mỘt sỐ quan ĐiỂm cỦa khu vỰc tƯ nhÂn vỀ quan ......quốc gia khác như malaysia,...

34
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM Hà Ni, Tháng 4/2020

Upload: others

Post on 16-Oct-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC

TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC

CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

Hà Nội, Tháng 4/2020

Page 2: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu
Page 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

LỜI NÓI ĐẦU

Theo công bố của Diễn đàn kinh tế Thế giới về Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-

2018, Việt Nam xếp thứ 79 trong số 137 quốc gia trên thế giới về chất lượng cơ sở hạ tầng

nói chung. Chỉ có 20% đường bộ của Việt Nam được trải nhựa, thấp hơn nhiều so với các

quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

ước tính nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam sẽ vào khoảng 480 tỷ USD trong giai

đoạn 2017-2030. Đây là một con số đầu tư lớn và cũng là “gánh nặng” về tài chính đối

với Việt Nam. Do đó, việc thu hút đầu tư tư nhân sẽ mang lại những hiệu quả tích cực

trong việc bù đắp thiếu hụt, tăng cao nguồn lực đầu tư. Hơn nữa việc mở rộng quan hệ đối

tác công tư (PPP) cũng giúp Chính phủ tận dụng được chuyên môn và cập nhật công nghệ

từ khu vực tư nhân vào xây dựng, quản lý công trình hạ tầng, dịch vụ công, từ đó người

dân được hưởng dịch vụ cải thiện với mức chi phí hợp lý, đồng thời phát triển kết cấu hạ

tầng, góp phần tăng trưởng kinh tế và đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay khi thế giới đang tái cấu trúc, Việt Nam có nhiều cơ hội đón nhận

dòng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài, hệ thống pháp luật về PPP là một yêu cầu tiên

quyết và phải được xây dựng với một khung khổ pháp lý ổn định, môi trường đầu tư kinh

doanh lành mạnh, công bằng, đạt những chuẩn mực tiên tiến phù hợp với sự phát triển của

xã hội.

Với vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp VN và là cầu nối giữa Chính

phủ và cộng đồng doanh nghiệp VN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

(VCCI) đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc lắng nghe và tổng hợp ý kiến của cộng

đồng doanh nghiệp và các bên liên quan, thể hiện vai trò dẫn dắt cộng đồng doanh nghiệp

đồng thời góp ý chính sách, tham mưu cho CP hoạch định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

nói chung và xây dựng dự thảo luật về PPP nói riêng.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban hợp tác công tư thuộc Hội đồng quốc gia

phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, Chủ tịch VCCI được giao trọng trách

nắm giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban PPP đồng thời tiếp tục giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội

đồng quốc gia. Kể từ đó, VCCI tham gia ngày càng mạnh mẽ hơn vào quá trình góp ý

chính sách và thúc đẩy PPP bằng những hoạt động cụ thể như: thành lập Đề án Tăng cường

sự tham gia của khu vực tư nhân trong mối quan hệ đối tác công tư tại Việt Nam, xây

dựng báo cáo nghiên cứu, tổ chức các buổi tọa đàm về các chủ đề liên quan đến dự thảo

Luật PPP. Các ý kiến tại tọa đàm là những góp ý hữu ích, kịp thời cho cơ quan soạn thảo,

cơ quan thẩm định tham khảo, xem xét.

Nhằm phản ánh thông tin đa chiều về quan điểm của các bên liên quan trong quan hệ đối

tác công tư tại Việt Nam, Đề án Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong mối

quan hệ đối tác công tư tại Việt Nam, VCCI đã phối hợp với USAID biên soạn cuốn sách

“ Một số quan điểm của khu vực tư nhân về quan hệ đối tác công tư tại Việt Nam”. Các

thông tin được cung cấp trong tài liệu này dựa trên thực tế nghiên cứu trong nước và quốc

tế cũng như quan điểm của nhóm chuyên gia và ý kiến của các đơn vị được phỏng vấn.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Ủy ban Hợp tác Công tư – Hội đồng Quốc gia về Phát triển Bền vững

và Nâng cao Năng lực Cạnh Tranh

Page 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

MỤC LỤC

VIẾT TẮT 5

TÓM TẮT 6

1. GIỚI THIỆU 10

2. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PPP 11

3. TIỀM NĂNG THAM GIA CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN TRONG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM 11

4. RÀO CẢN ĐỐI VỚI SỰ THAM GIA CỦA TƯ NHÂN VÀO PPP 14

5. NHẬN XÉT VỀ DỰ THẢO LUẬT PPP 21

6. KẾT LUẬN 28

PHỤ LỤC I: DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ PHỎNG VẤN 29

PHỤ LỤC II: CƠ CHẾ CHIA SẺ RỦI RO 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Tài liệu thể hiện quan điểm của nhóm chuyên gia và ý kiến của các đơn vị phỏng vấn và không

nhất thiết thể hiện quan điểm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cơ quan Phát

triển Quốc tế Hoa kỳ hay Chính phủ Hoa Kỳ.

Page 5: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển ChâuÁ

ASA Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

BLT Xây dựng – Thuê lại – Chuyển giao

BOO Xây dựng – Sở hữu – Vận Hành

BOT Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao

BT Xây dựng – Chuyển giao

EIA Đánh giá tác động mội trường

EVN Tập đoàn iện lực Việt Nam

GDP Tổng thu nhập quốc nội

HCMC PPC Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

IPP Nhà máy điện độc lập

JCCI Phòng Thương mại Công nghiệp Nhật bản

MOF Bộ tài chính

MOIT Bộ Công thương

MOT Bộ Giao thông Vận tải

MTIP Kế hoạch đầu tư trung hạn

MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NCSDCI Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh

tranh

PDF Cơ quan phát triển dự án

PPP Đối tác công tư

PIP Kế hoạch đầu tư công

SPC Doanh nghiệp dự án

VBF Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ

VARSI Hiệp hội các nhà đầu tư đường bộ

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VGF Hỗ trợ của chính phủ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VND Việt Nam Đồng

Page 6: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

TÓM TẮT

Theo Báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu (Global Infrastructure Outlook), Việt

Nam sẽ cần hơn 600 tỷ đô la để có thể đáp ứng các mục tiêu cơ sở hạ tầng vào năm 2040.

Do những hạn chế về ngân sách hiện tại, ước tính trên 50% kinh phí cần thiết sẽ đến từ

khu vực tư nhân. Hiện chỉ 10% chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam được tài trợ bởi

khu vực tư nhân, thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia có thu nhập trung bình khác ở châu

Á. Việc khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân đòi hỏi phải có môi trường đầu tư

thuận lợi, cũng như điều kiện để nhà đầu tư đạt được mức lợi nhuận tương xứng với rủi

ro. Điều này đòi hỏi phải có những cải cách chính sách và pháp lý nhằm tạo ra một cơ sở

nhất quán và bền vững cho quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư.

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là phương thức nhằm gia tăng sự tham gia

của khu vực tư nhân vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Theo thống kê chính thức đến

năm 2019, đã có 336 dự án PPP tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 70 tỷ USD.

Phần lớn các dự án PPP là trong lĩnh vực giao thông vận tải dưới hình thức Xây dựng –

Chuyển giao (BT) hoặc Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT). Khoảng hai phần

ba các dự án PPP thuộc lĩnh vực giao thông, các dự án còn lại thuộc lĩnh vực khác bao

gồm nhà ở tái định cư, tòa nhà văn phòng, cơ sở hạ tầng năng lượng, cũng như cấp thoát

nước.

CƠ HỘI CHO PPP TẠI VIỆT NAM Theo Báo cáo Khảo sát nhà đầu tư cơ sở hạ tầng Toàn cầu năm 2019 của Viện Nghiên

cứu Hạ tầng EDHEC của Singapore, Việt Nam nằm trong Top 5 các quốc gia mới nổi có

tiềm năng nhất về thị trường cơ sở hạ tầng trong 5 năm tới, cùng với các quốc gia khác

như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Indonesia. Một số dự án đường cao tốc đang được quy

hoạch và đang triển khai để tăng kết nối trong các thành phố lớn có tổng giá trị đầu tư lên

tới 120 tỷ USD.

Theo đại diện một công ty tư vấn quốc tế có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp tư vấn cho

các nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ về cơ sở hạ tầng, có rất nhiều quỹ đầu tư quốc tế

quan tâm và sẵn sàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Đối với các quỹ quốc

tế này, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư, nhờ có môi trường chính trị

ổn định, mức độ an toàn cao và không có nguy cơ khủng bố. Tuy nhiên, các quỹ này vẫn

chưa triển khai đầu tư tại Việt Nam do trở ngại về pháp luật và thực thi. Các nhà đầu tư

Nhật Bản được phỏng vấn, những người đã tích cực đầu tư vào lĩnh vực điện, cho biết họ

rất sẵn sàng mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, xây dựng sân

bay và đường bộ miễn là có một cơ chế chia sẻ rủi ro tốt hơn để họ có thể huy động được

vốn từ các tổ chức tài chính cho các dự án PPP.

Để có thể thúc đẩy các dự án PPP tại Việt Nam, Chính phủ đang xây dựng Luật đầu tư

theo hình thức đối tác công tư PPP. Sau nhiều vòng lấy ý kiến và tham vấn từ các bên liên

quan, dự thảo Luật hiện đang được Quốc hội xem xét.

Page 7: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN

Năm 2018, Theo Quyết định 1040/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Đối tác

công tư được thành lập là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và

Nâng cao năng lực cạnh tranh với mục tiêu (i) góp ý xây dựng chính sách và dự án/chương

trình PPP phục vụ cho phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; (ii)

huy động các nguồn lực trong và ngoài nước; và (iii) khuyến khích các doanh nghiệp đề

xuất ý tưởng và xây dựng các mô hình/dự án PPP một cách bền vững. Phó Thủ tướng

Chính phủ Vũ Đức Đam là Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển vững & Nâng cao

năng lực cạnh tranh. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ

Tiến Lộc là Phó Chủ tịch Hội đồng quốc gia và là Chủ tịch Ủy ban hợp tác công tư. Ủy

ban có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp ý kiến đóng góp của khu vực tư nhân trong

nước và quốc tế vào chính sách phát triển hợp tác công tư.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Ủy ban về PPP đã hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế

Hoa Kỳ (USAID) thu thập phản hồi từ cộng đồng doanh nghiệp và tổng hợp thành Sách

Xanh trình bày về hiện trạng, cơ hội tiềm năng và những hạn chế đối với sự tham gia của

khu vực tư nhân vào dự án PPP. Mục tiêu của báo cáo này là góp phần để chính sách

PPP có thể nắm bắt các vấn đề thiết yếu của khu vực tư nhân nhằm tối đa hóa hiệu

quả của các dự án PPP tại Việt Nam.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN ĐỐI VỚI DỰ

THẢO LUẬT PPP

Trên cơ sở phân tích các vấn đề hiện tại mà nhà đầu tư thường gặp phải trong quá trình

thực hiện các dự án PPP và các quy định hiện tại về PPP, dưới đây là một số kiến nghị

của đại diện khu vực tư nhân vào dự thảo Luật PPP (dự thảo 6/4/2020) nhằm loại bỏ các

rào cản đối với đầu tư vào các dự án PPP. Các khuyến nghị dựa trên đề xuất của các đại

diện khu vực tư nhân và các thông lệ tốt ở cả thị trường trong nước và quốc tế cho PPP.

Hình 1: Tóm tắt các kiến nghị

Lĩnh vực PPP

(Điều 5)

Lĩnh vực PPP tập trung vào những lĩnh vực Nhà nước xác định

trọng tâm, trọng điểm và các dự án lĩnh vực phát sinh khác được

Thủ tướng Chính phủ cho phép khi đáp ứng các điều kiện, đặc

biệt là các lĩnh vực thu hút được sự quan tâm đầu tư của khu

vực tư nhân và có tính khả thi, hiệu quả cao hơn so với đầu tư

công hay đầu tư tư.

Xem xét bổ sung một số lĩnh vực khu vực tư nhân quan tâm như

năng lượng tái tạo, năng lượng hiệu quả, hệ thống chiếu sáng

công cộng …

Cơ chế chia sẻ

doanh thu

(Điều 83)

Dự án PPP cần phải có cơ chế chia sẻ doanh thu. Cơ chế chia

sẻ doanh thu là một cách rất hiệu quả để khuyến khích đầu tư

vào PPP. Tỷ lệ chia sẻ phần giảm doanh thu nên được quyết

định tùy từng dự án vì các dự án khác nhau sẽ có mức độ rủi ro

khác nhau phụ thuộc từng lĩnh vực ngành nghề và thời điểm.

Page 8: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

Nhà nước cần có cơ chế công cụ quản lý, kiểm soát rủi ro tài

khóa hiệu quả và minh bạch.

Cơ chế chia sẻ rủi ro là một trong những vấn đề Nhà đầu tư quan

tâm nhất trong PPP. Tham khảo thêm chi tiết phụ lục II.

Vốn Nhà nước

trong dự án PPP

(Điều 70)

Bên cạnh phần vốn Nhà nước tham gia trong giai đoạn đầu tư

xây dựng, cần có cơ chế để phần vốn Nhà nước tham gia trong

giai đoạn khai thác, vận hành dự án để có thể xử lý các tình

huống phát sinh cần hỗ trợ của Nhà nước.

Nên có ý kiến tham vẫn của ngân hàng ngay từ bước nghiên cứu

khả thi của Dự án.

Bảo đảm trách

nhiệm thực hiện

nghĩa vụ của các

cơ quan Nhà

nước, doanh

nghiệp nhà nước

là đối tác trong

dự án PPP

(Điều 98)

Nhà nước cần có cơ chế đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của các cơ

quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong khuôn khổ hợp

đồng PPP

Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh nội dung Hợp đồng, các

bên phải tổ chức đàm phán trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của

các bên liên quan.

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc mang lại thành

công cho dự án là cần có sự phối hợp thống nhất và có trách

nhiệm giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi triển khai

các dự án PPP.

Bảo đảm về

chuyển đổi ngoại

tệ

(Điều 82)

Chính phủ bảo đảm khả năng chuyển đổi từ Đồng Việt Nam

sang ngoại hối phục vụ cho mục đích thanh toán theo nghĩa vụ

Hợp đồng PPP và hoàn trả nợ vay. Tỷ lệ hạn mức bảo đảm cân

đối ngoại tệ không nên bị giới hạn ở mức 30% doanh thu, nên

để mức linh hoạt.

Thời hạn thu xếp

tài chính

(Điều 77)

Dự thảo Luật cần xác định rõ loại “thu xếp tài chính” nào nên

được hoàn thành trong khung thời gian được quy định trong Dự

thảo Luật.

Bồi thường khi

chấm dứt hợp

đồng trước thời

hạn

( Điều 53 và 70)

Điều 70 : Sử dụng Vốn Nhà nước trong dự án PPP : bổ sung chi

phí đền bù chấm dứt hợp đồng trước hạn.

Dự thảo Luật nên quy định các nguyên tắc chính để bồi thường

khi chấm dứt hợp đồng đối với tất cả các kịch bản chấm dứt hợp

đồng được cho phép trong Dự thảo Luật. Mức bồi thường tối

thiểu phải đủ để thanh toán số dư nợ và các chi phí chấm dứt

hợp đồng có liên quan.

Cho phép pháp

luật nước ngoài

được áp dụng để

Các nhà đầu tư quốc tế cho rằng nếu luật điều chỉnh là luật pháp

Việt Nam và luật pháp nước ngoài không được phép áp dụng

một phần (chí ít là liên quan đến văn kiện tài chính), các dự án

không có khả năng vay vốn ngân hàng và các tổ chức tài chính

nước ngoài sẽ không tham gia dự án. Các nhà đầu tư quốc tế

Page 9: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

điều chỉnh một

phần

(Điều 57)

kiến nghị Luật nên cho phép áp dụng luật nước ngoài đối với

các hợp đồng liên quan đến dự án, tùy vào mức độ đàm phán

giữa các cơ quan.

Lập một cơ quan

phát triển dự án

Khu vực tư nhân tin rằng một tổ chức chuyên dụng cho việc

phát triển dự án (PDF) sẽ tạo độ linh hoạt và chắc chắn hơn cho

khâu chuẩn bị và thực hiện (hoặc giải ngân) vốn nhà nước cho

mỗi dự án.

Quyền tiếp nhận

dự án của bên cho

vay

(Điều 55)

Bên cho vay nên được quyền thỏa thuận với các bên trong hợp

đồng PPP, cho phép bên cho vay thực hiện quyền tiếp quản dự

án và khắc phục việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo

hợp đồng PPP thay mặt cho doanh nghiệp dự án và nhà đầu tư

trong một số trường hợp theo như quy định trong các thỏa thuận.

Lựa chọn nhà

thầu trong nước

(Điều 60)

Các nhà đầu tư quốc tế cho rằng dự thảo luật PPP không nên có

yêu cầu nhà đầu tư phải lựa chọn nhà thầu trong nước với phần

công việc mà nhà thầu trong nước thực hiện được. Các nhà đầu

tư quốc tế cho rằng yêu cầu pháp lý để bắt buộc lựa chọn nhà

thầu trong nước của Việt Nam sẽ cản trở đáng kể nhà đầu tư

quốc tế tham gia vào các dự án PPP của Việt Nam.

Giải phóng mặt

bằng

Dự thảo luật cần làm rõ các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước trong

giải phóng mặt bằng để doanh nghiệp dự án có mặt bằng cần

thiết khởi công xây dựng đúng thời hạn. Vấn đề đảm bảo mặt

bằng là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư quốc tế vì đây là

một trong những yếu tố rủi ro lớn ảnh hưởng đến tiến độ chung

dự án.

Page 10: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

10 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

1. GIỚI THIỆU

Trong thập kỷ qua, đầu tư của khu vực tư nhân qua hình thức PPP đang trở thành xu

hướng trên toàn thế giới. Đây là một phương thức đầu tư và duy trì cơ sở hạ tầng kinh

tế bao gồm giao thông, tiện ích công cộng, cơ sở hạ tầng xã hội và các dịch vụ chuyên

ngành khác.Theo Báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu (Global Infrastructure

Outlook), Việt Nam sẽ cần hơn 600 tỷ đô la để có thể đạt được các mục tiêu cơ sở hạ

tầng vào năm 2040. Trong bối cảnh nợ công tiệm cận mức trần 65% tổng sản phẩm

quốc nội (GDP) của Quốc hội, khả năng vay vốn từ các ngân hàng phát triển đa quốc

gia bị hạn chế, chính phủ sẽ cần huy động các dòng đầu tư mới.

Do những hạn chế về ngân sách hiện tại, ước tính hơn 50% kinh phí cần thiết sẽ đến từ

khu vực tư nhân. Để có thể khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân đòi hỏi phải

có môi trường đầu tư thuận lợi, cũng như điều kiện để nhà đầu tư đạt được mức lợi

nhuận phù hợp với rủi ro. Điều này đòi hỏi phải có những cải cách chính sách và pháp

lý nhằm tạo ra một nền tảng nhất quán và bền vững cho quan hệ đối tác giữa khu vực

công và tư nhân. PPP là một cơ chế nhằm gia tăng sự tham gia của khu vực tư nhân

trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng.

Để có thể thúc đẩy các dự án PPP tại Việt Nam, chính phủ đang xây dựng Luật đầu tư

theo hình thức đối tác công tư (Luật PPP). Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) đã xây dựng

Dự thảo Luật PPP, và tiến hành nhiều đợt lấy ý kiến từ các bên liên quan, bao gồm các

bộ, chính quyền cấp tỉnh/thành phố, cộng đồng quốc tế, các tổ chức tư nhân và tư vấn

quốc tế. Dự thảo Luật dự kiến sẽ được trình lên Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 5

năm 2020.

Ủy ban Đối tác công tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tiến

hành thu thập phản hồi từ đại diện khu vực tư nhân và tổng hợp thành Sách Xanh về

tình hình hiện tại, các cơ hội tiềm năng và hạn chế đối với sự tham gia của khu vực tư

nhân vào các dự án PPP. Sách Xanh tổng hợp một số kiến nghị của khu vực tư nhân

thông qua nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn các nhà đầu tư trong và ngoài nước và các tổ

chức liên quan, liệt kê tại phụ lục đính kèm. Sách khái quát hiện trạng sự tham gia của

khu vực tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam và đưa ra một số khuyến

nghị nhằm loại bỏ các rào cản đối với sự tham gia của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ

tầng.

Trong quá trình xây dựng Sách Xanh, nhóm chuyên gia đã phỏng vấn nhiều nhà đầu tư

trong nước, quốc tế, các tổ chức tín dụng và các chuyên gia tư vấn dự án PPP. Danh

sách các công ty tham dự phỏng vấn được trình bày tại Phụ lục 1. Trước khi phỏng vấn

nhóm chuyên gia gửi trước câu hỏi để chuẩn bị. Do PPP là vấn đề phức tạp nên nhóm

nghiên cứu lựa chọn hình thức phỏng vấn trực tiếp để có thể trao đổi trực tiếp và kỹ

lưỡng về những vấn đề quan tâm.

Page 11: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

11 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

2. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VÀ QUY ĐỊNH PHÁP

LUẬT VỀ PPP

Tại Việt Nam, quan hệ đối tác công tư dưới các hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT đã

có từ năm 1997 khi Chính phủ ban hành Nghị định 77/ND-CP về hình thức BOT áp

dụng đối với nhà đầu tư trong nước và Nghị định 62/1998/ND-CP về hình thức BOT-

BTO-BT áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngày 11 tháng 5 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2007/ND-CP về các

hình thức BOT-BTO-BT áp dụng đối với tất cả các loại hình sở hữu trong nền kinh tế,

bao gồm sở hữu nước ngoài và sở hữu trong nước. Nghị định 78/2007/ND-CP sau đó

đã được thay thế bằng Nghị định 108/2009/ND-CP và Thủ tướng Chính phủ đã ban

hành Quyết định 71/2010 / QĐ-TTg thí điểm mô hình đầu tư theo hình thức PPP, trong

đó quy định một cách toàn diện các hình thức đầu tư công vào dự án PPP. Khái niệm

PPP đã được công nhận bởi các văn bản pháp lý có hiệu lực cao hơn bao gồm Luật đấu

thầu 43/2013/QH13, Luật Đầu tư công 49/2014/QH13, Luật Xây dựng 67/2014/QH13

và Luật Đầu tư 67/2014/QH13.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2015/ND-CP về PPP, hợp nhất Nghị định

108/2006/ND-CP và Quyết định 71/2010/QĐ-TTg và ban hành Nghị định 30/2015/ND-

CP hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật Đấu thầu trong việc lựa chọn nhà đầu tư.

Năm 2018, Nghị định 15/2015/ND-CP đã được thay thế bằng Nghị định 63/2018 / ND-

CP quy định các lĩnh vực, yêu cầu và thủ tục đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

3. TIỀM NĂNG THAM GIA CỦA KHU VỰC TƯ

NHÂN TRONG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM

Các chính phủ trên thế giới tận dụng các dự án PPP để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng

đối với các dịch vụ cơ sở hạ tầng mới và tốt hơn bằng cách tận dụng nguồn lực và

chuyên môn của tổ chức tài chính tư nhân. PPP có thể đem lại hiệu quả sử dụng nguồn

vốn hơn là mua sắm công truyền thống. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn từ PPP thu được

qua việc cải thiện hiệu quả đầu tư, giảm thiểu rủi ro tốt hơn và đánh giá hiệu suất dựa

trên đầu ra. Dưới đây là tóm tắt về tình hình tham gia của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ

tầng tại Việt Nam:

Theo thống kê chính thức của chính phủ từ năm 2019; các bộ, ngành, và các tỉnh đã

ký và thực hiện 336 dự án PPP, với tổng vốn đầu tư là 1.609.335 tỷ đồng (khoảng

70 tỷ USD).

Phần lớn các dự án PPP là trong lĩnh vực giao thông (220 dự án); nhà ở tái định cư,

ký túc xá,… (32 dự án); tòa nhà văn phòng (20 dự án); năng lượng (18 dự án); cấp

nước, thoát nước, môi trường (18 dự án).

Page 12: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

12 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

Trong lĩnh vực năng lượng điện, có 18 dự án theo hình thức Xây dựng-Vận hành-

Chuyển giao (BOT) trong lĩnh vực nhiệt điện với tổng vốn đầu tư là 41,743 tỷ USD.

Theo một công ty tư vấn quốc tế, đầu tư nước ngoài thông qua dự án PPP tại Việt

Nam chỉ được thực hiện trong lĩnh vực năng lượng, nơi các dự án có thời hạn dài và

thường có giá trị hàng tỷ đô la. Ngoài các hợp đồng PPP, lĩnh vực điện năng đã thu

hút một tỷ lệ lớn vốn đầu tư tư nhân vào các nhà máy

điện độc lập (IPP) bao gồm cả vốn đầu tư nước ngoài.

Lĩnh vực nông nghiệp ít hấp dẫn đối với dự án PPP khi

chỉ có 23 dự án. Điều này là do nông nghiệp bị nhìn nhận

có độ rủi ro cao hơn, có tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn và chịu

ảnh hưởng bởi sự đầu tư chưa tương xứng từ Nhà nước.

Đối với lĩnh vực chăm sóc y tế, sự tham gia của tư nhân

chủ yếu thông qua 'xã hội hóa', chứ không thông qua các

hợp đồng PPP. Theo Chuyên gia Y tế của Ngân hàng

Thế giới, có 240 bệnh viện tư nhân tại 50 tỉnh (chiếm

13% tổng số bệnh viện) và 35.000 phòng khám tư nhân,

cung cấp dịch vụ tới 31,2% bệnh nhân ngoại trú và 6,3%

dịch vụ nội trú. Hầu hết các dự án được đề xuất và xây

dựng ở cấp tỉnh thành, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh, và các dự án này tập

trung chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng hơn là các dịch vụ chăm sóc y tế dự phòng

và chăm sóc ban đầu. Các dự án đều tập trung ở các thành phố lớn và được cho là

mang lại trải nghiệm tốt hơn cho bệnh nhân.

Xét về hình thức các loại hợp đồng, hình thức Xây dựng- Vận hành- Chuyển giao

(BOT) và Xây dựng-Chuyển giao (BT) chiếm ưu thế, chiếm tới hơn 95% dự án PPP.

Xây dựng-Sở hữu-Vận hành (BOO) và Xây dựng-Cho thuê-Chuyển giao (BLT) ít

phổ biến hơn nhiều. Khi thảo luận về các loại hợp đồng PPP với một ngân hàng

thương mại lớn trong nước, ngân hàng cho biết họ chỉ quan tâm tài trợ cho các dự

án BT, nơi có đất đai là tài sản đảm bảo.

Chuyên gia phát triển khu vực tư nhân và chuyên gia về PPP của Ngân hàng Phát triển

châu Á đã nhận định rằng chỉ có 10% cơ sở hạ tầng của Việt Nam là được tài trợ bởi

khu vực tư nhân1, thấp hơn nhiều so với nhiều nước thu nhập trung bình khác ở châu Á.

Theo Báo cáo Khảo sát nhà đầu tư cơ sở hạ tầng Toàn cầu năm 2019 của Viện Nghiên

cứu Hạ tầng EDHEC của Singapore2, Việt Nam nằm trong Top 5 các nước mới nổi có

nhiều tiềm năng nhất về thị trường cơ sở hạ tầng trong 5 năm tới, cùng với các nước

khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Indonesia.

1 “Việt Nam cần cách thức tiếp cận mới cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo”. Lambert, Donald. Tháng 2 năm

2020. https://blogs.adb.org/blog/building-viet-nam-s-bridge-greater-economic-growth-and-development. Truy

cập ngày 15/4/2020. 2 Khảo sát nhà đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu 2019: Xu hướng và thông lệ quốc tế tốt nhất. . Amenc, Noël, Frédéric

Blanc-Brude, Abhishek Gupta, Jing Li Yim. Tháng 4 năm 2019. https://edhec.infrastructure.institute/paper/2019-

global-infrastructure-investor-survey-benchmarking-trends-and-best-practices

‘Xã hội hóa’ là gì?

Xã hội hóa là thuật ngữ

tiếng Việt để chỉ việc tư

nhân cung cấp dịch vụ

công hoặc tư nhân tham

gia vào các dịch vụ công.

Sự khác biệt chính giữa

dự án PPP và dự án xã

hội hóa là dự án xã hội

hóa không có hợp đồng

chính thức từ Chính

phủ, không giống như PPP.

Page 13: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

13 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

Hội nghị Cơ sở hạ tầng Việt Nam năm 2019 đã báo cáo rằng chỉ có 20% diện tích đường

bộ quốc gia là được trải nhựa, và gần đây Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch xây dựng

đường cao tốc Bắc-Nam dài 1.372km vào năm 2030, trị giá ước tính 14 tỷ đô la. Dân

số gia tăng tại các thành phố lớn trong những năm gần đây đã tạo sức ép và vượt quá

khả năng của các hệ thống kết nối và tiện ích hiện có. Với 50% dân số Việt Nam dự

kiến sẽ sống ở các thành phố, Hà Nội và Hồ Chí Minh đang xây dựng các hệ thống giao

thông công cộng, trị giá hơn 22 tỷ USD với hy vọng giảm tỷ lệ sở hữu phương tiện cá

nhân và cải thiện chất lượng không khí. Kế hoạch được phê duyệt gần đây để xây dựng

đường cao tốc Bắc – Nam dài 1.372 km vào năm 2030 ước tính trị giá 14 tỷ đô la Mỹ,

mặc dù kế hoạch này đang gặp phải một số trở ngại nhất định3.

Nhiều dự án đường cao tốc khác nhau được lên kế hoạch và thực hiện nhằm cải thiện

kết nối giữa các thành phố lớn này. Tương tự, Việt Nam cũng công bố việc phát triển

và nâng cấp tiện ích đô thị và lên kế hoạch tới 44 dự án với tổng giá trị đầu tư lên đến

120 tỷ USD trong lĩnh vực điện và đường bộ.

Theo đại diện một công ty tư vấn quốc tế, vốn có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho

các nhà đầu tư nước ngoài về cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ chính phủ,

có rất nhiều quỹ đầu tư quốc tế quan tâm và sẵn sàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại

Việt Nam. Đối với các quỹ quốc tế này, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn

đầu tư, nhờ có môi trường chính trị ổn định, mức độ an ninh cao và không có nguy cơ

khủng bố. Tuy nhiên, khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong thu hút đầu tư nước

ngoài, các quốc gia này có môi trường pháp lý và thể chế có lợi cho đầu tư tư nhân tốt

hơn môi trường của Việt Nam.

Một số nhà đầu tư Nhật Bản tích cực đầu tư vào lĩnh vực điện cho biết họ rất sẵn sàng

mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, xây dựng sân bay và

đường bộ miễn là có một cơ chế bảo đảm tốt nhằm bù đắp cho mức độ rủi ro mà họ

gánh chịu.

3 Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam để tăng trưởng bền vững. 2020. http://infrastructurevietnam.com/.

Truy cập ngày 14/4/2020.

Page 14: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

14 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

4. RÀO CẢN ĐỐI VỚI SỰ THAM GIA CỦA TƯ

NHÂN VÀO PPP

Thúc đẩy PPP có thể khắc phục được những hạn chế trong đầu tư công thông qua huy

động khu vực tư nhân. Với năng lực và nguồn lực của mình, khu vực tư nhân đóng một

vai trò không thể thiếu trong việc tài trợ cho cơ sở hạ tầng công cộng. Tuy nhiên, cho

dù rất có tiềm năng, khu vực tư nhân vẫn phải đối mặt với một số rào cản đối với việc

tham gia vào các dự án PPP. Dưới đây là những rào cản chính được khu vực tư nhân

mô tả.

4.1 THIẾU NĂNG LỰC XÂY DỰNG NHỮNG DỰ ÁN CHẤT

LƯỢNG

Khi thảo luận về những lý do tại sao sự tham gia của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng

không phát triển tương xứng với tiềm năng, ông Đào Việt Dũng, Chuyên gia, Ngân

hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã chỉ ra nguyên nhân là do thiếu các dự án PPP chất

lượng. Vấn đề này có thể được cho là do năng lực yếu của các Cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền (ASAs), những người thường thiếu khả năng soạn lập và đàm phán các hợp

đồng PPP - đây là một yêu cầu năng lực quan trọng của khu vực công, nhất là khi các

dự án PPP mang tính chất dài hạn và đi kèm với chi phí giao dịch lớn.

Theo đại diện của một công ty tư vấn luật tại Việt Nam, dữ liệu thu thập được qua các

cuộc khảo sát để xây dựng dự án là thương không chính xác hoặc khó thu thập, dẫn đến

nhiều dự án bị giảm vốn đầu tư, đối mặt với tình trạng thua lỗ và nguy cơ phá sản, từ

đó ảnh hưởng đến phương án tài chính và phải ký lại hợp đồng.

Chẳng hạn, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ việc cầu Phú Mỹ là do UBND TP.HCM

không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng xây dựng đường vành đai nối với cầu Phú

Mỹ, nhưng nguyên nhân sâu xa là do yếu kém trong khâu chuẩn bị phương án tài chính.

Ngay cả với lưu lượng giao thông như ước tính ban đầu, doanh thu phí không đủ trả nợ

vay4.

Theo ý kiến của một công ty tư vấn, nhiều dự án giao thông không đạt chất lượng và

tiến độ như mong đợi và có đến 56/75 dự án là đầu tư nâng cấp mở rộng trong khi chỉ

có 19/75 dự án là đầu tư mới (greenfield). Trong lĩnh vực chăm sóc y tế, Chuyên gia

Ngân hàng Thế giới lưu ý rằng trong số 63 dự án được đề xuất gần đây, chỉ có 28 dự án

hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi hoặc nghiên cứu khả thi, chỉ có 8 dự án đã hoàn

thành các tài liệu đấu thầu và chỉ có 3 hợp đồng được ký kết. Trong số ba dự án này,

Dự án Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả đã bị hủy bỏ sau khi ký kết hợp đồng do khiếu kiện

4 Nghiên cứu của Trường Đại học Fullbright chỉ ra rằng lưu lượng thực tế thấp hơn rất nhiều so với dự báo do vậy

doanh thu từ dự án không đủ trả nợ và cho dù doanh thu có bằng dự báo thì cũng không đủ trả nợ.

(https://fsppm.fulbright.edu.vn/vn/bao-cao-chinh-sach/nghien-cuu-chinh-sach/tranh-chap-trong-hoat-

dong-doi-tac-congtu-tai-viet-nam-ncth-du-an-bot-cau-phu-my-va-kinh-nghiem-quoc-te/)

Page 15: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

15 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

từ cán bộ nhân viên. Rõ ràng, cả khu vực công và tư đang lãng phí thời gian, công sức,

nguồn lực vào việc xây dựng tiền khả thi cho các dự án mà không thể thực hiện được.

Nhà nước cần làm tốt hơn công tác thăm dò thị trường trước khi tiến hành nghiên cứu

tiền khả thi.

Theo Điều 8.7 của Nghị định 63/2018/ND-CP, trong trường hợp cần thiết, các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền (ASA) sẽ chọn các tổ chức tư vấn độc lập để hỗ trợ triển khai

một số nhiệm vụ. Ngoài ra khi cần cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thuê một tổ

chức tư vấn có năng lực để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ nhất định. Tuy nhiên, thực tế

việc thuê này ở Việt Nam không phổ biến. Vấn đề chính là quá trình phân bổ ngân sách

dành cho mua sắm và chi trả cho các tổ chức tư vấn và thường rất tốn thời gian hoặc

vượt quá khả năng chỉ trả của vốn Nhà nước.Vì vậy, để triển khai thành công hợp tác

công tư PPP, Nhà nước cần xem xét cơ chế thuê tư vấn có uy tín về tài chính, pháp lý,

kỹ thuật và đảm bảo rằng có đủ ngân sách và ý chí chính trị để thực hiện. Thực tế này

cho thấy nhu cầu phải có Cơ quan xây dựng dự án PPP chuyên trách hoạt động theo cơ

chế thị trường để phục việc việc xây dựng dự án khả thi chất lượng. Đây là khuyến nghị

của khu vực tư và nhiều nước đã áp dụng thành công mô hình này.

4.2 THIẾU HƯỚNG DẪN VỀ ĐÀM PHÁN DỰ ÁN

Thảo luận với đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đại diện cho biết hiện

tại không có hướng dẫn rõ ràng và cụ thể nào từ Chính phủ và Bộ Công thương về đàm

phán hợp đồng BOT điện, bao gồm phát điện, bao tiêu, giá điện, phương án chia sẻ rủi

ro. Ví dụ: các nhà máy phát điện độc lập (IPP) trong nước có hướng dẫn đàm phán giá

điện với EVN. Vì hầu hết các dự án PPP điện năng đều có quy mô lớn, khiến cho quá

trình đàm phán dự án PPP điện trở nên khó khăn.

4.3 RÀO CẢN TỪ LUẬT VÀ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN KHÁC

Theo ông Đào Việt Dũng, Chuyên gia, ADB, các dự án PPP chịu sự điều chỉnh của

nhiều luật và tiềm ẩn những xung đột giữa quy định pháp lý PPP và các luật khác, chẳng

hạn như luật đấu thầu, ngân sách nhà nước, đầu tư công, nợ công,…. Ví dụ, đối với lĩnh

vực xử lý rác thải, Luật Bảo vệ Môi trường yêu cầu phải có báo cáo Đánh giá Tác động

Môi trường (EIA) chi tiết đi kèm với với báo cáo nghiên cứu khả thi. Tuy nhiên, ở giai

đoạn nghiên cứu khả thi dự án, vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư và do đó, không thể

hoàn thành Đánh giá Tác động Môi trường do không có nhà đầu tư và nguồn tài trợ.

Một vấn đề khác là các dự án PPP chịu sự điều chỉnh bởi các quy định về dự án đầu tư

công. Theo Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, do bị

coi như là dự án đầu tư công, các dự án PPP phải tuân theo định mức chi phí công và

thủ tục quản lý vốn đầu tư công. Điều này gây cản trở đến việc thực hiện dự án. Các

doanh nghiệp xây dựng đường bộ ở các tỉnh miền Trung chịu mức chi phí cao hơn do

địa hình miền Trung khó khăn hơn. Khi phải chịu chi phí cao hơn, các doanh nghiệp lại

phải xin phê duyệt tăng ngân sách.

Page 16: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

16 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

Một số lượng lớn các dự án điện đã không triển khai được do thiếu hướng dẫn thực hiện

Luật Quy hoạch, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Luật Quy hoạch đã thay đổi

đáng kể bản chất quá trình quy hoạch đối với dự án điện. Ngành điện trước đây có nhiều

quy hoạch như quy hoạch năng lượng, quy hoạch điện năng quốc gia, quy hoạch điện

năng tỉnh, quy hoạch vùng tổng thể và quy hoạch cho từng loại năng lượng như điện

gió và điện mặt trời. Theo Luật Quy hoạch mới, ngành điện hiện chỉ có quy hoạch tổng

thể điện quốc gia và quy hoạch điện được tích hợp trong quy hoạch phát triển kinh tế

xã hội. Theo Luật Điện lực, các dự án phải phù hợp với quy hoạch trong khi vẫn chưa

có hướng dẫn thực hiện luật về quy hoạch. Do đó, theo đại diện Điện lực Việt Nam, có

tới 400 dự án đang chờ phê duyệt về việc thay đổi quy hoạch điện để đủ điều kiện chuẩn

bị và xây dựng dự án.

Do thời gian thực hiện dự án PPP dài, các chính sách pháp luật thường xuyên thay đổi

khiến nhiều Dự án gặp bế tắc, điển hình như trường hợp của Dự án Trung Lương Mỹ

Thuận:

- Việc chuyển nhượng Nhà đầu tư5: tại thời điểm ký HĐ BOT, Dự án thực hiện

theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP và không hạn chế việc chuyển nhượng Nhà đầu tư. Tuy

nhiên, đến năm 2018, Nghị định 63/2018/NĐ-CP chỉ cho phép việc chuyển nhượng sau

khi kết thúc giai đoạn đầu tư. Tại Dự án, mặc dù Nhà đầu tư Yên Khánh đang vướng

vào dự án hình sự có nguyện vọng xin chuyển nhượng cổ phần cho các Nhà đầu tư còn

lại, tuy nhiên Bộ GTVT viện dẫn quy định của Nghị định 63/2018/NĐ-CP nên không

cho phép, khiến Dự án bị ảnh hưởng kéo dài.

- Về lãi suất vốn vay: Lãi suất vốn vay theo PATC được duyệt thấp hơn mức lãi

suất thực tế của các Ngân hàng thương mại trong nước khoảng 3-4% khiến các Ngân

hàng không giải ngân cho Dự án. Năm 2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư

88/2018/TT-BTC quy định mức lãi suất phù hợp với thị trường nhưng không được áp

dụng cho Dự án, khiến Dự án không thể triển khai.

- Phương thức hỗ trợ của Nhà nước: Dự án cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận, tại

thời điểm ký Hợp đồng, các Bộ ngành và Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc hỗ trợ

Dự án bằng quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM-Trung Lương. Tuy nhiên từ ngày

01/01/2018, khi Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 có hiệu lực, việc

giao Nhà đầu tư quản lý, khai thác và thu phí tại tuyến TP.HCM-Trung Lương không

còn phù hợp.

Với các vướng mắc nêu trên, trong cuộc họp với Thường trực Chính phủ, Bộ

KH&ĐT đã nêu ra các giải pháp tháo gỡ như: vận dụng điều khoản chuyển tiếp của

Nghị định 63/2018/NĐ-CP để xử lý Nhà đầu tư Yên Khánh; thực hiện điều chỉnh Dự

án để áp dụng mức lãi suất vốn vay theo quy định mới của Bộ Tài chính; đặc biệt quan

trọng là cân đối bố trí nguồn vốn Ngân sách Trung ương tham gia hỗ trợ thay cho

phương thức hỗ trợ bằng quyền thu phí tuyến cao tốc TP.HCM-Trung Lương.

5 Đại diện của Tổng công ty điện lực Việt Nam cho biết quy định này gây khó khăn cho việc triển khai một số dự

án điện do không thể thay đổi được nhà đầu tư không muốn làm dự án cho nhà đầu tư khác.

Page 17: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

17 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

4.4 HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG QUY TRÌNH ĐẤU THẦU

LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, sự cạnh tranh giúp đảm bảo đạt được giá thầu cạnh

tranh nhất, rủi ro được chuyển giao hiệu quả và các giải pháp tối ưu được xây dựng bởi

khu vực tư nhân. Quy trình đấu thầu dự án PPP cần phải có độ cạnh tranh, nếu không

có cạnh tranh, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có nguy cơ lựa chọn phải nhà đầu

tư không có năng lực. Theo đánh giá mới đây của Bộ KH & ĐT, trong số 71 dự án PPP

hoàn tất lựa chọn nhà đầu tư, có 69% dự án chỉ định thầu6. Thảo luận với đại diện Ngân

hàng Thế giới cho thấy, trong lĩnh vực giao thông, có đến 74/75 dự án áp dụng chỉ định

thầu. Đặc biệt đối với các dự án BT, tỷ lệ chỉ định trực tiếp của nhà đầu tư lên đến 94%

(34/36 dự án BT chỉ định thầu). Cần lưu ý rằng PPP đem lại hiệu quả nhưng nếu không

có đấu thầu cạnh tranh, các dự án PPP có thể còn gây tốn kém hơn so với phương thức

đầu tư công truyền thống. Các nhà đầu tư tư nhân quan tâm đến PPP không tin tưởng

vào quá trình lựa chọn nhà đầu tư do thiếu tính minh bạch. Đại diện công ty luật quốc

tế nhận xét rằng Việt Nam có nhiều hạn chế trong đấu thầu dự án, khâu chuẩn bị dự án

yếu kém và hồ sơ mời thầu thường quá khó để đáp ứng.

4.5 CƠ CHẾ CHIA SẺ RỦI RO KHÔNG HỢP LÝ

Hình thức đầu tư PPP có nghĩa là hoạt động đầu tư được thực hiện dựa trên mối quan

hệ đối tác lâu dài giữa khu vực công và khu vực tư, qua đó rủi ro được phân bổ cho bên

nào có khả năng xử lý hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Bản chất của việc chia sẻ rủi

ro là sự kết hợp giữa “cây gậy và củ cà rốt”', để tạo ra các động cơ theo cơ chế hợp đồng

nhằm tạo ra kết quả mong muốn và ngăn chặn kết quả tiêu cực. Mục tiêu của việc chia

sẻ rủi ro hoặc chuyển giao rủi ro là để đạt được hiệu quả và chi phí tối ưu. Rủi ro nên

được chuyển cho bên có năng lực quản lý rủi ro hiệu quả hơn (giảm thiểu xác suất

và/hoặc hậu quả của rủi ro khi chuyển chúng cho bên thứ ba với mức chi phí thấp).

Phân bổ rủi ro là một mục bắt buộc được quy định trong các đề xuất dự án và báo cáo

nghiên cứu khả thi. Tuy nhiên, không phải lúc nào các rủi ro cũng được phân bổ một

cách hợp lý. Theo nhận xét của ông Đào Việt Dũng, Chuyên gia ADB, cơ chế phân bổ

rủi ro không đạt mức tối ưu, đôi khi quá nhiều rủi ro cho khu vực tư nhân và đôi khi

quá nhiều rủi ro cho khu vực công. Nếu quá nhiều rủi ro cho khu vực tư nhân, khu vực

tư nhân sẽ khó có thể tiếp cận được vốn vay từ ngân hàng. Hầu hết các dự án PPP được

tài trợ thông qua các khoản vay ngân hàng và chỉ cần chậm trễ một hoặc hai năm do

giải phóng mặt bằng thì sẽ biến một dự án có khả năng sinh lời thành một dự án thua lỗ

và chậm trễ 5 năm sẽ đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.

Ở Việt Nam không có một chuẩn mực chính thức hay một khuôn mẫu phân bổ rủi ro

chuẩn để tham khảo và việc phân bổ rủi ro cần được thông qua đàm phán với chủ dự án

trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Quá trình đàm phán này mất nhiều thời gian và các

6 Nguồn: https://baodauthau.vn/dau-tu/han-che-toi-da-chi-dinh-nha-dau-tu-du-an-ppp-108164.html. Truy cập ngày 14/4/2020

Page 18: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

18 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

nhà đầu tư nước ngoài thường gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Theo đại diện

một công ty tư vấn luật Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa làm rõ cơ chế

chia sẻ rủi ro trong đó chính phủ đảm bảo mức doanh thu tối thiểu nhất định cho nhà

đầu tư, cam kết bù đắp trong trường hợp doanh thu không đạtMô hình hiện tại chuyển

phần lớn rủi ro sang khu vực tư nhân. Để có thể thu hút các nhà đầu tư và vận hành từ

khu vực tư nhân, yếu tố quan trong cần phải có là một khung chính sách minh bạch và

phân bổ rủi ro công bằng. Tương tự, cơ cấu hợp đồng hấp dẫn với phạm vi dự án được

xác định rõ ràng và đảm bảo đầy đủ về lợi nhuận tài chính dự tính sẽ giúp khuyến khích

sự tham gia của tư nhân vào các giao dịch dự án PPP.

4.6 RỦI RO TỪ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH

Trong hầu hết các trường hợp, hợp đồng PPP sẽ có thời hạn lâu dài, và các nhà đầu tư

phải chịu nhiều rủi ro. Một đại diện từ tổ chức tín dụng nhận xét thay đổi chính sách là

một rủi ro đáng kể, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Gần đây, nhiều dự án đã bị ảnh

hưởng do sự thiếu nhất quán trong chính sách và quy hoạch. Ví dụ, trong khuôn khổ dự

án cầu Phú Mỹ, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã không thực hiện cam kết

xây dựng đường vành đai 2 ở phía Đông để kết nối đường Nguyễn Văn Linh với đường

cao tốc Hà Nội qua cầu Phú Mỹ và lưu lượng giao thông thực tế đã thấp hơn rất nhiều

so với dự kiến (chỉ đạt khoảng 53,7% mức dự báo). Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm

trọng đến doanh thu dự án.

Trong một số trường hợp khác, các nghĩa vụ hợp đồng đã không được tuân thủ nghiêm

ngặt và các nhà đầu tư phải gánh chịu thiệt thòi từ các quyết định tùy ý của nhà nước.

Thực tế có trường hợp Chính phủ yêu cầu nhà đầu tư thực hiện các công trình bổ sung,

tạm dừng việc thu phí và thậm chí giảm khu vực thu phí và thời hạn của hợp đồng BOT.

Đại diện của một công ty xây dựng tại Việt Nam nhận xét rằng một số dự án đã buộc

phải miễn hoặc giảm phí do sự phản kháng của người dân, khiến phương án tài chính

bị tác động nặng nề, thời gian hoàn trả nợ bị kéo dài. Không bên nào khác ngoài các

nhà đầu tư phải gánh chịu gánh nặng nợ nần và một số phải đối mặt với nguy cơ phá

sản. Theo đại diện một tập đoàn tư vấn về giải pháp cơ sở hạ tầng, việc Chính phủ Việt

Nam can thiệp đối với một số dự án BOT đường bộ đã gây nên nhận thức tiêu cực về

rủi ro. Thực tế này đã gây nên nhiều bất ổn cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nói

chung, theo nhìn nhận của nhà đầu tư, sự thay đổi chính sách của Chính phủ làm tăng

rủi ro đối với họ.

Ngoài các quy định trong hợp đồng, các nhà đầu tư còn phải gánh chịu rào cản hành

chính từ cơ quan nhà nước. Trong nhiều trường hợp, các mệnh lệnh hành chính này mâu

thuẫn với các nghĩa vụ hợp đồng đã được các bên đàm phán và ký kết. Khi thảo luận về

những yếu tố bất ổn gây ảnh hưởng đến các nhà đầu tư, đại diện Tập đoàn Đèo Cả đã

đưa ra một nhận xét thẳng thắn: “ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư đều

là một bên của Hợp đồng BOT, các bên bình đẳng và có trách nhiệm tuân thủ theo các

quy định của Hợp đồng đã ký kết. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh nội dung Hợp

đồng, các bên phải tổ chức đàm phán trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của các bên liên

quan. Tránh việc nhìn nhận Nhà đầu tư như một Nhà thầu xây lắp công trình, các quan

Page 19: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

19 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

điểm chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần thay thế yêu cầu bằng đề nghị

hoặc đàm phán”.

Trong Dự án Đường hầm Đèo Cả, Tập đoàn Đèo Cả đã chuẩn bị phương án tài chính

với phần vốn góp của Nhà nước, từ tiền doanh thu phát hành trái phiếu Chính phủ và

có cam kết thu phí trong hợp đồng. Tuy nhiên, Nhà nước đã không thực hiện các cam

kết. Cụ thể, 51,7 triệu đô la trong tổng số 217,2 triệu đô la trái phiếu Chính phủ đã bị

thu hồi sau khi có quyết định của Quốc hội. Điều này đã ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu

tư cho dự án. Ngoài ra, Bộ GTVT được yêu cầu phải xem xét lại trạm thu phí tại La Sơn

- Tuy Loan cho đường hầm mới, cũng như mức phí cầu đường, và Bộ GTVT đã làm

mà không thảo luận trước với các nhà đầu tư cũng như có kế hoạch bồi thường cho các

nhà đầu tư. Việc loại bỏ trạm thu phí đã ảnh hưởng đến doanh thu dự án.

4.7 TRÌNH TỰ DỰ ÁN THÀNH PHẦN, NGUỒN CUNG NHIÊN

LIỆU KHÔNG ĐẢM BẢO, VÀ ĐỘC QUYỀN LƯỚI ĐIỆN

TRUYỀN TẢI TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN

Đại diện của EVN nhận xét rằng với các dự án PPP trong ngành điện, quy mô dự án

khá lớn và cũng có nhiều dự án liên kết / thành phần gắn liền với dự án PPP chính cần

được thẩm định và phê duyệt. Nhiều dự án thành phần đã không được phê duyệt theo

kịp trình tự với dự án PPP chính, dẫn đến sự đình trệ trong việc thực hiện dự án PPP.

Ví dụ, dự án đường dây truyền tải (đường dây Vân Phong - Vĩnh Tân thuộc dự án Vân

Phong 1, dự án BOT Sumitomo) đã bị chậm trễ trong quá trình xin phê duyệt của Chính

phủ.

Các nhà máy điện PPP sử dụng than và khí đốt làm nhiên liệu sản xuất điện năng; tuy

nhiên, không thể đảm bảo nguồn cung nhiên liệu cả về giá cả và số lượng. Tổng Công

ty Than và Khoáng sản không thể đảm bảo nguồn cung cấp than. Sản xuất trong nước

đang gặp nhiều khó khăn và tình hình nhập khẩu cũng gặp nhiều biến động. Chỉ có dự

án nhiệt điện Thái Bình 2 của PVN là đảm bảo được nguồn cung cấp 3 triệu tấn than

mỗi năm. Nếu nguồn cung cấp nhiên liệu không được đảm bảo, nhà đầu tư nước ngoài

/ tư nhân sẽ không tham gia đầu tư vào lĩnh vực điện vì các loại nhiên liệu (ví dụ như

than) phải được quyết định trước khi xây dựng nhà máy.

Luật Điện lực quy định rằng lưới điện truyền tải là thuộc độc quyền Nhà nước, nhưng

luật không nêu rõ là Nhà nước độc quyền về quản lý truyền tải điện hay đầu tư đường

dây (để truyền tải). Trên thực tế, có những nhà đầu tư đầu tư vào lưới điện truyền tải và

chuyển giao cho Nhà nước trên cơ sở Nhà nước chi trả phí. Trung Nam, một nhà đầu tư

vào điện mặt trời, có kế hoạch đầu tư và chuyển giao cho Nhà nước các đường dây đấu

nối biến áp đã bị trì hoãn thời gian dài do điều khoản độc quyền về lưới điện truyền tải

trong Luật Điện lực.

Đại diện của EVN khuyến nghị rằng 1) Việc phê duyệt dự án cần được phối hợp tốt và

thẩm định một cách toàn diện để tránh sự chậm trễ không đáng có, 2) các nguồn cung

cấp nhiên liệu cần được đảm bảo bởi các bên liên quan như Tổng Công ty Than và

Page 20: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

20 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

Khoáng sản và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, và 3) cần có hướng dẫn rõ ràng về độc

quyền nhà nước đối với lưới điện truyền tải để khuyến khích đầu tư tư nhân vào đường

dây truyền tải, với các quy định rõ ràng về chuyển giao và vận hành.

Page 21: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

21 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

5. NHẬN XÉT VỀ DỰ THẢO LUẬT PPP

Nhận thức rõ những hạn chế mà khu vực tư nhân phải đối mặt khi tham gia vào lĩnh

vực cơ sở hạ tầng thông qua các dự án PPP, Chính phủ đã nỗ lực cải thiện khung pháp

lý cho việc xây dựng và triển khai dự án PPP thông qua dự thảo Luật về PPP. Tuy nhiên,

vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm đối với khu vực tư nhân trong dự thảo mới

nhất.

5.1 LĨNH VỰC PPP

Dự thảo luật PPP giới hạn các lĩnh vực đối với dự án PPP, tập trung vào một số lĩnh vực

chính và Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép bổ sung lĩnh vực mới đáp ứng một số

điều kiện khi cần. Những lĩnh vực được liệt kê trong dự thảo luật bao gồm hầu hết các

lĩnh vực mà các dự án PPP đã thực hiện. Do phát triển công nghệ và sự phát triển trong

nước và quốc tế diễn ra nhanh chóng, nên các lĩnh vực nào cần thiết có PPP có thể thay

đổi theo từng giai đoạn.

Trong một lĩnh vực, ví dụ phát điện, luôn tồn tại 3 loại dự án đầu tư, đầu tư công (nhà

máy điện nhà nước), đầu tư (nhà máy điện độc lập) và PPP (nhà máy điện BOT). Trong

một số trường hợp PPP là cách thức phù hợp nhất để thực hiện dự án .Do vậy không

nên cho rằng ở lĩnh vực nào đó đã có đầu tư công thì không cần PPP. Việc này sẽ khiến

Việt Nam bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư theo hình thức PPP.

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ cho rằng cần mở rộng lĩnh vực đầu tư trong ngành điện bao

gồm các dự án trạm tiếp nhận LNG, dự án khí hóa gaz, dự án xây dựng đường ống dẫn

khí. Ngoài ra, các nhà đầu tư lưu ý tiềm năng của các dự án PPP trong các trạm quang

điện (tức là các công viên điện mặt trời “solar park”).

Dự án tiết kiệm năng lượng, điện mặt trời và chiếu sáng công cộng cũng nên được cho

phép thực hiện theo hình thức PPP vì nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này. Môt số tỉnh

của Việt Nam đã thực hiện thành công các dự án PPP trong chiếu sáng công cộng và dự

án này có thể được nhân rộng.

5.2 CHIA SẺ RỦI RO DOANH THU

Đại diện khu vực tư nhân được phỏng vấn luôn nhận xét rằng không có bảo lãnh của

chính phủ trong các dự án PPP là lý do khiến một số dự án PPP trong lĩnh vực giao

thông bị đình trệ (bao gồm cả dự án Dầu Giây - Phan Thiết; Tân Vạn - Nhơn Trạch).

Rất ít nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các dự án PPP nếu không có bảo đảm của

Chính phủ đối với mức doanh thu tối thiểu. Đây là trường hợp của dự án nhà máy điện

TKV Quỳnh Lập 1, trong đó TKV không thể huy động tài chính từ các ngân hàng/tổ

chức tài chính do không có bảo lãnh của chính phủ.

Page 22: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

22 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

Với rất nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn cho các dự án PPP, đại diện của một công

ty tư vấn luật về tài chính hàng đầu Việt Nam đã nhận xét rằng, trong nhiều trường hợp,

các ngân hàng yêu cầu bảo lãnh vượt quá trách nhiệm hữu hạn đối với tài sản của doanh

nghiệp dự án và kiến nghị áp dụng bảo lãnh Chính phủ cho các dự án PPP nhằm tăng

cường mức độ đảm bảo cho đầu tư tư nhân. Các nhà đầu tư Nhật Bản đã nhắc lại rằng

mặc dù họ có kế hoạch mở rộng đầu tư sang lĩnh vực chăm sóc y tế, xây dựng sân bay

và đường bộ, nhưng họ sẽ không thể huy động vốn cho các dự án PPP nếu không có

bảo lãnh của Chính phủ. Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi Chủ tịch Hiệp hội các

doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc

bảo đảm doanh thu và chia sẻ rủi ro nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Chẳng hạn, PMU Thăng Long đã được Bộ Giao thông vận

tải giao trách nhiệm làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền

thực hiện hai (trong số tám) dự án thành phần trên đường

cao tốc Bắc - Nam (Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Quốc lộ 45 -

Nghi Sơn). Đối với dự án nàyPMU Thăng Long lưu ý rằng

các nhà đầu tư muốn đảm bảo tiền của họ được quản lý tốt

và có cơ chế để đảm bảo tài chính cho tất cả các bên tham

gia.

Nhằm nâng cao độ an toàn cho các nhà đầu tư tư nhân,

Chính phủ dự định sẽ áp dụng chia sẻ rủi ro doanh thu đối

với các dự án PPP. Theo dự thảo hiện tại, Chính phủ sẽ

chia sẻ với nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án 50% khoản doanh thu thiếu hụt giữa doanh

thu thực tế và doanh thu cam kết trong hợp đồng (không vượt quá 75% doanh thu được

quy định trong phương án tài chính). Ngược lại, nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án sẽ chia

sẻ với Chính phủ 50% mức tăng doanh thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết

trong hợp đồng (khi vượt quá 125% doanh thu được quy định trong phương án tài

chính). Cứ sau 3 năm, các bên sẽ xác định mức chênh lệch giữa doanh thu thực tế và

doanh thu cam kết theo hợp đồng. Nguồn ngân sách cho bảo đảm sẽ được lấy từ nguồn

dự phòng (hoặc ngân sách chưa phân bổ) từ Kế hoạch Đầu tư công.

Đại diện của các nhà đầu tư Nhật Bản có ý kiến rằng đảm bảo doanh thu là một phương

thức khuyến khích đầu tư nước ngoài rất hiệu quả, nhưng ngưỡng áp dụng không nên

cố định cứng như dự thảo hiện tại. Khuyến nghị tỷ lệ đảm bảo mức doanh thu nên được

quyết định tùy theo từng dự án vì khả năng sinh lời của mỗi dự án là khác nhau nên quy

định cứng tỷ lệ trong luật có thể hạn chế đầu tư.

Trong quá trình hoàn thiện Sách Xanh, Ủy ban PPP, VCCI, USAID và Viện Nghiên

cứu chính sách và phát triển truyền thông số cũng tổ chức tọa đàm về chia sẻ rủi ro

trong dự án PPP với một số nhà đầu tư, tổ chức tài chính và chuyên gia. Tham khảo nội

dung tọa đàm tại Phụ Lục 2.

“Chúng tôi đã liên hệ và

trình bày các dự án với các

nhà đầu tư Nhật Bản và

châu Âu, và họ nói rằng họ

sẽ chỉ quan tâm nếu có cơ

chế bảo lãnh của chính

phủ đối với mức doanh

thu tối thiểu và ngoại hối”.

- Phó giám đốc PMU Thăng Long

Page 23: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

23 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

5.3 CHUYỂN ĐỔI NGOẠI TỆ

Nhà đầu tư và các tổ chức cho vay quốc tế muốn đảm bảo rằng họ có thể chuyển đổi

doanh thu bằng nội tệ sang ngoại tệ mạnh (hard currency) để trả cho 1) đầu vào nhập

khẩu; 2) phục vụ các khoản vay của họ; và 3) thanh toán cho các chi phí khác khi cần

thiết. Trong điều kiện bình thường, họ có thể mua ngoại tệ mạnh từ ngân hàng mà không

gặp vấn đề gì.

Vì PPP là một cam kết dài hạn và thường liên quan đến rất nhiều vốn, các nhà đầu tư

và bên cho vay thường yêu cầu Chính phủ đảm bảo rằng trong trường hợp xấu nhất họ

có thể tiếp cận dự trữ ngoại hối quốc gia cho các mục đích trên. Dự thảo Luật PPP quy

định rằng, đối với các dự án quan trọng được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt, Chính phủ sẽ đảm bảo khả năng tiếp cận ngoại tệ lên tới 30% nhu cầu ngoại tệ

ròng (nghĩa là doanh thu nội tệ trừ chi phí). Điều này giống với thực tế đang áp dụng

hiện nay.

Tuy nhiên điều này có thể khiến cho một số cơ hội bị bỏ lỡ. Các nhà đầu tư Nhật Bản

nhấn mạnh sự cần thiết của bảo đảm của Chính phủ về khả năng chuyển đổi từ đồng

Việt Nam phải trả trong khuôn khổ hợp đồng PPP thành ngoại tệ, trong suốt thời gian

thực hiện hợp đồng PPP vì đây là điều kiện tiên quyết cho các khoản vay ngân hàng của

họ. Đại diện các nhà đầu tư Nhật Bản kiến nghị nên gỡ bỏ hạn chế mức trần đối với tỷ

lệ bảo đảm cân đối ngoại tệ để cho phép Chính phủ điều chỉnh đáp ứng nhu cầu và đàm

phán của các dự án khác nhau.

5.4 XÁC ĐỊNH THỜI HẠN HOÀN THÀNH THU XẾP TÀI

CHÍNH

Điều khoản trong dự thảo luật liên quan đến thu xếp tài chính nêu rõ rằng trong thời hạn

tối đa 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng, nhà đầu tư và/hoặc doanh nghiệp dự án sẽ hoàn

thành thu xếp tài chính. Hợp đồng dự án chỉ có hiệu lực nếu nhà đầu tư và/hoặc doanh

nghiệp dự án đã hoàn thành thu xếp tài chính. Theo đại diện một công tư tư vấn luật

quốc tế, luật cần làm rõ định nghĩa thu xếp tài chính là gì. Trong thực tế, nếu hoàn thành

việc thu xếp tài chính được xác định là quá trình dẫn đến lần giải ngân đầu tiên, thông

thường phải mất từ 12-18 tháng để hoàn thành. Dự thảo luật cần làm rõ 'thu xếp tài

chính', và yêu cầu về thời hạn phải phù hợp với thực tiễn.

5.5 THANH TOÁN KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Thảo luận về vấn đề thanh toán khi chấm dứt hợp đồng, đại diện một Ngân hàng Nhật

Bản, đề xuất của các bên cho vay và nhà tài trợ nước ngoài, khuyến nghị luật PPP cần

có quy định điều khoản thanh toán khi chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp sau

đây vì lợi ích của nhà đầu tư và / hoặc bên cho vay. Nhà đầu tư và / hoặc bên cho vay

được bồi thường một cách thích hợp khi việc chấm dứt hợp đồng là do 1) chính phủ

không thực hiện nghĩa vụ cam kết, 2) bên đi vay không thực hiện nghĩa vụ cam kết, 3)

bất khả kháng chính trị và 4) bất khả kháng theo quy định trong hợp đồng dự án đã được

phê duyệt. Trong trường hợp doanh nghiệp dự án không thực hiện nghĩa vụ cam kết,

Page 24: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

24 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

bên cho vay được bồi thường nếu cơ quan có thẩm quyền chọn phương án mua lại dự

án. Khoản bồi thường này cần phải được hỗ trợ theo Bảo lãnh và Cam kết của Chính

phủ (GGU). Mức bồi thường tối thiểu phải đủ để thanh toán số dư nợ và chi phí chấm

dứt hợp đồng có liên quan trong mọi trường hợp.

Dự thảo hiện tại không quy định cụ thể về bồi thường mà để Chính phủ quy định chi

tiết. Quy tắc bồi thường khi chấm dứt hợp đồng nên được quy định trong luật.

5.6 LUẬT ĐIỀU CHỈNH & LUẬT ÁP DỤNG

Đáng tiếc là Chính phủ và các luật sư quốc tế có cách hiểu khác nhau về luật áp dụng

và luật điều chỉnh (diễn giải). Một số luật sư quốc tế nhận xét rằng luật điều chỉnh và

luật áp dụng là hai khái niệm khác nhau. Luật áp dụng đối với các hình thức đối tác

công tư PPP tại Việt Nam rõ ràng là luật pháp của Việt Nam, tuy nhiên, các bên tham

gia hợp đồng có thể sử dụng luật của một quốc gia khác để giải thích các điều khoản

của hợp đồng (luật điều chỉnh). Điều này đặc biệt đúng khi luật pháp của nước sở tại

chưa đầy đủ và không có nhiều các án lệ để giải thích các điều khoản của hợp đồng

PPP.

Dự thảo luật yêu cầu luật điều chỉnh hợp đồng dự án giữa các nhà đầu tư và cơ quan

nhà nước Việt Nam phải là luật pháp Việt Nam. Điều kiện mới này sẽ gây trở ngại cho

các bên cho vay quốc tế lớn trong việc tài trợ cho các dự án ở Việt Nam. Các bên cho

vay quốc tế luôn yêu cầu rằng hầu hết các tài liệu dự án (bao gồm cả hợp đồng PPP)

phải được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp lý được xây dựng tốt để tránh sự mơ hồ và

không chắc chắn trong việc giải thích và thực hiện hợp đồng.

Quan trọng nhất, theo đại diện một công ty tư vấn tài chính quốc tế, có một số khái niệm

luật hợp đồng không được xác định rõ ràng hoặc được công nhận theo luật pháp Việt

Nam, nhưng lại rất quan trọng đối với bên cho vay quốc tế, ví dụ thiệt hại tính bằng

tiền, bồi thường, kiểm tra tính hợp lý, miễn trừ và tranh chấp tập thể. Việc áp dụng luật

pháp Việt Nam để giải thích các khái niệm luật hợp đồng đó sẽ dẫn đến nhiều ẩn số,

điều mà bên cho vay sẽ không chấp nhận.

Nhà đầu tư Nhật Bản nhận xét rằng, để luật hợp đồng được hoàn thiện và có hiệu lực

đầy đủ, không những cần phải có các đạo luật như Bộ luật Dân sự hay Luật Hợp đồng,

mà còn phải có đủ số lượng các án lệ về hợp đồng cũng như sách giáo khoa chuẩn về

luật hợp đồng làm cơ sở cho thẩm phán và luật sư, chẳng hạn như tuyển tập Chitty on

Contracts về hợp đồng. Bộ ba nguồn tham khảo pháp lý này là điều kiện bắt buộc để

các nhà đầu tư và ngân hàng dự đoán các hợp đồng sẽ được tòa án giải thích như thế

nào khi các bên có tranh chấp về cách giải thích hợp đồng. Tại Việt Nam, mặc dù Bộ

luật Dân sự đã được ban hành, số lượng các án lệ do Tòa án Nhân dân Tối cao công bố

còn hạn chế (20 án lệ nhưng tất cả đều không liên quan đến hợp đồng PPP), và cũng

không có sách giáo khoa về luật hợp đồng, làm cơ sở để thẩm phán và luật sư tham

khảo.

Page 25: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

25 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

Theo ý kiến của đại diện nhóm công tác cơ sở hạ tầng, Diễn đàn doanh nghiệp Việt

Nam (VBF), yêu cầu luật pháp Việt Nam phải là luật điều chỉnh của hợp đồng PPP sẽ

hạn chế mục tiêu của luật là nhằm thu hút nguồn vốn quốc tế cho dự án PPP. Đặc biệt,

các ngân hàng nước ngoài sẽ không cung cấp một lượng lớn các khoản vay cho các nhà

đầu tư PPP đầu tư vào các dự án PPP quy mô lớn.

Theo đề xuất của một công ty tư vấn tài chính quốc tế, dựa trên kinh nghiệm trước đây

tham gia các dự án BOT Việt Nam với nhà đầu tư quốc tế, cần có không gian linh hoạt

trong luật áp dụng trong luật PPP mới. Điều quan trọng đối với luật PPP là cho phép

luật điều chỉnh được xác định tùy theo đàm phán giữa các bên.

5.7 VỐN NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ

HẠ TẦNG

Theo các nhà đầu tư Nhật Bản, dự thảo luật quy định rằng nguồn vốn nhà nước trong

dự án PPP sẽ là vốn đầu tư công và sẽ tuân theo thủ tục của luật đầu tư công. Tuy nhiên,

vốn đầu tư công trong các dự án PPP phụ thuộc vào cấu trúc tài chính và phân bổ rủi ro

của dự án và sẽ chỉ được hoàn thành sau khi lựa chọn nhà đầu tư. Do đó, nếu Chính phủ

mong muốn bảo đảm ngân sách PPP từ nguồn Kế hoạch đầu tư trung hạn (MTIP) và kế

hoạch hàng năm tùy theo từng dự án, sẽ mất nhiều thời gian (thậm chí hơn một năm) và

sẽ thiếu linh hoạt điều chỉnh ngân sách.

Hệ thống ngân sách có thể không đủ để dự đoán nhu cầu phát triển cho các dự án PPP.

Nếu áp dụng định mức chi tiêu ngân sách hiện tại, dự án PPP sẽ không hấp dẫn đối với

các nhà đầu tư tư nhân. Dự thảo trước đây đã mô tả việc thành lập một quỹ riêng cho

các Dự án PPP. Phương án này đã bị loại bỏ trong dự thảo mới nhất, nhưng các nhà đầu

tư tin rằng một Quỹ riêng cho dự án PPP sẽ giúp đảm bảo tính linh hoạt và chắc chắn

khi thực hiện (hoặc giải ngân) vốn nhà nước cho mỗi dự án. Do đó, Chính phủ xem xét

thành lập một nguồn ngân sách dành riêng cho các dự án PPP. Phân bổ ngân sách cho

các dự án PPP cần được bảo đảm trên cơ sở dài hạn và quy trình này phải hiệu quả để

tránh sự chậm trễ không cần thiết trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, kiểm toán nhà

nước nên chỉ giới hạn phạm vi trong tài chính công và tài sản công được sử dụng trong

các dự án PPP để hỗ trợ xây dựng các công trình phụ trợ, và bồi thường, giải phóng mặt

bằng và/hoặc tái định cư.

Vốn Nhà nước giai đoạn vận hành dự án: Sau khi dự án hoàn thành và được nghiệm

thu, dự án bắt đầu triển khai công tác vận hành và tiến hành khai thác. Tuy nhiên, gặp

phải nhiều vướng mắc về do chính sách quy định điều chỉnh mức phí, lộ trình tăng phí,

chính sách miễn giảm… khác so với quy định trong Hợp đồng BOT ban đầu, dẫn đến

việc Phương án tài chính của Dự án bị phá vỡ, nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án lâm vào

cảnh vi phạm hợp đồng tín dụng. Thực tế hiện tại có rất nhiều Dự án đã bị phá vỡ

phương án tài chính do thay đổi các yếu tố đầu vào: ví dụ dự án Hầm đường bộ qua Đèo

Cả bỏ trạm thu phí La Sơn Túy Loan, dự án Bắc Giang Lạng Sơn bỏ một trạm thu phí…

Hiện các Nhà đầu tư tại Dự án Bắc Giang Lạng Sơn và Dự án Hầm Đèo Cả đang làm

việc đàm phán với CQNNCTQ để bổ sung nguồn vốn Ngân sách hỗ trợ, đảm bảo không

Page 26: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

26 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

phá vỡ phương án tài chính dự án. Tuy nhiên theo các quy định hiện tại, vốn Ngân sách

Nhà Nước chỉ chi trả chi phí trong giai đoạn đầu tư dự án, chưa có cơ chế hỗ trợ chi phí

cho giai đoạn vận hành thu phí, vì vậy công tác đàm phán với các Cơ quan Nhà Nước

và cả các TCTD gặp rất nhiều khó khăn.

5.8 CHI PHÍ CHUẨN BỊ DỰ ÁN

Tương tự, chi phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng,

đơn vị chuẩn bị dự án, đơn vị đấu thầu, Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được

giao thẩm định dự án PPP sẽ được trang trải từ nguồn vốn đầu tư công và tính gộp vào

tổng vốn đầu tư của dự án. Nhà đầu tư lưu ý rằng sẽ hiệu quả nhất nếu chi phí cho việc

chuẩn bị dự án, thẩm định dự án và lựa chọn nhà đầu tư được chi trả bởi một cơ quan

chuyên trách phát triển dự án để đảm bảo tính linh hoạt và kịp thời. Vốn đầu tư công và

việc tuân thủ theo luật đầu tư công đã dẫn đến chất lượng yếu kém, thiếu nhất quán và

chậm trễ trong việc thực hiện dự án do nguồn tài chính không đủ hoặc không kịp thời..

5.9 QUYỀN TIẾP NHẬN DỰ ÁN CỦA BÊN CHO VAY

Dự thảo luật quy định quyền tiếp nhận của bên cho vay. Theo các nhà đầu tư Nhật Bản,

quyền tiếp nhận của bên cho vay nhằm khắc phục việc không hoàn thành nghĩa vụ trả

nợ là một thông lệ phổ biến trong dự án PPP trên thế giới. Bên cho vay nên được quyền

thỏa thuận với các bên trong hợp đồng PPP, cho phép bên cho vay thực hiện quyền tiếp

quản dự án và khắc phục việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng PPP

thay mặt cho doanh nghiệp dự án và nhà đầu tư trong một số trường hợp theo như quy

định trong các thỏa thuận.

5.10 LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG NƯỚC THỰC HIỆN DỰ

ÁN

Dự thảo luật PPP yêu cầu lựa chọn các nhà thầu trong nước thực hiện các công trình mà

nhà thầu trong nước có khả năng thực hiện. Trong trường hợp nhà thầu trong nước

không thể thực hiện công việc, bắt buộc phải sử dụng nhà thầu nước ngoài, nhà thầu

nước ngoài phải liên kết với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước.

Yêu cầu pháp lý để ưu tiên lựa chọn nhà thầu trong nước của Việt Nam hơn so với nhà

thầu nước ngoài sẽ cản trở đáng kể nhà đầu tư quốc tế tham gia vào các dự án PPP của

Việt Nam. Nhà đầu tư và bên cho vay quốc tế thường có các yêu cầu về mặt chính sách

và kỹ thuật cụ thể. Mặc dù các công trình có thể được thực hiện bởi các nhà thầu trong

nước của Việt Nam, nhưng dự án PPP chỉ hấp dẫn đối với nhà đầu tư quốc tế nếu có thể

được sử dụng nhà thầu nước ngoài.

Các nhà đầu tư quốc tế kiến nghị Dự thảo luật PPP không nên có các yêu cầu bắt buộc

nhà đầu tư lựa chọn nhà thầu trong nước nếu khi nhà thầu trong nước có khả năng thực

hiện các công việc liên quan.

Page 27: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

27 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

5.11 GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

Theo quy định về Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách

nhiệm tổ chức giải phóng mặt bằng và hoàn thành thủ tục giao đất hoặc cho thuê đất để

thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai, hợp đồng PPP và các hợp đồng

liên quan khác.

Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp FDI nêu ý kiến quan ngại rằng trong nhiều dự án

cần giải phóng mặt bằng, mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân địa phương sẽ gây

nên chậm trễ không thể tránh khỏi đối với việc thực hiện dự án. Dự thảo luật cần làm

rõ các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng để doanh

nghiệp dự án có mặt bằng cần thiết để bắt đầu xây dựng đúng thời hạn. Vấn đề thu xếp

mặt bằng này là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư quốc tế vì đây là một trong những

yếu tố rủi ro quan trọng nhất và các nhà đầu tư và bên cho vay quốc tế thường do dự và

không muốn ở vị trí phải chịu rủi ro gắn liền với việc giải phóng mặt bằng.

Page 28: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

28 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

6. KẾT LUẬN

Các nhà đầu tư bao gồm cả các nhà đầu tư quốc tế được phỏng vấn hy vọng rằng Luật

PPP sẽ giảm bớt một số trở ngại làm hạn chế đầu tư theo hình thức PPP, đáng chú ý

nhất là cạnh tranh minh bạch trong việc lựa chọn nhà đầu tư và cải thiện bảo đảm của

Chính phủ để giúp huy động vốn cho các dự án PPP. Mục đích của Luật là huy động

đầu tư và chuyên môn của khu vực tư nhân nên cần tạo điều kiện hơn cho các nhà đầu

tư theo hình thức PPP so với hiện tại .

Quy định về PPP thể hiện một bước tiến về mặt pháp lý khi được nâng lên thành Luật

và sẽ giúp giải quyết một số xung đột pháp lý với các Luật khác. Dự thảo Luật bắt buộc

phải có cơ chế cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư và đưa ra một cơ chế mới để chia sẻ

doanh thu.

Để thúc đẩy PPP, sự cần thiết của các cơ chế mới như một tổ chức phát triển dự án hoạt

động tốt, theo định hướng thị trường và doanh nghiệp thực hiện bảo lãnh PPP. Các tổ

chức này, với các cơ chế và thiết kế phù hợp, sẽ giúp hiện thực tiềm năng thực sự của

PPP tại Việt Nam.

Ủy ban PPP sẽ tiếp tục tổng hợp các phản ánh, ý kiến góp ý từ khu vực tư nhân để cung

cấp cho các cơ quan Nhà nước liên quan nhằm hoàn hiện chính sách pháp luật PPP.

Page 29: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

29 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

PHỤ LỤC I: DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ PHỎNG VẤN

ASCO Auditing Company

Asian Development Bank

Baker McKenzie Vietnam

City Land

Cuong Thuan Idico Development Investment Corporation

Deo Ca Group

Duane Morris Vietnam LLC

E&Y

Electricity of Vietnam

EPS Capital Corp

Freshfields

Japan Bank for International Co-operation

Japan Chamber of Commerce

Japan International Co-operation Agency

KPMG Vietnam

LNT Partners

Mitsubishi Corporation

Nishimura & Asahi Law Firm

Vietnam Association of Road System Investors

Vietnam Association of Foreign Direct Investment Enterprises

Vietnam Bank for Investment and Development

Vina Legal

VP Bank

World Bank

Page 30: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

30 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

PHỤ LỤC II: CƠ CHẾ CHIA SẺ RỦI RO

Trên cơ sở nội dung cuộc toạ đàm được tổ chức vào ngày 16/4/2020 do VCCI , Ủy

ban PPP- Hội đồng quốc gia phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh,

USAID, IPS phối hợp tổ chức, với sự tham dự của : Văn phòng Quốc hội, Bộ Kế

hoạch Đầu tư, Hiệp hội các nhà đầu tư đường bộ (VARSI), Tập đoàn Đèo Cả và các

chuyên gia, tư vấn cùng một số cơ quan báo chí.

1. Tại sao cần phải chia sẻ rủi ro trong các dự án PPP

PPP được thực hiện trên cơ sở hợp tác dài hạn có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư

tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng PPP. Nhà nước và Nhà đầu tư hợp

tác trên cơ sở Đối tác, cùng chia sẻ trách nhiệm và rủi ro khi thực hiện dự án.

Bản chất, dự án PPP là dự án được triển khai nhằm mục đích cung cấp các sản phẩm,

dịch vụ công (mục đích công) thông qua hợp tác đầu tư tư (vốn tư) và/hoặc quản lý tư.

Nhà nước muốn kêu gọi nguồn lực tài chính, tận dụng được trí thức, năng lực quản lý

từ các thành phần kinh tế để bù đắp thiếu hụt về ngân sách thì Nhà nước cũng cần có

trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc bảo đảm tính khả thi của dự án thông qua các công cụ

hỗ trợ, bảo đảm, bảo lãnh, mà không thể đẩy toàn bộ trách nhiệm, rủi ro của việc thực

hiện dự án mục đích công này cho tư nhân như đối với dự án đầu tư kinh doanh, thương

mại thông thường.

Do vậy bản chất của chia sẻ rủi ro trong PPP là bên nào có khả năng và nguồn lực để

giảm thiểu rủi ro cho dự án bên đó sẽ gánh rủi ro đó với chi phí hợp lý nhất theo khả

năng và mức độ chấp nhận rủi ro của mình.

Nếu đẩy hết rủi ro về phía tư nhân thì “mối lợi” phải rất lớn và khiến giá thành đến

người dùng cuối sẽ cao và ngược lại. Xét ở góc độ thị trường, việc khu vực công chia

sẻ rủi ro là cách thức mà Nhà nước có thể chấp nhận rủi ro đó ở mức chi phí thấp nhất,

vì nếu Nhà nước thực hiện dự án đó thì rủi ro vẫn tồn tại và Nhà nước phải chấp nhận

toàn bộ. Nếu Nhà nước để tư nhân gánh hết rủi ro thì họ sẽ tính rủi ro đó vào chi phí.

Việc Nhà nước tham gia chia sẻ rủi ro trong dự án PPP sẽ giảm chi phí dự án và qua đó

đem lại lợi ích cho nhà nước và người sử dụng.

Ví dụ: Dự án đường cao tốc 4 làn xe N105 tại Bangladesh ký hợp đồng năm 2019 với

tổng mức đầu tư 340 triệu USD, ban đầu nhà nước dự kiến hỗ trợ vốn xây dựng đường

là 111 triệu USD và không có bảo lãnh doanh thu tối thiểu. Sau khi nhà nước cam kết

chia sẻ rủi ro doanh thu thông qua cơ chế bảo lãnh doanh thu tối thiểu thì nhà đầu tư

trúng thầu bỏ VGF với giá trị là 27 triệu USD và như vậy nhà nước tiết kiệm được 84

triệu USD từ việc giảm VGF do việc tham gia chia sẻ rủi ro doanh thu với nhà đầu tư.7

7 Thông tin thêm về dự án có thể tham khảo tại https://tinyurl.com/ycnbvlrx

Page 31: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

31 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

Dự án PPP không phải chỉ có nhà đầu tư mà còn có ngân hàng cho vay tới 70 – 80%.

Nếu đưa ra cơ chế mà bên cho vay thấy có nhiều rủi ro họ sẽ không cho vay nữa, như

vậy nhà đầu tư cũng không triển khai được dự án. Do dó, cần đưa ra cơ chế để bảo đảm

rủi ro được quản lý tốt nhất, đặc biệt trong thời gian đầu vì thường rủi ro cao, nếu có cơ

chế giúp doanh nghiệp trụ vững thì những năm sau mới bù lại cho mình.

2. Các rủi ro trong dự án PPP

- Rủi do do chấm dứt sớm hợp đồng.

- Giải phóng mặt bằng

- Xây dựng (chất lượng, tiến độ, vốn)

- Thu xếp vốn cho dự án

- Lưu lượng/doanh thu:

- Thay đổi chính sách/kế hoạch/quy hoạc

- Rủi ro không mua được ngoại tệ

- Rủi ro thay đổi tỷ giá ảnh hưởng doanh thu thực

- Bất khả kháng (thiên tai, dịch bênh, chiến tranh …)

3. Một số ý kiến, bình luận về cơ chế chia sẻ rủi ro tại dự thảo Luật:

Quy định chia sẻ rủi ro nằm trong nhiều điều của dự thảo Luật và đã đề cập đến cách

xử lý nhiều rủi ro trong triển khai dự án PPP của Việt Nam. Dự thảo Luật đưa ra cơ

chế chia sẻ doanh thu và đây là điểm mới và thu hút quan tâm của nhiều nhà đầu tư

trong và ngoài nước. Tại tọa đàm các nhà đầu tư, chuyên gia chia sẻ một số điểm như

sau:

a). Cơ chế chia sẻ doanh thu cần minh bạch và công bằng

Cơ chế chia sẻ doanh thu tăng/giảm cần đưa về một mặt bằng tính toán hoặc doanh thu

cam kết tại hợp đồng hoặc phương án tài chính thay vì 2 cơ sở như hiện nay. Các bên

thỏa thuận mức doanh thu cam kết tại hợp đồng bằng 75% ( thay cho không cao hơn

75% như dự thảo) mức doanh thu trong phương án tài chính” để tránh cơ chế xin cho,

tiêu cực. Áp dụng cho tất cả các dự án bị sụt giảm doanh thu theo tỷ lệ quy định mà

không do lỗi của quan của Nhà đầu tư.

Các bên cần công bằng trong chia sẻ doanh thu. Khi doanh thu tăng so với dự kiến,

nhà đầu tư chia sẻ với Nhà nước và khi doanh thu giảm so với dự kiến, Nhà nước chỉ

chia sẻ với các dự án khi đáp ứng một số điều kiện:

+ Nhà nước có thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật

+ Sau khi có đánh giá sau 3 năm

+ Dự án không sử dụng vốn hỗ trợ của nhà nước.

Với cơ chế này khi doanh thu tăng vượt ngưỡng vì bất cứ lý do gì nhà đầu tư phải chia

sẻ 50% doanh thu vượt ngưỡng. Khi doanh thu giảm dưới mức cam kết nhà nước chỉ

chia sẻ 50% phần hụt thu khi việc này do Nhà nước có thay đổi chính sách, pháp luật,

Page 32: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

32 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

kế hoạch, quy hoạch. Việc chứng minh tìm quan hệ nhân quả giữa việc giảm doanh thu

và thay đổi chính sách của nhà nước không đơn giản để xác định phần hụt thu do thay

đổi chính sách hay vì những nguyên nhân khác.

Vốn hỗ trợ của Nhà nước là Vốn hỗ trợ nhằm làm tăng tính khả thi của dự án ( VGF),

đặc biệt trong thời gian đầu khởi động dự án. Còn cơ chế chia sẻ là trong quá trình triển

khai dự án nếu doanh thu thực tế thấp hơn so với dự kiến. Hai cơ chế hỗ trợ này khác

nhau, không bắt buộc loại trừ, tuy nhiên mức hỗ trợ phụ thuộc từng dự án.

Thời gian định kỳ 3 năm một lần mới xem xét để chia sẻ rủi ro ảnh hưởng đến dòng tiền

của dự án gây khó khăn cho sự tồn tại của doanh nghiệp dự án. Khi hụt thu doanh nghiệp

dự án cần tiền để trả gốc và lãi ngân hàng nên việc chờ và xem xét trong 3 năm là không

phù hợp và dẫn đến vi phạm cam kết trả nợ với bên cho vay và hậu quả có thể rất nghiêm

trọng với dự án.

Theo nội dung tại dự thảo luật hiện tại thì “Cơ chế chia sẻ doanh thu phải được xác định

tại chủ trương đầu tư”. Theo đó cơ chế này chỉ áp dụng cho các dự án mới sau khi dự

thảo có hiệu lực, không được áp dụng cho các dự án hồi tố.

b) Về tỷ lệ chia sẻ doanh thu

Mỗi lĩnh vực ngành nghề, mỗi dự án, quy mô, mỗi thời gian có rủi ro khác nhau và cách

xử lý rủi ro khác nhau. Luật nên quy định nguyên tắc và các loại bảo lãnh nhà nước có

thể cấp. Văn bản dưới luật quy định chi tiết về cơ quan, lĩnh vực ngành nghề, công cụ

quản lý rủi ro tài khóa. Tỷ lệ bảo lãnh bao nhiêu và thực hiện như thế nào nên để đàm

phán hợp đồng để có thể có tỷ lệ hợp lý nhất với từng dự án. Các bên cần có cơ chế

kiểm soát doanh thu minh bạch, hiệu quả.

c). Kinh nghiệm của Indonesia trong quản lý rủi ro tài khóa, phát triển dự án và bảo

lãnh dự án PPP

Năm 2009 nhằm cung cấp bảo lãnh cho các dự án PPP, chính phủ thành lập Công ty

bảo lãnh cơ sở hạ tầng Indonesia là DNNN thuộc Bộ tài chính có nhiệm vụ cung cấp

bảo lãnh cho các dự án PPP.Việc thành lập vận hành Công ty trong thời gian đầu rất

khó khăn do các bộ không thống nhất quan điểm. Nhà đầu tư chưa tin tưởng vào khả

năng của doanh nghiệp. Qua quá trình phấn đấu và với cơ chế quản trị và lương, thưởng

phù hợp Công ty đã phát triển với một số kết quả như sau:

- Đã cung cấp bảo lãnh cho 21 dự án PPP với trị giá 14.7 tỷ USD (một đồng vốn nhà

nước tại Công ty thu hút được 26 đồng đầu tư tư nhân);

- Công ty thay nhà nước quản lý tài khóa, cung cấp bảo lãnh và thu phí cho từng dự

án và có lãi liên tục. Năm 2018 Công ty lãi hơn 30 triệu USD.

- Vốn cổ động (nhà nước) tại công ty vào thời điểm 2018 là khoảng 670 triệu USD,

trong đó 37.5% là do vốn tích lũy từ lợi nhuận để lại.

Page 33: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

33 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

Việc tập trung rủi ro vào một cơ quan đảm bảo quản lý rủi ro tốt nhất. Do hoạt động

theo cơ chế thị trường rủi ro được định giá và tính phí theo cơ chế thị trường. Rủi ro

với ngân sách không nhiều và chỉ là phần vốn ở doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ phải

phối hợp với các định chế tài chính cung cấp bảo lãnh vượt khả năng nguồn vốn của

mình. Định chế tài chính này rất quan trọng và bổ sung cho tổ chức tín dụng sẽ chịu

nhiều ràng buộc về an toàn vốn không thể cung cấp bảo lãnh dài hạn cho các dự án

PPP.

Page 34: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN ......quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính nhu

34 | QUAN ĐIỂM CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2019 Khảo sát nhà đầu tư cơ sở hạ tầng quốc tế: Benchmarking Trends and Best

Practices. Amenc, Noël, Frédéric Blanc-Brude, Abhishek Gupta, Jing Li Yim. April

2019. https://edhec.infrastructure.institute/paper/2019-global-infrastructure-investor-

survey-benchmarking-trends-and-best-practices.

Tang cường phat triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam để phát triển bền vững. 2020.

http://infrastructurevietnam.com/. Accessed 14 April 2020.

Xây dựng nền tảng kết nối để phát triển. Lambert, Donald. February 2020.

https://blogs.adb.org/blog/building-viet-nam-s-bridge-greater-economic-growth-and-

development. Accessed April 15, 2020.

Tranh chấp PPP tại Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu điển hình Dự án Cầu Phú Mỹ.

Nguyen Xuan Thanh. 3/11/2013. https://fsppm.fulbright.edu.vn/vn/bao-cao-chinh-

sach/nghien-cuu-chinh-sach/tranh-chap-trong-hoat-dong-doi-tac-congtu-tai-viet-nam-

ncth-du-an-bot-cau-phu-my-va-kinh-nghiem-quoc-te/. Truy cấp 15/4/2020.

9/92019 https://baodauthau.vn/dau-tu/han-che-toi-da-chi-dinh-nha-dau-tu-du-an-ppp-

108164.html, truy cập ngày 15/4/2020.