ĐẢng bỘ tỈnh phÚ yÊn lÃnh ĐẠo thỰc hiỆn xÓa ĐÓi,...

23
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ XUÂN TRƢỜNG ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Hà Nội – 2014

Upload: others

Post on 26-Oct-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

LÊ XUÂN TRƢỜNG

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO

THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO

TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

LÊ XUÂN TRƢỜNG

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO

THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO

TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số : 60 22 03 15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MINH ĐỨC

Hà Nội – 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Minh Đức.

Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có

nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Lê Xuân Trường

LỜI CẢM ƠN

Bản luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.

Nguyễn Minh Đức. Thầy là người đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức

hướng dẫn tôi một cách tận tình, kỹ lưỡng trong suốt quá trình thực hiện luận

văn.

Tôi bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến các cơ quan, đơn vị đã cho phép

sử dụng tư liệu cho luận văn này.

Cho phép tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo trong

ngành Lịch sử cũng như các Thầy Cô giáo ở các bộ môn khác đã tận tâm

giảng dạy chúng tôi trong suốt hai năm qua.

Tôi xin cảm ơn Khoa Lịch sử, Phòng Sau Đại học và các phòng ban

của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

đã giúp tôi hoàn tất chương trình và thủ tục bảo vệ luận văn.

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các bạn lớp Lịch sử Đảng K12 đã giúp đỡ

tôi, cùng tôi chia sẻ những niềm vui cũng như những khó khăn trong suốt hai

năm học vừa qua.

Cuối cùng, tôi muốn nói lời cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp và gia

đình đã góp ý, động viên để tôi có thể hoàn thành luận văn này một cách tốt

nhất.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH PHÚ YÊN

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3

Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI, GIẢM

NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005............................................................ 10

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình xóa đói, giảm

nghèo của tỉnh Phú Yên trước năm 2001................................................................. 10

1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên.................... 10

1.1.2. Tình hình xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Phú Yên trước năm 2001.................... 27

1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo từ năm

2001 đến năm 2005.................................................................................................. 30

1.3. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên về xóa đói, giảm nghèo từ

năm 2001 đến năm 2005....................................................................................…....34

1.3.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo.......…………........... 34

1.3.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa đói, giảm nghèo..................... 37

Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI, GIẢM

NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010............................................................ 56

2.1. Những yêu cầu mới về xóa đói, giảm nghèo ở Phú Yên................................... 56

2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo từ năm

2006 đến năm 2010................................................................................................. 58

2.3. Chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Phú

Yên từ năm 2006 đến năm 2010............................................................................... 64

2.3.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo................................... 64

2.3.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa đói, giảm nghèo..................... 69

Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM...................................... 90

3.1. Nhận xét chung................................................................................................. 90

3.2. Một số kinh nghiệm......................................................................................... 108

KẾT LUẬN............................................................................................................. 114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 117

PHỤ LỤC………………………………………………………………………... 125

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐ : Ban chỉ đạo

BHYT : Bảo hiểm y tế

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

CCB : Cựu chiến binh

ĐBKK : Đặc biệt khó khăn

HĐND : Hội đồng nhân dân

KHKT : Khoa học kỹ thuật

LHPN : Liên hiệp phụ nữ

MTTQ : Mặt trận Tổ quốc

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

LĐTB&XH : Lao động - Thương binh và xã hội

UBND : Uỷ ban nhân dân

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đói nghèo đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ

khác nhau, nó trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu

vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Xóa đói, giảm nghèo đã trở

thành vấn đề toàn cầu và thế giới đã lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm là “Ngày

thế giới xóa đói, giảm nghèo”. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo luôn được đặt ra

trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội không chỉ ở nước ta, mà còn ở nhiều

nước trên thế giới. Vì vậy, những năm gần đây nhiều quốc gia và tổ chức quốc

tế rất quan tâm tìm các giải pháp hạn chế nghèo đói và giảm dần khoảng cách

phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn thế giới.

Ở nước ta, xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trong

quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngay từ khi mới ra đời,

Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong hoạt động của

mình là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới để đem lại ấm no, hạnh phúc

cho mọi người dân, mọi gia đình Việt Nam. Ngay từ ngày đầu Cách mạng

Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ mục tiêu của Nhà

nước là: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm

cho dân có học hành. Để làm được điều đó, Người đã đề ra nhiệm vụ cấp bách

là diệt “giặc đói” và “giặc dốt”. Người nhắc nhở nhiệm vụ thường xuyên là

xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát triển; người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn

thì khá giàu và người khá giàu thì giàu thêm. Kinh tế có phát triển, đời sống

đồng bào có ấm no thì đất nước mới cường thịnh.

Đặc biệt, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng ra đời từ phong

trào cách mạng của nhân dân, lãnh đạo cách mạng vì mục đích phục vụ nhân

dân, lấy lợi ích của nhân dân làm lợi ích cao nhất của mình, thì Hồ Chí Minh

chỉ rõ rằng: “Tất cả đường lối, phương châm, chính sách… của Đảng đều chỉ

4

nhằm nâng cao đời sống của nhân dân nói chung” [33, tr.380]. Lần đầu tiên

vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm

1996) xác định là một chương trình quốc gia và đến năm 1998 thì Chính phủ

chính thức phê duyệt chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo. Kể từ

Đại hội VIII trở đi, chương trình xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng quan

tâm một cách sâu sắc thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong việc

diệt giặc đói nghèo. Công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những thành

tựu vượt bậc về phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của đa số dân cư được cải

thiện, công tác xóa đói giảm nghèo đã thu được thành tựu đáng kể. Song, mức

sống của người dân vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xu hướng tăng lên.

Một bộ phận khá lớn dân cư còn sống nghèo đói, trong đó có nhiều gia đình

có công với cách mạng vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi trong hòa nhập cộng

đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới mang

lại. Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo đã triển khai mạnh

mẽ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao. Nhiều hộ

thoát nghèo vẫn chưa vững chắc, rất dễ tái nghèo khi gặp thiên tai hay rủi ro

bất thường trong đời sống và sản xuất kinh doanh.

Phú Yên là một trong những tỉnh nghèo nhất ở vùng duyên hải Nam

Trung Bộ Trong những năm qua, Phú Yên đã tích cực thực hiện Chương trình

xóa đói giảm nghèo và thu được một số kết quả đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ hộ

nghèo của tỉnh còn rất cao. Đây đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho tỉnh Phú

Yên, bởi thực hiện xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh không chỉ có ý nghĩa

thực hiện mục tiêu chung của quốc gia mà còn có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã

hội của tỉnh phát triển, vươn lên tránh tụt hậu; đồng thời hội nhập với các

vùng khác trong khu vực và cả nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, lý giải một

cách đầy đủ và có hệ thống vấn đề đói nghèo, xác định các giải pháp thực hiện

vừa đảm bảo đúng nguyên lý chung vừa phù hợp với thực tiễn của địa phương

5

Phú Yên là yêu cầu cấp thiết. Nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi cấp bách đó,

tôi chọn vấn đề : “Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm

nghèo từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc

sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của

mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo là vấn đề lớn, bức thiết không chỉ ở

nước ta mà còn là vấn đề toàn cầu, đã và đang thu hút các cơ quan, các nhà

khoa học nghiên cứu tìm giải pháp.

Trên thế giới, trong vòng hai mươi năm trở lại đây đã có không ít các

cuộc hội thảo, hội nghị bàn về vấn đề này; ví dụ như: Hội nghị bàn về đói

nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), tổ chức tại Băng Cốc

(Thái Lan) vào tháng 9 năm 1993; Hội nghị về phát triển kinh tế xã hội do

Liên Hợp Quốc tổ chức tại Côphenhagen (Đan Mạch)... Các hội nghị đã đưa

ra khái niệm, các quy định chuẩn mực về đói nghèo và một số giải pháp

chung về xóa đói, giảm nghèo trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề xoá

đói, giảm nghèo trong đó có các công trình như:

- “Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” (1997)

của Nguyễn Thị Hằng (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội). Nội dung trình bày

thực trạng đói nghèo ở nông thôn Việt Nam, nguyên nhân và những vấn đề

cần được giải quyết.

- “Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” (2001) của Chu Tiến

Quang (Nxb Nông nghiệp Hà nội). Nội dung khái quát về xóa đói và công

tác xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, thực trạng, những khó khăn thử thách

gặp phải trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

- “Chính sách xóa đói giảm nghèo - thực trạng và giải pháp” (2012)

6

của PGS. TS. Lê Quốc Lý (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội). Nội dung nêu

một số vấn đề lý luận về xóa đói, giảm nghèo, chính sách xóa đói, giảm

nghèo của Việt Nam, định hướng, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và giải pháp

xóa đói, giảm nghèo.

Các bài báo viết về công tác xóa đói, giảm nghèo đăng trên các báo,

tạp chí:

- “Xóa đói giảm nghèo từ hoạt động phong trào đến một chương trình

mục tiêu quốc gia toàn diện, bền vững, công bằng và hội nhập” của Nguyễn

Hải Hữu đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội số 8. 2005.

- “ Xóa đói giảm nghèo ở nước ta - thành tựu thách thức và giải pháp”

của Phạm Gia Khiêm đăng trên Tạp chí Cộng sản ( tháng 2-3/2006).

- “Một số vấn đề về chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu

quốc gia xóa đói giảm nghèo đến năm 2010” của Đàm Hữu Đắc đăng trên

Tạp chí Lao động và Xã hội (tháng 9/2007).

- “Hồ Chí Minh người khởi xướng sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, dân

giàu nước mạnh” của Bùi Đình Phong đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội

số 5. 2010,...

Những luận văn luận án của các học viên cao học, nghiên cứu sinh lấy

xóa đói giảm nghèo làm đề tài nghiên cứu như:

- “Đảng bộ tỉnh Kon Tum lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong giai

đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng

Đảng Cộng sản Việt Nam của Lê Như Nhất, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh (2007).

- “Hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu của Việt

Nam đến năm 2015” (Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Nguyễn Thị Hoa, 2009).

- “ Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng ở tỉnh

Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010”, Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử -

7

Ma Thị Tuyền, 2013),...

Riêng về tỉnh Phú Yên, những năm gần đây có các báo cáo về công

tác xóa đói giảm nghèo của UBND tỉnh, các ban ngành, đoàn thể như: Sở

LĐTB&XH, Ban Dân tộc và Tôn giáo, MTTQ tỉnh Phú Yên...

Nhìn chung từ cách tiếp cận và nghiên cứu của các chuyên ngành khác

nhau, các công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực

tiễn của vấn đề đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong

giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các công trình đó có giá trị tham

khảo tốt để thực hiện đề tài luận văn. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình

khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện dưới góc độ của khoa học

chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng bộ

tỉnh Phú Yên đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm

2001 đến năm 2010.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn góp phần làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Phú

Yên đối với công tác tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010;

qua đó, rút ra kinh nghiệm để vận dụng thực hiện trong các giai đoạn cách

mạng tiếp theo.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội đối với sự phát triển của tỉnh Phú Yên; tình hình xóa đói giảm nghèo của

tỉnh trước năm 2001.

- Trình bày khái quát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và

Đảng bộ tỉnh Phú Yên về xóa đói giảm nghèo.

- Luận văn trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo thực hiện

xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên từ năm 2001 đến năm 2010.

8

- Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ

tỉnh Phú Yên đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trong những năm 2001 –

2010.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Yên

lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm

2010.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo

của Đảng bộ tỉnh Phú Yên trên địa bàn của tỉnh.

- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2010.

5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản

Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, về nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển chế độ

mới xã hội chủ nghĩa.

5.2. Nguồn tư liệu

Để thực hiện luận văn này tác giả đã sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu là

tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập, các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng

sản Việt Nam liên quan đến đói nghèo và thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Đặc

biệt là các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XII, XIII,

XIV, XV. Các Nghị quyết, Chỉ thị, Báo cáo tổng kết hàng năm của Tỉnh ủy

Phú Yên về kinh tế xã hội, về xóa đói giảm nghèo. Các báo cáo triển khai

và kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo của các Ban, Ngành và Sở

9

LĐTB&XH tỉnh Phú Yên... và một số bài viết có liên quan về Phú Yên. Đây

là nguồn tư liệu cơ bản để thực hiện đề tài và được khai thác từ nhiều nguồn

khác nhau, nhưng chủ yếu là tại Trung tâm Lưu trữ của Tỉnh ủy Phú Yên,

UBND tỉnh Phú Yên, Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Yên, Thư viện tỉnh Phú Yên...

Ngoài ra luận văn còn sử dụng các công trình nghiên cứu khoa học, các

chuyên luận, luận văn, luận án, các bài báo của các nhà khoa học có liên quan

đến luận văn.

5.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp

lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó. Ngoài ra, luận

văn còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh,

thống kê, điều tra, khảo sát thực tiễn.

6. Đóng góp của luận văn

- Góp phần làm sáng tỏ những thành công, hạn chế và những bài

học kinh nghiệm trong thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng

bộ tỉnh Phú Yên từ năm 2001 đến năm 2010.

- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là nguồn tư liệu tham khảo để

công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh đạt kết quả lớn hơn trong

những năm tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương:

Chƣơng 1: Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo từ năm

2001 đến năm 2005

Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm

2006 đến năm 2010

Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm

10

Chƣơng 1

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI,

GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình

xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Phú Yên trƣớc năm 2001

1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 03/11/1975, tỉnh Phú Yên sáp

nhập với tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh. Thực hiện Nghị quyết kỳ họp

thứ 5, Quốc hội khóa VII, tỉnh Phú Khánh được chia tách thành tỉnh Phú Yên và

tỉnh Khánh Hòa. Ngày 01/07/1989, tỉnh Phú Yên được tái lập.

* Điều kiện tự nhiên

Phú Yên là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ từ

12º39’10” đến 13º45’20” vĩ độ Bắc và 108º39’45” đến 109º29’20” kinh độ

Đông, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía

nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, có diện tích tự nhiên

là 5.045 km2 chiều dài bờ biển 189 km. Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Tuy

Hòa, cách Hà Nội 1.160 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 561

km về phía Nam theo tuyến quốc lộ 1A. Phú Yên có vị thế địa lý quan trọng

trong mối liên hệ phát triển kinh tế của khu vực duyên hải miền Trung và

hành lang Đông - Tây cùng với tam giác phát triển Đông Dương.

Khí hậu của Phú Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, vừa chịu

ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển nói chung, vừa chịu sự chi phối của hoàn

lưu khí quyển gió mùa khu vực. Phú Yên chịu ảnh hưởng của nhiều luồng

không khí đối lưu, nhiệt độ trung bình hàng năm 26,5°C, nắng nhiều bình

quân 2300 - 2600 giờ/năm, mưa ít và lượng mưa phân bố không đều. Tỉnh

Phú Yên không có mùa đông lạnh, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: mùa

khô và mùa mưa lũ.

11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo phát triển Việt Nam (2004), “Nghèo”, Báo cáo chung của các nhà

tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội.

2. Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên (2006), Báo cáo tổng kết 7 năm thực hiện

chương trình 135 năm 1999 - 2005.

3. Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên (2006), Báo cáo kết quả thực hiện một số

chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng

bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Quyết định 134/QĐ-TTg) năm

2005 - 2006.

4. Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên (2010), Báo cáo tình hình thực hiện các chương

trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 – 2010.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Số liệu Thống kê xóa đói

giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 và 2001- 2003, Nxb Lao động - Xã hội, Hà

Nội.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chương trình phát triển Liên

Hợp quốc (2004), Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm

nghèo và chương trình 135, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2000), Giải pháp xóa đói giảm

nghèo ở xã nghèo.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2001): Chương trình mục tiêu

Quốc gia về giảm nghèo 2001 - 2005.

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005): Chương trình mục tiêu

quốc gia về giảm nghèo 2006 – 2010.

10. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2006), Phú Yên thế và lực

trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Chính phủ Việt Nam (27 - 9 - 2001), Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg,

12

“Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu

quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005””, Hà Nội.

12. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Văn kiện Chương trình

mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.

13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003): Chiến

lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Hà Nội.

14. PGS. TS Nguyễn Thị Cúc (2006), Báo cáo tổng quan đề tài khảo sát:

Khảo sát việc xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu

BCHTƯ Đảng khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy

BCHTƯ Đảng khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ

BCHTƯ khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương (29/11/1997), Chỉ

thị số 26/CT-TW về lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm

BCHTW khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm

13

BCHTW khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu

BCHTW khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy

BCHTW khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng bộ tỉnh Phú Yên (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

Phú Yên khóa XII. (Lưu hành nội bộ)

28. Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

Phú Yên khóa XIII.

29. Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

Phú Yên khóa XIV.

30. Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

Phú Yên khóa XV.

31. Đàm Hữu Đắc (2005), Cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt Nam - thực

trạng và giải pháp, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 10/2005, trang 1-2.

32. Đàm Hữu Đắc (2007), Một số vấn đề về chỉ đạo và tổ chức thực hiện

chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đến năm 2010, Tạp chí

Lao động và Xã hội, Số 6/2007, trang 6-7.

33. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t. 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t. 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t. 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t. 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, t. 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên (2002), Nghị quyết về việc làm và xóa

đói giảm nghèo tỉnh Phú Yên giai đoạn 2001 -2005, Số 60/NQ/2002/HĐND,

Phú Yên.

14

39. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên (2006), Nghị quyết Về giải quyết việc

làm, đào tạo nghề, giảm nghèo, xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo giai đoạn 2006 -

2010 , Số 65/2006/NQ-HĐND, Phú Yên, ngày 14/07/2006.

40. Nguyễn Thị Hằng (1997): Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước

ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Lê Thị Phú Hương (2009): Công tác khoa giáo của các cấp ủy đảng trong

xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

42. GS. TS Vũ Văn Hiền (2010), Vấn đề nghèo đói và việc xóa đói giảm

nghèo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

43. Nguyễn Hải Hữu (2005), Chuẩn nghèo nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn,

Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 262, tháng 5/2005, Tr 3-6.

44. Phạm Gia Khiêm (2006), Xóa đói giảm nghèo ở nước ta – thành tựu,

thách thức và giải pháp, Tạp chí Cộng sản, Số 2-3/2006

45. PGS. TS. Lê Quốc Lý (2012): Chính sách xóa đói giảm nghèo thực trạng

và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban MTTQ tỉnh Phú Yên (2010), Báo cáo

tổng kết tổng kết 10 năm triển khai cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”

(Giai đoạn 2000 - 2010), Số 40/BC-MT- BTT, Phú Yên, ngày 26/10/2010.

47. GS. TS Vũ Thị Ngọc Phùng (Chủ biên, 1999): Tăng trưởng kinh tế,

công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

48. Chu Tiến Quang (2001): Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

49. Lê Quyết (2002), Một số chính sách quốc gia về việc làm và xóa đói giảm

nghèo, Nxb Lao Động, Hà Nội.

50. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh P h ú Y ê n (2006), Báo cáo

tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải

15

quyết việc làm (2000 - 2005).

51. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên (2006), Chương trình

mục tiêu giảm nghèo tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006 - 2010.

52. Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Phú Yên (2010), Báo cáo

đánh giá tình trạng đói nghèo giai đoạn 2006 - 2008.

53. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh P h ú Yê n (2011), Báo cáo

đánh giá tình trạng đói nghèo giai đoạn 2006 - 2008.

54. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên (2011), Báo cáo

đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010.

55. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các

xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa, Số 135/1998/QĐ-TTg.

56. Thủ tướng Chính phủ (2001), Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói

giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005, Số 134/2001/QĐ-TTg.

57. Thủ tướng Chính phủ (2001), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa

đói giảm nghèo, Số 2685/VPCP-QHQT.

58. Thủ tướng Chính phủ (2004), Một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất

ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống

khó khăn, Số 134/2004/QĐ-TTg.

59. Thủ tướng Chính phủ (2006), Chương trình phát triển kinh tế xã hội các

xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 –

2010, Số 07/2006/QĐ-TTg.

60. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói

giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Số 20/2007/QĐ-TTg.

61. Tỉnh ủy Phú Yên (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 02 Ban chấp

hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về nhiệm vụ năm 2001 (Nghị quyết số 01-

NQ/TU ngày 12.01.2001), Lưu tại phòng lưu trữ Tỉnh ủy.

62. Tỉnh ủy Phú Yên (2001), Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 5 khóa

16

XIII về chương trình phát triển kinh tế-xã hội miền núi giai đoạn 2001-2005

(Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 05.11.2001), Lưu tại phòng lưu trữ Tỉnh ủy.

63. Tỉnh ủy Phú Yên (2002), Kết luận của Hội nghị lần thứ 06 Ban chấp

hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2001 và

phương hướng nhiệm vụ năm 2002 (Kết luận số 08-KL/TU ngày

04.01.2002), Lưu tại phòng lưu trữ Tỉnh ủy.

64. Tỉnh ủy Phú Yên (2002), Chương trình hành động của Tỉnh ủy khóa

XIII thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, tập 1, Lưu hành nội bộ.

65. Tỉnh ủy Phú Yên (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp

hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về nhiệm vụ năm 2003 (Nghị quyết số 09-

NQ/TU ngày 07.01.2003), Lưu tại phòng lưu trữ Tỉnh ủy.

66. Tỉnh ủy Phú Yên (2004), Báo cáo đánh giá tình hình năm 2003 và

nhiệm vụ năm 2004, (Báo cáo số 113-BC/TU ngày 02.01.2004), Lưu tại

phòng lưu trữ Tỉnh ủy.

67. Tỉnh ủy Phú Yên (2005), Báo cáo đánh giá tình hình năm 2004 và

nhiệm vụ năm 2005, (Báo cáo số 156-BC/TU ngày 28.02.2005), Lưu tại

phòng lưu trữ Tỉnh ủy.

68. Tỉnh ủy Phú Yên (2005), Chương trình hành động của Tỉnh ủy khóa

XIII thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, tập 2, Lưu hành nội bộ.

69. Tỉnh ủy Phú Yên (2010), Các Nghị quyết, Chương trình hành động của

Tỉnh ủy, Ban thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV (2006 - 2010), tập 1, Lưu hành nội

bộ.

70. Tỉnh ủy Phú Yên (2010), Các Nghị quyết, Chương trình hành động của

Tỉnh ủy, Ban thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV (2006 - 2010), tập 2, Lưu hành nội

bộ.

17

71. Tổng cục Thống kê tháng 7 năm 2005, Thông cáo báo chí về tỷ lệ hộ

nghèo 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010.

72. Tổng cục thống kê (General Statisical offce) Vụ Tổng hợp và thông tin -

ISID (1998), Tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh và thành phố, Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội.

73. Thông tư liên tịch số 05/1999/TTLT - Bộ LĐTB&XH - BYT - BTC, ngày

29 - 1 - 1999.

74. Ma Thị Tuyền (2013), Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

của Đảng ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ khoa

học lịch sử, Hà Nội.

75. Võ Đăng Thiên (1996), Hội nghị chương trình quốc gia xóa đói, giảm

nghèo, Tạp chí Cộng sản, số 21, tr 60.

76. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2001), Chương trình giải quyết việc làm

và xóa đói giảm nghèo tỉnh Phú Yên giai đoạn 2001 - 2005. (Bản lưu tại Sở

LĐTB&XH tỉnh Phú Yên).

77. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2004), Báo cáo kết quả triển khai

Chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm từ 2001 - 2003 và phướng

hướng đến năm 2005.(Bản lưu tại Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Yên).

78. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2005), Báo cáo kết quả triển khai

chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm từ 2001 - 2005 và một số định

hướng cho năm 2006. (Bản lưu tại Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Yên).

79. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2006), Quyết định số 1282/2006/QĐ-

UBND về các chương trình Mục tiêu giải quyết việc làm, mục tiêu giảm

nghèo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số và Đề án xóa

nhà tạm cho hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010.

80. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2006), Quyết định số 1283/2006/QĐ-

UBND về việc điều chỉnh mức hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo giai đoạn

18

2006 - 2010.

81. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2007), Quyết định số 2127/2007/QĐ-

UBND về thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

và giải quyết việc làm tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006 - 2010.

82. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2007), Báo cáo kết quả triển khai công

tác giảm nghèo năm 2006. (Bản lưu tại Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Yên).

83. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2008), Báo cáo kết quả triển khai công

tác giảm nghèo năm 2007. (Bản lưu tại Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Yên).

84. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2008), Đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc

thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Phú Yên theo Quyết định 134.

85. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2008), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện

chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

86. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2009), Báo cáo kết quả triển khai công

tác giảm nghèo năm 2008, (Bản lưu tại Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Yên).

87. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2010), Báo cáo tình hình thực hiện các

chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 và đề xuất cơ chế, giải

pháp và nguồn lực thực hiện các chương trình giai đoạn 2011 - 2015, (Bản

lưu tại Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Yên).

88. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Y ên (2010), Báo cáo kết quả 4 năm thực

hiện chương trình 135 giai đoạn II và quản lý, lồng ghép các chương trình

mục tiêu Quốc gia, các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo trên

địa bàn các xã ĐBKK 2006 - 2009.

89. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2014), Báo cáo việc thực hiện chính

sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012.