m möøng xuaân - ninhthuan.gov.vn tin/2018/ky 03.pdf · – 6.000 đồng/kg so với cùng kỳ...

20
Mc lc Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-03 : Tin trong tỉnh Trang 04-05 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 06-09 : Xuất nhập khẩu Trang 10-15 : Sản xuất kinh doanh Trang 16-17 : Tin thế giới Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biết SOÁ 03 T02-2018 Möøng Xuaân Möøng Xuaân Maäu Tuaát m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát

Upload: others

Post on 12-Oct-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Muc lucTrang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-03 : Tin trong tỉnh

Trang 04-05 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 06-09 : Xuất nhập khẩu

Trang 10-15 : Sản xuất kinh doanh

Trang 16-17 : Tin thế giới

Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biếtSOÁ 03

T02-2018

Möøng XuaânMöøng XuaânMaäu Tuaát

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùngquan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHCHI BỘ SỞ CÔNG

THƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG NĂM 2017

Chiều ngày 05/01/2018, Chi bộ Sở Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018. Dự Hội nghị có 26/30 đảng viên Chi bộ tham dự . Chủ trì Hội nghị đồng chí Phạm Đăng Thành – Bí thư.

Tại Hội nghị, đồng chí Phạm Đăng Thành – Bí thư Chi bộ - Giám đốc Sở Công Thương đã báo cáo tình hình hoạt động công tác xây dựng Đảng năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018. Nhìn chung, trong năm 2017 Chi bộ lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị chuyên môn năm 2017; chương trình trọng tâm năm 2017 cơ bản hoàn thành, tham mưu UBND tỉnh ban hành 42 quyết định, kế hoạch để thực hiện công tác để triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công thương; ban hành 01 Nghị quyết chuyên đề và 01 kế hoạch chuyên đề để lãnh

đạo công tác xây dựng đảng; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng duy trì quán triệt thường xuyên; các tổ chức đoàn thể đã thực hiện tốt các nhiệm vụ và tham gia tích cực các phong trào do cấp trên phát động; công tác tổ chức, xây dựng tổ chức cơ sở đảng được thực hiện thường xuyên, kết nạp 2 quần chúng vào Đảng đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, công tác đào tạo được triển khai thực hiện tốt đã góp phần nâng cao trách nhiệm của từng đảng viên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao; không có đơn thư khiếu nại-tố cáo trong chi bộ, chính quyền cơ quan; chi bộ giữ vững nguyên tắc sinh hoạt Đảng;... Kết quả năm 2017, Chi bộ đạt tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành về các chỉ tiêu được giao vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Triển khai một số nhiệm vụ chuyên môn tiến độ còn chậm; một số chương trình công tác của cấp ủy triển khai còn lúng túng như: công tác triển khai đăng ký nêu gương

làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác kiện toàn bổ sung cấp ủy; công tác kiểm tra, giám sát;…

Với kết quả đạt được, năm 2018 Chi bộ Sở Công Thương sẽ tiếp tục lãnh đạo Chính quyền thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao; tăng cường công tác giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn nội dung sinh hoạt theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; thực hiện đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt; tiếp tục bồi dưỡng, giáo dục nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; rà soát và xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đảng viên theo Nghị quyết Đại hội đề ra; phấn đấu xây dựng tổ chức cơ sở Đảng năm 2018 đạt tiêu chuẩn Chi bộ "Trong sạch vững mạnh", có trên 95% Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ (trong đó phấn đấu 15% Đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ) không có đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ được giao; phấn đấu kết nạp ít nhất 02 quần chúng ưu tú vào đảng năm 2018;…

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

Tại Hội nghị, đồng chí Bí thư và Phó Bí thư Chi bộ đã trao quyết định khen thưởng cho 02 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ năm 2017 và biểu dương 8 đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2017. Đồng thời, đồng chí Phạm Đăng Thành cũng gửi lời chúc

toàn thể đảng viên ngành Công Thương năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành đạt./.

PHÒNG KH-TC-TH

Quang cảnh Hội nghị

Các Đồng chíĐảng viên đượcChi bộ Khen thưởngvà biểu dương

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Đồng Tháp: Giá cá tra nguyên liệu tăng

Thời điểm hiện tại, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn huyện Châu Thành đang mức cao từ 28.500 - 28.700 đồng/kg (loại 700 – 750gram); loại 900gram – 1kg giá từ 29.200 – 29.500 đồng/kg; tăng khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá này đảm bảo cho người nuôi cá thu được lãi khá.

Dự báo, giá cá tra nguyên liệu còn tiếp tục giữ mức bình ổn, bởi thị trường xuất khẩu tương đối thuận lợi, trong khi nguồn cá nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long không tăng nhiều.

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, trong năm 2017, diện tích nuôi cá tra trong tỉnh đạt khoảng 1.500ha, sản lượng hơn 400.000 tấn, tăng 16.500 tấn so năm 2012, dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bạc Liêu: Giá cá kèo giảm sâu

Tại Bạc Liêu, cá kèo thương phẩm nuôi theo mô hình công nghiệp đang vào vụ thu hoạch chính nhưng giá giảm sâu khiến người nuôi thua lỗ.

Cá loại 50 - 60 con/kg được thương lái thu mua chỉ từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, giảm khoảng 20.000 đồng/kg so cùng kỳ 2016. Hiện có một số hộ dân không thu hoạch, hy vọng cận Tết Nguyên đán giá cá sẽ tăng trở lại mới bán.

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 390 ha nuôi cá kèo, đến nay bà con đã thu hoạch hơn 260 ha, sản lượng hơn 2.100 tấn cá.

Nhiều loại chuối và đa dạng giá

Tại các chợ và siêu thị ở TP.HCM, chuối là một trong những trái cây có khá nhiều loại được bày bán.

Cụ thể như chuối Dole xuất xứ Lâm Đồng giá 35.500 đồng/kg, chuối giống Philippines L.A xuất xứ Đà Lạt giá 29.900 đồng/kg, chuối già xuất xứ Bình Dương giá 29.900 đồng/kg, chuối Laba xuất xứ Lâm Đồng giá 16.500 đồng/kg và rẻ nhất là chuối sứ giá chỉ 11.000 đồng/kg…

Giữ nguyên giá xăng E5, tăng giá dầu

Trong kỳ điều hành xăng dầu đầu tiên năm 2018, xăng E5 giữ ổn định giá. Theo đó, giá dầu diesel 0.05S tăng 360 đồng/lít, dầu hỏa tăng 495 đồng/lít, dầu mazut 180CST

3.5S tăng 235 đồng/kg.Thực hiện quy định tại

Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC, Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT; Công văn số 4098/VPCP-KTTH ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về điều hành giá xăng dầu; căn cứ Công văn số 1072/BTC-QLG ngày 18/11/2016 của Bộ Tài chính về điều hành kinh doanh xăng dầu, Công văn số 74/BTC-QLG ngày 3/1/2018 của Bộ Tài chính về thuế nhập khẩu bình quân trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu, Công văn số 06/BTC-QLG ngày 3/1/2018 của Bộ Tài chính về điều hành kinh doanh xăng dầu; nhằm mục đích điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, góp phần kiểm soát lạm phát, giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của người dân, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định:

Giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các măt hàng xăng dầu như hiện hành. Cụ thể, mức chi với dầu diesel giảm về còn 400 đồng một lít, tăng chi với dầu madut thêm 70 đồng,

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

lên 150 đồng một kg; và giữ nguyên mức chi quỹ với dầu hoả là 460 đồng một lít.

Cơ sở thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong nước được cơ quan quản lý đưa ra trên cơ sở bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới 15 ngày qua ở mức gần 73,78 USD một thùng RON 92 (xăng nền để pha chế xăng E5 RON 92), 77,47 USD một thùng dầu diesel.

Thuế nhập khẩu bình quân gia quyền áp dụng trong công thức tính giá cơ sở các măt hàng xăng dầu quý I/2018 với xăng ở mức 10%, tăng 1,44% so với kỳ trước; dầu diesel 1,03%, dầu hoả 0,11% và dầu madut 3,26%.

Tỷ trọng xăng từ nguồn nhập khẩu và nguồn sản xuất trong nước để tính thuế tiêu thụ đăc biệt trong giá cơ sở quý I/2018 là 51,36% từ nguồn nhập khẩu và 48,64% nguồn trong nước.

Giá ethanol E100 đưa vào tính giá cơ sở ở mức 14.315 đồng một lít (chưa gồm thuế VAT).

Cơ quan điều hành quyết định giảm mức chi Quỹ bình ổn giá với xăng khoáng về 0 đồng/lít; tăng mức chi quỹ với xăng E5 RON 92 thêm 311 đồng/lít, lên mức 857 đồng/lít. Cùng với đó giảm mức chi quỹ với dầu diesel về mức 400 đồng/lít, giữ nguyên chi quỹ với dầu hoả mức 460 đồng/lít và tăng chi với dầu madut thêm 70 đồng

lên 150 đồng/kg.

Nhà vườn điêu đứng vì cam rớt giá

Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL mất ăn mất ngủ vì gần đây cam sành không chỉ liên tục rớt giá mà còn đối măt với dịch bệnh tấn công như: vàng lá, thối rễ, ghẻ, vàng lá gân xanh, loét cây… khiến mất mùa, thậm chí gần như mất trắng.

Theo phòng NN-PTNT H.Phụng Hiệp, tháng 4.2017 giá cam sành bất ngờ tăng lên 24.000 đồng/kg khiến nhà vườn đổ xô tăng diện tích trồng. Nhưng đến tháng 6 và 7.2017, giá cam giảm còn 17.000 đồng/kg và bước qua tháng 11 chỉ còn 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân cam sành liên tục rớt giá do mùa nước lũ lên (rằm tháng 9 đến rằm tháng 10 âm lịch) là mùa thuận đối với cam. Vì vậy ai cũng cần bán, dù giá cam chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg, nếu không bán thì cam sẽ chín rụng, bỏ không.

Giá gà ta tăng mạnh

Nhiều người chăn nuôi đang rất phấn khởi vì đến thời điểm này, giá gà ta tăng cao, bà con nông dân có thu nhập khá...

Hiện gà ta bán buôn cho các thương lái tại các trang trại có giá từ 90.000 – 100.000 đồng/kg, tăng từ 20 -30% so với hai, ba tháng trước.

Với giá gà như hiện nay, trừ các khoản chi phí như thức ăn chăn nuôi, con giống thì những hộ chăn nuôi thu lãi từ 20 – 22 triệu đồng/500 con gà chỉ sau hơn 3 tháng nuôi.

Đây cũng là mức giá gà thịt cao nhất kể từ đầu năm đến nay, chính vì vậy người chăn nuôi rất vui mừng và ra sức đầu tư, chăm sóc đàn gà để phục vụ người tiêu dùng trước, trong và sau tết.

Khảo sát của người viết tại một số chợ dân sinh và chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Thành Công, Chợ Cầu Giấy, chợ Phùng Khoang, chợ Dịch Vọng… giá gà ta chưa mổ cũng tăng so với các tháng trước. Hiện gà cả lông loại ngon dao động từ 12.000 – 140.000 đồng/kg, gà mổ sẵn từ 200.000 - 230.000 đồng/kg.

Măc dù trên thị trường có đủ các loại gà như gà mía, gà công nghiệp, gà tam hoàng từ các nơi đổ về, giá lại rẻ hơn so với gà ta thả vườn, nhưng người tiêu dùng vẫn lựa chọn gà ta thả vườn vì cho rằng thịt ăn ngon hơn và phần nào yêu tâm về chất lượng.

Các tiểu thương và người chăn nuôi cùng chung nhận định, giá gà ta vẫn sẽ còn tăng do thị trường tiêu thụ mạnh kết hợp nguồn cung khan hiếm, nên giá gà ta có khả năng tăng cao trong dịp Tết nguyên đán này.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

Nhật Bản: Nguồn cung cá ngừ sashimi giảm kỷ lục

Theo thông tin từ Cơ quan Thủy sản của nước này vào ngày 13/12/2017, nguồn cung để chế biến cá ngừ sashimi của Nhật Bản trong năm tài chính 2017 (từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018) dự báo đạt 289.000 tấn. Có khả năng đây sẽ là năm tài chính đầu tiên mà nguồn cung của nước này giảm xuống dưới mức 300.000 tấn kể từ trận động đất và sóng thần lịch sử năm 2011.

Thông báo này dựa trên kết quả thảo luận tại hội thảo hồi về cung và cầu cá ngừ tháng 11 năm nay, do ông Xiabo Lou thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ biển Tokyo chủ trì.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung cá ngừ mắt to giảm.

Theo dự báo, nguồn cung của tất cả các loài cá ngừ trong tháng 10-12 không đổi so với năm trước. Trong đó, sản lượng nuôi trồng của ngư dân Nhật Bản giảm nhẹ, sản lượng NK không đổi.

Giá bán buôn trong thời kỳ này ước tính không đổi.

Về hoạt động ngoài khơi, tình hình đánh bắt thuỷ sản ở các khu vực phía tây nhìn chung khá ảm đạm.

Thông thường, tháng 10

và tháng 11 thường được dự báo có sản lượng cá ngừ cao. Tuy nhiên, trong năm nay, tại thời điểm này, năng suất của mỗi tàu đánh bắt chỉ được khoảng 1 tấn/ngày.

Ngư dân đã bắt đầu đánh bắt tại các khu vực ngoài khơi Java, Indonesia ở Ấn Độ Dương, tuy nhiên, sản lượng đánh bắt hiện tại vẫn còn rất khiêm tốn, thậm chí một số tàu chỉ đánh bắt được ít hơn 1 tấn. Tương tự, ngư dân cũng đã bắt đầu đánh bắt ngoài khơi Angora ở Đại Tây Dương từ tháng 10 cũng đang phải đối măt với tình trạng ảm đạm này.

Năng suất đánh bắt cá red tuna cũng đang ở mức dưới 1 tấn mỗi ngày ở các khu vực Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Bên cạnh đó, các nhà chế biến nước ngoài đang có nhu cầu lớn đối với cá ngừ, điều này khiến ngư dân Nhật Bản tăng cường tiêu thụ sản lượng khai thác ngay tại cảng nước ngoài. Đây cũng là một trong những nguyên dẫn đến dự báo nguồn cung chế biến cá ngừ sashimi Nhật Bản giảm trong năm nay.

Sản lượng cá ngừ vây xanh nuôi có nguồn gốc từ Mexico cũng được dự đoán giảm đáng kể so với năm ngoái.

Măc dù sản lương tăng,

giá cá ngừ vây xanh ở Địa Trung Hải cũng tăng lên.

Giá bán buôn cá ngừ mắt to nguồn cung chính trong các loài cá red tuna vẫn giữ nguyên, trong đó có tháng 9 và tháng 10/2017, giá bán tăng do nguồn cung không đáp ứng đủ cầu thị trường.

Về thị trường bán lẻ cá ngừ, giá bán của cá ngừ mắt to tăng, khiến doanh thu tăng chậm.

Tuy nhiên, doanh thu cá ngừ nói chung đang tăng lên do giá các loài khác thấp hơn, bao gồm cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn.

Indonesia tăng mạnh nhập khẩu hóa chất từ Việt Nam

Trong 11 tháng đầu năm 2017, Indonesia tăng nhập khẩu hóa chất từ thị trường Việt Nam tuy kim ngạch chỉ đạt 27,6 triệu USD nhưng tăng gấp hơn 3,6 lần so với cùng kỳ 2016.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa chất trong tháng 11 tăng 43,1% so với tháng 10, nâng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 11 tháng đầu năm 2017 lên 1,1 tỷ USD, tăng 35,26% so với cùng kỳ năm trước.

Nhật Bản là thị trường dẫn đầu về kim ngạch trong 11

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

tháng đầu năm nay, 289,4 triệu USD chiếm 24,9% tỷ trọng tăng 37,17% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Ấn Độ, đạt 222,5 triệu USD, tăng 36,2% và kế đến là Trung Quốc dạt 188,2 triệu USD, tăng 130,49%.

Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Mỹ, Indonesia, Hà Lan… Nhìn chung, tốc độ xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường đều tăng trưởng kim ngạch chiếm 92,8%, trong đó đăc biệt phải kể đến thị trường Indonesia, tuy chỉ đạt 27,6 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp hơn 3,6 lần – đây cũng là thị trường dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng – ngoài ra cũng phải kể đến thị trường Trung Quốc và Malasyia đều có mức tăng trên 100% so cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, thị trường với kim ngạch suy giảm chỉ chiếm 7% và duy nhất chỉ có thị trường Mỹ giảm 11,58%, tương ứng với 29,5 triệu USD.

Xuất khẩu hóa chất 11 tháng 2017Thị trường 11 tháng 2017 (USD) 11 tháng 2016 (USD) So sánh (%)

Tổng 1.160.959.691 858.299.500 35,26Nhật Bản 289.477.217 211.042.468 37,17Ấn Độ 222.557.877 163.399.253 36,20Trung Quốc 188.289.087 81.689.628 130,49Hàn Quốc 40.662.583 21.919.156 85,51Mỹ 29.593.274 33.467.790 -11,58Hà Lan 29.284.416 20.201.119 44,96Indonesia 27.664.488 7.614.718 263,30Đài Loan 21.561.579 13.798.913 56,26Campuchia 20.183.840 16.344.655 23,49Italy 16.630.211 14.187.339 17,22Philippines 15.648.697 13.815.907 13,27Thái Lan 13.990.458 11.241.707 24,45Malaysia 6.006.789 2.941.397 104,22Myanmar 2.447.556 1.740.398 40,63

Nhập khẩu thủy sản tăng mạnh trên 30% kim ngạch

Tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2017 đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng trên 32% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu thủy sản các loại vào thị trường Việt Nam trong tháng 11/2017 tăng mạnh 27% so với tháng 10/2017 và tăng 43% so với tháng 11/2016, đạt 145,26 triệu USD; đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2017 lên gần 1,3 tỷ USD, tăng trên 32% so với cùng kỳ năm 2016. Dự báo đến năm 2020, nhập khẩu nguyên liệu thủy sản sẽ đạt 2 tỷ USD.

Việt Nam nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ Ấn Độ, Na Uy, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản; trong đó nhập nhiều nhất từ Ấn Độ, với 327,99 triệu USD chiếm 25,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập từ Trung Quốc 103,3 triệu USD, chiếm gần 8%, tăng 66,7%; Na Uy đạt 105,99 triệu USD, chiếm 8,2%, tăng 13,9%; Đài Loan 93,59 triệu USD, chiếm 7,2%, giảm 1,2%.

Nhập khẩu thủy sản từ thị trường các nước Đông Nam Á nói chung chỉ chiếm 6,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước, đạt 85,13 triệu USD, tăng 12% so với cùng

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

kỳ.Trong số 19 thị trường chủ yếu cung cấp thủy sản nhập khẩu cho Việt Nam 11 tháng đầu

năm nay, chỉ có 5 thị trường giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, còn lại các thị trường khác đều tăng kim ngạch; trong đó nhập khẩu thủy sản từ thị trường Myanmar tăng mạnh nhất 164,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,6 triệu USD; nhập khẩu từ thị trường Chilê cũng tăng mạnh 123,4%, đạt 43,52 triệu USD; Singapore tăng 72,6%, đạt 8,5 triệu USD; từ Mỹ tăng 70,6%, đạt 41,59 triệu USD; Trung Quốc tăng 66,7%, đạt 103,3 triệu USD.

Nhập khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2017. ĐVT: USD

Thị trường T11/2017 (%) T11/2017 so với T10/2017 11T/2017 (%) 11T/2017

so với cùng kỳTổng kim ngạch NK 145.262.619 26,96 1.297.542.939 32,06Ấn Độ 22.989.773 26,75 327.988.566 38,51Na Uy 15.135.032 45,21 105.994.960 13,89Trung Quốc 9.084.818 6,36 103.303.434 66,73Đài Loan 8.126.863 -21,22 93.592.655 -1,19ĐÔNG NAM Á 10.287.308 33,35 85.129.166 11,98Nhật Bản 10.615.349 48,26 75.114.850 13,65Nga 13.044.330 251,75 63.048.244 43,31Hàn Quốc 8.077.370 -0,99 49.629.816 0,83Indonesia 6.642.805 41,53 45.705.021 5,27Chi Lê 5.489.831 101,53 43.524.620 123,36Mỹ 9.473.586 81,78 41.592.098 70,64EU 4.348.927 21,61 39.751.385 -10,15Canada 2.009.180 41,33 23.834.737 25,3Thái Lan 1.629.720 63,74 18.211.002 12,37Đan Mạch 1.187.887 45,91 17.877.045 -1,46Anh 1.956.257 49,42 12.580.000 -36,63Ba Lan 1.204.783 -17,08 9.294.340 48,69Singapore 451.030 10,09 8.496.139 72,64Philippines 925.830 9,11 5.531.112 -19,9Myanmar 392.363 102,58 3.602.781 164,53Malaysia 245.560 -57,17 3.583.111 11,65

Xuất khẩu rau quả Việt Nam gây ấn tượng

Tăng 43% so với cùng kỳ, xác lập con số xuất khẩu 3,5 tỷ USD trong năm 2017 với nhiều lô hàng đến với các nước khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU; rau quả Việt Nam đã gây được ấn tượng mạnh. Năm 2018, kỳ vọng ngành này sẽ đạt con số cao hơn.

Top 10 thị trường xuất khẩu rau quả trong năm 2017 của Việt Nam gồm: Trung Quốc (75,6%), Nhật Bản (3,64%) Hoa Kỳ (2,94%), Hàn Quốc (2,59%), Hà Lan (1,81%), Malaysia (1,43%), Đài Bắc - Trung Quốc (1,33%), Thái Lan (1,03%), UAE (1,01%), Nga (0,85%) còn lại các thị trường khác chiếm 7,77%. Bên cạnh những thị trường truyền thống, trái cây Việt đã từng bước khẳng định chất lượng, chinh phục được những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand... Năm 2017, rau quả nhập khẩu về Việt Nam ước đạt hơn

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

1,555 tỷ USD tăng 68,12% so với cùng kỳ 2016. Như vậy, năm 2017, rau quả xuất siêu khoảng 1,959 tỷ USD.

Đáng chú ý là rau, trái cây Việt Nam đã vượt qua măt hàng nông sản truyền thống như lúa gạo, cà phê trở thành măt hàng dẫn đầu. Trong năm 2017, trái cây Việt Nam đã ghi nhiều điểm cộng, trong đó, vào thời điểm cuối năm 2017, lô hàng gồm 400 thùng, tương đương 2 tấn vú sữa đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ bằng đường hàng không, từ đây mở thêm cánh cửa cho tăng trưởng năm 2018. Nhìn vào biểu đồ xuất khẩu rau quả 5 năm gần đây đã thấy tăng trưởng rất nhanh. Từ thời điểm 2012, kim ngạch xuất khẩu rau quả là 900 triệu USD đến năm 2017 là 3,5 tỷ USD. Nhiều dự báo đưa ra đến năm 2022, có thể tăng lên thành 10 tỷ USD.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng tiềm năng của thị trường thế giới cũng như sự thay đổi của chuỗi giá trị rau quả Việt Nam rất hứa hẹn. Năm 2018, khi đà thị trường chưa có dấu hiệu suy giảm thì dự báo ngành rau quả sẽ đạt mức tăng trưởng như năm 2017 thậm chí là hơn. Giới chuyên gia cũng cho rằng, bản thân ngành rau quả đã có những bứt phá ngoạn mục. Trong năm 2018 và năm tiếp theo, các doanh nghiệp bên cạnh việc nâng cao chất lượng rau quả, an toàn thực phẩm thì cần phải

chuyển đổi đầu tư vào chế biến, đây là giải pháp giúp ổn định hàng hóa và xuất khẩu được giá trị hàng hóa cao hơn.

Đại diện Bộ Công thương cho rằng, các cơ quan chức năng đưa ra nhiều phương án xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm trái cây Việt trên thị trường quốc tế. Được biết, hiện nay Bộ này đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ nâng cao chuỗi giá trị, đa dạng hóa sản phẩm trái cây, tăng cường chế biến sâu để đa dạng hóa thị trường, tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã ký kết để mở cửa thị trường rau quả của Việt Nam.

Xuất khẩu cá tra thuận lợi đầu năm 2018

Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ước tính xuất khẩu cá tra tăng 4% trong năm 2017, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1.8 tỷ USD.

Từ đầu năm ngoái, giá cá trong nước đã có xu hướng tích cực, xu hướng này tiếp diễn tới cuối năm. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng cá tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng 3.1% trong năm 2017, lên mức 6,078 ha và tổng sản lượng là 1,252 triệu tấn, tăng 5.4% so với năm 2016.

VASEP cho biết, có một

số thay đổi trong những thị trường xuất khẩu chính. Các đơn hàng cá tra sang Mỹ giảm 10% do ảnh hưởng của chương trình xiết chăt kiểm soát với hàng cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam do nước này áp dụng.

Trong khi đó, thị trường châu Âu vẫn còn chút bất ổn do các thông tin sai lệch về ngành sản xuất cá tra Việt Nam.

Năm qua, Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành thị trường chính nhập khẩu cá tra của Việt Nam với kim ngạch đạt 420 triệu USD, tăng 37% so với năm trước.

Giá cá tra cuối năm 2017 vẫn duy trì ở mức cao khiến người nuôi trồng được lợi lớn, nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cuối năm.

Đầu năm 2018, xuất khẩu cá tra vẫn duy trì nhịp độ tốt, dự báo giá cá sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao và nhu cầu từ thị trường Trung Quốc sẽ tăng lên. Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần biết rằng, sở dĩ thị trường Trung Quốc tăng nhập khẩu từ Việt Nam là do măt hàng cá tra đã được chấp nhận, đã đạt tiêu chuẩn chất lượng tại các thị trường Mỹ và châu Âu, nếu để mất 2 thị trường này đồng nghĩa với việc đánh mất xác nhận về giá trị chất lượng của cá tra Việt Nam và sẽ mất uy tín với không chỉ hai nước trên, với thị trường Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

Những măt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu cao giữa Việt Nam- Cộng hòa SécNhững măt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu cao giữa Việt Nam- Cộng hòa Séc do

Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Séc tổng hợp.A) Việt Nam xuất khẩu vào Séc Đơn vị tính: Nghìn USD

Mã HS MẶT HÀNG Tháng 11 11 tháng03 Thủy hải sản 1.465 9. 57607&08 Trái cây, rau củ quả 1.074 7.80109 Cà phê, chè , gia vị 720 12.78919,20,21 Phụ gia thực phẩm các loại 861 8.83328 Sản phẩm hóa học từ các hợp chất vô cơ 25.20039 Nhựa và sản phẩm nhựa 1.015 11.09340 Cao su & sản phẩm 1.846 25.69042 Sản phẩm từ da như túi xách, yên cương… 1.861 18.81261,62,63 Dệt may 6.042 65.56564 Giầy 13.747 184.14573 Sắt & thép & sản phẩm 1.370 12.45084 Thiết bị lò hơi, sản phẩm cơ khí 7.521 67.05985 Thiết bị viễn thông, âm thanh, ghi hình… 41.056 304.91587 Xe có động cơ 3.415 30.59590 Thiết bị y tế, quang học, film… 752 7.80094 Đồ nội thất, gia dụng 302 13.88995 Đồ chơi, dụng cụ thể thao 755 7.884 B) Việt Nam nhập khẩu từ Séc Đơn vi tính: Nghìn USDMã HS MẶT HÀNG Tháng 11 11 tháng05 Thực phẩm có nguồn gốc động vật nuôi 0 73112 Hạt giống, cây thuốc, rơm rạ 0 1. 48022 Đồ uống, chất lỏng có cồn 274 1. 37930 Dược phẩm 74 1. 63231 Phân bón 0 2. 04038 Hóa phẩm các loại 140 1. 40839 Nhựa và sản phẩm nhựa 1. 220 10. 61944 Gỗ, than củi, đồ gỗ 265 1. 744

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

70 Thủy tinh 221 3. 10484 Thiết bị lò hơi, sản phẩm cơ khí 5. 440 25. 07685 Thiết bị viễn thông, âm thanh, ghi hình… 1. 467 13. 20090 Thiết bị y tế, quang học, film… 160 5 .81194 Đồ gỗ nội thất 167 4. 53895 Đồ chơi, dụng cụ thể thao 360 2. 618

Tổng hợp ngành tômMùa vụ thu hoạch tôm nuôi ở châu Á kết thúc vào tháng 10, giá tôm tăng nhờ nhu cầu

ổn định ở Mỹ và Trung Quốc. Giá tôm có thể sẽ tăng tùy theo nhu cầu của các thị trường chính trong khi nguồn cung ở châu Á có thể ở mức thấp cho đến tháng 3-4 năm 2018.

1. Nguồn cungTrung Quốc tiếp tục là nước sản xuất tôm nuôi lớn nhất nhưng sản lượng có thể thấp

hơn so với năm 2016 do vấn đề bệnh dịch tiếp diễn. Một lượng lớn tôm nuôi của nước này dùng để phục vụ nhu cầu trong nước.

Ấn Độ là nước nuôi trồng tôm lớn thứ 2 thế giới nhưng trái ngược với Trung Quốc, tôm sản xuất ra chủ yếu định hướng xuất khẩu. Sản lượng cao năm 2017 nhờ tăng diện tích nuôi trồng, tuy nhiên các bệnh (tỉ lệ chết sớm, tăng trưởng chậm…) đang diễn ra tại một số trang trại đã khiến nông dân phải thu hoạch sớm. Sản lượng tôm phản ánh tỉ lệ xuất khẩu, trong nửa đầu năm 2017 tôm xuất khẩu đã tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016.

Giá tôm tại các nông trại Ấn Độ tăng trong tháng 8, 9 nhưng giữ nguyên trong tháng 10 do nguồn cung dồi dào từ mùa thu hoạch mới và nhu cầu yếu từ thị trường chính là Mỹ. Nguyên nhân khác liên quan đến lệnh cấm đối với tôm của Ấn Độ từ EU28 do có kháng sinh trong sản phẩm. Phía Ấn Độ cũng đã có những động thái tích cực, tăng cường kiểm soát các trang trại, thực hiện các biện pháp nuôi trồng theo tiêu chuẩn mới và xử phạt các trang trại sử dụng thuốc kháng sinh không được phép.

Tại Việt Nam, sản lượng tôm tăng, 679 nghìn ha được sử dụng để nuôi trồng thủy sản nước lợ trong khoảng thời gian từ tháng 1-8/2017, tăng 4.2% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, mưa lớn vào tháng 8 đã làm giảm độ măn của nước, gây ảnh hưởng tới sức khỏe tôm nuôi, khiên giá tôm tăng lên.

Tại Indonesia, thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng tới sản lượng tôm. Giá tôm nguyên liệu tăng và nguồn cung cho chế biến xuất khẩu giảm.

Tại Thái Lan, tôm nuôi đã có sự phục hồi đáng kể, sản lượng tôm đã tăng khoảng 10-20% trong năm 2017 so với năm 2016.

2. Xuất khẩuẤn Độ và Ecuador tiếp tục là hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng

35% và 18% trong nửa đầu năm 2017. Trong số các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, Việt Nam và Trung Quốc được ghi nhận có nhiều đơn hàng nhất trong nửa đầu năm 2017, trong khi xuất khẩu của Thái Lan giảm.

Với Ecuador, tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu đến từ các thị trường châu Á. 5 thị trường lớn nhất gồm: Việt Nam tăng 33%, EU28 tăng 3%, Mỹ tăng 10%, Trung Quốc tăng 38% và Hàn Quốc tăng 50%.

Việt Nam xuất khẩu 96,000 tấn tôm tới 15 thị trường khác nhau trong tháng 1-6/2017, chỉ tăng 1% so với năm 2016 (lượng xuất khẩu này bao gồm cả 580 tấn tôm xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, măc dù con số thực có thể cao hơn nhiều do xuất khẩu

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

tiểu ngạch qua đường biên giới). 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam gồm: Nhật Bản tăng 23%, EU28 tăng 1%, Mỹ giảm 17%, Hàn Quốc tăng 5% và Australia giảm 7%.

Xuất khẩu tôm của Thái Lan đã giảm 12% trong thời gian báo cáo, đạt khoảng 82,300 tấn. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm giá trị gia tăng lại tăng, đăc biệt là sang Nhật Bản (tăng 12%)

Xuất khẩu tôm từ Trung Quốc tăng 7% đạt mức 87,300 tấn nhờ tăng xuất khẩu tôm giá trị gia tăng, chiếm tới ½ lượng tôm xuất khẩu của Trung Quốc.

Nguồn nguyên liệu từ In-donesia hạn chế đã khiến xuất khẩu sang khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và thị trường châu Á giảm. Xuất khẩu tôm của nước này đã giảm 18%, mức thấp nhất kể từ năm 2015.

3. Nhập khẩuTrong nửa đầu năm 2017,

5 thị trường nhập khẩu lớn nhất gồm Mỹ tăng 8%, EU28 tăng 0.12%, Việt Nam tăng 30%, Trung Quốc giảm 11% và Hàn Quốc giảm 10%

Nhật BảnKinh tế tăng trưởng đã

thúc đẩy nhu cầu đối tôm thô và tôm đã chế biến khiến tôm nhập khẩu tăng tại thị trường Nhật Bản trong nửa đầu năm 2017. Lần đầu tiên kể từ năm 2014, lượng tôm nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm của Nhật Bản đạt 100,000 tấn, tăng 7% so

với cùng kỳ năm trước. Việt Nam, Thái Lan, indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc là những nước cung cấp lớn nhất cho thị trường Nhật Bản.

Nhu cầu tôm chế biến tăng mạnh tại Nhật. Thị phần chiếm khoảng 28% trong năm 2016 đã tăng lên 30%. Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia chiếm 97% thị phần đối với nhóm hàng này.

MỹNhu cầu cao vào những

tháng mùa hè, giá bán buôn ổn định đã giúp tôm nhập khẩu của Mỹ tăng 8% trong nửa đầu năm, đạt 286,800 tấn tương đương 2.75 tỷ USD. Giá trung bình tăng từ 9.06 USD/kg lên 9.61 USD/kg trong tháng 6/2017, nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu đi của đồng đô la Mỹ

Nguồn cung tăng mạnh từ Ấn Độ (tăng 59%) đã phản ánh nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh của Mỹ từ Ấn Độ. Sự tăng trưởng này cũng là kết quả trực tiếp của việc giảm thuế chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu Ấn Độ xuống còn 0,84%, thấp hơn 2% so với kỳ kiểm tra trước đó.

Thị trường Mỹ đã suy yếu kể từ tháng 9 do ảnh hưởng của bão. Nhu cầu tiêu dùng ở các tiểu bang Texas, Loui-siana, Florida và Carolinas rất thấp. Tiêu thụ tổng thể giảm mạnh. Hơn nữa, sự mất giá của đồng đô la Mỹ đã bắt đầu tác động tiêu cực đến nhập khẩu.

EUNhập khẩu tôm ở EU28

vẫn ổn định ở mức 323,900 tấn trong nửa đầu năm 2017. Năm thị trường hàng đầu là Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch, Anh và Hà Lan; tất cả đều nhập khẩu ít hơn so với cùng kỳ năm 2016.

Trong nửa đầu năm 2017, 73% lượng hàng nhập khẩu vào EU28 đến từ các nguồn ngoài EU28. Nhập khẩu giảm từ tất cả các nguồn nhưng từ Ecuador (+ 3%), Hondu-ras (+ 33%) và Madagascar (+ 40%). Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, cũng có sự sụt giảm đáng kể 11% đối với nhập khẩu tôm chế biến từ các nước ngoài EU28, xuống còn 47,600 tấn.

Châu ÁXu hướng nhập khẩu thấp

ở hầu hết các thị trường châu Á ngoại trừ Việt Nam. Nhập khẩu tôm vào Trung Quốc, giảm 11% xuống còn 49,200 tấn trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2017, Canada, Argentina, Ecuador, Greenland và Ấn Độ là những nguồn cung hàng đầu.

Nhập khẩu tôm đông lạnh vào Việt Nam đã tăng 30% trong nửa đầu năm, tổng cộng Việt Nam đã nhập gần 200,000 tấn. Hầu hết các hàng nhập khẩu này sau đó được tái xuất sang Trung Quốc và chế biến cho các thị trường khác. Các nhà cung cấp hàng đầu cho Việt Nam là Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Argentina.

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

Tại Thái Bình Dương, nhập khẩu tôm giảm ở Australia (-7%) và New Zealand (-3%) trong suốt thời gian báo cáo.

Việt Nam là nhà cung ứng lớn thứ 5 măt hàng gạo (mã HS 1006) trên thế giớiNăm 2016, Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu gạo (mã HS 1006), với kim

ngạch đạt 1,64 tỷ USD, chiếm 8,1% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của thế giới.Theo ITC, Trung Quốc, Indonesia, Ghana, Philippines, Malaysia là 5 thị trường nhập

khẩu chính gạo của Việt Nam năm 2016. Trong đó, Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu lớn nhất, chiếm 44,7% thị phần, ứng với 733,94 triệu USD, tăng trưởng giai đoạn 2012-2016 là 3%. Đứng thứ 2 là Indonesia, chiếm thị phần 13%, đạt kim ngạch năm 2016 là 212,60 triệu USD. Ghana là thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn thứ 3, với 181,48 triệu USD, chiếm 11,1% thị phần.

10 nước đứng đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2016

Nuớc Kim ngạch năm 2016 (nghìn USD)

Thị phần tại Việt Nam (%)

Tăng trưởng giai đoạn 2012-2016

(%)

Tăng trưởng giai đoạn 2015-

2016 (%)Trung Quốc 733.935 44.7 3 0Indonesia 212.603 13 -11 5Ghana 181.476 11,1 19 Philippines 100.522 6,1 -16 -55Malaysia 90.747 5,5 -30 -41Hồng Kông 48.169 2,9 -13 -20Singapore 37.842 2,3 -8 -23Solomon Islands 26.183 1,6 3928Hoa Kỳ 23.163 1,4 -6 -22TVQ Ả rập 21.520 1,3 49 0

Về măt hàng, măt hàng gạo đã xát toàn bộ hoăc sơ bộ, đã hoăc chưa được đánh bóng

hoăc hồ (mã HS 10060) là măt hàng chiếm kim ngạch cao nhất, với kim ngạch năm 2016 đạt 1,36 tỷ USD, chiếm 82,91% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Argentina: Giá tôm tăng do nhu cầu tăngSản lượng khai thác tôm của Argentina trong 6 ngày đầu tiên của tháng 12/2017 chỉ đạt

108,8 tấn so với 23.955 tấn trong tháng 11 và 13.269 tấn trong tháng 10.Trong khi sản lượng khai thác không tăng, giá tôm Argentina HLSO đang tăng mạnh do

nhu cầu tôm nguyên liệu tăng. Hiện, các nhà máy chế biến đang tăng công suất hoạt động nên họ phải cạnh tranh để mua nguyên liệu.

Giá tôm dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 1/2018 khi mà sau Giáng sinh, người tiêu dùng châu Âu sẽ bắt đầu tăng cường mua.

Giá tôm nguyên con đạt khoảng 6,80-6,70-6,40 USD/kg đối với các cỡ lần lượt cỡ từ L1 đến L3 (L1: 10-20 con/kg; L2: 20-30 con/kg; L3: 30-40 con/kg).

Số liệu nhập khẩu tôm đông lạnh 10 tháng đầu năm của Hoa Kỳ

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trong tháng 10 Hoa Kỳ đã nhập khẩu 68,735 tấn tôm đông lạnh các loại, tính chung trong 10 tháng đầu năm 2017 nhập khẩu tôm đông lạnh của Hoa Kỳ đạt 539,072 tấn, tăng 10.5% so với cùng kỳ năm 2016.

Nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ là Ấn Độ với khối lượng xuất khẩu tháng 10 đạt 23,773 tấn, tính chung trong 10 tháng đầu năm đạt 174,809 tấn tăng tới 42.47% so với cùng kỳ năm 2016. Theo sau Ấn Độ là Indonesia và Ecuador khối lượng xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm đạt lần lượt 96,177 tấn và 60,243 tấn, giảm so với cùng kỳ năm trước lần lượt 2.11% và 2.43%

Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 5 trong số các nước xuất khẩu chính măt hàng tôm đông lạnh vào Hoa Kỳ, xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10 đạt 6,235 tấn, trong 10 tháng đạt 46,001 tấn giảm 8.4%.

Đăc biệt, Trung Quốc và Argentina có mức tăng trưởng khối lượng xuất khẩu rất lớn vào Hoa Kỳ với tỉ lệ tăng trưởng lần lượt là 39.68% và 65.66%

NHÂP KHÂU TÔM ĐÔNG LANH CUA HOA KYĐơn vị: tấn

NƯƠC XUẤT KHÂU THÁNG 10/2017

10 THÁNG ĐÂU NĂM 2017

TĂNG TRƯỞNG SO VƠI CUNG KY NĂM TRƯƠC (10

THÁNG ĐÂU NĂM)TÔNG 68,735 539,072 10.50ẤN ĐÔ 23,773 174,809 42.47INDONESIA 10,013 96,177 -2.11ECUADOR 5,796 60,932 -2.43THÁI LAN 8,966 60,243 -4.89VIÊT NAM 6,235 46,001 -8.40CHINA 3,725 38,161 39.68MEXICO 5,952 18,155 -4.00ARGENTINA 1,404 9,991 65.66PERU 366 8,403 2.83GUYANA 34 8,035 7.62HONDURAS 657 3,651 34.72GUATEMALA 82 2,387 4.56PANAMA 334 2,162 -7.33PHILIPPINES 411 1,826 8.95VENEZUELA 156 1,728 -24.90CANADA 307 1,603 -56.39NICARAGUA 154 1,281 -29.77BANGLADESH 101 1,048 -64.64SURINAME 0 322 -21.27BURMA 28 262 72.37TIÊU VƯƠNG QUÔC Ả RÂP THÔNG NHẤT

30 261 50.00

MALAYSIA 15 208 -2.80PAKISTAN 0 204 -5.56

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

ĐÀI LOAN 3 157 63.54SRI LANKA 7 156 28.93NIGERIA 16 113 46.75COLOMBIA 19 84 162.50HÀN QUÔC 5 83 -10.75TÂY BAN NHA 30 78 14.71BELIZE 16 72 -16.28COSTA RICA 16 70 9.38AUSTRALIA 19 65 242.11CHILE 19 65 -41.44HONG KONG 3 60 11.11ĐAN MACH 2 39 -51.85ICELAND 15 35 -EL SALVADOR 18 25 8.70GREENLAND 0 21 950.00NEW CALEDONIA 0 18 -25.00ITALY 0 16 -BÔ ĐÀO NHA 0 14 -36.36HÀ LAN 5 13 -SENEGAL 0 11 -60.71GHANA 2 8 -NA UY 0 6 -SWEDEN 0 6 -OMAN 0 3 -NHÂT BẢN 0 2 100.00BRUNEI 0 1 -96.15SINGAPORE 1 1 0.00BRAZIL 0 0 -CYPRUS 0 0 -HAITI 0 0 -BƠ BIÊN NGÀ 0 0 -JAMAICA 0 0 -MADAGASCAR 0 0 -MA RÔC 0 0 -NEW ZEALAND 0 0 -NGA 0 0 -Ả RÂP XÊ UT 0 0 -ANH 0 0 -

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

TIN THẾ GIỚI

Thị trường lúa gạo châu Á: Giao dịch chậm lại vào cuối năm

Các trung tâm lúa gạo chủ chốt của châu Á tuần này vắng vẻ vì có rất ít thương nhân tham gia mua bán vì đang trong dịp Lễ Tết; trong khi đó khách hàng Bangla-desh vẫn đang chờ đợi Ấn Độ giao hàng theo hợp đồng đã ký.

Bangladesh hồi đầu tháng 12 thông báo sẽ nhập khẩu 150.000 tấn gạo Ấn Độ với giá 440 USD/tấn, Reuters dẫn lời ông Badrul Hasan, giám đốc công ty thu mua ngũ cốc quốc gia Bangla-desh cho biết.

Ông này cho biết thêm, một hợp đồng khác cũng 150.000 tấn gạo ở mức giá 465 USD/tấn sẽ được ký với Thái Lan vào tuần tới.

“Chúng tôi đã hoàn thành việc mua gạo sau những hợp đồng này”, ông Hasan cho biết, và giải thích thêm rằng mục tiêu của cơ quan thu mua ngũ cốc quốc gia là nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo trong năm kết thúc vào tháng 6/2018.

Chi phí nhâp khẩu gạo của Bangladesh đã tăng trong mấy tuần gần đây do đồng nội tệ giảm giá so với USD, trong bối cảnh rupee của Ấn Độ lại tăng giá.

Hồi tháng 8, Bangladesh

đã hạ thuế nhập khẩu gạo lần thứ 2 chỉ trong 2 tháng để đẩy khích lệ tư nhân nhập khẩu gạo, góp phần tăng lượng dự trữ và ngăn giá trong nước tăng cao.

Tại nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới – Ấn Độ, gạo đồ 5% tấm hiện có giá vững ỏmwcs 418 – 421 USD/tấn so với một tuần trước đây.

“Vì các kỳ lễ Giáng sinh và Năm mới, khối lượng giao dịch giảm mạnh”, các thương gia nước này cho biết.

Rupee Ấn Độ hiện cao nhất trong vòng 3 tháng, làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu nước này.

“Rupee lên giá khiến cho giá gạo Ấn Độ luôn vững hoăc tăng đối với khách hàng nước ngoài. Trong mấy ngày qua, nhu cầu tư Bang-ladesh đã yếu đi”, Reuters dẫn lời một nhà xuất khẩu Ấn Độ cho biết.

Tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá tăng lên 398 – 400 USD/tấn, FOB, so với 390 – 398 USD/tấn tuần trước, măc dù thị trường không sôi động vì thiếu vắng khách hàng quốc tế.

Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan dự báo xuất khẩu năm 2017 sẽ vượt 11 triệu tấn, đạt mức cao kỷ lục lịch sử măc dù năm nay có đợt lũ nghiêm trọng.

“Năm nay, xuất khẩu gạo sẽ đạt 11,2 triệu tấn. Theo số liệu của Bộ Thương mại, xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm nay đã đạt 10,4 triệu tấn và xuất khẩu trong tháng 12 chắc chắn sẽ vào khoảng 700.000 – 800.000 tấn”, "Năm nay, xuất khẩu gạo sẽ đạt kỷ lục. Chúng tôi chưa bao giờ đạt đến con số 11 triệu tấn. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn xuất khẩu ít hơn so với Ấn Độ", Reuters dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Chookiat Ophaswongse cho biết, lý do bởi giá gạo Thái Lan đang ở mức rất cạnh tranh so với các nước đối thủ, cho rằng đây chính là yếu tố thúc đẩy xuất khẩu gạo tăng trưởng trong năm 2017.

Ngoài xuất khẩu, chính phủ Thái Lan năm nay cũng đã giải phóng gần như toàn bộ 18 triệu tấn gạo tồn trong kho dự trữ quốc gia từ những chương trình thu mua gạo từ dân với mức giá cao hơn thị trường mà cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra triển khai từ năm 2011.

Thị trường Việt Nam cũng vắng vẻ, với gạo 5% tấm được báo giá 390 – 395 USD/tấn, FOB, tương tự cách đây một tuần.

Xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 12 dự báo tăng hơn mức 400.000 tấn của

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

tháng trước khi các doanh nghiệp tiến hành giao hàng theo những hợp đồng đã ký.

Trung Quốc: Ngành dịch vụ ăn uống chọn cá tra Việt Nam hơn cá rô phi trong nước

ác công ty cá rô phi của Trung Quốc đang nỗ lực để thâm nhập vào thị trường dịch vụ ăn uống khổng lồ và đang phát triển nhanh chóng với những người mua thực phẩm thay thế như cá tra/basa Việt Nam với giá rẻ hơn và các loại thực phẩm protein khác.

Han Xuefeng, Tổng thư ký của Hiệp hội Cá Rô phi bền vững Hải Nam (Hainan Tilapia Sustainability Alli-ance) cho biết, tThị trường dịch vụ ăn uống của Trung Quốc như trường học, bệnh viện, chuỗi khách sạn, các tổ chức chính phủ là một thị trường không thể đánh giá thấp được. Hiệp hội đang cố gắng tìm cách để cá rô phi Hải Nam có thể tiếp cận nhiều hơn với các hiệp hội về dịch vụ ăn uống, như Hiệp hội có tầm ảnh hưởng lớn của Trung Quốc là Hiệp hội Âm thực Trung Quốc.

Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống Trung Quốc coi việc mua sắm giống như một bài toán về giảm thiểu chi phí và Hiệp hội cần nỗ lực nhiều hơn.

Ví dụ, sau khi xem xét dữ liệu bán hàng của một công ty chuyên cung cấp cho các trường học, ông nhận thấy

philê cá rô phi của Trung Quốc vượt quá ngân sách của hầu hết các trường học. Nếu các công ty chế biến cá rô phi thành philê, đóng gói và sau đó bán cho các trường học thì giá cả cũng cao hơn mức mà họ có thể chấp nhận.

Những thách thức trong nước

Tại thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc, các công ty cá rô phi đang phải vật lộn trong bối cảnh XK sang Mỹ giảm, chủ yếu là do sự cạnh tranh từ cá tra/basa mà còn là vấn đề danh tiếng về cá rô phi Trung Quốc.

Ông Cui He, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Tiếp thị Thuỷ sản Trung Quốc (Capp-ma), tại Diễn đàn Phát triển ngành Cá Rô phi Quốc tế lần thứ 14 tổ chức tại thành phố Haikou vào tháng 11/2017, lưu ý rằng các công ty cá rô phi ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc đã bán 90% cá rô phi họ sản lượng đến thị trường nội địa. Công ty cá rô phi lớn nhất ở Vân Nam, New Ocean Group, cho biết công ty này có vị trí tốt trong phân khúc cá rô phi chất lượng cao.

Tuy nhiên, cá rô phi nguyên con thường được bán trong nước là một ngành kinh doanh có giá trị thấp. Zhou Qinfu, Giám đốc công ty Hainan Qinfu, một công ty cá rô phi lớn ở Hải Nam, cho biết công ty chưa thể mở rộng thị trường cá rô

phi ở Trung Quốc. Người tiêu dùng Trung Quốc thích ăn cá sống, trong khi ở châu Âu và Mỹ, họ thích philê. Nếu người tiêu dùng Trung Quốc thay đổi thị hiếu và trở nên quen với các sản phẩm đông lạnh, thì trong tương lai thị trường nội địa Trung Quốc có thể là một thị trường lớn đối với các công ty.

Zhou - một doanh nhân bắt đầu nuôi cá rô phi vào đầu những năm 1990 đã chia sẻ thành công của mình bằng việc quảng bá cá rô phi ở Trung Quốc. Đầu năm nay, nhà phát thanh truyền hình CCTV đã đến thăm công ty của ông ở Hải Nam, tại đây ông trình bày cách cá rô phi được thu hoạch và chế biến. Zhou sau đó tham gia chương trình TV chefs trong một phòng bếp của studio để nấu cá rô phi, một loại cá đa năng có thể được sử dụng với nhiều công thức nấu ăn.

Ông cũng xuất hiện trong một trang bìa trên tạp chí kinh doanh Hải Nam địa phương. Zhou là một người nổi tiếng trong ngành cá rô phi Hải Nam.

Tuy nhiên, Zhou tuyên bố rằng người Trung Quốc không ăn cá rô phi vì thói quen ăn uống khó thay đổi; năm nay, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường NK cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Những điều cần biết về thị trường ô tô Việt Nam từ ngày 1/1/2018

Năm 2018 được dự đoán sẽ là 1 năm đầy biến động của thị trường ô tô Việt Nam do áp dụng nhiều chính sách mớ.

Điều này sẽ khiến giá xe, lượng xe nhập khẩu, ô tô lắp ráp thay đổi và cả những dân buôn ô tô cũng phải chuyển đổi ngành nghề kinh doanh vì không thể cạnh

Thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0%

Theo Hiệp định thương mại tự do (AFT) của các nước trong ASEAN, thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực này về Việt Nam giảm theo lộ trình từ 40% xuống 30% từ năm 2017 và về 0% vào năm 2018.

Do đó, từ ngày 1/1/2018, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN (chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia) sẽ vào Việt Nam sẽ giảm về 0% với điều kiện áp dụng là tỷ lệ nội địa hóa của xe phải đăt từ 40%. Điều này chỉ được các hãng công bố trong thông số kỹ thuật chi tiết của xe nên rất khó để xác định được điều đó và theo các chuyên gia rất ít mẫu xe đủ điều kiện này, thường thì một hãng sẽ chỉ có nhiều nhất là hai xe.

Bên cạnh đó, những xe được giảm giá nhiều nhất khi thuế nhập khẩu ô tô về 0% đều thuộc phân khúc xe cao cấp có dung tích xi-lanh trên

3.0L. Ước tính mức giảm từ 200 triệu/chiếc tùy từng mẫu.

Tác động của Nghị định 116/2017

Do thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0% đi kèm lo ngại lượng xe nhập khẩu sẽ ồ ạt tràn vào nước ta trong năm 2018 nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2017 về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ô tô áp dụng vào năm 2018. Để đáp ứng những điều kiện kinh doanh của Nghị định 116/2017, các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi rất nhiều về chiến lược kinh doanh, giấy tờ, chứng từ để nhập khẩu xe.

Đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước, các doanh nghiệp phải xây dựng đường chạy thử dài tối thiểu 800m trong đó phải có:đoạn thẳng tối thiểu 400m, đường dốc lên/xuống, đường gồ ghề và gợn sóng, đường đá sỏi, đường trơn ướt, đoạn cua… Ngoài ra, xe phải có chế độ bảo hành tối thiểu 3 năm hoăc 100.000 km và phải hoàn tất các thủ tục theo quy định trong vòng 18 tháng.

Đối với xe nhập khẩu, chỉ có doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện mới được phép nhập khẩu xe ô tô từ năm 2018 gồm: Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn (có thể đi thuê), doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài, có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản

xuất, doanh nghiệp phải cam kết linh kiện, phụ tùng đúng chuẩn xe, phải kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu, bảo hành tối thiểu 2 năm hoăc 50.000 km đối với ô tô con nhập khẩu đã qua sử dụng, có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 1/1/2018.

Nghị định số 125/2017/NĐ-CP

Mới đây, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (BTNKƯĐ).

Nghị định này được cho là dấu chấm hết với ngành ô tô cũ nhập khẩu với mức thuế mới khá cao, thậm chí cao gấp đôi so với hiện nay.

Đối với xe ô tô từ 10-15 chỗ gồm (gồm cả lái xe):

Đối với mức thuế hỗn hợp: Xe ô tô dưới 9 chỗ (gồm cả lái xe) có dung tích xi-lanh trên 1.000 cc

Thuế nhập khẩu linh kiện về 0%

Cũng trong Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP, thuế nhập linh kiện ô tô về Việt Nam sẽ về 0% vào 1/1/2018.

Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi này, các doanh nghiệp nhập khẩu phải đạt được những điều kiện cụ thể như sau:

Đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 4 (giai đoạn từ 2018 – 2021) và mức EURO 5 từ 2022 trở đi và đạt đủ sản lượng sản xuất xe theo quy định.

Sản lượng xe sản xuất lắp ráp và tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước của mẫu xe cam kết phải đạt được hàng năm, để lắp ráp xe.

Doanh nghiệp ô tô vừa và nhỏ cùng dân buôn tháo chạy

Theo chia sẻ của nhiều dân buôn và các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nhỏ, những chính sách mới như Nghị định 116 và 125 mới đây khiến cho ngành công nghiệp ô tô chỉ còn là cuộc chơi của các "ông lớn". Do đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không thể áp dụng những điều kiện kinh doanh như có cơ sở bảo dưỡng bảo hành hay giấy chứng nhận chất lượng ô tô từ nhà sản xuất nước ngoài với những xe nhập khẩu.

Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ lẻ đã phải chuyển đổi hình thức kinh doanh, những showroom, cửa hàng bán ô tô lẻ, ô tô cũ cũng vì thế mà thưa dần và tương lai sẽ bị xóa sổ. Điều này cũng đồng nghĩa người tiêu dùng sẽ được sử dụng sản phẩm chất lượng, ô tô chính hãng.

Nhìn chung, những chính sách của Chính phủ áp dụng với ô tô từ 1/1/2018 chỉ nhằm mục đích bảo về người tiêu dùng và hạn chế xe mới, ô tô cũ nhập khẩu ồ ạt vào Việt

Nam khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN về 0%.

Algeria sẽ tạm ngừng nhập khẩu 851 mặt hàng kể từ tháng 1/2018

Bộ Thương mại Algeria vừa đưa ra danh sách 851 sản phẩm tạm ngừng nhập khẩu kể từ tháng 1/2018 nhằm giảm thâm hụt thương mại và thay thế hàng nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước.

Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Mohamed Ben-merradi đã thông báo sẽ có danh mục gần 900 măt hàng phải tạm ngừng nhập khẩu ngay từ tháng 1/2018 trong khuôn khổ các biện pháp quản lý ngoại thương. Thậm chí Thủ tướng Ahmed Ouyahia còn cho biết danh sách nói trên sẽ được mở rộng lên đến 1000 sản phẩm. Theo Bộ Thương mại Algeria, việc ngừng nhập khẩu này sẽ giúp tiết kiệm được 1,5 tỷ USD. Chính phủ Algeria đăt mục tiêu đến hết năm 2018 sẽ giảm tổng giá trị nhập khẩu xuống còn 30 tỷ USD. Hóa đơn nhập khẩu của Algeria đã giảm từ 46,7 tỷ USD năm 2016 xuống còn 45 tỷ USD năm 2017.

Trong số những măt hàng tạm ngừng nhập khẩu có trái cây khô, pho mát thành phẩm, trái cây tươi (trừ chuối), rau tươi (trừ tỏi), thịt (trừ thịt bò), cá ngừ, các sản phẩm từ ngô, các sản phẩm từ thịt, kẹo cao su, kẹo và sôcôla, bột thực phẩm (như mì, miến), bánh kiểu thành Viên, các sản phẩm từ ngủ cốc, rau đóng hộp, cà chua chế biến hoăc đóng hộp, mứt, nước quả đông, thạch, trái cây đóng hộp, thức ăn,

nguyên liệu làm canh, cháo và nước khoáng.

Trong danh sách tạm ngừng nhập khẩu còn có những măt hàng sử dụng trong nhà và vật liệu xây dựng như xi măng, chất tẩy, đồ nhựa thành phẩm và bán thành phẩm, sản phẩm vệ sinh, đá hoa cương, đá granit, giấy vệ sinh, thảm, sứ thành phẩm, thủy tinh, máy găt đập, vòi nước (robinet), sợi cáp, đồ gỗ, đèn chùm, đồ điện gia dụng và điện thoại di động. Tóm lại, đó là tất cả những sản phẩm có thể sản xuất hoăc chế biến dễ dàng tại Algeria.

Chính phủ Algeria giải thích việc áp dụng biện pháp trên là do kim ngạch nhập khẩu những măt hàng này quá lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ mở rộng danh sách các măt hàng chịu thuế tiêu thụ nội địa ở mức 30% đối với 10 nhóm hàng thành phẩm cũng như tăng thuế hải quan có thể lên tới 60% đối với 32 nhóm hàng thành phẩm khác.

Bộ trưởng Thương mại cho biết: “Những biện pháp này sẽ cho phép không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm địa phương so với hàng nhập khẩu mà còn tăng thu ngân sách từ hoạt động nhập khẩu một số xa xỉ phẩm”.

Theo ông, việc áp dụng biện pháp này chủ yếu nhằm cân bằng cán cân thanh toán bị thâm hụt 11,06 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2017.

Vẫn theo ông Mohamed Benmerradi, năm 2018, Al-geria sẽ bãi bỏ hệ thống giấy phép nhập khẩu sau hai năm áp dụng đối với 21 sản phẩm vì “không những cho thấy

Soá 03 thaùng 02 naêm 2018

* Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh ThuậnĐc: Đường 16 tháng 4, Phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận * Trưởng Ban biên tập: Giám đốc sở* Phó Trưởng Ban biên tập: Phó Giám đốc sở phụ trách hoạt động Văn phòng* Thành viên thường trực: Chánh Văn phòng sở, Phó Chánh Văn phòng sở phụ trách công nghệ thông tin,

Chuyên viên quản trị mạng: Thư ký* Các Thành viên: Chánh Thanh tra sở, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp, Trưởng phòng

Quản lý công nghiệp, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường, Trưởng phòng Quản lý năng lượng.

Nơi in: Cty CP In Ninh Thuận. Giấy phép xuất bản số: 02/GP-XBBT, ngày cấp 19\12\2017 của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận. Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm, Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

những hạn chế mà còn là một hệ thống quan liêu, thiếu minh bạch, chưa kể đôi khi tạo ra những vấn đề về cung ứng hàng hóa”. Chỉ có xe du lịch hoăc xe bus mới tiếp tục bị chi phối bởi giấy phép nhập khẩu.

Các biện pháp hạn chế thương mại đã áp dụng năm 2017

Algeria đã mở rộng số lượng các măt hàng chịu giấy phép nhập khẩu từ 3 măt hàng là xe hơi, xi măng và sắt tròn năm 2016 lên 21 loại măt hàng năm 2017 trong đó có đồ điện gia dụng, điện thoại di động, mỹ phẩm, gỗ, gốm, thịt bò tươi và đông lạnh, pho mát, chanh tươi, táo, chuối, đại mạch, tỏi, ngô, khô dầu đậu tương và nước cà chua cô đăc. Về măt thanh toán, mọi giao dịch xuất nhập khẩu đều bắt buộc phải thông qua ngân hàng. Từ đầu năm 2017, Ngân hàng trung ương Algeria đã yêu cầu các ngân hàng thương mại nước này không cho thanh toán việc nhập khẩu trái cây có múi và rau tươi. Ngoài việc phải thực hiện tại các ngân hàng thương mại, đối với mọi hoạt động nhập khẩu hàng hóa để bán lại

nguyên trạng, doanh nghiệp nhập khẩu phải đăng ký trước với ngân hàng một khoản dự phòng bằng 120% tổng giá trị hàng nhập khẩu với thời gian ít nhất là 30 ngày trước khi hàng được gửi đến Algeria.

Tình hình trao đổi thương mại Việt Nam - Algeria 11 tháng 2017

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đạt 264 triệu USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu cà phê đạt 47.350 tấn, kim ngạch 103,2 triệu USD, giảm 20% về lượng và 1% về giá trị; điện thoại di động chỉ đạt 62 triệu USD, giảm 14%; xuất khẩu gạo đạt 39.926 tấn, kim ngạch 15,74 triệu USD, tăng 59% về lượng và tăng 63% về giá trị.

Về nhập khẩu, năm 2017, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này ước đạt 6 triệu USD.

Kể từ khi Chính phủ Alge-ria siết chăt các biện pháp nhập khẩu như ban hành giấy

phép đối với 21 măt hàng kể từ tháng 6/2017 (trong đó có điện thoại di động), cấm nhập khẩu đối với gạch men các loại và gỗ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này bắt đầu giảm sút. Trong 3 tháng gần đây (8, 9 và 10), Việt Nam không xuất được điện thoại di động và linh kiện sang Algeria. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Algeria trong tháng 11/2017 chỉ đạt 12,63 triệu USD, giảm rất mạnh so với 38,8 triệu USD vào tháng 5/2017 và 36,5 triệu USD vào tháng 6/2017.

Với chính sách thương mại mới của Algeria sẽ áp dụng từ năm 2018, dự báo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này sẽ tiếp tục găp khó khăn không chỉ đối với điện thoại mà còn liên quan đến những măt hàng khác như bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc, hàng rau quả, sản phẩm chất dẻo, sản phẩm sắt thép, gốm sứ, đá xây dựng…

Algeria hiện nằm trong số ít các quốc gia chưa phải thành viên của WTO.