảng dẫn đến lưu thông hàng hóa, sức mua của người tiêu dùng và khả năng thanh toán của các chủ thể suy giảm, thu nhập và lợi nhuận thuần giảm khiến cho khả năng hoàn trả của khách hàng giảm, nợ xấu cảu ngân hàng từ đó mà tăng cao.

Hai là, do chính sách vĩ mô không phù hợp. Một chính sách vĩ mô không hợp lí ảnh hưởng xấu tới mooit trường kinh doanh khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh cảu các doanh nghiệp bị ngừng trệ, khả năng thanh toán bị suy giảm dẫn đến tình trạng chậm trễ hoặc không thể hoàn trả được các khoản nợ ngân hàng. Một chính sách kích thích nền kinh tế bằng các gói hỗ trợ tín dụng quá mức có thế dẫn tới cho vay các đối tượng không hợp lý, và như vậy việc thu hồi gốc và lãi của các khoản tín dụng cũng khó khăn hơn.

Ba là, do tính rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế

Tự do hóa tài chính là một quá trình tất yếu của một nền kinh tế phát triển, nó mở ra cơ hội hợp tác giao thương về kinh tế văn hóa chính trị với quốc gia khác trên thế giới, nhưng bên cạnh dó, những rủi ro cũng vì thế mà gia tăng. Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh và chọn lọc, nếu không có khả

Page 6: nguyên nhân nợ xấu

năng đáp ứng kịp thời thì có thể dẫn tới thua lỗ trong kinh doanh mất khả năng thanh toán. và thế là danh mục nợ xấu của ngân hàng càng gia tăng.

Bốn là, do các nguyên nhân bất khả kháng khác.

Những ảnh hưởng bất lợi đột ngột từ môi trường tự nhiên như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, hỏa hoạn, mất mùa...cũng có thể gây tác động để gây ra nợ xấu vượt ngoài tầm kiểm soát của khách hàng vay vốn và ngân hàng.

4.2Nguyên nhân chủ quan Về phía khách hàng:

- Khách hàng là cá nhân: Khách hàng là cá nhân vay vốn chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng và nguồn trả nợ chủ yếu là nguồn thu nhập ổn định hàng tháng của người đi vay. Vì vậy mà bất kì nguyên nhân nào ảnh hưởng xấu làm giảm nguồn thu nhập đó cũng dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ của khách hàng cá nhân. Ví dụ như:

+ Khách hàng bị thất nghiệp một cách đột ngột không như dự tính khiến cho nguồn thu hàng tháng bị giảm.

+ Khách hàng và gia đình khách hàng có những sự cố bất ngờ như bệnh tật, qua đời...

+ Do khách hàng không dự tính được các khoản chi phát sinh bất thường trong tương lai.

+ Khách hàng cố ý lữa gạt ngân hàng bằng cách lập chứng từ giả.

+ Khách hàng có ý muốn chiếm dụng vốn của ngân hàng bằng các biểu hiện chậm trả gốc và lãi.

- Khách hàng là doanh nghiệp:

Thứ nhất, do năng lực điều hành kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp yếu kém.

Khách hàng không dự đoán đúng được biến động thị trường dẫn tới có phương án kinh doanh không hợp lý, hay việc tính toán sản lượng đầu ra, giá bán lượng hàng háo mua vào không phù hợp dẫn tới ứ đọng sản phẩm, hàng hóa bán ra không tiêu thụ được, vì vậy doanh nghiệp không có nguồn thu để trả nợ. Bất kì

Page 7: nguyên nhân nợ xấu

một quyết sách sai lầm nào của ban lãnh đạo có thế dẫn tới kết quả kinh doanh không như mong muốn.

Thứ hai, do tình hình tài chính của doanh nghiệp vỗn dĩ đã chứa đựng rủi ro

Nếu DN có một cơ cấu tài chính không cân đối, sử dụng quá nhiều vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, khi đó nguồn thu về từ hoạt động kinh doanh chưa chắc bù đắp được chi phí sử dụng vốn vay cao. DN bị chiếm dụng vốn quá nhiều từ khách hàng của họ, nếu bạn hàng của họ gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn tới không trả được được các khoản phải thu cũng khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động trong việc hoàn trả nợ vay đối với ngân hàng.

Thứ ba, do mẫu mã kiểu dáng, chất lượng sản phẩm của DN đã lỗi thời không đổi mới.

Trong bối cảnh kinh tế mở cửa, cạnh tranh gay gắt, DN không đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm sẽ bị lạc hậu so với các doanh nghiệp cạnh tranh. DN có thể mất đi lượng khách hàng lớn và không thu hút được khách hàng mới. Khả năng tiêu thụ sản phẩm kém làm giảm sút luồng tiền vào trong DN. Điều này có thể dẫn đến khoản nợ vay của DN trở thành nợ xấu.

Thứ tư, do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích

Khách hàng sử dụng vốn vay để sự dụng với mục đích khác mà ngân hàng không chấp nhận cho vay. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích có thể gây thất thoát vốn dẫn tới khả năng khó hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

Thứ năm, do DN cố tình gian lận trong việc chi trả các khoản nợ gốc và lãi bằng cách che giấu, làm giả các chứng từ tài chính, lợi dụng khe hở pháp luật mà vay không có ý định trả nợ ngay từ đầu.

Thứ sau, do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, Ban giám đốc cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh không đồng bộ, nhất quán, không định hướng theo một mục tiêu nhất định trong việc sử dụng các đồng vốn vay cho các phương án đã trình bày trong hợp đồng tín dụng.

Về phía ngân hàng:

Một là, do chính sách cấp tín dụng không hợp lý

Page 8: nguyên nhân nợ xấu

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng sử dụng một chính sách tín dụng sai lệch, không đồng bộ, đầy đủ, thống nhất dẫn tới cấp tín dụng không đúng khách hàng, trách nhiệm quyền hạn không được phân công rõ ràng, tạo khe hở lợi dụng cho khách hàng vay vốn, dẫn tới hậu quả các khoản vay không đư ợc bảo đảm, nguy cơ nợ xấu gia tăng. Ngân hàng chú trọng vào lợi tức thu về mà mở rộng phạm vi với những khoản vay không đủ tiêu chuẩn cũng dẫn tới khả năng gia tăng nợ xấu của ngân hàng.

Ngoài ra có thể do ngân hàng cho vay và đầu tư quá liều lĩnh. Khi đó, trong hoạt động cho vay, ngân hàng tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp hay một ngành nghề nào đó. Trong hoạt động đầu tư, ngân hàng chú trọng vào một loại chứng khoán có rủi ro cao cũng là một nguyên nhân gây ra nợ xấu của ngân hàng.

Hai là, do ngân hàng chạy đua lãi suất

Các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng cachs chạy đua lãi suất huy động, đẩy lãi suất huy động lê cao. Để có được lợi nhuận, ngân hàng phải đẩy lãi suất cho vay lên theo lãi suất huy động. Trong tình thế khó khăn về tài chính, khách hàng chấp nhận vay ngân hàng với lãi suất cao như vậy cũng có thể là nguyên nhân gây ra nợ xấu.

Ba là, do ngân hàng áp chỉ tiêu quá cao cho cán bộ tín dụng

Việc áp chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng nhằm nâng cao năng suất lao động và phát huy khả năng của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, không phải cán bộ tín dụng nào cũng hoàn thành chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra. Để hoàn thành chỉ tiêu, cán bộ tín dụng có thể phải chấp nhận những phương án vay vốn không hợp lý và có độ rủi ro cao.

Bốn la, do cán bộ tín dụng không chấp hành đúng quy trình cho vay hoặc do trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế trong việc tiếp cận các thông tin xã hội mà không thẩm định chính xác phương án, dự án vay vốn, thẩm định sai tài sản bảo đảm, đưa ra các quyết định sai lầm cũng dẫn đến chất lượng tín dụng suy giảm. Vấn đề tư cách đạo đức kinh doanh cảu cán bộ tín dụng thoái hóa, cấu kết với khách hàng vay vốn, lập hồ sơ giả... để trục lợi riêng có thể gây thiệt hại đến ngân hàng.

Năm là, do hệ thống thông tin của ngân hàng còn hạn hẹp, không tập trung, không cập nhật đầy đủ và đảm bảo chất lượng khiến phân tích dự báo khả năng xảy ra nợ xấu của một món nợ hay tổng hợp của ngân hàng không đem lại ý nghĩa thực tiễn.

Page 9: nguyên nhân nợ xấu

Sáu là, do yếu kém hoặc không quan tâm thích đáng đến khâu giám sát tín dụng trước, trong và sau khi giải ngân khiến cho việc phát hiện chậm trễ hoặc không thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu không có khả năng trả nợ của khách hàng.

Bảy là, do ảnh hưởng của bong bóng tài sản thế chấp

Ngân hàng cho vay khách hàng có nguồn trả nợ chính không rõ ràng nhưng có tài sản bảo đảm rất tốt. Điều này được minh chứng trong thời gian gần đây, khi thị trường bất động sản vô cùng sôi nổi. Do nguồn thu không rõ ràng nên khách hàng không trả nợ được cho ngân hàng, việc phát mại tài sản bảo đảm cũng không dễ dàng và tốn thời gian. Đây là nguyên nhân gây ra nợ xấu trong thời gian gần đây.

5. Tác động của nợ xấu

Đến hoạt động của ngân hàng thương mại- Nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh và làm giảm

lợi nhuận của ngân hàng

Rủi ro nợ xấu liên quan trực tiếp đến chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Do lợi nhuận ngân hàng thu được chủ yếu là do các khoản lãi cho vay, nếu các khoản cho vay biến thành nợ thành nợ xấu thì kéo theo lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm, thậm chí là lỗ. Hơn nữa khi tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh , việc trích lập dự phòng nhiều cũng khiến lợi nhuận của ngân hàng bị giảm.

Ngoài ra một khoản nợ xấu cũng khiến ngân hàng mất nhiều thời gian công sức, tiền của để thu hồi nợ.

- Nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nguồn vốn của ngân hàng

Khi các khoản vay không thu hồi được đúng hạn gia tăng thì có thể dẫn tới nợ xấu gia tăng. Ngân hàng không thu hồi được cả gốc và lãi như dự tín, tốc độ quay vòng vốn tín dụng sẽ giảm, vốn bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả sự dụng vốn, thậm hí mất vốn, làm xói mòn vốn tự có của ngân hàng và không có vốn để tiếp tục hoạt động kinh doanh vì ngân hàng phải bù đắp thất thoát này. Khoản cho vay này là khoản tiền do ngân hàng huy động đến kì hạn phải thanh toán, nếu vốn bị ứ đọng nhiều thì khả năng thanh toán của ngân hàng suy giảm.

Page 10: nguyên nhân nợ xấu

Nợ xấu sẽ làm mất cân đối giữa huy động và cho vay không thu lại được dẫn đến việc ngân hàng mất khả năng thanh toán và có thể gây ra nguy cơ đổ vỡ cho ngân hàng, hệ lụy tới toàn hệ thống ngân hàng.

- Nợ xấu làm giảm uy tín ngân hàng

Ngân hàng là một ngành hoạt động kinh doanh trên cơ sở lòng tin của khách hàng, chỉ một thông tin bất lợi không tốt cho ngân hàng xuất hiện đều làm ảnh hưởng tới tâm lí của khách hàng với ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, chất lượng tín dụng không tốt thì tâm lí khách hàng thường không muốn hoặc không dám gửi tiền vào vì sợ rủi ro ngân hàng không thanh toán. Tất yêu uy tín của ngân hàng trên thị trường giảm sút. Điều xấu hơn là khi ngân hàng đã đánh mất niềm tin ở khách hàng thì kéo theo việc người dân đổ xô rút tiền, ngân hàng không có biện pháp xử lý triệt để, mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản ngân hàng và kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống.

- Nợ xấu làm cản quá trình hội nhập

Trong nền kinh tế thị trường tự do tài chính, việc hội nhập quốc tế khiến các NHTM đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Với một tỷ lệ nợ xấu cao, việc công khai minh bạch tình hình tài chính của các ngân hàng sẽ làm giảm uy tín và lòng tin với đối tác, có thế làm mất đi những cơ hội tốt, cạnh tranh lành mạnh khi tham gia thị trường quốc tế.

Tác động đến người đi vay

Việc không thể trả nợ cho ngân hàng dẫn đến các khoản vay trờ thành nợ xấu có thể nói là điều khách hàng không mong muốn.Một khi khách hàng đã có nợ xấu ở một tổ chức tín dụng thì trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng CIC sẽ được cập nhật và tổ chức tín dụng khác sẽ đánh giá xấu về khách hàng. Điều này làm cho khách hàng không nhưng không vay được từ tổ chức tín dụng khác mà còn làm mất đi lòng tin của các đối tác kinh doanh, mất đi nhiều cơ hội kinh doanh khác.

Tác động tới nền kinh tế

Ngân hàng là trung gian cung cấp phần lớn nguồn vốn cho nền kinh tế, nợ xấu gia tăng làm hạn chế khả năng cung ứng vốn, đặc biệt tác dụng tiêu cưc tới hoạt động

Page 11: nguyên nhân nợ xấu

của các ngân hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Với nhà nước, thực trạng nợ xấu gây thất thu thuế, áp lực hỗ trợ từ phía chính phủ và là gánh nặng cho nền kinh tế.

Như vậy, có thể thấy tác động tiêu cực của nợ xấu đối với bản thân khách hàng, các ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.Do vậy các ngân hàng cần phải chú trọng trong công tác kiểm soát và xử lý nợ xấu

6. Biện pháp kiểm soát và xử lí nợ xấu

6.1 Biện pháp kiểm soát nợ xấu

Một là: xây dựng chính sách tín dụng hợp lí

Các NHTM cần phải xây dựng một chính sách tín dụng an toàn, chặt chẽ có hiệu quả.Các chính sách tín dụng sẽ cung cấp cho các cán bộ tín dụng và nhà quản lí một khung chỉ dẫn chi tiết để ra quyết định tín dụng và định hướng các danh mục đầu tư tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng cũng cần phải thường xuyên cải tiến chuẩn hóa các quy trình sao cho phù hợp với thay đổi của chính sách của nhà nước và xu thế mới.

Hai là: thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ tuân thủ theo đúng chính sách tín dụng đề ra.

Ngân hàng cần có sự phân định rõ trách nhiệm, hạn mức phán quyết cho các cán bộ tín dụng để họ tuân thủ các quy định về công tác tín dụng.Tăng cường công tác thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, giám sát và kiểm tra chặt chẽ các khoản vay đã được tài trợ như mục đích sử dụng các khoản vay của doanh nghiệp; có chứng từ rõ ràng...Mỗi khoản cho vay cần có sự kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay, sàng lọc những khách hàng tốt...

Ba là: Tuân thủ chính sách giới hạn tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng

Ngân hàng cần phải tuân thủ chặt chẽ chính sách giới hạn tín dụng

- Giới hạn dư nợ một khách hàng lớn nhằm ngăn chặn các NHTM tập trung quá lớn vào một khách hàng. Nếu khách hàng đó gặp rủi ro không trả nợ được thì tổn thất xảy ra cho ngân hàng sẽ là rất lớn. Giới hạn này được thiết

Page 12: nguyên nhân nợ xấu

lập trên cơ sở vốn của ngân hàng, thông thường mức dư nợ cho vay không quá 10-25% vốn của NHTM.

- Giới hạn dư nợ theo nhóm khách hàng liên quan: nhóm khách hàng liên quan là hai hay nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với một TCTD, nhóm khách hàng này có liên quan đến nhau trong mối quan hệ sở hữu hoặc quan hệ quản trị điều hành thành viên. Theo thông lệ chung thì giới hạn cho nhóm này không quá 50% vốn tự có cảu ngân hàng.

- Giới hạn dư nợ theo ngành, lĩnh vực hay vùng địa lí nhằm ngăn chặn tổ thất tín dụng do một loạt khách hàng gặp khó khăn cùng một lý do, suy giảm hay thậm chí không có khả năng trả nợ.

Bốn là: thực hiện đúng quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Về nguyên tắc việc phân loại nợ phải được thực hiện ngay khi cấp tín dụng và định kì phải được đánh giá lại theo quy định cụ thể. Các TCTD trích lập dự phòng rủi ro cho từng khoản vay theo nguyên tắc được phép xác định giá trị tài sản đảm bảo đẻ khấu trừ ra khỏi số tiền được trích lập với tỷ lệ trích lập tương ứng với các nhóm nợ. Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ nhất định tùy từng loại đối tượng đầu tư vốn và tính chất của khoản đầu tư. Dự phòng rủi ro được sử dụng trong trường hợp khách hàng bị giải thể, phá sản hoặc chết, mất tích.Dự phòng cũng được dùng để xử lí rủi ro ngay khi các khoản nợ được xếp váo nhóm 5. Việc sứ dụng dự phòng phải đảm bảo theo nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản bảo đảm để thu nợ và nếu phát mại không đủ bù đắp thì mới sử dụng dự phòng chung.

Năm là: không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng

Việc xây dựng một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn sẽ giúp cho công tác phân tích mức độ rủi ro của khoản vay, phân tích tài chính của khách hàng, phương an thu hồi nợ được chính xác giúp đưa ra các quyết định hợp lí tạo các khoản cho vay tốt, an toàn cao. Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ tránh được tình trạng cán bộ tín dụng trục lợi cá nhân câu kết với khách hàng gây thiệt hại cho ngân hàng.

Page 13: nguyên nhân nợ xấu

Ngoài đội ngũ cán bộ, các ngân hàng cũng cần xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại vận hành kỹ thuật quản lý thông tin tốt, đồng thời tự xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng hoàn chỉnh để từ đó đánh giá được năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp và qua đó xác định được mức độ rủi ro và khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng.

6.2 Biện pháp xử lí

Thứ nhất: Bàn giao các khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Các ngân hàng tự tổ chức quản lí hoặc bàn gaio các khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện việc thu nợ thông qua việc xử lý các tài sản bảo đảm khoản nợ, khai thác tài sản bảo đảm,...

Thứ hai: Cơ cấu lại nợ, đồng thời tái cơ cấu doanh nghiệp

Cơ cấu lại nợ là việc thực hiện nghiệp vụ như điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ xấu thành vốn góp cổ phần (đối với khách hàng vay là công ty cổ phần) nhằm thay đổi điều kiện, điều khoản của khoản nợ hiện có mà không tạo ra nghĩa vụ trả nợ mới. Trong trường hợp này chỉ có những doanh nghiệp khó khăn tạm thời, hướng kinh doanh tốt trong thời gian sắp tới, có khả năng tự trả nợ thì mới được ngân hàng cơ cấu lại.

Tái cơ cấu doanh nghiệp là việc thực hiện tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp có hiện trạng kinh doanh, tài chính kém nhưng có khả năng phục hồi. Việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp được thực hiện giữa các bên: nhà đầu tư, nhà kinh doanh, ngân hàng cho vay nợ với mục đích cao nhất là hồi sinh, phục hồi sản xuất kinh doanh tạo lợi nhuận.

Xử lý nợ xấu bằng biện pháp cấu trúc lại chỉ được áp dụng cho các khoản nợ nhóm 3 và nhóm 4 và đối với khách hàng được quyết định tiếp tục duy trì quan hệ. Khi thực hiện biện pháp này các ngân hàng cần giám sát chặt chẽ, có thể tham gia quản lý nhằm đảm bảo bên vay thực thi các hành động cần thiết để cải thiện tình hình.

Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp:

- Điều chỉnh kì hạn nợ: là việc TCTD và khách hàng thỏa thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng. Đó là

Page 14: nguyên nhân nợ xấu

việc điều chỉnh số kì ít đi, hoặc số kỳ nhiều lên nhưng thời gian trả nợ vẫn giữ nguyên

- Gia hạn nợ: Ngân hàng chấp nhận kéo dài thêm thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là giải pháp tránh áp lực trả nợ cho khách hàng để hỗ trợ khách hàng tiếp tục kinh doanh.

- Chuyển các khoản nợ xấu thành vốn góp cổ phần với các doanh nghiệp cổ phần: Biện pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có tiềm năng phục hồi và phát triển trong tương lai. Nhưng lưu ý các ngân hàng tham gia váo quản lý giám sát nhưng không nên tham gia quá sâu vào lĩnh vực không có chuyên môn.

- Thu nợ có chiết khấu: là hình thức miễn giảm một phần nợ phải trả, lãi vay cho Dn nợ, giá trị chiết khấu do ngân hàng và DN thỏa thuận nhưng theo hướng có lợi cho DN nhằm thúc đẩy khách hàng nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ.

Thứ ba: Bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua- bán nợ chuyên nghiệp

Với biện pháp này Ngân hàng sẽ chuyển quyền đòi nợ cho một tổ chức tín dụng hoặc một tổ chức, cá nhân khác có chức năng theo quy định để sớm thu hồi vốn của mình. Khi bán ngân hàng chấp nhận bán với giá thấp hơn giá trị khoản nợ để thu hồi vốn nhanh và tránh ảnh hưởng tới khoản nợ khác.

Thứ tư: Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu

Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cấu trúc, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua chứng khoán sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứu cấp nơi mà có thể mua đi bán lại. Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành các chứng khoán thanh khoản cao hơn.

Chứng khoán hóa các khoản nợ trong ngân hàng là hình thức chuyển đổi một tập hợp có chọn lọc các khoản vay có thế chấp của ngân hàng mà trước đó không có thị trường thứ cấp để giao dịch thành các chứng khoán khr mại, có thể bán trên thị trường thứ câp. NHTM khoanh khoản nợ xấu có thế chấp và chuyển nó ra ngoại

Page 15: nguyên nhân nợ xấu

bảng để bán cho người đầu tư chứng khoán thông qua trung gian là người được ủy thác. Người được ủy thác thường là tổ chức được đảm bảo không bị phá sản và hoạt động chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán. Đầu tư qua chứng khoán hóa giúp ngân hàng đa dạng hóa, giảm rủi ro, giảm chi phí trong việc giám sát nợ.

Thứ năm: Dùng các khoản dự phòng rủi ro trích lập để xử lí nợ xấu

Ngân hàng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ trong trường hợp khách hàng là tổ chức, DN bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân chết hoặc mất tích và các khoản nợ nhóm 5.

Về cơ bản việc trích lập dự phòng giúp Dn bù đắp khoản lỗ do không thu được nợ, ngăn chặn nợ xấu có thể xuất hiện. Biện pháp này giúp ngân hàng chủ động cao trong việc xử lí nợ xấu nhanh chóng, chống đỡ với những rủi ro bất ngờ xảy đến cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo tài chính ổn định.Việc lạm dụng quá nhiều vào biện pháp này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng mà vẫn không thu được nợ do biện pháp này ngân hàng phải sử dụng nội lực của mình.Vì vậy, ngân hàng phải khai thác và sử dụng một cách linh động.

Thứ sáu: Áp dụng các biện pháp pháp lý để xử lý nợ xấu

Biện pháp pháp lí được sử dụng để thực hiện thanh lý doanh nghiệp hoặc khởi kiện theo đúng pháp luật. Việc khởi kiện khách hàng ra tòa được áp dụng đối với các khoản nợ tồn đọng đã áp dụng các biện pháp khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhưng không thu hồi được nợ, hoặc với các khoản vay có xảy ra tranh chấp nhưng không đạt kết quả, con nợ có dấu hiệu lừa đảo, chây lỳ...Việc sự dụng biện pháp này thường không đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng vì thủ tục rắc rối, tốn thời gian, chi phí...

Thứ bảy: Nhờ sự trợ giúp của chính phủ

Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do các khoản vay theo chính sách của chính phủ, các ngân hàng phải trông vào nguồn bù đắp từ Ngân sách nhà nước. Thực chất các khoản vay này có thể được coi như khoản vay có bảo lãnh của bên thứ ba là chính phủ. Do vậy khi ngân hàng không thu được nợ từ khách hàng thuộc đối tượng này thì chính phủ phải đứng ra giải quyết cho ngân hàng. Chính phủ có thể sử dụng ngân sách để mua toàn bộ số nợ xấu của ngân hàng để xử lý dần giúp các ngân hàng không bị vào khủng hoảng nợ xấu. Biện pháp này có hạn chế là thủ tục

Page 16: nguyên nhân nợ xấu

phức tạp, kéo dài, có sự tham gia của nhiều cơ qun chức năng, không thể áp dụng thường xuyên vì ngân sách có hạn, việc xử lý một khối lượng nợ xấu lớn rất tốn kém làm giảm ngân sách đầu tư cho lĩnh vực khác.