mỤc lỤc -...

45
1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….3 1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………….....3 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài………………………………………….....4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….....4 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài………………………………………….....4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………….......5 CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG NHẬN DẠNG TÀU THUỶ AIS ………………………………………………………………………….6 1.1. Cấu trúc tổng quát của hệ thống tự động nhận dạng AIS…………….......6 1.1.1. Cấu trúc của hệ thống AIS…………………………………………......6 1.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản bắt buộc đối với hệ thống AIS………….11 1.1.3. Các hệ thống khác nhau trong tổ hợp của hệ thống tự động nhận dạng AIS…………………………………………………………………………...11 1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống AIS trên tàu biển…………………... 13 1.2.1. Nguyên lý…………………………………………………...………...13 1.2.2. Đồng bộ trong hoạt động đa truy cập, tự phân chia thời gian…...…....15 1.2.3. Điều hành kênh truyền sóng…...………………………………….......20 1.2.4. Thông tin trong bức điện AIS………...…………………………….....23 1.3. Kết luận chương 1……...……………………………………………….26 CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄU VÔ TUYẾN ĐỐI VỚI CÁC KÊNH THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG NHẬN DẠNG TÀU THUỶ AIS …………………………………………….…………………..27 2.1. Ảnh hưởng của nhiễu phản xạ…………......……………………………27 2.2. Ảnh hưởng của nhiễu trắng………………...…………………………...29

Upload: others

Post on 09-Oct-2019

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….3

1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………….....3

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài………………………………………….....4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….....4

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài………………………………………….....4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………….......5

CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG NHẬN DẠNG TÀU THUỶ

AIS ………………………………………………………………………….6

1.1. Cấu trúc tổng quát của hệ thống tự động nhận dạng AIS…………….......6

1.1.1. Cấu trúc của hệ thống AIS…………………………………………......6

1.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản bắt buộc đối với hệ thống AIS………….11

1.1.3. Các hệ thống khác nhau trong tổ hợp của hệ thống tự động nhận dạng

AIS…………………………………………………………………………...11

1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống AIS trên tàu biển…………………...13

1.2.1. Nguyên lý…………………………………………………...………...13

1.2.2. Đồng bộ trong hoạt động đa truy cập, tự phân chia thời gian…...…....15

1.2.3. Điều hành kênh truyền sóng…...………………………………….......20

1.2.4. Thông tin trong bức điện AIS………...…………………………….....23

1.3. Kết luận chương 1……...……………………………………………….26

CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄU VÔ TUYẾN ĐỐI VỚI CÁC

KÊNH THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG NHẬN DẠNG TÀU

THUỶ AIS …………………………………………….…………………..27

2.1. Ảnh hưởng của nhiễu phản xạ…………......……………………………27

2.2. Ảnh hưởng của nhiễu trắng………………...…………………………...29

Page 2: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

2

2.3. Ảnh hưởng của nhiễu xuyên kênh …………...…………...…………...31

2.4. Ảnh hưởng của nhiễu đồng kênh…...………………...…………………32

2.5. Ảnh hưởng của nhiễu đa truy cập………...…………...………………...33

2.6. Kết luận chương 2………………….……………………………….....35

CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP MÔ HÌNH TOÁN VÀ TÍNH TOÁN XÁC

SUẤT TRUYỀN TÍN HIỆU HÀNG HẢI TRONG KÊNH THÔNG TIN

CỦA HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG NHẬN DẠNG TÀU THỦY AIS ĐỐI VỚI

ĐỘ CHÍNH XÁC AN TOÀN HÀNG HẢI ...........................................36

3.1. Thiết lập mô hình toán ......................................................................36

3.2. Tính toán xác suất truyền tín hiệu thông tin hàng hải trong các kênh thông

tin của hệ thống tự động nhận dạng tàu thủy AIS khi có ảnh hưởng của nhiễu

vô tuyến ……………………………………………………………………38

3.3. Kết luận chương 3 …………………………………………………….41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………….....43

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………....………………………44

Page 3: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

An toàn hàng hải luôn là mục tiêu phấn đấu của các cơ quan chức năng,

sự mong moi, niềm hạnh phúc của người đi biển. Nhiều thiết bi nghi khí hàng

hải, vô tuyến điện đa được chế tạo nhăm nâng cao tính an toàn và hiệu quả

cho người đi biển và phương tiện hoạt động trên biển. Hệ thống tự động nhận

dạng AIS (Automatic Indentification System) trang bi trên tàu biển cung

không năm ngoài mục tiêu đó.

Hệ thống AIS hoạt động một cách tự động và phù hợp với việc trao đổi

thông tin đơn giản lẫn nhau giữa các phương tiện vận tải (tàu, thuyền, máy

bay tìm kiếm cứu nạn,...) và các đài bờ AIS (AIS shore based station) trong

tầm ảnh hưởng của thiết bi này. Hệ thống AIS giúp cho việc theo dõi, quản lý,

điều phối quá trình lưu thông hàng hải một cách hiệu quả, đặc biệt là trong

những vùng nước hạn chế, vùng có cường độ tàu bè hoạt động cao. Ngoài ra,

hệ thống còn cung cấp các thông tin phục vụ cho việc tìm kiếm cứu nạn, an

toàn hàng hải, an ninh quốc gia và an toàn sinh mạng trên biển [1, 4, 9, 10].

Thiết bi AIS được yêu cầu bắt buộc trên các tàu vận tải, các phương

tiện tìm kiếm cứu nạn… theo quy đinh bổ sung sửa đổi năm 2002 của công

ước SOLAS- 74. Các thiết bi AIS hoạt động trên giải tần số VHF dùng trong

hàng hải hoặc có khả năng kết hợp với thiết bi INMARSAT - C thông qua hệ

thống vệ tinh INMARSAT - C.

Hệ thống AIS thu nhận tín hiệu thông tin từ hệ thống vệ tinh hàng hải,

thực tế trong quá trình thu nhận tín hiệu thông tin hàng hải, các kênh thông tin

của hệ thống AIS liên tục bi ảnh hưởng bởi các yếu tố phi tuyến (nhiễu vô

tuyến, môi trường,…) đa ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình truyền tín hiệu,

gây một số sự cố hàng hải.

Page 4: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

4

Để nâng cao độ chính xác an toàn hàng hải, đặc biệt khi tàu hoạt động

ở khu vực khó khăn, khu vực mật độ tàu thuyền nhiều, khu vực luồng,… thì

việc nhận các tín hiệu thông tin hàng hải của hệ thống AIS kip thời và liên tục

là vấn đề quan trọng và cấp thiết.

Việc tính toán xác suất truyền tín hiệu hàng hải trong kênh thông tin

của hệ thống AIS khi có ảnh hưởng của nhiễu vô tuyến có ý nghĩa khoa học,

thực tiễn và mang tính cấp thiết hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Thiết lập mô hình toán để tính toán xác suất truyền tín hiệu thông tin

hàng hải trong kênh thông tin của hệ thống AIS khi có ảnh hưởng của nhiễu

vô tuyến nhăm nâng cao độ chính xác an toàn hàng hải.

Để đạt mục đích nghiên cứu, thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Phân tích cấu trúc tổ chức, nguyên lý hoạt động, chức năng của hệ

thống AIS;

- Ứng dụng hệ số kênh thông tin bảo vệ (ký hiệu Kbv-AIS) trong các kênh

thông tin của hệ thống AIS khi ảnh hưởng của nhiễu vô tuyến (xét trường hợp

nhiễu phản xạ);

- Thiết lập mô hình toán và tính toán xác suất truyền tín hiệu thông tin

hàng hải hệ thống tự động nhận dạng tàu thuỷ AIS theo miền hệ số kênh

thông tin Kbv-AIS góp phần nâng cao độ chính xác an toàn hàng hải.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Là nghiên cứu xác suất truyền tín hiệu thông tin hàng hải trong các

kênh thông tin, theo chiều từ vệ tinh đến hệ thống tự động nhận dạng AIS lắp

đặt trên tàu thuỷ.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Sử dụng lý thuyết vô tuyến, lý thuyết độ tin cậy, lý thuyết thông tin liên

lạc, lý thuyết mô hình hóa, lý thuyết đánh giá và phân tích hệ thống AIS.

Sử dụng chương trình tính toán Excel.

Page 5: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

5

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học của đề tài:

Được thể hiện trong việc xây dựng phương pháp luận và quan điểm sử

dụng mô hình toán- tin, kết hợp lý thuyết mô hình hoá, lý thuyết vô tuyến và

lý thuyết độ tin cậy và ứng dụng hệ số tối ưu kênh thông tin bảo vệ (Kbv-AIS)

trong các kênh thông tin của hệ thống tự động nhận dạng tàu thuỷ AIS khi có

ảnh hưởng của nhiễu vô tuyến. Từ đó tính toán xác suất truyền tín hiệu hàng

hải trong các kênh thông tin của hệ thống tự động nhận dạng tàu thủy AIS.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

- Là phương pháp tính toán suất truyền tín hiệu thông tin hàng hải hệ

thống tự động nhận dạng tàu thuỷ AIS theo miền hệ số kênh thông tin Kbv-AIS

khi có ảnh hưởng của nhiễu vô tuyến, đảm bảo chức năng hoạt động bình

thường của hệ thống, góp phần nâng cao độ chính xác an toàn hàng hải.

- Phục vụ học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh chuyên ngành khoa

học hàng hải,…có thể sử dụng trong các Viện Đào tạo sau đại học, Viện

nghiên cứu có chuyên ngành đúng hoặc gần với chuyên ngành khoa học hàng

hải.

Page 6: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

6

CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG NHẬN

DẠNG TÀU THUỶ AIS

1.1. Cấu trúc tổng quát của hệ thống tự động nhận dạng AIS

1.1.1. Cấu trúc của hệ thống AIS

Hình 1.1 mô tả cấu trúc tổng quát của hệ thống tự động nhận dạng AIS.

Các khối thành phần trong sơ đồ được mô tả theo sau [2, 4, 5, 7]:

Bộ phận quản lý

các dich vụ AIS

Trạm bờ AIS

Logic

Trạm bờ AIS

tự nhiên

Trạm AIS cố đinh

Thiết bi VHF/RF Ăng ten

Bộ lọc sóng radio

Mạng liên kết dữ

liệu VHF của hệ

thống AIS

Các dich vụ AIS cơ bản

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống AIS

Page 7: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

7

Mạng liên kết dữ liệu VHF của hệ thống (The AIS VHF Data Link)

Được hiểu như là phương tiện cho sự trao đổi dữ liệu giữa các trạm

AIS khác nhau, theo mặc đinh sẽ dùng các kênh AIS1 và AIS2 qui đinh bởi

Liên đoàn viễn thông quốc tế trong giải sóng VHF dùng trong dich vụ hàng

hải di động. Các kênh AIS1 và AIS2 được chia thành các ranh thời gian phát

sóng, 1 phút gồm 2250 ranh trong mỗi kênh, tổng cộng 2 kênh cho 4500 ranh

thời gian phát sóng trong 1 phút. Thêm vào đó, kênh 70 DSC có thể được sử

dụng cho điều hành kênh AIS và kiểm soát DSC.

Thiết bị VHF/RF (RF-/VHF Domain Equipment)

Bao gồm các phương thức để thiết lập nên mối liên hệ giữ liệu VDL

giữa các trạm AIS khác nhau. Ăng ten, cáp và bộ lọc là các bộ phận của thiết

bi VHF/RF.

Trạm AIS cố định (Fixed AIS Station Layer)

Trạm AIS cơ sở (AIS Base Station): Là một thực thể cơ bản nhất của

bất kỳ cơ sở hạ tầng trên bờ nào của trạm AIS. Về mặt khái niệm, trạm AIS

cơ sở là một hộp đen cơ bản nhất giống như các thiết bi được chỉ ra băng cách

mô tả chức năng và các đinh nghĩa chung được đưa ra ở các phần sau. Trạm

này không thể tự hoạt động một mình khi không có các bộ phận trợ giúp của

một trạm AIS tự nhiên trên bờ.

Trạm AIS chuyển tiếp (AIS Repeaters): Chuyển tiếp AIS chủ yếu là

một hệ đơn công, và hệ thống AIS có thể dễ dàng cung cấp qui trình chuyển

tiếp đơn công và song công. Ứng dụng chính của chuyển tiếp đơn công là mở

rộng tầm hoạt động của hệ thống hay là khắc phục sự trở ngại của việc truyền

sóng. Ứng dụng chính của chuyển tiếp song công là mở rộng tầm hoạt động

của hệ thống.

Trong phạm vi dich vụ AIS, các trạm chuyển tiếp đơn công và chuyển

tiếp song công được bố trí ở cùng bộ phận như là các trạm AIS cơ sở, tức là

Page 8: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

8

chúng có thể trực tiếp truy cập vào các thiết bi VHF/RF để nhận và phát các

bức điện VDL.

Trạm bờ AIS tự nhiên (Physical AIS Shore Station- PSS)

Trạm bờ AIS tự nhiên là một phần quan trọng nhất của hệ thống AIS,

nó có thể tồn tại một mình trong môi trường tự nhiên thực sự, đối lập với các

trạm AIS cơ sở hay trạm AIS chuyển tiếp.

Trạm bờ AIS tự nhiên là trạm cố đinh về mặt đia lý hay có thể hiểu là

cố đinh (trong trường hợp được lắp đặt vào các thiết bi trợ giúp hàng hải như

Racon, phao,... thì sự dao động về vi trí của nó cung rất nho so với tầm hoạt

động). Một trạm bờ AIS tự nhiên bao gồm ít nhất các thành phần hay chức

năng sau:

Một trạm AIS cơ sở hay một trạm AIS chuyển tiếp.

Có nguồn điện cung cấp cho trạm.

Thiết bi VHF/RF, với các vật dụng tối thiểu là cáp và ăng ten VHF.

Nếu trạm AIS tự nhiên có chứa một trạm AIS cơ sở thì phải có phương

thức truyền dữ liệu đi và đến trạm AIS cơ sở theo yêu cầu (một trạm AIS

chuyển tiếp có thể hoạt động không cần tới phương thức truyền sóng này).

Phải có biện pháp bảo vệ các thiết bi trên tránh các hư hại và ảnh

hưởng do môi trường bên ngoài tác động. Ví dụ: một ngôi nhà che mưa gió.

Một trạm AIS tự nhiên nói chung bản thân nó có tín hiệu thời gian tính

theo giờ vu trụ. Tín hiệu thời gian này có thể thu nhận từ tram AIS cơ sở như

là tín hiệu từ khối thu tín hiệu vệ tinh hay có thể ở ngay trong trạm AIS bờ tự

nhiên như là một đồng hồ nguyên tử hay khối thu Loran.

Có thể bổ sung vào cơ cấu trạm bờ tự nhiên các chức năng không bắt

buộc, như là nguồn hiệu chỉnh tín hiệu GPS, chức năng trợ giúp hàng hải,

thiết bi điều khiển từ xa. Trong hầu hết các trường hợp, trạm bờ AIS tự nhiên

cung có bộ phận điều khiển, dùng để điều khiển toàn phần một vài hoặc toàn

Page 9: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

9

bộ các thiết bi trong trạm đó, thực hiện các chức năng chọn lọc của trạm AIS

cơ sở và AIS chuyển tiếp trong trạm bờ AIS tự nhiên đó.

Trạm bờ AIS logic (Logical AIS Shore Station- LSS)

Trạm bờ AIS logic là một chương trình phần mềm, nó chuyển đổi dòng

dữ liệu AIS liên kết với một hay nhiều trạm AIS tự nhiên thành dòng dữ liệu

liên quan khác. Bất cứ một quá trình chuyển đổi riêng biệt nào đều phải suy

tính đến:

Khía cạnh khai thác của các thiết bi ứng dụng và sử dụng dich vụ AIS.

Khía cạnh kỹ thuật nảy sinh khi khai thác mạng thông tin của trạm bờ

AIS tự nhiên.

Chương trình phần mềm của trạm AIS logic có thể chạy trên bất cứ

máy tính nào tương thích, ở bất cứ đia điểm nào phù hợp. Tuy nhiên, đòi hoi

phải có một phương thức truyền dữ liệu đáng tin cậy đến và đi từ các trạm

AIS tự nhiên liên kết với nó và đến các dich vụ AIS mà chúng giao diện với

các thiết bi ứng dụng.

Bộ phận quản lý dịch vụ AIS (The AIS Service Management- ASM)

Bộ phận quản lý dich vụ AIS làm chủ toàn bộ các trạm AIS logic và tự

nhiên, tức là nó kích hoạt, đặt vào các giá tri ban đầu, đinh dạng và kết thúc

hoạt động của chương trình phần mềm của các trạm AIS tự nhiên và logic.

Bộ phận quản lý dich vụ AIS xác đinh mạng thông tin liên hệ giữa các

trạm bờ tự nhiên và các trạm bờ logic kết hợp trong quá trình hoạt động.

Bộ phận quản lý dich vụ AIS xác đinh mối liên hệ thông tin giữa các

trạm bờ logic với các thiết bi ứng dụng kết hợp trạm đó, nghĩa là bộ phận này

như bảng điều khiển sự trao đổi dữ liệu giữa các quá trình khác nhau.

Dich vụ AIS bao gồm các trạm bờ tự nhiên, logic, và bộ phận quản lý

dich vụ AIS. Trong đó, vài trạm bờ tự nhiên được chỉ đinh cho ít nhất một

trạm logic mà chúng kết hợp dữ liệu từ các trạm tự nhiên này với mục đích

Page 10: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

10

bao phủ một vùng nhất đinh. Dich vụ AIS có các trạm logic, khách hàng sẽ

nhận các dữ liệu từ trạm logic, chúng phân phối các dữ liệu cần thiết tới đúng

các khách hàng đó. Hình 1.2 mô tả các bộ phận dich vụ điều phối giao thông

tàu thuyền, trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn, tìm kiếm cứu nạn là các

phần ứng dụng mức cao của hệ thống AIS [2, 4, 5, 7]. Hệ thống vi phân GPS

đóng vai trò hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống.

Việc quản lý dich vụ AIS được thực hiện bởi bộ phận quản lý dich vụ

AIS. Bộ phận này điều khiển dòng dữ liệu trong hệ thống và đinh dạng hoạt

động của các bộ phận khác với mục đích đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đề ra.

Trung tâm

VTS

Trung tâm

MRCC

Tìm kiếm

cứu nạn

Trạm bờ

AIS logic Trạm bờ

AIS logic

Trạm bờ

AIS logic

Trạm bờ

AIS logic

Trạm bờ

AIS logic

Trạm bờ

AIS logic

Bộ phận quản lý

dịch vụ AIS

Trạm bờ

AIS logic

Hệ thống vệ

tinh hàng hải

Các ứng

dụng

mức cao

Dịch vụ

hỗ trợ

kỹ thuật

Dịch

vụ AIS

Hình 1.2. Dich vụ AIS với khách hàng và bộ phận cung cấp dữ liệu AIS

Page 11: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

11

1.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản bắt buộc đối với hệ thống AIS [2, 4, 5, 7]

Hệ thống tự động nhận dạng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

Tầm hoạt động của tất các trạm bờ tự nhiên do một cơ quan có thẩm

quyền quản lý phải luôn luôn vượt qua tầm hoạt động của các trạm logic yêu

cầu được chỉ ra bởi cơ quan có thẩm quyền quản lý chúng.

Mỗi một bộ phận của dich vụ AIS phải có khả năng nhất đinh để thực

hiện nhiệm vụ của mình. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ đề ra các yêu

cầu về năng lực của từng bộ phận để đảm bảo sự hoạt động hợp lý của dich vụ

AIS.

Yêu cầu về quá trình truyền dữ liệu giữa các bộ phận của hệ thống phải

không được tạo thành các chỗ nghẽn mạch.

Giữa các bộ phận của hệ thống có các thiết bi giao diện chức năng.

1.1.3. Các hệ thống khác nhau trong tổ hợp hệ thống tự động nhận dạng AIS

Hình 1.3 mô tả cấu trúc tổ hợp hoạt động của hệ thống và thành phần

liên quan tới hệ thống AIS [2, 4, 5, 7, 11, 12, 13, 14].

Các trạm AIS trên tàu nhận các dữ liệu từ các nguồn cung cấp thông

tin, như là các bộ cảm biến. Nổi bật nhất trong các bộ cảm biến là thiết bi điện

tử xác đinh vi trí tàu nắp đặt trên tàu, có chứa ít nhất một bộ cảm biến vi trí

GPS hoặc vi phân GPS. Bộ cảm biến vi trí này sẽ nhận tín hiệu vi trí tàu từ hệ

thống vệ tinh hàng hải (và có thể tăng cường băng các hệ thống trên mặt đất).

Nếu hệ thống hàng hải vô tuyến thực sự năm ngoài phạm vi điều khiển của cả

hệ thống AIS và môi trường điện tử trên tàu thì được gọi là “ngoại vi”.

Thiết bi điện tử xác đinh vi trí tàu và các bộ cảm biến khác lắp đặt trên

tàu có thể là bộ phận của hệ thống hàng hải tổ hợp. Hệ thống hàng hải tổ hợp

hay hệ thống buồng lái tổ hợp phát ra các dữ liệu được truyền đi từ trạm AIS

trên tàu.

Page 12: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

12

Thêm vào đó, các hệ thống này lưu trữ các thông tin được nạp vào băng

tay do các sỹ quan buồng lái thực hiện và chuyển các thông tin này đến trạm

AIS để báo cáo khi cần thiết. Tất cả các trạm AIS đều truyền dữ liệu của mình

tới mạng liên kết dữ liệu VHF của hệ thống AIS. Các tín hiệu truyền đi sẽ

được nhận bởi các trạm AIS trên bờ hoặc các tàu khác. Hệ thống AIS theo qui

tắc bao gồm mạng liên kết dữ liệu VHF và tất cả các trạm AIS cố đinh hay di

động ở trong khu vực.

Hệ thống ngoại vi như là GPS hay là hệ thống hàng hải vô tuyến

Thông

tin vào

Thông

tin ra

Trạm AIS

trên tàu A

Hệ thống

hàng hải

tổ hợp

Phạm vi tàu A

Hệ

thống

buồng

lái

tổ

hợp

Thông

tin vào

Thông

tin ra

Trạm AIS

trên tàu B

Hệ thống

hàng hải

tổ hợp

Phạm vi tàu B

Hệ

thống

buồng

lái

tổ

hợp

Trạm

bờ

AIS

Mạng

liên

kết

dữ

liệu

VHF

Mạng

AIS

Trung

tâm

VTS

Trung

tâm

VTS

Trung

tâm

cứu

nạn

Các

dịch

vụ liên

quan Hệ thống AIS

TỔ HỢP HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG NHẬN

DẠNG TÀU - BỜ/BỜ - TÀU

Hình 1.3. Cấu trúc tổ hợp hoạt động của hệ thống AIS

Page 13: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

13

Để tính thời gian các trạm AIS trên bờ cung phụ thuộc vào hệ thống

ngoại vi vệ tinh hàng hải. Tuy nhiên, có thể có một nguồn cung cấp thời gian

độc lập thứ 2 là bộ nhận tín hiệu Loran C.

Trên bờ, các tín hiệu nhận được sẽ được truyền trên mạng truyền dữ

liệu AIS. Mạng dữ liệu AIS có thể phức tạp như mạng internet hay cung có

thể đơn giản như là một đường cáp dẫn tới trung tâm dich vụ điều phối giao

thông tàu thuyền. Các dữ liệu AIS sẽ được xử lý, cuối cùng các thông tin AIS

nhận được sẽ được hiện lên.

Tất cả các thành phần bao gồm hệ thống AIS đích thực và cả hệ thống

hàng hải vô tuyến ngoại vi đều là bộ phận của một hệ thống, hệ thống này

được gọi là: Tổ hợp hệ thống tự động nhận dạng tàu-bờ/ bờ- tàu và tồn tại 4

cấp hệ thống khác nhau trong tổ hợp của hệ thống AIS:

Hệ thống AIS đích thực, hay là công nghệ AIS và ảnh hưởng của nó.

Môi trường điện tử trên tàu của các loại tàu khác nhau.

Hệ thống hàng hải vô tuyến ngoại vi.

Sự kết hợp với tính đa dạng của hệ thống dich vụ điều phối giao thông

tàu thuyền liên quan với chức năng AIS.

1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống AIS trên tàu biển

1.2.1. Nguyên lý

Trạm AIS trang bi trên tàu biển là một thiết bi thu phát hoạt động tự

động và liên tục. Nó có thể truyền tin với tốc độ cao, đạt 9.600 bit/ giây và

không bi nhiễu nhờ sử dụng công nghệ đa truy cập tự phân chia thời gian

TDMA (Time Division Multiple Access) trên 2 kênh VHF song song. Mỗi một

phút được chia thành 2250 ranh thời gian, một ranh thời gian có độ dài 26,6

ms tương đương 256 bit. Các bức điện được gửi đi trong các slot (hình 1.4).

Các trạm AIS năm trong vùng phủ sóng của nhau liên tục tự đồng bộ với nhau

để tránh thu, phát chồng chéo. Khi một trạm thay đổi lich phát, nó sẽ thông

Page 14: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

14

báo vi trí mới và thời gian ngắt cho vi trí đó. Băng nguyên tắc này, các tàu sẽ

luôn nhận ra trạm mới [1, 4].

Mỗi một trạm AIS xác đinh lich phát của nó (vi trí của ranh thời gian

trong khung) dựa trên lich sử giao kết dữ liệu và nhận biết các hành động

tương lai nhờ các trạm khác. Một bức điện báo cáo của một trạm AIS khớp

vào một trong 2250 ranh thời gian được thiết lập 60 giây một lần (cho một

kênh AIS). Hình 1.5 mô tả nguyên tắc đa truy cập tự phân chia thời gian.

Các chế độ hoạt động

Có 3 chế độ hoạt động. Mặc đinh là chế độ “tự động và liên tục” và có

thể chuyển tới hoặc từ chế độ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

AIS1

AIS2

1 khung (frame) = 60 giây = 2250 slot

1 slot = 256 bit

Hình 1.4. Phân chia thời gian trong công nghệ đa truy cập

Hình 1.5. Nguyên tắc đa truy cập tự phân chia thời gian

Page 15: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

15

Chế độ “tự động và liên tục”: Một trạm hoạt động ở chế độ này sẽ tự

động xác đinh lich phát của mình. Trạm đó sẽ tự động giải quyết xung đột về

lich phát với các trạm khác.

Chế độ chỉ đinh: Một trạm hoạt động ở chế độ này là sử dụng lich phát

được chỉ đinh bởi cơ quan có thẩm quyền hay một trạm chuyển tiếp.

Chế độ thăm dò: Một trạm hoạt động ở chế độ này để trả lời chất vấn

của tàu hoặc cơ quan chức năng

Thông số kỹ thuật: Được mô tả chi tiết theo bảng 1.1.

Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật của hệ thống AIS trên tàu biển

Thông số Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất

Vùng tần số 156.025 MHz 162.025 MHz

Dải thông của kênh truyền sóng 12.5 KHz 25 KHz

Kênh AIS 1 ( kênh 87 B) 161.975 MHz 161.975 MHz

Kênh AIS 2 ( kênh 88 B) 162.025 MHz 162.025 MHz

Tốc độ truyền tin 9600 bit/ giây

(± 50 phần triệu)

9600 bit/ giây

(± 50 phần triệu)

Công suất phát 1 w 25 w

1.2.2. Đồng bộ trong hoạt động đa truy cập, tự phân chia thời gian

Các hình thức đồng bộ

Đồng bộ trực tiếp với giờ vu trụ: Một trạm có đường truy cập trực tiếp

giờ vu trụ sẽ biểu thi điều này băng việc đặt tình trạng đồng bộ của nó về giờ

vu trụ trực tiếp.

Đồng bộ gián tiếp với giờ vu trụ: Một trạm không có đường truy cập

trực tiếp giờ vu trụ, nhưng có thể nhận từ những trạm khác mà các trạm đó

Page 16: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

16

biểu thi có giờ thế giới trực tiếp, thì sẽ đồng bộ với các trạm này. Nó sẽ

chuyển trạng thái đồng bộ của nó về gián tiếp.

Đồng bộ với trạm cơ sở: Một trạm di động mà bản thân không thể đồng

bộ trực tiếp hoặc gián tiếp với giờ vu trụ, nhưng lại có thể nhận được tín hiệu

từ các trạm cơ sở thì nó sẽ đồng bộ với trạm cơ sở nào biểu thi răng có số

lượng các trạm nhận được tín hiệu của trạm cơ sở ấy nhiều nhất. Khi đó trạm

di động ấy sẽ chuyển trạng thái đồng bộ của nó về trạm cơ sở.

Khi một trạm đang nhận được tín hiệu từ vài trạm cơ sở khác nhau mà

chúng đều biểu thi có cùng số lượng các trạm nhận được tín hiệu của mình,

thì việc đồng bộ nó sẽ dựa vào trạm có số nhận dạng MMSI thấp nhất.

Đồng bộ với trạm có số lượng các trạm nhận được tín hiệu của nó nhiều

nhất.

Một trạm không thể đồng bộ trực tiếp hoặc gián tiếp với giờ vu trụ, sẽ

đồng bộ với trạm có số lượng các trạm nhận được tín hiệu của nó nhiều nhất.

Khi đó, trạm này sẽ chuyển trạng thái đồng bộ của nó về “ số lượng các trạm

nhận được”. Khi một trạm đang nhận tín hiệu của vài trạm khác nhau, mà

chúng đều biểu thi có cùng số lượng các trạm nhận được tín hiệu của mình,

thì việc đồng bộ của nó sẽ dựa vào trạm có số nhận dạng dich vụ di động hàng

hải thấp nhất. Trạm đó sẽ là điểm để thực hiện việc đồng bộ.

Phân chia thời gian

Hệ thống AIS sử dụng khái niệm “khung thời gian”. Một khung thời

gian tương đương với một phút và được chia thành 2250 ranh thời gian.

Theo mặc đinh, việc truy cập vào mạng dữ liệu AIS được tiến hành tại

thời điểm bắt đầu 1 ranh thời gian. Khung thời gian bắt đầu và kết thúc đồng

thời với phút của giờ vu trụ khi có sẵn tín hiệu giờ vu trụ, nếu không có sẵn

tín hiệu giờ vu trụ thì các trạm phải đồng bộ khung và đồng bộ pha ranh thời

gian.

Page 17: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

17

Đồng bộ pha rãnh thời gian và đồng bộ khung

Đồng bộ pha ranh thời gian: Đồng bộ pha ranh thời gian là phương

pháp mà qua đó một trạm sử dụng các bức điện của các trạm khác hay của

một trạm cơ sở để tự đồng bộ lại mình (đồng bộ thời gian bắt đầu hay kết thúc

ranh thời gian). Do đó, sẽ duy trì được sự ổn đinh của việc đồng bộ ở mức

cao, đảm bảo răng không một bức điện nào bi chồng chéo lên nhau hay bi làm

sai lệch.

Đồng bộ khung thời gian: Là phương pháp mà qua đó một trạm sử

dụng số thứ tự của ranh thời gian hiện tại của một trạm khác hay một trạm cơ

sở, chấp nhận số thứ tự của ranh thời gian nhận được ấy là số thứ tự cho ranh

thời gian hiện tại của trạm mình.

Trạm phát trong

tiến trình đồng bộ

Chỉ nhận được

các trạm đồng bộ giờ

vu trụ trực tiếp ?

Trạm đang phát

có phải là trạm cơ sở

hay không

Là trạm có

số MMSI thấp nhất &

nhận được nhiều trạm

khác nhất

Tăng tốc độ phát

lên 3 giây một lần

Tốc độ phát 2 giây một lần luân

phiên giữa báo cáo vi trí theo

chương trình đa đinh và báo cáo về

giờ vu trụ cùng với số thứ tự ranh

thời gian

Phát bình thường, luân

phiên phát số thứ tự ranh

thời gian và số trạm mà

nó nhận được

Hình 1.6. Hoạt động của các trạm phát trong tiến trình đồng bộ

Đúng.

Trạm cơ sở Đúng

Không

Không.

Trạm di động

Page 18: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

18

Hoạt động của trạm phát và thu trong tiến trình đồng bộ: Hoạt động của

các trạm đang phát tín hiệu và thu tín hiệu nhận được trong tiến trình đồng bộ

được thực hiện như trong hình 1.6 và hình 1.7.

Hoạt động của trạm cơ sở: Trạm cơ sở sẽ hoạt động bình thường cho

đến khi phát hiện thấy một hay nhiều trạm thiếu sự đồng bộ trực tiếp với giờ

vu trụ, thì nó sẽ tăng việc cập nhật của nó băng việc phát báo cáo đinh kỳ 3

giây một lần.

Hoạt động của trạm di động: Khi một trạm di động xác đinh được răng

nó là điểm để các trạm khác đồng bộ theo, nó sẽ phát báo cáo tối thiểu là 2

giây một lần. Trạm đó cung sẽ lần lượt thay đổi việc phát báo cáo vi trí và bức

điện báo đáp giờ thế giới kể cả số thứ tự ranh thời gian hiện tại của mình.

Một trạm khi đa có tín hiệu giờ vu trụ trực tiếp hay gián tiếp, sẽ tiếp tục

đồng bộ lại việc phát tín hiệu của nó theo tín hiệu giờ vu trụ ấy.

Trạm thu

trong tiến trình đồng bộ

Có tín hiệu giờ

vu trụ chưa ?

Số thứ tự slot của

trạm đa băng số thứ tự slot

của trạm điểm chưa?

Đồng bộ lại pha slot

Đồng bộ lại pha slot

Đồng bộ khung và

đồng bộ pha slot

Chưa băng sử

dụng nguồn

đồng bộ khác

Đa có

Băng nhau

Không có

Hình 1.7. Hoạt động của các trạm thu trong tiến trình đồng bộ

Page 19: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

19

Khi một trạm xác đinh răng số thứ tự ranh thời gian của mình đa khớp

với số thứ tự ranh thời gian của trạm điểm (của sự đồng bộ), thì trạm đó đa

được đồng bộ khung, nó sẽ tiếp tục đồng bộ pha ranh thời gian.

Những nguồn để đồng bộ khác có thể là các trạm sau (xếp theo thứ tự

ưu tiên):

Một trạm có giờ thế giới và đủ khả năng là trạm điểm.

Một trạm cơ sở có đủ khả năng là trạm điểm.

Một trạm di động đủ khả năng là trạm điểm.

Một trạm đủ khả năng làm trạm điểm nếu nó báo hiệu răng, số trạm

nhận được tín hiệu của nó nhiều nhất.

Nhận dạng rãnh thời gian: Các ranh thời gian được nhận dạng bởi số

hiệu của nó (từ 0 đến 2249).

Khoảng truy cập trong một rãnh thời gian (hình 1.8)

Việc phát tín hiệu trong một ranh thời gian bắt đầu băng việc bật khối

phát vào thời điểm bắt đầu một ranh thời gian. Khối phát sẽ phát sóng vào

thời điểm bắt đầu ranh thời gian. Việc phát tín hiệu sẽ được tắt sau khi bit

cuối cùng của khối thông tin rời khoi thiết bi phát. Theo mặc đinh độ dài của

việc phát tín hiệu năm trong một ranh thời gian.

Mỗi một ranh thời gian có thể ở một trong các trạng thái sau:

Tự do: Có nghĩa là nó có thể sẵn sàng sử dụng cho bất cứ trạm nào.

Chỉ đinh bên trong: ranh thời gian đa được phân chia cho trạm chủ và

có thể dùng để phát tín hiệu.

Chỉ đinh bên ngoài: ranh thời gian đa được phân chia cho trạm khác và

trạm chủ không thể sử dụng nó.

Có thể dùng được: Đây là ranh thời gian được chỉ đinh sử dụng bởi

trạm ở xa nhất.

Page 20: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

20

1.2.3 Điều hành kênh truyền sóng

Khái niệm: Hiệp hội viễn thông thế giới chỉ đinh dành 2 kênh truyền

sóng cho hệ thống tự động nhận dạng, kênh AIS 1: số 2087, tần số

f = 161,795 MHz và kênh 2: số 2088, f = 162,025MHz với dải thông 25KHz.

Hai kênh được chọn để tăng khả năng truyền sóng và hạn chế nhiễu của sóng

radio. Kênh AIS 1 là kênh chính và kênh AIS 2 là kênh phụ ở các khu vực

biển khơi.

Theo mặc đinh tất cả các trạm AIS di động sẽ hoạt động trên 2 kênh

này. Do vậy, một trạm AIS di động có thể nhận cùng một lúc 2 bức điện từ 2

trạm khác nhau, nếu trạm đó không phát sóng ở thời điểm ấy. Tất cả các trạm

AIS di động sẽ phát tín hiệu theo tốc độ báo cáo thông thường của chúng, tốc

độ báo cáo thông thường này được nêu trong bảng 1.2. Theo mặc đinh mỗi

một trong 2 kênh AIS 1 và AIS 2 sẽ được dùng để phát tín hiệu với tốc độ

băng một nửa của tốc độ báo cáo thông thường. Ví dụ một trạm AIS trên tàu

biển đang hành trình với tốc độ 23 hải lý/giờ thì sẽ phát báo cáo vi trí trong

khoảng thời gian 2 giây, hay tốc độ báo cáo thông thường của trạm là 2 giây

100% 80%

1 ms 1 ms

Thời gian

Công suất

phát sóng

Thời gian bắt

đầu một rãnh

thời gian

Thời gian bắt

đầu rãnh thời

gian tiếp theo

Hình 1.8. Khoảng truy cập trong một ranh thời gian

Page 21: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

21

một lần. Điều này có nghĩa là, mỗi một trong 2 kênh AIS 1 và AIS 2 sẽ có

lich phát báo cáo vi trí 4 giây 1 lần, hay là một nửa tốc độ báo cáo thông

thường. Hình thức hoạt động này gọi là hoạt động kênh đôi.

Việc điều hành kênh truyền sóng được áp dụng điều hành các tần số

hoạt động theo khu vực được chỉ đinh bởi Hiệp hội viễn thông thế giới (theo

khuyến nghi 1084 của Cục thông tin radio thuộc Hiệp hội viễn thông thế

giới), nơi mà các kênh số 2087 và 2088 không có hiệu lực hoặc sử dụng kênh

có dải thông hẹp 12,5KHz.

Khu vực áp dụng điều hành kênh truyền sóng và vùng chuyển tiếp của

khu vực

Dữ liệu điều hành kênh truyền sóng được thiết lập theo các khu vực đia

lý. Việc điều hành kênh truyền sóng áp dụng đối với các khu vực đia lý một

cách chính xác. Các khu vực này được quy đinh là một hình chữ nhật theo

phép chiếu Mecato với 2 điểm giới hạn và sử dụng hệ toạ độ đia lý thế giới

WGS84. Điểm thứ nhất giới hạn góc phía đông bắc của khu vực, điểm thứ hai

giới hạn góc phía tây nam của khu vực với độ chính xác tới 1/10 phút.

Vùng chuyển tiếp của khu vực năm giữa đường biên giới của khu vực

và ranh giới của vùng chuyển tiếp như trong hình 1.9 [2, 4, 5, 7, 11]. Chiều

rộng vùng chuyển tiếp được qui đinh từ 1 đến 8 hải lý với gián cách là 1 hải

lý. Một trạm AIS di động có thể lưu trữ 8 khu vực khác nhau trong bộ nhớ.

Trạm AIS sẽ tự động chuyển sang chế độ hoạt động chuyển tiếp khi ở

trong vùng chuyển tiếp. Ở vùng chuyển tiếp này, trạm AIS trên tàu sẽ thu phát

trên một kênh của khu vực đang chạy qua và của khu vực đang chạy vào, tốc

độ báo cáo trên cả 2 kênh này băng tốc độ báo cáo thông thường (đối lập với

một nửa tốc độ báo cáo thông thường của từng kênh riêng biệt , khi hoạt động

ở chế độ kênh đôi theo mặc đinh).

Ngoài biển khơi hay các khu vực mặc đinh có kênh chính là AIS1, kênh

phụ là AIS2 với dải thông là 25KHz. Chiều rộng của vùng chuyển tiếp là 5

hải lý, công suất phát sóng ở mức cao.

Page 22: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

22

Nhập dữ liệu điều hành kênh truyền sóng vào trạm AIS trên tàu biển

Việc nhập dữ liệu điều hành kênh truyền sóng của hệ thống AIS vào

trạm AIS trên tàu có thể thực hiện tự động hoặc băng tay do sĩ quan trên tàu

thao tác. Dữ liệu đó gồm: biên giới của khu vực áp dụng việc điều hành kênh

truyền sóng (giới hạn bởi 2 điểm góc phía đông bắc và tây nam), độ rộng của

vùng chuyển tiếp của khu vực, các kênh dùng cho việc thu và phát tín hiệu

trong khu vực - kênh chính và kênh phụ, các thông số khác liên quan tới hoạt

động của hệ thống trong khu vực.

Băng phương thức tự động có 3 cách, trong đó 2 cách được thực hiện

bởi cơ quan chức năng trên bờ thông qua trạm bờ AIS băng việc phát các bức

điện điều hành kênh truyền sóng (bức điện số 22), việc phát bức điện này có

thể phát qua mạng dữ liệu VHF của hệ thống hoặc là phát qua kênh DSC 70.

Cách còn lại trong phương thức tự động là nhập dữ liệu vào hệ thống AIS qua

hệ thống thông tin trên tàu được nối với thiết bi AIS trên tàu, hệ thống thông

Bên trong khu vực

Kinh độ của

điểmgiới hạn

đông bắc

Vĩ độ của

điểm giới hạn

đông bắc

Chiều rộng của

vùng chuyển

tiếp khu vực X Vùng chuyển tiếp

Kinh độ của

điểm giới hạn

tây nam

Vĩ độ của

điểm giới hạn

tây nam

Ranh giới của

vùng chuyển tiếp

Biên giới

của khu vực

Hình 1.9. Khu vực áp dụng điều hành kênh truyền sóng

KHU VỰC X

Page 23: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

23

tin trên tàu sẽ nhận các dữ liệu điều hành kênh truyền sóng một cách tự động

hay được nhập vào băng tay.

Phương thức nhập các dữ liệu băng tay được thực hiện bởi sĩ quan trên

tàu thông qua bàn phím và màn hình hiển thi của thiết bi AIS trên tàu. Trong

quá trình hoạt động thông thường, nếu có thể nên tránh việc nhập dữ liệu băng

tay và chỉ được thực hiện dựa vào các thông tin phát ra từ các cơ quan chức

năng có thẩm quyền.

Hoạt động của trạm AIS di động trong vùng chuyển tiếp

Khi một trạm AIS di động đi vào vùng chuyển tiếp, thì chế độ hoạt

động sẽ chuyển sang chế độ chuyển tiếp hai kênh, khi đó có sự thay đổi hoặc

là tần số làm việc hoặc là giải thông của kênh hay cả hai, từ một khu vực sang

khu vực kế bên. Việc thay đổi này được tiến hành theo nhuyên tắc sau:

Nếu kênh chính của hai khu vực là như nhau thì trạm AIS di động sẽ

chỉ sử dụng kênh chính đó với tốc độ báo cáo thông thường, khi trạm hoạt

động ở chế độ chuyển tiếp hai kênh.

Nếu kênh chính của một khu vực giống như kênh phụ của khu vực kế

bên và kênh phụ này là kênh đơn công thì trạm AIS di động sẽ chỉ sử dụng

kênh đó với tốc độ báo cáo thông thường, khi trạm hoạt động ở chế độ chuyển

tiếp hai kênh.

1.2.4. Thông tin trong bức điện AIS

Thông tin trong các bức điện báo của hệ thống AIS được phân chia

thành 3 loại chính sau: Thông tin tĩnh, thông tin động, thông tin liên quan đến

chuyến đi. Các thông tin tĩnh được nạp vào thiết bi AIS trong khi lắp đặt

chúng, và chỉ cần thay đổi nếu tàu đổi tên hay có thay đổi lớn chuyển loại tàu

sang loại khác. Các thông tin động được tự động cập nhật vào AIS thông qua

các phần tử cảm biến nối thiết bi AIS với các trang thiết bi hàng hải điện tử

trên tàu (máy thu GPS, la bàn điện,...). Các thông tin liên quan đến chuyến đi

được nhập vào băng tay do sĩ quan trên tàu thao tác và thường xuyên được

cập nhật trong chuyến đi.

Page 24: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

24

Bảng 1.2. Các thông tin trong bức điện AIS

Thông tin tĩnh 6 phút phát 1 lần và theo yêu cầu của cơ quan

có thẩm quyền

Số nhận dạng dich vụ

di động hàng hải

Được thiết lập khi lắp đặt. Thông tin này có thể

thay đổi khi thay đổi chủ tàu

Số đăng ký IMO Được thiết lập khi lắp đặt

Chiều dài và chiều

rộng tàu

Được thiết lập khi lắp đặt hay có sự thay đổi kích

thước tàu

Loại tàu Lựa chọn từ danh sách được cài sẵn

Vi trí ăng ten Thiết lập khi lắp đặt hoặc thay đổi đối với tàu hai

chiều hay đối với thiết bi sử dụng ăng ten cố đinh

Chiều cao trên ki tàu

Thiết lập khi lắp đặt. Được phát theo chỉ thi của

thuyền trưởng và yêu cầu của cơ quan có thẩm

quyền

Thông tin động Khoảng thời gian báo cáo phụ thuộc vào tốc độ

và sự thay thay đổi hướng (theo bảng 1.2)

Vi trí tàu với độ chính

xác và trạng thái toàn

vẹn

Tự động cập nhật từ bộ cảm biến vi trí được nối

với AIS. Chỉ báo độ chính xác lớn hơn hoặc nho

hơn 10m

Thời gian vi trí tính

theo thời gian vu trụ

Tự động cập nhật từ bộ cảm biến vi trí chính được

nối với AIS (ví dụ GPS)

Hướng di chuyển thật

Tự động cập nhật từ bộ cảm biến vi trí chính được

nối với AIS, với điều kiện là bộ cảm biến tính toán

hướng thật. (Thông tin này có thể không có sẵn)

Page 25: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

25

Vận tốc thật

Tự động cập nhật từ bộ cảm biến vi trí được nối

với AIS, với điều kiện là bộ cảm biến tính toán tốc

độ thật. (Thông tin này có thể không có sẵn)

Hướng mui tàu Tự động cập nhật từ bộ cảm biến hướng mui tàu

được nối với AIS

Trạng thái hàng hải

Thông tin tình trạng hàng hải được nhập vào băng

tay bởi sĩ quan trực ca và được thay đổi khi cần

thiết, ví dụ như:

- đang chạy băng máy

- đang neo

- mất chủ động

- hạn chế khả năng điều động

- đang buộc cầu

- hạn chế bởi mớn nước

- mắc cạn

- Đang kéo lưới

Tốc độ đổi hướng

Tự động cập nhật từ bộ cảm biến tốc độ đổi hướng

của tàu hoặc lấy từ la bàn con quay. (Thông tin

này có thể không có sẵn)

Thông tin liên quan

đến hành trình

6 phút một lần, khi dữ liệu sửa đổi hoặc theo

yêu cầu

Mớn nước tàu

Được cập nhật băng tay khi bắt đầu chuyến đi sử

dụng mớn nước lớn nhất và được sửa đổi theo yêu

cầu (ví dụ khi tới cảng đến tàu bơm nước ballast ra

ngoài mớn nước sẽ thay đổi)

Loại hàng hoá nguy

hiểm

Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, được

nhập băng tay khi khởi hành để xác nhận xem tàu

Page 26: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

26

có chở hàng nguy hiểm hay không, tên của chúng

như sau:

- DG (hàng nguy hiểm)

- HS (chất có hại)

- MP (chất gây ô nhiễm hàng hải).

Không yêu cầu phải báo số lượng của hàng

Cảng đến và thời gian

dự kiến tàu đến

Theo tính toán của thuyền trưởng, được nhập vào

băng tay và được lưu giữ đến thời gian cần thiết

Tuyến đường đi của

tàu

Theo tính toán của thuyền trưởng và chỉ theo chất

vấn của cơ quan có thẩm quyền. Được cập nhật

vào băng tay và được cập nhật khi cần thiết

Số lượng người trên

tàu

Bao gồm cả thuyền bộ. Theo ý kiến của thuyền

trưởng và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

Ngoài ra hệ thống AIS còn phát các bức điện ngắn liên quan đến an

toàn hàng hải, chúng được phát đi khi có yêu cầu và không theo một lich cụ

thể nào. Các bức điện này được nhập vào băng tay, có thể được chuyển tới

từng tàu, một nhóm tàu hay tới tất cả các tàu và các trạm bờ.

1.3. Kết luận chương 1

Chương 1 tập trung phân tích cấu trúc tổ chức, nguyên lý xây dựng và

hoạt động của hệ thống tự động nhận dạng tàu thuỷ AIS một cách khoa học và

mang tính logic. Cụ thể, đa phân tích cấu trúc tín hiệu thông tin hàng hải của

hệ thống AIS, được thể hiện thông qua nguyên tắc đồng bộ trong hoạt động

đa truy cập, tự phân chia thời gian, điều hành kênh truyền sóng và nội dung

thông tin trong bức điện AIS, góp phần nâng cao an toàn hàng hải, an ninh

hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Page 27: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

27

CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄU VÔ TUYẾN ĐỐI VỚI

CÁC KÊNH THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG NHẬN DẠNG

TÀU THUỶ AIS

Nhiễu vô tuyến là một vấn đề rất quan trọng trong hệ thống vệ tinh,

thông tin liên lạc,... ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng truyền tín hiệu. Nhiễu

vô tuyến gây ra hiện tượng méo tín hiệu, chết tín hiệu hoặc xuất hiện các tạp

âm trong thiết bi thu và phát. Vì vậy cần phải đưa ra biện pháp khắc phục

nhiễu đến mức tối đa để cải thiện chất lượng của tín hiệu [3, 4, 6].

Trong chương này phân tích tóm tắt cơ sở lý thuyết về một số loại

nhiễu tác động đến các kênh thông tin của hệ thống tự động nhận dạng tàu

biển AIS [3, 4, 6]. Cụ thể:

Nhiễu phản xạ (Reflection Noise).

Nhiễu trắng (White Gaussian Noise).

Nhiễu xuyên kênh (Interchannel Interference).

Nhiễu đồng kênh (Cochannel Interference).

Nhiễu đa truy nhập (Multiple access Interference).

2.1. Ảnh hưởng của nhiễu phản xạ

Khái niệm: Là một hình thức biến dạng của một tín hiệu do hai hoặc

nhiều đường tín hiệu bi nhiễu sang nhau, gây ra hiện tượng tín hiệu của đường

truyền này trở thành nhiễu của đường truyền kia và ngược lại. Đây là một

hiện tượng không mong muốn có tác dụng tương tự như nhiễu, do đó làm

giảm độ tin cậy của thông tin liên lạc.

Nhiễu này thường được gây ra bởi đa đường truyền hoặc các tuyến tần

số không tuyến tính vốn có của một kênh tần số. Sự hiện diện của nhiễu phản

xạ trong hệ thống cho biết các lỗi trong thiết bi quyết đinh tại đầu ra máy thu.

Do vậy trong việc thiết kế các bộ lọc thu phát là để giảm thiểu những tác động

Page 28: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

28

của nó và do đó cung cấp những dữ liệu kỹ thuật số sao cho đạt mục đích cuối

cùng là tỉ lệ lỗi nho nhất có thể.

Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của đa đường truyền (hình 2.2): Đa đường

truyền trong tín hiệu không dây từ máy phát truyền đến máy thu thông qua

nhiều con đường khác nhau.

Nguyên nhân này bao gồm phản xạ (ví dụ, tín hiệu phản xạ từ các tòa

nhà), khúc xạ hiệu ứng khí quyển như ống dẫn khí quyển và phản xạ sóng

trời, phản xạ của các tầng điện ly, vì vậy làm cho đường dẫn tín hiệu có độ dài

khác nhau, dẫn đến làm chậm tín hiệu. Các thời điểm khác nhau sẽ có kết quả

khác nhau. Sự chậm trễ này có nghĩa là một phần hoặc tất cả các tín hiệu ban

đầu sẽ được lan truyền vào các tín hiệu tiếp theo, từ đó can thiệp vào việc phát

hiện chính xác của những tín hiệu này.

Ngoài ra, các đường dẫn khác nhau làm sai lệch biên độ và (hoặc) pha

của tín hiệu, dẫn đến gây nhiễu tín hiệu thu được.

Trong môi trường truyền dẫn đa đường, nhiễu phản xạ gây bởi tín

hiệu phản xạ có thời gian trễ khác nhau, từ các hướng khác nhau từ phát đến

thu là điều không thể tránh khoi. Ảnh hưởng này sẽ làm biến dạng hoàn toàn

mẫu tín hiệu khiến máy thu không thể khôi phục lại được tín hiệu gốc ban

đầu. Các kỹ thuật phương thức đa truy nhập phân chia theo ma chuỗi trực tiếp

DS-CDMA (Direct Sequence Code Division Multiplexing Access) rất dễ bi ảnh

hưởng bởi nhiễu đa đường vì thời gian trễ có thể vượt quá khoảng thời gian

của một ký tự. Phương pháp đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao

(OFDM) sử dụng kỹ thuật truyền song song nhiều băng tần con nên kéo dài

thời gian truyền một ký tự lên nhiều lần. Ngoài ra, phương pháp đa truy nhập

phân chia theo tần số trực giao còn chèn thêm một khoảng bảo vệ GI (Guard

interval), thường lớn hơn thời gian trễ tối đa của kênh truyền, giữa hai ký tự

nên nhiễu này có thể giảm bớt rất nhiều.

Page 29: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

29

Biện pháp khắc phục nhiễu phản xạ

Trong các hệ thống đơn sóng mang, nhiễu này khá nguy hiểm và khá

nan giải khi khắc phục, lý do là độ rộng băng tần tỉ lệ nghich với khoảng thời

gian tín hiệu. Do vậy, nếu muốn tăng tốc độ truyền dữ liệu trong các hệ

thống này, vô hình chung đa làm tăng mức trải trễ tương đối. Lúc này hệ

thống rất nhạy với trải trễ và việc thêm khoảng bảo vệ khó triệt tiêu hết nhiễu.

Để giảm nhiễu phản xạ phải hạn chế dải thông mà vẫn không gây ra

nhiễu này là dùng bộ lọc cos nâng và bộ lọc ngang ép không (phương pháp

Nyquist I).

2.2. Ảnh hưởng của nhiễu trắng

Khái niệm: Là quá trình xác xuất có mật độ phổ công suất phẳng

(không đổi) trên toàn bộ dải tần (hình 2.8).

Nguyên nhân gây ra nhiễu trắng có thể do nhiều nguồn khác nhau như

thời tiết, do bộ khuếch đại ở máy thu, do nhiệt độ, hay do con người [5, 12].

Về mặt toán học, nhiễu trắng là một loại nhiễu có hàm mật độ xác suất

tuân theo phân bố Gauss. Giả sử nguồn nhiễu trắng n(t) có thể mô hình băng

một biến xác suất Gauss với kì vọng μ = 0 và độ lệch chuẩn σ2.

0][ xE

])[( 22 xE

Do kỳ vọng băng không nên độ lệch chuẩn cung băng phương sai của

biến ngẫu nhiên x. Cụ thể hơn nhiễu trắng có công suất không đổi σ2.

Page 30: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

30

Hình 2.1. Hàm mật độ xác suất tuân theo phân bố Gauss của nhiễu trắng

Về mặt lí thuyết, nhiễu trắng có băng tần vô hạn và công suất nhiễu là

đều đặn ở mọi tần số. Về mặt thực tế không có hệ nào có băng tần vô hạn mà

bi giới hạn ở một băng tần nào đó. Do vậy mật độ phổ công suất của nhiễu

cung bi giới hạn.

Giả sử là hệ thống có băng tần giới hạn B = 2ωg với chu kì lấy mẫu là

ta. Mật độ phổ công suất của nhiễu như hình 2.2 được viết lại như sau:

atTnnFjnn2)()( (2.1)

Cl 0

Cl

Trong đó: Фnn(jω) - hàm mật độ công suất nhiễu;

φnn(τ) - hàm tự tương quan của nhiễu xác đinh theo công thức :

φnn(τ) = E[n(t)n(t+ τ)] = σ2si ωgτ (2.1)

nn(j)

-g +g

δ2ta

Hình 2.2. Mật độ phổ công suất nhiễu

Page 31: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

31

Tất cả các biến ngẫu nhiên đều không tồn tại phép biến đổi Fourier mà

chỉ tồn tại hàm tự tương quan và hàm mật độ công suất, trong đó hàm mật độ

công suất là phép biến đổi Furie của hàm tự tương quan.

Theo phương trình hàm tự tương quan là biến đổi Furier ngược của

hàm mật độ phổ công suất. Do hàm mật độ phổ công suất có dạng hình chữ

nhật (hình 2.2), kết quả biến đổi Furier ngược của hàm hình chữ nhật cho hàm

số sin. Công suất của nhiễu có thể tính được băng cả hàm mật độ công suất

nhiễu hoặc hàm tự tương quan của nhiễu như sau:

2

2 )(2/1)0()]([ djtnEP nnnnn với mọi t (2.2)

Khi đó tỉ số tín hiệu trên tạp âm được tính theo công thức sau:

n

S

P

PSNR (2.3)

Trong đó: Ps - công suất tín hiệu có ích, tỉ số này quyết đinh chất lượng tín

hiệu và dung lượng kênh.

2.3. Ảnh hưởng của nhiễu xuyên kênh

Nhiễu xuyên kênh gây ra do các thiết bi phát trên các kênh liền nhau.

Nhiễu xuyên kênh thường xảy ra do tín hiệu truyền trên kênh vô tuyến bi dich

tần gây nhiễu sang các kênh kề nó; hoặc sự chồng phổ giữa các sóng mang,

thường xuất hiện ở các hệ thống làm việc tại các dải tần kề nhau. Để loại bo

nhiễu xuyên kênh phải có khoảng bảo vệ (Guard band) giữa các dải tần.

Trong phương pháp đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao, băng

thông truyền được chia thành nhiều kênh nho, và được truyền song song với

nhau. Do đó, giới hạn của ký tự tăng lên và nhiễu xuyên kênh gây ra môi

trường theo thời gian bi loại bo. Tuy nhiên, với những giới hạn ký tự dài hơn,

nhiễu xuyên kênh gây ra bởi hiệu ứng Doppler ở kênh thông tin di động sẽ

tăng lên.

δ 2ta

Page 32: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

32

Hình 2.3. Nhiễu xuyên kênh giữa hai sóng mang kề nhau

Hiệu ứng Doppler có ảnh hưởng đến hệ thống đa truy nhập phân chia

theo tần số trực giao. Trong trường hợp này nhận được giới hạn của nhiễu

xuyên kênh, do vậy việc tính toán dễ dàng hơn và hữu ích hơn. Giới hạn bao

gồm cả giới hạn chung và riêng. Giới hạn chung chỉ phụ thuộc vào tần số

Doppler lớn nhất (fd) và thời gian ký tự (Ts). Giới hạn riêng phụ thuộc vào

biến của phổ Doppler.

2.4. Ảnh hưởng của nhiễu đồng kênh

Khái niệm: Nhiễu đồng kênh xảy ra khi hai máy phát cùng một tần số

hoặc trên cùng một kênh. Máy thu điều chỉnh ở kênh này sẽ thu được cả hai

tín hiệu với cường độ phụ thuộc vào vi trí của máy thu so với hai máy phát.

Nhiễu đồng kênh thường gặp trong hệ thống thông tin số cellular (kỹ

thuật cha ô). Trong đó để tăng hiệu suất sử dụng phổ băng cách sử dụng lại

tần số. Nhiễu đồng kênh trong hệ thống cellular là nhiễu gây nên do các cell

sử dụng cùng 1 kênh tần số.

Nhiễu đồng kênh liên quan tới việc sử dụng tần số. Có thể ví dụ trong

mạng GSM (Global System for Mobile): Trong mạng GSM, mỗi trạm BTS

(Base Transceiver Station) được cấp phát một nhóm tần số vô tuyến. Các

trạm thu phát gốc BTS lân cận được cấp phát các nhóm kênh vô tuyến không

Page 33: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

33

trùng với các kênh của BTS liền kề.

Đặc trưng cho loại nhiễu này là tỉ số sóng mang trên nhiễu ( 12I

C dB).

Tỉ số này được đinh nghĩa là cường độ tín hiệu mong muốn trên cường độ tín

hiệu nhiễu sau lọc cao tần và nó thể hiện mối quan hệ giữa cường độ tín hiệu

mong muốn so với nhiễu đồng kênh từ các BTS khác, tức là I

C

P

P

I

Clog10 ,

trong đó: Pc - công suất tín hiệu thu mong muốn; Pi - công suất nhiễu thu

được.

Để hạn chế loại nhiễu đồng kênh trong các hệ thống cellular:

- Không dùng bộ lọc để loại bo giao thoa này do các máy phát sử dụng

cùng một tần số.

- Chỉ có thể tối thiểu hóa nhiễu đồng kênh băng cách thiết kế mạng

cellular phù hợp. Tức là thiết kế sao cho các cell trong mạng có sử dụng cùng

nhóm tần số không ảnh hưởng tới nhau và khoảng cách các cell cùng tần số

phải đủ lớn.

2.5. Ảnh hưởng của nhiễu đa truy nhập

Khái niệm: Nhiễu đa truy nhập là nhiễu do các tín hiệu của các máy thu

giao thoa với nhau, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến dung lượng của hệ

thống. Hình 2.15 mô tả hình ảnh của nhiễu đa truy nhập.

Phân loại hệ thống đa truy nhập

Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA)

Trong đa truy nhập phân chia theo thời gian là sự giao thoa của các tín

hiệu ở khe thời gian này với khe thời gian khác do sự không hoàn toàn đồng

bộ gây ra. Như vậy phải có khoảng bảo vệ thời gian (Guard time) để giảm xác

suất người dùng bi giao thoa nhưng cung đồng thời làm giảm hiệu suất sử

dụng phổ.

Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA): Các hiệu ứng Doppler

Page 34: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

34

làm dich phổ tần số dẫn đến có sự giao thoa giữa các dải tần để giảm xác xuất

giao thoa giữa các kênh kề nhau, nghĩa là giảm hiệu suất sử dụng phổ.

Đa truy nhập phân chia theo ma (CDMA): Trong đa truy nhập phân

chia theo ma sử dụng tính trực giao của ma nên hầu như không có nhiễu giữa

các máy thu.

Đa truy nhập phân chia theo ma chuỗi trực tiếp (DS CDMA): Theo

những nghiên cứu gần đây, phương thức đa truy nhập phân chia theo ma

chuỗi trực tiếp DS-CDMA (Direct Sequence Code Division Multiplexing

Access) dựa vào việc trải phổ dòng dữ liệu băng cách sử dụng một ma trải phổ

được ấn đinh cho mỗi người sử dụng trong miền thời gian dựa vào tính tương

quan chéo của ma trải phổ. Trong trường hợp truyền đa đường đòi hoi rất khắt

khe của viễn thông di động, khả năng phân biệt một tín hiệu thành phần từ

nhiều thành phần khác trong tín hiệu thu tổng hợp được cung cấp bởi tính tự

tương quan của ma trải phổ. Máy thu RAKE có chứa nhiều bộ tương quan,

mỗi bộ tương quan được nối với một dường dẫn có khả năng phân giải khác

nhau. Vì vậy hoạt động của hệ thống phương thức đa truy nhập phân chia theo

ma chuỗi trực tiếp DS-CDMA sẽ phụ thuộc nhiều vào số lượng người sử

dụng thực tế, đặc trưng của kênh và số lượng các nhánh được dùng trong máy

thu RAKE.

Cung vì lý do này mà dung lượng của hệ thống sẽ bi hạn chế do nhiễu

nội (self-interference) mà nguyên nhân là sự chưa hoàn chỉnh của tính tự

tương quan cung như tính tương quan chéo của ma trải phổ. Điều này gây ra

khó khăn cho hệ thống DS-CDMA trong việc sử dụng đầy đủ năng lượng tín

hiệu thu bi phân tán trong miền thời gian.

Page 35: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

35

2.6. Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận văn đa phân tích tóm tắt ảnh hưởng của các loại

nhiễu cơ bản tác động lên các kênh thông tin của hệ thống tự động nhận dạng

tàu thuỷ AIS. Tuy nhiên, có rất nhiều dạng nhiễu vô tuyến tác động lên kênh

thông tin, trong giới hạn của đề tài chỉ tính toán phân tích cụ thể ảnh hưởng

của nhiễu phản xạ và trình bày cụ thể trong chương 3.

Page 36: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

36

CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP MÔ HÌNH TOÁN VÀ TÍNH TOÁN

XÁC SUẤT TRUYỀN TÍN HIỆU HÀNG HẢI TRONG KÊNH THÔNG

TIN CỦA HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG NHẬN DẠNG TÀU THỦY AIS ĐỐI

VỚI ĐỘ CHÍNH XÁC AN TOÀN HÀNG HẢI

3.1. Thiết lập mô hình toán

Hệ thống tự động nhận dạng AIS dùng để nhận dạng các tàu và vi trí

của tàu trong vùng kiểm soát của hệ thống dich vụ điều phối giao thông tàu

thuyền, vùng nước hạn chế, vùng hàng hải khó khăn. Hệ thống sử dụng dải

sóng VHF dùng trong hàng hải và hoạt động tự động, liên tục, phù hợp với

trao đổi thông tin giữa trạm “tàu với bờ” và trạm “tàu với tàu”. Một mặt, hệ

thống có thể đối phó trong điều kiện hàng hải có nhiều tàu thuyền hoạt động

với cường độ cao, mặt khác, có thể dùng như một phương tiện tăng cao an

ninh hàng hải và bảo vệ môi trường biển [1, 3, 16, 17].

Mỗi trạm AIS xác đinh lich phát của nó (vi trí ranh thời gian trong

khung). Tốc độ truyền tin của AIS đạt 9.600 bit/giây, sử dụng công nghệ đa

truy cập tự phân chia thời gian trên 2 kênh VHF song song. Cấu trúc tín hiệu

thông tin của AIS: mỗi phút chia thành 2250 ranh thời gian, mỗi ranh thời

gian có độ dài 26,6 ms tương ứng 256 bit. Các bức điện thông tin được gửi đi

trong các slot.

Một trong những vấn đề nâng cao độ chính xác an toàn hàng hải, tức là

nâng cao hệ số tin cậy trong các kênh thông tin khi có ảnh hưởng của nhiễu

vô tuyến (xét trường hợp ảnh hưởng của nhiễu phản xạ). Nói cách khác, là

nâng cao chất lượng tín hiệu nhận được trong mỗi máy thu tín hiệu AIS tàu

biển, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống AIS.

Page 37: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

37

Hệ số tin cậy này chính là hệ số kênh thông tin bảo vệ - Kbv-AIS [1, 4, 8,

16, 17]. Hệ số Kbv-AIS này phụ thuộc vào diện tích vùng chết (vùng hỏng) của

tín hiệu, đặc tính của kênh thông tin và điều kiện biến dạng tín hiệu của máy

thu. Hơn nữa, hệ số Kbv-AIS là giá tri được tính băng số và đạt giá tri lớn nhất

băng “1”, được tính theo công thức (3.1), không những đặc trưng cho chất

lượng tín hiệu trong kênh thông tin mà còn đặc trưng cho hiệu quả làm việc

của hệ thống tự động nhận dạng AIS [1, 4, 16, 17].

max

ˆ

ˆ1

vc

vcAISbv

S

SK (3.1)

Trong đó: vcS - diện tích vùng chết tín hiệu khi ảnh hưởng của nhiễu vô tuyến;

maxˆ

vcS - diện tích lớn nhất cho phép của vùng chết tín hiệu, trong

trường hợp có ảnh hưởng của nhiễu vô tuyến đối với kênh thông tin của hệ

thống AIS và giá tri 441ˆmax vcS (đơn vi diện tích) [7, 17].

Từ công thức (3.1) nhận xét răng, miền giá tri của hệ số Kbv-AIS:

0 ≤ Kbv-AIS ≤ 1,0 (3.2)

và viết dưới dạng hàm số toán học: vcAISbv SfK ˆ

Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả không tiến hành thiết lập mô

hình toán để mô phong diện tích vùng chết tín hiệu thông tin hàng hải trong

kênh thông tin của hệ thống AIS khi có ảnh hưởng của nhiễu vô tuyến, để từ

đó tìm miền tối ưu của Kbv-AIS. Tác giả ứng dụng kết quả tính toán miền hệ số

tối ưu kênh thông tin bảo vệ trong các kênh thông tin của hệ thống AIS khi

ảnh hưởng của nhiễu vô tuyến (xét trường hợp nhiễu phản xạ) [1, 16, 17], với

kết quả cụ thể nhận được là:

0,58 ≤ Kbv-AIS ≤ 1,0 (3.3)

Mặt khác, hệ số Kbv có thể xác đinh theo công thức [16, 17]:

1

1

hpgh

gh

AISbvTТ

ТK ,

Page 38: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

38

Hay 11

AISbvK

(3.4)

Trong đó: λ - cường độ xuất hiện sự cố; μ - cường độ hồi phục sự cố;

γ - hệ số xác đinh theo công thức: gh

hp

T

T

.

Thp - Thời gian hồi phục khi bi sự cố tín hiệu thông tin hàng hải;

Tgh - Thời gian giới hạn khi bi sự cố tín hiệu thông tin hàng hải.

Xác suất truyền tín hiệu thông tin Pth-AIS trong kênh thông tin của của hệ

thống AIS xác đinh theo công thức:

ghTt

AISbvAISbvAISth eeKKP

1 (3.5)

Trên cơ sở lý luận từ (3.1) đến (3.5), thiết lập mô hình toán, để tính toán

xác suất truyền tín hiệu thông tin hàng hải như sau:

151

1

11

0,158,0

1max

iTt

eeKKP

K

K

SfK

S

SK

ghi

Tt

AISbvAISbvth

AISbv

AISbv

vcAISbv

vc

vcAISbv

gh

(3.6)

3.2. Tính toán xác suất truyền tín hiệu thông tin hàng hải trong các kênh

thông tin của hệ thống tự động nhận dạng tàu thủy AIS khi có ảnh

hưởng của nhiễu vô tuyến

Trên cơ sở mô hình toán (3.6) được thiết lập, sử dụng chương trình tính

toán “Excel” .

Kết quả tính toán cụ thể xác suất truyền tín hiệu thông tin hàng hải

trong các kênh thông tin của hệ thống AIS khi có ảnh hưởng của nhiễu vô

tuyến, được đưa ra trong bảng 3.1.

Page 39: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

39

Bảng 3.1. Kết quả tính toán xác suất truyền tín hiệu thông tin hàng hải

Кbv-

AIS

11

AISbvK

Pth-AIS

Tgh1 = 1 Tgh2 = 2 Tgh3 = 3 Tgh4 = 4 Tgh5 = 5

0,50 1.0000 2 0.0689 0.0093 0.0013 0.0002 0

0,60 0.6667 1.3333 0.1619 0.0427 0.0113 0.0030 0.0008

0,70 0.4286 0.8571 0.3044 0.1292 0.0548 0.0233 0.0099

0,80 0.2500 0.5000 0.4952 0.3003 0.1822 0.1105 0.0670

0,90 0.1111 0.2222 0.7293 0.5840 0.4676 0.3745 0.2998

0,91 0.0989 0.1978 0.7549 0.6194 0.5082 0.4170 0.3422

0,92 0.0870 0.1739 0.7808 0.6561 0.5514 0.4634 0.3894

0,93 0.0753 0.1505 0.8070 0.6943 0.5972 0.5138 0.4420

0,94 0.0638 0.1277 0.8336 0.7337 0.6458 0.5684 0.5003

0,95 0.0526 0.1053 0.8606 0.7746 0.6972 0.6275 0.5648

0,96 0.0417 0.0833 0.8878 0.8168 0.7515 0.6914 0.6362

0,97 0.0309 0.0619 0.9154 0.8605 0.8089 0.7604 0.7148

0,98 0.0204 0.0408 0.9433 0.9056 0.8694 0.8346 0.8012

0,99 0.0101 0.0202 0.9715 0.9521 0.9330 0.9144 0.8961

1,00 0 0 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000

Từ kết quả tính toán trong bảng 3.1, xây dựng đồ thi mối quan hệ

Pth-AIS = f(Kbv) khi biết thời gian cho phép Tgh, theo hình 3.1.

Trên cơ sở kết quả theo bảng 3.1 và hình 3.1, phân tích kết quả nhận

được trong trường hợp cụ thể, nhận xét răng:

- Đồ thi quan hệ Pth-AIS = f(Kbv-AIS) có dạng đường thẳng, giá tri hệ số

Kbv-AIS thì xác suất Pth-AIS cung tăng theo.

- Xác suất truyền tín hiệu Pth-AIS, có mối quan hệ chặt chẽ với giá tri hệ

số Kbv-AIS, mối quan hệ này theo tỷ lệ thuận, cụ thể, xét trường hợp hệ số

Kbv-AIS tăng từ 0,91 đến 0,92 (tức là tăng 1%):

+ Khi Tgh1 = 1 µs, giá tri xác suất truyền tín hiệu Pth-AIS tăng từ 0,7549

đến 0,7808, tức là 2,59%;

Page 40: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

40

+ Khi Tgh2 = 2 µs, giá tri xác suất truyền tín hiệu Pth-AIS tăng từ 0,6194

đến 0,6561, tức là 3,67%;

+ Khi Tgh3 = 3 µs, giá tri xác suất truyền tín hiệu Pth-AIS tăng từ 0,5082

đến 0,5514, tức là 4,32%;

+ Khi Tgh4 = 4 µs, giá tri xác suất truyền tín hiệu Pth-AIS tăng từ 0,4170

đến 0,4634, tức là 4,64%;

+ Khi Tgh5 = 5 µs, giá tri xác suất truyền tín hiệu Pth-AIS tăng từ 0,3422

đến 0,3894, tức là 4,72%.

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1

0.5 0.55 0.6 0.65 0.7 0.75 0.8 0.85 0.9 0.95 1

Kbv

Pth

Tgh1 = 1

Tgh2 = 2

Tgh3 = 3

Tgh4 = 4

Tgh5 = 5

Hình 3.1. Đồ thi quan hệ Pth-AIS = f(Kbv-AIS) khi biết thời gian cho phép Tgh.

- Mặt khác, xét thêm trường hợp hệ số Kbv-AIS cung tăng 1%, nhưng khi

Kbv-AIS tăng từ 0,98 đến 0,99:

+ Khi Tgh1 = 1 µs, giá tri xác suất truyền tín hiệu Pth-AIS tăng từ 0,9433

đến 0,9715, tức là 2,82%;

+ Khi Tgh2 = 2 µs, giá tri xác suất truyền tín hiệu Pth-AIS tăng từ 0,9056

đến 0,9521, tức là 4,65%;

+ Khi Tgh3 = 3 µs, giá tri xác suất truyền tín hiệu Pth-AIS tăng từ 0,8694

đến 0,9330, tức là 6,36%;

Page 41: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

41

+ Khi Tgh4 = 4 µs, giá tri xác suất truyền tín hiệu Pth-AIS tăng từ 0,8346

đến 0,9144, tức là 7,98%;

+ Khi Tgh5 = 5 µs, giá tri xác suất truyền tín hiệu Pth-AIS tăng từ 0,8012

đến 0,8961, tức là 9,49%.

Để thấy rõ mức độ phụ thuộc tuyến tính của xác suất Pth-AIS theo giá tri

hệ số Kbv-AIS. Từ kết quả bảng 3.1, xây dựng đồ thi (hình 3.2) mối quan hệ

giữa Pth-AIS = f(Kbv-AIS), khi miền hệ số Kbv-AIS biến thiên: 0,91 ≤ Kbv-AIS ≤ 1,0.

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1

0.91 0.92 0.93 0.94 0.95 0.96 0.97 0.98 0.99 1

Kbv

Pth

Tgh1 =1 Tgh2 = 2 Tgh3 = 3

Tgh4 = 4 Tgh5 = 5

Hình 3.2. Đồ thi quan hệ Pth-AIS = f(Kbv-AIS) với 0,91 ≤ Кbv-AIS ≤ 1,0

3.3. Kết luận chương 3

Trên cơ sở phân tích cụ thể, chi tiết kết quả nhận được, rút ra kết luận:

- Đồ thi mối quan hệ Pth-AIS = f(Kbv-AIS) có dạng đường thẳng và khi tăng

hệ số kênh thông tin bảo vệ Kbv-AIS thì xác xuất truyền tín hiệu thông tin hàng

hải trong các kênh thông tin của hệ thống AIS cung tăng theo.

- Đặc biệt, khi tăng 1% hệ số kênh thông tin tại các miền khác nhau, thì

xác suất Pth-AIS tương ưng cung tăng theo. Nhưng giá tri xác suất Pth-AIS tăng

mạnh nhất khi hệ số Kbv-AIS trong miền 0,91 ≤ Кbv-AIS ≤ 1,0.

Page 42: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

42

Như vậy, một trong những vấn đề đảm bảo an toàn hàng hải, trong

trường hợp này, phải nâng cao xác xuất truyền tín hiệu thông tin hàng hải

trong các kênh thông tin của hệ thống AIS, nghĩa là nâng cao hệ số kênh

thông tin bảo vệ Kbv-AIS. Giá tri hệ số Kbv-AIS tăng nhanh và tăng tiệm cận đến

giá tri băng “1” là tối ưu nhất.

Page 43: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Băng các phương pháp đa sử dụng, đề tài đa đạt được mục đích nghiên

cứu đề ra với các kết quả cơ bản như sau:

1. Phân tích cấu trúc tổ chức, nguyên lý hoạt động, chức năng của hệ

thống tự động nhận dạng tàu thủy AIS và vai trò quan trọng của hệ thống

trong việc góp phần đảm bảo an toàn hàng hải, đặc biệt khi tàu hành trình gần

bờ, khu vực mật độ tàu thuyền đông, khu vực phân luồng,...

2. Ứng dụng miền tối ưu hệ số kênh thông tin bảo vệ - Kbv-AIS của hệ

thống với kết quả cụ thể là: 0,58 ≤ Kbv-AIS ≤ 1,00. Từ đó thiết lập mô hình

toán để tính toán xác xuất truyền tín hiệu thông tin hàng hải trong các kênh

thông tin của hệ thống AIS khi có ảnh hưởng của nhiễu vô tuyến.

3. Tính toán xác xuất truyền tín hiệu thông tin hàng hải trong các kênh

thông tin của hệ thống AIS khi có ảnh hưởng của nhiễu vô tuyến, với kết quả

cụ thể và độ tin cậy.

Kiến nghị

Đề tài đưa ra kết quả tính toán cụ thể, rõ ràng xác xuất truyền tín hiệu

thông tin hàng hải khi có ảnh hưởng của nhiễu vô tuyến, theo quan điểm sử

dụng hệ số Kbv-AIS, kết quả nhận được sẽ thuyết phục hơn, nếu được kiểm

chứng.

Tuy nhiên kết quả của đề tài có ý nghĩa khoa học, hơn nữa có thể ứng

dụng trong quá trình đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên ngành hẹp và giảng

dạy tại trường Đại học, Viện nghiên cứu có các chuyên ngành về Điều khiển

tàu biển, Bảo đảm an toàn hàng hải, tự động hóa điều khiển, thông tin hàng

hải, hệ thống vệ tinh, hệ thống nhận dạng tàu thủy,...

Page 44: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Phạm Kỳ Quang (Chủ biên), PGS. TS. Đinh Xuân Mạnh

(Tham gia). Lý thuyết độ tin cậy hàng hải. Nhà xuất bản Hàng hải, 2014.

2. KS. Bùi Đức Hiền. Nghiên cứu ứng dụng hệ thống tự động nhận dạng

AIS nâng cao hiệu quả quản lý vùng neo Hòn Gai - Quảng Ninh. Luận

văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, 2010.

3. KS. La Văn Hải. Nghiên cứu ảnh hưởng xác suất truyền tín hiệu thông tin

hàng hải trong các kênh thông tin của hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu

GLONASS góp phần nâng cao độ chính xác an toàn hàng hải. Luận văn

thạc sỹ kỹ thuật. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, 2011.

4. KS. Mạc Thành Kiên. Đánh giá hiệu quả làm việc của hệ thống tự động

nhận dạng tàu thuỷ AIS theo hệ số kênh thông tin bảo vệ khi có ảnh

hưởng nhiễu đa truy nhập. Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật, Trường

Đại học Hàng hải Việt Nam, 2011.

5. KS. Phạm Trung Đức. Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của hệ thống tự

động nhận dạng AIS và phương thức khai thác hệ thống đạt hiệu quả

cao. Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật, Trường ĐH Hàng hải VN.

6. Tài liệu.VN (2009), Các loại nhiễu trong thông tin vô tuyến, 2006.

http://www.tailieu.vn/.../cac-loai-nhieu-trong-thong-tin-vo-tuyen.

7. KS. Trần Ngọc Tú. Nghiên cứu thiết lập hệ thống nhận dạng tự động AIS

cho hệ thống báo hiệu hàng hải luồng Hòn Gai- Cái Lân. Luận văn thạc

sĩ khoa học kỹ thuật, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, 2007.

8. TS. TTr. Phạm Kỳ Quang, KS. La Văn Hải, KS. Lại Thế Việt. Lựa chọn

chỉ tiêu tối ưu hệ số điện từ trường bảo vệ trong kênh thông tin của các

hệ thống vệ tinh GLONASS và INMARSAT góp phần nâng cao độ chính

xác an toàn hàng hải. № 5/2011, Tạp chí Giao thông vận tải, Hà Nội.

Page 45: MỤC LỤC - khcn.vimaru.edu.vnkhcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/de_tai_nckh-_2016... · PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TỔNG QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

45

10. VISHIPEL. Tìm hiểu về hệ thống nhận dạng tự động AIS. Tạp chí Hàng

hải Việt Nam, No 10, 2011, trang 59.

11. www.iala-aism.org (2002). IALA Guidelines on the Universal Automatic

Identification System (AIS), Volume 1, Part I- Operational Issue, Edition

1.1. France.

12. www.iala-aism.org (2002). IALA Guidelines on the Universal Automatic

Identification System (AIS), Volume 1, Part II- Technical Issue, Edition

1.1. France.

13. www.iala-aism.org (2003). IALA Technical Clastification on ITU

Recommendation ITU-RM. 1371-1, Edition 1.4. France.

14. www.iala-aism.org (2003). IALA Recommendation A-124 On Automatic

Identification System (AIS). Shore Station and Networking Aspect

relating to the AIS Service, Edition 1.1. France.

15. www.iala-aism.org (2003). Technical charateristics for a universal

shipborne automatic identification system using time division multiple

access in the maritime mobile band. France.

16. Фам Ки Куанг. Исследование влияния электромагнитной

защищённости информационных каналов широкозонных

дифференциальных подсистем на точность мониторинга и

управления движением судов. Санкт-Петербургский

государственный университет водных коммуникаций (СПГУВК),

2010, 169 c.

17. Ю.Г.Вишневский., А.А.Сикарев. Поля поражения сигналов и

электромагнитная защищённость информационных каналов в

АСУДС. - М.: СПб «Судостроение», 2006. - 356 с.