m rộng mô hình trồ ắc kạn bằ ệ nuôi c y invitro 1. tên tài...

11
1 Mrng mô hình trng khoai môn Bc Kn bng công nghnuôi cy invitro 1. Tên đề tài: Mrng mô hình trng khoai môn Bc Kn bng công nghnuôi cy invitro. 2. Tchc chtrì đề tài: Vin Di truyn Nông nghip. 3. Chnhim đề tài: PGS.TS. Đặng Trọng Lương. 4. Mc tiêu ca đề tài: - ng dng quy trình nhân nhanh ging khoai môn Bc Kn bng công nghnhân giống in vitro để sn xut cây con ging. - Xây dựng vườn sn xut ging gc tcây con in vitro và mrng mô hình sn xuất khoai môn thương phẩm tcging gc ca cây in vitro. - Thnghim mt skthut bo qun ckhoai môn bng chế phm sinh hc. - Xây dựng được mô hình trình din sn xut thnghiệm trên đồng rung cho ging khoai môn Bc Kạn để người dân tham quan, hc tp. -Tp hun kthut nhân giống trên đồng rung, kthut canh tác khoai thương phẩm, kthut bo quản khoai: 200 người. 5. Kết quthc hin: 5.1. Quy trình công nghnhân giống in vitro để sn xut cây con ging sch bnh: Áp dng quy trình nhân nhanh gi ng khoai môn Bc Kạn đã được công nhn Vin Di truyn Nông nghiệp đã tiến hành nhân nhanh 192.000 cây khoai môn trong 3 năm: 2012 – 2014. Bước 1: Chun bvt liu: - Chun bvt liu: Tách các chi mm và mt ngtrên ckhoai môn ca ging khoai môn, bóc các vảy già cho đến khi xut hin các mm chi mang đỉnh sinh trưởng. Ct bcmi mầm, sau đó rửa sch bng xà phòng và để ráo nước trước khi đem vào bốc cấy để khtrùng. Tiến hành khtrùng sơ bộ mu bng cn 70 o trong 30 giây sau đó rửa sch bằng nước ct khtrùng. Tiếp theo khtrùng mu bng HgCl 2 0,1% trong 17 phút ri ra li 4-5 lần nước ct khtrùng. Mi mầm được đặt trong đĩa petri vô trùng và cần thn tách các lá non. Dùng kìm nhn tách lp lá, cắt đỉnh sinh trưởng ra khi mô và cy mẫu vào môi trường MS có bsung 5,6 g/l agar, 30 mg/l đường sacarose, pH = 5,8 để loi nhiễm sau đó cấy chuyển sang các môi trường nhân nhanh chi. Bước 2: Nhân nhanh chi khoai môn:

Upload: others

Post on 28-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: M rộng mô hình trồ ắc Kạn bằ ệ nuôi c y invitro 1. Tên tài ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2012 09.pdfthận tách các lá non. Dùng kìm nhọn tách

1

Mở rộng mô hình trồng khoai môn Bắc Kạn bằng công nghệ nuôi

cấy invitro

1. Tên đề tài: Mở rộng mô hình trồng khoai môn Bắc Kạn bằng công

nghệ nuôi cấy invitro.

2. Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Di truyền Nông nghiệp.

3. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đặng Trọng Lương.

4. Mục tiêu của đề tài:

- Ứng dụng quy trình nhân nhanh giống khoai môn Bắc Kạn bằng công

nghệ nhân giống in vitro để sản xuất cây con giống.

- Xây dựng vườn sản xuất giống gốc từ cây con in vitro và mở rộng mô

hình sản xuất khoai môn thương phẩm từ củ giống gốc của cây in vitro.

- Thử nghiệm một số kỹ thuật bảo quản củ khoai môn bằng chế phẩm

sinh học.

- Xây dựng được mô hình trình diễn sản xuất thử nghiệm trên đồng

ruộng cho giống khoai môn Bắc Kạn để người dân tham quan, học tập.

-Tập huấn kỹ thuật nhân giống trên đồng ruộng, kỹ thuật canh tác khoai

thương phẩm, kỹ thuật bảo quản khoai: 200 người.

5. Kết quả thực hiện:

5.1. Quy trình công nghệ nhân giống in vitro để sản xuất cây con

giống sạch bệnh:

Áp dụng quy trình nhân nhanh giống khoai môn Bắc Kạn đã được công

nhận Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành nhân nhanh 192.000 cây khoai

môn trong 3 năm: 2012 – 2014.

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu:

- Chuẩn bị vật liệu: Tách các chồi mầm và mắt ngủ trên củ khoai môn

của giống khoai môn, bóc các vảy già cho đến khi xuất hiện các mầm chồi

mang đỉnh sinh trưởng. Cắt bỏ củ ở mỗi mầm, sau đó rửa sạch bằng xà phòng

và để ráo nước trước khi đem vào bốc cấy để khử trùng. Tiến hành khử trùng

sơ bộ mẫu bằng cồn 70o trong 30 giây sau đó rửa sạch bằng nước cất khử

trùng. Tiếp theo khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,1% trong 17 phút rồi rửa lại 4-5

lần nước cất khử trùng. Mỗi mầm được đặt trong đĩa petri vô trùng và cần

thận tách các lá non. Dùng kìm nhọn tách lớp lá, cắt đỉnh sinh trưởng ra khỏi

mô và cấy mẫu vào môi trường MS có bổ sung 5,6 g/l agar, 30 mg/l đường

sacarose, pH = 5,8 để loại nhiễm sau đó cấy chuyển sang các môi trường nhân

nhanh chồi.

Bước 2: Nhân nhanh chồi khoai môn:

Page 2: M rộng mô hình trồ ắc Kạn bằ ệ nuôi c y invitro 1. Tên tài ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2012 09.pdfthận tách các lá non. Dùng kìm nhọn tách

2

Trong phần kết quả thu được, chúng tôi đã tìm ra được 3 công thức

thích hợp sau để nhân nhanh chồi:

1. MS (Murashige Skoog, 1962) + 1,5 mg/lBAP + 0,1 mg/l α-NAA +

5,6 g/l agar + 30 mg/l đường sacarose, pH = 5,8.

2. MS (Murashige Skoog, 1962) + 2 mg/l Kinetin + 0,1 mg/l α-NAA +

5,6 g/l agar + 30 mg/l đường sacarose, pH = 5,8.

3. MS (Murashige Skoog, 1962) + 2 mg/lTDZ + 0,5 mg/l BAP + 5,6 g/l

agar, 30 mg/l đường sacarose, pH = 5,8.

Nhưng khi tính về hiệu quả kinh tế thì công thức MS + 0,1 mg/l α-

NAA + 1,5 mg/1BAP là tốt nhất.

Môi trường nuôi cấy được hấp khử trùng ở nhiệt độ 121oC, áp suất

1atm trong 20 phút.

Sau khoảng 4 tuần, đỉnh sinh trưởng chuyển sang màu xanh lục gọi là

thể chồi. Thể chồi được lấy ra khỏi môi trường ban đầu và cấy chuyển sang

môi trường mới. Thể chồi này tiếp tục nuôi cấy trong thời gian 4 - 5 tuần với

điều kiện chiếu sáng 16h sáng/8h tối, nhiệt độ 250C, ẩm độ 80%.

Bước 3: Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro:

Môi trường tạo rễ bao gồm các đa lượng, vi lượng và viatmin của môi

trường MS (Murashige Skoog, 1962) có bổ sung 0,2 mg/l α-NAA; 5,6 g/l

agar; 30 mg/l đường sacarose; pH = 5,8. Môi trường nuôi cấy được hấp khử

trùng ở nhiệt độ 121oC, áp suất 1atm trong 20 phút.

Sau khoảng 9 tuần nhân nhanh chồi (2 lần cấy chuyển) khi đạt đến số

cây giống cần thiết, lựa chọn các chồi lá xanh đậm, có chiều cao khoảng 4-5

cm, tách ra khỏi cụm chồi, sau đó cấy chuyển sang môi trường ra rễ. Sau

khoảng 3 tuần, các thể chồi sẽ phát triển thành cây con.

Bước 4: Chuyển cây ra vườn ươm:

Cây con cao khoảng 7-8 cm và có từ 3-4 lá có thể chuyển sang cấy vào

giá thể cát đen hoặc đất phù sa: sơ dừa (tỉ lệ 8:2). Sau 14 ngày cây phát triển

ổn định ta chuyển cây vào bầu.

Page 3: M rộng mô hình trồ ắc Kạn bằ ệ nuôi c y invitro 1. Tên tài ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2012 09.pdfthận tách các lá non. Dùng kìm nhọn tách

3

5.2. Xây dựng vườn nhân giống gốc (G0) với quy mô 7ha/3năm

(Năm 2012:1ha; Năm 2013: 3ha; Năm 2014: 3ha):

Áp dụng quy trình kỹ thuật đã được xây dựng năm 2011, tiến hành xây

dựng vườn nhân giống gốc giống khoai môn Bắc Kạn từ cây nuôi cấy mô với

diện tích 7 ha/3 năm. Năm 2012 tiến hành trồng 1 ha cây nuôi cấy mô tại xã

Dương Phong với diện tích 8.000 m2, xã Đôn Phong với diện tích 2.000 m2.

Năm 2013 bố trí xây dựng vườn nhân giống gốc tại xã Ngọc Phái huyện Chợ

Đồn với diện tích 3 ha và gồm 5 hộ tham gia trồng. Năm 2014 xây dựng vườn

nhân giống gốc với diện tích 3 ha tại Ngọc Phái với 9 hộ tham gia.

Sau quá trình nghiên cứu và theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển,

năng suất, sâu bệnh hại cây khoai môn Bắc. Kết quả như sau:

5.2.1.Tỷ lệ sống và độ đồng đều của giống khoai môn Bắc Kạn in

vitro

Cây khoai môn Bắc Kạn nuôi cấy mô trải qua thời kỳ vườn ươm trước

khi đem ra trồng ngoài đồng ruộng. Khả năng sống sót của cây khoai môn

Bắc Kạn in vitro phụ thuộc vào yếu tố nội tại và điều kiện ngoại cảnh.

Cây khoai môn nhân giống bằng nuôi cấy mô đã có tỷ lệ sống khá cao

sau trồng dao động trong khoảng từ 94% - 96%, đây là chỉ tiêu mà người sản

xuất mong đợi vì ngoài việc tiết kiệm cho trồng dặm, còn làm cho đồi khoai

Vật liệu ban đầu

Nhân nhanh

Ra rễ

Vườn ươm

Khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 17 phút MMSS ++ 00,,11 mmgg//ll αα--NNAAAA ++ 11,,55 mmgg//11BBAAPP

CCáátt đđeenn

ĐĐấấtt pphhùù ssaa :: SSơơ ddừừaa (( 88 :: 22))

MMSS ++ 00,,22 mmgg//ll αα--NNAAAA

Page 4: M rộng mô hình trồ ắc Kạn bằ ệ nuôi c y invitro 1. Tên tài ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2012 09.pdfthận tách các lá non. Dùng kìm nhọn tách

4

đồng đều hơn. Độ đồng đều giữa các cá thể theo dõi đánh giá ở giai đoạn cây

con qua các năm đều ở điểm 7.

5.2.2. Tình hình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh của cây khoai

môn Bắc Kạn trồng từ cây in vitro năm 2012, 2013, 2014:

Do cùng giống nên các chỉ tiêu sinh trưởng không có khoảng cách sai

khác lớn. Nhìn chung cây khoai môn Bắc Kạn nuôi cấy mô sinh trưởng, phát

triển tốt, chiều cao cây dao động từ 59,6 - 61,2 cm.

Kết quả theo dõi các năm cho thấy, số thân phụ mỗi cây trồng trong

năm 2013 nhiều nhất đạt trung bình 11,2 cây/gốc so với hai năm còn lại. Vào

mùa đông khi độ ẩm trong không khí thấp, lá cây khoai môn bắt đầu lụi, theo

kinh nghiệm dân gian nếu để lại khoai môn ở ngoài vườn chưa thu hoạch

ngay thì có thể giữ được củ giống cho vụ sau tốt hơn (nên thu trước khi có

mưa xuân). Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của cây khoai môn Bắc

Kạn qua các năm dao động trong khoảng từ 240-243 ngày. Riêng tình hình

sâu bệnh không thấy các đối tượng côn trùng hay bệnh xuất hiện, xuyên suốt

vụ trồng thường có rầy và sâu khoang xuất hiện nhưng phun thuốc kịp thời

nên mức độ gây hại không đáng kể.

5.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống khoai

môn Bắc Kạn trồng từ cây in vitro:

Khoai môn Bắc Kạn, yếu tố cấu thành năng suất là khối lượng củ trung

bình khóm (bao gồm khối lượng trung bình củ con và khối lượng trung bình

củ cái).

Đối với khoai môn được đặc trưng bởi củ cái to và các củ con nhỏ sản

phẩm chính có giá trị thương phẩm là củ cái. Khối lượng trung bình củ cái là

yếu tố quan trọng và thiết yếu nhất để hình thành nên năng suất lý thuyết,

năng suất thực thu cũng như hiệu quả kinh tế đối với khoai môn Bắc Kạn.

Khối lượng trung bình củ cái/khóm qua các năm dao động trong từ 205,2 g –

209,8 g. Một điều dễ nhận thấy nhất là số lá có ảnh hưởng trực tiếp đến đường

kính gốc, số lá trên cây càng nhiều thì đường kính gốc càng lớn. Mặt khác,

đường kính gốc lại chi phối đến đường kính của củ cái, hay nói cách khác là

nó ảnh hưởng đến khối lượng của củ cái.

Để tính năng suất khoai môn cần phải có 2 yếu tố đó là khối lượng

trung bình củ con/khóm và khối lượng trung bình củ cái/khóm. Khối lượng củ

con trung bình/khóm lớn kết hợp với khối lượng trung bình củ cái/khóm lớn

sẽ làm cho năng suất khoai cao.

Cây khoai môn trồng từ cây nuôi cấy in vitro lại có khả năng tạo ra số

lượng củ con lớn. Số lượng củ con trong các năm lần lượt là: Năm 2013 đạt

cao nhất với 15,9 củ/khóm, tiếp theo là năm 2012 (15,2 củ/khóm) và thấp nhất

là năm 2014 (14,0 củ/khóm). Cây được nhân giống bằng phương pháp nuôi

Page 5: M rộng mô hình trồ ắc Kạn bằ ệ nuôi c y invitro 1. Tên tài ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2012 09.pdfthận tách các lá non. Dùng kìm nhọn tách

5

cấy in vitro tập trung dinh dưỡng cho quá trình tạo củ con với số lượng lớn

nên củ cái có khối lượng nhỏ.

Số củ con là chỉ tiêu quyết định hệ số nhân giống cho vụ sau của cây

khoai môn. Với cây được trồng từ cây nuôi cấy in vitro tuy có các chỉ tiêu

sinh trưởng như chiều cao cây, kích thước lá và kích thước củ không cao

nhưng cây lại có khả năng tạo ra được số lượng củ con rất lớn, tạo điều kiện

thuận lợi cho việc tạo ra lượng giống tốt có độ đồng đều cao cho vụ sau.

Số liệu ở bảng 8 cho thấy, năng suất thực thu của giống khoai môn Bắc

Kạn qua các năm dao động từ 9,62– 9,98 tấn/ha. Năm 2012 có năng suât đạt

cao nhất là 9,98 tấn/ha, năng suất của cái đạt 3,94 tấn/ha, năng suất của con

đạt 6,04 tấn/ha. Năm 2014 có năng suất thấp nhất so với ba năm theo dõi đạt

9,62tấn/ha, trong đó năng suất của cái đạt 4,03 tấn/ha, năng suất củ con đạt

5,59 tấn/ha. Năm 2013 vườn nhân giống có năng suất đạt 9,81 tấn/ha, năng

suất của cái và củ con lần lượt là 3,98 tấn/ha và 5,83 tấn/ha. Hiện nay vấn đề

khó khăn của người dân trong việc trồng khoai môn Bắc Kạn đó là làm sao để

đáp ứng đủ nguồn giống khi vào vụ trồng. Do trong quá trình bảo quản củ

giống lượng củ giống bị hao hụt rất nhiều. Vì vậy tăng sản lượng củ con khoai

môn Bắc Kạn trồng từ cây invitro là rất có ý nghĩa trong công tác giữ và đảm

bảo nguồn giống cho vụ sau.

5.3. Xây dựng vườn nhân giống gốc (G1) từ củ giống G0 với quy

mô 15 ha/2 năm (Năm 2013: 7ha; năm 2014: 8ha):

Vườn nhân giống gốc (G1) từ củ giống G0 được xây dựng vào năm

2013 và 2014 tại xã Dương Phong huyện Bạch Thông và xã Ngọc Phái của

huyện Chợ Đồn với tổng diện tích là 15 ha trong đó: Dương Phong: 6 ha năm

2013 và 2014, Ngọc Phái : 9 ha trong hai năm 2013 và 2014

5.3.1. Tỷ lệ sống và độ đồng đều của giống khoai môn Bắc Kạn từ

củ G0:

Tỷ lệ mọc mầm là khả năng mọc mầm tối đa của giống trong điều kiện

mọc mầm thích hợp tuy nhiên riêng đối với khoai môn – sọ nói chung, hầu

hết các củ giống đều đã mọc mầm trước khi trồng. Do đó việc đánh giá tỷ lệ

sống là vấn đề cần thiết.

Quá trình mọc mầm của khoai môn sọ được bắt đầu khi củ khoai môn

sọ qua thời gian ngủ nghỉ. Vào thời điểm này, dưới sự tác động của các chất

điều tiết sinh trưởng, trong củ bắt đầu tăng sự thuỷ hoá của keo nguyên sinh

chất, giảm tính ưa mỡ và độ nhớt của keo, dẫn đến những biến đổi trong quá

trình trao đổi chất liên quan đến sự mọc mầm.

Giai đoạn mọc mầm nhanh hay chậm phụ thuộc vào giống, chất dự trữ

có trong củ giống và điều kiện ngoại cảnh. Tất cả các củ giống khi được trồng

đều đã mọc mầm tuy nhiên khi trồng khả năng đội mầm lên khỏi mặt đất phụ

thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật đặt củ. Khả năng sống của

Page 6: M rộng mô hình trồ ắc Kạn bằ ệ nuôi c y invitro 1. Tên tài ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2012 09.pdfthận tách các lá non. Dùng kìm nhọn tách

6

củ giống là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến năng suất quần thể, nó

ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ trồng và tổng số cây trên một đơn vị diện tích.

Khi tỷ lệ sống càng cao thì số lượng cá thể trong quần thể càng lớn và dẫn đến

năng suất quần thể càng cao trong khoảng mật độ thích hợp.

Theo dõi khả năng sống của củ giống khoai môn Bắc Kạn sau trồng 35

ngày. Qua bảng 9 nhận thấy: Tỷ lệ sống trong hai năm theo dõi đều đạt tỷ lệ

sống là 100%. Các củ giống được sử dụng là cùng một giống, được trồng trên

cùng một điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, cùng một kỹ thuật trồng. Hơn nữa,

các củ giống có sự đồng đều khá cao về chất lượng, đường kính củ giống có

kích thước từ 2 - 4cm, được trồng trong điều kiện thuận lợi nên tỷ lệ mọc

mầm cao đạt 100% đây có lẽ là yếu tố thuận lợi đầu tiên để hình thành năng

suất quần thể sau này.

5.3.2. Tình hình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh của cây khoai

môn Bắc Kạn trồng từ củ G0 năm 2013, 2014:

Xây dựng vườn nhân giống gốc giống khoai môn Bắc Kạn trồng từ củ

G0 được tiến hành nghiên cứu trong 2 năm: năm 2013 và năm 2014, mật độ

trồng là 28.000 cây/ha, mức phân bón 250 kg Ure, 450 kg Supe lân, 300 kg

Kali clorua.

Kết quả theo dõi cho thấy số thân phụ của giống khoai môn Bắc Kạn

năm 2013 đạt 8,2 cây/gốc, năm 2014 đạt 7,5 cây/gốc. Vào mùa đông khi độ

ẩm trong không khí thấp, lá cây khoai môn bắt đầu lụi, theo kinh nghiệm dân

gian nếu để lại khoai môn ở ngoài vườn chưa thu hoạch ngay thì có thể giữ

được củ giống cho vụ sau tốt hơn. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của

cây khoai môn Bắc Kạn qua các năm dao động trong khoảng từ 243-245

ngày. Không thấy các đối tượng bệnh xuất hiện, xuyên suốt vụ có rầy và sâu

khoang gây hại ở mức điểm 3.

5.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống khoai

môn Bắc Kạn Kạn trồng từ củ G0:

Để đánh giá giống khoai Bắc Kạn đươc trồng từ củ G0, ngoài theo dõi

các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây thì các chỉ tiêu cấu thành năng suất

và năng suất của nó là một chỉ tiêu mà nhà nghiên cứu và nông dân quan tâm.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống khoai môn Bắc Kạn

trồng từ củ G0 được thể hiện:

Khối lượng củ cái/khóm trong các năm theo dõi đạt từ 372,3 - 381,8

g/khóm, số củ con trên khóm đạt 8,5 củ/khóm trong năm 2013 và 9,3

củ/khóm trong năm 2014. Khối lượng củ con trung bình/khóm lớn kết hợp với

khối lượng trung bình củ cái/khóm lớn sẽ làm cho năng suất khoai môn cao.

Năng suất thực thu của giống khoai môn Bắc Kạn trong năm 2013 và 2014

đạt 10,17 tấn/ha và 10,24 tấn/ha.

Page 7: M rộng mô hình trồ ắc Kạn bằ ệ nuôi c y invitro 1. Tên tài ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2012 09.pdfthận tách các lá non. Dùng kìm nhọn tách

7

5.4. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật (Giới hạn nghiên cứu: Thí nghiệm

phòng trừ sâu bệnh hại khoai môn Bắc Kạn trên đồng ruộng):

5.4.1. Ảnh hưởng của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đến

động thái tăng trưởng chiều cao cây:

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của khoai môn ở

các công thức cho thấy chiều cao cây khoai môn tăng nhanh ở giai đoạn 28 –

70 ngày sau trồng, sau đó tăng chậm lại đến khi đạt chiều cao tối đa.

Chiều cao cuối cùng của cây khoai môn đạt từ 62,5 – 65,3 cm. Chiều

cao cuối cùng của cây khoai môn không có sự sai khác rõ rệt ở các công thức

phòng trừ sâu bệnh khác nhau.

5.4.2. Ảnh hưởng của số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại khoai

môn đến động thái ra lá:

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh

hại khoai môn đến động thái ra lá của cây khoai môn cho thấy, tốc độ ra lá

của cây khoai tăng mạnh ở giai đoạn 35 – 70 ngày sau trồng, sau đó giảm dần.

Tổng số lá/ khóm trung bình đạt 22,9 – 23,8 lá/khóm, các công thức phòng trừ

sâu bệnh hại khác nhau không ảnh hưởng rõ đến số lá/khóm của cây khoai

môn.

5.4.3. Ảnh hưởng của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đến

mức độ nhiễm sâu bệnh hại khoai môn:

Kết quả theo dõi mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại trên cây khoai

môn ở các công thức có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại khác nhau cho thấy,

đối với các công thức có sử dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thì mức độ

nhiễm sâu bệnh hại thấp hơn công thức không sử dụng biện pháp phòng trừ

sâu bệnh hại.

Sâu xanh tiến hành theo dõi 5 điểm, 10 lá/điểm (3 lá non, 4 lá bánh tẻ,

3 lá giá), kết quả cho thấy ở công thức có sử dụng thuốc trừ sâu (CT3 và CT4)

mật độ sâu ít hơn công thức không sử dụng thuốc trừ sâu. Cụ thể: Công thức

không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mật độ sâu xanh 1,3 con/cây; công thức

sử dụng thuốc trừ bệnh tỷ lệ sâu xanh là 1,1 con/cây; công thức sử dụng thuốc

trừ sâu mật độ sâu xanh là 0,3 con/cây; công thức sử dụng cả thuốc trừ sâu và

bệnh trung bình 0,2 con/cây.

Bệnh sương mai ở các công thức có sử dụng thuốc trừ bệnh thì mức độ

nhiễm bệnh là ở điểm 1 – 3 còn các công thức không sử dụng thuốc trừ bệnh

mức độ nhiễm bệnh cao hơn, ở điểm 3 – 5.

Mức độ nhiễm bệnh đốm lá và bệnh thối mềm củ trên cây khoai môn ở

các công thức không sử dụng thuốc trừ bệnh cũng cao hơn ở các công thức có

sử dụng thuốc trừ bệnh.

Page 8: M rộng mô hình trồ ắc Kạn bằ ệ nuôi c y invitro 1. Tên tài ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2012 09.pdfthận tách các lá non. Dùng kìm nhọn tách

8

Bệnh sương mai: Triệu chứng ban đầu của bệnh là các vết bệnh trên lá

với những đốm nhỏ hình tròn màu tái xanh, sau đó vết bệnh lan rộng theo

đường tròn và hình thành vết bệnh điển hình với các vết chết hoại màu nâu và

có viền đồng tâm. Khi vết bệnh bị hoại tử hoàn toàn, ở trung tâm vết bệnh

thường có màu nâu đậm, đôi khi màu đen, rất giòn và có thể mục nát. Vết

bệnh có thể phát triển đan xen vào nhau và làm cho toàn bộ bộ lá bị tàn lụi.

Tác nhân gây bệnh là nấm thuộc loài Phytophthora Colocasiae Racib,

loại nấm sương mai (Phytophthora) họ Pythiaceae, bộ nấm sương mai

(Peronospolales) lớp nấm tảo (Phycomycetes,khi phát hiện thấy bệnh có xu

hướng phát triển có thể phun thuốc Booc-đô 1%.Q.

Sâu xanh: gây hại lá bằng cách ăn lủng lá làm ảnh hưởng đến sự sinh

trưởng của cây. Chủ yếu sử dụng chế phẩm vi sinh như: Delfin WG phun theo

hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh cháy lá: do nấm Phytophthora Colocasiae. Chủ yếu gây hại vào

mùa mưa, bệnh xuất hiện đầu tiên là các đốm lá tròn 1-2 cm, sủng nước, màu

hơi tím, đốm nâu trên lá, đốm bệnh lớn dần làm cháy cả lá. Phòng trừ bệnh

bằng cách phun định kỳ 7-14 ngày/lần bằng thuốc Ridomyl 72 WP.

Bệnh thối mềm củ: do nấm pythium Spp. Mầm bệnh tấn công rễ và

củ giống làm củ thối mềm và bốc mùi hôi, lá vàng úa, cây héo rồi chết. Phòng

bệnh trừ bệnh: Luân canh, dùng củ giống lành bệnh. Xử lý củ giống và xử lý

đất bằng thuốc trừ nấm: Derosal 50 SC.

5.4.4. Ảnh hưởng của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đến

một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khoai môn:

Kết quả theo dõi một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khoai

môn ở các công thức sử dụng một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại khác

nhau cho thấy, các công thức có sử dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho

năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất cao hơn công thức không sử

dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

Khối lượng củ cái dao động từ 336,4g – 383,1g; thấp nhất ở công thức

1 (không sử dụng thuốc bảo vệ thức vật). Sự khác nhau về khối lượng củ cái

có ý nghĩa thống kê ở độ tin cây 95% đối với công thức không sử dụng thốc

bảo vệ thực vật (CT1) với các công thức có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

(CT2, CT3, CT4).

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng làm số củ con/khóm thấp

hơn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. CT1 (không sử dụng thuốc bảo vệ

thực vật) cho số củ con/khóm là 6,5; CT2 (sử dụng thuốc trừ bệnh) có số củ

con/khóm trung bình đạt 6,9; CT3 (sử dụng thuốc trừ sâu) có số củ con/khóm

là 7,2 và CT4 (sử dụng cả thuốc trừ sâu và bệnh) có 7,6 củ con/khóm.

Page 9: M rộng mô hình trồ ắc Kạn bằ ệ nuôi c y invitro 1. Tên tài ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2012 09.pdfthận tách các lá non. Dùng kìm nhọn tách

9

Khối lượng củ con củ cây khoai môn trung bình đạt 27,6 – 29,5g. Sự

khác nhau về khối lượng củ con ở các công thức khác nhau không có ý nghĩa

thống kê ở độ tin cây 95%.

Năng suất thực thu của khoai môn Bắc Kạn năm 2013 dao động từ 8,2

– 9,7 tấn/ha. Công thức không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho năng suất

thực thu là 8,2 tấn/ha, thấp nhất trong 4 công thức. Năng suất thực thu của

khoai môn ở công thức sử dụng thuốc trừ bệnh, sử dụng thuốc trừ sâu và sử

dụng cả thuốc trừ sâu và trừ bệnh lần lượt là 8,9 tấn/ha; 9,1 tấn/ha; 9,7 tấn/ha.

5.5. Thử nghiệm một số công thức bảo quản củ khoai môn Bắc Kạn

bằng chế phẩm sinh học WCA-T6:

WCA - T6 là hợp chất sinh học, không hóa chất, được pha trộn dưới

dạng bột màu trắng ngà, có tác dụng bảo quản và làm chậm lại chu kỳ làm

mềm úng, hư thối của hoa màu, cây trái và thủy hải sản. WCA - T6 được kết

cấu bởi các thành phần như: hydrophobicprotein hydrophilic polysaccharide

(vitamins, minerals and polysaccharides) là chất bột kết dính, ngăn ngừa thẩm

thấu và giữ được nước. Giúp sản phẩm được bảo quản tươi lâu hơn.

Khi nhúng hoặc phun WCA - T6 lên hoa màu, các loại rau củ, hoa quả,

trái cây, nấm lúa hoặc thực phẩm tươi sống hay thủy hải sản..v..v..WCA - T6

sẽ tạo nên một lớp màng mỏng, có khả năng thẩm thấu, làm giảm bớt khả

năng hấp thụ dưỡng khí của hoa màu, giữ cho hoa màu cây trái được tươi lâu

hơn khi chuẩn bị cắt hái, sau khi thu hoạch. Thực phẩm tươi sống sẽ được bảo

quản giữ tươi lâu hơn trước khi cấp đông hoặc đưa vào giữ lạnh.

Bên cạnh đó WCA - T6 cũng phát sinh một thành phần có chất chống

phản ứng sinh hóa (anti-enzymatic) làm giảm sự xâm nhập của các vi khuẩn

vào các vết cắt của hoa màu, cây trái, thủy hải sản… nâng cao hiệu quả của

hợp chất “protein-polysaccharide” trong bảo quản và làm chậm quá trình hư

thối hoặc làm mềm úng hoa màu, cây trái, thực phẩm và thủy hải sản.

Do WCA - T6 có mùi vị đặc trưng riêng và chất kết dính của WCA -

T6 được tạo thành một lớp màng mỏng bảo quản cho sản phẩm, khi phun xịt

WCA - T6 lên sản phẩm sẽ làm hạn chế tối đa sự xâm nhập và hủy hoại của

các loại côn trùng và nấm mốc.

Do khoai môn khó bảo quản được trong điều kiện bình thường, trung

bình chỉ bảo quản được từ 15 - 20 ngày, do vậy chúng tôi tiến hành thí

nghiệm bảo quản theo 4 công thức ở 4 mức nồng độ chất bảo quản khác nhau,

nhằm kéo dài thời gian bảo quản của khoai mà vẫn giữ được màu sắc và

hương vị của khoai môn.

5.5.1. Độ hao hụt khối lượng khoai môn qua các lần theo dõi:

Để đánh giá hiệu quả của các công thức bảo quản khoai môn, chúng tôi

tiến hành theo dõi khối lượng hao hụt sau một thời gian bảo quản củ khoai

môn, kết quả cho thấy, với khối lượng củ ban đầu 50 kg sau 15 ngày bảo quản

Page 10: M rộng mô hình trồ ắc Kạn bằ ệ nuôi c y invitro 1. Tên tài ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2012 09.pdfthận tách các lá non. Dùng kìm nhọn tách

10

thì công thức 1(ĐC), khối lượng đã giảm còn 43kg, các công thức còn lại

chưa có sự thay đổi về khối lượng.

Sau 36 ngày theo dõi thì công thức 1(ĐC) khối lượng củ khoai môn chỉ

còn 26 kg, trong đó CT3 với nồng độ 3g/l thì sau 36 ngày bảo quản, độ hao

hụt vẫn không đáng kể, tương đương với CT4 với nồng độ 5g/l. Như vậy, với

nồng độ 3g/l ở công thức 3 cho hiệu quả bảo quản và kinh tế nhất. Với giá

thành chế phẩm bảo quản sinh học như hiện nay, thì giá mỗi kg sản phẩm

khoai môn bảo quản là 400 đồng/kg.

5.5.2. Mức độ nhiễm nấm mốc trên củ và chất lượng củ:

Bên cạnh quá trình theo dõi độ hao hụt khối lượng của khoai môn

chúng tôi tiến hành theo dõi mức độ nhiễm nấm mốc trên củ sau bảo quản 36

ngày, và đánh giá cảm quan chất lượng của củ khoai môn sau 36 ngày bảo

quản bằng chế phẩm. Kết quả theo dõi cho thấy: số vết nấm mốc ở công thức

đối chứng là rất lớn với 926 vết đốm với tỷ lệ hỏng trung bình là 40,8%. Tiếp

đó là CT2 (1g/l) số vết đốm là 358 vết. Trong khi CT3 và CT4 sau 36 ngày

bảo quản số vết nấm và tỷ lệ hỏng là 0%

Công thức 3 có thời gian bảo quản củ tương đương với công thức 4, xét

về mặt hiệu quả kinh tế thì công thức 3 là công thức tối ưu nhất trong 4 công

thức thí nghiệm bảo quản củ khoai môn.

Ngoài việc đánh giá tỉ lệ hao hụt khối lượng, số mấm mốc xuất hiện

trên củ khoai môn, đánh giá chất lượng củ khoai môn sau khi sử dụng chế

phẩm WCA-T6 bằng cảm quan là một yếu tố rất quan trọng. Qua đánh giá

bằng cảm quan thì chất lượng khoai môn không thay đổi vẫn giữ được độ bở,

ruột màu tím trắng đặc trưng.

5.6. Kết quả tập huấn và hội thảo:

- Đào tạo tập huấn: Đã tập huấn cho 50 hộ nông dân nắm vững quy

trình kỹ thuật nhân giống từ cây invitro và 150 người nắm vững kỹ thuật bảo

quản củ khoai môn bằng chế phẩm sinh học WCA –T6.

- Hội thảo:

Nhằm đánh giá kết quả triển khai đề tài, Viện Di truyền Nông nghiệp

phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn đồng tổ chức Hội thảo

đánh giá kết quả thực hiện đề tài “Mở rộng mô hình trồng khoai môn Bắc Kạn

bằng công nghệ nuôi cấy in vitro ” vào ngày 16 tháng 10 năm 2014, và ngày

24 tháng 10 năm 2014.

Địa điểm tại: Hội trường xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Thành phần tham dự hội thảo có Chủ nhiệm đề tài và cán bộ thực hiện

Viện Di truyền Nông nghiệp. Phía cơ quan quản lý có đại diện Lãnh đạo và

chuyên viên Sở KHCN Bắc Kạn, Phòng Nông nghiệp huyện Chợ Đồn,

Page 11: M rộng mô hình trồ ắc Kạn bằ ệ nuôi c y invitro 1. Tên tài ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2012 09.pdfthận tách các lá non. Dùng kìm nhọn tách

11

UBND xã Ngọc Phái và bà con nông dân các Bản làng như: Phiêng Liềng,

tổng cộng là 100 đại biểu.

Chủ nhiệm đề tài đã thay mặt nhóm thực hiện đề tài giới thiệu và tổ

chức, hướng dẫn các thành viên tham dự Hội thảo thăm mô hình triển khai tại

địa phương. Trong buổi Hội thảo, nhóm thực hiện đã báo cáo kết quả triển

khai và quá trình thực hiện đề tài.

Qua thảo luận các đại biểu, đại diện các hộ dân có diện tích trồng khoai

môn bằng giống nuôi cấy invitro và từ củ giống Go đều nhất trí với kết quả

mà đề tài đã đạt được. Nội dung chính của Hội nghị đã được các thành viên

thảo luận hướng triển khai rộng hơn nữa trong thời gian tới, coi cây khoai

môn như là cây trồng hỗ trợ ngành hàng lương thực bổ sung cùng với các sản

phẩm cây trồng khác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: 01/2012 đên thang 12/2014.

7. Kinh phí thực hiện:

-Tổng số: 1.851.908.000 đồng, trong đó:

+ Kinh phí sự nghiệp khoa học: 1.756.000.000 đồng;

+ Kinh phí tự có: 0 đồng;

+ Nguồn khác: (Dân đối ứng): 95.908.000 đồng./.