nền giáo dục việt nam thời lê sơ

25
4 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC NỀN GIÁO DỤC VIT NAM THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) (Bài tiểu lun kết thúc học phn) Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014

Upload: lenam711tkgmailcom

Post on 14-Aug-2015

209 views

Category:

Education


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

4

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ

(1428 - 1527)

(Bài tiểu luận kết thúc học phần)

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014

Page 2: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

NỀN GIÁO DỤC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ

(1428 - 1527)

(Bài tiểu luận kết thúc học phần)

Học phần: Giáo dục học đại cương

Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Vân

Mã phách:…………………………

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014

Page 3: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................. 3

A.ĐÔI NÉT VỀ THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) ............................................................................................ 4

B.GIÁO DỤC NƯỚC TA THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) .......................................................................... 5

I.Hệ thống giáo dục ........................................................................................................................................ 5

1. Mục đích giáo dục .................................................................................................................................... 5

2. Hệ thống trường lớp ................................................................................................................................ 5

2.1. Trường công: ...................................................................................................................................... 5

2.2. Trường tư ............................................................................................................................................ 6

3. Phân loại học sinh .................................................................................................................................... 7

4. Quy định về thời gian và các kì nghỉ ................................................................................................... 7

5. Nội dung giáo dục .................................................................................................................................... 8

5.1. Hệ tư tưởng chi phối .......................................................................................................................... 8

5.2. Nội dung giảng dạy: .......................................................................................................................... 8

5.3. Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử: .............................................................................................. 9

6. Phương pháp đào tạo ............................................................................................................................ 11

II.Chế độ khoa cử ......................................................................................................................................... 13

1. Quan niệm về thi cử .............................................................................................................................. 13

2. Các loại hình thi cử ................................................................................................................................ 13

2.1. Thi hương: ......................................................................................................................................... 13

2.2. Thi hội: .............................................................................................................................................. 13

2.3. Thi đình: ............................................................................................................................................ 14

3. Quy định thi cử ....................................................................................................................................... 14

3.1. Hạnh kiểm người đi thi: .................................................................................................................. 14

3.2. Quy trường: ...................................................................................................................................... 15

3.3. Hội đồng thi: ..................................................................................................................................... 15

4. Ân điển ..................................................................................................................................................... 16

III.Thành tựu và hạn chế của Giáo dục Việt Nam thời Lê sơ ............................................................ 17

1. Thành tựu ................................................................................................................................................ 17

2. Hạn chế ..................................................................................................................................................... 18

3. Rút ra bài học kinh nghiệm ................................................................................................................. 19

KẾT LUẬN .................................................................................................................................................... 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 22

Page 4: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

Page 5: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

3

LỜI MỞ ĐẦU

Giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, chấn hưng giáo dục là chìa khoá mở cửa vào

tương lai dân tộc. Văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ vai trò quan trọng đối với sự

nghiệp chung của đất nước. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung

là tư tưởng tiến bộ và hiện thực luôn luôn minh chứng lời nói bất hủ của ông về sự thịnh suy của

đất nước gắn liền với sự thịnh suy của hiền tài. Trong lịch sử Việt Nam, triều Lê sơ có đóng góp

đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục đào tạo thời phong kiến, đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông là

đỉnh cao nhất của chế độ giáo dục, thi cử trong toàn bộ thời kỳ phong kiến Việt Nam. Chính vì

có chính sách đào tạo, kén chọn người tài và đối đãi với người tài rất trọng hậu mà thời Lê Sơ đã

sản sinh ra rất nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Đội ngũ trí thức Nho học - sản phẩm giáo dục

khoa cử thời Lê sơ như Bùi Xương Trạch, Đào Công Soạn, Bùi Cầm Hồ, Nguyễn Thiên Tích,

Nguyễn Như Đổ, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh…trở thành những trụ cột góp

phần đưa quốc gia phong kiến Đại Việt phát triển cường thịnh trên nhiều mặt. Với cách làm và

sự thành công của nhà Lê sơ nói chung và Lê Thánh Tông nói riêng về đào tạo quan lại, có ý

nghĩa to lớn đối với sự phát triển của dân tộc ta thế kỷ XV, đồng thời để lại những bài học kinh

nghiệm cho các thế hệ sau học tập, vận dụng. Đó là những giá trị tinh thần quý báu mà chúng ta

cần phát huy, khai thác trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Bước vào thời

kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, công tác cán bộ càng

trở nên quan trọng, là “khâu then chốt” của công tác xây dựng Đảng. Trong bối cảnh đó, việc

nghiên cứu những kinh nghiệm của ông cha ta trong việc đào tạo, sử dụng đội ngũ quan lại phục

vụ cho việc xây dựng và vận hành của nền chính trị truyền thống Việt Nam là việc làm cần thiết.

Trên cơ sở đó để học tập và vận dụng vào việc xây dựng Đảng và nhà nước. Chính vì vậy em

chọn đề tài “Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)”.

Page 6: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

4

A. ĐÔI NÉT VỀ THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)

Nhà Lê sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài 10

năm chống lại sự đô hộ của nhà Minh (Trung Quốc), do Lê Lợi lãnh đạo. Nhà Hậu Lê chính

thức thành lập năm 1428, được sử gọi là Lê sơ.

Bộ máy chính quyền dưới thời Lê sơ được hoàn thiện dần qua các đời vua và đến thời vua

Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình

là vua, giúp việc cho vua có các quan đại thần. Nhà nước được tổ chức thành sáu bộ: Lại, Lễ,

Hộ, Binh, Hình, Công.

Lê Thánh Tông quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như sửa đổi luật thuế

khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền. Các ngành nghề thủ công nghiệp và

xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát triển khá mạnh.

Giáo dục được chú trọng và mở rộng hơn. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa

thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ

chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên.

Về luật pháp, Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê

Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức.

Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, nông dân là giai cấp bị bóc

lột nghèo khổ trong xã hội. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ

một vị trí quan trọng. Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh

chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng. Âm nhạc cung đình được hình thành từ thời Lê Thái

Tông. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê Sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình

lăng tẩm cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa).

Về việc tổ chức quân đội, Vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân

đội, đôn đốc và thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm

đạo. Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân

đội mạnh canh phòng và bảo vệ không để xâm lấn.

Nhìn chung ở thời nhà Lê, Việt Nam đã được đưa tới thời hoàng kim của chế độ phong

kiến. Chẳng những có thành tựu về chính trị, kinh tế mà cả về giáo dục lẫn quân sự, làm cho

nước Đại Việt được mở rộng. Dù trong cung đình nhà Lê luôn có biến, nhiều việc khuynh loát,

tranh quyền xảy ra nhưng đời sống nhân dân vẫn được đảm bảo nên nước Đại Việt vẫn phát

triển vững mạnh. Dù sao, nhà Lê sơ cũng có công rất lớn đối với dân tộc và là một triều đại có

thể nói là " được lòng dân " nhất trong số các triều đại phong kiến Việt Nam.

Page 7: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

5

B. GIÁO DỤC NƯỚC TA THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)

I. Hệ thống giáo dục

1. Mục đích giáo dục

Khẳng định, bảo vệ, củng cố, ca ngợi và duy trì chủ nghĩa tôn quân phong kiến, chứng

minh cho sự trường tồn của chế độ phong kiến là hợp quy luật. Nhằm xây dựng nhà nước

phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh.

Đào tạo được một đội ngũ quan lại đông đảo từ trung ương đến địa phương. Đào tạo quan

lại để giúp việc cho nhà vua, quản lý xã hội. Nếu như các triều đại trước đây, việc tuyển chọn

người ra làm quan có thể do tiến cử, nhiệm cử thì đến Lê Sơ phương thức chủ yếu là khoa

cử.

Truyền bá ý thức hệ phong kiến vào trong nhân dân. Giai cấp phong kiến Lê Sơ muốn tất

cả các nho sĩ đã được theo học chữ thánh hiền không những chỉ suy nghĩ và làm theo mà còn

là những người truyền bá đạo Nho cho nhân dân, là những tấm gương để mọi người bắt

chước, noi theo. Nho giáo bắt rễ sâu vào tâm hồn mỗi con người, bám trụ vào mỗi tế bào xã

hội gia đình, đó chính là mục đích tối cao của giai cấp phong kiến thống trị.

Thông qua giáo dục, con người biết được thế nào là cương thường đạo lý, biết cách làm

người.

2. Hệ thống trường lớp:

Trường học thời Lê sơ bao gồm hệ thống trường công và trường tư. Trường công gồm có

Quốc Tử Giám ở kinh đô và các trường công được mở ở các lộ, phủ. Trường tư gồm các

trường lớp tư thục và dân lập.

2.1. Trường công:

Năm 1492, Quốc Tử Giám được cho sang sửa và tu bổ. Năm 1483, Lê Thánh Tông

mở rộng Quốc Tử Giám, phía sau Văn Miếu là nhà Thái học, xây dựng thành một

trường rộng lớn bao gồm giảng đường lớn là Minh Luân đường, hai giảng đường Đông,

Tây và bí thư khố dùng để trữ sách. Ngòai ra còn có các nhà ở nội trú cho 300 xá sinh

ăn học trong trường. Phía ngoài cùng có hai dãy nhà bia để ghi tên các nhà tân khoa

tiến sĩ.

Hình 1.1. Hai dãy bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội)

Page 8: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

6

Chức quan trông coi Quốc Tử Giám: Tế tửu (tương đương Hiệu trưởng Đại học)

phụ trách chung và khiêm chủ tế, Tư nghiệp (tương đương với Hiệu phó) đặc trách việc

giảng dạy và học tập.

Thầy dạy trong Quốc tử giám gồm các giáo thụ, giúp việc có các trực giảng và trợ

giáo. Ngòai ra còn có bác sĩ, đi sâu vào việc sưu tầm, nghiên cứu giải thích các kinh

sách, tư liệu. Các học quan này được tuyển chọn không qua bằng cấp mà dựa vào năng

lực, tuổi phải từu 35 trở lên.

Học sinh Quốc Tử Giám:

– Các hoàng tử con vua

– Con quan lại đã thi đỗ Hương Cống

– Con em nhân dân đã thi đỗ Hương Cống

– Quân dân đã thi đỗ Hương Cống

Ngoài Quốc Tử Giám, ở mỗi lộ và phủ đều có một trường công do một học quan

huấn đạo, trông nom việc giảng dạy, khảo hạch để tuyển chọn học sinh vào danh sách

thi Hương. Việc lựa chọn những người đảm nhiệm việc giảng dạy học trò ở các trường

địa phương cũng được chú ý, đặt tiêu chuẩn và tổ chức thi để lựa chọn. Những học sinh

ở các trường địa phương đa phần đã từng thi sát hạch cấp nhà nước nhưng không đủ

điều kiện vào học ở Quốc Tử Giám.

2.2. Trường tư

Trường tư là những ngôi trường nhỏ, đông học sinh, với cơ sở tốt, đầy đủ tài liệu

sách vở, do người có danh tiếng mở ra.Thầy dạy ở trường tư rất đa dạng:

– Người có tài học, đã đỗ đạt nhưng không ra làm quan

– Người chưa đỗ tiến sĩ, vừa mở trường dạy học, vừa tranh thủ học để đi thi

tiếp

– Người đã đỗ đạt làm quan nhưng bị cách chức nên về làng mở trường dạy

học

– Đỗ đạt làm quan nhưng chán chốn quan trường nên bỏ về quê dạy học

Hình 1.2. Lớp học tư ở một làng quê

Page 9: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

7

Ngoài ra còn có các lớp tư gia, là các lớp nhỏ, do cá nhân tự mở, mời thầy về dạy.

Những thầy dạy ở đây thường là các nho sĩ không có điều kiện học cao lên nữa, không

đỗ làm quan.

Học trò học ở trường tư thường là những con em ở xa xôi và con nhà nghèo không

có điều kiện lên phủ huyện ăn học hoặc ra kinh đô học tập văn bài có những nhà Nho

nổi tiếng trông nom giảng dạy. Tuy là mang danh trường tư nhưng học sinh cũng được

học hành dạy dỗ đầy đủ các chương trình từ thấp lên cao để có đủ trình độ và điều kiện

để đi thi. Có rất nhiều người đỗ đại khoa (đỗ tiến sĩ) chỉ học ở các trường làng.

Giữa hai hệ thống trường công và trường tư không có gì khác nhau ngoài việc các

thầy giáo trường tư thì sống bằng tiền đóng góp của học trò còn các thầy giáo trường

công thì hưởng lương bổng của triều đình. Chương trình học cùng cách thức học tập

cũng giống nhau. Đến ngày đi thi các thí sinh không có sự phân biệt giữa trường công,

trường tư, tất cả đều phải thi chung một trường với cùng một đề thi như nhau.

3. Phân loại học sinh:

Những người nhập học Quốc Tử Giám được chia thành hai loại là: một loại gọi là giám

sinh gồm có con các quan viên và đã thi đỗ 4 trường kỳ thi hương; một loại gọi là học sinh

gồm quân và dân đã thi đỗ 4 trường kỳ thi hương.

Ở Quốc Tử Giám: Trừ hoàng tử có chế độ học tập riêng, còn các giám sinh hay còn gọi

là Xá sinh, phải qua thi cử, sát hạch, mới được tuyển chọn vào học, dựa vào kết quả các kì

thi mà phân chia thành 3 loại xá sinh:

– Thượng xá sinh : đỗ tam trường, được cấp 10 quan tiền một tháng

– Trung xá sinh : đỗ nhị trường, được cấp 9 quan tiền một tháng

– Hạ xá sinh : đỗ một trường, được cấp 8 quan tiền 1 tháng

Con em quân, dân học giỏi được tuyển vào học ở Quốc Tử giám không học chung ở Minh

Luân đường mà nghe giảng riêng ở Tăng Quảng đường. Các Tăng Quảng sinh không được

cấp học bổng và phải ở ngoại trú.

Ngoài ra còn có ưu đãi cho các con quan lại hỏng thi, không có khả năng học ở Thái học

Viện là được đến đọc sách ở các quán, cục như Sùng lâm quán, Nho lâm quán, Tú lâm cục.

Ai không thích học văn, có thể học võ nghệ ở Vệ Kim Ngô.

Trường công ở địa phương và trường tư tuy chương trình học cũng như ở Quốc Tử Giám

nhưng lại không phân loại học sinh.

4. Quy định về thời gian và các kì nghỉ

Thời gian học tập ở Quốc Tử Giám và các trường công ở địa phương nói chung là 3 năm.

Page 10: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

8

Hàng ngày, vào lúc sáng sớm, học sinh phải đến nhà thầy giáo nộp bài, sau đó mới về ăn

cơm sáng.

Thời gian học ở trường là 6 tiếng mỗi ngày. Học sinh phải học liên tục cả 7 ngày trong

tuần.

Hàng năm có 3 kì nghỉ dài ngày là Tết Đoan Ngọ (nghỉ hơn 1 tháng), Tết Cơm Mới ( tháng

10, nghỉ 1 tháng ), Tết Nguyên Đán (nghỉ 2 tháng).

Vào đầu năm học thường có “Lễ nhập môn”. Ngoài tiền ra lễ, cha mẹ học sinh còn trả tiền

học phí cho Thầy 2 lần, tổng cộng khoảng 4 quan tiền.

5. Nội dung giáo dục

5.1. Hệ tư tưởng chi phối:

Dưới thời Lê sơ, các vua quan tâm và phát triển bộ máy nhà nước theo kiểu quân

chủ tập trung (quyền hạn tập trung vào tay vua) mang tính quan liêu chuyên chế. Nho

giáo chính là hệ tư tưởng phù hợp nhất với kiểu nhà nước này, vì thế mà dưới thời Lê sơ

nói chung và trong thời trị vì của Lê Thánh Tông nói riêng, Nho giáo chiếm vị trí độc

tôn và được chọn làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia.

Năm 1435, Lê Thái Tông cho làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn Miếu. Khoa thi tiến sĩ

năm Nhâm tuất (1442) được xem là mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở

Việt Nam. Sang thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đạt tới đỉnh cao thịnh vượng.

Trong giáo dục và thi cử, Nho giáo chiếm nội dung chủ yếu. Để tôn vinh Nho học,

Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ, những người đỗ từ năm 1442 tại nhà Thái học. Năm

1467, ông đặt ra chức Ngũ Kinh bác sĩ, tức là chọn người giỏi giao cho nhiệm vụ nghiên

cứu chuyên sâu về Ngũ Kinh để giảng cho học trò, truyền bá Nho giáo trong xã hội.

5.2. Nội dung giảng dạy:

Nội dung khái quát chung:

– Những kiến thức cơ bản về cuộc sống, xã hội

– Những kiến thức về lịch sử, văn hóa, thơ ca

– Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức Nho giáo

– Cách sống, đạo trị nước, an dân.

Việc học chữ Nho chia thành hai bậc:

– Bậc tiểu học : Trẻ em bắt đầu học các sách do ta soạn như: Nhất Thiên tự,

Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, rồi đến Sơ học vấn tân , Ấu học ngũ ngôn thi.

Sau đó học các sách do người trung Quốc soạn như Tam tự kinh, Minh tâm

bảo giám, Minh đạo gia huấn…

Page 11: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

9

– Chữ Hán là chữ tượng hình học rất khó. Bởi vậy, trẻ em phải học viết rất

công phu, không chỉ ở bậc tiểu học mà còn kéo dài nhiều năm sau, đủ các

kiểu “chân, thảo, lệ, triện”.

Ở bậc đại học : Cách học có phát huy tính chủ động của người học hơn, học sinh

không phải đi học thường xuyên hàng ngày nữa mà định lệ mỗi tuần vài ba buổi. Đến

lớp, thầy sẽ giảng sách Ngũ kinh, Tứ thư. Ở nhà, học sinh phải “Nấu sử sôi kinh” sao

cho thuộc như cháo. Lại phải đọc nhiều sách giải nghĩa, ghi nhớ các điển cố, có khi dài

gấp mấy lần nguyên bản. Lại phải học phép làm câu đối, thơ phú, kinh nghĩa, văn sách

sao cho đúng phép, đúng luật. Việc tự học công phu như vậy kéo dài hàng chục năm mới

đủ sức thi Hương. Có thể nói, ở giai đoạn này người ta tự học là chính.

5.3. Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử:

5.3.1. Tứ thư:

Là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa

chọn. Chúng bao gồm:

– Đại Học: là một trong những kinh điển trọng yếu của nho gia; gồm 2 phần,

phần đầu có một thiên gọi là Kinh, chép lại các lời nói của Khổng Tử, phần

sau là giảng giải của Tăng Tử, gọi là Truyện, gồm 9 thiên; dạy người ta

cách tu thân và cai trị thiên hạ theo chủ trương "vi đức dĩ chính" của nho

gia.

– Trung Dung: do Tử Tư làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong Kinh Lễ;

dẫn những lời của Khổng Tử nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn

luôn ở mức trung hòa, không thái quá, theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho

thành người quân tử; sách chia làm hai phần, phần 1 từ chương 1 đến

chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy các học trò về

đạo lý trung dung, phần 2 từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm

những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của

hai chữ trung dung.

– Luận Ngữ: sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời

nói của người đương thời; sách gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu

mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau; sách dạy con người ta

đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để

làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.

– Mạnh Tử: là bộ sách làm ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông; ghi chép

lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử

và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết

Page 12: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

10

khác; Sách gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm học và Chính trị học; phần

Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo.

– Ngũ Kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu

o Kinh thi: sách sưu tầm những bài dân ca, ca dao và những bài hát

trong cung đình Trung Quốc và các nước chư hầu

o Kinh thư: là những lời khuyên răn dạy bảo của các vua đời trước

o Kinh dịch: sách về tướng số và bói toán

o Kinh lễ: sách chép lại những lễ nghi trong gia đình và triều đình

o Kinh xuân thu: là bộ sử nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử

5.3.2. Ngũ Kinh:

– Là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng

trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng

Tử soạn thảo hay hiệu đính. Ngũ Kinh gồm 5 quyển:

– Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về

tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi

người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong

sáng.

– Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước

Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương

các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.

– Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong

dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự.

– Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa

trên các khái niệm âm dương,bát quái…Dựa vào sách để xem tướng số hay

bói tóan.

– Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử.

Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị

nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời

thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc

nhất.

Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy

Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký.

Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh.

Page 13: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

11

5.3.3. Một số tài liệu khác:

Ngoài Tứ Thư và Ngũ Kinh là hai tài liệu chính thì còn có:

– Ngọc đường văn phạm: chưa khảo cứu được tác giả

– Văn hiến thông khảo: là tác phẩm mở rộng và phát triển bộ sử Thông

điển của Đỗ Hựu thời nhà Đường; do Mã Đoan Lâm biên soạn; gồm có 24

môn với 348 quyển; so với Thông điển chỉ có 19 môn, Văn hiến thông khảo

nhiều hơn 5 môn và khái quát thời gian lịch sử cho tới triều đại Nam Tống.

– Văn tuyển: Còn gọi là Chiêu minh văn tuyển; gồm 602 quyển do Chiêu

Thống, Chiêu minh Thái tử nhà Lương biên soạn.

– Cương mục: Là tên gọi tắt của bộ sách "Khâm định Việt sử thông giám

cương mục"; được viết theo thể "cương mục" của Chu Hi thời Tống, chia

ra "cương" (phần tóm tắt gọn và sáng) và "mục" (việc chép rộng ra cụ thể

hơn); Bộ sách gồm 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên);

là bộ sử lớn thứ hai của Việt Nam, vừa tiếp thu được nhiều thành tựu của

các sử gia tiền bối, đồng thời có nhiều đóng góp riêng có giá trị về sử học.

– Bắc sử (Sử Trung Quốc): là một quyển sách trong Nhị thập tứ sử do Lý Đại

Sư viết từ năm 386 tới 618, sau đó Lý Diên Thọ, một nhà văn kiêm sử gia

thời nhà nhà Đường, và là con trai của Lý Đại Sư, tiếp tục viết sách này từ

năm 643 tới năm 659; sách có 100 quyển bao gồm Bản kỷ 12 quyển, Liệt

truyện 88 quyển, viết về lịch sử những quốc gia Bắc triều vào thời Nam

Bắc triều.

Ngoài ra, chương trình học để đi thi còn phải kể đến những sử sách và thơ văn gọi

là ngoại thư như bộ Cổ văn gồm các văn phẩm của các văn thân thi sĩ Trung Hoa từ

Tiên Tần, Chư Tử đến đời Tống; bộ Đường thi và mấy cuốn Thi văn đời đường.

Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là học thuộc lòng và trừng phạt

bằng roi vọt. Ngoài ra, còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những

câu sáo rỗng

Nội dung giáo dục có nhiều mặt tích cực như đề cao giáo dục đạo đức, phẩm chất

cho người học, hình thành ở người học ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm đối với xã

hội. Tuy nhiên lại chưa chú trọng đến khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nội dung giáo dục

chưa gắn liền với sự phát triển của xã hội.

6. Phương pháp đào tạo

Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc

lòng. Ngoài ra còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng

Page 14: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

12

(Nghĩa là lặp lại những gì thầy đọc, học và đọc lại thuộc lòng dù không hiểu được ý nghĩa của

những câu đó).

Phương thức đào tạo gồm các hình thức giảng sách, làm văn và bình văn. Trong những

buổi giảng bài và bình văn, ngoài các giám sinh chính thức, còn có các nho sinh từ các nơi

khác đến dự thính. Phương pháp dạy và học thời đó đều bắt buộc học trò phải học thuộc lòng.

Hình thức học tập ở các trường công cấp đạo, phủ, huyện trong nước cũng theo khuôn phép

của Quốc Tử Giám, tức là cũng có 3 phần giảng sách, làm văn và bình văn cụ thể như sau:

– Giảng sách: Mỗi tháng các học quan định những kỳ giảng sách nhất định. Theo

lệ định này các học trò từ các trường tư cùng với học trò các trường khác đến

đông đủ để nghe các vị học quan giảng sách kinh truyện.

– Làm văn: Mỗi tháng định những kỳ tập làm văn. Vào ngày hôm ấy, thầy giáo ra

đầu bài cho học sinh làm. Có 2 lối tập làm văn, làm văn tại trường là thầy giáo

ra đầu bài buộc học sinh làm ngay tại trường và nộp bài ngay trong ngày hôm

đó, còn lối văn tập làm tại nhà tức là học sinh mang đầu bài về nhà làm và đúng

kỳ hạn đem nộp bài.

– Bình văn: Học sinh nộp quyển cho thầy giáo, khi đã chấm xong định ngày họp

hội học sinh trở lại để phê bình. Những đoạn văn hay, những bài đặc sắc sẽ được

đọc lên cho học sinh nghe, thỉnh thoảng thầy giáo còn đặt ra những giải thưởng

cho cuộc bình văn thêm sôi nổi, hứng thú. Thông thường, những buổi bình văn

sẽ được định vào ngày cuối tháng. Học sinh nào tốt giọng sẽ được cử ra để đọc

những đoạn văn hay hoặc những bài xuất sắc.

Ở Quốc Tử Giám, thỉnh thoảng nhà vua cũng ngự ra nghe giảng sách, các quan thông hiểu

kinh điển Nho giáo sẽ phụ trách việc giảng sách và kinh truyện cho vua nghe.

Page 15: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

13

II. Chế độ khoa cử

1. Quan niệm về thi cử

– Coi thi cử và tiến cử là hai biện pháp quan trọng nhất để để phát hiện nhân tài cho

đất nước.

– Vua Lê Thái Tông năm 1434 “muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học,

phép chọn người có học thì thi cử là hàng đầu”.

– Để lựa chọn được hiền tài thì yêu cầu cơ bản nhất của việc thi cử là phải nghiêm

túc, công minh, ngăn chặn được kẻ gian.

2. Các loại hình thi cử

Có 3 loại hình thi cử:

– Thi văn: tuyển chọn quan cai trị và giáo dục, truyền bá tư tưởng của chế độ cai

trị đến nhân dân.

– Thi võ: tuyển chọn tướng lĩnh phục vụ cho quân độ, bảo vệ đất nước, chống

ngoại xâm.

– Thi lại viên: tuyển chọn lại điển các loại để giúp việc cho các quan.

Riêng thi văn được chia thành 3 loại: Thi Hương. Thi Hội, Thi Đình.

2.1. Thi hương:

Kì thi do các địa phương tồ chức.

Trước khi thi Hương, các thí sinh phải trải qua kì thi khảo hạch, đậu khảo hạch

được gọi là cống sĩ và mới được thi hương.

Thí sinh dự thi Hương phải trải qua bốn trường và đậu kỳ trước mới được thi kỳ

sau:

– Kì thứ nhất thi kinh nghĩa: giải thích những câu trong kinh truyện (tứ thư và

ngũ kinh).

– Kì thứ hai thi thơ, phú, đòi hỏi thí sinh phải nắm rõ niêm luật và các thể thơ,

phú.

– Kì thứ ba thi chế, chiếu, biểu.

– Kì thứ tư thi một bài văn sách.

2.2. Thi hội:

Do bộ Lễ của triều đình tổ chức. Sau khi thí sinh đỗ kỳ thi Hương thì năm sau

mới được dự thi kỳ thi Hội.

Theo quy định thi Hội cũng trải qua bốn kì như thi Hương:

– Kỳ I: kinh nghĩa, thư nghĩa;

– Kỳ II: chiếu, chế, biểu;

– Kỳ III: thơ phú;

– Kỳ IV: văn sách.

Page 16: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

14

Kết thúc thi Hội chưa có học vị mà phải chờ thi Đình mới quyết định. Người đỗ

đầu thi Hội gọi là Hội Nguyên.

2.3. Thi đình:

Là một khóa thi cử cao cấp nhất, để tuyển chọn người có tài, học rộng. Người thi

đỗ được cấp bằng và có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Sau

khi thí sinh đỗ kỳ thi Hội thì mới được dự thi kỳ thi Đình.

Được tổ chức trong sân điện của nhà vua. Đề thi thường do nhà vua ra và hỏi về

việc dùng người, những biện pháp làm ích nước, lợi dân.

Danh hiệu sau thi Đình:

Đệ nhất giáp tiến sĩ: Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa.

Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân.

Đệ tam giáp tiến sĩ đồng xuất thân.

Hình 2.3. Hình ảnh các sĩ tử đi thi

3. Quy định thi cử

3.1. Hạnh kiểm người đi thi:

Các triều Lê sơ rất coi trọng việc tổ chức các kì thi để tuyển chọn nhân tài ra làm

quan. Muốn được dự thi phải có hạnh kiểm tốt. Năm 1462, Lê Thánh Tông đặt ra lệnh

“Bảo kết hương thí” và “Cung khai tam đại”. Quy định yêu cầu các sĩ tử muốn tham dự

các kì thi phải có sự đảm bảo và cam kết của các quan lại địa phương về tư cách thí sinh.

Đồng thời mỗi thí sinh phải có bản khai lý lịch ba đời. Nếu là con cháu của những người

mang tiếng xấu (bất hiếu, bất mục, lọan luân, điêu toa…) hay con cái những người làm

nghề hát xướng thì không được đi thi. Con em những người nghịch đãng, ngụy quan đều

bị loại.

Page 17: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

15

3.2. Quy trường:

Quy định khi vào trường thi:

Thí sinh không được mang tài liệu vào phòng thi.

Không được tẩy xoá lung tung trong bài làm.

Ngoài ra phải tránh phạm những lỗi sau: trọng húy, khinh húy, khiếm trang,

khiếm đài…

Những ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Hình 3.2. Hình ảnh trường thi thời phong kiến.

3.3. Hội đồng thi:

Hội đồng coi thi và chấm thi bao gồm các quan lại:

Đề điệu : chánh chủ khảo

Giám thị : Phó chủ khảo

Thu quyển : thu nhận quyển thi của thí sinh

Di phong : làm nhiệm vụ “ rọc phách”

Đằng lục : chép lại từng bài văn của thí sinh sang một quyển khác để giám

khảo chấm

Đối độc : đọc lại bài đăng lục, đối chiếu với bài làm của thí sinh cho chính

xác

Hình 3.3. Hội đồng coi thi nghiêm khắc

Page 18: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

16

4. Ân điển

Treo Bảng Vàng

Lễ Xướng Danh

Lễ ban áo mũ

Dựng bia Tiến Sĩ

Các tân khoa dự yến tiệc

Hình 4.1. Lễ ban áo mũ, vinh quy bái tổ

Hình 4.2. Những người đỗ đạt được dự yến tiệc do vua ban

Ngoài ra, vua cho các học trò thi đỗ trong khảo thí, có đạo đức tốt được giảm một nữa số

thuế và tha lao dịch. Đối với các quan lại cấp thấp ở nha môn, theo định kì 3 năm, 6 năm, 9

năm, nếu ai đỗ 3 đợi khảo xét thì được thăng chức.

Page 19: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

17

III. Thành tựu và hạn chế của Giáo dục Việt Nam thời Lê sơ

1. Thành tựu:

Thời Lê sơ được xem là giai đoạn mà nền giáo dục khoa cử đã hòan thiện về nội

dung lẫn hình thức. Là đánh dấu sự kết thúc của quá trình tiếp thu các khuynh hướng giáo

dục bên ngoài sau khi đã vượt ra khỏi cái bóng của Nho, Phật, Lão để dựng nên một cột

mốc mới trong lĩnh vực tri thức.

Hệ thống trường lớp được mở rộng, tương đối đa dạng, đáp ứng được phần lớn nhu

cầu học tập. Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường

dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Quy chế học hành thi cử được thắt chặt, chất lượng

từ đó được nâng cao, nhân tài được quan tâm bồi dưỡng, có điều kiện được phát triển.

Việc công khai các quy định, thể lệ trong việc tổ chức thi cử và tuyển bổ quan lại

tạo điều kiện cho giới nho sĩ cả nước không phân biệt giàu nghèo đều được quyền tham

gia ứng thí. Người học ở trường công hay trường tư, ở Trung ương hay địa phương đều

bình đẳng, có cơ hội đem hết tài trí của mình ra để thi thố. Từ đó tạo ra môi trường công

bằng, khách quan để mọi người phấn đấu. Con em tầng lớp bình dân lương thiện nếu có

chí, có tài đều có hy vọng lập được công danh sự nghiệp mà trước đó chỉ có thể dành

riêng cho tầng lớp quí tộc.

Tổ chức thi cử nghiêm túc, hạn chế được gian lận. Quy chế tuyển chọn ở địa phương

chặt chẽ hơn, góp phần ổn định trật tự xã hội, vì nhờ đó mà loại bỏ đi những thành phần

yếu kém, chắc lọc được những nhân tài thực sự.

Vua trực tiếp ngự điện, tự tay ra đề thi văn sách cho các sĩ tử, thường hỏi về “đạo

trị nước”, “cách sử dụng nho sĩ”. Đề thi ra thiết thực, gắn liền với thực tiễn dựng nước,

trị dân. Các sĩ tử thì được tự do nêu lên những tư tưởng, bộc bạch và trình bày thoải mái

những vấn đề lớn của đất nước. Nhà vua từ đó mà trau dồi, lĩnh ngộ được nhiều gợi ý hay

cho việc trị quốc, bình thiên hạ.

Có thể nói rằng, nền giáo dục, khoa cử thời Lê sơ đã được định hình và phát triển

rực rỡ từ năm 1442 đến năm 1526. Trong thời gian đó, tổ chức được 26 kỳ thi, tuyển

được 998 tiến sĩ. Đó là những con người tài giỏi và một số trong những tiến sĩ này là

những nhân tài kiệt xuất (Nguyễn Trực, Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đỗ Nhuận),

góp phần làm rạng rỡ lịch sử và văn hóa Việt Nam. Chính họ là những người trao truyền,

giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa tinh thần của cha ông để lại và biến chúng trở

thành bất tử. Những tiến sĩ ấy là sản phẩm của một thời thịnh trị và phát triển đến đỉnh

cao của nền văn hóa, giáo dục dân tộc.

Mục tiêu giáo dục đã đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước

phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh.

Page 20: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

18

Quan tâm đến rèn luyện thái độ và kỹ năng của người học. Thông qua việc dạy học

trong sách vở, trao truyền giữa các thế hệ, học ở đời kết hợp với học qua thầy, qua bạn

mà nền giáo dục khoa cử thời Lê sơ đã hướng con người đến chữ Nhân, đưa con người

về chữ Hiếu, dẫn con người tới chữ Trung và khuyên răn con người sống có chữ Nghĩa.

Đó là những giá trị tinh thần vô giá và bất biến.

Nền giáo dục thời Lê sơ coi trọng việc giáo dục đạo đức con người, rèn luyện con

người cách sống hướng thiện, chính trực, thẳng thắn, công minh, thanh cao, trong sạch

dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Tinh thần nhân văn và nhân đạo trong nền giáo dục đó đã tạo

nên lòng tin vào một cuộc sống tươi đẹp hơn, góp phần điều chỉnh hành vi con người,

cung cấp những chuẩn mực để họ có khả năng nhận thức chân lý.

2. Hạn chế:

Quá coi trọng việc làm quan, làm chính sự, coi đó là thước đo thành công của người

đi học và kết quả đào tạo của nhà trường. Từ đó tạo điều kiện cho tâm lí chuộng bằng

cấp, địa vị xã hội, là những mặt trái của giáo dục – khoa cử, có cơ hội phát triển.

Chế độ học hành khoa cử thời kì này là coi mục đích của việc học cốt để đi thi, chứ

không phải học do nhu cầu muốn được trang bị tri thức, nên tinh thần giáo dục bao trùm

là cử tử, nghĩa là ra sức học theo đúng phép tắc, đúng quy phạm, cốt sao thi đỗ, tạo nên

tình trạng học hành thụ động, máy móc, thủ tiêu sáng tạo cá nhân.

Nội dung dạy đi xa thực tế, không có khả năng áp dụng, học để biết chứ không học

để làm. Mặc dù lý tưởng của người nho sinh là phải trở thành bậc chính nhân quân tử, và

biểu hiện cao nhất của lý tưởng này là hành đạo cứu đời, kinh bang tế thế. Tuy nhiên, cái

tri thức do học được với cái yêu cầu của thực tế là khoảng cách một trời một vực. Thành

ra, việc tự tu dưỡng, mở mang học vấn, tri thức là một việc làm suốt đời. Số người này

bao giờ cũng ít ỏi. Còn lại đa phần là những người ở mức trung bình, đi ra cuộc đời quá

lắm chỉ biết làm nghề dạy học, hoặc bốc thuốc, hoặc bói toán để mưu sinh (trên cơ sở của

các tri thức nho, y, lý, số đã được trau dồi), chứ không áp dụng vào việc sản xuất, phát

minh để làm lợi cho đời sống. Cái sở học của họ tuy cũng thu hoạch khá nhiều kiến thức,

song cái học đó cốt để biết, chứ không đem ra thực hành được, tức là không để làm.

Đề cao giáo dục đạo đức, lễ nghĩa nhưng ứng dụng một cách máy móc, không linh

động.

Nội dung dạy học thiên về giáo dục tri thức đạo đức, mà chưa chú trọng nhiều đến

các tri thức khoa học khác cũng như thực tiễn của đất nước. Ngoài ra nội dung còn phụ

thuộc quá nhiều vào kinh điển Nho giáo và Bắc sử. Tài liệu học tập dường như không đề

cập đến chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), nhằm phát triển tư duy dân tộc.

Page 21: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

19

Lối học nhồi nhét, rập khuôn, trọng từ chương, cách truyền đạt cổ hủ, thiếu tính

sáng tạo dẫn đến không phát huy được tính năng động và chủ động của học sinh.

Phương pháp học duy chỉ có cách học thuộc lòng, cách học này trước hết là học thuộc

chữ, sau đó giải thích những chữ đó (rộng ra là văn bản) cũng phải theo cách người trước

đã giải thích, tức là lấy Trung Hoa làm mẫu mực, không có cách giải thích khác theo cách

hiểu cá nhân, nếu ai cố tình giải thích theo cách hiểu của mình sẽ bị đánh trượt trong các

kỳ thi chính thức. Nó không chấp nhận sáng tạo. Chính vì vậy, trong lịch sử thi cử, có

một số cá nhân vượt trội trong khi đi thi, do không chịu khuôn theo những điển mẫu có

sẵn trong sách, cứ muốn trồi ra những ý tưởng xuất sắc của mình, nên đã bị đánh trượt.

Nền giáo dục này đã vô tình đào tạo ra những con người thụ động, chỉ biết nghe theo,

làm theo, những người giỏi bắt chước.

Trường quy quá nghiêm ngặt, gây áp lực và tạo tâm lí không tốt cho học sinh, đã

phần nào hạn chế khả năng của học sinh.

Đối tượng được đi học, được tiếp cận hệ thống giáo dục chính thống của nhà nước

còn hạn chế. Chỉ tập trung phát triển hệ thống giáo dục – khoa cử chủ yếu ở đô thị, hướng

vào đào tạo con quan, con nhà khá giả là chủ yếu.

Nền giáo dục thời Lê sơ luôn có sự phân biệt đẳng cấp, dễ tạo nên sự bất mãn. Vì

quan điểm cực đoan, thiếu tinh thần khoan dung trong việc lựa chọn người học, người thi

mà đã làm mất đi một lực lượng nhân tài đáng kể.

3. Rút ra bài học kinh nghiệm :

Luôn để cao vai trò của giáo dục trong nhận thức và hành động. Giáo dục tri thức

phải đi đôi với giáo dục đạo đức.

Luôn thay đổi và sáng tạo trong cách dạy sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả

năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học.

Đẩy mạnh việc thực hiện thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người thực tài. Tuy

nhiên, hạn chế những quy định quá khắt khe, không cần thiết trong hoạt động dạy học

cũng như thi cử để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.

Khi nghiên cứu và đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều

kiện lịch sử cụ thể.

Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với tình hình thực tế và kết hợp hài

hòa lợi ích.

Nội dung giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, mang tính cập

nhật.

Page 22: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

20

Có những chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích học tập.

Xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi

tầng lớp nhân dân. Tránh tình trạng phân biệt đẳng cấp, hướng đến nền giáo dục bình

đẳng.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đóng góp

của toàn xã hội cho giáo dục. Đồng thời kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lí các tiêu cực

trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

Page 23: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

21

KẾT LUẬN

Thời đại Lê sơ được xem là đỉnh cao của sự phát triển trong lịch sử chế độ phong kiến

Việt Nam. Là thời đại lâu nhất, các vua nhà Lê đã đưa nước Đại Việt trở thành một quốc gia hùng

cường trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ cả về mặt kinh tế, chính trị và văn hoá – xã hội.

Nhà nước Đại Việt được củng cố vững chắc, thống nhất theo mô hình nhà nước phong kiến trung

ương tập quyền và thực hiện việc cai trị đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Gắn liền với

việc đổi mới, xây dựng thể chế chính trị, họ đặc biệt quan tâm xây dựng con người chính trị,

trọng tâm là vấn đề đào tạo và sử dụng quan lại. Với việc xác định được vai trò quan trọng của

hiền tài đối với vận mệnh quốc gia, các vị vua thời Lê sơ đã có những chính sách đúng đắn để

tuyển dụng và đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho đất nước. Hệ thống trường học mở rộng,

chế độ học tập và thi cử được cải cách, nghiêm ngặc và hoàn chỉnh hơn. Nhờ đó, đội ngũ quan

chức triều đình cũng như quan lại địa phương đã được tăng cường về số lượng, nâng cao chất

lượng cả về trình độ, đạo đức và năng lực, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của phát triển đất nước. Tuy

vẫn còn nhiều chỗ cần khắc phục nhưng phải khẳng định rằng những tư tưởng trọng hiền tài thời

Lê Sơ cũng vẫn là những viên ngọc sáng, chắc hẳn sẽ tồn tại mãi với thời gian và góp phần tích

cực vào trong quá trình xây dựng chiến lược giáo dục và đào tạo của nước nhà trong thời kỳ Công

nghiệp hóa - Hiện đại hóa, tiến đến thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu.

Page 24: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội

2. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, NXB Văn hóa Thông tin

3. Nguyễn Đăng Tiến (Chủ biên), Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng 8-1945, NXB

Giáo dục, 1996.

4. Nguyễn Tiến Cường, Sự phát triển của giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến, NXB

Giáo dục, 1998.

5. Đại Việt sử kí tòan thư ( 2004), tập 2, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Thịnh (2010), Khoa cử và văn chương khoa cử Việt Nam thời trung đại, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội

7. Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 7, Nxb Giáo Dục

8. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 306, tháng 12, 2009

Page 25: Nền giáo dục việt nam thời lê sơ

Nền giáo dục Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

23

Điểm kết luận của bài thi Chữ kí xác nhận của CB chấm thi Chữ kí xác nhận của

Bằng số Bằng chữ CB chấm 1 CB chấm 2 CB nhận bài thi