mẤy cẢm nghiỆm vỀ bÌnh ca -...

20
MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA Lm. Kim Long Vâng lời Đức Cha Chủ Tịch, tuy đã được nghỉ hưu nhưng vẫn tha thiết với Thánh Nhạc, tôi xin mạo muội nói đôi lời về Bình ca, một gia tài vô giá của Hội Thánh mà bản thân tôi đã dành phần lớn thời giờ để nghiên cứu, học hỏi, thể hiện và giảng dạy. Trong giới hạn 60 phút của một buổi thuyết trình, tôi không có cao vọng trình bày những nét Thẩm Mỹ, những qui luật, những cấu trúc... của một bộ môn được hình thành với bề dày lịch sử thật đáng tôn trọng, mà chỉ xin ghi lại đôi cảm nghiệm cá nhân khi sáng tác Thánh ca. I. Bình ca trong lịch sử Thánh Nhạc. Trong thông điệp KỶ LUẬT THÁNH NHẠC, Đức Piô XII ghi nhận bài ca chiến thắng mà Môsen và dân Do Thái tấu vang để ca tụng Chúa sau khi vượt qua Biển Đỏ (Xh 15, 1-20) như là khởi điểm của dòng lịch sử Thánh Nhạc... Qua thời hoàng kim dưới triều Vua Đavid và Vua Salômôn, những qui định về phẩm trật và những bài ca, những cung cách phải giữ khi cử hành các nghi lễ tại đền thờ... Ngay cả đến thời Chúa Giêsu, khi Ngài hát Thánh vịnh với các môn đệ (Mt 26,30) hay khi các tín hữu thời Hội Thánh sơ khai cùng nhau hát Thánh Vịnh và tham dự nghi lễ Bẻ Bánh... (Cf.Cv 2,42) Không ai và không tài liệu nào xác định được đó là những giai điệu Bình Ca... Cả những Bài Thánh Vịnh, Thánh Thi và Thánh ca do Thần Khí linh hứng được Thánh Phaolô nhắc tới trong thư gởi tín hữu Ephêsô (Ep 5,19) cũng không thể xác định đã được hát với thể nhạc nào. Khi Hội Thánh được lan rộng, việc sử dụng âm nhạc trong Phụng Vụ mang tính tự phát tùy không gian và thời gian nên không tránh khỏi những sai sót. Nên Thánh Giustinô đã phải nhắc nhở: Nhạc có mục đích hoàn thiện và làm đẹp thêm những phẩm hạnh của con người, nhưng phải

Upload: vodiep

Post on 17-Mar-2018

225 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

Lm. Kim Long

Vâng lời Đức Cha Chủ Tịch, tuy đã được nghỉ hưu

nhưng vẫn tha thiết với Thánh Nhạc, tôi xin mạo muội nói đôi

lời về Bình ca, một gia tài vô giá của Hội Thánh mà bản thân

tôi đã dành phần lớn thời giờ để nghiên cứu, học hỏi, thể hiện

và giảng dạy. Trong giới hạn 60 phút của một buổi thuyết trình,

tôi không có cao vọng trình bày những nét Thẩm Mỹ, những

qui luật, những cấu trúc... của một bộ môn được hình thành với

bề dày lịch sử thật đáng tôn trọng, mà chỉ xin ghi lại đôi cảm

nghiệm cá nhân khi sáng tác Thánh ca.

I. Bình ca trong lịch sử Thánh Nhạc. Trong thông điệp KỶ LUẬT THÁNH NHẠC, Đức Piô

XII ghi nhận bài ca chiến thắng mà Môsen và dân Do Thái tấu

vang để ca tụng Chúa sau khi vượt qua Biển Đỏ (Xh 15, 1-20) như là khởi điểm của dòng lịch sử Thánh Nhạc... Qua thời

hoàng kim dưới triều Vua Đavid và Vua Salômôn, những qui

định về phẩm trật và những bài ca, những cung cách phải giữ

khi cử hành các nghi lễ tại đền thờ... Ngay cả đến thời Chúa

Giêsu, khi Ngài hát Thánh vịnh với các môn đệ (Mt 26,30) hay

khi các tín hữu thời Hội Thánh sơ khai cùng nhau hát Thánh

Vịnh và tham dự nghi lễ Bẻ Bánh... (Cf.Cv 2,42) Không ai và

không tài liệu nào xác định được đó là những giai điệu Bình

Ca... Cả những Bài Thánh Vịnh, Thánh Thi và Thánh ca do

Thần Khí linh hứng được Thánh Phaolô nhắc tới trong thư gởi

tín hữu Ephêsô (Ep 5,19) cũng không thể xác định đã được hát

với thể nhạc nào. Khi Hội Thánh được lan rộng, việc sử dụng

âm nhạc trong Phụng Vụ mang tính tự phát tùy không gian và thời gian nên không tránh khỏi những sai sót. Nên Thánh

Giustinô đã phải nhắc nhở: Nhạc có mục đích hoàn thiện và

làm đẹp thêm những phẩm hạnh của con người, nhưng phải

Page 2: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

2

loại bỏ những thứ nhạc quá phù phiếm làm hại tâm hồn và

khơi dậy những tình cảm bi ai, dâm đãng đem tới những khát

vọng bất chính (Stromata, lib.VI, chap.XI)... Phải đợi tới khi

Đức Grêgôriô Cả (lên ngôi Giáo Hoàng năm 590) ban hành

một ANTIPHONAIRE, tuyển tập những bài Thánh ca mà toàn

thể Hội Thánh phải sử dụng khi cử hành Phụng Vụ, và lập một

SCHOLA CANTORUM tại Rôma để dạy hát cho đúng những

bài hát này... nhờ những đặc tính mà loại nhạc này thể hiện...

danh xưng BÌNH CA mới chính thức được sử dụng... Với

thành quả mỹ mãn mà loại nhạc này đem lại trong Hội Thánh

qua hơn mười thế kỷ, để tôn vinh Vị Khai Sinh, loại nhạc này

còn được gọi là CA ĐIỆU GRÊGÔRIÔ.

Như vậy, khởi điểm của Bình Ca không có cùng lằn mức

với Thánh Nhạc. Đàng khác, cùng thời với Bình Ca, nhiều loại

nhạc khác cũng được sử dụng trong Phụng Vụ, như ở Milanô,

ca điệu Ambrôsiô (tên vị Hồng Y Giáo Chủ và sau là một vị

Thánh) cũng rất thịnh hành. Ca điệu này chú ý nhiều đến sự

thay đổi tiết tấu và tạo những dòng ca cân đối nhau.

II. Danh xưng BÌNH CA Danh xưng này được phổ cập do chính âm hưởng mà

những giai điệu của loại nhạc này đem lại. Những thanh âm tạo thành giai điệu mang những đặc tính:

1. Trường độ: Tuy dùng những hình thức nốt nhạc khác nhau và thay đổi tên gọi (như: vuông , quả trám , cán ) tùy theo vị trí biệt lập hoặc trong hội dấu, nhưng luôn có cùng giá trị về trường độ và được qui ước tương đương với một dấu móc () trong Tân nhạc. Giá trị đó được mệnh danh là PHÁCH CƠ

BẢN, nhờ đó giai điệu không chỗ nào kéo dài lê thê, cũng

không chỗ nào chạy nhanh vội vã ! Tưởng cũng cần lưu ý: do qui định này mà khi đệm đàn

bài bình ca không bao giờ được trải dấu hay lướt phím với

Page 3: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

3

những nốt nhỏ hơn nốt móc... Làm như vậy sẽ hủy diệt đặc tính của Bình Ca.

2. Cao độ: Giai điệu bài Bình Ca luôn hình thành với

những chuyển động nhỏ, chính yếu là chuyển động liền (quãng

2 Trưởng hoặc Thứ). Đôi khi vì nhu cầu diễn ý, phải sử dụng một quãng lớn thì sẽ tiếp tục ngay với chuyển động liền. Thí dụ 1:

Bình ca không sử dụng những quãng lớn (quãng 6,7,8...),

những quãng khó hát (quãng Tăng, Giảm), cũng không dùng

chuyển động nửa cung đồng (do-do#) 3. Cường độ: Giai điệu luôn diễn tiến cách nhịp nhàng

với chuyển động được xếp đặt tốt giữa phách khởi và phách tới. Phách tới được ghi rõ bằng ICTUS hoặc được hiểu ngầm qua các qui định (như: nốt đen, nốt đứng đầu Hội dấu, nốt thứ

ba trong Hội dấu 4 nối hoặc trong nhóm 4 nốt mà nốt thứ nhất

đã mang Ictus). Trong Bình Ca không bao giờ có đảo phách hay nghịch

phách. Để biểu hiện rõ điều này, khi đệm đàn bài Bình Ca, chỉ

được đổi hợp âm ở những nốt là phách tới (có mang ictus, ghi

rõ hoặc hiểu ngầm)

Page 4: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

4

III. Những đặc điểm của BÌNH CA: Chỉ xin nêu 3 đặc điểm

chính: 1. Về GIAI ĐIỆU: Giai điệu bài Bình ca được hình

thành theo Bản văn: với 2 yếu tố:

a) Dấu nhấn: Dấu nhấn trong bản văn luôn cần nhấn

mạnh nên luôn trùng với phách tới (nốt có mang ictus), trừ khi

là những chữ phụ cần hy sinh để chữ chính trổi vượt:

Tưởng cũng cần ghi nhận: khi sáng tác theo bản văn tiếng

Việt, khi gặp những từ Kép, cố gắng để chữ sau trùng với

phách tới:

(Những câu nhạc trên chỉ có thể diễn đúng theo Tiết tấu lớn của

toàn câu)

Trong bản văn tiếng Việt, dấu bình-trắc không lệ thuộc

cường độ, nhưng lệ thuộc cao độ. Thường phân định:

Âm cao: cho những chữ mang dấu sắc, dấu ngã.

Âm trung: cho những chữ không mang dấu.

Âm thấp: cho những chữ mang dấu nặng, dấu huyền,

dấu hỏi.

Page 5: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

5

Nhưng để phát âm chính xác, những chữ mang dấu ngã, dấu

hỏi cần một nốt láy.

b) Ý nghĩa toàn câu: luôn đặt đỉnh giai điệu ở chữ quan

trọng nhất của câu (thường bằng cách đưa giai điệu lên dần rồi

xuống dần)

Áp dụng đặc điểm này, khi sáng tác, nhất là khi chuyển

hành theo mô thức (tiến hành) lên hoặc xuống dần, cần xác

định cụm từ quan trọng để đặt làm đỉnh cho dòng ca. (sẽ diễn

giải rõ hơn khi đề cập tới Tiết tấu)

2. Về TIẾT TẤU: Cần phân biệt:

a) Tiết tấu CƠ BẢN: với những phách cơ bản, khi ta liên

kết 2 phách cơ bản với nhau thành một chuyển động có Khởi,

có Tới (xác định bằng cách ghi Ictus), ta có tiết tấu cơ bản:

Khởi Tới

Tuy không dùng nốt nào có giá trị nhỏ hơn nốt móc,

nhưng bình ca lại dùng một dạng nốt có giá trị gấp đôi (tương

đương với một nốt Đen trong tân nhạc) dưới dạng:

Distropha Punctum

Nốt này chỉ được đặt ở điểm tới của chuyển động; do đó

ta có 2 dạng tiết tấu cơ bản:

(nhị phân: gồm 2 phách) (tam phân: gồm 3 phách)

Khi sáng tác, được tự do dùng chen kẽ 2 loại trên, tùy ý,

nên thường gọi tiết tấu Bình ca là TIẾT TẤU TỰ DO.

Page 6: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

6

Trong Tân nhạc, người ta dùng một loại cho mỗi bài, nên

nếu phân ra, các phần sẽ bằng nhau, nên dùng vạch nhịp để

phân thành những ô nhịp: đó là tiết tấu phân nhịp, trong khi

Bình ca là TIẾT TẤU KHÔNG PHÂN NHỊP.

Vì thế, không có việc ĐÁNH NHỊP cho bài Bình ca.

Khi đề cao đặc tính thâm trầm và trang trọng của Tiết tấu

Bình ca, chúng tôi không phê phán hay loại bỏ sự đổi thay đa

dạng tiết tấu của những loại nhạc mới, nhưng chỉ muốn nhắc

nhở: phải tùy giai đoạn và tác động của Cử hành Phụng vụ mà

chọn bài hát cho thích hợp. Tiết tấu của những Bài Ca Suy

niệm không thể cùng tiết tấu với những lời tung hô hay Đối ca hòa nhịp các cuộc rước....

Xin đan cử thí dụ:

b) Tiết tấu lớn: như đã nói trên, giai điệu bài Bình ca

được hình thành theo ý nghĩa bản văn, biểu hiện rõ vai trò của

từng chữ trong câu.

Page 7: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

7

Để thực hiện sự liên kết này, người ta dùng một đơn vị

lớn hơn gọi là PHÁCH TIẾT TẤU (tính từ Ictus này tới Ictus

kia).

Tiết tấu cơ bản: →

Phách tiết tấu: →

Như vậy, phách tiết tấu không trùng với Tiết tấu Cơ bản

và không bằng nhau về giá trị. Việc xác định những tiết tấu là

KHỞI hay là TỚI lệ thuộc vào nhu cầu diễn nghĩa bản văn theo

chiều LÊN hay XUỐNG của giai điệu.

Xin đan cử một thí dụ:

Tiết tấu lớn được phát triển để áp dụng cho:

- Tiết nhạc (incise) - Chi câu (membre)

- Toàn câu (phrase)

Sau đây là thí dụ cụ thể (trích trong Paroissien Romain)

Page 8: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

8

Tưởng cũng cần lưu ý: Các vạch đứng trong bài bình ca

không phải là vạch phân nhịp mà là VẠCH PHÂN CÂU.

Người ta dùng:

Vạch TRỌN: (vạch suốt khuông nhạc) để phân bài

hát thành những câu (cũng dùng vạch kép cho câu

cuối cùng, hoặc câu cuối Đoạn hay khi cần thay đổi

bè hát đối đáp)

Vạch PHÂN NỬA (vạch giữa khuông nhạc) phân câu thành những phần câu.

Vạch MỘT PHẦN TƯ (vạch ở 2 dòng phía trên của

khuông nhạc) để phân phần câu thành những tiết nhạc

khi cần.

Căn cứ vào các vạch trên, ta định phách tiết tấu nào là

KHỞI hay là TỚI, theo nguyên tắc:

Phách tiết tấu đầu tiên (của câu, của phần câu, của tiết

nhạc) luôn là KHỞI.

Phách tiết tấu kế tiếp sẽ là

o KHỞI: nếu cao hơn phách tiết tấu trước

o TỚI: nếu thấp hơn phách tiết tấu trước.

o (Nếu nốt đầu bằng nhau, sẽ so sánh những nốt

sau đó)

Như vậy, khi hát bài Bình ca, phải diễn mạnh-nhẹ theo

Tiết tấu LỚN này....

Việc dùng tay để giúp ca đoàn hát cho đúng tiết tấu LỚN

gọi là PHÁC HỌA TIẾT TẤU (Chironomie).

Page 9: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

9

3. Về ÂM THỂ:

Khác với Tân Nhạc là loại nhạc chỉ dùng 2 thể Trưởng và

thứ cho thang âm và di chuyển trên các cung khác nhau. Trong

Bình ca, người ta sử dụng 4 nốt khác nhau, lần lượt làm chủ âm

RE - MI - FA – SOL và tạo ra 4 kiểu của thang âm khác nhau

cũng gọi là 4 thể:

- Thể RE: Protus.

- Thể MI: Deuterus.

- Thể FA: Tritus.

- Thể SOL: Tetrardus.

Như vậy, thay đổi nốt chủ âm, ta thay đổi luôn thể của

thang âm. Do đó, nhạc Bình Ca được xếp vào loại nhạc thuộc

Thể (Modalité). Tuy nhiên, mỗi bài Bình ca thường được hình

thành trong một âm vực giới hạn. Âm vực này có thể thấp hơn

hoặc cao hơn chủ âm. Đàng khác, theo âm vực đó, dòng ca ở

mỗi thể dùng 1 trong 2 Thống âm (Dominante) làm Nốt chính

để đọc Thánh Vịnh, cũng như làm nốt cho dòng ca dựa vào để

diễn tiến. Do đó, mỗi thể (căn cứ vào âm vực và thống âm) được phân thành 2:

Thể Chính điệu (authentique): âm vực thường là

khoảng quãng 8 trên Chủ âm với thống âm là nốt bậc V.

Thể Bình điệu (Plagal): âm vực thường là quãng 8 với

một nửa nằm dưới và một nửa nằm trên Chủ âm; thống

âm là nốt bậc III (FA ở Thể RE) hoặc bậc IV (SOL ở

Thể MI)

Page 10: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

10

Thể Chính điệu và Bình điệu luôn sử dụng chung một

quãng 5 tính từ Chủ Âm lên, do đó, một bài hát, thường có sự

chuyển tiếp giữa 2 thể.

Người ta dùng số từ 1 đến 8 để lần lượt ghi 8 thể trên

đây, khởi từ thể RE... Cũng có thể ghi bằng 2 chữ xác định chủ

âm, thống âm: Re-La, Re-Fa ....

Page 11: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

11

Trong khuôn khổ bài thuyết trình, chỉ xin lưu ý một vài điểm:

Hai thể RE và MI với nốt bậc III tạo quãng 3 thứ nên

cho ta cảm giác gần với thể THỨ của Tân nhạc, nhưng:

o Cả hai thể đều không có cảm âm (nốt bậc VII

cách Chủ âm một cung)

o Ở thể RE, hợp âm bậc V là hợp âm thứ (không

có DO#)

o Nốt SI được tự do dùng khi Bình, khi Giáng

theo nhu cầu của giai điệu mà thường không

tạo Chuyển Biến.

Thể FA rất gần với cung FA Trưởng của Tân nhạc,

nhất là khi giai điệu dùng Sib

Thể SOL với nốt bậc III tạo quãng 3 Trưởng nên thấy

gần gũi với cung SOL Trưởng của Tân nhạc, nhưng

điểm nổi bật là không có cảm âm.

Hy vọng ghi lại một vài cảm nghiệm

trên đây gợi nhớ đôi nét đặc trưng của

Bình ca hầu tạo sự tôn trọng một kho

tàng vô giá của Hội Thánh.

Page 12: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

TIẾT TẤU BÌNH CA .

Lm. Kim Long

I. KHÁI NIỆM VỀ TIẾT TẤU: Những đơn tố tạo thành một tác phẩm nghệ thuật không

đứng biệt lập, nó phải liên kết hài hòa với các đơn tố khác – ít nhất là với các đơn tố liền kề - để tạo thành một tổng thể duy nhất. Sự liên kết đó được mệnh danh là TIẾT TẤU của tác phẩm.

1. Tiết tấu TĨNH: là tiết tấu trải ra trong không gian, cố định, từ điểm này tới điểm kia… mà chỉ người có khả năng

chuyên môn mới phân tích và nhận ra. Loại tiết tấu này gặp thấy trong các tác phẩm HỘI HỌA, ĐIÊU KHẮC và KIẾN TRÚC.

2. Tiết tấu ĐỘNG: diễn tiến qua thời gian – trước-sau – chỉ có thể nhận ra khi được trình tấu. Loại tiết tấu này gặp thấy trong:

a) VŨ ĐIỆU: bước trước-bước sau; quay phải-quay trái; tung lên-rớt xuống… buộc vũ công phải tập luyện nhuần nhuyễn để thể hiện qua những CÔNG THỨC TIẾT TẤU hay những ĐIỆU được các nhạc cụ gõ thể hiện đều đặn.

b) THI CA: rảo mắt trên một bài thơ, ta thấy những chữ nối tiếp nhau, nhưng khi đọc lên, ta sẽ thấy những chữ đó được liên kết với nhau theo từng thể loại thơ

và tùy ý tác giả. Thông thường tiết tấu của:

- thơ Lục bát là: 2/ 2/ 2: Trăm năm/ trong cõi/ người ta….

Page 13: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

13

- thơ Song thất lục bát (ở 2 câu 7 chữ) là: 3/ 2/ 2: Trống Tràng thành/ lung lay/ bóng nguyệt…

- thơ Thất ngôn bát cú là: 2/ 2/ 3: Bước tới/ đèo

Ngang/ bóng xế tà….

Cũng có thể có những tiết tấu lớn hơn giữa nhiều chữ với nhau.

c) ÂM NHẠC: diễn tiến từ nốt nọ qua nốt kia trong âm nhạc được gọi là chuyển động. Với chuyển động đó ta ghi nhận hai định nghĩa thời danh sau đây:

- Le rythme est l’art des mouvements bien ordonnés. St. Augustin (tiết tấu là nghệ thuật của những chuyển động được xếp đặt tốt) - Le rythme est l’ordonnance du mouvement. Platon (Tiết tấu là sự xếp đặt của chuyển động)

Một chuyển động được xếp đặt hay phối trí đúng và tốt luôn theo thứ tự : KHỞI-TỚI; LÊN-XUỐNG; ĐỘNG-TĨNH…

Sự xếp đặt do nhạc sĩ sáng tác đặt cho tác phẩm của mình.

Thí dụ: 5 nốt nhạc sau đây tạo ra một giai điệu:

Nhưng tác giả có thể tạo thành những tiết tấu rất khác biệt:

Page 14: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

14

Trong các loại nhạc thịnh hành – xin gọi chung là TÂN NHẠC – nếu coi PHÁCH là đơn vị thì sự liên kết giữa hai phách trong tương quan: một khởi-một tới tạo ra tiết tấu cơ bản: tiết tấu đó

có thể gồm 2 phách hay 3 phách:

Tưởng cũng cần lưu ý: Trong Tân nhạc ta được tự do chọn giá trị phách (khác với Bình ca sẽ nói dưới đây) và được chia nhỏ phách tùy ý… nên người ta phải dùng SỐ BIỂU THỊ NHỊP ghi

Page 15: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

15

ở đầu bài nhạc để xác định. Đồng thời, với sự phát triển của nhạc hợp xướng và phối khí… người ta quy định chỉ dùng một loại tiết tấu cho mỗi bài hoặc mỗi đoạn… nên bài nhạc được chia thành những phần bằng nhau, người ta dùng vạch nhịp để thực hiện việc này, nên tiết tấu Tân nhạc được gọi là TIẾT TẤU PHÂN NHỊP… và như vậy, phách đầu của mỗi ô nhịp luôn là PHÁCH TỚI đối với tiết tấu cơ bản.

II. TIẾT TẤU BÌNH CA 1. Tiết tấu cơ bản: Khác với Tân nhạc, Bình ca sử dụng

nhiều hình nốt khác nhau như: vuông , cán , trám , rung

… Tuy cách diễn tả có đôi chút khác biệt nhưng luôn được xác

định giá trị (về trường độ) tương đương với một nốt móc: . Và

vì không dùng nốt nào nhỏ hơn nên những nốt đó được gọi là PHÁCH CƠ BẢN.

Liên kết 2 phách cơ bản trong tương quan: một khởi-một tới, ta có TIẾT TẤU CƠ BẢN (người ta dùng ictus để ghi nốt vào phách tới).

Tuy không dùng nốt nào nhỏ hơn phách cơ bản, nhưng

Bình ca dùng nốt có giá trị gấp đôi dưới hai dạng:

Distropha (2 vuông) Punctum (có chấm)

2 dạng nốt này chỉ được đặt ở phần tới của tiết tấu cơ bản nên hiểu ngầm là chúng luôn mang ictus. Do đó, ta có 2 dạng tiết tấu cơ bản:

Page 16: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

16

2. Hội dấu: Những nốt nói trên thường được dùng thành

từng nhóm trong giai điệu, mỗi nhóm đó gọi là một HỘI DẤU

(Cha Hoài Đức gọi là một BIỂU HÌNH)

Theo qui định, trừ hội dấu SALICUS, khi ghi thành

những nốt theo tân nhạc, các nốt thuộc về một hội dấu luôn ghi

liên kết với nhau bằng vạch ngang và nốt đầu tiên (cả nốt thứ 3

trong hội dấu 4 nốt) của mỗi hội dấu luôn mang ictus.

Page 17: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

17

3. Tiết tấu tự do: như đã nói ở trên, Bình ca dùng 2 loại

tiết tấu cơ bản: loại gồm 2 phách và loại gồm 3 phách, và khi

sáng tác, được sử dụng loại nào ở chỗ nào tùy ý nên tiết tấu bài

Bình ca được gọi là TIẾT TẤU TỰ DO hay tiết tấu KHÔNG

PHÂN NHỊP (vì nếu phân ra, các phần không bằng nhau)

4. Tiết tấu LỚN: Bình ca hình thành giai điệu dựa trên ý nghĩa

bản văn và tạo một tổng thể cho toàn bài, toàn câu nghĩa là tạo ra một sự liên kết, một tiết tấu lớn vượt trên tiết tấu cơ bản. Để dễ hiểu, cần chú ý:

a) Vạch phân câu: Để phối trí cách phân câu, Bình ca dùng 3 loại vạch, cách ngang khuông nhạc (xin nhớ: đây

không phải là vạch nhịp):

- Vạch trọn: cắt suốt khuông nhạc; để phân bài nhạc thành những câu.

- Vạch phân nửa: cắt 1⁄2 khuông nhạc: để phân câu thành những phần câu.

- Vạch phần tư: cắt 1⁄4 khuông nhạc: để phân câu thành những tiết nhạc.

Cũng dùng vạch ĐÔI cho câu cuối bài, cuối đoạn hoặc để thay đổi bè khi hát.

Tưởng cũng cần ghi chú: Khi hình thành với GUIDO d’AREZZO, khuông nhạc 4 dòng của Bình ca

Page 18: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

18

được đánh thứ tự từ trên xuống dưới (khác với tân nhạc) nên vẫn gọi khóa DO ghi trên dòng trên cùng là DO 1…

b) Phách tiết tấu: để tạo tiết tấu lớn, người ta dùng một đơn vị gọi là PHÁCH TIẾT TẤU, phách này được quy định từ ictus nọ tới ictus kia. Như vậy phách tiết tấu không trùng với tiết tấu cơ bản và có giá trị không bằng nhau (gồm 2 hoặc 3 phách cơ bản)

Tiết tấu cơ bản: Phách tiết tấu:

Như vậy, để xác định Phách tiết tấu, ta phải căn cứ vào ictus (xin nhắc lại: ictus nằm ở những nốt có ghi sẵn, hiểu

ngầm ở những nốt ĐEN, những nốt đứng đầu một Hội dấu

và những nốt thứ 3 của Hội dấu 4 nốt, và của nhóm 4 nốt

liền kề mà nốt thứ nhất có mang ictus.)

c) Xác định Phách tiết tấu KHỞI hoặc TỚI: ta căn cứ qui định sau đây:

- Phách tiết tấu ĐẦU TIÊN (phách đủ khởi từ nốt có

ictus) của câu, phần câu, tiết nhạc: luôn là phách KHỞI.

- Phách KẾ TIẾP, nếu: + cao hơn phách trước: tiếp tục là phách KHỞI +bằng phách trước, xét tiếp phần sau của phách,

nếu vẫn bằng nhau, xét ý nghĩa của bản văn + thấp hơn phách trước: sẽ là phách TỚI

- Phách CHÓT của câu, phần câu, tiết nhạc: luôn là phách TỚI

Để tạo tiết tấu lớn, người ta có thể: Đặt 2 phách tiết tấu cạnh nhau để là một khởi, một là tới: α θ α θ

Page 19: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

19

Rút gọn hay kết hợp nhiều phách tiết tấu với nhau (vì

trong một chuyển động dài, bước thứ hai là TỚI với

phách trước nhưng có thể là KHỞI với bước sau) α α θ θ α θ θ θ

Như vậy có thể có những phách KHỞI liên tiếp và những phách TỚI liên tiếp tùy theo nhu cầu tạo giai điệu để diễn trọn ý nghĩa của bản văn.

Xin ghi lại đây một thí dụ cụ thể (trích trong Paroissien

Romain)

d) Phác họa tiết tấu: Như đã nói ở trên, Bình ca không phân nhịp, nên không thể áp dụng ĐÁNH NHỊP của tân nhạc để điều khiển bài Bình ca, mà phải dùng tay phác họa diễn tiến của các phách tiết tấu liên tiếp tạo thành một tổng thể của toàn bài, bằng cách:

Dùng đường VÒNG CUNG cho phách tiết tấu KHỞI: bắt đầu từ nốt mang ictus vòng lên cho nốt sau. Khi có

Page 20: MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA - hdgmvietnam.orghdgmvietnam.org/Images/News/ThanhNhac/FileLocation/GHCGTG_KL... · MẤY CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA KHI SÁNG TÁC THÁNH CA

20

những phách khởi liên tiếp, những đường vòng cung biểu thị phải cao dần lên và nghiêng về phía trái.

α α

α α α α

Dùng đường GỢN SÓNG cho phách tiết tấu TỚI, mà điểm trũng nhất dành cho nốt mang ictus. Khi có những phách TỚI liên tiếp nhau, những đường gợn sóng phải thấp dần và lần qua phía phải.

α θ θ θ θ

Thông thường, người ta phác họa 2 tay song song, nhưng vẫn có thể dùng tay phải để phụ diễn những chi tiết cần thiết.

Một môn học được giảng dạy và thực tập nhiều ngày,

nhiều giờ mà thu gọn trong một buổi thuyết trình, chắc chắn

không thể diễn giải đủ, nhưng hy vọng gợi lên một vấn đề cần

được lưu ý khi điều khiển bài Bình ca, thí dụ như BỘ LỄ

SERAPHIM…