mỘt sỐ xÉt nghiỆm ĐÁnh giÁ chỨc nĂng...

73
87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GAN 1. Xác định hoạt độ GOT, GPT huyết thanh. 1.1. Theo phương pháp của Reitman- Frankel: 1.1.1. Nguyên lý: Các enzym GOT (glutamat oxaloacetat transaminase) và GPT (glulamat pyruvat transaminase) xúc tác các phản ứng trao đổi amin. Trong đó GOT xúc tác chuyển nhóm amin từ aspartat cho - cetoglutarat để tạo thành glutamat và oxaloacetat, cho nên GOT còn gọi là aspartat transaminase (AST). GPT xúc tác chuyển nhóm amin từ alanin cho - cetoglutarat để tạo thành glutamat và pyrurat, cho nên GPT còn gọi là alanin transaminase (ALT). Nguyên lý của phương pháp xác định hoạt độ GOT, GPT theo Reitman - Frankel như sau: GOT Aspartat + - cetoglutarat oxaloacetat + glutamat. Oxaloacetat pyruvat + CO2 . GPT Alanin + - cetoglutarat pyruvat + glutamat. Pyruvat được tạo thành từ hai phản ứng trao đổi amin ở trên sẽ kết hợp với 2,4 dinitrophenylhydrazin tạo thành 2,4 dinitrophenylhydrazon có màu đỏ nâu trong môi trường kiềm. Đậm độ màu tỷ lệ với nồng độ pyruvat tức là tỷ lệ với hoạt độ của GOT và GPT. 1.1.2. Thuốc thử và bệnh phẩm: + Đệm phosphat 0,1 M, pH = 7,4. + Natripyruvat chuẩn 22 mg %, pha trong đệm phosphat. + Cơ chất GOT. + Cơ chất GPT. + 2,4 DNPH 20mg %. + NaOH 0,4 N. Bệnh phẩm là huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin hoặc EDTA. Vỡ hồng cầu ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Hoạt độ của enzym giảm sau 3 ngày là 8% ở 4 o C và 10% ở 20 - 25 o C. 1.1.3. Cách tiến hành: Cho vào các ống nghiệm to (cỡ 15 1,5 cm) theo bảng dưới đây:

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

87

Bài 5

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GAN

1. Xác định hoạt độ GOT, GPT huyết thanh.

1.1. Theo phương pháp của Reitman- Frankel:

1.1.1. Nguyên lý:

Các enzym GOT (glutamat oxaloacetat transaminase) và GPT (glulamat pyruvat

transaminase) xúc tác các phản ứng trao đổi amin. Trong đó GOT xúc tác chuyển

nhóm amin từ aspartat cho - cetoglutarat để tạo thành glutamat và oxaloacetat,

cho nên GOT còn gọi là aspartat transaminase (AST). GPT xúc tác chuyển nhóm

amin từ alanin cho - cetoglutarat để tạo thành glutamat và pyrurat, cho nên GPT

còn gọi là alanin transaminase (ALT).

Nguyên lý của phương pháp xác định hoạt độ GOT, GPT theo Reitman -

Frankel như sau:

GOT

Aspartat + - cetoglutarat oxaloacetat + glutamat.

Oxaloacetat pyruvat + CO2 .

GPT

Alanin + - cetoglutarat pyruvat + glutamat.

Pyruvat được tạo thành từ hai phản ứng trao đổi amin ở trên sẽ kết hợp với

2,4 dinitrophenylhydrazin tạo thành 2,4 dinitrophenylhydrazon có màu đỏ nâu

trong môi trường kiềm. Đậm độ màu tỷ lệ với nồng độ pyruvat tức là tỷ lệ với

hoạt độ của GOT và GPT.

1.1.2. Thuốc thử và bệnh phẩm:

+ Đệm phosphat 0,1 M, pH = 7,4.

+ Natripyruvat chuẩn 22 mg %, pha trong đệm phosphat.

+ Cơ chất GOT.

+ Cơ chất GPT.

+ 2,4 DNPH 20mg %.

+ NaOH 0,4 N.

Bệnh phẩm là huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin hoặc

EDTA. Vỡ hồng cầu ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Hoạt độ của enzym

giảm sau 3 ngày là 8% ở 4oC và 10% ở 20 - 25oC.

1.1.3. Cách tiến hành:

Cho vào các ống nghiệm to (cỡ 15 1,5 cm) theo bảng dưới đây:

Page 2: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

88

Thuốc thử Ống trắng Ống thử GOT Ống thử GPT

Cơ chất GOT 0,5 ml 0,5 ml -

Cơ chất GPT - - 0,5 ml

Huyết thanh - 0,1 ml 0,1 ml

Lắc đều, ủ ở 37OC trong 1 giờ

2,4 DNPH 0,5 ml 0,5 ml 0,5 ml

Huyết thanh 0,1 ml - -

Lắc đều để yên 20 phút ở nhiệt độ phòng

NaOH 0,4 N 5 ml 5 ml 5 ml

Lắc đều để yên 20 phút

Đo mật độ quang ở bước sóng 530 nm, cóng 1 cm, đối chiếu với nước cất.

Sau khi trừ đi mật độ quang của ống trắng; kết quả được tính theo biểu đồ mẫu

hoặc theo hệ số.

1.1.4. Tính kết quả theo biểu đồ mẫu:

+ Cách lập biểu đồ mẫu như sau: cho vào 5 ống nghiệm to đánh số từ 1 đến

5:

Thuốc thử 1 2 3 4 5

Pyruvat chuẩn 22 mg %

Cơ chất GOT hoặc GPT

Đệm phosphat 0,1 M

2,4 DNHP

0

1,0 ml

0,2 ml

1,0 ml

0,1 ml

0,9 ml

0,2 ml

1,0 ml

0,2 ml

0,8 ml

0,2 ml

1,0 ml

0,3 ml

0,7 ml

0,2 ml

1,0 ml

0,4 ml

0,6 ml

0,2 ml

1,0 ml

Lắc đều để yên 20 phút ở nhiệt độ trong phòng

NaOH 0,4 N 10 ml 10 ml 10 ml 10 ml 10 ml

Lắc đều để yên 20 phút. Đo màu ở bước sóng 530 nm.

Hiệu số mật độ quang của các ống 2, 3, 4 và 5 với ống 1 tương ứng với hoạt

độ enzym là 1, 2, 3 và 4 mol/ml/giờ.

Vẽ biểu đồ mẫu, tung độ là mật độ quang, hoành độ là mol pyruvat.

Hoặc tính ra hệ số F:

mol pyruvat 10 mol

F = =

MĐQ MĐQ

Lấy mật độ quang (MĐQ) đo được của ống thử sau khi đã trừ đi ống trắng

nhân với hệ số F sẽ ra kết quả (mol/ml/giờ).

+ Giá trị tham khảo: ở người bình thường:

Page 3: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

89

GOT = 1,5 mol/ml/giờ.

GPT = 1,3 mol/ml/giờ.

Muốn đổi đơn vị trên ra đơn vị quốc tế: U/l (mol/phút/lít) ta làm như sau: ví dụ:

GOT = 1,5 mol/ml/giờ

1,5 1000 = = 1,5 16,7 = 25 U/l

60

Chú ý: nếu kết quả cao hơn 4 mol/ml/giờ thì phải pha loãng huyết thanh. Khi tính kết quả phải nhân với độ pha loãng.

1.1.5. Cách pha thuốc thử:

+ Dung dịch đệm phosphat pH = 7,4:

Na2HPO4.12H2O.: 15 g.

KH2PO4 .: 1,09 g.

Hòa tan và hoàn thành 500 ml bằng nước cất.

+ Dung dịch cơ chất GOT:

DL-acid aspartic : 1,33 g.

Acid -cetoglutaric: 14 mg.

Hòa tan trong khoảng 40 ml dung dịch đệm phosphat. Dùng dung dịch NaOH 2N (khoảng 5 ml) để điều chỉnh pH về 7,4 rồi hoàn thành đến 50 ml bằng dung dịch đệm phosphat.

Để pha dung dịch NaOH 2N: lấy 11,2 ml dung dịch NaOH bão hòa và hoàn thành bằng nước cất vừa đủ 100 ml.

+ Dung dịch cơ chất GPT:

DL-alanin: 0,89 g.

Acid -cetoglutaric: 14 mg.

Hòa tan và hoàn thành đến 50 ml bằng dung dịch đệm phosphat. Dùng dung dịch NaOH 2N hoặc acid phosphoric loãng (khoảng 10%) để điều chỉnh pH về 7,4.

Bảo quản các dung dịch đệm, dung dịch cơ chất ở tủ lạnh, có thể cho thêm vài giọt cloroform để chống nhiễm khuẩn.

+ Dung dịch 2,4-dinitrophenylhydrazin (DNPH): hòa tan 20 mg DNPH trong 100 ml dung dịch HCl 1N. Để yên 2 ngày rồi lọc. Bảo quản trong lọ thuỷ tinh màu xẫm.

+ Dung dịch NaOH 0,4 N: pha từ dung dịch NaOH bão hòa (18,7 N).

+ Dung dịch chuẩn natripyruvat 22 mg%: pha trong dung dịch đệm phosphat, chỉ pha khi dùng (không để qua 4 ngày trong ngăn đá tủ lạnh).

Page 4: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

90

1.2. Xác định hoạt độ GOT, GPT theo phương pháp động học:

1.2.1. Nguyên lý:

Xác định hoạt độ GOT, GPT bằng phương pháp động học theo khuyến cáo của Hội hoá lâm sàng quốc tế (IFCC - International federation of clinical chemistry) dựa trên nguyên lý như sau:

GOT

L-aspartat + -cetoglutarat oxaloacetat + L-glutamat

MDH oxaloacetat + NADH + H+ L-Malat + NAD+

MDH = Malat dehydrogenase

GPT

L- alanin + -cetoglutarat pyruvat + L-glutamat

LDH Pyurat + NADH + H+ L-lactat + NAD+

LDH = Lactat dehydrogenase

Đo sự giảm mật độ quang của NADH ở bước sóng 340 nm.

1.2.2. Thuốc thử:

Có hai loại thuốc thử đã được pha sẵn là thuốc thử 1 (R1) và thuốc thử 2 (R2).

*Để xác định hoạt độ GOT:

+ Thuốc thử 1 bao gồm:

- Đệm TRIS 100 mmol/l, pH = 7,8.

- L-aspartat 290 mmol/l.

- MDH 0,50 U/ml.

- LDH 0,10 U/ml.

+ Thuốc thử 2:

- -cetoglutarat 75 mmol/l.

- NADH 0,001 mmol/l.

*Để xác định hoạt độ GPT:

+ Thuốc thử 1bao gồm:

- Đệm TRIS 150 mmol/l, pH = 7,5.

- L-alanin 750 mmol/l.

- LDH 8 U/l.

+ Thuốc thử 2 (dạng bột):

- - Cetoglutarat 90 mmol/l.

- NADH 0,001 mmol/l.

Bệnh phẩm là huyết thanh, hoặc huyết tương chống đông bằng heparin hoặc

EDTA.

Page 5: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

91

Trước khi làm xét nghiệm, hoà tan thuốc thử 2 vào thuốc thử 1 sẽ được hỗn

hợp thuốc thử (gọi là thuốc thử làm việc - working reagent), dung dịch này để

được 4 tuần ở nhiệt độ 2 - 8oC và 5 ngày ở 15 - 25oC.

1.2.3. Tiến hành:

Kỹ thuật tiến hành xác định hoạt độ GOT hoàn toàn như GPT, chỉ cần thay

thuốc thử GOT bằng thuốc thử GPT. + Cho 1ml thuốc thử GOT vào ống nghiệm nhỏ ủ ở nhiệt độ 37oC vài phút để

thuốc thử có nhiệt độ là 37oC.

+ Cho tiếp vào 100 l huyết thanh, lắc đều và ủ 1 phút ở 37oC. Đọc mật độ quang ban đầu. Chính xác sau 1, 2, 3 phút, đọc mật độ quang ở bước sóng 340

nm

1.2.4. Tính toán kết quả:

+ Hoạt độ GOT (GPT) U/l = A . 1745.

( A là chênh lệch mật độ quang trung bình trong 1 phút).

Chú ý:

- Nếu độ chênh lệch mật độ quang trong 1 phút là 0,12 - 0,16 thì chỉ đo mật độ quang sau 2 phút (1phút ủ và 2 phút đo).

- Nếu sự giảm mật độ quang trong 1 phút: A/min > 0,16 (hay 390 U/l) thì phải pha loãng huyết thanh 10 lần bằng dung dịch muối sinh lý 0,9% và làm lại, kết quả nhân với 10.

- Trong trường hợp huyết thanh có hoạt độ GOT hoặc GPT rất cao thì mật độ quang ban đầu rất thấp vì hầu hết NADH đã được sử dụng trước khi đo lần thứ nhất. Trong trường hợp này phải pha loãng huyết thanh và làm lại.

- Thuốc thử 1 và 2 có chứa natri azid 0,5% cho nên không được hút bằng mồm và tránh tiếp xúc với da và niêm mạc.

+ Giá trị tham khảo: ở người bình thường hoạt độ GOT, GPT như sau(ở 37oC):

Giới tính GOT GPT

Nam

Nữ

< 37 U/l

< 31 U/l

< 42 U/l

<32 U/l

1.3. Ý nghĩa lâm sàng:

Các transaminase rất phổ biến trong các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là GOT

và GPT. GOT và GPT có rất nhiều ở cơ và ở gan. GOT có nhiều ở cơ hơn ở gan,

còn GPT lại có nhiều ở gan hơn ở cơ. Sự phân bố của GOT, GPT trong tế bào

cũng khác nhau. Trong khi GPT chỉ có ở bào tương thì GOT có cả ở bào tương

và trong ty thể, trong đó có tới 70% GOT ở trong ty thể.

Trong các bệnh về gan: khi có tổn thương tế bào nhu mô gan, cả GOT và

GPT đều tăng trong huyết thanh. Nhưng tuỳ theo diện tổn thương và mức độ tổn

thương mà GOT và GPT thay đổi khác nhau.

Page 6: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

92

Trong trường hợp viêm gan virut cấp, diện tổn thương rộng nhưng mức độ

tổn thương nhẹ (chỉ tổn thương ở màng tế bào) cho nên GPT tăng cao hơn GOT (vì

chủ yếu GOT ở trong ty thể). Tỷ số GOT/GPT < 1 (bình thường tỷ số này là 1,3 -

1,5).

Trong trường hợp tổn thương gan nặng như trong viêm gan nhiễm độc (ví dụ

nhiễm độc CCl4) hay xơ gan, ung thư gan, không những màng tế bào bị tổn

thương mà cả ty thể cũng bị tổn thương. Cho nên trong trường hợp này GOT lại

tăng nhiều hơn GPT và tỷ số GOT/GPT khoảng 2.

Vì vậy việc xác định hoạt độ GOT, GPT không những có ý nghĩa trong chẩn

đoán mà còn có ý nghĩa theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh gan.

Trong bệnh nhồi máu cơ tim, tế bào cơ tim bị phá huỷ cũng giải phóng nhiều

GOT ra huyết tương. Cho nên xác định hoạt độ GOT cũng có tác dụng góp phần

chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, GOT chỉ tăng sau cơn đau đầu tiên

khoảng 6 - 12 giờ và tăng cao nhất khoảng 36 - 48 giờ sau nhồi máu cơ tim.

2.Định lượng bilirubin toàn phần và bilirubin trực tiếp trong huyết

thanh.

2.1. Nguyên lý:

Bilirubin huyết thanh kết hợp với thuốc thử diazo (acid sulfanilic được diazo

hoá) tạo thành phức hợp azobilirubin có màu hồng. Để định lượng bilirubin toàn

phần, dùng cafein để tách bilirubin gián tiếp ra khỏi albumin.

Thuốc thử diazo trên có thể gây kết tủa protein làm ảnh hưởng đến mật độ

quang. Cho nên, ngày nay người ta có thể thay bằng 2,4 - dicloanilin được diazo

hoá hoặc 2,5-dichlorophenyl diazonium tetrafluoroborat (DPD).

2.2. Thuốc thử

+ Thuốc thử Erhlich I.

+ Thuốc thử Erhlich II.

+ Dung dịch NaNO2 0,5%.

+ Acid HCl 1,5%.

+ Thuốc thử diazo pha trước khi dùng.

+ Dung dịch CoSO4 2,16%.

Bệnh phẩm là huyết thanh hoặc huyết tương không vỡ hồng cầu, phải làm

ngay tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Page 7: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

93

2.3. Tiến hành:

Cho vào 4 ống nhỡ như sau:

Bilirubin toàn phần Bilirubin trực tiếp

Ống trắng Ống thử Ống trắng Ống thử

Huyết thanh

Nước cất

Thuốc t. Erhlich I

Thuốc thử diazo

HCl 1,5%

0,25 ml

1,5 ml

0,5 ml

-

0,25 ml

0,25 ml

1,5 ml

0,5 ml

0,25 ml

-

0,25 ml

2,0 ml

-

0,25 ml

0,25 ml

2,0 ml

-

0,25 ml

-

Lắc đều để yên 6 - 10 phút, đo màu ở bước sóng 546 nm.

2.4. Tính kết quả: theo biểu đồ mẫu:

Cách xây dựng biểu đồ mẫu: từ dung dịch CoSO4 2,16% này có màu tương

ứng với 68 mol/l bilirubin, pha loãng thành các dung dịch có màu tương ứng

với dung dịch có nồng độ bilirubin là 8,5; 17; 34; 25,5 và 42,5 mol/l. Đo mật độ

quang của các dung dịch này và tính ra hệ số F.

. C 8,5 + 17 + 25,5 + 34 + 42,5 F = = MĐQ MĐQ

127,5 F =

MĐQ

Kết quả bilirubin huyết thanh = F MĐQ = mol/l.

2.5. Ý nghĩa lâm sàng :

+ Ở người bình thường bilirubin TP < 17 mol/l. Bilirubin TT < 5 mol/l.

+ Định lượng bilirubin huyết thanh để chẩn đoán các bệnh vàng da. Có thể phân biệt 3 loại vàng da như sau:

- Vàng da trước gan có thể gặp trong các trường hợp:

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh.

Vàng da do ký sinh trùng sốt rét.

Vàng da do các bệnh về máu như bệnh Thalasemi.

Đặc điểm của loại vàng da này là hồng cầu bị phá huỷ nhiều; bilirubin toàn phần tăng và tăng chủ yếu là bilirubin tự do; trong nước tiểu không có bilirubin vì bilirubin tự do không qua được màng lọc cầu thận; urobilinogen nước tiểu tăng.

- Vàng da trong gan: có thể gặp trong các trường hợp:

Viêm gan virus cấp.

Viêm gan mãn.

Page 8: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

94

Xơ gan.

Ung thư gan.

Đặc điểm của loại vàng da này là do tế bào gan viêm phù nề hoặc tổ chức xơ hay u phát triển chèn ép vào các vi mao mật làm cho bilirubin ứ lại và tràn vào máu. Bilirubin toàn phần tăng, cả bilirubin tự do và liên hợp đều tăng trong máu, nếu do xơ gan thì tăng chủ yếu là bilirubin tự do. Trong nước tiểu có bilirubin (là loại bilirubin liên hợp) và urobilinogen tăng.

- Vàng da sau gan, gặp trong các trường hợp:

Tắc ống mật chủ do sỏi, do giun chui vào ống mật.

U đầu tụy chèn vào ống mật chủ...

Trong vàng da sau gan, bilirubin huyết thanh tăng chủ yếu là bilirubin liên hợp (nếu chức năng gan vẫn bình thường); nước tiểu có bilirubin và không có urobilinogen. Phân trắng vì mật không xuống được ruột nên trong phân không có urobilin và stercobilin.

2.6. Cách pha thuốc thử :

+ Dung dịch thuốc thử Erhlich I:

Cafein 5 g.

Na-benzoat 7,5 g.

Na-acetat.3H2O 12,5 g.

H2O vừa đủ 100 ml.

Nghiền bằng cối sứ, cho nước từ từ khuấy cho tan hết và hoàn thành đến 100 ml. Nếu đục thì phải lọc.

+ Dung dịch thuốc thử Erhlich II:

Acid sulfanilic 1g.

HCl đậm đặc 1,5 ml.

H2O vừa đủ 100 ml.

+ Dung dịch CoSO4 ứng với nồng độ bilirubin là 68 mol/l.

CoSO4 khan 2,16 g.

H2O vừa đủ 100 ml.

Từ dung dịch này pha loãng thành các dung dịch cần thiết để dựng biểu đồ

mẫu.

+ Dung dịch NaNO2 0,5% .

NaNO2 0,5 g.

H2O vừa đủ 100 ml.

Dung dịch này phải cho vào lọ màu nâu, bảo quản trong tủ lạnh và chỉ sử

dụng trong vòng 1 tháng.

+ Thuốc thử diazo (pha khi dùng)

Dung dịch NaNO2 0,5% 0,1 ml.

Dung dịch Erhlich II 4,0 ml.

Page 9: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

95

3. Phát hiện bilirubin (sắc tố mật) trong nước tiểu.

3.1. Thử nghiệm Harrison:

+ Nguyên lý:

Oxy hoá bilirubin thành biliverdin có màu xanh bằng thuốc thử Fouchet

(FeCl3 trong acid trichloacetic).

+ Thuốc thử:

- Dung dịch BaCl2 10%.

- Thuốc thử Fouchet.

- Dung dịch (NH4)2 SO4 bão hoà.

+ Tiến hành:

Cho vào ống nghiệm to: Nước tiểu mới lấy: 5 ml.

BaCl2 10% 2 ml.

Lắc đều, cho thêm 4 - 5 giọt amonisunfat bão hoà. Lắc đều để yên 10 phút.

Lọc bằng giấy lọc, giữ lấy tủa trên giấy lọc. Thấm khô tủa bằng giấy thấm.

Nhỏ lên tủa 1giọt thuốc thử Fouchet.

+ Nhận định kết quả:

Phản ứng dương tính (có bilirubin trong nước tiểu), nếu có 1 vòng xanh xung

quanh giọt thuốc thử Fouchet sau 1vài phút.

3.2. Thử nghiệm Smith:

+ Nguyên lý:

Tương tự như thử nghiệm Harrison nhưng dùng tác nhân oxy hoá là iod trong

alcol etylic.

+ Tiến hành:

Cho vào ống nghiệm nhỡ:

Nước tiểu trong 5 ml.

Dung dịch alcoliod 2 ml.

Cho từ từ theo thành ống để tạo thành 1 lớp ở trên.

+ Nhận định kết quả:

Phản ứng dương tính nếu ở mặt phân cách giữa 2 lớp có vòng màu xanh ngọc bích.

3.3. Ứng dụng lâm sàng:

Nếu có bilrubin trong nước tiểu là loại bilirubin trực tiếp (bilirubin liên hợp) vì loại này tan trong nước. Loại bilirubin gián tiếp (bilirubin tự do) không tan trong nước, trong máu nó kết hợp với albumin cho nên không qua được màng lọc cầu thận.

Bilirubin niệu dương tính gặp trong các trường hợp viêm gan và tắc mật.

Page 10: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

96

3.4. Cách pha thuốc thử:

- Dung dịch BaCl2 10% pha trong nước.

- Thuốc thử Fouchet: hoà tan 25 gam acid trichloacetic trong 100 ml nước.

Thêm vào 10 ml dung dịch Fe Cl3 10% và trộn đều.

- Dung dịch amonisunfat bão hoà:

(NH4)2SO4 80 g.

Hoà tan trong 100 ml H2O.

- Dung dịch iod trong alcol etylic:

Iod 0,7 g.

KI 0,5 g.

H2O 5 ml.

Trộn đều cho thêm: alcol 95o 95 ml.

Trộn đều.

4. Xác định hoạt độ -glutamyltransferase (-GT).

4.1. Nguyên lý:

Hoạt độ của -GT được xác định bằng phương pháp động học dựa trên nguyên lý như sau:

-GT

L--glutamyl-3-caboxy-4-nitroaniline + glycylglycine

L--glutamyl-glycylglycine + 5-amino-2-nitrobenzoat.

4.2. Thuốc thử :

+ Thuốc thử 1: (đã pha sẵn).

Đệm TRIS 100 mmol/l pH = 8,25.

Glycylglycine 100 mmol/l.

+ Thuốc thử 2: (đã pha sẵn).

L--glutamyl-3-cabory-4-nitroaniline 2,9 mol/l.

Khi làm thì trộn đều thuốc thử 2 vào thuốc thử 1. 4.3. Tiến hành:

Cho vào ống nghiệm nhỏ

Hỗn hợp thuốc thử 1ml

Huyết thanh 0,1ml

Trộn đều và đọc mật độ quang ban đầu và đồng thời bấm đồng hồ.

Đọc lại chính xác sau 1, 2, 3 phút ở bước sóng 405 nm, cóng 1 cm

ở 37oC.

Page 11: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

97

4.4. Cách tính kết quả :

Hoạt độ - GT (U/l ở 37oC) = A/min 1158.

A là chênh lệch mật độ quang trung bình trong 1 phút.

Ở người bình thường, hoạt độ - GT như sau:

Nam: 8 - 61 U/l.

Nữ : 5 - 36 U/l.

4.5. Ứng dụng lâm sàng:

-GT là một enzym có vai trò để vận chuyển aminoacid qua màng tế bào, đặc

biệt là cystein và glutamin. -GT có ở nhiều cơ quan, tuy nhiên chỉ có hoạt độ

đáng kể ở thận, tụy, gan, lách, ruột non. Hoạt độ của -GT ở tế bào ống thận lớn hơn tuỵ 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.

-GT là một trong những enzym có vai trò quan trọng để chẩn đoán tình trạng

ứ mật ở gan. -GT có giá trị hơn các enzym khác vì nó rất nhạy cảm với sự thay đổi tình trạng ứ mật.

Hoạt độ -GT tăng trong một số tình trạng bệnh lý của gan như là viêm gan mạn, tổn thương gan do alcol, viêm gan virus, ung thư gan di căn.

-GT cũng tăng trong bệnh tụy, nhồi máu cơ tim; đặc biệt quan trọng ở dạng

không có triệu chứng rõ ràng. -GT là một chỉ số để theo dõi sự tiến triển của bệnh gan mãn.

5. Định lượng albumin huyết thanh.

5.1. Nguyên lý:

Ở pH = 4,1, albumin có đặc trưng như là một cation thực thụ và có thể liên kết

với bromocresol green (BCG) tạo thành phức hợp có màu xanh đậm (blue green).

pH = 4,1

Albumin + BCG Phức hợp albumin-BCG.

Đậm độ màu tỷ lệ với nồng độ albumin và được đo bằng quang kế ở bước

sóng 623 nm hoặc 578 nm.

5.2. Thuốc thử (đã pha sẵn ở dạng thương phẩm):

+ Thuốc thử 1 (R1): dung dịch đệm.

Đệm citrat 95 mmol/l, pH = 4,1.

+ Thuốc thử 2 (R2): cơ chất.

Đệm citrate 95 mmol/l, pH = 4,1.

Bromocresol green 0,66 mmol/l.

+ Albumin chuẩn: 36,2 g/l hoặc nồng độ khác tùy theo nơi sản xuất.

Trước khi làm, trộn R1 với R2 theo tỷ lệ: R1 : R2 = 5 : 1.

5.3. Tiến hành:

Cho vào các ống nghiệm nhỏ như sau:

Page 12: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

98

Ống trắng Ống chuẩn Ống thử

Hỗn hợp thuốc thử

Nước cất

Albumin chuẩn

Huyết thanh

1 ml

10 l

_

_

1 ml

_

10 l

_

1 ml

_

_

10 l

Trộn đều, để 5 phút ở nhiệt độ phòng. Đọc mật độ quang, đối chiếu với ống

trắng.

5.4. Tính toán kết quả :

OD thử

Albumin (g/l) = n

OD chuẩn

OD thử: mật độ quang ống huyết thanh.

OD chuẩn: mật độ quang ống albumin chuẩn.

n: nồng độ albumin chuẩn = 36,2 g/l (tuỳ theo nơi sản xuất).

5.5. Ứng dụng lâm sàng:

+ Albumin huyết thanh người bình thường:

Người lớn .: 34 - 48 g/l.

Trẻ em .: 32 - 54 g/l.

Trẻ sơ sinh: 28 - 44 g/l.

+ Trong thực tế hiếm gặp trường hợp nào albumin tăng tuyệt đối trong máu,

mà chỉ tăng tương đối trong trường hợp máu cô.

+ Định lượng albumin huyết thanh chủ yếu để chẩn đoán các bệnh làm giảm

albumin. Giảm albumin gặp trong một số trường hợp sau đây:

- Do màng lọc cầu thận bị tổn thương làm thoát albumin ra nước tiểu, gặp

trong các trường hợp viêm thận cấp, mạn tính, thận hư nhiễm mỡ, nhiễm độc thai

nghén.

- Do suy chức năng gan, albumin được tổng hợp duy nhất ở gan cho nên khi

suy chức năng gan, albumin huyết thanh giảm.

- Do suy dinh dưỡng thiếu cơ chất là aminoacid để tổng hợp albumin.

- Do suy tim làm giảm tốc độ dòng máu qua thận, albumin có thể khuếch tán

qua màng lọc cầu thận ra nước tiểu.

6. Định lượng amoniac huyết tương.

6.1. Nguyên lý:

Định lượng amoniac huyết tương dựa trên phản ứng như sau:

GLDH

Page 13: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

99

NH3 + -cetoglutarat + NADPH + H+ Glutamat + NADP+ + H2O

Đọc sự giảm mật độ quang của NADPH ở bước sóng 340 nm. Sự giảm mật

độ quang này tỷ lệ với lượng NH3 trong máu.

Để loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng có trong huyết tương như là pyruvat và

lactatdehydrogenase, người ta sử dụng NADPH mà không dùng NADH.

6.2. Thuốc thử và chất thử :

+Thuốc thử :

- Thuốc thử 1(R1) đã pha sẵn:

-cetoglutarat : 3,4 mmol/l.

Adenosin diphosphat : 0,5 mmol/l.

NADPH : 0,3 mmol/l.

- Thuốc thử 2(R2) đó pha sẵn:

Adenosin diphosphat : 0,5 mmol.

GLDH (glutamat dehydrogenase) : 400 KU/l

- Dung dịch chuẩn NH3 : 170 và 851 g/dl

+ Chất thử: huyết tương của máu chống đông bằng EDTA. Chú ý lấy máu cho vào ống nghiệm ly tâm có nắp đậy kín chứa sẵn EDTA, ly tâm tách huyết tương ngay và tiến hành định lượng NH3 trong vòng 30 phút. Nếu huyết tương để trong nước đá thì có thể để được 2 giờ.

6.3. Tiến hành:

Để các thuốc thử và mẫu thử đến nhiệt độ phòng (250 C) và tiến hành như sau:

250 C

Thuốc thử 1 (R1) 1000 l

Huyết tương (hoặc dung dịch chuẩn NH3)

Trộn đều, ủ 4 phút (250 C) và đọc mật độ quang (A1) đối chiếu với nước cất

Thuốc thử 2 (R2) 50l

Trộn đều, ủ 5 phút (250 C và đọc mật độ quang A2 đối chiếu với nước cất.

Tính A = A1 – A2

6.4. Tính toán kết quả:

A thử Nồng độ NH3 = 170 (g/dl) A chuẩn

Page 14: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

100

g/dl x 0,5872 = mol/l

Giá trị tham khảo: 18,73 – 59,60 g/dl

6.5. Ứng dụng lâm sàng:

Định lượng amoniac máu là một xét nghiệm có giá trị đặc biệt trong chẩn

đoán tiền hôn mê gan. Gan là một cơ quan chủ yếu trong cơ thể khử độc NH3

bằng quá trình tổng hợp urê từ NH3. Khả năng tổng hợp urê của gan rất lớn cho

nên chỉ ở giai đoạn cuối của suy gan thì NH3 mới tăng và gây hôn mê do nhiễm

độc NH3 Amoniac máu còn tăng trong thận hư, vô niệu do nhiễm độc hay các

nguyên nhân khác.

Bài 6

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM VỀ THẬN VÀ ĐIỆN GIẢI

1. Định lượng creatinin trong huyết thanh và nước tiểu .

1.1. Định lượng creatinin bằng phương pháp Jaffé đo màu:

1.1.1. Nguyên lý:

Creatinin tác dụng với acid picric trong môi trường kiềm tạo thành phức hợp

picratcreatinin (có màu vàng da cam). Cường độ màu tỷ lệ thuận với nồng độ

creatinin. Đo màu định lượng.

1.1.2. Chất thử và thuốc thử:

+ Huyết thanh, huyết tương hoặc máu toàn phần.

+ Nước tiểu pha loãng 50 (1+49) lần bằng nước cất.

+ Các d.d. creatinin chuẩn, có nồng độ 177, 354 , 530, 707 mol/l.

+ D.d. Na-tungstat 10%.

+ D.d. H2SO4. 2/3N.

+ D.d. Picrat-kiềm: chỉ pha khi dùng. 1.1.3. Tiến hành:

+ Đối với huyết thanh.

- Khử tạp cho vào 2 ống nghiệm nhỏ:

Thuốc thử Ống chuẩn (S) Ống thử (S)

Nước cất 3,5 ml 3,5 ml

D.d. creatinin chuẩn 177 mol/l 0,5 ml 0 ml

Page 15: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

101

Huyết thanh 0 ml 0,5 ml

D.d. Na-tungstat 10% 0,5 ml 0,5 ml

D.d. H2SO4 2/3N 0,5 ml 0,5 ml

Trộn đều, ly tâm 3000 vòng trong 5 phút, lấy dịch trong.

- Phản ứng: cho vào 3 ống nghiệm to:

Thuốc thử Ống trắng (B) Ống chuẩn (S) Ống thử (T)

Nước cất 2 ml 0 ml 0 ml

Dịch trong của ống chuẩn 0 ml 2 ml 0 ml

Dịch trong của ống thử 0 ml 0 ml 2 ml

D.d. Picrat-kiềm 1 ml 1 ml 1 ml

Trộn đều, để yên 20 phút.

Đo quang ở bước sóng 520 nm, đối chiếu với ống trắng, được mật độ quang

học của ống chuẩn (Es) và của ống thử (ET).

Tính kết quả theo công thức:

ET

Nồng độ creatinnin (mol/l) = . Cs

Es

+ Đối với nước tiểu:

- Dùng nước tiểu đã pha loãng 50 - 100 lần, tiến hành ngay giai đoạn phản

ứng, không làm giai đoạn khử tạp.

- Kết quả tính được phải nhân với độ pha loãng và chia cho 10.

1.1.4. Giá trị tham khảo:

Bình thường, nồng độ creatinin

Huyết thanh: 44 - 106 mol/l.

Nước tiểu : 8 - 18 mmol/l.

Page 16: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

102

1.1.5. Ý nghĩa:

Creatinin máu và nước tiểu, urê máu và nước tiểu, ion đồ máu và nước tiểu là

những thông số hoá sinh quan trọng đánh giá mức độ suy thận.

+ Giá trị chẩn đoán trong hội chứng tăng urê máu:

Khi nồng độ urê máu tăng trong khoảng 8 - 12 mmol/l và creatinin trong giới

hạn bình thường cho phép khẳng định là tăng urê ngoài thận. Ngược lại, urê máu

17 mmol/l và creatinin 220 mol/l có nghĩa là suy thận vừa phải. Còn urê máu

33 mmol/l và creatinin 600 mol/l chứng tỏ một suy thận trước đó.

+ Giá trị tiên lượng và theo dõi điều trị:

Ở các bệnh nhân tiến triển lâu, creatinin máu và độ thanh lọc creatinin có giá

trị đánh giá mức độ suy thận và chỉ dẫn quyết định điều trị. Urê máu và nước tiểu

cho phép đánh giá mức độ dị hoá nitơ.

1.1.6. Cách pha thuốc thử:

+ Na-tungstat 10%:

Cân 100 g Na-tungstat, Na2WO4, cho vào bình định mức 1 lít đã có sẵn khoảng

800 ml nước cất. Hoà tan và hoàn thành 1 lít bằng nước cất. Trộn đều.

+ H2SO4. 2/3N:

Cho từ từ 19 ml H2SO4 p.a đậm đặc vào bình định mức 1 lít đã có khoảng 700

ml nước cất. Hoàn thành 1 lít bằng nước cất và trộn đều. Chuẩn độ lại bằng

NaOH 1N với chỉ thị phenophtalein. Nếu quá acid thì điều chỉnh bằng pha loãng.

Chú ý: lấy H2SO4 phải chính xác và thận trọng.

+ D.d. acid picric bão hoà:

Đun đến sôi 1 lít nước cất trong một bình nón hoặc cốc có mỏ. Ngừng đun và

cho thêm 11,75 g acid picric; để nguội đến nhiệt độ phòng; lọc. Đựng trong chai

thuỷ tinh màu nâu có nút.

Chú ý: pha dung dịch ở chỗ xa ngọn lửa để đề phòng acid picric cháy và gây nổ.

+ D.d. NaOH 10%:

Cho 100 g NaOH vào bình định mức đã có khoảng 800 ml nước cất. Hoà

tan. Để nguội đến nhiệt độ phòng. Hoàn thành 1 lít bằng nước cất và trộn đều.

- Dung dịch Pirat-kiềm: pha khi dùng, bền trong 5 giờ.

D.d. acid picric bão hoà 5 thể tích.

D.d. NaOH 10%: 1 thể tích.

Trộn đều.

+ D.d. HCl 0,1N:

Cho từ từ 8,4 ml HCl p.a đậm đặc vào bình định mức đã có khoảng 700ml

nước cất. Hoàn thành 1 lít bằng nước cất và trộn đều.

+ D.d. creatinin chuẩn gốc 1mg/ml (8850 mmol/l):

Page 17: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

103

Cho 100 mg creatinin p.a vào bình định mức 100 ml. Hoà tan và hoàn thành

100 ml bằng D.d. HCl 0,1N. Đựng trong chai nhựa.

+ Các D.d. creatinin chuẩn làm việc có nồng độ 177, 354, 530, 707 mol/l:

Pha từ D.d. creatinin chuẩn gốc, trong bình định mức 100 ml, theo bảng sau:

D.d.creatinin chuẩn làm việc D.d.creatinin chuẩn gốc D.d. HCl 0,1N

D.d.creatinin chuẩn 177 mol/l 2 ml Vừa đủ 100 ml

D.d.creatinin chuẩn 350 mol/l 4 ml Vừa đủ 100 ml

D.d.creatinin chuẩn 530 mol/l 6 ml Vừa đủ 100 ml

D.d.creatinin chuẩn 707 mol/l 8 ml Vừa đủ 100 ml

1.2. Định lượng creatinin bằng phương pháp Jaffé đo màu động học:

1.2.1.Nguyên lý:

Đo tốc độ tạo thành phức hợp mầu giữa creatinin và acid picric trong

môi trường kiềm. ảnh hưởng của các chất đến sự tạo thành phức hợp mầu

có thể loại bỏ bởi phương pháp đo động học này. 1.2.2. Chất thử và thuốc thử:

+Chất thử: huyết thanh hoặc huyết tương, nước tiểu pha loãng 1/20 với

nước cất.

+Thuốc thử:

-Thuốc thử 1(R1):

Natrihydroxyd (NaOH): 0,16 mol/l.

-Thuốc thử 2 (R2):

Acid picric: 4,0 mmol/l

Trước khi làm trộn 5 thể tích R1 với 1 thể tích R2, hỗn hợp này bền trong

5 giờ ở 20-25o C.

-Dung dich creatinin chuẩn: 177 mol/l (2 mg/dl) 1.2.3.Tiến hành:

Thuốc thử ống trắng ống chuẩn/thử

Hỗn hợp thuốc thử 1,0 ml 1,0 ml

Dung dịch chuẩn/huyết thanh 50 l

Trộn đều, đọc mật độ quang sau 1 phút (A1). Chính xác sau 2 phút đọc

mật độ quang (A2) ở bước sóng 492 nm.

Cách tính kết quả:

Achuẩn/thử = A2 - A1

C = Athử /Achuẩn . 177 (mol/l)

Chú ý: có thể tiến hành trên máy bán tự động Stat Fax như sau:

Đưa ống trắng vào máy (máy sẽ tự động đọc mật độ quang)

Page 18: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

104

Đưa ống chuẩn vào máy: máy sẽ tự động đọc mật độ quang ở thời điểm o

phút và sau 2 phút và tính ra hệ số.

Đưa thứ tự từng ống thử vào máy, máy sẽ tự động đọc mật độ quang như

ống chuẩn và tímh ra kết quả hiện trên máy hoặc in ra giấy.

2. Định lượng protein nước tiểu.

2.1. Phương pháp đo độ đục (theo Kingsburry):

+ Nguyên lý:

Kết tủa protein bằng acid sulphosalicylic. Đo độ đục và tính kết quả theo dung

dịch protein chuẩn.

+ Chất thử và thuốc thử:

- Nước tiểu 24h: lấy nước tiểu 24h, bảo quản bằng toluen (10 - 20 ml), lọc lấy

5 - 10 ml để làm xét nghiệm..

- D.d. sulphosalicylic 3%.

- D.d. protein chuẩn 0,3 g/l.

+ Tiến hành: cho vào 3 ống nghiệm nhỏ:

Thuốc thử Ống trắng (B) Ống chuẩn (S) Ống thử (T)

Nước tiểu 24h 0 ml 0 ml 0,5 ml

D.d. protein chuẩn 0 ml 0,5 ml 0 ml

D.d. sulphosalicylic 3% 2 ml 2 ml 2 ml

Trộn đều, để yên 10 phút.

Đo quang ở bước sóng 590 nm; đối chiếu với ống trắng, được mật độ quang

học ống chuẩn ES và mật độ quang học ống thử (ET).

Tính kết quả: theo công thức.

ET

Nồng độ protein (g/l) = . CS

ES

Đối với nước tiểu: nhân kết quả với thể tích nước tiểu 24h (tính bằng lít) và

biểu thị bằng g/24h.

+ Giá trị tham khảo:

Xem phần phương pháp đo màu. + Ý nghĩa:

Xem phần phương pháp đo màu.

+ Cách pha thuốc thử:

- D.d. sulphosalicylic 3%:

Page 19: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

105

Hoà tan 30 g acid sulphosalicylic và hoàn thành 1 lít trong bình định mức bằng nước cất.

- D.d. protein chuẩn 0,3g/l:

Pha từ D.d. protein có nồng độ đã biết.

2.2. Phương pháp đo màu:

+ Nguyên lý:

Protein tạo với đỏ pyrogallol và molibdat một phức hợp có màu đỏ. Cường

độ màu tỷ lệ thuận với nồng độ protein. Đo màu định lượng.

+ Chất thử và thuốc thử:

- Nước tiểu 24h.

- Dung dịch chuẩn protein: 0,2 g/l (200 mg/l).

- Thuốc thử: kit sẵn dùng.

+ Tiến hành:

- Chuẩn bị

Nhiệt độ: 37oC.

Kính lọc: 578.

Chương trình: C/ST.

Hệ số: 0,2.

- Phản ứng:

Cho vào 3 ống nghiệm:

Thuốc thử Ống trắng (B) Ống chuẩn (S) Ống thử (T)

Thuốc thử trắng 1 ml 1 ml 1 ml

D.d. protein chuẩn 20 l

Nước tiểu 24h hoặc DNT 20 l

Trộn đều. Ủ 5 phút ở 20 - 25oC hoặc ở 37oC.

- Đọc kết quả:

Trong vòng 60 phút.

Đổ ống trắng vào cóng. Nhấn ZERO. Đợi màn hình hiện 0000. Hút bỏ.

Đổ ống chuẩn vào cóng. Nhấn STANDARD. Hút bỏ.

Đổ ống thử vào cóng và nhấn RESULT. Ghi kết quả hiện. Hút bỏ.

Đo tiếp các ống thử khác.

Nếu nồng độ protein > 3g/l thì pha loãng nước tiểu bằng NaCl 0,9% và làm lại. Nhân kết quả với độ pha loãng.

+ Giá trị tham khảo:

- Nước tiểu ở người bình thường: 0,024 - 0,141 g/24h (24-141 mg/24h).

- Dịch não tuỷ: < 0,5 g/l.

Page 20: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

106

+ Ý nghĩa:

- Tăng nồng độ protein toàn phần trong nước tiểu chủ yếu gặp trong các bệnh

thận. Bệnh thận nguyên phát hoặc thứ phát có thể gây tăng tính thấm cầu thận

hoặc gây giảm tái hấp thu ống thận. Protein niệu do các nguyên nhân sau thận

thường là nhiễm trùng, chảy máu, hoặc bệnh ác tính của đường tiết niệu. Tăng

protein niệu cũng có liên quan với các bệnh cấp tính khác như: sốt, stress thể chất

hoặc tâm lý.

- Tăng protein trong dịch não tuỷ có thể gặp trong tăng áp lực nội sọ (do u não,

chảy máu trong não, hoặc chấn thương não), trong nhiễm trùng (đặc biệt là trong

viêm màng não do vi khuẩn) cũng như trong xơ hoá nhiều nơi. Trong tăng tính

thấm hàng rào máu-dịch não tuỷ, tỷ số protein toàn phần DNT/huyết thanh tăng.

3. Xác định 10 thông số nước tiểu bằng que thử (kiến tập).

Que thử nước tiểu có nhiều loại, có loại thử 1 thông số, 2 thông số,... 10 thông số. Loại thử 10 thông số có 10 ô, mỗi ô thử một thông số.

3.1. Nguyên lý:

+ Glucose:

Dựa trên trình tự phản ứng do 2 enzym glucose oxidase và peroxidase xúc tác.

Glucose oxidase xúc tác phản ứng oxi hoá glucose nếu có trong nước tiểu tạo thành acid gluconic và peroxid hydrogen (H2O2).

Peroxidase xúc tác phản ứng của peroxid hydrogen với chất sinh màu kali iodid để oxi hoá chất sinh màu tạo ra hợp chất có màu từ xanh lục đến nâu.

+ Bilirubin:

Bilirubin kết hợp với muối diazo (dichloroanilin diazo hoá), trong môi trường acid mạnh, tạo thành phức hợp có màu xám nâu.

+ Thể ceton:

Dựa trên phản ứng Legal: acid acetoacetic kết hợp với nitroprussid tạo thành phức hợp có màu tím hồng.

+ Tỷ trọng:

Dựa trên sự giải phóng proton (H+) từ polyacid với sự có mặt của các cation có trong nước tiểu. Proton (H+) giải phóng gây ra sự thay đổi màu của chất chỉ thị bromothymol bleu từ xanh đến xanh lục rồi tới vàng,

+ Máu:

Dựa trên hoạt tính peroxidase của hemoglobin. Hemoglobin xúc tác phân huỷ một hydrogen peroxid hữu cơ và giải phóng oxy. Oxy giải sẽ phóng oxi hoá chất chỉ thị 3,3/,5,5/-tetrametylbenzidin tạo ra một màu từ da cam đến xanh lục rồi xanh đậm.

Page 21: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

107

+ pH:

Dựa trên nguyên tắc chất chỉ thị kép. Các chất chỉ thị đỏ methyl, phenolphtalein và bromothymol bleu có trong giấy thử cho một gam màu từ màu đỏ da cam đến vàng rồi xanh lục và xanh ở vùng pH của nước tiểu.

+ Protein:

Dựa trên nguyên tắc nhầm lẫn protein của chất chỉ thị. Tại một pH cố định, sự có mặt của protein trong nước tiểu tạo ra màu xanh.

Âm tính: màu vàng.

Dương tính: từ vàng xanh đến xanh lục rồi xanh-xanh lục.

+ Nitrit:

Dựa trên sự biến đổi nitrat thành nitrit dưới tác dụng của các vi khuẩn Gram âm nếu có trong nước tiểu.

Nitrit phản ứng với p-arsailic acid tạo thành hợp chất diazo trong môi trường acid. Hợp chất diazo kết hợp với 1,2,3,4-tetrahydrobenzoquinolin tạo thành màu đỏ tím.

+ Urobilinoge:

Dựa trên phản ứng Ehrlich cải biên. Urobilinogen phản ứng với muối diazo bền (p-diethylaminobenzaldehyd), trong môi trường acid tạo thành phức hợp có màu đỏ hồng.

+ Bạch cầu:

Dựa trên tác dụng của enzym esterase của bạch cầu hạt nếu có trong nước tiểu.

Esterase xúc tác sự thuỷ phân dẫn xuất naphthyl ester. Naphthyl giải phóng phản ứng với muối diazo tạo thành màu từ đỏ be tới đỏ tím.

3.2. Chất thử và thuốc thử:

+ Nước tiểu mới lấy.

+ Que thử nước tiểu 10 thông số.

3.3. Tiến hành:

+ Lấy que thử ra khỏi lọ và đậy nắp ngay. Nhúng toàn bộ phần có các ô thử của que thử ngập vào trong nước tiểu (mới lấy, đã trộn đều, chưa ly tâm) rồi lấy ra ngay để tránh sự hoà tan của thuốc thử.

+ Khi lấy ra, gạt nhẹ cạnh que thử vào thành ống đựng nước tiểu để loại bỏ nước tiêủ thừa. Giữ que nằm ngang rồi thấm nhẹ hai cạnh que thử bằng giấy thấm để tránh trộn lẫn thuốc thử giữa hai ô thử cạnh nhau và tránh nước tiểu thấm vào tay. Đọc kết quả trong vòng 1 - 2 phút.

+ Đọc kết quả: có 2 cách:

- Theo bảng màu mẫu, được dán kèm ở hộp đựng que thử.

Page 22: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

108

Đặt que thử cạnh bảng màu, so sánh cường độ màu của từng ô thử với dãy các ô màu mẫu cho từng thông số tương ứng. Khi thấy bằng nhau, đọc kết quả được ghi kèm theo ô mẫu.

- Đo trên máy tự động (xem thao tác đo trực tiếp trên máy).

Đặt que thử đúng vị trí trên máng đỡ. Máy sẽ tự động đo lần lượt từng thông số, kết quả được hiện trên màn hình và in ra giấy.

3.4. Giá trị tham khảo:

Nước tiểu bình thường có:

+ Tỷ trọng: 1,003-1,030.

+ pH: 5 - 8.

+ Urobilinogen: 0,2 - 1 đơn vị Ehrlich/dl (EU/dl).

+ Các thông số khác: glucose, protein, ceton, bilirubin, máu, nitrit, bạch cầu đều âm tính.

3.5. Ý nghĩa:

+ Glucose: bình thường, có một lượng nhỏ glucose được bài xuất ra nước tiểu bởi thận và test này không phát hiện được (âm tính). Nếu nồng độ glucose là 5,5 mmol/l có thể cho kết quả dương tính và được coi là bất thường nếu có kéo dài.

+ Bilirubin: bình thường không phát hiện được bilirubin trong nước tiểu. Lượng vết được coi là bất thường. Bilirubin dương tính trong viêm, xơ gan và tắc mật.

+ Ceton: bình thường âm tính. Dương tính có thể gặp trong đói, có thai, luyện tập nặng. Trong nhiễm acid do ceton, đói kéo dài và các bất thường của chuyển hóa glucid hoặc lipid, ceton có thể xuất hiện với lượng lớn trong nước tiểu.

+ Tỷ trọng: có thể thay đổi từ 1,001- 1,035. Nước tiểu 24h của người lớn ăn uống bình thường có tỷ trọng từ 1,016-1,022. Tỷ trọng tăng trong bệnh đái thao đường, giảm trong bệnh đái tháo nhạt.

+ Máu: nếu có với lượng vết: cần nghiên cứu tiếp. Máu thường thấy (nhưng không phải luôn luôn thấy) ở phụ nữ có kinh. Test này có độ nhạy cao với hemoglobin và do đó bổ sung cho xét nghiệm vi sinh. . Máu trong nước tiểu gặp trong các bệnh về thận như: ung thư thận, lao thận, sỏi thận và viêm đường tiết niệu

+ pH: nước tiểu bình thường có pH ở giới hạn từ 5 - 8. pH nước tiểu acid trong nhiễm toan máu do đái tháo đường… pH nước tiểu kiềm gặp trong nhiễm khuẩn đường tiểu niệu…

+ Protein: (xem mục 2: Định lượng protein nước tiểu).

+ Urobilinogen: bình thương là 0,2-1 EU/dl. Khi > 2 EU là bất thường. Giảm trong tắc mật. Tăng trong viêm, xơ gan.

+ Nitrit: bình thường âm tính. Dương tính khi có nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Page 23: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

109

+ Bạch cầu: bình thường âm tính. Dương tính thường do viêm nhiễm âm đạo, tiết niệu.

3.6. Cách pha thuốc thử:

Kit que thử nước tiểu, hộp 100 que, có sẵn để dùng.

4. Định lượng Na+, K+ bằng quang kế ngọn lửa.

4.1. Nguyên lý:

Khi các ion kim loại trong dung dịch được phun dưới dạng khí dung trên ngọn lửa có nhiệt độ cao, các điện tử của ion được kích thích và chuyển tới trạng thái có năng lượng cao hơn. Khi các điện tử này trở về trạng thái cơ bản, chúng sẽ mất năng lượng và phát ra ánh sáng nhìn thấy có bước sóng đặc trưng đối với từng nguyên tố.

Ánh sáng này được tách riêng khỏi các ánh sáng khác bằng kính lọc và cường độ ánh sáng phát ra được đo bằng bộ phận đo quang thích hợp. Cường độ ánh sánh phát ra tỷ lệ thuận (chỉ khi nồng độ thấp) với số lượng ion trong ngọn lửa, tức là tỷ lệ thuận với số lượng ion trong dung dịch.

4.2. Máy, chất thử và thuốc thử:

+ Máy quang kế ngọn lửa:

Nói chung, các máy quang kế ngọn lửa đều gồm 4 bộ phận chính sau:

- Máy phun khí dung:

Để phun dung dịch thử (huyết thanh, nước tiểu, dịch sinh vật...) dưới dạng

khí dung vào ngọn lửa.

- Buồng đốt:

Thường gắn liền với máy phun khí dung. Người ta thường dùng khí đốt là

propan hoặc butan vì khi đốt cho ngọn lửa có nhiệt độ gần 2000o C.

- Máy phân tích quang học:

Mỗi kim loại phát ra tia sáng có bước sóng đặc trưng. Để chọn tia, có thể

dùng thấu kính hoặc kính lọc. Ví dụ: dùng các kính lọc:

Na: 598 nm.

K: 767 nm.

Li: 671 nm.

Tia sáng sau khi đi qua kính kọc, sẽ đập vào tế bào quang điện, ống nhân

quang để chuyển thành tín hiệu điện vào bộ đo và hiện kết quả (số mmol/l) trên

màn hình.

Kính lọc Ống nhân quang và khuếch đại Na K U

Ngọn lửa Bộ xử lý Hiện kết quả Mẫu thử

(huyết thanh)

Khí dung Khí đốt Máy phun Khí dung

Page 24: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

110

Hình 25: Sơ đồ máy quang kế ngọn lửa

+ Mẫu thử:

- Huyết thanh tươi, không vỡ hồng cầu.

- Nước tiểu.

- Dịch não tuỷ, mồ hôi hoặc các dịch sinh vật khác.

+ Thuốc thử:

- Dung dịch chuẩn (Na+, K+).

- Dung môi pha loãng (đã khử ion).

- Dung dịch duy trì.

+ Pha loãng:

Dùng dung môi pha loãng, không dùng nước cất.

- Dung dịch chuẩn: pha loãng 200 lần.

- Huyết thanh (để định lượng Na+, K+): pha loãng 200 lần.

- Nước tiểu: định lượng Na+: pha loãng 200 lần, định lượng K+: pha loãng 1000

lần.

4.3. Tiến hành:

+ Chuẩn bị máy:

- Sau khi kiểm tra máy thấy đã được nối với bình khí đốt (gas), máy nén thì bật máy (nhấn nút “Power”), chờ khoảng 10-15 phút cho máy ổn định.

- Mở van bình khí đốt (bật về phía “ON”), đợi khoảng 1 phút cho gas vào máy.

- Đốt gas bằng cách nhấn nút “Power” về phía O (để tắt máy) sau đó nhấn ngay nút “Power” về phía I để bật máy và tạo ra tia lửa điện đốt cháy gas. Nếu không thấy ngọn lửa (gas không cháy) thì tắt máy và bật lại ngay để tạo ra tia lửa điện một lần nữa.

- Chỉnh ngọn lửa để có hình chóp nón và và có màu xanh bằng cách điều chỉnh núm “Fuel”.

+ Đo Na+:

- Đặt kính lọc Na đúng vị trí.

- Hút dung môi pha loãng, điều chỉnh núm “Blank” để hiện số 0.0.

Page 25: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

111

- Hút dung dich chuẩn đã pha loãng và điều chỉnh núm “Fine” cho đến khi hiện số 140.

- Rút dung dịch chuẩn ra,. Đợi 10 giây.

- Hút dung môi pha loãng (trong 20 giây) và điều chỉnh núm “Blank” để hiện số 0.0.

- Rút dung môi pha loãng ra. Đợi 10 giây.

- Hút dung dịch thử đã pha loãng (trong 20 giây) và đọc kết quả hiện trên màn hình, tính bằng mmol/l.

Đo K+:

Thao tác tương tự như đo Na+:

- Đặt kính lọc K đúng vị trí.

- Hút dung môi pha loãng, điều chỉnh núm “Blank” để hiện số 0.0.

- Hút dung dịch chuẩn đã pha loãng và điều chỉnh núm “Fine” cho đến khi đạt số hiện là 5.0.

- Rút dung dịch chuẩn ra. Đợi 10 giây.

- Hút dung môi pha loãng (trong 20 giây) và điều chỉnh núm “Blank” để hiện số 0.0.

- Rút dung môi pha loãng ra. Đợi 10 giây.

- Hút dung dịch thử đã pha loãng (trong 20 giây) và đọc kết quả hiện trên màn hình, tính bằng mmol/l.

+ Tắt máy:

- Hút dung môi pha loãng trong 2 phút.

- Khoá van bình gas (bật về phía “Off”)

- Nhấn nút “Power” về phía 0 để tắt máy. 4.4. Giá trị tham khảo:

Xem phần điện cực chọn lọc.

4.5. Ý nghĩa:

Xem phần điện cực chọn lọc.

4.6. Cách pha thuốc thử:

Kit có sẵn để dùng.

5. Định lượng Na+, K+, Cl-, Ca2+ bằng phương pháp điện cực chọn lọc.

5.1. Nguyên lý:

Phương pháp đo điện cực chọn lọc ion (ISE) dựa trên sự tương tác của ion chuyển động tự do trong mẫu thử với chất nhạy cảm ở màng chọn lọc ion của điện cực.

Màng chọn lọc ion ngăn cách mẫu thử (có nồng độ các chất điện ly chưa biết) với dung dịch điện cực (có nồng độ các chất điện ly đã biết). Màng này chỉ phản ứng đặc hiệu với một loại ion có trong mẫu thử, tác động như một chất trao đổi ion và gây ra sự thay đổi điện thế màng. Điện thế này được đo nhờ một điện cực qui chiếu (điện cực calomel) có điện thế không đổi.

Page 26: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

112

Sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực (chọn lọc và qui chiếu) phụ thuộc vào nồng độ ion của mẫu thử, được khuếch đại và đo (xem hình 26).

Nhờ đường cong chuẩn, nồng độ ion của mẫu được xác định và hiện số.

Hình 26: Sơ đồ máy định lượng Na+, K+, Cl-/Ca+ bằng điện cực chọn lọc

5.2. Chất thử và thuốc thử:

+ Huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin.

+ Các dung dịch: A,B,C, R1, R2, R3, R4.

5.3. Tiến hành

Gồm các bước chính sau:

+ Chuẩn bị máy.

+ Hút mẫu thử.

+ Máy sẽ tự đo và hiện kết quả.

+Đo xong đưa máy về trạng thái nghỉ: “Economie”.

5.4. Giá trị tham khảo:

+ Na+:

Máu: 135 - 145 mmol/l.

Nước tiểu: 150 - 260 mmol/l.

+ K+.

Máu: 3,5 - 5,5 mmol/l.

Nước tiểu: 60 - 120 mmol/l

+ Cl-.

Máu: 95 - 105 mmol/l.

Nước tiểu: 10 - 200 mmol/l.

+ Ca2+ (Canxi ion hoá):

Dung dịch

điện cực

Na+, K+, Cl-

Dây bạc phủ AgCl

Màng PVC nhậy cảm K+

Màng thủy

tinh nhậy cảm

Na+

Dđ điện cực

qui chiếu

Màng qui chiếu Nàflon innor

Màng PVC nhậy cảm với Cl+

Page 27: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

113

Máu: 1,0 - 1,3 mmol/l, chiếm 55% lượng Ca toàn phần.

Nước tiểu: 6 - 8 mmol/24h.

5.5. Ý nghĩa:

+ Na+:

- Giảm natri máu: gặp trong nhập thừa nước, nhập không đủ natri (ăn nhạt

kéo dài), ứ nước nhiều hơn ứ điện giải: suy thận, suy tim, xơ gan cổ trướng, suy

giáp hoặc suy tuyến yên nặng; bài tiết không đầy đủ ADH; mất nước, muối qua

tiêu hoá: nôn kéo dài, ỉa chảy kéo dài, lỗ rò tiêu hoá, hút dịch tiêu hoá...); mất

natri do thận: dùng thuốc lợi tiểu (thiazid), suy thận, bệnh thận đi kèm mất điện

giải.

- Tăng natri máu: nhập thừa natri do truyền nhiều dịch mặn, hạn chế nước

thái quá, sai sót do hồi sức; mất nước hoặc mất dịch nhược trương do thận, do

tăng ADH, tăng cảm thụ với ADH; tăng bài niệu do thẩm thấu: tăng đường máu,

tăng canxi máu, mất nước hoặc dịch nhược trương ngoài thận: tăng thông khí

phổi, ỉa chảy, mất nước ưu trương...

- Natri niệu: thường chỉ quan tâm trong một số trường hợp như tăng natri

niệu do tăng natri máu mặc dù có dấu hiệu mất nước ngoại bào, theo dõi điều trị

trong điều chỉnh natri máu, kiểm tra chế độ kiêng muối.

+ K+:

- Giảm kali máu: nhập không đủ (kali-niệu bình thường): hạn chế ăn uống,

suy dinh dưỡng; mất qua nước tiểu (kali-niệu tăng): dùng thuốc lợi tiểu (các chất

ức chế carbonic anhydrase, thiazid, furosemid..), thận nhân tạo, bệnh ống thận

bẩm sinh hoặc mắc phải; tăng aldosteron nguyên phát hoặc thứ phát; cường vỏ

thượng thận hoặc dùng corticoid kéo dài, mất theo đường tiêu hóa (kali-niệu

giảm): ỉa chảy, dùng thuốc tẩy, hút dịch tiêu hoá liên tục, nôn kéo dài.

- Tăng kali máu: nhập thừa kali, vô niệu, suy thận nặng, bệnh Addison, giảm

aldosteron, dùng thuốc lợi tiểu tác dụng xa (spirolacton) trên nền suy chức năng

thận, mất kali (do kali đi từ huyết tương vào dịch gian bào): sau chấn thương dập

nát tổ chức, hội chứng tan máu, bỏng nặng, nhồi máu cơ tim, viêm tuỵ cấp,

nhiễm acid, hôn mê đái tháo đường không được điều trị..

- Kali niệu: thường chỉ để bổ sung cho phân tích kali máu:

Giảm kali máu với kali niệu thấp: nguồn gốc ngoài thận.

Giảm kal máu với kali niệu cao: nguồn gốc thận.

Tăng kali máu với kali niệu thấp: nguồn gốc thận.

Tăng kali-máu với kali niệu cao: nguồn gốc ngoài thận.

Nếu biết lượng kali nhập, có thể tính được cân bằng kali.

+ Cl-:

Page 28: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

114

- Giảm Cl- máu: do ứ nước nhược trương; do mất theo đường tiêu hoá: nôn,

hút dạ dày; mất do thận: điều trị lợi tiểu thiazid, nhiễm acid chuyển hoá: suy thận

(ứ phosphat, sulphat), nhiễm acid do ceton trong đái tháo đường (ứ acid hữu cơ),

nhiễm acid do acid lactic (ứ acid hữu cơ), nhiễm kiềm chuyển hoá, nhiễm acid hô

hấp được bù bằng nhiễm kiềm chuyển hoá, suy thận cấp.

- Tăng Cl- máu: do mất dịch mất nước ưu trương, nhập thừa do truyền quá

nhiều “huyết thanh mặn sinh lý”; do đào thải: nhiễm acid ống thận bởi giảm

HCO-, dùng chất ức chế carbonic anhydrase, nhiễm kiềm hô hấp được bù bởi

nhiễm acid do tăng Cl- máu.

- Cl - niệu: sự đào thải phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn, thường chỉ quan tâm

trong một số trường hợp như tính gần đúng nồng độ thẩm thấu nước tiểu, trong

điều trị thuốc lợi tiểu và một số bệnh lý (hội chứng Bartier).

+ Ca2+ (canxi ion hoá):

- Tăng Ca2+ máu:

Các bệnh ác tính: tiêu xương, u cận giáp, cường cận giáp, nhiễm độc vitamin D,

ung thư, bất động…

- Giảm Ca2+ máu: còi xương, nhược cận giáp; giả cường cận giáp; thiếu vitamin

D; suy thận mạn; viêm tuỵ cấp; truyền máu quá nhiều điều trị chống đột quỵ

5.6. Cách pha thuốc thử kit: có sẵn để dùng.

6. Định lượng canxi toàn phần bằng phương pháp đo màu

6.1. Nguyên lý:

Ca2+ phản ứng với O-cresolphtalein-complexon trong môi trường kiềm tạo

thành phức hợp có màu tím đỏ. Nồng độ của phức hợp tỷ lệ thuận với nồng độ

Ca2+ trong mẫu thử. 8-hydroquinolein được cho thêm để ngăn cản sự can thiệp

của Mg2+.

6.2. Chất thử và thuốc thử:

+ Huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin.

+ Nước tiểu pha loãng 1/3 bằng nước cất, chỉnh pH về 3 - 4 bằng HCl N/10.

+ Thuốc thử 1.

+ Thuốc thử 2.

+ Dung dịch Ca chuẩn 2,5 mmol/l.

6.3. Tiến hành:

+ Chuẩn bị:

Nhiệt độ: 20 - 25oC hoặc 37oC.

Kính lọc: 578.

Chương trình: C/ST.

Hệ số: 2,5.

Page 29: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

115

Hỗn hợp thuốc thử: trộn 1V R1 + 1V R2.

+ Phản ứng:

Cho vào các ống nghiệm nhỏ:

Thuốc thử Ống trắng (B) Ống chuẩn (S) Ống thử (T)

H.h. thuốc thử (1/1) 1 ml 1 ml 1 ml

Nước cất (2 lần) 10 l

D.d. canxi chuẩn 10 l

Huyết thanh 10 l

Trộn đều, ủ 5 phút ở 20 - 25oC hoặc 37oC

+ Đọc kết quả:

Trong vòng 60 phút.

Đổ ống trắng vào cóng. Nhấn ZERO. Hút bỏ.

Đổ ống chuẩn vào cóng. Nhấn STANDARD. Hút bỏ.

Đổ ống thử vào cóng và nhấn RESULT. Ghi kết quả. Hút bỏ.

Đo tiếp các ống thử khác.

Nếu > 3,75 mmol/l thì pha loãng 2 lần. Kết quả nhân với 2.

Đối với nước tiểu: phải nhân kết quả với 3.

6.4. Giá trị tham khảo:

Bình thường, nồng độ Ca toàn phần trong máu: 2,0 - 2,5 mmol/l.

6.5. Ý nghĩa:

Xem mục 5.5.

Bài 7

XÉT NGHIỆM KHÍ MÁU, CÂN BẰNG ACID-BASE VÀ XÉT

NGHIỆM CÁC DỊCH THỂ

1. Đo khí máu và các thông số cân bằng acid-base (kiến tập).

Phân tích khí máu cho phép đánh giá tình trạng hô hấp, trạng thái cân bằng

acid-base và sự oxygen hóa. Đo các thông số cân bằng acid-base có vai trò quan

trọng trong hồi sức cấp cứu, điều trị các bệnh hô hấp, giúp cho các thầy thuốc

những thông tin trong việc xác định trạng thái acid-base, sự trao đổi oxygen, và

khí carbon dioxide.

Page 30: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

116

Các thông số cân bằng acid-base như pH, pCO2, pO2 được đo trực tiếp bằng

điện cực chọn lọc và các thông số khác như HCO3-, tCO2, BE và SaO2... được

tính toán tự động nhờ bộ phận xử lý vi tính của máy. Hệ thống điện cực chọn lọc

và buồng chứa máu được đặt ở nhiệt độ 37oC.

1.1. Nguyên lý chung:

Nguyên lý chung đo các thông số pH, pCO2, pO2 và các thông số cân bằng

acid-base trong các máy đo khí máu có thể tóm tắt như sau:

+ Đo pH:

Đo pH được thực hiện bằng hai điện cực: điện cực thuỷ tinh đo pH và điện

cực chuẩn (điện cực qui chiếu).

Điện cực đo pH là một điện cực thủy tinh dùng một ống mao quản thủy tinh

nhạy cảm với ion H+ (với pH). Tùy thuộc vào pH của mẫu đo, một điện tích được

sản sinh ở pha ranh giới giữa mao quản thủy tinh và mẫu đo. Có thể đo được

dòng điện bằng máy Vôn kế. Để nối mạch điện cần có một điện cực thứ 2, đó là

điện cực qui chiếu.

Điện cực qui chiếu: tất cả các điện cực khác đều tạo ra điện thế với chất đo

có trong mẫu đo. Điện cực qui chiếu thì lại phải luôn luôn đưa ra cùng một tín

hiệu, không phụ thuộc vào thành phần của mẫu đo. Điều này thực hiện được

bằng cách trộn vào dòng mẫu đo một dòng chất lỏng có dung dịch KCl (dịch qui

chiếu) ở nồng độ cao.

+ Đo pCO2.

Điện cực đo pCO2 là điện cực thuộc loại Severinghaus, đó là điện cực kết

hợp điện cực thuỷ tinh và điện cực chuẩn bạc - clorua bạc. Carbon dioxide

khuếch tán hai chiều qua màng xốp có cấu tạo đặc biệt chỉ cho CO2 đi qua và

tách biệt mẫu máu với buồng đo. CO2 khuếch tán làm thay đổi trị số pH của

buồng đo. Một điện cực thủy tinh đo sự thay đổi này tỷ lệ với pCO2 của mẫu đo.

+ Đo pO2.

Điện cực đo pO2 là một điện cực Clark. Oxy khuếch tán qua màng tuỳ thuộc

vào áp suất riêng phần của O2 trong mẫu đo và liên tục thay thế các phân tử O2

của lớp điện giải trong quá trình phản ứng cathode. Ở cathode, oxy khuếch tán

qua màng được khử qua một chuỗi phản ứng tạo ra dòng điện giữa cathode và

anode tỷ lệ với phân áp ôxy trong mẫu máu.

Các máy đo khí máu, ví dụ máy OMNI-6 Thuỵ Sĩ cho phép xác định các chỉ

số cân bằng acid-base, khí máu khác như HCO3-, BE, t.CO2, P50 tự dộng theo các

công thức sau:

+ Bicarbonat (HCO3-):

Nồng độ bicarbonat có trong huyết tương được tính bằng công thức sau:

Page 31: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

117

[HCO3-] = 0,0307. pCO2. 10(pH- 6,105).

+ Base dư (BE):

Ở pH = 7,40, pCO2 = 40 mmHg và 37oC, base dư được tính theo công thức:

BE = (1,0- 0,014.Hb)[( HCO3-)- 24,8] + ( 1,43.Hb + 7,7). ( pH - 7,40)].

+ CO2 toàn phần( tCO2):

CO2 toàn phần được tính theo công thức:

t. CO2 = (0,0307 . p CO2 + HCO3-).

+ Độ bão hoà oxy (SaO2):

Độ bão hoà ôxy(SaO2) là một thông số biểu thị khả năng vận chuyển ôxy của

Hb, được tính theo công thức:

HbO2

SaO2 (%) = x 100

HbO2 + HHb

Hiện nay, để đánh giá khả năng vận chuyển và giao ôxy cho mô ở bệnh nhân,

trong lâm sàng người ta thường sử dụng thông số P50 hoặc Px tùy theo trang bị

máy của Labo xét nghiệm.

P50: là phân áp ôxy để bão hoà 50% số phân tử hemoglobin.

P50 được xác định là phân áp ôxy cho một mẫu máu với 50% lượng hemoglobin

đã được bão hoà ôxy. Nó phản ánh ái lực của Hb đối với ôxy. Thông qua sự thay

đổi của P50 có thể đánh giá khả năng giao ôxy cho mô.

1.2. Lấy mẫu máu:

Lấy máu động mạch vì máu động mạch phản ánh đúng trạng thái oxygen hoá

và trạng thái cân bằng acid-base.

Lấy máu động mạch quay, động mạch đùi hoặc động mạch cánh tay bằng

bơm tiêm chuyên dụng. Máu được chống đông bằng heparin với lượng không

quá 50 UI cho 1 ml máu và không được tiếp xúc với không khí. Khi lấy máu

xong, xoay bơm tiêm nhẹ nhàng để tránh cục máu đông nhỏ có thể làm tắc nghẽn

khi máu chảy qua các điện cực. 1.3. Tiến hành đo:

Trước khi lấy máu, máy đã được chuẩn và ở tư thế sẵn sàng phân tích.

Khi đo: bỏ kim tiêm ra, gạt nhẹ loại bỏ máu ở đầu bơm tiêm và bọt khí nếu có,

bơm nhẹ nhàng máu vào máy đo, khi đủ thì rút bơm tiêm ra, chờ và ghi kết quả.

1.4. Trị số bình thường:

Các thông số khí máu và cân bằng acid-base máu động mạch ở người trưởng

thành, khoẻ mạnh có các trị số sau:

+ pH:

Page 32: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

118

Bình thường pH máu động mạch = 7,38 -7,42. pH tồn tại sự sống là 6,95 -

7,80.

Khi pH < 7,38 là nhiễm acid, pH > 7,42 là nhiễm base.

+ PaCO2 - phân áp CO2 máu động mạch.

Bình thường: PaCO2 = 40 mmHg.

Ý nghĩa của PaCO2: xác địmh các rối loạn cân bằng acid-base do nguyên

nhân hô hấp.

+ Bicarbonat thực (Actual Bicarbonat = AB):

AB - là nồng độ thực tế của bicarbonat trong máu thử lấy trong điều kiện

không tiếp xúc với không khí, nó tương ứng với pH và pCO2 thực của mẫu máu.

Bình thường: AB = 25 mmol/l.

Thông số này phụ thuộc nhiều vào pCO2,: khi pCO2 tăng sẽ kéo theo bicarbonat

thực tăng.

+ Bicarbonat chuẩn (Standard bicarbonat = SB):

SB là nồng độ bicarbonat của huyết tương (mmol/l) được qui về điều kiện

chuẩn như PaCO2 = 40 mmHg và nhiệt độ 37oC.

Trị số bình thường của SB là 24 mmol/l.

+ CO2 toàn phần (Total CO2 = tCO2):

CO2 toàn phần là tổng CO2 trong huyết tương gồm CO2 hoà tan (pCO2), CO2

carbaminat và chủ yếu là CO2 dưới dạng bicarbonat, được tính theo công thức:

t CO2 = [HCO3_] + CO2 hoà tan + CO2 carbaminat

Trị số bình thường của t.CO2 là 25 - 30 mmol/l.

+ Base đệm (Buffer base = BB):

Base đệm là tổng các anion đệm trong máu (mmol/l), tính theo công thức:

BB= [HCO3-] + Protein - + Hemoglobin - + Phosphat -.

Trị số bình thường của BB là 46- 48 mmol/l.

+ Base dư (base excess = BE):

BE là chênh lệch giữa base đệm của bệnh nhân và của người bình thường.

Giá trị bình thường của BE = 0 2 (mmol/l) (với pH máu 7,4, pCO2 = 40 mmHg,

Hb toàn phần = 150 g/l, nhiệt độ 37oC). 1.5. Một số thay đổi bệnh lý:

+ pH:

- Khi nhiễm kiềm và nhiễm toan còn bù thì pH máu bình thường.

- pH máu giảm < 7,30: nhiễm toan hô hấp hoặc nhiễm toan chuyển hóa nặng.

- pH > 7,5: nhiễm kiềm hô hấp hoặc nhiễm kiềm chuyển hoá nặng.

+ PaCO2:

Page 33: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

119

PaCO2 tăng cao trong nhiễm toan hô hấp do giảm thải CO2 ở phổi, gặp trong

một số bệnh như:

- Giảm thông khí phế nang, tắc nghẽn phế quản.

- Bệnh phổi: phế quản phế viêm, viêm phổi, hen.

- Hít phải khí CO2, hít lại không khí đã thở.

- Bị ức chế thần kinh: thuốc ngủ, bại liệt, nhiễm độc, chấn thương sọ não, u

não.

+ Bicarbonat:

Bicarbonat tăng cao trong nhiễm toan hô hấp, nhiễm kiềm chuyển hóa: gặp

trong một số trường hợp như nôn nhiều, hút dịch dạ dày.

Bicarbonat giảm mạnh trong nhiễm toan chuyển hoá, gặp ở một số trường

hợp sau:

- Đái tháo đường do ứ đọng các thể cetonic.

- Phù phổi cấp, động kinh: rối loạn chuyển hóa glucid gây ứ đọng acid lactic.

- Các bệnh thận: viêm thận cấp hoặc mạn không đào thải được acid.

- Ỉa chảy cấp làm mất HCO3- .

Nhiễm toan chuyển hóa có nguy cơ tử vong cao nhất so với các rối loạn cân

bằng acid-base khác.

Ngoài ra, HCO3- còn giảm mạnh trong nhiễm kiềm hô hấp, gặp ở giai đoạn

đầu của viêm phổi, sốt cao, hô hấp nhân tạo quá mức không kiểm tra.

+ Base dư:

Base dư cùng với HCO3- là 2 thông số có nghĩa xác định nguyên nhân rối

loạn cân bằng acid-base do chuyển hoá.

- BE dương (tăng cao) gặp trong nhiễm kiềm chuyển hoá.

- BE âm (giảm mạnh) gặp trong nhiễm toan chuyển hoá.

Trong lâm sàng để đánh giá các trạng thái rối loạn cân bằng acid-base người

ta dùng giản đồ Davenport (xem hình 27):

Trên giản đồ Davenport chia thành 6 khu vực rối loạn:

. Nhiễm toan hô hấp (A),.

. Nhiễm kiềm chuyển hoá (B).

. Nhiễm kiềm hô hấp (C).

. Nhiễm toan chuyển hoá (D).

. Nhiễm toan hỗn hợp (E) và

. Nhiễm kiềm hỗn hợp (F). Một số yêu cầu kỹ thuật khi xét nghiệm khí máu:

- Lấy máu động mạch bằng bơm tiêm “chuyên biệt”.

- Máy đã được chuẩn hoá và đo ngay sau khi lấy máu.

- Tránh để không khí lọt vào mẫu máu thử.

Page 34: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

120

- Đo trong vòng 30 phút sau khi lấy máu.

Hình 27: Giản đồ Davenport

2. Định lượng protein toàn phần trong dịch não tuỷ (phương pháp Meu Lemans).

2.1. Nguyên lý:

Dùng aicd tricloacetic (TCA) để kết tủa protein dịch não tuỷ (DNT). So sánh độ đục của tủa với dung dịch protein chuẩn để tính kết quả.

2.2. Chất thử và thuốc thử:

+ Chất thử: dịch não tủy không lẫn máu.

+ Thuốc thử:

- Dung dịch protein chuẩn 0,3 g/l.

- Dung dịch T.C.A 3%.

2.3. Tiến hành:

Thuốc thử Ống trắng (-) Ống chuẩn (S) Ống thử (T)

DNT tươi, không lẫn máu

D.d protein chuẩn (0,3 g/l)

D.d T.C.A 3%

0 ml

0 ml

5 ml

0 ml

1,0 ml

4 ml

1,0 ml

0 ml

4 ml

Lắc đều, để yên 10 phút. Lắc đều lại và đo ngay mật độ quang của ống thử (ET), ống chuẩn (ES) đối chiếu với ống trắng ở bước sóng 450 nm.

2.4. Tính kết quả:

Nồng độ protein toàn phần ống thử (CT) được tính theo công thức:

A- Nhiễm toan hô hấp B- Nhiễm kiềm chuyển hóa C- Nhiễm kiềm hô hấp D- Nhiễm toan chuyển hóa E- Nhiễm toan hỗn hợp F- Nhiễm kiềm hô hấp

Page 35: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

121

2.5. Giá trị tham khảo:

Bình thường nồng độ protein toàn phần dịch não tuỷ ở người lớn < 0,45 g/l.

2.6. Ý nghĩa lâm sàng:

Protein toàn phần dịch não tuỷ tăng trong một số trường hợp sau:

+ Viêm màng não, viêm não, áp xe não, u não.

+ Giang mai thần kinh tiềm tàng.

+ Chèn ép tủy sống.

+ Chảy máu dưới nhện.

2.7. Cách pha thuốc thử:

+ Dung dịch protein chuẩn 0,3 g/l: lấy 50 l dung dịch protein chuẩn loại 60

g/l pha loãng 200 lần bằng dung dịch NaCl 0,9% (950 l).

+ Dung dịch T.C.A 3%: Xem lại cách pha TCA 3% ở bài 5.

Chú ý: T.C.A là acid mạnh, có thể gây bỏng nặng; do đó đề phòng dính vào tay và bắn vào quần áo.

3. Phản ứng Pandy, Nonne-Appelt.

Đây là các phản ứng định tính nhằm phát hiện sự tăng globulin dịch não tuỷ (DNT).

3.1. Phản ứng Pandy:

+ Nguyên lý:

Albumin và các globulin DNT bị kết tủa bởi dung dịch phenol bão hoà (thuốc thử Pandy).

+ Chất thử và thuốc thử:

- Chất thử: DNT tươi, không lẫn máu.

- Thuốc thử: thuốc thử Pandy.

+ Tiến hành:

Cho vào ống nghiệm nhỏ:

- 1 ml thuốc thử Pandy.

- Vài giọt DNT.

Lắc đều quan sát độ đục của hỗn hợp, tuỳ thuộc độ đục ít hay nhiều mà đánh dấu (+), (++), (+++).

+ Kết quả:

Bình thường DNT cho phản ứng âm tính.

Nếu có lượng bất thường globulin thì dung dịch xuất hiện màu trắng đục.

3.2. Phản ứng Nonne-Appelt:

+ Nguyên lý:

Các globulin DNT tăng trên 0,45 g/l bị kết tủa bởi dung dịch amonisulfat bão hoà.

CT =

ET

ES

x C s = x 0,3 (g/l)

ES

ET

Page 36: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

122

+ Chất thử và thuốc thử:

- Chất thử: DNT tươi, không lẫn máu.

- Thuốc thử: dung dịch amonisulfat bão hoà.

+ Tiến hành:

Cho vào ống nghiệm nhỏ:

- 1 ml d.d amonisulfat bão hoà.

- 1 ml DNT.

Lắc đều, kỹ, để yên 3 phút.

+ Kết quả:

- DNT bình thường: cho phản ứng âm tính (hỗn hợp dung dịch không đục).

- Bệnh lý: cho phản ứng dương tính (hỗn hợp dung dịch đục rõ nếu có sự

tăng bất thường các globulin DNT)

Chú ý: có thể cho DNT thành lớp trên dung dịch amonisulfat bão hoà. Nếu

dương tính sẽ xuất hiện vòng trắng rõ ở mặt phân cách giữa hai lớp dung dịch.

Phản ứng dương tính gặp trong một số bệnh sau:

. Viêm màng não.

. Có nghi ngờ giang mai.

. Xơ cứng rải rác.

+ Cách pha thuốc thử:

- Thuốc thử Pandy: hoà tan 10 gam phenol (C6H5OH) trong 100 ml nước cất.

Để ở 37oC trong 2 - 3 ngày. Chỉ sử dụng phần dung dịch trong suốt.

- Dung dịch amonisulfat bão hoà:

Hoà tan 80 gam amonisulfat (NH4)2SO4 trong 100 ml nước cất.

4. Phản ứng Rivalta.

Phản ứng Rivalta là một xét nghiệm được sử dụng để phân tích các dịch bệnh

lý nhằm phân biệt dịch tiết (do viêm) hoặc dịch thấm (do chèn ép).

4.1. Nguyên lý:

Ở dịch tiết, các protein đặc biệt là fibrinogen bị kết tủa bởi acid acetic loãng.

4.2. Tiến hành:

Cho vào ống đong hoặc cốc có chân:

+ 100 ml nước cất.

+ 2 - 3 giọt acid acetic đậm đặc.

Trộn đều, nhỏ vài giọt (1 - 2 giọt) dịch thử vào cốc trên.

4.3. Kết quả:

+ Nếu dịch thử là dịch thấm, có nồng độ protein thấp cho phản ứng âm tính.

+ Phản ứng dương tính nếu các giọt dịch tạo thành vòng trắng đục trên đường

di chuyển xuống đáy cốc.

Page 37: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

123

+ Phản ứng dương tính khi dịch thử là dịch tiết do viêm, có nồng độ protein

cao hơn 30 g/l. 4.4. Ý nghĩa lâm sàng:

+ Dịch thấm: là dịch được tạo ra do xung huyết, rối loạn tuần hoàn và tổn

thương thành mạch. Ví dụ dịch cổ trướng trong bệnh xơ gan.

+ Dịch tiết: là dịch được tạo ra trong quá trình viêm. Ví dụ như:

- Trong các nhiễm trùng sinh mủ, dịch tiết thường là mủ (phế cầu hoặc tụ

cầu) hoặc dịch trông giống mủ xuất huyết (liên cầu).

- Dịch tiết xuất huyết thường thấy trong lao, các bệnh ác tính, ung thư.

- Dịch tiết dưỡng chấp thật sự khi có tổn thương các mạch bạch huyết lớn

(chấn thương, giun chỉ). Điều khác với dịch tiết dưỡng chấp giả thấy ở bệnh bạch

cầu, lao và các bệnh ác tính là dịch tiết dưỡng chấp thật sự có nhiều glucose và

lipid.

5. Định lượng glucose dịch não tủy.

Định lượng glucose DNT giống như định lượng glucose máu (xem lại bài thực

hành 3), nhưng phải tiến hành ngay.

Nồng độ glucose DNT phụ thuộc vào nồng độ glucose máu và sự phân hủy

glucose DNT.

+ Bình thường:

- Nồng độ glucose DNT bằng khoảng 60% nồng độ glucose máu.

- Nồng độ glucose DNT thắt lưng từ 2,5 - 3,9 mmol/l.

+ Giá trị tham khảo:

+ Bình thường nồng độ glucose DNT:

- 2,5 - 5,2 mmol/l (theo phương pháp Folin- Wu không đặc hiệu, dựa vào tính

khử của glucose).

- 2,2 - 4,4 mmol/l (theo phương pháp đặc hiệu-phương pháp enzym, chỉ định

lượng glucose).

+ Thay đổi bệnh lý:

- Tăng bệnh lý trong một số trường hợp sau:

. Đái tháo đường, đặc biệt tăng cao trong hôn mê do đái tháo đường.

. Viêm não, u não, xuất huyết não.

. Tăng huyết áp.

. Nhiễm ure huyết.

. Giang mai thần kinh.

- Giảm trong một số bệnh sau:

Page 38: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

124

. Viêm màng não mủ do màng não cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn...,

glucose DNT giảm mạnh, giảm sớm trong khi glucose máu vẫn bình thường.

. Viêm màng não do lao: glucose giảm mạnh, khoảng 1,7 - 2,8 mmol/l.

Sự giảm glucose ở DNT trong viêm màng não do lao là dấu hiệu quan trọng

để phân biệt với viêm màng não thanh dịch (có nồng độ glucose bình thường).

PHỤ LỤC

1. Bảng trọng lượng nguyên tử các nguyên tố.

Nguyên tố Ký hiệu Trọng

lượng nguyên tử

Nguyên tố Ký hiệu Trọng

lượng nguyên tử

Actinium

Aluminium(Nhôm)

Americium

Antimony(Stibium)

Argentum(Bạc)

Argon

Arsenic

Astatine

Aurum

Barium

Berkelium

Beryllium

Bismuth

Boron

Bromine

Cadmium

Calcium

Californium

Carbon

Cerium

Cesium

Chlorine

Chromium

Ac

Al

Am

Sb

Ag

Ar

As

At

Au

Ba

Bk

Be

Bi

B

Br

Cd

Ca

Cf

C

Ce

Cs

Cl

Cr

277*

26.981

243*

121.75

107.868

39.948

74.922

210*

196.967

137.34

247*

9.012

208.980

10.811

79.904

112.40

40.08

252*

12.011

140.12

132.905

35.453

51.996

Erbium

Europium

Fermium

Fluorine

Francium

Gadolinium

Gallium

Germanium

Hafnium

Helium

Holmium

Hydrogen

Indium

Iodine

Iridium

Iron(Sắt)

Krypton

Lanthanum

Laurenthium

Lithium

Luthelium

Magnesium

Manganese

Er

Eu

Fm

F

Fr

Gd

Ga

Ge

Hf

He

Ho

H

In

I

Ir

Fe

Kr

La

Lr

Li

Lu

Mg

Mn

167.26

151.96

257*

18.998

223*

157.25

69.72

72.59

178.49

4.0026

164.930

1.00797

114.82

126.904

192.2

55.847

83.80

138.91

256*

6.939

174.97

24.350

54.938

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Chromium

Cobalt

Cr

Co

51.996

58.933

Manganese

Mendelevium

Mn

Md

54.938

257*

Page 39: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

125

Copper

Curium

Dysprosium

Einsteinium

Neptunium

Nicken

Niobium

Niltrogen

Nobelium

Osmium

Oxygen

Palladium

Phosphorus

Platinum

Plumbum(Chì)

Plutonium

Polonium

Potassium(Kalium)

Praseodymium

Promethium

Protactinum

Radium

Radon

Rhenium

Rhodium

Rubidium

Ruthenium

Samarium

Scandium

Cu

Cm

Df

Es

Np

Ni

Nb

N

No

Os

O

Pd

P

Pt

Pb

Pu

Po

K

Pr

Pm

Pa

Ra

Rn

Re

Rh

Rb

Rn

Sm

Sc

63.546

247*

162.50

254*

237*

58.71

92.906

14.0067

255*

190.2

15.9994

106.4

30.974

195.09

207.19

244*

210*

39.102

140.907

147*

231*

226*

222*

186.2

102.905

85.47

101.07

150.35

44.956

Mercury

Molydenum

Neodymium

Neon

Selenium

Silicon

Sodium(Natrium)

Strontium

Sulfur

Tantalum

Technetium

Tellurium

Terbium

Thallium

Thorium

Thulium

Tin

Titanium

Tungsten

Uranium

Vanadium

Xenon

Ytterbium

Ytrium

Zinc

Zirconium

Hg

Mo

Nd

Ne

Se

Si

Na

Sr

S

Ta

Tc

Te

Tb

Tl

Th

Tm

Sn

Ti

W

U

V

Xe

Yb

Y

Zn

Zr

200.59

95.94

144.24

20.179

78.96

28.086

22.9898

87.62

32.064

180.948

99*

127.60

158.924

204.37

232.038

168.934

118.69

47.90

183.85

238.03

50.942

131.30

173.04

88.905

65.37

91.22

*: Là trọng lượng nguyên tử của đồng vị có nửa đời sống dài nhất hoặc biết rõ nhất.

2. Đơn vị SI và sử dụng SI trong hoá sinh y học.

2.1. Mở đầu:

+ SI (Système International): viết tắt hai chữ đầu của Hệ thống quốc tế về các đơn vị đo lường (Système international des unités de mesure).

+ Năm 1791, Viện hàn lâm Khoa học Paris công nhận mét là đơn vị đo chiều dài và định nghĩa “mét bằng một phần 10 triệu của kinh tuyến đi qua Paris”. Năm 1889, Đại hội đo lường (Conference general des poids et mesure- CGPM) định nghĩa lại: “Mét là cự ly giữa hai vạch được khắc trên một thanh đặc biệt bằng

Page 40: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

126

bạch kim hợp chất với iridium” (platine iridiée), để tại Cục quốc tế về đo lường (Bureau international des poids et mesure) ở Pavillon de Breuteuil, Sevres, gần Paris. Năm 1960, Đại hội đo lường (CGPM) lần thứ 11 đã định nghĩa lại mét dựa trên bức xạ của nguyên tử krypton 86, đã nâng độ chính xác lên rất cao, sai số chỉ bằng khoảng một phần tỷ. Năm 1979, tại Đại hội đo lường lần thứ 16, có ý kiến đề nghị định nghĩa lại mét dựa trên đơn vị thời gian là giây, bằng cách qui định vận tốc ánh sáng là 299.792.458 m/s, để độ chính xác tăng thêm 10.000 lần.

+ Về các đơn vị khác: Năm 1862, một Uỷ ban quốc tế (do Hội tiến bộ khoa

học Anh bảo trợ) được giao nghiên cứu về vấn đề đơn vị đo lường. Năm 1863, uỷ

ban này đề nghị một hệ thống dựa trên cơ sở: mét, gam và giây. Năm 1873, uỷ

ban này lại đề nghị một hệ dựa trên cơ sở centimét, gam, giây và hệ này được

phổ biến rộng rãi với tên là hệ CCS (système CCS).

+ Tuy nhiên, hệ CCS không đáp ứng được yêu cầu của một hệ thống đơn vị

toàn diện. Năm 1901, G. Giorgi (nhà vật lý người Italia) đưa ra một hệ dựa trên

cơ sở mét, kilogam, giây và một đơn vị điện. Hệ này được một số cơ quan quốc

tế công nhận và được phổ biến rộng rãi, gọi là hệ MKS, hoặc hệ Giorge. Năm

1950, hệ MKS đổi thành hệ MKSA. Tuy vậy, cả hai hệ này vẫn được dùng song

song.

+ Từ 1-1-1979, Hội Sinh học lâm sàng Pháp quyết định dùng SI ở Pháp. Còn

Viện hàn lâm Khoa học Pháp thì đề nghị: khi ghi đơn vị mới (SI) phải ghi kèm

theo đơn vị cũ. Nghị quyết WHA 3039 đề nghị các nhà sản xuất nên ghi trên áp

kế cả pascal và mmHg.

+ Hầu hết các nhà khoa học hưởng ứng việc dùng SI để thống nhất cách ghi

kết quả. Các tạp chí y học lớn trên thế giới yêu cầu các tác giả phải ghi kết quả

đo lường theo SI trong các bải gửi đăng báo. Các nước cũng lần lượt quyết định

dùng SI: năm 1972 có các nước Scandivaves, năm 1975 có CHLB Đức, 1979 có

Hoa Kỳ, Thuỵ Sĩ...

+ Ở Việt Nam, SI đã được giới thiệu trong một số tạp chí, trong một số tài

liệu giảng dạy bậc đại học và sau đại học. Một số bệnh viện thực hành đã bắt đầu

dùng SI để ghi kết quả xét nghiệm. Có thể nói, các nhà hoá sinh là những người

đi đầu trong tìm hiểu, giới thiệu và sử dụng SI.

2.2. Các đơn vị SI:

2.2.1. Các đơn vị cơ sở (unités de base):

+ Có 7 đơn vị cơ sở được chọn từ 7 đại lượng cơ sở (grandeurs de base)

(bảng 1). Các đơn vị cơ sở được định nghĩa dựa trên những hiện tượng vật lý

được giả định là không thay đổi và lúc nào cũng có thể lặp lại được.

Page 41: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

127

Bảng 1: Các đơn vị cơ sở.

STT Đại lượng Pháp Việt Nam Kí hiệu

1 Chiều dài mètre mét m

2 Khối lượng kilogramme kilogam kg

3 Thời gian seconde giây s

4 Cường độ dòng điện ampère Ampe A

5 Nhiệt độ nhiệt động kelvin Kelvin K

6 Cường độ ánh sáng candela candela cd

7 Lượng chất mole mol mol

+Các đơn vị cơ sở được định nghĩa như sau:

- Mét (mètre, m) là chiều dài bằng 1 650 763,73 bước sóng trong chân không

của bức xạ ứng với sự chuyển tiếp giữa các mức năng lượng 2p10 và 5d5 của

nguyên tử krypton 86 (Đại hội đo lường CGPM - Conference General des poids

et Mesures, lần thứ 11, năm 1960).

- Kilogam (kilogramme, kg) là khối lượng của một mẫu quốc tế kilogam

(CGPM lần thứ 1, 1889 và lần thứ 3, 1901).

- Giây (seconde, s) là thời gian của 9 129 631 770 chu kì của bức xạ ứng với

sự chuyển tiếp giữa hai mức siêu định (hyperfin) của trạng thái cơ bản của

nguyên tử cesium 133 (CGPM lần thứ 13, 1967).

- Ampe (ampère, A) là cường độ dòng diện không đổi trong hai dây dẫn song

song, thẳng, dài vô tận, có thiết diện không đáng kể, đặt cách nhau 1 mét trong

chân không, gây ra giữa hai dây dẫn đó một lực bằng 2.10-7 Newton trên một mét

chiều dài (CGPM lần thứ 9, 1948).

- Kelvin (Kelvin, K) là phân số 1/273,16 của nhiệt độ động học của điểm gấp

3 lần của nước (CGPM lần thứ 13, 1948).

- Candela (cd) là cường độ ánh sáng trong chiều thẳng góc của một mặt

phẳng rộng 1/600 000 mét vuông của một vật đen ở nhiệt độ đông đặc của bạch

kim (Pt) dưới áp suất 101 325 Newton trên một mét vuông (CGPM lần thứ 13,

1967).

- Mol (mole, mol) là lượng chất liệu của một hệ thống gồm một số thực thể

(entitiés) cơ bản, bằng số nguyên tử có trong 0,012 kg carbon 12; khi dùng mol

phải xác định cụ thể thực thể là nguyên tử, phân tử, ion, điện tử, hạt khác hoặc

những nhóm riêng của hạt đó (CGPM lần thứ 14, 1971).

Page 42: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

128

+ Nhận xét:

- Mét (m): được định nghĩa khác trước. Trước đây, mét được định nghĩa là

chiều dài của thanh bạch kim (platin) được ký gửi ở Cục đo lường quốc tế

(BIPM- Bureau International des Poids et Mesures) ở Pavillon de Breteuil,

Sevres, Pháp. Thanh này có thể bị hư hỏng và là một mẫu duy nhất trên thế giới,

trong khi đó, nguyên tử krypton 86 thì ở Labo nào cũng có thể có.

- Khối lượng (masse) vẫn là kilogam (kg) nhưng có một điều mới: “lượng

chất liệu” (quantité de matière), là một đại lượng cơ sở và đơn vị cơ sở của nó là

mol. Do đó, kết quả xét nghiệm phải ghi bằng mol chứ không phải bằng kg và

ước số của kg.

2.2.2. Các đơn vị dẫn xuất:

+ Các đơn vị dẫn xuất được thành lập khi nhân một đơn vị cơ sở với chính nó

hoặc khi kết hợp hai hoặc hơn các đơn vị cơ sở bằng phép nhân hoặc chia. Bằng

cách này sẽ tạo ra một số lớn đơn vị dẫn xuất mới (bảng 2).

Ví dụ:

. Đơn vị dẫn xuất thể tích là m3 (mét khối).

. Đơn vị dẫn xuất vận tốc là mét chia cho giây hoặc m/s. Bảng 2: Một số đơn vị dẫn xuất.

S TT Đại lượng Pháp Việt Nam Ký hiệu

1 Diện tích mètre carré mét vuông m2

2 Thể tích mètre cube mét khối m3

3 Vận tốc mètre par seconde mét/giây m/s hoặc m.s-1

4 Gia tốc mètre par seconde au carré mét/giây bình

phương

m/s2 hoặc m.s-2

5 Nồng độ

(lượng chất)

mole par mètre cube mol/mét khối mol/m3 hoặc

mol.m-3

6 Nồng độ

(khối lượng)

kilogramme par mètre cube kg/mét khối kg/m3 hoặc

kg.m-3

+ Một số quy tắc viết ký hiệu:

- Số mũ: có thể dương (m2, m3) hoặc âm (m-2, s-1)

- Dấu nhân: có thể viết theo một trong 3 cách sau:

. Bằng một dấu chấm (.) nằm trên dòng kẻ.

. Bằng một dấu chấm cao hơn (.).

. Bằng một khoảng cách nhỏ giữa hai ký hiệu.

Ví dụ: ký hiệu “mét giây” có thể viết : m.s, m.s, m s.

- Dấu chia: cũng có 3 cách viết:

Page 43: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

129

. Hoặc bằng một gạch chéo (/).

. Hoặc bằng một gạch ngang (-).

. Hoặc bằng số mũ âm.

Ví dụ: m Ký hiệu “mét chia cho giây” có thể viết: m/s, hoặc ms-1. s

mol Ký hiệu “mol chia cho mét khối” có thể viết: mol/m3, hoặc mol.m-3. m3

- Ký hiệu phức tạp:

. Khi viết phải thận trọng. Ví dụ: nếu viết mg/kg/ngày để chỉ mg chia cho kg

thể trọng trong một ngày thì sẽ sai về mặt toán học, vì không chỉ rõ mẫu số là gì,

kg hay ngày.

. Không dùng quá một gạch chéo khi viết ký hiệu một đơn vị, trừ khi dùng

thêm một dấu ngoặc đơn để tránh nhầm lẫn.

Ví dụ: ký hiệu mg/kg/ngày có thể viết theo 2 cách: mg/(kg/ngày) hoặc

(mg/kg)/ngày. Cách thứ hai (mg/kg)/ngày là đúng. Vì vậy, dấu ngoặc đơn cũng

phải dùng cho đúng, để tránh nghi ngờ. Nhưng nên viết mg.kg-1.d-1 (d: ngày, xuất

xứ từ dies (Latinh) hoặc day (Anh). - Sự kết hợp các đơn vị cơ sở để tạo ra các đơn vị dẫn xuất là một thuận lợi

lớn của SI, vì trong hệ SI không còn một hệ số chuyển đổi nào cần phải nhớ (do không dùng một hệ số nào khác một).

2.2.3. Các đơn vị dẫn xuất có tên riêng:

+ Đa số các đơn vị này là tên của các nhà khoa học có công đặc biệt trong lĩnh vực có liên quan hoặc là dẫn xuất của đơn vị có tên riêng đó (Bảng 3). Ví dụ:

- Đơn vị lực, theo SI: “Lực (Force) là lực đã đem lại cho đơn vị khối lượng (1kg) một gia tốc (m/s2)”, nghĩa là vận tốc của khối đó cứ mỗi giây tăng 1m/s. Đơn vị lực tính bằng kg nhân với mét chia cho giây bình phương, ký hiệu là (kg.m)/s2 hoặc kg.m.s-2 sẽ cồng kềnh và phức tạp, do đó, đơn vị lực SI có tên riêng là newton (N) sẽ đơn giản hơn.

- Đơn vị áp suất: áp suất là tác dụng của lực trên diện tích. Các đơn vị áp suất đã dùng trước đây là mmHg, Torr, Bar... Theo SI, áp suất được định nghĩa là tác dụng của một đơn vị lực trên một đơn vị diện tích (N/m2) và có tên riêng là pascal (pa) nên dễ dùng hơn, đơn giản hơn là viết kg.m.s-2.m-2 hoặc kg.m-1.s-2.

+ Trong 8 đơn vị dẫn xuất có tên riêng, có 3 đơn vị thường dùng trong y học là pascal (pa), Joule (J) và nhiệt độ celcius (oC). Các đơn vị khác được dùng trong một số chuyên khoa.

+ Khi ghi các đơn vị gồm một hoặc hai số, bao giờ cũng viết bằng chữ La Mã, chữ nhỏ, trừ khi đơn vị là tên người thì viết hoa. Nhưng nhớ rằng, các đơn vị

Page 44: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

130

SI không viết hoa ở đầu dù là tên người. Ví dụ: viết Pascal chứ không viết Pascal.

Bảng 3: Các đơn vị dẫn xuất có tên riêng.

S

TT Đại lượng Pháp Việt Nam Ký

hiệu

Tính bằng

đơn vị khác

1 Tần số hertz héc Hz s-1

2 Lực newton niutơn N m.kg.s-2

3 Áp suất pascal pascal Pa N/m2

4 Công, năng lượng, nhiệt lượng. joule jun J N/m

5 Công suất, năng thông watt oát W J/s

6 Điện tích, điện lượng coulomb culông C A.s

7 Điện thế, hiệu điện thế. volt von V W/A

8 Điện dung. farad fara F C/V

9 Điện trở ohm ôm V/A

10 Độ dẫn siemens simen S A/V

11 Từ thông weber vêbe Wb V.s

12 Cảm ứng từ tesla tesla T Wb/m2

13 Hệ số tự cảm henry henry H Wb2/A

14 Quang thông lumen lumen lm cd.sr

15 Độ rọi lux lux lx m-2.cd.sr

16 Nhiệt độ Celcius degreé celcius độ celcius oC K

17 Liều hấp thụ, chỉ số hấp thụ, kerma, năng lượng truyền khối

gray grây Gy J/kg

18 Hoạt độ (tia ion hoá) becquerel becơrel Bq Phân giã.s-1

2.2.4. Các đơn vị phụ (unites supplementaires):

+ Các đơn vị này chưa được CGPM quyết định coi là đơn vị cơ sở hay dẫn xuất.

+ Có hai đơn vị phụ:

- Radian (rad): đơn vị góp phẳng.

- Steradian (sr): đơn vị góc khối.

Giống như các đơn vị cơ sở, từ các đơn vị phụ có thể thành lập các đơn vị dẫn xuất. Ví dụ, lumen và lux (bảng 3), nhưng cả 2 ít dùng trong y học.

2.2.5. Tiếp đầu ngữ SI (prefixes SI):

+ Trong nhiều trường hợp, nếu biểu thị theo các đơn vị SI cơ sở hoặc dẫn xuất sẽ không thuận lợi vì chúng quá lớn hoặc quá nhỏ. Do đó, SI đưa ra các tiếp đầu ngữ để chỉ các bội số hoặc ước số thập phân của chúng.

Page 45: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

131

Bảng 4: Tiếp đầu ngữ.

STT Tiếp đầu ngữ Ký hiệu Hệ số Ghi chú

1 exa E 1018

2 peta P 1015

3 tera T 1012

4 giga G 109

5 mega M 106

6 kilo k 103

7 hecto h 102 Bốn tiếp đầu ngữ này khác các

tiếp đầu ngữ khác ở chỗ, chúng

không tiếp tục nhân với 103 hoặc

10-3

8 deca da 101

9 deci d 10-1

10 centi c 10-2

11 milli m 10-3

12 micro 10-6

13 nano n 10-9

14 pico p 10-12

15 femto f 10-15

16 atto a 10-18

+ Tiếp đầu ngữ được viết liền trước tên đơn vị, không thêm dấu nào khác. Ví

dụ: viết kiloôm, megaampe chứ không viết kilo om, mega ampe.

+ Ký hiệu của tiếp đầu ngữ cũng viết liền với ký hiệu của đơn vị, không thêm

dấu nào và không có một khoảng cách nào. Ví dụ: kPa (kilopascal).

+ Khi một tiếp đầu ngữ được gắn với một đơn vị, đơn vị đó được nhân với hệ số tương ứng (Bảng 4). Ví dụ: GJ (gigajun) = 109J, kPa (kilopascal) = 103 Pa = 1000 pascal, nmol (nanomol) = 10-9 mol.

+ Khi một bội số hoặc ước số của một đơn vị mang số mũ thì số mũ đó áp

dụng cho cả đơn vị đó và tiếp đầu ngữ của nó .

Ví dụ: 1 km3 = (103m)3 = 109m3 = 1000.000.000 m3 = 1 tỷ mét khối.

1 cm2 = (10-2m)2 = 10-4m 2= 0,0001 m2

1s-1 = (10-6s)-1 = 10-6s = 0,000.001 giây.

Chú ý:

. Trong các đơn vị SI cơ sở, đơn vị khối lượng (kg) là đơn vị duy nhất có

mang tiếp đầu ngữ, vì lý do lịch sử. CGM quy định: tên bội số và ước số thập

Page 46: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

132

phân của đơn vị khối lượng được tạo thành bằng cách gắn các tiếp đầu ngữ thích

hợp vào chữ gam, ví dụ: mg, g...

. Chỉ có các đơn vị cơ sở, đơn vị dẫn xuất và đơn vị phụ mới gọi là đơn vị SI.

Tiếp đầu ngữ chỉ dùng để tạo ra bội số hoặc ước số của các đơn vị SI.

. Không được dùng tiếp đầu ngữ kép (2 hoặc 3 tiếp đầu ngữ).

Ví dụ, không được dùng milimicromét(mm) mà nên dùng nanomét (nm),

như thế sẽ ngắn gọn và dễ hiểu hơn.

2.2.6. Các đơn vị ngoài SI (uniteés hors SI):

+ Có một số đơn vị không thuộc hệ SI nhưng vẫn còn dùng rộng rãi và gắn

liền với đời sống hàng ngày. Vì vậy, CGPM cho phép bảo lưu 8 đơn vị được

dùng cùng với SI (Bảng 5). Trong đó, quan trọng đối y học là đơn vị thể tích lít (l

hoặc L) và các đơn vị thời gian.

Bảng 5: Các đơn vị ngoài SI được dùng cùng SI.

STT Đại lượng Pháp Việt Nam Ký hiệu Trị số tính bằng đơn vị SI

1 Thời gian

(temps)

minute phút min 60s

heure giờ h 3600s

jour ngày d 86400s

2 Góc phẳng

(angel plan)

degré độ o /180 rad

minute phút , /10800 rad

seconde giây ,, /86400 rad

3 Thể tích (volume)

litre lít l/L 1 dm3 = 10-3m3

4 Khối lượng (masse)

tone tấn t 1 000 kg

+ Còn một nhóm gồm 12 đơn vị ngoài SI mà CGPM quyết định tạm bảo lưu,

trong đó một số còn được dùng nhiều, một số đã bỏ, một số khác đã có quy định

thời hạn bảo lưu (bảng 6).

Bảng 6: Các đơn vị ngoài SI, tạm bảo lưu, còn dùng trong y học.

STT Đại lượng Pháp Việt Nam Ký hiệu Trị số bằng đơn vị SI

1 Độ dài ăngstrom ăngstrom Ao 10-10m (0,1nm)

2 Diện tích barn ban b

3 Áp suất bare ba bar 10 000 Pa (0,1 MPa)

Page 47: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

133

4 Áp suất khí

quyển chuẩn

atmosphère atmosphe atm 101 325 Pa

5 Hoạt độ ion hoá curie curi Ci 3,7.1010Bq

hoặc 3,7.10-10.s-1

6 Điện tích rontghen rơnghen R 2,58.10-4C/kg

7 Năng lượng

hấp thu

rad rad rad

hoặc rd

10-2 Gy

hoặc 10-2J/kg

+ 5 đơn vị còn lại của nhóm này là:

- Hải lý (millmarin), không có kí hiệu, = 1 852 m.

- Nút (noeud), không có ký hiệu và 0,519/s.

- A (are), kí hiệu là a = 100m2.

- Hecta (hectare), kí hiệu là ha = 10.000 m2.

- Gal, kí hiệu là gal = 10-2m/s2.

+ Có một số đơn vị được SI khuyên là không nên dùng (bảng 7) mà nên

chuyển sang SI.

Bảng 7: Một số đơn vị không nên dùng.

STT Đơn vị cũ Hệ số chuyển

đơn vị cũ sang SI Đơn vị SI

1 Ăngstrom (Ao) 0,1 nanomét (nm)

2 dalton (dal),

(1,661.10-24g)

0,9921 Đơn vị khối lượng

(thống nhất)

3 micron () 1 micromét (m)

4 millimicron (m) 1 nanomét (nm)

5 torr (Torr)

(=1mmHg = 1,32.10-3

atm =1,333.102 Pa)

0,1333 kilopascal (kPa)

6 gamma () 1 microgam (g)

+ Ngoài các đơn vị thường dùng trong y học, còn cần nhớ một số hằng số vật

lý trong hệ thống SI (Bảng 8). Bảng 8: Một số hằng số vật lý trong hệ thống SI.

1 Hằng số khí ( R) 8,314 JK-1.mol-1

2 Hằng số Plank (h) 6,63.10-34 J.s.

3 Thể tích khí lý tưởng ở 273 0K

và 101.325 Pa

22,41 dm3.mol-1

Page 48: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

134

2.2.7. Qui tắc viết ký hiệu và số:

+ Ký hiệu các đơn vị phải viết bằng chữ La Mã đứng, kể cả khi in chữ nghiêng.

+ Không ghi số nhiều sau ký hiệu. Ví dụ, không ghi 50 kms, mà phải ghi 50 km.

+ Không ghi kèm dấu chấm vào các ký hiệu đơn vị, trừ khi hết câu. Ví dụ, không ghi 5g. mà phải ghi 5g.

+ Dùng dấu phảy (,) để chỉ thập phân (không dùng dấu chấm như các tài liệu tiếng Anh trước đây). Số bên phải và trái dấu phảy để một khoảng cách nhỏ, không có dấu nào khác.

+ Từng nhóm 3 chữ số để một khoảng cách nhỏ, không dùng dấu chấm để ngăn cách nhóm 3 chữ số như trước đây .

Ví dụ: Viết 1 000,350 1, không viết 1,000.350.1 hoặc 1.000,3501.

.Viết 0,562 013, không viết 0.562 013

2.3. Sử dụng SI trong hoá sinh y học:

2.3.1. Đơn vị khối lượng:

+ Dùng kg và các ước số của nó:

g = 10-3 kg = 0,001 kg.

mg = 10-3 g = 0,001 g.

g = 10-6 g = 0,000 001 g.

ng = 10-9 g = 0,000 000 001 g.

+ Chúng được dùng để biểu thị kết quả phân tích các hợp chất hoặc phân tử mà khối lượng phân tử chứa xác định được hoặc thay đổi .

Ví dụ, protein nước tiểu 24h = 60 - 90 mg.

2.3.2. Đơn vị lượng chất:

+ Dùng mol và ước số của nó:

mol = 6.1023 thực thể (hoá học).

mmol = 10-3 mol = 0,001 mol.

mol = 10-6 mol = 0,000 001 mol.

nmol = 10-9 mol = 0,000 000 001 mol.

+ Chúng được dùng để biểu thị kết quả phân tích các hợp chất hoặc phân tử giống hệt nhau và có khối lượng phân tử xác định.

Ví dụ, glucose nước tiểu 24h = 55,5 mmol. (có nghĩa là gồm 6.1023 55,5 = 333.1023 phân tử glucose. Vì 1mol glucose = 180,156 g, nên 55,5 mmol glucose sẽ tương

ứng với 0,180156 55,5 = 10 g glucose). 2.3.3. Đơn vị thể tích:

Dùng m3, nhưng lít (l hoặc L) và các ước số của lít vẵn còn được dùng (bảo

lưu) vì chúng quá thông dụng mặc dù nằm ngoài hệ SI.

Page 49: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

135

l hoặc L = 1dm3 = 0,001 m3.

ml hoặc mL = 1 cm3 = 0,001 L.

l hoặc L = 1 mm3 = 10-3 ml = 0,000 001 L.

2.3.4. Đơn vị thời gian:

Dùng giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (d).

2.3.5. Đơn vị nồng độ:

Nồng độ trước đây được hiểu và biểu thị theo nhiều cách khác nhau. Trong

hoá sinh y học thường dùng các loại nồng độ sau:

+ Nồng độ lượng chất: lượng chất tan có trong một thể tích dung dịch. Biểu

thị bằng mol/l, mol/m3.

+ Nồng độ khối lượng: khối lượng của chất tan trong một thể tích hệ thống

(ví dụ, dung dịch). Biểu thị bằng kg/m3, kg/l, g/l, mg/100 ml...

+ Nồng độ mol (molalité): lượng chất tan chia cho một khối lượng của dung

môi. Biểu thị bằng mol/kg.

Nhiều đơn vị khác nhau đã được dùng để biểu thị các loại nồmg độ: g/l, mg/l,

mEq/l, mol/l, N, M...Vì vậy, đại lượng nồng độ phải được hiểu một cách chích

xác và có tên rõ ràng. Trong SI chỉ có hai loại nồng độ:

2.3.5.1. Nồng độ lượng chất:

+ Dùng mol/l và các ước số của mol trên lít (mmol/l, nmol/l,...) khi đã biết

khối lượng phân tử của chất tan.

Ví dụ: nồng độ kali trong máu: trước năm 1955 ghi là 137 mg/l. sau năm

1955 ghi là 3,5 mEq/l, nay phải ghi là 3,5 mmol/l.

+ Biểu thị thống nhất theo mol/l có các ưu điểm sau:

- Giúp ta hiểu thêm về cơ chế hoá sinh, vì các thành phần hoá học trong máu

phản ứng với nhau không phải theo khối lượng mà theo số phân tử.

- Có thể so sánh sự tương quan tỷ lệ giữa các thành phần hoá học của các

dịch thể. Ví dụ:

- Quan hệ giữa glucose - acid lactic trong bệnh đái tháo đường, trong lao

động nặng và mệt mỏi. Ở người bình thường, tỷ lệ mol của glucose và acid lactic

là 5/1. Tỷ lệ này có thể đảo ngược trong trường hợp bệnh lý. Do đó, nếu ghi

glucose máu 0,8 g/l, acid lactic máu 45,1 mmol/l thì sẽ không hình dung được tỷ

lệ trên; còn nếu ghi glucose máu 4,5 mmol/l, acid lactic máu 0,5 mol/l thì ta sẽ

thấy ngay là tỷ lệ trên bị thay đổi tới mức bằng 9/1000.

- Quan hệ bilirubin - albumin huyết thanh. Hãy so sánh 2 cách biểu thị:

Page 50: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

136

Bình thường Bệnh lý

Đơn vị cũ Đơn vị SI Đơn vị cũ Đơn vị SI

Bilirubin tự do 0,4 mg/100ml 6,8 mol/l 20 mg/100ml 340 mol/l

Albumin 4 g/l 620 mol/l

Bình thường, theo đơn vị cũ, nồng độ albumin cao gấp 10 000 lần bilirubin

(4 000/0,4), còn theo đơn vị mới thì chỉ gần 100 lần (620/6,8). Trường hợp bệnh

lý, theo đơn vị cũ thì tỷ lệ này là 1/200 (20/4 000), nhưng theo đơn vị mới thì chỉ

bằng (340/620). Ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ bilirubin trên albumin bình thường tối đa là

bằng 1.

. Quan hệ oxy-hemoglobin sẽ dễ hiểu nếu ta ghi kết quả theo mol.

. Quan hệ calci-phosphat trong huyết tương hoặc nước tiểu khi có rối loạn

chuyển hoá xương.

2.3.5.2. Nồng độ khối lượng:

+ Dùng g/l, mg/l, g/l, ng/l...

+ Chúng chỉ được dùng khi khối lượng phân tử chưa biết hoặc xác định chưa

chính xác như protein, hoặc khi biểu thị chung hỗn hợp của nhiều chất được đo

chung như: protid toàn phần, lipid toàn phần trong huyết tương. Tuy nhiên,

chúng ngày càng ít được dùng.

+ Chú ý: chỉ dùng lít chứ không dùng 100 ml (decilít, dl/dL)

Ví dụ: protein toàn phần huyết thanh: 70 g/l.

2.3.5.3. Biến đổi:

+ Giữa nồng độ lượng chất và nồng độ khối lượng :

Hoặc ngược lại:

Hay:

Trong đó:

Ar: Khối lượng nguyên tử tương đối.

1

Nồng độ khối lượng (g/l) = Nồng độ lượng chất (mol/l) Ar/Mr

Nồng độ lượng chất (mol/l) Ar/Mr = Nồng độ khối lượng (g/l)

g/l = mol/l

Ar/Mr

Page 51: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

137

Mr: Khối lượng phân tử tương đối.

Ví dụ: 1

P.Glucose = 1 g/l sẽ là 1 g = 0,00555 mol/l = 5,55 mmol/l.

180,16

P.Canxi (Ca+) = 2,5 m mol/l sẽ là 2,5 mmol/l 40,06 = 0,1 g/l.

= 100 mg/l.

- Nồng độ lượng chất và nồng độ đương lượng:

Hoặc ngược lại:

Hay:

Ví dụ: S. Ca2+ = 4,5 mEq/l ~ 4,5 mmol/l 1/2 = 2,25 mEq/l

S. Na+ = 135 mEq/l ~ 135 mEq/l 1/1 = 135 mmol/l.

2.3.6. Đơn vị hoặt độ enzym:

+ Đơn vị cũ: “Đơn vị quốc tế” (U): là “Lượng enzym xúc tác sự biến đổi

1mol cơ chất (S) trong 1 phút và trong những điều kiện nhất định”

+ Đơn vị mới: Katal (Kat): là “Lượng enzym xúc tác sự biến đổi 1 mol cơ

chất (S) trong 1 giây và trong những điều kiện nhất định”.

Ngoài ra còn có Kat (10-6Kat), nKat (10-9Kat).

Nhưng đơn vị mới hiện ít được dùng.

- Biến đổi:

1

1mEq/l = 1 mmol/l Hoá trị

1 mmol/l Hoá trị = 1 mEq/l

mEq/l = mmol/l Hoá trị

1U = 1mol/min

1 Kat = 1 mol/s

16,67 U/l nKat

0,06

Page 52: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

138

Ví dụ: S.phosphatase kiềm 50 U/l = 50 u/l 16,67 = 883,5 nKat/l. 2.3.7. Đơn vị áp suất:

+ Biểu thị bằng pascal (Pa).

+ Thường dùng kPa chứ không dùng mmHg.

+ Biến đổi:

Ví dụ : p CO2 = 40 mmHg.

= 40 0,1333 kPa = 5,332 kPa.

2.4. Tiêu chuẩn hoá các báo cáo xét nghiệm hoá sinh:

Một báo cáo xét nghiệm hóa sinh (XNHS) phải cho biết:

+ Bệnh phẩm phân tích: máu toàn phần, huyết tương(P), huyết thanh(S), nước tiểu (U).

+ Chất phân tích: ure, glucose...

+ Đại lượng đo lường: (nồng độ lượng chất, nồng độ khối lượng).

+ Giá trị hằng số (đo được).

+ Đơn vị sử dụng.

2.4.1. Viết tắt trong các báo cáo kết quả xét nghiệm hoá sinh:

2.4.1.1. Hệ thống phân tích:

+ Chỉ dùng tiếng Anh, đôi khi vẫn dùng tiếng Pháp:

a: (ở vị trí tiếp đầu ngữ) động mạch.

v: tĩnh mạch.

c: mao mạch.

d: trong một ngày (24h).

h: trong một giờ.

j/f: lúc đói.

Pt: bệnh nhân.

Erc (Ercs): hồng cầu.

Lkc (Lkcs): bạch cầu.

Sg/B: máu.

P: huyết tương.

S: huyết thanh.

U: nước tiểu.

F: phân.

+ Kết hợp để chỉ hệ thống phân tích:

7,502 1 kPa 1 mmHg

0,1333

Page 53: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

139

aSg : máu động mạch.

JPt : bệnh nhân lúc đói.

(Sg)Ercs: hồng cầu trong máu.

dU : nước tiểu 24 giờ.

(JPt)P : huyết tương bệnh nhân lúc đói. 2.4.1.2. Đại lượng đo lường:

+ Dùng tiếng Anh hoặc Pháp.

+ Một số viết tắt đã được chính thức đề nghị:

ams (amount of substance) . : lượng chất.

massc (mass concentration) . : nồng độ khối lượng.

molal (molality) : nồng độ mol.

substc (substance concentration): nồng độ lượng chất.

2.4.2. Trình bày một báo cáo kết quả xét nghiệm hoá sinh:

Một báo cáo kết quả hoá sinh phải bao gồm:

+ Tên hệ thống phân tích hoặc chữ viết tắt của nó.

+ Sau đó là một gạch ngang (-).

+ Tên thành phần phân tích: không được viết tắt, chữ đầu viết hoa.

+ Một dấu phảy (,).

+ Tên đại lượng phân tích: chữ đầu không viết hoa, hoặc chữ viết tắt của nó.

+ Dấu bằng (=).

+ Giá trị hằng số của đơn vị sử dụng.

Ví dụ:

- Huyết tương bệnh nhân lúc đói- Glucose, nồng độ lượng chất = 4.9 mmol/l.

Viết tắt: (JPt)P- Glucose, substc = 4,9mmol/l.

- Máu-Hemoglobin(Fe), nồng độ lượng chất = 8,0 mmol/l.

Sg-Hemoglobin(Fe),substc = 8,0 mmol/l.

- Huyết thanh-ion natri, nồng độ lượng chất = 143 mmol/l.

S-Ion natri, substc = 142 mmol/l.

- Huyết thanh-Protein, nồng độ khối lượng = 75 g/l.

S-Protein, massc = 75 g/l.

- Nước tiểu 24h- Protein, nồng độ lượng chất = 3,8 g/24h.

dU- Protein, massc = 3,8 g/24h.

3. Nồng độ dung dịch.

3.1. Đại cương:

+ Khái niệm nồng độ của một chất nào đó cho biết lượng chất đó có trong

một lượng hỗn hợp nhất định.

Page 54: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

140

+ Định nghĩa nồng độ dung dịch:

Nồng độ dung dịch cho biết số lượng chất tan có trong một trọng lượng hoặc

thể tích nhất định của dung dịch hoặc dung môi.

3.2. Các cách biểu thị nồng độ dung dịch:

Nếu một chất hoà tan trong dung môi, nồng độ chất đó (hay nồng độ dung

dịch) được biểu thị theo một số cách thông dụng. 3.2.1. Nồng độ trọng lượng:

Có thể biểu thị bằng phần trăm trọng lượng của chất tan chia cho trọng lượng

của dung dịch (% P/P) hoặc bằng trọng lượng của chất tan chia cho thể tích của

dung dịch (% P/V)

3.2.1.1. Nồng độ phần trăm (%P/P):

+ Định nghĩa: trọng lượng tính bằng gam của chất tan có trong 100 gam

dung dịch.

+ Ký hiệu và công thức biểu thị:

(1)

C%- nồng độ phần trăm của dung dịch.

m : trọng lượng chất tan, tính bằng gam.

m1: trọng lượng dung dịch, tính bằng gam. m : số gam chất tan có trong một gam dung dịch. m1

Ví dụ: dung dịch NaOH 10%: có nghĩa là có 10 g NaOH trong 100g dung dịch.

Từ công thức :

(2)

V: thể tích dung dịch, tính bằng ml.

D: tỷ trọng của dung dịch.

Thay vào công thức (1), ta có:

(3)

Suy ra:

m C% = 100

m1

m = V. d

m C% = x 100

V.d

V.d.C% m =

100

Page 55: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

141

(4)

và:

(5)

3.2.1.2. Nồng độ gam: (%P/V):

+ Định nghĩa: trọng lượng chất tan tính bằng gam có trong 100 ml (hoặc

1000 ml) dung dịch.

+ Kí hiệu: g/100 ml hoặc g/l.

Ví dụ: dung dịch NaOH 9g/100 ml (hoặc 90g/l) có nghĩa là có 9 gam NaOH

trong 100 ml dung dịch .

+ Ngoài ra người ta còn dùng độ chuẩn T: số gam chất tan có trong 1 ml dung

dịch: Ví dụ: dung dịch H2SO4 0,04 g/ml gọi là dung dịch có độ chuẩn T = 0,04 g/ml.

3.2.2. Nồng độ phân tử:

+ Định nghĩa: số phân tử gam chất tan có trong 1000 ml dung dịch.

+ Công thức biểu thị:

(6)

(6)

CM : nồng độ phân tử của dung dịch.

M : trọng lượng của chất tan, tính bằng gam, có trong một thể tích (V ml)

dung dịch.

M: trọng lượng phân tử của chất tan, tính bằng gam (phân tử gam).

V: thể tích dung dịch, tính bằng ml. m : số phân tử gam chất tan có trong V ml dung dịch. M

m : số phân tử gam chất tan có trong 1 ml dung dịch. M.V

1000 : để qui về 1000 ml .

+ Ký hiệu: M, ngoài ra còn dùng mM, nM.

m CM = x 1000

M.V

m.100 V = d. C%

Page 56: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

142

Ví dụ: dung dịch NaOH.2M, có nghĩa là có 2 phân tử gam NaOH trong 1 lít

dung dịch.

Dung dịch glucose 1 mM có nghĩa là có 1 mM (10-3 M) glucose trong 1 lít

dung dịch .

3.2.3. Nồng độ đương lượng:

(Còn gọi là nồng độ nguyên chuẩn- normal).

3.2.3.1. Nhắc lại một số khái niệm và đương lượng:

+ Đương lượng:

Đương lượng của một chất là trọng lượng chất đó phản ứng vừa đủ với một

đương lượng hyđro hay oxy hay carbon hoặc với đương lượng của một chất

khác.

Nói một cách khác:

- Trong phản ứng trao đổi, đương lượng của một chất là lượng chất đó tương

ứng với một nguyên tử hydro trao đổi trong phản ứng.

- Trong phản ứng oxy hoá khử, đương lượng của một chất đó tương ứng với

một điện tử trao đổi trong phản ứng .

Đương lượng của hydro = 1,00797 đơn vị carbon = 1.

Đương lượng của oxy = 7,9997 đơn vị carbon = 8.

Đương lượng của carbon = 3,00279 đơn vị carbon = 3.

+ Đương lượng gam:

Đương lượng gam của một chất là đương lượng của chất đó tính bằng gam.

Milli đương lượng gam = 10-3 đương lượng gam.

Ví dụ: Đương lượng của HCl là 36,461.

Đương lượng gam của HCl là 36,461 g.

Milli đương lượng gam của HCl là 36,461 mg.

Đương lượng gam của một chất được tính theo công thức sau:

(7)

N : đương lượng gam của một chất nào đó (còn kí hiệu là Eq).

M: phân tử gam của chất đó.

n : có thể là :

- Số ion H+ hoặc OH- của phân tử chất đó, phản ứng trung hoà.

- Số hoá trị trao đổi trong phản ứng trao đổi.

- Số điện tử (e) do một phân tử chất đó trao đổi trong phản ứng oy hoá khử.

Ví dụ: xét đương lượng gam của một số chất trong các phản ứng sau:

. H2SO4 + 2NaOH = Na2SO4 + H20.

M N =

n

Page 57: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

143

NH2So4 = M/2, NNaOH = M/1

Vì một phân tử H2SO4 trao đổi 2 ion H+, còn một phân tử NaOH chỉ trao đổi

một nhóm OH-

. Na2CO3 + 2HCl = 2NaOH + H2CO3

NNa 2CO3 = M/2, NHCl = M/1

. I2 2Na2S2O3 = 2NaI + Na2s4O6

Phương trình điện tử của phản ứng:

2S2O32- - 2e S406

2-

I2 + 2e 2I-

2S2O32- + I2 S4O6

2- + 2I-

NNa2S2O3 = M/1 vì hai phân tử Na2S2O3 trao đổi 2 điện tử.

NI = M/2 vì một phân tử Iod trao đổi 2 điện tử.

Chú ý: đương lượng của một chất có thể thay đổi tuỳ theo phản ứng mà nó

tham gia.

Ví dụ: xét đương lượng (hay đương lượng gam) của H3PO4 trong các phản

ứng sau: H3PO4 + NaOH = NaH2PO4 + 1H2O. N = M/1

H3PO4 + 2NaOH = Na2HPO4 + 2H2O. N = M/2

H3PO4 + 3NaOH = Na3PO4 + 3H2O. N = M/3

3.2.3.2. Nồng độ đương lượng:

+ Định nghĩa: số đương lượng gam chất tan có trong một 1000 ml dung dịch.

+ Công thức biểu thị:

CN: nồng độ đương lượng của dung dịch.

m: trọng lượng chất tan, tính bằng gam, có trong V ml dung dịch.

N: đương lượng gam của chất tan.

m ---- : số đương lượng gam chất tan có trong V ml dung dịch. N

M ---- : số đương lượng gam chất tan có trong 1 ml dung dịch. N.V

. 1000: để quy về 1000 ml.

. + Kí hiệu: N hoặc Eq, mEq/l.

Ví dụ: dung dịch HCl.1N, có nghĩa là có 1 đương lượng gam (36,461 g).

m

CN = ⎯⎯ x 1000 N.V

Page 58: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

144

HCl trong 1 lít dung dịch.

Dung dịch NaOH. 0,75N, có nghĩa là có 0,75 đương lượng gam (30g) NaOH

trong 1 lít dung dịch.

3.2.4. Nồng độ khí:

Khi có một chất khí hoà tan, nồng độ của nó có thể được biểu thị bằng:

- ml%: thể tích khí tính bằng ml có trong 100 ml dung dịch .

Ví dụ: nồng độ khí CO2 trong huyết tươnng là: 55 ml/100 ml huyết tương.

- mEq/l:

Ví dụ: nồng độ khí CO2 trong huyết tương là 24 mEq/l.

- Muốn chuyển từ ml% sang mEq /l thì tính theo công thức sau:

Nhân với10 để quy về 1000 ml.

22,2: thể tích của một phân từ khí thực (chứ không phải của khí lý tưởng là

22,41).

Ví dụ: nồng độ CO2 trong huyết tương là 55 ml%, tính thành mEq/l là:

55 .10

= 24 mEq

22,2

3.2.5. Nồng độ osmol:

+ Định nghĩa: số phân tử chất tan có trong tổng số các phân tử của một lít

dung dịch (gồm các ion và các phần tử không phân ly).

+ Công thức biểu thị:

+ Ký hiệu: osmol

Ví dụ: dung dịch glucose 1M chứa 1osmol trong một lít.

Dung dịch Nacl 1M chứa 2 osmol trong một lít vì NaCl phân ly thành Na+ và Cl-

.

Khái niệm nồng độ osmol thường được dùng trong thẩm tích.

3.2.6. Lực ion:

+ Đơn vị nồng độ này biểu thị hoạt độ của các chất điện giải trong dung dịch, nó bao gồm cả hoá trị và nồng độ của các ion.

+ Công thức biểu thị:

ml%.10 mEq = 22,2

Số phân tử gam chất tan trong 1 lít dung dịch x =

Tổng số phân tử gam (chất tan + dung môi) trong 1 lít d. dịch dịch

Page 59: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

145

i/: lực ion của dung dịch.

Ci : nồng độ phân tử của ion, tính bằng ion gam.

Z : hoá trị của mỗi ion.

+ Ký hiệu đơn vị lực ion là (muy).

Ví dụ: dung dịch (NH4)2SO4.2M có lực ion là:

i = 1/2 [(4.12) + (2.22)] = 6

(Vì có 4 ion gam NH4+ có hoá trị 1 và 2 ion gam SO4

2- có hoá trị 2).

Đơn vị lực ion hay được dùng trong kỹ thuật điện di.

3.3. Áp dụng:

Phần này giới thiệu một số cách tính toán để pha một thể tích dung dịch có nồng độ mong muốn, thông qua một số ví dụ cụ thể.

+ Nguyên tắc chung:

Để pha được một thể tích dung dịch có nồng độ theo yêu cầu, phải tính được:

- Số gam chất tan hoặc số ml hoá chất cần lấy.

- Số lượng (g hoặc ml) dung môi cần lấy.

- Cách pha và hoàn thành. 3.3.1. Nồng độ trọng lượng (%P/P, %P/V):

+ Ví dụ1: pha 500 g dung dịch NaOH.10% (P/P) trong nước.

Tính toán:

- Số g NaOH tinh khiết cần có (x): theo định nghĩa nồng độ phần trăm (%P/P):

500.10

x = = 50 gam 100

- Số nước cần cho thêm là 500 - 50 = 450 gam (hay 450 ml).

- Cách pha: hoà tan 50 g NaOH trong 450 ml nước cất.

+ Ví dụ 2: pha 500 ml dung dịch NaOH 10% (P/V) trong nước. Tính toán:

- Số g NaOH tinh khiết cần có (x): theo định nghĩa nồng độ gam (%P/V):

500.100

x = = 50 g

100

- Cách pha: dùng cốc có mỏ, hoà tan 50 g NaOH tinh khiết trong một ít nước cất rồi cho vào bình định mức 500 ml. Tráng cốc 3 lần và trút cả vào bình. Dùng nước cất hoàn thành vừa đủ 500 ml.

1 i 2

i/ = Ci . Zi

2 1

Page 60: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

146

+ Ví dụ 3: pha 100 ml dung dịch HCl.10% (P/V) từ D.d. HCl.37,23%, d = 1,19.

- Tính toán: theo định nghĩa, muốn pha 100 ml dung dịch HCl 10% (P/V) cần có10 gam HCl nguyên chất (m = 10gam).

Để có 10 gam HCl nguyên chất cần phải lấy từ V ml acid HCl đặc. Theo công thức (5):

m 10 V = x 100 = x 100 = 22,7 ml. d.C % 1,19.37,23

Cách pha: cho từ từ 22,7 ml HCl đặc 37,23%, d 1,19 để hoà tan trong một ít nước cất. Hoàn thành bằng nước cất vừa đủ 100 ml.

+ Ví dụ 4: pha 100 g dung dịch HCl 10% (P/P) từ HCl đặc 37,23%, d 1,19.

- Tính toán: tương tự như trên, số ml HCl đặc cần lấy là 22,7 ml.

Tính lượng nước cho thêm: trọng lượng (m) của 22,7 ml HCl đặc được tính theo công thức (2):

m = V.d = 22,7.1,19 = 27 g

Lượng nước cất cần cho thêm sẽ là 100 - 22.7 = 73 g/ml.

- Cách pha: hoà tan 22,7 ml HCl đặc 37,23 %, d = 1,19 trong 73 ml nước cất.

+ Ví dụ 5: pha 250 ml dung dịch H2SO4 25% (P/V) có tỷ trọng 1,18 từ H2SO4 đặc 96%, d = 1,84.

- Tính toán: trọng lượng H2SO4 nguyên chất cần có được tính theo công thức (4):

V.d.C% 250.1,84.25

m = x 100 = = 73,75 g

100 100

Muốn có 73,75 g H2SO4 nguyên chất cần lấy từ V ml H2SO4 đặc:

m 73,75

V = x 100 = = 41,7 ml.

d.C% 1,84.96

- Cách pha: cho từ từ 41,7 ml H2SO4 đặc 96%, d 1,84 để hoà tan trong một ít

nước cất. Dùng nước cất hoàn thành vừa đủ 250 ml.

+ Ví dụ 6: pha 250 ml dung dịch CuSO4.5% (P/V) từ CuSO4.5H2O.

Tính toán: cứ 100 ml dung dịch CuSO4. 5% có 5 gam CuSO4 nguyên chất.

Muốn pha 250 ml dung dịch này cần có x g CuSO4 nguyên chất:

250.5

x = = 12,5 g

100

Trọng lượng phân tử của CuSO4.5H2O = (63,54 + 32 + 64) + (5.18) = 249,54 g.

Trong 249,54 g CuSO4.5H2O, có 159,54g (63,54 + 32 + 64 =159,54) CuSO4

nguyên chất. Muốn có 12,5 g CuSO4 nguyên chất cần lấy y g CuSO4.5H2O:

Page 61: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

147

249,54.12,5

y = = 19,82 g

159,54

- Cách pha: cân lấy 19,82 g CuSO4.5H2O. Hoà tan trong một ít nước cất. Sau

đó dùng nước cất hoàn thành vừa đủ 250 ml.

3.3.2. Nồng độ phân tử:

+ Ví dụ 7: pha 250 ml dung dịch NaOH. 0,75 M.

Tính toán: trọng lượng NaOH cần có để pha 250 ml dung dịch NaOH. 0,75M

được tính theo (6) là:

M.V.CM 40.20.0,75

m = = = 7,5 g

1000 1000

+ Ví dụ 8: pha 500 ml dung dịch H2SO4.3M từ D.d. H2SO4 đặc 96%, d =

1,84.

Tính toán: theo công thức (5), ta tính được trọng lượng của H2SO4 nguyên

chất cần có để pha 500 ml H2SO4 3M là:

M.V.CM 98. 500. 3

m = = = 147 g

1000 1000

Dùng công thức (5) tính được số ml H2SO4 đặc 96%, d = 1,84 cần lấy để có

147 g H2SO4 nguyên chất.

m 147

V = x 100 = x 100 = 83,3 ml

d.C% 1,84.96

+ Ví dụ 9: pha 100 ml dung dịch NaH2PO4.2mM từ NaH2PO4 khan,

NaH2PO4.H2O và NaH2PO4.2H2O

Tính toán: theo định nghĩa, ta cần có 2mM NaH2PO4 nguyên chất.

1 M NaH2PO4 khan = 119,98 g nên 1mM của nó = 119,98 mg.

1 M NaH2PO4.H2O = 137,99 g nên 1mM của nó = 137,99 mg.

1 M NaH2PO4.2H2O = 156,01 g nên 1mM của nó = 156,01 mg.

Như vậy muốn pha 1 lít dung dịch NaH2PO4.2mM cần lấy 239,96 mg

NaH2PO4 khan, hoặc 275,98 mg NaH2PO4.H2O, hoặc 312,02 mg

NaH2PO4.2H2O.

Ví dụ 10: tính nồng độ phân tử CM của dung dịch NaCl 10% có d = 1,0707.

Ta có:

m m.V

Page 62: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

148

CM = x 1000 = x 1000

M.V 58,454.V

Mặt khác:

V.d.C% V.1,0707.10

m =

100 100

Do đó:

V.1,0707.10.1000 1,0707.10.1000

m = = = 1,83 M

100.58,454,V 100.58,454

3.3.3. Nồng độ đương lượng:

+ Ví dụ 11: pha 250 ml dung dịch NaOH. 0,1N

Áp dụng công thức (8):

CN.N.V 0,1.40.250

m = = = 1 g

1000 1000

+ Ví dụ 12: pha 500 ml dung dịch H2SO4.2/3N từ H2SO4 96%, d = 1,84.

Tính toán: áp dụng công thức (4) ta tính được m:

CN.N.V 2/3.49.500 2,49

m = = = = 15 g

1000 1000 6

Tính số ml (V) H2SO4 đặc 96%, d = 1/84 cần lấy để có 15 g H2SO4 nguyên

chất theo (5):

m 15.100

V = x 100 = = 1,7 ml

d.C% 1,84. 96

+ Ví dụ 13: tính nồng độ đương lượng CN của dung dịch H2SO4 có d = 1,1

nồng độ 14,35 %.

Ta biết:

V.d.C% m = 100

m

Thay vào công thức (8) CN = x 1000, ta có:

N.V

V.d.C% 1000 10.d.C%

CN = x =

100 N.V N

Page 63: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

149

10.1,1.14,35

Thay số, ta được CN = = 3,22N 49

+ Ví dụ 14: một dung dịch chứa 41 g H2SO4 trong một lít, có tỷ trọng 1,025. Hãy tính nồng độ trọng lượng (%P/P, %P/V), nồng độ phân tử, nồng độ đương lượng, nồng độ smol của nó. Biết M H2SO4 = 98.

Giải:

- Nồng độ phân tử:

Số phân tử H2SO4 trong một lít dung dịch là: 41/98 = 0,410 M.

Như vậy, dung dịch có nồng độ phân tử là 0,410 M.

- Nồng độ đương lượng:

Hoà tan 1 phân tử H2SO4 trong một lít nước được dung dịch có nồng độ 2N.

Ở đây, ta có 0,418 phân tử H2SO4 trong một lít dung dịch. Vì vậy, nồng độ đương lượng của dung dịch sẽ là: 0,418.2 = 0,836 N.

- Nồng độ % (%P/V):

Theo công thức m = V.d thì 100 ml dung dịch sẽ có trọng lượng là:

m = 100.1.025 = 102,5 g và chứa 4,1 g H2SO4.

Vì vậy nồng độ % của dung dịch là 4%.

- Nồng độ gam (%P/V):

Trọng lượng H2SO4 có trong 100 ml dung dịch là 4,1g nên nồng độ gam của dung dịch là 4,1%.

- Nồng độ osmol:

Theo định nghĩa và công thức tính nồng độ osmol:

Số mol phân tử H2SO4 x = (trong một lít dung dịch). Tổng số số phân tử (H2SO4 và H2O)

0,418 = 0,418 + 984/18

(984 là trọng lượng của nước trong 1 lít dung dịch. Vì một lít dung dịch nặng 1000.1,025 = 1025 g, mà H2SO4 là 41 g. 18 là trọng lượng phân tử của nước).

Ví dụ 15: tính lực ion của một dung dịch chứa 0,5M NaCl, 0,2M KCl, 0,15M

CaCl2

Áp dụng công thức (11) ta có:

1 5 5 2 2

i/ = ⎯ ( ⎯ 12) + ( ⎯ + 12) + ( ⎯ 12) + ( ⎯ 12) +

2 10 10 10 10

15 30

+ ( 22) + ( 12)

100 100

Page 64: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

150

1 5 5 2 2 60 30

= ⎯ ( ⎯ + ⎯ ) + ( ⎯ + ⎯ ) + ( + )

2 10 10 10 10 100 100

1 23

= ⎯ . ⎯ = 1,15

2 10

4. Giá trị tham khảo các xét nghiệm hóa sinh.

+ Xếp theo thứ tự abc.

+ Viết tắt:

S/P: huyết thanh (S) hoặc huyết tương (P),

U: nước tiểu,

U24h: nước tiểu 24h.

DNT: dịch não tuỷ.

KTMD: kết tủa miễn dịch.

MDPX: miễn dịch phóng xạ.

MDE: miễn dịch-enzym.

QP: đo quang phổ.

QPHTNT: quang phổ hấp thụ nguyên tử.

- Các chất và giá trị in nghiêng: theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của công ty

Hitachi, các chất còn lại: theo tài liệu Anh, Pháp, Mỹ có chọn lọc.

STT Tên chất Phương pháp Giá trị Tham khảo

I - Chất hữu cơ

1 Acid acetoacetic S/P: 2,7 - 5,5 mol/l

(2,7 - 5,6 mg/l)

2 Acid

-hydroxybutyric

S/P: 80 - 140 mol/l

(8,3 - 14,6 mg/l)

6 Acid béo tự do Enzym đo màu S/P: 0,3 - 1,0 mmol/l

(0,1 - 0,3 g/l)

3 Acid lactic Enzym đo màu S/P: 0,5 - 2 mmol/l

U24h: 0,55 - 2,2 mmol/24h

DNT: 1,0 - 2,6 mmo/l

4 Acid pyruvic Enzym đo màu S/P: 40 - 150 mol/l

DNT: 100 mol/l

5 Acid uric Enzym S/P:Nam 202,3-416,5 mol/l

Nữ: 142,8- 339,2 mol/l

U:Buổi sáng: 2200-5475 mol/l

U24h: 773-3986 mol/l

DNT: 30% của S/P

Page 65: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

151

6 ACTH MDE/MDPX S/P: Sáng: 4 - 30 pmol/l

Chiều: 4 - 20 pmol/

7 Adrenalin U24h: 5-40 nmol/l

8 Albumin Đo màu (BCG) S: 34 - 48 g/l

9 Aldosteron Sắc ký, MDPX S: 200 - 560 pmol/l

10 Aminoacid TP Đo màu, sắc ký S/P: 0,3-0,35 g/l

U24h: 0,2-1g/24h

11 Androstendion S: 3,5-10 nmol/l

12 Angiotensin MDPX S: < 10 nmol/l (< 12 g/l)

13 1-antitrypsin KTMD/KTMD S: 40-80 mol/l (2-4 g/l)

14 ApoA1 KTMD S: 1,1-2 g/l

15 ApoB KTMD S: 0,6-1,4 g/l

16 Bilirubin- TP DPO/đo màu S: < 17 mol/l

17 Bilirubin TT DPO/đo màu S: < 4,3 mol/l

18 Calcitonin KTMD S: 0,1 g/l

19 Catecholamin TP U24h: 95-160 nmol/l

20 Cholesterol- TP CHOD-PAP S: < 5,2 mmol/l

DNT: 0,2 mmol/l

21 Cholesterol-HDL CHOD-PAP S: Nam: > 0,9 mmol/l

Nữ: > 1,15 mmol/l

22 Cholesterol-LDL KT S: < 3,37 mmol/l

23 Ceruloplasmin KTMD S: 2 - 4 mol/l

24 Coproporphyrin U24h: 22-114 nmol/24h

25 Cortisol S8h: 414 - 550 nmol/l

U24h: 0,06 - 0,22 mol/24h

26 Creatin S/P: Nam: 10 - 40 mol/l

Nữ: 20 - 160 mol/l

U24h: Nam: 1,3 mol/l

Nữ: 2,0 mol/l

27 Creatinin Động học/Jaffé S/P: Nam: 62 - 106 mol/l

Nữ: 44 - 80 mol/l

U: Nam: 3450-22900 mol/l

Nữ: 2470- 19200 mol/l

28 Dehydro -

epiandosteron

U24h: Nam: 3,5-10,5 mol/24h

Nữ: 1,75-2,0 mol/24h

29 Estradiol (đầu pha

nang trứng)

S: 70-370 pmol/l

30 Estrogen-TP (đầu pha

nang trứng)

U24h: 37-75 nmol/24h

31 Ferritin MDPX/MDE S: 50-250 g/l

Page 66: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

152

32 Fibrinogen KTMD P: 2,5-3,5 g/l

33 -Fetoprotein (AFP) MDE/MDPX S: 4,5 2,6 g/l

(70 40 pmol/l)

34 FSH (ngoài đỉnh) S: 1,5-6 g/l

35 Glucose GOD-PAP S/P : 3,0-6,38 mmol/l

DNT: 2,78-3,89 mmol/l

36 Haptoglobin KTMD S: 1-1,5 g/l

37 Hb (Hemoglobin) QP Máu: Nam: 160 20 g/l

Nữ : 140 20 g/l

38 HbA1C MDE Máu : 5 1,5 % HbTP

39 HbCO QP Máu : 0,25-2% HbTP

40 HbF QP Máu : < 1% HbTP

41 Hemopexin KTMD S/P : 0,8-1,0 g/l

42 HVA-

Homovanillic acid

U24h: 10-25 mol/24h

43 17 - Cetosteroid TP U24h: Nam: 35 -70 mol/24h

Nữ : 20 - 41 mol/24h

44 17OH -

Corticosteroid

U24h: Nam: 4 - 7 mg/24h

Nữ : 3 - 5 mg/24h

45 IgA Điện di MD S: 2-4 g/l

46 IgD Điện di MD S: 0,1-0,3 g/l

47 IgE Điện di MD S: 0,1-0,5 g/l

48 IgG điện di MD S: 8-12 g/l

49 IgM Điện di MD S: 0,6-1,2 g/l

50 Insulin MDPX/MDE S: 0,3-1,8 g/l

51 Lipid-TP Đo màu S: 4,5- 10 g/l

52 Lipoprotein Điện di trên agarose LDL : 45-60%

VLDL: 5-18%

HDL : 10-45%

53 LH (ngoài đỉnh) S : 0,3-1,8 g/l

54 2-macroglobulin S : 2,2-3.8 g/l

55 Metanephrin U24h: 1,6 0,5 mol/24h

(1) (2) (3) (4)

56 MetHb QP Máu: < 1% HbTP

57 2- Microglobulin S: 1,6 mg/l

58 Noradrenalin U24h: 90-120 nmol/l

59 Normetanephrin U24h: 1,6 0,5 mol/24h

60 Orosomucoid S: 0,6-1,2 g/l

61 Oxyaldosteron U24h: 15-50 nmol/24h

Page 67: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

153

62 Parathormon (PTH) TP MDPX S: < 1,0 g/l

63 PBI S: 45-80 g/l

64 Phospholipid Enzym S: < 3,2 mmol/l (< 2,5 g/l)

65 Plasminogen KTMD/MDE S: 0,1-0,15 g/l

66 Porphobilinogen Đo màu S: 0-0,2 mol/l

U24h: 10 mol/24h

67 Prealbumin Điện di S: 0,1-0,4 g/l

68 Pregnandiol U24h: 9-19 mol/24

69 Pregnantriol U24h: 0,8-1,2 mg/24h

70 Progesteron S: Nữ: 32-64 nmol/l

71 Prolactin S: 5-30 g/l

72 Protein phản ứng C (CRP)

KTMD/MDPX S: 5-12 mg/l

73 Protein TP Biure

Molibdat-pyrogallol

S: 66-87 g/l

U24h: 0,1-0,15 g/24h

DNT: 0,08-0.32 g/l

74 Protein: Điện di Màng cellulose

acetat

Albumin : 60-65%

1-globulin: 3-5%

2-globulin: 6-10%

-globulin : 8-12%

1-globulin : 3-5%

2-globulin : 12-16%

75 Renin MDPX S: 22,8 16 ng/l

76 SHb QP Máu: < 1% HbTP

77 STH (lúc nghỉ) S: 1-5 g/l

78 TBG MDPX S: 0,3-0,9 mol/l (10-35 mg/l)

79 TBI MDPX S: 0,35-0,65 mol/l(45-48 g/l)

80 Testosteron S: Nam: 13-35 mmol/l

Nữ : 0,3-2,4 mmol/l

81 T4-Tetraiodothyronin MDE/MDPX S: 65 - 180 nmol/l (50-140 g/l)

82 Tetrahydro-aldosterol U24h: 55-150 nmol/24h

83 Thyroglobulin MDPX S: < 6 g/l

84 Transcortin KTMD S: 1,25 mol/l (70 mg/l_

85 Transferrin

(sideroplassmin)

KTMD S: 20-30 mol/l (1,9-2,7 g/l)

86 Triglycerid (TG) GPO-PAP S: < 2,3 mmol/l

87 T3-Triiodothyronin MDE/MDPX 1,5 - 3,0 nmol/l (1-2 g/l)

TSH

88 Urê Động học UV S/P: 1,7-8,3 mmol/l

U buổi sáng: 141-494 mol/l

U24h: 170-580 mmol/l

Page 68: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

154

DNT : 2 mmol/l

89 VMA U24h: 10-25 mol/24h

90 Vitamin B12 S: 0,15-0,4 nmol/l

(200-600 ng/l)

91 Vitamin D3 S: 2,5 nmol/l (1g/l)

92 1,25diOH-Vitamin D3 S: 0,066-0,094 nmol/l

(30-39 ng/l)

93 25OH-Vit D3 0,025-0,2 nmol/l (10-80 ng/l)

II- Enzym (ở 37oC)

94 Aldolase Động học UV S: 1,8-3,2 U/l

95 -Amylase Động học UV

(IFCC)

S/P: 28-100 U/l

U: < 460 U/l

96 Cholinesterase

(CHE)

Động học S/P: 6400-15500 U/l

97 Creatin kinase TP (CK)

CK-NAC S/P: Nam: < 190 U/l

Nữ: < 167 U/l

98 CK-MB ức chế miễn dịch S/P: < 24 U/l

%CK-MB: < 5-6%

99 -HBDH Động học UV S/P: 80- 220 U/l

100 GGT Động học ở 405 nm S/P: Nam: 8-61 U/l

Nữ: 5-36 U/l

101 GOT/ASAT Động học UV

(IFCC)

S: Nam: < 38 U/l

Nữ: < 32 U/l

102 GPT/ALAT Động học UV

(IFCC)

S: Nam: 10-50 U/l

Nữ: 10-35 U/l

103 LDH Động họcUV S: 200-600 U/l

104 LDH: isozym Điện di màng

cellulose acetat

LDH1: 20% (18-30%)

LDH2: 40% (35-45%)

LDH3: 20% (15-24%)

LDH4: 10% (5-12%)

LDH5: 10% (5-12%)

105 Lipase Động học ở 400nm 20-210 U/l

(1) (2) (3) (4)

106 Phosphatase acid

(ACP)

Động học- PNPP S: TP: 2-10 U/l

Tuyến tiền liệt: < 3,5 U/l

107 Phosphatase kiềm

(ALP)

Động học- PNPP S: Người lớn: 39-117 U/l

Trẻ em (3-15 tuổi): 117-390 U/l

III- Chất vô cơ

108 Amoniac (NH3) S: 20 - 60 mol/l

U24h: 20 -70 mmol/24h

DNT: thấp hơn S/P 5 lần

Page 69: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

155

109 Base dư (BE) 0 2 mmol/l

110 Base đệm (BB) 46 - 48 mmol/l

111 Bicarbonat (HCO3-) S: 22 - 28 mmol/l

DNT: 23,3 mmol/l

112 Bicarbonat chuẩn (SB) 24 2 mmol/l

113 Calci TP Đo màu (MTB/OCCP) S: 2,15-2,55 mmol/l

U24h: 2,5-8 mmol/24h

DNT: 1,15 mmol/l

114 Calci ion hoá ISE S: 1,06-1,31 mmol/l

115 Cl- ISE S: 98-107 mmol/l

116 CO2TP Đo khí/acid Đm: 22-29 mmol/l

Tm: 24-34 mmol/l

117 Cu Quang phổ HTNT/đo màu

S: Nam: 11,0-22,0 mol/l

Nữ: 12,6-24,4 mol/l

118 Fe Đo màu,

quang phổ HTNT S: Nam: 10,6-28,3 mol/l

Nữ: 6,6- 26 mol/l

119 K+ ISE S: 3,5-5 mmol/l

120 Mg2+ Đo màu/quang phổ HTNT

S: 0,65 -1,05 mmol/l

U24h: 2,5 - 8,5 mmol/24h

(1,67-5,67 mmol/l)

121 Na+ ISE S:135-145 mmol/l

122 Phosphat Đo màu S: 0,87 -1,45 mmol/l

U24h: 12,9 - 43,9 mmol/l

123 Pb Đo màu/quang phổ S: < 50 g/l

124 paCO2 ISE Đm: 35 – 44 mmHg

(4,65-5,85 kPa)

Tm: 42 - 48 mmHg

(5,58-6,38 kPa)

125 paO2 ISE Đm: 70 - 95 mmHg

(9,31-12,63 kPa)

Tm: 37 - 40 mmHg

4,92-5,30 kPa)

126 pH ISE Đm: 7,38 – 7,42

127 SaO2 95-98%

Page 70: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

156

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (1991), Hóa nghiệm sử dụng trong

lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.

2. Một số chuyên đề về Hóa sinh học, (1993), tập 1, 2. Tài liệu Sau Đại học-

ĐHYKHN- NXB Y học.

3. Phan Hải Nam (2001), Nghiên cứu trạng thái cân bằng acid-base, điện giải

và sự vận chuyển oxy của hemoglobin ở động vật nhiễm độc cấp TNT, Luận án

tiến sĩ y học, 46-51.

4. Quy trình kỹ thuật cho máy tự động Lisa, (1991). Hãng Lisa.

5. Quy trình kỹ thuật cho máy Humanlyser 2000, (2000). Hãng Human.

6. Quy trình kỹ thuật cho máy tự động Hitachi 902, (2001). Hãng Hitachi.

7. Nguyễn Xuân Thiều (1995), Hóa sinh phục vụ hồi sức cấp cứu và kiểm tra

chất lượng trong cận lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

8. Nguyễn Xuân Thiều (1997), Vai trò khí máu, điện giải trong lâm sàng,

Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

9. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Dũng, Trần Thị Mỹ Linh, Phạm Hùng Việt

(1985), Các phương pháp sắc ký, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

10. Vũ Đình Vinh, Đặng Hanh Phức, Đỗ Đình Hồ (1974), Kỹ thuật Y sinh

hóa, Trường đại học Quân y.

11. Vũ Đình Vinh (1996), Hướng dẫn sử dụng các xét nghiệm sinh hóa, Nhà

xuất bản Y học.

12. Albert. L. Lehninger, David L. Nelson, Michael M. Cox, ( 1994). Principes

de biochemie. Medicin- Sciences Flammarion, Paris.

13. Allain CC and al. (1974), Clin. Chem, 20, 470.

Page 71: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

157

14. Ambroise. Martin,(1995). Introduction au laboratoire. de. biochimie.

médicale. Edition Marketing Paris

15. Annoni G., Bottasso B.M, Ciaci D, (1982), Res. Lab. Med, 9, 115.

16. J. Borel, J. Caron, J. Chanard, J. Gougeon, (1984). Coment prescrire et

interpréter un examin de debiochimie. Maloine SA. Editeur Paris.

17. J. B. Borel, A. Randour, F. X. Marquart, C. Lepeuch, I. Valeyre.(1987).

Biochimie. Dinamique. Maloine- décarine, Paris.

18. Buccolo G., David M. (1973), Clin. Chem, 19, 476.

19. Clin. Chem. Acta 70 (1976), 19-42.

20. Doumas B, et al. (1971), Clin. Chem. Acta, 31, 87.

21. Doumas B. et al. (1972), In standard methods of clinical chemistry, Acad.

Press. N.Y. 7, 175.

22. Emmanuel. C., Besa, Patricia M. Catalan, Jeffrey A. Kant, Leigh. C.

Jefferies, (1997). Hematologic, Viện HHTM, Hanoi.

23. Guder W.G., S. Naragaman, H. Wisser, B. Zawta,(1996). Samples: From

the patient to the Laboratory.

24. John W. severinghaus, Poul Astrup, and John F. Murray (1998), Blood

gas analysis and Critical care medicine, American Journal of Respiratory and

Critical care medicine, volume 157, number 4

25. Pierre Ualdignié, (1993), Biochimie Clinic. Technique et Documenttation-

Lavosier, Paris.

26. Rand, R.N. Di Pasqua (1962), Clin. Chem, 8, 570.

27. Rex. Montgomery, Robert L. Dryer, Thomas W. Coway, Arthur A. Spector,

(1974), Biochemistry. a. case- criented. Approch. The C. V. Mosby Company, Saint

Louis, USA.

28. Robins, (1999), Pathologic, Basic of Disease, W. B. Saunders Company.

Philadelphia, USA.

29. Szasz G. (1976), Clin. Chem, 22, 2051.

30. Thomas M. Devlin, (1986). Textbok of Biochemistry. with Clinical.

Correlations. A. Wiley. Medical. Publication, USA.

31. Trinder P. (1969), Biochem, 6, 24.

32. Thefeld, W. et al (1974), Dtsch. Med. Wschr, 99, 343.

33. RN. Walmsley, LR. Watkinson, ESC. Koay, (1988), Cases in chemical

pathologyk. A. Diagostic. Approach. PG Publishing Singapore, HongKong,

New Dehli.

Page 72: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

158

34. Warner M., Gabriedson D. G., Eastman G. (1981), Clin. Chem, 21, 268.

35. Weigl, E. et al (1975), Med. Klin. 70, 664.

36. Wilma L. White, Marilyn M. Erickson, Sue C. Stevens (1970), Chemistry

for medical technologists, The C.V. Mosby company, Saint Louis.

THỰC TẬP HÓA SINH

Giáo trình giảng dạy đại học

Chịu trách nhiệm xuất bản: Phạm Quang Định

Chịu trách nhiệm bản thảo: Học viện Quân y

Biên tập: Phòng biên tập sách Quân sự - NXBQĐND

BS. Nguyễn Văn Chính

BS. Trịnh Nguyên Hoè

CN. Trần Thị Hường

Trình bày: Trịnh Thị Thung

Bìa: BS. Nguyễn Văn Chính

Sửa bản in: CN. Trần Thị Tường Vi

BS. Trịnh Nguyên Hoè

Tác giả

Page 73: MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GANcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-thuc_636713040183868552.pdf87 Bài 5 MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG

159

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

23 - Lý Nam Đế - Hà Nội - ĐT 8455766

In xong và nộp lưu chiểu .................. ....Số XB..............................

Số trang.............Số lượng................Khổ 19 x 27. In tại xưởng in HVQY