lời mở đầu -...

71
Li mđầu Thư viện tnh Quảng Nam trân trọng gii thiệu đến quý bạn đọc tập thư mc tháng 8 năm 2018, gồm có các bài viết được sưu tầm, trích từ các báo, tạp chí của Trung ương và địa phương, về các lĩnh vực: - Kinh tế; - Xã hội; - Văn hóa; - Giáo dục; Trong quá trình sưu tầm, tp hợp và sắp xếp các bài viết trong thư mục không tránh khỏi nhng thiếu sót. Rất mong nhận được sđóng góp xây dựng ca bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn./. THƢ VIỆN TNH QUNG NAM

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Lời mở đầu

Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc tập thư

mục tháng 8 năm 2018, gồm có các bài viết được sưu tầm, trích từ các báo, tạp

chí của Trung ương và địa phương, về các lĩnh vực:

- Kinh tế;

- Xã hội;

- Văn hóa;

- Giáo dục;

Trong quá trình sưu tầm, tập hợp và sắp xếp các bài viết trong thư mục

không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp xây dựng

của bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn./.

THƢ VIỆN TỈNH QUẢNG NAM

Page 2: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Vị đốc học đầu tiên của Quảng Nam Phải đến thời nhà Nguyễn, việc học ở Quảng Nam mới thực sự đi vào nền

nếp và đƣợc sự điều hành bởi các vị đốc học do triều đình bổ nhiệm. Trong

số 17 vị đốc học của “đất học” Quảng Nam, Trƣơng Công Thúy là ngƣời

đầu tiên và cũng là ngƣời duy nhất không xuất thân từ hàng “đại khoa” của

khoa cử!

Bia Lễ Dƣơng huyện nhân vật bi chí, vinh danh Trƣơng

Công Thúy.

Giáo dục Quảng Nam thời nhà Nguyễn

Từ thời nhà Lý, việc học hành và thi cử ở nƣớc ta đã có. Nhƣng lúc đó

Quảng Nam vẫn chƣa trở thành lãnh thổ Đại Việt. Phải từ năm 1471, Quảng

Nam mới thực sự sáp nhập vào Đại Việt nhƣng đây là vùng đất mới dân cƣ còn

rất thƣa thớt, di dân, định cƣ, khai thác và hòa nhập mới là nhiệm vụ hàng đầu.

Dƣới thời các chúa Nguyễn (1558 - 1775), “các chúa không lập trƣờng đại học

công mà để dân gian tùy ý lập trƣờng tƣ dạy học” (Phan Khoang - Lịch sử xứ

Đàng Trong, Nxb Khai Trí, tr.500). Mặt khác: “Họ Nguyễn chuyên giữ một

phƣơng chỉ mở thu thí (thi Hƣơng), chuyên dùng lại tƣ, không chuộng văn học

nên ít thu thái đƣợc ngƣời tuấn dị… Ngƣời đậu thu thí bắt đầu làm tri phủ, tri

huyện chỉ coi việc kiện tụng rồi làm ký lục coi việc thuế khóa, những kế lớn,

mƣu lớn không đƣợc hỏi han đến còn bọn hậu học tiểu sinh cũng không thấy

nuôi dƣỡng, tác thành” (Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, dẫn lại của Phan Khoang

trong sđd, tr.503). Hơn nữa, lúc này Quảng Nam vẫn là vùng “biên viễn”, chỉ tập

trung vào việc nội trị, kinh tế và quốc phòng. Vì vậy dƣới thời này việc học hành

Page 3: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

thi cử ở Quảng Nam mang tính tự phát nên chỉ có lác đác vài ngƣời đỗ Hƣơng

tiến (cử nhân) nhƣ Lê Cảnh, Phạm Hữu Kính (1700 - 1758)… mà thôi. Phải đợi

đến thời nhà Nguyễn (1802-1945) việc học hành thi cử ở Quảng Nam mới đi

vào quy củ và mới bắt đầu khởi sắc. Suốt 100 năm khoa cử dƣới triều Nguyễn,

Quảng Nam có 15 tiến sĩ, 24 phó bảng và 257 cử nhân, đƣợc liệt vào danh sách

các vùng “đất học” của cả nƣớc (xếp thứ 6 trong số 21 địa phƣơng thời đó).

Cũng nhƣ các tỉnh khác việc học của cả tỉnh Quảng Nam đƣợc giao cho một vị

đốc học, vị này có hàm chánh ngũ phẩm trở lên; kiêm luôn chức đốc giáo (hiệu

trƣởng) của trƣờng đại học duy nhất của tỉnh (còn gọi là trƣờng đốc, trƣờng

tỉnh). Trƣờng Đốc Quảng Nam đƣợc xây dựng năm Gia Long thứ nhất (1802)

đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời về làng Thanh Chiêm

(nay là xã Điện Phƣơng, thị xã Điện Bàn). Ở 3 phủ Điện Bàn, Thăng Hoa và Hà

Đông có 3 trƣờng phủ đƣợc xây dựng năm 1824, do giáo thụ đảm trách. Trƣờng

phủ Điện Bàn đặt ở làng La Qua sau dời về làng Tƣ Phú. Trƣờng phủ Thăng

Bình đặt ở làng Hà Lam (thị trấn Hà Lam); trƣờng phủ Hà Đông đặt tại xã Chiên

Đàn (xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh). Tại các huyện có trƣờng huyện do huấn

đạo phụ trách. Trƣờng huyện Hòa Vang (1824) đặt ở làng Khuê Trung (phƣờng

Khuê Trung, quận Cẩm Lệ); trƣờng huyện Duy Xuyên (1824) đặt tại xã Trà

Kiệu (Duy Sơn), sau dời về xã Mỹ Xuyên (thị trấn Nam Phƣớc); trƣờng huyện

Quế Sơn (1836) đặt tại xã Mông Nghệ (Quế Phú). Trƣờng huyện Đại Lộc (1900)

tại xã Đông Lâm (thị trấn Ái Nghĩa).

Vị đốc học đầu tiên

Nhà nghiên cứu Châu Yến Loan trong bài Các ân sƣ ở trƣờng Đốc Thanh

Chiêm đăng trên trang nhà Quảng Đức, số ngày 20.5.2017 cho biết tại trƣờng

Đốc Quảng Nam dƣới thời nhà Nguyễn có tất cả 17 vị đốc giáo (hiệu trƣởng),

cũng là vị quan lo việc giáo dục ở một tỉnh, đó chính là quan Đốc học. Đó là 17

vị: Trƣơng Công Thúy, Nguyễn Duy Hiệp, Đinh Phiên, Nguyễn Viết Triêm,

Trần Trỗi, Bùi Sĩ Tuấn, Nguyễn Tƣờng Phổ, Nguyễn Dục, Trịnh Xuân Thƣởng,

Nguyễn Tạo, Đặng Văn Kiều, Nguyễn Đình Tựu, Hoàng Vỹ, Trần Đình Phong,

Hồ Trung Lƣợng, Nguyễn Mậu Hoán, Đinh Văn Chấp. Trong đó, ngƣời Quảng

Nam 8 vị, Nghệ An 5, Thanh Hóa 1, Hà Tĩnh 1, Bắc Ninh 1 và Thái Bình 1.

Nhiều vị rất nổi tiếng, sau này trở thành Tế tửu Quốc tử giám (Hiệu trƣởng

trƣờng Đại học Quốc gia duy nhất cả nƣớc đặt tại kinh đô) nhƣ Nguyễn Dục,

Nguyễn Đình Tựu, Trần Đình Phong. Vị Đốc học đầu tiên là Trƣơng Công Thúy

(Trƣơng Công Diêu) ngƣời Quảng Nam và vị đốc học cuối cùng là Đinh Văn

Chất ngƣời Nghệ An.

Trƣơng Công Thúy (Bia ở Văn thánh huyện Lễ Dƣơng lại ghi là Trƣơng

Công Diêu), không rõ năm sinh, năm mất. Ông ngƣời làng Hƣng Thạnh Tây,

tổng Hƣng Thạnh Hạ, huyện Lễ Dƣơng (nay là thôn Hƣng Mỹ, xã Bình Triều,

huyện Thăng Bình), là ngƣời có văn tài uyên bác, từng làm quan ở Hàn lâm viện

(văn phòng nhà chúa) dƣới thời Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1776).

Khi bị quân Trịnh và quân Tây Sơn tấn công hai phía, Duệ Tông bỏ Phú Xuân

rồi Quảng Nam chạy vào Gia Định, Trƣơng Công Thúy theo tả quân Nguyễn

Cửu Dật phò nhà chúa. Đến Quy Nhơn gặp gió lớn tàu bị lật, Nguyễn Cửu Dật

chết, ông thoát đƣợc vào bờ ẩn náu. Sau đó trở về lại quê nhà, rồi tìm cách vào

Page 4: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Gia Định nhƣng bất thành. Khi nhà Tây Sơn hƣng khởi có mời ông ra tham

chính nhƣng ông từ chối. Để tránh sự dòm ngó của nhà Tây Sơn ông giả làm

ngƣời nát rƣợu, suốt ngày say sƣa. Quan quân nhà Tây Sơn tƣởng thật gọi ông là

“Túy cuồng”. Nhờ thế ông đƣợc yên thân.

Khi Gia Long lên ngôi (1802), ông đƣợc vời về kinh tham gia soạn điển lệ

và dự lễ tế Nam Giao. Sau đó ông đƣợc bổ Đốc học dinh Quảng Nam. Học trò

ông nhiều ngƣời thành đạt. “Ông là ngƣời có khí tiết, văn chƣơng học vấn sâu

rộng, trong triều ngoài nội thảy đều trọng vọng” (Lời khắc trên bia Văn thánh

huyện Lễ Dƣơng). Sau khi chết ông đƣợc truy phong thụy hiệu là Khiêm Thận,

tƣớc Gia Hoằng Tín đại phu.

Con trai ông là Trƣơng Công Phát đƣợc bổ giữ chức Tri huyện Du Xuyên,

một thời gian xin cáo quan về phụng dƣỡng cha già. Cháu ông là Trƣơng Công

Đạo đỗ cử nhân từng giữ chức Tri phủ Hoằng Trị (Bến Tre), lập đƣợc nhiều

công trạng, nhất là trong việc thu phục các dân tộc thiểu số.

Sau này hậu duệ của ông có Trƣơng Bá Huy, đỗ tú tài năm 1906, không chịu

tiếp tục khoa cử mà tham gia phong trào Duy tân (1904 - 1908) ở địa phƣơng, là

ngƣời lãnh đạo cuộc biểu tình kháng thuế ở Hà Lam, Thăng Bình năm 1908, bị

bắt đày Côn Đảo cùng một lƣợt với Huỳnh Thúc Kháng. Sau khi đƣợc trả tự do

(1914) lại tham gia cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân năm 1916, bị bắt đày Lao

Bảo và hy sinh tại đây.

Trƣơng Công Thúy là một trong hai nhân vật (ngƣời thứ hai là Đệ nhất

Ngũ hổ tƣớng Gia Định, Nguyễn Văn Trƣơng) đƣợc khắc tên trên bia Lễ Dƣơng

huyện nhân vật bi chí dựng ở Văn thánh huyện Lễ Dƣơng (Khi văn thánh bị phá,

bia đƣợc lƣu giữ tại tiền hiền làng Hà Lam, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng

Bình).

LÊ THÍ

LÊ THÍ.Vị đốc học đầu tiên của Quảng Nam/Lê Thí//Quảng Nam cuối tuần.-

2018.-Ngày 4-5 tháng 8.-Tr.2.

Page 5: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Sơn Hồ: Tiếng thơ dân gian đất Tam Kỳ Tam Kỳ có nhiều nhà thơ dân gian. Thơ của họ đƣợc nhiều ngƣời biết đến

và đã đăng nhiều trên tập san Trƣờng Giang, cũng là tên một hội thơ tại

đây. Trong đó nổi bật là nhà thơ Sơn Hồ. Ông cũng đƣợc nhiều ngƣời ở xa

biết đến qua cuộc thi mời họa đối câu “Bánh ít nhiều đƣờng bánh ít ngọt”

mà ông gửi đến tạp chí Kiến thức ngày nay cách đây gần 20 năm.

Nhà thơ Sơn Hồ.

Ông tên là Dƣơng Quốc Thạnh, sinh năm 1925 tại làng Quá Giáng huyện

Hòa Vang, Đà Nẵng. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông đi bộ đội, sau đó

lập gia đình. Vợ ông quê ở xã Tam Phƣớc huyện Phú Ninh. Ông chọn quê vợ

làm nơi định cƣ. Do chiến tranh ác liệt, ông dọn xuống Tam Kỳ, ở nhà số 135

đƣờng Phan Châu Trinh. Năm 2006 ông chuyển chỗ ở và qua đời đầu năm 2007

vì tai biến mạch máu não. Cơn bệnh này đã hành hạ ông nhiều năm trƣớc đó làm

mắt mờ, tay yếu. Những bài thơ giới thiệu dƣới đây một số do chính ông ghi lại,

phần khác do ông đọc cho con cháu và thân hữu chép khi không nhìn và viết

đƣợc nữa.

Thơ Sơn Hồ, đa số sáng tác trong thời bao cấp, ghi lại những nét nhìn dân

gian của một con ngƣời gắn bó máu thịt với đất Tam Kỳ bằng một phong cách

linh hoạt, đa dạng. Trƣớc hết đó là sự ghi nhận về những nét tiêu biểu của vùng

đất này. Ai ở Tam Kỳ đều biết cây đa đƣờng Huỳnh Thúc Kháng. Sơn Hồ viết

về cây cổ thụ này với nhiều cảm xúc.

Page 6: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Vịnh cây đa đƣờng Huỳnh Thúc Kháng

Nhìn cây cổ thụ đứng bên đường

Sừng sững bao đời với gió sương

Nghỉ cánh qua đêm chim vạn dặm

Dừng chân tránh nắng khách muôn phương

Người trồng há nghĩ không mai một?

Kẻ hưởng đâu ngờ có chủ trương!

Thấy vậy lòng ta luôn những ước

Ước chi cây đứng trước sân trường!

Sơn Hồ không chỉ tả cảnh với những hoài niệm dạt dào, thơ ông đi sâu mô

tả hình ảnh của con ngƣời và sinh hoạt lao động hàng ngày của họ với một giọng

hóm hỉnh, nhƣ bài về giếng cổ Bốn Trụ nổi tiếng ở phƣờng Hòa Hƣơng hay bài

về ông hớt tóc dạo hoặc anh thợ thiến heo sắp trở về làm ruộng… Hóm hỉnh là

đặc điểm chủ yếu của phong cách thơ Sơn Hồ. Ta hãy nghe ông giễu anh chồng

không chịu nghe lời vợ thực hiện “kế hoạch hóa gia đình”:

Mơ chức giám đốc

Sinh đẻ từ lâu kế hoạch rồi!

Buồn cười sáng kiến của chồng tôi

Đặt vòng? Cứ bảo “Từ từ mụ!”

Thắt ống? Hẹn dần “Chậm chậm thôi!”

Lớn xác như voi đâu thiếu cỏ

Nhỏ con như kiến mấy dư mồi

Rủ nhau góp vốn làm ăn lớn

Thành lập công ty sản xuất nôi.

Mấy cặp sinh đẻ không có kế hoạch, đọc xong bài thơ này chắc cũng tự

thấy phải dừng lại mau nếu không muốn đƣợc nhà thơ phong làm “giám đốc

công ty sản xuất nôi cho trẻ sơ sinh”.

Thơ Sơn Hồ đi vào những vấn đề có can hệ đến đời sống con ngƣời hiện

đại. Ông có những bài thơ rất hay về SIDA - căn bệnh thế kỷ. Về đề tài này, ông

có một bài thơ “nói lái” đƣợc truyền tụng rất nhiều:

Sida

Sida sớm biết tránh xa đi

Khi ngã bệnh rồi hết khả nghi

Để lộ đau buồn, buồn đổ lệ

Di truyền không phải, phải diên trì

Lửng lơ nằm mãi e lưng lở

Khi đó cho vàng cũng khó đi

Túng kế bày thêm trò tế cúng

Đi mời đồng bóng đứt đời mi!

Đọc kỹ bài thơ này, ngƣời đọc phát hiện câu nào ông cũng nói lái, mà

“lái” rất tài tình. Lối làm thơ này đòi hỏi phải có một khả năng sử dụng ngôn

ngữ dân gian thành thục. Xin nêu một bài khác làm ví dụ:

Mình thân khó mần thinh

Già lo sự thể mới dò la

Đã mấy mươi xuân đẹp đấy mà!

Page 7: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Nội trợ vợ than thành nợ trội

Ma đề chồng giữ thói mê đà..

Lấy đâu để sống còn lâu đấy!

Ta rõ nhưng lòng khó tỏ ra

Cứ sợ ngày càng thêm cớ sự

Nhà hư biết tính kế như hà? (biết làm sao?)

Ở Tam Kỳ, Sơn Hồ nổi tiếng là “nhà thơ nói lái” - đặc biệt là “nói lái

mặn”. Về mặt này, thơ nói lái của ông chỉ để “đọc mà nghe” chứ “ghi lại” e

không tiện!

Khả năng làm chủ ngôn ngữ còn đƣợc Sơn Hồ khai thác triệt để theo một

cách khác. Ví dụ bài thơ sau:

Nhớ hoài

Xóm giềng cô bác chốn hương lân

Người nhủ ta rày học chữ nhân

Lấy ít cho tròn câu bất thủ

Chia đều được ngợi chữ đồng phân

Giàu sang giữ kẽ đừng tham phú

Nghèo khó chung vui chớ phụ bần

Đời đã cho hay là thế thế

Bụi trần không lấm khách phong trần

Mỗi câu trong bài chứa từ đầu là chữ Nôm và từ cuối là chữ Nho dịch

nghĩa từ chữ Nôm ở trƣớc. Chơi chữ kiểu này, nếu không chắc tay, có thể làm

hỏng cả ý thơ. Nhƣng, với Sơn Hồ, nhiều bài ông làm theo kiểu này mà vẫn giữ

đƣợc sự nhuần nhị. Ông còn làm nhiều bài thơ mà trong đó câu nào cũng có một

chữ đƣợc Việt hóa từ tiếng nƣớc ngoài. Nhƣng, Sơn Hồ không lạm dụng thơ

chơi chữ, trƣớc sau ông vẫn cố gửi gắm vào thơ mình những cảm xúc chân

thành của một ngƣời đau đáu muốn làm điều có ích cho mọi ngƣời, nhƣ hạt

muối muốn dâng vị mặn cho đời trong bài Vịnh hạt muối.

Trong gần cả trăm bài thơ để lại cho gia đình và thân hữu, có một bài thơ

rất độc đáo! Độc đáo từ tứ thơ đến cách diễn tả. Rất thật và rất sống động! Cảnh

ngộ của nhân vật trong bài thơ làm ta muốn rơi nƣớc mắt:

Thằng câm ăn ớt

Khổ nỗi thằng câm cắn ớt cay

Mình làm, mình biết, một mình hay

Cam bề nóng mũi khôn le lưỡi

Khổ nỗi phồng môi khó nhíu mày

Tha thít như người chuyên khóc mướn

Hít hà tựa kẻ cố thương vay

Kêu trời lớn tiếng kêu không thấu

Chỉ có thiên công thấu dạ này!

Nhƣng đó chỉ là những giọt nƣớc mắt hiếm hoi! Thơ Sơn Hồ đầy ắp niềm

vui, niềm lạc quan. Bài thơ “Tám mƣơi tuổi tự vịnh” viết năm 2004 sau đây là

một bằng chứng:

Ai rằng thất thập cổ lai hi

Tuổi tớ vừa tròn tám chục y

Page 8: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Thọ tỷ Nam Sơn rồi cũng rứa!

Phước như Đông Hải chẳng mong gì!

Cơm ăn bữa bữa con mang đến

Thể dục chiều chiều vợ dẫn đi

Trời đã ban cho vui vẻ nhận

Ai ơi thấy vậy chớ so bì!

Qua giới thiệu sơ lƣợc một số bài trên, có thể thấy Sơn Hồ xứng đáng

đƣợc ghi nhận nhƣ là một nhà thơ dân gian tài tình của đất Tam Kỳ. Những nhà

thơ nhƣ thế hiện nay không còn nhiều! Vì thế, việc sƣu tập và giới thiệu tác

phẩm của họ để góp phần làm giàu thêm vốn văn hóa địa phƣơng thiết nghĩ là

điều nên làm!

PHÚ BÌNH

PHÚ BÌNH.Sơn Hồ: Tiếng thơ dân gian đất Tam Kỳ/Phú Bình//Quảng Nam

cuối tuần.-2018.-Ngày 4-5 tháng 8.-Tr.8.

Page 9: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Phạm Diệp, ngƣời đảng viên kiên trung bất khuất

Bình An là làng quê yên bình ở xã Quế Bình (Hiệp Đức) nằm bên bờ sông

Tranh, nơi bà con đang chung tay góp sức xây dựng xóm thôn ngày càng ấm no

sung túc. Trƣớc đây, làng quê này, có rất nhiều ngƣời tham gia kháng chiến,

tham gia cách mạng, đánh giặc giữ làng. Và một trong những tấm gƣơng tiêu

biểu là ông Phạm Diệp, đƣợc bà con nhắc mãi bởi kiên trung bất khuất trƣớc kẻ

thù, dù bị chúng dùng mọi cực hình tra tấn dã man...

Con cháu dâng hƣơng mộ ông Diệp. Ảnh: Huỳnh Dân

“Cách mạng trong tim tôi”

Cũng nhƣ bao ngƣời dân ở xã Quế Bình, cuộc đời ông Phạm Diệp chỉ biết

với công việc ruộng vƣờn, chăm lo cuộc sống gia đình. Không chỉ đọc thông

viết thạo chữ nho, ông còn v rất đ p, lại nói năng lƣu loát… Mỗi bận tết đến

xuân về, bà con trong làng thƣờng đến ông xin chữ, xin tranh để chƣng tết.

Những câu đối mang đầy hƣơng xuân đƣợc ông cho bà con nhƣ: “Xuân an

khang đức tài nhƣ ý. Niên thịnh vƣợng phúc thọ vô biên”. “Tiễn năm cũ đi, sống

từ bi, thể hiện chân thiện mỹ. Đón năm mới về, tập hỷ xả, tỏa sáng đức tài tâm”.

“Xuân cảnh, xuân thiên, xuân phú quý. Nhật tân, nhật thịnh, nhật vinh hoa”…

Ông Diệp là ngƣời tài hoa và sống có tâm, có đức. Vƣờn nhà ông rộng rãi có

nhiều cây cối và nối liền với chân đồi núi Lớn. Và nơi ấy có một ngôi chùa cổ,

bà con xa gần thƣờng đến thăm viếng rồi ghé vào thăm ông, đƣợc ông tiếp đón

nồng hậu bằng những câu chuyện về đối nhân xử thế trong cuộc sống hằng

ngày.

Page 10: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Chiếc thùng phuy này là vật chứng địch dùng tra tấn dã man ông Diệp

mà bác Trí đang kể lại.

Trong thời kỳ kháng chiến 9 năm, quân Pháp bắt đầu đánh phá ác liệt

vùng hạ lƣu sông Thu Bồn, đồng bào các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện

Bàn… phải tản cƣ lên nguồn, trong số đó có hai đứa trẻ mồ côi từ Điện Bàn

chạy lên, đƣợc ông nhận làm con nuôi. Mặc dù ông đã có sáu ngƣời con, đời

sống khó khăn nhƣng ông vẫn yêu thƣơng hai cháu mồ côi Phạm Công Anh và

Phạm Công Em nhƣ con mình sinh ra. Thời gian này, Đảng phân công một số

đồng chí về đứng cánh xã Bình Huề (nay là Quế Bình) để lãnh đạo nhân dân

chống Pháp. Các đồng chí Đặng Xuân Sinh, Phạm Gạo, Đặng Ngọc Bích về

hoạt động ở đây, đƣợc ông Diệp cƣu mang đùm bọc. Năm 1948, ông Diệp đƣợc

y ban Hành chính kháng chiến huyện giao làm y viên Thƣờng trực Ban Liên

Việt xã Bình Huề. Hòa bình chƣa đƣợc bao lâu, quân Pháp quay lại đánh phá ác

liệt hơn. Đồng thời bọn phản động cấu kết với những thành phần chống đối

nhằm chống phá phong trào cách mạng. Năm 1954, Hiệp định Gen ve đƣợc ký

kết. Ông Diệp cùng với nhiều đồng chí khác đƣợc Đảng phân công ở lại bám giữ

phong trào. Đêm chia tay tại cánh rừng Ông Phụng, các đồng chí tập kết ra Bắc

dặn dò ông, dù có hiểm nguy khó khăn bao nhiêu cũng cố gắng giữ đƣợc phong

trào. Thay mặt những ngƣời ở lại, ông Diệp nói với ngƣời ra đi: “Cách mạng

trong tim tôi!”.

Page 11: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Khí phách của ngƣời cộng sản

Chuyện những ngày đen tối xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ, thế nhƣng

các bậc cách mạng lão thành vẫn luôn nhớ mãi về ông Diệp. Tôi đến thăm có

bác Đỗ Hóa Trí 81 tuổi, hiện ở tại thôn Bình Hòa, xã Quế Bình (nguyên Chủ

tịch y ban Hành chính kháng chiến xã Sơn Tú), cán bộ hoạt động cùng thời với

ông Diệp. Thời niên thiếu của bác luôn ở bên cạnh ông Diệp và đƣợc ông dìu

dắt, hun đúc về lý tƣởng cách mạng, nên trong những năm còn công tác tại xã,

bác Trí thƣờng lấy tấm gƣơng ông Diệp học tập và truyền đạt cho thế hệ trẻ. Sau

tổng khởi nghĩa 1945, nhà ông Diệp là nơi nuôi giấu cán bộ cũng là nơi sản xuất

vũ khí cho bộ đội. Bọn Việt gian nhiều lần theo dõi nhƣng không thể nào phát

hiện, vì cơ sở nhà ông gần nhƣ nằm cách biệt với dân cƣ, thêm nữa vợ con ông

luôn luôn cảnh giác. Ông đƣợc kết nạp Đảng năm 1950. Thế nhƣng câu chuyện

bi thảm đến với ông bắt đầu từ việc ông quá tin về đứa con nuôi Phạm Công

Anh của mình. Trong những năm tháng đấu tố thời kỳ 1954 - 1955, chính quyền

Ngô Đình Diệm bắt dân huấn chính, sám hối hòng làm cho không một ai còn

dám chứa chấp hoặc theo “cộng sản”. Do biết ông Diệp là một trong các cơ sở

cách mạng nên kẻ thù tra tấn hết sức dã man. Đau đớn thay, kẻ ra tay tàn nhẫn

với ông lại chính là Phạm Công Anh (cảnh sát xã Sơn Bình) cấu kết với tên

Nguyễn Đình Thiệp - Khu trƣởng Khu Sơn Mỹ.

Chúng tra tấn ông bằng mọi cách, không cho ăn uống, bắt đứng giữa sân

cơ quan Hội đồng xã, đầu đội gạch, hai tay dang th ng cũng cầm gạch dƣới nắng

h nhƣ thiêu đốt cho đến khi ngã qu . Thế nhƣng ông vẫn kiên trung, nhất quyết

không hề khai báo về việc làm của mình với địch. Rồi chúng bắt ông chào cờ,

ông tuyên bố: “Tao không thể chào lá cờ phi nhân nghĩa đó…”. Thế rồi, đến

lƣợt thằng “con nuôi” ra tra tấn “cha nuôi”. Phạm Công Anh đƣợc ông đem về

nuôi trong những tháng ngày cơ hàn, khi cha m nó bị Tây giết chết ở Điện Bàn.

Mọi việc làm của ông nó đều biết hết, giờ theo giặc quay lại tra tấn còn dã man

hơn. Nó treo ngửa ông lên trần nhà, dùng nƣớc xà phòng và nƣớc ớt đổ vào mắt,

mũi, miệng. Dùng báng súng đánh vào ngực, vào lƣng cho đến khi ngất đi rồi lôi

ông bỏ vào phòng khóa lại. Nhƣng tất cả những ngón đòn đê h n đó vẫn không

thể khuất phục đƣợc sự kiên cƣờng nơi ông.

Mỗi khi tỉnh lại ông vẫn v những hình châm biếm trên nền nhà. Thằng

“con nuôi Phạm Công Anh gầm gừ từ trong cổ họng: “Ông r n vũ khí để đánh

ai ”, “Ông gánh gạo nuôi ai ”… Trƣớc sắc mặt lạnh lùng và hung dữ của thằng

“con nuôi” vô đạo, ông vẫn dõng dạc trả lời: “Vũ khí anh em tau làm ra để đánh

đuổi bọn đế quốc!”; “Lúa gạo tau sản xuất ra để nuôi gia đình, trong đó có hai

đứa trẻ mồ côi!”. Thằng Công Anh càng giận dữ, với cây súng trong tay và tính

máu lạnh sẵn có hắn lại tiếp tục tra tấn ông. Ông có hàm râu đ p nhất làng, thế

mà hắn lấy kiềm nhổ từng chùm trong tƣ thế bị trói vào cột. Nhổ không hết,

chúng bật lửa đốt cháy trụi. Không biết hắn moi đâu ra đôi dép cao su rồi gán

cho ông cái tội tiếp tế cán bộ nằm vùng. Hắn đốt đôi dép và cho nhỏ từng giọt

nhựa đang cháy lên đầu ông. Đủ mọi cực hình tra tấn ông vẫn nhất quyết không

khai báo. Bất lực trƣớc khí phách can trƣờng của ông Diệp, tên Công Anh cùng

đồng bọn chuyển qua trò dụ dỗ, nhƣng vẫn không thể lay chuyển đƣợc ý chí

ngƣời cộng sản kiên trung.

Page 12: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Lần tra tấn cuối cùng vào đầu năm 1956 tại sân Hội đồng xã, thằng “con nuôi”

Phạm Công Anh và đồng bọn ra tay tàn bạo với ông. Dƣới tiết trời tháng giêng

hai buốt lạnh, chúng lột trần ông rồi qu ng vào thùng phuy đổ nƣớc đầy, từng

thằng một dùng gậy đánh mạnh bên ngoài thùng. Khi bọn chúng kéo ra, ông

ngất xỉu, máu từ trong miệng, lỗ tai tuôn trào. Chúng định mang ông đi thủ tiêu

nhƣng trƣớc sự căm phẫn tột độ, dân làng ùa lên đấu tranh, chúng đành thả ông

ra cho mọi ngƣời đƣa về nhà. Sau hơn một tháng thì ông qua đời, đó là ngày 3

tháng 3 năm 1956. Ông ra đi v n tròn khí tiết với cách mạng, với nhân dân. Noi

gƣơng ngƣời chồng, ngƣời cha kiên trung bất khuất, vợ và các con ông hăng hái

tham gia cách mạng, ch ng nề hà hy sinh. Sau ngày nƣớc nhà thống nhất, ông

Phạm Diệp đƣợc công nhận là liệt sĩ. Toàn xã Quế Bình có 240 liệt sĩ, 50 M

Việt Nam anh hùng, riêng gia đình ông Phạm Diệp có 6 liệt sĩ và 3 M Việt

Nam anh hùng. Trong hƣơng trầm thơm ngát trên bàn thờ, con cháu xa gần về

dâng hƣơng trong ngày giỗ 2 M Việt Nam anh hùng, ai cũng ngh n ngào,

mừng mừng tủi tủi. “Trong chiến tranh gia đình tôi hy sinh quá nhiều cho sự

nghiệp cách mạng, nhƣng bù lại con cháu hôm nay đứa nào cũng thành đạt, làng

xóm bà con ai cũng đoàn kết thƣơng yêu nhau, tôi rất mừng” - anh Phạm Lâm,

cháu nội ông Diệp tâm sự.

V CÔNG I N

VŨ CÔNG ĐIỂN.Phạm Diệp, ngƣời đảng viên kiên trung bất khuất/Phạm

Công Điển//Quảng Nam.-2018.-Ngày 2 tháng 8 .-Tr.5.

Page 13: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Ngƣời Quảng với mặt trận à Nẵng 1858-1860 Kể từ khi mở ra với thế giới phƣơng Tây, ngƣời dân đất Quảng nhận thấy

những lợi thế về mở cảng chiêu thƣơng và sớm nhận thức đƣợc vị trí chiến

lƣợc của địa phƣơng mình trong công cuộc phòng thủ, bảo vệ chủ quyền

của đất nƣớc.

Họ đã từng chứng kiến sự ngang ngƣợc gây hấn của các đội tàu phƣơng

Tây, nhất là sự kiện năm 1642, Công ty Đông Ấn Hà Lan đƣa 5 chiếc thuyền

gồm 152 thủy thủ và 70 lính kéo đến gây sự tại bờ biển Hội An nhƣng bị quân

chúa Nguyễn chặn đánh. Một trong những viên chỉ huy là Liesvelt cho quân đổ

bộ đã bị giết chết cùng với khoảng 10 lính(1) .

Học sinh Đà Nẵng tham quan phòng trƣng bày hiện vật cuộc kháng chiến chống

Pháp tại Bảo tàng Đà Nẵng. (Ảnh do Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp)

Bƣớc sang đầu thế kỷ XIX, khi vua Gia Long vừa mới lên ngôi đã cho đặt

thủ sở ở hữu ngạn sông Hàn, có quân đồn trú, có trấn thủ chỉ huy, đến năm 1813

cho đắp đài Điện Hải và bảo An Hải để quan sát và phòng thủ vùng cửa sông

ven biển này.

Đến thời Minh Mạng thì cả đài Điện Hải và bảo An Hải đều đƣợc xây

dựng kiên cố, nâng lên thành thành. Triều đình tăng quân đến đồn trú, đƣa vào

nơi đây nhiều tàu chiến, vũ khí, lại cho dời tỉnh l Quảng Nam từ Thanh Chiêm

ra La Qua cho gần Đà Nẵng; cho đào sông Vĩnh Điện nối sông Thu Bồn với Đà

Nẵng (1822).

Không những thế, ngƣời dân Quảng Nam bấy giờ còn ý thức rất rõ sự

ngang ngƣợc của Pháp qua hai lần chúng nổ súng gây hấn tại cửa biển Đà Nẵng.

Page 14: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Lần thứ nhất vào ngày 15-4-1847 của hai tàu chiến Gloire và Victorieuse, và lần

thứ hai của tàu Catinat vào ngày 26-9-1856.

Nên khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công tại cửa biển này

vào ngày 1-9-1858, ngƣời dân đã nhanh chóng truyền tin cho nhau và xác định

ngay đó là “tàu Tây” chứ ch ng phải ai khác:

Tai nghe súng nổ cái đùng

Tàu Tây đã lại Vũng Thùng anh ơi!

Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến, bên cạnh quân triều đình là một

lực lƣợng đông đảo quân thƣờng trực của Quảng Nam đƣợc điều ra mặt trận Đà

Nẵng. Có 2.070 biền binh mãn hạn của tỉnh cũng đƣợc gọi tái ngũ(2).

Căn cứ vào báo cáo của Nguyễn Tri Phƣơng lên Viện Cơ mật thì quân đội triều

đình tại mặt trận Đà Nẵng có hơn 7.000 ngƣời nhƣng đến tháng 10-1859 chỉ còn

3.200 ngƣời tại ngũ(3), thì số quân địa phƣơng và biền binh của Quảng Nam

tham chiến nhƣ thế là một lực lƣợng rất lớn bổ sung cho mặt trận ngay từ những

ngày đầu.

Đến khi vua Tự Đức có chỉ dụ kêu gọi quan, quân, dân, sĩ hiến kế hoặc

chiêu mộ dân binh để đánh giặc thì số lƣợng dân đinh Quảng Nam gia nhập vào

các đội quân nghĩa dũng ngày càng đông. Chỉ tính trong 2 năm xảy ra trận chiến,

làng Nam Thọ (nay thuộc phƣờng Thọ Quang, quận Sơn Trà) có gần chục ngƣời

trong diện mộ binh của triều đình; hoặc một số ngƣời nay thuộc huyện Tiên

Phƣớc sung vào quân đội triều đình giữ chức chánh, phó suất đội. Các đội dân

dũng đƣợc thành lập ở các địa phƣơng.

Theo một văn bản vào tháng 12 năm Tự Đức thứ 11 (1-1859) của Tri

huyện Hà Đông hiện còn đƣợc lƣu giữ tại nhà thờ tộc Lê Văn thôn Hạ Thanh

(nay thuộc xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) thì chủ trƣơng

tuyển mộ đoàn dân dũng nhƣ sau: “Kính tuân theo chỉ vua… tuyển chọn ngƣời

nào mạnh khỏe siêng năng đƣợc mọi ngƣời tôn trọng lấy làm đoàn trƣởng.

Mỗi tiểu đoàn phân ra làm bốn thập, chọn lấy một ngƣời làm luyện trƣởng. Tập

hợp trên dƣới 5 tiểu đoàn làm một đại đoàn(4) . Chọn một ngƣời làm đoàn tổng

để thống nhiếp tất cả. … Cờ đề “Hà Đông Tiên Giang đoàn dân dũng”(5).

Hƣu quan Phạm Gia Vĩnh quê làng Mỹ Thị, huyện Hòa Vang (nay thuộc

phƣờng Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn), khi có chỉ dụ của vua Tự Đức đứng ra

tổ chức cho khoảng 400 dân đinh hình thành cơ ngũ, kéo ra mặt trận Đà Nẵng

chiến đấu bên cạnh quân chính quy của triều đình.

Dân quân Quảng Nam tham chiến đông đến mức viên tổng chỉ huy liên quân

Pháp - Tây Ban Nha là Rigaul de Genouilly cho rằng, “dân quân gồm toàn

những ngƣời lành mạnh trong dân chúng”(6).

Họ đã có những đóng góp quan trọng trong chiến trận, hay những trận

đánh tập kích nhƣ trƣờng hợp dân quân các xã Thanh Khê, Hà Khê dƣới sự chỉ

huy của các ông Đội Năm (Nguyễn Xuân Lũy) và Đội Bảy mật tập bằng thuyền,

vƣợt qua Vũng Thùng đến am Bà trên núi Sơn Trà tập kích vào nơi đóng quân

của địch, giết chết tên quan năm và nhiều binh lính địch(7).

Ngoài trực tiếp tham gia chiến đấu, một lực lƣợng đông đảo dân chúng đã

đóng góp sức ngƣời sức của, hỗ trợ rất lớn cho cuộc chiến tranh vệ quốc này.

Tại vùng địch chiếm đƣợc, họ thực hiện vƣờn không nhà trống, triệt nguồn

Page 15: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

lƣơng thực, không cho chúng vơ vét. Và mặc dầu đi đến đâu cũng đốt phá,

nhƣng địch đã phải thừa nhận:

“Chúng ta đốt phá sạch sành sanh, làm thiệt hại cho họ vô kể, ấy thế mà

họ không sợ, họ cũng không chịu điều đình… Nếu chiến tranh mà tiếp tục theo

kiểu này thì nó s kéo dài hàng trăm năm”(8). Rigaul de Genouilly chua chát

thừa nhận: “Ngƣời ta lại báo tin cho chính phủ rằng dân chúng s nổi lên hƣởng

ứng; thật ra lòng dân đã không phải nhƣ thế, lại còn trái h n lại với sự dự đoán

đó”(9).

Theo sáng kiến của quan tỉnh Quảng Nam, đƣợc vua Tự Đức chấp thuận,

nhân dân địa phƣơng triển khai thực hiện bằng việc đan sọt tre, chở đất đá theo

đƣờng sông Thu Bồn về ngăn sông Vĩnh Điện không cho giặc đƣa thuyền ngƣợc

dòng Cẩm Lệ vào Điện Bàn đánh chiếm tỉnh thành tại La Qua.

Điều này đƣợc Quốc sử quán Triều Nguyễn ghi nhận: “Quan tỉnh Quảng

Nam tâu xin thuê bắt dân phu làm sọt tre, vật liệu gỗ, đổ đất lấp sông Vĩnh Điện,

khiến cho thế nƣớc dồn chảy về cửa Đại Chiêm, thì mạn hạ lƣu nông cạn,

thuyền sam bản của Tây dƣơng không tiến vào đƣợc, quan quân có thể chuyển

sức phòng bị một mặt trên bộ. Vua y cho”(10).

Cũng chính nhân dân vùng sông, biển Đà Nẵng đã theo lệnh của các

tƣớng lĩnh tại mặt trận triển khai sáng kiến của Trần Nhật Hiển “lƣới đánh giặc,

thuyền đánh giặc, b đánh giặc và thuật đánh giặc” bằng cách dùng lƣới thả

xuống sông Hàn để tàu giặc vƣớng chân vịt không chạy đƣợc.

Mặc dù cuộc sống đang rất khó khăn, do hạn hán mất mùa, đói kém

nhƣng ngƣời dân vẫn cố gắng xay lúa tải lƣơng cung ứng cho chiến trƣờng,

đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các phòng tuyến, các trận địa pháo và

đắp đƣờng cái dọc sông Vĩnh Điện để vận chuyển lƣơng thực ra mặt trận Đà

Nẵng đƣợc kịp thời(11).

Trong nội dung văn bia Phạm Phú Thứ, Tiến sĩ Nguyễn Tƣ Giản, nguyên

Hộ bộ Tả thị lang kiêm Hàn lâm viện sự cho biết, năm Tự Đức thứ 11 Phạm Phú

Thứ đƣợc về Kinh nhậm chức Thự Hàn lâm viện Thị độc học sĩ, tham biện Nội

các sự vụ, “Thế rồi binh thuyền Pháp xâm phạm cửa biển Đà Nẵng, ông dâng sớ

xin cho các vị quan là ngƣời Quảng Nam làm quan tại Kinh đều trở về quê chiêu

mộ binh dũng chống giặc”, nhƣng không đƣợc vua Tự Đức chấp thuận(12).

Năm sau (1859), sau chuyến về quê cải táng mộ cha, Phạm Phú Thứ dâng tấu

“tâu xin các việc: đắp đê khơi sông và tuần phòng huấn luyện ở Quảng Nam”

nhằm an dân và phòng thủ bảo vệ vùng hậu phƣơng để dồn sức cho chiến trƣờng

ở Đà Nẵng.

Khi quân Pháp đã rút khỏi Đà Nẵng, ông làm một bài thơ tức sự vừa thể

hiện sự vui mừng khi “sào huyệt bọn giặc đã bị đốt, sóng dữ đã yên”, nhƣng

đồng thời cũng canh cánh về kế sách đánh giặc ở trong Nam: “Giặc lui yên ổn ta

chuẩn bị/ Kế sâu Bến Nghé lại rất cần(13).

Tƣ liệu lịch sử địa phƣơng còn cho chúng ta biết bấy giờ ở Hòa Vang có

Tú tài Lâm Hữu Chánh, ngƣời làng Cẩm Toại (nay thuộc xã Hòa Phong) làm

quan đến chức Tri huyện huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dƣơng, khi chiến đấu ở

mặt trận Đà Nẵng ông chỉ huy một đội quân và đƣợc giao giữ đồn Cẩm Khê, sau

đó ông lại tiếp tục vào Nam đánh Pháp(14), và ông Ông Ích Khiêm cũng có mặt

Page 16: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

tại mặt trận này, có công trong việc củng cố các đồn lũy, cùng với những giai

thoại về mƣu kế đánh giặc của ông(15).

Cuộc chiến đi qua, quan dân Quảng Nam lại lo nơi yên nghỉ lâu dài cho

những ngƣời vì nƣớc hy sinh bằng việc quy tập hài cốt của họ ở các nơi từng là

sa trƣờng chiến địa về các nghĩa trủng đƣợc lập nên ở các làng Phƣớc Ninh,

Nam Ô, Nghi An (nghĩa trủng này đến năm 1920 dời sang làng Hóa Khuê

Trung, sau đó lại dời một lần nữa, đến địa điểm hiện nay, cũng ở phƣờng Khuê

Trung, quận Cẩm Lệ).

Nhƣ vậy, khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lƣợc Việt Nam

tại Đà Nẵng thì lập tức quân dân Quảng Nam là những ngƣời trực tiếp có mặt

sớm nhất bên cạnh quân đội triều đình đánh giặc và đã đóng góp trong suốt cuộc

chiến.

Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến tại mặt trận Đà

Nẵng là chiến thắng oanh liệt, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh

của địch. Suốt 18 tháng 22 ngày vẫn bị cầm chân tại chỗ, không thể tiến đánh

tỉnh thành Quảng Nam, càng không vƣợt đƣợc đ o Hải Vân để đánh ra Huế,

địch buộc phải rút toàn bộ quân khỏi mặt trận này.

PGS.TS Ngô Văn Minh (Học viện chính trị khu vực 3)

(1) Charles B. Maybon: Những người châu Âu ở nước An Nam. Nxb Thế giới.

Hà Nội, 2006, tr40.

(2) Quốc sử quán Triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên. Tập 7. Nxb Giáo

dục, 2007, tr567.

(3) Trung tâm Nghiên cứu Quốc học: Châu bản Triều Tự Đức (1848 – 1883).

Nxb Văn học, 2003, tr 81-82.

(4) Đây là quân số của tiểu đoàn, đại đoàn thời bấy giờ.

(5) Xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Sơn dịch giúp cho nội dung văn bản trên.

(6) Dẫn theo Trần Văn Giàu: Chống xâm lăng. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến

1898. Nxb TPHCM, tr74.

(7) Ban Chấp hành Đảng bộ quận Thanh Khê: Lịch sử Đảng bộ quận Thanh

Khê (1930-1975). Nxb Đà Nẵng, 2000, tr27.

(8) Les correspondances de De Larciauze. Dẫn theo Trần Văn Giàu: Chống

xâm lăng. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1898. Nxb TPHCM, 2001, trang 71.

(9) Trần Văn Giàu: Chống xâm lăng. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1898. Nxb

TPHCM, tr 74.

(10) Quốc sử quán Triều Nguyễn: Đại Nam thực lục. Tập 7. Nxb Giáo dục,

2007, tr576.

(11) Quốc sử quán Triều Nguyễn: Đại Nam thực lục. Tập 7. Nxb Giáo dục,

2007, tr590.

(12) Phạm Phú Thứ toàn tập (Phạm Ngô Minh chủ biên, cùng Chương Thâu,

Nguyễn Kim Nhị, Phạm Phú Viết, Trần Phước Tuấn). Nxb Đà Nẵng, 2014,

tr139.

(13) Phạm Phú Thứ toàn tập. Sđd, tr197 - 198.

(14) Dẫn theo sách Hòa Phong, lịch sử đấu tranh cách mạng (1930 – 1954), do

Đảng ủy xã Hòa Phong xuất bản, 1996, tr28, và bài viết Ông Lâm Quang Tự,

Page 17: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

nhà giáo yêu nước, nhà hoạt động duy tân (1884-1938) do ông Lâm Quang

Thạnh gửi cho tác giả bài viết này.

(15) Theo sách Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Hòa Vang (1928 – 1954),

Nxb Đà Nẵng, 1985, tr 23 và sách Đà Nẵng buổi đầu đánh Pháp (1858-1860)

của Lưu Anh Rô, Nxb Đà Nẵng, 2004, tr193 - 195. Việc Ông Ích Khiêm tham

gia chiến đấu tại mặt trận Đà Nẵng những năm 1858 - 1860 không thấy Quốc

sử quán Triều Nguyễn nói đến, trong khi hành trạng của ông từ năm 1862 trở đi

được ghi khá rõ trong sách Đại Nam liệt truyện và sách Đại Nam thực lục.

NGÔ VĂN MINH.Ngƣời Quảng với mặt trận Đà Nẵng 1858-1860/Ngô Văn

Minh//Đà Nẵng cuối tuần.-2018.-Ngày 26 tháng 8.-Tr.6.

Page 18: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời
Page 19: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO. Giữ trọn khí chất kiên trung, son sắt/ Nguyễn Thị

Anh Đào// Tạp chí Nhân dân hằng tháng.- 2018.- Tháng 8.- Số 256.- Tr.4,5.

Page 20: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Dấu xƣa Phủ ủy Nằm ở vị trí sân bay Chu Lai ngày nay, xƣa kia từng có một ngôi làng bên

cánh rừng ịnh Phƣớc xanh ngát. Nơi ấy đã để lại dấu son không phai mờ

trong ký ức của nhiều ngƣời về những ngày đầu thành lập tổ chức ảng ở

phía nam của tỉnh.

Di tích nơi thành lập Phủ ủy.

1. Nhớ về phủ xƣa, dân gian có câu ca dao: “Hà Đông có gái mỹ miều/

Sáng đi chợ Phủ, chiều về chợ Dinh”. Hà Đông là tên gọi hành chính một huyện

dƣới thời vua Lê Thánh Tông mở cõi phƣơng Nam và lập đạo thừa tuyên Quảng

Nam vào năm 1471. Hơn 400 năm sau, vào năm 1906, nhà Nguyễn cho tách

huyện Hà Đông ra khỏi phủ Thăng Bình để thành lập phủ Tam Kỳ bao gồm các

huyện Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh ngày nay. Không chỉ là mảnh đất đầu

sóng thời mở cõi mà trong cuộc kháng chiến chống Pháp mảnh đất này từng có

chiến lũy quan trọng thời Nghĩa Hội – một phong trào chống Pháp nổi tiếng ở

Quảng Nam.

Làng biển Thuận An, xã Tam Hải hiền hòa bên chân sóng, một thắng cảnh

du lịch sinh thái với những rặng dừa xanh phủ bóng xuống làng quê. Song chính

nơi đây vào những năm 1930 trƣớc sự khủng bố của giặc, nhiều cơ sở Đảng bị

phá vỡ, nhiều đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt thì ngay dƣới rừng dừa

Page 21: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

thôn Thuận An này vẫn có một chi bộ Đảng ra đời vào tháng 12.1932, lấy tên là

chi bộ Quang Ánh Minh. Đây là chi bộ đầu tiên của vùng đất phía nam tỉnh

Quảng Nam để rồi từ đó phong trào cách mạng lan tỏa, nhiều chi bộ trong phủ

tiếp tục đƣợc thành lập. Và đến đầu năm 1933, tại rừng Định Phƣớc (xã Tam

Nghĩa ngày nay), chi bộ An Hòa tổ chức hội nghị và tại đây Tỉnh ủy lâm thời

tỉnh Quảng Nam dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự Đảng miền Nam

Trung kỳ, đã đƣợc tái lập.

Đặc biệt trong bối cảnh các phủ huyện ở Quảng Nam chƣa xây dựng lại

các tổ chức Đảng thì ở phía nam Phủ Tam Kỳ, dƣới sự lãnh đạo của Chi bộ An

Hòa, nhiều thanh niên yêu nƣớc đã đứng vào hàng ngũ của Đảng, trở thành chỗ

dựa vững chắc cho lực lƣợng quần chúng cách mạng. Nhiều phong trào đấu

tranh đã đem đến thắng lợi, thể hiện đƣợc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với

quần chúng nhân dân. Do đó, để có một tổ chức Đảng cao hơn lãnh đạo phong

trào toàn phủ, vào tháng 8.1933 cũng tại khu rừng Định Phƣớc này Phủ ủy Tam

Kỳ đƣợc thành lập, đánh dấu sự ra đời của Đảng bộ Phủ Tam Kỳ, để rồi từ đó

Đảng bộ đã lãnh đạo dẫn dắt phong trào cách mạng đem đến nhiều thắng lợi vẻ

vang qua suốt chặng đƣờng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc

cũng nhƣ trong xây dựng hòa bình.

2. “… Xích xiềng tôi luyện, lòng son sắt/ Gƣơm súng đúc r n, dạ thép

gan/ Liệt sĩ nghìn thu, bia đá tạc/ Sống thời anh dũng, chết vinh quang”. Đó là

những vần thơ của nhà cách mạng Phạm Quang Toản viết về sự hy sinh anh

dũng của những ngƣời đồng chí Đào Thuần Thăng, Nguyễn Chỉ, Lê Trọng

Nghĩa. Họ là những chiến sĩ cách mạng đầu tiên của Phủ Tam Kỳ xƣa trong

những ngày đấu tranh giữ lửa phong trào cách mạng phát triển cho đến ngày

thắng lợi.

Cũng từ ngọn lửa cách mạng đƣợc Phủ ủy xƣa dấy lên, Chủ tịch Võ Chí

Công, đã một lòng đi theo Đảng làm cách mạng đến cùng, là một nhà lãnh đạo

tài năng, đức độ của Đảng, Nhà nƣớc, ngƣời chiến sĩ cách mạng kiên cƣờng.

Nhƣng sôi động nhất, gian khổ nhất, ác liệt nhất và cũng hào hùng nhất là những

năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Sau khi đổ bộ lên cửa biển Đà Nẵng, mở đầu

cuộc chiến tranh xâm lƣợc nƣớc ta, giặc Mỹ lại đổ quân vào vùng biển Tam

Quang, đuổi dân địa phƣơng, trong đó có nhân dân làng Định Phƣớc để xây

dựng một căn cứ quân sự khổng lồ mang tên Chu Lai. Từ căn cứ này, chúng

đem quân đi càn quét giết hại đồng bào ta.

Ngày 26.5.1965, trên đồi Yên Ngựa, một đại đội bộ binh thuộc Tiểu đoàn

70, Tỉnh đội Quảng Nam đã dũng cảm tiến công và diệt gọn một đại đội lính

thủy đánh bộ Mỹ đƣợc trang bị vũ khí hiện đại để bảo vệ căn cứ Chu Lai. Chiến

công vang dội của trận Núi Thành đã làm nức lòng quân dân cả nƣớc, củng cố

niềm tin và cổ vũ khí thế quân đội ta trên khắp các chiến trƣờng miền Nam sau

năm 1965. Chiến thắng Núi Thành đã đi vào lịch sử trận đầu đánh Mỹ và thắng

Mỹ, góp phần làm nên tám chữ vàng cho Quảng Nam “Trung dũng, kiên cƣờng,

đi đầu diệt Mỹ”.

3. Giờ đây, sau chặng đƣờng 85 năm, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, vùng

đất Phủ Tam Kỳ xƣa nói chung và Núi Thành nói riêng đã có những bƣớc tiến

dài trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Vùng rừng Định Phƣớc giờ trở

Page 22: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

thành cảng hàng không dân dụng Chu Lai. Cảng biển Kỳ Hà đƣợc mở rộng đón

nhận nhiều chuyến tàu hàng cập cảng với tải trọng lớn. Với lợi thế có các tuyến

giao thông thủy bộ liên vùng, có cảng biển, sân bay cùng với sự liên kết vùng từ

Dung Quất - Quảng Ngãi, Hội An, Tam Kỳ - Quảng Nam và Tây Nguyên đã tạo

điều kiện thuận lợi cho Núi Thành trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế

phía nam của tỉnh Quảng Nam cũng nhƣ miền Trung. Đến nay trên địa bàn Núi

Thành đã có 2 khu công nghiệp lớn, 3 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

với hàng chục cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn nhỏ. Có thể nói Núi Thành đã

chuyển mình để trở thành địa phƣơng đi đầu trong việc phát triển công nghiệp

của tỉnh. Năm 2017, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt gần 48 nghìn tỷ đồng,

trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 40 nghìn tỷ đồng. Tổng thu ngân

sách đạt gần 8 nghìn tỷ đồng.

Từ trên mảnh đất khô cằn sỏi đá sau chiến tranh, những con ngƣời bình dị

“Súng gƣơm vứt bỏ lại hiền nhƣ xƣa” đã lao lực không tiếc mồ hôi công sức để

viết tiếp bài ca về lòng kiên trung của con ngƣời với quê hƣơng xứ sở.

BÙI CAO BẰNG

BÙI CAO BẰNG.Dấu xƣa Phủ ủy/Bùi Cao Bằng//Quảng Nam cuối tuần.-

2018.-Ngày 11-12 tháng 8.-Tr.8.

Page 23: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Bí ẩn của tấm bia cổ trong gốc đa Một tấm bia đá nằm giữa gốc đa cổ thụ ở Hội An đƣợc phát hiện khá lâu

rồi với những đánh giá, nhận xét bƣớc đầu khác nhau của các nhà nghiên

cứu. Hiện tại cũng có nhiều ngƣời cho rằng tấm bia cổ này vẫn còn gói

ghém, chôn vùi, ẩn giấu nhiều điều bí mật lạ lùng và đang cần những lời

giải thật thuyết phục của các nhà nghiên cứu, khảo cổ.

Tấm bia bằng đá còn nguyên hình, không bị sứt mẻ, hƣ hỏng chút nào.

Ảnh: T.M

Page 24: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Qua các đợt sƣu tầm, năm 1985, Ban quản lý Di tích Hội An (nay là

Trung tâm Quản lý Bảo tồn di sản Hội An) phát hiện một tấm bia lạ bên trong

gốc cây đa cổ thụ ở cuối đƣờng Phan Châu Trinh, nay thuộc khối 4, phƣờng

Cẩm Phô, TP. Hội An, Quảng Nam.

Nghiên cứu sơ bộ bƣớc đầu, cơ quan quản lý di tích nhận định đây là tấm

bia có ảnh hƣởng rất lớn về tín ngƣỡng đời sống dân gian đầy huyền bí, song

chƣa có cơ sở kết luận một cách chính xác nó đƣợc tiền nhân dựng lên với mục

đích gì.

Những dòng chữ đƣợc viết theo lối trấn yểm huyền bí

Mãi đến ngày 22-11-1991, Ban quản lý Di tích Hội An tiến hành chặt phá

các bụi rễ cây đa bu bám và vây kín mít tấm bia cổ cao chừng 1 mét, rộng 0,6

mét, dày 0,2 mét để nghiên cứu. Tấm bia bị rễ đa um tùm bu bám, cho thấy tấm

bia này đã xuất hiện rất lâu đời, có thể lúc đó chƣa có cây đa cao lớn nhƣ bây

giờ.

Bao bọc quanh tấm bia là cái am nhỏ đƣợc xây bằng gạch thẻ gồm nhiều

kích cỡ đặt chồng, xếp lên nhau nhƣng không có hồ kết dính nhƣ cách xây gạch

thông thƣờng, song bên ngoài phần tƣờng có vết tích của vôi vữa.

Các thông tin đƣợc chạm khắc trên tấm bia đá từng bƣớc đƣợc đƣa ra

nhiều giả thuyết. Các nhà nghiên cứu lập luận rằng, để bảo vệ tấm bia, con

ngƣời thuở xƣa đã xây dựng cái am nhỏ hình vòm trông giống nhƣ một cái hang,

mặt tiền để trống còn xung quanh xây kín.

Cái am “che chở” cho tấm bia này nằm dƣới gốc đa qua hàng trăm năm

nên đã bị rễ cây phủ kín. Tấm bia bằng đá còn nguyên hình, không bị sứt mẻ, hƣ

hỏng chút nào. Các dòng chạm khắc bằng chữ Hán-Nôm bị lu mờ, song dùng

bột trắng chà xát thì có thể đọc đƣợc.

Nội dung văn bia đƣợc các nhà nghiên cứu khảo cổ đánh giá đây là tấm

bia khá đặc biệt. Họ chia nội dung chạm khắc trên tấm bia ra làm 3 phần, cụ thể

nhƣ sau:

Phía trên cùng đƣợc khắc 3 vòng tròn, dƣới cái vòng tròn chính giữa là

một hàng chữ khắc sâu hơn, rõ nét “Bắc đế sắc lệnh lập cực ngự phong yểm

thủy đạo”. Tuy viết theo kiểu chữ Nôm nhƣng vì ngƣời xƣa viết theo lối trấn

yểm huyền bí nên rất ít ngƣời hiện tại có thể dịch đƣợc cũng nhƣ diễn giải ý

nghĩa của dòng chữ này.

Lúc đó, Ban quản lý di tích Hội An đã mời một sử gia tên tuổi đọc giúp

hàng chữ trên và ngƣời này cho biết đại khái rằng đây là một câu của ngƣời

phƣơng Đông theo đạo Lão dùng với mục đích trấn yểm.

Dƣới vòng trong bên trái của tấm bia khắc hình sao Bắc Đẩu th ng đứng.

Dọc theo thân bia khắc 7 vòng tròn nối nhau bằng một vạch th ng. Đây là hình

tƣợng của sao Nam Tào. Tiếp đến phía dƣới nữa là hàng chữ “Án ma ni bát mê

hồng”.

Phía dƣới khắc 3 đạo bùa, lá giữa hình vuông, hai lá hai bên nhỏ hơn hình

chữ nhật. Các nhà nghiên cứu cho rằng những lá bùa này rất giống với các lá

bùa ém yểm đƣợc ghi trong sách của các đạo sĩ, thầy phù thủy, thầy địa trƣớc

đây.

Page 25: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Phần dƣới cùng là hàng chữ “Thái Nhạc sơn”. Với 3 chữ này, các nhà

nghiên cứu cho đây là biểu tƣợng về sự to lớn, là Thái Sơn Bắc Đế, nơi cƣ ngụ

của thần Bắc Đế.

Bao giờ mới “vén màn” bí mật?

Căn cứ vào nội dung đƣợc chạm khắc trên tấm bia, một số nhà nghiên cứu

đã tạm thời kết luận: Đây là một tấm bia mà ngƣời xƣa dùng trấn yểm thủy đạo

để bảo vệ cộng đồng cƣ dân trong vùng Tú Lễ, xã Cẩm Phô, Hội An ngày trƣớc.

Ngày xƣa, hƣớng bắc của tấm bia có một đầm nƣớc khá rộng, là nơi tiếp nhận

dòng nƣớc từ khe Ồ Ồ và các lạch nƣớc từ sông Đế Võng cũng nhƣ đầm Trà

Quế đổ về theo hƣớng bắc-nam. Đầm nƣớc hồi trƣớc chạy dài từ đƣờng Nhị

Trƣng bây giờ cho tới ngã ba Tin Lành (nơi giao nhau giữa 3 con đƣờng Hùng

Vƣơng - Trần Phú và Phan Châu Trinh, điểm tọa lạc của nhà thờ Tin Lành hiện

tại).

Ngày xƣa, ngƣời dân vùng hạ lƣu rất coi trọng việc trị thủy. Có nhiều khả

năng những lạch nƣớc đầm lầy này gây ra lũ lụt kinh hoàng nên dân làng đã

dựng bia trấn yểm nhằm trị thủy, cầu mong cuộc sống luôn bình yên.

Các nhà nghiên cứu cũng cho đây là tấm bia yểm có liên quan về tín

ngƣỡng, tâm linh đến việc thờ phụng thần Bắc Đế. Ở phố cổ Hội An, vị thần này

còn đƣợc gọi bằng các tên khác nhau nhƣ Bắc Đế Trấn Võ, Huyền Thiên Đại

Đế. Đây chính là vị chủ thần đang đƣợc thờ cúng tại chùa Cầu, là vị thần chủ về

phƣơng Bắc.

Theo thuyết ngũ hành, phƣơng Bắc ứng với hành thủy, có sức mạnh diệt

trừ thủy quái. Quan niệm này đƣợc khởi nguyên từ Trung Hoa cổ đại và nền văn

hóa của Hội An từ lâu đời đã kết hợp bằng các luồng văn hóa Hoa, Nhật, Ấn Độ,

Việt nên tấm bia này cũng đã thể hiện khá rõ nét sự giao lƣu đó.

Về niên đại của tấm bia cũng chƣa có ai đƣa ra mốc thời gian đƣợc. Có ý

kiến còn cho rằng đây là tấm bia do ngƣời Nhật đặt để yểm cái đuôi của con cù.

Bia đƣợc dựng cùng năm các thƣơng gia Nhật Bản góp tiền xây dựng chùa

Cầu...

Một dạo, có những lời đồn thổi hoang đƣờng làm cho những ngƣời hiếu

kỳ gần xa nƣờm nƣợp lui tới đây. Hiện tại, tấm bia đang nằm trong gốc đa phía

bên trong một khu đất rộng, nếu đi ngoài đƣờng Phan Châu Trinh không thể

phát hiện.

Đƣợc biết khu đất này đã chuyển quyền sử dụng cho tƣ nhân, chƣa có

cổng ngõ chắc chắn nên ngƣời ra vào cổng rất tự do. Đây là tấm bia cổ đang còn

những ẩn số kỳ bí, vì vậy việc bảo vệ tấm bia cũng cần phải tính đến khi nó

chƣa đƣợc giải mã một cách chính xác.

THÁI MỸ

THÁI MỸ.Bí ẩn của tấm bia cổ trong gốc đa/Thái Mỹ//Đà Nẵng cuối tuần.-

2018.-Ngày 19 tháng 8.-Tr.7.

Page 26: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Làng Dƣỡng Mông

Làng Dƣỡng Mông, xã Quế Xuân 1 (Quế Sơn) là nơi cơ quan Tỉnh ủy

Quảng Nam đã chọn làm nơi đứng chân lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa

tháng 8.1945. Tại đây, Tỉnh ủy đã nhận đƣợc bản Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn

nhau và hành động của chúng ta” của Trung ƣơng gửi tháng 4.1945.

Nhân dân Quảng Nam xuống đƣờng năm 1945. (Tranh tƣ liệu)

Làng Dƣỡng Mông xƣa, nay gồm các các thôn Thạnh Hòa, Thạnh Mỹ, Bà

Rén, Dƣỡng Mông Đông, Dƣỡng Mông Tây, thuộc xã Quế Xuân 1. Là vùng đất

giàu truyền thống văn hóa - lịch sử và đấu tranh cách mạng, sau khi Đảng bộ

huyện Quế Sơn ra đời ngày 16.9.1930, phong trào cách mạng ở đây phát triển

nhanh chóng. Tại đây Tỉnh ủy, Huyện ủy Quế Sơn đã xây dựng đƣợc nhiều cơ

sở cách mạng kiên trung, trong đó có cơ sở ông Nguyễn Sang - nơi cơ quan Tỉnh

ủy đứng chân lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách

mạng tháng 8.1945.

Ông Nguyễn Sang (còn gọi là Cửu Sang) sinh năm 1902 ở làng Dƣỡng

Mông. Trƣớc Cách mạng tháng 8.1945, ông đi lính tuần sát, lái xe cho viên

khâm sứ Trung kỳ. Tuy làm việc cho Pháp nhƣng ông đã sớm giác ngộ cách

mạng và đƣợc kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dƣơng tại Huế. Năm 1937, cơ

sở bị bại lộ, ông bị địch bắt tra tấn dã man và giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ

Page 27: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

(Thừa Thiên Huế). Năm 1940, ông ra tù, trở về quê nhà và tiếp tục hoạt động

cách mạng. Từ đây, nhà ông trở thành cơ sở nuôi giấu, bảo vệ nhiều cán bộ lãnh

đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy Quế Sơn.

Tháng 4.1944, sau khi Tỉnh ủy lâm thời

Quảng Nam đƣợc thành lập, các đồng chí

Trần Văn Quế - Bí thƣ Tỉnh ủy và

Nguyễn Tiến Chế - Tỉnh ủy viên, ra Duy

Xuyên, vào Quế Sơn liên lạc với ông

Nguyễn Sang. Cuối năm 1944, Nguyễn

Sang liên lạc với các đồng chí ở Huế và

biết đƣợc Xứ ủy Trung kỳ chuẩn bị mở

lớp huấn luyện chính trị ở làng Truồi

(Thừa Thiên Huế). Tháng 4.1945,

Nguyễn Sang cử một thanh niên tiêu biểu

trong tổ cảm tình Đảng ra dự lớp để tiếp

thu chủ trƣơng do Xứ ủy phổ biến. Dựa

vào đó, Nguyễn Sang tiếp tục đẩy mạnh

hoạt động của mình, đồng thời tích cực

chắp nối liên lạc với các tổ chức đảng cấp

trên. Lúc này, ở Quảng Nam đêm 9.3.1945, quân Pháp đã bị Nhật tƣớc vũ khí.

Trƣớc tình hình đó, để tiện việc lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng trong

tỉnh, đặc biệt là chỉ đạo phong trào cách mạng ở Hội An - nơi thực dân Pháp

đóng cơ quan đầu não, Tỉnh ủy quyết định chuyển cơ quan từ Tam Kỳ ra Dƣỡng

Mông, đứng chân tại nhà ông Nguyễn Sang. Tại đây, đồng chí Lƣu Xử đƣợc

Tỉnh ủy phân công làm nhiệm vụ liên lạc và để bảo vệ cơ quan Tỉnh ủy, đồng

thời tại làng Dƣỡng Mông ta cũng thành lập đội tự vệ có 10 đồng chí, thành lập

tổ cứu quốc ở các làng, xóm lân cận để bảo vệ vòng ngoài cơ quan Tỉnh ủy.

Tại nhà ông Nguyễn Sang, cuối tháng 4.1945, Tỉnh ủy liên lạc đƣợc với

Trung ƣơng Đảng và nhận đƣợc một số tài liệu của Trung ƣơng đƣa vào, trong

đó có Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban

Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng ra ngày 12.3.1945. Nhờ những tài liệu đó, Tỉnh ủy

Quảng Nam kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình thế giới, trong nƣớc và những

chỉ đạo của Trung ƣơng để đề ra chủ trƣơng đấu tranh thích hợp.

Cuối tháng 7, đầu tháng 8.1945, khí thế chuẩn bị tổng khởi nghĩa ở huyện

Quế Sơn nói chung và các làng thuộc xã Quế Xuân 1 nói riêng, diễn ra hết sức

khẩn trƣơng. Từ ngày 10.8.1945, ban đêm tại đình làng Dƣỡng Mông thanh niên

sôi nổi luyện tập võ nghệ, viết truyền đơn, khẩu hiệu, chƣơng trình hành động

của Mặt trận Việt Minh; phụ nữ may cờ, quyên góp tiền bạc, lƣơng thực; nhân

dân r n, sắm vũ khí chuẩn bị cho ngày tổng khởi nghĩa.

Tại tổng Xuân Phú, Ban vận động khởi nghĩa đƣợc thành lập do đồng chí

Nguyễn Sang làm Trƣởng ban. Theo chỉ đạo của huyện, chiều ngày 16.8.1945,

đồng chí Nguyễn Sang triệu tập cuộc họp ở các làng để triển khai lệnh tổng khởi

nghĩa. Ngay trong đêm đó, lệnh tổng khởi nghĩa đƣợc triển khai đến các làng.

Lúc 2 giờ sáng 18.8.1945, quần chúng nhân dân các làng Dƣỡng Mông, Xuân

Phú mang gƣơm giáo, gậy gộc, cơm nƣớc tập trung tại nhà đồng chí Nguyễn

Trong 3 ngày, từ 12 đến 14.8.1945,

tại thôn Khƣơng Mỹ (nay thuộc xã

Tam Xuân 1, huyện Núi Thành)

Tỉnh ủy đã họp và quyết định Tổng

khởi nghĩa giành chính quyền trên

toàn tỉnh, đồng thời quyết định

chuyển cơ quan Thƣờng trực của

Tỉnh ủy và Thƣờng trực Ban bạo

động tỉnh ở Quế Sơn ra Bích Trâm

(Điện Bàn) để kịp thời lãnh đạo

khởi nghĩa. Nhờ vậy, từ ngày 18

đến ngày 26.8.1945, cuộc khởi

nghĩa giành chính quyền ở Quảng

Nam đã giành thắng lợi trọn v n.

Page 28: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Sang để chuẩn bị kéo về huyện đƣờng Quế Sơn cƣớp chính quyền. Khí thế cách

mạng sục sôi, ngút trời tạo nên sức mạnh không gì ngăn cản nổi, các cơ quan

đầu não của chính quyền tay sai ở Quế Sơn từ huyện đến các làng, xã nhanh

chóng sụp đổ. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Quế Sơn giành đƣợc thắng

lợi hoàn toàn. Sáng 19.8.1945, hơn 7.000 ngƣời dân từ các làng xã trong huyện

rầm rập kéo về sân huyện đƣờng tham dự lễ mít tinh. Tại đây, y ban bạo động

huyện tuyên bố thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân và ra mắt y ban nhân

dân cách mạng lâm thời huyện Quế Sơn. Một rừng cờ, khẩu hiệu tung bay trong

tiếng hò reo của quần chúng nhân dân vui mừng chiến thắng, từ đây thoát khỏi

ách thống trị của bọn thực dân phong kiến.

Năm 2011, cơ sở cách mạng nhà ông Nguyễn Sang đƣợc UBND tỉnh công nhận

là Di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 292/QĐ-UB ký ngày 21.1.2011.

LÊ NĂNG ÔNG

LÊ NĂNG ĐÔNG.Làng Dƣỡng Mông/Lê Năng Đông//Quảng Nam.-2018.-

Ngày 17 tháng 8.-Tr.5.

Page 29: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Hồi đó ở Quế Sơn Nói chuyện với tôi, bà hay chêm giữa những câu chuyện đứt nối của một

thời gian khổ bằng cụm từ “hồi đó ở Quế Sơn”. Hồi đó - tức hồi chiến tranh

chống Mỹ, mà bà là bác sĩ, trƣởng trạm y tế của vùng căn cứ địa cách mạng

này. Tên bà là Nguyễn Thị Thu Hà, 76 tuổi, quê à Nẵng. Bà Hà đi tập kết,

rồi theo học ại học Y Hà Nội cùng khóa với bác sĩ ặng Thùy Trâm. Bà

tốt nghiệp năm 1966 và lên đƣờng đi B ngay.

Bà Hà và tác giả.Ảnh: CÔNG THI

“Cho đến bây giờ, sau 52 năm vƣợt Trƣờng Sơn để về Quảng Nam công

tác, tôi cũng không lý giải đƣợc vì sao mình lại “khỏe” đến vậy khi phải đi bộ 3

tháng ròng rã, lƣng gùi hàng chục ký quân trang, lại tr o đ o lội suối trong đói

rét, bệnh tật và bom đạn không lúc nào ngơi nghỉ, trong khi tôi chỉ cân nặng…

41 ký!” - bà Hà mở đầu câu chuyện thời thanh xuân của mình bằng lời tự vấn

“không lý giải đƣợc” nhƣ vậy. Bà hỏi nhƣng cũng là để kh ng định một điều

rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, con ngƣời ta có thể làm những điều khó tin, ngoài

khả năng thông thƣờng của mình, để cứu nƣớc. Hàng vạn thanh niên cũng đã

vƣợt Trƣờng Sơn nhƣ bà trong những năm đất nƣớc có giặc. Có điều, bà đƣợc

xếp vào những ngƣời “hồi kết” vì quê bà ở Đà Nẵng, theo cha là ông Nguyễn

Văn Bé (1912), nguyên Trƣởng ty Công chánh tỉnh Quảng Nam từ năm 1946,

tập kết ra Bắc. Đúng 12 năm, bà trở về trên chính quê hƣơng mình để “chia

bom, đội pháo” với bà con đất Quảng.

Về Nam

Khác với nhiều thanh niên cùng lứa theo cha hoặc m đi tập kết, họ khao

khát trở về miền Nam, ngoài tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đang lâm nguy,

còn có một lý do cá nhân nữa là về gặp cha hoặc m còn mắc k t trong vùng tạm

chiếm, bà Thu Hà có cả cha lẫn m đang công tác trên đất Bắc, thế mà vẫn xung

phong đi B cho bằng đƣợc. “Về Nam”, hai tiếng ấy nhƣ một hối thúc tự nguyện

với lớp thanh niên đi tập kết nhƣ bà ngày đó, dù họ thừa biết bao hiểm nguy

đang chờ đón họ khi trở về miền Nam.

Page 30: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Bà Thu Hà bồi hồi nhớ lại cái hôm sắp chia tay những ngƣời thân: “Một

buổi sáng cũng vào mùa thu nhƣ thế này của năm 1966, tôi vừa tốt nghiệp bác sĩ

Đại học Y Hà Nội, chuyên khoa mắt - tai mũi họng, xong các thủ tục để chuẩn

bị ngày lên đƣờng thì tôi mới về “thƣa chuyện” với m tôi. Đến lúc ấy bà mới

biết con gái mình âm thầm chuẩn bị hành trang “đi B”. Dù khá bất ngờ nhƣng

m chỉ nói: “Con giờ đã là bác sĩ rồi, trƣởng thành rồi, nên con tự quyết, m

luôn tôn trọng sự chọn lựa của con”.

Cả một thế hệ nhƣ bị cuốn vào cuộc chiến nên ngƣời m ngày ấy buộc

phải nói những điều “khuôn thƣớc” nhƣ vậy chứ tôi hiểu, bà đang giấu trong

lòng mình một cơn bão âu lo. Không lo sao đƣợc khi tôi là con gái, lại bé nhƣ

cái k o thế kia, làm sao có thể mang hai ba chục ký để vƣợt Trƣờng Sơn Rồi vô

trong chiến trƣờng, đạn bom chết chóc thế, liệu con gái mình có còn sống để trở

về gặp lại cha m không Nhƣng thấy con đã quyết nhƣ thế rồi, bà cũng phải

chiều theo ý con. M tôi vào mở chiếc tủ cũ, lục lọi một hồi, bà lấy ra một sợi

dây chuyền vàng, trao cho con gái: “M ch ng có gì, chỉ có từng này gửi con

mang theo, nhỡ dọc đƣờng có gặp sự cố gì thì tùy nghi mà xử lý”. Tôi đã mang

theo số vàng ấy cùng lời dặn dò và ánh mắt đong đầy yêu thƣơng của ngƣời m

làm hành trang để “về Nam” trong nỗi bồn chồn, khắc khoải, vừa háo hức chen

lẫn những âu lo về tai ƣơng có thể s đón chờ mình phía trƣớc”.

Chào Quế Sơn!

“L ra sau quyết định mà trên đã duyệt cho đi, chúng tôi lên tập trung trên

Hòa Bình, ở đó 3 tháng để làm quen với núi rừng cũng nhƣ tập thể lực cho

chuyến đi B dài ngày. Thế nhƣng, vừa lên trung tâm huấn luyện ấy đƣợc 10

hôm, chƣa kịp làm quen với cảnh núi rừng thì đã nghe thông báo, nhóm chúng

tôi đi B ngay vì chiến trƣờng đang cần. Chị Thùy Trâm đi trƣớc tôi mấy hôm,

cũng vội vã nhƣ vậy. Chị ấy về th ng Đức Phổ, Quảng Ngãi rồi hy sinh ở đó.

Còn tôi thì hơn 3 tháng sau ngày rời Hà Nội mới đặt đƣợc chân lên đất Quảng

Nam, đƣợc phân ngay về một trạm xá của huyện Tiên Phƣớc. Tôi không muốn

nhắc lại quãng đƣờng bầm dập hơn 3 tháng mà đoàn chúng tôi gồm 25 thành

viên, trong đó có hai bác sĩ là tôi và chị Phƣợng ngƣời Quảng Ngãi, đã trải qua

mà muốn nói đến một địa chỉ đã gắn số phận của đời mình cho đến mãi tận hôm

nay” - bà Thu Hà kể bằng một giọng ngùi ngùi rồi nhìn về phía chồng - đại tá

Vũ Đình Nã, nguyên Sƣ đoàn trƣởng Sƣ đoàn 2, sƣ đoàn anh hùng đã tham gia

nhiều trận đánh “long trời lở đất” vùng Quế Sơn, Hiệp Đức trong những năm

cuối cùng của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Bà gặp “sƣ trƣởng” sau trận càn thừa

sống thiếu chết cuối năm 72 và tổ chức lễ cƣới ngay giữa chiến trƣờng.

Trở lại với câu chuyện bà Thu Hà về Tiên Phƣớc. Bà cùng anh em trong

bệnh xá ở đây đào hầm, dựng lán đón thƣơng binh chƣa đƣợc bao lâu thì trên có

công điện khẩn: “Điều động đồng chí bác sĩ Thu Hà về Quế Sơn”. Bà vội chia

tay anh em để “chào Quế Sơn”, mảnh đất mà khi còn ở Tiên Phƣớc, nghe anh

em bộ đội đồn rằng, đó nhƣ chiếc cối xay thịt ngƣời! Kệ, bà đi B là đã xác định

nếu phải ngã xuống nơi chiến trƣờng ác liệt này thì cũng là chuyện đƣơng nhiên

nên ch ng hề toan tính thiệt hơn gì. Có điều, trên đƣờng đi cùng với giao liên về

Quế Sơn, bà nghe xầm xì: “Ban Dân y tỉnh hết đàn ông rồi hay sao mà đƣa “con

nhỏ ốm yếu” này về chịu đời sao thấu ”, đã thấy bị “tổn thƣơng” trong lòng rồi.

Page 31: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Ừ, đã thế thì bà s chứng minh “con nhỏ ốm yếu” này s “mạnh m ” nhƣ thế

nào nhé. Bà tự động viên mình nhƣ vậy.

Hóa ra họ không “dọa” chút nào. Bà tiếp quản bệnh xá khi ngƣời thủ

trƣởng cũ - anh Hoàng Vân - vừa mới hy sinh cách đó vài hôm. Bà Hà kể rằng,

Trạm xá Quế Sơn ngày ấy y nhƣ có tình báo bên đối phƣơng cài vào vậy. Vì di

chuyển đến chỗ nào, dù là tận núi cao heo hút thì bom nó ném cũng trúng hoặc

biệt kích nó mò tới ngay sau khi mình vừa “ổn định” lán trại. Bà vắt óc suy nghĩ

ba đêm liền, cuối cùng quyết định chọn “đất lành” cho Trạm xá Quế Sơn ở Hang

Chanh, ngay trƣớc mũi của trận địa pháo Cấm Dơi. Giặc không nghĩ Việt Cộng

lại “chơi liều” nhƣ vậy nên đó là nơi mà Trạm xá Quế Sơn đóng đô lâu nhất và

cũng an toàn nhất. Bà cùng đơn vị chỉ đối mặt với trận càn của Mỹ mùa h năm

1972 khiến bà một phen hú vía khi vừa đƣa hơn 200 thƣơng binh chui xuống

hang thì đám biệt kích mò đến. Chúng quăng đến quả lựu đạn thứ 3 xuống hang

thì bỏ đi vì nghĩ ch ng một ai còn sống đƣợc. Nhƣng bọn Mỹ đã nhầm, để đề

phòng địch đi càn và phát hiện nơi điều trị thƣơng binh, bà Hà cùng anh em đã

chuẩn bị phƣơng án đào các ngách trong hầm chằng chịt nhƣ hang chuột. Hàng

trăm thƣơng binh trong hang không hề hấn gì là nhờ “m o” này.

Qua những lần chỉ huy chuyển anh em chạy càn rồi vô rừng tìm thuốc

nam về chữa bệnh cho thƣơng binh cũng nhƣ gùi cõng lƣơng thực, cô bác sĩ

“chân yếu tay mềm” đã chinh phục hoàn toàn các đấng nam nhi về tài tháo vát,

sự bao dung, luôn hết lòng với chiến sĩ mỗi khi về đây điều trị. Chả thế mà một

ngƣời dạn dày trận mạc nhƣ sƣ trƣởng Nã, chỉ gặp một lần là “thua trận” ngay

với cô bác sĩ nhỏ nhắn này!

Một túp lều… tôn, hai trái tim già

Cách đây 3 năm, đồng đội cũ tổ chức cuộc gặp tại Quế Sơn, họ mời ông

Nã bà Hà về dự. Có l đó là chuyến đi cuối cùng của ông bà trở lại chiến trƣờng

xƣa. Quế Sơn đã đón bà Hà nhƣ đón ngƣời thân lâu ngày gặp lại. Để có chuyến

đi ấy, đồng đội cũ đã phải “bao sân” cho cặp vợ chồng vƣợt ngƣỡng “cổ lai hy”

này toàn bộ kinh phí. “Tôi sinh cho ông ấy hai mụn con nhƣng vợ chồng luôn xa

cách. Tôi về Tam Kỳ làm ở bệnh viện sau ngày hòa bình thì ông lại sang chiến

trƣờng K. Khi cả hai quyết định về Đà Nẵng sống thì ông lại chuyển về một

trƣờng quân đội ở Ninh Hòa, tôi lại đi theo ông. Tỉnh Khánh Hòa đã cấp cho ông

ấy miếng đất ở đƣờng Biệt Thự, Nha Trang lúc ông mới về hƣu nhƣng ông

không nhận vì không có tiền làm nhà, nên chọn vùng quê Diên Toàn - Diên

Khánh này làm nhà tạm để ở” - bà Hà kể.

Cám cảnh với hơn 30m2 nhà tôn vách ván, các chiến hữu đã góp tiền xây

cho vợ chồng ông Nã bà Hà căn nhà tƣơng đối tinh tƣơm này. Ông ở trong ngôi

nhà thắm tình đồng đội ấy chƣa đƣợc bao lâu thì bị đột qu . Bà Hà lại phải làm

công việc của một bác sĩ ngày ngày chăm ông nhƣ bà đã từng chăm thƣơng binh

gần 50 năm trƣớc.

TRẦN ĂNG

TRẦN ĐĂNG.Hồi đó ở Quế Sơn/Trần Đăng//Quảng Nam cuối tuần.-2018.-

Ngày 18-19 tháng 8.-Tr.3.

Page 32: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Kỳ tích Tây Giang Từ khi tách ra từ huyện Hiên (tháng 8-2003),với xuất phát điểm gần như

từ con số 0, đời sống nhân dân còn vô vàn khó khăn, Đảng bộ, chính quyền

huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã xác định: phải tập trung đầu tư, hoàn thiện

về đường giao thông, cơ sở hạ tầng, quy hoạch lại thôn bản, quy hoạch, đầu

tư về sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt cho người dân... Đến nay, 10/10 xã có

đường ô-tô đến trung tâm, 69/70 thôn có đường ô-tô vào tận thôn và khu vực

sản xuất, 84/95 khu dân cư được quy hoạch, xây dựng mới, hệ thống điện lưới

quốc gia đã đến 57/70 thôn, 10/10 xã có hệ thống trường học từ mầm non đến

PTCS, có trạm y tế... Đó là kỳ tích của huyện miền núi Tây Giang sau 15 năm

tái lập.

Làng mới ở Tây Giang.

15 năm trƣớc Cuối năm 2003, tôi cùng một đồng nghiệp đi công tác Tây Giang. Hôm ấy,

chúng tôi cứ nhằm đƣờng Hồ Chí Minh hƣớng Tây th ng tiến… Đến ngầm A

Dích, thuộc xã Bhlee, ghé vào Trạm Biên phòng hỏi thăm đƣờng, anh lính có tên

Hồi Chƣớc xua tay: “Các anh không đi đƣợc xe máy nữa đâu, từ đây lên huyện

phải mất gần một ngày đi bộ”. Thế là chúng tôi nghỉ lại trạm một đêm, hôm sau

gửi lại xe máy, khoác ba lô hăm hở theo con đƣờng mòn ngƣợc núi. Dọc đƣờng

Page 33: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

thỉnh thoảng mới gặp một vài ngƣời dân cõng sắn, gùi củi, đi mấy tiếng đồng hồ

mới gặp một làng Cơ Tu lơ thơ vài nóc nhà cũ nát, nằm chênh vênh bên bờ suối.

Hỏi đƣờng, ai cũng bảo cứ đi theo con đƣờng mòn khắc tới…

Đồng hành với chúng tôi còn có một ngƣời đàn ông cao to, hỏi chuyện

cũng chỉ ậm ừ vài câu rồi bƣớc vội, bỏ chúng tôi lại. Hơn một ngày leo đồi, lội

suối, 11 giờ đêm chúng tôi mới đến đƣợc xã Lăng, nơi các cơ quan huyện Tây

Giang đang tạm trú. CA huyện cũng đóng tạm tại một nhà dân. Khi Trƣởng

CAH Zơ Zâm Tê vồn vã ra đón, chúng tôi mới ngỡ ngàng nhận ra anh là ngƣời

đồng hành một đoạn với chúng tôi khi sáng. Anh đánh thức tất cả CBCS dậy,

thắp đ n dầu, xúm vào nấu cơm cho chúng tôi ăn. Sáng hôm sau, chúng tôi đến

UBND huyện tạm trú trong một dãy nhà xây của Trƣờng PTCS xã Lăng để liên

hệ làm việc. Ông Bhriu Liếc, Bí thƣ Huyện ủy Tây Giang, lúc đó là Phó Chủ

tịch UBND huyện, trả lời ngắn gọn: “Các anh thấy đấy, tất cả là số 0, có l nhà

báo tự đi thực tế thì hơn…”. Lúc bấy giờ, nơi đây có hai công trình gọi “hiện

đại” nhất đƣợc xây bằng gạch là Trƣờng PTCS xã Lăng và Trạm y tế xã A

Tiêng. Ông Liếc cho biết, mấy năm trƣớc phải nhờ mấy xe đặc chủng từ thời

đánh Mỹ chở vật liệu lên theo con đƣờng mòn chúng tôi đã đi, còn lại tất cả nhờ

công sức gồng gánh, khuân vác của cán bộ và nhân dân địa phƣơng.

Đầu năm 2004, tôi theo chân những ngƣời lính Biên phòng cuốc bộ 3

ngày đƣờng lên xã A Xan, cách xã Lăng hơn 50 km. Lúc ấy, A Xan có một nhà

máy thủy điện. Gọi là nhà máy cho oai, thực ra nó chỉ là một cái trạm đặt một

cái mô tơ, có đƣờng ống dẫn nƣớc vào để quay phát điện, do BĐBP quản lý.

Lƣợng điện cũng chỉ đủ cung cấp cho mấy chục cái bóng đ n đỏ nhƣ đom đóm

của mấy chục hộ dân và đồn biên phòng vào mấy tháng mùa khô. Nhƣng để đƣa

cái mô tơ điện nặng cả tấn ấy lên A Xan, phải nhờ đến máy bay trực thăng của

bộ đội phòng không không quân. Những ngƣời lính biên phòng bảo, đói khổ thế

nhƣng các em nhỏ ở đây học hành rất sáng dạ, ngặt nỗi đƣờng sá xa xôi cách trở,

học chỉ biết mặt chữ rồi phải phải bỏ học đi làm nƣơng rẫy…

Làng mới trên đại ngàn Trƣờng Sơn Đảng bộ và chính quyền Tây Giang ngay từ khi tái lập huyện đã xác định,

phải xây dựng lại làng mới, sắp xếp dân cƣ tập trung gắn với sản xuất nông, lâm

nghiệp ổn định. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cƣ là nhiệm vụ trọng tâm hàng

đầu, để nhân dân có nơi ở ổn định lâu dài và phát huy tốt các giá trị văn hóa

làng, văn hóa cộng đồng Cơ Tu, giữ vững ANCT-TTATXH…Nghị quyết,

phƣơng châm, kế hoạch là nhƣ thế, nhƣng khi bắt tay vào công việc mới thấy vô

vàn khó khăn. Ông Bhriu Liếc cho biết, việc đầu tiên là cán bộ huyện phải đến

từng làng, họp dân, giải thích cho họ hiểu tác dụng của việc quy hoạch lại làng,

có sắp xếp lại làng mới có điều kiện để đầu tƣ một cách tập trung cơ sở hạ tầng

nhƣ điện, nƣớc, trƣờng học, y tế…

Khi ngƣời dân đã hiểu, đồng thuận, phải lấy ý kiến già làng, ngƣời có uy

tín, ngƣời am hiểu phong tục tập quán, chọn thế đất, vị trí để làm mặt bằng sắp

xếp dân cƣ cho từng thôn bản. Việc quan trọng đầu tiên là phải làm cho đƣợc

con đƣờng đến nơi s quy hoạch làng. Với hơn 70 thôn bản cần quy hoạch, sắp

xếp lại, mỗi làng, những cán bộ ở đây phải đến hàng chục lần. Trong đó, ông

Bhriu Liếc đƣợc mệnh danh là ông “Chủ tịch đi bộ”. Nhớ nhất là chuyến lội bộ

Page 34: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

cùng ông vào tháng 11-2016 lên thôn ARiêu, xã Trhy, một trong những thôn xa

xôi, hiểm trở ở Tây Giang. Để vào làm đƣợc mặt bằng cho thôn, phải bạt núi

mở gần 10km đƣờng giao thông, nhiều đoạn phải băng qua ruộng, rẫy, nhà cửa

của dân. Anh Nguyễn Nhẫn-chủ một doanh nghiệp xây dựng ở Tây Giang cho

biết, mở một con đƣờng nhƣ vậy vô cùng vất vả với kinh phí gần một tỷ

đồng…Với sự nỗ lực bền bỉ của các cấp chính quyền và sự đồng thuận của

ngƣời dân, chuyện tái lập làng đã thành công. Mới đây gặp tôi, ông Bhriu Liếc

phấn khởi thông báo: “Đƣờng giao thông đã xong, làng văn hóa mới cũng sắp

khánh thành, nhất định anh phải lên chung vui với bà con A Riêu”.

Tôi nhớ đầu năm 2015, cùng đoàn công tác của huyện lên thôn Aunr, xã

A Vƣơng, thôn xa nhất của huyện, nằm giữa rừng nguyên sinh Trƣờng Sơn. Với

lợi thế về môi trƣờng sinh thái, huyện đã xác định đây s là một điểm du lịch

mang lại hiệu quả kinh tế cao của Tây Giang, vì vậy s không làm đƣờng mà

vẫn đi lại theo đƣờng mòn cũ từ đƣờng Hồ Chí Minh đến làng khoảng 20km.

Tuy nhiên đời sống ngƣời dân vẫn phải đƣợc quan tâm, đầu tƣ tối ƣu, phải có

trƣờng học, trạm y tế, điện, nƣớc sinh hoạt…Quan trọng nhất phải sắp xếp tổ

chức lại sản xuất cho ngƣời dân bởi từ xƣa đến nay sống giữa rừng già, ngƣời

dân Aunr chỉ làm rẫy nếu kéo dài s tàn phá hết rừng nguyên sinh. Nhiệm vụ

đoàn công tác là cùng dân làng tìm địa điểm, bàn cách làm lúa nƣớc. Chỉ sau ba

tháng, huyện đã phê duyệt kinh phí, chuyển hàng nghìn mét đƣờng ống dẫn

nƣớc, huy động đoàn thanh niên từ các cơ quan, đơn vị lên giúp nhân dân khai

hoang, cải tạo hơn 10 ha ruộng lúa nƣớc. Năm ngoái gặp tôi, ông Bhling Mia –

Chủ tịch UBND H. Tây Giang cũng vui mừng thông báo: “Hôm nào mời anh lên

Aunr, ruộng lúa của bà con tốt lắm, lần này là đi du lịch thật sự đấy nhé”…

15 năm qua từ chỗ không có một mét đƣờng giao thông, nay huyện đã có

gần 400km đƣờng giao thông đến tận từng khu dân của 70 thôn. 84/95 khu dân

cƣ đoạn tuyệt h n với đời sống du canh, du cƣ, phá rừng làm nƣơng rẫy, có điện,

nƣớc sinh hoạt, có trƣờng học, trạm y tế…Bản sắc văn hóa làng đƣợc khôi phục,

bảo tồn và phát huy. A Nông là xã đầu tiên của 9 huyện miền núi Quảng Nam

đƣợc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020, s có thêm 5

xã đạt chuẩn nông thôn mới. Những ngôi làng mới đang khởi sắc trên dải

Trƣờng Sơn.

Tây Giang hôm nay

Không chỉ ổn định đời sống nhân dân, chuyện khôi phục, phát triển văn

hóa, du lịch là ngành mũi nhọn cũng đạt nhiều kết quả khích lệ tại Tây Giang.

Trong đó có kỳ tích giữ rừng di sản pơ-mu là sự thành công của cả hành trình

gian lao cực khổ, để rừng cây hàng nghìn năm tuổi, quý giá bậc nhất thế giới,

tƣởng chừng đã bị quên lãng, trở thành điểm quan tâm của du khách trong và

ngoài nƣớc, đem lại niềm tự hào, hiệu quả kinh tế xã hội cho Tây Giang và

Quảng Nam. Tây Giang hiện có 1.146 cây pơ-mu, 235 cây đỗ quyên trên đỉnh

Klang, 5 cây đa, 1 cây dổi đƣợc công nhận là cây di sản Việt Nam. Hơn 1 năm

qua, từ ngày có làng du lịch sinh thái pơ-mu, đã có hàng nghìn lƣợt khách du

lịch trong và ngoài nƣớc đến Tây Giang. Tây Giang đã có khẩu hiệu “rừng còn

Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy vong”, hàng nghìn cây di sản

Việt Nam, gần 80% diện tích rừng nguyên sinh còn hiện diện là minh chứng cho

Page 35: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

khẩu hiệu đó đã đƣợc thực hiện triệt để. Đó cũng là bằng chứng, hiệu quả của

việc xây dựng thành công 70/70 ngôi làng mới, sắp xếp dân cƣ tập trung, ổn

định đời sống cho ngƣời dân ở Tây Giang.

Ông Bhriu Liếc cho biết, dịch vụ-du lịch là hai ngành kinh tế mới nhƣng

đã có bƣớc phát triển mạnh m ở Tây Giang. Du lịch từng bƣớc hình thành, đã

có nhiều sản phẩm đặc trƣng nhƣ làng sinh thái di sản pơ mu, làng truyền thống

Cơ Tu, khu nghỉ dƣỡng đỉnh núi Quế, thác Rcung…du lịch cộng đồng ở một số

thôn bản. Năm 2003, nhiều xã ở Tây Giang trắng trƣờng, trắng lớp, đến nay toàn

huyện đã có 24 trƣờng học, 5 trƣờng đạt chuẩn quốc gia. 100% các thôn có cơ

sở y tế hoạt động, 6 trạm y tế thôn xã có bác sĩ, bệnh viện huyện là vệ tinh Bệnh

viện Đà Nẵng… Năm 2003, tỷ lệ hộ ngh o ở Tây giang gần 90%, đến nay đã đã

giảm xuống còn 40%, đƣợc cộng đồng ghi nhận và đánh giá cao, chất lƣợng đời

sống nhân dân nâng cao rõ rệt.…

15 năm qua, Tây Giang từng bƣớc thoát khỏi đói ngh o, trở thành vùng

đất giàu có, tƣơi đ p. Những ngƣời con Cơ Tu trên mảnh đất biên cƣơng Tây

Giang, nhƣ lời tự sự của ông Bhriu Liếc “lúc nào cũng cảm thấy mình nợ với

dân, có lỗi với dân” nếu để ngƣời dân còn đói ngh o. Họ xứng đáng là những

anh hùng!

Ghi chép: Hồng Thanh

HỒNG THANH.Kỳ tích Tây Giang/Hồng Thanh//Công an Đà Nẵng.-2018.-

Ngày 15 tháng 8.-Tr.13.

Page 36: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

TRƢỜNG AN. Làng gốm Thanh Hà: Điểm sáng du lịch xứ Quảng/ Trƣờng

An// Tạp chí Du lịch.- 2018.- Tháng 8.- Số 08.- Tr.55.

Page 37: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Làng Quán Hƣơng xƣa Ngày nay, làng hƣơng Quán Hƣơng (Hà Lam - Thăng Bình) đã trở nên nổi

tiếng nhờ sản phẩm chất lƣợng và đƣợc tiêu thụ rộng rãi trong toàn tỉnh và

ở một số tỉnh miền Trung - Tây Nguyên; thậm chí còn đƣợc xuất khẩu sang

Lào, sang Campuchia... Máy móc đã dần thay thế sức lao động của con

ngƣời trong các khâu sản xuất nhƣ giã bột, nhồi trộn bột, pha màu, xe

hƣơng...

Đƣờng vào làng Quán Hƣơng. Ảnh: PHƢƠNG THẢO

1. Cách đây hàng trăm năm, những nghệ nhân xƣa đã làm hƣơng bằng

phƣơng pháp thủ công với những dụng cụ thô sơ tự chế nhƣng vẫn góp cho đời

những nén hƣơng cháy đƣợm, thơm ngát khói nhang...

Theo những lão nghệ nhân và những cụ cao niên ở làng Quán Hƣơng thì

nghề làm hƣơng của làng không phải đƣợc du nhập từ Nghệ An nhƣ ngƣời ta

thƣờng nghĩ mà có nguồn gốc từ chính những ngƣời dân trong làng. Lúc đó

Quán Hƣơng chỉ là một làng quê ngh o thuần nông thuộc xứ Bàu Đỏa, làng Hà

Lam, huyện Lễ Dƣơng, phủ Thăng Bình. Xuất phát từ việc mày mò tự làm

hƣơng thắp cho ông bà tổ tiên với bột hƣơng đƣợc tận dụng làm từ những loại

cây lá quanh nhà, nghề làm hƣơng dần dần đƣợc hình thành vào những năm giữa

thế kỷ 18.

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì có thể ngƣời khai sinh ra làng hƣơng

Quán Hƣơng là cụ Võ Tấn Thơ. Lúc đó, vì nhà ngh o nên cụ Võ Tấn Thơ đã

đến tá túc phụ giúp ở chùa Ngọc Sơn (Bình Phục, Thăng Bình). Cụ Thơ đã ít

nhiều học đƣợc kinh nghiệm làm hƣơng của cha mình nên trong thời gian ở

chùa, cụ Thơ cũng bắt đầu làm hƣơng để thắp ở chùa. Sau khi lấy vợ sinh con,

nghề làm hƣơng tiếp tục đƣợc cụ Thơ truyền lại cho con trai là cụ Võ Tấn Túc.

Cùng với vợ là cụ bà Võ Thị Thơ, cụ Võ Tấn Túc đã phát triển và mở rộng sản

xuất nghề làm hƣơng của cha mình. Khi đã có nơi tiêu thụ thƣờng xuyên, việc

Page 38: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

buôn bán thuận lợi cụ Võ Tấn Trúc và vợ đã thuê ngƣời đi kiếm lá, thuê ngƣời

chẻ chu hƣơng (tăm hƣơng), nhúng bột, xe hƣơng... còn việc trộn bột hƣơng với

những bí quyết do cha truyền lại do vợ chồng cụ đảm nhận.

Thấy vợ chồng cụ Túc - cụ Thơ khấm khá lên nhờ làm hƣơng nên các hộ

trong làng cũng học nghề làm theo và rồi làng nghề làm hƣơng dần dần đƣợc

hình thành từ đó. Khi hai vợ chồng cụ Túc, cụ Thơ đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến

với nghề làm hƣơng thì ngƣời ta đã gọi làng là làng Quán Hƣơng bà Túc (lấy

theo tên chồng). Khi cụ Túc, cụ Thơ mất, nghề làm hƣơng đƣợc truyền lại cho

cụ Võ Tấn Đồng (sinh năm 1917) tiếp tục nối nghề mở rộng sản xuất. Hiện nay

một số ngƣời con của cụ Đồng vẫn kế tục nghề truyền thống của tổ tiên để lại và

ngoài việc sản xuất hƣơng truyền thống, họ còn chế biến bột hƣơng để xuất khẩu

sang Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... Tính đến nay nghề làm hƣơng truyền

thống ở Quán Hƣơng đã kế tục qua 5 đời với lịch sử hình thành và phát triển hơn

250 năm.

2. Buổi ban đầu khi làng hƣơng mới hình thành, việc làm hƣơng hết sức

khó khăn do hoàn toàn làm bằng tay. Khó nhất là việc tìm các loại lá có mùi

thơm để làm bột hƣơng. Hàng ngày những ngƣời làm hƣơng phải lặn lội đi bộ

khắp nơi để tìm lá có hƣơng thơm đem về phơi khô rồi giã nát để làm bột

hƣơng, có khi phải lên đến tận vùng núi Tiên Phƣớc, Trà My. Các loại lá thƣờng

đƣợc sử dụng để làm bột hƣơng thời đó nhƣ lá sim, lá tu hú, lá mơ răng, lá dang

tốc, lá bạch đàn, lá bƣớm bay... Còn lá quế thì phải lên tận những vùng núi, vào

những nhà trồng quế xin quét hốt lá khô rơi rụng đem về. Lá hái về trải đều trên

nong tre phơi cho thật khô rồi cho vào cối gỗ dùng chày tay giã nát, sau đó dùng

giần tre sàng nhiều lần để lấy phần lá khô đã đƣợc giã mịn nhất để làm bột

hƣơng. Ngƣời thợ s pha chế, trộn lẫn các thành phần nguyên liệu theo tỷ lệ

thích hợp bằng kinh nghiệm và phƣơng pháp gia truyền.

Làm hƣơng ở làng Quán Hƣơng. Ảnh: AN TRƢỜNG

Page 39: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Để nhuộm cho bột hƣơng có màu vàng, các cụ ngày xƣa đã dùng các bộ

phận của cây dung nhƣ thân, cành, lá luộc lấy nƣớc rồi cho vôi bột vào khuấy

đều để cho ra màu vàng trộn làm bột hƣơng. Nhƣng khi sử dụng thì hƣơng rất

chậm cháy và khó giữ lửa. Sau đó, ngƣời ta dùng nghệ giã nát rồi hòa với nƣớc

để trộn bột hƣơng. Còn chất để tạo sự kết dính bột hƣơng vào chu hƣơng thì

ngày xƣa ngƣời ta dùng lá bời lời giã nát lấy nƣớc để trộn lấy bột.

Trƣớc kia, để làm chu hƣơng ngƣời ta dùng cọng tranh để xe hƣơng

nhƣng cọng tranh yếu cây hƣơng dễ gãy và không đứng th ng đƣợc nên chuyển

qua dùng tre non. Bột hƣơng sau khi nhuộm phẩm màu đƣợc viên lại thành từng

cục cỡ bằng ngón tay rồi một tay cầm cục bột hƣơng một tay cầm chu hƣơng vê

từ dƣới lên trên sao cho bột hƣơng bám đều quanh chu hƣơng rồi k p giữa hai

bàn tay xe đều. Cách làm này vừa mất công vừa không đều cây hƣơng khiến cho

chỗ to chỗ nhỏ nên các cụ ngày xƣa đã nghĩ ra việc đóng chiếc bàn xe hƣơng và

tay bàn xe. Chính nhờ sáng kiến này nên việc xe hƣơng thuận lợi hơn, nhanh

hơn và cây hƣơng cũng tròn đều hơn...

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, những hƣng thịnh của thị trƣờng,

thị hiếu ngƣời dùng, cho đến nay làng hƣơng Quán Hƣơng vẫn tồn tại, phát triển

và có chỗ đứng trên thị trƣờng, đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Nghề hƣơng

Quán Hƣơng cũng chính là nét văn hóa đặc trƣng của làng và trong tƣơng lai s

thu hút khách du lịch tìm đến để tham quan, trải nghiệm.

AN TRƢỜNG

AN TRƢỜNG.Làng Quán Hƣơng xƣa/An Trƣờng//Quảng Nam cuối tuần.-

2018.-Ngày 18-19 tháng 8.-Tr.6.

Page 40: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Những đôi mắt của phố Hội Những “đôi mắt” của phố Hội là những “nhân chứng” sống động biểu

trƣng cho nét văn hóa riêng của phố Hội…

Có hơn 20 kiểu “mắt cửa” đang tồn tại nơi những

tòa nhà cổ kính ở phố cổ Hội An. Ảnh: PHƢƠNG

THẢO

Một ngày đầu thu năm 2005, tôi lạc bƣớc trong khu phố cổ Hutong (Hồ

đồng) nằm gần tòa tháp Gulou (Lầu trống) ở phía bắc Tử Cấm Thành Bắc Kinh

(Trung Quốc). Bất ngờ, tôi nhìn thấy những đôi “mắt cửa” ở trên cổng của các

tòa nhà cổ ẩn dật trong những ngõ phố chằng chịt của Hutong.

Một thoáng ký ức vụt hiện trong tâm trí tôi: những con phố nhỏ xinh với

những tòa nhà cổ kính ở phố cổ Hội An, nơi cũng có những đôi “mắt cửa” tƣơng

tự, nhƣng nhiều hơn về số lƣợng, phong phú hơn về loại hình và đặc sắc hơn về

kiểu thức và trang trí.

Chỉ vào đôi “mắt cửa” nơi một tòa nhà cổ, tôi hỏi một lão ông đang ngồi

phe phẩy chiếc quạt trƣớc thềm nhà: “Thƣa cụ, đây là cái gì ”. Ông lão trả lời:

“mén zān”. Tôi đƣa cho ông cuốn sổ và cây bút. Ông viết lên đó hai chữ: 门簪

(môn trâm).

À, thì ra ngƣời Hoa gọi “mắt cửa” là môn trâm (cây trâm cài cửa). Trâm

là vật mà ngƣời phụ nữ dùng để bối tóc cho gọn gàng, đồng thời để tôn thêm vẻ

đ p và sự quý phái của họ. Dùng chữ môn trâm để chỉ “mắt cửa” của công trình

Page 41: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

kiến trúc, h n nhiên ngƣời Trung Hoa ngụ ý đó là thứ tôn thêm nét cao quý cho

tòa nhà, nơi gia tộc bao đời của họ trú ngụ.

Về sau đọc thêm nhiều tài liệu, tôi đƣợc biết ngƣời Hoa còn gọi “mắt cửa”

là mén dēng (môn đăng) và gọi hai trụ đá gắn ở hai bên bậc cửa những tòa biệt

phủ của các bậc vƣơng tôn, quý tộc, hào phú… là hù duì (hộ đối). Môn đăng, hộ

đối kết hợp thành câu môn đăng hộ đối, nghĩa là “từ ngoài cửa cho đến trong

nhà đều tƣơng xứng”, hàm ý “việc chọn vợ gả chồng cho con cái phải xứng hợp

với gia thế và địa vị của cả hai bên.

Từ nguyên của “mắt cửa” là vậy!

Tôi từng rảo bƣớc, không biết bao lần trên các con phố đầy ắp những kiến

trúc cổ kính rêu phong ở phố Hội, mắt dõi nhìn những cặp “mắt cửa” nơi những

tòa nhà mang kiểu thức Trung Hoa. Tôi cũng từng hỏi chuyện nhiều vị chủ nhân

của những “đôi mắt phố Hội” ấy, cũng nhƣ những nhà nghiên cứu kỳ cựu về văn

hóa Hội An về nguồn gốc và ý nghĩa của mắt cửa. Mỗi ngƣời có một kiểu lý giải

khác nhau về “mắt cửa” Hội An. Nhƣng họ đều cho rằng đó là những đôi mắt

của ngôi nhà để nhìn đời và nhìn ngƣời, là linh hồn của môn quan, là mắt thần

để canh giữ ngôi nhà, để đón những luồng sinh khí, những điềm lành vào nhà và

bảo vệ cho gia chủ khỏi mọi tai ƣơng, bất hạnh.

Nhiều ngƣời còn nói rằng: “Mắt cửa” ở phố Hội giống nhƣ nhân chứng

của ngôi nhà. Khi ta bƣớc ra, bƣớc vào thì s nhìn thấy “đôi mắt” ấy và s tự

kiểm soát lòng mình. Ngƣời tử tế thì thấy đó là “đôi mắt” thân thiện, tƣơi vui

chào đón họ. Ngƣời có cái tâm không ngay s có cảm giác những “đôi mắt” ấy

đang dõi theo, kiểm soát mọi hành vi của mình.

Vài ngƣời còn đi xa hơn, cho rằng “mắt cửa” ở Hội An bắt nguồn từ

thuyết “vạn vật hữu linh”, rằng sự vật cũng nhƣ con ngƣời đều có mắt nhìn thế

giới xung quanh. Vì thế mà ngƣời Hội An đã v lên ghe thuyền những đôi mắt ở

hai bên mũi thuyền, và gắn “mắt cửa” lên nhà ở của họ.

Kỳ thực, tục v mắt thuyền bắt nguồn từ tập tục của cƣ dân sông nƣớc ở

nhiều nơi trên thế giới. Đó là đôi mắt của thần Orisis theo quan niệm của ngƣời

Ai Cập từ năm 2.700 trƣớc Công nguyên, khi họ v lên những đôi mắt ấy lên

những con thuyền độc mộc ngƣợc xuôi trên trên sông Nil. Đó là cặp mắt có tác

dụng hù dọa những loài thủy quái trên sông, trên biển và dẫn dắt ngƣ dân đến

những ngƣ trƣờng có nhiều tôm cá để đánh bắt theo quan niệm của cƣ dân thủy

diện ở các nƣớc Indonesia, Malaysia, Việt Nam… Và, giữa “mắt cửa” ở phố Hội

và “mắt thuyền” trên dòng sông Hoài hay trên vùng biển ngoài khơi cửa Đại,

theo tôi, thì không liên quan với nhau.

Vì rằng, “mắt cửa” là vật trang trí mang tính tâm linh chỉ có trên kiến trúc

nhà ở và đình miếu của ngƣời Hội An gốc Hoa. Còn kiến trúc của ngƣời Hội An

bản địa thì không có những “đôi mắt” này, kể cả những ngôi nhà ở làng mộc

Kim Bồng nổi tiếng bên kia dòng sông Hoài, cũng không hề trang trí “mắt cửa”.

Những ngƣời Hoa đến Hội An từ các thế kỷ 17 - 18, lập nên cộng đồng Minh

Hƣơng, là chủ nhân của những “đôi mắt phố Hội”. Thoạt kỳ thủy, đó là những

cái chốt gỗ, dùng để gắn khung cửa với trụ ngang phía trong, có dáng nhƣ một

chiếc đinh. “Tai đinh” dày khoảng 10cm, rộng chừng 20cm - chính là “mắt

cửa”; “chốt đinh” dài khoảng 30cm là “cái mộng” để gắn “mắt cửa” vào khung

Page 42: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

nhà. Từ vật dụng có chức năng liên kết trong kiến trúc gỗ truyền thống, “mắt

cửa” đã trở thành vật trang trí mang tính tâm linh, với nhiều truyền thuyết và

diễn giải khác nhau. Tuy nhiên ngƣời Hội An đã biết cách “Việt hóa” các “môn

trâm” hay “môn đăng” gốc Hoa thành “mắt cửa” của ngƣời Việt và biến chúng

thành “linh hồn” của phố Hội.

Có hơn 20 kiểu “mắt cửa” đang tồn tại ở các nhà cổ kính của phố cổ Hội

An, với các kiểu thức và trang trí khác nhau: “mắt cửa” hình hoa cúc 6 cánh hay

8 cánh xoáy tròn; “mắt cửa” hình thái cực đồ (hình thái cực hình tròn chia làm

hai nửa, với bốn biểu tƣợng thái âm, thái dƣơng, thiếu âm, thiếu dƣơng) có các

cánh hoa bao quanh; “mắt cửa” hình bát quái; “mắt cửa” trang trí “lƣỡng long

triều nhật” (hai con rồng chầu mặt trời) hay “lƣỡng long triều nguyệt” (hai con

rồng chầu mặt trăng); “mắt cửa” hình hổ phù (mặt con hổ), biểu tƣợng của hai vị

Thần Đồ và Uất Lũy mà ngƣời Trung Hoa và ngƣời Minh Hƣơng ở Hội An tôn

làm môn thần; “mắt cửa” hình “ngũ phúc lâm môn” (hình năm con dơi tƣợng

trƣng cho năm điều phúc: phú, quý, thọ, khang, ninh) hay “ngũ phúc viên thọ”

(hình năm con dơi bay quanh chữ Thọ tròn); “mắt cửa” hình quả Phật thủ với

các cánh hoa mềm mại bao quanh; “mắt cửa” hình bát giác khắc nổi những cát

tƣờng tự (chữ Hán mang lại điềm tốt lành) theo lối chữ triện…

Trải mấy trăm năm, thƣơng cảng Hội An từng hƣng thịnh, rồi suy thoái và

nay lại hồi sinh trong một diện mạo mới: di sản văn hóa của nhân loại. Nhƣng

những “đôi mắt” của phố Hội vẫn còn nguyên nơi ấy, vẫn là những “nhân

chứng” sống động biểu trƣng cho nét văn hóa riêng của phố Hội, giúp cho ngƣời

Hội An nhìn đời, soi mình và răn dạy các lớp hậu sinh những điều tử tế, thiện

tâm.

TRẦN ỨC ANH SƠN

TRẦN ĐỨC ANH SƠN.Những đôi mắt của phố Hội/Trầm Đức Anh

Sơn//Quảng Nam cuối tuần.-2018.-Ngày 18-19 tháng 8.-Tr.11.

Page 43: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Trang phục làm bằng vỏ cây Trong lễ hội Văn hóa – Thể thao các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam lần

thứ XIX - 2018 vừa qua tại huyện Nam Giang, tôi ấn tƣợng nhất với phần

giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu

(huyện Nam Giang) qua những bộ trang phục làm bằng vỏ cây.

Già làng Bling Hạnh (trái) giới thiệu bộ trang phục làm bằng vỏ cây.

Ảnh: N.Đ.N

Ngày xƣa để có các vật dụng che thân, chống chọi với cái lạnh cắt da cắt

thịt của núi rừng, ngƣời Cơ Tu (huyện Nam Giang) đã có sáng kiến chọn vài loại

vỏ cây sẵn có tại địa phƣơng để khai thác làm đồ mặc. Trên dãy Trƣờng Sơn

hùng vĩ có nhiều loại cây khác nhau nhƣng đồng bào thƣờng sử dụng các loại

cây nhƣ trơ ra dang, tà coóng và tà dúir hoặc cây mít rừng để làm, bởi vỏ các

loại cây này mềm, dai và bền. Đồng bào thƣờng khai thác các loại cây có kích

thƣớc lớn, cắt thành khúc ngắn, sau đó lột vỏ, đập mỏng, phơi khô, gấp lại làm

đôi, khoét lỗ làm thành cổ áo. Áo vỏ cây không chỉ giúp đồng bào chống chọi

cái lạnh mà còn thích nghi với một số hoạt động nhƣ đi khai thác song mây, cắt

lá lợp nhà, hoặc mỗi khi đi săn bắt thú rừng. Ông Bling Chiu, 58 tuổi, thôn Công

Dồn, (xã Zuôih, huyện Nam Giang) cho biết: “Đời ông cha chúng tôi làm gì có

vải để may quần áo, làm gì có chăn để đắp mỗi khi mùa đông giá lạnh. Để khắc

phục những khó khăn, thiếu thốn đó, ông cha chúng tôi đã lấy vỏ cây để làm áo,

váy, tấm choàng, tấm đắp, chiếu… Lúc đầu ngƣời ta thƣờng sử dụng các loại

cây trơ ra dang, tà coóng và tà dúir hoặc cây mít rừng nhƣng về sau họ thƣờng

sử dụng các loại cây hơ mớt, hơ mon, hơ doong, chrơ đangơ duông, ta đuých…

để làm các loại trang phục. Ngƣời ta thƣờng chọn những cây có kích cỡ lớn

khoảng 3 – 4 gang tay, cắt thành từng khúc theo kích thƣớc phù hợp với yêu cầu

của từng ngƣời trong gia đình. Để tấm vỏ cây đƣợc mềm mại và dẻo cần phải hơ

lửa cho nóng đều, sau đó dùng cây đập dát mỏng. Đập xong, lột bớt lớp vỏ cứng

Page 44: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

bên ngoài, chỉ để lại lớp vỏ bên trong, ngâm nƣớc vài hôm, vớt lên ép th ng,

phơi khô, cắt xén, khoét lỗ, chắp nối, khâu lại thành từng loại trang phục”.

Ông Bling Chiu trong bộ trang phục làm bằng vỏ cây.

Để chắp nối các mảnh vỏ cây lại, ngƣời ta dùng dây gai hoặc cây bhơ

nƣơng để làm chỉ khâu. Nếu có tấm vỏ cây lớn, ngƣời ta chỉ cần khoét lỗ làm

thành cổ áo rồi gài thêm các sợi dây vào bên mép áo để khi mặc thì thắt lại với

nhau. Riêng những tấm chăn, chiếu, tấm choàng thì dùng dây gai kết nối nhiều

tấm nhỏ lại để thành tấm lớn hơn theo nhu cầu. Già làng Bling Hạnh, thôn Công

Dồn, (xã Zuôih, huyện Nam Giang) cho biết, có đƣợc bộ trang phục làm bằng vỏ

cây này thƣờng là những ngƣời thuộc tầng lớp “khá giả” trong làng. Nhƣng từ

khi nghề trồng bông, dệt vải của ngƣời Cơ Tu phát triển thì loại trang phục vỏ

cây ít khi đƣợc sử dụng. Chỉ có một số ít ngƣời ngh o khổ, sống độc thân,

không có điều kiện trồng bông, dệt vải hoặc không có gì để đổi lấy bông vải làm

quần áo thì mới chịu mặc vỏ cây. Ngày nay đời sống phát triển, giao thông đi lại

đƣợc thuận tiện, ít ai còn sử dụng những bộ đồ bằng vỏ cây trong sinh hoạt hàng

ngày mà chỉ mặc khi trong làng có lễ hội nhƣ một nghi thức truyền thống để nhớ

về cội nguồn.

Để làm thành một bộ đồ bằng vỏ cây phải mất từ 5 – 7 ngày, tùy loại vỏ cây

mềm hay cứng. Thời gian đầu tƣ nhiều nhƣng ngƣời Cơ Tu (huyện Nam Giang)

vẫn làm để tái hiện trang phục cổ xƣa này vào mỗi dịp lễ hội. “Việc làm này

không chỉ nhớ về cội nguồn mà còn là dịp giáo dục cho thế hệ trẻ về nỗi khó

khăn, thiếu thốn, sự sáng tạo của cha ông để con cháu trân quý giá trị cuộc sống”

- già làng Bling Hạnh cho biết thêm.

NGUYỄN IỆN NGỌC

NGUYỄN ĐIỆN NGỌC.Trang phục làm bằng vỏ cây/Nguyễn Điện

Ngọc//Quảng Nam cuối tuần.-2018.-Ngày 11-12 tháng 8.-Tr.8.

Page 45: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Nhiếp ảnh gia Réhahn với văn hóa Cơ Tu Nhiếp ảnh gia ngƣời Pháp Réhahn quyết định hỗ trợ kinh phí xây dựng

Bảo tàng văn hóa Cơ Tu ở trung tâm thị trấn Tơ Viêng (huyện Tây Giang).

Những tƣ liệu, hiện vật quý của đồng bào Cơ Tu ở Tây Giang s đƣợc

đƣa vào trƣng bày tại Bảo tàng văn hóa dân tộc Cơ Tu khi công trình

này hoàn thành. Ảnh: ALĂNG NGƢỚC

Bảo tàng văn hóa Cơ Tu đƣợc xây dựng trong khuôn viên có tổng diện

tích gần 3.000m2, đang trong quá trình hoàn thiện. Khi đi vào sử dụng, bảo tàng

này đƣợc kỳ vọng s sƣu tầm và trƣng bày đầy đủ hiện vật văn hóa, hình ảnh tƣ

liệu quý giá của đồng bào Cơ Tu sinh sống ở núi rừng Trƣờng Sơn.

Tấm lòng của Réhahn

Những ai từng tiếp xúc với Réhahn có thể nhận ra tình yêu của ông dành

cho văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Việt Nam, thông qua những

hoạt động thiện nguyện và dự án hỗ trợ khôi phục văn hóa truyền thống.

Vài năm trƣớc, tình cờ Réhahn gặp gỡ Bí thƣ Huyện ủy Tây Giang -

Bh’riu Liếc. Từ cuộc gặp này, Réhahn có thêm nhiều duyên nợ với Tây Giang,

với đồng bào Cơ Tu ở vùng đất phía tây xứ Quảng. Réhahn sau đó đã nhiều lần

tìm đến Tây Giang, lặn lội khắp thôn bản và sáng tạo nên những tác phẩm nghệ

thuật đầy màu sắc về mảnh đất, văn hóa, con ngƣời Cơ Tu. Và cũng chính

Réhahn đã làm cầu nối đƣa văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi

Quảng Nam xuống phố, trình diễn ngay tại không gian phố cổ Hội An phục vụ

du khách.

Page 46: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Hình ảnh phác thảo Bảo tàng văn hóa dân tộc Cơ Tu. Ảnh: T.G

Là ngƣời yêu văn hóa cội nguồn, ông Bh’riu Liếc từ lâu đã ấp ủ ý tƣởng

xây dựng một bảo tàng trƣng bày những di sản quý giá của đồng bào Cơ Tu. Và

ý tƣởng này đƣợc ông Bh’riu Liếc chia sẻ cùng Réhahn, với mong muốn nhận

đƣợc sự ủng hộ và nguồn hỗ trợ kinh phí của nhiếp ảnh gia này.

Những chia sẻ của ông Liếc đƣợc Réhahn đặc biệt quan tâm. Không lâu sau đó,

nhiếp ảnh gia ngƣời Pháp đã tìm đƣợc nguồn lực, cùng góp sức hiện thực hóa

ƣớc mơ của ông Liếc. Không thể kể hết niềm vui của đồng bào Cơ Tu ở Tây

Giang khi tận thấy công trình đang đƣợc hoàn thiện, mô phỏng theo kiến trúc

gƣơl truyền thống nằm giữa trung tâm huyện. Ai đi ngang qua nhìn ngắm cũng

đều trầm trồ, nói bảo tàng này chính là tấm lòng của Réhahn, món quà ý nghĩa

vô giá dành tặng cho cộng đồng Cơ Tu ở Tây Giang nói riêng và vùng tây bắc

miền núi đất Quảng nói chung.

Nơi bảo lƣu văn hóa truyền thống

Ông Lê Hoàng Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang chia sẻ, văn

hóa của đồng bào Cơ Tu rất đa dạng, phong phú với nhiều hiện vật, di sản và

hình ảnh tƣ liệu quý giá đang đƣợc bảo tồn. Mặc dù vậy, ở những vùng đồng

bào Cơ Tu sinh sống, do không có bảo tàng để lƣu giữ nên nhiều hiện vật đang

có nguy cơ mất dần. Vì thế, bảo tàng đƣợc xây dựng s là nơi bảo lƣu những nét

văn hóa truyền thống, những di sản vật thể vô giá của cộng đồng Cơ Tu ở khắp

vùng tây bắc Quảng Nam. “Sau khi hoàn thành, bảo tàng này s là nơi trƣng bày

hiện vật quý của đồng bào Cơ Tu địa phƣơng, vừa phục vụ công tác nghiên cứu,

tìm hiểu văn hóa nguồn cội của giới trẻ, của các nhà khoa học; vừa là không

gian tham quan, quảng bá văn hóa vùng cao với du khách. Một công trình mà

đồng bào Cơ Tu bản địa chờ đợi từ rất lâu rồi” - ông Linh chia sẻ.

Bí thƣ Huyện ủy Tây Giang - ông Bh’riu Liếc cũng bày tỏ kỳ vọng, khi

Bảo tàng văn hóa dân tộc Cơ Tu tại Tây Giang hoàn thành, s nhận đƣợc sự ủng

hộ rộng khắp để trở thành nơi hội tụ vốn liếng văn hóa của đồng bào Cơ Tu nói

Page 47: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

chung, kể cả ngƣời Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và thậm chí là đồng bào

Cơ Tu đang sinh sống ở đất Lào. Đến khi đó, những hiện vật quý, những di sản

đặc trƣng s đƣợc vận động gom góp và đón nhận, nhằm bảo tồn và làm phong

phú thêm bảo tàng văn hóa Cơ Tu đầu tiên tại vùng cao Quảng Nam.

Nhiếp ảnh gia Réhahn cho biết, sau khi hoàn thành, bảo tàng s đƣợc thiết

kế thêm các hạng mục phụ, các khu vực dành riêng cho đồng bào mang sản vật

và đồ lƣu niệm thủ công bày bán cho du khách. Cùng với cách trang trí, trƣng

bày hiện đại, thu hút ngƣời xem, bảo tàng này s phụ trợ thêm cho ngƣời tham

quan bằng tính năng của nhạc cụ truyền thống và các thông tin đƣợc ghi chú bởi

nhiều ngôn ngữ Cơ Tu, Việt, Anh, Pháp. Đó s là cơ hội quảng bá mang tính

tƣơng tác cao thông qua bảo tàng văn hóa đầy thú vị.

Ngƣời Cơ Tu vùng cao Tây Giang đang chờ đợi ngày bảo tàng mở cửa

đón khách.

ALĂNG NGƢỚC

A LĂNG NGƢỚC.Nhiếp ảnh gia Réhahn với văn hóa Cơ Tu/A Lăng

Ngƣớc//Quảng Nam.-2018.-Ngày 3 tháng 8.-Tr.4.

Page 48: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Gốm đỏ kể chuyện... Cuộc tụ hội của những làng gốm đỏ dọc dải đất Việt về tại Thanh Hà (Hội

An) đƣợc vívon nhƣ sự gặp gỡ của những ngƣời đang “giữ lửa”. Ở đó,

ngƣời làng nghề truyền nhau về những ngọn lửa nơi lò úp lò ngửa, nhƣ một

báu vật cần nhiều cuộc đời tiếp nối…

Các nghệ nhân tham dự Festival Gốm Thanh Hà. Ảnh: S.A

Hội gốm

Nguyễn Văn Nguyên – Giám đốc Công viên đất nung Thanh Hà, cũng là

ngƣời khởi sự về một Festival Gốm Thanh Hà tại Hội An, cho biết, trên nền của

Ngày Giỗ tổ nghề gốm, Festival Gốm Thanh Hà trở thành nơi để những làng

nghề gốm đặc sắc trổ bày tinh hoa mình đang lƣu giữ, nơi những ngƣời yêu gốm

gặp nhau và sẻ chia. Lần đầu tiên, 8 làng gốm, từ Phù Lãng (Bắc Ninh), Hƣơng

Canh (Vĩnh Phúc), Phƣớc Tích (Thừa Thiên Huế), Bàu Trúc (Ninh Thuận),

Vĩnh Long, Thanh Hà (Hội An), Mơ Nông (Đăk Lăk), Lƣ Cấm (Khánh Hòa)

mang “bản sắc” gốm của xứ mình đến hội ngộ. Sự đa dạng của chất liệu đất

nung và sành cùng cách tạo hình đặc trƣng của mỗi vùng miền, có nơi dùng bàn

chuốt, có làng nghề nặn tay dùng đá làm láng nhƣ Mơ Nông mang đến nhiều trải

nghiệm cho mỗi ngƣời dân Thanh Hà và du khách. Chƣa kể, rất nhiều biến tấu

từ gốm của những nghệ sĩ điêu khắc, hội họa mở ra nhiều chiều kích cảm nhận

khác nhau.

Trên con đƣờng làng, những sản phẩm gốm đỏ đƣợc bày biện, từ chuyện

của cái nồi cái trã, chum, vại, lọ, bình của những mặt nạ gốm ẩn trong đó muôn

hình triết lý nhân sinh… Ngƣời ta đi dọc làng gốm Thanh Hà, nơi ngƣời già

ngƣời trẻ hình nhƣ mỗi đầu câu chuyện đều có chữ gốm, để nhìn ngắm và mong

ngóng. Từ một nơi khá xa, những ngƣời đàn bà Chăm làm gốm Bàu Trúc chọn

Page 49: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

cho mình một góc cuối đƣờng làng, mải mê chuốt nặn những thanh đất sét mang

ra từ sông Quao quê xứ mình. Nghệ nhân Đàng Thị Thứng nói, cái độc đáo của

gốm Bàu Trúc là hoàn toàn dùng tay để nặn. Nếu ở nhiều làng gốm khác, nhƣ

Thanh Hà ch ng hạn, ngƣời ta dùng bàn xoay để nặn gốm, thì với làng gốm cổ

Bàu Trúc, nghệ nhân dùng đôi tay của mình để tạo tác. Các hoa văn trang trí

phần lớn là những đƣờng khắc vạch hình sông nƣớc, chấm vỏ sò và hoa văn

thực vật, hoa văn móng tay trên vai cổ gốm. Chƣa kể, màu của gốm Bàu Trúc

đƣợc chiết xuất từ trái dông, trái thị rồi đƣợc nung cùng gốm với nhiệt độ khá

cao, cho ra những sản phẩm gốm có màu khá đặc trƣng là vàng đỏ, đỏ hồng, đen

xám… Chính tính chất thủ công hoàn toàn nhƣ vậy nên sản phẩm từ gốm Bàu

Trúc thƣờng là độc bản và đậm vẻ đ p của nền văn hóa Chămpa.

Có đi vào Thanh Hà những ngày hội gốm, mới biết quý yêu vốn tinh hoa

khởi lên từ đất của mỗi vùng miền. Lão nghệ nhân Nguyễn Lành của làng gốm

Thanh Hà nói, một cuộc tụ hội nhƣ thế này quý lắm, vì dễ dầu gì mình biết đƣợc

sản phẩm gốm của các nơi khác nhƣ thế nào. Trên mặt bằng của các làng nghề

gốm, Thanh Hà may mắn vì là vùng đệm của một đô thị du lịch, ngƣời dân sống

đƣợc nhờ đó, sản phẩm làng nghề cũng may thay nhờ đây mà có đƣờng ra.

Nguyễn Văn Nguyên - Giám đốc Công viên đất nung Thanh Hà nói thêm,

Thanh Hà trở thành nơi hội tụ làng gốm ba miền, và cũng chính chất liệu gốm

trở thành mối kết dính, liên kết giữa nghệ nhân, các nghệ sĩ, những ngƣời yêu

gốm về cùng chung một chốn. “Giống nhƣ chúng tôi đang cùng đi trên một con

đƣờng để v nên câu chuyện về giấc mơ trăm năm hƣng thịnh của gốm. May

mắn, cho đến bây giờ, những cảm hứng sáng tạo cùng gốm trên con đƣờng đến

giấc mơ này, ngày càng có nhiều ngƣời đi cùng chúng tôi” - Nguyễn Văn

Nguyên nói.

Page 50: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Tìm cách giữ gốm

Trong một cuộc tọa đàm tìm

đƣờng cho gốm, các cộng sự - những

ngƣời đang cùng đi con đƣờng để gốm

cất lên tiếng nói của mình, đã có dịp ngồi

cùng nhau, bộc lộ trăn trở, góp ý để

mong một nét tinh hoa của ngƣời Việt

“sống” đƣợc ở thời buổi kinh tế thị

trƣờng. Cả dải đất Việt còn vài chục làng

gốm tồn tại, nhƣng không phải nơi nào

cũng hoạt động tốt tạo ra sinh kế ổn định

để ngƣời dân có thể bám trụ với nghề. Ở

nhiều làng gốm, ngƣời ta “mỏi mắt” tìm

thợ trẻ lành nghề trong khi lác đác qua

năm tháng lại có thêm những ngƣời nghệ

nhân lớn tuổi dừng tay, thôi không chuốt

gốm. Nói nhƣ nhà nghiên cứu Trần Văn

An – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý

và bảo tồn di sản văn hóa Hội An:

“Chúng ta ngồi lại không phải để bàn

nhiều về chuyên môn mà phải làm sao để

đúc rút những kinh nghiệm mang tính

ứng dụng, để ít nhất là bảo tồn đƣợc

những làng gốm sau đó mới tính chuyện

phát triển”. Những nghệ nhân và ngƣời

quan tâm đến gốm đã đồng tình rằng

việc chia sẻ, giao lƣu giữa các làng nghề

giúp gốm Việt cùng phát triển chứ không

có sự k n cựa, cạnh tranh nhau.

Trở lực thì nhiều nhƣng hai vấn đề lớn nhất đe dọa sự tồn tại của các làng

nghề gốm nổi tiếng trên mọi miền đất nƣớc vẫn là thị trƣờng và nhân lực. Theo

nhà điêu khắc Đoàn Xuân Hùng (quê Khánh Hòa): “Làng gốm Lƣ Cấm dù nằm

ngay trong TP.Nha Trang vốn có lƣợng khách du lịch rất lớn nhƣng vẫn hoạt

động khá lay lắt, một sản phẩm làm ra thông thƣờng chỉ bán với giá 50 nghìn

đồng nhƣng quá trình sản xuất rất kỳ công lại không có đầu ra ổn định khiến các

nghệ nhân thiếu động lực”. Còn anh Lê Anh Kiệt, ngƣời bảo trợ thông tin cho

làng gốm Mơ Nông (Đăk Lăk) cho biết: “Hiện nay, làng chỉ còn 4 ngƣời làm

gốm, các sản phẩm bán ra cũng chỉ phục vụ cho ngƣời dân trong làng nên rất

khó để làng gốm này tồn tại lâu dài”. Nghệ nhân Lƣơng Vĩnh Viến (làng gốm

Phƣớc Tích) bộc bạch, nhìn bề ngoài ngôi làng gốm Phƣớc Tích thơ mộng nhƣ

vậy nhƣng vào bên trong mới thấu hiểu cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghề hiện

ngh o nàn nhƣ thế nào.

Phát triển từ nội lực làng nghề Nội lực chính là vấn đề nhận đƣợc

sự quan tâm lớn của các nghệ nhân,

nhà nghiên cứu. Họa sĩ Đặng Mậu

Tựu (Thừa Thiên Huế) cho rằng:

“Chúng ta chỉ nên góp ý về nhãn

quan về thẩm mỹ để kích thích sự

sáng tạo của các nghệ nhân chứ

đừng “gò” họ theo một khuôn khổ, ý

tƣởng của những làng gốm khác,

điều này s làm sản phẩm triệt tiêu

đi tính bản địa”. Ông Nguyễn Văn

Tú – Chủ tịch UBND phƣờng Thanh

Hà cho biết, điều đáng mừng và

cũng là bƣớc ngoặt để làng gốm

Thanh Hà đạt đƣợc nhiều dấu ấn tích

cực trong thời gian qua là những “bí

kíp gia truyền” trong nghề của các

nghệ nhân lão luyện đã đƣợc trao

truyền. Với tâm huyết và mong mỏi

về sự phát triển chung của làng nghề

các nghệ nhân đều truyền đạt hết

những tinh túy lại cho thế hệ thợ trẻ

để họ “giữ lửa” lò gốm cho đến mai

sau.

Page 51: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Nghệ nhân từ làng gốm Mơ Nông Đăk Lăk trình diễn các

thao tác làm sản phẩm từ gốm.

Với đặc thù của mình, phần lớn các làng gốm đều nằm ven các con sông

thơ mộng: Thanh Hà (sông Thu Bồn), Lƣ Cấm (sông Cái), Phƣớc Tích (sông Ô

Lâu), Phù Lãng (sông Cầu)… Nhƣng không phải nơi nào cũng có thể dựa vào

du lịch để bảo tồn và phát triển nghề gốm. Làng gốm Thanh Hà đƣợc ƣu đãi

nằm ngay sát đô thị cổ Hội An nên đã tận dụng đƣợc thời cơ với chủ trƣơng

“khôi phục làng nghề gắn với phát triển du lịch” của TP.Hội An nhƣng không

phải làng gốm nào cũng có đƣợc lợi thế nhƣ vậy. “Định hƣớng phát triển cho

mỗi làng gốm là điều quan trọng nhất, nơi nào không có lợi thế phát triển du lịch

thì nên tập trung xuất khẩu hoặc định hƣớng mẫu mã để phục vụ ngƣời tiêu

dùng” - Nguyễn Văn Nguyên chia sẻ thêm.

Các ý tƣởng độc đáo, mang tính nhân văn, đƣợc nhìn nhận là chìa khóa để có

thể thuyết phục đƣợc chính quyền, nhà đầu tƣ và cả cộng đồng địa phƣơng cùng

chung tay phục hồi và phát triển các làng nghề gốm.

SONG ANH – QUỐC TUẤN

SONG ANH-QUỐC TUẤN.Gốm đỏ kể chuyện.../Song Anh-Quốc Tuấn.-

2018.-Ngày 25-26 tháng 8.-Tr.11.

Page 52: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Ấn tƣợng "Hƣơng sắc Ngọc Linh" Với chủ đề “Hƣơng sắc Ngọc Linh”, lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 2 (từ

ngày 1 đến 3-8) tổ chức tại H. Nam Trà My (Quảng Nam) không chỉ là ngày hội

của những ngƣời trồng, mua bán và có nhu cầu sử dụng sâm, mà còn là ngày hội

giao lƣu văn hóa của ngƣời dân miền núi cùng du khách thập phƣơng, tiếp tục

kh ng định thƣơng hiệu và giá trị của cây dƣợc liệu quý - thƣơng hiệu sâm Việt

Nam qua những kỳ hội, phiên chợ. Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND H.

Nam Trà My cho hay, bên cạnh giới thiệu những sản phẩm sâm giá trị, chất

lƣợng, nhiều hoạt động văn hóa, giải trí bên lề lễ hội là trải nghiệm hấp dẫn, mới

m dành cho du khách. “Đến với ngày hội sâm Ngọc Linh lần này du khách còn

tham gia, hòa mình vào các hoạt động giao lƣu, giao thƣơng cũng nhƣ thƣởng

thức các chƣơng trình văn nghệ đƣợc đầu tƣ dàn dựng công phu. Đây là sự kiện

gồm chuỗi hoạt động thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, đầu tƣ

và quản lý. Bên cạnh đó là cơ hội quảng bá du lịch và thu hút đầu tƣ cho ngành

dƣợc liệu, nông nghiệp sạch của Nam Trà My nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói

chung. Thông điệp của sự kiện là kêu gọi sự chung tay của cộng đồng vì một

nền dƣợc liệu quý giá của Việt Nam, vì mục tiêu phát triển kinh tế, tăng cƣờng

sức khỏe, bảo vệ môi trƣờng và vì sự thịnh vƣợng của con ngƣời, đất nƣớc”, ông

Bửu chia sẻ.

Một củ sâm có giá trị hàng trăm triệu đồng đƣợc bày bán.

Tại lễ hội, có hơn 20 gian hàng sâm đƣợc bày bán, giới thiệu. Những củ

sâm thƣờng từ 3-8 năm tuổi với giá dao động hàng trăm triệu đồng/kg, tùy loại.

Tất cả đều đƣợc thẩm định, kiểm chứng đúng “chất” sâm Ngọc Linh đƣợc trồng

ở các chốt xã cấp phép trên đỉnh Ngọc Linh. Ngoài sâm Ngọc Linh, nhiều mặt

hàng nông sản miền núi Nam Trà My cũng đƣợc du khách chú ý. Những loại

Page 53: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

cây nhƣ: giảo cổ lam, quế Trà My, đ ng sâm, hay sơn tra (táo m o)... cũng đƣợc

giới thiệu với du khách thông qua các sản phẩm đƣợc sơ chế hay tƣơi nguyên.

Trong không gian ngày hội, cuộc thi sâm Ngọc Linh đã mang đến sự độc đáo,

hấp dẫn dành cho du khách. Có hơn 20 hộ trồng sâm tham gia, mang sản phẩm

đến dự thi. Tất cả sản phẩm sâm dự thi s đƣợc ban giám khảo chấm chọn trên

tiêu chí: tuổi đời, màu sắc bắt mắt và chất lƣợng sâm để chọn ra sản phẩm sâm

tốt nhất.

Ông Trịnh Minh Quý, Giám đốc Trung tâm sâm Ngọc Linh cho hay, cuộc

thi nhằm tôn vinh cây sâm, đƣa thƣơng hiệu sâm đến gần hơn với bạn b , du

khách. Nhờ việc kh ng định đƣợc thƣơng hiệu, chất lƣợng nên nhiều du khách

không ngại bỏ tiền tỷ để mua những củ sâm ƣng ý. Chỉ trong vòng 3 ngày diễn

ra lễ hội đã có hàng chục ki-lô-gam sâm đƣợc khách hàng đặt mua. Theo ông

Quý, trƣờng hợp nếu sâm “cháy” hàng thì ban tổ chức s tiếp tục đến các chốt

xã đƣợc thẩm định trồng sâm trên địa bàn huyện để mang những củ sâm khác

đến phục vụ nhu cầu du khách. Anh Hồ Văn Cƣờng, ngƣời dân trồng sâm tại

Nam Trà My phấn khởi trƣớc mỗi phiên chợ cũng nhƣ lễ hội sâm. Anh Cƣờng

cho hay, có dịp anh đều mang sản phẩm đến tham gia, trƣng bày và bán cho

những ai có nhu cầu. Nhờ những cơ hội nhƣ thế này, thu nhập của anh cũng dần

ổn định, dần thoát ngh o nhờ cây sâm.

Ban tổ chức thẩm định, chấm chọn những củ sâm giá trị tại cuộc thi sâm.

Page 54: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch UBND H. Nam Trà My cho biết:

“Điều quan tâm hàng đầu là công việc thẩm định sâm để tránh việc trà trộn sâm

không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lƣợng vào lễ hội. Trƣờng hợp khách

hàng không yên tâm với sản phẩm mình mua có thể mang đến ban tổ chức để

một lần nữa thẩm định, đánh giá đúng chất lƣợng trƣớc khi mang sản phẩm về.

Phiên chợ sâm Ngọc Linh s đƣợc tổ chức thƣờng xuyên vào 3 ngày đầu tiên

mỗi tháng. Thông qua đó, chúng tôi mong rằng, s là cầu nối du lịch, giao

thƣơng, mang đến những thay đổi thật sự tích cực cho huyện miền núi Nam Trà

My vốn còn nhiều khó khăn”.

Phi Nông

PHI NÔNG.Ấn tƣợng "Hƣơng sắc Ngọc Linh"/Phi Nông//Công an Đà

nẵng.-2018.-Ngày 3 tháng 8.-Tr.12.

Page 55: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Còn thƣơng dáng phố còn đi... Phố cổ Hội An, nhiều khi bắt gặp một ngƣời, khi thì đi bộ, khi thì với chiếc

xe đạp điện, cặm cụi với máy ảnh, điện thoại, chỉ để làm mỗi việc là chụp

ảnh thành phố đang soi bóng xuống nƣớc. Ngƣời ấy là ỗ Anh Vũ (SN

1982), một ngƣời con phố Hội.

“Thành phố soi bóng” - bức ảnh của Anh Vũ đoạt giải trong một cuộc

thi ảnh về di sản.

1. Nhƣng trƣớc hết, hãy nghe Vũ kể chuyện chụp ảnh bằng điện thoại.

Đâu hồi năm 2015, anh tham gia một nhóm chụp ảnh bằng điện thoại trên

facebook. Khi ấy, nhóm chỉ có 12 ngƣời, trong đó Hội An có 4 thành viên, còn

lại ở Đà Nẵng. Sau khi kết nối, cả nhóm h n gặp ở quán cà phê Tình Thƣơng

nằm trên đƣờng Trần Hƣng Đạo (Hội An), rồi rủ nhau đi chụp ở vùng rau Trà

Quế, biển An Bàng… Cả 12 ngƣời ấy, hầu hết đều trẻ và có hai cái chung, đó là

mê chụp ảnh và không có điều kiện để mua máy ảnh. “Hồi ấy, những điện thoại

chụp hình “đỉnh” là Nokia 808, LG G4…, nhờ có giá tiền tƣơng đối dễ chịu hơn

máy ảnh, nên anh em dễ dàng tiếp cận với nhiếp ảnh” - anh Vũ nhớ lại.

Cũng theo anh Vũ, ngoài vấn đề về kinh tế, thì chụp ảnh bằng điện thoại

còn dễ làm chủ thiết bị hơn so với máy ảnh. Dần dà theo thời gian, cái tên của

nhóm đƣợc lan tỏa, thành viên mỗi ngày một nhiều hơn. Anh Vũ cho biết, có

một số anh em, trƣởng thành từ phong trào này, tự tin đi chụp dịch vụ. Bên cạnh

đó, không ít ngƣời có đủ tiềm lực tài chính để sắm máy ảnh, nhƣng vẫn không

bỏ thói quen chụp ảnh bằng điện thoại. “Lý do đơn giản nhất, là điện thoại rất

tiện, hầu nhƣ luôn thƣờng trực bên mình. Thứ hai, cũng vì nhỏ gọn, nên chụp

đƣợc nhiều góc mà chiếc máy ảnh to lớn hơn dƣờng nhƣ không thể…” - anh Vũ

cho biết. Riêng bản thân anh, chơi ảnh bằng điện thoại đƣợc khoảng hơn một

năm, thì anh sắm đƣợc chiếc máy ảnh Canon 70D, rồi khoảng giữa năm 2017,

anh đổi sang chiếc máy ảnh A6000 của hãng Sony.

Page 56: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Với chiếc máy ảnh hiệu Sony, Vũ đã chụp đƣợc khá nhiều ảnh chất

lƣợng, đ p về màu sắc, hài hòa về nội dung, cân đối về bố cục. Tuy vậy, Vũ vẫn

đam mê chụp ảnh bằng điện thoại. Sau nhiều đời máy của nhiều hãng, hiện anh

dùng chiếc điện thoại P9 của hãng Huawei, một chiếc điện thoại đƣợc ra mắt hồi

giữa tháng năm 2016, nhƣng đến nay, chất lƣợng ảnh vẫn tốt và đáp ứng đƣợc

nhu cầu chụp ảnh của anh. Thậm chí, có nhiều tấm ƣng ý, Vũ in khổ lớn để treo,

hay bán cho một số chủ nhân muốn trang trí nhà hàng, khách sạn. Và không ít

trong số đƣợc, đã đoạt giải trong những cuộc thi ảnh.

2. Ngoài mê chụp ảnh bằng điện thoại, Vũ còn thích chụp ảnh qua góc

nhìn chủ thể in bóng xuống mặt nƣớc, mà anh em trong giới hay gọi là chụp soi

bóng. Và cũng nhƣ chụp thông thƣờng, anh cần nhiều thời gian, công sức để

chụp ảnh soi bóng phố cổ Hội An. “Việc chụp ảnh soi bóng cũng là một sự ngẫu

nhiên, khi hồi đi chụp cùng anh em trong nhóm, có một ông anh thỉnh thoảng

cho xem hình chụp soi bóng thành phố, mình thấy là lạ, hay hay, nên học theo

và thích thú đến bây giờ” - Vũ kể. Mặt nƣớc mà thành phố soi bóng, có thể là

dòng sông Hoài lững lờ trôi trƣớc mặt; cũng có thể là vũng nƣớc trên mặt đƣờng

chƣa kịp thoát đi hết. Hoặc nhiều khi có góc đ p mà không có vũng nƣớc để soi,

thì Vũ và nhóm của mình mang nƣớc đến để soi.

Soi bóng đời thƣờng trong phố. Ảnh: ĐỖ VŨ

Nhiều năm chụp soi bóng, h n nhiên là Vũ có kinh nghiệm cho riêng

mình và anh cho rằng thông thƣờng có 3 cách chụp soi bóng: Thứ nhất là chụp

đối xứng, nghĩa là tỷ lệ phần thực và soi bóng ngang nhau; thứ hai là 1/3 bóng,

2/3 thực hoặc 2/3 bóng, 1/3 thực; cuối cùng là chỉ lấy mỗi phần đƣợc soi bóng.

Thêm kinh nghiệm nữa, là vũng (hay vùng) nƣớc dùng để soi bóng chụp, thƣờng

nhỏ. “Vì nếu lớn quá, thì mặt nƣớc dễ bị “rung” bởi gió và phần soi bóng khi

chụp s không đƣợc rõ” - Vũ giải thích. Một điều khá thú vị, là phần lớn ảnh

Page 57: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

chụp soi bóng, đƣợc Vũ thực hiện bởi điện thoại. “Phần vì những ảnh chụp nhƣ

thế thƣờng đặt máy góc thấp, nên điện thoại s tối ƣu hơn so với máy ảnh; một

phần là thao tác lấy nét của điện thoại dễ dàng hơn, cũng có thể là do kỹ năng

thao tác trên máy ảnh đối với mình còn yếu” - anh tâm sự.

Ngồi cà phê, Vũ cho tôi xem rất nhiều ảnh chụp soi bóng, và phần lớn anh

chụp lúc phố gần nhƣ vắng. Ngoài chuyện liên quan đến yếu tố kỹ thuật, thì Vũ

thích ghi lại sự trầm mặc của phố hơn. Thêm nữa, anh cũng cất công chụp soi

bóng những đời thƣờng của góc phố, có khi là cụ già với quang gánh qua vách

tƣờng vàng, có khi là dáng của bác đạp xích lô nhọc nhằn… Anh em nhiếp ảnh

Hội An, ai cũng cƣời… tặc lƣỡi về chuyện Vũ hay đi chụp soi bóng: “Thằng đó

mê phố thật, thấy nó đi phố hoài, chụp kiểu nhƣ thế hoài, mà chƣa bao giờ thấy

nó chán”. Còn tôi, với việc đƣợc xem hàng loạt bức ảnh nhƣ thế, cùng vài ba lần

theo chân anh lên phố, tôi có cảm giác Vũ rất yêu thành phố này, và càng

thƣơng dáng phố, anh càng miệt mài đi chụp soi bóng thành phố…

XUÂN KHÁNH

XUÂN KHÁNH.Còn thƣơng dáng phố còn đi.../Xuân Khánh//Quảng Nam

cuối tuần.2018.-Ngày 4-5 tháng 8.-Tr.7.

Page 58: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Ấn tƣợng Hội An Những ngày qua, dàn ngƣời đẹp đến từ 48 quốc gia và vùng lãnh thổ trên

thế giới tụ hội về Hội An với nhiều hoạt động ý nghĩa đã khiến phố cổ xôn

xao, đẹp hơn trong nhiều sắc màu tƣơi trẻ.

Thông qua trải nghiệm tại Hội An, các ngƣời đ p s góp phần quảng bá

thƣơng hiệu du lịch Hội An. Ảnh: KHÁNH LINH

Hƣớng về cộng đồng

Mới 6 giờ sáng, nhƣng khu vƣờn “The Fruits Farm” bên hông Silk Sense

Hội An River Resort đã lao xao tiếng nói cƣời. Ông Trần Thái Do – Chủ tịch

HĐQT Công ty TNHH Á Đông Villas, chủ đầu tƣ Silk Sense Hội An River

Resort (đơn vị đăng cai cuộc thi Hoa hậu đại sứ du lịch thế giới) đã đứng đón

đoàn từ cổng, đích thân hƣớng dẫn từng ngƣời đ p vào tham quan khu vƣờn, nơi

lƣu trồng những loại cây quả điển hình Việt Nam nhƣ bầu, bí, mƣớp, sả, xoài,

mít… “Tôi muốn các hoa hậu cảm nhận vẻ đ p về thiên nhiên, văn hóa cũng

nhƣ không khí trong lành, bình yên của Hội An, Việt Nam để họ truyền tải

thông điệp này ra toàn thế giới” - ông Do chia sẻ. Tự tay trồng cây vú sữa xuống

đất, hoa hậu Bolivia nở nụ cƣời tƣơi khi thấy những ống kính đƣa về phía mình.

“Hơi mệt nhƣng rất hạnh phúc. Tôi vừa tạo ra một mầm sống mới, hy vọng mầm

sống này s góp phần nhỏ làm môi trƣờng nơi đây trở nên trong lành, tƣơi đ p

hơn” - ngƣời đ p hào hứng nói.

Trong 3 ngày diễn ra cuộc thi (27 - 30.7), những hoạt động hƣớng về môi

trƣờng và cộng đồng luôn đƣợc các thí sinh hƣởng ứng, thực hiện vui vẻ. Có

chứng kiến cảnh 48 ngƣời đ p đứng dƣới cái nắng chang chang trên đảo Cù Lao

Page 59: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Chàm tƣơi cƣời phát túi nhựa phân hủy cho từng ngƣời dân địa phƣơng và

khách du lịch, mới thấy vẻ đ p và giá trị của hoạt động này mang lại cho cộng

đồng. Theo ông Trần Tấn Dũng – Bí thƣ Đảng ủy xã đảo Tân Hiệp (Hội An), dù

ngƣời dân và du khách đến đảo từ lâu đã không còn sử dụng túi ny lon nhƣng

hoạt động này vẫn mang nhiều ý nghĩa và có tính động viên cao. “Một Cù Lao

Chàm không sử dụng túi ny lon, thân thiện với môi trƣờng s là hình ảnh đ p

đƣợc các hoa hậu truyền tải khắp thế giới sau chuyến thăm đảo. Đây là điều rất

đáng tự hào không chỉ của xã Tân Hiệp hay Hội An mà hình ảnh Quảng Nam

cũng thân thiện hơn trong mắt bạn b quốc tế” - ông Dũng nhìn nhận.

Tuy vậy, ấn tƣợng nhất phải kể đến hành trình từ thiện của top 8 ngƣời

đ p Hoa hậu đại sứ du lịch thế giới (Miss Silk Sense) trong chuyến thăm Trung

tâm Nuôi dƣỡng trẻ em mồ côi và khuyết tật Quảng Nam (Hội An) sáng 30.7,

ngay sau phần trao thƣởng. Hầu hết ngƣời đ p đều xúc động khi chứng kiến

hoàn cảnh các em sinh sống nơi đây. Những đôi mắt rƣng rƣng, những bàn tay

dịu dàng, những cái ôm ấm áp của các thí sinh nhƣ truyền tải thêm nghị lực cho

nhiều trẻ mồ côi. “Các cô rất đ p và tốt bụng, con s cố gắng học giỏi để sau này

giống các cô, đƣợc đi khắp nơi giúp các bạn kém may mắn” - em Lê Thị Tuyết,

một trẻ mồ côi sống tại trung tâm thổ lộ.

Lan tỏa vẻ đẹp Hội An

Không phải ngẫu nhiên mà Hội An đƣợc du khách và các tạp chí du lịch

hàng đầu thế giới đánh giá là thành phố lễ hội với hàng chục danh hiệu và mỹ từ

ấn tƣợng nhƣ: top 16 điểm thƣ giãn tốt nhất thế giới; top thành phố lãng mạn

nhất thế giới; top thành phố rẻ nhất cho du lịch bụi châu Á hay mới đây là vị trí

thứ 8 trong top 15 thành phố hấp dẫn nhất thế giới… Ông Nguyễn Văn Sơn -

Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An kh ng định, cái đƣợc nhất mà cuộc thi Hoa hậu

đại sứ du lịch thế giới mang lại là hình ảnh Hội An với những vẻ đ p thiên

nhiên, sinh thái, văn hóa đƣợc du khách và bạn b quốc tế biết đến nhiều hơn.

Đặc biệt, càng kh ng định vững chắc Hội An đủ sức, đủ điều kiện để tổ chức

những sự kiện văn hóa mang tầm thế giới. “Cùng với những sự kiện văn hóa

quốc tế diễn ra trƣớc đây, cuộc thi Hoa hậu đại sứ du lịch thế giới đƣợc tổ chức

tại Hội An lần này càng củng cố vững chắc thƣơng hiệu du lịch Hội An nhƣ là

một điểm đến an toàn, lòng mến khách và hội tụ nhiều giá trị nổi bật của Việt

Nam cũng nhƣ khu vực” - ông Sơn nói. Còn ông Trần Văn Khoa - Giám đốc

Công ty Jack Tran Tours thì cho rằng, những thông điệp về môi trƣờng, về cộng

đồng mà cuộc thi Hoa hậu đại sứ du lịch thế giới mang lại s góp phần thay đổi

môi trƣờng du lịch Hội An theo hƣớng tích cực hơn trong tƣơng lại. “Hy vọng

qua những thông điệp mà cuộc thi mang đến s giúp thay đổi nhận thức của một

bộ phận ngƣời dân và du khách để môi trƣờng du lịch, để Hội An đ p và trong

lành hơn” - ông Khoa kỳ vọng.

Cuộc thi đã khép lại tại Hội An và các thí sinh cũng đã lên đƣờng sang

Thái Lan để chính thức tham dự vòng chung kết (diễn ra từ ngày 1.8 – 8.8.2018)

nhƣng nói nhƣ ông Trần Thái Duy - Trƣởng ban Tổ chức, đây chỉ là sự khởi đầu

cho những điều tốt đ p phía trƣớc của Hội An với tƣ cách là điểm đến ấn tƣợng.

“Khi nghe anh Trần Thái Do thuyết phục đƣa cuộc thi từ TP.Hồ Chí Minh ra

Hội An tổ chức, chúng tôi đồng tình ngay, dù đã ký hợp đồng tổ chức tại TP.Hồ

Page 60: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Chí Minh. Chúng tôi có niềm tin về Hội An, nơi đƣợc biết đến không chỉ là một

trung tâm du lịch hàng đầu mà còn dựa trên những điều kiện rất tốt ở đây. Tôi

nghĩ, ấn tƣợng Hội An để lại cho ban tổ chức và các thí sinh s rất đậm nét. Các

bạn thí sinh s mang vẻ đ p của phố cổ, những làng quê, những dòng sông, biển

đảo Hội An ra khắp thế giới. Riêng với chúng tôi, những ngƣời vừa có khoảng

thời gian đ p nơi đây hy vọng s có cơ hội mang về Hội An nhiều sự kiện hơn

nữa trong tƣơng lai” - ông Duy tâm sự.

KHÁNH LINH

KHÁNH LINH.Ấn tƣợng Hội An/Khánh Linh//Quảng Nam.-2018.-Ngày 1

tháng 8.-Tr.3.

Page 61: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Nơi hội tụ âm sắc Một lễ hội tôn vinh những giá trị văn hóa của các dân tộc dọc dải miền

Trung đang đến rất gần. a sắc màu, thanh âm cũng nhƣ dày dặn vốn liếng

về các nghi thức sinh hoạt truyền thống sẽ cùng tụ về xứ Quảng vào các

ngày 24.8 - 26.8.

Nghệ nhân Raglai (ở Khánh Hòa) bên bộ nhạc cụ đàn đá truyền thống của dân

tộc mình. Ảnh: QUỐC NGUYỄN

Các làn điệu dân ca từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài đến vùng

Ninh Thuận, Bình Thuận s đƣợc các nghệ nhân trực tiếp mang đến cuộc hội

ngộ của những “bản sắc truyền thống”. Trong những cuộc họp liên quan, Thứ

trƣởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy - Trƣởng ban Tổ chức ngày hội luôn

nhấn mạnh đến việc mỗi địa phƣơng phải làm sao để “triệu hồi” cho đƣợc nghệ

nhân của các loại hình văn hóa phi vật thể đến với ngày hội. Bởi, ngày hội dành

để tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc miền Trung, để những

nghệ nhân từ khắp các tỉnh thành gặp nhau, giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm; đồng

thời cùng ý thức việc phải bảo tồn bản sắc, phát huy các giá trị văn hóa truyền

thống của cộng đồng mình. Chính vì vậy, điều đầu tiên đặt ra cho các đoàn tham

dự ngày hội phải là sự góp mặt của những nghệ nhân cùng tài năng, tinh hoa họ

đang sở hữu.

Góp bản sắc vùng miền

Tất bật luyện tập cho phần biểu diễn trong chƣơng trình Liên hoan Văn

nghệ quần chúng - một hoạt động chính trong chuỗi sự kiện, nghệ nhân Lữ Thị

Loan (đoàn tỉnh Nghệ An) cho biết s tham gia tiết mục hát dân ca “Hát Tơm

của ngƣời Khơ Mú”. Nghệ nhân Lữ Thị Loan chia sẻ, trong kho tàng văn nghệ

dân gian của ngƣời Khơ Mú, làn điệu dân ca đƣợc ƣa thích nhất là hát Tơm.

Page 62: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Trong đời thƣờng ngƣời Khơ Mú thƣờng hát mộc (không có nhạc đệm) hoặc hát

có tiếng đệm của sáo pí Tơm (loại sáo dọc bằng tre), cũng là loại nhạc cụ đặc

trƣng của ngƣời Khơ Mú. “Nghệ thuật hát Tơm mang đậm chất trữ tình, cách hát

đối đáp giống nhƣ hát lý - nói lý của ngƣời Cơ Tu ở Quảng Nam. Đồng thời

cũng mang nét độc đáo ở chỗ ca từ trong câu hát do chính ngƣời hát ứng tác theo

hoàn cảnh để bày tỏ cảm xúc, bộc lộ tâm trạng, thể hiện niềm vui, nỗi buồn, ƣớc

mơ, hy vọng của mình” - nghệ nhân Lữ Thị Loan nói. Đƣợc phân công phụ

trách các tiết mục tham gia Liên hoan Văn nghệ quần chúng của ngày hội, ông

Bùi Công Vinh - Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An chia sẻ, ngày hội

là cơ hội để giới thiệu với nghệ nhân các tỉnh và nhân dân Quảng Nam những

nét đặc sắc của văn hóa phi vật thể mà đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An

đang sở hữu từ âm điệu Tăng boong, hát Tơm Khơ Mú, độc tấu sáo Mông do

chính nghệ nhân của các dân tộc trình diễn.

Từ vùng đất Bình Thuận, các nghệ nhân của địa phƣơng này mang đến

liên hoan tiết mục hòa tấu mang chủ đề “Âm vang cội nguồn”. Với các nhạc cụ

trống paranƣng, trống ginăng, chiêng, lục lạc, k n saranai, kanhi và mõ, hy vọng

tiết mục hòa tấu này s làm nên điều đặc biệt để kết nối các vùng văn hóa. Đây

chính là những âm điệu đặc sắc của ngƣời Chăm thƣờng biểu diễn trong những

lễ hội. “Tiếng k n saranai là tƣợng trƣng cho âm tính, thƣờng đi đôi với nhạc cụ

khá mạnh m , tƣợng trƣng cho dƣơng tính là trống ginăng. Sự giao hòa giữa trời

và đất, tín ngƣỡng phồn thực, ƣớc mong sự sinh sôi nảy nở, hài hòa âm dƣơng…

lý giải cho sự kết hợp giữa các loại nhạc cụ truyền thống của ngƣời Chăm” - ông

Nguyễn Tú Long, Giám đốc TT-VH tỉnh Bình Thuận chia sẻ. Các thanh âm tăk,

tăm, tầm của nhịp trống paranƣng, thêm những âm thanh khỏe khoắn của nhịp

trống ginăng nhƣ tơk, ting, tik, cleng, gl ng…, cùng tiếng k n saranai réo rắt

hòa trong điệu múa rija của những vũ nữ Chăm s khơi mạch nguồn cảm xúc

cho những ai muốn đi sâu tìm hiểu các giá trị văn hóa Chămpa.

Tụ hội âm điệu

Từ các vùng miền, nghệ nhân đồng bào dân tộc Chăm, Raglai, Stiêng, Pa

Kô, Bru - Vân Kiều,… cùng mang đến ngày hội những nhạc cụ truyền thống đầy

màu sắc, vang vọng thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Bo Bo Hùng (dân tộc

Raglai, ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) cho hay, Khánh Hòa mang đến

ngày hội bộ đàn đá và đàn chapi - hai trong số nhạc cụ đƣợc ngƣời Raglai lƣu

giữ khá nguyên v n, thƣờng đƣợc sử dụng trong các dịp sinh hoạt văn hóa cộng

đồng nhƣ: hội làng ăn mừng lúa mới, nhà mới, hay cƣới hỏi... Bộ đàn đá đoàn

nghệ nhân Khánh Hòa trình diễn tại ngày hội đƣợc ngƣời Raglai phát hiện nằm

sâu dƣới lòng đất trên ngọn núi cao từ hàng chục năm trƣớc. “Đến với lễ hội,

chúng tôi s kết hợp nghệ thuật đàn đá với các làn điệu dân ca truyền thống,

nhằm mang đến cho ngƣời xem, ngƣời nghe những giai điệu mang âm hƣởng

mã la (một loại nhạc cụ gõ bằng đồng - PV) của đồng bào Raglai. Qua đó, cũng

mong muốn đƣợc giới thiệu, quảng bá những nét đ p trong sinh hoạt văn hóa

cộng đồng của ngƣời Raglai đến với anh em các dân tộc sinh sống trong khu

vực, thông qua các hoạt động trình diễn nhạc cụ truyền thống, trình diễn trang

phục, nghi thức lễ hội” - nghệ nhân Bo Bo Hùng chia sẻ.

Page 63: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Góp thêm sắc màu thanh âm cho ngày hội các dân tộc thiểu số, đoàn nghệ

nhân tỉnh Quảng Trị cũng s trình diễn hòa tấu 3 loại nhạc cụ truyền thống,

gồm: đàn talƣ, toong và bộ kh n, đồng thời kết hợp với các vũ điệu và làn điệu

dân ca của đồng bào Pa Kô. Nghệ nhân ƣu tú Kray Sức, dân tộc Pa Kô, ở xã Tà

Rụt, huyện Đăkrông, Quảng Trị) cho hay, tất cả nhạc cụ mang đến ngày hội đều

có xuất xứ từ rất lâu đời, với nhiều câu chuyện gắn với tên gọi, mục đích sử

dụng. Nhƣ bộ toong, trƣớc đây đƣợc ngƣời phụ nữ tên Toong phát hiện, sáng

chế ra trên một căn chòi rẫy, khi tình cờ đục những khúc gỗ ra để đánh chơi.

Thật không ngờ, khi gõ những khúc gỗ này lại phát ra âm thanh nghe rất dễ

chịu, đầy cảm xúc với 9 sắc thái âm thanh khác nhau, tƣơng ứng với 9 khúc gỗ

tạo thành bộ đàn. Từ đó về sau, nhạc cụ toong đƣợc nhân rộng trong cộng đồng

ngƣời Pa Kô và đƣợc lấy theo tên của ngƣời đã sáng chế ra. “Sau này, khi loại

nhạc cụ này phát triển rộng khắp, đồng bào mang ra kết hợp với nhạc cụ atoọc

và apôông kset để biểu diễn tại các dịp sinh hoạt cộng đồng, lễ hội truyền thống.

Cùng với các chƣơng trình nghệ thuật khác, chúng tôi s mang các loại nhạc cụ

này để trình diễn tại ngày hội, nhƣ một dịp hòa chung, hội tục với sắc màu văn

hóa của cộng đồng các dân tộc anh em” - nghệ nhân Kray Sức nói.

SONG ANH - ALĂNG NGƢỚC

SONG ANH-A LĂNG NGƢỚC.Nơi hội tụ âm sắc/Song Anh-A lăng

Ngƣớc//Quảng Nam.-2018.-Ngày 23 tháng 8.-Tr.7.

Page 64: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Vũ điệu thần La “Lem o’!” (Quá đẹp!). Già Du vừa thốt lên vừa cầm cái xƣơng lƣỡi gà giơ

lên cao, nhƣ để mọi ngƣời cùng thấy về dấu hiệu của thần linh cho cộng

đồng ngƣời Xê ăng. Rồi tiếng cồng chiêng dồn dập vang lên, nhƣ một lời

cám ơn mẹ Ngọc Linh đã ban tặng kho báu. ã từ khá lâu rồi, vũ điệu của

thần La (thần cồng chiêng) lại đƣợc tấu lên một cách say đắm.

Vũ điệu thần La trong lễ hội tạ ơn m Ngọc Linh của ngƣời dân Xê

Đăng tại Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 2 vừa diễn ra ngày 1.8. Ảnh:

NGUYỄN DƢƠNG

Vũ điệu tạ ơn rừng

Theo già Hồ Văn Du, một ngƣời trồng sâm Ngọc Linh ở xã Trà Linh,

huyện Nam Trà My thì đã từ lâu lắm rồi tiếng cồng chiêng mới lại dồn dập,

hùng dũng nhƣ ngày hôm nay - ngày lễ tạ ơn thần rừng. Trƣớc đó, chỉ những khi

mừng tết lúa mới kết hợp với đâm trâu thì bà con mới có dịp cùng khiêu vũ với

trống, chiêng. “Nhƣng cũng ngót nghét 10 năm rồi tiếng chiêng chƣa đƣợc vang

lên. Một phần vì chủ trƣơng của Nhà nƣớc không muốn đồng bào mình tiếp tục

lễ hội đâm trâu, một phần vì kinh tế không cho phép. Một lần tổ chức đâm trâu

tiêu tốn cũng vài chục triệu, với thực lực kinh tế lúc đó, có muốn đâm cũng

ch ng đƣợc” - già Du cƣời nói.

Cũng chỉ từ khi cây sâm Ngọc Linh đƣợc biết đến, rồi giá trị ngày càng

tăng mạnh thì đời sống bà con xã Trà Linh bắt đầu khấm khá h n. Sâm Ngọc

Linh trƣớc đây chỉ nhƣ một vị thuốc quý cho đồng bào mỗi khi đau ốm, thì nay

đƣợc bán ra, thu về tiền tỷ. Có nằm mơ họ vẫn không tin đƣợc là một cuộc đổi

đời nhanh đến thế. Và dàn chiêng trống của họ lại có dịp vang lên giai điệu trầm

Page 65: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

hùng, để vũ điệu của thần La lại một lần nữa đƣợc vang lên. Lần này, trƣớc sự

chứng kiến của hàng ngàn ngƣời, của đồng bào Xê Đăng, của chính quyền

huyện Nam Trà My, ngƣời Trà Linh tạ lễ thần rừng.

Dàn chiêng của ngƣời Xê Đăng ở Trà Linh thƣờng có số chẵn, với kích cỡ

lớn nhỏ khác nhau. Những chiếc chiêng ấy thƣờng đi cùng với một trống tạo

thành một dàn chiêng tƣơng đối lớn. Âm vang cồng chiêng của đồng bào có giai

điệu trầm hùng, ngân nga. Trƣớc khi lấy cồng chiêng ra đánh, mọi ngƣời đều

phải sắm lễ vật cúng xin phép tổ tiên để tỏ lòng thành kính với gia sản cha ông

để lại. Trong lễ tạ ơn m Ngọc Linh lần này, lễ vật đƣợc dâng lên là một con gà,

một ché rƣợu cần đƣợc ủ bằng men lúa mới đƣợc đặt dƣới biểu tƣợng sâm Ngọc

Linh. Biểu tƣợng này đƣợc rƣớc từ dƣới chân núi Ngọc Linh, qua các nóc của

ngƣời Xê Đăng dƣới sự dẫn dắt của các già làng có uy tín, để tất cả đều cúi đầu

tạ ơn rồi ngẩng cao đầu kêu lên một tiếng dài, nhƣ lời tri ân đến m Ngọc Linh

đã ban tặng sản vật quý, giúp bà con có đƣợc cuộc sống đủ đầy.

Già Hồ Văn Du cầm chiếc xƣơng lƣỡi gà đƣa lên cao cho mọi ngƣời cùng

thấy rồi hô vang: “Lem o’!”. Nghĩa là quá tuyệt vời, là sự hoàn hảo, là dấu hiệu

của thần rừng đã hiểu đƣợc tấm lòng của ngƣời Xê Đăng gửi đến m Ngọc Linh.

Chiếc gan gà đƣợc chia thành từng miếng nhỏ rồi đƣa cho từng ngƣời trong

cộng đồng, nhƣ một lời tuyên thệ của những ngƣời trồng sâm Ngọc Linh, cam

kết với thần rừng s tiếp tục gìn giữ, bảo vệ gia sản mà cha ông để lại, phát triển

hơn nữa món quà của thiên nhiên đã đặc biệt ƣu đãi cho ngƣời Xê Đăng trên

đỉnh Ngọc Linh.

Liền sau đó, tiếng trống vang lên, hòa cùng tiếng chiêng tạo nên âm điệu

dồn dập cùng các điệu múa xoang của các cô gái và điệu nhảy truyền thống của

các chàng trai, tất cả tạo nên một sắc thái riêng của lễ hội tạ ơn thần rừng của

ngƣời Xê Đăng.

Âm vang còn mãi

Trà Linh thay đổi đến chóng mặt kể từ khi cây sâm bƣớc ra thị trƣờng.

Trƣớc đây, nhắc tới nóc Măng Lùng, Tắc Ngok thì tất thảy đều phải lắc đầu, l

lƣỡi. Những lối mòn xuyên giữa rừng là con dốc dựng đứng khiến ai cũng d

chừng thì nay con đƣờng rộng rãi đang trên đà hoàn thiện. Đêm, ngó lên phía

rừng ánh điện sáng cả một vùng. Hệ thống camera chống trộm sâm tiền tỷ còn

hiện đại hơn gấp mấy lần ở các biệt phủ. Bởi vậy, ngƣời ta truyền tai nhau câu

v : “Ngó lên Trà Linh bây chừ/ Thay da đổi thịt cũng là nhờ sâm” để nói về sự

thay đổi này.

Page 66: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Chia sẻ lá gan của con gà, nhƣ một lời tuyên thệ gan ruột với nhau là s

cùng nhau bảo vệ rừng, phát triển sâm Ngọc Linh.

Cách tiêu tiền hay cách xây nhà rất... Trà Linh cũng đƣợc ngƣời ta nhắc

đến nhiều, nhƣng nhƣ già Hồ Văn Thành (nóc Tắc Lang, xã Trà Linh) nói,

ngƣời dân ở đây họ có cái lý của họ. “Không xây biệt phủ hay tiêu pha hoang

phí, mà họ chỉ muốn chỗ ở của họ đƣợc vững chãi, không phải dời làng sau

những biến thiên của thời gian. Và rằng, mỗi khi tiêu tốn tiền của vào bất cứ một

việc gì, ngƣời dân cũng ngƣớc mắt nhìn về phía rừng để biết mình đang ở đâu,

có đƣợc những gì mà cƣ xử cho phù hợp” – già Thành nói.

Trong buổi lễ tạ ơn thần rừng, tôi hỏi già Hồ Văn Du về những điều mà

cộng đồng Xê Đăng dâng lên m Ngọc Linh. Già cƣời: “Cùng ch ng có gì to tát

hết. Chỉ là mình tỏ lòng biết ơn đến m Ngọc Linh đã dành sự ƣu ái cho tộc

ngƣời của mình, để bà con có đƣợc cuộc sống no đủ hơn, không còn cái cảnh

quanh năm trông chờ vào những nƣơng rẫy đƣợc chăng hay chớ. Và cũng cam

kết rằng, s bằng mọi giá bảo vệ rừng, để rừng mãi xanh nhƣ bao năm nay vẫn

thế”.

Đó không là lời nói suông mà bằng những hành động cụ thể, đồng bào Xê

Đăng ở Trà Linh đang tìm mọi cách để bảo vệ rừng. Những tập tục xƣa cũ nay

cũng đã dần đƣợc thay thế bằng một “văn hóa sâm”: một cách thiết thực, trực

quan nhất là rừng còn thì sâm mới còn, để ngƣời dân nơi đây có thể gìn giữ và

phát triển vùng sâm lên một tầm mới. Có l hay nhất là tập tục tặng sâm cho trẻ.

Khi những đứa trẻ ra đời, cứ đến sinh nhật từ 1 đến 5 tuổi thì cộng đồng đến

mừng tuổi đều mang những gốc sâm tốt nhất, khỏe mạnh nhất để làm quà.

“Ngƣời nhiều cho nhiều, ngƣời ít cho ít. Khi đƣợc tặng sâm, dƣới sự chứng kiến

của già làng, đứa trẻ s đƣợc cha m đƣa lên tận khoảnh đất đƣợc dành riêng cho

nó. Sau lễ tạ ơn thần rừng thì trồng những gốc sâm đó xuống, nhƣ một số vốn

ban đầu để khi nó trƣởng thành có cái làm ăn. Đó cũng là cách để dạy cho đứa

Page 67: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

trẻ hiểu đƣợc tầm quan trọng của sâm Ngọc Linh, để lớn lên nó tiếp tục gìn giữ

và phát triển cây sâm” - già Hồ Văn Du chia sẻ.

Ở thời điểm hiện tại, việc phát triển cây sâm Ngọc Linh đang đƣợc nghiên

cứu và phát triển rộng khắp trên toàn huyện Nam Trà My. Hiệu ứng từ đó cũng

lan tỏa rất nhanh, mà nhƣ ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà

My cho biết, là giữ rừng rất tốt. “Bây giờ có thể kh ng định rằng, không nơi nào

giữ rừng tốt nhƣ ở Nam Trà My. Ch ng cần chính quyền tuyên truyền gì nhiều

mà ngƣời dân cũng tự động chung tay bảo vệ rừng. Nhƣ ở xã Trà Nam, những

căn chòi đặt ở bìa rừng đƣợc đồng bào ở đây dựng lên nhƣ một điểm chốt chặn

không cho lâm tặc xâm hại rừng. Mỗi nóc, mỗi thôn hay mỗi nhóm hộ từ đó

phân chia canh gác, đi tuần thƣờng xuyên để đảm bảo không ai có thể phá hoại

rừng. Chỉ khi ngƣời dân đồng lòng đến thế thì mới bảo vệ đƣợc rừng” - ông Bửu

hồ hởi khoe.

…Và, tiếng cồng chiêng trong những dịp lễ hội của ngƣời Xê Đăng lại

một lần nữa trầm hùng cả một góc rừng. Lần này, trong vũ điệu mê đắm của

thần La, những ngƣời con dƣới chân núi Ngọc Linh say sƣa trong từng nhịp

chiêng trống, trong men rƣợu cần mùa lúa mới, trong niềm vui của một cuộc đổi

đời vừa mới bắt đầu. Ở đó, họ tin vào những gì thần rừng đã ban tặng. “Lem

o’”!

Phóng sự của NGUYỄN DƢƠNG

NGUYỄN DƢƠNG.Vũ điệu thần La/Nguyễn Dƣơng//Quảng Nam cuối tuần.-

2018.-Ngày 18-19 tháng 8.-Tr.3.

Page 68: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

Trần Quế Sơn - Thênh thang một cõi… Không quan tâm đến hào quang, Trần Quế Sơn thích cuộc sống yên bình,

trải mình với thiên nhiên, với mộc mạc, chân tình của quê hƣơng… ể rồi

từ trong nơi chốn ấy, anh thênh thang mở rộng tâm hồn đón nhận những

cung bậc cảm xúc, vỡ òa những đề tài lạ, giàu tính nhân văn, triết lý sống để

sáng tác ca khúc thật hay “hát chơi” và cống hiến cho nền tân nhạc dân tộc.

“Cõi quê” gồm các ca khúc cảm phổ thơ Bùi Giáng để tƣởng niệm 20 năm ngày

giỗ thi sĩ Bùi Giáng. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Nặng tình xứ Quảng

Với ngƣời dân xứ Quảng, cái tên Trần Quế Sơn trở nên thân thuộc khi các

ca khúc của anh nhƣ: Tình quê, Yêu cái mặn mà, Cõng m đi chơi… đã chạm

vào trái tim mỗi ngƣời một thứ tình cảm dung dị, đời thƣờng.

Cách đây khá nhiều năm, lần đầu tiên tôi nghe Tình quê, Yêu cái mặn mà không

phải từ giọng hát của các ca sỹ mà bằng chất giọng đặc trƣng xứ Quảng của ba

tôi, m tôi. K m theo đó là những lời khen ngợi “Còn trẻ rứa mà cái chi của

Quảng Nam cũng đƣa vào bài hát sâu lắng, nh nhàng”, “Mi dân Quảng Nam

mà không biết bài ni h , lo nghe mấy nhạc chi chi mô”…

Từ đó, tôi cũng bắt đầu nghe, hát những bài hát này và để ý đến những bài

hát khác của nhạc sĩ đồng hƣơng. Cho đến khi bài hát Cõng m đi chơi của Trần

Quế Sơn đƣợc anh Duy Dũng, một ngƣời con Hội An chọn tham gia cuộc thi

Tiếng hát mãi xanh 2013 và giành giải quán quân thì bài hát này đã len lỏi trong

mọi ngóc ngách của ngƣời dân Hội An.

Ngày ấy, không ai bảo ai, từ cán bộ, công chức đến ngƣời dân lao động-

đặc biệt tiểu thƣơng chợ Hội An, kêu gọi nhau gửi tin nhắn bình chọn cho Duy

Dũng. Với họ, khi ấy, tác giả và ngƣời thể hiện bài hát không còn là cá nhân mà

là đại diện cho cả quê hƣơng Quảng Nam.

Để đƣợc yêu quý nhƣ thế, h n nhiên Trần Quế Sơn đã “giải tỏa” đƣợc

khát khao của nhiều ngƣời muốn bày tỏ xúc cảm về quê hƣơng qua ca từ. Và

Page 69: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

không nằm ngoài đoán định, khi nhắc về Quảng Nam, mạch nguồn cảm xúc của

Trần Quế Sơn cứ thế tự trào.

“Thôn ở Lộc Đại, Quế Hiệp, Quế Sơn, nhắc đến nơi đây tôi cứ muốn chạy

ra đồng, leo lên núi, nằm trên đá, lội xuống suối khe, tr o lên ngọn cây nhìn ra

đồi chiều vàng nắng, nhìn cuối phƣơng ngàn rừng núi mộng mây buông… Bóng

cha bên bờ ao, bóng m bên thềm đợi tôi về… lúc nào cũng yêu thƣơng, nhớ quê

hƣơng quá đỗi, cứ muốn khóc òa nhƣ trẻ thơ”, nhạc sĩ tâm sự.

Trần Quế Sơn cho biết, cái ngh o của tuổi thơ, tâm hồn lãng mạn khiến

anh ham đọc sách từ bé. Anh đọc sách tiểu thuyết và phê bình văn học từ thuở

học THCS và có l đó là lợi thế về ca từ khi sáng tác nhạc.

Hơn nữa, năng khiếu âm nhạc đƣợc thừa hƣởng từ ông ngoại - một nghệ

sĩ đàn cổ kỳ tài đã làm nên âm nhạc Trần Quế Sơn trữ tình lãng mạn, ca từ đạt

đƣợc nhiều “đức” trong thơ văn, nội dung tác phẩm thể hiện tâm hồn thuần

khiết, hồn nhiên của ngƣời nhận biết mình. Ngoài ra, Trần Quế Sơn còn là một

nhạc sĩ hòa âm, phối khí diễn tấu đƣợc nhiều loại nhạc cụ, từng là tổng đạo diễn

của một số chƣơng trình đại nhạc hội có tầm vóc.

Phiêu bồng với “Cõi quê”

Vào giai đoạn sự nghiệp đang mở ra nhiều cơ hội thành công nhất, năm

2011, Trần Quế Sơn lại giã từ Thành phố Hồ Chí Minh, chọn Đà Nẵng để làm

cuộc trở về. Sơn bảo, anh về để chăm sóc ba m và thích nơi yên bình, tĩnh lặng

nhƣ Đà Nẵng, khi buồn thì ôm đàn ngồi hát nghêu ngao một mình với sao khuya

và sóng vỗ.

Với anh, quê nhà vẫn là ân tình da diết nhất. Cũng là chốn để mà nƣơng

náu, mà an yên, mà thở than, mà bay bỗng với những giấc mơ, mà thành thật,

với chính mình và cả cuộc đời.

“Tôi không quan tâm hào quang, tôi chỉ biết sáng tác âm nhạc cho hay để hát

chơi, để cống hiến ca khúc cho nền tân nhạc dân tộc mình. Âm nhạc của tôi khơi

gợi cho mọi ngƣời yêu quê hƣơng, yêu dân tộc, yêu con ngƣời và sống hồn

nhiên.

Tôi luôn tìm thấy những đề tài lạ, giàu tính nhân văn, triết lý sống; gởi

gắm vào các tác phẩm nhƣ Cõng m đi chơi, Tre Việt Nam, Con cóc, Con rùa,

Cắt tóc, Dùi chiêng, Yêu cái mặn mà... Đó là lý do các ca khúc tôi ít nổi tiếng

rầm rộ, nhƣng khi thính giả đã cảm nhận đƣợc thì s yêu thích bền lâu. Nhiều ca

khúc đã sống đƣợc gần 20 năm rồi đấy thôi”, anh tâm sự.

Theo quan điểm của Trần Quế Sơn, với thời đại bùng nổ mạng xã hội,

Youtube bây giờ thì không nhất thiết phải ở Thành phố Hồ Chí Minh, dù có ở

trong am trên núi mà sáng tác hay vẫn phổ biến ca khúc đƣợc.

Vì thế, từ ngày trở về Đà Nẵng, anh vẫn sáng tác và vẫn đang cố để đi tìm một

tứ khác. Có đôi khi ngƣời ta thấy anh khá yên ắng. Nhƣng từ sâu th m của lặng

im, của những thời khắc, khoảng không tĩnh tại này, anh chuẩn bị cho một cuộc

chơi khác, thú vị hơn, gập ghềnh hơn. Nó, chắc chắn, không phải trong cái vùng

an toàn để nhắm mắt kéo dài một cuộc vui đã cũ, của cái dĩ vãng lóng lánh tụng

xƣng…

Trần Quế Sơn trở lại cuộc chơi với liveshow “Cõi quê” tại Nhà hát Thành

phố Hồ Chí Minh vào ngày 24-8-2018. Trong “Cõi quê”, anh dành một phần các

Page 70: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

ca khúc phổ thơ Bùi Giáng trƣớc đây để tƣởng niệm 20 năm ngày giỗ thi sĩ Bùi

Giáng; còn lại có rất nhiều các ca khúc mới của anh nhƣ:

Hạt sƣơng và cọng cỏ, Con cóc, Con rùa, Nàng Tiên của đời anh… Đƣợc biết,

năm 2011, anh đã từng thực hiện DVD các ca khúc từ ý thơ Bùi Giáng mang tên

“Ôi một ngƣời con gái” và nay tiếp tục mang lên trình diễn trên sân khấu lớn.

Nhạc sỹ Trần Quế Sơn có một niềm say mê đặc biệt với thơ Bùi Giáng và anh

cho rằng đã tìm thấy sự đồng điệu phần nào trong suy ngẫm về cuộc đời với thi

sĩ họ Bùi. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Khi hỏi điều gì khiến anh si mê thơ Bùi Giáng đến vậy, câu trả lời của

Trần Quế Sơn lại là sự bày tỏ niềm vui khi đƣợc biết nhà thơ Bùi Giáng đƣợc

dùng đặt tên cho một con đƣờng ở Đà Nẵng. “Tôi không biết cái ông mô đề xuất

trong việc đặt tên đƣờng Bùi Giáng tại quận Cẩm Lệ, làm lòng tôi vui quá.

Đáng l Quảng Nam phải đặt tên đƣờng Bùi Giáng trƣớc chứ hỉ ”, Sơn nói. Rồi

anh tiếp tục câu chuyện về thi sĩ Bùi Giáng. Với anh, thơ Bùi Giáng thánh thiện,

nhất quán, thơ mộng, độc đáo, đọc đi đọc lại vẫn yêu thích; mỗi lần đọc lại cảm

xúc dâng trào; thơ ông đích thực là thơ, cả một rừng thơ cho anh tha hồ phổ

nhạc.

Cố thi sĩ Bùi Giáng còn là dịch giả kỳ tài 5 thứ tiếng, sách dịch của ông

nhƣ: Cõi ngƣời ta, Ngộ nhận, Hoàng tử bé, Mùi hƣơng xuân sắc, Dƣỡng chất

trần gian… văn chƣơng kỳ tuyệt làm anh say mê không thể tả xiết. May mắn là

đồng hƣơng của ông, nên anh có điều kiện cảm nhận thiên nhiên, con ngƣời

nhiều phần giống ông.

Page 71: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_8_nam_2018.…đặt ở xã Câu Nghê đến năm Minh Mạng 16 (1835) thì dời

“Bùi Giáng đã gợi cho tôi suy ngẫm biết bao điều về cõi ngƣời ta, về sự

trùng ngộ, ly biệt; về cuộc ở, đi; về cái có và không có; về hƣơng sắc mong

manh của đời… Những bài thơ huyền diệu thay, tôi cứ đọc nhƣ hát, hát nhƣ

ngâm, ngâm nhƣ tiếc nuối sao ông không ở lại yêu trần gian mãi mãi”, anh chia

sẻ.

Cũng theo anh, nhạc sĩ nào có khả năng vịnh thơ Bùi Giáng, viết thêm ca

từ từ những bài thơ của ông và có cách sống gần gũi giống ông s phổ hay về

thơ ông. Thơ ông, mỗi ngƣời cảm nhận theo khả năng của mình, cảm xúc của

mình. “Còn tôi, tôi phổ thơ ông bằng âm nhạc và tâm hồn của tôi. Giờ đây, tôi

thấy mình giống con Rùa, thấy: “Nƣớc là nƣớc có khi không là nƣớc/Lệ là

sƣơng có lúc là hột mƣa…””, anh nói.

Trần Quế Sơn tâm sự, sau liveshow “Cõi quê”, điều anh muốn nhất là về

với m , nằm ngủ một giấc thật ngon bên bờ suối. Sau đó lại ngao du nhiều nơi

và tiếp tục sáng tác…

Liveshow “Cõi quê” đƣợc tổ chức tại Nhà hát TP. Hồ Chí Minh lúc 20 giờ10

phút ngày 24-8-2018 (trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Vĩnh Long) có quy mô

lớn với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng, đƣợc biên đạo và dàn

dựng công phu. Với sự tham gia của Ban nhạc Dũng Dalat (gồm 15 nghệ sĩ)

và NSND đàn cổ Thanh Hải; biên đạo múa Phúc Hùng, Phúc Hải và đông đảo

diễn viên múa minh họa của Nhà hát Giao hƣởng TP.Hồ Chí Minh.

Chƣơng trình quy tụ nhiều ca sỹ nổi tiếng và đƣợc mến mộ nhƣ: Tùng Dƣơng,

Đức Tuấn, Phạm Anh Khoa, Hồ Trung Dũng, Hoàng Nguyên, Võ Hạ Trâm,

Uyên Nguyên, Phƣơng Trinh Jolie, Dƣơng Hồng Loan-Lê Sang, Trúc Lai,

Dàn hợp xƣớng SaiGon Choir, Nhóm b Cadillac. Đặc biệt, đạo diễn Tuấn Lê,

phó đạo diễn Diễm Hƣơng với những ý tƣởng minh họa sân khấu rất lạ s góp

phần mang lại thành công cho đêm nhạc.

Trần Quế Sơn (tên thật là Trần Văn Tám), sinh năm 1972, quê nhà dƣới chân

núi Hòn Tàu (xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam), tốt nghiệp chính

quy Khoa Sáng tác Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt

Nam. Trần Quế Sơn phát hành 6 album: Saigon Twist, Vì anh đấy thôi, Thôn

nữ, Một thời dấu yêu, Cõng m đi chơi, Tình ca Quảng Nam…

Anh nhận đƣợc một số giải thƣởng tiêu biểu: Giải nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam,

2004: ca khúc Tre Việt Nam; Giải ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 2005: ca khúc

Mƣa gió biên cƣơng; Giải nhất Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 2004: ca khúc Cõng

m đi chơi. Anh còn là nhạc sĩ hòa âm phối khí, ca sĩ giọng baritone nam

trung trữ tình.

Ngọc Hà

NGỌC HÀ.Trần Quế Sơn - Thênh thang một cõi…/Ngọc Hà//Đà Nẵng cuối

tuần.-2018.-Ngày 19 tháng 8.-Tr.6.