nghiÊn cỨu chuyÊn ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet...

129
Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện 1 NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ THIẾT CHẾ BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG: THỰC TRẠNG VIỆT NAM, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐINH HƢỚNG HOÀN THIỆN Phục vụ công tác xây dựng Luật BVNTD Việt Nam do Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương thực hiện Nghiên cứu được hoàn thành dưới sự giúp đỡ của Tổ chức CUTS International tại Việt Nam

Upload: lynhu

Post on 04-Feb-2018

219 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

1

NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ

THIẾT CHẾ BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG: THỰC TRẠNG VIỆT NAM,

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐINH HƢỚNG HOÀN THIỆN

Phục vụ công tác xây dựng Luật BVNTD Việt Nam

do Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương thực hiện

Nghiên cứu được hoàn thành dưới sự giúp đỡ của

Tổ chức CUTS International tại Việt Nam

Page 2: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

2

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... 6

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 7

1. Bối cảnh và sự cần thiết của nghiên cứu .............................................................................. 7

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 8

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 8

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD .................................................. 10

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT BVNTD .............................10

II. VAI TRÕ CỦA PHÁP LUẬT BVNTD .......................................................................................12

III. CÁC HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD CHỦ YẾU ..............................................................13

1. Hệ thống cơ quan hình chóp ............................................................................................ 13

2. Hệ thống cơ quan hạt nhân .............................................................................................. 14

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG THIẾT CHẾ

BVNTD CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI .............................................................. 16

I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BVNTD .......................................................................16

1. Các quốc gia có cơ quan nhà nước về BVNTD thuộc Bộ ............................................... 16

1.1. Trung Quốc ......................................................................................................... 16

1.1.1. Ủy Ban quản lý công nghiệp và thương mại Trung Quốc ................... 16

1.1.2. Đánh giá chung .................................................................................... 16

1.2. Pháp .................................................................................................................... 18

1.2.1. Tổng Cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận (DGCCRF) .... 19

1.2.2. Viện tiêu dùng quốc gia Pháp (INC) ................................................... 21

1.2.3. Đánh giá chung .................................................................................... 24

1.3. Hàn Quốc ............................................................................................................ 24

1.3.1. Cơ quan BVNTD Hàn Quốc – KCA..................................................... 25

1.3.2. Đánh giá chung .................................................................................... 29

1.4. Singapore ............................................................................................................ 30

1.4.1. Vụ An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPS) ................................................ 30

1.4.2. Đánh giá chung .................................................................................... 31

1.5. Canada ................................................................................................................ 31

1.5.1. Văn phòng BVNTD .............................................................................. 32

Page 3: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

3

1.5.2. Uỷ ban giải quyết các vấn đề về NTD (CMC) ..................................... 34

2. Các quốc gia có Cơ quan nhà nước về BVNTD thuộc Chính phủ .................................. 35

2.1. Đài Loan ............................................................................................................. 35

2.1.1. Ủy ban BVNTD .................................................................................... 36

2.1.1. Ủy ban BVNTD .................................................................................... 37

2.1.2. Các cơ quan điều tiết ngành ................................................................ 40

2.1.3. Đánh giá chung .................................................................................... 41

2.2. Nhật Bản ............................................................................................................. 41

2.2.1. Hội đồng chính sách tiêu dùng ............................................................ 42

2.2.2. Trung tâm tiêu dùng quốc gia của Nhật Bản (NCAC)......................... 43

2.2.3. Các cơ quan điều tiết ngành ................................................................ 44

2.2.3. Đánh giá chung .................................................................................... 44

2.3. Thái Lan .............................................................................................................. 48

2.3.1. Ủy Ban BVNTD .................................................................................... 48

2.3.2. Ủy ban bán hàng và tiếp thị trực tiếp .................................................. 50

2.3.3. Đánh giá chung .................................................................................... 51

2.4. Ấn Độ .................................................................................................................. 51

2.4.1. Bộ các Vấn đề về NTD, Phân phối Thực phẩm và Hàng hoá Công

cộng Ấn Độ .................................................................................................... 51

2.4.2. Hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp tiêu dùng ............................. 53

2.4.3. Các cơ quan điều tiết ngành ................................................................ 55

2.4.4. Đánh giá chung .................................................................................... 56

2.5. Malaysia .............................................................................................................. 58

2.5.1. Bộ Nội thương và BVNTD Malaysia ................................................... 58

2.5.2. Hội đồng tư vấn NTD quốc gia ............................................................ 58

2.5.3. Tòa án giải quyết khiếu nại của NTD .................................................. 59

2.5.4. Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia ..................................................... 60

2.5.5. Các cơ quan điều tiết ngành ................................................................ 61

2.5.6. Đánh giá chung .................................................................................... 61

3. Các quốc gia có Cơ quan nhà nước về BVNTD thuộc Quốc Hội ................................... 61

3.1. Hoa Kỳ ................................................................................................................ 61

3.1.1. Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (USFTC) ............................... 62

3.1.2. Các cơ quan điều tiết ngành ................................................................ 63

3.1.3. Đánh giá chung .................................................................................... 64

Page 4: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

4

3.2. Úc ........................................................................................................................ 65

3.2.1. Uỷ ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc (ACCC) ..................................... 65

II. TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ BVNTD ................................................................................................68

1. Malaysia ........................................................................................................................... 68

2. Ấn Độ ............................................................................................................................... 69

3. Trung Quốc ...................................................................................................................... 69

4. Pháp ................................................................................................................................. 71

5. Hàn Quốc ......................................................................................................................... 72

6. Singapore ......................................................................................................................... 74

7. Canada ............................................................................................................................. 77

8. Đài Loan .......................................................................................................................... 78

9. Thái Lan ........................................................................................................................... 80

10. Úc ................................................................................................................................... 80

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỂ XÂY DỰNG THIẾT CHẾ BVNTD ....................................81

1. Đối với Cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD .............................................................. 81

2. Đối với các tổ chức xã hội về BVNTD ........................................................................... 84

PHẦN 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD TẠI VIỆT NAM ............. 86

I. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BVNTD CỦA VIỆT NAM .....................................................86

1. Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp ............................................................ 86

2. Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật gián tiếp ............................................................ 86

II. CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC BVNTD TẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ

TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .................................................................................88

1. Những tác động tích cực .................................................................................................. 88

2. Những tác động tiêu cực và các yêu cầu đặt ra ............................................................... 92

III. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD VIỆT NAM ......................................98

1. Cơ quan quản lý nhà nước ............................................................................................... 98

2. Các cơ quan điều tiết ngành ........................................................................................... 101

2.1. Cơ quan quản lý thị trường ............................................................................... 101

2.2. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ........................................................................ 102

2.3. Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng .............................................. 104

2.4. Cục Quản lý Dược ............................................................................................ 106

3. Toà án ............................................................................................................................ 107

4. Các tổ chức xã hội BVNTD ........................................................................................... 108

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ BẤT CẬP CỦA HỆ THỐNG THIẾT CHẾ

BVNTD CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................................108

Page 5: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

5

1. Những kết quả đạt được ................................................................................................. 108

1.1. Đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước ................................................. 108

1.2. Đối với Tòa án .................................................................................................. 110

1.3. Đối với tổ chức xã hội về BVNTD ................................................................... 110

2. Những tồn tại và bất cập ................................................................................................ 110

2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ............................................................ 110

2.2. Đối với Tòa án .................................................................................................. 112

2.3. Đối với các tổ chức xã hội về BVNTD ............................................................ 114

PHẦN 4: ĐỀ XUẤT HƢỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD CỦA

VIỆT NAM ............................................................................................................................. 117

I. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC HỆ THỐNG CƠ QUAN BVNTD TẠI VIỆT NAM ............................117

1. Tại Trung ương .............................................................................................................. 118

1.1. Thành lập Ủy ban quốc gia (UBQG) về BVNTD trực thuộc Chính phủ ......... 118

1.2. Bộ Công Thương là cơ quan đóng vai trò thường trực của UBQG. ................. 118

1.3. Thành lập các bộ phận BVNTD trong một số cơ quan liên quan tại trung ương

................................................................................................................................. 119

2. Tại địa phương ............................................................................................................... 119

2.1. Thành lập Ủy ban BVNTD cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. .......... 119

2.2. Sở Công Thương là cơ quan đóng vai trò thường trực của Ủy ban BVNTD cấp

tỉnh ........................................................................................................................... 120

2.3. Thành lập một bộ phân chuyên trách về BVNTD tại các Sở, ngành tại địa

phương ..................................................................................................................... 120

2.4. Thành lập trung tâm hòa giải người tiêu dùng thuộc Ủy ban BVNTD cấp tỉnh

................................................................................................................................. 121

II. ĐỀ XUẤT VỀ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ BVNTD TẠI VIỆT NAM .............121

1. Trao thêm thẩm quyền cho các tổ chức xã hội về BVNTD ........................................... 121

2. Nhà nước cần có phương án hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức BVNTD đồng thời tăng

cường công tác kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của các tổ chức này ........................... 122

3. Đẩy mạnh việc mở rộng, phát triển các tổ chức BVNTD đồng thời kêu gọi sự ủng hộ

của xã hội đối với hoạt động của các tổ chức này ................................................................... 123

PHỤ LỤC 1: TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ BVNTD .............................................................. 125

1. Hệ thống thực thi và BVNTD quốc tế (ICPEN) ............................................................ 125

2. Tổ chức quốc tế tiêu dùng (CONSUMERS INTERNATIONAL – CI) ........................ 127

Page 6: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

6

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACCC Uỷ ban cạnh tranh và BVNTD Úc

BVNTD BVNTD

CAC Hội BVNTD Canada

CASE Hiệp Hội người tiêu dùng Singapore

CCA Hội BVNTD Trung Quốc

CCP Uỷ Ban chính sách cạnh tranh của OECD

CI Tổ chức quốc tế tiêu dùng (CONSUMERS INTERNATIONAL)

CMC Uỷ ban giải quyết các vấn đề về NTD

CPS Vụ An toàn sản phẩm tiêu dùng Singapore

CPC Ủy ban BVNTD Đài Loan

CPB Ủy ban BVNTD Thái Lan

DCA Vụ các Vấn đề về NTD Ấn Độ

DGCCRF Tổng Cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận Pháp

FOMCA Hội BVNTD liên bang Malaysia

FTC Uỷ Ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ

ICPEN Hệ thống thực thi và BVNTD quốc tế

INC Viện tiêu dùng quốc gia Pháp

KCA Cơ quan BVNTD Hàn Quốc

NCAC Trung tâm tiêu dùng quốc gia của Nhật Bản

NCCC Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia Malaysia

NTD Người tiêu dùng

OCPB Văn phòng Ủy ban BVNTD Thái Lan

OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

TPA Luật Hành vi thương mại Úc

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Page 7: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

7

MỞ ĐẦU

1. Bối cảnh và sự cần thiết của nghiên cứu

Xây dựng pháp luật là một công tác yêu cầu tính khoa học cao và bám sát thực

trạng xã hội. Để làm tốt điều này, hoạt động xây dựng pháp luật cần phải triển khai các

công tác khảo sát và nghiên cứu các nhóm vấn đề diễn ra trên thực tiễn để có thể tổng

hợp nên các kiến nghị, đề xuất định hướng cho nội dung của đạo luật. Hoạt động xây

dựng Luật BVNTD mà Cục Quản lý cạnh tranh đang thực hiện cũng không nằm ngoài

nguyên tắc xây dựng luật nói trên. Trong các nội dung chính của Dự thảo Luật

BVNTD, “Thiết chế BVNTD” là một nội dung hết sức quan trọng, đảm bảo tính khả

thi của toàn bộ nội dung khác của Luật khi được triển khai trên thực tiễn.

Hệ thống cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi NTD được cấu thành bởi hai nhóm

cơ quan chính là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và hệ thống các cơ quan tư

pháp. Xuất phát từ bản chất của quan hệ giữa NTD và tổ chức cá nhân sản xuất kinh

doanh (doanh nghiệp) là quan hệ tư, do đó nó sẽ được điều chỉnh chủ yếu bởi hệ thống

pháp luật tư. Tuy nhiên, quá trình hàng hóa dịch vụ từ nơi sản xuất đến với NTD là một

quá trình phức tạp, ngay cả khi NTD đã sử dụng hàng hóa dịch vụ thì các hành vi của

doanh nghiệp vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật công, mục tiêu của sự

can thiệp này từ phía nhà nước là để đảm bảo trật tự công. Tương ứng với hai hệ thống

pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa NTD và doanh nghiệp cũng như các quan hệ pháp

sinh từ quan hệ này là hai hệ thống cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật.

Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, hành vi vi phạm của doanh nghiệp đối với

NTD ngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật tư thì vẫn có khả

năng xâm phạm lợi ích công cộng. Do vậy, hệ thống pháp luật vẫn có các quy phạm

luật công để điều chỉnh các hành vi này và tương ứng là hệ thống cơ quan thực thi và

bảo vệ pháp luật công. Trong hệ thống này có hai loại cơ quan là cơ quan quản lý hành

chính nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, cơ quan quản lý

ngành và chính quyền địa phương) và hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Các

cơ quan này sẽ áp dụng các chế tài tương ứng là hành chính và hình sự đối với các

hành vi vi phạm pháp luật về BVNTD.

Từ việc nhận diện các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực

BVNTD nói trên, để xây dựng Luật BVNTD, chúng tôi cho rằng cần thiết phải có hoạt

động đánh giá vai trò và tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan này. Trên thực

tế, trong quá trình thực thi, hệ thống cơ quan BVNTD tại Việt Nam thể hiện những bất

cập trong tổ chức cũng như cơ chế vận hành. Do đó, hiệu quả BVNTD trên thực tiễn là

không cao. Xuất phát từ thực trạng đó, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích đánh giá

Page 8: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

8

mô hình cơ quan BVNTD của một số nước trên thế giới, đồng thời đánh giá thực trạng

hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD tại Việt Nam để kiến nghị đưa ra mô

hình phù hợp cho hệ thống cơ quan này.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Để hoàn thiện hóa hệ thống cơ quan BVNTD tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu

tập trung phân tích hệ thống cơ quan BVNTD tại Việt Nam và hệ thống cơ quan

BVNTD của một số nước trên thế giới mà tại đó công tác BVNTD được đánh giá là đạt

hiệu quả cao. Thông qua hoạt động phân tích nói trên, nhóm nghiên cứu muốn hướng

tới các mục tiêu chính sau đây:

a. Đánh giá hệ thống cơ quan BVNTD tại Việt Nam

b. Phân tích hệ thống cơ quan BVNTD tại các nước.

c. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của mô hình và tác động của các yếu tố này

tới hiệu quả của công tác BVNTD.

d. Từ kinh nghiệm các nước trên thế giới và thực trạng pháp luật Việt Nam đưa

ra kiến nghị cho hệ thống cơ quan BVNTD tại Việt Nam.

3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật BVNTD liên quan đến tổ

chức BVNTD và thực tế hoạt động của các tổ chức này tại những nước nghiên cứu.

b. Phạm vi các nội dung nghiên cứu

Phạm vi các nội dung mà nhóm nghiên cứu là hệ thống cơ quan quản lý hành

chính nhà nước và các tổ chức xã hội tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Do

hệ thống cơ quan tố tụng rất phức tạp và hệ thống pháp luật các nước trong lĩnh vực

này có những đặc thù riêng nên nghiên cứu này không tập trung vào các cơ quan thuộc

hệ thống tư pháp.

c. Phạm vi các nước nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá sơ bộ pháp luật BVNTD một số nước trên

thế giới và chọn các nước điển hình theo các tiêu chí sau:

- Mức độ phát triển của nền kinh tế,

- Mức độ phát triển và đặc trưng của hệ thống pháp luật,

- Khu vực địa lý

Từ các tiêu chí đó, nhóm đã chọn nghiên cứu thiết chế BVNTD của các nước

sau: Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc,

Australia, Singapore, Canada, Nhật Bản.

Page 9: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

9

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, nhóm đã áp dụng kết hợp phương

pháp truyền thống là phân tích so sánh. Bên cạnh đó, nhóm còn tiến hành áp dụng

phương pháp khảo sát thực địa, trao đổi với các chuyên gia.

a. Phương pháp phân tích so sánh

Nhóm nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật BVNTD các nước

nhằm tìm hiểu cấu trúc hệ thống các cơ quan BVNTD nước đó nói chung và vai trò của

từng cơ quan trong hệ thống đó nói riêng. Đồng thời, nhóm cũng nghiên cứu sự tác

động của các điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội của nước được phân tích lên hiệu

quả của hệ thống cơ quan BVNTD.

Song song với phương pháp phân tích, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp

chia các nước được phân tích thành các nhóm khác nhau theo những tiêu chí xác định.

Sau đó nhóm tiến hành so sánh hệ thống cơ quan BVNTD của các nước trong cùng

nhóm cũng như các nhóm với nhau để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt. Với những

kết quả thu được, nhóm đánh giá và tìm ra được những ưu điểm và nhược điểm của các

nước đó.

b. Phương pháp khảo sát thực địa và trao đổi với chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm kết hợp các hoạt động nghiên cứu tại chỗ và

cử chuyên gia tham gia các đoàn khảo sát trong và ngoài nước để bổ sung thêm kiến

thức thực tiễn, kiểm nghiệm lại các nghiên cứu lý thuyết đã tiến hành trước đó. Ngoài

ra, các buổi làm việc với chuyên gia của các nước thuộc phạm vi nghiên cứu cũng bổ

sung nhiều thông tin quan trọng giúp nhóm hoàn thiện nghiên cứu của mình.

Page 10: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

10

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT BVNTD

Có thể định nghĩa khái quát, pháp luật BVNTD là tổng thể các quy phạm pháp

luật có mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD khi mua hoặc sử dụng hàng hoá,

dịch vụ. Theo quan niệm này, pháp luật BVNTD gồm quy phạm thuộc nhiều ngành,

nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, miễn có chung mục đích bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của NTD.

Tuy nhiên, khi xác định các ngành, lĩnh vực pháp luật được coi là thuộc phạm

trù “pháp luật BVNTD”, có nhiều ý kiến khác nhau.

Có quan niệm cho rằng, các quy phạm thuộc lĩnh vực pháp luật cạnh tranh,

chống cạnh tranh không lành mạnh cũng được xếp vào pháp luật BVNTD. Sở dĩ như

vậy vì các lý thuyết kinh tế học đã chứng minh rằng, môi trường cạnh tranh tự do, lành

mạnh và công bằng là điều kiện tốt nhất để quyền lợi giữa nhà sản xuất, cung ứng hàng

hoá, dịch vụ và NTD được đảm bảo sự hài hoà1. Đó cũng là môi trường mà quyền lợi

của NTD được đảm bảo một cách tốt nhất. Pháp luật cạnh tranh (chống các thoả thuận

hạn chế cạnh tranh, chống các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, chống các thoả thuận

tập trung kinh tế bất hợp pháp) và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh (chống

các loại hành vi như dèm pha, nói xấu đối thủ cạnh tranh, chiếm đoạt bí mật thương

mại v.v.) có chung mục tiêu đảm bảo môi trường cạnh tranh tự do, lành mạnh và công

bằng, cũng có tác dụng quan trọng trong việc BVNTD. Ngày nay, khi nói tới vai trò,

chức năng của pháp luật về cạnh tranh, người ta thường nhấn mạnh tới vai trò, tác dụng

BVNTD của pháp luật cạnh tranh và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.

Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ lịch sử, các đạo luật về BVNTD thường được ban

hành sau các quy phạm pháp luật về cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh.

Thêm vào đó, bảo vệ quyền lợi của NTD chỉ là một trong những hệ quả của điều chỉnh

pháp luật về cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật về cạnh tranh

và chống cạnh tranh không lành mạnh trước hết có mục tiêu đảm bảo môi trường cạnh

tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường, đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội

cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng, pháp luật cạnh tranh và

chống cạnh tranh không lành mạnh nên coi là một lĩnh vực độc lập tương đối so với

lĩnh vực pháp luật BVNTD.

1 Paul A Samuelson, William D. Nordhaus, Kinh tế học, (bản dịch của Vũ Cương, Đinh Xuân Hà, Nguyễn Xuân

Nguyên, Trần Đình Toàn) tập 1, NXB Thống kê 2002, tr. 297.

Page 11: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

11

Việc xếp các quy phạm pháp luật về quảng cáo có phải là một bộ phận trong hệ

thống các quy phạm pháp luật về BVNTD hay không cũng là vấn đề gây tranh cãi. Có

thể thấy rằng, trong các quy phạm pháp luật về quảng cáo, có nhiều quy phạm có mục

đích bảo vệ quyền lợi của NTD. Chẳng hạn, đó là các quy định về việc nghiêm cấm các

hành vi quảng cáo gian dối, quảng cáo thiếu trung thực. Pháp luật quảng cáo của một

số quốc gia còn có quy định nghiêm cấm việc quảng cáo một số loại hàng hoá, dịch vụ

mà xã hội không khuyến khích sử dụng (chẳng hạn, nghiêm cấm việc quảng cáo các

loại thuốc bán theo đơn, nghiêm cấm việc quảng cáo thuốc lá, quảng cáo rượu v.v.)

hoặc cấm quảng cáo hướng tới đối tượng là trẻ em dưới một độ tuổi nhất định2. Tuy

nhiên, một điểm cũng cần lưu ý là, pháp luật quảng cáo còn đóng vai trò điều chỉnh các

mối quan hệ trong ngành công nghiệp quảng cáo (quan hệ giữa thương nhân thuê các

công ty quảng cáo tiến hành hoạt động quảng cáo, quan hệ giữa các công ty quảng cáo

với các cơ quan truyền thông đại chúng v.v.), đảm bảo cho ngành công nghiệp đó phát

triển lành mạnh, chính vì thế, không phải quy phạm nào thuộc lĩnh vực pháp luật quảng

cáo cũng được coi thuộc các quy phạm pháp luật về BVNTD.

Nhìn lại lịch sử quá trình phát triển của pháp luật BVNTD ở các nước phát triển,

có thể thấy rằng, các đạo luật về BVNTD được ban hành đầu tiên chủ yếu vào thập

niên 1950-1970. Đây là thời kỳ mà phong trào BVNTD trở thành một trong những chủ

điểm kinh tế, chính trị quan trọng3. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, trong thập niên 1960-1970 hàng

loạt đạo luật về BVNTD sau đây được ban hành: Luật Liên bang về các chất nguy hại

năm 1960 (the Federal Hazardous Substances Act of 1960), Luật về đóng gói và ghi

nhãn công bằng năm 1966 (The Fair Packaging and Labeling Act of 1966), Luật về

tính trung thực trong hoạt động cho vay năm 1968 (The Truth in Lending Act of 1968),

Luật về tiết lộ thông tin đầy đủ trong các giao dịch bất động sản liên bang năm 1968

(The Interstate Land Sales Full Disclosure Act of 1968), Luật đảm bảo an toàn đồ chơi

cho trẻ em năm 1969 (The Child Protection and Toy Safety Act of 1969), Luật về báo

cáo tín dụng công bằng năm 1970 (The Fair Credit Reporting Act of 1970), Luật về san

toàn sản phẩm tiêu dùng năm 1972 (The Consumer Product Safety Act of 1972), Luật

về cơ hội tín dụng bình đẳng năm 1974 (The Equal Credit Opportunity Act of 1974),

Luật bảo hành Magnuson Moss năm 1975 (Magnuson Moss Warranty Act of 1975),

Luật về hành vi đòi nợ công bằng năm 1977 (The Fair Debt Collection Practices Act of

1977) v.v.

Cũng trong giai đoạn đó, Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về BVNTD (năm

1968) còn Úc ban hành Luật về các hành vi thương mại năm 1974 (the Trade Practices

Act of 1974) với nhiều quy định về BVNTD. Tại Anh Quốc, hàng loạt đạo luật về

BVNTD sau đây được ban hành: Luật thuê mua năm 1964 (Hire-purchase Act of

2 The entry “advertising regulation” http://en.wikipedia.org/wiki/Advertising_regulation (accessed on 12 October

2007). 3 David A. Rice, Consumer Protection, (Little, Brown and Company, Boston 1975), p. 2; Also see: Robert Lowe

and Geoffrey Woodroffe, Consumer Law and Practice (2nd

ed.) (London Sweet and Maxwell, 1985), p. 1-2.

Page 12: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

12

1964), Luật về thông tin sai lạc trong thương mại năm 1967 (Misrepresentation Act of

1967), Luật về các mô tả thương mại năm 1968 (Trade Descriptions Acts of 1968),

Luật về cung ứng hàng hoá, dịch vụ ngoài ý muốn của NTD năm 1971 (Unsolicited

Goods and Services Act of 1971), Luật thương mại công bằng năm 1973 (Fair Trading

Act of 1973), Luật về các điều khoản mặc nhiên trong hợp đồng cung ứng hàng hoá

năm 1973 (Supply of Goods (Implied Terms) Act of 1973), Luật về tín dụng tiêu dùng

năm 1974 (Consumer Credit Act of 1974), Luật về các điều khoản hợp đồng không

công bằng năm 1977 (Unfair Contract Terms Act of 1977), Luật về an toàn tiêu dùng

năm 1978 (Consumer Safety Act of 1978). Các chương trình về BVNTD của Liên

minh Châu Âu cũng được khởi động từ thập niên 19704. Từ đó đến nay, Liên minh

Châu Âu cũng ban hành nhiều văn bản quan trọng về BVNTD trong đó có Chỉ thị

85/374/EEC về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với các sản phẩm khuyết tật; Chỉ thị

số 85/577/EEC về BVNTD trong các giao dịch bán hàng ở ngoài địa điểm kinh doanh

thường xuyên (chẳng hạn bán hàng tại nhà của NTD); Chỉ thị số 90/314/EEC về dịch

vụ du lịch trọn gói; Chỉ thị số 93/13/EEC về các điều khoản không công bằng trong các

hợp đồng tiêu dùng; Chỉ thị số 94/47/EC về bảo vệ bên mua quyền sử dụng bất động

sản theo thời vụ; Chỉ thị số 97/7/EC về BVNTD trong các hợp đồng bán hàng từ xa5;

Chỉ thị số 1999/44/EC về việc bán hàng hoá tiêu dùng; Chỉ thị số 2002/65/EC về tiếp

thị dịch vụ tài chính từ xa; Chỉ thị số 2005/29/EC về hành vi thương mại giữa doanh

nghiệp và NTD không công bằng.

II. VAI TRÕ CỦA PHÁP LUẬT BVNTD

Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế tri thức, sự tác động ngày càng sâu của

cuộc cách mạng công nghệ (cách mạng công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ

vật liệu mới, công nghệ sinh học v.v.), toàn cầu hoá và sự phát triển thương mại điện tử

đang càng làm cho quá trình chuyên môn hoá có những bước nhảy vọt hơn nữa về chất,

khoảng cách giữa nhà sản xuất và NTD ngày lại càng xa nhau, sự chênh lệch giữa hiểu

biết của nhà sản xuất về sản phẩm với tri thức mà NTD biết về sản phẩm ngày càng

lớn, quy mô kinh tế giữa thương nhân với NTD càng có sự chênh lệch. Điều đó càng

làm cho nhà sản xuất với NTD có độ chênh lệch lớn về vị thế thực tế. Trong bối cảnh

ấy, nếu NTD không có các công cụ hỗ trợ, việc NTD bị nhà sản xuất, phân phối lạm

dụng là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Nếu chỉ trông chờ vào khả năng tự bảo vệ của

mình, NTD sẽ khó có thể phòng ngừa và khắc phục được những rủi ro trong quá trình

tham gia giao dịch với nhà sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ cũng như trong quá

trình sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó. Điều này đã được thực tiễn của không chỉ ở các

quốc gia công nghiệp phát triển mà còn ở chính Việt Nam chứng minh.

4 Martijn W. Hesselink, “European contract law: a matter of consumer protection, citizenship, or justice?”

(Centre for the study of European contract law working paper series No. 2006/04, p.3). 5 Kenneth W. Clarkson, Roger LeRoy Miller, Gaylord A. Jentz, and Frank B. Cross, West’s Business Law: Text,

cases, legal, ethical, regulatory, and international environment, 7th

edition, (West Eductional Publishing, 1998),

p. 808.

Page 13: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

13

Đó chính là lý do vì sao, sự hiện diện của nhà nước, sự can thiệp của nhà nước

bằng pháp luật là cần thiết để quan hệ giữa nhà sản xuất, phân phối với NTD trở nên

lành mạnh, công bằng hơn. Khi xã hội càng phát triển, lĩnh vực pháp luật BVNTD sẽ

càng cần thiết và càng cần được quan tâm.

III. CÁC HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD CHỦ YẾU

1. Hệ thống cơ quan hình chóp

Đây là mô hình được các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Úc

áp dụng. Theo mô hình này, hệ thống các cơ quan BVNTD được tổ chức thành hệ

thống với một cơ quan dạng Ủy ban hoặc Hội đồng trực thuộc Chính phủ hoặc Quốc

hội (như USFTC của Hoa Kỳ và ACCC của Úc).

Đối với các nước như Hoa Kỳ hoặc Úc, cơ quan BVNTD là cơ quan có quyền

lực lớn trong hoạt động BVNTD. Là các cơ quan trực thuộc quốc hội, vị trí của các cơ

quan này tương đối độc lập và có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan chuyên ngành khác

thuộc chính phủ phối hợp và giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của NTD. Tại các quốc

gia này, pháp luật BVNTD tiếp cận theo cách sử dụng sức mạnh của thị trường để bảo

vệ lợi ích của NTD nên vai trò của các cơ quan này là vừa trực tiếp bảo vệ quyền lợi

NTD, vừa đem lại lợi ích cho NTD thông qua việc bảo đảm môi trường cạnh tranh lành

mạnh. Tại hai cơ quan này, BVNTD không phải là chức năng duy nhất nhưng là một

trong các chức năng chính. Tuy nhiên xét về lĩnh vực BVNTD thì cơ quan này vẫn là

cơ quan có thẩm quyền cao nhất.

Đối với các nước như Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản, cơ quan này là một Ủy

ban hoặc Hội đồng (mô hình của Nhật) thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Ủy

ban). Về cấp hành chính thì hội đồng này là cơ quan thuộc chính phủ và do đó ngang

với các Bộ ngành khác, tuy nhiên đứng đầu Ủy ban là Thủ tướng hoặc phó thủ tướng

và các thành viên Ủy ban là người đứng đầu các Bộ ngành khác cho nên trong lĩnh vực

BVNTD, có thể nói Ủy ban này là cơ quan có quyền lực lớn nhất. Cơ quan này có

thẩm quyền ban hành các chính sách và lập kế hoạch BVNTD sau đó phân bổ các kế

hoạch cho các ngành và chính quyền địa phương thực hiện. Trong quá trình thực thi

các chính sách và kế hoạch BVNTD đó, Ủy ban có chức năng giám sát, yêu cầu thực

hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.

Nhìn chung, theo mô hình hình chóp này, cơ quan BVNTD là một cơ quan

chuyên môn độc lập, có vị trí cao trong tổ chức bộ máy nhà nước và có tiếng nói đối

với các cơ quan khác trong hoạt động BVNTD. Cơ quan này thường không trực tiếp

giải quyết các khiếu nại NTD và trên thực tế thì với nguồn lực và mô hình như vậy,

việc giải quyết trực tiếp các vụ việc xâm phạm quyền lợi NTD cụ thể là không khả thi.

Do vậy, chức năng này thường được giao cho các bộ ngành và đặc biệt là phân cấp

mạnh cho chính quyền địa phương và Ủy ban đóng vai trò là cơ quan giám sát việc

Page 14: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

14

thực hiện. Có thể mô hình hóa cơ cấu tổ chức thiết chế BVNTD theo hình chóp theo sơ

đồ sau:

* Ưu điểm:

+ Cơ quan chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực BVNTD có quyền lực lớn, có

quyền yêu cầu và giám sát việc thực hiện của các cơ quan khác

+ Tính chuyên môn hóa của các cơ quan cao

+ Thuận lợi cho việc thống nhất kế hoạch BVNTD cho các ngành và địa phương

+ Thuận lợi cho việc đánh giá và báo cáo hoạt động BVNTD

* Nhược điểm:

+ Tổ chức trong Chính phủ thêm cồng kềnh do phát sinh thêm một cơ quan.

2. Hệ thống cơ quan hạt nhân

Đây là mô hình mà các nước như Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Hàn

Quốc, Singapore, Canada áp dụng. Theo mô hình này, cơ quan có chuyên môn BVNTD

là một cơ quan thuộc Bộ. Tại các nước này, thông thường cơ quan BVNTD được thành

lập dưới dạng Cục hoặc Vụ thuộc các bộ có chức năng quản lý nhà nước về kinh tế,

thương mại và công nghiệp.

Trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD, các cơ quan này có chức năng điều tra và

xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi NTD. Các bộ ngành khác có nhiệm vụ phối hợp

chặt chẽ với cơ quan BVNTD để xử lý các hành vi vi phạm và giám sát chất lượng

hàng hóa dịch vụ trên thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho NTD.

Về mặt tổ chức, do là cơ quan thuộc Bộ nên cơ quan BVNTD theo mô hình này

không có thẩm quyền giám sát cũng như áp đặt nhiệm vụ cho các cơ quan khác trong

hệ thống thiết chế BVNTD. Tuy nhiên với những công cụ đắc lực như các trung tâm

nghiên cứu, giám định cùng với các thẩm quyền điều tra và xử lý, các cơ quan này có

vị trí hạt nhân trong công tác BVNTD và các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp

Ủy ban

Các bộ ngành

chuyên môn

Chính quyền địa

phương

Tổ chức xã hội

Page 15: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

15

hành động để cùng đạt mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho NTD. Có thể mô hình hóa hệ

thống cơ quan BVNTD này như sau:

* Ưu điểm:

+ Tận dụng được hệ thống cơ quan hiện hành, chỉ cần phân định thẩm quyền rõ

ràng của các Bộ ngành.

+ Có cơ chế chịu trách nhiệm và phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan quản lý

chuyên ngành và cơ quan BVNTD

+ Tính chuyên môn hóa của các cơ quan cao, cơ quan BVNTD có chức năng

điều tra xử lý hành vi vi phạm quyền lợi NTD.

* Nhược điểm:

+ Không có tính hệ thống, khó cho việc thống nhất kế hoạch BVNTD

+ Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về BVNTD không đủ quyền lực

để có thể giám sát hoạt động của các cơ quan khác.

: Cơ quan quản lý

nhà nước về BVNTD

: Các Bộ ngành

chuyên môn,

Chính quyền địa

phương và Tổ

chức xã hội

Page 16: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

16

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG THIẾT CHẾ BVNTD CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Như đã phân tích ở trên, hệ thống thiết chế BVNTD thường chia làm hai bộ

phận chính:

- Nhóm các cơ quan quản lý nhà nước: bao gồm các cơ quan chuyên trách về

BVNTD và các bộ phận BVNTD trong các cơ quan điều tiết ngành.

- Nhóm các tổ chức xã hội phi chính phủ: thường là các Hội/Hiệp hội BVNTD

tại trung ương và các địa phương.

I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BVNTD

1. Các quốc gia có cơ quan nhà nƣớc về BVNTD thuộc Bộ

1.1. Trung Quốc

1.1.1. Ủy Ban quản lý công nghiệp và thương mại Trung Quốc

Ngày 31/10/1993, Quốc hội nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã thông qua

Luật bảo vệ quyền và lợi ích của NTD. Theo Điều 28 của Luật này, Ủy ban quản lý

Công nghiệp và Thương mại (State Administration for Industry and Commerce -

SAIC) trực thuộc Bộ Công nghiệp và thương mại là cơ quan chịu trách nhiệm thực thi

công tác BVNTD. Tất cả các cơ quan trung ương và địa phương khác có trách nhiệm

cùng tham gia hoạt động BVNTD.

Cục BVNTD thuộc Ủy ban quản lý công nghiệp và thương mại có chức năng

soạn thảo và thực thi pháp luật BVNTD và các quy định khác có liên quan. Cục cũng

tiến hành điều tra và xử phạt những vụ việc vi phạm quyền và nghĩa vụ NTD một cách

nghiêm trọng, giám sát chất lượng của hàng hoá lưu hành trên thị trường, điều tra và xử

phạt hàng giả hoặc hàng không đủ chất lượng và các hành vi vi phạm khác.

Đứng đầu Ủy ban quản lý Công nghiệp và Thương mại là Bộ trưởng - Chủ

nhiệm Uỷ ban, dưới Bộ trưởng là các Thứ trưởng và Tổng thanh tra. Bộ trưởng - Chủ

nhiệm SAIC được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm.

1.1.2. Đánh giá chung

- Hiệu quả của cơ quan quản lý NN về BVNTD:

Page 17: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

17

Tính đến thời điểm cuối năm 2001, CCA và các tổ chức BVNTD địa phương đã

tiếp nhận 6.126.791 đơn khiếu nại của NTD, trong số đó 96% vụ việc đã được xử lý và

thu lại cho NTD khoảng 36,76 tỷ NDT.

Trong năm 1999 (6 năm sau khi Luật có hiệu lực), Trung Quốc đã xử lý được

168.500 vụ việc liên quan đến sản xuất hàng nhái, giả hoặc hàng kém chất lượng trong

nỗ lực nhằm BVNTD. Theo Uỷ ban quản lý Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc,

số lượng hàng nhái bị tịch thu có giá trị lên đến 3 tỷ NDT (390 triệu USD). Đa số các

sản phẩm bị làm giả, làm nhái là thực phẩm, nước giải khát, xì gà và đồ uống chứa cồn.

Bên cạnh đó, Uỷ ban còn xử lý 67.000 vụ việc xâm phạm quyền lợi của NTD và thu

được 76 triệu NDT từ các nhà sản xuất vi phạm.

Như vậy tuy khuôn khổ pháp luật còn chưa thực sự đầy đủ, với một diện tích

rộng trên cả nước và dân số trên một tỷ người nên rất khó quản lý, Trung Quốc đã

thành công phần nào trong việc BVNTD. Với số lượng vụ việc đã xử lý và số tiền thu

hồi lại cho NTD chưa nhiều nhưng cũng đã góp phần nâng cao nhận thức của doanh

nghiệp và chính NTD về quyền lợi của mình.

- Thẩm quyền của các cơ quan BVNTD:

Trên thực tế, thẩm quyền của SAIC trong hoạt động BVNTD không lớn và chưa

tương xứng với vai trò của một cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới (trên 1 tỷ người) và được coi là một trong

những nơi diễn ra nhiều hành vi ảnh hưởng đến quyền lợi NTD nhất. Đây một mặt là

hậu quả của việc chậm trễ trong việc xây dựng cơ quan BVNTD (Đến năm 1993 Cục

BVNTD mới được thành lập). Mặt khác nó phản ánh tư tưởng “nhị nguyên luận”

(chính sách nước đôi) của Trung Quốc trong việc BVNTD.

Cần phải thấy rằng ở các nước đang phát triển, mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thu

hút đầu tư và kích thích sản xuất là những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Nhất là đối

với Trung Quốc, nơi được coi là một “đại xí nghiệp” của thế giới thì những ưu tiên này

càng được thể hiện rõ. Để đạt được những mục tiêu trên đôi khi Chính phủ cần phải

tạm hy sinh những mục tiêu khác như bảo vệ môi trường, phát triển bình đẳng hay lợi

ích của NTD. Nếu Chính phủ áp dụng các quy định khắt khe trong việc BVNTD mà

nhiều công ty không đáp ứng được sẽ dẫn đến sụt giảm đầu tư và sản xuất, ảnh hưởng

đến rất nhiều người lao động.

Bên cạnh đó, việc trao thẩm quyền cho cơ quan BVNTD cũng phụ thuộc vào

khả năng của cơ quan BVNTD đó trong việc thực thi được những thẩm quyền của

mình. Với một đất nước rộng lớn như Trung Quốc, việc phân quyền cho các địa

phương là hợp lý vì chính quyền Trung ương không thể huy động đủ nguồn lực để xử

6 Nguồn: www.cca.org.cn

Page 18: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

18

lý từng vụ việc ở các địa phương mà chi phí đi lại có thể còn gấp nhiều lần giá trị vụ

việc

- Sự ủng hộ về mặt chính trị và xã hội:

Cũng giống như thẩm quyền của cơ quan quản lý, cho đến nay Trung Quốc vẫn

chưa đạt được sự ủng hộ cần thiết về mặt chính trị và xã hội đối với hoạt động NTD.

Thực tế cho thấy phong trào BVNTD ở Trung Quốc, cũng giống như Việt Nam, vẫn

nặng về tính khẩu hiệu mà chưa có nhiều giá trị thực tiễn.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ trong

công tác tuyên truyền phổ biến về BVNTD. Do mức sống tăng lên, NTD đã có những

đòi hỏi cao hơn về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO

cũng yêu cầu Trung Quốc phải thực thi nghiêm chỉnh các quy định và cam kết với các

nước mà rất nhiều cam kết này liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi NTD như chống

hàng giả, chống vi phạm sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm…

- Tính sẵn có của các nguồn lực:

Do không có số liệu về nguồn lực của Cục BVNTD thuộc SAIC nên phần phân

tích về các nguồn lực sẽ tập trung phân tích nguồn lực của Hiệp hội BVNTD Trung

Quốc (CCA).

CCA có thành viên là khoảng 3222 hội BVNTD các cấp trên phạm vi 31 tỉnh

thành phố và các khu tự trị. CCA còn thành lập các chi nhánh ở các làng, thị trấn và

quận huyện khu vực nông thôn.

Tổng số các tổ chức trong mạng lưới hoạt động của CCA ở khắp các nơi lên đến

con số 156.000 với 100.000 giám sát viên và tình nguyện viên hoạt động vì quyền lợi

NTD. Là một tổ chức đại diện NTD, Hội BVNTD Trung Quốc đã góp phần quan trọng

trong việc thực thi và sửa đổi rất nhiều Luật, Nghị định và tiêu chuẩn liên quan đến bảo

vệ quyền lợi NTD.

Như vậy có thể thấy về nhân lực, CCA là một trong những hội mạnh và nhiều

thành viên nhất của Trung Quốc. Hội có mạng lưới tại 31/52 tỉnh, thành phố của Trung

Quốc với con số tình nguyện viên và giám sát viên tương đối lớn, có thể hỗ trợ Hội

trong công tác xử lý các vụ việc cụ thể.

1.2. Pháp

Pháp là một trong số ít các quốc gia được coi là có hệ thống pháp luật hoàn

chỉnh về BVNTD do vấn đề này được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ cũng như

cộng đồng xã hội. Ở Pháp có rất nhiều cơ quan liên quan đến hoạt động BVNTD như

Tổng cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận (DGCCRF), Viện tiêu dùng quốc

gia (INC) và một số tổ chức xã hội, Hiệp hội NTD cấp Quốc gia và các cấp địa phương

để thực hiện chức năng BVNTD. Hầu như mỗi tổ chức đều có cơ quan ngôn luận riêng

Page 19: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

19

của mình, do đó họ có thể tạo một sức ép lớn đối với các nhà kinh doanh sản xuất, tạo

ra được sức mạnh bình đẳng giữa người mua và người bán.

1.2.1. Tổng Cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận (DGCCRF)7

a. Chức năng, nhiệm vụ:

Tổng cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận (DGCCRF) thuộc Bộ Kinh

tế và Tài chính Pháp có 3 chức năng chính như sau:

+ Giám sát các hành vi cạnh tranh trên thị trường; điều tra và xử lý những vụ

việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường, quản lý

các hoạt động mua bán và sáp nhập (chức năng của cơ quan cạnh tranh);

+ Chống hàng giả và các hành vi gian lận thương mại (chức năng của cơ quan

quản lý thị trường);

+ BVNTD (chức năng của cơ quan BVNTD).

Ba chức năng này có mối liên hệ tương đối chặt chẽ với nhau và bổ sung cho

nhau. Việc thực hiện tốt một chức năng này sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của các

chức năng kia. Đó chính là cơ sở để Pháp lựa chọn mô hình cơ quan BVNTD “3 trong

1” này. Liên quan đến chức năng BVNTD, DGCCRF thường xuyên thực hiện những

cuộc điều tra, khảo sát các thông tin về sản phẩm và dịch vụ nhằm bảo vệ sự cạnh tranh

lành mạnh trên thị trường, tạo lòng tin đối với người dân và tăng cường sự bền vững

của nền kinh tế tiêu dùng.

Ngoài ra, DGCCRF còn là cơ quan quản lý về giá, kiểm soát giá theo định

hướng của Chính phủ nhằm tránh tình trạng giá cả tăng bất hợp lý, bảo vệ nền kinh tế

tiêu dùng tránh khỏi khủng hoảng do sự tăng giá của các doanh nghiệp hay nhà phân

phối.

b. Cơ cấu tổ chức:

DGCCRF có trụ sở chính ở Paris và 23 chi nhánh trên khắp quốc gia. Các đơn

vị trực thuộc DGCCRF gồm có:

+ Cơ quan quản lý cạnh tranh, BVNTD, điều tra chống gian lận quốc gia

(DNCCERF);

+ Mạng lưới phòng thí nghiệm;

+ Trường quốc gia về cạnh tranh, BVNTD và chống gian lận tại Montpellier;

+ Trung tâm thông tin: 3 trung tâm tại 3 thành phố lớn: Paris, Lyon và

Montperlier.

c. Các hoạt động liên quan đến BVNTD:

7 http://www.dgccrf.bercy.gouv.fr/anglais.htm

Page 20: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

20

Trọng hệ thống các cơ quan BVNTD của Pháp, DGCCRF là cơ quan có vai trò

quan trọng nhất. Đây là cơ quan trực tiếp thực thi các quy định về pháp luật BVNTD

cũng như đứng ra xử lý các khiếu nại của NTD. Công tác BVNTD của DGCCRF được

thực thi thông qua những hoạt động sau:

+ Điều tra trong lĩnh vực BVNTD:

Trong công tác BVNTD, điều tra là một trong những thẩm quyền của DGCCRF.

Hàng năm, DGCCRF tiến hành những hoạt động điều tra theo nhiều phạm vi

khác nhau đối với các sản phẩm tiêu dùng nói chung và cả những cuộc điều tra đối với

một số sản phẩm cụ thể theo 3 chương trình điều tra sau:

Chương trình điều tra quốc gia;

Chương trình điều tra khu vực;

+ Điều tra vụ việc: Đây là những cuộc điều tra nhỏ được thực hiện khi có khiếu

nại của NTD. Sau khi có kết quả của cuộc điều tra chính thức, DGCCRF sẽ ra quyết

định xử lý khiếu nại của NTD cũng như hình thức chế tài với các nhà sản xuất và phân

phối có trách nhiệm.

+ Phòng ngừa thiệt hại cho NTD:

Sau khi tham khảo những ý kiến tư vấn của các chuyên gia phối hợp với kết quả

nghiên cứu của các cơ quan hữu quan, DGCCRF đưa ra những công bố chính thức cho

NTD với mục đích hỗ trợ NTD trong việc cập nhật thông tin, hiểu biết về sản phẩm

trước khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ.

DGCCRF luôn chú trọng đến những sản phẩm có khả năng gây hại đối với NTD

như thuốc trừ sâu trong hoa quả, rau xanh, đồ chơi cho trẻ em và đồ gia dụng trong gia

đình… Những sản phẩm này sẽ được kiểm định một cách chặt chẽ và được khuyến cáo

với NTD trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

+ Kiểm soát thông tin được đưa đến NTD:

Những thông tin do doanh nghiệp đưa ra nhằm quảng bá về sản phẩm như lời

chào hàng, quảng cáo, khuyễn mãi… sẽ được kiểm soát một cách chặt chẽ nhằm tránh

tình trạng doanh nghiệp thổi phồng, quảng cáo sai sự thật hoặc đưa ra những chỉ dẫn

gây nhầm lẫn cho khách hàng, khiến khách hàng hiểu nhầm về thông tin mà doanh

nghiệp đưa ra.

Hàng năm DGCCRF nhận được khoảng 80.000 đơn khiếu nại của NTD, trong

đó

- Số lượng thư nhận qua đường bưu điện: 23.847 (2007) 25.133 (2008) tăng

5,4%

Page 21: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

21

- Nhận qua thư điện tử: 11.571 (2007) 12571 (2008) tăng 13,5 %

- Nhận trực tiếp: 4578 (2007) 4415 (2008) giảm 3,5%

- Nhận qua điện thoại: 26.123(2007)

Về lĩnh vực vi phạm, những lĩnh vực sau đây có nhiều vi phạm nhất (trên 80%

khiếu nại của NTD):

- Truyền thông và điện thoại;

- Sản phẩm không phải lương thực thực phẩm;

- Giao thông công cộng

- Lương thực thực phẩm

Về hình thức bán hàng, hình thức bán hàng từ xa thường xẩy ra vi phạm nhiều

nhất (chiếm 40% khiếu nại)

Về loại vi phạm, các loại hình khiếu nại thường gặp:

- Không thực hiện hoặc thực hiện một phần dịch vụ quản cáo;

- Khiếu nại về giá;

- Quảng cáo gian dối;

- Yêu cầu huỷ hợp đồng mà công ty không đáp ứng;

- Khiếu nại về giao hàng

Về loại hình công ty vi phạm, các doanh nghiệp sau đây thường vi phạm nhiều

nhất:

- Doanh nghiệp kinh doanh điẹn thoại: 20%

- Doanh nghiệp kinh doanh siêu thị;

- Doanh nghiệp kinh doanh về thương mại điện tử

Về khu vực vi phạm nhiều nhất: vùng trung tâm nước Pháp (có cả Paris) chiếm

35% khiếu nại.

1.2.2. Viện tiêu dùng quốc gia Pháp (INC)8

Viện tiêu dùng quốc gia là cơ quan sự nghiệp, là trung tâm nghiên cứu, thông tin

về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng9, với chức năng phục vụ cho công tác

8 http://www.conso.net/page/

9 Điều L531-1 Bộ luật tiêu dùng Pháp

Page 22: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

22

BVNTD của các cơ quan, tổ chức tiêu dùng khác. Ngân sách của Viện được lấy từ

doanh thu xuất bản các ấn phẩm về NTD (Tạp chí 60 triệu NTD) và cũng được hỗ trợ

một phần ngân sách từ Chính phủ. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, INC phát triển

quan hệ đối tác với các hiệp hội NTD, các cơ quan quyền lực, các cơ quan nhà nước và

phi nhà nước. INC cũng tham gia nhiều chương trình chung của Liên minh Châu Âu.

INC được thành lập và hoạt động với ba chức năng chính:

+ Đưa ra những tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho các tổ chức NTD khác;

+ Tiến hành phân tích và báo cáo về kết quả các cuộc nghiên cứu, điều tra, thử

nghiệm;

+ Tiến hành các hoạt động đào tạo và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho

NTD.

Để thực hiện ba chức năng cơ bản nói trên, cơ cấu của Viện bao gồm 3 trung

tâm riêng biệt thực hiện từng chức năng cụ thể như sau:

- Trung tâm thí nghiệm so sánh:

Đối với một số sản phẩm hoặc lĩnh vực liên quan hoặc có ảnh hưởng đến sức

khoẻ và tính mạng NTD như: truyền thông đa phương tiện, điện tử dân dụng, thiết bị

âm thanh và hình ảnh, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, giao thông, giải trí...

được INC thường xuyên thực hiện các thí nghiệm so sánh giữa các sản phẩm và dịch

vụ với tiêu chuẩn công bố cũng như với quy định của Chính phủ.

Những cuộc thử nghiệm này khẳng định và công nhận các tiêu chuẩn hàng hóa,

dịch vụ mà doanh nghiệp công bố và được lập thành tập hồ sơ chất lượng sản phẩm.

Quá trình thí nghiệm phân tích và so sánh này luôn đảm bảo đưa ra 1 kết quả chính xác

và độc lập với nhà sản xuất cũng như nhà phân phối sản phẩm.

- Trung tâm nghiên cứu đào tạo:

+ INC nghiên cứu về các vấn đề pháp lý và kinh tế theo sự phát triển của hệ

thống pháp luật Pháp.

+ INC phối hợp và liên kết với các tổ chức, cơ quan khác (Ví dụ: các cơ quan

trong nhóm Ủy ban quốc gia về BVNTD) trong việc thực thi nhiệm vụ BVNTD trong

cuộc sống hàng ngày.

+ INC tổ chức các chiến dịch nghiên cứu trong vấn đề tiêu dùng dựa trên các

bảng câu hỏi nhằm mục tiêu nâng cao kiến thức tiêu dùng cho xã hội.

+ INC phối hợp với các cơ tổ chức để thiết kế các giáo trình và chương trình đào

tạo trong lĩnh vực BVNTD ở các cấp độ và phạm vi khác nhau.

Page 23: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

23

+ INC hướng dẫn và tổ chức đào tạo cho các Hiệp hội BVNTD các cấp.

- Trung tâm thông tin:

INC phát triển và duy trì một hệ thống dữ liệu về BVNTD. INC là cơ quan

nghiên cứu, chịu trách nhiệm quảng bá thông tin, tuyên truyền tới NTD và cho đến nay

đã thực hiện khá tốt chức năng quảng bá, tuyên truyền thông tin qua những phương

tiện riêng của mình:

+ Tạp chí xuất bản tháng “60 triệu NTD”. Đây là tạp chí được rất nhiều người

đặt mua dài hạn và được NTD coi là một cẩm nang tiêu dùng thường xuyên. Đây cũng

là nguồn thu chính để duy trì các hoạt động của INC;

+ Tạp chí hàng tuần “INC Hebdo”: công bố các tin tức và công trình nghiên cứu

kinh tế và pháp luật và các tài liệu của INC;

+ Chương trình truyền hình “Consomag” (phát sóng 14phút/tuần);

+ Đối thoại với NTD thông qua mạng lưới thông tin của Viện;

INC có sự tham gia của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, luật

pháp, kỹ thuật… Do đó đây được coi là trung tâm tư vấn hiệu quả và được NTD Pháp

rất tin cậy.

Hàng năm, INC giải đáp trên 37000 câu hỏi, thắc mắc của NTD về tất cả các

vấn đề như: pháp lý, kỹ thuật, kinh tế hàng hóa và dịch vụ. Trung bình mỗi năm INC

thực hiện khoảng 57 cuộc nghiên cứu và thí nghiệm quy mô lớn để phân tích và so

sánh các sản phẩm trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, nông nghiệp, vệ sinh, sức

khỏe, mỹ phẩm, nhà ở, thiết bị nội thất, vận tải…

INC có một khoản kinh phí khoảng 16,51 triệu Euro mỗi năm, số tiền này có

được nhờ vào các nguồn khác nhau, cụ thể là:

- 23% ngân sách là do NN cấp;

- 72% ngân sách do bán các ấn phẩm;

- 5% thu từ hoạt động thương mại khác

INC cũng rất tích cực trong việc phối hợp với các phương tiện thông tin đại

chúng trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu

dùng cho NTD. Tại Pháp có nhiều kênh truyền hình về BVNTD, đặc biệt là có một

kênh trên truyền hình trung ương phát song 19 lần/tuần. 50% chương trình là do INC

đưa ra còn 50% còn lại là do các tổ chức khác chịu trách nhiệm. INC chịu toàn bộ trách

nhiệm về mặt nội dung. Các ấn phẩm, tạp chí về BVNTD được xuất bản thường xuyên

để cung cấp thông tin cho NTD. Bên cạnh đó nhiều Website về BVNTD cung cấp các

thông tin cho NTD, ví dụ:

Page 24: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

24

- www.conso.net: Cung cấp thông tin kinh tế, pháp luật cơ bản cho NTD. Cho

phép các tổ chức BVNTD có thể truy cập cơ sở dữ liệu của INC;

- www.contaconso.fr: giáo dục NTD trẻ tuổi.

INC không nhận bất kỳ tài trợ, quảng cáo nào để đảm bảo tính khách quan, công

bằng trong hoạt động BVNTD.

1.2.3. Đánh giá chung

Có thế nhận định rằng các bộ máy các cơ quan BVNTD Pháp đã hoạt động rất

hiệu quả. Kết quả thành công trong công tác BVNTD của Pháp một phần cũng nhờ với

những ưu thế như:

- Quyền lực của cơ quan quản lý NN về BVNTD:

Có thể nói trong số các cơ quan BVNTD trên thế giới, DGCCRF là một trong

những cơ quan có thẩm quyền lớn nhất và nguồn lực dồi dào nhất. Nhờ vào chức năng

“3 trong 1” nên DGCCRF có khả năng tiến hành các vụ điều tra phục vụ cả 3 mục tiêu

cùng lúc. Không những thế, thẩm quyền xử phạt của DGCCRF rất lớn nên khả năng

BVNTD rất cao.

Bên cạnh đó, INC tuy là một cơ quan đóng vai trò làm cầu nối liên kết các tổ

chức BVNTD một cách hiệu quả và cung cấp dịch vụ thử nghiệm, giám định cho các tổ

chức BVNTD trên toàn quốc. Đây cũng là điều quan trọng góp phần tạo nên một thiết

chế thống nhất trong công tác BVNTD tại Pháp.

- Sự ủng hộ về mặt chính trị và xã hội:

Trong công tác thực thi luật nói chung và công tác BVNTD, thực thi luật

BVNTD nói riêng, Pháp có lợi thế rất lớn do thừa kế một di sản hệ thống pháp luật khá

đồ sộ và vốn đã hoàn chỉnh từ thời gian rất lâu. Do đó, Pháp chỉ cần hoàn thiện hơn và

phát triển thêm dựa trên những nền tảng vững chắc đã có sẵn.

Bên cạnh đó Chính phủ Pháp rất quan tâm và chú trọng đến đời sống của người

dân, minh chứng là họ đã xây dựng và thiết lập rất nhiều tổ chức nhằm quan tâm đến

những vấn đề xoay quanh đời sống con người nói chung và đến NTD nói riêng như: Cơ

quan an toàn thực phẩm Pháp, Trung tâm nghiên cứu và quan sát các điều kiện sinh

sống… Năm 1992, chính phủ Pháp đã trợ cấp cho các Hiệp hội gần 80 triệu Franc.

- Tính sẵn có của các nguồn lực:

Hiện nay mỗi cơ quan có chức năng liên quan đến BVNTD ở Pháp đều có cơ

quan ngôn luận riêng để công bố những nghiên cứu và vụ việc mà họ đang tiến hành

xử lý. Chính những cơ quan ngôn luận đó tạo nên một sức ép dư luận lớn đối với các

nhà kinh doanh sản xuất, buộc nhà kinh doanh sản xuất phải sản xuất và cung cấp

những mặt hàng tốt nhất.

1.3. Hàn Quốc

Page 25: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

25

1.3.1. Cơ quan BVNTD Hàn Quốc – KCA

Cơ quan BVNTD Hàn Quốc được Chính phủ thành lập vào tháng 7 năm 1987

với tên chính thức là Uỷ ban BVNTD Hàn Quốc (KCPB10

) căn cứ quy định của Luật

BVNTD (Consumer Protection Act). Đến năm 2007 Luật khung về NTD (Framework

Comsumer Act) chính thức có hiệu lực, thay thế cho Đạo luật năm 1987, KCPB đổi tên

thành KCA11

- Cơ quan NTD Hàn Quốc. Hiện nay, KCA trực thuộc Ủy ban Thương

mại lành mạnh Hàn Quốc (KFTC). KCA, với vai trò là cơ quan thực thi luật, có chức

năng bảo vệ những quyền lợi cơ bản của NTD, thúc đẩy chất lượng của đời sống tiêu

dùng và chính sách NTD đồng thời đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế quốc

dân.

a. Mục đích hoạt động của KCA:

- Giải quyết tranh chấp và khiếu nại của NTD;

- Nghiên cứu và đề xuất chính sách, pháp luật và cơ quan NTD;

- Cung cấp và thu thập thông tin tiêu dùng nhằm mục đích hợp lý hóa hành vi

tiêu dùng và nâng cao an toàn đối với NTD;

- Phổ biến, tuyên truyền kiến thức cho NTD;

- Nghiên cứu và thăm dò ý kiến tổng quát về cuộc sống thường nhật của NTD;

- Cung cấp tư vấn và bồi thường cho NTD;

- Tiến hành kiểm tra/thanh tra và điều tra về chuẩn mực, chất lượng và độ an

toàn của sản phẩm cũng như dịch vụ;

- Nghiên cứu luật và quy định về vấn đề NTD theo yêu cầu của chính quyền

trung ương và địa phương;

- Xử lý các vụ việc khác liên quan đến NTD.

10

Korean Consumer Protection Board 11

Korean Consumer Agency

Page 26: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

26

Cơ cấu tổ chức bộ máy

BAN QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

Văn phòng thanh

tra và kiểm toán

Văn phòng kế hoạch

chiến lược

PHÓ CHỦ TỊCH

Giám đốc điều hành trung tâm

an toàn cho NTD Giám đốc

điều hành

Uỷ ban giải quyết

tranh chấp NTD

(CDSC)

Ban hỗ trợ

quản lý

Ban nghiên

cứu chính

sách NTD

Ban thông

tin và đào

tạo

Ban an

tòan cho

NTD

Ban nghiên

cứu và kiểm

nghiệm

Ban vấn đề

NTD

Ban Thư ký của

CDSC

Page 27: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

27

- Chủ tịch của KCA do Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính bổ nhiệm

- Phó chủ tịch và các trưởng ban do KFTC chỉ định

b. Vai trò và chức năng

Theo quy định của Điều 41, khoản 1 và 2 của Đạo luật khung về BVNTD được

sửa đổi năm 2007, ngân sách hoạt động của KCA có 2 nguồn chính là:

+ Ngân sách nhà nước và chính quyền địa phương;

+ Các loại thu nhập khác có được nhờ các hoạt động của KCA.

Đạo luật khung về BVNTD cho phép Chủ tịch KCA yêu cầu các cơ quan/đơn vị

nhà nước khác kiểm tra và thanh tra hàng hóa phục vụ cho các hoạt động BVNTD của

KCA. Trong các vụ giải quyết tranh chấp của NTD, KCA có thẩm quyền điều tra, thụ lý

hồ sơ khiếu nại, xét xử (thông thường khuyến khích các bên liên quan hòa giải, bồi

thường) dựa trên những quy định về quy trình, thủ tục trong các văn bản pháp luật về

BVNTD và ra quyết định. Quyết định này có giá trị pháp lý tương đương với bản án của

tòa án. Nếu xảy ra trường hợp doanh nghiệp không chấp hành đúng nội dung của quyết

định thì KCA sẽ đóng vai trò tư vấn pháp lý cho NTD để NTD kiện doanh nghiệp đó ra

tòa án Dân sự. Hiện nay, KCA chịu sự quản lý trực tiếp từ Uỷ ban thương mại lành

mạnh (KFTC) do đó hàng năm KCA có nghĩa vụ lên kế hoạch hoạt động và dự toán

ngân sách và chuẩn bị báo cáo kế toán, xác nhận của kiểm toán viên sau đó xin phê

duyệt của KFTC. Khi cần thiết, KCA có nghĩa vụ phải trình báo cáo về hoạt động của

mình cho KFTC.

Căn cứ vào tôn chỉ mục đích thành lập, KCA thực hiện những nội dung công việc

chính sau đây:

- Tư vấn nhanh cho NTD gặp phải vấn đề hoặc trục trặc khi sử dụng sản phẩm

hay dịch vụ. Nhóm tư vấn cho NTD cung cấp tư vấn và giải quyết khiếu nại có liên

quan đến những lĩnh vực khác nhau như xe gắn máy, hàng hóa hàng ngày, thiết bị gia

dụng, các loại ấn phẩm, dịch vụ, nông nghiệp, dệt may, tài chính và bảo hiểm, luật và

dược. Việc bồi thường được khuyến nghị dựa trên việc hòa giải giữa các bên có liên

quan khi xảy ra tranh chấp căn cứ vào Những quy định về bồi thường cho thiệt hại của

NTD. Nếu các bên không đạt được thỏa thuận thì vụ việc sẽ được đưa ra Uỷ ban giải

quyết tranh chấp NTD (CSDC) xử lý và đưa ra phán quyết.

- Thực hiện các nghiên cứu cụ thể về phát triển chính sách và luật để nâng cao

khía cạnh chất lượng của đời sống tiêu dùng. Trên cơ sở đó, KCA đề xuất các chính

sách và biện pháp BVNTD lên chính phủ.

- Điều hành và thu thập thông tin gây hại cho NTD một cách có hệ thống bằng

cách thành lập đường dây nóng, Hệ thống giám sát thông tin gây hại cho NTD (CISS),

Mạng lưới sản phẩm an toàn cho trẻ em, Uỷ ban đánh giá thông tin gây hại cho NTD…

Page 28: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

28

nhằm tạo ra những kênh tốt nhất để bảo vệ ngừơi tiêu dùng trước những thông tin gây

hại hay sai lệch về sản phẩm.

- Kiểm tra và thanh tra sản phẩm dựa trên những tiêu chuẩn hết sức khắt khe,

sau đó sẽ nhanh chóng cung cấp thông tin cho NTD và khuyến cáo doanh nghiệp nâng

cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay KCA có khoảng 30 phòng thí nghiệm với đội ngũ

nhân viên có kinh nghiệm và kiến thức để thực hiện việc kiểm tra trên. Thông thường

KCA sẽ kiểm tra sản phẩm trước hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan kiểm tra

khác.

- Nâng cao chính sách quản lý kinh doanh bằng cách quản lý những hành vi và

chính sách kinh doanh không lành mạnh, áp dụng các biện pháp thiết lập trật tự thị

trường, so sánh giá cả của hàng hóa nội địa và nhập khẩu, rà soát các biện pháp bảo

đảm chất lượng hàng hóa, thực hiện thăm dò ý kiến NTD…

- Phát động các chương trình phổ biến kiến thức cho NTD, phổ biến thông tin

tại các trường học, cho NTD, doanh nghiệp và chính phủ. Hiện nay, KCA đang tận

dụng cả kênh online để cung cấp các tài liệu và kiến thức cho NTD ở mọi lứa tuổi. Vào

năm 2006, KCA đã phát triển mục “Đời sống NTD thông thái” được đưa vào sách giáo

khoa tiểu học. KCA còn mở kênh truyền hình dành riêng cho NTD và không ngừng

cập nhật thông tin trên các phương tiện khác. Ngày 3/2/2005, chương trình trực tuyến

“Consumer TV” được phát sóng và sang năm 2006, KCA phát sóng các chương trình

truyền hình trên kênh KTV và truyền hình cáp. Thậm chí KCA còn lựa chọn những

chương trình có hiệu quả để in ra đĩa CD, sử dụng trong các trường ở mọi bậc học, các

tổ chức NTD và các chính quyền địa phương.

- Phát hành các ẩn phẩm liên quan đến NTD. Tháng 1 năm 1988, KCA xuất bản

ấn phẩm đầu tiên của tạp chí NTD có tên là “Sobija Siade”. Tạp chí này cung cấp

thông tin về sản phẩm để hỗ trợ NTD có lựa chọn sáng suốt đồng thời cung cấp các

biện pháp phòng ngừa và khắc phục thiệt hại. KCA cũng phát hành chuyên san 2 kỳ 1

năm có tựa đề “Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến NTD” bao gồm những kết quả

nghiên cứu về đời sống tiêu dùng. Ngòai ra cũng có nhiều báo cáo nghiên cứu và báo

cáo điều tra nhằm nâng cao hiểu biết của NTD và giúp NTD tránh bị xâm hại quyền

lợi. Như vậy, NTD luôn được cập nhật thông tin từ 2 nguồn chính bao gồm: (1) thư

viện của KCA có các tạp chí, ấn phẩm của viện nghiên cứu, thống kê, luận văn, báo

cáo, CD-ROM…; (2) trang Web của KCA (http://www.kca.go.kr)

Như đã trình bày ở trên, tại Hàn Quốc, KFTC, là cơ quan chủ quản của KCA

theo Luật khung NTD sửa đổi năm 2006. Trước đây, thẩm quyền này được giao cho cả

KFTC và MOFE (Bộ Kinh tế và Tài chính).

Điểm đáng lưu ý nhất trong thời gian vừa qua là sự phối hợp giữa KFTC và

KCA trong việc thành lập một hệ thống giải quyết khiếu kiện tập thể của NTD, năm

Page 29: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

29

2007, KFTC đã thông qua việc thành lập Hệ thống hòa giải tranh chấp tập thể của

NTD12

. Tức là trong trường hợp có ít nhất 50 NTD chịu thiệt hại như nhau trong một

lĩnh vực có đơn khiếu nại đến Uỷ ban giải quyết tranh chấp NTD (CDSC) của KCA.

Khi Uỷ ban ra phán quyết và doanh nghiệp bị kiện đồng ý với phán quyết đó, vụ việc

coi như được giải quyết. Có thể thấy được tính hiệu quả của hệ thống này qua bảng sau

đây:

Ngành Số vụ khiếu nại Số ngƣời khiếu

nại

Số vụ đƣợc giải

quyết

Nhà ở 9 3 119 6

Hàng hóa 4 882 -

Dịch vụ thuê 1 3 109 1

Viễn thông 1 80 -

Tổng số 15 7 190 7

Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại tháng 1 năm 2008 của hệ thống

CCDMS13

Trong một số lĩnh vực cụ thể, để thực hiện tốt chức năng BVNTD và đồng thời

tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, KCA đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan

hữu quan của chính phủ. Ví dụ, trong lĩnh vực thương mại điện tử, KCA nhận được hỗ

trợ và hợp tác từ: (1) Bộ thương mại, công nghiệp và năng lượng: khuyến khích hoạt

động tự điều chỉnh của các doanh nghiệp và giới thiệu các loại mã sản phẩm. (2) Bộ

thông tin truyền thông: bảo vệ thông tin cá nhân của NTD. (3) Bộ Tư pháp: giải quyết

những vấn đề thuộc quyền hạn xét xử và có khả năng áp dụng pháp luật.

1.3.2. Đánh giá chung

Với vai trò là cơ quan thực thi luật và chính sách BVNTD, tính độc lập của

KCA được thể hiện rõ nhất trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến BVNTD. KCA

có Uỷ ban giải quyết tranh chấp NTD (CDSC) chuyên xử lý các vụ việc tranh chấp của

NTD và nếu các bên tham gia vào quá trình xử lý của CDSC sẽ phải tuân thủ quyết

định cuối cùng của CDSC.

Về mặt chính trị, KCA được ủng hộ và trợ giúp trực tiếp từ cơ quan chủ quản là

KFTC…Về mặt xã hội, do hiệu quả thực tế công việc, KCA tiền thân là KCPB nhận

được sự tín nhiệm từ số lượng lớn NTD và các hiệp hội NTD khác của Hàn Quốc. Có

thể thấy rõ được sự tín nhiệm này khi nhìn vào bảng số liệu thống kê các vụ kiện của

12

Collective Consumer Dispute Mediation System 13

www.oecd.org/dataoecd/31/54/40080525.pdf

Page 30: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

30

tập thể NTD đã nêu ở trên. Có thể khẳng định KCA là cơ quan có uy tín và hoạt động

hiệu quả trong lĩnh vực BVNTD Hàn Quốc.

Có thể thấy rằng KCA phát huy và thể hiện hình ảnh của mình hết sức hiệu quả.

Ngoài việc xuất bản các tạp chí, chuyên san nghiên cứu, KCA còn kết hợp rất nhiều

hoạt động tuyên truyền quảng bá khác như xây dựng kênh truyền hình NTD, trang web

NTD.

1.4. Singapore

1.4.1. Vụ An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPS)

Vụ An toàn sản phẩm tiêu dùng là cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại

Singapore. Theo quy định của Luật BVNTD của Singapore năm1995 Vụ này có trách

nhiệm quản lý và kiểm soát an toàn sản phẩm đối với NTD. Đơn vị này được hưởng

kinh phí từ ngân sách của chính phủ đồng thời được hưởng lệ phí thu của từ các doanh

nghiệp theo quy định của nhà nước. Biện pháp quản lý an toàn sản phẩm là dán "Nhãn

an toàn" đối với danh mục hàng hoá bắt buộc phải quản lý về an toàn sản phẩm. Đồng

thời, cơ quan này cũng có trách nhiệm kiểm tra an toàn sản phẩm tiêu dùng lưu thông

trên thị trường. Hiện nay, hoạt động của Vụ bao gồm:

+ Xây dựng và hoàn thiện các quy định về an toàn sản phẩm;

+ Hướng dẫn nhà sản xuất và nâng cao kiến thức cho NTD về an toàn sản phẩm;

+ Điều tra các sự cố mất an toàn đối với NTD;

+ Kiểm tra giám sát "nhãn an toàn" của hàng hoá lưu thông trên thị trường của

45 loại hàng hóa bắt buộc.

Vụ này tổ chức kiểm tra giám sát "nhãn an toàn" của hàng hóa lưu thông trên thị

trường theo định kỳ 5 năm kiểm tra 1 lần đối với mỗi nhà phân phối. Ngoài ra, Vụ

cũng có thể kiểm tra đột xuất khi phát hiện có vi phạm dựa vào thông tin của phương

tiện thông tin đại chúng, ý kiến phản hồi của NTD và thông tin từ các cơ sở sản xuất.

Ngoài ra mỗi năm, Vụ phát động 01 chiến dịch hành động vì an toàn sản phẩm với

những chủ đề theo từng năm như: “Tìm kiếm nhãn an toàn”; “Kiểm tra nhãn an toàn”;

“Ngôi nhà an toàn với nhãn an toàn”; Tôi là NTD sản phẩm với nhãn an toàn; Tôi tìm

kiếm nhãn an toàn, còn bạn thì sao? Với những tuần lễ an toàn trên toàn đất nước

Singapore sẽ có chương trình quảng bá rộng rãi trên truyền hình; trò chơi trên truyền

hình; triển lãm; rút thăm trúng thưởng; tờ rơi quảng cáo; sách hướng dẫn sử dụng an

toàn cho NTD; điều tra sự hiểu biết của NTD qua từng năm.

CPS kiểm tra định kỳ thực hiện theo các bước sau:

+ Điều tra tình hình thực tế tại địa điểm kiểm tra- Đưa ra mục tiêu của đợt kiểm

tra- Kiểm tra "safety mark" của hàng hóa thuộc danh mục phải có "safety mark" theo

quy định, nếu cửa hàng vi phạm quy định sẽ mời chủ cửa hàng về cơ quan quản lý CPS

Page 31: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

31

xử lý vi phạm phạt tiền tới 10.000 $ và phạt tù tới 2 năm. Thường mỗi năm xử phạt từ

6-8 cơ sở với mức từ 500-2000 $/1cơ sở.

+ Ngoài 45 sản phẩm trong danh mục nếu xuất hiện các sản phẩm khác gây mất

an toàn thì CPS cũng sẽ tiến hành kiểm tra và sẽ xem xét để bổ sung vào danh mục bắt

buộc phải có "safety mark". Kết thúc kiểm tra CPS có thông báo kết quả cho doanh

nghiệp bị kiểm tra.

Đối với trường hợp kiểm tra đột xuất khi có vi phạm thì CPS thực hiện theo các

bước: Tiếp nhận thông tin (kể cả chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc tế); kiểm tra

đánh giá mức độ vi phạm; kiểm tra nguồn cung cấp phân phối loại sản phẩm vi phạm;

công bố trên phương tiện thông tin đại chúng biết về sản phẩm vi phạm an toàn; ngừng

lưu thông sản phẩm, xem xét lại việc chứng nhận "safety mark", yêu cầu nhà phân phối

có biện pháp ngăn chặn kịp thời; nhà phân phối phải tự kiểm tra 100% số sản phẩm đó

trong những lô tiếp theo; cơ quan CPS sẽ giám sát việc thực hiện các yêu cầu trên trong

vòng 6 tháng.

1.4.2. Đánh giá chung

Singapore được xem là một trong nước tiến bộ hàng đầu trên thế giới, luôn tìm

ra những cách thức mới để bảo vệ người dân nói chung và NTD nói riêng. Về công

việc BVNTD, mô hình của Singapore không giống như nhiều quốc gia khác, cơ quan

nhà nước không hoàn toàn kiểm soát vấn đề trên mà chia sẻ trách nhiệm cho Hiệp hội

NTD Singapore, một tổ chức phi chính phủ. Do đó, trách nhiệm, quyền hạn về

BVNTD tại Singapore được chia sẻ cho cả Hiệp hội NTD Singapore và Vụ An toàn

sản phẩm tiêu dùng.

1.5. Canada

Canada là một nhà nước liên bang rộng lớn với diện tích 10 triệu km2 bao gồm

10 bang và 3 lãnh thổ. Canada cũng là một thành viên của Nhóm các nước công nghiệp

phát triển (gọi tắt là G7). Đây là một quốc gia phát triển cao với điều kiện sống, hệ

thống giáo dục, y tế thuộc loại tốt nhất thế giới. Vấn đề BVNTD ở đất nước này cũng

hết sức được quan tâm. Mặc dù hệ thống pháp luật ở mỗi bang là khác nhau nhưng

chính phủ Canada luôn coi vấn đề BVNTD không chỉ là trách nhiệm của nghị viện liên

bang hay các bang thành viên mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Ở một số bang

như Quebec, Ontario,… vấn đề BVNTD được thực hiện rất tốt và đạt được nhiều thành

tựu đáng khâm phục.

Mặc dù pháp luật BVNTD ở Canada được chia thành luật liên bang và luật bang

tuỳ theo từng vấn đề nhưng nhìn chung hệ thống BVNTD ở Canada bao gồm hai thiết

chế: Văn phòng BVNTD và Hội NTD.

Page 32: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

32

1.5.1. Văn phòng BVNTD

Như đã trình bày ở trên, văn phòng BVNTD có ở cả 2 cấp là văn phòng liên

bang và văn phòng tỉnh bang/lãnh thổ.

a. Văn phòng BVNTD cấp liên bang (OCA)

Văn phòng BVNTD của Canada (OCA) là cơ quan nhà nước chịu sự quản lý

trực tiếp của Cơ quan quản lý công nghiệp Canada, được thành lập vào năm 1994-1995

theo quy định của Luật Công nghiệp. OCA làm việc ở cả khu vực nhà nước và tư nhân,

sử dụng các thông tin, các nghiên cứu và công cụ chính sách để bổ sung và hỗ trợ cho

những quy định BVNTD. OCA hiện có 23 nhân viên và ngân sách hàng năm là 4,6

triệu USD, đây không phải là cơ quan điều tra hay cơ quan thi hành.

Chức năng của văn phòng:

- Tiến hành nghiên cứu và phân tích chính sách về những vấn đề NTD;

- Làm việc với NTD để đảm bảo rằng họ có đầy đủ thông tin và phương tiện cần

thiết để bảo vệ quyền lợi đồng thời cũng đưa ngành công nghiệp hoạt động hiệu quả và

có đổi mới;

- Làm việc với doanh nghiệp để phát triển các hoạt động kinh doanh có lợi cho

NTD và dần dần có thể thông qua sự phát triển các mã và tiêu chuẩn tự nguyện

- Hỗ trợ hội NTD và các tổ chức phi chính phủ để cung cấp đầu vào hiệu quả

cho sự phát triển chính sách và đóng vai trò trong việc tạo ra những NTD có đòi hỏi

khắt khe

- Hỗ trợ và điều hòa với những cải cách thể chế và luật pháp thích đáng của cơ

quan BVNTD cấp bang/lãnh thổ

b. Văn phòng BVNTD cấp bang

Ở mỗi bang của Canada đều thành lập các Văn phòng BVNTD. Sự thành lập và

hoạt động của các Văn phòng này phụ thuộc và cơ chế hoạt động chính quyền tại các

bang. Văn phòng BVNTD của bang Quebec là một trong những bang thực hiện rất tốt

công tác BVNTD.

Văn phòng BVNTD của Quebec được Quốc hội thành lập vào năm 1971 và trở

thành cơ quan độc lập từ năm 1978. Văn phòng gồm 10 thành viên (2 công chức và 8

nhân viên - những chuyên gia về BVNTD). Những thành viên của Văn phòng do Hội

đồng bộ trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược, ra các quyết định

quan trọng, lập định các chính sách về BVNTD. Văn phòng này độc lập khỏi quyền lực

chính trị và hành chính, cơ cấu tổ chức của Văn phòng BVNTD Quebec có thể mô tả

theo sơ đồ dưới đây:

Page 33: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

33

Văn phòng BVNTD của Quebec có nhiệm vụ thực thi 4 văn bản pháp luật, đó

là:

- Luật BVNTD (các mối quan hệ hợp đồng và thông lệ kinh doanh)

- Luật các Đại lý du lịch

- Luật về thu hồi một số khoản nợ

- Luật về các dịch vụ tổ chức đám tang và mai táng

Với hệ thống các văn phòng khu vực, Văn phòng BVNTD của Quebec thực hiện

việc trả lời các yêu cầu của NTD thông qua điện thoại (95%), gặp trực tiếp, thư điện tử,

thư tín. Văn phòng NTD hàng năm nhận được khoảng 250.000 yêu cầu của NTD14

.

Bên cạnh đó, Văn phòng cũng hỗ trợ NTD trong quá trình khiếu kiện các vụ việc liên

quan đến lợi ích của NTD. Một hoạt động rất quan trọng được Văn phòng uỷ ban

BVNTD thực hiện đó là thông tin và giáo dục về BVNTD. Để thực hiện hoạt động

thông tin và giáo dục, Văn phòng uỷ ban BVNTD thực hiện việc phổ biến thông qua

thông tin một cách hệ thống thông qua Internet (hơn 1 triệu lượt người truy cập trong

năm 2006-2007), truyền thông, tờ rơi cũng như thành lập các chuyên mục riêng biệt

(hồ sơ nhà bán hàng với hơn 60.000 lượt truy cập trong năm 2006 – 2007; website cho

14

Xem tài liệu Hội thảo “Cơ chế pháp lý BVNTD: thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Viện Khoa học

pháp lý, 8-2007

BAN GIÁM ĐỐC

Chủ tịch

Phòng

Dịch Vụ Khách Hàng

- Thông tin và hỗ trợ

cho NTD

- Giải quyết khiếu nại

- Hoà giải

- 11 Văn phòng khu vực

Tổng Thƣ Ký

- Giấy phép

- Quản lý

- Thông tin

- Lập kế hoach

- Nghiên cứu và giáo

dục

- Xử lý dữ liệu

Phòng

Công Tác Pháp Lý

- Dịch vụ pháp lý

- Phân tích các thông lệ

kinh doanh

Page 34: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

34

thanh niên OPC Jeunesse Youth với hơn 23.000 lượt download trong năm 2006-

2007)15

.

Chức năng giải quyết khiếu nại của NTD cũng được Văn phòng uỷ ban BVNTD

thực hiện có hiệu quả. Trong năm 2006-2007 đã có 4356 NTD được bồi thường với trị

giá hơn 3,2 triệu Đô-la CAD (tương đương với 3 triệu USD) và khoảng 771 NTD được

bồi thường với giá trị hơn 1 triệu Đô la CAD thông qua thủ tục hoà giải. Bên cạnh đó

NTD cũng được bồi thường thông qua trái phiếu và Quỹ Bồi thường cho khách hàng

của các Đại lý du lịch.

c. Cổng thông tin NTD của chính phủ và các cơ quan của Canada

Như đã nêu ở trên, do đặc thù nhà nước liên bang, việc giải quyết các tranh chấp

của NTD thường được giải quyết ở cấp tỉnh bang/lãnh thổ. Khi khoa học, công nghệ

phát triển, người ta có thể ứng dụng những tiến bộ này vào việc giải quyết các vấn đề

này thông qua cổng thông tin điện tử. NTD ở bất kỳ khu vực nào cũng có thể khiếu nại

trực tuyến và được giúp đỡ tư vấn luật. Canada là nước có trình độ dân trí và mức sống

cao, cổng thông tin điện tử là cách tiếp cận nhanh, thao tác đơn giản cung cấp cho

chính quyền và nhà chức trách một công cụ xử lý hiệu quả và không rườm rà về thủ tục

hành chính. Đây là một mô hình hay, có nhiều ưu điểm song chỉ phù hợp với các nước

có trình độ phát triển kinh tế cao và có xu hướng số hóa việc quản lý công.

Đây là cổng thông tin điện tử cho nên NTD có thể sử dụng nó nhanh, gọn, hiệu

quả

- Bước 1: đánh giá khiếu nại

+ Chọn khu vực

+ Chọn hạng mục khiếu nại

+ Tính chất của khiếu nại

- Bước 2: cung cấp thông tin về quyền và nghĩa vụ của NTD

- Bước 3: hướng dẫn chi tiết việc liên hệ với doanh nghiệp

- Bước 4: viết thư cho người phụ trách/lãnh đạo của doanh nghiệp đó để tường

trình về vụ việc

- Bước 5: nộp đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền phù hợp

1.5.2. Uỷ ban giải quyết các vấn đề về NTD (CMC)

Uỷ ban này được thành lập theo Chương 8 của Thỏa thuận về thương mại nội

địa, CMC xây dựng nên diễn đàn mang tính chất liên bang-tỉnh bang-lãnh thổ phục vụ

15

Bài thuyết trình của Chủ tịch Văn phòng BVNTD bang Quebec, Tài liệu Hội thảo “Cơ chế pháp lý BVNTD:

thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Viện Khoa học pháp lý, 8-2007

Page 35: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

35

cho hợp tác quốc gia nhằm cải thiện thị trường cho NTD Canada dựa vào sự hòa hợp

giữa luật pháp liên bang và luật pháp bang và thông qua các hoạt động nâng cao ý thức

cộng đồng.

2. Các quốc gia có Cơ quan nhà nƣớc về BVNTD thuộc Chính phủ

2.1. Đài Loan

Công tác BVNTD tại Đài Loan là trách nhiệm của nhiều cơ quan chính phủ,

trong đó Ủy ban BVNTD (Consumer Protection Commission – sau đây gọi tắt là CPC)

- một cơ quan ngang bộ thuộc Bộ máy Hành chính Quốc gia Đài Loan (Executive

Yuan – ngang với Chính phủ trong hệ thống nước ta, bên cạnh Cơ quan Lập pháp

(Quốc hội), Cơ quan Tư pháp (Toà án), v.v), là đầu mối quản lý nhà nước trong lĩnh

vực này. (Xem thêm đồ hoạ dưới đây)

Page 36: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

36

Bộ máy Hành chính

Quốc gia

Ủy ban BVNTD (CPC)

Các bộ ngành liên quan

Các thanh tra

tiêu dùng

Các vụ/phòng

hành chính

của CPC

Các chính quyền

hạt

Các chính

quyền thành

phố

Chính quyền

trung ương

Các chính quyền

địa phương

Các thanh tra tiêu dùng

Các trung tâm tƣ vấn tiêu dùng

Các ủy ban hòa giải tranh chấp

tiêu dùng

Các công chức & nhân viên

hành chính

Các thanh tra tiêu dùng

Các trung tâm tƣ vấn tiêu dùng

Các ủy ban hòa giải tranh chấp

tiêu dùng

Các công chức & nhân viên

hành chính

Page 37: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

37

2.1.1. Ủy ban BVNTD

Điều 40 Luật BVNTD Đài Loan quy định: “Cơ quan Hành chính Quốc gia

thành lập Ủy ban BVNTD nhằm nghiên cứu, kiến nghị và rà soát lại các chính sách cơ

bản liên quan đến công tác BVNTD và giám sát việc thực thi các chính sách này.

CPC có một chủ tịch và 11 đến 19 uỷ viên với nhiệm kỳ 3 năm. Các thành viên

của CPC đều do Cơ quan Hành chính Quốc gia đề xuất và Tổng thống bổ nhiệm. Chủ

tịch của CPC luôn là Phó Thủ tướng và thành phần các uỷ viên luôn bao gồm tám quan

chức chính từ các bộ, ngành liên quan, hay hội đồng, ba đại diện của các tổ chức xã hội

về BVNTD, hai tổng giám đốc của các doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, hai học giả

và ba chuyên gia. Nói chung, CPC họp 1 lần/1 tháng và Chủ tịch CPC có quyền triệu

tập họp bất thường bất cứ lúc nào.

Cơ cấu của Ủy ban BVNTD có thể được diễn giải theo sơ đồ dưới đây:

Chủ tịch

Tổng Thư

Phó Tổng Thư

Các ủy

viên

Thành viên

thường trực

Thanh tra

tiêu dùng

Vụ Các vấn

đề pháp lý

Vụ giám sát và

điều phối

Vụ kế hoạch Nội quy

công chức

Vụ Tổng hợp

Phòng

nhân

sự

Kế toán

Page 38: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

38

Điều 41 của Luật BVNTD Đài Loan quy định Ủy ban BVNTD có trách nhiệm

và quyền hạn tương đối rộng, bao gồm:

- Nghiên cứu, kiến nghị và rà soát những chính sách và biện pháp cơ bản liên

quan đến BVNTD;

- Nghiên cứu, dự thảo, xét duyệt và ban hành các kế hoạch BVNTD và rà soát

kết quả thực thi của các kế hoạch đó;

- Xem xét các đề xuất BVNTD và thúc đẩy, phối hợp và rà soát quá trình thực

thi;

- Nghiên cứu các xu hướng BVNTD trong và ngoài nước và các vấn đề liên

quan đến phát triển kinh tế - xã hội;

- Giáo dục và thúc đẩy bảo vệ tiêu dùng, và tập hợp và cung cấp các thông tin

cho công tác BVNTD;

- Phối hợp các chính sách và các biện pháp của các bộ, ban, ngành và các cơ

quan có thẩm quyền liên quan đến công tác BVNTD; và

- Giám sát các cơ quan có thẩm quyền trong công tác BVNTD và hướng dẫn

các thanh tra tiêu dùng trong quá trình thực thu quyền hạn của họ; và

- Định kỳ công bố kết quả của biện pháp BVNTD và thông tin liên quan.

Tuy nhiên, CPC chỉ là cơ quan giám sát và hoạch định chính sách. CPC không

chịu trách nhiệm thực thi các chính sách mà cơ quan này đưa ra. Các cơ quan thực hiện

chính sách BVNTD Đài Loan là các cơ quan cấp bộ của từng ngành cụ thể tại trung

ương và địa phương.

Lực lượng Thanh tra tiêu dùng

Cũng theo Luật BV NTD Đài Loan, cả Ủy ban BVNTD (CPC) lẫn các chính

quyền địa phương đều có nghĩa vụ bổ nhiệm các Thanh tra tiêu dùng. Có tổng cộng 34

thanh tra viên được bổ nhiệm trên toàn lãnh thổ ĐÀi Loan.

Nhiệm vụ của các thanh tra viên bao gồm:

- Tiếp nhận và giải quyết những đơn khiếu nại của NTD;

- Chủ trì các vụ hòa giải do Ban hòa giải tranh chấp tiêu dùng tiến hành;

- Thông qua yêu cầu của các nhóm BVNTD về việc đem các tranh chấp ra tòa

phân xử hay các khiếu kiện nhóm; và

- Kiến nghị Tòa án ra quyết định chấm dứt hoặc ngăn cấm các hành vi của

doanh nghiệp kinh doanh vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật BVNTD (phí

tòa án cho vụ kiện được miễn trừ) (theo Điều 43, 53 Luật BVNTD Đài Loan).

Page 39: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

39

Quy trình giải quyết khiếu nại tiêu dùng tại Đài Loan

Xin hòa giải

Khi xảy ra tranh chấp

tiêu dùng…

(1) Bộ phận quản lý công

ty;

(2) Các tổ chức bảo vệ

quyền lợi NTD;

(3) Các trung tâm tư vấn

tiêu dùng

Khi vẫn không thể giải

quyết được tranh chấp…

Tòa án

Khiếu kiện ra tòa (1)

Khiếu kiện ra tòa (2)

Nộp đơn khiếu nại (1)

Khi vẫn không thể giải

quyết được tranh chấp…

Ủy ban Hòa giải tranh

chấp tiêu dùng cấp địa

phương được triệu tập

Khi hòa giải thất bại…

Khiếu kiện ra tòa (4)

Cơ quan BVNTD có thẩm

quyền của chính quyền địa

phương

Khi vẫn không thể giải

quyết được tranh chấp…

Nộp đơn khiếu nại (2)

Nộp đơn xin hòa giải

Khiếu kiện ra tòa

(3)

Page 40: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

40

2.1.2. Các cơ quan điều tiết ngành

Như đã nêu ở trên, các cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và thực thi các chính

sách liên quan đến BVNTD ở Đài Loan là các cơ quan bộ ngành cụ thể. Ở cấp chính

quyền trung ương, đó là các cơ quan ban ngành cấp bộ bao gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Tài

chính, Bộ Giáo dục, Bộ các Vấn đề Kinh tế, Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Thông

tin Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp, Ủy ban Thương mại Công bằng, Cơ quan

Bảo vệ Môi trường, v.v. Các bộ và cơ quan này chịu trách nhiệm về việc thực thi chính

sách BVNTD do CPC đưa ra ở từng ngành cụ thể.

Ví dụ như Vụ Tiêu chuẩn, Đo lường và Kiểm tra trong Bộ về các Vấn đề kinh tế

thực hiện công tác BVNTD thông qua các công tác như kiểm tra chất lượng hàng hóa

sản xuất tại các nhà máy trong nước, chất lượng hàng hóa nhập khẩu, kiểm tra giám sát

thị trường, thu hồi và phạt hành chính với các hàng hóa kém chất lượng, v.v. Vụ này có

thiết lập riêng một Đường dây nóng thu thập khiếu nại của NTD để hỗ trợ công tác giải

quyết tranh chấp giữa các nhà sản xuất và NTD. Hay Ủy ban Thương mại Công bằng

của Đài Loan thì BVNTD thông qua việc thực thi pháp luật và giám sát các hành vi

thương mại không lành mạnh trên thị trường như các quảng cáo sai lệch, hay việc lợi

dụng vị trí độc quyền để áp đặt giá cao bất hợp lý, v.v.

Các bộ và cơ quan nói trên cũng có các cơ quan cấp dưới tương ứng theo ngành

dọc ở từng địa phương (bao gồm các chính quyền cấp tỉnh/thành phố và chính quyền

cấp quận/huyện). Các cơ quan điều tiết ngành cấp địa phương không những điều chỉnh

hành vi của NTD, doanh nghiệp và các nhóm BVNTD, mà còn được quyền soạn thảo

ra những quy định có liên quan cho những kế hoạch BVNTD. Sau đó, họ phải gửi

những bản dự thảo quy định này lên CPC để nghiên cứu thêm. Và nếu được Ủy ban

BVNTD thông qua, họ sẽ được trao thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ như trong quy

định mà họ đề xuất.

Điều 42 của Luật BV NTD Đài Loan cũng quy định các cấp chính quyền

tỉnh/thành phố hoặc cấp quận/huyện có thể thành lập các Trung tâm tư vấn tiêu dùng

cũng như các chi nhánh của các Trung tâm đó. Nhiệm vụ của các Trung tâm tư vấn tiêu

dùng là tiếp nhận và thực hiện các công việc như cung cấp các dịch vụ tư vấn, phổ biến

giáo dục, tư vấn khiếu nại của NTD,...

Bên cạnh các cơ quan hành chính và các Trung tâm tư vấn tiêu dùng, mỗi chính

quyền địa phương, theo Luật BVNTD Đài Loan, cũng phải thành lập một Ban hoà giải

tranh chấp tiêu dùng bao gồm từ 7-15 ủy viên. Thành phần ủy viên bao gồm đại diện

của chính quyền cấp tỉnh/thành phố hoặc cấp quận/ huyện, thanh tra tiêu dùng, đại diện

của nhóm BVNTD, đại diện của các hiệp hội, ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh

là thành viên hoặc có liên quan. Trong đó, thanh tra tiêu dùng sẽ đóng vai trò Chủ tịch

ban. Cơ cấu tổ chức của ban hòa giải được quy định độc lập (theo Điều 45- Luật

BVNTD Đài Loan).

Page 41: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

41

Nếu như khiếu kiện của NTD chưa được giải quyết thỏa đáng bởi các doanh

nghiệp, trung tâm dịch vụ NTD, và điều tra viên tiêu dùng, ban hòa giải sẽ là bên cuối

cùng xem xét kiến nghị của NTD, trước khi tranh chấp được đưa ra tòa án phân xử.

2.1.3. Đánh giá chung

Có thể nói, tuy Đài Loan có một cơ quan chuyên biệt về BVNTD – CPC, nhưng

cơ quan này chủ yếu thiên về các chức năng giám sát và lập quy. Hệ thống BVNTD

của Đài Loan (bao gồm cả các cơ quan thực thi chánh sách và giải quyết tranh chấp)

nhìn chung được đặt trong quan hệ chặt chẽ với toàn bộ bộ máy hành chính của lãnh

thổ này, không thể tách rời khỏi các bộ ngành dọc ở cấp trung ương và các chính quyền

địa phương. Riêng công tác giải quyết tranh chấp thì có thêm vai trò của hệ thống tư

pháp (các tòa án) và cơ quan kiểm sát.

Cách tổ chức bộ máy như vậy vừa giúp NTD có được sự bảo vệ đặc thù trong

từng lĩnh vực cụ thể (như ngân hàng, giao thông vận tải, y tế, các hành vi thương mại

không công bằng, v.v), đến tận cấp cơ sở; vừa giúp cho vấn đề BVNTD có được sự chỉ

đạo thống nhất về mặt đường hướng chính sách, và sự ủng hộ về mặt chính trị – thông

qua vai trò và vị trí độc lập khá cao trong chính phủ của CPC. CPC cũng có một

website16

với tất cả các thông tin có liên quan về BVNTD để NTD có thể có một đầu

mối thông tin thống nhất để truy cập, tránh tản mạn.

Ngoài ra, chính phủ cũng cung cấp cho NTD tất cả các chọn lựa có thể để bảo

vệ quyền lợi của họ, bao gồm từ tư vấn tiêu dùng, hòa giải đến giải quyết tranh chấp

thông qua hệ thống tòa án, sao cho thích hợp nhất với nhu cầu của NTD và đặc trưng

của từng vụ việc.

2.2. Nhật Bản

Nhật Bản là điển hình của mô hình quốc gia có nhiều cơ quan cùng thực hiện

chức năng BVNTD. Vấn đề BVNTD bắt đầu được quan tâm tại Nhật Bản từ năm

1950, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ và xuất hiện ngày càng nhiều vụ

việc gây thiệt hại cho NTD do lỗi của hàng hoá cũng như của doanh nghiệp.

Theo thời gian, mối quan tâm của Chính phủ Nhật Bản về vấn đề BVNTD được

tăng lên rõ rệt. Giữa năm 1960, một số cơ quan BVNTD đã được xây dựng nhằm xử lý

những hành vi gây thiệt hại tới lợi ích NTD trong nhiều lĩnh vực như: Cục chính sách

chất lượng cuộc sống được thành lập trong Cơ quan kinh tế kế hoạch năm 1965, Bộ

Ngoại thương và Công nghiệp và Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp cũng thành lập Ban

BVNTD năm 1964…Tuy nhiên trong thời gian đầu, những cơ quan này vẫn còn nhỏ,

manh mún và chưa thành hệ thống.

16

(http://www.cpc.gov.tw)

Page 42: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

42

Cho đến nay, sau thời gian dài với rất nhiều sự thay đổi theo cả hệ thống thể chế

Nhật Bản cũng như sự đa dạng của hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ, Nhật Bản đã xây

dựng một hệ thống các cơ quan BVNTD với một cơ chế, cấu trúc khá chặt chẽ đảm

bảo nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi NTD từ khâu: xây dựng chính sách, giám sát, thực thi

và trên phạm vi toàn quốc gia.

Dưới đây là một số cơ quan tiêu biểu trong hệ thống cơ quan BVNTD Nhật Bản

và kinh nghiệm thực thi chính sách Bảo vệ ngưòi tiêu dùng Nhật Bản:

2.2.1. Hội đồng chính sách tiêu dùng

Hội đồng chính sách tiêu dùng do chính Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch, hoạt

động dựa trên Luật BVNTD. Thành viên Hội đồng là môtj ssoo thành viên của nội các

Chính phủ Nhật (là các Bộ trưởng các Bộ có liên quan).

Hội đồng hoạt động với hai mục tiêu chính là lập kế hoạch phát triển chính sách

BVNTD và xây dựng kế hoạch cơ bản cho các hoạt động BVNTD nhằm thúc đẩy việc

thực thi, đánh giá, giám sát việc thực thi chính sách BVNTD.

Bộ Phận giúp việc cho Hội đồng chính sách BVNTD gồm có:

a. Hội đồng chính sách chất lượng cuộc sống

Đây là cơ quan cố vấn cho Thủ tướng trong công tác BVNTD, thành phần của

hội đồng bao gồm: các học giả, đại diện của các tổ chức BVNTD, đại diện của các

doanh nghiệp trong các ngành chủ chốt, và những chuyên gia khác trong lĩnh vực

BVNTD.

b. Văn phòng chính phủ

Văn phòng Chính phủ Nhật Bản được thành lập năm 2001, đứng đầu là Thủ

tướng Chính phủ. Đây là cơ quan giúp việc cho Thủ tướng, đóng vai trò trụ cột trong

việc xây dựng dự thảo cho những chính sách quan trọng cũng như đóng vai trò điều

phối giữa các Bộ/Ngành của Chính phủ.

Trong công tác BVNTD, Văn phòng Chính phủ là cơ quan thường trực có trách

nhiệm điều phối chung các chính sách do Bộ/Ngành ban hành và đảm bảo cho các

chính sách trong từng lĩnh vực phải phù hợp với Luật và Chính sách chung. Ngoài ra

Văn phòng Chính phủ là cầu nối giữa Hội đồng chính sách BVNTD và Hội đồng chính

sách chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ cũng là cơ quan chủ trì chính trong công tác

hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVNTD. Văn phòng Chính phủ đóng vai trò chủ đạo

trong việc tìm kiếm những quan hệ hợp tác quốc tế, đưa ra chính sách hợp tác, trao đổi

thông tin, kinh nghiệm trong công tác BVNTD với các quốc gia khác. Trong đó đặc

biệt phải nói đến hợp tác với Uỷ ban chính sách cạnh tranh OECD (CCP). CCP là cơ

quan đưa ra chính sách giải quyết BVNTD chung cho các nước thành viên, các thành

Page 43: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

43

viên trong uỷ ban cùng trao đổi thông tin và giải quyết các vấn đề quan trọng trong

BVNTD. Văn phòng Chính phủ cũng tổ chức những Hội nghị với những những quốc

gia liên quan trong việc trao đổi thông tin và ý kiến về chính sách BVNTD.

c. Cơ quan BVNTD ở địa phương

Mỗi địa phương đều phải thành lập những ban chuyên trách đối với chính sách

BVNTD, những ban chuyên trách này dựa trên những Luật và Chính sách của Trung

ương sẽ đưa ra những quy định của riêng họ sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm

của từng địa phương.

Sau khi xây dựng các chính sách tiêu dùng, các địa phương bắt đầu xây dựng

các trung tâm tiêu dùng địa phương và dịch vụ tư vấn NTD. Đây là những cơ quan trực

tiếp tiến hành xử lý các vụ việc BVNTD, họ cung cấp những dich vụ tư vấn cho NTD,

và xử lý các khiếu nại của NTD xảy ra trong phạm vi địa phương. Tính cho tới năm

2002 đã có 524 trung tâm tiêu dùng địa phương được thành lập.

2.2.2. Trung tâm tiêu dùng quốc gia của Nhật Bản (NCAC)

Trung tâm tiêu dùng quốc gia Nhật Bản được Chính phủ thành lập vào tháng

10/1970 như một cơ quan hành chính Nhà nước. Sau đó NCAC chính thức được công

nhận là một cơ quan độc lập vào tháng 10/2008 theo Luật cơ quan hành chính độc lập

năm 2002. Trung tâm bao gồm những hoạt động BVNTD trên khắp lãnh thổ quốc gia

cũng như các tổ chức trung tâm giám sát thông tin đối với NTD, giải quyết khiếu nại và

kiểm tra sản phẩm. Các chức năng chính của Trung tâm được thể hiện như sau:

- Mạng lưới thông tin:

NCAC thu thập thông tin trên hệ thống mạng online từ phía NTD, kết nối với

những trung tâm tiêu dùng địa phương khắp cả nước và hợp tác với các bệnh viện. Hệ

thống này gọi là PIO-NET (Practical living Information Online NETwork), đây là

nguồn dữ liệu theo chủ đề liên quan đến những khiếu nại và thắc mắc của NTD gửi đến

NCAC và trung tâm BVNTD đia phương. Những thông tin này sẽ được NCAC cung

cấp và đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng và chuyển lên các Bộ , ngành có

liên quan.

Để xử lý nhanh chóng những thiệt hại đối với NTD, hệ thống mạng lưới xuyên

quốc gia (PIO-NET), kết nối giữa NCAD và các trung tâm NTD được thiết lập. NCAC

tập trung, phân tích và đánh giá thông tin cho NTD từ trung tâm NTD và cung cấp

thông tin cho trung tâm tiêu dùng trên khắp các khu vực quốc gia.

- Tư vấn cho NTD:

NCAD nhận và giải quyết các khiếu nại và điều tra những vấn đề lớn liên quan

NTD, mà còn mở rộng ra những vấn đề liên quan đến đời sống người dân nói chung.

Các tư vấn viên là những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sẽ giải trả lời thắc mắc của

Page 44: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

44

NTD và giải quyết những khiếu nại của NTD liên quan đến hàng hoá và dịch vụ với tư

cách là bên khách quan.

Bên cạnh việc giải quyết các khiếu nại và giải đáp thắc mắc cho NTD, NCAC

cũng giải quyết những vụ việc phức tạp do trung tâm NTD địa phương chuyển lên,

hoạt động như một trung tâm tiêu dùng. Số lượng vụ việc được chuyển lên ngày càng

tăng từ năm 2001.

- Kiểm tra sản phẩm:

NCAC còn có chức năng kiểm tra chất lượng hàng hoá khi có khiếu nại nhằm:

+ Giải quyết những khiếu nại của NTD liên quan đến sản phẩm;

+ Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi của sản phẩm;

+ Tìm ra những lỗi của sản phẩm mà có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn và

đời sống của NTD;

+ Đưa ra mức đền bù cho NTD đối với những sai sót của sản phẩm;

+ Tránh không để thiệt hại lan rộng;

+ Tránh những lỗi tương tự có thể xảy ra;

2.2.3. Các cơ quan điều tiết ngành

Trong mỗi Bộ/Ngành, đặc biệt là những Bộ/Ngành có ảnh hưởng lớn đến NTD

(có Bộ trưởng là thành viên của Hội đồng chính sách tiêu dùng) đều phải xây dựng

những cơ quan BVNTD. Những cơ quan BVNTD này mang tính chất chuyên môn cao

hơn, có những phòng thí nghiệm và kiểm tra chất lượng riêng mỗi khi có khiếu nại của

NTD.

Ngoài ra, các Bộ còn xây dựng những cơ quan đo lường tiêu chuẩn riêng nhằm

đưa ra những tiêu chuẩn mẫu cho hàng hoá, để từ đó, NTD có thể tự bảo vệ quyền lợi

của mình trong khâu chọn hàng hoá cũng như dễ dàng hơn trong việc phạt vi phạm

những nhà sản xuất hay phân phối hàng hoá không đủ tiêu chuẩn, chất lượng.

Hàng năm, số vụ khiếu nại do các cơ quan BVNTD trong các Bộ/Ngành xử lý

rất lớn. Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp đã xử lý 18551 khiếu nại, Bộ Kinh tế Thương mại

Công nghiệp xử lý 11249 khiếu nại. Bộ Địa chính, Cơ sở hạ tầng và Giao thông xử lý

5255 khiếu nại.

2.2.3. Đánh giá chung

Nhìn chung Nhật Bản đã xây dựng được một hệ thống cơ quan BVNTD khá đồ

sộ. Đặc biệt, số lượng các trung tâm tiêu dùng trên địa phương ngày càng nhiều. Gần

600 trung tâm BVNTD địa phương là con số khá ấn tượng đối với một quốc gia có

Page 45: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

45

diện tích nhỏ như Nhật Bản. Mỗi địa phương đều thực hiện nghiêm chỉnh công tác xây

dựng trung tâm BVNTD.

Với hệ thống cơ quan đồ sộ như vậy, quyền lợi của người của NTD được quan

tâm sát sao hơn, và ngưòi tiêu dùng cũng dễ dàng hơn trong việc khiếu nại các hành vi

của nhà sản xuất/phân phối hoặc lỗi của hàng hóa gây thiệt hại cho mình. Những thành

tựu đó của Nhật Bản nhờ vào những thuận lợi sau:

a. Tính độc lập của cơ quan quản lý NN về BVNTD

+ Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho hàng hoá

Để ngăn ngừa những thiệt hại có thể xảy ra đối với NTD, một số Bộ/Ngành đưa

ra những tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật để NTD dựa vào đó lựa chọn sản phẩm cũng

như để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng trong khâu kiểm tra chất lượng.

Uỷ ban tiêu chuẩn công nghiệp (JISC) được thiết lập với mục tiêu nhằm đưa ra

những tiêu chuẩn cho một số hàng hoá trên thị trường, những tiêu chuẩn này sẽ được

đăng tải trên tạp chí tiêu dùng để NTD dựa vào đó chọn lựa sản phẩm.

+ Nhãn hiệu hàng hoá

Để giúp cho NTD dễ dàng chọn lựa khi mua hàng, một số cơ quan đã cung cấp

những danh sách sản phẩm, nhãn hiệu đạt chất lượng để NTD tin tưởng khi sử dụng.

Bộ Nông – Lâm - Hải sản đã kiểm tra chất lượng và đưa ra bản danh sách các sản

phẩm thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng để NTD sử dụng khi lựa chọn sản phẩm.

Những sản phẩm trên sẽ được kiểm tra và công bố hàng năm.

Một trong những cơ quan tiêu biểu và hoạt động khá hiệu quả là Uỷ ban tiêu

chuẩn công nghiệp Nhật Bản được thiết lập nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

khoáng và công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hoá, thiết lập khuôn mẫu, tiêu

chuẩn chung cho các khâu sản xuất, sử dụng, kiểm tra chất lượng….

b. Sự ủng hộ về mặt chính trị và xã hội

Một trong những lợi thế của Nhật Bản trong công tác BVNTD đó là Nhật Bản

được sự hỗ trợ và hậu thuẫn rất lớn từ chính phủ. Chính Thủ tướng chính phủ giữ trọng

trách chủ tịch Hội đồng chính sách tiêu dùng đã cho thấy mối quan tâm của chính phủ

Nhật bản đối với NTD là rất lớn. Hơn nữa, trong các cơ quan chính phủ, các Bộ/Ngành

đều phải xây dựng cơ quan BVNTD riêng nhằm BVNTD trong từng lĩnh vực cụ thể.

Trong năm 2002, ngân sách chi cho công tác BVNTD lên đến gần 30 triệu yên,

trong đó chi cho hoạt động ngăn ngừa thiệt hại lên đến 11 triệu Yên, chi cho công tác

nâng cao hệ thống giải quyết khiếu nại lên đến hơn 8 triệu Yên. Đây là một con số

tương đối lớn và đủ thấy Chính phủ Nhật đã quan tâm và ủng hộ rất chính đáng cho

công tác BVNTD.

Page 46: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

46

c. Tính sẵn có của các nguồn lực

Nhật Bản là một quốc gia kiểm tra rất gắt gao chất lượng của sản phẩm tung ra

thị trường. Trung tâm BVNTD quốc gia Nhật Bản đưa ra hàng loạt các cuộc điều tra

chất lượng sản phẩm như: sản phẩm thực phẩm, sản phẩm chức năng, máy móc điện

tử… và so sánh chất lượng của các sản phẩm. Kết quả kiểm tra sẽ được đăng tải trên

tạp chí tiêu dùng hàng tháng Gekkan Shohisha và những tạp chí công cộng khác.

Chính những cuộc kiểm tra chất lượng này giúp cho người dân có được những

thông tin cần thiết, thúc đẩy doanh nghiệp, nhà sản xuất phải luôn cố gắng nâng cao

chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh được với các đối thủ khác, tránh được

tình trạng doanh nghiệp nói quá lên sản phẩm của mình cũng như loại bỏ các nhãn hiệu

kém chất lượng.

d. Tính hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp

Các trung tâm tư vấn tiêu dùng Nhật bản được thiết lập với số lượng khổng lồ,

riêng ở Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp đã thành lập đến 64 trung tâm tư vấn tiêu dùng

trong lĩnh vực nông , lâm, ngư nghiệp với mục đích tiếp nhận những thông tin, khiếu

nại của NTD liên quan đến nhãn hiệu thực phẩm, MAFF đã thiết lập hệ thống điện

thoại trực tuyến để tiếp nhận thông tin tại tại những trung tâm tư vấn này, tính đến

2003 họ đã nhận được 5,606 cuộc gọi, Bộ Kinh tế - Thương mại – Công nghiệp cũng

thành lập 10 trung tâm tư vấn… Các trung tâm tư vấn này thực hiện hai chức năng

chính là tư vấn và giải quyết khiếu nại.

Trung tâm tư vấn ở các địa phương cũng hoạt động khá tích cực và hiệu quả với

mục tiêu là giải quyết khiếu nại, tuyên truyền tới NTD và kiểm tra chất lượng. Cho đến

1/4/2002, có tất cả 463 trung tâm tư vấn tiêu dùng trên lãnh thổ Nhật Bản (167 trung

tâm tư vấn cấp quận và 296 trung tâm tư vấn cấp Thành phố/thị xã). Những trung tâm

này tập trung thựuc thi chính sách cạnh tranh cấp địa phương.

e. Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan

Không chỉ chú trọng vào công tác xây dựng Luật, hay giải quyết khiếu nại, Nhật

Bản còn biết phối hợp, hoạt động trong nhiều mảng để tạo nên một hiệu quả chung với

mục tiêu phòng chống những thiệt hại xảy đến với NTD.

Sơ đồ cấu trúc và mối quan hệ giữa các cơ quan BVNTD của Nhật Bản được thể

hiện trên bảng sau:

Page 47: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

47

Cấu trúc của thiết chế chính sách tiêu dùng

Ban chính sách chất lƣợng cuộc sống

(Kiểm tra và thảo luận những vấn đề cơ

bản)

(Luật BVNTD) Phần 29

(Luật thành lập cơ quan nội các) Phần 38

OECD

Hội đồng chính

sách BVNTD

(CCP)

NTD

(Các tổ chức BVNTD)

Các doanh nghiệp

(Các hiệp hội doanh

nghiệp)

Hỗ trợ NTD

Phản ánh các ý

kiến

Hội đồng chính sách tiêu dùng

(Chủ tịch: Thủ tướng)

(Phác thảo kế hoạch cơ bản liên quan

đến NTD: thẩm định, đánh giá, giám

sát)

(Luật BVNTD) Phần 27 và 28

Cơ quan nội các

(Phòng chính sách

chất lượng cuộc sống)

(Lên kế hoạch và phối hợp

toàn diện)

Trung tâm giải quyết các vấn về tiêu

dùng trong nƣớc của Nhật Bản

(Cung cấp thông tin, đào tạo giáo dục,

kiếm tra sản phẩm, xử lý khiếu nại)

Các trung tâm BVNTD địa

phương

(Kiểm tra sản phẩm, xử lý

khiếu nại…)

Các quận

(Hòa giải các khiếu

nại đặc biệt hoặc có

phạm vi rộng hơn)

Các thành phố,

thị trấn, làng xã

(Hòa giải khiếu

nại)

Các bộ và các cơ quan

(Triển khai các biện pháp

đa dạng)

Page 48: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

48

2.3. Thái Lan

Các cơ quan BVNTD Thái Lan nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng

Chính phủ. Và những cơ quan này cũng đồng thời là cơ quan điều tiết ngành.

2.3.1. Ủy Ban BVNTD

Ủy ban BVNTD (Consumer Protection Board – CPB) bao gồm Thủ tướng

Chính phủ làm Chủ tịch, với các thành viên khác gồm Tổng thư ký cho Thủ tướng

chính phủ, Thư kí thường trực của Văn phòng thủ tướng, Thư ký thường trực của Bộ

Nông Nghiệp và Hợp tác xã, Thư ký thường trực của Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, Bộ

Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Tổng thư ký Ủy ban Thực phẩm và Dược phẩm,

tám thành viên có đủ điều kiện được bổ nhiệm bởi Hội đồng Bộ trưởng, Tổng thư ký

của Văn phòng Ủy ban BVNTD. Nhiệm kỳ của các thành viên này là 3 năm và có thể

được tái bổ nhiệm.

Ủy ban BVNTD gồm có 3 ban sau: Ban về nhãn mác, Ban về hợp đồng, Ban về

quảng cáo. Mỗi ban bao gồm không ít hơn 7 và không nhiều hơn 13 thành viên là

chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng, do Ủy ban BVNTD bổ nhiệm. Mỗi một thành

viên có nhiệm kỳ là 2 năm.

Ngoài ra còn có các tiểu ban: như Tiểu ban về đàm phán: hợp đồng, quảng cáo,

nhãn mác; Tiểu ban quyết định và giám sát quảng cáo; Tiểu ban về xem xét khiếu nại.

Uỷ ban BVNTD có những quyền hạn và nhiệm vụ như dưới đây:

- Xem xét các khiếu nại của NTD khi họ gặp phải khó khăn hay thiệt hại do

hành vi doanh của doanh nghiệp;

- Khởi kiện đối với hàng hóa gây hại cho sức khỏe NTD theo Điều 36 – Luật

BVNTD;

- Công khai các thông tin về hàng hoá và dịch vụ có thể gây tổn hại đến quyền

lợi của NTD, và cũng vì mục đích đó thì tên của hàng hóa và dịch vụ hay tên của chủ

thể kinh doanh có thể được chỉ rõ;

- Đưa ra kiến nghị và lời khuyên cho các Ban, xem xét và quyết định kháng nghị

đối với lệnh của Ban;

- Ban hành các quy định liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm của Ban và

tiểu ban;

- Giám sát và thúc đẩy việc việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các cán

bộ có thẩm quyền, các quan chức chính phủ hay các cơ quan nhà nước khác theo quy

định của luật cũng như tiến hành khởi kiện của các cán bộ có thẩm quyền đối với vi

phạm đến quyền của NTD;

Page 49: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

49

- Khởi tố theo pháp luật các vụ vi phạm quyền lợi hợp pháp của NTD khi Ủy

ban thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu theo điều 39 của Luật BVNTD

- Đề xuất ý kiến lên Hội đồng Bộ trưởng về chính sách và các biện pháp

BVNTD, xem xét và đưa ra ý kiến cho bất kỳ vấn đề nào liên quan đến BVNTD khi

được Hội đồng Bộ trưởng hoặc Bộ trưởng giao.

- Công nhận các tổ chức thành lập theo điều 40 của Luật BV NTD

- Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của luật về chức năng của Ủy ban

Khi thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Uỷ ban có thể giao cho Văn phòng Ủy ban

BVNTD thực hiện hoặc chuẩn bị các đề xuất để trình lên Uỷ ban xem xét.

Văn phòng Ủy ban BVNTD (OCPB)

Văn phòng này thuộc Văn phòng của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo

Luật BVNTD, chịu sự quản lý và kiểm soát của thủ tướng Chính phủ. Người đứng đầu

cơ quan này là Tổng thư ký, đồng thời sẽ là thư ký và thành viên của Ủy ban BVNTD.

Được thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà Ủy ban BVNTD giao phó,

OCPB có thẩm quyền và trách nhiệm như sau:

- Tiếp nhận khiếu nại của NTD khi quyền lợi của họ bị xâm hại do hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp gây ra;

- Theo dõi và giám sát các hoạt động của những doanh nghiệp vi phạm quyền

của NTD, và sắp xếp để kiểm tra và thẩm định chất lượng hàng hóa và dịch vụ nhằm

bảo vệ quyền lợi NTD;

- Thúc đẩy hay tiến hành việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến BVNTD

cùng các viện nghiên cứu hay các cơ quan khác;

- Thúc đẩy giáo dục cho NTD về an toàn và nguy hại của hàng hóa, dịch vụ;

- Phổ biến thông tin kỹ thuật và thông tin giáo dục tới NTD nhằm tạo thói quen

tiêu dùng tốt cho sức khỏe, tiết kiệm và tận dụng tối đa nguồn lực tự nhiên;

- Hợp tác với các cơ quan nhà nước và các cơ quan khác có thẩm quyền và trách

nhiệm quản lý, thúc đẩy hoặc xây dựng các tiêu chuẩn của hàng hóa và dịch vụ;

- Thực hiện các hoạt động khác do các Ban hoặc Uỷ ban giao phó

Việc giải quyết tranh chấp khiếu nại NTD được thực hiện dưới hai hình thức:

(1) Thương lượng:

- Thương lượng sơ bộ do công chức của OCPB thực hiện.

Bước 1: Xem xét các vấn đề từ người khiếu nại (NTD)

Page 50: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

50

Bước 2: Yêu cầu chủ thể kinh doanh và NTD thương lượng, trong đó cán bộ của

Văn phòng Uỷ ban BVNTD giữ vai trò như là trung gian hoà giải.

- Thương lượng bởi Tiểu ban đàm phán khiếu nại (Tiểu ban đàm phán về hợp

đồng, quảng cáo và ghi nhãn) hoặc Tiểu ban xem xét khiếu nại của NTD, nếu như

thương lượng sơ bộ thất bại, vấn đề sẽ được chuyển đến Ban để tiếp tục xem xét.

(2) Khởi kiện và khởi tố:

Luật BVNTD điều 39 trao cho Uỷ ban BVNTD quyền tiến hành khởi kiện đối

với hành vi vi phạm quyền của NTD khi Uỷ ban thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu.

Trong trường hợp Uỷ ban thấy cần thiết tiến hành khởi kiện đối với hành vi vi

phạm quyền của NTD hoặc khi nhận được khiếu nại của NTD mà các quyền của họ bị

xâm phạm, và Uỷ ban nhận thấy rằng việc khởi tố sẽ có lợi cho NTD xét về tổng thể thì

Uỷ ban có quyền chỉ định công tố viên với sự chấp thuận của Tổng Vụ trưởng Vụ công

tố, hoặc một công chức chuyên trách về BVNTD trong OCPB tiến hành khởi kiện vụ

án dân sự và khởi tố vụ án hình sự tại toà án đối với những người vi phạm quyền của

NTD. Tất cả mọi chi phí đều được miễn trừ.

Tóm lại, NTD sẽ không trực tiếp mà gián tiếp khởi kiện theo pháp luật về việc

vi phạm các quyền của NTD thông qua Ủy ban BVNTD và các Hội BVNTD được thừa

nhận

2.3.2. Ủy ban bán hàng và tiếp thị trực tiếp

Bên cạnh Luật BVNTD, năm 2002, Thái Lan có thông qua một đạo luật nữa

cũng có tầm quan trọng cao trong lĩnh vực này – Đạo luật về Bán hàng và Tiếp thị trực

tiếp. Đạo luật này BVNTD tránh khỏi sự ràng buộc của các hợp đồng bán hàng trực

tiếp một chiều không công bằng, tránh khỏi bị lừa bởi các hình thức bán hàng đa cấp

bất chính, và bảo vệ sự riêng tư của NTD trước các hình thái tiếp thị trực tiếp.

Theo đạo luật này, một Ủy ban Bán hàng và Tiếp thị trực tiếp được thành lập,

bao gồm một vị Chủ tịch do Nội các bổ nhiệm, 4 thành viên mặc nhiên (Cục trưởng

Cục Nội thương, Cục trưởng Cục Xúc tiến Công nghiệp, người đứng đầu lực lượng

cảnh sát hoàng gia Thái Lan, và Tổng Thư ký Ủy ban Lương thực và Dược liệu), 4

thành viên được bổ nhiệm từ các hiệp hội có liên quan đến tiếp thị và bán hàng trực

tiếp và BVNTD, và 4 thành viên khác nữa theo yêu cầu (trong đó có 2 đại diện của giới

doanh nghiệp). Chủ tịch Ủy ban BVNTD sẽ chịu trách nhiệm giữ sổ đăng ký bán hàng

và tiếp thị trực tiếp, trong khi Tổng thư ký của Văn phòng Ủy ban BVNTD sẽ tham gia

vảo Ủy ban bán hàng và tiếp thị trực tiếp với tư cách thành viên và thư ký.

Ủy ban này có nhiệm kỳ 3 năm bao gồm các tiểu ban về bán hàng và tiếp thị

trực tiếp, tiểu ban về quy tắc và thử tục thông báo, tiểu ban về so sánh sai lệch, tiểu ban

về xem xét khiếu nại NTD. Uỷ ban này có chức năng BVNTD trong hệ thống bán hàng

Page 51: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

51

và tiếp thị trực tiếp, và có thể đưa ra các khuyến cáo chung cho NTD về các loại mặt

hàng, dịch vụ “có thể gây hại” và danh tính các nhà sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch

vụ đó mà không cần phải giải trình cụ thể về các khuyến cáo này. Ủy ban này do Văn

phòng Ủy ban BVNTD giám sát, quản lý và hỗ trợ.

2.3.3. Đánh giá chung

Như vậy, về nguyên tắc, hệ thống cơ quan nhà nước về BVNTD của Thái Lan là

khá độc lập, tập trung và có quyền lực cao, với Thủ tướng chính phủ là Chủ tịch của

CPB (cơ quan lập quy về BVNTD), và Văn phòng của CPB (cơ quan thực thi) thuộc

Văn phòng Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, các cơ quan này cũng có những quyền

lực thực tế khá mạnh, có tính răn đe cao, ví dụ như đưa ra khuyến cáo về các sản phẩm

dịch vụ có hại mà không cần giải trình hay chứng minh. Điều này có lợi thế là nâng cao

vị thế của công tác BVNTD tại Thái Lan, tạo thuận lợi cho công tác thực thi pháp luật.

Tuy nhiên, không có số liệu cụ thể về công tác thực thi pháp luật và giải quyết

tranh tiêu dùng nào có sẵn cho phép đánh giá mức độ thành công của hệ thống này. Hệ

thống giải quyết trannh chấp của Thái Lan vẫn còn thiên qua nhiều về hòa giải thương

lượng và các biện pháp hành chính, chưa tách bạch khỏi đươc hệ thống tòa án nói

chung. Hệ thống BVNTD cũng có sự hợp tác chặt chẽ của cơ quan cảnh sát hoàng gia

Thái Lan.

2.4. Ấn Độ

Hệ thống cơ quan nhà nước về BVNTDT của Ấn Độ gồm 03 bộ phận cơ bản:

- Cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD (Cơ quan hành chính);

- Hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp tiêu dùng (Cơ quan tư pháp và bán

tư pháp);

- Các bộ phận giải quyết khiếu nại của NTD trong các cơ quan điều tiết ngành.

2.4.1. Bộ các Vấn đề về NTD, Phân phối Thực phẩm và Hàng hoá Công cộng

Ấn Độ

Ấn Độ có một cơ quan cấp bộ chuyên trách về các vấn đề liên quan đến NTD -

Bộ các Vấn đề về NTD, Phân phối Thực phẩm và Hàng hoá Công cộng17

– trong đó,

Vụ các Vấn đề về NTD là cơ quan quản lý nhà nước toàn quyền về BVNTD

(Department of Consumer Affairs – DCA).

DCA chịu trách nhiệm hoạch định các chính sách BVNTD, giám sát giá cả, đảm

bảo cung ứng những hàng hóa thiết yếu, thúc đẩy phong trào NTD và kiểm soát các cơ

quan thực thi như Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ. Cụ thể, DCA có chức năng giám sát các vấn

đề và thực thi các văn bản pháp luật sau đây (đều có liên quan đến NTD):

17

http://fcamin.nic.in/index.asp

Page 52: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

52

- Thương mại nội địa

- Thương mại giữa các bang: Luật Kiểm soát các hình thức đồ uống có cồn (và

các hoạt động buôn bán, thương mại giữa các bang) 1955

- Kiểm soát các hợp đồng thương mại về hàng hoá bán giao sau: Luật điều chỉnh

các loại hợp đồng hàng hoá bán giao sau 1952

- Luật về các loại hàng hoá thiết yếu 1955

- Luật ngăn chặn các hình thức buôn bán chợ đen và đảm bảo cung ứng các loại

hàng hoá thiết yếu 1980

- Điều chỉnh các loại hàng hoá có bao bì, đóng gói

- Đào tạo về đo lường

- Luật cấm sử dụng không hợp lý các loại biểu tượng và tên gọi 1952

- Luật Tiêu chuẩn về Khối lượng và Đo lường 1976

- Luật về Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ 1986

- Các tổ chức hợp tác của NTD

- Luật BVNTD 1986

Bộ các Vấn đề về NTD, Phân phối Thực phẩm và Hàng hoá Công cộng do một

bộ trưởng là thành viên nội các đứng đầu. Người đứng đầu DCA liên bang cũng ở cấp

bộ trưởng. Tương tự, trong chính quyền các bang của Ấn Độ, cũng có một cơ quan

DCA cấp bang do một bộ trưởng cấp bang đứng đầu. Cơ quan DCA cấp bang cũng có

sự tham gia chéo của đại diện các cơ quan chính phủ khác, cũng như đại điện của các

tổ chức xã hội dân sự, để đảm bảo tính đại diện. Các cơ quan DCA cấp trung ương

cũng như cấp bang đều thiết lập nên các tiểu ban và các nhóm làm việc để thực hiện

nghiên cứu các chính sách cụ thể, pháp luật và các vấn đề liên quan đến lợi ích của

NTD. Các cơ quan DCA trung ương và cấp bang đều họp ít nhất 2 lần/năm.

Năm 2002, DCA trung ương thành lập một bộ phận gọi là Bộ phận giải quyết

khiếu nại của NTD, để giải quyết khiếu nại của NTD liên quan tới:

- Việc mua bán các hàng hoá, dịch vụ có khiếm khuyết hay việc đặt giá cao hơn

quy định một cách bất hợp lý;

- Các khiếu nại nói chung, bao gồm cả các khiếu nại nhận được từ Ban thư ký

nội các hay Văn phòng thủ tướng chính phủ liên quan đến các vấn đề về NTD;

- Trả lời các khiếu nại của NTD được đăng tải trên các báo chí đến khả năng có

thể.

Page 53: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

53

Các khiếu nại này có thể liên quan đến nhiều vấn đế, ví dụ như việc cung cấp

các loại tủ lạnh, ti-vi có khiếm khuyết, việc các nhà thầu xây dựng sử dụng vật liệu tồi

trong xây dựng chung cư, việc các ngân hàng/công ty quản lý quỹ không hoàn lại tiền

gửi có kỳ hạn vào ngày đáo hạn, hay việc các nhà cung cấp dịch vụ có các hành vi

thương mại không lành mạnh, v.v. Tính đến 31/03/2007, Bộ phận này đã nhận được

tổng cộng 2272 khiếu nại. Bộ phận này không có quyền thi hành án trong giải quyết

tranh chấp, nên trong nhiều trường hợp, khi khả năng không cho phép, họ sẽ chuyển

khiếu nại của NTD tới các cơ quan điều tiết ngành có chức năng hoặc các cơ quan

thuộc hệ thống giải quyết tranh chấp tiêu dùng (sẽ nêu thêm ở dưới).

DCA trung ương cũng triển khai một Đường dây tư vấn quốc gia theo số điện

thoại miễn phí 1800-11-4000, do Trường Đại học New Delhi vận hành, nhằm giúp tư

vấn cho NTD về cách giải quyết các khiếu nại của họ. Đường dây hoạt động từ 9h30

tới 17h30 trong tất cả các ngày làm việc (T2-T7). Đường dây này được quảng cáo rộng

rãi để giúp NTD nhận thức rõ về sự tồn tại của nó và có thể sử dụng dễ dàng.

2.4.2. Hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp tiêu dùng

Luật BVNTD 1986 của Ấn Độ thành lập nên các cơ quan giải quyết tranh chấp

khiếu nại NTD ở cấp quận, cấp bang và cấp quốc gia. Chúng tồn tại song song nhưng

tách biệt khỏi hệ thống tòa án đã có từ trước đó. Cơ cấu tổ chức của những cơ quan này

(được biết đến như là Hội đồng cấp quận, Hội đồng cấp bang và Hội đồng quốc gia),

những quy định về thủ tục vận hành tổ chức và những giải pháp đưa ra, đã bảo đảm

cho những cơ quan này hoạt động một cách có hiệu quả.

Cơ quan giải quyết khiếu nại tranh chấp NTD ở cấp quận và cấp bang gồm 3

người, ở cấp quốc gia gồm có 5 người. Chủ tịch của mỗi cấp phải là thẩm phán hoặc đã

từng là thẩm phán (hoặc ở Tòa án cấp quận thì là một người có đủ năng lực làm thẩm

phán). Chủ tịch là người đảm bảo đưa ra những phân xử đúng đắn và sáng suốt. Những

thành viên khác của cơ quan, 2 ở cấp quận và cấp bang và 4 ở cấp quốc gia, sẽ là

những người có khả năng, nghiêm minh, chính trực, có hiểu biết và có kinh nghiệm

phù hợp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, luật, thương mại, kế

toán, công nghiệp, công tác xã hội hoặc hành chính, một trong số những thành viên

phải là nữ giới.

Mỗi thành viên của cơ quan giải quyết khiếu nại tranh chấp NTD được phép giữ

chức vụ trong nhiệm kỳ 5 năm hoặc tới độ tuổi 65 đối với trường hợp của Hội đồng

cấp quận và Hội đồng bang, và tới độ tuổi 70 đối với trường hợp ở Hội đồng quốc gia,

bất kể điều kiện nào đến trước, và không được tái bổ nhiệm. Tiền thù lao, nhiệm kỳ và

điều kiện làm việc của các thành viên của Hội đồng quận, Hội đồng bang do Chính

quyền bang quyết định, của Hội đồng quốc gia do Chính quyền trung ương quyết định.

Một số chỉ trích cho rằng cơ quan giải quyết tranh chấp khiếu nại NTD được

cấu thành bởi những người không phù hợp đã dẫn tới việc sửa đổi Luật này. Hiện tại,

Page 54: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

54

Ủy ban bầu chọn sẽ có trách nhiệm chọn lựa thành viên ở từng cấp. Đối với Hội đồng

quận và Hội đồng bang, Ủy ban bầu chọn bao gồm Bộ Trưởng Tư pháp và các thứ

trưởng cũng như Bộ trưởng chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới NTD và các

thứ trưởng, cùng Chủ tịch của Hội đồng bang. Đối với Hội đồng quốc gia, một Thẩm

phán của Tòa án tối cao của Ấn Độ được chỉ định bởi Chánh án Tối cao của Ấn Độ

thay thế cho vị trí Chủ tịch của Hội đồng bang trong Uỷ ban bầu chọn.

Hội đồng quận có thể thụ lý đơn khiếu nại với những trường hợp mà giá trị của

hàng hóa hoặc dịch vụ và tiền đòi bồi thường không vượt quá 500,000 rupee. Hội đồng

bang có thể thụ lý những đơn khiếu nại mà giá trị của chúng vượt quá 500,000 rupee

nhưng lại ít hơn 2,000,000 rupee. Tiền bồi thường vượt quá 2,000,000 rupee phải được

chuyển lên Hội đồng quốc gia xem xét. Hội đồng bang cũng có vai trò như là cơ quan

giám sát và có thẩm quyền để xem xét lại hồ sơ và thông qua những quyết định thích

hợp đối với những tranh chấp chưa được xử trước đó hoặc đã được phân xử bởi Hội

đồng quận. Hội đồng bang cũng có vai trò như là cơ quan kháng án chống lại những

quyết định được đưa ra tại Hội đồng quận nhưng những kháng án này phải được đưa ra

trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định được ban hành bởi Hội đồng quận. Hội

đồng quốc gia cũng tương tự có vai trò như là cơ quan kháng án chống lại những quyết

định do Hội đồng bang đưa ra.

Đặc thù quan trọng nhất của cơ cấu giải quyết tranh chấp khiếu nại tiêu dùng

theo quy định của Luật BVNTD Ấn Độ 1986 là tính tự do linh hoạt về mặt tư cách

khởi kiện. NTD bị thiệt hại có thể tự mình khởi kiện hoặc có thể tìm kiếm sự trợ giúp

của bất kỳ hiệp hội BVNTD được thừa nhận nào. Những quy định này cũng cho phép

những vụ kiện tụng tập thể và có tính đại diện, cũng như cho phép những vụ án do

Chính quyền bang và Chính quyền nhà nước khởi tố.

Luật này không quy định cụ thể cách thức mà đơn khiếu nại được nộp lên cơ

quan giải quyết tranh chấp khiếu nại NTD và trong thực tế, bất kỳ cách thức khiếu nại

nào (là một bức thư hoặc thẩm chí khiếu nại miệng) cũng được Hội đồng quận xem xét

giải quyết. Thời hạn giải quyết một đơn khiếu nại là 90 ngày. Trường hợp mà đơn

khiếu nại liên quan đến hàng hóa bị khiếm khuyết và phải yêu cầu phòng thí nghiệm

thích hợp kiểm tra, đơn khiếu nại sẽ phải được giải quyết trong thời hạn 150 ngày. Các

bên không phải chịu bất cứ một khoản án phí nào, trừ một khoản lệ phí nộp đơn khiếu

kiện nhỏ (cả khoản này cũng có thể được miễn cho NTD được liệt vào dạng nghèo khổ

theo luật định). Tuy nhiên, các bên có toàn quyền tự do tìm kiếm và sử dụng người đại

diện về mặt pháp lý cho mình.

Hội đồng quận sau khi chuyển đơn khiếu nại đến bên bị khiếu nại, chỉ dẫn rằng

các bên phải trình bày bản tường trình vụ việc trong thời hạn 30 ngày. Nếu đơn khiếu

nại bị từ chối hoặc bác đi hoặc không có sự phản hồi nào từ các bên khác, phiên tòa sẽ

được mở để giải quyết khiếu nại. Tòa án quận được quyền yêu cầu một phòng thí

Page 55: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

55

nghiệm được phê chuẩn tiến hành những kiểm tra cần thiết đối với hàng hóa bị khiếu

nại, và chi phí do người khiếu nại trả. Sau đó, các bên đều có một cơ hội được trình bày

ý kiến của mình trước tòa. Mọi các thủ tục tố tụng tại Hội đồng quận được coi là tố

tụng pháp lý thực sự.

Hội đồng quận có thẩm quyền tương tự như là thẩm quyền được giao cho một

tòa dân sự thông thường và những quyền này bao gồm cả quyền triệu tập và cưỡng chế

sự có mặt của người tham dự và thẩm vấn bất kỳ người bị kiện hay nhân chứng nào,

phát hiện và đưa ra những chứng cớ, thu thập lời khai. Hội đồng quận cũng được trao

quyền để bắt người vi phạm phải làm những việc như sau:

- Sửa chữa, thay thế hoặc trả lại tiền cho hàng hóa đã bán;

- Bồi thường cho những mất mát và thiệt hại gây ra do sự bất cẩn của bên bị

khiếu nại;

- Xóa bỏ những khiếm khuyết, thiếu sót của những dịch vụ được cung ứng;

- Không được tiếp tục những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi

hạn chế cạnh tranh, rút khỏi thị trường hoặc không được chào bán những hàng hóa có

hại;

Hội đồng bang và Hội đồng quốc gia thực thi thẩm quyền tương tự như của Hội

đồng quận trong việc xem xét những khiếu nại thuộc thẩm quyền xét xử của họ.

Nhằm giải quyết các khiếu nại của NTD theo đúng thời hạn luật định, các Hội

đồng bang đã thành lập thêm các toà án tiêu dùng nhỏ cho các khu vực có tỷ lệ khiếu

nại, tranh chấp cao. Trước đây, Hội đồng Quốc gia Ấn Độ đã khuyến cáo thành lập

thêm 46 tiểu toà như vậy tại 15 Hội đồng bang. Hiện tại, đã thành lập thêm được 5 tiểu

toà tại 4 Hội đồng bang.

Từ năm 2004-2005, một dự án mang tên “Vi tính hoá và Nối mạng các Toà án

Tiêu dùng trên toàn quốc”, với số vốn 486.4 triệu rupee (tương đương 11,306,369

USD) do Trung tâm Tin học Quốc gia điều phối được thực hiện, nhằm cung cấp các

giải pháp IT giúp phát triển hệ thống quản lý điện tử, tính minh bạch và tính hiệu quả

của các toà án tiêu dùng, hỗ trợ cho việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng hơn,

kịp thời hiệu luật định. Dự án thực hiện thành công cho phép NTD khiếu nại online

cũng như theo dõi diễn tiến, kết quả khiếu kiện của họ trên mạng Internet. Hiện tại, dự

án đã triển khai tại 33/34 Hội đồng bang và 533/570 Hội đồng tiêu dùng cấp quận.

2.4.3. Các cơ quan điều tiết ngành

Các cơ quan điều tiết ngành Ấn độ như Cơ quan Điều tiết ngành Viễn thông Ấn

Độ (Telecom Regulatory Authority of India – TRAI), Cơ quan Điều tiết ngành Điện

lực Trung ương (Central Electricity Regulatory Commission - CERC) và 18 Cơ quan

Điều tiết ngành Điện lực Bang (State Electricity Regulatory Commissions (SERCs)),

Page 56: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

56

Bộ Đường Sắt (Ministry of Railways), v.v, đều có bộ phận giải quyết khiếu nại của

NTD. Ngoài ra, ví dụ như trong lĩnh vực viễn thông, Bộ Viễn thông (Department of

Telecommunications) cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ buộc phải thành lập bộ

phận giải quyết khiếu nại của NTD, dưới hai hình thức - đường dây nóng (call centres)

giải quyết thắc mắc và cơ quan trọng tài. Tương tự trong lĩnh vực điện lực, các cơ quan

SERCs đều có thành lập cả bộ phận giải quyết thắc mắc (call centres) và bộ phận trọng

tài để giải quyết khiếu nại của NTD. Nếu NTD không thoả mãn với các dịch vụ này, họ

có thể đưa tranh chấp đó ra các toà án tiêu dùng đã đề cập tới ở phần 1.2.

Giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về các vấn đề NTD (DCA) và các

cơ quan giải quyêt tranh chấp với các cơ quan điều tiết ngành của Ấn Độ cũng thường

xuyên có các hoạt động tham vấn (consultation) và tư vấn, góp ý (advice).

Một cơ quan điều tiết khác là Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ18

, nằm dưới sự kiểm soát

của DCA. Cơ cấu của Cục Tiêu chuẩn về Đo lường và Khối lượng gồm có: trụ sở

chính tại New Delhi, 5 văn phòng khu vực đông, tây, nam, bắc và văn phòng khu vực

trung tâm, 17 chi nhánh bán sách về Tiêu chuẩn Ấn Độ và các ấn phẩm khác của Cục,

có 1 phòng thí nghiệm cấp trung ương, 4 phòng thí nghiệm cấp địa phương và 3 chi

nhánh các phòng thí nghiệm.

Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ có vai trò thiết lập nên những tiêu chuẩn của Ấn Độ cho

tất cả các ngành như: ngành thực phẩm và nông nghiệp, thuốc, dệt may, nguồn nước,

phương tiện giao thông vận tải, v.v, và chứng nhận về hàng hóa. Bất kỳ cá nhân nào

cũng có thể gửi đơn khiếu nại liên quan đến hàng hóa được chứng nhận bởi Cục Tiêu

chuẩn Ấn Độ trực tiếp qua trang web của tổ chức.

Bên cạnh đó, dựa trên đánh giá về mặt kỹ thuật của Cục mà một phòng thí

nghiệm thích hợp sẽ được Chính quyền bang công nhận hay không. Và khi một khiếu

nại liên quan đến hàng hóa bị khiếm khuyết, và cần phải được kiểm tra, minh định thì

Hội đồng quận sẽ phải gửi mẫu đến phòng thí nghiệm thích hợp đựợc phê chuẩn để

tiến hành giám định và chi phí sẽ do người khiếu nại trả.

Chính quyền Ấn Độ gần đây có triển khai một dự án mang tên Kiểm tra so sánh

các sản phẩm tiêu dùng, do tổ chức VOICE (New Delhi) tiến hành với tổng số vốn

22.5 triệu rupees trong 2 năm (tương đương 521,808 USD). Trong khuôn khổ dự án

này, cho đến nay, đã có 10 dòng sản phẩm và 02 loại dịch vụ được đem ra kiểm tra so

sánh trong năm đầu tiên, có công bố kết quả công khai.

2.4.4. Đánh giá chung

Ấn Độ được đánh giá là một quốc gia có bộ máy thiết chế BVNTD khá mạnh,

với các cơ chế BVNTD hoạt động tương đối hiệu quả, đặc biệt là khi xem xét trong bối

18

(http://bis.org.in)

Page 57: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

57

cảnh đây là một quốc gia đang phát triển, với những hạn chế về nguồn lực, nhận thức

của NTD, v.v. Đóng góp một phần không nhỏ cho các thành tựu này là tính chất dễ tiếp

cận (có mặt đến tận cấp cơ sở, và trong hầu hết các ngành kinh tế) của tất cả các cơ

quan thuộc hệ thống, và tính tương hỗ lẫn nhau giữa chúng, khiến cho ngay cả một

NTD nghèo khó và đơn lẻ cũng có thể đưa các quan ngại và khiếu nại của mình tới các

cơ quan hữu quan hoặc các tổ chức có liên quan.

Ví dụ, như đã nói ở trên, mặc dù DCA là cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD,

với các chức năng xây dựng chính sách và hành chính là chủ yếu, trong DCA vẫn tồn

tại một Bộ phận giải quyết khiếu nại, có thể giúp hòa giải các tranh chấp, hoặc chuyển

các khiếu nại của NTD tới cấp thích hợp của các cơ quan giải quyết tranh chấp. Bên

cạnh đó, NTD cũng có thể đưa khiếu nại tới các cơ quan điều tiết ngành hay nhờ sự trợ

giúp của các tổ chức xã hội về BVNTD. Các trung tâm giải đáp hay đường dây nóng

cũng giúp cho hoạt động giải quyết tranh chấp diễn ra hiệu quả hơn.

Xét về mặt tổ chức, các cơ quan hành chính, bộ máy giải quyết tranh chấp, các

cơ quan điều tiết ngành hay các tổ chức xã hội về BVNTD đều có mức độ độc lập nhất

định so với nhau, với các chức năng riêng biệt, và có nguồn ngân sách hoạt động riêng

biệt (được phân bổ hằng năm từ ngân sách của chính quyền trung ương và chính quyền

các bang, do các cấp khác nhau của Quốc hội Ấn Độ quyết định). Tuy nhiên, điều này

không hề hạn chế việc các cơ quan, tổ chức này tham vấn ý kiến lẫn nhau hay đưa ra

các khuyến nghị bổ sung trong các lĩnh vực có liên quan. Bên cạnh đó, Quỹ Phúc lợi

của NTD do cơ quan DCA trung ương quản lý cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ hoạt

động của các Tổ chức xã hội về BVNTD trên cơ sở có giải trình, minh bạch.

Hệ thống tuy có vẻ rất cồng kềnh nhưng lại thích hợp với tình hình Ấn Độ, là

một quốc gia có diện tích lớn, đông dân, phần lớn có thu nhập, và trình độ giáo dục

thấp, nơi các quan hệ mua bán trao đổi trên thị trường tiêu dùng trực tiếp đa phần còn

không chính thức. Số lượng các khiếu nại do vậy là rất lớn đòi hỏi một số lượng lớn

các cơ quan giải quyết, giúp đỡ (xem thêm bảng dưới đây về tình hình giải quyết khiếu

nại gần đây tại Ấn Độ).

Page 58: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

58

Trước khi Luật Cạnh tranh 2002 của Ấn Độ được thông qua, các vụ việc có liên

quan đến các hành vi thương mại không công bằng tại Ấn Độ thuộc thẩm quyền giải

quyết của Ủy ban về các Hành vi Độc quyền và Hạn chế Thương mại (Monopolistic &

Restrictive Trade Practices Commission – MRTPC), thành lập theo Đạo luật về các

Hành vi Độc quyền và Hạn chế Thương mại (Monopolistic & Restrictive Trade

Practices Act – MRTP Act) 1979. Tuy nhiên, sau khi Đạo luật MRTP 1979 được thay

thế bởi Luật Cạnh tranh 2002, tất cả các hành vi này được quyết định chuyển sang chịu

sự điều chỉnh của Đạo Luật về BVNTD 1986, và do đó sẽ do các cơ quan thuộc hệ

thống giải quyết tranh chấp tiêu dùng (các tòa án tiêu dùng cấp quận, bang và trung

ương) thụ lý.

2.5. Malaysia

2.5.1. Bộ Nội thương và BVNTD Malaysia

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về BVNTD ở Malaysia là Bộ Nội

thương và BVNTD Malaysia (http://www.kpdnhep.gov.my). Trong Bộ Nội thương, có

Vụ các Vấn đề về NTD phụ trách chuyên sau lĩnh vực này, bên cạnh các cơ quan chức

năng khác. Các chức năng khác của Bộ Nội Thương như quản lý giá cả và cung ứng

một số các loại hàng hoá thiết yếu, quản lý các vấn đề về đo lường và trọng lượng, dấu

hiệu và tên gọi; cũng có liên quan chặt chẽ đến lợi ích của NTD Malaysia.

Bên cạnh chức năng quản lý hành chính và thực thi chính sách BVNTD, Bộ Nội

thương có 3 chương trình chính liên quan đến lĩnh vực này, bao gồm:

- Chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức của NTD – thông qua một loạt

các hoạt động như in sách hướng dẫn tiêu dùng, tổ chức các tọa đàm, v.v.

- Chương trình BVNTD – bên cạnh các công tác nghiên cứu pháp luật về

BVNTD, có trách nhiệm nhận khiếu nại của NTD và chuyển cho các cơ quan hữu quan

giải quyết, bao gồm cả các cơ quan giải quyết tranh chấp

- Chương trình phát triển phong trào xã hội về BVNTD – cộng tác chặt chẽ với

và giúp đỡ các tổ chức xã hội về BVNTD tại Malaysia.

2.5.2. Hội đồng tư vấn NTD quốc gia

Luật BVNTD Malaysia năm 1999 quy định Bộ trưởng Bộ Nội thương và

BVNTD Malaysia có thể thành lập Hội đồng tư vấn NTD quốc gia theo phần IX của

Luật (sau đây gọi là „Hội đồng‟).

Hội đồng bao gồm các thành viên: (i) Tổng Thư ký của Bộ trưởng Bộ Nội

thương và BVNTD; và (ii) không quá 16 thành viên khác đại diện cho lợi ích của

NTD, nhà sản xuất, nhà cung cấp, các tổ chức phi chính phủ và viện sĩ hàn lâm (học

giả). Các thành viên do Bộ trưởng Bộ Nội thương bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 2

năm, và có thể tái bộ nhiệm khi kết thúc nhiệm kỳ công tác. Bổ trưởng sẽ bổ nhiệm

Page 59: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

59

Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng trong số các thành viên Hội đồng. Hội đồng cũng có

thể mời các cá nhân khác tham dự các cuộc họp hay tranh luận của Hội đồng với mục

đích tư vấn cho Hội đồng về các vấn đề được thảo luận, nhưng các cá nhân này không

được quyền bỏ phiếu tại cuộc họp hay tranh luận đó. Cá nhân được mời nhận tiền thù

lao theo quy định của Hội đồng. Ngoài ra, theo Điều 80 của Luật, Hội đồng có thể bổ

nhiệm thư ký và các viên chức khác nếu thấy cần thiết để hỗ trợ Hội đồng.

Điều 73 Luật BVNTD quy định về trách nhiệm của Hội đồng trong việc tư vấn

cho Bộ trưởng Bộ Nội thương, bao gồm:

- Các vấn đề về NTD và việc thực thi Luật BVNTD Malaysia;

- Thúc đẩy công tác BVNTD,và nâng cao nhận thức về công tác BVNTD; và

- Các vấn đề khác mà Bộ trưởng đưa ra nhằm thực thi Luật này và công tác

BVNTD một cách hiệu quả.

2.5.3. Tòa án giải quyết khiếu nại của NTD

Tòa án giải quyết khiếu nại của NTD (Tribunal for Consumer Claims) được

thành lập theo Điều 85, phần XII của Luật BVNTD Malaysia năm 1999. Phần XII gồm

38 điều, quy định cụ thể tất cả các vấn đề liên quan đến Toà án này như thành viên,

thẩm quyền pháp lý, phán quyết của toà án và các vấn đề có liên quan khác. Toà án này

là một bộ phận của Bộ Nội thương, có chức năng riêng, tách biệt khỏi hệ thống toà án

thông thường của Malaysia (bao gồm các toà dân sự và các toà giải quyết khiếu nại có

giá trị nhỏ - dưới 5,000 ringgit - vốn chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp khiếu

nại giữa NTD và nhà kinh doanh cho đến khi toà chuyên biệt này được thành lập). Đây

là nơi mà NTD có thể nộp đơn khiếu nại đòi bồi thường vì những thiệt hại mà họ phải

gánh chịu do mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ, đảm bảo cho khiếu nại được xem xét

trong thời gian ngắn nhất, với thủ tục đơn giản và chi phí thấp nhất có thể.

Theo điều 86 của Luật BVNTD, Tòa án gồm có một Chủ tịch và một Phó chủ

tịch (là những công chức ngành Luật & Tư pháp) và không ít hơn 5 thành viên khác do

Bộ trưởng Bộ Nội thương bổ nhiệm. Hệ thống toà án này bao gồm tổng cộng 15 toà có

mặt ở từng bang của Malaysia.

Tòa án này xem xét và phân xử:

- Bất kỳ một khiếu nại đòi bồi thường nào liên quan đến bất kỳ vấn đề nào trong

thẩm quyền của nó theo Luật quy định;

- Khi mà tổng số tiền đòi bồi thường không vượt quá 25,000.00 Rigit; và

- Bất kỳ các vấn đề khác do Bộ trưởng quy định bằng chỉ thị đăng trên Công

báo;

Page 60: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

60

Chủ tịch, Phó chủ tịch hoặc bất kỳ một thành viên nào của Tòa án do Chủ tịch

đề xuất sẽ thực hiện thẩm quyền của tòa.

Tòa án không có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại đòi bồi thường sau:

- Nảy sinh từ cái chết hoặc thiệt hại của một cá nhân;

- Đòi lấy lại đất, hoặc bất kỳ bất động sản nào hoặc các lợi ích liên quan đến vấn

đề đất đai;

- Hoặc khiếu nại mà trong đó quyền về đất đai, hoặc bất động sản, lợi ích về đất

đai, hoặc nhượng quyền thương mại là vấn đề phải xem xét;

- Tranh chấp liên quan đến: lợi ích của người nào đó theo di chúc hoặc không có

di chúc để lại; thiện chí; bất kỳ một sự lựa chọn hành động nào: bất kỳ một bí mật kinh

doanh hoặc quyền sở hữu trí tuệ; và

- Trong trường hợp có những tòa án khác được thành lập theo luật định đã xem

xét và phân xử những khiếu nại đòi bồi thường về các vấn đề thuộc thẩm quyền xét xử

của các tòa án này.

Thẩm quyền của tòa án được giới hạn trong những khiếu nại mà nguyên nhân

dẫn đến hành vi khiếu nại phát sinh trong vòng 3 năm trở lại.

2.5.4. Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia

Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia (NCCC), được chính thức thành lập bởi

Datuk Hj. Mohd Shafie Hj.Apdal, Bộ trưởng Bộ Nội thương và các vấn đề về NTD vào

ngày 13 tháng 7 năm 2004. Trung tâm này được khởi xướng với sự phối hợp của Hiệp

hội nghiên cứu và giáo dục NTD (ERA), Hội BVNTD các bang Selangor và Wilayah

Persekutuan và Bộ Nội thương và các vấn đề về NTD.

Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia có chức năng giúp đỡ NTD giải quyết vấn

đề và khiếu nại bằng việc đảm bảo rằng những khiếu nại này sẽ được chuyển đến cơ

quan chức năng liên quan và đồng thời trung tâm cũng đóng vai trò là trung gian hòa

giải giữa NTD và doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp khiếu nại.

Trong 2006, con số các vụ khiếu nại của NTD do NCCC giải quyết thành công

cũng như chuyển đến các cơ quan thuộc hệ thống là khá cao:

TT Cơ quan giải quyết Số đơn khiếu nại Tỷ lệ giải quyết

(%)

1. Tòa án giải quyết khiếu nại tiêu dùng 2,076 11.3

2. Cục Hòa giải khiếu nại về Tài chính 435 2.4

3. Các cơ quan điều tiết ngành 2,110 11.5

4. Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia 13,724 74.8

Page 61: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

61

Tổng cộng 18,345 100

2.5.5. Các cơ quan điều tiết ngành

Các vấn đề về BVNTD (an toàn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, khiếu nại, v.v.)

trong các ngành có điều tiết, ví dụ như viễn thông, điện lực, v.v. đều do các cơ quan

điều tiết ngành phụ trách. Ví dụ như Uỷ ban điều tiết ngành Viễn thông và Đa truyền

thông (SKMM) có một Bộ phận riêng phụ trách giải quyết khiếu nại của NTD. NTD có

thể nộp đơn khiếu nại về chất lượng dịch vụ. v.v online hoặc tại văn phòng của cơ quan

này. Trong khi đó, Uỷ ban điều tiết ngành Năng lượng (ST) uỷ thác cho bốn công ty

điện lực lớn tại Malaysia giải quyết các khiếu nại của NTD về chất lượng dịch vụ của

họ.

2.5.6. Đánh giá chung

Hệ thống cơ quan BVNTD của Malaysia khá giống với bộ máy của một số nước

(như Ấn Độ) ở các điểm sau:

- Có vị trí cao trong Chính phủ đảm bảo độc lập, quyền lực và sự ủng hộ chính

trị;

- Tách bạch chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành pháp, lập quy, và giải

quyết tranh chấp trong BVNTD để đảm bảo tính độc lập, chuyên biệt đồng thời có sự

cộng tác chặt chẽ;

- Thiết lập một hệ thống giải quyết tranh chấp rộng khắp đến tận cơ sở, dễ tiếp

cận;

- Duy trì quan hệ cộng tác với các cơ quan điều tiết ngành và tổ chức xã hội để

đảm bảo sự ủng hộ về mặt xã hội.

Hệ thống này được đánh giá khá cao về tính tổ chức và hiệu quả trong khu vực

và trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có không ít chỉ trích của giới phê bình và các tổ chức

xã hội độc lập về một số điểm yếu còn tồn tại của hệ thống, ví dụ như vấn đề lạm

quyền của một số công chức chính phủ, hay quy trình bổ nhiệm các thành viên cao cấp

còn thiếu minh bạch và tính giải trình. Có thể nói đây cũng là một mặt trái của quyền

lực nhà nước cao được trao cho các cơ quan pháp quyền của hệ thống.

3. Các quốc gia có Cơ quan nhà nƣớc về BVNTD thuộc Quốc Hội

3.1. Hoa Kỳ

Page 62: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

62

3.1.1. Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (USFTC)19

Hoa Kỳ là một trong những điển hình thành công về BVNTD do có hàng trăm

năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Để đảm bảo thực thi hệ thống luật BVNTD,

Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua hàng loạt các biện pháp về mặt tổ chức và pháp luật.

Thiết lập hệ thống đa tổ chức gồm cả các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội để

bảo về NTD ở nhiều cấp khác nhau (cấp Bang và cấp Liên bang).

Trong các tổ chức đó, Uỷ ban thương mại liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade

Commission - USFTC) là cơ quan có vai trò chủ đạo trong việc định hướng và thực thi

pháp luật BVNTD trên toàn quốc. FTC có 2 chức năng chính là xử lý các hành vi cạnh

tranh không lành mạnh và BVNTD. Như đã phân tích ở trên, 2 chức năng này có mối

quan hệ tương đối mật thiết với nhau vì suy cho cùng, mục đích tối thượng của việc xử

lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là để BVNTD.

FTC được thành lập vào năm 1914 và hoạt động như một cơ quan cạnh tranh

chuyên xử lý các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh. Trong những năm 1930, cơ

quan này bắt đầu xử lý các hành vi bán hàng gây rối loạn thị trường. Từ năm 1938,

FTC được trao thêm thẩm quyền xử lý các hành vi cạnh tranh gian dối và không lành

mạnh bị cấm. Đây chính là cốt lõi của việc BVNTD tại FTC.

Cục BVNTD nằm trong Uỷ ban chịu trách nhiệm thực thi rất nhiều luật và quy

định của Ủy ban và cũng có chức năng xây dựng chính sách BVNTD. Đây là cơ quan

BVNTD nòng cốt của Hoa Kỳ, thực hiện các chức năng chính sau:

- Xác định các hành vi kinh doanh gian dối, không lành mạnh gây thiệt hại tới

lợi ích NTD;

- Ngăn chặn các hành vi kinh doanh gian dối, không lành mạnh thông qua việc

thực thi pháp luật;

- Hạn chế thiệt hại cho NTD thông qua việc giáo dục NTD.

Khi FTC nhận thấy có dấu hiệu của một hành vi ảnh hưởng đến quyền lợi NTD,

cơ quan này có ba lựa chọn xử lý như sau20

:

- Đưa vụ việc ra Tòa án

Trong trường hợp này, FTC sẽ tiến hành điều tra vụ việc, hoàn thiện hồ sơ và

đưa ra Tòa án Liên bang xem xét xử lý với tư cách là cơ quan điều tra. Khi đó sẽ có 2

trường hợp xảy ra:

+ Bên bị điều tra có thể đề nghị FTC đưa ra quyết định xử lý mà FTC đã chuẩn

bị trước đó;

19

http://ftc.gov/ 20

Nguồn: tài liệu KĐT của USFTC về BVNTD tại Hải Phòng, tháng 9/2006

Page 63: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

63

+ Bên bị điều tra đồng ý theo đuổi vụ kiện tại Tòa. Khi đó nếu bên bị điều tra bị

Tòa xử thua thì ngoài việc phải tuân theo quyết định xử lý của FTC còn phải chịu án

phí tại Tòa.

- Đưa ra một quy định giải thích về Luật mà FTC đang thực thi

Biện pháp này thường được FTC sử dụng khi có những hành vi vi phạm luật

ảnh hưởng đến quyền lợi NTD xuất phát từ việc doanh nghiệp không hiểu rõ về luật.

Quy định là một tuyên bố bằng văn bản của FTC để giải thích một đạo luật liên quan

đến BVNTD do FTC đang thực thi trong một hoàn cảnh cụ thể. Một quy định sẽ vạch

ra một giới hạn các hành vi có thể được chấp nhận và không được chấp nhận cho mọi

doanh nghiệp trong một ngành nghề cụ thể. Khi đó nếu các doanh nghiệp vẫn tiếp tục

vi phạm quy định, họ sẽ bị kiện ra Tòa án.

Trên thực tế, bên cạnh các quy định riêng về BVNTD, Ủy ban thương mại liên

bang Hoa Kỳ cũng thực thi một số văn bản pháp luật BVNTD khác như Luật Phân biệt

sản phẩm dệt, Luật đóng gói và dán nhãn và Luật Tín dụng lành mạnh. Chính vì vậy

FTC có quyền đưa ra các quy định chi tiết hơn để BVNTD như các quy định về bán

hàng qua điện thoại, bán hàng tại nhà…

- Đưa ra hướng dẫn:

Bên cạnh việc ban hành các quy định, FTC cũng đã đưa ra nhiều hướng dẫn chi

tiết liên quan đến các quy định BVNTD, ví dụ: Hướng dẫn đối với ngành kim hoàn,

kim loại quý; Hướng dẫn chống lại hành vi định giá gian dối; Hướng dẫn chống lại

hành vi quảng cáo sai sự thật; Hướng dẫn về việc sử dụng từ “miễn phí” và những cách

diễn đạt tương tự…

Bên cạnh đó, FTC cũng thường xuyên tiến hành giáo dục NTD và các doanh

nghiệp về các quy định và hướng dẫn liên quan đến quyền lợi NTD. Nhằm thuận tiện

cho NTD sử dụng quyền lợi của mình, cơ quan này đã xây dựng một trang web về

BVNTD nhằm mục đích công khai hoá vấn đề BVNTD và nâng cao nhận thức cho

công dân về quyền lợi ích của mình khi sử dụng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ.

3.1.2. Các cơ quan điều tiết ngành

Một số cơ quan liên bang khác cũng có quyền hạn đối với các hoạt động liên

quan đến vấn đề NTD, ví dụ như:

- Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSC): có chức năng làm giảm những

rủi ro gây thiệt hại cho NTD khi sử dụng hàng hóa. Tuy nhiên, Ủy ban này không có

thẩm quyền xử lý đối với tất cả các loại hàng hóa mà chỉ có thẩm quyền đối với khoảng

15.000 loại hàng hóa khác nhau;

- Bộ Giao thông: quản lý chất lượng các loại phương tiện vận tải, ví dụ: xe hơi,

xe tải, xe máy;

Page 64: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

64

- Cơ quan thực phẩm và dược phẩm: quản lý chất lượng các sản phẩm dược

phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm;

- Các văn phòng đo lường của các Bang: chịu trách nhiệm thực thi pháp luật về

dán nhãn, đo lường…

- Hoa Kỳ cũng có nhiều tổ chức NTD hoạt động tích cực và hiệu quả. Một số tổ

chức có thể kể đến như Liên minh NTD, Liên đoàn NTD quốc gia, Liên đoàn NTD

Hoa Kỳ…

3.1.3. Đánh giá chung

- Hiệu quả của cơ quan quản lý NN về BVNTD:

Hàng năm FTC đưa từ 100 đến 200 vụ kiện ra Tòa án và giành thắng lợi với đa

số các vụ việc này. Tuy nhiên, số lượng vụ việc được các bên bị điều tra đề nghị hòa

giải trước khi vụ việc được đưa ra Tòa còn lớn hơn rất nhiều.

Đáng lưu ý là việc sử dụng cách tiếp cận cụ thể theo từng trường hợp cho phép

FTC thực hiện một cuộc điều tra tìm hiểu thực tế một cách đầy đủ. Đây là một cách

tiếp cận tốt để tìm hiểu một tập quán mới hay là một loại hình sản phẩm hoặc dịch vụ

mới.

Một trong những nguyên nhân để FTC hoạt động hiệu quả là cơ chế giải quyết

khiếu nại đơn giản và thuận tiện. NTD có thể gọi điện đến các trung tâm liên lạc của

FTC hoặc điền vào đơn khiếu nại theo mẫu trên mạng mà không bắt buộc phải trực tiếp

đến FTC. Chính vì vậy trong năm 2007 FTC đã nhận được hơn 800.000 đơn khiếu nại

của NTD về hàng hóa và dịch vụ.

Mẫu đơn khiếu nại thường yêu cầu những thông tin sau:

+ Thông tin để liên lạc với NTD (tên, địa chỉ, điện thoại, email);

+ Thông tin liên lạc của công ty bán những sản phẩm và dịch vụ bị khiếu nại;

+ Tên sản phẩm hoặc dịch vụ;

+ Yêu cầu về việc bồi thường;

+ Mô tả vụ việc khiếu nại;

+ Cơ sở dữ liệu về đơn khiếu nại

FTC thường rà soát lại các đơn khiếu nại đã nhận và lên danh sách những mặt

hàng bị NTD khiếu nại nhiều nhất. Khi đó FTC sẽ tiến hành nghiên cứu về những mặt

hàng đó để đưa ra những quy định/hướng dẫn cần thiết cho NTD và các doanh nghiệp.

- Thẩm quyền của các cơ quan BVNTD:

Về mặt pháp lý FTC có thẩm quyền không lớn trong vấn đề BVNTD. FTC

không trực tiếp phạt các doanh nghiệp mà thường gửi hồ sơ vụ việc ra Tòa. Khi đó các

Page 65: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

65

doanh nghiệp sẽ liên hệ với FTC để đề nghị “hòa giải” và chấp nhận thực thi Quyết

định của FTC liên quan đến vụ việc.

Tuy vậy trên thực tế FTC có quyền lực khá lớn trong lĩnh vực này do có đội ngũ

chuyên gia am hiểu về pháp luật, có các nguồn lực cần thiết để tiến hành điều tra và

quan trọng nhất, FTC có uy tín trong việc điều tra các vụ việc BVNTD. Nếu vụ việc

được đưa ra trước Tòa, khả năng thắng lợi của FTC thường rất lớn. Chính vì vậy đa số

các doanh nghiệp bị điều tra sẵn sàng hợp tác với FTC ngay từ đầu trước khi vụ việc

được đưa ra Tòa án.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục và thông tin tuyên truyền được FTC thực hiện

rất tốt. FTC đã chuẩn bị các tài liệu giáo dục NTD với nhiều chủ đề khác nhau về

BVNTD. Những tài liệu đó được chuẩn bị dưới dạng những trang web tương tác, sách

hướng dẫn và các bài phát biểu nên doanh nghiệp và NTD có thể dễ dàng tiếp cận mà

không phải trả chi phí.

- Sự ủng hộ về mặt chính trị và xã hội:

Nhìn chung FTC nhận được sự ủng hộ rất lớn cả về mặt chính trị và từ cộng

đồng xã hội. FTC được thành lập như một cơ quan độc lập trực thuộc Quốc hội. Đứng

đầu FTC là Đoàn Chủ tịch có 5 Uỷ viên, trong đó không quá 3 Uỷ viên đến cùng một

đảng phái chính trị. Chủ tịch FTC do Tổng thống bổ nhiệm và được Thượng viện thông

qua. Các Ủy viên có nhiệm kỳ 7 năm và thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ có thể không

giống nhau.

Chính vì tư cách độc lập và trực thuộc Quốc hội nên FTC hầu như không chịu

sự can thiệp của các cơ quan và tổ chức khác. Bên cạnh đó Chủ tịch FTC có tiếng nói

tương đối lớn và được đông đảo Nghị sỹ ủng hộ nên FTC có thể dễ dàng thực thi được

chức năng của mình.

- Tính sẵn có của các nguồn lực:

Tính đến cuối năm 2006, FTC có khoảng 1100 nhân viên, trong đó rất nhiều

nguồn nhân lực được tập trung vào công tác BVNTD. Trong năm tài chính 2006, 55%

các nguồn lực của FTC được dùng để BVNTD còn 45% được dành cho cạnh tranh21

.

Bên cạnh đó, FTC còn có một lượng cơ sở dữ liệu khổng lồ để phục vụ cho các

hoạt động điều tra xử lý khiếu nại của NTD. Đây là một trong những nguồn lực quan

trọng góp phần vào thành công của FTC.

3.2. Úc

3.2.1. Uỷ ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc (ACCC)

21

Nguồn: Tài liệu KĐT của USFTC về BVNTD tại Vũng Tàu, tháng 01/2007

Page 66: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

66

Tại Úc hai chức năng thực thi pháp luật cạnh tranh và BVNTD được giao cho

cùng một cơ quan phụ trách là Uỷ ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc (ACCC), cơ quan

chịu trách nhiệm thực thi Luật Hành vi thương mại (Trade Practice Act - TPA) 1974.

ACCC được Nghị viện Úc thành lập năm 1995 với nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi

của doanh nghiệp và NTD, thông qua việc khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trên thị

trường và thực thi BVNTD. ACCC cũng được trao nhiệm vụ giám sát một số thị

trường như năng lượng hay viễn thông. Bên cạnh việc thực thi pháp luật, ACCC còn

tiến hành các chương trình thông tin tuyên truyền pháp luật tới doanh nghiệp và NTD.

a. Các chức năng và quyền hạn cơ bản của ACCC

- Điều tra các vi phạm về cạnh tranh và BVNTD theo TPA.

- Tư vấn về các vụ việc sáp nhập hay mua lại có khả năng vi phạm TPA.

- Thực hiện tố tụng tại Toà án chống lại các hành vi vi phạm TPA.

- Tìm kiếm biện pháp đền bù cho NTD chịu thiệt hại từ vụ việc vi phạm TPA.

- Miễn trừ các hành vi phản cạnh tranh nhất định căn cứ trên lợi ích công.

- Xác định các điều kiện cho phép tiến cận và sử dụng một số dịch vụ liên quan

đến cơ sở vật chất quốc gia.

- Giám sát và chấp thuận giá tại các thị trường độc quyền hoá.

Bên cạnh đó, ACCC còn có thẩm quyền theo các đạo luật sau:

- Luật Dịch vụ truyền thông 1992

- Luật Viễn thông 1997

- Luật về Công ty bưu chính 1989

- Luật Nhãn hiệu 1995

- Luật về Sân bay 1996

- Luật về Sử dụng đường ống dẫn gas 1998

b. Tổ chức bộ máy

Cơ cấu ACCC bao gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, 5 thành viên chuyên

trách (các Uỷ viên), hai thành viên cộng tác (là thành viên Cơ quan quản lý năng lượng

Úc). Các thành viên uỷ ban được Thủ tướng Úc bổ nhiệm với nhiệm kỳ tới 5 năm. Việc

bổ nhiệm phải được đa số các chính quyền bang và vùng lãnh thổ của Úc ủng hộ.

Dưới các thành viên uỷ ban là các bộ phận chức năng bao gồm:

- Bộ phận Thực thi và tuân thủ pháp luật.

- Bộ phận Công tác quản lý

Page 67: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

67

- Bộ phận Điều chỉnh

- Bộ phận Sáp nhập và mua lại

- Bộ phận Hợp tác

- Bộ phận Tài chính và dịch vụ

- Nhóm Pháp lý

- Phòng Quan hệ truyền thông.

ACCC hiện có gần 600 nhân viên, với các văn phòng tại thủ phủ mỗi bang và

vùng lãnh thổ. Trụ sở chính của ACCC đặt tại thủ đô Canberra.

Trong Ủy ban có Cục BVNTD với các chức năng cụ thể sau:22

- Tiếp nhận đơn khiếu nại của NTD,

- Điều tra những khiếu nại đó và thực thi các quyết định xử lý vi phạm;

- Điều tra nghiên cứu các vấn đề liên quan đến BVNTD;

- Cung cấp thông tin rộng rãi các vấn đề liên quan có ảnh hưởng đến lợi ích

NTD.

c. Cơ chế giải quyết khiếu nại của ACCC

Trên thực tế, khi NTD có khiếu nại về doanh nghiệp, ACCC thường khuyến

khích họ thương lượng với doanh nghiệp. Nếu tranh chấp vẫn không được giải quyết

thỏa đáng thì ACCC có thể giúp NTD những việc sau:

- Cung cấp thông tin về quyền và nghĩa vụ của NTD

- Gợi ý họ tiến hành một số hành động pháp lý

- Gợi ý cho họ cơ quan hữu quan có chức năng giải quyết khiếu nại nếu ACCC

không thể giúp gì được cho họ

- Cung cấp cho NTD tư liệu, thông tin để họ hiểu thêm về các quyền của họ

- Điều tra các hành vi kinh doanh trong nước và ngoài nước

Các vụ khiếu nại về doanh nghiệp địa phương được khuyến khích giải quyết ở

cơ quan thương mại lành mạnh cấp bang.

Khi ACCC không thể trực tiếp giúp đỡ NTD thì trung tâm thông tin

“Infocentre” của ACCC sẽ tư vấn cho NTD tìm đến cơ quan chính phủ có thẩm quyền

để giúp họ giải quyết khiếu nại.

22

Đạo luật các vấn đề BVNTD.

Page 68: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

68

Để phục vụ cho việc giáo dục NTD, ACCC đã trang bị cho NTD kiến thức và

hiểu biết thông qua các kênh thông tin như sách hướng dẫn “Cách nộp đơn khiếu nại;

đấu tranh vì quyền lợi NTD” và trang thông tin điện tử được cập nhật liên tục đặc biệt

là xây dựng danh bạ NTD và doanh nghiệp. Những kênh thông tin này đảm bảo cho

NTD có cách tiếp cận nhanh, chính xác và đầy đủ đồng thời cũng góp phần tăng cường

hiểu biết của họ.

II. TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ BVNTD

1. Malaysia

Trong Luật BVNTD Malaysia không có quy định điều chỉnh về việc thành lập,

cơ cấu tổ chức, chức năng quyền hạn của các Hội BVNTD, nhưng trên thực tế, hoạt

động của các Hội BVNTD Malaysia diễn ra rất sôi nổi. Rất nhiều hội BVNTD ở các

bang đã được thành lập từ trước khi Luật BVNTD được ban hành năm 1999. Ở

Malaysia, Hội BVNTD cấp bang được thành lập trước khi thành lập Hội BVNTD cấp

liên bang.

Hội BVNTD liên bang Malaysia (FOMCA) là một tổ chức phi chính phủ, phi

chính trị, phi lợi nhuận, hướng tới đảm bảo quyền công dân tại Malaysia. Tổ chức này

là ngôi nhà chung cho tất cả các Hội BVNTD đã đăng kí thành lập ở Malaysia.

FOMCA là cầu nối, gắn kết các hoạt động của các Hội BVNTD Malaysia lại với nhau

và tiến hành các hoạt động ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm thúc đẩy phong trào

BVNTD.

Cơ cấu tổ chức của FOMCA: gồm chủ tịch, phó chủ tịch, cố vấn (là những cựu

chủ tịch của FOMCA), cố vấn pháp lý, và ban quản trị văn phòng.

FOMCA có vai trò:

- Nghiên cứu các vấn đề về NTD và ảnh hưởng của nó lên NTD

- Thúc đẩy và thực hiện công tác giáo dục cho NTD

- Tuyên truyền phổ biến, thúc đẩy phong trào NTD phát triển

- Nếu được yêu cầu, sẽ tiến hành các thí nghiệm, kiểm tra đánh giá chất lượng

sản phẩm.

Mục tiêu chính của FOMCA là:

- Thúc đẩy phát triển và mở rộng các phong trào BVNTD có tổ chức ở Malaysia

- Giải quyết các vấn đề của NTD và thúc đẩy quyền lợi của NTD

Page 69: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

69

- Thúc đẩy thông qua sức mua của NTD một định hướng phát triển dựa trên sức

cầu để đảm bảo công bằng về kinh tế và xã hội và chất lượng môi trường sống cho tất

cả mọi người.

- Có vai trò như ban cố vấn, điều phối các hội BVNTD khác ở Malaysia.

FOMCA cũng được Hội đồng cố vấn BVNTD Quốc gia cấp kinh phí hoạt động.

2. Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia có phong trào BVNTD trong xã hội dân sự phát triển rất

mạnh mẽ, từ các tổ chức lớn ở cấp quốc gia đã vươn lên tầm quốc tế, hay các tổ chức

cấp cơ sở, quận huyện, thành phố.

Các hội BVNTD (tổ chức xã hội dân sự/tổ chức phi chính phủ) được quyền

khiếu nại với tư cách đại diện cho NTD, dù NTD đó có thuộc hiệp hội BVNTD hay

không (theo điều 12(b) của Luật BVNTD 1986). Chú giải cho điều này “Hiệp hội

BVNTD được thừa nhận nghĩa là bất kỳ một hiệp hội BVNTD tình nguyện đã đăng ký

theo Luật Công ty 1956, hoặc bất kỳ một luật nào khác đang còn thời hiệu.”

DCA trung ương có liệt kê một số các tổ chức xã hội về BVNTD trên trang web

chính thức của mình, cho thấy sự gắn kết, hợp tác khá chặt chẽ giữa cơ quan quản lý

nhà nước với xã hội dân sự trong lĩnh vực này23

. Ngoài ra, các tổ chức xã hội về

BVNTD cũng có tự mình thành lập các liên minh hoặc các tổ chức lớn như Hội đồng

Điều phối các Hiệp hội NTD (Consumer Coordination Council – CCC), hay Hội đồng

Trung ương về BVNTD (Central Consumer Protection Council – CCPC).

3. Trung Quốc

Hội BVNTD Trung Quốc (CCA) được thành lập ngày 26/12/1984 theo sự phê

chuẩn của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Theo quy định tại Luật BVNTD 1994, Hội

BVNTD Trung quốc và các tổ chức BVNTD có chức năng nhiệm vụ sau:

- Cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn cho NTD;

- Tham gia giám sát và kiểm tra chất lượng hàng hoá và dịch vụ với các cơ quan

quản lý Nhà nước có liên quan;

- Báo cáo, tư vấn và đề xuất các cơ quan Chính phủ về các vấn đề liên quan đến

quyền lợi NTD;

- Tiếp nhận, điều tra và xử lý đơn khiếu nại của NTD;

23

(Xem thêm tại

http://fcamin.nic.in/Events/EventDetails.asp?EventId=1473&Section=Consumer%20Information&ParentID=0&

Parent=1&check=0 )

Page 70: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

70

- Yêu cầu các cơ quan đánh giá chất lượng hàng hoá, dịch vụ trong trường hợp

đơn khiếu nại liên quan đến chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Cơ quan đánh giá có trách

nhiệm thông báo kết qủa cho các tổ chức BVNTD;

- Hỗ trợ NTD trong các vụ kiện xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của họ;

- Phát hiện và cảnh báo các hoạt động vi phạm lợi ích NTD thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng.

Từ năm 1994, CCA bắt đầu xuất bản Tạp chí NTD Trung Hoa. Tạp chí này đưa

ra các kết quả kiểm nghiệm sản phẩm, các cuộc điều tra đặc biệt và những khuyến cáo

cho NTD.

Đến năm 2000, trang web chính thức của CCA (http://eng.cca.org.cn) chính

thức ra đời, tạo điều kiện cho NTD dễ dàng tiếp cận các thông tin liên quan đến những

vấn đề NTD nổi cộm.

CCA đã trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Quốc tế NTD (Consumers

International - CI) từ tháng 9/1987. Kể từ đó CCA đã cử nhân viên tham gia các hội

thảo, khoá đào tạo tại những nước có kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực

BVNTD như Hoa Kỳ, Đức, Nhật... Ngoài ra các phái đoàn của các tổ chức BVNTD

thế giới cũng đã đến thăm và làm việc với CCA như Liên Xô cũ, Thuỵ Sỹ, Australia ...

CCA là một tổ chức BVNTD quốc gia đã được đăng ký một cách hợp pháp.

Mục đích của CCA là giám sát các loại hàng hoá và dịch vụ, bảo vệ quyền và nghĩa vụ

của NTD trên phạm vi toàn quốc, hướng dẫn các hoạt động của NTD, khuyến khích sự

phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh phí hoạt động

của CCA lấy từ ngân sách của Chính phủ và các khoản hỗ trợ của các nhà tài trợ, các tổ

chức xã hội. CCA được lãnh đạo bởi một Hội đồng có các thành viên là đại diện của

các Bộ, ngành, tổ chức xã hội, báo chí, hội BVNTD địa phương và uỷ ban các tỉnh, khu

tự trị. Hàng năm Hội đồng tổ chức một phiên họp để quyết định các vấn đề quan trọng

nhất của CCA. Đứng đầu Hội đồng là Tổng Thư ký và một số Phó Tổng Thư ký điều

hành thông qua một cơ quan thường vụ.

Từ năm 1986, CCA đã bắt đầu tổ chức Ngày Quyền của NTD thế giới (15/03)

với rất nhiều hoạt động như diễu hành trên đường phố, tổ chức triển lãm và hội thảo

tuyên truyền. Kể từ năm 1997, CCA bắt đầu tổ chức phong trào Chủ đề hàng năm với

sự tham gia của tất cả các tổ chức BVNTD trên thế giới. Để giáo dục cho NTD thuộc

các tầng lớp, thế hệ và đặc điểm khác nhau, nhiều tổ chức NTD là thành viên của CCA

đã tổ chức các khoá đào tạo ngắn tập trung về BVNTD tại rất nhiều địa điểm khác

nhau như nhà trẻ, trường học, nhà máy, trung tâm mua sắm, cơ quan Chính phủ và các

khu vực nông thôn. Thậm chí một số nơi đã đưa nội dung giáo dục NTD vào chương

trình giáo dục phổ thông. Để thực thi hoạt động BVNTD, CCA có các tổ chức NTD ở

Page 71: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

71

các địa phương chuyên tiến hành các thử nghiệm so sánh chất lượng hàng hoá và dịch

vụ để đưa ra kết luận chính xác.

4. Pháp

Ở Pháp có một hệ thống các hiệp hội BVNTD, các hội này được thành lập để

giúp đỡ NTD về mặt pháp lý, khởi kiện. Về mặt pháp lý, các hiệp hội được tự do thành

lập nhưng để hoạt động có hiệu quả thì các tổ chức này cần được DGCCRF công nhận

theo 3 điều kiện:

- Độc lập với nhà sản xuất, thương nhân;

- Số lượng thành viên của Hiệp hội: ở Trung ương là 10.000 thành viên trở lên.

Ở địa phương thì số lượng thành viên phụ thuộc vào điều kiện mà địa phương đó đặt

ra;

- Hiệp hội phải có hành động thực sự để BVNTD, ví dụ: tổ chức các cuộc họp

NTD, có điểm tiếp nhận khiếu nại NTD, có ấn phẩm về BVNTD…

Thủ tục công nhận các hiệp hội được tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Nhận hồ sơ. Các chi nhánh của DGCCRF ở địa phương sẽ tiếp nhận hồ

sơ ở địa phương. Nếu hồ sơ hợp lệ thì các chi nhánh này sẽ cấp giấy tiếp nhận hồ sơ,

trong vòng 6 tháng nếu không có phản hồi gì của cơ quan chức năng thì hiệp hội coi

như đã được công nhận;

Bước 2: Đại diện của các chi nhánh sẽ chuyển hồ sơ lên Toà án tối cao để làm

thủ tục tiếp nhận. Thẩm phán sẽ xác nhận tính độc lập của hiệp hội với các doanh

nghiệp (để hiệp hội thực sự không chịu ảnh hưởng của bất kỳ doanh nghiệp nào).

Toà án sẽ mở các cuộc điều tra để xác định sự độc lập của các hội này. Toà án

cũng sẽ tiến hành điều tra số lượng thành viên (DGCCRF cũng sẽ tiến hành điều tra để

xác nhận việc này).

Bước 3. Hồ sơ của hiệp hội sẽ được chuyển cho sở cảnh sát để quyết định chấp

nhận.

Nếu Hội thành lập ở cấp trung ương thì Hồ sơ sẽ được chuyển cho Bộ Tư pháp

(Vụ Dân sự và Hình sự);

Hồ sơ sau khi được thẩm định sẽ được gửi trở lại DGCCRF (Phòng quản lý các

viện và hiệp hội). DGCCRF sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các điều kiện của Hội, sau đó

hồ sơ sẽ được chuyển lên Bộ trưởng Bộ Kinh tế tài chính và Bộ truởng Bộ Tư pháp.

Thời hạn của hiệp hội là 5 năm và có thể được kéo dài (sẽ phải tiến hành lại các thủ tục

như ban đầu). Giấy chứng nhận có thể bị rút lại trên cơ sở điều tra của DGCCRF về các

điều kiện được công nhận của hiệp hội.

Hiệp hội nếu được công nhận sẽ có các thuận lợi như:

Page 72: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

72

- Được quyền khởi kiện ra toà án;

- Được DGCCRF hỗ trợ tiền; (trước đây việc hỗ trợ thường dựa trên các tiêu chí

thời gian dành cho việc tiếp nhận khiếu nại của NTD, trách nhiệm của các hiệp hội,

theo vụ việc, số lượng tranh chấp của NTD mà hội nhận được. Tuy nhiên, các tiêu chí

này gặp một số khó khăn vì không thực sự thể hiện được hiệu quả hoạt động của các

hội này. Hiện nay việc phân bổ ngân sách được dựa vào những chủ đề, hoạt động cụ

thể. Hàng năm tổng ngân sách hỗ trợ cho các hiệp hội là 7triệu Euro và cho INC là 4

triệu Euro)

- Nếu hội ở cấp trung ương thì sẽ có 1 đại biểu trong Hội đồng quốc gia về

BVNTD

Các hiệp hội bên cạnh các hoạt động theo quy định của pháp luật còn được tiến

hành các hoạt động khác như:

- Thông tin cho NTD về quyền của NTD qua đó nâng cao ý thức của doanh

nghiệp trong việc đối thoại với NTD;

- Tổ chức tiếp nhận khiếu nại của NTD đồng thời liên hệ với doanh nghiệp để

tìm ra giải pháp giải quyết các khiếu nại đó. Trong trường hợp các doanh nghiệp không

giải quyết được thì các Hội sẽ tìm đến một trung gian hoà giải. Mỗi năm có khoảng

10.000 vụ việc được hoà giải mà không cần phải đưa ra toà án.

- Xây dựng các chương trình về BVNTD trên truyền hình;

- Giáo dục tiêu dùng;

- Tổ chức kiếm tra, so sánh sản phẩm

Hiện nay có 18 hiệp hội ở trung ương được công nhận và các hiệp hội này có hệ

thống tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, thực tiễn thì hiện nay số lượng các hiệp hội ở

Pháp là quá nhiều và cần phải có những cải tổ, thay đổi điều kiện để hạn chế số lượng

các hiệp hội này.

Hiện nay ở địa phương còn có các trung tâm kỹ thuật NTD là đơn vị tương tự

như INC ở địa phương. Ví dụ, có sự thay đổi về luật pháp thì các trung tâm này sẽ

thông báo cho các hội BVNTD và các hội này thông qua kênh thông tin của mình để

gửi đến hội viên.

5. Hàn Quốc

Chương 5 Luật BVNTD Hàn Quốc quy định về hiệp hội/tổ chức BVNTD Hàn

Quốc. Cụ thể là, bất kỳ một hiệp hội BVNTD muốn được thành lập và hoạt động cần

phải đăng ký với KFTC hoặc chính quyền địa phương.

Page 73: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

73

Hiện nay, trong số hàng trăm hiệp hội hoạt động tại Hàn Quốc, có 10 hiệp hội

BVNTD đã đăng ký với KFTC. KFTC duy trì cơ chế “giám sát” hoạt động của các

hiệp hội này thông qua cơ chế báo cáo thường niên.

Sau khi được cấp phép hoạt động, các hiệp hội được hưởng một số quyền lợi

như sau:

- Nhận được một khoản hỗ trợ về tài chính hàng năm từ KFTC hoặc chính

quyền địa phương. (trên thực tế, căn cứ vào quy mô, tính hiệu quả của các hoạt động và

báo cáo của các hiệp hội, KFTC sẽ đưa ra quyết định hỗ trợ tài chính, hiện nay, khoản

hỗ trợ đó tương đương khoảng 200,000$. Do nguồn ngân sách có hạn, KFTC nghiên

cứu rất chi tiết báo cáo hoạt động thường niên của các hiệp hội để phân bổ nguồn hỗ

trợ tài chính một cách hợp lý và mỗi năm sẽ có sự “xếp hạng” một cách tương đối, hiệp

hội hoạt động không hiệu quả có thể bị loại khỏi danh sách nhận hỗ trợ)

- Được phép tiến hành giải quyết tranh chấp của NTD thông qua hòa giải tự

nguyện.

Hiệp hội NTD được phép thực hiện những hoạt động sau:

- Khuyến nghị Nhà nước và chính quyền địa phương về chính sách bảo vệ

quyền và lợi ích của NTD

- Kiếm tra và thanh tra các tiêu chuẩn của hàng hóa liên quan đến chủng loại,

chất lượng, độ an toàn và tính thân thiện với môi trường; nghiên cứu phân tích các điều

khoản hoặc phương thức giao dịch bao gồm cả giá;

- Điều tra và nghiên cứu các vấn đề về NTD;

- Giáo dục NTD và

- Tư vấn và cung cấp thông tin về việc xử lý khiếu nại của NTD đồng thời

khuyến cáo các bên có liên quan hòa giải bằng hình thức thỏa thuận.

- Xuất bản các kết quả nghiên cứu phân tích về BVNTD.

Khi một doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp từ chối, can thiệp hoặc cung

cấp thông tin sai lệch mà không có lí do chính đáng, hiệp hội có quyền đăng tải thông

tin lên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật Tạp chí…

Hiệp hội không được sử dụng thông tin mà mình có được từ quá trình hoạt

động vì bất kỳ mục đích nào nằm ngoài việc nâng cao quyền và lợi ích của NTD. Khi

Hiệp hội NTD gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh do sử dụng

thông tin dữ liệu mà doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh đó cung cấp không phục vụ

việc nâng cao quyền và lợi ích của NTD, hội sẽ tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt

hại.

Page 74: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

74

Bất kỳ tổ chức NTD nào đáp ứng được các yêu cầu sau đây thì có thể đăng ký

với Uỷ ban thương mại lành mạnh Hàn Quốc hoặc chính quyền địa phương xem xét

cho thành lập:

- Tiến hành các hoạt động nêu trên;

- Giải quyết các vấn đề NTD liên quan đến hàng hóa và dịch vụ;

- Sở hữu các phương tiện và nguồn nhân lực theo quy định của Sắc lệnh Tổng

thống; và

- Đáp ứng các yêu cầu của Luật hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ.

Bên cạnh đó, hiệp hội có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động cho KFTC

khi được yêu cầu (thường là báo cáo hàng năm).

KFTC hoặc chính quyền địa phương có thể thu hồi giấy phép hoạt động hiệp hội

trong các trường hợp sau:

- Phát hiện hiệp hội không tuân thủ quy định liên quan đến thành lập hiệp hội

theo điều 29 Luật khung BVNTD;

- Hiệp hội không đáp ứng các yêu cầu liên quan đến việc thành lập theo các quy

định tại khoản (1) điều 29 Luật khung BVNTD, KFTC hoặc cơ quan địa phương chỉ

đạo hiệp hội có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp song sau 3 tháng hiệp hội không

thực hiện các điều chỉnh trên.

6. Singapore

Hiệp hội BVNTD Singapore (CASE) là tổ chức phi chính phủ được thành lập từ

năm 1971. Khi được thành lập, Thủ tướng Gio chor Tong đã cấp cho tổ chức này 5

triệu đô la. Hoạt động của Hội này dựa vào tiền đóng góp của các thành viên tham gia

hội, phí thu được từ các vụ khiếu kiện của NTD và tiền quyên góp từ thiện thông qua

các hoạt động thể thao. Mục đích thành lập cũng như chức năng chính của CASE bao

gồm:

+ Giáo dục NTD thông qua việc cung cấp thông tin, kết quả nghiên cứu và thăm

dò ý kiến nhằm giúp họ thành những NTD thông thái;

+ Làm việc với doanh nghiệp và khu vực bán lẻ nhằm thúc đẩy thương mại lành

mạnh có lợi cho NTD,

+ Thúc đẩy việc xây dựng các văn bản luật.

Mặc dù không phải là cơ quan nhà nước nhưng vai trò và khả năng ảnh hưởng

của CASE trong lĩnh vực NTD rất lớn, nhất là hoạt động dự thảo và vận động hành

Page 75: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

75

lang cho các đạo luật liên quan đển BVNTD, ví dụ như Luật BVNTD của Singapore24

năm 1975, Luật kinh doanh và bán hàng đa cấp sửa đổi năm 2000, Luật quảng cáo sửa

đổi năm 2003, Luật BVNTD mới năm 200425

. Điều này cho thấy CASE nắm trong tay

thực quyền để giải quyết tốt những vấn đề về NTD. Khi Luật BVNTD năm 2004 chính

thức có hiệu lực, CASE cũng đã kí Biên bản hợp tác với 21 hiệp hội doanh nghiệp và

các đối tác nhằm thúc đẩy việc triển khai luật cũng như thúc đẩy công tác hòa giải liên

quan đến khiếu nại của NTD.

CASE có chiến lược tuyên truyền quảng bá hình ảnh ngay từ những ngày đầu

thành lập. Từ năm 1975, CASE đã bắt đầu thiết lập mối quan hệ hợp tác với Trung tâm

phát thanh truyền hình Singapore để thực hiện các chương trình NTD trên đài và vô

tuyến. Năm 1996, CASE chính thức có mặt trên mạng Internet và ra Tạp chí NTD

“Consumer Magazine” in màu toàn bộ. Xuất phát từ mục đích đặt lợi ích của NTD lên

trên hết, CASE không ngừng phát triển những kế hoạch truyền thông để tiếp cận với

NTD như: lên sóng chương trình phát thanh CASE Talk để giải đáp thắc mắc của NTD

trên hệ NewsRadio 93.8; thành lập và hỗ trợ Mạng lưới hoạt động tiêu dùng do sinh

viên quản lý của Trường Đại học Quản lý SMU (năm 2001); thậm chí CASE Talk còn

được mở rộng sang kênh 95.8 FM của Capital Radio để tiếp cận thính giả Trung Quốc.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của CASE khá gọn nhẹ nhưng làm việc rất hiệu quả và

bao quát được nhiều lĩnh vực NTD, hiện tại hiệp hội trả lương cho 30 nhân viên làm

việc chính thức nhưng CASE có một mạng lưới đông đảo các tình nguyện viên làm

việc tại 8 trung tâm hòa giải.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CASE26

24

Consumer Protection (Trade Discription and Safety Requirements) Act 25

Consumer Protection (Fair Trading) Act 26

http://www.case.org.sg/Structure.php

CÁC THÀNH

VIÊN CỦA CASE

Các hội đồng tư vấn Uỷ ban lãnh đạo Các Uỷ ban khác

Các Ban của CASE

Page 76: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

76

Có thể khẳng định rằng CASE hoạt động rất hiệu quả nhờ có việc phối hợp chặt

chẽ với không chỉ các cơ quan trong nước mà còn tham gia tích cực vào các tổ chức

quốc tế.

Trong nước, Hiệp hội có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý như SRING,

AVA27

. Kể từ năm 2002, CASE phối hợp với Bộ Y tế nhằm đảm bảo các hóa đơn

chứng từ của bệnh viện luôn minh bạch và rõ ràng. Năm 2006, CASE và Hiệp hội các

đại lý du lịch quốc gia28

đã cùng nhau phát động kế hoạch xây dựng sự tín nhiệm

chung của NTD cho ngành công nghiệp du lịch (Joint accreditation scheme). Ngoài ra,

CASE cũng áp dụng những Thỏa thuận mẫu và Quảng cáo minh bạch đối với các cơ

quan giới thiệu việc làm đã được công nhận.

Ngoài nước, từ năm 1972, CASE đã trở thành thành viên thông tin29

của Hiệp

hội các tổ chức tiêu dùng Quốc tế30

(International Organisation of Consumer Unions)

và đến năm 2002 trở thành thành viên liên kết31

. Năm 2005, CASE là nước đầu tiên

trên thế giới kí Biên bản ghi nhớ với Uỷ ban điều phối NTD32

của Ấn Độ. Cũng trong

năm đó, CASE gia nhập Hiệp hội kiểm tra nghiên cứu Quốc tế BVNTD33

với mục đích

nâng cao hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu và kiểm tra sản phẩm, bảo vệ quyền

và lợi ích chính đáng của NTD.

Nhìn vào những đóng góp và hoạt động của có thể thấy được tính hiệu quả của

các tổ chức này. Thực tế, CASE thực hiện đồng thời nhiều chức năng: dự thảo và xây

dựng luật để đề xuất lên chính phủ, thực thi những quyền hành pháp nhất định theo quy

định của pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác khi triển khai hoạt động.

Với đặc thù là tổ chức phi chính phủ, CASE đã tận dụng được số lượng không

nhỏ tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động của mình góp phần đẩy nhanh tiến độ

công việc cũng như tận dụng được nguồn nhân lực ấy.

Về việc giải quyết tranh chấp của NTD trình tự giải quyết khiếu nại theo từng

bước sau:

- Xem xét các chứng cứ từ 2 phía NTD và nhà cung cấp

- Hòa giải tại các trung tâm

- Nếu không được sẽ giải quyết khiếu kiện ra tòa dân sự.

Thực tế qua các năm tỉ lệ hoà giải được tại các trung tâm chiếm 80% các vụ

khiếu kiện của NTD.

27

Agri-Food and Veterinary Authority 28

National Association of Travel Agents Singapore 29

Corresponding member 30

Sau này đổi thành Consumer International 31

Affiliated member 32

Consumer Coordination Council 33

International Consumer Research Testing

Page 77: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

77

Uy tín của CASE không ngừng được nâng cao khi mà Hiệp hội này luôn sáng

tạo ra những kênh mới để tiếp cận với NTD và luôn tìm hiểu, chia sẻ nguyện vọng của

NTD đồng thời đứng về phía họ trong trường hợp quyền lợi bị các doanh nghiệp xâm

phạm. Phương châm giáo dục NTD của CASE sẽ phát huy hiệu quả bởi lẽ trình độ học

vấn của người dân Singapore nhìn chung rất cao, dân số lại ít. Năm 2007 vừa qua,

CASE lần đầu tiên tổ chức sự kiện “Đồng hành cùng CASE” trên quy mô cả nước để

kỉ niệm ngày Quyền NTD thế giới.

Bên cạnh các hoạt động trong nước, từ năm 2005, CASE bắt đầu tiến hành các

hoạt động hợp tác quốc tế với ủy ban BVNTD của Ấn Độ và Hiệp hội tiêu dùng Trung

Quốc. Điều đó chứng tỏ “tham vọng” nối dài cánh tay BVNTD của CASE trên phạm vi

xuyên quốc gia.

Nhìn chung, CASE luôn có những đổi mới và sáng tạo trong quá trình hoạt

động, cùng với tiếng nói không nhỏ trong việc xây dựng luật BVNTD, CASE đã tạo

được uy tín đối với NTD và đông đảo doanh nghiệp Singapore. CaseTrust là một điển

hình cho những đóng góp của CASE. CaseTrust được hiểu là một loại mã (code) được

CASE kiểm nghiệm và cấp cho các doanh nghiệp, cửa hàng để chứng minh cho NTD

về chất lượng của sản phẩm cũng như dịch vụ. CaseTrust có thể được ví như một dạng

“tem bảo hành”, là bên trung gian thu hút được lòng tin của cả NTD và doanh nghiệp.

Sáng kiến này của CASE (1999) đến nay vẫn nhận được hưởng ứng và hợp tác từ phía

doanh nghiệp và đông đảo NTD.

7. Canada

Hội BVNTD Canada (CAC) được thành lập năm 1947, là một tổ chức hoạt động

độc lập, phi lợi nhuận và dựa trên cơ sở tình nguyện. Nhiệm vụ của CAC là cung cấp

thông tin và tuyên truyền giáo dục cho NTD về các vấn đề liên quan đến thương

trường.

CAC tập trung chủ yếu các hoạt động trong lĩnh vực: thực phẩm, sức khỏe,

thương mại, tiêu chuẩn, dịch vụ tài chính, các ngành thông tin và những vấn đề phát

sinh trên thương trường.

CAC là tổ chức quốc gia của tình nguyện viên, CAC có Ban thư kí quốc gia ở

Ottawa và các Văn phòng khu vực ở Vancouver, Edmonton, Saskatoon, Winnipeg and

Montreal.

Hội NTD ở mỗi bang được thành lập để bảo vệ và thúc đẩy quyền và lợi ích hợp

pháp của NTD bằng cách hỗ trợ từng cá nhân cũng như một tập thể NTD. Hội hoạt

động theo những định hướng chính được biểu quyết trong các cuộc họp hội đồng hàng

năm. Quyết định tại cuộc họp này mang tính tối cao với một số vấn đề liên quan đến

Hội. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng bỏ phiếu bầu ra có quyền lực cao nhất, phải tôn

trọng và phải xác định rõ những định hướng chính này. Hội đồng quản trị bao gồm 7

Page 78: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

78

thành viên không thực hiện công việc quản lý hàng ngày của Hội. Công việc quản lý

này sẽ do ban quản lý gồm 5 người đảm nhiệm. Ban quản lý hội thường xuyên họp và

đảm bảo hội hoạt động theo đúng chức năng đề ra.

Hàng năm, Hội NTD tiếp xúc với hàng nghìn NTD. NTD liên lạc với hội để

khiếu nại hoặc tố cáo một số hành vi thương mại cụ thể mà theo họ là không thể chấp

nhận được để đảm bảo thông tin về quyền lợi của mình cũng như những biện pháp về

mặt pháp lý họ có thể sử dụng,…Hội giải quyết khiếu nại cho các vụ việc của cá nhân

cũng như vụ việc khiếu nại tập thể. Để đạt được mục tiêu này, Hội thực hiện một số

hoạt động như: gặp gỡ các công ty, các ban ngành; kịp thời cung cấp thông tin cho cơ

quan nhà nước có thẩm quyền; tạo áp lực chính trị để sửa đổi luật pháp hiện hành; liên

lạc với cơ quan truyền thông để cảnh báo về các vấn đề khiếu nại, khiếu kiện tập

thể,..vv.

Hội NTD Canada có các hoạt động thường xuyên như: dịch vụ hỗ trợ trực tiếp;

dịch vụ đào tạo; các hoạt động thông tin; các hoạt động pháp luật và tương tự pháp

luật; các hoạt động nghiên cứu; các hoạt động đại diện và; các hoạt động hỗ trợ khác.

Bên cạnh hai thiết chế chủ yếu về BVNTD nói trên, còn tồn tại những cơ

quan/tổ chức khác liên quan đến BVNTD sau:

8. Đài Loan

Luật BVNTD của Đài Loan dành trọn một chương (Chương III, từ điều 27 đến

điều 32) để quy định về các tổ chức xã hội về BVNTD, cụ thể:

Điều 27

Tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD chỉ được thành lập dưới dạng người đại diện

theo pháp luật của một hiệp hội hoặc quỹ hoạt động.

Tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD phải coi việc bảo vệ quyền lợi NTD và bồi dưỡng

kiến thức tiêu dùng như những mục tiêu hàng đầu.

Điều 28

Nhiệm vụ của tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD được quy định như sau:

Điều tra, đối chiếu, nghiên cứu và thông báo về giá của hàng hóa và dịch vụ;

Điều tra, giám định, nghiên cứu và thông báo về chất lượng của hàng hóa và

dịch vụ;

Điều tra, đối chiếu, nghiên cứu và thông báo về việc dán nhãn hàng hóa và nội

dung của nhãn hàng hóa;

Tư vấn, giới thiệu và thông báo những thông tin tiêu dùng có liên quan;

Biên tập, xuất bản các ấn phẩm nhằm BVNTD;

Page 79: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

79

Điều tra, phân tích và kết luận về các quan điểm thu thập được;

Giải quyết các khiếu nại của NTD và hòa giải các tranh chấp trong tiêu dùng;

Xử lý các tranh chấp trong tiêu dùng và đệ trình thủ tục tố tụng tiêu dùng;

Kiến nghị với Chính quyền các quy định BVNTD và các phương pháp quản lý

thích hợp;

Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh tiến hành các biện pháp phù hợp để bảo

vệ quyền lợi NTD; và

Các nhiệm vụ khác liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi NTD.

Điều 29

Để tham gia vào quá trình giám định hàng hóa, dịch vụ, nhóm BVNTD phải

trang biệt thiết bị giám định, hoặc ủy nhiệm cho cơ quan hoặc tổ chức có thiết bị giám

định, làm nhiệm vụ giám định.

Người tiến hành giám định phải chuẩn bị biên bản giám định ghi lại thiết bị lấy

mẫu và sử dụng, phương pháp giám định, quá trình giám định và kết quả giám định, và

nộp biên bản đó cho tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD.

Chính quyền có trách nhiệm tư vấn cho nhóm BVNTD, các ngành liên quan, các

nhà nghiên cứu và chuyên gia các biện pháp pháp lý và quản lý đối với việc BVNTD

(Điều 30). Ngược lại, nhóm BVNTD có thể yêu cầu sự hỗ trợ cần thiết từ phía Chính

quyền để tham gia vào quá trình điều tra hoặc giám định hàng hóa và dịch vụ (Điều

31). Các cơ quan có thẩm quyền có thể hỗ trợ tài chính cho các nhóm BVNTD có hoạt

động tốt trong công tác BVNTD (Điều 32).

Điều 49 đến 53 của Luật quy định rất chặt chẽ về điều kiện để 1 hiệp hội có thể

đại diện cho NTD tham gia khiếu kiện, cũng như là những trường hợp được miễn trừ

án phí, ví dụ như: tổ chức BVNTD thành lập sau 3 năm kể từ khi được phê chuẩn, đạt

các tiêu chuẩn xuất sắc của Ủy ban BVNTD, v.v.

Một hiệp hội có thể được thành lập với một người đại diện theo pháp luật và có

hơn 500 thành viên, hoặc một quỹ được thành lập với một người đại diện với tổng số

vốn đăng kí từ 10 triệu Đài tệ trở lên.

Nếu số lượng người khởi kiện là trên 20 người, thì các hội BVNTD sẽ có tư

cách đại diện để đưa vụ việc ra tòa. Họ không phải trả án phí nếu giá trị của đơn kiện

vượt quá 600,000 Đài tệ (tương đương 300.000.000 VND). Nếu hội khởi kiện nhằm

chấm dứt hành vi vi phạm đáng kể của doanh nghiệp thì cũng được miễn phí xử lý vụ

việc (Điều 53).

Page 80: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

80

9. Thái Lan

Các hội BVNTD được Ủy ban BVNTD cho phép thành lập theo Điều 40 của

Luật BV NTD: “Bất kỳ hội nào có mục tiêu BVNTD hoặc chống lại việc cạnh tranh

không lành mạnh và có điều lệ, hội đồng, thành viên và các phương pháp hoạt động

hoàn toàn phù hợp với các điều kiện do quy định của Bộ đặt ra thì đều có quyền làm

đơn gửi Ủy ban xin công nhận quyền tiến hành các thủ tục khởi tố theo pháp luật như

quy định tại điều 41.”

Điều 41 của Luật quy định rằng, trong việc khởi tố theo pháp luật về việc vi

phạm các quyền của NTD, các hội đã được Ủy ban công nhận có quyền khởi tố hình sự

hay dân sự hay tiến hành kiện cáo để BVNTD và có quyền kiện đòi bồi thường thiệt

hại thay mặt cho thành viên của hội nếu hội được thành viên của mình ủy quyền thay

mặt đòi bồi thường thiệt hại.

Luật BVNTD cũng có quy định bảo vệ quyền lợi của các thành viên đã ủy

quyền cho hội tiến hành các vụ khiếu nại, kiện tụng bằng việc quy định hội sẽ không

được rút lui việc kiện tụng nếu không được tòa án chấp thuận, và rằng việc rút lui một

vụ kiện hay thôi xét xử một vụ kiện, v.v chỉ được thực hiện nếu có giấy đồng ý của

người ủy quyền gửi lên tòa án.

Một trong các tổ chức xã hội BVNTD nổi bật nhất của Thái Lan là Tổ chức vì

NTD (Foundation for Consumers – FFC), thành lập năm 1994. Tổ chức này là một

thành viên cốt cán giúp thành lập Hiệp hội các Tổ chức BVNTD Thái Lan (CCOT)

gồm 17 thành viên là các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực như sức

khoẻ, giới tính, nông nghiệp, quyền của người lao động. FFC có thành lập một Trung

tâm Khiếu nại và Hỗ trợ pháp lý và phát hành một tạp chí tiêu dùng có tên “Tạp chí

Người mua Thông thái” với 12,000 độc giả thường xuyên. Các vụ khiếu nại do Trung

tâm Khiếu nại và Hỗ trợ pháp lý giúp giải quyết được đăng lên tạp chí này và thông

qua đó tới tay giới truyền thông mở rộng.

10. Úc

Hội NTD Australia là một tổ chức phi chính phủ lớn nhất tại Australia được

thành lập từ năm 1959. Mục tiêu của tổ chức này là cung cấp thông tin cho NTD để có

sự lựa chọn đúng đắn. CHOICE còn thực hiện các cuộc vận động để đảm bảo quyền lợi

của NTD. Bên cạnh đó, tổ chức này thường xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu đối với

nhiều hàng hóa và dịch vụ, bao gồm các đồ gia dụng, sản phẩm dùng cho trẻ em, đồ

điện tử, máy tính, thực phẩm và các dịch vụ tài chính. Thu nhập của CHOICE được lấy

từ việc bán các ấn phẩm và sản phẩm của mình. Tổ chức này không nhận tài trợ từ bất

cứ tổ chức, cơ quan chính phủ hoặc doanh nghiệp nào.

Page 81: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

81

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỂ XÂY DỰNG THIẾT CHẾ BVNTD

1. Đối với Cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVNTD

a. Quyền lực của cơ quan quản lý NN về BVNTD

Nhìn chung, cơ quan BVNTD của các quốc gia nói trên đều nhận được sự ủng

hộ rất lớn về mặt chính trị. Chính vị trí của các cơ quan này trong hệ thống Chính phủ

đã cho thấy sự ủng hộ đó. Đối với các nước theo mô hình Ủy ban thuộc Chính phủ, các

thành viên của Ủy ban đều là các Bộ trưởng và chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng nên cơ

quan này luôn nhận được sự ủng hộ của Đảng cầm quyền. Ngoài ra, theo mô hình của

Hoa Kỳ, FTC được thành lập như một cơ quan độc lập trực thuộc Quốc hội. Đứng đầu

FTC là Đoàn Chủ tịch có 5 Uỷ viên, trong đó không quá 3 Uỷ viên đến cùng một đảng

phái chính trị. Chủ tịch FTC do Tổng thống bổ nhiệm và được Thượng viện thông qua.

Do đó sự ủng hộ về mặt chính trị là rất lớn.

Cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị, cơ quan BVNTD tại các quốc gia

này luôn nhận được sự ủng hộ và tín nhiệm của xã hội. Đây là hiệu ứng tương tác từ

vai trò của các cơ quan BVNTD với xã hội. Các cơ quan này luôn đóng vai trò tích cực

trong công tác giải quyết khiếu nại của NTD và hỗ trợ về chuyên môn cũng như tài

chính đối với các tổ chức xã hội.

Quyền lực của cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD của các nước là khá cao.

Đối với cả các nước theo mô hình cơ quan hình chóp hay mô hình cơ quan hạt nhân thì

cơ quan BVNTD đều là cơ quan trung tâm trong lĩnh vực BVNTD.

Pháp luật trao cho các cơ quan này những quyền lực lớn và các công cụ hữu

hiệu để có thể bảo vệ được NTD một cách hiệu quả, bên cạnh các quyền ban hành

chính sách, kế hoạch, quyền thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, khởi kiện doanh

nghiệp vì lợi ích công, các cơ quan BVNTD thường có một số quyền hạn cơ bản sau

đây:

- Yêu cầu các tổ chức cá nhân liên quan cung cấp các thông tin cần thiết trong

việc giải quyết khiếu nại NTD;

- Công bố các sản phẩm, dịch và và các doanh nghiệp vi phạm pháp luật

BVNTD trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Có quyền tổ chức tiến hành hoà giải và quyết định hoà giải của các cơ quan

này thương có hiệu lực pháp lý cao.

Về tổ chức cơ quan, dù theo mô hình nào thì các nước đều có điểm chung là

phân cấp rất mạnh công tác BVNTD cho chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, cơ

quan trung ương cũng tiến hành các hoạt động hỗ trợ cần thiết cho các cơ quan địa

phương để các cơ quan này có thể thực hiện tốt vai trò của mình. Sự hỗ trợ đó có thể là

về tài chính, kỹ thuật và cả về mặt chính sách.

Page 82: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

82

b. Tính độc lập của cơ quan quản lý NN về BVNTD

Đối với các nước như Hoa Kỳ hoặc Úc, cơ quan BVNTD là cơ quan có quyền

lực lớn trong hoạt động BVNTD. Là các cơ quan trực thuộc quốc hội, vị trí của các cơ

quan này tương đối độc lập và có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan chuyên ngành khác

thuộc chính phủ phối hợp và giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của NTD.

Đối với các nước như Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản, cơ quan này là một Ủy

ban hoặc Hội đồng (mô hình của Nhật) thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Ủy

ban). Về cấp hành chính thì hội đồng này là cơ quan thuộc chính phủ và do đó ngang

với các Bộ ngành khác, tuy nhiên đứng đầu Ủy ban là Thủ tướng hoặc phó thủ tướng

và các thành viên Ủy ban là người đứng đầu các Bộ ngành khác cho nên trong lĩnh vực

BVNTD, có thể nói Ủy ban này là cơ quan có quyền lực lớn nhất. Cơ quan này có

thẩm quyền ban hành các chính sách và lập kế hoạch BVNTD sau đó phân bổ các kế

hoạch cho các ngành và chính quyền địa phương thực hiện. Trong quá trình thực thi

các chính sách và kế hoạch BVNTD đó, Ủy ban có chức năng giám sát, yêu cầu thực

hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.

Nhìn chung, tại các nước này cơ quan BVNTD là một cơ quan chuyên môn độc

lập, có vị trí cao trong tổ chức bộ máy nhà nước và có tiếng nói đối với các cơ quan

khác trong hoạt động BVNTD. Cơ quan này thường không trực tiếp giải quyết các

khiếu nại NTD và trên thực tế thì với nguồn lực và mô hình như vậy, việc giải quyết

các vụ việc xâm phạm quyền lợi NTD cụ thể là không khả thi. Do vậy, chức năng này

thường được giao cho các bộ ngành và đặc biệt là phân cấp mạnh cho chính quyền địa

phương và Ủy ban đóng vai trò là cơ quan giám sát việc thực hiện.

Đối với các nước như Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc,

Singapore, Canada cơ quan có chuyên môn BVNTD là một cơ quan thuộc Bộ. Tại các

nước này, thông thường cơ quan BVNTD được thành lập dưới dạng Cục hoặc Vụ

thuộc các bộ có chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, thương mại và công nghiệp.

Trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD, các cơ quan này có chức năng điều tra và

xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi NTD. Các bộ ngành khác có nhiệm vụ phối hợp

chặt chẽ với cơ quan BVNTD để xử lý các hành vi vi phạm và giám sát chất lượng

hàng hóa dịch vụ trên thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho NTD.

Về mặt tổ chức, do là cơ quan thuộc Bộ nên cơ quan BVNTD theo mô hình này

không có thẩm quyền giám sát cũng như áp đặt nhiệm vụ cho các cơ quan khác trong

hệ thống thiết chế BVNTD. Tuy nhiên với những công cụ đắc lực như các trung tâm

nghiên cứu, giám định cùng với các thẩm quyền điều tra và xử lý, các cơ quan này có

vị trí hạt nhân trong công tác BVNTD và các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp

hành động để cùng đạt mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho NTD.

c. Về mạng lưới và nguồn nhân lực

Page 83: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

83

Do đặc thù riêng của công tác BVNTD (yêu cầu gần với quần chúng, thị trường,

bảo vệ quyền lợi cho một số đông không được tổ chức, không có chuyên môn, thiếu

thông tin và thường rất yếu thế về khả năng thương lượng), một hệ thống thiết chế

BVNTD sẽ có hiệu quả chỉ khi nó được trải rộng đến tận các đơn vị hành chính nhỏ lẻ

của từng địa phương. Các quốc gia như Ấn độ, Đài Loan, Malaysia đều có cơ quan

BVNTD và hệ thống giải quyết khiếu nại, tranh chấp bao trùm từ trung ương đến địa

phương. Đây là một điểm mạnh của các hệ thống này, nhưng nó cũng đỏi hỏi một

nguồn lực khổng lồ để đủ cung cấp cho việc duy trì bộ máy. Do đó, cần phải triệt để sử

dụng các bộ máy chính quyền sẵn có ở cơ sở, nhân lực có chuyên môn sẵn có (ví dụ

như các thẩm phán đã về hưu), và đảm bảo hoạt động thực thi pháp luật diễn ra một

cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất. Bên cạnh đó, các cơ quan tại địa

phương luôn nhận được kinh phí từ chính quyền cũng như sự hỗ trợ của cơ quan

BVNTD tại trung ương.

Về nguồn lực của cơ quan BVNTD cấp trung ương, có thể lấy Ủy ban thương

mại công bằng Hoa Kỳ làm ví dụ. Tính đến cuối năm 2006, FTC có khoảng 1100 nhân

viên, trong đó rất nhiều nguồn nhân lực được tập trung vào công tác BVNTD. Trong

năm tài chính 2006, 55% các nguồn lực của FTC được dùng để BVNTD còn 45% được

dành cho cạnh tranh.

d. Sự phối hợp giữa các Cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD với các cơ quan

điều tiết ngành

Đối với các quốc gia đã được nghiên cứu, hệ thống cơ quan BVNTD tại đây

được tổ chức rất hệ thống nên cơ chế phối hợp của các cơ quan có liên quan tương đối

chặt chẽ.

Như trên đã phân tích, các nước trên thế giới thường theo hai mô hình chủ đạo

trong tổ chức các cơ quan BVNTD. Đối với mỗi mô hình, sự phối hợp giữa các cơ

quan có nét đặc thù riêng. Tại các nước sử dụng mô hình cơ quan hình chop, cơ quan

BVNTD là cơ quan có vị trí cao trong Chính phủ và có các quyền lực lớn trong vấn đề

BVNTD trong đó có quyền lập chính sách, lập kế hoạch và giám sát hoạt động

BVNTD của các cơ quan trong hệ thống nên sự phối hợp trong hoạt động của các cơ

quan trong hệ thống BVNTD luôn đảm bảo nhịp nhàng và kịp thời. Còn đối với các

nước sử dụng mô hình cơ quan hạt nhân, cơ quan BVNTD tuy không có vị trí lớn như

theo mô hình cơ quan hình chóp nhưng với vai trò quan trọng và đặc biệt là thẩm

quyền điều tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp,… pháp luật luôn tạo ra cơ chế ràng

buộc trách nhiệm của các cơ quan khác trong việc phối hợp hoạt động với cơ quan

BVNTD.

e. Tính hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp

Page 84: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

84

Như đã đề cập tới ở trên, một hệ thống giải quyết tranh chấp sẽ chỉ có hiệu quả

trong lĩnh vực BVNTD nếu nó có thể trải rộng trên toàn quốc đến cấp địa phương. Bên

cạnh đó, kinh nghiệm nổi bật của tất cả các quốc gia nói trên, đặc biệt trong trường hợp

của Ấn Độ và Malaysia, là hệ thống này phải tách biệt khỏi hẳn hệ thống toà án thông

thường, vốn đã có quá nhiều việc và thiếu chuyên môn, thường bị coi là không mấy

thân thiện với các cá nhân NTD thiếu thông tin và không được tổ chức. Các thủ tục giải

quyết tranh chấp cũng phải được đơn giản hoá, đẩy nhanh và giảm chi phí đến hết mức

có thể, như trong trường hợp của Ấn Độ và Malaysia thì mới có thể mong được NTD

sử dụng thường xuyên.

Trong các nước có tổ chức cơ quan giải quyết tranh chấp tại địa phương, Đài

Loan là nước có cơ quan hoạt động hiệu quả nhất. Một ngày trung tâm giải quyết tranh

chấp tiếp nhận 50 yêu cầu hòa giải, tỉ lệ hòa giải thành công tại trung tâm là 50%, tỉ lệ

thi hành biên bản hòa giải thành là 100%

Ngoài ra, các phương tiện khác cũng nên được sử dụng thường xuyên, ví dụ như

khiếu nại trực tuyến, tư vấn hay tiếp nhận khiếu nại qua đường dây nóng. Việc có một

trung tâm đầu mối tiếp nhận khiếu nại và chuyển đến các cơ quan chức năng có trách

nhiệm, hay cơ quan giải quyết tranh chấp là một mô hình rất hiệu quả.

2. Đối với các tổ chức xã hội về BVNTD

Song song với các mô hình tổ chức thiết chế nói trên, tất cả các quốc gia nói trên

đều phát triển và sử dụng hiệu quả hệ thống tổ chức xã hội trong công tác BVNTD.

Các tổ chức này được thành lập theo mô hình phi chính phủ, hoạt động vì lợi ích của

cộng đồng và mục tiêu là bảo vệ quyền lợi NTD. Điểm chung của tổ chức BVNTD tại

các quốc gia này đó là tính hiệu quả và quy mô hoạt động lớn. Các tổ chức này vừa

được sự hỗ trợ từ phía nhà nước (ở mức độ hạn chế) vừa có thể tự tìm nguồn thu cho

hoạt động của mình từ sự ủng hộ của xã hội, xuất bản các ấn phẩm BVNTD và đặc biệt

tại các nước như Canada, Hoa Kỳ và Đức, tổ chức BVNTD có quyền khởi kiện tập thể

và nếu thắng kiện họ có thể giữ lại một phần tiền bồi thường để xây dựng quỹ hoạt

động.

Về hoạt động BVNTD, các tổ chức này đóng vai trò là con mắt của xã hội để

phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm quyền lợi NTD và sau đó là phối hợp với các cơ

quan có thẩm quyền xử lý các hành vi đó. Ngoài ra, pháp luật BVNTD các nước đều

trao cho tổ chức các quyền được kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa

dịch vụ trên thị trường và họ có quyền khởi kiện các tổ chức này ra Tòa.

Cũng mang tính xã hội hóa công tác giám sát hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp trên thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi NTD, mô hình quỹ bảo hiểm trách

nhiệm trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp tại Hàn Quốc cũng là một điển hình. Theo quy

định của pháp luật Hàn Quốc, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng

Page 85: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

85

trực tiếp phải ký hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm với một doanh nghiệp bảo hiểm. Các

doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho

NTD do doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp gây ra và do dó

doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm này có quyền giám sát các hoạt động tuân thủ pháp

luật của doanh nghiệp kinh doanh bán hàng trực tiếp. Trong trường hợp các doanh

nghiệp này có những hành vi vi phạm pháp luật thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm

quyền, điều này có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp

sẽ không thể tiếp tục được hoạt động trên thị trường. Sau khi hệ thống quy định này ra

đời, pháp luật Hàn Quốc loại bỏ dần các quy định về điều kiện kinh doanh cũng như cơ

chế giám sát của nhà nước đối với hoạt động bán hàng trực tiếp, mọi hoạt động quản lý

nhà nước trong lĩnh vực này tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo

hiểm trách nhiệm. Như vậy, đây là một mô hình xã hội hóa công tác quản lý nhà nước

liên quan đến BVNTD, nhà nước tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực mà hiệu quả quản

lý được nâng lên cao hơn.

Tuy nhiên, theo quy định của một số nước như Pháp, Hàn Quốc, các tổ chức xã

hội về BVNTD muốn thành lập phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản và phải được sự

đồng ý của các Cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD.

Ngoài ra, sau khi được thành lập, một số hoạt động của các tổ chức này sẽ được

nhà nước hỗ trợ kinh phí hàng năm.

Page 86: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

86

PHẦN 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD

TẠI VIỆT NAM

I. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BVNTD CỦA VIỆT NAM

1. Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi

NTD rất nhiều. Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn này chỉ có hai

văn bản: Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 và Nghị định số 55/2008/NĐ-CP

ngày 24 tháng 4 năm 2008 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD.

a. Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999

Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành

ngày 27 tháng 4 năm 1999. So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam

là một trong những quốc gia đầu tiên có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn

đề BVNTD. Pháp lệnh bao gồm 6 chương và 30 điều quy định các vấn đề mang tính

nguyên tắc trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam như: khái niệm NTD,

các nguyên tắc cơ bản trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD; quyền và trách nhiệm của

NTD; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; quản lý nhà

nước về BVNTD; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm. Có thể nói rằng, Pháp

lệnh BVNTD mặc dù còn bộc lộ nhiều hạn chế nhưng nhìn chung Pháp lệnh đã đề cập

được những vấn đề lớn trong hoạt động BVNTD ở nước ta.

b. Nghị định số 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ

quyền lợi NTD

Nghị định số 55/2008/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 4 năm

2008 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD. Nghị định bao gồm 6

chương và 36 điều tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm của tổ

chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; xử lý khiếu nại, tố cáo của NTD; tổ chức

bảo vệ quyền lợi NTD.

2. Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật gián tiếp

Do chế định pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là một trong những chế định pháp

luật có nội hàm rộng nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Có thể nói rằng, trừ

những văn bản mang tính cá biệt, những văn bản pháp luật về chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức còn lại hầu hết các văn bản quy

Page 87: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

87

phạm pháp luật khác đều có mục đích trực tiếp hoặc gián tiếp BVNTD. Bởi vì, trong

một nền kinh tế thị trường, NTD được coi là đối tượng trung tâm trong mọi chính sách

kinh tế của Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cũng coi

NTD là “thượng đế”, thuyết phục NTD sử dụng hàng hoá, dịch vụ của mình vì mục

tiêu lợi nhuận là lý do tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp. BVNTD cũng chính

là bảo vệ một môi trường kinh doanh an toàn, trung thực, lành mạnh. Đây cũng chính

là mục tiêu của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan

hệ xã hội trên thực tế. Chính vì vậy mà việc liệt kê những văn bản quy phạm pháp luật

gián tiếp điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD là một việc làm không đơn giản.

Tuy nhiên, có thể kể ra đây một số văn bản quan trọng trong hoạt động BVNTD

ở nước ta hiện nay như: Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự 1999, Luật Cạnh

tranh 2004, Luật Thương mại 2005, Pháp lệnh An toà vệ sinh thực phẩm….Các văn

bản này đã đưa ra được những quy phạm pháp luật nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi

NTD trong những lĩnh vực nhất định.

Bộ luật Dân sự 2005 đã đưa ra được một loạt các quy phạm pháp luật nhằm bảo

vệ lợi ích của người mua (NTD) như trách nhiệm bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch

vụ, nghĩa vụ bảo hành…;

Luật Cạnh tranh 2004 cũng khẳng định: “Việc cạnh tranh phải được thực hiện

theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công

cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của NTD và phải tuân theo các quy

định của Luật này ”. Luật cũng cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan

đến NTD như: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh,

khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, bán hàng đa cấp bất chính….

Pháp lệnh An toàn vệ sinh thực phẩm cũng có những quy định nhằm bảo vệ

quyền lợi của NTD, ví dụ: Điều 6 của Pháp lệnh quy định: “NTD có quyền được thông

tin về vệ sinh an toàn thực phẩm và lựa chọn, sử dụng thực phẩm thích hợp; có trách

nhiệm thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tự bảo vệ mình trong tiêu dùng thực phẩm,

thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm; tự giác khai báo ngộ

độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; khiếu nại, tố cáo, phát hiện về các hành

vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho

cộng đồng”…

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007 cũng đưa ra những quy định

nhằm bảo vệ quyền lợi của NTD, Ví dụ: Điều 8 của Luật đưa ra những hành vi bị

nghiêm cấm, Mục 1, Chương 2 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản

xuất, kinh doanh. Đặc biệt, tại Mục 2 Chương 2 của Luật quy định về quyền và nghĩa

vụ của NTD liên quan đến chất lượng của sản phẩm, hàng hoá, …”

Page 88: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

88

Như vậy, có thể nói rằng vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD được nhiều văn bản quy

phạm pháp luật điều chỉnh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh những

thành tựu, những kết quả đáng ghi nhận các quy định về BVNTD nhìn chung rất khó

thực thi trên thực tế (nhất là những quy phạm pháp luật trực tiếp). Chính vì vậy mà

công tác BVNTD gặp rất nhiều khó khăn và các vụ việc vi phạm quyền và lợi ích hợp

pháp của NTD không những giảm đi mà ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn mức độ.

Đặc biệt, các quy định của pháp luật chưa thực sự tiếp cận vấn đề BVNTD như là một

bên “yếu thế” trong mối tương quan với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ.

Vì vậy, các quy định về mặt số lượng thì tương đối đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực của

đời sống xã hội nhưng về mặt quy định cụ thể thì rõ ràng hệ thống pháp luật đang thiếu

đi những quy định hữu hiệu để BVNTD. NTD Việt Nam thực sự đứng trước nhiều

nguy cơ và các cơ quan làm công tác BVNTD cũng không đủ công cụ pháp luật cần

thiết nhằm thực hiện công tác này.

II. CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC BVNTD TẠI VIỆT NAM

TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Kinh tế - xã hội – tiêu dùng tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với trước đây

đặc biệt là sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và hội nhập kinh tế

quốc tế. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế chung của thời đại. Sự phát triển

mạnh mẽ về kinh tế, kỹ thuật đã tạo ra nhu cầu giao lưu hợp tác giữa các quốc gia, các

vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Việt Nam là một nước đang phát triển nằm ở khu vực

Châu Á năng động cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại

cho đất nước ta nhiều cơ hội để giao lưu, hợp tác với các nền kinh tế mạnh của khu vực

và trên thế giới từ đó tạo động lực phát triển đất nước ngày càng đi lên. Xác định được

điều đó Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán theo đuổi đường lối hội nhập này và đã

đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội chúng ta

cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

1. Những tác động tích cực

Có thể phân tích, đánh giá những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

đối với NTD dưới những khía cạnh sau đây:

* Thu nhập của NTD tăng một cách đáng kể

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm cho nền kinh tế nước ta có những

tăng trưởng vượt bậc. Tăng trưởng kinh tế cũng đồng nghĩa với thu nhập của nền kinh

tế quốc dân tăng lên, người lao động và cũng chính là NTD cũng sẽ là đối tượng thụ

hưởng thu nhập tăng lên tương ứng. Theo số liệu thống kê cho thấy, trong những năm

nước ta thực hiện chủ trương cải cách đổi mới gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế,

GDP bình quân đầu người cũng liên tục tăng nhanh (xem Bảng số 1).

Page 89: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

89

Bảng số 1: Tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế

bình quân đầu ngƣời34

Năm Thu nhập bình quân đầu người

(Nghìn đồng)

Thu nhập bình quân đầu người theo USD

(Theo tỷ giá hối đoái bình quân)

1986 10

1987 46

1988 242 86

1989 434 110

1990 636 118

1991 1141 118

1992 1615 145

1993 2014 190

1994 2521 231

1995 3179 288

1996 3719 338

1997 4221 361

1998 4784 357

1999 5221 374

2000 5689 402

2001 6117 413

2002 6720 440

2003 7583 492

2004 8720 553

2005 10080 638

Mặc dù đây chưa là con số hoàn toàn phản ảnh thu nhập thực tế của người dân,

hay đây là những con số mang tính bình quân đầu người, nhưng rõ ràng cùng với hội

nhập và tăng trưởng, chắc chắn NTD ngày càng có nhiều thu nhập hơn để tiêu dùng và

tích lũy.

Việc làm cho NTD có nhiều thu nhập hơn là một trong những tác động có tính

tích cực nhất của hội nhập. Bởi đây là tiền đề cơ bản để NTD thực hiện quyền được

thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mình – một trong 8 quyền cơ bản của NTD. Số

liệu cho thấy tổng mức bán lẻ của hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh,

NTD đã “mạnh tay” hơn trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ (xem bảng số 2)

34

Nguồn: Website Tổng Cục thống kê, tại địa chỉ:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&ItemID=4326.

Page 90: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

90

Bảng số 2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa 8 tháng đầu năm 2008

Thực hiện 8 tháng

năm 2008 8 tháng năm 2008

so với cùng kỳ

năm 2007

(%)

Tổng mức

(Tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

TỔNG SỐ 609210 100,0 130,0

Phân theo loại hình kinh tế

Nhà nước 68772 11,3 109,1

Tập thể 6356 1,0 136,4

Cá thể 342664 56,3 132,9

Tư nhân 176657 29,0 134,1

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 14761 2,4 130,1

Phân theo ngành hoạt động

Thương nghiệp 501862 82,3 130,4

Khách sạn, nhà hàng 69148 11,4 125,3

Du lịch 8011 1,3 143,2

Dịch vụ 30189 5,0 130,8

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

* NTD có nhiều cơ hội để lựa chọn hàng hoá, dịch vụ

Quyền cơ bản thứ hai của NTD là được lựa chọn các hàng hóa dịch vụ đã được

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện thực hóa. Thực vậy, hội nhập kinh tế đồng

nghĩa với việc giao thương buôn bán không chỉ bó hẹp ở trong nước mà còn mở rộng

ra nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư và hàng hóa nước ngoài sẽ được

nhập khẩu vào Việt Nam một cách dễ dàng hơn, thông thoáng hơn. Ngày càng có nhiều

doanh nghiệp tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, sản xuất nhiều hàng hóa

phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu của NTD. Có thể nói rằng, vào thời điểm hiện nay,

NTD không còn phải giới hạn nhu cầu của mình bởi không có hàng hóa, mà chính

doanh nghiệp sẽ phải tự tìm hiểu nhu cầu của NTD để đưa ra những hàng hóa phù hợp.

Và cũng không chỉ một doanh nghiệp mà sẽ có rất nhiều doanh nghiệp cả trong nước

và nước ngoài cùng nghiên cứu sản xuất, cạnh tranh với nhau đưa đến cho NTD những

sự phong phú đa dạng về hàng hóa như chưa bao giờ có.

Vào những năm thời kỳ trước hội nhập, nhà nước thực hiện chính sách đóng cửa

nền kinh tế. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, doanh nghiệp chỉ

sản xuất hàng hóa theo những chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước. Điều đáng nói là trong

cơ chế đó, các chỉ tiêu pháp lệnh này không phản ảnh được những nhu cầu của NTD

Page 91: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

91

thực sự. Còn người dân thì phải tiếp cận hàng hóa thông qua cơ chế phân phối theo

“tem phiếu”. NTD không có quyền chọn lựa mà chỉ biết sử dụng những tờ tem phiếu

đã được phân bổ theo đầu người để mua hàng hóa. Cảnh người dân xếp hàng bằng

“hòn gạch” là một trong những minh chứng rõ ràng cho sự khan hiếm, thiếu sự lựa

chọn này.

* Giá cả hàng hoá, dịch vụ phù hợp, dịch vụ hậu mãi ngày càng được chú

trọng

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại rất nhiều áp lực cạnh tranh cho doanh

nghiệp. Nếu trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung các doanh nghiệp chỉ sản

xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước, không tồn tại sự cạnh tranh trên

thị trường, giá cả hàng hóa đã được quyết định sẵn thì khi chuyển sang cơ chế thị

trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, chủ động về kế hoạch sản xuất

kinh doanh và toàn quyền quyết định giá cả. Hội nhập kinh tế quốc tế thậm chí còn làm

mở rộng phạm vi cạnh tranh của doanh nghiệp – Sự cạnh tranh mang yếu tố nước

ngoài. Đó là sự tham gia của các tập đoàn xuyên quốc gia, các hàng hóa nhập khẩu từ

nước ngoài. Sự cạnh tranh này tất yếu ngày càng sẽ gay gắt hơn.

Sự cạnh tranh sẽ làm cho giá cả thấp đi, chất lượng hàng hóa ngày càng được

nâng cao. Bên cạnh đó, các chất lượng dịch vụ đi kèm như chế độ hậu mãi, bảo hàng sẽ

ngày càng tốt hơn. Và do vậy NTD sẽ là người được lợi.

Ngoài ra, do giao thương quốc tế dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh, sự chuyên

môn hóa và phát huy tối đa những lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong sản xuất, kinh

doanh hàng hóa dịch vụ sẽ một nguyên nhân làm cho hàng hóa rẻ hơn. Việt Nam

không có nhiều lợi thế về sản xuất những hàng hóa có hàm lượng kỹ thuật cao sẽ

không tập trung sản xuất những mặt hàng đó nữa và thay vào đó sẽ nhập khẩu từ những

nước có lợi thế so sánh về mặt này với giá rẻ hơn. Đây là một trong những nền tảng cơ

bản của hội nhập và tự do hóa thương mại.

* NTD có nhiều thông tin hơn để lựa chọn hàng hoá, dịch vụ

Song hành với hội nhập kinh tế quốc tế là sự phát triển như vũ bão của công

nghệ thông tin. Việc mở cửa nền kinh tế Việt Nam ra nước ngoài cho phép người dân

tiếp cận được với những phương tiện thông tin hiện đại. Không chỉ những phương tiện

thông tin hiện đại đó, NTD còn được tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin phong phú

và đa dạng, cả trong và ngoài nước. Việc đóng cửa nền kinh tế, không giao lưu hội

nhập với nước ngoài đồng nghĩa với việc bó mình trong những thông tin trong nước.

Giao lưu quốc tế sẽ giúp cho NTD tiếp cận với những tri thức tiên tiến của nhân loại

thông qua các phương tiện thông tin như internet. Đây là cơ sở rất quan trọng để NTD

thực hiện được quyền được thông tin và quyền lựa chọn của mình.

Page 92: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

92

* NTD có nhiều cơ hội được giáo dục, nâng cao nhận thức về tiêu dùng

Tác động này của hội nhập kinh tế quốc tế luôn song hành với tác động về tăng

thu nhập, tăng cơ hội tiếp cận thông tin và cơ hội lựa chọn hàng hóa dịch vụ. Nhiều

thông tin đồng nghĩa với nhiều cơ hội nâng cao nhận thức.

Nhìn lại quá trình phát triển của hệ thống giáo dục của Việt Nam, có thể thấy

rằng quá trình hội nhập đã đưa đến rất nhiều cơ hội học tập, giáo dục cho NTD Việt

Nam. Các chương trình giảng dạy đã được cải tiến theo hướng hội nhập với trình độ

của thế giới. Dịch vụ giáo dục của nước ngoài đã được du nhập sâu rộng vào Việt

Nam.

NTD Việt Nam còn được giáo dục nhiều hơn thông qua sự hiện diện của các

nhà đầu tư nước ngoài tại đất nước này. Nhà đầu tư nước ngoài mang đến những đổi

mới về nhận thức cho người lao động và NTD. NTD nhận thức được thông qua cả

những phong cách làm việc tiến tiến, chuyên nghiệp, những văn hóa kinh doanh và

chính sách chăm sóc khách hàng tận tụy của các tập đoàn đa quốc gia. Lấy ví dụ như

trường hợp các tập đoàn đa quốc gia như Honda, DELL… đã có rất nhiều chương trình

tài trợ cho việc tuyên truyền phổ biến về sử dụng sản phầm an toàn… Hay một số

doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng có những chương trình tương tự như Tổng Công

ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Công ty EuroWindow, Tổng Công ty viễn

thông quân đội (Viettel)…Thông qua các chương trình này, NTD sẽ có thể nâng cao

được nhận thức của mình.

Tóm lại, xét trên các bình diện trên, có thể nói về cả lý thuyết lẫn thực tế hội

nhập kinh tế quốc tế ở nước ta thì quá trình này đã mang lại rất nhiều những tác động

tích cực đối với NTD Việt Nam. Trong những năm tới, các tác động này sẽ ngày càng

thể hiện rõ nét hơn khi nền kinh tế Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng hơn nữa vào

nền kinh tế thế giới.

2. Những tác động tiêu cực và các yêu cầu đặt ra

Bên cạnh những tác động tích cực nên trên, xét ở góc độ thực tế NTD Việt Nam

đang đối mặt với nhiều tác động tiêu cực. Có thể nhìn nhận vấn đề này ở những góc độ

sau đây:

* Nhiều doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận mà vi phạm các quyền và lợi ích

hợp pháp của NTD

Lợi nhuận luôn là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp tham

gia kinh doanh nào. Việc theo đuổi mục tiêu này bất chấp những quyền lợi của NTD là

mặt trái của kinh tế thị trường cần có sự điều tiết và quản lý của nhà nước. Đây đồng

thời là mặt trái của hội nhập khi áp lực cạnh tranh gay gắt ngày càng tăng buộc doanh

nghiệp phải tính đến mọi phương cách nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Page 93: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

93

Thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua cũng đã minh chứng cho điều này. Đã

có quá nhiều ví dụ về những doanh nghiệp bất chấp quyền lợi, sức khỏe của NTD sử

dụng những thủ thuật trái pháp luật nhằm thu lợi bất chính. Nhưng vụ việc như vụ điện

kế điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh, vụ nước tương của 17 nhà sản xuất nước tương

bất chấp lương tâm đã vượt quá hàm lượng cho phép chất 3-MCPD – Một chất có nguy

cơ gây ra ung thư cho người sử dụng, vụ sữa bột pha thành sữa tươi… là những ví dụ

điển hình. Ngày nay, báo chí hàng ngày đều đưa những thông tin gây sốc cho NTD khi

nhận ra rằng mình đang ở trong nguy cơ bị lạm dụng quyền lợi, đe dọa tính mạng, sức

khỏe khi sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như lợn ăn chất tăng trọng quá

nhiều, gia cầm bị cúm H5N1, vấn đề hàng giả, hàng nhái diễn ra rất nhiều nơi một cách

đáng cảnh báo và lo ngại. (Xem Hộp thông tin số 1)

Hộp thông tin số 1:

Vụ sữa tƣơi: Sai nhãn mác hay gian lận thƣơng mại

Thanh tra Bộ Y tế vừa có văn bản trả lời công văn của Hội Tiêu chuẩn và BVNTD Việt

Nam về vấn đề sữa tươi không đúng thành phần ghi trong sữa nhãn mác. Kết quả kiểm tra cho

thấy, hầu hết nhãn mác, chất lượng và thành phần trong các sản phẩm sữa đều không đúng

như trong hồ sơ đăng ký.

Thanh tra Bộ Y tế đã phối hợp với một số cơ quan chức năng thanh tra kiểm tra tại 6

công ty sữa thuộc địa bàn các tỉnh phía Bắc (văn bản không nêu danh sách đó là những công ty

nào). Nội dung kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với mặt hàng sữa tươi tiệt trùng của Vinamilk, Thanh tra Bộ Y tế cho biết: Trong

bản công bố, Công ty Vinamilk ghi là “sữa tươi tiệt trùng không đường nhãn Vinamilk ” tuy

nhiên trên bao bì đang lưu hành sản phẩm lại ghi “sữa tươi tiệt trùng nguyên chất”. Thanh tra

Bộ Y tế kết luận: “như vậy, tên của sản phẩm đang lưu hành không phù hợp với tên của sản

phẩm ghi trong bản công bố”.

Đối với các mặt hàng sữa tiệt trùng của các hãng sản xuất nói chung, trong bản công bố

tiêu chuẩn sản phẩm và trên bao bì đều ghi thành phần có sữa tươi nhưng trên thực tế kiểm tra

hồ sơ sản xuất tại các công ty cho thấy có 33,3% đến 84,2% số mẻ sản phẩm không hề có sữa

tươi. Trong các mẻ sản phẩm có sữa tươi, thành phần sữa tươi nguyên liệu thực tế có trong sản

phẩm chỉ chiếm từ 2,2% đến 100%. Thanh tra kết luận: “như vậy việc ghi nhãn về thành phần

sữa tươi của các sản phẩm sữa tiệt trùng hầu hết không phù hợp với thực tế hồ sơ sản xuất”.

Với kết quả này, có lẽ cần có một cơ quan có đầy đủ chức năng kết luận, chứ không thể

chỉ đơn giản chấp nhận lời giải thích đơng giản của các nhà sản xuất sữa trả lời với khách hàng

của mình như lâu nay. Có thể nói, sản phẩm bán ra không phải là sản phẩm đã đăng ký với nhà

quản lý hoặc đã cam kết với khách hàng, bởi lẽ nó vừa không nguyên chất, vừa không đúng tên

gọi như trong bản công bố.

Chẳng hạn, trường hợp một hũ Yaout của Vinamilk có tới hai nhãn dán chồng lên nhau

có thông tin khác nhau. Và mới đây là sữa Lothamilk ghi trên hộp dung tích 200ml nhưng thực

tế chỉ chứa 160ml hoặc 180ml rồi Dutch Lady có thành phần sữa tươi thấp hơn thành phần

khác nhưng trên bao bì vẫn ghi theo thứ tự thành phần “sữa tươi” đầu tiên.

Page 94: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

94

Lời giải thích rằng đó là ghi sai nhãn mác hoặc tận dụng lại bao bì cũ khó lòng được

NTD chấp nhận. Chưa xét tới tính trung thực của lời giải thích này, chỉ riêng xét về quá trình

lưu hành sản phẩm, nhà sản xuất không hề có lời thông báo trước với khách hàng. Lời giải

thích chỉ được đưa ra khi khách hàng và báo chí phát hiện sản phẩm có vấn đề. Và một điều

trùng hợp khó lòng xẩy ra sự ngẫu nhiên là tất cả những “sai sót về nhãn mác” hầu hết chỉ theo

chiều hướng có lợi cho nhà sản xuất, với chất lượng hấp dẫn, tốt hơn chất lượng thật của sản

phẩm chứa trong bao bì đó.

Với các sản phẩm sữa tiệt trùng nói chung, kết luận của Bộ Y tế khá rõ ràng, là chất

lượng của sản phẩm không đúng như chất lượng cam kết. Lâu nay NTD vẫn sử dụng một loại

sữa được chế từ sữa bột hoặc từ các loại sữa khác nhưng vẫn cứ tưởng rằng “trong đó có sữa

tươi”, bởi trên nhãn và trong hồ sơ cam kết với nhà quản lý ghi như vậy. Vấn đề này có được

xem là gian lận thương mại hay không, NTD đòi hỏi câu trả lời chính thức từ cơ quan có chức

năng….

(Theo Tạp chí NTD, số 193-2006)

* Nhận thức của NTD Việt Nam chưa theo kịp tốc độ hội nhập

Điều đáng lo ngại cho NTD Việt Nam là trình độ nhận thức còn rất thấp. Hiện

nay, đa số NTD Việt Nam đang sống ở các vùng nông thôn. Ở đó, NTD ít được tiếp

cận với thông tin đầy đủ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, những thông tin

nhằm bảo vệ chính mình. NTD không ý thức được đầy đủ những tác hại trong những

thành phần hợp chất trong sản phẩm hàng hóa khi mình lựa chọn. Nghịch lý là tốc độ

hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra rất nhanh trong khi việc cải thiện nâng cao nhận

thức của NTD Việt Nam lại diễn ra chậm hơn.

Một điều cần nhấn mạnh là trong thời buổi hội nhập, các hình thức tiềm ấn xâm

phạm quyền lợi NTD trở nên tinh vi hơn nhiều so với thời kỳ trước đây. Nhiều hình

thức kinh doanh mới, sự đan xen với các hình thức mua bán hiện đại, sự trợ giúp của

công nghệ phát triển làm cho khả năng làm cho NTD dễ bị lừa gạt. Chắc chắn một điều

rằng NTD không thể có khả năng học hỏi, cập nhật nhanh và chủ động như doanh

nghiệp trong thời kỳ hội nhập này.

Một ví dụ về việc doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của NTD để trục lợi

là doanh nghiệp tổ chức lừa đảo qua mạng lưới bán hàng đa cấp bất chính. Phương

thức bán hàng đa cấp xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ vào những năm 1930 và phát triển

rất mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Là một hệ quả của hội nhập, từ những năm

2000, phương thức bán hàng này đã được du nhập vào Việt Nam và phát triển khá rầm

rộ. Điều hấp dẫn của phương thức bán hàng này là lợi nhuận dành cho người tham gia

mạng lưới rất cao. Tuy nhiên, điều đáng lên án ở đây là nhiều doanh nghiệp đã lạm

dụng sự thiếu hiểu biết của người dân Việt Nam để tung ra những chiêu bài, phương

thức bán hàng đa cấp bất chính. Hậu quả là đã có rất nhiều bà con, người dân đã phải

bán tài sản ít ỏi của mình để tham gia mua hàng hóa mà mình không có nhu cầu sử

dụng và trở thành những hợp tác viên bất đắc dĩ. Không bán được hàng cho người

Page 95: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

95

khác, nhiều trường hợp đã quay về “lừa gạt” những người thân và bạn bè của mình

cùng tham gia. (Xem Hộp thông tin 2)

Hộp thông tin 2: Lừa đảo trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa đa cấp

Bằng thủ đoạn tung lên mạng Internet những thông tin quảng cáo hấp dẫn về các

khoản lợi tức và “hoa hồng” hậu hĩ, nếu tham gia kinh doanh hàng đa cấp với công ty

“TNHH Ưu thế tuổi trẻ”, 2 đối tượng Benny và Mei, có quốc tịch Đài Bắc – Trung Quốc và

Trung Quốc đã lôi kéo được hàng trăm người Việt Nam tham gia kinh doanh với chúng để

lừa đảo, chiếm đoạt của họ nhiều tỷ đồng.

Chị N.T.S, ở phố Cầu Đông, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, có đơn gửi CAQ

Thanh Xuân tố cáo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Benny và Mei. Trong đơn, chị S

trình bày khoảng tháng 12-2006, thông qua người quen và tìm hiểu thông tin trên mạng

Internet, gia đình chị S biết công ty TNHH Ưu thế tuổi trẻ, văn phòng đặt tại tòa nhà 17-T4,

khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân đang quảng cáo và vận động hội viên

tham gia kinh doanh hàng hóa đa cấp gồm các sản phẩm hóa mỹ phẩm và thuốc bổ dưỡng do

nước ngoài sản xuất.

Theo đó, ai có nhu cầu kinh doanh hàng hóa đa cấp với công ty sẽ được hưởng lợi

tức và “hoa hồng” theo cấp số nhân. Nghĩa là đóng càng nhiều vốn và giới thiệu được nhiều

người cùng hùn vốn kinh doanh với công ty, thì càng được hưởng nhiều lợi tức và tiền “hoa

hồng”. Thấy những thông tin trên hấp dẫn, chị S tham gia vào cấp Chủ tịch, là 1 trong 3 cấp

kinh doanh có các khoản lợi tức và “hoa hồng” được chi rất cao của công ty. Tuy nhiên, với

cấp Chủ tịch, chị S phải nộp 1.000 USD/xuất và chị S đã đăng ký đóng 7 xuất cấp Chủ tịch

với số tiền tổng cộng là 7.000 USD.

Tổng số tiền chị S đã nộp cho công ty TNHH Ưu thế tuổi trẻ là 350 triệu đồng. Sau

khi đóng tiền, chị S mới nhận của công ty một số lượng mỹ phẩm và thuốc bổ dưỡng trị giá

gần 50 triệu đồng. Về phần lợi tức, công ty này tính sẽ trả cho chị S 170 triệu đồng/350 triệu

đồng và chi 5% tiền “hoa hồng toàn cầu” theo từng đợt giao hàng. Đến 3-5-2007, chị S và

một số bạn hàng đến công ty để nhận các khoản lợi tức và tiền “hoa hồng” mới hay đã mắc

lừa. Cả 2 vị lãnh đạo của công ty là Benny và Mei đều đã xuất cảnh ra nước ngoài từ 2 tuần

trước đó.

Cùng chung nỗi bức xúc với chị S, ông N.V.N, ở quận Long Biên đã tố cáo hành vi

lừa đảo của Benny và Mei tới CAQ Thanh Xuân. Ông N đã đăng ký 5 xuất cấp Giám đốc với

công ty và đóng mỗi xuất là 60 USD để được là hội viên chính thức. Sau đó, ông N tiếp tục

đóng gần 800 triệu đồng để lấy hàng hóa của công ty. Thế nhưng, sau khi thu về được gần

200 triệu đồng tiền hàng, ông N biết tin Benny và Mei đã cao chạy xa bay.

Mei tên thật là Yu Mei, SN 1982, Quốc tịch Trung Quốc, nhập cảnh vào Việt Nam lần

đầu tiên qua cửa khẩu Hữu Nghị là tháng 11-2006, mục đích thương mại. Ngày 20-4-2007, Yu

Mei rời khỏi Việt Nam cũng bằng đường bộ qua cửa khẩu Hữu Nghị. Bằng những thủ đoạn lừa

đảo nêu trên, từ tháng 12-2006 đến tháng 4-2007, Yu Mei và Tsai Wen Ping đã lôi kéo được 347

người tham gia kinh doanh hàng hóa đa cấp với số tiền mua hàng nộp vào công ty “ma” do chúng

kiểm soát trên 2,7 tỷ đồng.

(Theo Hồng Hà, Báo An ninh Thủ đô, ngày 06/06/2007).

Page 96: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

96

* Văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam còn chưa kịp thay đổi theo yêu cầu của hội

nhập quốc tế

Văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam cũng là một vấn đề đáng bàn. Thói quen mua

hàng hàng ngày không có hóa đơn của NTD Việt Nam đã gây ra rất nhiều khó khăn khi

muốn bảo vệ quyền lợi bị xâm phạm. Lấy vụ việc điển hình là vụ xăng pha Aceton –

một hóa chất có khả năng gây ra những hư hỏng động cơ khi sử dụng. Trong vụ việc

này, đã có rất nhiều NTD đã mua xăng pha lẫn aceton làm hỏng putông xe của mình

nhưng lại không thể kiện ra tòa án để đòi bồi thường vì không thể chứng minh được

việc mình đã mua xăng ở cửa hàng liên quan. Vụ việc nước tương có chứa hàm lượng

chất 3-MCPD cao hơn mức cho phép và một số vụ việc khác cũng gặp phải những

vướng mắc tương tự (Xem hộp thông tin số 3). Một thói quen khác cũng thuộc về văn

hóa tiêu dùng là không đọc kỹ thông tin trên bao bì khi chọn mua sản phẩm. Thực tế đã

chứng kiến nhiều cảnh tượng cấp cứu vì sử dụng những hàng hóa đã hết hạn sử dụng.

Hộp thông tin số 3: Chuyện ở siêu thị

Siêu thị C.G ngày chủ Nhật tấp nập NTD. Ở góc siêu thị, một vài nhân viên bán hàng

và một người khách đang to tiếng. Hỏi ra mới biết, tuần trước NTD nọ có mua một chiếc nồi

cơm điện tại siêu thị này. Về nhà nấu mãi chẳng thấy cơm chín, loay hoay một hồi cuối cùng

nguyên nhân cũng được phát hiện là chiếc nồi đã thiếu mất gioăng cao su ở nắp nồi cơm. Thế

là hôm nay NTD đến siêu thị xin chiếc gioăng cao su bổ sung cho sản phẩm của mình. Vấn

đề lại không đơn giản như vậy khi nhân viên bán hàng yêu cầu NTD nọ xuất trình hoá đơn

bán hàng của siêu thị nhưng khách hàng cho biết là không giữ lại hoá đơn sau khi mua hàng.

Đôi co một lúc, không có gì làm “chứng cớ” rằng đã mua hàng tại siêu thị này, vị khách nọ

đành chịu thiệt thòi ra về.

Đây chỉ là một trong số vô vàn những thiệt thòi mà NTD phải gánh chịu do thiếu ý

thức và kỹ năng tiêu dùng. Đem câu chuyện này đến Hội Tiêu chuẩn và BVNTD mong tìm

sự trợ giúp, nhưng Hội cũng bó tay với cách mua bán như trên. Lãnh đạo Hội cho biết, nếu

cứ giữ cung cách mua bán kiểu này thì Hội cũng khó có thể bảo vệ được NTD. Tuy nhiên,

Hội Tiêu chuẩn và BVNTD cũng bày tỏ sự cảm thông với NTD vì một thời gian dài trong cơ

chế bao cấp mọi sản phẩm hàng hóa dịch vụ đều theo chế độ tem phiếu, không có quan hệ

giữa người mua và người bán, nếu sản phẩm có kém thì… cố mà chịu. Từ khi chuyển sang

nền kinh tế thị trường, nảy sinh quan hệ người mua người bán, các vấn đề tiêu dùng về NTD

mới được đặt ra. Bởi vậy, việc NTD không mấy quan tâm đến quyền lợi của mình cũng là

chuyện dễ hiểu.

Song Hội Tiêu chuẩn và BVNTD cũng khuyến cáo, gia nhập WTO, NTD không thể

giữ mãi ý thức “không tiến kịp thời đại đó”. Nếu không, NTD bao giờ cũng đứng ở thế yếu

trước nhà sản xuất. Đó là còn chưa nói đến thời điểm nhiều DN nước ngoài sẽ vào sản xuất,

kinh doanh ở Việt Nam, NTD Việt Nam phải đối diện với những “mánh khoé” kinh doanh

mới.

(Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính tại địa chỉ

http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=37046.)

Page 97: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

97

Trong bối cảnh hội nhập, vấn đề pháp luật và Nhà nước pháp quyền luôn được

đề cao. Mọi hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD phải dựa trên nền tảng các quy định pháp

luật. Trong đó, yêu cầu về bằng chứng chứng minh vi phạm luôn là một đòi hỏi khắt

khe. Trong bối cảnh đó, thói quen văn hóa tiêu dùng nói trên cần phải được thay đổi.

* Sự xâm nhập hàng hóa kém chất lượng từ bên ngoài

Để thực hiện các cam kết khi tham gia các tổ chức quốc tế, Việt Nam phải hạn

chế áp dụng các hàng rào thuế quan và phi quan thuế. Do đó, các hàng hóa từ bên

ngoài rất dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có

đường biên giới trên bộ với 3 quốc gia khác là Lào, Campuchia và Trung Quốc, việc

xâm nhập các loại hàng hóa thông qua con đường tiểu ngạch hiện đang là vấn đề rất

nhức nhối. Trong khi đó, NTD Việt Nam lại thường có tâm lý “chuộng hàng ngoại”.

Tuy nhiên, các hàng hóa nhập khẩu không phải lúc nào cũng đảm bảo chất lượng, gần

đây các phương tiện thông tin đại chúng liên tục phản ánh những hàng hóa nhập khẩu

từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn cho NTD như vụ kem đánh răng có chứa chất

gây ung thư. Đặc biệt, ngay trong những ngày đầu năm 2009, cả thế giới hết sức bàng

hoàng vì thông tin sữa bột xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất melamine gây nguy

hiểm cho NTD (xem hộp thông tin số 4). Rõ ràng, sự xâm nhập một cách ồ ạt của các

hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam bên cạnh những lợi ích NTD còn phải đối mặt

nhiều nguy cơ rủi ro có thể ảnh hưởng đến tài sản, sức khỏe và thậm chí là tính mạng.

Hộp thông tin số 4: Thị trƣờng sữa: Trả giá cho niềm tin

Đang bối rối giữa ma trận dưỡng chất bổ sung trong sữa, NTD càng thêm lo lắng sau

sự kiện sữa bột có nhiễm melamine. Các công ty sữa trong nước nay phải đối mặt với nguy cơ

khủng hoảng niềm tin từ người dùng trong nước.

Hàng đêm trên sóng vô tuyến, dù là giờ vàng, người xem thường bắt gặp hình ảnh

quảng cáo sữa, chủ yếu là sữa bột cho trẻ sơ sinh.

Khi sữa ngoại không chỉ là sữa

Dựa trên tâm lý bậc cha mẹ nào cũng muốn dành hết cho con những gì tốt nhất có

thể, các hãng sữa nước ngoài thi nhau đưa ra các hình ảnh tương lai tươi sáng cho trẻ từ sự trợ

giúp của sữa.

Nắm bắt tâm lý người Á Đông, nhất là ở Việt Nam trọng khoa cử, xem thành công

trong học tập là dấu ấn của sự thành công trong đời, các hãng sữa tập trung xây dựng hình ảnh

đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn. Người ta thấy hình ảnh trẻ biết nhận biết màu sắc, rồi biết

đọc trong các quảng cáo sữa.

Xa hơn là một đứa trẻ với chiếc mũ cử nhân hay tiến sĩ ngày nhận bằng. Cách chọn

hình ảnh gần gũi, phù hợp và trên hết là đúng như mong đợi của bậc cha mẹ, khiến cho thông

điệp quảng cáo trở nên thuyết phục trong mắt người xem. Dẫn dắt người dùng bằng cách này

là các hãng sữa ngoại. Trong khi quảng cáo của sữa trong nước chủ yếu truyền tải thông điệp

về lợi ích từ sản phẩm.

Không chỉ thuyết phục bằng hình ảnh, các hãng còn tạo dựng niềm tin bằng các bằng

Page 98: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

98

chứng khoa học, công trình nghiên cứu. Các kết quả vốn khô khan này được “mềm” hoá bằng

các vị giáo sư, tiến sĩ nước ngoài. Vậy là bậc cha mẹ hết cho con nghe nhạc cổ điển từ khi còn

trong bụng mẹ, còn cho con làm quen phương pháp tập đọc từ khi mới lên một. Thông tin này

được quảng bá rộng rãi bằng hội thảo với sự có mặt của một tiến sĩ là người nước ngoài.

Không thấy ai trong hội thảo đặt vấn đề về loạn ngôn ngữ ở trẻ nếu biết đọc quá sớm. Dĩ

nhiên, lợi thế tạo niềm tin bằng các kết quả nghiên cứu thuộc về hãng sữa đến từ các quốc gia

có trình độ phát triển cao.

Khảo sát của Grey Group (Mỹ) công bố hồi tháng 2.2008 cho thấy, 77% người Việt

chuộng hàng ngoại. Ba nguyên nhân chính, theo phân tích của giáo sư Tôn Thất Nguyễn

Thiêm, là khách hàng muốn mượn tên tuổi hàng ngoại để kể câu chuyện về mình và mượn

danh tiếng hàng ngoại để tự phân đẳng cấp cho mình.

Lý do thứ ba là a dua. Ba lý do trên, theo giới chuyên ngành, đều từ giá trị thương

hiệu. Khi sữa nhập khẩu chiếm lĩnh tâm trí người dùng bằng hình ảnh thuyết phục về tương

lai tươi sáng cho con trẻ, khoảng cách chênh lệch giá 30% chẳng còn mấy ý nghĩa.

(Theo Quốc Khánh, Báo Sài Gòn Tiếp thị)

III. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD VIỆT NAM

BVNTD là lĩnh vực liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống

kinh tế xã hội. Chính vì vậy, công tác BVNTD không phải là trách nhiệm của một cá

nhân, hay tổ chức nào mà đó là trách nhiệm chung của tòan xã hội. Nhìn chung, thiết

chế BVNTD ở Việt Nam bao gồm 3 bộ phận chính: cơ quan quản lý nhà nước, hệ

thống cơ quan tư pháp và các tổ chức xã hội.

1. Cơ quan quản lý nhà nƣớc

Với vai trò là những đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách của

Nhà nước (trong đó có chính sách BVNTD), các cơ quan quản lý nhà nước là một

trong những bộ phận rất quan trọng tạo thành thiết chế BVNTD. Trong hoạt động

BVNTD, nhóm cơ quan quản lý nhà nước cũng phân thành hai bộ phận: cơ quan trực

tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVNTD và các cơ quan điều tiết ngành.

Trước đây, chức năng quản lý nhà nước về BVNTD được giao cho Bộ Khoa học

và Công nghệ, từ năm 2004, với sự ra đời của Nghị định số 29/2004/NĐ-CP của Chính

phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại

(nau là Bộ Công Thương), Chính phủ đã giao Bộ Thương mại thực hiện chức năng

này. Năm 2007, Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp sáp nhập thành Bộ Công Thương,

theo quy định số 189/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương thì nhiệm vụ quản lý nhà nước về

BVNTD được cũng được giao cho Bộ Công Thương.

Theo Quyết định số 27/2006/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc

thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Cục Quản

Page 99: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

99

lý cạnh tranh thì cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý

nhà nước về BVNTD được giao cho Cục Quản lý cạnh tranh mà trực tiếp là Ban

BVNTD. Theo quy định tại mục IV của Quyết định này, Ban BVNTD có nhiệm vụ và

quyền hạn như sau:

- Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, hướng dẫn

nghiệp vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD;

- Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về bảo vệ

quyền lợi NTD;

- Phát hiện và đề xuất Cục trưởng kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những quy

định không phù hợp với pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD;

- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các chức

năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD và hưởng dẫn các Sở Thương mại/Sở

Thương mại Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD

tại địa phương;

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD và đề

xuất Cục trưởng xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về

bảo vệ quyền lợi NTD;

- Thụ lý khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVNTD;

- Đề xuất Cục trưởng giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết

khiếu nại, tố cáo về bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị Cục trưởng về việc sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong

trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc và theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và

theo sự phân công của Cục trưởng.

Bên cạnh đó, ngày 24 tháng 4 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số

55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD. Nghị định

đã dành hẳn một chương (chương V) về quản lý nhà nước về BVNTD trong đó quy

định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về BVNTD ở trung uơng và địa phương. Theo

Điều 24 của Nghị định này, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống

nhất quản lý nhà nước về BVNTD trong phạm vi cả nước (Cục Quản lý cạnh tranh là

cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng này). Bộ Công Thương

có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:

- Tổ chức nghiên cứu, lập quy hoạch, kế hoạch chương trình dự án trình cấp có

thẩm quyền phê duyệt; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cơ quan quản lý

nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện;

Page 100: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

100

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo

dục về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD;

- Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Công Thương thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi

NTD tại địa phương;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành thanh tra,

kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của Nghị định

này và pháp luật có liên quan;

- Tiếp nhận tố cáo của NTD và giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ

quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hoà giải theo quy định tại Nghị định này;

- Xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD theo thẩm quyền;

- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi NTD theo thẩm

quyền;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 25 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về BVNTD trong phạm vi địa phương do mình quản lý” (Sở Công Thương là cơ

quan chuyên môn chịu trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVNTD ở địa phương). Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:

- Chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về

bảo vệ quyền lợi NTD trên địa bàn do mình quản lý;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo

dục về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành thanh tra,

kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trên địa bàn do mình quản lý

theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

- Tiếp nhận tố cáo của NTD và giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ

quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hoà giải theo quy định tại Nghị định này;

- Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trên địa bàn do

mình quản lý theo thẩm quyền;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Page 101: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

101

Như vây, hệ thống cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về

BVNTD ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Bộ Công Thương (trực tiếp là Cục Quản lý

cạnh tranh) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trực tiếp là các Sở Công Thương)

2. Các cơ quan điều tiết ngành

Như trên đã đề cập, hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD liên quan đến hầu hết các

cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, việc liệt kê về vị trí, vai trò của các cơ quan điều tiết

ngành là điều không đơn giản. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến

một số cơ quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện công tác

BVNTD:

2.1. Cơ quan quản lý thị trường

Theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 10/CP ngày 23 tháng 1 năm 1995

về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường và Nghị định số

27/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP thì: “Quản lý thị

trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ Trung ương đến huyện, có chức

năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt

động thương mại ở thị trường trong nước”. Hệ thống cơ quan quản lý thị trường được

tổ chức thành 3 cấp: Cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý thị trường và Đội Quản

lý thị trường

Trong lĩnh vực BVNTD, Cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ và quyền hạn như

sau:

- Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm

soát thị trường, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, quy chế kiểm

soát thị trường và chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường

các cấp để Bộ Công Thương trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm

quyền.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử phạt

hành chính theo thẩm quyền các vụ vi phạm trong hoạt động thương mại.

- Thường trực giúp Bộ chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan

Nhà nước ở các ngành, các cấp có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn

lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.

Cũng trong công tác BVNTD, Chi cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ, quyền

hạn như sau:

- Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại, công nghiệp của

tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương

mại. Đề xuất với Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hoá

Page 102: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

102

theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại,

công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại

cho các tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện các kế

hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật

trong hoạt động thương mại.

- Thường trực giúp Giám đốc Sở Công Thương chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt

động giữa các ngành, các cấp ở địa phương có chức năng quản lý thị trường, chống đầu

cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.

2.2. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm

Theo Quyết định số 2964/2004/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 2004 của Bộ

truởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các vụ, cục, văn

phòng, thanh tra Bộ Y tế thì Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là cục quản lý chuyên

ngành thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và

chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong

phạm vi cả nước. Trong lĩnh vực BVNTD, Cục có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Chủ trì xây dựng, tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính

sách, quy hoạch và kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xây dựng, tham gia xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm

kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm để Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền

hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành.

- Chủ trì xây dựng các danh mục: thực phẩm có nguy cơ cao; thực phẩm bổ

sung vi chất dinh dưỡng; thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ và giới

hạn liều chiếu xạ; thực phẩm sử dụng công nghệ gien; các chất hỗ trợ chế biến; các phụ

gia thực phẩm được phép sử dụng và các vấn đề khác có liên quan.

- Chủ trì xây dựng quy định tiêu chuẩn sức khỏe, yêu cầu về kiến thực vệ sinh

an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phù hợp với

từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh trong từng thời kỳ. Xây dựng quy định việc

kiểm tra sức khỏe theo định kỳ đối với người làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh

thực phẩm.

- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản quy

phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy định, quy trình, quy phạm kỹ thuật, nghiệp vụ về

vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc quản lý nguy cơ

ô nhiễm thực phẩm; phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua

thực phẩm; quản lý các thông tin có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Page 103: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

103

- Xây dựng nội dung và chỉ đạo triển khai công tác giáo dục truyền thông, phổ

biến các văn bản quy phạm pháp luật và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý

nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mạng lưới quản ly vệ sinh an toàn thực

phẩm trong phạm vi cả nước.

- Chỉ đạo, đôn đốc, giám sát các đơn vị được ủy quyền trong việc kiểm tra nhà

nước và chứng nhận, công nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổ chức kiểm tra, phối hợp với thanh tra chuyên ngành trong kiểm tra, thanh

tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của các tổ

chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thực phẩm trong phạm vi cả nước.

- Quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn sau:

+ Quản lý việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn

thực phẩm; giấy tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; giấy

tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm và phụ gia thực phẩm; việc đăng ký chất

lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; giấy chứng nhận y tế đối với sản phẩm thực phẩm;

thừa nhận, chứng nhận HACCP, GLP, GHP vác các vấn đề khác có liên quan.

+ Tham gia đào tạo, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về an

toàn vệ sinh thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, NTD và các đối

tượng có liên quan.

+ Chỉ đạo mạng lưới kiểm nghiệm và phối hợp với các đơn vị có liên quan về

chuyên môn kỹ thuật kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi cả nước.

Bên cạnh Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, theo Thông tư liên tịch của Bộ Y tế,

Bộ Nội vụ số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008, Sở Y tế là đơn vị

chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ

sinh thực phẩm; kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh

thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy

định của pháp luật;

- Xác nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm; cấp, đình chỉ, thu hồi giấy

chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở, doanh nghiệp sản

xuất, kinh doanh thực phẩm; tiếp nhận và thẩm định nội dung chuyên môn đăng ký

quảng cáo các sản phẩm thực phẩm theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Thông tư này thì Sở Y tế được phép thành lập các Chi cục An

toàn vệ sinh thực phẩm để giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng này. Ngoài ra, các

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm được phép thành lập các trung tâm đặt tại huyện.

Page 104: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

104

2.3. Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học

và Công nghệ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất

lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường

Chất lượng thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về tiêu

chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, các quy định pháp luật khác có liên

quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây liên quan đến công tác BVNTD:

a. Về tiêu chuẩn:

- Giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước hệ

thống tiêu chuẩn của Việt Nam, bao gồm:

+ Tổ chức xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tiêu chuẩn

Việt Nam;

+ Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ văn bản quy định việc hướng dẫn

áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt

Nam;

+ Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ danh mục sản phẩm, hàng hóa

phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, danh mục sản phẩm hàng hoá bắt buộc phải chứng

nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện những công việc sau:

+ Hướng dẫn hoạt động xây dựng, đăng ký tiêu chuẩn ngành, xây dựng tiêu

chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật;

+ Chủ trì tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế và khu vực theo quy định của

pháp luật.

b. Về đo lường:

- Giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước hệ

thống chuẩn đo lường, bao gồm:

+ Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kế hoạch phát triển hệ thống

chuẩn đo lường quốc gia; phân công cơ quan giữ và bảo quản chuẩn đo lường quốc gia;

+ Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định phép đo và

phương pháp đo, quy định yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện phép đo tạo điều

kiện thuận lợi để người sử dụng phương tiện đo có thể kiểm tra các phép đo và phương

pháp đo.

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện những công việc sau:

+ Giữ và bảo quản chuẩn đo lường quốc gia;

Page 105: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

105

+ Xây dựng và quản lý hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; hướng dẫn các Bộ,

ngành, địa phương xây dựng hệ thống chuẩn đo lường;

+ Tổ chức, quản lý việc kiểm định và hiệu chuẩn các phương tiện đo, công nhận

khả năng kiểm định phương tiện đo;

+ Chứng nhận mẫu chuẩn, phê duyệt mẫu phương tiện đo trước khi sản xuất

hoặc nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

+ Cấp và thu hồi thẻ kiểm định viên đo lường.

c. Về chất lượng sản phẩm, hàng hoá:

- Giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước về

chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu, bao gồm:

+ Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định nguyên tắc, điều kiện,

tiêu chí của các tổ chức công nhận, chứng nhận và giám định chất lượng;

+ Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định hoạt động công bố,

công nhận và chứng nhận chất lượng;

+ Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ danh mục sản phẩm, hàng hóa

phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, căn cứ kiểm tra và danh sách các tổ chức được

chỉ định thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

+ Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc giải quyết các

tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;

+ Giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc chủ trì, phối hợp với

Bộ, ngành có liên quan ký kết và thực hiện các thoả thuận, Điều ước quốc tế về thừa

nhận lẫn nhau trong hoạt động công nhận và chứng nhận chất lượng.

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện những công việc sau:

+ Chủ trì và phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra chất lượng sản

phẩm, hàng hóa tại cửa khẩu và trên thị trường;

+ Tổ chức đánh giá, công nhận, chỉ định các tổ chức dịch vụ kỹ thuật tham gia

phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc thẩm quyền

quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

+ Phối hợp với cơ quan nhà nước có liên quan trong việc chỉ định các tổ chức

dịch vụ kỹ thuật tham gia phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm,

hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan đó;

+ Hướng dẫn hoạt động công bố, công nhận và chứng nhận chất lượng.

Page 106: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

106

Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên

môn kỹ thuật, thử nghiệm, chuyển giao công nghệ; thông tin tuyên truyền và tư vấn về

tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, năng suất, mã số mã vạch.

Thực hiện hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, năng suất, mã số

mã vạch theo quy định của pháp luật; là đại diện của Việt Nam tham gia các tổ chức

quốc tế và khu vực theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về tiêu

chuẩn, đo lường, chất lượng, mã số mã vạch.

Quản lý việc thu phí, lệ phí và các khoản thu khác trong hoạt động tiêu chuẩn,

đo lường, chất lượng và các lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật.

Ngoài Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng, ở các tỉnh còn có các Chi

cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.

2.4. Cục Quản lý Dược

Cục Quản lý dược Việt Nam là Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, giúp

Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật, điều

hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực dược và mỹ phẩm có ảnh

hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người (sau đây gọi tắt là mỹ phẩm) trong phạm vi cả

nước. Trong công tác BVNTD, Cục Quản lý Dược có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Ban hành theo thẩm quyền quy trình, quy phạm chuyên môn kỹ thuật, nghiệp

vụ về dược và mỹ phẩm.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,

quy chế, chế độ quản lý về dược, mỹ phẩm trong phạm vi cả nước.

- Tổ chức thực hiện và quyết định theo thẩm quyền việc cấp, đình chỉ, thu hồi

giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt về lĩnh vực dược; số đăng ký lưu hành

thuốc; giấy phép xuất nhập khẩu thuốc và các lĩnh vực quản lý khác có liên quan.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với mỹ phẩm theo thẩm quyền.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý thông tin,

quảng cáo thuốc, mỹ phẩm.

- Tổ chức thẩm định, kiểm tra để trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, đình chỉ, thu hồi

Chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược, giấy phép

hoạt động của công ty nước ngoài về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam và

giấy chứng nhận, giấy phép khác về lĩnh vực dược, mỹ phẩm theo quy định của pháp

luật.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng thuốc và mỹ phẩm. Phối

hợp với cơ quan kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và cơ quan liên quan để quản lý chất

Page 107: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

107

lượng thuốc, mỹ phẩm. Quyết định theo thẩm quyền việc đình chỉ lưu hành, thu hồi

thuốc, mỹ phẩm theo quy định.

- Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan Thanh tra và các cơ quan liên quan kiểm

tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý thuốc, mỹ phẩm;

phòng, chống sản xuất, lưu hành thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu;

phòng chống lạm dụng thuốc hướng tâm thần, thuốc gây nghiện trong ngành y tế trên

phạm vi cả nước. Xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về dược, mỹ phẩm.

- Tổ chức và quản lý các hoạt động liên quan đến dược cảnh giác (theo dõi tác

dụng có hại của thuốc và các thông tin khác liên quan đến thuốc). Chỉ đạo công tác

thông tin thuốc và phối hợp với Vụ Ðiều trị tổ chức hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý,

an toàn, hiệu quả.

- Tham gia xây dựng danh mục thuốc dự trữ Quốc gia và phối hợp với các cơ

quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện.

3. Toà án

Trong số các cơ quan tham gia bảo vệ quyền lợi NTD thì Tòa án có một vai trò,

vị trí hết sức đặc biệt, bởi lẽ khi xử lý các hành vi xâm phạm lợi ích của NTD, Tòa án

phải tuân theo một trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ, và nhân danh nhà nước để xử lý;

chế tài được áp dụng cho các đối tượng xâm phạm lợi ích NTD, trong nhiều trường

hợp là rất nghiêm khắc, có tính răn đe, giáo dục mạnh mẽ; quyết định của Tòa án có

hiệu lực thi hành cao và bảo vệ được triệt để quyền lợi của NTD. Trong những trường

hợp cần thiết và theo yêu cầu của người khởi kiện trước khi thụ lý, trong quá trình tố

tụng, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ ngay các lợi ích

cấp bách của đương sự. Theo pháp luật hiện hành, thì Tòa án có quyền áp dụng chế tài

dân sự (nhất là trong các vụ kiện đòi bồi thường theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng)

và chế tài hình sự. Việc áp dụng chế tài hình sự được tiến hành theo trình tự, thủ tục về

tố tụng hình sự. Việc áp dụng chế tài dân sự trong các vụ kiện dân sự được tiến hành

theo trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng dân sự quy định. Đồng thời, Tòa hành chính

cũng có vai trò nhất định bảo vệ quyền lợi NTD thông qua việc xem xét các hành vi

hành chính, quyết định hành chính của người có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm

phạm quyền lợi NTD bị khởi kiện tại Tòa hành chính.

Ở nước ta, không có Toà án chuyên trách về BVNTD. Các vụ kiện đòi bồi

thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi NTD được xếp vào loại vụ kiện dân

sự và có thể được giải quyết theo pháp luật hợp đồng hoặc pháp luật bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng mà Bộ luật Dân sự và các văn bản có liên quan đã quy định. Toà án

chỉ thụ lý giải quyết vụ việc nếu có đơn khởi kiện của NTD. Trình tự, thủ tục khởi kiện

bảo vệ quyền lợi NTD được áp dụng theo trình tự chung mà Bộ luật tố tụng dân sự

năm 2004 đã quy định.

Page 108: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

108

4. Các tổ chức xã hội BVNTD

Theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 thì NTD có

quyền thành lập các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD để bảo vệ quyền lợi của họ. Trên cơ

sở quy định đó, rất nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD đã ra đời. Cho đến nay cả

nước có 30 hội BVNTD ở 30 tỉnh, thành phố 35

. Trong số 30 Hội thì Hội Tiêu chuẩn và

BVNTD Việt Nam (Vinastas) ra đời sớm nhất và được coi như là “Hội trung ương” đối

với các tổ chức còn lại.

Vinastas được thành lập từ năm 1988 với tên gọi là Hội khoa học kỹ thuật về

tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng. Năm 1991 Hội được đổi tên thành Hội khoa học

kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng và BVNTD (gọi tắt là Hội tiêu chuẩn

và BVNTD Việt Nam). Vinastas là thành viên của Liêh hiệp các Hội khoa học kỹ thuật

Việt Nam đồng thời là thành viên của Tổ chức NTD thế giới (CI). Theo điều lệ của

Hội, Vinastas ra đời với hai nhiệm vụ chính: xúc tiến công cuộc tiêu chuẩn hóa, đo

lường, chất lượng và BVNTD. Để thực hiện hai nhiệm vụ này, Vinastas đã tiến hành

nhiều hoạt động như tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tổ chức hội nghị, hội

thảo; xuất bản Tạp chí “NTD”; thành lập các câu lạc bộ BVNTD; thành lập các văn

phòng khiếu nại,..36

Bên cạnh Vinastas, ở nhiều địa phương cũng thành lập các tổ chức BVNTD và

hoạt động rất có hiệu quả như: Hội Kiên Giang, Hội Tp. Hồ Chí Minh, Hội Phú Thọ,

Hội Thanh Hóa,...

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ BẤT CẬP CỦA HỆ

THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Những kết quả đạt đƣợc

1.1. Đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước

Trong thời gian qua các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (kể cả các cơ

quan trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVNTD lẫn các cơ quan điều

tiết ngành) đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận:

- Về mặt chính sách, pháp luật: Với sự nỗ lực của mình, các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền đã xây dựng được một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tương

đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động BVNTD ở Việt Nam. Nhiều văn bản

quy phạm pháp luật ra đời đã cho thấy hiệu quả của nó trong công tác BVNTD như: Bộ

luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh Bảo vệ

quyền lợi NTD,…Đây có thể coi là một thành tựu rất đáng ghi nhận trong hoạt động

quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền;

35

Nguồn: Hội Tiêu chuẩn và BVNTD Việt Nam 36

Tài liệu Hướng dẫn phát triển hội của Vinastas năm 2000

Page 109: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

109

- Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức của NTD: Hoạt động

tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho NTD luôn được các

cơ quan nhà nước đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ thực trạng trình độ, hiểu biết của

NTD Việt Nam còn nhiều hạn chế nên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiến

hành một cách thường xuyên hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho

NTD. Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương với chức năng là cơ quan giúp Bộ

trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVNTD trong thời gian qua đã rất

chú trọng tới hoạt động tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cho NTD như

thông qua các hoạt động như: in ấn tờ rơi, ấn phẩm tuyên truyền, tổ chức các hội nghị,

hội thảo; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền pháp luật

cho NTD…Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước khác trong phạm vi chức năng,

quyền hạn của mình cũng có nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật cho NTD rất có hiệu quả như: Cục Quản lý thị trường, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo

lường – Chất lượng, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Quản lý dược,….Nhờ những

hoạt động tuyên truyền này mà nhận thức của NTD về pháp luật cũng như kiến thức

tiêu dùng không ngừng được cải thiện.

- Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của NTD. Đây là một trong những nội

dung rất được các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt quan tâm. Cục Quản lý cạnh tranh

đã thành lập một bộ phận chuyên trách (nằm trong Ban BVNTD) để tiếp nhận các

khiếu nại của NTD. Để giúp NTD thuận tiện trong việc phản ánh tình trạng vi phạm

pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ, Cục Quản lý cạnh

tranh đã thiết lập đường dây nóng cũng như thiết lập hệ thống tiếp nhận khiếu nại qua

thư điện tử trên trang thông tin điện tử của Cục. Các cơ quan nhà nước khác cũng rất

chú trọng việc giải quyết khiếu nại của NTD đặc biệt là hệ thống cơ quan quản lý thị

trường. Với chức năng chống hàng giải, hàng nhái, hàng nhập lậu…với hệ thống tổ

chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, trong thời gian quan các cơ quan quản lý

thị trường đã tiếp nhận và giải quyết hàng nghìn khiếu nại của NTD và bảo vệ được

quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

- Về hợp tác quốc tế trong hoạt động BVNTD. Ngày nay vấn đề BVNTD không

còn là vấn đề riêng của bất kỳ một quốc gia nào nữa mà đã trở thành vấn đề mang tính

quốc tế. Việc hợp tác trong lĩnh vực BVNTD chính vì vậy cũng đang là nhu cầu tất yếu

trong giao lưu quốc tế. Tại Việt Nam, vấn đề BVNTD dường như là một khái niệm

mới mẽ nhưng ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển thì hệ thống

pháp luật cũng như vấn đề thực thi công tác BVNTD được thực hiện rất có hiệu quả.

Chính vì vậy, để học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như tận dụng sự

hỗ trợ mọi mặt của các nước này chúng ta cần đẩy mạnh giao lưu, hợp tác trong hoạt

động BVNTD. Cho đến nay, cơ quan BVNTD Việt Nam đã có mối quan hệ chặt chẽ

và nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế như: Hoa Kỳ,

Canada, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Tổ chức NTD quốc tế, Tổ chức CUTS

Page 110: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

110

International, Dự án Star-Vietnam,…Đây có thể coi là một nỗ lực rất đáng ghi nhận

của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1.2. Đối với Tòa án

Với tư cách là cơ quan tài phán, nhân danh nhà nước trong hoạt động xét xử, hệ

thống tòa án cũng đã góp phần không nhỏ vào công tác BVNTD. Nhiều vụ việc liên

quan đến NTD đã được đưa ra xét xử để bảo đảm quyền lợi cho NTD. Đặc biệt, một số

vụ việc vi phạm nghiêm trọng quyền lợi NTD đã bị truy tố trách nhiệm hình sự và phải

nhận những hình phạt hết sức nghiêm khắc. Hoạt động của Tòa án không chỉ bảo đảm

quyền và lợi ích hợp pháp của NTD mà còn mang tính răn đe đối với những chủ thể vi

phạm.

1.3. Đối với tổ chức xã hội về BVNTD

Có thể nói rằng kể từ khi ra đời cho đến nay các Hội BVNTD đã đóng góp rất

lớn cho phong trào BVNTD của Việt Nam. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng những

gì mà các tổ chức này làm được rất đáng được ghi nhận. Ngay từ khi ra đời, Hội Tiêu

chuẩn và BVNTD Việt Nam đã tích cực tham gia vào việc xây dựng chính sách, pháp

luật liên quan đến BVNTD như tham gia xây dựng Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD,

Nghị định 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD,

Luật Cạnh tranh, …Bên cạnh đó Hội cũng tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục

pháp luật cũng như kiến thức cho NTD, Hội đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, phát

hành tạp chí NTD,…Việc giải quyết khiếu nại của NTD cũng được Hội đặc biệt quan

tâm, trung bình mỗi năm Hội tiếp nhận và xử lý 1000 khiếu nại của NTD37

. Bên cạnh

Hội Tiêu chuẩn và BVNTD Việt Nam, các tổ chức BVNTD ở địa phương cũng hoạt

động hết sức hiệu quả. Điển hình trong số đó là Hội BVNTD tỉnh Kiên Giang. Với hệ

thống tổ chức chặt chẽ xuống tận cấp xã, Hội BVNTD Kiên Giang luôn là địa chỉ tin

cậy cho NTD. Cho đến nay, Hội Kiên Giang đã thành lập được 54 chi hội và 27 văn

phòng khiếu nại. Tại các chợ lớn, trung tâm thương mại đều có văn phòng khiếu nại

của Hội cũng như bố trí các cân đối chứng giúp NTD có thể kiểm tra hoạt động mua

bán của mình. Có thể nói rằng, các tổ chức BVNTD đã hoạt động rất tích cực trong

thời gian qua và những thành tựu mà họ đạt được là rất đáng khen ngợi trong điều kiện

các tổ chức này đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

2. Những tồn tại và bất cập

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như đã nêu trên, hệ thống

thiết chế BVNTD của Việt Nam vẫn còn bộ lộ nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể là:

2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

37

Báo cáo tổng kết 20 năm thành lập Hội Tiêu chuẩn và BVNTD

Page 111: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

111

Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể hiện một số tồn tại, bất cập

như sau:

Thứ nhất, hoạt động của các cơ quan nhà nước trong công tác BVNTD còn rất

lúng túng, bị động: Thực tiễn cho thấy các cơ quan nhà nước chưa có một kế hoạch

hành động hay chiến lược cụ thể để thực hiện công tác BVNTD. Việc kiểm tra, giám

sát tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, vi phạm quyền lợi NTD trên

thực tế vẫn chưa được tiến hành một cách thường xuyên và chủ động. Nhiều vụ việc

gây bức xúc trong thời gian vừa qua là do phản ánh của các phương tiện thông tin đại

chúng. Hay nói cách khác, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thực sự nhanh

nhạy đối với những vấn đề phát sinh trên thực tế. Chính điều này không những ảnh

hưởng đến quyền lợi của NTD mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp làm

ăn chân chính. Ngay cả khi các vụ việc được phát hiện thì việc xử lý các hành vi vi

phạm cũng tỏ ra lúng túng, không triệt để.

Thứ hai, lực lượng trực tiếp thực hiện công tác BVNTD quá mỏng. Như trên đã

nói, công tác BVNTD là một hoạt động hết sức mới mẻ và phức tạp ở Việt Nam. Để

làm tốt công tác này đòi hỏi phải có một lực lượng cán bộ chuyên nghiệp, đủ năng lực.

Tuy nhiên, hiện nay số cán bộ trực tiếp làm công tác BVNTD ở Việt Nam rất hạn chế

cả về số lượng lẫn kinh nghiệm. Ban BVNTD, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ có …5

người, ở địa phương thậm chí còn không có một cán bộ nào trực tiếp thực hiện công

việc này. Nếu như biết rằng cơ quan BVNTD của Hoa Kỳ có 500 người, ở Đài Loan là

200 người, ở Hàn Quốc là 75 người thì quả là đáng lo ngại. Với một lực lượng mỏng

như vậy lại không được trang bị kiến thức, kinh nghiệm trong công tác BVNTD thì rất

khó có thể đạt được một kết quả như mong đợi.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa đạt kết

quả. Đặc thù công tác BVNTD liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chính vì vậy để công tác này đạt được hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp chặc chẽ

giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác BVNTD. Tuy nhiên, thực tiễn

trong thời gian qua cho thấy sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là

rất lỏng lẻo và kém hiệu quả. Các đơn vị này thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn được

giao theo hình thức “mạnh ai nấy làm” mà chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên

đối với cơ quan khác. Ngay cả khi một vụ việc đã được phát hiện thì sự phối hợp giữa

các cơ quan trong quá trình xử lý vụ việc đó cũng thường là không chặt chẽ. Điều này

dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền lợi NTD chưa được xử lý một

cách triệt để và thậm chí đôi khi bỏ sót các sai phạm đó.

Thứ tư, hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương trong công tác BVNTD

còn rất yếu kém. Theo quy định của Nghị định số 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi

hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD, UBND cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước

về BVNTD trong phạm vi tỉnh đó và đơn vị trực tiếp giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực

Page 112: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

112

hiện chức năng này là Sở Công Thương. Tuy nhiên, thực tiễn trong thời gian qua cho

thấy hầu hết các Sở Công Thương chưa có hoạt động nào để triển khai công tác này ở

địa phương. Thậm chí có những Sở Công Thương còn chưa tiếp nhận nhiệm vụ này.

Kinh nghiệm của các nước làm tốt công tác BVNTD cho thấy, muốn công tác này đạt

được hiệu quả cao thì chính quyền địa phương đóng một vai trò hết sức quan trọng, là

cơ quan trực tiếp thực thi các hoạt động cụ thể trong công tác BVNTD. Ví dụ ở Đài

Loan, Ủy ban BVNTD Đài Loan chỉ có nhiệm vụ xây dựng chính sách và hỗ trợ các cơ

quan BVNTD địa phương còn các hoạt động cụ thể như giải quyết khiếu nại NTD,

hướng dẫn NTD, tuyên truyền phổ biến pháp luật….đều do chính quyền địa phương

thực hiện. Ở Việt Nam, cơ quan trực tiếp làm công tác BVNTD còn nhiều hạn chế về

nguồn lực như đã nói ở trên trong khi chính quyền, cơ quan địa phương lại không ý

thức được nhiệm vụ này. Do vậy, công tác BVNTD không đạt được hiệu quả như thời

gian vừa qua là hoàn toàn dễ hiểu.

Thứ năm, vị trí của cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD chưa tương xứng để

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVNTD. Một thực tế cho thấy, hiện nay cơ

quan trực tiếp thực hiên chức năng quản lý nhà nước về BVNTD hoạt động chưa có

hiệu quả là vì họ chưa thực sự được trao đầy đủ thẩm quyền hay nói cách khác là vị trí

của cơ quan này chưa tương xứng với yêu cầu công tác BVNTD. Như đã đề cập, hoạt

động BVNTD liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan và như vậy cơ quan làm công

tác BVNTD phải đóng vai trò là cơ quan đầu mối, điều hòa tất cả các hoạt động liên

quan đến BVNTD. Tuy nhiên, với cơ cấu như hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh trực

thuộc Bộ Công Thương rất khó để đóng vai trò là cơ quan đầu mối như vậy. Sự phối

hợp với các cơ quan tương đương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn và nếu cần phối hợp

ở cấp Bộ thị càng khó khăn hơn nữa. Kinh nghiệm xây dựng bộ máy làm công tác

BVNTD trên thế giới cho thấy, ở những quốc gia mà cơ quan BVNTD được trao thẩm

quyền và có vị trí cao thì hoạt động BVNTD rất có hiệu quả. Nhiều quốc gia như Nhật

Bản, Thái Lan, Malaysia,…thành lập hăn Ủy ban BVNTD do Thủ tướng đứng đầu và

các thành viên của Ủy ban này là Bộ trưởng các Bộ liên quan. Chính nhờ mô hình này

mà các vấn đề liên quan đến BVNTD được giải quyết một cách nhanh chóng, triệt để.

2.2. Đối với Tòa án

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử trong thời gian qua cho thấy NTD rất ngại đến Tòa

án để thực hiện việc khởi kiện nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này không có

nghĩa là các quy định của pháp luật hiện hành chưa cho phép NTD khởi kiện để bảo vệ

quyền lợi của họ. Bởi vì các quy định của Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự đã

quy định khá cụ thể các trường hợp cũng như trình tự thủ tục mà NTD có thể khởi kiện

ra Tòa án. Việc NTD không sử dụng con đường tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình

trong thời gian qua là do một số hạn chế sau đây:

Page 113: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

113

Thứ nhất, pháp luật nước ta chỉ cho phép người nào bị thiệt hại trực tiếp từ

hành vi vi phạm pháp luật của người khác thì mới được quyền đứng ra khởi kiện người

có hành vi vi phạm đó. Điều này có nghĩa là người khởi kiện phải có đơn khởi kiện và

có nghĩa vụ có mặt theo sự triệu tập của Tòa án để cung cấp tài liệu, chứng cứ, tham

gia hòa giải, tham gia phiên tòa. Trong trường hợp không muốn trực tiếp tham gia tố

tụng thì người khởi kiện phải có văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thay mặt

mình tham gia tố tụng. Mặt khác, tuy mức thiệt hại mà tập thể NTD phải gánh chịu là

lớn nhưng cá nhân, mỗi NTD phải gánh chịu đôi khi không quá lớn. Trong điều kiện,

trình tự, thủ tục khởi kiện tương đối rắc rối và mất thời gian, đồng thời, phải bỏ ra các

chi phí (ví dụ chi phí tàu xe, giám định, thuê luật sư…) có thể sẽ lớn hơn so với khoản

bồi thường mà người khởi kiện nhận được (nếu thắng kiện), cùng với nét văn hoá ngại

kiện tụng của người Việt Nam, NTD sẽ có rất ít động lực để khởi kiện.

Thứ hai, pháp luật nước ta chưa quy định rõ ai sẽ là người bị kiện trong chuỗi

phân phối hàng hoá từ nhà sản xuất đến NTD. Chính vì thế, trong thực tiễn áp dụng,

khi muốn khởi kiện, NTD cũng lúng túng không biết nên tiến hành khởi kiện với ai:

nhà sản xuất, nhà phân phối hay người bán lẻ?

Thứ ba, việc pháp luật quy định muốn khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí cũng

là một trong những rào cản khiến NTD ngại đưa vụ việc ra Toà án giải quyết.

Thứ tư, do thói quen của NTD: trên thực tế, khi mua một số sản phẩm, hàng

hoá, NTD thường không có thói quen giữ lại các hoá đơn, chứng từ cần thiết. Chính vì

thế, khi vụ việc xảy ra, NTD sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập các loại tài liệu,

chứng cứ để chứng minh mình đã mua và đã tiêu dùng loại sản phẩm không an toàn,

gây thiệt hại cho bản thân mình.

Thứ năm, trong nhiều trường hợp để kết luận sản phẩm có chứa chất độc tố hoặc

có ảnh hưởng đến NTD phải qua quy trình kiểm tra, giám định nghiêm ngặt mới phát

hiện được; nhưng hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm hiện nay chưa đủ lực, chưa trở thành

công cụ cung cấp chứng cứ thuận lợi cho NTD khi khởi kiện cũng là một trở ngại khi

NTD muốn khiếu nại, khởi kiện.

Thứ sáu, việc chứng minh thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây

thiệt hại với thiệt hại mà NTD phải gánh chịu trong thực tế rất phức tạp, nhất là đối với

các vụ việc liên quan tới các loại thực phẩm độc hại nhưng chưa gây bệnh ngay tức

khắc. Trong trường hợp đó, nguyên đơn rất khó chứng minh và thuyết phục được Toà

án rằng, những tổn hại về sức khoẻ hoặc các thiệt hại khác mà mình gánh chịu chỉ xuất

phát từ việc tiêu thụ những loại sản phẩm độc hại liên quan trong vụ kiện. Người khởi

kiện sẽ không được bồi thường nếu không chứng minh được tác hại của sản phẩm đối

với bản thân.

Page 114: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

114

Thứ bảy, các quy định của pháp luật về BVNTD còn nặng về hình thức và xơ

cứng chưa gắn với thực tiễn nên rất khó sử dụng làm công cụ bảo vệ quyền lợi của

NTD có hiệu quả.38

Như vậy, để khởi kiện ra Tòa án nhằm bảo vệ quyền lợi của mình NTD sẽ phải

đối mặt với rất nhiều khó khăn mà lợi ích mang lại đôi khi là không tương xứng. Chính

vì lẽ đó mà rất ít trường hợp NTD khởi kiện vụ án dân sự đặc biệt là trong trường hợp

giá trị vi phạm nhỏ, không đáng kể. Kinh nghiệm ở một số quốc gia như Singapore,

Malaysia cho thấy, để NTD khởi kiện ra tòa án thì cần phải có một cơ chế, trình tự tố

tụng đặc thù khác với các vụ án dân sự thông thường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

NTD khởi kiện. Ở các nước này đã thành lập ra các tòa án chuyên biệt để xử lý các vụ

việc liên quan đến NTD (Tribunal Court hoặc Small Court) với một trình tự hết sức

đơn giản và nhanh chóng (thông thường chỉ khoảng 3 ngày). Tóm lại, với những quy

định của pháp luật hiện hành về tố tụng dân sự, Tòa án thực sự không phải là một kênh

hữu hiệu giúp NTD có thể bảo vệ được quyền lợi của mình khi bị xâm hại.

2.3. Đối với các tổ chức xã hội về BVNTD

Như đã phân tích ở trên, các tổ chức BVNTD là một lực lượng hết sức quan

trọng trong công tác BVNTD. Bên cạnh những đóng góp rất đáng ghi nhận các, hoạt

động của các tổ chức này còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể là:

Thứ nhất, hoạt động của các tổ chức BVNTD chưa chuyên nghiệp. Hiện nay

hoạt động của các tổ chức BVNTD đang ở trong tình trạng rất sơ khai và nghiệp dư.

Hầu hết các tổ chức này được thành lập và điều hành bởi những cán bộ nhà nước đã

nghỉ hưu và không có cơ chế hội viên cụ thể. Các tổ chức BVNTD thiếu một định

hướng hoạt động cụ thể và thiếu bài bản. Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy, rất ít

NTD biết được sự hiện diện của các tổ chức này trên thực tế và do đó ít khi họ tìm đến

các tổ chức đó để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình. Ngay cả khi có vụ việc xẩy ra mà

NTD tìm đến các Hội BVNTD thì các tổ chức này cũng rất lúng túng trong việc xử lý.

Thông thường các hội sẽ nhờ đến cơ quan nhà nước cũng như các phương tiện thông

tin báo chí can thiệp theo kiểu “được thì tốt mà không được thì cũng đành chịu”.

Thứ hai, cơ sở pháp lý cho hoạt động của Hội là chưa rõ ràng. Hiện nay các tổ

chức BVNTD hoạt động trên cơ sở Nghị định số 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức,

hoạt động và quản lý hội cũng như theo quy định của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của hội gặp rất nhiều khó khăn về mặt pháp lý. Câu hỏi

đặt ra là Hội BVNTD là tổ chức được thành lập để bảo vệ cho tất cả NTD hay chỉ bảo

vệ quyền lợi cho thành viên của tổ chức đó? Theo quy định tại Điều 11 – Pháp lệnh

Bảo vệ quyền lợi NTD: “NTD được thành lập tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình theo quy định của pháp luật”. Như vậy, về bản chất các tổ chức

38

Xem, Tưởng Duy Lượng “Vai trò của Tòa án trong công tác BVNTD”.

Page 115: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

115

BVNTD hiện nay không thể coi là tổ chức đại diện cho tất cả NTD Việt Nam. Và do

đó, tư cách đại diện của họ trên thực tế đang là vấn đề cần phải xem xét.

Thứ ba, cơ cấu tổ chức của các tổ chức BVNTD rất lỏng lẻo và hoạt động kém

hiệu quả. Theo thống kê thì hiện nay cả nước có 30 tổ chức BVNTD bao gồm Hội Tiêu

chuẩn và BVNTD Việt Nam và 29 tổ chức BVNTD ở 29 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hiện nay người ta vẫn xem Hội Tiêu chuẩn và BVNTD Việt Nam (Vinastas) là “Hội

trung ương” còn các Hội khác là “Hội địa phương trực thuộc Vinastas”. Tuy nhiên,

trên thực tế thì không có bất kỳ mối ràng buộc nào cả về mặt tổ chức lẫn hỗ trợ giữa

các tổ chức này. Các Hội hoạt động theo kiểu “mạnh ai nấy làm” và hầu như không có

bất kỳ sự liên kết, hay hỗ trợ nào đáng kể. Nhiều tổ chức BVNTD hoạt động tốt là nhờ

sự quan tâm của chính quyền địa phương chứ không phải là do sự hỗ trợ của Vinastas.

Thậm chí có thể nói rằng, hoạt động của Vinastas với tư cách là “Hội trung ương” hiện

nay chưa có hiệu quả so với một số “Hội địa phương khác” như Kiên Giang, Vũng

Tàu… Ở nhiều nơi (như Khánh Hòa) Hội bảo vệ quyền lợi NTD đã được thành lập từ

lâu nhưng dường như không có bất kỳ một hoạt động nào. Như vậy, trên thực tế các

Hội này chưa được tổ chức thành một thể thống nhất và do đó chưa thực sự hoạt động

có hiệu quả.

Thứ tư, nguồn lực của các tổ chức BVNTD hết sức hạn chế. Đây là một trong

những lý do chính giải thích cho tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các tổ chức

BVNTD hiện nay. Về mặt nhân lực, như đã đề cập ở trên, các tổ chức BVNTD hiện

nay được thành lập và quản lý bởi những công chức nhà nước đã nghỉ hưu. Mặc dù rất

tích cực, nhiệt tình nhưng do có nhiều hạn chế về sức khỏe, hiểu biết nên các cán bộ

Hội này gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Về mặt tài chính, hiện nay

các tổ chức này hoạt động được là do sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các nguồn kinh

phí tự kiếm. Khác với các tổ chức nghề nghiệp khác có sự đóng góp của các hội viên

hay sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, các tổ chức BVNTD không nhận được bất kỳ một

sự đóng góp nào mang tính ổn định và thường xuyên. Nhiều tổ chức BVNTD hoạt

động với nguồn tài chính chủ yếu dựa vào sự đóng góp của doanh nghiệp. Do vậy, họ

rất khó để xử lý các vụ việc khi các doanh nghiệp này vi phạm quyền lợi NTD. Từ sự

hạn chế về nguồn lực như vậy đã dẫn đến hạn chế trong quá trình hoạt động và trên

thực tế có thể nói rằng hầu hết các tổ chức BVNTD đang hoạt động mang tính cầm

chừng.

Thứ năm, sự phối hợp giữa các tổ chức BVNTD và các tổ chức chính trị - xã

hội, xã hội – nghề nghiệp và với các cơ quan nhà nước còn rất hạn chế. Kinh nghiệm

của một số nước trên thế giới cho thấy, hoạt động của các tổ chức BVNTD cần có mối

liên hệ chặt chẽ, mất thiết với các tổ chức khác như hội luật gia, hiệp hội doanh

nghiệp,…cũng như cần có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên,

các tổ chức BVNTD ở Việt Nam hiện nay hầu như rất ít có sự phối hợp với các tổ chức

chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp cũng như với cơ quan nhà nước. Chính vì vậy

Page 116: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

116

mà các tổ chức BVNTD hoạt động gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là khi xử lý những

vấn đề mang tính chất chuyên môn.

Thứ sáu, các Hội BVNTD hiện nay thiếu kinh phí hoạt động.

Như vậy, có thể nói rằng, để xã hội hóa công tác BVNTD thì việc cải tổ các tổ

chức BVNTD hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh với việc kiện toàn

tổ chức bộ máy của các tổ chức BVNTD thì Nhà nước cũng cần có cơ chế hỗ trợ về

mặt tài chính cũng như trao thẩm quyền cho các tổ chức này hoạt động.

Page 117: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

117

PHẦN 4: ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THIẾT CHẾ BVNTD CỦA VIỆT NAM

I. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC HỆ THỐNG CƠ QUAN BVNTD TẠI VIỆT NAM

Qua nghiên cứu ưu điểm và nhược điểm của các mô hình cơ quan BVNTD các

nước nói trên, đồng thời phân tích thực trạng cơ quan BVNTD tại Việt Nam, Nhóm

nghiên cứu cho rằng để khắc phục những bất cấp và đáp ứng được những nhu cầu của

thực tiễn công tác BVNTD tại Việt Nam, hệ thống các cơ quan BVNTD phải đáp ứng

các yêu cầu sau:

- Thứ nhất, do BVNTD là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến nhiều Bộ/ngành

nên để đảm bảo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan này, hệ

thống cơ quan BVNTD tại Việt Nam phải có chỉ đạo xuyên suốt từ trên xuống. Cơ

quan đầu mối chịu trách nhiệm chính phải được trao đủ thẩm quyền để chỉ đạo và giám

sát việc thực hiện công tác BVNTD của các cơ quan khác, tránh hiện tượng đùn đẩy và

thiếu trách nhiệm giữa các cơ quan

- Thứ hai, các cơ quan trong hệ thống này phải được quy định về trách nhiệm

và quan hệ phối hợp hoạt động rõ ràng trong công tác BVNTD.

- Thứ ba, trong từng cơ quan chuyên ngành có liên quan như y tế, tiêu chuẩn

chất lượng…. cũng phải thành lập một bộ phận chuyên trách về BVNTD để đảm nhiệm

các công việc như tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng, tham mưu kịp thời

cho các cấ trong việc triển khai cũng như phối hợp trong công tác BVNTD.

- Thứ tư, hệ thống cơ quan BVNTD phải được phát triển mạng lưới ở tất cả các

địa phương trên toàn quốc để việc xử lý, triển khai công tác BVNTD được thực hiện

một cách nhanh chóng kịp thời. Đây là một yêu cầu thực sự cấp bách đối với hệ thống

cơ quan BVNTD. Thực tế cho thấy, các khiếu nại, tố cáo của NTD thường xuất hiện tại

khắp các địa phương, do đó các cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương khó có thể

tiếp nhận và xử lý hết được. Vì vậy, các cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được

phát triển tại địa phương và phải được từng bước chuyên nghiệp hóa.

- Thứ năm, cần tổ chức lại các Hội BVNTD của Việt Nam hiện nay để các Hội

nay hoạt đúng với vai trò và chức năng của mình.

Từ các đánh giá nói trên, nhóm nghiên cứu kiến nghị thiết lập hệ thống cơ quan

BVNTD tại Việt Nam theo mô hình cơ quan thuộc Chính phủ (mô hình cơ quan hình

chóp), cụ thể như sau:

Page 118: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

118

1. Tại Trung ƣơng

1.1. Thành lập Ủy ban quốc gia (UBQG) về BVNTD trực thuộc Chính phủ

Ủy ban này bao gồm một Thủ tướng (hoặc Phó Thủ tướng) làm Chủ tịch, Bộ

trưởng Bộ Công Thương là Phó Chủ tịch thường trực, Bộ Trưởng Bộ KHCN và Bộ Y

tế làm Phó Chủ tịch và các Bộ ngành khác là thành viên. UBQG có các chức năng

nhiệm vụ chính sau đây:

+ Chỉ đạo và tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác

BVNTD.

+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; giải quyết các vụ

việc phức tạp liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh

BVNTD.

+ Xây dựng kế hoạch BVNTD hàng năm và từng giai đoạn.

+ Tổng hợp, báo cáo Chính phủ công tác thực hiện kế hoạch BVNTD hàng năm

và từng giai đoạn; kiến nghị với Chính phủ các chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao

hiệu quả công tác BVNTD.

+ Trong trường hợp cần thiết, UB thành lập các tổ công tác kiểm tra trực tiếp

nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của UB.

1.2. Bộ Công Thương là cơ quan đóng vai trò thường trực của UBQG.

Cơ quan thường trực này chịu trách nhiệm sau đây:

+ Thường trực giúp UBQG chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các cơ

quan Nhà nước ở các ngành, các cấp có chức năng BVNTD.

+ Làm đầu mối tiếp nhận và tổng hợp báo cáo công tác BVNTD hàng năm và

từng giai đoạn của các Bộ, ngành và địa phương.

+ Tham mưu cho UBQG chỉ đạo xử lý các vụ việc vi phạm có phạm vi tác động

và gây thiệt hại lớn tới tài sản, sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.

+ Tổ chức nghiên cứu, lập quy hoạch, kế hoạch chương trình dự án VỀ bvntd

trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về

BVNTD trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện;

+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo

dục về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD;

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành thanh tra,

kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định;

Page 119: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

119

+ Tiếp nhận tố cáo của NTD và giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ

quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;

+ Xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD theo thẩm quyền.

+ Quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức xã hội về BVNTD.

1.3. Thành lập các bộ phận BVNTD trong một số cơ quan liên quan tại trung

ương

Bộ phận BVNTD này chịu trách nhiệm sau đây:

+ Tiếp nhận các thông tin, khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng liên quan đến

ngành mình quản lý.

+ Làm đầu mối tham mưu cho người đứng đầu Bộ, ngành phối hợp với các cơ

quan BVNTD và các Bộ ngành khác trong lĩnh vực BVNTD.

+ Tham mưu cho người đứng đầu Bộ, ngành lập kế hoạch BVNTD cho Bộ,

ngành của mình cho năm sau, giai đoạn sau và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của

năm trước, giai đoạn trước, trình lên UBQG về BVNTD.

+ Tổng hợp các kế hoạch BVNTD của các cơ quan quản lý ngành tại địa

phương năm sau, giai đoạn sau và các báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của năm

trước, giai đoạn trước.

+ Tham mưu cho người đứng đầu Bộ, ngành chỉ đạo công tác BVNTD của cơ

quan quản lý ngành tại địa phương.

2. Tại địa phƣơng

2.1. Thành lập Ủy ban BVNTD cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(sau đây gọi là cấp tỉnh).

Ủy ban này gồm có một Chủ tịch tỉnh (hoặc Phó Chủ tịch tỉnh) làm Chủ tịch Ủy

ban. Ngoài ra Ủy ban còn bao gồm 02 Phó chủ tịch (Giám đốc Sở Công Thương làm

Phó Chủ tịc thường trực) và các ủy viên là đại diện các Sở, ban ngành liên quan. Hoạt

động của các thành viên Uỷ Ban theo chế độ kiêm nhiệm. Mỗi thành viên chịu trách

nhiệm về lĩnh vực công tác theo sở, ngành mình phụ trách trước Uỷ Ban nhằm bảo đảm

sự phối hợp giữa các sở, ngành trong công tác BVNTD.

Ủy ban BVNTD cấp tỉnh có chức năng nhiệm vụ sau:

+ Chỉ đạo và tổ chức phối hợp giữa các sở, ngành trong công tác BVNTD.

+ Theo dõi kiểm tra đôn đốc các sở, ngành thực hiện chức năng nhiệm vụ được

giao; giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều sở, ngành trong công tác

BVNTD.

Page 120: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

120

+ Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động BVNTD của các sở, ngành,

trên địa bàn tỉnh báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh, UBQG các chủ trương, biện pháp

nhằm nâng cao hiệu quả công tác BVNTD trên địa bàn cả nước nói chung, trên địa bàn

tỉnh nói riêng.

+ Lập kế hoạch công tác BVNTD trên địa bàn tỉnh mình cho năm sau và báo

cáo việc thực hiện kế hoạch bảo vệ người của năm trước trình lên UBQG về BVNTD.

2.2. Sở Công Thương là cơ quan đóng vai trò thường trực của Ủy ban

BVNTD cấp tỉnh

Cơ quan thường trực này chịu trách nhiệm sau đây:

+ Làm đầu mối tiếp nhận kế hoạch BVNTD hàng năm và từng giai đoạn của các

Sở, ngành của địa phương để tổng hợp thành kế hoạch chung của Ủy ban BVNTD cấp

tỉnh.

+ Kiểm tra việc tuân theo pháp luật BVNTD của các tổ chức và cá nhân trên địa

bàn tỉnh. Đề xuất với Uỷ ban BVNTD tỉnh kế hoạch, biện pháp về BVNTD, ngăn ngừa

và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về BVNTD trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và

xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về BVNTD.

+ Thường trực giúp Uỷ Ban BVNTD tỉnh chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động

giữa các ngành, các cấp ở địa phương có chức năng liên quan đeesn công tác BVNTD.

+ Làm đầu mối tiếp nhận và tổng hợp báo cáo công tác BVNTD hàng năm và

từng giai đoạn của các Sở, ngành của địa phương.

+ Tham mưu cho Ủy ban BVNTD cấp tỉnh báo cáo lên UBQG về BVNTD đối

với những vụ việc phát hiện tại địa phương mình nhưng có dấu hiệu tác động lớn tới

nhiều địa phương.

2.3. Thành lập một bộ phân chuyên trách về BVNTD tại các Sở, ngành tại địa

phương

Bộ phận này có các chức năng nhiệm vụ sau đây:

+ Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng liên quan đến ngành mình

quản lý

+ Làm đầu mối tham mưu cho người đứng đầu Sở, ngành phối hợp với các Sở,

ngành khác trong lĩnh vực BVNTD.

+ Tham mưu cho người đứng đầu Sở, ngành lập kế hoạch BVNTD cho Sở,

ngành của mình cho năm sau và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của năm trước,

trình lên Uỷ ban BVNTD cấp tỉnh.

Page 121: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

121

2.4. Thành lập trung tâm hòa giải người tiêu dùng thuộc Ủy ban BVNTD cấp

tỉnh

Trung tâm này đặt tại Sở Công Thương và có các nhiệm vụ hòa giải các tranh

chấp của người tiêu dùng khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật. Biên bản giải

quyết hòa giải của trung tâm được các cơ quan có thẩm quyền giám sát thi hành.

II. ĐỀ XUẤT VỀ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ BVNTD TẠI

VIỆT NAM

Từ những hạn chế của các tổ chức BVNTD như đã phân tích ở trên, nhóm

nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp sau:

1. Trao thêm thẩm quyền cho các tổ chức xã hội về BVNTD

Để hoạt động của các tổ chức BVNTD phát huy được hiệu quả trên thực tế Nhà

nước cần giao cho các tổ chức này thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Tư vấn hướng dẫn cho người tiêu dùng: Các tổ chức bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng được phép thành lập các Văn phòng tư vấn và hướng dẫn cho người tiêu

dùng. Nhiệm vụ của các Văn phòng này là hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho người

tiêu dùng trong quá trình người tiêu dùng mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cũng như

quá trình khiếu nại của người tiêu dùng. Các Văn phòng tư vấn này đặt tại các chợ,

trung tâm thương mại và chịu sự quản lý của Ban quản lý chợ, trung tâm thương mại

đó.

- Khởi kiện vì lợi ích của người tiêu dùng: Trong một số vụ việc ảnh hưởng lớn

đến quyền lợi người tiêu dùng thì các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có

quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để đòi bồi thường thiệt hại. Các tổ chức này

được miễn tạm ứng án phí khi thực hiện việc khởi kiện. Trong trường hợp thắng kiện,

tổ chức BVNTD được hưởng tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị đòi được. Đối với khoản

giá trị còn lại, tổ chức BVNTD có nhiệm vụ thông báo công khai để những người tiêu

dùng mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ của tổ chức cá nhân thua kiện đến để được bồi

thường. Trong một khoảng thời gian nhất định nếu không có người tiêu dùng đến nhận

thì khoản tiền này sẽ được sung quỹ nhà nước hoặc có thể giao cho tổ chức BVNTD

giữ và sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Các tổ chức BVNTD được quyền thực hiện

việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người tiêu dùng. Trong trường

hợp việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng được thực

hiện trên các phương tiện thông tin liên lạc là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước,

Chính quyền địa phương thì các tổ chức BVNTD được Nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Page 122: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

122

2. Nhà nƣớc cần có phƣơng án hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức BVNTD

đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của các tổ

chức này

Để đảm bảo cho các tổ chức BVNTD hoạt động có hiệu quả và thực hiện tốt các

nhiệm vụ như đã nói ở trên thì Nhà nước cần có phương án hỗ trợ về mặt kinh phí cho

các tổ chức này. Tuy nhiên, Nhà nước không thể đảm bảo hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho

tất cả các tổ chức BVNTD mà chỉ nên hỗ trợ cho một số tổ chức căn cứ trên cơ sở đóng

góp của tổ chức đó đối với người tiêu dùng. Sự đóng góp của các tổ chức này có thể

xem xét ở một số khía cạnh như sau:

- Về số lượng khiếu nại mà tổ chức BVNTD tham gia giải quyết trong một năm:

Số lượng khiếu nại này cho phép đánh giá uy tín, sự hiệu quả trong hoạt động của tổ

chức BVNTD đối với người tiêu dùng. Số lượng khiếu nại này nên được phân loại phù

hợp với từng tổ chức khác nhau:39

+ Đối với tổ chức BVNTD Trung ương: từ 1000 khiếu nại/năm

+ Đối với tổ chức BVNTD ở những thành phố trực thuộc trung ương: từ

500khiếu nại/năm

+ Đối với tổ chức BVNTD ở các địa phương khác: từ 200 khiếu nại/năm

- Về những hoạt động cụ thể mà tổ chức BVNTD thực hiện trong năm: Việc hỗ

trợ kinh phí nên căn cứ vào thực tiễn hoạt động của các tổ chức BVNTD như: việc

thành lập các câu lạc bộ BVNTD; việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho

người tiêu dùng; thiết lập đường dây nóng, bộ phận chuyên trách để hướng dẫn người

tiêu dùng…

Cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của

các tổ chức BVNTD để từ đó có thể đưa ra được mức hỗ trợ cụ thể đối với từng tổ

chức. Việc hỗ trợ ngân sách căn cứ vào sự đánh giá hoạt động của các tổ chức BVNTD

không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức BVNTD, tạo động

lực để các tổ chức này hoạt động mà còn giúp Nhà nước có thể tập trung sự đầu tư của

mình vào những tổ chức hoạt động có hiệu quả tránh tình trạng đầu tư hỗ trợ tràn lan

vừa gây lãng phí nguồn ngân sách vừa không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD cũng cần được trao thẩm quyền trong

việc cho phép thành lập các tổ chức BVNTD hoặc có quyền lựa chọn, cấp phép cho các

tổ chức đủ năng lực để tham gia thực hiện các hoạt động mà Nhà nước hỗ trợ kinh phí

như đã nói ở trên.

39

Ở Pháp cũng hỗ trợ các tổ chức BVNTD dựa trên những tiêu chí này

Page 123: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

123

3. Đẩy mạnh việc mở rộng, phát triển các tổ chức BVNTD đồng thời kêu

gọi sự ủng hộ của xã hội đối với hoạt động của các tổ chức này

Thực tế cho thấy, mô hình tổ chức của các tổ chức BVNTD ở Việt Nam hiện

nay là rất nghèo nàn, không phù hợp với sự phong phú, đa dạng của công tác BVNTD

cũng như không phát huy được sức mạnh của xã hội trong hoạt động này. Kinh nghiệm

của nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan…tổ chức BVNTD

được tổ chức dưới rất nhiều loại hình khác nhau như: Hội BVNTD (Consumer

Protection Associations), Nhóm BVNTD (Consumer Protection Team), Câu lạc bộ

BVNTD (Consumer Protection Club)…Vấn đề ở đây không chỉ là tên gọi của các tổ

chức này mà là mục tiêu, đối tượng hướng đến cũng như phương pháp hoạt động của

các tổ chức này là khác nhau. Thực tế ở Việt Nam cũng đang tồn tại một số mô hình

như vậy điển hình là Câu lạc bộ chống hàng giả và BVNTD của Báo Sài Gòn Giải

Phóng (SACC). Câu lạc bộ này ra đời dựa trên nhu cầu cần được hướng dẫn và nhu cầu

thông tin của người tiêu dùng. Mặc dù không đăng ký hoạt động chính thức nhưng

SACC được tổ chức rất chặt chẽ, hoạt động chuyên nghiệp và hết sức hiệu quả. Chính

vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế để các tổ chức BVNTD ra đời nhằm tận dụng sức

mạnh của toàn xã hội trong công tác này.

Bên cạnh đó, các tổ chức BVNTD cũng cần có sự hỗ trợ tích cực của các cơ

quan, tổ chức trong xã hội. Thực tiễn vừa qua cho thấy, các tổ chức BVNTD không

thực sự có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể trong xã hội, chưa tận dụng

được sự ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp đặc biệt là một

số tổ chức có vai trò rất quan trọng trong công tác BVNTD như: Hội Nông dân Việt

Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động, Hội các nhà doanh nghiệp trẻ,

Hội Luật gia Việt Nam. Các tổ chức BVNTD có thể phối hợp với các đơn vị này để

thực hiện những hoạt động BVNTD một cách có hiệu quả. Kinh nghiệm ở Pháp cho

thấy, Hội BVNTD làm công ăn lương (Indecosa) hoạt động rất có hiệu quả là nhờ sự

bảo trợ, giúp đỡ của Tổng liên đoàn lao động (CGT). Do đó, Nhà nước cần khuyến

khích các cơ quan, đoàn thể trong hoạt động phối hợp, hỗ trợ các tổ chức BVNTD

trong quá trình hoạt động.

Page 124: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

124

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BVNTD

CHÍNH PHỦ

UBQG về

BVNTD

Các Bộ, ngành khác

Bộ phận thường trực

BVNTD

Bộ Công Thương

Cơ quan thường trực

của UBQG

Ủy ban BVNTD cấp

tỉnh

Sở Công Thương

Cơ quan thường trực

của Ủy ban cấp tỉnh

Trung tâm hòa giải

tranh chấp người tiêu

dùng

Các Sở, ngành khác

Bộ phận thường trực

BVNTD

UBND TỈNH

Page 125: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

125

PHỤ LỤC 1: TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ BVNTD

1. Hệ thống thực thi và BVNTD quốc tế (ICPEN)

Hệ thống thực thi và BVNTD quốc tế (International Consumer Protection &

Enforcement Network – ICPEN), trước đây là Hệ thống giám sát marketing quốc tế

(International Marketing Supervision Network - IMSN), là một tổ chức thành viên bao

gồm các cơ quan hành pháp về các hành vi thương mại công bằng và BVNTD của 38

quốc gia, hầu hết là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Các

thành viên mới nhất của ICPEN là Azerbaijan và Trung Quốc, gia nhập tại Hội nghị

ICPEN tổ chức tại Warsaw năm 2006.

Nhiệm vụ của ICPEN là chia sẻ thông tin giữa các hoạt động thương mại xuyên

biên giới có thể ảnh hưởng đến lợi ích của NTD, và khuyến khích hợp tác quốc tế giữa

các cơ quan thực thi pháp luật. Ngôn ngữ làm việc của tổ chức này là tiếng Pháp và

tiếng Anh. Tổ chức vận hành theo cơ chế các thành viên luân phiên làm chủ tịch.

a. Sự ra đời

Dự định về một Hệ thống các cơ quan giám sát marketing quốc tế bắt nguồn từ

cuộc hội đàm năm 1991 của các cơ quan hành pháp về BVNTD trong Liên minh Châu

Âu (EU) và Hiệp hội Mậu dịch Tự do Châu Âu (European Free Trade Association40

-

EFTA) tổ chức tại Copenhagen theo sáng kiến của Cơ quan kiểm sát về BVNTD Đan

Mạch. Trên cơ sở sáng kiến đó, những thành viên tham gia một hội nghị khác tổ chức

năm 1992 tại Luân Đôn bởi Văn phòng Thương mại Công bằng Anh Quốc đã cùng

nhất trí ký kết Bản ghi nhớ về Sự ra đời và Hoạt động của ICPEN để thành lập Hệ

thống Giám sát Marketing Quốc tế và ngày nay là Hệ thống Thực thi và BVNTD Quốc

tế (ICPEN).

b. Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu chính của ICPEN là thúc đẩy các biện pháp thực tiễn nhằm ngăn chặn

và chấn chỉnh các hành vi marketing lừa gạt có thành tố quốc tế. Hệ thống đã đẩy mạnh

các nỗ lực hợp tác để giải quyết các vấn đề về NTD có liên quan đến giao dịch xuyên

quốc gia về hàng hoá và dịch vụ. Nó cũng thúc đẩy việc trao đổi thông tin giữa các bên

tham gia vì lợi ích và hiểu biết chung. Những vấn đề có liên quan đến quy định về dịch

vụ tài chính và an toàn sản phẩm cũng như đòi bồi thường cho NTD cá nhân không

thuộc thẩm quyền của ICPEN.

40

EFTA là một tổ chức quốc tế thành lập với mục tiêu thúc đẩy tự do thương mại và hội nhập kinh tế của 4 nước

thành viên gồm Ai-xơ-len, Liechtenstein, Na-Uy và Thụy Sỹ (http://www.efta.int/)

Page 126: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

126

c. Tổ chức và Hoạt động

Các thành viên ICPEN họp 2 năm một lần ở nước giữ ghế chủ tịch. Chủ tịch

phải chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc hội đàm và duy trì danh sách liên hệ trong Hệ

thống. Các cuộc hội đàm được tiến hành bởi 2 ngôn ngữ Anh và Pháp, dịch cabin.

Thường xuyên cũng có những cuộc gặp không chính thức giữa các thành viên trong Hệ

thống để giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp biên giới. Bên cạnh đó, hàng

tháng các thành viên cũng duy trì liên lạc qua cuộc hội đàm từ xa được tổ chức bởi Ban

Thư ký ICPEN. Hơn nữa, các nước trong ICPEN hợp tác trong các Nhóm làm việc.

Hiện tại có 7 Nhóm làm việc trong khuôn khổ ICPEN:

- Econsumer.gov được tạo ra năm 2001 bởi 13 nước và đứng đầu là Uỷ ban

thương mại Liên bang Hoa Kỳ (US FTC). Mục đích của dự án là: “nâng cao BVNTD

và sự tin tưởng của NTD vào thương mại điện tử”. Website www.econsumer.gov cung

cấp các thông tin về chế độ BVNTD ở các nước thành viên ICPEN, các bí quyết mua

sắm trực tuyến hữu dụng và thông tin về cách thức giải quyết khiếu nại của khách

hàng. US FTC cũng xây dừng và phát triển một cơ sở dữ liệu về các khiếu nại của

khách hàng để các cơ quan hành pháp của các quốc gia thành viên có thể sử dụng cho

việc điều tra các khiếu nại trong thương mại điện tử.

- Nhóm làm việc về Gian lận Trong Marketing Đại Chúng được ra đời sau

cuộc Hội nghị ICPEN năm 2005 tại Edinburg. Hiện tại có 13 quốc gia tham gia vào dự

án này. Australia và Canada là đồng chủ tịch. Mục tiêu của nhóm làm việc là các thông

tin và tri thức được chia sẻ trong nội bộ ICPEN và tiến hành các hoạt động liên kết

thực thi chống lại gian lận trong Marketing đại chúng.

- Internet Sweep là sáng kiến nhằm phạt và huỷ bỏ các trang web có nguy cơ

lừa gạt hoặc gian lận. Những nước tham gia vào Sweep Day sẽ lướt Internet để tìm ra

các trang trong diện khả nghi. Tiếp đó, các trang được cho là gây hại cho NTD sẽ nhận

được các tin nhắn qua email cảnh báo rằng luật pháp BVNTD không chỉ áp dụng đối

với truyền thông truyền thống, mà còn đối với Internet, và rằng quảng cáo lừa gạt trên

Internet là trái với luật pháp.

- Tháng Phòng Chống Gian Lận (FPM) là một sáng kiến theo đó, các thành

viên ICPEN dành 1 tháng trong mỗi năm hoạt động của mình để đưa ra một tập hợp

các thông tin và dự án giáo dục để nâng cao nhận thức của NTD, thường là trong một

hoặc hơn 1 lĩnh vực cụ thể (mua sắm điện tử, gian lận trong xổ sổ, nhận dạng trộm

cắp…)

- Nhóm làm việc về các Thông Lệ Ƣu việt nhất hiện tại được điều phối bởi Hà

Lan. Nhóm tổ chức các buổi đào tạo về Thông lệ ưu việt nhất thường xuyên cho các

điều tra viên của các cơ quan hành pháp của các quốc gia thành viên ICPEN. Mục tiêu

Page 127: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

127

của các khoá đào tạo này là: trao đổi thông tin, chia sẻ các kinh nghiệm hữu ích và

nâng cao hợp tác lẫn nhau.

- Nhóm làm việc ScamWatch được thành lập từ một quyết định tại Hội nghị

ICPEN tại Warsaw tháng 10 năm 2006. Mục tiêu là tạo ra trong khuôn khổ ICPEN một

hệ thống cảnh báo nhanh chóng toàn cầu (quốc tế) khi có sự gian dối và các thông tin

khác có liên quan cho NTD và các chế độ BVNTD khi có các phán quyết khác nhau.

- Nhóm làm việc Lập Kế Hoạch Chiến Lƣợc được thành lập từ một quyết

định tại Hội nghị ICPEN tại Warsaw tháng 10 năm 2006. Mục đích là đề ra một chiến

lược trung và dài hạn cho Hệ thống, từ đó đưa ra các phân tích các hoạt động và sáng

kiến trong tương lai. Thành viên của nhóm làm việc bao gồm: Australia, Bỉ, Canada,

Đức, Lithuania, Hà Lan, Na-uy, Ba lan, Triều Tiên, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

2. Tổ chức quốc tế tiêu dùng (CONSUMERS INTERNATIONAL – CI)

Quốc tế Tiêu dùng (CI)41

là liên minh toàn thế giới của tất cả các tổ chức xã hội

về BVNTD. Cùng với các thành viên của mình, CI hoạt động như một cơ quan ngôn

luận tòan cầu độc lập và hùng mạnh vì lợi ích của NTD.

Với trên 220 tổ chức thành viên có mặt tại 115 quốc gia trên thế giới, CI đang

gây dựng một phong trào quốc tế vững mạnh giúp bảo vệ và trao quyền cho NTD khắp

nơi.

Được thành lập năm 1960, vai trò của CI là thiết yếu để đảm bảo một tương lai

an toàn và lâu bền cho NTD trên một thị trường toàn cầu đang ngày càng bị các công

ty đa quốc gia thống trị.

Về mặt tư cách pháp nhân, CI được thành lập như một công ty trách nhiệm hữu

hạn phi lợi nhuận, có bảo đảm.

a. Tổ chức

CI được điều hành bởi 3 cấp cơ quan chính:

- Đại hội đồng (General Assembly): do các thành viên chính (full members) của

CI hợp thành, họp ít nhất 4 năm 1 lần. Đại hội đồng có các trách nhiệm sau: Bầu cử

một Chủ tịch cho CI (người đồng thời là Chủ tịch Đại Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng và

Ban quản trị); bầu cử các thành viên của Hội đồng; đề ra các phương hướng và mục

tiêu chủ đạo cho hoạt động của CI; xem xét thông qua các báo cáo do Hội đồng soạn

thảo; sửa đổi điều lệ của CI; và giải thể CI theo điều lệ.

- Hội đồng (Council): Hội đồng gồm có một Chủ tịch, 13 thành viên do Đại hội

đồng trực tiếp bầu ra, và 6 thành viên do 13 thành viên kia bầu ra. Các thành viên Hội

41

(http://www.consumersinternational.org/)

Page 128: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

128

đồng có nhiệm kỳ 4 năm và có thể được tái bầu cử/bổ nhiệm vô thời hạn. Hội đồng hợp

ít nhất 1 năm 1 lần.

- Hội đồng sẽ bổ nhiệm một Ban Quản trị (Executive) gồm 8 người để trao việc

thực hiện một số các trách nhiệm của mình. Ban quản trị họp ít nhất 2 lần 1 năm. Ban

quản trị này sẽ do Tổng Giám đốc (Director General) đứng đầu. Tổng Giám đốc báo

cáo trực tiếp lên Hội đồng.

CI có 3 loại thành viên chính:

- Thành viên chính (Full members): là các tổ chức BVNTD độc lập có trụ sở tại

một quốc gia hoặc một khu vực, có tiến hành các hoạt động sâu rộng về BVNTD trên

nhiều lĩnh vực. Các thành viên này không thể có quan hệ đảng phái chính trị, với giới

doanh nghiệp hay do các chính phủ tài trợ. Các thành viên này có thể bỏ phiếu tại Đại

Hội Đồng CI, có thể tham gia ứng cử và bầu cử Hội đồng, Ban quản trị và Chủ tịch CI.

- Thành viên phụ (Affiliate members): cũng phải đạt tiêu chí về tổ chức như các

thành viên chính, nhưng trẻ hơn về tuổi đời, và có thể chỉ hoạt động về một lĩnh vực cụ

thể, trên diện hẹp.

- Các thành viên phụ là các chính phủ (Affiliate government members): đây là

các phòng ban, cơ quan thuộc các chính phủ, chịu trách nhiệm về BVNTD, cạnh tranh

hoặc điều tiết ngành. Họ phải có bổ trợ và hỗ trợ cho sự hoạt động của các tổ chức xã

hội về BVNTD độc lập.

Các thành viên phụ chiếm khoảng 55% số lượng thành viên CI, các thành viên

chính là 30% còn các thành viên phụ là chính phủ chiếm 30%.

b. Các chương trình hoạt động

Một bộ phận lớn các hoạt động của CI là các chiến dịch về các vấn đề quốc tế

có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến lợi ích của NTD khắp nơi. Mục tiêu của các chiến dịch

này là thúc đẩy các thay đổi tích cực trong chính sách của các chính phủ và hành vi của

các công ty, trong khi nâng cao nhận thức của NTD về các quyền và trách nhiệm của

họ. CI hoạt động bằng cách:

- Cộng tác với các thành viên CI tại các quốc gia khác nhau để vận động với các

chính phủ, vạch trần các hành vi trục lợi trên thị trường và tập hợp sự ủng hộ của quần

chúng;

- Nêu cao các quan ngại của NTD tại các cuộc hội họp của các tổ chức quốc tế

như Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Quốc tế về Tiêu

chuẩn hóa (ISO), và Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO); và

- Nâng cao nhận thức về các lựa chọn trong mua sắm tiêu dung thông qua các ấn

phẩm rõ ràng, dễ tiếp cận do các thành viên tham gia thực hiện.

Page 129: NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ - cuts-hrc.orgcuts-hrc.org/images/stories/doc/full report_nc thiet che.pdf · Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế

Thiết chế BVNTD: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện

129

Ngân sách hoạt động hàng năm của CI vào khoảng US$5,500,000.00. Hơn một

phần ba trong số đó là từ lệ phí thường niên của các thành viên. Phần còn lại thu được

từ các khoản tài trợ, các dự án.

Hiện nay, các lĩnh vực hoạt động chính của CI bao gồm: Thức ăn vặt, thức ăn

đường phố, quảng cáo tân dược gây sai lệch, tiêu dùng bền vững, cạnh tranh, giáo dục

tiêu dùng, BVNTD, quyền sở hữu trí tuệ, và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.