Ận vĂn thẠc sĨ quẢn lÝ giÁo d...

45
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC GIÁO DC TRN THTHU HIN QUN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DC KNĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HC PHTHÔNG QULÂM - TNH PHÚ THLUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DC HÀ NI - 2017

Upload: others

Post on 14-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ THU HIỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

QUẾ LÂM - TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017

Page 2: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ THU HIỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

QUẾ LÂM - TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Thúy Hằng

HÀ NỘI - 2017

Page 3: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

i

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã

nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp

lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình.

Em xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu,

các Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên của Trường Đại học Giáo dục - Đại học

Quốc gia Hà Nội.

Xin chân thành cảm ơn Văn phòng Sở GD &ĐT Phú Thọ, Ban giám

hiệu, các bạn đồng nghiệp, phụ huynh học sinh của trường THPT Quế Lâm đã

cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi

trong quá trình nghiên cứu thực tế để làm luận văn.

Đặc biệt, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo -

PGS. TS. Đỗ Thị Thúy Hằng - Người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi

dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp giúp đỡ, động viên để

em hoàn thành luận văn này.

Mặc dù tác giả đã nỗ lực cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu,

song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được

những lời chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, ý kiến đóng góp trao đổi của các

bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 01 năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hiền

Page 4: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1. BGH Ban giám hiệu

2. CBQL Cán bộ quản lý

3. CMHS Cha mẹ học sinh

4. CSVC Cơ sở vật chất

5. GD Giáo dục

6. GD&ĐT Giáo dục & Đào tạo

7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống

8. GV Giáo viên

9. GVCN Giáo viên chủ nhiệm

10. GS.TS Giáo sư - Tiến sĩ

11. HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp

12. HS Học sinh

13. KNS Kỹ năng sống

14. QLGD Quản lý giáo dục

15. SL Số lượng

16. THPT Trung học phổ thông

17. PGS – TS Phó giáo sư - Tiến sĩ

18. SGK Sách giáo khoa

19. GDCD Giáo dục công dân

20. UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học

và Văn hóa Liên hiệp quốc

21. XHCN Xã hội chủ nghĩa

Page 5: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

iii

MỤC LỤC

Lời cảm ơn .......................................................................................................... i

Danh mục các ký hiệu viết tắt ............................................................................ ii

Danh mục các bảng, biểu đồ ............................................................................. vi

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO

DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........ 6

1.1. Tông quan nghiên cƣu vê đê tai ................................................................ 6

1.2. Môt sô khai niêm cơ ban cua đê tai .......................................................... 7

1.2.1. Quản ly, quản ly giáo dục ................................................................. 7

1.2.2. Quản ly trường học ......................................................................... 11

1.2.3. Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ........................................ 13

1.3. Nội dung giáo dục ky năng sông cho hoc sinh THPT ........................... 15

1.3.1. Đặc điểm tâm ly, lưa tuôi bâc THPT .............................................. 15

1.3.2. Mục tiêu giao duc ky năng sông cho hoc sinh THPT .................... 17

1.3.3. Chương trình, nôi dung giao duc ky năng sông cho hoc sinh THPT ....... 18

1.3.4. Phương phap và hình thức giáo dục KNS cho hoc sinh THPT ...... 20

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho hoc sinh THPT .................. 23

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trƣờng THPT ............ 24

1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý GD kỹ năng sống ............................... 24

1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục KNS ................................................... 25

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS .................................................... 25

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS ........................... 30

1.5. Cac yêu tố ảnh hƣởng đ ên quản lý hoạt động giao duc KNS cho

học sinh THPT................................................................................................. 31

1.5.1. Yếu tố chủ quan .............................................................................. 31

1.5.2. Yếu tố khách quan .......................................................................... 32

Kêt luân chƣơng 1 ........................................................................................... 34

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG QUẾ LÂM - HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ ........... 35

Page 6: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

iv

2.1. Khái quát về kinh tê - xã hội và GD huyên Đoan Hung tinh Phu Tho ....... 35

2.1.1. Về kinh tế - xã hội .......................................................................... 35

2.1.2. Về giáo dục của huyện Đoan Hùng ................................................ 37

2.2. Đặc điểm trƣờng THPT Quê Lâm huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ ...... 39

2.3. Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng THPT

Quê Lâm, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ................................................ 42

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, NV, PHHS về giáo dục KNS .... 42

2.3.2. Thưc trang chương trình, nội dung giao duc KNS cho hoc sinh ......... 43

2.3.3. Thưc trang vê phương pháp, hình thức giáo dục KNS cho HS ...... 46

2.3.4. Kết quả đạt được về giáo dục KNS cho học sinh ........................... 48

2.4. Thƣc trang quan ly giao duc ki năng sông cho hoc sinh trƣơng

THPT Quê Lâm............................................................................................... 50

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch GD kỹ năng sống cho HS ............. 50

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục KNS cho học sinh ............. 52

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS cho học sinh ............. 54

2.4.4. Thưc trang kiêm tra, đanh gia viêc thưc hiên giao duc ky năng

sông cho hoc sinh ...................................................................................... 55

2.4.5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục KNS

cho học sinh ............................................................................................. 57

2.5. Đanh gia chung về thực trạng ................................................................. 58

2.5.1. Ưu điểm .......................................................................................... 58

2.5.2. Hạn chế ........................................................................................... 59

2.5.3. Nguyên nhân của những yếu kém .................................................. 60

Kêt luận chƣơng 2 ........................................................................................... 63

CHƢƠNG 3: BIỆN PHAP QUAN LY HO ẠT ĐỘNG GIAO DUC

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT QUẾ LÂM -

TỈNH THU THỌ ............................................................................................. 64

3.1. Nguyên tắc đề xuất ................................................................................... 64

3.1.1. Đam bao tinh muc tiêu .................................................................... 64

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiên ................................................................... 64

3.1.3. Đảm bảo tính toan diên ................................................................... 64

3.1.4. Đảm bảo tinh kế thừa ...................................................................... 64

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 65

Page 7: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

v

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng

THPT Quê Lâm .............................................................................................. 65

3.2.1. Bồi dưỡng nhân thưc cho đôi ngu giao viên vê tâm quan trong

của giáo dục kỹ năng sống cho hoc sinh .................................................. 65

3.2.2. Điều chỉnh chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống

trong hoạt động của nhà trường ................................................................ 70

3.2.3. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch lồng ghép hoạt động

giáo dục kỹ năng sống trong dạy và học .................................................. 76

3.2.4. Tăng cương ho ạt động phôi hơp giưa nha trương và gia đinh

giáo dục kỹ năng sống cho hoc sinh ......................................................... 81

3.2.5. Chỉ đạo Đoàn thanh niên có kế hoạch và triển khai kế hoạch

thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT theo

các chủ đề .................................................................................................. 86

3.2.6. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho HS THPT ..... 91

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................. 93

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiêt và tính khả thi của các biện pháp ........... 95

Kêt luận chƣơng 3 ......................................................................................... 101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 102

DANH MUC TAI LIÊU THAM KHAO .................................................... 106

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 106

Page 8: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1. Tổng hợp các trường Mầm non và phổ thông trên địa bàn huyện .... 37

Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ ......... 38

Bảng 2.3. Đội ngũ CBQL, GV, NV trường THPT Quế Lâm ................... 39

Bảng 2.4. Kết quả Hạnh kiểm và Học lực của học sinh ........................... 40

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá về nhận thức giáo dục kỹ năng sống cho HS ........ 42

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thực trạng chương trình, nội dung GDKNS ......... 44

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp, hình

thức giáo dục KNS cho HS ....................................................... 47

Bảng 2.8. Đánh giá kết quả đạt được về giáo dục KNS cho HS .............. 48

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch GDKNS

cho HS....................................................................................... 51

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá tổ chức thực hiện GDKNS cho học sinh ...... 52

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS ...... 54

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng kiêm tra , đánh giá việc thực

hiện giao duc KNS cho HS ....................................................... 55

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến

quản ly giáo dục KNS cho HS .................................................. 57

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp ................... 95

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp ...................... 97

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá mối tương quan giữa tính cần thiết và

tính khả thi của các biện pháp .................................................. 99

Biểu đồ 3.1. Mức độ đánh giá tính cần thiết của các biện pháp ................... 96

Biểu đồ 3.2. Mức độ đánh giá tính khả thi của các biện pháp ...................... 98

Page 9: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

1

MỞ ĐẦU

1. Ly do chọn đề tai

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo

dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam

theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc

tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và

cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Trong điều 2 Luật giáo dục năm 2005 được

Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2015 đã xac

đinh rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,

có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý

tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,

phẩm chất và năng lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mục tiêu và mục đich cua nên giao duc la hinh thanh

và phát triển nhân cách cho người học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của

thơi đai. Hình thành nhân cách cho người học không phải chỉ trong một thời

gian, môt giai đoan nhât đinh ma đo la qua trinh lâu dai va suôt đơi. Viêc hinh

thành và phát triển nhân cách người học trải qua các giai đoạn khác nhau

nhưng co thê noi qua trinh hoc tâp ơ bâc THPT la giai đoan quan trong nhât vơi

viêc đinh hinh nên tang đê hinh thanh va phat triên nhân cach ngươi hoc.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn

nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đáp ứng được yêu cầu hội

nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục nước ta đã và

đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI mà thực chất

là tiếp cận giáo dục giá trị sống, hình thành kĩ năng sống cho người học đó là:

Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để tự khẳng định mình.

Trong Chỉ thị 40/2008/ CT - BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT về phát

động phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, đa xac

đinh: “Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,

thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý

thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và

Page 10: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

2

các tai nạn thương tích khác. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống

hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội”. Như vậy, việc làm quen

với kỹ năng như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh

đạo, tổ chức thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, vấn

đề môi trường, hoả hoạn, đuối nước và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống... sẽ

giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc

sống. Có thể nói trang bị cho các em kỹ năng sống trong nhà trường vẫn được

coi là một trong những nhiệm vụ cấp bách để hình thành nhân cách cho học

sinh hiện nay.

Thực tế, việc giáo dục KNS tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các

tiết học ở bộ môn GDCD và các hoạt động nhỏ lẻ trong công tác chủ nhiệm

lớp chứ chưa thành chương trình hoàn thiện. Chương trình, phương pháp giáo

dục chưa phù hợp, hình thức tổ chức còn nghèo nàn, không hấp dẫn nặng về

lý thuyết, giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường hiệu quả chưa cao.

Một số các tệ nạn xã hội ngày càng trở nên phổ biến trong các nhà trường

như: bạo lực học đường; lối sống ích kỉ, vô cảm; giới trẻ chìm trong thế giới ảo,

xa lạ với thực tế cuộc sống; không có kỹ năng hoạt động nhóm, khó hòa nhập;

có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng

khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống; cách học, cách sống

không khoa học, hiệu quả… là những biểu hiện của hầu hết học sinh THPT

trong vài năm trở lại đây. Nếu thực tế này không được khắc phục giáo dục Việt

Nam sẽ không thực hiện được mục tiêu là đào tạo con người Việt Nam phát

triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung

thành với ly tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng

nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là ly do để lựa chọn đề tài: “Quản lý

hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học phổ thông

Quế Lâm - tỉnh Phú Thọ”, làm hướng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng

các hoạt động giáo dục, giáo dục kỹ năng sống nói chung và quản lý giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh các trường THPT nói riêng.

Page 11: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

3

2. Mục đích nghiên cứu

Trong các trường phổ thông, giáo dục toàn diện học sinh là một hoạt động

được quy định rất cụ thể trong điều lệ trường học. Trong các hoạt động giáo dục

thì hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

hiện nay trong các trường phổ thông được các nhà quản lý rất quan tâm. Từ vấn

đề nghiên cứu người thực hiện mong muốn quản lý giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh trong cơ sở giáo dục của mình có những thay đổi về nhận thức, nội dung,

cách thức tổ chức và triển khai các hoạt động GD KNS… Từ đó tạo nên sự hào

hứng, hấp dẫn cho học sinh. Giúp cho học sinh có những bài học cụ thể và tự

trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

3. Khách thể va đối tƣơng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản

lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh Trường THPT Quế Lâm - Đoan Hùng - Phú Thọ

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Nội dung trọng tâm: Đê tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý

giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống từ đó đưa ra các biện

pháp quản lý GD KNS cho học sinh trường THPT Quế Lâm - tỉnh Phú Thọ.

4.2. Không gian: Trường THPT Quế Lâm - huyện Đoan Hùng - Tỉnh

Phú Thọ.

4.3. Thời gian: Đê tai nghiên cưu , khảo sát, đanh gia trong thơi gian 3

năm hoc liên kê từ 2013 - 2016.

4.4. Giới hạn khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên,

phụ huynh học sinh trường THPT Quế Lâm huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.

5. Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh trường THPT Quế Lâm tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ 2013 - 2016?

Biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Page 12: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

4

trường THPT Quế Lâm, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn

hiện nay?

6. Giả thuyêt nghiên cứu

Đê tai tìm hiểu tính cấp thiết và thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay. Trong nhưng năm qua, biện

pháp quản lý, giáo dục ky năng sông cho hoc sinh trương THPT Quê Lâm tinh

Phú Thọ đã được thực hiện và đã đạt được những thành tựu nhất định, song vẫn

tồn tại những hạn chế và bất cập trong công tác quản ly nên hiêu qua cua công

tác giáo dục kỹ năng sông cho hoc sinh chưa cao. Nêu xac đinh đươc các nguyên

nhân đê xuât đươc biên phap quan ly giáo d ục kỹ năng sống cho học sinh phu

hơp vơi điêu kiên nha trường se gop phân nâng cao hiêu qua GD kỹ năng sống

cho hoc sinh trương THPT Quế Lâm huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.

7. Nhiệm vụ nghiên cứu

7.1. Nghiên cưu cơ sơ ly luân vê quan ly giao duc ky năng sông cho

học sinh trường THPT Quế Lâm huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ;

7.2. Khảo sát thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh trường THPT Quế Lâm huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ;

7.3. Đê xuât biện phap để nâng cao hiệu quả việc giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh trường THPT Quế Lâm - tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

8. Phƣơng phap nghiên cứu

8.1. Nhom phương pháp nghiên cứu li luận

Phân tich tông hơp, phân loai va khai quat hoa cac văn kiên, tài liệu;

Dưa vao li luân nghiên cưu vê chuyên nganh quan ly giao duc, vân dung

các lí luận về quản ly giáo dục, tiên hanh phân tich, so sanh vơi công tac quan ly

giáo dục kỹ năng sống trong trường THPT;Thu thập các văn bản của Đảng và

nhà nước về việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sư dung phương phap điêu tra băng

phiêu hoi đây la phương phap cơ ban va hiêu qua trong điêu tra xa hôi. Điêu tra

Page 13: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

5

băng phiêu hoi se tâp trung nghiên cưu điêu tra cac lưc lương giao duc trong va

ngoài nhà trường từ đó đánh giá một cách khái quát vấn đề nghiên cứu.

Phương phap chuyên gia : Muôn co cai nhin khoa hoc tư nhưng ngươi

am hiêu trong linh vưc ma đê đê tai nghiên cưu , có thể sử dụng cách phỏng

vân trưc tiêp hoăc gian tiêp cac chuyên gia trong linh vưc nghiên cưu.

Phương phap khao nghiêm :Phương phap khao nghiêm se đươc tiên

hành thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi . Nhơ đo se đanh gia

đươc mưc đô thiêt th ực, mưc đô cân thiêt , khả thi của các biện pháp được đặt

ra trong đê tai nghiên cưu.

8.3. Phương phap phân tich va xư ly thông tin : Phương phap nay sư

dụng toán thống kê và phân tích số liệu . Đây la khâu quan trong sau khi tiên

hành các phương pháp điều tra khác , đăc biêt la phương phap điêu tra băng

phiêu hoi. Tư đo đanh gia định lương, đinh tinh đươc kêt qua cua điêu tra.

9. Những đóng góp của đề tài

Tổng hợp và hệ thống hóa lý luận về vấn đề quản lý các hoạt động giáo

dục KNS cho học sinh trong nhà trường THPT;

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh

trong nhà trường THPT.

10. Cấu trúc luân văn

Ngoài phần mở đầu , kết luận và khuyến nghị, phụ lục , tài liệu tham

khảo, nôi dung chính của luân văn trinh bay trong 3 chương:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh trường THPT

Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh trường THPT Quế Lâm - tỉnh Phú Thọ

Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh trường THPT Quế Lâm - tỉnh Phú Thọ

Page 14: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

6

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Tông quan nghiên cƣu vê đê tai

Con người ngay từ khi sinh ra đã cần nhiều kỹ năng để tồn tại và phát

triển, chính vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho con người đã hình thành từ rất

sớm, từ khi xã hội chưa phát triển cho đến ngày hôm nay. Con người được rèn

luyện và hình thành kỹ năng sống, nó được củng cố, trau dồi và định hình trở

thành một nét nhân cách con người. Giáo dục kỹ năng sống đã trở thành vấn

đề được loài người coi trọng trong nền giáo dục của mình. Kỹ năng sống

không chỉ đơn thuần là giáo dục giới hạn trong phạm vi hẹp mà đã được khái

quát, nghiên cứu và hình thành lí luận trong hệ thống giáo dục của con người.

Nhất là trong thời đại hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, khoa học, công

nghệ không ngừng tiến bộ nhu cầu học tập của con người ngày càng nhiều.

Con người có nhu cầu muốn học để biết, để làm việc, để tự khẳng định mình

và để hòa nhập với cộng đồng. Chính vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho

giới trẻ nhất là giáo dục cho học sinh trong các nhà trường THPT hiện nay là

vô cùng cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống

nên đây là một trong các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường

học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động trong

chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT của Bộ trưởng ky ngày 22/7/2008.

Các nghiên cứu ở nước ngoài Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật

ngữ “Kĩ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của

UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá

trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu về kĩ năng sống

trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kĩ

năng sống cũng như đưa ra được một bảng danh mục các kĩ năng sống cơ bản

mà thế hệ trẻ cần có. Phần lớn các công trình nghiên cứu về KNS ở giai đoạn

này quan niệm về KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kĩ năng xã hội.

Page 15: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

7

Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước trong đó có các nước Đông

Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho

hướng nghiên cứu về kĩ năng sống nêu trên. Do yêu cầu của sự phát triển kinh

tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển của các quốc gia nên hệ thống

giáo dục của các nước đã và đang thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát

huy tối đa các tiềm năng của người học; đào tạo một thế hệ năng động, sáng

tạo, có những năng lực chủ yếu (như năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn

thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội) để thích ứng với những

thay đổi nhanh chóng của xã hội.

Ở Việt Nam, có nhiều tác giả, công trình nghiên cứu về kỹ năng sống,

như tác giả GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc; đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn

Thanh Bình với đề tài “Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và đề

xuất giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”; tác giả Nguyễn Khắc

Hùng và Đào Hoàng Nam với “Xây dựng văn hóa học đường và trường học

thân thiện học sinh tích cực”; Tác giả Nguyễn Công Khanh với “Phương pháp

giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống”. Trong những năm gần đây, đất nước ta

thực hiện đổi mới công tác giáo dục, trong chương trình đổi mới đã rất chú

trọng công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập

thể, ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp và dạy lồng ghép trong các môn học khác.

Còn nhiều công trình nghiên cứu khác về lĩnh vực kỹ năng sông và giáo

dục kỹ năng sống như luận văn của các thạc sĩ, tiến sĩ của nhiều tác giả khác

nghiên cứu về thành công về vấn đề này.

Đề tài của tác giả mong muốn nâng cao hiệu quả của việc quản ly hoạt

động giáo dục KNS cho học sinh trường THPT Quế Lâm tỉnh Phú Thọ, tạo ra

sự thống nhất nhận thức và hành động một cách hệ thống trong nhà trường

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

1.2. Môt sô khai niêm cơ ban cua đê tai

1.2.1. Quản ly, quản ly giáo dục

a. Quản lý

Khái niệm quản ly được hình thành từ rất lâu và cùng với sự phát

Page 16: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

8

triển của tri thức nhân loại cũng như nhu cầu của thực tiễn nó được xây

dựng và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi hoạt động của xã hội đều

cần tới quản ly.

Quản ly vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một

hệ thống xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Hoạt động quản ly là hoạt động

cần thiết phải thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các

nhóm, các tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung. Chính vì thế quản ly được

hiểu bằng nhiều cách khác nhau và được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác

nhau trên cơ sở những quan điểm và các cách tiếp cận khác nhau, cụ thể có

các cách tiếp cận sau đây:

- Cách tiếp cận theo thực tiễn: Trên cơ sở phân tích sự quản ly bằng

cách nghiên cứu kinh nghiệm thông thường qua các trường hợp cụ thể. Từ

việc nghiên cứu những trường hợp thành công hoặc thất bại, sai lầm ở các

trường hợp cá biệt của những người quản ly cũng như những dự định của họ

để giải quyết những vấn đề đặc trưng, để từ đó giúp họ hiểu được phải làm

như thế nào để quản ly có hiệu quả trong những hoàn cảnh tương tự.

- Cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống: Cách tiếp cận này cho phép xem

xét các hoạt động quản ly như một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm những yếu tố

và mối liên hệ tương tác giữa các nhân tố để đạt được mục tiêu đã xác định.

- Cách tiếp cận theo thuyết hành vi: Dựa trên những y tưởng cho rằng

quản ly là làm cho công việc hoàn thành thông qua con người. Do vậy việc

nghiên cứu nên tập trung vào mối quan hệ giữa người với người. Đây là

trường hợp phải tập trung vào khía cạnh con người trong quản ly, vào niềm

tin khi con người làm việc cùng nhau để hoàn thành các mục tiêu thì “con

người nên hiểu con người”. Với học thuyết này giúp con người quản ly ứng

xử một cách có hiệu quả hơn với những người dưới quyền. Tác giả Nguyễn

Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Định nghĩa quản ly một cách

kinh điển nhất là: tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản ly

(người quản ly) đến khách thể quản ly (người bị quản ly) trong một tổ chức

nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [7, tr.9].

Page 17: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

9

Ngày nay hoạt động quản ly được định nghĩa rõ hơn: Quản ly là quá

trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức

năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo), và kiểm tra. Theo tác giả Trần

Khánh Đức:“Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng,

tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người

hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả

nhất” [12].

Bất cứ một xã hội nào cũng được xem như là một hệ quản ly, một nhà

máy, một xí nghiệp, một trường học hay một quốc gia...Mỗi hệ quản ly bao

gồm hai bộ phận gắn bó khăng khít với nhau: Bộ phận quản ly (giữ vai trò chủ

thể quản ly) có chức năng điều khiển hệ quản ly, làm cho nó vận hành với mục

tiêu đã đặt ra. Bộ phận bị quản ly (đối tượng quản ly - giữ vai trò khách thể

quản ly) gồm những người thừa hành trực tiếp sản xuất và bản thân quá trình

sản xuất. Trong quản ly chủ thể quản ly và đối tượng quản ly lại có mối quan

hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Khi

mục tiêu của tổ chức thay đổi sẽ tác động đến đối tượng quản ly thông qua chủ

thể quản ly.

Từ sự phân tích cách tiếp cận và quan niệm của các học giả đã nêu ta

có thể hiểu: Quản lý là tác động có định hướng có chủ định của chủ thể quản

lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hệ thống đạt đến mục tiêu đã định và làm

cho nó vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất. [7, tr.9].

Theo quan điểm của tổ chức UNESCO, hệ thống các chức năng quản ly

bao gồm 8 vấn đề sau: xác định nhu cầu - thẩm định và phân tích dữ liệu -xác

định mục tiêu kế hoạch hoá (bao gồm cả phân công trách nhiệm, phân phối

các nguồn lực, lập chương trình hành động ) - triển khai công việc - điều

chỉnh - đánh giá - sử dụng liên hệ và tái xác định các vấn đề cho quá trình

quản lý tiếp theo.

Theo quan điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý

nêu trên, có thể khái quát một số chức năng cơ bản sau:

Page 18: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

10

- Kế hoạch

- Tổ chức

- Chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp)

- Kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát và kiểm kê).

Như vậy, tuy có nhiều cách phân loại chức năng quản lý khác nhau

(khác về số lượng chức năng và tên gọi các chức năng). Về thực chất các hoạt

động có những bước đi giống nhau để đạt tới các mục tiêu. Ngày nay còn có

các tác giả trình bày chức năng quản lý nói chung (hoặc chức năng QLGD nói

riêng) theo những quan điểm phân loại khác nhau, nhưng nền tảng của vấn đề

vẫn là 4 chức năng cơ bản theo quan điểm quản lý hiện đại.

b. Quản lý giáo dục

Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình lao động, học

tập và qua cuộc sống hàng ngày con người nhận thức thế giới xung quanh, dần

dần tích luỹ được kinh nghiệm, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu

biết ấy cho nhau. Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục.

Quản lý giáo dục trên cơ sở quản ly nhà trường là một phương hướng cải tiến

quản lý giáo dục theo nguyên tắc tăng cường phân cấp quản ly nhà trường

nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể quản

lý trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo mà xã hội đang yêu cầu. Như

vậy, quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của nhà quản

lý giáo dục trong việc vận hành nguyên ly, phương pháp chung nhất của kế

hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động đó thực chất là

những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhà trường tổ chức một cách

khoa học, có kế hoạch quá trình dạy và học theo mục tiêu đào tạo.Quản lý giáo

dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của

mình. Giống như khái niệm “quản ly” đã trình bày ở trên, khái niệm “quản lý

giáo dục ” cũng có nhiều quan niệm khác nhau.Theo M.I. Kônđacốp: Quản lý

giáo dục là tập hợp những biện pháp kế hoạch hoá nhằm đảm bảo vận hành

bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở

Page 19: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

11

rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng.“Quản lý giáo dục là hệ

thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý,

nhằm cho hệ thống vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện

được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội

tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu, tiến lên

trạng thái mới về chất" [15].

Quản lý giáo dục có tính xã hội cao, vì vậy cần tập trung giải quyết tốt

các vấn đề xã hội để phục vụ công tác giáo dục. Ngoài ra, quản lý giáo dục

còn được xem như quản lý một hệ thống giáo dục gồm tập hợp các cơ sở giáo

dục như trường học, các trung tâm kỹ thuật - hướng nghiệp dạy nghề mà đối

tượng quản ly là đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất kỹ thuật, các

phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập.

Nói chung, quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản

ly đến khách thể quản ly trong lĩnh vực giáo dục. Nói một cách rõ ràng hơn,

đầy đủ hơn, quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế

hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều

hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu

nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Quản lý giáo dục là

hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công

tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội.

1.2.2. Quản ly trường học

Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập

hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo

dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất

lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường [34].

Có nhiều cấp quản ly trường học: cấp cao nhất là Bộ GD - ĐT, nơi

quản ly nhà trường bằng các biện pháp vĩ mô. Có hai cấp trung gian quản lý

trường học là Sở GD - ĐT ở tỉnh, thành phố và các Phòng Giáo dục ở các

quận, huyện. Cấp quản lý quan trọng trực tiếp của hoạt động giáo dục là cơ

Page 20: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

12

quan quản ly trong các nhà trường. Mục đích của quản ly nhà trường là đưa

nhà trường từ trạng thái đang có, tiến lên một trạng thái phát triển mới, bằng

phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực đó vào phục vụ

cho việc tăng cường chất lượng giáo dục. Công tác quản ly trong nhà trường

bao gồm quản lý các hoạt động diễn ra trong nhà trường và sự tác động qua

lại giữa nhà trường với các hoạt động ngoài xã hội. Quản ly nhà trường như là

quản lý một hệ thống bao gồm các thành tố:

Thành tố tinh thần: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, các kế

hoạch, biện pháp giáo dục.

Thành tố con người: cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.

Thành tố vật chất: Cơ sở vật chất, tài chính, các trang thiết bị, phương

tiện phục vụ giảng dạy và học tập.

Trọng tâm quản ly nhà trường phổ thông là quản lý các hoạt động giáo

dục diễn ra trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường với xã hội trên

những nội dung sau đây:

- Quản lý hoạt động dạy học;

- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức;

- Quản lý hoạt động lao động và hướng nghiệp;

- Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp;

- Quản lý hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động của đoàn thể;

- Quản lý tài chính và quản lý sử dụng cơ sở vật chất.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống có trong tất cả các thành tố

nói trên của quản ly nhà trường vì: Thực chất quản lý giáo dục KNS cho học

sinh THPT là hướng tới quản lý các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục

giúp học sinh hình thành các khả năng tâm ly xã hội, để học sinh nâng cao

hiểu biết, củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời sống thực tiễn, củng cố

các kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như: Năng lực tự

hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức,

quản lý, hợp tác và cạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị xã hội...

Page 21: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

13

1.2.3. Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống

a. Kỹ năng sống

“Kỹ năng” là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Kỹ

năng sống (life skills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi

trong mọi lĩnh vực hoạt động.

Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực

cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng

ngày. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng sống nhưng thống nhất

rên những nội dung cơ bản sau;

Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội là khả năng

ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc

sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe

mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi

tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng

lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo

nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể

hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội, đó là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng

và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.

Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi

trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến

thức, thái độ, hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức

(phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng

vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).

Theo tổ chức UNESCO, kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục đó là:

* Học để biết (learn to know) gồm các kỹ năng tư duy như: Tư duy phê

phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả;

* Học để làm (learn to be) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm

nhiệm vụ như: Kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm;

Page 22: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

14

* Học để cùng chung sống (learn to live together) gồm các kỹ năng xã

hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm,

thể hiện sự cảm thông.

* Học làm người (learn to be) gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó

với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin….

Như vậy có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm kỹ năng

sống.Trong cuốn sách: Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh

trung học.Nxb Đại học quốc gia Hà Nội của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ

Lộc -Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính - Vũ Phương Liên; Đã nêu khái

niệm kỹ năng sống có tính chung nhất là: Kỹ năng sống chính là kỹ năng tự

quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc

sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói một cách khác, kỹ năng sống là khả

năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những

người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của

cuộc sống [31, tr.98].

b. Giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích,

có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan đến

kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã

hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của

cuộc sống hằng ngày.

Giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản,

giúp các em vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng được những cơ hội quý

giá trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Giáo

dục kỹ năng sống giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về động cơ và trách

nhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn của cá nhân và xã hội một cách tích

cực, trở nên mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn.

Học sinh biết kiềm chế, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, không

bị lôi kéo, vững vàng trước những áp lực tiêu cực của cuộc sống đương đại.

Page 23: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

15

Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống, học sinh được rèn luyện năng

lực tư duy, chất lượng các môn học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện

của nhà trường được nâng lên.

Có rất nhiều KNS mà con người cần học trong suốt cuộc đời, nhưng

đối với học sinh THPT, nội dung giáo dục kỹ năng sống cần tập trung vào

một số kỹ năng cơ bản cần thiết sau: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng từ

chối, phòng ngừa cám dỗ, kỹ năng biết sống lành mạnh, phòng chống tai tệ

nạn xã hội, kỹ năng biết tự nhận thức đúng bản thân, kỹ năng biết xác định

mục tiêu phù hợp, kỹ năng tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên

định. Có hai cách tiếp cận trong giáo dục kỹ năng sống:

Thứ nhất: Các hoạt động tập trung vào kỹ năng cốt lõi như kỹ năng tự

nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử... Theo cách này, bằng hoạt động với chủ

đề kỹ năng cụ thể, người học sẽ hiểu về kỹ năng sống đó và vận dụng để giải

quyết các tình huống.

Thứ hai: Mỗi kỹ năng gắn với một vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và

cần vận dụng những kỹ năng khác nhau để giải quyết.

1.3. Nội dung giao dục ky năng sông cho hoc sinh THPT

1.3.1. Đăc điểm tâm ly, lưa tuôi bâc THPT

Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt

đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên

được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:

+ Thời kì từ 15 - 18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên( học sinh THPT)

+ Thời kì từ 18 - 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (sinh viên)

Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện

tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm ly. Đây là vấn đề khó khăn

và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển

tâm sinh ly cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có

nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động

sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi.

Page 24: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

16

Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể.

Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng

phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần

kinh tạm thời phức tạp hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất y chí có

điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện

của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này

không phải chỉ do nguyên nhân sinh ly như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do

cách sống của cá nhân. Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu

đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển

mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay nói: “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự

phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm ly và

nhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này

của các em.

Trong gia đình: Các em có quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, các

em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình.

Có thể nói rằng các em trong độ tuổi này là vừa học tập vừa lao động.

Trong nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và

mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Đòi hỏi các em tự

giác, tích cực hơn, biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Nhà trường

lúc này có y nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập không chỉ nhằm

trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức mà còn có tác dụng hình thành thế giới

quan và nhân sinh quan cho các em.

Học sinh THPT có quyền tham gia mọi hoạt động bình đẳng như người

lớn. Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng

lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, các em có dịp hòa nhập

và cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh

nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này.

Có thể nói ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có hình dáng người lớn,

có những nét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào

người lớn. Ở các em luôn tồn tại hai đặc tính “tính trẻ con” và “tính người

Page 25: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

17

lớn”. Những yếu tố kìm hãm sự phát triển người lớn, đó là các em phải lo việc

học, không quan tâm lo lắng điều gì, cha mẹ vẫn chăm lo mọi mặt. Những

yếu tố thúc đẩy người lớn là nguồn thông tin rộng rãi và phong phú, cha mẹ

bận rộn, con tự lập sớm, các em tham gia các hoạt động xã hội ở nhà trường,

cùng với sự phát triển nhanh về thể lực.

Với những đặc điểm về tâm lí lứa tuổi của học sinh bậc THPT như vậy,

giáo dục trang bị cho các em kỹ năng sống là nhiệm vụ rất cần thiết trong mỗi

nhà trường.

1.3.2. Mục tiêu giao duc ky năng sông cho hoc sinh THPT

Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp

kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở

người học để đáp ứng được sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước. Việt Nam thực hiện mục tiêu giáo dục của thế kỷ XXI mà

UNESCO đã đề xuất: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học

để cùng chung sống. Trước những yêu cầu hiện tại giáo dục KNS cho học

sinh trong nhà trường THPT nhằm giúp cho học sinh:

- Có kỹ năng bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng

đến cuộc sống an toàn và khỏe mạnh của các em học sinh (có quan hệ tình

dục sớm và tình trạng mang thai ở trẻ vị thành niên, nguy cơ bị làm dụng tình

dục, hoạt động băng nhóm phạm pháp, lạm dụng ma túy và các chất gây

nghiện, nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS…). Giúp phòng ngừa những hành vi

nguy cơ có hại cho sức khỏe và sự phát triển của các em.

- Biết làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó

trước những tình huống căng thẳng, khó khăn trong giao tiếp hằng ngày của

các em.

- Rèn luyện và định hướng cho các em biết sống có trách nhiệm với

bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng khi các em lớn lên trong một xã

hội hiện đại.

- Tạo cho các em những cơ hội, hướng suy nghĩ, hướng đi tích cực và

Page 26: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

18

tự tin cũng như giúp các em có quyết định và lựa chọn đúng đắn những vấn

đề của cuộc sống…

- Học sinh THPT có KNS sẽ biết ứng dụng những nguyên tắc phát

triển bền vững vào cuộc sống của mình. Có thể khẳng định, giáo dục KNS

cho học sinh là trang bị cho các em chiếc cầu nối giữa lý thuyết với thực

hành, giữa kiến thức và kỹ năng, giữa hiện tại và tương lai giúp các em thích

ứng với cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi.

Theo UNESCO có ba thành tố hợp thành năng lực của con người là:

kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống có vai trò

quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp…

Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn

cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là hành

trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc và thành đạt là ước mơ không quá

xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những kỹ

năng sống cần thiết và hữu ích. Khối lượng kiến thức của chúng ta sẽ trở nên

lỗi thời nhanh chóng trong thời đại mới. Trong môi trường không ngừng biến

động con người luôn đối diện với áp lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày

càng đa dạng, ngày càng cao trong quan hệ xã hội, trong công việc và cả trong

quan hệ gia đình. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kỹ năng

sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kỹ năng sống con người dễ hành

động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kỹ năng

thiết yếu như y thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng

người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột.

1.3.3. Chương trình, nôi dung giao duc ky năng sông cho hoc sinh THPT

a. Chương trình

Kỹ năng sống cho học sinh THPT không chỉ dừng lại ở việc là thay đổi

nhận thức cho học sinh bằng cung cấp thông tin tri thức mà tập trung vào mục

tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực,

mang tính xây dựng đối với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Giáo dục KNS

Page 27: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

19

giúp học sinh THPT hiểu được những tác động mà hành vi thái độ của mình

có thể gây ra có thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi

trường xã hội, đối với các vấn đề của cuộc sống. Học sinh THPT có KNS sẽ

biết trang bị những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình

giúp trang bị cho cho các em những kỹ năng cần thiết để thích ứng với cuộc

sống hiện đại không ngừng biến đổi. Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh là những kỹ năng sống cốt lõi cần hình thành và phát triển cho các

em. Để việc giáo dục KNS đạt hiệu quả không chỉ thực hiện trong nhà trường,

qua các môn học chính khóa, dù rất quan trọng, mà chương trình GDNS còn

phải được thực hiện kết hợp với nhiều cách khác như: sự kết hợp giữa nhà

trường, gia đình và xã hội; các hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú;

hoạt động văn hóa, nghệ thuật; hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa; hoạt

động tiếp cận khoa học - kĩ thuật; hoạt động tham quan, dã ngoại.

Chương trình GD KNS qua các hoạt động Đoàn thanh niên cũng có

hiệu quả trong thời gian qua như: Chương trình “Học làm người có ích”;

Chương trình “Một ngày để sống - Sống có niềm tin”; Chương trình “Một

ngày để sống - Sống biết tiết kiệm”; Chương trình “Vượt qua nỗi sợ hãi”;

Chương trình “Học kì quân đội”…

b. Nội dung

Hiện nay, giáo dục KNS đang được nhiều người quan tâm, tuy nhiên

trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập, việc giáo

dục KNS như tên gọi của nó (life skills) với y nghĩa là học làm người

(learning to be) và nhất là kỹ năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống, ứng

phó tích cực với các tình huống trong cuộc sống (learning to live together)

chưa được quan tâm nhiều.Theo cách tiếp cận KNS qua 4 trụ cột của

UNESCO, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh phổ thông các nội

dung thuộc 2 nhóm KNS sau đây:

Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc,vui chơi giải trí: Các kỹ năng

nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra y kiến chia sẻ trong nhóm; Kỹ năng giữ

Page 28: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

20

gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Các kỹ

năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy xuyên

môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v…

Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc

sống: Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng; Kỹ

năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân; Biết phân

biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn; Kỹ năng trình bày y kiến, diễn đạt,

thuyết trình trước đám đông; Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động

đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng ứng phó với tai nạn như cháy, nổ...; Kỹ năng

ứng phó với tai nạn đuối nước; Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới

tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục; Kỹ năng

ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình trạng bạo lực trong

học sinh thường xảy ra). Những nhóm kỹ năng trên rất cần thiết trang bị cho

các em học sinh bậc THPT, nhất là trong môi trường xã hội hiện nay.

1.3.4. Phương phap và hình thức giáo dục KNS cho hoc sinh THPT

a. Phương phap giao duc KNS cho hoc sinh THPT

Phương pháp giáo dục là cách tác động qua lại giữ nhà giáo dục và

người được giáo dục, trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo nhằm thực

hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục đề ra. Tùy từng đối tượng để áp dụng phương

pháp giáo dục nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với học sinh bậc THPT

có thể sử dụng các phương pháp như:

Phương pháp dạy học nhóm

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học

hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia

thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn

thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả

làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng

của con người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác

Page 29: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

21

từ trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới. Dạy học

hợp tác trong nhóm nhỏ chính là sự phản ánh thực tiễn của xu thế đó.

Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy tính tích cực, trách

nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp dùng

một câu có thật hoặc truyện được viết dựa trên những trường hợp xảy ra trong

cuộc sống thực tiễn để chứng minh cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi

khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay

một băng catset mà không phải trên văn bản viết.

Cần lưu y, vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa

dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân

vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn

giản. Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề

song phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với trình độ HS và thời lượng

cho phép. Tùy từng trường hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu

một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường

hợp khác nhau.

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra

những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác,

tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri

thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ

bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư

duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề" (Rubinstein).

Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề)

là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà

họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một

Page 30: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

22

thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi

đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.

Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số

cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm

giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc

cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải

là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau

phần diễn ấy.

Phương pháp trò chơi

Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu

một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm

thông qua một trò chơi nào đó.

Phương pháp dạy học theo dự án.

Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó học sinh

thực hiện một nhiệm vụ học tập phù hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp ly thuyết

với thực hành.

Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập

kế hoạch đến việc thực hiện và đánh gái kết quả thực hiện dự án. Hình thức

làm việc chủ yếu theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có

thể giới thiệu được.

b. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

Nội dung giáo dục là nhân tố quyết định đến việc hình thành và phát

triển kỹ năng sống của học sinh, nhưng để nội dung đó được truyền tải đến

học sinh hiệu quả và tích cực nhất, thì hình thức tổ chức và phương pháp

giáo dục có vai trò hêt sức quan trọng. Vì vậy để học sinh có thể tiếp thu

kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng sông hiệu quả cần có những hình

thức giáo dục phù hợp, phù hợp với đặc điểm tâm ly học sinh, phù hợp với

hoàn cảnh của nhà trường.

Page 31: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

23

Trên cơ sở ly luận đó, có thể hiểu hình thức giáo dục kỹ năng sống là

cách tổ chức giáo dục, cách tiến hành các hoạt động cụ thể để đạt được mục

đích giáo dục. Mục tiêu giáo dục đề ra sẽ đạt hiệu quả cao khi nội dung, hình

thức, phương pháp giáo dục được kết hợp chặt chẽ, logic, khoa học và phù

hợp với thực tiễn.

Trong thực tiễn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT có nhiều

hình thức, phương pháp giáo dục, mỗi hình thức, phương pháp giáo dục có ưu

điểm và hạn chế của nó, để tiến hành hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh như mục tiêu đề ra cần phối hợp đồng bộ tất cả các hình thức và

biện pháp giáo dục, bao gồm:

+ Giáo dục thông qua các chương trình giáo dục chính khóa thông qua

các môn học, đặc biệt thông qua môn học xã hội, có thể dạy tiến hành lồng

ghép hoặc dạy học tích hợp, điều đó phụ thuộc vào thực tế kế hoạch giảng dạy

và công tác giảng dạy của giáo viên.

+ Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa. Đây là một

hình thức giáo dục mở, học sinh có thể chủ động thông qua đó tích cực tiếp

thu kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

+ Giáo dục KNS thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, các

chương trình hoạt động có định hướng, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đây

là hình thức giáo dục hiệu quả giúp cho học sinh hình thành kỹ năng giao tiếp,

ứng xử, giúp cho học sinh trở nên năng động hơn trong cuộc sống.

+ Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động phối hợp với lực

lượng khác trong xã hội, huy động nguồn lực xã hội để giáo dục tốt cho các

em từ nhà trường đến gia đình và ngoài xã hội.

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho hoc sinh THPT

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng, kiểm tra là đối chiếu với kế

hoạch để xác định đúng mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai

lệch xem xét những gì đã đạt, chưa đạt, cùng nguyên nhân của chúng và

những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh cho kịp thời. Kiểm

tra đánh giá thúc đẩy quá trình giáo dục phát triển.

Page 32: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

24

Kiểm tra đánh giá giáo dục KNS cần phải

- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng,

trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc

giáo dục KNS.

- Dựa vào cứ vào chương trình, nội dung giáo dục KNS được xây dựng

trong nhà trường;

- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì và đánh giá

quá trình; giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà

trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng;

- Kết hợp các hình thức đánh giá nhằm phát huy những ưu điểm và

khắc phục hạn chế của mỗi hình thức.

1.4. Quản ly hoạt động giao dục KNS cho học sinh trƣờng THPT

Quản lý hoạt động giáo dục KNS là sự tác động có ý thức của chủ thể

quản lý tới các đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục KNS đạt

được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Quản lý hoạt động giáo dục

KNS cho học sinh trong nhà trường THPT là quá trình tác động có định

hướng của chủ thể quản lý lên tất cả các thành tố tham gia vào quá trình hoạt

động giáo dục KNS nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.

Quản lý hoạt động giáo dục KNS là bộ phận của quản ly trường học,

bao gồm hàng loạt những hoạt động tiến hành lựa chọn, tổ chức và thực hiện

các nguồn lực, các tác động của nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các lực

lượng giáo dục theo kế hoạch chủ động và chương trình giáo dục, nhằm thay

đổi hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết.

1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý GD kỹ năng sống

Đây là một phần quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lý

trường học. Như vậy khi lập kế hoạch người cán bộ quản lý cần phải chú ý:

- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GD kỹ năng sống với mục

tiêu GD chung trong nhà trường.

Page 33: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

25

- Trong kế hoạch phải chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng,

thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả GD cao.

- Kế hoạch giáo dục KNS qua các cuộc thi, hoạt động văn nghệ, hoạt

động ngoại khóa, trải nghiệm theo chủ điểm.

- Để có tính hiệu quả cao, kế hoạch phải cụ thể đến từng tuần, tháng,

kỳ và cả năm học.

Các kế hoạch phải đảm bảo tính vừa phải, tính bao quát, tính cụ thể,

tính khả thi.

1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục KNS

Tổ chức thực hiện giáo dục KNS đó chính là giai đoạn hiện thực hóa

những y tưởng đã được nêu trong kế hoạch để đưa nhà trường từng bước đi

lên. Các công việc cơ bản gồm:

- Thành lập ban chỉ đạo;

- Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên;

- Xây dựng và ban hành các quy chế, nội quy, quy định, tiêu chuẩn,

chế độ có liên quan đến công tác GDKNS;

- Phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch;

- Tổ chức tốt các hoạt động theo qui mô lớn, phối hợp với các lực

lượng giáo dục khác trong việc GD kỹ năng sống cho học sinh;

- Giúp chủ nhiệm lớp, chi đoàn học sinh tiến hành hoạt động ở đơn vị

mình có hiệu quả;

- Xây dựng, củng cố đội ngũ GVCN thành lực lượng giáo dục KNS

nòng cốt.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong trường THPT là một hoạt động thường

xuyên, liên tục và được tiến hành trong suốt cả năm học. Người cán bộ quản ly

phải chỉ đạo trên tất cả các hoạt động của nhà trường trong đó có giáo dục KNS.

Mọi hoạt động giáo dục của trường THPT nhằm mục đích giúp học

sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng

Page 34: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

26

cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây

dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên

hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cán

bộ quản lý chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục KNS cho HSTHPT thông

qua các hoạt động sau:

Chỉ đạo qua hoạt động dạy học của giáo viên bộ môn

Hoạt động dạy học là quá trình thống nhất biện chứng giữa giáo viên và

học sinh, dưới tác động tổ chức điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác,

tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học, nhằm thực hiện tốt các

nhiệm vụ dạy học đặt ra. Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt

động dạy học chính là quản lý việc thực hiện các nội dung trong chương trình

có liên quan đến việc giáo dục KNS; Quản ly phương pháp dạy học của giáo

viên giúp học sinh không chỉ nắm vững, nắm chắc nội dung bài học mà còn

nhận thức được các giá trị đạo đức và nhân văn cao cả, hình thành thái

độ,hành vi ứng xử tốt đẹp trong cuộc sống; Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết

quả học tập của học sinh không chỉ đơn thuần là chú trọng đến việc nắm kiến

thức của học sinh mà còn quản lý việc đánh giá thông qua hành vi, thái độ mà

học sinh lĩnh hội được thông qua bài học. Nói cách khác quản lý hoạt động

giáo dục KNS trong các hoạt động dạy học trên cả ba phương diện: Kiến thức,

thái độ và hành vi.

Chỉ đạo qua các hoạt động giáo dục

Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là quá trình tác động bền

bỉ, lâu dài bằng nhiều con đường khác nhau. Ngoài việc giáo dục kỹ năng

sống thông qua hoạt động dạy học, việc giáo dục kỹ năng sống còn được

thông qua hoạt động giáo dục. Nhà trường phải quản lý từ việc lập kế hoạch,

tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo việc thực thi kế hoạch, đôn đốc, kiểm tra

đánh giá sát sao; chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn thanh niên, với

giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên phụ trách các hoạt động giáo dục ngoài

Page 35: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

27

giờ lên lớp, lao động hướng nghiệp, giáo viên giảng dạy bộ môn, phối hợp với

các lực lượng xã hội như hội CMHS và hội khuyến học, với chính quyền địa

phương trên địa bàn tuyển sinh nhà trường và nơi học sinh cư trú, Công An

huyện, Huyện đoàn thanh niên, Trung tâm sức khỏe sinh sản của tỉnh, của

huyện....nhằm tổ chức các chương trình giáo dục chuyên đề về KNS.

Chỉ đạo đội ngũ tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

Để quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, nhà

trường cần xây dựng phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất,

nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của các lực lượng GD trong và

ngoài nhà trường để tạo nên sức mạnh tổng thể trong quá trình giáo dục

KNS.Trong nhà trường phổ thông, nhà trường cần quản lý chỉ đạo phối hợp

tốt các lực lượng sau

Chỉ đạo GV bộ môn trong việc tích hợp giáo dục KNS vào môn học

Từ kiến thức lý thuyết của bài giảng đến thực tế cuộc sống là quãng

đường khá xa, một giờ học trên lớp chỉ có 45 phút, vì vậy để tích hợp được

nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống vào bài giảng, đòi hỏi người giáo

viên giảng dạy bộ môn phải linh hoạt khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trò

cùng tích cực làm việc để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến

thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa thông qua kiến thức của bài học để

học sinh nhận thức được giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân,

biết lắng nghe, chia sẻ với người khác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tư

duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng xã hội….Như vậy

vai trò của giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng trong công tác giáo dục

KNS cho học sinh, nhưng việc tích hợp giáo dục KNS vào môn học còn là

vấn đề mới mẻ đối với nhiều giáo viên nhà trường, vì vậy nhà quản lý ngoài

việc lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động còn phải tổ chức tập huấn, hội

thảo, tọa đàm để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo

viên, đồng thời phân cấp quản ly cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng

chuyên môn để thống kê việc tích hợp giáo dục KNS vào từng chương, từng

Page 36: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

28

bài cụ thể. Tổ chức làm điểm, rút kinh nghiệm và triển khai đại trà. Theo dõi

sát sao việc thực hiện tích hợp vào bài dạy của đội ngũ giáo viên, đánh giá giờ

dạy và kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh.

Chỉ đạo GVCN lớp trong hoạt động giáo dục KNS cho học sinh

Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em học sinh, GVCN

chính là người bạn tâm tình chia sẻ tâm tư tình cảm với các em học sinh, là

người tổ chức cho các em các hoạt động tập thể, là cố vấn cho các hoạt động

Đoàn. Giáo viên chủ nhiệm cần sáng tạo để tích hợp giáo dục giá trị sống và

rèn luyện kỹ năng sống trong các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt lớp theo

một kịch bản linh hoạt. GVCN phát huy các phương pháp giáo dục, chủ động,

tích cực, tiếp thu cái mới và chủ động kết hợp các phương pháp với nhau.

Trong nhà trường GVCN chính là vị thủ lĩnh tinh thần làm điểm tựa để

tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo. Với vai trò đó GVCN sẽ tạo ra

được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy, cô và trò, giữa các

thành viên trong tập thể, giữa tập thể lớp với tổ chức Đoàn, với hội cha mẹ

học sinh. Như vậy, việc giáo dục KNS thông qua hoạt động của GVCN sẽ

giúp hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh, tạo cho các em tự tin hơn khi

bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống, cùng với hành trang tri thức các em

vững bước vào tương lai. Người GVCN là lực lượng quan trọng tham gia hoạt

động GD KNS cho học sinh.

Để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thực thi tốt nhiệm vụ của mình,

nhà quản lý cần chỉ đạo GVCN căn cứ kế hoạch tổng thể của nhà trường xây

dựng kế hoạch giáo dục KNS phù hợp với từng khối lớp, triển khai kế hoạch

và tổ chức hoạt động cho học sinh, quản lý phát huy hiệu quả của giờ sinh

hoạt lớp, đôn đốc, kiểm tra đánh giá thi đua kết quả rèn luyện của học sinh

bằng các tiêu chí cụ thể.

+ Chỉ đạo tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham

gia GD KNS

Tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường là nơi đoàn kết, tập hợp

thanh niên, tham gia các hoạt động tập thể, Đoàn có nhiệm vụ giáo dục chính

Page 37: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

29

trị tư tưởng. Giáo dục ly tưởng XHCN cho đoàn viên, Giáo dục luật pháp, lối

sống, nếp sống, giáo dục về khoa học kỹ thuật công nghệ, về dân số, sức

khỏe, môi trường. Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử dân

tộc, tự hào với các thế hệ cha anh đi trước từ đó có trách nhiệm với bản thân,

gia đình, nhà trường và cả cộng đồng.

Bên cạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng Đoàn còn tổ chức nhiều

phong trào hành động cách mạng cụ thể, thiết thực đáp ứng nhu cầu, nguyện

vọng của tuổi trẻ. Các phong trào hành động cách mạng của Đoàn là nơi để

tuổi trẻ nhà trường xây dựng cho mình nền tảng giá trị sống vững chắc rèn

luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng ra quyết

định, kỹ năng phòng vệ… khơi dậy trong Đoàn viên tinh thần tình nguyện của

tuổi trẻ, dám nhận những nhiệm vụ khó khăn, dám đón nhận sự hy sinh gian

khổ từ đó hình thành y thức trách nhiệm của người thanh niên với cộng đồng

xã hội. Bằng các hoạt động tích cực, các phong trào hành động cách mạng

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực sự là nơi tuổi trẻ nhà trường rèn

luyện, cống hiến và trưởng thành.

Để nâng cao được hiệu quả hoạt động giáo dục KNS trong hoạt động

của Đoàn thanh niên. Nhà quản lý cần nhận thức đầy đủ các yếu tố có ảnh

hưởng tới việc giáo dục KNS ở Đoàn viên thanh niên nhà trường, từ đó có

những biện pháp quản ly để tác động vào những yếu tố tích cực, phát huy hiệu

quả giáo dục, khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Đồng thời

quản lý tốt các giờ sinh hoạt chi đoàn, các tiết chào cờ đầu tuần, các hoạt

động chủ điểm, chủ đề nhân các ngày lễ lớn trong năm, các hoạt động phối

hợp với CMHS, với GVCN, GV bộ môn, với các tổ chức tập thể và cá nhân

trong và ngoài nhà trường. Chỉ đạo Đoàn thanh niên xây dựng các tiêu chí

đánh giá xếp loại thi đua về mức độ tham gia hoạt động của các chi đoàn.

+ Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục khác

Để tạo nên sức mạnh tổng thể trong công tác giáo dục đạo đức cho học

sinh nói chung và giáo dục KNS cho các em nói riêng, nhà trường cần huy

Page 38: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

30

động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình

giáo dục như: các cấp ủy Đảng, chính quyền nơi học sinh cư trú, các cơ quan

đoàn thể trên địa bàn tuyển sinh như Công an, Y tế, huyện Đoàn và Ban đại

diện CMHS, … Có như vậy nhân cách và ly tưởng sống của các em được giáo

dục và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp các em củng cố bổ sung

và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội,

hoàn thiện các tri thức đã được học trên lớp, mở rộng nhãn quan với thế giới

xung quanh, biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do

đời sống thực tiễn đặt ra. Vì vậy để công tác giáo dục KNS cho học sinh nhà

trường đạt hiệu quả cao nhà trường cần tạo dựng được sự chung tay ủng hộvà

tham gia của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường

Chỉ đạo việc quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện GD KNS

Cũng như trong dạy học các môn văn hóa, hoạt động giáo dục KNS cần

có CSVC, phương tiện, tài liệu để hoạt động đạt hiệu quả giáo dục mong

muốn. Trên thực tế, đại đa số giáo viên của trường chưa được đào tạo một

cách căn bản về giáo dục KNS, phương tiện, tài liệu dành cho hoạt động này

còn thiếu nhiều. Vì thế, ngoài việc giao trách nhiệm cho GV, nhà trường cũng

thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao kỹ năng và nghiệp

vụ tổ chức hoạt động cho giáo viên, động viên khích lệ tinh thần và có chế độ

thỏa đáng kịp thời, từ đó khơi dậy lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm trong

họ, có như vậy tính hiệu quả của hoạt động mới cao.Nhà trường ngoài việc

quản lý tận dụng những CSVC hiện có để phát huy hiệu quả giáo dục của hoạt

động, cần phải tiết kiệm, cân đối nguồn ngân sách được giao hàng năm để

mua sắm thêm CSVC, tài liệu cho hoạt động, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ

của Ban đại diện CMHS, của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên

địa bàn, hỗ trợ cho hoạt động GD KNS.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS

Kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giúp người cán bộ

Page 39: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

31

quản ly xác định mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai lệch,

xem xét những gì chưa đạt được hoặc ở mức độ thấp cùng những nguyên

nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh

cho kịp thời, phù hợp. Muốn kiểm tra, đánh giá chính xác việc thực hiện kế

hoạch giáo dục KNS, người cán bộ quản lý phải chú ý tới các nội dung sau:

- Xác định được hình thức kiểm tra;

- Xây dựng được tiêu chí đánh giá

- Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều

chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS góp phần đánh giá chất

lượng giáo dục chung trong nhà trường, qua kiểm tra đánh giá CBQL đánh giá

mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên, mức độ hưởng ứng tham gia của học

sinh, quá trình thực hiện trong nhà trường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay

không, đó là cơ sở để CBQL nhà trường xây dựng chiến lược giáo dục về mục

tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.

1.5. Cac yêu tố ảnh hƣởng đên quản ly hoạt động giao dục KNS cho

học sinh THPT

Bản chất của con người là sự tổng hòa của các yếu tố tự nhiên và xã

hội. Kỹ năng sống của mỗi con người mang bản chất xã hội cho nên sự hình

thành, phát triển KNS của mỗi cá nhân bao giờ cũng chịu sự ảnh hưởng của

các yếu tố khác nhau:

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Tự giáo dục là một bộ phận của quá trình giáo dục, là hoạt động có ý

thức, mục đích của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện những phẩm chất nhân cách

bản thân theo định hướng giá trị xác định. Nhu cầu tự giáo dục nảy sinh theo

từng giai đoạn phát triển của cá nhân. Ở lứa tuổi học sinh THPT, nhu cầu tự

giáo dục mạnh mẽ, các em đã tự ý thức được những giá trị mà các em cho là

hữu ích với cuộc sống như: rèn luyện thân thể, tập thói quen tốt…Đồng thời,

các em đã bắt đầu hình thành ý thức về nghề nghiệp, tự phấn đấu, nỗ lực trong

Page 40: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

32

học tập để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Quá trình tự giáo dục bao

gồm 4 yếu tố cơ bản:

+ Năng lực tự ý thức của học sinh về sự phát triển nhân cách bản thân

+ Năng lực tổ chức tự giáo dục: Lập kế hoạch, lựa chọn phương pháp,

phương tiện thực hiện…

+ Sự nỗ lực của bản thân để vượt qua khó khăn, trở ngại trong quá trình

thực hiện kế hoạch tự giáo dục.

+ Tự kiểm tra kết quả tự giáo dục để rút ra bài học kinh nghiệm cho

bản thân.

1.5.2. Yếu tố khách quan

Yếu tố giáo dục nhà trường

Giáo dục nhà trường là hoạt động giáo dục trong các trường lớp thuộc

hệ thống giáo dục quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn

lọc trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định. Giáo dục nhà trường được tiến

hành có tổ chức, tác động trực tiếp, có hệ thống đến sự hình thành và phát

triển của nhân cách. Thông qua giáo dục nhà trường, mỗi cá nhân được bồi

dưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết,

đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn.

Nhà trường là một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ, là

yếu tố quan trọng nhất trong quá trình GD kỹ năng sống cho HS. Với hệ

thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo,

các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một đội

ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩm

chất và năng lực tổ chức lớp là yếu tố có tính chất quyết định hoạt động GD

kỹ năng sống cho học sinh.

Yếu tố giáo dục gia đình

Gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và y nghĩa lớn đối với

quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Vì vậy, mỗi

người luôn hướng về gia đình để tìm sự bao bọc, chia sẻ.

Trong gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho

Page 41: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

33

con cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình phát

triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ…đáp ứng yêu cầu phát

triển của xã hội. Đây là điều có y nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát

triển của các em trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, giáo dục gia đình vẫn không

thể thay thế hoàn toàn giáo dục của nhà trường.

Nền kinh tế thị trường hiện nay đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ

đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Các tệ nạn xã hội tạo ra nhiều

thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mĩ trong

giáo dục gia đình. Mặt khác, giáo dục gia đình chịu ảnh hưởng lớn của điều

kiện kinh tế, tiện nghi, nếp sống, nghề nghiệp của cha mẹ…đặc biệt là mối

quan hệ gắn bó, gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, cha mẹ phải là những

tấm gương về đạo đức cho các em học tập. Cha mẹ cũng phải uốn nắn, răn

dạy con em từ lời ăn, tiếng nói đến cách ứng xử trong đời sống thường ngày.

Để từ đó xây dựng, hình thành trong các em thói quen ứng xử có văn hóa

ngay từ trong gia đình. Cha mẹ cũng cần dành thời gian để tìm hiểu những

tâm tư, nguyện vọng của con, gần gũi và chia sẻ với con những điều con cảm

thấy vướng mắc, khó khăn, tiếp thêm cho con sức mạnh và bản lĩnh để ứng

phó với các tình huống, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

Yếu tố giáo dục xã hội

Địa bàn dân cư nơi HS cư trú, các yếu tố về kinh tế,văn hóa địa

phương... ảnh hưởng rất lớn đến việc GD kỹ năng sống cho học sinh nói

chung và học sinh THPT nói riêng. Môi trường xã hội trong sạch, lành

mạnh, văn minh là điều kiện thuận lợi cho GD kỹ năng sống và hình thành

nhân cách HS. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp, thống nhất giữa nhà trường,

gia đình và XH. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng

hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả.

Mỗi yếu tố ảnh hưởng đều có vai trò nhất định trong hình thành phát

triển kỹ năng sống cho học sinh nhằm hạn chế những ảnh hưởng không tốt

đến kết quả giáo dục kỹ năng sống, phát huy những yếu tố tích cực trong giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh, để đạt được mục tiêu giáo dục.

Page 42: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

34

Kêt luân chƣơng 1

Giáo dục kỹ năng sống và tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục là điều

tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục và để người học có thể đáp ứng

những thách thức của cuộc sống. Những nội dung nào hàm chứa kỹ năng sống

thì cần xây dựng những chủ đề có nội dung và phương pháp hướng tới hình

thành giáo dục những kỹ năng sống chuyên biệt đó.

Đồng thời, quá trình giáo dục trong nhà trường cần phải được tổ chức

theo hướng tiếp cận kỹ năng sống đảm bảo sự tương tác giữa người dạy -

người học và người học với nhau theo phương thức cùng tham gia, đảm bảo

đạt được kết quả tổng hợp, toàn diện của cả kiến thức, thái độ, giá trị và kỹ

năng, đảm bảo cho người học Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định

mình, Học để chung sống với mọi người…

Quá trình giáo dục bao giờ cũng được quản lý dựa trên 4 chức năng cơ

bản sau:

* Xây dựng kế hoạch;

* Công tác tổ chức;

* Công tác chỉ đạo;

* Công tác kiểm tra, đánh giá.

Với các trường THPT, hoạt động giáo dục kỹ năng sống đang được

thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Để đạt được mục tiêu giáo dục của

Việt Nam là chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình

thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng kịp

thời sự phát triển của đất nước cần phải có những biện pháp quản lý hoạt

động giáo dục KNS cho học sinh để đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu

hội nhập quốc tế hiện nay.

Page 43: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

106

DANH MUC TAI LIÊU THAM KHAO

1. Nguyễn Võ Kỳ Anh (1998), Giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sức

khỏe cho học sinh, Cục xuất bản Bộ văn hóa, Hà Nội.

2. Nguyễn Thanh Bình (2007), Bài viết tổng quan lịch sử nghiên cứu kỹ

năng sống và giáo dục kỹ năng sống, Viện Nghiên cứu Sư phạm - ĐHSP

Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2012), Chuyên đề phát triển nguồn nhân lực phát triển

con người, Đại học giáo dục.

4. Đặng Quốc Bảo, Đặng Ba Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sang, Bùi

Đức Thiệp(2009), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục

Việt Nam. Nhà xuất bản GD.

5. Bộ GD va ĐT (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động Giáo dục

ngoài giờ lên lớp ở trường THPT, NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Bộ Y tê (2009), Những điều giáo viên cần biết để giáo dục kỹ năng sống

và sức khỏe sinh sản vị thành niên.

7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996/2004), Cơ sở Khoa học

quản lý - Tập bài giảng.

8. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và

dạy học. Đại học giáo dục.

9. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cƣơng, Phƣơng Kỳ Sơn (1996), Các học

thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Huy Du (2000), Trò chuyện với tuổi trẻ về chìa khóa vạn năng,

NXB Thanh niên.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện ĐH Đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

12. Trần Khanh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong

thé kỷ XXI. Nhà xuất bản GD Việt Nam.

13. Trần Thị Minh Đức (chủ biên) (2009), Giáo trình tư vấn tâm lý.

Page 44: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

107

14. Nguyễn Thị Mai Hà (2007), Bài viết tìm hiểu một vài khái niệm liên

quan đến giáo dục kỹ năng sống ở một số nước trên thế giới.

15. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển toàn diện con người thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

16. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý Sư phạm - Nxb Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận đại cương về quản lý. Nhà xuất bản Đại

học quốc gia Hà Nội

18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản Đại

học quốc gia Hà Nội

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Trần Văn Tính - Vũ Phƣơng Liên - Đinh Thị

Kim Thoa (2012), Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho

học sinh trung học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

20. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà

trường, NXB Đại học Sư phạm.

21. Nhiều tác giả (2010), Cẩm nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

trung học, NXB Giáo dục Việt Nam.

22. Nhiều tác giả (2010), Tài liệu hướng dẫn dành cho giảng viên tập huấn

về kỹ năng sống cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, Công ty CP

tham vấn, Nghiên cứu và Tâm lý học cuộc sống (SHARE).

23. Nhóm biên soạn (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Thống kê, Thành phố

Hồ Chí Minh.

24. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

25. Nguyễn Dục Quang (2007), Bài viết Một vài vấn đề chung về KNS và

GDKNS, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

26. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khóa 11

(2005), Luật Giáo dục 2005, NXB Lao động - Xã hội

27. Huỳnh Văn Sơn (2007), Bài viết Quan niệm về kỹ năng sống hiện nay,

Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 45: ẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO D èCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33390/1/05050002856.pdf · 7. GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 8. GV Giáo viên 9. GVCN Giáo

108

28. Hà Nhật Thăng (2005), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ

thông. NXB Giáo dục Hà Nội.

29. Hà Nhật Thăng (2005), Đạo đức và giáo dục đạo đức, NXB Giáo dục

Hà Nội.

30. Lƣu Thu Thủy (2007), Bài viết Kỹ năng sống và các yếu tố ảnh hưởng

đến kỹ năng sống, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

31. Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

32. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Bài viết Một số vấn đề lý luận về kỹ năng

sống, Trường ĐHSP Hà Nội.

33. Phan Thanh Vân (2010), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông

qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Thái Nguyên.

34. Phạm Viêt Vƣơng, Giáo dục học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội