mỤc lỤc i. mỞ ĐẦu:6 ii. tỔ Ệu:7 Ộ ƯƠng phÁp nghiÊn cỨu: … fileẢnh hưởng...

57
1 MC LC I. MĐẦU:....................................................................................................................6 II. TNG QUAN TÀI LIU:.......................................................................................7 III. NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU:..........................................10 1. Ni dung nghiên cu: ....................................................................................... 10 1.1. Kho sát chn htham gia thc hin đề tài: ................................................ 10 1.2. Dtho kthut nuôi Cá rô đầu vuông ti Qung Ninh: ....................... 11 1.3. nh hưởng ca mt độ và thc ăn đến tc độ sinh trưởng và tlsng ca Cá rô đầu vuông: ....................................................................................... 11 1.3.1. Chăm sóc qun lý ao nuôi: ................................................................. 11 1.4. Xây dng mô hình nuôi thnghim Cá rô đầu vuông: ........................... 12 1.5. Tp hun kthut cho người nuôi: .......................................................... 13 2. Phương pháp nghiên cu, kthut sdng: .................................................. 13 2.1. Thi gian: ................................................................................................... 13 2.2. Địa đim nghiên cu:................................................................................. 13 2.3. Phương pháp nghiên cu: ......................................................................... 14 2.3.1. Phương pháp thu mu, phân tích tác nhân gây bnh cho cá............ 14 2.3.2.Phương pháp chế biến thc ăn chế biến: ............................................ 14 2.3.3.Phương pháp đo, phân tích các yếu tmôi trường nước: ................. 15 2.3.4. Phương pháp thu và xlý sliu:...................................................... 15 IV. KT QUNGHIÊN CU VÀ THO LUN:..................................................17 1. KT QUTHC HIN NĂM 2012:................................................................17 1. 1. nh hưởng ca thc ăn và mt độ đến tc độ tăng trưởng ca cá: ....... 17 1.3.Tlsng ca Cá rô đầu vuông nuôi trong ao: ........................................ 25 1.4. Kết qutheo dõi bnh và mt syếu tmôi trường: ............................... 27 1.5. Đánh giá hiu quđầu tư: ......................................................................... 30 1.6. Kho sát chn hdân: ............................................................................... 31 2. KT QUTHC HIN ĐỀ TÀI TRONG NĂM 2013:..................................31 2.1. Kết qutp hun kthut nuôi Cá rô đầu vuông cho người dân: ......... 32 2.2. Kết qunuôi Cá rô đầu vuông: ................................................................. 32 2.3. Năng sut và tlsng khi thu hoch Cá rô đầu vuông ti các hdân: 34 2.4. Kết qutheo dõi bnh trên cá nuôi: ......................................................... 35 2.5. Kết qutheo dõi mt syếu tmôi trường ao nuôi:................................ 36 2.6. Hch toán hiu qukinh tế:.........................................................................37 2.7. Khnăng tiêu thca Cá rô đầu vuông trên thtrường:.........................38 V. KT LUN VÀ ĐỀ XUT Ý KIN:....................................................................38 1. Kết lun: ........................................................................................................... 38 2. Ý kiến đề xut:.....................................................................................................39 VI. TÀI LIU THAM KHO:...................................................................................40 5.1. Tài liu tham kho mng:....................................................................................40 5.2. Tài liu là sách báo:..............................................................................................40 VII. PHLC:............................................................................................................41

Upload: others

Post on 17-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

1

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU:....................................................................................................................6 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:.......................................................................................7 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..........................................10

1. Nội dung nghiên cứu: ....................................................................................... 10 1.1. Khảo sát chọn hộ tham gia thực hiện đề tài: ................................................ 10

1.2. Dự thảo kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh: ....................... 11 1.3. Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của Cá rô đầu vuông: ....................................................................................... 11

1.3.1. Chăm sóc quản lý ao nuôi: ................................................................. 11 1.4. Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm Cá rô đầu vuông: ........................... 12 1.5. Tập huấn kỹ thuật cho người nuôi: .......................................................... 13

2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: .................................................. 13 2.1. Thời gian: ................................................................................................... 13 2.2. Địa điểm nghiên cứu:................................................................................. 13 2.3. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 14

2.3.1. Phương pháp thu mẫu, phân tích tác nhân gây bệnh cho cá ............ 14 2.3.2.Phương pháp chế biến thức ăn chế biến: ............................................ 14 2.3.3.Phương pháp đo, phân tích các yếu tố môi trường nước: ................. 15 2.3.4. Phương pháp thu và xử lý số liệu:...................................................... 15

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN:..................................................17 1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2012:................................................................17

1. 1. Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến tốc độ tăng trưởng của cá: ....... 17 1.3.Tỷ lệ sống của Cá rô đầu vuông nuôi trong ao: ........................................ 25 1.4. Kết quả theo dõi bệnh và một số yếu tố môi trường: ............................... 27 1.5. Đánh giá hiệu quả đầu tư: ......................................................................... 30 1.6. Khảo sát chọn hộ dân: ............................................................................... 31

2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TRONG NĂM 2013:..................................31 2.1. Kết quả tập huấn kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông cho người dân: ......... 32 2.2. Kết quả nuôi Cá rô đầu vuông: ................................................................. 32 2.3. Năng suất và tỷ lệ sống khi thu hoạch Cá rô đầu vuông tại các hộ dân: 34 2.4. Kết quả theo dõi bệnh trên cá nuôi: ......................................................... 35 2.5. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường ao nuôi:................................ 36 2.6. Hạch toán hiệu quả kinh tế:.........................................................................37

2.7. Khả năng tiêu thụ của Cá rô đầu vuông trên thị trường:.........................38 V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN:....................................................................38

1. Kết luận: ........................................................................................................... 38 2. Ý kiến đề xuất:.....................................................................................................39

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:...................................................................................40 5.1. Tài liệu tham khảo mạng:....................................................................................40 5.2. Tài liệu là sách báo:..............................................................................................40 VII. PHỤ LỤC:............................................................................................................41

Page 2: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

2

Phụ lục 1: Bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh ..... 41 Phụ lục 2: Giá trị Max, Min, TB của cá nuôi trong năm 2013 khi thu hoạch: . 54 Phụ lục 3: Một số hình ảnh tập huấn kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông:..............54 Phụ lục 4: Một số hình ảnh thả cá giống: ............................................................ 55 Phụ lục 5: Một số hình ảnh thu hoạch Cá rô đầu vuông: ................................... 56 Phụ lục 6: Một số hình ảnh về bệnh trên Cá rô đầu vuông:................................57

Page 3: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tăng trưởng của Cá rô đầu vuông nuôi với hai loại thức ăn và hai mật độ khác nhau ( sau 6 tháng nuôi ) ............................................................................ 17 Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng theo ngày của Cá rô đầu vuông tại Trung tâm và hộ dân ........................................................................................... 21 Bảng 3: Sự chênh lệch về trọng lượng của cá nuôi ............................................. 21 giữa hộ dân và Trung tâm theo ngày ................................................................... 21 Bảng 4: Tốc độ tăng về chiều dài theo ngày của Cá rô đầu vuông tại Trung tâm và hộ dân ................................................................................................................. 21 Bảng 5: Các giá trị Max, Min, Trung bình về chiều dài và trọng lượng của cá nuôi trong năm 2012 .................................................................................................. 22 Bảng 6: Năng suất Cá rô đầu vuông khi thu hoạch ............................................. 24 Bảng 7 Phân loại sản phẩm khi thu hoạch Cá rô đầu vuông ................................ 25 Bảng 8: Tỷ lệ sống của Cá rô đầu vuông nuôi trong ao với thức ăn chế biến, thức ăn Kinh Bắc và hai mật độ 20 con, 30con/m2 tại Quảng Ninh ............................ 26 Bảng 9: Kết quả phân tích mẫu bệnh .................................................................. 27 Bảng 10: Bảng giá trị một số yếu tố môi trường của các tháng nuôi ................... 28 Bảng 11: Đánh giá hiệu quả đầu tư nuôi Cá rô đầu vuông trong ao ở ................. 30 hai mật độ khác nhau và thức ăn khác nhau: ....................................................... 30 Bảng 12: Tăng trưởng của Cá rô đầu vuông nuôi với Thức ăn Kinh Bắc ở mật độ 30con/m2 ............................................................................................................ 32 Bảng 13: Năng suất Cá rô đầu vuông khi thu hoạch: .......................................... 34 Bảng 14: Kết quả theo dõi bệnh trên cá nuôi ...................................................... 35 Bảng 15: Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường ao nuôi ............................. 36 Bảng 16: Đánh giá hiệu quả kinh tế khi nuôi cá ở mật độ 30 con/m2, diện tích ao nuôi 2000m2: ...................................................................................................... 37

Page 4: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

4

DANH MỤC HÌNH

1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2012: .............................................................. 17 Hình 1: Tăng trưởng chiều dài trung bình của Cá rô đầu vuông theo thời gian18 ( nuôi mật độ 20 con/m2) Hình 2: Tăng trưởng chiều dài trung bình của Cá rô đầu vuông theo thời gian ....... 18 ( nuôi mật độ 30 con/m2) Hình 3: Tăng trưởng trọng lượng trung bình của Cá rô đầu vuông theo thời gian ... 19 ( nuôi mật độ 20 con/m2) ........................................................................................ 19 Hình 4: Tăng trưởng trọng lượng trung bình của Cá rô đầu vuông theo thời gian .. 20 ( nuôi mật độ 30 con/m2) Hình 5: Năng suất Cá rô đầu vuông ở các lô thí nghiệm khác nhau về mật độ và loại thức ăn sử dụng ...................................................................................................... 24 Hình 6: Tỷ lệ sống của Cá rô đầu vuông ở các lô thí nghiệm khác nhau ................. 26 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TRONG NĂM 2013 ................................. 31 Hình 7: Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của cá theo thời gian nuôi của 04 hộ dân ............................................................................................................................... 33 Hình 8: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá theo thời gian nuôi của 04 hộ dân . 33

Page 5: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:

CB: Chế biến

Max: Giá trị lớn nhất

Min: Giá trị nhỏ nhất

KB: Thức ăn Kinh Bắc

L: Chiều dài cá

KH&KT: Khoa học và kỹ thuật

FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn

TB: Giá trị trung bình

TT: Thứ tự

TACB: Thức ăn chế biến

TAKB: Thức ăn Kinh Bắc

FTATN: F thức ăn thực nghiệm

FTALT: F thức ăn lý thuyết

FMĐTN: F mật độ thực nghiệm

FMĐLT: F mật độ lý thuyết

SX: Sản xuất

W: Trọng lượng cá

Page 6: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

6

I. MỞ ĐẦU Sau khi được phát hiện lần đầu tiên tại tỉnh Hậu Giang năm 2008. Cá rô đầu

vuông đã có những bước phát triển nhanh về quy mô diện tích nuôi, số tỉnh thành di giống cá về để nuôi cũng tăng theo. Điều này được minh chứng qua diện tích nuôi Cá rô đầu vuông tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long và Hậu Giang từ 30ha năm 2008 tăng lên 225ha vào năm 2010[6].

Cá mới được di giống ra một số tỉnh Miền Bắc để ương nuôi từ đầu những năm 2009. Đến nay một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đã phát triển nuôi cá khá mạnh ở mật độ từ 10 - 25con/m2 sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, sau 5 - 6 tháng nuôi cá cho năng suất thu hoạch khá cao từ 6 - 8 tấn/ha đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân.

Điển hình như tại xã Tân Việt huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương trong năm 2012 đã xây dựng 04 mô hình nuôi Cá rô đầu vuông trên diện tích 0,5ha, số lượng giống thả 120.000 con, sử dụng thức ăn công nghiệp, sau 5 - 6 tháng nuôi trọng lượng trung bình khi thu hoạch đạt 110 g/con, tỷ lệ sống đạt trên 70%, sản lượng trung bình được là 9.240 kg thu lợi trên 40 triệu đồng[12].

Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên, hiện nay diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản mới chiếm 24,5% so với diện tích tiềm năng. Nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh phát triển khá mạnh, đối tượng nuôi tương đối đa dạng và phong phú, phấn đấu đến năm 2015 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt toàn tỉnh đạt khoảng 3.300 – 3.400 ha và đến năm 2020 tổng diện tích đạt khoảng 3.500 – 3.600 ha [2].

Bên cạnh đó tại Quảng Ninh trong những năm qua do sự biến đổi phức tạp của điều kiện khí hậu làm tình hình dịch bệnh trên một số đối tượng nuôi cá nước ngọt có giá trị kinh tế như Cá rô phi, cá chép ngày một tăng và khó kiểm soát gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho người nuôi.Với những lợi thế như dễ nuôi, khả năng thích nghi tốt với môi trường, khả năng kháng bệnh cao, thịt cá thơm ngon bổ dưỡng, được người dân tích cực đón nhận trên thị trường Cá rô đầu vuông sẽ hứa hẹn nhiều tiềm năng mới trong cơ cấu loài nuôi thủy sản nước ngọt.

Trong thực tế nghề nuôi Cá rô đầu vuông còn gặp không ít những khó khăn do còn thiếu các công trình nghiên cứu về kỹ thuật ương nuôi cá thương phẩm mang tính khoa học nhằm mục đích nâng cao năng suất cá nuôi, tăng cao hiệu quả kinh tế, đánh giá được sự ảnh hưởng của mật độ và thức ăn đến Cá rô đầu vuông, xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi tại Quảng Ninh. Để giải quyết vấn đề đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng nuôi Cá rô đầu vuông ( Anabas sp) tại Quảng Ninh’’.

Page 7: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

7

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU: Theo tài liệu của Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản tỉnh Hậu Giang, Cá rô đầu vuông được ông Nguyễn Văn Khải, thuộc ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thuỷ phát hiện đầu tiên năm 2008 với số lượng khoảng 70 con lẫn trong ao nuôi Cá rô đồng. Khi thu hoạch ao cá, ông Khải thấy có một số con Cá rô có hình dáng lạ so với Cá rô thường, với vóc dáng to lớn nên giữ lại nuôi tiếp. Nhiều khả năng Cá rô đầu vuông là những Cá rô đồng đột biến gen. Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông cùng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Hậu Giang đang nuôi dưỡng theo dõi, xác định rõ nguồn gốc loài cá này Phân loại:

Lớp : Osteichthyes (cá xương) Bộ : Perciformes (cá vược) Bộ phụ: Anabantoidei ( Cá rô )

Họ: Anabantidae ( họ Cá rô đồng ) Giống: Anabas ( Cá rô đồng )

Loài: Anabas sp Tên Việt Nam: Cá rô đầu vuông.

Hình thái: - Lúc nhỏ hình dáng Cá rô đầu vuông giống như Cá rô đồng bình thường nhưng khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, môi trề, bụng sệ, đuôi dài, vây dưới dày. Thân cá dài và hơi cong có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá, đuôi xòe có màu hơi đỏ[5]. Tập tính dinh dưỡng: - Là loài cá dữ, ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn bao gồm tôm, tép, cá con, sinh vật phù du, hạt cỏ, thóc, phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản. Trong nuôi thâm canh, cá sử dụng thức ăn viên với hàm lượng đạm thích hợp (28- 35%), tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn[5].

Sinh trưởng: Cá rô đầu vuông có tốc độ sinh trưởng nhanh, so với Cá rô đồng, Cá rô đầu vuông có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn rất nhiều, con đực và con cái có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau (ở Cá rô đồng con cái có tốc độ lớn gấp 2 lần con đực). Ở Miền Nam, cá nuôi 4 tháng có thể đạt 150–200g; 7 tháng có thể đạt 500g–800g/con. Nếu thời gian nuôi cá càng kéo dài, kích thước và trọng lượng cá càng lớn chứ không giảm như Cá rô đồng, chất lượng thịt cá cũng càng tăng theo trọng lượng cá [8]. Theo Phạm Hữu Tráng và Hồ Oanh Cá rô đầu vuông có hệ số Thức ăn ( FCR) là 1,4. Theo

Page 8: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

8

như kinh nghiệm thực tế nuôi Cá rô đầu vuông có tốc lớn hơn Cá rô đồng từ 3 đến 4 lần.

Sinh thái: Sức sống khỏe, có thể chịu đựng được điều kiện sống với mực nước thấp, nước bị nhiễm bẩn trong thời gian khá dài. Sinh sản và sản xuất giống: Ở Miền Nam, Cá rô đầu vuông thành thục sau 8 tháng tuổi. Loài cá này có tập tính giữ con, sinh sản tập trung vào mùa mưa, tháng 6-7 và có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm. Năm 2009, giống Cá rô đầu vuông đã bước đầu được sản xuất nhân tạo tại trại giống thủy sản Hậu Giang. hiện nay nhiều trại giống tư nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long đang sản xuất giống Cá rô đầu vuông [8]. Năm 2011 tại Hải Phòng, công ty TNHH thủy sản Phương Đông – thôn Đông Ninh – Tiên Minh – Tiên Lãng – Hải phòng đã nhập trứng Cá rô đầu vuông về để ấp ương nuôi giống cung cấp cho thị trường một số tỉnh phía Bắc. Trên thế giới: - Cá rô đầu vuông là loài mới được phát hiện ở Việt Nam, hiện chưa định loại được tên loài và chưa có một nghiên cứu nào trên thế giới về loài cá này. Trong nước:

Diện tích nuôi Cá rô đầu vuông đang tăng lên một cách nhanh chóng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như ở tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long..., điển hình là ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang tăng từ 30ha năm 2008, đến năm 2010 đạt 225ha.

Năm 2011Cá rô đầu vuông đã được Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hóa nuôi thử nghiệm tại 4 huyện: Thiệu Hoá, Hà Trung, Nông Cống và Quảng Xương, hình thức nuôi thâm canh, thả nuôi với mật độ từ 20 -30 con/m2, năng suất 20-30 tấn/ha, với điều kiện ao nuôi rộng 3000m2, hệ số thức ăn thấp (FCR =1,4, ở Cá rô đồng FCR = 2). Trong quá trình nuôi Cá rô đầu vuông tại Thanh Hóa đã gặp phải một số hạn chế như cá dễ bị nhiễm bệnh do nuôi thâm canh bằng thức ăn công nghiệp, chi phí giá thành sản phẩm cao hơn các loài cá nuôi truyền thống như Cá rô phi, thị trường tiêu thụ còn chưa rộng[6]. Năm 2011, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Hà – Hải Dương xây dựng mô hình nuôi thâm canh Cá rô đồng tại xã Tân Việt với mật độ 30 con/m2, trừ chi phí giống, thức ăn, thuốc, vôi xử lý ao, máy sục khí và các chi phí khác, mô hình cho thu lãi 141,081 triệu đồng[7]. Điều kiện tự nhiên tại Quảng Ninh:

Quảng Ninh là tỉnh nằm ở cực Đông Bắc của Việt Nam với vị trí chiến lược đặc biệt: có đường biên giới trên bộ, trên biển với Trung Quốc, có nhiều cửa khẩu, cảng quan trọng với sự phân hóa của nền tảng tự nhiên theo không gian lãnh thổ; là một cực trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên khu vực có quan hệ mật thiết với nhiều tỉnh, thành ở miền Bắc. Phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía Đông tiếp giáp Biển Đông, phía Tây tiếp giáp tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, thành

Page 9: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

9

phố Hải Dương, phía Nam tiếp giáp thành phố Hải Dương, thành phố Hải Phòng và biển Đông[16].

Điều kiện khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có bốn mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 7, mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10, mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau .Nằm trong vùng nhiệt đới, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên 210C. Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Từ đó lượng mưa hàng năm lên tới 1.700 - 2.400 mm, số ngày mưa hàng năm từ 90-170 ngày[16]. Tình hình nuôi Cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc:

Những năm 2009 - 2010 tình hình nuôi Cá rô đầu vuông ở Quảng Ninh chỉ mới bắt đầu còn manh mún nhỏ lẻ dưới dạng mô hình nuôi ở mật độ 10con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp tại huyện Đông Triều và thị xã Quảng Yên bước đầu cho kết quả còn thấp, cỡ cá khi thu hoạch mới đạt trung bình 120g/con, sản lượng đạt 1000kg - 2000kg/ha. Trải qua 4 - 5 năm phát triển đến nay diện tích nuôi Cá rô đầu vuông, số hộ dân tham gia các mô hình nuôi Cá rô đầu vuông do Trung tâm khuyến nông tỉnh Quảng Ninh tổ chức tại một số huyện thị trong tỉnh cũng tăng theo.

Cụ thể trong 2 năm ( 2011- 2012) Trung tâm khuyến nông tỉnh đa tổ chức các mô hình nuôi Cá rô đầu vuông tại 6 huyện miền núi Hoành Bồ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu và Ba Chẽ. Cá được nuôi ở mật độ 10 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp, diện tích mỗi mô hình là 1000m2. Trong năm 2013 số mô hình nuôi Cá rô đầu vuông tăng thêm 01 địa điểm là thành phố Móng Cái. Qua đánh giá từ năm 2011 - 2013 đã có 11 mô hình nuôi Cá rô đầu vuông được triển khai thực hiện tại Quảng Ninh, trọng lượng trung bình của cá khi thu hoạch đạt 120g/con, năng suất nuôi đạt trên 6,6 tấn/ha, tổng thu nhập khoảng 430 triệu đồng, lợi nhuận đạt 120 - 150 triệu đồng/ha. Ngoài ra một số hộ dân tại thị xã Quảng Yên, huyện Đông Triều đã tự bỏ vốn ra đầu tư mua Cá rô đầu vuông về nuôi bước đầu đem lại sự thay đổi về thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.

Ngoài Quảng Ninh hiện tại Cá rô đầu vuông còn được phát triển khá mạnh tại các tỉnh thành phía Bắc khác như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định...Đã khiến nhu cầu về con giống để phục vụ người dân nuôi ngày càng tăng cao điển hình như mô hình nuôi Cá rô đầu vuông tại trang trại của gia đình ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện - Hải Dương nuôi Cá rô đầu vuông thương phẩm với số lượng 27 vạn con trên diện tích ao là 1 ha. Sau thời gian nuôi từ 5- 6 tháng, đạt trọng lượng 150 - 250 gam/con. Năng suất thu hoạch đạt 33- 42 tấn/ha, thu lãi trên 100 triệu đồng [6]. Đứng trước cơ hội về nhu cầu con giống của người nuôi trong những năm tiếp theo một số tỉnh thành đã bước đầu có các công trình nghiên cứu cho sinh sản thành công Cá rô đầu vuông như đề tài nghiên cứu khoa học “Ứng dụng và hoàn thiện sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm Cá rô đồng đầu vuông tại Hải Phòng” do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng chủ trì thực hiện cho tỷ lệ cá thành thục trên 98%, sau khi kết thúc thu được trên 20 triệu con giống[18]. Tại tỉnh Thanh Hóa khoa thủy sản (Trường Đại học Cần Thơ) kết hợp với

Page 10: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

10

HLV&TT Thanh Hóa thực hiện thành công dự án "Sản xuất giống và nuôi thương phẩm Cá rô đầu vuông" trong năm 2012, kinh phí do Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tài trợ kết quả là sản xuất được 32 triệu con giống Cá rô đầu vuông để chuyển giao cho nông dân nuôi thương phẩm[19].

Cá mới được phát hiện tại Việt Nam lên chưa có công trình nghiên cứu nào trên thế giới về Cá rô đầu vuông. Xong với những lợi ích của nó đem lại chúng ta có thể khẳng định đây sẽ là một đối tượng nuôi mang lại một hướng đi mới trong nuôi thủy sản nước ngọt và làm tăng thêm cơ cấu loài cá nuôi, góp phần tích cực vào triển kinh tế nông thôn tại Quảng Ninh. Trong quá trình nghiên cứu ngoài sử dụng thức ăn chế biến chúng tôi còn sử dụng thức ăn Kinh Bắc được cung cấp bởi Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong địa chỉ tại Thôn Đoàn Xá 1 - xã Hồng Phong - huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh, có tổng khô đặt tại chợ Cột - Đông Triều - Quảng Ninh. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Kinh Bắc cụ thể như sau:

+ Đối với thức ăn Kinh Bắc KB81 (bột cá): Có độ đạm (min) 45%, chất xơ thô (max) 5%, chất béo (min) 7%, độ ẩm (max) 11%, chất tro (max) 16%, Ca chiếm (max) 2%, P (min) 0.85, NaCl (max) 2%.

+ Đối với thức ăn Kinh Bắc KB83: Độ đạm tối thiểu 35%, chất béo tối thiểu 7%, chất xơ tối thiểu 5%, caxi trong khoảng 1.5 - 1.8%, phospho trong khoảng 0.8 - 1%, muối tối đa 2%, độ ẩm tối đa 11%, lisine tối thiểu 2.1%, methionine + cystine tối thiểu 0.9%.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Nội dung nghiên cứu:

1.1. Khảo sát chọn hộ tham gia thực hiện đề tài:

Thời gian thức hiện: Từ tháng 01 - tháng 02 năm 2012. Địa điểm khảo sát: Tại Thị xã Quảng Yên, huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh Tìm hiểu thông tin về tình hình nuôi cá, các hộ nuôi cá tiêu biểu tại Phòng Nông

nghiệp và PTNT của huyện. Khảo sát chọn ao nuôi phù hợp cho việc thực hiện thí nghiệm và mô hình Tiêu chí chọn hộ tham gia: + Tâm huyết với nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chịu khó tìm tòi học hỏi

của chủ hộ + Diện tích ao nuôi của gia đình từ 300m2 - 2000m2 + Ao nuôi thuận lợi về nguồn nước cấp, ao có hệ thống cống cấp, cống thoát, bờ

bao chắc chắn.

Page 11: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

11

+ Số năm kinh nghiệm của chủ hộ từ 3 năm trở lên + Mức thu nhập bình quân/tháng của hộ dân > 2.500.000đồng + Trình độ văn hóa của người lao động trực tiếp trong gia đình : Học hết cấp II + Số lao động trong gia đình từ 2 người trở lên

Kết quả: + Danh sách hộ nuôi + Báo cáo chuyên đề 1: Kết quả khảo sát chọn hộ tham gia thực hiện đề tài

1.2. Dự thảo kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh: Thời gian thức hiện: Từ tháng 03 - tháng 04 năm 2012. Công việc:

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan, đề xuất bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh. Kết quả: Báo cáo chuyên đề 2 “Dự thảo kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh” gồm các nội dung chính như: Chuẩn bị ao nuôi, chọn cá giống, thả giống, cho cá ăn, chăm sóc quản lý, thu hoạch 1.3. Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của Cá rô đầu vuông: Thời gian thức hiện: Từ tháng 06 - tháng 12 năm 2012. Thiết kế thí nghiệm: Thực hiện thí nghiệm 2 nhân tố: Thức ăn và mật độ, 2 lần lặp. Được bố trí đồng thời tại Trung tâm KHKT và SX Giống Thủy sản QN và tại hộ dân (mỗi lần lặp được bố trí tại 1 ao ngăn làm 4 ô để đảm bảo độ đồng nhất về các yếu tố môi trường). Diện tích mỗi ô thí nghiệm = 125m2. Các nhân tố thí nghiệm: +Nhân tố thức ăn gồm 2 công thức: Thức ăn chế biến biến ( hệ số thức ăn dự kiến = 3, thành phần thức ăn chế biến (40% bột cá + 45% cám gạo + 14 % Cám ngô + 1% vitamin, khoáng chất và thức ăn công nghiệp (thức ăn Kinh Bắc). + Nhân tố mật độ gồm 2 công thức: 30 con/m2 và 20 con/m2 - Cá giống: + Nguồn cá giống: Lấy tại Công ty TNHHTS Phương Đông - Tiên Minh - Tiên Lãng - Hải Phòng. + Tiêu chuẩn cá giống: kích cỡ cá giống 2 - 4cm. Cá được kiểm dịch, đảm bảo chất lượng, cá khoẻ mạnh, không bị xây xát, phản xạ nhanh nhẹn, đồng đều. 1.3.1. Chăm sóc quản lý ao nuôi: - Cho cá ăn 2 lần/ngày với lượng cụ thể như sau:

Page 12: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

12

+ Trong 1 tháng đầu cho ăn với khẩu phần 5 - 7% trọng lượng thân với thức ăn chế biến và 3 – 5% với thức ăn công nghiệp.

+ Trong 2 tháng tiếp theo cho ăn với khẩu phần 4 - 6% trọng lượng thân với thức ăn chế biến và 3 – 4% với thức ăn công nghiệp

+ Trên 4 tháng nuôi, cho ăn với khẩu phần 4% trọng lượng thân với thức ăn chế biến và 2 – 3% với thức ăn công nghiệp.

+ Lượng thức ăn sẽ được điều chỉnh thông qua việc theo dõi khả năng sử dụng thức ăn tại các sàng cho cá ăn. - Trong quá trình nuôi định kỳ 10 ngày thay nước cho ao nuôi từ 30 – 40%. - Chỉ tiêu theo dõi:

+ Định kỳ 1 tháng/lần/ao theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng: Chiều dài, khối lượng (8 ô nuôi x 6 lần = 48 lần)

+ Theo dõi 6 yếu tố môi trường định kỳ, hàng ngày: Theo dõi 2 lần/ngày đối với (Nhiệt độ, pH, độ trong, DO). Theo dõi 15 ngày/lần đối với NH3

-N, NO2. Có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp các yếu tố môi trường diễn biến bất lợi

+ Theo dõi tình hình xuất hiện bệnh cá vào các thời điểm:(sau khi thả cá được 1 tháng, khi cá nuôi được 3 tháng và 15 ngày trước khi thu hoạch). Mỗi lần kiểm tra 1 mẫu/ô nuôi để phân tích mẫu nhằm kiểm tra mầm bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn. - Tốc độ sinh trưởng - Tỷ lệ sống ( dự kiến 40% ) - Hiệu quả kinh tế Kết quả: + Số liệu theo dõi thí nghiệm

+ 2.200kg Cá rô đầu vuông thương phẩm (dự kiến trọng lượng cá đạt 0.22 kg/con, tỷ lệ sống 40%)

+ Báo cáo Chuyên đề 3: Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của Cá rô đầu vuông. 1.4. Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm Cá rô đầu vuông: Thời gian thức hiện: Từ tháng 01 - tháng 10 năm 2013.

Năm 2013 sử dụng kết quả nuôi tốt nhất trong năm 2012 (về tốc độ sinh trưởng, tỉ lệ sống, năng suất, hiệu quả kinh tế) để nhân rộng mô hình nuôi Cá rô đầu vuông ở quy mô nông hộ tại thị xã Quảng Yên và huyện Đông Triều với 04 ao nuôi, diện tích mỗi ao nuôi là 500m2. Kết quả: + Số liệu theo dõi của mô hình nuôi

+ Dự kiến tỷ lệ sống đạt 70%, trọng lượng trung bình 0.25kg/con

Page 13: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

13

+ Cá rô đầu vuông thương phẩm: 10.500kg + Báo cáo chuyên đề 4: Bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông tại

Quảng Ninh 1.5. Tập huấn kỹ thuật cho người nuôi: + Đối tượng tham gia: 200 hộ dân tham gia nuôi trồng thủy sản tại huyện Đông Triều, thị xã Quảng Yên, thị xã Uông Bí, huyện Đầm Hà

+Thời gian: 2 ngày/lớp ( từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2013) + Số lượng học viên: 20 người/lớp, tổng số lớp tập huấn: 10 lớp + Địa điểm tổ chức tập huấn: Tại hội trường UBND xã hoặc nhà văn hóa các

thôn nơi mở lớp tập huấn - Nội dung: Kỹ thuật nuôi thương phẩm Cá rô đầu vuông ( cải tạo ao nuôi, cách chọn giống, thả giống, chăm sóc quản lý ao nuôi, cách phòng và trị một số bệnh trên Cá rô đầu vuông, hạch toán hiệu quả kinh tế của vụ nuôi)

+ Thời gian tập huấn lý thuyết 1 ngày + Tổ chức cho học viên đi thăm quan thực tế ao nuôi 01 ngày tại Trung tâm

KHKT & SX giống thủy sản Quảng Ninh, ao nuôi thử nghiệm dưới hộ dân tại thị xã Quảng Yên. Kết quả: + Bộ tài liệu tập huấn kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông

+ 200 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật 2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: 2.1. Thời gian: Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2013 2.2. Địa điểm nghiên cứu: - Địa điểm triển khai ao thử nghiệm năm 2012:

+ Tại Trung tâm KHKT & SX giống thuỷ sản Quảng Ninh. + 01 hộ dân tham gia nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại thị xã Quảng Yên.

- Địa điểm thực hiện mô hình nuôi Cá rô đầu vuông ở quy mô nông hộ trong năm 2013:

+ 02 hộ dân tham gia nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên + 02 hộ dân tham gia nuôi trồng thủy sản tại huyện Đông Triều

Page 14: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

14

2.3. Phương pháp nghiên cứu: Sơ đồ bố trí thí nghiệm: 2.3.1. Phương pháp thu mẫu, phân tích tác nhân gây bệnh cho cá - Thời gian tiến hành thu mẫu cá là sau khi thả cá được một tháng, khi cá nuôi được 3 tháng và 15 ngày trước khi thu hoạch cá. - Thu mẫu những cá thể có dấu hiệu bệnh lý như: yếu, xây sát, bong vẩy, chậm lớn

+ Ký sinh trùng: Lấy mẫu ở gốc vây, da, mang, ruột... Mẫu thu được quan sát trực tiếp trên kính hiển vi có độ phóng đại 40-100 lần; phân loại kí sinh trùng đến giống.

+ Nấm: Lấy mẫu ở mang, vết trầy xước trên da. Mẫu được nuôi cấy trên môi trường thạch trong phòng thí nghiệm, phân lập, thu bào tử và định danh đến giống.

+ Vi khuẩn: Lấy mẫu ở gan, ruột...Mẫu được nuôi cấy trên môi trường thạch trong phòng thí nghiệm, phân lập, thử sinh hoá và định danh đến giống.

+ Xác định bệnh: Căn cứ vào kết quả phân tích tác nhân gây bệnh, kết quả đo và phân tích các yếu tố môi trường nước, mùa vụ thả nuôi, giai đoạn phát triển của cá... để xác định tên bệnh từ đó đưa ra cách xử lý thích hợp Phương pháp cân đo cá: - Cân, đo cá định kỳ 1 lần/tháng x 30 con x 2 mật độ x 2 loại thức ăn x 2 lần lặp = 240 con/tháng; - Cân từng con một bằng cân kỹ thuật; - Đo từng con một từ đầu mõm đến điểm cuối vây đuôi bằng thước nhựa. 2.3.2.Phương pháp chế biến thức ăn chế biến: - Bột cá trộn đều với cám gạo, cám ngô đem nấu chín, để nguội sau đó trộn khoáng chất và vitamine vào và cho cá ăn

Ao nuôi tại Trung tâm

30 con/m2

Thức ăn chế biến

20 con/m2

Thức ăn công

nghiệp

30 con/m2

Thức ăn công

nghiệp

20 con/m2

Thức ăn chế biến

Ao nuôi tại hộ dân

30 con/m2

Thức ăn chế biến

20 con/m2

Thức ăn công

nghiệp

30 con/m2

Thức ăn công

nghiệp

20 con/m2

Thức ăn chế biến

Page 15: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

15

2.3.3.Phương pháp đo, phân tích các yếu tố môi trường nước: Chỉ tiêu Phương pháp đo Tần suất pH: Máy đo pH 200 – Aquatech. Hàng ngày (7h và 14h) Nhiệt độ: Nhiệt kế bách phân. Hàng ngày (7h và 14h) Độ trong: Đĩa Séc chi. Hàng ngày (7h và 14h) DO Máy đo DO 200 Hàng ngày (7h và 14h) NH3 Phân tích trên máy quang phổ UV-VIS. 15 ngày/lần (7h) NO2 Phân tích trên máy quang phổ UV-VIS. 15 ngày/lần (7h) 2.3.4. Phương pháp thu và xử lý số liệu: - Thu mẫu tăng trưởng: bằng cách dùng lưới kéo cá vào và thu ngẫu nhiên 30 con/ ao thí nghiệm * 2 lần lặp* 2 lô TN = 240 con/ lần. - Xác định chiều dài Cá rô đầu vuông bằng thước đo theo đơn vị mét, có độ chính xác 1mm. Chiều dài cá ( L ) được xác định là khoảng cách từ đỉnh đầu đến cuối đuôi cá. - Xác định khối lượng cá bằng cân đồng hồ có độ chính xác 1gram.

Sau khi kiểm tra các chỉ tiêu tăng trưởng, cá được thả nuôi lại * Xử lý số liệu: - Tỷ lệ sống

n + i S = -------- x 100 (%)

N n: Số cá thu hoạch. i: Số cá thu mẫu không thả lại. N: Số cá thả ban đầu.

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối W2 – W1

+ Về trọng lượng W = x 100 (%) t2 - t1

L2 – L1

+ Về chiều dài L = x 100 (%) t2 - t1

Page 16: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

16

W1 (L1): Trọng lượng (chiều dài) cá đo ở thời điểm t1 W2 (L2): Trọng lượng (chiều dài) cá đo ở thời điểm t2 t2-t1: Thời gian thí nghiệm (ngày).

Xử lý số liệu : - Tính các giá trị trung bình, Max, Min, phân tích ANOVA bằng phần mềm

Microsoft Excel.

Page 17: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

17

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2012:

1. 1. Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến tốc độ tăng trưởng của cá: Bảng 1: Tăng trưởng của Cá rô đầu vuông nuôi với hai loại thức ăn và hai mật độ khác

nhau ( sau 6 tháng nuôi )

Mật độ nuôi

( con/m2)

Lần lặp

Chiều dài và khối

lượng khi thu

Ban đầu

Mức gia tăng chiều dài và trọng lượng

Thức ăn Kinh Bắc

L (cm)

W (g) L (cm) W (g) L (cm) W (g)

20 con 1 17.5 155 3,68 0.8 13.82 154.2

2 18.5 165 3,68 0.8 14.82 164.2

30 con 1 16.4 122 3,68 0.8 12.72 121.2

2 16.8 128 3,68 0.8 13.12 127.2

Mật độ

nuôi ( con/m2)

Lần lặp

Chiều dài và khối

lượng khi thu

Ban đầu

Mức gia tăng chiều dài và trọng lượng

Thức ăn chế biến

L (cm)

W (g) L (cm) W (g) L (cm) W (g)

20 con 1 14 94 3,68 0.8 10.32 93.2

2 15.6 102 3,68 0.8 11.92 101.2

30 con 1 12.2 61.5 3,68 0.8 8.52 60.7

2 12.4 62.9 3,68 0.8 8.72 62.1

Page 18: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

18

024

68

101214

161820

11/7/

2012

11/8/

2012

11/9/

2012

11/10

/2012

11/11

/2012

31/12

/2012

Thời gian

Chiều

dài

(cm

)

TAKBTACB

Hình 1: Tăng trưởng chiều dài trung bình của Cá rô đầu vuông theo thời gian ( nuôi mật độ 20 con/m2)

02468

1012141618

11/7/

2012

11/8/

2012

11/9/

2012

1/15/1

900

11/11

/2012

31/12

/2012

Thời gian

Chiều

dài

(cm

)

TAKBTACB

Hình 2: Tăng trưởng chiều dài trung bình của Cá rô đầu vuông theo thời gian ( nuôi mật độ 30 con/m2)

Page 19: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

19

Cá rô đầu vuông tăng trưởng ( hình 1, hình 2) chiều dài nhanh ở những tháng đầu tiên từ tháng 7 - 9/2012, các tháng 10 - 12/2012 chiều dài của cá có sự tăng chậm lại do ảnh hưởng của các tháng mùa đông. Chiều dài của Cá rô đầu vuông tăng có sự khác nhau theo mùa. Ta cũng nhận thấy chiều dài của cá có sự tăng khác nhau giữa hai loại thức ăn và hai loại mật độ. Cá nuôi ở mật độ 20 con/m2, sử dụng thức ăn Kinh Bắc có tăng trưởng về chiều dài là cao nhất. Cá nuôi ở mật độ 30con/m2, sử dụng thức ăn chế biến tăng trưởng về chiều dài là thấp nhất, cá sử dụng thức ăn công nghiệp cho tốc độ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn so với nuôi bằng thức ăn chế biến ( ở mật độ 20con/m2 TB > 1.22 lần, ở mật độ 30con/m2 TB > 1.35 lần) Thời gian nuôi càng dài thì chiều dài của cá càng tăng.

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

11/7/

2012

11/8/

2012

11/9/

2012

11/10

/2012

11/11

/2012

31/12

/2012

Thời gian

Trọn

g lượn

g(g)

TAKBTACB

Hình 3: Tăng trưởng trọng lượng trung bình của Cá rô đầu vuông theo thời gian ( nuôi mật độ 20 con/m2)

Page 20: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

20

0

20

40

60

80

100

120

140

11/7/

2012

11/8/

2012

11/9/

2012

11/10

/2012

11/11

/2012

31/12

/2012

Thời gian

Trọ

ng lượn

g (g

)

TAKBTACB

Hình 4: Tăng trưởng trọng lượng trung bình của Cá rô đầu vuông theo thời gian ( nuôi mật độ 30 con/m2)

Qua hình 3, hình 4 ta thấy trọng lượng của Cá rô đầu vuông tăng chậm ở tháng nuôi đầu tiên ( tháng 7 - 8/12), sau đó tăng mạnh từ tháng 8 - tháng 10/12 và tăng chậm vào tháng 11, 12/12 ( tháng mùa đông). Trọng lượng của Cá rô đầu vuông tăng có sự khác nhau theo mùa, tăng nhanh vào các tháng mùa hè, giảm dần vào các tháng mùa đông. Thức ăn ảnh hưởng đến trọng lượng cá nuôi (FTATN = 39.17> F0.5TALT = 7.708), mật độ cá nuôi cũng ảnh hưởng đến trọng lượng của cá (FMĐTN = 13.76> F0.5MĐLT = 7.708). Cả thức ăn và mật độ đều ảnh hưởng đến tăng trưởng về trọng lượng của cá (FTAMĐ = 20.36 > F0.5 TAMĐ = 7.708). Cá tăng trưởng khác nhau giữa hai loại thức ăn và hai loại mật độ nuôi khác nhau.

Cá nuôi bằng thức ăn Kinh Bắc, mật độ 20 con/m2 cho tốc độ tăng trưởng cao nhất. Cá nuôi bằng thức ăn chế biến ở mật độ 30 con/m2 cho tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Ở cùng mật độ nuôi khi sử dụng thức ăn công nghiệp cá có tốc độ tăng trưởng về trọng lượng cao hơn dùng thức ăn chế biến. Thời gian nuôi càng dài thì trọng lượng của cá càng tăng.

So sánh với kết quả nuôi mô hình ở mật độ 10con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp, diện tích 1000m2/ao nuôi, trọng lượng TB khi thu hoạch là 120g/con do Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh triển khai nuôi tại một số huyện như Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà và thành phố Móng Cái trong năm 2011- 2012. Kết quả thực hiện của đề tài cá có trọng lượng TB khi thu hoạch là cao hơn khi nuôi ở nghiệm thức 20con/m2 và 30con/m2 sử dụng thức ăn công nghiệp cụ thể cá nuôi ở mật độ 20con/m2 TB khi thu hoạch là 40g/con, ở mật độ 30con/m2 TB là

Page 21: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

21

5g/con. Cá rô đầu vuông nuôi ở mật độ 20con/m2 và 30con/m2 sử dụng thức ăn chế biến cho kết quả TB về trọng lượng khi thu hoạch là thấp hơn[21] cụ thể ở mật độ độ 20con/m2 TB là 22g/con và ở 30con/m2 TB là 57.8g/con.

Một số hộ dân nuôi Cá rô đầu vuông ở mật độ 30 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương trong năm 2012 khi thu hoạch trọng lượng trung bình của Cá rô đầu vuông đạt 110 g/con [12]. Kết quả này thấp hơn so với trọng lượng TB của Cá rô đầu vuông khi thu hoạch của đề tài là 1.4 lần cá nuôi ở cùng mật độ và thấp hơn 1.45 lần so với cá được nuôi ở mật độ 20 con/m2 cùng sử dụng TACN.

Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng theo ngày của Cá rô đầu vuông tại Trung tâm và hộ dân

Loại thức ăn Địa điểm nuôi Đơn vị

tính Mật độ

20 con/m2 Mật độ

30 con/m2

Thức ăn Kinh Bắc Ao nuôi tại Trung tâm Gram 0.91 0.71

Ao nuôi tại hộ dân Gram 0.97 0.75

Thức ăn chế biến Ao nuôi tại Trung tâm Gram 0.57 0.36

Ao nuôi tại hộ dân Gram 0.60 0.37

So sánh cho thấy cá nuôi ở dưới hộ dân có độ tăng trọng lượng cao hơn khi nuôi tại ao trên Trung tâm thể hiện qua bảng 2, bảng 3. Do điều kiện ao nuôi ở dưới hộ dân có những ưu điểm ( chất đáy là bùn cát, nguồn nước cấp chủ động hơn trong khi đó ao nuôi tại Trung tâm có đáy là cát bùn, nguồn nước cấp những tháng cuối vụ gặp nhiều hạn chế).

Bảng 3: Sự chênh lệch về trọng lượng của cá nuôi giữa hộ dân và Trung tâm theo ngày

Loại thức ăn Đơn vị tính Mật độ 20con/m2 Mật độ 30con/m2

Thức ăn Kinh Bắc Gram 0.06 0.04 Thức ăn chế biến Gram 0.03 0.01

Bảng 4: Tốc độ tăng về chiều dài theo ngày của Cá rô đầu vuông tại Trung tâm và hộ dân

Loại thức ăn Địa điểm nuôi Đơn vị tính

Mật độ 20 con/m2

Mật độ 30 con/m2

Thức ăn Kinh Bắc Ao nuôi tại Trung tâm cm 0.09 0.08

Ao nuôi tại hộ dân cm 0.09 0.08

Thức ăn chế biến Ao nuôi tại Trung tâm cm 0.06 0.05

Ao nuôi tại hộ dân cm 0.07 0.06

Page 22: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

22

Bảng 5: Các giá trị Max, Min, Trung bình về chiều dài và trọng lượng của cá nuôi trong năm 2012

Thời gian thu

mẫu

Ao nuôi tại Trung tâm (20cn/m2 sử dụng TAKB)

Ao nuôi tại hộ dân (20cn/m2 sử dụng TAKB)

Trọng lượng

(g/con)

Chiều dài (cm/con)

Trọng lượng

(g/con)

Chiều dài (cm/con)

Trung bình Max Min

Trung bình

Trung bình Max Min

Trung bình

11/7-11/8 13.5 12 6 8.80 13.7 13 6 8.90 11/8-11/9 67 19 9 14.30 76.7 19 9 14.90

11/9-11/10 110 20 11 15.80 133.3 22 14 16.73 11/10-11/11 134 23 14 16.50 156.7 23 15 16.50 11/11-31/12 155 22 15 17.54 165 22 16.5 18.50

Thời gian thu

mẫu

Ao nuôi tại Trung tâm (20cn/m2 sử dụng TACB)

Ao nuôi tại hộ dân (20cn/m2 sử dụng TACB)

Trọng lượng

(g/con) Chiều dài (cm/con)

Trọng lượng

(g/con) Chiều dài (cm/con)

Trung bình Max Min

Trung bình

Trung bình Max Min

Trung bình

11/7-11/8 8 9 5 6.70 8.3 9 6 6.80 11/8-11/9 35.5 15 7 9.80 35.5 15 8 11.50

11/9-11/10 65 16 8 11.50 65.0 16 11 13.30 11/10-11/11 90 21 8 12.80 90.0 20 9 14.30 11/11-31/12 98 19 11 14.00 102 21 12 15.60

Thời gian thu

mẫu

Ao nuôi tại Trung tâm (30cn/m2 sử dụng TAKB)

Ao nuôi tại hộ dân (30cn/m2 sử dụng TAKB)

Trọng lượng

(g/con) Chiều dài (cm/con)

Trọng lượng

(g/con) Chiều dài (cm/con)

Trung bình Max Min

Trung bình

Trung bình Max Min

Trung bình

11/7-11/8 11.5 11 6 8.20 11.8 10.5 6 8.45 11/8-11/9 57 19 9 13.00 58.5 17.5 9 12.70

11/9-11/10 95 20 9 14.30 95.8 20 12 14.30 11/10-11/11 113 22 9 15.20 113.6 21 10 15.60 11/11-31/12 122 22 13 16.40 128 22 14 16.80 Thời gian lấy Ao nuôi tại Trung tâm Ao nuôi tại hộ dân

Page 23: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

23

mẫu (30cn/m2 sử dụng TACB) (30cn/m2 sử dụng TACB) Trọng lượng

(g/con) Chiều dài (cm/con)

Trọng lượng

(g/con) Chiều dài (cm/con)

Trung bình Max Min

Trung bình

Trung bình Max Min

Trung bình

11/7-11/8 6.7 9 4 6.00 7.0 9 4 6.20 11/8-11/9 30.3 16 6 9.00 30.4 16 6.5 9.40

11/9-11/10 46.5 17 7 10.20 46.8 17.5 9 10.80 11/10-11/11 55.5 19 7 11.00 55.8 17.5 7 11.20 11/11-31/12 61.5 19 8 12.20 62.9 19 8 12.40

Về chiều dài cá nuôi tại hai địa điểm trên có sự tăng trưởng khá tương đồng nhau thể hiện qua bảng 4, bảng 5.

Ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng theo ngày của Cá rô đầu vuông về chiều dài, trọng lượng khi nuôi ở mật độ 20 con/m2 sử dụng hai loại thức ăn Kinh Bắc và thức ăn chế biến đều cao hơn khi cá nuôi ở mật độ 30 con/m2 thể hiện qua bảng 2, bảng 4. Theo thuyết minh đề tài sau 6 tháng nuôi trọng lượng trung bình của cá đạt 220g/con nhưng kết quả thí nghiệm cá mới đạt trọng lượng trung bình từ 61.5g - 165g/con ở cả các nghiệm thức nuôi mật độ, thức ăn khác nhau. Cá tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến ban đầu điều này do một số lý do sau đây: + Thời gian thả giống chậm hơn so với thời gian dự kiến trong thuyết minh, điều này khiến cá nuôi trong những tháng cuối năm điều kiện thời tiết ở khu vực Đông Bắc Bộ chuyển sang mùa đông, nhiều ngày trong các tháng 10,11,12/2012 trời lạnh, gây rét đậm kết hợp với đêm và sáng sớm có sương mù gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cá. + Do đặc tính Cá rô đầu vuông chủ yếu ăn thức ăn trên tầng mặt trong khi đó thức ăn chế biến lại có thời gian nổi trên mặt nước rất ít làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn mồi của cá. + Đây là đối tượng nuôi mới, không phải là đối tượng nuôi bản địa, chưa có công trình nghiên cứu sâu về đặc điểm sinh học của cá.

Page 24: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

24

1.2. Năng suất của Cá rô đầu vuông nuôi trong ao: Bảng 6: Năng suất Cá rô đầu vuông khi thu hoạch

Mã số ô thí

nghiệm

Mật độ cá khi thả ( con/m2)

Cỡ cá khi thả

(cm/con)

Trọng lượng cá khi thả

(g)

Tháng nuôi thứ 6

Cỡ cá khi thu hoạch tại các lô thí nghiệm (g)

Năng suất trong các lô thí nghiệm

(kg) KB1 20 3.68 0.8 165 371 KB3 20 3.68 0.8 155 349 TB 160 ± 5.0g 360 ± 11kg

KB2 30 3.68 0.8 128 422 KB4 30 3.68 0.8 122 398 TB 125 ± 3.0g 410 ± 12kg CB1 20 3.68 0.8 102 196 CB3 20 3.68 0.8 98 186 TB 100 ± 2.0g 191± 5.0kg CB2 30 3.68 0.8 62.9 170 CB4 30 3.68 0.8 61.5 166 TB 62.2 ± 0.7g 168 ± 1.89kg

050

100150200250300350400450

KB1KB3

KB2KB4

CB1CB3

CB2CB4

Lô thí nghiệm

Sản

lượn

g(kg

)

Hình 5: Năng suất Cá rô đầu vuông ở các lô thí nghiệm khác

nhau về mật độ và loại thức ăn sử dụng

Page 25: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

25

Ta nhận thấy thức ăn, mật độ có ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi. Năng suất Cá rô đầu vuông nuôi ở mật độ 20con/m2 sử dụng TACN trung bình đạt 360kg/125m2 tương đương với 28.8 tấn/ha, cá nuôi ở mật độ 30con/m2 sử dụng TACN trung bình đạt 410kg/125m2 tương ứng với 32.8 tấn/ha. Ở nghiệm thức 20con/m2 dùng thức ăn chế biến năng suất trung bình đạt 15.28 tấn/ha, năng suất cá trung bình đạt 13.44 tấn/ha khi nuôi 30con/m2 cũng sử dụng thức ăn chế biến.

Kết quả này cao hơn so với năng suất Cá rô đầu vuông nuôi dưới dạng mô hình do Trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai trong năm 2011, năm 2012 năng suất TB đạt 6.600kg/ha[21].

Kết quả này cũng cao hơn so với kết quả nuôi Cá rô đầu vuông tại một số tỉnh như Hưng Yên năng suất TB = 7.900kg/ha[17], tại Phú Yên năng suất TB = 8.100kg/ha[16].

Bảng 7 Phân loại sản phẩm khi thu hoạch Cá rô đầu vuông

TT Nội dung ĐVT Chỉ tiêu phân loại(g/con) Năng suất

Tổng năng

suất cá thu được

Tỷ lệ so với tổng

năng suất cá

thu (%)

1 Cá đạt loại1 Kg Từ 100 - nhỏ hơn 200 1.737 2.259

76.89 2 Cá đạt loại2 Kg Nhỏ hơn 100 522 23.11

1.3.Tỷ lệ sống của Cá rô đầu vuông nuôi trong ao: Kết quả nghiên cứu ở bảng 8 là phù hợp và có phần còn cao hơn so với kết quả

của một số mô hình nuôi Cá rô đầu vuông tại một số huyện Đầm Hà, Tiên Yên, Hải Hà tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương ngoài tỉnh như huyện Thanh Hà tinh Hải Dương, huyện Kiến Xương tỉnh thái Thái Bình, đạt tỷ lệ sống dao động từ 70 - 85%, [9; 12; 15].

Sau khi kết thúc quá trình nuôi đạt tỷ lệ sống cao hơn xo với dự kiến ban đầu từ 35% - 50%. Như vậy thức ăn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (FTATN = 16.82> F0.5TALT = 7.708), mật độ cá nuôi cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (FMĐTN = 9.82> F0.5MĐLT = 7.708). Cả hai nhân tố thức ăn và mật độ đều ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nuôi (FTAMĐ = 8.21> F0.5 TAMĐ = 7.708) và có sự khác nhau có ý nghĩa về tỷ lệ sống giữa nghiệm thức thức ăn và mật độ nuôi khác nhau.

Page 26: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

26

Bảng 8: Tỷ lệ sống của Cá rô đầu vuông nuôi trong ao với thức ăn chế biến, thức ăn Kinh Bắc và hai mật độ 20 con, 30con/m2 tại Quảng Ninh

Mã số ô thí nghiệm

Mật độ thả (con/m2)

Số lương cá thả ( con)

tỷ lệ sống (%)

số cá còn khi thu hoạch(con)

KB1 20 2.500 90 2.250 KB3 20 2.500 90 2.250 TB 90 ± 0.0 KB2 30 3.750 88 3.300 KB4 30 3.750 87 3.263 TB 87.5 ± 0.5 CB1 20 2.500 77 1.925 CB3 20 2.500 76 1.900 TB 76.5 ± 0.5 CB2 30 3.750 72 2.700 CB4 30 3.750 72 2.700 TB 72 ± 0.0

0

20

40

60

80

100

KB1 KB3 KB2 KB4 CB1 CB3 CB2 CB4

Lô thí nghiệm

Tỷ

lệ sốn

g (%

)

Hình 6: Tỷ lệ sống của Cá rô đầu vuông ở các lô thí nghiệm khác nhau

Page 27: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

27

1.4. Kết quả theo dõi bệnh và một số yếu tố môi trường: Bảng 9: Kết quả phân tích mẫu bệnh

Đợt 1: Ngày lấy mẫu 12/8/2012; ngày trả kết quả 17/8/2012 Ao nuôi tại Trung tâm KHKT & SX giống thủy sản Quảng Ninh

TT Thông số phân tích Số mẫu Kết quả KB1 KB2 CB1 CB2

1 Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas anguilliseptica - - - -

Streptococus spp - - - - Aeromonas hydrophila - - - -

2 Bệnh do nấm Achlya bisexualis - - - -

3 Bệnh do kí sịnh trùng Lernaea - - - - Argulus, - - - -

Ngày lấy mẫu 14/8/2012; ngày trả kết quả 19/8/2012 Ao nuôi tại nhà ông Nguyễn Thành Lam - Hiệp Hòa - Quảng Yên - Quảng Ninh

TT Thông số phân tích Số mẫu Kết quả KB3 KB4 CB3 CB4

1 Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas anguilliseptica - - - -

Streptococus spp - - - - Aeromonas hydrophila - - - -

2 Bệnh do nấm Achlya bisexualis - - - -

3 Bệnh do kí sịnh trùng Lernaea - - - - Argulus, - - - -

Đợt 2: Ngày lấy mẫu 14/10/2012; ngày trả kết quả 19/10/2012 Ao nuôi tại nhà ông Nguyễn Thành Lam - Hiệp Hòa - Quảng Yên - Quảng Ninh

TT Thông số phân tích Số mẫu Kết quả KB3 KB4 CB3 CB4

1 Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas anguilliseptica - - - -

Streptococus spp - - - - Aeromonas hydrophila - - - -

2 Bệnh do nấm Achlya bisexualis + + + +

3 Bệnh do kí sịnh trùng Lernaea - - - - Argulus, - - - -

Ngày lấy mẫu 12/10/2012; ngày trả kết quả 17/10/2012 Ao nuôi tại Trung tâm KHKT & SX giống thủy sản Quảng Ninh

TT Thông số phân tích Số mẫu Kết quả KB1 KB2 CB1 CB2

1 Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas anguilliseptica - - - -

Streptococus spp - - - - Aeromonas hydrophila - - - -

2 Bệnh do nấm Achlya bisexualis + + + + 3 Bệnh do kí sịnh trùng Lernaea - - - -

Page 28: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

28

Argulus, - - - - Đợt 3: Ngày lấy mẫu 28/11/2012; ngày trả kết quả 02/12/2012

Ao nuôi tại nhà ông Nguyễn Thành Lam - Hiệp Hòa - Quảng Yên - Quảng Ninh TT Thông số phân tích Số mẫu Kết quả

KB3 KB4 CB3 CB4

1 Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas anguilliseptica - - - -

Streptococus spp - - - - Aeromonas hydrophila - - - -

2 Bệnh do nấm Achlya bisexualis + + + +

3 Bệnh do kí sịnh trùng Lernaea - - - - Argulus, - - - -

Ngày lấy mẫu 30/11/2012; ngày trả kết quả 05/12/2012 Ao nuôi tại Trung tâm KHKT & SX giống thủy sản Quảng Ninh

TT Thông số phân tích Số mẫu Kết quả KB1 KB2 CB1 CB2

1 Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas anguilliseptica - - - -

Streptococus spp - - - - Aeromonas hydrophila - - - -

2 Bệnh do nấm Achlya bisexualis + + + +

3 Bệnh do kí sịnh trùng Lernaea - - - - Argulus, - - - -

- Tỷ lệ cá bị nhiễm bệnh qua đợt lấy mẫu thứ hai chiếm 2%. Qua lần lấy mẫu phân tích bệnh đợt 3 cá có tỷ lệ bị nhiễm bệnh chiếm 3%.

Bảng 10: Bảng giá trị một số yếu tố môi trường của các tháng nuôi

Tháng 7

Giá trị Nhiệt độ ( 0C)

Độ pH

Hàm lượng khí oxy hòa tan ( mg/l)

NH3

Độ trong (cm)

Max 32 8.5 6.5 0.025 40 Min 26 6.5 4 0.012 30

TB

Sáng 27.2 7.1 4.2 36.3 Chiều 30.4 7.7 5.9

Tháng 8

Max 31 8 5.8 0.035 35 Min 24 6.5 4 0.027 30

TB

Sáng 25.6 7.1 4.2 32.0 Chiều 28.3 7.6 5.4

Tháng 9

Max 28 8 6 0.56 30 Min 20 7 4 0.34 25

TB

Sáng 22.8 7.3 4.2 28.0 Chiều 25.5 7.7 5.6

Page 29: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

29

Tháng 10

Max 27 8.5 5.5 0.63 30 Min 17 7.3 3.8 0.45 25

TB

Sáng 19.7 7.3 4.0 28.0 Chiều 22.9 7.8 5.0

Tháng 11

Max 24 8 5 0.75 30 Min 17 7 3.6 0.5 25

TB

Sáng 18.9 7.3 4.0 27.0 Chiều 21.8 7.7 4.9

Tháng 12

Max 24 7.5 5.4 0.84 30 Min 17 6.5 3.6 0.75 25

TB

Sáng 18.3 7.1 4.0 27.0 Chiều 21.6 7.5 4.9

Cá sau khi nuôi được một tháng kiểm tra không thấy cá bị nhiễm bệnh. Ở tháng nuôi thứ 3 và tháng thứ 6 kiểm tra thấy cá ở 8 ô thí nghiệm đều bị cảm nhiễm bệnh nấm do thời gian này nhiệt độ không khí chuyển lạnh, hay xuất hiện những cơn mưa nhỏ làm độ ẩm trong không khí tăng cao, trời âm u đây là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh là nấm phát triển. Trong thực tế triển khai nhóm thực hiện đã tiến hành trị bệnh nấm như sau: Dùng vôi bột hòa tan với nước té đều khắp mặt ao, lượng vôi từ 1- 2kg/100m3. Ngày hôm sau té IODINE khắp mặt ao với liều lượng 1 lít/1000m3 nước và 5 ngày sau lặp lại một lần nữa. Ngoài ra khi cho ăn, ta trộn thêm 5 - 10mg Vitamin C vào thức ăn cho cá ăn liên tục trong 1 tuần. Sau mười ngày kiểm tra thấy 100% cá không còn bị nhiễm bệnh.

Như vậy có thể đánh giá Cá rô đầu vuông có khả năng chống chịu với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và kí sinh trùng là khá cao thể hiện qua các lần lấy mẫu phân tích không thấy cá bị cảm nhiễm bởi những tác nhân trên.

Nhiệt độ trong các tháng 7, 8, 9 nhìn chung thích hợp cho cá phát triển. Từ các tháng 10, 11, 12 nhiệt độ có những ngày xuống thấp đến 170C làm cá ít vận động, hoạt động bơi lội kém, cá phản xạ với kích thích từ bên ngoài chậm và trong thời gian này cá có xu hướng di chuyển xuống phần đáy ao để giữ ấm, khả năng ăn mồi của cá giảm, thời gian sử dụng thức ăn kéo dài. Chính điều này đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Các yếu tố khác như độ pH, hàm lượng oxy hòa tan trong nước, hàm lượng khí NH3 đều trong ngưỡng phù hợp cho cá phát triển

Page 30: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

30

1.5. Đánh giá hiệu quả đầu tư: Bảng 11: Đánh giá hiệu quả đầu tư nuôi Cá rô đầu vuông trong ao ở

hai mật độ khác nhau và thức ăn khác nhau: ĐVT: 1000đ

Nội dung

Mật độ 20 con/m2 sử dụng

TAKB

Mật độ 30 con/m2 sử dụng

TAKB

Số lượng

Đơn giá TT

Số lượng

Đơn giá TT

con giống 5000 0.8 4,000 7.500 0.8 6000 TACN 1050 18 18.900 1100 18 19.800

Tổng chi 22.900 25.800 Thu cá thịt 1 720 35 25.200 820 35 28.715

Tổng thu 25.200 28.715 Lãi ròng(tổng thi - tổng chi) 2.300 2.915

Hiệu quả đầu tư ( tồng thu/tổng chi) x 100% 110% 111.3%

Nội dung Mật độ

20 con/m2 sử dụng TACB

Mật độ 30 con/m2 sử dụng TACB

con giống 5.000 0.8 4.000 7.500 0.8 6.000 Cám gạo 590.4 8 4.724 895 8 7162 Cám ngô 183.69 12 2.204 279 12 3.342

Bột cá 524.8 16 8.397 796 16 12.733 Khoáng chất, vitamine 13.12 44 577 20 44 875

Tổng chi 19.902 30.113 Thu cá thịt loại 1 196.35 35 6872

336 25 8397 Thu cá thịt loại 2 98.00 25 2450

Tổng thu 6.872 8.397 Lãi ròng(tổng thi - tổng chi) - 13.030 - 21.716

Hiệu quả đầu tư ( tồng thu/tổng chi) x 100% 34.5% 27.9%

Qua bảng 11 ta nhận thấy khi nuôi cá ở mật độ 30con/m2, sử dụng thức ăn Kinh Bắc đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất 111.3% hay nói cách khác khi người nuôi bỏ ra 100 đồng để đầu tư sẽ thu được 111.3 đồng sinh lời và bảo tồn được nguồn vốn ban đầu. Khi nuôi ở các mật độ 20 con, 30 con/m2 sử dụng thức ăn chế biến cho hiệu quả đầu tư nhỏ hơn 100%, không đem lại hiệu quả kinh tế, khi người nuôibỏ ra 100 đồng

Page 31: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

31

để đầu tư sẽ chỉ thu về được 65.5 – 72.1đồng như vậy không bảo tồn được nguồn vốn. Như vậy người nuôi có thể thấy rõ được lợi ích kinh tế của việc sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi Cá rô đầu vuông là cao hơn rất nhiều khi chúng ta sử dụng thức ăn chế biến để nuôi cá. Đối với nuôi Cá rô đầu vuông người nuôi cần hạn chế sử dụng thức ăn chế biến. 1.6. Khảo sát chọn hộ dân: Trong quá trình tiến hành điều tra khảo sát lựa chọn hộ dân nhóm thực hiện đã kết hợp với hội nông dân, hội nghề cá thuộc các xã Hiệp Hòa - thị xã Quảng Yên và xã Tràng An - huyện Đông Triều để tiến hành khảo sát, đánh giá chọn hộ dân tham gia thực hiện mô hình nuôi Cá rô đầu vuông. Qua quá trình tìm hiểu, khảo sát nhóm thực hiện nhận thấy có 04 hộ dân đáp ứng được điều kiện về thu nhập, cơ sở hạ tầng của ao nuôi (diện tích, hệ thống mương cấp, thoát nước, bờ bao, giao thông đi lại....), trình độ văn hóa, số năm kinh nghiệm, số lao động. Tại địa phương các hộ dân trên đều là những gia đình có lối sống lành mạnh về tư tưởng văn hóa, chú tâm và nhiệt huyết với nghề nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt các hộ dân trên luôn tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới về khoa học kỹ thuật, những đối tượng nuôi mới để áp dụng vào phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm tăng cao thu nhập góp phần thực hiện thành công quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương và tại tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó nhóm thực hiện đã lựa chọn 02 hộ tại xã Hiệp Hoà - thị xã Quảng Yên và 02 hộ tại xã Tràng An – Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh:

Tại xã Hiệp Hoà - thị xã Quảng Yên có: + Nhà ông Nguyễn Thành Lam có số lao động trực tiếp là 04, mức thu nhập bình quân 3.500.000đồng/tháng, số năm kinh nghiệm là 4, trình độ học vấn của chủ hộ là 12/12, diện tích ao nuôi đạt 500m2 có hệ thống cấp thoát nước, giao thông, điện lưới thuận lợi, ao gần nhà nên rễ trông coi bảo vệ. + Nhà ông Vũ Văn Lương có số lao động trực tiếp là 3, mức thu nhập bình quân 3.000.000đồng/tháng, số năm kinh nghiệm là 4, trình độ học vấn của chủ hộ là 9/12, diện tích ao nuôi đạt 500m2 có hệ thống cấp thoát nước, giao thông, điện lưới thuận lợi, ao gần nhà nên rễ trông coi bảo vệ.

Tại xã Tràng An – Đông Triều có: + Nhà ông Bùi Tố Hùng có số lao động trực tiếp là 3, mức thu nhập bình quân 2.700.000đồng/tháng, số năm kinh nghiệm là 4, trình độ học vấn của chủ hộ là 10/12, diện tích ao nuôi đạt 500m2 có hệ thống cấp thoát nước, giao thông, điện lưới thuận lợi, ao gần nhà nên rễ trông coi bảo vệ. + Nhà bà Phạm Thị Huấn có số lao động trực tiếp là 4, mức thu nhập bình quân 2.700.000đồng/tháng, số năm kinh nghiệm là 3, trình độ học vấn của chủ hộ là 12/12, diện tích ao nuôi đạt 500m2 có hệ thống cấp thoát nước, giao thông, điện lưới thuận lợi, ao gần nhà nên rễ trông coi bảo vệ.

Page 32: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

32

2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TRONG NĂM 2013: 2.1. Kết quả tập huấn kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông cho người dân:

Trong năm 2013 thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ của bản thuyết chúng tôi đã tiến hành tập huấn kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông cho 200 học viên tại 10 xã phường thuộc thị xã Quảng Yên, huyện Đông Triều và thành phố Uông Bí.

Qua quá trình tập huấn chúng tôi nhận thấy người dân rất quan tâm đón nhận đối tượng nuôi mới này. Điều này thể hiện qua ý thức học tập, sự tham ra đầy đủ của người dân, sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương các xã phường tổ chức lớp tập huấn.

Thời gian tập huấn bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2013, trong quá trình tập huấn học viên được hưởng đầy đủ chế độ liên quan theo đúng trong bản thuyết minh. 2.2. Kết quả nuôi Cá rô đầu vuông: - Sơ đồ bố trí ao nuôi:

Cá được thả nuôi tại 02 hộ dân thuộc xã Hiệp Hòa - thị xã Quảng Yên và 02 hộ

dân thuộc xã Tràng An - huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh. Cá được tiến hành thả nuôi từ ngày 25 tháng 04 năm 2013. Sau 6 tháng nuôi bắt đầu tiến hành thu hoạch cá. Trong quá trình nuôi cá hoàn toàn được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp ( KB81, KB83).

Bảng 12: Tăng trưởng của Cá rô đầu vuông nuôi với Thức ăn Kinh Bắc ở mật độ 30con/m2

Hộ dân

Tỷ lệ sống (%)

Khối lượng thu

Khối lượng ban đầu Khối lượng tăng

L

(cm) W(g) L(cm) W(g) L(cm) W(g)

Nguyễn Thành Lam 72 20 262 2.5±0.5 0.2±0.0 17.5±1.6 261.8±41.83

Hộ dân 1: Mật độ nuôi

30 con/m2, sử dụng TACN. Diện tích ao:

500m2

Hộ dân 2: Mật độ nuôi

30 con/m2, sử dụng TACN. Diện tích ao:

500m2

Hộ dân 3: Mật độ nuôi

30 con/m2, sử dụng TACN. Diện tích ao:

500m2

Hộ dân 4: Mật độ nuôi

30 con/m2, sử dụng TACN. Diện tích ao:

500m2

Page 33: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

33

Vũ Văn Lương 71 19.1 246 2.5±0.5 0.2±0.0 16.6±2.18 245.8.±43.55

Phạm Thị Huấn 70 19.8 257 2.5±0.5 0.2±0.0 17.3±1.81 256.8±41.42

Bùi Tố Hùng 70 19.2 253 2.5±0.5 0.2±0.0 16.7±2.0 252.8±40.34

020406080

100120140160180200220240260280300

25/05/1

3

25/06

/13

25/07

/13

25/08

/13

25/09

/13

25/10/1

3

Thời gian

Trọ

ng lượn

g (g

)

HùngLamLươngHuấn

Hình 7: Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của cá theo thời gian nuôi của 04 hộ dân

0.02.04.06.08.0

10.012.014.016.018.020.022.0

25/05

/13

25/06

/13

25/07

/13

25/08

/13

25/09

/13

25/10

/13

Thời gian nuôi

Chiều

dài

(cm

)

HùngLamLươngHuấn

Hình 8: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá theo thời gian nuôi của 04 hộ dân

Page 34: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

34

Qua bảng 12, hình 7, hình 8 nhận thấy trong 04 hộ nuôi thấy cá được nuôi tại hộ nhà ông Nguyễn Thành Lam cho kết quả tăng trưởng nhanh nhất về trọng lượng TB = 262 ± 41.83g/con và chiều dài TB = 20 ± 1.60cm/con, cá nuôi nhà ông Vũ Văn Lương cho trọng lượng TB khi thu hoạch là thấp nhất (246 ± 43.55g/con) và chiều dài TB = 19.1 ± 2.18cm/con. Kết quả này cao hơn so với kết quả nuôi của hội nông dân Hà Nội sau 5 - 6 tháng cá đạt trọng lượng 150 - 200g/con[5].

Ta cũng nhận thấy trọng lượng của cá tăng chậm ở tháng đầu tiên. Cá tăng trưởng nhanh từ tháng nuôi thứ 2 đến hết tháng nuôi thứ 4 sau đó cá vẫn tăng trưởng nhưng chậm dần trong tháng thứ 5 và tháng nuôi thứ 6 do trong hai tháng này nhiệt độ không khí đã có sự chuyển biến sang mùa đông, xuất hiện những đợt không khí lạnh, sáng sớm và đêm thường hay có sương mù làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá.

Chiều dài và trọng lượng của cá tăng theo thời gian nuôi. Kết quả này phù hợp với kết quả nuôi thí nghiệm năm 2012 và của một số tác giả Nguyễn Mạnh Hùng va tác giả Lôi Xuân Len Chủ tịch hội - Chủ nhiệm dự án khoa học. đã công bố trên Http://nongtraitinhthanh.vn. 2.3. Năng suất và tỷ lệ sống khi thu hoạch Cá rô đầu vuông tại các hộ dân:

Bảng 13: Năng suất Cá rô đầu vuông khi thu hoạch:

Hộ dân Tỷ lệ sống (%)

Năng suất ( kg)

Tổng năng suất đạt ( kg )

Chiếm tỷ lệ so với tổng năng

suất đạt (%)

Nguyễn Thành Lam 72 2.830 10.775 kg

26.26 Phạm Thị Huấn 71 2.737 25.40 Bùi Tố Hùng 70 2.625 24.36 Vũ Văn Lương 70 2.583 23.97

Cá nuôi nhà ông Nguyễn Thành Lam thu được năng suất TB 2.83 tấn/500m2 tương đương 56.6 tấn/ha, tỷ lệ sống TB = 72% là cao nhất chiếm 26.26% tổng sản phẩm thu được. Điều này có thể lý giải do kinh nghiệm nuôi, hộ nhà ông Nguyễn Thành Lam đã được tiến hành nuôi Cá rô đầu vuông từ năm 2012. Cá nuôi tại các hộ trong năm 2013 có tỷ lệ sống khá tương đồng nhau, năng suất bình quân đạt 51.6 - 56.6 tấn/ha.

Kết quả này cao hơn so với mô hình nuôi Cá rô đầu vuông trong năm 2012 - 2013 tại trang trại của ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện - Hải Dương nuôi Cá rô đầu vuông thương phẩm với số lượng 27 vạn con trên diện tích ao là 1 ha. Sau thời gian nuôi từ 5- 6 tháng, đạt trọng lượng 150 - 250 gam/con, tỷ lệ sống đạt 70%, năng suất thu hoạch đạt 33- 42 tấn/ha, thu lãi trên 100 triệu đồng[6].

Page 35: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

35

2.4. Kết quả theo dõi bệnh trên cá nuôi: Bảng 14: Kết quả theo dõi bệnh trên cá nuôi

TT Ngày,

tháng thu mẫu

Nội dung lấy mẫu để phân tích ĐVT Số lượng

Kết quả

Địa điểm thu mẫu: Hộ nhà ông Nguyễn Thành Lam - Hiệp Hòa - Quảng Yên

1 25/05/2013

Bệnh kí sinh trùng (Lernaea; Argulus) mẫu 01 - Bệnh do nấm ( Achlya bisexualis) mẫu 01 - Bệnh do vi khuẩn ( Pseudomonas anguilliseptica; Streptococus spp; Aeromonas hydrophila)

mẫu 01 -

2 24/07/2013

Bệnh kí sinh trùng (Lernaea; Argulus) mẫu 01 - Bệnh do nấm ( Achlya bisexualis) mẫu 01 + Bệnh do vi khuẩn ( Pseudomonas anguilliseptica; Streptococus spp; Aeromonas hydrophila)

mẫu 01 -

3 14/10/2013

Bệnh kí sinh trùng (Lernaea; Argulus) mẫu 01 - Bệnh do nấm ( Achlya bisexualis) mẫu 01 + + Bệnh do vi khuẩn ( Pseudomonas anguilliseptica; Streptococus spp; Aeromonas hydrophila)

mẫu 01 -

Địa điểm thu mẫu: Hộ nhà ông Vũ Văn Lương - Hiệp Hòa - Quảng Yên

1 25/05/2013

Bệnh kí sinh trùng (Lernaea; Argulus) mẫu 01 - Bệnh do nấm ( Achlya bisexualis) mẫu 01 - Bệnh do vi khuẩn ( Pseudomonas anguilliseptica; Streptococus spp; Aeromonas hydrophila)

mẫu 01 -

2 24/07/2013

Bệnh kí sinh trùng (Lernaea; Argulus) mẫu 01 - Bệnh do nấm ( Achlya bisexualis) mẫu 01 + Bệnh do vi khuẩn ( Pseudomonas anguilliseptica; Streptococus spp; Aeromonas hydrophila)

mẫu 01 -

3 14/10/2013

Bệnh kí sinh trùng (Lernaea; Argulus) mẫu 01 - Bệnh do nấm ( Achlya bisexualis) mẫu 01 + + - Bệnh do vi khuẩn ( Pseudomonas anguilliseptica; Streptococus spp; Aeromonas hydrophila)

mẫu 01

Địa điểm thu mẫu: Hộ nhà ông Bùi Tố Hùng - Tràng An - Đông Triều

1 26/05/2013

Bệnh kí sinh trùng (Lernaea; Argulus) mẫu 01 - Bệnh do nấm ( Achlya bisexualis) mẫu 01 - Bệnh do vi khuẩn ( Pseudomonas anguilliseptica; Streptococus spp; Aeromonas hydrophila)

mẫu 01 -

2 25/07/2013

Bệnh kí sinh trùng (Lernaea; Argulus) mẫu 01 - Bệnh do nấm ( Achlya bisexualis) mẫu 01 + Bệnh do vi khuẩn ( Pseudomonas anguilliseptica; Streptococus spp; Aeromonas hydrophila)

mẫu 01 -

3 15/10/2013

Bệnh kí sinh trùng (Lernaea; Argulus) mẫu 01 - Bệnh do nấm ( Achlya bisexualis) mẫu 01 + + Bệnh do vi khuẩn ( Pseudomonas anguilliseptica; Streptococus spp; Aeromonas hydrophila)

mẫu 01 -

Địa điểm thu mẫu: Hộ nhà bà Phạm Thị Huấn - Tràng An - Đông Triều 1 26/05/2013 Bệnh kí sinh trùng (Lernaea; Argulus) mẫu 01 -

Page 36: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

36

Bệnh do nấm ( Achlya bisexualis) mẫu 01 - Bệnh do vi khuẩn ( Pseudomonas anguilliseptica; Streptococus spp; Aeromonas hydrophila)

mẫu 01 -

2 25/07/2013

Bệnh kí sinh trùng (Lernaea; Argulus) mẫu 01 - Bệnh do nấm ( Achlya bisexualis) mẫu 01 + Bệnh do vi khuẩn ( Pseudomonas anguilliseptica; Streptococus spp; Aeromonas hydrophila)

mẫu 01 -

3 15/10/2013

Bệnh kí sinh trùng (Lernaea; Argulus) mẫu 01 - Bệnh do nấm ( Achlya bisexualis) mẫu 01 + + Bệnh do vi khuẩn ( Pseudomonas anguilliseptica; Streptococus spp; Aeromonas hydrophila)

mẫu 01 -

Cá rất dễ bị mắc những bệnh do nấm gây ra. Ở hai lần lấy mẫu phân tích vào

tháng 7 và tháng 10 cho kết quả 04 ao nuôi đều có cá bị nhiễm bệnh nấm nước đặc biệt trong tháng 10 thấy cá ở các ao nuôi bị nhiễm ở mức cao hơn các tháng nuôi trước đó. Điều này do điều kiện thời tiết có độ ẩm cao, trời chuyển lạnh nhiệt độ nước xuống thấp. Kết quả này hoàn toàn phù hợp thực tiễn nuôi của một số người dân tại một số tỉnh như Quảng Ninh, Hải Dương. Ngoài ra nó cho kết quả tương ứng với nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Điểm phòng chăn nuôi thủy sản tỉnh Thái Bình[20]. 2.5. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường ao nuôi:

Bảng 15: Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường ao nuôi Tháng 4

Nhiệt độ Độ pH DO NH3 Độ trong Max 31 8 5.7 0.077 45 Min 26 7 4.3 0.032 35

TB

Sáng 27.0 7.4 4.3 40.0 Chiều 30.2 7.9 5.7

Tháng 5

Nhiệt độ Độ pH DO NH3 Độ trong Max 32 8.3 7 0.3 40 Min 26 7 4 0.12 30

TB

Sáng 27.6 7.4 4.1 33.0 Chiều 30.9 7.8 6.2

Tháng 6

Nhiệt độ Độ pH DO NH3 Độ trong Max 33 8.3 7.5 0.66 30 Min 25 7.3 4 0.34 25

TB

Sáng 27.2 7.5 4.5 28.0 Chiều 31.0 8.0 6.2

Tháng 7

Nhiệt độ Độ pH DO NH3 Độ trong Max 33 8.5 5.5 0.7 30 Min 28 7.3 3.8 0.5 25

TB Sáng 28.0 7.4 4.0 28.0

Page 37: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

37

Chiều 31.8 7.8 5.0 Tháng 8

Nhiệt độ Độ pH DO NH3 Độ trong Max 31 8 7 0.85 30 Min 26 7 4 0.63 25

TB

Sáng 27.0 7.2 4.2 26.0 Chiều 30.2 7.8 5.8

Tháng 9

Nhiệt độ Độ pH DO NH3 Độ trong Max 29 7.3 5 0.9 30 Min 18 6.5 4 0.68 25

TB

Sáng 22.9 6.9 4.0 28.0 Chiều 25.2 7.5 4.8

Tháng 10

Nhiệt độ Độ pH DO NH3 Độ trong Max 28 7.8 5 0.97 30 Min 18 7 3.5 0.88 25

TB

Sáng 21.4 7.0 3.9 26.0 Chiều 23.8 7.6 4.7

Nhiệt độ trong từ tháng 4 đến tháng 8 giao động từ 26 - 330c nhìn chung thích hợp cho cá phát triển. Từ các tháng 9, 10 nhiệt độ có những ngày xuống thấp đến 180C đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Các yếu tố khác như độ pH, hàm lượng oxy hòa tan trong nước, hàm lượng khí NH3 đều trong ngưỡng phù hợp cho cá phát triển. 2.6. Hạch toán hiệu quả kinh tế:

Bảng 16: Đánh giá hiệu quả kinh tế khi nuôi cá ở mật độ 30 con/m2, diện tích ao nuôi 2000m2:

Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá ( đồng)

Thành tiền ( đồng)

Cá giống con 60,000 800 48,000,000 Thức ăn kg 14,700 18,000 264,600,000 Thuốc phòng bệnh Ao 1 5,000,000 5,000,000 Vôi Tấn 1 2,000,000 2,000,000 Cải tạo, tu sửa ao nuôi công 5 150,000 750,000 Công chăm sóc (1 người) tháng 6 2,000,000 12,000,000 Tiến điện bơm nước Số 144 2,000 288,000 Công thu hoạch cá công 40 150,000 6,000,000 Dụng cụ, vật tư rẻ tiền mau hỏng 1,775,000 Cộng 340,413,000 Chi phí cơ hội(13%) 22,126,845 Tổng chi (cộng + chi phí cơ hội) 362,539,845 Tổng thu 409,436,700

Page 38: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

38

Cá TP kg 10,775 38,000 409,436,700 Lãi ròng (Tổng thu - Tổng chi) 46,896,855 Tính lợi nhuận/vốn 13%

2.7. Khả năng tiêu thụ của Cá rô đầu vuông trên thị trường: Qua 02 năm triển khai nhóm thực hiện nhận thấy Cá rô đầu vuông tuy là một đối tượng nuôi mới nhưng đã tạo được một sức hút lớn, sự hấp dẫn lớn đối với người dân và thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt Cá rô đầu vuông được các thương lái tại một số tỉnh thành phố như Hải Phòng, Hải Dương thu mua với số lượng khá lớn từ một đến vài tấn trên ngày để đem đi tiêu thụ tại một số thành phố lớn như Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Trong những năm qua Trung tâm đã tiêu thụ ra ngoài thị trường trên 10 tấn Cá rô đầu vuông thương phẩm. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN: 1. Kết luận:

+ Đề tài đã đánh giá được ảnh hưởng của mật độ và thức ăn đến trọng lượng, năng suất và tỷ lệ sống của Cá rô đầu vuông ở các nghiệm thức nuôi 20 và 30con/m2 khi sử dụng thức ăn Kinh Bắc và thức ăn chế biến.

+ Khi nuôi Cá rô đầu vuông sử dụng thức ăn Kinh Bắc ( thức ăn công nghiệp) sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn ( cao nhất ở mật độ 30con/m2, trọng lượng TB từ 246 - 261g/con năng suất bình quân đạt 51.6 - 56.6 tấn/ha, đem lại lợi nhuận khá cao 234.484.275 đồng/ha) so với sử dụng thức ăn chế biến. Đề tài cũng đã lựa chọn được mật độ nuôi và loại thức ăn phù hợp.

+ Quá quá trình nghiên cứu đúc rút ra được Cá rô đầu vuông có sức sống khỏe, kháng bệnh tốt và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường sống cao xong khả năng chịu rét của cá kém, khi nhiệt độ nước xuống dưới 150C đã gặp hiện tượng Cá rô đầu vuông rúc đầu xuống bùn và bị chết. Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển từ 25 - 300C. Từ thực tế đó khuyến cáo người dân nuôi nên thả giống vào các tháng 4, tháng 5 dương lịch trong năm để thu hoạch cá trước những tháng mùa đông ở Miền Bắc (tháng 11, tháng 12 dương lịch trong năm).

+ Tiến hành tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 200 hộ dân nuôi cá nước ngọt tại một số huyện thi như Đông Triều, thị xã Quảng Yên và thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.

+ Xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông phù hợp với điều kiện nuôi, điều kiện khí hậu và điều kiện thủy lý, thủy hóa tại những vùng có diện tích nuôi cá nước ngọt tại tỉnh Quảng Ninh.

+ Sản phẩm tạo ra khi kết thúc đề tài là 13.034kg cá thương phẩm.

Page 39: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

39

2. Ý kiến đề xuất: Đề nghị các cơ quan quản lý cho phép phát triển nuôi Cá rô đầu vuông và cho áp

dụng bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi, kết quả của chuyên đề 3 tại Quảng Ninh. Đề nghị UBND tỉnh cho thực hiện chương trình nghiên cứu ứng dụng cho sinh

sản nhận tạo Cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu về con giống của người dân trong và ngoài tỉnh, tăng thêm cơ cấu thành phần loài nuôi tại Quảng Ninh.

Ngày ....tháng.....năm 201.... Tổ chức chủ trì đề tài

Ngày ....tháng.....năm 201... Cơ quan chủ quản

Ngày ... tháng.... năm 2013 Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Đức Trường

Page 40: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

40

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 5.1. Tài liệu tham khảo mạng: 1. http://www.agroviet.gov.vn: Thu Hiền, Hội nghị bàn giải pháp phát triển giống thủy sản Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2020. 2. http://www.vietfish.org: Quảng Ninh phấn đấu sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2015 đạt trên 10.000 tấn. 3. http://www.tiengiang.gov.vn: Thành Công, "Cá rô đầu vuông" - Hiệu quả kinh tế cao, nhưng không nên nuôi ồ ạt. 4. http://thuysanvietnam.com.vn: Kim Oanh, Bình Thuận: Nuôi Cá rô đầu vuông ở Nghị Đức. 5. http://www.baomoi.com: Nuôi Cá rô đầu vuông thời gian ngắn, hiệu quả cao. 6. http://www.haiduongdost.gov.vn: Nuôi Cá rô đầu vuông cho hiệu quả kinh tế cao. 7. snnptnt.thanhhoa.gov.vn: Hội thảo phát triển Cá rô đầu vuông và Cá rô phi Đài Loan lai xa tại Thanh Hoá. 8. http://www.fistenet.gov.vn: Văn Ninh-Thúy Quỳnh, Hội nghị sơ kết công tác nuôi trồng thủy sản các tỉnh phía Bắc 6 tháng đầu năm 2013. 9. http://thuysanvietnam.com.vn: Nuôi Cá rô Đầu Vuông Ở Đầm Hà, hứa hẹn hướng phát ttriển mới. 10.http://www.kinhtenongthon.com.vn: Thanh Hóa cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá lóc, Cá rô đầu vuông. 11. http://www.bentre.gov.vn: Thu nhập cao nhờ nuôi Cá rô. 12. http://haiduongdost.gov.vn: Nuôi thâm canh Cá rô đầu vuông tại xã Tân Việt, huyện Thanh Hà. 13. http://thongtinkhcn.vinhlong.gov.vn 14. http://nguyenhungth.com: Kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông. 15. http://www.quangninhtoday.vn/index.php?option 16. http://baoquangninh.com.vn: Hiệu quả từ các mô hình nuôi trồng thuỷ sản. 17. http://vinhlong.mard.gov.vn 18. http://www.kinhtenongthon.com.vn

19. http://khuyennongthaibinh.vn: Đỗ Thị Điểm (2013), Các giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên Cá rô đầu vuông.

5.2. Tài liệu là sách báo: 20. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Báo cáo sản phẩm nuôi cá sủ đất trong lòng bằng thức ăn công nghiệp tại Quảng Ninh. 21.Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông - khuyến ngư năm 2012, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Quảng Ninh.

Page 41: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

41

VII. PHỤ LỤC: Phụ lục 1: Bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh 1. Xuất xứ của bản hướng dẫn kỹ thuật:

Bản Hướng dẫn Kỹ thuật này là kết quả của Đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng nuôi Cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh”, được thực hiện trong hai năm ( 2012 - 2013). Đây là một trong các sản phẩm được thực hiện theo nhu cầu đặt hàng của Sở Khoa học Công nghệ Quảng Ninh với Trung tâm Khoa học Kỹ thuật & Sản xuất giống Thủy sản Quảng Ninh. 2. Đặc điểm sinh học của Cá rô đầu vuông: 2.1. Hệ thống phân loại:

Lớp : Osteichthyes (cá xương) Bộ : Perciformes (cá vược) Bộ phụ: Anabantoidei (Cá rô)

Họ: Anabantidae (họ Cá rô đồng) Giống: Anabas (Cá rô đồng)

Loài: Anabas sp Tên Việt Nam: Cá rô đầu vuông.

2.2. Hình thái và phân bố: - Lúc nhỏ hình dáng Cá rô đầu vuông giống như Cá rô đồng bình thường nhưng khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, môi trề, bụng sệ, đuôi dài, vây dưới dầy. Thân cá dài và hơi cong có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá, đuôi xòe có màu hơi đỏ. - Trong tự nhiên Cá rô đầu vuông được phát hiện lần đầu ở ao nuôi cá nước ngọt tại tỉnh Hậu Giang, Nam Bộ. Sau đó được nuôi ở nhiều nơi, từ miền nam, trung và miền bắc Việt Nam. Cá có thể sống và sinh trưởng tốt trong các thủy vực nước ngọt như ao, hồ, sông, suối và mương lạch. 2.3. Tập tính dinh dưỡng: - Là loài cá dữ, ăn tạp, thiên về động vật. Thức ăn bao gồm tôm, tép, cá con, sinh vật phù du, hạt cỏ, thóc và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản. Trong nuôi thâm canh, cá sử dụng tốt thức ăn viên với hàm lượng đạm thích hợp (28 - 35%), tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn. 2.4. Đặc điểm Sinh trưởng: - Cá rô đầu vuông có tốc độ sinh trưởng nhanh. So với Cá rô đồng, Cá rô đầu vuông có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn từ 3 đến 4 lần. Con đực và con cái có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau (ở Cá rô đồng con cái có tốc độ lớn gấp 2 lần con đực). Ở Miền Nam, cá nuôi 4 tháng có thể đạt 150–200g; 7 tháng có thể đạt 500g–800g/con. Nếu

Page 42: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

42

thời gian nuôi cá càng kéo dài, kích thước và trọng lượng cá càng lớn chứ không giảm như Cá rô đồng, chất lượng thịt cá cũng càng tăng theo trọng lượng cá. Theo Phạm Hữu Tráng và Hồ Oanh, Cá rô đầu vuông có hệ số Thức ăn ( FCR) là 1,4. - Cá có sức sống khỏe, có thể sống và phát triển được ở điều kiện nuôi có mực nước thấp hoặc nước bị nhiễm bẩn trong thời gian khá dài. 2.5. Sinh sản và sản xuất giống: - Ở Miền Nam, Cá rô đầu vuông nuôi thành thục sau 8 tháng tuổi. Loài cá này có tập tính giữ con, sinh sản tập trung vào mùa mưa, tháng 6 -7 và có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm. Năm 2009, giống Cá rô đầu vuông đã bước đầu được sản xuất nhân tạo tại trại giống thủy sản Hậu Giang. Hiện nay nhiều trại giống tư nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long đang sản xuất giống Cá rô đầu vuông. Năm 2011, tại Hải Phòng, Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông – thôn Đông Ninh – Tiên Minh – Tiên Lãng – Hải Phòng đã nhập trứng Cá rô đầu vuông về để ấp, ương nuôi thành cá giống cung cấp cho thị trường một số tỉnh phía Bắc. 3. Đối tượng và phạm vi áp dụng: - Bản hướng dẫn kỹ thuật này áp dụng cho các hộ gia đình và các đơn vị nuôi cá nước ngọt tại Quảng Ninh. - Áp dụng thích hợp cho những chủ đầu tư có điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có khả năng điều tiết và quản lý môi trường nước. - Phương pháp nuôi đơn loài, nuôi trong ao đất, sử dụng thức ăn công nghiệp, mật độ nuôi 30con/m2 trở xuống. 4. Các chỉ tiêu chính cần đạt:

- Mật độ cá nuôi 20-30con/m2 -Thời gian nuôi 6 tháng - Thời gian thả giống: Tháng 4 đến tháng 5 dương lịch trong năm - Tỉ lệ sống ≥ 80% - Cỡ cá thu hoạch: 125g - 300g/con - Năng suất cá đạt: 34 - 42 tấn/ha. Lưu ý:

Đối với các hộ gia đình hạn chế về vốn đầu tư và điều kiện cơ sở hạ tầng (ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước, trang thiết bị...) có thể áp dụng mật độ nuôi 10 con/m2; 20con/m2. Tuy năng suất và sản lượng nuôi thấp hơn, nhưng hiệu quả kinh tế trên số vốn đầu tư có thể cao hơn so với nuôi mật độ cao.

Page 43: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

43

5. Kỹ thuật nuôi: 5.1. Lựa chọn ao nuôi: - Ao nuôi Cá rô đầu vuông nên có diện tích từ 300m2 - 2000m2 - Chất đáy là bùn, cát, bùn cát, cát bùn, bùn pha sét. - Bờ ao phải được kè chắc chắn bằng đá, gạch, bê tông hoặc có những miếng proxi măng chắn dữ. Với ao là bờ đất cần có lưới, bạt cao từ 30 - 50cm chắn xung quoanh bờ. - Giao thông thuận tiện, có nguồn điện chiếu sáng, an ninh trật tự được đảm bảo an toàn. - Không nên chọn ao nuôi gần những khu nước thải công nghiệp, sinh hoạt hoặc nơi có nước thải của khu vực chuồng trại chăn nuôi thải ra sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi cung cấp ra thị trường. - Nên bố trí ao ở nơi thuận tiện cho việc cấp thoát nước. Ao có độ sâu mực nước tốt nhất là từ 1,2 – 1,5m.

Bảng 1: Một số thông số về chất lượng nước trong ao nuôi Cá rô đầu vuông

STT Thông số Đơn vị tính Phạm vi thích hợp

1 pH 7.0 - 8.0

2 Ôxy hòa tan (DO) mg/lít > 4

3 Nhiệt độ 0C 25 - 30

4 Amonia (NH3) mg/lít < 1.0

5 Niterite ( NO2) mg/lít < 0.3

6 Độ trong cm 40

7 Khí sunfurhydro ( H2S) mg/l < 0.01

Page 44: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

44

5.2. Cải tạo ao nuôi: 5.2.1 Các bước cải tạo ao nuôi được thực hiện theo thứ tự sau:

Tháo cạn ( bơm cạn ) nước ao nuôi

Kiểm tra kỹ bờ ao, cống cấp thoát nước, xử lý những chỗ bị rò rỉ, thu gom rác bẩn, cá tạp trong ao nuôi

Vãi vôi xử lý đáy ao nuôi ( 15 – 20kg/100m2 )

Phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày, tuỳ theo điều kiện thời tiết, khi thấy đáy ao xuất hiện những vết nứt hình chân chim là được

Tiến hành cấp nước vào ao nuôi đạt mức từ 1,2 – 1,5m, cống cấp phải có túi, lưới chắn để không cho tôm cá tạp vào trong ao

Tiến hành sát khuẩn nước ao nuôi bằng IODINE hoặc BKC với liều lượng là 1 lít/1000m3 nước

Chờ 2 - 3 ngày sau tiến hành bổ sung thêm chế phẩm sinh học BIO - DW với liều lượng 1000g/1500m3 - 2000m3nước ao

Ngày hôm sau tiến hành gây màu nước ao nuôi bằng phân vô cơ (1-2g/100m2). Trong quá trình gây màu lượng phân được té vào hai ngày liên tiếp.

Quan sát màu nước ao thấy có màu xanh vỏ đỗ thì tiến hành thả cá nuôi

Page 45: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

45

5.3. Lựa chọn con giống và thả giống: 5.3.1. Lựa chọn cá giống: - Bằng phương pháp cảm quan:

+ Lựa chọn con giống có kích cỡ tương đối đồng đều, chiều dài từ 2 - 4cm/con. + Cá khỏe mạnh: Vận động nhanh nhẹn, bắt mồi tốt. + Cá không dị tật, không mang mầm bệnh. + Con giống phải có màu vàng nhạt tự nhiên của cá

- Nguồn gốc: Con giống phải được mua tại những cơ sở sản xuất giống có uy tín trên thị trường. - Kiểm dịch: Con giống trước khi mua, thả nuôi phải được kiểm tra dịch bệnh (có giấy kiểm dịch kèm theo). 5.3.2. Xử lý cá trước khi thả: - Thuần hóa cá:

Khi cá mới vận chuyển từ nơi khác về thường có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa môi trường nước trong ao và nước trong bao (lồ, sọt) chứa cá giống. Vì vây, cần có bước thuần hóa, làm cân bằng nhiệt độ môi trường giữa nước vận chuyển và môi trường nuôi mới để tránh gây sốc cho cá. Cách thuần hóa như sau:

+ Thuần hóa cá được vận chuyển kín: Cá thường được đựng trong các túi polyetylen chứa nước có bơm ô xy. Khi đưa bao chứa cá giống đến ao, cần thả các bao chứa cá giống xuống ao để cân bằng nhiệt độ. Thời gian để các túi chứa cá trong ao khoảng 5-10 phút. Khi đã cân bằng nhiệt độ thì tiến hành thả cá giống càng nhanh càng tốt bằng cách mở các túi, bao chứa cá giống ra, nghiêng túi để cá giống bơi ra.

+ Thuần hóa cá giống được vận chuyển hở: Thông thường, cá giống được giữ trong các bể, thùng, lồ có lót bạt không thấm nước và được sục khí ôxy. Khi cá giống được vận chuyển đến nơi, cần múc nước ao nuôi cho vào trong dụng cụ đựng cá giống để tạo sự cân bằng nhiệt độ nước. Thời gian khoảng 5-10 phút. Sau đó xúc cá để thả xuống ao nuôi. Thao tác xúc cá phải cẩn thận, nhẹ nhàng và khẩn trương, tránh để cá ngạt và không làm xây sát cá. Chú ý: Sau khi thả xong kiểm tra kỹ trong bao xem có còn cá không để tránh hiện tượng thả không hết cá giống gây lãng phí và ảnh hưởng đến năng suất sau khi thu hoạch. - Tắm cho cá bằng nước muối: Trường hợp phát hiện cá có dấu hiệu bệnh trên da, hoặc muốn loại bỏ một số bệnh ký sinh trùng cho cá, người nuôi nên tắm cho cá bằng nước muối trước khi thả cá xuống ao.

+ Dụng cụ sử dụng là chậu, xô nhựa có thể tích 80 - 200 lít, bể xi măng, bể lót bạt, thùng xốp.

Page 46: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

46

+ Nồng độ muối dùng để tắm cho cá: 2- 3% ( 20 - 30g muối trắng/lít nước) + Thời giam tắm cho cá: Từ 3 - 5 phút.

5.3.3. Thời gian thả giống: - Thời gian thả: Chúng ta tiến hành thả cá vào lúc trời râm mát và vào những thời điểm nhiệt độ nước trong ao không cao quá 300c. Tránh thả cá vào những lúc có mưa bão sẽ gây hao hụt cá giống vì thời điểm đó cá sẽ rất dễ bị sốc do một số yếu tố môi trường bị biến động mạnh đặc biệt là độ pH, nhiệt độ nước. - Mùa vụ thả: Thích hợp từ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch. 5.4. Chăm sóc ao nuôi: 5.4.1. Thức ăn và chế độ cho ăn: 5.4.1.1. Thức ăn sử dụng: Thức ăn công nghiệp có độ đạm từ 28 - 35%

Bảng 2: Khẩu phần ăn và số lần cho cá ăn trong ngày

Thời gian nuôi

Khẩu phần ăn (% tổng trọng lượng cá trong

ao)

Thời gian cho cá ăn Số lần

cho ăn/ngày

Ghi chú Sáng (giờ)

Chiều ( giờ)

Tháng thứ 1 5

7 – 8 3 – 4 2

Thời gian cho cá ăn sẽ được thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết

Tháng thứ 2 3 - 4

Tháng thứ 3

Từ tháng thứ 4 trở đi 2

5.4.1.2. Cách cho ăn: - Trong hai tháng đầu ta té thức ăn vùng quanh bờ ao, những tháng tiếp theo ta cho cá ăn tại các điểm cố định trong ao nuôi. - Do đặc tính thức ăn công nghiệp có thời gian nổi trên mặt nước khá lâu (từ 6 - 8 tiếng). Vì vậy khi cho cá ăn không nên bố trí sàng ăn trong ao nuôi. Sau khi cho cá ăn từ 2 - 3 giờ ta tiến hành quan sát, kiểm tra xem có còn thức ăn nổi trên mặt ao không để vớt bỏ đi từ đó có sự điều chỉnh tăng hay giảm lượng thức ăn trong các ngày tiếp theo cho phù hợp. Ngoài ra cứ 2 - 3 ngày ta lội xuống các điểm cho ăn cố định, dùng tay kiểm tra phần đáy ao tại các điểm đó xem có thức ăn dư thừa bị chìm xuống không. Nếu có, tiến hành dùng xô hay chậu vét bỏ lên bờ để tránh hiện tượng thức ăn thừa tích tụ lâu ngày phân hủy làm tăng hàm lượng các chất hữu cơ, vô cơ và các loại khí độc khiến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ cá bị nhiễm bệnh và làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cá.

Page 47: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

47

5.5. Quản lý ao nuôi: - Hàng ngày thường xuyên kiểm tra môi trường ao nuôi, bờ cống ao, hoạt động và khả năng ăn mồi của cá để có những điều chỉnh kịp thời. - Định kỳ tiến hành thay nước 15 ngày/lần, mỗi lần thay khoảng 30% lượng nước trong ao. Trong những trường hợp môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm như có mùi hôi thối, nước có màu xanh đậm, màu đen thì tiến hành thay khoảng 50 – 60% lượng nước trong ao. Sau đó tiến hành cấp nước mới vào ao nuôi đạt từ 1,2m trở lên, tiếp đến ta té vôi bột với lượng 1- 2kg/100m2. Hai ngày sau khi té vôi tiếp tục dùng IODINE hoặc BKC té đều khắp mặt ao để sát khuẩn nước ao nuôi với lượng1 lít/1.500 - 2.000m3 nước. Chờ hai ngày sau dùng chế phẩm sinh học té xuống ao nuôi với lượng 1000g/ 2.500 - 3.000m3 nước. Việc dùng chế phẩm sinh học là để kích thích các chủng vi sinh vật có lợi phát triển giúp phân hủy các chất hữu cơ, xác tảo có trong ao, làm giảm bùn tích tụ ở đáy ao, giảm độc tố trong môi trường ao nuôi. Từ đó làm ổn định môi trường ao nuôi, kích thích nguồn thức ăn tự nhiên (động vật phù du) trong ao nuôi phát triển và ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh cho cá. - Hàng tháng tiến hành kiểm tra sinh trưởng và phát triển của cá một lần để có những điều chỉnh về thức ăn cũng như dự tính sản lượng và thời gian tiến hành thu hoạch cá. 5.6. Phòng trị bệnh cho cá nuôi: 5.6. 1. Phòng bệnh cho cá: - Cá rô đầu vuông có sức chịu đựng khá tốt trước sự biến đổi của môi trường ao nuôi. Cá có khả năng kháng bệnh cao. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, nếu gặp thời tiết xấu như mưa nhỏ kéo dài, độ ẩm không khí cao ( tháng 2 đến tháng 4 dương lịch) và trong những thời điểm giao mùa từ mùa thu sang mùa đông (tháng 9 đến tháng 10 dương lịch), cá có thể bị mắc một số bệnh như bệnh nấm thủy mi, bệnh do vi khuẩn . Vì vậy, người nuôi cần có các biện pháp phòng bệnh như sau: - Cải tạo môi trường ao nuôi: Trước khi ương nuôi hay thả cá vào ao cần phải tẩy dọn bùn đáy, tu sửa bờ, cỏ rác xung quanh sau đó dùng vôi bột hoặc hoá chất để khử trùng ao nuôi. - Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho cá: Cá giống khi chuyển từ vùng này qua vùng khác phải tắm cho cá trước khi thả bằng nước muối 2 – 3%, thời gian từ 3 - 5 phút. - Sát trùng nơi cá đến ăn: Xung quanh nơi cho cá ăn thường có thức ăn bị dư thừa, thối rữa, gây nhiễm bẩn đồng thời tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển vì vậy cần thường xuyên khử trùng địa điểm cho ăn. Tuỳ thuộc vào chất lượng nước, độ sâu, nhiệt độ nước mà dùng loại thuốc, hóa chất khử trùng với liều lượng khác nhau. Thông thường một tháng tiến hành một lần bằng cách dùng 10 – 15kg vôi nung/túi hoặc 100 – 200gr Clorua vôi/túi, treo từ 2 - 3 túi xung quanh điểm cho cá ăn. - Sát trùng dụng cụ: Sinh vật gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan từ ao bị bệnh sang ao không nhiễm bệnh. Vì vậy, dụng cụ nên được dùng riêng biệt cho từng ao, nếu dùng

Page 48: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

48

chung phải khử trùng bằng thuốc tím (KMnO4) hoặc bằng IODINE trước khi dùng cho ao khác. - Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát triển bệnh: Tại Quảng Ninh cá thường bị nhiễm bệnh vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ và trong những tháng cuối mùa thu đầu mùa đông. Do đây là thời điểm chuyển giao thời tiết giữa các mùa nên điều kiện khí hậu thường diễn biến rất phức tạp (nắng mưa thất thường, độ ẩm không khí cao....vv). Vì vậy trước thời gian trên người nuôi cần làm tốt việc sát khuẩn nước cho ao nuôi. - Tiêu diệt ký chủ cuối cùng ở trên cạn: Dọn sạch cỏ rác, san bằng quanh ao để không còn nơi ẩn nấp và đẻ trứng của ký chủ, xử lý phân hữu cơ theo đúng kỹ thuật trước khi bón xuống ao. - Tăng cường sức đề kháng cho cá: Cải tiến phương pháp quản lý, nuôi dưỡng cá ở mật độ thả thích hợp, thường xuyên chăm sóc quản lý, thao tác đánh bắt vận chuyển nhẹ nhàng tránh sây xát. Trộn thêm 5g Vitamin C, khoáng chất vào 1kg thức ăn cho cá ăn liên tục trong một tuần. - Làm tốt việc chọn cá giống trước khi mua về thả nuôi, mua cá giống tại những cơ sở có uy tín trên thị trường. 5.6. 2. Trị bệnh cho cá: 5.6.2.1. Bệnh nấm thủy mi: - Biểu hiện của bệnh: Cá bơi chậm, hay nổi lên trên mặt nước, giảm ăn. Trên phần thân, đuôi cá xuất hiện những đám nhớt nhỏ như đầu ngón tay và to hơn. Bệnh này lan truyền chậm và không gây chết cho cá nuôi. Tuy nhiên, bệnh nhiều sẽ làm cho cá ngứa ngáy, kém ăn và chậm lớn. - Trị bệnh: Dùng vôi bột hòa tan với nước té đều khắp mặt ao, lượng vôi 1- 2kg/100m3. Ngày hôm sau té IODINE khắp mặt ao với liều lượng 1 lít/1000m3 nước và 5 ngày sau lặp lại một lần nữa. Ngoài ra khi cho ăn, ta trộn thêm 5 - 10mg Vitamin C vào thức ăn cho cá ăn liên tục trong 1 tuần. 5.6.2.2. Cá bị bệnh lở loét do vi khuẩn: - Dấu hiệu bệnh lý : Những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động bơi lội chậm, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá xẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết loét dần dần lan rộng, vẩy rụng. Những con cá bị bệnh nặng, các vết loét lõm sâu tới xương. Bệnh này sẽ gây chết cá rất nhanh nếu không được chữa trị kịp thời. - Cách phòng bệnh:

+ Dùng vôi bột hòa với nước té khắp mặt ao và cả xung quoanh bờ ao với liều lượng 2 kg/100m2, 15 ngày tiến hành làm 1 lần. - Cách trị bệnh:

+ Dùng IODINE với liều lượng 1 lít/1000m3 nước hoặc BKC với liều lượng 1 lít/1.500m3 nước té đều khắp mặt ao đồng thời dùng kháng sinh Oxytetracyline với

Page 49: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

49

lượng 3 - 5g/kg thức ăn, Vitamine C với lượng 5 - 10g/kg thức ăn rồi trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục trong 5 ngày. 5.7. Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch: 5.7.1. Thu hoạch cá: - Thu tỉa:

+ Có thể tiến hành thu tỉa những con đủ kích cỡ thương phẩm để giảm mật độ đàn, thu được nhiều con cá có cỡ to, tăng giá bán bình quân cho vụ nuôi.

+ Cách thu: bằng cách kéo lưới và bắt bằng thủ công. - Thu toàn bộ:

+ Thu toàn bộ vào tháng 11-12 dương lịch. Trước khi thu toàn bộ, người nuôi cần tìm hiểu thị trường, giá cả, tìm nhà tiêu thụ, ký hợp đồng bán để tránh bị ép giá.

+ Cách thu: thu bằng lưới, kết hợp với tháo/bơm cạn để bắt toàn bộ cá. - Sau khi thu hoạch xong tiến hành vệ sinh, cải tạo ao nuôi để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. 5.7.2. Phương pháp bảo quản cá sau thu hoạch: - Có rất nhiều cách để bảo quản cá sau thu hoạch như ( bảo quản bằng cách xấy khô, bảo quản bằng cách ướp đá, bảo quản trong kho lạnh, tủ lạnh cấp đông....). Xong phổ biến và dân dã nhất là bảo quản cá bằng cách ướp đá, các bước tiến hành làm như sau: + Cá khi thu lên phải được rửa sạch, mổ lấy hết nội tạng, mang sau đó được rửa sạch. + Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ bảo quản như thùng xốp, thùng phuy bằng nhựa, thùng nhựa, kích cỡ thùng tùy thuộc vào số lượng cá cần bảo quản. + Tiến hành rải một lớp đá nhỏ từ 5 - 10cm xuống đáy thùng, sau đó cho một lớp cá lên, rồi lại cho một lớp đá dầy khoảng 5cm lên trên lớp cá. Quá trình này được thực hiện đan xen lẫn nhau đến khi cho cá vào đầy thùng và lớp trên cùng của thùng bảo quản phải là một lớp đá dầy từ 5 - 10cm. Sau đó ta tiến hành đậy kín nắp thùng lại, lấy băng dình dán xung quoanh tránh bị hở. Với cách này thời gian bảo quản từ 2 - 3 ngày, nếu muốn kéo dài thời gian hơn ta cần tiến hành bổ xung thêm đá mới vào. Tuy nhiên chúng ta không nên bảo quản cá quá nâu theo cách này vì sẽ không đảm bảo được chất lượng của thịt cá. Nếu muốn bảo quản thời gian dài dưới 12 tháng ta nên bảo quản cá trong kho lạnh, tủ lạnh để cấp đông với cách làm như sau: Cá được rửa sạch, mổ lấy hết nội tạng, mang, sau đó đem rửa sạch để dáo nước, tiến hành cho cá vào trong hộp nhựa có nắp đậy hoặc trong các túi nilon buộc kín lại, rồi cho vào trong tủ lạnh để cấp đông.

Page 50: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

50

5.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế: Bảng 3: Hiệu quả kinh tế khi nuôi cá ở mật độ 30 con/m2,

diện tích ao nuôi 2000m2:

Nội dung ĐVT Số lượng

Đơn giá ( đồng)

Thành tiền ( đồng)

Cá giống con 60,000 800 48,000,000 Thức ăn kg 14,700 18,000 264,600,000 Thuốc phòng bệnh Ao 1 5,000,000 5,000,000 Vôi Tấn 1 2,000,000 2,000,000 Cải tạo, tu sửa ao nuôi công 5 150,000 750,000 Công chăm sóc (1 người) tháng 6 2,000,000 12,000,000 Tiến điện bơm nước Số 144 2,000 288,000 Công thu hoạch cá công 40 150,000 6,000,000

Dụng cụ, vật tư rẻ tiền mau hỏng 1,775,000 Cộng 340,413,000 Chi phí cơ hội (13%) 22,126,845 Tổng chi(cộng + chi phí cơ hội) 362,539,845 Tổng thu 409,436,700 Cá TP kg 10,775 38,000 409,436,700 Lãi ròng (Tổng thu - Tổng chi) 46,896,855 Lợi nhuận/ha 234,484,275

5.9 Khuyến cáo kỹ thuật khi nuôi Cá rô đầu vuông ở mật độ nhỏ hơn 10con/m2 sử dụng thức ăn chế biến:

Tùy thuộc vào điều kiện đầu tư của từng hộ gia đình mà người nuôi có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng những sản phẩm nông nghiệp sẵn có tại gia đình, địa phương phối trộn với nhau để nuôi Cá rô đầu vuông ở mật độ thấp hơn 10 con/m2, các chỉ tiêu chủ yếu và các khâu kỹ thuật chính như sau: 5.9.1 Các khâu cải tạo ao, chọn giống, kỹ thuật thuần cá, thả cá: Làm như đối với nuôi bằng thức ăn công nghiệp ở mật độ 20 - 30con/m2. 5.9.2 Cho cá ăn: 5.9.2.1 Nguyên liệu và cách phối trộn thức ăn: - Nguyên liệu để chế biến thức ăn gồm: Bột cá, cám gạo, cám ngô, Vitamin C. - Cách thức phối trộn thức ăn chế biến:

+ 30% bột cá + 50% cám gạo

Page 51: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

51

+ 19 % Cám ngô (củ sắn khô được nghiền nhỏ, củ khoai lang...vv) + 1% Vitamin C Sau đó bột cá được trộn đều với cám gạo, cám ngô (củ sắn khô được nghiền nhỏ,

củ khoai lang...vv) đem nấu chín, để nguội rồi tiếp tục trộn Vitamine C vào và cho cá ăn theo khẩu phần ăn đã định trước. 5.9.2.2 Khẩu phần ăn:

Bảng 4: Khẩu phần ăn và số lần cho cá ăn trong ngày

Thời gian nuôi

Khẩu phần ăn (% tổng trọng lượng cá trong

ao)

Thời gian cho cá ăn Số lần

cho ăn/ngày

Ghi chú Sáng ( giờ)

Chiều ( giờ)

Tháng thứ 1 5 - 7

7 – 8 3 – 4 2

Thời gian cho cá ăn sẽ được thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết

Tháng thứ 2 4 - 6

Tháng thứ 3

Từ tháng thứ 4 trở đi 3

5.9.2.3 Cách thức cho cá ăn: - Trong hai tháng đầu ta té thức ăn vùng quanh bờ ao, những tháng tiếp theo ta cho cá ăn tại nhiều điểm cố định kết hợp với việc treo các sàng ăn để cho cá sử dụng mồi. - Do đặc tính thức ăn chế biến có thời gian nổi trên mặt nước là rất ít. Chính vì vậy khi cho cá ăn cần bố trí nhiều sàng ăn ở các vị trí khác nhau, sàng ăn được bố trí từ khi bắt đầu thả giống. - Cách bố trí sàng ăn: Trong vòng 100m2 mặt nước ta đặt từ 1 - 2 cái, sàng ăn được treo chìm xuống dưới mặt nước từ 20 - 30cm và cách bờ ao từ 2 - 3m, sàng ăn được treo trên cọc tre, cọc gỗ có cây chống trên bờ. Sàng ăn thường có kích cỡ dài 1m, rộng 1m, cao 0,15 - 0,2m.

Page 52: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

52

Hình 1: Sàng cho cá ăn

- Lượng thức ăn cho vào trong sàng nên chiếm từ 1/4 đến 1/5 lượng thức ăn cho cá ăn trong một bữa. - Sau khi cho cá ăn xong từ 2 - 3 giờ ta tiến hành nhấc sàng ăn lên để kiểm tra xem thức ăn có bị dư thừa không để vớt bỏ đi từ đó có sự điều chỉnh tăng hay giảm lượng thức ăn trong các ngày tiếp theo cho phù hợp. Nếu cá sử dụng hết thức ăn trong sàng ăn thì ta giữ nguyên hoặc tăng thêm một lượng nhỏ thức ăn cho bữa sau. Ngoài ra, cứ 2 - 3 ngày ta lội xuống các điểm cho ăn cố định, dùng tay kiểm tra phần đáy ao tại các điểm đó xem có thức ăn dư thừa bị chìm xuống không. Nếu có, tiến hành dùng xô, chậu vét bỏ lên bờ để hạn chế lượng thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao. Thức ăn dư thừa tích tụ lâu ngày bị phân hủy sẽ làm tăng hàm lượng các chất hữu cơ, vô cơ và các loại khí độc khiến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, làm tăng nguy cơ cá bị nhiễm bệnh và làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cá. - Định kỳ 10 - 15 ngày vệ sinh sàng ăn một lần bằng cách ngâm sàng ăn trong nước vôi từ 1 - 2 ngày sau đó dùng bàn chải cước mềm đánh cho sạch để tiếp tục sử dụng. 5.9.3. Quản lý ao nuôi: - Hàng ngày thường xuyên kiểm tra môi trường ao nuôi, bờ cống ao, hoạt động và khả năng ăn mồi của cá để có những điều chỉnh kịp thời. - Đình kỳ tiến hành thay nước 30 ngày/lần, mỗi lần thay khoảng 20 - 30% lượng nước trong ao. Sau đó tiến hành té vôi bột với lượng 1 – 2kg/100m2. Hai ngày sau khi té vôi tiếp tục dùng IODINE hoặc BKC sát khuẩn nước ao nuôi với lượng 1 lít/1500 - 2000m3 nước, chờ hai ngày sau dùng chế phẩm sinh học té xuống ao nuôi với lượng 1000g/ 2500 - 3000m3 nước. - Hàng tháng tiến hành kiểm tra sinh trưởng và phát triển của cá một lần để có những điều chỉnh về thức ăn cũng như dự tính sản lượng và thời gian tiến hành thu hoạch cá.

Page 53: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

53

5.9.4. Công tác phòng trị bệnh, thu hoạch cá: làm tương tự như với nuôi cá dùng thức ăn công nghiệp. 5.9.5. Dự tính hiệu quả kinh tế:

Nội dung ĐVT Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Cá giống con 20,000 800 16,000,000 Thức ăn kg Cám gạo (50%) 4000 8,000 32,000,000 32,000,000 Cám ngô (19%) 1520 12,000 18,240,000 18,240,000 Bột cá (30%) 2400 16,000 38,400,000 38,400,000 Vitamine C (1%) 80 42,000 3,360,000 3,360,000 Thuốc phòng bệnh Ao 1 5,000,000 5,000,000 Vôi Tấn 0,5 2,000,000 1,000,000 Cải tạo, tu sửa ao nuôi công 5 150,000 750,000 Tiến điện bơm nước Số 144 2,000 288,000 Công chăm sóc (1 người) Tháng 6 2,000,000 12,000,000 Công thu hoạch cá công 20 150,000 3,000,000 Dụng cụ, vật tư rẻ tiền mau hỏng 1,775,000 Cộng 131,813,000 Chi phí cơ hội(13%) 8,567,845 Tổng chi (cộng + chi phí cơ hội) 140,380,845 Tổng thu 152,000,000 Cá TP kg 4,000 38,000 152,000,000 Lãi ròng (Tổng thu - Tổng chi) 11,619,155 Lợi nhuận/ha 58,095,775

Hiệu quả đầu tư ( tồng thu/tổng chi) x 100% 108.3%

Page 54: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

54

Phụ lục 2: Giá trị Max, Min, TB của cá nuôi trong năm 2013 khi thu hoạch: Giá trị

Hộ ông Vũ Văn Lương

Hộ Bà Phạm THị Huấn

Hộ ông Nguyễn Thành Lam

Hộ ông Bùi Tố Hùng

L(cm) W(g) L(cm) W(g) L(cm) W(g) L(cm) W(g) TB 19.1 246 19.8 257 20.03 261 19.2 253

Max 22 300 24 320 23 350 22 300 Min 11.5 110 15 110 17 160 14 100

Phụ lục 3: Một số hình ảnh tập huấn kỹ thuật nuôi Cá rô đầu vuông:

Page 55: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

55

Phụ lục 4: Một số hình ảnh thả cá giống:

Page 56: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

56

Phụ lục 5: Một số hình ảnh thu hoạch Cá rô đầu vuông:

Page 57: MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:6 II. TỔ ỆU:7 Ộ ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: … fileẢnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ

57

Phụ lục 6: Một số hình ảnh về bệnh trên Cá rô đầu vuông: