mỤc lỤc - ninh thuận province nghiep... · web viewđối với tỉnh ninh thuận. sở...

167
Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 1319/QĐ-UBND ngày 26/6/2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..............................................8 I. Những căn cứ pháp lý................................8 II. Sự cần thiết xây dựng dự án quy hoạch..............8 III. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng quy hoạch.............11 II.1. Mục tiêu lập quy hoạch.........................11 II.2. Yêu cầu xây dựng quy hoạch.....................11 IV. Phạm vi và đối tượng của dự án....................12 IV.1. Phạm vị điều tra, xây dựng dự án...............12 IV.2. Đối tượng điều tra, xây dựng dự án.............12 V. Phương pháp xây dựng dự án.........................12 V.1. Phương pháp.....................................12 V.2. Điều tra, khảo sát..............................13 V.3. Xử lý kết quả điều tra..........................14 V.4. Các bước tiến hành..............................14 V.5. Tổ chức xây dựng dự án..........................14 Phần thứ nhất...........................................15 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO..................15 I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.......15 I.1. Vị trí địa lý...................................15 I.2. Địa hình........................................15 I.3. Khí hậu, thủy văn...............................15 Báo cáo tổng hợp. 1

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020Ban hành kèm theo Quyết định số 1319/QĐ-UBND ngày 26/6/2014

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................8I. Những căn cứ pháp lý..............................................................................................8

II. Sự cần thiết xây dựng dự án quy hoạch..................................................................8

III. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng quy hoạch...............................................................11

II.1. Mục tiêu lập quy hoạch..................................................................................11

II.2. Yêu cầu xây dựng quy hoạch.........................................................................11

IV. Phạm vi và đối tượng của dự án..........................................................................12

IV.1. Phạm vị điều tra, xây dựng dự án.................................................................12

IV.2. Đối tượng điều tra, xây dựng dự án..............................................................12

V. Phương pháp xây dựng dự án...............................................................................12

V.1. Phương pháp..................................................................................................12

V.2. Điều tra, khảo sát...........................................................................................13

V.3. Xử lý kết quả điều tra.....................................................................................14

V.4. Các bước tiến hành.........................................................................................14

V.5. Tổ chức xây dựng dự án.................................................................................14

Phần thứ nhất..............................................................................................................15ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO........................................15

I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.........................................................15

I.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................15

I.2. Địa hình...........................................................................................................15

I.3. Khí hậu, thủy văn.............................................................................................15

I.3. Tài nguyên đất.................................................................................................16

I.5. Tài nguyên biển...............................................................................................17

II. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận....................18

II.1. Tổng quan về tình hình kinh tế, giai đoạn 2000 – 2011.................................18

II.1.1.Mức tăng trưởng kinh tế...............................................................................18

II.1.2.Nông nghiệp.................................................................................................18

II.2. Xã hội.............................................................................................................19

Báo cáo tổng hợp. 1

Page 2: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

II. Hệ thống giao thông..............................................................................................19

III. Hệ thống thủy lợi.................................................................................................20

IV. Mạng lưới điện....................................................................................................20

Phần thứ hai.................................................................................................................21ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO......................................................................21

I. Vị trí ngành nông nghiệp trong nền kinh tế............................................................21

II. Thực trạng sản xuất một số sản phẩm chính trên địa bàn tỉnh..............................21

II.1. Thực trạng sản xuất một số cây trồng chính..................................................21

II.2. Thực trạng ngành chăn nuôi tỉnh Ninh Thuận...............................................24

II.3. Thực trạng ngành thủy sản.............................................................................27

III. Thực trạng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao................................................30

III.1. Khái niệm, tiêu chuẩn sản xuất.....................................................................30

III.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh...............34

III.3. Thực trạng doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận......38

III.4. Tình hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất....39

IV. Đánh giá thực trạng thu mua và tiêu thụ sản phẩm.............................................40

IV.1. Đánh giá thực trạng thu mua, tiêu thụ một số sản phẩm của dự án..............40

IV.2. Quản lý chất lượng sản phẩm.......................................................................42

V. Vấn đề chất lượng lao động cho sản xuất và thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh....................................................................................................................................45

V. 1. Vấn đề lao động trong việc sản xuất nông nghiệp........................................45

V.2. Đánh giá thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực.......................................45

VI. Đánh giá chung....................................................................................................46

VI.1. Những thành tựu chung và xu hướng phát triển...........................................46

VI.2. Lợi thế phát triển nông nghiệp Ninh Thuận so với các tỉnh trong khu vực..46

VI.3. Những tồn tại, hạn chế, phát sinh và nguyên nhân.......................................47

VI.4. Những thuận lợi và lợi thế đối với phát triển của ngành..............................47

VI.5. Những khó khăn và thách thức.....................................................................48

VII. Bài học kinh nghiệm chung để phát triển ngành nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao............................................................................................................49

Phần thứ ba..................................................................................................................52CÁC DỰ BÁO VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN...............52

Báo cáo tổng hợp. 2

Page 3: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

I. Các tài liệu làm cơ sở dự báo.................................................................................52

II. Dự báo về thị trường và các định hướng có liên quan..........................................52

II.1. Dự báo về dân số và lao động............................................................................52

II.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thực phẩm...................................................................53

III. Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước đến phát triển nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao tỉnh ninh thuận..............................................................53

III.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước........................................................................53

III.2. Một số dự báo để phát triển nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.......55

Phần thứ tư..................................................................................................................60QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020...........................................................................................60

I. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu quy hoạch...............................................60

I.1. Quan điểm phát triển.......................................................................................60

I.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển.............................................................61

II. Quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh ninh thuận đến năm 2020......62

II.1. Phương án quy hoạch sản xuất.......................................................................62

II.2. Phương án phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao............71

Phần thứ năm...............................................................................................................72CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỈNH NINH THUẬN..................................................................................................72

I. Giải pháp về phát triển thị trường tiêu thụ.............................................................72

I.1. Thị trường tiêu thụ...........................................................................................72

I.2. Giải pháp về xây dựng thương hiệu hàng hóa.................................................73

I.3. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại..............................................74

II. Giải pháp về khoa học công nghệ.........................................................................76

II.1. Đối với sản xuất rau an toàn các loại.............................................................76

II.2. Đối với sản xuất nho, táo................................................................................77

II.3. Đối với chăn nuôi (bò, dê, cừu)......................................................................78

II.4. Đối với sản xuất tôm giống và nuôi thương phẩm.........................................78

III. Giải pháp về an toàn thực phẩm và xử lý ô nhiễm môi trường...........................79

III.1. Giải pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm.......................................................79

III.2. Giải pháp xử lý môi trường...........................................................................80

IV. Giải pháp về huy động vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho phát triển sản xuất......................................................................................................................83

Báo cáo tổng hợp. 3

Page 4: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

IV.1. Chính sách tín dụng......................................................................................83

IV.2. Đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước..........................................................83

IV.3. Chính sách phát trển sản xuất hàng hóa........................................................84

IV.4. Chính sách khuyến nông...............................................................................84

IV.5. Chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao..........................................................................................................................85

IV.6. Chính sách bảo hiểm giá...............................................................................85

IV.7. Chính sách về thị trường...............................................................................85

IV.8. Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao........................................................86

IV.9. Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu.....................................................86

V. Giải pháp về tổ chức sản xuất và triển khai các dự án ưu tiên.............................86

V.1. Giải pháp về tổ chức sản xuất........................................................................86

V.2. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ và hộ nông dân vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.............................................................................................87

V.3. Xác định các dự án ưu tiên đầu tư phát triển đến năm 2020..........................88

V.4. Tổng vốn đầu tư.............................................................................................89

VI. Giải pháp về chính sách.......................................................................................89

VI.1. Điều chỉnh một số chính sách và quy định về điều kiện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.............................................................................................89

VI.2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.............................................................................................90

VI.3. Chính sách cho công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông..................90

VII. Tổ chức thực hiện quy hoạch.............................................................................91

Phần thứ sáu................................................................................................................94KẾT LUẬN..................................................................................................................94

Báo cáo tổng hợp. 4

Page 5: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

UBND : Ủy ban Nhân dân.

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

HTX : Hợp tác xã.

DNTN : Doanh nghiệp tư nhân.

KT-XH : Kinh tế - xã hội

CNH–HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

GDP (Gross domestic product) : Tổng sản phẩm nội địa

GTSX : Giá trị sản xuất.

NNCNC : Nông nghiệp công nghệ cao

GAP (Good Agriculturel Practices) : Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

BAP (Best Aquaculture Practices) : Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt.

ACC : Hội đồng nuôi trồng thủy sản

IPM (Integrated pest management) : Quản lý dịch hại tổng hợp

ICM (Integrated Crop Management) : Quản lý dinh dưỡng tổng hợp

RAT : Rau an toàn

KHKT : Khoa học kỹ thuật

BVTV : Bảo vệ thực vật.

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm.

FDI (Foreign Direct Investment) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FAO : Tổ chức nông lương Liên hợp quốc

WTO : Tổ chức thương mại thế giới.

APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á–

Thái Bình Dương 

BĐKH : Biến đổi khí hậu

Báo cáo tổng hợp. 5

Page 6: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ninh Thuận, tháng 10 năm 2013.

TỔNG QUAN

Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đề ra chiến lược phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

Việc xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thực sự cần thiết, bởi các vùng nông nghiệp công nghệ cao giúp giải quyết được vấn đề môi trường sinh thái và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.

Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là bước đi cần thiết. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao cả về chất lượng và giá cả. Bên cạnh các nước tiên tiến như Israel, Mỹ, Anh, Phần Lan… và khu vực lãnh thổ ở Châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai thành công tại Trung Quốc và Đài Loan. Trung Quốc hiện đã có khoảng 500 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trên 4.000 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái khác nhau. Những khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc: Tăng nhanh được năng suất cây trồng, vật nuôi và thủy sản; tạo được giống mới có mang gen kháng sâu bệnh; các giống mới có chất lượng cao và đồng nhất.

Sự xuất hiện của các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sản xuất hàng hóa.

Báo cáo tổng hợp. 6

Page 7: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là cần thiết, đóng vai trò làm đầu tàu, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng hiện đại hoá.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày 29/01/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.

Từ những yếu tố phân tích trên, đồng thời cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành nghiên cứu, triển khai lập dự án “Quy hoạch các vùng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”.

Báo cáo tổng hợp. 7

Page 8: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết xây dựng dự án quy hoạch.

Phát triển nền sản xuất nông nghiệp (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả nông, lâm nghiệp và thủy sản) công nghệ cao (bao hàm cả kỹ thuật cao và công nghệ mới) là xu hướng tất yếu và là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, trong đó việc xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao làm hạt nhân, tạo bước đột phá nhằm nâng cao sức canh tranh của nông sản hàng hóa trong quá trình hội nhập quốc tế là bước đi quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Hà Tây, Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau.

Đối với tỉnh Ninh Thuận, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định là tiến hành quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hướng mạnh vào sản xuất các sản phẩm có lợi thế của tỉnh là yêu cầu cấp thiết.

Ngoài những lợi thế của các đối tượng cây trồng, vật nuôi và thủy sản của tỉnh Ninh Thuận. Thực hiện Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 và Văn bản số 735/BNN-VP ngày 20 tháng 3 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy hoạch Khu nông nghiệp công nghệ cao và Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến năm 2020 mỗi vùng sinh thái có ít nhất từ 1 – 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và mỗi tỉnh, thành phố chọn 2- 3 sản phẩm chủ lực, hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Vì vậy, việc Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm

Báo cáo tổng hợp. 8

Page 9: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

2020 là xu hướng tất yếu để phát triển sản xuất nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong quá trình Hội nhập kinh tế Quốc tế.

II. Những căn cứ pháp lý.

II.1. Các căn cứ pháp lý.

Luật Công nghệ cao, hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009;

Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành quy chế khu công nghệ cao;

Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao;

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

Quyết định 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;

Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;

Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Chỉ thị 2036/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

Báo cáo tổng hợp. 9

Page 10: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Văn bản số 735/BNN-VP ngày 20 tháng 3 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy hoạch Khu nông nghiệp công nghệ cao và Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Quyết định số 198/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt quy hoạch (điều chỉnh bổ sung) phát triển Ngành thủy sản tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;

Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 5 năm 2011 – 2015;

Nghị Quyết số 41/NQ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011 – 2015) của tỉnh Ninh Thuận.

Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 về phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển ngành nông lâm thủy sản đến 2020;

Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND ngày 16/06/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Quyết định số 66/2011/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Ninh Thuận V/v Ban hành Đề án phát triển giống thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Quyết định số 1555 /QĐ-UBND ngày 13/08/2012 của UBND tỉnh Ninh Thuận Về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất nho an toàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010-2020 (gói thầu số 01/SAZ/NT-PPMU) thuộc Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và Phát triển Chương trình khí sinh học (QSEAP);

Qui hoạch các vùng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiêm vụ cho sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 12/3/2013 về việc phê duyệt danh mục các dự án qui hoạch năm 2013 và được phân bổ kinh phí tại Quyết định số 708/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh thuận về việc phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2013 kinh phí thực hiện quy hoạch (đợt 1).

Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;

Báo cáo tổng hợp. 10

Page 11: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Quyết định số 649/QĐ-SNNPTNT ngày 12/12/2012 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu Gói thầu Tư vấn lập Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

II.2. Các nguồn tài liệu, số liệu.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 (Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011);

Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất chi tiết tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2020 (Nghị Quyết số 41/NQ-CP ngày 28/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ)

Quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020;

Quy hoạch (điều chỉnh, bổ sung) phát triển ngành thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 198/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh Ninh Thuận);

Số liệu, tài liệu về khí tượng, thủy văn, địa chất, địa hình; số liệu điều tra, khảo sát về hiện trạng kinh tế – xã hội; kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ nằm trong vùng quy hoạch và các tài liệu, số liệu có liên quan khác.

III. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng quy hoạch.

III.1. Mục tiêu lập quy hoạch.

Góp phần xây dựng nền nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao đối với trước mắt và lâu dài.

III.2. Yêu cầu xây dựng quy hoạch.

Cung cấp số liệu về:

+ Đối tượng sản xuất, sản lượng, quy mô, thị trường tiêu thụ của một số sản phẩm chính sản xuất trong từng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

+ Quy mô diện tích, mức đầu tư, ... từng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch.

+ Xác định được các công nghệ cao được khuyến cáo ứng dụng trong từng giai đoạn tương ứng mỗi đối tượng sản xuất có lợi thế và khả năng ứng dụng công nghệ cao.

Các số liệu phải có cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ công tác lập quy hoạch chi tiết, kế hoạch và tổ chức chỉ đạo sản xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Báo cáo tổng hợp. 11

Page 12: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

IV. Phạm vi và đối tượng của dự án.

IV.1. Phạm vị điều tra, xây dựng dự án.

Khu vực toàn tỉnh Ninh Thuận.

Phạm vi thời gian thu thập thông tin (2000 – 2013).

IV.2. Đối tượng điều tra, xây dựng dự án.

Đối tượng quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm các đối tượng có thế mạnh của tỉnh như sau:

Thủy sản: sản xuất tôm giống (tôm thẻ chân trắng và tôm sú), nuôi tôm thương phẩm và rong biển.

Cây trồng: nho, táo, rau an toàn và hành, tỏi.

Vật nuôi: Gia súc (dê, cừu, bò).

Các cơ sở sản xuất nông nghiệp, đặc biệt có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Thương lái, nhà xuất khẩu và nhập khẩu, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Các siêu thị, Metro Cash, v.v…

V. Phương pháp xây dựng dự án.

V.1. Phương pháp.

(1). Kế thừa các tài liệu pháp lý, gồm: các quy hoạch (QH tổng thể phát triển kinh tế xã hội, QH sử dụng đất đai, các quy hoạch chuyên ngành trên địa bàn tỉnh: Công nghiệp, thương mại, xây dựng, giao thông…), đã được phê duyệt, các chủ trương, chính sách đã được ban hành. ..

(2). Phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ như các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, các địa phương trong tỉnh.

(3). Tham quan và điều tra các cơ sở sản xuất có quy mô lớn và vừa trong tỉnh và các tỉnh, thành khác để tìm ra các thông số và kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển sản xuất các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

(4). Sử dụng các định mức được nhà nước ban hành kết hợp với điều tra hiện trạng để cập nhật trong tính toán đầu tư.

(5). Phương pháp nội suy, ngoại suy.

Báo cáo tổng hợp. 12

Page 13: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

(6). Tham khảo tài liệu, các mô hình của các nước, các tỉnh thành trong nước, để phân tích ưu việt để rút ra bài học.

V.2. Điều tra, khảo sát.

Thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng chuyên môn, các cơ quan nghiên cứu.

Khảo sát, phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý, các Công ty, cơ sở, nông hộ sản xuất các đối tượng dự kiến quy hoạch trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể:

Đối với nhà quản lý: Đăng ký làm việc trực tiếp về tình hình của ngành, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp. Nội dung được thể hiện chi tiết trong Văn bản đăng ký làm việc sau khi đề cương được phê duyệt;

Đối với các cơ sở, Công ty, nông hộ sản xuất: Điều tra khảo sát theo phiếu điều tra in sẵn, với số lượng khoảng 100 phiếu (Sau khi đề cương được phê duyệt, đơn vị tư vấn lập quy hoạch sẽ soạn thảo nội dung phiếu điều tra và xin ý kiến đơn vị chủ quản trước khi tiến hành điều tra).

Đối với các nhà khoa học: Phỏng vấn trực tiếp.

Lập bản đồ quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 của toàn tỉnh.

V.3. Xử lý kết quả điều tra.

Sử dụng phương pháp phân tích thống kê (tốc độ phát triển bình quân, thống kê mô tả bằng các đồ thị, ...)

Phương pháp dự báo (dựa vào tốc độ phát triển bình quân giai đoạn, hàm xu thế tuyến tính, hàm hồi quy tuyến tính,...)

Phương pháp chuyên gia, hội thảo.

V.4. Các bước tiến hành.

+ Bước 1: Lên phương án chi tiết.

+ Bước 2: Điều tra, thu thập thông tin (bao gồm cả điều tra khảo sát qua phiếu điều tra in sẵn, thu thập thông tin từ các huyện, thị, doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh, các cơ quan nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các trung tâm dự báo của trung ương và địa phương …. thuộc chuỗi giá trị của ngành).

+ Bước 3: Dự thảo phương án và xác định địa điểm dự kiến các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đến năm 2020 và quy mô từng khu vực, các công nghệ có khả năng ứng dụng cho từng giai đoạn đối với từng sản phẩm. Hội thảo lựa chọn phương án.

Báo cáo tổng hợp. 13

Page 14: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Bước 4: Xử lý thông tin.

+ Bước 5: Hoàn thiện xây dựng phương án quy hoạch, bao gồm: xây dựng các phương án quy hoạch, xây dựng các bản đồ gốc, viết báo cáo quy hoạch. Thông qua, trình duyệt, giao nộp sản phẩm.

V.5. Tổ chức xây dựng dự án.

+ Chủ quản đầu tư: Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Ninh Thuận.

+ Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.

+ Cơ quan tư vấn lập quy hoạch: Công ty Cổ phần Đất Việt.

+ Cơ quan phối hợp: Chính quyền các huyện, thị xã; Các Sở Ban ngành; Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

-------------------

Báo cáo tổng hợp. 14

Page 15: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Phần thứ nhấtĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.I.1. Vị trí địa lý.

Ninh Thuận nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có tọa độ địa lý từ 11018’14’’ đến 12009’15’’ vĩ độ Bắc và từ 109009’08” đến 109014’25” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tinh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 105km. Diện tích tự nhiên phần đất liền là 335.833 ha.

Về hành chính, tỉnh có 7 đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc và Thuận Nam. Đến cuối năm 2011 toàn tỉnh có 65 xã, phường, thị trấn, trong đó có 47 xã, 3 thị trấn và 15 phường.

I.2. Địa hình.

Địa hình của tỉnh có 3 dạng chính là: Núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven biển.

Địa hình đồi núi của tỉnh chiếm 63,2% diện tích toàn tỉnh, chủ yếu là núi thấp dốc từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Địa hình đồi núi của tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển thủy điện quy mô nhỏ kết hợp với thủy lợi.

Địa hình đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở phía Tây các huyện Ninh Phước, Thuận Bắc và Ninh Sơn. Địa hình lượn sóng xen lẫn các đồi thấp này có nhiều điều kiện để phát triển rừng kinh tế, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, địa bàn chiến lược quốc phòng của khu vực.

Đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở các huyện, thành phố trong tỉnh. Địa hình bằng phẳng, ven biển có các đồi cát, cồn cát. Đồng bằng ven biển là nơi có điều kiện để bố trí các công trình công nghiệp, du lịch, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, phát triển các cây đặc sản của vùng khô hạn.

I.3. Khí hậu, thủy văn.

Theo tài liệu đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Ninh Thuận thì tỉnh nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi lớn, được thể hiện trên các yếu tố sau:

*. Bức xạ và nắng.

Báo cáo tổng hợp. 15

Page 16: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

- Bức xạ: Theo kết quả tính toán thực nghiệm, lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng rất lớn (bức xạ tổng cộng lý tưởng là bức xạ bao gồm trực xạ và tán xạ trong điều kiện quang mây), trung bình hàng năm tại Nha Hố trên 230 Kcal/cm2, tháng ít nhất cũng trên 14 Kcal/cm2. Lượng bức xạ dồi dào, đem lại một nền nhiệt độ cao, phân bố khá đều giữa các tháng, cho nên điều kiện bức xạ góp phần quan trọng tính chất nhiệt đới của khí hậu Ninh Thuận. Đây là điều kiện thuận lợi để canh tác nhiều vụ cây trồng trong năm.

- Nắng: Ninh Thuận nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm có thời gian chiếu sáng dài. Hơn nữa, suốt cả mùa khô kéo dài tới 8 - 9 tháng, trời thường ít hoặc quang mây, cho nên ở Ninh Thuận trung bình hàng năm có tới 2.700-3.000 giờ nắng.

*. Nhiệt độ

Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm. Hầu hết vùng đồng bằng ven biển và các vùng núi thấp kế cận đều có nhiệt độ trung bình năm trên 260 C và tổng nhiệt năm trên 9.5000C, cho phép canh tác nhiều vụ/năm. Nơi có nhiệt độ cao nhất là khu vực Phan Rang, Nha Hố với nhiệt độ trung bình năm trên 270C và tổng nhiệt năm trên 9.8000C. Do địa thế thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam nên nhiệt độ cũng tăng dần theo hướng đó. Theo các phương pháp tính toán đáng tin cậy: Với chu kỳ 50 năm bất cứ nơi nào trong tỉnh cũng có nhiệt độ thấp nhất không dưới 120C và với chu kỳ 100 năm thì tại Phan Rang là 11,40C.

Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm và ít biến động, không có mùa đông lạnh, trừ vùng núi cao trên 1.000 m. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển nhanh và điều kiện đảm bảo để tăng vụ, phát triển chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu); sản xuất muối công nghiệp, phát triển du lịch,...

*. Độ ẩm trung bình.

Độ ẩm tương đối trung bình năm tại Ninh Thuận từ 74-78%. Khu vực Phan Rang có độ ẩm tương đối trung bình năm dưới 75%, thấp nhất trong tỉnh và cả nước.

*. Bốc hơi nước.

Ninh Thuận có lượng bốc hơi nước rất lớn, lượng bốc hơi nước trung bình năm từ 1.650 mm-1.850 mm. Trong cả năm có đến 10 tháng (Nha Hố), thậm chí đến 12 tháng (Phan Rang) lượng bốc hơi trên 100 mm/tháng. Lượng bốc hơi lớn nhất vào các tháng 2, 3 và 4.

*. Mưa

Ninh Thuận được coi là một trong những tỉnh ít mưa nhất ở miền Trung nước ta và cả nước. Tuy vậy, điều kiện địa hình chia cắt mạnh nên lượng mưa ở các nơi rất không đồng đều. Mưa nhiều nhất là ở khu vực miền núi phía Tây và Tây Bắc tỉnh (thuộc

Báo cáo tổng hợp. 16

Page 17: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

huyện Ninh Sơn, Bác Ái). Lượng mưa năm ở khu vực này trên 2.000 mm (Lâm Sơn: 2.028,30 mm). Mưa ít nhất là các thung lũng vùng ven biển, lượng mưa/năm chỉ đạt xấp xỉ 700 mm (Phan Rang: 691,90 mm). Đó là khu vực khô hạn vào bậc nhất nước ta. Đại bộ phận vùng ven biển ở Ninh Thuận có lượng mưa năm chừng 600-800 mm và số ngày mưa khoảng từ 45-90 ngày. Lượng mưa có xu thế tăng dần từ Đông sang Tây và từ vùng thấp lên vùng cao, lượng mưa nói trên phân bố không đều cho 2 vụ. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 75-90% lượng mưa cả năm.

Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm Tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân của cả nước.

I.3. Tài nguyên đất.

I.3.1. Về thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại, lập bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận năm 2000 theo phương pháp phân loại định lượng (WRB) do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thì trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 9 nhóm đất với 75 loại đất, được tóm tắt qua bảng sau:

Bảng 1.1: Phân loại các nhóm đất tỉnh Ninh Thuận.

STT Nhóm đất Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) Phân bố

1 Nhóm đất cát 10.401,3 3,1 H.Ninh Hải, Tp. Phan Rang

2 Nhóm đất mặn 5.532,8 1,7 H. Ninh Hải, H. Ninh Phước

3 Nhóm đất phù sa 8.304,6 2,5 H.Ninh Phước, H.Ninh Hải, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm

4 Nhóm đất glây 7.755,6 2,3 H.Ninh Phước, H.Ninh Hải, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm

5 Nhóm đất mới biến đổi 9.049,8 2,7 H. Ninh Phước, H.Ninh Sơn, H. Ninh Hải

6 Nhóm đất xám vùng bán khô hạn 23.201,5 6,9 H. Ninh Sơn, H.Bác Ái, H.

Ninh Phước

7 Nhóm đất xám 28.423,4 8,5 H. Ninh Sơn, H.Bác Ái

8 Nhóm đất đỏ 1.840,0   H.Ninh Sơn, H. Ninh Phước

9 Đồi xói mòn trơ sỏi đá 17.274,4 5,1  

Nguồn: Quy hoạch tổng thể Phát triển KT- XH tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Báo cáo tổng hợp. 17

Page 18: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

I.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013.

Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận năm 2013

ĐVT: ha.

STT LOẠI ĐẤT Hiện trạng sử dụng đất năm 2012

Cơ cấu (%)

  TỔNG SỐ 335.832,57 100,00%

I Đất nông nghiệp 266.157,80 79,25%

1 Đất sản xuất nông nghiệp 73.817,54 21,98%

1.1 Đất trồng cây hằng năm 63.594,52 18,94%

- Đất trồng lúa 18.807,62 5,60%

- Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 154,07 0,05%

- Đất trồng cây hằng năm khác 44.632,83 13,29%

1.2 Đất trồng cây lâu năm 10.223,02 3,04%

2 Đất lâm nghiệp có rừng 186.048,78 55,40%

3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.801,38 0,54%

4 Đất làm muối 3.966,97 1,18%

5 Đất nông nghiệp khác 523,13 0,16%

II Đất phi nông nghiệp 29.907,25 8,91%

1 Đất ở 4.674,80 1,39%

2 Đất chuyên dùng 17.918,01 5,34%

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 106,14 0,03%

4 Đất nghĩa địa, nghĩa trang 793,95 0,24%

5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 6.396,10 1,90%

6 Đất phi nông nghiệp khác 18,25 0,01%

III Đất chưa sử dụng 39.767,52 11,84%Nguồn: Sở TN&MT.

Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 266.157,80 ha, chiếm tỷ lệ khá lớn (79,25%) so với diện tich tự nhiên của tỉnh. Riêng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh: 73.817,54 ha (21,98%), trong đó: đất trồng lúa: 18.807,62 ha (5,6%), đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi: 154,07 ha (0,05%), đất trồng cây hằng năm khác: 44.632,83 ha (13,29%). Ngoài ra, diện tích đất trồng cây lâu năm của tỉnh: 10.223,02 ha (3,04%) và diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 1.801,38 ha (0,54%).

I.4. Tài nguyên rừng.

Báo cáo tổng hợp. 18

Page 19: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Theo Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh hiện nay là 186.049 ha, trong đó:

Diện tích rừng hiện có là 150.743 ha, với diện tích rừng tự nhiên là 142.667 ha và rừng trồng là 8.076 ha.

Diện tích rừng trồng mới tập trung là 129 ha, phân theo 3 loại rừng: rừng sản xuất 110 ha, không có rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Độ che phủ rừng của tỉnh năm 2013 là 44%, tài nguyên rừng của tỉnh Ninh Thuận vừa có ý nghĩa trong phát triển kinh tế, khai thác để phát triển du lịch kết hợp với chức năng phòng hộ.

I.5. Tài nguyên biển.Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loại cá, trong đó nhóm cá nổi có trên 146 loài,

nhóm cá đáy có 392 loài, vùng biển có độ sâu từ 200m trở vào có khoảng 100 loài hải sản có giá trị kinh tế thuộc 4 nhóm động vật chủ yếu là giáp xác, nhuyễn thể, da gai và cá, tổng trữ lượng hải sản có khoảng 120.000 tấn.

Vùng biển Ninh Thuận có một vùng “nước trồi” và là một trong 4 ngư trường giàu nguồn lợi, điều kiện tạo phù du, thu hút các luồng cá, đây là cơ sở để phát triển ngành khai thác và đánh bắt hải sản.

Tài nguyên ven bờ: Có điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản cho từng loại hình mặt nước như nuôi biển, nuôi nước lợ, trên cát, nuôi nước ngọt và sản xuất giống thủy sản. Toàn tỉnh có khoảng 3.000 – 4.000 ha diện tích mặt nước lợ, mặn gồm các đầm, vịnh thuận lợi cho việc đưa vào nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn.

II. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận.II.1. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế.

II.1.1.Mức tăng trưởng kinh tế. Bảng 1.3: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá so sánh năm 2010.

ĐVT: tỷ đồng.

Nội dung 2010 2011 2012 2013

Mức tăng trưởng

bình quân (%/năm)

Nông - lâm - nghiệp và thủy sản 3.033,3 3.775,7 4.033,8 3.049,30 0,18

Công nghiệp và xây dựng 1.593 1.628,3 1.843,8 2.178,00 10,99

Dịch vụ 2.612,2 2.777,9 3.199 4.802 22,50

Tổng cộng 7.238,5 8181,9 9.076,6 10.029,64 11,48 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận.

Báo cáo tổng hợp. 19

Page 20: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Giai đoạn 2010-2013, mức tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh khoảng 11,48%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2013 là 10.029,64 tỷ đồng, tăng khoảng 1,38 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người năm 2013 của tỉnh đạt 23,5 triệu đồng (giá hiện hành).

II.1.2.Nông nghiệp.

Bảng 1.4: Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp theo giá hiện hành. ĐVT: tỷ đồng.

Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và các hoạt động khác Tổng cộng

2005 646,0 375,8 108,6 1.130,4

2006 895,8 396,3 108,7 1.400,8

2007 1.164,6 463,9 140,1 1.768,6

2008 1.787,7 756,4 192,3 2.736,4

2009 1.819,9 930,5 496,0 3.246,4

2010 2.194,4 1.069,6 628,2 3.892,2

2011 3.157,1 1.570,8 536,3 5.264,2

2012 3.391,0 1.765,1 592,9 5.749,0

2013 2.964,76 1.208,47 3.981,70 8.154,929Tăng/giảm tuyệt

đối (+, -) 2.318,76 832,67 3.873,10 7.024,53

Tăng, giảm TB (%/năm) 24,32 18,16 67,29 32,62

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận.

Giai đoạn 2005 - 2013, giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp của tỉnh tăng bình quân là 32,62%/năm.

II.2. Xã hội.

Dân số trung bình tỉnh Ninh Thuận đến năm 2013 là 576.688 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh năm 2013 là 12,5‰, mật độ dân số trung bình 172 người/km2, dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng ven biển. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là: dân tộc Kinh chiếm 76,5%, dân tộc Chăm chiếm 11,9%, dân tộc Raglai chiếm 10,4%, còn lại là các dân tộc khác. Dân số thành thị chiếm khoảng 36% tổng dân số, còn lại tỷ lệ dân số nông thôn là khoảng 64% (Phụ lục 10).

II. Hệ thống giao thông.

Báo cáo tổng hợp. 20

Page 21: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Tỉnh có 3 tuyến quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 1A (64,5 km), Quốc lộ 27A (66 km), Quốc lộ 27B (44 km) và 10 tuyến tỉnh lộ là 701, 702, 703, 704, 705, 706, 707, 708, 709, 710 và tuyến đường Kiền Kiền – Mỹ Tân, với tổng chiều dài khoảng 322,54 km, đường huyện có 189,9 km, đường đô thị có 128,24 km, đường xã dài 238,3 km.

Mật độ đường của tỉnh nhìn chung còn thấp so với mức bình quân của cả nước, bình quân là 0,24 km/km2 và 1,61 km/1.000 dân. Hiện nay, 100% số xã trong toàn tỉnh có đường ô tô có thể đến trung tâm xã và có thể lưu thông quanh năm.

III. Hệ thống thủy lợi.

+ Công trình hồ chứa: Tính đến nay, toàn tỉnh Ninh Thuận có 21 hồ chứa nước với dung tích 194,21 triệu m3 + 01 hồ Đơn Dương W=165 triệu m3 và 45 hồ nhỏ các loại. Diện tích tưới theo thiết kế và khả năng tưới thực tế của các hồ chứa là 36.855 ha.

+ Các công trình tưới bằng các đập dâng: Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay có 76 đập dâng lớn nhỏ, trong đó: 13 đập dâng có diện tích thiết kế mỗi đập trên 50 ha, 58 đập dâng có diện tích thiết kế mỗi đập nhỏ hơn 50 ha, 5 đập dâng thuôcj khu tưới hồ Tân Giang. Tổng diện tích tưới theo thiết kế của các công trình đập dâng là 18.363 ha, trong đó thực tế tưới được 16.228ha.

+ Các công trình tưới bằng trạm bơm: Trong hệ thống thủy nông Nha Trinh – Lâm Cấm có một số khu vực cao cục bộ không thể tưới tự chảy được mà phải dùng bơm. Đến nay, số trạm bơm lấy nước tưới từ kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm đã xây dựng được 10 trạm với diện tích tưới thiết kế là 1.480 ha, diện tích thực tưới năm cao nhất đạt được 840ha.

IV. Mạng lưới điện.

Tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220KV,110 KV với nguồn cấp trực tiếp là nhà máy thủy điện Đa Nhim công suất 160MW. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của các nguồn điện tại chỗ là thủy điện Sông Pha công suất 7,5MW (5 x 1,5MW), nhà máy thủy điện sông Ông công suất 8,1MW (3 x 2,7MW).

Hệ thống lưới điện quốc gia được đầu tư đến 100% số xã, phường, thị trấn đáp ứng cho nhu cầu điện cho nhu cầu điện cho sản xuất và cung cấp điện cho hơn 95% số hộ trong tỉnh. Tỉnh đang triển khai xây dựng tiếp các hệ thống điện cung cấp cho các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Báo cáo tổng hợp. 21

Page 22: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Phần thứ haiĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

VÀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

I. Vị trí ngành nông nghiệp trong nền kinh tế.

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế của tỉnh Ninh Thuậntheo giá hiện hành

ĐVT: tỷ đồng

STT Nội dung Năm

2005 2007 2009 2011 2013Tổng GTSX của nền KT. 5.225,7 7.562,6 12.091,5 21.629,7 28.504,96

I GTSX ngành NN 1.130,4 1.768,6 3.246,4 5.264,2 11.454,2

- Trồng trọt 646,0 1.164,6 1.819,9 3.157,1 3.808,87

- Chăn nuôi 375,8 463,9 930,5 1.570,8 1.731,3

- Dịch vụ và các hoạt động khác 108,6 140,1 496,0 536,3  Cơ cấu giá trị sản xuất  

GTSX ngành NN đối với nền kinh tế 21,6% 23,4% 26,8% 24,3% 40,18%

GTSX ngành trồng trọt đối với ngành NN 57,1% 65,8% 56,1% 60,0% 33,25%

GTSX ngành chăn nuôi đối với ngành NN 33,2% 26,2% 28,7% 29,8% 15,11%

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận.

Giai đoạn 2005 – 2013, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh tăng đều qua các năm, trung bình 29,38%/năm. Nếu như năm 2005 đạt 1.130,4 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã đạt 11.454,2 tỷ đồng. Trong đó, giá trị của ngành trồng trọt tăng nhanh trong giai đoạn 2005 – 2013 (28,85%/năm), trong khi ngành chăn nuôi tăng trưởng với mức thấp hơn (24,39%/năm).

Năm 2013, tỷ trọng GTSX của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế là 40,18%, tăng so với năm 2005. Riêng tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt chiếm khoảng 33,25% GTSX ngành nông nghiệp và chiếm 13,36% tổng GTSX của nền kinh tế. Còn GTSX ngành chăn nuôi chiếm 15,11% GTSX ngành nông nghiệp và chiếm 6,07% trong tổng GTSX của nền kinh tế. Điều này cho thấy, ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt, chăn nuôi nói riêng có vị thế quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh hiện nay.

Báo cáo tổng hợp. 22

Page 23: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

II. Thực trạng sản xuất một số sản phẩm chính trên địa bàn tỉnh.

II.1. Thực trạng sản xuất một số cây trồng chính. Cây nho.

Đối với Ninh Thuận, nho được xác định là cây chủ lực của tỉnh, chiếm khoảng 14,1% diện tích cây ăn quả. Năm 2012, diện tích gieo trồng nho của tỉnh là 695 ha, trong đó: diện tích nho đang thu hoạch là 656 ha, diện tích nho trồng mới là 39 ha. Diễn biến về diện tích thu hoạch và sản lượng nho giai đoạn 2005 – 2012 thể hiện qua bảng sau:Bảng 2.2: Diện tích thu hoạch và sản lượng nho tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005 –

2013.

Nội dung 2005 2008 2010 2011 2013Tỷ lệ tăng,

giảm (%)

Diện tích (ha) 1.475 1.086 704 578 727 -9,61

Sản lượng (tấn) 26.000 25.660 16.158 14.158 16.965 -5,92

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận.

Giai đoạn 2005 – 2013, diện tích nho của tỉnh giảm liên tục từ 1.475 ha (năm 2005) xuống chỉ còn 727 ha (năm 2013), giảm trung bình khoảng 9,61%/năm. Diện tích giảm nên sản lượng nho cũng đồng thời giảm xuống đáng kể, từ 26.000 tấn xuống chỉ còn 16.965 tấn vào năm 2013, giảm trung bình khoảng 5,92%/năm. Tuy có sự gia giảm về diện tích cũng như sản lượng nhưng có nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ hoạt động trồng nho, cụ thể những hộ trồng nho tại huyện Ninh Phước và Tp. Phan Rang –Tháp Chàm. Hiện nay, nho được trồng tập trung nhiều tại huyện Ninh Phước, Ninh Hải và Tp. Phan Rang – Tháp Chàm chiếm khoảng 87% diện tích và chiếm 89% về sản lượng nho của toàn tỉnh Ninh Thuận trong năm 2013. Diện tích thu hoạch và sản lượng

Cây táo.

Cây táo được phát triển ở Ninh Thuận, do nó là loại cây dể trồng, phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần thay đổi đời sống nhân dân. « Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 - 2020” xác định táo là một trong 8 loại cây trồng chính của Ninh Thuận. Năm 2013, diện tích gieo trồng táo của tỉnh là 1.107 ha, trong đó diện tích thu hoạch là 1.071 ha. Diễn biến về diện tích thu hoạch và sản lượng táo của tỉnh, giai đoạn 2006 – 2013 thể hiện qua bảng sau:

Báo cáo tổng hợp. 23

Page 24: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Bảng 2.3: Diện tích thu hoạch và sản lượng táo tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 – 2013.

Nội dung 2006 2008 2009 2010 2011 2013Tỷ lệ tăng, giảm TB

(%)Diện tích (ha) 69 74 181 578 694 1.107 48,7Sản lượng (tấn) 415 560 3.434 15.680 19.163 46.172 96,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận.

Giai đoạn 2006 – 2013, qua 7 năm diện tích táo thu hoạch tăng lên 1.038 ha, trung bình khoảng 48,7%/năm, đáng chú ý năm 2010 diện tích táo tăng thêm 53% so với năm 2009. Qua 7 năm (giai đoạn 2006 – 2012) sản lượng táo tăng trung bình 96%/năm.

Cơ cấu về diện tích và sản lượng táo thay đổi đột phá trong giai đoạn 2008 – 2010. Táo Ninh Thuận trồng tập trung nhiều ở Tp. Phan Rang – Tháp Chàm và huyện Ninh Phước với diện tích chiếm 83% diện tích táo toàn tỉnh và chiếm 89% tổng sản lượng táo của tỉnh trong năm 2013.

Biểu đồ 2.4: Diện tích nho và táo tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 – 2013 (ha)

Nguồn : Cục Thống kê.

Thực trạng sản xuất rau an toàn.

Khái niệm, tiêu chuẩn rau an toàn

Theo thông tư số 59/2012/TT- BNNPTNT ngày 09/11/2012 quy định về Quản lý sản xuất rau quả và chè an toàn thì Rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế, chế biến phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo

Báo cáo tổng hợp. 24

Page 25: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

an toàn thực phẩm hoặc phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hoặc phù hợp với các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn VietGAP, các tiêu chuẩn GAP khác và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định.

Theo QCVN 8-2: 2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

Theo số liệu báo cáo của các huyện, thành phố, diện tích và sản lượng rau các loại và rau an toàn thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Diện tích rau các loại của tỉnh Ninh Thuận năm 2013.

STT Huyện, Tp.

Rau các loại Rau an toàn

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1 Tp. Phan Rang - Tháp Chàm 597,4 9.456 12,5 108,82 Huyện Bác Ái 298 10.233    3 Huyện Ninh Sơn 454,3 6.643    4 Huyện Ninh Hải 797,4 6.913 20,0 92,05 Huyện Ninh Phước 3.176,00 55.333 130,0 1.154,06 Huyện Thuận Bắc 232 3.799    7 Huyện Thuận Nam 331,9 5.408    

Toàn tỉnh 5.887,0 97.785 162,5 1.354,8Nguồn : Báo cáo của phòng nông nghiệp các huyện, thành phố năm 2013.

Như vậy, đến năm 2013 toàn tỉnh Ninh Thuận có 5.887 ha đất trồng rau các loại với sản lượng rau toàn tỉnh là 97.785 tấn. Trong đó, diện tích rau an toàn của tỉnh chỉ có 162,5 ha, chủ yếu tập trung ở các huyện: Ninh Phước, Ninh Hải và Tp. Phan Rang – Tháp Chàm. Huyện Ninh Phước có diện tích trồng rau an toàn cao nhất là 130 ha, với sản lượng đạt 1.154 tấn. Các sản phẩm rau đậu của tỉnh chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại địa phương, một phần được tiêu thụ tại Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.

Hành, tỏi.

Hành, tỏi là sản phẩm được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình, các quán ăn, nhà hàng. Ngoài ra, tỏi cũng được sử dụng như một loại dược liệu thông dụng để phòng trị một số bệnh trong lĩnh vực Đông y. Do vậy, nhu cầu thị trường của hai sản phẩm này mang tính ổn định và phát triển cao. Đồng thời, Ninh Thuận là tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây tỏi và cây hành (có mùi thơm và vị cay đặc trưng) nên tỉnh đã lợi dụng lợi thế này để duy trì và phát triển sản lượng trong thời gian tới. Diện tích và sản lượng hành tỏi của tỉnh được thể hiện qua bảng sau:

Báo cáo tổng hợp. 25

Page 26: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Bảng 2.6: Diện tích và sản lượng hành củ, tỏi tỉnh Ninh Thuận năm 2013

STT Huyện, Tp

Hành Tỏi

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1 Tp. Phan Rang - Tháp Chàm 44,7 357,6 16,0 80,0

2 Huyện Bác Ái -  -  -  - 3 Huyện Ninh Sơn -  -  -  - 4 Huyện Ninh Hải 438,9 5.528,0 90,4 1.106,5

5 Huyện Ninh Phước 289,0 2.421,0 17,0 128,0

6 Huyện Thuận Bắc  -  - - - 7 Huyện Thuận Nam -  -   - - 

  Toàn tỉnh 772,6 8.306,6 123,4 1.314,5Nguồn : Báo cáo của Phòng nông nghiệp các huyện năm 2013.

Theo Báo cáo của Phòng nông nghiệp các huyện năm 2012 thì diện tích trồng hành củ, tỏi của tỉnh chủ yếu tập trung ở ba huyện, thành phố là: Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Ninh Hải và Ninh Phước. Diện tích trồng hành lấy củ của toàn tỉnh là 772,6 ha với tổng sản lượng đạt 8.306,6 tấn và diện tích tỏi của tỉnh là 123,4 ha với sản lượng đạt 1.314,5 tấn. Ninh Hải là huyện có diện tích và sản lượng hành, tỏi nhiều nhất, với sản phẩm hành lấy củ: có 438,9 ha với 5.528 tấn và sản phẩm hành lấy củ: có 90,4 ha với 1.106,5 tấn.

II.2. Thực trạng ngành chăn nuôi tỉnh Ninh Thuận.

Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, đồng thời giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp cao hơn giá trị sản xuất của một số sản phẩm trồng trọt. Mặc dù, sản phẩm chăn nuôi trên khía cạnh nông nghiệp mặc dù vẫn còn mang đặc điểm chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng vẫn có cơ hội tạo ra thu nhập cao hơn trên một đơn vị diện tích đất sản xuất. Trong bối cảnh gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi trong nước và quốc tế đang tạo ra một cơ hội tốt cho sự phát triển của ngành, có thể tạo ra cơ hội việc làm cho các vùng nông thôn và góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông hộ.

Chăn nuôi trâu, bò.

Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận tương đối thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò nhất là hình thức chăn nuôi thả.

Bảng 2.7: Diễn biến đàn trâu, bò của tỉnh giai đoạn 2000 - 2013

Báo cáo tổng hợp. 26

Page 27: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

TT Địa phương Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2013

Tăng (+);

Giảm (-)

Tốc độ tăng

trưởng bình

quân/năm (%)

1 TP. Phan Rang - Thap Chàm. 3.692 4.370 4.620 2.971 -721 -1,66

2 Huyện Bác Ái 10.084 13.640 14.405 14.167 4.083 2,65

3 Huyện Ninh Sơn 16.156 21.854 23.080 16.290 134 0,06

4 Huyện Ninh Hải 8.152 11.026 11.645 9.962 1.810 1,55

5 Huyện Ninh Phước 16.681 22.560 23.830 18.642 1.961 0,86

6 Huyện Thuận Bắc 12.404 16.780 17.720 15.843 3.439 1,90

7 Huyện Thuận Nam 13.132 17.820 18.760 15.273 2.141 1,17

  Tổng cộng 80.301 108.050 114.060 93.149 12.848 1,15Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Thuận.

Đàn trâu, bò phân bố trên tất cả các huyện thị của tỉnh Ninh Thuận nhưng tập trung nhiều tại các huyện Ninh Phước (chiếm 20,01% tổng đàn), Ninh Sơn (chiếm 17,49%), Thuận Bắc (chiếm 17,01%) và huyện Thuận Nam (16,4%). Nhìn chung, số lượng trâu, bò của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2013 tăng bình quân khoảng 1,15%/năm. Tuy nhiên trong giai đoạn 2005 – 2010, số lượng bò tăng từ 108.050 con (năm 2005) lên 114.060 (năm 2010) và đến năm 2013 lại giảm chỉ còn 93.149 con. Quy mô đàn giảm một phần do giá thịt bò tăng nên tăng lượng bò xuất chuồng (bán thịt). Trong khi đàn trâu có xu hướng giảm qua các năm, nếu như năm 2000 toàn tỉnh có 6,1 ngàn con thì đến hiện nay, đàn trâu chỉ còn khoảng 4 ngàn con, tốc độ giảm trung bình là 3,46%/năm giai đoạn 2000 – 2013.

Như vậy giai đoạn từ năm 2000 – 2013, tại các huyện như Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Bắc và Thuận Nam là những địa phương có truyền thống chăn nuôi trâu, bò nhất tỉnh Ninh Thuận, đây cũng là điều kiện tốt để chúng ta định hướng phát triển mạnh tại các địa phương này trong giai đoạn đến năm 2020.

Chăn nuôi cừu.

Ngành chăn nuôi cừu cũng rất được quan tâm. Nuôi cừu tại Ninh Thuận chủ yếu theo phương pháp quảng canh, phụ thuộc lớn vào đồng cỏ tự nhiên.

Giai đoạn 2006 – 2008 đàn cừu giảm mạnh về số lượng, nếu như năm 2006 tỉnh có 92.160 con, thì đến năm 2008 số lượng cừu của tỉnh chỉ còn 72.760 con. Nguyên nhân chính là do giai đoạn trước lợi nhuận của ngành ở mức cao nên bà con ồ ạt đầu tư vào

Báo cáo tổng hợp. 27

Page 28: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

chăn nuôi cừu làm cho số lượng cừu của tỉnh tăng nhanh. Tuy nhiên, người chăn nuôi lại chưa gắn kết giữa việc tăng quy mô phát triển đàn với tìm kiếm thị trường tiêu thụ nên dẫn tới nguồn cung ứng thịt cừu cao hơn nhu cầu tiêu thụ làm cho giá cừu giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi phải bỏ nghề. Vì vậy, đến giai đoạn này số lượng cừu giảm mạnh. Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay ngành chăn nuôi cừu của tỉnh đã dần đần phục hồi trở lại, người chăn nuôi bắt đầu có lãi nên số lượng cừu tăng dần trong giai đoạn 2009 – 2013, năm 2009 tăng lên 73.210 con và đến 2013 tăng đến 91.158 con.

Diễn biến số lượng cừu của tỉnh phân theo huyện, thị trong giai đoạn này như sau:

Bảng 2.8: Số lượng cừu phân theo huyện giai đoạn 2000 – 2013.

ĐVT: con.

TT Địa phương Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2013

Tăng (+);

Giảm (-)

Tốc độ tăng

trưởng bình

quân/năm (%)

1 TP. Phan Rang - Thap Chàm 1.776 3.552 3.080 3.855 2.079 6,14

2 Huyện Bác Ái 344 788 2.160 1.779 1.435 13,47

3 Huyện Ninh Sơn 1.580 3.160 12.540 14.388 12.808 18,52

4 Huyện Ninh Hải 4.492 8.984 14.205 16.126 11.634 10,33

5 Huyện Ninh Phước 4.496 8.992 11.750 17.057 12.561 10,80

6 Huyện Thuận Bắc 2.635 5.272 3.715 4.791 2.156 4,71

7 Huyện Thuận Nam 5.377 10.752 21.100 33.162 27.785 15,02

  Tổng cộng 20.700 41.500 68.550 91.158 70.458 12,08

Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Thuận.

Đàn cừu phân bố trên tất cả các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Thuận nhưng cũng tương tự như đàn dê, đàn cừu tập trung nhiều tại các huyện Thuận Nam (chiếm 36,38%), Ninh Phước (chiếm 18,71%) và huyện Ninh Hải (17,69%). Nhìn chung, số lượng đàn cừu của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2013 tăng bình quân khoảng 12,08%/năm. Nhưng trong những năm gần đây ngành chăn nuôi cừu cũng gặp nhiều khó khăn do đồng cỏ chăn thả bị thu hẹp dần.

Chăn nuôi dê.

Từ năm 2009 đến nay ngành chăn nuôi dê bắt đầu có xu hướng ổn định hơn, tuy số lượng có giảm nhưng không đáng kể. Năm 2008 số lượng đàn dê của tỉnh là 71.280 con và năm 2009 là 70.7000 con và đến năm 2013 chỉ còn 60.772 con, bên cạnh đó giá

Báo cáo tổng hợp. 28

Page 29: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

dê cũng ổn định hơn. Đối với một số bà con nuôi dê ở một số vùng có rừng, đồng cỏ bị thu hẹp dần dần nên chuyển sang nuôi cừu, nên trong giai đoạn 2009 – 2013 số lượng dê của tỉnh có xu hướng giảm dần và số lượng cừu lại tăng dần. Số lượng dê phân bố ở các huyện, thị trong giai đoạn này như sau:

Bảng 2.9: Số lượng dê phân theo huyện thị giai đoạn 2000 – 2013.

ĐVT: con

TT Địa phương Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2013

Tăng (+);

Giảm (-)

Tốc độ tăng

trưởng bình

quân/năm (%)

1 TP. Phan Rang - Thap Chàm 1.468 4.870 3.420 4.906 3.438 9,73

2 Huyện Bác Ái 665 2.819 1.550 1.088 423 3,86

3 Huyện Ninh Sơn 3.865 11.719 9.015 4.365 500 0,94

4 Huyện Ninh Hải 4.664 14.157 10.890 12.410 7.746 7,82

5 Huyện Ninh Phước 4.972 12.540 13.920 13.106 8.134 7,74

6 Huyện Thuận Bắc 3.420 10.175 8.595 7.282 3.862 5,99

7 Huyện Thuận Nam 5.946 9.620 14.890 17.614 11.668 8,71

  Tổng cộng 25.000 65.900 62.280 60.772 35.772 7,07

Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Thuận.

Đàn dê phân bố trên tất cả các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Thuận nhưng tập trung nhiều tại các huyện Thuận Nam (chiếm 28,98%), Ninh Phước (chiếm 21,57%) và huyện Ninh Hải (20,42%). Nhìn chung, số lượng đàn dê của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2013 tăng bình quân khoảng 7,07%/năm. Tuy nhiên trong giai đoạn 2005 – 2013, số lượng đàn dê giảm từ 65.900 con (năm 2005) xuống còn 60.772 con (năm 2013). Nguyên nhân chủ yếu là ngành chăn nuôi dê gặp khó khăn do đồng cỏ chăn thả bị thu hẹp dần.

II.3. Thực trạng ngành thủy sản.

Đối với hầu hết các nước, ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối với những nước có vùng biển và vùng nước nội địa phong phú. Việt Nam là nước có bờ biển dài và diện tích mặt biển rộng, có nhiều hồ ao và sông suối, phát triển ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, thể hiện ở các mặt sau:

Báo cáo tổng hợp. 29

Page 30: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Thủy sản là một ngành kinh tế giữ vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, giai đoạn 2000 – 2013 thủy sản đóng góp vào GDP chung toàn quốc dao động trong khoảng 2,55% - 2,6% (giá so sánh). Và theo số liệu của Tổng cục Hải quan và tổng hợp của VASEP, năm 2013 tổng giá trị xuất khẩu của cả nước đạt hơn 6,7 tỷ USD. thủy sản đóng góp vào kim ngạnh xuất khẩu chung toàn ngành nông nghiệp khoảng 22,33% và 5,4% tổng kim ngạnh xuất khẩu toàn quốc. Ngành thủy sản đã thu hút một lực lượng lao động lớn, bình quân giai đoạn 2001 – 2013 thủy sản giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 lao động/năm.

+ Ngành thủy sản cung cấp những nguồn thực phẩm quý cho con người như: giàu đạm, dể tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng của mọi lứa tuổi, có thể nói ngành thủy sản có vai trò không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

+ Ngành thủy sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng để chế biến các nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO, hằng năm có khoảng trên 25% sản lượng thủy sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn chăn nuôi. Ở nước ta, nhu cầu sử dụng bột cá cho chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng.

+ Ngành thủy sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu như: tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển,… Thủy sản còn được dùng làm nguồn nguyên liệu cho ngành dược phẩm và mỹ nghệ.

a. Thực trạng ngành thủy sản nói chung của tỉnh Ninh Thuận.

Giai đoạn 2005 – 2013, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh tăng dần qua các năm (phụ lục 1), trung bình khoảng 2,28%/năm. Nếu như năm 2005 diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 1.495 ha, thì đến năm 2013 là 1.791 ha, tăng khoảng 19,8% so với năm 2005. Huyện có tỷ lệ giảm diện tích mặt nước nuôi trồng bình quân cao nhất là huyện Ninh Hải với 37%/năm. Riêng huyện Ninh Sơn có diện tích nuôi trồng thủy sản tăng thêm bình quân 17,69%/năm.

Sản lượng thủy sản (phụ lục 2) của tỉnh tăng dần qua các năm, năm 2008 sản lượng thủy sản của tỉnh là 61.060 tấn, thì đến năm 2013 sản lượng thủy của tỉnh là 77.151 tấn, tăng trung bình khoảng 4,69%/năm. Trong đó:

+ Sản lượng cá khai thác được trong năm 2013 là 65.000 tấn, tăng thêm 20.200 tấn so với năm 2005. Để có được sản lượng khai thác như trên là nhờ sự phát triển năng lực tàu cá của tỉnh (tổng công suất các tàu đánh bắt hải sản của tỉnh

Báo cáo tổng hợp. 30

Page 31: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

đến năm 2013 là 243.400 CV). Đồng thời, các yếu tố cơ cấu tàu cá đang chuyển dịch dần theo hướng ngày càng tăng thêm năng lực đánh bắt xa bờ, hầu hết các chủ phương tiện có công suất máy lớn đều trang bị đầy đủ máy tầm ngư, máy định vị, máy thông tin liên lạc, máy thu lưới,… Đây là những yếu tố chủ yếu góp phần làm cho sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh tăng dần qua các năm.

+ Giai đoạn 2005 – 2013, sản lượng thủy sản nuôi trồng không thay đổi đáng kể. Năm 2005 sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh là 11.193 tấn và đến năm 2013 là 12.151 tấn, tăng trung bình 1,18%/năm. Nguyên nhân chính làm cho sản lượng thủy sản nuôi trồng không tăng là do dịch bệnh phát sinh trong một số năm gần đây. Đồng thời, giá cả đầu ra bấp bênh, thiếu ổn định trong khi chi phí đầu vào lại tăng cao (thuốc, thức ăn, nhiên liệu,…) nên người dân giảm diện tích nuôi, chỉ chú trọng một số đối tượng dể tiêu thụ và mang lại lợi nhuận cao.

b. Nghề nuôi tôm thương phẩm.

Theo số liệu thống kê về diện tích thả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên phạm vi cả nước năm 2013 là 560.764 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 549.206 ha/20.372 triệu con giống thả nuôi, tôm chân trắng là 11.558 ha/8.789 triệu con giống thả nuôi. Diện tích thu hoạch tôm là 247.130 ha, trong đó diện tích thu hoạch của tôm sú là 244.163 ha, tôm chân trắng là 2.967 ha. Sản lượng tôm mặn lợ thu hoạch là 224.871 tấn, trong đó tôm sú là 204.123 tấn, tôm chân trắng là 20.748 tấn.

Nghề nuôi tôm thương phẩm ở nước ta thực chất là một nghề nông nghiệp kỹ thuật cao hay chính xác hơn là một hoạt động công nghiệp, đòi hỏi mức đầu tư tương đối lớn và trình độ quản lý kỹ thuật và tái chính cao hơn so với các ngành nông nghiệp khác. Trong khi đó hoạt động nuôi tôm của Việt Nam lại rất manh mún, làm ăn nhỏ lẻ với hàng triệu hộ gia đình, mỗi hộ một vài ao. Do vậy, sẽ khó có điều kiện áp dụng kỹ thuật cao để có kết quả cao, ổn định và bền vững. Việc sản xuất nhỏ lẻ làm cho giá thành sản xuất cao, nên mặc dù giá bán tôm nguyên liệu cao, người nuôi vẫn có lợi rất thấp.

Đến năm 2013 sản lượng tôm nuôi của tỉnh Ninh Thuận là 8.624 tấn, tăng thêm 6.629 tấn so với năm 2005, giai đoạn 2005 – 2013 sản lượng tôm nuôi tăng trung bình khoảng 23,26%/năm.

c. Nghề sản xuất tôm giống.

Đến năm 2013, tỉnh Ninh Thuận có 250 cơ sở hoạt động sản xuất giống tôm sú, sản lượng khoảng 3 tỷ con. Và có khoảng 200 cơ sở hoạt động sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, đạt sản lượng 15,1 tỷ con postlarvae. Nhằm đáp ứng nhu cầu mới, hiện nhiều cơ sở sản xuất tôm sú bắt đầu chuyển đổi sang sản xuất đối tượng tôm chân trắng. Hàng năm tỉnh cung cấp khoảng 25% nhu cầu giống của cả nước. Tôm giống ở Ninh Thuận từ lâu cũng được xem là có chất lượng cao, được người nuôi tín nhiệm.

Báo cáo tổng hợp. 31

Page 32: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Sản xuất giống tôm sú.

Bảng 2.10: Tình hình sản xuất tôm sú giống Ninh Thuận 2000-2013

Nội dung Năm 2000

Năm 2005

Năm 2008

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2013

Số cơ sở 200 651 421 366 350 250Công suất (m3) 10.000 32.550 53.300 42.500 37.104 25.238

Sản lượng (tỷ con) 1,5 5,15 4,6 4,5 5,5 3,0

Nguồn: Sở khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận.

Giai đoạn 2005 – 2013, số cơ sở sản xuất giống tôm sú giảm từ 651 cơ sở xuống còn 250 cơ sở và kéo theo sản lượng tôm sú giống giảm xuống còn 3,0 tỷ con, giảm trung bình khoảng 6,53%/năm. Do hoạt động sản xuất tôm sú giống trong năm 2013 gặp nhiều khó khăn. Một mặt do nguồn tôm giống bố mẹ khai thác từ tự nhiên ngày càng cạn kiệt, chất lượng không ổn định. Mặt khác, thời tiết có nhiều biến động, chất lượng nguồn nước ven bờ có chiều hướng suy giảm nên quá trình ương nuôi ấu trùng kém hiệu quả, kết hợp tình hình chuyển đổi đối tượng nuôi tôm thương phẩm tại các tỉnh ĐBSCL nên nhu cầu tôm sú giống bị giảm đi, khả năng cạnh tranh trên thị trường gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, do tình hình thời tiết khí hậu thay đổi thất thường dẫn đến quá trình ương nuôi ấu trùng kém hiệu quả, tỷ lệ dị tật và nhiễm bệnh cao, bệnh trên tôm giống và chất lượng tôm mẹ đang là vấn đề lớn đối với các cơ sở sản xuất giống tôm sú.

Sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.

Nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng chỉ mới bắt đầu từ năm 2006, tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn nghề này đã nhanh chóng phát triển cả về quy mô và sản lượng. Năm 2011, toàn tỉnh có 86 cơ sở đang sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, giống tôm này đang có uy tín trên thị trường vì chất lượng đáp ứng nhu cầu của người nuôi.

Bảng 2.11: Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Ninh Thuận 2006-2013.

Nội dung Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2011

Năm 2013

Số cơ sở 2 5 21 36 86 200

Công suất (m3) 250 500 1.050 19.500 33.408 70.064

Sản lượng (tỷ con) 0,03 1 2,2 3,4 7,2 15,1

Nguồn: Sở khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận.

Năm 2013 toàn tỉnh có khoảng 200 cơ sở đang hoạt động sản xuất trong đó có 20 cơ sở nhập tôm bố mẹ tập trung chủ yếu ở các công ty lớn, các công ty còn lại chủ yếu là nhập Naupilus về sản xuất. Tuy nhiên do tôm bố mẹ nhập về từ nhiều nguồn và chất lượng không ổn định nên gây khó khăn cho sản xuất.

Báo cáo tổng hợp. 32

Page 33: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Đến năm tháng 5/2013, hoạt động sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu sôi động, do nắm bắt được nhu cầu chuyển đổi đối tượng nuôi tôm thương phẩm tại các tỉnh miền Nam, các doanh nghiệp sản xuất tôm giống lớn đều đầu tư nâng cấp trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, lên kế hoạch nhập tôm bố mẹ phục vụ sản xuất giống. Nên số lượng cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng lên đến 200 cơ sở với số lượng 15,1 tỷ con, tăng gấp đôi so với năm 2012.

Thị trường tiêu thụ tôm giống.

Nhu cầu giống tôm trong tỉnh hằng năm chỉ chiếm khoảng 10 – 20% sản lượng giống sản xuất được, do vậy tôm giống tỉnh Ninh Thuận chủ yếu cung cấp cho các tỉnh có nghề nuôi thủy sản phát triển trong cả nước. Thị trường tiêu thụ tôm giống của Ninh Thuận khá rộng tùy theo nhu cầu phát triển đối tượng nuôi của từng khu vực. Có thể chia làm 2 thị trường chính:

+ Đối với giống tôm sú thị trường tiêu thụ chính là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu là vào tháng 3 đến tháng 7 hàng năm.

+ Đối với giống tôm thẻ chân trắng thị trường tiêu thụ là tất cả các tỉnh thành phố ven biển trên cả nước và có nhu cầu quanh năm.

III. Thực trạng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

III.1. Khái niệm, tiêu chuẩn sản xuất.

III.1.1. Khái niệm công nghệ cao.

Theo Luật số: 21/2008/QH12 do Quốc hội ban hành thì khái niệm Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Ngoài ra, theo Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 thì nhiệm vụ chủ yếu sau:

Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản cho năng suất, chất lượng cao.

+ Đối với cây nông nghiệp: tập trung nghiên cứu và ứng dụng ưu thế lai và công nghệ gen để tạo ra các giống cây trồng mới, cây trồng biến đổi gen có các đặc tính nông học ưu việt, phù hợp với yêu cầu của thị trường; công nghệ vi nhân giống để đáp ứng nhu cầu cây giống có chất lượng cao, sạch sâu bệnh;

Báo cáo tổng hợp. 33

Page 34: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Đối với cây lâm nghiệp: nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi công nghệ tế bào, công nghệ vi nhân giống để nhân nhanh các giống cây lâm nghiệp có tốc độ sinh trưởng cao, chất lượng gỗ tốt; nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ gen để tạo giống cây lâm nghiệp chống sâu, bệnh;

+ Đối với giống vật nuôi: nghiên cứu cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, thụ tinh ống nghiệm; áp dụng phương pháp chỉ thị phân tử, công nghệ gen trong chọn, tạo các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng công nghệ gen trong xác định giới tính phôi một số loại gia súc quan trọng;

+ Đối với giống thuỷ sản: tập trung nghiên cứu kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ gen để chọn, tạo một số giống thuỷ sản chủ yếu có tốc độ sinh trưởng nhanh; tạo giống thuỷ sản đơn tính; tạo giống thuỷ sản sạch bệnh.

Phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản.

+ Về phòng, trừ dịch bệnh cây trồng nông, lâm nghiệp: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme và protein để sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng; nghiên cứu phát triển các kit để chuẩn đoán, giám định bệnh cây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ viễn thám, công nghệ hàng không trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại rừng;

+ Về phòng, trừ dịch bệnh vật nuôi: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học để chuẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử; nghiên cứu sản xuất vắc - xin thú y, đặc biệt là vắc - xin phòng, chống bệnh nguy hiểm như: cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng ở gia súc và các bệnh nguy hiểm khác;

+ Về phòng, trừ dịch bệnh thuỷ sản: nghiên cứu sản xuất một số loại kit chẩn đoán nhanh bệnh ở thuỷ sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thuỷ sản.

Nghiên cứu, phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Đối với trồng trọt: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hoá quá trình trồng trọt và thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lưới, nhà kính, như: giá thể, công nghệ thuỷ canh, tưới nước tiết kiệm, điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng, chăm sóc, thu hoạch. Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp; quy trình công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP;

Báo cáo tổng hợp. 34

Page 35: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Đối với trồng rừng: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hoá trong trồng rừng thâm canh;

+ Đối với chăn nuôi: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hoá quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, có sử dụng hệ thống chuồng kín, hệ thống điều hoà nhiệt độ, ẩm độ phù hợp, hệ thống phân phối và định lượng thức ăn tại chuồng;

+ Đối với nuôi trồng thuỷ sản: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh tự động kiểm soát môi trường đối với một số loài thuỷ sản.

Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp.

+ Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, đặc biệt là cây trồng trong nhà kính, nhà lưới, như: phân bón chuyên dụng, giá thể, chế phẩm sinh học, khung nhà lưới, lưới che phủ, hệ thống tưới, thiết bị chăm sóc, thu hoạch, hệ thống thông thoáng khí;

+ Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, như: thức ăn, chế phẩm sinh học; khung nhà, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phân phối thức ăn, thu hoạch trong chăn nuôi; hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, hệ thống điều tiết nước tuần hoàn, hệ thống mương nổi, hệ thống ao nhân tạo trong nuôi trồng thuỷ sản.

Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

+ Về công nghệ bảo quản, chế biến nông sản: nghiên cứu phát triển công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước nóng, công nghệ xử lý nước nóng, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quản rau, hoa, quả tươi qui mô tập trung; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ lên men, công nghệ chế biến sâu, công nghệ sản xuất sản phẩm chức năng; công nghệ sinh học và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chất phụ gia thiên nhiên trong bảo quản và chế biến nông sản;

+ Về công nghệ bảo quản, chế biến lâm sản: nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá nhằm tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ; công nghệ biến tính gỗ, công nghệ sấy sinh thái, công nghệ ngâm, tẩm để bảo quản gỗ; công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm bảo quản, chế phẩm chống mối, mọt thế hệ mới; công nghệ sản xuất các màng phủ thân thiện với môi trường;

Báo cáo tổng hợp. 35

Page 36: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Về công nghệ bảo quản, chế biến thuỷ sản: nghiên cứu phát triển công nghệ lạnh bảo quản dài ngày sản phẩm thuỷ sản trên tàu khai thác xa bờ; công nghệ sinh học sản xuất các chất phụ gia trong chế biến thuỷ sản; công nghệ lên men nhanh để chế biến các sản phẩm thuỷ sản truyền thống.

Nhập công nghệ cao trong nông nghiệp.

Lựa chọn nhập một số công nghệ cao trong nông nghiệp từ nước ngoài mà trong nước chưa có; tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, làm chủ và thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài vào điều kiện sinh thái và thực tế của Việt Nam, đặc biệt là công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

Tiêu chí xây dựng nông nghiệp công nghệ cao.

Có nhiều ý kiến xung quanh tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao: có người hiểu đơn giản, cao là hơn những cái ta đang làm, có áp dụng một số công nghệ cao như chế phẩm sinh học, phòng trừ sâu bệnh, chăm bón… Một số người lại cho rằng công nghệ cao là vượt trội hẳn lên như: công nghệ của Israel về nhà lưới, tưới, chăm bón tự động… 

Vì vậy một số tiêu chí về nông nghiệp công nghệ cao đã được đưa ra như: 

Tiêu chí kỹ thuật là có trình độ công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm có năng suất tăng ít nhất 30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng; 

Tiêu chí kinh tế là sản phẩm do ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với công nghệ đang sử dụng ngoài ra còn có các tiêu chí xã hội, môi trường khác đi kèm. 

Nếu là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phải tạo ra sản phẩm tốt,năng suất hiệu quả tăng ít nhất gấp 2 lần. Vùng nông nghiệp công nghệ cao (được hiểu là nơi sản xuất tập trung một hoặc một số sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có năng suất và hiệu quả tăng ít nhất 30%. Như vậy, che phủ nylon cũng là công nghệ cao do nylon giữ ẩm, phòng trừ cỏ dại, có thể cho năng suất vượt trên 30% năng suất thông thường hay như công nghệ sử dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống, công nghệ sinh học giúp năng suất trên 30% có thể gọi là công nghệ cao; trong thuỷ sản như phương pháp sản xuất cá đơn tính cũng là công nghệ cao; về kỹ thuật như tưới nước tiết kiệm, nhà màng…cũng là công nghệ cao.

Công nghệ cao được hiểu không phải như là một công nghệ đơn lẻ, cụ thể. Quy trình công nghệ cao phải đồng bộ trong suốt chuỗi cung ứng, là sự kết hợp chặt chẽ của từng công đoạn cụ thể như: giống, công nghệ nhà kính, kỹ thuật, phân bón sinh học hữu cơ... Cốt lõi của công nghệ cao là cho ra những sản phẩm chất lượng với quy mô sản xuất lớn. Chất lượng ở đây đòi hỏi phải đáp ứng được ba khía cạnh: kỹ thuật,

Báo cáo tổng hợp. 36

Page 37: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

chức năng và dịch vụ. Bởi vì nông nghiệp công nghệ cao không chỉ sản xuất để đáp ứng yêu cầu cho nhu cầu hằng ngày của con người mà còn phải mang lợi nhuận cao. Do đó, việc chọn lựa sản phẩm và hướng sản xuất phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thị trường rất quan trọng.

III.1.2. Tiêu chuẩn sản xuất.

Theo Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT, ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn và Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT, ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất sơ chế. Để đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định (phụ lục 4).

Quy trình sản xuất rau an toàn do nhà sản xuất xây dựng phải phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có trong VietGAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Good Agricultural Practices-GAP).

III.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

a. Thủy sản.

Sản xuất tôm giống

+ Sản xuất giống tôm sú: Toàn tỉnh có khoảng 200 cơ sở sản xuất tôm sú giống, mỗi tháng sản xuất được khoảng 800 triệu con giống.

+ Sản xuất giống tôm thẻ chân trắng: Đến năm 2013 toàn tỉnh có khoảng 90 cơ sở đang hoạt động sản xuất trong đó có 20 cơ sở nhập tôm bố mẹ tập trung chủ yếu ở các công ty lớn, các công ty còn lại chủ yếu là nhập Naupilus về sản xuất. Sản lượng giống tôm thẻ chân trắng sản xuất của tỉnh trong một tháng là 1.300 triệu con.

Quy trình sản xuất tôm giống hầu hết tại các cơ sở sản xuất là Quy trình sản xuất hiện đại bằng công nghệ vi sinh (không có kháng sinh). Sử dụng các chế phẩm vi sinh được phân lập và lựa chọn từ những chủng vi khuẩn có lợi, có các hoạt tính enzyme kháng khuẩn mạnh nhưng lành tính, không gây hại cho người và vật nuôi, ứng dụng sự cạnh tranh sinh học để quản lý tốt chất thải của vật nuôi, hạn chế vi khuẩn gây hại, làm ổn định chất lượng nước, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho tôm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Quy trình này được nhiều tổ chức trong và ngoài nước đánh giá là công nghệ sản xuất tôm giống an toàn và có chất lượng cao. Do đó có thể xem các cơ sở này là cơ sở sản xuất tôm giống công nghệ cao.

Báo cáo tổng hợp. 37

Page 38: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Hình: Sản xuất tôm giống tại Ninh Hải

Nuôi tôm trên cát

+ Nuôi tôm sú trên vùng đất cát ven biển không chỉ là mô hình NTTS mới của Ninh Thuận mà còn xem là một tiến bộ vượt bật trên lĩnh vực NTTS của cả nước. Mô hình nuôi tôm trên cát đầu tiên được xây dựng đầu tiên vào năm 1999, tại thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước.

+ Lúc đầu chỉ có một hộ nuôi với diện tích 0,5 ha, biện pháp chống thấm bằng cách trải bạt nylon toàn bộ ao nuôi. Đến năm 2000, diện tích ao nuôi là 5ha, mật độ thả trung bình là 15 – 20 con/m2, thu hoạch 2 vụ/năm, năng suất 2 – 3 tấn/năm. Ðến năm 2013, diện tích nuôi tôm trên cát ở Ninh Thuận đã có khoảng 60 ha. Ða số các hộ nuôi đều có diện tích nuôi trên 1 ha và đều nuôi đạt hiệu quả 2 vụ/năm. Năng suất tôm nuôi đạt rất cao 4-5 tấn/ha và hiện tượng dịch bệnh trên con tôm hầu như không xảy ra. Vùng nuôi tôm trên cát tập trung chủ yếu ở xã An Hải (huyện Ninh Phước) và xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam), vùng này có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho nghề nuôi tôm. Diện tích đất cát ven biển của tỉnh còn rất lớn để có thể phát triển nghề nuôi tôm trên cát.

+ Công nghệ nuôi trên cát hiện nay được nuôi theo quy trình công nghệ khép kín, lót bạt đáy HDPE chống rò rỉ, phía trên có lưới lan che kín, chống sự xâm nhập

Báo cáo tổng hợp. 38

Page 39: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

của các loài động vật hay côn trùng, đồng thời giữ nhiệt trong ao ổn định cũng như hạn chế được những cơn mưa đầu mùa.

b. Cây trồng.

Cây nho.

Hiện nay, Ninh Thuận chỉ có 02 cơ sở sản xuất nho an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là HTX Ninh Phú và DNTN Đại Phương (Ba Mọi). Mỗi năm sản xuất khoảng 150 – 200 tấn, chiếm khoảng 1,4% tổng sản lượng toàn tỉnh (14.158 tấn) nho đạt tiêu chuẩn an toàn để cung cấp cho các siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh. Các cơ sở này mới bước đầu áp dụng theo tiêu chuẩn GAP (Sản xuất theo quy trình an toàn, có khu xử lý, phân tích nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,...).

Tuy bước đầu cây nho đã áp dụng sản xuất theo hướng công nghệ cao, tuy sản lượng chưa lớn. Nhưng đây là bước đầu để chúng ta phát triển trên diện rộng trong thời gian tới, mặt khác một thuận lợi lớn cho việc sản xuất nho theo hướng công nghệ cao là hiện nay Ninh Thuận đã có Quy hoạch vùng sản xuất nho an toàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2010 – 2020 thuộc Dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và Chương trính Phát triển khí sinh học (QSEAP)”.

Tuy nhiên, theo Quy hoạch vùng sản xuất nho an toàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2010 – 2020, các vùng trồng nho của tỉnh vẫn chưa đảm bảo được các yêu cầu về sản xuất. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: nhà mái che, nhà lưới, kho bãi vật tư nông nghiệp, nhà sơ chế, lò ủ lò sấy, đóng gói,... hầu như chưa có. Chỉ có một vài hộ gia đình có điều kiện đầu tư. Vấn đề về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm chưa được chú trọng đúng mức, đến nay chưa có hệ thống thu gom xử lý rác thải nông nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt là hệ thống thu gom, xử lý các loại bao bì, chai lọ đựng phân bón và thuốc BVTV. Hệ thống kiểm tra chất lượng chưa hình thành, các công đoạn kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất nho an toàn vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ hoặc không có kiểm soát.

Cây rau.

Tổng hợp báo cáo của phòng nông nghiệp các huyện, đến năm 2013, toàn tỉnh có khoảng 162,5 ha đất sản xuất rau an toàn, chiếm 2,75% tổng diện tích toàn tỉnh (5.887 ha), với tổng sản lượng đạt khoảng 1.354,8 tấn, chủ yếu phân bố ở 3 huyện, thành phố là: Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Ninh Hải, huyện Ninh Phước.

Hiện trong tỉnh đã có 2 Liên minh sản xuất rau an toàn là An Hải và Tuấn Tú – Đại Lợi tại xã An Hải, huyện Ninh Phước. Được hỗ trợ 40% vốn từ Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh, Liên minh sản xuất RAT Tuấn Tú liên kết với doanh nghiệp chế biến nông sản Đại Lợi (TP. Hồ Chí Minh) và Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Tuấn Tú, có sự tham gia của 160 hộ nông dân trồng rau ở thôn Tuấn Tú. Còn Liên

Báo cáo tổng hợp. 39

Page 40: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

minh sản xuất RAT An Hải bao gồm 72 hộ nông dân của thôn Nam Cương tham gia, thông qua Tổ hợp tác sản xuất RAT liên kết với Doanh nghiệp tư nhân Hai Phước (Đài Sơn, Phan Rang-Tháp Chàm). Nói chung, cả 2 liên minh trên đều thực hiện theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT do nông dân địa phương làm ra. Đây là cơ hội để người nông dân trồng RAT có thể hình thành vùng sản xuất RAT quy mô lớn, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh và tiếp cận dịch vụ về kỹ thuật, thương mại, hình thành các vùng sản xuất rau công nghệ cao trong tương lai.

Ngoài 2 liên minh trên, thì trong tháng 09/2013 UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về phát triển vùng chuyên canh trồng ớt tại Ninh Thuận với Tập đoàn CJ (Hàn Quốc). Theo đó, kế hoạch triển khai gồm 02 giai đoạn: 

+ Giai đoạn 1: Tập đoàn CJ tiến hành trồng thử nghiệm với diện tích 01 ha trong vòng 01 năm (bắt đầu từ tháng 9/2013 - 9/2014) để đánh giá năng suất và chất lượng ớt đạt tiêu chuẩn yêu cầu của Tập đoàn CJ. 

+ Giai đoạn 2: Căn cứ kết quả trồng thử nghiệm, 02 bên sẽ tiến hành thương thảo để thực hiện trồng đại trà trong vòng mười (10) năm (2014-2024) hoặc dài hơn trên diện tích đất dự kiến cho dự án vào khoảng 500-600 ha và cần khoảng 3.000 nông dân tham gia canh tác đáp ứng nguồn nguyên liệu khoảng 3.000 tấn ớt khô/năm (khoảng 12.000 tấn ớt tươi). Khi nguồn nguyên liệu ớt tại địa phương ổn định, Tập đoàn CJ hướng tới xây dựng nhà máy chế biến, đóng gói các sản phẩm từ ớt khô và các loại nước sốt gia vị tại Ninh Thuận.

c. Vật nuôi.

Theo “Báo cáo phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm bò, cừu và dê tỉnh Ninh Thuận” thì đến nay Ninh Thuận có khoảng 91.158 con cừu, nuôi tập trung nhiều nhất ở các huyện Thuận Nam (36%) – đây là huyện có diện tích đồng cỏ lớn phù hợp để chăn nuôi cừu tập trung, kế đến là huyện Ninh Phước (18%), thấp nhất là huyện Bác Ái (chỉ chiếm khoảng 1,95%).

Năm 2010, được sự hỗ trợ của Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận (Sở NN&PTNT ), DNTN Huỳnh Thiên và Tổ hợp tác nuôi cừu xã Xuân Hải -huyện Ninh Hải (gồm 52 hộ chăn nuôi cừu trong tỉnh tham gia) đã liên kết lại thành liên minh chăn nuôi cừu, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường của doanh nghiệp và người nuôi cừu. Liên minh nuôi cừu này có tổng vốn đầu tư là 8,7 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và nông dân là 6,4 tỷ đồng, Ban Quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp 2,3 tỷ đồng. Theo đó, Dự án sẽ hỗ trợ 1,93 tỷ đồng cho người chăn nuôi cừu, nâng cấp chuồng trại, thức ăn và thuốc thú y phòng trị bệnh cho cừu. Đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp Huỳnh Thiên 0,37 tỷ đồng để xây dựng phát triển thương hiệu, tiếp cận thị trường, tiếp cận thị trường, quản lý, chuyển giao công nghệ mới. Đây được xem là mô hình sản xuất tập trung, có sự liên minh

Báo cáo tổng hợp. 40

Page 41: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

khép kín giữa sản xuất và tiêu thụ đầu tiên của tỉnh. Mặc dù, sau một năm hoạt động liên minh này đã “gãy gánh giữa đường” nhưng tác động của mô hình hợp tác này đối với ngành chăn nuôi dê cừu của tỉnh đã được chứng minh như: Người nuôi cừu biết áp dụng công nghệ, phương thức chăn nuôi mới nên trọng lượng cừu xuất chuồng đồng đều hơn trước và có tiếng nói chung để bảo vệ quyền lợi của người chăn nuôi, không sợ bị thương lái ép giá.

Đến nay, 52 hộ nuôi cừu của Tổ hợp tác nuôi cừu xã Xuân Hải (huyện Ninh Hải) với tổng đàn trên 2.000 con, chiếm khoảng 2% tổng đàn cừu toàn tỉnh (91.158 con) duy trì hình thức chăn nuôi tập trung theo tổ hợp tác, cùng nhau áp dụng công nghệ, phương thức chăn nuôi mới và mở rộng thị trường tiêu thụ. Chính hiệu quả của mô hình tổ hợp tác đang gợi ý cho sự hình thành HTX nuôi cừu trong tương lai của tỉnh. Đây được xem là mô hình sản xuất tập trung điển hình theo hướng công nghệ cao trong ngàng chăn nuôi cừu của tỉnh.

III.3. Thực trạng doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận.

a) Khái niệm doanh nghiệp công nghệ cao.

Theo Luật công nghệ cao thì doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.

Theo Thông tư Số: 32/2011/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ thì doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng tiêu chí có tổng chi bình quân ba năm liền cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) đạt ít nhất 1% doanh thu hàng năm, từ năm thứ tư phải trên 1%. Lực lượng thực hiện nghiên cứu và phát triển phải chiếm ít nhất 5% tổng số lao động. Doanh thu bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 70% trở lên.

Khi được cấp giấy chứng nhận công nghệ cao, doanh nghiệp được giảm tiền thuê đất, đặc biệt là hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi, điều mà các lĩnh vực khác không được hưởng ngoại trừ đầu tư vào các khu kinh tế có chủ trương ưu đãi của Chính phủ.

b) Thực trạng doanh nghiệp nông ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay cả nước mới chỉ có 5 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao là Tập đoàn TH và 4 DN kinh doanh hoa tại Lâm Đồng được Bộ công nhận.

Như vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chưa có doanh nghiệp nào được chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

Báo cáo tổng hợp. 41

Page 42: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

III.4. Tình hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

Triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, trong thời gian qua, ngành KH&CN tỉnh nhà tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và hỗ trợ của Trung ương. Với sự nổ lực của các cấp, các ngành nhất là của đội ngũ cán bộ khoa học của tỉnh, hoạt động KH-CN của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm qua. Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận thì Sở đã có 30 đề tài, với khoảng 47 sản phẩm được chuyển giao, triển khai ứng dụng vào sản xuất và đời sống, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Sở Khoa học và Công nghệ đã tuyển chọn, đánh giá, hoàn thiện một số giống cây trồng, vật nuôi đặc thù của tỉnh như: giống nho ăn tươi, nho làm rượu, táo xanh, bắp, mì, đậu, rong biển, măng tây xanh, cừu,… Nhân rộng các phương pháp canh tác, sản xuất tiến bộ (mô hình sản xuất sạch hơn, mô hình trồng rau an toàn, trồng lúa “1 phải 5 giảm”),… Một số thành tựu trong ứng dụng và hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh, chế biến và bảo quản sau thu hoạch: Điều chế 4 loại chế phẩm sinh học, trích ly hoạt chất trong cây neem làm nguyên liệu điều chế thuốc BVTV, phân bón sinh học, chế biến mứt nho, vang nho, thực phẩm từ rong sụn. Đồng thời, cây nho là cây chủ lực của tỉnh nên tỉnh cũng đã nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao quy trình thâm canh một số giống nho mới theo hướng VietGAP.

Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận đã đề ra mục tiêu phát triển tổng quát của ngành đến năm 2015, đó là: Tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất, để xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa có năng suất và sức cạnh tranh cao. Để cụ thể hóa các mục tiêu trên, những năm qua, ngoài việc tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để triển khai tốt chương trình phát triển nông thôn mới cho các xã, Sở NN&PTNT còn lồng ghép triển khai, nhân rộng 130 mô hình ứng dụng KHKT mới vào sản xuất cho nông dân trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt có 47 mô hình với quy mô thực hiện 1.298 ha; chăn nuôi 40 mô hình; thủy sản 11 mô hình; cơ giới hóa 19 mô hình và lâm – diêm nghiệp 12 mô hình, nhờ đó đã góp phần đưa giá trị sản xuất của ngành tăng lên đáng kể.

IV. Đánh giá thực trạng thu mua và tiêu thụ sản phẩm.IV.1. Đánh giá thực trạng thu mua, tiêu thụ một số sản phẩm của dự án.

Sản phẩm nho.

Có khoảng 70% nho tươi của tỉnh Ninh Thuận được bán qua các chủ vựa trong tỉnh. Sau đó họ chuyển bán cho các chợ đầu mối lớn ở Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẳng, …. Theo Báo cáo Phân tích Chuỗi giá trị các sản phẩm Táo, Tỏi và Nho tại Ninh Thuận, sản phẩm nho của tỉnh thông qua 2 kênh chính:

Báo cáo tổng hợp. 42

Page 43: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Kênh 1: Người trồng nho → Thương lái → Chủ vựa trong tỉnh → Chủ vựa ngoài tỉnh → Người bán lẻ/Siêu thị ngoài tỉnh → Người tiêu dùng.

Kênh 2: Người trồng nho → Chủ vựa trong tỉnh → Người bán lẻ/ Siêu thị trong tỉnh → Người tiêu dùng.

Qua hai kênh tiêu thụ trên, có thể thấy rằng sản phẩm nho tươi từ người sản xuất đến tay người dùng phải tốn nhiều chi phí cho các tác nhân tham gia vào nên giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng tăng lên rất nhiều. Đồng thời trong chuỗi giá trị này, người trồng nho khá thụ động trong khâu thu hoạch và tiêu thụ. Gần như 99% nông dân bán thẳng cho thương lái (kênh 1) theo hình thức bán ’mão’ (bán toàn bộ sản phẩm trong vườn, tính trên đơn vị diện tích theo một giá ấn định). Có rất ít doanh nghiệp sản xuất lớn (Đại Phương và Ninh Phú) tự tiêu thụ và có đầu mối tiêu thụ là các siêu thụ tại Tp. Hồ Chí Minh. Người nông dân cũng không chủ động bán lẻ vì không có thị trường tiêu thụ ngay tại tỉnh. Cả tỉnh chỉ có một vài thương lái lớn tự tìm đường xuất khẩu qua Campuchia, Trung Quốc hoặc bán cho các siêu thị tại Tp. Hồ Chí Minh. Còn lại các thương lái nhỏ thu mua bán lại cho các thương lái lớn hoặc bán cho người bán sỉ tại các tỉnh khác theo quen biết hoặc hợp đồng miệng. Khoảng 1/3 sản lượng nho kém chất lượng được bán cho các cơ sở sản xuất rượu, mứt, mật với giá rất rẻ.

Đặc biệt đối với người trồng nho an toàn cũng chịu không ít thiệt thòi do chất lượng nho an toàn cao hơn, chăm sóc vất vả hơn, chi phí cao hơn nho thường nhưng đôi khi cũng phải bán «mão» giống như nho thường. Hiện nay, tại Ninh Thuận cũng có một hợp tác xã thu mua nho nhưng hợp tác xã thu mua nho thường đòi hỏi nho phải được để lâu hơn để đạt đủ độ Brix, vì vậy người nông dân thường sợ hao hụt, sợ mất giá nên họ vẫn duy trì hai mối quan hệ.

Qua phân tích cho thấy người nông dân gặp không ít khó khăn trong quá trình trồng trọt nhưng đến khi thu hoạch sản phẩm, họ cũng phải chịu nhiều thiệt thòi do bị ép giá nên thường hay dẫn đến việc phải thu hoạch nho sớm nên chất lượng nho không đảm bảo.

Rau an toàn.

Hiện nay, sản phẩm rau an toàn của nước ta nói chung và của Ninh Thuận nói riêng, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu bao gồm các chủ thể chính liên kết theo mô hình sau:

Báo cáo tổng hợp. 43

Page 44: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Qua sơ đồ trên, ta thấy khâu thu mua và tiêu thụ rau an toàn của tỉnh còn khá lòng vòng dẫn đến giá sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đã tăng gấp 2 – 3 lần so với giá mà người nông dân bán ra. Trên thực tế, chưa có doanh nghiệp chế biến, cơ sở phân phối ký hợp đồng tiêu thụ theo Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 24 tháng 06 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

Hoạt động thu mua RAT theo các chuỗi liên kết trên đã xảy ra một số tồn tại:

Chưa gắn kết trong chuỗi phân phối, dẫn đến đầu ra thiếu ổn định.

Phát sinh việc “buôn bán lòng vòng” sản phẩm rau.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu mua còn có các tồn tại kể trên là do mối liên kết giữa sản xuất – thu mua – tiêu thụ sản phẩm chưa thật vững chắc, chưa hình thành trên quan điểm chia sẻ quyền lợi một cách hợp lý; đặc biệt là chưa có quy hoạch vùng sản xuất và kênh phân phối, thiếu vai trò điều hành quản lý theo cơ chế thị trường của các cơ quan chức năng. Trên thực tế còn để cho quy luật thị trường tự điều tiết là chính, vai trò của Nhà nước ít phát huy tác dụng.

Sản phẩm chăn nuôi.

+ Chăn nuôi dê, cừu tỉnh Ninh Thuận phát triển mạnh nhưng người chăn nuôi thường bán gia súc của mình thông qua thương lái. Một số lượng nhỏ được giết mổ và tiêu thụ tại địa phương, một số lượng lớn chở đi giết mổ tại các tỉnh khác.

+ Thịt gia súc có sừng hiện nay hầu như chưa được phân loại một cách rõ ràng nên giá cả và phương thức mua bán tiêu thụ là gần như nhau.

+ Vì giá thịt gia súc có sừng là khá cao từ 300 – 320 ngàn đồng/kg thịt cừu và 200 – 250 ngàn đồng/kg thịt đối với dê nên phần lớn người dân có thu nhập thấp không

Báo cáo tổng hợp.

DN, Cöûa haøng cung ứng

rau quả hoặc chế biến

Siêu thị, Metro

Hợp tác xã/ thương lái

Nông dân

Thương lái

Khách sạn, nhà hàng, bếp ăn

Người tiêu dùng

Xuất khẩu

Chợ lẻ

44

Page 45: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

đủ khả năng sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, tỷ lệ thịt được sử dụng trong dân tại Ninh Thuận thấp chỉ chiếm 2 – 3%.

Giống thủy sản.

Nhìn chung việc thu mua giống thủy sản tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt là tôm giống khá thuận lợi và chủ yếu là cung cấp trực tiếp từ người sản xuất giống đến tay người nuôi thương phẩm nên giá và chất lượng sản phẩm được đảm bảo.

Nhu cầu giống tôm trong tỉnh hàng năm chỉ chiếm khoảng 10 – 20% sản lượng giống sản xuất được, do vậy tôm giống Ninh Thuận chủ yếu (80%) cung cấp cho các tỉnh có nghề nuôi thủy sản phát triển trong cả nước. Thị trường tiêu thụ tôm giống của Ninh Thuận khá rộng tùy theo nhu cầu phát triển đối tượng nuôi của từng khu vực. Có thể chia ra làm 2 thị trường tiêu thụ chính:

+ Đối với giống tôm sú thị trường tiêu thụ chính là các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, nhu cầu quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 3 – 7 hàng năm.

+ Đối với giống tôm thẻ chân trắng thị trường tiêu thụ tất cả các tỉnh thành phố ven biển trên cả nước và có nhu cầu quanh năm.

+ Giống ốc Hương cung cấp cho nhu cầu nuôi trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như: Khánh Hòa, Phú Yên,…

IV.2. Quản lý chất lượng sản phẩm.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vấn đề quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm, đặc biệt là vấn đề VSATTP luôn được các cấp các ngành quan tâm. Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành nhiều văn bản để quản lý vấn đề sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, như: Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã ra Thông tư số 59/TT-BNNPTNT, ngày 09 tháng 11 năm 2012 V/v Quy định về việc quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn. Trong lĩnh vực sản xuất giống thủy sản, có Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 05 năm 2013 V/v Quản lý giống thủy sản, bao gồm những quy định về: Điều kiện sản xuất kinh doanh và Quản lý chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT còn ban hành một số Quy trình thực hành chăn nuôi tốt, an toàn do Bộ NN&PTNT ban hành.

Năm 2011, UBND tỉnh cũng đã ra Chỉ thị số 18/2011/CT-UBND, ngày 15 tháng 8 năm 2011 V/v tăng cường các hoạt động quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Năm 2012 vừa qua, Chi Cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Ninh Thuận (Sở NN&PTNT) đã lấy 2000 mẫu rau, củ, quả tại 5 vùng trổng rau trong tỉnh để kiểm tra nhanh dư lượng thuốc BVTV thuộc nhóm Carbamate và lân hữu cơ, kết quả phân tích cho thấy 93 mẫu BVTV vượt quy định. Tỷ lệ mẫu không an toàn ở các vùng dao động từ 3,3 – 3,5%, so với năm 2011, giảm 0,9%. Đối với các vùng sản xuất rau an toàn nói riêng, việc phân tích định lượng hóa chất, không phát hiện dư lượng thuốc BVTV thuộc nhóm hoạt chất Carbaryl, có 1/20 mẫu vượt

Báo cáo tổng hợp. 45

Page 46: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

ngưỡng cho phép về hoạt chất Profenofos. Về kết quả phân tích hàm lượng Nitrat, kim loại nặng và vi sinh vật, có 2/70 chỉ tiêu vượt ngưỡng ở mức trung bình về chỉ tiêu E.Coli, các chỉ tiêu khác đều an toàn. Đặc biệt, 200 mẫu rau, củ, quả của các HTX, Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn đều không có mẫu vượt ngưỡng cho phép.

Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã được các cấp các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện, công tác quản lý chất lượng, VSATTP trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chế biến lương thực, thực phẩm từng bước được cải thiện góp phần bảo vệ sức khỏe của nhân dân, thúc đẩy tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tuy vậy, công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm nhìn chung vẫn chưa đạt yêu cầu, chất lượng thức ăn chăn nuôi, phân bón thuốc BVTV, thuốc thú y, giống thủy sản, gia súc, gia cầm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động kiểm soát điều kiện đảm bảo VSATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến nông, lâm, thủy sản chưa được triển khai đầy đủ … nguyên nhân của các tồn tại trên trước hết là do nhận thức về chất lượng, VSATTP của người sản xuất và người tiêu dùng chưa thật sự đầy đủ. Việc quản lý chất lượng nông sản thực phẩm của các cấp, các ngành còn đang chồng chéo khó thực hiện, vì vậy vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm cần phân cấp quản lý cụ thể từ khâu chất lượng trong quá trình sản xuất đến khi xuất ra thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, vấn đề đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm còn phân tán chưa đủ mạnh nên chức năng kiểm tra, phân tích còn hạn chế. Đồng thời, công tác tuyên truyền, giáo dục chưa sâu rộng và kịp thời; việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên, mức xử phạt theo các quy định hiện hành còn thấp, chưa đủ tính răn đe.

Chất lượng nguồn giống thủy sản.

Nguồn con giống trong hoạt động của ngành nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng, nó là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành nên có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất. Nhưng hiện nay chất lượng nguồn con giống thủy sản ở nước ta khá thấp.

Chất lượng nguồn tôm giống đang là vấn đề đáng báo động, theo Tổng cục Thủy sản, một lượng tôm giống không rõ nguồn gốc, kém chất lượng không sạch bệnh từ tôm gia hóa được đưa vào nuôi làm lan truyền mầm bệnh khắp nơi, đây là nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh làm thiệt hại lớn cho nghề tôm. Việc quản lý nhà nước về tôm giống còn nhiều bất cập ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ. Số lượng tôm bố mẹ nhập về và số lần cho đẻ chưa được theo dõi và báo cáo cụ thể. Các trại sản xuất giống hoạt động không được kiểm soát, các giống tôm tốt xấu bị trộn lẫn lộn vào nhau... Điều này khiến hầu hết tôm nuôi đều có khả năng kháng bệnh kém, dễ mắc các loại bệnh dịch như thời gian vừa qua. Ngoài ra, giá tôm giống cũng không có sơ sở để xác định, khiến giá cả biến động thất thường. Việc quản lý nhà nước về nguồn tôm

Báo cáo tổng hợp. 46

Page 47: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

giống hiện khá mờ nhạt với những qui định về trại nuôi, kiểm dịch, thanh tra, quản lý kinh doanh tôm giống… còn lỏng lẻo.

Ngày 22 tháng 05 năm 2013 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã ban hành Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT về Quản lý sản xuất giống thủy sản. Văn bản này quy định rõ các nội dung: điều kiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản, chất lượng giống thủy sản, khảo nghiệm kiểm định giống thủy sản,… Văn bản này tạo điều kiện cho việc kiểm soát và quản lý chất lượng giống thủy sản được đồng bộ và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Thông tư này còn giúp người nuôi có được nguồn giống khỏe mạnh, đã qua kiểm dịch, có nguồn gốc rõ ràng, từ đó, hạn chế được rủi ro trong quá trình sản xuất. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Thông tư này đã tạo được sự thông thoáng, mang tính xã hội hóa, có phân cấp rõ ràng vai trò và nhiệm vụ các cấp. Tại Trung ương, sẽ được thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về giống thủy sản trong cả nước; giám sát nhập khẩu; kiểm tra, thanh tra chất lượng con giống; kiểm tra trách nhiệm cơ quan quản lý địa phương trong quản lý giống thủy sản.

Hiện nay công tác quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh giống thủy sản của tỉnh Ninh Thuận được giao chủ yếu cho 02 đơn vị chức năng là Chi cục Thú y và Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT.

Ngoài ra, để giúp cho người sản xuất kiểm tra một số chỉ tiêu chất lượng trước khi đưa vào nuôi thương phẩm, hiện nay toàn tỉnh có 04 phòng xét nghiệm của Chi cục Thú y (01 phòng), Chi cục Nuôi trồng thủy sản (01 phòng), Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư (01 phòng) và Trung tâm giống hải sản cấp I (01 phòng). Các phòng xét nghiệm được đầu tư máy móc, trang thiết bị (ở các mức độ khác nhau) để có thể kiểm tra một số loại bệnh virus: Bệnh MBV - Monodon Baculo virus (Bệnh đỏ thân), WSSV - White spot syndrome virus (Bệnh đốm trắng), YHV - Yellow Head Virus (Bệnh đầu vàng), IHHNV- Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô) , HPV – Hepatopancreatic parvo virus (Bệnh gan tụy), IMNV-  Infectious myonecrosis virus (Bệnh hoại tử cơ), TSV (Taura syndrome virus – Hội chứng Taura) và một số bệnh do vi khuẩn và yếu tố môi trường (như Oxy, pH, độ mặn…) gây ra. Tuy nhiên, hiện nay một số phòng không có đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu kiểm tra một số bệnh tôm nguy hiểm nên số lượng mẫu kiểm tra không được phân đều cho các phòng thí nghiệm mà chỉ tập trung ở một vài phòng có đủ năng lực kiểm tra tất cả các yếu tố (vật lý, hóa học, một số bệnh,…) phục vụ sản xuất giống thủy sản nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung.

V. Vấn đề chất lượng lao động cho sản xuất và thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh.

V. 1. Vấn đề lao động trong việc sản xuất nông nghiệp.

Báo cáo tổng hợp. 47

Page 48: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Ở nước ta, lao động trong ngành nông nghiệp, nông thôn, chiếm hơn ¾ nguồn lao động của cả nước. Thế nhưng nguồn nhân lực này chưa phát huy hết tiềm năng, nguyên nhân chính là do trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp. Theo lãnh đạo các Sở NN&PTNT các tỉnh, ngoài khó khăn về vấn đề cơ chế chính sách để phát triển NNCNC, các tỉnh còn phải đối diện với sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ về công nghiệp hóa nông nghiệp, đặc biệt là nhân lực có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn cao trong lĩnh vực nông nghiệp hiện đại.

Nhưng đối với tỉnh Ninh Thuận, dân số trung bình của tỉnh hiện nay là 568.996 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh (từ 15 tuổi trở lên) là 352.090 người, nguồn lao động nông thôn của tỉnh là 184.289 người, chiếm 32% dân số trung bình của tỉnh và chiếm 52% dân số lao động của tỉnh. Qua số liệu trên, cho thấy nông thôn tập trung phần lớn lao động của tỉnh, đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh có thể tận dụng nguồn nhân lực này để phát triển ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn số lao động này đều chưa qua đào tạo nghề nên muốn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật – công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, để ngành nông nghiệp của tỉnh trở thành ngành sản xuất hàng hóa theo hướng công nghệ cao thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phải được chú trọng hàng đầu, cần xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao song hành với quá trình Quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao.

V.2. Đánh giá thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực công nghệ cao được xem là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, với nhiều bất cập trong khâu đào tạo, định hướng nghề nghiệp cho nên  nguồn nhân lực công nghệ cao của cả nước nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng đang yếu và thiếu. Lâu nay, công tác hướng nghiệp của chúng ta chỉ tập trung vào nhóm ngành kinh tế chứ chưa chú trọng vào nhóm ngành công nghệ cao.

Theo thống kê tỉnh Ninh Thuận hiện nay, tổng lao động trong độ tuổi 352.090 người, chiếm 61,2% dân số, lao động đang làm việc 287,9 ngàn người, chiếm 50,5% dân số; trong đó lao động nông – lâm – thủy sản 242,5 ngàn người, chiếm 51,6% lao động đang làm việc. Tuy nhiên số lượng lao động đã qua đào tạo hoạt động trong ngành nông nghiệp của tỉnh còn hạn chế, theo báo cáo “Quy hoạch vùng sản xuất nho an toàn của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 – 2020” thì chất lượng lao động ở khu vực nông thôn hiện nay tuy đã được cải thiện nhưng còn rất thấp, trên 90% lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản thì có 91,9% chưa qua đào tạo, trình độ sơ cấp - công nhân kỹ thuật chỉ chiếm 0,4%; cao đẳng - đại học chiếm 0,2%. Đặc biệt là việc thu hút các chuyên gia trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng. Đây là yếu tố cơ bản, góp phần đến sự thành công của dự án.

Báo cáo tổng hợp. 48

Page 49: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

VI. Đánh giá chung.

VI.1. Những thành tựu chung và xu hướng phát triển.

Quá trình xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Ninh Thuận nói riêng đến nay đã đạt được các thành tựu, chủ yếu như sau:

Tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp trong tổng GTSX của nền kinh tế chiếm tỷ trọng cao 40,18% (giá hiện hành), trong đó giai đoạn 2005 – 2013 tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là 29,38%/năm.

Bước đầu đã hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Vùng sản xuất giống thủy sản chất lượng cao An Hải, Vùng Nuôi tôm trên cát Ninh Phước, vùng sản xuất rau an toàn phường Văn Hải (Phan Rang-Tháp Chàm), nho an toàn,…

Những công nghệ mới ngày một được áp dụng trên diện rộng để góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và giảm nhân công lao động như: Công nghệ tưới tự động cho cây rau, táo và nho, hình thành một số mô hình trồng rau trong nhà lưới,…

Bước đầu các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI đã và đang đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận, cho thấy sự phù hợp để phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh trong thời gian tới.

Như vậy, bước đầu ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận cũng đã có những chuyển biến rõ rệt về phương thức sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng là tiền đề để phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm an toàn trong thời gian tới.

VI.2. Lợi thế phát triển nông nghiệp Ninh Thuận so với các tỉnh trong khu vực.

Ninh Thuận là tỉnh nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong vùng tam giác du lịch, Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp Đà Lạt – Lâm Đồng và phía Bắc giáp Nha Trang – Khánh Hòa,… là thị trường tiêu thụ nông sản chất lượng cao lớn của cả nước. Trong những năm gần đây việc phát triển các khu, cụm công nghiệp và quá trình đô thị hóa trong khu vực đã phát sinh một số các vấn đề bất cập về quỹ đất nông nghiệp và môi trường để sản xuất các sản phẩm an toàn, chất lượng cao… tỉnh Ninh Thuận đang ở mức phát triển thấp như hiện nay, cho phép tỉnh có cơ hội tận dụng lợi thế của các xu hướng quốc tế, quốc gia và khu vực, Ninh Thuận đang có lợi thế quan trọng trong phát triển sản xuất các sản phẩm an toàn, công nghệ cao mà không phải địa phương nào trong khu vực cũng có được, cụ thể như sau:

Quỹ đất của tỉnh tương đối lớn để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao thành một ngành sản xuất hàng hóa thực sự.

Báo cáo tổng hợp. 49

Page 50: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Hiện môi trường (đất và nước) của tỉnh chưa bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, sinh hoạt. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển sản phẩm công nghệ cao và an toàn, một lợi thế lớn nhất của Ninh Thuận so với các tỉnh khác trong khu vực.

Lượng bức xạ dồi dào, đem lại một nền nhiệt độ cao, phân bố khá đều giữa các tháng, cho nên điều kiện bức xạ góp phần quan trọng tính chất nhiệt đới của khí hậu Ninh Thuận. Đây là điều kiện thuận lợi để canh tác nhiều vụ cây trồng trong năm.

VI.3. Những tồn tại, hạn chế, phát sinh và nguyên nhân.

a. Các nguyên nhân chủ quan.

Hiểu biết và các chính sách về nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều bất cập, chưa có định nghĩa một cách rõ ràng, các thông tin về thị trường thiếu chính xác và chưa có hệ thống;

Chất lượng nguồn lao động hoạt động trong nông nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là chính sách thu hút các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Sản xuất phân tán, nhỏ lẻ nên sản phẩm khó xâm nhập vào các siêu thị. Các vùng sản xuất tập trung triển khai chậm, quy mô nhỏ, chưa ổn định, chưa có chính sách đầu tư phù hợp, đặc biệt là thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong nông nghiệp công nghệ cao.

Chưa có các hiệp hội để phát huy vai trò trong quá trình phát triển từng ngành, từng đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh để phát triển thành một khối thống nhất;

Sự phối kết hợp hoạt động giữa các nông hộ, thương lái với các cơ quan của Nhà nước ở địa phương và Trung ương còn thiếu gắn kết và chưa phát huy đúng vị trí vai trò của từng thành phần tham gia phát triển.

b. Các nguyên nhân khách quan.

Khí hậu - thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất và thời vụ gieo trồng;

Sâu bệnh phát sinh và gây hại; trong khi giải pháp phòng và trừ sâu bệnh tổng hợp ít được quan tâm;

Giá thu mua biến động mạnh, trong khi các giải pháp ứng phó chưa kịp thời, gây ra thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất.

VI.4. Những thuận lợi và lợi thế đối với phát triển của ngành.

a). Những điểm mạnh.

Báo cáo tổng hợp. 50

Page 51: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Ninh Thuận với điều kiện về đất đai và khí hậu đặc thù đã hình thành và phát triển một số cây trồng, vật nuôi đặc trưng, có lợi thế so sánh với các địa phương trong khu vực như : nho, táo, cừu, dê, hành tỏi, tôm giống,…

Thị trường tiêu thụ thuận lợi.

Bước đầu đã thu hút được các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Như giống thủy sản, sản xuất ớt,…

b). Những cơ hội.

Chúng ta đã tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO);

Nhu cầu của thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU còn rất lớn và có xu hướng tăng lên, trong đó có sản phẩm đã qua chế biến;

Đối với thị trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng cả về số lượng và những đòi hỏi cao về chất lượng. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến cũng dần được người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống thương mại siêu thị đang phát triển mạnh ở các đô thị;

Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Mặt khác hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện quy hoạch tổng thể vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cả nước đến năm 2020. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới.

Đang thực hiện tái cơ cấu nói chung và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Một số chính sách Chính phủ đã sửa đổi bổ sung: như Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

VI.5. Những khó khăn và thách thức.

a). Những điểm yếu.

Báo cáo tổng hợp. 51

Page 52: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Công nghệ trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến còn lạc hậu. Hệ quả là chất lượng sản phẩm còn thấp, khối lượng nhiều nhưng tỷ lệ sản phẩm làm hàng hoá còn thấp;

Chưa có đầu tư toàn diện cho phát triển sản xuất một số mặt hàng chủ lực và chủng loại còn dàn trải.

Chậm xây dựng được thương hiệu hàng hóa đối với một số sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh.

Tổ chức liên kết trong sản xuất, kinh doanh chưa bảo đảm tạo ra sức mạnh tổng hợp cũng như chưa bảo đảm mối liên hệ sản xuất giữa các ngành, các khâu trong phát triển.

Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn hạn chế, lượng mưa ít nhưng lượng bốc hơi lớn nên rất dể xảy ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô.

Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp còn nhiều bất cập, lỏng lẻo, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, thủy sản,…vẫn còn tiếp diễn, đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Qui mô phát triển một số sản phẩm đặc trưng bị giới hạn về quỹ đất và tiểu vùng sinh thái như nho, táo, hành tỏi.

b). Những nguy cơ.

Tiêu chuẩn VSATTP, đặc biệt đối với mặt hàng rau tươi và sản phẩm đã qua chế biến ngày càng cao, khắt khe và phức tạp, đặc biệt là nhận thức của người tiêu dùng ngày một nâng cao;

Những đối xử bất công của những nước công nghiệp phát triển với những nước đang phát triển trong trao đổi thương mại quốc tế.

VII. Bài học kinh nghiệm chung để phát triển ngành nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.

Ngành nông nghiệp là ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Bất cứ một quốc gia nào, một địa phương nào trong chiến lược phát triển kinh tế của mình cũng đều hết sức quan tâm tới chiến lược phát triển nông nghiệp. Thông qua chiến lược phát triển của các tỉnh, thành trên cả nước sẽ giúp ích cho Ninh Thuận rất nhiều bài học kinh nghiệm trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mình. Có thể tổng kết và đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Ninh Thuận trong tiến trình phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững, đặc biệt là phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

1. Xác định đúng vai trò nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế.

Báo cáo tổng hợp. 52

Page 53: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Trong quá trình đổi mới, vai trò của nông nghiệp từng bước được xác lập, được coi trọng. Trong quá trình đổi mới có lúc, có nơi xảy ra thiếu nhất quán giữa chủ trương và giải pháp phát triển nông nghiệp làm giảm hiệu quả của chính sách. Sự thiếu nhất quán này thể hiện ở việc đầu tư thấp cho nông nghiệp, ở việc bảo vệ thị trường thiên lệch giữa nông sản và hàng hóa công nghiệp, dẫn đến bất lợi cho nông nghiệp.

+ Nông nghiệp là nền tảng ổn định kinh tế xã hội, trong nhiều năm tới, nông nghiệp vẫn là nguồn việc và thu nhập chính của đa số dân cư Ninh Thuận. Hơn thế nữa có tới 90% người nghèo sinh sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp phải được chú trọng như nền tảng đảm bảo ổn định tình hình kinh tế, xã hội và là điều kiện quan trọng để quá trình phát triển đất nước diễn ra toàn diện, nhanh chóng và bền vững. Từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất những sản phẩm có tính đặc trưng và lợi thể của tỉnh.

2. Chú trọng đầu tư công nghệ .

+ Tăng cường đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất và chế biến tiên tiến, đảm bảo sự kịp thời và đồng bộ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện các tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, cần chuyển hướng sản xuất sang các ngành hàng sản phẩm công nghệ cao, đổi mới công nghệ sinh học, bảo quản và đa dạng hóa các sản phẩm chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng.

+ Bên cạnh đó, cần phải đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu hàng nông sản và tập trung đầu tư nghiên cứu triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại .

Cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hàng nông sản, tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị phát triển các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, coi trọng chữ tín để tạo lập thị trường mới. Đồng thời chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Chất lượng nguồn nhân lực được xem như là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong sản xuất và xuất khẩu nông sản. Ngoài ra, cần tạo mối liên kết thống nhất từ người nông dân sản xuất, nhà khoa học, nhà tài chính, nhà chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

4. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho cư dân nông thôn, chú trọng phát triển khoa học công nghệ, tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nông nghiệp.

Phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, công nghiệp và dịch vụ cũng như các ngành kinh tế - xã hội ở nông thôn đều cần có nhân lực có trình độ văn hóa và tay nghề. Hiện nay thiếu nhân lực được đào tạo đang là cản trở lớn cho quá trình phát triển

Báo cáo tổng hợp. 53

Page 54: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

ở nhiều vùng. Đây không chỉ là tồn tại nhiều năm nay của Ninh Thuận mà là tình chung của cả nước, đòi hỏi trong thời gian tới chúng ta cần phải nổ lực giải quyết bất cập này.

5. Chính sách phát triển nông nghiệp hướng vào sản xuất hàng hóa, xuất khẩu những nông sản có lợi thế so sánh.

Thực hiện chiến lược sản phẩm, quy hoạch đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất chuyên canh nhằm phát huy lợi thế theo quy mô. Trong điều kiện chúng ta đã gia nhập WTO đồng nghĩa với Việt Nam sẽ phải tham gia vào một cuộc cạnh tranh khi không còn bảo hộ sản xuất nông sản, cách tồn tại và phát triển là phải phát huy những ngành có lợi thế so sánh. Muốn vậy, cần phải thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở quy hoạch đồng bộ các vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa lớn, tổ chức và quản lý tốt sản xuất và kinh doanh nông sản hàng hóa, xuất khẩu nhằm phát huy lợi thế về quy mô.

Báo cáo tổng hợp. 54

Page 55: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Phần thứ ba

CÁC DỰ BÁO VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

I. Các tài liệu làm cơ sở dự báo. Các tài liệu làm cơ sở dự báo

+ Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Quy hoạch Vùng sản xuất nho an toàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2010 – 2020.

+ Qui hoạch Tổng thể phát triển sản xuất nông lâm thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Đề án phát triển giống thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

+ Báo cáo Phân tích Chuỗi giá trị các sản phẩm Táo, Tỏi và Nho tỉnh Ninh Thuận.

+ Báo cáo Phân tích Chuỗi giá trị các sản phẩm Bò, Dê, Cừu tỉnh Ninh Thuận.

+ Niên giám thống kê các huyện và tỉnh Ninh Thuận, số liệu thống kê do phòng nông nghiệp các huyện cung cấp và các dữ liệu, số liệu thứ cấp khác.

+ Các tài liệu liên quan khác.

Phương pháp dự báo.

+ Dự bằng các mô hình hồi quy theo thời gian (hàm xu thế tuyến tính), phương pháp hồi quy đơn biến.

+ Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích thống kê và dự báo.

+ Kế thừa số liệu từ các tài liệu có liên quan có giá trị pháp lý.

II. Dự báo về thị trường và các định hướng có liên quan.II.1. Dự báo về dân số và lao động.

1/ Dân số.

Tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Theo đó, ngoài tăng dân số tự nhiên còn có sự gia tăng cơ học khá lớn, dẫn đến dân số tăng nhanh; cơ cấu dân số, lao động các nhóm ngành cũng chuyển dịch mạnh để phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Khống chế mức giảm sinh hàng năm 0,02 – 0,035%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,15% vào năm 2015 và 1,10% vào năm 2020. Đến năm 2015 dân số toàn tỉnh 650

Báo cáo tổng hợp. 55

Page 56: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

ngàn người, trong đó tăng cơ học giai đoạn 2011 – 2015 chiếm 6,5%; đến năm 2020 dân số khoảng 750 ngàn người, trong đó tăng cơ học giai đoạn 2016 – 2020 chiếm 8%. Dân số đô thị năm 2015 chiếm 43,9%, năm 2020 chiếm 48%.

Bảng 3.1: Dự báo dân số – lao động.ĐVT: 1.000 người.

Hạng mục 2010 2012 2015 2020Tăng, giảm

’15/’10 ‘20/’151. Dân số trung bình 570 576,7 650 750 80 100TĐ Nông thôn 364,9 368,3 364,7 390 -0,2 25,3Tỷ trọng (% dân số) 60 63,9 56,1 52 -3,9 -4,12. Dân số trong độ tuổi lao động 365,7 318,1 435,5 543,8 69,8 108,3Tỷ trọng (% dân số) 61,2 55,2 67 72,5 5,8 5,53. Dân số trong độ tuổi có KNLĐ 361 314,1 429 536 68 107

4. Lao động đang làm việc 287,9 312,9 358,5 421,6 70,6 63,1Tỷ trọng (% dân số) 50,5 54,3 55,1 56,2 4,6 1,1TĐ: Lao động nông- lâm - thuỷ sản 148,6 150,3 132,6 122,3 -16 -10,3

Tỷ trọng (% LĐ đang làm việc) 51,6 40,8 37 29 -14,6 -8* Nguồn: Niên giám thống kê và QHTT phát triển KTXH Ninh Thuận đến 2020.

+ Đào tạo nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Chú trọng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông, lâm, thủy sản; tăng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Năm 2015 lao động nông, lâm, thủy sản còn 132,6 ngàn người, chiếm khoảng 37%; đến năm 2020 còn 122,3 ngàn người, chiếm 29%.

+ Đào tạo nghề để chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đến 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, trong đó đào tạo nghề đạt 35%; đến 2020 là 60%, trong đó đào tạo nghề 45%.

2/ Nguồn lao động.

Như vậy, cơ cấu lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp giảm dần (phụ lục 6). Nếu như năm 2012 là 52%, thì đến năm 2015 chỉ còn là 37% và đến năm 2020 là 29% tổng lực lượng lao động của nền kinh tế. Do đó việc áp dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong thời gian tới là yêu cầu cấp thiết của ngành nông nghiệp để giảm lực lượng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp.

II.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thực phẩm.

Bảng 3: Nhu cầu thực phẩm tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Báo cáo tổng hợp. 56

Page 57: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

TT Nội dung ĐVT 2015 2020

1 Thịt các loại Tấn 31.200 44.025

Trong đó: Thịt bò, trâu, dê, cừu Tấn 11.700 18.001

2 Rau xanh các loại Tấn 72.642 91.904

3 Quả các loại Tấn 33.025 53.375

4 Thủy sản các loại Tấn 12.415 l5.000

Nguồn: Chi tiết thể hiện ở Phụ lục 7 kèm theo.

Còn đối với thị trường xuất khẩu: với vai trò nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn của bất kỳ gia đình nào nên nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu được dự báo tiếp tục tăng. Theo FAO đến năm 2015, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của toàn cầu sẽ lên đến 165 triệu MT (tăng bình quân khoảng 2,1%/năm), tương đương với khoảng 149.820 triệu tấn. Vì vậy trong thời gian tới, ngoài những thị trường truyền thống mà nước ta đang xuất khẩu thủy sản chính được dự báo sẽ tăng sản lượng xuất khẩu, còn có những thị trường tiềm năng mà nước ta đang hướng đến như: Trung Quốc, Nga,… Đây là điều kiện thuận lợi để ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ngành thủy sản tỉnh Ninh Thuận nói riêng phát triển và chiếm vị thế xuất khẩu quan trọng trên thị trường thế giới.

III. Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước đến phát triển nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận.

III.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước.

Bối cảnh quốc tế .

Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trên bình diện quốc tế và khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế.

+ Quá trình hội nhập kinh tế sẽ mở ra triển vọng thuận lợi để các nền kinh tế có cơ hội phát triển trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời hội nhập còn mang lại sự bổ sung cho nhau giữa các nền kinh tế, qua đó thúc đẩy sự phát triển trong một môi trường kinh tế ngày càng trở nên bình đẳng hơn. Quá trình hội nhập sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi và thời cơ thu hút vốn đầu tư, triển vọng cho thị trường nông sản xuất khẩu, khả năng hợp tác tiếp thu công nghệ mới, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp cũng như mở rộng giao lưu phát triển kinh tế văn hoá, dịch vụ, du lịch…

Báo cáo tổng hợp. 57

Page 58: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng rộng mở, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trở nên mạnh mẽ. Trong năm 2007, tổng lượng vốn FDI đăng ký đã lên tới 21,35 tỷ USD, trong khi kế hoạch 5 năm chỉ dự kiến thu hút 22 – 23 tỷ USD. Trong năm 2008 mặc dù kinh tế thế giới bị khủng hoảng song tổng lượng vốn FDI đăng ký vẫn đạt mức 64,011 tỷ USD và năm 2012 trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam năm 2012 cũng bị ảnh hưởng đáng kể, chỉ đạt mức 7,85 tỷ USD.

+ Sự hội nhập cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận thị trường: được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN- Most Favoured Nation) là chế độ ưu đãi về thương mại thuận lợi của 149 nước thành viên còn lại, chiếm trên 90% khối lượng và giá trị thương mại thế giới, tạo điều kiện mở rộng thị trường nông lâm sản Việt Nam. Hội nhập cũng gắn liền với việc Việt Nam tham gia giải quyết những vấn đề có tính chất toàn cầu trong thế kỷ 21 đó là biến đổi khí hậu, đòi hỏi phát triển.

Bối cảnh trong nước.

Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền tảng cho giai đoạn phát triển mới:

+ Nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục, đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt.

+ Tình hình chính trị, xã hội ổn định.

+ Theo chiến lược phát triển các thời kỳ đến năm 2020, kinh tế xã hội cả nước sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh theo hướng CNH – HĐH để vượt khỏi giới hạn của nhóm các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển. Dự báo trên bình diện cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 7% cho giai đoạn 2006 - 2010, tuy nhiên năm 2008 kinh tế quốc tế và trong nước bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên GDP cả nước có thể không đạt chỉ tiêu trên, giai đoạn 2011 - 2020 GDP tăng khoảng 7 - 8% trong đó khu vực kinh tế nông lâm thuỷ sản tăng 3,5 - 4%, dịch vụ 7 - 8%, công nghiệp tăng 9%.

+ Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, với nội dung chính như sau:

Giai đoạn đến năm 2015:

GDP nông nghiệp năm 2015 đạt 17 - 18% trong cơ cấu GDP cả nước.

Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thuỷ sản bình quân từ 3,5 – 3,8%/năm

Báo cáo tổng hợp. 58

Page 59: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng GTSX nông lâm thuỷ sản 4,6 – 5%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 3,5%/năm (trồng trọt tăng 2,5%/năm, chăn nuôi tăng 7%/năm), lâm nghiệp tăng 2%/năm, thuỷ sản tăng 8,5%/năm.

Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 38% trong cơ cấu GTSX nông nghiệp.

Tỷ lệ đất có rừng năm 2015 đạt 42%.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2015 đạt 25 - 30 tỷ USD, trong đó nông lâm sản đạt 19 - 24 tỷ USD, thuỷ sản đạt 6 tỷ USD.

Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp năm 2015 bình quân khoảng 55 – 60 triệu đồng.

Giai đoạn 2016 – 2020:

Cơ cấu ngành nông lâm thuỷ sản đến năm 2020: nông nghiệp 64,7%, lâm nghiệp 2%, thuỷ sản 33,3%.

Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thuỷ sản bình quân từ 3,5 – 4%/năm.

Tốc độ tăng trưởng GTSX nông lâm thuỷ sản 4,3 – 4,7%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 3,2%/năm, lâm nghiệp 3,5%/năm, thuỷ sản 7,5%/năm.

Độ che phủ của rừng đạt 44 - 45% vào năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 40 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 22 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thuỷ sản 11 tỷ USD.

Giá trị sản lượng trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng.

III.2. Một số dự báo để phát triển nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.

1. Dự báo về môi trường kinh tế chung.

Đối với trong nước :

Trong những năm tới phải đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, cần phải quy hoạch lại sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thị trường. Qúa trình đô thị và công nghiệp sẽ tiếp tục thu hút và tranh chấp mạnh tài nguyên với ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, trọng tâm là đất và nước…làm cho diện tích đất canh tác khu vực ven đô thị dần dần bị thu hẹp lại. Đồng thời, tình trạng bố trí các khu sản xuất công nghiệp trên đất sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều, đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải cân nhắc kỹ để có phương án quy hoạch phát triển ổn định và bền vững.

Ngoài những cơ chế, chính sách đã có, nhất là Nghị quyết số 26 – NQ/TW, tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát

Báo cáo tổng hợp. 59

Page 60: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

triển nông, lâm, thuỷ sản trong 10 năm tới. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ gia tăng tần suất và mức độ của các hiện tượng hạn hán, lụt lội, bão tố; nguy cơ tăng cao bệnh dịch cho cây trồng vật nuôi.

Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trong nước đòi hỏi tăng về số lượng, do tăng dân số; đồng thời yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với ngoài nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục là cơ hội cho thị trường nông sản xuất khẩu, thu hút đầu tư, tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; nhưng cũng sẽ là thách thức lớn. Việc thực hiện các cam kết quốc tế, nhất là hiệp định SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures - Là hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật) yêu cầu nỗ lực và đầu tư lớn.

Khoa học công nghệ phát triển mạnh sẽ trực tiếp giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành nông phẩm; tác động trực tiếp tới phân bổ quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao có hiệu quả đem đến những giá trị sử dụng mới và lợi nhuận cao.

2. Dự báo về những khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/năm. Mức độ chênh lệch này phản ánh sự thiếu hụt, mất cân đối giữa cung và cầu về lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới.

Cũng theo dự báo của Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc xu hướng chung của thuỷ sản thế giới đến năm 2020: Tỷ trọng sản lượng giữa khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là 50/50. Nhờ các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nuôi trồng thuỷ sản sẽ tăng năng suất, sản lượng và thu nhập, nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… Các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Á, sẽ chiếm ưu thế nổi trội trong việc cung cấp sản lượng thuỷ sản làm thực phẩm cho toàn thế giới.

Đây cũng là một cơ hội rất tốt nếu chúng ta tìm hiểu và đầu tư khai thác vào thị trường này.

Báo cáo tổng hợp. 60

Page 61: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

3. Triển vọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cho phát triển sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành.

Việc ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Các tiến bộ này bao gồm các lĩnh vực: Thay đổi cơ cấu giống, đa dạng hoá sản phẩm, ứng dụng nuôi cấy mô trong nhân giống để cải thiện chất lượng giống, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến, áp dụng công nghệ nhà lưới có mái che sáng, công nghệ tưới tiên tiến, công nghệ Nano, công nghệ sinh học, công nghệ chăn nuôi trong nhà lạnh,… Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra không đồng đều giữa các vùng sản xuất vì nhiều lý do (khí hậu thời tiết, trình độ thâm canh, khả năng đầu tư, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiến bộ và thị trường…).

Công nghệ và trang thiết bị xử lý sau thu hoạch, cũng như công nghệ bảo quản dự báo sẽ phát triển mạnh và rộng rãi trong thời gian tới. Việc thu hoạch, vận chuyển, đóng gói, bao bì và bảo quản phát triển sẽ hạn chế hao hụt trong quá trình phân phối. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với ngành sản xuất rau, quả của tỉnh (rau các loại, nho, táo,..), giúp ngành sản xuất rau, quả giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm nhất là các sản phẩm dể bị tổn thương cơ giới, đặc biệt là hai sản phẩm rau an toàn và nho mà tỉnh đang định hướng sản xuất. Giúp ngành mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh và xuất khẩu, tăng giá trị cho ngành.

Công nghệ thông tin trong ngành nông nghiệp cũng đã và đang được chú trọng phát triển. Trong những năm qua, hàng loạt các trang Website thông tin về ngành nông nghiệp, một số phần mềm về hệ thống quản lý giống, cách thức sử dụng phân bón; thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, phương pháp bảo quản sau thu hoạch đã được thiết kế và sử dụng rộng rãi trong cả nước đã góp phần nâng cao không ngừng năng suất, chất lượng sản phẩm ngành nông nghiệp. Công nghệ thông tin còn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều khiển tự động: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước tưới và chất dinh dưỡng đối với cây trồng trong nhà kính, nhà lưới.

Trong bối cảnh hiện nay, khoa học – công nghệ từng ngày, từng giờ có những thành công, nên việc tiếp cận, chuyển giao và ứng dụng kịp thời vào sản xuất là rất cần thiết trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Đây là giải pháp quan trọng tạo bước đột phá trong ngành, chỉ có tiến bộ khoa học – công nghệ cao là con đường ngắn nhất và tiết kiệm nhất để sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận có thể cạnh tranh trên thị trường.

4. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản trong nước những năm tới.

Báo cáo tổng hợp. 61

Page 62: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Trong nước dân số sẽ lên tới 100 triệu người, do kinh tế tăng trưởng với tốc độ bình quân 6,5 – 7%/năm, nhu cầu tiêu dùng nông sản thực phẩm sẽ tăng mạnh. Do vậy, thị trường nông, lâm, thuỷ sản trong nước những năm tới sẽ tăng khá nhanh và đòi hỏi chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản sẽ được đầu tư phát triển, đòi hỏi khối lượng lớn nguyên liệu chất lượng cao. Những yếu tố này vừa là động lực, vừa là cơ sở để bố trí lại quy hoạch sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trong nhiều năm tới.

5. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận.

+ Biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề quan tâm lớn toàn cầu. BĐKH tác động đến điều kiện khí hậu, tài nguyên nước, dân sinh kinh tế xã hội,...

+ Trong vài thập kỷ gần đây, biểu hiện của BĐKH ở Ninh thuận tương đối rõ rệt: nhiệt độ tăng nhanh kỷ lục, mùa khô nóng hơn, mùa mưa nhiệt độ thấp hơn hoặc mưa trái mùa, lượng mưa gia tăng, xuất hiện nhiều cơn bão mạnh và trái quy luật gây nhiều hậu quả và không chủ động được trong thích ứng.

Tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh được phân tích cụ thể (phụ lục 8), cho thấy nhìn chung ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Ninh Thuận là không đáng kể. Cụ thể lượng mưa trung bình dự báo giai đoạn năm 2020 – 2070 theo kịch bản B2 biến động trong khoảng từ 1.018,65 – 1.024,71 mm/năm (bằng lượng mưa năm 2009: 1.052,3mm); nhiệt độ trung bình dự báo giai đoạn năm 2020 – 2070 theo kịch bản B2 biến động trong khoảng từ 24,87 – 25,490C (giảm so với giai đoạn 2007 – 2011: 27,10C và 26,90C). Diện tích bị ngập nước dự báo giai đoạn năm 2020 – 2070 theo kịch bản B2 biến động trong khoảng từ 0,62% - 0,69% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Đối với diện tích ngập nước, kết quả đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng lên sử dụng đất cho thấy đất phục vụ cho mục đích thủy sản ở khu vực ven biển là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng nước biển dâng. Thế nhưng, ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung lên các loại hình sử dụng đất thủy sản còn thể hiện qua các vấn đề khác của biến đổi khí hậu như sự thay đổi độ mặn và các yếu tố khí tượng … chứ không chỉ đơn thuần qua diện tích chịu ảnh hưởng. Do đó trong quá trình triển khai thực hiện hợp phần thủy sản, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ để định hướng phát triển (giống, công nghệ, kỹ thuật,…) cho phù hợp với tình hình thực tế.

Báo cáo tổng hợp. 62

Page 63: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Phần thứ tưQUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỈNH

NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020.

I. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu quy hoạch.I.1. Quan điểm phát triển.

Việc quy hoạch các vùng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 phải quán triệt các quan điểm sau:

1) Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải phù hợp với Đề án, Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông - lâm – thủy sản của tỉnh, các quy hoạch ngành, lĩnh vực và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

2) Phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phải trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của tỉnh.

3) Phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, tiếp tục hình thành các vùng sản xuất tập trung, mang tính hàng hoá cao.

4) Phát triển sản xuất nghiệp công nghệ cao phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, điều chỉnh dân cư, cùng với nguồn nhân lực được đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

5) Phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, lao động, kêu gọi các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp FDI (làm đầu tàu) đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, nhằm phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước.

6) Xem nông nghiệp công nghệ cao là bước đột phá trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh nhà.

7) Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho ngành nông nghiệp công nghệ cao phát triển ổn định và bền vững với cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sản xuất giống chất lượng cao, xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm, sản xuất các sản phẩm phụ

Báo cáo tổng hợp. 63

Page 64: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tăng cường hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống giám sát sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm an toàn để các văn bản pháp luật và chính sách được thực thi một cách hiệu lực và hiệu quả cao.

8) Nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. Cần phải có mối liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các nhà: khoa học - doanh nghiệp - tài chính trong xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.

I.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển.

a) Mục tiêu chung.

Góp phần xây dựng nền nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao đối với trước mắt và lâu dài.

b) Mục tiêu cụ thể:

Giai đoạn 2012 – 2015:

Bước đầu thử nghiệm, ứng dụng một số công nghệ cao mới trong nông nghiệp; tiếp cận và làm chủ một số công nghệ cao trong nông nghiệp có thể ứng dụng vào điều kiện cụ thể của Ninh Thuận; góp phần đưa trình độ công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp của Ninh Thuận ngang bằng trình độ trung bình của cả nước;

Từng bước xây dựng và hình thành nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trọng tâm là vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2015, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với tổng diện tích sử dụng đất là 770 ha;

Từng bước sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hoá ứng dụng công nghệ cao, có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 10 - 15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Giai đoạn 2016 – 2020:

Tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, trọng tâm là ứng dụng công nghệ cao mới trong nông nghiệp; góp phần đưa trình độ công nghệ nông nghiệp của tỉnh ngang bằng trình độ khá của cả nước. Đến năm 2020, ứng dụng các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

Đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm hệ thống các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2020, hình thành 4 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với tổng diện tích sử dụng đất là 2.190 ha.

Báo cáo tổng hợp. 64

Page 65: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp. Giá trị sản lượng trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 trung bình phải đạt từ 200 triệu đồng trở lên.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng trên diện rộng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng hoá có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 20 - 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

I.3. Các khâu đột phá và trụ cột phát triển để thực hiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2011 – 2020 đã xác định có 3 khâu đột phá quan trọng để nâng cao khả năng cạnh trạnh nền kinh tế của tỉnh là: Thành lập và đi vào hoạt động Văn phòng phát triển kinh tế, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Và 6 cụm ngành kinh tế trụ cột, trong đó 3 trụ cột kinh tế phát triển có tỉnh bứt phá là: Ngành nông, lâm, ngư nghiệp; ngành du lịch và cụm ngành năng lượng, chế tạo.

Ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 1 trong 3 trụ cột kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Dự kiến cụm này có thể tăng trưởng nhanh chóng, năm 2020 sẽ chiếm 20% GDP (nông nghiệp chiếm 63,2%, nuôi trồng thủy sản chiếm 36,0% và lân nghiệp chiếm 0,8%) và 29% lao động của tỉnh. Ngành sẽ tập trung đầu tư phát triển các loại nông sản, thủy sản có thương hiệu và mang tính đặc thù của Ninh Thuận trên cơ sở đẩy mạnh phát triển và tìm kiếm cơ hội thị trường, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận và tận dụng lợi thế cạnh tranh. Phát triển các sản phẩm chế biến từ cây nho như rượu vang, các sản phẩm từ thịt dê, cừu, các sản phẩm từ nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản và giống cây trồng vật nuôi, bao gồm cả nguồn giống thủy sản.

I.4. Định hướng quy hoạch phân vùng phát triển ngành.

a) Tiểu vùng miền núi và vùng khó khăn.

Bao gồm huyện Ninh Sơn, huyện Bác Ái và một số xã miền núi của các huyện còn lại. Vùng này chiếm 85,4% diện tích toàn tỉnh và có 30 xã đặc biệt khó khăn (Quyết định số 30/2007/QĐ – TTg, ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ), là địa bàn cứ trú của các dân tộc thiểu số.

Quy hoạch phát triển theo hướng toàn diện, đồng bộ, xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng, từng bước nâng cao dân trí; nâng cao thu nhập dân cư và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về đời sống với các vùng đồng bằng trong tỉnh.

Báo cáo tổng hợp. 65

Page 66: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Trọng tâm là mở rộng diện tích trồng lúa nước bảo đảm cung cấp lương thực tại chỗ, hình thành các vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, mía, thuốc lá; cây công nghiệp dài ngày như cây neem, cây điều; cây ăn quả ở Ninh Sơn, Bác Ái và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đối với Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung phát triển đàn bò theo hướng sản xuất tập trung, quy mô mang tính hàng hóa và đầu tư đồng bộ khép kín từ chuồng trại đến đồng cỏ.

Quản lý bảo vệ, chăm sóc, khai thác và trồng rừng để nâng cao độ che phủ rừng và phát triển rừng kinh tế.

b) Tiểu vùng đồng bằng.

Tập trung chủ yếu ở vùng hạ lưu sông Kinh Dinh thuộc đồng bằng Phan Rang- Tháp Chàm, Ninh Hải chiếm khoảng 8% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (như rau an toàn, cây ăn quả đặc thù của tỉnh), trong đó phát triển cây lúa để đảm bảo an ninh lương thực cho toàn tỉnh, đồng thời tập trung đầu tư xây dựng các vùng cây ăn quả tập trung đặc thù như cây nho, cây táo, cây hành tỏi, cừu và gia cầm; phát triển nền nông nghiệp đô thị ở khu vực Phan Rang – Tháp Chàm để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao (rau, hoa, …) cung cấp cho các khu đô thị và du lịch.

c) Tiểu vùng ven biển.

Bao gồm các xã phường ven biển của các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, TP Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam, chiếm 6,7% diện tích của tỉnh. Tập trung đầu tư phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống mà trọng tâm là ứng dụng công nghệ cao; đầu tư phương tiện đánh bắt xa bờ và phát triển muối công nghiệp.

I.5. Luận chứng phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

a) Các chủ trương chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc thu hút đầu tư.

+ Chính sách của Trung ương : Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 176/QĐ - TTg ngày 29/1/2010. Theo đó, Nhà nước chủ trương khuyến khích ngành nông nghiệp tập trung vào việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp CNC, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC và xây dựng vùng nông nghiệp CNC. Cụ thể về thu hút đầu tư như :

– Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong vùng;

Báo cáo tổng hợp. 66

Page 67: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

– Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và thuỷ lợi cho nội đồng của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

+ Chính sách của tỉnh : Với quyết tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ngày 8/3/2010 UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 207/2010/QĐ-UB thành lập Văn phòng Phát triển kinh tế (EDO). Văn phòng này sẽ đóng vai trò là cơ quan đầu mối trong việc hỗ trợ nhà đầu tư và đối tác hỗ trợ phát triển trên địa bàn tỉnh hoàn tất các thủ tục liên quan để có thể triển khai dự án như: thành lập doanh nghiệp, chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường, thuê đất, giải phóng mặt bằng…

Ninh Thuận thuộc địa bàn khuyến khích đầu tư được hưởng các ưu đãi đầu tư cao nhất cả nước, đồng thời Ninh Thuận chủ trương dành các ưu đãi cao nhất trong khung quy định của Chính phủ và vận dụng tối đa các hỗ trợ cao nhất theo hướng đảm bảo quyền lợi tốt nhất, thủ tục hành chính thuận tiện nhất, đơn giản nhất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. Theo đó các nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu theo quy định sau:

Địa bàn thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư: Áp dụng theo phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2006/NĐ-CP), tỉnh Ninh Thuận có 06 huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Lĩnh vực thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP. Trong đó Ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.

Ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuê mặt nước:

– Đơn giá thuê đất, thuê mặt nước của mỗi dự án được ổn định trong 5 năm và được tính theo giá đất do UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành theo mục đích sử dụng đất thuê của từng vị trí.

– Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể như sau:

Báo cáo tổng hợp. 67

Page 68: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Ưu đãi về thuế: Nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn các huyện của tỉnh, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành của nhà nước.

– Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Được áp dụng mức thuế suất ưu đãi cao nhất 10% trong thời hạn 15 năm đối với: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn 06 huyện của tỉnh; Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực trong đó có nông nghiệp công nghệ cao.

– Miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiêp: Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư (trong đó có dự án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao).

– Về thuế nhập khẩu: Thực hiện ưu đãi theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, theo đó dự án đầu tư vào địa bàn 6 huyện; dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp.

b) Tình hình các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước đã và đang đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo tổng hợp. 68

Page 69: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Tập đoàn CJ Hàn Quốc tại Việt Nam đã bắt đầu triển khai trồng khảo nghiệm ớt trên diện tích đất khoảng 6.000m2 địa điểm tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm sơn, huyện Ninh Sơn, dự kiến tháng 6/2014 sẽ thu hoạch đợt 1, tháng 8/2014 sẽ thu hoạch đợt 2 và tiến hành sơ kết đánh giá; theo đó dự kiến năm 2015 sẽ phát triển vùng trồng ớt tại huyện Ninh Sơn khoảng 30 ha và dự kiến phát triển vùng nguyên liệu trồng ớt đến 600 ha trong những năm tiếp theo; khi vùng nguyên liệu ớt ổn định Tập đoàn CJ sẽ đầu tư nhà máy chế biến tương ớt, ớt bột tại tỉnh. Đồng thời, Tập đoàn CJ và KOICA đang xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư dài hạn vào tỉnh Ninh Thuận, trọng tâm là công tác đào tạo quy trình, kỹ thuật canh tác ớt, hành tỏi cho người nông dân, các kỹ năng quản lý của cán bộ thôn, xã liên quan, hoạt động khuyến nông, đầu tư hạ tầng nông thôn như sân phơi đa mục tiêu, hệ thống kênh mương nội đồng vùng có dự án...

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Long Vân Ninh Thuận để thực hiện đầu tư dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao Nhị Hà tại thôn Nhị Hà 2, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam với diện tích đất lập Quy hoạch toàn bộ phạm vi dự án là 500 ha, trong đó giai đoạn 1: triển khai thực hiện 300 ha. Mục tiêu dự án là xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao theo hướng tiên tiến, đạt năng suất, chất lượng cao, góp phần chuyển đổi tập quán sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giá trị sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Quy mô đầu tư dự án giai đoạn 1 được bố trí như sau: 100 ha đầu tư khu vực chuyên canh cây ớt; 40 ha cho các loại cây nông nghiệp khác; 80 ha để trồng cỏ, bắp sữa làm nguyên liệu thức ăn cho bò sữa; 30 ha xây dựng 9 trại nuôi bò sữa (100 bò sữa/trại); 30 ha để xây dựng trại nuôi heo (12.000 con/vụ); 10 ha xây dựng hồ chứa nước kết hợp nuôi cá nước ngọt và 10 ha để xây dựng các hạng mục công trình như: Nhà máy chế biến thức ăn cho bò, nhà máy sơ chế sữa ban đầu, nhà văn phòng điều hành, nhà kho, nhà ở công nhân, sân đường nội bộ, tường rào, khu xử lý chất thải và các công trình phụ trợ khác. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này là  200.000.000.000 đồng. 

Khu nuôi tôm công nghiệp trên cát của Công ty TNHH Việt Úc tại xã An Hải, huyện Ninh Phước: Với mục tiêu đầu tư xây dựng mới Khu nuôi tôm công nghiệp trên cát tạo nguồn nguyên liệu ổn định để đầu tư dự án Nhà máy chế biến thủy, hải sản góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao giá trị xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản phẩm trong và ngoài nước. UBND tỉnh vừa đồng ý chủ trương địa điểm đầu tư dự án Khu nuôi tôm công nghiệp trên cát của Công ty TNHH Việt Úc tại xã An Hải, huyện Ninh Phước với diện tích sử dụng đất khoảng 48 ha. Quy mô công suất dự án 10.350 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư dự kiến: 5.000.000 USD. Dự án hoàn thành xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2014.

Báo cáo tổng hợp. 69

Page 70: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH một thành viên Kaychay Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nông nghiệp kỹ thuật cao Kachay tại xã Lợi Hải và xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết và đầu tư các hạng mục phát triển nông nghiệp gắn với các nhà máy chế biến để hình thành Trung tâm nông nghiệp kỹ thuật cao. Diện tích dự kiến thực hiện dự án khoảng 300 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 163,5 tỷ đồng. Thời gian hoạt động dự án 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Tiến độ thực hiện dự án, hoàn thành xây dựng và  đưa vào hoạt động trong tháng 12/2020.

Ngoài các doanh nghiệp, tổ chức trên, đối với lĩnh vực sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao. Bộ NN&PTNT đã xây dựng Trung tâm sản xuất và kiểm định tôm giống chất lượng cao tại Ninh Thuận. Hiện có nhiều nhà đầu tư đã và đang đến Ninh Thuận để sản xuất tôm giống cung cấp cho khu vực và cả nước như: Công ty XNK Thủy sản Minh Phú đầu tư sản xuất 5 tỷ con post/năm, Trại tôm giống Ninh Thuận đầu tư sản xuất 3,6 tỷ con post/năm, Công ty tôm giống Grobest & IMei đầu tư sản xuất 2,4 tỷ con post/năm, Công ty TNHH Uni-President VN và Công ty TNHH Sinh học Thần Trinh đầu tư sản xuất 1,1 tỷ con post/năm ở An Hải),…

Một số doanh nghiệp lớn trên thế giới bước đầu đã quan tâm đến Ninh Thuận trong việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như: Công ty TNHH C&N Vina Hàn Quốc (đầu tư xây dựng Nông trang trại công nghệ cao trong tương lai tại Bác Ái). Đây là cơ sở bước đầu cho thấy niềm tin và sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư vào Ninh Thuận để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

c) Khả năng đáp ứng nguồn lao động.

Tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Theo đó, ngoài tăng dân số tự nhiên còn có sự gia tăng cơ học khá lớn, dẫn đến dân số tăng nhanh; cơ cấu dân số, lao động các nhóm ngành cũng chuyển dịch mạnh để phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Khống chế mức giảm sinh hàng năm 0,2 – 0,35%0, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,15% vào năm 2015 và 1,10% vào năm 2020. Đến năm 2020 dân số khoảng 750 ngàn người, trong đó tăng cơ học giai đoạn 2016 – 2020 chiếm 8%. Dân số đô thị năm 2015 chiếm 43,9%, năm 2020 chiếm 48%.

Dự báo đến năm 2020 dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh là 543,8 ngàn người, đây là lực lượng lao động dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế quốc dân, kết hợp với giá nhân công rẻ là lợi thế của tỉnh trong việc phát triển kinh tế xã hội và kêu gọi đầu tư.

Báo cáo tổng hợp. 70

Page 71: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Dự báo dân số – lao độngĐVT: 1.000 người

Nội dung Năm 2015 Năm 2020

Tăng, giảm

‘20/’151. Dân số trung bình 650 750 100TĐ Nông thôn 364,7 390 25,3Tỷ trọng (% dân số) 56,1 52 -4,12. Dân số trong độ tuổi lao động 435,5 543,8 108,3Tỷ trọng (% dân số) 67 72,5 5,53. Dân số trong độ tuổi có KNLĐ 429 536 1074. Lao động đang làm việc 358,5 421,6 63,1Tỷ trọng (% dân số) 55,1 56,2 1,1TĐ: Lao động nông- lâm - thuỷ sản 132,6 122,3 -10,3Tỷ trọng (% LĐ đang làm việc) 37 29 -8

* Nguồn: Niên giám thống kê và QHTT phát triển KTXH Ninh Thuận đến 2020.

- Đào tạo nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Chú trọng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông, lâm, thủy sản; tăng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Năm 2015 lao động nông, lâm, thủy sản còn 136 ngàn người, chiếm khoảng 37%; đến năm 2020 còn 122,3 ngàn người, chiếm 29%.

- Đào tạo nghề để chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đến 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, trong đó đào tạo nghề đạt 35%; đến 2020 là 60%, trong đó đào tạo nghề 45%.

d) Các công trình thủy lợi đã và đang đầu tư phục vụ sản xuất.

Ninh Thuận đang tập trung đầu tư các công trình thủy lợi để tăng năng lực tưới khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp vào năm 2015 và 56% vào năm 2020. Đến năm 202015 hoàn thành đầu tư hồ sông Cái và hệ thống thủy lợi Tân Mỹ dung tích khoảng 219 triệu m3, hồ sông Than, hồ Ô Căm, hồ Tân giang II, hồ Tà Nôi (Ma Nới), hồ Đa Mây (Phước Bình-Bác Ái). Đầu tư nâng cấp đập dâng 19/5 mở rộng (Lâm Sơn), đập hạ lưu sông Dinh để ngăn mặn, giữ nguồn nước ngọt, làm thay đổi môi trường sinh thái và khai thác lợi thế khu vực hai bên bờ sông Dinh phát triển du lịch sinh thái. Đầu tư kiên cố kênh mương, trong đó tập trung đầu tư kênh cấp I thuộc các hệ thống Nha Trinh-Lâm Cấm, Tân Giang và hệ thống kênh mương cấp II, III để phát huy hiệu quả các hồ chứa nước đã đầu tư.

Như vậy đến năm 2020 tổng công suất tưới thiết kế của tất cả các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đạt 47.303 ha, tăng 13.976 ha so với năm 2015 (từ hệ

Báo cáo tổng hợp. 71

Page 72: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

thống Sông Cái – Tân Mỹ 4.300 ha, từ các công trình xây dựng giai đoạn đến năm 2015 là 9.676 ha); tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp (không tính diện tích đất trồng sắn, trồng điều, trồng cao su trên đất lâm nghiệp) được tưới chiếm 66,3%. Những tính toán trên là nhu cầu tưới theo phương pháp truyền thống, trong những năm tới việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ tưới nước tiết kiệm thì năng lực tưới của các hồ thủy lợi sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.

e) Điều kiện khí hậu, thời tiết đặc thù của tỉnh.

Theo tài liệu đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Ninh Thuận thì tỉnh nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi lớn, được thể hiện trên các yếu tố sau:

*. Bức xạ và nắng.

- Bức xạ: Theo kết quả tính toán thực nghiệm, lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng rất lớn (bức xạ tổng cộng lý tưởng là bức xạ bao gồm trực xạ và tán xạ trong điều kiện quang mây), trung bình hàng năm tại Nha Hố trên 230 Kcal/cm2, tháng ít nhất cũng trên 14 Kcal/cm2. Lượng bức xạ dồi dào, đem lại một nền nhiệt độ cao, phân bố khá đều giữa các tháng, cho nên điều kiện bức xạ góp phần quan trọng tính chất nhiệt đới của khí hậu Ninh Thuận. Đây là điều kiện thuận lợi để canh tác nhiều vụ cây trồng trong năm.

- Nắng: Ninh Thuận nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm có thời gian chiếu sáng dài. Hơn nữa, suốt cả mùa khô kéo dài tới 8 - 9 tháng, trời thường ít hoặc quang mây, cho nên ở Ninh Thuận trung bình hàng năm có tới 2.700-3.000 giờ nắng.

*. Nhiệt độ

Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm. Hầu hết vùng đồng bằng ven biển và các vùng núi thấp kế cận đều có nhiệt độ trung bình năm trên 260 C và tổng nhiệt năm trên 9.5000C, cho phép canh tác nhiều vụ/năm. Nơi có nhiệt độ cao nhất là khu vực Phan Rang, Nha Hố với nhiệt độ trung bình năm trên 270C và tổng nhiệt năm trên 9.8000C. Do địa thế thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam nên nhiệt độ cũng tăng dần theo hướng đó. Theo các phương pháp tính toán đáng tin cậy: Với chu kỳ 50 năm bất cứ nơi nào trong tỉnh cũng có nhiệt độ thấp nhất không dưới 120C và với chu kỳ 100 năm thì tại Phan Rang là 11,40C.

Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm và ít biến động, không có mùa đông lạnh, trừ vùng núi cao trên 1.000 m. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển nhanh và điều kiện đảm bảo để tăng vụ, phát triển chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu); sản xuất muối công nghiệp, phát triển du lịch,...

*. Độ ẩm trung bình.

Báo cáo tổng hợp. 72

Page 73: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Độ ẩm tương đối trung bình năm tại Ninh Thuận từ 74-78%. Khu vực Phan Rang có độ ẩm tương đối trung bình năm dưới 75%, thấp nhất trong tỉnh và cả nước.

*. Bốc hơi nước.

Ninh Thuận có lượng bốc hơi nước rất lớn, lượng bốc hơi nước trung bình năm từ 1.650 mm-1.850 mm. Trong cả năm có đến 10 tháng (Nha Hố), thậm chí đến 12 tháng (Phan Rang) lượng bốc hơi trên 100 mm/tháng. Lượng bốc hơi lớn nhất vào các tháng 2, 3 và 4 .

*. Mưa

Ninh Thuận được coi là một trong những tỉnh ít mưa nhất ở miền Trung nước ta và cả nước. Tuy vậy, điều kiện địa hình chia cắt mạnh nên lượng mưa ở các nơi rất không đồng đều. Mưa nhiều nhất là ở khu vực miền núi phía Tây và Tây Bắc tỉnh (thuộc huyện Ninh Sơn, Bác Ái). Lượng mưa năm ở khu vực này trên 2.000 mm (Lâm Sơn: 2.028,30 mm). Mưa ít nhất là các thung lũng vùng ven biển, lượng mưa/năm chỉ đạt xấp xỉ 700 mm (Phan Rang: 691,90 mm). Đó là khu vực khô hạn vào bậc nhất nước ta. Đại bộ phận vùng ven biển ở Ninh Thuận có lượng mưa năm chừng 600-800 mm và số ngày mưa khoảng từ 45-90 ngày. Lượng mưa có xu thế tăng dần từ Đông sang Tây và từ vùng thấp lên vùng cao, lượng mưa nói trên phân bố không đều cho 2 vụ. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 75-90% lượng mưa cả năm.

Như vậy, với thời tiết khí hậu của Ninh Thuận được cho là một trong những địa phương khắc nghiệt nhất cả nước, nhưng đây cũng là một lợi thế trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mà không phải địa phương nào cũng có được, với nhiệt độ trung bình năm trên 260C và tổng nhiệt năm trên 9.5000C là một trong những yếu tố quan trọng để tăng vụ và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nếu áp dụng công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là áp dụng công nghệ cao. Điển hình cho trường hợp này là Israel, tại thung lũng Arava trải dài từ phía Nam của Biển Chết đến Vịnh Eliat. Lượng mưa bình quân của khu vực này chỉ từ 20-50 mm mỗi năm. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 400C và ban đêm là 250C. Nhiệt độ mùa đông ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ từ 3-8 độ C, lượng bốc hơi tự nhiên lên tới 1.900-2.600 mm/năm. Nhưng đây là địa điểm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chính của Israel với năng suất hàng đầu thế giới, cụ thể Một hecta đất hiện cho 3 triệu bông hồng, hay 500 tấn cà chua/vụ. Một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm - mức năng suất mà không một nước nào trên thế giới có được.

Mặt khác, trong chuyến khảo sát thực tế và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận của công ty Netafim – Israel (là công ty cung cấp các sản phẩm, công nghệ tưới hàng đầu Israel) đã khẳng định, điều kiện khí hậu thời tiết của Ninh Thuận có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Báo cáo tổng hợp. 73

Page 74: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Từ các yếu tố phân tích trên cho thấy, việc đầu tư xây dựng các vùng quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là bước đi cần thiết, có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn.

II. Quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.II.1. Phương án quy hoạch sản xuất.

1) Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn công nghệ cao.

Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên các diện tích đất có thành phần nông hoá-thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các thuốc bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra.

Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn vần tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng.

Rau an toàn ở Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau được canh tác bằng các kỹ thuật thông thường, khó kiểm soát trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm. ở các nước phát triển, với quy trình công nghệ sản xuất rau chuẩn hoá, với việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật kiểm soát được, vấn đề rau an toàn về cơ bản đã được giải quyết.

Trên phương diện kỹ thuật, công nghệ sản xuất rau an toàn không phải là khó tiếp cận đối với người trồng rau. Trên cơ sở kinh nghiệm của nghề trồng rau truyền thống, với lượng vốn đầu tư bổ sung nhất định, với sự hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan khuyến nông hoặc học tập kinh nghiệm trồng rau an toàn của các cơ sở trồng rau đi trước, người trồng rau bình thường hoàn toàn có thể nắm vững và thực hiện công nghệ sản xuất rau an toàn.

Hiện nay, với mức sống ngày một được cải thiện nên thị trường trong nước và thị trường thế giới đang cần các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm an toàn, chính vì vậy chúng ta cần mạnh dạn thực hiện một chương trình này, và quan trọng hơn hết là chúng ta đã gia nhập WTO nên yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm là rào cản lớn nhất của mặt hàng nông sản Việt Nam nói chung và sản phẩm rau an toàn nói riêng. Chính vì vậy việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn công nghệ cao là bước đi đột phá cần thiết cho ngành hàng rau phát triển một cách bền vững.

Báo cáo tổng hợp. 74

Page 75: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Đối với Ninh Thuận có nhiều sản phẩm rau được xem là có tính cạnh tranh cao do hương vị đặc trưng và nổi tiếng như cà rốt, hành tây, tỏi, ớt,... Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 thì tổng diện tích trồng rau tỉnh Ninh Thuận là khoảng 17.000 ha gieo trồng. Trong đó hình thành các vùng trồng rau an toàn chuyên canh có quy mô lớn.

Mặt khác, vào tháng 09/2013 UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về phát triển vùng chuyên canh trồng ớt tại Ninh Thuận với Tập đoàn CJ (Hàn Quốc). Theo đó, kế hoạch triển khai gồm 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Tập đoàn CJ tiến hành trồng thử nghiệm với diện tích 01 ha trong vòng 01 năm (bắt đầu từ tháng 9/2013 - 9/2014) để đánh giá năng suất và chất lượng ớt đạt tiêu chuẩn yêu cầu của Tập đoàn CJ.

+ Giai đoạn 2: Căn cứ kết quả trồng thử nghiệm, 02 bên sẽ tiến hành thương thảo để thực hiện trồng đại trà trong vòng mười (10) năm (2014-2024) hoặc dài hơn trên diện tích đất dự kiến cho dự án vào khoảng 500-600 ha và cần khoảng 3.000 nông dân tham gia canh tác đáp ứng nguồn nguyên liệu khoảng 3.000 tấn ớt khô/năm (khoảng 12.000 tấn ớt tươi). Khi nguồn nguyên liệu ớt tại địa phương ổn định, Tập đoàn CJ hướng tới xây dựng nhà máy chế biến, đóng gói các sản phẩm từ ớt khô và các loại nước sốt gia vị tại Ninh Thuận.

Đây cũng là cơ hội để ngành hàng rau nói chung của tỉnh có cơ hội ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và áp dụng.

Từ những yếu tố trên, kết hợp với quá trình thảo luận cùng lãnh đạo ngành nông nghiệp các huyện, thành phố. Bằng phương pháp nội nghiệp như: cân đối quỹ đất, điều kiện ứng dụng công nghệ cao như quỹ đất, điều kiện về hạ tầng kỹ thuật sản xuất, nguồn nước,… để xác định các điểm sản xuất rau an toàn công nghệ cao phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn. Chúng tôi xác định và quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn công nghệ cao của tỉnh Ninh Thuận, đến năm 2020. Cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Quy hoạch sản xuất rau an toàn công nghệ cao đến năm 2020

STT Danh mục (điểm sản xuất) Địa điểm

Quy mô (ha)

Ghi chú

1 Sản xuất rau an toàn Thanh Hải

xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải 40

Đối tượng chủ lực: rau gia vị.

2 Sản xuất rau an toàn Nhơn Hải

xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải 100

3 Sản xuất rau an toàn Vĩnh Hải

xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải 200

4 Sản xuất rau an toàn Hộ Hải và Xuân Hải.

xã Hộ Hải và Xuân Hải, huyện Ninh Hải

100 Đối tượng chủ lực: rau

Báo cáo tổng hợp. 75

Page 76: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

STT Danh mục (điểm sản xuất) Địa điểm

Quy mô (ha)

Ghi chú

ăn lá, củ và quả. Dự kiến phần lớn diện tích là vùng nguyên liệu của Tập đoàn CJ.

5 Sản xuất rau an toàn Phước Hải

xã Phước Hải, huyện Ninh Phước 120

6 Sản xuất rau an toàn An Hải

xã An Hải, huyện Ninh Phước 300

7 Sản xuất rau an toàn Phước Sơn, Phước Vinh

Xã Phước Sơn, Phước Vinh, huyện Ninh Phước 200

8Sản xuất rau an toàn Phước Ninh - Phước Nam

Xã Phước Ninh - Phước Nam, huyện Thuận Nam 40

9 SX rau an toàn Tầm Ngân

Xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn 100

Đối tượng chủ lực: rau ăn lá, củ và quả.

10 SX rau an toàn Tân Lập Xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn 100

11 Sản xuất rau an toàn Mỹ Bình

Phường Mỹ Bình, TP. Phan Rang - Tháp Chàm 100

12 Sản xuất rau an toàn Văn Hải

Phường Văn Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm 240

  Tổng cộng   1.640  

Như vậy, đến năm 2020, toàn tỉnh có 1 vùng sản xuất rau an toàn gồm 12 địa điểm sản xuất, với tổng diện tích 1.640ha. trong đó riêng Tập đoàn CJ dự kiến phát triển vùng chuyên canh ớt ứng dụng công nghệ cao khoảng 600 – 700ha (5 điểm) tại 3 huyện là Ninh Hải, Ninh Phước và Thuận Nam. Còn lại khoảng 1.000 ha (7 điểm) chúng ta cần kêu gọi đầu tư với nòng cốt là các doanh nghiệp, HTX, ... Có thể liên kết với người dân có đất để tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

2) Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả (nho, táo,…) công nghệ cao.

Cây ăn quả nói chung. Trong đó táo của Ninh Thuận mặc dù đã nổi tiếng từ lâu do chất lượng thơm ngon của nó. Với diện tích trồng tính đến năm 2011 là 988 ha, rãi đều sáu trong bảy huyện thị của tỉnh. Mức sản lượng cung cấp cho thị trường trong nước hàng năm lên đến khoảng 19 ngàn tấn (năm 2012 là 38.700 tấn và năm 2013 là 46.172 tấn). Sản phẩm táo của Ninh Thuận đã hiện diện cả hai thị trường Miền Bắc và Miền Nam của Việt Nam. Tổng giá trị sản phẩm táo hàng năm mang lại cho Ninh Thuận khoảng 75 - 120 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận đạt được khoảng 30 – 50 tỷ đồng (40 – 45% doanh thu). Một giá trị không nhỏ.

Nho cũng là một trong những sản phẩm đã có truyền thống trồng lâu đời ở Ninh Thuận. Do điều kiện tự nhiên khô và nóng ẩm nên phù hợp cho việc sinh trưởng của

Báo cáo tổng hợp. 76

Page 77: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

cây Nho, chính vì vậy diện tích trồng Nho chiếm tỷ lệ quan trọng trong tổng diện tích canh tác của Ninh Thuận và là một trong những nơi có diện tích trồng Nho lớn của cả nước. Diện tích trồng Nho tính đến năm 2011 là 578 ha. Tuy nhiên, trong những năm gần đây (2006 – 2011) diện tích trồng Nho đã giảm đến 15,2% do năng suất có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện thời tiết phức tạp, mưa kéo dài, sâu bệnh xảy ra nhiều (bệnh thán thư, mốc sương,…) nhưng lại khó khăn trong phòng và trị bệnh.

Do đó 2 cây trồng này, được xem là đối tượng thay thế nhau trong cùng điều kiện canh tác. Khi một trong số 2 cây trồng này cho hiệu quả sản xuất thấp, người dân lại lựa chọn cây trồng còn lại (VD: Diện tích táo tăng thì diện tích nho giảm, tương ứng và ngược lại).

Đối với hai loại sản phẩm này, trong những năm qua, chúng ta cũng đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để kích thích cho người trồng tham gia sản xuất và cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, vấn đề phát triển cây táo còn có cơ hội hỗ trợ từ dự án Hỗ trợ Tam Nông do tổ chức IFAD tài trợ. Một điểm thuận lợi khác cho việc phát triển hai loại sản phẩm này.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 thì tổng diện tích trồng nho và táo của tỉnh Ninh Thuận là ổn định khoảng 3.200 ha (nho ổn định 2.200 ha và Táo là 1.000 ha). Trong đó hình thành các vùng trồng chuyên canh có quy mô lớn và tập trung ở Ninh Phước, Phan Rang – Tháp Chàm.

Từ những yếu tố trên, kết hợp với quá trình thảo luận cùng lãnh đạo ngành nông nghiệp các huyện, thành phố. Bằng phương pháp nội nghiệp như: cân đối quỹ đất, điều kiện thuận lợi để ứng dụng công nghệ cao,… để xác định vùng sản xuất cây ăn quả (nho, táo) công nghệ cao phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất hàng hóa. Chúng tôi xác định và quy hoạch vùng sản xuất nho, táo công nghệ cao của tỉnh Ninh Thuận, đến năm 2020. Cụ thể như sau:

Bảng 4.2: Quy hoạch vùng cây ăn quả công nghệ cao đến năm 2020

STT Danh mục(điểm sản xuất) Địa điểm

Quy mô (ha)

Ghi chú

1 Sản xuất cây ăn quả công nghệ cao Văn Hải

Phường Văn Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm 200

Sản xuất theo Tiêu chuẩn VietGAP

2 Sản xuất cây ăn quả công nghệ cao Ninh Phước

Thị trấn Phước Dân, xã Phước Sơn và Phước Vinh

huyện Ninh Phước300

3 Sản xuất cây ăn quả công nghệ cao Nho Lâm

Xã Phước Nam, huyện Thuận Nam 150

Báo cáo tổng hợp. 77

Page 78: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

4 Sản xuất cây ăn quả công nghệ cao Nhơn Sơn

Xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn 50

  Tổng cộng   700  

Như vậy, đến năm 2020, toàn tỉnh có 4 điểm sản xuất cây ăn quả (nho, táo,…) công nghệ cao, với tổng diện tích 700ha. Chiếm khoảng 21,8% tổng diện tích cây ăn quả (nho táo) toàn tỉnh, được thực hiện tại 4 huyện trồng trọng điểm của tỉnh là TP. Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Phước, huyện Thuận Nam, huyện Ninh Sơn.

3) Quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc có sừng công nghệ cao.

Chăn nuôi gia súc có sừng đạt hiệu quả cao là một trong những lợi thế kinh tế của tỉnh Ninh Thuận. Khí hậu nắng ấm quanh năm, diện tích đồng cỏ có tiềm năng phát triển, có nhiều hệ thống thuỷ lợi vừa và nhỏ, nông dân có kinh nghiệm chăn nuôi gia súc là điều kiện quan trọng đưa ngành chăn nuôi gia súc phát triển. Trong thời gian qua, tỉnh cũng đã có nhiều biện pháp đầu tư đưa chăn nuôi từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

Tính đến nay, đàn gia súc nói chung trên địa bàn tỉnh có trên 309.520 con bao gồm 109.565 con trâu bò, 59.310 con dê, 82.485 con cừu đạt sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 21.000 tấn/năm (trong đó thịt bò chiếm khoảng 30%). Đàn bò phân bố trên tất cả các huyện thị của tỉnh Ninh Thuận nhưng tập trung nhiều tại các huyện Ninh Phước (chiếm 20%), Ninh Phước (chiếm 17,5%), Thuận Bắc (chiếm 17%). Ngành NN&PTNT có biện pháp cải tạo chất lượng giống, phòng chống dịch bệnh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi giúp nông dân nâng cao thu nhập từ chăn nuôi gia súc nói chung.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 với mục tiêu phát triển đàn bò chủ yếu ở khu vực miền núi. Giai đoạn 2011 – 2015 tốc độ tăng đàn bình quân 1,8%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng 2,3%/năm; đến năm 2015 quy mô đàn đạt 125 ngàn con, năm 2020 ổn định là 140 ngàn con.

Tốc độ phát triển đàn dê, cừu đến năm 2020 của tỉnh Ninh Thuận, cụ thể như sau:

+ Tốc độ tăng đàn dê giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 3,8%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 tăng 5,9%/năm. Đến năm 2015 đạt 75 ngàn con và ổn định khoảng 100 ngàn con vào năm 2020;

+ Tốc độ tăng đàn cừu giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 12,8%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 tăng khoảng 8,7%/năm. Đến năm 2015 quy mô đàn đạt 125 ngàn con, năm 2020 ổn định quy mô 190 ngàn con.

Báo cáo tổng hợp. 78

Page 79: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Từ những yếu tố trên, kết hợp với quá trình thảo luận cùng lãnh đạo ngành nông nghiệp các huyện, thành phố. Bằng phương pháp nội nghiệp như: cân đối quỹ đất, điều kiện thuận lợi để ứng dụng công nghệ cao,… để xác định vùng chăn nuôi bò công nghệ cao phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất hàng hóa. Chúng tôi xác định và quy hoạch vùng chăn nuôi bò công nghệ cao của tỉnh Ninh Thuận, đến năm 2020. Cụ thể như sau:

Bảng 4.3: Quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc có sừng công nghệ cao đến năm 2020

STT Danh mục(điểm chăn nuôi) Địa điểm ĐVT Tổng

1 Chăn nuôi gia súc có sừng công nghệ cao Phước Hữu

Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước ha 100

2 Chăn nuôi gia súc có sừng công nghệ cao Phước Thắng

Xã Phước Thắng, huyện Bác Ái ha 150

3Chăn nuôi gia súc có sừng công nghệ cao Phước Ninh - Nhị Hà

Xã Phước Ninh, Nhị Hà, huyện Thuận Nam ha 150

4Chăn nuôi gia súc có sừng công nghệ cao Quảng Sơn - Mỹ Sơn

Xã Quảng Sơn - Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn ha 100

  Tổng cộng     500

Như vậy, đến năm 2020, toàn tỉnh có 4 điểm chăn nuôi gia súc có sừng công nghệ cao, với tổng diện tích 500ha, được thực hiện tại 4 huyện của tỉnh là Bắc Ái, Ninh Phước Thuận Nam và Ninh Sơn, riêng huyện Bác Ái hạn chế phát triển chăn nuôi cừu do khí hậu thời tiết không phù hợp. Với tổng đàn gia súc có sừng chiếm khoảng 4 – 5% tổng đàn của tỉnh chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao theo hình thức chăn nuôi tập trung gắn liền với đồng cỏ đến năm 2020.

4) Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản công nghệ cao.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và giải quyết việc làm. Đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là tôm Sú và Thẻ chân trắng. Tôm sú và tôm Thẻ là vật nuôi chủ lực trên các diện tích nuôi nước lợ của tỉnh vì đây là vật nuôi có giá trị kinh tế cao chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên do hạn chế về mặt diện tích nuôi do các dự án du lịch đan xen nên việc tăng diện tích nuôi tôm là rất hạn chế, hầu như các diện tích đưa vào nuôi tôm đều đã được nhân dân tận dụng nhất là những vùng cao triều.

Do đó, chúng ta cần quy hoạch vùng sản xuất tập trung để có cơ sở đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi và cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, áp dụng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng các yêu cầu quốc tế về xuất xứ, nguồn gốc để cung cấp nguyên liệu cho chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh.

Báo cáo tổng hợp. 79

Page 80: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Đối với vùng Quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao trong hợp phần sản xuất thủy sản. Chúng tôi lựa chọn 2 đối tượng chính (tôm giống và nuôi tôm trên cát), đây là 2 đối tượng thế mạnh của tỉnh để tiến hành quy hoạch. Phương án phát triển được thể hiện, cụ thể như sau:

a) Sản xuất giống thủy sản (trọng điểm là tôm giống)công nghệ cao.

Ninh Thuận là một tỉnh cực Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển 105km, với đặc điểm là một tỉnh ít mưa nhiều nắng, nhiệt độ và độ mặn luôn cao và ổn định quanh năm, môi trường ven biển được đánh giá là trong sạch và thích hợp cho sản xuất và phát triển các giống loài thủy sản, đó là những điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo cho Ninh Thuận có những ưu thế về Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất giống thủy sản.

Thực tế cho thấy trong những năm qua nghề sản xuất giống thủy sản ở Ninh Thuận không ngừng được phát triển cả về quy mô số lượng và chất lượng. Nếu như năm 1986 toàn tỉnh chỉ mới có 32 trại sản xuất với sản lượng 200-300 triệu giống/năm, thì đến nay đã có hơn 400 cơ sở/1.400 trại sản xuất giống thủy sản, hàng năm sản xuất trên 10 tỷ con giống (chủ yếu tôm sú và tôm chân trắng) phục vụ nhu cầu nuôi đa dạng của người sản xuất. Ninh Thuận ngày càng hình thành rõ nét là vùng chuyên cung cấp tôm giống cho cả nước có chất lượng cao. Đã hình thành 2 vùng sản xuất giống tôm lớn của cả nước là:

+ Vùng sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung An Hải - huyện Ninh Phước: Quy mô 125ha, hiện nay tại khu vực này đã thu hút hơn 100 cơ sở sản xuất giống tập trung với quy mô lớn, trong đó có những tập đoàn sản xuất giống lớn như Công ty TNHH sản xuất giống thuỷ sản Minh Phú, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam, Công ty TNHH sản xuất giống Grobest & Imei Việt Nam, Công ty Việt Úc…Công suất sản xuất tối đa của vùng sản xuất giống thuỷ sản này đạt 10-12 tỷ con giống/năm (khoảng 35-40% lượng giống của tỉnh). Hiện nay vùng sản xuất giống tập trung An Hải được đánh giá là một trong những khu quy hoạch mang lại hiệu quả không những trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, mà còn hiệu quả trong việc thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất giống, góp phần tạo ra con giống chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu nuôi trong cả nước.

+ Vùng sản xuất giống thuỷ sản tập trung Nhơn Hải - Ninh Hải: Đây là khu vực sản xuất tập trung lớn thứ hai của tỉnh, kéo dài từ thôn Khánh Nhơn thuộc xã Nhơn Hải đến thôn Mỹ Hiệp thuộc xã Thanh Hải. Tại khu vực này tập trung hơn 60% số cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên về năng lực sản xuất thực tế thì khu vực vực này chỉ chiếm khoảng 40% sản lượng của cả tỉnh.

Báo cáo tổng hợp. 80

Page 81: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Theo Đề án phát triển giống thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2015 sản xuất được khoảng 14 tỷ con (10 tỷ tôm chân trắng và 4 tỷ tôm sú) và năm 2020 là 17 tỷ con (12 tỷ tôm chân trắng và 5 tỷ tôm sú) với 100% giống sạch bệnh, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nuôi trong cả nước.

Để cụ thể hóa mục tiêu, đồng thời hình thành vùng sản xuất tôm giống công nghệ cao chủ lực của cả nước. Chúng tôi quy hoạch mở rộng 2 điểm sản xuất giống thủy sản (trọng điểm là tôm giống) hiện hữu của tỉnh. Cụ thể như sau:

1. Sản xuất giống thủy sản công nghệ cao Nhơn Hải – huyện Ninh Hải: 100 ha.

2. Sản xuất giống thủy sản công nghệ cao An Hải – huyện Ninh Phước: 120 ha.

Việc sản xuất tôm giống mang tính đặc thù như đòi hỏi công nghệ, vốn đầu tư lớn, đồng thời phải thiết lập quan hệ được với nhiều công ty/tổ chức sản xuất tôm bố mẹ lớn trên thế giới để chủ động sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy trong quy hoạch đề xuất nhà nước sẽ đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật toàn khu nhằm tạo điều kiên thuận lợi để kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm lực, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI đầu tư đồng bộ vào khu sản xuất tôm giống công nghệ cao. Với diện tích 2 khu sản xuất tôm giống trên ổn định đi vào sản xuất, hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng trên 17 tỷ tôm giống các loại.

b) Nuôi thủy sản thương phẩm công nghệ cao.

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở nước ta nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng, đặc biệt là nuôi tôm trên cát đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho cộng đồng nhân dân ven biển và bổ sung cho thị phần xuất khẩu của đất nước. Vì vậy, tăng cường và mở rộng nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình cần phát triển trong những năm tới. Do hầu hết diện tích các vùng đất ngập nước và mặt nước có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm thông thường trên ao đất đều đã được khai thác triệt để, nhờ sự tác động của khoa học và công nghệ nên phong trào nuôi tôm trên cát hiện đang phát triển khá mạnh mẽ.

Tuy nhiên, kinh nghiệm đã cho thấy điều gì cũng có hai mặt, bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội trước mắt, việc nuôi tôm trên cát, đặc biệt là ở quy mô lớn, vẫn còn tiềm ẩn một số tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên về mặt lâu dài. Nếu không có những giải pháp phòng ngừa sớm thì sẽ gây ra các tác động tiêu cực trước mắt cũng như lâu dài, không chỉ tác động tới môi trường xung quanh mà còn đến chính hiệu quả nuôi tôm trên cát trong tương lai như: Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm, Nguy cơ ô nhiễm biển và nước ngầm do chất thải, xâm nhập mặn,… Chính vì vậy việc

Báo cáo tổng hợp. 81

Page 82: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

quy hoạch khu nuôi tôm trên cát công nghệ cao là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời phát triển bền vững.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 thì tổng diện tích nuôi đến năm 2020 là 1.145 ha, với sản lượng khoảng 11.140 tấn. Để góp phần cụ thể hóa mục tiêu của ngành, đồng thời mở ra mô hình nuôi thủy sản thương phẩm ứng dụng công nghệ cao, chúng tôi đề xuất đến năm 2020 tỉnh Ninh Thuận hình thành các điểm nuôi tôm thương phẩm trên cát công nghệ cao, cụ thể như sau:

Bảng 4.5: Quy hoạch vùng tôm thương phẩm công nghệ cao đến năm 2020

TT Danh mục(Điểm nuôi trồng) Địa điểm ĐVT Tổng

1 Nuôi thủy sản thương phẩm đầm Nại huyện Ninh Hải ha 100

2 Nuôi thủy sản thương phẩm xã An Hải huyện Ninh Phước ha 50

3 Nuôi thủy sản Sơn Hải xã Phước Dinh huyện Thuận Nam ha 50

Như vậy, đến năm 2020, toàn tỉnh có 3 điểm nuôi tthủy sản thương phẩm công nghệ cao, với tổng diện tích 200ha, được thực hiện tại 3 huyện trọng điểm của tỉnh là Ninh Hải, Ninh phước và Thuận Nam. Với sản lượng hàng năm đạt từ 2.500 – 3.000 tấn.

II.2. Phương án phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

Doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng tiêu chí có tổng chi bình quân ba năm liền cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) đạt ít nhất 1% doanh thu hàng năm, từ năm thứ tư phải trên 1%. Lực lượng thực hiện nghiên cứu và phát triển phải chiếm ít nhất 5% tổng số lao động. Doanh thu bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 70% trở lên.

Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phản ánh tình hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của 1 tỉnh. Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao không thể thiếu các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Các doanh nghiệp này là đầu tàu, là nơi đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến cho 1 ngành hàng. Chính vì vậy song song với việc phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, trong những năm tới Ninh Thuận cần hình thành Ban quản lý các khu nông nghiệp công nghệ cao, để hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh phát triển (chi tiết về chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý thể hiện ở phụ lục 9).

II.3. Phân tích đánh giá nhu cầu lao động phục vụ cho ngành nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh đến năm 2020.

Báo cáo tổng hợp. 82

Page 83: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Việc áp dụng công nghệ cao không đòi hỏi nhiều lao động như sản xuất truyền thống. Nhưng lại đòi hỏi người lao động có một kiến thức và trình độ nhất định trong lĩnh vực công nghệ cao, đồng thời để thuận tiện và chủ động nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020. Chúng tôi phân tich, tính toán cụ thể nhu cầu lao động phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo phương án quy hoạch, cụ thể như sau:

Bảng 4.6: Nhu cầu lao động phục vụ cho ngành nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh đến năm 2020

STT

Danh mục

Quy mô (ha) Nhu cầu lao động (người)

Tổng

Giai đoạn

2013 - 2015

Giai đoạn

2016 - 2020

Số lao động/

haTổng

Giai đoạn

2014 - 2015

Giai đoạn

2016 - 2020

1 Vùng sản xuất rau công nghệ cao 1.640 300 1.340 15 24.600 4.500 20.100

2 Vùng sản xuất cây ăn quả công nghệ cao 700 200 500 8 5.600 1.600 4.000

3Vùng chăn nuôi gia súc có sừng công nghệ cao

500 - 500 10 5.000 - 5.000

4 Vùng sản xuất thủy sản công nghệ cao 420 220 200 6 2.520 1.320 1.200

  Tổng cộng 3.260 720 2.540 37.720 7.420 30.300

  Phân chia theo chuyên môn:         

  - Lao động phục vụ nghiên cứu, phát triển công nghệ cao (5%).    1.886 371 1.515

  - Kỹ thuật viên sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (95%).    35.834 7.049 28.785

Như vậy, đến năm 2020 toàn tỉnh cần khoảng 37.720 người hoạt động trong ngành nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó:

Có khoảng 1.886 người là lao động phục vụ nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đây là các chuyên gia, kỹ sư có trình độ từ Đại học trở lên.

Còn lại khoảng 35.834 người là kỹ thuật viên sản xuất trực tiếp, chủ yếu là những người dân đã có kinh nghiệm trong canh tác nông nghiệp, lực lượng này cần được đào tạo, tập huấn các lớp ngắn hạn để bổ sung kiến thức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Với lực lượng lao động là những đối tượng này, ngân sách tỉnh cần hỗ trợ để tạo điều kiện cho họ đi học các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhằm chủ động phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao. Tạo

Báo cáo tổng hợp. 83

Page 84: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

lợi thế nhằm thu hút và đáp ứng yêu cầu về nhân lực của các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận.

III. Hiệu quả của quy hoạch.

III.1. Hiệu quả kinh tế.

Nhìn chung các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất thông thường từ 10 – 15% tuỳ theo chủng loại (chi tiết phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình thể hiện phụ lục 10 kèm theo).

III.2. Hiệu quả xã hội.

Khi quy hoạch được triển khai, giúp địa phương nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thêm sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp cho địa phương nói riêng và nước ta nói chung. Đồng thời, dự án còn giúp người dân nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất và khả năng quản lý sản xuất, quản lý lao động cho cán bộ địa phương. Tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập cho người dân và nâng cao năng suất lao động xã hội.

III.3. Hiệu quả môi trường.

Thực trạng môi trường nông nghiệp, nông thôn nước ta đang chịu ô nhiễm ngày càng lớn từ việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực bừa bãi, việc xử lý chất thải ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa được chú trọng. Đồng thời, nhu cầu của những sản phẩm nông sản sạch, bảo đảm chất lượng về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm cho tiêu dùng nội địa đang đòi hỏi ngành nông nghiệp và các ngành liên quan đầu tư thích đáng và cần có những biện pháp quyết liệt hơn nữa đối với vấn đề này. Nên việc triển khai quy hoạch góp phần giúp địa phương giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Báo cáo tổng hợp. 84

Page 85: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Phần thứ nămCÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NÔNG

NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỈNH NINH THUẬN

I. Giải pháp về phát triển thị trường tiêu thụ.I.1. Thị trường tiêu thụ.

Để phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, những giải pháp áp dụng cần xây dựng trên cơ sở sự tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm, như:

Ngoài các kênh đã có. Chúng ta cần mở rộng các kênh phân phối trực tiếp từ người sản xuất tới những người tiêu dùng tập thể và các gia đình. Ngoài việc thiết lập thêm các điểm bán sản phẩm chất lượng cao cố định của mình, người sản xuất trước mắt nên mở rộng đối tượng cung ứng tới các nhà máy chế biến, nhà ăn tập thể và cơ sở dịch vụ của các cơ quan, siêu thị, nhà máy, xí nghiệp, trường học,.... Ngoài ra, người sản xuất có thể tăng cường tiếp thị và bán sản phẩm an toàn, chất lượng cao trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân thuộc các cơ quan trên. Để nâng đỡ ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như một xu hướng tiến bộ trong sản xuất và tiêu dùng mới hình thành, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp cần có thái độ ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm của mình.

- Củng cố mạng lưới bán hàng qua siêu thị, cửa hàng hoặc quầy hàng chuyên doanh được chứng nhận. Đây là mạng lưới bán sản phẩm an toàn bấy lâu nay được tin cậy hơn cả, cần tiếp tục duy trì và mở rộng.

- Phát triển mạng lưới tiêu thụ qua các tiểu thương bán lẻ: thực tế đã tồn tại (chưa phổ biến) mạng lưới bán lẻ bao gồm các tiểu thương có vị trí kinh doanh ổn định (chỗ ngồi ổn định ở chợ, ở góc phố, tiểu khu dân cư...), có được niềm tin của người tiêu dùng do kinh doanh trung thực, thẳng thắn. Củng cố và mở rộng mạng lưới này là một phương hướng cần quan tâm do tính khả thi cao và là giải pháp đảm bảo độ bao phủ rộng khắp của hệ thống phân phối sản phẩm trong thời gian trước mắt.

Giải pháp then chốt để mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn là xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu an toàn đối với từng đối tượng. Thương hiệu an toàn có thể là thương hiệu của nhà sản xuất hoặc thương hiệu của nhà phân phối (siêu thị, cửa hàng chuyên doanh...).

Một số nhà sản xuất hiện nay là các trang trại và các hợp tác xã. Các trang trại, các hợp tác xã và các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh nói trên có điều kiện thuận lợi hơn và cần đi trước trong vấn đề xác lập và đăng ký thương hiệu sản phẩm an toàn.

Báo cáo tổng hợp. 85

Page 86: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Tuyệt đại đa số người sản xuất hiện nay là những hộ nông dân cá thể, đặc biệt là trong sản xuất rau an toàn. Mỗi hộ nông dân cá thể đơn lẻ nói chung không có khả năng xúc tiến thương mại, xác lập và đăng ký thương hiệu, triển khai mạng lưới tiêu thụ. Các cấp chính quyền, tổ chức xã hội (Hội nông dân tập thể, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh...), hiệp hội ngành nghề (Hội những người làm vườn....), các tổ chức khuyến nông ở các địa phương, nhất là các địa phương có vùng sản xuất tập trung, cần tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ cho người sản xuất cá thể liên kết thành các tổ chức với các hình thức và quy mô khác nhau (nhóm, tổ, hợp tác xã,...). Mỗi tổ chức người sản xuất có thể đăng ký một thương hiệu dùng chung cho tất cả các thành viên trong tổ chức.

Để tăng cường hiệu lực của quản lý nhà nước đối với việc đảm bảo thương hiệu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, bên cạnh các biện pháp tổ chức và kỹ thuật khác, các cơ quan khoa học và cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu tìm ra các phương pháp xác định chất lượng sản phẩm nhanh với chi phí thấp.

Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ tầm quan trọng của sản phẩm an toàn từ việc sản xuất theo hướng công nghệ cao. Đồng thời tập huấn, tuyên truyền cho người sản xuất về ảnh hưởng của sản phẩm không an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe công đồng.

Việc tạo lập và đăng ký thương hiệu là cách thức tốt nhất phân định giữa sản phẩm an toàn, chất lượng cao với sản phẩm thông thường trên thị trường, tạo niềm tin của người tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi và nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, mở ra cơ hội mới đối với sự phát triển của thị trường sản phẩm an toàn ở Ninh Thuận.

I.2. Giải pháp về xây dựng thương hiệu hàng hóa.

+ Đối với Nhà nước: Các cơ quan chức năng cần xem xét mở các lớp tập huấn “Về tầm quan trọng của thương hiệu và giải pháp xây dựng phát triển thương hiệu” nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành nông nghiệp công nghệ cao về quá trình xây dựng thương hiệu của mình; hỗ trợ tổ chức, cá nhân xây dựng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, ISO, HACCP, GMP, ACC và Global GAP đồng thời đăng ký, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.

+ Đối với tổ chức, cá nhân phân phối sản phẩm: Cần xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể về đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, hoàn thiện quy trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.

+ Đối với người sản xuất: Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn kết hợp bảo vệ môi trường. Riêng đối

Báo cáo tổng hợp. 86

Page 87: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

với các Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác hiện có cần củng cố và kiện toàn tổ chức hoạt động trong thời kỳ mới.

Việc xây dựng thương hiệu phải gắn liền với sản phẩm. Chính vì vậy hơn ai hết tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối cần nhận thức sâu sắc điều này.

I.3. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi chi phí cao hơn so với sản xuất thông thường, nên phải bán với giá cao hơn mới có thể bù đắp chi phí và có lãi. Một bộ phận đáng kể người tiêu dùng (người có thu nhập trung bình trở lên) sẵn sàng trả giá cao hơn thông thường một cách hợp lý nếu người tiêu dùng có đủ cơ sở tin tưởng rằng sản phẩm họ mua là an toàn, chất lượng cao. Trong thực tế, một khối lượng nhất định sản phẩm được tiêu thụ qua quan hệ mua bán trực tiếp giữa người sản xuất với các tổ chức, cá nhân, thương lái,… và các gia đình. Do có sự tin cậy lẫn nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng, nên sản phẩm tiêu thụ theo kênh này thu được giá cao cần thiết. Do vậy để phát triển thị trường sản phẩm, cần thiết phải có hình thức tiêu thụ phù hợp dựa trên sự tin cậy của người tiêu dùng với sản phẩm như:

Mở rộng các kênh phân phối trực tiếp từ người sản xuất tới những người tiêu dùng tập thể và các gia đình.

Ngoài các cửa hàng thuộc mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đã có, chúng ta cần quan tâm nhiều đến đối tượng tiêu thụ là người tiêu dùng tập thể.

Người sản xuất trước mắt nên mở rộng đối tượng cung ứng tới các nhà máy chế biến, nhà ăn tập thể và các cơ sở dịch vụ của các cơ quan, nhà máy xí nghiệp, trường học, … Ngoài ra người sản xuất (cá nhân, tổ sản xuất, HTX,…) có thể tăng cường công tác tiếp thị và bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân thông qua cửa hàng tiện dụng được các tổ chức phát triển.

Để hỗ trợ người sản xuất như một xu hướng tiến bộ mới trong sản xuất và tiêu dùng của người dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có thái độ ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tiêu thụ sản phẩm của mình.

Để kinh doanh sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao cửa hàng cần đáp ứng một số các quy định như sau:

Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có mặt hàng nông sản thực phẩm; có biển hiệu cửa hàng, trên biển hiệu có tên đơn vị hoặc cửa hàng kinh doanh và đặc biệt phải có dòng chữ “Cửa hàng bán sản phẩm an toàn”.

Có hợp đồng thu mua với cơ sở sản xuất, sơ chế đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất (cụ thể như rau an toàn).

Báo cáo tổng hợp. 87

Page 88: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Nhân viên bán hàng phải mặc đồng phục, đeo phù hiệu trong khi làm việc, có thái độ trung thực, không ép buộc hoặc lừa dối khách hàng.

Phải có trang thiết bị cần thiết cho việc kinh doanh sản phẩm, gồm:

Bảng hiệu cửa hàng theo đúng quy định của ngành thương mại;

Thiết bị bảo quản;

Kệ, rổ bày bán sản phẩm và các dụng cụ chuyên dụng phù hợp với từng loại sản phẩm.

Sản phẩm tiêu thụ tại quầy hàng, cửa hàng phải được đơn vị có thẩm quyền công nhận là sản phẩm an toàn, chất lượng cao.

Thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại đối với sản phẩm..

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh: tham gia các hội chợ triển lãm trong lãnh vực hàng nông sản,… Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp để triển khai, vì hàng năm Bộ Nông nghiệp đều tổ chức tham gia các hoạt động xây dựng thương hiệu.

+ Ngân sách tỉnh cần mở các lớp tập huấn “Về tầm quan trọng của thương hiệu và giải pháp xây dựng phát triển thương hiệu” nhằm hỗ trợ các nông hộ, tổ chức trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình.

+ Tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, góp phần thúc đẩy tiêu thụ phát triển.

+ Hội thảo, hội nghị khách hàng để tạo cơ hội giữa người sản xuất, người kinh doanh và các nhà quản lý cần trao đổi, học tập kinh nghiệm phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đây cũng là cơ hội gắn kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt để người sản xuất nhận thấy trách nhiệm của mình trong sản xuất, nhất là chủng loại hàng hóa, mẫu mã và chất lượng theo yêu cầu của thị trường.

+ Tuyên truyền vận động các hộ nhỏ lẻ tự nguyện thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc liên kết với các doanh nghiệp lớn để tạo thành vùng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao tại các thôn, ấp trong vùng dự án. Đây là hướng phát triển tất yếu bởi nông hộ sản xuất quy mô nhỏ, manh mún rất khó sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu của thị trường và không thể có nhãn hiệu hàng hóa.

+ Xây dựng các câu lạc bộ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương trong vùng quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao; thông qua hoạt động của hội nông dân, có tư vấn của các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông. Hoạt động của

Báo cáo tổng hợp. 88

Page 89: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

câu lạc bộ chủ yếu là trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật, cũng như thông tin về ngành.

+ Thực hiện các biện pháp xây dựng mô hình liên kết, hợp tác về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời tạo dựng thương hiệu sản phẩm.

Hình thành chuỗi liên kết, hợp tác về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

+ Trong tương lai cần thiết phải xây dựng và hình thành các chuỗi liên kết, các mô hình kinh tế hợp tác về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, giữa người nông dân, hợp tác xã, với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào việc sản xuất, tiêu thụ và công bố chất lượng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

+ Các mô hình kinh tế hợp tác và tạo dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao như:

Thành lập hiệp hội sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao (nhóm, tổ, hợp tác xã, chi hội người sản xuất, Công ty sản xuất hoặc kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao,…) của từng vùng và của cả tỉnh để đưa sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao ra thị trường. Mỗi tổ chức hiệp hội sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao có thể đăng ký một thương hiệu để dùng chung cho tất cả các thành viên trong tổ chức.

Xây dựng mô hình liên kết hợp tác giữa các tổ chức, hiệp hội sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao với các doanh nghiệp có thế mạnh trong tiêu thụ sản phẩm (Co.opmart, Metro, ….) thông qua hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó tạo dựng chuỗi liên kết khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nhờ vậy sẽ quản lý tốt hơn chất lượng sản phẩm.

II. Giải pháp về khoa học công nghệ.II.1. Đối với sản xuất rau an toàn các loại.

Trong thời gian tới, các công nghệ, quy trình sản xuất rau hiện đại sẽ phát triển mạnh mẽ vào Việt Nam. Hiện tại Tp. HCM và Hà Nội đã có một số đơn vị đã áp dụng công nghệ cao (nhà màng, nhà lưới, tưới tự động, áp dụng công nghệ Nano,…) trong sản xuất thương mại, bước đầu đã cho kết quả rất khả quan, đây chính là yếu tố xúc tác giúp ngành rau của Việt Nam nói chung và ngành rau của tỉnh Ninh Thuận nói riêng phát triển một cách mạnh mẽ trong tương lai.

Vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe con người, đến sự duy trì và phát triển của giống nòi và sự bền vững của nền nông nghiệp nước ta, nhất là khi chúng ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và khu vực mậu dịch tự do Châu Á – Thái Bình Dương (AFTA).

Báo cáo tổng hợp. 89

Page 90: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Trước sự bức xúc trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng hoàn chỉnh và ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cây rau, quả (VietGAP) đây chính là yếu tố quan trọng góp phần phát triển ngành sản xuất rau an toàn. VietGAP được nghiên cứu, biên soạn dựa trên các vấn đề:

Hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu và các thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đã được Quốc tế công nhận và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm. VietGAP đáp ứng yêu cầu của người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.

Là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu đến mức độ tối đa những mối nguy hiểm tiềm ẩn về hóa học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, chế biến và vận chuyển rau. Những mối nguy hại này tác động xấu đến chất lượng, vệ sinh an toàn, môi trường và sức khỏe của con người.

Là quy trình kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ áp dụng, ít tốn kém, nhưng hiệu quả cao, thích hợp với nhiều loại rau.

Đặc biệt, chú ý từng bước áp dụng công nghệ cao vào sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đây là vấn đề chiến lược cần được triển khai ra sản xuất trên diện rộng.

II.2. Đối với sản xuất cây ăn quả (nho, táo,…).

Sản xuất nho, táo an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đối với vùng quy hoạch nho, táo công nghệ cao.

Từng bước thay đổi công nghệ, truyền thống canh tác, triển khai trên diện rộng trồng nho theo phương pháp làm giàn hàng rào và ứng dụng Mô hình trồng nho, táo trong nhà lưới, tưới nước, bón phân nhỏ giọt và bao quả,… (Ladofoods và Công ty P&P Import Export France (Pháp) đã triển khai mô hình trồng nho trên địa bàn Ninh Thuận, bước đầu cho kết quả khả quan).

Hình : Sản xuất nho trong nhà lưới và công nghệ tưới tự động Drip-in

Báo cáo tổng hợp. 90

Page 91: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

II.3. Đối với chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu).

Theo định hướng Chiến lược phát triển chăn nuôi bò, dê cừu công nghệ cao đến năm 2020 của tỉnh Ninh Thuận: Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp với hệ thống chuồng trại khép kín, đồng bộ gắn kết với vùng đồng cỏ.

Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công việc quản lý điều hành, tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý và chăm sóc đàn sẽ được vận hành thông qua phần mềm quản lý đàn tiên tiến của châu Âu. Chuồng trại được thiết kế theo một quy trình khép kín, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và kế hoạch chu chuyển đàn tổng thể. Tuy được nuôi tập trung nhưng mở ra không gian để tự do đi lại trong chuồng có mái che phủ. Mỗi khu chuồng đều có sân chơi được bố trí xen kẽ với từng khu vực chuồng trại, vừa có tác dụng cách ly cục bộ, tạo độ thông thoáng, vừa bảo đảm sự thoải mái thư giãn nhất cho vật nuôi, thiết lập hệ thống thu gom phân gọn và sạch sẽ để áp dụng công nghệ Biogas.... Đồng thời áp dụng chăn nuôi bò, dê, cừu theo tiêu chuẩn VietGAP.

Vùng đồng cỏ: Áp dụng công nghệ tưới tự động, sử dụng giống cỏ năng suất, chất lượng cao phù hợp với từng loại vật nuôi và điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng vùng. Khâu thu hoạch áp dụng cơ giới hóa đồng bộ.

II.4. Đối với sản xuất giống thủy sản và thương phẩm.

Khoa học kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng đối với nghề sản xuất giống, tuy nhiên đến nay việc đầu tư và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ đối với ngành nghề này vẫn còn nhiều hạn chế. Một số cơ sở sản xuất lớn, trong đó đặc biệt là các cơ sở sản xuất 100% vốn nước ngoài tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật tốt như nguồn tôm bố mẹ, bố trí sản xuất theo hướng an toàn sinh học, có hệ thống xử lý nước thải…vì vậy đã nâng cao được năng suất và giống làm ra bảo đảm chất lượng theo yêu cầu người nuôi. Hiện nay đã có Trung tâm giống Hải sản cấp I là đơn vị thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất giống trên địa bàn tỉnh, với cơ sở sản xuất được đầu tư quy mô và hiện đại, trong một vài năm đến, Trung tâm giống Hải sản cấp I sẽ là cầu nối giúp cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh tiếp nhận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các vùng quy hoạch sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao phải đạt tiêu chuẩn BAP/ACC. Cụ thể:

+ Thực hành nuôi trồng thủy sản Tốt nhất (BAP) là một tập hợp các trang trại nuôi trồng thủy sản tăng tiêu chuẩn phát triển thủy sản bởi tổ chức GAA.BAP là một

Báo cáo tổng hợp. 91

Page 92: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

tiêu chuẩn trách nhiệm, tiêu chuẩn môi trường và xã hội, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc cho các trang trại và trại sản xuất giống tôm.

+ BAP được cấp giấy phép chứng nhận Hội đồng Nuôi trồng thủy sản (ACC) thực hiện tất cả các kiểm tra và chứng nhận.

+ BAP chứng nhận xác định các yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong nuôi trồng thủy sản và hướng dẫn định lượng tuân thủ những tập quán để đánh giá.

Những lợi ích khi áp dụng BAP/ACC

+ Giấy chứng nhận BAP dành cho trại nuôi sẽ chứng minh cho người mua thủy sản biết rằng nhà sản xuất có trách nhiệm quan tâm đến môi trường và xã hội.

+ Đồng thời BAP cũng sẽ chứng minh những biện pháp an toàn thực phẩm có thể chấp nhận được cho trại nuôi. Nhiều khách hàng mong muốn đảm bảo sản xuất có trách nhiệm và an toàn thực phẩm, vì người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm phải được sản xuất bằng phương pháp kỹ thuật có trách nhiệm. Chính vì vậy, giấy chứng nhận BAP mang lại lợi ích rất lớn trong việc đảm bảo định vị thị trường và sản phẩm có giá thành cao.

+ Giấy chứng nhận nuôi trồng thủy sản cuối cùng cũng sẽ trở thành nhu cầu cho xuất khẩu các sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Chương trình BAP là một khởi xướng cho giấy chứng nhận nuôi trồng thủy sản và được nhiều người mua thủy sản công nhận như là một tiêu chuẩn đáp ứng trong sản xuất có trách nhiệm cho sản phẩm an toàn.

Ngoài ra, tất cả các dự án đầu tư vào vùng quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao phải thông qua hội đồng khoa học cấp tỉnh để thẩm định công nghệ áp dụng trước khi tiến hành cấp phép và xây dựng.

III. Giải pháp về an toàn thực phẩm và xử lý ô nhiễm môi trường.

III.1. Giải pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm.

An toàn vệ sinh thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là ở các thị trường đô thị lớn và xuất khẩu. Cần tập trung quản lý chặt chẽ các tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp theo một số văn bản sau: Luật An toàn thực phẩm, Thông tư số 68/2010/TT – BNNPTNT ngày 03/12/2010 V/v ban hành “Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT”, Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT, ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn và Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT, ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát

Báo cáo tổng hợp. 92

Page 93: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

triển nông thôn V/v Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất sơ chế.

Nghiêm chỉnh thực hiện quy trình phòng dịch theo quy định của ngành, quán triệt áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, cũng như áp dụng quy trình sản suất tốt (VietGAP). Không sử dụng các chất kích thích và các chế phẩm bị cấm sử dụng trong sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ các cửa hàng kinh doanh sản phẩm an toàn.

Các nông hộ, tổ chức tham gia hoạt động trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phải thực hiện nghiêm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.

III.2. Giải pháp xử lý môi trường.

Đối với phân bón.

Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng phân bón hóa học sử dụng bình quân/ha ở hầu hết các địa phương có mức độ thâm canh cao đã gây áp lực lớn cho môi trường đất. Sử dụng phân khoáng liên tục, không kết hợp bón phân hữu cơ có thể làm cho đất trở nên chua hóa nhanh, chai cứng, giảm năng suất cây trồng.

Các chuyên gia về môi trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, việc trước tiên cần xây dựng chính sách về bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn, đồng thời cụ thể hóa những điều luật bảo vệ môi trường. Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng mạng lưới quản lý môi trường nông nghiệp nói chung từ Trung ương đến địa phương nhằm thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và tăng cường công tác quản lý môi trường.

Trong vùng quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao nói chung của tỉnh và các vùng sản xuất rau, quả an toàn nói riêng cần áp dụng và giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất theo tiêu chí VietGAP, mặt khác theo định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất rau, quả (nho, táo) an toàn thì mỗi ha cần phải bón khoảng từ 1 – 2 tấn phân hữu cơ vi sinh/vụ và lượng phân hoá học (urê) sử dụng ở mức từ 60 – 200 kg/ha/vụ tùy từng loại cây trồng (Quyết định số: 3073 /QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Chính vì vậy việc áp dụng quy trình sản xuất an toàn sẽ làm giảm lượng phân hóa học, tăng lượng phân hữu cơ vi sinh là vấn đề quan trọng để bảo vệ môi trường, tránh tình trạng chua hóa nhanh, chai cứng của môi trường đất.

Đối với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng, vỏ chai, bao bì và phế phẩm nông nghiệp đối với sản xuất rau an toàn, nho, táo trong vùng nông nghiệp công nghệ cao:

Báo cáo tổng hợp. 93

Page 94: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn.

Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật.

Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Chỉ được phép mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại.

Phải sử dụng hoá chất đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa hoặc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm.

Thời gian cách ly phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ghi trên nhãn hàng hóa.

Các hỗn hợp hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.

Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm môi trường.

Kho chứa hoá chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho. Không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột.

Hoá chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi hoá chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hoá chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc.

Các hoá chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước.

Ghi chép các hoá chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hoá chất, lý do, vùng sản xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng).

Báo cáo tổng hợp. 94

Page 95: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, người bán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng).

Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hoá chất. Những vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn (thùng phuy, bể xi măng,..) cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước.

Nếu phát hiện dư lượng hoá chất trong rau vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm. Phải ghi chép cụ thể trong hồ sơ lưu trữ.

Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hoá chất khác cần được lưu trữ riêng nhằm hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm lên sản phẩm.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư lượng hoá chất có trong rau, quả (nho, táo) theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Đối với sản xuất giống thủy sản: Sản xuất hoàn toàn theo quy trình vi sinh.

Đối với vùng nuôi thủy sản thương phẩm (nuôi tôm trên cát).

Sự khác biệt lớn giữa nuôi tôm trên cát và nuôi tôm thông thường là ở chỗ, nuôi tôm trên cát cần rất nhiều nước, cả nước biển lẫn nước ngọt. Các khu vực nuôi tôm trên cát đều nằm sát biển, nguồn nước mặn rất dồi dào và có thể bơm trực tiếp từ biển vào, nhưng vấn đề khó khăn nhất lại là nguồn nước ngọt. Các khu vực nuôi tôm trên cát thường xây dựng ở các bãi ngang ven biển, nơi mà nguồn nước ngọt rất hạn chế so với các nơi khác. Chúng ta cần đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, hồ chứa nước ngọt để có thể sử dụng nguồn nước mặt đáp ứng cho nuôi tôm, hạn chế sử dụng nước ngầm.

Chất thải từ nuôi tôm là vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong các mô hình nuôi tôm trên cát hiện nay, việc xả nước thải chưa qua xử lý còn tuỳ tiện, đa số được Tổng hợp từ nhiều nguồn thải trực tiếp ra bên ngoài. Nếu ở quy mô nhỏ thì trong một vài năm đầu có thể chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể. Nhưng nếu diện tích nuôi lớn, tập trung và việc phát thải diễn ra trong thời gian dài thì sẽ gây ô nhiễm môi trường biển ven bờ, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự nhiên. Chính vì vậy để đảm bảo môi trường và phòng chống dịch bệnh cho tôm, các vùng được quy hoạch phải đáp ứng được vấn đề xử lý chất thải, trước khi thải ra môi trường chung.

Đối với chăn nuôi:

Báo cáo tổng hợp. 95

Page 96: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của các loại đối tượng.

+ Không sử dụng thức ăn thừa của đàn đã xuất chuồng, thức ăn của đàn đã bị dịch cho đàn mới.

+ Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của đàn vật nuôi bị dịch bệnh phải được tiêu độc, khử trùng.

+ Nước dùng cho vật nuôi uống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

+ Trong trường hợp phải trộn thuốc, hoá chất vào thức ăn, nước uống nhằm mục đích phòng bệnh hoặc trị bệnh phải tuân thủ thời gian ngừng thuốc, ngừng hoá chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất; không được sử dụng kháng sinh, hoá chất trong danh mục cấm theo quy định hiện hành.

+ Các trại chăn nuôi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp các loại vật nuôi theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển.

+ Mật độ nuôi, cung cấp thức ăn nước uống, vệ sinh thú y phải phù hợp theo quy định hiện hành.

IV. Giải pháp về huy động vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho phát triển sản xuất.

IV.1. Chính sách tín dụng.

Ngân hàng, HTX tín dụng cần xem xét các đối tượng là nông hộ, trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo quy hoạch được vay vốn trung hạn, ngắn hạn đầu tư sản xuất.

Ngân hàng nên xem xét cho doanh nghiệp đầu tư vào các vùng nông nghiệp công nghệ cao vay vốn theo dự án cụ thể để đầu tư hạ tầng, sản xuất, góp phần thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh mẽ.

Nhà nước cần hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp công nghệ cao một phần bảo hiểm, để cơ quan bảo hiểm bảo lãnh ngân hàng (Phát triển hoặc ngân hàng chính sách xã hội) tạo điều kiện cho nhà đầu tư vay vốn để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với mức vay ưu đãi, đặc biệt là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa và bà con dân tộc.

IV.2. Đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Ngân sách địa phương đầu tư 100% kinh phí: Điều tra cơ bản khảo sát địa hình, lập dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo quy hoạch.

Ngân sách nhà nước (địa phương và Trung ương) đầu tư: Xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng: giao thông, kênh mương tưới, tiêu cấp 1, trạm bơm, điện hạ thế.

Hỗ trợ vốn ngân sách thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về sản xuất, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch đối với vùng nông nghiệp công nghệ cao.

Báo cáo tổng hợp. 96

Page 97: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Hỗ trợ vốn từ ngân sách cho chương trình khuyến nông đối với việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong vùng quy hoạch (xây dựng các mô hình trình diễn) theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 1 năm 2010 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 giữa Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đào tạo nguồn nhân lực: Hỗ trợ vốn đào tạo, tập huấn nhân lực cho ngành, chủ yếu là tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, nhập công nghệ theo tinh thần Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.

Việc đầu tư hạ tầng cho vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh trong thời gian tới cần gắn kết chặt chẽ với chương trình nông thôn mới để phát huy tối đa hiệu quả và tránh chồng chéo trong đầu tư.

Được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai thuộc vùng quy hoạch.

Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao theo Luật công nghệ cao, bao gồm:

+ Tạo môi trường làm việc, sống thuận lợi cho hoạt động công nghệ cao;

+ Chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm;

+ Bổ nhiệm vào vị trí then chốt để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước;

+ Ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân;

+ Tạo điều kiện tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về công nghệ cao;

+ Tôn vinh, khen thưởng người có thành tích xuất sắc.

IV.3. Chính sách phát triển sản xuất hàng hóa.

Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và UBND các huyện, thành phố: Vận động khuyến khích các doanh nghiệp, tư nhân kinh doanh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

IV.4. Chính sách khuyến nông – khuyến ngư.

Đầu tư xây dựng mô hình chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tới người sản xuất trong vùng dự án. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên khuyến nông cơ sở để theo dõi phát hiện sâu bệnh và hướng dẫn cách phòng trừ theo tinh thần Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông và Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Nông

Báo cáo tổng hợp. 97

Page 98: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.

IV.5. Chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được nhà nước ưu đãi, hỗ trợ theo luật công nghệ cao, cụ thể như sau:

+ Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tổ chức khoa học và công nghệ thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác thành lập doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như sau:

+ Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao;

+ Góp một phần tài sản nhà nước của tổ chức khoa học và công nghệ công lập để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao;

+ Các ưu đãi áp dụng đối với doanh nghiệp công nghệ cao.

IV.6. Chính sách bảo hiểm giá.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần đầu tư cao hơn nhưng trong nhiều trường hợp thì năng suất lại thấp hơn sản xuất theo cách thông thường (lạm dụng thuốc kích thích sinh trưởng) nên giá thành thường cao hơn so với sản phẩm thông thường. Do vậy, để đảm bảo tính bền vững của dự án và hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường làm cho người sản xuất chạy theo lợi nhuận trước mắt. Trong khi chờ chính sách chung của Nhà nước, tỉnh cần xây dựng quỹ trợ giá cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để đảm bảo giá thành có lãi, người sản xuất yên tâm sản xuất khi gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh,…

IV.7. Chính sách về thị trường.

Cũng cố thị trường hiện có, mở rộng thị trường bằng cách xây dựng thêm các đại lý tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh, tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm để đảm bảo cho sự phát triển của dự án.

Báo cáo tổng hợp. 98

Page 99: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Hàng năm tỉnh cần bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tham gia các hội chợ, triễn lãm nông nghiệp trong nước và quốc tế để quản bá sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.

IV.8. Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, liên doanh, liên kết với tổ chức khác để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao.

Cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ theo Luật công nghệ cao, như sau:

+ Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu;

+ Tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ về khoa học, công nghệ và các quỹ khác;

+ Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí phục vụ đào tạo nhân lực công nghệ cao cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trường đại học thực hiện đào tạo nhân lực công nghệ cao được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo theo Luật công nghệ cao.

IV.9. Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thực hiện tốt Chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (SP-RCC) của Chính phủ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Quyết định số 1183/QĐ-TTg, ngày 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 1474/QĐ-TTg, ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn năm 2012-2020 và Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận.

V. Giải pháp về tổ chức sản xuất và triển khai các dự án ưu tiên.

V.1. Giải pháp về tổ chức sản xuất.

Hiện nay, phương thức sản xuất nông nghiệp nói chung trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ yếu là quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Trong tương lai sẽ chuyển dần sang phương thức sản xuất tập trung với hình thức tổ chức có quy mô vừa và lớn, đặc biệt là chính sách kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI vì sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đòi hỏi mức đầu tư về con người, công nghệ và kinh phí lớn. Để thực hiện mục tiêu này cần có chính sách về đất đai cho phù hợp. Đồng thời, thông qua việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiến

Báo cáo tổng hợp. 99

Page 100: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

hành đầu tư công nghệ, cơ giới hóa và trang bị hệ thống hạ tầng đồng bộ, xử lý môi trường.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, các hộ sản xuất rau an toàn có thể hợp tác với các doanh nghiệp lớn trên tinh thần tự nguyện để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nhằm hỗ trợ nhau về kỹ thuật, dịch vụ đầu vào, đầu ra, tạo điều kiện phát huy hết tiềm lực của mình. Tổ chức khuyến nông tỉnh và huyện tập trung vào hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tham gia làm các dịch vụ về giống, kỹ thuật và tiếp thị tiêu thụ sản phẩm.

Để ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phát triển, chúng ta cần có chính sách kêu gọi đầu tư, chú trọng kêu gọi đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp,... vào sản xuất. Từ đó các doanh nghiệp sẽ là đầu tàu để thúc đẩy ngành nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh mẽ. Đây là một trong những vấn đề tiên quyết góp phần triển khai tốt quy hoạch.

V.2. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ và hộ nông dân vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Để thức đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm, công tác tập huấn đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Mở các lớp đào tạo, tập huấn về IPM, ICM và áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP.

Đào tạo, tập huấn dài hạn: Đối tượng tham gia tập huấn là các hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và cán bộ chỉ đạo trực tiếp sản xuất trên địa bàn các xã, huyện của tỉnh.

Đào tạo, tập huấn ngắn hạn: Đối tượng tham gia tập huấn là cán bộ khuyến nông và các hộ nông dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh: Sau khi được đào tạo sẽ là cầu nối chính giúp tuyên truyền và hướng dẫn các hộ nông dân về quy trình, kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và áp dụng các biện pháp quản lý tiên tiến.

Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác có vùng nông nghiệp công nghệ cao với các nội dung sau:

Kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, sơ chế và kinh doanh sản phẩm;

Kinh nghiệm quản lý, giám sát sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và cấp chứng nhận sản phẩm an toàn.

Tổ chức.

Chỉ đạo giám sát diện rộng: Tại mỗi xã – phường có quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao, phân công cán bộ kỹ thuật phụ trách nông nghiệp, cán bộ khuyến nông

Báo cáo tổng hợp. 100

Page 101: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, quan tâm đặc biệt đến các hộ có tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Trong giai đoạn đầu của dự án cần có sự hướng dẫn trực tiếp từ các Viện nghiên cứu trong việc chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại các địa phương làm cơ sở cho việc tuyên truyền, nhân rộng.

V.3. Xác định các dự án ưu tiên đầu tư phát triển đến năm 2020.

1. Dự án Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về sản phẩm an toàn.

Hoạt động chính của dự án là: Tuyên truyền về lợi ích của sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, an toàn qua đó khuyến khích người dân ủng hộ sản xuất và tiêu thụ trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, truyền hình, báo, băng rôn, panô, áp phích… ; tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo giữa các cơ quan ban ngành và người tiêu dùng, người sản xuất, kinh doanh … Dự án còn tiến hành nghiên cứu thị trường và khảo sát nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng qua các thời kỳ. Dự án là cơ sở, là tiền đề cho việc triển khai sản xuất sản phẩm an toàn tại tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới.

Dự án sẽ góp phần cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được triển khai tại nhiều địa phương trong tỉnh. Từ đó nâng cao sản lượng, tăng thu nhập cho người sản xuất, bảo vệ môi trường sống đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Tổng mức đầu tư của dự án: 3 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2014 – 2018.

2. Dự án chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau, quả (nho, táo) an toàn theo quy trình VietGAP.

Mục tiêu của dự án là:

Thực hiện tại tất cả các vùng quy hoạch sản xuất.

Giúp nông dân vùng quy hoạch nắm vững quy trình sản xuất an toàn, sản xuất được sản phẩm an toàn theo quy trình đã nghiên cứu và quy định của Bộ NN&PTNT (VietGAP).

Xây dựng được mô hình trồng an toàn để nông dân học tập.

Bước đầu có những có những đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý và tiêu thụ sản phẩm an toàn.

Tổng mức đầu tư của dự án: 5 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2014 – 2015.

3. Dự án xây dựng Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Ninh Thuận.

Báo cáo tổng hợp. 101

Page 102: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Mục tiêu của dự án là:

Đầu tư xây dựng 1 Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao tại Ninh Thuận đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ mới, công nghệ cao để hỗ trợ hình thành và phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.

Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao hoạt động nhằm mục đích nghiên cứu, xây dựng, triển khai và hoàn thiện công nghệ (nghiên cứu thích nghi, cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất, nghiên cứu sử dụng, sản xuất chế phẩm sinh học có sử dụng kỹ thuật cao, …) lai tạo và thử nghiệm giống mới, trình diễn các mô hình sản xuất cây trồng và vật nuôi, thủy sản ... trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao.

Tổng mức đầu tư của dự án: 30 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2015 – 2017.

V.4. Tổng vốn đầu tư.

Vốn đầu tư cụ thể cho từng khu sản xuất sẽ được tính toán chi tiết trong giai đoạn lập dự án đầu tư. Với các khu sản xuất được xây dựng do đóng góp cuả người dân thì người đầu tư tự Quyết định tiến độ và thời điểm triển khai theo đúng quy hoạch được duyệt.

Nhu cầu vốn đầu tư cho quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 là: 1.150,97 tỷ đồng. Trong đó, phân bổ nguồn vốn cụ thể như sau:

STT Danh mục

Thành tiền

(triệu đồng)

Nguồn vốnNgân sách Người

dân, doanh nghiệp

Khác (tài trợ,

….)Trung ương

Địa phương

A VỐN CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN 78.370 30.000 45.850 2.520 -

1

Dự án Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao (an toàn)

3.000   3.000    

2

Dự án chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (Đào tạo ngắn hạn kỹ thuật viên sản xuất nông nghiệp công nghệ cao)

10.750   10.750    

Báo cáo tổng hợp. 102

Page 103: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

STT Danh mục

Thành tiền

(triệu đồng)

Nguồn vốnNgân sách Người

dân, doanh nghiệp

Khác (tài trợ,

….)Trung ương

Địa phương

3Dự án xây dựng Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Ninh Thuận

30.000 30.000      

4

Mô hình sản xuất rau, quả công nghệ cao (trong nhà lưới, HT tưới nhỏ giọt, …)

600   600    

5 Vốn đầu tư hạ tầng các vùng Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận

31.500   31.500    

6

Xây dựng các cửa hàng tiện dụng, cửa hàng cung cấp sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao (mỗi huyện 3 điểm)

2.520     2.520  

B VỐN XÂY DỰNG ĐỒNG RUỘNG, CHUỒNG TRẠI

1.072.600   - 1.018.970 53.630

  TỔNG CỘNG 1.150.970 30.000 45.850 1.021.490 53.630   Tỷ lệ (%) 100,00 2,61 3,98 88,75 4,66

(Chi tiết thể hiện phụ lục 12 kèm theo)

VI. Giải pháp về chính sách.

VI.1. Điều chỉnh một số chính sách và quy định về điều kiện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành một số văn bản, chính sách mới về tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Trước mắt sẽ xây dựng và ban hành quy định về điều kiện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; theo đó, tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phải được sự thẩm định và đồng ý của cơ quan quản lý ngành nông nghiệp, hội đồng khoa học cấp tỉnh nhằm đáp ứng các tiêu chí đầu tư.

VI.2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Thực tế cho thấy doanh nghiệp có những vai trò to lớn đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đây là đối tượng cần được xem là quan trọng trong quá trình xây dựng ngành nông nghiệp công nghệ cao.

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các công ty sản xuất vốn

Báo cáo tổng hợp. 103

Page 104: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

nước ngoài và trong nước, đã và đang có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhất là trong các lĩnh vực: chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cầu nối giữa người sản xuất với thị trường và xúc tiến thương mại. Do đó, cần củng cố phát triển các hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị hàng hóa, khuyến khích hình thức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giữa các nhà sản xuất và các doanh nghiệp phân phối sản phẩm.

VI.3. Chính sách cho công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông.

Tăng cường đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý cho tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Hỗ trợ các vùng sản xuất xây dựng thương hiệu hoặc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Đào tạo cán bộ nghiên cứu và khuyến nông viên.

Ưu tiên cho nghiên cứu theo chương trình, dự án ưu tiên như: nghiên cứu giống cao sản, nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin để quản lý.

Nghiên cứu bảo quản, sơ chế sau thu hoạch, đảm bảo an toàn thực phẩm trên cơ sở phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hệ thống sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Từ đó rút ra cơ sở khoa học đề ra chính sách kinh tế, thị trường liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Các chính sách cho nghiên cứu khoa học giúp tạo ra môi trường để các nghiên cứu này có thể phát triển và sử dụng những kết quả hữu ích và xác thực sẽ là điều vô cùng quan trọng.

VII. Tổ chức thực hiện quy hoạch.

Để quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 triển khai tốt theo các mục tiêu đề ra, khâu tổ chức thực hiện hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của quy hoạch. Đặc biệt, phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao không chỉ là công việc riêng của ngành Nông nghiệp, mà còn liên quan đến nhiều ngành (thương mại, y tế, tài nguyên - môi trường,…) nên việc triển khai thực hiện phải có sự phối hợp đồng bộ mới đạt được hiệu quả. Tổ chức thực hiện chi tiết đối với từng ban ngành như sau:

- Sở Nông nghiệp & PTNT: Chủ trì và phối hợp với các Ban, ngành, UBND các huyện - thị về tổ chức triển khai và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chuyên ngành trực thuộc. Mặt khác, sở Nông Nghiệp & PTNT chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị chuyên ngành trực thuộc được giao nhiệm vụ đăng ký, thẩm định

Báo cáo tổng hợp. 104

Page 105: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

các điều kiện sản xuất cho các đơn vị, cá nhân mới hoặc các đơn vị, cá nhân cũ khi chủ đầu tư muốn mở rộng qui mô theo quy hoạch được duyệt, đồng thời tổ chức kiểm tra định kỳ việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Triển khai tiến hành một số mô hình điểm về công tác khuyến nông. Hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng mô hình liên kết thích hợp và giúp đỡ các hoạt động về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo vốn, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm.

Hướng dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định quản lý nhà nước về trồng trọt, chăn nuôi, giống, phân bón, thuốc BVTV, thức ăn và các vật tư phục vụ sản sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo quy định của pháp luật. Xây dựng và chỉ đạo công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm dịch, kiểm soát sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Hàng năm tổ chức hội thảo, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phù hợp. Củng cố hoạt động mạng lưới hỗ trợ. Tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các văn bản của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp-PTNT về công tác quản lý trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, kinh doanh đối với các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

- Sở Y tế: Tham mưu cho UBND tỉnh và phối hợp với các ngành liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật an toàn thực phẩm và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm; xây dựng chiến lược thông tin - truyền thông - giáo dục an toàn thực phẩm; phối hợp với các tổ chức quần chúng, ban ngành tại địa phương xây dựng mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tại tuyến cơ sở. Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm lưu thông trên thị trường.

- Sở Công Thương: Phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là các nhóm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao; kiểm soát nhãn thực phẩm, thực phẩm giả. Phối hợp với các ngành chức năng, huyện, thành phố xây dựng các điểm bán thực phẩm an toàn tại các chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại; Phối hợp với ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cho các đơn vị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tham gia các hội chợ triển lãm; Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng trong việc kiểm tra ATVSTP theo pháp luật về An toàn vệ sinh thực phẩm.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư, kêu gọi nguồn đầu tư các dự án về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm, hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm không an toàn và hệ thống kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Báo cáo tổng hợp. 105

Page 106: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các ngành liên quan quản lý sử dụng đất, nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn môi trường để không bị ảnh hưởng từ các nguồn chất thải công nghiệp cho các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Theo chức năng của mình, hỗ trợ về mặt pháp lý đối với các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.

- Sở Tài chính: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình căn cứ vào QH được phê duyệt để tham mưu bố trí vốn, phối hợp thẩm định dự toán, định mức kinh tế kỹ thuật,... áp dụng đối với vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để sớm khắc phục những vướng mắc, khó khăn, phát huy các lợi thế tiếp tục phát triển đột phá trong thời gian tới.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Sử dụng nguồn kinh phí Nhà nước trong các nghiên cứu, ứng dụng về giống, công nghệ tiên tiến, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời tiến hành triển khai các đề tài nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và cây trồng trong quy hoạch.

- UBND các huyện – thành phố: Theo chức năng nhiệm vụ được giao, UBND huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp – PTNT, Sở Tài nguyên – Môi trường triển khai thực hiện quy hoạch và kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất bảo đảm đúng qui hoạch đã được phê duyệt. Thực hiện xử phạt theo đúng thẩm quyền đối với các tổ chức cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước. Chỉ đạo chính quyền các xã, phường tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền.

Ngoài ra, UBND huyện, thành phố sẽ tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn và phối hợp với các tổ chức tín dụng để thẩm định đủ điều kiện vay vốn đối với các cá nhân theo phương án xây dựng, UBND huyện ra quyết định phê duyệt phương án sản nông nghiệp công nghệ cao để có cơ sở hỗ trợ lãi suất vốn vay.

Tìm hiểu hỗ trợ kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương.

.

Báo cáo tổng hợp. 106

Page 107: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Phần thứ sáuKẾT LUẬN

(1). Qua đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và mối quan hệ giữa ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Ninh Thuận với các địa phương trong khu vực cho thấy việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh đến năm 2020 mang tính khả thi cao.

(2) Việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, căn cứ vào quy hoạch ngành nông nghiệp; Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và chương trình phát triển nông thôn mới của các huyện, thành phố (qua khảo sát thực địa và làm việc thống nhất với huyện, thành phố) đến năm 2015 và 2020 trong quy hoạch chung toàn tỉnh.

Đến năm 2015: Toàn tỉnh bước đầu hình thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với tổng diện tích sử dụng đất là 770 ha.

Đến năm 2020: Toàn tỉnh hình thành 4 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với tổng diện tích sử dụng đất là 2.190 ha.

Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là quy hoạch mở, có khả năng phát triển - Muc tiêu là mục tiêu theo chỉ tiêu trung bình để đạt được và có khả năng phát triển cao hơn, nhanh hơn nếu điều kiện cho phép và có thể thực hiện.

(3) Xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mang tính hàng hóa là yêu cầu cấp thiết trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa phát triển ngành nông nghiệp nói chung, nhất là với các huyện đã có lợi thế sẵn như giống thủy sản huyện Ninh Phước, Ninh Hải và Trồng vùng trồng ớt của Tập đoàn CJ dự kiến đầu tư ở huyện Ninh Hải, Ninh Phước và Thuận Nam.

(4). Quy hoạch là cơ sở, định hướng cho việc sản xuất và kêu gọi đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, từng bước tạo thói quen cho người sản xuất, tiêu dùng đi vào sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn có sự kiểm soát và mục đích cuối cùng là bảo vệ sức khỏe người dân. Sự phối hợp của các ngành và các cấp, quy hoạch sẽ được thực hiện và mang lại hiệu quả cao nhất.

Báo cáo tổng hợp. 107

Page 108: MỤC LỤC - Ninh Thuận Province nghiep... · Web viewđối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Báo cáo tổng hợp. 108

PHỤ LỤC VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUANQUY HOẠCH CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ

CAO TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020