ngÆ°á»i làm chứng

5
Khái quát chung về người làm chứng trong pháp luật Việt Nam: Khái niệm người làm chứng: Chúng ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Một nhà nước mà ở đó quyền con người luôn luôn đực tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong thực tiễn. Như chúng ta đã biết, quyền con người là giá trị thiêng liêng và không thể tước đoạt. tuy nhiên,ở bất kì quốc gia nào, bất kì chế độ nào thì tội phạm và hành vi phạm tội luôn tồn tại và đe dọa đến quyền con người. Để giải quyết vấn đề này thì vai trò của người làm chứng là không thể thiếu. tuy nhiên, tùy vào quan điểm của từng quốc gia, từng chế độ xã hội mà quan điểm vầ người làm chứng không giống nhau. Theo quan điểm của pháp luật Việt Nam, quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì người làm chứng là người biết về một tình tiết nào đó có ý nghĩa cho việc điều tra, xét xử của vụ ánvà được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập tham gia vào vụ án để trình bày lời khai của mình. Quan điểm này được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 55, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: “người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.” Đặc điểm về người làm chứng theo pháp luật Việt Nam hiện hành: Điều kiện để trở thành người làm chứng:

Upload: duyenbui

Post on 17-Jan-2016

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ngÆ°á»i làm chứng

Khái quát chung về người làm chứng trong pháp luật Việt Nam:

Khái niệm người làm chứng:

Chúng ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Một nhà nước mà ở đó quyền con người luôn luôn đực tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong thực tiễn. Như chúng ta đã biết, quyền con người là giá trị thiêng liêng và không thể tước đoạt. tuy nhiên,ở bất kì quốc gia nào, bất kì chế độ nào thì tội phạm và hành vi phạm tội luôn tồn tại và đe dọa đến quyền con người. Để giải quyết vấn đề này thì vai trò của người làm chứng là không thể thiếu. tuy nhiên, tùy vào quan điểm của từng quốc gia, từng chế độ xã hội mà quan điểm vầ người làm chứng không giống nhau. Theo quan điểm của pháp luật Việt Nam, quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì người làm chứng là người biết về một tình tiết nào đó có ý nghĩa cho việc điều tra, xét xử của vụ ánvà được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập tham gia vào vụ án để trình bày lời khai của mình. Quan điểm này được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 55, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: “người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.”

Đặc điểm về người làm chứng theo pháp luật Việt Nam hiện hành:

Điều kiện để trở thành người làm chứng:

Từ khoản 1 Điều 55, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, ta thấy, để trở thành người làm chứng phải có đủ hai điều kiện: phải biết được tình tiết liên quan đến vụ án và phải có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. điều này có nghĩa, người làm chứng không phân biệt giới tính, độ tuổi, không nhất thiết phải là người chứng kiến toàn bộ quá trình gây án, không nhất thiết phải ở hiện trường vụ án mà chỉ cần biết tình tiết liên quan đến vụ án. Vấn đề đặt ra là tình tiết gì mới được xem là liên quan đến vụ án, làm điều kiện cần để trở thành người làm chứng trong pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Theo tinh thần của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định những tình tiết liên quan đến vụ án mà người làm chứng ohair trình bày trước cơ quan tiến hành tố tụng như: trình bày những gì họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguoif làm chứng khác và trả lời câu hỏi đặt ra.

Page 2: ngÆ°á»i làm chứng

Như vậy, để trở thành người làm chứng phải thỏa mãn hai điều kiện, điều kiện cần là phải biết những tình tiết liên quan đến vụ án và điều kiện đủ là phải có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Một khi đã hội đủ hai điều kiện trên thì pháp luật công nhận họ với tư cách là người làm chứng trong vụ án. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định, tuy họ hội đủ hai điều kiện cần và đủ nhưng ho vẫn không được xem là người làm chứng.

Trường hợp không được xem là người làm chứng:

Người làm chứng đóng vai trò không nhỏ trong việc giải quyết vụ án. Dù đóng vai trò là người làm chứng cho bị can, bị cáo hay người bị hại thì họ cũng đều hướng tới một sự thật khách quan, một sự công bằng cho xã hội, giúp cho việc giải quyết vụ án trở nên nhanh chóng, trừng phạt đúng người đúng tội. Do vậy, chỉ cần người làm chứng không khách quan trong lời khai sẽ dẫn đến cản trở trong việc điều tra giải quyết vụ án, để lại hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc của luật, bỏ lọt tội phạm, xử lý không đúng người đúng tội, là nguyên nhân xảy ra oan sai. Dự liệu được hậu quả xảy ra, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có quy định cho dù có đủ điều kiện trở thành người làm chứng nhưng rơi vào các trường hợp tại khoản 2 Điều 55, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì vẫn không được xem là người làm chứng cho vụ án:

Người bào chữa cho bị can, bị cáo: rõ ràng với tư cách bào chữa cho bị can, bị cáo thì họ sẽ bào chữa theo hướng gỡ tội, không quan tâm đến sự thật khách quan của vụ án mà bằng khả bang của mình từ việc thu thập chứng cớ có lợi cho bị can, bị cáo đến việc tranh luận trước Tòa nhằm làm giảm nhẹ tội cho bị can, bị cáo. Hay nói khác hơn, họ làm mọi cách để có lợi cho thân chủ của họ, có lợi cho bị can, bị cáo. Như vậy, nếu pháp luật vẫn thừa nhận họ với tư cách là người làm chứng khi có đủ điều kiện thig liệu lời khai của họ có tính khách quan không, họ có hướng tới việc tìm ra sự thật của vụ án không hay họ chỉ hướng tới những gì có lợi cho thân chủ của họ mà thôi.

Người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn: Đây là quy định mà trong đó bao hàm nhiều đối tượng không được pháp luật thừa nhận họ với tư cách người làm chứng. Đối tượng đầu tiên mà luật đề cập đến là người không có năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự mà theo câu chữ của luật là “người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng

Page 3: ngÆ°á»i làm chứng

nhận thức được những tình tiết của vụ án”. Người mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ đều bị hạn chế quyền công dân của mình. Trong trường hợp này, luật cũng sẽ hạn chế luôn cả quyền làm chứng của họ. Đối tượng thứ hai mà luật đề cập đến là người không có khả năng khai báo đúng đắn. Điều này có thể hiểu là nhóm đối tượng này bao gồm những người thân thích, những người không có khả năng khai báo đúng đắn như bị đe dọa, ép buộc mà lời khai của họ có thể đưa vụ án đi theo hướng khác, không làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án mà gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.

Tóm lại, những đối tượng không theo hướng khách quan nhằm giải quyết vụ án theo hướng khách quan mà chỉ nhằm mục đích làm giảm tội cho bị can, bị cáo hay vì lợi ích cá nhân dẫn đến lời khai không đúng sự thật hay những người bị nhược điểm về thể chất, tinh thần mà họ không có khả năng nhận biết thì cho dù họ có đủ điều kiện để trở thành người làm chứng, pháp luật cũng không thừa nhận họ với tư cách là người làm chứng nhằm hướng vụ án đến sự khách quan và công bằng.

Vai trò của người làm chứng:

Trong bất kì xã hội nào, chế độ nào thì người làm chứng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Một trong những cách thể hiện vai trò của người chứng là thông qua lời khai của họ. tùy vào từng xã hội, từng quy định pháp luật mà lời khai của họ mang ý nghĩa nhất định.