mỘt sỐ ĐẶc ĐiỂm sinh hỌc, khẢ nĂng sẢn xuẤt cỦa...

191
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI ***** HOÀNG THANH HẢI HOÀNG THANH HẢI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG CỔ (Phasianus colchicus) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT Chuyên ngành : CHĂN NUÔI Mã số : 62 62 01 05 Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ VĂN SỰ TS. DƯƠNG XUÂN TUYỂN HÀ NỘI - 2012 Lêi cam ®oan

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI *****

HOÀNG THANH HẢI

HOÀNG THANH

HẢI

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN

XUẤT CỦA CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG CỔ (Phasianus

colchicus) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT

Chuyên ngành : CHĂN NUÔI

Mã số : 62 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ VĂN SỰ

TS. DƯƠNG XUÂN TUYỂN

HÀ NỘI - 2012

Lêi cam ®oan

Page 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận án là trung thực. Những công trình nghiên cứu của các

tác giả khác nếu được sử dụng trong luận án đều có chú thích nguồn sử

dụng./.

T¸c gi¶ LUËN ¸N

Hoàng Thanh Hải

Page 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận án này, tôi xin chân thành cám ơn các quý thầy hướng

dẫn: TS. Võ Văn Sự; TS. Dương Xuân Tuyển đã dày công giúp đỡ tôi về trí tuệ, thời gian

cũng như công sức để tôi hoàn thành bản luận án này.

Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban Giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo và

Thông tin, Tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi, Bộ

môn Động vật Quý hiếm và Đa dạng sinh học - Viện Chăn nuôi đã tạo điều kiện tốt nhất để

tôi hoàn thành luận án này.

Tôi hết sức cám ơn tới các GS, PGS, TS trong quá trình đọc luận án đã có những

nhận xét giúp tôi sửa chữa và bổ sung kịp thời các thiếu sót.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, thầy cô giáo, bạn bè và các đồng

nghiệp đã có sự động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.

Cuối cùng tôi xin dành tình cảm và lời cảm ơn đến gia đình, vợ và con tôi đã cổ vũ,

động viên, chia xẻ những khó khăn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời

gian thực hiện luận án.

Hà Nội, tháng 9 năm 2012

T¸c gi¶ LUËN ¸N

Hoàng Thanh Hải

Page 4: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................

MỤC LỤC .................................................................................................................

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................

DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ............................................................................

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

2. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 2

3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................... 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4

1.1. Một số đặc điểm sinh học của chim trĩ đỏ khoang cổ................................................4

1.1.1. Giới thiệu giống chim Trĩ đỏ khoang cổ ................................................................4

1.1.2. Tập tính của chim Trĩ đỏ khoang cổ ................................................................ 9

1.1.3. Sinh lý, sinh hóa máu ...............................................................................................13

1.2. Khả năng sinh sản của chim Trĩ đỏ khoang cổ..........................................................17

1.2.1. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................ 17

1.2.2. Tuổi thành thục về tính.............................................................................................18

1.2.3. Thời gian đẻ và thời gian nghỉ đẻ .............................................................................18

1.2.4. Năng suất trứng................................................................................................ 19

1.2.5. Khối lượng và chất lượng trứng................................................................................20

1.2.6. Khả năng thụ tinh và kết quả ấp nở...........................................................................23

1.3. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ đỏ khoang cổ ................................25

1.3.1. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ..............................................25

1.3.2. Năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả sử dụng thức ăn ............................................34

1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...............................................................37

1.4.1. Ngoài nước ..............................................................................................................37

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................................42

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 44

2.1. Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 44

2.1.1. Vật liệu ....................................................................................................................44

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................44

2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................................44

Page 5: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................................44

2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................45

2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học .............................................................................45

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của chim Trĩ ĐKC................................46

2.3.3. Khả năng sản xuất thịt của chim Trĩ ĐKC thương phẩm...........................................53

2.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................56

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 57

3.1. Đặc điểm sinh học cơ bản của chim Trĩ đỏ khoang cổ ..............................................37

3.1.1. Giới thiệu sơ bộ về đặc điểm ngoại hình................................................................57

3.1.2. Một số tập tính của chim Trĩ ĐKC ...........................................................................60

3.1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của chim Trĩ ĐKC..........................................68

3.2. Khả năng sinh sản của chim Trĩ ĐKC ................................................................71

3.2.1. Giai đoạn chim con và hậu bị ...................................................................................71

3.2.2. Giai đoạn sinh sản của chim Trĩ ĐKC ................................................................86

3.2.3. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở của chim Trĩ ĐKC...........................................97

3.2.4. Các chỉ tiêu chất lượng trứng của chim Trĩ ĐKC......................................................101

3.3. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ ĐKC ............................................107

3.3.1. Khả năng nuôi sống của chim Trĩ ĐKC................................................................107

3.3.2. Khả năng sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC ................................................................108

3.3.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn của chim Trĩ ĐKC ...........................................................114

3.3.4. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................117

3.3.5. Tỷ lệ thân thịt và chất lượng thịt của chim Trĩ ĐKC .................................................117

KẾT LUẬN................................................................................................................. 121

Kết luận....................................................................................................................... 121

Kiến nghị .................................................................................................................... 122

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................... 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 123

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 144

Page 6: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Ca Canxi

ĐKC Đỏ khoang cổ

ĐVT Đơn vị tính

KLCT Khối lượng cơ thể

ME Năng lượng trao đổi

MJ Megajun

PT Phương thức

TA Thức ăn

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TH Thế hệ

TTTA Tiêu tốn thức ăn

Page 7: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các thành phần máu của chim Trĩ đỏ khoang cổ ở các tháng

khác nhau trong năm ................................................................................................

15

Bảng 1.2. Các thành phần máu của chim Trĩ đỏ khoang cổ ở các lứa tuổi khác

nhau ..........................................................................................................................

16

Bảng 1.3. Sản lượng trứng và tỷ lệ trứng vỡ của chim Trĩ đỏ khoang cổ................................20

Bảng 1.4. Khối lượng chim Trĩ đỏ khoang cổ 16 tuần tuổi tại Australia................................27

Bảng 1.5. Khẩu phần nuôi chim Trĩ qua các tháng tuổi..............................................................30

Bảng 1.6. Tiêu thụ thức ăn trung bình của 100 chim Trĩ nuôi thịt ................................30

Bảng 2.1. Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ ĐKC sinh sản thế hệ 1 ................................48

Bảng 2.2. Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ ĐKC sinh sản thế hệ 2 và 3................................48

Bảng 2.3. Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ ĐKC thương phẩm ................................53

Bảng 3.1. Tần số chim Trĩ ĐKC con tiếp cận với máng ăn để lấy thức ăn................................53

Bảng 3.2. Tỷ lệ chim Trĩ ĐKC đậu trên sào................................................................62

Bảng 3.3. Số trận đánh nhau của chim Trĩ ĐKC ................................................................63

Bảng 3.4. Số trận đánh nhau của chim Trĩ ĐKC theo thời gian trong ngày ................................64

Bảng 3.5. Khả năng chấp nhận và không chấp nhận trống phối giống của chim

Trĩ ĐKC mái theo các thời điểm trong ngày ..............................................................

66

Bảng 3.6. Thời gian đẻ trứng của chim Trĩ ĐKC mái trong một ngày đêm ................................68

Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu của chim Trĩ ĐKC .......................................................69

Bảng 3.8. Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC từ lúc mới nở đến 32 tuần tuổi của

5 đàn thuộc 3 thế hệ................................................................................................

72

Bảng 3.9. Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC qua 3 thế hệ từ mới nở

đến 10 tuần tuổi................................................................................................

75

Bảng 3.10. Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC mái nuôi qua 3 thế hệ từ 12 đến

32 tuần tuổi ................................................................................................

77

Bảng 3.11. Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC trống qua 3 thế hệ từ 12 đến 32 tuần

tuổi............................................................................................................................

78

Bảng 3.12. Khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo của chim Trĩ ĐKC ở 10

tuần tuổi ....................................................................................................................

80

Bảng 3.13. Khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo của chim Trĩ ĐKC ở 20

Page 8: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

tuần tuổi ....................................................................................................................81

Bảng 3.14. Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo

lúc 10 tuần tuổi của chim Trĩ ĐKC................................................................

83

Bảng 3.15. Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo

lúc 20 tuần tuổi của chim Trĩ ĐKC................................................................

83

Bảng 3.16. Thức ăn thu nhận của chim Trĩ ĐKC giai đoạn từ mới nở đến 10

tuần tuổi ....................................................................................................................

84

Bảng 3.17. Thức ăn thu nhận chim Trĩ ĐKC giai đoạn 12 đến 32 tuần tuổi................................85

Bảng 3.18. Tỷ lệ hao hụt của 3 đàn chim Trĩ ĐKC sinh sản thuộc 3 thế hệ nuôi theo

phương thức 1 qua các tháng đẻ ....................................................................................

86

Bảng 3.19. Tỷ lệ hao hụt của 3 đàn chim Trĩ ĐKC sinh sản thuộc 2 thế hệ nuôi

theo phương thức 2 qua các tháng đẻ ................................................................

87

Bảng 3.20. Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC mái theo tỷ lệ đẻ....................................................88

Bảng 3.21. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của chim Trĩ

ĐKC qua các tháng đẻ ở thế hệ 1................................................................

90

Bảng 3.22. Tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn/10 trứng của chim Trĩ ĐKC ở thế hệ 2............................

91

Bảng 3.23. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn của chim Trĩ ĐKC thế hệ

3 năm đẻ thứ 1................................................................................................

93

Bảng 3.24. Năng suất trứng mái/năm của chim Trĩ ĐKC.............................................................96

Bảng 3.25. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của chim Trĩ ĐKC.............................................................97

Bảng 3.26. Một số tỷ lệ ấp nở của đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 1 ....................................................98

Bảng 3.27. Một số tỷ lệ ấp nở của đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 2 ....................................................99

Bảng 3.28. Một số tỷ lệ ấp nở của đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 3 ....................................................100

Bảng 3.29. Khối lượng trứng của chim Trĩ ĐKC qua các giai đoạn đẻ................................102

Bảng 3.30. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của chim Trĩ ĐKC (n=30 quả) ................................103

Bảng 3.31. Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC qua các giai đoạn tuổi ................................107

Bảng 3.32. Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0-9 tuần tuổi ................................110

Bảng 3.33. Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC mái và trống từ 10 - 20 tuần tuổi .....................

111

Bảng 3.34. Tăng khối lượng tuyệt đối của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0 – 10 tuần

tuổi............................................................................................................................

113

Page 9: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.35. Tăng khối lượng tuyệt đối của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 11-20 tuần tuổi ....................

113

Bảng 3.36. Thu nhận thức ăn chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi ....................................................114

Bảng 3.37. Tiêu tốn thức ăn/1kg khối lượng cơ thể (FCR) từ 14-20 tuần tuổi ..............................

116

Bảng 3.38. Hiệu quả kinh tế nuôi chim Trĩ ĐKC thương phẩm (2011) ................................117

Bảng 3.39. Một số chỉ tiêu phân tích thân thịt................................................................117

Bảng 3.40. Một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của thịt...........................................................119

Bảng 3.41. Kết quả phân tích 16 axit amin trong thịt chim Trĩ ĐKC................................119

Page 10: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ

HÌNH VẼ:

Hình 1.1. Chim Trĩ ĐKC trống ................................................................................................5

Hình 1.2. Chim Trĩ ĐKC mái................................................................................................5

Hình 1.3. Úm chim Trĩ non................................................................................................7

Hình 1.4. Kiểm tra trứng................................................................................................7

Hình 1.5. Nuôi chim Trĩ lớn................................................................................................7

Hình 1.6. Cho ăn....................................................................................................................7

Hình 1.7. Khu của trang trại “Gisi Pheasant Farms”...............................................................8

Hình 2.1. Chuồng nuôi phương thức 1 ...................................................................................49

Hình 2.2. Chuồng nuôi phương thức 2 ...................................................................................49

Hình 3.1. Trĩ đỏ khoang cổ một ngày tuổi ................................................................59

Hình 3.2. Trĩ đỏ khoang cổ trưởng thành................................................................ 60

Hình 3.3. Thịt chim Trĩ ĐKC................................................................................................118

Hình 3.4. Thịt chim Trĩ ĐKC................................................................................................118

BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ:

Biểu đồ 1. Thời gian đẻ trứng của chim Trĩ ĐKC mái trong một ngày ................................68

Đồ thị 3.1. Tỷ lệ chim Trĩ ĐKC đậu trên sào trong một ngày ...................................................63

Đồ thị 3.2. Tỷ lệ nuôi sống của thế hệ 1 chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi................................74

Đồ thị 3.3. Tỷ lệ nuôi sống của 5 đàn chim Trĩ ĐKC thuộc 3 thế hệ qua các tuần tuổi........................

74

Đồ thị 3.4. Đường sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC giai đoạn mới nở đến 20 tuần tuổi ........................

79

Đồ thị 3.5. Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi..........................................................108

Đồ thị 3.6. Đường sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC giai đoạn mới nở đến 20 tuần tuổi ........................

109

Page 11: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đời sống kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu thực phẩm của con

người càng tăng, không chỉ về số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao và

đảm bảo an toàn vệ sinh. Trong những năm gần đây, việc chăn nuôi một số

loài động vật hoang dã như lợn rừng, nhím, hươu, nai.v.v... ở nước ta phát

triển khá mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Cung cấp cho

thị trường nguồn thực phẩm đặc sản chất lượng cao, đồng thời sẽ làm giảm áp

lực săn bắn trong tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học.

Theo Hoffman và Scherf (2005), Nguyễn Xuân Đặng (2009), chim Trĩ

đỏ khoang cổ (ĐKC), công và gà rừng được xếp vào động vật nuôi vì đã được

thuần hóa nên được phép gây nuôi chúng để khai thác thực phẩm. Tại nhiều

quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ, chim Trĩ ĐKC được nuôi vừa để lấy thịt, vừa

phục vụ môn thể thao săn bắn. Theo Polish Birds Directory (2009) tại nước

Anh có đến 35 triệu và tại Mỹ có 10 triệu Trĩ được nuôi.

Ở Việt Nam, chim Trĩ ĐKC được phát hiện ở Lạng Sơn, Quảng Ninh,

khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên Huế), rừng quốc gia Cát

Tiên (Lâm Đồng), khu bảo tồn U Minh Thượng (Kiên Giang). Chim Trĩ ĐKC

là loài chim hoang dã, nhưng được phép gây nuôi (Danh mục các loài động

vật quý hiếm được phép gây nuôi trong khuôn khổ dự án “Quy hoạch bảo tồn

và phát triển động vật hoang dã giai đoạn 2010-2015”). Tổ chức CITES Thái

Lan cũng đã cho Việt Nam nhập khẩu chim Trĩ ĐKC và các loại Trĩ khác của

Thái Lan với mục đích thương mại. Trước đây, chim Trĩ ĐKC chỉ được biết

đến như một loài động vật nuôi để làm cảnh. Việc nuôi chim Trĩ ĐKC ở nước

ta mang tính tự phát ở một số hộ nhỏ lẻ, chưa phát triển thành chăn nuôi hàng

hóa, chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng quy trình chọn lọc và

Page 12: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

nuôi dưỡng phù hợp. Để giúp cho loài chim này thoát khỏi sự tuyệt chủng,

thậm chí phát triển nhanh thành vật nuôi nông nghiệp phục vụ nhu cầu thực

phẩm cũng như sinh vật cảnh của xã hội, mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế

cho người chăn nuôi, từ năm 2005 Bộ môn Động vật quý hiếm và Đa dạng

sinh học đã tiến hành nuôi bảo tồn tại một số hộ chăn nuôi và thử nghiệm

nuôi nhốt tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi.

Kết quả bước đầu cho tiên lượng tốt và có khả năng phát triển thành hàng hóa

trong sản xuất. Năm 2009, Bộ Khoa học và công nghệ đã phê duyệt cho Viện

Chăn nuôi thực hiện đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen chim Trĩ ĐKC

đáp ứng nhu cầu thực phẩm và sinh vật cảnh của xã hội”. Tuy nhiên, để

nghiên cứu một cách có hệ thống loài vật nuôi này ở Việt Nam, chúng tôi

triển khai đề tài “Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của chim Trĩ

đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trong điều kiện nuôi nhốt”.

2. Mục tiêu của đề tài

Xác định được một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh sản, sinh

trưởng, cho thịt và chất lượng thịt của chim Trĩ ĐKC trong điều kiện nuôi nhốt

để tiến tới xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi chim Trĩ ĐKC ở Việt Nam.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ

thống về đặc điểm sinh học (ngoại hình, tập tính, sinh lý, sinh hoá máu), khả

năng sinh sản, sinh trưởng, khả năng cho thịt và phẩm chất thịt của chim Trĩ

ĐKC nuôi nhốt ở Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị trong

giảng dạy, nghiên cứu khoa học về chăn nuôi chim Trĩ ĐKC.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả đề tài góp phần vào sự đa dạng sinh học (giá trị về kinh tế,

Page 13: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

giá trị nhân văn và giá trị tài nguyên môi trường), đa dạng di truyền, đa dạng

loài, bảo tồn và phát triển nguồn gen chim Trĩ ĐKC tại Việt Nam.

- Làm phong phú nguồn thực phẩm đặc sản và loài sinh vật cảnh ở Việt

Nam, tạo thêm một vật nuôi mới phục vụ phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập

cho người chăn nuôi, góp phần vào sự phát triển nền nông nghiệp sinh thái

bền vững ở nước ta.

Page 14: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số đặc điểm sinh học của chim trĩ đỏ khoang cổ

1.1.1. Giới thiệu giống chim Trĩ đỏ khoang cổ

1.1.1.1. Nhận dạng chim Trĩ đỏ khoang cổ

Chim Trĩ đỏ khoang cổ (ĐKC) có tên khoa học là Phasianus colchicus

(Linnaeus, 1758) thuộc trong hệ thống phân loại như sau:

- Giới (Kingdom): Động vật (Animal)

- Giới phụ (Subkingdom): Hậu sinh động vật đa bào

- Ngành (Phylum): Có dây sống (Vetebrata)

- Lớp (Class): Chim (Aves)

- Bộ (Order): Gà (Galliformes)

- Họ (Family): Trĩ (Phasianidae)

- Chi (Genus): Trĩ (Phasianus)

- Loài (Species): Chim Trĩ ĐKC (Phasianus colchicus)

Chim Trĩ ĐKC trống có lông đầu và cổ màu xanh nhạt, một khoang

trắng rõ rệt xung quanh vùng cổ, giữa ngực có màu đỏ tía đậm, các vùng bên

có màu sáng hơn. Bên sườn có màu vàng nhạt với các vết đen trên diện rộng,

các lông đuôi dài có màu vàng oliu với các sọc ngang rộng màu đen. Trên đầu

có chòm lông mũ, dưới cổ có mào thịt màu đỏ tía (NSW DPI, 2009).

Chim Trĩ ĐKC mái có các lông cổ màu nâu và đen kẻ sọc, quanh chỏm

đầu có các đường viền màu hạt dẻ. Các lông phía sau lưng và ngực lốm đốm có

các chấm đen phần giữa có màu nâu đen, phần bụng có màu nâu nhạt. Lông

đuôi có các đường sóng rõ rệt dày và khít có màu vàng sẫm và đen (Ảnh 1, 2)

(NSW DPI, 2009).

Page 15: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Hình 1.1. Chim Trĩ ĐKC trống Hình 1.2. Chim Trĩ ĐKC mái

Cũng như một số loài trĩ khác như trĩ vàng (Golden pheasant) chim Trĩ

ĐKC cũng có con lai với các loài chim và gia cầm khác. Thí dụ con lai với gà

tây (Wolfe và CS, 1961); với gà nhà (Asmundson và Lorenz, 1957; Bhatnagar

và CS, 1972; Purohit và CS, 1978).

1.1.1.2. Nguồn gốc và phân bố

Theo National Geographic (2012) chim Trĩ ĐKC có nguồn gốc từ

Trung Quốc và Đông Á. Tại Trung Quốc, chim Trĩ ĐKC có mặt tại vùng

Đông Nam (Vân Nam). Từ Trung Quốc, loài Trĩ này được du nhập đi khá

nhiều nơi trên thế giới, (vì thế được cũng được gọi là chim Trĩ ĐKC Trung

Quốc). Tại Việt Nam, theo Delacour (1927) (trích theo Võ Quý, 1975), chim

Trĩ ĐKC có ở Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Theo Polish Birds Directory (2009), đầu thế kỷ XVIII, chim Trĩ

ĐKC đã được du nhập vào Mỹ và cuối thế kỷ XVIII đã phát triển rất nhiều tại

đây. Cũng theo tài liệu này, thế kỷ X, chim Trĩ ĐKC đã được nhập vào

Canada, Đông Tây Âu, đảo Hawai, Chilê, Australia và nhiều nước khác.

Chim Trĩ ĐKC được du nhập đến nước Anh khoảng thế kỷ thứ X và đã

bị tuyệt chủng vào thế kỷ XVII. Mãi đến năm 1830 được nhập trở lại và được

nhân rộng, phát triển cho đến ngày nay (Polish Birds Directory, 2009).

Có 35 loài trĩ, nhưng loài trĩ được biết nhiều nhất chính là chim Trĩ

ĐKC. Loài này có mặt ít nhất trên 66 nước (Avian Web, 2012).

Page 16: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

1.1.1.3. Đặc điểm sinh học và môi trường sống

Theo Tesky và Julie (1995), chim Trĩ ĐKC trống thuộc loại đa thê

(Polygamous), nhưng cũng có thể là đơn thê (Monogamous). Trong điều kiện

tự nhiên, Trĩ con được sinh nở chủ yếu vào mùa xuân hè và đến mùa xuân

năm sau chúng có thể trở thành bố mẹ.

Trong thiên nhiên, chim Trĩ ĐKC có thể gặp ở những vùng đồi núi, lùm

cây, bụi rậm hoặc trong rừng. Thức ăn của chúng là hạt ngũ cốc, lá cây

và các loài động vật không xương sống. Ban đêm, chim Trĩ ĐKC trú trên cây, có

thói quen làm tổ dưới mặt đất, một lứa đẻ khoảng 10 - 18 quả trứng trong mùa

sinh sản khoảng 2-6 tuần vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm và trứng

ấp nở khoảng 23-26 ngày. Con non ở với mẹ vài tuần sau khi nở. Trĩ lớn nhanh,

đến 15 tuần tuổi đã trưởng thành (Theo Ring - necked pheasant (2012).

McGowan (1998) cho biết thức ăn của Trĩ rất đa dạng: từ các loại hạt,

lá, quả, củ, rễ tới các động vật nhỏ như côn trùng, ấu trùng.

1.1.1.4. Bảo tồn, quản lý, khai thác và sử dụng

Trong Danh mục các loài vật nuôi thế giới (Domestic Animal World

Watchlist) của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO, 2005), các loài Trĩ, Công

(thuộc họ Pheasant) và gà rừng đều được xem là động vật đã được thuần hoá

(domesticated animals).

Tại Mỹ, Australia và các nước Châu Âu, có những trang trại lớn nuôi

chim Trĩ ĐKC hoặc để sản xuất thịt hoặc nuôi lớn xong thì thả ra rừng hoặc

cánh đồng lớn để phục vụ săn bắn.

Việc nuôi nó trong môi trường nhân tạo cũng tương tự như nuôi gà.

Các công đoạn nuôi cũng thế: ấp bằng máy – hoặc nhờ gà, nuôi con mới nở

(úm), nuôi trĩ hậu bị, nuôi trĩ sinh sản...

Một số hình ảnh nuôi trĩ tại Trang trại OAK RIDGE PHEASANTS

New York, Mỹ, 2012)

Page 17: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Hình 1.3. Úm chim Trĩ non Hình 1.4. Kiểm tra trứng

Hình 1.5. Nuôi chim Trĩ lớn Hình 1.6. Cho ăn

Một số trang trại nuôi chim Trĩ ĐKC nổi tiếng như sau:

Trang trại “Gisi Pheasant Farms” tại Nam Dakota – Mỹ, được xây

dựng từ 1985, mỗi tuần cho ra lò 52.000 Trĩ con 1 ngày tuổi. Năm 2012, giá

Trĩ mái một ngày tuổi là 0,5 USD và Trĩ trống một ngày tuổi là 2,5 USD

(Gisi Pheasant Farms, 2012)

Page 18: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Hình 1.7. Khu của trang trại “Gisi Pheasant Farms”

Tại Petergburg (Nga) có trang trại Sullivan Pheasant, với công suất

8000 Trĩ con/tuần, đưa vào hoạt động từ năm 2011 (Sullivan Pheasant, 2012).

Trên thế giới có khá nhiều hội nuôi Trĩ, lớn nhất là hội Trĩ thế giới (The

World Pheasant Association – WPA).

Có nhiều trang web khác nhau và được liên kết qua trang mạng “Liên

kết các nhà nhân giống Trĩ thế giới – Pheasant Breeder Connection.

Chưa thấy tư liệu nói về chăn nuôi chim Trĩ ĐKC tại các vùng Châu Á,

Châu Phi.

Tại Việt Nam, chim Trĩ ĐKC được khuyến cáo nuôi để làm cảnh và lấy

thịt từ lâu. Từ năm 2000 một số nơi như Vườn thú Hà nội và một số người

dân như ông Trần Đình Nhơn (Đà Lạt) (Báo Lao động, 1/8/2004), ông Phan

Đình Tiến (Hà Nội) (Báo Lao động, 14/11/2005) cũng đã tiến hành nuôi qui

mô “mươi lăm con”. Năm 2005, Bộ môn Động vật quý hiếm và Đa dạng sinh

học - Viện Chăn nuôi đã phối hợp với với các hộ dân bảo tồn và nghiên cứu

chăn nuôi loài chim này. Sau 3 năm nghiên cứu Bộ môn đã quyết định chăn

nuôi tập trung, nuôi nhốt như nuôi gà với quy mô trang trại trung bình. Nhận

thấy có kết quả, Bộ môn đã quyết định chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho

những người yêu thích chăn nuôi chim Trĩ ĐKC ở ba miền đất nước, cung cấp

con giống và hướng dẫn kỹ thuật cho họ. Đến nay ước tính có ít nhất 1.000 hộ

nuôi với khoảng 20.000 con sinh sản.

1.1.2. Tập tính của chim Trĩ đỏ khoang cổ

Page 19: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

1.1.2.1. Khái niệm về tập tính

Tập tính là chuỗi các phản xạ được hình thành trong đời sống động

vật để thích nghi với môi trường sống. Môi trường sống thường xuyên thay

đổi, cơ thể sống muốn thích ứng với sự biến đổi đó thì phải thay đổi tập tính,

lối sống cho phù hợp với môi trường, hợp với các quy luật tự nhiên (Vũ Chí

Cương, 2008).

Nghiên cứu tập tính của các loài động vật là những nghiên cứu khoa học về

mọi hoạt động của động vật từ động vật một tế bào, động vật không xương sống,

cá, lưỡng cư, bò sát, chim hay động vật có vú. Nghiên cứu tập tính nhằm khám phá

mối quan hệ của các loài động vật đối với môi trường tự nhiên của chúng cũng như

quan hệ của chúng với các loài sinh vật khác với các chủ đề như động vật tìm và

bảo vệ nguồn thức ăn hay chỗ ở như thế nào? Làm thế nào để chống lại kẻ thù săn

mồi? Chọn thời điểm giao phối, nơi sinh sản và chăm sóc con của chúng. Nguyên

nhân hình thành tập tính bao gồm sự tác động bên ngoài gây ra do biến đổi các

hormone bên trong cơ thể và cơ chế hệ thần kinh trung ương kiểm soát tập tính.

Chức năng của tập tính bao gồm sự ảnh hưởng tức thì đối với vật nuôi và hiệu quả

thích nghi giúp cho động vật tồn tại, sinh sản và phát triển được trong một môi

trường đặc biệt. Tiến hóa tập tính liên quan đến nguồn gốc của tập tính và sự thay

đổi tập tính như thế nào qua các thế hệ (Vũ Chí Cương, 2008).

1.1.2.2. Sự hình thành tập tính

Tập tính của các loài động vật do hệ thần kinh chi phối và do sự ảnh

hưởng của các hệ cơ, xương v.v. Bên cạnh đó, môi trường cũng ảnh hưởng

đến sự hình thành và tiếp tục tạo nên tập tính mới. Không có tập tính nào là

không phụ thuộc vào thông tin di truyền của vật nuôi và các yếu tố môi

trường. Mọi tác động đến một con vật và môi trường của nó có khả năng làm

thay đổi tập tính của con vật đó (Vũ Chí Cương, 2008).

Tập tính được coi là sự hình thành từ trong hệ thần kinh, từ những gì đã

Page 20: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

xảy ra trong môi trường, làm thay đổi các cơ quan của cơ thể, có thể thay đổi

về hệ thần kinh và não bộ. Một số tập tính là kết quả của sự biến đổi hàm

lượng hormon hoặc về mặt môi trường vật lý và hóa học của bộ não. Tập tính

cũng là do tích lũy các phản xạ. Đôi khi tập tính có được từ những thay đổi

chức năng sinh lý, do những thay đổi từ bên ngoài cơ thể hoặc từ những thay

đổi hoàn toàn bên trong cơ thể. Một số tập tính hình thành rất nhanh, trong

khi đó có những tập tính khác phải trải qua thời gian rất dài. Việc tạo ra tập

tính là sự mất dần đi phản xạ đối với những kích động lặp lại, nhưng nó có thể

vẫn còn tồn tại. Việc lặp đi lặp lại có thể diễn ra thường xuyên hoặc một lần

trong ngày nhưng tập tính con vật vẫn hình thành. Khả năng tạo ra tập tính và

mức độ còn tùy thuộc vào khả năng của tác động và trạng thái của vật nuôi.

Sự hình thành tập tính là một quá trình quan trọng đối với vật nuôi để

chúng dự trữ năng lượng, nó sẽ mất năng lượng khi phản xạ lặp đi lặp lại

nhiều lần đối với các tác động thông thường. Như vậy, sự hình thành tập tính

là một phương tiện quan trọng nhằm bảo đảm cho động vật không phản xạ

với quá nhiều tình huống diễn ra trong môi trường. Sự hình thành tập tính có

thể là do hậu quả của sự chịu đựng lâu ngày hay sự thích nghi của các chuỗi

nơron trong bộ não (Fraser và Broom, 1998).

1.1.2.3. Vai trò của tập tính trong chăn nuôi

Theo Fraser và Broom (1998), năng suất và hiệu quả chăn nuôi phụ

thuộc chặt chẽ vào việc gia súc ăn loại thức ăn gì và ăn lượng bao nhiêu là do

tập tính kiểm soát. Kết luận này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn.

Trong thực tế chăn nuôi hiện nay người ta chỉ chú trọng làm sao cho gia súc

sinh trưởng nhanh để tối đa hóa năng suất mà không quan tâm đến liệu gia

súc có thích hay không thích thức ăn mà con người phối chế.

1.1.2.4. Một số tập tính cơ bản của chim Trĩ ĐKC liên quan đến chăn nuôi

* Đánh nhau

Page 21: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Tập tính của gà có thể phân thành: mạnh trội (dominant) và yếu đuối

(submissive). Gà trống thuộc nhóm mạnh trội nên nên thường thô bạo, xâm

phạm và vượt lên các con gà mái khác. Trong trường hợp đàn quá đông sẽ

dẫn đến hiện tượng mổ cắn nhau (cannibalism).

Heinz (1973) đã nghiên cứu tập tính chim Trĩ ĐKC tìm hiểu tiếng kêu,

âm thanh trong cùng loài liên quan đến các động thái di chuyển của chúng.

Tiếng kêu gọi bầy đàn và ngôn ngữ trong tiếng kêu làm cho chim Trĩ khác tìm

đến. Tiếng kêu hoảng sợ hoặc tiếng kêu có âm vực cao ức chế sự di chuyển

của chim Trĩ. Tiếng kêu huýt gió, báo động bầy đàn, hoảng sợ không có ảnh

hưởng lớn tới sự di chuyển của chim Trĩ. Tiếng kêu bầy đàn về cơ bản là

tiếng thu hút sự quan tâm, tiếng kêu cùng loài đóng vai trò quan trọng đến sự

sinh tồn của chim Trĩ con trong cuộc sống hoang dã.

* Bảo vệ lãnh thổ và phân chia đẳng cấp

Mổ cắn nhau, rỉa lông đối phương, đá nhau tranh giành thức ăn, tranh

giành đực cái là tập tính chung của các loài gia cầm, thủy cầm và chim. Chim

Trĩ mổ, tấn công kẻ xâm phạm lãnh địa, đẩy con khác bằng vai, co cụm thành

bầy để tự vệ hay bỏ chạy theo bầy như của các loài gia súc khác.

Theo NSW DPI (2009), chim Trĩ trống bảo vệ chim mái khỏi các nguy

cơ từ các loài dã thú và khỏi mất năng lượng khi bị các chim trống khác truy

đuổi. Chim mái được chim trống bảo vệ thì thời gian để ăn tăng gấp 3 lần

bình thường và thời gian chạy trốn chỉ bằng 1/5 thời gian cảnh giác với các

tác động xấu của môi trường, chỉ bằng 1/10 so với các chim mái không được

chim trống bảo vệ.

Hiện tượng mổ nhau, cắn nhau giữa các con chim trong đàn được xem

là dữ dội, đây chính là sự cạnh tranh giữa các cá thể thể hiện tính hung hãn

của chim Trĩ ĐKC cao hơn các loài gia cầm khác (Bilcik và CS, 1998). Tác

giả này cũng cho rằng mổ cắn nhau dữ dội liên quan đến việc hình thành các

nhóm cấp bậc và cũng liên quan đến việc cạnh tranh các nguồn lợi.

Page 22: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

* Sinh sản của con đực

Trong tự nhiên các đặc điểm ngoại hình của chim trống như chiều dài cựa,

lông đuôi, màu sắc yếm thịt liên quan đến việc chọn bạn tình của chim mái

(Schantz và CS, 1990; Mateos, 1995). Người ta quan tâm nhiều đến tập tính sinh

sản của chim Trĩ ĐKC về chức năng biểu lộ tình dục, trong đó có tập tính ghẹ

mái của chim trống (Heins và CS, 1973).

Mateos và Carranza (1995) cho biết để làm sáng tỏ vai trò của việc

chọn lựa của chim Trĩ mái đối với chim Trĩ trống trong việc duy trì sự tiến

hoá của 1 số đăc điểm hình thái của chim Trĩ ĐKC (Phasianus colchicus),

nhiều thí nghiệm được thực hiện qua nuôi nhốt. Các thí nghiệm về lựa chọn

bạn đời được thực hiện ở cả chim Trĩ trống còn sống và những mô hình chim

Trĩ trống nhồi bông. Các chim Trĩ trống dùng để gây kích thích được kiểm

soát về độ dài của đuôi, kích cỡ, màu sắc và những điểm đen ở yếm, độ dài

của chỏm lông tai, và độ sáng của lông. Độ dài của đuôi, độ dài của lông tai

và có những điểm đen ở yếm có ảnh hưởng tích cực đến việc lựa chọn chim

Trĩ trống của chim Trĩ mái nhưng kích cỡ của yếm hoặc màu sắc hay độ sáng

của lông không có ảnh hưởng.

* Sinh sản của con cái và mùa vụ

Theo Burger và Bull (1949) thì nhiều thế kỷ trước đây loài người đã

biết cách tác động để chim đẻ vào mùa đông bằng cách thắp sáng chuồng nuôi

trong mùa đông. Bates (1987) đã thí nghiệm mùa vụ với màu sắc bộ lông của

chim và đã đúc kết tính sinh sản theo mùa vụ của loài chim. Những phát hiện

quan trọng của Rowan về hoạt động của tinh bào liên quan với độ dài của

ngày trong mùa đông. Ánh sáng được cho là tác động đến sinh lý sinh sản qua

mắt đến tuyến yên. Các thành phần của ánh sáng như là cường độ, thời gian

chiếu sáng, độ dài của tia sáng, nhiệt độ, ẩm độ... được tổng hợp trong một

yếu tố gọi là mùa vụ. Bates (1987) đã phát hiện, mùa phối giống của chim do

ảnh hưởng nhiệt độ, độ dài của ngày ở các vùng lạnh và ôn đới quyết định.

Page 23: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng quyết định mùa sinh sản, ở vùng gần

xích đạo sự đẻ trứng giảm khi ngày ngắn lại và giảm nhanh khi thời gian

chiếu sáng xuống 11-12 giờ/ngày. Trứng đẻ ra ít hơn nếu thời gian chiếu sáng

ít hơn 11 giờ/ngày và sẽ không đẻ khi xuống dưới 10 giờ/ngày. Loài chim

thuần hóa qua chọn lọc, thay đổi di truyền có thể kéo dài sinh sản hơn so với

loài hoang dã.

1.1.3. Sinh lý, sinh hóa máu

Máu là một chất dịch nằm trong tim và trong hệ thống mạch máu. Máu

là nguồn gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể. Máu ngấm vào tế bào tổ

chức tạo thành dịch nội bào. Máu ngấm vào khe hở giữa các tế bào tạo thành

dịch gian bào. Máu vào ống lâm ba tạo nên dịch bạch huyết. Máu vào não tủy

tạo nên dịch não tủy. Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và

sức khỏe của cơ thể của động vật, vì vậy những xét nghiệm về máu là những

xét nghiệm cơ bản được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như giúp

cho việc chẩn đoán phòng trị bệnh.

Chức năng sinh lý của máu gồm: chức năng hô hấp, chức năng dinh

dưỡng, chức năng bài tiết, chức năng điều hòa thân nhiệt, chức năng điều hòa

và duy trì sự cân bằng nội môi, chức năng điều hòa thể dịch, chức năng bảo

vệ cơ thể .v.v...

Độ quánh của máu: được xác định so sánh với độ quánh của nước. Nếu

lấy độ quánh của nước là 1 thì độ quánh của máu là 5. Độ quánh của máu là

do hàm lượng protein huyết tương và số lượng hồng cầu quyết định. Độ

quánh được tạo nên sự ma sát giữa các phần tử đó với nhau. Độ quánh ảnh

hưởng đến sức cản máu chảy trong mạch nên ảnh hưởng đến huyết áp. Trong

nhân y người ta ứng dụng để đánh giá sức khỏe cho con người.

Số lượng hồng cầu phản ánh sức khỏe của con giống, số lượng hồng

cầu càng nhiều thì sức sống của con vật càng tốt.

Hồng cầu của loài chim có đường kính là 6 - 12 microns (còn của động

Page 24: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

vật có vú là 5,5 - 7,5 microns). Nồng độ là 2,5 - 4 triệu/mm3. Thời gian sống

28 - 45 ngày (của động vật có vú là 120 ngày (Gary, 2012).

Ở các loài vẹt, khối lượng packed cell volume (PCV) bình thường dao

động từ 37 đến 50%. Bên dưới 37% vẹt rơi vào trạng thái bị bệnh và dưới

15% thì cần truyền máu (Hoefer, 2012).

Hàm lượng Hb trong máu các loài gia súc thay đổi tùy theo giống, tuổi,

tính biệt,trạng thái dinh dưỡng, bệnh tật… Lúc bị bệnh hàm lượng Hb giảm rõ

rệt. 1g Hb có khả năng bão hòa tối đa 1,34ml O2, từ đó có thể tính được lượng

O2 mà máu động vật kết hợp trong quá trình hô hấp khi biết được hàm lượng

Hb trong máu.

Bạch cầu là những tế bào máu có nhân và bào tương, kích thước thay

đổi từ 5 - 20 micromet, có khả năng di động theo kiểu amip (Nguyễn Xuân

Tịnh, 1996). Số lượng bạch cầu thường ít hơn khoảng 1.000 lần so với hồng

cầu, được tính theo đơn vị nghìn/mm3 máu.

Theo Hoefer (1994) hàm lượng đường glucoza của chim lớn hơn nhiều

so với mèo và chó (200 - 400mg/dl) và có thể tăng cao nhanh chóng khi bị

căng thẳng. Ở chim, tình trạng tiểu đường là không phổ biến nhưng có liên

quan đến mức glucoza trên 900ml/dl. Mức glucoza trong máu dưới 150ml/dl

được cho là nguy hiểm và có thể gây chết.

Canxi thông thường dao động từ 8 - 12mg/dl, mặc dù thiếu hụt canxi

(chất lượng xương kém, yếu, khẩu phần thiếu dinh dưỡng .v.v.). vẹt xám châu

phi là loài duy nhất nhạy cảm với sự giảm canxi huyết và bệnh uốn ván.

Protein bao gồm albumin và globulin. Đối với chim phần lớn những giá

trị này gần bằng 1 nửa so với động vật có vú (3,0 – 5,5 mg/dl). Phương pháp tốt

nhất để xác định protein được sử dụng là phương pháp điện di (Hoefer, 1994).

Theo Nguyễn Xuân Tịnh (1996) tiểu cầu là những tiểu thể nhỏ không

nhân có hình cầu hay bầu dục, đường kính 2 - 3 µm. Trong bào tương có hạt

chứa thrombokinaza và serotonin. Số lượng 100000 - 600000/1mm3 máu của

Page 25: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

động vật có vú, con vật mới sinh có số lượng ít hơn so với con vật trưởng

thành. Tiểu cầu chỉ sống 3 - 5 ngày, khi già bị tiêu hủy ở gan và lách. Tiểu

cầu giữ vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

Các nhà khoa học Tiệp Khắc Hauptmanova và CS (2006) đã nghiên

cứu sự thay đổi các thành phần máu của 574 chim Trĩ ĐKC trưởng thành theo

3 thời điểm trong năm 2011 (Bảng 2.1.)

Bảng 1.1. Các thành phần máu của chim Trĩ đỏ khoang cổ ở các tháng khác nhau trong năm

Tháng 11 Tháng 3 Tháng 12 Chỉ tiêu Đơn vị

n Mean ± SE n Mean ± SE n Mean ± SE

RBC (T/l) 101 3,58 ± 0,78 96 4,09 ± 0,65 88 3,9 ± 0,73

PCV (l/l) 100 0,382 ± 0,041 96 0,442 ± 0,047 88 0,373 ± 0,033

Hb (g/l) 101 115 ± 20,5 89 141,1 ± 17,6 88 116,4 ± 14,7

MCH (pg) 101 33 ± 6,5 89 35,4 ± 6 88 30,8 ± 6,2

MCV (fl) 100 111,1 ± 20,4 96 109,6 ± 12,7 88 98,8 ± 19,1

MCHC (g/l) 100 301,7 ± 46 89 322,1 ± 28,3 88 312,3 ± 32,6

WBC (G/l) 101 24,53 ± 12,37 96 8,58 ± 3,54 88 12,58 ± 4,71

Lymphocytes (%) 82 68,8 ± 11,7 101 63,8 ± 10 81 66,1 ± 12,4

Heterophils (%) 82 25,4 ± 11,2 101 29,1 ± 10,4 81 26,1 ± 12,3

Eosinophils (%) 82 1,8 ± 1,5 101 1 ± 1,5 81 1,6 ± 1,4

Basophils (%) 82 2,6 ± 3,5 101 4,6 ± 5 81 3,2 ± 2,5

Monocytes (%) 82 1,1 ± 1,1 101 1,6 ± 1,9 81 3 ± 2,6

Các nhà khoa học Brazil: Elizabeth CS (2007) đã nghiên cứu về sinh

hóa máu của chim Trĩ ĐKC với số mẫu 50 trống/mái trưởng thành và 20

đực/cái nhỏ (Bảng 1.2.)

Page 26: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 1.2. Các thành phần máu của chim Trĩ đỏ khoang cổ ở các lứa tuổi khác nhau

Trống trưởng thành (52 tuần)

Mái trưởng thành (52 tuần)

Trống non (5 tuần)

Mái non (5 tuần) Chỉ tiêu theo dõi Đơn vị

Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE

RBC (/mm3) 2720,00 ± 129,31 2370,00 ± 121,88 2350,00 ±

286,65

2030,00 ± 564,45

Hemoglobin (g/dl) 15,96 ± 1,08 16,74 ± 1,07 16,45 ± 3,67 19,45 ± 2,09

PCV (%) 43,5 ± 1,26 38,7 ± 1,0 33,80 ± 2,02 33,90 ± 3,25

WBC (/mm3) 28,53 ± 3,38 27,824 ± 3,09 18,30 ± 4,95 20,70 ± 7,09

Heterophils (/mm3) 11,73 ± 7,62 13,37 ± 6,02 6,82 ± 2,28 6,53 ± 1,89

Lymphocytes (/mm3) 11,92 ± 1,75 7,88 ± 1,19 8,96 ± 2,74 11,05 ± 4,92

Eosinophils (/mm3) 1,17 ± 0,33 1,29 ± 0,18 3,67 ± 0,22 3,07 ± 2,42

Basophils (/mm3) 2,47 ± 0,58 5,26 ± 1,08 1,51 ± 0,94 2,05 ± 0,97

Monocytes (/mm3) 2,05 ± 0,60 1,27 ± 0,23 0,72 ± 0,29 0,77 ± 0,31

Heterophil/Lymphocyte Ratio 1,14 ± 0,75 2,12 ± 1,07 0,79 ± 0,19 0,63 ± 0,21

Plasma total protein (g/dL) 4,70 ± 0,39 6,77 ± 0,28 4,3 ± 0,42 4,22 ± 0,44

16

16

Page 27: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

1.2. Khả năng sinh sản của chim Trĩ đỏ khoang cổ

1.2.1. Tỷ lệ nuôi sống

Sức sống và khả năng kháng bệnh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng

trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi. Tổn thất do bệnh tật ở gia cầm có nơi, có lúc

gây thiệt hại rất lớn. Khi đàn gia cầm mắc bệnh sức đề kháng suy giảm, dễ

nhiễm các bệnh khác nhau, tỷ lệ chết tăng cao. Đặc biệt khi đàn gia cầm mắc

bệnh truyền nhiễm sẽ phải tăng thêm chi phí vacxin, thuốc chữa và các biện

pháp thú y khác (Gavora, 1990).

Lê Viết Ly (1995) cho biết: Động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm

khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh

cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp. Sức sống và khả năng kháng bệnh thường

được thể hiện gián tiếp thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống. Theo Brandsch và

Bülchel (1978), tỷ lệ nuôi sống của con non là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sức

sống của gia cầm sau khi nở, sự giảm sức sống được thể hiện ở tỷ lệ chết qua

các giai đoạn sinh trưởng, sinh sản.

Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể còn sống

ở cuối kỳ so với số cá thể có mặt đầu kỳ.

Musil và John (2008) so sánh 2 đàn chim Trĩ ĐKC (Phasianus

colchicus) nuôi trong 2 điều kiện khác nhau (nuôi nhốt và nuôi hoang dã) và

đánh giá ảnh hưởng của việc kiểm soát các loài săn mồi đến việc thả Trĩ vào

khu vực nghiên cứu. Trong điều kiện hoang dã (31 trống và 112 mái) và nuôi

nhốt (230 trống và 1059 mái), chim Trĩ ĐKC được thả vào mùa xuân tại 2 nơi

ở miền Nam Idaho trong năm 2000-2001 làm tăng quần thể. Tỷ lệ nuôi sống

của con mái trong chăn nuôi hoang dã (95%) từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 1

tháng 10 cao hơn rõ rệt so với mái nuôi nhốt trong năm 2000. Trong tổng số

Trĩ mái bị chết có gắn hệ thống chíp theo dõi, 54% chết không phải do bị ăn

thịt, 26% chết do bị cáo săn, 12% do bị chim săn mồi, 4% do tự nhiên và 4%

Page 28: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

do con người gây nên. Trong năm 2001, các loài săn mồi đã được bắt ra khỏi

khu vực nghiên cứu, tỷ lệ nuôi sống của Trĩ trống tăng sau khi bắt loài săn

mồi, nhưng tỷ lệ nuôi sống của Trĩ mái không tăng. Kiểm soát loài săn mồi

không làm tăng tỷ lệ nuôi sống của Trĩ nuôi nhốt. Tỷ lệ nuôi sống thấp, năng

suất kém, chi phí cho Trĩ mái nuôi nhốt cao là do biện pháp quản lý không

phù hợp khi tăng số lượng đầu con.

1.2.2. Tuổi thành thục về tính

Tuổi thành thục về tính của gia cầm được tính từ khi con vật bắt đầu có

phản xạ sinh dục và có khả năng đẻ trứng. Tuổi thành thục về tính được xác

định qua các biểu hiện như bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn

chỉnh, con cái bắt đầu có hiện tượng rụng trứng và con đực có hiện tượng sinh

tinh. Ở gia cầm, tuổi thành thục về tính của từng cá thể được tính tại thời điểm

con gia cầm mái đẻ quả trứng đầu tiên, còn đối với đàn quần thể thì được tính

tại thời điểm đàn đẻ đạt 5%.

Tuổi thành thục của chim Trĩ ĐKC khoảng 200-240 ngày tùy thuộc vào

điều kiện địa lý, sinh thái của từng vùng. Chim thường có mùa sinh sản từ đầu

mùa xuân đến hết mùa thu.

1.2.3. Thời gian đẻ và thời gian nghỉ đẻ

Thời gian đẻ trứng trong 1 chu kỳ của gia cầm ảnh hưởng trực tiếp tới

năng suất trứng. Chỉ tiêu này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như di truyền, mùa

vụ, dinh dưỡng thức ăn, chiếu sáng v.v. Giữa thời gian đẻ trứng với sức đẻ

trứng có tương quan dương rất cao (Vũ Quang Ninh, 2002). Theo Mehner

(1962) giữa tuổi đẻ quả trứng đầu và độ dài thời gian đẻ trứng có tương quan

nghịch với nhau, gia cầm đẻ muộn thì có thời gian đẻ kéo dài.

Theo Ipek và CS (2003) ở Thổ Nhĩ Kỳ mùa sinh sản của chim Trĩ từ

tháng 3 đến tháng 9 hàng năm.

Theo Hà Thị Tường Vân (2003), chim Trĩ ĐKC ở Hà Nội bắt đầu đẻ

Page 29: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

vào tháng 2 đến tháng 3 hàng năm và chỉ đẻ một lứa trong một năm.

Theo The Game Bird Gazette (2012), chim Trĩ ĐKC nuôi tại trang trại

Purna wildlife, Missouri (Mỹ) đẻ bắt đầu từ tháng 3.

1.2.4. Năng suất trứng

Năng suất trứng là số lượng trứng của một gia cầm mái đẻ ra trong một

chu kỳ đẻ hoặc trong một thời gian nhất định có thể tính theo tuần, tháng hoặc

năm. Để theo dõi quá trình sản xuất trứng của gia cầm người ta chia làm 3

giai đoạn.

• Giai đoạn 1: Thời gian từ lúc chim đẻ 5% trong đàn đến khi 30%

chim mái trong đàn đẻ, giai đoạn này thường rất ngắn.

• Giai đoạn 2: Giai đoạn đẻ chính, giai đoạn này kéo dài từ khi sức đẻ

trứng đạt 30% đến khi chim đẻ đạt đỉnh cao và giảm xuống còn 30%.

• Giai đoạn 3: Giai đoạn từ lúc còn 30% và năng suất trứng giảm dần

Theo Hà Thị Tường Vân (2003), 3 chim Trĩ ĐKC nuôi ở Vườn thú Hà

Nội trong 3 năm 2000 – 2002 đã đẻ 75 quả, trung bình là 10,7, thấp nhất là 8

và cao nhất là 9 quả/lứa.

Theo The Game Bird Gazette (2012), chim Trĩ ĐKC nuôi tại trang trại

Purna wildlife, Missouri (Mỹ) có sản lượng trứng là 50-60 quả.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng của gia cầm, như

tuổi thành thục về tính dục, thời gian đẻ trứng, các yếu tố dinh dưỡng, môi

trường .v.v…

Năng suất trứng có hệ số di truyền thấp. Theo Nguyễn Văn Thiện

(1995) hệ số di truyền năng suất trứng của gà là 12 – 13%. Đối với tính trạng

năng suất trứng để cải thiện năng suất cần áp dụng phương pháp lai tạo kết

hợp với chọn lọc cá thể, nếu chỉ áp dụng chọn lọc thì việc nâng cao năng suất

trứng ít hiệu quả.

Theo Kolektiv (1971) đàn chim Trĩ ĐKC được chọn lọc mỗi năm đẻ 40

Page 30: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

quả, đàn không được chọn lọc trung bình chỉ đẻ 26,52 quả trong thời gian từ

15/03 đến 19/09. Theo McGowan (1994) chim Trĩ làm tổ trên mặt đất nhưng

các loài gà lôi trong chi Tragopan lại làm tổ trên cây. Tổ của chúng có thể là

các ụ đắp từ lá cây tới các hốc đào bới nông vào trong lòng đất. Chúng có thể

đẻ tới 18 trứng mỗi tổ, nhưng thông thường chỉ 7-12 quả, với số lượng nhỏ

hơn thấy ở các loài vùng nhiệt đới. Việc ấp trứng gần như chỉ do con mái đảm

nhiệm và chu kỳ này kéo dài khoảng 14-30 ngày, phụ thuộc vào từng loài.

Theo NSW DPI (2009) trong các thử nghiệm được đưa ra tại Viện Nghiên

cứu Nông nghiệp từ 1975 – 1979, sản lượng trứng / mái đã tăng 19 quả trong

3 năm (Bảng 1.3.). Trong khi sản lượng trứng tăng đáng kể, điều quan trọng

không kém cần lưu ý rằng đó là số lượng trứng vỡ là 24%.

Bảng 1.3. Sản lượng trứng và tỷ lệ trứng vỡ của chim Trĩ đỏ khoang cổ

Năm 1975 - 1976 1976 - 1977 1977 - 1978 1978 - 1979

Số trứng đẻ/mái 41 44 45 60

Tỷ lệ trứng vỡ (%) 30,4 22,9 8,0 6

1.2.5. Khối lượng và chất lượng trứng

Khối lượng trứng phụ thuộc vào giống và tuổi thành thục về tính của

gia cầm. Gia cầm đẻ sớm thì trứng nhỏ, tuổi gia cầm cao thì khối lượng trứng

lớn hơn. Hệ số di truyền về khối lượng trứng khá cao nên việc chọn lọc định

hướng để nâng cao khối lượng trứng sẽ dễ đạt kết quả. Hệ số di truyền về

khối lượng trứng thường cao hơn hệ số di truyền về sản lượng trứng.

Theo Hà Thị Tường Vân (2003), khối lượng trung bình của 75 quả trứng

từ 3 chim Trĩ ĐKC nuôi ở Vườn thú Hà Nội trong 3 năm 2000 – 2002 là 27,5g.

Ipek và CS (2007), trứng được phân loại theo khối lượng, loại nhẹ (27,8-

29,7g); loại trung bình (29,8-31,7g); và nặng (31,8-33,7g). Khổi lượng trứng

không ảnh hưởng đến tỷ lệ chết sau khi nở. Khối lượng trứng ảnh hưởng đến

khối lượng cơ thể của Trĩ lúc mới nở, mức tăng khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức

Page 31: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn có sự sai khác (P<0,01). Trĩ mới nở có khối

lượng được xác định nhóm nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 19,5g; 21,8g và

22,6g. Sau 16 tuần tuổi nuôi dưỡng khối lượng trung bình lần lượt là 940,2;

1020,5 và 1091,2g đối với trống và 705,6; 739,5 và 778,6 đối với mái.

Kích thước của trứng được đặc trưng bằng chiều dài và chiều rộng của

trứng. Chỉ số hình dạng trứng là tỷ lệ giữa các chiều đo của quả trứng. Người

ta thường sử dụng hai loại chỉ số hình dạng trứng: Chỉ số dài là tỷ lệ giữa

chiều dài và chiều rộng của quả trứng và chỉ số rộng hay là chỉ số tròn là tỷ lệ

của chiều rộng so với chiều dài quả trứng. Chỉ số hình thái của trứng có ý

nghĩa kinh tế trong ấp nở, vận chuyển và đóng gói. Trứng càng dài càng dễ

vỡ. Trứng mỗi loại gia cầm đều có chỉ số hình dạng riêng. Chỉ số hình dạng

liên quan đến tỷ lệ nở của trứng gia cầm. Những trứng quá dài hoặc quá tròn

đều cho tỷ lệ nở kém (Bùi Quang Tiến và CS, 1984).

Theo Hà Thị Tường Vân (2003), chiều dài và rộng trung bình của 75

quả trứng từ 3 chim Trĩ ĐKC nuôi ở Vườn thú Hà Nội trong 3 năm 2000 –

2002 là 42,8 và 33,9cm.

Theo nghiên cứu của Pingel (1996), Lê Hồng Mận và CS (1996), Bùi

Quang Tiến và Nguyễn Hoài Tao (1985), khối lượng trứng của gia cầm có

tương quan âm với sản lượng trứng và hệ số tương quan nằm trong khoảng từ

-0,33 đến -0,36 trong khi đó giữa khối lượng trứng và khối lượng cơ thể có

tương quan dương, hệ số tương quan từ +0,31 đến +0,35.

Chế độ chiếu sáng có ảnh hưởng đến khối lượng trứng của gia cầm.

Theo Moris (1973), với chế độ chiếu sáng 14 giờ sáng và 13 giờ tối, khối

lượng trứng gà tăng 1,4g so với chế độ chiếu sáng 14 giờ sáng và 10 giờ tối,

trong khi đó với chế độ chiếu sáng 14 giờ sáng và 16 giờ tối, khối lượng trứng

tăng lên 2,9g so với chế độ 14 giờ sáng và 10 giờ tối.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khối lượng trứng của gia cầm cũng rất

rõ rệt: thiếu protein ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng trứng. Nghiên cứu của

Page 32: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Larbrier và CS (1992) trên khẩu phần ăn của gà mái đẻ cho thấy: khi thiếu

lysine hoặc methionine hoặc thiếu cả hai loại axit amin thiết yếu này đều ảnh

hưởng rõ rệt tới khối lượng trứng. Thiếu lysine ảnh hưởng đến tỷ lệ lòng đỏ

trong khi đó thiếu methionine lại ảnh hưởng chủ yếu tới lòng trắng.

Thiếu vitamin B chỉ ảnh hưởng đến sản lượng trứng nhưng không

ảnh hưởng đến khối lượng trứng, thiếu vitamin D ảnh hưởng đến chất

lượng vỏ trứng.

Kemal Kirikci và CS (2003) khi nghiên cứu chất lượng trứng của Trĩ

đã xác định khối lượng trứng 31,03g; độ chịu lực 0,938kg/cm2; chỉ số rộng

80,69%; chỉ số lòng đỏ 43,19%; khối lượng lòng đỏ 10,2g; khối lượng lòng

trắng 17,57g; độ dày vỏ là 0,042mm; đơn vị Haugh 96,33. Tương quan giữa

khối lượng trứng với độ dày vỏ trứng r = 0,17; với khối lượng vỏ r = 0,46; với

lòng đỏ r = 0,035 và khối lượng lòng trắng r = 0,58.

Kirikci và CS (2003) khi nghiên cứu đặc điểm về chất lượng trứng

của Trĩ với màu vỏ khác nhau đã xác nhận: khối lượng trứng, chỉ số hình

thái, khối lượng vỏ trứng và khối lượng màng vỏ của trứng màu nâu, màu

xanh ôliu có sự khác biệt với trứng vỏ màu xanh da trời và màu trắng. Ảnh

hưởng của màu sắc vỏ trứng đến chỉ số lòng đỏ, lòng trắng, độ dày vỏ

trứng và đơn vị Haugh có sự sai khác không đáng kể.

Chất lượng vỏ trứng là một chỉ tiêu quan trọng không chỉ trong vận

chuyển, bảo quản và đóng gói mà còn ảnh hưởng đến tỷ lệ nở. Chất lượng

vỏ trứng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như phương thức chăn nuôi,

dinh dưỡng. Hàm lượng canxi trong khẩu phần có ảnh hưởng lớn đến chất

lượng vỏ trứng. Tuy nhiên, hàm lượng canxi trong thức ăn không thể tăng

quá cao vì nó còn phụ thuộc vào tỷ lệ Ca/P trong khẩu phần. Sự hấp thu

canxi trong thức ăn còn chịu tác động của hàm lượng vitamin D trong khẩu

phần (Rose, 1997). Trứng chim Trĩ ĐKC thường có vỏ rất mỏng dễ bị dập

vỡ trong ổ đẻ và khi vận chuyển là rất lớn. Theo tài liệu của Viện Nghiên

Page 33: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

cứu gia cầm Seven Hills, từ 1975 – 1979 tỷ lệ dập vỡ từ 6 – 30,4% (trung

bình là khoảng 24%). Vấn đề này rất được quan tâm nghiên cứu và đã có

nhiều biện pháp hiệu quả làm giảm thiệt hại cho sản xuất đặc biệt đã làm

tăng khả năng sinh sản của chim Trĩ ĐKC.

Đơn vị Haugh

Đơn vị Haugh là chỉ tiêu phản ánh chất lượng trứng được xác định trên

cơ sở mối tương quan giữa khối lượng trứng (g) và chiều cao lòng trắng đặc

và được tính theo công thức của Haugh (1937).

Hu: 100 log ( H - 1,7 W 0,37 + 7,6)

Trong đó: H: chiều cao lòng trắng đặc (mm); W: Khối lượng trứng (g).

Kricki (2003) cho biết đơn vị Haugh của chim Trĩ ĐKC là 96,33.

Để đánh giá chất lượng lòng đỏ người ta dùng chỉ số lòng đỏ. Kirikci

(2003) cho rằng chỉ số lòng đỏ của chim Trĩ ĐKC là 43,19. Theo Demirel và

Kirikci (2009) thời gian bảo quản kéo dài làm cho chỉ số lòng trắng và đơn vị

Haugh giảm nhưng chỉ số lòng đỏ tăng. Có ảnh hưởng xấu của thời gian bảo

quản trứng đến tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở. Vì thế không nên bảo quản

trứng quá 8 ngày.

Kirikci và CS (2003), khối lượng trưng, chỉ số hình thái, khối lượng vỏ

trứng và khối lượng màng vỏ của trứng màu nâu, màu xanh ôliu có sự khác

biệt với trứng vỏ màu xanh da trời và trắng (P<0,05). Khối lượng lòng đỏ,

lòng trắng của trứng màu trắng, xanh da trời và xanh oliu sẽ lần lượt là 9,03

và 16,28g; 9,57 và 14,37g; 10,72 và 17,96g và 10,13 và 17,79g (P<0,05). Ảnh

hưởng của màu sắc vỏ trứng đến chỉ số lòng đỏ, lòng trắng, độ dày vỏ trứng,

độ dày màng và đơn vị Haugh không đáng kể (P<0,05).

1.2.6. Khả năng thụ tinh và kết quả ấp nở

Theo Hà Thị Tường Vân (2003), 75 quả trứng từ 3 chim Trĩ ĐKC nuôi

ở Vườn thú Hà Nội trong 3 năm 2000 – 2002 đã được ấp bằng gà nhà, kết quả

80% trứng có phôi và 56% nở.

Page 34: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Fronte (2008) cho rằng tỷ lệ nở của chim Trĩ ĐKC đạt 65 – 85% là thấp

hơn so với các loài gia cầm khác đã dược nuôi thuần hóa.

Theo The Game Bird Gazette (2012), tại trang trại Purna Wildlife

(2012), Missouri (Mỹ), trứng trĩ được bảo quản ở nhiệt độ 50-60°F, muộn

nhất sau 7 ngày được ấp. Trứng được đặt theo chiều đầu nhỏ xuống, được đảo

hàng ngày. Nhiệt độ là 99,750F và ẩm độ là 840F. Thời gian ấp là 23-24 ngày.

Tuy nhiên tác giả không cho biết tỷ lệ nở là bao nhiêu.

Khả năng thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Schubert và

Ruhland (1978); Pingel và Jeroch (1980), tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất

thường vào năm đẻ đầu. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào tỷ lệ trống mái trong

đàn; chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của đàn giống. Giao phối cận huyết làm

giảm tỷ lệ thụ tinh. Mật độ nuôi quá đông ảnh hưởng đến hoạt động giao phối

của con đực. Phương thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thụ tinh.

Theo Fronte (2008) khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển

phôi của chim Trĩ ĐKC cho rằng tỷ lệ ấp nở là tham số quan trọng ảnh hưởng

tới năng suất sinh sản của Trĩ, xác định chính xác tuổi phôi chết để đánh giá

tỷ lệ chết phôi là cần thiết. Trên thực tế, các nhà chăn nuôi thường chỉ quan

tâm đến sự phát triển của phôi thông qua việc xác định số trứng không có

phôi và không nở được.

Pingel và Jeroch (1980) cho biết có một số gen gây chết đã ảnh hưởng

đến tỷ lệ nở, ảnh hưởng này càng rõ hơn trong giao phối cận huyết.

Phương thức chăn nuôi khác nhau ảnh hưởng tới tỷ lệ nở khác nhau.

Khối lượng trứng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của phôi, trứng quá to hoặc

quá nhỏ đều cho tỷ lệ nở thấp. Sự cân đối về tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng và

cấu trúc vỏ có ảnh hưởng tới tỷ lệ nở (Trần Thị Mai Phương, 2004). Tuổi

chim bố mẹ càng cao tỷ lệ chết phôi tăng lên.

Tỷ lệ nở của chim Trĩ ĐKC không những phụ thuộc vào sự khéo léo,

đồng tâm hiệp lực của cả con trống và con mái mà còn phụ thuộc vào chất

Page 35: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

lượng trứng, điều kiện môi trường ... Wadlandi (2002) cho biết ảnh hưởng của

tỷ lệ ghép trống mái là 1/8 và 1/12 ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn Trĩ, năng

suất trứng của tỷ lệ ghép phối 1/8 cao hơn đáng kể trong 5 tuần đầu tiên của

thí nghiệm, nhưng sự sai khác này không có ở giai đoạn tiếp theo. Trứng bị

loại nhiều do chất lượng vỏ trứng mỏng nhưng không bị ảnh hưởng rõ rệt do

tỷ lệ trống mái.

Deeming và Wadlandi (2002) đã nghiên cứu nuôi Trĩ với tỷ lệ trống

mái là 1/8 và 1/12 đã có kết luận tỷ lệ 1/8 là thích hợp, năng suất trứng và tỷ

lệ trứng có phôi cao hơn so với nuôi tỷ lệ 1 trống 12 mái.

Hệ số di truyền của tính trạng ấp nở rất thấp, từ 0,16% đến 0,2%

(Wagner, 1980) nên các yếu tố kỹ thuật ấp như nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng,

đảo trứng, chất lượng trứng .... có vai trò quyết định tới tỷ lệ nở.

Khối lượng trứng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nở: trứng quá to hoặc quá nhỏ

đều cho tỷ lệ nở thấp. Nguyễn Quý Khiêm (1999), Wagner (1980) cho biết sự

cân đối về tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng và cấu trúc vỏ có ảnh hưởng tới tỷ lệ nở,

trứng quá to sẽ có lòng trắng nhiều thì không cho kết quả ấp nở tốt được.

Các yếu tố vệ sinh thú y, mùa vụ, phương pháp xử lí trứng ấp... cũng có ảnh

hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nở của trứng gia cầm (Bạch Thị Thanh Dân và CS, 1995).

1.3. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ đỏ khoang cổ

1.3.1. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

1.3.1.1. Sinh trưởng

Trần Đình Miên (1995) đã định nghĩa: sinh trưởng là một quá trình

tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều

dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận cơ thể của con vật trên cơ sở

tính chất di truyền từ đời trước. Cùng với quá trình sinh trưởng, các tổ chức

và cơ quan của cơ thể luôn luôn phát triển hoàn thiện chức năng sinh lý của

mình dẫn đến phát dục. Về mặt sinh học, sinh trưởng của gia cầm là quá

Page 36: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

trình tổng hợp protein thu nhận từ bên ngoài chuyển hóa thành protein đặc

trưng cho từng cơ thể của từng giống, dòng làm cho cơ thể tăng lên về khối

lượng và kích thước.

Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng thường được

đánh giá qua khối lượng và các kích thước của chúng. Các thông số này

thường được biểu thị dưới dạng sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và

sinh trưởng tương đối.

Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích lũy là khối lượng hoặc kích thước cơ thể ở một giai

đoạn tuổi nhất định nào đó. Sinh trưởng tích lũy thường được dùng để đánh

giá sự sinh trưởng vì nó đơn giản và dễ thực hiện.

Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích

cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39, 1997). Đồ

thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol, giá trị sinh trưởng tuyệt đối cao thì

có hiệu quả kinh tế lớn. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng

g/con/ngày hoặc g/con/tuần.

Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích

thước và thể tích cơ thể, lúc kết thúc khảo sát so với với lúc đầu khảo sát

(TCVN 2.90, 1997). Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hyperbol. Gia cầm

còn non sẽ có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi. Người ta

còn dùng hệ số K để đánh giá tốc độ sinh trưởng tương đối.

lnPn1 - lnPn K =

tn1 – tn

Trong đó, ln là logarit tự nhiên (e = 2,718)

Page 37: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Quá trình dùng đồ thị minh họa về khả năng sinh trưởng đã xuất hiện

những nghiên cứu về đường cong sinh trưởng. Lerner và Asmumdson (1938)

lấy khối lượng cơ thể ở những giai đoạn thích hợp để xây dựng một đường

cong sinh trưởng chuẩn. Eisen và CS (1969) đã sử dụng phương trình toán

học thích hợp, thể hiện súc tích về mặt sinh học quá trình sinh trưởng của một

số giống gà bằng đường cong sinh trưởng.

Theo Brody (1945) và Chambers (1990), đường cong sinh trưởng gồm 4

pha: Pha sinh trưởng nhanh dần sau khi nở, điểm uốn (thời điểm sinh trưởng cao

nhất và chuyển sang giai đoạn sinh trưởng chậm dần), pha sinh trưởng chậm dần

tới tiệm cận và đường tiệm cận (trùng với khối lượng cơ thể lúc trưởng thành).

Theo John và CS (1969), đường cong sinh trưởng của gà được chia làm

2 đoạn chính: Tăng nhanh theo đường dốc là đoạn kéo dài từ lúc bắt đầu giai

đoạn sinh trưởng đến một phần ba hoặc một phần hai khối lượng cơ thể đạt

được lúc trưởng thành. Độ dài đoạn này tùy thuộc vào giống và ảnh hưởng

của môi trường và đoạn kéo dài từ cuối đoạn 1 đến lúc trưởng thành hoặc đến

cuối giai đoạn phát triển.

Theo Stephan (1995), để xác định đường cong sinh trưởng, người ta

thường dùng 3 hàm số toán học là hàm Gompertz, hàm logistic và hàm

Richards. Nhưng nhìn chung hàm Gompertz được sử dụng phổ biến hơn.

Theo NSW DPI (2009), khối lượng của chim Trĩ ĐKC 16 tuần tuổi

nuôi tại Australia (Bảng 1.4.)

Bảng 1.4. Khối lượng chim Trĩ đỏ khoang cổ 16 tuần tuổi tại Australia (g)

Năm Trống

trung bình Dao động

Mái trung bình

Dao động

1976–77 1162 1080–1200 827 640–920

1977–78 1157 1040–1370 814 710–990

1978–79 1297 1150–2000 936 810–1380

Page 38: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Theo Wikipedia (2012) chim Trĩ ĐKC ở Châu Âu, Bắc Mỹ và

Australia nặng từ 0,5 đến 3 kg; con trống nặng trung bình là 1,2 và con mái là

0,9 kg; Con trống dài 60-89 cm và có đuôi dài 50 cm. Con mái dài 50-63 cm

và đuôi dài khoảng 20 cm.

1.3.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC

Ảnh hưởng của các yếu tố di truyền

Godfrey và CS (1956); Brandsch và Bülchel (1978) cho biết sự di

truyền tính trạng khối lượng cơ thể được quy định bởi sự tham gia của nhiều

gen và ở mức độ nào đó có liên quan với giới tính. Để đánh giá ảnh hưởng

của di truyền đối với khả năng sinh trưởng của gia cầm người ta sử dụng hệ

số di truyền.

Ở gia cầm, kích thước và khối lượng của bộ xương có tầm quan trọng

lớn đối với khối lượng và hình dáng cơ thể. Quan hệ giữa khối lượng cơ thể

với tốc độ lớn và chiều dài đùi, cũng như chiều dài xương ngực, chiều rộng

ngực với khả năng cho thịt có tầm quan trọng đặc biệt. Theo Pingel và CS

(1996) ở gia cầm giữa độ dày cơ ngực và tỷ lệ phần trăm thịt lườn có mối

tương quan dương.

Mehner (1962) cho rằng sự khác nhau về khối lượng cơ thể từng giống là

do di truyền, theo ông các giống có khối lượng cơ thể lớn là do chúng sở hữu

nhiều gen quy định tính trạng tăng khối lượng nhanh hơn so với các giống gà lớn

chậm, song trong một số trường hợp cần thận trọng khi phân biệt.

Ảnh hưởng của giới tính

Tốc độ tăng khối lượng giữa gia cầm trống và gia cầm mái khác nhau

rõ rệt. Theo NSW DPI (2009), Trĩ đỏ nuôi đến 16 tuần tuổi con trống đạt

1,25kg và con mái đạt 1,0kg và mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg khối lượng cơ

thể là 4,5kg.

Page 39: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Ảnh hưởng của dinh dưỡng

Theo Bùi Đức Lũng (1992) để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải

cung cấp thức ăn tốt được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein với các axit

amin và năng lượng. Ngoài ra, trong thức ăn cần được bổ sung các chế phẩm

hóa sinh học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh

trưởng và làm tăng chất lượng thịt.

Năng lượng và protein là 2 yếu tố quan trọng nhất trong khẩu phần

ăn của gà (Rose, 1997). Ngoài ra trong dinh dưỡng gia cầm còn có các

thành phần như axit béo, khoáng, vitamin và nước cũng không thể thiếu

được. Khoáng vô cơ là một thành phần trong khẩu phần ăn gồm các nguyên

tố đa lượng như canxi, photpho, sodium, postasium, mangiesium và chlor,

những nguyên tố này có những chức năng khác nhau, đặc biệt là 3 nguyên

tố Ca, P và Na có vai trò trong việc hình thành bộ xương, vỏ trứng, điều

khiển chức năng thẩm thấu của cơ thể và hoạt động như những chất bổ trợ

cho các enzim. Đồng, iod, sắt, mangan, selen là những nguyên tố vi lượng.

Vitamin là hợp chất hữu cơ được chia làm 2 nhóm: Nhóm hoà tan trong

nước và nhóm hoà tan trong mỡ mà gia cầm chỉ cần một lượng nhỏ vitamin

trong khẩu phần. Cain và CS (1984) đã nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ

nuôi, mức năng lượng và protein trong khẩu phần đến tốc độ tăng trưởng

và hiện tượng mổ lông của chim Trĩ ĐKC. Kết quả cho thấy có sự tương

tác đáng kể giữa protein khẩu phần và mật độ nuôi, giữa khẩu phần và năng

lượng. Nhóm được ăn khẩu phần có 22% protein và 2.970 Kcal cho kết quả

tốt nhất. Clary (1998) thức ăn nuôi Trĩ trong 8 tuần đầu nên có tỷ lệ protein

từ 28 – 30%.

Theo NSW DPI (2009), khẩu phần thức ăn nuôi chim Trĩ qua các giai

đoạn tuổi và tiêu thụ thức ăn của 100 Trĩ nuôi thịt được thể hiện như sau:

Page 40: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 1.5. Khẩu phần nuôi chim Trĩ qua các tháng tuổi

Thành phần (%) 0–4 tháng 5–9 tháng 10–16 tháng Sinh sản

Lúa mì 41 56 70 61

Đại mạch 10 10 8 10

Thức ăn đậm đặc – – 5 5

Bột thịt (50%) 12 12 10 11

Bột đỗ tương 31 18 5 4

Bột cá 3 3 1 2

Bột cỏ Lucerne – – – 3

Khoáng vôi – – – 3

Chất tallow 2 – – –

Premix 1 1 1 1

Tổng 100 100 100 100

Bảng 1.6. Tiêu thụ thức ăn trung bình của 100 chim Trĩ nuôi thịt

Tuần tuổi Thức ăn trong tuần (kg) Thức ăn tích lũy (kg) 1 2,25 2,25 2 6,00 8,25 3 11,85 20,10 4 16,00 36,10 5 20,00 56,10 6 26,00 82,10 7 29,55 111,65 8 31,85 143,50 9 39,55 183,05

10 43,60 226,65 11 48,00 274,65 12 50,00 324,65 13 50,00 374,65 14 47,70 422,35 15 45,50 467,85 16 45,50 513,35 17 43,60 556,95 18 43,60 600,55

Page 41: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Gia cầm lớn nhanh đều có hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn gia cầm

chậm lớn. Nhiều tài liệu đã công bố hệ số tương quan giữa tăng khối lượng và

tiêu tốn thức ăn thường là -0,4 đến -0,7 (Wilson, 1980; Guill và Washburn,

1974; Pym và Nicholls, 1979). Chambers và CS (1990) đã ước tính hệ số

tương quan giữa tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn là +0,52.

Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật thực tiễn gà lớn nhanh có hiệu quả

sử dụng thức ăn cao.

Ảnh hưởng của nhiệt độ và chế độ chiếu sáng

Trong nghiên cứu của Blake (1987) về ảnh hưởng của chu kỳ sáng tối

Ahemeral đến sản xuất trứng của chim Trĩ ĐKC, 3 nhóm gồm 36 chim Trĩ

mái và 10 chim Trĩ trống 10 tháng tuổi được đưa vào môi trường ánh sáng

được điều tiết: 14 giờ sáng - 10 giờ tối (nhóm đối chứng), chế độ chiếu sáng

Ahemeral là 14 giờ sáng - 8 giờ tối hoặc 14 giờ sáng - 12 giờ tối. Kết quả cho

thấy sản xuất trứng hàng ngày của nhóm ở chế độ 14 giờ sáng - 12 giờ tối là

63,8% so với 55,6% của nhóm đối chứng, tuy nhiên sự khác nhau không đáng

tin cậy (xác suất P>0,05). Chế độ chiếu sáng Ahemeral không ảnh hưởng đến

sản lượng trứng, số trứng vở, tỷ lệ nở và tỷ lệ chết phôi. Chất lượng vỏ (được

xác định bằng tỉ trọng và độ dày) kém hơn đáng kể (xác suất P < 0,05) đối với

trứng ở chế độ chiếu sáng Ahemeral 22 giờ (14 giờ sáng và 8 giờ tối). Tỷ lệ

có phôi của trứng ở chế độ chiếu sáng 26 giờ (14 giờ sáng và 12 giờ tối) là

89,7%; tốt hơn rõ rệt (xác suất P<0,05) so với trứng ở lô thí nghiệm.

Trong công trình nghiên cứu về ánh sáng và tỷ lệ trống / mái phù hợp

cho chim Trĩ ÐKC nuôi nhốt. Bates và CS (1987) nghiên cứu hai nhóm Trĩ

giống với số lượng 1.644 và 1.680 cá thể được bố trí theo các yếu tố:

trống/mái với tỷ lệ là 1:12 và 1:18; hai chế độ ánh sáng: 14 giờ sáng và 16

giời sáng hàng ngày. Các chỉ tiêu được khảo sát là tỷ lệ chết của chim Trĩ

mái, tỷ lệ trứng bị loại, năng suất trứng, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở, và số

chim Trĩ con loại 1 sau 9 tuần sản xuất. Kết quả cho thấy mặc dù tỷ lệ chết và

Page 42: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

nở không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ trống/mái hoặc thời gian chiếu sáng, nhưng

tỷ lệ trứng loại tăng, số chim Trĩ con loại 1 giảm đi khi thời gian chiếu sáng

16 giờ / ngày. Kết luận cho rằng không nên chiếu sáng quá 14 giờ/ngày.

Chiếu sáng nhân tạo liên tục với cường độ thấp sẽ trợ giúp cho quá

trình sinh trưởng, vì nhờ ánh sáng nhân tạo mà gà vận động nhiều hơn và

lượng thức ăn tiêu thụ cũng nhiều hơn (Pingel và Jeroch, 1980).

Theo Mashaly (1983), nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời gian chiếu

sáng khác nhau đối với chim Trĩ ĐKC đến khối lượng cơ thể và năng suất

sinh sản. Chim Trĩ ĐKC thương phẩm ở thí nghiệm 1 và chim Trĩ ĐKC trình

bày ở thí nghiệm 2. Chim Trĩ được chiếu sáng theo các giai đoạn tự nhiên

khác nhau (8 giờ chiếu sáng và 16 giờ trong bóng tối mỗi ngày) trước khi

chúng được chiếu sáng 16 giờ và tối 8 giờ mỗi ngày (sử dụng ánh sáng nhân

tạo). Số liệu về khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn, hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ

phôi và sản lượng trứng thu được đều tốt hơn khi không sử dụng chiếu sáng

nhân tạo. Kết quả khẳng định chim Trĩ ĐKC sinh trưởng nhanh khi được

chiếu sáng nhân tạo hơn so với chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên.

Blake và CS (1987) ảnh hưởng của hai chu kỳ sáng tối luân phiên

(L:D) đến năng suất trứng được nghiên cứu trong thí nghiệm này. Ba nhóm

gồm 36 chim mái và 12 chim trống 10 tháng tuổi nuôi ở ba chu kỳ sáng tối 24

giờ (14L:10D) (làm đối chứng), 22 giờ (14L:8D) và 26 giờ (14L:12D) là yếu

tố thí nghiệm. Tỷ lệ đẻ trứng bình quân là 63,8% đối với chim được nuôi ở

chu kỳ sáng tối 26 giờ so với 55,6% ở lô đối chứng 24giờ. Mặc dù sai khác

này không mang ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nhưng nó cho thấy rằng các chu

kỳ sáng tối luân phiên có xu hướng làm tăng năng suất trứng của chim Trĩ.

Các chu kỳ sáng tối không ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng trứng, độ dầy

vỏ trứng và độ ròn của vỏ trứng, khả năng ấp nở và khả năng chết phôi. Chất

lượng vỏ trứng, do các chỉ số về trọng lực và độ dày vỏ, bị giảm đáng kể

(P<0,05) đối với trứng thu được từ các chim mái nuôi trong điều kiện có chu

Page 43: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

kỳ sáng tối 22 giờ. Khả năng nở của trứng nuôi dưới điều kiện có chu kỳ sáng

tối 26 giờ được cải thiện đáng kể (P>0,05) so với trứng thu được từ lô đối

chứng (89,3% so với 78,4%).

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng chu kỳ sáng tối kéo dài đóng một

vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất và khả năng nở của trứng chim Trĩ.

Ảnh hưởng của kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc

Theo nghiên cứu của Cain và CS (1984), ảnh hưởng của mật độ nuôi,

mức năng lượng và protein khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng và hiện tượng

mổ lông ở chim Trĩ ĐKC được nghiên cứu trong hai thí nghiệm. Sau khi nở,

chim Trĩ trong thí nghiệm 1 được nuôi ở các mật độ khác nhau 0,19m2/con ,

0,38m2/con hay 0,47m2/con và cho ăn ở các phẩu phần chứa 16, 19%, 22%

protein. Thí nghiệm 2 được nuôi ở mật độ 0,4m2/con và cho ăn ở 2 phẩu phần

chứa 16% và 22% protein với các mức năng lượng 2530, 2750, 2970 hay

3190 kcal/kg. Khối lượng cơ thể không bị ảnh hưởng bởi các mức mật độ

nuôi khác nhau, nhưng hiện tương mổ lông giảm đáng kể khi giảm mật độ

nuôi. Khối lượng cơ thể, tỷ lệ cắn mổ đồng loại, và sự chuyển hóa thức ăn ở

nhóm ăn khẩu phần 16% protein thấp hơn các nhóm lượng ăn khẩu phần có

19 và 22% protein. Tỷ lệ tăng khối lượng cơ thể, hiệu quả sử dụng thức ăn và

hiện tượng mổ lông tăng khi hàm lượng năng lượng trong khẩu phần tăng. Có

sự tương tác đáng kể giữa protein khẩu phần và mật độ nuôi và giữa protein

khẩu phần và hàm hương năng lượng phẩu phần đến hiện tượng mổ lông ở

chim Trĩ. Sau khi tiến hành xong các thĩ nghiệm thì thấy rằng nhóm tốt nhất

là nhóm được ăn khẩu phần có 22% protein và 2970 kcalME/kg và được nuôi

ở diện tích nền từ 0,38m2/con trở lên.

Theo Pfaff và CS (1990), tiến hành hai thí nghiệm, mỗi thí nghiệm sử

dụng 240 chim Trĩ mái đẻ (Phasianus colchicus) để xác định ảnh hưởng của

các mức cho ăn bã bia khô khác nhau đến năng suất trứng, khả năng sinh sản,

khả năng ấp nở, và tiêu tốn thức ăn. Năng suất trứng và khả năng sinh sản của

Page 44: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

chim được ăn bã bia khô không khác biệt so với chim ăn khẩu phần đối

chứng. Khả năng ấp nở của trứng từ các con mái ăn khẩu phần có chứa 30 và

45% bã bia khô cao hơn (P<0,05) so với trứng của các con ăn khẩu phần đối

chứng. Như vậy, kết luận rằng bã bia khô trong khẩu phần của chim Trĩ mái

đẻ có ảnh hưởng tốt đến khả năng ấp nở của trứng.

1.3.2. Năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả sử dụng thức ăn

1.3.2.1. Năng suất thịt

Năng suất và cấu tạo của thịt xẻ cũng như mối liên hệ giữa thịt xẻ với

các chỉ tiêu sản xuất khác trên gia cầm đã được nhiều tác giả nghiên cứu.

Tỷ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thân thịt so với

khối lượng sống của gia cầm. Tương tự như vậy thành phần thân thịt là tỷ lệ

phần trăm của các phần so với thân thịt và của cơ là tỷ lệ phần trăm của khối

lượng cơ so với thân thịt (Chambers, 1984, 1990). Thịt đùi và thịt ức là hai

thành phần quan trọng của thịt xẻ.

Giữa các giống, dòng khác nhau tồn tại sự sai khác di truyền về năng

suất thịt xẻ, các phần thân thịt (Chambers, 1990).

Tại nghiên cứu trên các nhóm gà thịt từ hai dòng tổng hợp và con lai

của chúng, Chambers (1990) đã tìm thấy:

- Năng suất thịt lườn và số đo góc ngực có tương quan (+).

- Khối lượng cơ thể và tỷ lệ thịt xẻ cũng có tương quan (+).

Theo Ricard và Rourvier (1967), tương quan di truyền giữa khối lượng

cơ thể và khối lượng thân thịt có tương quan cùng chiều và cao (+0,74).

Tương quan giữa khối lượng thân thịt và các phần của thân thịt là (+0,57).

Ở tất cả các giống gia cầm, tuổi giết mổ và tính biệt có ảnh hưởng rất

lớn đến năng suất thịt gia cầm. Tỷ lệ thân thịt của gia cầm trống và mái cũng

khác nhau (tỷ lệ thịt ức của gà mái thường cao hơn gà trống).

Rất nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lệ thân thịt ở gia cầm hướng thịt tăng

lên theo tuổi, tuổi gia cầm càng cao thì tỷ lệ này càng cao (Ristic, 1987;

Page 45: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Seemann và CS, 1982; Brake và CS, 1993). Mặt khác, khi tuổi gia cầm tăng

thì tỷ lệ thịt đùi, thịt lườn cũng tăng (Ristic, 1987). Tuổi giết mổ gia cầm còn

ảnh hưởng đến độ ngon của thịt (Ristic, 1987).

Ảnh hưởng của giới tính đến năng suất thịt ở một số giống gia cầm thể

hiện qua nghiên cứu của Pingel và Jeroch (1980) ở 8 tuần tuổi thịt lườn ở gà

trống nuôi thịt thấp hơn gà mái là 2,5%, trong khi đó tỷ lệ đùi (cả xương)

không có sự sai khác đáng kể. Ở tuần tuổi 12 tỷ lệ thịt lườn gà trống thấp hơn

gà mái là 1,7%, nhưng tỷ lệ đùi (cả xương) ở gà trống lại cao hơn gà mái là

1,4%. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Ngô Giản Luyện (1994),

Đoàn Xuân Trúc và CS (1999): cùng một dòng gà tỷ lệ thân thịt gà trống lớn

hơn gà mái 1-2%, trong khi đó tỷ lệ thịt lườn của gà mái lại cao hơn gà trống.

1.3.2.2. Chất lượng thịt

Thành phần hoá học của thịt là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất

để đánh giá chất lượng thịt. Do điều kiện thực tiễn còn có những hạn chế, việc

đánh giá chất lượng thịt chủ yếu thông qua các thành phần hoá học của thịt.

Thịt gia cầm được cấu thành từ những thành phần chính là nước,

protein, mỡ, carbonhydrate, vitamin, khoáng và một số chất cần thiết cho cơ

thể sống như là các chất kiến tạo và cung cấp năng lượng. Tỷ lệ các chất này

trong thịt phụ thuộc vào giống, giới tính và cấu trúc mô ở các phần khác nhau

của thân thịt và nhiều nhân tố khác, nhìn chung trong thịt có trung bình 72-

75% nước, 18,5% protein, 3% mỡ và 1% khoáng (Danilov, 1969).

Phương thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng đến thành phần hoá học của

thịt. Theo Pingel và Jeroch (1980) khi gà nuôi chuồng lồng thì thịt có hàm

lượng mỡ và protein thô cao và hàm lượng nước thấp hơn so với thịt của

những gà được nuôi trên nền. Chế độ dinh dưỡng khác nhau cũng ảnh hưởng

đến thành phần hoá học của thịt gà mà rõ nhất là hàm lượng mỡ.

Các hợp chất cần thiết của các cơ quan trong cơ thể đều được cấu thành

Page 46: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

từ nước. Hàm lượng nước trong thịt gà thường chiếm khoảng 70-75%, hàm

lượng này phụ thuộc vào tuổi và hàm lượng mỡ trong cơ thể.

Giá trị của thịt gia cầm biểu thị ở hàm lượng protein của chúng. Protein

là thành phần có giá trị nhất, nó không chỉ cung cấp các chất cơ bản để tạo tế

bào mới mà còn là nguồn cung cấp năng lượng (1g protein cung cấp 4,1

Kcal), hơn nữa mỡ và carbohydrate đều được tổng hợp từ protein trong cơ

thể. Protein đứng thứ 2 về mặt số lượng sau nước. Bản chất của protein là do

các acid amin cấu thành, có khoảng 20 acid amin được biết đến. Hàm lượng

acid amin nói chung là rất khác nhau giữa các loại protein, chúng tạo nên các

chuỗi polypeptit của phân tử protein. Chuỗi polypeptit có thể dài tới hàng

nghìn các acid amin. Có khoảng 65% protein trong cơ thể động vật là protein

cơ, 30% là protein của mô liên kết và 5% là protein cần thiết của máu và

keratin (lông, móng chân). Một số acid amin cơ thể không tự tổng hợp được

gọi là các acid amin không thay thế (arginin, histidin, isoleucin, leucin, lysin,

methionin, phenylalanin, threonin, tryptophan, valin) một số acid amin có thể

thay thế cho các acid amin cần thiết đó là cystin, tyrosin và các acid amin thường

như alanin, acid asparagin, glutamin, glycin, hydroxylprolin, prolin, serin.

1.3.2.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn

Hiệu quả sử dụng thức ăn được đánh giá qua mức độ tiêu tốn thức ăn,

nghĩa là tiêu thụ bao nhiêu kg thức ăn để sản xuất 1 kg tăng khối lượng cơ thể.

Hiệu quả sử dụng thức ăn quyết định rất lớn tới hiệu quả chăn nuôi vì chi phí

thức ăn thường chiếm khoảng 70 - 75% giá thành sản phẩm.

Hệ số tương quan giữa tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn thường là -

0,4 đến -0,7 (Pym và Nicholls, 1979).

Chambers và CS (1990) đã ước tính hệ số tương quan giữa tăng khối

lượng cơ thể và hiệu quả sử dung thức ăn là +0,52.

Pym và Nicholls (1979), Chambers và CS (1984), Leenstra và CS

(1986, 1988) đã xác định được hệ số di truyền về hiệu quả sử dụng thức ăn

Page 47: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

trong sinh trưởng biến động từ 0,2-0,8 (trung bình từ 0,4 đến 0,5). Hệ số di

truyền tính theo phương pháp thực ở những thời điểm nhất định hiệu quả sử

dụng thức ăn thường thấp hơn so với hệ số di truyền ước tính theo phân tích

phương sai, nó biến động từ 0,15 đến 0,56 (trung bình là 0,25) (Guill và

Washburn, 1974; Pym và Nicholls, 1979).

1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.4.1. Ngoài nước

Các nghiên cứu về chim Trĩ ĐKC được sắp xếp theo các lĩnh vực sau:

nghiên cứu bảo tồn và đời sống của chim Trĩ trong hoang dã, nghiên các nội

dung sinh học về chim Trĩ và nghiên cứu về sinh sản, sinh trưởng, sản xuất

thịt của chim Trĩ như sinh sản, sinh trưởng và chế biến thịt.

1.4.1.1. Nghiên cứu bảo tồn và đời sống hoang dã của chim Trĩ

Chim Trĩ được xem là động vật thuần hóa và đã được chăn nuôi, nhân

giống để phục vụ săn bắn và lấy thịt. Song song với công việc đó công tác bảo

tồn loài này trong thiên nhiên vẫn được tiến hành. Một trong những nước khá

thành công trong công việc này đó là Vương quốc Anh. Theo báo cáo của

Game & Wildlife Conservation Trust (2012), thì năm 1900 chỉ có 25 con Trĩ

trên 100 ha, nhưng con số này đã tăng lên 150% vào năm 1980. Các công

trình nghiên cứu bảo tồn như: “Các loài động vật đang ở trạng thái nguy hiểm

và môi trường sống tại Việt Nam” (Westing, 1981); “Đặc điểm của Trĩ đực,

sức sống ở Trĩ khoang cổ” (Schantz và CS, 1990); “Các vùng bảo vệ và bảo

tồn các loài Trĩ tại đông Á” (McGowan và CS, 1998). Sage và CS (2002) đã

so sánh sinh trưởng và điều kiện thả chim Trĩ khoang cổ nhỏ ra môi trường tự

nhiên được nuôi với các chế độ ăn khác nhau. Leif (2005) đã nghiên cứu sinh

thái không gian và chọn lọc môi trường sống của Trĩ. Draycott và CS (2005)

đã nghiên cứu ảnh hưởng của cho ăn bổ sung vào mùa xuân đến mật độ quần

thể và phối giống thành công ở chim Trĩ khoang cổ được thả ra tự nhiên ở

Page 48: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Anh. Những năm gần đây các nội dung khác cũng được nghiên cứu, như

Haroldson và CS (2006) đã nghiên cứu kết hợp bảo tồn chim Trĩ khoang cổ,

Trĩ xám, và Trĩ Meadowlark Abundance trên đồng cỏ; Santilli và cs (2008)

đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hoạch Trĩ khoang cổ ở vùng

Tuscany, Italy; Musil và CS (2008) đã nghiên cứu mức sống và sinh sản của

Trĩ hoang dã được nuôi nhốt và chuyển vùng. Doxon và Carroll (2010) đã

nghiên cứu nuôi dưỡng hệ sinh thái của Trĩ khoang cổ và gà Bobwhite miền

Bắc trong chương trình bảo tồn.

1.4.1.2. Nghiên cứu về các nội dung sinh học về chim Trĩ

* Nghiên cứu về bệnh: Ormsbee (1939) đã nghiên cứu bệnh cầu trùng ở

chim Trĩ ĐKC tại Đông Washington. Clapham (1950) đã nghiên cứu hiện

tượng keratitis ở Trĩ sau khi chữa trị bằng Phenothiazine. Scott và CS

(1954) đã nghiên cứu ảnh hưởng của kháng sinh, arsen và các hợp chất

kích thích tuyến giáp (thyroactive) đến sinh trưởng và mọc lông của Trĩ

non. Yao-Ching Hsieh và CS (2009) đã chẩn đoán bệnh lao chim ở Trĩ

Swinhoe bằng phương pháp thông thường và phân tử. Wolfe và CS (1961)

đã nghiên cứu sản sinh kháng thể trên con lai Trĩ – gà tây California.

* Nghiên cứu lĩnh vực sinh lý, sinh hóa: như Sarvella và CS (1977) so

sánh miễn dịch của serum ở gà, gà tây, Trĩ, chim cút và các con lai của chúng.

Purohit và CS (1978) đã nghiên cứu mức testosterone trong huyết tương của

con lai gà – Trĩ. Purohit và Bassrus (1979) nghiên cứu phản ứng của tinh hoàn

Chim Trĩ ĐKC không giao phối đối với HCG, chiết xuất tuyến yên của gà và

thời gian chiếu sáng. Mateos (2005) đã nghiên cứu mô hình sốc phụ thuộc

(the subordination stress paradigm) và mối liên hệ giữa testosterone với

corticosterone ở Trĩ khoang cổ trống.

Breitenbach và CS (1959), đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc ấp và úm

đến mỡ, khối lượng nội tạng và khối lượng cơ thể ở chim Trĩ ĐKC mái.

Page 49: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Fronte (2008), đã nghiên cứu các giai đoạn phát triển phôi để ước tính tỷ lệ

chết ở chim Trĩ ĐKC.

Một số nghiên cứu cơ bản khác như: Heinz (1973) đã nghiên cứu phản

ứng của chim Trĩ ĐKC non đối với tiếng gọi cùng loài. Blake và CS (1987) –

các nhà khoa học trường Đại học Michigan đã nghiên cứu những thay đổi về

thời gian hình thành trứng, thời gian chậm định vị trứng (Oviposition Lag

Time) và độ dài của trứng (Egg Sequence Length) do chu kỳ sáng tối

Ahemeral. Wise (1993) nghiên cứu khả năng bay của các dòng Trĩ. Ping và

CS (2006) đã nghiên cứu cấu trúc di truyền quần thể Trĩ Elliot Syrmaticus

ellioti ở Trung Quốc qua phân tích ADN ti lạp thể.

Bhatnagar và CS (1972) đã nghiên cứu di truyền của màu mào, cẳng

chân ở Trĩ khoang cổ.

Ở Italia, Rizzi và CS (1994) đã nghiên cứu khả năng di truyền và mối

tương quan giữa cấu trúc cơ thể (Conformation) và các đặc điểm của mào ở

Trĩ khoang cổ.

* Nghiên cứu về các con lai giữa loài Trĩ và các loài chim và gà khác

như: Asmundson và Lorenz (1957) đã nghiên cứu con lai của Trĩ khoang cổ

với gà tây và gà nhà.

1.4.1.3. Nghiên cứu về sinh sản, sinh trưởng và sản xuất thịt của chim Trĩ

ĐKC

Nuôi thích nghi, giống và nhân giống

Hiller và CS (1932) đã nghiên cứu nhân giống chim Trĩ ĐKC tại

Mỹ. Woodard và CS (1983) đã nghiên cứu ảnh hưởng của cận huyết đến

các tính trạng sinh sản ở chim Trĩ ĐKC được nuôi tại các trang trại ở

Mỹ. Adams và CS (1968) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc nuôi nhốt

trong lồng và chế độ chiếu sáng đến năng suất của Trĩ giống. Thí nghiệm

được tiến hành tại Mỹ. Cain và CS (1984) đã nghiên cứu ảnh hưởng của

Page 50: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

chế độ ăn giai đoạn hậu bị và mật độ nuôi ảnh hưởng đến sinh trưởng và

hiện tượng mổ cắn nhau (Cannibalism) ở chim Trĩ ĐKC. Ipek và Dikmen

(2007) đã nghiên cứu tương quan giữa sinh trưởng và khối lượng trứng ở

Trĩ khoang cổ. Pennycott (2000) đã nghiên cứu nguyên nhân chết và loại

thải ở Trĩ trưởng thành.

Sinh sản

Hiller và CS (1932) đã nghiên cứu về “Ảnh hưởng của màu sắc và

độ dày vỏ trứng đến khả năng ấp nở của chim Trĩ ĐKC Trung Quốc”.

Mateos và Carranza (1995) nghiên cứu về “sự lựa chọn của Trĩ mái về

ngoại hình của Trĩ trống”. Woodard và CS (1983) đã nghiên cứu ảnh

hưởng của việc đảo trứng và thời gian bảo quản đến tỷ lệ nở của Trĩ,

chim cút Nhật. Woodard và Snyder (1978) đã nghiên cứu quay vòng việc

đẻ trứng của Trĩ bằng cách thay đổi chu kỳ chiếu sáng. Dorn và CS

(1982) – tại Trường Đại học Michigan – Mỹ - đã nghiên cứu ảnh hưởng

của việc bảo quản trứng đến tỷ lệ ấp nở của trứng ở Trĩ khoang cổ. Bates

và Hanson (1987) đã nghiên cứu chế độ chiếu sáng và tỷ lệ giới tính phù

hợp cho việc nhân giống chim Trĩ ĐKC nuôi nhốt. Deeming và Wadlandi

(2002) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ trống/mái ở những đàn Trĩ

thương phẩm đến sức khỏe, sức sản xuất, tỷ lệ phôi và nở của trứng. Ipek

và Yilamz-Dikmen (2003) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm đẻ

trứng đến ấp nhân tạo ở loài chim Trĩ ĐKC. Kirikci và CS (2003) đã

nghiên cứu một số đặc điểm chất lượng của trứng Trĩ khoang cổ có các

màu khác nhau. Demirel và Kirikci (2009) cũng nghiên cứu ảnh hưởng

của thời gian bảo quản trứng đến một số tính trạng chất lượng trứng và

khả năng nở ở Trĩ. Mashaly và CS (1982) đã nghiên cứu về mối tương

quan giữa progesterone và đẻ trứng ở Trĩ. Mashaly và CS (1983) đã

nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến khối lượng cơ thể và

Page 51: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

năng suất đẻ của chim Trĩ ĐKC. Smith và CS (1968) đã nghiên cứu năng

suất sinh sản của chim Trĩ mái giống. Chen-Xi và CS (2010) đã nghiên

cứu tập tính ấp trứng bất thường và sự chịu đựng hạ nhiệt của phôi ở Trĩ

đỏ (Blood Pheasant -Ithaginis cruentus). Blake và CS (1987) đã nghiên

cứu chu kỳ sáng tối nhân tạo (gọi là ngày Ahemeral ít hơn 24 giờ) và các

tham số về sản xuất trứng ở chim Trĩ ĐKC.

Sinh trưởng và dinh dưỡng

Scott và CS (1949), đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu trên Trĩ nuôi

tại Mỹ và Canada, những nước có nghề chăn nuôi Trĩ phát triển bậc nhất,

từ năm 1949 đến nay: Nghiên cứu về dinh dưỡng Trĩ non, nhu cầu vitamin

K của chim cút và Trĩ non (Scott và CS, 1955). Scott và Reynolds (1949) đã

nghiên cứu dinh dưỡng Trĩ non. Mức protein, xơ thô trong khẩu phần ăn

của Trĩ non đã được Scott và CS (1954) nghiên cứu. Nghiên cứu về ảnh

hưởng của chế độ ăn đến khả năng chống chịu rét và mưa làm ướt ở Trĩ

non (Scott và CS (1955). Nghiên cứu về nhu cầu canxi, phốt pho và vitamin

D đối với Trĩ nhỏ (Scott và CS, 1958). Nghiên cứu về nhu cầu vitamin K đối

với Trĩ và chim cút non (Scott và CS, 1961). Nghiên cứu về nhu cầu axit

pantothenic và các yếu tố không rõ đối với chim Trĩ ĐKC non và chim cút

Bobwhite (Scott và CS, 1964).

Các công trình nghiên cứu liên quan tới nội dung này như: nhu

cầu tối thiểu về phốt pho đối với Trĩ non (Sunde và Bird, 1956), ảnh

hưởng các mức protein trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của

Trĩ (Woodard và CS, 1977).

Adams và CS (1968) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc nuôi nhốt

và thời gian chiếu sang đến khả năng sản xuất của chim Trĩ ĐKC.

Thomas và Bailey (1973) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đẻ

trứng và chế độ cho ăn đến phát triển của Trĩ con.

Page 52: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Warner và CS (1982) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức

protein và hiện tượng sốc do nhiệt độ môi trường đến sinh trưởng của

chim Trĩ ĐKC.

Cain và CS (1982) đã nghiên cứu khẩu phần sinh trưởng và mật độ

Trĩ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và hiện tượng mổ cắn nhau của

chim Trĩ ĐKC.

Nagra và CS (1963) đã nghiên cứu tác động của hormon đến thu

nhận thức ăn và tích lũy mỡ ở Trĩ được thiến. Pfaff và CS (1990) đã

nghiên cứu sử dụng bã bia khô trong thức ăn cho chim Trĩ ĐCK mái.

Chế biến thịt

Các nghiên cứu về thịt Trĩ và chế biến nó thành thực phẩm cũng đã

được tiến hành. Mc Cready và Mitchell (1969) đã nghiên cứu ảnh hưởng

của chế biến tới chất lượng thịt Trĩ. Deethardt và Hettler (1973) đã nghiên

cứu khả năng chấp nhận thịt Trĩ làm khô đông lạnh. Sarvella và CS (1977)

đã nghiên cứu vị ngon và chất lượng thịt của các con lai giữa gà và Trĩ, gà

và chim cút.

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Chim Trĩ ĐKC Việt Nam đã được chính thức nghiên cứu bởi các

học giả người Pháp Delacour từ năm 1925 (theo Võ Quý (1975).

Theo Hà Thị Tường Vân (2003), năm 1997, chim Trĩ ĐKC đã được

đưa vào đối tượng bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pia Oắc – Cao

Bằng, theo Quyết định 194/CT – ngày 9/8/1986 của Hội đồng Bộ trưởng.

Từ năm 1990, tại Vườn thú Hà Nội và Thảo Cầm Viên Sài Gòn đều có

nuôi loài Trĩ này. Năm 1997, Xí nghiệp Nhân giống động thực vật Cầu

Diễn thuộc Vườn thú Hà Nội đã thử nghiệm nhân giống và nghiên cứu

chim Trĩ ĐKC.

Hà Thị Tường Vân (2003) trong luận văn thạc sỹ của mình đã

Page 53: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

nghiên cứu đề tài “Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh

thái của chim Trĩ ĐKC” tại Xí nghiệp Nhân giống động thực vật Cầu

Diễn. Đối tượng nghiên cứu là 1 đôi chim Trĩ ĐKC trưởng thành và 10

Trĩ con được sinh ra từ cặp này. Trĩ được nuôi trong ô nhỏ như ở Vườn

thú Hà Nội. Các loại thức ăn gồm thóc, ngô, lạc, thịt, cám, nho, chuối,

dưa, rau giá, giun. Kết quả là 3 năm 3 mái đẻ được 75 quả, trung bình

10,7; cao nhất là 14 quả và thấp nhất là 7 quả. Trứng được cho gà nhà ấp

hộ.

Từ năm 2000, ông Trần Đình Nhơn – Đà Lạt đã bắt đầu nuôi chim

Trĩ ĐKC để làm cảnh và sau đó để sinh sản, Số lượng 5 con. Có những cá

thể đẻ tới 60 quả trong 8 tháng (“Nhân giống thành công Trĩ đỏ”, Báo

Lao động, 1/8/2004).

Khoảng năm 2002, ông Phan Đình Tiến (Hà Nội) cũng đã nuôi 1

cặp chim Trĩ ĐKC và đến tháng 5 năm 2005 ông đã có 50 con nuôi trong

những chuồng nhỏ rộng 40, cao 60cm. Ông cũng đã tiến hành ấp bằng tủ

ấp tự sáng chế công suất 100 quả lần (“Nỗi lo người nuôi Trĩ đỏ”, Báo

Lao Động, 14/11/2005).

Năm 2005, Bộ môn Động vật quý hiếm và Đa dạng sinh học - Viện

Chăn nuôi cùng với ông Trần Đình Nhơn, Phan Đình Tiến và một số hộ

khác đã tiến hành thực hiện chương trình bảo tồn và nghiên cứu chăn

nuôi loài chim Trĩ ĐKC. Sau 3 năm nghiên cứu Viện Chăn nuôi đã quyết

định đưa về Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn

nuôi để thử nghiệm chăn nuôi tập trung, nuôi nhốt như nuôi gà với quy

mô trang trại trung bình. Với các kết quả thu được Bộ môn đã quyết

định mở rộng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho những người yêu thích

chăn nuôi chim Trĩ ĐKC ở ba miền đất nước, cung cấp con giống và

hướng dẫn kỹ thuật.

Page 54: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Nhìn chung, các nghiên cứu của nước ngoài về chăn nuôi chim Trĩ

ĐKC khá đa dạng và chuyên sâu. Nghề chăn nuôi chim Trĩ ĐKC tại Việt

Nam mới được hình thành, chưa có nhiều trang trại và cá nhân có kinh

nghiệm, chưa có công trình khoa học nghiên cứu về chăn nuôi chim Trĩ

ĐKC.

Page 55: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

CHƯƠNG 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Vật liệu

- Đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ xuất phát là đàn nuôi bảo tồn trong dân từ

năm 2003 do Bộ môn Động vật quý hiếm và Đa dạng sinh học thực hiện.

- Đàn chim Trĩ ĐKC nuôi năm 2009 là thế hệ 1 sinh ra từ đàn thế hệ

xuất phát số lượng 64 con mới nở chưa phân biệt trống mái.

- Đàn chim Trĩ ĐKC nuôi năm 2010 là thế hệ 2 sinh ra từ đàn thế hệ 1

số lượng 301 con mới nở chưa phân biệt trống mái.

- Đàn chim Trĩ ĐKC nuôi năm 2011 là thế hệ 3 sinh ra từ đàn thế hệ 2

số lượng 587 con mới nở chưa phân biệt trống mái.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Đàn nuôi khảo sát được nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn

vật nuôi, Viện Chăn nuôi, Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội.

Các chỉ tiêu về chất lượng trứng, chất lượng thức ăn, hằng số sinh hoá

máu được phân tích tại:

- Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi, Vạn Phúc, Hà Nội.

- Bộ môn Phân tích Thức ăn gia súc và Sản phẩm chăn nuôi, Viện Chăn nuôi.

- Bộ Môn Dược và Độc chất, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 12 năm 2011.

2.2. Nội dung nghiên cứu

1. Một số đặc điểm sinh học của chim Trĩ ĐKC

2. Khả năng sinh sản của đàn chim Trĩ ĐKC giống

3. Khả năng sinh trưởng, cho thịt và phẩm chất thịt của chim Trĩ

ĐKC thương phẩm.

Page 56: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học

2.3.1.1. Đặc điểm ngoại hình

Được nghiên cứu bằng phương pháp quan sát, chụp ảnh, ghi chép, mô

tả các đặc điểm ngoại hình:

• Bộ lông (cấu trúc, màu sắc của chim trống và chim mái):

• Mào, cổ, mỏ, đầu, đuôi…

2.3.1.2. Một số tập tính sinh học của chim Trĩ ĐKC

Tập tính tiệm cận với thức ăn của Trĩ non

Theo dõi 30 chim Trĩ ĐKC mới nở đến 24h để đánh giá khả năng tiếp

cận với thức ăn. Mỗi giờ theo dõi 20 lần, mỗi lần 1 phút xem có bao nhiêu lần

chim vào máng ăn.

Công thức tính tỷ lệ tần số chim con tiếp cận với máng ăn như sau:

Trung bình số lần vào máng ăn trong 1 phút theo giờ Tỷ lệ (%) = Tổng số chim con

x 100

Tập tính đậu trên sào

Tiến hành theo dõi trên 66 con chim Trĩ ĐKC lúc 26 tuần tuổi liên tục

trong 4 ngày.

Tập tính đánh nhau

Tập tính mổ nhau: quan sát 99 con lúc 36 tuần tuổi (15 trống, 84 mái)

thuộc đàn sinh sản của thế hệ thứ 3, được nuôi trong 1 ô chuồng. Hàng ngày,

chim được theo dõi từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều, liên tục trong 4 ngày.

Tập tính đánh nhau: theo dõi 66 con lúc 3 tuần tuổi (10 trống, 56 mái)

thuộc đàn thế hệ thứ 3, được nuôi trong 1 ô chuồng. Hàng ngày, quan sát từ 8

giờ sáng đến 17 giờ chiều, liên tục trong 4 ngày.

Tập tính bảo vệ lãnh thổ, phân chia đẳng cấp: theo dõi 66 con lúc 36

tuần tuổi (10 trống, 56 mái) thuộc đàn thế hệ thứ 3 được nuôi trong 1 ô

chuồng. Hàng ngày, quan sát từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều, liên tục trong 4

Page 57: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

ngày. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: mái đánh mái, mái đánh trống, trống đánh

mái và trống đánh trống.

Tập tính sinh dục

Theo dõi hoạt động sinh dục của 66 con lúc 36 tuần tuổi (10 trống, 56

mái) thuộc đàn thế hệ thứ 3 được nuôi trong 1 ô chuồng. Hàng ngày, quan sát

từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều, liên tục trong 4 ngày.

Tập tính đẻ trứng (thời gian đẻ trong ngày)

Theo dõi 44 mái thuộc đàn thế hệ thứ 3, lúc 42-44 tuần tuổi, tại 22 ô

chuồng. Chia làm 4 khoảng thời gian trong ngày: 8-11h30, 11h30-14h, 14h-

16h30, 16h30- 8h sáng hôm sau, theo dõi liên tục trong 14 ngày.

2.3.1.3. Các hằng số sinh hoá máu của chim Trĩ ĐKC

40 mẫu máu được lấy từ các đàn chim Trĩ ĐKC như sau:

- 10 mẫu thuộc đàn chim trưởng thành đang đẻ năm đẻ thứ 2.

- 10 mẫu thuộc đàn chim trưởng thành đang đẻ năm đẻ thứ nhất.

- 20 mẫu thuộc đàn chim 14 tuần tuổi

- Hàm lượng huyết sắc tố (Hemoglobin): được xác định bằng phương

pháp Shali

- Số lượng hồng cầu được xác định bằng buồng đếm Neubauer

- Số lượng bạch cầu được xác định bằng buồng đếm Neubauer

- Xác định protein tổng số và các tiểu phần trong huyết thanh

- Bằng phương pháp điện di huyết thanh trên phiến Axetatcellulo.

- Định lượng protein tổng số trong huyết thanh: bằng khúc xạ kế.

- Định lượng albumin và globulin trong huyết thanh: bằng khúc xạ kế.

- Xác định các tiểu phần protein huyết thanh (albumin, α, β, γ-

globulin): bằng phương pháp điện di trên màng cellulose axet.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của chim Trĩ ĐKC

2.3.1.1 Chế độ nuôi dưỡng

a. Giai đoạn chim non (0-4 tuần tuổi)

Đàn chim thí nghiệm được nuôi thành 5 đàn từ lúc mới nở: đàn 1 thế hệ

Page 58: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

1 nuôi 64 con, đàn 1 thế hệ 2 nuôi 162 con, đàn 2 thế hệ 2 nuôi 139 con, đàn 1

thế hệ 3 nuôi 498 con, đàn 2 thế hệ 3 nuôi 89 con. Chim được nuôi trên lồng

úm. Lồng úm cách mặt đất 30cm có kích thước: cao 40cm, rộng 60cm và dài

1m. Xung quanh lồng bằng gỗ dán để giữ nhiệt, trên bằng lưới mắt cáo nhỏ,

mặt dưới bằng lưới mắt cáo có thảm lót.

Giai đoạn 0-4 tuần tuổi, chim được nuôi theo mật độ 30-50 con/lồng.

Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y phòng bệnh được thể hiện ở bảng

2.1; 2.2 và 2.3.

b. Giai đoạn hậu bị (5-32 tuần tuổi)

Đàn chim thí nghiệm được nuôi thành 5 đàn từ lúc mới nở: đàn 1 thế hệ

1 nuôi 57 con, đàn 1 thế hệ 2 nuôi 141 con, đàn 2 thế hệ 2 nuôi 122 con, đàn 1

thế hệ 3 nuôi 450 con, đàn 2 thế hệ 3 nuôi 79 con.

Chuồng trại: nuôi chim trên nền sàn, sử dụng chất độn chuồng (trấu,

phôi bào và cát) có sân chơi:

- Giai đoạn 5-9 tuần tuổi nuôi với mật độ 5-8 con/m2

- Giai đoạn 10-32 tuần tuổi nuôi với mật độ 3-5 con/m2

Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y phòng bệnh được thể hiện ở

bảng 2.1 và 2.2.

Nhiệt độ: thời điểm khi chim xuống chuồng, nhiệt độ được giữ ở 350C,

sau đó giảm dần xuống 320C khi chim được 3 tuần tuổi.

Chiếu sáng: chim con được chiếu sáng 24/24 giờ trong 4 tuần đầu, từ

tuần 5 – 6 giảm dần thời gian chiếu sáng đến 16h, từ tuần thứ 7 trở đi sử dụng

ánh sáng tự nhiên, đảm bảo cường độ ánh sáng 75-100W/m2. Giai đoạn đẻ

trứng, thời gian chiếu sáng luôn đảm bảo 16 giờ trong ngày.

Nước uống: nước là nhu cầu đầu tiên của chim khi mới xuống chuồng.

Cung cấp nước sạch, pha thêm 5g đường glucoz và 1g vitamin C/lít nước cho

những ngày đầu.

Sử dụng chụp nước tự động bằng nhựa 0,5 – 1 lít/50 chim non. Cho

chim uống nước trước, 2-3 giờ sau mới cho thức ăn.

Page 59: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Vệ sinh phòng bệnh được tiêm phòng theo lịch trình (xem Phụ lục).

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng trong quá trình chăn nuôi chim Trĩ ĐKC được nuôi

theo quy trình của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi.

Bảng 2.1. Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ ĐKC sinh sản thế hệ 1

Giá trị dinh dưỡng

0-4 tuần tuổi

5-9 tuần tuổi

10-16 tuần tuổi

17-32 tuần tuổi

Sinh sản

Protein thô (%) 26,00 23,00 20,00 18,00 20,00

ME (kcal/kg) 2850 2900 2950 2750 2800

Canxi (%) 1,10 1,00 0,87 0,90 3,00

Photpho (%) 0,65 0,65 0,61 0,62 0,54

Xơ thô (%) 5,79 5,97 4,38 5,20 4,65

Methionine (%) 0,56 0,47 0,36 0,35 0,38

Lysine (%) 1,77 1,31 0,93 0,99 1,04

Bảng 2.2. Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ ĐKC sinh sản thế hệ 2 và 3

Giá trị dinh dưỡng

0-4 tuần tuổi

5-9 tuần tuổi

10-16 tuần tuổi

17-32 tuần tuổi

Sinh sản

Protein thô (%) 23,00 21,00 19,00 18,00 20,00

Mỡ thô (%) 2,50 3,00 3,00 3,00 3,00

Xơ thô (%) 3,00 3,00 3,00 3,00 4,64

ME (kcal/kg) 2900 2850 2900 2850 2800

Canxi (%) 1,10 1,00 0,87 0,90 3,00

Photpho (%) 0,65 0,65 0,61 0,60 0,6

Natri (%) 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20

Methionine (%) 0,56 0,47 0,36 0,38 0,38

Lysine (%) 1,77 1,31 0,93 0,90 0,70

Cystine (%) 0,46 0,36 0,28 0,25 0,30

Page 60: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

c. Giai đoạn sinh sản

Giai đoạn này được nuôi theo hai phương thức:

Phương thức 1: nuôi theo nhóm gia đình

Nuôi 3 con trong 1 ô chuồng (1 đực và 2 cái). Kích thước ô chuồng dài

100cm, rộng 60cm, cao 80cm.

Thế hệ 1: Năm 2009, 16 mái và 8 trống trong 8 ô chuồng được theo dõi

số liệu năm đẻ thứ nhất và năm đẻ thứ 2.

Thế hệ 2: Năm 2010, 44 mái và 22 trống trong 22 ô chuồng được theo

dõi số liệu năm đẻ thứ nhất và năm đẻ thứ 2.

Thế hệ 3: Năm 2011, 44 mái và 22 trống trong 22 ô chuồng được theo

dõi số liệu năm đẻ thứ nhất.

Phương thức 2: nuôi theo quần thể nhỏ

Nuôi 40-50 con trong một ô chuồng với tỷ lệ 1 trống/3 mái. Kích thước

ô chuồng dài 10m, rộng 6m.

Thế hệ 2: Năm 2010, 45 mái và 15 trống được theo dõi số liệu năm đẻ

thứ nhất.

Thế hệ 3: Năm 2011, 180 mái và 60 trống trong 6 ô chuồng được theo

dõi số liệu năm đẻ thứ nhất (mỗi ô 30 mái và 10 trống).

Cả 2 phương thức đều có chất lượng đàn giống tương đương và cùng

được thực hiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y phòng bệnh theo

quy trình của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi.

Hình 2.1. Chuồng nuôi phương thức 1 Hình 2.2. Chuồng nuôi phương thức 2

Page 61: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

2.3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi được dựa theo Bùi Hữu Đoàn và cộng sự (2011).

Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống theo từng tuần tuổi, đơn vị tính là tỷ lệ phần trăm.

Số con còn sống đến cuối kỳ Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số con đầu kỳ x 100

Các chiều đo cơ thể của chim Trĩ ĐKC

- Chiều dài thân: từ đốt xương sống cổ cuối cùng tới đốt xương sống

đuôi đầu tiên.

- Chiều dài lườn: từ mép trước của lườn, dọc theo đường thẳng tới cuối

hốc ngực phía trước (mỏm trước đến điểm cuối cùng của xương lưỡi hái)

- Chiều dài bàn chân: từ khớp xương khuỷu đến khớp xương của các

ngón chân.

- Chiều dài đùi: từ khớp khuỷu đến khớp đùi gắn vào xương chậu.

- Vòng ngực: vòng quanh ngực, sát sau gốc cánh.

- Vòng chân: vòng quanh giữa ống chân.

Khi đo cần chú ý giác kế phải giữ vuông góc với xương lưỡi hái; giác

kế khép chặt nhưng không ấn chặt vào xương lưỡi hái.

- Dụng cụ đo

+ Vòng ngực được đo bằng thước dây

+ Các chỉ tiêu khác (chiều dài lườn, chiều sâu ngực, chiều dài bàn chân,

chiều dài đùi) được đo bằng thước compa (loại compa nhỏ dùng cho gia cầm).

Khối lượng của chim Trĩ ĐKC

Để xác định khối lượng cơ thể, chim được cân vào buổi sáng, trước khi

cho ăn, cho uống. Cân ngẫu nhiên 30 con trong đàn, cân từng con một. Khi

cân, sử dụng cân có độ chính xác cao. Đối với chim con (0-9 tuần tuổi) cân

bằng cân đồng hồ kỹ thuật có độ chính xác tối thiểu ± 0,5g. Từ 10-32 tuần

Page 62: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

tuổi, cân bằng cân đồng hồ có độ chính xác tối thiểu ± 5g. Khi phân biệt được

trống mái (12 tuần tuổi ) cân 15 con trống và 15 con mái.

Đối với chim sinh sản theo dõi khối lượng cơ thể khi tỷ lệ đẻ đạt 5%,

30% và 50%.

2.3.2.3 Một số chỉ tiêu sinh sản

Tuổi thành thục sinh dục: Tuổi đẻ trứng đầu được xác định bằng số

ngày tuổi kể từ khi con chim nở đến khi đẻ quả trứng đầu tiên.

Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả) Tỷ lệ đẻ (%) =

Tổng số mái có mặt trong kỳ (con) x 100

Tổng trứng đẻ ra trong kỳ (quả) Năng suất trứng trong kỳ (quả/mái) =

Số mái bình quân có mặt trong kỳ (con)

- Lượng thức ăn thu nhận là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia

cầm, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp, chịu ảnh

hưởng trực tiếp của nồng độ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mỗi

loại gia cầm, chất lượng giống, mùa vụ... Thông qua chỉ tiêu này, có thể đánh

giá được tình trạng sức khỏe của đàn gia cầm, chất lượng thức ăn và trình độ

nuôi dưỡng, chăm sóc. Dựa vào lượng thức ăn thu nhận và năng suất của mỗi

đàn gia cầm, người ta tính được tiêu tốn và chi phí thức ăn cho một đơn vị sản

phẩm chăn nuôi (FCR). Vì vậy, lượng thức ăn thu nhận có một ý nghĩa rất quan

trọng trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất của ngành chăn nuôi gia cầm.

Lượng thức ăn cho ăn (g) - Lượng thức ăn thừa (g) Lượng thức ăn thu nhận =

Số con

Tổng thức ăn thu nhận (kg)

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng = Tổng số trứng được đẻ ra

(quả)

x 10

Page 63: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

- Tỷ lệ phôi (%): là tỷ lệ % giữa trứng có phôi so với tổng số trứng

được đưa vào ấp.

Số trứng có phôi (quả) Tỷ lệ phôi (%) = Số trứng vào ấp (quả)

x 100

Tổng số chim non nở ra (con) Tỷ lệ nở / trứng có phôi (% ) =

Số trứng có phôi (quả) x 100

Tổng số chim non nở ra (con) Tỷ lệ nở / trứng ấp (%) =

Số trứng đưa vào ấp (quả) x 100

Khảo sát 30 quả trứng ở tuần đẻ thứ 6 và 12 của các năm đẻ với các chỉ

tiêu chất lượng trứng bằng thiết bị phân tích chất lượng trứng ... của Nhật tại

Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Viện Chăn nuôi:

- Khối lượng trứng: được xác định cân điện tử có độ chính xác ±0,01 g.

- Chỉ số hình dạng (CSHD): được tính bằng công thức:

Đường kính lớn (mm) Chỉ số hình dạng = Đường kính nhỏ (mm)

Khối lượng vỏ Tỷ lệ vỏ trứng (%) = Khối lượng trứng

x 100

Khối lượng lòng đỏ Tỷ lệ lòng đỏ (%) =

Khối lượng trứng x 100

- Chỉ số lòng đỏ: Đo chiều cao của lòng đỏ (H) và đường kính của nó

(D), chỉ số lòng đỏ (CSLĐ) tính theo công thức:

H (mm) Chỉ số lòng đỏ =

D (mm)

- Màu sắc lòng đỏ: dùng quạt so màu thang điểm từ 1 – 15 để xác định.

Page 64: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

- Chỉ số lòng trắng đặc: là tỷ số giữa chiều cao và đường kính trung

bình của lòng trắng đặc, được tính bằng công thức:

2H (mm) Chỉ số lòng trắng đặc = D + d (mm)

Trong đó: H là chiều cao của lòng trắng đặc

D: là đường kính lớn của lòng trắng đặc

d: là đường kính nhỏ của lòng trắng đặc

- Đơn vị Haugh (Hu): Công thức tính đơn vị Haugh như sau:

Hu = 100 log ( H + 7,57 – 1,7W0,37)

Trong đó: HU: đơn vị Haugh; H: chiều cao lòng trắng (mm);

W: khối lượng trứng (g)

2.3.3. Khả năng sản xuất thịt của chim Trĩ ĐKC thương phẩm

2.3.3.1 Nuôi dưỡng

Thí nghiệm được thực hiện trong 2 năm, mỗi năm 90 con, lặp lại 3 lần,

mỗi lần 30 con.

- Năm 2010: nuôi từ tháng 6 đến tháng 10.

- Năm 2011: nuôi từ tháng 5 đến tháng 9.

Bảng 2.3. Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ ĐKC thương phẩm

Thành phần dinh dưỡng

0-4 tuần tuổi 5-9 tuần tuổi 10-20 tuần tuổi

Protein (%) 23,03 21,04 19,03 ME (kcal) 3004 3100 3205 Lipit (%) 10 8,3 7 Xơ thô (%) 5,5 4,6 3,8 Khoáng 5 3,9 3,3 Ca 0,8 0,8 0,7 P tổng số 0,4 0,4 0,4 Lysine 1,4 1,2 1 Methionine 0,4 0,4 0,3

Page 65: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh dựa theo quy trình nuôi chim Trĩ

ĐKC của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi.

2.3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

- Sinh trưởng tích lũy: là khối lượng cơ thể chim qua các giai đoạn nuôi

(thường xác định theo tuần tuổi). Cân chim lúc nở đã khô lông, hàng tuần

chim được cân theo phương pháp cân từng cá thể, cân 100% số chim thí

nghiệm, cố định ngày cân theo dõi khối lượng cơ thể từ tuần tuổi thứ 1 đến 20

tuần tuổi.

- Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức:

P2 – P1 A = T1 – T2

Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g)

P2 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g)

T1 là thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi)

T2 là thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi)

- Tiêu tốn thức ăn (kg)

Tiêu tốn thức ăn / kg thịt hơi = Tổng thức ăn (kg)

−−−−−−−−−−−−−−−−−− Tổng khối lượng thịt hơi (kg)

2.3.3.3. Khảo sát năng suất thịt

Nhằm đánh giá khả năng sản xuất thịt của chim Trĩ ĐKC ở thời điểm

kết thúc thí nghiệm (16 tuần tuổi) được xác định theo phương pháp mổ khảo

sát gia cầm của Auaas và Wilke (1978). Mổ khảo sát 4 cá thể trống và 4 mái,

có khối lượng tương đương khối lượng trung bình của đàn.

Cách tiến hành:

- Cân P sống (sau khi nhịn đói 12-18 giờ nhưng uống nước bình thường).

Page 66: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

- Cắt tiết (cắt cổ họng).

- Nhúng vào nước nóng 72 – 750C trong 30 - 80 giây, vặt lông.

- Cắt chân ở khớp khuỷu, cắt đầu ở khớp xương chẩm và xương atlat,

rạch bụng dọc theo xương lưỡi hái, bỏ ống tiêu hóa, thận và phổi.

- Lấy túi mật ra khỏi gan, lấy thức ăn cùng màng sừng ra khỏi mề, phần

còn lại nhét vào bụng chim. Đó là thân thịt

+ Tỷ lệ thân thịt (%):

Tỷ lệ thân thịt = Khối lượng thân thịt (g) −−−−−−−−−−−−−−−−−−

Khối lượng sống (g) x 100

+ Tỷ lệ thịt đùi (%): xác định tỷ lệ thịt đùi: tách đùi + cẳng trái ra khỏi

thân thịt, bỏ da. Rạch dọc theo đùi và cẳng để bỏ xương chày, xương mác

cùng xương bánh chè và sụn ra.

Tỷ lệ thịt đùi = Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2 −−−−−−−−−−−−−−−−−−− Khối lượng thân thịt (g)

x 100

+ Tỷ lệ thịt ngực (%): rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến

xương ngực, cắt tiếp từ xương đòn đến vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông và

cơ ngực sâu bên trái, bỏ xương, cân.

Tỷ lệ thịt ngực = Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2 −−−−−−−−−−−−−−−−−−− Khối lượng thân thịt (g)

x 100

+ Tỷ lệ mỡ bụng (%): là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và

khối lượng sống hoặc là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và khối

lượng thân thịt.

Tỷ lệ mỡ bụng = Khối lượng mỡ bụng (g) −−−−−−−−−−−−−−−−−− Khối lượng thân thịt (g)

x 100

Page 67: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

2.3.3.4. Một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của thịt

Thành phần hoá học của thịt đùi, thịt ngực bao gồm các chỉ tiêu:

- Hàm lượng vật chất khô.

- Hàm lượng protein thô.

- Hàm lượng mỡ thô.

- Hàm lượng khoáng tổng số.

Tất cả các chỉ tiêu trên đều được xác định theo TCVN mới nhất.

Phân tích 16 axit amin có trong thịt của chim Trĩ ĐKC được xác định

theo phương pháp Aminoquan trên máy sắc ký lỏng cao áp HPLC tại phòng

Phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi - Viện Chăn Nuôi.

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học: tính

các tham số thống kê, hệ số tương quan, phân tích phương sai, kiểm định giả

thuyết thống kê bằng phần mềm Excel 2003 và Minitab 16 tại Bộ môn Động

vật quý hiếm và Đa dạng sinh học.

* Phân tích phương sai (variance analysis)

Được dùng để phân tích đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến các

tính trạng/đặc điểm có phân bố liên tục và chuẩn.

Mô hình: Yij = µ + Ej + eij

Trong đó:

µ: là trung bình chung

E: là yếu tố tác động như phương thức chăn nuôi (nuôi cá thể hay quần

thể), giới tính của chim Trĩ ĐKC

e: là sai số

j: là số cá thể

i: là mức yếu tố tác động.

Page 68: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm sinh học cơ bản của chim Trĩ đỏ khoang cổ

3.1.1. Giới thiệu sơ bộ về đặc điểm ngoại hình

Màu lông của chim Trĩ đỏ khoang cổ rất đồng nhất. Lúc 1 ngày tuổi

toàn thân phủ một bộ lông tơ, tỷ lệ màu lông cánh sẻ và có ba đường kẻ sọc chạy

thẳng từ đầu đến cuối thân là 100%, màu lông giống chim cút (xem hình 3.1).

Khi trưởng thành chim trống mào đỏ và bộ lông óng mượt khá đẹp,

màu xanh lục ở đầu, ở họng và trước cổ, phần lông còn lại có màu nâu hung

đỏ hay nâu vàng. Chim mái có bộ lông vằn nâu, điểm các chấm đen hay màu

xám mốc. Chim mái có kích thước nhỏ hơn chim trống. Việc phân biệt trống

mái đối với chim non rất khó khăn. Ở 1 ngày tuổi, phân biệt trống mái qua lỗ

huyệt không chính xác như các giống gà vịt. Đến giai đoạn trưởng thành (12

tuần tuổi) căn cứ vào màu sắc lông, mũ sừng, mào tích của con trống và con

mái để phân biệt. Các đặc điểm ngoại hình của chim Trĩ đỏ khoang cổ được

mô tả chi tiết sau đây.

Thân hình: chim trống có xu hướng to hơn chim mái. Cơ thể nói chung

tròn trĩnh, với hai cánh tương đối ngắn và rộng. Dáng đứng khỏe, oai vệ, hai

chân khỏe. Chim mái thường nhỏ hơn chim trống, cơ thể nhỏ, gọn, hai cánh

ngắn và rộng. Thân hình chim Trĩ mái rất giống với chim cút.

Màu lông: khi mới nở, chim Trĩ đỏ khoang cổ có bộ lông đồng nhất

màu cánh sẻ, có ba đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân, lông ở bụng

màu vàng nâu nhạt, lông ở đầu mỏm cách có đốm màu đen trên nền sáng, mắt

màu nâu đen, viền quanh mắt có màu vàng nhạt. Mỏ nhỏ, sống mỏ cong có

màu đen, chân màu hồng sáng. Khi trưởng thành chim Trĩ đỏ khoang cổ

không giống như Trĩ sao. Trĩ sao trưởng thành trước mắt đen nhung có dải

Page 69: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

lông mày rộng màu trắng kéo dài từ mũi đến gáy. Màu lông phía phần sau

đỉnh đầu và gáy dài 6cm, da mặt hồng, bộ lông màu nâu tối với các chấm

trắng nhạt. Chim Trĩ đỏ khoang cổ cũng khác với gà tiền mặt đỏ: gà tiền mặt

đỏ cái chỉ khác con trống là nhỏ hơn, cả trống và mái đều có bộ lông màu gụ

thẫm, (Traffic, 2000). Chim Trĩ trưởng thành rất dễ phân biệt trống mái, con

trống có bộ lông óng mượt với nhiều màu sắc đẹp. Đầu và cổ của con trống có

lông màu đen ánh lục, xanh nhạt hoặc tím với 1 khoang trắng rõ rệt xung quanh

vùng cổ. Tại giữa ngực là một màu đỏ tía đậm, trong khi các vùng bên cạnh có

màu sáng hơn, các bên sườn có màu vàng nhạt (vàng tái) với các vết đen trên

diện rộng. Các lông phần trên lưng có phần gốc nâu gụ thẫm, dải hẹp dọc ở

giữa trắng nhạt, mút lông đen, hai bên phiến lông viền hung nâu, rộng. Đuôi

nhỏ và dài, có những cá thể lông đuôi dài đến 60cm, lông đuôi có màu vàng

ôliu (nâu vàng nhạt) với các sọc ngang rộng màu đen. Con mái trưởng thành có

bộ lông màu vằn nâu, điểm các chấm đen hay màu xám mốc. Lông cổ màu nâu

và đen kẻ sọc quanh chỏm đầu, với các đường viền có màu hạt dẻ. Các lông

phía sau lưng và ngực màu lốm đốm với phần giữa có màu nâu đen. Phần dưới

ngực, sườn và ngực màu xám hung thẫm với vân nâu tối, phần giữa lông màu

đỏ thẫm. Lưng và vai hung đỏ phớt, nâu thẫm, dưới đuôi nâu đỏ tối, lẫn các vệt

đen thô. Đùi màu nâu xỉn, chân màu sừng, nhỏ hơn chân con trống. Phần bụng

có màu nâu nhạt. Lông đuôi ngắn, rất rõ rệt với các đường gợn sóng dày khít có

màu vàng sẫm và đen. Con mái không có vòng trắng dưới cổ như con trống,

màu sắc lông không sặc sỡ và đuôi không dài như con trống.

Mào và tích: chim Trĩ đỏ khoang cổ trống trưởng thành có mào thấp

màu đỏ tươi. Tích màu đỏ, hình lá dẹt, dài, rủ xuống áp sát vào hai bên tai,

con nào có tích càng dài, càng đỏ thì tính hung dữ càng cao, bản năng sinh

dục càng mạnh mẽ. Con mái mào xám, nhỏ, thấp, không có tích.

Đầu và cổ: khi mới nở chim có đầu nhỏ, cổ dài, mắt màu nâu đỏ. Khi

Page 70: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

trưởng thành con trống đầu hơi to, cổ ngắn. Trên đỉnh đầu con trống giai đoạn

sinh sản có mũ sừng bằng lông vũ màu xanh đen, bóng, cao 1,5-2cm. Những

con trống càng hung dữ có mũ sừng càng dài, càng nhiều năm tuổi mũ sừng

càng phát triển. Mắt có màu nâu đỏ. Con mái đầu nhỏ, cổ thon nhỏ, ngắn

giống cổ gà. Mắt màu nâu đỏ nhạt.

Màu da: khi mới nở da màu hồng nhạt và mỏng. Khi trưởng thành con

trống có da mặt màu đỏ tươi, da trên cơ thể màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt. Ở

con mái màu da cũng có màu tương tự nhưng da mỏng hơn con trống.

Mỏ và chân: khi mới mở nở chân màu hồng, mỏ ngắn, chân cao, bàn

chân có 4 ngón. Khi trưởng thành, mỏ và chân chim trống có màu ngà hoặc

xanh đen, mỏ ngắn, nhọn và khỏe. Trong điều kiện nuôi nhốt mỏ phát triển rất

nhanh nên 4 – 6 tuần tuổi cần cắt mỏ một lần. Chân nhỏ dài, có cựa tùy

theo lứa tuổi mà độ dài của cựa cũng khác nhau. Ở con mái mỏ và chân

màu ngà vàng, xám đen hoặc xanh đen, mỏ nhọn, ngắn và khỏe, chân nhỏ,

không có cựa.

Hình 3.1. Trĩ đỏ khoang cổ một ngày tuổi

Page 71: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Hình 3.2. Trĩ đỏ khoang cổ trưởng thành

3.1.2. Một số tập tính của chim Trĩ ĐKC

3.1.2.1. Tập tính ăn

Chim Trĩ ĐKC trong vòng 4 giờ sau khi nở gần như không có nhu cầu

ăn. Trong một phút theo dõi, chỉ có 0,90 lần chim con đi vào máng ăn, chiếm

3% trong tổng đàn.

10 giờ sau khi nở, Trĩ bắt đầu hoạt động nhiều hơn, có tới 8,30 lần con

đi vào máng ăn, tương đương 27,67%.

Đến khoảng 24 giờ sau khi nở, chim con hoạt động nhiều, nhu cầu ăn

uống ổn định, mỗi phút có tới 18,95 lần con vào máng ăn, tương đương

63,17%. Kết quả về số lần con vào ăn được thể hiện trên bảng 3.1.

Page 72: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.1. Tần số chim Trĩ ĐKC con tiếp cận với máng ăn để lấy thức ăn

(n=30 con)

Đvt: lần

Giờ sau khi nở Mean ± SE Tỷ lệ (%)

2 0,60 ± 0,152 2,00

4 0,90 ± 0,176 3,00

6 2,35 ± 2,233 7,83

8 5,45 ± 0,352 18,17

10 8,30 ± 0,773 27,67

12 10,25 ± 0,422 34,17

16 14,70 ± 0,493 49,00

20 17,25 ± 0,428 57,50

24 18,95 ± 0,394 63,17

Chính vì vậy, trong chăn nuôi chim Trĩ ĐKC, không cần cho ăn ngay

trong vòng mấy giờ đầu, nhưng cũng không nên để quá 24 giờ sau khi nở.

3.1.2.2. Tập tính đậu trên sào

Một số loài chim và gà, đặc biệt là các giống gà địa phương, có thói

quen đậu và thậm chí ngủ ngay trên cây. Nghiên cứu vấn đề này nhằm thiết

kế tổ chức xây dựng chuồng trại và các chế độ chăm sóc phù hợp.

Tỷ lệ đậu trên sào của đàn chim Trĩ ĐKC hậu bị ở lứa tuổi 26 tuần

được thể hiện ở bảng 3.2 và đồ thị 3.1.

Page 73: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.2. Tỷ lệ chim Trĩ ĐKC đậu trên sào

Đvt: %

Khoảng thời gian trong ngày (giờ)

Chim trống Chim mái Trung bình

0-5 35,80 33,52 34,30

5-6 28,33 26,67 27,08

6-7 21,67 15,83 17,29

7-8 5,00 6,94 6,46

8- 9 36,25 32,64 33,54

9- 10 39,58 34,58 35,83

10- 11 34,58 35,56 35,31

11- 12 31,67 32,64 32,40

12- 13 30,42 30,83 30,73

13- 14 27,08 33,06 31,56

14- 15 29,58 31,11 30,73

15- 16 28,33 31,94 31,04

16- 17 31,67 32,92 32,60

17-18 33,33 32,08 32,40

18-19 33,33 31,67 32,08

19-22 32,08 31,53 31,67

22-24 32,08 31,53 31,67

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy thời gian đậu trên sào của chim Trĩ ĐKC

thấp nhất từ 7 đến 8h, chỉ có 5,00 - 6,94%. Sở dĩ, thời gian đậu trên sào của

chim Trĩ ĐKC thấp trong khoảng thời gian này vì Trĩ mới thức dậy đang bị đói

phải đi lại để tìm kiếm thức ăn. Vì vậy, tần suất đậu trên sào là không cao. Vào

ban đêm, điều kiện sống yên tĩnh, mọi hoạt ăn uống, sinh dục ít nên chim đậu

nhiều hơn, tần suất từ 31,67 – 39,58%; cao nhất là khoảng thời gian từ 9 – 11h,

Page 74: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

đây là thời gian sau khi chim ăn no. Tần suất đậu trung bình/ngày của chim

trống và chim mái là tương đương nhau (chim trống là 30%, chim mái là

29,71%). Từ số liệu trên chúng tôi vẽ được đồ thị tần số đậu trên sào của chim

Trĩ ĐKC được thể hiện trên đồ thị 3.1.

Đồ thị 3.1. Tỷ lệ chim Trĩ ĐKC đậu trên sào trong một ngày

3.1.2.3. Tập tính đánh nhau

Theo dõi đàn chim Trĩ ĐKC có 10 trống và 56 mái tại thời điểm 36

tuần tuổi liên tục trong 4 ngày từ 8-17h, chúng tôi xác định được các trận

đánh nhau giữa các cá thể trong đàn, kết quả được trình bày ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Số trận đánh nhau của chim Trĩ ĐKC

Cặp đánh nhau Số con Số lần đánh (4 ngày) Số lượt/con/giờ

Mái – Mái 56 538 0,2669

Mái – Trống 66 15 0,0063

Trống – Mái 66 103 0,0434

Trống – Trống 10 695 1,9306

Tần suất đánh nhau giữa các cặp khác nhau rõ rệt: giá trị χ2 tính được là

535,183 với xác suất tin cậy P<0,001 (xem Phụ lục 1).

Các theo dõi được cho thấy chim Trĩ ĐKC liên tục có các trận đánh

Page 75: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

nhau. Mặc dù chỉ chiếm số lượng ít, nhưng số trận đánh nhau giữa các cá thể

trống với nhau cao nhất với 1,93 lần/con/giờ, cao hơn 240 lần so với mái đánh

trống. Trong khi số trận đánh nhau của mái đánh mái 0,27 lần/con/giờ và

trống đánh mái là 0,29 lần/con/giờ. Điều đáng quan tâm là tỷ lệ trống đánh

trống cao nhất (1,93 lần/con/giờ), trội hẳn so với nghiên cứu của Đào Lệ

Hằng (2001) trên 72 gà H’Mông 8 trống và 64 mái bình quân 1 con trống

đánh mái là 0,06 trận/giờ.

Hoffman (1973) cho rằng mổ nhau dữ dội liên quan đến hình thành các

nhóm cấp bậc và liên quan đến cạnh tranh các nguồn lợi. Theo Mateos (1995)

thì trong mùa sinh sản chim Trĩ ĐKC chiếm giữ lãnh thổ, cảnh báo khu vực

sinh sống của các con mái bằng cách khiêu khích và phô trương sức mạnh của

mình thông qua tiếng gáy, vỗ cánh và hành động hung hăng đuổi cắn hay mổ

nhau với các địch thủ.

Bảng 3.4. Số trận đánh nhau của chim Trĩ ĐKC theo thời gian trong ngày

STT Giờ trong ngày Số trận đánh nhau

(lần/giờ)

Số trận đánh nhau

(lần/con/giờ)

1 Từ 08 – 09h 149 2,26

2 Sau 09 - 10h 138 2,09

3 Sau 10 - 11h 140 2,12

4 Sau 11 - 12h 140 2,12

5 Sau 12 - 13h 140 2,12

6 Sau 13 - 14h 145 2,20

7 Sau 14 - 15h 164 2,48

8 Sau 15 - 16h 178 2,70

9 Sau 16 - 17h 157 2,38

Số trận đánh nhau từ 8h đến 17h hàng ngày được thể hiện ở bảng 3.4.

Kết quả theo dõi 66 con cho thấy lúc 15-16h hàng ngày có số lần đánh nhau

trong đàn nhiều nhất là 178 lần, tương đương 2,7 lần/con/h. Thấp nhất vào

Page 76: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

buổi sáng (9-12h), số lần đánh nhau trong đàn chỉ 138-140 lần/h, kết quả này

phù hợp với kết quả nghiên cứu thời gian đậu trên sào nhiều nhất là 9 -11 giờ.

Như vậy trong thời gian từ 8 – 17 giờ trong ngày số lần đánh nhau của 1 cá

thể là 2,1 lần/h. Nhìn chung, số trận đánh nhau cao nhất vào buổi chiều và

thấp nhất vào buổi sáng (9-12h). So với các loại gia cầm khác, chim Trĩ ĐKC

thuộc loại hiếu chiến nhất. Sự hiếu chiến này có hại cho việc ghép đôi giao

phối, vì khi trong một ô chuồng nếu có vài con trống thì chỉ một hoặc rất ít

con trống đầu đàn thực hiện chức năng giao phối, những cá thể trống khác

hầu như không có cơ hội giao phối.

3.1.2.4. Hành vi phối giống của chim Trĩ ĐKC trống

Với bản năng của chim Trĩ ĐKC trống hung dữ, trong đàn luôn luôn có

con đầu đàn có khả năng hoạt động sinh dục cao, những con đực còn lại luôn

trong tình trạng hoảng sợ. Do vậy tần số hoạt động sinh dục bình quân cho

một chim Trĩ ĐKC trống trong đàn là không cao. Khác với các giống gia cầm,

khả năng chấp nhận trống và chối trống của chim mái là rất rõ. Chim Trĩ ĐKC

trống ve vãn chim Trĩ ĐKC mái bằng hình thức dựng lông cổ lên, không đi vòng

quanh con mái mà đứng nhìn khi chim mái chấp nhận trống bản thân nó nằm

xuống và chim trống tự trèo lên để giao phối. Con trống đầu đàn được thoải mái

lựa chọn máng ăn, chỗ ngủ nghỉ, lựa chọn con mái. Nó luôn luôn thể hiện sức

mạnh cũng như vị thế của mình với các con khác trong đàn với tiếng kêu

“kéckéc” rất dõng dạc mà không một con nào trong đàn có được.

3.1.2.5. Tỷ lệ chấp nhận và không chấp nhận cho phối ở chim Trĩ ĐKC mái

Khi con trống muốn phối, nếu chim mái chấp nhận phối thì chim mái

nằm xuống và con trống có thể nhảy lên để phối; còn nếu từ chối không cho

phối con mái sẽ bỏ đi, điều này thể hiện rõ ở chim Trĩ ĐKC hơn so với gà.

Bảng 3.5. Khả năng chấp nhận và không chấp nhận trống phối giống của

chim Trĩ ĐKC mái theo các thời điểm trong ngày

Đvt: lần/con/giờ

Page 77: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Chấp nhận trống Chối trống Giờ/ngày (h)

Χ ± SE Tỷ lệ (%) Χ ± SE Tỷ lệ (%)

Từ 8 – 9 0,04 ± 0,01 34,40 0,09 ± 0,01 63,60

Sau 9 – 10 0,06 ± 0,02 38,90 0,10 ± 0,01 61,10

Sau 10 – 11 0,04 ± 0,01 33,30 0,09 ± 0,01 66,70

Sau 11 – 12 0,04 ± 0,01 31,30 0,10 ± 0,01 68,70

Sau 12 – 13 0,04 ± 0,01 32,10 0,08 ± 0,01 67,90

Sau 13 – 14 0,05 ± 0,01 33,30 0,11 ± 0,01 66,70

Sau 14 – 15 0,06 ± 0,01 35,00 0,12 ± 0,01 65,00

Sau 15 – 16 0,07 ± 0,01 35,60 0,13 ± 0,02 64,40

Sau 16 – 17 0,05 ± 0,01 32,40 0,10 ± 0,04 67,60

Tổng 0,52 34,20 0,92 65,80

Kết quả theo dõi về nội dung này trên đàn chim Trĩ ĐKC sinh sản nuôi

tập trung gồm 56 mái và 10 trống, bắt đầu đẻ từ 24/1/2011 được trình bày trên

bảng 3.5.

Chim Trĩ ĐKC có xu hướng hoạt động sinh dục vào sáng sớm, giảm dần

về buổi trưa, chiều và tăng dần về cuối ngày. Cao nhất vào khoảng 15-16h trung

bình chim mái chấp nhận phối 0,07 lần/con/giờ, chối phối cao nhất là 0,

lần/con/giờ. Thời điểm 8-13h cho kết quả thấp nhất với 0,04 lần phối/con/giờ,

và chối phối là 0,08 lần/con/giờ.

Như vậy, trong thời gian từ 8h đến 17h một chim Trĩ ĐKC mái chấp

nhận 0,52 lần và từ chối 0,92 lần phối của chim trống; tương ứng 34,20%

được chấp nhận phối và 65,80% bị từ chối phối. Kết quả này thấp hơn so với

kết quả nghiên cứu của Đào Lệ Hằng (2001) khi nghiên cứu trên 72 gà

H’Mông (8 trống và 64 mái).

Page 78: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Theo kết quả nghiên cứu của Chang (2009) chim cút đực được nuôi khi

thành thục về giới tính có sự giao phối thành công nhất vào đầu buổi chiều

tuy nhiên sự giao phối vào buổi chiều là ít. Giữa cút thuần và cút lai không có

sự khác nhau (P>0,05) về tần suất giao phối, nhưng chúng có tần suất giao

phối nhiều hơn so với cút hoang dã. Tần suất cút hoang dã giao phối ít hơn, từ

9 – 10 h và 11-12 h, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê, P<0,05).

Từ kết quả này chúng tôi vẽ được đồ thị biểu diễn tình trạng chấp nhận,

không chấp nhận chim Trĩ ĐKC trống giao phối của chim Trĩ ĐKC mái trong

một ngày và xây dựng phương trình biểu diễn đồ thị này.

3.1.2.6. Thời gian đẻ trứng

Để xác định tập tính thời gian đẻ trứng trong ngày của chim Trĩ ĐKC

chúng tôi theo dõi 22 ô chuồng, mỗi ô 1 trống 2 mái trong thời gian 14 ngày

liên tục. Trứng được thu 4 giai đoạn trong ngày. Kết quả được thể hiện ở bảng

3.6 và biểu đồ 3.1.

Kết quả cho thấy, chim Trĩ ĐKC đẻ ít về đêm (chỉ chiếm 11,55%),

chủ yếu đẻ vào ban ngày (88,45%). Tỷ lệ đẻ cao nhất vào khoảng thời gian

11h30-14h (đây là khoảng thời gian người chăn nuôi và người qua lại ít)

chiếm tỷ lệ 39,15%; tiếp đó là khoảng thời gian từ 14 – 16h chiều với

29,58% và 19,72% lúc 8 – 11h30. Các tỷ lệ này khác nhau rõ rệt về mặt

thống kê qua phép kiểm định χ2 được xác định là 45,19 với độ tự do là 3 và

xác suất tin cậy (P<0,001). Theo Chang (2009) chim cút nuôi (đã được

thuần hóa) thường đẻ trứng vào buổi chiều, phần lớn là sau 15h30, nhưng

chim cút hoang dã lại đẻ vào ban đêm.

Page 79: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.6. Thời gian đẻ trứng của chim Trĩ ĐKC mái trong một ngày đêm

Khoảng thời gian trong ngày Số trứng đẻ (quả) Tỷ lệ (%)

8h00 – 11h30 70 19,72

11h31 – 14h00 139 39,15

14h01 – 16h00 105 29,58

16h01 – 8h00 (hôm sau) 41 11,55

Tổng trứng 355 100,00

19,72

29,58

11,55

39,15

8.00 – 11.30

11.31 – 14.00

14.01 – 16h00

16.01 – 8.00 (hôm sau)

Biểu đồ 1. Thời gian đẻ trứng của chim Trĩ ĐKC mái trong một ngày

3.1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của chim Trĩ ĐKC

Cho tới nay chưa có nhiều tài liệu công bố về nghiên cứu các chỉ tiêu

về máu của loài chim Trĩ ĐKC, vì vậy phải sử dụng so sánh với các tài liệu đã

công bố của các tác giả nghiên cứu trên đối tượng các giống gia cầm nói

chung. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh hóa máu được trình bày qua bảng 3.7.

Page 80: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu của chim Trĩ ĐKC

Thế hệ 1 (n=10) Thế hệ 2 (n=10) Thế hệ 3 (n=20) STT Chỉ tiêu so sánh Đơn vị

Mean ± SE CV% Mean ± SE CV% Mean ± SE CV%

1 Huyết sắc tố (Hb) g/dl 126,8 ± 4,90 12,11 135,5 ± 7,21 16,36 107,00 ± 2,92 12,11

2 Nồng độ huyết sắc tố g/l 290,4 ± 15,51 16,89 247,6 ± 9,04 11,55 232,45 ± 11,25 21,64

3 Lượng huyết sắc tố Pg 53,82 ± 2,18 12,78 56,60 ± 2,29 12,56 57,21 ± 3,68 28,73

4 Số lượng hồng cầu 106/mm3 3,14 ± 0,07 9,7 3,24 ± 0,07 8,93 3,18 ± 0,11 25,86

5 Số lượng bạch cầu 103/mm3 69,57 ± 6,16 28,01 61,76 ± 41,81 24,64 59,72 ± 4,69 35,04

6 Số lượng tiểu cầu 103/mm3 21,16 ± 3,72 55,57 25,44 ± 4,12 51,16 18,74 ± 2,62 62,52

7 Sức kháng hồng cầu % 0,46 ± 0,007 5,18 0,47 ± 0,007 4,6 0,46 ± 0,06 6,07

8 Protein tổng số g/dl 4,32 ± 0,08 6,01 4,13 ± 0,07 5,68 4,1 ± 0,05 5,17

9 Albumin % 59,62 ± 0,55 2,95 59,37 ± 0,38 2,03 58,92 ± 0,23 1,79

λ % 16,35 ± 0,35 6,86 16,69 ± 0,48 9,04 17,12 ± 0,34 8,95

β % 12,52 ± 0,28 7,19 13,26 ± 0,37 8,8 12,94 ± 0,26 8,45

10 Globulin

γ % 9,32 ± 0,22 7,43 8,61 ± 0,3 11,1 8,98 ± 0,2 10,13

Tổng globulin 38,19 ±0,28 38,56 ±0,38 39,04±0,27

69

Page 81: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Số lượng bạch cầu của chim Trĩ ĐKC trung bình là 63,68 nghìn/mm3

qua 3 thế hệ dao động từ 59,72 nghìn/mm3 đến 69,57 nghìn/mm3 cao hơn

gấp 2-3 lần so với một số giống gà bản địa của Việt Nam.

Số lượng Hb của chim Trĩ ĐKC qua 3 thế hệ lần lượt là 12,68g/dl;

13,55g/dl và 10,7g/dl trung bình 12,10g/dl. Số lượng hồng cầu của chim

Trĩ ĐKC qua 3 thế hệ tương ứng là 3,14; 3,24 và 3,18 triệu/mm3 trung bình

3,187 triệu/mm3. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Liễn và Phạm Ngọc

Uyển (2004), số lượng bạch cầu của một số giống gà Việt Nam là từ 18,39

nghìn/mm3 ở gà Ri đến 21,42 nghìn/mm3 ở gà Tè. Kết quả nghiên cứu của

chúng tôi về số lượng hồng cầu của chim Trĩ ĐKC cao hơn so với kết quả

của Phạm Công Thiếu (2010) khi nghiên cứu trên gà HW là 2,49

triệu/mm3. Kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và CS (2007) trên gà

Ác Việt Nam và gà Ác Thái Hòa cho thấy hàm lượng hồng cầu đạt 2,84-

3,06 triệu/mm3. Theo các nhà khoa học Brazin, Elizabeth và CS (2007),

thành phần máu của 30 chim Trĩ ĐKC trưởng thành và 20 chim Trĩ ĐKC

non như sau: hàm lượng hồng cầu của chim Trĩ ĐKC trống trưởng thành là

2,72triệu/ mm3 của chim Trĩ ĐKC mái trưởng thành là 2,37 triệu/ mm3;

chim Trĩ ĐKC trống non 2,35 triệu/ mm3 và chim Trĩ ĐKC mái non là 2,03

triệu/ mm3. Hàm lượng bạch cầu của chim Trĩ ĐKC trưởng thành cả con

trống và con mái của tương ứng là 28529 và 27824/ mm3. Nhìn chung cả số

lượng hồng cầu và bạch cầu trong nghiên cứu này đều có giá trị tương đối

cao. Hàm lượng protein tổng số là 4,3g/dl tương đương với các tác giả.

Theo Hauptmanova (2006): kết quả phân tích sinh hóa máu chim Trĩ

ĐKC ở 3 thời điểm trong năm cho thấy hàm lượng hồng cầu trong 3 thời điểm

dao động từ 3,58 – 4,09 triệu/mm3, cao hơn so với kết quả phân tích nói trên.

Tóm lại kết quả phân tích sinh hóa máu của 3 đàn chim Trĩ ĐKC qua

3 thế hệ nuôi có các chỉ tiêu cao hơn một số giống gà và tương đối ổn định

Page 82: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

qua các thế hệ, chứng tỏ đàn chim Trĩ ĐKC đã thích nghi với điều kiện

nuôi nhốt. Theo Nguyễn Xuân Thịnh (1996), số lượng hồng cầu của gia

cầm dao động trong khoảng 2,5-3,2 triệu/mm3 máu. Số lượng bạch cầu

trung bình là 30 nghìn/mm3 máu.

Số lượng hồng cầu, bạch cầu của chim Trĩ ĐKC trong nghiên cứu

này đều cao hơn so với một số giống gà của Việt Nam. Hàm lượng

Albumin cao hơn nhiều so với một số giống gà nội như gà Mía, Ri, Hồ

(Bùi Đức Lũng, 1996).

Kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu trên gà

Ác Việt Nam và gà Thái Hòa. Phùng Đức Tiến và CS (2007) cho biết gà

Ác Thái Hòa có hàm lượng globulin từ 40,85 - 48,04 g/l, hàm lượng hồng

cầu 2,84 - 3,06 triệu/lít.

Tóm lại kết quả nghiên cứu máu của 3 thế hệ chim Trĩ ĐKC được

phân tích qua một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa cho thấy hoàn toàn phù hợp

với quy luật sinh học của gia cầm ở trạng thái sinh lý và sức khỏe bình

thường. Các giá trị nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép của các

phẩm giống gia cầm (Trịnh Hữu Bằng, 1995).

3.2. Khả năng sinh sản của chim Trĩ ĐKC

3.2.1. Giai đoạn chim con và hậu bị

3.2.1.1. Tỷ lệ nuôi sống

Số đầu con và tỷ lệ sống từ mới nở đến 32 tuần tuổi của 5 đàn chim

Trĩ ĐKC thuộc ba thế hệ được trình ở bảng 3.8.

Page 83: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.8. Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC từ lúc mới nở đến 32 tuần

tuổi của 5 đàn thuộc 3 thế hệ

Số con Tỷ lệ (%) Thế hệ

TH1 TH2 TH3 TH1 TH2 TH3 Tuổi

(tuần) Đàn

1 Đàn 1 Đàn

2 Đàn

1 Đàn 2 Đàn 1 Đàn 1 Đàn

2 Đàn

1 Đàn

2

Trung bình

Mới nở 64 162 139 498 89

1 62 157 136 486 86 96,88 96,91 97,84 97,59 96,63 97,17

2 61 155 134 476 85 95,31 95,68 96,40 95,58 95,51 95,70

3 61 151 130 465 83 95,31 93,21 93,53 93,37 93,26 93,74

4 59 146 126 465 80 92,19 90,12 90,65 93,37 89,89 91,24

5 57 141 122 450 79 89,06 87,04 87,77 90,36 88,76 88,60

6 56 138 118 433 78 87,50 85,19 84,89 86,95 87,64 86,43

7 53 135 113 428 76 82,81 83,33 81,29 85,94 85,39 83,76

8 52 135 111 428 74 81,25 83,33 79,86 85,94 83,15 82,71

9 52 132 110 416 73 81,25 81,48 79,14 83,53 82,02 81,48

10 51 131 109 416 72 79,69 80,86 78,42 83,53 80,90 80,68

11 50 129 109 410 72 78,13 79,63 78,42 82,33 80,90 79,88

12 50 129 107 404 71 78,13 79,63 76,98 81,12 79,78 79,13

13 50 128 105 404 70 78,13 79,01 75,54 81,12 78,65 78,49

14 49 128 103 393 69 76,56 79,01 74,10 78,92 77,53 77,22

15 47 126 103 387 68 73,44 77,78 74,10 77,71 76,40 75,89

16 47 124 102 381 68 73,44 76,54 73,38 76,51 76,40 75,25

17 47 123 101 381 66 73,44 75,93 72,66 76,51 74,16 74,54

18 46 121 100 376 66 71,88 74,69 71,94 75,50 74,16 73,63

19 45 119 100 370 65 70,31 73,46 71,94 74,30 73,03 72,61

20 42 118 97 358 63 65,63 72,84 69,78 71,89 70,79 70,18

24 40 117 94 347 61 62,50 72,22 67,63 69,68 68,54 68,11

32 39 111 93 335 60 60,94 68,52 66,91 67,27 67,42 66,21

Kết quả cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của ba thế hệ chim Trĩ ĐKC ở 32 tuần

Page 84: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

tuổi trung bình đạt 66,21%.

Đến 24 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống trung bình đạt 68,11%. Kết quả này

thấp hơn kết quả nghiên cứu của Hà Thị Tường Vân (2005) với số lượng 34

cá thể được nuôi tại Vườn thú Hà Nội qua 3 năm, tỷ lệ nuôi sống trung bình

đến 6 tháng tuổi đạt 73,5% (năm 2000 đạt 66,6%; năm 2011 đạt 80%; năm

2002 đạt 69,75%).

Theo Musil và CS (2008), tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC mái nuôi

hoang dã đạt 95%, cao hơn rõ rệt so với chim mái nuôi nhốt.

So với một số loài chim ta thấy tỷ lệ nuôi sống đến 4 tuần tuổi đạt

91,24%; thấp hơn 3-4% so với chim bồ câu dòng Titan (Pháp) và Mimas

(Pháp) được nuôi tại Viện Chăn nuôi đạt 94-95% (Trương Thuý Hường,

2006); và chim bồ câu dòng VN1 thế hệ 1 của bồ câu Pháp cũng nuôi tại Viện

Chăn nuôi là 94,33% (Nguyễn Duy Điều, 2007).

Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn (2010) nghiên cứu trên đàn

chim cút Nhật Bản nuôi trong nông hộ tại Bắc Ninh giai đoan 0-12 tuần tuổi

có tỷ lệ nuôi sống đạt 93,56%; trong khi đó tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC

ở giai đoạn này chỉ đạt 79,29%.

Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC thấp hơn so với một số giống gà nội như

gà Mía (97-99%) (Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh, 1999); gà Ác (93-96%)

(Trần Thị Mai Phương, 2004); gà Ri (98,12-98,87%) (Nguyễn Văn Thạch, 1996).

Kết quả phân tích so sánh số lượng lúc mới nở và lúc 32 tuần tuổi bằng

phương pháp kiểm định χ2 cho thấy không có sự khác nhau đáng kể giữa các

đàn: giá trị χ2 được tính là 0,256 và xác suất tin cậy P=0,992. (xem Phụ lục 2).

Tuy nhiên đứng về giá trị tuyệt đối, đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 1 (nuôi năm

2009) từ 15 tuần tuổi đến 32 tuần có tỷ lệ nuôi sống thấp nhất mặc dù trước

đó cũng tương đương so với các đàn khác. Ở tuần tuổi 32 tỷ lệ nuôi sống của

đàn này chỉ là 60,94% trong lúc đó các đàn khác đều trên 66%.

Page 85: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

* Phân tích sự biến động theo thời gian

Sự biến động tỷ lệ nuôi sống theo thời gian cũng được mô phỏng bằng

các phương trình bậc 2 (xem phụ lục 3).

Các phương trình xác định được đều có hệ số xác định (R2) và tương

quan (r) lớn: R2>97% và r=0,99, chứng tỏ các các phương trình này hợp lý để

mô phỏng sự biến động của tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC trong lứa tuổi

này. Đồ thị 3.2 mô tả sự biến động tỷ lệ nuôi sống của một đàn và đồ thị 3.3

thể hiện sự biến động của cả 5 đàn.

Đồ thị 3.2. Tỷ lệ nuôi sống của thế hệ 1 chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi

Đồ thị 3.3. Tỷ lệ nuôi sống của 5 đàn chim Trĩ ĐKC

thuộc 3 thế hệ qua các tuần tuổi

Page 86: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

3.2.1.2. Khối lượng cơ thể đàn chim Trĩ ĐKC nuôi sinh sản giai đoạn từ sơ

sinh đến 32 tuần tuổi

Sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC được theo dõi qua 3 thế hệ (tương ứng

với năm sinh 2009, 2010 và 2011) và được chia làm các giai đoạn, 1 tuần đến

10 tuần (12 tuần bắt đầu tách trống mái) và sau đó từ tuần thứ 12 đến 32 tuần.

a. Giai đoạn từ sơ sinh đến 10 tuần tuổi

Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC qua 3 thế hệ

nuôi được thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9. Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC qua 3 thế hệ từ mới nở đến 10 tuần tuổi

Đvt: g Tuổi Thế hệ n (con) Mean SE CV%

1 30 19,77 0,36 10,09 2 60 21,02 0,24 8,96 3 60 22,25 0,26 11,02

Mới nở

TB 150 21,26 0,27 10,01 1 30 68,96 2,04 16,23 2 60 58,28 1,87 24,85 3 60 69,28 1,49 20,67

2

TB 150 64,82 1,75 21,45 1 30 160,35 4,64 15,86 2 60 187,16 3,73 15,45 3 60 180,40 3,88 17,64

4

TB 150 179,09 3,97 16,41 1 30 256,00 5,72 12,24 2 60 234,20 6,49 15,05 3 60 344,43 9,10 20,45

6

TB 150 282,65 7,38 16,65 1 30 454,32 19,40 23,39 2 60 561,54 8,92 12,30 3 60 495,43 9,52 14,88

8

TB 150 513,65 11,26 15,55 1 30 623,86 16,60 14,58 2 60 787,83 13,10 12,88 3 60 727,80 13,30 14,14

10

TB 150 731,02 13,88 13,72

Page 87: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Kết quả phân tích phương sai sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa

3 thế hệ cho thấy ở sơ sinh và 2 tuần tuổi không có sự sai khác giữa thế hệ

(P>0,05).

Ở lứa tuổi 6 và 8 tuần có sự khác rõ rệt (P<0,05). Nhưng đến tuần tuổi

thứ 10, sự sai khác đó không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Kết quả khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0-10 tuần tuổi

qua 3 thế hệ cho thấy khối lượng của chim Trĩ ĐKC 1 ngày tuổi trung bình là

21,26g; cao nhất tại thế hệ 3 là 22,25g; hệ số biến dị là 11,63%. Khối lượng

này thấp hơn khối lượng của gà lôi lam đuôi trắng (Đặng Gia Tùng, 1998) là

24g. Đến 4 tuần tuổi khối lượng cơ thể trung bình đạt 165,72g; hệ số biến dị đạt

21,25%; cao hơn kết quả nghiên cứu của Hà Thị Tường Vân (90,9g) nhưng lại

thấp hơn gà lôi lam đuôi trắng 175,5g. Đến 10 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt

579,67g; cao hơn kết quả nuôi tại Vườn thú Hà Nội trên chim Trĩ ĐKC

(324,20g) và gà lôi lam đuôi trắng 449g; hệ số biến dị 19,39%. Theo Phùng

Đức Tiến (2004), khối lượng cơ thể của gà Ai Cập lúc 4 tuần tuổi đạt 245,32g

còn khối lượng của chim Trĩ ĐKC là 165,72g; 8 tuần tuổi khối lượng cơ thể

gà Ai Cập đạt 576,37g còn khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC là 422,14g.

Do đặc điểm của chim Trĩ ĐKC được tách trống mái vào tuần thứ 12

nên sẽ phân tích sâu vào giai đoạn 12 đến 32 tuần tuổi.

b. Giai đoạn 12 - 32 tuần tuổi

- Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC mái

Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC mái nuôi qua 3 thế hệ được thể

hiện qua bảng 3.10.

Page 88: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.10. Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC mái nuôi qua 3 thế hệ từ 12 đến 32 tuần tuổi

Đvt: g

Tuổi (tuần) Thế hệ n (con) Mean SE CV% F P 1 15 572,30 32,00 21,65 2 30 593,70 17,80 16,46 3 30 622,70 23,00 20,23

12

TB 75 601,00 13,30 19,15 1,06 0,352 1 15 659,70 31,20 18,33 2 30 718,00 24,40 18,62 3 30 633,70 10,90 9,45

14

TB 75 672,60 13,00 16,73 4,78 0,11 1 15 784,30 30,80 15,24 2 30 822,00 24,50 16,30 3 30 812,70 22,40 15,07

16

TB 75 810,70 14,50 15,51 0,45 0,641 1 15 837,00 27,10 12,53 2 30 871,80 28,70 18,01 3 30 849,80 12,30 7,95

18

TB 75 856,10 13,50 13,68 0,51 0,605 1 15 873,30 29,90 13,26 2 30 862,30 18,70 11,85 3 30 878,20 19,30 12,02

20

TB 75 870,90 12,10 12,08 0,17 0,843 1 15 1022,00 33,90 12,84 2 30 1044,00 19,60 10,28 3 30 1020,30 24,30 13,02

32

TB 75 1030,10 14,10 11,81 0,32 0,728

Kết quả phân tích phương sai khối lượng cơ thể đàn chim Trĩ ĐKC mái

qua 3 thế hệ giai đoạn từ 12 – 32 tuần tuổi cho thấy ở tất cả các lứa tuổi không

có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Đến 12 tuần tuổi khối lượng cơ thể trung bình chim mái đạt 601,00g; hệ

số biến dị cao 19,15%. Đến 16 tuần tuổi khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC mái

đạt 810,70g; hệ số biến dị 15,51%. Tại thời điểm 20 tuần tuổi khối lượng cơ thể

Page 89: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

trung bình đạt 870,90g; cao nhất tại thế hệ 3 đạt 878,20g; hệ số biến dị trung

bình 3 thế hệ xuống chỉ còn 12,08%. Đến 32 tuần tuổi khối lượng cơ thể chim

Trĩ ĐKC mái trung bình 3 thế hệ đạt 1030,10g cao hơn khối lượng gà lôi lam

đuôi trắng (Đặng Gia Tùng, 1998) là 852 – 1020g; tại thời điểm này đàn chim

mái có hệ số biến dị là 11,81%.

- Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC trống

Bảng 3.11. Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC trống qua 3 thế hệ

từ 12 đến 32 tuần tuổi Đvt: g

Tuổi (Tuần) Thế hệ n (con) Mean SE CV% Min Max P 1 15 896,00 27,50 11,88 740 1120 2 30 908,30 15,10 9,10 775 1120 3 30 912,20 17,50 10,48 785 1140

12

TB 75 907,40 10,60 10,13 740 1140 P>0,05

1 15 1001,70 27,60 10,67 865 1245 2 30 958,80 31,90 18,24 570 1165 3 30 990,00 17,20 9,52 865 1175

14

TB 75 979,86 17,20 15,17 570 1245 P<0,001 1 15 1105,70 22,90 8,02 985 1295 2 30 1050,50 39,00 20,31 625 1295 3 30 1102,80 12,90 6,40 985 1295

16

TB 75 1082,36 18,40 14,73 625 1295 P<0,01 1 15 1151,00 30,60 10,29 945 1335 2 30 1090,00 36,00 18,07 680 1335 3 30 1157,70 27,30 12,90 900 1395

18

TB 75 1129,00 20,10 15,42 680 1395 P<0,001 1 15 1176,00 24,90 8,20 1045 1380 2 30 1156,20 21,30 10,08 920 1350 3 30 1163,50 19,90 9,39 1025 1395

20

TB 75 1163,10 12,50 9,34 920 1395 P>0,05 1 15 1303,30 33,70 10,02 1040 1505 2 30 1262,30 24,90 10,81 920 1510 3 30 1278,50 22,70 9,71 1060 1495

32

TB 75 1277,00 15,00 10,15 920 1510 P>0,05

Page 90: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Kết quả phân tích phương sai khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC trống qua

3 thế hệ cho thấy tại 12 tuần tuổi đàn chim Trĩ ĐKC trống không có sự sai khác

giữa ba thế hệ: (giá trị F được tính là 0,15 và xác suất sai khác P là 0,868.

Nhưng ở lứa tuổi 14, 16 và 18 có sự khác nhau rõ rệt (giá trị F được tính

là 5,02-9,11 và xác suất sai khác đều là P<0,05). Đến tuần tuổi thứ 20, sự sai

khác đó không còn nữa (giá trị F được tính là 0,16 và xác suất sai khác là 0,850).

Đến 12 tuần tuổi, khối lượng cơ thể chim trống 3 thế hệ trung bình đạt

907,40g; hệ số biến dị là 10,30%. Đến 16 tuần tuổi khối lượng cơ thể chim

Trĩ ĐKC trống trung bình đạt 1082,36g; hệ số biến dị 14,73%. Đến 20 tuần

tuổi khối lượng cơ thể đàn chim của 3 thế hệ tương đương nhau, từ 1156,20

đến 1176,00g; khối lượng trung bình 3 thế hệ là 1163,10g. Đến 32 tuần tuổi

đạt 1277,00g cao hơn khối lượng gà lôi lam đuôi trắng (Đặng Gia Tùng,

1998) là 852 – 1020g. Theo NSW DPI (2009), khối lượng cơ thể 16 tuần tuổi

nuôi tại Úc con trống là 1162-1297g và con mái từ 827-936g thì kết quả thu

được của chúng tôi thấp hơn.

Sự biến động khối lượng cơ thể của các thể hệ chim Trĩ ĐKC mái và

trống theo tuổi được mô phỏng bằng các phương trình bậc 3 (xem Phụ lục 5).

Các phương trình đều có hệ số xác định (R2) cao phù hợp cho việc ước tính

khối lượng cơ thể và hệ số tương quan cao.

* Đường sinh trưởng giai đoạn sơ sinh đến 20 tuần tuổi

Đồ thị 3.4. Đường sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC giai đoạn mới nở đến 20 tuần tuổi

Page 91: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Nhìn chung, đường sinh trưởng cũng thể hiện quy luật chung của sinh

trưởng của động vật nói chung và loài chim nói riêng.

Đồ thị sinh trưởng tích lũy của chim Trĩ ĐKC tuân theo quy luật sinh

trưởng của gia cầm. Đường sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC tuân theo quy luật

sinh trưởng tự nhiên. Kết quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu của

Brody (1945), Chambers (1990) và Campbell John và CS (1969).

3.2.1.3. Kích thước các chiều đo chim Trĩ ĐKC

Khối lượng cơ thể và kích thước một số chiều đo cơ bản của chim trống

và mái ở hai lứa tuổi 10 và 20 tuần được trình bày ở bảng 3.12 và 3.13.

Bảng 3.12. Khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo của chim Trĩ ĐKC ở 10 tuần tuổi

Chỉ tiêu Giới tính n (con) Mean SE CV (%)

Mái 10 544,50 25,80 15,00 Khối lượng cơ thể (g)

Trống 9 667,00 30,30 13,61

Mái 10 16,64 0,47 9,01 Dài lưng (cm)

Trống 9 17,82 0,42 7,13

Mái 10 9,07 0,25 8,82 Dài lườn (cm)

Trống 9 9,62 0,22 6,86

Mái 10 9,96 0,39 12,35 Dài đùi (cm)

Trống 9 11,88 0,43 10,77

Mái 17 12,76 0,26 8,54 Dài cánh (cm)

Trống 24 13,72 0,23 8,31

Mái 10 2,70 0,08 9,63 Vòng chân (cm)

Trống 9 2,82 0,05 4,96

Mái 10 20,99 0,53 8,00 Vòng ngực (cm)

Trống 9 23,19 0,61 7,93

Bảng 3.12 cho thấy khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC trống và chim Trĩ

Page 92: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

ĐKC mái tại 10 tuần tuổi tương ứng là 667,00g và 544,50g; hệ số biến dị

13,61 – 15,00%. Chiều dài lưng của chim Trĩ ĐKC mái và trống ở lứa tuổi 10

tuần của là 16,64 và 17,82 cm; dài lườn của chim Trĩ trống ở 10 tuần tuổi

9,62cm; của chim mái là 9,07cm. Chiều dài đùi của chim trống là 11,88 cm và

chim mái là 9,96 cm với sự chênh lệch nhau là 1,92cm. Vòng ngực của chim

trống dài hơn chim mái là 2,20 cm. Hệ số biến dị về tính trạng vòng ngực của

con trống là 7,93% và con mái là 8,00%.

Bảng 3.13. Khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo

của chim Trĩ ĐKC ở 20 tuần tuổi

Chỉ tiêu Giới tính n (con) Mean SE CV (%)

Mái 17 828,2 24,4 12,16 Khối lượng cơ thể (g)

Trống 24 1059,2 26,8 12,39

Mái 17 19,37 0,48 10,27 Dài lưng (cm)

Trống 24 20,82 0,37 8,79

Mái 17 10,09 0,28 11,40 Dài lườn (cm)

Trống 24 11,02 0,23 10,25

Mái 17 10,77 0,1 3,71 Dài đùi (cm)

Trống 24 12,36 0,17 6,55

Mái 10 15,06 0,32 6,71 Dài cánh (cm)

Trống 9 16,78 0,42 7,57

Mái 17 2,92 0,04 6,16 Vòng chân (cm)

Trống 24 3,25 0,05 8,00

Mái 17 26,18 0,55 8,63 Vòng ngực (cm)

Trống 24 29,31 0,42 7,06

Bảng 3.13 cho thấy khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC trống và chim Trĩ

ĐKC mái tại tại 20 tuần tuổi tương ứng là 1059,20g và 828,20g; hệ số biến dị

Page 93: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

thấp 12,39 – 12,16%.

Dài lưng: chim Trĩ ĐKC mái và trống ở 20 tuần tuổi có độ dài là 19,37

và 20,82 cũng có sự chênh lệnh như gà VCN-G15. Ở dòng gà này gà trống có

dài lưng là 20,75cm hơn 11% gà mái là 18,05cm (Phạm Công Thiếu, 2010).

Dài lườn: chiều dài lườn của con trống và mái ở 20 tuần tuổi có độ dài

là 10,09 - 11,02cm. Sự chênh lệch giữa trống mái thấp hơn kết quả công bố

của Phạm Công Thiếu (2010) khi nghiên cứu dài lườn của gà HW trống là

15,25cm và gà mái là 10,25cm; nhưng lớn hơn so với vịt Bầu Quỳ là 10,33cm

đối với con trống và 10,05cm đối với con mái ở giai đoạn 10 tuần tuổi

(Nguyễn Minh Anh Tuấn, 2002).

Dài đùi: chiều dài đùi của chim trống là 12,36 cm và chim mái là 10,77

cm với sự chênh lệch nhau là 1,59cm. Dài đùi của chim Trĩ ĐKC lớn hơn so

với dài đùi của gà Đông Tảo: 8,81cm đối với con trống và 7,7cm đối với con

mái và 3,55cm đối với con trống và 3,0cm đối với con mái (Bùi Đức Lũng,

Lê Đinh Lương và CS, 1996).

Dài cánh: chiều dài cánh của con trống (13,72cm) dài hơn con mái

(12,76 cm) là 0,96 cm. Hệ số biến dị của chiều dài cánh ở chim trống là

7,57% và chim mái là 6,71%.

Vòng ngực: Vòng ngực của chim trống dài hơn chim mái là 3,13 cm. Hệ

số biến dị về tính trạng vòng ngực của con trống là 7,06% và con mái là 8,63%.

Mức tăng lúc 20 tuần so với 10 tuần tuổi cũng khác nhau ở hai giới

tính. Khối lượng cơ thể, vòng ngực tăng nhiều ở chim trống (58,8 và 26,39%)

trong lúc đó ở chim mái là 52,1 và 24,3%. Các chiều đo khác không tăng

nhiều lắm, nhưng con trống hầu như tăng hơn con mái.

Page 94: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

3.2.1.4. Tương quan khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo của chim

Trĩ ĐKC

Bảng 3.14. Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và kích thước

các chiều đo lúc 10 tuần tuổi của chim Trĩ ĐKC Trống Mái

Chỉ tiêu Hệ số tương quan (r)

P Hệ số tương

quan (r) P

Khối lượng cơ thể - Dài lưng 0,88 0,02 0,68 0,031

Khối lượng cơ thể - Dài lườn 0,87 0,02 0,83 0,003

Khối lượng cơ thể - Dài đùi 0,52 0,156 0,71 0,023

Khối lượng cơ thể - Dài cánh 0,67 0,047 0,64 0,045

Khối lượng cơ thể - Vòng chân 0,51 0,089 0,52 0,124

Khối lượng cơ thể - Vòng ngực 0,53 0,14 0,79 0,007

Từ kết quả bảng 3.14 cho thấy tại thời điểm 10 tuần tuổi, đối với con

trống khối lượng cơ thể có tương quan rất chặt với các chỉ tiêu chiều đo cơ thể

(0,51 – 0,88), đặc biệt khối lượng cơ thể với dài lưng và dài lườn là 0,87 và

0,88. Tương tự đối với con mái là 0,52 – 0,83; đặc biệt tương quan giữa khối

lượng cơ thể với dài lườn là 0,83.

Bảng 3.15. Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và kích thước

các chiều đo lúc 20 tuần tuổi của chim Trĩ ĐKC Hệ số tương quan Chỉ tiêu

Trống (n=24) P Mái (n=17) P

Khối lượng cơ thể - Dài lưng 0,67 0,00 0,74 0,001

Khối lượng cơ thể - Dài lườn 0,33 0,111 0,47 0,056

Khối lượng cơ thể - Dài đùi 0,26 0,229 - 0,03 0,906

Khối lượng cơ thể - Dài cánh 0,30 0,160 - 0,09 0,729

Khối lượng cơ thể - Vòng chân 0,45 0,027 0,68 0,003

Khối lượng cơ thể - Vòng ngực 0,77 0,00 0,64 0,006

Tại thời điểm 20 tuần, tuổi khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC có mối

Page 95: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

tương quan dương, cao và chặt chẽ với vòng ngực và dài lưng (r = 0,77 và

0,67 đối với chim trống; 0,64 và 0,74 đối với chim mái). Đối với con mái,

giữa khối lượng cơ thể với dài đùi và dài cánh có tương quan âm (r = -0,03

và -0,09).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên chim Trĩ ĐKC cũng phù hợp với

kết quả của Nguyễn Minh Quang và Trần Thế Dị (1996) khi nghiên cứu về hệ

số tương quan giữa chiều đo dài thân, vòng ngực, dài lườn ở vịt Bạch Tuyết

có mối tương quan dương cao và chặt trẽ với khối lượng cơ thể (r=0,66-0,76 ở

con đực và r=0,77-0,78 đối với con cái).

Như vậy, chim Trĩ ĐKC biểu thị các đặc trưng về khối lượng cơ thể và

kích thước các chiều đo tương tự như gia cầm nói chung là khối lượng cơ thể

có mối tương quan cùng chiều và chặt chẽ với kích thước các chiều đo vòng

ngực, dài lưng, dài thân, dài lườn và vòng chân.

3.2.1.5. Thu nhận thức ăn trong giai đoạn chim non, hậu bị

a. Giai đoạn sơ sinh đến 10 tuần tuổi

Lượng thức ăn thu nhận của 3 đàn chim Trĩ ĐKC nuôi qua 3 thế hệ được

trình bày qua bảng 3.16.

Bảng 3.16. Thức ăn thu nhận của chim Trĩ ĐKC giai đoạn từ mới nở

đến 10 tuần tuổi

Đvt: kg

Tuần tuổi Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Trung bình

2 0,14 0,17 0,15 0,15

4 0,50 0,55 0,50 0,52

6 1,00 1,07 1,02 1,03

8 1,61 1,70 1,66 1,66

10 2,39 2,50 2,47 2,45

Tiêu thụ thức ăn giai đoạn từ 0 – 10 tuần tuổi trung bình một chim Trĩ

Page 96: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

ĐKC là 2,45kg. Đàn thế hệ 1 ăn hết 2,39kg thức ăn, thế hệ 2 là 2,50 kg và đàn

thế hệ 3 là 2,47 kg, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên gà H’Mông của

Phạm Công Thiếu (2009) đến 9 tuần tuổi thức ăn thu nhận của 1 gà H’Mông là

2,27 kg thức ăn.

b. Giai đoạn từ 12 tuần đến 32 tuần tuổi

Lượng thu nhận thức ăn của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 12 đến 32 tuần

tuổi được trình bày qua bảng 3.17.

Bảng 3.17. Thức ăn thu nhận chim Trĩ ĐKC giai đoạn 12 đến 32 tuần tuổi

Đvt: kg

Mái Trống Tuần

tuổi TH 1 TH 2 TH 3 TB TH 1 TH 2 TH 3 TB

12 3,10 3,02 3,06 3,06 3,30 3,62 3,66 3,53

14 3,86 4,01 4,08 3,98 4,06 4,15 4,24 4,15

16 4,46 4,26 4,57 4,43 4,86 5,26 5,17 5,10

18 5,15 5,24 5,46 5,28 5,55 5,64 5,70 5,63

20 5,85 6,01 6,12 5,99 6,25 6,23 6,44 6,31

32 10,12 10,50 10,03 10,22 10,72 10,54 11,23 10,83

Kết thúc giai đoạn con, hậu bị (32 tuần tuổi) trung bình một chim Trĩ

ĐKC mái tiêu thụ 10,22kg thức ăn; cao nhất tại thế hệ 2 là 10,50 kg và thấp

nhất tại thế hệ 3 là 10,03kg thức ăn. Lượng thức ăn của gà H’mông giai đoạn 0

– 20 tuần tuổi của Phạm Công Thiếu và CS (2009) là 13,86 kg/con. Đến 20

tuần tuổi trung bình 1 chim Trĩ ĐKC mái tiêu thụ hết 5,99kg thức ăn. Vậy

lượng thức ăn của chim Trĩ ĐKC ít hơn lượng thức ăn thu nhận của gà H’mông

là 7,87kg. Lượng thức ăn của 1 chim Trĩ ĐKC trống qua 3 thế hệ trung bình là

10,83kg; cao nhất là thế hệ 3: 11,23 kg và thấp nhất là thế hệ 2: 10,54kg. Nhìn

chung lượng thức ăn thu nhận của một chim Trĩ ĐKC trống cao hơn so với

chim Trĩ ĐKC mái, lượng thức ăn tiêu thụ trung bình qua các tuần tuổi của 3

Page 97: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

thế hệ tương đối ổn định.

3.2.2. Giai đoạn sinh sản của chim Trĩ ĐKC

3.2.2.1 Tỷ lệ hao hụt giai đoạn sinh sản của chim Trĩ ĐKC

Bảng 3.18. Tỷ lệ hao hụt của 3 đàn chim Trĩ ĐKC sinh sản

thuộc 3 thế hệ nuôi theo phương thức 1 qua các tháng đẻ

Đvt: %

TH1 TH2 TH3 Năm đẻ Tháng đẻ n (con) Tỷ lệ n (con) Tỷ lệ n (con) Tỷ lệ 1 16 - 44 - 44 -

2 16 - 44 - 44 - 3 16 - 44 - 44 -

4 15 6,25 44 - 44 -

5 13 18,75 44 - 44 -

6 12 25,00 44 - 44 - 7 11 31,25 43 2,27 43 2,27

Thứ nhất

8 10 37,50 42 4,55 42 4,55

1 9 43,75 35 20,45 40 9,09

2 9 43,75 31 29,55 38 13,64 3 9 43,75 29 34,09 37 15,91

4 8 50,00 28 36,36 37 15,91

5 8 50,00 26 40,91 35 20,45

6 8 50,00 26 40,91 7 8 50,00 26 40,91

Thứ hai

8 7 56,25 24 45,45

Tỷ lệ hao hụt của đàn chim nuôi sinh sản qua 3 thế hệ nuôi theo

phương thức 1 được thể hiện qua bảng 3.18.

Năm đẻ thứ nhất, đàn chim Trĩ ĐKC ở thế hệ 1 có tỷ lệ hao hụt cao

nhất: 37,5%, còn các đàn khác từ 3,92 đến 8,33%. Tuy nhiên về mặt thống kê,

sự khác nhau về tỷ lệ hao hụt đến tháng đẻ thứ 8 so với tháng đẻ thứ nhất

không khác nhau đáng tin cậy, giá trị χ2 được tính là 1,037 với xác suất P là

Page 98: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

0,904 (Phụ lục 6).

Năm đẻ thứ hai, đàn thế hệ 1 có tỷ lệ hao hụt lớn nhất: 56,25%, tiếp đến

là đàn thế hệ 2 (45,45%). Theo Giudice và CS (2001); Wise (1993) cho rằng

nếu quản lý tốt trong suốt mùa sinh sản 20 tuần (5 tháng) là khoảng 5%.

Pennycott (2000) cho biết một đàn chim Trĩ ĐKC gồm 8 – 9 trống và 60 mái có

tỷ lệ chết là 3%. Như vậy so với hai tác giả trên nếu nuôi đến 5 tháng đẻ thì kết

quả của chúng tôi (trừ đàn thế hệ 1) đạt được là khá tốt (biến động từ 0,0 – 4,7%)

Bảng 3.19. Tỷ lệ hao hụt của 3 đàn chim Trĩ ĐKC sinh sản

thuộc 2 thế hệ nuôi theo phương thức 2 qua các tháng đẻ

Đvt: %

TH2 TH3 Năm đẻ Tháng đẻ

n (con) Tỷ lệ n (con) Tỷ lệ 1 51 - 48 -

2 51 - 48 -

3 51 - 48 -

4 51 - 47 2,08

5 51 - 47 2,08

6 50 1,96 46 4,17

7 49 3,92 45 6,25

Thứ nhất

8 49 3,92 44 8,33

1 44 13,73 42 12,50

2 42 17,65 41 14,58

3 42 17,65 38 20,83

4 38 25,49 38 20,83

5 38 25,49 35 27,08

6 38 25,49

7 36 29,41

Thứ hai

8 36 29,41

Tỷ lệ hao hụt của đàn chim nuôi sinh sản qua 2 thế hệ nuôi theo

phương thức hai được thể hiện qua bảng 3.19.

Page 99: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Năm đẻ thứ nhất, đàn chim Trĩ ĐKC ở thế hệ 2 có tỷ lệ hao hụt đến

tháng đẻ thứ 8 là 3,92%; đàn thế hệ 3 là 8,33%.

Năm đẻ thứ hai theo dõi đến 5 tháng đẻ, tỷ lệ hao hụt của đàn thế hệ 2

và thế hệ 3 tương ứng là 29,41 và 27,08%. Nguyên nhân hao hụt lớn là do tỷ

lệ loại thải qua các tháng đẻ.

3.2.2.2 Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC ở thời điểm đẻ trứng 5%, 30% và 50%

Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC tại các thời điểm đẻ trứng 5%,

30% được thể hiện ở bảng 3.20.

Bảng 3.20. Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC mái theo tỷ lệ đẻ

Đvt: g

Tỷ lệ đẻ (%) Thế hệ Phương thức n (con) Mean ± SE CV (%)

1 1 16 1038,10±27,70 11,67

2 1 20 1026,80±20,40 8,87

2 2 20 1006,80±20,00 8,87

3 1 20 1001,00±16,30 7,26

5

3 2 20 1034,60±14,20 9,73

1 1 16 1081,40±27,20 10,07

2 1 20 1075,60±22,10 9,19

2 2 20 1036,00±20,80 8,97

3 1 20 1056,30± 20,00 8,49

30

3 2 20 1086,20±18,10 11,69

1 1 16 1098,60±27,10 9,92

2 1 20 1105,00±22,10 8,92

2 2 20 1053,80±20,70 8,77

3 1 20 1078,80± 20,20 8,36

50

3 2 20 1114,20±18,50 11,51

Khối lượng cơ thể tại thời điểm đẻ đạt 5%:

Tại thời điểm đẻ đạt 5% khối lượng cơ thể của Trĩ mái dao động từ

1001,00g đến 1038,10g; của Trĩ trống dao động từ 1297,00g đến 1396,00g.

Page 100: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Tại thời điểm đẻ đạt 30% khối lượng cơ thể của Trĩ mái dao động từ 1036,00g

đến 1086,20g; của Trĩ trống dao động từ 1291,00g đến 1353,80g. Tại thời điểm

đẻ trứng đạt 50% khối lượng cơ thể của Trĩ mái dao động từ 1053,80g đến

1114,20g; của Trĩ trống dao động từ 1283,50 đến 1341,30g. Trĩ mái có xu hướng

tăng lên còn Trĩ trống lại có xu hướng giảm xuống về khối lượng cơ thể.

Phân tích phương sai ở các đàn Trĩ thế hệ 2 và 3 cho thấy không có sự

khác nhau đáng tin cậy giữa các thế hệ: giá trị F tính được dao động từ 0,02

đến 1,33 với xác suất P dao động từ 0,25 tới 0,88 (P>0,05); cũng không có sự

khác nhau đáng tin cậy giữa hai hình thức nuôi: giá trị F tính được dao động

từ 0,01 đến 1,69 với xác suất P dao động từ 0,20 tới 0,91 (P>0,05); tuy nhiên

có sự khác nhau đáng tin cậy giữa mái và trống: giá trị F tính được dao động

từ 117,19 đến 404,89 với xác suất thống kê P đều là 0,00 (xem Phụ lục 7).

3.2.2.3 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của chim

Trĩ ĐKC

Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng /mái là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá khả

năng sinh sản của chim. Năng suất trứng/mái phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố:

di truyền, ngoại cảnh đó là dòng, giống, tuổi, mùa vụ, thời gian chiếu sáng, chế

độ dinh dưỡng.

3.2.2.3.1 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 trứng của đàn thế hệ 1

Năng suất trứng, tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của chim Trĩ

ĐKC thế hệ 1 được thể hiện qua bảng 3.21.

Page 101: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.21. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của

chim Trĩ ĐKC qua các tháng đẻ ở thế hệ 1

Năm đẻ thứ nhất Năm đẻ thứ hai

Tháng đẻ

n

(con)

Trứng/mái

/tháng (quả)

Tỷ lệ đẻ

(%)

TTTA/

10 trứng (kg)

n

(con)

Trứng/mái

/tháng (quả)

Tỷ lệ

đẻ (%)

TTTA/

10 trứng (kg)

1 16 4,50 15,00 3,19 9 5,0 16,13 5,60

2 16 13,25 44,17 2,72 9 7,7 27,50 3,76

3 16 14,94 49,79 2,40 9 12,7 40,97 2,20

4 15 12,60 42,00 2,63 8 7,8 26,11 3,83

5 13 12,00 40,00 3,04 8 7,8 25,16 3,70

6 12 5,83 19,44 4,45 8 7,5 25,11 3,98

7 11 5,00 16,67 4,99 8 6,3 20,32 4,58

8 7 5,3 17,10 5,66

9 7 3,0 10,11 10,00

Tổng 68,12 32,44a 3,75a 63,10 23,7b 4,81b

Ghi chú: Theo hàng ngang những số trung bình của cùng một chỉ tiêu

mang chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Thế hệ 1, đàn chim con và hậu bị được nuôi từ tháng 8 năm 2008 đến

tháng 4 năm 2009, thời gian đẻ từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2009, sau đó

ngừng đẻ. Thời gian đẻ trứng năm đẻ thứ nhất là 7 tháng, năng suất trứng đạt

68,12 quả/mái, tỷ lệ đẻ trung bình đạt 32,44%, tỷ lệ đẻ đạt cao nhất từ tháng

đẻ thứ 2 đến tháng đẻ thứ 5 dao động từ 40-49,79%. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng

trung bình của năm đẻ thứ nhất là 3,75 kg.

Năm đẻ thứ 2 bắt đầu đẻ từ tháng 3 đến tháng 11, thời gian đẻ 9 tháng,

năng suất trứng đạt 63,10 quả/mái, tỷ lệ đẻ trung bình đạt 23,7%, tỷ lệ đẻ cao nhất

là tháng đẻ thứ 3 đạt 40,97%; tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 4,81 kg. Tiêu tốn thức

ăn giữa năm đẻ thứ nhất và năm đẻ thứ 2 có sự sai khác rõ rệt (P<0,01). Theo Hà

Thi Tường Vân (2003) chim Trĩ ĐKC nuôi tại Vườn thú Hà Nội sản lượng

trứng/mái/năm là 10,7 quả, thấp hơn theo dõi của chúng tôi gần 7 lần.

Page 102: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

3.2.2.3.2 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 trứng của đàn thế hệ 2

Bảng 3.22. Tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn/10 trứng của chim Trĩ ĐKC ở thế hệ 2

Phương thức 1 Phương thức 2 Tháng

đẻ

Năm

đẻ Số con

Trứng/mái/ tháng (quả)

Tỷ lệ đẻ

(%)

TTTA/ 10 trứng

(kg)

Số con

Trứng/mái/ tháng (quả)

Tỷ lệ đẻ

(%)

TTTA/ 10 trứng

(kg) 1 44 13,48 44,94 2,69 51 12,58 41,94 2,03

2 44 18,11 60,38 2,20 51 18,33 61,11 1,40

3 44 16,68 55,60 2,26 51 19,13 63,77 1,35

4 44 16,52 55,08 2,62 51 16,75 55,83 1,53

5 44 16,67 55,56 2,39 51 13,23 44,09 1,94

6 44 9,95 43,15 2,91 50 7,90 26,34 3,24

7 43 11,63 38,78 3,15 49 6,27 20,91 4,36

8

Thứ

nhất

42 5,52 18,39 5,80 49 3,77 12,58 7,49

Tổng 108,56 45,24 3,13 97,97 40,82 2,92

1 35 5,0 17,86 5,26 44 6,1 21,79 4,24

2 31 9,1 29,35 3,31 42 8,3 26,77 3,49

3 29 11,0 36,67 2,70 42 11,4 38,00 2,46

4 28 13,0 41,94 2,38 38 11,3 36,45 2,63

5 26 12,0 40,00 2,56 38 9,9 33,00 2,90

6 26 10,5 33,87 3,02 38 8,1 26,13 3,67

7 26 8,7 28,06 3,65 36 5,3 17,10 5,69

8 24 11,1 37,00 2,84 36 3,8 12,67 7,68

9

Thứ

hai

24 8,9 28,71 3,66

Tổng 89,30 32,61a 3,26a 64,20 26,49b 4,09b

Tổng 2 năm

đẻ

197,86 162,17

Ghi chú: Theo hàng ngang, trong cùng nhóm chỉ tiêu những số trung

bình mang chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Page 103: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Thế hệ 2, đàn chim con và hậu bị được nuôi từ tháng 6 năm 2009 đến

tháng 3 năm 2010, bắt đầu đẻ từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2010, số chim mái

theo dõi là 96 con theo 2 phương thức. Thời gian đẻ trứng năm đẻ thứ nhất là

8 tháng, năng suất trứng đàn nuôi theo phương thức 1 đạt 108,56 quả/mái, đàn

nuôi theo phương thức 2 đạt 97,97 quả/mái. Tỷ lệ đẻ bình quân phương thức 1

là 45,24%/tháng, phương thức 2 là 40,82%/tháng và tỷ lệ đẻ đạt cao nhất từ

tháng đẻ thứ 2 đến tháng đẻ thứ 5 dao động từ 44,09 đến 63,77%. Tiêu tốn

thức ăn/10 trứng trung bình của năm đẻ thứ nhất đàn nuôi theo phương thức 1

là 3,13 kg, đàn nuôi theo phương thức 2 là 2,92 kg.

Năm đẻ thứ 2 với thời gian đẻ 9 tháng, năng suất trứng đàn nuôi theo

phương thức 1 đạt 89,3 quả/mái, đàn nuôi theo phương thức 2 đạt 64,2

quả/mái. Tỷ lệ đẻ bình quân 1 tháng của phương thức 1 là 32,6% và phương

thức 2 là 26,5%, tỷ lệ đẻ cao nhất phương thức 1 là 41,94% và phương thức 2

là 38%; Tiêu tốn thức ăn/10 trứng trung bình của năm đẻ thứ hai đàn nuôi

theo phương thức 1 là 3,26 kg, đàn nuôi theo phương thức 2 là 4,09 kg. Tổng

năng suất trứng 2 năm của đàn nuôi theo phương thức 1 là 189,60 quả và nuôi

theo phương thức 2 là 156,3 quả.

Như vậy, nuôi chim Trĩ đỏ khoang cổ trong giai đoạn sinh sản, nên

nuôi 1 con trống trong một ô chuồng hơn nuôi nhiều con trống trong một ô

chuồng theo tỷ lệ ghép phối tương tự như nhau.

Page 104: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

3.2.2.3.3 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn ở thế hệ 3 năm đẻ thứ 1

Bảng 3.23. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn của chim Trĩ

ĐKC thế hệ 3 năm đẻ thứ 1

Phương thức 1 Phương thức 2 Tháng

đẻ Số con

Trứng/mái/tháng (quả)

Tỷ lệ đẻ (%)

TTTA/ 10 trứng

(kg)

Số con

Trứng/mái/tháng (quả)

Tỷ lệ đẻ (%)

TTTA/ 10 trứng

(kg) 1 44 5,7 20,36 5,16 48 4,1 13,67 6,83

2 44 18,1 58,39 1,80 48 8,2 26,45 3,53

3 44 17,7 59,00 1,78 48 16,2 54,00 1,73

4 44 16 51,61 2,03 47 16,6 53,55 1,75

5 44 13,7 45,67 2,30 47 12,5 40,32 2,33

6 44 14,1 45,48 2,31 46 10,6 35,33 2,67

7 43 14,2 45,81 2,31 45 9,9 31,94 2,97

8 42 11,5 38,33 2,78 44 5 16,67 5,73

9 41 9 29,03 3,70

10 40 5 16,67 6,51

Tổng 125,0 41,03a 3,07a 83,1 33,99b 3,44b

Ghi chú: Theo hàng ngang, trong cùng nhóm chỉ tiêu những số trung

bình mang chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Tại thế hệ 3, đàn nuôi theo phương thức 1 giai đoạn chim con và hậu bị

được nuôi từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 1 năm 2011, thời gian bắt đầu đẻ từ

tháng 1 đến tháng 10. Thời gian đẻ trứng năm đẻ thứ nhất là 10 tháng, năng

suất trứng đàn nuôi theo phương thức 1 đạt 125,0 quả/mái. Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh

cao tại tháng đẻ thứ 2 và thứ 3 là 58,39 và 59,00%, từ tháng đẻ thứ 2 đến

tháng đẻ thứ 9 dao động từ 29,03 – 59,00%. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng trung

bình của năm đẻ thứ nhất đàn nuôi theo phương thức 1 là 3,07 kg.

Đàn nuôi theo phương thức 2 giai đoạn chim con và hậu bị được nuôi

từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011, thời gian đẻ 8 tháng, năng suất

Page 105: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

trứng đạt 83,1 quả/mái, tiêu tốn thức ăn/10 trứng trung bình là 3,44 kg. Có sự

khác nhau đáng kể về năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn giữa đàn nuôi theo

phương thức 1 và đàn nuôi theo phương thức 2.

Như vậy, năng suất trứng qua 3 thế hệ trên 5 đàn của chim Trĩ ĐKC

nuôi tại Việt Nam ở năm đẻ thứ nhất (70,6-125 quả) cao hơn so với năng suất

trứng của chim Trĩ ĐKC nuôi tại Úc chỉ đạt 50 – 60 quả/mái/năm (NSW DPI,

2009). Năng suất trứng của năm đẻ thứ 2 thấp hơn so với năm đẻ thứ nhất

(62,9-83,1 quả) nhưng vẫn cao hơn so với công bố của Viện Nghiên cứu

Nông nghiệp Seven Hills của Úc.

Tiêu chuẩn chọn chim mái gây giống của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp

Seven Hills là những chim mái có sản lượng trứng/mùa sinh sản trên 60 quả.

Như vậy đàn chim sinh sản ở Việt Nam phần lớn đạt tiêu chuẩn chọn giống.

So sánh giữa hai phương thức nuôi, tỷ lệ đẻ giữa các đàn có sự chênh

lệch nhau nhưng đều tuân theo qui luật đẻ cao (56%) ở tháng đẻ thứ 3. Tỷ lệ

đẻ đạt đỉnh cao của chim Trĩ ĐKC sớm và cao hơn so với gà Ri: tỷ lệ đẻ cao

nhất là 60% và ở tháng đẻ thứ 6 (Nguyễn Văn Thạch, 1996) nhưng lại muộn

hơn so với gà Ác Việt Nam: tỷ lệ đẻ cao nhất vào tháng đẻ thứ 2 đạt 40,2%

(Trần Thị Mai Phương, 2004).

Kết quả theo dõi trên chim Trĩ ĐKC cũng cho thấy: tỷ lệ đẻ có tương

quan thuận và rất chặt chẽ với năng suất trứng, tỷ lệ đẻ cao thì năng suất trứng

cao và ngược lại. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Mehner (1962) và

Trần Thị Mai Phương (2004).

So với gà Ác Việt Nam thời gian đẻ kéo dài 12 tháng (Trần Thị Mai

Phương, 2004) nhưng chim Trĩ ĐKC có thời gian đẻ chỉ kéo dài 8-9 tháng (từ

tháng 2- tháng 10).

Năng suất trứng của chim Trĩ ĐKC thế hệ 1 (70,6 quả/mái/năm) thấp hơn

gà Ác Việt Nam (90,4-105,6) quả/mái/năm (Trần Thị Mai Phương, 2004).

Page 106: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Lượng thức ăn tiêu thụ cho 1 chim mái giai đoạn đẻ trứng trung bình là

70g/ngày, điều này hoàn toàn phù hợp với qui luật là gia cầm có khối lượng

cơ thể nhỏ thì tiêu thụ thức ăn ít hơn gia cầm khác có khối lượng cơ thể lớn.

Lượng thức ăn trung bình tiêu thụ cho 1 chim mái trong 1 ngày nhìn chung

giữa các tháng không có sự chênh lệch lớn, mặc dù tỷ lệ đẻ tập trung vào

tháng thứ 3. Điều này có thể giải thích rằng: vì tỷ lệ đẻ của chim Trĩ ĐKC

không cao, tháng cao nhất (tháng đẻ thứ 3) cũng chỉ đạt 49%, chim đẻ rải rác

trong 8 tháng chứ không tập trung vào một vài tháng nào đó. Vả lại khoảng

cách đẻ giữa 2 quả trứng của một chim mái không đều nhau, có chim đẻ liên tục

1 ngày 1 quả trứng nhưng có chim đẻ 2 ngày hoặc 3 ngày một quả trứng, nên

trong cùng một tháng đẻ có chim mái đẻ liên tục, có chim mái đẻ cách nhật, có

chim mái không đẻ, vì vậy thức ăn tiêu thụ không chênh lệch nhau nhiều.

Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 10 quả trứng của chim Trĩ ĐKC qua 3

thế hệ dao động 2,91 – 3,07kg. Mức tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng cao hơn gà

Ác là 2,32kg (Trần Thị Mai Phương, 2004), tương đương gà Ri là 3,06kg.

Theo dõi qua 3 thế hệ cho thấy đàn chim sinh sản nở vào thời điểm

tháng 5 cho năng suất trứng cao nhất, tiếp đến là đàn nở ở tháng 6 và thấp

nhất là đàn nuôi ở tháng 8. Như vậy, yếu tố mùa vụ đã làm ảnh hưởng rõ rệt

đối với khả năng sinh sản của đàn chim với P<0,001. Nguyên nhân là do: theo

chu kỳ sinh học, chim Trĩ ĐKC có mùa sinh sản bắt đầu từ mùa xuân đến hết

mùa thu và tuổi thành thục tính dục là 8 tháng. Nếu nuôi chim từ tháng 5, bắt

đầu vào mùa xuân chim sẽ tròn 8 tháng tuổi, khả năng sinh sản sẽ kéo dài 10

tháng của năm đẻ thứ nhất và năm đẻ thứ 2. Trong khi đó nếu nuôi vào tháng

8, đến tháng 4 năm sau chim mới thành thục sinh dục và thời gian đẻ chỉ có 7

tháng. Điều này ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng/mái/năm đẻ. Năng suất

trứng giữa năm đẻ 1 và năm đẻ 2 của thế hệ 1 và thế hệ 2 đều có sự sai khác

rõ rệt (P<0,05).

Page 107: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Trần Công Xuân và CS (2004) khi nghiên cứu trên gà Sao dòng nhỏ

cho biết: năng suất trứng đạt 122,84 quả/mái/năm, cao hơn năng suất trứng

của chim Trĩ ĐKC tại thế hệ 1 và thế hệ 2, nhưng thấp hơn năng suất trứng

của chim Trĩ thế hệ 3 nuôi theo phương thức 1 (đạt 125 quả). Tiêu tốn thức

ăn/10 trứng của gà Sao là 2,13kg, thấp hơn so với chim Trĩ ĐKC nuôi theo

phương thức 1 năm đẻ 1 của thế hệ 3 (3,07kg/10 trứng). Tiêu tốn thức ăn của

chim Trĩ ĐKC cao hơn kết quả nghiên cứu trên gà Sao là do tỷ lệ ghép phối

của chim Trĩ là 1 trống 2 mái, trong khi của gà Sao là 1 trống 6 mái.

Theo Kolektiv (1971), đàn chim Trĩ được chọn lọc mỗi năm đẻ 40 quả, đàn

không được chọn lọc trung bình chỉ đẻ 26,52 quả trong thời gian từ 15/03 đến

19/09. Kết quả này thấp hơn kết quả của đàn chim được nuôi tại Trung tâm Thực

nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi (125 quả/mái/năm đẻ) là 85 quả.

Khả năng sinh sản và tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng của

chim mái ở năm đẻ thứ nhất và năm đẻ thứ 2 được tổng hợp bảng 3.24 và

3.25. Kết quả cho thấy: năm đẻ thứ nhất, một chim mái đẻ được 100,56 quả,

tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 3,25kg, năm đẻ thứ 2 là 76,20 quả; tiêu tốn thức

ăn/10 trứng là 4,07kg.

Bảng 3.24. Năng suất trứng mái/năm của chim Trĩ ĐKC

Đvt: quả Năm đẻ Thế hệ Phương thức 1 Phương thức 2 Trung bình

1 68,12 -

2 108,56a 97,97b

3 125,0a 83,1b

Thứ

nhất

Trung bình 100,56 90,54 95,55

1 63,10 -

2 89,30a 64,20b

Thứ hai

Trung bình 76,20 64,20 70,20

Ghi chú: Theo hàng ngang những số trung bình mang chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Page 108: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.25. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của chim Trĩ ĐKC

Đvt: kg

Năm đẻ Thế hệ Phương thức 1 Phương thức 2 Trung bình

1 3,75

2 3,13a 2,92b

3 3,07a 3,44b Thứ nhất

Trung bình 3,32 3,18 3,25

1 4,81

2 3,26a 4,09b Thứ hai

Trung bình 4,04a 4,09a 4,07

Ghi chú: Theo hàng ngang những số trung bình mang chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

3.2.3. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở của chim Trĩ ĐKC

Kết quả ấp nở là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh sản đồng thời

đánh giá sức sản xuất của đàn giống. Fronte (2008) cho rằng tỷ lệ ấp nở là yếu

tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của chim Trĩ. Khả năng

ấp nở chịu tác động rất nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, chất lượng đàn

giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tỷ lệ trống mái. Ngoài ra, kết quả ấp

nở còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: kỹ thuật ấp, trang thiết bị ấp,

phương thức ấp, chất lượng trứng.

3.2.3.1. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở thế hệ 1

Thời gian ấp nở của trứng chim Trĩ ĐKC trong điều kiện máy ấp công

nghiệp là 24 ngày. Kết quả theo dõi tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở trứng được

trình bày trong bảng 3.26: năm đẻ thứ nhất với tổng số 339 quả trứng vào ấp 7

đợt có tỷ lệ trứng có phôi trung bình đạt 88,56%, cao nhất là lứa 3 là 94,23%

và thấp nhất lứa 7 chỉ đạt 77,78%. Hà Thị Tường Vân (2003) khi nghiên cứu

kết quả ấp nở trên đàn chim nuôi tại vườn thú Hà Nội cho biết: tỷ lệ trứng có

Page 109: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

phôi đạt trung bình 80,00%, thấp hơn của chúng tôi tới 8,56% và tỷ lệ nở/tổng

trứng ấp đạt 56,60% cũng thấp hơn kết quả của chúng tôi (69,14%) là

12,54%. Theo Ipek và CS (2003), giai đoạn đầu đẻ trứng tỷ lệ phôi đạt 74,5%

và sau 1 năm tỷ lệ phôi đạt 81,2%, kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu

của chúng tôi ở năm thứ nhất đạt 88,56%; năm thứ 2 đạt 85,20%. Kết quả

nghiên cứu trên đàn chim Trĩ của chúng tôi cao hơn gà lôi lam đuôi trắng là

52,05% (Đặng Gia Tùng, 1998), tương đương với gà Ri là 84,59%

(Nguyễn Văn Thạch, 1996).

Như vậy, kết quả ấp nở của chim Trĩ ĐKC là tương đối cao, cao hơn gà

lôi lam, tuy nhiên thấp hơn so với gà Ri.

Bảng 3.26. Một số tỷ lệ ấp nở của đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 1

Đvt: %

Năm đẻ thứ nhất Năm đẻ thứ hai Đợt ấp

Số trứng

ấp

Tỷ lệ trứng

có phôi Tỷ lệ nở

Tỷ lệ loại 1

Số trứng

ấp

Tỷ lệ trứng

có phôi Tỷ lệ nở

Tỷ lệ loại 1

1 43 86,05 74,42 72,09 40 80,00 65,00 60,00

2 48 91,67 77,08 75,00 32 87,50 71,88 68,75

3 52 94,23 76,92 75,00 60 85,00 68,33 63,33

4 55 89,09 72,73 69,09 37 86,49 67,57 62,16

5 49 93,88 77,55 75,51 36 83,33 63,89 61,11

6 47 87,23 68,09 61,70 33 90,91 72,73 69,70

7 45 77,78 60,00 55,56 31 87,10 67,74 64,52

8 26 80,77 61,54 57,69

9 21 85,71 61,90 61,90

Tổng 339 88,56a 72,40a 69,14a 316 85,20a 66,73b 63,24b

Ghi chú: Theo hàng ngang, trong cùng nhóm chỉ tiêu những số trung bình mang chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Page 110: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.26 cho thấy: ở năm đẻ thứ 2, với tổng số 316 trứng ấp, tỷ lệ

trứng có phôi cao nhất là đợt ấp thứ 6 (90,91%), thấp nhất ở đợt 1 là 80%, tỷ

lệ nở/tổng trứng ấp trung bình là 66,73%, tỷ lệ chim loại 1 đạt 63,24%. So

sánh giữa năm đẻ thứ nhất và năm đẻ thứ 2, tỷ lệ trứng có phôi của năm thứ

nhất cao hơn năm thứ 2 là 3,36%. Tỷ lệ nở chim loại 1 ở năm thứ 2 thấp hơn

năm thứ nhất là 5,9%. Tỷ lệ trứng có phôi của năm đẻ 1 và năm đẻ 2 không có

sự sai khác (P>0,05), trong khi đó tỷ lệ nở có sự sai khác rõ rệt (P<0,01), tỷ lệ

nở chim loại 1 cũng có sự sai khác rất rõ rệt (P<0,001).

3.2.3.2. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở thế hệ 2

Bảng 3.27. Một số tỷ lệ ấp nở của đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 2 Đvt: %

Phương thức 1 Phương thức 2 Đợt ấp

Năm đẻ Số

trứng ấp

Tỷ lệ trứng

có phôi

Tỷ lệ nở

Tỷ lệ loại 1

Số trứng

ấp

Tỷ lệ trứng

có phôi

Tỷ lệ nở

Tỷ lệ loại 1

1 350 97,14 80,86 79,71 199 78,39 64,32 61,81 2 477 96,65 76,31 75,47 280 80,71 63,57 62,14 3 262 98,09 81,68 80,53 299 82,27 70,57 68,90 4 182 97,80 76,92 76,37 256 81,25 69,92 67,19 5 126 98,41 80,16 78,57 209 82,78 68,42 64,59 6 61 81,97 70,49 67,21 125 75,20 62,40 60,00 7 72 87,50 69,44 65,28 100 74,00 63,00 59,00 8

1

53 83,02 66,04 64,15 87 73,56 59,77 58,62 Tổng 1583 92,57a 75,24a 73,41a 1555 78,52a 65,25a 62,78a

1 52 75,00 63,46 57,69 79 77,22 60,76 58,23 2 84 83,33 72,62 67,86 104 83,65 71,15 66,35 3 95 83,16 70,53 62,11 140 84,29 72,86 67,14 4 108 82,41 71,30 66,67 129 83,72 70,54 68,22 5 97 84,54 70,10 70,10 113 81,42 69,91 64,60 6 82 81,71 68,29 62,20 94 82,98 70,21 57,45 7 68 83,82 67,65 66,18 57 82,46 61,40 54,39 8 71 80,28 63,38 56,34 41 75,61 60,98 48,78 9

2

69 79,71 62,32 53,62 Tổng 726 81,78b 68,42a 63,64a 757 81,42b 67,23a 60,65a

Ghi chú: Theo cột dọc, trong cùng nhóm chỉ tiêu những số trung bình mang chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Kết quả theo dõi tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở trứng chim Trĩ ĐKC thế

Page 111: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

hệ 2 được trình bày trong bảng 3.27. Đàn nuôi theo phương thức 1, năm đẻ

thứ nhất với tổng số 1583 quả trứng vào ấp 8 đợt, tỷ lệ trứng có phôi trung

bình đạt 92,57%, cao nhất là đợt 5 đạt 98,41% và thấp nhất là đợt 8 chỉ đạt

83,02%. Tỷ lệ trứng có phôi của năm đẻ thứ nhất đối với đàn nuôi theo

phương thức 1 cao hơn so với đàn nuôi theo phương thức 2 là 14,52%. Như

vậy, trong một ô chuồng có nhiều trống, tỷ lệ trứng có phôi thấp hơn so với

trong một ô chuồng chỉ có một con trống. Điều này phù hợp với kết quả đã

được phân tích khi đề cập tới tập tính của chim Trĩ ĐKC.

Trong năm đẻ thứ hai, đàn chim nuôi theo phương thức 1 được nuôi theo

phương thức 2, do đó tỷ lệ trứng có phôi của 2 đàn này là tương đương nhau

81,78 và 81,42%. Cũng tương tự như vậy, tỷ lệ nở và chim loại 1 của 2 đàn cũng

không có sự chênh lệch đáng kể, tương ứng là 68,42-67,23% và 63,64-60,65%.

Tỷ lệ trứng có phôi của năm đẻ 1 so với năm đẻ 2 có sự sai khác rất rõ rệt

(P<0,001), nhưng tỷ lệ nở và tỷ lệ chim loại 1 không có sự sai khác (P>0,05).

3.2.3.3. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở thế hệ 3

Bảng 3.28. Một số tỷ lệ ấp nở của đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 3 Đvt: %

Phương thức 1 Phương thức 2 Tháng đẻ

Năm đẻ Trứng Tỷ lệ

trứng có phôi

Tỷ lệ nở

Tỷ lệ loại 1

Trứng Tỷ lệ trứng

có phôi

Tỷ lệ nở

Tỷ lệ loại 1

1 77 87,01 68,83 66,23 61 77,05 60,66 59,02 2 107 89,40 67,74 65,90 126 79,37 62,70 60,32 3 112 94,68 71,70 70,28 229 89,28 73,36 69,43 4 109 95,19 74,48 72,40 235 87,13 70,64 66,81 5 104 92,24 72,56 70,12 175 85,43 69,71 66,86 6 168 90,10 73,21 70,83 144 83,47 63,19 61,11 7 170 85,29 71,18 67,65 143 81,82 66,43 65,03 8 173 86,13 67,63 66,47 95 77,89 63,16 61,05 9 123 82,93 70,73 67,48 10

Thứ nhất

112 80,36 68,75 66,96 Tổng 1255 88,33a 70,68a 68,43a 1208 82,86b 66,23a 63,70b

Ghi chú: Theo hàng ngang, trong cùng nhóm chỉ tiêu những số trung bình mang chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở của đàn chim thế hệ thứ 3 được

Page 112: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

trình bày ở bảng 3.28. Kết quả cho thấy: đàn nuôi theo phương thức 1 với

tổng số 10 đợt ấp gồm 1255 trứng vào ấp, tỷ lệ trứng có phôi trung bình đạt

88,33%, cao nhất là đợt 3 và 4 đạt 94,68 và 95,19%. Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp

đạt 70,68%, tỷ lệ chim loại 1 đạt là 68,43%. Đàn nuôi theo phương thức 2 với

tổng số 1208 trứng vào ấp 8 đợt, tỷ lệ trứng có phôi trung bình đạt 82,86%, tỷ

lệ chim loại 1 đạt 63,70%. Như vậy thế hệ thứ 3 đàn chim được nuôi theo

phương thức 1 tỷ lệ 1 trống 2 mái vẫn cho tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở cao

hơn đàn nuôi theo phương thức 2 được nuôi 4 trống 16 mái trong cùng một ô

chuồng là 5,47%; tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 4,45%. Tỷ lệ trứng có phôi có sự

sai khác (P<0,05) và kết quả ấp nở của 2 đàn không có sự sai khác (P>0,05).

Theo NSW DPI (2009), tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp tăng dần theo các

năm. Năm 1976-1977, tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp chỉ đạt 17,76%, năm 1997-

1978 tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp đạt 43,48% và năm 1978-1979 đạt 48,25%. Kết

quả về tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở của chúng tôi cao hơn nhiều so với kết quả

nghiên cứu tại Úc. Fronte (2008), khả năng ấp nở của chim Trĩ đạt 65 – 68%,

thấp hơn so với các loại gà.

Nhìn chung tỷ lệ trứng có phôi của chim Trĩ ĐKC qua 3 thế hệ ở năm

đẻ thứ nhất đạt 89,82% thấp hơn tỷ lệ trứng có phôi trên gà Sao là 90,33%

(Trần Công Xuân và CS, 2004). Năm đẻ 2 tỷ lệ trứng có phôi đạt 81,78-

85,20%. Kết quả ấp nở năm đẻ thứ 1 đạt 70,68-75,24%; năm đẻ 2 là 66,73-

68,42%, tương đương với kết quả của Fronte (2008) và cao hơn so với kết quả

của Kolektiv (1971): tỷ lệ trứng có phôi của chim Trĩ ĐKC nuôi tại Tiệp

Khắc đạt từ 61,9 đến 81,2%.

3.2.4. Các chỉ tiêu chất lượng trứng của chim Trĩ ĐKC

3.2.4.1. Khối lượng trứng

Khối lượng trứng được theo dõi ở các thời điểm chim đẻ 5%, được coi

là thời điểm bắt đầu đẻ trứng và khi tỷ lệ đẻ đạt 30%, 50% và trên 50%.

Bảng 3.29. Khối lượng trứng của chim Trĩ ĐKC qua các giai đoạn đẻ

Page 113: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Đvt: g

Giai đoạn đẻ (%) Thế hệ n (quả) Mean ± SE CV (%)

1 21 21,60±0,30 7,90

2 43 25,56±1,53 5,99

3 53 25,28±2,37 9,36 5

Trung bình 24,36±1,93 7,62

1 40 25,10±0,20 5,60

2 70 28,01±1,79 7,02

3 78 27,54±2,15 7,80 30

Trung bình 27,09±2,01 7,24

1 97 29,42±3,31 11,25

2 220 29,60±2,94 9,92

3 242 29,29±2,62 8,96 50

Trung bình 29,29±2,62 9,77

1 180 29,39±3,21 10,94

2 530 29,50±2,91 9,88

3 552 29,76±2,88 9,66 > 50

Trung bình 29,60±2,94 9,94

Khối lượng trứng tăng dần qua các giai đoạn đẻ 5, 30, 50 và trên 50% là

24,36; 27,09; 29,43 và 29,60g. Theo Kolektiv (1971), khối lượng trứng của

chim Trĩ ĐKC nuôi tại Tiệp Khắc (27-32g) tương đương so với khối lượng

trứng đàn chim nuôi tại Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi là 29,55g.

Kết quả nghiên cứu của Hà Thị Tường Vân (2003) trên đàn chim Trĩ nuôi tại

Vườn thú Hà Nội cho khối lượng trứng trung bình 27,5g; cao hơn khối lượng

trứng trong nghiên cứu tại giai đoạn đẻ 5 và 30% nhưng thấp hơn giai đoạn đẻ

50 và >50% từ 1,93 – 2,10g. Theo Kirikci và cs (2003), khối lượng trứng chim

Trĩ là 31,03g. Trứng chim Trĩ ĐKC thấp hơn khối lượng trứng của gà lôi lam

đuôi trắng nuôi tại Vườn thú Hà Nội (35,03g, theo Đặng Gia Tùng, 1998).

Theo Ipek và Dikmen, trứng được phân loại theo khối lượng, loại nhẹ (27,8 –

Page 114: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

29,7g), loại trung bình (29,8 – 31,7g), và nặng (31,8 – 33,7g). Khối lượng trứng

không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ chết sau khi nở. Trĩ nở có khối lượng được

xác định nhóm nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 19,5; 21,8 và 22,6g.

Phân tích phương sai cho thấy sự sai khác rõ rệt giữa các giai đoạn đẻ

trứng (5, 30, 50 và >50%) với giá trị F tính được là 97,89 và xác suất tin cậy P

là 0,000. Trong khi đó giữa các thế hệ không có sự sai khác, giá trị F là 0,36

và xác suất tin cậy P là 0,698.

3.2.4.2. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng

Khi nghiên cứu về các tính trạng chất lượng trứng ta thường quan tâm đến

khối lượng, hình thái, độ bền, độ dày của vỏ và các chỉ số của lòng trắng, lòng đỏ.

Trứng gia cầm đủ tiêu chuẩn ấp cần phải có cấu trúc vỏ hoàn chỉnh, tỷ

lệ lòng đỏ và lòng trắng phù hợp với giống. Do đó, việc xác định chất lượng

trứng trước khi vào ấp là rất quan trọng. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 30

quả trứng thu nhặt ở thời điểm chim Trĩ ĐKC tại tháng đẻ thứ 3. Kết quả khảo

sát một số chỉ tiêu chất lượng trứng được trình bày ở bảng 3.30.

Bảng 3.30. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của chim Trĩ ĐKC (n=30 quả)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Mean ± SE CV (%)

Khối lượng trứng g 30,2 ± 0,2 3,5

Chỉ số hình thái - 1,34 ± 0,007 3,06

Tỷ lệ vỏ % 10,0 ± 0,1 4,3

Tỷ lệ lòng trắng % 50,3 ± 0,3 3,6

Tỷ lệ lòng đỏ % 37,9 ± 0,3 4,5

Màu sắc lòng đỏ Độ Roche 8,17 ± 0,20 13,67

Chỉ số lòng đỏ - 0,46 ± 0,005 5,53

Chỉ số lòng trắng - 0,05 ± 0,003 26,88

Độ dày vỏ mm 0,28 ± 0,004 14,64

Độ chịu lực kg/cm2 0,94 ± 0,01 10,19

Đơn vị Haugh Hu 88,83 ± 1,54 9,52

Page 115: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

3.2.4.2.1. Chỉ số hình dạng của trứng

Chỉ số hình dạng của trứng chim Trĩ ĐKC là 1,34. Hình dạng trứng là

một trong những chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ ấp nở. Những trứng quá dài hoặc

quá tròn so với kích thước trung bình của giống đều cho tỷ lệ ấp nở thấp. Kết

quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Trương Thuý Hường

(2006) và Nguyễn Duy Điều (2007) thì chỉ số hình dạng của trứng chim bồ

câu Pháp dòng Titan, Mimas và VN1 đều là 1,36.

Trứng mỗi loại gia cầm đều có chỉ số hình dạng riêng. Kết quả nghiên

cứu của Nguyễn Văn Thạch (1996) cho biết trứng gà Ri có chỉ số hình dạng là

1,31. Theo Phùng Đức Tiến (2004) gà Ai Cập có chỉ số hình thái trứng là

1,30. Theo Trần Công Xuân (2004) khi nghiên cứu khả năng sản xuất của gà

Sao cho thấy chỉ số hình dạng trứng của gà Sao là 1,29. Như vậy trứng của

chim Trĩ đỏ khoang cổ có hình dạng hơi dài so với các giống gà nhưng còn

tròn hơn so với trứng chim bồ câu.

3.2.4.2.2. Tỷ lệ vỏ

Kết quả ở bảng 3.30 cho biết trứng chim Trĩ ĐKC có tỷ lệ vỏ 10,0%,

thấp hơn so với nghiên cứu của Kirikci và cs (2003) là 0,38% nhưng cao hơn

so với trứng chim bồ câu Pháp dòng Titan và Mimas (Trương Thuý Hường,

2006) là 1,22% và Nguyễn Duy Điều (2007) là 1,24%. Chỉ tiêu này thấp hơn

so với gà Ác Việt Nam là 12,3% (Trần Thị Mai Phương, 2004), của gà Ai

Cập là 13,12% (Phùng Đức Tiến, 2004) và tương đương với trứng gà

H’Mông là 10,4% (Đào Lệ Hằng, 2001).

3.4.4.2.3. Tỷ lệ lòng trắng

Tỷ lệ lòng trắng là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá chất

lượng lòng trắng của trứng gia cầm. Bảng 3.30 cho thấy: tỷ lệ lòng trắng của

trứng Trĩ đỏ chiếm 50,3%, thấp hơn so với nghiên cứu của Kirikci và CS

(2003) có tỷ lệ lòng trắng là 56,62% và Trương Thuý Hường (2006) trên chim

Page 116: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

bồ câu Pháp dòng Titan, Mimas theo là 65,1% và dòng VN1 theo Nguyễn

Duy Điều (2007) là 65,23%. Như vậy tỷ lệ lòng trắng của chim Trĩ đỏ chỉ

bằng 80% so với trứng chim bồ câu. Theo Krax (1974); Pingel và Jeroch

(1980), Rose (1997) tỷ lệ lòng trắng chiếm 55-60% khối lượng trứng, Như

vậy tỷ lệ lòng trắng của trứng chim Trĩ đỏ có thấp hơn so với hầu hết các

giống gà khác: tỷ lệ lòng trắng ở trứng gà Ri (57,39%); gà Tam Hoàng

(58,16%); gà Goldline nâu (64%) nhưng cao hơn so với tỷ lệ lòng trắng của

trứng gà Ác là 49,9% (Trần Thị Mai Phương, 2004).

3.4.4.2.4. Tỷ lệ lòng đỏ

Cũng như tỷ lệ lòng trắng thì tỷ lệ lòng đỏ cũng là một trong những chỉ

tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng lòng đỏ.

Mặc dù khối lượng trứng chim Trĩ ĐKC là nhỏ nhất (30,2g), nhưng tỷ

lệ lòng đỏ đạt 37,9%; cao hơn kết quả nghiên cứu của Kirikci và CS (2003)

(32,3%) là 5,6%. So với tỷ lệ lòng đỏ của trứng chim bồ câu dòng Titan và

Mimas (Trương Thuý Hường, 2006) là 26,12% và Nguyễn Duy Điều (2007)

dòng VN1 là 26,01%. Tỷ lệ lòng đỏ của trứng chim Trĩ ĐKC tương đương

với tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà Ác Việt Nam (Trần Thị Mai Phương, 2004) là

36,8% và cao hơn trứng gà lôi lam đuôi trắng (Đặng Gia Tùng, 1998) là

31,74% và trứng gà Ri là 34,09%.

Tỷ lệ lòng đỏ trứng chim Trĩ ĐKC trong nghiên cứu của chúng tôi cao

hơn trứng các loại gia cầm khác. Theo Rose (1997) tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà

hướng trứng là 27,2%, trứng gà hướng thịt là 29,1%, trứng gà Tây là 32,6%,

trứng chim Cút là 32,2%. Trứng gia cầm có tỷ lệ lòng trắng là 64%, tỷ lệ lòng

đỏ là 27% và vỏ là 9% là những trứng đạt tiêu chuẩn chất lượng trứng giống. Kết

quả khảo sát về chất lượng trứng chim Trĩ ĐKC phù hợp với nghiên cứu của

Mehner (1962), Pingel và Jeroch (1980), Scholtyssek (1987) và Rose (1997):

những trứng có khối lượng càng lớn, tỷ lệ lòng đỏ càng thấp và ngược lại (dẫn

theo Trần Thị Mai Phương, 2004).

Page 117: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

3.2.4.2.5. Màu sắc lòng đỏ

Kết quả bảng 3.30 cho thấy trứng chim Trĩ ĐKC có màu sắc lòng đỏ

đạt 8,17/ thang điểm 15.

3.2.4.2.6. Độ chịu lực

Độ chịu lực có liên quan đến khả năng bảo quản trứng trong khi vận

chuyển và ấp nở. Độ chịu lực của trứng chim Trĩ ĐKC là 0,94 kg/cm2. Kết

quả này tương đương nghiên cứu của Kirikci và cs (2005) cũng lả 0,938,

nhưng thấp hơn của trứng chim bồ câu Pháp dòng Titan và Mimas là

0,99kg/cm2 (Trương Thuý Hường, 2006) và dòng VN1 cũng là 0,99 kg/cm2

(Nguyễn Duy Điều, 2007).

Kết quả nghiên cứu trên gà Leghorn của Nguyễn Huy Đạt và CS

(1991), tác giả cho biết trứng gà Leghorn có độ chịu lực từ 3,5 đến 3,7

kg/cm2. Vũ Quang Ninh (2002) có kết quả chịu lực của gà xương đen Thái

Hòa Trung Quốc là 3,68 kg/cm2. Độ chịu lực của chim Trĩ ĐKC thấp, vì vậy

cần lưu ý trong các khâu kỹ thuật nhặt trứng, bảo quản và vận chuyển để

tránh va chạm vỏ trứng ảnh hưởng tới sản xuất.

3.2.4.2.7. Đơn vị Haugh

Kết quả tại bảng 3.30 cho thấy trứng chim Trĩ ĐKC có đơn vị Haugh

đạt 88,83 Hu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu

của Kirikci và cs (2003) là 96,34 Hu nhưng lại cao hơn so với kết quả nghiên

cứu trứng chim bồ câu Pháp dòng VN1 của Nguyễn Duy Điều (2007) là 79,04

Hu. Kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân và CS (2004) trên gà Sao dòng

nhỏ cho thấy đơn vị Haugh chỉ đạt 81,55 Hu. Trong kỹ thuật ấp trứng gia cầm

thì trứng có chỉ số Haugh càng cao thì chất lượng trứng giống càng tốt và tốt

nhất là 85 trở lên.

Page 118: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

3.3. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ ĐKC nuôi thương phẩm

Hai đàn chim Trĩ ĐKC được nuôi từ mới nở đến 20 tuần tuổi trong hai

năm (2010 và 2011) với số lượng ban đầu là 90 con/đàn để đánh giá khả năng

nuôi sống, sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt. Chế độ dinh dưỡng trong

khẩu phần thức ăn dùng để nuôi hai đàn này với mức năng lượng (3000, 3100

và 3200 Kcal tương ứng với 3 giai đoạn nuôi 0 – 4 tuần, 5 – 9 tuần và 10 tuần

– lúc giết thịt) đã được trình bày trong phần “Nội dung và phương pháp

nghiên cứu”. Sau đây là kết quả đạt được.

3.3.1. Khả năng nuôi sống của chim Trĩ ĐKC

Biến động số lượng đàn chim Trĩ ĐKC được nuôi hai năm từ mới nở

đến 20 tuần tuổi và tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi so với số con ban đầu

được thể hiện ở bảng 3.31.

Bảng 3.31. Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC qua các giai đoạn tuổi

Đvt: %

Năm 2010 Năm 2011 Tổng Giai đoạn

(tuần) n (con) Tỷ lệ n (con) Tỷ lệ n (con) Tỷ lệ

0 - 4 81 90,00 83 92,22 164 91,11

4 - 8 71 87,65 79 95,18 141 91,42

8 - 12 69 97,18 70 88,61 137 92,90

12 - 16 65 94,20 68 97,14 133 95,67

16 - 20 64 98,46 68 100,00 130 99,23

0 - 20 64 71,11 68 75,56 132 72,22

Kết quả bảng 3.31 cho thấy qua 2 năm đẻ giai đoạn từ 0-4 tuần tuổi có

tỷ lệ nuôi sống đạt thấp nhất là 91,11%; tiếp đến là giai đoạn 4-8 tuần tuổi

91,42%; cao nhất là giai đoạn từ 16-20 tuần tuổi đạt 99,23%. Đến 20 tuần tuổi

tỷ lệ nuôi sống đạt 72,22%.

Page 119: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Như vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0-8 tuần

tuổi là rất quan trọng. Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC không chênh lệch

nhiều so với gà Hồ là 76,65%; gà Mía là 77,3%; gà Móng 77,15% (Hồ Xuân

Tùng, 2010).

Diễn biến của tỷ lệ nuôi sống (TLNS%) theo tuổi (tuần) có thể mô

phỏng bằng phương trình bậc 2 và đồ thị 3.5.

TLNS (2010) = 103,2 - 3,182 tuần tuổi + 0,07954 tuổi2, với hệ số xác

định là 99,1% (tức hệ số tương quan là 0,99955 (xác suất tin cậy P là 0,00).

TLNS (2011) = 102,2 - 3,389 tuần tuổi+ 0,09908 tuổi2, với hệ số xác

định là 97,9% (tức hệ số tương quan là 0,9794 (xác suất tin cậy P là 0,00).

Đồ thị 3.5. Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi

Nhìn chung tỷ lệ nuôi sống đến 20 tuần tuổi không sai khác giữa hai

đàn. Giá trị χ2 tính được khi so sánh số con còn lại lúc 20 tuần và sơ sinh là:

0,018 với độ tự do (DF) là 1 và xác suất sai khác (P) là 0,894; tức mức sai

khác không tin cậy (xem phụ lục 13).

3.3.2. Khả năng sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC

3.3.2.1. Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi

Chim Trĩ ĐKC được nuôi đến 9 tuần tuổi, sau đó tách trống mái và

nuôi tiếp đến 20 tuần tuổi. Khối lượng trung bình của chim Trĩ ĐKC và

Page 120: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

đường sinh trưởng từ mới nở đến 20 tuần tuổi được thể hiện trên đồ thị 3.6.

Đồ thị 3.6. Đường sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC

giai đoạn mới nở đến 20 tuần tuổi

Đường sinh trưởng mô phỏng biến động khối lượng ở giai đoạn này là

phương trình bậc 4: Y = - 0,009X4 + 0,245X3 + 0,187X2 + 32,38X – 22,12

Trong đó, Y là khối lượng (g), X là tuổi (tuần).

Hệ số xác định là 0,999 – tức hệ số tương quan (r) gần bằng 1 với xác

suất tin cậy P < 0,000. Quá trình sinh trưởng được phân tích kỹ hơn trong hai

giai đoạn: 0-9 tuần và 10-20 tuần.

a. Khối lượng cơ thể giai đoạn 0 - 9 tuần tuổi

Các tham số cơ bản về và phân tích các yếu tố đến khối lượng cơ thể

giai đoạn này được nêu trong bảng 3.32.

Page 121: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.32. Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0-9 tuần tuổi

Đvt: g Năm 2010 Năm 2011 Tuần

tuổi n (con) Mean ± SE CV (%) n (con) Mean ± SE CV (%)

Mới nở 90 21,7±0,32 13,76 90 21,83±0,22 13,75

1 89 36,08±0,61 15,86 87 36,25±0,62 19,52

2 85 69,64±1,46 19,39 83 70,82±1,59 20,42

3 83 121,19±2,78 20,87 76 125,67±2,56 17,75

4 81 176,58±3,64 18,56 73 174,22±3,88 19,01

5 79 218,10±5,35 21,79 71 220,32±5,80 22,19

6 78 275,92±5,86 18,75 66 277,91±6,45 18,86

7 76 344,91±8,35 20,45 66 348,30±8,35 19,47

8 71 404,37±9,42 19,63 64 405,10±10,40 20,54

9 71 470,8±11,00 19,73 64 476,00±11,90 20,08

Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC từ 0 – 9 tuần tuổi, tăng chậm

trong hai tuần tuổi đầu, sau đó tăng nhanh gần như “thẳng” từ tuần sau đó.

Khối lượng cơ thể đàn chim Trĩ ĐKC nuôi năm 2010: sơ sinh là 21,7; 9 tuần

tuổi là 470,77g và năm 2011 lúc sơ sinh là 21,8 g; 9 tuần tuổi là 476,00g.

Khối lượng cơ thể trung bình lúc 9 tuần tuổi của hai năm là 473,26g. Hệ số

biến dị CV% dao động từ 13,75 đến 22,9% và có xu hướng tăng theo lứa tuổi.

Giá trị F được tính qua bảng phân tích phương sai (xem Phụ lục 14) cho

yếu tố “năm” là 0,41 và xác suất tin cậy P là 0,52, sai khác là không có ý nghĩa

thống kê. Tuy nhiên giữa các tuổi sai khác rất lớn, giá trị F tính được là 1541,13

với xác suất P là 0,00, sai khác là có ý nghĩa thống kê.

b. Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC từ 10 - 20 tuần tuổi

Các tham số cơ bản về phân tích các yếu tố đến khối lượng cơ thể giai

đoạn này được nêu trong bảng 3.33.

Page 122: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.33. Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC mái và trống từ 10 - 20 tuần tuổi

Đvt: g Mái Trống

2010 2011 2010 211 Tuần tuổi

Mean ± SE CV (%)

Mean ± SE CV (%)

Mean ± SE CV (%)

Mean ± SE CV (%)

10 451,10±13,80 17,31 457,70±4,60 17,72 603,80±12,00 12,44 603,50±11,50 11,85

11 520,60±14,80 16,04 526,00±14,50 15,36 685,40±14,20 12,93 683,20±13,40 11,21

12 582,80±6,90 15,84 589,20±17,30 16,06 770,30±16,00 12,94 774,80±14,30 11,41

13 651,50±16,40 13,78 672,70±19,20 15,64 873,20±15,50 10,96 867,50±17,10 12,16

14 698,80±0,20 15,86 719,70±23,00 17,51 967,60±16,90 10,87 958,70±17,10 10,96

15 769,80±8,00 12,80 782,70±18,60 13,02 1047,80±19,20 11,31 1061,40±15,90 9,23

16 830,00±7,50 11,36 864,70±21,50 13,60 1117,20±16,80 9,05 1104,70±18,00 10,02

17 883,40±9,10 11,66 912,70±21,60 12,94 1182,50±16,00 8,12 1175,80±16,30 8,45

18 938,60±1,80 12,29 955,80±24,70 13,59 1232,00±21,50 10,47 1218,80±21,50 10,75

19 955,70±19,30 10,67 981,80±21,50 12,00 1263,10±21,0 9,95 1259,70±18,10 8,72

20 960,40±19,80 10,90 1024,00±22,00 11,55 1259,70±18,10 10,11 1277,20±21,20 10,99

* Chim Trĩ ĐKC mái

Giai đoạn từ 10 – 20 tuần tuổi, khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC

mái tăng dần từ tuần 10 đến tuần thứ 14, tăng nhanh tuần 15, 16 và có xu thế

tăng chậm từ tuần 17 đến tuần thứ 20. Đến 12 tuần tuổi khối lượng cơ thể của

chim mái năm 2010 đạt 582,80 g, năm 2011 đạt 589,20 g. Đến 16 tuần tuổi khối

lượng đạt 830,00g năm 2011 đạt 864,70 g; thấp hơn so với công bố ở Australia

(NSW DPI, 2009) là 1000g đối với chim mái. Hệ số biến giảm dần từ tuần 10

đến tuần 20, đến 20 tuần tuổi hệ số biến dị của cả 2 năm chỉ còn 10 – 12%.

Chứng tỏ rằng giữa các cá thể đồng đều về khối lượng cơ thể.

* Chim Trĩ ĐKC trống

Trong giai đoạn này, khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC trống tăng

dần từ tuần 10 đến tuần thứ 20, tăng nhanh tuần 13, 14 và có xu thế tăng chậm

từ tuần 18 đến tuần thứ 20. Đến 12 tuần tuổi khối lượng cơ thể của chim trống

năm 2010 đạt 770,30 g, năm 2011 đạt 774,80 g.

Page 123: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Theo Kolektiv (1971) chim Trĩ ĐKC nuôi tại Tiệp Khắc đến 12 tuần

tuổi khối lượng trung bình trống mái đạt 1,0 kg, cao hơn đàn chim Trĩ ĐKC

cùng tuổi trong nghiên cứu này khoảng 300g.

Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Công Thiếu (2009)

trên gà H’Mông đến 12 tuần tuổi khối lượng trung bình trống mái đạt 1158,47g.

Đến 16 tuần tuổi khối lượng cơ thể năm 2010 đạt 1117,20g năm 2011

đạt 1104,70 g. Khối lượng trung bình chung của cơ thể chim Trĩ ĐKC trống qua

2 năm nuôi đạt 1110,95 g. Đến 16 tuần tuổi khối lượng chim trống thấp hơn so

với công bố ở Australia (NSW DPI, 2009) (1110,95g so với 1250g).

Hệ số biến dị (CV%) dao động từ 8,12 đến 12,94% ở đàn chim Trĩ

ĐKC năm 2010 và 8,45 đến 12,76 ở đàn chim Trĩ ĐKC năm 2011. Mức độ

biến dị này bé hơn ở giai đoạn 0-9 tuần tuổi, có nghĩa là những cá thể sinh

trưởng kém hơn ở giai đoạn đầu có thể tăng trưởng nhanh hơn ở giai đoạn

sau, hiện tượng sinh trưởng bù (Hornick và CS, 2000) thường xảy ra trong

động vật giảm dần từ tuần 10 đến tuần 20, chứng tỏ rằng giai đoạn này giữa

các cá thể đồng đều về khối lượng cơ thể. Đến 20 tuần tuổi khối lượng trung

bình trống mái năm 2010 đạt 1156,9g, năm 2011 là 1165,9g, không có sự sai

khác về mặt thống kê giữa 2 năm, nhưng có sự sai khác về giới tính.

Giá trị F được phân tích phương sai cho yếu tố “năm” là 2,17 và xác

suất tin cậy P là 0,14 >0,05 tức sai khác không đáng kể (phụ lục 16). Tuy nhiên

giữa các tuổi sai khác rất lớn, giá trị F tính được là 559,12 với xác suất P là 0,00,

sai khác là có ý nghĩa thống kê. Và sai khác lớn nhất đó là giữa giới tính, giá trị F

tính được là 1788,50 với xác suất P là 0,00, sai khác là có ý nghĩa thống kê.

3.3.2.2. Tăng khối lượng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0 – 10 tuần tuổi qua

2 năm 2010, 2011 trung bình đạt 7,25g/con/ngày, có xu hướng tăng dần từ

tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi thứ 4, tốc độ tăng khối lượng không cao đạt

trung bình 7,42g/con/ngày. Từ tuần tuổi thứ 6 đến tuần tuổi thứ 9 tốc độ sinh

trưởng tăng nhanh hơn đạt trung bình của 2 năm là 8,24 – 9,96 g/con/ngày.

Page 124: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.34: Tăng khối lượng tuyệt đối của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0 – 10 tuần tuổi

Đvt: g/con/ngày Giai đoạn 2010 2011 Trung bình

0 - 1 2,05 2,06 2,06

1 - 2 4,79 4,94 4,87 2 - 3 7,36 7,84 7,60

3 - 4 7,91 6,94 7,42

4 - 5 5,93 6,59 6,26

5 - 6 8,26 8,23 8,24 6 - 7 9,86 10,06 9,96

7 - 8 8,49 8,11 8,30

8 - 9 9,49 10,13 9,81 9 - 10 8,09 7,80 7,95 0 - 10 7,23 7,27 7,25

Bảng 3.35: Tăng khối lượng tuyệt đối của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 11 – 20 tuần tuổi

Đvt: g/con/ngày

Mái Trống Giai đoạn 2010 2011 Trung bình 2010 2011 Trung bình

Trung bình chung

10 - 11 9,93 9,76 9,84 11,66 11,39 11,52 10,68 11 - 12 8,89 9,03 8,96 12,13 13,09 12,61 10,79 12 - 13 9,81 11,93 10,87 14,70 13,24 13,97 12,42 13 - 14 6,76 6,71 6,74 13,49 13,03 13,26 10,00 14 - 15 10,14 9,00 9,57 11,46 14,67 13,06 11,32 15 - 16 8,60 11,71 10,16 9,91 6,19 8,05 9,11 16 - 17 7,63 6,86 7,24 9,33 10,16 9,74 8,49

17 - 18 7,89 6,16 7,02 7,07 6,14 6,61 6,82 18 - 19 2,44 3,71 6,08 4,44 5,84 5,14 5,61 19 - 20 0,67 6,03 3,35 -0,49 2,50 1,01 2,18 11 - 20 6,28 7,11 6,70 8,20 8,49 8,35 7,52

0 - 20 7,92 Kết quả ở bảng 3.35 cho thấy khả năng sinh trưởng tuyệt đối của chim

Trĩ ĐKC giai đoạn 0-20 tuần tuổi trung bình đạt 7,92g/con/ngày; giai đoạn từ

11 – 20 tuần tuổi trung bình đạt 7,52g/con/ngày; tăng nhanh từ tuần tuổi thứ

Page 125: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

11 đến tuần tuổi thứ 16 trung bình là 12 g/con/ngày. Sau đó có xu hướng giảm

dần giai đoạn 18 – 20 tuần tuổi. Tại thời điểm 20 tuần tuổi tăng khối lượng

trung bình chỉ đạt 2,18g/con/ngày. Tuy nhiên khả năng tăng khối lượng của

chim trống cao hơn chim mái, đặc biệt là giai đoạn 11 – 16 tuần tuổi luôn

luôn cao hơn từ 1,5 – 2g/con/ngày. Nhìn chung sinh trưởng tuyệt đối của

chim Trĩ ĐKC cũng tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm.

3.3.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn của chim Trĩ ĐKC

3.3.3.1. Thu nhận thức ăn qua các giai đoạn tuổi

Bảng 3.36 tiêu tốn thức ăn cho chim Trĩ ĐKC từ 1 đến 20 tuần tuổi.

Bảng 3.36. Thu nhận thức ăn chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi

Đvt: kg

2010 2011 Trung bình chung Tuần tuổi Thức ăn /

con/tuần Thức ăn cộng dồn

Thức ăn / con/tuần

Thức ăn cộng dồn

Thức ăn / con/tuần

Thức ăn cộng dồn

1 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05

2 0,10 0,15 0,10 0,16 0,10 0,16

3 0,16 0,31 0,17 0,32 0,17 0,32 4 0,20 0,51 0,19 0,52 0,20 0,52 5 0,25 0,76 0,25 0,77 0,25 0,77 6 0,26 1,02 0,22 0,99 0,24 1,01 7 0,28 1,30 0,28 1,27 0,28 1,29 8 0,30 1,60 0,29 1,55 0,30 1,58 9 0,38 1,98 0,38 1.,94 0,38 1,96 10 0,42 2,40 0,41 2,34 0,415 2,37 11 0,38 2,78 0,38 2,73 0,38 2,76 12 0,34 3,13 0,32 3,04 0,33 3,09 13 0,35 3,47 0,36 3,40 0,35 3,44 14 0,35 3,82 0,36 3,76 0,35 3,79 15 0,34 4,16 0,34 4,10 0,34 4,13 16 0,32 4,49 0,32 4,42 0,32 4,46 17 0,30 4,79 0,31 4,73 0,30 4,76 18 0,32 5,11 0,34 5,07 0,33 5,09 19 0,32 5,44 0,32 5,39 0,32 5,42 20 0,32 5,76 0,34 5,73 0,33 5,75

Qua bảng 3.36 có thể thấy chim Trĩ ĐKC thu nhận thức ăn có chiều

Page 126: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

hướng tăng dần theo tuổi. Đến tuần tuổi thứ 9, 11 khả năng thu nhận thức ăn

0,38 kg/con/tuần và cao nhất là tuần thứ 10 là 0,41-0,42kg/con/tuần. Trong

khi đó theo kết quả nghiên cứu của (NSW DPI, 2009) khả năng thu nhận thức

ăn của chim Trĩ ĐKC được nuôi tại Autrailia lượng thức ăn thu nhận tăng

nhanh từ tuần tuổi thứ 9 - 13 mỗi ngày từ 48 – 50g, sau đó giẩm dần. Sau đó,

dù khối lượng chim Trĩ ĐKC vẫn tiếp tục tăng, nhưng lượng thức ăn thu nhận

có xu hướng giảm, nhưng không nhiều. Lượng thức ăn cộng dồn qua các tuần

tuổi tăng khá đều đến 20 tuần tuổi. Tại thời điểm 20 tuần tuổi một chim Trĩ

ĐKC ăn hết 5,745 kg thức ăn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại 16 tuần tuổi (2011) là 4,46

kg/con. Thấp hơn so với kết quả nghiên cứu ở Australia (ngày 16/08/2007) là

5,14 kg/con. Ở thời điểm 16 tuần tuổi chim Trĩ ĐKC Việt Nam có khối lượng

cơ thể đạt 993,99g (trống 1110,8g; mái 847g). Trong khi đó chim Trĩ ĐKC

nuôi tại Australia có khối lượng trung bình đạt 1125g (trống 1250g, mái

1000g). Theo Ipek và CS (2007) chim Trĩ ĐKC thương phẩm đến 16 tuần tuổi

tiêu tốn thức ăn trung bình là 5,1 - 5,4kg.

Kết quả nghiên cứu cho một giả thiết là chim Trĩ ĐKC nuôi ở Việt

Nam có thể thu nhận nhiều thức ăn hơn để tăng cao khối lượng cơ thể lúc 16

tuần tuổi như ở Australia. Vấn đề này cần được nghiên cứu nhằm tăng hiệu

quả nuôi chim Trĩ ĐKC tại Việt nam.

3.3.3.2 Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg tăng khối lượng

Mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC từ

tuần thứ 14 đến 20 được trình bày trong bảng 3.37. Mức tiêu thụ thức ăn bắt

đầu từ 4,51kg lên 5,08kg, Tiêu tốn thức ăn cho một cân khối lượng cơ thể ở

hai thời điểm 16 tuần tuổi là 4,55kg và 20 tuần tuổi 5,08kg.

Diễn biến của mức tiêu tốn thức ăn đi theo một đường thẳng (phương

trình bậc một), của khối lượng cơ thể đi theo đường cong lồi (phương trình

bậc 2) và tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng cơ thể tuân theo đường cong

Page 127: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

lõm (phương trình bậc 2) (xem phụ lục 18).

Bảng 3.37: Tiêu tốn thức ăn/1kg khối lượng cơ thể (FCR) từ 14-20 tuần tuổi Đvt: kg

Tuổi (tuần)

Năm 2010 Năm 2011 Trung bình

14 4,58 4,48 4,53

15 4,58 4,45 4,51

16 4,61 4,49 4,55

17 4,64 4,53 4,58

18 4,71 4,66 4,69

19 4,90 4,81 4,86

20 5,19 4,98 5,08

Mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg thịt lúc 16 tuần tuổi là 4,55kg, gần giống

kết quả nghiên cứu của APF là 4,56kg. Trong khi đó ở Australia mức tiêu thụ

thức ăn nhiều hơn nên khối lượng cơ thể cao hơn. Điều này hoàn toàn phù

hợp về lý thuyết và thực tiễn.

Như vậy mức tiêu tốn thức ăn/1kg thịt của chim Trĩ ĐKC vào loại cao,

song còn thấp hơn gà Đông Tảo và gà Mía, vì vậy nuôi chim Trĩ ĐKC lấy thịt

có nhiều triển vọng và nhiều cơ hội.

Như vậy kết hợp giữa kết quả nghiên cứu về khối lượng cơ thể với tiêu

tốn thức ăn của chim Trĩ ĐKC, có thể kết luận tuổi giết thịt thích hợp của

chim Trĩ ĐKC vào tuần tuổi 16-18 vì lúc này đường cong sinh trưởng đã

chậm dần, đồng nghĩa với chi phí thức ăn/1kg thịt ở mức phù hợp .

Theo Kolektiv (1971) tiêu tốn thức ăn/kg thịt của chim nuôi tại Tiệp

Khắc đến 16 tuần tuổi là 3,5-4,0 kg, thấp hơn so với nuôi Chim Trĩ ĐKC tại

Australia là 4,56 kg và ở Việt Nam là 4,55 kg. Điều này gợi ý cho chúng ta là

phải quan tâm tới chất lượng dinh dưỡng của thức ăn để có thể giảm chi phí

thức ăn, sản xuất 1 kg thịt trong thời gian tới.

3.3.4. Hiệu quả kinh tế

Page 128: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Sơ bộ ước tính tổng thu, tổng chi nuôi 90 chim Trĩ ĐKC thịt sau 5

tháng nuôi. Kết quả thể hiện ở bảng 3.38.

Bảng 3.38: Hiệu quả kinh tế nuôi chim Trĩ ĐKC thương phẩm (năm 2011)

Diễn Giải Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)

Thức ăn (kg) 440 10.000 4.400.000

Con giống (con) 90 100.000 9.000.000

Thú y (con) 90 5.000 450.000

Điện nước (con) 90 10.000 900.000

Nhân công (tháng) 5 1.000.000 5.000.000

Tổng chi 19.750.000

Tổng thu 66,60 350.000 23.310.000

Lợi nhuận = Thu – Chi 3.560.000

Kết quả bảng trên cho thấy khi nuôi 90 chim Trĩ ĐKC thương phẩm

trong thời gian 5 tháng với giá con giống cao như hiện nay, người chăn nuôi

trừ tất cả các khoản chi phí vẫn còn lãi 3.560.000 đồng, mỗi tháng lãi khoảng

712.000 đồng.

3.3.5. Tỷ lệ thân thịt và chất lượng thịt của chim Trĩ ĐKC

3.3.5.1. Tỷ lệ thân thịt của chim Trĩ ĐKC

Bảng 3.39. Một số chỉ tiêu phân tích thân thịt Đvt: %

Chỉ tiêu Mái Trống Trung bình P

Tỷ lệ thân thịt 70,96±0,36 70,65±0,84 70,80±0,43 0,886

Tỷ lệ thịt lườn 25,03±0,20 21,13±0,16 23,08±0,66 0,029

Tỷ lệ thịt đùi 16,12±0,13 18,99±0,27 17,56±0,05 0,081

Tỷ lệ mỡ bụng 1,69±0,05 1,43±0,15 1,56±0,09 0.706

Qua bảng 3.39 cho thấy, tỷ lệ thân thịt của chim Trĩ ĐKC trung bình

Page 129: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

70,80% nằm trong giá trị trung bình của gia cầm nói chung. Tuy nhiên tỷ lệ

thịt lườn và đùi trung bình của chim Trĩ ĐKC lần lượt 23,08; 17,56% cao hơn

so với gà H’Mông. Tỷ lệ thân thịt của gà H’Mông 72,95%, thịt lườn 17,56%

(Phạm Công Thiếu và CS, 2009). Ngoài ra, ở chim Trĩ ĐKC cũng cho thấy tỷ

lệ mỡ bụng khá thấp chỉ 1,56%.

Hình 3.3. Thịt chim Trĩ ĐKC

Hình 3.4. Thịt chim Trĩ ĐKC

3.3.5.2. Thành phần hóa học của thịt chim Trĩ ĐKC

Kết quả phân tích thành phần hóa học và chất lượng thịt cho thấy tỷ lệ

vật chất khô trung bình của thịt lườn 25,48%, thịt đùi là 23,58% tương đương

vật chất khô của gà ác 25,28% của Trần Thị Mai Phương (2004), cao hơn so

với chim bồ câu 22,41%. của Trương Thuý Hường (2003). Tỷ lệ protein thịt

lườn và thịt đùi của chim Trĩ ĐKC cao, tương ứng là 23,31 và 20,34%, cao

hơn đáng kể so với các loài vật nuôi thông thường khác như đối với bò chỉ

khoảng 17%, lợn 15%, thỏ 18,4%, chim bồ câu 17,22% gà Ác 21,64%, đà

điểu 20,83%. Trong khi đó hàm lượng chất béo thô rất thấp chỉ 0,42% với thịt

lườn và 0,76% đối với thịt đùi thấp hơn cả gà Ác là 0,92% và thấp hơn rất

nhiều chim bồ câu của Nguyễn Duy Điều (2007) là 3,32%.

Page 130: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.40: Một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của thịt Đvt: %

Chỉ tiêu theo dõi Vật chất khô Protein thô Lipid Khoáng tổng số

Thịt lườn (n=4)

Mean ± SE 25,48a±0,56 23,31a±0,26 0,42a±0,08 1,51a±0,10

Cv 4,35 2,26 38,59 12,63

Max 26,71 23,81 0,65 1,74

Min 24,08 22,57 0,27 1,35

Thịt đùi (n=4)

Mean ± SE 23,58b±0,21 20,34b±0,06 0,76b±0,06 1,4a±0,08

Cv 1,78 0,61 16,47 12,08

Max 24,15 20,5 0,93 1,57

Min 23,14 20,20 0,64 1,25

P 0,019 0,000 0,016 0,412 Ghi chú: Theo cột dọc những số trung bình mang chữ cái khác nhau thì

sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

3.3.5.3. Thành phần giá trị một số loại axit amin trong thịt chim Trĩ ĐKC Bảng 3.41: Kết quả phân tích 16 axit amin trong thịt chim Trĩ ĐKC

Đvt: % STT Tên axit amin Thịt lườn Thịt đùi

1 Aspartic 1,76 1,46 2 Glutamic 3,54 3,28 3 Serine 0,81 0,73 4 Histidine 0,4 0,42 5 Glycine 0,93 0,85 6 Threonine 0,46 0,42 7 Alanine 1,86 1,41 8 Arginine 1,66 1,47

9 Tyrosine 0,77 0,66

10 Valanine 1,11 0,94 11 Methionine 0,82 0,75

12 Phenylalanine 0,89 0,76

13 Isoleucine 1,21 1,05 14 Leucine 2,19 1,91 15 Lysine 1,58 1,81

16 Proline 1,13 1,10

Nhìn chung tất cả các axit amin không thay thế của thịt chim Trĩ ĐKC

Page 131: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

đều cao hơn so với gà Ác trong điều kiện nuôi nhốt (Trần Thị Mai Phương,

2003). Hàm lượng axit amin trong thịt lườn của chim Trĩ ĐKC cao nhất là

glutamic 3,54%, tiếp đến là leucine 2,194%, thấp nhất histidine 0,44%,

threonine 0,46%, serine 0,81%. Hàm lượng axit amin trong thịt đùi cũng

tương tự cao nhất vẫn là glutamic 3,13%. Kết quả này tương đương với phân

tích của Trần Thị Mai Phương (2004) trên gà Ác (hàm lượng glutamic là

3,3%, leucine 2,0%).

Theo Trương Thuý Hường (2006) 2 dòng chim bồ câu Pháp Titan và

Mimas nhập nội có hàm lượng glutamic là 2,71 – 2,69%. Nguyễn Duy Điều

(2007) phân tích trên chim bồ câu dòng VN1 cho kết quả là 2,71%. Như

vậy, chim Trĩ ĐKC có hàm lượng glutamic cao hơn so với các dòng bồ câu

từ 0,83 – 0,85%.

Page 132: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu trên 3 thế hệ chim sinh sản và chim thịt nuôi

nhốt, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây

1. Chim Trĩ ĐKC có ngoại hình rất đồng nhất giữa tất cả các cá thể

trong đàn. Khi trưởng thành chim trống to hơn chim mái, có mào đỏ, màu

lông sặc sỡ và rất đẹp: bóng mượt, màu xanh lục ở vùng đầu, ức, nửa lưng

phía sau; các vùng còn lại có màu nâu hung đỏ hay nâu vàng; giữa cổ có một

vòng đai màu trắng, đuôi rất dài. Chim mái có bộ lông đơn điệu, đồng nhất

màu nâu, điểm các chấm đen hay xám mốc.

Chim còn giữ nhiều tập tính hoang dã như thích đậu trên sào, chim đực

thích đánh nhau để thể hiện bản lĩnh và khẳng định lãnh thổ; chim hoạt động

sinh dục tương đối mạnh vào 15-16h hàng ngày. Chim cái đẻ trứng tập trung

cao vào 11h30-14h với 39%. Số lượng hồng cầu, bạch cầu, Hb… trong máu

chim trĩ cao hơn nhiều so với các giống gia cầm khác.

2. Đàn chim Trĩ sinh sản có tỷ lệ nuôi sống không cao, đến 32 tuần

tuổi chỉ đạt khoảng 65%. Chim mái thành thục sinh dục muộn (từ 32-33

tuần). Chim đẻ rộ từ khoảng tháng 2 đến tháng 10 hàng năm, mỗi chim mái

đẻ trung bình 95,55 quả trong năm đầu với tiêu tốn thức ăn là 3,25kg/10

trứng; trong năm thứ hai tương ứng là 70,20 quả và 4,07kg thức ăn. Trứng

chim trĩ có mầu nâu sẫm, khối lượng trứng trung bình từ 25,3 – 29,6g, tỷ lệ

lòng đỏ 37,9%. Tỷ lệ trứng có phôi từ 81- 88%; tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt

66 - 72%.

3. Đàn chim Trĩ nuôi thịt đến 16 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống tương đối

cao, đạt 74%; khối lượng cơ thể trung bình là 1kg/con, chim mái có khối

lượng chỉ bằng khoảng 75% chim trống. Sinh trưởng tuyệt đối đến 20 tuần

Page 133: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

tuổi đạt trung bình 7,92g/con/ngày. FCR là 4,48 kg. Tỷ lệ thân thịt đạt 70,8%,

tỷ lệ thịt lườn 23% và thịt đùi 17,5%. Chất lượng thịt của chim trĩ rất cao: tỷ

lệ protein thịt lườn là 23,3%, thịt đùi là 20,3%; tỷ lệ mỡ bụng là 1,5%; các

axit amin thiết yếu đều cao hơn so với thịt gà, đặc biệt là glutamic. Nuôi chim

trĩ thịt có hiệu quả kinh tế cao, nuôi 90 chim thịt sau 5 tháng lãi khoảng 3,5

triệu đồng

4.2. Đề nghị

Tiếp tục chọn lọc và nhân giống chim Trĩ ĐKC để cung cấp con giống

cho sản xuất, đồng thời hoàn thiện quy trình nuôi chim Trĩ ĐKC theo phương

thức nuôi nhốt để nâng cao hơn nữa năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

Page 134: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NCS CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

1. Hoàng Thanh Hải, Võ Văn Sự, Hoàng Văn Tiệu, Phạm Công Thiếu,

Dương Xuân Tuyển, Bùi Hữu Đoàn (2011). “Một số đặc điểm ngoại

hình và khả năng sinh sản của chim Trĩ đỏ khoang cổ nuôi nhốt tại Viện

Chăn Nuôi”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ chăn nuôi - Viện Chăn

Nuôi, số 30 tháng 06 năm 2011, trang 7-14.

2. Hoàng Thanh Hải, Võ Văn Sự, Dương Xuân Tuyển. (2011). “Khả năng

sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ đỏ khoang cổ trong điều kiện nuôi

nhốt”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ chăn nuôi - Viện Chăn Nuôi, số 32

tháng 10 năm 2011, trang 12-19.

Page 135: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Trịnh Hữu Bằng (1995). Hệ máu, Sinh lý gia súc (Giáo trình cao học Nông

nghiệp). Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tr. 127-152.

2. Brandsch, H. và H. Bülchel (1978). Cơ sở sinh học của nhân giống và

nuôi dưỡng ở gia cầm. Nguyễn Chí Bảo dịch, NXB Khoa học và kỹ

thuật, tr. 129-191.

3. Vũ Chí Cương (2008). Tập tính dinh dưỡng và các ứng dụng trong chăn

nuôi. Tập bài giảng cao học.

4. Bạch Thị Thanh Dân (1995). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ

lệ ấp nở trứng ngan bằng phương pháp ấp trứng nhân tạo. Luận văn thạc

sĩ tại thư viện Vaas.

5. Nguyễn Huy Đạt (1991). Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của

các dòng gà thuần bộ giống gà Leghorn trắng nuôi trong điều kiện Việt

Nam. Luận án tiến sĩ tại thư viện VAAS.

6. Nguyễn Xuân Đặng (2009). Nhận dạng nhanh một số loài “Động vật

hoang dã” được công ước CITES và pháp luật Việt Nam bảo vệ. Nguồn

TRAFFIC Đông Nam Á.

7. Nguyễn Duy Điều (2007). Nghiên cứu sức sản xuất, chọn lọc nhân thuần

chim bồ câu Pháp nhập nội (dòng VNI) và khả năng cho thịt của con lai

giữa dòng VNI và bồ câu nội. Luận án tiến sĩ nông nghiệp,Viện Chăn

Nuôi, Hà Nội.

8. Bùi Hữu Đoàn (2010). Chăn nuôi bồ câu và chim cút. Nhà xuất bản nông

nghiệp 2010.

9. Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2010). Đánh giá khả năng sản xuất của

chim cút Nhật Bản nuôi trong nông hộ tại thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh. Tạp

chí Khoa học và Phát triển, Tập 8, Số 1, tr. 59-67.

Page 136: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

10. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt

(2011). Một số chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm. Nhà

xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2011.

11. Đào Lệ Hằng (2001). Bước đầu nghiên cứu một số tính trạng của gà

H’mông nuôi bán công nghiệp tại đồng bằng miền Bắc Việt Nam. Luận

văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm I HN.

12. Trương Thuý Hường (2006). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và

tính năng sản xuất của hai dòng chim bồ câu Pháp Titan và Mimas nhập

nội. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Chăn Nuôi, Hà Nội.

13. Khavecman (1972). Sự di truyền năng suất ở gia cầm. Cơ sở di truyền

năng suất và chọn giống động vật. Tập 2 Johanson chủ biên, Phan Cự

Nhân, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng dịch. Nhà xuất bản khoa học –

Kỹ thuật – Hà nội. Trang 31 – 34 – 37.

14. Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân và Bạch Thị

Thanh Dân (1999). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở

gà Tam Hoàng. Báo cáo khoa học chăn nuôi – thú y 1999-2000, Phần chăn

nuôi gia cầm, Bộ Nông nghiệp và PTNT, TP. Hồ Chí Minh 4/2001, tr 12-24.

15. Bùi Đức Lũng (1992). Nuôi gà thịt broiler năng suất cao. Báo cáo

chuyên đề quản lý kỹ thuật ngành gia cầm TP Hồ Chí Minh, tr. 1-24.

16. Bùi Đức Lũng và Trần Long (1996). Nuôi giữ quỹ gen hai giống gà nội:

Đông Tảo và gà Mía. Kết quả nghiên cứu bảo tồn quỹ gen vật nuôi ở

Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Bùi Đức Lũng, Lê Đình Lương và cs (1996). Nghiên cứu đặc điểm ngoại

hình, sinh hóa máu và quan hệ huyết thống của gà địa phương Đông

Tảo. NXB Nông nghiệp, tr.82-91.

18. Ngô Giản Luyện (1994). Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các

dòng thuần chủng V1, V3, V5 giống gà thịt cao sản Hybro nuôi trong

điều kiện Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông

nghiệp Việt Nam.

Page 137: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

19. Lê Viết Ly, Nguyễn Thiện, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim

Cương và Nguyễn Văn Niêm (1995). Tổng hợp kết quả nghiên cứu bò lai

hướng thịt. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi

(1969-1995). Nhà xuất bản Nông nghiệp 1995. tr. 216-224.

20. Lê Hồng Mận, Nguyễn Kim Anh, Vũ Thị Hồng và Đỗ Thị Tính (1996).

Xác định khẩu phần thức ăn cho gà broiler xuất khẩu. Tuyển tập công

trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1986-1996, tr. 169-173. Nhà

xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện (1995). Chọn giống nhân giống

vật nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 32, 73-80, 94-25.

22. Vũ Quang Ninh (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và khả

năng sản xuất của giống gà xương đen Thái Hòa Trung Quốc. Luận văn

Thạc sỹ Khoa học Kông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

23. Trần Thị Mai Phương (2004). Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh

trưởng và phẩm chất thịt của giống gà Ác Việt Nam. Luận án Tiến sỹ

Khoa học Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.

24. Trần Thị Mai Phương, Nguyễn Văn Thiện và Trần Long (2004), Nghiên

cứu khả năng sản xuất và chất lượng thịt của giống gà Ác. Hội nghị Bảo

tồn quỹ gen vật nuôi 1990-2004. Hà Nội tháng 10/2004, tr. 153-162.

25. Nguyễn Minh Quang và Trần Thế Dị (1996). Nghiên cứu một số tính

trạng, năng suất của nhóm giống vịt Bạch Tuyết nuôi ở đồng bằng sông

Hồng và sông Cửu Long. Nxb Nông nghiệp, tr. 91-96.

26. Võ Quý (1975). Chim Việt Nam – hình thái và phân loại. Tập 1. NXB

Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

27. Rous a Kolektiv (1971). Chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp

quốc gia Praha, trang 3-13-317- Chăn nuôi chim Trĩ.

28. Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bình và cs (1984). Một số chỉ tiêu về tính năng

sản xuất và chất lượng trứng, thịt của gà Ri. Tuyển tập công trình nghiên

cứu chăn nuôi 1969-1984, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 100 – 107.

Page 138: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

29. Nguyễn Chí Thành (2007). Đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của 3

giống gà địa phương: gà Hồ, gà Đông Tảo và gà Mía. Tạp chí Chăn nuôi

số 4 – 09.

30. Nguyễn Văn Thạch (1996). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt và

sinh sản của gà Ri nuôi bán thâm canh. Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nông nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam.

31. Nguyễn Văn Thiện (1996). Thuật ngữ thống kê, di truyền, giống trong

chăn nuôi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 4-6.

32. Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Phanh (1999). Kỹ năng sinh trưởng, cho thịt

và sinh sản của gà Mía. Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi

Việt Nam, 1999, tr136-137.

33. Phạm Công Thiếu và cs ( 2010). Năng suất và chất lượng trứng của gà

lai giữa gà VCN-G15 với gà Ai cập. Tạp chí khoa học công nghệ chăn

nuôi số 26 tháng 10 – 2010.

34. Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Viết Thái và

Trần Kim Nhàn (2009). Chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà

H’Mông. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi 2009, phần di truyền giống

vật nuôi. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi số 18 tháng 6 – 2009.

35. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi và Lê Mộng Loan

(1996). Sinh lý học gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

36. Anh Thu. Nỗi lo người nuôi trĩ đỏ (2005). Báo Hà Nội Mới ngày

14/11/2005.

37. Bùi Quang Tiến (1993). Phương pháp mổ khảo sát gia cầm. Thông tin

KHKT Nông nghiệp, Số 11, tr. 1-5.

38. Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao và cs (1984). Báo cáo kết quả nghiên

cứu giống gà Rhoderi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

39. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Thị Kim

Oanh, Đỗ Thị Sợi và Lê Tiến Dũng (2007). Chọn lọc nâng cao năng suất

, chất lượng gà Ác, Thái Hòa. Báo cáo Khoa học Công nghệ năm 2007

tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, tháng 7/2008, tr. 27-33.

Page 139: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

40. Phùng Đức Tiến, Phạm Thị Minh Thu, Bạch Thị Thanh Dân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Kim Oanh, Lê Xuân Sơn, Nguyễn Tuệ Chi, Lê Tiến Dũng và Đỗ Thị Sợi (2004). Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 dòng gà sao. Báo cáo Khoa học Viện Chăn Nuôi năm 2005, phần di truyền giống vật nuôi.

41. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977). Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối. TCVN (1997)

42. Tiêu chuẩnViệt Nam (1997). Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối. TCVN (1997)

43. Traffic (2000). Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

44. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Trung, Đặng Ngọc Dư (1999). Nghiên cứu khả năng sản xuất của giống gà thịt lông màu Kabir nuôi tại Việt Nam. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học 1998-1999 – Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, trang 39-40.

45. Lê Anh Tuấn và Thảo Nhi (2004). Nhân giống thành công chim Trĩ đỏ. Báo Lao động ngày 01/08/2004.

46. Nguyễn Minh Anh Tuấn (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giống vịt Bầu Quỳ. Luận văn Thạc Sỹ khoa học sinh học – đại học Sư phạm Hà Nội.

47. Đặng Gia Tùng (1998). Một số đặc điểm sinh thái học cùa gà lôi lam đuôi trắng (Lophura Hatinhensis) trong điều kiện nuôi tại Vườn thú Hà Nội. Luận văn thạc sĩ sinh vật học.

48. Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt,Vũ Chí Thiện, Nguyễn Thị Thu Hiền (2010). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, sinh sản của 3 giống gà Hồ, Mía và Móng sau khi chọn lọc qua 1 thế hệ. Báo cáo khoa học năm 2009, phần Di truyền giống vật nuôi, trang 243 – 254.

49. Hà Thị Tường Vân (2003). Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus Colchicus Takatsukasae Delacuor, 1927) trong điều kiện nuôi nhốt tại vườn thú Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, Đại học quốc gia Hà nội.

Page 140: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

50. Xergeev B. (1977). Sinh lý học giải trí. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

51. Trần Công Xuân, Nguyễn Đăng Vang, Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc,

Phạm Thị Minh Thu, Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Kim Oanh (2004).

Khả năng sản xuất của 3 dòng gà Sao Hungary nuôi tại Việt Nam. Báo

cáo Khoa học Viện Chăn Nuôi năm 2003, phần Di truyền giống vật nuôi.

II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

52. Adams A.W., Kahes A.J. and Deyoe C.W. (1968). Effects of Cage

Confinement and Lighting Schedules on Performance of Ringneck

Pheasant Breeders. Poult Sci 1968. 47:1025-1026.

doi:10.3382/ps.0471025. © 1968 Poultry Science Association.

Departments of Dairy and Poultry Science and Grain Science and

Industry, Kansas State University, Manhattan, Kansas 66502

53. Asmundson V.S. and Lorenz F.W. (1957). Hybrids of Ring-Necked

Pheasants, Turkeys, and Domestic Fowl. Poult Sci 1957. 36:1323-1334.

doi:10.3382/ps.0361323 © 1957 Poultry Science Association. Poultry

Department, University of California, Davis

54. Bates D.P. and Hanson L.E. (1987). Lighting and Sex Ratio for Breeding

Ringnecked Pheasants in Confined Housing. Poult. Sci. April 1987 vol.

66 no. 4 605-612.

55. Scherf B.D. (2005). World Watch list for domestic animal diversity third

edition.

56. Bhatnagar M.K., Reinhart B.S. and Jerome F.N. (1972). Inheritance of

Plumage and Shank Color in Ring-necked Pheasants and Domestic Fowl

Hybrids. Poult Sci 1972. 51:911-915. doi:10.3382/ps.0510911.© 1972

Poultry Science Association. Departments of Biomedical Sciences and

Animal and Poultry Science, University of Guelph, Guelph, Ontario, Canada

Page 141: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

57. Bilcik (1998). Nurturing Fatherhood: Improving Data and Research on

Male Fertility, Family Formation and Fatherhood. June 1998.

58. Blake AG, Balander R, Flegal CJ, Ringer RK (1987). Ahemeral light-

dark cycles and egg production parameters of ring-necked pheasants

(Phasianus colchicus). Poult Sci. 1987 Feb; 66(2): 258-63.

59. Brake J., G.B. Havenstein, S.E. Scheideler, P.R. Ferket and D.V. Rives

(1993). Relationship of sex, age and body weight to broiler carcass yield

and offal production. Poult. Sci., 72: 1137-1145.

60. Breitenbach R.P. and Meyer R.K. (1959). Effect of Incubation and

Brooding on Fat, Visceral Weights and Body Weight of the Hen

Pheasant (Phasianus colchicus). Poult Sci 1959. 38:1014-1026.

doi:10.3382/ps.0381014. © 1959 Poultry Science Association. Zoology

Department, University of Wisconsin, Madison, Wisconsin

61. Brody S. (1945). Bioenergentic and growth, Reinhold Publishing

Corporation – Newyork, P. 72.

62. Burger JW; Bull W. (1949). A review of experimental investigations

on seasonal reproduction in birds. elibrary.unm.edu.

63. Cain J. R., Weber J. M., Lockamy T. A., and Creger C. R. (1984)

Grower Diets and Bird Density Effects on Growth and Cannibalism in

Ring-Necked Pheasants. Poult. Sci. March 1984 vol. 63 no. 3 450-457.

64. Chambers J.R. (1990), Genetic of growth and meat production in chiken.

R. D. Cawfoded Elsevier Amsterdam, p. 627-628.

65. Chambers J.R. and Becker Richard A. (1984). An Interactive

Environment for Data Analysis and Graphics. Wadsworth Advanced

Book Program, 01-02-1984.

66. Chen-Xi Jia, Yue-Hua Sun, and Jon E. Swenson (2010). Unusual

Incubation Behavior and Embryonic Tolerance of Hypothermia by the

Blood Pheasant (Ithaginis cruentus). The Auk October 2010 : Vol. 127,

Issue 4 (Oct 2010), pg(s) 926-931

Page 142: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

67. Clapham P.A. (1950). Keratitis in Pheasants following Treatment with

Phenothiazine. Journal of Helminthology (1950), 24 : pp 61-62

68. Clary J., (1998). Caring for baby chichs Manzano Valley Pheasantry.

Published in Leland Hayes Game Bird Journal, Vol.1, Nr. 3, Mar. 15, 1998.

69. Clement Ijaduwa Medugu, Ibrahim Dankasa Kwari, Joseph Igwebuike,

Iro Nkama, Ibrahim Dukku Mohammed and Bruce Hamaker (2012).

Carcass and blood components of broiler chickens fed sorghum or millet

as replacement for maize in the semi arid zone of Nigeria Agric. Biol. J.

N. Am., 2010, 1(3): 326-329)

70. Danilov; M.M (1969). Handbook of food products. Meat and

meatproducts – Izdatel’stvo”Ekonomika”, Moskwa – 1964, (Translated

from Russian – 1969 by L. martkin).

71. Deeming and Wadlandi (2002). Influence of mating sex ratio in

commercial pheasant flocks on bird health and the production, fertility,

and hatchability of eggs. Br Poult Sci. 2002 Mar;43(1):16-23.

72. Deethardt D. and Hettler F.M. (1973). Acceptability of Freeze-dried

Pheasant Meat. Poult Sci 1973. 52:1913-1917. doi:10.3382/ps.0521913.

© 1973 Poultry Science Association. South Dakota Agricultural Experiment

Station, Department of Home Economics, South Dakota State University,

Brookings, South Dakota 57006

73. Delacour J .e Jabouille P (1925). Recherches Ornithologiques dans la

province de Quang Tri. Archive d’histoire naturelle. Paris 198 – 199.

74. Demirel S. and Kirikci (2009). Effect of different egg storage times on

some egg quality characteristics and hatchability of pheasant. Poult. Sci.

February 2009 vol. 88 no. 2 440-444

75. Dorn D., Sheppard C.C. and Flegal C.J. (1982). The Influence of Storage

on Hatchability of Ringneck Pheasant Eggs. Poult Sci 1982. 61:2503-

2505. doi:10.3382/ps.0612503. © 1982 Poultry Science Association

Department of Animal Science, Michigan State University, East Lansing,

Michigan 48824

Page 143: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

76. Doxon E.D and Carroll J.P., (2010). Feeding Ecology of Ring-Necked

Pheasant and Northern Bobwhite Chicks in conservation. Reserve

Program Fields Journal of Wildlife Management February 2010 : Vol.

74, Issue 2 (Feb 2010), pg(s) 249-256.

77. Draycott R.A.H., Woodburn M.I.A., Carroll J.P. and Sage R.B (2005).

Effects of spring supplementary feeding on population density and breeding

success of released pheasants Phasianus colchicus in Britain. Wildlife

Biology September 2005 : Vol. 11, Issue 3 (Sep 2005), pg(s) 177-182

78. Eisen E.J, B.J. Lang and J.E. Legates (1969). Comparison of growth

funstion within and between lines of mice selected for large and small body

weight. Theo Appl. Genetics, Volume 39, Number 6 (1969), 251-260

79. Elizabeth Moreira dos Santos Schmidt, Antonio Carlos Paulillo,

Elizabeth Santin,Rosangela Locatelli Dittrich and Edson Gonçalves de

Oliveira (2007). Hematological and Serum Chemistry Values for the

Ring-necked Pheasant (Phasianus colchicus): Variation with Sex and

Age. (International Journal of Poultry Science 6 (2): 137-139, 2007.ISSN

1682-8356.© Asian Network for Scientific Information, 2007.137

80. Fraser A.F. and Broom D.M. (1998). Farm Animal Behaviour and welfare.

CABI Publishing; New ed of 3 Revised ed of edition (Aug 1996).

81. Fronte B., (2008). Embryo Stages of development for Estimation of day

death in pheasant (Phasianus colchicus). 1st Mediterranean Summit of

WPSA – Chalkidiki, Greece - 7th–10th May 2008

82. Gavora J.S. (1990). New directions in poultry genetics, Disease genetics,

Poultry Breeding and Genetics. Page 805. In Poultry Breeding and

Genetics. R. D. Crawford, ed. Elsevier, Amsterdam.

83. Giudice, J. H., and J. T. Ratti (2001). Ring-necked pheasant. Species

account in A. Poole, Editor. The Birds of North America: Life Histories

for the 21st Century. The American Ornithologists' Union and Smith,

Edwards, Dunlop, Inc, Philadelphia, PA.

Page 144: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

84. Godfrey, G.F., Brunson C.C., and Goodman B.L. (1956). Types of gene

action in the inheritance of ten-week bodyweight and breast angle in

broilers. Poultry Sci. 35: 524.

85. Guill R. and K. Washburn (1974). Relationships of embryo weight as a

percent of egg weight to efficiency of feed utilization in the hatched

chick. Poultry Sci., 53: 766–769.

86. Haroldson K.J, Kimmel R.O, Riggs M.R and Berner A.H. (2006).

Association of Ring-Necked Pheasant, Gray Partridge, and Meadowlark

Abundance to Conservation Reserve Program Grasslands. Journal of

Wildlife Management December 2006 : Vol. 70, Issue 5 (Dec 2006),

pg(s) 1276-1284

87. Haugh R.R. (1937). The Haugh unit for measuring egg quality.

U.S. Egg Poultry Magazine, 43: 552-555 and 572-573.

88. Hauptmanova K., Maly M., Literak I. (2006). Changes of

haematological parameters in common pheasant throughout the year.

Veterinarni Medicina, 51, 2006 (1): 29–34)

89. Heinz G., (1973). Responnses of Ring – necked pheasant chicks

(phasianus colchicus) to conspecific calls. Animal Behaviour Volume

21, Issue 1, February 1973, Pages 1–9.

90. Hiller C.A., Callenbach E.W. and Murphy R.R. (1932). The Artificial

Propagation of Ring-necked Pheasants. Poult Sci 1932. 11:150-157.

doi:10.3382/ps.0110150. © 1932 Poultry Science Association . The

Pennsylvania State College, State College, Pennsylvania. The

Pennsylvania Board of Game Commissioners, Harrisburg, Pennsylvania

91. Hoefer H.L (1994). Basic Avian Clinical Pathology Testing. DVM, Dip

ABVP-Avian Practice West Hills Animal Hospital Huntington, New York.

Page 145: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

92. Hoffman N.E, Hofmann A.F. and Thistle J.L. (1973). Effect of bile acid

feeding on cholesterol metabolism in gallstone patients. Mayo Clin.

Proc., 49: 236-239.

93. Hoffman, L. and B. Scherf (2005). Animal genetic resources- time to

worry. Lives. Rep., 1: 57-74.

94. Ipek A. and Dikmen B. Y. (2007). The relationship between Growth and

Egg Weight in Pheasants (P. colcicus). J. Biol. Environ. Sci., 2007, 1(3),

117-120

95. John C.R. and Lasley J.F. (1969). The science of animal that serve

Mankind. P. 183-277.

96. Khargharia G., Goswami R.N. and Das D. (2001). Body weight of

domestic pigeon (Columba livia domestica) of Assam as affected by

some non-genetic factors. Indian J. Poult. Sci. 36(2): 219-220

97. Kirikci K., Aytekin Gunlu, Mustafa Garip (2003). Some quality

characteristics of Pheasant (Phasianus colchicus) Eggs with Different

shell colors. Turk J Vet Anim Sci 29 (2005) 315-318

98. Leenstra F. R., and R. Pit (1988). Fat deposition in a broiler sire line:

Heritability of and genetic correlations among body weight, abdominal

fat, and feed conversion. Poult. Sci., 67: 1–9.

99. Leenstra F.R. (1986). Effect of age, sex, genotype and environment on fat

deposition in broiler chickens—A review. World’s Poult. Sci. J. 42: 12–25.

100. Leif A.P. (2005). Spatial ecology and habitat selection of breeding male

pheasants. Wildlife Society Bulletin April 2005: Vol. 33, Issue 1 (Apr

2005), pg(s) 130-141

101. Lerner T.M and V.S Asmumdson (1938). Genetic of Growth constants in

domestic fowl. Poultry. Sci., 17: 286-294.

Page 146: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

102. Linnaeus, Carl (1758): 90.3. Phasianus colchicus. In: Systema naturae

per regna tria naturae, secundum classes, ordines, genera, species, cum

characteribus, differentiis, synonymis, locis (10th ed., vol. 1): 158.

Laurentius Salvius, Holmius (= Stockholm).

103. Mashaly M.M, Kratzer K.R. and Keene O.D. (1983). Effect of

Photoperiod on Body Weight and Reproductive Performance of Ringneck

Pheasants. Poult Sci 1983. 62:2109-2113. doi:10.3382/ps.0622109. ©

1983 Poultry Science Association

104. Mashaly M.M, Webb M.L. and Hagen D.R. (1982). Relationship

Between Progesterone and Egg Production in Pheasants. Poult Sci

1982. 61:982-987. doi:10.3382/ps.0610982. © 1982 Poultry Science

Association .Department of Poultry Science . Dairy and Animal Science,

The Pennsylvania State University, University Park, Pennsylvania 16802

105. Mateos Concha (2005). The subordination stress paradigm and the

relation between testosterone and corticosterone in male ring-necked

pheasants. Animal Behaviour Volume 69, Issue 2, February 2005, Pages

249–255

106. Mateos Concha, Juan Carranza (1995). Female choice for morphological

features of male ring – necked pheasants. Animal Behaviour Volume 49,

Issue 3, March 1995, Pages 737–748.

107. McCready S.T. and Mitchell J.D. (1969). Processing Factors Affecting

Pheasant Meat Quality. Poult Sci 1969. 48:2018-2022. doi:

10.3382/ps.0482018 © 1969 Poultry Science Association. Kansas State

University, Manhattan, Kansas 66502

108. McGowan P., Chang-qing D. and Kaul R. (1998). Protected areas and

the conservation of grouse, partridges and pheasants in east Asia.

Animal Conservation (1999), 2 : pp 93-102.

Page 147: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

109. Mehner Alfred (1962). Lehrbuch der Geflugelzucht – Verlag Paul Parey.

Hamburg und Berlin . 63: 90-94, 138.

110. Meleg I., Horn, P. (1995). The influence of age and sex on carcass traits

of meat-type pigeon and old pigeon. Zbornik - Biotehniske-Fakultete –

Univerze - v- Ljubljani, Kmetijstvo, SUPP22: 247-251.

111. Moris T.R. (1973). The effects of ahemeral light and dark cycles on

egg production in the fowls. Poult., Sci., 52: 423.

112. Musil D.D. and Connelly John W., (2008). Survival and Reproduction of

Pen-Reared vs Translocated Wild Pheasants Phasianus colchicus.

Wildlife Biology 15(1):80-88. 2009

113. Nagra C.L., Breitenbach R.P. and Meyer R.K. (1963). Influence of Hormones

on Food Intake and Lipid Deposition in Castrated Pheasants. Poult Sci 1963.

42:770-775. doi:10.3382/ps.0420770. © 1963 Poultry Science Association.

Department of Zoology, University of Wisconsin, Madison

114. Ormsbee R.A. (1939). Field studies on coccidiosis in the ring-neck

pheasants of eastern Washington. Parasitology (1939), 31 : pp 389-399

115. Pennycott (2000). Cause of mortality and culling in aldult pheasants.

Veterinary Science division, Avian health Unit, Auchincruive.

Ayr;146(10):273-8.

116. Pfaff W.K., Moreng R.E. and Kienholz E.W. (1990). The Utilization of

Brewers’ Dried Grains in the Diets of Chinese Ringneck Pheasant-

Breeder Hens. Poult Sci 1990. 69:1491-1495. doi:10.3382/ps.0691491.

© 1990 Poultry Science Association. Department of Animal Sciences,

Colorado State University, Fort Collins, Colorado 80523

117. Ping Ping Jiang, Yun Fa Ge, Qiu Lei Lang and Ping Ding (2006).

Genetic structure among wild populations of Elliot's Pheasant

Syrmaticus ellioti in China from mitochondrial DNA analyses.

Page 148: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

118. Pingel H., Hailu C., Al-Mahrons M. and Lengerken, G.V. (1996), Effect

of selection for better feed conversion ration in dwaft White Rocks on

adaptability to high temperature. In Proc., XIX World’s Poult, Congr.,

New Delhi, India, p. 563-569.

119. Pingel K. and Jeroch H. (1980). Biologische Grundlagen der

industriellen Geflügelproduktion. VEB Gustav Fischer Verlag, Jena.

120. Purohit V.D., and Basrur P.K. (1979). Testicular Response of Non-

Breeding Pheasants to Human Chorionic Gonadotropin, Chicken

Pituitary Extract, and Photoperiod. Poult Sci 1979. 58:483-485.

doi:10.3382/ps.0580483 © 1979 Poultry Science Association.

Department of Biomedical Sciences, University of Guelph, Guelph,

Ontario, NIG 2W1, Canada

121. Purohit V.D., Basrur P.K. and Smith V.G. (1978). Testosterone Levels in

the Blood Plasma of Male Chicken-Pheasant Hybrids. Poult Sci 1978.

57:513-517. doi:10.3382/ps.0570513. © 1978 Poultry Science

Association. Department of Biomedical Sciences, University of Guelph,

Guelph, Ontario, Canada N1G 2W1

122. Pym R. A.E. and Nicholls P.J. (1979). Selection for food conversion in

broilers: Direct and correlated responses to selection for body weight

gain, food consumption and food conversion ratio. Br. Poult. Sci., 20:

73–86.

123. Ricard F. and Rouvier R. (1967). Etude de la composition anatomique du

poulet, I. Ann Zootech, 16: 23.

124. Ristic M., Klein F.W. and Hebeler W. (1987). Effect of environmental

temperature and fattening period on growth, carcass traits and meat

quality of broilers. (In Germany). DGFZ and GFT Tagung, Sep. 17-18,

Stuttgart-Hohenheim-Germany.

Page 149: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

125. Rizzi R., Cerolini S., Mantovani C., Pagnacco G., Mangiagalli M.G. and

Cavalchini L.G. (1994). Heritabilities and Genetic Correlations of

Conformation and Plumage Characteristics in Pheasant (Phasianus

colchicus). Poult Sci 1994. 73:1204-1210. doi:10.3382/ps.0731204. ©

1994 Poultry Science Association. Istituto di Zootecnica, Facoltà di

Medicina Veterinaria, Via Celoria 10, 20133 Milano, Italy Istituto per la

Difesa e la Valorizzazione del Germoplasma Animale, Consiglio

Nazionale delle Richerche, Via Celoria 10, 20133, Milano, Italy

126. Rose S.P. (1997). Principles of Poultry Science. CAB. International.

Wallingford. UK. pp. 44-61.

127. Sage R.B., Putaala A. and Woodburn M.I (2002). Comparing growth and

condition in post release juvenile common pheasants on different diets.

Poultry Science, Vol 81, Issue 8, 1199-1202. Copyright © 2002 by

Poultry Science Association. Game Conservancy Trust, Fordingbridge,

Hampshire, England. [email protected]

128. Santilli F. and Bagliacca M., (2008). Factors influencing pheasant

Phasianus colchicus harvesting in Tuscany, Italy. Wildlife Biology

September 2008 : Vol. 14, Issue 3 (Sep 2008), pg(s) 281-287

129. Sarra C., Boccignone M. and Damasio L. (1984). The Effect of Age, Sex,

and Anotomical Location on the Fatty Acid Composition of Pheasent

Meat. Poult. Sci. June 1985 vol. 64 no. 6 1090-1097

130. Sarvella P., Roberts D., and Morris R. (1977). Immunological

Comparisons of the Sera of Chicken, Turkey, Pheasant, Quail and Their

Intergeneric Hybrids. Poult Sci 1977. 56:1269-1272.

doi:10.3382/ps.0561269 © 1977 Poultry Science Association

131. Schantz T. V., Goransson G., Froberg I., Helgee A., Wittzell H. (1990). Male

characteristics, viability and harem size in the pheasant, Phasianus colchicus.

Page 150: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

132. Scholtyssek S. (1987). Effects of cimaterol on the performance of

broilers”. In: J. P. Hanrahan ( Ed.) Beta Agonists and Their Effect on

Animal Growth and Carcass Quality. p 178. Elsevier Applied Sciences

Publishers Ltd., Essex, U.K.

133. Schubert K., A. M. Bichlmaier, E. Mager, K. Wolff, G. Ruhland and F.

Fiedler. (1978). An extracellular 45 kDa protein of Listeria

monocytogenes with similarity to protein p60 and exhibiting

peptidoglycan lytic activity. Arch. Microbiol. 173:21–28.

134. Scott M.L. and Reynolds R.E. (1949). Studies on the Nutrition of Pheasant

Chicks. Poult Sci 1949. 28:392-397. doi:10.3382/ps.0280392. © 1949

Poultry Science Association . Department of Poultry Husbandry, Cornell

University, Ithaca, N. Y. New York State Game Farm, Ithaca, N. Y.

135. Scott M.L., Holm E.R. and Reynolds R.E. (1954). Studies on Pheasant

Nutrition. 3. Effect of Antibiotics, Arsenicals and Thyroactive

Compounds Upon Growth and Feathering in Pheasant Chicks. Poult Sci

1954. 33:1261-1265.doi:10.3382/ps.0331261© 1954 Poultry Science

Association

136. Scott M.L., Holm E.R. and Reynolds R.E. (1955). Effect of Diet on the

Ability of Young Pheasant Chicks to Withstand the Stress of Cold,

Drenching Rain. Poult Sci 1955. 34:949-956. doi:10.3382/ps.0340949. ©

1955 Poultry Science Association. Department of Poultry Husbandry,

Cornell University New York State Conservation Department, Albany,

New York New York State Game Farm, Ithaca, New York

137. Scott M.L., Holm E.R. and Reynolds R.E. (1958). The Calcium,

Phosphorus and Vitamin D Requirements of Young Pheasants. Poult Sci

1958. 37:1419-1425. doi:10.3382/ps.0371419. © 1958 Poultry Science

Association . Department of Poultry Husbandry, Cornell University ,

New York State Conservation Department, Albany, New York , New

York State Game Farm, Ithaca, New York

Page 151: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

138. Scott M.L., Holm E.R. and Reynolds R.E. (1961). Studies on the Vitamin

K Requirements of Young Pheasants and Quail. Poult Sci 1961.

40:1593-1597. doi:10.3382/ps.0401593. © 1961 Poultry Science

Association Department of Poultry Husbandry, Cornell University,

Ithaca, N.Y. New York State Conservation Department, Albany, N.Y.

New York State Game Farm, Ithaca, N.Y

139. Scott M.L., Holm E.R. and Reynolds R.E. (1964). Studies on the

Pantothenic Acid and Unidentified Factor Requirements of Young

Ringnecked Pheasants and Bobwhite Quail. Poult Sci 1964. 43:1534-

1539. doi:10.3382/ps.0431534. © 1964 Poultry Science Association .

Department of Poultry Husbandry, Cornell University, Ithaca, New

York. New York State Conservation Department, Albany, New York

140. Seemann G and Kozlowski (1982). Undersuchengen zur

Fasertypenverteilung in der Skelettmusculatur von Huhnern. Arch. Geff.

kde.,42: 85-87

141. Singh R.A. (1992). Poultry Production. Kayla Publishers. Newdelhi –

Ludhiana: P. 242-279.

142. Smith L.T., Hinkson R.S. and Ousterhout L.E. (1968). Reproductive

Performance of Pheasant Breeder Hens. Poult Sci. 1968

Nov;47(6):1858-62.

143. Stephan (1995). A Unified approach to some prediction problems.

Proceedings of the American Mathematical Society, vol 123, February 1995

144. Sunde M.L. and Bird H.R. (1956). A Critical Need of Phosphorus for the

Young Pheasant. Poult Sci 1956. 35:424-430. doi:10.3382/ps.0350424.

© 1956 Poultry Science Association

145. Thomas V.G., and Bailey E.D. (1973). Influence of date of egg

production and diet on pheasant chick development. Canadian Journal of

Zoology, 1973, 51:(11) 1149-1154, 10.1139/z73-166

Page 152: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

146. Vogt H., S. Matthes, and S. Harnisch (1981). The effect of organic acids

in the rations on the performance of broilers and laying hens. Arch.

Geflugelkd. 45: 221–232.

147. Wagner R.P., (1980). Introduction to Modern Genetics. 9780471914303.

Wiley.

148. Warner R.E. and Darda D.M. and Baker D.H. (1982). Effects of Dietary

Protein Level and Environmental Temperature Stress on Growth of

Young Ring-Necked Pheasants. Poult Sci 1982. 61:673-676.

doi:10.3382/ps.0610673. © 1982 Poultry Science Association Illinois

Natural History Survey, Champaign, Illinois 61820

149. Westing A.H. and Westing C.E. (1981). Endangered species and habitats

of Viet Nam. Environmental Conservation March 1981 8 : pp 59-62

150. Wilson H. (1980). Interrelationships of egg size, chick size, posthatching

growth and hatchability. World’s Poult. Sci. J. 47: 7–20.

151. Wise (1993). Flying abilyti of different Pheasant strains. The Journal of

Wildlife Management Vol. 57, No. 4 (Oct., 1993), pp. 778-782

152. Wolfe H.R., Miller W.J. and Asmundson V. S. (1961). Antibody

Production in Pheasant-Turkey Hybrids. Poult Sci 1961. 40:140-144.

doi: 10.3382/ ps.0400140. © 1961. Poultry Science Association. The

University of Wisconsin, Madison, Wisconsin, and The University of

California, Davis, California

153. Woodard A.E. and Snyder R.L. (1978). Cycling for Egg Production in

the Pheasant. Poult Sci 1978. 57:349-352. doi:10.3382/ps.0570349. ©

1978 Poultry Science Association. Department of Avian Sciences,

University of California, Davis, California 95616

Page 153: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

154. Woodard A.E., Abplanalp H., Pisenti J.M. and Snyder L.R. (1983).

Inbreeding Effects on Reproductive Traits in the Ring-Necked: Pheasant.

Poult Sci 1983. 62:1725-1730. doi:10.3382/ps.0621725. © 1983 Poultry

Science Association. Department of Avian Sciences, University of

California, Davis, California 95616

155. Woodard A.E., Vohra P. and Snyder R.L. (1977). Effect of Protein

Levels in the Diet on the Growth of Pheasants. Poult Sci 1977. 56:1492-

1500. doi:10.3382/ps.0561492. © 1977 Poultry Science Association.

Department of Avian Sciences, University of California, Davis,

California 95616

156. Xie Qing Mei, Bi YingZuo, Chen ZhaoXia, Huang Han Fan, (2001).

Effect of artificial pigeon milk on performance of 0 to 10 day - old

pigeons. Chinese Journal of Animal Science, 37: 5.

157. Yao-Ching Hsieh, Keng-Yu Tsai, Chi Y. Wang, Chien-Ning Hung,

Shinn-Shyong Tsai, and Hung-Jen Liu (2009). Diagnosis of Avian

Tuberculosis in Swinhoe's Pheasants Using Conventional and

Molecular-Based Techniques. Avian Diseases December 2009: Vol. 53,

Issue 4 (Dec 2009), pg(s) 629-633.

158. Avian Web (2012). Pheasants / Peafowl.

http://www.avianweb.com/pheasants.htm

159. Gisi Pheasant Farms (2012). http://www.gisipheasantfarms.com/

160. Hoefer H.L. (2012). Island Exotic Veterinary Care. Huntington, New

York. http://www.heidihoefer.com/pages/birds/avian_blood_test.htm)

161. Hornick J.L , Eenaeme C.V, Gérard O., Dufrasne I., Istasse L. (2000).

Mechanisms of reduced and compensatory growth.

http://www.domesticanimalendo.com/article/S0739-7240(00)00072-2/abstract.

Page 154: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

162. Ipek A., Yilamz-Dikmen B., (2003). The effect of Egg laying Period on

Artificial Incubation of Pheasants (P. Colchicus).

http://www.cabi.org/animalscience/Uploads/File/AnimalScience/addition

alFiles/WPSAVerona/10174.pdf

163. National Geographic (2012)

http://animals.nationalgeographic.com/animals/birds/ring-necked-pheasant/

164. NSW DPI (2009). Pheasant raising.

http://www.dpi.nsw.gov.au/agriculture/livestock/poultry/species/pheasan

t-raising

165. Oak Ridge Pheasants (2012).

http://www.oakridgepheasantranch.com/from_chick_to_adult.htm

166. Ring necked pheasant (2012).

http://www.desertusa.com/mag00/sep/papr/phante.html

167. Ritchison G. (2012). Avian Biology: Circular system. Department of

biological Sciences Eastern Kentucky University

http://people.eku.edu/ritchisong/birdcirculatory.html)

168. Sullivan Pheasant (2012). http://www.sullivanpheasantfarm.com/.

169. Tesky and Julie L. (1995), Vulpes. In: Fire Effects Information System.

U.S. Department of Agriculture, Forest Service, Rocky Mountain

Research Station, Fire Sciences Laboratory (Producer). Available at:

http://www.fs.fed.us/database/feis/ [2008, October 8].

170. The Game Bird Gazette (2012). Purna wildlife (Missouri - Mỹ).

http://www.gamebird.com/index.html).

171. The World Pheasant Association - WPA http://www.pheasant.org.uk.

172. Wikipedia (2012). Common Pheasant.

http://en.wikipedia.org/wiki/Common_Pheasant.

Page 155: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

PHỤ LỤC

Bảng 2.1: Lịch trình phòng vacxin cho chim Trĩ ĐKC

Ngày tuổi Vacxin Phương thức sử dụng vacxin

1 VX Mareks Tiêm

5 VX Lasota +IB Nhỏ mắt, nhỏ mũi

7 VX Gumboro Nhỏ miệng

15 VX Gumboro Uống

20 Chủng đậu-VX Lasota Nhỏ mắt

26 VX Gumboro Uống

35 VX Newcastle +IB Tiêm, nhỏ mắt, mũi

42 VX Larygo Viêm phế quản truyền nhiễm

56 VX Newcastle Tiêm

90 VX Larygo Tiêm

120 VX Newcastle,IB, EDS Phòng dịch tả, phế quản truyền nhiễm

Phụ lục 1: Phân tích sự sai khác giữa số lần đánh nhau của chim Trĩ ĐKC

Các cặp đánh nhau Chỉ tiêu TH1 TH2 – 1 Tổng

Số mẫu thực nghiệm 538 56 594 Số mẫu kỳ vọng 518,07 75,93

Mái – mái

Giá trị χ2 0,767 5,23 Số mẫu thực nghiệm 15 66 81 Số mẫu kỳ vọng 70,65 10,35

Mái – Trống

Giá trị χ2 43,831 299,07 Số mẫu thực nghiệm 103 66 169 Số mẫu kỳ vọng 147,4 21,6

Trống – mái

Giá trị χ2 13,373 91,247 Số mẫu thực nghiệm 695 10 705 Số mẫu kỳ vọng 614,88 90,12

Trống – Trống

Giá trị χ2 10,439 71,226

Tổng 1351 198 1549 χ2 = 535.183, DF = 3, P-Value = 0.000

Page 156: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Phụ lục 2: Phân tích sự sai khác giữa số đầu con đầu kỳ và cuối kỳ giữa

các lô bằng phương pháp phân tích khi bình phương (χχχχ2)

Tuần tuổi Chỉ tiêu TH1 TH2 - 1 TH2 - 2 TH3 - 1 TH3 - 2 Tổng

Số mẫu thực

nghiệm

64 162 139 498 89 952

Số mẫu kỳ vọng 61,67 163,46 138,91 498,75 89,21

Sơ sinh

Giá trị χ2 0,088 0,013 0,000 0,001 0,001

Số mẫu thực

nghiệm

39 111 93 335 60 638

Số mẫu kỳ vọng 41,33 109,54 93,09 334,25 59,79

32

Giá trị χ2 0,131 0,019 0,000 0,002 0,001

Tổng 103 273 232 833 149 1590

χ2 = 0,256; DF = 4; P = 0,992

Phụ lục 3: Phương trình mô phỏng biến động tỉ lệ nuôi sống từ lúc mới

nở đến 32 tuần tuổi của 5 đàn chim Trĩ ĐKC thuộc 3 thế hệ

Đàn Phương trình Hệ số

xác định % (R2)

Hệ số tương quan

(r) Thế hệ 1 (2009) Y = 101,6 - 2,219 TT + 0,02970 TT **2 98,0 0,99*

Thế hệ 2 (2010) – đàn 1 Y= 99,67 - 1,976 TT + 0,03287 TT **2 97,1 0,99*

Thế hệ 2 (2010) – đàn 2 Y= 101,5 - 2,477X + 0,04474 X**2 97,8 0,99*

Thế hệ 3 (2011) – đàn 1 Y = 100,9 - 1,872 X + 0,02598 X **2 99,1 0,99*

Thế hệ 3 (2011) – đàn 2 Y = 100,5 - 2,047 X + 0,03187 X **2 99, 2 0,99*

Page 157: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Phụ lục 4: Phương trình mô phỏng sự biến động khối lượng cơ thể

chim Trĩ ĐKC qua 3 thế hệ từ sơ sinh đến 10 tuần tuổi

Thế hệ

Phương trình Hệ số xác định (R²)

Hệ số tương quan (r)

1 y = 2,140x3 - 1,804x2 + 35,95x – 15,12 0,995 0,977*

2 y = -0,567x3 + 24,61x2 - 26,48x + 25,62 0,996 0,998*

3 y = -0,845x3 + 17,91x2 + 12,49x - 10,07 0,997 0,999*

Phụ lục 5: Phương trình mô phỏng sự biến động khối lượng cơ thể chim

Trĩ ĐKC qua 3 thế hệ từ 12 đến 32 tuần tuổi

Đàn Chim Trĩ ĐKC

Phương trình Hệ số xác định (R²)

Hệ số tương quan

(r) Mái – TH1 y = -4,466x3 + 27,76x2 + 47,13x + 499,5 0,993 0,996*

Mái – TH2 y = -3,25x3 + 6,264x2 + 130,3x + 459,9 0,999 0,999*

Mái – TH3 y = -14,72x3 + 124,8x2 - 228,9x + 735,1 0,953 0,976*

Mái chung y = -8,25x3 + 59,53x2 - 34,21x + 580,8 0,987 0,993*

Trống – TH1 y = -1,55x3 - 1,771x2 + 128,6x + 769,2 0,997 0,998*

Trống – TH2 y = -1,341x3 + 10,71x2 + 39,26x + 857,2 0,989 0,994*

Trống – TH3 y = -7,008x3 + 48,65x2 - 11,83x + 880,9 0,997 0,998*

Trống chung y = -3,666x3 + 23,57x2 + 36,23x + 849 0,994 0,997*

Page 158: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Phụ lục 6: Phân tích sự sai khác giữa số đầu con đầu kỳ và cuối kỳ

giữa các đàn chim Trĩ ĐKC sinh sản bằng phương pháp phân tích

khi bình phương (χχχχ2)

Tháng đẻ Chỉ tiêu TH1 TH2-1 TH2-2 TH3-1 TH3-2 Tổng

Số mẫu thực

nghiệm 16 44 51 44 48 203

Số mẫu kỳ vọng 13,53 44,76 52,05 44,76 47,89

1

Giá trị χ2 0,45 0,01 0,02 0,01 -

Số mẫu thực

nghiệm 10 42 49 42 44 187

Số mẫu kỳ vọng 12,47 41,24 47,95 41,24 44,11

8

Giá trị χ2 0,49 0,01 0,02 0,01 -

Tổng 26 86 100 86 92 390

χ2 = 1,037, DF = 4, P-Value = 0,904

Phụ lục 7: Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của Trĩ ĐKC thuộc 5 đàn

qua 3 thế hệ

TH2 TH3 Chỉ tiêu TH1

PT1 PT2 PT1 PT2

Trung

bình

Số con theo dõi 16 44 51 44 48 203

Tuổi đẻ quả trứng

đầu tiên (ngày) 236 234 229 217 232 229,6

Page 159: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Phụ lục 8: Phân tích phương sai xác định sự sai khác ở các đàn Trĩ thuộc

thế hệ 2 và 3 ở giai đoạn đẻ có tỷ lệ đẻ 5, 30 và 50%

Nguồn biến

Độ

Tự

do

Tổng bình

phương

Tổng bình

phương hiệu

chỉnh

Trung bình

bình phương

hiệu chỉnh

Giá

Trị

F

Xác

suất

P

Tỷ lệ đẻ 5%

Thế hệ 1 11239,00 205,00 205,00 0,02 0 ,88

Hình thức nuôi 1 718,00 14744,00 14744,00 1 ,69 0 ,20

Giới tính 1 3522189,00 3522189,00 3522189,00 404,89 0,00

Sai số 150 1304859,00 1304859,00 8699,00

Tổng 153 4839004,00

Tỷ lệ đẻ 30%

Thế hệ 1 56,00 9 810 ,00 9810,00 0,90 0,34

Hình thức nuôi 1 4038,00 288 ,00 288,00 0,03 0,87

Giới tính 1 1927020,00 1 927 020 ,00 1927020,00 176,74 0,00

Sai số 149 1624563,00 1 624 563 ,00 10903,00

Tổng 152 3555678,00

Tỷ lệ đẻ 50%

Thế hệ 1 2159,00 14 982,00 14982,00 1,33 0,25

Hình thức nuôi 1 5717,00 142,00 142,00 0,01 0,91

Giới tính 1 1315310,00 1315310,00 1315310,00 117,19 0,00

Sai số 148 1661151,00 1661151,00 11224,00

Tổng 151 2984336,00

Page 160: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Phụ lục 9: Phương trình mô phỏng sự biến động tỷ lệ đẻ của 5 đàn

Chim Trĩ ĐKC thuộc 3 thế hệ

Phương trình Hệ số xác định

(R²)

Hệ số tương

quan (r) TH1-PT1 y=-5E-08x4 + 5E-05x3 - 0,015x2 + 1,580x - 0,630 61,3 0,78*

TH2-PT1 y=-2E-08x4 + 3E-05x3 - 0,009x2 + 0,894x + 29,24 78,8 0,89*

TH2-PT2 y=- 2E-07x4 + 0,000x3 - 0,025x2 + 2,269x 84,2 0,92*

TH3-PT1 y = -5E-09x4 + 9E-06x3 – 0,004x2 + 0,751x + 23,68 65,5 0,81*

TH3-PT2 y = -2E-08x4 + 3E-05x3 – 0,010x2 + 1,426x – 8,759 80,3 0,90*

Ghí chú: Y là tỷ lệ đẻ, x là tuần đẻ; * Xác suất tin cậy P <0,05

Phụ lục 10: Phân tích hồi quy logistic nhị phân đánh giá sự khác nhau

giữa các đàn Chim Trĩ ĐKC, pha đẻ về số lượng trứng đẻ ra

Mục So sánh Hệ số Sai số của hệ

số

Giá trị Z

Xác suất

P

Tỉ số chẵn

lẽ

Tỉ số chẵn lẽ mức 95% xác suất tin

tưởng Trứng phôi / ấp Hằng số a -0,9954 0,3138 -3,17 0,00 Cao Thấp

TH2-PT1 /

TH1-PT1 0,1985 0,0390 5,10 0,00 1,22 1,13 1,32

TH2-PT2 /

TH1-PT1 0,3197 0,1216 2,63 0,01 1,38 1,08 1,75

TH3-PT2 /

TH1-PT1 -0,4337 0,1797 -2,41 0,02 0,65 0,46 0,92

Pha sau

/pha đầu -0,3854 0,0165 -23,31 0,00 0,68 0,66 0,70

Log-

Likelihood =

-49176,894

G = 2815,725,

DF = 5,

P-Value =

0,000

Tỷ lệ

trống / mái 0,3868 0,5864 0,66 0,51 1,47 0,47 4,65

Phụ lục 11: Diễn biến số đợt ấp nở của Chim Trĩ ĐKC đỏ qua

Page 161: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

3 thế hệ theo pha đẻ

Số đợt ấp

Thế hệ Năm đẻ PT1 PT2

1 1 7

2 9

2 1 8 8

2 9 8

3 1 10 8

Phụ lục 12: Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của Chim Trĩ ĐKC đỏ

Chỉ tiêu theo dõi Số trứng ấp

Số trứng phôi

Số trứng

nở

Số Chim Trĩ

ĐKC loại 1

Số lượng (quả) 7739 6668 5514 5264

Tỷ lệ % So với số trứng ấp 100,00 86,16 71,25 68,02

So với số trứng phôi 100,00 82,69 78,94

So tuần tự 86,16 82,69 95,47

Page 162: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Phụ lục 13: Phân tích hồi quy logistic nhị phân đánh giá ảnh hưởng của các

yếu tố thế hệ, hình thức nuôi và lần ấp ở thế hệ 2 và 3

Mục So sánh Hệ số Sai số của hệ

số

Giá trị Z

Xác suất

P

Tỉ số chẵn

lẽ

Tỉ số chẵn lẽ mức 95% xác suất tin tưởng

Trứng phôi / ấp Hằng số a 3,084 0,115 26,82 0,00 Cao Thấp

TH3/TH2 0,029 0,086 0,34 0,73 1,03 0,87 1,22

PT2/PT1 -1,056 0,088 -

12,06

0,00 0,35 0,29 0,41

Log-Likelihood =

-2050,02

G = 197,254, DF = 3,

P-Value = 0,000 Lần ấp -0,128 0,019 -6,86 0,00 0,88 0,85 0,91

Trứng nở / phôi Hằng số a 1,386 0,082 17,00 0.00 Cao Thấp

TH3/TH2 -0,170 0,080 -2,11 0,04 0,84 0,72 0,99

PT2/PT1 0,091 0,074 1,23 0,22 1,09 0,95 1,27

Log-Likelihood =

-2351,95

G = 6,468, DF = 3,

P-Value = 0,091

Lần ấp 0,028 0,017 1,63 0,10 1,03 0,99 1,06

Chim Trĩ ĐKC loại 1/

trứng nở

Hằng số a 4,217 0,247 17,11 0,00 Cao Thấp

TH3/TH2 -0,219 0,202 -1,09 0,28 0,80 0,54 1,19

PT2/PT1 -0,603 0,193 -3,12 0,00 0,55 0,37 0,80

Log-Likelihood =

-519,910

G = 15,155; DF = 3,

P-Value = 0,02

Lần ấp -0,069 0,043 -1,59 0,11 0,93 0,86 1,02

Page 163: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Phụ lục 14: Phân tích hồi quy logistic nhị phân đánh giá ảnh hưởng của các

yếu tố: Pha đẻ, hình thức nuôi và lần ấp của Chim Trĩ ĐKC loại 1 thế hệ 2

Mục So sánh Hệ số

Sai số

của hệ

số

Giá

trị Z

Xác

suất

P

Tỉ số

chẵn

lẽ

Tỉ số chẵn lẽ

mức 95%

xác suất tin

tưởng

Trứng phôi /

ấp

Hằng số a -2,87647 0,11415 25,20 0,00 Cao Thấp

Pha đẻ sau/pha

đẻ đầu -0,94308 0,09172 -10,28 0,00 0,39 0,33 0,47

Quần thể/cá

thể -0,38004 0,09012 -4,22 0,00 0,68 0,57 0,82

Log-

Likelihood = -

1787,606

G = 164,047;

DF = 3,

P-Value =

0,000 Lần ấp

-0,09412 0,02045 -4,60 0,00 0,91 0,87 0,95

Trứng nở/

trứng phôi

Hằng số a 1,51506 0,09024 16,79 0,00 Cao Thấp

Pha đẻ sau/pha

đẻ đầu 0,11326 0,09527 1,19 0,24 1,12 0,93 1,35

Quần thể/cá

thể 0,10906 0,08421 1,30 0,20 1,12 0,95 1,32

Log-

Likelihood = -

1843,804

G = 3,278;

DF = 3,

P-Value =

0,351 Lần ấp

-0,01387 0,02072 -0,67 0,50 0,99 0,95 1,03

Chim Trĩ

ĐKC loại 1/

trứng nở

Hằng số a

4,39270 0,23901 18,38 0,00 Cao Thấp

Pha đẻ sau/pha

đẻ đầu -1,06530 0,18186 -5,86 0,00 0,34 0,24 0,49

Quần thể/cá

thể -0,45867 0,17827 -2,57 0,01 0,63 0,45 0,90

Log-

Likelihood = -

542,531

G = 65,582;

DF = 3,

P-Value =

0,000 Lần ấp

-0,13780 0,04109 -3,35 0,00 0,87 0,80 0,94

Page 164: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Phụ lục 15: Phân tích χχχχ2 xác định sự sai khác về tỷ lệ nuôi sống Chim Trĩ

ĐKC trong giai đoạn 20 tuần tuổi giữa hai năm 2010 và 2011

Tuổi (tuần) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tổng

Số mẫu thực nghiệm 90 90 180

Số mẫu kỳ vọng 89,42 90,58 Sơ sinh

Giá trị χ2 0,004 0,004

Số mẫu thực nghiệm 64 66 130

Số mẫu kỳ vọng 64,58 65,42 20 tuần tuổi

Giá trị χ2 0,005 0,005

Tổng Số mẫu thực nghiệm 154 156 310

Phụ lục 16: Phân tích phương sai xác định yếu tố ảnh hưởng đến khối

lượng cơ thể của Chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0-9 tuần tuổi

Nguồn Độ tự do

Tổng bình phương

Tổng bình phương đã hiệu chỉnh

Trung bình bình

phương đã hiệu chỉnh

Giá trị F

Xác suất tin cậy P

Năm 1 7038 1014 1014 0,41 0,52

Tuổi 9 33982607 33982607 3775845 1541,13 0,00

Sai số 1532 3753477 3753477 2450

Tổng 1542 37743122

Phụ lục 17: Phương trình mô phỏng sự biến động khối lượng cơ thể

của Chim Trĩ ĐKC đỏ giai đoạn 0-9 tuần tuổi

Năm Phương trình Hệ số xác định Hệ số tương quan

2010 Y = 17,13X1,421 R² = 0,985 r = 0,992***

2011 Y = 17,31X1,420 R² = 0,985 r = 0,992***

Cả hai năm y = 17,22x1,421 R² = 0,985 r = 0,992***

*** Tin cậy ở mức xác suất P=0,00

Page 165: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Phụ lục 18: Phân tích phương sai xác định yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể của Chim Trĩ ĐKC đỏ giai đoạn 10-20 tuần tuổi

Nguồn Độ tự do

Tổng bình phương

Tổng bình phương đã hiệu chỉnh

Trung bình bình phương đã hiệu chỉnh

Giá trị F

Xác suất tin cậy P

Giới

tính 1 20760783 20641574 20641574 1788,50 0,00

Tuổi 10 64529473 64529473 64529473 559,12 0,00

Năm 1 60776 25034 25034 2,17 0,14

Sai số 1471 16977234 16977234 11541

Tổng 1483 102328266

Phụ lục 19: Phương trình đường sinh trưởng của Chim Trĩ ĐKC

giai đoạn 10–20 tuần tuổi Đàn Phương trình Hệ số xác

định (R²) Hệ số tương

quan (r) Chim Trĩ ĐKC mái-

năm 2010

y = -0,491x3 + 6,438x2 + 38,28x + 418,4 0,998 0,999***

Chim Trĩ ĐKC mái-

năm 2011

y = -0,435x3 + 5,607x2 + 46,55x + 410,2 0,995 0,997***

Chim Trĩ ĐKC trống-

năm 2010

y = -0,349x3 + 2,684x2 + 84,51x + 511,7 0,999 0,999***

Chim Trĩ ĐKC trống-

năm 2011

y = -0,417x3 + 3,359x2 + 82,87x + 512,3 0,998 0,999***

*** Tin cậy ở mức xác suất P=0,00

Phụ lục 20: Phương trình Tiêu tốn thức ăn sản xuất 1kg khối lượng cơ

thể giai đoạn 14-20 tuần tuổi

Phương trình Hệ số xác

định (r²)

Hệ số tương

quan (r) Khối lượng thức ăn cho ăn (kg) y = -5,738x2 + 97,95x +

756,2 0,998 0,999***

Khối lượng cơ thể y = 0,325x + 3,47 0,999 1,000*** Tiêu tốn thức ăn cho một kg khối lượng cơ thể

y = 0,022x2 - 0,095x + 4,542 0,988

0,999***

Page 166: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Đồ thị 1: Tần suất đánh nhau theo thời gian trong ngày của Trĩ ĐKC

Đồ thị 2: Diễn biến tình trạng chấp nhận và không chấp nhận trống giao

phối của Trĩ ĐKC mái trong một ngày

Đồ thị 3: Khối lượng cơ thể Trĩ ĐKC qua 3 thế hệ từ mới nở đến 10 tuần tuổi

Page 167: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Đồ thị 4: Khối lượng cơ thể trung bình của Trĩ ĐKC trống và mái nuôi

qua 3 thế hệ từ 12 đến 20 tuần tuổi

Đồ thị 5: Mức chênh lệch các chiều đo của Trĩ ĐKC trống và mái

Đồ thị 6: Mức tăng các chiều đo của Trĩ ĐKC ở tuổi 20 tuần

so với 10 tuần tuổi

Page 168: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Đồ thị 7: Biến động thu nhận thức ăn và khối lượng cơ thể

Đồ thị 8: Thức ăn thu nhận của Trĩ ĐKC mái và trống từ 12 – 20 tuần tuổi

Đồ thị 9: Khối lượng cơ thể và thu nhận thức ăn của Trĩ ĐKC

trống từ 12 - 20 tuần tuổi

Page 169: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Đồ thị 10: Khối lượng cơ thể và thu nhận thức ăn của Trĩ ĐKC

mái từ 12 - 20 tuần tuổi

Đồ thị 11: Khối lượng cơ thể Trĩ ĐKC qua các giai đoạn đẻ trứng

Page 170: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

TH1-PT1 TH2-PT1

TH3-PT2 TH2-PT2

Đồ thị 12: Diễn biến quá trình đẻ trứng của 5 đàn Trĩ ĐKC thuộc 3 thế hệ

Đồ thị 13: Diễn biến đẻ ở 5 đàn Trĩ ĐKC thuộc 3 thế hệ

Page 171: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

36.27

52.2

11.53

Tỷ lệ lòng đỏ

Tỷ lệ lòng trắng

Tỷ lệ vỏ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ các thành phần cấu tạo quả trứng

Đồ thị 14: Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (%)

Đồ thị 15: Đường sinh trưởng của Trĩ ĐKC đỏ giai đoạn 0 – 9 tuần tuổi

Page 172: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Đồ thị 16: Đường sinh trưởng của Trĩ ĐKC đỏ giai đoạn 10 – 20 tuần tuổi

Đồ thị 17: Khối lượng cơ thể và tiêu tốn thức ăn

Page 173: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

XỬ LÝ THỐNG KÊ

Phụ lục 19. Analysis of Variance for ss, using Adjusted SS for Tests

Điền các giá trị F và P vào bảng trên

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

nam 1 20.417 20.417 20.417 4.79 0.033

Error 58 247.233 247.233 4.263

Total 59 267.650

S = 2.06462 R-Sq = 7.63% R-Sq(adj) = 6.04%

Unusual Observations for ss

Obs ss Fit SE Fit Residual St Resid

32 16.0000 20.9333 0.3769 -4.9333 -2.43 R

43 25.0000 20.9333 0.3769 4.0667 2.00 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

2. Analysis of Variance for 1, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

nam 1 2257.1 2257.1 2257.1 57.55 0.000

Error 58 2274.5 2274.5 39.2

Total 59 4531.6

S = 6.26228 R-Sq = 49.81% R-Sq(adj) = 48.94%

Unusual Observations for 1

Obs 1 Fit SE Fit Residual St Resid

34 56.0000 38.9333 1.1433 17.0667 2.77 R

45 53.0000 38.9333 1.1433 14.0667 2.28 R

46 25.0000 38.9333 1.1433 -13.9333 -2.26 R

59 25.0000 38.9333 1.1433 -13.9333 -2.26 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

Page 174: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

3. Analysis of Variance for 2, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

nam 1 147.3 147.3 147.3 0.91 0.345

Error 58 9406.5 9406.5 162.2

Total 59 9553.7

S = 12.7350 R-Sq = 1.54% R-Sq(adj) = 0.00%

Unusual Observations for 2

Obs 2 Fit SE Fit Residual St Resid

7 95.000 67.500 2.325 27.500 2.20 R

24 95.000 67.500 2.325 27.500 2.20 R

36 100.000 70.633 2.325 29.367 2.35 R

38 100.000 70.633 2.325 29.367 2.35 R

60 100.000 70.633 2.325 29.367 2.35 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

4. Analysis of Variance for 3, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

nam 1 5860.8 5860.8 5860.8 36.68 0.000

Error 58 9267.4 9267.4 159.8

Total 59 15128.2

S = 12.6405 R-Sq = 38.74% R-Sq(adj) = 37.68%

Unusual Observations for 3

Obs 3 Fit SE Fit Residual St Resid

42 75.000 103.000 2.308 -28.000 -2.25 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

Page 175: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

5. Analysis of Variance for 4, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

nam 1 4420.4 4420.4 4420.4 5.06 0.028

Error 58 50684.8 50684.8 873.9

Total 59 55105.2

S = 29.5614 R-Sq = 8.02% R-Sq(adj) = 6.44%

Unusual Observations for 4

Obs 4 Fit SE Fit Residual St Resid

31 90.000 162.333 5.397 -72.333 -2.49 R

36 90.000 162.333 5.397 -72.333 -2.49 R

50 230.000 162.333 5.397 67.667 2.33 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

6. Analysis of Variance for 5, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

nam 1 2843 2843 2843 1.94 0.169

Error 58 84799 84799 1462

Total 59 87642

S = 38.2369 R-Sq = 3.24% R-Sq(adj) = 1.58%

7. Analysis of Variance for 6, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

nam 1 19620 19620 19620 9.46 0.003

Error 58 120254 120254 2073

Total 59 139875

S = 45.5340 R-Sq = 14.03% R-Sq(adj) = 12.54%

Unusual Observations for 6

Page 176: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Obs 6 Fit SE Fit Residual St Resid

39 350.000 249.667 8.313 100.333 2.24 R

50 345.000 249.667 8.313 95.333 2.13 R

56 350.000 249.667 8.313 100.333 2.24 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

8. Analysis of Variance for 7, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

nam 1 63375 63375 63375 14.74 0.000

Error 58 249448 249448 4301

Total 59 312823

S = 65.5807 R-Sq = 20.26% R-Sq(adj) = 18.88%

Unusual Observations for 7

Obs 7 Fit SE Fit Residual St Resid

36 490.000 344.833 11.973 145.167 2.25 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

9. Analysis of Variance for 8, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

nam 1 46204 46204 46204 5.12 0.027

Error 58 522968 522968 9017

Total 59 569171

S = 94.9562 R-Sq = 8.12% R-Sq(adj) = 6.53%

Unusual Observations for 8

Obs 8 Fit SE Fit Residual St Resid

20 650.000 405.000 17.337 245.000 2.62 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

Page 177: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

10. Analysis of Variance for 9, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

nam 1 2870 2870 2870 0.16 0.690

Error 58 1033144 1033144 17813

Total 59 1036015

S = 133.465 R-Sq = 0.28% R-Sq(adj) = 0.00%

Unusual Observations for 9

Obs 9 Fit SE Fit Residual St Resid

6 860.000 534.000 24.367 326.000 2.48 R

11 925.000 534.000 24.367 391.000 2.98 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

11. Analysis of Variance for 10, using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P

nam 1 15844 15844 15844 1.57 0.216

Error 58 587061 587061 10122

Total 59 602905

S = 100.607 R-Sq = 2.63% R-Sq(adj) = 0.95%

Unusual Observations for 10

Obs 10 Fit SE Fit Residual St Resid

24 380.000 593.167 18.368 -213.167 -2.16 R

50 870.000 625.667 18.368 244.333 2.47 R

R denotes an observation with a large standardized residual.

Page 178: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

3.5. Khả năng sinh trưởng, cho thịt và phẩm chất thịt của đàn chim

thương phẩm.

Phụ lục 20. Phân tích phương sai xác định sự khác nhau giữa các năm đến

khối lượng cơ thể đàn Trĩ thương phẩm.

1. TB > Oneway c2 'nam'.

One-way ANOVA: ss versus nam

Source DF SS MS F P

nam 1 0.80 0.80 0.09 0.765

Error 178 1595.40 8.96

Total 179 1596.20

S = 2.994 R-Sq = 0.05% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on

Pooled StDev

Level N Mean StDev --------+---------+---------+---------+-

2010 90 21.700 2.985 (-----------------*-----------------)

2011 90 21.833 3.003 (-----------------*-----------------)

--------+---------+---------+---------+-

21.35 21.70 22.05 22.40

Pooled StDev = 2.994

2. MTB > Oneway c3 'nam'.

Oneway c3 'nam'.

One-way ANOVA: 1 versus nam

Source DF SS MS F P

nam 1 1.3 1.3 0.04 0.841

Error 174 5746.9 33.0

Total 175 5748.2

Page 179: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

S = 5.747 R-Sq = 0.02% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on

Pooled StDev

Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------

2010 89 36.079 5.723 (----------------*-----------------)

2011 87 36.253 5.771 (----------------*----------------)

--+---------+---------+---------+-------

35.00 35.70 36.40 37.10

Pooled StDev = 5.747

3. MTB > Oneway c4 'nam'.

Oneway c4 'nam'.

One-way ANOVA: 2 versus nam

Source DF SS MS F P

nam 1 59 59 0.30 0.584

Error 166 32460 196

Total 167 32519

S = 13.98 R-Sq = 0.18% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on

Pooled StDev

Level N Mean StDev -------+---------+---------+---------+--

2010 85 69.64 13.50 (--------------*--------------)

2011 83 70.82 14.46 (--------------*--------------)

-------+---------+---------+---------+--

68.0 70.0 72.0 74.0

Pooled StDev = 13.98

Page 180: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

4. MTB > Oneway c5 'nam'.

Oneway c5 'nam'.

One-way ANOVA: 3 versus nam

Source DF SS MS F P

nam 1 796 796 1.39 0.240

Error 157 89780 572

Total 158 90575

S = 23.91 R-Sq = 0.88% R-Sq(adj) = 0.25%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev

Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------

2010 83 121.19 25.29 (------------*------------)

2011 76 125.67 22.31 (------------*-------------)

+---------+---------+---------+---------

116.0 120.0 124.0 128.0

Pooled StDev = 23.91

6. MTB > Oneway c6 'nam'.

Oneway c6 'nam'.

One-way ANOVA: 4 versus nam

Source DF SS MS F P

nam 1 214 214 0.20 0.658

Error 152 164918 1085

Total 153 165132

S = 32.94 R-Sq = 0.13% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on

Pooled StDev

Level N Mean StDev -------+---------+---------+---------+--

2010 81 176.58 32.77 (-------------*--------------)

Page 181: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

2011 73 174.22 33.12 (--------------*---------------)

-------+---------+---------+---------+--

170.0 175.0 180.0 185.0

Pooled StDev = 32.94

7. MTB > Oneway c7 'nam'.

Oneway c7 'nam'.

One-way ANOVA: 5 versus nam

Source DF SS MS F P

nam 1 185 185 0.08 0.778

Error 148 343439 2321

Total 149 343623

S = 48.17 R-Sq = 0.05% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on

Pooled StDev

Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+-----

2010 79 218.10 47.53 (---------------*--------------)

2011 71 220.32 48.88 (---------------*---------------)

----+---------+---------+---------+-----

210.0 217.0 224.0 231.0

Pooled StDev = 48.17

8. MTB > Oneway c8 'nam'.

Oneway c8 'nam'.

One-way ANOVA: 6 versus nam

Source DF SS MS F P

nam 1 141 141 0.05 0.820

Error 142 384713 2709

Page 182: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Total 143 384854

S = 52.05 R-Sq = 0.04% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on

Pooled StDev

Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------

2010 78 275.92 51.73 (---------------*----------------)

2011 66 277.91 52.42 (-----------------*-----------------)

--+---------+---------+---------+-------

266.0 273.0 280.0 287.0

Pooled StDev = 52.05

9. MTB > Oneway c9 'nam'.

Oneway c9 'nam'.

One-way ANOVA: 7 versus nam

Source DF SS MS F P

nam 1 407 407 0.08 0.771

Error 140 671982 4800

Total 141 672389

S = 69.28 R-Sq = 0.06% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on

Pooled StDev

Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------

2010 76 344.91 70.53 (---------------*---------------)

2011 66 348.30 67.81 (----------------*----------------)

-+---------+---------+---------+--------

330 340 350 360

Pooled StDev = 69.28

Page 183: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

11. MTB > Oneway c10 'nam'.

Oneway c10 'nam'.

One-way ANOVA: 8 versus nam

Source DF SS MS F P

nam 1 17 17 0.00 0.960

Error 133 877371 6597

Total 134 877388

S = 81.22 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on

Pooled StDev

Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+

2010 71 404.37 79.38 (---------------*---------------)

2011 64 405.08 83.22 (----------------*---------------)

---------+---------+---------+---------+

396 408 420 432

Pooled StDev = 81.22

12. MTB > Oneway c11 'nam'.

Oneway c11 'nam'.

One-way ANOVA: 9 versus nam

Source DF SS MS F P

nam 1 925 925 0.10 0.747

Error 133 1179741 8870

Total 134 1180666

S = 94.18 R-Sq = 0.08% R-Sq(adj) = 0.00%

Individual 95% CIs For Mean Based on

Pooled StDev

Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------

2010 71 470.77 92.92 (--------------*--------------)

2011 64 476.02 95.57 (--------------*---------------)

-+---------+---------+---------+--------

450 465 480 495

Pooled StDev = 94.18

Page 184: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................

MỤC LỤC ...............................................................................................

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ .........................................................

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1

2. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................... 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................ 2

3.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................. 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................. 4

1.1. Một số đặc điểm sinh học của chim trĩ đỏ khoang cổ..............................4

1.1.1. Giới thiệu giống chim Trĩ đỏ khoang cổ .................................................4

1.1.2. Tập tính của chim Trĩ đỏ khoang cổ .......................................................9

1.1.3. Sinh lý, sinh hóa máu .............................................................................13

1.2. Khả năng sinh sản của chim Trĩ đỏ khoang cổ................................ 17

1.2.1. Tỷ lệ nuôi sống.......................................................................................17

1.2.2. Tuổi thành thục về tính...........................................................................18

1.2.3. Thời gian đẻ và thời gian nghỉ đẻ ...........................................................18

1.2.4. Năng suất trứng ......................................................................................19

1.2.5. Khối lượng và chất lượng trứng..............................................................20

1.2.6. Khả năng thụ tinh và kết quả ấp nở.........................................................23

1.3. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ đỏ khoang cổ .................25

1.3.1. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ............................25

1.3.2. Năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả sử dụng thức ăn ..........................34

1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................37

1.4.1. Ngoài nước.............................................................................................37

Page 185: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................42

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 44

2.1. Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu ......................................................44

2.1.1. Vật liệu................................................................................................44

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu...............................................................................44

2.1.3. Thời gian nghiên cứu..............................................................................44

2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................44

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 45

2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học ...........................................................45

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của chim Trĩ ĐKC....................46

2.3.3. Khả năng sản xuất thịt của chim Trĩ ĐKC thương phẩm.........................53

2.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................56

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................... 57

3.1. Đặc điểm sinh học cơ bản của chim Trĩ đỏ khoang cổ ............................37

3.1.1. Giới thiệu sơ bộ về đặc điểm ngoại hình.................................................57

3.1.2. Một số tập tính của chim Trĩ ĐKC .........................................................60

3.1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của chim Trĩ ĐKC........................68

3.2. Khả năng sinh sản của chim Trĩ ĐKC.....................................................71

3.2.1. Giai đoạn chim con và hậu bị ................................................................71

3.2.2. Giai đoạn sinh sản của chim Trĩ ĐKC ....................................................86

3.2.3. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở của chim Trĩ ĐKC.........................97

3.2.4. Các chỉ tiêu chất lượng trứng của chim Trĩ ĐKC................................101

3.3. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ ĐKC...........................107

3.3.1. Khả năng nuôi sống của chim Trĩ ĐKC..................................................107

3.3.2. Khả năng sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC ...............................................108

3.3.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn của chim Trĩ ĐKC .........................................114

3.3.4. Hiệu quả kinh tế .....................................................................................117

3.3.5. Tỷ lệ thân thịt và chất lượng thịt của chim Trĩ ĐKC...............................117

KẾT LUẬN............................................................................................... 121

Kết luận..................................................................................................... 121

Kiến nghị................................................................................................... 122

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..... 123

Page 186: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 123

PHỤ LỤC ................................................................................................. 144

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Ca Canxi

ĐKC Đỏ khoang cổ

ĐVT Đơn vị tính

KLCT Khối lượng cơ thể

ME Năng lượng trao đổi

MJ Megajun

PT Phương thức

TA Thức ăn

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TH Thế hệ

TTTA Tiêu tốn thức ăn

Page 187: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các thành phần máu của chim Trĩ đỏ khoang cổ ở các

tháng khác nhau trong năm ................................................................

15

Bảng 1.2. Các thành phần máu của chim Trĩ đỏ khoang cổ ở các lứa

tuổi khác nhau..........................................................................................

16

Bảng 1.3. Sản lượng trứng và tỷ lệ trứng vỡ của chim Trĩ đỏ khoang cổ .......................20

Bảng 1.4. Khối lượng chim Trĩ đỏ khoang cổ 16 tuần tuổi tại Australia...................27

Bảng 1.5. Khẩu phần nuôi chim Trĩ qua các tháng tuổi ................................30

Bảng 1.6. Tiêu thụ thức ăn trung bình của 100 chim Trĩ nuôi thịt ............................30

Bảng 2.1. Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ ĐKC sinh sản thế hệ 1 ........................48

Bảng 2.2. Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ ĐKC sinh sản thế hệ 2 và 3......................48

Bảng 2.3. Chế độ dinh dưỡng nuôi chim Trĩ ĐKC thương phẩm..............................53

Bảng 3.1. Tần số chim Trĩ ĐKC con tiếp cận với máng ăn để lấy thức ăn .......................53

Bảng 3.2. Tỷ lệ chim Trĩ ĐKC đậu trên sào .............................................................62

Bảng 3.3. Số trận đánh nhau của chim Trĩ ĐKC.......................................................63

Bảng 3.4. Số trận đánh nhau của chim Trĩ ĐKC theo thời gian trong ngày....................64

Bảng 3.5. Khả năng chấp nhận và không chấp nhận trống phối giống

của chim Trĩ ĐKC mái theo các thời điểm trong ngày .............................

66

Bảng 3.6. Thời gian đẻ trứng của chim Trĩ ĐKC mái trong một ngày đêm......................68

Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu của chim Trĩ ĐKC................................69

Bảng 3.8. Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC từ lúc mới nở đến 32 tuần

tuổi của 5 đàn thuộc 3 thế hệ ................................................................

72

Bảng 3.9. Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC qua 3 thế hệ từ mới nở

đến 10 tuần tuổi........................................................................................

75

Bảng 3.10. Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC mái nuôi qua 3 thế hệ

từ 12 đến 32 tuần tuổi................................................................

77

Bảng 3.11. Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC trống qua 3 thế hệ từ 12

Page 188: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

đến 32 tuần tuổi........................................................................................78

Bảng 3.12. Khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo của chim Trĩ

ĐKC ở 10 tuần tuổi ..................................................................................

80

Bảng 3.13. Khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo của chim Trĩ

ĐKC ở 20 tuần tuổi ..................................................................................

81

Bảng 3.14. Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và kích thước các

chiều đo lúc 10 tuần tuổi của chim Trĩ ĐKC ................................

83

Bảng 3.15. Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và kích thước các

chiều đo lúc 20 tuần tuổi của chim Trĩ ĐKC ................................

83

Bảng 3.16. Thức ăn thu nhận của chim Trĩ ĐKC giai đoạn từ mới nở

đến 10 tuần tuổi........................................................................................

84

Bảng 3.17. Thức ăn thu nhận chim Trĩ ĐKC giai đoạn 12 đến 32 tuần tuổi.......................85

Bảng 3.18. Tỷ lệ hao hụt của 3 đàn chim Trĩ ĐKC sinh sản thuộc 3 thế hệ

nuôi theo phương thức 1 qua các tháng đẻ..................................................

86

Bảng 3.19. Tỷ lệ hao hụt của 3 đàn chim Trĩ ĐKC sinh sản thuộc 2 thế

hệ nuôi theo phương thức 2 qua các tháng đẻ................................

87

Bảng 3.20. Khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC mái theo tỷ lệ đẻ................................88

Bảng 3.21. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng

của chim Trĩ ĐKC qua các tháng đẻ ở thế hệ 1 ................................

90

Bảng 3.22. Tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn/10 trứng của chim Trĩ ĐKC ở

thế hệ 2 ................................................................................................

91

Bảng 3.23. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn của chim Trĩ

ĐKC thế hệ 3 năm đẻ thứ 1................................................................

93

Bảng 3.24. Năng suất trứng mái/năm của chim Trĩ ĐKC ................................96

Bảng 3.25. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của chim Trĩ ĐKC................................97

Bảng 3.26. Một số tỷ lệ ấp nở của đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 1................................98

Bảng 3.27. Một số tỷ lệ ấp nở của đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 2................................99

Bảng 3.28. Một số tỷ lệ ấp nở của đàn chim Trĩ ĐKC thế hệ 3................................100

Page 189: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

Bảng 3.29. Khối lượng trứng của chim Trĩ ĐKC qua các giai đoạn đẻ.......................102

Bảng 3.30. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của chim Trĩ ĐKC (n=30 quả)......................103

Bảng 3.31. Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC qua các giai đoạn tuổi .......................107

Bảng 3.32. Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0-9 tuần tuổi ..................110

Bảng 3.33. Khối lượng cơ thể của chim Trĩ ĐKC mái và trống từ 10 - 20

tuần tuổi ................................................................................................

111

Bảng 3.34. Tăng khối lượng tuyệt đối của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 0 –

10 tuần tuổi ..............................................................................................

113

Bảng 3.35. Tăng khối lượng tuyệt đối của chim Trĩ ĐKC giai đoạn 11-

20 tuần tuổi ..............................................................................................

113

Bảng 3.36. Thu nhận thức ăn chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi ................................114

Bảng 3.37. Tiêu tốn thức ăn/1kg khối lượng cơ thể (FCR) từ 14-20 tuần

tuổi................................................................................................

116

Bảng 3.38. Hiệu quả kinh tế nuôi chim Trĩ ĐKC thương phẩm (2011) ......................117

Bảng 3.39. Một số chỉ tiêu phân tích thân thịt ............................................................117

Bảng 3.40. Một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của thịt................................119

Bảng 3.41. Kết quả phân tích 16 axit amin trong thịt chim Trĩ ĐKC..........................119

Page 190: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

HÌNH VẼ:

Hình 1.1. Chim Trĩ ĐKC trống ................................................................ 5

Hình 1.2. Chim Trĩ ĐKC mái ................................................................ 5

Hình 1.3. Úm chim Trĩ non......................................................................................7

Hình 1.4. Kiểm tra trứng..........................................................................................7

Hình 1.5. Nuôi chim Trĩ lớn ....................................................................................7

Hình 1.6. Cho ăn................................................................................................7

Hình 1.7. Khu của trang trại “Gisi Pheasant Farms” ................................ 8

Hình 2.1. Chuồng nuôi phương thức 1................................................................49

Hình 2.2. Chuồng nuôi phương thức 2................................................................49

Hình 3.1. Trĩ đỏ khoang cổ một ngày tuổi ............................................................59

Hình 3.2. Trĩ đỏ khoang cổ trưởng thành ..............................................................60

Hình 3.3. Thịt chim Trĩ ĐKC................................................................ 118

Hình 3.4. Thịt chim Trĩ ĐKC................................................................ 118

ĐỒ THỊ:

Đồ thị 3.1. Tỷ lệ chim Trĩ ĐKC đậu trên sào trong một ngày................................63

Đồ thị 3.2. Thời gian đẻ trứng của chim Trĩ ĐKC mái trong một ngày ...................68

Đồ thị 3.3. Tỷ lệ nuôi sống của thế hệ 1 chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi.......................74

Đồ thị 3.4. Tỷ lệ nuôi sống của 5 đàn chim Trĩ ĐKC thuộc 3 thế hệ qua

các tuần tuổi................................................................................................

74

Đồ thị 3.5. Đường sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC giai đoạn mới nở đến

20 tuần tuổi ................................................................................................

79

Đồ thị 3.6. Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi ................................108

Đồ thị 3.7. Đường sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC giai đoạn mới nở đến

20 tuần tuổi ................................................................................................

109

Page 191: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/Hai-LA chinh.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo bỘ nÔng nghiỆp