le postmoderniste n4

52
le postmoderniste n°4 - 05/2013 Teen Witch la mode pour les nouveaux ‘club kids’? Le Pont Dragon de Danang Saigon Outcast plein de hipsters le nouvel album de Justin Timberlake

Upload: le-postmoderniste

Post on 22-Mar-2016

224 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

Số thứ 4 của ấn phẩm 'le postmoderniste' Tháng 05/2013

TRANSCRIPT

Page 1: le postmoderniste n4

le postmodernisten°4 - 05/2013

Teen Witchla mode pour les nouveaux ‘club kids’?

Le Pont Dragon de Danang

Saigon Outcastplein de hipsters

le nouvel album de

Justin Timberlake

Page 2: le postmoderniste n4

Sau thành công có chừng mực của ba số đầu, le postmoderniste quyết định giới thiệu một cách thân mật hơn về các cá nhân trong ban biên tập và cộng tác viên. Đầu tiên, le postmoderniste là một đồ án đầy tham vọng của le cerveau droit (não phải), người sáng tạo, tổng biên tập, thiết kế đồ họa và người viết chính của ấn phẩm cho đến nay. le cerveau droit là một kiến trúc sư trẻ làm việc tại Sài Gòn với một niềm đam mê cho các ngành nghệ thuật như điện ảnh, âm nhạc, văn học, kiến trúc và các trải nghiệm văn hóa như thời trang và ẩm thực. le cerveau droit được đào tạo tại Bắc Mỹ và đã trải nghiệm cuộc sống tại nhiều nước châu Âu, châu Phi cũng như Việt Nam. Sau khi trở về quê hương và nhận thấy sự thờ ơ của công chúng đối với nghệ thuật trong khi các nghệ sĩ chân chính vẫn không nhận được được sự nâng đỡ đúng mực của giới truyền thông, le cerveau droit đã sáng lập le postmoderniste với mong muốn hỗ trợ phổ biến nghệ thuật như một thú vui lẫn niềm đam mê nghiêm túc ở Việt Nam, bắt đầu từ Sài Gòn.

Trong số các cộng tác viên, nổi bất nhất là biên tập viên An Du – một giảng viên đại học với sự am tường về Việt Ngữ và Hoa Ngữ. Bên cạnh đó còn có một nhóm kiến trúc sư trẻ với những ý tưởng thiết kế điên rồ để phát triển đô thị Sài Gòn và một số nhà hỗ trợ về tư tưởng đang học tập và làm việc ở nước ngoài. Tất cả đều tự nguyện đóng góp cho le postmoderniste. Ấn phẩm này được phát hành miễn phí để đến được với mọi độc giả đam mê nghệ thuật trong xã hội như sinh viên, nghệ sĩ và trí thức trẻ. Số thứ tư này, ban biên tập xin giới thiệu một số tác phẩm mới nhất trong các lĩnh vực âm nhạc, thời trang và kiến trúc cùng với một vài địa điểm giao lưu lý tưởng trong thành phố.

_le cerveau droit

note de la rédaction

Page 3: le postmoderniste n4

sommaire

la musique

l’architecture

la mode

les lieux

Justin Timberlake, The 20/20 ExperienceWoodkid, The Golden AgeYouth Lagoon, Wondrous BughouseJames Blake, OvergrownAtOmega, Đất Mẹ

Café XưởngSaigon Outcast

Zain Curtis, Teen Witch

Nieto Sobejano Arquitectos, Contempory Art Center, CórdobaRobert A. M. Stern, George W. Bush Presidential CenterThe Louis Berger Group + Ammann & Whitney, Le Pont DragonLes autres beaux ponts du monde

Page 4: le postmoderniste n4

Zain Curtis, Teen Witch

la mode

Giữa thế giới tràn ngập định kiến và những chuẩn mực bảo thủ về cái đẹp, Zain Curtis (Chicago, US) không chỉ cho thấy lòng dũng cảm, tài sáng tạo và tính hài hước của mình qua một phong cách tưởng như thật quái dị. Ngoài công việc chính là DJ tại các vũ trường, Curtis còn thiết kế đồ họa, thời trang, blog và tạp chí. Phong cách xuyên suốt trong mọi tác phẩm của anh được lấy cảm hứng từ văn hóa pop của những năm 1990. Màu sắc chói lóa, trang trí diêm dúa, ngôn ngữ thiết kế bất thống nhất, kết hợp các yếu tố trái nghịch, và tái tạo một cách khoa trương những sản phẩm pop thịnh hành vào những năm cuối thiên niên kỷ trước là những đặc điểm thường thấy trong thiết kế của anh. Nhìn Curtis, chúng ta thấy thấp thoáng bóng dáng các nghệ sĩ nhạc pop một thời như Backstreet Boys, ‘N Sync, Spice Girl, Destiny’s Child, Aqua, vân vân.

la mode pour les nouveaux ‘Club Kids’?

par le cerveau droit

Page 5: le postmoderniste n4
Page 6: le postmoderniste n4
Page 7: le postmoderniste n4

Teen Witch không chỉ là một đồ án nghệ thuật mà còn là sự tổng hợp tài năng đa diện của Curtis vào thành thương hiệu của riêng anh. Nói đến Teen Witch là nói

đến Curtis, mặc dù cái tên được lấy từ một bộ phim cùng tên năm 1989. Đây là một bộ phim rất tệ hại về phong cách lẫn nội dung và doanh thu. Phim dành cho tuổi

teen với sở thích âm nhạc và thời trang sành điệu nhưng lại quá sến và không hợp thời. Sau đó, phim dần được đón nhận qua DVD như một bộ phim hài, hài vì sự thái

quá vô lý của nó. Vì thế, Teen Witch của Curtis là một cái nhìn châm biếm của thời trang tuổi teen, rất diêm dúa nhưng lại dễ lỗi thời.

Page 8: le postmoderniste n4

Trang mạng chính thức của Teen Witch là teenwitchfanclub.com, thật ra là một trang blog trên tumblr, mạng blog phát triển nhanh nhất hiện nay. Nếu như bạn là người quen thuộc với tumblr, bạn sẽ biết ngay Curtis không phải là kẻ điên loạn nhất hay sáng tạo nhất trên đó. Trào lưu tái chế thời trang những năm 1990 là một trong những trào lưu thịnh hành nhất hiện nay trong giới nghệ sĩ và quái nhân trên tumblr. Ngoài Curtis, bạn trai anh và các đồng nghiệp khác ở Chicago, trào lưu này còn được cổ xúy mạnh mẽ trong giới từ Los Angeles đến London đến Paris đến Sydney. Đó không phải là một trào lưu nghiêm túc, cũng chẳng phải một trò cười, mà là cả hai.

Page 9: le postmoderniste n4
Page 10: le postmoderniste n4
Page 11: le postmoderniste n4

Teen Witch không chỉ dừng lại ở việc nhái lại thời trang những năm 90 mà còn liều lĩnh tích hợp ngôn ngữ đơn giản của thiết kế hiện đại và phối hợp màu sắc rất hài hòa. Vì thế, cái xấu và lỗi thời trở thành cái đẹp và thậm chí đi trước thời đại. Không phải ai cũng có con mắt tinh tế như Curtis để phát hiện ra điều đó. Nhiều nhà phê bình so sánh Teen Witch với nhóm ăn chơi thác loạn The Club

Kids ở thành phố New York cuối những năm 80. Tuy nhiên, Curtis và Teen Witch thật ra bớt điên loạn hơn và cảm thụ thẩm mỹ nhạy bén hơn nhiều. Và thành

quả là một bộ sưu tập vô cùng hấp dẫn. .

la mode

Page 12: le postmoderniste n4

Justin Timberlake,The 20/20 Experience2013

Sau hơn 6 năm vắng bóng kể từ album Futuresex/Lovesounds, năm nay Justin Timberlake đã chính thức quay lại với album thứ ba. The 20/20 Experience mang nhiều sự hoà quyện giữa quá khứ và hiện tại. Nếu Pusher Love Girl mang âm hưởng nhạc soul ở đoạn đầu thì sau đó nó được đắp thêm tiếng bộ khí đúng kiểu của nhà sản xuất Timbaland làm người nghe mê mẩn.

la musique

par phamthility

Page 13: le postmoderniste n4

Suit & Tie lại đi sang hướng phóng khoáng vui vẻ, nhưng phần rap của Jay-Z thật sự không cần thiết vì nó không giúp ích gì cho bài hát, và việc giảm mạnh tempo xuống để Jay-Z rap

nghe rời rạc như một đứa trẻ biếng ăn. Don't Hold the Wall là một trong những bài ấn tượng nhất của album. Bài hát mang một khuôn nhạc nghe khá giống với nhạc thổ dân và đan xen

bằng tiếng gỗ gõ, và giọng hát của Timberlake nghe thoảng như tiếng cầu kinh ngân nga. Mirror mang những yếu tố quen thuộc từ các đĩa đơn nổi bật trước đây của anh và dễ dàng được thính giả đón nhận, nhưng với tôi Mirror vẫn thiếu một chút đặc sắc, chưa kể phần lời

hát khá ủy mị. Let the Groove Get In chắc hẳn là bài sử dụng số bộ gõ đa dạng nhất album. Nó khiến người nghe nhớ đến một số hit nhạc hip-hop tầm giữa thập niên đầu thế kỷ 21 và đặc biệt là phần kết rất mượt mà. Cuối album là bản ballad Blue Ocean Floor rất hay, gợi cho

ta liên tưởng đến cảnh ai đó đang lướt đi trên đại dương và giọng hát vang vọng của Timberlake dường như dẫn dắt ta đi tìm một chốn mơ hồ đâu đó.

Nhìn chung cả album đã chứng tỏ nội lực sáng tạo của Timberlake và nhà sản xuất Timbaland vẫn rất dồi dào. Họ chắc chắn vẫn còn rất nhiều ý tưởng để sáng tạo ra những

sản phẩm âm nhạc chất lượng khác. Với riêng tôi, album này vượt xa các album nhạc thị trường những năm gần đây. .

Page 14: le postmoderniste n4

Woodkid, The Golden Age2013

Xuất thân là đạo diễn video ca nhạc người Pháp, Yoann Lemoine có một bề dày kinh nghiệm hợp tác với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Katy Perry, Drake và Lana Del Rey. Không dừng ở đó, anh còn thử sức ở lĩnh vực âm nhạc với nghệ danh Woodkid khi cho ra hai single đầu tiên đầy ấn tượng, Iron (2011) và Run boy run (2012). Nhưng đến năm 2013, anh mới hoàn tất album đầu tay của mình, The Golden Age. Từ lúc khởi nghiệp, Woodkid luôn muốn tự khẳng định mình với thể loại Baroque Pop, giữa một nền âm nhạc thiếu cái mới và đang bão hoà ý tưởng.

par nns

la musique

Page 15: le postmoderniste n4

Nhạc của Woodkid không chỉ hướng đến thoả mãn nhu cầu nghe mà còn diễn giải những câu chuyện kịch tính góp phần tăng chiều sâu cảm xúc cho tác phẩm. Giọng của

anh không thuộc hàng ấn tượng, thậm chí hơi đơn điệu nhưng nó lại trở nên đặc biệt khi kết hợp với những tiếng trống vang dồn dập, tiếng kèn ma mị và tiếng organ linh hoạt đan xen tạo nên một tổ hợp âm thanh mê hoặc. The Golden Age đã thể hiện xuất

sắc những tính chất này. Xuyên suốt album là một cảm xúc có phần ảm đạm nhưng trôi chảy và hào hùng, mang hơi hướng trung cổ. Nhược điểm của album chính là sự trôi

chảy và đơn điệu này, gây một cảm giác nhàm chán nếu nghe thoáng qua và đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian chiêm nghiệm để có thể nhận ra sức truyền cảm của nó. Chung

quy, The Golden Age là một sự khởi đầu ngoạn mục với một nghệ sĩ tay ngang như Woodkid, và một album đi ngược thời đại nhưng vẫn độc đáo và cuốn hút. Có thể xem

đây là một sự khởi đầu đầy hứa hẹn cho những sàn phẩm âm nhạc tiếp theo của anh. .

Page 16: le postmoderniste n4

Youth Lagoon,Wondrous Bughouse2013

Trevor Powers dường như chỉ làm nhạc cho một kiểu người, đó là những người hướng nội. Với nghệ danh Youth Lagoon, chàng trai 22 tuổi này phác lên những bức họa đầy chất mộng mơ của tuổi trẻ. Album đầu tay của anh, The Year of Hibernation (2011), kể lại những trải nghiệm và cảm xúc của những con người với tính cách hướng nội thông qua những âm thanh cũ kỹ và tối giản. Trong album thứ hai Wondrous Bughouse, những trải nghiệm và cảm xúc này vẫn còn đó, nhưng trưởng thành và cụ thể hơn, được thể hiện trong một sự hỗn hợp âm thanh phức tạp và sống động hơn. Chất hoài cổ trong album này đậm hơn, với âm vang từ giọng hát của Powers kéo dài hơn, kết hợp một cách đa dạng với nhiều nhạc cụ điện tử lỗi thời.

par le cerveau droit

la musique

Page 17: le postmoderniste n4

Wondrous Bughouse kể về nỗi sợ hãi hiện thực của một kẻ luôn sống trong một thế giới ảo mộng. Và hiện thực đó chính là cuộc sống, là cái chết, nơi mà Powers

phải học cách nâng niu nó. Anh trở nên tò mò hơn và dần bị mê hoặc bởi sự diệu kỳ của nỗi sợ hãi cái chết trong cuộc sống thực tại mà thế giới nội tâm thường không thẩm thấu được. Nhạc của Youth Lagoon ám ảnh nhất khi thưởng thức

trong một không gian vắng vẻ, bao trùm bởi bóng tối và thiên nhiên, lấp lóe những ánh sáng của đom đóm, của trăng sao và thậm chí của pháo hoa. Nhắm mắt lại, thả hồn theo dòng nhạc, ta lạc bước đến một xứ sở thần tiên lạ kỳ, tràn

ngập những màu sắc huyền ảo, và mọi thứ đều tĩnh tại, và tâm hồn ta thanh thản. Mở mắt ra và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cuộc sống, nâng niu nó ta càng

hạnh phúc hơn. Đó chính là cảm xúc tuyệt vời mà nhạc của Youth Lagoon đem lại, với hy vọng làm lay động ngay cả những người hướng ngoại. .

Page 18: le postmoderniste n4

James Blake, Overgrown2013

Nếu bạn đã yêu thích Jame Blake qua album đầu tay James Blake thì album thứ hai của anh, Overgrown, sẽ là album hay nhất 2013, mặc dù còn hơn bảy tháng nữa mới hết năm. Tìm một tên gọi chính xác cho nhạc của James Blake là một chuyện không thể vì nó thỏa mãn mọi điều kiện của nhiều thể loại như Electronica, Post-Dubstep, Neo-Soul, vân vân. Âm thanh của anh chậm rãi, sâu lắng, da diết, mâu thuẫn và nồng nàn đớn đau. Tuy nhiên, chính những tính chất này lại làm nó xa rời thính giả phổ thông. Đa số thính giả thưởng thức âm nhạc thường chỉ tìm nghe những nhịp điệu dễ nghe, vui vẻ, không cần suy ngẫm và thậm chí sến. Khó cảm nhận nhạc của Blake khi mới tiếp cận, nhưng một khi đã quen rồi, người nghe sẽ bị cuốn vào dòng cảm xúc dạt dào tuông chảy trong con tim người nghệ sỹ.

par le cerveau droit

la musique

Page 19: le postmoderniste n4

So với album đầu tay James Blake, Overgrown hầu hết vẫn giữ được sự tối giản trong hòa âm phối khí, nhưng giai điệu mềm mại hơn rất nhiều. Những bài như Life Round Here và To the Last nghiêng hẳn về thể loại R&B với sự hòa

quyện tinh tế giữa piano và những beat truyền thống nhẹ nhàng. Bài Retrograde và bài Overgrown tuy khó nghe hơn nhưng là hai bài sâu sắc nhất

album với những miêu tả rất trừu tượng về sự bắt đầu và kết thúc của một tình yêu. Giọng ca của Blake cao vút trong khi nhạc đệm điện tử lại trầm

lắng, lạnh lẽo, làm ta có cảm giác như đang bay trên một bầu trời tăm tối, ngắm nhìn núi rừng hùng vĩ trong màn đêm. Thật vậy, màn đêm chính là khung cảnh lý tưởng để thưởng thức giọng ca của Blake. Lúc đó, cái điêu linh, cái ám ảnh trong nhạc của anh sẽ có thể xuyên qua lớp áo giáp bọc

bên ngoài người nghe và chạm vào con tim nhạy cảm của họ. .

Page 20: le postmoderniste n4

AtOmega,Đất Mẹ1997

Năm 1997 đánh dấu một bước chuyển mình của làng rock Việt với album Đất Mẹ của nhóm AtOmega. Album ngay lập tức được đón nhận nồng nhiệt, gây tiếng vang trong giới yêu nhạc rock toàn quốc. Ban nhạc Atomega đem album đi biểu diễn cho sinh viên Sài Gòn suốt cả hai năm 1997 và 1998, được báo Tuổi Trẻ bình chọn là một trong những sự kiện văn hóa nghệ thuật nổi bật của năm. Thành lập từ 1993 và ra album sau bốn năm là cả một nỗ lực của nhóm. Theo lời anh Quang Thắng, hát chính kiêm guitar, có khi tưởng đã không vượt qua được những trở ngại về tài chính, phòng thu, vân vân. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho đến bây giờ, sau 12 năm tồn tại, Atomega vẫn chỉ có một album duy nhất.

par Bút Chì Xanh

la musique

Page 21: le postmoderniste n4

Sự ra đời của album Đất Mẹ vào thời kỳ ấy gần giống như một niềm hy vọng về mặt tinh thần đối với giới yêu rock Việt vốn bị cô lập bởi thành kiến rock là kỳ dị, quái đản, quậy phá xưa nay. Lần đầu tiên rock Việt có album, và album này chắc hẳn là bước khởi đầu tốt đẹp cho nhiều album rock sau này của Da Vàng, của Bức Tường, vân vân. Trong 9 ca khúc của album có 5 ca khúc do Quang Thắng sáng tác. Nếu không có em, Bụi hồng, Giáo đường nguyên tử, Nếu không có em, và Trái tim sắt không thật đặc biệt nhưng nghe được với giai điệu đẹp mộc mạc và ca từ mang hơi hướng rock thế giới thập niên 1960 và 1970 của các dòng blues rock, hard rock và heavy metal. Sự ảnh hưởng ấy càng thể hiện rõ nét trong 4 bài hát cover của những ban nhạc nổi tiếng: Who’ll stop the rain (C.C.R.), Smell like teen spirit (Nirvana), Born to be wild (Steppenwolf ) và Since I don’t have you của Skyline mà Guns ‘n’ Roses từng hát lại rất thành công. Đây đều là những bài hát phản chiến, phản ánh thế giới quan của thế hệ trẻ Tây phương.

Page 22: le postmoderniste n4

Quang Thắng, trưởng nhóm AtOmega, không phủ nhận ảnh hưởng ấy. Anh cho rằng chính những học hỏi từ rock thập niên 1960 và 1970 tạo nên căn

bản cho người chơi rock Việt và giúp họ ngày càng nâng cao trình độ. Nhưng rock – đối với những người đam mê như anh – chỉ là niềm đam mê mà không

thể nuôi sống bản thân, bởi môi trường dành cho rock ở ta còn khá khắc nghiệt về mặt thị trường cũng như tâm lý chung, nên rock chưa thể có một

chỗ chứng vững vàng và bình đẳng với các dòng nhạc khác. AtOmega ngày ấy, ngoài Quang Thắng có Bửu Minh (guitar), Hoàng Vũ (keyboards), Đức Huy

(drums), Ngọc Tuấn (bass), bây giờ chia tay gần hết, còn lại mỗi Ngọc Tuấn, kết nạp thêm keyboardist Mạnh Giang, guitarist solo Nguyễn Chinh và drummer

Hồ Điệp. Nhìn lại, những ban nhạc cùng thời khác ở miền Nam cũng tan rã gần hết. May mà lại có những ban nhạc rock miền Bắc nổi lên và thành công

trong việc tìm một chỗ đứng, tiêu biểu là Bức Tường.

Page 23: le postmoderniste n4

Tuy nhiên, với Quang Thắng, được chơi rock đã là niềm hạnh phúc lớn dù cuộc chơi ấy không thiếu những trăn trở, chông gai và thăng trầm. Vào thời điểm hiện tại, rock Việt

đã có tiếng nói riêng trong âm nhạc Việt dù nguồn lực vẫn còn khá bấp bênh. Mỗi cuối tuần, Atomega lại tụ họp để cùng chơi rock tại bar Vasco (16 Cao Bá Quát, Quận 1),

nhưng không thật sự rock vì phải chơi nhiều thể loại để chiều khách, nhưng dù sao đó cũng là một sân chơi không dễ tìm cho một ban nhạc rock.

Hơn 16 năm chinh chiến thăng trầm với rock, đến bây giờ, Quang Thắng vẫn đang ấp ủ nhiều dự định, ước mơ nhằm góp phần đẩy mạnh nền rock Việt. Anh đã và đang sáng

tác, thu âm demo ở nhà, rồi có thể một hay hai năm sau, hoặc bất ngờ ngay tháng sau, một album mới của Atomega sẽ ra đời, ‘toàn bài mình viết thôi chứ không cover.’ Rock hay gì đi nữa, với anh, cao nhất vẫn là cái tâm của người nghệ sỹ. “Có tâm, có đam mê

thì trời và người, và rock sẽ không nỡ phụ mình đâu!” Dù gần như tan rã, song trong thâm tâm Quang Thắng, cái tên Atomega luôn là một kỹ niệm dữ dội và hình như anh

cũng luôn ấp ủ ước mơ đưa Atomega trở lại với rock n roll! .

Page 24: le postmoderniste n4

Nieto Sobejano Arquitectos,Centre d'Art Contemporain, CórdobaCórdoba, Andalucía, España, 2013

Trung Tâm Nghệ Thuật Đương Đại Córdoba có thể được xem như một tác phẩm văn học với cấu trúc truyện được thể hiện rõ ràng trong từng câu chữ khiến người đọc thích thú khám phá khi thưởng thức. Với ý tưởng này, công trình dựa trên một trò chơi tổ hợp hình khối xuất phát từ một đơn vị đó là hình sáu cạnh. Việc xắp xếp và hoán đổi các đơn vị này đã tạo nên một mảng hình học bớt góc cạnh, mượt mà và uyển chuyển hơn xuyên suốt công trình.

par leo

l’architecture

Page 25: le postmoderniste n4
Page 26: le postmoderniste n4
Page 27: le postmoderniste n4

Đây là một trung tâm nghệ thuật đương đại nên việc thay đổi trật tự các đơn vị không gian sáu cạnh đã tạo nên các chuỗi không gian liên tiếp nhau. Và mỗi không gian trong chuỗi liên tiếp này có thể biến thành một khu trưng

bày hoặc biểu diễn riêng biệt, một kiểu nghệ thuật đường phố tự do. Ý tưởng này càng được thể hiện rõ ràng hơn qua việc lấy ánh sáng tự nhiên

vào trong công trình bằng cách thay đổi hướng và thu nhỏ các hình sáu cạnh trên mái rồi kéo chúng xuống một góc của từng không gian. Ngay lập tức góc không gian được chiếu sáng với sự thay đổi của tự nhiên, trở thành

địa điểm biểu diễn, trưng bày và nghiên cứu rất kích thích.

Page 28: le postmoderniste n4

Trung tâm của công trình không nằm ở một không gian công năng đặc biệt nào mà nằm trên một con đường di chuyển khám phá từ hoạt động này đến hoạt động khác. Chính con đường

này làm cho các hoạt động khác biệt trong trung tâm nghệ thuật kết nối với nhau, bởi vì đường phố vẫn luôn là nơi diễn ra những hoạt động nghệ thuật lạ lùng và bất ngờ. Người xem sẽ thích

thú chiêm ngưỡng các tác phẩm và nhận ra bản thân quá trình tạo ra tác phẩm của nghệ sĩ cũng chính là một tác phẩm sống. .

Page 29: le postmoderniste n4
Page 30: le postmoderniste n4
Page 31: le postmoderniste n4

Robert A. M. Stern Architects,George W. Bush Presidential CenterDallas, Texas, US, 2013

Nếu bạn là người am hiểu về lịch sử kiến trúc thì ắt hẳn bạn sẽ nhận ra Thư Viện và Bảo Tàng Tổng Thổng George W. Bush là một tác phẩm của chủ nghĩa duy lý. Kiến trúc duy lý hay l'architettura razionale trong tiếng Ý thịnh hành nhất từ những năm 1920 đến những năm 1940 dưới chế độ Benito Mussolini. Phong cách của trường phái kiến trúc này là một sự hòa hợp giữa kiến trúc cổ điển và kiến trúc hiện đại, có ảnh hưởng lớn đến sự sự hình thành của chủ nghĩa thô mộc (brutalisme) và chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernisme) đã nở rộ tại Việt Nam trong những năm 1960 và 1990. Tuy nhiên, đưa chủ nghĩa duy lý quay trở lại với loài người trong thế kỷ 21 này thì không chỉ là một bước thụt lùi về mặt tư duy nghệ thuật mà còn phản ánh một sự tương đồng của hai chế độ chính trị (W. Bush và Mussolini) đều khét tiếng độc tài, bạo lực và vô nhân đạo.

par le cerveau droit

Page 32: le postmoderniste n4

Về mặt tạo hình, mặt tiền của công trình gần như đối xứng và được hình thành từ những khối hộp chữ nhật thô thiển chắp vá, cắt xén một cách tùy tiện. Còn không gian sảnh chính lại mang phong cách cổ điển, tương tự như bên trong một đền thờ Ai Cập cổ đại nhưng lại không tạo được không khí trang nghiêm, mà có phần gượng ép hơn. Thật ra Robert A. M. Stern và nhiều kiến trúc sư với phong cách tương tự vẫn đang lộng hành ở miền Nam bảo thủ của nước Mỹ. Họ thể hiện gu thẩm mỹ hạn hẹp của mình nhiều nhất qua các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, trụ sở hành chính, vân vân. Bản thân tổng thống Bush khi chọn phương án thiết kế cho tòa nhà cũng chỉ dựa trên hình ảnh thân thuộc về quê hương Texas của ông, không ngờ lại biến thành một sự cười nhạo về hai nhiệm kỳ tổng thống của mình. Đáng hổ thẹn hơn khi Thư Viện Tổng Thống của người tiền nhiệm Bill Clinton lại là một tác phẩm kiến trúc đương đại có giá trị về nghệ thuật lẫn ứng dụng. .

Page 33: le postmoderniste n4
Page 34: le postmoderniste n4

The Louis Berger Group + Ammann & Whitney,Le Pont DragonĐà Nẵng, Việt Nam, 2013

Vẫn biết rằng với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc, thì chúng ta phải biết giữ gìn những vốn văn hóa quý báu này, nhưng không vì thế mà chúng ta cứ ăn bám mãi quá khứ mà không tận dụng những cơ hội để góp phần kiến tạo thêm vào kho tàng văn hóa của đất nước mình. Cái cách mà các nhà thiết kế trong công trình Cầu Rồng (hai đơn vị thiết kế của Mỹ – The Louis Berger Group và Ammann & Whitney – kết hợp với một điêu khắc gia của Việt Nam – Phạm Văn Hạng) khai thác hình tượng văn hóa một cách thô thiển và khiên cưỡng, cũng như sản phẩm họ làm thể hiện một cá tính thẩm mỹ nghèo nàn và là hậu quả đau thương của tham vọng biểu tượng hóa kiến trúc. Không thể tin được nếu như chuyện này cứ tiếp diễn cho hàng ngàn năm sau nữa!

Các nhà thiết kế nên ngừng biểu tượng hóa kiến trúc!

par alessandro machioni

l’architecture

Page 35: le postmoderniste n4
Page 36: le postmoderniste n4

Cầu Rồng: Một sản phẩm tệ hại của kỹ thuật!

Mọi người có thể dễ dàng nhận ra được kết cấu và kỹ thuật của Cầu Rồng là không mới, nếu không muốn nói nó cũng chỉ ở dạng sơ khai của cấu trúc cầu treo như cách đây hơn 100 năm. Hãy xem cách toàn bộ cầu được đỡ trên những trụ bê tông cốt thép truyền thống và phần kết cấu khung treo uốn lượn của thân rồng được ‘đâm sầm’ một cách thô bạo vào khối trụ bê tông này mới thấy được sự thiếu mạch lạc trong tư duy kết cấu. Ngoài ra những phù điêu đắp điếm lên khung treo này đã làm mất đi vẻ thanh thoát của kết cấu công trình.

Page 37: le postmoderniste n4

Cầu Rồng: Một tác phẩm thô thiển của điêu khắc!

Nếu mọi người có quan tâm đến nền kiến trúc nước nhà, thì trong cuộc thi thiết kế tòa nhà Quốc hội Việt

Nam nhà điêu khắc Hạng đã đem đến một phương án dự thi, và một người không có một chút am hiểu gì về kiến trúc cũng dễ dàng nhận thấy sự thô thiển của phương án này. Mặc dù, trong dự án Cầu Rồng lần này đã có sự tiến bộ về mặt thẩm mỹ nhưng rõ

ràng đây vẫn là một lối tư duy nghệ thuật cũ kỹ, không nhìn thấy được bóng dáng của một người nghệ sỹ đang sáng tác trong thời kỳ hiện đại này.

Ngoài ra, việc không làm chủ được về mặt kết cấu đã làm sức truyền tải về mặt tạo hình càng bị thô lậu

hóa đi nhiều.

Page 38: le postmoderniste n4
Page 39: le postmoderniste n4

Bản thân những giá trị của các biều tượng văn hóa truyền thống cũng chỉ mang tính chất tương đối, chúng không phải là vĩnh cửu và bất khả xâm phạm. Một sự lười nhác trong tư duy sáng tác và thiết kế có thể dẫn đến những thành kiến tiêu cực làm tổn hại đến chính những biểu tượng này. Thiết nghĩ, nói không với việc vận dụng và khai thác một cách thiếu văn hóa và trí tuệ cũng là một cách cần thiết để bảo tồn giá trị của chúng trong tâm thức dân tộc! .

Page 40: le postmoderniste n4

les autres beaux ponts du monde

Ben van BerkelErasmusbrugRotterdam, Nederland, 1996

Nicholas GrimshawEnneüs HeermabrugAmsterdam, Nederland, 2001

Page 41: le postmoderniste n4

Santiago CalatravaMargaret Hunt Hill BridgeDallas, Texas, US, 2012

WSP FinlandCầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị LýĐà Nẵng, Việt Nam, 2013

Page 42: le postmoderniste n4

Café Xưởng191/1M Trần Kế Xương, 7 Quartier, Arrondissement de Phú Nhuận

Quen thuộc với giới sinh viên Đại Học Kiến Trúc Thành Phố, Café Xưởng là một điểm đến lý tưởng cho những ai còn thơ ngây với ngành nghệ thuật ứng dụng này. Cách Café Xưởng được thiết kế bộc lộ sự vụng về trong việc thể nghiệm các lý thuyết kinh viện của trường kiến trúc, nhưng đó chính là yếu tố làm nó hấp dẫn hơn các café hoàn hảo khác. Mỗi góc của Café Xưởng là một khám phá thú vị về các mối tương quan giữa các vật liệu như gỗ, gạch, bê tông, đá, kính, thép, nước và thậm chí động thực vật sống. Tuy vụng về và không đồng nhất, nhưng toàn thể quán café tuân theo một ngôn ngữ thiết kế khá chặt chẽ và tao nhã. Điều đó đem lại cảm giác nhẹ nhàng và thanh thản cho người thưởng ngoạn.

par le cerveau droit

les lieux

e

Page 43: le postmoderniste n4
Page 44: le postmoderniste n4
Page 45: le postmoderniste n4

Café Xưởng là một hội quán của các sinh viên kiến trúc đam mê hội họa và điện ảnh vì café thường xuyên có những chương trình vẽ tranh và chiếu phim công

cộng. Các vật dụng trang trí trong café là những đồ vật hư hỏng được tái chế như những bàn máy may cũ hoặc kệ sách đóng từ gỗ phế liệu. Đây đó giữa một số không gian, bày biện ngẫu hứng một số mô hình kiến trúc của sinh viên. Sách

báo tuy không nhiều nhưng vừa đủ để khoe khéo gu nghệ thuật của chủ quán. Mọi thứ hòa quyện với nhau trong một không khí học tập thực sự của các sinh viên kiến trúc mà e rằng các kiến trúc sư lão luyện khó có thể chấp nhận. Điều

thất vọng duy nhất về Café Xưởng là ẩm thực không mấy đặc sắc, nhưng xét chung đây là nơi rất đáng ghé thăm nhiều lần. .

Page 46: le postmoderniste n4

Saigon Outcast188/1 Nguyễn Văn Hưởng, Quartier de Thảo Điền, 2 Arrondissementwww.saigonoutcast.com

Saigon Outcast nghe tên tưởng như một nơi để giới quái nhân bị ruồng bỏ của Sài Gòn tụ họp. Thật ra những người đến đây hầu hết là giới trẻ nước ngoài. Nằm ở khu vực sinh sống của giới thượng lưu và doanh nhân ngoại quốc của thành phố, Saigon Outcast thực chất là một công viên dành cho thanh thiếu niên chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa phương Tây. Đó là vì sao việc chồng chất ba khối container lên làm không gian sinh hoạt lại thu hút họ, trong khi ý tưởng cũ mèm này thường xuyên được sử dụng để làm nhà tạm cho các công nhân tại công trường xây dựng tại Việt Nam. Nhưng ba khối container hoạt động nhiều hơn là nhà tạm cho công nhân.

par le cerveau droit

les lieux

e

Page 47: le postmoderniste n4
Page 48: le postmoderniste n4
Page 49: le postmoderniste n4

Cả ba khối container được cắt đi một mặt để tạo sự thoáng đãng cho không gian bên trong và chồng lên nhau để hình thành một tổng thể đẹp và có ý nghĩa thực tiễn. Khối dưới đất hoạt động như một phòng trưng bày hoặc sân khấu. Hai khối trên là phòng ngủ và văn phòng. Hai khối này vươn ra xa tạo bóng râm và mở rộng không gian phía dưới. Saigon Outcast thường tổ chức những sự kiện nhân dịp các ngày lễ quốc tế và những cuộc tụ họp ngẫu hứng như BBQ và chiếu phim. Ngoài ba khối container, công viên này còn có một chòi bar, các bàn ghế lộ thiên, một bãi cát trống, một chiếc xe Volkswagen cũ, một ramp trượt ván và một bức tường gra�ti. Những thứ này đảm bảo sự hiếu động liên tục cho các thanh thiếu niên đến đây. Vậy có phải sở dĩ một nơi hấp dẫn như thế này chỉ được lui tới bởi thanh thiếu niên nước ngoài là vì thanh thiếu niên Việt Nam không đủ năng động và sáng tạo để sử dụng mọi tiện nghi của nó? Có lẽ chính Saigon Outcast sẽ dẫn đầu một cuộc cách mạng thay đổi quan niệm này. .

Page 50: le postmoderniste n4

rédacteurconception graphique

rédacteur en chefan du

le cerveau droit

le cerveau droit

écrivainsle cerveau droit+ phamthility + nns + leo + Bút Chì Xanh + alessandro machinoni

bìa trước Teen Witch bìa sau Teen Witch

facebook.com/lepostmoderniste issuu.com/lepostmodernistelepostmoderniste.tumblr.com [email protected]

Page 51: le postmoderniste n4

ấn phẩm online phát hành hàng thánghãy truy cập facebook.com/lepostmoderniste hoặc issuu.com/lepostmoderniste để đọc miễn phí

Page 52: le postmoderniste n4

le postmoderniste