nghiÊn cỨu chẾ tẠo vẬt liỆu hẤp phỤ cao tong ket dt2014-04-06 ph… · so sánh...

136
ĐẠI HC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÁO CÁO TNG KT ĐỀ TÀI KHOA HC VÀ CÔNG NGHCẤP ĐẠI HC NGHIÊN CU CHẾ TO VT LIU HP PHTBENTONIT THANH HÓA VÀ THĂM D KHẢ NĂNG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Mã số: ĐH2014-TN04-06 Chnhiệm đề tài: TS. Phm ThHà Thanh THÁI NGUYÊN, 2016

Upload: dinhnhi

Post on 07-Feb-2018

218 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CƯU CHẾ TẠO VẬT LIỆU HẤP PHỤ

TỪ BENTONIT THANH HÓA

VÀ THĂM DO KHẢ NĂNG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

Mã số: ĐH2014-TN04-06

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Thị Hà Thanh

THÁI NGUYÊN, 2016

2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CƯU CHẾ TẠO VẬT LIỆU HẤP PHỤ

TỪ BENTONIT THANH HÓA

VÀ THĂM DO KHẢ NĂNG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

Mã số: ĐH2014-TN04-06

Xác nhận của cơ quan

chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài

TS. Phạm Thị Hà Thanh

THÁI NGUYÊN, 2016

3

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

TT Họ và tên Đơn vị công tác và

lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu

cụ thể được giao

1 TS. Phạm Thị Hà Thanh Khoa Hoá học – ĐHSP

ĐH Thái Nguyên Chủ nhiệm đề tài

2 TS. Vũ Thị Hậu Khoa Hoá học – ĐHSP

ĐH Thái Nguyên

Thư kí đề tài

Tổng hợp vật liệu

3 ThS. Nghiêm Thị Hương Khoa Hoá học – ĐHSP

ĐH Thái Nguyên

Nghiên cứu

ứng dụng của vật liệu

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Tên đơn vị

trong và ngoài nước

Nội dung

phối hợp nghiên cứu

Họ và tên

người đại diện đơn vị

Khoa Hóa học – Trường ĐH

Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc

gia Hà Nội

Đo giản đồ XRD, IR PGS.TS. Lưu Văn Bôi

Viện Khoa học Vật liệu, Viện

Hàn lâm Khoa học và Công

nghệ Việt Nam

Đo SEM

Khoa Hoá học, ĐH Sư phạm

ĐH Thái Nguyên

Phân tích nhiệt. Tổng

hợp vật liệu và nghiên

cứu ứng dụng của vật

liệu.

PGS.TS.

Nguyễn Thị Hiền Lan

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................. i

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CƯU ............................................................ iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... x

DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xiii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU……………………………………….xvii

MƠ ĐÂU.. .................................................................................................................. 1

Chương 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 4

1.1. Giới thiệu về bentonit......................................................................................... 4

1.1.1. Thành phần của bentonit ................................................................................... 4

1.1.2. Cấu trúc của bentonit ........................................................................................ 4

1.1.3. Tính chất của bentonit ....................................................................................... 5

1.1.4. Ứng dụng của bentonit ...................................................................................... 6

1.1.5. Một số phương pháp hoạt hóa bentonit ............................................................. 7

1.1.6. Nguồn tài nguyên bentonit ................................................................................ 7

1.2. Sét hữu cơ ............................................................................................................ 9

1.2.1. Giới thiệu về sét hữu cơ .................................................................................... 9

1.2.2. Cấu trúc sét hữu cơ ............................................................................................ 9

1.2.3. Tính chất của sét hữu cơ.................................................................................. 11

1.2.4. Ứng dụng của sét hữu cơ ................................................................................. 11

1.2.5. Tổng hợp sét hữu cơ ........................................................................................ 12

1.3. Giới thiệu về một số chất gây ô nhiễm môi trường ....................................... 12

1.3.1. Giới thiệu về phenol đỏ ................................................................................... 12

1.3.2. Giới thiệu về mangan ...................................................................................... 14

1.4. Giới thiệu về phương pháp hấp phụ ............................................................... 15

1.4.1. Khái niệm ........................................................................................................ 15

1.4.2. Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học ................................................................. 15

1.4.3. Cân bằng hấp phụ và tải trọng hấp phụ ........................................................... 15

ii

1.4.4. Các phương trình cơ bản của quá trình hấp phụ ............................................. 16

Chương 2: THỰC NGHIỆM ................................................................................. 21

2.1. Hóa chất, dụng cụ ............................................................................................. 21

2.1.1. Hóa chất .......................................................................................................... 21

2.1.2. Dụng cụ, máy móc .......................................................................................... 21

2.2. Thực nghiệm ..................................................................................................... 21

2.2.1. Khảo sát quá trình điều chế sét hữu cơ ........................................................... 21

2.2.2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ phenol đỏ của

bentonit va sét hữu cơ điều chế ........................................................................ 23

2.2.3. Hoạt hóa bentonit bằng phương pháp nhiệt .................................................... 24

2.2.4. Khảo sát khả năng hấp phụ Mn(II) của bentonit chưa biến tính và bentonit

biến tính………… ............................................................................................ 24

2.2.5. Hoạt hóa bentonit bằng axit ............................................................................ 25

2.3. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 26

2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) ................................................................ 27

2.3.2. Phương pháp phân tích nhiệt ........................................................................... 27

2.3.3. Phương pháp phổ hồng ngoại (IR) .................................................................. 27

2.3.4. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) ....................................................... 28

2.3.5. Phương pháp xác định ham lượng cation hữu cơ xâm nhập ........................... 28

2.3.6. Phương pháp trắc quang .................................................................................. 28

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 29

3.1. Nghiên cứu tổng hợp sét hữu cơ từ bent-TQ và bent-TH ............................ 30

3.1.1. Nghiên cứu tổng hợp sét hữu cơ từ bent-TQ .................................................. 30

3.1.2. Nghiên cứu tổng hợp sét hữu cơ từ bent-TH .................................................. 40

3.1.3. So sánh điều kiện tổng hợp va đặc điểm của sét hữu cơ điều chế từ hai nguồn

bentonit (Trung Quốc và Thanh Hóa) .............................................................. 51

3.2. Khao sát kha năng hấp phụ phenol đo của set hữu cơ điều chê từ bent-TQ .. 51

3.2.1. Xây dựng đường chuẩn của phenol đỏ… ........................................................ 51

3.2.2. Khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ………………………………...… 53

iii

3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bentonit, sét hữu cơ điều chế ................ 54

3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ phenol đỏ ................................................... 55

3.2.5. Khảo sát dung lượng hấp phụ phenol đỏ theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir .......................................................................................................... 57

3.3. Khao sát kha năng hấp phụ phenol đo của set hữu cơ điều chê từ bent-TH .. 59

3.3.1. Xây dựng đường chuẩn của phenol đỏ ............................................................ 59

3.3.2. Khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ ........................................................ 60

3.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bentonit, sét hữu cơ điều chế ................ 62

3.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ phenol đỏ ................................................... 63

3.3.5. Khảo sát dung lượng hấp phụ phenol đỏ theo mô hình đẳng nhiệt hấp

phụ Langmuir ................................................................................................... 64

3.4. Nghiên cứu chê tạo vật liệu bentonit biên tính bởi nhiệt .............................. 67

3.4.1. Khảo sát khả năng hấp phụ Mn(II) của bentonit hoạt hóa bởi nhiệt độ .......... 67

3.4.2. Kết quả phân tích nhiễu xạ Rơnghen .............................................................. 77

3.5. Nghiên cứu chê tạo vật liệu từ bentonit biên tính bởi axit ........................... 79

3.5.1. Khảo sát khả năng hấp phụ Mn(II) của bentonit biến tính bởi axit ................ 79

3.5.2. Kết quả phân tích nhiễu xạ Rơnghen .............................................................. 88

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93

PHỤ LỤC

ĐIỀU CHẾ SÉT HỮU CƠ TỪ BENTONIT TRUNG QUỐC

ĐIỀU CHẾ SÉT HỮU CƠ TỪ BENTONIT THANH HÓA

iv

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CƯU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: "Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ bentonit Thanh Hóa và

thăm dò khả năng xử lý môi trường".

- Mã số: ĐH2014-TN04-06.

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Thị Hà Thanh.

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

- Thời gian thực hiện: 24 tháng.

2. Mục tiêu

Từ bentonit Trung Quốc, bentonit Thanh Hóa biến tính (bởi cation hữu cơ, bởi

nhiệt, bởi axit) chế tạo được vật liệu hấp phụ, đánh giá khả năng hấp phụ hợp chất

hữu cơ va cation kim loại.

Nghiên cứu cấu trúc, hình thái học của vật liệu bằng các phương pháp vật lý

hiện đại như XRD, IR, SEM,...

So sánh khả năng hấp phụ của vật liệu chế tạo từ hai nguồn: bentonit Trung

Quốc và bentonit Thanh Hóa.

3. Tính mới và sáng tạo

Bentonit đã được nghiên cứu biến tính trên thế giới với các muối amin bậc 1,

bậc 2, bậc 3. Các vật liệu biến tính đã được nghiên cứu hấp phụ các hợp chất của

phenol, hợp chất hữu cơ va một số ion kim loại nặng. Tuy nhiên việc nghiên cứu

điều chế sét hữu cơ từ tetrađecyltrimetyl amoni bromua, cũng như nghiên cứu các

điều kiện thích hợp hấp phụ phenol đỏ va Mn (II) chưa được nghiên cứu một cách

hệ thống.

Tại Việt Nam đây la công trình đầu tiên nghiên cứu một số điều kiện tổng

hợp sét hữu cơ, khả năng hấp phụ phenol đỏ và Mn (II) của vật liệu biến tính từ

nguồn bentonit Thanh Hóa so sánh với nguồn bentonit Trung Quốc một cách khá hệ

thống.

v

4. Kêt qua nghiên cứu

Tìm được điều kiện thích hợp điều chế sét hữu cơ từ bentonit Trung Quốc,

bentonit Thanh Hóa với tetrađecyltrimetyl amoni bromua.

Đã nghiên cứu các đặc trưng về liên kết, hình thái học của vật liệu tổng hợp

ở điều kiện tối ưu. Nghiên cứu một số yếu tố khi sử dụng sét hữu cơ điều chế để hấp

phụ phenol đỏ.

Đã nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ bentonit Trung Quốc, bentonit Thanh

Hóa biến tính bởi nhiệt, bởi axit.

So sánh khả năng hấp phụ của vật liệu chế tạo từ hai nguồn bentonit:

bentonit Trung Quốc và bentonit Thanh Hóa.

5. San phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

1. Phạm Thị Ha Thanh (2014), “Nghiên cứu cấu trúc của sét hữu cơ điều chế từ

bentonit (Trung Quốc) va tetrađecyltrimetyl amoni bromua”, Tạp chí Hóa học,

52(5A), tr. 265-269.

2. Phạm Thị Hà Thanh, Nguyễn Thị Thu Hường (2015), “Khảo sát quá trình điều

chế sét hữu cơ từ bentonit (Trung Quốc) va tetrađecyltrimetyl amoni bromua”,

Tạp chí phân tích Hóa, lý và sinh học, 20(1), tr. 53-58.

3. Phạm Thị Hà Thanh, Lý Thị Thêm (2015), “Khảo sát quá trình điều chế sét hữu

cơ điều chế từ bentonit (Trung Quốc) va tetrađecyltrimetyl amoni bromua

trong dung dịch rượu nước”, Tạp chí Hoá học, 53(3E12), tr. 493-500.

4. Phạm Thị Hà Thanh, Trần Anh Vũ, Lã Mạnh Cường (2015), “Khảo sát quá

trình điều chế sét hữu cơ điều chế từ bentonit (Thanh Hoá) và

tetrađecyltrimetyl amoni bromua”, Tạp chí phân tích Hóa, lý và sinh học,

20(3), tr. 338-343.

5. Phạm Thị Hà Thanh, Bùi Huy Quang, Lê Thị Hoang Hương (2016), “Nghiên cứu

cấu trúc của sét hữu cơ điều chế từ bentonit (Thanh Hóa) va tetrađecyltrimetyl

amoni bromua”, Tạp chí phân tích Hóa, lý và sinh học, 21(1), tr. 131-137.

vi

5.2. Sản phẩm đào tạo

1. Nguyễn Thị Thu Hường (2014), Nghiên cứu điều chế sét hữu cơ từ bentonit

Trung Quốc với tetrađecyltrimetyl amoni bromua và bước đầu thăm dò ứng

dụng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên

2. Lã Mạnh Cường (2015), Nghiên cứu điều chế sét hữu cơ từ bentonit (Thanh

Hóa) với tetrađecyltrimetyl amoni bromua và bước đầu thăm dò ứng dụng,

Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

3. Lý Thị Thêm (2015), Nghiên cứu điều chế sét hữu cơ từ bentonit Trung Quốc với

tetrađecyltrimetyl amoni bromua trong môi trường rượu nước và bước đầu

thăm dò ứng dụng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái

Nguyên.

4. Trần Anh Vũ (2014), Khảo sát khả năng hấp phụ Mn(II) của bentonit Trung

Quốc biến tính bằng phương pháp nhiệt, Đề tai NCKH sinh viên, Trường Đại

học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

5. Đỗ Mai Linh (2014), Khảo sát khả năng hấp phụ Mn(II) của bentonit Trung

Quốc biến tính bằng axit, Đề tai NCKH sinh viên, Trường Đại học Sư phạm,

Đại học Thái Nguyên..

6. Công Thị Bình Nguyên (2015), Khảo sát khả năng hấp phụ ion Fe2+ của bentonit

biến tính bởi nhiệt, Đề tai NCKH sinh viên, Trường Đại học Sư phạm, Đại học

Thái Nguyên.

7. Nông Thị Hồng (2015), Khảo sát khả năng hấp phụ ion Fe3+ của bentonit biến

tính bởi nhiệt, Đề tai NCKH sinh viên, Trường Đại học Sư phạm, Đại học

Thái Nguyên.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của

kêt qua nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng để xử lí mẫu nước bị ô nhiễm

chất chất hữu cơ (phenol đỏ) và bị ô nhiễm kim loại nặng (Mn).

Ngày tháng năm 2016

Tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu)

Phạm Thị Hà Thanh

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

vii

1. General information

Project Title: “Research adsorbent manufactured from bentonite Thanh Hoa

and explore the possibility of environmental treatment”.

Code number: ĐH2014-TN04-06.

Co-ordinator: Dr. Pham Thi Ha Thanh.

Implementing Institution: College of Education, Thai Nguyen University.

Duration: 24 months.

2. Objectives

From China bentonite, Thanh Hoa bentonite modified (by organic cations,

by heat, by acids) are manufactured adsorbent evaluation adsorption capacity of

organic compounds and metal cations.

Look at the structure, the morphology of the material by methods such as

XRD modern physics, IR, SEM, ...

Comparison of the absorption capacity of the material made from two

sources: bentonite China and bentonite Thanh Hoa.

3. Creativeness and innovativeness

- Bentonite has been studied worldwide modified with amine salts of type

1, type 2, type 3. The modified material has been studied adsorption of phenolic

compounds, organic compounds and some metal ions heavy. However the study of

organic clay prepared from ammonium bromide tetradecyltrimetyl, as well as

researching the right conditions adsorbed phenol red and Mn (II) has not been

studied in a systematic way.

- In Vietnam, this is the first study some conditions synthetic organic clay,

red phenol adsorption capacity and Mn (II) of the material from the source modified

bentonite Thanh Hoa as compared with a bentonite China fairly systems.

viii

4. Research results

- Finding the right conditions modulated organoclay from bentonite China,

bentonite Thanh Hoa with ammonium bromide tetradecyltrimethyl.

- Studied the characteristics of the link, the morphology of the synthetic

material in optimal conditions. Look at a number of factors when using organic clay

adsorbent prepared to red phenol.

- Research adsorbent manufactured from China bentonite, modified

bentonite Thanh Hoa by heat, by acids.

- Comparing the absorption capacity of the material made from two sources

bentonite: bentonite China and bentonite Thanh Hoa.

5. Products

5.1. Scientific results

1. Pham Thi Ha Thanh (2014), “Research the structure of organoclay prepared from

bentonite (China) and tetradecyltrimethyl ammonium bromide”, Journal of

Chemistry, 52(5A), pp. 265-269.

2. Pham Thi Ha Thanh, Nguyen Thi Thu Huong (2015), “Investigation on the

process of synthesis organoclays from bentonite (China) and

tetradecyltrimethyl ammonium bromide”, Journal of Analytical Sciences,

20(1), pp. 53-58.

3. Pham Thi Ha Thanh, Ly Thi Them (2015), “Investigation on the process of

synthesis organoclays from bentonite (China) and tetradecyltrimethyl

ammonium bromide in alcohol - water solution”, Journal of Chemistry,

53(3E12), pp. 493-500.

4. Pham Thi Ha Thanh, Tran Anh Vu, La Manh Cuong (2015), “Investigation on

the process of synthesis organoclays from bentonite (Thanh Hoa) and

tetradecyltrimethyl ammonium bromide”, Journal of Analytical Sciences,

20(3), pp. 338-343.

5. Pham Thi Ha Thanh, Bui Quang Huy, Le Hoang Huong (2016), “Research the

structure of organoclays prepared from bentonite (Thanh Hoa) and

tetradecyltrimethyl ammonium bromide”, Journal of Analytical Sciences,

21(1), pp. 131-137.

ix

5.2. Training results

1. Nguyen Thi Thu Huong (2014), Study prepared organoclay from bentonite

China with tetradecyltrimethyl ammonium bromide and initially exploration

applications, Master Thesis, College of Education, Thai Nguyen University.

2. La Manh Cuong (2015), Study prepared organoclay from bentonite Thanh Hoa

with tetradecyltrimethyl ammonium bromide and initially exploration

applications, Master Thesis, College of Education, Thai Nguyen University.

3. Ly Thi Them (2015), Study prepared organoclay from bentonite China with

tetradecyltrimethyl ammonium bromide in alcohol - water solution and

initially exploration applications, Master Thesis, College of Education, Thai

Nguyen University.

4. Tran Anh Vu (2014), Survey adsorption capacity of Mn (II) of bentonite China by

means of thermal denaturation, Scientific research project for student, College

of Education, Thai Nguyen University.

5. Do Mai Linh (2014), Survey adsorption capacity of Mn (II) of China bentonite

modified by acid, Scientific research project for student, University of

Education, University Thai Nguyen.

6. Cong Thi Binh Nguyen (2015), Survey adsorption capacity of bentonite Fe2+ ions

denatured by heat, Scientific research project for student, College of

Education, Thai Nguyen University.

7. Nong Thi Hong (2015), Survey adsorption capacity of bentonite Fe3+ ions

denatured by heat, Scientific research project for student, College of

Education, Thai Nguyen University.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of

research results

The research results of the research can be applied to process contaminated

water samples organic compounds (phenol red) and Mn metal contamination.

x

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến giá trị d001 va ham lượng (%)

cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ ............................................. 30

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit đến giá trị d001 và hàm

lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ điều chế ............. 32

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của pH dung dịch đến giá trị d001 và ham lượng (%) cation

hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ ........................................................ 33

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến giá trị d001 va ham lượng cation

hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ ........................................................ 34

Bảng 3.5. Các số sóng đặc trưng trong phổ hồng ngoại của ben-TQ, TĐTM va sét

hữu cơ (cm-1) .................................................................................................... 37

Bảng 3.6. Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của bent-TQ va sét hữu cơ điều chế ở

điều kiện tối ưu ................................................................................................. 39

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến giá trị d001 va ham lượng (%)

cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ ............................................. 41

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit đến giá trị d001và hàm

lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ ............................ 42

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của pH dung dịch đến giá trị d001va ham lượng (%) cation hữu

cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ ............................................................... 43

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến giá trị d001va ham lượng (%)

cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ ............................................. 44

Bảng 3.11. Các số sóng đặc trưng trong phổ hồng ngoại của bent-TH, TĐTM va sét

hữu cơ (cm-1) .................................................................................................... 47

Bảng 3.12. Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của bent-TH va sét hữu cơ điều chế ở

điều kiện tối ưu ................................................................................................. 49

Bảng 3.13. Điều kiện tổng hợp sét hữu cơ từ bent-TQ và bent-TH với TĐTM ....... 51

Bảng 3.14. Đặc điểm của sét hữu cơ điều chế từ bent-TQ và bent-TH với TĐTM . 51

Bảng 3.15. Số liệu xây dựng đường chuẩn của phenol đỏ……………………..52

xi

Bảng 3.16. Sự phụ thuộc của dung lượng và hiệu suất hấp phụ vào thời gian ......... 53

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của khối lượng bentonit, sét hữu cơ đến dung lượng và hiệu

suất hấp phụ phenol đỏ ..................................................................................... 54

Bảng 3.18. Ảnh hưởng nồng độ đầu của phenol đỏ đến dung lượng và hiệu suất hấp

phụ của sét hữu cơ ............................................................................................ 56

Bảng 3.19. Giá trị hấp phụ lớn nhất va hằng số Langmuir b của bent-TQ va sét hữu

cơ điều chế ........................................................................................................ 58

Bảng 3.20. Số liệu xây dựng đường chuẩn của phenol đỏ ........................................ 59

Bảng 3.21. Sự phụ thuộc của dung lượng và hiệu suất hấp phụ vào thời gian ............... 61

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của khối lượng bent-TH, sét hữu cơ đến dung lượng và hiệu

suất hấp phụ phenol đỏ ..................................................................................... 62

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của nồng độ phenol đỏ đến dung lượng và hiệu suất hấp phụ

của bentonit và sét hữu cơ ................................................................................ 64

Bảng 3.24. Giá trị hấp phụ lớn nhất va hằng số Langmuir b của bent-TH va sét hữu

cơ điều chế ........................................................................................................ 66

Bảng 3.25. Số liệu xây dựng đường chuẩn của Mn2+ ............................................... 67

Bảng 3.26. Sự phụ thuộc khả năng hấp phụ Mn(II) của bentonit chưa biến tính và

bentonit biến tính ở các nhiệt độ khảo sát ........................................................ 69

Bảng 3.27. Sự phụ thuộc khả năng hấp phụ Mn(II) của bent-TQ và bent-TH biến

tính theo thời gian ............................................................................................. 70

Bảng 3.28. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bentonit biến tính bằng

nhiệt đến khả năng hấp phụ Mn (II) ................................................................. 72

Bảng 3.29. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Mn (II) đến khả năng hấp phụ

của bentonit ...................................................................................................... 74

Bảng 3.30. Giá trị hấp phụ lớn nhất va hằng số Langmuir b của bent-TQ và bent-TH

.......................................................................................................................... 77

Bảng 3.31. Sự phụ thuộc của khả năng hấp phụ Mn (II) vào nồng độ axit biến tính

bent-TQ và bent-TH ......................................................................................... 80

Bảng 3.32. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ Mn (II) của bentonit đã biến tính

theo thời gian .................................................................................................... 82

xii

Bảng 3.33. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bentonit đến khả năng hấp

phụ Mn (II) ....................................................................................................... 84

Bảng 3.34. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Mn(II) đến khả nănghấp phụ

của bentonit ...................................................................................................... 85

Bảng 3.35. Giá trị hấp phụ lớn nhất va hằng số Langmuir b của bent-TQ đã biến

tính và bent-TH đã biến tính............................................................................. 88

xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc mạng lưới không gian của MMT ................................................ 4

Hình 1.2. Sự định hướng của các ion ankylamoni trong các lớp silicat ................... 10

Hình 1.3. Sự sắp xếp các cation hữu cơ kiểu đơn lớp, hai lớp và giả ba lớp ............ 10

Hình 1.4. Cấu tạo phân tử, cấu trúc không gian của phenol đỏ ................................ 12

Hình 1.5. Đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir ....................................................... 19

Hình 1.6. Sự phụ thuộc của Cf/q vào Cf ................................................................... 19

Hình 1.7. Đường hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich ...................................................... 20

Hình 1.8. Sự phụ thuộc lgq vào lgCf ......................................................................... 20

Hình 2.1. Quy trình tổng hợp sét hữu cơ . ................................................................ 22

Hình 3.1. Giản đồ XRD của bent-TQ và các mẫu sét hữu cơ điều chế lần lượt ở các

nhiệt độ 20oC, 30oC, 40oC, 50oC, 60oC, 70oC ................................................. 30

Hình 3.2. Giản đồ XRD của bent-TQ và các mẫu sét hữu cơ được điều chế ở các tỉ

lệ TĐTM/ bentonit lần lượt là 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 ........................................ 32

Hình 3.3. Giản đồ XRD của bent-TQ va các mẫu sét hữu cơ điều chế trong dung

dịch có pH lần lượt la 6, 7, 8, 9, 10, 11 ............................................................ 33

Hình 3.4. Giản đồ XRD của bent-TQ va các mẫu sét hữu cơ phản ứng trong thời

gian 1giờ, 2giờ, 3giờ, 4giờ, 5giờ, 6giờ ............................................................. 34

Hình 3.5. Giản đồ XRD của mẫu bent-TQ ............................................................... 35

Hình 3.6. Giản đồ XRD của sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu......................... 36

Hình 3.7. Phổ hấp thụ hồng ngoại của bent-TQ........................................................ 36

Hình 3.8. Phổ hấp thụ hồng ngoại của TĐTM ....................................................... 36

Hình 3.9. Phổ hấp thụ hồng ngoại của sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu ......... 37

Hình 3.10. Giản đồ phân tích nhiệt của bent-TQ ...................................................... 38

Hình 3.11. Giản đồ phân tích nhiệt của sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu ....... 38

Hình 3.12. Ảnh SEM của bent–TQ (a), của sét hữu cơ điều chế (b) ........................ 40

Hình 3.13. Giản đồ XRD của bent-TH và các mẫu sét hữu cơ điều chế lần lượt ở

các nhiệt độ 30oC, 40oC, 50oC, 60oC, 70oC ...................................................... 41

xiv

Hình 3.14. Giản đồ XRD của bent-TH và các mẫu sét hữu cơ được điều chế ở các tỉ

lệ TĐTM/ bentonit lần lượt là 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 ........................................ 42

Hình 3.15. Giản đồ XRD của bent-TH va các mẫu sét hữu cơ điều chế trong dung

dịch có pH lần lượt la 7, 8, 9, 10, 11 ................................................................ 43

Hình 3.16. Giản đồ XRD của bent-TH va các mẫu sét hữu cơ phản ứng trong thời

gian 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ ................................................................. 44

Hình 3.17. Giản đồ XRD của mẫu bent-TH ............................................................. 45

Hình 3.18. Giản đồ XRD của sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu....................... 45

Hình 3.19. Phổ hồng ngoại của bent-TH .................................................................. 46

Hình 3.20. Phổ hồng ngoại của tetrađecyltrimetylamoni bromua (TĐTM) ......... 46

Hình 3.21. Phổ hồng ngoại của sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu .................... 46

Hình 3.22. Giản đồ phân tích nhiệt của bent-TH ...................................................... 48

Hình 3.23. Giản đồ phân tích nhiệt của sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu ....... 48

Hình 3.24. Ảnh SEM của bent–TH (a); của sét hữu cơ điều chế (b) ........................ 50

Hình 3.25. Đường chuẩn của phenol đỏ ................................................................... 52

Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian đến quá trình hấp phụ phenol

đỏ của bent-TQ, sét hữu cơ điều chế ................................................................ 53

Hình 3.27. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của khối lượng bent-TQ, sét hữu cơ điều chế

đến quá trình hấp phụ phenol đỏ ...................................................................... 55

Hình 3.28. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ phenol đỏ đến khả năng hấp

phụ phenol đỏ của bent-TQ và sét hữu cơ điều chế ......................................... 56

Hình 3.29. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của bent-TQ đối với phenol đỏ ......... 57

Hình 3.30. Sự phụ thuộc của Cf/q vào Cf đối với sự hấp phụ phenol đỏ của bent-TQ ....... 57

Hình 3.31. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của sét hữu cơ điều chế đối với

phenol đỏ .. ......................................................................................................58

Hình 3.32. Sự phụ thuộc của Cf/q vào Cf đối với sự hấp phụ phenol đỏ của sét hữu

cơ điều chế.......................................................................................................58

Hình 3.33. Đường chuẩn của phenol đỏ ................................................................... 60

xv

Hình 3.34. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian đến quá trình hấp phụ phenol

đỏ của bent-TH va sét hữu cơ điều chế ............................................................ 61

Hình 3.35. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của khối lượng bent-TH, sét hữu cơ điều chế

đến quá trình hấp phụ phenol đỏ ...................................................................... 63

Hình 3.36. Đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của bent-TH đối với phenol đỏ ... 65

Hình 3.37. Sự phụ thuộc của C/q vao C đối với sự hấp phụ phenol đỏ của bent-TH65

Hình 3.38. Đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của sét hữu cơ điều chế đối với

phenol đỏ .......................................................................................................... 66

Hình 3.39. Sự phụ thuộc của C/q vao C đối với sự hấp phụ phenol đỏ của sét hữu

cơ điều chế ........................................................................................................ 66

Hình 3.40. Đường chuẩn của Mn2+ ........................................................................... 68

Hình 3.41. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khả năng hấp phụ Mn(II) ........................ 69

của bent-TQ, bent-TH trước và sau khi biến tính ở các nhiệt độ khảo sát ............... 69

Hình 3.42. Đồ thị biểu diễn khả năng hấp phụ Mn(II) của bent-TQ và bent-TH biến

tính bằng nhiệt theo thời gian ........................................................................... 71

Hình 3.43. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng bent-TQ và bent-TH biến

tính bằng nhiệt đến khả năng hấp phụ Mn(II) .................................................. 72

Hình 3.44. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ Mn(II) tới khả năng hấp phụ

của bent-TQ và bent-TH đã biến tính bằng nhiệt ............................................. 75

Hình 3.45. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của bent-TQ đối với Mn(II) ........ 75

Hình 3.46.Sự phụ thuộc của Ccb/q vao Ccb đối với sự hấp phụ Mn(II) của bent-

TQ………………………………………………………………………..... 76

Hình 3.47. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của bent-TH đối với Mn (II).. 76

Hình 3.48. Sự phụ thuộc của Ccb /q vao Ccb đối với sự hấp phụ Mn (II) của bent-

TH………………………………………………………………………….76

Hình 3.49. Kết quả X-ray mẫu bent-TQ chưa biến tính…….…………………... 77

Hình 3.50. Kết quả X-ray mẫu bent-TH chưa biến tính.. ......................................... 78

Hình 3.51. Kết quả X-ray mẫu bent-TQ biến tính ở 120o C ..................................... 78

Hình 3.52. Kết quả X-ray mẫu bent-TH biến tính ở 140o C ..................................... 78

xvi

Hình 3.53. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khả năng hấp phụ Mn(II) vào nồng độ

axit HCl biến tính bent-TQ và bent-TH ........................................................... 80

Hình 3.54. Đồ thị biểu diễn khả năng hấp phụ Mn(II) của bent-TQ và bent-TH theo

thời gian………………………………………………………………….…83

Hình 3.55. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của khối lượng bent-TQ và bent-TH biến

tính bằng axit HCl đến khả năng hấp phụ Mn(II) ............................................ 83

Hình 3.56. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ Mn(II) đến khả năng hấp phụ

của bent-TQ và bent-TH đã biễn tính bằng axit HCl 3%. ................................ 86

Hình 3.57. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của bent-TQ đã biến tính đối với

Mn (II) .............................................................................................................. 87

Hình 3.58: Sự phụ thuộc của Ccb/a vào Ccb đối với sự hấp phụ Mn (II) của bent-TQ

đã biến tính ....................................................................................................... 87

Hình 3.59. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của bent-TH đối với Mn (II) ....... 87

Hình 3.60. Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb đối với sự hấp phụ Mn (II) của bent-TH

đã biến tính……… ........................................................................................... 87

Hình 3.61. Kết quả X-ray mẫu bent-TQ chưa biến tính ........................................... 88

Hình 3.62. Kết quả X-ray mẫu bent-TQ biến tính bởi axit HCl 3% ......................... 89

Hình 3.63. Kết quả X-ray mẫu bent-TH chưa biến tính ........................................... 89

Hình 3.64. Kết quả X-ray mẫu ben-TH biến tính bởi axit HCl 3% .......................... 89

xvii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU

Chữ viêt tắt, kí hiệu Nội dung

Bent-TH Bentonit (Thanh Hóa)

Bent-TQ Bentonit (Trung Quốc)

MMT Montmorillonit

SEM Kính hiển vi điện tử quét

Shc Sét hữu cơ

TĐTM Tetrađecyltrimetylamoni bromua

XRD X-ray diffraction - Nhiễu xạ tia X

1

MƠ ĐÂU

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề nóng bỏng mang

tính toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người và các

sinh vật trên Trái Đất. Trong số các chất độc hại thải ra môi trường, đáng chú ý la

những chất hữu cơ độc hại bền vững trong đó có phenol va các hợp chất của phenol

cùng với một số kim loại nặng. Các chất này có khả năng tích lũy trong cơ thể sinh

vật và gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính cho con người. Do vậy, việc nghiên cứu xử

lý triệt để các hợp chất phenol và một số ion kim loại nặng trong nước bị ô nhiễm

luôn là mối quan tâm hang đầu của mỗi quốc gia va đặc biệt có ý nghĩa quan trọng

đối với cuộc sống hiện tại va tương lai của loai người.

Việc sử dụng các chất như than hoạt tính, silicagen, các khoáng sét để hấp

phụ các kim loại và hợp chất hữu cơ bị hạn chế bởi kích thước mao quản nhỏ.

Trước những hạn chế đó, bentonit được lựa chọn thay thế các chất hấp phụ trên do

có cấu trúc lớp, có diện tích bề mặt lớn nên có khả năng hấp phụ nhiều loại cation

vô cơ va hữu cơ. Nhờ khả năng hấp phụ và khả năng trao đổi ion tốt của bentonit

nên bằng các phương pháp xử lý khác nhau, người ta có thể tạo ra các vật liệu có

chức năng khác nhau.

Mặt khác nguồn khoáng bentonit tại Việt Nam rất lớn phân bố từ Bắc vào

Nam với trữ lượng lớn như Cổ Định - Thanh Hóa, Di Linh - Lâm Đồng, Thuận Hải

- Bình Thuận,...Việc nghiên cứu sử dụng chúng làm vật liệu hấp phụ còn chưa được

quan tâm nghiên cứu.

Trên những cơ sở khoa học và thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu

chế tạo vật liệu hấp phụ từ bentonit Thanh Hóa và thăm dò khả năng xử lý môi

trường”.

2. Mục đích nghiên cứu

Từ bentonit Trung Quốc, bentonit Thanh Hóa biến tính (bởi cation hữu cơ, bởi

nhiệt, bởi axit) chế tạo được vật liệu hấp phụ, đánh giá khả năng hấp phụ hợp chất

hữu cơ va cation kim loại.

Nghiên cứu cấu trúc, hình thái học của vật liệu bằng các phương pháp vật lý

hiện đại như XRD, IR, SEM,...

So sánh khả năng hấp phụ của vật liệu chế tạo từ hai nguồn: bentonit Trung

Quốc và bentonit Thanh Hóa.

2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Môi trường nước bị ô nhiễm chất hữu cơ độc hại (như phenol đỏ) và các ion

kim loại nặng.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

- Nguồn bentonit Trung Quốc và bentonit Thanh Hóa.

- Hợp chất hữu cơ: phenol đỏ.

- Kim loại nặng: Mn(II).

4. Gia thuyêt khoa học

Xuất phát từ thực tế hiện nay là sự phát triển của các ngành công nghiệp,

khai thác và sử dụng khoáng sản kim loại làm cho ô nhiễm môi trường trong đó có

môi trường nước bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Môi trường nước bị ô nhiễm nếu

không được xử lý sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người. Vì vậy, tìm biện

pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm đang la vấn đề nóng bỏng hiện nay. Tuy nhiên,

chi phí cho vấn đề này rất tốn kém. Nếu bằng cách sử dụng chất hấp phụ có nguồn

gốc tại Việt Nam như bentonit Thanh Hóa, biến tính đơn giản chế tạo vật liệu hấp

phụ thì giá thành của quá trình xử lý nguồn nước có chứa các chất độc hại sẽ giảm

đi rất nhiều.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát một số yếu tố (nhiệt độ, tỉ lệ khối lượng, pH dung dịch, thời gian

phản ứng) để tìm điều kiện thích hợp điều chế sét hữu cơ từ bentonit Trung Quốc;

bentonit Thanh Hóa với tetrađecyltrimetyl amoni bromua.

- Nghiên cứu các đặc trưng về liên kết, hình thái học của vật liệu tổng hợp ở

điều kiện tối ưu. Nghiên cứu một số yếu tố khi sử dụng sét hữu cơ điều chế để hấp phụ

phenol đỏ.

- Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ bentonit Trung Quốc, bentonit Thanh

Hóa biến tính bởi nhiệt, bởi axit.

- So sánh khả năng hấp phụ của vật liệu chế tạo từ hai nguồn bentonit:

bentonit Trung Quốc và bentonit Thanh Hóa.

3

6. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu chế tạo sét hữu cơ từ bentonit Trung Quốc, bentonit Thanh Hóa với

tetrađecyltrimetyl amoni bromua. Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của sét hữu cơ

điều chế ở điều kiện tối ưu bằng một số phương pháp vật lý hiện đại.

- Nghiên cứu khả năng hấp phụ của vật liệu (sét hữu cơ, bentonit biến tính bởi

nhiệt, axit) đối với phenol đỏ, Mn (II).

7. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp dung dịch để chế tạo vật liệu sét hữu cơ, biến tính bentonit bởi

axit. Phương pháp nhiệt để biến tính bentonit.

- Các phương pháp phân tích, đánh giá cấu trúc vật liệu: phương pháp nhiễu xạ

tia X, phương pháp phân tích nhiệt, phương pháp phổ hồng ngoại, phương pháp

hiển vi điện tử quét.

- Phương pháp phân tích nồng độ của các chất hữu cơ va ion kim loại, phương

pháp UV-Vis.

8. Cấu trúc đề tài

Mở đầu:

Chương 1: Tổng quan

Chương 2. Thực nghiệm.

Chương 3: Kết quả và thảo luận

Kết luận

4

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về bentonit

1.1.1. Thành phần của bentonit

Dựa vào các kết quả nghiên cứu đã được công bố trong các tài liệu tham khảo

có thể tóm tắt một số nét chính về thành phần của sét như sau:

- Thành phần khoáng vật: Bentonit là loại khoáng sét tự nhiên, có thanh phần

chính là montmorillonit (MMT), Ngoài ra trong bentonit tự nhiên còn chứa một số

khoáng sét khác như hectorit, saponit, clorit, mica,… va một số khoáng phi sét như

calcit, pirrit, manhetit,… các muối kiềm và một số hợp chất hữu cơ [15], [16], [23].

- Thành phần hóa học: Montmorillonit là thành phần chính của khoáng

bentonit tự nhiên, có công thức hóa học tổng quát la Al2O3.4SiO2.nH2O [10], [23].

1.1.2. Cấu trúc của bentonit

Cấu trúc mạng lưới không gian của MMT đã được trình bày ở hình 1.1. Khi

tồn tại trong tự nhiên, các ion trong mạng lưới có thể bị thay thế và vì vậy thành

phần hóa học của khoáng có thể bị thay đổi nhiều [10].

Hình 1.1. Cấu trúc mạng lưới không gian của MMT [10]

Cấu trúc tinh thể của MMT được tạo bởi hai mạng lưới tứ diện liên kết với

mạng lưới bát diện ở giữa tạo nên một lớp cấu trúc. Trong không gian giữa các lớp

còn tồn tại nước va nước có xu hướng tạo vỏ hiđrat với các cation trong đó. Khi

phân ly trong nước MMT dễ dang trương nở và phân tán thành những hạt nhỏ cỡ

micromet và ở trạng thái lỏng lẻo theo lực hút Vanđecvan. Chiều dày mỗi lớp cấu

5

trúc của MMT từ 9,2 ÷ 9,8Å. Khoảng cách giữa các lớp trong trạng thái trương nở

khoảng từ 5 ÷ 12Å tùy theo cấu trúc tinh thể và trạng thái trương nở.

Trong tự nhiên, khoáng sét MMT thường có sự thay thế đồng hình của các

cation hóa trị II (như Mg2+, Fe2+…) với Al3+ và Al3+ với Si4+ hoặc do khuyết tật

trong mạng nên chúng tích điện âm. Để trung hòa điện tích của mạng, MMT tiếp

nhận các cation từ ngoài. Chỉ một phần rất nhỏ các cation này (Na+, K+, Li+…) định

vị ở mặt ngoài của mạng còn phần lớn nằm trong vùng không gian giữa các lớp.

Trong khoáng MMT, các cation này có thể trao đổi với các cation ngoài dung dịch

với dung lượng trao đổi cation khác nhau tùy thuộc vào mức độ thay thế đồng hình

trong mạng. Các cation này (Na+, K+, Li+…) có thể chuyển động tự do giữa mặt

phẳng tích điện âm và bằng phản ứng trao đổi ion ta có thể biến tính MMT. Lượng

trao đổi ion của MMT dao động trong khoảng 70 ÷ 150 mgđl/100g. Quá trình xâm

nhập cation vào không gian hai lớp MMT làm giãn khoảng cách cơ sở lên vài chục

Å tùy thuộc vào loại cation thay thế [6], [10], [14].

1.1.3. Tính chất của bentonit

Do bentonit có thành phần chính la MMT có cấu trúc gồm các lớp

aluminosilicat liên kết với nhau bằng liên kết hiđro, có các ion bù trừ điện tích tồn

tại giữa các lớp nên bentonit có các tính chất đặc trưng: trương nở, hấp phụ, trao đổi

ion, kết dính, nhớt, dẻo va trơ, trong đó quan trọng nhất là khả năng trương nở, hấp

phụ va trao đổi ion.

1.1.3.1. Tính chất trương nở

Khi nước bị hấp phụ vào giữa các lớp sét sẽ lam tăng khoảng cách giữa các lớp

sét (giá trị d001) gây ra sự trương nở của sét. Sự trương nở phụ thuộc vào bản chất

khoáng sét, sự thay thế đồng hình trong các lớp tứ diện, bát diện và các ion (cation

trao đổi) trong môi trường phân tán. Lượng nước được hấp phụ vào giữa các lớp

phụ thuộc vào khả năng hydrat hoá của các cation trao đổi [11], [17], [18], [24].

Ngoai ra, độ trương nở của bentonit còn phụ thuộc vào bản chất của cation trao

đổi trên bề mặt lớp sét, bentonit-Na có khả năng trương nở từ khoảng cách cơ sở là

9,6Å đến ít nhất 17Å. Trong môi trường kiềm bentonit-Na bị hiđrat hóa mạnh hơn

và vì vậy huyền phù bentonit-Na rất bền vững [10], [18], [19], [23].

Do khả năng trương nở tốt, bentonit được dùng để điều chế sét hữu cơ va

polyme clay nanocompozit là những vật liệu có các tính chất cơ học tốt, khả năng

chịu nhiệt cao hoặc tạo mang phủ bền [9].

6

1.1.3.2. Tính chất hấp phụ

Tính chất hấp phụ của bentonit được quyết định bởi đặc tính bề mặt, cấu trúc

rỗng va kích thước hạt của chúng [12]. Do bentonit có cấu trúc lớp va độ phân tán

cao nên có cấu trúc rỗng phức tạp và bề mặt riêng lớn. Với kích thước hạt nhỏ hơn

2 µm và có cấu trúc mạng tinh thể dạng lớp nên bentonit có bề mặt riêng lớn. Diện

tích bề mặt của bentonit gồm diện tích bề mặt ngoài và diện tích bề mặt trong. Diện

tích bề mặt trong được xác định bởi bề mặt không gian giữa các lớp trong cấu trúc

tinh thể. Diện tích bề mặt ngoài phụ thuộc vao kích thước hạt, hạt cang nhỏ thì diện

tích bề mặt ngoai cang lớn [12], [16].

Khả năng hấp phụ của bentonit còn phụ thuộc vào tính chất, kích thước, hình

dạng của các tác nhân bị hấp phụ. Sự hấp phụ các chất hữu cơ không phân cực, các

polyme va đặc biệt là vi khuẩn chỉ xảy ra trên bề mặt ngoài của bentonit.

1.1.3.3. Khả năng trao đổi ion của bentonit

Sự thay thế đồng hình của Si4+ bằng Al3+ trong mạng tứ diện và Al3+ bằng

Mg2+ trong mạng lưới bát diện làm xuất hiện điện tích âm trong mạng lưới cấu trúc,

các điện tích âm này sẽ được bù trừ bằng các cation như Na+, Ca2+..., chúng được

gọi la các cation trao đổi. Khả năng trao đổi mạnh hay yếu phụ thuộc lượng điện

tích âm bề mặt, bản chất của các ion trao đổi và pH của môi trường trao đổi. Nếu

lượng điện tích âm bề mặt càng lớn, nồng độ cation trao đổi càng cao thì dung

lượng trao đổi càng lớn. Dung lượng trao đổi cation của sét dao động từ 80 đến 150

mlđlg/100g Bentonit khô [15].

Khả năng trao đổi ion của lớp aluminosilicat còn phụ thuộc vào hoá trị và bán

kính của các cation trao đổi.

- Cation hoá trị thấp dễ trao đổi hơn cation hoá trị cao: Me+ > Me2+ > Me3+.

- Đối với cation có cùng hoá trị bán kính càng nhỏ thì khả năng trao đổi càng

lớn, có thể sắp xếp theo trật tự sau: Li+ > Na+ > K+> Mg2+> Ca2+> Fe2+> Al3+.

1.1.4. Ưng dụng của bentonit

Do có cấu trúc và tính chất đặc trưng đã nêu ở trên nên bentonit có nhiều ứng

dụng trong thực tế. Các ứng dụng đó đều xuất phát từ các tính chất đặc trưng của

bentonit: ứng dụng làm chất xúc tác, chất mang xúc tác cho nhiều phản ứng trong

lĩnh vực tổng hợp hữu cơ; ứng dụng trong lĩnh vực làm chất độn trong sơn, mực in,

giấy, lam tường ngăn cho các hầm chứa chất thải phóng xạ, đập chắn nước, dung

dịch khoan; trong lĩnh vực xử lý môi trường (hấp phụ cation kim loại nặng và các

7

hợp chất hữu cơ độc hại trong nước), trong lĩnh vực mỹ phẩm [6] và hiện nay

bentonit được sử dụng nhiều trong chế khuôn trong nganh đúc luyện kim, làm vật

liệu xây dựng, làm chất kết dính vê viên quặng [6].

1.1.5. Một số phương pháp hoạt hóa bentonit

Bentonit là một chất có khả năng hấp phụ trao đổi nhưng để nâng cao tính

hấp phụ, tẩy trắng, hoạt tính xúc tác,... người ta cần tìm cách lam tăng bề mặt của nó

(gọi là sự hoạt hóa bentonit). Có nhiều phương pháp hoạt hóa như: hoạt hóa bằng

axit vô cơ; bằng kiềm; bằng nhiệt va hoạt hóa bằng chất hữu cơ [5].

a. Hoạt hóa bằng axit vô cơ

Đây la phương pháp hoạt hóa bentonit hiệu quả nhất nên thường được sử

dụng một cách rộng rãi trong thực tế. Trong quá trình hoạt hóa bentonit bằng axit,

người ta có thể dùng các axit vô cơ thông dụng như: HCl, HNO3, H2SO4,... Khả

năng hấp phụ, tẩy trắng và hoạt tính xúc tác của bentonit đã hoạt hóa phụ thuộc rất

nhiều vao điều kiện hoạt hóa như: bản chất axit hoạt hóa, nồng độ axit dùng cho

hoạt hóa, thời gian hoạt hóa,… Mỗi yếu tố đều có ảnh hưởng nhất định đến chất

lượng của bentonit hoạt hóa.

b. Hoạt hóa bằng kiềm

Dùng kiềm hòa tan một số oxit lưỡng tính như Al2O3, Fe2O3 để tạo trên bề mặt

những lỗ xốp và trung tâm hoạt động. Tuy nhiên một số liên kết nhôm silicat bị đứt

tạo cấu trúc khác và một số chất khác không bị hòa tan, bị loại do sa lắng. Do vậy

phương pháp hoạt hóa bằng kiềm ít được sử dụng.

c. Hoạt hóa bằng nhiệt

Đây la phương pháp sử dụng nhiệt để tách nước liên kết ra khỏi mạng lưới

tinh thể của đất sét va đốt cháy các chất bẩn, chất bùn trong đó. Tuy vậy, khi hoạt

hóa bentonit bằng nhiệt không được nung với nhiệt độ quá cao vì bentonit sẽ bị

giảm khả năng hấp phụ. Khoảng nhiệt độ thích hợp từ 110oC đến 150oC.

d. Hoạt hóa bằng chất hữu cơ

Khi bentonit được hoạt hóa bằng chất hữu cơ nó sẽ tạo một lớp bao phủ tối ưu

của chất hữu cơ trên bề mặt đất sét. Vì vậy nó có khả năng hấp phụ tốt các chất hữu cơ.

1.1.6. Nguồn tài nguyên bentonit

1.1.6.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng bentonit ở một số nước trên thế giới

Trên thế giới nguồn khoáng bentonit được khai thác ngày càng nhiều và sử

dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Sau đây la tình hình sản xuất và

sử dụng bentonit điển hình ở một số nước.

8

Sản xuất và sử dụng bentonit ở Trung Quốc [3]: Mỏ bentonit lớn nhất Trung

Quốc là mỏ bentonit-Ca ở Xuân Hoa thuộc tỉnh Hồ Bắc, ngoài ra còn nhiều mỏ

bentonit ở Triết Giang, Quảng Đông. Công ty FCC INC tại thành phố Triết Giang là

một công ty hang đầu trong lĩnh vực sản xuất và chế biến bentonit của Trung Quốc.

Tổng sản lượng hang năm đối với tất cả các loại sản phẩm bentonit của công ty là

250.000 tấn.

Sản xuất và sử dụng bentonit ở Hàn Quốc [3]: Đến nay có 9 công ty sản

xuất các mặt hàng bentonit cho công nghiệp giấy, luyện kim, xây dựng dân dụng,

nông nghiệp, thức ăn gia súc... Công ty Sued- Chemie la cơ sở hang đầu với hệ

thống hoạt hoá bentonit tiên tiến, với công suất 6500 tấn/tháng.

1.1.6.2. Nguồn tài nguyên bentonit ở Việt Nam

a. Trữ lượng quặng bentonit ở Việt Nam

Hiện nay ở nước ta đã phát hiện được hơn hai chục mỏ va điểm quặng

bentonit. Đa phần các mỏ có trữ lượng lớn đều tập trung ở phía Nam (Lâm Đồng,

Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh,...). Ở phía Bắc, bentonit tập trung chủ yếu ở

vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá. Một số mỏ bentonit lớn ở nước ta đã được

thăm dò, khai thác la:

Mỏ bentonit Cổ Định -Thanh Hóa: ham lượng MMT nguyên khai dao động

khoảng 35 ÷ 43,9%. Dung lượng trao đổi cation khoảng 40 ÷ 52,9 mgđlg/100 g sét khô.

Mỏ bentonit Tam Bố - Di Linh - Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 542.000 tấn,

chất lượng bentonit khá tốt. Ham lượng MMT trong sét dao động từ 40 đến 50%.

Dung lượng trao đổi cation khoảng 25,01 – 48,5 mgđl/100g sét khô.

Mỏ bentonit Tuy Phong - Bình Thuận đây la loại bentonit Na, ham lượng

MMT từ 10÷ 20%, dung lượng trao đổi cation khoảng 15,62÷19,67 mgđlg/100g.[6].

b. Dự báo khả năng khai thác quặng bentonit

Giai đoạn đến năm 2015:

Duy trì khai thác và chế biến mỏ Cổ Định (Thanh Hoá) với công suất 20.000

tấn/năm.

Đầu tư nha máy chế biến tại Tuy Phong (Bình Thuận), công suất

30.000 ÷ 35.000 tấn/năm từ nguồn nguyên liệu mỏ Nha Mé. Theo nhu cầu thị

trường, đầu tư cơ sở thứ 2 có công suất 15.000 ÷ 20.000 tấn/năm từ nguồn nguyên

liệu mỏ Lòng Sông.

9

Giai đoạn 2016 – 2025:

Nâng công suất khai thác và chế biến bentonit tại Cổ Định (Thanh Hóa) lên

50.000 ÷ 60.000 tấn/năm [6].

Tuỳ theo nhu cầu thị trường, dự kiến nâng công suất nhà máy chế biến tại

huyện Tuy Phong (Bình Thuận) lên 60.000 ÷ 70.000 tấn/năm va cơ sở sản xuất

Lòng Sông lên 70.000 ÷ 80.000 tấn/năm.

1.2. Sét hữu cơ

1.2.1. Giới thiệu về sét hữu cơ

Các nghiên cứu về tương tác giữa các khoáng sét và các hợp chất hữu cơ đã

được thực hiện từ những năm đầu của thế kỉ XX va tăng lên không ngừng về số

lượng va đa dạng về đề tài đặc trưng nhất là bentonit với các hợp chất hữu cơ phân

cực hoặc các cation hữu cơ, nhất là các amin bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 có mạch

không phân nhánh, mạch nhánh và mạch vòng.

Năm 1945, Bergaya [13] đã nghiên cứu sự gắn kết giữa MMT và các chất hữu

cơ ở thể lỏng (điamin, polyamin, glycol, polyglycol va polyglycol ete), kết quả cho

thấy sự hấp phụ các chất hữu cơ phân cực như ancol bậc thấp, glycol và amin trên bề

mặt phiến sét cũng tương tự như hấp phụ nước. Vì vậy các hợp chất hữu cơ phân cực

khi tiếp xúc với khoáng sét sẽ dễ dang đẩy và chiếm chỗ các phân tử nước nằm ở

khoảng không gian giữa hai phiến sét. Các phân tử phân cực liên kết yếu với oxi bề mặt

của đỉnh tứ diện SiO4 bằng lực Vanđecvan. Do vậy các phân tử hữu cơ phân cực trên

bề mặt phiến sét rất linh động và dễ dàng bị thay thế bằng các phân tử khác. Cation hữu

cơ thay thế các cation vô cơ nằm ở giữa hai phiến sét và liên kết chặt chẽ với bề mặt

phiến sét. Sự tương tác nay được gọi là hấp phụ trao đổi ion. Nguyên tử nitơ của cation

hữu cơ gắn chặt vào bề mặt phiến sét còn đuôi hiđrocacbon sẽ thay thế vị trí các phân

tử nước đã bị hấp phụ từ trước và nằm song song hoặc vuông góc với bề mặt sét [14].

1.2.2. Cấu trúc sét hữu cơ

Ion hữu cơ có thể sắp xếp tạo lớp phẳng (đơn hoặc kép) trên bề mặt silicat

(hình 1.2). Ngoài ra, tùy thuộc vào chiều dài mạch ankyl và mật độ gói ghém cho

thấy sự tạo thành các cấu trúc nghiêng với mạch ankyl hướng ra xa bề mặt silicat. Với

các lớp “3 phân tử”, do một số đầu mạch chồng chập lên các đầu mạch khác, nên

khoảng cách giữa các lớp được xác định bởi chiều dày của ba mạch ankyl [13], [19].

10

a) b)

c) d) e)

Hình 1.2. Sự định hướng của các ion ankylamoni trong các lớp silicat

(a) lớp đơn, (b) lớp kép, (c) lớp giả ba phân tử và (d, e) sự sắp xếp kiểu parafin

Năm 1976. Lagaly [19] và cộng sự đã nghiên cứu sự tạo thành các lớp đơn,

lớp kép và lớp “3 phân tử” của các ion ankylamoni trong khoảng không gian giữa

các lớp của MMT và nhận thấy khoảng cách cơ sở của ankylamoni MMT phụ thuộc

vào chiều dài mạch của ankylamoni (hình 1.3) .

Hình 1.3. Sự sắp xêp các cation hữu cơ kiểu đơn lớp, hai lớp và gia ba lớp

Nếu mạch hiđrocacbon trong muối amoni hữu cơ là mạch thẳng và có số

nguyên tử cacbon bằng 10 thì giá trị d001 là 13,6Å, nếu số nguyên tử C từ 12 đến 18

thì giá trị d001 khoảng 17Å. Quy luật nay đã được phát hiện, khi các nhà khoa học

nghiên cứu phản ứng trao đổi cation giữa bentonit với các muối amoni hữu cơ và sự

tương quan giữa tỷ lệ bề mặt phiến sét bị che phủ bằng các cation hữu cơ với số lớp

cation hữu cơ sắp xếp trong không gian giữa hai phiến sét. Khi bề mặt phiến sét bị

che phủ hơn 50% thì các cation hữu cơ bắt đầu sắp xếp thành hai lớp.

11

1.2.3. Tính chất của sét hữu cơ

Tính hấp phụ: Do sét hữu cơ có tính ưa hữu cơ nên sự hấp phụ xảy ra chủ

yếu đối với các phân tử hữu cơ trong môi trường lỏng hoặc khí. Trong môi trường

lỏng khả năng hấp phụ tăng khi điện tích lớp, khoảng không gian của các lớp, kích

thước alkyl amoni tăng va lượng cation hữu cơ trong sét đạt xấp xỉ mức độ bão hòa

với dung lượng trao đổi cation [3], [6].

Tính trương nở: Sét hữu cơ có khả năng trương nở tốt trong các dung môi

hữu cơ. Khi được phân tán vao môi trường các chất hữu cơ, tính trương nở lam tăng

độ phân tán của các chất hữu cơ, do đó sét hữu cơ được ứng dụng trong nhiều lĩnh

vực khác nhau như làm chất chống sa lắng trong sơn, trong mực in, làm sạch nước

bị ô nhiễm bởi dầu, mỡ...[3], [4], [6].

Độ bền của sét hữu cơ: Độ bền của sét hữu cơ một phần là do lực hút

Vanđecvan giữa các mạch hữu cơ với bề mặt hạt sét. Hiệu ứng nay tăng nhanh theo

chiều dài mạch hữu cơ, một phần khác la do độ bền nhiệt động học của các cation

amoni bậc 4 trên bề mặt các hạt sét lớn hơn so với độ bền nhiệt động học của chúng

được hiđrat hóa. Do vậy sét hữu cơ tương đối ổn định nhiệt, nó có thể sử dụng ở

nhiệt độ lên tới 250oC [3], [6] .

1.2.4. Ưng dụng của sét hữu cơ

Sét hữu cơ đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

Xử lý môi trường: sét hữu cơ la chất hấp phụ mạnh để loại bỏ dầu, chất hoạt

động bề mặt va các dung môi như metyletyl xeton, t-butyl ancol và các chất khác.

Do khả năng loại bỏ dầu và dầu nhờn của sét hữu cơ ở tỉ lệ thể tích cao, vì vậy khi

sử dụng sét hữu cơ để tách loại dầu có thể tiết kiệm tới hơn 50% chi phí [4].

Chế tạo vật liệu polyme clay nanocompozit: hiện nay, ứng dụng quan trọng

nhất của sét hữu cơ la trong lĩnh vực điều chế các polyme nanocompozit, sét hữu cơ

chiếm 70% các loại vật liệu nano thương mại được dùng để điều chế các polyme

compozit. Sét hữu cơ lam tăng các đặc tính cơ lý va hóa học của polyme nền. Chỉ với

một lượng nhỏ sét hữu cơ cỡ vài phần trăm khối lượng được đưa vao polyme làm nâng

cao tính chất cơ lý của vật liệu, khả năng chống cháy, hệ số chống thấm khí lên rất

nhiều lần ma không lam thay đổi đáng kể trọng lượng, độ trong của vật liệu [3], [6].

Ngoài ra sét hữu cơ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: làm chất

chống sa lắng trong môi trường hữu cơ, làm chất tạo cấu trúc cho dung dịch khoan

12

trong công nghiệp dầu khí, trong sơn lưu hóa nhiệt, chất làm sạch dầu trong nhũ

tương dầu nước [6].

1.2.5. Tổng hợp sét hữu cơ

Các hợp chất hữu cơ thường được sử dụng: các muối ankyl amoni bậc bốn

và các phân tử sinh học.

Các phương pháp điều chế sét hữu cơ: Sét hữu cơ thường được điều chế

bằng phản ứng trao đổi cation trong dung dịch (phương pháp ướt) hoặc bằng phản

ứng trạng thái rắn (phương pháp khô).

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều chế sét hữu cơ bằng phương pháp

khuếch tán trong dung dịch nước: cấu hình phân tử hữu cơ, nồng độ tác nhân hữu

cơ, nhiệt độ phản ứng, pH dung dịch, thời gian phản ứng và nhiệt độ sấy, nung.

1.3. Giới thiệu về một số chất gây ô nhiễm môi trường

1.3.1. Giới thiệu về phenol đo

Cấu tạo và tính chất :

Công thức phân tử của phenol đỏ: C19H14O5S.

Công thức cấu tạo:

Hình 1.4. Cấu tạo phân tử, cấu trúc không gian của phenol đo

Ở điều kiện thường phenol đỏ tồn tại dưới dạng tinh thể mau đỏ. Độ hòa

tan: 0,77 g/l trong nước va 2,9 g/l trong etanol. Phenol đỏ là một axit yếu với

pKa = 8,00 ở 20oC.

Phenol đỏ được biết đến với vai trò là nhóm chất chỉ thị phenolsulfophtalein.

Đặc trưng của chất chỉ thị phenolsulfophtalein là có hai khoảng chuyển màu; một

khoảng được quan sát thấy trong dung dịch axit (pH từ 0,5 ÷ 2,5), một khoảng khác

trong môi trường trung tính hoặc kiềm (pH từ 6,8 ÷ 8,4). Khác với các chất màu

13

phtalein, các chỉ thị loại này có dạng kiềm mau đỏ rất bền trong môi trường kiềm

mạnh. Cơ chế chuyển màu của phenol đỏ như sau:

Ứng dụng và tác hại của phenol đỏ

Tổng sản lượng phenol trên thế giới hang năm khoảng 3,5 triệu tấn, phần lớn

dùng để sản xuất chất dẻo phenol-fomanđehit, sợi nilon, sợi caprolactam, nhựa

epoxit. Ngoai ra còn để sản xuất axit salicylic, các chất mau, dược phẩm, chất hóa

dẻo, chất chống oxi hóa, tẩy uế, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ,... các sản phẩm nitro hóa

phenol được dùng làm thuốc nổ.

Về khía cạnh môi trường, phenol và các dẫn xuất của phenol được liệt vào

các chất gây ô nhiễm môi trường hang đầu vì có độc tính cao, gây hại đến sinh vật

ngay ở nồng độ thấp, hạn chế sự phân hủy sinh học. Các nguồn chính gây ra ô

nhiễm phenol la nước thải từ công nghiệp sơn, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến than

đá, nhựa polyme, dệt nhuộm, dầu mỏ và hóa dầu. Biểu hiện của triệu chứng nhiễm

độc phenol là chóng mặt, nôn mửa, rối loạn tim mạch, hôn mê, nước tiểu trở nên

xanh nhạt hoặc xám tro. Khi nước bị nhiễm các hợp chất phenol, sát trùng bằng clo

sẽ tạo ra các hợp chất clo hóa của phenol rất độc.

Có nhiều phương pháp để xử lý nước thải có chứa các hợp chất phenol, tuy

nhiên do độc tính cao nên việc xử lý nước chứa ham lượng tổng phenol > 200mg/l

bằng kỹ thuật sinh học là rất khó, mặc dù phương pháp xử lý này rẻ tiền song bị hạn

chế khi nước thải chứa độc tố. Hầu hết các nguồn nước thải đều chứa tổng ham lượng

phenol cao hơn nhiều so với giới hạn nói trên (thường từ 2000 - 3000 mg/l) do đó,

người ta thường tiến hành xử lý bằng phương pháp hấp phụ hoặc oxi hóa hóa học [1].

14

Một số thành tựu xử lý các hợp chất phenol

Để đáp ứng quy định chất lượng môi trường ngày càng cao, nhiều công nghệ

khác nhau như oxi hóa, phân hủy sinh học, hấp phụ,... đã được phát triển để xử lý các

hợp chất hữu cơ độc hại có trong nước thải công nghiệp. Trong thực tế, chất hấp phụ

than hoạt tính được sử dụng rộng rãi nhất. Khi sử dụng than hoạt tính, quá trình hấp

phụ có được từ tương tác giữa bề mặt chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. Các tính chất

của chất bị hấp phụ ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ trên than hoạt tính là: kích

thước phân tử, độ tan, pKa và bản chất của nhóm thế trong trường hợp chất bị hấp phụ

là các chất thơm. Mặc dù vậy, giá thành của than hoạt tính thường cao, nên đã có

những nghiên cứu để tìm các vật liệu hấp phụ thay thế khác như: khoáng sét, oxit,

nhựa polyme, oxit silic được biến tính bề mặt [13].

Bên cạnh việc sử dụng kỹ thuật hấp phụ để thu gom các hợp chất phenol từ dung

dịch nước, các nhà khoa học rất quan tâm đến khả năng loại bỏ triệt để các hợp chất này

bằng bentonit để đạt hiệu quả tốt về xử lý nước thải va đảm bảo tính kinh tế [1].

1.3.2. Giới thiệu về mangan

Mangan là kim loại màu trắng bạc, cứng, khó nóng chảy. Trong tự nhiên

mangan là nguyên tố tương đối phổ biến, đứng thứ 3 trong các kim loại chuyển tiếp.

Gần 95% mangan được dùng để chế tạo thép do đó mangan thường tồn tại trong

nước cùng với sắt nhưng với ham lượng thấp hơn. Mangan tồn tại trong nước ở

trạng thái muối clorua, nitrat, sunfat va có ham lượng trung bình khoảng 0,58 mg/l.

Nước chứa mangan thường tạo thành lớp cặn mau đen, đóng bám vao thanh va đáy

bồn chứa. Mangan có độc tính thấp, không gây ung thư, ở nồng độ 0,15 mg/l có thể

tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo. Quá trình sinh hoạt sử dụng nguồn nước

nhiễm mangan hoặc tiếp xúc với bụi mangan lâu dài sẽ lam suy nhược đến hệ thần

kinh, tuyến giáp. Những người dễ nhiễm độc mangan là trẻ em, người già, phụ nữ

có thai và những người mắc bệnh về gan, mật [4].

Tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp: TCVN 24:2009/BTNMT

quy định nồng độ của ion Mn(II) trong nước thải sinh hoạt như sau: các nguồn tiếp

nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt không quá 0,5

mg/l; các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không được dùng cho mục đích cấp

nước sinh hoạt không quá 1,0 mg/l.

15

1.4. Giới thiệu về phương pháp hấp phụ

1.4.1. Khái niệm

Hấp phụ là sự tích lũy chất trên bề mặt phân cách pha. Đây la một phương

pháp nhiệt tách chất trong đó các cấu tử xác định từ hỗn hợp lỏng hoặc khí được

hấp phụ trên bề mặt rắn xốp. Trong đó: chất hấp phụ là chất có bề mặt ở đó xảy ra

sự hấp phụ; chất bị hấp phụ là chất được tích lũy trên bề mặt.

Ngược với sự hấp phụ, quá trình đi ra của chất bị hấp phụ ra khỏi bề mặt

được gọi là sự giải hấp. Khi sự hấp phụ đạt tới trạng thái cân bằng thì tốc độ hấp

phụ bằng tốc độ giải hấp [4], [5].

1.4.2. Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học

Tuỳ theo bản chất của lực tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ mà

người ta chia ra hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học.

- Hấp phụ vật lý gây ra bởi lực Vanđecvan giữa phần tử chất bị hấp phụ và

bề mặt của chất hấp phụ. Liên kết này yếu và dễ bị phá vỡ. Trường hợp đơn giản

nhất là sự hấp phụ của phân tử không phân cực trên bề mặt không phân cực.

- Hấp phụ hoá học gây ra bởi lực liên kết hoá học giữa bề mặt chất hấp phụ

và phần tử chất bị hấp phụ. Vì thế lớp hấp phụ hóa học không thể vượt quá một lớp

đơn phân tử. Liên kết này bền, khó bị phá vỡ.

Trong rất nhiều quá trình hấp phụ, xảy ra đồng thời cả hai hình thức hấp phụ

này. Hấp phụ hoá học được coi là trung gian giữa hấp phụ vật lý và phản ứng hoá học

[4], [5].

1.4.3. Cân bằng hấp phụ và tai trọng hấp phụ

Quá trình hấp phụ là quá trình thuận nghịch và có thể biểu diễn tương tự

dưới dạng như một phản ứng hoá học.

1

2

k

kA + O A'

A: Chất hấp phụ

O: Phần bề mặt chất hấp phụ còn trống

A’: Phần bề mặt chất hấp phụ đã bị chiếm chỗ bởi chất bị hấp phụ

k1, k2: Các hằng số tốc độ của các quá trình hấp phụ và giải hấp

16

Do vậy, các phân tử của chất bị hấp phụ khi đã hấp phụ lên bề mặt chất hấp

phụ vẫn có thể di chuyển trở lại pha lỏng hoặc pha khí. Theo thời gian, phần tử chất

lỏng hoặc chất khí di chuyển lên bề mặt chất rắn càng nhiều thì sự di chuyển ngược

trở lại pha lỏng hoặc khí của chúng càng nhiều. Đến một thời điểm nao đó, tốc độ

hấp phụ lên bề mặt của chất hấp phụ sẽ bằng tốc độ di chuyển của chúng ra ngoài

pha lỏng hoặc khí. Khi đó, quá trình hấp phụ sẽ đạt tới trạng thái cân bằng.

Tải trọng hấp phụ cân bằng la đại lượng biểu thị khối lượng của chất bị hấp

phụ trên một đơn vị khối lượng của chất hấp phụ tại trạng thái cân bằng, ở một nồng

độ và nhiệt độ xác định.

( ).i fC C Vq

m

(1.1)

Trong đó: q: Dung lượng hấp phụ (mg/g)

V: Thể tích dung dịch (l)

m : Khối lượng chất hấp phụ (g)

Ci : Nồng độ dung dịch đầu (mg/l)

Cf :Nồng độ dung dịch khi đạt cân bằng hấp phụ (mg/l)

Cũng có thể biểu diễn đại lượng hấp phụ theo khối lượng chất hấp phụ trên

một đơn vị diện tích bề mặt chất hấp phụ.

Sm

VCCq

fi

.

).( (1.2)

S: Diện tích bề mặt riêng của chất hấp phụ (cm2/mg)

1.4.4. Các phương trình cơ ban của quá trình hấp phụ

a. Phương trình động học hấp phụ

Đối với hệ hấp phụ lỏng- rắn, quá trình động học hấp phụ xảy ra theo các

giai đoạn chính sau:

- Khuếch tán của các chất bị hấp phụ từ pha lỏng tới bề mặt chất hấp phụ.

- Khuếch tán bên trong hạt hấp phụ.

- Giai đoạn hấp phụ thực sự: các phần tử bị hấp phụ chiếm chỗ các trung tâm

hấp phụ.

17

Trong tất cả các giai đoạn đó, giai đoạn nao có tốc độ chậm nhất sẽ quyết

định toan bộ quá trình động học hấp phụ. Với hệ hấp phụ trong môi trường nước,

quá trình khuếch tán thường chậm va đóng vai trò quyết định [2].

Tốc độ hấp phụ v la biến thiên nồng độ chất bị hấp phụ theo thời gian:

dxv

dt (1.3)

Tốc độ hấp phụ phụ thuộc bậc nhất vao sự biến thiên nồng độ theo thời gian:

max( ) ( )i f

dxv C C k q q

dt (1.4)

Trong đó: x: nồng độ chất bị hấp phụ (mg/l)

t: thời gian (giây)

: hệ số chuyển khối

Ci: nồng độ chất bị hấp phụ trong pha mang tại thời điểm ban đầu (mg/l).

Cf: nồng độ chất bị hấp phụ trong pha mang tại thời điểm t (mg/l)

k: hằng số tốc độ hấp phụ.

q: dung lượng hấp phụ tại thời điểm t (mg/g).

qmax: dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g)

b. Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt

Các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt có ý nghĩa va vai trò quan trọng trong việc

đánh giá hiệu quả của một mô hình hấp phụ. Đường hấp phụ đẳng nhiệt mô tả sự

phụ thuộc giữa tải trọng hấp phụ vào nồng độ cân bằng của chất bị hấp phụ trong

dung dịch tại một nhiệt độ xác định. Các hằng số trong các phương trình hấp phụ

đẳng nhiệt là các chỉ số đánh giá các tính chất và ái lực bề mặt của các chất hấp phụ.

Người ta thiết lập các phương trình hấp phụ đẳng nhiệt tại một nhiệt độ nao đó

bằng cách cho một lượng xác định chất hấp phụ vào một lượng cho trước dung dịch

của chất bị hấp phụ đã xác định nồng độ Ci. Sau một thời gian đo nồng độ cân bằng của

chất bị hấp phụ trong dung dịch Cf. Lượng chất bị hấp phụ được tính theo phương

trình:

m = (Ci – Cf). V (1.5)

m: Lượng chất bị hấp phụ (g)

18

Ci : Nồng độ đầu của chất bị hấp phụ (mg/l):

Cf : Nồng độ cuối của chất bị hấp phụ (mg/l)

V: Thể tích của dung dịch cần hấp phụ (l)

Các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt thường được sử dụng như: Langmuir,

Freundlich, Brunauer-Emmelt-Teller (BET)...

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir

Thiết lập phương trình hấp phụ Langmuir theo các giả thiết: Tiểu phân bị hấp

phụ liên kết với bề mặt tại những trung tâm xác định, mỗi trung tâm chỉ hấp phụ một

tiểu phân, bề mặt chất hấp phụ la đồng nhất, nghĩa la năng lượng trên các trung tâm hấp

phụ la như nhau, không có tương tác qua lại giữa các tiểu phân chất bị hấp phụ.

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir:

ax

.

1 .

f

m

f

b Cq q

b C

(1.6)

q: Tải trọng hấp phụ tại thời điểm cân bằng

qmax: Tải trọng hấp phụ cực đại

b: Hằng số Langmuir

Khi tích số b.Cf 1 thì q = qmax.b.Cf: mô tả vùng hấp phụ tuyến tính

Khi tích số b.Cf 1 thì q = qmax : mô tả vùng hấp phụ bão hòa

Để xác định các hằng số trong phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir có

thể sử dụng phương pháp đồ thị bằng cách chuyển phương trình trên thanh phương

trình đường thẳng:

ax ax

1 1.

f

f

m m

CC

q q q b (1.7)

Phương trình Langmuir được đặc trưng bằng tham số RL

RL = 1/(1+b.Ci) (1.8)

0< RL<1 thì sự hấp phụ là thuận lợi, RL>1 thì sự hấp phụ là không thuận lợi và

RL=1 thì sự hấp phụ là tuyến tính.

19

Hình 1.5. Đường hấp phụ đẳng nhiệt

Langmuir

Hình 1.6. Sự phụ thuộc của

Cf/q vào Cf

tg = 1/qmax (1.9)

ON = 1/(b.qmax) (1.10)

Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich

Đây la phương trình thực nghiệm có thể sử dụng để mô tả nhiều hệ hấp phụ

hóa học hay vật lý. Phương trình nay được biểu diễn bằng một ham mũ:

q = k.Cf 1/n (1.11)

Trong đó:

k: Hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích bề mặt và các yếu tố khác

n: Hằng số chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và luôn lớn hơn 1

Phương trình Freundlich phản ánh khá tốt số liệu thực nghiệm cho vùng

ban đầu và vùng giữa của đường hấp phụ đẳng nhiệt, tức là ở vùng nồng độ thấp

của chất bị hấp phụ.

Để xác định các hằng số, đưa phương trình trên về dạng đường thẳng:

lgq = lgk + lgCf (1.12)

Đây la phương trình đường thẳng biểu diễn sự phụ thuộc của lgq vào lgCf

Dựa vao đồ thị ta xác định được các giá trị k và n [1], [4], [5].

n

1

20

Hình 1.7. Đường hấp phụ đẳng nhiệt

Freundlich

Hình 1.8. Sự phụ thuộc lgq

vào lgCf

tg = 1/n (1.13)

OM = lgk (1.14)

Trong đề tài nay chúng tôi tiến hanh khảo sát dung lượng hấp phụ phenol đỏ

theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir.

lgq

M

0 lgCfCf(mg/l)0

q (mg/g)

tg β

21

Chương 2: THỰC NGHIỆM

2.1. Hóa chất, dụng cụ

2.1.1. Hóa chất

- Bentonit Trung Quốc (bent-TQ) và bentonit Thanh Hóa (bent-TH).

- Tác nhân hữu cơ hóa được sử dụng là muối amoni bậc bốn: C17H38BrN

(M=336,4 g/mol) tetrađecyltrimetyl amoni bromua (TĐTM) .

- Phenol đỏ : công thức phân tử C19H14O5S (M=354g/mol) (Trung Quốc).

- Các hóa chất khác: HCl, NaOH, AgNO3, (NH4)2S2O8, MnSO4, H3PO4, HNO3...

2.1.2. Dụng cụ, máy móc

- Cốc, đũa, thìa thủy tinh, nhiệt kế, máy bơm hút chân không, phễu lọc, giấy lọc,

tủ sấy, bình hút ẩm, bếp điện, cối nghiền bằng sứ, cân điện tử, pipet các loại từ

5 ÷ 50ml, bình định mức các loại từ 25÷1000ml, máy khuấy từ gia nhiệt, máy li tâm.

- Máy đo pH: pH Meter, Crisoninstruments, S.A. Riera Principal, 34-46, E-

08328 ALELLA- Barcelona (Trung Quốc) tại khoa Hóa học, Trường Đại học Sư

phạm, Đại học Thái Nguyên.

- Nhiễu xạ kế D8 Advanced Bruker (CHLB Đức) với anot Cu có

λ (Kα) = 0,154056nm, khoảng ghi 2θ = 0,5o ÷ 100o, tốc độ 0,01o tại khoa Hoá học,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Máy phân tích nhiệt TGA/DSC1 METTLER TOLEDO (Thụy Sĩ), khoảng

nhiệt độ làm việc từ nhiệt độ phòng đến 800oC, tốc độ nâng nhiệt 100C/phút, môi

trường không khí tại khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái

Nguyên.

- Phổ hấp thụ hồng ngoại được đo trên máy Nicolet Magna-IR 760

Spectrometer tại khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

- Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) được đo trên máy JEOL.5300, Viện Khoa

học Vật liệu, Viện Han lâm Khoa học va Công nghệ Việt Nam.

2.2. Thực nghiệm

2.2.1. Khao sát quá trình điều chê sét hữu cơ

Quy trình tổng hợp sét hữu cơ được trình bày trong hình 2.1.

22

Hình 2.1. Quy trình tổng hợp sét hữu cơ

Quá trình khảo sát một số điều kiện điều chế sét hữu cơ được tiến hanh như sau:

cho 1 gam bentonit vào trong cốc thủy tinh 250ml chứa 100ml nước, khuấy trương nở

trong 2 giờ với tốc độ khuấy khoảng 400 vòng/phút cho sét trương nở tối đa tạo huyền

phù bentonit 1%. Dung dịch muối tetrađecyltrimetyl amoni bromua (TĐTM) được

khuấy tan đều trong 50ml nước nóng ở khoảng nhiệt độ 40oC ÷ 50oC theo khối lượng

nhất định.

Cho từ từ từng giọt dung dịch muối TĐTM vao bình phản ứng chứa huyền

phù bentonit 1%, điều chỉnh pH dung dịch bằng dung dịch HCl 0,1M hoặc NaOH

0,1M đến giá trị khảo sát.

Tiếp tục khuấy ở nhiệt độ và thời gian xác định trên máy khuấy từ gia nhiệt.

Sau thời gian phản ứng, hỗn hợp được để ổn định trong 12 giờ tại nhiệt độ

phòng, sau đó lọc rửa kết tủa với nước cất ở nhiệt độ khoảng 40oC ÷ 50oC để loại bỏ

TĐTM dư va ion bromua, kiểm tra bằng dung dịch AgNO3 0,1M. Sản phẩm được

làm khô ở 80oC trong 2 ngày, nghiền mịn, thu được sét hữu cơ. Đánh giá các mẫu

sản phẩm sét hữu cơ bằng giản đồ XRD và phân tích nhiệt.

Khuếch tán trong nước

Nghiền mịn

Làm khô

Rửa

Khuấy trộn tạo huyền phù

Bentonit

Sét hữu cơ Nước

Trao đổi ion

Lọc

TĐTM hòa

tan trong nước

ở 40-500C

23

2.2.2. Khao sát một số yêu tố anh hưởng đên kha năng hấp phụ phenol đo của

bentonit và set hữu cơ điều chê

2.2.2.1. Xây dựng đường chuẩn của phenol đỏ

Cách tiến hành: Cân 0,05 gam phenol đỏ, đem pha trong bình định mức

1000ml với nước nóng ở khoảng 70oC được phenol đỏ có nồng độ 50 mg/l. Sau đó

pha thành các dung dịch có nồng độ lần lượt là: 1, 2, 5, 10, 15, 20, 25, 30, 40,

50ppm. Độ hấp thụ quang của phenol đỏ được đo ở bước sóng 435 nm.

2.2.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian

Chuẩn bị 6 bình tam giác có dung tích 100ml, cho vào bình 0,05 gam

bentonit và 50ml dung dịch phenol đỏ có nồng độ ban đầu 50,4 mg/l. Các mẫu được

lắc đều trong khoảng thời gian từ 15, 30, 45, 60, 90, 100 phút ở nhiệt độ phòng. Sau

đó đem mẫu li tâm để loại bỏ chất rắn, xác định nồng độ phenol đỏ còn lại sau mỗi

khoảng thời gian trên.

Đối với sét hữu cơ điều chế tiến hanh tương tự như trên

2.2.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bent-TH và sét hữu cơ điều chế

Chuẩn bị 7 bình tam giác có dung tích 100ml, cho vào bình khối lượng

bentonit lần lượt từ 0,01; 0,02; 0,03; 0,05; 0,06; 0,08; 0,10 gam và 50ml dung dịch

phenol đỏ có nồng độ ban đầu 50,316 mg/l. Các mẫu được lắc đều cùng khoảng thời

gian 60 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó đem mẫu li tâm để loại bỏ chất rắn, xác định

nồng độ phenol đỏ còn lại sau mỗi khoảng thời gian trên.

Đối với sét hữu cơ điều chế tiến hanh tương tự như trên.

2.2.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ phenol đỏ

Chuẩn bị 8 bình tam giác có dung tích 100 ml, cho vào mỗi bình 0,05 gam

bentonit và 50 ml dung dịch phenol đỏ ở các nồng độ ban đầu từ 50,033ppm;

100,066ppm; 150,099ppm; 200,132ppm; 250,165ppm; 300,198ppm; 3050,231ppm;

400,264 ppm. Lắc đều tất cả các mẫu trên trong 60 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó

đem mẫu li tâm để loại bỏ chất rắn, xác định nồng độ phenol đỏ còn lại sau mỗi

khoảng thời gian trên.

Đối với sét hữu cơ điều chế tiến hanh tương tự như trên.

24

2.2.3. Hoạt hóa bentonit bằng phương pháp nhiệt

Cân 6 mẫu, mỗi mẫu 2 gam bent-TQ và 6 mẫu, mỗi mẫu 2 gam bent-TH sấy

trong tủ sấy ở nhiệt độ 80oC, 100oC, 120oC, 140oC, 160oC, 180oC với thời gian lưu

mẫu là 2 giờ, sau khi lấy ra khỏi tủ sấy giữ mẫu trong bình hút ẩm.

2.2.4. Khao sát kha năng hấp phụ Mn(II) của bentonit chưa biên tính và

bentonit biên tính

2.2.4.1. Xây dựng đường chuẩn của Mn(II)

Cách tiến hành: Cân 0,056 gam MnSO4.H2O va đem pha trong bình định

mức 1000ml được dung dịch MnSO4 có nồng độ 50ppm. Từ dung dịch MnSO4 có

nồng độ 50ppm pha thành các dung dịch có nồng độ từ 1 đến 10ppm. Dùng pipet

hút 25ml các dung dịch có nồng độ tương ứng cho vào cốc thuỷ tinh chịu nhiệt.

Thêm vào mỗi cốc 2ml H3PO4 (tỉ lệ thể tích so vơi H2O là 1:4), 2ml HNO3 đặc, 2ml

AgNO3, 0,50 gam (NH4)2S2O8, đun 10 phút, để nguội rồi đem đo mật độ quang ở

bước song 523nm với dung dịch so sánh la nước cất [8], [14].

2.2.4.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ biến tính bentonit tới khả năng hấp

phụ Mn(II)

Cân 0,05 gam mỗi mẫu gồm bentonit chưa hoạt hóa và các mẫu bent-TQ và

bent-TH đã biến tính ở nhiệt độ (80oC, 100oC, 120oC, 140oC, 160oC, 180oC). Cho

lần lượt các mẫu bent trên vào bình tam giác chứa 25ml dung dịch MnSO4, nồng độ

10ppm. Lắc ở nhiệt độ phòng (20-25oC) với thời gian là 120 phút. Lọc lấy phần

dung dịch cho vào cốc 100ml, thêm vào mỗi cốc 2ml H3PO4 (tỉ lệ thể tích so với

H2O là 1:4), 2ml HNO3 đặc, 2ml AgNO3, 0,5 gam (NH4)2S2O8, đun 10 phút, để

nguội sau đó đem đo mật độ quang ở bước sóng 523nm.

2.2.4.3. Khảo sát ảnh hưởng thời gian đạt cân bằng hấp phụ tới khả năng hấp phụ

Mn(II) của bentonit

Cân 7 mẫu bent-TQ biến tính ở nhiệt độ 120oC và 7 mẫu bent Thanh Hóa biến

tính ở nhiệt độ 140oC, mỗi mẫu 0,05g. Cho lần lượt các mẫu bentonit trên vào bình

tam giác chứa 25ml dung dịch MnSO4 nồng độ 10ppm, lắc trong các khoảng thời

gian là: 20; 40; 60; 80; 100; 120; 140 phút ở nhiệt độ phòng (20-25oC). Lọc lấy phần

dung dịch cho vào cốc 100ml, thêm vào mỗi cốc 2ml dung dịch H3PO4 (tỉ lệ thể tích

so với H2O là 1:4), 2ml HNO3 đặc, 2ml AgNO3, 0,5 gam (NH4)2S2O8, đun nóng 10

phút, để nguội sau đó đem đo mật độ quang ở bước sóng 523nm.

25

2.2.4.4. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bentonit đến khả năng hấp phụ Mn(II)

Cân 7 mẫu bent-TQ biến tính ở nhiệt độ 120oC và 7 mẫu bent-TH biến tính ở

nhiệt độ 140oC với khối lượng lần lượt là 0,01; 0,02; 0,03; 0,04; 0,05; 0,06; 0,07 gam.

Cho lần lượt các mẫu bentonit trên vào bình tam giác có chứa 25ml dung dịch MnSO4

nồng độ 10ppm, lắc trong 80 phút ở nhiệt độ phòng (20-25oC). Lọc lấy phần dung dịch

cho vào cốc 100ml, thêm vào mỗi cốc 2ml dung dịch H3PO4 (tỉ lệ thể tích so với H2O

là 1:4), 2ml HNO3 đặc, 2ml AgNO3, 0,5 gam (NH4)2S2O8, đun nóng 10 phút, để nguội

sau đó đem đo mật độ quang ở bước sóng 523nm.

2.2.4.5. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Mn(II) đến khả năng hấp phụ của

bentonit biến tính

Pha các dung dịch Mn2+ có nồng độ khác nhau (4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ppm). Cân

7 mẫu bent-TQ biến tính bằng nhiệt ở 120oC với khối lượng là 0,04g và 7 mẫu

bentonit Thanh Hoá biến tính bằng nhiệt ở 140oC với khối lượng là 0,02g. Cho lần

lượt các mẫu bentonit trên vào bình tam giác chứa 25ml dung dịch MnSO4 nồng độ

10ppm, lắc trong thời gian la 80 phút đối với bent-TQ và 100 phút đối với bentonit

Thanh Hoá ở nhiệt độ phòng (20-250C). Lọc lấy phần dung dịch, sau đó thêm vao

mỗi cốc 2ml dung dịch H3PO4 (tỉ lệ thể tích so với H2O là 1:4), 2ml HNO3 đặc, 2ml

AgNO3, 0,5 gam (NH4)2S2O8, đun nóng 10 phút, để nguội sau đó đem đo mật độ

quang ở bước sóng 523nm.

2.2.5. Hoạt hóa bentonit bằng axit

Khảo sát khả năng hoạt hóa bentonit bằng dung dịch axit HCl có nồng độ thay

đổi lần lượt là: 1%, 2%, 3%, 4%, 5%, 6%. Quá trình hoạt hóa được tiến hanh như

sau: cân 2 gam bentonit cho vào cốc thủy tinh 200ml, thêm 100ml dung dịch axit

có các nồng độ khác nhau, khuấy trong 120 phút trên máy khuấy. Khi đạt thời gian

hoạt hóa, rửa sạch Cl- bằng nước cất (thử bằng dung dịch AgNO3). Sau đó để lắng

lọc, sấy khô và nghiền nhỏ thu được bentonit-H.

Khảo sát khả năng hấp phụ Mn(II) của bentonit

a. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ HCl hoạt hóa tới khả năng hấp phụ Mn(II)

Cân 0,05g mẫu bentonit chưa hoạt hóa và các mẫu bent-TQ, Thanh Hoá đã

hoạt hóa bằng axit HCl ở các nồng độ (1%, 2%, 3%, 4%, 5%, 6%) cho vào cốc thuỷ

tinh. Thêm vào mỗi cốc 25ml dung dịch MnSO4 nồng độ 10ppm. Lắc ở nhiệt độ

phòng trong 120 phút. Lọc lấy phần dung dịch vào cốc, thêm vào mỗi cốc 2ml dung

26

dịch H3PO4 (tỉ lệ 1:4 về thể tích), 2ml HNO3 đặc, 2ml AgNO3, 0,5 gam (NH4)2S2O8,

đun nóng 10 phút, để nguội sau đó đem đo mật độ quang ở bước sóng 523nm, xác

định hấp dung của dung dịch.

b. Khảo sát ảnh hưởng thời gian đạt cân bằng hấp phụ tới khả năng hấp phụ

Mn(II) của bentonit

Cân 9 mẫu bent-TQ đã biến tính bằng axit HCl 3% và 9 mẫu bentonit Thanh

Hoá đã biến tính bằng axit HCl 3%, mỗi mẫu 0,05g, cho vào cốc thuỷ tinh. Thêm

vào mỗi cốc 25ml dung dịch MnSO4 nồng độ 10ppm. Lắc ở nhiệt độ phòng trong

các khoảng thời gian khác nhau: 15, 30, 45, 60, 75, 90, 105, 120, 135. Lọc lấy phần

dung dịch vào cốc, thêm vào mỗi cốc 2ml dung dịch H3PO4 (tỉ lệ 1:4 về thể tích),

2ml HNO3 đặc, 2ml AgNO3, 0,5 gam (NH4)2S2O8, đun nóng 10 phút, để nguội sau

đó đem đo mật độ quang xác định nồng độ của dung dịch ở bước sóng 523nm, xác

định hấp dung của dung dịch.

c. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bentonit đến khả năng hấp phụ Mn(II)

Cân 6 mẫu bent-TQ biến tính bằng axit HCl 3% và 6 mẫu bentonit Thanh Hoá

đã biến tính bằng axit HCl 3% có khối lượng lần lượt là 0,01; 0,02, 0,03; 0,04; 0,05;

0,06 gam. Cho lần lượt các mẫu bentonit trên vào bình tam giác có chứa 25ml dung

dịch MnSO4 nồng độ 10ppm. Lắc trong 60 phút đối với bent-TQ và 90 phút đối với

bentonit Thanh Hoá ở nhiệt độ phòng. Lọc lấy phần dung dịch, sau đó thêm vao mỗi

cốc 2ml dung dịch H3PO4 (tỉ lệ 1:4 về thể tích), 2ml HNO3 đặc, 2ml AgNO3, 0,5 gam

(NH4)2S2O8, đun nóng khoảng 10 phút, để nguội, sau đó đem đo mật độ quang ở

bước sóng 523nm, xác định hấp dung của dung dịch.

d. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Mn(II) đến khả năng hấp phụ của

bentonit biến tính.

Pha các dung dịch Mn2+ có nồng độ khác nhau (4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ppm). Cân 7

mẫu bent-TQ biến tính bằng axit HCl 3% và 7 mẫu bentonit Thanh Hoá đã biến tính

bằng axit HCl 3% có khối lượng là 0,03 gam. Cho lần lượt các mẫu bentonit trên vào

bình tam giác có chứa 25ml dung dịch MnSO4 nồng độ 10ppm. Lắc trong 60 phút đối

với bent-TQ và 90 phút đối với bentonit Thanh Hoá. Lọc lấy phần dung dịch, sau đó

thêm vào mỗi cốc 2ml dung dịch H3PO4 (tỉ lệ 1:4 về thể tích), 2ml HNO3 đặc, 2ml

AgNO3, 0,5 gam (NH4)2S2O8, đun khoảng 10 phút, để nguội sau đó đem đo mật độ

quang ở bước sóng 523nm, xác định hấp dung của dung dịch.

2.3. Các phương pháp nghiên cứu

27

2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)

Cơ sở: Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (X-Ray Diffraction-XRD) là một

phương pháp hiệu quả dùng để xác định các đặc trưng của vật liệu va được sử dụng

trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ. Phương pháp nay dùng để phân tích

pha, ô mạng cơ sở, cấu trúc tinh thể, kích thước hạt [7]. Khi chiếu một chùm tia X

vào mạng tinh thể sẽ có hiện tượng nhiễu xạ thỏa mãn phương trình sau:

2dsinθ = n.λ (1.1)

Trong đó: d la khoảng cách giữa hai mặt phẳng tinh thể song song; là góc

giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ; la bước sóng của tia X; n là bậc phản xạ,

n = 1, 2, 3…

Thực nghiệm: Phổ nhiễu xạ tia X của các mẫu sét hữu cơ được đo trên máy

D8 Advanced Bruker (CHLB Đức) với anot Cu có λ (Kα) = 0,154056nm, khoảng

ghi 2θ = 0,5o÷10o, tốc độ 0,01o tại khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.3.2. Phương pháp phân tích nhiệt

Cơ sở: Trong nghiên cứu thường sử dụng hai phương pháp phân tích nhiệt là:

phân tích nhiệt vi sai (Differential Thermail Analysis- DTA) và phân tích nhiệt

trọng lượng (Thermo Gravimetric Analysis-TGA). Nguyên lý của phân tích nhiệt vi

sai (DTA) là phát hiện sự chênh lệch nhiệt độ của mẫu nghiên cứu với mẫu chuẩn

trong quá trình nâng nhiệt.

Giản đồ phân tích nhiệt của gel được ghi trên máy METTLER TOLEDO

(Thụy Sĩ) với tốc độ nâng nhiệt là 50C/ phút trong môi trường không khí từ 30-

8000C.

Thực nghiệm: Giản đồ phân tích nhiệt của các mẫu sét hữu cơ, được ghi trên

máy phân tích nhiệt TGA/DSC1 METTLER TOLEDO (Thụy Sĩ), khoảng nhiệt độ làm

việc từ nhiệt độ phòng đến 800oC, tốc độ nâng nhiệt 10oC/phút, trong môi trường

không khí tại Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

2.3.3. Phương pháp phổ hồng ngoại (IR)

Cơ sở: Phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại được dùng để xác định dao

động của các nhóm nguyên tử đặc trưng trong cấu trúc của bentonit và sét hữu cơ.

Thực nghiệm: Phổ hồng ngoại của các mẫu được ghi theo kỹ thuật ép viên

với chất nền KBr với tỉ lệ KBr 2-5% mẫu, trong vùng 400- 4000 cm-1 trên máy GX-

28

PerkinElmer-USA tại Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

2.3.4. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)

Cơ sở: Phương pháp SEM (Scanning Electron Microscopy) được sử dụng để

xác định hình dạng và cấu trúc bề mặt vật liệu. Ưu điểm của phương pháp SEM la

có thể thu được những bức ảnh ba chiều chất lượng cao va không đòi hỏi phức tạp

trong khâu chuẩn bị mẫu. Phương pháp SEM đặc biệt hữu dụng, bởi vì nó cho độ

phóng đại có thể thay đổi từ 10 đến 105 lần với ảnh rõ nét, hiển thị 3 chiều phù hợp

cho việc phân tích hình dạng và cấu trúc bề mặt [7].

Thực nghiệm: Ảnh SEM của các mẫu vật liệu được chụp trên thiết bị JEOL.5300,

Viện Khoa học Vật liệu, Viện Han lâm Khoa học va Công nghệ Việt Nam.

2.3.5. Phương pháp xác định hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập

Để tính ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập trong sét hữu cơ chúng tôi

dựa trên cơ sở đối chứng với mẫu bentonit đã được thực hiện các bước tương tự quá

trình điều chế sét hữu cơ với hai phương pháp:

* Phương pháp 1: nung mẫu trực tiếp

Cân chính xác khối lượng bentonit, sét hữu cơ điều chế cho vào từng chén sứ đã

được cân trước, đem nung trong 2 giờ ở 800oC, sau đó để nguội trong bình hút ẩm, rồi

đem cân lại. Ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập trong sét hữu cơ được tính bằng

hiệu số độ hụt khối lượng (%) của mẫu sét hữu cơ va mẫu bentonit đối chứng.

* Phương pháp 2: dùng giản đồ phân tích nhiệt

Các mẫu bentonit và sét hữu cơ sau khi thực hiện các quy trình như nhau,

được nghiền mịn rồi đo phân tích nhiệt trong khoảng nhiệt độ từ 25oC ÷ 800oC, tốc

độ nâng nhiệt 10oC/phút, trong không khí. Khi đó ham lượng (%) cation hữu cơ

xâm nhập được tính bằng hiệu số giữa tổng các hiệu ứng mất khối lượng trên giản

đồ phân tích nhiệt của các mẫu sét hữu cơ so với mẫu bentonit đối chứng.

Theo một số tai liệu: [6], [9] cho thấy kết quả xác định ham lượng (%) cation

hữu cơ xâm nhập theo hai phương pháp khá tương đương nhau. Vì vậy trong luận

văn nay chúng tôi lựa chọn phương pháp nung mẫu trực tiếp để khảo sát các yếu tố

ảnh hưởng đến quá trình điều chế sét hữu cơ.

2.3.6. Phương pháp trắc quang

Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích trắc quang là muốn xác định

29

một cấu tử X nao đó, ta chuyển nó thành hợp chất có khả năng hấp thụ ánh sáng,

dựa vào độ hấp thụ quang của nó có thể xá định được ham lượng chất cần phân tích.

Thực nghiệm: Các mẫu dung dịch được đo bằng máy đo quang Serial A

109345 02847 P/N 206-24000-338 UVMINI-1240-220-240 tại Khoa Hóa học,

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

Phương pháp trắc quang phân tích mangan trong dung dịch.

Nguyên tắc: Oxi hóa Mn2+ thành MnO4- trong môi trường axit H2SO4,

HNO3 có chất xúc tác là AgNO3 theo phản ứng sau:

2Mn2+ + 5S2O82- + 8H2O → 2MnO4

- + 10SO42- + 16H+ (1)

VEMnMnO

51,10

/ 24

VE

SOOS01,20

/ 24

282

Hằng số cân bằng phản ứng là: K = 5,1191059,0

)51,1.201,2.5(10

1010

Giá trị K rất lớn, nên xem như phản ứng xảy ra hoàn toàn theo chiều tạo ra

MnO4- và rất nhanh, phù hợp với quá trình thực nghiệm.

Phản ứng (1) làm xuất hiện màu hồng của ion MnO4-, độ nhạy vào khoảng

5.10-5 ion-g/l Mn2+.

Phương pháp xác định hấp dung của Mn2+

Lượng ion được hấp thụ bởi bentonit (mg/g) được xác định từ sự chênh lệch

nồng độ trước và sau khi hấp thụ. Dung lượng hấp thụ được xác định theo công

thức sau:

m

VCCa

.0

Trong đó a: la dung lượng hấp phụ bentonit (mg/g)

Co: nồng độ ion kim loại dung dịch đầu.

C: nồng độ ion kim loại dung dịch sau khi cân bằng được thiết lập.

m: khối lượng bentonit dùng để hấp phụ.

V: thể tích dung lượng hấp phụ.

Các số liệu thực nghiệm được xử lý theo phương trình đẳng nhiệt Langmuir.

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

3.1. Nghiên cứu tổng hợp sét hữu cơ từ bent-TQ và bent-TH

3.1.1. Nghiên cứu tổng hợp sét hữu cơ từ bent-TQ

3.1.1.1. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp sét hữu cơ

a. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến quá trình điều chế sét hữu cơ

được tiến hành theo quy trình mục 2.2.1 với các điều kiện: khối lượng bentonit 1 gam,

tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit bằng 0,5; pH dung dịch bằng 9, thời gian phản ứng 4

giờ, nhiệt độ phản ứng được khảo sát lần lượt ở: 20oC, 30oC, 40oC, 50oC, 60oC, 70oC.

Bentonit va các mẫu sét hữu cơ điều chế được đánh giá bằng giản đồ XRD,

phân tích nhiệt bằng phương pháp nung mẫu trực tiếp. Kết quả được trình bày trên

hình 3.1, bảng 3.1 và phụ lục 1.

Hình 3.1. Gian đồ XRD của bent-TQ và các mẫu sét hữu cơ điều chê lần lượt ở

các nhiệt độ 20oC, 30oC, 40oC, 50oC, 60oC, 70oC

Bang 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ phan ứng đên giá trị d001

và hàm lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ

Nhiệt độ (oC) Bent-TQ 20 30 40 50 60 70

d001 (Å) 12,401 35,007 35,518 36,341 35,058 34,710 34,500

Tổng (%)

mất khối lượng 13,500 36,710 36,970 37,560 36,960 36,720 36,550

Hàm lượng (%) cation

hữu cơ xâm nhập 0,000 23,210 23,470 24,060 23,460 23,220 23,050

Hình 3.1 cho thấy giản đồ XRD của các mẫu sét hữu cơ thu được có hình

dạng khá giống nhau, góc 2θ cực đại của bent-TQ từ 7,2o đã bị dịch chuyển về

0

150

300

450

600

750

900

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

20

30

40

50

60

70

Bent

Lin

(C

ps

)

2 - Theta- scale

31

khoảng 2,3o ÷ 2,6o trong các mẫu sét hữu cơ. Điều đó khẳng định sự có mặt của

cation hữu cơ giữa các lớp bentonit.

Bảng 3.1 cho thấy giá trị d001 va ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập

trong sét hữu cơ có cùng sự biến đổi ở các nhiệt độ khảo sát. Khi tăng nhiệt độ từ 20

÷ 40oC giá trị d001 va ham lượng (%) cation xâm nhập tăng dần va đều đạt cực đại

tại 40oC (d001 bằng 36,341Å, ham lượng (%) cation xâm nhập bằng 24,060%). Tiếp

tục tăng nhiệt độ lên 60oC, 70oC thì giá trị d001 va ham lượng cation hữu cơ xâm

nhập giảm nhẹ.

Sự biến đổi này có thể là do khi nhiệt độ tăng tốc độ chuyển động nhiệt của

các cation hữu cơ tăng lam quá trình trao đổi cation diễn ra nhanh hơn dẫn đến giá

trị d001 va ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập đều tăng. Nhưng khi nhiệt độ

tăng cao thì bent-A có thể bị keo tụ một phần, khả năng trao đổi với cation hữu cơ

giảm nên ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập và giá trị d001 giảm.

Như vậy nhiệt độ phù hợp để điều chế sét hữu cơ la 40oC.

b. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit

Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng TĐTM/bentonit được tiến hành theo

quy trình mục 2.2.1 với các điều kiện: khối lượng của bentonit 1,0 gam, nhiệt độ

phản ứng 40oC, pH dung dịch bằng 9, thời gian phản ứng la 4 giờ, khối lượng

TĐTM thay đổi lần lượt là 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 gam.

Các mẫu sản phẩm sét hữu cơ được đánh giá bằng giản đồ XRD, phân tích

nhiệt bằng phương pháp nung mẫu trực tiếp. Kết quả được trình bày trên hình 3.2,

bảng 3.2 và phụ lục 2.

Bảng 3.2 kết quả cho thấy giá trị d001 va ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập

của sét hữu cơ có cùng sự biến đổi ở các tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit khảo sát.

Khi tăng tỉ lệ TĐTM/bentonit từ 0,3 tới 0,5 thì giá trị d001 va ham lượng (%) cation

xâm nhập tăng dần va đều đạt cực đại ở tỉ lệ 0,5 (d001 bằng 36,314Å, ham lượng (%)

cation xâm nhập bằng 24,060%). Tiếp tục tăng tỉ lệ TĐTM/bentonit lên 0,6; 0,7 thì

giá trị d001va ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập giảm nhẹ. Vì vậy tỉ lệ khối

lượng TĐTM/bentonit được lựa chọn cho quá trình điều chế sét hữu cơ la 0,5.

32

Hình 3.2. Gian đồ XRD của bent-TQ và các mẫu sét hữu cơ được điều chê

ở các tỉ lệ TĐTM/ bentonit lần lượt là 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7

Bang 3.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit đên giá trị d001

và hàm lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu set hữu cơ điều chê

Tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit Bent-TQ 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7

d001 (Å) 12,401 33,154 35,142 36,314 34,866 34,745

Tổng (%) mất khối

lượng 13,500 36,780 36,950 37,560 36,860 36,61

Hàm lượng (%) cation

hữu cơ xâm nhập 0,000 23,280 23,450 24,060 23,360 23,11

c. Khảo sát ảnh hưởngcủa pH dung dịch

Khảo sát ảnh hưởng của pH dung dịch đến giá trị d001 trong quá trình điều chế

sét hữu cơ được tiến hành theo quy trình mô tả ở mục 2.2.1 với các điều kiện: khối

lượng bentonit 1 gam, nhiệt độ phản ứng 40oC, tỷ lệ khối lượng TĐTM/bentonit la

0,5, thời gian phản ứng 4 giờ, giá trị pH dung dịch thay đổi từ 6 ÷ 11.

Các mẫu sản phẩm sét hữu cơ được đánh giá bằng giản đồ XRD, phân tích

nhiệt bằng phương pháp nung mẫu trực tiếp. Kết quả được trình bày trên hình 3.3,

bảng 3.3 và phụ lục 3.

0

200

400

600

800

1000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

Bent

Lin

(C

ps)

2 - Theta- scale

33

Hình 3.3. Gian đồ XRD của bent-TQ và các mẫu sét hữu cơ điều chê

trong dung dịch co pH lần lượt là 6, 7, 8, 9, 10, 11

Bang 3.3. Ảnh hưởng của pH dung dịch đên giá trị d001 và

hàm lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ

pH dung dịch Bent-TQ 6 7 8 9 10 11

d001 (Å) 12,401 34,580 34,942 35,705 36,314 35,357 34,327

Tổng (%)

mất khối lượng 13,500 36,500 36,660 36,930 37,560 37,480 37,220

Hàm lượng (%) cation

hữu cơ xâm nhập 0,000 23,000 23,160 23,430 24,060 23,980 23,720

Bảng 3.3 cho thấy giá trị d001 va ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của

sét hữu cơ có cùng sự biến đổi ở các giá trị pH khảo sát. Khi pH dung dịch tăng từ 6

tới 9 thì giá trị d001 va ham lượng (%) cation xâm nhập tăng dần va đều đạt cực đại

pH bằng 9 (d001 bằng 36,314Å, ham lượng (%) cation xâm nhập bằng 24,060%).

Tiếp tục tăng pH dung dịch lên 10, 11 thì giá trị d001 va ham lượng (%) cation hữu

cơ xâm nhập giảm nhẹ. Vì vậy, để thuận lợi chúng tôi lựa chọn điều chế sét hữu cơ

trong dung dịch có pH bằng 9.

d. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng

Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến giá trị d001 trong sét hữu cơ được

tiến hành theo quy trình mô tả ở mục 2.2.1 với các điều kiện: khối lượng bentonit 1

gam, nhiệt độ phản ứng là 40oC, tỷ lệ khối lượng TĐTM/bentonit la 0,5, pH dung dịch

bằng 9, thời gian phản ứng lần lượt la 1 giờ, 2giờ, 3giờ, 4giờ, 5giờ, 6giờ.

0

200

400

600

800

1000

1200

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

pH=6

pH=7

pH=8

pH=9

pH=10

pH=11

Bent

Lin

(C

ps)

2 - Theta- scale

34

Các mẫu sản phẩm sét hữu cơ được đánh giá bằng giản đồ XRD, phân tích

nhiệt bằng phương pháp nung mẫu trực tiếp, kết quả được trình bày trên hình 3.4,

bảng 3.4 và phụ lục 4.

Hình 3.4. Gian đồ XRD của bent-TQ và các mẫu sét hữu cơ phan ứng

trong thời gian 1giờ, 2giờ, 3giờ, 4giờ, 5giờ, 6giờ

Bang 3.4. Ảnh hưởng của thời gian phan ứng đên giá trị d001

và hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ

Thời gian (giờ) Bent-TQ 1 2 3 4 5 6

d001 (Å) 12,401 34,726 35,301 35,363 36,314 35,321 34,964

Tổng (%)

mất khối lượng 13,500 36,850 37,060 37,130 37,560 37,210 37,180

Hàm lượng (%) cation

hữu cơ xâm nhập 0,000 23,350 23,560 23,630 24,060 23,710 23,680

Bảng 3.4 cho thấy giá trị d001 va ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của

sét hữu cơ có cùng sự biến đổi ở các thời gian phản ứng khảo sát. Khi tăng thời gian

phản ứng từ 2 ÷ 4 giờ thì giá trị d001 va ham lượng (%) cation xâm nhập tăng dần và

đều đạt cực đại ở 4 giờ (d001 bằng 36,314Å, ham lượng (%) cation xâm nhập bằng

24,060%). Tiếp tục tăng thời gian phản ứng lên 5, 6 giờ thì giá trị d001 va ham lượng

(%) cation hữu cơ xâm nhập giảm nhẹ. Như vậy thời gian phản ứng phù hợp để điều

chế sét hữu cơ la 4 giờ.

Nhận xét: Như vậy điều kiện tối ưu cho quá trình điều chế sét hữu cơ từ

bent–TQ là: nhiệt độ phản ứng 40oC, tỷ lệ khối lượng TĐTM/bentonit la 0,5, pH

dung dịch bằng 9, thời gian phản ứng 4 giờ.

0

150

300

450

600

750

900

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

t=1h

t=2h

t=3h

t=4h

t=5h

t=6h

Bent

Lin

(C

ps)

2 - Theta- scale

35

3.1.1.2. Đánh giá cấu trúc và đặc điểm của sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu

Sét hữu cơ điều chế từ bent-TQ (bent-TQ) ở điều kiện nhiệt độ phản ứng 40oC,

tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit la 0,5, pH dung dịch bằng 9, thời gian phản ứng 4

giờ theo quy trình 2.2.1 được nghiên cứu bằng phương pháp phổ nhiễu xạ tia X,

phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại, phương pháp phân tích nhiệt va phương pháp

hiển vi điện tử quét (SEM).

a. Nghiên cứu bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)

Giản đồ XRD của bentonit và sét hữu cơ tương ứng được trình bày trên hình

3.5 và hình 3.6.

Hình 3.5. Gian đồ XRD của mẫu bent-TQ

Hình 3.5 và hình 3.6 cho thấy góc nhiễu xạ 2θ đã dịch chuyển từ 7,2o (trong

bent-TQ) về 2,4o (trong sét hữu cơ). Giá trị d001 đã tăng mạnh từ 12,401Å (trong

bent-TQ) lên 36,314Å (trong sét hữu cơ). Như vậy bằng giản đồ XRD chứng tỏ

cation hữu cơ đã được chèn vào giữa các lớp của bent-TQ làm cho khoảng cách cơ

bản tăng cao.

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample BR-TQ

File: Thanh TN mau BE-TQ.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

500

600

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=12

.401

36

Hình 3.6. Gian đồ XRD của sét hữu cơ điều chê ở điều kiện tối ưu

b. Nghiên cứu bằng phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại

Phổ hấp thụ hồng ngoại của bent-TQ, TĐTM va sét hữu cơ điều chế ở điều

kiện tối ưu được trình bày trên hình 3.7, hình 3.8, hình 3.9.

Hình 3.7. Phổ hấp thụ hồng ngoại của bent-TQ

Hình 3.8. Phổ hấp thụ hồng ngoại của TĐTM

9.

37

Hình 3.9. Phổ hấp thụ hồng ngoại của sét hữu cơ điều chê ở điều kiện tối ưu

Bang 3.5. Các số song đặc trưng trong phổ hồng ngoại

của ben-TQ, TĐTM và sét hữu cơ (cm-1)

STT Mẫu υ-OH 3CH

υ υC-N υSi-O υAl-O

1 Bent-TQ 3440 - 3619 - - 1039 914

2 TĐTM - 2922 1480 - -

3 Sét hữu cơ 3434 - 3635 2926 1474 1034 915

Từ hình 3.7, hình 3.8 và bảng 3.5 cho thấy mẫu bent-TQ và sét hữu cơ đều

thấy xuất hiện các dải phổ rộng, trong vùng 3440 -3619cm-1 được quy cho dao

động hóa trị của nhóm -OH trong cấu trúc của bent-TQ. Dao động hóa trị của

liên kết Al-O (trong bát diện AlO6) ở tần số 915 cm-1 và liên kết Si-O (trong tứ

diện SiO4) ở tần số 1034 cm-1 trong bent-TQ cũng xuất hiện trong phổ hồng

ngoại của sét hữu cơ. Các dữ kiện trên chứng tỏ thành phần của bent-TQ có

trong sét hữu cơ.

Hình 3.8 và hình 3.9 và bảng 3.5 cho thấy trên phổ hấp thụ hồng ngoại của

TĐTM va sét hữu cơ đều xuất hiện các vùng phổ đặc trưng cho cation hữu cơ

như: dao động hóa trị của nhóm CH3 và CH2 của gốc ankyl ở vùng tần số 2922 ÷

2926cm-1, dao động hóa trị của liên kết C-N ở vùng 1474 ÷ 1480cm-1. Điều này

đã chứng minh sự có mặt của TĐTM trong sét hữu cơ điều chế.

c. Nghiên cứu bằng phương pháp phân tích nhiệt

Giản đồ phân tích nhiệt của bent-TQ, sét hữu cơ điều chế va ham lượng (%)

cation hữu cơ xâm nhập trong sét hữu cơ được trình bay ở hình 3.10, hình 3.11 va

bảng 3.6.

38

Hình 3.10. Gian đồ phân tích nhiệt của bent-TQ

Hình 3.11. Gian đồ phân tích nhiệt của set hữu cơ điều chê ở điều kiện tối ưu

Hình 3.10 va bảng 3.6 cho thấy trên giản đồ phân tích nhiệt của mẫu bent-TQ có

hai hiệu ứng mất khối lượng. Hiệu ứng mất khối lượng thứ nhất ở khoảng nhiệt

độ 50 ÷ 180oC giảm 8,02% được quy cho quá trình mất nước hấp phụ trong bent-TQ.

Hiệu ứng mất khối lượng thứ hai ở khoảng nhiệt độ 280 ÷ 720oC giảm 5,21% được quy

cho quá trình phân hủy OH liên kết với cation vô cơ.

Hình 3.11 va bảng 3.6 cho thấy trên giản đồ phân tích nhiệt của sét hữu cơ điều

chế cũng có hai hiệu ứng mất khối lượng. Hiệu ứng mất khối lượng thứ nhất ở khoảng

nhiệt độ 205 ÷ 260oC giảm 27,21% được quy cho quá trình phân hủy, cháy của cation

hữu cơ hấp phụ. Hiệu ứng mất khối lượng thứ hai ở khoảng nhiệt độ 300 ÷ 730oC giảm

10,48% được quy cho quá trình phân hủy, cháy của các cation hữu cơ trao đổi giữa các

lớp sét va quá trình phân hủy nhóm -OH liên kết với cation vô cơ.

39

Bang 3.6. Kêt qua phân tích gian đồ nhiệt của bent-TQ

và set hữu cơ điều chê ở điều kiện tối ưu

Hiệu ứng mất khối lượng

thứ nhất

Hiệu ứng mất khối lượng

thứ hai

Tổng

(%)

mất

khối

lượng

Nhiệt độ

(oC) (%) Quá trình

Nhiệt độ

(oC) (%) Quá trình

Bent-

TQ 50÷180 8,02

Mất nước

hấp phụ 280÷720 5,21

Phân hủy nhóm -

OH liên kết với

cation vô cơ

13,23

Set

hữu

205÷260 27,21

Phân hủy,

cháy của

cation hữu

cơ hấp phụ

300÷730 10,48

Phân hủy cháy của

cation hữu cơ trao

đổi giữa các lớp

sét va phân hủy

nhóm -OH liên kết

với cation vô cơ

37,69

Ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập 24,46

Kết quả phân tích nhiệt của bent-TQ và sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối

ưu cho thấy trong cùng một điều kiện phân tích như nhau về: nhiệt độ, tốc độ

nâng nhiêt, thiết bị phân tích nhiệt thì độ mất khối lượng của sét hữu cơ (37,67%)

lớn hơn bent-TQ (13,23%), như vậy ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của

sét hữu cơ điều chế ở các điều kiện tối ưu la 24,46%, kết quả này khá phù hợp

với phương pháp nung mẫu trực tiếp.

d. Nghiên cứu bằng phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)

Ảnh SEM của bent-TQ va sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu được trình

bay trên hình 3.12.

Qua ảnh SEM của bent-TQ và sét hữu cơ nhận thấy có sự khác nhau ro rệt về

cấu trúc, sét hữu cơ điều chế có cấu trúc lớp va có độ xốp khá cao. Điều này chứng

tỏ đã có muối cation hữu cơ chèn vao giữa các lớp sét.

40

a) b)

Hình 3.12. Ảnh SEM của bent–TQ (a), của sét hữu cơ điều chê (b)

Nhận xet: Bằng các phương pháp nghiên cứu nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hấp

thụ hồng ngoại, phân tích nhiệt, hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy đã điều chế

được sét hữu cơ có cấu trúc lớp, giá trị d001 lớn va độ xốp cao. Như vậy sét hữu cơ

điều chế có thể ứng dụng hấp phụ hợp chất hữu cơ có kích thước lớn.

3.1.2. Nghiên cứu tổng hợp sét hữu cơ từ bent-TH

3.1.2.1. Khao sát một số yêu tố anh hưởng đên quá trình tổng hợp sét hữu cơ

a. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng ở điều kiện: khối lượng bentonit

1 gam, tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit bằng 0,5; pH dung dịch bằng 9, thời gian phản

ứng 4 giờ, nhiệt độ phản ứng được khảo sát lần lượt là: 30oC, 40oC, 50oC, 60oC, 70oC.

Bentonit va các mẫu sét hữu cơ điều chế được đánh giá bằng giản đồ XRD,

phân tích nhiệt bằng phương pháp nung mẫu trực tiếp. Kết quả được trình bày trên

hình 3.13 và bảng 3.7.

41

Hình 3.13. Gian đồ XRD của bent-TH và các mẫu sét hữu cơ điều chê

lần lượt ở các nhiệt độ 30oC, 40oC, 50oC, 60oC, 70oC

Bang 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ phan ứng đên giá trị d001

và hàm lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ

Nhiệt độ (oC) Bent-TH 30 40 50 60 70

d001 (Å) - 35,793 35,888 37,967 35,543 34,597

Tổng (%)

mất khối lượng 19,720 50,950 52,000 54,040 52,020 50,010

Hàm lượng (%) cation

hữu cơ xâm nhập 0,000 31,230 32,280 34,320 32,300 30,290

Bảng 3.7 cho thấy sét hữu cơ điều chế có giá trị d001 va ham lượng (%) cation

hữu cơ xâm nhập trong sét hữu cơ có cùng sự biến đổi ở các nhiệt độ khảo sát. Khi

tăng nhiệt độ từ 30 ÷ 50oC giá trị d001 va ham lượng (%) cation xâm nhập tăng dần

va đều đạt cực đại tại 50oC (d001 bằng 37,967Å, ham lượng (%) cation xâm nhập

bằng 34,320%). Tiếp tục tăng nhiệt độ lên 60oC, 70oC thì giá trị d001va ham lượng

cation hữu cơ xâm nhập giảm nhẹ.

Như vậy nhiệt độ phù hợp để điều chế sét hữu cơ la 50oC.

b. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit

Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng TĐTM/bentonit được tiến hành

theo quy trình mục 2.2.1 với các điều kiện: khối lượng của bentonit 1 gam, nhiệt độ

phản ứng 50oC, pH dung dịch bằng 9, thời gian phản ứng la 4 giờ, khối lượng

TĐTM thay đổi lần lượt là 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 gam.

Các mẫu sản phẩm sét hữu cơ được đánh giá bằng giản đồ XRD, phân tích

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1

1.4

16

1.8

32

2.2

48

2.6

64

3.0

8

3.4

96

3.9

12

4.3

28

4.7

44

5.1

6

5.5

76

5.9

92

6.4

08

6.8

24

7.2

4

7.6

56

8.0

72

8.4

88

8.9

04

9.3

2

9.7

36

Tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit

0,3 gam

0,4 gam

0,5 gam

0,6 gam

0,7 gam

Bent TH

42

nhiệt bằng phương pháp nung mẫu trực tiếp. Kết quả được trình bày trên hình 3.14

và bảng 3.8.

Hình 3.14. Gian đồ XRD của bent-TH và các mẫu sét hữu cơ được điều chê

ở các tỉ lệ TĐTM/ bentonit lần lượt là 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7

Bang 3.8. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit đên giá trị d001

và hàm lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ

Tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit Bent-TH 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7

d001 (Å) - 34,974 36,285 37,967 37,689 36,462

Tổng (%) mất khối lượng 19,720 49,390 50,010 54,550 52,030 52,840

Hàm lượng (%) cation hữu

cơ xâm nhập 0,000 29,670 30,290 34,830 32,310 32,120

Bảng 3.8 cho thấy sét hữu cơ điều chế có giá trị d001 va ham lượng (%) cation

hữu cơ xâm nhập của sét hữu cơ có cùng sự biến đổi ở các tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bent-TH khảo sát. Khi tăng tỉ lệ TĐTM/bentonit từ 0,3 tới 0,5 thì giá trị d001

va ham lượng (%) cation xâm nhập tăng dần va đều đạt cực đại ở tỉ lệ 0,5 (d001 bằng

37,967Å, ham lượng (%) cation xâm nhập bằng 34,830%). Tiếp tục tăng tỉ lệ

TĐTM/bent-TH lên 0,6; 0,7 thì giá trị d001va ham lượng (%) cation hữu cơ xâm

nhập giảm nhẹ. Vậy tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit được lựa chọn cho quá trình

điều chế sét hữu cơ la 0,5.

c. Khảo sát ảnh hưởng của pH dung dịch

Khảo sát ảnh hưởng của pH dung dịch đến giá trị d001 trong quá trình điều chế

sét hữu cơ được tiến hành theo quy trình mô tả ở mục 2.2.1 với các điều kiện: khối

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

10001

1.41

6

1.83

2

2.24

8

2.66

4

3.08

3.49

6

3.91

2

4.32

8

4.74

4

5.16

5.57

6

5.99

2

6.40

8

6.82

4

7.24

7.65

6

8.07

2

8.48

8

8.90

4

9.32

9.73

6

Tỉ lệ khối lượng TĐTM/bentonit

0,3 gam

0,4 gam

0,5 gam

0,6 gam

0,7 gam

Bent TH

43

lượng bentonit 1 gam, nhiệt độ phản ứng 50oC, tỷ lệ khối lượng TĐTM/bentonit la

0,5, thời gian phản ứng 4 giờ, giá trị pH dung dịch thay đổi từ 7 ÷ 11.

Các mẫu sản phẩm sét hữu cơ được đánh giá bằng giản đồ XRD, phân tích

nhiệt bằng phương pháp nung trực tiếp. Kết quả được trình bày trên hình 3.15 và

bảng 3.9.

Hình 3.15. Gian đồ XRD của bent-TH và các mẫu sét hữu cơ điều chê trong

dung dịch co pH lần lượt là 7, 8, 9, 10, 11

Bang 3.9. Ảnh hưởng của pH dung dịch đên giá trị d001

và hàm lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ

pH dung dịch Bent-TH 7 8 9 10 11

d001 (Å) - 34,468 35,360 37,967 35,101 33,237

Tổng (%) mất khối lượng 19,740 49,990 51,120 52,060 51,660 51,820

Hàm lượng (%) cation hữu

cơ xâm nhập 0,000 30,250 31,380 34,680 31,920 32,080

Các giá trị ở bảng 3.9 cho thấy giá trị d001 va ham lượng (%) cation hữu cơ

xâm nhập của sét hữu cơ có cùng sự biến đổi ở các giá trị pH khảo sát. Khi pH dung

dịch tăng từ 7 tới 9 thì giá trị d001 va ham lượng (%) cation xâm nhập tăng dần và

đều đạt cực đại pH bằng 9 (d001 bằng 37,967Å , ham lượng (%) cation xâm nhập

bằng 34,680%). Tiếp tục tăng pH dung dịch lên 10, 11 thì giá trị d001va ham lượng

(%) cation hữu cơ xâm nhập giảm nhẹ. Vì vậy, để thuận lợi chúng tôi lựa chọn điều

chế sét hữu cơ trong dung dịch có pH bằng 9.

d. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng

Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến giá trị d001 trong sét hữu cơ

được tiến hành theo quy trình mô tả ở mục 2.2.1 với các điều kiện: khối lượng bentonit

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1

1.36

8

1.73

6

2.10

4

2.47

2

2.84

3.20

8

3.57

6

3.94

4

4.31

2

4.68

5.04

8

5.41

6

5.78

4

6.15

2

6.52

6.88

8

7.25

6

7.62

4

7.99

2

8.36

8.72

8

9.09

6

9.46

4

9.83

2

pH

pH=7

pH=8

pH=9

pH=10

pH=11

Bent TH

44

1 gam, nhiệt độ phản ứng là 50oC, tỷ lệ khối lượng TĐTM/bentonit la 0,5, pH dung

dịch bằng 9, thời gian phản ứng lần lượt la 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ.

Các mẫu sản phẩm sét hữu cơ được đánh giá bằng giản đồ XRD, phân tích

nhiệt bằng phương pháp nung mẫu trực tiếp, kết quả được trình bày trên hình 3.16

và bảng 3.10.

Hình 3.16. Gian đồ XRD của bent-TH và các mẫu sét hữu cơ phan ứng

trong thời gian 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ

Các giá trị ở bảng 3.10 cho thấy giá trị d001 giá trị d001 va ham lượng (%)

cation hữu cơ xâm nhập của sét hữu cơ có cùng sự biến đổi ở các thời gian phản

ứng khảo sát. Khi tăng thời gian phản ứng từ 2 ÷ 4 giờ thì giá trị d001 va ham lượng

(%) cation xâm nhập tăng dần va đều đạt cực đại ở 4 giờ (d001 bằng 37,967Å, hàm

lượng (%) cation xâm nhập bằng 35,020%). Tiếp tục tăng thời gian phản ứng lên 5,

6 giờ thì giá trị d001va ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập giảm nhẹ. Vì vậy

thời gian lựa chọn cho quá trình điều chế sét hữu cơ la 4 giờ.

Bang 3.10. Ảnh hưởng của thời gian phan ứng đên giá trị d001

và hàm lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ

Thời gian (giờ) Bent-TH 2 3 4 5 6

d001 (Å) - 35,076 35,688 37,967 36,558 34,567

Tổng (%) mất khối lượng 19,750 48,110 51,080 52,100 54,580 54,660

Hàm lượng (%) cation

hữu cơ xâm nhập 0,000 28,360 31,330 35,020 34,830 34,910

45

Nhận xét: Như vậy điều kiện thích hợp lựa chọn cho quá trình điều chế sét

hữu cơ từ bent-TH là: nhiệt độ phản ứng 50oC; tỷ lệ khối lượng TĐTM/bentonit

là 0,5; pH dung dịch bằng 9; thời gian phản ứng 4 giờ.

3.1.2.2. Đánh giá cấu trúc và đặc điểm của sét hữu cơ điều chê ở điều kiện tối ưu

Mẫu sét hữu cơ điều chế từ bent-TH ở nhiệt độ phản ứng 50oC, tỉ lệ khối

lượng TĐTM/bentonit la 0,5, pH dung dịch bằng 9, thời gian phản ứng 4 giờ theo

quy trình 2.2.1 được nghiên cứu bằng phương pháp phổ nhiễu xạ tia X, phương

pháp phổ hấp thụ hồng ngoại, phương pháp phân tích nhiệt va phương pháp hiển vi

điện tử quét (SEM).

a. Nghiên cứu bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)

Giản đồ XRD của bentonit và sét hữu cơ tương ứng được trình bày trên hình

3.17 và hình 3.18.

Hình 3.17. Gian đồ XRD của mẫu bent-TH

Hình 3.18. Gian đồ XRD của sét hữu cơ điều chê ở điều kiện tối ưu

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample Bent TH

File: Thanh TN mau Bent TH.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 9 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00

Lin (C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-0,8

File: Thanh TN mau TH-0,8.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin (C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=37

.967

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-tu

46

Kết quả cho thấy góc nhiễu xạ 2θ đã dịch chuyển mạnh từ 6o ÷ 7,4o (trong

bent-TH) về khoảng 2,3o (trong sét hữu cơ). Như vậy bằng giản đồ XRD chứng tỏ

cation hữu cơ đã được chèn vào giữa các lớp của bent-TH làm cho khoảng cách cơ

bản được tăng lên đáng kể.

b. Nghiên cứu bằng phương pháp phổ hồng ngoại

Phổ hồng ngoại của bent-TH, TĐTM va sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối

ưu được trình bày trên hình 3.19, hình 3.20, hình 3.21 và bảng 3.11.

Hình 3.19. Phổ hồng ngoại của bent-TH

Hình 3.20. Phổ hồng ngoại của tetrađecyltrimetylamoni bromua (TĐTM)

Hình 3.21. Phổ hồng ngoại của sét hữu cơ điều chê ở điều kiện tối ưu

47

Bang 3.11. Các số song đặc trưng trong phổ hồng ngoại

của bent-TH, TĐTM và sét hữu cơ (cm-1)

STT Mẫu υ-OH 3CH

υ υC-N υSi-O

1 Bent-TH 3533 - - 1011

2 TĐTM - 2922 1480 -

3 Sét hữu cơ 3550 2922 1477 1027

Từ hình 3.19 và hình 3.21 cho thấy phổ hồng ngoại của bent-TH và sét hữu

cơ điều chế ở điều kiện tối ưu đều thấy xuất hiện các dải phổ rộng, trong vùng

3533 ÷ 3550cm-1 được quy cho dao động hóa trị của nhóm -OH trong cấu trúc

của bent-TH và vùng từ 1011 ÷ 1027cm-1 được quy cho dao động hóa trị của liên

kết Si-O (trong tứ diện SiO4). Các dữ kiện trên chứng tỏ thành phần của bent-TH

có trong sét hữu cơ.

Hình 3.20 và hình 3.21 cho thấy trên phổ hồng ngoại của TĐTM va sét hữu

cơ đều xuất hiện các vùng phổ đặc trưng cho cation hữu cơ như: dao động hóa trị

của nhóm CH3 và CH2 của gốc ankyl ở vùng tần số 2922cm-1, dao động hóa trị của

liên kết C-N ở vùng 1477cm-1÷1480cm-1. Điều này cho thấy đã có mặt của TĐTM

trong sét hữu cơ điều chế.

c. Nghiên cứu bằng phương pháp phân tích nhiệt

Giản đồ phân tích nhiệt của bent-TH, sét hữu cơ điều chế va ham lượng (%)

cation hữu cơ xâm nhập trong sét hữu cơ được trình bay ở hình 3.22, hình 3.23 va

bảng 3.12.

48

Hình 3.22. Gian đồ phân tích nhiệt của bent-TH

Hình 3.23. Gian đồ phân tích nhiệt của set hữu cơ điều chê ở điều kiện tối ưu

49

Bang 3.12. Kêt qua phân tích gian đồ nhiệt của bent-TH

và set hữu cơ điều chê ở điều kiện tối ưu

Mẫu

Hiệu ứng mất khối lượng

thứ nhất và thứ hai

Hiệu ứng mất khối lượng

thứ ba

Tổng

(%) mất

khối

lượng

Nhiệt độ

(oC) (%) Quá trình

Nhiệt độ

(oC) (%) Quá trình

Bent-

TH

29,4÷30,86 7,07 Mất nước

ẩm

250÷700 7,58

Phân hủy

nhóm -OH

liên kết với

cation vô cơ

19,72

198,7÷232,22 5,07 Mất nước

hấp phụ

Set

hữu

25÷31 3,19 Mất nước

ẩm

250÷700 17,61

Phân hủy cháy

của cation hữu

cơ trao đổi

giữa các lớp

sét va phân

hủy nhóm -OH

liên kết với

cation vô cơ

52,05

192,3÷245,8 31,25

Phân hủy,

cháy của

cation

hữu cơ hấp

phụ

Ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập 32,33

Hình 3.22 va bảng 3.23 cho thấy trên giản đồ phân tích nhiệt của mẫu

bentonit có ba hiệu ứng mất khối lượng. Hiệu ứng mất khối lượng thứ nhất ở

khoảng nhiệt độ 25 ÷ 31oC giảm 7,07% được quy cho quá trình mất nước ẩm của

bent-TH. Hiệu ứng mất khối lượng thứ hai ở khoảng nhiệt độ 198 ÷232oC giảm

5,07% được quy cho quá trình mất nước hấp phụ trong bent-TH. Hiệu ứng mất khối

lượng thứ ba ở khoảng nhiệt độ 250 ÷ 700oC giảm 7,58% được quy cho quá trình

phân hủy nhóm -OH liên kết với cation vô cơ trong bent-TH.

Hình 3.15 va bảng 3.5 cho thấy trên giản đồ phân tích nhiệt của sét hữu cơ

điều chế cũng có ba hiệu ứng mất khối lượng. Hiệu ứng mất khối lượng thứ nhất ở

khoảng nhiệt độ 25 ÷ 31oC giảm 3,19% được quy cho quá trình mất nước hấp phụ.

Hiệu ứng mất khối lượng thứ hai ở khoảng nhiệt độ 200 ÷ 250oC giảm 31,25% được

50

quy cho quá trình phân hủy, cháy của các cation hữu cơ hấp phụ. Hiệu ứng mất khối

lượng thứ ba ở khoảng nhiệt độ 250 ÷ 700oC giảm 17,61% được quy cho quá trình

phân hủy, cháy của các cation hữu cơ trao đổi giữa các lớp sét và quá trình phân

hủy nhóm -OH liên kết với cation vô cơ trong bent-TH.

Kết quả phân tích nhiệt của bent-TH và sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối

ưu cho thấy trong cùng một điều kiện phân tích như nhau về: nhiệt độ, tốc độ

nâng nhiêt, thiết bị phân tích nhiệt thì độ mất khối lượng của sét hữu cơ (52,05%)

lớn hơn bent-A (19,72%), như vậy ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của

sét hữu cơ điều chế ở các điều kiện tối ưu la 32,33%, kết quả này khá phù hợp

với phương pháp nung mẫu trực tiếp.

d. Nghiên cứu bằng phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)

Ảnh SEM của bent-TQ va sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu được trình

bay trên hình 3.24.

a) b)

Hình 3.24. Ảnh SEM của bent–TH (a); của sét hữu cơ điều chê (b)

Qua ảnh SEM của bent-TH và sét hữu cơ nhận thấy có sự khác nhau ro rệt,

sét hữu cơ điều chế có cấu trúc lớp va có độ xốp khá cao. Điều này chứng tỏ đã có

muối cation hữu cơ chèn vao giữa các lớp sét.

Nhận xet: Bằng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp nhiễu xạ tia X

(XRD), phương pháp phổ hồng ngoại, phương pháp phân tích nhiệt, phương pháp

hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy đã điều chế được sét hữu cơ có cấu trúc lớp, giá

trị d001 lớn va độ xốp cao. Như vậy sét hữu cơ điều chế có thể ứng dụng hấp phụ

hợp chất hữu cơ có kích thước lớn.

51

3.1.3. So sánh điều kiện tổng hợp và đặc điểm của sét hữu cơ điều chê từ hai

nguồn bentonit (Trung Quốc và Thanh Hóa)

Bang 3.13. Điều kiện tổng hợp sét hữu cơ từ bent-TQ và bent-TH với TĐTM

Điều kiện tổng hợp Sét hữu cơ từ bentonit

Trung Quốc

Sét hữu cơ từ bentonit

Thanh Hóa

Nhiệt độ (oC) 40 50

Tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bent 0,5 0,5

pH dung dịch 9 9

Thời gian phản ứng (giờ) 4 4

Bang 3.14. Đặc điểm của sét hữu cơ điều chê

từ bent-TQ và bent-TH với TĐTM

Đặc điểm Sét hữu cơ từ bentonit

Trung Quốc

Sét hữu cơ từ bentonit

Thanh Hóa

Giá trị d001 (Å) 36,314 37,967

Ham lượng (%) cation

hữu cơ xâm nhập 24,46 32,33

Nhận xét: Như vậy sét hữu cơ điều chế cần các điều kiện tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bent, pH, thời gian phản ứng như nhau, nhưng nhiệt độ phản ứng đối với

bent-TH cao hơn so với bent-TQ. Đồng thời giá trị d001 và ham lượng (%) cation

hữu cơ xâm nhập của mẫu sét hữu cơ điều chế từ bent-TH cao hơn so với bent-TQ.

3.2. Khao sát kha năng hấp phụ phenol đo của set hữu cơ điều chê từ bent-TQ

3.2.1. Xây dựng đường chuẩn của phenol đo

Cách tiến hành xây dựng đường chuẩn của phenol đỏ được thực hiện theo

quy trình mục 2.2.2.a). Kết quả đo độ hấp thụ quang của phenol đỏ được trình bày ở

bảng 3.15 và hình 3.25.

52

Bang 3.15. Số liệu xây dựng đường chuẩn của phenol đo

STT Nồng độ phenol đo (mg/l) Độ hấp thụ quang (A)

1 1 0,0401

2 2 0,0931

3 5 0,2431

4 10 0,4932

5 15 0,7438

6 20 1,1132

7 25 1,363

8 30 1,5924

9 40 2,1312

10 50 2,5423

Hình 3.25. Đường chuẩn của phenol đo

Từ hình 3.17 có thể thấy rằng, trong khoảng nồng độ khảo sát độ hấp thụ

quang phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ phenol đỏ.

Vậy phương trình đường chuẩn xác định nồng độ phenol đỏ có dạng :

y = 0,0524x - 0,0027với R² = 0,9973.

53

3.2.2. Khao sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ

Cách tiến hành khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ phenol đỏ của

bentonit va sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu trình bay ở phần 2.2.2.b). Kết quả

được chỉ ra bảng 3.16 va hình 3.26.

Bang 3.16. Sự phụ thuộc của dung lượng và hiệu suất hấp phụ vào thời gian

Mẫu Thời gian Ci(mg/l) C(mg/l) q(mg/g) H (%)

Bent-TQ

15 50,15 48,58 1,57 3,13

30 50,15 46,73 3,42 6,82

45 50,15 43,33 6,83 13,61

60 50,15 40,77 9,38 18,70

90 50,15 40,57 9,58 19,10

100 50,15 40,49 9,66 19,32

Sét hữu cơ

15 50,15 11,86 38,29 76,35

30 50,15 8,19 41,96 83,67

45 50,15 4,55 45,60 90,93

60 50,15 3,97 46,18 92,08

90 50,15 3,71 46,44 92,60

100 50,15 3,57 46,58 92,88

Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn anh hưởng của thời gian đên

quá trình hấp phụ phenol đo của bent-TQ, set hữu cơ điều chê

54

Từ kết quả của bảng 3.16 và hình 3.26 nhận thấy:

Trong khoảng thời gian khảo sát từ 15 ÷ 100 phút, dung lượng hấp phụ phenol

đỏ của bent-TQ va sét hữu cơ điều chế đều tăng theo thời gian. Dung lượng hấp

phụ phenol đỏ đối với sét hữu cơ điều chế (từ 38,29 ÷ 46,58 mg/g) cao hơn nhiều

so với bent-TQ (từ 1,57÷ 9,83mg/g).

Đối với sét hữu cơ sau 60 phút dung lượng hấp phụ đã dần ổn định nhưng

đối với bent-TQ sau 90 phút dung lượng hấp phụ mới dần ổn định.

Do đó, trong các nghiên cứu tiếp theo chúng tôi chọn thời gian đạt cân bằng

hấp phụ phenol đỏ của sét hữu cơ điều chế la 60 phút va của bent-TQ là 90 phút.

3.2.3. Khao sát anh hưởng của khối lượng bentonit, set hữu cơ điều chê

Cách tiến hành khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bentonit, sét hữu cơ điều

chế ở điều kiện tối ưu đến hiệu suất hấp phụ trình bày ở phần 2.2.2.c). Kết quả được

chỉ ra ở bảng 3.17 va hình 3.27.

Bang 3.17. Ảnh hưởng của khối lượng bentonit, sét hữu cơ

đên dung lượng và hiệu suất hấp phụ phenol đo

Mẫu Khối lượng Ci(mg/l) Cf(mg/l) q(mg/g) H (%)

Ben TQ

0,01 50,25 47,36 14,46 5,75

0,02 50,21 44,98 13,07 10,41

0,03 50,21 44,12 10,15 12,13

0,05 50,21 41,67 8,54 17,01

0,06 50,21 40,83 7,82 18,68

0,08 50,21 40,82 5,87 18,69

0,10 50,21 40,38 4,92 19,58

Sét hữu cơ

0,01 50,21 33,33 84,42 33,63

0,02 50,21 22,53 69,20 55,13

0,03 50,21 16,39 56,36 67,35

0,05 50,21 4,38 45,83 91,28

0,06 50,21 4,24 38,31 91,56

0,08 50,21 4,23 28,74 91,58

0,10 50,21 4,19 23,01 91,66

55

Hình 3.27. Đồ thị biểu diễn anh hưởng của khối lượng bent-TQ, set hữu cơ

điều chê đên quá trình hấp phụ phenol đo

Từ kết quả của bảng 3.17 và hình 3.27 cho thấy:

Trong khoảng khối lượng khảo sát, khi tăng khối lượng vật liệu thì hiệu suất

hấp phụ phenol đỏ tăng va dung lượng hấp phụ giảm. Điều này có thể giải thích là

khi tăng khối lượng của vật liệu hấp phụ, diện tích bề mặt tăng do đó dung lượng

hấp phụ giảm và hiệu suất hấp phụ tăng. Khi khối lượng vật liệu hấp phụ tăng từ

0,01 ÷ 0,05 gam thì hiệu suất hấp phụ tăng nhanh nhưng khi khối lượng vật liệu

tăng lên từ 0,06 ÷ 0,10 gam thì hiệu suất hấp phụ thay đổi không nhiều va tương đối

ổn định (quá trình hấp phụ đã đạt cân bằng).

Do vậy chúng tôi lựa chọn khối lượng của bent-TQ, sét hữu cơ điều chế la

0,05 gam để tiến hành các khảo sát tiếp theo.

3.2.4. Khao sát anh hưởng của nồng độ phenol đo

Cách tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng độ phenol đỏ đến khả năng hấp

phụ phenol đỏ của bent-TQ và sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu được trình bày

ở phần 2.2.2.d). Kết quả được chỉ ra ở bảng 3.18 và hình 3.28.

q(mg/g) Khối lượng (g)

56

Mẫu Ci Cf Q Cf/q H

50.32 42.16 8.17 5.16 16.23

100.12 86.12 14.00 6.15 13.98

150.24 132.49 17.74 7.47 11.81

200.68 181.72 18.96 9.59 9.45

249.14 227.92 21.22 10.74 8.52

300.26 279.38 20.88 13.38 6.95

349.68 328.48 21.20 15.50 6.06

400.34 376.42 23.92 15.74 5.97

50.41 4.27 46.14 0.09 91.53

100.32 9.16 91.16 0.10 90.87

150.22 15.85 134.37 0.12 89.45

200.16 24.48 175.68 0.14 87.77

249.13 38.65 210.48 0.18 84.49

300.59 60.94 239.65 0.25 79.73

351.65 90.75 260.90 0.35 74.19

400.87 119.85 281.02 0.43 70.10

Ben TQ

Sét HC

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

0 100 200 300 400

Ben TQ

Sét HC

Nồng độ (mg/l)

q(mg/g)

Hình 3.28. Đồ thị biểu diễn anh hưởng của nồng độ phenol đo đên kha năng

hấp phụ phenol đo của bent-TQ và sét hữu cơ điều chê

Bang 3.18. Ảnh hưởng nồng độ đầu của phenol đo đên dung lượng

và hiệu suất hấp phụ của sét hữu cơ

Mẫu Ci(mg/l) Cf(mg/l) q(mg/g) Cf/q(g/l) H (%)

Ben TQ

50,32 42,16 8,17 5,16 16,23

100,12 86,12 14,00 6,15 13,98

150,24 132,49 18,74 7,02 12,48

200,68 181,72 18,96 9,59 9,45

249,14 227,92 21,22 10,74 8,52

300,26 279,38 20,88 13,38 6,95

349,68 328,48 21,20 15,50 6,06

400,34 376,42 23,92 15,74 5,97

Sét hữu cơ

50,41 4,27 46,14 0,09 91,53

100,32 9,16 91,16 0,10 90,87

150,22 15,85 134,37 0,12 89,45

200,16 24,48 175,68 0,14 87,77

249,13 38,65 210,48 0,18 84,49

300,59 60,94 239,65 0,25 79,73

351,65 90,75 260,90 0,35 74,19

400,87 119,85 281,02 0,43 70,10

57

Nhận xét: Kết quả từ bảng 3.18 và hình 3.28 cho thấy trong khoảng nồng độ

khảo sát, khi tăng nồng độ đầu của phenol đỏ thì dung lượng hấp phụ tăng, còn hiệu

suất hấp phụ giảm. Điều này phù hợp với lý thuyết.

3.2.5. Khao sát dung lượng hấp phụ phenol đo theo mô hình đẳng nhiệt

hấp phụ Langmuir

Từ kết quả ở bảng 3.18 đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của bent-TQ va

sét hữu cơ được chỉ ra từ hình 3.29; 3.30; 3.31; 3.32.

Hình 3.29. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của bent-TQ đối với phenol đo

Hình 3.30. Sự phụ thuộc của Cf/q vào Cf đối với sự hấp phụ phenol đo của bent-TQ

y = 6,653ln(x) - 15,89R² = 0,967

0

5

10

15

20

25

30

0 50 100 150 200 250 300 350 400

q (

mg

/g)

Cf (mg/l)

y = 0,034x + 3,305R² = 0,985

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

0 100 200 300 400

Cf /q

(g

/l)

Cf (mg/l)

58

Hình 3.31. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của set hữu cơ điều chê

đối với phenol đo

Hình 3.32. Sự phụ thuộc của Cf/q vào Cf đối với sự hấp phụ phenol đo

của set hữu cơ điều chê

Từ phương trình tuyến tính Langmuir hình 3.30 va hình 3.32 chúng tôi tính

được các thông số cân bằng hấp phụ như sau:

Bang 3.19. Giá trị hấp phụ lớn nhất và hằng số Langmuir b

của bent-TQ và set hữu cơ điều chê

Mẫu Bent-TQ Set hữu cơ

Dung lượng hấp phụ cực đại qmax (mg/g) 29,41 333,333

Hằng số Langmuir b 0,010 0,042

Nhận xét: Từ các kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir mô tả khá tốt sự hấp phụ của bent-TQ va sét hữu cơ điều chế đối với

phenol đỏ, điều nay được thể hiện qua hệ số hồi qui của các phương trình khá cao

(đều lớn hơn 0,985).

y =,72.41ln(x) - 61,62R² = 0,995

0

50

100

150

200

250

300

0 20 40 60 80 100 120 140

q (

mg

/g)

Cf (mg/l)

y = 0,003x + 0,072R² = 0,998

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0 20 40 60 80 100 120 140

Cf /q

(g

/l)

Cf (mg/l)

59

Bent-TQ sau khi được biến tính bằng muối amoni bậc bốn tạo sét hữu cơ

có khả năng hấp phụ phenol đỏ tốt hơn nhiều so với bent-TQ khi chưa biến

tính. Điều đó được thể hiện qua dung lượng hấp phụ cực đại của sét hữu cơ

điều chế rất cao (qmax= 333,333 mg/g), còn của bent-TQ thấp (qmax= 29,41 mg/g).

Từ các giá trị b tính được ở bảng 3.19 và các giá trị Ci ở bảng 3.18 thay vào

công thức (1.8) tính được các giá trị 0<RL<1. Như vậy quá trình hấp phụ của sét

hữu cơ điều chế đối với phenol đỏ là thuận lợi

3.3. Khao sát kha năng hấp phụ phenol đo của set hữu cơ điều chê từ bent-TH

3.3.1. Xây dựng đường chuẩn của phenol đo

Cách tiến hành xây dựng đường chuẩn của phenol đỏ được thực hiện theo

quy trình mục 2.2.2.1. Kết quả đo độ hấp thụ quang của phenol đỏ được trình bày ở

bảng 3.20 và hình 3.33.

Bang 3.20. Số liệu xây dựng đường chuẩn của phenol đo

STT Nồng độ phenol đo (mg/l) Độ hấp thụ quang (A)

1 1 0,0402

2 2 0,0925

3 5 0,2429

4 10 0,4935

5 15 0,7441

6 20 1,1129

7 25 1,3626

8 30 1,5912

9 40 2,1199

10 50 2,5531

60

Hình 3.33. Đường chuẩn của phenol đo

Từ hình 3.33. có thể thấy rằng, trong khoảng nồng độ khảo sát độ hấp thụ

quang phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ phenol đỏ.

Vậy phương trình đường chuẩn xác định nồng độ phenol đỏ có dạng :

y = 0,0525x - 0,0036 với R2 = 0,9977.

3.3.2. Khao sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ

Cách tiến hành khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ phenol đỏ của

bentonit va sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu trình bày ở phần 2.2.2.2. Kết quả

được chỉ ra bảng 3.21 va hình 3.34.

y = 0.0525x - 0.0036

R2 = 0.9977

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

0 10 20 30 40 50 60

Nồng độ (mg/l)

Độ

hấp

th

ụ q

uan

g A

61

Bang 3.21. Sự phụ thuộc của dung lượng và hiệu suất hấp phụ vào thời gian

Mẫu Thời gian

(phút)

Ci

(mg/l)

C

(mg/l)

q

(mg/g)

H

(%)

Bent-TH

15 50,40 48,362 2,038 4,034

30 50,40 47,213 3,187 6,324

45 50,40 43,910 6,490 12,879

60 50,40 40,520 9,880 19,606

90 50,40 40,578 9,822 19,489

100 50,40 40,530 9,870 19,584

Set hữu cơ

15 50,40 12,150 38,250 75,893

30 50,40 7,442 42,958 85,234

45 50,40 3,591 46,809 92,875

60 50,40 3,817 46,583 92,427

90 50,40 3,692 46,707 92,673

100 50,40 3,776 46,624 92,508

Hình 3.34. Đồ thị biểu diễn anh hưởng của thời gian đên quá trình hấp phụ

phenol đo của bent-TH và set hữu cơ điều chê

Từ kết quả của bảng 3.21 và hình 3.34 nhận thấy: thời gian khuấy càng lâu

thì dung lượng hấp phụ cang tăng. Trong đó, quá trình hấp phụ diễn ra chủ yếu

trong 60 phút đầu, đặc biệt trong khoảng 45 phút đầu, tốc độ hấp phụ phenol đỏ

trên bề mặt vật liệu tăng rất nhanh, sau đó tốc độ này giảm đáng kể trong khoảng

0

10

20

30

40

50

0 50 100 150

q (

mg/

l)

thời gian (phút)

Bent-TH

Shc

62

thời gian còn lại. Điều nay la do trong giai đoạn đầu, số lượng lỗ trống khá lớn

trên bề mặt vật liệu nên phenol đỏ dễ dàng bị hấp phụ trên vật liệu. Quá trình hấp

phụ diễn ra liên tục, kết quả là các phân tử phenol đỏ dần lấp đầy các khoảng

trống trên vật liệu nên càng về sau tỉ lệ hấp phụ ngày càng giảm cho đến khi dung

lượng hấp phụ không tăng hoặc tăng rất ít, quá trình hấp phụ đạt trạng thái cân

bằng sau khoảng 45 phút đối với bent-TH va 45 phút đối với sét hữu cơ.

Do đó, trong các nghiên cứu tiếp theo chúng tôi chọn thời gian đạt cân bằng

hấp phụ phenol đỏ của sét hữu cơ điều chế là 45 phút va của bent-TH là 60 phút.

3.3.3. Khao sát anh hưởng của khối lượng bentonit, set hữu cơ điều chê

Cách tiến hành khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bentonit, sét hữu cơ điều

chế ở điều kiện tối ưu đến hiệu suất hấp phụ trình bày ở phần 2.2.2.3. Kết quả được

chỉ ra ở bảng 3.22 va hình 3.35.

Bang 3.22. Ảnh hưởng của khối lượng bent-TH, sét hữu cơ

đên dung lượng và hiệu suất hấp phụ phenol đo

Mẫu Khối lượng

(gam)

Ci

(mg/l)

C

(mg/l)

q

(mg/g)

H

(%)

Bent-TH

0,01 50,316 47,346 14.850 5,903

0,02 50,316 44,487 14.563 11,585

0,03 50,253 42,397 13.093 15,633

0,05 50,316 40,640 9.676 19,230

0,06 50,316 40,604 8.093 19,301

0,08 50,316 40,641 6.047 19,227

0,10 50,316 40,634 4.841 19,242

Set hữu cơ

0,01 50,316 34,517 78.995 45,180

0,02 50,316 22,495 69.553 55,293

0,03 50,316 15,648 56.485 68,900

0,05 50,316 3,864 46.452 92,320

0,06 50,316 4,065 38.543 91,931

0,08 50,316 4,238 28.799 91,577

0,10 50,316 3,959 23.179 92,132

63

Hình 3.35. Đồ thị biểu diễn anh hưởng của khối lượng bent-TH, set hữu cơ

điều chê đên quá trình hấp phụ phenol đo

Kết quả của bảng 3.22 và hình 3.35 cho thấy: Trong khoảng khối lượng khảo

sát, khi tăng khối lượng vật liệu thì hiệu suất hấp phụ phenol đỏ tăng va dung lượng

hấp phụ giảm. Điều này có thể giải thích la khi tăng khối lượng vật liệu hấp phụ, sẽ

lam tăng diện tích bề mặt hấp phụ do đó dung lượng hấp phụ giảm và hiệu suất hấp

phụ tăng. Tuy nhiên khi khối lượng vật liệu hấp phụ tăng từ 0,01 ÷ 0,05 gam thì

hiệu suất hấp phụ tăng mạnh nhưng khi khối lượng vật liệu tăng lên từ 0,06 ÷ 0,1

gam thì hiệu suất hấp phụ thay đổi không nhiều va tương đối ổn định (quá trình hấp

phụ đã đạt cân bằng).

Do vậy chúng tôi lựa chọn khối lượng của bent-TH, sét hữu cơ điều chế là

0,05gam để tiến hành các khảo sát tiếp theo.

3.3.4. Khao sát anh hưởng của nồng độ phenol đo

Cách tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng độ phenol đỏ đến khả năng hấp

phụ phenol đỏ của bent-TH và sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu được trình bày

ở phần 2.2.2.4. Kết quả được chỉ ra ở bảng 3.23.

64

Bang 3.23. Ảnh hưởng của nồng độ phenol đo đên dung lượng và hiệu suất hấp

phụ của bentonit và sét hữu cơ

Mẫu Ci

(mg/l)

C

(mg/l)

q

(mg/g)

C/q

(g/l)

H

(%)

Bent-TH

50,033 40.273 9.760 4.126 19,507

100,066 85.394 14.672 5.820 14,662

150,099 132.533 17.566 7.545 11,037

200,132 179.234 20.898 8.577 10,442

250,165 228.024 22.141 10.299 8,850

300,198 277.615 22.583 12.546 7,458

350,231 326.042 24.189 13.479 6,906

400,264 375.640 24.624 15.255 6,153

Sét hữu cơ

50,033 3.568 46.465 0.077 92,869

100,066 9.076 90.99 0.099 90,930

150,099 15.875 134.224 0.118 89,424

200,132 26.105 174.027 0.150 86,956

250,165 39.851 210.314 0.189 84,070

300,198 59.980 240.218 0.250 80,020

350,231 89.443 260.788 0.343 74,462

400,264 115.118 285.146 0.404 71,239

Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.23 cho thấy trong khoảng nồng độ khảo sát, khi

tăng nồng độ đầu của phenol đỏ thì dung lượng hấp phụ tăng, còn hiệu suất hấp phụ

giảm. Điều này phù hợp với lý thuyết.

3.3.5. Khao sát dung lượng hấp phụ phenol đo theo mô hình đẳng nhiệt hấp

phụ Langmuir

Đường đẳng nhiệt hấp phụ là một yếu tố quan trọng để mô tả quá trình hấp

phụ. Có nhiều mô hình để nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ, trong luận văn nay chúng

tôi chỉ nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ dựa trên mô hình phổ biến la đẳng nhiệt hấp

phụ Langmuir.

65

Từ kết quả ở bảng 3.23 đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của bent-TH va

sét hữu cơ được chỉ ra ở các hình 3.36; 3.37; 3.38; 3.39.

Hình 3.36. Đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của bent-TH đối với phenol đo

Hình 3.37. Sự phụ thuộc của C/q vào C đối với sự hấp phụ phenol đo của bent-TH

66

Hình 3.38. Đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của set hữu cơ điều chê

đối với phenol đo

Hình 3.39. Sự phụ thuộc của C/q vào C đối với sự hấp phụ phenol đo

của set hữu cơ điều chê

Từ phương trình tuyến tính Langmuir hình 3.37 va hình 3.39 chúng tôi tính

được các thông số cân bằng hấp phụ như sau:

Bang 3.24. Giá trị hấp phụ lớn nhất và hằng số Langmuir b

của bent-TH và set hữu cơ điều chê

Mẫu Bent-TH Set hữu cơ

Dung lượng hấp phụ cực đại qmax (mg/g) 32,258 333,33

Hằng số Langmuir b 0,106 0,042

Nhận xét: Từ các kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir mô tả khá tốt sự hấp phụ của bent-TH va sét hữu cơ điều chế đối với

phenol đỏ, điều nay được thể hiện qua hệ số hồi qui của các phương trình khá cao

đều lớn hơn 0,99.

Bent-TH sau khi được biến tính bằng muối amoni bậc bốn tạo sét hữu cơ có

khả năng hấp phụ phenol đỏ tốt hơn nhiều so với bent-TH khi chưa biến tính. Điều

đó được thể hiện qua dung lượng hấp phụ cực đại của sét hữu cơ điều chế rất cao

(qmax= 333,333 mg/g), còn của bent-TH thấp (qmax= 32,258 mg/g).

y = 0.003x + 0.0712R² = 0.9986

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0.35

0.4

0.45

0 20 40 60 80 100 120 140

C/q

(m

g/l)

C (mg/l)

67

Từ các giá trị b tính được ở bảng 3.24 và các giá trị Ci ở bảng 3.23 thay vào

công thức (1.8) tính được các giá trị 0<RL<1. Như vậy quá trình hấp phụ của sét

hữu cơ điều chế đối với phenol đỏ là thuận lợi.

3.4. Nghiên cứu chê tạo vật liệu bentonit biên tính bởi nhiệt

3.4.1. Khao sát kha năng hấp phụ Mn(II) của bentonit hoạt hóa bởi nhiệt độ

3.4.1.1. Xây dựng đường chuẩn của Mn(II)

Để xây dựng đường chuẩn của Mn(II) chúng tôi tiến hành theo quy trình mục

2.3. Kết quả đo độ hấp thụ quang của MnSO4 ở bước sóng 523 nm được trình bày ở

bảng 3.25 và hình 3.40.

Bang 3.25. Số liệu xây dựng đường chuẩn của Mn2+

STT Nồng độ Mn2+ (mg/l) Độ hấp thụ quang (A)

1 1 0,0164

2 2 0,0352

3 3 0,0504

4 4 0,0614

5 5 0,0825

6 6 0,0976

7 7 0,1090

8 8 0,1305

9 9 0,1260

10 10 0,1387

68

Hình 3.40. Đường chuẩn của Mn2+

Từ hình 3.40. có thể thấy rằng trong khoảng nồng độ khảo sát của Mn2+ từ

1 ÷ 10mg/l thì mật độ quang phụ thuộc vào tuyến tính vào nồng độ của Mn2+ .

Vậy phương trình đường chuẩn của Mn(II) có dạng:

y = 0,0152x + 0,0036 với R2 là 0,997.

3.4.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ biến tính bentonit tới khả năng hấp phụ Mn(II)

Để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ biến tính bentonit tới khả năng hấp phụ

Mn(II) chúng tôi tiến hanh theo quy trình như mục 2.4.1 va thu được kết quả khảo

sát khả năng hấp phụ Mn(II) của bentonit chưa biến tính và của bentonit biến tính ở

các nhiệt độ khác nhau được trình bày trên bảng 3.26 và hình 3.41.

Từ kết quả bảng 3.26 và hình 3.41 cho thấy: Khả năng hấp phụ Mn(II) của

bentonit sau khi biến tính bằng nhiệt đều tốt hơn so với bentonit chưa biến tính. Khi

tăng dần nhiệt độ biến tính thì hiệu suất hấp phụ Mn(II) của bent-TQ và bent-TH đều

tăng (hiệu suất hấp phụ cực đại của bent-TQ là 88,29% ở 120oC và của bent-TH là

82,37% ở 140oC). Điều này có thể giải thích do bent Thanh Hóa có lẫn nhiều tạp chất

hơn so với bent Trung Quốc nên cần mức nhiệt cao hơn để hoạt hóa. Tuy nhiên, khi

nhiệt độ tăng cao hơn thì khả năng hấp phụ Mn(II) của bent giảm dần (đối với bent-

TQ từ 140oC, bent-TH từ 160oC). Nguyên nhân la khi tăng nhiệt độ làm mất nước

giữa các lớp bent dẫn đến khoảng cách d001 giảm do đó khả năng hấp phụ giảm.

Vì vậy, chúng tôi lựa chọn nhiệt độ thích hợp để biến tính bent Trung Quốc là

120oC va đối với bent Thanh Hóa là 140oC để nghiên cứu những yếu tố tiếp theo.

y = 0.0152x + 0.0036

R2 = 0.997

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

0.12

0.14

0.16

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

C (ppm)

A

69

Bang 3.26. Sự phụ thuộc kha năng hấp phụ Mn(II)

của bentonit chưa biên tính và bentonit biên tính ở các nhiệt độ khao sát

Mẫu Nhiệt độ (oC) Co (ppm) Ccb(ppm) Chp(ppm) H(%)

Bent-TQ

Bent chưa biến tính 10 4,149 5,851 58,51

80 10 2,27 7,73 77,30

100 10 1,86 8,14 81,38

120 10 1,17 8,83 88,29

140 10 1,52 8,48 84,80

160 10 1,855 8,145 81,45

180 10 2,49 7,51 75,06

Bent-TH

Bent chưa biến tính 10 4,710 5,290 52,90

80 10 3,26 6,74 67,43

100 10 2,65 7,35 73,49

120 10 2,26 7,74 77,43

140 10 1,76 8,24 82,37

160 10 2,29 7,71 77,11

180 10 2,704 7,296 72,96

Hình 3.41. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc kha năng hấp phụ Mn(II)

của bent-TQ, bent-TH trước và sau khi biên tính ở các nhiệt độ khao sát

70

3.4.1.3. Khảo sát ảnh hưởng thời gian đạt cân bằng hấp phụ tới khả năng hấp phụ

Mn(II) của bentonit biến tính

Để khảo sát ảnh hưởng thời gian đạt cân bằng hấp phụ đến khả năng hấp phụ

Mn(II) của bent-TQ biến tính ở 120oC, bent-TH biến tính ở nhiệt độ 140oC chúng

tôi tiến hành theo quy trình ở mục 2.4.2. Kết quả được trình bày trên bảng 3.27 và

hình 3.42.

Bang 3.27. Sự phụ thuộc kha năng hấp phụ Mn(II)

của bent-TQ và bent-TH biên tính theo thời gian

Mẫu T(phút) C0 Ccb(ppm) Chp(ppm) H(%) q(mg/g)

Bent-TQ

20 10 3,362 6,638 66,38 3,319

40 10 2,895 7,105 71,05 3,553

60 10 2,289 7,711 77,11 3,865

80 10 1,520 8,480 84,80 4,240

100 10 1,539 8,461 84,61 4,231

120 10 1,546 8,451 84,51 4,226

140 10 1,533 8,467 84,67 4,234

Bent-TH

20 10 4,059 5,941 59,41 2,971

40 10 3,033 6,967 69,67 3,484

60 10 2,586 7,145 71,45 3,856

80 10 2,178 7,822 78,22 4,011

100 10 1,783 8,217 82,17 4,109

120 10 1,789 8,210 82,10 4,105

140 10 1,802 8,197 81,97 4,099

Từ kết quả bảng 3.27 và hình 3.42 cho thấy: lượng Mn(II) trong dung dịch bị

hấp phụ tăng theo thời gian. Quá trình hấp phụ đạt cân bằng sau 80 phút với bent-TQ

(hiệu suất lớn nhất bằng 84,80%) và 100 phút với bent-TH (hiệu suất lớn nhất bằng

82,17%). Điều nay được giải thích như sau:

71

Quá trình hấp phụ là phản ứng cân bằng trao đổi ion:

H+ (bentonit) + Mn2+aq=> H+aq +Mn2+( bentonit)

Sự chênh lệch hóa thế theo tác giả [8] các ion ngoài dung dịch và trong các

khe xốp trong bentonit la động lực thúc đẩy quá trình trao đổi ion xảy ra. Lúc đầu

khi nồng độ Mn2+ trong dung dịch cao, cân bằng dịch chuyển sang phải. Khi thời

gian phản ứng đạt đến giá trị cân bằng, khi đó lượng ion Mn2+ bị hấp phụ là cực đại

ở nhiệt độ và thời gian khảo sát.

Hình 3.42. Đồ thị biểu diễn kha năng hấp phụ Mn(II) của bent-TQ và bent-TH

biên tính bằng nhiệt theo thời gian

Ngoài ra theo tác giả [8] các ion Mn2+ còn bị hấp phụ vật lý trong khe xốp

trung hòa điện trên bề mặt bentonit. Quá trình nay đơn giản là sự khuếch tán ion từ

dung dịch vào trong lỗ xốp chứa nước, lượng ion kim loại có thể khuếch tán vào

những lỗ xốp này là một hằng số ở điều kiện nồng độ, nhiệt độ khảo sát.

Như vậy, chúng tôi lựa chọn thời gian đạt cân bằng hấp phụ của bent-TQ là 80

phút, của bentonit Thanh Hoá là 100 phút.

3.4.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bentonit đến khả năng hấp phụ Mn(II)

Để khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bentonit đến khả năng hấp phụ Mn(II)

của bent-TQ chưa biến tính và biến tính ở 120o, bent-TH chưa biến tính và biến tính

ở nhiệt độ 140oC chúng tôi tiến hành theo quy trình ở mục 2.4.3. Kết quả được trình

bày trên bảng 3.28 và hình 3.43.

72

Bang 3.28. Kêt qua khao sát anh hưởng của khối lượng bentonit biên tính bằng

nhiệt đên kha năng hấp phụ Mn (II)

Mẫu mbent(g) Co Ccb(ppm) Chp(ppm) H(%) q (mg/g)

Bent-TQ

0,01 10 2,967 7,033 70,33 17,582

0,02 10 1,835 8,165 81,64 10,20

0,03 10 1,647 8,353 83,53 6,961

0,04 10 1,447 8,553 85,53 5,346

0,05 10 1,434 8,565 85,65 4,283

0,06 10 1,428 8,572 85,72 3,572

Bent-TH

0,01 10 3,230 6,769 67,69 16,923

0,02 10 1,915 8,086 80,86 10,108

0,03 10 1,908 8,092 80,92 6,743

0,04 10 1,934 8,066 80,66 5,041

0,05 10 1,921 8,079 80,79 4,040

0,06 10 1,901 8,098 80.98 3,374

Hình 3.43. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng bent-TQ và bent-TH

biên tính bằng nhiệt đên kha năng hấp phụ Mn (II)

Từ kết quả bảng 3.28 và hình 3.43 cho thấy:

73

Trong khoảng khối lượng khảo sát, khi tăng khối lượng vật liệu thì hiệu suất

hấp phụ Mn(II) tăng va dung lượng hấp phụ giảm. Điều này có thể giải thích là khi

tăng khối lượng của vật liệu hấp phụ, diện tích bề mặt hấp phụ tăng do đó dung

lượng hấp phụ giảm và hiệu suất hấp phụ tăng. Tuy nhiên khi khối lượng vật liệu

tăng lên từ 0,04 ÷ 0,06 gam với bent-TQ và từ 0,02 ÷ 0,06 gam với bent-TH thì hiệu

suất hấp phụ thay đổi không nhiều va tương đối ổn định.

Như vậy, chúng tôi chọn khối lượng bent-TQ biến tính bằng nhiệt ở 120oC hấp

phụ Mn (II) là 0,04 gam. Đối với khối lượng bentonit Thanh Hoá biến tính bằng

nhiệt ở 140oC hấp phụ Mn (II) là 0,02 gam.

3.4.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất bị hấp phụ đến khả năng hấp phụ Mn(II)

Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất bị hấp phụ đến khả năng hấp phụ

Mn(II) chúng tôi tiến hành theo quy trình ở mục 2.4.3.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bentonit biến tính đến khả năng

hấp phụ Mn(II) lần lượt được trình bày trên bảng 3.29 và hình 3.44.

74

Bang 3.29. Kêt qua khao sát anh hưởng của nồng độ Mn (II) đên kha năng

hấp phụ của bentonit

Mẫu CMn

2+

(ppm)

Ccb

(ppm)

Chp

(ppm)

q

(mg/g) Ccb/q

H

(%)

Bent-TQ

4 0,421 3,579 2,233 0,1886 89,47

5 0,566 4,434 2,771 0,2042 88,68

6 0,743 5,257 3,286 0,2261 87,61

7 0,993 6,006 3,791 0,2619 85,81

8 1,303 6,697 4,186 0,3113 83,72

9 1,717 7,283 4,552 0,3772 80,92

10 2,178 7,822 4,889 0,445 78,22

Bent-TH

4 0,658 3,342 4,178 0,1575 83,55

5 0,941 4,059 5,074 0,1855 81,18

6 1,270 4,730 5,913 0.2148 78,84

7 1,566 5,434 6,793 0,2305 77,66

8 1,895 6,105 7,631 0.2483 76,32

9 2,184 6,816 8,52 0.2563 75,73

10 2,769 7,230 9,0375 0.3063 72,30

75

Hình 3.44. Đồ thị biểu diễn anh hưởng của nồng độ Mn(II) tới kha năng hấp

phụ của bent-TQ và bent-TH đã biên tính bằng nhiệt

Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.29 và hình 3.44 cho thấy trong khoảng nồng độ

khảo sát, khi tăng nồng độ đầu của Mn(II) thì dung lượng hấp phụ tăng, còn hiệu

suất hấp phụ giảm. Điều này phù hợp với lý thuyết.

3.4.1.6. Khảo sát dung lượng hấp phụ Mn(II) theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir

Từ kết quả ở bảng 3.29 đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của bent-TQ đã

biến tính va bent-TH đã biến tính được chỉ ra từ hình 3.45; 3.46; 3.47; 3.48.

Hình 3.45. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của bent-TQ đối với Mn(II)

76

Hình 3.46. Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb đối với sự hấp phụ Mn(II)

của bent-TQ

Hình 3.47. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của bent-TH đối với Mn(II)

Hình 3.48. Sự phụ thuộc của Ccb /q vào Ccb đối với sự hấp phụ Mn(II) của

bent-TH

77

Từ phương trình tuyến tính Langmuir hình 3.46 va hình 3.48 chúng tôi

tính được các thông số cân bằng hấp phụ như sau:

Bang 3.30. Giá trị hấp phụ lớn nhất và hằng số Langmuir b

của bent-TQ và bent-TH

Mẫu bent-TQ bent-TH

Dung lượng hấp phụ cực đại amax (mg/g) 17,241 15,385

Hằng số Langmuir b 0,4874 0,5328

Nhận xét: Từ các kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir mô tả khá tốt sự hấp phụ của bent-TQ đã biến tính va bent-TH đã biến

tính đối với Mn(II), điều nay được thể hiện qua hệ số hồi qui của các phương trình

khá cao đều lớn hơn 0,935.

Khả năng hấp phụ Mn(II) của bent-TQ biến tính bằng nhiệt ở 120oC (có

qmax = 17,241 mg/g) tốt hơn so với bent-TH biến tính bằng nhiệt ở 140oC (có

qmax = 15,385 mg/g).

Từ các giá trị b tính được ở bảng 3.30 và các giá trị Ccb ở bảng 3.29 thay vào

công thức 1.8 tính được các giá trị 0<RL<1. Như vậy quá trình hấp phụ của bent-TQ

và bent-TH đã được biến tính bằng nhiệt thuận lợi.

3.4.2. Kêt qua phân tích nhiễu xạ Rơnghen

Giản đồ XRD của bent-TQ chưa biến tính va đã biến tính, bent TH chưa biến

tính va đã biến tính tương ứng được trình bày trên hình 3.49, 3.50, 3.51 và 3.52.

Hình 3.49. Kêt qua X-ray mẫu bent-TQ chưa biên tính

78

Hình 3.50. Kêt qua X-ray mẫu bent-TH chưa biên tính

Hình 3.51. Kêt qua X-ray mẫu bent-TQ biên tính ở 120o C

Hình 3.52. Kêt qua X-ray mẫu bent-TH biên tính ở 140o C

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample Bent TQ-120C

File: Hien TN mau Bent TQ-120C.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi:

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=9.

044

d=14

.656 d=

12.3

68

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample Bent TH-140C

File: Hien TN mau Bent TH-140C.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi:

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=12

.286

d=

12.5

68

79

Từ kết quả trên cho ta thấy:

Đối với bent-TQ: giá trị d001 đã tăng từ 12,401Å (trong bent-TQ) lên 12,568Å

(trong bent-TQ biến tính ở 120oC).

Đối với bent-TH: giản đồ XRD của các mẫu bent-TH chưa biến tính đều

không đọc được giá trị d001, sau khi biến tính ở 140oC giá trị d001 là 12,286Å.

Như vậy, giản đồ XRD cho thấy khoảng cách d001 của bent-TQ và bent-TH sau

khi biến tính bằng nhiệt tăng lên, dẫn đến khả năng hấp phụ của bentonit biến tính tốt

hơn so với khi chưa biến tính.

3.5. Nghiên cứu chê tạo vật liệu từ bentonit biên tính bởi axit

3.5.1. Khao sát kha năng hấp phụ Mn (II) của bentonit biên tính bởi axit

3.5.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ HCl hoạt hóa tới khả năng hấp phụ Mn (II)

Cách tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng độ HCl hoạt hoá tới khả năng hấp

phụ Mn (II) được trình bày ở phần 2.2.3.1. Kết quả được chỉ ra bảng 3.31 va hình 3.53.

80

Bang 3.31. Sự phụ thuộc của kha năng hấp phụ Mn (II) vào nồng độ axit

biên tính bent-TQ và bent-TH

Mẫu C% (HCl) Co (ppm) Ccb (ppm) Chp (ppm) H (%)

Bent-TQ

0 10 4,1487 5,8513 58,513

1 10 3,3395 6,6605 66,605

2 10 2,0079 7,9921 79,921

3 10 1,6237 8,3763 83,763

4 10 1,7039 8,2961 82,961

5 10 1,8303 8,1697 81,697

6 10 2,0488 7,9512 79,512

Bent-TH

0 10 4,7105 5,2895 52,895

1 10 3,6882 6,3118 63,118

2 10 2,5724 7.4276 74,276

3 10 2,1777 7,8223 78,223

4 10 2,3303 7,6697 76,697

5 10 2,3908 7,6092 76,092

6 10 2,4974 7,5026 75,026

Hình 3.53. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của kha năng hấp phụ Mn (II)

vào nồng độ axit HCl biên tính bent-TQ và bent-TH

Từ kết quả bảng 3.31 và hình 3.53 cho thấy: Khả năng hấp phụ Mn (II) của

bentonit sau khi biến tính bằng axit HCl đều tốt hơn so với khi chưa biến tính. Hiệu

30

40

50

60

70

80

90

0 1 2 3 4 5 6 7

Nồng độ axit HCl (%)

H (%

)

Bent Trung Quốc

Bent Thanh Hoá

81

suất hấp phụ tăng theo nồng độ HCl dùng để biến tính (đạt cao nhất ở nồng độ HCl

3% đối với cả bent-TQ và bent-TH). Tuy nhiên, khi nồng độ axit tăng thì khả năng

hấp phụ của bentonit biến tính giảm. Nguyên nhân là do HCl hòa tan một số khoáng

canxit có trong bentonit lam tăng diện tích bề mặt va kích thước lỗ mao quản; song

ở nồng độ axit cao thì một phần Al2O3 trong bộ khung của bentonit bị hòa tan dẫn

đến làm sập cấu trúc tinh thể nên hiệu suất hấp phụ giảm.

Vì vậy, nồng độ HCl 3% được chọn để biến tính bent-TQ và bent-TH trong

điều kiện khảo sát cho các nghiên cứu sau.

3.5.1.2. Khao sát anh hưởng của thời gian đạt cân bằng hấp phụ tới kha năng

hấp phụ Mn (II) của bentonit

Cách tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian đạt cân bằng hấp phụ tới khả

năng hấp phụ Mn (II) của bentonit được trình bày ở phần 2.2.3.2. Kết quả được chỉ

ra ở bảng 3.32 va hình 3.54.

82

Bang 3.32. Kêt qua khao sát kha năng hấp phụ Mn (II) của bentonit

đã biên tính theo thời gian

Mẫu Thời gian

(phút)

C0

(ppm)

Ccb

(ppm)

Chp

(ppm)

H

(%)

q

(mg/g)

Bent-TQ

15 10 6,0464 3,9536 39,536 1.9768

30 10 3,7749 6,2251 62,251 3,1126

45 10 2,4962 7,5038 75,038 3,7519

60 10 1,6419 8,3581 83,581 4,1791

75 10 1,6336 8,3664 83,664 4,1832

90 10 1,6110 8,3890 83,890 4,1945

105 10 1,6018 8,3982 83,982 4,1991

120 10 1,5978 8,4022 84,022 4,2011

135 10 1,5808 8,4192 84,192 4,2096

Bent-TH

15 10 7,3062 2,6938 26,938 1,3469

30 10 5,4424 4,5576 45,576 2,2788

45 10 4,2150 5,7850 57,850 2,8925

60 10 3,1721 6,8279 68,278 3,4139

75 10 2,6376 7,3624 73,624 3,6812

90 10 2,2578 7,7422 77,422 3,8711

105 10 2,2296 7,7704 77,704 3,8852

120 10 2,2044 7,7956 77,956 3,8978

135 10 2,1896 7,8104 78,104 3,9052

83

Hình 3.54. Đồ thị biểu diễn kha năng hấp phụ Mn (II)

của bent-TQ và bent-TH theo thời gian

Từ kết quả bảng 3.32 và hình 3.54 cho thấy: Khả năng hấp phụ Mn (II) tăng

theo thời gian (đặc biệt la 60 phút đầu) nhưng dung lượng hấp phụ của bent-TQ cao

hơn so với bent-TH mặc dù cùng được biến tính bằng dung dịch HCl 3%. Đối với

bent-TQ sau 60 phút dung lượng hấp phụ đã dần ổn định (qmax= 4,1791) còn với

bent- TH sau 90 phút dung lượng hấp phụ mới dần ổn định (qmax= 3,8711).

Như vậy, chúng tôi lựa chọn thời gian đạt cân bằng hấp phụ của bent-TQ là

60 phút, của bent-TH là 90 phút.

3.5.1.3. Khao sát anh hưởng của khối lượng bentonit đên kha năng hấp phụ

Mn (II)

Cách tiến hành khảo sát ảnh hưởng của khối lượng bentonit tới khả năng hấp

phụ Mn (II) của bentonit được trình bày ở phần 2.2.3.3. Kết quả được chỉ ra ở bảng

3.33 va hình 3.55.

Hình 3.55. Đồ thị biểu diễn anh hưởng của khối lượng bent-TQ và bent-TH

biên tính bằng axit HCl đên kha năng hấp phụ Mn (II)

0

1

2

3

4

5

0 20 40 60 80 100 120 140 160

T (phút)

a (m

g/g)

Bent Trung Quốc

Bent Thanh Hoá

84

Bang 3.33. Kêt qua khao sát anh hưởng của khối lượng bentonit

đên kha năng hấp phụ Mn (II)

Mẫu mbent

(g)

Co

(ppm)

Ccb

(ppm)

Chp

(ppm)

H

(%)

q

(mg/g)

Bent-TQ

0,01 10 3,4208 6,5792 65,792 16,4480

0,02 10 1,8715 8,1285 81,285 10,1606

0,03 10 1,6414 8,3586 83,586 6,9655

0,04 10 1,6249 8,3751 83,751 5,2344

0,05 10 1,6130 8,3870 83,870 4,1935

0,06 10 1,6098 8,3902 83,902 3,4959

Bent-TH

0,01 10 4,1402 5,8598 58,598 14,6495

0,02 10 3,4749 7,3251 73,251 9,1564

0,03 10 2,0429 7,9571 79,571 6,6308

0,04 10 2,0327 7,9673 79,673 4,9796

0,05 10 2,0154 7,9846 79,846 3,9923

0,06 10 2,0071 7,9929 79,929 3,3303

Từ kết quả bảng 3.33 và hình 3.55 cho thấy:

Trong khoảng khối lượng khảo sát, khi tăng khối lượng vật liệu thì hiệu suất

hấp phụ Mn (II) tăng va dung lượng hấp phụ giảm. Điều này có thể giải thích là khi

tăng khối lượng của vật liệu hấp phụ, sẽ làm diện tích bề mặt hấp phụ tăng do đó

dung lượng hấp phụ giảm và hiệu suất hấp phụ tăng. Tuy nhiên khi khối lượng vật

liệu hấp phụ tăng từ 0,01÷ 0,03 gam thì hiệu suất hấp phụ tăng mạnh nhưng khi

khối lượng vật liệu tăng lên từ 0,04 ÷ 0,06 gam thì hiệu suất hấp phụ thay đổi không

nhiều va tương đối ổn định (quá trình hấp phụ đã đạt cân bằng).

Như vậy, chúng tôi chọn khối lượng bent-TQ biến tính bằng axit HCl 3% và

khối lượng bentonit Thanh Hoá biến tính bằng axit HCl 3% đều la 0,03g để khảo sát

các yếu tố tiếp theo.

85

3.5.1.4. Khao sát anh hưởng của nồng độ Mn (II) đên kha năng hấp phụ của

bentonit

Cách tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất bị hấp phụ tới khả năng

hấp phụ Mn (II) của bentonit được trình bày ở phần 2.2.3.4. Kết quả được chỉ ra ở

bảng 3.34 va hình 3.56.

Bang 3.34. Kêt qua khao sát anh hưởng của nồng độ Mn(II)

đên kha nănghấp phụ của bentonit

Mẫu CMn

2+

(ppm)

Ccb

(ppm)

Chp

(ppm)

q

(mg/g) Ccb/q

H

(%)

Bent-TQ

4 0,3727 3,6273 3,0228 0,1233 90,683

5 0,5269 4,4731 3,7276 0,1413 89,462

6 0,6685 5,3315 4,4429 0,1504 88,859

7 0,8895 6,1105 5,0921 0,1747 87,293

8 1,1492 6,8508 5,7090 0,2013 85,635

9 1,4502 7,5498 6,2915 0,2305 83,887

10 1,6370 8,3630 6,9692 0,2348 83,530

Bent-TH

4 0,6010 3,3990 2,8325 0,2321 84,975

5 0,8211 4,1789 3,4824 0,2458 83,578

6 1,2099 4,9589 4,1324 0,2928 82,648

7 1,2907 5,7093 4,7578 0,2713 81,561

8 1,5811 6,4189 5,3491 0,2956 80,236

9 1,8010 7,1990 5,9992 0,3102 79,989

10 2,0250 7,9750 6,6458 0,3247 79,750

86

Hình 3.56. Đồ thị biểu diễn anh hưởng của nồng độ Mn (II) đên kha năng

hấp phụ của bent-TQ và bent-TH đã biễn tính bằng axit HCl 3%.

Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.34 và hình 3.56 cho thấy trong khoảng nồng độ

khảo sát, khi tăng nồng độ đầu của Mn (II) thì dung lượng hấp phụ tăng, còn hiệu

suất hấp phụ giảm, điều này phù hợp với lý thuyết.

3.5.1.5 Khao sát dung lượng hấp phụ Mn (II) theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir

Đường đẳng nhiệt hấp phụ là một yếu tố quan trọng để mô tả quá trình hấp

phụ. Có nhiều mô hình để nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ, trong đề tài này chúng tôi

chỉ nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ dựa trên mô hình phổ biến la đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir.

Từ kết quả ở bảng 3.34 đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của bent-TQ đã

biến tính va bent-TH đã biến tính được chỉ ra từ hình 3.57; 3.58; 3.59; 3.60.

Hình 3.57. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của bent-TQ

0

1

2

3

4

5

6

7

8

3 4 5 6 7 8 9 10 11

Nồng độ Mn(II) (ppm)

a (m

g/g)

Bent TQ

Bent TH

y = 3.2462Ln(x) + 5.4575

R2 = 0.9909

0

1

2

3

4

5

6

7

8

0 0.5 1 1.5 2

Ccb (mg/g)

a (

mg

/g)

87

đã biên tính đối với Mn (II)

Hình 3.58: Sự phụ thuộc của Ccb/a vào Ccb đối với sự hấp phụ Mn (II)

của bent-TQ đã biên tính

Hình 3.59. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của bent-TH đối với Mn (II)

Hình 3.60. Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb đối với sự hấp phụ Mn (II)

của bent-TH đã biên tính

y = 0.0637x + 0.0994

R2 = 0.9899

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0 0.5 1 1.5 2

Ccb (mg/g)

Ccb

/a

y = 2.5767Ln(x) + 4.0654.

R2 = 0.9623

0

1

2

3

4

5

6

7

0 0.5 1 1.5 2 2.5

Ccb (mg/g)

a (

mg

/g)

y = 0.0921x + 0.1767

R2 = 0.935

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0.35

0 0.5 1 1.5 2 2.5

Ccb (mg/g)

Ccb

/a

88

Từ phương trình tuyến tính Langmuir hình 3.58 va hình 3.60 chúng tôi tính

được các thông số cân bằng hấp phụ như sau:

Bang 3.35. Giá trị hấp phụ lớn nhất và hằng số Langmuir b của bent-TQ đã

biên tính và bent-TH đã biên tính

Mẫu Bent-TQ Bent-TH

Dung lượng hấp phụ cực đại qmax (mg/g) 15,699 10,858

Hằng số Langmuir b 0,641 0,521

Nhận xét: Từ các kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình đẳng nhiệt hấp phụ

Langmuir mô tả khá tốt sự hấp phụ của bent-TQ va bent-TH đã biến tính đối với

Mn (II), điều nay được thể hiện qua hệ số hồi qui của các phương trình khá cao đều

lớn hơn 0,935.

Cùng được biến tính bằng axit HCl 3% nhưng khả năng hấp phụ Mn(II) của

bent-TQ (có qmax= 15,699 mg/g) cao hơn so với bent-TH (có qmax= 10,8578 mg/g).

Từ các giá trị b tính được ở bảng 3.35 và các giá trị Ccb ở bảng 3.34 thay vào

công thức 1.8 tính được các giá trị 0<RL<1. Như vậy quá trình hấp phụ của bent-TQ

và bent-TH đã được biến tính bằng axit HCl là thuận lợi.

3.5.2. Kêt qua phân tích nhiễu xạ Rơnghen

Giản đồ XRD của bent-TQ, bent-TH chưa biến tính va đã biến tính được trình

bày trên hình 3.61; 3.62; 3.63 và hình 3.6.

Hình 3.61. Kêt qua X-ray mẫu Bent-TQ chưa biên tính

89

Hình 3.62. Kêt qua X-ray mẫu bent-TQ biên tính bởi axit HCl 3%

Hình 3.63. Kêt qua X-ray mẫu bent-TH chưa biên tính

Hình 3.64. Kêt qua X-ray mẫu ben-TH biên tính bởi axit HCl 3%

Kêt qua cho thấy:

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample Bent TQ-3%

File: Linh TN mau Bent TQ-3%.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

500

600

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=14

.377

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample Bent TH-2%

File: Linh TN mau Bent TH-2%.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 14 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

500

600

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample Bent TH-3%

90

So với bent-TQ chưa biến tính, bent-TQ sau khi được biến tính bởi axit HCl

3% đã có sự thay đổi rõ rệt về cấu trúc: góc nhiễu xạ 2θ đã dịch chuyển từ 6o ÷ 7o

về 5o ÷ 6,1o và giá trị d001 tăng từ 12,401Å lên 14,377Å.

Đối với bent-TH: chúng tôi đã tiến hành xây dựng giản đồ XRD của các mẫu

bent-TH chưa biến tính va đã biến tính nhưng không cho giá trị d001, tuy nhiên góc

2θ cũng thấy có sự dịch chuyển về góc nhỏ hơn.

91

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu chúng tôi đã thu được các kết luận sau:

1. Đã khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình điều chế sét hữu cơ từ hai

nguồn nguyên liệu ban đầu là bent-TQ và bent-TH với tetrađecyltrimetyl amoni

bromua. Kết quả cho thấy điều kiện tối ưu để điều chế sét hữu cơ đối với hai nguồn

bentonit tương ứng là:

- Bent-TQ ở điều kiện: nhiệt độ phản ứng: 40oC, tỉ lệ khối lượng TĐTM/bent:

0,5; pH dung dịch: 9; thời gian phản ứng 4 giờ.

- Bent-TH ở điều kiện: nhiệt độ phản ứng: 50oC, tỉ lệ khối lượng TĐTM/bent:

0,5; pH dung dịch: 9; thời gian phản ứng 4 giờ.

2. Bằng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), phương

pháp phổ hồng ngoại, phương pháp phân tích nhiệt, phương pháp hiển vi điện tử

quét (SEM) cho thấy sét hữu cơ điều chế được có giá trị d001 = 36,314Å (bent-TQ);

d001 = 37,967Å (bent-TH); ham lượng cation hữu cơ xâm nhập la 24,46% (bent-

TQ); 32,33%, (bent-TH); sét hữu cơ điều chế có cấu trúc lớp va độ xốp cao. Như

vậy giá trị d001 va ham lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của mẫu sét hữu cơ điều

chế từ bent-TH cao hơn so với bent-TQ.

3. Đã nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ phenol đỏ của sét

hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu đối với hai nguồn bentonit. Kết quả cho thấy

trong điều kiện khảo sát:

- Các mẫu bentonit sau khi được biến tính bằng tetrađecyltrimetyl amoni

bromua tạo sét hữu cơ có khả năng hấp phụ phenol đỏ tốt hơn nhiều so với

bentonit khi chưa biến tính.

- Thời gian đạt cân bằng hấp phụ: nguồn bent-TQ: 90 phút (bent-TQ) và 60

phút (sét hữu cơ); nguồn bent-TH: 60 phút (bent-TH) và 45 phút (sét hữu cơ).

- Khối lượng các nguồn vật liệu hấp phụ đều bằng 0,05 gam thì dung lượng

hấp phụ lớn nhất và hiệu suất hấp phụ ổn định.

- Mô tả quá trình hấp phụ của các nguồn vật liệu theo mô hình đẳng nhiệt

hấp phụ Langmuir xác định được dung lượng hấp phụ cực đại của sét hữu cơ điều

chế đối với phenol đỏ 333,33mg/g va hằng số Langmuir b = 0,042.

92

4. Đã khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ Mn (II) của bent-TQ

và bent-TH biến tính bởi nhiệt. Kết quả cho thấy nhiệt độ biến tính thích hợp ở

120oC (bent-TQ); ở 140oC (bent-TH). Thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 80 phút

(bent-TQ), 100 phút (bent-TH); hiệu suất hấp phụ 84,8% (bent-TQ), 82,17% (bent-

TH) với khối lượng bentonit là 0,04 gam (bent-TQ), 0,02 gam (bent-TH).

5. Đã khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ ion Mn (II) của

bentonit biến tính bởi axit. Kết quả cho thấy nồng độ axit HCl thích hợp biến tính

hai nguồn bentonit la 3%. Khả năng hấp phụ Mn (II) của bent-TQ (có qmax= 15,699

mg/g) cao hơn so với bent-TH (có qmax= 10,8578 mg/g).

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I - Tiêng Việt

1. Lê Thị Thi Hạ (2011), Biến tính bentonit bằng muối amin bậc bốn và ứng dụng

để hấp phụ các hợp chất hữu cơ trong nước bị ô nhiễm, Khóa luận tốt

nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Ha Nội.

2. Trần Tứ Hiếu (2003), Phân tích trắc quang phổ hấp thụ UV – Vis, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng Nghĩa (2011), Điều chế set hữu cơ từ khoáng Bentonit Bình Thuận

và khảo sát khả năng ứng dụng của chúng, Luận án Tiến sĩ Hóa học, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Phương (2010), Nghiên cứu quá trình hoạt hóa khoáng bentonit Thanh Hóa

và thăm dò khả năng ứng dụng của nó trong xử lý môi trường, Luận văn Thạc sĩ

khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Ha Nội.

5. Nguyễn Hữu Phú (1998), Giáo trình hấp phụ và xúc tác trên bề mặt vật liệu vô

cơ mao quản, NXB Khoa học và Kĩ thuật .

6. Phạm Thị Hà Thanh (2012), Nghiên cứu điều chế nanocompozit polyme/bentonit-

DMDOA, Luận án Tiến sĩ Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại

học Quốc gia Ha Nội.

II - Tiêng Anh

7. Akçay G., Akçay M., Yurdakoç K. (2006), “The characterization of prepared

organomontmorillonite and sorption of phenoxyalkanoic acid herbicides from

aqueous solution”, Journal of Colloid and Interface Science, 296, pp. 428-433.

8. Alexandre M., Dubois P. (2000), “Polymer-layered silicate nanocomposites:

preparation, properties and uses of a new class of materials”, Materials

Science and Engineering, 28, pp. 1-63.

9. Ajayan P.M., L.S. Schadler, P.V. Braun (Editor) (2003), Nanocomposite Science

and Technology. Wiley-VCH Verlag GmbH Co. KGaA, Weinheim.

10. Benito R., Garcia-Guinea J., Valle-Fuentes F.J., Recio P. (1998), “Mineralogy,

geochemistry and uses of the mordenite-Bentonit ash-tuff beds of Los Escullos,

Almerıa, Spain”, Journal of Geochemical Exploration, 62, pp. 229-240.

11. Bessho K, Degueldre C. (2009), “Generation and sedimentation of colloidal

Bentonit particles in water”, Applied Clay Science, 43, pp. 253-259.

94

12. Breen C., Watson R. (1998), “Acid-activated organoclays: preparation,

characterisation and catalytic activity of polycation-treated bentonits”,

Applied Clay Science, 12, pp. 479-494.

13. Bergaya F., Theng B.K.G., Lagaly G. (2006), Handbook of Clay Science, First

Edition. Elsevier.

14. Boulet P., Greenwell H.C., Stackhouse S., Coveney P.V. (2006), “Recent advances

in understanding the structure and reactivity of clays using electronic structure

calculations”, Journal of Molecular Structure: Theochem, 762, pp. 33-48.

15. Charles E. Weaver. Lin D. Pollard (1973), The Chemistry of Clay Minerals,

Elsevier Scientific Publishing Company.

16. Grim R.E., Guven N. (1978), Bentonit: Geology, Mineralogy, Properties and

Uses, Elsevier Scientific Publishing Company.

17. Kaufhold S., Dohrmann R., Klinkenberg M., Siegesmund S., Ufer K. (2010),

“N2-BET specific surface area of bentonits”, Journal of Colloid and

Interface Science, 349, pp. 275-2821.

18. Komine H. (2004), “Simplified evaluation for swelling characteristics of

Bentonits”, Engineering Geology, 71, pp. 265-279.

19. Lagaly G., Reese M., Abend S. (1999), “Smectites as colloidal stabilizers of

emulsions. II. Rheological properties of smectite-laden Emulsions”, Applied

Clay Science, 14, pp.279-298.

20. Lee J.Y., Lee H.K. (2004), “Characterization of organoBentonit used for

polymer nanocomposites”. Mater. Chem. Phys., 85, pp. 410–415.

21. Ozturk N., Tabak A., Akgöl S., Denizli A. (2007), “Newly synthesized

Bentonit–histidine (Bent–Hist) micro-composite affinity sorbents for IgG

adsorption”, Colloids Surf., A Physicochem. Eng. Asp., 301, pp. 490–497.

22. Tang, Y., Hu, Y., Song, L., Gui, Z., Chen, Z., Fan, W. (2003), “Preparation and

thermal stability of polypropylene/montmorillonite nanocomposites”, Polym.

Degrad. Stab., 82, pp. 127–131.

23. Velde B. (1985), Clay minerals, Elsevier Science Publishers B.V.

24. Wang T., Zhu J., Zhu R., Ge F., Yuan P., He H. (2010), “Enhancing the sorption

capacity of CTMA-bentonit by simultaneous intercalation of cationic

polyacrylamide”, Journal of Hazardous Materials, 178, pp. 1078-1084.

PHỤ LỤC

ĐIỀU CHẾ SÉT HỮU CƠ TỪ BENTONIT TRUNG QUỐC

1. Gian đồ XRD của các mẫu set hữu cơ khao sát anh hưởng của nhiệt độ phan ứng

Hình 1.1: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở 30oC

Hình 1.2: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở 40oC

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H30

File: Huong TN mau H30.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.0

62

d=

17.4

11

H40

H40.

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H40

File: Huong TN mau H40.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

500

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=33

.146

d=17

.337

H30

H30.

Hình 1.3: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở 50oC

Hình 1.4: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở 60oC

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H50

File: Huong TN mau H50.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

37.8

97

d=

17.2

61

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H60

File: Huong TN mau H60.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

37.6

89

d=

17.6

66

Hình 1.5: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở 70oC

2. Gian đồ XRD của các mẫu set hữu cơ khao sát anh hưởng của tỉ lệ khối

lượng TĐTM/bentonit

Hình 2.1: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit là 0,3

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H70

File: Huong TN mau H70(2).raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 13 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

500

600

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=37

.004

d=15

.598

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H0,5

File: Huong TN mau H0,5.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 8 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

33.4

93

d=

18.5

92

d=

17.7

47

H0,3

H0,3.

Hình 2.2: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit là 0,4

Hình 2.3: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit 0,5

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H50

File: Huong TN mau H50.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

37.8

97

d=

17.2

61

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H-pH9

File: Huong TN mau H-pH9.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

34.0

90

d=

17.6

54

H0,4

H0,4.

Hình 2.4: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit 0,6

Hình 2.5: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit 0,7

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H0,6

File: Huong TN mau H0,6.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 9 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=34

.327

d=17

.878

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H0,7

File: Huong TN mau H0,7.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 9 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

34.1

80

d=

17.8

82

d=

10.0

06

Hình 2.6: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit 0,8

3. Gian đồ XRD của các mẫu set hữu cơ khao sát anh hưởng của pH dung dịch

Hình 3.1: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở pH bằng 6

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H0,8

File: Huong TN mau H0,8.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

500

600

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=33

.514

d=17

.642

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H-pH8

File: Huong TN mau H-pH8.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

33.6

91

d=

17.7

62

H-pH6

H-pH6.

Hình 3.2: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở pH bằng 7

Hình 3.3: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở pH bằng 8

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H-pH7

File: Huong TN mau H-pH7.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=33

.901

d=17

.780

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H-pH6

File: Huong TN mau H-pH6.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.2

82

d=

18.0

56

H-pH8

H-pH8.

Hình 3.4: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở pH bằng 9

Hình 3.5: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở pH bằng 10

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H50

File: Huong TN mau H50.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=37

.897

d=17

.261

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H-pH10

File: Huong TN mau H-pH10.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 8 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=34

.260

d=17

.835

Hình 3.6: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở pH bằng 11

4. Gian đồ XRD của các mẫu set hữu cơ khao sát anh hưởng của thời gian

phan ứng

Hình 4.1: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê trong thời gian 1 giờ

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H-pH11

File: Huong TN mau H-pH11.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 14 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.0

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

34.5

06

d=

18.4

79

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H1

File: Huong TN mau H1.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 11 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.3

53

d=

17.9

18

d=

8.9

57

Hình 4.2: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê trong thời gian 2 giờ

Hình 4.3: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê trong thời gian 3 giờ

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H2

File: Huong TN mau H2.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - P

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.9

36

d=

17.9

73

d=

8.9

72

H3

H3.

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H3

File: Huong TN mau H3.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 12 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.4

57

d=

17.9

42

d=

8.9

64

H2

H2.

Hình 4.4: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê trong thời gian 4 giờ

Hình 4.5: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê trong thời gian 5 giờ

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H50

File: Huong TN mau H50.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

37.8

97

d=

17.2

61

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H5

File: Huong TN mau H5.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 8 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - P

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

34.5

31

d=

17.8

43

Hình 4.6: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê trong thời gian 6 giờ

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample H6

File: Huong TN mau H6.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 8 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - P

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

34.1

01

d=

17.7

09

ĐIỀU CHẾ SÉT HỮU CƠ TỪ BENTONIT THANH HÓA

1. Gian đồ XRD của các mẫu set hữu cơ khao sát anh hưởng của nhiệt độ phan ứng

Hình 1.1: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở 30oC

Hình 1.2: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở 40oC

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-30

File: Thanh TN mau TH-30.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.7

93

d=

17.5

63

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-40

File: Thanh TN mau TH-40.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.8

88

d=

17.7

22

Hình 1.3: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở 50oC

Hình 1.4: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở 60oC

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-0,8

File: Thanh TN mau TH-0,8.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

37.9

67

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-60

File: Thanh TN mau TH-60.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.5

43

d=

17.7

22

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-50

File: Thanh TN mau TH-50.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° ° -

Hình 1.5: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở 70oC

2. Gian đồ XRD của các mẫu set hữu cơ khao sát anh hưởng của tỉ lệ khối

lượng TĐTM/bentonit

Hình 2.1: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit là 0,3

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-61h

File: Thanh TN mau TH-6h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=34

.597

d=17

.748

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-9

File: Thanh TN mau TH-9.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

34.9

74

d=

17.9

05

0,3

File: Thanh TN mau TH-70.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

File: Thanh TN mau TH-0,3.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-70

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-0,3

Hình 2.2: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit là 0,4

Hình 2.3: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit 0,5

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-0,4

File: Thanh TN mau TH-0,4.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

36.2

85

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-60

File: Thanh TN mau TH-60.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.5

43

d=

17.7

22

File: Thanh TN mau TH-0,5.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° -End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) -Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-0,5

Hình 2.4: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit 0,6

Hình 2.5: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở tỉ lệ khối lượng

TĐTM/bentonit 0,7

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-0,5

File: Thanh TN mau TH-0,5.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 15 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

37.6

89

d=

17.7

96

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-0,6

File: Thanh TN mau TH-0,6.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

36.4

62

d=

17.8

52

0,6

0,7

File: Thanh TN mau TH-0,7.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

File: Thanh TN mau TH-0,6.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-0,6

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-0,7

3. Gian đồ XRD của các mẫu set hữu cơ khao sát anh hưởng của pH dung dịch

Hình 3.1: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở pH bằng 7

Hình 3.2: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở pH bằng 8

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-8

File: Thanh TN mau TH-8.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

34.4

68

d=

17.6

66

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-7

File: Thanh TN mau TH-7.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 17 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.3

60

d=

17.5

67

8

File: Thanh TN mau TH-7.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-7

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-8

File: Thanh TN mau TH-8.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Hình 3.3: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở pH bằng 9

Hình 3.4: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở pH bằng 10

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-60

File: Thanh TN mau TH-60.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.5

43

d=

17.7

22

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-11

File: Thanh TN mau TH-11.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.1

01

d=

17.5

90

10

File: Thanh TN mau TH-9.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

File: Thanh TN mau TH-10.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-10

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-9

Hình 3.5: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê ở pH bằng 11

4. Gian đồ XRD của các mẫu set hữu cơ khao sát anh hưởng của thời gian phan ứng

Hình 4.1: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê trong thời gian 2 giờ

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-pH6

File: Thanh TN mau TH-pH6.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 10 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.0

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

33.2

37

d=

18.0

07

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-1h

File: Thanh TN mau TH-1h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

500

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=35

.076

d=17

.747

File: Thanh TN mau TH-11.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-11

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-2h

Hình 4.2: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê trong thời gian 3 giờ

Hình 4.3: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê trong thời gian 4 giờ

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-2h

File: Thanh TN mau TH-2h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.6

88

d=

17.6

39

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-60

File: Thanh TN mau TH-60.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

35.5

43

d=

17.7

22

File: Thanh TN mau TH-4h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

File: Thanh TN mau TH-3h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-3h

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-4h

Hình 4.4: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê trong thời gian 5 giờ

Hình 4.5: Gian đồ XRD của mẫu set hữu cơ điều chê trong thời gian 6 giờ

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-4h

File: Thanh TN mau TH-4h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

36.5

58

d=

17.5

67

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-5h

File: Thanh TN mau TH-5h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

2-Theta - Scale

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d=

34.5

66

d=

17.9

54

6h

File: Thanh TN mau TH-5h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

File: Thanh TN mau TH-6h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° -

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-5h

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample TH-6h