moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · web viewhướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý...

16
Hướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường đã trở thành một vấn đề toàn cầu, thì việc bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu an sinh xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường là sự lựa chọn đúng đắn. Do vậy, trong công tác bảo vệ môi trường rất cần sự chung tay vào cuộc của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, đoàn thể và cá nhân tham gia tích cực; Thực hiện Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 05/10/2015 của UBND huyện Phú Ninh về phát động phong trào toàn dân ra quân phát quang, dọn vệ sinh môi trường, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ, khuôn viên gia đình xanh, sạch, đẹp trên địa bàn huyện; Nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, ý thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường; Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử huyện xin giới thiệu, hướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn để cán bộ, đảng viên và toàn dân trong huyện biết, thực hiện, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh đường làng ngõ xóm, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp góp phần hoàn thiện và nâng cao tiêu chí 17 (về môi trường). Trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tài liệu được trích từ Sổ tay hướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, do UBND tỉnh ban hành. Phần 1 RÁC THẢI SINH HOẠT – RÁC THẢI NGUY HẠI ĐỒNG RUỘNG 1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt hằng này của cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh ở mọi nơi, mọi lúc từ các khu dân cư, từ các hộ gia đình, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học.... Dựa vào tính chất, có thể phân rác thải thải thành 2 loại là rác hữu cơ dễ phân hủy và rác thải khó phân hủy.

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

Hướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn

Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường đã trở thành một vấn đề toàn cầu, thì việc bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu an sinh xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường là sự lựa chọn đúng đắn. Do vậy, trong công tác bảo vệ môi trường rất cần sự chung tay vào cuộc của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, đoàn thể và cá nhân tham gia tích cực;

Thực hiện Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 05/10/2015 của UBND huyện Phú Ninh về phát động phong trào toàn dân ra quân phát quang, dọn vệ sinh môi trường, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ, khuôn viên gia đình xanh, sạch, đẹp trên địa bàn huyện; Nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, ý thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường; Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử huyện xin giới thiệu, hướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn để cán bộ, đảng viên và toàn dân trong huyện biết, thực hiện, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh đường làng ngõ xóm, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp góp phần hoàn thiện và nâng cao tiêu chí 17 (về môi trường). Trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tài liệu được trích từ Sổ tay hướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, do UBND tỉnh ban hành.

Phần 1

RÁC THẢI SINH HOẠT – RÁC THẢI NGUY HẠI ĐỒNG RUỘNG

1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt hằng này của cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt.

Rác thải sinh hoạt phát sinh ở mọi nơi, mọi lúc từ các khu dân cư, từ các hộ gia đình, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học....

Dựa vào tính chất, có thể phân rác thải thải thành 2 loại là rác hữu cơ dễ phân hủy và rác thải khó phân hủy.

• Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn, như: lá cây, rau quả, vỏ trái cây, xác động vật, phân động vật,...

 

Hình 1.1 – Rác thải hữu cơ dễ phân hủy (Nguồn: Internet)

Page 2: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

• Rác thải khó phân hủy là các loại rác thải có khả năng tồn lưu trong môi trường tự nhiên rất lâu, như: vải vụn, bao nhựa, chai nhựa, bóng đèn, tóc, lốp xe, giấy kẹo, giầy da, xốp,...

 

Hình 1.2 – Rác thải khó phân hủy (Nguồn: Internet)

1.2. Khái niệm rác thải nguy hại đồng ruộng

Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. Rác thải nguy hại đồng ruộng là các loại rác thải nguy hại thải bỏ trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là các bao bì, chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.

 

Hình 1.3 - Rác thải nguy hại đồng ruộng (Nguồn: Internet)

Phần 2

TÁC HẠI CỦA XỬ LÝ RÁC THẢI KHÔNG HỢP VỆ SINH

Đối với các loại rác thải phát sinh trong đời sống hàng ngày, người dân ở các vùng nông thôn thường có thói quen loại bỏ bằng cách đốt hoặc đổ rác bừa bãi ngoài lề đường, ao, hồ, biển....

Tuy nhiên, việc thải bỏ và xử lý rác không đúng cách, không hợp vệ sinh sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan công cộng và tác hại xấu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, sinh vật và chất lượng môi trường.

2.1. Tác hại của việc đốt rác thải không có sự phân loại

Page 3: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

- Thói quen của người dân nông thôn là đổ đống và đốt rác thải ngay tại gia đình, đốt tất cả rác thải kể cả các loại chất dẻo như: chai nhựa, cao su, túi nilon... Khi đốt thủ công (nhiệt độ thấp), các vật liệu này cháy không triệt để sẽ sinh ra các khí độc như: Oxit cácbon, Hydrocacbon dễ bay hơi kể cả benzen, dioxin, furin là những chất rất độc hại.

- Đốt rác theo phương pháp thủ công không có sự phân loại trong khu dân cư, các chất độc hại phát sinh sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, gây khó thở, viêm đường hô hấp,...

Trong trường hợp bất khả kháng, phải đốt rác thải thủ công thì cần phân loại tách riêng các loại chất dẻo như: chai nhựa, cao su, túi nilon,...

Hình 2.1 – Đốt rác thải hỗn tạp (Nguồn: Internet)

2.2. Tác hại của việc đổ rác thải bừa bãi

- Thói quen đổ rác thải bừa bãi ven đường làng, bờ sông, ao hồ đang rất phổ biến ở các vùng nông thôn, việc này không chỉ làm mất mỹ quan mà còn gây ra nhiều tác hại cho môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người,...chẳng hạn như:

+ Khí thải sinh ra từ các đống rác sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí, gây mùi hôi, ảnh hưởng sức khỏe con người.

+ Nước rỉ rác sinh ra sẽ chảy xuống ao hồ, làm ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, các chất độc hại trong nước tích lũy trong thực phẩm như: rau, tôm, cá... sẽ rất nguy hiểm nếu ta ăn phải các chất loại thực phẩm này.

+ Tạo nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc.

Hình 2.2 – Rác thải vứt bừa bãi (Nguồn: Internet)

Cần xóa bỏ thói quen đổ rác thải bừa bãi ra môi trường.

Phần 3

Page 4: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

3.1. Phân loại rác tại nguồn

3.1.1. Phương pháp phân loại rác tại nguồn

Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình. Cách nhận biết như sau:

- Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết...), vỏ trái cây,....

- Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,...), các loại nhựa.... Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.

Hình 3.1 – Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

3.1.2. Vì sao phải phân loại rác tại nguồn

- Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến;

- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm;

- Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;

Page 5: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

3.2. Phương pháp thu gom rác

- Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thành phân compost).

- Thu gom rác khó phân hủy

+ Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế.

+ Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định.

Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon,....

Hình 3.2 – Một số vật dụng chứa rác tại hộ gia đình (Nguồn: Internet)

3.3. Phương pháp xử lý rác thải

+ Chôn lấp hợp vệ sinh: Rác thải được rải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng) với sơ đồ quy trình như sau:

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác.

Đây công nghệ đơn giản và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang phát triển nhưng tốn diện tích đất rất lớn.

+ Thiêu đốt: Quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.1000C) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi

Page 6: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển. Các nước phát triển còn sử dụng nhà máy đốt rác để phát điện, biến rác thành nhiên liệu có ích. Một số tỉnh thành ở nước ta đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại. Đối với tỉnh Quảng Nam, đang tiến hành đầu tư lò đốt rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An với công suất 96 tấn/ngày.

+ Chế biến phân compost: Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost dùng trong nông nghiệp.

• Quy mô chế biến tập trung: Rác được phân loại, rác hữu cơ dễ phân hủy được tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo phân vi sinh. Thành lập nhà máy chế biến phân compost cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành tương đối cao. Tại thành phố Hội An hiện đang có Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt chế biến thành phân hữu cơ đặt tại xã Cẩm Hà với công suất thiết kế xử lý 55 tấn/ngày và 1 nhà máy quy mô nhỏ đặt tại xã đảo Tân Hiệp.

• Quy mô hộ gia đình: Rác hữu cơ dễ phân hủy được phân loại riêng và ủ thành phân compost ngay trong sân vườn.

Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì cho đất.

Phần 4

GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI NÔNG THÔN

4.1. Mô hình thu gom rác thải sinh hoạt

* Mô hình Tổ thu gom rác thải

Page 7: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

- Mô hình này phù hợp với điều kiện vùng nông thôn vì tổ thu gom triển khai thu gom được trong các kiệt hẻm, những nơi mà xe chuyên dụng không đến được.

- Hoạt động mô hình có sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý rác thải nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.

Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả và duy trì được hoạt động, chính quyền địa phương (UBND xã, thị trấn) phải quản lý tốt tổ thu gom (về kinh phí và tổ chức hoạt động).

* Mô hình Tổ tự quản vệ sinh môi trường

Đối với các địa phương vùng nông thôn xa xôi, giao thông cách trở không thể xây dựng điểm tập kết rác để xe cuốn ép rác chuyên dùng của các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường tiếp cận vận chuyển rác, mà cộng đồng dân cư phải tự thu gom, xử lý tại chỗ.

Để quản lý công tác giữ gìn vệ sinh môi trường tại các địa phương này, mỗi thôn (hoặc xóm, tổ) thành lập các Tổ tự quản vệ sinh môi trường. Mỗi tổ có 01 tổ trưởng để kiểm tra, đôn đốc.

Tuy nhiên, việc để hộ dân tự xử lý rác thải nông thôn trong trường hợp này cũng chỉ là tạm thời, việc ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, hướng đến năm 2020 đạt được 90% khối lượng rác thải vùng nông thôn được thu gom xử lý, thì hình thức nhân dân tự xử lý chỉ dùng trong các trường hợp bất khả kháng (vùng đảo, vùng núi xa xôi), còn lại hầu hết phải được thu gom, vận chuyển xử lý theo đúng quy trình.

Page 8: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

4.2. Mô hình thu gom rác thải nguy hại đồng ruộng

Phần 5

HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP TỔ THU GOM RÁC THẢI, TỔ TỰ QUẢN

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

5.1. Thành lập Tổ thu gom rác thải

Để thực hiện tốt công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn theo mô hình tổ thu gom rác thải, mỗi xã, thị trấn cần xây dựng phương án quản lý rác thải trên địa bàn theo hướng dẫn tại phụ lục 1.

UBND xã, thị trấn có quyết định thành lập tổ thu gom, quản lý và tổ chức thực hiện. Số lượng nhân viên tổ thu gom rác thải tùy thuộc vào quy mô địa bàn thu gom và khối lượng chất thải rắn phát sinh.

Các nhân viên của tổ thu gom được hưởng lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được trang bị phương tiện bảo hộ lao động và có trách nhiệm thực hiện thu gom rác thải theo phương án quản lý rác thải của xã được phê duyệt.

UBND xã, thị trấn ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của tổ thu gom theo mẫu tại phụ lục 2 và hằng năm phải xây dựng Kế hoạch hoạt động của tổ thu gom theo mẫu tại phụ lục 3 kèm theo.

Phương thức thành lập, hoạt động của tổ thu gom rác thải như sau:

TT Công việc Nội dung, giải pháp triển khai

1 Cơ quan thành lập UBND xã, thị trấn có Quyết định thành lập, trên cơ sở phương án quản lý rác thải do UBND xã xây dựng và được UBND huyện phê duyệt.

2 Lực lượng lao động Tuyển dụng lao động tại địa phương (18 tuổi trở lên). Mỗi tổ thu gom có tối thiểu 03 lao động, trong đó bầu chọn 01 Tổ trưởng.

Page 9: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

3 Cán bộ quản lý của UBND xã, thị trấn UBND xã, thị trấn cử cán bộ theo dõi hoạt động của Tổ và đề xuất các biện pháp thích hợp để hoạt động của Tổ ngày càng phát huy (phù hợp nhất là cán bộ địa chính – môi trường của xã).

4 Trang bị phương tiện kéo rác, CCDC, BHLĐ Phương tiện kéo rác: Xe đẩy rác.

Bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang, ủng).

5 Nguồn thu bảo đảm hoạt động của Tổ Từ nguồn thu phí vệ sinh các hộ dân và cơ quan đóng trên địa bàn xã, thị trấn

6 Mức thu phí vệ sinh Mức thu theo Quyết định của UBND tỉnh ban hành.

(quy định hiện hành theo Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 05/4/2013 của UBND tỉnh)

7 Bộ phận thu phí Sử dụng ngay lực lượng lao động của Tổ là hiệu quả nhất hoặc có thể phối hợp với Hội, đoàn thể của địa phương.

8 Lựa chọn điểm trung chuyển, tập kết rác Điểm trung chuyển: Theo quy hoạch các điểm trung chuyển được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 154/QĐ-UBND ngày 12/01/2011;

Điểm tập kết rác: UBND xã, thị trấn lựa chọn và thống nhất với đơn vị thực hiện dịch vụ vận chuyển.

9 Phương tiện lưu giữ rác tại điểm tập kết - Thùng lưu giữ rác thải (phổ biến là loại 120lít/thùng, 240lít/thùng).

- Xây dựng hộc chứa rác thải.

10 Tần suất thu gom rác về điểm tập kết - Vùng nông thôn có mật độ dân cư đông: Tối thiểu 3 lần/tuần; - Vùng dân cư thưa thớt, điểm tập kết xa: Tối thiểu 2 lần/tuần.

11 Tần suất vận chuyển về khu xử lý 02-03 lần/tuần.

12 Kinh phí vận chuyển rác thải - Từ nguồn thu phí vệ sinh (trong những năm đầu ngân sách huyện hỗ trợ các xã, thị trấn phần kinh phí thiếu hụt do nguồn thu từ phí vệ sinh trong những năm đầu còn thấp, chủ yếu bù đắp cho hoạt động của Tổ thu gom).

- Đơn giá vận chuyển rác thải theo Quyết định của UBND tỉnh ban hành. (quy định hiện hành theo Quyết định số 773/QĐ-UBND ngày 12/3/2013 của UBND tỉnh)

13 Công tác tuyền truyền vận động UBND xã, thị trấn phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các hội, đoàn thể tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức: Thảo luận; xây dựng nội dung cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường; phát các tờ rơi, pano tuyên truyền; tuyên truyền tại các hoạt động của thôn, xóm như: các cuộc họp, các cuộc thi (thi tìm hiểu về môi trường, thi văn nghệ...) và bằng các quy định về văn hóa....

Page 10: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

Hình 5.1–Nhân viên tổ thu gom đang thực hiện nhiệm vụ

5.2. Thành lập Tổ tự quản vệ sinh môi trường

Để hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra ở các địa phương vùng nông thôn xa xôi, giao thông cách trở, mỗi thôn (hoặc xóm, tổ) thành lập các Tổ tự quản vệ sinh môi trường. Mỗi tổ có 01 tổ trưởng để kiểm tra, đôn đốc (Tổ trưởng phù hợp nhất là Thôn trưởng, hoặc Công an viên của thôn, hoặc Tổ trưởng Tổ đoàn kết...). Nhiệm vụ của Tổ tự quản như sau:

- Phát động phong trào nhân dân trong tổ thực hiện công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cống rãnh thoát nước, mỗi tháng ít nhất 2 lần.

- Hướng dẫn các hộ dân tự phân loại rác tại nguồn, trong đó:

+ Tận dụng rác hữu cơ dễ phân hủy để làm phân bón tại nhà bằng hố rác di động. Hố rác di động là hố nhỏ được đào để hằng ngày người dân đổ phần rác hữu cơ dễ phân hủy xuống, dùng nắp đậy che kín mặt hố, sau một thời gian rác sẽ oai mục thành phân dùng để bón cho cây trồng hoặc cải tạo đất rất tốt.

+ Tận dụng lại hoặc bán phế liệu những loại có thể tái chế, tái sử dụng như: kim loại, giấy, cao su, nhựa,...

+ Lượng rác còn lại không tận dụng được, hướng dẫn nhân dân không được vứt ra nơi công cộng mà phải tự đào các hố tạm để chôn lấp tại vị trí phù hợp, vào mùa nắng có thể xử lý bằng phương pháp đốt (vị trí đốt phải cách xa nơi ở và lưu ý an toàn cháy nổ).

Hình 5.2 – Tổ tự quản phát động phòng trào giữ gìn vệ sinh chung (Nguồn: Internet)

Page 11: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

Phần 6

HƯỚNG DẪN THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

TẠI HỘ GIA ĐÌNH

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm do rác thải gây ra tại các vùng nông thôn, mỗi hộ gia đình cần có trách nhiệm: phân loại rác thải thành các loại riêng biệt; phần rác thải có thể tái chế, tái sử dụng được bán phế liệu; phần rác hữu cơ dễ phân hủy tận dụng làm phân compost; phần rác khó phân hủy không tái chế thu gom để đưa đi xử lý. Cụ thể như sau:

6.1. Xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy

Rác hữu cơ dễ phân hủy được tận dụng làm phân tại gia đình bằng hố rác di động. Hố rác di động là hố nhỏ được đào để hằng ngày người dân đổ phần rác hữu cơ dễ phân hủy xuống, dùng nắp đậy che kín mặt hố, sau một thời gian rác sẽ oai mục thành phân dùng để bón cho cây trồng hoặc cải tạo đất rất tốt.

Phần không hoai, không thành phân (do còn lẫn các chất khó phân hủy) sẽ được thu gom và xử lý cùng phần rác thải khó phân hủy không tái chế.

Được gọi là hố rác di động vì hố này thể tích nhỏ (cỡ vài trăm lít đến khoảng 1 m3), khi hố đầy có thể chuyển sang đào hố khác sử dụng, hố được chính người dân đào và duy trì hoạt động. Đây là hình thức xử lý rác thải đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả và phù hợp với việc xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy vùng nông thôn.

+ Vị trí đặt hố: Khu đất trong vườn, không quá ẩm ướt, cách xa nơi ở trên 3m.

+ Kích thước: Hố được đào theo hình trụ tròn với đường kính khoảng 0,5-1m, sâu 1-1,5m hoặc hình hộp với cạnh dài 0,5-1m, sâu 1-1,5m.

+ Phần nắp đậy: Kích thước và hình dáng phụ thuộc vào miệng hố, chất liệu thường bằng kim loại hoặc gỗ (tùy điều kiện từng hộ gia đình có thể chọn cách vật liệu khác nhau nhưng cần đảm bảo tính an toàn, kín để tránh cho vật thể lạ lọt vào cũng như mùi từ trong hố thoát ra).

 

Hình 6.1 – Hố rác di động

* Ưu điểm

+ Đơn giản, dễ thực hiện,

Page 12: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

+ Giải quyết tại chỗ rác thải sinh hoạt hữu cơ dễ phân hủy của các hộ gia đình.

+ Mùn tạo ra từ rác thải hữu cơ có thể sử dụng cho việc cải tạo đất, trồng cây trong vườn.

* Lợi ích

+ Hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi ra môi trường, lấy lại cảnh quan sạch đẹp cho vùng nông thôn.

+ Giảm thiểu ô nhiễm không khí (mùi rác phân hủy).

+ Hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các bệnh truyền nhiễm (rác hữu cơ thường là nguồn thức ăn của ruồi, muỗi, nhặng...).

+ Giảm tải cho các bãi chôn lấp tập trung.

* Một số lưu ý

+ Tránh nước xâm nhập vào trong hố rác (nước mưa,...).

+ Tránh đào hố gần mạch nước ngầm.

+ Chỉ cần hố đủ rộng và không quá sâu.

+ Tuy lượng khí sinh ra trong quá trình ủ rác là không nhiều nhưng khi mở nắp hố, cần tránh đứng trực diện với miệng hố và nên đeo khẩu trang.

6.2. Xử lý rác khó phân hủy không tái chế

Tổ thu gom rác sẽ đến từng hộ gia đình, cơ sở để thu gom tập kết về các điểm tập kết để xe chuyên dụng của các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung.

Đối với các vùng nông thôn xa xôi, giao thông cách trở không thể tiến hành thu gom, xử lý rác thải tập trung, các hộ gia đình phải tự thu gom, xử lý tại chỗ. Bằng cách đào các hố rác để chôn lấp tại vị trí phù hợp hoặc vào mùa nắng có thể xử lý bằng phương pháp đốt. Tuy nhiên, để hạn chế những tác hại do việc đốt rác tại gia đình cần phải tiến hành phân loại rác thải, tách riêng các loại chất thải như: chai nhựa, cao su, túi nilon... để tận dụng lại hoặc bán phế liệu cho các cá nhân có nhu cầu để tái chế thành sản phẩm hữu ích hoặc xử lý bằng các lò đốt chuyên dụng.

Phần 7

HƯỚNG DẪN THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI NGUY HẠI ĐỒNG RUỘNG

Các loại bao bì, chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật thải bỏ trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp là chất thải nguy hại, do đó cần được thu gom, xử lý riêng; mô hình thu gom, xử lý rác thải nguy hại đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như sau:

- Thu gom: Để thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng, cần xây dựng các bể chứa bằng bê tông cốt thép đặt tại các vị trí thích hợp trên từng cánh đồng để người nông dân dễ dàng đem các vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV bỏ vào các bể này.

Page 13: moitruong.com.vn°ớng dẫn phân... · Web viewHướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường

Quy cách bể chứa rác thải nguy hại trên đồng ruộng phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật (vững chắc nhằm tránh tình trạng bể vỡ, hư hỏng, lũ lụt cuốn trôi; không thẩm thấu chất thải ra bên ngoài; không bị nước mưa tràn vào,...) cụ thể: Bể chứa được xây dựng bằng bê tông cốt thép, dung tích từ 0,5 – 1 m3, đáy bê tông xi măng, có nắp đậy đóng mở dễ dàng, bên ngoài có ghi dòng chữ "BỂ CHỨA RÁC THẢI NGUY HẠI ĐỒNG RUỘNG".

Hình 7.1 – Bể chứa rác thải nguy hại đồng ruộng

- Vận chuyển, xử lý: UBND xã, thị trấn hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại để đến thu gom các vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV từ các bể rác này đưa đi xử lý theo đúng quy trình xử lý chất thải nguy hại theo định kỳ hoặc theo thời vụ tùy vào khối lượng.

Đối với các địa phương có khối lượng chất thải nguy hại đồng ruộng phát sinh không đáng kể và địa hình khó bố trí bể chứa rác thải nguy hại cần linh động lựa chọn giải pháp phù hợp điều kiện thực tế và đề xuất lên cấp trên để xét duyệt và triển khai thực hiện.

http://phuninh.gov.vn