một thoáng lv sơn trung quốc đang làm chủ biển Đông …nh trị học của đại...

29
Số 22 Tháng 04/2009 Một thoáng Lý Sơn BIỂN Việt Nam Điểm tin trong tháng Trung Quốc đang làm chủ biển Đông Photo flickr.com: ecstaticist. Web : www.phiatruoc.net - Blog : 360.yahoo.com/tapchiphiatruoc - Email : [email protected] Ra vào đầu tháng - Giáo dục - Văn hóa - Xã hội - Lịch sử - Kinh tế - Chính trị Ngòi bút của tri thức Tinh thần của Tuổi Trẻ

Upload: phungthien

Post on 07-Apr-2018

215 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Số 22 Tháng 04/2009

Một thoáng Lý Sơn

BIỂN Việt Nam

Điểm tin trong tháng

Trung Quốc đang làm chủ biển Đông

Photo

flickr.

com

: ecsta

ticis

t.

Web : w

ww

.ph

iatr

uoc.n

et

- B

log : 3

60.y

aho

o.c

om

/tapchip

hia

truoc -

Em

ail

: ta

pch

iphia

truoc@

gm

ail.

com

Ra vào đầu tháng - Giáo dục - Văn hóa - Xã hội - Lịch sử - Kinh tế - Chính trị

Ngòi bút của tri thức Tinh thần của Tuổi Trẻ

Sự thật chưa hẳn là những gì tận mắt chứng kiến

Ủng hộ Tạp Chí Phía Trƣớc Giới thiệu đến bạn bè ngƣời thân.

Dành cho quảng cáo [email protected]

www.phiatruoc.net Photo : ecstaticist

TẠP CHÍ PHÍA TRƢỚC

Ngòi bút của tri thức Tinh thần của Tuổi Trẻ

Các bạn độc giả thân mến, Có lẽ không phải trong thói quen của các bạn thưởng thức TCPT với lời mở đầu là một bức thư. Nhưng số này là một ngoại lệ. Tạp chí xin được gửi

đến các bạn tâm sự của một thành viên BBT với « con […], tương lai » của mình…

*** « Con yêu của mẹ, tương lai của mẹ!

Hơn một tháng nay, tin tức mới xung quanh việc chính quyền cho khai thác bauxite ở Tây Nguyên làm mẹ đầy băn khoăn, lo lắng. Vẫn sẽ để con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất mà mẹ gắn bó từ lúc chào đời ?! Hoặc giả như

sự lựa chọn của nhiều mẹ cha có điều kiện khác, mẹ sẽ gửi con ra nước ngoài ?! Hay đơn giản hơn, mẹ sẽ chẳng bao giờ có…Con, tương lai của mẹ ?! Xót xa nhưng dù sao con và mẹ vẫn còn có sự lựa chọn… Còn những con người hiện tại, những con người vì những điều kiện khách quan và chủ quan nào đó không thể tránh xa những vùng ô nhiễm đó, không còn cách nào khác sẽ phải sống với ô nhiễm, độc hại, với đói nghèo,

với sợ hãi mất nước. Hãi hùng khi nghĩ đến cảnh tượng không những một làng quê mà hàng trăm ngàn làng khác sẽ như « làng ung thư »(1)… Quả là một hình thức hủy hoại, tàn sát vô hình hàng ngàn người, và nhiều thế

hệ.

Bàng hoàng, nghẹn ngào, mẹ không thể hiểu vì những quyền lợi gì mà những người gánh vác trách nhiệm với đất nước, nhân dân lại tàn nhẫn đến thế?

Mẹ sẽ rời bỏ mảnh đất đó, đến một nơi mà con có thể lớn lên trong môi trường trong lành ? Phải, mẹ có thể lựa chọn điều đó con ạ, nhưng sẽ có ý nghĩa gì nếu con sống cô đơn trong môi trường mới, không phải trên quê hương và bên cạnh người thân, đồng bào của con. Mẹ sẽ trồng cây con, và những người khác, những người cùng nỗi trăn trở như mẹ, mỗi người cũng sẽ trồng một cây con…Một cây, hai cây, ba cây…Hàng cây ngày sẽ càng dài thêm…niềm tin sẽ nhân lên… Có thể đi hết cuộc đời mẹ vẫn chưa thấy được

hàng cây kia xõa những vòm cây lực lưỡng che bóng mát, nhưng mẹ tin

chắc rằng nếu thế hệ mẹ không gieo mầm thì không biết đến bao giờ con sẽ có cơ hội hưởng bóng mát kia…

« Và tôi vẫn nhớ hoài một loài cây, sống gần nhau thân mới thẳng, có một cây là có rừng, và rừng sẽ lên xanh, rừng giữ đất quê hương... »(2)

Con có nghe tiếng lòng đất, núi sông của đất nước đang vọng về, quặn

mình vì thân đầy vết thương, giận dữ bởi sự vô trách nhiệm của con người ?! con có nghe tiếng gầm tức giận của lớp người về thời cuộc, đang cố níu kéo những gì tốt đẹp cho thế hệ mai sau ? Họ bước đi khí thế, người nối tiếp người : 1, 3, 135, … 400 (3) … Rừng cây mà mẹ mơ ước đó đã thành hình con ơi!»

Ban Biên Tập TCPT

Tháng 4/2009

(1) Làng Thạch Sơn (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Xem cụ thể ở bài Nghi vấn « làng ung thư » bị lãng quên của tác giả Mai Lan (TCPT số 21)

(2) Bài hát « Một đời người một rừng cây» của nhạc sĩ Trần Long Ẩn

(3) Những con số này lần lượt chỉ : Tướng Võ Nguyên Giáp ; Ba trí thức lớn

trong nước Nguyến Huệ Chi, Nguyễn Thế Toàn, Phạm Hùng khởi xướng

bản Kiến nghị gửi đến QH, Chủ tịch nước, Thủ tướng ; Danh sách người kí

vào bản Kiến Nghị (đã được gửi đến ba cơ quan trên) ; Danh sách bản Kiến

Nghị lần hai tính đến ngày 24 /4/2009.

Sự thật chưa hẳn là những gì tận mắt chứng kiến

Web : www.phiatruoc.net

Blog : 360.yahoo.com/tapchiphiatruoc

BAN BIÊN TẬP

Bảo Trâm-Khương Duy-Thiên

Sầu-Võ Thụy Như-Phan Thái

Dương-Việt Quốc

THIẾT KẾ TRÌNH BÀY

Hậu Phú, Khương Duy, Tín Nghĩa

CỘNG TÁC VIÊN

Billy-Đông A-Business Hoa-Elbi

QUẢNG CÁO

Quốc Bình-Miền Trung N ắng Gió

Photo :V ietbird

WEBSITE

Kế Vũ

Sự thật chưa hẳn là những gì tận mắt chứng kiến

Mục lục Hoang tƣởng về sự phục hồi xã hội

chuyên chế

Làng nghề làm lồng chim

Kinh tế

Xã hội

4

-

8

Vài nét về họ tên của ngƣời Việt

Nam – kỳ I: Tên Cúng Cơm

Xin đừng “dzô” nữa, bạn trẻ ơi

Văn hóa

9

-

13

Khi lòng yêu nƣớc bị kiểm soát

Một thoáng Lý Sơn

Trung Quốc làm chủ biển Đông

Tiêu điểm

14

-

23

Điểm tin tháng 4

Sinh nhật Phía Trƣớc lần thứ 2 Chuyên mục

24

-

29

Photo :Miền Trung Nắng Gió

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 5

T iếp theo kì trước, lần này tôi xin giới thiệu tới bạn đọc bài tham luận

được viết chung của 2 giáo sư ngành

chính trị học của đại học Johns Hop-kins và Princeton.

Giáo sư Daniel Deudney hiện là phó giáo sư khoa chính trị học tại trường đại học Johns Hopkins. Giáo sư Deudney nghiên cứu về quan hệ

quốc tế cùng những ảnh hưởng của các chính sách ngoại giao với sự nhấn mạnh vào địa lý chính trị cũng như chủ nghĩa hiện thực.

John Ikenberry hiện đang là giáo sư

tại đại học Princeton. Ông được coi

là nhà lý thuyết tài năng về quan hệ quốc tế và chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại đại học Chicago năm 1985 và trước khi về Princeton, Ikenberry đã từng giảng dạy tại đại học Pennsyl-vania và Georgetown. Ông làm việc

trong ban hoạch định chính sách của Hoa Kỳ trong khỏang thời gian 1991-1992. Ông là thành viên quỹ Car-negie ủng hộ cho hòa bình quốc tế

từ năm 1992-1993 và cũng là thành viên lâu năm của học viện Brook-ings.

Bài tham luận sau đây được đăng trên tạp chí Foreign Affairs số tháng 1 và 2 năm 2009. Bài tham luận cho rằng bất chấp những tiến bộ về mặt kinh tế, các quốc gia chuyên chế như Trung Quốc hay Nga đều không

đại diện cho một con đường phát triển bền vững lâu dài vì những hạn

chế lớn trong hệ thống chính trị. Nền chính trị chuyên chế và kinh tế tư bản có những mâu thuẫn và khó có thể tồn tại song song khi đất nước phát triển tới một mức hạn nào

đó. Bài tham luận cũng cho rằng sức kéo của tự do dân chủ vẫn mạnh

hơn bao giờ hết. Do bài viết của các tác giả quá dài, tôi xin được trích dịch phần quan trọng nhất.

Điều hoang tưởng về sự phục hồi của các xã hội chuyên chế

Hai thập kỷ sau chiến tranh lạnh, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đang bị thách thức bởi sự trở lại của quan điểm phi dân chủ. Theo quan điểm này, thế giới sẽ không đi theo

hướng dân chủ phổ quát và sẽ không đến ―sự kết thúc của lịch sử.‖

Thay vào đó, nó đang phân cực theo

nhiều hướng khác nhau và đang đi vào kỳ nguyên cạnh tranh giữa các nước tự do phương Tây và các chế

độ chuyên chế nguy hiểm, cụ thể nhất là Trung Quốc và Nga. Không giống các thể chế độc tài đã thất bại trong thế kỷ 20, các thể chế chuyên

chính ngày nay không những được coi là tương thích với kinh tế tư bản mà còn đại diện cho sự kình địch với

chủ nghĩa tư bản. Sự hiện diện của

họ trong hệ thống thế giới báo trước sự cạnh tranh, xung đột và tạo nên những mối đe dọa đối với viễn cảnh

hợp tác toàn cầu.

Vậy những thể chế chính trị độc tài này có thể tương thích thế nào với nền kinh tế tư bản dựa trên sở hữu tư nhân ngày nay? Những người theo quan điểm độc tài cho rằng sự kết hợp của hệ thống chính trị độc

tài ở những nước lớn như Trung

Quốc hay Nga không phải chỉ là một bước đệm trong quá trình chuyển đổi dân chủ mà còn là một mô hình

khác đối với quan điểm dân chủ trong chính trị và kinh tế tư bản. Sự hồi sinh của chủ nghĩa độc tài cho

rằng sự bất tương thích sâu sắc giữa các nước sẽ tồn tại lâu dài cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, làm tan vỡ hy vọng cho một sự chuyển biến trên chính trường quốc tế trong việc đi đến một nền dân chủ phổ quát. Tuy nhiên, quan điểm

này còn vài hạn chế lớn.

Trái ngược với quan điểm về sự hồi sinh của chủ nghĩa chuyên quyền, thực tế là có một sự đối nghịch rất lớn giữa các hệ thống chuyên quyền

và hệ thống kinh tế tư bản. Những

đối nghịch này tồn tại trong các nước chuyên quyền với nền kinh tế tư bản và lối thóatcho những sự đối nghịch lại có xu hướng dẫn đến tự do hóa chính trị. Có nhiều cách để kinh tế tư bản có thể dẫn đến dân chủ trong chính trị, sau đây là ba

yếu tố là quan trọng nhất.

Thứ nhất, sự tiến bộ trong giáo dục và tích lũy tài sản tạo ra một yêu

cầu về sự tham gia chính trị và trách nhiệm giải trình??? (phân bổ trách nhiệm?). Cái lô-gíc cơ bản đằng sau chính là mức sống con người có thể

tăng lên vì kinh tế tư bản đã tạo ra môt tầng lớp xã hội mới: tầng lớp trung lưu. Lợi ích của tầng lớp này tạo ra thách thức với những quyết định chính trị mật kín.

Thứ hai là mối quan hệ giữa hệ

thống tài sản tư bản với nguyên tắc pháp trị. Trong nền kinh tế tư bản,

phương thức sản xuất được tạo ra bởi sự giao dịch kinh tế giữa các khế ước hay hợp đồng. Để kinh tế tư bản có thể vận hành, hiệu lực của các khế ước hay hợp đồng cùng

việc phân xử (phán xét) các tranh chấp thương mại đồi hỏi một hệ

Hoang tƣởng về sự phục hồi của xã hội chuyên chế

Nguyễn Thanh Phong (Chuyển ngữ)

Giáo sƣ Daniel Deudney Giáo sƣ John Ikenberry

―...Bài tham luận cho

rằng bất chấp những

tiến bộ về mặt kinh tế,

các quốc gia chuyên

chế như Trung Quốc

hay Nga đều không đại

diện cho một con

đường phát triển bền

vững lâu dài vì những

hạn chế lớn trong hệ

thống chính trị.‖

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 6

doncav

thống tòa án tốt cùng nguyên tắc

pháp trị. Việc thực hành các quyền trong phạm vi kinh tế và các thể chế đòi hỏi một sự hạn chế đối với quyền

lực của chính quyền cũng như thời gian tạo ra những đòi hỏi lớn hơn về quyền chính trị.

Thứ ba, phát triển kinh tế bởi chủ nghĩa tư bản dẫn đến những sự khác biệt về lợi ích. Các xã hội công nghiệp hiện đại được đánh dấu bằng sự bùng

nổ trong việc nổi dậy của những

nhóm mưu lợi, tạo ra một chế độ đa nguyên. Sự phân hóa của các lợi ích trong xã hội dẫn đến đòi hỏi về cạnh tranh trong bầu cử giữa các đảng khác nhau.

Đánh giá các kinh nghiệm của Trung Quốc, chúng ta có thể thấy hai nhược điểm lớn trong sự hồi sinh của chủ nghĩa chuyên chế. Thứ nhất, nền tảng cho việc tự do hóa chính trị đang đi đến cực điểm (critical mass) trong xã hội Trung Quốc. Bất chấp sự tăng

trưởng nhanh chóng, Trung Quốc vẫn là một nước nghèo xét về mặt tổng thể với phần lớn dân số được hưởng thành quả kinh tế rất ít từ việc hiện đại hóa. Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc đang nổi lên và có rất nhiều chỉ số cho thấy họ đang đòi hỏi

trách nhiệm của các thể chế chính trị. Khi sự hiện đại hóa tư bản diễn ra sâu hơn, sự phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội trở nên phức tạp hơn sẽ thúc đẩy những đòi hỏi về giải trình trách

nhiệm. Ví dụ như trong vụ ngộ độc

sữa ở Trung Quốc, rõ ràng là việc hiện đại hóa hệ thống sản xuất và phân phối thực phẩm của Trung Quốc đã bỏ qua những hình thức về trách nhiệm sản xuất. Việc này đã tạo ra những áp lực cho việc cải tổ chính trị.

Thứ nữa, không có điểm nào trong

chủ nghĩa tự do nói chính xác rằng thời điểm cho việc mở cửa chính trị là một phần của việc chuyển

đổi xã hội. Kinh tế tư bản tạo dựng điều kiện cho dân chủ tự do nhưng những yếu tố tạo ra sự thay đổi chính trị thực sự lại rất khó đóan. Trong

kinh nghiệm về sự nổi lên của những nước tự do dân chủ phương Tây, việc chuyển đổi có thể mất hàng thập kỷ cùng với những khoảng thời gian đứt quãng không dự tính trước được. Ngay cả ở Đức, việc hiện đại hóa kinh

tế tư bản diễn ra khá sớm nhưng tự do dân chủ chỉ nổi lên sau hai thế

chiến. Ngay cả khi không có chiến tranh, con đường dẫn tới sự thay đổi chính trị sẽ không xảy ra nhanh chóng và dễ dàng.

Quan điểm về sự hồi sinh của chủ

nghĩa chuyên chế sẽ thất bại vì sự lên án lâu đời đối với chính phủ phi tự do

là hoàn toàn đúng đắn. Những lý lẽ

của tự do nằm sâu trong việc thiếu năng lực đã bám rễ và đi sâu vào trong hệ thống chuyên chế. Vấn đề

thứ nhất chính là tham nhũng. Việc lạm dụng quyền lực của chính quyền là một xu hướng trong mọi hệ thống chính trị nhưng để kiểm soát điều này trong những thể chế độc tài thì lại càng khó hơn. Việc kết hợp của chuyên chế chính trị và kinh tế tư bản

tạo điều kiện cho các quan chức chính phủ có nhiều cơ hội để vòi vĩnh ―lại

quả‖ trong những hợp đồng với các công ty tư bản để họ có thể hòan thành trách nhiệm của mình. Bất chấp những chiến dịch

chống tham nhũng hay nạn quan liêu thi thoảng xảy ra, việc kiểm soát tham nhũng sẽ cực kì khó khăn nếu như không có sự kiểm tra của chính quyền.

Vấn đề thứ hai của chế độ chuyên chính tư bản phải đối mặt chính là sự

bất bình đẳng đang diễn ra rất sâu sắc. Trong xã hội tư bản, sự bất bình đẳng chính là động lức chính cho thay đổi chính trị. Về mặt lịch sử, sự bất bình đẳng thực sự là môt căn bệnh. Các xã hội chuyên chế tiền hiện đại đã bị phân hóa thành những hệ thống

bóc lột trong đó những tầng lớp cai trị sống ký sinh trên số đông còn lại mà chủ yếu là người nông dân. Nhưng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là tư bản công nghiệp, sự

phân hóa tầng lớp và bất bình đẳng

kinh tế đã trở thành những thách thức chính trị cơ bản và tạo ra những cuộc đấu tranh chính trị lớn. Những xung đột này chỉ được hòa giải bằng những thành tựu của nền dân chủ phổ quát, bằng việc hình thành những đảng chính trị quan tâm tới lợi

ích và đòi hỏi của những người lao động, và của việc hình thành phúc lợi xã hội. Một lực lượng lớn cho quá trình dân chủ hóa Trung Quốc chính

là số lượng lớn những nông dân mất đất, những người di cư bị đẩy ra ngoài xã hội và những người công

nhân với mức lương bèo bọt.

Vấn đề thứ ba mà các hệ thống chuyên chế phải giải quyết chính là hạn chế năng lực của họ vì năng lực quản lý yếu kém cũng như việc lưu chuyển thông tin không đầy đủ. Một

hệ thống khép kín đã ngăn chặn và bóp méo thông tin từ những nguồn bên ngoài. Các hệ thống chính trị kín

thường dễ mắc sai lầm từ những thông tin xấu. Những dữ kiện lịch sử của các chế độ độc tài, chuyên chế đã chứng minh điều này. Việc bùng nổ

SARS ở Trung Quốc năm 2003 đã cho thấy rất rõ cách ra quyết định khép kín và hậu quả nghiêm trọng đối với

sức khỏe người dân và uy tín chính

trị. Thậm chí khi phải đối mặt với những vấn đề phi chính trị như SARS, nạn quan liêu ở Trung Quốc tạo ra xu

hướng sử dụng những quyết định dấu giếm và điều này đã biến một vấn đề hoàn tòan có thể kiểm soát thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.

Một chính sách ngoại giao thành công phải công nhận những điểm yếu ly

khai lâu năm mang tính lịch sử của

các quốc gia đang nổi và những quốc gia chuyên chế. Xét về một khía cạnh nào đó, chính phủ chuyên chế có vẻ là một sự lựa chọn tốt vì nó giải quyết những vấn đề ly khai cực đoan

mà nhiều quốc gia đang hứng chịu. Trong trường hợp của Trung Quốc, một quốc gia vừa nổi lên từ ách nô lệ ngoại xâm, thì điều quan trọng nhất của toàn vẹn lãnh thổ chính là kiểm soát thành công các vùng xa xôi như Mãn Chu, Đài Loan, Tibet và Tân

Cương. Cư dân của những vùng này là những bộ tộc ít có xu hướng tìm sự tự trị hoặc độc lập. Tương tự, nước Nga cũng đang cố gắng kiểm soát những vùng ly khai của mình. Đối với 2 quốc gia này, chủ nghĩa quốc gia và bàn tay sắt của chính quyền trung

ương là một yếu tố quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ly khai và tạo tính hợp pháp cho chính quyền. Khi nào Nga và Trung Quốc vẫn coi dân chủ là yếu tố nguy hiểm ảnh hưởng

tới toàn vẹn lãnh thổ, họ sẽ không có

thiện chí thay đổi theo phương Tây. Trong những trường hợp này, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không nên làm tăng nguy cơ về vấn đề ly khai mà phải tìm giải pháp làm dịu nó.

Chính sách ngoại giao của các nước

tự do phải được tiếp tục với giả định rằng sẽ có một con đường tiên tiến nhất tới hiện đại – con đường của tự do hóa tính cách. Quan điểm tự do

cho phép sự đa nguyên rộng lớn dựa vào những kinh nghiệm lịch sử. Tuy nhiên, chuyên chế tư bản không phải

là một mô hình khác, nó chỉ là một trạm dừng trên con đường này. Việc các quốc gia chuyên chế phải mất bao lâu để đi trên con đường này có lẽ nằm ngoài sự kiểm soát của những nước tự do. Một chính sách ngoại giao

khôn khéo đánh giá đúng những hạn chế và cơ hội của thế kỷ 21 sẽ thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Các quốc gia tự do không nên giả định rằng lịch sử đã đi đến tận cùng nhưng họ có thể yên tâm rằng nó đang nằm ở phía họ.

Nguyễn Thanh Phong (Chuyển

ngữ)

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 7

Và càng thú vị hơn khi cái nghề làm ra vật để giam cầm một

loài lại cũng là nghề được chọn bởi

những ai không thích bị gò bó bởi các con số làm 8 tiếng/ngày, có mặt lúc X giờ, về lúc Y giờ, rồi ôi thôi là họp, bình, bầu, xét duyệt v.v Nó còn là nghề để những người lớn tuổi có chuyện để làm cho khỏi buồn chân buồn tay, nhẹ nhàng mà thêm được

đồng ra đồng vào cho bản thân và cả tiền quà bánh cho cháu nội, ngoại. Nó lại cũng là nghề mà bạn sẽ từ ngạc nhiên đến mến phục trước ý thức phụ giúp cha mẹ của một đứa bé chỉ chừng 5 tuổi, với đôi tay nhỏ xinh

thoăn thoắt thoăn thoắt xỏ nan vào khung lồng…

Và nay khi những con số cả hiện thực lẫn dự báo xa gần về suy thoái kinh tế toàn cầu đang không ngớt nhảy múa, thì đấy là nghề giúp bạn chiếc phao

đủ tự tin vẫy vùng. Nếu bạn… lười một tí (nhưng cũng là vì đơn nhiều làm không xuể), vẫn có thu nhập lãi 2,5 lần sau khi đã trừ chi phí cho các

công đoạn mua lại nan (60 ngàn cho một bó khoảng 1000 thanh nan, làm được khoảng 15 lồng loại thường 56 nan); mua lại đáy để về chỉ việc chà lại, rồi khoan lỗ bắt nan; hoặc mua lại chao (để làm móc treo): 2500/cái. Bạn chỉ còn làm các công đoạn uốn

vành tròn đầu, uốn nan, vô lồng, tỉa nan, gắn chao, nhúng màu (với loại lồng thường) hoặc sơn với loại lồng tuyển/lồng đặt. Tính chi phí trung bình bỏ ra như vậy chỉ vào khoảng 20 - 25 ngàn cho một lồng (loại lồng

thường), nhưng khi bỏ mối là 50 - 60 ngàn. Mà trung bình một ngày làm chơi chơi cũng phải 6 - 7 cái/người. Nếu là loại lồng đặt kiểu cách như lồng tháp, lồng chùa, hay lồng bầu… – các tên lồng này lấy theo hình dáng lồng, thì giá thành… cứ vô tư đi, ít

nhất cũng 120 ngàn/lồng trong khi chi phí bỏ ra cũng chỉ nhỉnh hơn con số 25 ngàn một chút, miễn là thành phẩm đúng mẫu mã và giao đúng hạn

theo hợp đồng. Trường hợp bạn tham công tiếc việc hoặc nhà đông thành viên thì có thể chia ra mỗi người một khâu, sẽ không tốn tiền cho các khâu mua lại nói trên.

Hàng trong nước thì bỏ mối chính ở Lê Hồng Phong, khu Thuận Kiều, khu nhà

thương chợ Rẫy với số lượng cũng cả hàng trăm lồng. Ấy là chưa kể hàng xuất đi Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc với số lượng trung bình lên đến 2000 lồng/ đợt mà 1 năm xuất làm 4

đợt, theo lời anh Khánh “chủ xị”.

Hiện hầu như tất cả người dân trong hèm đều tham gia làm lồng chim, với các hộ gốc Long Thành – những người tiên phong, trong đó có anh Khánh (số nhà 424/4 khu phố 10, Tân Biên)

Làng nghề

làm lồng

chim

Được bắt đầu khoảng năm 1994 bởi một thợ làm mộc ham vui và nhanh nhạy: anh

Khánh (sau có thêm các bạn của anh là ông Toán, ông Đảm) trong nắm bắt nhu cầu chơi và nuôi chim, dần dần con hẻm chỉ dài khoảng 300m thuộc khu phố 10, phường

Tân Biên, Biên Hòa đã trở thành… làng nghề làm lồng chim từ lúc nào không hay!

Photo : JerryZz

- Quý Anh -

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 8

tập trung nhiều ở ngoài đầu hẻm, từ

giữa hẻm trở đi là những người dân miền Tây nghe tiếng lành đồn xa đã… bán ruộng bán đất lên học nghề và lạc

nghiệp, anh Khánh cho biết. Ừ thì ngày nào ta còn cho rằng những việc mua chim phóng sinh là có thể gột rửa mọi tội lỗi (để cứ dăm tuần lại mua và thả một lần), hay ngày nào ta vẫn còn cho rằng bọn chim kia ngu làm sao, ta phải nhân danh loài thượng đẳng mà đem

chúng về nuôi trong các lồng sơn son thếp vàng, cho chúng ăn những con

châu chấu hay những con sâu gạo béo mập, uống nước… khoáng Aqua hay Lavie thì ngày đó làng nghề vẫn tiếp

tục sống được và cả phát triển. Cũng

như điệu Tango có cái nhún nhảy vô tư của một giống loài nhưng cũng có cái nhún nhảy hả hê của một giống loài

trong ―Người thợ săn và đàn chim nhỏ‖ (nhạc: Anh Bằng):

―Một người thợ săn âm thầm mang súng lang thang vào rừng.

Bầu trời bình minh muôn ngàn tia nắng sớm xuyên màn sương.

Một vài cụm mây như chùm hoa trắng

bay trong trời xanh,

Rất xinh và rất xinh.

Kìa một bầy nai vươn sừng ngơ ngác phóng nhanh vào rừng.

Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo

đùa chơi.

Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súng bắn lên cành cây.

Chim chết chim lạc bầy…‖

Quy luật sinh tồn ư? Cũng có thể…!

Quý Anh

* Các công đoạn làm lồng cơ bản gồm những bƣớc sau:

Luộc mây hoặc tre để uốn thành các vòng tròn. Trước đây mây là vật liệu chính,

nhưng sau này tre chiếm ưu thế vì tính kinh tế hơn.

Vớt ra và bắt đầu uốn thành vòng tròn. Tùy vào đơn đặt hàng và yêu cầu mà sẽ uốn thành các kích cỡ to nhỏ khác nhau. Sau đó dùng kẽm để giữ hai đầu uốn lại

và đem phơi nắng một thời gian để định hình.

Khi những vòng ấy đã định hình chắc chắn, sẽ được mang vào nhà để gọt dũa cho đúng kích cỡ vành lồng như yêu cầu, rồi dán bằng keo sắt nối 2 đầu vành với nhau. Tiếp theo dùng ghim nhọn đánh dấu những lỗ sau này sẽ khoan lỗ.

Xong công đoạn khoan lỗ thì tới công đoạn chà. Dùng máy chà cho sạch và mịn lớp tre của vành.

Kế đó là công đoạn xỏ lồng. Nhà nào ít người có thể thuê con nít trong xóm làm phụ công đoạn này. Xỏ lồng xong, thợ còn phải nhỏ keo để vào gia cố thêm cho chắc chắn khung lồng. Và tỉa các nan lồng.

Cuối cùng chỉ là gắn chao, tạo cửa lồng để thành hình.

VĂN HÓA Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 9

I/ Tên của người Việt

Nam:

Thời xưa, vì chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc quá lâu mà Việt Nam trong việc đặt tên cho con cái cũng có phần giống theo Trung Quốc.

Thường thì đứa bé mới sanh chưa được cha mẹ đặt tên

ngay như ngày nay, mà phải đợi đến ba tháng sau mới đặt tên. Có lẽ thời gian ba tháng là một giai đoạn phát triển của đứa bé có nhiều khó khăn

về sức khoẻ. Sau ba tháng, phải chăng người ta thấy đứa bé nuôi được nên mới đặt tên cho đứa bé?

Tên của người Trung Quốc và người Việt Nam trước đây rất

phức tạp: tên chánh, tiểu danh hay nhũ danh, tên tự, tên hiệu (hay xước hiệu), tên thụy (hay tên cúng cơm).

Những người thuộc các ngành nghề chuyên môn trong xã hội lại có tên riêng cho từng

ngành nghề. Các tu sĩ của các tôn giáo lại có tên dành riêng cho họ thường được gọi là tên thánh hay pháp danh. Vua chúa khi lên ngôi chọn cho

mình một tên mới để dùng chánh thức trong việc cai trị

và quan hệ ngoại giao.

1. Tên chánh

Là tên của đứa bé mới sanh

sau ba tháng được ông, bà, cha mẹ đặt cho. Ngày nay tên chánh là tên đặt cho đứa bé mới sanh và được ghi vào hộ tịch với cả ngày giờ và nơi

sanh. Tên chánh được giữ suốt đời.

Nhưng việc đặt tên cho đứa bé mới sanh không phải là điều đơn giản và phổ quát như ta hiểu ở ngày nay. Thời xưa ở Trung Quốc, vào thế kỷ 13 và 14, Tên chỉ dành cho giới quí tộc. Thứ dân không có quyền có Tên mà

mỗi người mang một con số thay thế cho tên. Con số này là kết quả cộng lại số tuổi của cha mẹ. Thí dụ, người cha có 32 tuổi, người mẹ 30, thì đứa con sẽ mang tên Lục Nhị.

Tên chánh là tên thiệt thọ. Nhưng từ

thời xưa, người có tên chánh vẫn có quyền đối cho mình một tên khác, hoặc do chính mình quyết định theo sở thích hoặc vì lý do an ninh bản thân, hoặc do quan chức cấp trên

quyết định như một ân huệ hay một cách bêu xấu, sỉ vã.

2. Nhũ danh,

Thường bị hiểu sai lạc là tên chánh của một người đàn bà lúc còn con gái trong gia đình. Thí dụ, khi nói đến Bà Nguyễn Văn Nhứt, người ta ghi thêm “nhũ danh Bùi Thị Cư”. Thật ra, nhũ danh hay tiểu danh hoàn toàn không

có nghĩa là tên riêng của người con

gái, mà đó là tên của người lúc còn nhỏ, chung cho cả hai phái nam và nữ. Nhũ có nghĩa là cái vú, chỉ tên của người lúc còn bú vú mẹ. Vì thời xưa, khi đứa bé lớn lên, khi đi học,

hoặc khi thành danh, thường đổi tên bằng một tên mới khác.

Việc đổi tên rất phổ biến đối với người cộng sản. Hồ Chí Minh, Đỗ Mười, Lê Đức Thọ, Mai Chí Thọ … đều không phải là tên chánh hay nhũ danh, mà

đó là những tên do họ tự chọn cho họ. Riêng Hồ Chí Minh có tên chánh hay nhũ danh là Nguyễn Sinh Cung. Đến năm 12 tuổi, có tên Nguyễn Tất Thành. Đến thập niên 20 của thế kỷ qua, ông lấy tên Nguyễn Ái Quốc là tên chung của các Cụ Phan Chu Trinh,

Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền cùng ký dưới các bài quan điểm của các cụ viết chống chế độ thực dân Pháp. Nhóm các các cụ tan rã, Nguyễn Sinh Cung bèn giữ cho mình tên Nguyễn Ái Quốc. Nhưng khi về

Việt Nam, ông cũng không giữ tên này. Lúc ở Trung Quốc, Hồ Chí minh lấy tên Lý Thụy. Nói về Tên và Họ của người Việt Nam thì có lẽ Hồ Chí Minh là con người có nhiều tên hơn hết. Sau cùng ông chọn họ Hồ, theo người

biết chuyện ở Hà nội, vì ông muốn trở

lại với Họ của ông nội – không chánh thức – của ông là cụ Hồ Sĩ Tảo.

3. Tên tự

Là tên do chính mình tự chọn riêng cho mình. Tên tự thường có nghĩa gần gũi với nghĩa của tên chánh, hoặc phản nghĩa lại với tên chánh, để như

thế khi nói đến tên tự, người khác có thể đoán được tên chánh của người đó là gì. Thí dụ người có tên là Quang

muốn lấy tên Tự, sẽ lấy tên Minh vì Quang và Minh đều có nghĩa là “sáng”.

4.- Tên hiệu l

Là tên gọi hoàn toàn do chính mình

Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến quân chủ ở Trung Quốc và Âu

châu, Tên và Họ chỉ dành riêng cho giới quí tộc và tăng lữ. Thứ dân

không được quyền có Tên và Họ. Thời kỳ này đã trải dài khá lâu.

Ngày nay, Tên và Họ không còn là một thứ đặc quyền xã hội mà đã

trở thành điều bắt buộc do luật pháp quy định cho mọi người dân

của một quốc gia. Tên và Họ do cha mẹ của đứa trẻ mới sanh chọn

lựa một cách tự do để đặt cho con mình, không phải bị lệ thuộc bởi

những điều cấm kỵ “nhập gia vấn húy” của thời xa xưa. Riêng Họ thì

phải giữ để biết tông tộc gia đình. Ngày nay, ở một số quốc gia Âu

châu như Pháp, Đức, luật pháp đã cho phép đứa trẻ có quyền mang

Họ mẹ, Họ cha, Họ ghép giữa Họ Cha - Họ Mẹ hoặc Họ Mẹ – Họ

Cha. Luật này đã được áp dụng ở Đức từ năm 1976, nhưng phần lớn

người dân Đức tỏ ra không mấy hoan nghênh, và ngày nay, bắt đầu

từ tháng giêng 2005 luật này được áp dụng ở Pháp. Cũng như ở

Đức, phần lớn người Pháp không tỏ ra nhiệt tình hưởng ứng luật mới

này. Nhân viên làm việc về hộ tịch bắt đầu gặp khó khăn khi phải

sưu tầm giấy tờ để làm sao lục cho dân chúng.

Vài

nét

về

Tên

và H

ọ c

ủa n

ời

Việ

t N

am

Kỳ 1: Tên Cúng Cơm

VĂN HÓA Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 10

chọn cho mình. Thường những người

có sự nghiệp lớn hoặc các giới văn nghệ sĩ đều có tên hiệu.

Tên hiệu biểu lộ ý muốn, niềm mơ ước, mục đích muốn đạt nên thường mang ý nghĩa tốt đẹp và khi xướng lên thường có âm thanh hay. Dù là vậy, người mang tên hiệu lại ít khi

đạt được điều mình mong ước gởi gắm ở tên hiệu. Như một bà có nhan sắc xấu như ma lem, thì lại chọn tên hiệu cho mình là Mỹ Duyên. Một cơ sở Thông tin Văn hóa muốn nói cho mọi người biết chủ trương của mình là viết sách, viết báo chỉ để nói toàn

những điều đúng sự thật nên lấy tên hiệu là Nhà Xuất bản Sự Thật. Trên thực tế, cái tên đó hoàn toàn không đảm bảo Nhà xuất bản này sẽ không in và phổ biến những sản phẩm nói

dối, phản sự thật. Đảng Cộng sản

Pháp có tờ báo của Đảng mang tên là Nhân Đạo (l’Humanité) nhưng vẫn có những lãnh đạo cộng sản ở khắp nơi có những chủ trương, chính sách không hề nhân đạo.

5. Tên cúng cơm, hay tên

thụy

Là tên đặt cho người vừa chết để gia đình dùng cúng kỵ người ấy. Tên

cúng cơm không phải là tên chánh,

tức tên thật của một người. Nhưng ở thời xưa, không phải ai cũng có quyền có tên cúng cơm, bởi tên cúng cơm chỉ dành cho giới quí tộc. Dần dần về sau, dưới thời quân chủ, ở Trung Quốc và Việt Nam, tên cúng cơm mới được áp dụng rộng rãi hơn,

nhưng chỉ ở trong giới giàu có, có học; chớ người bình dân không mấy người có tên cúng cơm.

Như vậy, tên cúng cơm dưới thời phong kiến quân chủ ở Trung Quốc cho ta thấy việc thờ cúng ông bà, cha

mẹ hãy còn là một hạn chế dành riêng cho một tầng lớp trong xã hội. Việc đó còn xác định thành phần xã hội, và cho thành phần này quyền thừa hưởng di sản, làm chủ đất đai.

Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung Quốc

suốt thời gian dài. Nhưng Việt Nam không hoàn toàn giống Trung Quốc bởi còn biết giữ cho mình một bản

sắc dân tộc. Nhờ đặc tính này mà Việt Nam suốt chiều dài lịch sử lập quốc vẫn giữ được bờ cõi nguyên vẹn dù những vùng biên cương và hải đảo ngày nay đang nhiều lần bị lấn chiếm.

Người Việt Nam cũng bắt chước Trung Quốc về cách đặt tên và cách chọn

tên. Nhưng điểm khác nhau là ở Việt

Nam, mọi người không phân biệt thành phần xã hội, đều có riêng cho mình một cái Tên. Người Việt Nam dù không có tên cúng cơm vẫn được người trong gia đình thờ cúng chu

đáo. Và việc thờ cúng ông bà, cha mẹ, người trong gia đình ở Việt Nam hoàn toàn không bị giới hạn cho một thành phần nào, mà phổ quát cho tất cả mọi người. Việc thờ cúng gia tiên ở Việt Nam hiển nhiên trở thành một thứ “đạo dân tộc” hay “Việt đạo”. Có

thể nói, việc này còn mang đậm nét ý nghĩa “dân tộc trường tồn, tổ tiên chánh giáo”!

6.- Thấy mặt đặt tên:

Người Việt từ xưa, chẳng những có

quyền có tên họ cho mình, mà còn có quyền đặt tên cho những người khác trong xóm làng thường gặp gỡ. Đây là một thứ quyền tự nhiên.

Chị Nguyễn Thị Hên, thứ Tư; người

trong xóm gọi chị là “chị Tư Hên”.

Bỗng một hôm chị bị tai nạn và mang tật ở một chân mà từ hôm đó chị đi khập khễnh. Người lối xóm bắt đầu đổi tên chị thành “chị Tư què” hay “chị Tư thọt”. Anh Lê Thành Châu chơi gà nòi nổi tiếng nhờ những trận đá lớn, gà của anh đều thắng cuộc.

Trong nhà của anh lúc nào cũng có những chú gà lẫm liệt. Người lối xóm, hoặc những người quen biết anh bèn gọi anh là “Châu gà nòi”. Anh Nguyễn

Văn Năm có tên “Năm lùn” vì bề cao

của anh không quá một thước rưỡi

theo thước ta.

Tên có khi được người lối xóm hoặc quen biết đặt cho theo nghề nghiệp,

nơi cư ngụ hoặc theo thói quen đặc biệt của người đó. Chị Bảy bán chè đậu được mọi người gọi chị là “chị Bảy chè đậu” để phân biệt với chị Bảy khác, vì ở Nam kỳ, người ta gọi bằng Thứ, tránh gọi bằng tên chánh. Anh Lê Văn Hùng vì có một đặc tánh nào

đó nên được mọi người biết đến,

người ta bèn gọi anh là “anh Hùng Xóm Cống” vì anh cư ngụ ở Xóm Cống.

Ngoài ra, còn có những tên hàm chứa tình thương, sự trìu mến của gia đình

dành cho con cháu trong nhà như “chó con”, “tí”, “cu”, “nhít”…. Những tên này có khi được dùng để gọi những đứa trẻ mãi đến lúc chúng đã trưởng thành.

Ca sĩ Bảo Hân nổi tiếng khắp thế giới,

nhưng cả gia đình, từ ông bà, cô dì,

cậu mợ … đều gọi “Tít ơi, Tít”! Lấy làm “bất mãn” vì không được gọi Hân, cô nàng bèn đem tên Hân của mình biếu cho thằng cháu trai, con của chị. Và cu này mang tên Hân là tên chánh, tức là tên ghi trong khai sanh của cu cậu.

Có khi người ta chọn một tên thật xấu để đặt cho một đứa trẻ để đứa trẻ được mạnh giỏi, mau lớn, tránh

không bị người khuất mặt “quở”. Gia đình sanh con trai khó nuôi, bèn dùng tên con gái đặt cho cu cậu để lừa

người khuất mặt rằng đó là con gái đấy.

Tên và cách đặt tên này vẫn còn lưu hành đến ngày nay. Chỉ có việc kiêng cử trùng tên với quan chức hoặc người trong xóm, làng thì ngày nay đã giảm bớt hay không còn giữ nữa.

Việc “phạm huý” thì hoàn toàn bị xóa

bỏ. (Còn tiếp)

“Ca sĩ Bảo Hân nổi tiếng

khắp thế giới, nhưng cả gia

đình, từ ông bà, cô dì, cậu

mợ … đều gọi “Tít ơi, Tít”!

Lấy làm “bất mãn” vì

không được gọi Hân, cô

nàng bèn đem tên Hân của

mình biếu cho thằng cháu

trai...”

Q u a n l ạ i n g à y x ư a

(nguyentl.free.fr)

VĂN HÓA Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 11

Xin

đừng

„dzô‟

nữa

bạn

trẻ

ơi !

-Tín Nghĩa-

M ột ngày tốt trời nào đó, bỗng nhiên cô bạn xinh hỏi một

câu cắc cớ : « Anh nhậu khá hông ? », bạn có thể trả lời : « YES ! » ngon lành mà không sợ bị nàng chê là hạng người trà dư tửu lậu suốt ngày. Bạn đã được nàng nhắm đến làm ý trung nhân rồi đó ! Câu hỏi trên là để check trình độ nhậu của bạn như thế nào để có thể giới thiệu với ông cụ của cô ta !

Ai mà ngấp nghé đang cưa hoặc chuẩn bị cưa hay sửa soạn cưa mấy cô miền Tây thì nên suy nghĩ kỹ trước khi nhắm đến chuyện dài lâu, vì khi cô bạn trắng xinh đưa mình dzìa quê thưa chuyện với Ba Má chắc chắn là phải biếu cho bố vợ tương lai cặp rượu Tây dùng cho thơm miệng thơm râu, hay ít nhất cũng là chai rượu thuốc Hà thủ ô ngâm ít vị thuốc hốt từ bên Tàu biếu Tía uống cho khỏe chân khỏe tay sau một ngày đồng án cực nhọc.

Kết quả buổi ra mắt ông bà nhạc ra sao còn tùy thuộc vào tài ăn nói của bạn, nhưng một điều chắc chắn là bạn sẽ được cụng ly với mấy cậu, mấy chú, rồi anh em, bạn bè hàng xóm…Mà ở miệt

miền Tây thì đã vô bàn rồi đến khi bước ra là từ ngã tới gục, khá lắm là khi ra về cũng liểng xiểng chân bước. Cho dù bạn được xếp hạng cao thủ võ lâm về khoản dzô dzô ở thành phố, nhưng khi về miền Tây xin báo bạn một tin buồn : « Bạn chỉ là võ sĩ hạng ruồi ở đất Tây đô thôi ! ».

Thời kỳ kinh tế thịnh vượng, làm ăn khấm khá, lại thêm trúng quả mấy cổ phiếu, bạn thơ thới hân hoan tiễn chiếc xe Cub cánh én mua từ thế kỷ trước để rước một em Air Blade về. Hàng chưa lấy mà đám bạn đã vỗ vai nhắc :

«Chừng nào làm lễ rửa xe hở bạn hiền ?! ».

Từ cô bạn gái cho đến chiếc xe honda, thứ gì

cũng dzô !

-“Anh ơi, nhậu hoài không chán sao ?”

-“Gì mà chán ?! Rƣợu vào lời ra vui thấy mồ”

-:-))

VĂN HÓA Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 12

Con Blade 28 triệu giá của chính hãng Honda, từ đại lý bước ra cộng thêm 2 triệu tiền lễ rửa xe cho mấy thằng bạn vị chi là 30 chai chẵn. Mà cái này đã là luật bất thành văn, ai sắm xe mới cũng phải làm lễ « clean xe », đừng có chơi cái tình « làm lơ » ! Mất trăm ngàn, vài triệu ăn mừng rước xe mới về nhà còn hơn bị chê cười « Ông này hồi xưa đi bán kẹo kéo !».

Bây giờ kinh tế khó khăn, nợ nần bao vây, đem con Air Blade đi bán chợ xe Lý Tự Trọng được 10 xấp, mua lại chiếc xe điện Trung Quốc hàng second hand 5 triệu, trả nợ cafe 1, tiền nhà 2, còn hai triệu chưa kịp nhét túi đã bị đám bạn nhắc nhở : « Bán xe rồi không làm lễ hả bồ » (Trời !)

Thời sinh viên các chị em còn xinh như mơ, các anh cứ săn săn đón đón. Nàng hô tiếng nào, chàng chiều tiếng nấy, nhiều khi nàng chưa yêu cầu mà chàng ta đã đáp ứng rồi ! Lễ Saint Valentine nhận bó hồng tượng trưng cho tình yêu bất diệt của anh, lúc thì bịch chè đậu xanh, em ăn cho mát để học bài buổi tối…

Thế đấy cứ chiều chuộng hoài, nàng chảnh cỡ nào cũng đổ !

Làm ăn xa xứ ít lâu trở về thăm lại bạn xưa, từng là hoa hậu của lớp, nay dù mới chỉ mới qua tuổi bốn mươi mà mặt mày xuống sắc hết sức. Mà hổng xuống làm sao được khi mà « trăm chuyện đều đổ đầu nàng !? »

Con đau, bà bịnh, ông yếu…dẫn đi bác sĩ là nàng !

Họp tổ, họp phụ huynh là nàng luôn !

Đi chợ, đi siêu thị, nấu ăn, giặt đồ, ủi áo…chuyện này của mấy bà vợ là quá đúng !

Dẫn con đi học, đi chơi, đi công viên, đi học thêm, đi ăn sinh nhật…chuyện này hổng lẽ để mấy ông !

Mua quần áo, giày dép, thăm bà con, viếng hàng xóm ….It's she ! (Chính cô đấy !)

Mà chị cũng đi làm hẳn hoi, trưởng kế toán một cơ quan tầm cỡ tại thành phố chứ chẳng vừa !

Chàng sinh viên còm cõi dạo nào, nay đã trở thành ông giám đốc bệ vệ, đi đâu cũng có xe đưa, kẻ đón, ăn sáng bữa nào khỏe thì ra tiệm, hôm nào ra đường sợ gió máy thì nhờ mấy cô nhân viên mua về dùm ! Ngày nào tiệc tùng khách khứa, nhẹ nhẹ cũng vài thùng « ken »(Henekeen), có hôm hứng chí gọi cùng lúc chục chai XO mỗi vị cầm một chai tu cho nó sang !

Bao nhiêu lời thề thủy chung với nàng lúc xưa ngày ngày bị những bài tình ca trong quán Karaoké làm phai lạt đi. Sinh nhật vợ hay ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, bà vợ giám đốc nhận được bó hoa to tướng nhưng do nhân viên đang đến với lời nhắn tin SMS : « Anh bận làm PR với đối tác, không về ăn cơm chung được !».

Trong nhà tủ lạnh lúc nào cũng đầy bia các loại, chai rượu đủ loại xếp hàng thẳng thớm trên cái bar trong phòng khách, sẵn rượu, sẵn bia…con Hai làm sinh nhật mời bạn bè đến vui chơi thả cửa, thằng Cả lâu lâu kéo đám bạn tóc vàng tóc xanh về đầy nhà ăn, nhậu nhảy nhót, hít hút….

Gia đình nọ sinh hoạt như thế theo bạn thì «Happy» hay « Unhappy » !?

Sinh nhật

Những năm sau chiến tranh, sinh nhật bạn trẻ ở thành phố quả thật là vô tư, hồn nhiên…Bạn bè tụ năm tụ bảy đi ăn chè, ăn cháo, trao nhau những tấm tranh khắc gỗ, vài ba cục savon Zet, Coast, Fa (hàng thùng gởi về) tắm cho thơm nhà thơm cửa.

Ngày nay thì thôi đừng có xài chiêu cũ, tặng nhỏ bạn một cục xà phông hàng hiệu đàng hoàng… có nước làm trò cười thiên hạ! Sinh nhật con trai thì cặp

XO, còn con gái cũng nên có chai champagne chính gốc hàng Pháp, mở ra nghe bôm bốp cho cô nàng hãnh diện với bè bạn:"Nhìn kép tớ đây! Thế mới là điệu nghệ !"

Đám cưới

Ai đã từng làm chú rễ cũng rành chuyện này, ngoài những chuyện sắm sửa lễ vật, đặt nhà hàng, mua nhẫn cưới…chuyện quan trọng không kém là mời trong đám bạn thân một anh cao thủ lưu linh làm rễ phụ, mặc cho anh chàng này mập béo, ốm tròn… ra sao cũng được, chỉ cần chú rễ đưa ly nào qua đỡ hết ly đó là OK. Mặc dù đã chuẩn bị kỹ, nhưng hiếm có đôi uyên ương nào hưởng được một đêm tân hôn đầy ý nghĩa, vì hầu hết các tân lang sau buổi tiệc cưới đều nằm rên hừ hừ, ôm đầu lăn lộn kết quả của chén chú, chén anh với bạn bè !

Đám ma

Không biết có nên gọi là văn hóa đám ma hay không nhưng phải nói đám ma ngày nay cũng khá là…vui.

Thiệt vậy! Khu phố nào mà có người mất thì coi như cả xóm được dự chương trình văn nghệ miễn phí hàng mấy ngày liền. Ban ngày có dàn nhạc Tây chuyên thổi đám ma, người chết lúc sinh thời thích bản nào thì người nhà yêu cầu đánh bản đó. Chiều xuống thì đội đàn cò với mấy bà thầy khóc mướn được mời tới, phường bát âm tẩu lên những khúc ca ai oán nẫu nuột, cộng hưởng với tiếng khóc rên giữa trời khuya…đàn hát than vãn như thế ai mà ngũ được phải nói là…thánh !

Đó là chưa kể đám nào có sự góp mặt của nhóm ca sĩ pêđê thì coi như nghĩ…ngủ luôn! Sợ nhất là mấy "bà" ca sĩ cao hứng làm vài ly hát mới "phê", yêu cầu bài nào mấy bả chiều hết bài nấy, vừa hát vừa nhảy vừa đàn vừa…la !

Sau khi tiễn chân phường chèo bát tấu đi, nhà tang mang nồi cháo đãi các anh thanh niên thức canh xác! Chai rượu tăm nút lá chuối được đặt lên bàn, thế là ly đầu tiên uống để chia buồn với thân chủ, ly kế là để tiễn đưa người quá cố…Nhiều khi rượu quá xa đà, anh em lên tiếng nặng nhẹ, rồi cãi cọ giữa đêm vắng làm mất đi không khí thiêng liêng u buồn của đám tang.

Ngày xưa Hoàng Thị…

Ở Việt Nam đám gì cũng…

uống !

...Ai đã từng làm chú rễ cũng

rành chuyện này, ngoài những

chuyện sắm sửa lễ vật, đặt nhà

hàng, mua nhẫn cưới…chuyện

quan trọng không kém là mời

trong đám bạn thân một anh cao

thủ lưu linh làm rễ phụ...

...Bao nhiêu lời thề thủy chung

với nàng lúc xưa ngày ngày bị

những bài tình ca trong quán Ka-

raoké làm phai lạt đi...

Bao nhiêu phần trăm sinh

viên không biết nhậu !

VĂN HÓA Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 13

Chưa có con số thống kê rõ rằng, chỉ biết là lớp nào, khoa nào cũng có một nhóm, lâu lâu làm một cú sương sương, cuối tuần hẹn nhau tại quán nhậu bình dân bù khú xả hơi, có nhóm cứ mỗi tối ăn cơm xong thì ra ngoài lai rai đến khuya, vậy mà không hiểu sao mấy vị này cứ lên lớp đều đặn, hỏi ra mới biết là “Đừng lo đều có chạy thuốc cả" !

Dân nhậu đi du học rất thích vì cái khoản rượu thì ê hề, đặc biệt là tuyệt đối không có hàng giả. Chai rượu đỏ Bordeaux uống tàm tạm, 7 đến 10 ơ (euro), chai Black and White khoảng 14€ nhắm miếng pho mát con bò cười, hay miếng thịt hun khói… nỗi nhớ nhà, đêm dài giá lạnh ở xứ người cũng tạm vơi chút ít !

Dân nhậu qua Tây ít nhiều cũng học được cách uống rượu. Ở đây nói chung thì uống vô tư, không có nạn vào ba ra bảy, hay bị gài ép “Anh này nói hay, uống một ly nào !”. Chỉ cần đưa tay che cái ly khi được mời là sẽ được hiểu ý cho qua, không ai nói khích, không chọc ghẹo. Các ngày lễ lớn quán bar, night club đông nghịch, trong nhóm sẽ chọn một người không uống để chở cả bọn về nhà khi tiệc tàn, còn không thì sẽ có đội quân tình nguyện sẵn sàng chở bạn, chở xe về nhà không mất tiền, không mất đồ đạc.

Vì bởi chỉ cần đo nồng độ rượu trong máu hơn mức cho phép là bạn có thể bị

từ treo giấy phép lái xe, đóng phạt nặng cho đến tịch thu xe tại chỗ, tù giam…Mà cảnh sát ở nước ngoài thì đừng có nói chuyện kẹp bao thư, nhét tiền vào thuốc, tội hối lộ nhân viên công lực bị phạt khá nặng đấy !

Hổng biết mấy cầu thủ đội tuyển quốc gia của huấn luyện Alfred Riedl thỉnh thoảng có được xả trại để dzô dzô hay không chứ mấy tuyển thủ địa phương cũng thấy có lai rai. Mấy anh này phải nói sức lực quá nhiều, thành ra dzô nhiều mà cũng chẳng thấy « si nhê » gì hết !?

« Khổ một nỗi là đi đá banh chỗ nào cũng có người kết mình, mời đi không nhận thì bị xài xể, còn nếu đi thì hôm sau đá mệt mỏi dữ lắm ! », một cựu cầu thủ đội tuyển Ngân Hàng VNTT tâm sự. Vị này bị xếp vào loại gà mái thời đó, vì đá thì giỏi mà không biết uống rượu. Năm nay cụ gà mái đã gần 70 mà vẫn còn phong độ, khỏe mạnh hồng hào, riêng đội banh lừng lẫy dạo nào nghe đâu đã lên đầu tủ ngồi bán trái cây hơn phân nửa !!!

Ngày 1 tháng Tư năm 2001, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ giã cõi đời để bước vào chốn vĩnh hằng của ông. Là fan

nhạc Trịnh, ai cũng biết là dạo cuối đời ông uống rất nhiều rượu.

Tríchhttp://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/08/3B9D5C2E/

« ...Trịnh Công Sơn uống rượu quá

nhiều nên sức khỏe của ông hao tổn ghê gớm. Thông thường, 9 giờ sáng, ông dậy ra vườn ngồi chơi, lúc đó đã có người đến thăm và bắt đầu uống. Khách cứ đến, chủ cứ rót rượu để chờ đến buổi trưa có người đến ăn cơm cùng, những hôm cô không đến được, ông rất buồn.….

Sau bữa trưa, Trịnh Công Sơn ngủ một tiếng rồi lại ra ngồi ngoài vườn. Thời gian này, khách đến đông nhất và lại hát hò, uống rượu. Đến tối, ông đi ăn với vài người bạn, nếu không thì nhạc sĩ sẽ đến một trong ba quán ăn của các em là quán Trịnh, quán Típ, quán Ba Miền. Mỗi khi có mặt nhạc sĩ ở quán nào là ở đó đông vui.… »

Trong dòng người vô tận tiễn đưa nhạc sĩ trở về với cát bụi hôm ấy, ai cũng thương cái thú thích uống rượu Tây của ông, trách làm sao được người nghệ sĩ tài danh, lãng mạn kia. Nhưng… phải chi bớt đi một chút, nhín đi một ly, chắc chắn rằng ngôi đền nhạc Trịnh còn ghi dấu nhiều bài ca bất hữu nữa!

(Xem tiếp Tạp Chí PT số 23)

- ―Anh Hai, nhậu hoài không mệt sao ?‖

- ―Mệt chứ nhưng ngoài chuyện nhậu biết làm gì

ông ?‖

- ―Đi xem phim, đi coi, ca nhạc, đi học thêm

sinh ngữ, học nhảy, học thể thao‖

- ―Thử đủ hết ông ơi, nhưng chỉ có nhậu là vui

nhất !‖

- ?!

*****

- ―Anh ơi, nhậu hoài không chán sao ?‖

- ―Gì mà chán ?! Rượu vào lời ra vui thấy mồ‖

- :-))

*****

- ―Sao chị uống nhiều quá vậy ?‖

- ―Không uống làm sao mà có tiền ―bo‖ ! ‖

- ;-((

*****

- ―Sao em còn nhỏ mà uống quá vậy ?‖

- ―Buồn quá anh ơi ! Học hoài mà không có việc

làm ‖

- ―Kiếm thì có tại sao không ?‖

- ―Làm hãng ngoại quốc phải giỏi tiếng Anh, làm

hãng trong nước bị chủ bóc lột, làm hãng nhà

nước chỉ có COCC thôi, còn đi xuất khuẩu lao

động giờ này đâu còn ai nhận, mà nhận cũng

không dám đi, tiền đâu mà đóng cho môi giới ?!

Mấy đứa bạn em đi về nợ ngập đầu !‖

- :-|

Phỏng vấn xung quanh bàn nhậu

Dân « sì bo »(4), dân văn

nghệ… cỡ nào cũng dzô !

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 14

BIỂN Việt Nam

tiêu điểm

TIÊU ĐIỂM Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 15

Sau những tháng im lặng, gần

đây Ban Tuyên Giáo Trung Ương

đã cho phát động cuộc thi "Tìm

hiểu biển, đảo Việt Nam", nhằm

trấn an dư luận về tình hình

Hoàng Sa-Trường Sa. Nhưng nhìn

kỹ hơn, các bài ấy chỉ mang tính

thời sự tổng quát, chưa khẳng

định một chính sách tuyệt đối nào

từ chính phủ.

Mặt khác, các giải đáp trong câu

hỏi của cuộc thi hoàn toàn trắc

nghiệm, cho thấy người dự thi

cũng không được tự do phát biểu

tư tưởng về lịch sử Việt Nam, mà

chỉ theo sự sắp xếp khéo léo dưới

lối tuyên truyền chu đáo của

Đảng và Nhà nước. Nhiều ý kiến

cho rằng Nhà nước Việt Nam quá

yếu kém và thất bại trong những

thương thuyết về lãnh thổ-lãnh

hải với Trung Quốc, nên đưa đến

việc kích thích tinh thần dân tộc

nhằm thể hiện sự đoàn kết với

người dân. Ngược lại, sau những

kinh nghiệm đàn áp và dập tắt

các cuộc biểu tình chống Trung

Quốc, giới trẻ trong nước tỏ ra e

dè, lo ngại và nghi ngờ trước

những lời kêu gọi bóng bẩy trên

các mặt báo thuộc quản lý của

nhà nước.

Họ luôn đặt câu hỏi, vì hầu như

xưa nay lời nói và hành động của

nhà nước hoàn toàn đối nghịch

nhau. Nhiều người vẫn hoài nghi

rằng các chính sách thuộc nhà

nước đưa ra chỉ để phục vụ cho

một nhóm người, hoặc chỉ dùng

để đạt mục tiêu thống trị bất

chấp những phản biện và tiếng

nói của người dân. Điển hình là

quyết định đình bản báo Du Lịch

vừa qua.

Giữa lúc báo chí

trong nước rầm rộ

đăng tin kêu gọi

lòng yêu nước qua

các vận động thuộc

Ủy ban Mặt Trận Tổ

Quốc Việt Nam, thì

đa số bạn trẻ vẫn

thấy còn nhiều điều

bất ổn.

Sự chuyển mình

360 độ của nhà

nước từ chống đối

phong trào yêu

nước một cách thô

bạo đến kêu gọi

tinh thần đoàn kết

hẳn nhiên có nhiều

sắp xếp. Những thay đổi mà nhà

nước cho là có thiện chí ấy vẫn

chưa thuyết phục lòng dân.

Nhà nước vẫn tiếp tục gây khó

khăn cho những thành phần

chống đối có ý kiến đối nghịch, dù

chỉ đơn giản những tiếng nói lễ

độ, đúng mực để tỏ tấm lòng yêu

nước thiêng liêng trong máu của

dân tộc Việt Nam.

Những thông tin luôn bị kiểm

soát, ngăn chặn, bưng bít và

thiếu trung thực chỉ làm gia tăng

sự nghi hoặc và mất lòng tin

trong quần chúng, đặc biệt khi

liên quan đến quyền lợi chung

của đất nước.

Khi tấm lòng ái quốc của công

dân Việt Nam đã bị đặt trong

phạm vi kiểm soát quá lâu và quá

chặt thì ắt sẽ dẫn đến nhiều nghi

ngại. Khách quan hơn, sự kiểm

soát của nhà nước nêu lên những

nỗ lực bền bĩ, vững chắc và đề

cao tinh thần ái quốc chân chính

của các phòng trào đấu tranh dân

chủ. Nó nói lên cách cai trị lạc

hậu mà Đảng đang cố sức tìm

một thế vững hiệu quả trong 86

triệu công dân. Những biện pháp

trấn dẹp, bóp nghẽn lòng yêu

nước cho thấy nhà nước đã không

nhân nhượng, sẵn sàng bất chấp

để bảo vệ khuynh hướng chính trị

của họ.

Một bạn tên Hạnh tại Hà Nội qua

cuộc phỏng vấn với Đài Châu Á

Tự Do cho biết: "Thật ra thì nếu

Khi Lòng Yêu Nƣớc Của Con Ngƣời Bị Kiểm Soát

Lòng ái quốc là biểu hiện quan điểm tích cực về những tình hình liên

quan đến quê hương đất nước trên tinh thần tự nguyện, không gượng

ép. Nó được thể hiện qua niềm tự hào dân tộc, văn hóa và các đặc

điểm gắn liền với khái niệm quốc gia. Trong thế giới văn minh ngày

nay, dân trí, dân tình và dân chủ là ba yếu tố chính để phát huy lòng

yêu nước một cách mạnh mẽ, sáng suốt và hiệu quả. Nhưng dưới sự

kiểm soát gay gắt của Nhà nước Việt Nam hiện nay, lòng yêu nước của

người dân luôn bị rà xét, ràng buộc với nhiều lý do, hình thức bất chấp

những hệ lụy và lợi ích chung của dân tộc.

Từ nghi ngờ

Đến mất lòng tin..

TIÊU ĐIỂM Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 16

mà chính phủ mình luôn luôn làm

những gì mà chính phủ nói thì

em sẽ tin, nhưng em đã sống

trong chế độ này mấy chục năm

nay rồi, thực sự em rất là thất

vọng vì những gì nói và làm

không đi đôi với nhau. Em luôn

luôn hoài nghi bất kỳ chính sách

gì của chính phủ."

Bạn trẻ khác tên Lộc bộc lộ tâm

tư rằng: "Rõ ràng là chính phủ

luôn kiểm soát tất cả mọi thứ, và

đôi khi kiểm soát luôn lòng yêu

nước của con người. Và khi mà

cái khát vọng đã bị kiềm kẹp quá

lâu rồi, bây giờ chỉ cần cho một

tín hiệu thì chưa chắc người ta đã

tin." (1)

Sự tồn tại giữa niềm tin và lòng

tin trong công chúng đối với

Đảng và Nhà nước mỗi ngày mỗi

cạn. Đánh mất lòng tin là chuyện

không thể tránh khỏi! Và nó đang

lan rất nhanh...

Lòng ái quốc, như các quyền làm

người sơ đẳng khác, cần phải

được tôn trọng và bảo vệ đúng

mức.

Yêu nước là một tình yêu cần

được soi sáng và hướng dẫn bằng

trí tuệ, không phải một thứ tình

yêu cực đoan, mù quán, cố bám

vào để bảo vệ một đảng phái

nào. Nhưng thực tế cho thấy Nhà

nước Việt Nam đã không còn nghĩ

đến lợi ích dân tộc, đất nước, lúc

mà chủ nghĩa lợi ích cá nhân, lợi

ích nhóm đang phổ biến thành tư

tưởng ưa chuộng hàng đầu giữa

các công chức. Các hệ lụy của sự

kiểm soát tư tưởng yêu nước sẽ

gây tác hại lớn hơn cho con người

và xã hội. Ngày càng thấy rõ có

nhiều người mất lòng tin vào

Đảng và Nhà nước, đặt biệt trước

những chính sách thờ ơ trong

việc gìn giữ lãnh thổ biên giới và

lãnh hải Biển Đông. Nghiêm

trọng hơn, nguy cơ mất nước

không hẳn là không có thể. Điều

đó cho thấy tiếng nói yêu nước

cần được tự do bày tỏ là tuyệt

đối hợp lệ và Nhà nước Việt Nam

nên thay đổi là cần thiết.

Thách đố lớn nhất của chúng ta

là chấp nhận dấn thân vào công

cuộc mở đường cho Việt Nam

bước vào một thời đại mới, thời

đại đất nước tôn trọng những ý

kiến dị biệt và công bằng xã hội.

Thanh niên của thế kỷ 21 phải

mạnh mẽ hơn để bước qua và

đẩy lùi các giáo điều độc đoán

hiện tại.

Xã hội công bằng không thể phát

triển với một tầm nhìn hạn hẹp,

suy nghĩ và hành động trong

khuôn khổ quán tính, làm theo

chỉ thị. Sự thay đổi đòi hỏi tinh

thần yêu nước cao cả, hy sinh

cho quyền lợi Tổ quốc--cái mà

Đảng không chấp nhận để đáp

ứng trong xã hội Việt Nam ngày

nay. Rất nhiều người trong bối

cảnh Việt Nam hôm nay phải loay

hoay với nồi cơm manh áo, tinh

thần dân trí hiển nhiên bị tước

đoạt và kiềm chế. Dân trí, dân

tình và dân chủ cần phải phát

triển hữu hiệu, cao độ hơn để

người dân có thể tận dụng đúng

sở năng và hưởng thụ đúng nhu

cầu của họ. Và dân trí cũng là

định hướng để chủ động các giao

tiếp xã hội, chính trị trong đời

sống thường nhật.

"Lịch sử là hệ quả không phải của

những ý định con người mà là

của hành động của họ. Mà những

hệ quả thì sờ sờ ra đó, cảnh đọa

đày, máu chảy, chết chóc và nạn

đói. Người ta không thể xin lỗi

sau khi đã tước đoạt cuộc chiến

đấu chống thực dân của quần

chúng để dẫn đến cảnh tàn phá

đến vậy. Trái lại, đó là một cuộc

ăn cắp, một cuộc lừa đảo, với

hoàn cảnh tăng thêm phần

nghiêm trọng cho kẻ phạm

tội" (2). Những ai bịt miệng tiếng

nói yêu nước chính là sự phủ

nhận lòng yêu nước của bản thân

họ. Bởi vì chắc chắn lòng yêu

nước là một thành tố làm nên

nhân cách con người, một đất

nước chỉ giàu mạnh phát triển

cao khi lòng yêu nước của con

người được tự do thổ lộ, không bị

cấm đoán và kiểm duyệt. Đừng

trông chờ một cơ hội nào, vì cơ

hội nằm ngay trong niềm tin của

chúng ta. Và lãnh tụ chỉ xuất

hiện trong đám đông của những

người hành động!

Võ Thụy Nhu

1. Trà Mi, "Thước núi, tấc sông" Đài Châu Á Tự Do, ngày 30-03-2009. http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/youth-opinion-on-china-vietnam-land-and-sea-dispute-03302009174902.html 2. Bùi Tín dịch. Jean-Francois Revel, "Ho Chi Minh, I'homme et son heritage" [Hồ Chí Minh, con người và di sản]. Vietnam infos, số 36, ra ngày 15-05-2006. http://www.vninfos.com/archives/themes/humeur_-_no_36.html

“...Yêu nƣớc là một tình yêu cần đƣợc soi sáng và hƣớng dẫn bằng trí

tuệ, không phải một thứ tình yêu cực đoan, mù quán, cố bám vào để

bảo vệ một đảng phái nào…”

Cần sự thay đổi

Xã hội công bằng không

thể phát triển với một

tầm nhìn hạn hẹp, suy

nghĩ và hành động trong

khuôn khổ quán tính,

làm theo chỉ thị

TIÊU ĐIỂM Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 17

Vừa là nông dân, vừa là

ngƣ dân

Huyện đảo gồm hai hòn đảo

nằm sát cạnh cạnh nhau: đảo

Lớn và đảo Bé, tổng diện tích

gần 10km2. Một con đường độc

đạo chạy vòng quanh đảo lớn,

ôm trọn những cánh đồng tỏi

xanh bạt ngàn. Đảo có hơn 20

ngàn dân, nguồn thu chủ yếu là

từ hơn 550 ha hành tỏi và gần

500 chiếc tàu đánh bắt cá xa

bờ. Đảo Bé gần như không có

dân sinh sống vì thiếu nước

ngọt.

Theo lời các cụ già trên đảo, tỏi

Lý Sơn trở thành một loại đặc

sản có lẽ vì hương vị đặc trưng

của nó: không nồng gắt, việc

bảo quản lại rất dễ dàng: mang

đi xa, cứ việc treo lên cao là bảo

đảm dăm ba tháng sau vẫn

không bị teo tóp. Chất cát trắng

của Lý Sơn chắc cũng có những

đặc trưng riêng, nên dù nhiều

người ở đất liền mang giống tỏi

Lý Sơn về trồng ở nơi khác,

ngay lập tức những cây tỏi đó

cho ra những sản phẩm chất

lượng rất ―èo uột‖(1).

Gần ba mươi năm sau ngày nhà

văn Nguyễn Thành Long ra đảo

viết bút ký ―Lý Sơn mùa tỏi‖,

những cánh đồng tỏi ở Lý Sơn

đã nhiều đổi khác: diện tích

gieo trồng đã lớn hơn, năng

suất cao hơn, thị trường tiêu

thụ đã rộng hơn. Tỏi không chỉ

vào Nam ra Bắc mà còn xuất

Một thoáng Lý Sơn

Ba mươi năm về trước, kể

từ khi tập truyện ngắn và

ký “Lý Sơn mùa tỏi” của

nhà văn Nguyễn Thành

Long ra đời, huyện đảo

nằm ngoài khơi bờ biển

Quảng Ngãi này đã được

nhiều thế hệ người Việt

Nam biết đến với đặc

trưng không thể tách rời:

nhắc đến Lý Sơn, là nhắc

đến tỏi. Nhưng một lần

đến với Lý Sơn, người ta

mới biết rằng: Lý Sơn

không chỉ có tỏi.

Bài, ảnh : Đoàn Lan

TIÊU ĐIỂM Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 18

khẩu sang nước ngoài, quảng bá

trên mạng internet… Cuối những

năm 1990, giá trị của tỏi Lý Sơn

―lên ngôi‖, được người dân gọi là

―vàng trắng‖ của đảo vì tỏi đã

giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.

Câu nói vui ―làm vua thua làm

tỏi‖ mà người dân trên đảo hay

nói vui với nhau ra đời từ hoàn

cảnh này. Hiện nay, mỗi năm

huyện đảo Lý Sơn cung cấp ra thị

trường lượng hành tỏi ước chừng

3500 tấn.

Và vì tỏi, Lý Sơn trở thành một

trong những địa danh có điểm

đặc trưng riêng: đảo giữa bốn bề

biển nhưng người ta không chỉ

sống bằng nghề cá, người trên

đảo vừa là ngư dân, vừa là nông

dân.

Cuối tháng 3 vừa qua, hành tỏi

Lý Sơn cũng đã chính thức trở

thành một thương hiệu được Nhà

nước thừa nhận. Nhãn hiệu hành

tỏi Lý Sơn đã được Cục sở hứu trí

tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ)

cấp chứng nhận nhãn hiệu.

Bốn bề là biển, nên sau những

khoảng thời gian chăm sóc và

thu hoạch đặc sản hành tỏi, đánh

bắt cá cũng là một nghề chính

của người dân trên đảo. Mùa

nào, cá nấy, cứ mỗi sáng hàng

trăm chiếc tàu đánh bắt hải sản

của ngư dân Lý Sơn không chỉ

quây quần về bến cá của đảo để

các tàu tiêu thụ ―ăn hàng‖. Đội

tàu cá của Lý Sơn còn tỏa đi suốt

một dải biển miền Trung, cung

cấp đồ biển cho người trong đất

liền.

Người miền biển ăn sóng nói gió,

và phong cách sống cũng phóng

khoáng như gió biển. Đón chúng

tôi ở chân cầu tàu là người

trưởng họ của một dòng họ trên

đảo. Suốt hai ngày trên đảo, ông

lão người họ Phạm này cũng là

một hướng dẫn viên du lịch tình

nguyện đưa chúng tôi đi lang

thang khắp các hang cùng ngõ

hẻm trên đảo, nhiệt tình chỉ dẫn

cặn kẽ về từng di tích. Nếu

không có xe, khách đến chơi có

thể vẫy bất kỳ chiếc xe nào đang

đi trên đường và xin quá giang

miễn phí.

Nhưng Lý Sơn cũng có những

ngày buồn: những ngày biển

động. Người dân kể lại, nếu gió

quá lớn, tàu khách không thể

chạy, giao thông bị cắt đứt. Đồng

nghĩa với việc khách từ đất liền

không thể tới đảo, người từ đảo

cũng không thể đi vào được đất

liền, và nguồn thực phẩm cung

cấp cho đảo cũng bị ách tắc. Có

những quãng thời gian biển động

kéo dài hàng tuần, người Lý Sơn

phải ―ăn dè‖(2) gạo, rau xanh để

chờ biển lặng cho tàu hàng từ

đất liền ra “tiếp tế”.

Hậu phƣơng của Hoàng

Sa

Đảo Lý Sơn không chỉ được biết

đến qua đặc sản tỏi, qua đặc sản

cá cơm.mà còn đi vào sử sách

của Việt Nam với vai trò là hậu

phương gần nhất của quần đảo

Hoàng Sa.

Theo sử sách, từ năm 1836, triều

đình nhà Nguyễn đã lập ra một

đội dân binh mang tên Đội Hoàng

Sa. Nhiệm vụ của đội là hàng

năm dong thuyền ra đo đạc thuỷ

trình, sửa cột mốc chủ quyền,

thu thuế thuyền bè qua lại và

đánh bắt hải sản trên quần đảo

Hoàng Sa trong sáu tháng mùa

biển lặng.

"Hoàng Sa đi có về không. Lệnh

vua sai phái quyết lòng ra đi",

câu ca dao lưu truyền trên đảo

này nói về tính chất nguy hiểm

của nhiệm vụ này: đã ra đi là

chín phần chết, một phần sống.

Cứ đến cuối tháng hai hàng năm,

70 ngư dân lại nhằm hướng

Hoàng Sa thẳng tiến. Gia đình,

họ mạc làm lễ tiễn đưa, vừa là tế

sống, vừa là để tế những người

đã chết, vừa để thể hiện mong

ước người thân của mình sẽ trở

về nên cúng tế trời đất, nặn hình

nhân thế mạng, đưa vào thuyền

giấy thả ra khơi. Từ ngày ấy, ở

Lý Sơn hình thành tục khao lề

thế lính để tưởng niệm những

dân binh đã ra đi bảo vệ quần

đảo của Tổ quốc, những dân binh

đã hi sinh vì Tổ quốc. Ngày nay,

ngư dân Lý Sơn gọi chệch ―thế

lính‖ đi thành "khao lề tế lính".

Buổi lễ được tiến hành từ chiều

ngày 19 sang ngày 20 tháng hai

âm lịch hàng năm. Trong tiếng

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 19

chiêng trống rền vang, các cụ

ông khăn đóng áo dài, các cụ bà

khăn nhiễu áo the hầu lễ, người

trẻ nét mặt thành kính đứng

xung quanh xem người già tế lễ.

Vào đúng nửa đêm, buổi lễ

chính diễn ra. Thầy pháp đọc

thần chú, làm các nghi thức bùa

phép trước đàn thờ, thổi "linh

hồn" vào các hình nhân và đặt

vào lòng thuyền lễ có cắm nến

và đồ lễ. Cuối buổi tế, con

thuyền lễ mang theo những

hình nhân thế mạng và đồ lễ

được đẩy ra ngoài khơi, gửi cho

các linh hồn bỏ xác dưới biển.

Không chỉ đơn giản là cúng tế

lính Đội Hoàng Sa, người dân Lý

Sơn ngày nay cũng coi dịp tế lễ

này là ngày giỗ tổ của dòng họ.

Gần hai thế kỷ đã trôi qua cũng

có nghĩa gần hai trăm lần giỗ

lính, nhưng những người già

trên đảo Lý Sơn vẫn có thể kể

lại rành rọt từng chi tiết của

những buổi tế lễ ngày xưa,

quen thuộc cứ như chính họ đã

từng sống vào thời đó.

Mộ chiêu hồn của ngƣời

miền biển

Ở Lý Sơn nói riêng, cũng như ở

nhiều miền biển khác ở Việt

Nam nói chung, ngư dân quanh

năm phải chống chọi với thiên

tai bão gió. Cứ sau mỗi lần bão

gió bất thường, lại xuất hiện

thêm một số vành tang trắng.

Nhưng ngư dân gặp nạn ở biển,

có những trường hợp không tìm

thấy xác vì biển rộng mênh

mông, xác trôi dạt đi đâu không

rõ. Tục đắp mộ chiêu hồn ra đời

từ nỗi đau mất xác người thân,

từ quan niệm: mới gặp đây

ngày hôm qua mà hôm nay đã

không được nhìn thấy nhau lần

cuối, đã sinh ra trong cõi đời,

chẳng lẽ lại không để lại dấu vết

gì trên mặt đất. Và người sống

đắp lên những ngôi mộ gió (còn

gọi là mộ chiêu hồn): gia đình

vấn vương người đã chết mất

xác, nên đắp nên nấm đất,

dựng bia thành nơi nhang khói,

thành nơi gọi hồn người đã chết

trở về.

Theo lời của các ngư dân thuật

lại, thường thì sau khi ngư dân

ra khơi mất tích dăm ba tháng

mà không có tung tích gì, người

thân ở nhà sẽ phát tang. Đám

tang cũng tổ chức theo các nghi

thức thông thường, có cúng tế,

có kèn trống, chỉ khác một điều

là quan tài không có xác người

mà thay bằng hình nhân thế

mạng. Hình nhân này được nặn

bằng đất sét trắng được lấy ở

đỉnh ngọn núi cao nhất trên

đảo, nơi ngày xưa từng là dấu

tích của một miệng núi lửa. Trái

tim hình nhân được nặn bằng

đất lấy ở ngã ba đường trộn với

lòng đỏ trứng gà. ―Phải là đất ở

ngã ba đường gần nhà, vì nơi đó

đã từng in dấu chân của người

đã khuất”, một ngư dân giải

thích.

‗‗...Theo lời của các ngư

dân thuật lại, thường thì

sau khi ngư dân ra khơi

mất tích dăm ba tháng mà

không có tung tích gì,

người thân ở nhà sẽ phát

tang. Đám tang cũng tổ

chức theo các nghi thức

thông thường, có cúng tế,

có kèn trống, chỉ khác một

điều là quan tài không có

xác người mà thay bằng

hình nhân thế mạng…‘‘

Ngôi mộ cai đội Phạm Hữu Nhật

TIÊU ĐIỂM Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 20

Lễ đưa tang được tiến hành sau

đó, cũng xây cất mộ, cũng hương

khói như thông thường. Người

nhà của các ngư dân xấu số cũng

được cảm thấy an ủi phần nào vì

nếu có linh hồn, thì linh hồn của

người đã chết dù xác đã chìm

dưới biển khơi, vẫn có nơi quay

về trú ngụ.

Trong hàng trăm ngôi mộ gió ven

đảo Lý Sơn, có một ngôi mộ gió

khá đặc biệt: ngôi mộ gió của cai

đội thuỷ quân Đội Hoàng Sa, ông

Phạm Hữu Nhật – người đã nhiều

lần dẫn đoàn dân binh ra trấn giữ

Hoàng Sa từ gần 200 năm trước.

Ngôi mộ nằm giữa bạt ngàn đồng

ngô xanh mướt bên bờ cát. Thân

xác đã nằm lại với biển Hoàng Sa

nhưng những dòng chữ trên tấm

bia đá vẫn khắc khoải quay mặt

ra phía biển. Tấm bia ghi "Suất

đội, chánh đội trưởng thủy quân

Phạm Hữu Nhật. Từ năm 1836,

tuân lệnh vua Minh Mạng đã đưa

binh thuyền đi xem xét, đo đạc,

cắm cột mốc, dựng bia chủ

quyền ở Hoàng Sa. Cũng từ đây

việc làm trên đã trở thành lệ

hàng năm. Ông mất năm 1854

trong một chuyến đi biển ra

Hoàng Sa". Gần hai trăm năm đã

trôi qua, mùa qua mùa, đồng

ngô quanh mộ ông lá lại lên

xanh. Nhang khói trên nấm mộ

gió vẫn ngày ngày nghi ngút.

Tên tuổi của ông vẫn được lưu

truyền qua các đời con cháu.

Ngôi mộ của ông và quần thể di

tích ngày xưa như các ngôi miếu

thờ đã được Nhà nước xếp hạng

di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc

gia.

Bài, ảnh : Đoàn Lan

(1) Yếu ớt, quặt quẹo, không có

sinh khí

(2) Ăn cầm chừng

là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý

Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm

nay[1]. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội

Hoàng Sa, cứ hàng năm người của đảo Lý Sơn

lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi

khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc này gọi là "thế lính". Lễ khao lề thế lính là

một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước

nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay

nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi

tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận

mà không trở về[2].

Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di

tích được xếp hạng quốc gia) vào các ngày 18,

19, 20 tháng 4 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội

lớn không chỉ của huyện mà còn của cả tỉnh

Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất công phu

nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình

thức thả thuyền giấy ra biển ngụ ý mãi duy trì

việc ra biển như trước và có lẽ vì thế mà lễ hội

có tên là khao lề thế lính. Vào những ngày này,

ngoài việc tổ chức người địa phương còn thực

hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ

hải đội Hoàng Sa (dân nơi đây gọi là Mộ gió).

Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ

công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân

ven biển Việt Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo

lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ

và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước.

(Nguồn Wikipedia)

Lễ khao lề thế lính

TIÊU ĐIỂM Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 21

TRUNG QUỐC ĐANG LÀM CHỦ BIỂN ĐÔNG:

MỘT MỐI HỌA TIỀM TÀNG

Mộng bá quyền của Trung Quốc đã xuất hiện từ khi họ đuổi Trung

Hoa Quốc Dân Đảng ra đảo Đài Loan và thành lập Nước Cộng Hòa

Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH). Sau khi cải cách và chấn chỉnh nội

bộ, Trung Quốc bắt đầu xúc tiến cuộc bành trướng các quốc gia

xung quanh như xâm chiếm, sáp nhập Tây Tạng vào Nước CHNDTH

và dòm ngó các nước lân cận. Hẳn ai trong chúng ta vẫn còn nhớ

việc Trung Quốc khiêu khích với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào

năm 1974 và dẫn đến trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Tháng 3 vừa

qua cũng ngay tại vùng Biển Đông, năm tàu chiến Trung Quốc đã

đụng độ với tàu thăm dò của Mỹ. Việc Trung Quốc gây hấn với

những nước có tàu bè qua lại trên Biển Đông ngày càng bộc lộ rõ

dã tâm độc chiếm Biển Đông của họ.

Thái Dƣơng

digibard

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 22

Sự kiện

Năm 1958, chín năm sau khi

thành lập Nước CHDNTH và ổn

định chính trị vững vàng, họ bắt

đầu có dã tâm thôn tính lãnh hãi

phía Nam. Lợi dụng Việt Nam

đang bị nội chiến, Trung Quốc

buộc Phạm Văn Đồng, thủ tướng

chính phủ Việt Nam Dân Chủ

Cộng Hòa phúc đáp công hàm

ủng hộ việc 12 hải lý bao gồm

cả hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa thuộc lãnh hải Trung

Quốc.

Năm 1974, Trung Quốc đánh úp

chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc

này đang thuộc lãnh thổ của

Việt Nam Cộng Hòa quản lý.

Chính phủ và nhân dân Việt

Nam Cộng Hòa ở các đô thị lớn

tổ chức biểu tình phản đối

nhưng phía Việt Nam Dân Chủ

Cộng Hòa không có động thái gì

về việc Trung Quốc xâm lăng

Hoàng Sa.

Năm 1976 sau khi Việt Nam sáp

nhập hai miền Nam Bắc thành

Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam, Trung Quốc

giật dây nước Cam Pu Chia Dân

Chủ ( tức Khơ me đỏ) gây hấn

tại miền Tây Nam Việt

Nam. Trung Quốc muốn sử dụng

Cam Pu Chia làm thuộc địa của

Đại Hán nhưng không thành vì

chế độ Polpot quá tàn ác. Các kế

hoạch của Trung Quốc phải phá

sản vì địa lý của hai nước làm

cho việc hỗ trợ vũ khí khó khăn

hơn. Sau đó Chính Phủ Cam Pu

Chia Dân Chủ bị sụp đổ vào

năm 1979.

Năm 1978 Trung Quốc trực tiếp

kéo quân xâm chiếm các tỉnh

phía Bắc Việt Nam nhằm ―dạy

cho Việt Nam một bài học‖.

Năm 1988 Trung Quốc tấn công

Hải Quân Nhân Dân Việt Nam và

chiếm quần đảo Trường Sa

(Trường Sa hiện nay không chỉ

có Trung Quốc tranh chấp mà

còn có các nước như Phi Luật

Tân(Phillippines), Nam Dương

(Indonesia), Mã Lai và Brunei

cũng giành phần.)

Từ năm 2005 (sau khi bình

thường hóa quan hệ với Việt

Nam), Trung Quốc lại gia tăng

tranh chấp Biển Đông như bắn

giết những ngư phủ Thanh

Hoá ngay tại vùng biển Việt

Nam. Họ tuyên bố thành lập

huyện Tam Sa để quản lý hai

quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa

năm 2007 và cấm tập đoàn BP

hợp tác với Việt Nam trong việc

khai thác dầu mỏ.

Năm 2008, Thế Vận Hội Bắc

Kinh dự định cho rước đuốc qua

Hoàng Sa & Trường Sa để tác

động chính trị nhằm khẳng định

chủ quyền của Trung Quốc. Các

thanh niên và tần lớp sinh viên

học sinh Việt Nam trong và

ngoài nước đã lên tiếng phản đối

mãnh liệt trước ngày rước đuốc

Thế Vận Hội diễn ra tại Sài Gòn.

Trước những chống đối dữ dội,

Trung Quốc đã phái lực lượng

chống bạo loạn lên đường sang

Việt Nam để bảo vệ sự kiện

trên.

Gần đây, Trung Quốc lại muốn

khai thác tài nguyên tại vùng

biển Vũng Tàu và khai thác

quặng bô-xít ở Tây Nguyên.

Được sự chấp thuận của nhà

nước Việt Nam, các công nhân

người Trung Quốc đã được lần

lượt gởi qua Việt Nam rất

đông. Việc khai thác quặng Bô

Xít ở đây đã làm hủy hoại mội

trường sinh thái, bị ngay cả

những đại biểu Quốc Hội và các

ngành khác như ông Dương

Trung Quốc, ông Võ Nguyên

Giáp…phản đối

Mới đây nhất Trung Quốc đụng

độ với tàu thăm dò của Hoa Kỳ

và phản đối việc Tổng thống Ar-

royo của Phi Luật Tân ra đạo

luật tuyên bố chủ quyền của

nước này tại Trường Sa.

Vị trí chiến lược của biển Đông và âm mưu của Trung Quốc

Biển Đông có một vị trí chiến

lược trong vùng. Đây chính là

đường giao thông thuận tiện của

các nước trong khu vực Đông

Nam Á như Việt Nam, Phi Luật

Tân, Nam Dương, Mã Lai, Tân

Gia Ba (Singapore), có thể qua

Thái Lan hay Úc Đại Lợi bằng

con đường ngắn nhất này. Nếu

xét về kinh tế thì Biển Đông đã

tiềm tàng với trữ lượng dầu mỏ

rất lớn, là nơi có trữ lượng tôm

cá và hải sản dồi dào. Xét về

chính trị thì chiếm giữ Biển

Đông chính là quản lý luôn cả

vùng Đông Nam Á Châu.

Như ta đã biết trước đây Tân Gia

Ba là một đất nước của vùng thổ

dân gốc Mã Lai. Người Hoa đã di

cư về đây và sau đó lập Quốc

thành Tân Gia Ba (đảo Quốc Sư

Tử ) như hiện tại. Tuy là một

Quốc Gia riêng nhưng đa phần

công dân đảo này là người gốc

Hán. Những nước như Mã Lai,

Nam Dương, Thái Lan, Việt Nam

là những nước mà người Hoa

sinh sống và định cư rất đông.

Suy rộng ra, ai cũng có lòng yêu

nước, yêu dân tôc. Ai dám chắc

họ sẽ không vì Mẫu Quốc, sẽ

không là hậu thuẫn lớn cho

Trung Quốc sau này? Có thể nào

trong tương lai những nước này

sẽ là Singapore thứ hai, thứ ba,

thứ tư…do chính người Hán cai

trị. Nếu Trung Quốc nắm trọn

Biển Đông tức là nắm trọn cả

vùng Đông Nam Á, và nếu hai

Những sự kiện và sự âm mƣu

bành trƣớng “Hán hóa”

xuống phƣơng Nam

babasteve

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 23

quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa

thuộc về Trung Quốc thì đó chính

là trạm nghỉ chân của họ trong

quá trình hải hành khu vực. Hiện

nay Trung Quốc đang làm khó dễ

tàu bè các nước lai vãng trên

Biển Đông. Nếu Biển Đông thật

sự thuộc Trung Quốc, chúng ta

sẽ không được phép đi qua chứ

đừng nói đến đánh bắt hải sản

hay khai thác dầu mỏ mà chính

họ đã từng cấm Tập Đoàn BP

hợp tác khai thác hay việc sát

hại ngư phủ Việt Nam vừa qua.

Nhiệm vụ của chúng ta

Trước hết, chúng ta phải kêu gọi

toàn thể dân tộc Lạc Hồng sinh

sống khắp nơi trên thế giới cùng

phản đối Trung Quốc cưỡng

chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa của Việt Nam để bảo

vệ lãnh thổ, lãnh hải của Việt

Nam. Đồng thời vì sự sống còn

của người Việt, chúng ta cùng

các nước trong khu vực hãy lên

tiếng chống âm mưu "Hán hóa

"của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Riêng thanh niên trong nước,

chúng ta nên giải thích sâu rộng

với các bạn trẻ, nhất là những

người không tiếp cận được với

internet về hiểm họa xâm lăng

của Trung Cộng. Chúng ta nên

lưu ý, theo dõi về chính sách

ngoại giao của Nhà Nước Việt

Nam với nước ngoài, đặc biệt đối

với Trung Quốc.

Tiếp đến chúng ta đề nghị Nhà

Nước Việt Nam công khai bản đồ

Việt Nam đã vẽ sau khi đã thoả

thuận cắm mốc vừa qua với

Trung Quốc để xem nước ta đã

mất bao nhiêu đất.

Liên Hiệp Quốc có quy định thời

hạn nộp bản đồ để xác định lãnh

thổ, lãnh hải. Nhà nước Việt Nam

khi nào mới nộp cho Liên Hiệp

Quốc? Trước khi nộp nên công

khai ý tưởng trên các phương

tiện thông tin đại chúng cho toàn

dân biết .

Cuối cùng, chúng ta cùng lên

tiếng đề nghị nhà nước Cộng Hòa

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam minh

bạch hóa những văn kiện đã

từng ký với Trung Quốc mà toàn

dân ta chưa được biết để có kế

hoạch đối phó âm mưu xâm lược

của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Hãy làm những gì chúng ta có

thể làm được!

Sài Gòn 4/4/2009

THÁI DƢƠNG

Bản đồ các vùng tranh chấp tại Biển Đông - Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ (Nguồn paracel_spratly_islands)

TIN QUỐC TẾ Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 24

Biểu tình chống chính phủ Thái Lan vẫn tiếp diễn Sau khi cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra của Thái Lan bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự vào năm 2006, các chính quyền mới lần lượt lên thay thế. Phía đồng minh của cựu thủ tướng và hai chính quyền của phe này cũng đã lần lượt bị lật đổ bởi Liên Minh vì Dân chủ Nhân dân, được biết đến là phe áo vàng.

Chính quyền đương nhiệm do ông Abhisit Vejjajiva lãnh đạo cũng đang bị phe áo đỏ, được cho là thân Thaksin, biểu tình dữ dội vì cho rằng ông Abhisit lên nắm quyền bất hợp pháp và yêu cầu tổ chức một cuộc bầu cử mới. Khoảng 100,000 người biểu tình đã chiếm các đường phố ở thủ đô Thái

Lan hồi đầu tháng 4 sau khi đã kéo đến văn phòng Thủ tướng Abhisit Vejjajiva.

Cuộc biểu tình sau đó khiến hội nghị giữa các nước ASEAN tại Pattaya và các đối tác trong khu vực phải bãi bỏ. Các cuộc xô xát ngoài đường phố giữa binh sĩ và người biểu tình đã diễn ra ngày 13

tháng 4 khiến hàng trăng người bị thương và hai người thiệt mạng. Lệnh khẩn cấp do chính phủ Thái Lan cho áp dụng vẫn được duy trị tại Bangkok và năm khu vực ngoại thành. Hiện xáo trộn chính trị tại nước này vẫn chưa có cách hòa giải và lãnh đạo biểu tình Jakrapob Penkair tuyên bố phong tráo chống chính phủ sẽ tiếp tục diễn ra trong vài ngày tới.

1000 tỷ USD để cứu thị trƣờng toàn cầu Lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới, G20, đã gặp tại London hôm 2 tháng 4 vừa qua nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lãnh tụ các nước G20 đồng ý những quy luật mới đối với tiền thưởng của chuyên viên ngân hàng, chống trốn thuế, kiểm soát các quỹ đầu tư (hedge fund) và tổ chức cơ quan tín dụng. Họ đã quyết định thành lập Hội đồng Ổn định Tài chính để làm việc với IMF nhằm đảm bảo hợp tác quốc tế.

Các IMF là tổ chức có lợi nhất trong cuộc họp thượng đỉnh G20 lần này, nguồn để giúp các nên kinh tế khó khăn được tăng lên mức 500 tỷ đôla và các nước nghèo nhất sẽ nhận được viện trợ 50 tỷ đôla. Cũng trong kế hoạch đó, 250 tỷ đôla được tạo thêm cho IMF ở dạng quyền rút đặc biệt (SDR) để giúp các nước nghèo trên toàn cầu. Ngoài ra, Thủ tướng Anh Quốc Gordon Brown và Tổng thống

Hoa Kỳ Barack Obama cũng tuyên bố chính phủ hai nước đã hứa hẹn chương trình kích thích kinh tế lên đến nhiều tỷ mỹ kim vào cuối năm tới.

Bên lề hội nghị, hàng ngàn người biểu tình phản đối và đòi đối phó thay đổi khi hậu đổ về tòa nhà Ngân hàng Trung ương, gây ra nhiều xáo trộn. Khối G20, bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Mexico, Nga, Ả rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhỉ Kỳ, Anh, Mỹ và Liên hiệp Châu Âu, được cho là các nên kinh tế lớn nhất thế giới.

Hội nghị thƣợng đỉnh Châu Mỹ Khác với hội nghị thượng đỉnh năm 2005 ở Argentina đã kết thúc với nhiều sự bất đồng, hội nghị Châu Mỹ diễn ra ngày 18 tháng 4 vừa qua tại Port of Spain, thủ đô của Trinidad-Tobago đã kết thúc tốt đẹp. Vấn đề được bàn cải nhiều nhất là Hoa Kỳ có nên bãi bỏ cấm vận đối với Cuba.

Các lãnh đạo Châu Mỹ hy vọng quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cuba sẽ được cải thiện sau khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro tỏ dấu hiệu cho thấy sẵn sàng đối thoại để chấm dứt tình trạng xung đột ý thức hệ đã kéo dài trong nhiều thập niên. Hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ lần thứ 5 vừa qua được cho là khá thành công vì rạn nứt giữa ngoại giao Hòa Kỳ và các nước Châu Mỹ La tinh - Caribbean đã được hàn gắn.

Bắc Hàn phóng vệ tinh Bắc Hàn đã bắn thử tên lửa vào ngày 5 tháng tư vừa qua, xoáy lên nhiêu bất ổn liên quan đến an ninh trong vùng. Việc bắn thử tên lửa này đang gây ra căng thẳng và chỉ trích từ phía Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. HDBA đã kêu gọi Bắc Hàn tuân thủ nghị quyết 1718 năm 2006 về việc cấm nước này thử tên lửa.

Trong khi HDBA cho rằng đây là hành động che mắt cho các vụ thử tên lửa tằm xa và muốn tăng cường cấm vận tài chính và vũ khí. Bắc Hàn tuyên bố sẽ có thể tái hoạt động lại các cơ sở hạt nhân và sẽ phát triển thêm khả năng phòng thủ hạt nhân để tự vệ, đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ cũng như sự tồn tại và lợi ích tối cao. Ngoại trưởng Nam Hàn và Nhật Bản kêu gọi áp đặt biện pháp trừng phạt nặng hơn nhằm muốn Bắc Hàn trở lại cuộc đàm phán 6 quốc gia để

giả quyết những nan đề vốn gây nhiều bất đồng trong nhiều năm qua. Xét xử lãnh tụ Khmer Đỏ

Ấn Xá Quốc kêu gọi tòa án xét xử Khmer Đỏ ra lệnh bắt giữ thêm những người đã từng nhúng tay vào tội ác diệt chủng trong thời gian 1975 đến 1979, khi Khmer Đỏ nắm quyền cai trị Cambodia. Phiên tòa đã bắt đầu vào đầu tháng tư với nhân vật Kaing Guek Eav, là người bị cáo buộc tội ác chiến tranh, chống lại nhân loại và giết người

hàng loạt. Nhiều nhân vật lãnh đạo cao cấp khác trong đó có Ieng Sary, cựu bộ trưởng bộ ngoại giao Khmer Đỏ cũng sẽ được đưa ra xét xử vào những tháng tới. Riêng lãnh tụ Pol Pot thì đã qua đời vào năm 1998. Tổng cộng hơn một triệu người đã bi quân Khmer Đỏ giết chết trong thời gian cầm quyền, riêng trại giam Toul Sleng có hơn 16,000 người bị giết.

Động đất lớn tại Ý (ảnh nhìn từ trên không)

Trận động đất lớn 6.3 độ Richter và sâu trong lòng đất 10 cây số xảy ra vào ngày 6 tháng 4 đã làm gần 300 người thiệt mạng và hơn 1500 người bị thương. Trận động đất ác nghiệt xảy ra vào lúc 3 giờ 30 phút sáng theo giờ địa phương tại L'Aquila, tâm chấn nằm trong vùng núi Abruzzo phía đông thủ đô Rome. Thủ tướng Silvio Ber-lusconi đã hủy chuyến viếng thăm Nga và tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tháo khoán nhiều ngân khoản để giúp đỡ nạn nhân và tái thiết. Đức Giáo Hoàng Benedict 16 đã đến thăm khu vực Abruzzo ngày 18 tháng 4 vừa qua và khuyên mọi người hãy can đảm để khỏi bị khuất phục bởi sự tuyệt vọng. Động đất đang trở nên rất nguy hiểm

THÁNG TƢ - AVRIL - APRIL - ABRIL - Апрель - 月 - เมษายน - לירפא -

Tin Quốc Tế

Tháng tư vừa qua đã có nhiều sự kiện nổi bật xảy ra trên toàn thế giới, chú ý nhất là phong trào biểu tình chống chính quyền tại Thái Lan vẫn tiếp tục diễn ra và chưa có cách hòa giải. Riêng tại Châu Phi, các tàu bè đang lo ngại khi di chuyển qua vùng vịnh Aden, nơi hải tặc đang lộng hành tấn công những tàu nước ngoài để lấy tiền chuộc. Và trước tình

photo.parismatch.com

www.propertyinvesting.net

www.lefigaro.fr

www.lefigaro.fr

photo : IREA-CNR

www.rue89.com

TIN QUỐC TẾ Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 25

cho Ý Đại Lợi vì nước này có rất nhiều kiến trúc đã xây cất cách nay nhiều thế kỷ.

Bắt đƣợc hải tặc tại vùng Vịnh Aden Riêng tại khu vực Châu Phi, sau nhiều ngày giam giữ thuyền trưởng Richard Phillips, người cầm đầu nhóm cướp biển tấn công tàu Maersk Alabama phải ra hầu tòa tại New York sau khi bị Hải quân Hoa Kỳ bắt giam và bắn hạ ba tên đồng đội khác. Tên hải tặc Abdi Wali Abdi Khadir Muse bị cáo buộc 5 tội trong đó có tội cướp tàu, bắt cóc và nổ súng khi giam giữ con tin. Tàu Maersk Alabama bị tấn công ở khơi

Somalia, cách thủ đô Mogadishi 600 cây số về hướng Đông, vào sáng ngày 8 tháng 4 trong lúc đang vận chuyển hàng cứu trợ của tổ chức USAID đến Udabda và Somal. Thuyền trưởng người Mỹ này đã tình nguyện theo hải tặc làm con tin để bảo vệ an toàn cho 19 thủy thủ dưới quyền. Chiếc Maersk Alabama không phải là

con tàu duy nhất gặp khó khăn ở Vịnh Aden khi di chuyển qua khu vực này. Theo tin từ Văn Phòng Hàng Hải Quốc Tế, bọn hải tặc đã bắt giữ 5 chiếc tàu chở hàng và một chiếc du thuyền bao gồm tổng cộng khoảng 240 người đang bị chúng làm con tin.

Võ Thụy Nhu (tóm lƣợc)

____________________________________________________________________________________________________________

Tin Việt Nam

TCPT xin được điểm 1 số tin tức nổi bật trong tháng 4 tại Việt Nam

Kinh tế

Nổi bật trong tháng tư vừa qua là việc giá cả Vàng Đô La lên xuống thất thường, chỉ trong cùng một buổi đã có hai ba giá chênh lệch một lượng là gần cả trăm ngàn. Vào thời điểm ra báo vàng lại tiếp tục ngấp nghé ở mức trên dưới 20 triệu, tiền đô tiếp tục dao động thất thường khó đoán trước khi đồng USD thị trường tự do tiếp tục không nằm trong sự khống chế của Ngân hàng TW.

Lãi suất huy động USD ngày 13/4 đã tăng lên 3.5 % /năm ( tại Mỹ chỉ là 0.25%). Điều đáng chú ý là lãi suất huy động của khối ngân hàng cổ phần thấp hơn so với khối quốc doanh.

Trước đó, ngày 1/4/2009, Ngân hàng Nhà nước thông báo tiếp tục áp dụng mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam như hiện hành là 7,0%/năm; theo đó, lãi suất cho vay tối đa của các ngân hàng là 10,5%/năm, ngoại trừ các khoản cho vay cá nhân phục vụ đời sống được theo lãi suất thỏa thuận.

Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, tính đến ngày 23/4, số dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đã đạt 254.900 tỷ đồng.

Như vậy, so với dư nợ tính đến ngày 16/4/2009, dư nợ cho vay của chương trình này đã tăng thêm 18.080 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 7,63%.

Về chứng khoán : Do các thông tin lien quan đến doanh nghiệp lại bất nhất, chênh lệch lúc đầu chỉ vài trăm triệu số liệu thống kê về kết quả kinh doanh KQKD cho đến vài chục tỷ làm người đầu tư nghi ngờ không biết dựa vào đâu để mà đưa quyết định mua bán. Điển hình là Ngân hàng Sacombank cũng để mức chênh lệch lợi nhuận trước thuế trước và sau kiểm toán lên tới 133 tỷ đồng.

Hiện tại đã có 17 công ty trên sàn HOSE và 10 công ty trên sàn HASTC bị đưa vào diện cảnh báo.

Trong tháng 4 đã chứng kiến 1 sự tăng giá ngoạn mục của chứng khoán VN khi kể từ nửa cuối tháng 3 đến gần hết tháng 4, 2 sàn HOSE và HASTC đã có gần 6 tuần tăng điểm liên tiếp. VN-Index tăng từ mốc đáy 235 điểm áp sát mốc 350 điểm. Khối lượng giao dịch tăng chóng mặt khi liên tiếp thiết lập các kỷ lục từ khi thành lành lập sàn vào năm 2000 khi khối lượng quân bình trong các phiên hot trên 50 triệu cổ phiếu được trao tay. Tuy nhiên, gần cuối tháng 4, tâm lý chốt lời và nghi ngại vẫn đè nặng các nhà đầu tư khi các phiên xả hàng cuối tháng đang gia tăng, khối lượng giap dịch sụt giảm và chưa thấy được sự khởi sắc của thị trường kinh tế trong nước.

Chính trị

Hơn lúc nào hết việc khai thác Bauxite tại Tây Nguyên bị phản đối gay gắt khi 1 làn sóng phản đối dự án này tăng cao trong các tầng lớp XH.

Một việc làm chưa từng có trước đây, một số nhà trí thức có tên tuổi trong cũng như ngoài nước đã lập ra bảng ký tên yêu cầu nhà nước dừng lại việc khai thác này, việc đưa tên thật địa chỉ thật tại bảng ký tên cho thấy sự phẫn nộ của người dân đã lên cao vượt qua sự sợ hãi

Nguồn

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-crackdown-begins-on-the-Thailand-NewYear-morning-Tgiao-04132009123414.html http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUSBKK464492 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/04/090402_g20_deal.shtml http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/04/090402_g20_business.shtml http://www.cnn.com/2009/POLITICS/04/16/summit.advance/index.html http://www.cnn.com/2006/WORLD/asiapcf/07/04/korea.missile/index.html http://www.rfa.org/vietnamese/multimedia/VideoNorthKoreanRocketLaunch%20-04132009164643.html?searchterm=None

http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/Khmer-rouge-duch-prison-chief-acknowledge-killing-14000-peoples-03312009185025.html http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Khmer-rouge-leader-said-that-revolution-meant-killing-nbinh-04112009080636.html http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601203&sid=a95SdmT9g8lA http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-warship-to-rescue-us-merchant-ship-attack-by-%20pirates-04092009115336.html http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/04/090413_uscaptain_rescued.shtml

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 26

Trước đó, đã có nhiều ý kiến của các nhà khoa học đề nghi ngưng dự án khi phát biểu tại hội thảo phản biện chương trình này. Một số đã tỏ ra đồng tình với tướng Võ Nguyên Giáp và Trương Trọng Vĩnh

Giữa tháng Tư, Bộ Chính trị đã nghe Ban Cán sự đảng CS báo cáo về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025.

Thông báo đăng trên báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho hay điểm đầu tiên trong kết luận của Bộ Chính trị là: "Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Ðại hội IX và Ðại hội X của Ðảng đến nay".

Bộ Chính trị Đảng CS VN chỉ đạo "Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai hai dự án ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông) do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài".

Như vậy đã có sự điều chỉnh trong chủ trương cũ là cho phép thành lập công ty cổ phần khai thác bauxite.

Dư luận đến nay vẫn đặt câu hỏi về khả năng ngừng dự án này, và nghi ngờ rằng, Chính phủ VN đã đặt bút ký ghi nhớ với các nhà thầu TQ khi tiếp tục cho triển khai dự án bất chấp sự phản đối sâu rộng trong quần chúng

Trong một động thái khác trên Biển Đông, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng ,ông Đặng Công Ngữ nhận quyết định chính thức bổ nhiệm Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa vào ngày 25/4. Sau khi hàng chục sĩ quan cao cấp của Việt Nam đã "được đón tiếp nồng nhiệt" khi tới viếng thăm chiến hạm USS John Stennis, đậu ngoài khơi cách bờ biển phía nam Việt Nam chừng 290 hải lý vào thứ 4 ngày 22/4.

Xã hội

Vấn đề thi công và tình trạng lô cốt là vấn đề đang gây nhiều ―đau khổ‖ cho người dân các thành phố lớn. Hiện tại, tình trạng kẹt xe và ngập lụt mặc dù đã có nhiều phương án nhưng vẫn không mang lại hiệu quả.

Sáng ngày 13/4, chỉ sau 1 cơn mưa vào rạng sáng, hàng loạt tuyến đường tại TPHCM đã bị ngập úng, gây ách tắc kéo dài. Tại các tuyến đường lớn, cảnh tượng các xe nối đuôi nhau hàng km đã gây bức xúc cho nhiều người khi tình trạng ngập úng, kẹt xe kéo dài khiến cho giờ giấc sinh hoạt và làm việc bị đảo lộn hoặc trễ nãi.

Cơn mưa sáng 13/4 cũng đã gây cái chết thương tâm cho chị Hoàng Thị Thanh khi dây điện trên cột trung thế bị đứt, rơi xuống nước gây giật. Trong 1 bản kết luận của EVN, tập đoàn này đã chối bỏ trách nhiệm và quy vụ này do sét đánh đứt dây (?). Điều này khiến người dân bức xức và đặt câu hỏi khi nào các tập đoàn độc quyền biết chịu trách nhiệm. Đồng thời gây lo ngại khi mùa mưa đã đến.

Tuy nhiên, sau trung tuần tháng 4, 1 đợt nóng gay gắt từ Trung vào Nam khiến cuộc sống người dân đảo lộn, nhiệt độ ban ngày luôn thường trực trên 33 độ C.

Theo những nông dân nhiều kinh nghiệm thì với cái nắng nóng đầu mùa bất thường như thế này, báo hiệu một năm hạn hán gay gắt và phức tạp.

Còn các chuyên gia cảnh báo, sau những ngày trời nắng nóng gay gắt, sẽ có không khí lạnh tràn về. Hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra sự xáo trộn của các khối không khí, là nguyên nhân gây nên giông lốc, mưa đá, sét

Ngày 10/4 Ban An toàn giao thông TPHCM công bố số liệu tai nạn giao thông 3 tháng đầu năm tại địa bàn Thành phố. Theo đó, Trong ba tháng đầu năm 2009 đã có 211 người chết trong 278 vụ tai nạn giao thông xảy ra tại TP.HCM, ngoài ra còn có 146 người bị thương. Riêng trong tháng 3/2009 đã xảy ra 97 vụ tai nạn giao thông làm 77 người chết và 51 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2008, số người tử vong chỉ giảm 5 người, nhưng số trường hợp tai nạn lại tăng 22 vụ và người bị thương cũng tăng 58 người.

Ngày 17/4, ông Nguyễn Văn Thuấn, Quyền Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông cho biết, nghị định sửa đổi quy định cụ thể hơn chế tài với những loại phương tiện mới như: xe máy điện, xe đạp điện và độ tuổi trẻ em tham gia giao thông. Nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng được tăng mức phạt. Theo điều 9 dự thảo, phạt 100.000-200.000 với người lái xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng quy cách; chở người dưới 16 tuổi không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng quy cách. Mức phạt này cũng áp dụng đối với người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.

Số tiền phạt trên cũng áp dụng với xe máy chở quá 2 người như cho phép chở thêm một trẻ em dưới 14 tuổi. Quy định cũ chỉ cho chở thêm trẻ em dưới 7 tuổi ngoài 2 người lớn.

Sau khi dư luận liên tiếp lên tiếng về dự án xây dựng khách sạn trong CV ở HN, ngày 13/4, ông Nguyễn Tấn dũng, thủ tướng VN đã ra quyết định dừng việc xây khách sạn SAS Royal Hotel nằm trong công viên Thống Nhất ở 295 phố Lê Duẩn (Hà Nội) để tìm địa điểm xây dựng khác.

Lễ hội hoa anh đào diễn ra ngày 12/4 dưới sự bảo vệ cẩn thận của nhiều đơn vị CA sau khi rút kinh nghiệm sự cố năm ngoái.

Giáo Dục

Chỉ mới tháng 5 thôi mà giới phụ huynh tại các thành phố lớn đã lo đến phát sốt cho việc chạy trường học cho con em, có gia đình đồng ý phải trả đến 3000$ cho một chỗ tại một trường tư thục nổi tiếng......

TP HCM hồ sơ ĐH, CĐ giảm gần nửa : 17/4 là ngày cuối cùng văn phòng đại diện của Bộ GD&ĐT tại TP HCM thu nhận hồ sơ tuyển sinh ĐH CĐ sau khi kéo dài thêm một tuần. Nhưng lượng hồ sơ năm nay thí sinh nộp về các cơ sở thu nhận giảm gần một nửa so vớ i năm ngoái.

Tại phòng tiếp nhận hồ sơ số 32 Chương Định thuộc Sở GD&ĐT TP HCM cho đến ngày cuối cùng lượng hồ sơ nhận được là khoảng gần 7.000. So với năm trước thì con số này năm nay giảm một nửa.

Theo Trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp, ông Huỳnh Minh Trí dự đoán nguyên nhân dẫn đến việc lượng hồ sơ năm nay giảm có thể do Bộ công bố tài liệu hướng dẫn sớm, các em học sinh có nhiều điều kiện, thời gian để tìm hiểu lựa chọn ngành nghề và chọn trường. Hơn nữa công tác tư vấn và hướng nghiệp được các trường triển khai mạnh, sâu hơn các năm trước nên học sinh không nộp một cách ồ ạt.

Trong thời gian vừa qua đã xuất hiện tình trạng nở rộ lò luyện thi lớp 1…

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 27

22 số 22 số 2 tuổi2 tuổi

Chân thành cám ơn quý độc giả, các

cộng tác viên đã ủng hộ Phía Trƣớc

trong suốt hai năm qua

Photo

:Pin

k S

herb

et

Photo

gra

phy

BẠN ĐỌC & PHÍA TRƢỚC Số 22 - Tháng 4/2009

Trang 28

H ai năm trôi qua Phía Trước đã đem đến 22 số báo cho quý vị độc giả

xa gần

Không nhiều so với khối lượng thông tin khổng lồ có thể tìm kiếm được trên

mạng Internet, nhưng đó là tất cả sự cống hiến của anh chị em từ các biên

tập viên cho đến người đồ họa, lên trang đó là chưa kể đến các cộng tác

viên từ nhà báo chuyên nghiệp đến các anh chị sinh viên, học sinh, công

nhân...sinh sống trong cũng như ngoài nước đã đóng góp bài vở viết từ cuộc

sống phong phú của mỗi cá nhân.

Những lời tán thưởng, góp ý chân tình của các độc giả, quý ân nhân là

nguồn động viên cao quý mà nhóm điều hành Tạp chí Phía Trước luôn trân

trọng đón nhận.

Bước vào năm hoạt động thứ ba, Ban Biên Tập Phía Trước vẫn tiếp tục trung

thành với mục đích ban đầu : Đem lại góc nhìn hiện đại, không bị gò bó,

không thành kiến, về tình hình trong nước, và ngoài nước …

Trong số những đóng góp gửi về cho Phía Trước, có một điều sau làm cho

Ban Biên Tập trăn trở nhiều nhất mà vẫn chưa tìm ra phương án xử trí thích

hợp nhất, nhân dịp này cũng xin phép được tâm sự cùng bạn đọc.

Có nhiều độc giả gửi thư về cho BBT góp ý rằng Tạp chí không nên ―lên

tiếng‖ quá mạnh về mặt chính trị, sẽ khó tiếp cận đại đa số giới trẻ trong

nước. Cũng cùng chủ đề đó, một số độc giả khác lại ―phê bình‖ Phía Trước

còn ―lạc trọng tâm‖ quá, cần phải tập trung xoáy mạnh hơn vào mảng đề tài

chính trị.

Kính thưa quý độc giả, Phía Trước luôn tâm niệm muốn trở thành một tờ tạp

chí đại diện cho tiếng nói trẻ của thanh niên, như lời một thành viên trong

BBT thường nhắc đi nhắc lại: ―Nói đến Phía Trước, người ta phải nghĩ đến

chính trị—trẻ và ngược lại‖. Tuy nhiên, con đường để tiếp cận độc giả trẻ,

nhất là độc giả trong nước, ngày hôm nay không hề đơn giản, đòi hỏi sự linh

hoạt, khéo léo và cả lòng kiên nhẫn.

Trên con đường ấy, Phía Trước rất cần có sự ủng hộ của quý độc giả, sự đóng

góp của quý cộng tác viên, và nhất là những lời góp ý chân tình của tất cả

mọi người. Một lần nữa xin được gửi đến quý độc giả, cộng tác viên, cảm

tình viên, cũng như các vị Mạnh Thường Quân lời biết ơn chân thành nhất.

Thay mặt BBT Tạp chí Phía Trước,

28 tháng 4, 2009.

Nối tiếp chủ đề Biển Việt Nam, Phía Trước số 23 sẽ tập trung vào

chủ đề về tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam nằm trên vành sinh

khoáng giàu có, cả trên biển, trong lòng biển, dưới đáy biển lẫn

trong đất liền, rừng, núi, sông, khoáng sản, cây trái, sinh vật đều

dồi dào. Tuy nhiên tạp chí The Economist vừa có một bài viết cho

rằng định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam quá xem nhẹ tác

động đến môi trường. Tài nguyên trong nước bị phí phạm, hoặc

khai thác quá mức, hoặc bị nước ngoài cưỡng đoạt bằng cách này

hay cách khác. Có quá nhiều điều đáng nói, cần phải nói.

« Nếu chúng ta không nói, ai sẽ nói thay chúng ta? »

Tạp chí Phía Trước mong nhận được sự đóng góp, cộng tác của

bạn đọc xa gần, các cây bút chuyên nghiệp tại địa chỉ

[email protected].

Mừng Phía Trước 2 tuổi

flashincharge