lens hay thế giới của ống kính

75
 Lens hay Thế gii ca ng kính (copy of vnphoto.net  Bài dch da trên bài vi ết ca tác gi NK Guy, Version 0.9.6. 6 January, 2007, đị a ch http://photonotes.org ) - Bài viết này chthích hp cho c|c b|c beginner đang ph}n v}n gia rng ng kính. - Chyếu nói v ng kính ca Canon. - Các bc tin bi, các lão làng, các bác h i ngoi (tiếng Anh nhanh như tiếng Vit)...thì không cn mt thì gi ghé đ}y làm gì. - Khó khăn nht khi dch sang tiếng Vit là chn thut ngnhiếp nh thun Vi t, bác nào có kinh nghi m xin hcch giáo. - Người dch không có nhiu ng kính, các ng kính nói trong bài vi ết phn ln chưa tng được nghía, nếu có gì sai sót, các bác ct nhiên biên t p li. - Bài viết gm các phn (người dch t chia phn): I. Nhng khái nim cơ bn II. Các loi ng kính III. La chn ng kính IV. C|c đặc tính ca ng kính V. Các câu hi thường gp v ng kính VI. Phlc

Upload: luandam

Post on 30-May-2018

222 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 1/75

 

Lenshay

Thế giới của

ống kính (copy of vnphoto.net  

Bài dịch dựa trên bài viết của tác giả NK Guy, Version 0.9.6. 6 January, 2007, địa chỉ  http://photonotes.org )

- Bài viết này chỉ thích hợp cho c|c b|c beginner đang ph}n v}n giữa rừng ống kính.

- Chủ yếu nói về ống kính của Canon.

- Các bậc tiền bối, các lão làng, các bác hải ngoại (tiếng Anh nhanh như tiếng Việt)...thì không cần mất thì giờ ghé đ}ylàm gì.

- Khó khăn nhất khi dịch sang tiếng Việt là chọn thuật ngữ nhiếp ảnh thuần Việt, bác nào có kinh nghiệm xin hạ cố chgiáo.

- Người dịch không có nhiều ống kính, các ống kính nói trong bài viết phần lớn chưa từng được nghía, nếu có gì saisót, các bác cứ t ự nhiên biên t ập lại.

- Bài viết gồm các phần (người dịch t ự chia phần):

I. Những khái niệm cơ bảnII. Các loại ống kính

III. Lựa chọn ống kính

IV. C|c đặc tính của ống kínhV. Các câu hỏi thường gặp về ống kínhVI. Phụ lục

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 2/75

 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 3/75

I. Những khái niệm cơ bản

I.1. Tại sao máy ảnh của tôi lại không kèm theo một ống kính? Nó chẳng rẻ hơn sao? Không, đ}y thực sự là một điểm lợi. Thứ nhất, các máy ảnh thay thế được ống kính cho phép bạn gắn bất kỳ ống kínnào bạn cần. Không như c|c m|y du lịch đơn giản với ống kính không thể tháo rời bạn không bị hạn chế bởi nhà sảnxuất thân máy. Thứ hai, mỗi người đều có nhu cầu và ngân sách khác nhau bởi vậy thông thường mong muốn khôngdừng lại ở một ống kính, bạn có thể chọn các ống kính phù hợp với mình. Thứ ba, điều gì xảy ra khi bạn mua một máảnh khác? Bạn sẽ có hai ống kính giống hệt nhau.

Canon bán nhiều máy ảnh EOS kèm theo ống kính. Những ống kính này gọi là ống kính bộ, nhưng thẳng thắn mà nói

không phải t ất cả chúng đều là các ống kính chất lượng cao. Thường thường, bạn thích mua thân máy phù hợp vớimình và tìm những ống kính t ốt gắn lên nó.

I.2. Thế nào là ống kính góc rộng (wide), ống kính tiêu chuẩn (normal) và ống kính tiêu cự dài (tele)? Bạn đang cố chụp một số người bạn nhưng bạn không thể đưa tất cả mọi người vào trong ảnh. Bạn bước lùi lại phíasau nhưng có một bức tường, một v|ch đ| hoặc c|i gì đó khiến bạn không thể l{m được điều này, vì vậy bạn phải bảmọi người xích lại gần nhau hơn. Hoặc bạn nhìn thấy một con chim ở phía xa, bạn vồ lấy máy ảnh và bạn sẽ có một bức ảnh bầu trời với một đốm tí xíu vô vọng ở giữa khung ảnh.

Trong mỗi trường hợp trên, trường nhìn t ạo ra bởi ống kính không phù hợp với chủ đề của bạn. Trường hợp thứ nhất, ống kính của bạn không đủ “rộng” để lấy toàn cảnh v{ trong trường hợp thứ hai ống kính của bạn không đủ “d{i”. Có ba loại ống kính chính được ph}n chia theo “lượng cảnh vật” m{ chúng thu được, v{ trường nhìn của mỗi

loại được x|c định bởi một đặc tính quang học gọi là chiều dài tiêu cự của ống kính.

Một ống kính được gọi là normal nếu trường nhìn tương tự như trường nhìn của mắt người. Thông thường, một ốnkính normal trên máy phim 35 mm có chiều dài tiêu cự là 50 mm hoặc tương đương. Ống kính normal phù hợp để chụp gần nhưng không tiến được quá gần v{o đối tượng, như khi chụp một ảnh bán thân trong một căn phòng bìnhthường.

Một ống kính góc rộng có thể t ạo được một vùng cảnh vật lớn hơn. Điều n{y có hai điểm lợi- thứ nhất bạn có thể cómột vùng phong cảnh rộng lớn và thứ hai là bạn chụp được một khu vực rộng hơn trong một căn phòng bình thườnNếu bạn chụp một nhóm bạn bè trong một bữa tiệc t ối bạn sẽ cần một ống kính góc rộng trừ khi bạn có thể lùi ra xađể chụp được t ất cả mọi người. Trên máy ảnh 35 mm, ống kính góc rộng có chiều dài tiêu cự là 35 mm hoặc nhỏ hơn

Nhìn qua một ống kính tiêu cự dài (tele) t ựa như nhìn qua một kính viễn vọng vậy, nó làm hẹp góc nhìn v{ l{m đốitượng có cảm tưởng gần lại hơn trong thực t ế. Một ống kính tiêu cự dài có chiều dài tiêu cự khoảng 70 mm trên máyảnh phim 35 mm.

Đ}y chỉ là sự phân loại chung chung, t ất nhiên có rất nhiều chủng loại ống kính trong mỗi nhóm trên. Chẳng hạn, bạcó thể có một ống kính 28mm, là ống góc rộng vừa phải không đắt tiền, hoặc bạn có thể có ống kính 14 mm rất đắt cthể chụp cả một vùng cảnh lớn, rất t ốt khi mô t ả bầu trời rộng lớn. Tương tự bạn có thể gắn ống kính 85 mm lên máảnh để chụp chân dung, hoặc bạn có thể bán ôtô của mình đi để t ậu một ống kính 600 mm mà muốn mang đi đ}u bạphải có cả một va li to đùng nhưng cho phép bạn chụp khuôn mặt của một chú chim t ừ khoảng cách xa lắc.

I.3. Sự khác biệt giữa ống kính đa tiêu cự (zoom) và ống kính một tiêu cự (prime). Ố

ng kính mộ

t tiêu cự

làống kính m{ trườ

ng nhìn (và chiề

u dài tiêu cự

) không thể

 điề

u chỉnh đượ

c, chỉ

có một c|ch

chụp được nhiều hay ít đối tượng là bạn phải tiến lại gần hay lùi xa khỏi vật chụp (đôi khi gọi là zoom bằng chân, dùkỹ thuật này không t ạo ra hiệu quả giống hệt như khi thay đổi chiều dài tiêu cự) hoặc phải mang theo rất nhiều ốngkính với các chiều dài tiêu cự kh|c nhau để thay thế chúng tuỳ tình huống chụp.

Một ống kính đa tiêu cự là ống kính m{ trường nhìn có thể thay đổi. Chẳng hạn nếu bạn không thể chụp hết nhóm bcủa mình, bạn chỉ cần xoay vòng zoom trên ống kính cho đến khi đạt được yêu cầu, hoặc khi con chim ở quá xa bạn thể quay ngược lại để kéo nó lại gần hơn. 

Cho đến cuối những năm 1980, ống kính một tiêu cự vẫn là loại được bán chủ yếu bởi vì t ừ khía cạnh quang học việchế t ạo ống kính một tiêu cự chất lượng cao chụp được những bức ảnh sắc nét vẫn rẻ hơn nhiều so với chế t ạo một ống kính đa tiêu cự loại thường thường. Nhưng ống kính một tiêu cự rõ ràng là bất tiện vì bạn sẽ phải đi tới đi lui kh

chụp hình. Cuối những năm 80, ống kính đa tiêu cự càng ngày càng thông dụng hơn. Giờ đ}y rất khó tìm các ống kín

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 4/75

một tiêu cự giá thấp vì mọi người đều thích ống kính đa t iêu cự hơn. 

Vậy t ại sao bạn vẫn muốn ống kính một tiêu cự ? Do ống kính một tiêu cự dễ sản xuất hơn v{ có ít nhóm thấu kínhhơn nên ống kính một tiêu cự thường cho một bức ảnh sắc nét hơn phần lớn các ống kính đa tiêu cự. Hoặc nếu bạnmuốn có nhiều ánh sáng hơn qua ống kính để có thể chụp ngay t ại các vị trí thiếu sáng thì ống kính một tiêu cự sẽ phhợp hơn vì rất khó sản xuất ống kính đa tiêu cự thoả mãn yêu cầu này. Một số nhiếp ảnh gia nhiều tuổi, khó tính chorằng sử dụng ống kính một tiêu cự rất quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi vì buộc họ phải học về chiều dàitiêu cự và luật phối cảnh.

Bạn luôn muốn có một ống kính nhỏ, nhẹ, đa tiêu cự, thu nhận được nhiều ánh sáng, t ạo ra một bức ảnh tương phản

t ốt, không bị biến dạng và phải rẻ, nhưng đ|ng buồn là trong thực t ế không thể có một ống kính như vậy.Phần lớn dân nghiệp dư chọn sự linh hoạt của các ống kính đa tiêu cự giá vừa phải chấp nhận chất lượng ảnh trungbình, nhiều người chơi ảnh nghiệp dư khó tính hơn chọn chất lượng ảnh cao hơn và chấp nhận các bất tiện của ốngkính một tiêu cự, dân chuyên nghiệp thường t ậu các ống kính đa tiêu cự chất lượng cao nặng hàng t ấn và trị giá cả một gia tài.

I.4. Vậy ống kính nào nên mua cho chiế c máy ảnh của mình? Khi chúng ta mua một cái máy ảnh có rất nhiều thứ cần phải cân nhắc đến, bởi vậy câu hỏi này không thể có câu trả lời nếu bạn không giải quyết được các vấn đề sau:

- Chính xác thì bạn muốn chụp ảnh gì?Mục đích chụp ảnh của bạn sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định khác. Bạn sẽ chụp phong cảnh? Chân dung? Con cái bạ

hay các vật nuôi? Hoa? Chim chóc hoang dã? Thể thao? Kiến trúc? Giao thông?...- Bạn có thể chi bao nhiêu tiền?Bạn có thể chi cả đống tiền cho ống kính, bởi vậy quyết định ngân sách của bạn l{ điều rất quan trọng.

- Bạn muốn mua các ống kính mới hay đ~ sử dụng?Câu hỏi n{y cũng đặt ra khi bạn mua một máy ảnh mới.

- Bạn muốn ống kính đa tiêu cự hay một tiêu cự?Ống kính một tiêu cự nói chung có chất lượng quang học cao hơn ống kính đa tiêu cự trừ những ống kính đa tiêu cựchuyên nghiệp và rất đắt tiền, tuy nhiên các ống kính một tiêu cự thường khiến bạn phải đi vòng vòng để đóng khunđối tượng chụp.

- Bạn muốn có một ống kính nhanh không?Liệu bạn có muốn chụp trong những hoàn cảnh thiếu sáng mà không cần chân máy hay flash? hay chụp chân dung vhiệu ứng làm mờ nền? những yêu cầu này cần một ống kính nhanh cho phép nhiều |nh s|ng hơn đi qua. 

- Bạn muốn mua một ống kính của Canon hay của hãng khác?Các nhà sản xuất ống kính độc lập cho ra rất nhiều ống kính chất lượng nhưng cũng có nhiều ống không được nhưvậy, bạn sẽ phải cân nhắc và nghiên cứu. Những ống kính này có vấn đề về sự tương thích với máy ảnh của bạn cả hiện t ại v{ trong tương lai. 

- Bạn quan t}m đến tính tiện lợi hay chất lượng sản xuất?Một ống kính lấy nét chậm hoặc bất tiện khi sử dụng thường có chất lượng quang học hơn c|c ống kính khác trang bđộng cơ nhanh. C|c động cơ USM dạ

ng vòng t ốc độ

nhanh, êm và có thể

thay thế

hoàn toàn lấy nét tay nhưng c|c ố

nkính có động cơ n{y thường đắt hơn c|c ống kính khác.

- Chất lượng quang học nào là quan trọng đối với bạn?Độ sắc nét v{ tương phản được hầu hết chúng ta quan t}m, nhưng còn độ méo hình thì sao? Nhiều ống kính đa tiêu rẻ tiền gây méo hình rất nhiều và không thích hợp khi chụp kiến trúc, chúng cũng dễ gây hiện t ượng loé hình (làmgiảm tương phản và t ạo ra c|c điểm sáng loé trong ảnh khi luồng sáng mạnh như mặt trời chẳng hạn nằm gần hoặctrên khung hình)

I.5. Ống kính nào nên mua cho chiế c máy ảnh EOS?Có hai điều nên lưu t}m: 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 5/75

Thứ nhất, máy ảnh số EOS rất đắt tiền nên bạn không nên chỉ chú tâm tìm những ống kính rẻ nhất có thể. Nếu bạn đbỏ ra rất nhiều tiền để mua thân máy thì việc mua một ống kính rẻ tiền l{ điều không kinh t ế chút n{o, điều này chẳkhác gì bạn bỏ ra cả đống tiền để mua một dàn CD và âm ly chất lượng cao để rồi cắm vào chúng một cặp loa đồ chơvậy, chất lượng âm thanh cuối cùng thật khập khiễng với cặp loa n{y cũng như chất lượng ảnh thật khập khiễng vớicác ống kính rẻ tiền. Nên tránh mua các ống kính thuộc loại “qu| rẻ”. 

Thứ hai, trừ vấn đề về hệ số thu nhỏ (crop factor) việc lựa chọn ống kính cho máy KTS giống hệt cho máy phim. Bạnchụp loại ảnh nào? Bạn có cần ống kính góc rộng chụp phong cảnh không? hay cần ống kính đa tiêu cự t ốc độ lấy nétnhanh cho chụp thể thao? Một ống kính đa tiêu cự ngắn v{ nét để chụp chân dung? Bạn sẵn sàng mang theo mình banhiêu kg khi chụp ảnh?...

Khác biệt lớn đối với các máy ảnh KTS là hệ số thu nhỏ hay còn gọi là hệ số nhân chiều dài tiêu cự (crop factor), trừ máy EOS 1Ds, 1Ds mark II và 5D có cảm biến ảnh bằng khung hình của phim 35 mm, phần lớn các máy KTS khác cócảm biến ảnh nhỏ hơn khung hình phim 35 mm. Nếu máy ảnh của bạn có hệ số thu nhỏ l{ 1,6x thì có nghĩa l{ ốngkính 50 mm lắp trên máy này sẽ có hiệu quả y như ống kính 80 mm vậy (=50x1.6), chiều dài tiêu cự không đổi nhưnhiệu quả t ạo ra thì thay đổi.

Điều này t ạo ra hai lợi thế, bạn có thể sử dụng ống kính 50mm rẻ tiền để sử dụng chụp chân dung và bạn có thể gắnmột ống kính đa tiêu cự vào máy và nó sẽ có hiệu quả như một ống kính có chiều dài tiêu cự lớn hơn. Tất nhiên sẽ cóđiểm thiệt thòi, bạn phải sử dụng ống kính góc rộng hơn để chụp một t ấm hình có góc nhìn tương đương khi chụpbằng m|y phim, điều này thực sự là vấn đề nan giải đối với nhiều người, chính vì lý do này bạn cần các ống kính gócrộng hơn so với ống kính của máy phim, nếu bạn dùng ống kính 28-105mm trên máy phim thì bạn phải sử dụng ống

kính 24-85mm trên m|y KTS để cho hiệu quả tương đương. 

I.6. Thế nào là ống kính EF-S? Kể t ừ khi giới thiệu máy ảnh EOS năm 1987 đến năm 2003, Canon đ~ tiêu chuẩn hoá các ngàm lắp ống kính cho t ất các máy ảnh SLR đó l{ ng{m lắp ống kính EF (ngàm lắp ống kính lấy nét điện t ử).

Đến năm 2003, Canon giới thiệu một máy ảnh số mới, chiếc EOS 300D sử dụng ngàm lắp ống kính mới được gọi làEF-S. Tất cả các máy EOS t ầm thấp và t ầm trung được sản xuất t ừ đó đều tương thích với cả EF và EF-S, nhưng khônmột m|y phim n{o tương thích với EF-S. Bạn phải luôn nhớ rằng thân máy ảnh số với ngàm EF-S đều tương thích vớt ất cả các ống kính EF thông dụng, tuy nhiên một ống kính EF-S thì chỉ tương thích với các thân máy có ngàm EF-S.

Thân máy EF-S có hộp gương nhỏ khoảng 2/3 so với các máy ảnh EOS khác (hệ số thu nhỏ 1,6x) vì chúng sử dụngcảm biến ảnh nhỏ hơn khung phim 35mm. C|c m|y ảnh này và các máy ảnh APS đều được gọi là máy ảnh khung hìnnhỏ (subframe), m|y phim 35 mm v{ m|y KTS dùng khung hình tương đương phim 35mm gọi là các máy ảnh khunhình tiêu chuẩn (full frame)

Máy ảnh EF-S hỗ trợ cho các ống kính với khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (shorter) so với ống kính EF, đ}y l{ lý dvì sao có ký hiệu “S” – các ống kính EF-S có khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (tức là phần sau của ống kính có thể dịch lại gần mặt cảm biến hơn vì gương lật có kích thước nhỏ hơn). Đặc điểm này khiến Canon có thể sản xuất các ốkính góc rộng rẻ hơn thích hợp với c|c định dạng ảnh nhỏ của máy ảnh khung hình nhỏ vì rất khó chế t ạo các ốngkính góc rộng mà khoảng cách tiêu cự phía sau lớn.

Canon sản xuất vô số ống kính EF-S, t ừ các ống kính bộ rẻ tiền đến các ống kính chất lượng cao với cơ cấu ổn định

hìnhả

nh, cả

nhữ

ngố

ng kính cậ

n cả

nh 60mm vớ

i ngàm dạ

ng EF-S.Ố

ng kính siêu rộ

ng EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM(tương đương ống kính 16-35mm trên máy khung hình tiêu chuẩn) rất có giá trị cũng như EF-S 17-55mm 2.8 IS USMmột ống kính cỡ L thực sự chỉ khác chất lượng sản xuất và tên tuổi.

Vấn đề băn khoăn chính của ống kính EF-S là giá trị của nó trong tương lai, hiện t ại cảm biến ảnh khổ rộng tươngđương phim 35mm rất đắt tiền nên nhiều máy ảnh sử dụng cỡ cảm biến nhỏ hơn, nhưng trong tương lai khi gi|thành sản xuất giảm xuống, số phận của EF-S sẽ ra sao? Bao giờ điều này mới xảy ra và liệu bạn có thể khai thác triệđể sự đầu tư của mình với ống kính EF-S trước khi nó diễn ra không? Vấn đề đầu tiên thì chẳng ai trả lời được, cònvấn đề thứ hai chỉ có chính bạn trả lời được mà thôi.

I.7. Những máy ảnh nào có thể sử dụng ống kính EF-S? Bất kỳ máy ảnh EOS nào có một chấm đỏ trên ngàm gắn ống kính đều có thể sử dụng ống kính EF, các máy có cả chấ

đỏ và một hình vuông trắng đều dùng được cho cả hai loại ống kính EF và EF-S.

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 6/75

 Những câu hỏi xung quanh chiều dài tiêu cự của ống kính EF và EF-S có thể làm bạn vô cùng bối rối nếu bạn l{ ngườmới bắt đầu, nhưng chỉ cần nhớ một điều quan trọng rằng dù sử dụng ống kính n{o đi nữa thì bất kỳ những gì bạnnhìn thấy qua ống ngắm chính là những thứ lưu lại trên t ấm ảnh của bạn (what you see is what you get!). Chỉ có mộvấn đề nên lưu t}m l{ hệ số thu nhỏ khi bạn muốn so sánh góc thu hình của một ống kính EF trên máy ảnh khunghình tiêu chuẩn so với khi lắp trên máy ảnh khung hình nhỏ (hoặc so với một ống kính EF-S trên máy ảnh khung hìnnhỏ).

I.8. Phân biệt ống kính EF và EF-S. Thân máy và ống kính EF thông dụng có một chấm đỏ để căn chỉnh giữa ống kính và thân máy. Thân máy EF-S có m

hình vuông trắng, khi lắp phải thẳng hàng với hình vuông trắng của ống kính EF-S. Các ống kính EF-S cũng có một vòng cao su phía đuôi gắn với th}n m|y, đ}y không phải là phớt chắn nước như của ống kính L, nhưng nó cũng giúpgiảm lượng bụi vào thân máy, và theo hãng Canon. vòng cao su này giúp giảm thiểu các rủi ro nếu bạn cố gắng lắpmột ống kính EF-S lên một thân máy chỉ dùng ống kính EF.

I.9. Ống kính EF-S và máy ảnh phim. Không có máy phim 35mm nào sử dụng khung hình nhỏ hơn 36x24 mm, bởi vậy không có máy ảnh 35mm nào hỗ trống kính EF-S. Ngay cả nếu gương lật không chạm v{o đuôi ống kính thì hình ảnh sẽ bị mờ bên rìa vì ống kính EF-Skhông thể t ạo ra vòng tròn ảnh lớn đủ cho khung hình của phim 35mm. Về mặt lý thuyết, Canon có thể sản xuất máyảnh APS hỗ trợ ống kính EF-S vì đ}y cũng l{ m|y ảnh sử dụng khung hình nhỏ nhưng thực t ế thì không vì máy ảnhAPS hầu như không sử dụng trong thương mại nữa. Tất cả các máy ảnh có ngàm EF-S đều là các máy ảnh số.

I.10. Đẽo gọt ống kính EF-S. Vì ống kính EF-S không được thiết kế cho máy chỉ dùng EF, nếu ta cố tình (v{ dũng cảm!) cắt ngắn nó đi hoặc tháophần đuôi ra, nó cũng lắp vừa cho mọi máy ảnh EOS, nhưng với c|c th}n m|y có kích thước hộp gương lật tiêu chuẩthì khi chụp, gương lật sẽ va chạm với phần đuôi ống kính. Chính vì điều này, ống kính EF-S chỉ làm việc được trên cm|y EOS đời cũ như D30, D60 v{ 10D, nhưng ngay cả như vậy cũng vấn có vấn đề phát sinh. Chẳng hạn, ống kính EFS 10-22mm ở góc nhìn rộng nhất sẽ va v{o gương của thân máy không hỗ trợ EF-S, kể cả khi hộp gương nhỏ (vì vậyEF-S dù đ~ “chặt” bớt vẫn không thể dùng trên máy hệ số thu nhỏ 1.3x như 1D chẳng hạn).

I.11. Những ký hiệu ghi trên thân ống kínhMọi ống kính đều có các ký hiệu ghi trên thân chứa đựng những thông tin quan trọng về đặc điểm của nó. Khi bạnmua ống kính phải rất cẩn thận, hai ống kính tên có vẻ giống nhau nhưng có thể khác nhau một trời một vực kể cả gtiền.

Ví dụ:

CANON LENS EF 28-80mm 1:3.5-5.6 Φ58mmEF- Ký hiệu ống kính dạng EF, chỉ thích hợp cho máy Canon EOS mà gần như không lắp được lên máy khác.28-80mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, trong trường hợp này có hai giá trị vì ống kính l{ đa tiêu cự có thể thay đổgiá trị t ừ 28mm ở góc rộng nhất đến 80mm ở góc hẹp nhất, những số n{y đo bằng milimét biểu thị góc thu hình củaống kính.1:3.5-5.6- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đ}y l{ ống kính đa tiêu cự có hai giá trị khẩu độ- f/3.5 và f/5.trên thực t ế đ}y l{ ống kính giá rẻ khẩu độ lớn nhất là f/3.5 ở góc rộng nhất (28mm) nhưng khẩu độ lớn nhất chỉ còlà f/5.6 ở góc hẹp nhất (80mm), một ống kính tương đối chậm, nó không thể cho nhiều |nh s|ng đi qua ngay cả khi

mở

hế

t cỡ

.Không có ký hiệu loại động cơ lấy nét t ự động, nghĩa l{ ống kính này sử dụng c|c động cơ thông thường (loại AFDhoặc loại siêu nhỏ- micromotor drive) chậm và ồn hơn so với động cơ siêu thanh (USM).Φ58mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 58mm lắp vừa trên ống kính này.

CANON LENS EF 200mm 1:2.8L II USM. Ø72mm.EF- Ký hiệu ống kính dạng EF.200mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, có một giá trị vì ống kính là ống một tiêu cự.1:2.8- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đ}y l{ ống kính khá nhanh vì giá trị khẩu độ f/2.8 tương đối lớn,nhất là với ống kính 200mm.L- Chỉ loại ống kính dạng L “luxury” của Canon, nói chung đ}y l{ dạng ống kính t ốt nhất của Canon, chúng được đ|nhdấu bằng đường viền đỏ trên đuôi ống.

II- Chỉ phiên bản thứ hai của ống kính này với cùng c|c đặc tính tương tự.

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 7/75

USM- nghĩa l{ ống kính này sử dụng động cơ siêu thanh (ultrasonic) để lấy nét. Các ống kính sử dụng USM khôngthuộc dòng L được đ|nh dấu bằng đường viền v{ng trên đuôi ống. Thường thì các ống kính dòng L đều sử dụng USMnhưng chỉ có một viền đỏ (viền đỏ được ưu tiên v{ đừng mất thì giờ đi tìm ống kính có hai đường viền !)Φ72mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 72mm lắp vừa trên ống kính này.

__________________

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 8/75

II. Các loại ống kính 

II.1. Ống kính dòng L của Canon Canon bán ra rất nhiều ống kính mà họ gọi là ống kính dòng L “luxury”. Đ}y l{ dòng ống kính đắt nhất và chất lượngcao nhất của Canon được sơn một vạch đỏ ở đuôi ống. Ống kính dòng L có chất lượng cao hơn c|c dòng ống kínhkhông L tương đương, trong mỗi ống kính L phải có ít nhất một thấu kính hoặc sản xuất t ừ tinh thể fluorite (khôngphải t ừ thuỷ tinh thường), hoặc là thấu kính aspheric nguyên khối hay t ừ thuỷ tinh đặc biệt có độ tán xạ thấp. Phầnlớn ống kính L có chất lượng chế t ạo rất t ốt, có vỏ bằng kim loại, chống thấm nước và là các ống kính rất nhanh. Gầnnhư tất cả các ống kính tiêu cự d{i dòng L đều được sơn m{u trắng. Ống kính dòng L có vẻ chỉ dành cho dân chuyên

nghiệp vì vượt khỏi t ầm tiền của nhiều người chơi ảnh nghiệp dư, chúng cho ra những bức ảnh t ốt nhưng gi| th{nhtrọng lượng và kích cỡ không khiêm t ốn chút nào.

Đương nhiên l{ không chỉ ống kính L mới cho ra những bức ảnh đẹp, nhiều ống kính kh|c cũng có chất lượng rất camà không cần đến những thấu kính fluorite tân kỳ, một số ống kính EF-S cho chất lượng ảnh gần tương đương dòngtuy chỉ thiếu mỗi viền đỏ mà thôi.

Lưu ý rằng chỉ mỗi Canon l{ đ|nh dấu bằng viền đỏ lên đuôi ống L, một số h~ng kh|c cũng đ|nh đường viền này lênđuôi ống kính của mình nhưng chất lượng sản xuất không theo tiêu chuẩn ống kính dòng L.

II.2. Phân nhóm ống kínhCanon chỉ chia hai nhóm ống kính có L v{ không L, nhưng những ống kính không L vô cùng đa dạng v{ đ|p ứng đủ  

loại nhu cầu kh|c nhau. Theo đường không chính thức, ống kính được chia thành các loại sau:

Nhóm 1: Ống kính phổ thông (consumer)Những ống kính nằm cuối nhóm này thuộc loại rẻ nhất, chất lượng thấp, chậm, ngàm gắn bằng nhựa, không in thướđo. Phần lớn ống kính bộ- 28-80, 28-90 với độ mở trong khoảng thông dụng 4.0-5.6 thuộc nhóm này, những ống kínn{y được sản xuất để bán với giá rẻ nhất có thể, chất lượng quang học không cao. Một ngoại lệ: ống kính 50mm 1.8 ngàm gắn bằng nhựa, chất lượng quang rất t ốt dù giá rẻ. Những ống kính giá rẻ dễ nhận ra vì thân bằng nhựa, phẳngvà thẳng, gần đ}y những ống kính n{y được in một vòng màu bạc (chrome) ở đuôi ống. Có thể Canon sản xuất nhiềuloại ống kính n{y để dành cho thị trường đường phố, cửa hiệu t ạp hoá, siêu thị…nơi m{ chất lượng ảnh không đượcquan t}m như gi| cả.

Nhóm 2: Ống kính đa tiêu cự t ầm trung (midrange zoom)Là những ống kính có chất lượng quang học, chất lượng chế t ạo t ốt hơn, ng{m gắn bằng kim loại v{ có in thước đo,loại n{y thường lắp USM để lấy nét, một số ống kính phổ biến của nhóm này: 24-85 3.5-4.5 USM, 28-105 3.5-4.5 USMand 100-300 4.5-5.6 USM. Chúng là những ống kính phổ thông dạng “tử t ế” t uy chất lượng quang học không đượcpro, chụp t ốt cả ở góc rộng. Những ống kính n{y được thiết kế kh| tươm tất, vỏ ống được vuốt thuôn, vòng chỉnh tiêcự phủ cao su chống trượt (không phải bằng nhựa trơn). Ống kính như loại 28-70 3.5-4.5 II và một số ống đa tiêu cựtrước đ}y cũng có chất lượng quang học t ốt dù không sử dụng USM nhưng kh| nóng trên thị trường “đồ cổ”. 

Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)Canon t ừng bán nhiều ống loại này với chất lượng quang học và chất lượng chế t ạo chấp nhận được (gắn động cơ lấnét loại thường, ngàm gắn kim loại, có in thước đo) như 28mm 2.8 and 50mm 1.8 (loại ngàm kim loại), dù giá thấp vkết cấu không có gì đặc biệt nhưng chất lượng ảnh khá cao. Phần lớn các ống kính nhóm n{y đều thuộc dạng ống kín

tiêu chuẩ

n, không cóố

ng cự

c rộ

ng, không cóố

ng siêu dài, thiế

t kế

thuộ

c thời đầ

u củ

a máyả

nh EOS nên trông khôngs{nh điệu lắm và có vẻ không được Canon nâng cấp thêm.

Nhóm 4: Ống kính “xịn” một tiêu cự (good primes)Những ống này có chất lượng quang học cao, kết cấu t ốt nhưng không dùng c|c thấu kính giảm thiểu quang sai, khôcó tinh thể fluorite v{ cũng không có ký hiệu “L” lừng danh như ống kính dòng L, điển hình nhất là 85mm 1.8 và100mm 2.8 macro. Phần lớn được lắp USM, vỏ ống kính được thiết kế bo tròn mềm mại. Đ}y l{ những ống kínhchuyên nghiệp thực sự tuy không nổi đình đ|m như dòng L. 

Nhóm 5: Các ống kính đặc biệt (specialized)Dành cho một số rất ít người và chuyên biệt cho một mục đích n{o đấy, ví dụ ống kính nghiêng TS-E, ống kính siêucận cảnh MP-E65 hay các ống kính hồng ngoại, ống kính DO… 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 9/75

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 10/75

100-200mm 4.5 A, Ø58Không có vòng lấy nét tay

Nhóm 2- Các ống đa tiêu cự t ầm trungTất cả các ống kính n{y đều có ngàm gắn bằng kim loại, vỏ ngoài có thể làm theo kiểu cũ (nhựa cứng, vòng lấy nét hẹp, nút chuyển lấy nét t ự động- tay chậm v{ đôi khi khó sử dụng) hoặc kiểu mới (nhựa bóng đ{n hồi, vòng lấy nét vchỉnh tiêu cự rộng, thường được phủ cao su chống trượt, có USM và chuyển AF/MF khá dễ)

EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM, Ø77Ống này chứa các thấu kính bằng vật liệu UD, cho chất lượng ảnh cực t ốt 

EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM, Ø67EF-S 17-55 2.8 IS USM, Ø77Một ống kính thú vị, chất lượng ảnh tương đương dòng L nhờ vật liệu thấu kính đặc biệt UD nhưng chất lượng chế tchỉ nhỉnh hơn ống phổ thông chút xíu và không bằng dòng L

20-35mm 3.5-4.5 USM, Ø7724-85mm 3.5-4.5 USM, Ø67Có cả m{u đen và bạc28-70mm 3.5-4.5, Ø5228-70mm 3.5-4.5 II, Ø5228-80mm 3.5-5.6 USM, Ø58

Ngàm gắn bằng kim loại, đời cải tiến của ống này có ngàm gắn bằng nhựa28-105mm 3.5-4.5 “Macro” USM, Ø58 28-105mm 3.5-4.5 II “Macro” USM, Ø58 28-135mm 3.5-5.6 IS “Macro” USM, Ø7235-70mm 3.5-4.5, Ø52Vỏ ống kính làm theo kiểu cũ 35-105mm 3.5-4.5 “Macro”, Ø58 Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy35-135mm 4-5.6 USM, Ø5850-200mm 3.5-4.5, Ø58Vỏ kiểu cũ 70-210mm 3.5-4.5 USM, Ø5870-210mm 4 “Macro”, Ø58 Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy70-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58Ra đời thay cho tiền bối 75-300 4-5.6 IS USM75-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58Một ống kính rẻ tiền, may mà có IS100-300mm 4.5-5.6 USM, Ø58100-300mm 5.6 “Macro”, Ø58 Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy.

Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)

Tấ

t cả

 đề

u có vỏ

kiểu cũ (nhự

a cứ

ng, vòng lấ

y nét hẹ

p) trừ

 ố

ng 50mm 1.8 mark II28mm 2.8, Ø5235mm 2, Ø5250mm 1.8, Ø5250mm 1.8 II, Ø52Ngàm gắn bằng nhựa, không in thước đo nhưng chất lượng quang học tương đương 50mm 1.8 

Nhóm 4- Ống kính “xịn” một tiêu cự Giống ống đa tiêu cự t ầm trung, ống kính này có vỏ chế t ạo theo cả kiểu cũ v{ kiểu mới.15mm 2.8 (ống kính mắt cá)Vỏ kiểu cũ 20mm 2.8 USM, Ø72

Vỏ kiểu mới

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 11/75

24mm 2.8, Ø58Vỏ kiểu cũ 28mm 1.8 USM, Ø58Vỏ kiểu mới50mm 1.4 USM, Ø58Vỏ kiểu mới50mm 2.5 Compact macro, Ø52Vỏ kiểu cũ , ống macro đạt t ỷ lệ 1:1, 1:2 nếu có cơ cấu chuyển đổiEF-S 60mm 2.8 USM macro, Ø52Ống macro chuyên dụng duy nhất kiểu EF-S

85mm 1.8 USM, Ø58Vỏ kiểu mới.100mm 2 USM, Ø58Vỏ kiểu mới – dễ nhầm với ống kính 100mm 2.8, là một ống kính macro100mm 2.8 Macro, Ø52Vỏ kiểu cũ, ống macro chuyên dụng100mm 2.8 Macro USM, Ø58Vỏ kiểu mới, ống macro chuyên dụng135mm 2.8 SF, Ø52Vỏ kiểu cũ nhưng vòng lấy nét khá mềm mại.

Nhóm 5- Các ống kính đặc biệt: Ít gặp, rất đắt, chuyên dụng cho mục đích riêng. 

MP-E 65mm 2.8 1-5x MacroỐng siêu macro, chỉ dùng chụp cận cảnh (t ỷ lệ phóng đại 5:1)TS-E 24mm 3.5 L, Ø72Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tayTS-E 45mm 2.8, Ø72Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tayTS-E 90mm 2.8, 58Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tayEF 70-300 4.5-5.6 DO IS USMỐng kính có thấu kính DO (nhiễu xạ- Diffractive optics!!!), đ|nh dấu bằng vòng xanh lá câyEF 400mm 4 DO IS USMỐng kính có thấu kính DO (nhiễu xạ- Diffractive optics!!!), đ|nh dấu bằng vòng xanh lá cây

Nhóm 6- Ống kính dòng LTất cả các ống kính dòng L đều dễ dàng nhận dạng với vạch đỏ trên ống và chữ “L” ghi cuối các ký hiệu kỹ thuật.Phần lớn các ống kính dòng L đều được chế t ạo t ừ nhựa đen, bóng, nặng, bền hoặc t ừ kim loại sơn trắng. Những ốngkính sản xuất gần đ}y (sau năm 1999) đều chống thấm nước kể cả các ống kính vỏ bằng nhựa đen. Chỉ có một số ít các ống kính L trước kia có vỏ chế t ạo theo kiểu cũ, không tốt bằng dòng L sau này, nhưng chất lượng quang họckhông thua kém.

Hầu hết các ống kính L đều to và nhanh, vì vậy kh| đắt. Gần đ}y Canon có cho ra lò một số ống kính L dễ mua hơn,khẩu độ lớn nhất f/4 nên nhỏ, nhẹ và rẻ hơn ống f/2.8 tương đương. Tất cả các ống kính L đều là loại EF, không cóống kính L ngàm dạng EF-S.

14mm 2.8 L USM24mm 1.4L USM16-35mm 2.8 L USM, Ø7716-35mm 2.8 L II USM, Ø8217-35mm 2.8 L USM, Ø7717-40mm 4 L USM, Ø7720-35mm 2.8 L, Ø7224-70mm 2.8 L USM, Ø7724-105mm 4 L IS USM, Ø7728-70mm 2.8 L USM “Macro”, Ø77 28-80mm 2.8-4 L USM, Ø7228-300mm 3.5-5.6L IS USM, Ø77

35mm 1.4 L USM, Ø72

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 12/75

35-350mm 3.5-5.6 L USM, Ø7250mm 1 L USM, Ø7250mm 1.2 L USM, Ø7250-200mm 3.5-4.5 L, Ø58Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy70-200mm 2.8 L USM, Ø7770-200mm 2.8 L IS USM, Ø7770-200mm 4 L USM, Ø6780-200mm 2.8LVỏ kiểu cũ 

85mm 1.2 L USM, Ø7285mm 1.2 L USM II, Ø72100-300mm 5.6 L, Ø58Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy100-400mm 4.5-5.6 L IS USM, Ø77Chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy135mm 2 L USM, Ø72180mm 3.5 Macro L USM, Ø72Ống macro t ỷ lệ 1:1200mm 1.8 L USM200mm 2.8 L USM, Ø72200mm 2.8 L II USM, Ø72

300mm 2.8 L USM300mm 2.8 L IS USM300mm 4 L USM, Ø77300mm 4 L IS USM, Ø77400mm 2.8 L USM400mm 2.8 L II USM400mm 2.8L L IS USM400mm 5.6L USM500mm 4 L IS USM500mm 4.5 L USM600mm 4 L USM600mm 4 L USM II1200mm 5.6L USM

1- Quan điểm về lens for: Hiểu đúng nghĩa thì for l{ "d{nh cho". C|c h~ng chuyên sản xuất ống kính ở Nhật như: Sigma, Tamron,Tokina...thường có rất nhiều chủng loại ống kính thường được "phỏng" theo nhưng tiêu cự của các hãng danh tiếngCanon-Nikon-Pentax-Minolta...Ở c|c nước phát triển, họ dùng lens for rất nhiều, kể cả giới chuyên nghiệp, còn ở Châu Á, chỉ nhìn qua mấy nước lángiềng như: Th|i lan, Sigapore, Trung quốc, Hồng Kông...lens for được bày bán rất phổ biến.

Ở Việt nam thì ngược lại, thị hiếu tiêu dùng lại nhắm v{o h{ng chính h~ng. Điều này rất nghịch lý vì chúng ta có thunhập thấp hơn, hiểu biết cũng giới hạn hơn nên mua đồ h~ng chơi cho chắc chắn chăng? 

2- Chất lượng của lens for:Để xếp hạng các hãng theo thứ t ự cũng không dễ, về căn bản, mỗi h~ng đều có nhưng sản phẩm danh tiếng v{ ưu thếhơn h~ng kia. 

Có thể sơ bộ đ|nh gi| h{ng của Sigma v{ Tamron được xếp hạng cao hơn. Bản thân giữa Sigma v{ Tamron cũng có những sản phẩm hơn hay kém nhau. Ví dụ:Ở khoảng 70-300mm Sigma hơn hẳn nhưng ở góc rộng 18-50mm so với 17-50mm thì Tamron lại t ốt hơn. 

Lens Tamron hay có cấu trúc bền vững nhưng kiểu dáng lại không đẹp như Sigma, hơn nữa, các lens Sigma hầu hết đủ túi đựng còn Tamron thì không.

Về canh nét:

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 13/75

Các lens Sigma nhất là các lens HSM có t ốc độ canh nét khá nhanh, không kém USM của Canon hay AFs của Nikon.

3- Kinh nghiệm mua và chọn lens: Xin đưa c|c dẫn chứng chi tiết để mọi người tham khảo thêm:

Ví dụ:+ Giải pháp lens tele của Nikon rất khó chọn, với >800$ nếu chơi h{ng Nikon ta có chiếc AF80-200mm/2.8ED canhnét chậm hơn nhiều so với Sigma 80-200mm/2.8 HSM macro(thêm macro, nếu kết hợp dùng 1 kính close up ta lại cgiải pháp macro 1:1 rất hay). Do đó với c|c Niikonfan thì đ}y l{ giải pháp TUYỆT HAY.+ Với Nikon thì giải pháp lens 18-70mm/3.5-4.5ED DX với gi| th{nh dưới 300$ là khá t ốt cho nhu cầu dùng bình

thường. Ở khoảng này các lens for hầu như không có cơ hội cạnh tranh.

Cũng trong khoảng này thì những lens Sigma, Tamron lại có ưu thế và là giải ph|p hơn hẳn các lens của Canon. Một chiếc Sigma 17-70mm/2.8-4HSM hay Tamron 17-50mm/2.8 DiDashay hơn chiếc EFs17-85mm/4-5.6IS USM.

+ Với canon thì lens Sigma 80-200mm/2.8HSM macro t ỏ ra không trội hơn nhiều so với EF70-200mm/2.8L. Nhưngra, giải pháp 1 chiếc Sigma 80-200mmHSM(non macro) với giá <600$ lại rất hữu ích cho những ai có nhu cầu chụpsân khấu m{ không đủ >1000$. Rõ ràng, chiếc này t ỏ ra hữu hiệu hơn so với EF70-200mm/4L.

Một số kinh nghiệm khi mua lens:+ Những lens đ~ bị tháo mở lau chùi hay sửa chữa nếu mua chỉ mua giá thật rẻ nhưng cần test kĩ nếu không Halo.Nhất là những lens có Mô tơ khi th|o mở rất dễ l{m hư mạch do cấu t ạo phức t ạp. Một số lens cấu t ạo đơn giản như

NikonD (không có mô tơ ở lens) thfi ta có thể an t}m hơn khi mua lens đ~ mở.

+ Cần soi kĩ, nếu lens có lớp sương hay c|c hạt(như hạt cát) ở lớp kính ép vì khi hư lớp kính này rất khó xử lí, nếuđược thì chất lượng cũng giảm rất nhiều.

+ Những lens có mô tơ, nhất là các lens cao cấp có chống rung, có mô tơ siêu }m USM, AFs...cần có bảo hành vì rủi ronhững lens này không nhiều nhưng gi| trị thay thế rất cao, đôi khi bằng >30% giá trị lens.

+ Cần mua đúng nhu cầu vì nhu cầu chụp mỗi người kh|c nhau: người cần AF nhanh( chụp chuyển động-thể thao),người cần khẩu độ mở lớn(chụp sân khấu), người cần macro(chụp hoa l|...), người cần dải tiêu cự dài(tiện lợi), ngưcần chống rung(chụp nơi thiếu sáng và tay bị run)...Do đó, khi mua cần được tư vấn bởi người có hiểu biết hay anhem đ~ có nhiều kinh nghiệm.

+ Kính bảo vệ cũng rất quan trọng, tương quan về kính và ống kính có thể tính theo giá trị lens, kính bảo vệ thườngchiếm 3-10% giá trị lens. Ở Việt nam, anh em chưa ý thức cao về việc sử dụng kính bảo vẹ và các kính hiệu ứng. Nhikhi lens rất t ốt nhưng lại dùng những kính bảo vệ rất t ồi.

+ Nhưng lưu ý khi sử dụng:Nhẹ nhàng, tránh dằn sóc khi di chuyển, có túi đựng riêng không gây va chạm với các ống kính khác.Chống ẩm t ốt v{ tr|nh nơi nhiệt độ cao dễ làm mốc ống kính và bay màu lens.Thường xuyên có kính bảo vệ (loại t ốt) và lau chùi bụi bám trên lens sau những lần đi chụp ngoài trời.Thu zoom và tháo hood khi cất lens, không SD.Không dùng hoá chất lau chùi trực tiếp trên bề mặt kính. Chỉ lau giấy mềm, khăn sạch.

Kiểm tra đị

nh kì pháp hiệ

n kịp th

ời d

ấu hi

ệu n

ấm m

ốc hay sương kính. Trong điều kiện sử dụng ở xứ nhiệt đới như nước ta trên bề mặt UV (trong và ngoài) có lớp ẩm + bụi bám t ạo ra lớp

màng mờ gây khúc xạ và t ạo một lớp mù trên ảnh chụp do vậy cần được kiểm tra định kfi và lau chùi kịp thời.Những lens for được đ|nh gi| cao, xứng với đầu tư v{ rất phổ biến như: Sigma:20mm/1.830mm/1.450mm/2.5macro150mm/2.8macro12-24mm/4.5-5.6HSM17-70mm/2.8-4 version 1 và 2 ( có HSM)18-50mm/2.8

70-300mm/4-5.6 APO DG super

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 14/75

70-200mm/2.8 HSM version1 và 2(có macro)...Tamron:17-50mm/2.870-300mm/4-5.6DiII90mm/2.8 macroDi...

Lens M42 srew mount được khá nhiều hãng sản xuất tiêu biểu là Carl Zeiss , Pentax, Soligon, Pentacon, Jupiter ,Tamron, Sigma , Helios etc...hầu hết c|c lens M42 mount đều rất rẻ tiền v{ đa số có chất lượng t ốt, lưu ý l{ tốt ở đ}y chấp nhận được chứ không phải là xuất sắc . Các lens có chất lượng cao của M42 thường được sản xuất bởi Carl Zeislens như Pentacon cũng được đ|nh gi| cao , tuy nhiên chỉ ở một số series đầu được sản xuất t ại Đông Đức nhờ thừa

hưởng được công nghệ của Carl Zeiss, lens sau này của Pentacon không phải sản xuất t ại Đông Đức thì lại không t ốtnữa mặc dù vẫn l{ Pentacon 135mm f2.8, lens Pentax Super Takumar cũng kh| t ốt và nhiều loại để lựa chọn . Ngoàira Liên Xô cũ sản xuất Helios M42 lens tuy nhiên chất lượng không đồng đều ví dụ Jupiter 85mm f2.0 M42 khá t ốt tunhiên rất nhiêu lens bị lỗi do QC kém .Adapter cho M42 lens dùng trên Canon EOS DSLR

Tóm lại lens M42 mount rất đa dạng về chủng loại t ừ wide angle cho đến tele, giá cả rất rẻ thường l{ dưới $100. Chấlượng cao nếu chọn các loại t ốt. Adapter cho M42 mount -Canon/Nikon body rẻ so với các adpter Contax-Canon hayLeica-Canon, giá chỉ khoảng $15-$20.

Sau đ}y là series 135mm M42 lens mà bạn nào thích chụp chân dung nên tìm lấy để xử dụng .

Chụp bằng Fuji S2 Pro + Nikkor 50mm f1.8

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 15/75

 Short review :- Carl Zeiss Jena Sonnar 135mm f3.5 MC : rất nổi tiếng về độ nét, phải nói l{ đứng đầu về độ nét trong số các lens135mm M42, nếu so sánh với Canon 135mm f2 chất lượng ngang ngửa về độ nét. Giá : $60-$100 (Tại Balan ngườibạn mua có $10 t ại chợ trời) Nhỏ nhẹ , built-in hood, tuy nhiên focus ring khá nặng , một trời một vực với Carl ZeissPlanar T* 135mm f2.8

- Pentacon 135mm f2.8 MC : theo đ|nh gi| có thể nhỉnh hơn Carl Zeiss Jena vì cùng một lò , tuy nhiên XL mới có chưcó cơ hội test ảnh thật nên không thể nói được gì về chất lượng ảnh . Khó kiếm nhất trong 4 con.Giá $40-$100 Nhỏ nhẹ như Carl Zeiss Jena , thiết kế gần giống, focus ring cũng nặng như vậy .

- Telesar 135mm f2.8 : khá nét tuy nhiên không nét bằng Carl Zeiss Jena . Giá: $40-$60, To nhất trong 4 con, focusring nhẹ, không có hood đi kèm . 

F2.8 1/320s

- Pentax super-takuma 135mm f3.5 , mặc dù là MC - Multi coated nhưng lớp phủ lại không bằng c|c lens kia, độ contrast hơi kém hơn . Tuy nhiên nhỏ nhẹ và focus ring rất êm . Giá $30-$60

Khi nói về lens đặc biệt cho portrait cũng cần phải nói về BOKEH đẹp hay xấucác bạn có thể đọc sơ về Bokeh test của một số lens M42 ở đây

II.4. Ống kính bộ bán kèm thân máyCanon bán nhiều máy ảnh phổ thông giá cả khá hợp lý, hoặc chỉ có thân máy hoặc kèm theo ống kính, d}y đeo v{ mộ

số phụ kiện khác. Những bộ máy ảnh này có giá hấp dẫn và phần lớn người tiêu dùng hài lòng vì chúng thuận tiện và

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 16/75

ống kính kèm theo khá rẻ. Những ống kính b|n kèm n{y thường được gọi là ống kính bộ (kit lens), mặc dù chúng tacó thể mua rời nếu muốn.

Không may là các ống kính bộ của máy ảnh bình d}n được sản xuất nhằm mục tiêu rẻ nhất có thể, chất lượng quanghọc thường không cao nên t ạo ra các bức ảnh không được sắc nét lắm v{ có độ tương phản thấp. Về hình thức, cácống kính n{y cũng có vẻ thô kệch hơn v{ đều là các ống kính chậm, không phù hợp lắm khi chụp trong môi trườngthiếu sáng. Những đặc điểm này thấy rõ đối với nhiều hãng khác, ở các mức độ khác nhau chứ không chỉ là máy ảnhcủa Canon.

Các ống kính bộ cũng có thể cho ra những bức ảnh t ốt, nếu bạn không chụp ở góc rộng nhất hoặc khép khẩu độ nhỏ 

lại t ới f/8 chẳng hạn thì có thể tăng độ nét cho bức ảnh.

II.5. Tạo sao một ống kính chất lượng lại đắt đế n vậy? Ống kính là một sản phẩm rất phức t ạp v{ vô cùng đắt cả trong khâu thiết kế lẫn chế t ạo, mỗi bộ phận được gia côngcực kỳ chính x|c v{ được lắp ráp rất cẩn thận. Thấu kính được chế t ạo t ừ các loại thuỷ tinh đặc biệt tinh khiết và rấtđắt tiền. Các ống kính cao cấp không được bán nhiều như c|c ống kính rẻ tiền, vì vậy chúng lại c{ng đắt hơn, o|i oămthay, đ}y chính l{ c|c ống kính m{ chúng ta thường thèm muốn.Các ống kính t ầm gi| 200 đến 300$ có vẻ quá khả năng của những người mới bắt đầu, nhưng chúng lại là hàng chợ đối với kẻ chuyên nghiệp. Những ống kính có chất lượng quang học t ốt trị giá cả gia tài, vì vậy mà nhiếp ảnh thực sựlà một thú vui khá t ốn kém.

__________________

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 17/75

III. Sự lựa chọn khó khăn III.1. Một ống kính t ốt cho người mới bắt đầu. Điều này phụ thuộc mục đích chơi ảnh của bạn, tuy nhiên cũng có một số vấn đề nên cân nhắc:Trước khi bạn mua một ống kính n{o đó, bạn phải chắc chắn là bạn muốn mua ống kính nào. Phần lớn các cửa hiệuđều chẳng quan tâm nếu bạn mang theo mình máy ảnh với một cuộn phim hoặc một t ấm thẻ nhớ, chụp thử vài kiểuvới vài ống kính (nên dùng chân máy hoặc có điểm t ỳ), bạn có thể bị cằn nhằn đôi chút nhưng việc chụp thử này rất quan trọng đến quyết định lựa chọn của bạn.

Ống một tiêu cự rẻ tiền.Nếu bạn chủ yếu muốn học hỏi những kỹ năng chụp ảnh cơ bản và muốn chụp những bức ảnh có chất lượng tươngđối thì ống kính đầu tiên bạn nên chọn l{ Canon 50mm 1.8. Đ}y l{ ống kính một tiêu cự rất nhanh. Về mặt kỹ thuật,chế t ạo ống kính 50mm khá dễ dàng nên nó có cái giá rất hấp dẫn. Một ống kính Canon 50mm 1.8 mark II đời mới cgi| chưa đến 75$.

Ống kính này vừa rẻ, vừa chụp được những bức ảnh sắc nét lại có thể sử dụng trong điều kiện thiếu sáng mà khôngcần đến ánh sáng chói lọi của đèn flash. Bởi vậy những t ấm ảnh chụp được trông t ự nhiên hơn nhiều những t ấm ảnhchụp bằng máy du lịch cả vì chúng sắc nét hơn cả vì chúng không bị bóp méo bằng ánh sáng nhân t ạo của đèn flash,những t ấm ảnh chụp bằng ánh sáng t ự nhiên bao giờ trông cũng hấp dẫn hơn chụp bằng flash theo máy.

Đương nhiên do đ}y l{ ống kính một tiêu cự nên bạn phải đi tới, đi lui để chụp được những bức hình như ý, đôi khi

một số bức phải chụp ở góc rộng hoặc góc hẹp sẽ không thực hiện được, đ}y l{ nhược điểm chủ yếu.

Lưu ý l{ Canon chế t ạo hai đời ống kính n{y. Đời đầu không có các chữ số La m~ nhưng có ng{m gắn bằng kim loại, cthước đo khoảng cách và loa che ống kính dạng kẹp (tuỳ chọn). Đời sau mark II có ngàm gắn bằng nhựa, không cóthước đo và có loa che dạng xoay trông khá thô. Chất lượng quang học của hai ống kính n{y tương đương nhau.Canon còn bán ống kính 50mm 1.4 USM, về mặt quang học nhanh hơn v{ sử dụng USM lấy nét, nhưng về gi| nó đắt hơn ống kính 50mm 1.8 khá nhiều.Nếu bạn sử dụng máy ảnh số có hệ số thu nhỏ (phần lớn c|c m|y EOS cơ bản trừ số ít các dòng cao cấp) thì ống kính50 mm này có thể ít hữu dụng hơn, vì nó l{m việc giống ống kính có tiêu cự d{i hơn khi lắp cho các máy ảnh này vàgóc nhìn của bạn bị thu hẹp lại. Trong trường hợp này ống kính 28mm 2.8 có thể là lựa chọn t ốt hơn. 

Những ống kính đa tiêu cự phổ thôngNếu bạn coi trọng đến sự tiện lợi và chất lượng ảnh không phải l{ ưu tiên thì nên chọn ống kính đa tiêu cự giá rẻ, nhlà ống kính bộ bán kèm các máy ảnh phổ thông. Tuy nhiên không phải lúc nào những ống kính n{y cũng cho một chấlượng ảnh thấp, ngoại lệ có thể là ống kính EF-S 18-55 bán kèm các thân máy EOS 300/350/400 và Digital Rebel. Ốnkính này dù khá rẻ nhưng không qu| tồi, đặc biệt khi bạn sử dụng ở khẩu độ f/8 hoặc nhỏ hơn. 

Nếu bạn khá rủng rẻng và muốn sự tiện lợi của một ống kính đa tiêu cự thì bạn nên chọn các ống kính đa tiêu cự đ~qua sử dụng đời cũ, nhiều ống kính dạng này có chất lượng khá t ốt so với t ầm tiền. Chẳng hạn bạn có thể mua ốngkính ngàm kim loại 28-70 3.5-4.5 II qua sử dụng có giá xấp xỉ ống kính mới 28-80 toàn nhựa. Nếu bạn muốn có ốngkính lấy nét USM êm ái bạn có thể cân nhắc ống 28-80 3.5-5.6 USM ngàm kim loại (không phải loại đời sau ngàmnhựa có đ|nh số La mã), một ống kính có chất lượng chế t ạo giống hệt 28-105 3.5-4.5 USM. Hai ống kính cũng rất hợlý tuy không còn được sản xuất và bạn phải tìm chúng trên thị trường đồ cũ l{ ống 35-135 4.0-5.6 USM và ống đời c

35-105 3.5-4.5. Nhược điể

m chính củ

a cácống n{y l{ chúng không đủ

rộ

ng khi lắ

p trên máy có hệ

số

thu nhỏ

.Tóm lại bạn không cần phải quan t}m đến những cửa hàng xa xỉ bởi một ngân sách eo hẹp miễn là bạn không ngạih{ng đ~ qua sử dụng.

Ống kính đa tiêu cự t  ầm trung.Nếu bạn có ngân sách rộng r~i hơn thì nên c}n nhắc đến nhóm ống kính đa tiêu cự t ầm trung. Chẳng hạn, hai ống kínrất phổ biến của Canon 28-105 3.5-4.5 USM và 24-85 3.5-4.5 USM. Cả hai đều là các ống kính cứng c|p, đẹp, dù chấtlượng quang học chưa phải đỉnh cao, cả hai đều nhanh, lấy nét êm nhờ USM, cả hai cùng đắt và nặng hơn c|c ống kínđa tiêu cự rẻ tiền, nhưng phần lớn d}n chơi ảnh đều đủ khả năng mua chúng. 

Trong hai ống n{y, c|i đầu có tiêu cự d{i hơn chút ít, kh| tốt khi cô lập đối tượng và thích hợp khi chụp chân dung, c

sau góc rộng hơn (góc thu hình khác nhau khá nhiều giữa ống 24 và 28mm) và rất thông dụng khi chụp du lịch. Ống

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 18/75

24-85 3.5-4.5 USM cũng rất hợp khi xài trên các dòng máy có hệ số thu nhỏ như 300D/Digital Rebel/Kiss Digital hay10D.

III.2. Một số ống kính EF và EF-S thông dụng.

EF 16-35 2.8L USM và EF 17-35 2.8L USM :Một ống đời mới và một ống đời cũ, cả hai đều góc rộng, nhanh,chất lượng hạng chuyên nghiệp được nhiều phóng viên ảnh sử dụng. Đắt tiền.EF 17-40 4L USM: Phiên bản chậm hơn hai ống trên, phổ biến đối với dân nghiệp dư có tay nghề.EF-S 18-55 3.5-5.6: Khá t ốt cho các chủ nhân của máy 300D/Digital Rebel, 350D/Rebel XT và 400D/Rebel Xđược bán kèm các máy Canon hạng phổ thông. Chất lượng ảnh t ốt, giá phải chăng.EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM: Rất thông dụng đối với người dùng máy Canon cảm biến nhỏ, ống này cho chấtlượng ảnh t ốt cho cả vùng tiêu cự v{ được hỗ trợ bởi cơ cấu ổn định hình ảnh.EF 28mm 2.8: Ống kính góc rộng, nhẹ, giá phải chăng, phù hợp cho chụp phong cảnh và những thứ tương tựEF 50mm 1.8 và EF 50mm 1.8 II: Ống kính nhanh, nhẹ, rất rẻ, rất t ốt cho người mới bắt đầu và dân nghiệp dhạng khá, cho ra những t ấm ảnh nét một cách ngạc nhiên với giá phải chăng.EF 50mm 1.4 USM: Ống tiêu chuẩn đa năng, dùng cho cả nơi |nh s|ng yếu. Ống này dùng USM không hỗ trợ việc lấy nét tay toàn phầnEF 24-70 2.8L USM và EF 28-70 2.8L USM: Ống dòng L, đen, nặng, to, chất lượng cao. Đắt tiền và thông dụngđối với dân chụp ảnh đ|m cưới.EF 24-105 4L IS USM: Ống kính dòng L có cơ cấu ổn định hình ảnh, kh| đắt và phổ biến đối với dân chụp dạoEF 28-70 3.5-4.5 II: Ống đời cũ, kh| rẻ, nổi tiếng vì chất lượng quang học dù giá thấp. Tuy nhiên việc dùng

kính lọc trên ống n{y hơn khó khăn.EF 28-80 3.5-5.6 II-V, 28-90 4-5.6: Các ống kính cực rẻ của Canon, dùng theo bộ cho thân máy hạng thấp, chlượng quang học kém.EF 24-85 3.5-4.5 USM, 28-105 3.5-4.5 USM và EF 28-105 3.5-4.5 USM II: Các ống kính trung bình cả về giá,kích cỡ và t ốc độ, phổ biến cho giới nghiệp dư. Ống 24-85 đặc biệt thông dụng cho người xài máy cỡ APS vàmáy cảm biến nhỏ. Không nên lẫn lộn giữa 28-105 3.5-4.5 v{ người anh em rẻ và chậm của nó có độ mở 4-5EF 28-135 3.5-5.6 IS USM: Ống hạng trung, linh hoạt và thông dụng với cơ cấu ổn định hình ảnh cho việc chụthiếu sáng.EF 85mm 1.8 USM: Ống một tiêu cự sắc nét và giá hấp dẫn, phù hợp cho chụp chân dungEF 100mm 2.8 Macro và EF 100mm 2.8 Macro USM: Các ống chụp cận cảnh cho t ỷ lệ 1:1, hữu dụng cả chochụp chân dungEF 70-200 2.8L USM và EF 70-200 2.8L IS USM: Ống dòng L, nặng, sơn trắng, được nhiều phóng viên ảnh sử

dụng. Đắt tiềnEF 70-200 4L USM: Chậm hơn v{ nhẹ hơn c|c ống 2.8L. Một món hời đối với nhiều nhiếp ảnh gia và thôngdụng cho dân nghiệp dư hạng khá.EF 70-300mm 4-5.6 IS USM: Một ống kính thông dụng hài hoà cho cả kích cỡ, sự thuận tiện và chất lượng ảnảnh nét hơn so với ống 75-300 trước đó, cơ cấu ổn định hình ảnh rất t ốt. Không nên lẫn lộn với các ống kínhgiảm thiểu quang sai DO là những ống rất đắt.EF 75-300 4-5.6: Thông dụng với dòng ống kính tiêu cự dài giá thấp. Phổ biến trong dòng ống kính giá rẻ nhưng chất lượng quang học thấp.EF 1200mm 5.6L USM: Một ống kính tiêu cự dài, kích cỡ khổng lồ, vô cùng đắt, không thông dụng chút nàonhưng luôn nổi bật trong các quảng cáo của Canon. Hãng thậm chí sẵn lòng chế t ạo đơn chiếc theo yêu cầunếu có tiền đặt trước, giá của nó tương đương một chiếc xe hơi sang trọng.

Nếu bạn cần đến tiêu cự này có lẽ nên dùng 600mm 4L IS USM với đoạn nối 2x cho dù bạn phải xài thân máyEOS 1V, 1D, 1Ds hoặc 3 mới lấy nét t ự động được.

III.3. Các ống kính lai.Cho dù Canon có những chiến dịch quảng cáo rầm rộ chống lại các hãng sản xuất ống kính khác thì nhiều người vẫnlấy làm hài lòng với các ống kính sản xuất bởi Tamron, Tokina hay Sigma. Một lý do hấp dẫn, ống kính do các hãngđộc lập chế t ạo luôn luôn rẻ hơn nhiều nhiều các ống kính tương đương của Canon.

Vậy bạn có nên mua ống kính của c|c h~ng độc lập? Đ}y rõ r{ng không phải là câu hỏi yes/no thuần tuý v{ đơn giảnnó ẩn chứa nhiều vấn đề.Tiết kiệm được nhiều tiền chính là yếu t ố hấp dẫn nhất, đặc biệt khi bạn đang tìm kiếm một ống kính đa tiêu cự chấtlượng và nhanh.

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 19/75

Lưu ý rằng những ống kính rẻ theo nghĩa gi| tiền chứ không phải là chất lượng quang học. Chênh lệch giá giữa ốngkính Canon và ống kính lai không lớn đối với các ống kính siêu rẻ, vì vậy không khác biệt mấy nếu bạn chọn giữa haloại ống kính này. Các nhà sản xuất ống kính độc lập đưa ra rất nhiều chủng loại sản phẩm cho nhiều nhu cầu khácnhau. Thông thường, nếu bạn cân nhắc đến các ống kính lai thì nên lưu ý đến dòng sản phẩm cao cấp chứ không nêntheo nhóm phổ thông. Nói chung, ống kính Canon thường giữ giá t ốt hơn so với ống kính lai, điều này bạn cần biết nếu muốn bán lại ống kính trong tương lai gần. Những nhà phân phối dường như cũng nhiệt tình hơn khi giới thiệucác ống kính lai, có thể vì họ nhận được tiền hoa hồng t ốt hơn, vì vậy đừng bị họ làm bối rối, chưa chắc những lờikhuyên của họ là vì lợi ích của bạn.

Mua ống kính Canon là sự đảm bảo rằng sản phẩm của bạn sẽ được t ất cả các máy ảnh EOS hỗ trợ. Tuy vậy, Tamron

cũng rất thích hợp với các thân máy EOS. Bạn luôn phải thử trên máy của mình và luôn t ự nhủ rằng những ống kínhnày không nhất thiết phù hợp với c|c th}n m|y EOS trong tương lai. 

Một số ống kính Sigma cũ không tương thích ho{n to{n với các thân máy EOS hiện đại, chúng lắp vừa với thân máynhưng hệ thống điện t ử không làm việc, vì vậy máy ảnh của bạn bị khoá lại khi nhất nút chụp. Nếu vớ được ống kínhloại này, bạn nên liên hệ với nhà sản xuất xem có thể sửa chữa được không, các ống kính này tuy không làm hỏngthân máy nhưng nó l{m m|y ảnh t ạm thời bị khoá và t ắt nguồn.

Chất lượng của các sản phẩm Sigma cũng rất mâu thuẫn. Một điều tra nhanh trên mạng cho thấy rất nhiều than phiềt ừ các chủ nhân của ống Sigma, các ống kính Sigma mới thì có vẻ cứng c|p hơn. Nhiều ống kính của Tokina có vỏ bằng kim loại, khá bền nhưng cũng kh| nặng khi mang theo người.

Canon đưa ra nhiều ống kính lấy nét bằng USM và hỗ trợ lấy nét tay toàn phần, phần lớn ống kính lai không có chứcnăng n{y. Về hoạt động cũng có v{i điểm khác, chẳng hạn một số ống kính lai có vòng lấy nét hoặc vòng chỉnh tiêu cự quayngược chiều với chiều thường thấy của ống Canon.

Rất khó để tìm các số liệu so sánh hữu dụng, bạn có thể tìm được điểm đ|nh gi| trên một số site như Photodo, nhưnchỉ có một cách chắc chắn nhất là t ự mình thử các ống kính n{y xem chúng có đ|p ứng được yêu cầu của bạn haykhông. Câu hỏi như “Liệu ống kính xyz 2.8 Tokina có t ốt hơn ống kính xyz2.8 của Canon hay không?” dường nhưkhông bao giờ có cầu trả lời x|c đ|ng, vì phần lớn người dùng không mua cả hai ống kính này và cùng thử chúng!.

Một số ống kính lai rất nổi tiếng. Ví dụ, Tamron 90mm macro nổi tiếng vì chất lượng ảnh với giá cả thấp hơn đ|ng kống kính Canon 100mm macro hoặc Sigma bán ống mắt cá 8mm mà Canon không có.Nhưng yếu t ố quyết định nhất luôn luôn là tiền, rồi thì bạn mới cân nhắc đến những lợi ích kh|c như gi| đầu tư thấpđộ bền cơ học, khả năng tương thích, giao diện người dùng và chất lượng quang học.

III.4. Tại sao trên máy ảnh dSLR lại không có ống kính chỉnh tiêu cự bằng động cơ với nút chỉnh trên thânmáy? Vì đ}y không còn l{ m|y ngắm- chụp nữa, những ống kính có môtơ kiểu này chỉ thích hợp cho dòng máy du lịch, vớithị trường c|c m|y dSLR thay được ống kính thì khác.Tất cả các ống kính Canon EF đa tiêu cự đều chỉnh tiêu cự bằng tay, t ức là bạn phải hoặc xoay vòng chỉnh (hai chạm)hoặc đẩy ống kính ra v{o (zoom đẩy). Phần lớn người dùng đều cảm thấy điều chỉnh theo cách này nhanh và chínhx|c hơn so với cách chỉnh bằng mô tơ điện trên các máy ngắm- chụp.

Canon t ừ

ng bán loạ

iố

ng kính chỉnh tiêu c

ựb

ằng mô tơ cho m|y ảnh EOS trong th

ời gian ng

ắn, ví d

ụ như ố

ng kínhCanon EF 35-80 4-5.6 PZ (Power Zoom) vỏ nhựa và chất lượng quang học thấp, thân ống kính có hai nút nhấn chophép bạn chỉnh vị trí tiêu cự.

III.5. Sự khác biệt giữa các ống kính Canon 28-105mm Canon đ~ v{ đang b|n nhiều ống kính có khoảng tiêu cự 28-105mm28-105mm 3.5-4.5 USM, có hình bông hoa: Phiên bản đầu tiên của dòng ống kính rất phổ biến n{y, ra đời đầu nhữnnăm 1990, một ống đa tiêu cự t ầm trung, chất lượng quang học t ốt, nhanh và lấy nét bằng USM êm ái.Phiên bản mark I với biểu tượng bông hoa trên thân ống kính có 5 t ấm thép mắt mèo t ạo thành lỗ mở sáng, nếu đ|ndấu bằng ba vạch vàng là ống kính có USM và ngàm gắn kim loại. Ống này hiện không sản xuất nữa.28-105mm 3.5-4.5 USM, biểu tượng “MACRO”: Phiên bản thứ hai tuy chưa bao giờ được chính thức công nhận nhưvậy. Khá giống phiên bản đầu tiên ngoại trừ biểu tượng “MACRO” thay cho bông hoa, ống này có 7 lá thép mắt mèo,

lý thuyết cho một phông nền mềm mại hơn, l{m mờ đi hậu cảnh, nếu đ|nh dấu bằng ba vạch vàng là ống kính có US

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 20/75

và ngàm gắn kim loại. Ống này hiện không sản xuất nữa.

28-105mm 3.5-4.5 USM II: Được công nhận chính thức là phiên bản thứ hai với ký hiệu “II”, theo Canon phiên bảnnày và phiên bản đầu tiên có chất lượng quang học giống nhau. Tuy nhiên phiên bản II hơi kh|c về kiểu dáng ngoài vtrông có vẻ chắc chắn hơn. Canon Malaysia thì thông b|o l{ c|c cơ cấu chỉnh tiêu cự được nâng cấp t ừ nhựa thànhkim loại, nếu đ|nh dấu bằng ba vạch vàng là ống kính có USM và ngàm gắn kim loại. Ống này hiện cũng không sảnxuất nữa.

28-105mm 4-5.6 USM: Ống kính hạng rẻ, xuất hiện năm 2002. Rất khác, rất thua kém các ống kính trên. Phần lớnđược làm t ừ nhựa, kể cả ngàm gắn, chất lượng quang học thấp. Ống kính này dễ dàng nhận dạng vì có vạch bạc

(chrome) ở đuôi ống. Thú vị ở chỗ nó có USM và hỗ trợ lấy nét hoàn toàn bằng tay. Một ống kính bình dân, không sođược với 28-105 3.5-4.5 USM II.

Nói chung thì bạn nên cẩn thận khi mua dòng ống kính 28-105, phải kiểm tra cho kỹ khẩu độ của ống kính để phânbiệt chúng với nhau.

III.6. Có nên mua các ống kính như Canon 28-200, Tamron 28-200 hay Sigma 28-300 (và các dòng ống kínhmiền tiêu cự rộng tương t ự)?Vấn đề này rất phổ biến những năm 90 khi những ống kính này chiếm lĩnh thị trường bởi sự thuận tiện của nó vì bagồm vùng tiêu cự rất rộng. Không may, các ống kính này khá to và nặng, quan trọng nhất là chất lượng quang học củchúng gây thất vọng lớn. Rất khó để chế t ạo một ống kính đa tiêu cự sắc nét , đặc biệt với vùng tiêu cự rộng như c|cống kính này, các ống kính này chậm, khẩu độ t ối đa nhỏ, chúng cũng g}y ra hiện tượng méo hình, khiến các hình

vuông v{ tam gi|c như lồi ra, rất xấu khi chụp các công trình.

Nếu bạn chụp ảnh 4x6 thì những nhược điểm này chấp nhận được, nhưng nếu bạn muốn phóng lớn t ấm hình ra thì thất vọng hoàn toàn- không có điểm lấy nét nào thực sự sắc nét cả!. Do là các ống kính chậm nên bạn sẽ thấy rằng bấkỳ t ấm ảnh chụp t ầm xa n{o đều sẽ bị mờ trừ khi bạn dùng chân máy hoặc flash. Cuối cùng, sử dụng các ống kính tiêcự d{i đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm nhất định, ví dụ bạn không thể cầm máy bằng tay không để chụp với ống kính300mm, nếu cố gắng và không dùng flash mạnh bạn sẽ thu được những t ấm ảnh mờ mịt.

Nói chung, các ống kính 28-200 và 28-300 luôn bị những hạn chế rất lớn về quang học, những hạn chế khiến giá trị của chúng bị suy giảm, đặc biệt ở vùng tiêu cự 200-300 mm.Chỉ có hai ống kính với miền tiêu cự lớn có chất lượng quang học tương đối chấp nhận được là Canon 35-350 3.5-5.và Canon 28-300 3.5-5.6L IS. Tuy nhiên cả hai đều là những ống kính rất lớn và mắc tiền, không hề phù hợp với dânchập chững vào nghề.

III.7. Những ống kính chất lượng khá, tiêu cự dài của Canon.Canon chế t ạo những ống kính tiêu cự dài rất đối lập: hoặc loại rất chậm, rất rẻ và chất lượng thấp hoặc loại rất nhanh, rất đắt và chất lượng rất cao. Ống kính 70-300 4.5-5.6 IS USM là chiếc có thể nên cân nhắc đầu tiên. Canonchưa hề sản xuất bất kỳ ống kính một tiêu cự cỡ dài nào với chất lượng t ầm t ầm, t ất cả các ống kính một tiêu cự dàihơn 135 mm đều là dòng L.

Một số ống kính Canon trong khoảng tiêu cự 75 đến 300 mm (chỉ kh|c nhau chút đỉnh) như: 75-300 4-5.675-300 4-5.6 USM

75-300 4-5.6 II75-300 4-5.6 II USM75-300 4-5.6 III75-300 4-5.6 III USM

Tất cả số n{y đều có chất lượng quang học như nhau, chỉ khác chút xíu vẻ bên ngoài (ví dụ phiên bản mark III có mộvạch bạc ở đuôi chỉ để gây ấn tượng cho người mua) v{ động cơ lấy nét. Tất cả đều có gi| không đắt lắm nhưng chấtlượng quang học cũng chỉ kha khá. Ở góc rộng nhất (75mm) chúng không quá t ồi, nhưng ở góc hẹp nhất (200-300mm) ảnh có xu hướng bị mờ. Muốn tăng chất lượng ảnh bạn phải khép khẩu nhỏ hơn f/8 hoặc f/11 v{ điều nàyđòi hỏi một t ốc độ chụp chậm hơn. 

Các ống kính 75-300 USM có mô tơ lấy nét USM dạng siêu nhỏ và không hỗ trợ canh nét tay toàn phần (FTM- full tim

manual), những ống còn lại dùng mô tơ chậm và ồn hoặc chỉ dùng động cơ một chiều. Tuy gi| không cao nhưng nhó

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 21/75

ống kính n{y đều có ngàm gắn kim loại nhưng không in thước đo, c|c ống kính này còn một bất tiện nữa khi lắp kínhlọc phân cực vì vòng xoay lấy nét lắp ở đầu ống.

75-300 4-5.6 IS USM: Một ống kính đ|ng kể trong dòng 75-300 có ổn định hình ảnh, đ}y l{ ống kính đầu tiên lắp ổnđịnh hình ảnh của Canon, tuy vậy, chất lượng quang học chỉ t ầm t ầm như c|c ống 75-300 khác.70-300 4.5-5.6 IS USM: Không nên nhầm với ống rẻ tiền hơn l{ 75-300 hay với ống mắc hơn có thấu kính DO tuy cùntên gọi. Ống này có chất lượng quang học khá, có ổn định hình ảnh và khá t ốt cho dân nghiệp dư tay nghề cao. Ốngkhông được nét như 100-300 5.6L, nhưng hệ thống ổn định hình ảnh khiến sử dụng ống thuận tiện hơn. 

70-300 4.5-5.6 DO IS USM: Một ống kính khá hiếm và là ống kính đầu tiên sử dụng các thấu kính nhiễu xạ (DO), công

nghệ này khiến ống kính nhỏ và nhẹ hơn c|c ống bình thường. 70-300 DO ngắn hơn đ|ng kể so với người anh em 7300 v{ được trang bị ổn định hình ảnh, tuy nhiên nó chẳng rẻ chút nào và bạn không nên lẫn nó với các ống không cDO.90-300 4-5.6 USM: Ống này có màn trình diễn khá giống ống 75-300 rẻ tiền, chỉ có điều miền tiêu cự bắt đầu t ừ 90mm. Có lắp USM nhưng l{ loại siêu nhỏ (micromotor) nên không hỗ trợ canh nét tay toàn phần.

100-300 4.5-5.6 USM: Xét về chất lượng chế t ạo và diện mạo vật lý, ống này bằng vai với 28-105 3.5-4.5 USM và 24-85 3.5-4.5 USM, một ống kính chắc chắn, nhanh, lấy nét bằng USM dạng vòng hẳn hoi, hỗ trợ canh nét hoàn toàn bằntay, không bị xoay đầu ống khi lấy nét v{ có in thước đo tỷ lệ. Ống n{y nét hơn 75-300 một chút xíu ở tiêu cự dài nhấtuy nhiều người cho rằng chẳng có khác biệt nào cả!. Về cơ bản 100-300 USM cho bạn t ốc độ lấy nét nhanh và thuậntiện thao t|c hơn dòng 75-300 nhưng chất lượng quang học thì chưa có cải tiến, bạn cũng bị mất 25 mm tiêu cự vàmột nửa khẩu độ ở tiêu cự ngắn.

70-210/3.5-4.5 USM: Tiền thân của 100-300 4.5-5.6 USM, giống hệt kích cỡ, kết cấu và chất lượng quang học chỉ khávề vùng tiêu cự thôi.100-300 5.6L: Một ống kính cũ, hiện không còn sản xuất nữa. Một ống kính khá hấp dẫn, trong khi đ}y rõ r{ng l{ ốnkính dòng L với thấu kính fluorite và thấu kính UD thì nó lại không được cơ bắp lắm như c|c ống kính dòng L hiệnnay. Ống n{y dùng mô tơ lấy nét kiểu AFD chậm và ồn, ống có nút chuyển giữa lấy nét t ự động và lấy nét tay khá bấttiện (vì độ nghiêng thấp) và t ỷ mẩn (khó trượt). Vòng lấy nét tay như bị vướng sạn khi xoay. Tuy thế chất lượngquang học t ốt hơn nhiều loạt ống 75-300 và 100-300 USM, vì vậy nếu không quan tâm lắm đến khẩu độ t ối đa chỉ 5.v{ mô tơ lấy nét vừa ồn vừa chậm thì đ}y có lẽ là lựa chọn t ốt cho túi tiền vừa phải.

50-200/3.5-4.5 L: Giống 100-300 5.6 L, đ}y l{ thế hệ ống kính ng{m EF đầu tiền dòng L, chất lượng quang học y nhưống L hiện nay nhưng độ cường tráng không bằng, chỉnh tiêu cự bằng cơ cấu kéo- đẩy. Một ống kính không hề t ồi,nhưng có lẽ vẫn thua 70-200 4L USM, một ống kính không đắt lắm mà vẫn có chất lượng chế t ạo t ốt và USM êm ái.70-200 4L USM: Nhỏ hơn v{ nhẹ hơn so với ông anh 70-200 2.8L USM dành cho dân chuyên nghiệp, một món hời chd}n dùng EOS. Đắt hơn ba lần so với các ống kính phổ thông nhưng cứng c|p hơn, lấy nét nhanh hơn vì USM, có FTM(full-time manual), quan trọng nhất là chất lượng quang học t ốt hơn nhiều. Ống này to và nặng hơn c|c ống phổ thông nhưng l{ lựa chọn đ|ng gi| nếu bạn không cố được lên 2.8L. Ống không dùng kính lọc 77mm to tướng nhưdòng 2.8L mà dùng loại 67mm giống 24-85 3.5-4.5 USM. Hơi đ|ng tiếc là rất ít ống kính Canon khác dùng kính lọcđường kính loại này.80-200 4.5-5.680-200 4.5-5.6 USM80-200 4.5-5.6 II: Ống kính vỏ nhựa, tương tự 28-80, tuy vậy rất nhẹ v{ cơ động, nếu bạn muốn một ống kính khôngqu| đắt và không bao giờ phóng ảnh quá cỡ một bưu thiết thì đ}y l{ lựa chọn hữu ích.

100-300 5.6: Chất lượ

ng chế

t ạ

o gần được như 100

-300 5.6L, mộ

t ố

ng kính kiểu cũ có tấ

t cả

 c|c nhược điể

m củ

a 5.6nhưng lại không có chất lượng quang học như ống L

Ống kính chụp chim hoang dã Việc chụp ảnh thú hoang nhỏ, nhanh là một lĩnh vực rất khó v{ đòi hỏi những ống kính rất đắt tiền. Các ống kính 50đến 600 mm thường được dùng trong trường hợp này, kể cả ống 100-300 thông dụng của bạn cũng không đủ d{i đểcó được những bức ảnh đẹp. Khó một nỗi, các ống d{i hơn 300mm rất đắt v{ cũng rất nặng.

Thực t ế kh| phũ ph{ng, bạn có thể có được những bức ảnh khá với ống 100-300 chụp thú cảnh nuôi trong nhà chứ khó với được t ới các bức ảnh ấn tượng in trong sách về động vật hoang hay trong các t ờ lịch- những con chim bé tíđầy cả khung hình. Bạn luôn phải chụp ở 300mm v{ sau đó cắt đi to{n bộ phần bao quanh và rồi chất lượng t ấm ảnhgiảm rõ rệt.

Nếu bạn thực sự hứng thú với lĩnh vực này với ngân sách eo hẹp thì nên nghĩ đến ống kính cũ, chỉ lấy nét bằng tay.

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 22/75

Những ống kính d{i đ~ qua sử dụng, lấy nét tay rẻ hơn kh| nhiều so với các ống lấy nét t ự động.

III.9. Ống kính cho ảnh thể thao Lĩnh vực n{y cũng kh| giống lĩnh vực trên. Thách thức của ảnh thể thao và ảnh h{nh động nằm ở hai điểm: bản chấtt ự nhiên của loại ảnh này chủ đề thường di chuyển rất nhanh và luôn luôn có khoảng cách lớn giữa đối tượng và máảnh.

Giải quyết vấn đề đầu tiên, ống kính phải rất nhẹ, sử dụng flash hoặc phim độ nhạy cao nhưng điều này chứa đầy mâthuẫn: ống kính nhanh thì thường to, nặng v{ đắt, tăng ISO thì tấm ảnh lại sạn và chất lượng thấp, dùng flash thì đôikhi không đ|p ứng được yêu cầu nhất l{ khi đối tượng quá xa máy ảnh.

Vấn đề thứ hai đòi hỏi phải dùng ống kính d{i, nhưng hầu hết các ống kính dài lấy nét t ự động kha khá một chút thì chậm- chúng không lấy được nhiều |nh s|ng, điều này làm vấn đề đầu tiên trở nên nan giải hơn. Tất nhiên, đôi khi cả hai vấn đề trên đều trở nên dễ thở hơn, chẳng hạn nếu bạn chụp một trận bóng rổ mà bạn ở ngay gần s}n đấu, vì sân bóng rổ khá nhỏ nên bạn có thể xài flash (nếu được cho phép) và không cần đến ống kínhquá dài.

Dù sao thì các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn phải dựa vào các ống kính nhanh, một sản phẩm mà dân nghiệp dư khi với t ới được vì qu| đắt. Những ống kính tiêu cự d{i nhanh, đặc biệt là loại đa tiêu cự nhanh thì vô cùng đắt. Mọilựa chọn đều có những điểm dở của nó:

Ống kính nhanh. Hãy kiếm một ống kính nhanh nhất mà bạn có thể (độ mở t ối đa l{ lớn nhất có thể), 70-200 2.8 khá

t ốt để chụp bóng rổ, 75-300 4-5.6 thì có lẽ không, vì ngay khi mở hết cỡ bạn vẫn cần t ốc độ rất chậm gây ra các phầnảnh mờ không mong muốn.

Ống kính tiêu cự dài. Bạn sẽ cần một ống kính dài trừ khi bạn muốn và có thể áp sát chủ đề, chẳng hạn không cần ốnkính dài nếu chụp một v|n trượt trên đường phố, nhưng nếu chụp bóng đ| thì lại khác.

Cắt bớt. Bạn có thể t ạo hiệu quả khá giống ống kính dài bằng cách cắt bớt những phần thừa của ảnh, thủ thuật nàyphóng to ảnh lên v{ dĩ nhiên l{ cũng phóng to c|c yếu điểm như sạn, hạt do độ phân giải thấp.Hệ thống ổn định hình ảnh. Hữu dụng để giảm thiểu sự rung của máy ảnh nhưng chẳng có giá trị gì trong việc bắt chmột khoảnh khắc của một đối tượng đang chuyển động.

Đèn flash. Hiệu quả trong cả việc mô t ả cũng như “bắt chết”, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng được sử dụng n

Độ nhạy phim/ISO. Tăng ISO l{ cần thiết để tăng tốc độ chụp, mặt trái của nó là giảm chất lượng ảnh.

Thân máy lấy nét nhanh. Một thân máy chuyên nghiệp như dòng EOS 1 có thể khoá cứng tiêu cự rất nhanh và chínhxác, giảm thiểu thời gian trễ t ừ lúc bấm m|y đến lúc ghi hình. Một thân máy phổ thông khó thực hiện điều này nêncũng khó tạo ra những bức hình hoàn hảo.Mô tơ lấy nét nhanh. USM dạng vòng của Canon lấy nét cực nhanh, trong khi dạng AFD thì chậm hơn. Một ống kínhvới mô tơ lấy nét nhanh luôn t ạo ra sự khác biệt giữa các bức ảnh đạt v{ không đạt.

Tóm lại, nếu bạn định gắn ống kính phổ thông 75-300 4-5.6 lên th}n m|y thì đừng hy vọng sẽ có được các bức ảnhnhư trong tạp chí thể thao. Điều n{y không có nghĩa l{ bạn không thể t ạo ra các bức ảnh như vậy với thiết bị trên m

chỉ

có ý rằng để

t ạ

o ra các bứ

cảnh như vậ

y là thử

thách vô cùng lớn, nó đòi hỏ

i kỹ

 năng, kinh nghiệ

m và cả

sự

maymắn chộp được những khoảnh khắc hiếm hoi. Nói chung bạn sẽ phải đối mặt với n{o l{ đối tượng chụp bị mờ, nào lđộ nét v{ tương phản thấp nếu sử dụng các ống kính tiêu cự dài phổ thông.

III.10. Ống kính gương, một cách rẻ tiền để có tiêu cự dài !.

Một số h~ng độc lập chế t ạo các ống kính gương, được biết cả dưới cái tên ống kính khúc xạ thấp (catadioptric).Những ống kính này dùng thêm một cặp gương phản chiếu để hướng ánh sáng bổ sung cho các thấu kính bìnhthường kh|c. Ưu điểm của các ống kính này là rẻ hơn, nhẹ hơn v{ ngắn hơn c|c ống kính bình thường khác có cùngtiêu cự. Ống kính gương tiêu cự 500mm đến 1000mm không hiếm, các nhà sản xuất của Nga cho ra rất nhiều ống lonày.

Khổ nỗi, ống kính gương có nhiều điểm bất tiện. Thứ nhất nó chỉ có thể lấy nét tay. Thứ hai, nó là các ống kính chậm

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 23/75

khẩu độ chỉ khoảng f/8. Thứ ba, nó không có các lá kim loại mắt mèo, nên chỉ có cách chỉnh thời chụp bằng cách chỉt ốc độ, độ nhạy phim hay bằng … kính lọc. Thứ tư, gương phản chiếu thường gây hiệu ứng t ạo ra các vòng tròn hoặcdẹt quanh c|c điểm sáng ở vùng không được canh nét, hiệu ứng này có thể gây sao nhãng việc xem ảnh. Thứ năm,chất lượng quang học không cao, rất khó chụp được chim chóc cho ra hồn.

Rốt cuộc, ống kính này chỉ thu hút sự chú ý của ngân sách eo hẹp mà thôi, nó có quá nhiều hạn chế. Phương |n x{i ốkính lấy nét tay (đ~ qua sử dụng), chế cho vừa máy ảnh của bạn hoặc xài một thân máy lấy nét tay có lẽ hợp lý hơn.Suy cho cùng, nhiếp ảnh vẫn là một thú chơi đắt tiền !.

III.11. Ống kính cận cảnh và ống kính có khắc chữ “MACRO” 

Mắt người chỉ có thể nhìn rõ trong một khoảng cách nhất định (thay đổi theo tuổi tác), khoảng cách có thể lấy nét củcác ống kính cũng kh|c nhau. Đa phần các ống kính đều được thiết kế để lấy nét trong khoảng 1 m hoặc 2 m, với ốngkính tiêu cự dài khoảng cách lấy nét t ối thiểu còn lớn hơn cả giá trị trên.

Đặc điểm này báo hại bạn khi muốn chụp các bông hoa ở khoảng cách cực gần, lúc này bạn cần khoảng lấy tiêu cự ngắn hơn nữa. Cơ bản thì bạn luôn muốn l{m đầy cả khung hình với các cánh hoa, một khái niệm mới xuất hiện- hệphóng đại. Thường thì ảnh macro thực sự là các t ấm ảnh t ỷ lệ 1:1 hay nhỏ hơn. Nói c|ch kh|c ống kính với hệ số phóng đại 1:1 có thể chụp một vùng nhỏ bằng đúng cỡ của khung hình, với phim 35mm vùng n{y có kích thước24x36mm. Đôi khi hệ số phóng đại được ghi theo dạng thập ph}n như 0.25x hoặc 1.0x

Các nhà sản xuất ống kính thường phóng khoáng ghi thêm chữ “MACRO” lên ống kính như một thủ thuật bán hàngvậy. Một ống kính với chữ “MACRO” hầu như chẳng có ý nghĩa gì, bạn phải xem kỹ đặc tính của ống. Nếu ống kính có

thể chụp với t ỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 thì đó thực sự là một ống macro, phù hợp để chụp cận cảnh, vài ống được thiết kế để có thể chụp c|c đối tưởng phẳng, dẹt như một con tem mà không gặp trở ngại gì về canh nét. Những ống kính chỉ đạt ỷ lệ cỡ 1:4 không thể cho các bức ảnh cận cảnh thực sự.

Các ống kính macro thường có chất lượng quang học cao hơn v{ gi| cũng cao hơn c|c ống thường, chúng có thể chục|c đối tượng nhỏ, phẳng, dẹt. Đ}y cũng l{ lựa chọn t ốt kể cả khi bạn không chụp cận cảnh nhiều, vì bạn luôn có thể dùng chúng cho các mục đích nhiếp ảnh thông thường khác mà còn lợi hại ở chỗ các ống kính này lấy nét được gầnhơn c|c ống kính khác.

III.12. Ống kính chụp chân dung Bất kỳ ống kính nào cũng có thể chụp chân dung, tuy nhiên kết quả khác nhau nhiều phụ thuộc vào chiều dài tiêu cựcủa chúng.Khi bạn chụp bán thân, khoảng cách t ừ bạn đến mẫu phụ thuộc chiều dài tiêu cự, ống kính góc rộng khiến bạn phảiđứng gần mẫu hơn, ống kính tiêu cự dài thì ngược lại, bạn phải đứng xa mẫu hơn. 

Khoảng cách này ảnh hưởng đến sự phối cảnh, hãy thử nghiệm mà không cần máy ảnh, nếu bạn đứng thật gần ai đóbạn sẽ thấy mũi bị nổi bật nhất, tr|n như bị nghiêng đi, nếu đứng ra xa thì mặt trông phẳng lại. Một sự biến dạng nhtrên gương mặt có thể khiến gương mặt trông như được tôn thêm vẻ kiêu ngạo, quan c|ch, nhưng thực t ế ống kínhgóc rộng thường cho ra những bức hình chân dung t ức cười và kỳ cục.

Nhiếp ảnh gia ch}n dùng thường xài ống kính tiêu cự 85 đến 135mm để chụp bán thân tuỳ t ừng mục đích. Một số nhiếp ảnh gia thời trang dùng ống 200 đến 300mm để mô t ả hiệu ứng dẹt, phẳng. Bạn có thể dùng ống 50mm hoặcngắn hơn nhưng chúng thường làm biến dạng gương mặt, ống kính loại này lại khá thích hợp khi chụp toàn thân hongang lưng.

 Canon có một số ống kính thông thường cho chụp chân dung, ống 85mm 1.8, nhẹ và nét, ống 135mm 2.8 SF, có chứcnăng tiêu điểm mềm (soft focus) cho ra những t ấm ảnh mềm mại.

Lưu ý l{ chiều dài tiêu cự đưa ra ở đ}y l{ cho m|y phim 35mm, nếu bạn xài máy APS hoặc máy khung hình nhỏ, chiềdài tiêu cự tương ứng phải nhỏ đi. Ống kính 50mm hơn ngắn khi chụp chân dung nếu lắp trên m|y 35mm, nhưng nếlắp trên máy EOS 10D nó hoạt động như ống 80mm lắp trên máy phim vậy.

III.13. Ống kính mắt cá (fisheye lens). Đa phần ống kính đều được thiết kế để biến một khung cảnh lên trên một mặt phẳng của khung hình, vì vậy nó luônchuyển chính xác những đường thẳng song song vẫn thẳng, vẫn song song trên t ấm ảnh cuối cùng. Đ}y l{ một bíquyết trong công nghệ sản xuất ống kính vì các hệ thống quang học thông thường luôn chuyển c|c đối tượng lên trê

các mặt cầu (như nh~n cầu của mắt người vậy). Yêu cầu n{y c{ng khó khăn hơn nếu góc nhìn rộng hơn như trên c|c

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 24/75

ống kính góc rộng, đ}y l{ một trong những lý do khiến ống kính góc rộng có gi| cao như vậy.

Không phải ống kính n{o cũng có được khả năng lưu ảnh nói trên giống nhau. Những ống chất lượng cao, đặc biệt thuộc nhóm cận cảnh hoặc chuyên chụp kiến trúc, thể hiện khả năng trên rất t ốt. Những ống rẻ hơn tạo ra các t ấmảnh hơi biến dạng (phình ra hoặc lõm vào kiểu tang trống), vậy là khi chụp một hình vuông chẳng hạn, kết quả là mộhình bị méo cạnh, vì c|c đường thẳng song song bị biến th{nh c|c đường cong. Thực t ế, t ất cả các ống kính đều cóhiện tượng này, chỉ có điều chúng ta không nhận ra, vì hiếm khi ta chụp một hình vuông hoặc một hình chữ nhật.

Ống kính mắt cá là một ống kính góc rộng ho{n to{n không thèm để ý gì đến việc khắc phục hiện tượng méo ở trên.Chỉ có c|c đường thẳng đi qua t}m khung hình mới giữ nguyên thẳng trong t ấm ảnh cuối, t ất cả c|c đường thẳng kh

đều bị uốn cong, càng gần rìa ảnh, c{ng cong hơn. Hiệu ứng này khiến những vật ở gần có vẻ càng gần hơn, những vở xa lại c{ng xa hơn, nếu bạn t ừng nhìn qua lỗ kính để quan sát trên một số cửa ra vào bạn cũng thấy hiện tượng nà

Đôi khi người ta gọi ống kính “thẳng” l{ ống “chính x|c”, ống mắt cá là ống “biến dạng”, thực ra mọi chuyện chỉ làtương đối. Chính ống “thẳng” mới không chính xác- ống góc rộng có độ méo lớn và cố kéo dài các cạnh ra để t ạo thànđường thẳng. Ống mắt c| thì ngược lại, nhấn mạnh thêm hiệu ứng méo t ạo ra những bức ảnh rất riêng, dùng ống nàchụp chân dung cho một c|i mũi phồng ra t ựa tranh biếm hoạ vậy.

Ống mắt cá hữu dụng bởi ba lý do: Thứ nhất, đ}y l{ c|ch rẻ nhất để t ạo ra ống siêu rộng, vì vậy ống mắt cá rẻ hơn c|ống siêu rộng “thẳng” tương đương. Thứ hai, và là lý do chính khiến ống này có mặt trên đời, ống mắt cá có thể t ạo rgóc nhìn 180o, cực kỳ hữu ích cho ảnh khoa học, nhất là khi chụp bầu trời. Thứ ba, hiệu ứng l{m méo hình đôi khi chra những bức ảnh khá vui vẻ và kỳ lạ.

Có hai loại ống mắt cá: Ống tròn hay ống mắt cá 180o bao phủ (trong phần lớn trường hợp) góc thu hình 180o, t ạo rbức ảnh trông như quả bóng trên nền đen nhưng góc nhìn đủ 180o ngang theo mọi cạnh bức ảnh. Một dạng ống kháđôi khi gọi l{ “nửa mắt c|” hay ống “to{n khung” tạo ra vùng nhìn thu nhỏ và bạn không bị c|c vùng đen ở các góc bứảnh, nhưng góc nhìn chỉ đạt 180o theo đường chéo bức hình (theo cạnh ảnh nó chỉ đạt khoảng 1200-nd ).

Trên máy phim 35mm, ống mắt c| “tròn” có chiều dài tiêu cự là 8mm, ống “nửa mắt c|” có chiều dài tiêu cự 15 đến16mm. Về các ống “gần tròn”, Sigma b|n ống 8mm, lấy nét t ự động cho máy EOS, Peleng (Belarus) bán ống 8mm, lấynét tay cũng lắp được cho EOS. Về các ống “to{n khung”, Canon b|n ống 15mm, lấy nét t ự động cho EOS và Zenitar(Nga) bán ống 16mm, lấy nét tay, cũng lắp được cho EOS. Cũng có c|c ống nối vặn ren để chuyển các ống thườngthành các ống mắt cá tuy chất lượng các ống nối này thấp nhưng cũng kh| thú vị khi xài chúng.

Nhiều d}n chơi ảnh coi các ống mắt cá chỉ l{ t{n dư của những năm 1970. Thực tình mà nói, ống loại này với các hiệứng của nó khá lợi hại trong một số trường hợp, tuy nhiên chắc chắn đ}y không phải ống sử dụng thường xuyên.Chụp ảnh dưới nước hoặc ảnh thiên nhiên, nơi có ít đường thẳng, thì ống mắt cá sẽ là công cụ hữu ích.

__________________

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 25/75

IV. Một số đặc tính của ống kínhIV.1. Sự khác biệt giữa chỉnh tiêu cự hai chạm (two-touch) và kéo đẩy (push-pull) Có hai c|ch điều chỉnh chiều dài tiêu cự. Một số ống kính đa tiêu cự có vòng chỉnh tiêu cự và lấy nét cũng bằng vòngxoay, nên còn gọi là hai-chạm (chạm vào hai vòng!), một số ống kính khác thì chỉnh tiêu cự bằng c|ch trượt ra-vàogiống kèn trôm-pét hay ống viễn vọng, nên gọi là kéo-đẩy.

Chỉnh kéo-đẩy dễ bị t ổn thương hơn chỉnh hai-chạm, ví như ta đang nghiêng ống kính đi thì việc chỉnh tiêu cự bằngkéo-đẩy dễ sai lệch vì ma sát của cơ cấu kéo-đẩy n{y đôi khi không thắng được trọng lực của ống kính khiến nó dịch

chuyển. Kéo-đẩy cũng g}y hút khí nên hút cả bụi vào ống kính. Tuy nhiên, kéo-đẩy hoạt động nhanh hơn, tuy khôngchính xác bằng cơ cấu hai-chạm.

IV.2. Tại sao một số ống kính Canon sơn trắng hoặc bạc. Gần như to{n bộ ống kính tiêu cự dài, lớn, dòng L của Canon đều có vỏ làm t ừ kim loại sơn trắng, ít khi bằng nhựa đhoặc kim loại sơn đen. Canon giải thích rằng làm vậy để ống kính bớt hấp thụ nhiệt khi hoạt động ngoài trời, mà cácthấu kính tinh thể fluorite rất mẫn cảm với nhiệt, nó có thể bị dãn nở l{m thay đổi tính chất quang lý. Tất nhiên, mộtphần lý do nữa là các ống kính sơn trắng rất nổi bật trong đ|m đông. H~y xem c|c sự kiện thể thao lớn, ta sẽ thấy cảdãy ống kính trắng “khủng bố”. Nikon cũng đang tìm c|ch b|n một số ống kính sơn trắng theo yêu cầu.

Một số ống kính dùng theo bộ với các thân máy màu bạc nên cũng có vỏ nhựa sơn m{u bạc, ví thử như ống 35-135 45.6 USM (kèm thân máy màu bạc EOS 10/10s, ra đời kỷ niệm chiếc máy ảnh thứ 60 triệu của Canon), ống 24-85 3.5

4.5 USM (kèm thân máy APS IX) và ống 28-90 4-5.6 USM II (kèm th}n m|y Rebel Ti/EOS 300V/Kiss 5). M{u sơn bạctrên các ống kính tiêu cự trung bình và chất lượng phổ thông n{y đơn thuần chỉ để cho đẹp mà thôi.

IV.3. Ngàm gắn chân máy trên ống kính. Thông thường bạn gắn máy ảnh lên chân máy bằng một lỗ ren dưới th}n m|y, nhưng nếu ống kính là rất nặng thìđiều này không ổn. Những ống kính lớn có trọng lượng nặng hơn cả những thân máy nặng nhất, vì vậy, khôn ngoannhất là gắn ống kính lên chân máy, lúc này thân máy treo t ự do phía sau ống kính mà không có điểm t ựa n{o, điều nkhông thành vấn đề vì ngàm gắn trên ống kính được thiết kế rất chắc chắn chịu được trọng lực của thân máy.

Ngàm hay vòng gắn trên ống kính được trang bị thêm một cái kẹp, cho phép dễ dàng quay máy ảnh t ừ vị trí nằmngang sang thẳng đứng v{ ngược lại, nếu mua luôn được cả ch}n m|y chuyên để gắn ống kính thì thật tuyệt.

IV.4. Thước chia đo khoảng cách và vùng ảnh rõ. Phần lớn ống kính Canon t ầm trung đều có thước đo khoảng cách- là một cửa sổ nhựa trong trên thân ống. Các con hiện ra trong cửa sổ này biểu thị khoảng cách t ừ ống kính đến điểm lấy nét, cả bằng mét lẫn feet. Những ống kính phthông, ít tiền thường không có cơ cấu này.

Các ống EF một tiêu cự cũng có thước đo chiều sâu vùng ảnh rõ đ|nh dấu trên thân ống. Dấu hiệu này chỉ ra chiều sâvùng ảnh rõ thu được ở khoảng tiêu cự đang đặt, thường là cho các khẩu độ nhỏ- f/11 và f/22 hoặc f/5.6, f/11 vàf/22. Các ống đa tiêu cự Canon thì không có thước n{y, để hiện thị vùng ảnh rõ trên suốt chiều dài tiêu cự của ống làrất phức t ạp.

Nếu bạn thấy một chấm đỏ trong cửa sổ khoảng cách thì dấu n{y dùng x|c định chiều dài tiêu cự khi sử dụng phim

hồ

ng ngoạ

i vớ

i mộ

t kính lọ

c hồ

ng ngoạ

i vì tia sáng hồ

ng ngoạ

i hộ

i t ụ

t ại điể

m khác vớ

i tia sáng thấy đượ

c. Tuy nhiênnếu bạn dùng phim hồng ngoại với kính lọc m{u đỏ thường hoặc không có kính lọc thì chấm đỏ này không có tácdụng, ảnh của bạn đằng n{o cũng chứa nhiều vùng ánh sáng nhìn thấy.

IV.5. Các vòng chỉnh ngoài cùng của ống kính. Một số ống kính có vòng chỉnh ngo{i cùng để chỉnh tiêu cự, chỉnh nét hoặc cả hai, số khác thì không có.Kết cấu này ảnh hưởng đến các kính lọc phân cực và các kính lọc cản quang có phân cực (một nửa kính lọc khôngmàu, nửa kia chuyển dần sang màu xám trung tính) , vì các kính lọc này chịu t|c động của hướng ánh sáng và tácdụng của kính thay đổi hướng tâm, lúc này cứ mỗi khi chỉnh tiêu cự hoặc lấy nét, kính lọc xoay theo vào làm ảnhhưởng đến hiệu ứng trên ảnh.

IV.6. Số lượng của các t ấm thép “mắt mèo”. 

Phần lớn các ống kính dùng các lá thép phẳng hình chữ V để t ạo nên lỗ mở cho |nh s|ng đi qua. Khi bạn chỉnh độ m

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 26/75

chính l{ đang chỉnh các lá thép này quay ra hay quay vào khiến kích cỡ lỗ s|ng thay đổi theo t ựa như ở con ngươi mngười vậy.

Hình dạng của lỗ s|ng n{y được quyết định bởi số lượng và hình dạng các t ấm thép phẳng. Chẳng hạn, nếu ta có 5t ấm thép thì lỗ s|ng l{ hình ngũ gi|c, có 8 tấm thì ta được hình b|t gi|c… 

Hình dạng lỗ sáng này ảnh hưởng đến t ấm ảnh cuối theo hai cách: Thứ nhất, nó ảnh hưởng đến hình dạng của cácphần bị mờ do hiện tượng loé sáng trên t ấm ảnh, chẳng hạn, ta có thể thấy c|c điểm loé hình ngũ gi|c hay lục giác, cvùng quá sáng hình ngôi sao khi chụp ở khẩu độ nhỏ. Thứ hai, lỗ sáng càng tròn thì khu vực nằm ngoài vùng lấy nét (bokeh) càng mịn m{ng, tuy đ}y không phải là yếu t ố duy nhất t|c động đến bokeh, vì lý do này nhiều ống kính có ít

nhất l{ 6 đến 8 l| thép “mắt mèo” chỉ cốt làm lỗ sáng gần hơn với một hình tròn. Canon t ừng quảng c|o tưng bừngmột số ống kính của họ có lỗ mở sáng gần như hình tròn. 

IV.7. Các ống kính xài trong mọi thời tiế t.Phần lớn các ống kính Canon chuyên nghiệp (dòng L) chế t ạo t ừ giữa những năm 1999 được gắn thêm các vònggioăng chắn bụi và ẩm. Chúng không chịu được nước, vì vậy không thể chụp dưới nước được, nhưng chúng chịu đưnhiều điều kiện thời tiết hơn c|c ống kính khác.

Tất nhiên, nếu ta xài thân máy không chống thấm nước thì hiệu quả của các ống kính này bị hạn chế nhiều. Các dòngm|y đầu bảng hiện nay như EOS 1V, 1D, 1Ds 1D mark II, 1Ds mark II v{ 1D mark IIN (dòng 1, 1N or 3 thì “độ lỳ” thấhơn) có cùng “độ chịu đựng” như nhau v{ đều được trang bị c|c gioăng l{m kín tại các vị trí nhạy cảm. Ta vẫn dùngđược các ống kính n{y trên th}n m|y thông thường nhưng gioăng trên ống kính không có tác dụng gì với thân máy.

Một số ống kính dòng này của Canon:16-35mm 2.8L USM16-35mm 2.8L II USM17-40mm 4L USM24-70mm 2.8L USM24-105mm 4L IS USM70-200mm 2.8L IS USM70-200mm 4L IS USM28-300mm 3.5-5.6L IS USM50mm 1.2L USM85mm 1.2L II USM300mm 2.8L IS USM400mm 2.8L IS USM400mm 4 DO IS USM500mm 4L IS USM600mm 4L IS USMPhiên bản II của ống chuyển đổi Extender EF 1.4x II v{ Extender EF 2x II cũng lắp gioăng kiểu này.

IV.8. Khoảng lấy nét t ối thiểu. Như mắt người, ống kính máy ảnh có điểm lấy nét gần nhất và ta không thể lấy nét gần hơn. Khoảng lấy nét này phụthuộc kết cấu ống kính, nhưng thường ống góc rộng khoảng cách này nhỏ hơn ống tiêu cự d{i. Đương nhiên c|c ốngcận cảnh lấy được nét gần hơn nữa.

Người ta phải di chuyển đối tương ra xa để nhìn cho rõ, với máy ảnh ta có thể lắp thêm một ống nối d{i để kéo dàikhoảng cách t ừ ống kính đến mặt phim khiến ống có thể lấy nét gần hơn nữa, nhưng lúc n{y ta không thể lấy nét ở vcực được nữa.

Ấy nhưng, nhiều ống kính có thể chỉnh nét qua cả điểm đ|nh dấu vô cực trên thân ống, điều n{y cũng bình thường vcác ống kính này thiết kế để bù trừ sự dãn nở do nhiệt độ môi trường khiến tiêu cự của ống bị thay đổi.

IV.9. Loa che ống kính. Ngoài việc làm cho ống kính thêm to v{ d{i hơn, g}y ấn tượng đối với d}n “ngoại đạo”, c|c loa che ống kính (đôi khicòn gọi là vòng che) còn có hai tác dụng nữa. Thứ nhất, nó giảm lượng ánh sáng t ản mạn đập vào mặt ngoài ống kínhvì lượng ánh sáng không t ạo nên ảnh này có thể gây loé trên mặt phim, làm giảm độ tương phản và nghiêm trọng hơ

gây nên c|c đốm màu rực rỡ trên mặt ảnh. Thứ hai, loa che bảo vệ ống kính khỏi các va chạm không mong muốn.

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 27/75

 Loa che ống kính có nhiều dạng, Canon bán nó ở dạng ống trơn v{ dạng cánh hoa (khía chữ V), làm t ừ nhựa đen,cứng. Dạng c|nh hoa được coi là hoàn hảo hơn dạng ống trơn trong việc bảo vệ ống kính.Một số loa che gắn cùng ống kính, số khác lắp bằng ngạnh hoặc chỉ đơn giản vặn v{o đầu ống, một số còn cấu t ạo sầnđể hấp thụ ánh sáng. Bạn còn có thể mua cả loa che bằng cao su của một số h~ng độc lập, nhưng Canon thì không báloại này.

Bất công là ở chỗ, loa che n{y kh| đắt, không hiểu các nhà sản xuất tính giá thành của nó như thế nào.

Tên của các loa che: 

Các loa che của Canon được đặt tên bằng các ký hiệu gồm cả chữ và số khá khó hiểu, cả một hệ thống đặt tên cho dùchỉ để cung cấp chút ít thông tin mà thôi, tuy vậy nếu bạn hiểu được c|ch đặt tên này bạn sẽ biết được các loa che cóthể được lắp lẫn như thế nào.

Chữ đầu tiên của loa là E, chỉ ra rằng đ}y l{ c|c loa che cho ống kính EFChữ thứ hai có thể là W (wide), S (standard) hoặc T (telephoto), ký hiệu này chỉ ra loa che có thể lắp vừa loại ống kínào. W lắp cho mọi ống kính góc rộng hơn ống 50mm, S lắp cho ống tiêu chuẩn 50mm và T lắp cho các ống góc hẹphơn ống 50mm.

Sau hai chữ này là một con số chỉ đường kính gắn loa che (đơn vị mm). Một số loa che gắn nhanh bằng cơ cấu đặc bi(xoay và khoá lại) số khác thì có thể dùng c|c cơ cấu khoá nhờ c|c đầu hãm bằng nhựa đ{n hồi, nói chung các ốngkính đời mới dùng kiểu thứ nhất và các ống đời cũ dùng kiểu thứ hai.

Cỡ của c|c loa che đôi khi được ký hiệu bằng chữ t ừ A đến D. Ký hiệu này cho biết kiểu loa che nhưng không cho biếnó lắp được cho ống kính nào.

Nhìn vào các ký hiệu n{y ta cũng không biết loa che thuộc loại “ống” hay loại “c|nh hoa” ví dụ loa che EW-78 lắp vừaống 35-350 3.5-5.6L USM, EW-78B lắp vừa ống EF 28-135 3.5-5.6 IS USM, loa che EW-78C lắp vừa ống EF 35 1.4LUSM còn loa che EW-78D xài cho ống EF 28-200 3.5-5.6.

Cuối cùng, ký hiệu loa che có thể kết thúc bằng chữ số La mã chỉ phiên bản chế t ạo, ví dụ số II hoặc III. Nói chung,phiên bản II và III có tráng bên trong bằng vật liệu không phản xạ |nh s|ng như nhung đen chẳng hạn. Các loa chekhông ghi phiên bản thì chỉ được sơn đen trong lòng m{ thôi, thế nhưng điều n{y cũng lại phụ thuộc vào thời điểmsản xuất loa che đó. Một số loa phiên bản II cho ta nhiều khoảng không phía đầu ống kính hơn nên có thể lắp cả cáckính lọc dạng phân cực.

Một số loa che sáng:ET-65 IIIE- lắp cho ống kính EFT- dùng cho ống kính tiêu cự dài65- đường kính ngàm lắpIII- phiên bản thứ 3 của dòng ET-65, loa n{y được tráng lớp len chống phản quang bên trong.Loa che này lắp vừa cho các ống kính sau: 85 1.8 USM, 100 2.0 USM, 135 2.8 SF, 70-210/3.5-4.5, 75-300 4-5.6 và 10300 4.5-5.6 USM.EW-78B

E- lắ

p choố

ng kính EFW- dùng cho ống kính góc rộng78- đường kính ngàm lắpB- nắp thuộc nhóm BLoa che này xài cho ống 28-135 3.5-5.6 IS USM.ET-160E- lắp cho ống kính EFT- dùng cho ống kính tiêu cự dài160- đường kính ngàm lắpLoa che khổng lồ này xài trên ống kính 600mm 4L USM IS.

Tên tuổi của các loa che cho biết v{i điểm thú vị, ví dụ các loa EW-65, ES-65 và ET-65 là các loa che giống hệt nhau,

chỉ khác ở chiều dài. EW-65 ngắn nhất và ET-65 dài nhất, nếu gắn ET-65 lên ống 28mm ảnh của bạn sẽ bị đen bốn g

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 28/75

(trừ khi bạn dùng máy cảm biến nhỏ). Ngược lại, ta có thể gắn EW-65 lên ống 100-300 4.5-5.6 USM vẫn dùng t ốt. Tacó thể thay ES-65 (đ~ ngừng sản xuất) bằng EW-65, nói chung là có thể dùng loa che ngắn thay cho loa d{i, ngược lạthì phải cẩn thận.

__________________

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 29/75

V. Các câu hỏi thường gặp về ống kính 

V.1. Liệu có thể thay ống kính khi vẫn còn phim bên trong? Tất nhiên l{ được, ta có thể thay ống kính bất kỳ lúc nào ta muốn. Thân máy có lắp màn trập ngăn không cho |nh s|tiếp xúc với mặt phim.Hiển nhiên là không nên thay ống kính khi bạn đang ở ngo{i mưa hay trong cơn gió c|t v{ cũng đừng chạm tay vàomàn trập.

V.2. Liệu có các vấn đề tương thích giữa các ống kính EF của Canon? 

Về cơ bản thì không, bất kỳ ống kính ng{m EF n{o cũng hoạt động t ốt trên mọi hệ thống EOS.Chỉ có vấn đề nhỏ với hệ thống ổn định hình ảnh (IS) khi lắp trên một số m|y EOS cũ- Ống kính vẫn hoạt động nhưnIS có thể không bình thường, ảnh có thể vẫn bị rung khi bấm máy. Tuy nhiên chất lượng nói chung của cả bức ảnhkhông bị ảnh hưởng gì. Các ống kính chỉ lấy nét t ự động không dùng được trên các thân máy EF-M, một loại thân mákhông lắp mạch điện t ự động lấy nét và chỉ dùng các ống lấy nét bằng tay.Vấn đề tương thích chỉ nảy sinh khi có ống kính EF-S, vì nó khác các ống EF. Ống EF-S đ|nh dấu bằng một hình vuôntrắng chỉ lắp được trên các thân máy EF-S

V.3. Vấn đề tương thích của các nhà sản xuất ống EF độc lập? Đôi khi có. Một số ống kính lai, đặc biệt là nhiều ống kính đời cũ của Sigma, không làm việc t ốt trên vài th}n m|y đờmới như Elan 7/EOS 30/33 v{ m|y số EOS 10D. Triệu chứng hay gặp nhất l{ lúc gương phản chiếu lật lên, máy bị trluôn (khi ta nhấn nút chụp) sau đó bạn phải khởi động lại máy ảnh. Giải pháp duy nhất là nhờ hãng mẹ nâng cấp ốn

kính cho bạn, khá rắc rối!

Chỉ có một hãng ít gặp các vấn đề về tương thích l{ Tamron. Một số người phỏng đo|n rằng có lẽ Tamron có giấyphép chính thức của Canon, tuy nhiên Canon t ại Mỹ luôn luôn bác bỏ mọi khả năng cấp phép cho bất kỳ hãng ốngkính nào. Vì vậy, hoặc là Tamron gặp may hoặc là họ rất giỏi trong việc nghiên cứu các hệ thống của Canon, chỉ biết Tamron rất ít gặp các vấn đề về tương thích, nhưng về l}u d{i cũng chưa biết thế nào.Sigma thông báo một số ống kính cần nâng cấp để dùng cho các máy ảnh EOS mới:24-70mm 3.5-5.6 aspherical UC28-80mm 3.5-5.6 mini zoom macro aspherical28-80mm 3.5-5.6 mini zoom macro aspherical HF28-80mm 3.5-5.6 mini zoom macro II aspherical28-105mm 2.8-4 aspherical28-105mm 3.8-5.6 UC-III aspherical IF28-135mm 3.8-5.6 aspherical IF macro28-200mm 3.5-5.6 DL aspherical IF hyperzoom macro28-300mm 3.5-6.3 DL aspherical IF hyperzoom70-210mm 4-5.6 UC-II70-300mm 4-5.6 APO macro super70-300mm 4-5.6 DL macro super100-300mm 4.5-6.7 DL135-400mm 4.5-5.6 APO aspherical RF170-500mm 5-6.3 APO aspherical RF8mm 4 EX circular fisheye

15mm 2.8 EX diagonal fisheye24mm 2.828mm 1.8 II aspherical50mm 2.8 EX macro105mm 2.8 EX macro300mm 4 APO tele macro400mm 5.6 APO tele macro500mm 4.5 APO500mm 7.2 APO800mm 5.6 APO28-70mm 2.8-4 UC28-105mm 4-5.6 UC

28-105mm 4-5.6 UC-II

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 30/75

70-210mm 3.5-4.5 APO macro28-200mm 3.8-5.6 aspherical UC

V.4. Liệu có dùng được các ống kính lấy nét tay trước đây của Canon trên các máy ảnh EOS? Đ|ng tiếc l{ không. Trước khi giới thiệu máy ảnh EOS lấy nét t ự động, Canon bán nhiều ống kính lấy nét bằng tay chcác máy ảnh phim SLR. Phần lớn các ống kính này là dạng FD, đ|ng buồn là ống kính FD không dùng được cho hệ EONgàm gắn không tương thích cả về cỡ và kiểu. Tương phản với Nikon, phần lớn các ống kính lấy nét tay dòng F củaNikon đều hoạt động trên các máy lấy nét t ự động.Có thể dùng vòng nối để lắp ống FD lên m|y EOS, nhưng điều này ít có giá trị, có quá nhiều nhược điểm.

V.5. Liệu có thể dùng các ống kính không phải của Canon trên máy EOS? Điều này phụ thuộc nhiều yếu t ố. Nhiều hãng sản xuất ống kính (Tamron, Sigma và Tokina là ba hãng lớn nhất) thiếkế sản phẩm của mình cho dòng EOS. Các ống n{y đương nhiên hoạt động t ốt trên EOS, vấn đề chính chỉ liên quanđến các mạch điện như đ~ được đề cập.Nếu ta có một ống kính lai không lắp vừa trên thân EOS thì có thể biết ngay là nó không làm việc được với EOS, tuy cthể dùng các ống nối nhưng kết quả đem lại ít khả quan. Lấy nét t ự động không làm việc, khẩu độ phải đặt ngay trênống kính. Vì vậy việc dùng các ống kính này chỉ có ít nhiều giá trị nếu ống kính là loại đặc biệt hiếm có hoặc ví tiền củbạn cực kỳ “hẻo”. 

V.6. Liệu có thể lắp ống kính dòng “L” lên một thân máy phổ thông? Đương nhiên được. Bất kỳ th}n m|y EOS n{o cũng tương thích với mọi ống EF (hoặc tương đương). 

Vấn đề chính ở đ}y l{ trọng lượng, các ống kính nặng có thể làm ngàm gắn luôn trong trạng th|i “qu| tải”. Khi dùng nên chú ý để ống kính luôn ở phía trên thân máy, trọng lượng của thân máy không thể làm hỏng ngàm gắn. Điều nàyphải để tâm nhiều hơn nếu thân máy của bạn có ngàm gắn bằng nhựa. Nếu ống kính quá lớn bạn nên loại chân máygắn vào ống kính thay vì vào thân máy.

Thân máy phổ thông không thể định thời chụp hoàn toàn bằng thay, t ốc độ lấy nét (phụ thuộc cả t ốc độ mô tơ của ốkính và t ốc độ của máy tính trong thân máy) và t ốc độ kéo phim không địch được với các máy chuyên nghiệp, tuynhiên, dùng ống kính “xịn” trên một thân máy dạng này là một ý tưởng hay, nếu không có điều kiện bạn có thể thuêmột ống kính “chuyên nghiệp”, một c|ch để nâng cao tay nghề hữu hiệu.

Lắp ống kính xịn như 70-200 2.8L lên chiếc máy ảnh tý hon Rebel Ti trông có vẻ hơi tức cười, nhưng như vậy còn t ốhơn nhiều bỏ ra cả đống tiền t ậu một thân máy EOS 1V với một ống kính bình dân.

V.7. Khẩu độ f/8 là một khẩu độ quan trọng? Phần lớn các ống kính đều nét nhất ở đoạn giữa độ mở của nó. Khi khẩu mở lớn nhất chất lượng ảnh thường có vấnđề. Giảm khẩu độ đi l{ c|ch l{m hay, nhưng chớ lạm dụng, nếu khẩu độ giảm nhỏ quá mức, hiện tượng nhiễu xạ sẽ phát sinh làm giảm chất lượng ảnh. Phần lớn các ống kính làm việc t ốt nhất ở quãng f/8 hoặc f/11Thường thì điểm nét nhất (đôi khi còn được gọi l{ “điểm thuần khiết” (sweet spot)) không như nhau với các ống kínkhác nhau, muốn biết đích x|c ta phải thử ống kính. Hiệu ứng này khá rõ với các ống kính bình d}n, nhưng trên c|cống kính đắt tiền thường thì ảnh sắc nét trên cả quãng khẩu độ lớn.

V.8. Thế nào là sự nhân tiêu cự (hay hệ số thu nhỏ) với máy số và máy APS?Phim 35 mm có khung hình 24 x 36 mm, toàn bộ khung hình này dùng cho việc ghi lại ảnh.

Sản xuất cảm biến ảnh cỡ 24x36 rất đắt tiền, trên các dòng máy t ầm trung và t ầm thấp, kích thước cảm biến ảnh nhhơn, tương tự phim APS chỉ có cỡ 16,7x30,2mm. Khi chụp trên các máy này giống như khi ta dùng phim 35mm sau cúp cắt đi phần ngoài rìa (ảnh hiện lên trên khung hình lọt trong khung phim 35mm sau đó phần rìa bị cắt bỏ).

Hệ số thu nhỏ n{y thường bị lẫn lộn với hệ số nhân tiêu cự, do bị cúp cắt bớt nên ống kính 50mm lắp trên máy phimAPS hoạt động như ống 70mm lắp trên máy phim 35mm, không phải do tiêu cự bị thay đổi mà do sự cúp cắt hình ảnHệ số thu nhỏ đôi khi được thể hiện dạng số 1.3x hoặc 1.6x.Nếu ta sử dụng ống kính chụp các vật ở xa, đ}y l{ một lợi thế, nhưng nếu chụp ở góc rộng, đ}y lại là yếu điểm vì ốngkính góc rộng sẽ ít ấn tượng hơn nếu bị cắt đi phần ngoài rìa.

Một số ý kiến cho rằng hệ số này l{m thay đổi định dạng t ấm ảnh, thay đổi cả việc dùng các ống kính vốn được thiết

kế cho định dạng ảnh kh|c. Điều này phần n{o cũng đúng. 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 31/75

 Giả sử ta có ống kính 100mm. Dùng trên máy 35mm ta có một góc thu hình nhất định. Nếu gắn lên máy có hệ số thunhỏ 1.6x, góc thu hình của ta sẽ nhỏ đi v{ góc n{y tương đương với góc thu hình của ống kính 160mm trên máy35mm.

V.9. Làm gì khi bụi vào ống kính? Không may đ}y lại là vấn đề khá hay gặp. Chỉ có một số ống L đắt tiền mới có gioăng chống bụi. Mọi ống kính khácđều có nhiều khe, kẽ v{ không khí cũng như bụi dễ dàng lọt vào. Các ống kính đa tiêu cự càng hay bị mỗi khi ta điềuchỉnh tiêu cự của nó. Nếu có chút bụi trong ống kính thì cũng chưa có vấn đề gì. Nhưng sẽ đ|ng ngại nếu bạn thấy cávệt bẩn khi hướng ống kính ngược sáng. Tháo ống kính và lau hết bụi bên trong là vô cùng phức t ạp và t ốn tiền, chẳ

có gì đảm bảo là các thấu kính được lắp lại như cũ. Vì vậy trừ khi bụi ảnh hưởng rất nặng đến t ấm ảnh, bạn không nêcố lau sạch các hạt bụi này.

V.10. Nế u có một vết xước ở thấu kính ngoài cùng thì sao?Những vết xước hoặc sứt sẹo rất nhỏ trên thấu kính ngo{i cùng thường l{m người ta hốt hoảng, nhưng thực sự, tronphần lớn trường hợp chụp, chúng không làm ảnh hưởng đến chất lượng t ấm ảnh vì chúng nằm quá xa mặt cảm biếnnên không thể canh nét thấy. Tuy nhiên, chúng có thể gây loé, vì vậy nếu có thể ta nên tô đen c|c vết sứt này. Nếu cávết xước quá lớn (d{i hơn v{i mm) thì có thể gây ra vấn đề, các vết xước nằm trên thấu kính phía sau còn gây phiềnto|i hơn nữa.

V.11. Liệu có thể lắp ống nối để biế n ống kính 50mm thành ống 100mm được không? Có và không. Một câu trả lời chính xác rất phức t ạp, nhưng xu hướng là không thể. Các ống nối (Canon gọi là các ống

“extenders”) l{ c|c phụ kiện quang học để t ạo sự tương t hích giữa thân máy và ống kính. Thực ra đ}y chỉ là các ốngnối với vài ba thấu kính bên trong để l{m tăng chiều dài tiêu cự của ống kính đang dùng- thường gấp 1.4 đến 2 lần.Ống 50mm với ống nối 1.4x (TC) cho ảnh giống ống kính 70mm, và với ống nối 2x cho ảnh giống ống 100mm. Các ốnnối n{y tương tự như một kính lúp vậy, chúng phóng to phần giữa ảnh và cắt đi phần ngoài rìa.

Nhưng mọi giải ph|p đều có hai mặt của nó, dùng ống nối ta gặp phải ba vấn đề:- Các ống nối làm giảm lượng ánh sáng vào ảnh. Ống 1.4x làm giảm |nh s|ng tương đương 1 khẩu độ, ống 2x tươngđương 2 khẩu. Với các ống kính chậm điều này rất phiền toái. Nếu dùng ống nối, ta có thể không lấy nét t ự động đượvì phần lớn các thân máy EOS (kể cả thân máy chuyên nghiệp) không thể lấy nét t ự động (hoặc lấy không chính xác)với các ống kính chậm hơn f/5.6. Đôi khi c|c ống nối có các cực đấu điện “đ|nh lừa” th}n m|y, nhưng suy cho cùnglượng s|ng v{o m|y không đủ sẽ làm hệ thống t ự động lấy nét hoạt động không chính xác. Việc lấy nét tay cũng rất khó nếu bạn nhìn qua một khung ngắm t ối um, nhất là với ống kính chậm.

- Các ống nối gây ra vấn đề về tương thích. Canon chế t ạo hai ống nối Extender EF 1.4x và Extender EF 2x chuyêndành cho vài ống kính tiêu cự d{i đắt tiền. Thấu kính ngoài cùng của các ống nối này thò ra ngoài nên không thể gắnlên phần lớn các ống EF khác, ta có thể xoay xoả bằng cách chêm vào giữa ống kính và ống nối nhưng lại càng giảmlượng s|ng đi v{o cảm biến, mất luôn cả việc lấy nét ở vô cực. Tamron và Kenko bán các ống nối không có phần thò thêm này nên có thể lắp cho mọi ống kính EOS (nhưng nhớ là ống nối không làm việc t ốt với các ống kính không phảtiêu cự dài). Các ống nối này có nhiều cấp chất lượng. Nhóm chất lượng nhất (cũng đắt nhất như Kenko Teleplus Pro300 DG chẳng hạn) có chất lượng quang học khá t ốt, tuy không được như c|c ống nối của Canon.

- Mọi ống nối đều phần nào làm giảm chất lượng ảnh vì hai lý do: thứ nhất, có nhiều thấu kính hơn giữa mặt cảm biếv{ đối tượng chụp, thứ hai, ta chỉ dùng được có phần ở giữa của ống kính mà thôi. Ống nối 2x phóng to phần giữa ản

nhiều hơn ố

ng 1.4x, nên chất lượng quang kém hơn ố

ng 1.4x. Nế

u dùngố

ng kính L vớ

iố

ng nố

i chính hãng,ả

nh ít bị mất chất lượng hơn. Nếu xài ống đa tiêu cự bình dân với ống nối không chính hãng, ta sẽ thấy ảnh sau cùng mất chấ

thế nào. Thực t ế, ta có thể dùng phần mềm cắt bớt rìa ảnh, phóng to phần giữa ảnh lên, vừa ít suy giảm chất lượng,vừa tiết kiệm kinh phí.Vậy câu trả lời sau cùng như sau: Nếu bạn có một ống kính “xịn”, x{i ống nối “xịn” bạn có thể tăng được tiêu cự ốngkính với chút mất mát về ánh sáng. Nếu bạn chỉ có ống kính bình d}n thì đừng t ốn tiền mua ống nối!!

Danh s|ch tương thích của ống nối Canon:Các ống nối Canon tương thích với mọi ống kính một tiêu cự Canon EF có chiều dài tiêu cự bằng hoặc d{i hơn 135m(trừ ống 135mm 2.8 SF). Các ống nối n{y cũng tương thích với một số ống kính đa tiêu cự dòng L sau đ}y: 70-200mm 2.8L70-200mm 2.8L IS

70-200mm 4L

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 32/75

100-400mm 4.5-5.6L400mm 4 DO135mm 2L180mm 3.5L Macro200mm 1.8L200mm 2.8L300mm 2.8L IS300mm 4L300mm 4L IS400mm 2.8L IS

400mm 5.6L500mm 4L IS600mm 4L IS1200mm f/5.6L

Ta cũng có t hể dùng ống nối Canon cho ống kính nghiêng TS của Canon nhưng c|c ống kính nghiêng có thể không bácho thân máy về sự hiện diện của ống nối.Khi ống nối 1.4x được dùng trên thân máy nghiệp dư với các ống kính 100-400mm 5.6L, 400mm 5.6L, 500mm 4.5L1200mm 5.6L, với ống 180mm 3.5 Macro khi lấy nét gần hơn 0,8m hoặc ống nối 2x dùng kèm các ống kính 70-200mm 4L, 100-400mm 4.5-5.6L, 180mm 3.5L Macro, 300mm 4L IS, 300mm 4L, 400mm 4 DO, 400mm 5.6L, 500m4L, 500mm 4.5L, 600mm 4L, và 1200mm 5.6L thì ta có thể không lấy nét t ự động được.

Cả hai đời ống nối Canon 1.4x và 2x (kể cả phiên bản II) đều có gioăng chắn nước. Ống 1.4x II có chất lượng quang hcao hơn hẳn đời trước, nhưng ống nối 2x II chỉ có chất lượng quang học cải tiến tí chút so với đời trước.

V.12. Phải làm gì để chụp cận cảnh? Chụp cận cảnh vô cùng vất vả nhưng đôi khi được đền đ|p thoả đ|ng. Những bức ảnh cận cảnh chi tiết có thể đem lạcho bạn cả một thế giới mới lạ. Đ}y l{ lý do tại sao lĩnh vực ảnh này lại nhiều thách thức như vậy.

Phần lớn ống kính không thể lấy nét ở khoảng c|ch đủ cho ra một bức ảnh cận cảnh đúng nghĩa, kể cả các ống kính cghi ký hiệu “MACRO”. Chế độ cận cảnh (ký hiệu bằng một bông hoa) trên các thân máy không giúp gì nhiều cho chụp cận cảnh vì chúng chlàm mỗi một việc là chuyển các chức năng của th}n m|y như chế độ đo s|ng sang c|c thông số dễ chụp cận cảnh hơnmà thôi. Chế độ này không thể thay cho các chức năng của ống kính được.Như đ~ đề cập, vùng ảnh rõ của các bức ảnh cận cảnh là cực kỳ cạn. Giải ph|p thông thường để mở rộng vùng ảnh rõlà khép khẩu nhỏ lại v{ đương nhiên giảm lượng ánh sáng, gây ra nhiều vấn đề khác.

Thực t ế, do khoảng cách t ừ đối tượng đến ống kính là rất nhỏ nên ánh sáng rất thiếu, càng thiếu hơn khi bạn khépkhẩu nhỏ lại, đơn giản bởi chính ống kính của bạn che bớt ánh sáng t ự nhiên. Vì lý do n{y, đèn flash l{ phụ kiệnthường thấy khi chụp cận cảnh, nhất là flash vòng (gắn th{nh vòng tròn quanh đầu ngoài của ống kính). Đèn flashvòng n{y thường có hai nửa (bán nguyệt), ta có thể điều chỉnh cường độ sáng của hai nửa kh|c nhau để t ạo thànhbóng đổ cho ảnh. Nếu ít tiền bạn chỉ cần đơn giản là bọc đèn flash thường lại bằng vật liệu trong mờ để tán xạ ánhsáng.Rắc rối ở chỗ, lấy nét t ự động thường không làm việc t ốt khi chụp cận cảnh, đặc biệt khi dùng ống nối. Bạn nên dùngthân máy hỗ trợ lấy nét tay, phần nào nó còn giúp cho việc quan sát qua kính ngắm được rõ r{ng hơn. Việc chỉnh né

tinh t ế

 đế

n mứ

c nhiề

u nhiế

pả

nh gia có kinh nghiệ

m không chỉnh nét b

ằng vòng ch

ỉnh trên

ống kính, mà l

ại di chuy

ểth}n m|y để lấy nét. Ta có thể mua c|c đường ray (một hoặc hai thanh) chuyên dụng và di chuyển máy ảnh trên cácray đó để lấy nét theo kiểu này.Khi chụp cận cảnh mọi chuyển động dù nhỏ nhất cũng bị khuếch đại lên. Cứ thử hình dung bạn đang chụp một mạngnhện trong một buổi ban mai mù sương, những giọt nước đọng trên mạng nhện t ựa như những quả cầu pha lê nhonhỏ vậy. Chỉ một hơi thở nhẹ cũng đủ làm cho cái mạng nhện rung lên, chao đảo đến mức gây mờ trong ảnh. Lúc nàybạn phải cần một chân máy vì cầm máy bằng tay l{m rung th}n m|y hơn nữa, có thể bạn phải đ|nh flash để “đóngbăng” hình ảnh..

Để chụp cận cảnh có 6 c|ch cơ bản sau:- Mua một ống kính cận cảnh chuyên dụng, t ỷ lệ phóng to 1:1.Phương |n tốn kém nhất vì ống kính loại này không hề rẻ, nhưng lại là lựa chọn cho chất lượng t ốt nhất. Ống kính cậ

cảnh có nhiều tiêu cự khác nhau, t ừ 50mm đến 90, hoặc t ừ 100 đến 180mm. Ưu thế của ống kính dài là bạn giữ đượ

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 33/75

khoảng cách nhất định đến đối tượng. Một ống 50 mm khó chụp một con bướm trong t ự nhiên vì bạn phải tiến đếngần con bướm hơn, ống kính 180mm cho phép bạn giữ được khoảng c|ch an to{n để không l{m con bướm bay mấtdĩ nhiên l{ ống 180mm kh| đắt. Tiêu cự 90/100 được coi là phù hợp cả về gi| v{ ưu thế khoảng cách.Dòng EF có 6 ống kính cận cảnh 1:1 là:EF 50mm f2.5 Macro (cho t ỷ lệ 1:2 và cần đến ống nối Life Size Converter EF để đạt 1:1)EF 100mm 2.8 Macro (đ~ ngừng sản xuất)EF 100mm 2.8 Macro USM,Ống kính cao cấp EF 180mm 3.5L Macro USMEF-S 60mm 2.8 macro, chỉ gắn cho thân máy EF-S.Ống kính đặc biệt MP-E 65mm lens

Một ống kính nữa rất được ưa chuộng tuy không phải của Canon là ống Tamron 90mm macro.

- Mua một kính lọc cận cảnh (macro filter).Thiết bị này vặn v{o đầu ống kính như một kính lọc thông thường, nó đóng vai trò như một kính lúp phóng đại. Mứcđộ phóng đại phụ thuộc chiều dày của kính lọc và tiêu cự của ống kính chính. Kính lọc này trong suốt nhưng cải tiếnđược chất lượng ảnh tuỳ vào chất lượng quang học của nó. Do kính nhẹ, cơ động và trong suốt nên cho phép lấy nétt ự động. Thường thì thiết bị này chỉ phù hợp cho người mới chơi ảnh khám phá thế giới của ảnh cận cảnh.

Ta có thể mua kính lọc đơn chứa duy nhất một thấu kính hoặc kính lọc đôi chứa một cặp thấu kính. Kính đôi đắt hơnnhưng chất lượng quang học t ốt hơn. Kính lọc cận cảnh có nhiều loại đường kính khác nhau phù hợp cho nhiều ốngkính kh|c nhau, nhưng đôi khi cũng cần một đoạn nối mới lắp được.Canon có 2 kính lọc đôi 250D v{ 500D, c|i đầu dùng cho ống kính ngắn khoảng 30-135mm, cái sau xài cho ống kính

d{i 70 đến 300mm. Kính lọc kiểu 500 thì không được t ốt lắm vì l{ kính đơn. Bạn cũng có thể dùng kính lọc kiểu nàycủa Nikon (ký hiệu 3T, 4T, 5T và 6T) chất lượng khá cao mà lại rẻ hơn đồ Canon.

- Mua một ống nối dài (ET)Là một ống nhựa rỗng, lắp giữa ống kính và thân máy. Ống n{y tăng khoảng cách giữa ống kính và mặt cảm biến nêngiảm khoảng cách lấy nét của ống kính (nghĩa l{ bạn có thể dí sát ống kính hơn v{o đối tượng để lấy nét). Ống nàykhiến bạn không lấy nét được ở vô cực, nhưng rất t ốt cho việc lấy nét cận cảnh. Ông nối cũng l{m giảm lượng sángvào mặt cảm biến, nhưng không như kính lọc, nó không làm giảm chất lượng ảnh vì nó không chứa thấu kính nào cảĐộ phóng đại thu được phụ thuộc cả chiều dài ống nối và tiêu cự ống kính chính. Một số ống kính, đặc biệt là ống górộng và và các ống chuyên dụng như 15mm 2.8 fisheye, 14mm 2.8L v{ MP-E 65mm 2.8 không tương thích được vớiống nối loại này. Các ống kính EF-S đời mới có thể chỉ lắp được với các ống nối phiên bản II của Canon như ExtensioTubes EF 12 II và EF 25 IIỐng nối của Canon kh| đắt, bộ ba ống nối 12mm, 20mm và 36mm của Kenko rẻ hơn dù chất lượng khá t ốt. Tuy nhiêcác ống nối của Kenko chỉ tương thích ống kính EF, không lắp được cho EF-S.

Các hộp xếp cũng rất đắc dụng khi chụp cận cảnh, chúng chỉ đơn giản là các hộp cấu t ạo xếp lớp, sẽ xẹp xuống khi bạép chúng lại. Hãng Novoflex bán nhiều sản phẩm dạng này cho máy EOS, hoặc ta có thể dùng lại các hộp xếp cho thếhệ ống kính FD trước kia và chế cho vừa các ống EF. Hộp xếp thường dùng kèm các thanh ray để lấy nét chính xáchơn. 

- Đảo ngược ống kính và lắp và thân máyBạn phải dùng vòng chuyển đổi, một đầu lắp được vào ngàm EF của th}n m|y, đầu kia lắp vào vòng ren (dùng cho lắkính lọc) của ống kính. Đ}y l{ thủ thuật rất cổ xưa để chụp cận cảnh.

Vớ

i cácống kính dùng cho EOS, ta không dùng được c|c đầ

u nối điện để

 điề

u khiể

n việc đóng mở

lỗ

sáng nên phả

ikhắc phục bằng c|c c|ch kh|c nhau như: Đặt độ mở ống kính trước theo giá trị mong muốn, ấn nút xem trước chiều sâu ảnh để đóng khẩu lại, gỡ ống kính rađảo đầu và chụp. Thật bất tiện, không thể thay đổi khẩu độ nếu không lắp lại ống kính như cũ. Không dùng ống kínhEF, mọi ống kính 35mm đều có thể lắp theo kiểu này vì suy cho cùng bạn đ}u có dùng ng{m gắn thông thường nữa.Mua một bộ chuyển chuyên dụng của Novoflex, kh| đắt, nhưng có đầy đủ c|c đầu tiếp điện để điều chỉnh lỗ sáng.

- Gắn một ống kính đảo ngược lên một ống kính khác.Thủ thuật cũ rích l{ gắn một ống kính 50mm (ống t ịêu chuẩn) lên một ống kính kh|c nhưng đảo đầu (t ức là gắn đầulắp kính lọc của ống kính 50 v{o đầu lắp kính lọc của ống kính chính nhờ một vòng chuyển đổi). Nếu ống kính ngượlà ống EF thì ta không chỉnh được khẩu độ, nhưng nếu là ống kính cơ ho{n to{n thì vẫn chỉnh được như thường. Mộống kính 50 đảo, lắp lên ống kính 100mm cho t ỷ lệ phóng 2x dù mất khá nhiều lượng sáng.

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 34/75

- Tậu một ống kính Canon MP-E 65mmMột ống kính chuyên dụng rất hiếm gặp chỉ chuyên thiết kế cho ảnh cận cảnh. Nó không dùng được cho các mục đíckh|c như c|c ống kính cận cảnh 1:1 thông thường. Tỷ lệ phóng đại của ống kính n{y lên đến 5:1 thừa sức biến một hình chữ nhật 5x7mm điền đầy cả khung hình phim 35mm.

Xài ống kính này có vài bất tiện: Thứ nhất, nó chỉ dùng được nó cho ảnh “siêu cận cảnh” không thể dùng cho các mụđích kh|c vì nó chỉ lấy nét được ở rất gần. Thứ hai, vấn đề muôn thủa của ảnh cận cảnh- vùng ảnh rõ cực cạn rất khómiêu t ả được hết cả một đối tượng. Thứ ba, hệ thống đo s|ng chỉ làm việc với thân máy dòng EOS 1, mọi thân máykhác chỉ làm việc khi có chế độ đo s|ng flash qua ống kính (TTL) và thứ tư, việc lấy nét qua khung ngắm đôi khikhông đủ chính xác.

V.13. Liệu có thể dùng ống kính Canon 100mm macro để chụp chân dung không? Chắc chắn l{ được. Các ống kính 100mm macro và ống cận cảnh có USM rất t ốt cho chụp chân dung ngoài khả năngchụp cận cảnh. Chỉ có điều, đ}y l{ c|c ống kính cho ảnh rất sắc nét, mà một số người thích ống kính “mềm” hơn chochụp chân dung, nhất là chân dung phụ nữ. Nếu bạn thuộc trường phái này thì có thể lắp thêm một kính lọc tiêu cự mềm cho ống kính.

V.14. Tại sao giờ đây mọi thứ đều làm bằng nhựa, điều gì sẽ xảy ra cho các ống kính bằng kim loại trước kiaRất nhiều ống kính của những thập niên 60 và 70 là những kiện tác thực sự với vỏ ống kính bằng kim loại nguyênkhối, lấy nét cực êm bằng những đường xoắn ốc và vô số các bộ phận chính xác cao. Ngày nay thì nhiều ống kính có bằng nhựa. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: nào là do sự hoạt động của hệ thống lấy nét t ự động, do giánh}n công tăng, do thị trường SLR thu nhỏ, do công nghệ chất dẻo tiến bộ, do mong muốn làm ra những sản phẩm

nhẹ hơn, do vấn đề lợi nhuận…vv v{ vv Chắc chắn hoạt động lấy nét t ự động là nguyên nhân chính. Các ống kính lấy nét t ự động với các truyền động bánhrăng đòi hỏi dung sai lớn hơn, nó cũng không dùng c|c đường xoắn ốc dài vì làm t ốn pin và t ốn thời gian lấy nét hơnCác ống kính lấy nét tay với c|c đường xoắn ốc được chế t ạo với dung sai nhỏ hơn nhiều.Dùng nhiều chất dẻo cũng có những lợi ích nhất định. Chất dẻo co d~n hơn v{ không dễ bị mẻ như kim loại, chúngcũng nhẹ hơn v{ rẻ hơn khi chế t ạo.

Tuy vậy các ống kính kim loại trước đ}y cho ta một cảm giác rất tuyệt về độ chính x|c cao, độ hoàn hảo mà các ốngkính nhựa không thể có. Các ống kính lấy nét t ự động giá trung bình thì khó mà có vỏ bằng kim loại. Tất nhiên, cũngcó nhiều ống kính dòng L có vỏ là kim loại khối và cảm giác rất chính xác khi quay vòng lấy nét. Vì thế nếu bạn phải ra nhiều tiền mới có được một ống kính vỏ kim loại và vẫn lấy nét t ự động được.

Canon đ~ từng dùng ba loại chất dẻo khác nhau cho c|c đời ống kính.

Thế hệ ống kính EF đầu tiên dùng loại nhựa cứng, khá dễ vỡ (t ạm gọi là loại I- tuy không phải là phân hạng chính thcủa Canon). Vật liệu n{y được đúc với bề mặt hơi ram r|p, c|c ống kính đều có c|c đường gờ chạy dọc theo đườngsinh, ngắn lại ở những chỗ bị co nhỏ. Vòng lấy nét và chỉnh tiêu cự thường không được phủ cao su chống trượt.50mm 1.8 mark I là ống kính đặc trưng của thiết kế những năm 80. 

Thế hệ ống kính thứ hai, đặc biệt l{ dòng L m{u đen v{ c|c ống nghiệp dư cao cấp, chế t ạo t ừ loại chất dẻo đen v{ đ{hồi hơn loại I (t ạm gọi là loại II). Các ống kính này có vỏ trơn tru hơn loại I và bề mặt vỏ có xu hướng hơi vuốt nhỏ lạ

chứ không phải hình trụ thuần tuý, vòng lấy nét và chỉnh tiêu cự được tráng lớp cao su. Ống 28-105 3.5-4.5 USM và135mm 2.0L USM l{ c|c đặc trưng cho thiết kế này. Thế hệ ống kính n{y ra đời cuối những năm 90. 

Cuối cùng là thế hệ ống kính phổ thông những năm gần đ}y, chế t ạo hoàn toàn bằng nhựa trơn, nhẹ t ạm gọi là loại IIThế hệ n{y thường có vòng chỉnh tiêu cự bọc lớp cao su to hơn cả mức cần thiết, một số được trang trí bằng vòngcrôm s|ng lo|ng để hấp dẫn người tiêu thụ. Ống EF-S 18-55 3.5-5.6 là thí dụ điển hình.

V.15. Chiều dài tiêu cự là gì? Chiều dài tiêu cự l{ đặc tính quang học cơ bản của mọi ống kính và là yếu t ố quan trọng nhất của mọi nhiếp ảnh gia.Hình dung đơn giản nhất về chiều dài tiêu cự là một trị số, đo bằng mm, biểu thị vùng thu hình mà ống kính có thể thực hiện.Chiều dài tiêu cự của các ống kính SLR t ừ siêu rộng (14mm) đến siêu dài (600 và 1200mm). Vùng thông dụng nhất 

của các ống kính n{y l{ 28 đến 105mm.

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 35/75

Vậy t ại sao lại đo bằng mm? t ại sao không biểu thị luôn bằng góc thu hình của ống kính? Điều này một phần vì thóiquen trong cả lịch sử, phần khác vì thực t ế sử dụng. Định nghĩa về chiều dài tiêu cự đ~ bén rễ sâu trong các tính toánvề quang học- đó chính l{ khoảng cách giữa mặt phẳng hội t ụ v{ điểm t ận cùng phía sau của ống kính khi đang lấy nở vô cực. Khi chuyển sang góc thu hình thì có đôi chút kh|c biệt phụ thuộc vào cỡ phim đang sử dụng vốn khác nhaugiữa các máy ảnh 35mm, máy ảnh APS và các máy số. Trong thực hành, chiều dài tiêu cự là thuộc tính cơ bản nhất cống kính, biểu thị vùng thu nhận ảnh thực t ế phụ thuộc vào cỡ phim sử dụng.

Điều luôn phải ghi nhớ là mọi ví dụ trên đều ám chỉ cho máy ảnh phim 35mm hoặc các máy EOS toàn khung. Nếu bạdùng ống kính 28m trên máy APS hoặc các máy số có cảm biến nhỏ hơn khung phim 35 thì vùng thu hình sẽ nhỏ điđ|ng kể.

Khái niệm về chiều dài tiêu cự cũng được sử dụng cho các máy ảnh khác loại, kể cả trên các máy ảnh khung hình cỡ trung bình. Loại khung hình n{y thường cho một góc thu hình lớn hơn trên m|y phim 35mm với cùng ống kính.

V.16. Thế  nào là độ mở của ống kính? Độ mở của ống kính là thuộc tính quan trọng thứ hai sau chiều dài tiêu cự. Lấy mắt người làm ví dụ. Tròng mắt cómột đồng t ử có thể co d~n để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt tuỳ vào tình trạng ánh sáng t ự nhiên. Lúc trời t ối,đồng t ử mở rộng để cho nhiều |nh s|ng v{o hơn, khi ra ngo{i nắng nó lại co v{o để giảm lượng ánh sáng, tránh làmhỏng mắt. Phần lớn cá ống kính máy ảnh đều có một cơ cấu tương tự đồng t ử của mắt người- một màng chắn bằngkim loại hoặc nhựa có thể điều chỉnh để kiểm so|t lượng |nh s|ng đi qua. Chính c|i lỗ có kích thước thay đổi đượctrên cái màng chắn đó được gọi l{ độ mở của ống kính v{ được biểu thị bằng một giá trị số học ký hiệu là f. Giá trị nàquyết định lượng ánh sáng sẽ được ống kính cho đi qua v{ l{ tỷ số giữa chiều dài tiêu cự v{ đường kính lỗ mở trênmàng chắn.

Ví dụ, ta chỉnh đường kính lỗ mở của ống kính 50mm bằng 6,25mm, ta có khẩu độ f/8 (50/6,25=8). Nói chung, cứ mlần chỉnh tăng hoặc giảm khẩu độ một nấc l{ ta đ~ tăng gấp hai hoặc giảm đi một nửa diện tích của lỗ mở. Vì bản thâkhẩu độ đ~ chứa yếu t ố chiều dài tiêu cự (t ử số) nên mỗi ống kính đều cho một lượng s|ng như nhau đi qua nếu đượđặt ở cùng một giá trị khẩu độ bất kể chiều dài tiêu cự của ống kính là bao nhiêu (t ất nhiên không tính đến sự hao hánh sáng vì phải đi qua nhiều thấu kính).

Dãy khẩu độ thông dụng của ống kính phim 35mm và các máy ảnh số SLR: 1.0 1.4 2 2.8 4 5.6 8 11 16 22 32tuy nhiên phần lớn các ống kính đều không có đủ cả dãy khẩu độ trên.

Mỗi lần chuyển khẩu độ một nấc l{ ta tăng hoặc giảm lượng s|ng đi hai lần đồng thời tăng hoặc giảm diện tích lỗ mởhai lần, chuyển t ừ f/2.8 sang f/4 là giảm lượng s|ng đi hai lần và giảm diện tích lỗ mở hai lần, ta có một dãy số vớicông bội bằng 1,4 (căn bậc hai của 2) mặc dù khi in trên ống kính theo truyền thống người ta chỉ in theo dãy số trên.Ống kính của c|c định dạng phim lớn có thể có giá trị khẩu độ nhỏ hơn nữa như f/64 chẳng hạn.

Dãy số này có vẻ phức t ạp nhưng thật ra kh| đơn giản, chỉ cần nhớ hai số đầu 1.0 v{ 1.4, sau đó nh}n đôi lên, 1.0thành 2; 4; 8 rồi 16; 32 còn 1.4 thành 2.8; 5.6; 11 rồi 22.

Tránh lẫn, số nhỏ (2.8 chẳng hạn) tương ứng với đường kính lỗ sáng lớn, ta có nhiều |nh s|ng hơn (“mở khẩu”), số(f/22) tương ứng với lỗ sáng nhỏ, ta có ít |nh s|ng hơn (“khép khẩu”). Ngo{i việc l{m thay đổi thời chụp, khẩu độ ảnhưởng đến vùng ảnh rõ (DOF).

Chữ f thường được in nghiêng chỉ để cho đẹp, dấu chéo để chỉ phân số, ví dụ: f/4 chỉ độ mở bằng một phần tư chiều

dài tiêu cự

. Chữ

 f thay cho “focal”, “factor” hay “focal length” tuỳ

ý thích củ

a bạ

n.Lưu ý l{ không phải t ất cả các ống kính đều chỉnh khẩu độ bằng lỗ màng chắn. Nhiều ống kính chỉ có một khẩu độ dunhất mà thôi. Các ống kính dạng gương phản chiếu không có lỗ mở nên không chỉnh được khẩu độ, các máy ảnh rẻ tiền- loại dùng một lần- cũng có một giá trị khẩu độ thôi.

V.17. Thế nào là các ống kính nhanh và ống kính chậm? Đ}y chỉ là một thuật ngữ đời thường để chỉ giá trị khẩu độ t ối đa m{ ống kính có thể đạt được. Ống kính chậm có khđộ t ối đa kh| nhỏ, cho ít |nh s|ng đi qua v{ để duy trì thời chụp t ốt ta cần giảm t ốc độ chụp, ống kính nhanh thì tráilại, giá trị khẩu độ t ối đ a khá lớn, cho nhiều |nh s|ng đi qua v{ ta có thể để t ốc độ chụp nhanh.Khẩu độ lớn cho nhiều |nh s|ng đi qua, vì vậy ta thường thích các ống kính nhanh hơn c|c ống kính chậm. Thứ nhất

ống kính nhanh cho phép chụp cả nơi thiếu sáng sử dụng ánh sáng t ự nhiên, không cần ánh sáng nhân t ạo. Thứ hai,

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 36/75

ống kính nhanh nhìn qua khung ngắm dễ hơn vì ra có nhiều |nh s|ng đi qua hơn. 

Một ống kính có khẩu t ối đa l{ f/1.4 l{ một ống kính nhanh, nếu chỉ đạt 5.6 thì khá chậm. Vì khẩu độ có liên quan đếcả chiều dài tiêu cự nên thường khá dễ dàng chế t ạo các ống kính 50 mm nhanh (khẩu t ối đa thường đạt 1.8) nhưngrất khó chế t ạo các ống kính 200 có khẩu t ối đa lớn như trên. 

Nói chung, thiết kế một ống kính nhanh phức t ạp hơn ống kính chậm nên thường đắt hơn. Chế t ạo ống kính nhanh đtiêu cự khó hơn chế t ạo ống kính nhanh một tiêu cự. Ống kính nhanh thường kích cỡ lớn hơn ống kính chậm cùngtiêu cự.

Các ống kính t ự động lấy nét của hệ EOS có mô tơ lấy nét đặt trong ống kính chứ không phải trong thân máy. Một sốống kính lấy nét nhanh hơn c|c ống kính kh|c, tuy nhiên đ}y ho{n to{n l{ kh|i niệm khác, không phải nói đến đặctính quang học đang b{n ở trên.

V.18. Vùng ảnh rõ (depth of field) là gì? Khi lấy nét lên một vật thể n{o đó, vật thể này không phải là thứ duy nhất hiện lên sắc nét. Những vật thể gần hơnhoặc xa hơn vật thể chính n{y cũng có thể hiện nên sắc nét tuy không được như đối tượng chính. Khoảng cách giữac|c đối tượng hiện hình tương đối sắc nét trên t ấm ảnh cuối cùng của bạn được gọi là vùng ảnh rõ. Kiểm soát vùngảnh rõ là một kỹ năng nhiếp ảnh quan trọng có thể t|c động đến sự thu hút của t ấm ảnh cuối cùng.

Bạn đang chụp ch}n dung ai đó ngo{i trời, vị trí này cho một ánh sáng t ự nhiên nhưng bạn khó kiểm soát phần hậucảnh. Nếu bạn đang trong công viên, bạn sẽ không muốn phần hậu cảnh đầy những cành cây loà xoà, hỗn độn. Bạn

muốn vùng ảnh rõ thật cạn và lấy nét vào mắt người mẫu, đó l{ nơi bạn muốn nét nhất. Vùng ảnh cạn sẽ đẩy các càncây ra ngoài vùng lấy nét, bạn sẽ có một hậu cảnh mềm mại, với màu xanh dịu nhẹ.

Nhưng nếu bạn chụp một bông hoa trong t ự nhiên với bầu trời, núi non hấp dẫn, bạn sẽ muốn mọi thứ hiện lên sắcnét, lúc này bạn lại muốn vùng ảnh rõ thật lớn. Có ba yếu t ố giúp ta kiểm soát vùng ảnh rõ:

- Khẩu độ: Là yếu t ố quan trọng điều khiển vùng ảnh rõ, khẩu độ mở lớn cho vùng ảnh rõ cạn v{ ngược lại. Chụp cáiđó khi |nh s|ng yếu, ta mở khẩu hết cỡ (f/1.8 chẳng hạn) để lấy được nhiều ánh sáng, vùng ảnh rõ sẽ ngắn lại và sẽ trở thành vấn đề vì việc lấy nét chính xác sẽ khó khăn hơn. Chụp ngoài trời thì ngược lại, ta hay phải khép khẩu để tránh thừa sáng, vùng ảnh rõ lớn, việc kiểm soát bố cục sẽ khó khăn. 

- Chiều dài tiêu cự: Yếu t ố này t ạo ra nhiều khác biệt. Ống góc rộng, tiêu cự ngắn cho vùng ảnh rõ lớn hơn ống tiêu cd{i. Điều này rất có ích. Ống góc rộng chụp phong cảnh cho vùng ảnh rõ sâu, ống tiêu cự dài chụp chim muông, chovùng ảnh rõ cạn, dễ cô lập đối tượng, t ạo hiệu quả đẹp.

- Khoảng c|ch đến đối tượng: Nếu ta dí s|t đối tượng (như khi chụp cận cảnh), vùng ảnh rõ sẽ ít v{ ngược lại.Thực t ế, bạn phải luôn tính toán cả ba yếu t ố trên để t ạo ra được hiệu quả mong muốn trên t ấm ảnh của mình.Cũng nên biết rằng cỡ phim cũng ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ, phim lớn hoặc trung bình dễ t ạo ra vùng ảnh rõ thật cạn hơn l{ c|c cỡ phim nhỏ. Đ}y l{ lý do khiến các máy ảnh bình dân dạng ngắm-chụp thường cho ảnh có chiều sâulớn. Tuy nhiên làm chủ được t ốt ba yếu t ố trên bạn có thể kiểm soát vùng ảnh rõ mà không cần đổi sang máy ảnhkhác.

Khái niệm về vùng ảnh rõ trên chỉ được diễn giải một cách dễ hiểu, bạn phải làm những phép toán vô cùng phức t ạp

mớ

i có thể

 tính to|n đượ

c thật chính x|c, nhưng nhữ

ng diễ

n giải đơn giản như trên cũng đủ

 để

bạ

n cho ra nhữ

ng bứ

ảnh đẹp.

V.19. Các con số La mã trên thân ống kính biểu thị điều gì? Các nhà sản xuất ống kính Nhật, trong đó có Canon dùng luôn đặc tính quang học để phân biệt các ống kính khác nh(Châu Âu theo truyền thống thường đặt tên theo kiểu của Chiến tranh giữa c|c vì sao để mô t ả thiết kế của các ốngkính như: “Tessar”, “Biogon” hay “Super Angulon”). Thỉnh thoảng một ống kính ra đời với c|c đặc tính cơ bản giốnghệt một ống kính đang lưu h{nh, để phân biệt giữa các ống kính này, Canon dùng một ký t ự La mã bắt đầu bằng II, vvậy bạn không bao giờ có ống kính ký hiệu I, dù đôi khi có người nhắc đến “mark I” để chỉ ống kính đời cũ khi đời mcủa nó ch{o đời. Cách gọi mark II, mark III… cũng kh| phổ biến trong giới chơi đồ ảnh.

Đôi khi c|c ống kính đời mới có những cải tiến hơn ống cũ, cũng có khi lại kém hơn v{ thỉnh thoảng người ta phân

biệt chúng bằng c|c đường vạch dấu. Ví dụ: Ống 50mm 1.8 II kh| hơn đời trước về chất lượng chế t ạo nhưng chất 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 37/75

lượng quang học thì giống hệt, 28-80 3.5-5.6 USM II ho{n to{n kém hơn phiên bản đầu, 28-105 3.5-4.5 và 28-105 3.4.5 II cơ bản giống nhau, khác chút xíu bề ngoài. Các ký hiệu La mã này hoàn toàn chẳng nói lên điều gì về sự khácbiệt chất lượng cả. Canon còn đ|nh số kiểu này cho các loa che ống kính như đ~ nói trên. 

V.20. Sự khác biệt giữa các mô tơ lấy nét (AFD, MM, USM)? Khác với các nhà sản xuất máy ảnh kh|c, Canon đặt mô tơ lấy nét trong các ống kính chứ không phải trong thân máykhi hệ thống EOS ra đời. Điều n{y được cho l{ khôn ngoan vì mô tơ n{y được thiết kế theo t ừng yêu cầu của ống kínMột ống kính dài cần một mô tơ lớn, ống kính nhỏ hơn chỉ cần mô tơ vừa phải mà thôi. Nếu mô tơ n{y lắp trong thâmáy, nó sẽ hoạt động y như nhau cho dù bạn lắp ống kính gì đi nữa.

Canon sử dụng nhiều công nghệ khi chế t ạo c|c mô tơ n{y. Hai dạng sơ khai đầu tiên thì không được ký hiệu trên vỏống kính, muốn biết thì chỉ có cách tra sách mà thôi.

- Mô tơ lấy nét kiểu điện t ừ truyền thống: Loại mô tơ n{y dùng nguyên tắc điện t ừ thông thường để vận hành trụcquay. Các vấu nhỏ v{ c|c b|nh răng biến chuyển động quay thành các chuyển động cần thiết để lấy nét.

- Mô tơ dạng vòng cung (AFD- Arc-form drive): Dùng trên một số ống kính đời cũ, gi| thấp. Thực chất đ}y l{ một môtơ điện nhỏ, đơn giản kèm một bộ truyền lực, khá ồn vì tiếng vo vo của động cơ điện, tiếng nghiến của bánh răng, tốđộ hoạt động không nhanh. Khoảng cách t ừ mô tơ đến các thấu kính lấy nét là không lớn, các ống kính tiêu cự dài vớAFD lấy nét khá chậm.

- Mô tơ siêu nhỏ (micromotor-MM): Dùng trên một số ống kính đời cũ, bình d}n. Giống AFD- nó chậm và ồn, cũng dự

trên một mô tơ điện kèm bộ truyền lực, đôi khi MM còn được dùng với c|c d}y đai bằng cao su.

- Mô tơ siêu thanh (Ultrasonic motor): Không dựa trên nguyên t ắc t ừ tính như c|c mô tơ kh|c, nó sử dụng các daođộng siêu cao t ần để t ạo ra các chuyển động quay. Kết quả là việc lấy nét khá nhanh và êm (t ất nhiên là êm với taingười). Canon chế t ạo hai dạng mô tơ n{y. 

+ Mô tơ siêu thanh dạng vòng (Ring ultrasonic drive-USM): Chính là cái bạn cần, mô tơ n{y có hai vòng kim loại daođộng với t ần số cao. Ống kính có mô tơ n{y lấy nét nhanh v{ êm đồng thời hỗ trợ lấy nét tay toàn phần (full-timemanual- FTM).

+ Mô tơ siêu thanh cực nhỏ (Micromotor ultrasonic drive): Ít ấn tượng hơn, nó l{ một dạng USM thiết kế cho các ốnkính rẻ tiền hơn. Cơ cấu dạng này sử dụng mô tơ siêu thanh nhưng lại vẫn dùng bộ truyền lực b|nh răng, c|c ống kílấy nét êm nhưng không bằng loại vòng, không hỗ trợ FTM.

Tất cả các ống kính có ghi USM đều có mô tơ siêu thanh, nhưng không ph}n biệt được đ}u l{ USM dạng vòng, đ}u l{USM dạng micromotor, muốn biến bạn phải xem kỹ đặc tính của t ừng ống kính. Phần lớn các ống kính không phảidòng L nhưng có USM đều được vạch một đường vàng ở đuôi ống. Tuy thế, một ống kính dòng L đều chỉ có một vạchđỏ cho dù nó có dùng USM hay không.

V.21. Lấy nét tay toàn ph ần là gì (full-time manual- FTM)?Các ống kính Canon EF lấy nét bằng AFD (arc form drives) hoặc MM (micromotor) sử dụng cơ cấu lấy nét đơn giảndựa trên mô tơ điện và truyền lực bằng một h{ng b|nh răng nhỏ bé. Khi chuyển hệ thống này sang điều khiển bằngtay thì sẽ ảnh hưởng đến bộ truyền lực n{y, để lấy nét tay ống kính có một nút chuyển để cắt rời bộ truyền lực này r

khi ta vặ

n vòng lấ

y nét thủ

công. Khiống kính đang ở

chế

 độ

lấ

y nét t ự

 độ

ng bạ

n không thể

lấ

y nét bằ

ng tay.Với hệ thống lấy nét bằng USM thì khác, ta có thể lấy nét tay toàn phần (FTM). Các ống kính này cho phép bạn lấy néthủ công ngay cả khi nút chuyển AF/MF đang ở chế độ t ự động. Đặc tính này rất hưũ ích, ta có thể điều chỉnh, xoayvòng lấy nét ngay mà không cần chuyển chế độ lấy nét bằng nút chuyển. Nhưng có v{i điều cần lưu ý: Dù c|c ống kínđều ghi “USM” nhưng thực ra có đến ba loại USM khác nhau. USM t ốt nhất sử dụng trên các ống kính dòng L và cácống trung cấp là USM dạng vòng, USM này có hai vòng kim loại dao động với t ần số lớn để t ạo ra chuyển động quay.Lấy nét tay toàn phần với các USM này khá dễ dàng- một ly hợp ma s|t đơn giản sẽ cho phép bạn quay cả mô tơ điệnkhi lấy nét tay. Bạn có thể lấy nét bất kỳ lúc nào ngay cả khi máy ảnh t ắt nguồn hoặc ống kính không gắn vào thânmáy.

Dạng USM thứ hai, ra đời trước, lắp cho vài ống kính đời cũ v{ một số ống kính tiêu cự dài. Các ống kính có USM điệ

t ử này chỉ lấy nét tay được khi th}n m|y được cấp nguồn. Khi bạn quay vòng lấy nét, tín hiệu điện được chuyển t ới

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 38/75

mô tơ từ thân máy, thực hiện quá trình lấy nét (gián tiếp), một số ống kính điển hình thuộc nhóm này là:

EF 50mm 1.0 L USMEF 85mm 1.2 L USMEF 85mm 1.2 L USM IIEF 28-80mm 2.8-4 L USMEF 200mm 1.8 L USMEF 300mm 2.8 L USMEF 400mm 2.8 L USMEF 400mm 2.8 L II USM

EF 500mm 4.5 L USMEF 600mm 4 L USMEF 1200mm 5.6 L USM

Dạng USM thứ ba, USM siêu nhỏ,lắp cho các ống kính bình dân không hỗ trợ lấy nét tay toàn phần vì vẫn dùng bộ truyền lực b|nh răng. Nhiều người gọi hệ thống lấy nét này là USM thuần tuý, vì chỉ có mô tơ điện là dạng USM thôi,và ta chỉ t ận dụng được tính chất hoạt động êm của mô tơ. C|c ống kính 50mm 1.4 USM và 28-105 4-5.6 USM đời mlà những ngoại lệ, các ống kính này có các ly hợp trượt cho phép lấy nét tay toàn phần như c|c USM dạng vòng vậy.

Không nên lấy nét bằng tay trong khi mô tơ lấy nét đang hoạt động, ta có thể làm hỏng mô tơ hay l{m nó qu| tải. Cầnchờ khi mô tơ ngừng hoạt động mới chỉnh bằng tay. Việc lấy nét tay cũng phải tr|nh khi để chế độ AI Servo, vì mô tơcó thể được kích hoạt bất kỳ luc nào.

V.22. Liệu các ống kính có USM cho ảnh đẹp hơn ống kính không có USM? Đương nhiên, việc lấy nét nhanh v{ êm hơn cho phép bạn chụp được các t ấm ảnh trong những điều kiện phức t ạphơn, nhưng điều này không liên quan gì t ới chất lượng quang học của ống kính cả. Bạn rất dễ liên tưởng vì USM dạnvòng hay được lắp cho các ống kính cao cấp, hoặc dòng L. Ta chỉ mua được các ống kính Canon bình dân lắp USMdạng siêu nhỏ thôi. Nhưng có rất nhiều ống kính Canon đặc biệt là các ống một tiêu cự đời cũ tuy không có USMnhưng chất lượng quang học của ống rất t ốt.

V.23. Hệ thống ổn định hình ảnh (image stabilization-IS) là gì? Đ}y l{ công nghệ của Canon cho phép ống kính có những điều chỉnh quang học để khắc phục sự rung máy khi ta chụảnh. Việc máy bị rung- có thể do cầm tay không chắn chẳng hạn- gây nên các vết mờ trên t ấm ảnh chụp ở t ốc độ thấIS có thể làm t ấm ảnh sắc nét hơn khi m{ bạn không thể chụp t ốc độ nhanh.

IS là công nghệ khá phức t ạp liên quan đến các cảm biến chuyển động, những bộ vi xử lý v{ c|c mô tơ dịch chuyểnthấu kính. Vì thế các ống kính có IS thường có gi| kh| cao. Nhưng đổi lại nó rất thuận tiện- khi cầm máy bằng tay bạcó thể chụp chậm đi một đến hai nấc so với ống kính không có IS.

Tuy nhiên, IS không hề làm t ăng gi| trị độ mở t ối đa của ống kính, ống kính có độ mở t ối đa l{ 3.5 khi lắp IS vẫn giữ nguyên giá trị 3.5. IS chỉ cho phép bạn chụp chậm hơn khi cầm máy bằng cách bù trừ độ rung của thân máy. Vùng ảnrõ sẽ lớn hơn, v{ điều này có lợi hay không còn tuỳ vào mục đích tấm ảnh của bạn.

IS cũng có những nhược điểm so với các ống kính nhanh: Các thế hệ IS đầu tiên hoạt động không t ốt lắm khi gắn málên ch}n đỡ, IS của các ống kính phổ thông hoạt động cũng không được t ốt như IS của ống kính chuyên nghiệp khi ta

chụp lia m|y. IS cũng không giúp đượ

c gì nếu đối tượ

ng chụ

p chuyển độ

ng vì nó chỉ

bù trừ

cho thân máy thôi. ISkhông giúp “bắt chết” đối tượng chụp v{ đôi khi nó còn b|o hại vì cho phép ta chụp ở những t ốc độ thấp so với ốngkính nhanh. Một số người thấy hoa mắt khi nhìn qua khung ngắm của ống kính có IS đang hoạt động, v{ đương nhiêIS ngốn thêm năng lượng của pin. Cuối cùng, c|c th}n m|y EOS phim trước đ}y không ho{n to{n tương thích với ốnkính IS, thậm chí còn đôi chút bất tiện, ví như khung ngắm rung lên mỗi khi nhấn nút chụp (nhưng hiện tượng nàykhông ảnh hưởng đến chất lượng ảnh).Bên cạnh c|c nhược điểm, IS còn có rất nhiều ưu điểm, nhất là với các ống kính tiêu cự dài.

Canon l{ h~ng đầu tiên áp dụng công nghệ ổn định hình ảnh lên các ống kính SLR, mặc dù Nikon mới l{ h~ng đầu têutrong lĩnh vực này khi phát triển máy ngắm chụp dùng ống kính có ổn định hình ảnh (máy Zoom-Touch 105 VR) nă1994. Ngày nay, Nikon bán nhiều ống kính rời có VR (vibration reduction- giảm rung) chỉ khác là nhắm vào thị trường cao cấp nhiều hơn, trong khi Canon b|n ống kính IS cho cả thị trường cao cấp và phổ thông. Sigma cũng có c

ống kính có đặc tính này, Panasonic thì phát triển hệ thống Mega Optical Image Stabilizer (Mega OIS) cũng l{ chức

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 39/75

năng giảm rung. Minolta thì phát triển công nghệ chống rung gọi l{ Super SteadyShot nhưng lắp trong thân máy thavì trong ống kính, lúc này hệ thống hoạt động với mọi ống kính lắp được cho th}n m|y, nhưng lại không chuyên biệtcho t ừng dải tiêu cự khác nhau.

V.24. Dữ liệu về khoảng cách là gì, ống kính nào hỗ trợ? Nhiều ống kính EF có thể gửi các dữ liệu về khoảng cách cho thân máy, ví dụ bạn đang lấy nét v{o đối tượng cách 4mthì ống kính sẽ gửi một khoảng cách xấp xỉ t ới thân máy.

Canon bán các ống kính này t ừ những năm 1990, đến năm 2004 thì ngừng do sự xuất hiện của hệ thống đo s|ng flasE-TTL II. Trong tình huống cụ thể, E-TTL II có khả năng lấy được các dữ liệu về khoảng cách nhờ việc tính toán bằng

đèn flash. 

V.25. Thế nào là các ph ần t ử của ống kính ?Thuật ngữ này dễ gây nhầm lẫn. Từ “ống kính” để chỉ cả một cơ cấu gồm các thấu kính được t ạo dáng (có thể hìnhdung chúng như một cái kính lúp vậy) và phần vỏ ngoài hình trụ chứa các thấu kính này.

Một phần t ử của ống kính chỉ một thấu kính đơn lẻ bằng thuỷ tinh hay bằng các tinh thể. Các ống kính máy ảnh thờinay chứa ít nhất 4 phần t ử như thế, thường được chia thành t ừng nhóm một. Bạn có thể nghe nói một ống kính nàođó có 18 phần t ử chia thành 15 nhóm.

Thiết kế lên một ống kính rất phức t ạp và số lượng các phần t ử cũng như c|c nhóm không biểu thị chất lượng hìnhảnh. Một ống kính đơn giản với ít phần t ử có thể cho ảnh đẹp hơn c|c ống kính phức t ạp khác, vì nó ít gây loé (hiện

tượng ánh sáng phản xạ giữa các phần t ử ống kính). Tuy nhiên, các ống kính góc rộng và tiêu cự d{i đòi hỏi nhiềuphần t ử hơn để tinh chỉnh đường đi của ánh sáng, khắc phục các hiện tượng quang sai.

V.26. Lớp phủ của ống kính là gì? Một cánh cửa sổ kính vừa cho |nh s|ng đi qua vừa phản xạ lại một phần. Ống kính máy ảnh cũng bị hiện tượng này.Những phản xạ không mong muốn trong ống kính gây nên hiện tượng loé- hoặc ảnh mất độ tương phản hoặc t ạo rac|c đốm sáng rực. Hãng ống kính Đức Carl Zeiss là hãng phát minh ra công nghệ phủ ống kính t ừ giữa những năm1930, lớp phủ này là các lớp tráng trong suốt rất mỏng trên bề mặt các thấu kính nhằm hạn chế hiện tượng phản xạtrong lòng ống kính. Tất cả các ống kính tân kỳ ngày nay, kể cả ống EF của Canon đều được tráng nhiều lớp như vậyđể chống phản xạ. Canon còn đưa ra công nghệ gọi là SSC (Super Spectral Coating).

Phân biệt các thấu kính được phủ này rất dễ, một thấu kính không được phủ phản xạ nhiều ánh sáng, ánh sáng trắnsau phản xạ vẫn trắng, các thấu kính được phủ thì phản xạ ít hơn, |nh s|ng trắng phản xạ lại có màu xanh lục, hồnghoặc đỏ. Mầu phản xạ này do tính hấp thụ ánh sáng của lớp hoá chất phủ không ảnh hưởng đến màu sắc của t ấm ảncuối cùng.

Nhưng c|c thấu kính được phủ có hai nhược điểm: thứ nhất, nó phải được giữ sạch t ối đa mọi lúc, dầu và các chất bcó thể làm hỏng lớp phủ, vết vân tay in rất rõ trên các thấu kính có lớp phủ này. Thứ hai, các lớp phủ đôi khi rất dễ vvà dễ bị xước, khi mang chúng đi đ}u hoặc khi lau phải vô cùng cẩn thận.

V.27. Quang sai là gì? Các thấu kính của một ống kính máy ảnh truyền thống gần giống như một hình cắt ngang một khối cầu lớn vậy, cả hmặt đều bị uốn cong. C|c tia s|ng đi gần ngoài rìa của thấu kính hội t ụ t ại vị trí khác so với vị trí hội t ụ của các tia sáđi gầ

n tâm thấ

u kính. Hiện tượ

ng này khiế

n việ

c lấy nét đôi khi không chuẩ

n và gây ra các vấn đề

về

quang họ

c khácnữa. Các thấu kính hình cầu có bề mặt cong (như con ngươi vậy) l{ để giảm thiểu hiện tượng n{y nhưng bề mặt phimvà các cảm biến ảnh lại luôn phẳng, dẹt.

Một cách khắc phục l{ người ta thêm vào một thấu kính riêng chỉ để uốn nắn c|c tia s|ng theo đường đi x|c định.Cách khác là chế t ạo các thấu kính không theo tiết diện hình cầu truyền thống, nói c|ch kh|c, độ cong của mặt thấukính l{ thay đổi t ừ ngoài vào tâm. Những thấu kính quang sai này khiến việc chế t ạo ống kính đơn giản đi v{ tạo ra cbức ảnh sắc nét hơn, c|c thấu kính n{y cũng khắc phục rất t ốt hiện tượng méo hình trong các ống kính góc rộng.

Có ba c|ch để chế t ạo các thấu kính quang sai này, xa xỉ nhất là nghiền thuỷ tinh ra để t ạo hình, cách này khó thựchiện vì rất khó đạt được độ chính xác cần thiết, chỉ có vài ba ống kính dòng L mới có các thấu kính sản xuất theo kiểnày. Cách khác dùng thấu kính đúc, |p dụng trên nhiều ống kính phổ thông của Canon. Cách rẻ nhất là gắn thêm mộ

phần nhựa trong lên bề mặt của một thấu kính chỏm cầu bình thường để t ạo hình, các thấu kính dạng này gọi là các

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 40/75

thấu kính tái t ạo, rất phổ biến trên các máy ngắm-chụp.

Một số nhà sản xuất, đặc biệt là Sigma, dùng thuật ngữ “aspherical” hay “ASPH” in lên th}n ống kính để khuếchtrương c|c thấu kính này. Các nhà sản xuất kh|c như Canon không ghi gì trên ống kính dù bên trong có chứa các thấkính dạng này. Cần nhớ rằng các ống kính có thấu kính này không phải bao giờ cũng tốt hơn c|c ống kính không có.

V.28. Thuỷ tinh tán xạ thấp là gì? Thuỷ tinh tán xạ thấp và những biến thể của nó như: UD (ultra-low dispersion) và ED (extra-low dispersion) lànhững loại thuỷ tinh quang học rất đắt tiền giúp giảm sự viền màu và các hiện tượng quang học khác trên ống kính,nhất là các ống kính tiêu cự dài.

Tán xạ là hiện tượng nhìn thấy sắc màu cầu vồng qua một lăng kính do |nh s|ng trắng bị khuyếch tán thành quangphổ m{u theo c|c bước sóng khác nhau. Thuỷ tinh tán xạ thấp không làm ánh sáng trắng bị tán xạ nhiều như thuỷ tinh thường nên ít cần đến các giải pháp khác khắc phục hiện tượng này.

V.29. Fluorite là gì? Xét về kỹ thuật, fluo- canxi không phải là thuỷ tinh. Nó là một dạng tinh thể nhân t ạo do Canon sản xuất v{ được dùntrong nhiều ống kính dòng L thay cho các thấu kính tán xạ thấp. Đ}y l{ một vật liệu đắt tiền và rất hiệu quả để giảmthiểu hiện tượng quang sai, đặc biệt trên các ống kính tiêu cự dài.

V.30. Nhiễu xạ quang học (diffractive optics-DO) là gì? Các ống kính DO có các thấu kính đặc biệt chỉ do Canon cung cấp. Những thấu kính này, với nhiều lớp nhiễu xạ, gần

như l{ c|c thấu kính phẳng với những đường khắc axit rất chính x|c bên trong. Nó được chế t ạo dựa trên nguyên t ắnhiễu xạ của quang học chứ không phải dựa trên hiện tượng phản xạ như thấu kính thường.Ưu điểm của thấu kính DO này là t ối giảm hiện tượng tán sắc, vốn rất nghiêm trọng đối với các ống kính tiêu cự dài.Thấu kính DO nhẹ hơn so với các thấu kính tinh thể fluo hay các thấu kính tán xạ thấp khác, giúp làm giảm chiều dàivà trọng lượng của các ống kính tiêu cự dài.

Không may là các thấu kính DO rất đắt và thỉnh thoảng bị hiện tượng loé. Các ống kính DO của Canon thường dùngcho giới chuyên nghiệp, không lắp cho cả dòng L v{ thường được đ|nh dấu bằng một vạch xanh lục nhạt.V.31. Thế nào là lấy nét trong?

Nhiều ống kính dài ra hay ngắn lại mỗi khi ta điều chỉnh lấy nét, các ống kính này có hai ống lồng vào nhau, chúng dchuyển tương đối với nhau mỗi khi ta quay vòng lấy nét. Thiết kế này ít t ốn tiền, báo hại ở chỗ mỗi khi nó kéo dài rahay co ngắn lại nó dễ hút không khí và kéo cả bụi vào ống. Sau nhiều năm sử dụng lượng bụi hẳn là khá lớn.

Nhiều ống kính Canon dùng nguyên t ắc lấy nét sau (rear focussing-RF) hoặc lấy nét trong (internal focussing-IF). Cáống kính lấy nét sau khi chỉnh nét, thấu kính sau cùng của ống kính sẽ dịch chuyển ra sau hoặc ra trước. Ống kính lấnét trong thì khi lấy nét một số thấu kính sẽ dịch chuyển ngay trong lòng ống. Cả hai trường hợp trên chiều dài ốngkính không thay đổi vì các chuyển động diễn ra trong lòng ống.Ưu điểm khác của việc lấy nét sau và lấy nét trong l{ đầu ống kính không bị quay khi lấy nét nên không ảnh hưởngđến các kính lọc phân cực hay kính lọc cản quang.

V.32. Bokeh là gì? Thuật ngữ mượn của tiếng Nhật, phát âm t ựa bo-ké theo kiểu Pháp, hay bow-kay theo kiểu Anh. Về cơ bản bokeh

phát triể

n t ừ

tiế

ng Nhậ

t chỉ

sự

lu mờ

, vốn dùng để

ám chỉ

chất lượ

ng vùngả

nh ngoài tiêu cự

. Bokeh t ố

t t ứ

c là vùngnày phải mượt, mềm, bokeh xấu t ức l{ vùng n{y hơi lổn nhổn- có thể do các lùm, bụi cây, có thể do c|c đốm sáng.

Bokeh rất quan trọng trong ảnh chân dung, ta luôn muốn vùng hậu cảnh nằm ngoài tiêu cự phải mượt mà, không bịrối loạn, nếu nó sắc nét hoặc có nhiều hoạ tiết thì không ổn lắm. Các ống kính gương phản chiếu có tiếng là cho bokexấu bởi vô số các hình tròn lổn nhổn ở vùng ngoài tiêu cự.

Bokeh đôi khi không có chữ H ở cuối, tuy nó hay được cho thêm v{o để nhắc nhở rằng đ}y l{ một chữ có hai âm tiết(phát âm kiểu Anh)

HẾT 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 41/75

VI. phụ lục 

Cấu t ạo củaống kính máy dSLR 

Cấu t ạo của ống kính máy dSLR? 

Ống kính thường có 3 cái vòng trên thân: vòng zoom, vòng lấy nét và vòng khẩu độ. Tất nhiên ống prime (tiêu cự cố

định) không thể có vòng zoom được. Các ống dòng EF của Canon đều không có vòng khẩu độ. Các ống của Nikon có hiệu G cũng đều ko có. Việc chỉnh khẩu độ trong các ống n{y được thực hiện bằng điện t ử trên th}n m|y, đa phần là

như vậy!

Về cấu t ạo vòng tiêu cự, các ống kính cao cấp thường có vòng lấy nét nằm gần hướng người chụp, hiển thị thông số 

tiêu cự để lấy nét, rất tiện lợi khi bạn điều chỉnh

Đ}y l{ cấu t ạo của ống kính Nikon AF-S 18-200mm f/3.5-5.6G ED VR

Trong khi đó, ống kính Canon loại thường EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 II lại có vòng lấy nét nằm ở bên ngo{i, hơi bất tiệ

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 42/75

 

Tại sao máy ảnh của tôi lại không kèm theo một ống kính? Nó chẳng tiện hơn sao? 

Không, đ}y thực sự là một điểm lợi. 

Thứ nhất, các máy ảnh thay thế được ống kính cho phép bạn gắn bất kỳ ống kính nào bạn cần. Không như c|

máy du lịch đơn giản với ống kính không thể tháo rời bạn không bị hạn chế bởi nhà sản xuất thân máy. 

Thứ hai, mỗi người đều có nhu cầu và ngân sách khác nhau bởi vậy thông thường mong muốn không dừng l

ở một ống kính, bạn có thể chọn các ống kính phù hợp với mình. Thứ ba, điều gì xảy ra khi bạn mua một máy ảnh

khác? Bạn sẽ có hai ống kính giống hệt nhau.Canon bán nhiều máy ảnh EOS kèm theo ống kính. Những ống kính này gọi là ống kính bộ, nhưng thẳng thắn mà nói

không phải t ất cả chúng đều là các ống kính chất lượng cao. Thường thường, bạn thích mua thân máy phù hợp với

mình và tìm những ống kính t ốt gắn lên nó.

Canon bị phàn nàn nhiều về ống kính 18-55mm f/3.5-5.6 II đi kèm theo m|y 350D, 400D, 30D, 40D cho chất lượng

không cao. Tuy nhiên, với mức độ chụp bình thường thì chất lượng vẫn ở mức chấp nhận được. 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 43/75

 

Ống prime Canon EF 35mm f/1.4 L USM

Ống kính góc rộng (wide) và ống kính góc hẹp (tele) 

Bạn đang cố chụp một số người bạn nhưng bạn không thể đưa tất cả mọi người vào trong ảnh. Bạn bước lùi lại phía

sau nhưng có một bức tường, một v|ch đ| hoặc c|i gì đó khiến bạn không thể l{m được điều này, vì vậy bạn phải bả

mọi người xích lại gần nhau hơn. Hoặc bạn nhìn thấy một con chim ở phía xa, bạn vồ lấy máy ảnh và bạn sẽ có một 

bức ảnh bầu trời với một đốm tí xíu vô vọng ở giữa khung ảnh.

Trong mỗi trường hợp trên, trường nhìn t ạo ra bởi ống kính không phù hợp với chủ đề của bạn. Trường hợp thứ 

nhất, ống kính của bạn không đủ “rộng” để lấy toàn cảnh v{ trong trường hợp thứ hai ống kính của bạn không đủ 

“d{i”. Có ba loại ống kính chính được ph}n chia theo “lượng cảnh vật” m{ chúng thu được, v{ trường nhìn của mỗi

loại được x|c định bởi một đặc tính quang học gọi là chiều dài tiêu cự của ống kính.

Một ống kính được gọi là normal nếu trường nhìn tương tự như trường nhìn của mắt người. Thông thường, một ốn

kính normal trên máy phim 35 mm có chiều dài tiêu cự là 50 mm hoặc tương đương. Ống kính normal phù hợp để 

chụp gần nhưng không tiến được quá gần v{o đối tượng, như khi chụp một ảnh bán thân trong một căn phòng bình

thường.

Một ống kính góc rộng có thể t ạo được một vùng cảnh vật lớn hơn. Điều n{y có hai điểm lợi- thứ nhất bạn có thể có

một vùng phong cảnh rộng lớn và thứ hai là bạn chụp được một khu vực rộng hơn trong một căn phòng bình thườn

Nếu bạn chụp một nhóm bạn bè trong một bữa tiệc t ối bạn sẽ cần một ống kính góc rộng trừ khi bạn có thể lùi ra xa

để chụp được t ất cả mọi người. Trên máy ảnh 35 mm, ống kính góc rộng có chiều dài tiêu cự là 35 mm hoặc nhỏ hơn

Nhìn qua một ống kính tiêu cự dài (tele) t ựa như nhìn qua một kính viễn vọng vậy, nó làm hẹp góc nhìn v{ l{m đối

tượng có cảm tưởng gần lại hơn trong thực t ế. Một ống kính tiêu cự dài có chiều dài tiêu cự khoảng 70 mm trên máy

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 44/75

ảnh phim 35 mm.

Đ}y chỉ là sự phân loại chung chung, t ất nhiên có rất nhiều chủng loại ống kính trong mỗi nhóm trên. Chẳng hạn, bạ

có thể có một ống kính 28mm, là ống góc rộng vừa phải không đắt tiền, hoặc bạn có thể có ống kính 14 mm rất đắt c

thể chụp cả một vùng cảnh lớn, rất t ốt khi mô t ả bầu trời rộng lớn. Tương tự bạn có thể gắn ống kính 85 mm lên má

ảnh để chụp chân dung, hoặc bạn có thể bán ôtô của mình đi để t ậu một ống kính 600 mm mà muốn mang đi đ}u bạ

phải có cả một va li to đùng nhưng cho phép bạn chụp khuôn mặt của một chú chim t ừ khoảng cách xa lắc.

Ống kính thay đổi tiêu cự (zoon lens) và ống kính tiêu cự cố định (prime lens) 

Ống kính một tiêu cự (prime lens) là ống kính m{ trường nhìn (và chiều dài tiêu cự) không thể điều chỉnh được, chỉ

có một c|ch để chụp được nhiều hay ít đối tượng là bạn phải tiến lại gần hay lùi xa khỏi vật chụp (đôi khi gọi là zoom

bằng chân, dù kỹ thuật này không t ạo ra hiệu quả giống hệt như khi thay đổi chiều dài tiêu cự) hoặc phải mang theo

rất nhiều ống kính với các chiều dài tiêu cự kh|c nhau để thay thế chúng tuỳ tình huống chụp. 

D: Ố ng Canon EF-S 50mm f/1.8 

Một ống kính đa tiêu cự là ống kính mà trường nhìn có thể thay đổi. Chẳng hạn nếu bạn không thể chụp hết nhóm b

của mình, bạn chỉ cần xoay vòng zoom trên ống kính cho đến khi đạt được yêu cầu, hoặc khi con chim ở quá xa bạn

thể quay ngược lại để kéo nó lại gần hơn. 

D: Ố ng Canon EF-S 17-85mm f/4.5-6 IS USM  

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 45/75

 

Cho đến cuối những năm 1980, ống kính một tiêu cự vẫn l{ loại được b|n chủ yếu bởi vì từ khía cạnh quang học việchế tạo ống kính một tiêu cự chất lượng cao chụp được những bức ảnh sắc nét vẫn rẻ hơn nhiều so với chế tạo một 

ống kính đa tiêu cự loại thường thường. Nhưng ống kính một tiêu cự rõ r{ng l{ bất tiện vì bạn sẽ phải đi tới đi lui kh

chụp hình. Cuối những năm 80, ống kính đa tiêu cự c{ng ng{y c{ng thông dụng hơn. Giờ đ}y rất khó tìm c|c ống kín

một tiêu cự gi| thấp vì mọi người đều thích ống kính đa tiêu cự hơn. Trong khi ống kính một tiêu cực hiện nay được

ph|t triển với khẩu độ rất lớn (từ 1.8 trở lên). Lấy VD ống kính Canon EF 85mm f/1.2 L USM có gi| 2000 USD. 

Vậy tại sao bạn vẫn muốn ống kính một tiêu cự ? Do ống kính một tiêu cự dễ sản xuất  hơn v{ có ít nhóm thấu kính

hơn nên ống kính một tiêu cự thường cho một bức ảnh sắc nét hơn phần lớn c|c ống kính đa tiêu cự. Hoặc nếu bạn

muốn có nhiều |nh s|ng hơn qua ống kính để có thể chụp ngay tại c|c vị trí thiếu s|ng thì ống kính một tiêu cự sẽ ph

hợp hơn vì rất khó sản xuất ống kính đa tiêu cự thoả m~n yêu cầu n{y, nếu có thì gi| cũng không rẻ v{ nhỏ gọn. Một

số nhiếp ảnh gia nhiều tuổi, khó tính cho rằng sử dụng ống kính một tiêu cự rất quan trọng đối với c|c nhiếp ảnh gia

trẻ tuổi vì buộc họ phải học về chiều d{i tiêu cự v{ luật phối cảnh. 

Bạn luôn muốn có một ống kính nhỏ, nhẹ, đa tiêu cự, thu nhận được nhiều |nh s|ng, tạo ra một bức ảnh tương phản

tốt, không bị biến dạng v{ phải rẻ, nhưng đ|ng buồn l{ trong thực tế không thể có một ống kính như vậy. 

Phần lớn d}n nghiệp dư chọn sự linh hoạt của c|c ống kính đa tiêu cự gi| vừa phải chấp nhận chất lượng ảnh trung

bình, nhiều người chơi ảnh nghiệp dư khó tính hơn chọn chất lượng ảnh cao hơn v{ chấp nhận c|c bất tiện của ống

kính một tiêu cự, d}n chuyên nghiệp thường tậu c|c ống kính đa tiêu cự chất lượng cao, khẩu độ lớnh, nặng h{ng tấ

v{ trị gi| cả một gia t{i. 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 46/75

Một SốThuật NgữMáy Ảnh K ỹThuật Số 

 AE lock (Automatic Exposure lock): 

 AF lock (Auto Focus lock):

 AF assist Lamp (Auto focus assist lamp):

hơn 

-

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 47/75

 

-

 Aperture priority:

 Auto Bracketing Exposure:

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 48/75

Trong 3

Barrel Distortion 

CCD/CMOS sensor 

-

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 49/75

 

Chromatic Aberrations (purple fringing) 

DOF (Depth of field):

o

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 50/75

hơn. 

-

-

Effective Pixels:

quang đi

Exposure:

posure control)

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 51/75

-

-

-

-

Full Manual 

Shutter Priority:

nh

Storage card:

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 52/75

PCMCIA PC Card  

-

Compact Flash Type I  

36.0 x 3.3 mm

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 53/75

 

SmartMedia 

SmartMedia

 Sony MemoryStick  

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 54/75

128 MB.

card..

Types of metering:

- ulti-segment metering): 

- ưu tiên trung tâm (Center -weighted):

- metering):

TIFF (Tagged Image File Format) 

c

-

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 55/75

 

i).

Electronic Viewfinder (LCD Viewfinder):

TTL Optical Viewfinder  

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 56/75

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 57/75

Cơbản vềthông sốmáy DSLR 

Exposure (sự phơi sáng) 

Bản chất của chụp ảnh l{ sự phơi s|ng. M|y ảnh l{ một hộp tối. Khi bấm nút chụp ảnh, một c|nh cửa được mở ra cho

|nh s|ng bên ngo{i đi v{o qua ống kính. \nh s|ng t|c dụng v{o film (hay sensor đối với m|y digital _ từ sau đ}y tôi

chỉ nói đến film) để tạo ra hình ảnh. Một bức ảnh ta có thể tạm chia l{m hai phần : độ s|ng v{ sự c}n đối |nh s|ng. 

Ta h~y hình dung film l{ một vật thu s|ng. V{ độ s|ng của bức ảnh quyết định bởi lượng |nh s|ng m{ film thu được.Khi lượng |nh s|ng v{o qu| nhiều thì ảnh sẽ trắng xóa còn không đủ thì ảnh sẽ bị tối. Một bức ảnh có độ s|ng đúng

với đối tượng được chụp gọi l{ đúng s|ng.Ngo{i yếu tố độ s|ng ra, sự c}n đối |nh s|ng kh|c nhau sẽ tạo ra những bứ

ảnh ho{n to{n kh|c nhau với cùng một độ s|ng. 

Lượng |nh s|ng film thu được gọi l{ Ev ( Expoure value) 

Yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh 

 Apeture (Độ mở ống kính) 

Độ mở ống kính l{ phần điều chỉnh cường độ |nh s|ng đi qua ống kính. Chúng ta có thể hiểu phần n{y như l{ khả

năng cho |nh s|ng đi qua của ống kính. Cấu tạo bộ phận n{y bao gồm những l| mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng hìn

tròn có thể điều chỉnh được. Tương ứng với c|c độ mở ống kính ta có d~y trị số tiêu chuẩn 1 , 1.4 , 2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 ,

11 , 16 , 32 … c|c trị số n{y gọi l{ F-stop hay Khẩu độ. Tại mỗi F-stop ta có đường kính lỗ mở d tương đương f/1, f/1

, f/2 f/2.8 … v{ f chính l{ độ d{i tiêu cự ống kính. Như vậy ta có thể thấy Khẩu độ c{ng lớn thì đường kính d c{ng nhỏ

v{ |nh s|ng đi qua ống kính c{ng ít. V{ thêm một điều nữa l{ cùng một đường kính lỗ mở d nếu độ d{i tiêu cự ống

kính càng d{i thì khẩu độ c{ng lớn. 

* C|c bạn thường hay thắc mắc tại sao d~y trị số F-stop không phải l{ 1 ,2 ,3… m{ l{ d~y bội số của căn bậc hai của 2

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 58/75

Trong kỹ thuật chụp ảnh, người ta chọn tiêu chuẩn điều chỉnh độ s|ng với một khoảng c|ch l{ gấp đôi. Bạn có thể

hiểu l{ khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ có nghĩa l{ lượng |nh s|ng thu được sẽ tăng gấp hai lần. Muốn như

thế diện tích lỗ mở phải tăng gấp đôi tương đương với đường kính tăng lên 1.4 lần. Đó l{ lý do tại sao ta có d~y trị số

trên.

Shutter Speed (Thời chụp hay tốc độ) 

Ngo{i việc điều chỉnh cường độ |nh s|ng đi qua ống kính ta còn có thể điều chỉnh thời gian cho |nh s|ng đi v{o để

thay đổi độ s|ng của ảnh chụp. Yếu tố n{y gọi l{ thời chụp hay tốc độ chụp. Đơn vị tính l{ gi}y. Thời gian n{y chính l{ thời gian m{n trập trong m|y mở ra để cho |nh s|ng đi v{o. Thời gian n{y c{ng l}u (tốc độ

chậm) thì lượng |nh s|ng đi v{o c{ng nhiều v{ ngược lại, thời gian n{y c{ng ngắn (tốc độ nhanh) thì lượng s|ng đi

v{o sẽ ít đi. 

Cũng như phần độ mở ống kính, theo tiêu chuẩn thì khi tăng một nấc thời gian chụp thì lượng |nh s|ng đi v{o gấp

đôi. Tốc độ chụp nhanh hơn 1s có 1/2 , 1/4 , ….1/125, 1/250….Còn l}u hơn 1s l{ 2, 4, 8 , 16s….  

Ngo{i ra còn có ký hiệu B : m{n chập mở cho đến khi buông tay bấm nút chụp. 

Ký hiệu T : m{n chập mở cho đến khi bấm nút chụp lần nữa. 

Film speed (độ nhạy s|ng của film) 

Yếu tố n{y thể hiện khả năng hấp thụ |nh s|ng của film.Có nhiều loại film kh|c nhau. Tuy nhiên hiện thông dụng nhấ

vẫn l{ film m{u }m bản .loại film n{y dễ chụp hơn so với c|c loại kh|c nên thích hợp cho c|c bạn mới bắt đầu. Trên

mỗi cuộn Film bạn sẽ thấy ghi độ nhạy s|ng l{ 50 , 100 hay 200 ASA… Film 100ASA tốc độ thu s|ng gấp đôi so với

50ASA v{ bằng một nửa so với 200ASA. Film có độ nhạy s|ng c{ng cao thì hình ảnh c{ng độ mịn hạt c{ng kém 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 59/75

Exposure Value (Ev)

Trong nhiếp ảnh, sự kết hợp của độ mở ống kính v{ tốc độ chụp cho ta một đại lượng đặc trưng gọi l{ Exposure

value (Ev). Ev 0 l{ khi ta đặt khẩu độ l{ 1 ở tốc độ chụp l{ 1 gi}y. Ev được tính bằng kết hợp hai h{m logarit của gi| t

độ mở ống kính (Apeture value) v{ gi| trị của thời chụp (Time Value).

EV = Av + Tv

Gọi N l{ trị số khẩu độ ( f -number) ta có Apeture value :

Nếu t l{ thời chụp tính bằng gi}y ta có Time Value: 

C|c công thức trên chỉ để tham khảo. Trong thực tế thì bạn chỉ cần hiểu l{ với khi bạn mở ống kính thêm một khẩu đ

thì thời gian chụp phải giảm đi một nửa (hay ngược lại) thì Ev không thay đổi. C|c bạn cần lưu ý một điểm m{ c|c bạ

mới chụp hay nhầm lẫn l{ mở ống kính thêm một khẩu nghĩa l{ giảm f -number một stop. Ví dụ như từ f/8 về f/5.6 . 

\nh s|ng t|c động v{o film còn phụ thuộc v{o độ nhạy s|ng của film. Độ nhạy s|ng của film thì đơn giản như khẩu đ

hay tốc độ chụp l{ tăng gấp đôi thì lượng s|ng v{o sẽ tăng gấp đôi. Film 100asa thì gấp đôi 50asa, 200asa thì gấp đô

film 100asa… Tùy thuộc v{o điều kiện chụp kh|c nhau sẽ có những chọn lựa kh|c nhau .Tuy nhiên để đơn giản thì c

bạn mới chụp nên căn cứ v{o mức chuẩn 100asa. 

Quay lại độ s|ng của hình chụp, đó l{ kết quả của việc dựa v{o |nh s|ng của chủ đề, độ nhạy s|ng của film, khẩu độ v

tốc độ chụp. Độ nhạy s|ng của film thì tất nhiên l{ c{ng thấp thì hình ảnh c{ng mịn. Nhưng không phải điều kiện n{o

cũng có thể chọn lựa film có độ nhạy thấp được. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề n{y trong b{i nói về film. Còn b}y gi

để đơn giản thì h~y chọn film 100asa v{ quan t}m đến khẩu độ v{ tốc độ. 

Dưới đ}y l{ bảng gi| trị Ev để c|c bạn tham khảo: 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 60/75

 

Trong bảng trên, c|c gi| trị Ev giống nhau sẽ nằm trên một đường chéo từ góc dưới bên tr|i sang góc trên bên phải.

Ngay tại một Ev n{o đó trong bảng, dóng thẳng sang bên tr|i v{ thẳng lên phía trên bạn sẽ tìm được một cặp Khẩu đ

v{ tốc độ tương ứng. Nhìn trong bảng bạn sẽ thấy có nhiều cặp khẩu độ kh|c nhau cho cùng một Ev. Như vậy khi chọ

khẩu độ v{ tốc độ kh|c nhau thì hình ảnh sẽ kh|c nhau như thế n{o? Phần tiếp theo tôi sẽ trình b{y về c|c yếu tố liê

quan khi bạn chọn khẩu độ v{ tốc độ để có được bức ảnh như ý. 

Depth Of Field ( DOF) 

Một thực tế l{ khi bạn chụp một bức ảnh, độ rõ nét không xuyên xuốt. Khi bạn canh nét v{o chủ đề thì trước v{ sau

chủ đề sẽ có khoảng không rõ nét. Khoảng c|ch m{ ảnh còn rõ nét trước v{ sau điểm lấy nét (tạm) gọi l{ độ s}u

trường ảnh v{ thường gọi tắt l{ DOF. 

Khoảng rõ nét do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến. Tuy nhiên yếu tố đầu tiên có thể nói l{ độ mở ống kính.  

C|c bạn có thể xem hình minh họa sau đ}y. 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 61/75

 

Điểm lấy nét trong tất cả c|c hình l{ điểm giữa khoảng 3 – 4 inch. Số 3 v{ 4 rõ nét trong tất cả c|c hình. C|c điểm còn

lại rõ nét dần khi độ mở ống kính khóa nhỏ lại. Đến đ}y c|c bạn có thể hiểu rằng khi ống kính khép nhỏ lại thì khoản

rõ nét c{ng thu hẹp lại. 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 62/75

Giải thích một chút về khoảng rõ nét. C|c bạn xem hình bên dưới. 

Chủ đề l{ điểm m{u v{ng v{ cũng l{ điểm lấy nét. Vì lấy nét v{o chủ đề nên hiển nhiên c|c tia s|ng từ chủ đề qua ống

kính sẽ hội tụ trên film. C|c điểm kh|c có cùng khoảng c|ch với chủ đề đều hiện rõ trên film. B}y giờ h~y xem điểm

m{u trắng xa hơn chủ đề. Điểm ảnh rõ của điểm trắng sẽ nằm ở phía trước film v{ ảnh của nó in trên film sẽ l{ vòng

tròn m{u trắng. Khoảng trắng đó gọi l{ Circle of Confusion ( CoC ). Vấn đề đặt ra ở đ}y l{ l{m c|ch n{o để thu hẹp vòng tròn lờ mờ đó để ảnh rõ nét hơn. Trong hình minh họa dưới đ}y

bạn thấy từ một điểm sẽ có một chùm tia s|ng đi qua ống kính v{ tạo ảnh trên mặt phẳng film. Khi khóa bớt cửa điề

s|ng lại nghĩa l{ một số tia s|ng bị chặn lại ( phần m{u xanh nhạt). Do đó phạm vi của CoC cũng được thu hẹp lại v{

hình ảnh trở nên sắc nét hơn. 

Hyperfocal

Khi bạn lấy nét v{o điểm xa vô cực thì hình ảnh sẽ rõ nét từ vô cực cho đến một khoảnhg c|ch n{o đó trước ống kính

Khoảng c|ch không rõ nét trước ống kính khi bạn lấy nét ở vô cực gọi l{ Hyperfocal. 

Sau khi x|c định được khoảng hyperfocal bạn lấy nét lại v{o khoảng c|ch đó. Lúc n{y độ s}u trường ảnh DOF sẽ bắt

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 63/75

đầu từ giữa khoảng hyperfocal đến vô cực. Thực tế đ}y l{ DOF lớn nhất m{ bạn có thể đạt được. Tuy nhiên bạn phải

lưu ý rằng khoảng c|ch hyperfocal n{y không cố định m{ phụ thuộc v{o khẩu độ ống kính. Ở mỗi F-stop thì khoảng

c|ch hyperfocal đều kh|c nhau. 

Như vậy trong trường hợp chụp hình cần lấy dof thật rộng, hình rõ nét trong phạm vi lớn nhất thì bạn sẽ lấy nét v{o

khoảng c|ch hyperfocal kết hợp với đóng nhỏ độ mở ống kính 

(Bài viết của asahinguye

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 64/75

Ống kính cho dòng máy Canon EOS 

Canon dùng hệ thống ống kính mang tên EF 

Kể t ừ khi giới thiệu máy ảnh EOS năm 1987 đến năm 2003, Canon đ~ tiêu chuẩn hoá các ngàm lắp ống kính cho t ất

các máy ảnh SLR đó l{ ng{m lắp ống kính EF (ngàm lắp ống kính lấy nét điện t ử). 

Máy ảnh số EOS rất đắt tiền nên bạn không nên chỉ chú tâm tìm những ống kính rẻ nhất có thể như ống EF thông

thường. Nếu bạn đ~ bỏ ra rất nhiều tiền để mua thân máy thì việc mua một ống kính rẻ tiền l{ điều không kinh t ế ch

n{o, điều này chẳng khác gì bạn bỏ ra cả đống tiền để mua một dàn CD và âm ly chất lượng cao để rồi cắm vào chún

một cặp loa đồ chơi vậy, chất lượng âm thanh cuối cùng thật khập khiễng với cặp loa n{y cũng như chất lượng ảnh

thật khập khiễng với các ống kính rẻ tiền. Nên tránh mua các ống kính thuộc loại “qu| rẻ”, trừ khi bạn muốn chụp

chữa cháy, chất lượng ảnh t ạm và lấy nét chậm.

Do vấn đề về hệ số thu nhỏ (crop factor), việc lựa chọn ống kính cho máy KTS giống hệt cho máy phim. Bạn chụp loạ

ảnh nào? Bạn có cần ống kính góc rộng chụp phong cảnh không? hay cần ống kính đa tiêu cự t ốc độ lấy nét nhanh ch

chụp thể thao? Một ống kính đa tiêu cự ngắn v{ nét để chụp chân dung? Bạn sẵn sàng mang theo mình bao nhiêu kg

khi chụp ảnh?...

Khác biệt l ớn đố i v ớ i các máy ảnh KTS là hệ số thu nhỏ hay còn gọi là hệ số nhân chiều dài tiêu cự (crop factor), tr ừ má

EOS 1Ds, 1Ds mark II, 1D(s) Mark III và 5D có cảm biế n ảnh Full-Frame v ới kích thướ c bằng khung hình của phim 35 

mm. phần l ớ n các máy KTS khác có cảm biế n ảnh nhỏ hơn khung hình phim 35 mm. Nế u máy ảnh của bạn có hệ số thu

nhỏ là 1,6x thì có nghĩa là ố ng kính 50 mm l ắ p trên máy này sẽ có hiệu quả  y như ố ng kính 80 mm v ậ y (=50x1.6), chiều

dài tiêu cự  không đổi nhưng hiệu quả t ạo ra thì thay đổ i. 

Điều này t ạo ra hai lợi thế, bạn có thể sử dụng ống kính 50mm rẻ tiền để sử dụng chụp chân dung và bạn có thể gắn

một ống kính đa tiêu cự vào máy và nó sẽ có hiệu quả như một ống kính có chiều dài tiêu cự lớn hơn. Tất nhiên sẽ có

điểm thiệt thòi, bạn phải sử dụng ống kính góc rộng hơn để chụp một t ấm hình có góc nhìn tương đương khi chụp

bằng m|y phim, điều này thực sự là vấn đề nan giải đối với nhiều người, chính vì lý do này bạn cần các ống kính góc

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 65/75

rộng hơn so với ống kính của máy phim, nếu bạn dùng ống kính 28-105mm trên máy phim thì bạn phải sử dụng ống

kính 24-85mm trên m|y KTS để cho hiệu quả tương đương. 

Ống EF-S 

Năm 2003, Canon giới thiệu một máy ảnh số mới, chiếc EOS 300D (EOS Digiatal Rebel) sử dụng ngàm lắp ống kính

mới được gọi là EF-S. Tất cả các máy EOS t ầm thấp và t ầm trung được sản xuất t ừ đó đều tương thích với cả EF và E

S, nhưng không một máy phim và máy dùng c ảm bi ế n APS-H nào tương thích vớ i EF-S . Bạn phải luôn nhớ rằng

thân máy ảnh số với ngàm EF-S đều tương thích với t ất cả các ống kính EF thông dụng, tuy nhiên một ống kính EF-S

thì chỉ tương thích với các thân máy có ngàm EF-S.

Thân máy EF-S có hộp gương nhỏ khoảng 2/3 so với các máy ảnh EOS khác (hệ số thu nhỏ 1,6x) vì chúng sử dụng

cảm biến ảnh nhỏ hơn khung phim 35mm. C|c m|y ảnh này và các máy ảnh APS đều được gọi là máy ảnh khung hìn

nhỏ (subframe), máy phim 35 mm và máy KTS dùng khung hình tương đương phim 35mm gọi là các máy ảnh khun

hình tiêu chuẩn (full frame) 

Kích thước của các cảm biến 

Máy ảnh EF-S hỗ trợ cho các ống kính với khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (shorter) so với ống kính EF, đ}y l{ lý d

vì sao có ký hiệu “S” – các ống kính EF-S có khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (tức là phần sau của ống kính có thể 

dịch lại gần mặt cảm biến hơn vì gương lật có kích thước nhỏ hơn). Đặc điểm này khiến Canon có thể sản xuất các ố

kính góc rộng rẻ hơn thích hợp với c|c định dạng ảnh nhỏ của máy ảnh khung hình nhỏ vì rất khó chế t ạo các ống

kính góc rộng mà khoảng cách tiêu cự phía sau lớn.

Canon sản xuất vô số ống kính EF-S, t ừ các ống kính bộ rẻ tiền đến các ống kính chất lượng cao với cơ cấu ổn định

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 66/75

hình ảnh, cả những ống kính cận cảnh 60mm với ngàm dạng EF-S. Ống kính siêu rộng EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM

(tương đương ống kính 16-35mm trên máy khung hình tiêu chuẩn) rất có giá trị cũng như EF-S 17-55mm 2.8 IS USM

một ống kính cỡ L thực sự chỉ khác chất lượng sản xuất và tên tuổi. Một điều lưu ý, dòng ống kính cao cấp L của

Canon không sử dụng máy ảnh số có ngàm (mount) EF-S nên khi đ~ đầu tư dòng m|y chuyên nghiệp (5D, 1D) th

buộc bạn phải mua ống EF truyền thống hoặc dòng L (dòng L thì vô cùng mắc). 

Bạn có thể phân biệt ống kính L bằng cách nhìn được viền màu đỏ và chữ L cùng màu sau thông số của khẩu độ. V

là ống 85mm f/1.2 L USM. 

Vấn đề băn khoăn chính của ống kính EF-S là giá trị của nó trong tương lai, hiện t ại cảm biến ảnh khổ rộng tương

đương phim 35mm rất đắt tiền nên nhiều máy ảnh sử dụng cỡ cảm biến nhỏ hơn, nhưng trong tương lai khi gi|

thành sản xuất giảm xuống, số phận của EF-S sẽ ra sao? Bao giờ điều này mới xảy ra và liệu bạn có thể khai thác triệ

để sự đầu tư của mình với ống kính EF-S trước khi nó diễn ra không? (Theo nhi ều ngườ i, c ảm bi ế n c ỡ nhỏ v ẫn còn

chỗ  đứ ng vì các lý do: máy full- frame kích thướ c l ớ n và nặng, ố ng kính L mắc, các phụ ki ện khác cũng có giá

không r ẻ ). 

Những máy ảnh nào có thể sử dụng ống kính EF-S?

Bất kỳ máy ảnh EOS nào có một chấm đỏ trên ngàm gắn ống kính đều có thể sử dụng ống kính EF, các máy có cả chấ

đỏ và một hình vuông trắng đều dùng được cho cả hai loại ống kính EF và EF-S. 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 67/75

 

Các dòng máy cỡ nhỏ như EOS 400D đều có thể sử dụng cả hai loại ống kính EF-S và EF dễ dàng nhờ có cả chấm đỏ

một hình vuông trắng. 

Những câu hỏi xung quanh chiều dài tiêu cự của ống kính EF và EF-S có thể làm bạn vô cùng bối rối nếu bạn l{ ngườmới bắt đầu, nhưng chỉ cần nhớ một điều quan trọng rằng dù sử dụng ống kính n{o đi nữa thì bất kỳ những gì bạnnhìn thấy qua ống ngắm chính là những thứ lưu lại trên t ấm ảnh của bạn (what you see is what you get!). Chỉ có mộvấn đề nên lưu t}m l{ hệ số thu nhỏ khi bạn muốn so sánh góc thu hình của một ống kính EF trên máy ảnh khunghình tiêu chuẩn so với khi lắp trên máy ảnh khung hình nhỏ (hoặc so với một ống kính EF-S trên máy ảnh khung hìnnhỏ).

Ống kính EF-S và máy ảnh phim (EF tiêu chuẩn) Không có máy phim 35mm nào sử dụng khung hình nhỏ hơn 36x24 mm, bởi vậy không có máy ảnh 35mm nào hỗ trống kính EF-S. Ngay cả nếu gương lật không chạm v{o đuôi ống kính thì hình ảnh sẽ bị mờ bên rìa vì ống kính EF-Skhông thể t ạo ra vòng tròn ảnh lớn đủ cho khung hình của phim 35mm. Về mặt lý thuyết, Canon có thể sản xuất máyảnh APS hỗ trợ ống kính EF-S vì đ}y cũng l{ m|y ảnh sử dụng khung hình nhỏ nhưng thực t ế thì không vì máy ảnhAPS hầu như không sử dụng trong thương mại nữa. Tất cả các máy ảnh có ngàm EF-S đều là các máy ảnh số.

Đẽo gọt ống kính EF-S Vì ống kính EF-S không được thiết kế cho máy chỉ dùng EF, nếu ta cố tình (v{ dũng cảm!) cắt ngắn nó đi hoặc tháophần đuôi ra, nó cũng lắp vừa cho mọi máy ảnh EOS, nhưng với c|c th}n m|y có kích thước hộp gương lật tiêu chuẩthì khi chụp, gương lật sẽ va chạm với phần đuôi ống kính. Chính vì điều này, ống kính EF-S chỉ làm việc được trên cm|y EOS đời cũ như D30, D60 v{ 10D, nhưng ngay cả như vậy cũng vấn có vấn đề phát sinh. Chẳng hạn, ống kính EFS 10-22mm ở góc nhìn rộng nhất sẽ va v{o gương của thân máy không hỗ trợ EF-S, kể cả khi hộp gương nhỏ (vì vậyEF-S dù đ~ “chặt” bớt vẫn không thể dùng trên máy hệ số thu nhỏ 1.3x như 1D chẳng hạn).

Các dòng máy tương thích với ống kính EF-S Dòng Entry: Canon EOS 300D (Rebel), 350D (Rebel XT), 400D (Rebel XTi), 450D (Rebel XSi)Dòng semi-pro: Canon 10D, 20D, 30D, 40D

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 68/75

 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 69/75

Neutral Density Filters ( Kính lọc ND) 

T|c dụng của kính lọc ND l{ l{m giảm cường độ |nh s|ng đi v{o ống kính. Sau khi gắn kính lọc ND, nếu giữ nguyên đ

mở ống kính thì tốc độ chụp sẽ chậm lại, nếu giữ nguyên tốc độ chụp thì ống kính phải mở rộng hơn. C|c bạn có thể

xem bảng dưới đ}y. 

Đường m{u đỏ thể hiện một lượng |nh s|ng thu được (EV) trên đường đó với c|c cặp tốc độ v{ khẩu độ để có một 

lượng s|ng thu được giống nhau. Sau khi gắn kính lọc ND thì đường đó b}y giờ l{ đường đứt nét. V{ trên đó l{ hai v

dụ về giữ nguyên tốc độ v{ giữ nguyên độ mở ống kính sau khi gắn ND. 

Trên kính lọc ND có c|c c|ch ghi thông số kh|c nhau. Ở đ}y tôi đưa ra hai dạng thường gặp 

Dạng thứ nhất l{ theo độ đậm của kính(density) v{ dưới đ}y l{ bảng thể hiện sự giảm khẩu độ tương ứng (Reductio

by f-stops).

Ví dụ như h~ng Tiffen hay B&W có filter ND loại 0.3, 0.6 v{ 0.9 để giảm s|ng 1, 2 v{ 3 f -stop.

Còn h~ng Hoya hay Nikkon thì dùng thông số 2,4 hay 8 để giảm 1 , 2 hay 3 f -stop… 

Tất cả c|c kính lọc ND đều lọc ở dạng thang độ x|m (gray) không m{u. C|c loại kính lọc ND chỉ kh|c nhau về độ đậm

nhạt để giảm s|ng nhiều hay ít. Trong hình dưới đ}y l{ hai kính lọc ND4 v{ ND8 của Nikon. C|c bạn có thể dễ d{ng

nhận thấy bóng của c|i ND8 thì đậm hơn ND4. 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 70/75

 

Ví dụ |p dụng kính lọc ND 

*Dùng để giảm tốc độ chụp 

Trong nhiều trường hợp chụp cảnh động chúng ta phải chụp với tốc độ m{n chập chậm hơn bình thường để tạo hiệu

quả chuyển động trên hình ảnh ( motion blur). Ảnh minh họa dưới đ}y chụp ở chế độ Av ( tốc độ chụp tự động). Chọ

khẩu độ ở f2.8 (tốc độ chụp chậm nhất) m{ hình ảnh vẫn còn bị bắt đứng do |nh s|ng qu| mạnh. Để tốc độ chụp có

thể chậm hơn ta dùng đến kính lọc ND. So với không dùng kính lọc ND thì dùng kính lọc ND4 có tốc độ chụp bằng 1/

v{ kính lọc ND8 có tốc độ chụp bằng 1/8. 

Một đặc điểm nữa của kính lọc ND l{ bạn có thể ghép nhiều kính chồng lên nhau. Ví dụ kính ND4 + ND8 sẽ giảmcường độ |nh s|ng 2+3= 5 f -stop

*Dùng để tăng độ mở ống kính. 

T|c dụng chính của kính lọc ND l{ l{m giảm cường độ |nh s|ng đi v{o ống kính.V{ điều n{y có thể giúp chúng ta mở

rộng ống kính với cùng mộ tốc độ chụp như nhau. Có nghĩa l{ bạn sẽ thay đổi được khoảng c|ch của vùng ảnh rõ

(DOF). Trong c|c hình minh họa dưới đ}y dược chụp ở chế độ Tv, tốc độ chụp l{ 30. Hình đầu tiên bên tr|i không

dùng kính lọc nên hiệu quả xóa phông chưa cao. Hai hình bên phải dùng thêm kính lọc ND4 v{ ND8 nên độ mở ống

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 71/75

kính tăng 2 v{ 3 f -stop. Kết quả l{ khoảng ảnh rõ thu hẹp lại v{ chủ đề nổi bật hơn trên phông nền bị xóa mờ. Trong

trường hợp |nh s|ng qu| gắt cũng có thể dùng hai kính lọc ND ghép với nhau để ống kính có thể mở rộng hơn. 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 72/75

Các chế độchụp căn bản 

Trên m|y SLR hiện nay đều được hỗ trợ bằng c|c thiết bị điện tử. Thông thường trên c|c m|y sẽ có 4 chế độ căn bản

sau đ}y: 

1.Manual: (Thủ công) 

C|c thông số chụp khẩu độ v{ tốc độ sẽ chọn ho{n to{n bằng thủ công. Đôi khi bạn cố ý muốn chụp một bức ảnh với

c|c thông số kh|c biệt dạng như dư s|ng overexposure hay thiếu s|ng (underexoposure) … bạn sẽ phải chọn chế độ

chụp n{y. Ký hiệu trên m|y: M 

2.Progaram: (Tự động hoàn toàn) 

Hai thông số t ốc độ và khẩu độ sẽ do máy hoàn toàn t ự chọn. Công việc còn lại của bạn là lấy nét và chụp. Ký hiệu tr

máy: P

3.Aperture-Priority ( Chọn khẩu độ _ Tốc độ chụp t ự động) 

Chế độ n{y người chụp sẽ chọn khẩu độ và t ốc độ chụp sẽ do máy t ự động đưa ra. Chế độ n{y thường được chọn để 

kiểm soát vùng ảnh rõ DOF. Tuy nhiên cần lưu ý khi |nh s|ng thiếu việc chọn độ mở ống kính bé có thể làm t ốc độ 

chụp giảm thấp khiến ảnh bị run tay. Ký hiệu trên máy A hay Av

4.Shutter speed- Priority ( Chọn t ốc độ chụp _ Khẩu độ do máy t ự chọn) 

Chế độ n{y người chụp sẽ chọn trước t ốc độ chụp, máy sẽ t ự động chọn khẩu độ tương ứng. Chế độ n{y thường đượ

chọn khi chụp ảnh động nhằm kiểm soát hiệu quả t ạo động trên ảnh. Ký hiệu trên máy S hay Tv

Trên đ}y l{ c|c chế độ căn bản. Các nhà sản xuất còn thiết kế các chế độ t ự động kh|c như chụp thể thao, chụp phon

cảnh, chụp ch}n dung… thì c|c bạn sẽ xem trong hướng dẫn đi kèm theo m|y.

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 73/75

TỐC ĐỘ(SHUTTER SPEED) 

TỐC ĐỘ (SHUTTER SPEED) 

Tốc độ ở đ}y l{ tốc độ màn chập. Màn chập mở ra, đóng lại để tiếp nhận |nh s|ng đi v{o. Rõ r{ng l{ m{n chập mở 

c{ng l}u, lượng |nh s|ng đi v{o c{ng nhiều

Như trong tấm hình trên bạn có thể thấy t ốc độ t|c động thế n{o đến t ấm ảnh của bạn. Ở t ốc độ 1/500 giây, các cánh

quạt bị "bắt dính" và ở t ốc độ 1/30 giây, bạn không thể thấy rõ vì cánh quạt bị chao mờ.

HÃY NHỚ VỀ CÁI BẬP BÊNH: KHI TỐC ĐỘ MÀN CHẬP CÀNG NHANH - SHUTTER SPEED(1/500, 1/1000, 1/2000,

1/4000...) THÌ TRỊ SỐ KHẨU ĐỘ- APETURE PHẢI GIẢM XUỐNG (F/8, F/5.6, F/4, F/2.8...) V[ NGƯỢC LẠI ĐỂ BẠN CÓ

1 TẤM HÌNH ĐÚNG S\NG 

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮ A KH ẨU ĐỘ (APETURE) VÀ TỐC ĐỘ MÀN CH ẬP (SHUTTER SPEED) 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 74/75

Bây giờ h~y nhìn v{o sơ đồ trên, một số trị số về khẩu độ, t ốc độ được liệt kê ở 2 cột. Có 1 khái niệm được nêu là

Depth of Field (DOF) l{ trường ảnh hay độ nét sâu.

DOF- Depth of field : Trường ảnh hay l{ độ nét sâu được quyết định bởi việc hiệu chỉnh (hay kiểm soát) khẩu độ. V

trị số khẩu độ càng nhỏ (khẩu độ mở càng lớn) thì trường ảnh càng cạn, trị số khẩu độ càng lớn (khẩu mở càng nhỏ)

thì trường ảnh c{ng s}u. Như ở ví dụ trong t ấm hình trên đ}y, trị số khẩu độ rất lớn (khẩu độ mở hẹp, chỉ cho một 

lượng nhỏ |nh s|ng đi v{o m|y ảnh) cho ta trường ảnh s}u hơn. 

Trong mỗi khoảnh khắc bấm máy, một lượng |nh s|ng CHÍNH X\C được yêu cầu để có một t ấm ảnh đúng s|ng.

TRong ví dụ này, một trị số khẩu độ lớn (khẩu độ khép nhỏ) đòi hỏi t ốc độ phải l}u, cho phép lượng |nh s|ng ĐỦ đi

v{o để cho 1 t ấm ảnh đúng s|ng (hay nói chính x|c hơn l{ phơi-sáng-đúng Proper Exposure). Ví dụ trên đ}y rất thíc

hợp cho những ảnh chụp Macro vì đòi hỏi nét s}u. Lưu ý l{ không chỉ cách trên (trị số khẩu lớn) là duy nhất để cho

đúng s|ng. Trị số khẩu độ nhỏ (khẩu độ mở to) + trị số t ốc độ lớn (t ốc độ nhanh) cũng cho tấm ảnh đúng s|ng như

thường như ví dụ tiếp theo dưới đ}y 

BÙ TRỪ ĐỘ PHƠI SÁNG(EXPOSURE VALUE COMPENSATION) 

8/14/2019 Lens hay Thế giới của ống kính

http://slidepdf.com/reader/full/lens-hay-the-gioi-cua-ong-kinh 75/75

 

Đa phần các máy ảnh đời mới hiện nay đều có nút bù trừ độ phơi s|ng (+-EV) giúp bạn có t ấm ảnh phơi s|ng theo ýthích của mình. Muốn ảnh t ối hơn thì c|c bạn trừ, s|ng hơn thì cộng vào. Đó chỉ là nguyên lý, còn lúc nào trừ, lúc nào

cộng, cộng bao nhiêu, trừ bao nhiêu thì như đ~ nói, học lên lớp trên sẽ rõ. "

ISO- Độ nhạy sáng 

Độ nhạy sáng của phim và của máy ảnh số 

Với máy chụp phim, nên nhớ rằng quyết định sử dụng phim nào là quan trọng. Phim được xếp theo trị số ISO (độ 

nhạy sáng). Khi ISO 100 thích hợp chụp ngoại cảnh có ánh sáng t ốt thì ISO400 thì t ốt cho chụp trong nhà và một số 

mục đích kh|c khi chụp ngoài trời, và ISO800 và ISO1600 lại thích hợp trong điều kiện ánh sáng yếu (low-light).

Nhiều máy số hiện nay có thể hiệu chỉnh trị số ISO. C|c m|y Nikon thường có trị số ISO thấp nhất l{ 200 đến cao nhấ

l{ 1600 (nhưng c|c bạn quên việc sử dụng trị số ISO trên 800 của Nikon đi vì bức ảnh của bạn sẽ bị rất nhiều nhiễu

(noise), ngoại trừ D2X (ISO100-3200) (D2X sử dụng sensor CMOS nên ít noise, rất mịn màng ở ISO 1600. Các máy k

của Canon xử lý noise cực t ốt do dùng công nghệ CMOS t ừ lâu.

Nguyên lý bập bênh của khẩu độ- t ốc độ vẫn y nguyên trong trường hợp hiệu chỉnh ISO, chỉ khác là ở một dải khác

như trong hình minh họa ở trên.