mỞ ĐẦu - socongthuong.phuyen.gov.vnsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/dt/bc.pdf · iii....

62
P14-VIỆN NĂNG LƯỢNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020 BÁO CÁO TÓM TẮT 1 I. Sự cần thiết của đề án: MỞ ĐẦU Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2007-2010, có xét đến năm 2015 đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt tại quyết định 0992/QĐ-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2007. Sau 5 năm thực hiện quy hoạch nhiều mục tiêu đề ra cơ bản đã hoàn thành góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Từ nay đến năm 2020 tỉnh Phú Yên hình thành và phát triển nhiều ngành nghề, nhiều khu, cụm công nghiệp, các dự án đầu tư lớn, các khu đô thị, các trung tâm thương mại, các khu thể thao du lịch sẽ thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đòi hỏi nhu cầu cung cấp điện ngày càng tăng cao. Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã được phê duyệt giai đoạn trước đến giai đoạn 2011-2020 không còn phù hợp với nhu cầu phát triển phụ tải của tỉnh và Tổng sơ đồ phát triển điện lực Quốc gia, vì vậy việc lập quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn mới đáp ứng cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là cần thiết và cấp bách, phấn đấu đến năm 2020 Phú Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp của miền Trung và cả nước II. Các cơ sở lập đề án Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020” do Viện Năng Lượng - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Phú Yên lập căn cứ vào các tài liệu pháp lý và tài liệu tham khảo sau: 1. Luật Điện lực; 2. Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc ban hành Quy định, nội dung, trình tự thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực; 3. Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương về ban hành Quy định Hệ thống Điện truyền tải. 4. Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy định Hệ thống Điện phân phối; 5. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020. 6. Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 tỉnh Phú Yên. 7. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015. 8. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Phú Yên đên năm 2025. 9. Quy hoạch xây dựng vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa đến năm 2025.

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

P14-VIỆN NĂNG LƯỢNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH PHÚ YÊNGIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

BÁO CÁO TÓM TẮT 1

I. Sự cần thiết của đề án:

MỞ ĐẦU

Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2007-2010, có xét đến năm 2015 đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt tại quyết định 0992/QĐ-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2007. Sau 5 năm thực hiện quy hoạch nhiều mục tiêu đề ra cơ bản đã hoàn thành góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Từ nay đến năm 2020 tỉnh Phú Yên hình thành và phát triển nhiều ngành nghề, nhiều khu, cụm công nghiệp, các dự án đầu tư lớn, các khu đô thị, các trung tâm thương mại, các khu thể thao du lịch sẽ thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đòi hỏi nhu cầu cung cấp điện ngày càng tăng cao. Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã được phê duyệt giai đoạn trước đến giai đoạn 2011-2020 không còn phù hợp với nhu cầu phát triển phụ tải của tỉnh và Tổng sơ đồ phát triển điện lực Quốc gia, vì vậy việc lập quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn mới đáp ứng cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là cần thiết và cấp bách, phấn đấu đến năm 2020Phú Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp của miền Trung và cả nước

II. Các cơ sở lập đề án

Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020” do Viện Năng Lượng - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Phú Yên lập căn cứ vào các tài liệu pháp lý và tài liệu tham khảosau:

1. Luật Điện lực;

2. Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc ban hành Quy định, nội dung, trình tự thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực;

3. Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ CôngThương về ban hành Quy định Hệ thống Điện truyền tải.

4. Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ CôngThương về việc ban hành Quy định Hệ thống Điện phân phối;

5. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

6. Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 tỉnh Phú Yên.

7. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XIV, nhiệm kỳ2010-2015.

8. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Phú Yên đên năm 2025.

9. Quy hoạch xây dựng vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa đến năm 2025.

10. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 tỉnh Phú Yên.

11. Hiệu chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Phú Yên định hướng đến năm 2020.

12. Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

13. Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải Phú Yên đến năm 2020.

14. Quy hoạch phát triển Du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

15. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi Phú Yên đến năm 2020.

16. Quy hoạch khoáng sản tỉnh Phú Yên giai đoạn 2020.

17. Quy hoạch ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

18. Quy hoạch phát triển ngành y tế đến năm 2010 và định hướng đến năm2020 tỉnh Phú Yên.

19. Kế hoạch phát triển 5 năm 2011-2015 các ngành Thương mại, Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Giao thông vận tải, Giáo dục đào tạo, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa thể thao du lịch, Y tế ….

20. Báo cáo tổng kết năm 2010 và kế hoạch năm 2011 của các ngành Thương mại, Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Giao thông vận tải, Giáo dục đào tạo, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa thể thao du lịch, Y tế ….

21. Thống kê tình hình sử dụng đất tỉnh Phú Yên năm 2010.

22. Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên đến năm 2025.

23. Quy hoạch chung các thành phố, trung tâm các huyện thị của tỉnh Phú Yên.

24. Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2010.

25. Các tư liệu bản đồ, sơ đồ nguyên lý lưới điện 220, 110kV hiện có tới tháng 10/2011. Các số liệu cơ bản về lưới điện và việc cung ứng, sử dụng điện trong các năm qua do Công ty Điện lực tỉnh Phú Yên, Chi nhánh Điện cao áp tỉnh Phú Yên, Truyền tải Điện Phú Yên cung cấp;

26. Quyết định 0992/QĐ-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2007 về việc phê duyệt“Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2007-2010, có xét đến năm2015”

27. Quyết định 551/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2011 về việc phê duyệt“Quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên”.

28. Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Phú Yên do Sở Công thương lập.

29. Quy hoạch cấp điện vùng trọng điểm miền Trung.

30. “Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, có xét triển vọng đến năm 2030” (Tổng sơ đồ VII) đã được phê duyệt tại quyết định số1208/QT-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011.

III. Nội dung đề án sẽ giải quyết các mục tiêu nhiệm vụ sau:

Trên cơ sở các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội và định hướng mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 của tỉnh Phú Yên, tiến hành nghiên cứu tính toán nhu cầu điện trên phạm vi toàn tỉnh theo từng giai đoạn quy hoạch để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên.

Đánh giá quá trình phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 2006 đến 2010 về nguồn, lưới điện và phụ tải tiêu thụ điện, đánh giá các ưu nhược điểm của lưới điện hiện tại, cũng như việc thực hiện đề án Quy hoạch cải tạo và phát triến lưới điện tỉnh Phú Yên giai đoạn 2007-2010, có xét tới 2015 đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

Tiến hành nghiên cứu tính toán, dự báo nhu cầu điện, thiết kế sơ đồ cải tạo và phát triển lưới điện của tỉnh đến giai đoạn quy hoạch, đưa ra các giải pháp phát triển ngắn hạn và dài hạn của nguồn điện, lưới điện bao gồm:

+ Đề xuất các nguồn trạm 220kV, 110kV tại các khu vực phù hợp với nhu cầu điện từng vùng phụ tải trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng mới và cải tạo lưới điện trung áp tại các khu vực, giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy và chất lượng cung cấp điện.

+ Xác định mục tiêu cung cấp điện và tiến độ xây dựng các công trình điện cho các khu vực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

+ Đưa ra khối lượng xây dựng mới và cải tạo lưới điện, vốn đầu tư xây dựng.

+ Phân tích hiệu quả kinh tế, tài chính của đề án, đưa ra kiến nghị và các giải pháp thực hiện.

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁNA. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG NGUỒN, LƯỚI ĐIỆN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC

I. Hiện trạng nguồn và lưới điện

1. Đánh giá hiện trạng theo số liệu thống kê

Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, hệ thống điện tỉnh Phú Yên nằm trong hệ thống điện miền Trung. Năm 2010, điện năng thương phẩm toàn tỉnh là417,504 triệu kWh, Pmax = 94MW. Theo kế hoạch năm 2011 điện năng thương phẩm toàn tỉnh dự kiến đạt 460 triệu kWh.

1.1. Các nguồn cung cấp điện

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 03 nhà máy thủy điện phát điện vào lưới cao áp là: thủy điện Sông Ba Hạ phát điện vào lưới 220kV và thủy điện Sông Hinh, thủy điện Krông H’Năng phát điện vào lưới 110kV. Trong đó cấp điện cho tỉnh Phú Yên có thủy điện Sông Hinh và thủy điện Sông Ba Hạ.

Thủy điện Sông Hinh có công suất 70MW, gồm 2 tổ máy mỗi tổ có công suất là 35MW. Hàng năm thủy điện Sông Hinh phát vào lưới điện 110kV của tỉnh với sản lượng khoảng 370 triệu kWh, thông qua đường dây Sông Hinh - Tuy Hòa (AC-185/39,8km) và Sông Hinh - Tuy Hòa 2 (AC-185/29,4km).

Thủy điện Sông Ba Hạ có công suất 220MW, gồm 02 tổ máy mỗi tổ có công suất là 110MW. Hàng năm thủy điện Sông Ba Hạ phát vào lưới điện 220kV với sản lượng khoảng 825 triệu kWh, thông qua đường dây 220kV mạch kép TĐ Sông Ba Hạ - 220kV Tuy Hòa (ACSR-400/2x37,6km).

Thủy điện Krông H’Năng có công suất 64MW, cấp điện cho tỉnh Đăk Lăk bằng đường dây AC-300/35km đấu nối vào trạm 110kV Eaka.

1.2. Lưới điện

1.2.1. Thống kê lưới điện hiện trạng

Lưới điện 220kV của tỉnh Phú Yên bao gồm: trạm 220kV Tuy Hòa, đường dây đấu nối nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ và các đường dây 220kV Tuy Hòa - Nha Trang/ACSR400-128,7km, Tuy Hòa - Bình Định/ACSR330-92,5km.

Lưới điện 110kV của tỉnh có 6 trạm 110kV với 7 máy biến áp, tổng dung lượng là 157MVA. Các trạm này được cấp điện từ trạm 220kV Tuy Hòa 125MVA và các đường dây 110kV Sơn Hòa - Tuy Hòa, Sông Cầu - Tuy An - Tuy Hòa - Sông Hinh - Tuy Hòa 2 - Hòa Hiệp.

Lưới điện trung áp của tỉnh Phú Yên chỉ có một cấp điện áp 22kV.

Bảng 1 Thống kê trạm biến áp hiện hữu tỉnh Phú Yên

TT Hạng mục Số trạm Số máy S(kVA)

I Trạm 220kV 1 1 125.000

II Trạm 110kV 6 7 157.000

Tài sản Điện lực 6 7 157.000

Tài sản khách hàng - - -

III Trạm trung gian 1 1 1.000

1 Trạm 6,3/22kV (Tài sản KH) 1 1 1.000

IV Trạm phân phối 1.545 1.545 293.034

1 Trạm 22/0,4kV và 22/0,23kV 1.545 1545 293.034

Trong đó: Tài sản Điện lực 1.165 1165 215.592

Tài sản khách hàng 380 380 77.442

(Nguồn: Công ty Điện lực Phú Yên tháng 10/2011)

Bảng 2 Thống kê đường dây hiện hữu tỉnh Phú Yên

TT Tên đường dây Chủng loại dây - tiết diện Chiều dài(km)

I Đường dây 220kV ACSR 330, 400 221,2

II Đường dây 110kV AC- 240, 185, 150 293,6

III Đường dây trung áp 22kV 1.680,01

1 Đường dây trên không 1.662,37

Trong đó: Tài sản Điện lực XLPE-185,150,95 & AC-120,95,70 1.532,26

Tài sản khách hàng XLPE-185,150,95 & AC-120,95,70 130,11

2 Cáp ngầm 17,65

Trong đó: Tài sản Điện lực 3M-185, 150, 95 14,59

Tài sản khách hàng 3M-185, 150, 95 & 3x50Cu/XLPE 3,06

IV Đường dây 0,4kV và công tơ

1 Đường dây hạ áp 1.067,90

Trong đó: Tài sản Điện lực XPLE-120,95 & A-120,95,70,50 1.067,9

2 Công tơ (cái) 164.278

TT Tên đường dây Chủng loại dây - tiết diện Chiều dài(km)

+ C ôn g t ơ 1 ph a 160 . 46 7

Trong đó: Công tơ cơ khí 159.903

Công tơ điện tử 1 giá 3.876

Công tơ điện tử nhiều giá 564

+ C ôn g t ơ 3 ph a 3 . 81 1

Trong đó: Công tơ cơ khí 3.194

Công tơ điện tử 1 giá 0

Công tơ điện tử nhiều giá 617

(Nguồn: Công ty Điện lực Phú Yên tháng 10/2011)

Bảng 3 Thống kê các thiết bị trên lưới tỉnh Phú Yên

TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng

1 Máy cắt trung áp Cái 13

2 Recloser Cái 22

3 Dao cắt phụ tải Cái 101

4 Tụ bù trung áp kVAR 19.200

5 Tụ bù hạ áp kVAR 7.870

(Nguồn: Công ty Điện lực Phú Yên tháng 10/2011)

P14-VIỆN NĂNG LƯỢNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

BÁO CÁO TÓM TẮT 8

BÁO CÁO TÓM TẮT 9

1.2.2. Tình hình vận hành hệ thống điện

a. Đường dây và trạm 220kV

* Trạm 220kV

Tỉnh Phú Yên có trạm 220kV Tuy Hòa nằm ở huyện Phú Hòa, với công suất125MVA. Trạm cấp điện cho tỉnh Phú Yên qua các đường dây 110kV: 220kV Tuy Hòa - Tuy An, 220kV Tuy Hòa - Tuy Hòa, 220kV Tuy Hòa - Sơn Hòa, 220kV Tuy Hòa - 220kV Nha Trang. Năm 2011, trạm đã vận hành đầy tải với Pmax = 113MW (mang tải 98%).

* Đường dây 220kV

Phú Yên hiện có 4 tuyến đường dây 220kV, tình trạng vận hành hiện tại của các tuyến đường dây được thống kê trong bảng 4.

Bảng 4 Mang tải các tuyến đường dây 220kV tỉnh Phú Yên

TT Tên đường dây Dây dẫnChiều dài

(km)

Pmax

(MW)

Mang tải

(%)Ghi chú

1 271 Tuy Hòa - 271 Quy Nhơn ACSR-330/43 92,5 154 53 T8/2011

2 274 Tuy Hòa - 273 Nha Trang ACSR-400/51 128,7 143 43 T10/2011

3 272 Tuy Hòa - TĐ Sông Ba Hạ ACSR-400/51 37,6 215 65 T9/2011

(lộ 273 không VH)

4 273 Tuy Hòa - TĐ Sông Ba Hạ ACSR-400/51 37,6 218 66 T9/2011

(lộ 272 không VH)

b. Đường dây và trạm 110kV

* Trạm 110kV

(Nguồn: Truyền tải điện Phú Yên tháng 10/2011)

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện được cấp điện bằng 6 trạm 110kV với tổng công suất 157MVA. Chi tiết thông số của các trạm 110kV được thể hiện trong bảng5.

Bảng 5: Thông số kỹ thuật và mang tải các trạm biến áp 110kV

TT Tên trạm 110kVCông suất

(MVA)Điện áp

(kV)Pmax(MW)

Mang tải(%)

1

Tuy Hòa 50 35.100

T1 25 110/35/22 22.500 98%

T2 25 110/35/22 14.400 62,6%

BÁO CÁO TÓM TẮT 10

2Tuy Hòa 2 25 15.700

T1 25 110/35/22 15.700 68,3%

3Tuy An 25 12.700

T1 25 110/35/22 12.700 55,2%

4Sông Cầu 16 10.700

T1 16 110/22 10.700 72,7%

5Hòa Hiệp 25 9.000

T1 25 110/22 9.000 39,1%

6Sơn Hòa 16 7.300

T1 16 110/35/22 7.300 49,6%

* Đường dây 110kV

(Nguồn: Chi nhánh Điện cao thế Phú Yên)

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 10 xuất tuyến cấp điện cho các trạm 110kV và trao đổi công suất với các tỉnh lân cận. Chi tiết về thông số kỹ thuật và mang tải các xuất tuyến thể hiện trong bảng 6.

Bảng 6: Mang tải các tuyến đường dây 110kV tỉnh Phú Yên

TT Tên đường dây Dây dẫnChiều dài

(km)Pmax(MW)

Mang tải(%) Ghi Chú

1 Long Mỹ - Sông Cầu AC-185 20,5 28 31,4%

2 Sông Cầu - Tuy An AC-185 37,3 32 35,8%

3 Tuy An - 220kV Tuy Hòa AC-185 27,4 46 51,5%

4 220kV Tuy Hòa - Tuy Hòa AC-185 15,8 64 71,7%

5 Tuy Hòa - Sông Hinh AC-185 39,7 64 71,7%Trong CĐ TĐ

Sông Hinh phát tất cả về

Bình Định

6 Sông Hinh - Tuy Hòa 2 AC-185 29,4 65 72,8%Trong CĐ TĐ

Sông Hinh phát tất cả về Khánh Hòa

7 Tuy Hòa 2 - Hòa Hiệp AC-185 18,7 56 62,7%

8 Hòa Hiệp - Vạn Giã AC-185 18,7 47 52,6%

9 220kV Tuy Hòa - Sơn Hòa AC-185 23,1 7,6 8,5%

TT Tên đường dây Dây dẫnChiều dài

(km)Pmax(MW)

Mang tải(%) Ghi Chú

10 220kV Tuy Hòa - 220kV Nha Trang AC-185 45,8 62,0 69,4%

c. Lưới điện trung áp

(Nguồn: Chi nhánh Điện cao thế và Truyền tải Điện Phú Yên)

Lưới điện trung áp của tỉnh được vận hành ở cấp điện áp 22kV. Tính đến tháng 10/2011 toàn tỉnh có 1.680 km đường dây 22kV. Lưới điện 22kV trải dài trên toàn bộ các huyện thị của tỉnh Phú Yên, cấp điện cho các trạm biến áp phân phối22/0,4kV và 22/0,23kV.

Có tổng cộng 28 tuyến đường dây 22kV sau các trạm 110kV, mang tải của các đường dây đều ở mức vừa hoặc non tải, tuy nhiên có một số tuyến đường dây 22kV có bán kính cấp điện lớn làm giảm chất lượng điện áp và độ tin cậy cung cấp điện như: 478-Tuy An, 471-TĐ Sông Hinh.... Các thông số kỹ thuật và tình hình mang tải của các tuyến đường dây 22kV như sau:

Bảng 7: Mang tải của các xuất tuyến trung áp sau các trạm 110kV

TT Tên trạm 110kV Loại dây / Chiều dài trục (km)

Pmax

(kW)Mang tải (%) Phụ tải

I Trạm 110kV Tuy Hòa 38.900

1 Lộ 472 XLPE 240, 95 / 10,5 10.500 66 TP Tuy Hòa

2 Lộ 474 AC120, 95 / 33,2 4.500 45 H.Phú Hòa

3 Lộ 476 AC 120, 70 / 16,5 3.000 30 H.Phú Hòa

4 Lộ 482 AC150 / 6,9 1.200 10 TP Tuy Hòa

5 Lộ 486 XLPE 240, 95 / 9,8 4.500 28 TP Tuy Hòa

6 Lộ 471 AC150, 95 / 31,3 1.700 13 H.Phú Hòa

7 Lộ 473 XLPE 240, 95 / 5,1 7.500 47 TP Tuy Hòa

8 Lộ 475 AC150, 95;XLPE 240 / 13,2 3.000 26 TP Tuy Hòa

9 Lộ 477 AC 95 / 27,5 3.000 35 TP Tuy Hòa

II Trạm 110kV Tuy Hòa 2 17.400

1 Lộ 472 AC 185, 120, 95 / 8,2 7.500 56 H.Tây Hòa,Đông Hòa

2 Lộ 474 AC 185, 95 / 25,9 4.900 37 H.Đông Hòa

3 Lộ 476 AC 240, 185, 120 / 14,6 5.000 50 H.Tây Hòa,Đông Hòa

III Trạm 110kV Tuy An 14.100

TT Tên trạm 110kV Loại dây / Chiều dài trục (km)

Pmax

(kW)Mang tải (%) Phụ tải

1 Lộ 472 AC 120, 95, 70 / 13,2 3.300 33 H.Tuy An

2 Lộ 474 AC 95 / 22,7 2.500 29 H.Tuy An

3 Lộ 476 AC 95 / 12,7 3.500 40 H.Tuy An

4 Lộ 478 AC 95 / 81,1 4.800 55 H.Đồng Xuân

IV Trạm 110kV Sông Cầu 11.900

1 Lộ 472 AC 185; XLPE 240 / 6,8 2.400 18 TX.Sông Cầu

2 Lộ 474 AC 185, 95, 70 / 15,5 1.800 13 TX.Sông Cầu

3 Lộ 476 AC185, 120, 95 / 34,3 2.900 22 TX.Sông Cầu

4 Lộ 478 AC 120, 95 / 30,7 4.800 48 TX.Sông Cầu

V Trạm 110kV Hòa Hiệp 10.000

1 Lộ 472 AC 240 / 1,2 3.500 22 KCN HòaHiệp

2 Lộ 474 AC 95 / 23,7 6.500 75 H.Đông Hòa

VI Trạm 110kV Sơn Hòa 8.100

1 Lộ 471 AC 150, 120, 95 / 52 2.400 21 H.Sơn Hòa

2 Lộ 473 AC 95 / 30,8 800 9 H.Sơn Hòa

3 Lộ 475 AC 95 / 8,3 800 9 H.Sơn Hòa

4 Lộ 477 AC 95 / 40 4.100 47 H,Sông Hinh

VII Trạm 110kV TĐ SôngHinh 3.500

1 Lộ 471 AC 95, 70 / 68,6 2.480 29 H.Sông Hinh

2 Lộ 472 AC 120, 95 / 16,3 1.020 10 H.Tây Hòa

(Nguồn: Công ty Điện lực Phú Yên và chi nhánh Điện cao thế Phú Yên)

* Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV và 22/0,23kV:

Trạm biến áp phân phối tỉnh Phú Yên bao gồm các 02 loại trạm 22/0,4kV và22/0,23kV. Tính đến tháng 10 năm 2011, toàn tỉnh có 1.545 trạm với tổng công suất đặt là 293.034kVA (trung bình 190kVA/trạm)

Trong đó: trạm biến áp 3 pha 22/0,4kV có 1.381 trạm chiếm tỷ lệ 89,4% về số lượng trạm, trạm biến áp 1 pha 22/0,23kV có 164 trạm chiếm tỷ lệ 10,6% về số lượng trạm.

Nhìn chung các trạm biến áp phân phối của tỉnh mang tải thấp 50%. Tuy nhiên theo thống kê của Công ty Điện lực Phú Yên có khoảng 122 trạm mang tải >70%, có nguy cơ đầy tải hay quá tải trong thời gian tới. Các trạm này tập trung chủ yếu ở

các thành phố, thị xã và các huyện duyên hải ven biển, như: TP.Tuy Hòa, TX.SôngCầu, các huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Tuy An.

d. Lưới điện hạ áp và công tơ

Tính đến tháng 10/2011 tổng khối lượng đường dây hạ áp trên địa bàn tỉnh là1.067,9 km.

Tổng số công tơ của Phú Yên là 164.278 cái. Trong đó công tơ 1 pha là160.467 (với 159.903 công tơ cơ và 4.440 công tơ điện tử) chiếm tỷ lệ 98%, công tơ3 pha là 3.811 (với 3.194 công tơ cơ và 617 công tơ điện tử) chiếm tỷ lệ 2%.

e. Cấp điện cho khu vực nông thôn

Theo thống kê của Công ty Điện lực Phú Yên, hiện nay đã có 112/112 phường xã của tỉnh đã được cấp điện (đạt tỷ lệ 100%), trong đó số hộ nông thôn được sử dụng điện lưới đạt tỷ lệ 99,7%, với giá bán điện theo quy định.

II. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn trước

1. Nhu cầu điện, tốc độ tăng trưởng thực tế và theo dự báo

Điện thương phẩm tỉnh Phú Yên tăng trưởng ổn định và tương đối tốt so với dự kiến trong quy hoạch. Năm 2010, điện thương phẩm đạt 417,5 triệu kWh bằng70,2% điện năng dự báo, nếu không tính các phụ tải lọc dầu và bột giấy thì điện thương phẩm năm 2010 bằng 84,1% so với quy hoạch. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006-2010 là 12,6%/năm.

Điện thương phẩm của Phú Yên không đạt được như dự báo trong đề án quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2007-2010, có xét đến 2015 là do: Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong đó có Phú Yên, làm chậm tiến độ xây dựng cũng như điền đầy của các khu cụm công nghiệp của tỉnh, dẫn đến phụ tải điện tăng trưởng chậm lại, các phụ tải công nghiệp lớn của tỉnh dự kiến xây dựng như NM Bột giấy và NM Lọc Dầu đều chưa được tiến hành triển khai xây dựng. Ngoài ra, trong các dự án thủy điện dự kiến đi vào vận hành giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Phú Yên chỉ có thủy điện Sông Ba Hạ đưa vào vận hành đúng tiến độ.

Về cơ cấu tiêu thụ điện năng năm 2010 của tỉnh Phú Yên như sau: thành phần CN-XD chiếm 29,9%; N-L-TS chiếm 1,9%; TM-DV chiếm 3,2%; QL-TDDC chiếm 60,1% và nhu cầu khác chiếm 4,5%.

Bình quân điện thương phẩm tính theo đầu người của tỉnh Phú Yên năm 2010 đạt 481 kWh/người/năm thấp hơn so với bình quân toàn quốc (861,7 kWh/người/năm), bằng 55,8%

2. Đánh giá việc thực hiện chương trình phát triển nguồn và lưới điện

Bảng 8: Khối lượng thực hiện XDCB lưới điện tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006-2010

TT Danh mục Đơn vịKhối lượng có tới So sánh

2005 Năm 2010 KL tăng lên

I Trạm biến áp

1 Trạm 220kV Tr/kVA 0 / 0 1 / 125.000 125.000

2 Trạm 110kV Tr/kVA 5 / 141.000 6 / 157.000 1/16.000

3 Trạm trung gian Tr/kVA 7 / 59.500 1 / 4.800

4 Trạm phân phối Tr/kVA 1.107 / 169.571 1.502 / 289.145 395 / 119.574

- 35/0,4kV Tr/kVA 3 / 2.200

- 22/0,4kV và 22/0,23kV Tr/kVA 633 / 83.409 1502 / 289.145

- 15/0,4kV Tr/kVA 471 / 83.962

II Đường dây

1 Đường dây 110kV km 168,8 211,9 43,1

2 Đường dây trung áp km 1.491 1.616 125

+ Đường dây 35kV km 115 - -

+ Đường dây 22kV km 1.376 1.616 240

3 Đường dây 0,4kV km 538 908 370

%/năm

III Điện Thương phẩm 106kWh 230,53 417,5 12,6%

Bình quân đầu người kWh/ng/n 268 481 12,41%

Pmax MW 60 94 9,39%

Bảng 9: So sánh KLXD đã thực hiện với QH phát triển điện lực giai đoạn trước

TT Hạng mục XD Đơn vịKL dự kiến

2006-2010

KL thực hiện

2006-2010

Tỷ lệ %

so sánh

I Trạm biến áp

1 Trạm 220kV

+ Xây dựng mới trạm/kVA 1 / 125.000 1 / 125.000 100 / 100

220kV Tuy Hòa máy/kVA 1 / 125.000 1 / 125..000 100 / 100

2 Trạm 110kV

2.1 Xây dựng mới trạm/kVA 5 / 118.000 1 / 16.000 20 / 13,6

+ T r ạ m 1 1 0 kV phâ n ph ố i m á y / k V A 1 / 1 6 . 00 0 1 / 1 6 . 00 0 100 / 10 0

110kV Sơn Hòa máy/kVA 1 / 16.000 1 / 16.000

TT Hạng mục XD Đơn vịKL dự kiến

2006-2010

KL thực hiện

2006-2010

Tỷ lệ %

so sánh

+ T r ạ m 1 1 0 kV c hu y ê n d ù n g m á y / k V A 4 / 10 2 . 00 0 - 0

110kV Hầm Đèo Cả máy/kVA 2 / 20.000 -

110kV La Hiêng máy/kVA 2 / 32.000 -

110kV Lọc Dầu máy/kVA 1 / 25000 -

110kV Bột Giấy máy/kVA 1 / 25000 -

2.2 Nâng công suất trạm/kVA 1 / 32.000 - 0

110kV Sông Cầu máy/kVA 2 / 32.000 -

3 Trạm biến áp tiêu thụ (XDM+CT) trạm/kVA 679 / 159.120 395 / 119.574 58 / 75

II Đường dây

+ Đường dây 220kV XDM km 275 296,4 108

+ Đường dây 110kV XDM km 207 43,1

- Phục vụ phân phối km 59 43,1 73,1

- Phục vụ chuyên dùng km 148 - -

+ Đường dây 22kV XDM+CT km 548 240 43,8

+ Đường dây 0,4kV XDM+CT km 1.310 983 75,0

+ Công tơ cái 15.474 74929 484,2

Đ ế n 201 0 N ă m 2 01 0

III Điện năng thương phẩm MWh 594.490 417.504 70,2

Không lọc dầu và Bột giấy 496.490 417.504 84,1

Công nghiệp – Xây dựng MWh 282.600 124.741 44,1

184.600 124.741 67,6

Nông – Lâm – Thủy sản MWh 4.940 7.791 157,7

Thương mại – Dịch vụ MWh 15.000 13.433 89,6

Quản lý – TDDC MWh 268.700 250.786 93,3

Các nhu cầu khác MWh 23.250 20.751 89,3

IV Pmax MW 139 94 67,6

Pmax (không tính lọc dầu) MW 118 94 79,7

V ĐTP Bình quân đầu người kWh/ng/n 650 481 74

VI Vốn đầu tư tỷ đồng 1.146,1 710 62

Nhận xét khối lượng lưới điện thực hiện được tới năm 2010 so với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2007-2010, có xét đến 2015:

Lưới điện 220kV, khối lượng xây dựng đường dây và trạm biến áp đều được thực hiện đúng tiến độ theo quy hoạch.

Lưới điện 110kV, có sự khác biệt lớn giữ khối lượng xây dựng mới trạm và đường dây phục vụ cho mục đích phân phối và phục vụ mục đích chuyên dùng. Khối lượng xây dựng mới trạm biến áp và đường dây 110kV phục vụ phân phối được thực hiện tốt so với với dự kiến trong quy hoạch. Riêng việc nâng công suất trạm 110kV Sông Cầu không thực hiện được, do phụ tải KCN Đông Bắc Sông Cầu tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến. Còn khối lượng xây dựng mới trạm biến áp và đường dây 110kV phục vụ chuyên dùng chưa thực hiện được theo như quy hoạch đề ra. Nguyên nhân là do các phụ tải chuyên dùng như: Nhà máy lọc dầu, nhà máy bột giấy, hầm đường bộ đèo Cả, các nhà máy thủy điện đều bị chậm tiến độ, nên việc dự kiến xây các trạm biến áp và các đường dây 110kV cấp điện cho các phụ tải này không thực hiện được.

Trong giai đoạn vừa qua, Công ty Điện lực Phú Yên đã thực hiện chuyển đổi toàn bộ lưới điện phân phối sang vận hành ở điện áp 22kV, mặt khác Công ty Điện lực Phú Yên cũng đã tiến hành chuyển đổi phương thức vận hành, tạo kết cấu lưới hợp lý, nhờ đó góp phần giảm tổn thất điện năng và nâng cao độ tin cậy.

Về khối lượng xây dựng mới và cải tạo trạm biến áp phân phối, Công ty Điện lực Phú Yên kết hợp cải tạo điện áp vận hành lưới phân phối với nâng công suất các trạm biến áp phân phối, nên khối lượng trạm biến áp phân phối xây dựng mới đạt chưa cao so với dự kiến.

Lưới điện hạ áp, khối lượng xây dựng mới đường dây đạt 75% so với quy hoạch, khối lượng công tơ tăng cao so với dự kiến trong (gấp 4 lần). Khối lượng công tơ thực hiện lớn hơn rất nhiều so với quy hoạch là do Công ty Điện lực Phú Yên trong các năm vừa qua tiến hành tiếp nhận lưới điện nông thôn, trong khối lượng công tơ tăng thêm có một số lượng lớn là các công tơ tiếp nhận từ các hợp tác xã mua bán điện.

III. Đánh giá chung về lưới điện tỉnh Phú Yên

Nguồn cấp điện cho lưới điện 110kV của tỉnh Phú Yên là khá đa dạng, trên địa bàn tỉnh có 02 nhà máy thủy điện lớn là thủy điện Sông Hinh và thủy điện Sông Ba Hạ; ngoài ra còn có trạm 220kV Tuy Hòa.

Lưới điện 110kV của tỉnh Phú Yên gồm có 6 trạm 110kV, phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng duyên hải phía Đông. Các huyện miền núi phía Tây của tỉnh hiện tại đều được cấp điện bằng các đường dây trung áp từ các trạm 110kV ở huyện lân cận, trừ huyện Sơn Hòa có trạm 110kV Sơn Hòa. Do đó các tuyến đường dây

trung áp cấp cho các huyện miền núi phía Tây có chiều dài đường trục khá lớn, làm giảm chất lượng cung cấp điện. Ngoài ra các tuyến đường dây trung áp này cũng đi trên địa hình đồi núi phức tạp do đó gây khó khăn trong công tác bảo dưỡng cũng như khắc phục các sự cố trên đường dây, đặc biệt là vào mùa mưa, làm giảm độ tin cậy cung cấp điện.

Mang tải của các trạm 110kV của tỉnh Phú Yên là vừa và non tải, riêng có máy T1 của trạm 110kV Tuy Hòa là đầy tải (mang tải 98%).

Trong giai đoạn vừa qua, Công ty Điện lực Phú Yên đã cải tạo toàn bộ lưới điện trung áp của toàn tỉnh sang vận hành ở điện áp 22kV. Việc cải tạo này giúp cho lưới điện trung áp của tỉnh vận hành tin cậy hơn và các tuyến đường dây trung áp có thể liên hệ hỗ trợ cấp điện cho nhau. Phần lớn các tuyến đường dây trung áp đều non tải (mang tải <50%). Tuy nhiên có một số xuất tuyến có bán kính cấp điện lớn và có tổn thất điện áp cuối đường dây lớn hơn 5% cần được cải tạo trong thời giantới.

Trạm biến áp phân phối của tỉnh mang tải thấp, khoảng 50%. Riêng tại thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, và các huyện duyên hải ven biển có 122 trạm mang tải >70%.

Lưới điện 220kV của tỉnh Phú Yên được liên kết với khu vực thông qua các đường dây 220kV: (220kV Tuy Hòa-220kV Quy Nhơn) và (220kV Tuy Hòa-220kV Nha Trang). Lưới điện 110kV liên kết với các tỉnh lân cận bằng các đường dây110kV: (220kV Tuy Hòa-Tuy An-Sông Cầu-Long Mỹ-220kV Quy Nhơn), (220kV Tuy Hòa-Tuy Hòa-TĐ Sông Hinh-Tuy Hòa 2-Hòa Hiệp-Vạn Giã-Vinashin-Ninh Hòa-220kV Nha Trang) và (220kV Tuy Hòa-220kV Nha Trang). Trong đó có đường dây 110kV (220kV Tuy Hòa-Tuy Hòa-TĐ Sông Hinh-Tuy Hòa 2-Hòa Hiệp- Vạn Giã-Vinashin-Ninh Hòa-220kV Nha Trang) truyền tải công suất lớn, có nhiều trạm đấu nối vào và tiết diện dây nhỏ; ngoài ra ở khu vực này trong giai đoạn tới có nhiều phụ tải tập trung dự kiến đi vào hoạt động, vì vậy trong giai đoạn tới cần có các biện pháp để san tải cho tuyến đường dây này.

B. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

I. Đặc điểm tự nhiên

Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích tự nhiên là 5.060 km2, dânsố năm 2010 là 868,51 nghìn người, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Phía Bắc giáp với tỉnh Bình Định, phía Nam giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp hai tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk.

Phú Yên có bờ biển dài với nhiều loài hải sản phong phú, đánh bắt quanh năm. Bờ biển dài 189km, từ Xuân Hải đến Vũng Rô, với nhiều bãi tắm đẹp, xen kẽ nhiều đầm, vịnh, vũng, như đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài và vịnh Vũng Rô đều là vị trí thuận lợi để phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản.

Phú Yên có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối Gia Lai, đường ĐT 645 nối Đăk Lăk, phía Nam tỉnh có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa. Các tuyến giao thông này có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữ tỉnh Phú Yên với các tỉnh thành trong vùng, cả nước.

Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên

BÁO CÁO TÓM TẮT 20

II. Hiện trạng kinh tế - xã hội.

1. Kết quả đạt được

Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP giá ss năm 1994) đạt 4.650 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2005 là 10,9%/năm, giai đoạn 2006-2010 là 12,3%/năm. Trong đó từng ngành có tăng trưởng như sau:

- Ngành Công nghiệp - Xây dựng: GDP năm 2010 của ngành đạt 1.759 tỷ đồng (giá ss năm 1994), tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2005 là16,5%/năm, giai đoạn 2006-2010 là 17%/năm.

- Ngành Thương mại - Dịch vụ: GDP năm 2010 của ngành đạt 1.937 tỷ đồng (giá ss năm 1994), tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2005 là 12,1%/năm, giai đoạn 2006-2010 là 13,6%/năm.

- Ngành Nông - Lâm - Thủy sản: GDP năm 2010 của ngành đạt 953 tỷ đồng (giá ss năm 1994), tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2005 là 5,1%/năm, giai đoạn 2006-2010 là 4,2%/năm.

GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2010 đạt 15,8 triệu đồng/người, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2005, bằng 71,2% so với cả nước.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên trong giai đoạn vừa qua là đúng hướng nhưng còn chậm: CN-XD tăng từ 29,3% năm 2005 lên 34,4%/năm 2010; TM-DV tăng nhẹ từ 34,1% năm 2005 lên 36,4% năm 2010; còn Nông - Lâm - Thủy sản giảm từ 36,6% năm 2005 xuống 29,2% năm 2010.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, các lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và công tác an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm và có nhiều tiến bộ. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới 5 năm qua có nhiều diễn biến không thuận lợi, những kết quả đạt được của tỉnh Phú Yên trong những năm vừa qua là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, những diễn biến bất lợi trong các năm vừa qua nên nền kinh tế của tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, như: nền kinh tế tuy phát triển khá, nhưng quy mô nền kinh tế còn nhỏ, GDP bình quân đầu người thấp hơn cả nước; chuyển dịch cơ cấu chậm; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế; chất lượng nguồn nhân lực và trình độ khoa học kỹ thuật chưa được cải thiện đáng kể.

Các chỉ tiêu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên được thống kê trong bảng 10.

BÁO CÁO TÓM TẮT 21

Bảng 10: Các chỉ tiêu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1 Dân số TB 103người 838,234 844,282 850,269 856,687 862,373 868,514

2 GDP (giá HH) Tỷ đồng 5.248 6.252 7.499 9.780 11.285 13.761

- CN-XD Tỷ đồng 1.536 1.919 2.393 3.191 3.861 4.729

- TM-DV Tỷ đồng 1.790 2.167 2.690 3.540 4.087 5.013

- Nông - Lâm -Ngư Tỷ đồng 1.920 2.164 2.414 3.048 3.337 4.019

- GDP/người Tr Đồng 6,1 7,2 8,5 11,0 13,1 15,8- GDP/người quyđổi USD 399 459 547 686 745 833

3 Cơ cấu GDP % 100 100 100 100 100 100

- CN-XD % 29,3 30,7 31,9 32,6 34,2 34,4

- TM-DV % 34,1 34,7 35,9 36,2 36,2 36,4

- Nông - Lâm -Ngư % 36,6 34,6 32,2 31,2 29,6 29,2

4 GDP (giá 1994) Tỷ đồng 2.603 2.914 3.305 3.709 4.125 4.650

- CN-XD Tỷ đồng 804 958 1.141 1.350 1.539 1.759

- TM-DV Tỷ đồng 1.024 1.167 1.339 1.530 1.709 1.937

- Nông - Lâm -Ngư Tỷ đồng 775 788 825 829 877 953

5 Vốn đầu tư (giáHH) Tỷ đồng 2.600 3242 3.924 5.489 6.501 6.581

6 Xuất khẩu Tr USD 57 58 73 98 105 118

7 Nhập khẩu Tr USD 34 106 121 61 58 56

8 Thu ngân sách Tỷ đồng 435 625 863 911 1.012 1.147

9 Điện thương phẩm Tr kWh 248.259 286.868 325.568 366.251 405.183 445.622

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2010, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015)

Bảng 11: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Hạng mụcTăng trưởng so với năm trước (%/năm)

2001-2005 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2006-2010

Tổng GDP(giá 94) 10,9 11,9 13,4 12,2 11,2 12,7 12,3

- CN-XD 16,5 19,2 19,1 18,3 14,0 14,3 17,0

- TM-DV 12,1 14,0 14,7 14,3 11,7 13,3 13,6

- N - L - N 5,1 1,7 4,7 0,5 5,8 8,7 4,2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2010, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015)

BÁO CÁO TÓM TẮT 22

III. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn quy hoạch

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển.

* Quan điểm phát triển:

- Phát triển bền vững kinh tế: phát triển kinh tế với tốc độ cao để Phú Yên thu hẹp dần khoảng cách và vượt qua mức trung bình của cả nước; xây dựng Phú Yên thành một cửa ngõ mới ra hướng Đông của vùng Tây Nguyên; tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ dulịch.

- Phát triển bền vững về xã hội: phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh.

- Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường: gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

* Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục duy trì phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động , nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Từng bước gia tăng hàm lượng khoa học và công nghệ cao trong sản phẩm. Cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, dân tộc thiểu số, vùng miền núi. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng- an ninh và trật tự an toàn xã hội. Đưa Phú Yên phát triển nhanh và bền vững, phấnđấu đạt mức bình quân chung của cả nước, tạo đà để đến năm 2020, Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020

* Giai đoạn 2011-2015:

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm giai đoạn 2011-2015 đạt 13,5%,

trong đó: - ngành Nông - Lâm - Thủy sản tăng 4,1%;

- ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng 17,5%;

- ngành thương mại - dịch vụ tăng 13,7%.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2015:

- Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 19,9%,

- Công nghiệp - Xây dựng chiếm 41%,

- Thương mại - Dịch vụ chiếm 39,1%.

BÁO CÁO TÓM TẮT 23

GDP bình quân đầu người đến 2015 đạt khoảng 38,4 triệu đồng.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình 5 năm đạt 23-25%/năm, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 350 triệu USD.

Thu ngân sách đến năm 2015: 2.600 tỷ đồng.

Dân số đến năm 2015 là 918.521 người.

* Giai đoạn 2016-2020:

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 15,3%,

trong đó: - ngành Nông - Lâm - Thủy sản đạt 5%;

- ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt 16,5%;

- ngành Thương mại - Dịch vụ đạt 16,5%.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2020:

- Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 10%,

- Công nghiệp - Xây dựng chiếm 47%,

- Thương mại - Dịch vụ chiếm 43%.

GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 59,6 triệu đồng.

Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên lựa chọn phương án tăng trưởng tương đối cao là 15,3%/năm cho giai đoạn 2016-2020. Cơ sở cho việc lựa chọn tốc độ tăng trưởng cao như vậy là do phương án này đã tính đến việc triển khai nhanh các dự án mang tính đột phá như: KKT Nam Phú Yên, mà trọng điểm là Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô; bên cạnh đó các dự án trọng điểm khác được triển khai như: Các cảng biển chuyên dụng, nhà máy đóng tàu, tổng kho xăng dầu …; lấp đầy khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu, nâng cấp mở rộng sân bay Tuy Hòa; hình thành và đưa vào khai thác khu du lịch khu vực TP.Tuy Hòa, TX.Sông Cầu, Tuy An…

Bảng 12: Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội chủ yếu

TT Chỉ tiêuGiai đoạn (%/năm)

2006-2010 2011-2015 2016-2020

1 Tốc độ tăng dân số (%/năm) 0,7 1,13 1,13

2 GDP giá 1994 (%/năm) 12,3 13,5 15,3

+ CN-XD 17,0 17,4 16,5

+ TM-DV 13,6 13,7 16,5

+ Nông - Lâm - Ngư 4,2 4,0 5,0

3 Kim ngạch xuất khẩu 15,7 24,3

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015)

BÁO CÁO TÓM TẮT 24

Bảng 13: Danh mục các khu công nghiệp tập trung và một số dự án khác

TT Tên công trình Địa điểm Diện tích(ha) Công suất

I Khu kinh tế Nam Phú Yên H.Đông Hòa 20.000

Khu công nghệ cao Dịch vụ -Công Nghiệp H.Đông Hòa 370 Đầu tư: 400/1000 tỷ đồng năm 2015

Khu phi thuế quan H.Đông Hòa 320 Đầu tư: 500/815 tỷ đồng năm 2015

Khu công nghiệp đa ngành H.Đông Hòa 420 Đầu tư: 500/1200 tỷ đồng năm 2015

Nhà máy đóng tàu FALCOL H.Đông HòaĐầu tư: 2500/4000 tỷ đồng năm 2015Sửa chữa tàu: 100.000 tấn; đóng mới tàu50.000 tấn

Nhà máy nước Nam Phú Yên H.Đông Hòa 100.000-150.000 m3/ngày đêm

II KCN Hòa Hiệp H.Đông Hòa 650

Giai đoạn 1 101,5

NM chế biến nông thủy hải sản,bột cá KCN Hòa Hiệp Năm 2015: 80 tấn/năm

NM chế biến nguyên liệu thứcăn gia súc KCN Hòa Hiệp Năm 2015: 500 tấn/tháng

NM sản xuất và gia công kínhhoa xuất khẩu KCN Hòa Hiệp Năm 2015: 10000m2/năm

NM chế biến hải sản KCN Hòa Hiệp Năm 2015: 600 tấn cá/năm

Đầu tư nâng cấp NM bia TuyHòa KCN Hòa Hiệp Năm 2015: 50 triệu lít/năm

XN chế biến song mây xuấtkhẩu KCN Hòa Hiệp Năm 2015: 300 container/tháng

NM sản xuất kính mắt SG KCN Hòa Hiệp Năm 2015: 200000 đôi kính/năm

Sản xuất ngọc trai Sài Gòn KCN Hòa Hiệp Năm 2015:12 tấn nhân cây ngọc trai và240 tấn vỏ ngọc trai nước ngọt/năm

Giai đoạn 2 221

Giai đoạn 3 250

III KCN An Phú TP.Tuy Hòa 74,6

Sản xuất chế biến tinh dầu KCN An Phú Nâng công suất lên 1500 lít/năm

Đầu tư nâng cấp NM bia SGPhú Yên KCN An Phú Năm 2015: 50 triệu lít bia/năm

Sản xuất và kinh doanh thủysản KCN An Phú

IV KCN Đông Bắc Sông Cầu H.Đông Hòa 315,8

Giai đoạn 1 105,8

Giai đoạn 2 110

Giai đoạn 3 100

V Nhà máy lọc dầu Vũng Rô H.Đông Hòa 80-100 GĐ 1: 4 tr tấn/năm; GĐ 2: 8 tr tấn/năm

VI KCN Hóa dầu Hòa Tâm H.Đông Hòa 1.300

VII Các dự án công nghiệp khác

BÁO CÁO TÓM TẮT 25

TT Tên công trình Địa điểm Diện tích(ha) Công suất

NM sản xuất nước uống Rihno TP.Tuy Hòa 6 triệu lon/năm

Nâng CS NM Sản xuất thuốc tây TP.Tuy Hòa

Thuốc tiêm bột - 13.824.000 lộ/năm;Thuốc tiêm Ampoule: 8.064.000 lộ/năm; Thuốc tiêm đông khô: 3.600.000 lọ/năm

Nhà máy thủy điện Khe Cách H.Đồng Xuân Công suất phát: 4MW

Nhà máy thủy điện La Hiêng 2 H.Đồng Xuân Công suất phát: 18MW

NM đường Đồng Xuân H.Đồng Xuân nâng công suất lên 1000 tấn mía/ngày

Sản xuất phân vi sinh huyệnĐồng Xuân H.Đồng Xuân 4500 tấn/năm

Trại mía giống mía công nghệcao H.Phú Hòa 25 chủ đầu tư NM đường Đồng Xuân

Sản xuất phân vi sinh huyệnSơn Hòa H.Sơn Hòa 11000 tấn/năm

Nhà máy chế biến quặng vàng H.Sông Hinh 99000 tấn quặng/năm

Thăm dò, khai thác và sản xuất đá ốp lát H.Sông Hinh Năm 2015: 300000m2/năm

NM đường Tuy Hòa H.Tây Hòa nâng công suất lên 15.000 tấn/năm

NM sản xuất cồn (gắn với NMđường Tuy Hòa) H.Tây Hòa Công suất: 6 triệu lít/năm

DA Khai thác, chế biến các SPtư Diatomite H.Tuy An 2500-5000 tấn bột trợ lọc/năm

Nhà máy nước TX Sông Cầu TX.Sông Cầu 10.000 m3/ngày đêm

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Yên định hướng đến năm 2020)

Bảng 14: Thống kê các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên

TT Cụm điểm công nghiệp phân theo huyện, TP

Diện tích (ha)

Quy mô đầu tư theo giai đoạn Ngành nghề

GĐ 1 GĐ 2

I Huyện Tây Hòa 17 8,5 8,5

Chế biến lương thực thực phẩm; sản xuất các sản

phẩm xuất khẩu từ mây tre; sản xuất

các sản phẩm từ gỗ…

1 Hòa Phú 30 12 18

2 Đá Mài 5 5

3 Hòa Bình 1 7 3,5 3,5

4 Hòa Mỹ Tây 5 5

II Huyện Đông Hòa

1 Bàn Nham 7 7

2 Nam Bình 7 7

III Huyện Sông Hinh Chế biến các sảnphẩm nông sản;

chế biến các1 Thị trấn Hai Riêng 15 10 5

BÁO CÁO TÓM TẮT 26

TT Cụm điểm công nghiệp phân theo huyện, TP

Diện tích (ha)

Quy mô đầu tư theo giai đoạn Ngành nghề

sản phẩm nông, lâm sản để phục vụ chế biến công nghiệp …

GĐ 1 GĐ 2

2 Đức Bình Đông 5 5

3 Eabar 10 10

IV Huyện Sơn Hòa

1 Ba Bản 8 8

2 Kiến Thiết 5 5

V Huyện Đồng Xuân

1 Thị Trấn La Hai 5 5

2 Xuân Phước 4 2 2

3 Xuân Quang II 5 5

VI Huyện Sông Cầu Chế biến thủy sản, sản xuất

các sản phẩm phụcvụ du lịch ...

1 Thị trấn Sông Cầu 5 5

2 Xuân Lộc 8 8

VII Huyện Tuy AnChế biến hải sản;

chế biếnhoa quả, sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ

nghệ …

1 Tam Giang (hiện có) 10 8 2

2 Hòa Đa 5 2,5 2,5

3 An Ninh Tây 10 10

4 An Dân 14 14

5 An Nghiệp 10 10

6 An Hiệp 15 15

VIII Huyện Phú HòaChế biến lương thực thực phẩm; sản xuất các sản

phẩm xuất khẩu từ mây tre; sản xuất

các sản phẩm từ gỗ…

1 Hòa An 5 5

2 Hòa Thắng 5 5

3 Hòa Quang 5 5

4 Hòa Trị 5 5

5 Thi Trấn 5 2,5 2,5

IX Thành phố Tuy Hòa May mặc, giày dép và sản phẩm

từ da; sản xuất bánh kẹo, bột dinh dưỡng, sản xuất

thực phẩm ăn liền, chế biến thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ …

1 Thành phố Tuy Hòa 8 8

(Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Yên định hướng đến năm 2020)

BÁO CÁO TÓM TẮT 27

Bản đồ khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Phú Yên

BÁO CÁO TÓM TẮT 28

C. DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN

I. Lựa chọn mô hình và phương pháp dự báo nhu cầu điện

Lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu điện năng

Phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương và số liệu điều tra thu thập được, nhu cầu điện của tỉnh Phú Yên trong giai đoạn quy hoạch sẽ được dự báo theo2 phương pháp:

- Phương pháp tính trực tiếp được sử dụng cho giai đoạn: 2011-2015.- Phương pháp gián tiếp (đa hồi quy) được sử dụng để kiểm chứng lại kết quả

của phương pháp trực tiếp giai đoạn 2011-2015 và tính toán dự báo cho giai đoạn2016-2020.

II. Tính toán dự báo nhu cầu điện tỉnh Phú Yên đến năm 2015, 2020.

1. Dự báo nhu cầu điện tỉnh Phú Yên đến năm 2015 (phương pháp trực tiếp)

Đề án tính 2 phương án cao và cơ sở chủ yếu cho các thành phần công nghiệp- xây dựng và quản lý tiêu dùng dân cư.

Bảng 15 tổng hợp kết quả tính toán nhu cầu điện năng của tỉnh Phú Yên theo các phương án.

Bảng 15: Tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu điện năng toàn tỉnh Phú Yên cácphương án

Năm Thành phần Phương án cao Phương án cơ sở

Hiện tại(2010)

Pmax (MW)

A (MWh)

Tốc độ tăng trưởng A

94

417.504

2006-2010: 12,6%/năm

94

417.504

2006-2010: 12,6%/năm

2015

Pmax (MW)

A (MWh)

Tốc độ tăng trưởng A

210

956.450

2011-2015: 18%/năm

180

819.778

2011-2015: 14,4%/năm

*Nhận xét:Phương án cao, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2011-2015

trung bình đạt 18%/năm (giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng trung bình12,6%/năm). Phương án cao chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và phụ thuộc lớn vào tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá của tỉnh.

Phương án cơ sở, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2011-2015 trung bình đạt 14,4%/năm (giai đoạn 2006-2010 đạt 12,6%/năm), đây là phương án khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, với quá trình hội nhập quốc tế, đã xem xét đến những rủi ro do khủng hoảng kinh tế mang lại. Đề án sẽ sử dụng phương pháp gián tiếp để so sánh, kiểm chứng, từ đó lựa chọn phương án thích hợp.

BÁO CÁO TÓM TẮT 29

2. Dự báo nhu cầu điện tỉnh Phú Yên đến năm 2020 (phương pháp gián tiếp)

Đề án sử dụng phương pháp đa hồi quy để tính cho phương pháp gián tiếp.Nhu cầu điện giai đoạn đến năm 2020 của tỉnh Phú Yên được dự báo như ở

bảng 16.

Bảng 16: Kết quả dự báo nhu cầu điện tỉnh Phú Yên (PP. gián tiếp)

Hạng mục Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Tổng thương phẩm MWh 417.502 847.292 1.683.583

Điện năng nhận MWh 445.621 897.174 1.768.656

Pmax MW 94 185 357

So sánh dự báo nhu cầu điện theo 2 phương pháp

Nhận thấy nhu cầu điện đến năm 2015 được dự báo theo phương pháp gián tiếp tiệm cận với phương án trực tiếp (cơ sở), do vậy kết quả tính toán nhu cầu điện giai đoạn 2011-2015 theo phương pháp trực tiếp ở phương án cơ sở là chấp nhận được.

Như vậy phương án cơ sở của phương pháp trực tiếp sẽ được chọn cho dự báo nhu cầu điện tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015, phương án cơ sở phương pháp gián tiếp sẽ được chọn dự báo cho giai đoạn 2016-2020.

Kết quả chọn cuối cùng của dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Phú Yên đến 2020 được thể hiện trong bảng 17.

P14-VIỆN NĂNG LƯỢNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

Bảng 17 Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải tỉnh Phú Yên đến 2020 (phương án chọn)

TT NgànhNăm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

A (MWh) %A A (MWh) %A Pmax(MW) A (MWh) %A 06-10 11-15 16-20

1 Công nghiệp, xây dựng 124.741 30 337.800 41 185,0 867.028 51 21,2 22,0 20,7

Tr đó: Lọc dầu 55.000 240.000

Không tính Lọc dầu 282.800 627.028 17,8 17,3

2 Nông, Lâm, Thủy sản 7.791 2 13.860 2 9,5 21.022 1 11,5 12,2 8,7

3 Thương mại Dịch vụ 13.433 3 28.750 4 25,0 65.901 4 14,5 16,4 18,0

4 Quản lý và TD dân cư 250.786 60 391.118 48 210,0 625.834 37 9,1 9,3 9,9

5 Hoạt động khác 20.751 5 48.250 6 41,0 103.799 6 17,4 18,4 16,6

6 Điện thương phẩm 417.504 819.778 1.683.584 12,6 14,4 15,5

Không tính Lọc dầu 764.778 1.443.584 12,9 13,5

7 Tổn thất (%) 6,3 5,5 4,8

8 Điện nhận 445.622 867.490 1.768.471 12,6 14,3 15,3

9 Pmax (MW) 94 180 357

BÁO CÁO TÓM TẮT 30

BÁO CÁO TÓM TẮT 31

III. Nhận xét kết quả dự báo nhu cầu điện

Điện thương phẩm bình quân đầu người của tỉnh Phú Yên qua các thời kỳ ngày càng thu hẹp với bình quân toàn quốc. Năm 2010 điện năng thương phẩm tỉnh Phú Yên đạt 417,5.106kWh; bình quân điện thương phẩm đạt 481kWh/người.năm, bằng 49% so với bình quân chung toàn quốc (976kWh/người.năm). Năm 2015, điện thương phẩm tỉnh Phú Yên đạt 819,8.106kWh; bình quân điện thương phẩm đạt892kWh/người.năm, bằng 52% so với bình quân chung toàn quốc(1.721kWh/người.năm). Năm 2020, điện thương phẩm tỉnh Phú Yên đạt1,68.109kWh; bình quân điện thương phẩm đạt 1.733kWh/người.năm, bằng 67% so với bình quân chung toàn quốc (2.590kWh/người.năm).

Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm của tỉnh Phú Yên qua các giai đoạn luôn ở mức cao, và giai đoạn sau tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước. Giai đoạn2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006-2010 là12,3%/năm, thì điện thương phẩm tăng bình quân 12,6%/năm. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh dự kiến là 13,5%/năm, điện thương phẩm tăng bình quân 14,4%/năm. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh dự kiến là 15,3%/năm, điện thương phẩm tăng bình quân 15,5%/năm.

Với dự báo phụ tải như trên, nhu cầu về điện năng tỉnh Phú Yên hoàn toàn đáp ứng được tốc độ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo. Hệ số đàn hồi giữa tốc độ tăng trưởng điện năng và tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là phù hợp với quy luật qua các giai đoạn.

IV. Phân vùng phụ tải

- Căn cứ vào đặc điểm địa hình tự nhiên, phân vùng phát triển kinh tế hiện tại và dự kiến quy hoạch trong tương lai và căn cứ vào các hộ tiêu thụ điện xác định trên địa hình từng vùng;

- Căn cứ vào khả năng cấp điện của các trung tâm nguồn trạm 110kV hiện tại và phương thức vận hành lưới điện cũng như dự kiến xây dựng các nguồn trạm mới trong giai đoạn đến năm 2015.

Dự kiến chia Phú Yên thành 3 vùng phụ tải.* Vùng IGồm phụ tải tiêu thụ điện Thị xã Sông Cầu, huyện Đồng Xuân, huyện Tuy An.

Hiện tại vùng có KCN Đông Bắc Sông Cầu bước đầu đi vào hoạt động.* Vùng IIGồm phụ tải tiêu thụ điện Thành phố Tuy Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Đông

Hòa và huyện Tây Hòa. Đây là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh với TP.Tuy Hòa, các KCN An Phú, KCN Hòa Hiệp đã đi vào hoạt động ổn định, trong thời gian tới ở vùng này xuất hiện thêm các phụ tải công nghiệp quan trọng là KCN Hòa Hiệp GĐ2, KKT Nam Phú Yên và nhà máy lọc dầu Vũng Rô.

BÁO CÁO TÓM TẮT 32

* Vùng IIIGồm phụ tải tiêu thụ điện huyện Sơn Hòa và huyện Sông Hinh. Trên địa bàn

vùng có thuỷ điện Sông Hinh và thủy điện Sông Ba Hạ.

Bảng 18: Kết quả phân vùng phụ tải điện tỉnh Phú Yên đến 2020 (Phương án chọn)

TT Huyện - ThịPmax

2010 2015 2020

IVùng 1(Thị xã Sông Cầu; huyện ĐồngXuân; huyện Tuy An)

30.400 59.700 111.700

II

Vùng 2(Thành phố Tuy Hòa; huyện Phú Hòa; huyện Đông Hòa; huyện Tây Hòa)

59.800 122.600 227.400

IIIVùng 3(huyện Sơn Hòa; huyện SôngHinh)

8.700 14.500 31.100

IV Pmax 94.000 180.000 357.000

BÁO CÁO TÓM TẮT 33

Bản đồ phân vùng phụ tải tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

BÁO CÁO TÓM TẮT 34

D. SƠ ĐỒ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN 2020.

I. Các quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế

1. Tiêu chí chungĐề án Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015, có

xét đến 2020 đưa ra những tiêu chí chung sau:- Nâng cao một bước độ tin cậy cung cấp điện và đảm bảo chất lượng điện áp

có chú trọng đối với thành phố, thị xã và các phụ tải tập trung;- Giảm tổn thất điện năng, tăng hiệu quả khai thác lưới điện;- Phát triển lưới điện có xét tới trong tương lai mức độ tiêu dùng điện sinh

hoạt ngày càng cao trên diện rộng của địa bàn nông thôn;- Đấu nối hợp lý lưới điện quốc gia với các nguồn điện trong khu vực (Thủy

điện, gió, nhiệt điện…)- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước và nguồn vốn tài trợ nước

ngoài cho dự án cải tạo, phát triển lưới điện trung, hạ áp;- Thiết kế cấu trúc lưới điện đảm bảo cung cấp điện hợp lý an toàn và thoả

mãn nhu cầu điện ngày càng phát triển, nhất thiết phải tạo những mạch vòng lưới điện trung áp tại những khu vực quan trọng để đảm bảo an toàn cung cấp điện với độ tin cậy cao.

2. Hệ thống truyền tải cao áp

2.1. Tiết diện dây dẫn

Các đường dây 220kV sử dụng dây dẫn có tiết diện ≥ 400mm2, hoặc dây phân pha có tiết diện ≥ 300mm2, có dự phòng cho phát triển ở giai đoạn kế tiếp.

Các đường dây 110kV sử dụng dây dẫn có tiết diện ≥ 185mm2.

2.2. Cấu trúc lưới điện

Lưới điện 220kV được thiết kế mạch vòng hoặc mạch kép, mỗi trạm biến áp được cấp điện từ 2 đường dây đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng trong chế độ làm việc bình thường và sự cố đơn lẻ theo các quy định hiện hành, ngoài ra còn phải có độ dự phòng cho phát triển ở giai đoạn kế tiếp.

Đường dây 220-110kV ưu tiên sử dụng loại cột nhiều mạch để giảm hành lang tuyến các đường dây tải điện.

Trạm biến áp 220kV được thiết kế cấu hình đầy đủ tối thiểu là 2 máy biến áp. Lưới điện 110kV được thiết kế mạch vòng hoặc hình tia, hỗ trợ cấp điện giữa

các trạm 110kV được thực hiện bằng các đường dây mạch vòng 110kV, đường dâytrung áp liên lạc giữa các trạm và nguồn thủy điện nhỏ.

BÁO CÁO TÓM TẮT 35

2.3. Các quy định về thiết bị

Gam máy biến áp: ở cấp điện áp 220kV sử dụng gam máy biến áp có công suất 125, 250MVA; ở cấp điện áp 110kV sử dụng gam máy biến áp 16, 25,40MVA, tuy nhiên hạn chế sử dụng gam máy biến áp 16MVA đối với các trạm biếnáp xây dựng mới, trừ trường hợp tận dụng các máy cũ; đối với các trạm biến áp phụ tải của khách hàng, trạm biến áp truyền tải công suất các nhà máy thủy điện, gam máy chọn tùy thuộc quy mô công suất sử dụng. Công suất các trạm phụ tải trong chế độ làm việc bình thường mang tải lớn nhất bằng 75% công suất định mức để có dự phòng công suất khi sự cố hoặc sửa chữa.

3. Hệ thống lưới điện trung áp

Cấp điện áp phân phối về lâu dài 22kV.

3.1. Cấu trúc lưới điện

- Lưới trung áp đối với lưới thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị được thiết kế mạch vòng vận hành hở. Đối với lưới khu vực nông thôn được thiết kế hình tia.

- Các đường trục trung áp mạch vòng (vận hành hở) trong thị xã và các khu đô thị mới ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60-70% công suất so với công suất mang tải cực đại cho phép để đảm bảo an toàn cấp điện khi sự cố.

3.2. Tiết diện dây dẫn

3.2.1. Khu vực TP Tuy Hòa, khu đô thị, khu công nghiệp

- Đường trục: Kết hợp dùng cả cáp ngầm và đường dây nổi bọc với tiết diện ≥185mm2, xem xét hạ ngầm các đường trục chính thuộc trung tâm TP. Tuy Hòa và các khu đô thị mới để phù hợp với mỹ quan đô thị cũng như nâng cao độ an toàn cấp điện.

- Lưới điện trung áp ven biển, do tác động muối biển có thể sử dụng dây nhôm có lớp mỡ bảo vệ chống ăn mòn, dây đồng, hợp kim nhôm.

3.2.2. Khu vực các huyện

- Đường trục: Dùng dây dẫn trần AC với tiết diện ≥ 120 mm2;

- Đường nhánh chính: Dùng dây dẫn trần AC với tiết diện ≥ 95 mm2;- Đường nhánh phụ: Dùng dây dẫn trần AC-70,50mm2.

3.3. Gam máy biến áp phụ tải

- Phụ tải ánh sáng sinh hoạt tại các khu vực dân cư thưa thớt, nông nghiệp, công cộng và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ trạm biến áp dự kiến dùng các gam máy 15÷50kVA (một pha).

- Phụ tải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn, ánh sáng sinh hoạt cho khu

BÁO CÁO TÓM TẮT 36

vực dân cư đông đúc chọn phổ biến loại 100÷250kVA cho vùng nông thôn và250÷630kVA cho khu vực đô thị.

- Các trạm chuyên dùng của khách hàng theo quy mô phụ tải sẽ được thiết kế với gam máy thích hợp.

3.4. Tổn thất điện áp lưới trung áp cho phép

- Các đường dây trung áp mạch vòng: trong chế độ vận hành bình thường, độ lệch điện áp trong phạm vi ±5%U điện áp định mức, chế độ vận hành sau sự cố cho phép từ -10% đến +5% điện áp đinh mức.

- Các đường dây trung áp hình tia có tổn thất điện áp cuối đường dây ≤5%.

4. Lưới điện hạ áp

Áp dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha 4 dây có trung tính nối đất trực tiếp.

4.1. Khu vực TP Tuy Hòa, khu đô thị mới

- Đường trục: Dùng cáp ngầm XLPE, cáp vặn xoắn ABC với tiết diện ≥ 4x95mm2

- Đường nhánh: Dùng cáp ngầm XLPE, cáp vặn xoắn ABC với tiết diện ≥4x70 mm2

4.2. Khu vực các huyện

- Đường trục, nhánh chính: cáp vặn xoắn bọc ABC-70, 50 mm2

- Nhánh rẽ: cáp vặn xoắn bọc ABC-50,35 mm2

4.3. Bán kính lưới hạ áp thiết kế

- Thành phố, khu đô thị: 200 ÷ 300m- Nông thôn: 500 ÷ 800m.Dây dẫn vào nhà sử dụng dây đồng vặn xoắn, tiết diện 6 và 11mm2, chiều dài

trung bình từ cột hạ áp vào nhà dân khoảng 40m.Tại các khu vực xây mới trạm biến áp, cần xây dựng đồng bộ đường trục,

đường nhánh lưới hạ áp hoặc cải tạo, thay các đoạn đường dây cũ nát, không đảm bảo kỹ thuật nhằm giảm bán kính cấp điện, giảm sự cố và tổn thất kỹ thuật lưới hạ áp.

5. Nguyền tắc đấu nối thủy điện

Đấu nối các thủy điện vào lưới điện tuân thủ "Quy định đấu nối vào hệ thống điện Quốc gia" ban hành kèm theo quyết định số 37/2006/QĐ-BCN ngày16/10/2006 của Bộ Công Thương.

+ Hệ thống đấu nối các thủy điện phải đảm bảo truyền tải toàn bộ công suất, điện năng sản xuất ra của nhà máy theo biểu đồ do Trung tâm điều độ quy định trên

cơ sở khai thác tối đa khả năng vận hành của nhà máy.+ Những khu vực có nhiều nhà máy thủy điện nhỏ, nghiên cứu xây dựng trạm

110kV để gom công suất các nhà máy thủy điện nhỏ đấu nối vào lưới 110kV.Giải pháp đấu nối các nhà máy thủy điện vào hệ thống điện Quốc gia sẽ được

trình bày cụ thể ở phương án đấu nối của từng nhà máy và có sự thỏa thuận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

II. Đề xuất các phương án phát triển điện lực

1. Nhu cầu phụ tải

Giai đoạn 2011-2015-2020 điện năng thương phẩm và công suất cực đại dự báo như sau:

Bảng 19: Nhu cầu phụ tải điện tỉnh Phú Yên đến năm 2020

Dự báo phụ tải 2010 2015 2020Điện thương phẩm (GWh) 417,5 819,8 1.683,6

Pmax (MW) 94 180 357

2. Nguồn điện

Theo quy hoạch phát triển thủy điện, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 10 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy 71,2MW, trong đó có 3 công trình xây dựng và đưa vào vận hành giai đoạn 2011-2015 với tổng công suất lắp máy 33MW, tổng công suất đảm bảo 5,34MW; 7 công trình dự kiến xây dựng và đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 với tổng công suất lắp máy 38,2MW và tổng công suất đảm bảo 5,53MW. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên dự kiến xây dựng nhà máy nhiệt điện bã mía 16MW tại xã Sơn Hà huyện Sơn Hòa. Nhiệt điện này tiêu thụ điện tại chỗ 4,2MW, phát lên lưới 110kV là 11,8MW bằng đường dây 110kV dây AC-185, chiều dài 3km đấu nối vào trạm 110kV Sơn Hòa.

P14-VIỆN NĂNG LƯỢNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

Bảng 20: Thống kê các nhà máy thủy điện dự kiến giai đoạn 2011-2020

TT Tên Công Trình Địa điểm N(lm) N(đb) Đấu nối Hoàn thành

1 Đá Đen Hòa Mỹ Tây - Tây Hòa 9 1,2 ĐZ 35kV: 2xAC-95/14km về 110/35/22 Tuy Hòa 2 2011-2015

2 Khe Cách Phú Mỡ - Đồng Xuân 6 0,39 ĐZ 22kV: AC-120/4km về 110/35/22 La Hiêng 2 2011-2015

3 La Hiêng 2 Phú Mỡ - Đồng Xuân 18 3,75 ĐZ 110kV: AC-185/40km về 110kV Sông Cầu 2011-2015

4 Ea Bar 2 Ea Bar - Sông Hinh 4,4 0,28 ĐZ 22kV: 2xAC-120/19km về trạm 110kV Sơn Hòa 2016-2020

5 Đập Hàn Hòa Xuân Nam - Đông Hòa 4,8 1,06 ĐZ 22kV: AC-120/4km về 110/22 Hầm Đèo Cả 2016-2020

6 Suối Lạnh Phú Mỡ - Đồng Xuân 1,6 0,06 ĐZ 22kV: AC-120/5km lưới trung áp hện có 2016-2020

7 Sơn Giang Sơn Giang - Sông Hinh 10,2 2,02 ĐZ 110kV: đấu nối vào ĐZ Sông Hinh - TĐ Sông Hinh 2016-2020

8 Sông Con Sơn Giang - Sông Hinh 3,6 1,33 ĐZ 35kV: AC-120/5km về 110/35/22 Sơn Giang 2016-2020

9 Ea Ngao Sông Hinh - Sông Hinh 6,6 0,37 ĐZ 35kV: AC-120/13km về trạm 35kV TĐ Ea Tàu 2016-2020

10 Ea Tàu Sông Hinh - Sông Hinh 7 0,41 ĐZ 35kV: 2xAC-120/11km về 110/35/22 Sơn Giang 2016-2020

BÁO CÁO TÓM TẮT 38

BÁO CÁO TÓM TẮT 39

3. Cân đối nguồn phụ tải

Từ kết quả dự báo phụ tải theo phương án cơ sở, các nguồn điện hiện tại và các dự án phát triển nguồn điện ở trên, cân đối nguồn và phụ tải để xác định công suất các trạm 110-220kV đảm bảo cấp điện cho phụ tải của tỉnh Phú Yên và truyền tải hết công suất các thủy điện vào hệ thống. Tính toán cân đối nguồn và phụ tải theo các trường hợp thủy điện phát ở các chế độ mùa mưa và mùa khô

Bảng 21: Nhu cầu công suất các trạm 220kV

TT Danh mục Đơn vị 2015 2020Phụ tải max MW 180 357Mùa mưa

1 Nguồn điện 110kV và 22kV 98,3 150,3Thủy điện 103 141,2Nhiệt điện 11,8 11,8

Nhận điện từ Bình Định 16,7 15,7Nhận điện từ Khánh Hòa -33,2 -18,4

2 Nhu cầu nguồn điện từ lưới 220kV MW 81,7 206,73 Nhu cầu CS trạm 220kV MVA 107 2704 Trạm 220kV đã có " 125 125

1- Tuy Hòa " 125 1255 Cân bằng (+ thừa; - thiếu) " 18 -145

Mùa khô1 Nguồn điện 110kV và 22kV 68,4 97,47

Thủy điện 31,3 36,87Nhiệt điện 11,8 11,8

Nhận điện từ Bình Định 48,1 44,4Nhận điện từ Khánh Hòa -22,8 4,4

2 Nhu cầu nguồn điện từ lưới 220kV MW 111,6 259,533 Nhu cầu CS trạm 220kV MVA 161 3754 Trạm 220kV đã có " 125 125

1- Tuy Hòa " 125 1255 Cân bằng (+ thừa; - thiếu) " -36 -250

BÁO CÁO TÓM TẮT 40

Bảng 22: Nhu cầu công suất các trạm 110kVTT Danh mục Đơn vị 2015 2020

I Vùng 1Pmax MW 59,7 111,7

Mùa mưa1 Nguồn điện 22kV MW 1,62 Nhu cầu nguồn điện từ lưới 110kV MW 59,7 110,13 Nhu cầu CS trạm 110kV MVA 83 1524 Trạm 110kV đã có " 41 41

Sông Cầu " 1x16 1x16Tuy An " 1x25 1x25

5 Cân bằng (+ thừa; - thiếu) " -42 -111Mùa khô

1 Nguồn điện MW 0,062 Nhu cầu nguồn điện từ lưới 110kV MW 59,7 111,643 Nhu cầu CS trạm 110kV MVA 83 1754 Trạm 110kV đã có " 41 41

Sông Cầu " 1x16 1x16Tuy An " 1x25 1x25

5 Cân bằng (+ thừa; - thiếu) " -42 -134II Vùng 2

Pmax MW 122,6 227,4Mùa mưa

1 Nguồn điện MW 9 13,82 Nhu cầu nguồn điện từ lưới 110kV MW 113,6 213,63 Nhu cầu CS trạm 110kV MVA 157 2964 Trạm 110kV đã có " 100 100

Tuy Hòa " 2x25 2x25Tuy Hòa 2 " 1x25 1x25Hòa Hiệp " 1x25 1x25

5 Cân bằng (+ thừa; - thiếu) " -57 -196Mùa khô

1 Nguồn điện MW 1,2 2,262 Nhu cầu nguồn điện từ lưới 110kV MW 121,4 225,143 Nhu cầu CS trạm 110kV MVA 190 3494 Trạm 110kV đã có " 100 100

Tuy Hòa " 2x25 2x25Tuy Hòa 2 " 1x25 1x25Hòa Hiệp " 1x25 1x25

5 Cân bằng (+ thừa; - thiếu) " -90 -249

BÁO CÁO TÓM TẮT 41

TT Danh mục Đơn vị 2015 2020IV Vùng 31 Pmax MW 14,5 31,1

Mùa mưa1 Nguồn điện MW 4,42 Nhu cầu nguồn điện từ lưới 110kV MW 14,5 26,73 Nhu cầu CS trạm 110kV MVA 20 374 Trạm 110kV đã có " 16 16

Sơn Hòa " 1x16 1x165 Cân bằng (+ thừa; - thiếu) " -4 -21

Mùa khô1 Nguồn điện MW 0,282 Nhu cầu nguồn điện từ lưới 110kV MW 14,5 30,823 Nhu cầu CS trạm 110kV MVA 23 484 Trạm 110kV đã có " 16 16

Sơn Hòa " 1x16 1x165 Cân bằng (+ thừa; - thiếu) " -7 -32

Chọn quy mô công suất các trạm 220kV, 110kV xây dựng mới và cải tạo nâng công suất các trạm hiện có được tính toán cụ thể cho từng vùng thực hiện trong mục III.

4. Đề xuất các phương án phát triển Điện lực

Trên cơ sở phân tích tình trạng lưới điện hiện tại, dự báo phụ tải điện đến năm 2020, nhu cầu công suất các trạm 220, 110kV trong các bảng 4.3 và 4.4, đề xuất các phương án phát triển điện lực như sau:

A. Hệ thống điện 220-110kVTỉnh Phú Yên hiện có các thủy điện lớn phát lên lưới 220kV như TĐ.Sông Ba

Hạ (220MW), thủy điện Sông Hinh (70MW) phát lên lưới 110kV. Dự kiến đến năm2015 đưa vào vận hành thêm 3 nhà máy thủy điện với tổng công suất lắp máy33MW và đến năm 2020 thêm 7 nhà máy thủy điện (38,2MW). Phụ tải max của Phú Yên năm 2015 là 180MW, do vậy vào mùa mưa thừa công suất cần phát lên hệ thống điện Quốc gia và mùa khô cần nhận công suất từ hệ thống về khoảng 67MW.

Phương án kết cấu lưới điện 220kV gồm các phương án xây dựng các trạm220kV và các đường dây 220kV để vừa tải công suất các thủy điện của Phú Yên vào hệ thống điện Quốc gia vào mùa mưa vừa nhận điện về vào mùa khô.

Phương án kết cấu lưới điện 110kV gồm các phương án xây dựng các đường dây và trạm 110kV cấp điện cho các phụ tải, đặc biệt là các trạm 110kV cấp điện cho các phụ tải quan trọng như các khu công nghiệp và công nghiệp lọc dầu.

B. Lưới điện trung áp

BÁO CÁO TÓM TẮT 42

Lưới điện trung áp tỉnh Phú Yên dự kiến phát triển lưới 22kV trên tòa địa bàn tỉnh Phú Yên. Các phương án kết cấu lưới trung áp đề xuất như sau:

Các phương án đấu nối các thủy điện nhỏ vào lưới trung áp bảo đảm tải hết công suất của thủy điện và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lưới điện là tốt nhất.

Phương án phát triển các lộ trung áp từ các trạm 110kV xây dựng mới và trạm110kV cải tạo nâng công suất, cấp điện an toàn cho các phụ tải quan trọng, đặc biệt ở khu vực thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu các khu kinh tế, khu đô thị, khu công nghiệp.

III. Thiết kế sơ đồ phát triển điện lực tỉnh Phú Yên

1. Lưới điện 220-110kV

1.1. Giai đoạn 2011-2015

1.1.1. Lưới điện 220kV

Hiện tại tỉnh Phú Yên đã có trạm 220kV Tuy Hòa 1x125MVA. Theo bảng 4.3 nguồn trạm 220kV hiện tại đủ cấp điện cho phụ tải của tỉnh đến năm 2015 vào mùa mưa và thiếu khoảng 36MVA vào mùa khô. Xét lưới điện của cả khu vực, khi sự cố đường dây 110kV từ Long Mỹ - Sông Cầu, thì trạm 220kV Tuy Hòa sẽ bị quá tải. Do vậy cần lắp máy 2 trạm 220kV Tuy Hòa, công suất 125MVA để đảm bảo an toàn cấp điện.

Kết cấu lưới 220kV giai đoạn 2011-2015 khu vực tỉnh Phú Yên theo TSĐ-7 cần xây dựng mạch 2 đường dây 220kV Tuy Hòa – Nha Trang (cải tạo từ đường dây 2 mạch hiện có trong đó 1 mạch 220kV và 1 mạch 110kV)1.1.2. Lưới điện 110kV

* V ùng 1 Vùng 1 đến năm 2015 có nhu cầu công suất trạm 110kV là 83MVA, hiện đã

có trạm 110kV Sông Cầu 1x16MVA, Tuy An 1x25MVA, còn thiếu 42MVA. Dự kiến nâng công suất các trạm 110kV hoặc xây mới trạm 110kV như sau:

- Nâng công suất trạm 110kV Sông cầu từ 1x16 (16+25)MVA- Xây dựng mới trạm 110kV Đồng Xuân 1x25MVA và nhánh rẽ vào trạm(15km – AC-185).- Đấu nối trạm gom thủy điện La Hiêng 2 vào lưới 110kV: xây dựng đường

dây 110kV mạch đơn La Hiêng 2 – Sông Cầu chiều dài 40km, dây dẫn AC-185.

* V ùng 2 Vùng 2 đến năm 2015 có nhu cầu công suất trạm 110kV vào mùa mưa là

157MVA và vào mùa khô là 190MVA. Trong đó, nhu cầu công suất trạm 110kVcho các phụ tải phân phối (không tính phụ tải của Nhà máy lọc dầu và hầm Đèo Cả)

BÁO CÁO TÓM TẮT 43

vào mùa mưa là 136MVA, vào mùa khô là 165MVA. Hiện vùng 2 đã có trạm110kV Tuy Hòa (2x25MVA), Tuy Hòa 2 (1x25MVA), Hòa Hiệp (1x25MVA), còn thiếu 90MVA (trong đó dành cho nhu cầu phân phối khoảng 65MVA).

Dự kiến xây dựng mới và nâng công suất các trạm 110kV như sau:- Nâng công suất trạm 110kV Tuy Hòa từ 2x25 (25+40)MVA- Nâng công suất trạm 110kV Hòa Hiệp từ 1x25 (2x25)MMVA- Xây dựng mới trạm 110kV Nối cấp Tuy Hòa công suất 1x25MVA, máy biến

áp 25MVA được lấy từ máy biến áp nâng công suất tại trạm 110kV Tuy Hòa.- Xây dựng mới trạm 110kV Lọc Dầu quy mô 2 máy, trước mắt lắp 1 máy công suất 25MVA, cấp điện cho các phụ tải của nhà máy lọc dầu Vũng Rô.- Xây dựng mới trạm 110kV Hầm Đèo Cả công suất 2x10MVA, cấp điện cho các phụ tải của Hầm Đèo Cả.Kết cấu lưới 110kV vùng 2:Để an toàn cung cấp điện cho các khu công nghiệp trong vùng và nhà máy lọc

dầu, cần phải xây dựng các đường dây 110kV:+ Xây dựng đường dây 2 mạch, treo trước 1 mạch từ 220kV Tuy Hòa – TuyHòa 2, chiều dài 12km, dây dẫn AC-240.+ Xây dựng mạch 2 đường dây 110kV Tuy Hòa 2 - rẽ Hầm Đèo Cả, chiều dài28km, dây dẫn AC-240.+ Xây dựng nhánh rẽ mạch kép 110kV từ đường dây 110kV Tuy Hòa 2-VạnGiã vào trạm Hầm Đèo Cả, chiều dài 2x2km, dây dẫn AC-185.+ Xây dựng nhánh rẽ mạch kép 110kV từ đường dây 110kV Tuy Hòa 2-HầmĐèo Cả vào trạm Lọc Dầu, chiều dài 2x7,5km, dây dẫn AC-240.

* V ùng 3 Vùng 3 đến năm 2015 có nhu cầu công suất trạm 110kV vào mùa mưa là

20MVA và vào mùa khô là 23MVA. Hiện vùng 3 đã có trạm 110kV Sơn Hòa(16MVA), còn thiếu 7MVA vào mùa khô. Dự kiến xây mới trạm 110kV như sau:

- Xây dựng mới trạm 110kV Sông Hinh 1x25MVA và đường dây 110kV từSông Hinh - Sơn Hòa (16km – AC-185).

- Đấu nối nhiệt điện bã mía KCP vào lưới 110kV: xây dựng đường dây110kV từ nhà máy nhiệt điện bã mía KCP đến trạm 110kV Sơn Hòa, chiều dài 3km, dây dẫn AC-185.1.2. Giai đoạn 2016-20201.2.1. Lưới điện 220kV

Đến năm 2015, tỉnh Phú Yên đã có trạm 220kV Tuy Hòa 2x125MVA. Theo bảng 4.3 nguồn trạm 220kV đủ cấp điện cho phụ tải của tỉnh đến năm 2020 vào mùa mưa và thiếu khoảng 122MVA vào mùa khô. Dự kiến nâng công suất các trạm

BÁO CÁO TÓM TẮT 44

220kV như sau:+ Nâng công suất trạm 220kV Tuy Hòa từ (2x125MVA) (125+250MVA). Kết cấu lưới 220kV tỉnh Phú Yên có liên quan đến hệ thống điện cả khu vực

miền Trung. Giai đoạn 2016-2020 khu vực tỉnh Phú Yên cần xây dựng các đườngdây 220kV sau:

Xây dựng đường dây 2 mạch Tuy Hòa – Ngắt Phước An (An Nhơn) treo trước1 mạch, dây AC-2x400, chiều dài 98km.1.2.2. Lưới điện 110kV

* V ùng 1 Vùng 1 đến năm 2020 có nhu cầu công suất trạm 110kV vào mùa mưa là

152MVA và vào mùa khô là 175MVA. Đến 2015 vùng 1 được cấp điện từ trạm110kV Sông Cầu (16+25)MVA, Tuy An 1x25MVA và Đồng Xuân 1x25MVA, còn thiếu 84MVA.

Dự kiến nâng công suất trạm 110kV như sau:+ Nâng công suất Sông Cầu từ (16+25)MVA2x25MVA,+ Nâng công suất trạm 110kV Tuy An từ 1x25MVA->2x25MVA.+ Xây dựng mới trạm 110kV Sông Cầu 2 công suất 2x25MVA.Tổng công suất tăng thêm của các trạm 110kV là 84MVA, đủ cấp điện cho

phụ tải của vùng 1.Kết cấu lưới điện 110kV vùng 1:Để an toàn cung cấp điện cho các phụ tải của vùng 1, cần phải xây dựng các

đường dây 110kV:+ Cải tạo nâng tiết diện đường dây 110kV từ 220kV Quy Nhơn - Long Mỹ -

Sông Cầu, từ AC-185 lên AC-240, chiều dài 23,5km.+ Cải tạo nâng tiết diện đường dây 110kV từ 220kV Tuy Hòa - Tuy An, từ

AC-185 lên AC-240, chiều dài 27,4km.+ Xây dựng mạch 2 nhánh rẽ vào trạm 110kV Đồng Xuân từ đường dây

110kV Tuy An – Sông Cầu, chiều dài 15km, dây dẫn AC-185.

* V ùng 2 Vùng 2 đến năm 2020 có nhu cầu công suất trạm 110kV vào mùa mưa là

296MVA và vào mùa khô là 349MVA. Trong đó, nhu cầu công suất trạm 110kVcho các phụ tải phân phối vào mùa mưa là 233MVA, vào mùa khô là 279MVA.Đến2015 vùng 2 được cấp điện từ trạm 110kV Tuy Hòa (25+40MVA), Nối cấp Tuy Hòa (1x25MVA), Tuy Hòa 2 (1x25MVA), Hòa Hiệp (2x25MVA), Lọc Dầu (1x25MVA), Hầm Đèo Cả (2x10MVA), còn thiếu 139MVA (trong đó dành cho nhu cầu phân phối khoảng 114MVA).

Dự kiến xây dựng mới và nâng công suất các trạm 110kV như sau:

BÁO CÁO TÓM TẮT 45

+ Nâng công suất trạm 110kV Tuy Hòa từ (25+40MVA) (2x40MVA),+ Nâng công suất trạm 110kV Tuy Hòa 2 từ (1x25MVA) (2x25MVA).+ Nâng công suất trạm 110kV Lọc Dầu từ (1x25MVA) (2x25MVA).+ Nâng công suất trạm 110kV nối cấp 220kV Tuy Hòa từ (1x25MVA)(2x25MVA).+ Xây dựng mới trạm 110kV Hòa Hiệp 2 công suất (2x25)MVA. Kết cấu lưới điện 110kV vùng 2:Để an toàn cung cấp điện cho các khu công nghiệp trong vùng và nhà máy lọc

dầu, cần phải xây dựng và cải tạo các đường dây 110kV:+ Cải tạo nâng tiết diện đường dây 110kV từ 220kV Tuy Hòa-Tuy Hòa, từAC-185 lên AC-240, chiều dài 15,8km.+ Cải tạo nâng tiết diện đường dây 110kV từ Tuy Hòa 2-Hòa Hiệp, từ AC-185 lên AC-240, chiều dài 19km.+ Xây dựng mạch 2 đường dây từ 220kV Tuy Hòa - Tuy Hòa 2, chiều dài14km, dây dẫn AC-300.+ Xây dựng nhánh rẽ mạch kép 110kV từ đường dây 110kV Tuy Hòa 2-LọcDầu vào trạm Hòa Hiệp 2, chiều dài 2x3,5km, dây dẫn AC-240.* V ùng 3 Vùng 3 đến năm 2020 có nhu cầu công suất trạm 110kV vào mùa mưa

37MVA và vào mùa khô là 48MVA. Đến 2015 vùng 3 được cấp điện từ trạm110kV Sơn Hòa 1x16MVA và Sông Hinh 1x25MVA, còn thiếu 7MVA. Dự kiếnnâng công suất trạm 110kV Sông Hinh từ 1x25MVA16+25MVA, máy biến áp16MVA được lấy từ máy biến áp nâng công suất từ trạm 110kV Sông Cầu. Tổng công suất tăng thêm của các trạm 110kV là 16MVA, là đủ cấp điện cho phụ tải củavùng 3.

Xây dựng đường dây 110kV đấu nối thủy điện Sơn Giang vào đường dây110kV từ 110kV Sông Hinh TĐ Sông Hinh.

Bảng 23: Danh mục các trạm 110kV tỉnh Phú Yên đến 2020(đơn vị: MVA)

STT Trạm 2011 2015 20201 Sông Cầu 1x16 16+25 2x252 Sông Cầu 2 2x253 Đồng Xuân 1x25 1x254 Tuy An 1x25 1x25 2x255 Tuy Hòa 2x25 25+40 2x406 NCấp Tuy Hòa 1x25 2x257 Tuy Hòa 2 1x25 1x25 2x258 Hòa Hiệp 1x25 2x25 2x25

BÁO CÁO TÓM TẮT 46

STT Trạm 2011 2015 20209 Hòa Hiệp 2 2x25

10 Lọc Dầu 1x25 2x2511 Hầm Đèo Cả 2x10 2x1012 Sơn Hòa 1x16 1x16 1x1613 Sông Hinh 1x25 25+16

Bảng 24: Danh mục các các đường dây cải tạo và XDM tỉnh Phú Yên đến 2020

Khối lượng lưới điện 220-110kV tỉnh Phú Yên 2011-2015TT Danh mục 2011 2015

Đường dây 220kV km Dây1 Tuy Hòa - Nha Trang (mạch 2) 129 AC-400

Đường dây 110kV km Dây1 Nhánh rẽ vào trạm Đồng Xuân 15 AC-1852 TĐ La Hiêng - Sông Cầu 40 AC-1853 NĐ KCP - Sơn Hòa 3 AC-1854 Sông Hinh - TĐ Sông Hinh 17 AC-1855 220kV Tuy Hòa - Tuy Hòa 2 (mạch 1) 12 AC-2406 Tuy Hòa 2 - rẽ Hầm Đèo Cả (mạch 2) 28 AC-2407 Nhánh rẽ vào trạm Hầm Đèo Cả 2x2 AC-1858 Nhánh rẽ vào trạm Lọc Dầu 2x7,5 AC-240

Khối lượng đường dây 220-110kV tỉnh Phú Yên 2016-2020Đường dây 220kV km Dây

1 Tuy Hòa - Ngắt Phước An 98 AC-2x400Đường dây 110kV km Dây

1 Nhánh rẽ vào trạm Đồng Xuân 15 Mạch 22 220kV Tuy Hòa - Tuy Hòa 2 (mạch 2) 14 AC-3003 Nhánh rẽ vào trạm Hòa Hiệp 2 2x3,5 AC-240

4 Nâng tiết diện ĐZ Quy Nhơn - Long Mỹ- Sông Cầu 23,5 AC-185

AC-240

5 Nâng tiết diện ĐZ Tuy Hòa - Tuy An 27,4 AC-185 AC-240

6 Nâng tiết diện ĐZ từ 220kV Tuy Hòa -Tuy Hòa 15,8 AC-185

AC-240

7 Nâng tiết diện ĐZ Tuy Hòa 2 - Hòa Hiệp 19 AC-185 AC-240

BÁO CÁO TÓM TẮT 47

(SDNL + kết quả tính toán chế độ)

BÁO CÁO TÓM TẮT 48

2. Lưới trung áp

2.1. Vùng I

Đến 2015, vùng I được cấp điện từ trạm 110kV Sông Cầu, 110kV Đồng Xuân và 110kV Tuy An; Pmax = 59,7MW.

- 110kV S ông C ầ u: năm 2015, sau trạm 110kV Sông Cầu có 06 xuất tuyến22kV.

+ Lộ 472 cấp điện cho các phụ tải của khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầucủa thị xã Sông Cầu.

+ Lộ 474 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Xuân Hải và Xuân Hòa của thị xãSông Cầu.

+ Lộ 476 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Xuân Cảnh, Xuân Thịnh, XuânLộc của thị xã Sông Cầu.

+ Lộ 478 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Xuân Bình, Xuân Phương, xãXuân Lâm, Xuân Thọ 1 và thị trấn Sông Cầu của thị xã Sông Cầu.

+ Lộ 480 cấp điện cho phụ tải ở các xã Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2 và một số phụ tải của thị trấn Sông Cầu của thị xã Sông Cầu.

+ Lộ 482 cấp điện cho khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu.

- 110 kV T uy A n: năm 2015, sau trạm 110kV Tuy An có 05 xuất tuyến22kV.

+ Lộ 472 cấp điện cho các phụ tải ở các xã An Thạch, An Ninh Tây, AnNinh Đông, An Dân và một phần phụ tải của các xã An Định và thị trấn Tuy An của huyện Tuy An và xã Xuân Thọ 2 của thị xã Sông Cầu.

+ Lộ 474 cấp điện cho phụ tải ở các xã An Cư, An Định, An Lĩnh, An Xuân, An Nghiệp của huyện Tuy An.

+ Lộ 476 cấp điện cho phụ tải ở các xã An Cư, An Hiệp, An Hòa, An Hải, An Mỹ của huyện Tuy An.

+ Lộ 478 hỗ trợ cấp điện cho trạm cắt của huyện Đồng Xuân.

+ Lộ 482 cấp điện cho phụ tải ở các xã An Cư, An Hiệp của huyện Tuy An.

- 11 0 k V Đ ồng X u â n : năm 2015, sau trạm 110kV Đồng Xuân sẽ có 03 xuất tuyến 22kV.

+ Lộ 471 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Xuân Long, Xuân Lãnh, Đa Lộc của huyện Đồng Xuân.

+ Lộ 472 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Xuân Long, Xuân Quang II, Xuân Sơn Bắc và thị trấn La Hai của huyện Đồng Xuân.

+ Lộ 473 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Xuân Phước, Xuân Quang I, Xuân Quang III, Phú Mỡ, và thị trấn La Hai của huyện Đồng Xuân.

2.2. Vùng II

Đến 2015, vùng II được cấp điện từ trạm 110kV Tuy Hòa (E23), Nối cấp220kV Tuy Hòa, Tuy Hòa 2 (E22), Hòa Hiệp, Lọc Dầu và Hầm Đèo Cả; Pmax =122,6MW.

- Tr ạ m 11 0 k V T u y H ò a: năm 2015, sau trạm 110kV Tuy Hòa có 11 xuất tuyến 22kV.

+ Lộ 472 cấp điện cho các phụ tải ở phường 2, phường 5, phường 7 và phường 9 của thành phố Tuy Hòa.

+ Lộ 473 cấp điện cho các phụ tải ở phường 1, phường 2, phường 3, phường4, phường 6 và xã Bình Ngọc của thành phố Tuy Hòa.

+ Lộ 475 cấp điện cho các phụ tải ở Xã Bình Kiến và An Phú của thành phốTuy Hòa.

+ Lộ 477 cấp điện cho các phụ tải ở xã Bình Kiến và An Phú của thành phốTuy Hòa.

+ Lộ 478 cấp điện cho KĐT Nam Phú Yên.

+ Lộ 479 cấp điện cho các phường 2, phường 3, phường 5, phường 6 và phường 7 của thành phố Tuy Hòa.

+ Lộ 482 và 484 Tuy Hòa: cấp điện cho KCN An Phú của thành phố TuyHòa.

+ Lộ 486 cấp điện cho các phụ tải ở phường 8 và phường 9 của thành phốTuy Hòa.

+ Các lộ 471, 474 và 476 dùng để liên lạc với các lộ 471-NC Tuy Hòa, 476- NC Tuy Hòa, 472-NC Tuy Hòa, hỗ trợ cấp điện cho huyện Phú Hòa.

- 110 k V N ố i c ấ p T u y H ò a: năm 2015, sau trạm 110kV nối cấp sẽ có 03 xuất tuyến 22kV.

+ Lộ 472 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Hòa Quang Bắc, Hòa Trị của huyện Phú Hòa và xã Hòa Kiến của thành phố Tuy Hòa.

+ Lộ 474 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Hòa Quang Nam, Hòa Thắng và thị trấn Phú Hòa của huyện Phú Hòa.

BÁO CÁO TÓM TẮT 50

+ Lộ 476 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Hòa Quang Nam, Hòa Định Đông, Hòa Thắng, Hòa Định Tây, Hòa Hội, Hòa An và thị trấn Phú Hòa của huyện Phú Hòa.

- Tr ạ m 11 0 k V T u y H ò a 2: năm 2015, sau trạm 110kV Tuy Hòa 2 có 5 xuất tuyến 22kV.

+ Lộ 472 cấp điện cho các phụ tải ở xã Hòa Bình 2, Hòa Phong, Hòa Phú, Sơn Thành Đông và Sơn Thành Tây của huyện Tây Hòa.

+ Lộ 474 cấp điện cho các phụ tải ở xã Hòa Tân Đông, Hòa Xuân Tây, HòaXuân Đông, Hòa Xuân Nam của huyện Đông Hòa.

+ Lộ 476 cấp điện cho một phần phụ tải ở các xã Hòa Tân Đông, Hòa Vinh huyện Đông Hòa và KCN Hòa Hiệp.

+ Lộ 478 cấp điện cho phụ tải ở các xã Hòa Bình 1, Hòa Tân Tây của huyệnTây Hòa và các xã Hòa Tân Đông, Hòa Thành của huyện Đông Hòa.

+ Lộ 480 cấp điện cho một phần phụ tải ở các xã Hòa Bình 2, Hòa Đồng, Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Thịnh của huyện Tây Hòa.

- 110kV H òa Hi ệ p: năm 2015, sau trạm 110kV Hòa Hiệp có 05 xuất tuyến22kV.

+ Lộ 471 cấp điện cho KCN Hòa Hiệp của huyện Đông Hòa.

+ Lộ 472 cấp điện cho KCN Hòa Hiệp của huyện Đông Hòa.

+ Lộ 473 cấp điện cho phụ tải ở các phường Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đôngcủa TP Tuy Hòa.

+ Lộ 474 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam của huyện Đông Hòa.

+ Lộ 475 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Hòa Vinh, Hòa Xuân Tây, HòaXuân Đông, Hòa Tâm của huyện Đông Hòa.

- 110kV L ọ c D ầ u : Có công suất (1x25)MVA – 110/22kV. Trạm cấp điện cho phụ tải của Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô và cảng Vũng Rô.

- 110 k V H ầ m Đ è o C ả: Có công suất (2x10)MVA – 110/22kV. Trạm cấp điện cho phụ tải của Hầm đèo Cả.

2.3. Vùng III

Đến 2015, vùng sẽ được cấp điện chủ yếu từ trạm 110kV Sơn Hòa và trạm110kV Sông Hinh, ngoài ra còn được hỗ trợ cấp điện từ Thủy điện Sông Hinh; Pmax

= 14,5MW.

22kV.- 110 k V S ơ n H òa: năm 2015, sau trạm 110kV Sơn Hòa có 5 xuất tuyến

+ Lộ 471 hỗ trợ cấp điện cho trạm cắt Sơn Hòa.

+ Lộ 473 cấp điện cho phụ tải ở các xã Sơn Hà, Sơn Nguyên, Sơn Xuân,Sơn Long, Sơn Định của huyện Sơn Hòa.

+ Lộ 475 cấp điện cho phụ tải ở các xã Sơn Hà, Sơn Nguyên, thị trấn CủngSơn của huyện Sơn Hòa.

+ Lộ 477 cấp điện cho một số phụ tải của xã Sơn Nguyên huyện Sơn Hòa.

+ Lộ 479 dự phòng cấp điện cho huyện Sông Hinh.

Tr ạ m cắt S ơ n H ò a:

+ Lộ 471 cắt Sơn Hòa: cấp điện cho các phụ tải ở xã Sơn Phước, Cà Lúi, SơnHội, Phước Tân, Ea Cha Rang, Krông Pa của huyện Sơn Hòa.

+ Lộ 472 cắt Sơn Hòa: cấp điện cho các phụ tải ở thị trấn Củng Sơn của huyện Sơn Hòa.

+ Lộ 474 cắt Sơn Hòa: cấp điện cho một số phụ tải ở xã Suối Trai, SơnPhước của huyện Sơn Hòa.

- 110 k V S ông H i n h : năm 2015, sau trạm 110kV Sông Hinh sẽ có 03 xuất tuyến 22kV.

+ Lộ 471 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Đức Bình Đông, Sông Hinh, SơnGiang của huyện Sông Hinh và một số phụ tải ở xã Sơn Thành của huyện Tây Hòa.

+ Lộ 472 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Ea Bia, Ea Trol, thị trấn HaiRiêng của huyện Sông Hinh.

+ Lộ 474 cấp điện cho các phụ tải ở các xã Đức Bình Tây, Ea Bar, Ea Ly, EaBá, Ea Lâm và thị trấn Hai Riêng của huyện Sông Hinh.

3. Lưới điện hạ áp

- Nhìn chung thiết kế vận hành hình tia, trừ các phụ tải có yêu cầu đặc biệt phải thiết kế mạch vòng có liên kết dự phòng.

- Bán kính lưới 0,4 kV cho các phụ tải dân sinh phù hợp với tiêu chuẩn đã nêu ở phần trên.

Dự kiến khối lượng xây dựng mới, cải tạo đường dây hạ áp và công tơ toàn tỉnh Phú Yên đến 2015 như sau:

* Đường dây hạ áp: 650 km

* Công tơ: 15.000 cái

E. QUY HOẠCH THỦY ĐIỆN NHỎ VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOĐiện khí hoá nông thôn, đặc biệt là những vùng núi, hải đảo, là mục tiêu quan

trọng của nước ta. Song do đặc điểm địa hình phức tạp và phân bố dân cư thưa thớt, nhu cầu sử dụng điện chủ yếu là chiếu sáng và các thiết bị truyền thông. Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải và phân phối điện đến từng hộ sử dụng điện là rất lớn, do vậy việc giải quyết điện năng cho những vùng này cần nghiên cứu áp dụng các nguồn năng lượng mới là năng lượng sinh khối, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ điện nhỏ và cực nhỏ hoặc trạm phát điện diezen độc lập kết hợp với các dạng năng lượng nêu trên.

I. Thủy điện

1. Thực trạng các công trình thủy điện

Trong hơn chục năm qua, trên địa bàn tỉnh đã được tập đoàn điện lực Việt Nam và một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhiều công trình, ngoài các nhà máy thủy điện lớn đã đi vào hoạt động như: thủy điện Sông Hinh, thủy điện Sông Ba Hạ, thủy điện Krông H’Năng, trên địa bàn tỉnh còn một số thủy điện nhỏ đang được tiến hành đầu tư xây dựng như sau:

- Thủy điện La Hiêng 2 công suất lắp máy 13MW, do công ty cổ phần thủy điện Phú Yên làm chủ đầu tư.

- Thủy điện Khe Cách công suất lắp máy 4MW, do công ty TNHH Tùng Hưng làm chủ đầu tư.

- Thủy điện Đá Đen công suất lắp máy 9MW, do công ty 577 làm chủ đầu tư.

2. Tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ

Trữ năng kinh tế của thủy điện nhỏ tỉnh Phú Yên ước tính đạt khoảng trên300triệu kWh/năm. Đây là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng cần được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng của các ngành kinh tế quốc dân.

Quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên xác định trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020 có 10 công trình thủy điện với quy mô 1÷18MW, với tổng công suất lắp đặt khoảng 71,2MW.

II. Năng lượng tái tạo

1. Tiềm năng về năng lượng mặt trời

Như đã đề cập, nhiệt độ không khí trung bình của Phú Yên biến đổi từ 26,5oC ở phía Đông và giảm về phía Tây 26oC; tháng có nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất vùng miền núi là tháng 5 (28,8oC); ở vùng đồng bằng vào tháng 6 (29,2oC). Bức xạ trung bình năm đạt 238 kcal/cm2năm. Số giờ nắng trung bình hàng năm từ

2.300 - 2.500 giờ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng mặt trời cho các bản làng vùng sâu vùng xa thuộc các huyện miền núi.

2. Tiềm năng về năng lượng gió

Theo bản đồ tốc độ gió trung bình năm của Phú Yên biến đổi từ 1,5 - 2,5 m/s. Chế độ gió của Phú Yên thể hiện 2 mùa rõ rệt. Mùa đông thịnh hành một trong ba hướng gió chính là: Bắc, Đông Bắc và Đông. Mùa hạ thịnh hành một trong hai hướng gió chính là Tây và Tây Nam. Tháng có tốc độ gió trung bình lớn nhất đạt2,8 - 3,1 m/s, tháng nhỏ nhất đạt 0,9 - 1,6 m/s.

Khảo sát sơ bộ chỉ ra được một số địa điểm có tiềm năng để phát triển điện gió với quy mô công suất từ 1MW- 45MW/một địa điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư điện gió, khai thác hiệu quả nguồn điện gió, đáp ứng nhu cầu điện cho những khu vực chưa có lưới điện quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên và góp phần cung cấp nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia.

III. Phương hướng phát triển thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo trong các năm tới.

Như vậy, Phú Yên là một tỉnh có tiềm năng thủy điện nhỏ, để phát huy hiệu quả, UBND Tỉnh cần có chủ trương ưu tiên, khuyến khích, huy động các nguồn vốn phát triển, xây dựng các thủy điện nhỏ trên cơ sở quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Ngoài ra, Phú Yên cũng là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển năng lượng gió. Tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư điện gió nghiên cứu đầu tư các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

F. KHỐI LƯỢNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Để thực hiện theo đề án “Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020” như đã trình bày ở trên phải thực hiện khối lượng xây dựng và vốn đầu tư cải tạo và phát triển lưới điện như sau:

I. Khối lượng xây dựng và vốn đầu tư đường dây đến 2015

Tổng hợp khối lượng và vốn đầu tư xây dựng mới và cải tạo đường dây toàn tỉnh Phú Yên đến 2015 được cho trong bảng 25.

Bảng 25: Khối lượng và vốn đầu tư xây dựng mới và cải tạo đường dây tới 2015

TT Hạng mụcKhối lượng xây dựng Vốn đầu tư

(triệu đồng)

Đơn vị 2011-15 2011-15

I Đường dây 220kV 408.000

II Đường dây 110kV 457.800

III Đường dây trung áp 251.423,5

1 Xây dựng mới km 342,0 199.973,1

2 Cải tạo km 139,5 51.450,4

IV Hoàn thiện lưới điện 59.334,7

V Hạ thế và công tơ 247.357,0

1 Đường dây hạ thế 244.500,0

Xây dựng mới km 350 157.500,0

Cải tạo km 300 87.000,0

2 Điện kế 15.000 2.857,0

Tổng cộng 1.423.915,2

II. Khối lượng xây dựng và vốn đầu tư trạm biến áp

Tổng hợp khối lượng và vốn đầu tư xây dựng mới và cải tạo trạm biến áp toàn tỉnhPhú Yên đến 2015 được cho trong bảng 26.

Bảng 26: Khối lượng, vốn đầu tư xây dựng mới và cải tạo trạm biến áp tới 2015

TT Hạng mụcKhối lượng (trạm) Vốn đầu tư

(triệu đồng)

2011-2015 2011-2015

I Lưới 220kV 80.053

A Nâng công suất 1 80.053

II Lưới 110kV 114.666

A Xây dựng mới 5 77.316

B Nâng Công suất 3 37.350

II Lưới trung áp 557 223.262

A Xây dựng mới 474 201.514

B Cải tạo 83 21.748

Tổng cộng 417.981

III. Tổng hợp vốn đầu tư

Tới 2015, tổng vốn đầu tư cần cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện toàn tỉnhPhú Yên là: 1.749,6 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Công trình xây dựng đường dây và TBA 220kV: 199 tỷ đồng

+ Công trình xây dựng đường dây và TBA 110kV: 750,6 tỷ đồng

+ Vốn phát triển lưới trung áp: 533,9 tỷ đồng

+ Vốn phát triển lưới hạ áp: 247,4 tỷ đồng

IV. Cơ chế huy động vốn đầu tư

Tại điều 11, mục 3 Luật Điện lực nêu rõ: Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện.

Tại điều 3 mục 2, nghị định của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành luật Điện lực quy định: Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù công suất phản kháng trong phạm vi quản lý của mình.

Tại điều 61 mục 1 Luật Điện lực nêu rõ: Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho đơn vị điện lực hoạt động tại khu vực mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế.

Đối với tỉnh Phú Yên, do vốn đầu tư vào việc cải tạo phát triển lưới điện cho các huyện vùng sâu vùng xa khá lớn, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ điện của người dân khu vực không cao, đề nghị Nhà nước hỗ trợ cho đơn vị Điện lực hoạt động tại khu vực này.

Phù hợp với luật Điện lực ban hành, phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh PhúYên, cơ chế huy động vốn đầu tư như sau:

1. Ngành điện - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng công ty điện lực Miền Trung, Công ty điện lực Phú Yên đầu tư phần nguồn, lưới điện 220kV, 110kV, lưới điện trung áp, công tơ.

2. Đối với khách hàng ngoài hoặc trong khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế tập trung ngành Điện sẽ đầu tư đến chân hàng rào công trình.

3. Đối với các công trình thủy điện, trạm biến áp và đường dây đấu nối lên lưới khu vực do khách hàng đầu tư hoặc theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngành điện.

4. Lưới hạ thế sẽ được sử dụng một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương và phần huy động từ các nguồn vốn hợp phác khác.

G. PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH

1. Cơ sở pháp lý

+ Quyết định 445/NL-XDCB ngày 29/7/1994 của Bộ Năng lượng (nay là BộCông Thương) quy định về nội dung phân tích kinh tế tài chính cho dự án lưới điện.

+ Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc hướng dẫn tạm thời nội dung phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện.

+ Các văn bản hướng dẫn phân tích kinh tế - tài chính dự án của WB, ADBđối với các dự án nâng cao hiệu quả hệ thống điện.

+ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 03/6/2008.

+ Luật điện lực do Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004.

+ Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ ban hành về quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

+ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích ngày 11/3/2005.

+ Thông tư số 05/2011/TT-BCT ngày 25/2/2011 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện năm 2011 và hướng dẫn thực hiện.

+ Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.

+ Các tài liệu khác có liên quan.

3. Các giả thiết tính toán

1. Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo lưới điện tỉnh Phú Yên không tính vốn đầu tư cho lưới điện 220kV.

2. Giá điện:

- Giá bán điện bình quân thực tế của tỉnh Phú Yên năm 2010 là 934 đồng/kWh(chưa VAT).

- Giá mua điện được tính bằng 75% giá bán điện.

- Giá bán điện bình quân các năm sau của tỉnh Phú Yên tính bằng bình quân gia quyền giá điện 5 thành phần phụ tải. Giá bán điện của các thành phần phụ tải

dựa trên biểu giá mới ban hành theo Thông tư số 05/2011/TT-BCT ngày 25/2/2011 của Bộ Công Thương. Giá bán điện cho thành phần tiêu dùng dân cư tăng lên qua các năm so sự thay đổi sản lượng tiêu thụ điện năng của các hộ dân trong từng năm và giá bán điện sinh hoạt theo bậc thang sử dụng, được xác định là bình quân gia quyền của giá điện quy định theo bậc thang và định mức tiêu thụ điện sinh hoạt cho từng giai đoạn của tỉnh.

Bảng 27: Biểu giá điện bình quân tỉnh Phú Yên đến 2015 (đ/kWh)Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Giá mua

Giá bán

701

934

855

1.140

992

1.323

1.152

1.535

1.336

1.782

1.551

2.068

vay.

3. Thời gian phân tích dự án: Bao gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu tư dự án: 2011-2015

- Giai đoạn vận hành sau dự án: 2016-2036

4. Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M) lưới điện:

- Hệ số O&M đường dây: 1,5% - 2,5% VĐT.

- Hệ số O&M trạm biến áp: 2,0% - 2,5% VĐT

5. Khấu hao TSCĐ:

- Thời gian khấu hao lưới cao thế: 20 năm

- Thời gian khấu hao lưới trung thế: 15 năm

- Thời gian khấu hao lưới hạ thế: 10 năm

6. Lãi suất vay vốn trong nước: 15%/năm; nước ngoài 7%/năm.

7. Thời gian ân hạn: 5 năm, thời gian trả vốn vay: 5 năm.

8. Thuế thu nhập doanh nghiệp: 25% lợi nhuận.

9. Hệ số chiết khấu xã hội: i = 10%

10. Hệ số chiết khấu tài chính: Lấy bằng bình quân gia quyền các nguồn vốn

Phương thức huy động vốn cho phương án tài chính:

Đề án quy hoạch phát triển điện tỉnh Phú Yên là sự đầu tư tăng thêm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng thêm, tuy nhiên trong quá trình đầu tư dự án, phần doanh thu sản lượng điện thương phẩm vẫn được tạo ra từ tài sản cố định cũ hiện có. Vì vậy, vốn tự có của đề án được hình thành từ thu nhập ròng và khấu hao tài sản cố định của toàn bộ đề án. Do đó, phương thức huy động nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư trong đề án này là vốn tự có, còn lại là huy động từ các nguồn vốn vaythương mại.

Bảng 28: Kết quả phân tích kinh tế tài chính

Các chỉ tiêuCác phương án

Phân tích kinh tế Phân tích tài chính

EIRRENPV

(tỷ đồng)

B/C FIRR FNPV (tỷ đồng) B/C

- Phương án cơ sở 19,7% 460,05 1,091 21,4% 116,49 1,029- Tăng vốn đầu tư 10% 15,3% 226,17 1,048 12,6% -14,78 0,996- Giảm điện thương phẩm 10% 12,5% 95,77 1,025 6,8% -103,53 0,968- Tăng VĐT 10%, giảm ĐTP 10% 10,4% 15,47 1,004 3,3% -174,84 0,948

Kết quả phân tính kinh tế - tài chính đề án “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020” cho thấy: Đề án đạt hiệu quả kinh tế - tài chính. Các hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Phú Yên đều có lãi, có khả năng cân đối, thanh toán các khoản nợ.

H. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luậnViệc lập đề án “Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-

2015, định hướng đến năm 2020” có ý nghĩa lớn về kinh tế – xã hội cũng như về mặt an ninh chính trị. Đề án đã dự báo nhu cầu điện đến 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và được dựa trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật thống nhất mang tính phát triển bền vững. Đề án đã đưa ra sơ đồ phát triển lưới điện dựa trên sự phân tích tổng hợp lưới điện hiện trạng cũng như sự phát triển của các nguồn điện hiện có và dự kiến trong giai đoạn quy hoạch

Trong những năm qua lưới điện của Phú Yên đã thực hiện từng bước theo quy hoạch, tuy nhiên khối lượng thực hiện còn thấp, nhất là lưới điện 110kV. Trong những năm tới khi các khu công nghiệp, khu đô thị phát triển mạnh thì việc xuất hiện các nguồn 110kV mới và phát triển lưới điện trung áp theo quy hoạch đề ra là đòi hỏi cần thiết.

2. Những đề xuất chủ yếu của dự án

2.1. Dự báo nhu cầu phụ tải (phương án cơ sở – PA chọn)

TT Hạng mục Đơn vị 2010 2015 2020

1

2

3

4

5

Điện thương phẩm

Điện nhận

Pmax

Điện TP b.quân đầu người

Tốc độ tăng điện TP

GWh

GWh

MW

kWh/ng/n

%

417,5

445,6

94

481

2 0 06 - 2 0 1 0

12.6%

819,8

867,5

180

892

2 0 11 - 2 0 1 5

14,4%

1.683,6

1.768,5

357

1.733

2 0 16 - 2 0 2 0

15,5%

2.2. Những công trình chủ yếu cần xây dựng đến 2015

* Lưới 220kV+ Nâng công suất trạm 220kV Tuy Hòa từ 1x125MVA 2x125MVA.+ Xây dựng mạch 2 đường dây 220kV Tuy Hòa – Nha Trang (cải tạo từ đường

dây 2 mạch hiện có trong đó 1 mạch 220kV và 1 mạch 110kV).

* Lưới 110kVTrạm biến áp: Ngoài các trạm 110kV hiện có, dự kiến xây dựng mới thêm 6 trạm và nâng

công suất 2 trạm 110kV bao gồm:- XDM trạm Nối cấp Tuy Hòa (110/22kV-1x25MVA), dự kiến vào vận hành

năm 2014;- XDM trạm Đồng Xuân (110/22kV-1x16MVA), dự kiến vào vận hành năm

2013;- XDM trạm Sông Hinh (110/22kV-1x16MVA), dự kiến vào vận hành năm

2015;- XDM trạm Lọc Dầu (110/22kV-1x25MVA), dự kiến vào vận hành năm

2015;- XDM trạm 110kV La Hiêng 2 gom 02 thủy điện La Hiêng 2 và Khe Cách

phát điện vào lưới 110kV. Tiến độ trạm phù hợp với tiến độ xây dựng của các thủyđiện;

- NCS trạm 110kV Sông Cầu (1x16) lên (16+25)MVA, dự kiến lắp máy 2 vào năm 2013;

BÁO CÁO TÓM TẮT 60

- NCS trạm 110kV Tuy Hòa (2x25) lên (25+40)MVA, dự kiến thay máy 2 vào năm 2014;

- NCS trạm 110kV Hòa Hiệp (1x25) lên (2x25)MVA, dự kiến lắp máy 2 vào năm 2015.

Đ ư ờ ng dây 110k V : - Xây dựng đường dây 110kV mạch đơn La Hiêng 2 – Sông Cầu chiều dài

40km, dây dẫn AC-185, tiến độ xây dựng đường dây phù hợp với tiến độ xâ dựng của nhà máy thủy điện.

- Xây dựng đường dây 110kV nhánh rẽ vào trạm 110kV Đồng Xuân, chiều dài15km, dây dẫn AC-185, dự kiến vào vận hành năm 2013.

- Xây dựng đường dây 110kV từ nhà máy nhiệt điện bã mía KCP đến trạm110kV Sơn Hòa, chiều dài 3km, dây dẫn AC-185, tiến độ xây dựng đường dây phù hợp với tiến độ xâ dựng của nhà máy điện.

- Xây dựng đường dây 110kV Sông Hinh - TĐ Sông Hinh, chiều dài 17km, dây dẫn AC-185, dự kiến vào vận hành năm 2015.

- Xây dựng đường dây 2 mạch, treo trước 1 mạch từ 220kV Tuy Hòa - TuyHòa 2, chiều dài 12km, dây dẫn AC-240, dự kiến vào vận hành năm 2015.

- Xây dựng mạch 2 đường dây 110kV Tuy Hòa 2 - rẽ Hầm Đèo Cả, chiều dài28km, dây dẫn AC-240, dự kiến vào vận hành năm 2015.

- Xây dựng nhánh rẽ mạch kép 110kV từ đường dây 110kV Tuy Hòa 2 - Hầm Đèo Cả vào trạm Lọc Dầu, chiều dài 2x7,5km, dây dẫn AC-240, dự kiến vào vận hành năm 2015.

L ư ớ i phân phối: Lưới điện trung áp vận hành ở cấp điện áp 22kV, hoàn thiện kết cấu lưới, cải

tạo nâng tiết diện và chống quá tải đường dây bị quá tải, có bán kính cấp điện lớn.Xây dựng mới 474 trạm với tổng công suất đặt 119.750 kVA. Cải tạo 82 trạm với tổng công suất là 16.525 kVA.Xây dựng mới 342km đường dây trung áp.Cải tạo nâng tiết diện 139,5km đường dây trung áp.L ư ớ i điện hạ áp: Lưới điện hạ áp được phát triển phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật cho khu vực

thành phố và nông thôn.Thực hiện đặt bù công suất phản kháng để nâng cao chất lượng điện và giảm

tổn thất, đến 2015 cần lắp đặt thêm 3.000 kVAr.Cải tạo đường dây hạ áp, nâng cao chất lượng và khả năng tải, giai đoạn đến

2015 cần xây dựng mới 650km đường dây.Lắp đặt thêm 15.000 công tơ.

BÁO CÁO TÓM TẮT 61

3. Vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 1.749,6 tỷ đồngTrong đó: + Lưới điện 220kV: 199 tỷ đồng

+ Lưới điện 110kV : 750,6 tỷ đồng+ Lưới phân phối trung áp: 533,9 tỷ đồng+ Lưới phân phối hạ áp: 247,4 tỷ đồng

Các phân tích kinh tế - tài chính cho thấy việc đầu tư cho lưới điện tỉnh PhúYên giai đoạn 2011-2015 là khả thi.4. Về Quỹ đất cần để xây dựng:Theo tính toán, tổng quỹ đất cần giành để xây dựng mới các công trình điện trên phạm vi tỉnh Phú Yên đến năm 2015 là:

* Đất chiếm dụng vĩnh viễn: 14,37 ha

Trong đó:- Đất giành cho xây dựng trạm 220kV: 0,75 ha

- Đất giành cho xây dựng trạm 110kV: 2,6 ha

- Đất giành cho xây dựng trạm biến áp trung áp: 1,02 ha- Đất giành cho xây dựng đường dây 220,110,22kV 10 ha

* Đất chiếm dụng tạm thời: 308,6 haTrong đó:- Đất giành cho xây dựng các tuyến dây 110kV: 77,2 ha

- Đất giành cho xây dựng đường dây trung áp: 196,4 ha

- Đất giành cho xây dựng đường dây hạ áp: 35 haTrong các hạng mục trên, diện tích đất giành cho xây dựng trạm biến áp xin

vĩnh viễn; diện tích đất giành cho xây dựng các tuyến đường dây cáp ngầm chỉ xin phép đào hè đường, sau khi hoàn tất công tác xây dựng sẽ hoàn trả lại đất lưu không để phục vụ giao thông công cộng.

II. Tổ chức thực hiện1. Biện pháp tổ chức thực hiện

Vốn đầu tư cải tạo và phát triển lưới điện tỉnh Phú Yên thực hiện theo cơ chế huy động vốn như đã trình bày trong chương VI.

2. Về tổ chức quản lý xây dựng- Do đặc thù của ngành điện nên công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp

nhiều khó khăn, thường xuyên kéo dài và bị vướng mắc, đặc biệt là thủ tục đền bù và đơn giá đền bù. Đơn giá đền bù do Bộ Xây dựng ban hành chưa phù hợp với đặc

BÁO CÁO TÓM TẮT 62

thù của các công trình điện, trong đó đối với công trình lưới điện do phải đi qua nhiều khu vực khác nhau, việc đền bù giải phóng mặt bằng không thể thực hiện xong trong cùng một lúc. Trên địa bàn tỉnh, vai trò quan trọng quyết định đến tiến độ vào các công trình điện phụ thuộc vào UBND tỉnh và các cơ quan chức năng như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường; UBND huyện, thành phố.

3. Về quản lý các nguồn vốn- Với các đề án nguồn vốn ngành điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng

công ty truyền tải điện quốc gia (NPT), Tổng công ty Điện lực miền Trung (CPC) hoặc Công ty Điện lực Phú Yên làm chủ đầu tư.

- Với các đề án vốn của tỉnh (đối ứng, công ích, hỗ trợ vùng sâu vùng xa) doUBND tỉnh hoặc huyện làm chủ đầu tư thông qua các Ban quản lý dự án.

- Với các đề án vốn khách hàng do khách hàng làm chủ đầu tư (Kể cả các ban quản lý các khu đô thị mới,...).

- Xem xét, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức Quốc tế (ODA, WB, ADB, kFW…)

- Các thủ tục xây dựng (cấp duyệt chủ trương đầu tư, thiết kế các công trình, giao đấu thầu thi công,...) theo quy định hiện hành.

4. Về quản lý Quy hoạch

Sau khi đề án được phê duyệt, UBND tỉnh Phú Yên giao cho Sở Công thương thực hiện công bố, phối hợp với UBND các huyện, các ngành triển khai quy hoạch để đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

5. Về phía ngành Điện- Định kỳ đầu năm phía Điện lực có trách nhiệm thông báo kết quả thực hiện

năm vừa qua và kế hoạch phát triển lưới điện trong năm tới với UBND tỉnh.- Thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh (sở Kế hoạch và Đầu

tư, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường,...) và các huyện thị, thành phố có liên quan để phối hợp, hỗ trợ việc triển khai thực hiện các công trình trên địa bàn của địa phương.