lỜi cẢm Ơn - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/boi-duong-hsg-hoa-o... ·...

116
LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, Đề tài "Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường phổ thông trung học" đã hoàn thành. Để hoàn thành được Luận án này có sự hướng dẫn trực tiếp của Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN CƯƠNG, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong tổ phương pháp giảng dạy và toàn thể c ác thầy cô giáo của khoa Hóa - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.. Ngoài ra còn có sự ủng hộ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong tổ Hóa, các em học sinh lớp 9 chuyên, các lớp 10, 11, 12 chuyên Hóa thuộc Trường phổ thông trung học năng khiếu Trần Phú - Hải phòng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN CƯƠNG về sự hướng dẫn tận tình và quý báu trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện Luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong tổ phương pháp giảng dạy - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, tới các thầy cô giáo, các em học sinh Trường phổ thông trung học năng khiếu Trần Phú - Hải phòng và các bạn đồng nghiệp gần xa đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn : - Phòng quản lý khoa học - Trường ĐHSP - ĐHQG HN - Ban chủ nhiệm khoa Hóa - Trường ĐHSP - ĐHQG HN - Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng - Ban Giám hiệu trường PTTH Năng khiếu Trần Phú - Hải Phòng Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt Luận án Thạc sĩ này. Hà nội, ngày 01 tháng 8 năm 1998 VŨ ANH TUẤN

Upload: nguyenkhue

Post on 03-Feb-2018

244 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu, Đề tài "Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học

ở trường phổ thông trung học" đã hoàn thành. Để hoàn thành được Luận án

này có sự hướng dẫn trực tiếp của Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN CƯƠNG, sự giúp

đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong tổ phương pháp giảng dạy và toàn thể các

thầy cô giáo của khoa Hóa - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà

Nội.. Ngoài ra còn có sự ủng hộ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong tổ Hóa,

các em học sinh lớp 9 chuyên, các lớp 10, 11, 12 chuyên Hóa thuộc Trường phổ

thông trung học năng khiếu Trần Phú - Hải phòng.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến Giáo sư Tiến sĩ

NGUYỄN CƯƠNG về sự hướng dẫn tận tình và quý báu trong suốt quá trình

xây dựng và hoàn thiện Luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo

trong tổ phương pháp giảng dạy - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia

Hà Nội, tới các thầy cô giáo, các em học sinh Trường phổ thông trung học năng

khiếu Trần Phú - Hải phòng và các bạn đồng nghiệp gần xa đã giúp đỡ tôi hoàn

thành luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn :

- Phòng quản lý khoa học - Trường ĐHSP - ĐHQG HN

- Ban chủ nhiệm khoa Hóa - Trường ĐHSP - ĐHQG HN

- Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng

- Ban Giám hiệu trường PTTH Năng khiếu Trần Phú - Hải Phòng

Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt Luận án Thạc sĩ này.

Hà nội, ngày 01 tháng 8 năm 1998

VŨ ANH TUẤN

Page 2: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU Trang

I. Lý do chọn đề tài 4

II. Mục đích của đề tài 6

III. Nhiệm vụ của đề tài 6

IV. Giả thuyết khoa học 7

V. Phương pháp nghiên cứu 7

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

I. Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy - học 8

1.Khái niệm nhận thức 8

2.Những phẩm chất của tư duy 9

II. Rèn luyện các thao tác tư duy trong dạy học hóa học ở trường

phổ thông

10

III. Các hình thức cơ bản của tư duy 14

IV. Đánh giá trình độ phát triển tư duy của học sinh. 20

V. Bàn về thế nào là Năng khiếu hóa học. Những phẩm chất &

Năng lực quan trọng nhất của một học sinh giỏi Hóa..

22

VI. Kết luận của chương I 25

CHƯƠNG II : MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG

HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PTTH

I. Một số nội dung cơ bản thường được đề cập tới trong các bài thi

học sinh giỏi Quốc gia & thi dự tuyển Quốc tế & Thi Olimpic

Quốc tế về Hóa học.

26

Page 3: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

II. Đặc trưng của Dạy và Học hóa học (cơ bản) hiện nay ở các bậc

học nói chung và bậc phổ thông noí riêng.

III. Một số biện pháp phát hiện học sinh có năng lực trở thành học

sinh giỏi Hóa.

IV. Một số biện pháp tích cực trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi

Hóa học ở trường phổ thông

V. Một số biện pháp về tổ chức bồi dưỡng cho học sinh giỏi Hóa

học ở trường phổ thông.

VI. Một số bài luyện tập hóa học để bồi dưỡng học sinh giỏi

VII. Kết luận của chương II

44

46

57

63

67

89

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

I. Mục đích,Nhiệm vụ Thực nghiệm sư phạm 90

II. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 90

1.Chọn đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm

2.Tổ chức kiểm tra học sinh

3.Phương pháp đánh giá chất lượng bài kiểm tra

III. Nội dung thực nghiệm sư phạm 91

IV. Kết quả thực nghiệm sư phạm 91

1. Kết quả thực nghiệm (các bảng thống kê) 94

2. Đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra 98

3. Nhận xét ,đánh giá 99

V. Một số kết quả bước đầu trong bồi dưỡng học sinh giỏi hóa ở Hải

Phòng

100

PHẦN III: KẾT LUẬN 101

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Page 4: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta, đổi mới nền giáo dục

là một trong những trọng tâm của sự phát triển. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi

nhà trường phải tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo.

Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 7

bàn về vấn đề đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới

phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành,

học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu, khoa học gắn nhà

trường với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng

cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.3

Để đáp ứng với yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục, quán triệt mục

tiêu đào tạo con người mới toàn diện, người giáo viên trong nhà trường có một

vị trí&vai trò rất quan trọng. Người giáo viên trong nhà trường không những

phải truyền thụ được khối lượng kiến thức của chương trình quy định, mà còn

phải hình thành cho được ở học sinh của mình một phương pháp học tập và độc

lập sáng tạo. Thực hiện tốt lời dạy của Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “ở nhà

trường, điều chủ yếu không phải là rèn luyện trí nhớ mà rèn trí thông minh” và

“phải làm sao tìm được cách học tập hợp lý nhất, thông minh nhất, tốn ít công

nhất và thu hoạch được nhiều nhất. Cần biến phương pháp thành thói quen và

làm cho nó trở thành nề nếp”.7 Vì vậy, trong quá trình giáo dục ở trường phổ

thông, nhiệm vụ phát triển tư duy cho học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng như

K. Dusinki nói: “Người giáo viên tồi cung cấp chân lý, còn người giáo viên tốt

dạy cho người ta cách tìm ra chân lý”10. Điều đó có nghĩa là phải “dạy” như

Page 5: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

thế nào để giúp học sinh có phương pháp tư duy sáng tạo, phương pháp học tập

hợp lý.

Trong nhà trường phổ thông hiện nay, các bộ môn nói chung và bộ

môn hóa học nói riêng đã và đang tiến hành việc giảng dạy và học tập theo

chương trình sách giáo khoa mới. Một trong những yêu cầu của nội dung sách

giáo khoa mới hiện nay là việc đưa các quan điểm hóa học hiện đại vào việc

trình bày một số thuyết, khái niệm, kiến thức hóa học mới. Vì vậy để giúp cho

học sinh hiểu và nắm vững nội dung, khái niệm, kiến thức, kỹ năng thuộc một

chương trình đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng các phương pháp giảng dạy

thích hợp.

Cả nước Việt Nam đang rộn ràng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước. trong nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng

nhân tài mà ngành giáo dục đào tạo đóng vai trò chủ đạo, việc dạy tốt, học tốt

bộ môn Hóa học ở trường phổ thông có vị trí không thể thiếu được.

Đồng thời với mặt đối nội quan trọng đó, sự hội nhập khu vực ASIAN, sự

hòa nhập với cộng đồng quốc tế cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi chúng ta có

thực lực. Kết quả bước đầu còn khiêm tốn của chúng ta trong 3 kỳ thi OLIMPIC

Hóa học Quốc tế lần thứ 28 (1996 - tại Nga ), lần thứ 29 (1997 - tại Canada),lần

thứ 30 (1998 - tại Australia) cũng như kết quả môn Toán, Vật lý trong nhiều

năm qua đã minh chứng cho điều đó.

Đương nhiên chúng ta mong muốn tiếp tục làm tốt hơn nữa việc dạy giỏi,

học giỏi môn Hóa học ở trường phổ thông (cũng như ở đại học) .

Cùng với sự hòa nhập vào cộng đồng quốc tế , từ năm 1993 Bộ giáo dục

và Đào tạo đã tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi Hóa lớp 11 (mang tính chất thử

nghiệm) . Sau đó liên tục từ các năm học 1993 - 1994 đến nay, năm nào Bộ

Page 6: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

cũng tiến hành kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học ở lớp 12 và đặc biệt là từ

năm 1995 - 1996 đội tuyển học sinh giỏi của Việt Nam đã chính thức tham gia

kỳ thi OLIMPIC hóa học quốc tế . Vì thế vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi cũng

là một nhiệm vụ chính thức của các giáo viên dạy khối chuyên Hóa trong trường

phổ thông.

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi về Hóa học ở trường phổ thông nằm trong

nhiệm vụ phát hiện, đào tạo nhân tài mà trong công cuộc đổi mới đát nước hiện

nay nó có một vị trí không thể thiếu được. Với vai trò đó, không thể sử dụng

một số biện pháp thông thường khi bồi dưỡng thi lên lớp, hết cấp và thi vào các

trường Đại học được .

II . MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Việc thực hiện đề tài nhằm nghiên cứu một số biện pháp phát hiện và tổ

chức bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa ở trường phổ thông.

III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng học sinh

giỏi Hóa học .Nêu lên được những cơ sở lý luận của vấn đề phát triển tư duy;

các phương pháp tư duy; các thao tác tư duy cần được sử dụng trong quá trình

dạy và học môn hóa học.

2. Đề xuất một số biện pháp phát hiện năng lực của những học sinh

có khả năng trở thành học sinh giỏi Hóa ở trường phổ thông, một số biện

pháp tổ chức và bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa ở trường phổ

thông mà giáo viên và các nhóm bộ môn Hóa cần thực hiện.

3. Bước đầu đề nghị một hướng nghiên cứu giúp cho việc đào tạo

nhân tài cho đất nước.

IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Page 7: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Việc phát triển tư duy của học sinh phổ thông đạt được hiệu quả cao khi giáo

viên sử dụng hợp lý hệ thống các câu hỏi và bài tập hóa học theo các mức độ

của trình độ phát triển tư duy của học sinh, phù hợp với các đối tượng học sinh

phổ thông. Việc đạt hiệu quả cao của học sinh trong các kỳ thi học sinh giỏi

môn

Hóa phụ thuộc vào việc tuyển chọn đúng thành phần đội tuyển , tổ chức bồi

dưỡng tốt và có hệ thống những cơ sở của hóa học và việc phát triển tư duy

sáng tạo của học sinh , bồi dưỡng có phương pháp đúng hướng cho học sinh .

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Nghiên cứu lý luận

1a. Tổng hợp các vấn đề chung có liên quan đến Đề tài

1b. Tham khảo nhiều tài liệu về lý luận phương pháp giảng dạy,các đề tài

về phát triển tư duy học sinh, các báo cáo về đổi mới phương pháp giảng dạy và

các đề thi học sinh giỏi Quốc gia,đề thi Olimpic quốc tế về Hoá học.

2. Điều tra thực tiễn :

- Điều tra cơ bản năng lực tư duy của học sinh.

- Phân tích các bài thi Olimpic của thành phố,của quốc gia,của quốc tế.

3.Đúc kết một số kinh nghiệm của bản thân và của thành phố Hải phòng.

4. Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên hóa học một số tỉnh bạn.

5. Đề xuất biện pháp tích cực trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.

6. Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả

Page 8: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

PHẦN II : NỘI DUNG

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN

I. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY -

HỌC :

1. Khái niệm nhận thức :

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý của con người

(Nhận thức, tình cảm, ý chí). Nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan

hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện tượng tâm lý khác.6,8

Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau. Có thể chia hoạt

động nhận thức thành hai giai đọan lớn :

- Nhận thức cảm tính (Cảm giác và tri giác)

- Nhận thức lý tính (Tư duy và tưởng tượng)

a. Nhận thức cảm tính (Cảm giác và tri giác):

Là một quá trình tâm lý, nó là sự phản ánh những thuộc tính bên ngoài của

sự vật và hiện tượng thông qua sự tri giác của các giác quan.

Cảm giác là hình thức khởi đầu trong sự phát triển của Hoạt động nhận

thức, nó chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng.

Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn và theo cấu trúc nhất định.

b. Nhận thức lý tính (Tư duy và tưởng tượng) :

Page 9: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những điều chưa từng có

trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ

sở những biểu tượng đã có.

Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những

mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực

khách quan mà trước đó ta chưa biết. Như vậy, tư duy là một qúa trình tìm kiếm

và phát hiện cái mới về chất một cách độc lập. Nét nổi bật của tư duy là tính "có

vấn đề" tức là trong hoàn cảnh có vấn đề tư duy này được nảy sinh. Tư duy là

mức độ lý tính nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính. Nó có khả

năng phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.

Như vậy quá trình tư duy là khâu cơ bản của quá trình nhận thức. Nắm bắt

được quá trình này, người giáo viên sẽ hướng dẫn tư duy khoa học cho học sinh

trong suốt quá trình dạy và học môn hoá học ở trường phổ thông.

2. Những phẩm chất của tư duy :

Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục đã khẳng định rằng

: Sự phát triển tư duy nói chung được đặc trưng bởi sự tích luỹ các thao tác tư

duy thành thạo vững chắc của con người. Những phẩm chất tư duy cơ bản là :

6

* Tính định hướng : thể hiện ở ý thức nhanh chóng và chính xác đối tượng

cần lĩnh hội, mục đích phải đạt và những con đường tối ưu để đạt mục đích đó.

* Bề rộng : Thể hiện ở chỗ có khả năng vận dụng kiến thức vào việc nghiên

cứu các đối tượng khác.

* Độ sâu : thể hiện ở khả năng nắm vững ngày càng sâu sắc bản chất của

sự vật, hiện tượng.

Page 10: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

* Tính linh hoạt : thể hiện ở sự nhạy bén trong việc vận dụng những tri trức

và cách thức hành động vào các tình huống khác nhau một cách sáng tạo.

* Tính mềm dẻo : thể hiện ở Hoạt động tư duy được tiến hành theo các

hướng xuôi và ngược chiều (Ví dụ : Từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng

đến cụ thể ...)

* Tính độc lập : thể hiện ở chỗ tự mình phát hiện được vấn đề, đề xuất cách

giải quyết và tự giải quyết vấn đề.

* Tính khái quát : thể hiện ở chỗ khi giải quyết mỗi loại nhiệm vụ sẽ đưa ra

mô hình khái quát. Từ mô hình khái quát này có thể vận dụng để giải quyết các

nhiệm vụ cùng loại.

Để đạt được những phẩm chất tư duy trên, trong quá trình giảng dạy, chúng

ta cần chú ý rèn cho học sinh bằng cách nào ?

II. RÈN LUYỆN CÁC THAO TÁC TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY MÔN HOÁ

HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Trong logic học, người ta thường biết có ba phương pháp hình thành những

phán đoán mới : Quy nạp, suy diễn và loại suy. Ba phương pháp này có quan hệ

chặt chẽ với những thao tác tư duy : so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng

hoá, khái quát hoá ...9 Chúng ta sẽ tìm hiểu các thao tác tư duy cụ thể :

1. Phân tích :

"Là quá trình tách các bộ phận của sự vật hoặc hiện tượng tự nhiên của hiện

thực với các dấu hiệu và thuộc tính của chúng cũng như các mối liên hệ và

quan hệ giữa chúng theo một hướng xác định".8

Page 11: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Xuất phát từ một góc độ phân tích và hoạt động tư duy đi sâu vào bản chất

thuộc tính của bộ phận từ đó đi tới những giả thiết và kết luận khoa học. Trong

học tập, hoạt động này rất phổ biến.

Ví dụ : Muốn giải một bài toán hoá học, phải phân tích các yếu tố thuộc dữ

kiện. Muốn đánh giá đúng đắn một cuộc cách mạng, phải biết phân tích yếu tố

lịch sử tạo nên cuộc cách mạng đó.

Như vậy, từ một số yếu tố, một vài bộ phận của sự vật hiện tượng tiến đến

nhận thức trọn vẹn các sự vật hiện tượng. Vì lẽ đó, môn khoa học nào trong

trường phổ thuông cũng thông qua phân tích của cả giáo viên cũng như học sinh

để bảo đảm truyền thụ và lĩnh hội.

Tuỳ lứa tuổi, thể hiện hình thức phân tích cảm tính thực tiễn hay trí tuệ để

đạt được những kiến thức sơ đẳng và tiến tới kiến thức sâu sắc. Quá trình hoạt

động phân tích cũng đi từ phiến diện tới toàn diện nghĩa là từ phân tích thử,

phân tích cục bộ , từng phần và cuối cùng là sự phân tích có hệ thống.

Ví dụ : Nghiên cứu về nước được phân chia trong từng cấp học như sau :

Cấp 1 : Học sinh mới nghiên cứu chu trình của nước trong tự nhiên và các

ứng dụng, trạng thái của nước.

Cấp 2 : Học sinh đã hiểu nước được phân tích thành H2 và O2.

2H2O = 2H2 + O2

Cấp 3 : Nước nghiên cứu bị phân ly thành ion :

H2O = H+ + OH-

2. Tổng hợp :

"Là Hoạt động nhận thức phản ánh của tư duy biểu hiện trong việc xác lập

tính chất thống nhất của các phẩm chất và thuộc tính của các yếu tố trong một

sự vật nguyên vẹn có thể có được trong việc xác định phương hướng thống nhất

Page 12: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

và xác định các mối liên hệ, các mối quan hệ giữa các yếu tố của sự vật nguyên

vẹn đó, trong việc liên kết và liên hệ giữa chúng và chính vì vậy là đã thu được

một sự vật và hiện tượng nguyên vẹn mới"

Theo định nghĩa trên tổng hợp không phải là số cộng đơn giản của hai hay

nhiều sự vật, không phải là sự liên kết máy móc các bộ phận thành chỉnh thể. Sự

tổng hợp chính là một hoạt động tư duy xác định đặc biệt đem lại kết quả mới

về chất, cung cấp một sự hiểu biết mới nào đó về hiện thực.

Ví dụ : Muối ăn (NaCl) là liên kết Cl- và Na+ nhưng không phải là tổng số

đơn giản của hai nguyên tố Cl và Na.

Cũng như phân tích, tổng hợp cũng có thể tiến hành trong hoàn cảnh trực

quan khi học sinh tác động vào sự vật đồng thời tổng hợp bằng "trí tuệ".

Học sinh cấp PTTH có thể tư duy tổng hợp bằng vốn tri thức, khái niệm cũ.

Như vậy tư duy tổng hợp cũng được phát triển từ sơ đẳng đến phức tạp với

khối lượng lớn.

Phân tích và tổng hợp không phải là hai phạm trù riêng rẽ của tư duy. Đây

là hai quá trình có liên hệ biện chứng. Phân tích để tổng hợp có cơ sở và tổng

hợp để phân tích đạt được chiều sâu bản chất hiện tượng sự vật. Sự phát triển

của phân tích và tổng hợp là đảm bảo hình thành của toàn bộ tư duy và các hình

thức tư duy của học sinh.

3. So sánh :

"Là xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng của

hiện thực".8 Trong hoạt động tư duy học sinh thì so sánh giữ vai trò tích cực

quan trọng.

Page 13: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Việc nhận thức bản chất của sự vật hiện tượng không thể có nếu không có

sự tìm ra sự khác biệt sâu sắc, sự giống nhau của các sự vật hiện tượng.

Việc tìm ra những dấu hiệu giống nhau cũng như khác nhau giữa hai sự vật hiện

tượng là nội dung chủ yếu của tư duy so sánh. Cũng như tư duy phân tích, tư duy

tổng hợp thì tư duy so sánh có thể ở mức độ đơn giản (tìm tòi, thống kê, nhận xét)

cũng có thể thực hiện trong quá trình biến đổi và phát triển.

Có thể tiến hành so sánh những yếu tố dấu hiệu bên ngoài có thể trực tiếp

quan sát được, nhưng cũng có thể tiến hành so sánh những dấu hiệu quan hệ

bên trong không thể nhận thức trực tiếp được mà phải bằng hoạt động tư duy.

Trong giảng dạy nói chung và giảng dạy hoá học nói riêng thực tế trên sẽ

đưa tới nhiều hoạt động tư duy đầy hứng thú.

Nhờ so sánh, người ta có thể tìm thấy các dấu hiệu bản chất giống nhau và

khác nhau của các sự vật. Ngoài ra, còn tìm thấy những dấu hiệu không bản

chất thứ yếu của chúng.

Ví dụ : So sánh Hydro cacbon ankan, anken, ankin ở mức độ cụ thể

So sánh Hydro cacbon với rượu, andehit, axit ở mức độ cao hơn

4. Khái quát hoá :

Khái quát hoá là hoạt động tư duy tách những thuộc tính chung và các mối

liên hệ chung, bản chất của sự vật và hiện tượng tạo nên nhận thức mới dưới

hình thức khái niệm, định luật, quy tắc.

Khái quát hoá được thực hiện nhờ khái niệm trừu tượng hoá nghĩa là khả

năng tách các dấu hiệu, các mối liên hệ chung và bản chất khỏi các sự vật và

hiện tượng riêng lẻ cũng như phân biệt những cái gì là không bản chất trong sự

vật hiện tượng.

Page 14: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Tuy nhiên, trừu tượng hoá chỉ là thành phần của hoạt động tư duy khái quát

hoá nhưng là thành phần không thể tách rơì của quá trình khái quát hoá. Nhờ tư

duy khái quát hoá ta nhận ra sự vật theo hình thức vốn có của chúng mà không

phụ thuộc vào độ lớn, màu sắc, vật liệu chế tạo hay vị trí của nó trong không

gian. Hoạt động tư duy khái quát hoá của học sinh phổ thông có ba mức độ :

1. Khái quát hoá cảm tính : diễn ra trong hoàn cảnh trực quan, thể hiện ở

trình độ sơ đẳng.

2. Khái quát hoá hình tượng khái niệm : là sự khái quát cả những tri thức

có tính chất khái niệm bản chất sự vật và hiện tượng hoặc các mối quan hệ

không bản chất dưới dạng các hình tượng hoặc trực quan, các biểu tượng. Mức

độ này ở lứa tuổi học sinh đã lớn nhưng tư duy đôi khi còn dừng lại ở sự vật

hiện tượng riêng lẻ.

3. Khái quát hoá khái niệm: Là sự khái quát hoá những dấu hiệu và liên hệ

chung bản chất được trừu xuất khỏi các dấu hiệu và quan hệ không bản chất

được lĩnh hội bằng khái niệm, định luật, quy tắc. Mức độ này thực hiện trong

học sinh cấp PTTH.

Tư duy khái quát hoá là hoạt động tư duy có chất lượng cao, sau này khi

học ở cấp học cao, tư duy này sẽ được huy động một cách mạnh mẽ vì tư duy

khái quát hoá là tư duy lý luận khoa học.

Phần trên là hoạt động tư duy của học sinh, những hoạt động này xuất hiện

từ lúc trẻ em bắt đầu có hoạt động nhận thức. Tuy nhiên những hoạt động đó có

ý nghĩa tích cực khi trẻ em vào tuổi đến trường. Ở trường học, hoạt động tư duy

của học sinh ngày càng phong phú, ngày càng đi sâu vào bản chất của sự vật và

hiện tượng. Người giáo viên phổ thông có trách nhiệm trong việc tổ chức hướng

dẫn uốn nắn những hoạt động tư duy của học sinh.

Page 15: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

III. NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY 19

1. Khái niệm :

Theo định nghĩa thì "khái niệm là một tư tưởng phản ánh những dấu hiệu

bản chất khác biệt (riêng biệt) của sự vật hiện tượng"

Khái niệm có vai trò quan trọng trong tư duy. Nó là điểm đi tới của quá

trình tư duy, cũng là điểm xuất phát của một quá trình.

Khái niệm được xây dựng trên cơ sở của những thao tác tư duy, nó được

xây dựng bởi nội hàm và ngoại diên nhất định.

Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu của các sự vật hay hiện

tượng được phản ánh trong khái niệm.

Xác định được nội hàm và ngoại diên khái niệm là biểu hiện sự hiểu biết

bản chất sự vật hiện tượng.

Ví dụ : Khái niệm "phân tử" là hạt nhỏ nhất, mang tính chất vật lý và hoá

học của chất, do các nguyên tử tạo thành.

Phân tử đồng, phân tử sắt ... đều là ngoại diện của khái niệm phân tử. Nếu

nội hàm khái niệm xác định sai thì ngoại diện cũng sai. Để có sự phân biệt khái

niệm, logic học còn chia khái niệm thành khái niệm đơn, khái niệm chung, khái

niệm tập hợp. Trên cơ sở sự hiểu biết về khái niệm như thế có thể giới hạn và

mở rộng khái niệm. Khả năng giới hạn và mở rộng khái niệm tuỳ thuộc vào nội

dung kiến thức khoa học và chất lượng tư duy.

Trong quá trình tư duy, khái niệm như là công cụ tư duy. Nội dung khoa

học cho khái niệm một nội hàm xác định. Khi ta nói hoá vô cơ, hoá hữu cơ tức

là ta đã dùng thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ sinh ra từ bản thân khái niệm và

được xây dựng định hình trong quá trình hiểu biết.

Page 16: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Nhờ khái niệm hoạt động tư duy phân tích mới có những điểm tựa và cơ sở

để đào sâu kiến thức, đồng thời tiến tới sự xác định khái niệm mới.

Các hoạt động suy luận khái quátt hoá, trừu tượng hoá nhờ có khái niệm

mới có cơ sở thao tác, đồng thời đi sâu thêm vào bản chất sự vật hiện tượng.

Rõ ràng nếu khái niệm không xác định được nội hàm cũng như ngoại diện

của nó thì chắc chắn sẽ dẫn tới những phân tích mơ hồ, suy luận phán đoán lệch

lạc.

Nếu phân chia khái niệm thiếu cân đối, thiếu cơ sở, không liên tục thì chắc

chắn kiến thức sẽ dễ dàng phiến diện lệch lạc.

Những hạn chế đó tiếp diễn thường xuyên thì chất lượng tư duy không đảm

bảo. Cho nên trong quá trình truyền thụ kiến thức, biết phát hiện những hạn chế

đó trên nguyên tắc logic trong tư duy, người giáo viên sẽ góp phần xây dựng

phương pháp tư duy cho học sinh.

2. Phán đoán :

Phán đoán là sự tìm hiểu tri thức về mối quan hệ giữa các khái niệm, sự

phối hợp giữa các khái niệm, thực hiện theo một quy tắc, quy luật bên trong.

Nếu khái niệm được biểu diễn bằng một từ hay một cụm từ riêng biệt thì

phán đoán bao giờ cũng được biểu diễn dưới dạng một câu ngữ pháp.

Ví dụ : "Phân tử" là khái niệm thì "các phân tử do nguyên tử hợp thành" là

một phán đoán.

Trong tư duy, phán đoán được sử dụng như là những câu ngữ pháp nhằm

liên kết các khái niệm do đó nó có những quy tắc, quy luật bên trong. Trên cơ

sở những khái niệm, phán đoán chính là hình thức mở rộng, đi sâu vào tri thức.

Muốn có phán đoán chân thực, khái niệm phải chân thực, nhưng có khái niệm

chân thực chưa chắc có phán đoán chân thực.

Page 17: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Ví dụ : "Tất cả các con sông đều chảy theo một hướng" - phán đoán này

không chân thực mặc dù "sông" là một khái niệm chân thực.

Cũng có khái niệm chân thực, phán đoán chân thực nhưng không đầy đủ.

Như vậy, nếu khái niệm chân thực như là điều kiện tiên quyết của phán

đoán thì những quy tắc quy luật sẽ giúp cho phán đoán chân thực hơn.

Cấu trúc của phán đoán bao gồm thành phần đối tượng : Chủ ngữ (S), vị

ngữ (P), cấu trúc này có phán đoán khẳng định với sự tham gia của tiểu từ "là"

P. Phán đoán phủ định với sự tham gia của tiểu từ "không là" : S "không là" P.

Tuy nhiên, sự vật hay hiện tượng trong mối quan hệ phức tạp hay đặc thù

muốn tìm hiểu nó phải có thao tác phán đoán đơn hoặc phán đoán phức.

Logic học lại chia phán đoán đơn thành phán đoán đặc tính và phán đoán về

quan hệ. Trong phán đoán đặc tính lại chia theo chất lượng và số lượng (chung

riêng đơn nhất) hoặc phân chia theo dạng thức : phán đoán xác suất, phán đoán

xác thực.

Phán đoán phức trong logic học được chia thành phán đoán phân biệt, phán

đoán có điều kiện (liên hệ nhân quả, cơ sở logic, điều kiện liên hệ hệ quả logic).

Tư tưởng chân thực hay giả dối thay đổi tuỳ thuộc vào hình thức diễn đạt

của nó. Những hình thức trong ngôn ngữ không phải lúc nào cũng được diễn đạt

một cách rõ ràng. Cho nên, để có sự khẳng định chân thực hay giả dối toàn bộ

các phán đoán phải được đặt trong các trường hợp cụ thể.

Ví dụ : Phán đoán "Đối với mọi số đều có một số nhỏ hơn" nó là giả dối,

khi áp dụng phán đoán với các số tự nhiên. Ngược lại nó là chân thực khi áp

dụng với số nguyên dương và âm, nghĩa là phải quy nó về một tập hợp số nào.

Tóm lại, trong thao tác tư duy người ta luôn luôn phải chứng minh để khẳng định

hoặc phủ định, phải bác bỏ các luận điểm khác nhau để tiếp cận chân lý. Tuân thủ các

nguyên tắc logic trong phán đoán sẽ tạo được hiệu quả cao.

Page 18: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

3. Suy lý :

Hình thức suy nghĩ liên hệ các phán đoán với nhau để tạo một phán đoán

mới gọi là suy lý. Suy lý được cấu tạo bởi hai bộ phận :

* Các phán đoán có trước gọi là tiền đề

* Các phán đoán có sau gọi là kết luận, dựa vào tính chất của tiền đề mà kết

luận.

Như vậy, muốn có suy lý phải thông qua chứng minh. Trong thực tiễn tư

duy ta thường sử dụng suy lý hoặc để chứng minh hoặc để bác bỏ cái gì đó.

Muốn suy lý tốt phải tuân thủ những quy tắc, phải từ những luận điểm xuất phát

chân thực.

Ví dụ : "Sắt gặp nóng sẽ nở ra" - Sau khi chứng minh tiền đề đó tiến tới suy

luận "Gặp lạnh, sắt sẽ co lại, thể tích giảm".

Như trên đã nói, suy lý phải dựa trên cơ sở tiền đề chân thực và có quá trình

chứng minh, không được vi phạm quy tắc suy lý.

Suy lý chia làm ba loại :

* Loại suy

* Suy lý quy nạp

* Suy lý diễn dịch

a. Loại suy : Là hình thức tư duy đi từ riêng biệt này đến riêng biệt khác.

Loại suy cho ta những dự đoán chính xác sự phụ thuộc và sự hiểu biết về hai

đối

tượng. Khi đã nắm vững các thuộc tính cơ bản của đối tượng thì loại suy sẽ

chính xác.

Page 19: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Ví dụ : Học chương Halogen chỉ cần chú trọng Clo. Còn các halogen khác

học sinh biết được là dùng phương pháp loại suy.

b. Suy lý quy nạp : Suy lý từ riêng biệt đến phổ biến. Từ những hoạt động

tới các quy luật. Do đó trong quá trình tư duy, sự suy nghĩ theo quy nạp chuyển

từ việc nhận thức các hiện tượng riêng lẻ đến việc nhận thức cái chung. Vì thế

các suy lý quy nạp là yếu tố cấu trúc của tri thức khái quát của việc hình thành

khái niệm và của việc nhận thức các định luật.

F. Ăngghen viết : "Ta biết rằng dưới tác động của ánh sáng trong các điều

kiện nhất định về nhiệt độ, áp suất, Clo và H sẽ kết hợp với nhau thành khí HCl

và đồng thời gây tiếng nổ, một khi đã biết điều này thì ta cũng biết rằng nó sẽ

xảy ra vào bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu trong những điều kiện trên."

Có hai lối quy nạp :

1. Quy nạp đơn cử :

* Quy nạp đơn cử hoàn toàn khi người ta nghiên cứu được tất cả các

đối tượng.

* Quy nạp đơn cử không hoàn toàn khi người ta không nghiên cứu

được tất cả các đối tượng.

2. Quy nạp khoa học :

Khi đi tới kết luận người ta xác minh những nguyên nhân khoa học

của hiện tượng.

Ví dụ : Mọi người đều biết vàng, đồng, gang đều bị nóng chảy ở nhiệt độ

cao nên có thể rút ra kết luận : "Kim loại và hợp kim đều bị nóng chảy".

c. Suy lý diễn dịch : là cách suy nghĩ đi từ cái chung, định luật, quy tắc, khái

niệm chung đến những sự vật hiện tượng riêng lẻ.

Quá trình suy lý diễn dịch có thể diễn ra như sau :

Page 20: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

* Từ tổng quát đến ít tổng quát hơn.

* Từ phán đoán có tính chất tổng quát này đến các phán đoán có tính

chất tổng quát khác.

Trong tri thức ta gặp suy lý từ một tiền đề, có khi từ nhiều tiền đề, đó

là hình thức lập luận ba đoạn với quy tắc của mình.

Trong mỗi lập luận ba đoạn chỉ có ba thuật ngữ :

* Thuật ngữ giữa : phải là thuật ngữ chu diễn, nghĩa là thuật ngữ giữa

khi chúng là chủ ngữ của phán đoán chung hoặc là vị ngữ của phán đoán

phủ định.

* Thuật ngữ không chu diễn trong các tiền đề thì không thể là thuật

ngữ chu diễn trong kết luận.

Ví dụ : Suy lý có thể phát biểu dưới dạng luận ba đoạn :

Mọi kim loại đều dẫn điện. Nhôm là Kim loại .Vậy nhôm dẫn điện

Trong quá trình tư duy quy nạp và suy diễn bao giờ cũng liên hệ mật thiết

với nhau.

Ănghen trong phép biện chứng tự nhiên đã nói : "Quy nạp và suy diễn gắn

bó với nhau như phân tích và tổng hợp". Quá trình này được thực hiện trong

phương pháp xác định mối liên hệ nhân quả trong các hiện tượng.

Với tư cách là hình thức tư duy gián tiếp, suy lý trong tư duy logic có vai trò

quan trọng trong tất cả các hoạt động tư duy. Việc hướng dẫn quy tắc logic

trong suy lý tạo được hiệu quả lớn trong quá trình lĩnh hội tri thức. Khẳng định

rèn

luyện tư duy logic trong học tập chính là tạo cho học sinh có phương pháp trong

tư duy từ khái niệm đến phán đoán suy lý không phải là quá trình tuần tự cho

rèn luyện mà là những thao tác được vận dụng đồng thời. Nhờ những thói quen

và phương pháp xác định học sinh có thể xây dựng những giả thiết khoa học.

Page 21: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

IV. ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ DUY HỌC SINH

Việc đánh giá trình độ phát triển tư duy của học sinh thông qua quá trình

dạy học môn hoá học chính là chúng ta đã:

* Đánh giá khả năng nắm vững những cơ sở khoa học một cách tự giác, tự

lực, tích cực và sáng tạo của học sinh (nắm vững là hiểu, nhớ và vận dụng thành

thạo)

* Đánh giá trình độ phát triển năng lực nhận thức và năng lực thực hành

trên cơ sở của quá trình nắm vững hiểu biết.

Căn cứ vào chất lượng của quá trình lĩnh hội và kết quả của nó, có bốn trình

độ nẵm vững kiến thức, khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo...

1. Trình độ tìm hiểu: Nhận biết, xác định, phân biệt và nhận ra kiến thức

tìm hiểu.

2. Trình độ tái hiện: Tái hiện thông báo về đối tượng theo trí nhớ hay ý

nghĩa (kiến thức tại hiện).

3. Trình độ kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình

huống quen thuộc (kiến thức kỹ năng). Nếu thành thạo tự động hoá gọi là kiến

thức kỹ xảo.

4. Trình độ biến hoá: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng cách chuyển

tải chúng vào những đối tượng và tình huống quen biết nhưng đã bị biến đổi

hoặc chưa quen biết.

Như vậy để đánh giá kiến thức của bài học nói chung cũng như đối với từng

loại bài học nói riêng - Bài học nghiên cứu tài liệu mới - Bài hoàn thiện kiến

Page 22: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

thức kỹ năng - Bài kiển tra đánh giá kiến thức kỹ năng. Ta có thể biểu diễn theo

sơ đồ sau:

Kiểu 1. Trình độ tìm hiểu

Kiểu 2. Trình độ tái hiện

Kiểu 3. Trình độ kỹ năng

Kiểu 4. Trình độ biến hoá

Tương ứng có bốn trình độ thao tác:

1. Bắt chước theo mẫu: Làm theo đúng mẫu cho trước (quan sát, làm thử,

làm đi làm lại).

2. Phát huy sáng kiến : Làm đúng theo mẫu hoặc chỉ dẫn có phát huy sáng

kiến, hợp lý hoá thao tác.

3. Đổi mới : Không bị lệ thuộc vào mẫu. Có sự đổi mới nhưng vẫn đảm bảo

chất lượng.

4. Tích hợp hay sáng tạo : Sáng tạo ra quy trình hoàn toàn mới.

Ở mỗi trình độ thao tác trên lại có thể phân làm ba mức:

1. Làm thử theo mẫu

2. Làm đúng và xuất hiện sự khéo léo thành thạo

3. Tự động hoá.

BÀI HỌC HÓA HỌC

BÀI NGHIÊN CỨU

TÀI LIỆU MỚI

BÀI HOÀN THIỆN

KIẾN THỨC KỸ

NĂNG

BẢI KIỂM TRA

ĐÁNH GIÁ

Page 23: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Như vậy trong quá trình giảng dạy hoá học, giáo viên muốn rèn luyện, phát

triển tư duy của học sinh cần phải có các biện pháp giảng dạy hợp lý để học

sinh thực sự nắm vững hiểu biết một cách tự giác tích cực, tự lực giành được

những hiểu biết đó. Trong chương sau tôi sẽ trình bày cụ thể.

V . BÀN VỀ THẾ NÀO LÀ NĂNG KHIẾU HOÁ HỌC

1. Trong thực tế có nhiều học sinh làm các bài thi hoá học trong kỳ thi vào

đại học rất hiệu quả, điểm gần như tuyệt đối không phải chỉ ở một trường đại

học mà ở cả ba, bốn trường đại học với các đề thi khác nhau. Như vậy cũng có

nghĩa đó là những học sinh giỏi môn hoá học, nhưng cũng chính những học

sinh đó trong thành phần đội tuyển thi học sinh giỏi lớp 12 quốc gia (của thành

phố) lại không được điểm cao, giải cao. Thậm chí nếu vào đội tuyển OLIMPIC

quốc tế thì khi thi cũng không được giải cao (chỉ được bằng khen). Vấn đề

không phải là mức độ, khối lượng kiến thức, mà chính là ở cái mà ta thường gọi

là NĂNG KHIẾU HOÁ HỌC .

2. Vậy Năng khiếu hoá học là gì ? Vấn đề này một đôi lần đã được đưa ra

tham khảo ý kiến nhưng chưa có một hội nghị nào bàn cụ thể và kết luận thống

nhất về nó !

2.1 Theo PGS - PTS Trần Thành Huế :(11)

Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh giá thì bài thi đó cần hội đủ các yêu

cầu sau đây:

a/ Có kiến thức cơ bản tốt ; thể hiện nắm vững các khái niệm, định nghĩa, định

luật, qui tắc đã được qui định trong chương trình ; không thể hiện thiếu sót về

công thức, phương trình hoá học. Số điểm phần này chiếm khoảng 50% toàn

bài.

Page 24: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

b/ Vận dụng sắc bén, có sáng tạo, đúng các kiến thức cơ bản trên. Phần này

chiếm khoảng 40% số điểm toàn bài.

c/ Tiếp thu và dùng được ngay một số ít vấn đề mới do đầu bài đưa ra. Những

vấn đề mới này là những vấn đề chưa được đề cập hoặc đã được đề cập một

mức độ nào đó trong chương trình Hoá học phổ thông, nhưng nhất thiết vấn đề

đó phải liên hệ mật thiết với các nội dung của chương trình. Số điểm phần này

chiếm khoảng 6% toàn bài.

d/ Bài làm cần được trình bày rõ ràng, càng sạch và đẹp càng tốt. Phần này

chiếm khoảng 4% số điểm cả bài.

Cần nhớ hóa học là khoa học thực nghiệm, nên lưu ý đầy đủ các vấn để

sau: - Mục đích của thí nghiệm đó.

- Các bước tiến hành, chú ý thứ tự các bước.

- Các kỹ năng cần có để làm được thí nghiệm đó( bao gồm cả việc xử lý số

liệu nếu có )

- Những điểm cần rút kinh nghiệm cho lần sau, thí nghiệm sau.

2.2 Theo các tài liệu về tâm lý học và phương pháp dạy học hoá học thì

Năng khiếu hoá học được thể hiện qua những năng lực và phẩm chất sau :

1/ Năng lực tiếp thu kiến thức :

- Học sinh luôn hào hứng trong các tiết học, nhất là bài học mới.

- Có ý thức tự bổ sung, hoàn thiện những tri thức đã thu được ngay từ dạng

sơ khởi.

2/ Năng lực suy luận lôgíc :

- Biết phân tích các sự vật và hiện tượng qua các dấu hiệu đặc trưng của

chúng.

Page 25: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

- Biết thay đổi góc nhìn khi xem xét một sự vật hiện tượng.

- Biết cách tìm con đường ngắn để sớm đi đến kết luận cần thiết.

- Biết xét đủ các điều kiện cần thiết để đạt được kết luận mong muốn.

- Biết xây dựng các phần ví dụ để loại bỏ một số miền tìm kiếm vô ích.

- Biết quay lại điểm vừa xuất phát để tìm đường đi mới

3/ Năng lực đặc tả :

- Biết diễn đạt chính xác điều mình muốn.

- Sử dụng thành thạo hệ thống ký hiệu, các qui ước để diễn tả vấn đề.

- Biết phân biệt thành thạo các kỹ năng đọc, viết và nói.

- Biết thu gọn các đặc tả và trật tự hoá các đặc tả để dùng khái niệm trước

mô tả cho các khái niệm sau.

4/ Năng lực lao động sáng tạo :

- Biết tổ hợp các yếu tố, các thao tác để thiết kế một dãy hoạt động, nhằm

đạt đến kết quả mong muốn.

5/ Năng lực kiểm chứng :

- Biết suy xét sự đúng sai từ một loạt sự kiện.

- Biết tạo ra các tương tự hay tương phản để khẳng định hoặc bác bỏ một

đặc trưng nào đó trong sản phẩm do mình làm ra.

- Biết chỉ ra một cách chắc chắn các dữ liệu cần phải kiểm nghiệm sau khi

thực hiện một số lần kiểm nghiệm.

* Năng lực thực hành :

- Biết thực hiện dứt khoát một số động tác trong khi làm thí nghiệm.

Page 26: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

- Biết kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình làm sáng tỏ một số vấn đề lý

thuyết qua thực nghiệm hoặc đi đến một số vấn đề lý thuyết mới dựa vào thực

nghiệm.

Trong thực tế khi làm thí nghiệm hoá học, có một số học sinh nhỏ giọt hoá

chất A vào dung dịch của hoá chất B một lần là có kết quả rõ ràng ngay. Ngược

lại có nhiều học sinh làm động tác trên nhiều lần mà kết quả vẫn không rõ ràng.

Có nghĩa là : Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm nên học sinh có

năng khiếu hoá học không chỉ có các năng lực 1,2,3,4,5 trên mà cần phải có

năng khiếu về thực nghiệm, năng lực tiến hành các thực nghiệm Hoá học .

Trong kỳ thi OLIMPIC có những học sinh điểm lý thuyết rất cao nhưng

điểm thực hành còn thấp - Kết quả không đạt giải .

3 . Những phẩm chất và năng lực quan trọng nhất của một học sinh

giỏi hoá học

Vấn đề Năng khiếu hoá học và những thành tố chủ yếu của Năng khiếu

hoá học còn cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Trước mắt cần xác định những

phẩm chất và năng lực quan trọng nhất của một học sinh giỏi hóa học.

Theo chúng tôi, đó là:

3.1. Có kiến thức hoá học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống (chính là

nắm vững bản chất hoá học của các hiện tượng hoá học). Biết vận sụng linh

hoạt, sáng tạo những kiến thức cơ bản đó vào tình huống mới .

3.2. Có năng lực tư duy tốt và sáng tạo (biết phân tích, tổng hợp, so sánh,

khái quát hoá cao , có khả năng sử dụng phương pháp đoán mới : qui nạp, diễn

dịch, loại suy...).

Page 27: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

3.3. Có kỹ năng thực nghiệm tốt, có năng lực về phương pháp nghiên cứu

khoa học hóa học ( biết nêu ra những lý luận cho những hiện tượng xảy ra trong

thực tế, biết cách dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại những lý luận trên và

biết cách dùng lý thuyết để giải thích những hiện tượng đã được kiểm chứng )

VI. KẾT LUẬN CỦA CHƯƠNG I

Trong chương này đã trình bày những lý luận cơ bản về hoạt động nhận

thức của học sinh. Tư duy (và tưởng tượng) thuộc giai đoạn nhận thức lý tính;

các phẩm chất của tư duy là tính định hướng ,bề rộng ,độ sâu,tính linh hoạt,độc

lập,khái quát.Cần rèn luyện các thao tác tư duy( đặc biệt là khái quát hoá ),các

hình thức của tư duy( đặc biệt là suy lý).

Có thể đánh giá trình độ phát triển của tư duy học sinh và cần rèn luyện

để học sinh có trình độ cao( trình độ kỹ năng,trình độ biến hoá và sáng tạo )

Bước đầu bàn về Năng khiếu hóa học và xác định những phẩm chất và

năng lực quan trọng nhất của một học sinh giỏi Hoá học.

CHƯƠNG II :

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN

VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN THƯỜNG ĐƯỢC ĐỀ CẬP ĐẾN TRONG CÁC BÀI

THI HỌC SINH GIỎI HOÁ QUỐC GIA & THI OLIMPIC QUỐC TẾ.

I. 1.Nội dung cơ bản của các bài thi là những cơ sở của hóa học : Hóa

đại cương,Hóa lý,Hóa vô cơ,Hóa phân tích,Hóa hữu cơ,Hóa sinh,Hóa công

nghệ và môi trường.40

Page 28: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Qua các bài thi chọn học sinh giỏi ở một số tỉnh lớn (Hà Nội, Hải phòng,

Thành phố Hồ Chí Minh...) chúng tôi thấy phần lớn các đề thi đều ra ở tầm trên

đề thi vào Đại học một chút. Nếu so với các đề thi OLIMPIC hoá học quốc tế

(từ 1995 đến nay) thì có một sự chênh lệch tương đối lớn về cả trình độ, nội

dung lý thuyết lẫn khuynh hướng của đề thi . Trong những năm gần đây đề thi

chọn học sinh giỏi Hoá quốc gia (lớp 12) của Bộ giáo dục và Đào tạo đã chuyển

hướng nhanh để phù hợp dần với mức độ của đề thi OLIMPIC quốc tế. Tức là

nội dung đề thi chủ yếu là những câu hỏi lý thuyết và có tính chất thực hành,có

nội dung về thiên nhiên môi trường ... không nặng về thuật toán và chỉ áp dụng

các phép tính toán được sử dụng nhiều trong thực hành Hoá học.

1.Nhiều bài thi có nội dung về Hóa đại cương,Hóa lý,Hóa hữu cơ...

Ví dụ1: Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 1998 có câu:27

1.Viết các phương trình phản ứng tạo thành sản phẩm chính khi cho một

mol Hydrocacbon A tác dụng với các chất sau:

a) 1 mol HNO3 (có H2SO4 đặc)

b) 1 mol Br2 (có chiếu sáng )

c)KMnO4 đặc ,dư (đun nóng)

d)Trình bày giai đoạn quyết định tốc độ chung của mỗi phản ứng a) và b).

2. IodBenzen được điều chế với hiệu suất cao theo sơ đồ phản ứng sau:

50oC

C6H6 + I2 + HNO3 C6H5I + NO + NO2

Cho biết vai trò của HNO3 ? Nêu tên cơ chế phản ứng.

Ví dụ 2: Bài thi Olimpic quốc tế về Hoá học năm 1997 ở Canada có

câu:29

Page 29: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Ở điều kiện ban đầu 300oK và 1,01325x107 Pa, khí Clo được coi là khí lý

tưởng .Dãn nở một mol khí Clo ở điều kiện đó đến áp suất cuối là 1,01325x105

Pa .Trong quá trình dãn nở đó ,áp suất ngoài luôn được giữ không đổi là

1,01325x105 Pa.Kết quả của sự dãn nở đó là khí Clo được làm lạnh đến 239oK

(đó cũng là điểm sôi thông thường của Clo lỏng),thấy có 0,1 mol Clo lỏng được

ngưng tụ. Ở điểm sôi thông thường ,Entanpi hóa hơi của Clo lỏng bằng 20,42 kJ

mol-1 ,nhiệt dung mol của Clo khí ở diều kiện đẳng tích là Cv = 28,66 JK-1 mol-1

và tỷ trọng của Clo lỏng là 1,56 cũng tại 239oK .Giả thiết nhiệt dung mol ở điều

kiện đẳng áp của Clo khí là Cp = Cv + R

(1atm = 1,01325x105 Pa ;R = 8,314510 JK-1 mol-1 =0,0820584 Latm K-1mol-1)

Hãy vẽ một giản đồ năng lượng đầy đủ theo thuyết obital phân tử của Clo

hoặc viết cấu hình electron đầy đủ của Clo. Dự đoán bậc liên kết của Clo và từ

đó cho biết liệu Clo là chất nghịch từ,hay chất thuận từ, hay chất sắt từ.

Tính biến thiên Nội năng (E) và biến thiên entropi (Ssys) của hệ trong các

biến đổi mô tả trên.

Ví dụ 3: Bài thi Hoá vô cơ năm 1997 có câu : (Tính chất thực hành thực

nghiệm)

1. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra khi dẫn lượng dư khí H2S sục qua

dung dịch (có pH = 0,5) chứa các ion Ag+, Ba2+, Cu2+, Fe3+, Ni2+ .

2. Có dung dịch Nitrat của Mg2+, Ba2+, Al3+, Cr3+, Co2+, Ag+, Hg2+ (dung dịch 1)

a. Thêm dung dịch NaCl vào dung dịch 1 đến khi kết tủa hoàn toàn. Lọc kết

tủa A còn lại dung dịch 2

b. Rửa kết tủa A bằng nước rồi cho tác dụng tiếp với dung dịch NH3 6M .

Page 30: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

c. Đun cách thuỷ tới nóng dung dịch 2, thêm vào đó NH4Cl rắn rồi thêm tiếp

NH3 6M tới pH = 9,0.

d. Cho kết tủa thu được ở (c) tác dụng với NaOH 2M có một ít dung dịch

H2O2

Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

* Ta thấy học sinh được tập trung suy nghĩ vào các biểu hiện của hành vi

thực nghiệm và các bước của thực nghiệm.

a. Các phương trình :

Ag+ + Cl- = AgCl

Hg22+ + 2Cl- = Hg2Cl2

b. Dung dịch NH3 6M có tính kiềm nên hoà tan 1 kết tủa và chuyển hoá 1

kết tủa

AgCl + 2NH3 --> [Ag(NH3)2]+ + Cl-

Hg2Cl2 + 2NH3 -> Hg + HgNH2Cl2 + NH4+ + Cl-

c. Với dung dịch (2) sẽ có phản ứng :

Al3+ + 3NH3 + 3H2O = Al(OH)3 + 3NH4+

Cr3+ + 3NH3 + 3H2O = Cr(OH)3 + 3NH4+

d. Các kết tủa này đều lưỡng tính nên tan

Al(OH)3 + OH- = Al(OH)4-

Cr(OH)3 + OH- = Cr(OH)4-

Do Cr 3+ còn có tính khử (mà Al3+ không có) nên có phản ứng với H2O2

2Cr(OH)4- + 3H2O2 = 2CrO4

2- + OH- + 5H2O

2. Nhiều bài thi có nội dung thực tế trong thiên nhiên và về môi trường

sống :

Ví dụ : Bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 1997 có câu:

Page 31: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Ở tầng trên của khí quyển có lớp ozon làm lá chắn bảo vệ trái đất khỏi tác

hại của tia cực tím (do mặt trời rọi xuống) nhờ duy trì cân bằng hoá học

h

O3 ===== O2 + O

Gần đây cân bằng này bị phá vỡ, là 1 trong những hiểm hoạ về môi trường

trên trái đất. Một trong các nguyên nhân là con người thải vào khí quyển 1

lượng NO đáng kể và Clo (do Clo - Flo cacbon từ các máy lạnh thoát vào không

khí do phản ứng

h

CF2Cl2 -------> CF2Cl + Cl

Các khí NO và Cl làm xúc tác cho quá trình biến đổi O3 thành O2. Hãy viết

phương trình phản ứng riêng rẽ và tổng cộng để chứng minh vai trò xúc tác của

Cl & NO.

* Rõ ràng câu hỏi mang tính chất hiểu biết thực tế về môi trường sống mặc

dù câu trả lời chỉ có vài phương trình.

O3 + NO --> O2 + NO2 O3 + Cl --> O2 + ClO

NO2 + O --> O2 + NO ClO + O --> O2 + Cl

----------------------------- ----------------------------

NO Cl

O3 + O -----> 2O2 O3 + O ------> 2O2

. Bên cạnh đó, các đề thi OLIMPIC Quốc tế ở những năm gần đây (1997;

1998) có nội dung rất thực tế và đi sâu về :

- Những hiện tượng trong tự nhiên.

- Những hoá chất có nhiều ứng dụng trong đời sống.

- Cấu trúc của các chất vô cơ và hữu cơ.

Ví dụ : Đề thi OLIMPIC Quốc tế ở Montreal tháng 7/1997 29

Page 32: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

a. Hợp chất X là 1 đường ba (Tri - Saccarit) có chủ yếu trong các thức ăn

làm từ hạt bông ......

b. Theo giáo sư Monila ở Viện công nghệ Massachusetts đoạt giải Noben

Hoá học năm 1995 vì công trình nghiên cứu Hoá học về khí quyển (phản ứng

tạo mưa axit ) ....

c. Các nhà Hoá học của Công ty Merck Frosst ở Canada ở Motreal đã phát

triển được một dược phẩm rất có triển vọng và hiệu quả để trị bệnh suyễn...

d. Phương pháp tinh chế Platin và Paladi (sơ đồ tái chế để thu Platin cung

cấp cho thị trường thế giới)...

3. Bài thi thường có nội dung về Hóa phóng xạ và những tính toán được

sử dụng trong thực hành hoá học 29,30

Ví dụ1 : Uran trong thiên nhiên chứa 99,28% U238 (Có thời gian bán huỷ là

4,5.109 năm) & 0,72% U235 (Có thời gian bán huỷ là 7,1.108năm). Tính tốc độ

phân rã mỗi đồng vị trên trong 10 gam U3O8 mới điều chế.(Bài thi năm 1997)

Tốc độ phân huỷ hạt nhân tính theo phương trình V = .N

( là hằng số tốc độ ; N là tổng số hạt nhân phóng xạ ở thời điểm xét)

0,6931

= -----------

T1/2

Số mol U3O8 trong 10 gam 1,19.10-2

Số hạt nhân U tổng cộng = 1,19.10-2 . 6,02.1023.3 = 2,15.1022

Gồm : 99,28% ~ 2,13.1022 U238

0,72% ~ 1,55.1020 U235

2,13.1022.0,6931

Vậy V (U238) = ------------------------- = 1,04.105 hạt nhân/giây

4,5.109 . 3,16 . 107

1,55 . 1020 . 0,6931

Page 33: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

V (U235) = ----------------------------- = 4,76 . 104 hạt nhân/giây

7,1 . 108 . 3,16 . 107

Ví dụ 2: Đề thi OLIMPIC Quốc tế ở Melbourne - Australia tháng 7 năm 1998.

1- a/ Dùng Pb - 210 để định tuổi các sự kiện lịch sử ...

b/ Tách hạt nhân phóng xạ để dùng trong y học hạt nhân .

2. Tách vàng trong đá Aluminosilicata ....

3. 8 bước sau mô tả phương pháp phân tích 1 mẫu hợp kim chứa cả thiếc và

chì....

4. Trong phần Hóa Hữu cơ và Vô cơ đi sâu về cấu trúc : 27,30

Trong đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia hoá 12 năm 1998 ta thấy có một

câu (Bài 1 phần 2) có nội dung sau:

Viết công thức cấu trúc các đồng phân của:

a) C3H3Cl b) ClCH = (C = )n CHCl với n = 1,2,3

Hay trong đề thi Olimpic quốc tế ở Australia năm 1998 cũng đề cập tới:

Cấu trúc không gian ba chiều của các phân tử đa vòng thường có thể giải thích

dựa trên sự giảm sức căng góc .....

I. 2. Một số đề thi Hoá Quốc gia Australia các năm 1996 - 1997 - 1998

cũng thể hiện rõ điều trên (Ví dụ ở trang 32)

I.3. Mặt khác các đề thi OLIMPIC Quốc tế về Hoá học thường có những

tờ phiếu làm bài theo một mẫu chung giúp cho học sinh làm bài rất ngắn gọn

thậm chí trả lời nhiều câu hỏi chỉ cần đánh dấu (mang tính Test). Nội dung trả

lời bắt buộc phải ngắn gọn, trọng tâm và chất lượng. Việc chấm bài cũng rất

thuận lợi, cân đối. (Ví dụ ở trang 33-34)

Page 34: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi
Page 35: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi
Page 36: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

I. 4 .Một só vấn đề lý thuyết cần đề cập đến cho viêc bồi dưỡng đội

tuyển học sinh giỏi dự thi Olimpic Hóa học quốc tế:40

(Trích tài liệu của Hội Giảng dạy Hóa học Việt nam )

Page 37: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

A. Về Hóa Vô cơ: ( Giáo sư Hoàng Nhâm đề nghị )

1. LÝ THUYẾT ĐẠI CƯƠNG :

-Tinh thể

- Dung dịch. Tính tan của các chất.

-Tích số tan.

-Định luật về chất khí.

-Phản ứng axit-bazơ. Hằng số axit.Chuẩn độ axit-bazơ. Chất chỉ thị . pH và

pH kế.

-Thế Oxihóa-Khử. Dãy điện hóa . Phản ứng Oxihóa-khử . Sức điện động

và cân bằng hóa học.

-Năng lượng : năng lượng liên kết ,nhiệt phản ứng,nhiệt tạo thành,nhiệt đốt

cháy,nhiệt hoà tan,năng lượng mạng lưới tinh thể.

II. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ :

- Hiện tượng phóng xạ.Đồng vị phóng xạ. Độ phóng xạ.Sự phân rã ,,.

Phản ứng hạt nhân.

III. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC :

a)Phi kim :-Cần xét thêm :

-Các axit và muối của :HOCl,HClO2,HClO3,HClO4.

-Hợp chất giữa Halogen và giả Halogen...

-Các oxiaxit của Lưuhuỳnh và Muối của: H2S2O3, H2SO5, H2S2O8,

H2S2O4...

-Các Nitrua kim loại, HNO2, N2H4, H2N2O2, HN3...

-Các bua kim loại,Cacbonyl kim loại...

- Các hợp chất : HCN, HSCN...

Page 38: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

b) Kim loại : Cần xét thêm :

- Sn,Pb,Sb,Bi,Cr,Mn,Fe,Co ,Ni,Cu,Ag,Au,Zn,Hg... Chú ý xét kỹ phản ứng

của Cation kim loại

c) Chú ý nhiều đến ứng dụng thực tế ,những vật liệu và đối tượng thường

gặp trong đời sống hàng ngày.

IV. HÓA HỌC PHỨC CHÁT:

Định nghĩa .Cấu tạo của phức chất. Hằng số tạo phức. Phức chất Spin

thấp,phức chất Spin cao.Từ tính và màu sắc của phức chất. Phức chất .

B. Về Hóa Hữu cơ: ( Giáo sư Trần Quốc Sơn đề nghị )

I.THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ :

-Các thao tác và kỹ năng cơ bản.

-Thực hành tổng hợp hữu cơ.

-Thực hành phân tích nhóm chức hữu cơ.

-Các bài thực hành theo tài liệu chuẩn bị thi.

II. LÝ THUYẾT HÓA HỌC HỮU CƠ :

a) Một số vấn đề đại cương :

-Danh pháp hữu cơ.

-Cấu trúc không gian và đồng phân lập thể.

-Hiệu ứng cấu trúc.

-Quan hệ giữa cấu trúc và một số tính chất.

-Ứng dụng của một số phương pháp hóa lý trong khảo sát hợp chất hữu cơ

-Lý thuyết về phản ứng hữu cơ.

b)Phản ứng của Hydrocacbon :

-Các phản ứng thế.

-Các phản ứng cộng

-Các phản ứng tách

Page 39: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

-Các phản ứng oxihóa.

c)Phản ứng của các Dẫn xuất Hydrocacbon:

- Phản ứng của Dẫn xuất Halogen,Ancol,Phenol,Ete...

- Phản ứng của Andehyt,Xeton,axit và dẫn xuất...

- Khái niệm và Phản ứng của dẫn xuất của axit cacbonic.

- Phản ứng của Hợp chất cơ nguyên tố.

- Phản ứng của Hợp chất chứa Nitro.

d) Một số vấn đề Hóa Sinh học:

- Hóa học và Sinh hóa Gluxit.

- Hóa học và Sinh hóa Lipit.

- Hóa học và Sinh hóa Protit.

- Axit Nucleic.

- Vitamin,Enzim,Homon.

e) Một số vấn đề khác:

- Tổng hợp hữu cơ.

-Dị vòng và Ancaloit.

-Tecpen.

- Hợp chất chứa Lưu huỳnh.v.v...

C. Về Hóa Lý: ( GS -TS Quách Đăng Triều , PGS - PTS Trần Thành Huế và

PGS - PTS Vũ Ngọc Ban đề nghị )

Cân bằng hóa học :

1. Mô hình động lực học về cân bằng hóa học. Cân bằng hóa học được

biểu diễn theo:

1. Nồng độ tương đối

Page 40: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

2. áp suất riêng phần tương đối

2. Mối liên hệ giữa hằng số cấn bằng của các khí lý tưởng được biểu thị

theo các cách khác nhau (nồng độ, áp suất, phân số mol).

3. Quan hệ giữa hằng số cân bằng với (năng lượng Gibbs chuẩn).

Cân bằng ION:

1. Thuyến Arêniuxơ về axit - bazơ (arrhenius)

1. Thuyết Bronxtet - Laory (Broensted - Lowry); các axit - bazơ liên hợp.

1. Định nghĩa pH

1. Tính số ion của nước

1. Quan hệ giữa Ka và Kb của axit - bazơ liên hợp

1. Sự thủy phân của các muối

1. Tích số tan - định nghĩa

1. Tính độ tan (trong nước) từ tính số tan

1. Tính pH của một axit yếu từ Ka

2. Tính pH của dung dịch HCl

2. Tính pH của các axit

2. Định nghĩa hệ số hoạt động

3. Định nghĩa lực ion

4. Công thức Đơbai-Hucken (Debye-Hueckel)

Cân bằng điện cực

1. Sức điện động (định nghĩa)

1. Các điện cực loại một

1. Thế điện cực tiêu chuẩn

2. Phương trình Necxơ (Nernst)

2. Các điện cực loại hai

3. Quan hệ giữa G với sức điện động

Page 41: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Động học về phản ứng động thể

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

1. Phương trình tốc độ

1. Hằng số tốc độ

2. Bậc phản ứng

Các phản ứng bậc nhất

2. Phương trình động học (sự phụ thuộc của nồng độ vào thời gian)

2. Thời gian / chu kỳ bán hủy

2. Liên hệ giữa chu kỳ bán hủy với hàng số tốc độ

2. Bước xác định tốc độ

2. Phân tử số

2. Phương trình Arêniuxơ (Arrhenius), năng lượng hoạt động hóa (định

nghĩa)

2. Tính hằng số tốc độ cho phản ứng bậc nhất

3. Tính hằng số tốc độ cho phản ứng bậc hai, bậc ba

3. Tính năng lượng họat động hóa từ số liệu thực nghiệm

3. Các khái niệm cơ bản của thuyết va chạm

3. Các khái niệm cơ bản của thuyết trạng thái chuyển tiếp.

3. Phản ứng thuận nghịch, nối tiếp và song song.

Nhiệt động học

2. Hệ và môi trường của hệ

2. Năng lượng, nhiệt và công

2. Liên hệ giữa entanpi và năng lượng

Page 42: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

2. Nhiệt dung (định nghĩa)

3. Sự khác nhau giữa Cp và Cv

2. Định luật Hec-xơ (Hess)

3. Chu trình Bócnơ - Habơ (Born-Haber) cho các hợp chất ion

3. Năng lượng mạng lưới - các sự tính gần đúng (chẳng hạn phương trình

Kapuchinski (Kapustinski)

2. Dùng entanpi sinh tiêu chuẩn

2. Nhiệt hòa tan và nhiệt pha loãng

2. Năng lượng liên kết : Định nghĩa và sử dụng.

Nguyên lý thứ hai:

2. Entropy - định nghĩa (Q/T)

2. Entropy và độ trật tự

3. Biểu thức S = k ln w

2. Biểu thức G = H - TS

2. G c và chiều hướng thay đổi

Các hệ pha

1. Định luật của khí lý tưởng

3. Định luật chất khí của VanđecVan (Van der Waals)

1. Định nghĩa về áp suất riêng phần

2. Sự phụ thuộc nhiệt độ của áp suất hơi của chất lỏng

3. Phương trình Claudiuxơ - Claperen (Claudius - Clapeyron) đọc giản đồ

pha:

2. Điểm ba

3. Nhiệt độ tới hạn

Page 43: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

hệ lỏng - hơi

3. Giản đồ

3. Hệ lí tưởng và không lý tưởng

3. Dùng sự cất phân đoạn

2. Định luật Henry, định luật Raun (Raoult)

3. Sự lệch khỏi định luật Raun

2. Định luật về tăng điểm sôi (hay sự tăng phí điểm)

2. Sự hạ băng điểm và việc xác định khối lượng phân tử

2. áp suất thẩm thấu

3. Hệ số phân bố

2. Sự chiết dung môi

2. Các nguyên tắc cơ sở của sắc kí

Hóa lý thuyết

2. Các số lượng tử n, l, ml,

2. Các mức năng lượng của H (công thức)

2. Hình dạng các opitan - P

3. Hình lập thể obitan - d

giản đồ obitan phân tử (MO) của

3. Phân tử H2; các phân tử N2, O2

3. Bậc liên kết trong O2, O2+ , O2

-

3. Phương pháp MO-Hucken cho các hợp chất vòng

2. Các axit và bazơ Liuxơ (Lewis)

3. Các axit Liuxơ mạnh, yếu

2. Các electron độc thân và tính thuận từ

Page 44: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

3. Bình phương hàm sóng và xác suất

3. Sự hiểu về phương trình Srôđingơ đơn giản nhất

CẤU TẠO CHẤT

Cấu hình electron :

1. Các nhóm chính

2. Kim loại chuyển tiếp

3. Họ Lantanôic và actinôic

1. Nguyên lý ngoại trừ Pauli

1. Quy tắc Hund

Các tính chất có liên hệ với bảng HTTH

1. Độ âm điện

2. ái lực electron

2. Năng lượng ion hóa thứ nhất

1. Kích thước nguyên tử

2. Kích thước ion

1. Sự oxi hóa cao nhất

Cấu trúc

3. Các kim loại

3. Cấu trúc tinh thể ion

3. Cấu trúc các bộ phận tử đơn giản có nguyên tử trung tâm, sự vượt quá

quy tắc bất tử (octet)

Các đồng vị:

1. Tính số nucleon

Page 45: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

1. Sự phân rã phóng xạ

2. Phản ứng hạt nhân ( , , , notrino)

(các vấn đề cấu tạo hợp chất hữu cơ được đề cập trong phần Hóa Hữu cơ)

Các phương pháp công cụ xác định cấu trúc:

phổ UV - VIS : (tử ngoại)

3. Tính hiệu đặc trưng của các hợp chất vòng, của nhóm mang màu khối

phổ: Xác định được.

3. ion phân tử

3. Các phần (mảnh) có sự trợ giúp của bảng chỉ dẫn

3. Sự phân bố các đồng vị điển hình.

phổ IR (hồng ngoại)

3. Giải thích việc dùng bảng tần số nhóm

3. Nhận ra các liên kết hiđro

3. Phổ Raman

NMR (Cộng hưởng từ hạt nhân)

3. Giải thích phổ đơn giản (như phổ của etanol)

3. Tương tác spin-spin

3. Hằng số tương tác

3. Xác định dẫn xuất thế o- và p- của benzen

3. 13C - NMR (cộng hưởng từ hạt nhân cacbon - 13)

Page 46: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Tia X

3. Định luật Bragơ

3. Giản đồ mật độ electron

3. Số phối trí

3. Tế bào đơn vị

Cấu trúc của :

3. NaCl; CsCl;

3. Phần đóng kín ( 2 loại)

3. Xác định hằng số Avogađro từ các số liệu tia X

Phân cực kế

3. Tính các góc quay đặc biệt

II. ĐẶC TRƯNG CỦA DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC(CƠ BẢN) HIỆN NAY Ở

CÁC BẬC HỌC NÓI CHUNG VÀ BẬC PHỔ THÔNG NÓI RIÊNG :

1. Gắn liền với thực nghiệm :

Hóa học vẫn là khoa học thực nghiệm. Trong thời đại khoa học kỹ thuật

phát triển như vũ bão hiện nay, thực nghiệm Hóa học có những nét chủ yếu sau:

* Có thêm các phương tiện hiện đại. Các kết quả thực nghiệm nhờ các

phương tiện hiện đại như phổ hồng ngoại, tử ngoại, cộng hưởng từ hạt nhân,

khối phổ, sắc kí... thu được, đã trở thành tư liệu học tập và nội dung các đề nghị

Olimpic Hóa học phổ thông [2]. Ngoài ra còn có sự vi tính hóa.

Page 47: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

* Sự mini hóa thể hiện trong việc dùng các lượng chất rất ít (cỡ vài phần

mười mililít hay microgam), với các dụng cụ rất nhỏ.

* Sự thực hóa các đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn một trong hai đề thi

thực nghiệm của Olimpic Hóa học lần thứ 29 (thi ngày 13 tháng 7 năm 1997) là

định lượng Canxi, Mage trong nước đóng chai bằng EDTA. [3]

2. Cơ sở lý thuyết vững vàng :

Cơ sở lý thuyết thể hiện ở các quy luật định tính, định lượng [4] để giải

thích kết quả thực nghiệm và phần nào đó hướng dẫn thực nghiệm. Các quy luật

đó là nội dung ở mức độ đại cương các định luật nhiệt động lực hóa học, động

hóa học, điện hóa học, hóa học lượng tử, phân tích định tính, định lượng, mối

liên hệ giữa cấu tạo với tính chất, cơ chế phản ứng,... Nội dung các quy luật đó

được thể hiện trong các bài tập chuẩn bị hay trong đề thi chính thức của

Olimpic Hóa học quốc tế ở hai mức độ.

Mức 1: Các quy luật đó được hỏi riêng

Mức 2: Vận dụng đan xen vào các bài có thêm nội dung hóa học nguyên

tố hay Hóa học hữu cơ.

Hai số liệu sau đây minh họa thực tế đó:

- Trong 8 bài thi lý thuyết (làm trong 5 giờ) của Olimpic Hóa học quốc tế

lần thứ 29 tại Canada (thi ngày 15/7/1997) [3] có 4 bài ở mức 1, 4 bài ở mức 2.

- Trong 25 bài tập hướng dẫn chuẩn bị cho kỳ thi Olimpic Hóa học quốc

tế lần thứ 30 tại Australia (dự kiến từ 4 đến 15 tháng 7 năm 1998) [2c] có 11 bài

mức 1; 14 bài mức 2.

Page 48: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Sự có cơ sở lý thuyết vững vàng trong giảng dạy và học tập Hóa học-

ngay cả bậc phổ thông - là kết quả tất yếu của sự phát triển nội tại của khoa học

Hóa học trong suốt chiều dài hình thành và phát triển của nó.

3. Gắn liền với các vấn đề công nghệ, môi trường, kinh tế xã hội, phòng

chống AIDS,...

Đặc điểm này thể hiện ở chỗ nội dung, phương pháp nghiên cứu Hóa học

phải bắt nguồn từ thực tế. Việc phải thí nghiệm ở mức vi lượng vì tiết kiệm

(kinh tế), vì chống ô nhiễm môi trường; đối tượng làm thí nghiệm phải là có

thực như nước đóng chai thì kết quả thu được mới có ý nghĩa thực tế. Các vấn

đề toàn cầu như lỗ thủng tầng ozon, mưa axit, điều chế và sử dụng dược phẩm,

khai thác quặng, năng lượng hạt nhân,... đều có trong nội dung các bài tập

chuẩn bị cũng như các đề thi.

Đặc điểm này xuất phát từ bản chất của khoa học Hóa học: Hóa học có

mặt ở mọi nơi, mọi lúc.

4. Sự vi tính hóa.

Đặc điểm này thể hiện phần nào trong các nội dung bài tập chuẩn bị, bài

thi và phần nào đó trong cách (hay phương pháp) làm bài thi dưới dạng trắc

nghiệm khách quan.

5. Phương pháp khoa học

Đặc điểm này thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhiều mức độ. Điều chúng ta

muốn hướng tới là thông qua nội dung để dạy phưong pháp học tập, phương

pháp nghiên cứu mà cốt lõi là tự lực cá nhân vươn lên đóng góp ở mức nhiều

nhất có thể được, cho xã hội cho đất nước.

Page 49: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

(Có thể rút ra một số đặc điểm của học sinh Việt Nam qua các kỳ thi quốc

gia và bước đầu dự thi I. Ch. O, đặc điểm quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất là

các em tự vươn lên, tự vượt được chính mình ở thời điểm cần thiết.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT HIỆN HỌC SINH CÓ NĂNG LỰC TRỞ

THÀNH HỌC SINH GIỎI HOÁ HỌC :

II.1.Làm rõ mức độ nắm vững một cách đầy đủ chính xác của kiến thức,

kỹ năng,kỹ xảo theo tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình và sách

giáo khoa.Muốn vậy phải kiểm tra học sinh ở nhiều phần của chương

trình,kiểm tra cả kiến thức lý thuyết ,bài tập và thực hành.

Có thể linh hoạt, thay đổi một vài phần trong chương trình, nhằm mục

đích đo khả năng tiếp thu của mỗi học sinh trong lớp và giảng dạy lý thuyết

là một quá trình trang bị cho học sinh vốn kiến thức tối thiểu (phần cứng)

trên cơ sở đó mới phát hiện được năng lực sẵn có của một vài học sinh

thông qua các câu hỏi củng cố, nghiên cứu, các lời phát biểu và các bài

luyện tập (phần mềm)...

II.2 . Làm rõ trình độ nhận thức và mức độ tư duy của từng học sinh

bằng nhiều biện pháp và nhiều tình huống .Ví dụ: - Tạo ra nhiều tình huống

(cái bẫy) về lý thuyết và thực nghiệm để đo mức độ tư duy của từng học

sinh.Đặc biệt đánh giá khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt,sáng

tạo.

Cần chú ý đến logic chương trình và để phát hiện năng lực của học sinh cần

đề cập các học thuyết, định luật cơ bản sâu sắc ngay từ đầu.

- Định luật bảo toàn khối lượng luôn được nhắc tới thông qua phản ứng hoá

học.

- Định luật thành phần không đổi được vận dụng liên tục mỗi khi dạy một

hợp chất mới. Định nghĩa nguyên tử nguyên tố bằng các kiến thức thực nghiệm

(có thể bỏ hẳn định nghĩa cũ này ngay từ lớp 8)

Page 50: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

- Giảng dạy về oxy- hydro cần kết hợp với kiến thức về không khí về môi

trường. Điều này chương trình học của một số nước tiên tiến đã đề cập rõ ràng,

như tài liệu của Australia chia kiến thức thành nhiều lĩnh vực thực tế : đất,

nước, không khí, lửa ...

- Dạy cấu tạo nguyên tử ngay ở lớp dưới và khái niệm Obital được hình

thành và vận dụng không chỉ trong giới hạn các chất vô cơ mà còn sang một số

hợp chất hữu cơ thông dụng.

- Dạy về thuyết cấu tạo hoá học, cần đề cập cả :

+ Các loại công thức biểu diễn cấu trúc phân tử (công thức Fise, phối

cảnh...)

+ Cấu hình, cấu dạng

+ Đồng phân hình học, đồng phân quang học, cấu dạng.

+ Các hiệu ứng không gian ..v.v

Bởi lẽ về hình học không gian học sinh được học từ lớp 7

II.3 . Soạn thảo và Lựa chọn một số bài luyện tập đáp ứng hai yêu cầu

trên đây để phát hiện học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi Hóa học.

Bài luyện tập phát hiện Năng lực tiếp thu kiến thức:

Bài 1. Một số phản ứng xảy ra nhờ nguyên tử hay một số phản ứng xảy ra tạo ra

nguyên tử như : 37

FeCl3 + H ---> FeCl2 + HCl

Fe + HCl

C6H5 - NO2 + 6H ------------> C6H5 - NH2 + 2H2O

Cl2 + H2O ----> 2HCl + O

NaClO -----> NaCl + O

Page 51: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Cần phải hướng vào điểm chốt là :

- Vì sao phản ứng không xảy ra nếu thay bằng phân tử?

- Vì sao nước Clo và nước Javen lại có tính oxy hoá mạnh?

- Liti là kim loại kém hoạt động nhất trong các kim loại kiềm nhưng chỉ có

Liti là tác dụng trực tiếp với N2 và cacbon (phản ứng xảy ra ở tO thường)

Từ đó dẫn đến khái quát : Nguyên tử bao giờ cũng hoạt động hoá học hơn

phân tử vì cần phải tốn một năng lượng để phá vỡ liên kết phân tử --> nguyên

tử, mà nếu năng lượng này không được phản ứng bù lại thì phản ứng không xảy

ra được. Tất nhiên có nhiều trường hợp năng lượng đó được bù lại bởi phản ứng

thì phản ứng vẫn xảy ra. Khi đó học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi sẽ

phải tìm hiểu tiếp các giá trị năng lượng liên kết và nhiệt tạo thành của phản

ứng để đi đến kết luận phản ứng có xảy ra không? Đó là điều kiện để học sinh

nghiên cứu về khả năng nhiệt động của phản ứng và giải thích được do bán kính

Ion Li+ nhỏ hơn rất nhiều so với bán kính các Ion Kim loại kiềm khác nên năng

lượng mạng lưới của hợp chất Li3N tạo thành rất lớn.

H298 (KJ.mol-1) của Li3N = -318 >> so với của Na3N = -151

Bài 2. * Al2O3 là oxit lưỡng tính tan được cả trong dung dịch axit và bazơ kiềm,

còn SiO2 là oxit axit tan được trong dung dịch kiềm nóng.

Nhưng : - Nung đến 1000OC Al2O3 trở nên trơ với dung dịch axit và kiềm?

- SiO2 có thể tan trong axit yếu HF mà không tan được trong các

axit mạnh khác?

* HNO3 oxi hoá được nhiều kim loại kể cả kim loại hoạt động kém Hiđro

(trừ Vàng và Platin).

Nhưng : - Khi có mặt Ion Cl- thì HNO3 sẽ oxi hoá được Au và Pt

- Khi có mặt CN- thì kể cả Oxi cũng oxi hoá được Au.

Học sinh có năng lực giỏi hoá sẽ phải nghĩ đến cấu trúc phân tử và Ion của

các chất này hoặc sản phẩm tạo thành.

Page 52: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Điều kiện để đọc, để tiếp xúc và nghiên cứu và biết được :

- Do ở 1000OC Al2O3 chuyển sang dạng có cấu trúc bền vững.

- Do sự tạo thành các anion [SiF6]2-, [AuCl4]

-, [PtCl6]2-, [Au(CN)2]- mà trong

cấu trúc có liên kết nguyên tử bền vững trong anion .v.v..

Bài 3. Trong phòng thí nghiệm Hoá thường điều chế Cl2 bằng cách cho KMnO4

tác dụng với dung dịch HCl đặc. Nếu thay bằng dung dịch HCl 10-4 M thì có

điều chế được Cl2 nữa không ? Vì sao ?

Cách 1 : Coi nồng độ các chất = 1 (đktc) tính pH < 1,59

[H+] > 10- 1,59 Với [H+] = 10-4 < 10-1,59 thì phản ứng không xảy ra.

Cách 2 : Vận dụng các kiến thức liên quan đã được tiếp thu

- Đối với HCl đặc

2MnO4- + 16 H+ + 10e 2 Mn2+ + 8H2O

Thế của bán phản ứng là

0,059 [Mn2+]

E = E0MnO4-

Mn2+ - lg ---------------

5 [MnO4-][H+]8

Thay nồng độ các chất = 1 (đktc) T = 2980K

thì E = E0 E0 MnO4-

Mn2+ = 1,51 > E0 Cl2 2Cl- = 1,359

nên phản ứng tự xảy ra

- Khi nồng độ H+ = 10-4M . Tính tương tự cho

0,059

E MnO4- Mn2+ = 1,51 + --------- lg 10-32 = 1,132 < 1,359

Page 53: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

5

nên phản ứng không xảy ra và không có Cl2

Bài 4a. Cho 1 kim loại A tác dụng với 1 dung dịch nước của muối B. Có hiện

tượng gì xảy ra? Có những phản ứng nào có thể xảy ra ? Viết phương trình phản

ứng?

Buộc học sinh phải thể hiện khả năng tư duy của mình để xét các trường hợp: :

- Kim loại mới bám lên kim loại A

- Dung dịch đổi màu từ vàng (Fe3+) --> xanh (Cu2+)

- Dung dịch mất màu vàng (Fe3+)

- Không có hiện tượng gì

- Có một chất khí (H2)

- Có một chất khí (H2) vừa có kết tủa trắng (BaSO4) lẫn xanh Cu(OH)2

- Có 2 khí (H2 và NH3)

- Có khí và có kết tủa keo trắng Al(OH)3 rồi tan hết khi dư A.

- Có khí và có chất lỏng tạo ra phân thành 2 lớp (C2H5NH2)

- Có khí và có kết tủa (BaSO4) và chất lỏng tạo ra phân thành 2 lớp

Bài 4b.: Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch nước của 2 muối tác dụng

với nhau.( suy luận tương tự trên )

Bài 5.:. Có thể tạo ra axetan dehyt từ axetylen bằng phương pháp trực tiếp hoặc

qua 2, 3, 4 giai đoạn phản ứng theo các cách.

Hãy đề nghị một sơ đồ biểu diễn các cách biến đổi trên ?

Học sinh có năng lực tư duy phải tổng hợp toàn bộ các kiến thức đã học, tìm

đường đi và phương trình phản ứng phải chính xác. Bài luyện tập này phát hiện

năng lực phân tích tổng hợp và suy diễn của học sinh. Vừa phải nhớ được các

phản ứng biểu diễn tính chất của C2H2, vừa phải nhớ được các phản ứng điều

Page 54: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

chế CH3CHO và một số phản ứng của các chất trung gian rồi liên hệ vơí nhau.

Kết thúc học sinh nào tìm được nhiều cách nhất và đủ cách là có đủ năng lực mà

ta đang tìm.

C2H6 C2H5Cl C2H5OH

CH3- COO- CH = CH2

CH2 = CH - Cl

C2H2 CH3 - CH = O

CH3 - CHCl2

C2H4 C2H5OH

C2H4 C2H4Cl2 C2H4(OH)2

Bài luyện tập phát hiện khả năng suy luận logic,lập luận ( biện luận)

Bài 6.: Cho biết A, B, C, D, E là các hợp chất của Na cho A lần lượt tác dụng

với dung dịch B, C thu được các khí tương ứng X, Y. Cho D, E lần lượt tác

dụng với H2O thu được các khí tương ứng Z, J. Biết X, Y, Z là các khí thông

thường và chúng tác dụng với nhau từng đôi một. Tỷ khối của X so với Z bằng

tỷ khối của Y so với T và bằng 2. Xác định các chất và viết các phản ứng xảy

ra?

Các khí thông thường là : N2, O2, H2, SO2, CO2, NO2, NO, NH3, H2S, CH4 ,

Cl2.

Page 55: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Tìm được các cặp khí có tỷ khối gấp 2 lần nhau là O2(32) và SO2(64)

NH3(17) và H2S (34)

Suy ra X và Y là SO2 và H2S

Z và T là O2 và NH3

vì thế A là NaHSO4 và B là NaHSO3 (hoặc Na2SO3)

C là NaHS (hoặc Na2S)

D là Na2O2

E là NaNH2 (hay NaN3)

X, Y, Z, J tác dụng với nhau từng đôi một :

SO2 + H2S ->

SO2 + O2 ->

SO2 + NH3 + H2O

H2S + O2 ->

H2S + NH3 ->

NH3 + O2 ->

Bài 7: . Có 6 chai ga (Chất khí ở t0 thường) là đồng phân của C4H8 đều bị mất

nhãn và được dãn nhãn từ A đến F. Hãy xác định hoá chất mỗi chai biết rằng :

- A, C, B và D làm nhạt màu Br2 nhanh chóng (ngay cả trong bóng tối), trong

khi E và F không làm nhạt màu Br2.

- Các sản phẩm của B và C với Br2 là đồng phân lập thể của nhau.

- A, B, C đều cho sản phẩm giống hệt nhau khi phản ứng với H2 xúc tác Pd .

- E có điểm sôi cao hơn F và C có điểm sôi cao hơn B. 41

Trước hết phải yêu cầu học sinh viết đủ 6 đồng phân của C4H8.

Đó là : 1 Buten

Cis - 2 Buten & Trans - 2 Buten

Metyl Propen

Page 56: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Xiclo Butan

và Metyl Xiclo Propan

- C4H8 làm nhạt màu Br2 phải có liên kết kép, còn không làm nhạt màu Br2 chỉ

có liên kết đơn.

Vậy A, B, C, D là 4 Anken, còn E, F là 2 xyclo ankan

- Hydro Cacbon có điểm sôi cao hơn do có momen lưỡng cực.

Metylxiclo Propan có momen lưỡng cực nó là E . Còn Momen lưỡng cực

của XicloButan = 0 nó là F.

- Muốn tạo cùng sản phẩm khi Hidro hoá thì chất ban đầu phải có cấu trúc

tương tự nhau, chỉ khác nhau ở vị trí liên kết đôi A, B, C là 1-Buten và 2-

Buten . Suy ra D là Metyl Propen.

- 2 đồng phân hình học thì khi cộng Br2 dễ tạo ra đồng phân lập thể của nhau.

Ví dụ : Cis - 2 Buten tạo dạng meso của 2, 3 Dibrom Propan

Trans - 2 Buten tạo đồng phân đối hình R,R và S,S tương ứng của 2, 3 di Brom

Propan

Vậy B và C là Cis - 2 Buten và Trans - 2 Buten

Suy ra A là 1 - Buten

- Do Trans - 2 Buten có momen lưỡng cực triệt tiêu nên điểm sôi thấp hơn

C là Cis- 2 Buten , B là Trans - 2 Buten .

Bài 8: Sơ đồ :

A B C

P P P P

X Y Z

Thoả mãn 2 chất vô cơ và 1 chất hữu cơ. Tìm các chất đó?

Page 57: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Cho phép phát hiện được khả năng tìm nhanh và hợp lý các chất thoả mãn

sơ đồ, mà đều là những chất đơn giản trong chương trình (CaCO3, NaCl,

C2H5OH).

. Bài luyện tập để phát hiện khả năng kiểm chứng :

Bài 9a: Chất rắn A là kim loại hoặc là một trong các chất MnO2, KMnO4,

K2Cr2O7, CaOCl2, khi hoà tan 15 gam A và dung dịch HCl thì tạo ra 8,4 lít đơn

chất khí B bay ra (đktc)

a. Hãy chứng minh rằng B không thể là Cl2

b. Xác định A

MnO2 + 4H+ + 2Cl- --> Mn2+ + Cl2 + 2H2O

2MnO4- + 16H+ + 10Cl- --> 2Mn2+ + 5Cl2 + 8H2O

Cr2O72- + 14H+ + 6Cl- --> 2Cr3+ + 3Cl2 + 7H2O

OCl22- + 2H+ --> Cl2+ H2O

Từ các phản ứng trên để thu được 8,4 lít Cl2 (0.375 mol)

thì cần 0,125 số mol A 0,375

23,7g mA 47,6 gam

Điều này trái giả thiết mA = 15. Vậy B không thể là Cl2

Bài 9b: 27

* Dùng 94,96ml H2SO4 5% (D = 1,035g/ml) vừa đủ tác dụng hết với 2,8g

chất X, thu được muối Y và chất Z

- X, Y, Z có thể là những chất nào ? Giải thích cụ thể và viết phương trình

minh hoạ.

- Nếu sau phản ứng thu được 7,60g muối Y thì lượng chất Z thu được=?

Biết X có thể là 1 trong các chất : CaO, MgO, NaOH, KOH, Zn, Fe.

Page 58: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

. Bài luyện tập để phát hiện năng lực lao động sáng tạo, luôn tìm con

đường đi đến kết quả là con đường ngắn nhất :

Bài 10: Hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ rồi cô cạn

thì nhận được m1 gam muối khan. Cùng lượng hỗn hợp tác dụng với dung dịch

H2SO4 vùa đủ rồi cô cạn dung dịch thì nhận được m2 gam muối khan. Tính tổng

số mol 2 kim loại kiềm

* Nếu m2 = 1,1807m, thì 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau là nguyên tố nào?

* Với m1 + m2 = 90,5. Tính lượng hỗn hợp đầu và lượng kết tủa tạo ra từ

(m1 + m2) gam muối tác dụng với dung dịch BaCl2 dư42

2R + 2HCl --> 2RCl + H2

2R + H2SO4 --> R2SO4 + H2

Con đường ngắn nhất là coi 2RCl ~ R2Cl2 sẽ nhận thấy m2 > m1 do lượng

gốc SO4 = 96 > lượng gốc Cl2 = 71

m2 - m1 m2 - m1

Suy ra tổng số mol 2 muối sunfat = --------------- = ------------

96 - 71 25

m2 - m1

và Tổng số mol 2 kim loại kiềm = -------------

12,5

0,1807m1

với m2 = 1,1807 m1 thì số mol 2 muối = -------------

25

1,1807m1 x. 25

và KLPTTB 2 muối sunfat = --------------------- = 163,35

0,1807m1

163,35 - 96

KLNTTB 2 kim loại kiềm = ------------------- = 33,675

2

Đó là Na = 23 và K = 39

Ghép : m2 = 1,1809m1 m1 = 41,5

Page 59: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

m1 + m2 = 90,5 => m2 = 49 => Số mol muối = 0,3

=> lượng 2 kim loại kiềm = 49 - 0,3. 96 = 20,2gam

Ba2+ + SO42- => BaSO4 lượng kết tủa = 0,3 x 233 = 69,9 gam

0,3 0,3

Bài luyện tập để phát hiện năng lực đặc tả :

Bài 11: Dung dịch H2O của Na2HPO4 và NaH2PO4 có độ pH ở khoảng nào so

với 7 ?

Sự điện ly HPO42- + H2O PO4

3- + H3O+ có KA1 = 10 -12

Sự thuỷ phân HPO42- + H2O H2PO4

- + OH-

gồm HPO42- + H+ H2PO- có K = 107,13

H2O H+ + OH- có KW = 10-14

----------------------------------------------

Ktp = 10-6,83

Do Ktp = 10-6,83 > KA1 = 10-12 nên sự thủy phân xảy ra, tạo OH- và pH>7

Còn sự điện ly H2PO4- + H2O HPO4

2- + H3O+ có KA2 = 10-7,13

Sự thuỷ phân H2PO4- + H2O H3PO4 + OH-

Gồm : H2PO4- + H+ H3PO4 pK = -1,96

H2O H+ + OH- pKW = 14

--------------------------------------------------

pKtp = 12,04

Do KA2 = 10-7,13 > Ktp = 10-12,04 nên sự điện ly axit xảy ra, tạo H+ và pH<7

Bài thực hành để phát hiện năng lực thực hành : trong khuôn khổ phòng

thí nghiệm ở trường THPT chúng tôi tiến hành một số thí nghiệm trong giờ sau

đây.

Page 60: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Bài 12a:. Định tính : Yêu cầu phân biệt các dung dịch :

- HCl, NaOH, Na2CO3, Na2SO4, NaCl, NaNO3

- Các dung dịch NaCl, MgCl2, AlCl3, ZnCl2, FeCl2, CuCl2

- Các oxyt Na2O, CaO. Al2O3, MgO

- Rượu etylic, Glucozơ, Glyxerin, Giấm ăn.

Bài 12b: Định lượng : a) Yêu cầu điều chế dung dịch NaOH nồng độ

0,25M từ NaOH viên.

b) Xác định đồng và bari trong hỗn hợp Cloma.

Học sinh phải tự đề nghị các hoá chất và dụng cụ cần đề nghị các bước tiến

hành. Giáo viên kiểm tra kỹ các dụng cụ và hoá chất. Kiểm tra và xây dựng cho

học sinh từng bước tiến hành. Sau đó vừa hướng dẫn vừa quan sát, vừa vấn đáp,

giúp học sinh thảo luận -> giải thích -> kết luận qua các hiện tượng xảy ra. Qua

đó có thể phát hiện được những học sinh có năng lực thực hành thí nghiệm.

IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH

GIỎI HOÁ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG :

1 Huấn luyện cho học sinh có tư duy hoá học trên cơ sở bồi dưỡng

năng lực tư duy nói chung, yêu cầu học sinh giỏi hoá phải nắm vững những

qui luật cơ bản trong Hoá học, những Lý thuyết chủ đạo và Định luật cơ bản

trong hoá học đã được đề cập tới ngay từ những năm đầu tiên tiếp xúc với Hoá

học. Trong thực tế ,đa số học sinh tuy đã được học về Lý thuyết chủ đạo và

Định luật cơ bản trong Hoá học nhưng không thấy hết tác dụng của chúng,

không được rèn luyện về đường lối tư duy và cũng không tự phát triển được

năng lực tư duy của mình. Phần lớn các bài luyện tập trong những năm gần đây

có thiên hướng chú ý nhiều về kỹ năng đại số trong toán học nên làm thui chột

Page 61: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

đi những kỹ năng tư duy Hoá học và làm tốn nhiều thời gian học tập của học

sinh.

Ví dụ : Bài 13 Phân đạm A có 46,67% Nitơ. Đốt 1,8gam A cần 1,008 dm3 O2

(đkc) nhận được CO2 + H2O + N2 trong đó VCO2 : VH2O = 1 : 2 (cùng điều

kiện) .Tìm công thức A gọi tên (biết công thức nguyên trùng với công thức

dạng đơn giản nhất). 43

Phương pháp thông thường là học sinh sử dụng ẩn đặt công thức CxHyOz

và lập các phương trình đại số để giải.

Thực ra đường lối tư duy cơ bản phải là tìm số mol từng nguyên tố để xác

định tỉ số : nC : nH : nO : nN

Dựa vào Định luật bảo toàn khối lượng để tìm Tổng khối lượng ( CO2 + H2O ) ,

m ( CO2 + H2O ) = mA + mO2 - mN2

từ tổng khối lượng và tỉ số mol tính được lượng CO2,lượng H2O riêng phần

suy ra nC & nH , đồng thời tính được nO .

Từ tỷ số mol bốn nguyên tố Công thức A.

2 Huấn luyện cho học sinh biết dựa vào bản chất hoá học của các hiện

tượng khi quan sát, nhận xét, khi lập luận và giải quyết, khi phân tích và chọn

lời giải ngắn gọn logic.

Ví dụ : Bài 14 Một hỗn hợp lỏng gồm Rượu etylic và 2 Hydrocacbon đồng

đẳng kế tiếp nhau. Nếu cho 1/2 hỗn hợp bay hơi có thể tích bằng thể tích của

1,32 gam CO2 (cùng điều kiện). Khi đốt hết 1/2 hỗn hợp cần 6,552 dm3 O2

(đkc) cho sản phẩm cháy qua H2SO4 đặc rồi đến dung dịch Ba(OH)2 dư. Kết

quả lượng H2SO4 đặc tăng 3,915g và ở dung dịch Ba(OH)2 dư có 36,9375 gam

kết tủa tách ra . Tìm công thức Hydrocacbon và tính thành phần % hỗn hợp.42

Page 62: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Cách giải chung mà học sinh (kể cả học sinh lớp chuyên) đều làm là đặt

ẩn , lập hệ phương trình để giải hoặc là từ lượng O2 = 0,2925 mol

CO2 = 0,1875 mol

H2O = 0,2175 mol

và số mol hỗn hợp = 0,03

Tính: Số mol C2H5OH = (0,1875 x 2) + 0,2175 - (0,2925 x 2) = 0,0075

Số mol 2 Hydrocacbon = 0,03 - 0,0075 = 0,0225

0,1875 - 2 x 0,0075

Số CTB của 2 HydroCacbon = -------------------------- = 7,66

0,0225

(0,2175 - 3 x 0,0075) x 2

và số HTB của 2 HydroCacbon = ------------------------------- = 17,3

0,0225

hoặc 2 HydroCacbon cháy tạo ra CO2 = 0,1875 - 2 x 0,0075 = 0,1725 mol

H2O = 0,2175 - 3 x 0,0075 = 0,1950 mol

H2O 0,195

do tỷ lệ ------- = ----------- > 1 nên 2 Hydrocacbon là AnKan

CO2 0,1725

với CTB = 7,66 thì 2 Ankan kế tiếp nhau là C7H16 và C8H18

Mặc nhiên cách giải chung này phải sử dụng cả CO2 , O2 , H2O mà không hề

tính tới khả năng có thể tính được H2O từ CO2 , O2 (tức là lượng H2O cho có

thể thừa)

Vì thế nếu bỏ lượng H2O trong bài luyện tập này thì học sinh sẽ bí ngay

và giải rất khó khăn kể cả sử dụng các phương trình đại số.

Vậy biện pháp bồi dưỡng lối tư duy trong trường hợp này là hướng dẫn

cho học sinh nhận xét :

O2

- Phản ứng cháy của C2H5OH có tỉ số mol ------- = 1,5

Page 63: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

CO2

- Từ các phương trình

3n + 1

CnH2n+2 + ----------- O2 nCO2 + (n+1) H2O

2

3n

CnH2n + ---- O2 nCO2 + n H2O

2

Nếu tỉ số mol chung O2/CO2 > 1,5 thì 2 HydroCacbon phải thuộc loại Ankan.

Thật vậy

O2 0,2925

------ = --------- = 1,56 > 1,5

CO2 0,1875

Suy ra số mol 2 Hydrocacbon = [0,2925 - (0,1875 x 1,5)] x 2 = 0,0225

Số mol C2H5OH = 0,0075

và số mol H2O tính được (theo oxi)

= 0,0075 + (0,2925 x 2) - (0,1875 x 2) = 0,2175

Từ đó suy ra công thức 2 HydroCacbon bằng số CTB

3 Tập cho học sinh từng bước và hiểu rằng nếu vấn đề chưa đủ các dữ

kiện thông tin thì phải xét nhiều khả năng, nhiều trường hợp (biện luận).

Ví dụ: Bài 15 Phân biệt các dung dịch sau : Na2CO3 , Ba(HCO3)2 ,

HCl , Na2SO4

- Bằng phản ứng hoá học?

- Bằng 1 thuốc thử ?

Page 64: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

- Không dùng thuốc thử ngoài ?

Với 3 mức độ câu hỏi khác nhau : sẽ huấn luyện dần học sinh năng lực tự

tư duy (từ thuốc thử tự chọn đến thuốc thử hạn chế) thậm chí câu hỏi không

dùng thuốc thử ngoài cũng gợi ý học sinh về 2 cách làm : hoặc là nhận ra

Ba(HCO3)2 bằng cách đun nóng, rồi dùng nó làm thuốc thử. Hoặc là đổ 1 dung

dịch bất kỳ vào 3 dung dịch còn lại (lập bảng xét) sẽ cho các hiện tượng khác

nhau.

4 Huấn luyện cho học sinh biết phán đoán( quy nạp ,diễn dịch loại suy...)

một cách độc đáo,sáng tạo,do đó giúp cho học sinh hoàn thành bài làm

nhanh hơn, ngắn gọn hơn

Ví dụ Bài 16: a/ Vì sao nước Clo có chứa HCl còn nước Brom và nước

Iod thì không chứa HBr và HI ?

b/Cho Cl2 dư sục vào 2 dung dịch KI và KBr . Cho biết màu sắc của mỗi

dung dịch biến đổi thế nào ?Giải thích ?

c/. Cho Cl2 sục vào dung dịch KI , có thể thu được 4 sản phẩm (trong đó có

1 đơn chất) còn cho Cl2 sục vào dung dịch KBr chỉ thu được 2 sản phẩm. giải

thích?

Trong bài luyện tập này, có thể tiến hành dạng lý thuyết hay thực hành

đều được, nhưng học sinh phải nắm được qui luật phản ứng và mức độ tính

oxihoá của các Halogen thậm chí còn phải biết cách dùng Thế khử chuẩn của

các cặp OxH- khử để giải thích.

Cụ thể :

- Dung dịch KI sẽ có xuất hiện màu nâu tím rồi dần trở thành không màu

do phản ứng :

Cl2 + 2 KI 2KCl + I2 (màu tím)

Page 65: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

5Cl2 + I2 + 6 H2O 2HIO3 + 10 HCl

(không màu)

- Đối với dung dịch KBr chỉ có phản ứng :

Cl2 + 2 KBr 2 KCl + Br2 (nâu)

Không có phản ứng Cl2 + Br2 + H2O do Thế khử chuẩn

EO = 1,195 < EO = 1,36 < EO = 1,52

Bài 17: . Quy nạp : Xét về cấu trúc phân tử và lai hoá :

* Các cặp electron hoá trị (định chỗ) xung quanh mỗi nguyên tử đều mang

điện tích âm nên có hiệu ứng đẩy lẫn nhau.

Vì vậy để phân tử đạt tới thế năng thấp nhất thì các cặp electron có khuynh

hướng phân bố xa nhau tới mức tối đa.

- Nếu nguyên tử có 2 cặp electron hóa trị -> Cấu trúc thẳng bền nhất

- Nếu nguyên tử có 3 cặp electron hoá trị ---> Cấu trúc tam giác phẳng bền

nhất

- Nếu nguyên tử có 4 cặp electron hoá trị ---> Cấu trúc tứ diện bền nhất

Khi trong phân tử có liên kết kép đôi hay ba cũng chỉ tính như một cặp electron

hoá trị .

* Kiểu lai hóa được xác định bởi tính đối xứng của điện trường trong phân

tử tác dụng lên electron hóa trị . Do đó phụ thuộc vào cấu trúc hình học của

phân tử, nghĩa là phụ thuộc vào các cặp electron liên kết & cặp electron tự do

của nguyên tử.

- Nếu xung quanh nguyên tử có 2 cặp electron hoá trị ---> lai hoá SP

- Nếu xung quanh nguyên tử có 3 cặp electron hoá trị ---> lai hoá SP2

- Nếu xung quanh nguyên tử có 4 cặp electron hoá trị ---> lai hoá SP3

Page 66: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Vận dụng cho bài thi học sinh giỏi quốc gia tháng 3 năm 1997

Cho biết kiểu lai hoá các nguyên tử trong các chất sau :

Cl - CH2 - CH = O , CH2 = CH - C N , CH2 = C = O

Theo quy nạp trên thì :

SP3 SP2 SP2 SP2 SP2 SP SP

Cl - CH2 - CH = O CH2 = CH - C N

SP2 SP SP2

CH2 = C = O

5. Huấn luyện học sinh biết tự đọc và có kỹ năng đọc sách ,tài liệu(xem

mục lục, chọn phần cần đọc,gạch chân những phần trọng tâm .... và đọc đi

đọc lại nhiều lần) học sinh giỏi phải đọc càng nhiều mới tăng được lượng và

chất trong vốn kiến thức của mình. Có đọc nhiều mới nảy sinh nhiều tình

huống có vấn đề và học sinh giỏi sẽ không bằng lòng với những tình huống

chưa được giải quyết.

Ví dụ : Nhờ đọc nhiều,học sinh sẽ có thêm kiến thức về các hiện tượng tự

nhiên và các chất trong tự nhiên mà các đề thi vào đội dự tuyển quốc tế và đề thi

Olimpic quốc tế thường đề cập tới,như:-Mưa axit,lỗ thủng tầng ozon,làm sạch

nước thải...

-Nước đóng chai bằng EDTA

-Các phương pháp phân tích bằng phổ (hồng ngoại

,tử ngoại,cộng hưởng từ hạt nhân,sắc kí,phổ khối...

-Các loại thuốc y học: cồnASA,VitaminA-B-

C&cách điều chế ...

Page 67: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

-Cấu trúc bậc trong sự hình thành chuỗi polypeptit

nhờ các liên kết peptit ,hình thành cấu trúc xoắn với các liên kết hydro giữa

N-H và C=O...

IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CHO HỌC SINH GIỎI

HOÁ HỌC :

IV .1. Tổ chức Hoạt động của học sinh giỏi :

- Tổ chức hội thảo.

- Tham quan ngoại khoá.

- Giới thiệu tài liệu.

- Thi tuyển chọn và xếp loại.

- Xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên 3 buổi /tuần

- Tổ chức đọc tài liệu, nghiên cứu các vấn đề có trọng tâm được giáo viên

nêu ra.

- Tổ chức thảo luận trong học sinh và giải đáp thắc mắc.

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên, có giới hạn thời gian, giới hạn lưu

lượng bài làm.

Sau mỗi bài kiểm tra có phân tích năng lực nhận thức của từng bài, phân

tích nguyên nhân các thiếu sót và hạn chế trong bài làm.

- Cho học sinh làm quen dần với loại hình kiểm tra kiểu Test và tiến hành

tăng dần.

- Động viên và khuyến khích học sinh có hiểu biết về tin học và thành thạo

về ngoại ngữ.

-Tổ chức đưa học sinh vào các Phòng thí nghiệm của Bệnh viện,Nhà

máy(hóa chất ,bia , thuỷ tinh...) để học thực hành về Hóa sinh, Hóa công nghệ...

Page 68: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

IV .2. Tổ chức Hoạt động của các giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh

giỏi :

Một giáo viên dạy thiếu trách nhiệm, hời hợt, không chuẩn, thiếu sự chuẩn bị chu

đáo thì không thể phát hiện được học sinh có năng khiếu, có năng lực trở thành học

sinh giỏi. Học sinh giỏi không được trang bị đầy đủ logic các kiến thức các

phương pháp cơ bản,thực tế thì cũng khó mà thể hiện chất tư duy của bản thân.

Vì vậy:

1. Khi truyền thụ tri thức mới (lý thuyết)

- Đầy đủ, chính xác theo tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và sách

giáo khoa.

- Khai thác nhằm khắc sâu kiến thức trọng tâm, làm cho học sinh hiểu sâu,

nhớ lâu, vận dụng tốt.

- Trình bày mẫu mực có logic.

- Vừa giảng, vừa luyện và giải quyết tốt các diễn biến, tình huống xảy ra

trong giờ học.

* Đặc biệt chú ý khi giảng dạy khái niệm mới phải theo hai con đường: quy

nạp - suy diễn và hai hoạt động logic : Định nghĩa và phân chia khái niệm.

Thông thường : nhận dạng khái niệm, thể hiện khái niệm và sắp xếp khái

niệm mới vào hệ thống khái niệm đã có 3 liên hệ vận dụng.

2. Khi luyện tập :

- Chữa hết các bài tập cho trước về nhà.

- Chọn và đưa ra hợp lý một hệ thống bài tập mới phù hợp và sát đối tượng.

- Đơn giản hoá các vấn đề phức tạp và tránh phức tạp hoá.

- Con đường đi đến kết quả phải ngắn gọn, độc đáo, hợp lý, dễ hiểu. Bài

giải mẫu mực logic chặt chẽ.

Page 69: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

- Tạo ra nhiều tình huống (cái bẫy) về lý thuyết và thực nghiệm để đo mức

độ tư duy của từng học sinh.

- Luôn tiểu kết, tổng kết và khắc sâu trọng tâm.

3. Khi ôn tập :

- Không thể coi đơn thuần là việc nhắc lại tri thức đã học.

- Cần tìm ra những phương pháp đơn giản và tổng quát để hệ thống hoá tri

thức cho học sinh.

- Bổ sung những câu hỏi và bài tập có tính chất tổng hợp giúp cho học sinh

thấy mối liên quan giữa các phần tri thức và tầm quan trọng của những điểm

chốt, trọng tâm tri thức đã học.

- Quan trọng là : Giảm cường độ làm việc của giáo viên dùng phương pháp

có hiệu quả để tăng cường độ làm việc của học sinh, tăng sự suy nghĩ, đầu tư

cho mỗi học sinh, giáo viên thực chất sẽ trở thành người hướng dẫn phong cách

làm việc, đường lối suy nghĩ cho học sinh.

4. Khi tập huấn tập trung cho đội tuyển :

- Lên chương trình và thời gian cho học sinh được tập huấn dài ngày, trong

chương trình xếp đặt rõ các vấn đề cụ thể cần tập huấn cho học sinh kèm theo

thời gian hợp lý cho từng phần.

- Phân công các giáo viên trong tổ quản lý và hướng dẫn cho học sinh.

- Mời một số giáo viên trường bạn tham gia vào chương trình tập huấn học

sinh.

- Mời một số Thày giáo - Giáo sư, tiến sĩ ở các trường đại học, Viện hoá

học, Viện khoa học giáo dục... một số chuyên viên giỏi ở các nhà máy hoá chất,

ngành công nghiệp và môi trường. Tuỳ lĩnh vực kiến thức mà giới thiệu và tập

Page 70: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

huấn cho học sinh về các kiến thức tầm cao, các hiện tượng thực tế, các công

trình nghiên cứu và các quy trình sản xuất có liên quan đến tri thức hoá học.

- Liên tục sưu tầm và cập nhật những tài liệu mới nhất về các lĩnh vực có

liên quan đến hoá học, về các chất hoá học được sử dụng cho đời sống con

người và phát triển công nghiệp, nông nghiệp. Cập nhật những đề thì về hoá,

các báo cáo khoa học về hoá học, các tài liệu nghiên cứu về lý luận đổi mới

phương pháp giảng dạy.

5. Tạo mối quan hệ tốt với một số cơ quan, một số ngành, cấp để tranh

thủ được sự ủng hộ đối với đội tuyển học sinh giỏi hoá trong việc tham quan

học tập, thực tế.

Cần liên hệ trực tiếp với Phòng thí nghiệm của các Viện nghiên cứu, các

Trường đại học ở trung ương hoặc tại địa phương nhằm tận dụng được sự hỗ trợ

của cơ sở đó cho việc tập huấn học sinh giỏi.

Ví dụ : Vận dụng chương trình tích hợp ,có thể mời một số giáo viên các bộ

môn Vật lý hỗ trợ cho một số bài giảng về Hóa lý hay một số giáo viên bộ môn

Sinh vật hỗ trợ cho một số bài giảng về Hoá sinh.

6. Việc huy động kinh tế giúp cho việc bồi dưỡng, thù lao những cá nhân

đã giúp đõ học sinh tập huấn và nâng cao trình độ kiến thức,ngoài huy động

trong phụ huynh học sinh (việc này có giới hạn và có mức độ) còn phải tận

dụng sự ủng hộ của trường, Sở giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt là vận động

một số cơ quan đoàn thể, Hội hay cá nhân phụ huynh học sinh có hảo tâm

giúp cho phong trào học sinh giỏi tốt hơn.

7. Cần học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp ở tỉnh khác: như ở

Thanh Hóa &Quảng Ninh đã đầu tư giáo viên và học sinh ngay từ lớp 9,

Page 71: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

thậm chí còn tách riêng những học sinh giỏi có khả năng đạt giải ngay từ lớp

10 để rèn luyện kỹ hơn.

V. MỘT SỐ BÀI LUYỆN TẬP HÓA HỌC ĐƯỢC CHỌN LỌC ĐỂ

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI :

Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số bài luyện tập có thể phục vụ cho một

hay đồng thời một số yêu cầu nêu ra trong 5 biện pháp đã trình bày ở mục III

của chương này.

Bài 18: Cho 60 gam bột Fe trộn với 30 gam bột lưu huỳnh đun nóng không

có Không khí thu được chất rắn A.

Hoà tan A bằng axit HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V

dm3 O2 (đkc). Viết các phương trình phản ứng xảy ra (biết các phản ứng hoàn

toàn). Tính V

Fe + S --> FeS

FeS + 2HCl --> FeCl2 + H2S

Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2

H2S + 3/2O2 --> SO2 + H2O

Page 72: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

H2 + 1/2O2 --> H2O

60 30

Số mol Fe = ------- > Số mol S = --------- nên Fe dư

56 32

Coi S = a mol và Fe dư = b mol

30 60

Theo phương trình Ta có : a = ------ và a + b = -------

32 56

3a b a + b 30 30 330

Số mol O2 = ----- + ---- = a + -------- = ----- + ---- = ------ (mol)

2 2 2 32 56 224

330

Vậy VO2 (đkc) = 22,4 x -------- = 33dm3

224

Bài 19: Hỗn hợp A chứa Sắt và Kim loại M có hóa trị không đổi. Đem chia

đôi 38,4g A và cho 1 phần tan hết trong dung dịch HCl --> 8,96 lít H2

(đkc)

Phần thứ 2 cho tác dụng hết với Cl2 thì dùng hết 12,32 lít (đkc)

Xác định M và % lượng A

Fe + 2HCl ==> FeCl2 + H2

M + nHCl --> MCln + n/2H2

Fe + 3/2Cl2 --> FeCl3

M + n/2 Cl2 --> MCln

Nhận xét số mol Cl2 = 0,55 lớn hơn số mol H2 = 0,4 là do một phần lượng

Cl2 tác dụng với Fe --> FeCl3

Suy ra số mol Fe = (0,55- 0,4)2 = 0,3 (trong 1/2 A)

Suy ra số mol M = (0,4 - 0,3) 2/n = 0,2/n

38,4

Lượng M = ------- - 0,3 x 56 = 2,4g (trong 1/2A)

Page 73: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

2

2,4n

=> M = -------- = 12n thích hợp với n = 2 M = 24 là Mg

0,2

Bài 20:. 1,36 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tan trong 400ml CuSO4 sau phản

ứng hoàn toàn lọc được chất rắn A nặng 1,84g và dung dịch B. Thêm NaOH dư

vào B và sục không khí đi qua tách ra 1 kết tủa, nung kết tủa đến lượng không

đổi cân nặng 1,2g. Tìm nồng độ mol CuSO4 và % lượng Fe, Mg.

Mg + Cu2+ --> Mg2+ + Cu

Fe + Cu2+ --> Fe2+ + Cu

Mg2+ + 2OH- --> Mg(OH)2

Fe2+ + 2OH- - Fe (OH )2

tO

4Fe(OH)2 + O2 --> 2Fe2O3 + 4H2O

tO

Mg(OH)2 ---> MgO + H2O

Biện luận : - Nếu 1,84g có Mg thì Fe chưa phản ứng , khi đó lượng Mg

phản ứng tồn tại trong 1,2g chất rắn (MgO) và tính = 1,2 : 40 = 0,03 mol . Đồng

thời,cũng tính được lượng Mg phản ứng từ độ tăng khối lượng kim loại là:

(1,84 - 1,36) : ( 64 - 24 ) = 0,12 mol ( mâu thuẫn với trên )

- Nếu 1,84g A không có Fe thì toàn bộ lượng Mg và Fe tồn tại

trong oxyt ----> lượng oxyt > 1,36g (trái giả thiết)

Vậy 1,84gA gồm Cu và Fe dư

Với 2 ẩn Mg = x và Fe phản ứng = y là số mol

Dùng độ tăng khối lượng ta có phương trình :

(64 - 24)x + (64 - 56)y = 1,84 - 1,36 40x + 8y = 0,48

Page 74: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

hay 5x + y = 0,06

Ghép với 40x + 80y = 1,2 Cho x = 0,01 Mg = 0,24g

y = 0,01 Fe = 1,12g

0,01 + 0,01

Cmol (CuSO4) = --------------------- = 0,05M

0,4

Bài 21:.. Tính C% của H2SO4, biết lấy 1 lượng dung dịch này cho tác dụng

hết với hợp kim Na - Mg dư thì lượng H2 bằng 4,5% lượng dung dịch đem thí

nghiệm.

Cái bẫy ở bài tập này là : phần lớn học sinh đều chỉ coi H2 thoát ra là do phản

ứng của H2SO4 với hai kim loại.Vì thế khi tính toán đều cho kết quả sai.

Coi lượng dung dịch H2SO4 = 100g

2Na + H2SO4 => Na2SO4 + H2

Mg + H2SO4 --> MgSO4 + H2

2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2

H2 là tổng hyđro của H2SO4 và H2O trong dung dịch = 4,5gam

Coi lượng H2SO4 = x gam thì H2O = 100 - x (g)

trong đó H2SO4 giải phóng 2H,còn H2O giải phóng 1H

ta có phương trình

x 100 - x

----- . 2 + ---------- = 4,5 ----> x = 30 ~ 30%

98 18

Bài 22:.. Hỗn hợp A gồm Mg và Fe có tỷ lệ mMg : mFe = 5 : 3

Hỗn hợp B gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 có số mol FeO = Fe2O3

Hòa tan B bằng axit HCl dư, thêm tiếp A đến khi mất màu vàng của Ion Fe3+ thì

thu được dung dịch C và có V lít H2 (đkc) . Cho dung dịch C tác dụng hết với

dung dịch NaOH dư và lọc kết tủa tách ra đem nung trong không khí đến lượng

Page 75: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

không đổi thì thu được chất rắn D. Biết lượng H2 trong V lít trên tác dụng vừa

đủ với chất rắn D khi nung nóng.

a. Viết phương trình phản ứng

b. Trộn A và B ta được E. Tính % lượng Mg và Fe trong E. 42

FeO + 2 H+ --> Fe 2+ + H2O

Fe2O3 + 6 H+ --> 2Fe 3+ + 3H2O

Fe3O4 + 8 H+ --> 2Fe 3+ +Fe2+ + 4H2O

Mg + 2H+ --> Mg2+ + H2

Fe + 2H+ --> Fe2+ + H2

Fe + 2Fe3+ --> 3Fe2+

Fe2+ + 2OH- --> Fe(OH)2

Mg2+ + 2OH- --> Mg(OH)2

tO

Mg(OH)2 -----> MgO + H2O

tO

4Fe(OH)2+ O2 -----> 2Fe2O3 + 4H2O

tO

Fe2O3 + 3H2 -----> 2Fe + 3H2O

V lít

Hướng dẫn cho thấy theo định luật bảo toàn khối lượng

2FeO ---> Fe2O3 Nếu coi số mol FeO = Fe2O3 = x

Fe2O3 ---> Fe2O3 và Fe3O4 = y

2Fe2O4 ---> 3Fe2O3 Mg : Fe = (5 : 24) : (3 : 56) = 35 : 9

2Fe ---> Fe2O3 = 35a mol : 9a mol

mB = 232 (x + y)

x 3y 9a 3(x+y) + 9a

Page 76: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

thì Fe2O3 = ------ + x + --------- + ------ = ---------------- (mol )

2 2 2 2

Trong khi đó H2 (trong V lít) = 35a + 9a - (x+y)

= 44a - (x + y) ( mol )

3(x +y) + 9a

Từ phương trình cuối cho : ------------------ x 3 = 44a - (x+y)

2

61a

hay x + y = ----------

11

61a

và mE = mA + mB = (24 x 35a) + (56 x 9a) + 232 x ------ = 2630,54a

11

840

% lượng Mg = ---------- x 100% = 31,93%

2630,5

504

% lượng Fe = ----------- x 100% = 19,16%

2630,5

Bài 23:.

Khi đốt cháy hoàn toàn a mol một chất hữu cơ A mạch hở chứa C,H,O cho

số mol CO2 = số mol H2O = 0,6. Khi cho a mol A tác dụng với Na thì giải

phóng b mol H2 còn khi cho a mol A tác dụng với H2 (Ni, tO) thì cần 2b mol H2

và thu

được chất B. Cho chất B này tác dụng với 1 axit hữu cơ no đơn chức (cóH2SO4

đặc) thì thu được chất D. Để phản ứng hết lượng D cần 800ml NaOH 0,5M. Biết

trong A không chứa nhóm chức xeton và este. Viết cấu tạo A (giả thiết các phản

ưngxảy ra hoàn toàn).

Bài luyện tập này thường khó trình bày, vì không rõ công thức tổng quát

của A. Đa số học sinh đều coi công thức ban đầu là CxHyOz rồi tách nhóm

chức ra để viết phương trình phản ứng. Làm như vậy sẽ có nhiều ẩn số và gây

phức tạp hoá.

Page 77: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Vì vậy cần hướng dẫn cho học sinh suy nghĩ về phản ứng cuối. Rõ ràng D

là este tác dụng với 0,4mol NaOH, phản ứng từ A -> B -> D không đổi số mol

và = a (do B tác dụng với axit đơn chức) nên tỷ lệ số mol

NaOH 0,4

---------- = --------- 1

D a

0,4

Có nghĩa là --------- = 1 --> a = 0,4

a

0,4

--------- = 2 --> a = 0,2

a

0,4

--------- = 4 --> a = 0,1 v.v...

a

Nhận thấy :

Nếu a = 0,4 thì số cacbon trong A = 0,6/0,4 = 1,5 (loại)

Nếu a = 0,1 thì số cacbon trong A = 6

và B sẽ là rượu có 4 nhóm OH (hay 4 nguyên tử H linh động)

---> b 0,2 và 2b 0,4

trong khi đó 0,1 mol A cộng được ít nhất 0,4 mol H2 thì A phải có 4 liên kết

đôi hoặc 2 liên kết ba

Phân tử A có 6 nguyên tử Cacbon sẽ không đồng thời tồn tại 4 nhóm OH và

2 liên kết kép như trên.

Khi a < 0,1 --> số nhóm OH tăng

--> số liên kết kép tăng --> hiện tượng không hợp lý sẽ xảy

ra tương tự trên

Page 78: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Vậy hợp lý nhất là a = 0,2 --> số cacbon trong A = 3

----- A có dạng C3H6Ox

Suy ra : phân tử B có 2 nhóm OH hoặc 1 nhóm OH & 1 nhóm COOH

--> Do B tạo ra từ A bởi phản ứng cộng H2 nên A phải có liên kết kép

Với số cacbon = 3 trong A không thể tồn tại đồng thời nhóm -COOH, nhóm

OH và liên kết kép được.

Vì thế B có 2 nhóm OH ==> A có 1 nhóm OH và 1 nhóm CHO

--> b = 0,1 để 2b = 0,2 tỷ lệ cộng 1/1 cho nhóm CHO

Cấu tạo A là : CH3 - CH - CHO hay HO - CH2 - CH2 - CHO

OH

Bài 24:. . Hỗn hợp khí A gồm H2 và 2 ôlefin là đồng đẳng kế tiếp nhau.

Cho 19,04 lít A (đkc) qua bột Ni nóng được hỗn hợp khí B (giả thiết phản ứng

100% và tốc độ phản ứng của 2 olefin như nhau)

Đốt cháy 1/2 B thu được 43,56 gam CO2 và 20,43 gam H2O .

Cho một ít B qua nước Br2 thấy Br2 nhạt màu.

Xác định 2 Olefin và % thể tích A & tỷ khối B/N2

Hướng dẫn cho học sinh nhận xét sau đây thì thấy ngay dữ kiện ở dòng

cuối (làm Br2 nhạt màu) là thừa vì phản ứng đầu tiên có Ni là phản ứng

cộng H2 vào Anken. Lượng C và lượng H của A không đổi bằng lượng C

và H của B.

Vì thế : từ CO2 tính được lượng C của A ~ 1,98 mol

từ H2O tính được lượng H của A ~ 4,54 mol

Do trong A có olefin tỷ lệ C/H = 1/2 (về số mol) nên

4,54 - 2 x 1,98

suy ra H2 trong A = --------------------- = 0,29 mol ~ 34,1%

Page 79: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

2

Olefin trong A = 0,85 - 0,29 = 0,56 mol

1,98

Số CTB = -------- = 3,54 ==> C3H6 và C4H8

0,56

3 198 C3H6 26 ~ 30,6%

-------- ==> ----------- = -------

4 56 C4H8 30 ~ 35,3%

B có lượng = (1,98 x. 12) + (4,54) = 28,3g

28,3

và có số mol = 0,56 nên dB / N2 = ------------ = 1,8

0,56 x.28

Bài 25:. Hỗn hợp A gồm SO2 và CO2 có DO2 = 1,5 bơm thêm vào A một

lượng O2 thu được hỗn hợp khí B có DH2 = 21,71. Nung B một thời gian có xúc

tác V2O5 thu được hỗn hợp khí D có tỷ khối DH2 = 22,35. Tính %VD.

Phương pháp giải ngắn là : MA = 1,5.32 = 48

SO2 = 64 4 SO2 1

48 ==> ------- = ---- (về số mol)

CO2 = 44 16 CO2 4

MB = 21,71 x 2 = 43,42

48 11,42 A 5

43,42 ==> ----- = ---- (về số mol)

32 4,58 O2 2

Tỷ lệ số mol SO2 : CO2 : O2 = 1 : 4 : 2

Phản ứng : 2SO2 + O2 2SO3

2x x 2x (Coi O2 phản ứng là 2x mol)

Số mol D = 7 - x

Khối lượng D = khối lượng B = 48 . 5 + 32 . 2 = 304

26 56 30 56

Page 80: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

304

Theo giả thiết : ------------ = 22,35 . 2 = 44,7 --> x = 0,2

7 - x

Vậy D gồm 1 - 2 x 0,2 = 0,6 mol SO2 ~ 8,82%

0,4 mol SO3 ~ 5,88%

Tổng = 6,8mol 2 - 0,2 = 1,8 mol O2 ~ 26,47%

và 4 mol CO2 ~ 58,83%

Bài 26:. Hãy giải thích tại sao khi C2H5OH tác dụng với HCl đặc ta thu

được Etyl Clorua, còn khi cho tác dụng với HI đặc lại thu được Etan.

Hướng dẫn học sinh lưu ý đến năng lượng liên kết E (KCal/mol)

của HI = 71,2 I - I = 36,1 C - I = 58,5 Cl - Cl = 58

HCl = 107 C - H = 98 C - Cl = 83

Khả năng I : C2H5 - O - H + HCl --> C2H5 - Cl + H2O + Q1 (1)

C2H5 - OH + 2HCl --> C2H6 + H2O + Cl2 + Q2 (2)

Khả năng II : C2H5 - OH + HI --> C2H5 - I + H2O + Q3 (3)

C2H5 - OH + 2HI --> C2H6 + H2O + I2 + Q4 (4)

Các phản ứng luôn xảy ra theo xu hướng giải phóng năng lượng nhiều nhất

Xét I : Q1 - Q2 = (83 - 107) - (98 + 58 - 2 x 107) = 134 > 0

tức là Q1 > Q2 và phản ứng (1)xảy ra mạnh hơn ta thu được C2H5Cl

Xét II : Q3 - Q4 = (58,5 - 71,2) - (98 + 36,1 - 2 x 71,2) = - 4,4 < 0

tức là Q3 < Q4 và phản ứng (4) xảy ra mạnh hơn ta thu được C2H6

Page 81: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Bài 27:.

dung môi là CH3OH

Cho phản ứng CH2 = CH2 + Br2 ------------------------>

Nếu thêm vào hỗn hợp phản ứng NaCl thì thu được sản phẩm nào ? Vận tốc

phản ứng có thay đổi không ?

Nếu thêm vào hỗn hợp phản ứng HCl thì thu được sản phẩm nào ? Vận tốc

phản ứng có thay đổi không ?

* Kiểm tra học sinh về cơ chế của phản ứng cộng :

Có 2 giai đoạn chính là :

* Giai đoạn 1: (là giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng) là Cation tấn công

vào nguyên tử C mang liên kết làm cho nguyên tử C dương hơn - mật độ

electron trong liên kết kép dồn về để giảm bớt điện tích (+) ở nguyên tử C này,

kết quả là nguyên tử C còn lại ở liên kết kép lại dương hơn - tạo điều kiện cho

giai đoạn 2 xảy ra.

* Giai đoạn 2 : Anion tấn công vào phần dương nói trên tạo ra sản phẩm

cộng.

* Đối với thêm NaCl : Br2 -------> Br+ + Br-

Br - Br - CH2 - CH2 -Br

CH2 = CH2 + Br2 ------> CH2 - CH2+ Br - CH2 - CH2 - Cl

Br CH2 - CH2 - OCH3

Br

* Đối với thêm HCl : HCl ---- H+ + Cl-

Khi đó Ion H+ sẽ tấn công trước

Cl -

CH3O-

Cl -

Br -

CH3O-

Page 82: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

CH3 - CH2 - Cl

CH2 = CH2 + H+ -----> CH3 - CH2+ CH3 - CH2 - Br

CH3 - CH2 - O - CH3

Vì giai đoạn 1 quyết định tốc độ phản ứng nên thêm NaCl không làm thay

đổi tốc độ phản ứng, còn thêm HCl (H+) sẽ làm thay đổi đáng kể tốc độ phản

ứng.

Bài 28:. Biện luận cho sơ đồ

KOH HCN

Cl2 X F E

A B HNO2 HNO3

C D

H2O

Hoàn thành sơ đồ trên với công thức cấu tạo biết :

- A gồm 48,6% C ; 8,15%H và còn Oxi về khối lượng

0,74g A phản ứng với Ag2O ----> 1,81g muối Ag

- E gồm 54,54%C ; 9,09% H và còn Oxi về khối lượng

0,22g E tác dụng với Ag2O ---> 1,08g Ag

Bài luyện tập này rèn luyện học sinh phải biện luận :

48,6 43,25

- Tìm A : Tỉ lệ mol C : H : O = ------ : 8,15 : -------- = 3 : 6 : 2

12 16

A có dạng (C3H6O2)k với MA = 74 k

H

Tỉ số ---- = 2

Page 83: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

C Và có oxi , khi phản ứng với Ag2O tạo muối thì A có

tính axit. Sau phản ứng , x nguyên tử Ag sẽ thay thế x nguyên tử H nên muối có

dạng C 3kH 6k - x O2Agx. Với số mol không đổi ta có :

1,81 - 0,74

74k . ---------------- = 0,74 . x = k

108x - x

dẫn đến dạng C 3kH 5k O2Agx hay C 2kH 5k (COOAg)k.

A có công thức C 2k H 5k (COOH)k

với 5k + k 2 x 2k + 2 . Vậy k 1 ---> k =1 (Theo thuyết CTHH)

Công thức A là C2H5COOH

- Tìm E : Tỉ lệ mol C : H : O = 2 : 4 : 1

Công thức E dạng (C2H4O)q với ME = 44 q

Theo giả thiết : E có chức nhóm - CHO

y mol nhóm CHO khi phản ứng Ag2O tạo ra 2y mol Ag

1,08 0,005

nên số mol E = ----------- = -----------

108x2y y

0,005

44q x ---------- = 0,22 ==> y = q ==> CqH3q (CHO)q

y

Theo thuyết cấu tạo hoá học : 3q + q 2 x q + 2 q 1 => q = 1

Công thức E là CH3 - CHO

Bài 29:. Viết cấu tạo các đồng phân thoả mãn công thức C3H4ClBr

Page 84: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Hướng dẫn học sinh : tổng số nguyên tử H + Cl + Br < 2 x số nguyên tử C

cộng 2 => tức là phân tử có liên kết kép hoặc vòng no.

* Mạch C hở :

Dạng 1 : H3C Br

(6 đồng phân) C = C Và 2 đồng phân Cis - Trans nữa

H Cl

(Cis - trans)

Dạng 2 : H CH2Br H CH2Cl H CHClBr

(3 đồng phân) C = C & C = C & C = C

H Cl H Br H H

Dạng 3 : H CH2Br

(4 đồng phân) C = C & 1 đồng phân Cis - Trans nữa

Cl H

(Cis - Trans)

* Mạch vòng no (8 đồng phân)

CH3 H H H Cl Br

H H CH

3 H Cl Br

CH3 Cl H H H Br

H Cl CH

3 H H Br

CH3 H Cl H H Br

CH3 H H Cl H Br

H H CH3 Cl H Br

Cl H CH

3 H H Br

Page 85: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Ngoài ra trong công thức cấu tạo

H CHClBr

C = C

H H

có 1 nguyên tử Cacbon bất đối nên có 2 đồng phân quang học

H H

C2H3 - C Br và Br C - C2H3

Cl Cl

Bài 30:. Có một chất hữu cơ A chỉ chứa 2 nguyên tố X & Y với 160 < MA <170.

Đốt cháy m gam A thu được m gam H2O. A không tác dụng với Br2 (bột Fe) mà

tác dụng với Br2 (ánh sáng) tạo ra 1 dẫn xuất Mono Brom duy nhất. Mặt khác A

tác dụng với dung dịch KMnO4 D tạo ra hợp chất B có chứa Oxi .

a/ Hỏi X,Y là nguyên tố nào? Xác định công thức đơn giản và công thức phân

tử của A.

b/ Xác định công thức cấu tạo A & viết phương trình phản ứng .

c/ Chất B tan trong H2O, đem axit hoá dung dịch thu đựoc tạo ra chất rắn

trắng, đem cô cạn được chất D chứa 2 nguyên tố với tỷ lệ khối lượng 1:1. Xác

định cấu tạo của D.

Vì A là chất hữu cơ nên phải có nguyên tố Cacbon ~ X.

Đốt A tạo ra H2O nên A có chứa Hydro ~ Y. Theo giả thiết :

m m 2m

Số mol H = ------- còn số mol C = ( m - ----- ) : 12 = -------

9 9 27

2m 3m

Tỉ lệ C : H = ------ : ------- = 2 : 3

27 27

Page 86: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Công thức đơn giản A là (C2H3)k với 160 < MA <170 nên 5,9 < K <6,3.

Vậy công thức phân tử A là C12H18.

Phần tư duy cấu trúc có hướng dẫn suy luận

A Không tác dụng Br2 (Fe) => A không chứa liên kết kép mạch hở cũng không

phải là vòng thơm còn nguyên tử Hydro có thể bị thay thế.

A có tác dụng Br2 (ánh sáng) bị oxi hoá --> Hợp chất chứa oxi => A có nhánh

là gốc HydroCacbon no.

Do chỉ tạo 1 dẫn xuất mono brom. Suy ra A có vòng benzen mà nguyên tử H

trên vòng bị thay thế hết và các nhánh (gốc Hydro cacbon) trên vòng rất đối

xứng.

Cấu tạo A

Chất D có mc : mo = 1:1

1 1

nên nc : no = ----- : ----- = 4 : 3 = 12 : 9

12 16

Từ công thức cấu tạo B ta thấy B chuyển thành axit (khi bị axit hoá) rồi khi cô

cạn sẽ tách bớt 3 nguyên tử oxi cùng 6 nguyên tử H tạo 3H2O.

CH3

H3C-

H3C-

CH3

-CH3

-CH3 KOOC-

KOOC-

COOK

-COOK

-COOK

COOK

Page 87: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Suy ra cấu tạo D là :

Bài 31:. Cho 4 chất hữu cơ CH3 - CH2 - CH2 - NH2 (A)

CH = C - C - NH2 (B)

O

N

H (D)

N

(E)

a/ Nêu trạng thái lai hoá của các nguyên tử C, N trong phân tử mỗi chất.

b/ Sắp xếp theo trình tự tăng tính bazơ và giải thích.

Bài luyện tập này nhằm kiểm tra kiếm thức cơ bản về cấu trúc phân tử và

nguyên tử.

Sp3 Sp3 Sp3 Sp3 Sp Sp Sp2 Sp3

Page 88: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

CH3 - CH2 - CH2 - NH2

CH = C - C - NH2

O

đều Sp3

N

H

đều Sp2

N

* Giải thích : - D>E vì nguyên tử N trong D ở trạng thái lai hoá Sp3 nên có độ

âm điện nhỏ hơn nguyên tử N trong E (ở trạng thái lai hoá Sp2) --> cặp đọc

thân ở nguyên tử N trong D dễ cho Proton hơn nên tính Bazơ D>E.

- A>B vì tuy đều là Amin bậc 1 nhưng phần tử B có sự liên hợp - C - NH2 làm

cho tính Bazơ của B giảm. O

- D>A vì D là Amin bậc 2 còn A là Amin bậc 1.

Bài 32: Có 1 số hợp chất dị vòng thơm đơn vòng có chứa 52,9% C ; 5,9%H và

41,2 % N về khối lượng các hợp chất này có tính bazơ.

a. Hãy xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của chúng.

b. Giải thích nguyên nhân tính bazơ và so sánh tính bazơ giữa các chất đó.

c. Nếu Nitro hoá theo tỉ lệ 1 : 1 mỗi chất thì sẽ ưu tiên vào vị trí nào ?

Tỉ lệ C : H : N = 3 : 4 : 2

Vì là hợp chất dị vòng thơm đơn vòng nên công thức phân tử là C3H4N2

Và cấu tạo là : N

N N

Page 89: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

H (A) H (B)

Nguyên nhân : do có sự liên hợp vòng thơm làm cho nguyên tử N trở nên âm

hơn Có tính bazơ.

Vì ở hợp chất A nguyên tử N3 xa nguyên tử N1 nên sự hút e của N3 giảm

Tính Bazơ của A<B

- Nếu mono Nitro hoá thì ở hợp chất A sẽ ưu tiên vào vị trí C5 còn ở hợp chất

B sẽ ưu tiên vào vị trí C4.

Bài 33: Vẽ rõ ràng dạng hình học của Anion PtCl2- và PdCl42- .

Vẽ rõ ràng cấu tạo hoá học lập thể của Pd ( NH3 )Cl 2 và ghi đúng ký hiện hóa

học lập thể của mỗi cấu tạo vừa vẽ.

Cl

Cl Cl

Pt

Cl Cl

Cl

và Cl Cl

Pd

Cl Cl

PtCl62- PdCl4

2-

Pd(NH3)2Cl2

Cl NH3

Pd

Cl NH3

và H3N Cl

Pd

Cl NH3

Cis Trans

Bài 34: 29Phản ứng giữa 24,71 gam Clorua của 1 nguyên tố nhóm chính với

10,90 gam tạo Amoniac tạo ra hỗn hợp sản phẩm gồm 25,68 gam NH4Cl ,

Page 90: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

2,57gam 1 nguyên tố A ở thể rắn và 7,37gam muối Nitrua kết tinh màu vàng

của nguyên tố đó. Phản ứng xảy ra theo phương trình sau :

nAwClx + mNH3 pNH4Cl + qA + rAyNz

( trong đó m, n, p, q, w, x ,y, Hoá học là hệ số phải xác định)

Một mẫu Nitrua trên nỗ mạnh khi đập bằng búa, nhưng khi polime hoá có kiểm

soát bằng cách đun nóng tạo thành 1 chất rắn dạng sợi , màu đỏ - đồng, có khả

năng dẫn điện như kim loại. Cho khối lượng mol nguyên tử.

Cl = 35,453 ; N = 14,007 ; H = 1,008.

a. Hãy xác định A

b. Viết và cân bằng 1 phương trình đầy đủ cho phản ứng giữa muối Clorua với

Amoniac trên.

(Hướng dẫn học sinh để xác định 1 công thức hay 1 nguyên tố cần tìm lượng

cho mỗi nguyên tố đã cho theo định luật thành phần không đổi và định luật bảo

toàn khối lượng)

25, 68

Lượng Clo = ----------- x 35,453 = 17,02 g

53,492

Lượng A = 24,71 - 17,02 = 7,69 g

Lượng A trong AyNz = 7,69 - 2,57 = 5,12 g

Lượng N trong AyNz = 7,37 - 5,12 = 2,25g

25,68

Suy ra trong NH4Cl có ---------- x 14,007 = 6,74g Nitơ

53,492

và 25,68 - 6,74 - 17,02 = 1,92g Hidro

Trong AyNz :

Lượng A Ay 5,12 z

----------- = ------- = ------- A = 31,857 ---

Lượng N 14Z 2,25 y

Page 91: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

y

Biện luận : Nếu --- = 1 A = 32 Lưu huỳnh

z

z

Nếu ---- = 2 A = 64 Đồng (Phải loại vì nhóm B)

y

z 1

Nếu ---- = --- A = 16 Oxi ( loại )

y 2

Hoặc trong AwClx

lượng A Aw 7,69 x

------------ = ---------- = --------- A = 16 ----

Lượng Cl 35,453x 17,02 w

x

Lập luận tương tự cho ----- = 2 hợp lý để A = 32

w

Phương trình : 3SCl2 + 8 NH3 6 NH4Cl + S + S2N2

2S2+ - 2e 2S3+

S2+ + 2e S0

Bài 35: Suy luận phản ứng39

Khi đổ 100gam dung dịch NaHSO4 vào 100 gam dung dịch Na2CO3 thì thu

được 198,9 gam hỗn hợp.

Nếu đổ 100 gam dung dịch Na2CO3 vào 100 gam dung dịch NaHSO4 thì thu

được 197,8 gam hỗn hợp.

Mặt khác khi thêm 50 gam dung dịch NaHSO4 vào 100 gam dung dịch Na2CO3

thì nhận được 150g dung dịch hỗn hợp. Hãy giải thích hiện tượng trên và xác

định nồng độ % của mỗi dung dịch ban đầu.

Phải gợi ý học sinh về phản ứng giữa NaHSO4 và Na2CO3. Nếu lượng dung dịch

không giảm thì tức là không có khí thoát ra. Vì thế phương trình phản ứng

Page 92: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

HSO4- + CO3

2- = SO42- + HCO3

- (1)

HSO4- + HCO3

- = SO42- + CO2 + H2O (2)

2HSO4- + CO3

2- = SO42- + CO2 + H2O (3)

Rõ ràng trường hợp thêm HSO4- vào CO3

2- lúc đầu xảy ra phản ứng (1) . Sau đó

có dư HSO4- mới xảy ra phản ứng (2) nên độ giảm lượng dung dịch nhỏ hơn và

bằng : 100 + 100 - 198,9 = 1,1g CO2 0,025 mol

HSO4- + CO3

2- = SO42- + HCO3

-

a a mol a

HSO4- + HCO3

- = SO42- + CO2 + H2O

0,025 0,025

Toàn bộ HSO4- bằng ( a + 0,025) mol

Khi thêm CO32- vào HSO4

- sẽ xảy ra phản ứng (3) làm cho độ giảm lượng

dung dịch lớn hơn.

100 + 100 - 197,8 = 2,2 g CO2 0,05 mol

2HSO4- + CO3

2- = SO42- + CO2 + H2O (3)

0,1 0,05 0,05

Sở dĩ CO2 không thoát ra thêm nữa là do đã hết HSO4- .

Vậy số mol HSO4- = 0,1

Suy ra số mol CO32- = a = 0,1 - 0,025 = 0,075

Thật vậy trong 100g dung dịch Na2CO3 có 0,075 mol . Còn trong 50 gam

NaHSO4 có 0,05 mol .

Số mol NaHSO4 < số mol Na2CO3 nên phản ứng (1) xảy ra không có dư

NaHSO4 không có khí thoát ra.

0,1 x 120

Page 93: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Vậy C% (NaHSO4) = --------------- x 100% = 12%

100

0,075 x 106

C% (Na2CO3) = ------------------ x 100% = 7,95 %

100

Bài 36: Ở 8200C đối với cân bằng

CaCO3 CaO + CO2 (1) K1 = 0,2

MgCO3 MgO + CO2 (2) K2 = 0,4

Đưa 1 mol CaO và 1 mol MgO và 3 mol CO2 vào 1 xi lanh có thể tích rất lớn và

giữa ở 8200C. Nhờ pittong, hỗn hợp được nén chậm.

Hãy nghiên cứu và vẽ đò thị biểu diễn áp suất P theo thể tích V . Nhận xét các

điểm đặc biệt. 44

Theo giả thuyết : Lúc ban đầu V 0 nên P 0

khi đưa 1 mol CaO , 1 mol MgO và 3 mol CO2 thì phản ứng (1) xaỷ ra theo

chiều nghịch (tạo CaCO3) làm thể tích giảm đến V1 và áp suất P tăng đến K1 =

PCO2. Với PCO2 = 0,2 atm.

3 . 0,082 . 1093

a) . V1 = --------------------- = 1344,4 lít

0,2

b) Khi phản ứng (1) đạt tới trạng thái cân bằng hoá học thì P không đổi

PCO2 = 0,2 còn thể tích tiếp tục giảm đến V2 (ứng với nCO2 = 2)

2 1344

V2 = --- V1 = -------- . 2 = 896 lít

3 3

c).Tiếp tục nén, thể tích giảm đến V3 còn áp suất tăng đến K2 = PCO2 = 0,4 atm .

2 . 0,082 . 1093

V3 = ---------------------- = 448 lít

0,4

Page 94: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

d). Khi phản ứng (2) đạt tới cân bằng hoá học thì P không đổi (PCO2 = 0,4) còn

thể tích tiếp tục giảm đến V4 (ứng với 1 mol CO2)

V3

V4 = ----- = 224 lít

2

e. Sau khi CaO và MgO phản ứng hết mà vẫn tiếp tục nén thì thể tích giảm dần

đến O và áp suất dẫn đến

Đồ thị biểu diễn áp suất P theo V sẽ chia làm 5 đoạn. Các đoạn (a), (b), (c) biến

thiên dP theo dV là đường cong. Còn 2 đoạn (b) (d) là đường thẳng (song song

với trục biểu diễn dV)

dV

1344 ------------------------- M

896 ------------------------- N

448 -------------------------------------------------- P

224 -------------------------------------------------- Q

dP

0,2 0,4

Trên đồ thị có 4 điểm M - N - P - Q biểu diễn trạng thái cân bằng hoá học (khi

đó đẳng áp)

Page 95: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

KẾT LUẬN CỦA CHƯƠNG II

Chương II đã trình bày: Những nội dung cơ bản thường được đề cập đến trong

các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế ,những đề xuất về các biện pháp

phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ,một số biện pháp về tổ chức bồi

dưỡng và một số bài tập hóa học phục vụ cho nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng

học sinh giỏi hóa học.

CHƯƠNG III

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Page 96: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

I. MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM:

Trên cơ sở những nội dung đã đề xuất ở phần trước, chúng tôi đã tiến

hành thực nghiệm sư phạm nhằm giải quyết một số vấn đề sau:

Bước đầu thử nghiệm đưa một số câu hỏi và bài tập hóa học theo nhiều

trình độ khác nhau của học sinh nhằm thông qua đó để nâng cao năng lực tư

duy của học sinh.

Sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập có tác dụng phát triển tư duy nhằm

nâng cao chất lượng của việc giảng dạy, tăng cường hứng thú học tập của học

sinh đối với môn hóa học, kích thích học sinh từng bước đi vào con đường tìm

tòi sáng tạo.

II. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM:

Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm:

Để tiến hành thực nghiệm tốt những nội dung đã được biên soạn ở phần

trước, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở hai loại lớp: Lớp dạy theo phương

pháp bình thường (lớp đối chứng); Lớp dạy theo phương pháp có sử dụng hệ

thống câu hỏi và bài tập nhằm phát triển tư duy của học sinh (lớp thực nghiệm)..

Như vậy có 4 lớp được tiến hành thực nghiệm thuộc Trường phổ thông trung

học năng khiếu Trần Phú - Hải phòng.

Phương pháp đánh giá chất lượng câu hỏi phát triển tư duy của học sinh gồm

các bước sau:

Chấm bài kiểm tra

Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ điểm thấp đến điểm cao, cụ thể từ điểm 1

đến điểm 10; phân loại theo 3 nhóm:

Nhóm khá, giỏi có các điểm 7; 8; 9; 10

Page 97: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Nhóm trung bình có các điểm 5; 6

Nhóm yếu kém có các điểm 0; 1; 2; 3; 4

So sánh kết quả lớp thực nghiệm và đối chứng

Kết luận

III. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM:

1)Đánh giá sự phù hợp về mức độ khó của các dạng câu hỏi và bài tập

theo trình độ tư duy của học sinh.

2)Đánh giá sự phân loại năng lực tư duy và trình độ nắm vữnh kiến thức

hóa học của học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm phát hiện ra những

học sinh có năng khiếu về hóa học.

3)Đánh giá hiệu quả của các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó

có hệ thống các câu hỏi , bài tập và phương pháp sử dụng chúng nhằm phát

triển tư duy của học sinh, nâng cao trình độ nắm vững và vận dụng sáng tạo

kiến thức hóa học.

IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM:

a)Để thực hiện nhiệm vụ thứ nhất: thực nghiệm nhằm đánh giá mức độ

khó của các dạng câu hỏi và bài tập theo trình độ tư duy của học sinh, chúng tôi

đã tiến hành lựa chọn và sử dụng 6 câu hỏi đã được biên soạn ở chương trước

bao gồm cả 7 biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học; sau đó

tiến hành thực nghiệm ở hai khối lớp: Lớp 9A (Lớp thực nghiệm TN) và Lớp 9

B ( Lớp đối chứng ĐC ). Lớp 12 H (TN) và Lớp 12 T (ĐC)

b) Phát hiện được những học sinh có năng khiếu về hóa học.

Theo phương pháp đã nêu,áp dụng nhiều lần kiểm tra , do đó đã phát hiện và

chọn được những học sinh khá nhất của thành phố Hải Phòng đưa vào đội tuyển

Page 98: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

dự thi quốc gia. Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia đã xác nhận các biện pháp

nêu trên là có hiệu quả.

c) Các biện pháp được đề xuất về bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học đã có tác

dụng rõ rệt nâng cao chất lượng học sinh các khối lớp thực nghiệm ( Xem

bảng1,2,3,4,5,6,7,8)

Tác dụng tốt của các biện pháp được đề xuất còn thể hiện qua tiến bộ của đội

tuyển học sinh giỏi Hải phòng dự thi olimpic quốc gia năm 1998.

ĐỀ KIỂM TRA LỚP 9

Đề số 1: 1) Nêu những điểm giống và khác nhau về tính chất giữa 3 chất :

NaOH, Al (OH )3 , Fe(OH)2 . Viết phương trình phản ứng để minh họa .

2) Cho 2,02 gam hỗn hợp A gồm bột Mg và Zn vào cốc đựng 200ml

dung dịch HCl ,sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được

4,86 gam chất rắn B. Nếu làm lại thí nghiệm trên thay 200ml HCl bằng 400ml

dung dịch HCl cùng nồng độ thì sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,cô cạn dung

dịch lại nhận được 5,57gam chất rắn B'.

Tính : - Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A

- Nồng độ dung dịch HCl

Đề số 2: 1) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau :

+O2 +NaOH +NaOH +HCl +O2 +H2O +Cu

A ---- B ------- C ------- D ------ B ----- E ------ F ---- B

Cho biết A,B,C,D,.E,F là những hợp chất khác nhau của Lưu huỳnh.

2) Hoà tan một hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 nặng gam vào 200 ml dung dịch axit

HCl dư .Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn , thêm dung dịch NaOH dư rồi lọc kết

tủa tách ra ,đem đun nóng kỹ trong không khí đến khối lượng không đổi nhận

Page 99: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

được chất rắn khô cân nặng gam.

-Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra .

- Tính thành phần khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12

Đề số 1: 1) Cho các chất sau : Khí cacbonic, khí amoniac, axit Clohydric và các

dung dịch Kali hydroxit, Natri cacbonat, Nhôm Clorua .

- Có thể dùng chất nào để kết tủa Nhôm hydroxit từ dung dịch Nhôm sunfat ?

- Có thể dùng chất nào để kết tủa Nhôm hydroxit từ dung dịch NatriAluminat ?

Viết các phương trình phản ứng giải thích ?

2) Hỗn hợp bột A gồm Al và Mg được hoà tan hoàn toàn trong dung dịch

HNO3 làm tạo thành dung dịch B chứa 3 muối tan và thoát ra một hỗn hợp khí

D(gồm 3 chất khí) có tỷ khối so với Hydro = 10. Khí D lúc đầu không màu

nhưng sau khi gặp không khí nhuốm màu nâu nhạt.Dung dịch B tác dụng với

dung dịch NaOH tạo ra kết tủa E và nước lọc F . Khi nung E đến lượng không

đổi nhận được hỗn hợp 2 oxít. Sục khí CO2 đi qua nước lọc F thấy có vẩn đục.

Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra .

3)Hai bình có dung tích như nhau ở cùng điều kiện. Bình 1 chứa khí O2 ,bình 2

chứa khí NO (đo ở 40oC và 1atm).Tìm áp suất bình và % thể tích khí sau khi

trộn 2 bình,nếu biết hỗn hợp khí sinh ra có tỷ khối so với Hydro = 25.

Đề số 2: 1) Một chất hữu cơ X (chứa C,H,O ) chỉ có một nhóm chức trong phân

tử ,không tác dụng với Na nhưng tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:1 hoặc

1:2 Khi đốt cháy 1mol X thu được 8 mol CO2. Viết cấu tạo của X?

2) Có một số lọ đựng hóa chất bền, các hóa chất này đều có công thức dạng

chung là HxCOy và đều có khối lượng mol không quá 60 d.v.c .

-Hãy viết công thức cấu tạo của các chất trên và phương trình phản ứng biểu

diễn mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Page 100: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

- Nêu phương pháp hóa học ngắn gọn để phân biệt các hóa chất trên?

3) Cho 2 chất hữu cơ X và Y (gồm C,H,O ) đều có chứa 53,33% lượng oxy. Khi

đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hỗn hợp X và Y cần dùng hết 0,05 mol O2 .Biết

khối lượng mol của Y gấp 1,5 lần so với X và khi cho cùng số mol X hay Y tác

dụng với NaOH thì Y tạo ra một lượng muối gấp 1,647 lần lượng muối tạo ra từ

X. Biết thêm khi đun nóng Y với CuO sẽ tạo ra sản phẩm không khử được

AgNO3 trong NH3. Tìm cấu tạo của X,Y - gọi tên và tính lượng mỗi chất ?

BẢNG 1 : BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA CỦA HỌC SINH LỚP 9

Đề Lớp

số

số

Điểm

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 9A(TN) 41 0 0 0 0 0 4 5 11 15 3 3

9B(ĐC) 39 0 0 2 1 4 6 8 6 7 3 2

2 9A(TN) 41 0 0 0 0 0 5 4 3 10 7 6

9B(ĐC) 39 0 0 0 0 3 6 4 10 7 3 2

Ghi chú : TN : lớp thực nghiệm , ĐC : lớp đối chứng

BẢNG 2 : BẢNG ĐIỂM TRUNG BÌNH LỚP 9

LỚP

ĐỀ SỐ

LỚP THỰC NGHIỆM

(9A)

LỚP ĐỐI CHỨNG

(9B)

Page 101: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

1 7,4 6,3

2 7,6 6,5

BẢNG 3 :BẢNG % HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM KHÁ GIỎI, TRUNG BÌNH, YẾU KÉM

( LỚP 9 )

Đề số Lớp % học sinh đạt

điểm khá, giỏi

% học sinh đạt

điểm trung bình

% học sinh đạt

điểm yếu kém

1

9TN 78,1% 21,9% 0%

9ĐC 46,2% 35,9% 17,9%

2

9TN 85,4% 14,6% 0%

9ĐC 38,6% 53,8% 7,6%

Ghi chú : TN : lớp thực nghiệm , ĐC : lớp đối chứng

BẢNG 4 : BẢNG % HỌC SINH ĐẠT TỪ ĐIỂM Xi TRỞ XUỐNG(LỚP 9)

Đề số

ĐIỂM

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đề

1

9A 0 0 0 0 0 9,8 21,9 48,8 85,4 92,9 100

9B 0 0 5 7,7 17,9 33,3 53,8 74,4 87,2 94,9 100

Page 102: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Đề

2

9A 0 0 0 0 0 4,9 14,6 39 82,9 95,1 100

9B 0 0 0 2,5 7,7 17,9 61,5 71,8 92,3 97,4 100

Ghi chú : 9A(TN) : lớp thực nghiệm , 9B(ĐC) : lớp đối chứng

BẢNG 5: BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA CỦA HỌC SINH LỚP 12

ĐỀ

SỐ

LỚP SĨ

SỐ

ĐIỂM

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 12H(TN)

42 O 0 0 1 1 3 4 9 13 10 1

12T(ĐC)

40 0 0 1 2 1 9 7 7 13 0 0

2 12H(TN)

42 0 0 0 1 1 2 6 7 10 13 2

12T(ĐC)

40 0 0 1 1 2 8 6 3 6 10 0

Lớp 12 H ( Thực nghiệm ) Ký hiệu 12 H (TN )

Lớp 12 T ( Đối chứng ) Ký hiệu 12 Đ (ĐC )

BẢNG 6: BẢNG ĐIỂM TRUNG BÌNH CỦA HỌC SINH LỚP 12

LỚP

ĐỀ SỐ 12H (TN) 12T (ĐC)

1

7,5 6,3

2 7,9 6,2

Page 103: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

BẢNG 7: BẢNG % HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM KHÁ GIỎI, TRUNG BÌNH, YẾU KÉM

( LỚP 12 )

ĐỀ SỐ LỚP %Học sinh đạt

điểm khá,giỏi

%Học sinh đạt

điểm trung bình

%Học sinh đạt

điểm yếu, kém

1 12H(TN) 78,5% 16,7% 4,8%

12T(ĐC) 50% 40% 10%

2 12H(TN) 76,2% 19% 4,8%

12T(ĐC) 47,5% 35% 10%

BẢNG 8: BẢNG % HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM TỪ Xi TRỞ XUỐNG (LỚP 12 )

ĐỀ

SỐ

LỚP % HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM TỪ Xi TRỞ XUỐNG

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 12H 0 0 0 2,3

8

4,7

6

11,

9

21,

4

42,

9

73,

8

97,

6

100

12T 0 0 2,5 5 10 32,

5

50 67,

5

100

2 12H 0 0 0 2,3

8

4,7

6

9,5 23,

8

40,

5

64,

3

95,

2

100

Page 104: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

12T 0 0 2,5. 5 10 30 45 52,

5

75

100

ĐƯỜNG LŨY TÍCH SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA

Hình 1: Đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra

đề số 1 của 2 lớp 9A và 9B

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

9A

9B

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

9A

9B

Page 105: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Hình 2 : Đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra

đề số 2 của 2 lớp 9A và 9B

Page 106: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

ĐƯỜNG LŨY TÍCH SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA

Hình 4: Đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra đề số 1

của 2 lớp 12H và 12T

Hình 5: Đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra

đề số 2 của 2 lớp 12H và 12T

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

12H

12T

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

12H

12T

Page 107: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Nhìn vào đồ thị trên các đường tích lũy ở hình 1, 2, 3, 4 ta thấy đường

tích lũy thực nghiệm luôn nằm bên phải và bên dưới đường tích lũy đối chứng.

Chứng tỏ rằng, học sinh được rèn luyện qua các biện pháp đã nêu ở chương II

có khả năng hoàn thành bài thi tốt hơn và cũng chứng minh hiệu quả của các

biện pháp đã được đề xuất.

Page 108: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

III. MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH

GIỎI HOÁ HỌC Ở HẢI PHÒNG

Năm học 1993 - 1994 : Có 1 giải nhì và 1 giải khuyến khích

Năm học 1994 - 1995 : Có 1 giải ba và 1 giải khuyến khích.

Năm học 1995 - 1996 : Có 1 giải nhì và 2 giải khuyến khích

Năm học 1996 - 1997 : Có 1 giải nhì và 3 giải khuyến khích

(có 2 học sinh lớp 11 thi vượt cấp).

Do áp dụng một số biện pháp tích cực như đã nêu ở mục II nên năm học 1997 -

1998 đã có kết quả rõ rệt, trong đó có 2 học sinh lớp 11 thi vượt cấp đạt 1 giải

nhì và 1 giải ba.

Năm học 1997 - 1998 : Có 3 giải nhì , 3 giải ba và 1 giải khuyễn khích

- Nguyễn Chí Công (lớp 12) giải nhì

- Nguyễn Kim Oanh (lớp 12) giải nhì

- Vũ Văn Vân (lớp 11) giải nhì

- Trần Anh Tuấn (lớp 12) giải ba

- Phùng Bắc Việt (lớp 12) giải ba

- Nguyễn Thuỳ Linh (lớp 11) giải ba

- Nguyễn Chí Hiếu (lớp 12) giải khuyến khích

Tuy nhiên do áp dụng chưa được liên tục và có hệ thống nên kết quả còn hạn

chế. Mặt khác các biện pháp còn cần được hoàn chỉnh và nghiên cứu tiếp tục.

Page 109: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

PHẦN III: KẾT LUẬN Thực hiện mục đích của luận án, đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài,

chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn sau:

1. Nêu lên được những cơ sở lý luận của phát triển tư duy:

+ Phẩm chất của tư duy

+ Các thao tác của tư duy

+ Hình thức cơ bản của tư duy

2. Nêu lên được những cơ sở lý luận về phẩm chất, năng lực và năng khiếu

học của những học sinh giỏi Hóa học.

3. Nêu lên được những biện pháp phát hiện học sinh giỏi Hóa học PTTH .

- Hai biện pháp.

- 12 Ví dụ minh họa .

4. Đề xuất được một số biện pháp tích cực,sưu tầm và biên soạn một số bài

luyện tập để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở PTTH

+ Đó là : - 5 biện pháp

- 24 ví dụ minh họa

5.Đề xuất được một số biện pháp về tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi

Gồm : - Chọn lọc đội tuyển

- Tổ chức hoạt động của học sinh các đội dự tuyển

- Tổ chức hoạt động của giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.

6. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm:

. Dạy theo phương pháp phát triển tư duy của học sinh thông qua hệ thống câu

hỏi và bài tập ở lớp 9 và các lớp chuyên Hóa của Trường Phổ thông Trung học

năng khiếu Trần Phú - Hải phòng.

Page 110: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Đã áp dụng các biện pháp đè xuất ,phân tích kết quả Nhằm đánh giá mức độ

và hiệu quả của các biện pháp đã nêu trên trong học sinh của các lớp chuyên

Hóa học. Thông qua bài kiểm tra ở hai lớp 9 và 12 chuyên Hóa cho thấy kết quả

tương đối phù hợp với mức độ đánh giá

Kết quả tiến hành thực nghiệm ở các lớp chuyên Hóa đã giúp cho việc lựa

chọn, phân loại mức độ học tập của học sinh qua môn hóa học nhằm phát hiện

học sinh có năng khiếu về môn hóa học và nâng cao trình độ ,năng lực học tập

Hóa học của học sinh.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài và từ những kết quả nghiên cứu ở trên,

chúng tôi đã nhận thức rằng hiện nay trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy

học “Lấy học sinh làm trung tâm” thì việc nghiên cứu sử dụng các phương pháp

dạy học nhằm phát triển tư duy của học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa

học cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa

hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

môn hóa học ở trường phổ thông.

Tuy vậy, chúng tôi nhận thức được đây chỉ là kết quả nghiên cứu bước

đầu, với điều kiện thời gian có hạn, khả năng và năng lực của bản thân còn hạn

chế nên công việc nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận

được những ý kiến đóng góp phê bình của các thầy cô giáo và các bạn đồng

nghiệp.

Những công việc cần tiếp tục nghiên cứu của đề tài này là:

1. Cần nghiên cứu kỹ hơn việc giảng dạy phát triển tư duy của học sinh qua

các dạng câu hỏi và bài tập khác nhau (bài tập trắc nghiệm, bài tập thực

nghiệm,....).

Page 111: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

2. Nghiên cứu độ sâu và độ bền của các kiến thức nhằm khẳng định khả

năng và mức độ lĩnh hội kiến thức và trình độ tư duy của học sinh.

3. Cần nghiên cứu và đề xuất thêm những biện pháp có hiệu quả tương tự và

hiệu quả cao hơn ứng với từng phần, từng loại, từng dạng bài thi.

4. Cần kết hợp thêm với các phương tiện thông tin như Tin học...và thực

hành thí nghiệm kỹ hơn nhằm nâng hiệu quả cao hơn.

Page 112: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. NGUYỄN DUY ÁI

Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nhà xuất bản Giáo dục - Hà nội 1977.

2. NGUYỄN DUY ÁI - HOÀNG NHÂM - TRẦN QUỐC SƠN

Hóa học lớp 12 (Ban Khoa học tự nhiên)trang 26-38-52

Nhà xuất bản Giáo dục - Hà nội 1995.

3. BÁO HÀ NỘI MỚI SỐ 8652 RA NGÀY 15-02-1993.

4. BỘ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hà nội 1994.(các trang 27-44-47-59-125-138)

5. HOÀNG CHÚNG

Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục

Nghiên cứu Giáo dục - số 19-05-1972.

6. A. G. COVALOP

Tâm lý học cá nhân (tập 3)

Nhà xuất bản Giáo dục Hà nội - 1971.

7. PHẠM VĂN ĐỒNG - Cần vũ trang cho mình phương pháp học tập tốt để học giỏi.

8. PHẠM MINH HẠC - LÊ KHANH - TRẦN TRỌNG THỦY

Tâm lý học (tập 1)

Nhà xuất bản Giáo dục - Hà nội 1988.

9a. ĐẶNG VŨ HOẠT - HÀ THỊ ĐỨC

Lý luận dạy học đại học

Xuất bản tại Đại học Sư phạm Hà nội I-1995

Page 113: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

9b. I. F. KHARLAMOP

Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào

Nhà xuất bản Giáo dục - 1978.

10. TRẦN THÀNH HUẾ

Một số vấn đề về việc dạy giỏi,học giỏi môn hóa học phổ thông trong giai đoạn mới

Trang 1-2 (Báo cáo khoa học Hội nghị hóa học toàn quốc lần thứ ba)Hội hóa học

Việt nam 1998

11. TRẦN THÀNH HUẾ

Một số tổng kết về bài toán hóa học (trang 371-371-377)

Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - 1997

12 . GORKIM - Logic học ( sách dịch ) Nhà xuất bản giáo dục -Hà nội -1970

13. NGUYỄN BÁ NHIỄU

Học tốt hóa học lớp 10 (tập 1-2-3)

Nhà xuất bản Giáo dục - 1993.

14. HOÀNG NHÂM - ĐÀO ĐÌNH THỨC

Sách giáo viên hóa học lớp 10 (Ban khoa học tự nhiên)

Nhà xuất bản Giáo dục - 1995.(trang 15-17)

15. HOÀNG NHÂM - ĐÀO ĐÌNH THỨC

Hóa học lớp 10 (Ban khoa học tự nhiên)

Nhà xuất bản Giáo dục - Hà nội 1995.

16. HOÀNG NHÂM - NGUYỄN VĂN TÒNG

Hóa học lớp 11 (Ban khoa học tự nhiên)

Nhà xuất bản Giáo dục - Hà nội 1995.

17. OXOKOTLAROVA

Đánh giá kiến thức hóa học (sách dịch)

Page 114: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

Nhà xuất bản Giáo dục - 1978.

18. NGUYỄN NGỌC QUANG

Lý luận dạy học đại cương (tập 1)

Trường cán bộ giáo dục quản lý Trung ương - 1981

19. M. N. SACĐACOV

Tư duy của học sinh

Nhà xuất bản Giáo dục - Hà nội 1970.

20. M. V. ZUEVA

Phát triển học sinh trong giảng dạy hóa học

Nhà xuất bản Giáo dục - Hà nội - 1982.

21. TÓM TẮT HÓA HỌC PHỔ THÔNG - NGUYỄN ĐÌNH CHI

Nhà xuất bản Giáo dục - Hà nội - 1990.

22. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN HÓA HỌC - L. APKIN

Nhà xuất bản Giáo dục - Hà nội - 1984.

23. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PTTH - VỤ PTTH 1997

24. GÓP PHẦN DẠY TỐT HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PTTH

Khoa hóa 1993

Đại học sư phạm - Đại học Quốc gia Hà nội

25. CƠ SỞ HÓA HỌC - HOÀNG NGỌC CANG - HOÀNG NHÂM

Nhà xuất bản Giáo dục - Hà nội - 1970.

26. SỔ TAY HÓA HỌC SƠ CẤP Nhà xuất bản Đại học - Hà nội - 1984.

AT Pilipenko IP Xereola

Vla Pochinoc PhĐ Sepchoko

Page 115: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

27. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HÓA QUỐC GIA

: 1994 - 1995 - 1996- 1997 - 1998

28. ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN OLIMPIC QUỐC TẾ - 1998

29. ĐỀ THI OLIMPIC HÓA HỌC QUỐC TẾ LẦN THỨ 29 Ở CANADA - 1997

30. ĐỀ THI OLIMPIC HÓA HỌC QUỐC TẾ LẦN THỨ 30 Ở AUSTRALIA - 1998

31. TẠP CHÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - SỐ 19 - 20 - 1/1998 ( Trang 6,7,8,9,10)

32. NGUYỄN NGỌC QUANG - NGUYỄN CƯƠNG

Lý luận dạy học hóa học - Nhà xuất bản giáo dục Hà nội1982

33. CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG - GS. LÊ THẠC CÁN

Nhà xuất bản giáo dục Hà nội1995

34. THI HÓA QUỐC GIA AUSTRALIA - 1995 - 1997 - 1998

35. M . N SACDACOP - Tư duy của học sinh - Nhà xuất bản giáo dục Hà nội1970

36. NGUYỄN XUÂN HUY - Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu tin học của học sinh

Viện công nghệ thông tin - 1997 - Báo cáo khoa học

37. LÊ MẬU QUYỀN - Giải thích một số tính chất các chất ( ĐHBK Hà nội 1998)

38. HÓA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG - tạp chí 1984 --- 1993

39. CÁC ĐỀ THI OLIMPIC BALAN (Bản tiếng Nga ) -1980

40. TÀI LIỆU HỘI HÓA HỌC VIỆT NAM ( Những vấn đề cần bồi dưỡng cho học sinh

đội tuyển thi olimpic hóa học quốc tế ) -1997

41. 30TH INTERNATIONAL CHEMISTRY OLYMPIAD PREPARATORY

Page 116: LỜI CẢM ƠN - dayhoahoc.comdayhoahoc.com/wp-content/uploads/2015/12/Boi-duong-hsg-hoa-o... · nhất và thu hoạch được ... cũng chỉ có thể thực hiện tốt khi

PROBLEMS - AUSTRALIA-1998 (trang 7-21-27)

42. NGUYỄN ĐỨC VẬN - (hoá vô cơ ở trường phổ thông - nhà xuất bản giáo dục -

Hà nội 1996)