ĐỪng ĐỂ lỠ cƠ hỘitonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt...

12
BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015 Page 1 Tin Mng: Mc 6, 1-6 "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương". Tin Mng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Marcô. Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Đến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: "Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?" Và họ vấp phạm vì Người. Chúa Giêsu liền bảo họ: "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình". Ở đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy. Đó là lời Chúa Suy niệm: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘI ĐTGM. Ngô quang Kiệt Truyện cổ tích Trung Quốc kể về sự tích “Con Thỏ Ngọc” trên mặt trăng như sau: Thuở ấy, Ngọc Hoàng Thượng Đế, muốn biết dân cư dưới trần gian sinh sống ra sao, sai một ông tiên xuống để quan sát. Ông tiên giả dạng làm một người ăn mày già yếu, ăn mặc rách rưới, đi lang thang vào một buổi chiều mùa đông mưa lạnh. Ông lão đi ăn xin và xin chỗ trọ. Nhà đầu tiên mà ông gõ cửa là nhà con chó sói. Hé cửa nhìn ra, thấy ông lão già nua rách rưới, chó sói nhe nanh đe dọa để xua đuổi. Ông lão sợ hãi vội chạy đi. Nhà thứ hai mà ông gõ cửa là nhà con cáo. Con cáo chửi mắng ông thậm tệ nhưng chẳng cho gì. Buồn tủi, ông lại tiếp tục đi dưới trời mưa lạnh. Sau cùng ông gõ cửa một căn nhà bé nhỏ. Đó là nhà con thỏ trắng. Thấy ông lão run rẩy dưới trời mưa, Thỏ trắng vội vàng mở cửa mời ông vào. Thỏ đưa ông đến ngồi gần bên đống lửa, đem quần áo ướt hong bên đống lửa cho khô. Ông lão rên rỉ: “Cậu thỏ ơi, tôi đói quá, cậu có gì cho tôi ăn không? Nếu không tôi chết mất”. Thỏ vội vàng thưa: “Thưa ông, mùa đông năm nay kéo dài quá, nên rau cỏ dự trữ cháu đã ăn hết cả rồi. Nhưng cụ yên trí, thế nào cháu cũng tìm được thức ăn đãi cụ”. Thỏ chất thêm củi cho lửa cháy to hơn. Giữa lúc ông lão còn ngạc nhiên chưa biết thỏ định làm gì thì thỏ đã nhảy vào giữa đống lửa ngùn ngụt cháy. Chẳng CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XIV - NĂM B

Upload: others

Post on 08-Jun-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘItonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015

Page 1

Tin Mừng: Mc 6, 1-6

"Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương".

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Đến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: "Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?" Và họ vấp phạm vì Người.

Chúa Giêsu liền bảo họ: "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình". Ở đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy.

Đó là lời Chúa

Suy niệm:

ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘI 

ĐTGM. Ngô quang Kiệt

Truyện cổ tích

Trung Quốc kể về sự tích “Con Thỏ Ngọc” trên mặt trăng như sau: Thuở ấy, Ngọc Hoàng Thượng Đế, muốn biết dân cư dưới trần gian sinh sống ra sao, sai

một ông tiên xuống để quan sát. Ông tiên giả dạng làm một người ăn mày già yếu, ăn mặc rách rưới, đi lang thang vào một buổi chiều mùa đông mưa lạnh. Ông lão đi ăn xin và xin chỗ trọ. Nhà đầu tiên mà ông gõ cửa là nhà con chó sói. Hé cửa nhìn ra, thấy ông lão già nua rách rưới, chó sói nhe nanh đe dọa để xua đuổi. Ông lão sợ hãi vội chạy đi. Nhà thứ hai mà ông gõ cửa là nhà con cáo. Con cáo chửi mắng ông thậm tệ nhưng chẳng cho gì. Buồn tủi, ông lại tiếp tục đi dưới trời mưa lạnh. Sau cùng ông gõ cửa một căn nhà bé nhỏ. Đó là nhà con thỏ trắng.

Thấy ông lão run rẩy dưới trời mưa, Thỏ trắng vội vàng mở cửa mời ông vào. Thỏ đưa ông đến ngồi gần bên đống lửa, đem quần áo ướt hong bên đống lửa cho khô. Ông lão rên rỉ: “Cậu thỏ ơi, tôi đói quá, cậu có gì cho tôi ăn không? Nếu không tôi chết mất”. Thỏ vội vàng thưa: “Thưa ông, mùa đông năm nay kéo dài quá, nên rau cỏ dự trữ cháu đã ăn hết cả rồi. Nhưng cụ yên trí, thế nào cháu cũng tìm được thức ăn đãi cụ”. Thỏ chất thêm củi cho lửa cháy to hơn. Giữa lúc ông lão còn ngạc nhiên chưa biết thỏ định làm gì thì thỏ đã nhảy vào giữa đống lửa ngùn ngụt cháy. Chẳng

CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XIV - NĂM B

Page 2: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘItonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015

Page 2

mấy chốc, một mùi thơm tỏa lan cả căn nhà bé nhỏ. Thì ra thỏ đã tự nguyện hy sinh thân mình, làm một món ăn cho ông lão ăn mày. Ông lão về trời tường trình mọi sự với Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngọc Hoàng Thượng Đế liền cho triệu sói, cáo và thỏ tới. Sói và cáo bị trừng phạt nặng nề. Còn thỏ thì được khen thưởng cho ở trên Cung Trăng như một vị thần. Nên người Trung Quốc cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố.

Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có thực. Nhưng ý nghĩa của câu chuyện đáng cho ta suy nghĩ. Sói và cáo rất ân hận vì đã bỏ lỡ cơ hội. Phải chi chúng biết đó là ông tiên thì chúng đã tiếp đãi ân cần rồi. Nhưng bây giờ thì đã muộn. Chúng chẳng hy vọng gì chuộc lại được lỗi lầm để trở thành thần tiên. Cơ hội chẳng bao giờ trở lại nữa.

Tương tự như thế, những người ở làng quê Nagiarét hôm nay cũng đã để lỡ cơ hội đón tiếp Đấng Cứu Thế. Con Thiên Chúa giả dạng làm một người thường đến sống giữa họ mà họ không biết. Họ chỉ biết đó là con ông thợ mộc

Giuse. Họ chỉ biết gia đình Người rất nghèo, chẳng có danh giá gì trong làng. Họ coi thường Người. Họ không tin Người. Họ hất hủi Người. Họ đã để lỡ cơ hội nghìn năm một thuở. Đức Giêsu không làm một phép lạ nào ở đó. Người bỏ Nagiarét đi đến các làng chung quanh. Và Người sẽ chẳng bao giờ trở lại Nagiarét nữa. Đó là cơ hội cuối cùng cho họ.

Hằng ngày chúng ta cũng đã bỏ lỡ biết bao nhiêu cơ hội như thế. Ta đã bỏ lỡ không tiếp đón Chúa đến thăm khi ta bịt mắt không nhìn thấy những cảnh khổ chung quanh; khi ta bưng tai không nghe những tiếng kêu than khóc lóc; khi ta làm ngơ trước những cảnh ngộ nghiệt ngã, khi ta ngoảnh mặt quay lưng trước những nạn nhân của thiên tai hoạn nạn. Nhất là ta bỏ lỡ không nghe thấy tiếng Chúa cảnh báo để ăn năn sám hối. Chúa đã nhắc nhở ta nhiều lần nhiều cách: qua các vị bề trên; qua các tai nạn; qua lời khuyên của những người thân; qua lời phê phán của những người thù ghét ta. Hôm nay, Chúa còn tiếp tục nhắc nhở. Nếu ta không nghe, biết đâu hôm nay sẽ là lần cuối cùng. Chúa sẽ không bao giờ nhắc nhở nữa. Chúa sẽ bỏ ta mà đi như đã bỏ làng Nagiarét và không bao giờ trở lại. Như thế thì thật nguy hiểm cho linh hồn ta.

Để nhận biết Chúa, ta phải rèn luyện cho mình một đức tin mạnh mẽ. Ánh mắt đức tin giống như ngọn đèn soi chiếu vào đêm đen giúp ta nhận ra Chúa trong anh em, trong những biến cố Chúa gửi đến.

Để đón tiếp Chúa, ta phải rèn luyện cho mình một trái tim luôn luôn rộng mở yêu thương. Một trái tim yêu thương sẽ rất bén nhạy để nghe được tiếng nói của Chúa, dù tiếng nói ấy chỉ thì thầm trong sâu thẳm lòng mình; hiểu được những dấu chỉ của Chúa, dù những dấu chỉ ấy chỉ mơ hồ thoáng qua; nhận được khuôn mặt của Chúa, dù khuôn mặt ấy đã bị biến dạng qua những đau thương của cuộc đời.

Lạy Chúa, xin cho con tỉnh thức để nhận ra và đón nhận Chúa mỗi lần Chúa đến với con.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG 1) Có khi nào bạn đã để lỡ cơ hội đón tiếp Chúa? 2) Bạn đánh giá một người theo giá trị thực sự của họ hay

theo cảm nghĩ của bạn dựa trên những hiểu biết về gia cảnh, về lý lịch của họ?

3) Bạn cần chuẩn bị những gì để khỏi lỡ cơ hội đón tiếp Chúa?

Page 3: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘItonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015

Page 3

Đức tin là sức mạnh giải thoát và cứu rỗi Nguồn: Linh Tiến Khải

Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay mời gọi

chúng ta sống trong xác tín về sự phục sinh: Đức Giêsu là Chúa, có quyền trên sự dữ và cái chết, và Người muốn đưa chúng ta về nhà Cha, nơi sự sống ngự trị. Sứ điệp thật rõ ràng và có thể tóm tắt trong một câu hỏi: Chúng ta có tin rằng Chúa Giêsu có thể chữa lành chúng ta và cho chúng ta sống lại hay không?

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói: Phúc Âm hôm nay giới thiệu trình thuật sống lại của một bé gái 12 tuổi, con của một trong những trưởng hội đường do thái. Ông gieo mình dưới chân Chúa Giêsu và van nài Người: “Đứa con gái của tôi đang chết; xin hãy đến đặt tay trên nó để nó được cứu và sống” (Mt 5,23).

ĐTC giải thích lời xin này của người cha đáng thương như sau: Trong lời cầu này chúng ta cảm nhận được nỗi lo lắng của mọi người cha đối với sự sống và hạnh phúc của con cái mình. Nhưng chúng ta cũng cảm thấy

niềm tin to lớn của ông nơi Chúa Giêsu. Và khi tin con gái đã chết đến, Chúa Giêsu nói với ông: “Đừng sợ, hãy tin thôi!” (c. 36). Lời này trao ban can đảm. Ngài cũng nói với chúng ta biết bao nhiêu lần: “Đừng sợ, hay chỉ tin thôi!” Vào nhà Chúa đuổi mọi người đang khóc than ra, rồi hướng tới bé gái đã chết và nói: “Bé gái, Ta truyền cho con hãy dậy!” (c. 41). Và cô bé tức thì ngồi dậy và bắt đầu bước đi. Ở đây ta thấy quyền năng tuyệt đối của Chúa Giêsu trên cái chết, mà đối với Ngài nó như là một giấc ngủ từ đó có thể thức dậy. Bên trong câu chuyện này thánh sử đã

lồng vào một giai thoại khác: đó là việc chữa lành người đàn bà bị băng huyết đã 12 năm. Vì căn bệnh này mà theo nền văn hóa thời đó khiến cho bà bị ô uế, bà phải tránh đụng chạm mọi người: người đàn bà tội nghiêp, bà đã bị kết án chết trên bình diện dân sự. Người đàn bà vô danh này giữa đám đông theo Chúa Giêsu, tự nhủ: “Nếu tôi chỉ sờ vào gấu áo Người thôi, thì tôi sẽ được cứu thoát” (c. 28). Và đã xảy ra như vậy: nhu cầu được giải thoát thúc đẩy bà dám làm, và có thể nói đức tin giật được từ Chúa ơn khỏi bệnh. Ai tin sờ vào Chúa Giêsu, thì kín múc được từ Ngài Ơn thánh cứu thoát. Đức tin là điều này: sờ vào Chúa Giêsu và kín múc từ Ngài ơn thánh cứu thoát. Ngài cứu chúng ta, Ngài cứu sự sống tinh thần, Ngài cứu chúng ta khỏi biết bao vấn đề. Chúa Giêsu nhận ra điều đó và Ngài tìm gương mặt của người đan bà này giữa đám đông. Bà đến trước mặt Ngài run rẩy và Ngài nói với bà: “Này con, đức tin của con đã cứu con” (c.34). Đó là tiếng nói của Cha trên trởi nói nơi Chúa Giêsu: “Con gái, con không bị chúc dữ, con không bị khai trừ, con là con gái Ta”. Mỗi khi Chúa Giêsu đến gần chúng ta,

Page 4: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘItonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015

Page 4

và chúng ta tới gần Ngài, chúng ta nghe các lời này: “Con là con Cha. Cha cứu con. Con đã được khỏi. Và mỗi lần Chúa Giêsu đến gần chúng ta, khi chúng ta đi đến với Ngài với niềm tin, chúng ta cảm thấy điều này từ Thiên Chúa Cha: “Hỡi con, con là con trai Ta, con là con gái Ta! Con đã được khỏi. Ta tha cho tất cả, cho mọi người. Ta chữa lành mọi người và chữa lành tất cả”.

ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Hai giai thoại này – một việc khỏi bệnh và

một sự sống lại – có một trung tâm duy nhất: đức tin. Sứ điệp rõ ràng và có thể được tóm tắt trong một câu hỏi: chúng ta có tin rằng Chúa Giêsu có thể chữa lành chúng ta và có thể đánh thức chúng ta dậy từ cái chết hay không? Toàn Phúc Âm được viết trong ánh sáng của niềm tin này: Đức Giêsu đã sống lại, đã chiến thắng cái chết, và vì chiến thắng của Ngài chúng ta cũng sẽ phục sinh. Niềm tin này đối với các kitô hữu tiên khởi đã chắc chắn, có thể bị lu mờ đi và trở thành không chắc chắn đến độ có vài người lẫn lộn sự sống lại với việc tái đầu thai. Lời Chúa Chúa Nhật này mời gọi chúng ta sống trong xác tín về sự sống lại: Đức Giêsu là Chúa, có quyền trên sự dữ và cái chết, và muốn đưa chúng ta về nhà Cha, nơi sự sống ngự trị. Chúng ta tất cả sẽ gặp

nhau trên nhà Cha. Và ở đó chúng ta sẽ gặp mọi người, tất cả chúng ta ở quảng trường này hôm nay, chúng ta sẽ gặp nhau trong nhà Cha, trong sự sống Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Sự sống lại của Chúa Kitô hoạt động trong lịch sứ như nguyên lý của sự canh tân và niềm hy vọng. Bất cứ ai thất vọng và mệt mỏi cho tới chết, nếu tín thác nơi Chúa Giêsu và tình yêu Ngài, có thể bắt đầu sống trở lại. Cả việc bắt đầu trở lại một cuộc sống mới, thay đổi cuộc sống cũng là một kiểu sống dậy, phục sinh. Đức tin là một sức mạnh của sự sống, nó trao ban sự tràn đầy cho nhân loại tính của chúng ta; và ai tin nơi Chúa Kitô phải được nhận ra, bởi vì họ thăng tiến sự sống trong mọi hoàn cảnh, để làm cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người yếu đuối nhất, sống kinh nghiệm tình yêu thương giải phóng và cứu thoát của Thiên Chúa. Chúng ta hãy xin Chúa, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, ơn đức tin mạnh mẽ và can đảm, thúc đẩy chúng ta trở thành những người phổ biền niềm hy vọng và cứu sống giữa các anh chị em khác.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau cùng ĐTC chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui và xin họ đừng quên cầu nguyện cho ngài.

Đức Thánh Cha làm phép Pallium cho 46 Tổng Giám Mục chính tòa

Nguồn: G. Trần Đức Anh OP

VATICAN. Sáng ngày 29-6-2015, lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, ĐTC đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để làm phép dây Pallium cho 46 vị TGM chính tòa được bổ nhiệm trong 12 tháng qua.

ây Pallium màu trắng, có 6 hình thánh

giá màu đen, vị TGM đứng đầu giáo tỉnh đeo ở cổ khi hành lễ, biểu hiệu tình hiệp thông với ĐTC, và phẩm giá của vị TGM chính tòa. Dây làm bằng lông chiên tượng trưng vị mục tử vác chiên lên vai.

Như thông báo ngày 12-1 năm 2015 của Đức Ông Guido Marini, trưởng ban nghi lễ phụng vụ của ĐTC, từ nay ngài

D

Page 5: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘItonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015

Page 5

không choàng dây này cho vị TGM trong thánh lễ, nhưng lễ trao giây Pallium sẽ được cử hành tại giáo phận địa phương do vị đại diện Tòa Thánh chủ sự, và với sự tham dự của các GM trong giáo tỉnh và các tín hữu.

Trong số 46 vị TGM chính tòa thuộc 34 quốc gia nhận dây Pallium có 6 vị từ Á châu, trong số này có 2 vị người Ấn độ, và 4 vị còn lại đến từ Nhật bản, Indonesia, Malaysia và Philippines. Từ Hoa Kỳ có hai vị TGM giáo phận Chicago và Sante Fe bang New Mexico.

Đầu thánh lễ, 4 thầy Phó tế mang các dây Pallium từ mộ thánh Phêrô lên bàn thờ, rồi ĐHY trưởng đẳng Phó tế Renato Martino xướng danh 46 vị TGM chính tòa, trước khi các vị cùng tuyên xưng đức tin. Rồi ĐTC đọc lời nguyện làm phép các dây Pallium. Trong số 9 ngàn người hiện diện trong thánh lễ sáng 29-6-2015, đặc biệt có phái đoàn 3 vị thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople ở vị trí danh dự trước bàn thờ chính do Đức TGM Ioannis Zizioulas Adamakis làm trưởng đoàn.

Đồng tế với ĐTC, ngoài 46 vị TGM Chính tòa, còn có 40 HY, 50 GM và 400 Linh mục. Phần thánh ca, ngoài Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh và Ca đoàn ”Mẹ Giáo Hội” còn có ca đoàn Tân Đại Học Oxford của Anh giáo gồm 30 ca viên đảm trách.

Bài giảng của ĐTC Trong bài giảng thánh lễ, sau khi diễn giải các bài đọc

của ngày lễ và rút ra những bài học về lòng can đảm của các Tông đồ và cộng đồng Kitô tiên khởi đương đầu với những bách hại, sự chuyên chăm cầu nguyện, xác tín về sự gần gũi và nâng đỡ của Chúa trước những nghịch cảnh khó khăn, dấn thân làm chứng tá cho đến độ sẵn sàng đổ máu, ĐTC nhắc nhở các vị TGM chính tòa về ý nghĩa dây Pallium mà các vị lãnh nhận: đó là hình ảnh con chiên mà vị mục tử vác trên vai như Chúa Kitô, vị Mục Tử nhân lành đã làm, đó là biểu hiệu sự hiệp thông giữa Tòa Thánh Phêrô, và người Kế Nhiệm với các vị TGM chính tòa, và qua các vị với các GM khác trên thế giới.

Và ĐTC nói rằng: ”Ngày hôm nay, với dây Pallium, tôi muốn ủy thác cho anh em lời kêu gọi cầu nguyện, tin tưởng và làm chứng tá”:

- ”Giáo Hội muốn anh em là những người cầu nguyện, thầy dậy về sự cầu nguyện; dạy cho dân được Chúa ủy thác cho anh em rằng sự giải thoát khỏi mọi tù ngục chỉ là công trình của Thiên Chúa và là kết quả của việc cầu nguyện, Thiên Chúa trong lúc thuận tiện gửi sứ thần của Ngài đến cứu chúng ta khỏi bao nhiêu sự nô lệ và vô số những xiềng

xích trần tục. Cả anh em cũng hãy trở thành những thiên thần và sứ giả bác ái đối với những người túng quẫn nhất”.

- Giáo Hội muốn anh em là những con người của đức tin, thầy dậy đức tin: dạy cho các tín hữu đừng sợ bao thiêu thứ Hêrôđê đang bách hại, với những thập giá đủ loại. Không Hêrôđê nào có thể dập tắt ánh sáng hy vọng, tin yêu của người tin nơi Chúa Kitô”.

- Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các vị TGM chính tòa hãy trở thành những người làm chứng tá. ”Thánh Phanxicô đã nói với các tu sĩ của mình: Hãy luôn giảng Tin Mừng, và nếu cần anh em cũng hãy giảng bằng lời nói nữa! (Xc Fonti Francescane, 43). Không có chứng tá nếu không có cuộc sống hợp với niềm tin và lời dạy! Ngày nay không cần các thầy dạy cho bằng cần những chứng nhân can đảm, xác tín và sống thực điều mình tin và dạy; cần những chứng nhân không hổ thẹn vì danh Chúa Kitô và thập giá của Chúa, hoặc đứng trước những sư tử gầm vang, hay trước những quyền lực của trần thế này”..

Và ĐTC kết luận rằng: ”Anh em hãy dạy cầu nguyện bằng cách cầu nguyện; hãy loan báo niềm tin bằng cách tin tưởng; hãy làm chứng tá bằng cách sống thực!” Sau thánh lễ, ĐTC đã trao các dây Pallium cho các vị TGM chính tòa. Đến 12 giờ trưa, ngài đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc để chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu

Page 6: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘItonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015

Page 6

tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn, ngài gợi lại ý nghĩa của ngày lễ

và mời gọi các tín hữu đặc biệt cầu nguyện cho thành Roma nhân lễ bổn mạng, để dân thành này được an sinh tinh thần và vật chất, xin ơn thánh Chúa nâng đỡ toàn dân Roma để họ

sống trọn vẹn đức tin Kitô, can đảm làm chứng tá với lòng nhiệt thành kiên cường của thánh Phêrô và Phaolô”

Đức Giáo Hoàng phê chuẩn án tuyên thánh cho song thân Thánh Têrêsa thành Lisieux

Nguồn: Đặng Tự Do

Hôm thứ Bảy 27 tháng Sáu, tại Điện Tông Tòa Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn các nghị định tuyên thánh cho hai Chân Phước Louis và Zélie Martin, là song thân của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

ức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh cho biết cha

mẹ của vị thánh tiến sĩ Hội Thánh sẽ là cặp vợ chồng đầu tiên được tuyên thánh cùng nhau như hai vợ chồng, làm chứng cho “chứng tá ngoại thường của linh đạo vợ chồng và gia đình”.

Như Đức Hồng Y Amato trình bày với Đức Thánh Cha cuộc đời hai vị tân thánh đã “ảnh hưởng tích cực đến bối cảnh lịch sử của các ngài thông qua chứng tá Tin Mừng của họ trong sự canh tân bộ mặt trái đất”.

Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh “đời sống đức tin gương mẫu, sự cống hiến cho những giá trị lý tưởng kết hợp với hiện thực cuộc

sống, và sự chú ý liên tục đến người nghèo” của các ngài.

Louis Martin (1823-1894) và Zélie Guerin (1831-1877) đã may mắn có chín người con. Tuy nhiên bốn người đã chết trong thời niên thiếu. Năm cô gái còn lại tất cả đều gia nhập đời sống thánh hiến, một trong những người con đó là Thánh Têrêsa thành Lisieux.

Nghị định cũng phê chuẩn lễ phong thánh cho Chân Phước Vincenzo Grossi, là một linh mục triều người Ý và Chân Phước Maria của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, là một nữ tu Tây Ban Nha.

Đ

Page 7: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘItonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015

Page 7

Quyết định bổ nhiệm Cha Phụ tá Gioan Baotixita Nguyễn Hữu Hiệp nhận nhiệm vụ mới

Page 8: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘItonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015

Page 8

Lòng biết ơn – bí quyết được hạnh phúc Nguồn: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Ngay từ

tấm bé, ta đã được dạy cho bài học về lòng biết ơn. Nhận thấy và bày tỏ lòng biết ơn dành cho người khác là một thái độ cần có và rất đáng trân trọng.

Một đứa trẻ không biết nói lời cảm ơn là một đứa trẻ chưa được giáo dục tốt. Lời cám ơn có một tầm quan trọng đặc biệt bởi vì nó biểu lộ cho người khác biết nhiều điều. Nó cho thấy ta là một con người trọng tình nghĩa, rằng ta nhận thấy mình đã thụ ơn người khác và lời cảm ơn là tất cả những tâm tình đơn sơ mà ta muốn diễn tả, rằng ta biết mình thuộc về một cộng đồng những con người có mối liên hệ với nhau. Khi nói lời cám ơn, ta cũng cảm thấy lòng mình mềm ra, thấy bầu khí chung quanh thật ấm áp, chan hòa. Người không có thái độ biết ơn là người tự cho mình là đủ. Người ấy tuyên bố với người khác là mình chẳng cần ai. Người ấy tự tách mình ra khỏi mọi người và mọi loài, rồi đưa mình lên cao. Thái độ này chính là ngọn nguồn của mọi bất an trong cuộc sống.

Thái độ biết ơn cho ta một niềm vui vì nó tạo cho ta cảm giác như thể mình đang nhận được một món quà. Ta phải biết ơn là vì những gì ta đang có, ta đều lãnh nhận được. Không có điều gì mà ta tự làm ra cho mình, chẳng cần đến ai, chẳng cần ai giúp, không có ai ban cho. Ngay cả sự sống mà ta đang thụ hưởng cũng là một món quà mà Tạo Hóa gửi tặng cho ta qua cha mẹ. Ta hoàn toàn không ý thức gì về mình cho đến khi ta thấy nó đã “có đây rồi”. Thân xác này, khối óc này, bàn tay này… tất cả đều là quà tặng. Thành tâm mà nói, sống giữa cuộc đời này, ta đích thực là một “con nợ”. Ta nợ rất nhiều người và cũng nợ rất nhiều thứ. Nếu ta có thể tự làm ra được điều gì đấy, thì cũng chỉ là sáng tạo lắp ráp những cái đã có sẵn, chứ có phải làm ra nó từ hư vô đâu. Một thái độ biết ơn sẽ giúp ta không rơi vào sự tự phụ, nhưng giúp ta hòa điệu với mọi loài và cho ta niềm hứng khởi cũng như niềm tin để có thể vượt qua tất cả những khó khăn trong cuộc sống.

Ta biết ơn Tạo Hóa vì Tạo Hóa là chủ tể của cuộc đời ta. Chính Tạo Hóa đã cho ta hiện hữu, đã tặng ban sự sống cho ta, và đến bây giờ, Tạo Hóa vẫn tiếp tục ngự trị trong ta và làm cho ta được sống. Tạo Hóa còn khôn khéo an bài cho cuộc sống của ta bằng bao điều tuyệt diệu khác. Khung trời xanh cho ta cảm giác thanh cao, vầng dương trao tặng ta ánh sáng, vầng nguyệt ru dịu cảm giác êm, cơn mưa gợi lên bao cảm xúc, sông suối, núi đồi như trang điểm hành trình của ta. Đặc biệt hơn, Tạo Hóa đã không

đặt ta cô đơn một mình giữa dòng đời. Ngài cho ta chào đời trong và nơi một gia đình ấm áp. Tạo Hóa còn bồi đắp cho cuộc sống của ta bằng biết bao tương quan khác: bạn bè, đồng nghiệp, người yêu… Ta hệt như con cá, còn Tạo Hóa là đại dương mênh mông đang bao phủ mình. Con cá chẳng thể nào tự mình ra khỏi đại dương. Con cá sống là sống trong đại dương. Dù nó có ý thức được điều đó hay không, việc đại dương bao phủ và giúp cho con cá được sống là một sự thật không thể chối cãi. Từng dòng khí trong người ta chuyển vận, từng cơ phận trên người ta thực thi chức năng, ấy đều là nhờ tài trí khôn ngoan của Tạo Hóa. Bởi thế, chẳng khi nào ta có thể ngừng cảm ơn Tạo Hóa cho được. Một tâm tình tạ ơn Tạo Hóa sẽ mang đến cho ta một niềm an vui khôn tả, vì hơn ai hết, ta cảm thấy mình được Người yêu thương quá chừng.

Ta được sinh ra là một con người nằm trong dòng chảy của lịch sử, chịu sự chi phối của không gian và thời gian. Ta có một quê hương là đại gia đình của ta. Tính cách, giọng nói, ngôn ngữ, lối hành xử ta có… chính là gia sản quê hương để lại cho mình. Quê hương của ta có thể không trù phú nổi tiếng, nhưng đó là nơi ta chôn nhau cắt rốn, nơi thấm đẫm vào trong ta những ký ức hồn nhiên và trong sáng, nơi ta cảm thấy mình thuộc về. Ta biết ơn quê hương vì chính nơi đây mà ta được hiện diện trong trời đất. Ta là người con của xứ sở này, là thành tựu và là tinh hoa của vùng đất này.

Page 9: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘItonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015

Page 9

Rồi nơi quê hương, ta có một gia đình vô cùng yêu dấu. Tình cảm gia đình là điều thiêng liêng nhất trên đời, vì từng thành viên thấy mình thuộc về nhau bằng một mối dây nối kết kỳ lạ, không sao chia cắt được. Dù có xa cách nhau, hay có nhiều điều khác biệt nhau, ta vẫn không thể nào thay đổi được một sự thật là mình có mối quan hệ ruột thịt với những con người nơi ấy. Ta có thay máu, lột da hay tẩy não cũng không thể làm cho mình trở nên một người khác hay tách mình ra khỏi mối liên hệ gia đình. Ngoài công ơn sinh thành, ta nợ cha mẹ những hy sinh để ta có được miếng cơm manh áo. Ta nợ họ những bài học làm người sơ khai. Ta nợ họ vì những vết chai sạn trên khuôn mặt, những tiếng ho khan mỗi trời tối, những giọt mồ hôi rớt trên ruộng đồng. Ta nợ họ những giọt nước mắt vì lo cho ta, nợ những đòn roi vì mong muốn ta nên người. Ta cũng nợ anh chị em vì những ấm nồng và bao kỷ niệm thời thơ ấy. Nợ anh sự che chở, nợ chị lời bảo ban, nợ em tình thương mến. Ta nợ ông bà, nợ họ hàng, vì họ cho ta một cảm giác mình được nâng đỡ. Ta nợ thầy cô từng con chữ. Ta nợ bạn bè những tiếng cười…

Đặt mình trong tất cả những mối tương quan, ta cảm thấy mình được lãnh nhận. Cái nợ mà ta có nơi đây không làm cho ta nặng nề khó thở bởi vì đó là cái nợ của ân tình. Nợ tiền nợ bạc thì kéo ta xuống một cấp độ thấp hơn, biến ta trở thành nô lệ, còn nợ ân tình thì giúp cả chủ nợ và con nợ thăng hoa. Ta nợ nhưng ta không nghèo. Trái lại, ta cảm thấy mình càng ngày càng giàu hơn, bởi dù có khi không có gì, ta vẫn thấy mình sao đầy đủ quá. Nhờ

đó, ta sẽ lạc quan hơn, không trách đời sao bạc bẽo và phũ phàng, nhưng tạ ơn đời vì đã ban cho ta thật dồi dào và hào phóng. Người có thái độ biết ơn cũng giống như người nhìn vào chiếc cốc bị vơi đi chút nước thì bảo rằng: “Ồ may quá, vẫn còn nữa cốc”, khác với người vô ơn: “Trời ơi, chỉ còn nửa cốc à”. Chỉ là thái độ thôi, nhưng nó góp phần quyết định rất nhiều cho cuộc sống của ta, cho cung cách hành xử của ta với người khác. Có thể nói thế này, người có thái độ biết ơn là người luôn cảm thấy mình được ban cho thật nhiều, và họ luôn cảm thấy hạnh phúc; còn người vô ơn thì dù cho có cả thế giới, họ vẫn thấy mình sao bị đối xử bất công, rồi họ đâm ra phàn nàn và bất mãn.

Các bạn trẻ thân mến, bạn thuộc về dạng người nào?

GIÁO KHU THÁNH PHÊRÔ MỪNG LỄ BỔN MẠNG Bài: Nhi Hà & Ảnh: Huyền Tâm

húa nhật ngày 28/06/2015, cộng đoàn giáo khu Tây mừng trọng thể

Lễ kính Thánh Phêrô cũng là bổn mạng giáo khu.

Thánh lễ được cử hành lúc 4:30 sáng tại thánh đường giáo xứ Tam hà với bầu khí thật long trọng, sốt sắng do Cha chánh xứ Giuse Nguyễn Hiến Thành chủ tế. Đồng tế với ngài có Cha phụ tá GB Nguyễn Hữu Hiệp, Cha Dòng Đồng Công và Cha Giáo Điểm Cống Mười Sáu. Quý Xơ dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, hơn 200 giáo hữu trong giáo khu, quý vị Ban HĐMV/Gx và cộng đoàn giáo xứ cùng tham dự.

Trước khi vào Thánh lễ, Cha chánh xứ chúc mừng toàn thể cộng đoàn giáo khu Tây nhân ngày lễ bổn mạng. Cha cũng mời gọi cộng đoàn hãy cùng hiệp dâng lên Chúa lời tạ ơn và nguyện xin Thiên Chúa ban cho các giáo hữu khu Phêrô luôn hiệp nhất để là chứng

nhân cho Chúa, luôn sống đời sống đức tin- phục vụ - bác ái.

Trong bài giảng Cha Dòng đã nói: hai thánh tử đạo Phêrô và Phaolô là những cột trụ của Giáo hội. Theo truyền thống, Giáo hội không bao giờ mừng vị này mà bỏ vị kia, nhưng luôn mừng kính với lòng biết ơn hai

C

Page 10: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘItonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015

Page 10

chứng nhân vĩ đại của Chúa Kitô, và đồng thời tuyên xưng long trọng về một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền. Chỉ vì đáp lại tình yêu của Chúa mà hai Thánh đã hy sinh mạng sống của mình. Xin cho chúng con ngày hôm nay được hiệp thông với các Ngài bằng cách làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hàng ngày qua việc từ bỏ những đam mê tật xấu, những sân si, những kiêu ngạo, sống bác ái yêu thương hầu mai này chúng con được vào dự tiệc cưới Canna

có Thiên Chúa, có Đức Mẹ và các Thánh tử đạo chờ đón chúng con.

Thánh lể kết thúc vào lúc 5 giờ 30 sáng. Trưa cùng ngày đông đảo giáo hữu trong

giáo khu, khách mời đã cùng tham dự tiệc mừng thân mật tại hội quán giáo xứ do BMV giáo khu tổ chức, cùng chia sẻ niềm hân hoan và thắt chặt thêm tình liên đới giữa các giáo hữu trong giáo khu.

Cầu xin hai Thánh Phêrô và Thánh Phaolô luôn cầu bầu cách riêng cho các giáo hữu trong giáo khu Tây chúng con.

HÌNH ẢNH GIÁO KHU THÁNH PHÊRÔ MỪNG LỄ BỔN MẠNG

Page 11: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘItonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015

Page 11

Một chút an ủi dành cho nhau Nguồn: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Con người chỉ trở nên là con người hơn, khi đặt mình trong tương quan với người khác. Đừng bao giờ chỉ biết lo cho mình mà lạnh nhạt với mọi người chung quanh.

Con người là được dựng nên không phải là

một hữu thể hoàn hảo. Bao giờ con người cũng cần có nhau. Trợ giúp nhau về vật chất đã đành, nâng đỡ nhau về tinh thần cũng là một điều không thể thiếu. Chính khi con người ở gần nhau, tương trợ cho nhau, con người mới thấy sự hiện hữu của

mình trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Con người được Tạo Hóa ban cho một con tim nhạy cảm, có thể “nghe” được những tâm tư sâu kín chưa kịp thổ lộ của những người thân quen. Nhờ đó, họ có thể đến, chia sẻ và động viên nhau, ngay cả khi người kia chưa bày tỏ nỗi niềm ra cho biết.

Sống với nhau trên cõi đời này, ta được mời gọi để nối nhịp cầu tình liên đới với nhau. Khi vui, ta chia sẻ niềm vui ấy cho người khác để niềm vui của ta được nhân lên thật nhiều. Ta muốn cùng người thân yêu có những buổi tiệc mừng, để cùng nhau nô đùa, nhảy nhót, hát ca trong hạnh phúc. Tình liên đới ấy giữa con người giúp cho cuộc sống này thêm mặn mà và khắc sâu

Page 12: ĐỪNG ĐỂ LỠ CƠ HỘItonggiaophansaigon.com/sites/default/files/... · cũng gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, không có

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,05 /07/2015

Page 12

những khoảnh khắc không phai. Nhưng không phải cuộc sống lúc nào cũng là những giây phút vui vầy hân hoan như ta hằng mơ ước. Có người đã ví cuộc đời này như một món ăn nhiều hương vị trộn lẫn với nhau. Có khi ngọt ngào, có khi mặn đắng, có lúc chát chua. Những phút giây u buồn thất vọng cũng là một phần làm nên món ăn dương gian mà cuộc sống bày biện ra, buộc ta phải cảm nếm. Thế nhưng, rất nhiều khi, ta hăm hở chạy đến với người khác trong những tiệc vui, còn khi họ buồn, ta lại vô tình, chẳng mảy may để ý đến.

Ai mà chả có lúc buồn, lúc cảm thấy cô đơn, lúc thấy lòng trống vắng. Những lúc ấy, điều duy nhất họ cần là có ai đó, đặc biệt là người họ yêu mến, thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với họ. Một sự cận kề với trọn con tim của người ấy nhiều khi chưa hẳn giúp họ vượt qua được khó khăn gặp phải, nhưng lại là một niềm an ủi rất lớn, giúp họ vực dậy được tinh thần. Ngay cả Đức Giêsu, một con người toàn vẹn như thế, cũng có lúc trải qua nỗi buồn sầu thê lương đến tê buốt con tim. Ít là ba lần, Ngài chia sẻ với các môn đệ về những gì Ngài sẽ phải trải qua ở Giêrusalem, những đòn roi, những nhục nhã, nhưng chẳng ai hiểu được nỗi lòng Ngài. Trong Vườn Dầu, hơn bao giờ hết, Ngài cần một ai đó đến bên mình, chia sẻ tâm tư với mình, nhưng rồi cũng chỉ còn lại một mình Ngài với bóng đêm và tiếng côn trùng kêu trong thanh vắng. Hiển nhiên là Đức Giêsu vẫn luôn thi hành ý Cha, vui lòng đón chịu tất cả vì ơn cứu độ cho nhân loại. Nhưng ở phương diện con người, Ngài vẫn cần những người yêu dấu của mình nâng đỡ trong những lúc đơn côi. Đức Giêsu còn như thế, huống hồ gì những con người yếu đuối như chúng ta.

Nhưng dường như, chúng ta cũng có cùng một lối hành xử như các môn đệ năm xưa. Trong mắt các ông, Thầy là một con người tuyệt hảo nhất rồi. Làm gì có nỗi khổ nào trên đời này có thể làm Thầy lo lắng được. Thầy vừa tràn đầy Thánh Thần, luôn kết hiệp với Cha, lại có quyền năng hô phong hoán vũ, tư tưởng Thầy thâm thúy và cao siêu. Một con người như thế thì cần gì đến ai nữa! Các ông chỉ nhìn thấy nơi Thầy một sự toàn hảo vô song, mà quên đi một sự thật là Thầy cũng là một con người như ai khác. Thầy cũng biết khóc, biết cười, biết buồn, biết vui, biết lo sợ, biết nôn nao, biết hạnh phúc. Nghĩ thế, nên khi nào cần được an ủi hay nâng đỡ, các ông chạy đến

với Thầy. Còn tâm tư của Thầy ra sao, các ông không màng để ý đến.

Trong mắt chúng ta, bố mẹ hay những người lớn tuổi trong gia đình là những con người trưởng thành lắm rồi. Bố lúc nào cũng cứng rắn, lạnh lùng, khôn ngoan và thẳng thắn. Bố làm gì biết buồn, làm gì biết cô đơn! Nghĩ thế, ta cứ thản nhiên sống cuộc sống của mình mà chẳng bao giờ nhẹ nhàng gửi đến bố một lời hỏi thăm. Chúng ta đâu biết rằng, từ ngày ta xuống thành phố để học tập, lúc nào mẹ cũng lo lắng cho ta. Mẹ lo không biết ta sống ra sao, sức khỏe có đủ không, ăn uống có tốt không. Nhiều lần mẹ muốn gọi điện hỏi thăm ta nhưng lại sợ làm phiền ta học hành và làm việc khác. Còn ta, ta vui hơn khi đi chơi với chúng bạn, cùng nhau du ngoạn đây đó. Có khi ta còn khó chịu khi bố mẹ cứ hỏi thăm ta hoài, hay còn cấm cản bố mẹ đừng xuống thành phố thăm ta. Ta chỉ chạy về với bố mẹ khi túi tiền đã cạn kiệt và cầu xin được trợ cấp. Bố mẹ đã lớn thế rồi, cần gì ta hỏi han quan tâm nữa, cần gì lời chúc sinh nhật, mừng ngày cưới của ta!

Sự vô tâm ấy của chúng ta cũng làm lộ lên trong ta sự ích kỷ. Ta chỉ muốn được yên thân thoải mái cho mình, chứ không thích trở thành người liên lụy đến nỗi buồn phiền của người khác. Ta sẵn sàng chia vui với người khác vì nó chẳng làm ta thiệt thòi gì. Còn chia buồn với người khác thì đòi ta phải đủ sự quan sát và nhạy cảm, buộc ta phải buồn cùng với họ, lo cùng với họ. Thế rồi, dần dần, ta bỗng trở nên “lãnh đạm” với mọi con người chung quanh, chỉ lo đi tìm điều gì mang đến cho ta sự thoải mái và yên nhàn thể xác. Người nghèo, người bệnh, các trẻ em đường phố, những người thiểu năng, ta xem họ là những thành phần khác, ta gạt họ ra khỏi cuộc sống của ta, chỉ đơn giản bởi vì những con người ấy chẳng mang lại ích lợi gì cho ta cả.

Con người chỉ trở nên là con người hơn, khi đặt mình trong tương quan với người khác. Đừng bao giờ chỉ biết lo cho mình mà lạnh nhạt với mọi người chung quanh. Bố mẹ, anh chị em của ta đó, họ cần sự nhạy cảm của ta để hạnh phúc vì thấy được sự quan tâm của ta. Bạn bè, thầy cô của ta đây, có đôi khi cần nơi ta một cử chỉ trao ban nguồn êm ấm. Đừng để con tim mình trở nên vô tình, lạnh nhạt, vì chính nó sẽ giết chết chúng ta, biến chúng ta thành một tảng băng không tình thương, không hạnh phúc. Chỉ khi nào ta cho đi, cuộc sống của ta mới được nhận lại xứng đáng!