lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

66
Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp Page 1 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ------- ------- ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN LÝ SẢN XUẤT Tên đề tài: Lập kế hoạch sản xuất máy lọc nước gia đình Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Thái nguyên, tháng 6 năm 2013

Upload: think-le

Post on 18-Aug-2015

28 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

1

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

BỘ MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

--------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Tên đề tài: Lập kế hoạch sản xuất máy lọc nước gia đình

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Thái nguyên, tháng 6 năm 2013

Page 2: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

2

2

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN LÝ SẢN XUẤTĐề tài số 01Nhóm: 01Lớp:Ngày giao đề tài: Ngày hoàn thành đề tài:I. ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

Công tyKAROFI có các thông tin về hoạt động sản xuất máy lọc nước (RO KA50 – P-K-A) như sau:1. Tình hình tiêu thụ máy lọc nước trong 12 tháng năm 2012:Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Số SP(x100)

18 21 18 19,5 20 22 19,5 18,5 18,5 18,75 17,5 17,2

Số ngàySX

22 19 21 21 22 20 21 23 24 24 25 22

2. Các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuấtTT Loại chi phí Đơn vị tính Số lượng1 Chi phí lưu kho 1000 đ/SP tháng 42 Lương CN trong giờ chính thức 1000 đ/giờ 83 Lương làm ngoài giờ (sau 8 giờ) 1000 đ/giờ 104 Chi phí thuê đào tạo CN 1000 đ/CN 5505 Chi phí cho thôi việc 1000 đ/CN 8506 Thuê gia công ngoài 1000 đ/SP 127 Số giờ trung bình sản xuất 1 SP Giờ/SP 4

8Chi phí tăng thêm (ngoài lương) đểsản xuất 1 SP ngoài giờ

1000 đ/SP 2

9Thiết hại do mức sản xuất thấp cho 1SP không được sản xuất

1000 đ/SP 2

Page 3: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

3

3

3. Thông tin về quá trình sản xuất máy lọc nước- Sinh viên tự nghiên cứu và đề xuất các số liệu về thời gian sản xuất, loại sản xuất, dự

trữ bảo hiểm của sản phẩm và cụm chi tiết.- Lịch tiếp nhận (dự trữ ban đầu) theo tiến độ sản xuất là 100 lõi TT33.

II. YÊU CẦU1. Mô tả quá trình sản xuất sản phẩm

- Sơ đồ kết cấu sản phẩm.- Quy trình công nghệ sản xuất.- Thời gian biểu lắp ráp sản phẩm.

2. Dựa vào số liệu đã cho hãy sử dụng một số mô hình dự báo thông dụng để dự báo nhu cầutiêu thụ cho kỳ sau để đưa ra số dự báo tốt nhất.3. Sử dụng số liệu 6 tháng cuối năm để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sau theomục tiêu tối thiểu hóa chi phí sản xuất theo các phương án.

- Thay đổi mức dự trữ sản phẩm. Công ty bố trí sản xuất ổn định theo mức nhu cầutrung bình ngày đêm, thiếu thì dùng lượng dự trữ để đáp ứng và thừa thì đưa vào kho dự trữ.

- Thay đổi nhân lực theo mức cầu sản phẩm. Khi nhu cầu tăng thì tuyển dụng thêm laođộng. Khi nhu cầu giảm thì nhu cầu lao động sẽ giảm, khi đó cho lao động nghỉ ngơi.

- Duy trì lực lượng lao động hiện tại để đáp ứng. Nếu thiếu khả năng thì huy động làmthêm giờ (ngoài 8 giờ hành chính) của lực lượng lao động chính thức, nhưng không được huyđộng quá 4 giờ/ngày-công nhân. Sau khi huy động làm thêm giờ mà không đáp ứng đủ cầu thìthuê thêm lao động bên ngoài. Khi thừa khả năng thì để lao động nghỉ ngơi hưởng 100% lương.4. Lập kế hoạch MRP cho sản phẩm và các cụm chi tiết cấp 3: lấy kỳ 2 tháng; lấy tháng 1(tháng 7) và tháng 2 (tháng 8) (8 tuần lễ) để đáp ứng với điều kiện lượng sản xuất theo lô.III. CÁC BẢN VẼ

Trưởng bộ mônNgày 02 tháng 3 năm 2013Giáo viên hướng dẫn

Page 4: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

4

4

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, tính cạnh tranh ngàycàng tăng buộc các doanh nghiệp phải tăng cường hoàn thiện quản trị sản xuất. Quản trị sảnxuất tập trung vào phấn đấu giảm chi phí về tài chính, vật chất và thời gian, tăng chất lượng,tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng...

Môn học quản lý sản xuất cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức sảnxuất, nghiên cứu thị trường đầu tư, thiết kế sản phẩm đáp ứng như cầu thị trường, hoạch địnhnăng lực tổng thể doanh nghiệp, từ đó có phương án cho lập kế hoạch cung ứng đầu vào choquá trình sản xuất, quản lý, điều độ sản xuất và cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm.

Đề án quản lý sản xuất với mục đích củng cố và mở rộng kiến thức sau khi học môn học Quảnlý sản xuất. Giúp rèn luyện kỹ năng khai thác thông tin từ các tài liệu, trích dẫn các tài liệukhoa học… đề ra, giải quyết các phương án sản xuất... Ngoài ra việc thực hiện đề án theo nhómgiúp sinh viên có điều kiện cảm nhận và hiểu một cách sâu sắc vai trò của việc làm việc theonhóm. Hình thành kỹ năng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm thực hiện đề ánlàm cơ sở để thực hiên việc phân công công việc cho từng thành viên trong quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp sau này.

Để nhận thấy rõ vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuấtcũng như phục vụ cho quá trình học tập, và để cọ xát với thực tế, trong quá trình thực hiện đềán môn học nhóm chúng em đã thực hiện đề tài ”Lập quá trình sản xuất máy lọc nước giađình”. Đề tài này giúp cho chúng em nắm bắt chắc chắn hơn về môn học Quản lý sản xuấtcũng như có được sự liên hệ giữa môn học với thực tế sản xuất, nhờ đó có thể hiểu được nhiềuhơn về các quá trình hoạch định năng lực sản xuất, cũng như lập kế hoạch nguyên vật liệu, điềuđộ sản xuất.

Do thời gian hạn chế và chưa có điều kiện để tiếp cận trực tiếp quy trình sản xuất cũngnhư lắp ráp sản phẩm, việc liên hệ với thực tế còn nhiều khó khăn nên chuyên đề sẽ khôngtránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Do vậy chúng em rất mong được ý kiến đóng gópcủa quý thầy cô để chúng em hoàn thành tốt đồ án này.

Page 5: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

5

5

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM

1. 1. Giới thiệu Công ty Cổ phần KAROFI:

Công ty Cổ phần KAROFI tiền thân là nhà nhập khẩu, lắp ráp và phân phối máy lọcnước cho nhiều đơn vị tại Việt Nam. Trải qua các năm tìm hiểu thị trường, cũng như nắm rõnhu cầu cấp bách của người dân cần được sử dụng nước sạch, tinh khiết để đảm bảo sức khỏetrong điều kiện thiên nhiên nói chung và nguồn nước nói riêng đang ngày càng bị ô nhiễm.Chính vì vậy, KAROFI ra đời mang trong mình sứ mệnh cung cấp một giải pháp tối ưu nhấtcho nguồn nước sinh hoạt trở nên tinh khiết đến với mọi gia đình.

Máy lọc nước tinh khiết KAROFI sử dụng duy nhất màng lọc Filmtec của Dow – mộttập đoàn lớn hàng đầu tại Mỹ. Vinh dự hơn nữa, Công ty KAROFI chính thức được DowChemicals tài trợ trong chiến lược đẩy mạnh thương hiệu toàn cầu của hãng. Điều này giốngnhư một dấu son minh chứng cho chất lượng vàng của sản phẩm máy lọc nước KAROFI.

KAROFI đã quy tụ được đội ngũ lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm chuyên sâu về ngànhxử lý nước, có thâm niên trong lĩnh vực quản lý. Đồng thời cũng quy tụ được đội ngũ nhânviên trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết và thấu hiểu được sứ mệnh mang đến cuộc sống tốt đẹphơn cho nhân loại. Sự hòa quyện thống nhất thành một khối giữa bộ máy lãnh đạo và nhân viêncủa KAROFI , cam kết sẽ cung cấp đến từng khách hàng những sản phẩm và dịch vụ ngày mộttốt hơn để khách hàng ngày một yên tâm hơn, hài lòng hơn về cuộc sống.

1.2.Mô tả quá trình sản xuất bình lọc nước RO KA50 –P–K-A (hãngKAROFI)

1.2.1. Cấu tạo chung1.2.1.1. Thông tin sản phẩm RO KA50 – P-K-A

Đây là một trong những sản phẩm gia dụng đang có xu hướng được sử dụng rộng rãitrong các hộ gia đình hiện nay, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại khi vấn đề vệ sinh an toànđang được đặt lên hàng đầu.

Máy lọc nước RO KA50 –P-K-A được ứng dụng sản xuất theo công nghệ tiên tiến củaHoa Kỳ với các lõi lọc màng thẩm thấu ngược RO.Các chức năng cơ bản của máy:

Page 6: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

6

6

+ Loại bỏ các ion kim loại nặng, asen, amoni, mangan, chì...+ Loại bỏ các chất hữu cơ, thuốc trừ sâu độc hại.+ Loại bỏ các vi khuẩn, virus gây bệnh.+ Lọc nước uống tinh khiết từ nước giếng đã qua xử lý thô, nước máy,nước nhiễm đá vôi cao.

Các thông tin cơ bản của máy:+ Công suất lọc 10L/h+ Điện năng tiêu thụ 7w/h

Các thông số cần thiết cơ bản để máy làm việc:Bảng 1.1 : Các thông số cần thiết cơ bản để máy làm việc

Áp lực nước đầu vào 0.3 – 4 barTổng chất rắn hòa tan < 1000 ppmĐộ PH 6.6 – 9.0Nhiệt độ 20 – 500CSắt <0.1mg/lĐộ cứng < 100mg/lĐiện áp 220-230V /50 Hz

Các bộ phận chính:Bảng 1.2 : Các bộ phận chính của máy

Tên các bộ phận chính Chức năng

Adaptor Biến đổi dòng điện xoay chiều 220V thành điện áp một chiều24V – 1.2A

Bơm R.O Áp lực tối đa 125 psi.Tạo áp lực đẩy nước qua màng RO.Lưu lượng tối đa 1.2l/min

Màng RO Lưu lượng từ 12-15l/h

Bình áp chứa nước Áp lực tối đa 125 psiÁp lực khi hoạt động 8-15 psiThể tích 3.2 gallon (14.5l)

Van áp thấp Tự ngắt điện khi không cấp nướcTự đóng khi áp lực nước cấp > 5psi

Page 7: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

7

7

Van áp cao Tự ngắt điện khi bình chứa đầy

Van điện từ Ngăn không cho nước thoát theo đường thải khi máy ngừng hoạtđộng.Điện áp vào 24V – 250mAÁp lực tối đa 125 psi

Khóa cút đầu vào Cung cấp hoặc ngắt nguồn nước cấp.

Vòi cổ ngỗng R.O Vòi để vặn lấy nước sau khi lọc

Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc:

Page 8: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

8

8

Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy lọc nước

Page 9: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

9

9

Bảng 1.3 : Các chi tiết của máy lọc nước

Stt Cụm chi tiết Tên chi tiết Sốlượng

1

1

Giá đỡ cụm lọc và các thiết bị điện 01 cái2 Vỏ đỡ lõi số 1 013 Vỏ đỡ lõi số 2 014 Vỏ đỡ lõi số 3 015 Vỏ đỡ lõi số 4 (lõi RO) 016 Vỏ đỡ lõi số 5(T33) 017 Hệ thống ống nối trên giá giữa các lõi lọc 118 Van thải 019

2

Lõi số 1 0110 Lõi số 2 0111 Lõi số 3 0112 Lõi số 4 0113 Lõi số 5 0114

3

Van áp thấp 0115 Van áp cao 0116 Van điện tử 0117 Bơm cao áp 0118 adaptor 0119 Mạch điện và dây kết nối với nguồn 0120

4Thân vòi cổ ngỗng 01

21 Van trên vòi cổ ngỗng 0122 Cút nối vòi cổ ngỗng 0123 5 Van khóa đầu vào 0124 6 ống phụ 6 mét25 7 Bình áp 0126 8 Cút nối, vít cố định 01 bộ

Page 10: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

10

10

Đầu tiên nước nguồn được cung cấp vào máy sẽ đi qua cột lọc số 1. Lõi lọc này đượclàm từ sợi thô PP, có công dụng ngăn chặn chất bẩn, bùn đất rỉ sét.

Sau đó nước sẽ được hút từ cột lọc số 1 sang cột lọc số 2. Trong cột lọc số 2 có chứathan hoạt tính dạng hạt có tác dụng hấp thụ chất hữu cơ, chứa thành phần Cation khử độ cứngcủa nước bảo vệ màng R.O mang lại nguồn nước trong lành và có vị ngọt tự nhiên.

Tiếp theo nước sẽ được hút sang cột lọc số 3. Với nguyên liệu là than hoat tính thể rắncột lọc số 3 làm nhiệm vụ hấp thụ mùi vị chất hưu cơ, thuốc trừ sâu, chất diệt côn trùng, kimloại nặng, Clorin trong nước. Ngoài ra còn có chức năng ngăn chặn bùn đất rí sét có kích thước5 Micron.

Nước được lọc qua cột lọc số 3 sẽ tiếp tục được đẩy sang màng lọc RO. Tại đây nướcđược tách thành 2 phần là nước tinh khiết sẽ được đi qua màng RO còn lại sẽ được dẫn qua vanthải và thải ra ngoài.

Màng lọc RO được sản xuất tại Mỹ hoạt động theo cơ chế thẩm thấu ngược, chịu đượcáp lực cao và có khe hở cực nhỏ (0.0001 Micron) có công dụng loại bỏ hoàn toàn các chất rắn,khí hòa tan trong nước, các ion kim loại, kim lại nặng, vi sinh vật, vi khuẩn, các chất hữu cơlàm cho nước trở lên hoàn toàn tinh khiết nhưng không làm thay đổi tính lý hóa của nước. Dođó, nó được coi là thành phần quan trọng nhất của cả hệ thống.

Cuối cùng nước sẽ được dẫn tới lõi lọc cacbon CL –T33. Trong lõi lọc này chứa thànhphần Cacbon có tác dụng giệt khuẩn, hấp thụ màu, làm mềm, cân bằng độ PH cho nước tinhkhiết hơn.

Như vậy qua 5 cấp lọc, máy lọc nước cho ra sản phẩm là nước hoàn toàn tinh khiết cóthể uống ngay.

Page 11: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

11

11

Máylọcnước

Hệthốnggiá đỡ

Hệthốnglõi lọc

Hệthốngđiện

Vòi cổngỗng

Bìnháp

Cáchộpđỡ

Hệthống vòiphụ

Khung

Lõi1

Lõi2

Lõi3

LõiRO

LõiT 33

Vanápthấp

Vanápcao

Vanđiệntử

Bơmcaoáp

Cuộndâyốngphụ

Các chitiết ghépnối

Thânvòi

Vankhóa

Cút đầunối

Khóacútđầuvào

Adaptor

Mạchđiện& Dâynguồn

HộpLõi(X 3)

HộpLõiRO

HộpLõiT 33

Vanthải

Page 12: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page 15

15

Sơ đồ:Cây thời gian sản xuất

Page 13: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

16

16

s1.3. Quy trình công nghệ sản xuất máy lọc nước RO KA50 –P-K-A

1.3.1 Sơ đồ quy trình công đoạn sản xuất máy lọc nước

Khonguyênliệu

PX Phủvật liệulọc

PX Sảnxuất cácloại lõilọc

PX ĐúcPX Hàn

KhoThànhphẩm

PX Dập

PX Lắpráp,

kiểm tra

PX Sơnmạ

Hình 1.3 Sơ đồ bố trí quá trình sản xuất máy lọc nước.

1.3.2 Kho nguyên liệu

Kho nguyên liệu là nơi cất giữ những ngyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất củacông ty. Kho nguyên vật liệu chứa vật liệu hạt nhựa, các tấm màng để sản xuất lõi lọc, các hóachất để phủ lên lớp vật liệu màng, phôi kim loại để sản xuất bình áp….

1.3.3 Phân xưởng phủ vật liệu lọc

Vật liệu lọc được sản xuất theo công nghệ vật liệu Nano, có phủ nhiều lớp hóa chất vàvật liệu màng mỏng khác nhau.

1.3.4 Phân xưởng sản xuất lõi lọc

Các lớp màng sẽ được xắp xếp và cuộn lại với nhau thành dạng thỏi trụ tròn. Có rấtnhiều loại lõi lọc khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng.

Page 14: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

17

17

1.3.5 Phân xưởng đúc&hàn

Phân xưởng đúc nhựa dùng để chế tạo các ống nhựa.Phân xưởng còn chế tạo các chi tiết kim loại như bình áp.

1.3.6 Phân xưởng dập

Phân xưởng dập dùng để chế tạo các khung và dập các hộp đỡ ống lọc.

1.3.7 Phân xưởng sơn mạ

Các chi tiết kim loại và nhựa sẽ được xử lí bề mặt và sơn mạ để bảo vệ bề mặt.

1.3.8 Phân xưởng lắp ráp

Các chi tiết sẽ được lắp ráp và đóng gói theo bộ sản phẩm đầy đủ tại phân xưởng lắp ráp.Đồng thời quá trình kiểm tra chất lượng của lô hàng sẽ được thực hiện tại phân xưởng này.

1.3.9 Kho thành phẩm

Sau khi được đóng gói thành các kiện hàng, lô hàng đảm bào chất lượng theo tiêu chuẩnđã được đạt ra, các lô hàng sẽ được nhập kho trước khi đem đi tiêu thụ.

1.4. Thời gian biểu lắp ráp các chi tiết

Bảng 1.4 : Thời gian biểu lắp ráp các chi tiết

STT Cụm chi tiết Tên chi tiết Kí hiệu Thời gian sảnxuất (tuần)

1

1

Giá đỡ cụm lọc và các thiết bị điện GĐ 12 Vỏ đỡ lõi số 1 VL1 13 Vỏ đỡ lõi số 2 VL2 14 Vỏ đỡ lõi số 3 VL3 15 Vỏ đỡ lõi số 4 (lõi RO) VL4 16 Vỏ đỡ lõi số 5(TE 33) VL5 17 Hệ thống ống nối trên giá giữa các lõi lọc CUT2 18 Van thải VAN 2 19 Lõi số 1 L1 2

Page 15: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

18

18

2

10 Lõi số 2 L2 211 Lõi số 3 L3 212 Lõi số 4 L4 213 Lõi số 5 L5 214

3

Van áp thấp VAT Mua ngoài15 Van áp cao VAC Mua ngoài16 Van điện tử VĐT Mua ngoài17 Bơm cao áp BCA Mua ngoài18 adaptor AD Mua ngoài19 Mạch điện và dây kết nối với nguồn M Mua ngoài20

4Thân vòi cổ ngỗng VOI CN 1

21 Van trên vòi cổ ngỗng VAN CN 122 Cút nối vòi cổ ngỗng CUT 1 123 6 ống phụ OP 124 8 Bình áp BA 225 9 Cút nối, vít cố định CUT3 1

Page 16: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

19

19

CHƯƠNG 2: DỰ BÁO NHU CẦU

2.1. Lý thuyết về dự báo

2.1.1. Khái niệm

Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai,trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo cần căn cứvào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động củacác hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (định lượng). Tuy nhiên dựbáo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (định tính) và để dự báođịnh tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo.

Dù định nghĩa có sự khác biệt nào đó, nhưng đều thống nhất về cơ bản là dự báo bàn vềtương lai, nói về tương lai. Dự báo trước hết là một thuộc tính không thể thiếu của tư duy củacon người, con người luôn luôn nghĩ đến ngày mai, hướng về tương lai. Trong thời đại côngnghệ thông tin và toàn cầu hóa, dự báo lại đóng vai trò quan trọng hơn khi nhu cầu về thông tinthị trường, tình hình phát triển tại thời điểm nào đó trong tương lai càng cao. Dự báo được sửdụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực có một yêu cầu về dự báo riêng nên phươngpháp dự báo được sử dụng cũng khác nhau.

2.1.2. Đặc điểm của dự báo

- Không có cách nào để xác định tương lai là gì một cách chắc chắn (tính không chínhxác của dự báo). Dù phương pháp chúng ta sử dụng là gì thì luôn tồn tại yếu tố không chắcchắn cho đến khi thực tế diễn ra.

- Luôn có điểm mù trong các dự báo. Chúng ta không thể dự báo một cách chính xáchoàn toàn điều gì sẽ xảy ra trong tương tương lai. Hay nói cách khác, không phải cái gì cũng cóthể dự báo được nếu chúng ta thiếu hiểu biết về vấn đề cần dự báo.

- Dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đề xuấtcác chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách mới sẽ ảnh hưởng đến tương lai, vì thếcũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo.

Page 17: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

20

20

2.1.3. Tầm dự báo

Để phục vụ cho công tác kế hoach tác nghiệp sản xuất và quản lý sản xuất người ta phảitiến hành dự báo nhiều tầm khác nhau:

- Dự báo dài hạn: Dự báo có tầm nhiều năm (thường trên năm năm) và được sử dụng đểxây dựng chiến lược sản xuất lâu dài của doanh nghiệp, thay đổi năng lực sản xuất, cải tạo mởrộng xí nghiệp, đổi mới dây chuyền công nghệ gia công sản phẩm. Dự báo dài hạn thườngdùng khi quyết định đầu tư lớn, khi đưa sản xuất sản phẩm mới.

- Dự báo trung hạn: Dự báo trung hạn là dự báo có tầm dự báo trong khoảng 6 tháng đếnmột năm hoặc hai năm. Dự báo trung hạn được sử dụng để xây dựng kế hoạch chỉ đạo sản xuấthoặc dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm.

- Dự báo ngắn hạn: Dự báo ngắn hạn có tầm dự báo ngắn (tuần, tháng, quý) dưới mộtnăm. Dự báo ngắn hạn là yêu cầu bức thiết của công tác chỉ đạo tác nghiệp sản xuất.

2.2. Các phương pháp dự báo

2.2.1. Phương pháp dự báo định tính

Phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những yếu tố liên quan, dựa trên những ýkiến về các khả năng có liên hệ của những yếu tố liên quan này trong tương lai. Phương phápđịnh tính có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ việc khảo sát ý kiến được tiến hànhmột cách khoa học để nhận biết các sự kiện tương lai hay từ ý kiến phản hồi của một nhóm đốitưởng hưởng lợi (chịu tác động) nào đó.

2.2.1.1. Lấy ý kiến ban lãnh đạo, người đi trước

Nội dung: Dự báo về nhu cầu sản phẩm dựa trên ý kiến dự báo của cán bộ quản lý cácphòng ban chức năng của doanh nghiệp.

- Ưu điểm:

+ Sử dụng tối đa trí tuệ của cán bộ trực tiếp hoạt động.

Page 18: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

21

21

+ Kinh nghiệm của cán bộ phận trực tiếp hoạt động.

- Nhược điểm:

+ Ảnh hưởng quan điểm của người có thế lực.

+ Kém mang tính khách quan.

+ Giới hạn trách nhiệm trong một nhóm người dễ nảy sinh tư tưởng ỷ lại, trì trệ.

2.2.1.2. Lấy ý kiến nhà phân phối, bộ phận quản lý

Nội dung: Nhân viên bán hàng sẽ đưa ra dự tính về số lượng hàng bán trong tương lai ởlĩnh vực mình phụ trách. Nhà quản lý có nhiệm vụ thẩm định, phân tích, tổng hợp để đưa ra dựbáo chính thức.

- Ưu điểm: Phát huy được ưu thế của nhân viên bán hàng.

- Nhược điểm: Kết quả phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của nhân viên bán hàng,thường hay nhầm lẫn trong xác định.

2.2.1.3. Lấy ý kiến khách hàng

Nội dung: Điều tra ý kiến khách hàng để dự báo về nhu cầu sản phẩm bằng cách làmphiếu điều tra, phỏng vấn ...

- Ưu điểm: Khách quan hơn.

- Nhược điểm: Tốn thời gian và chi phí.

2.2.1.4. Dựa vào ý kiến chuyên gia trong ngành

Nội dung: Dự báo được xây dựng dựa trên ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoàidoanh nghiệp.

- Ưu điểm:

Page 19: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

22

22

+ Khách quan hơn.

+ Tránh được mối quan hệ trực tiếp giữa các cá nhân.

- Nhược điểm:

+ Đòi hỏi trình độ tổng hợp cao.

+ Nội dung câu hỏi trong phiếu có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nên nội dungtrả lời sẽ kém tập trung.

+ Việc ẩn danh người trả lời làm giảm độ tin cậy và trách nhiệm của người đưa ra ýkiến.

2.2.2. Phương pháp dự báo định lượng

Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liênquan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thểsử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theotừng chuỗi .

Tính chính xác của dự báo đề cập đến độ chênh lệch của dự báo với số liệu thực tế. Vìdự báo được hình thành trước khi có số liệu thực tế nên tính chính xác của dự báo chỉ có thểđược đánh giá sau khi có số liệu thực tế. Dự báo càng gần với số liệu thực tế thì dự báo có độchính xác cao và lỗi trong dự báo càng thấp.

Người ta thường dùng độ sai lệch tuyệt đối bình quân (MAD) và (MSE) để tính toán:

+ MAD là độ lệch tuyệt đối bình quân, càng nhỏ thì càng tốt

1

n

i iiD F

MADn

Trong đó:

Page 20: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

23

23

n: Số giai đoạn khảo sát

Fi:Mức dự báo kỳ i

Di : Yêu cầu thực kì i

So sánh MAD của các phương pháp với nhau ta chọn phương án có MAD nhỏ nhất để làm căncứ dự báo nhu cầu cho kì sau.

+ MSE

n

FDMSE

n

ii 1

2

n: Số giai đoạn khảo sát

Fi:Mức dự báo kỳ i

Di : Yêu cầu thực kì i

2.2.2.1. Phương pháp dự báo giản đơn

Phương pháp dự báo giản đơn: là dự báo mà giá trị dự báo thời gian sau bằng giá trịthực tế của yếu tố được dự báo trong thời gian sau.

Mô hình :

Ft = Dt-1

Trong đó:

Ft - Mức dự báo kỳ t

Dt-1 - Yêu cầu thực kỳ t-1

- Ưu điểm

Page 21: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

24

24

+ Phù hợp với dòng yều cầu có tính chất xu hướng

+ Đơn giản, dễ làm

+ Không cần tính toán phức tạp

+ Không loại bỏ được yếu tố biến đổi ngẫu nhiên

+Số liệu lưu trữ ít

- Nhược điểm

Thiếu chính xác, không loại bỏ được yếu tố biến đổi ngẫu nhiên nên thường có sai số lớn.

2.2.2.2. Phương pháp bình quân giản đơn

Phương pháp bình quân giản đơn: Mức dự báo thời kì thứ t sẽ bằng trung bình cộng tấtcả các mức yêu cầu thực tế từ kỳ thứ t-1 trở về trước

Mô hình:

1

1

t

ii

tF n

D

Trong đó:

n: Số giai đoạn quan sát

Di: Mức yều cầu thực ở kỳ i

Ft: Mức dự báo kỳ thứ t

- Ưu điểm: Chính xác hơn phương pháp giản đơn, phù hợp với dòng yêu cầu có xuhướng ổn định.

- Nhược điểm: Phải lưu trữ một lượng dữ liệu khá lớn.

Page 22: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

25

25

2.2.2.3. Phương pháp bình quân di động giản đơn

Phương pháp bình quân di động giản đơn là phương pháp kết hợp phương pháp đơngiản và phương pháp bình quân giản đơn, nhằm khắc phục nhược điểm của hai phương pháptrên. Phương pháp này thực chất là trung bình với n là giá trị hữu hạn.

Mô hình: 1

t n

ii t

t

DF

n

Trong đó:

Ft : Nhu cầu cho giai đoạn t

Di : Nhu cầu thực tế giai đoạn t-1

n : Số giai đoạn quan sát.

Phương pháp này đòi hỏi phải chọn xác định n sao cho sai số dự báo là nhỏ nhất, nthường xuyên thay đổi tính chất của dòng yêu cầu.

2.2.2.4. Phương pháp bình quân di động có trọng số

Là phương pháp trung bình động có tính đến ảnh hưởng của từng giai đoạn khác nhauđến nhu cầu thông qua việc sử dụng trọng số.

Mô hình:

i

nt

tiii

t w

wDF 1

wi - Trọng số thời kỳ i

- Ưu điểm: Cho kết quả khảo sát với thực tế hơn phương pháp giản đơn vì có sử dụng hệsố.

Page 23: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

26

26

- Nhược điểm: Dự báo không bắt kịp xu hướng thay đổi của nhu cầu, đòi hỏi ghi chép sốliệu chính xác và đủ lớn.

2.2.2.5. Phương pháp san bằng hàm số mũ giản đơn

Theo quan điểm dự báo mới bằng dự báo của giai đoạn trước đó cộng với tỉ lệ chênhlệch giữa nhu cầu thực tế và dự báo của giai đoạn đó.

Mô hình:

Ft = Ft-1 + (Dt-1 – Ft-1)

Trong đó:

Ft - Dự báo nhu cầu thời kỳ t

Ft-1 - Dự báo nhu cầu thời kỳ t-1

Dt-1 - Nhu cầu thực kỳ t-1

- Hệ số san bằng

- Lựa chọn hệ số α: Chỉ số α thể hiện độ nhạy cảm của sai số dự báo nên phụ thuộcnhiều vào loại hình sản phẩm và kinh nghiệm của người khảo sát: 0 α 1.

2.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ

2.3.1. Phương pháp giản đơn

Theo phương pháp này mức dự báo bán hàng của kỳ sau đúng bằng số lượng yêu cầuthực tế của kỳ trước:

Mô hình: Ft= Dt-1

Trong đó : Ft - Mức dự báo kỳ thứ t

Page 24: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

27

27

Dt-1- Yêu cầu thực tế kỳ t-1

Từ số liệu nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bình nước lọc gia đình năm 2012 ta có bảng dựbáo nhu cầu theo phương pháp giản đơn

Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu theo phương pháp giản đơn

Tháng Nhu cầu(Dt)

Dự báo(Ft)Độ lệch tuyệt

đối| Dt - Ft |

Bình phương độ lệch(Dt-Ft)2

1 18002 2100 1800 300 900003 1800 2100 300 900004 1950 1800 150 225005 2000 1950 50 25006 2200 2000 200 400007 1950 2200 250 625008 1850 1950 100 100009 1850 1850 0 010 1875 1850 25 62511 1750 1875 125 1562512 1720 1750 30 900

Jan-13 1720Tổng 22845 1530 334650

Từ số liệu trên ta tính được MAD, MSE theo phuong pháp giản đơn như sau:

50,127121530MAD 50,27887

12334650MSE

2.3.2. Phương pháp bình quân giản đơn

Phương pháp bình quân giản đơn: nhu cầu của kỳ sau dựa trên kết quả trung bình củacác kỳ trước đó.

Page 25: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

28

28

Mô hình:n

DF

1

1

t

ii

t

Trong đó: n là số giai đoạn quan sát

Di là mức yều cầu thực ở kỳ i

Ft là mức dự báo kỳ thứ t

Bảng 2.2: Dự báo nhu cầu bằng phương pháp bình quân giản đơn

ThángNhu cầu

( Dt )

Dự báo

( Ft )

Độ lệch tuyệt đối

| Dt –Ft |

Bình phương độ lệch

(Ft-Dt)2

1 18002 2100 1950 150 225003 1800 1900 100 100004 1950 1912 38 14445 2000 1930 70 49006 2200 1975 225 506257 1950 1971 21 4418 1850 1956 106 112369 1850 1944 94 883610 1875 1937 62 384411 1750 1920 170 2890012 1720 1903 183 33489

Jan-13 1903Tổng 22845 1219 176215

90,121101219MAD 50,17621

10176215MSE

Page 26: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

29

29

2.3.3. Phương pháp bình quân di động giản đơn

Phương pháp trung bình động là phương pháp kết hợp phương pháp giản đơn và phươngpháp bình quân giản đơn, nhằm khắc phục nhược điểm của hai phương pháp trên.

Phương pháp trung bình động hoặc thực chất là phương pháp trung bình với n là một giátrị hữu hạn, khá nhỏ (n = 3;5...).

* Với n = 3 ta có:

3DF 11-t

ttt

DD

Bảng 2.3: Dự báo nhu cầu theo phương pháp trung bình động với n = 3

Tháng Nhu cầu

(Dt)

Dự báo

(Ft)

Độ lệch tuyệt đối

t tD F

Bình phương độ lệch

2t tD F

1 1800 - - -2 2100 - - -3 1800 - - -4 1950 1900 50 25005 2000 1950 50 25006 2200 1916 284 806567 1950 2050 100 100008 1850 2050 200 400009 1850 2000 150 2250010 1875 1883 8 6411 1750 1858 108 1166412 1720 1825 105 11025

13-Jan 1781Tổng 22845 1055 180909

Tổng sai số tuyệt đối là: 1055

201019

180909MSE 22,1179

1055MAD

Page 27: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

30

30

* Với n = 4 ta có:

4DF 211-t

tttt

DDD

Bảng 2.4: Dự báo nhu cầu theo phương pháp trung bình động với n = 4

Tháng Nhu cầu (Dt)

(Dt)

Dự báo

(Ft)

Độ lệch tuyệt đối

t tD F

Bình phương độ lệch

2t tD F

1 1800 - - -2 2100 - - -3 1800 - - -4 1950 - -- -5 2000 1912 88 77446 2200 1962 238 566447 1950 1987 37 13698 1850 2025 175 306259 1850 2000 150 2250010 1875 1962 87 756911 1750 1881 131 1716112 1720 1831 111 12321

Jan-13 1798Tổng 22845 1017 155933

Với tổng sai số tuyệt đối là 1017 ta có:

12,1278

1017MAD

62,194918

155933MSE

Page 28: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

31

31

2.3.4. Phương pháp bình quân di động có trọng số

Trong phương pháp bình quân di động giản đơn, sự ảnh hưởng của n số liệu mới nhất đến

kết quả dự báo, đều bằng n1

(%)100 . Song theo phép tư duy logic thì yếu tố hiện tại bao giờcũng ảnh hưởng nhiều nhất đến tương lai. Các sự kiện, các nhân tố càng xa trong quá khứ mứcđộ ảnh hưởng đến tương lai càng giảm dần.

Vì vậy từ phương pháp trung bình động chúng ta đi tới phương pháp trung bình động cótrọng số. Theo phương pháp này với mỗi số liệu trong quá khứ ta gán cho nó một hệ số thể hiệnmức độ ảnh hưởng của nó tới kết quả dự báo theo công thức:

i

nt

tiii

t w

wDF 1

Trong đó : Ft - Mức dự báo kỳ t

Di- Mức yêu cầu thực tế kỳ t-1

wi- Trọng số của kỳ t-1

wi- được lựa chọn bởi người dự báo trên sự phân tích tính chất của dòng

yêu cầu, thỏa mãn điều kiện:1

1

nt

tiiw 10 iw

Page 29: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

32

32

- Với α1 = 0,2; α2 = 0,3; α3 = 0,5 ta có bảng tính như sau:

Bảng 2.5: Dự báo nhu cầu theo phương pháp trung bình động có trọng số

Tháng Nhu cầu

(Dt)

Dự báo

(Ft)

Sai số tuyệt đối

t tD F

Bình phương sai số

2t tD F

1 1800 - - -2 2100 - - -3 1800 - - -4 1950 1890 60 36005 2000 1935 65 42256 2200 1945 255 650257 1950 2090 140 196008 1850 2035 185 342259 1850 1950 100 1000010 1875 1870 5 2511 1750 1862.5 112 1254412 1720 1807.5 87 7569

13-Jan 1760Tổng 22845 1009 156813

α1 = 0,2; α2 = 0,3; α3 = 0,5

Tổng sai số tuyệt đối: 1009:

11,1129

1009MAD

67,174239

156813MSE

Page 30: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

33

33

- Với α1 = 0,1; α2 = 0,2; α3 = 0,3; α4 = 0.4 ta có bảng tính như sau:

Bảng 2.6: Dự báo nhu cầu theo phương pháp trung bình động có trọng số

Tháng Nhu cầu (Dt) Dự báo(Ft) Sai lệch tuyệt đối

t tD F

Bình phương sai lệch

2t tD F

1 1800 - - -2 2100 - - -3 1800 - - -4 1950 - - -5 2000 1920 80 64006 2200 1955 245 600257 1950 2050 100 100008 1850 2035 185 342259 1850 1965 115 1322510 1875 1905 30 90011 1750 1870 120 1440012 1720 1817 97 9409

13-Jan 1773Tổng 22845 972 148584

Tổng sai số tuyệt đối: 972

5,1218972MAD

185738

148584MSE

2.3.5. Phương pháp san bằng hàm số mũ giản đơn

Đây là phương pháp dễ sử dụng nhất. Nó cần ít số liệu trong quá khứ. Công thức cơ bảncủa san bằng hàm số mũ có thể diễn tả như sau:

)( 111 tttt FDFF

Page 31: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

34

34

Trong đó: tF - Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm ở thời kỳ t

1tF - Số lượng yêu cầu thực tế ở kỳ t-1

1tD - Mức dự báo của kỳ t-1

- Hệ số tùy chọn của người dự báo thỏa mãn điều kiện 10

Thực chất dự báo mới bằng dự báo cũ cộng với khoảng chênh lệch giữa nhu cầu thực tếvà dự báo của giai đoạn đã qua, có điều chỉnh cho phù hợp.

Với =0,1 đến =0,9 ta có các bảng tính như sau:

Bảng 2.7: Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phâm bằng phương pháp san bằng hàm số mũgiản đơn với α = 0,1; α = 0,2

Tháng Nhu cầu α =0,1 α =0,2Dự báo Sai lệch B.P Sai

lệchDự báo Sai lệch B.P Sai

lệchDt Ft t tD F 2t tD F Ft t tD F 2t tD F

1 1800 1800 0 0 1800 0 02 2100 1800 300 90000 1800 300 900003 1800 2130 330 108900 2160 360 1296004 1950 1767 183 33489 1728 222 492845 2000 1968 32 1024 1994 6 366 2200 2003 197 38809 2001 199 396017 1950 2219 269 72361 2239 289 835218 1850 1923 73 5329 1892 42 17649 1850 1842 8 64 1841 9 8110 1875 1850 25 625 1851 24 57611 1750 1877 127 16129 1879 129 1664112 1720 1737 17 289 1724 4 16

Jan-13 1718 1719Tổng 22845 1561 367019 1584 411120

Page 32: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

35

35

Bảng 2.8: Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phâm bằng phương pháp san bằng hàm số mũgiản đơn với α = 0,3; α = 0,4

Tháng Nhu cầu α =0,3 α =0,4Dự báo Sai lệch B.p Sai

lệchDự báo Sai lệch B.p Sai

lệchDt Ft t tD F 2t tD F Ft t tD F 2t tD F

1 1800 1800 0 0 1800 0 02 2100 1800 300 90000 1800 300 900003 1800 2190 390 152100 2220 420 1764004 1950 1683 267 71289 1632 318 1011245 2000 2030 30 900 2077 77 59296 2200 1991 209 43681 1969 231 533617 1950 2262 312 97344 2292 342 1169648 1850 1856 6 36 1813 37 13699 1850 1848 2 4 1864 14 19610 1875 1850 25 625 1844 31 96111 1750 1882 132 17424 1887 137 1876912 1720 1710 10 100 1695 25 625

Jan-13 1723 1730Tổng 22845 1683 473503 1932 565698

Page 33: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

36

36

Bảng 2.9: Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phâm bằng phương pháp san bằng hàm số mũgiản đơn với α = 0,5; α = 0,6 :

Tháng Nhu cầu α =0,5 α =0,6Dự báo Sai lệch B.p Sai

lệchDự báo Sai lệch B.p Sai

lệchDt Ft t tD F 2t tD F Ft t tD F 2t tD F

1 1800 1800 0 0 1800 0 02 2100 1800 300 90000 1800 300 900003 1800 2250 450 202500 1980 180 324004 1950 1575 375 140625 1872 78 60845 2000 2137 137 18769 1918 82 67246 2200 1931 269 72361 1967 233 542897 1950 2334 384 147456 2106 156 243368 1850 1758 92 8464 2012 162 262449 1850 1896 46 2116 1914 64 409610 1875 1827 48 2304 1875 0 011 1750 1899 149 22201 1875 125 1562512 1720 1675 45 2025 1800 80 6400Jan-13 1742 1752Tổng 22845 2295 708821 1460 266198

Page 34: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

37

37

Bảng 2.10: Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phâm bằng phương pháp san bằng hàm số mũgiản đơn với α = 0,7; α = 0,8;0,9;

Tháng Nhu cầu α =0,7 α =0,8Dự báo Sai lệch B.p Sai

lệchDự báo Sai lệch B.p Sai

lệchDt Ft t tD F 2t tD F Ft t tD F 2t tD F

1 1800 1800 0 0 1800 0 02 2100 1800 300 90000 1800 300 900003 1800 2310 510 260100 2340 540 2916004 1950 1443 507 257049 1368 582 3387245 2000 2304 304 92416 2415 415 1722256 2200 1787 413 170569 1668 532 2830247 1950 2489 539 290521 2625 675 4556258 1850 1572 278 77284 1410 440 1936009 1850 2044 194 37636 2202 352 12390410 1875 1714 161 25921 1568 307 9424911 1750 1987 237 56169 2120 370 13690012 1720 1584 136 18496 1454 266 70756

Jan-13 1815 1932Tổng 22845 3579 1376161 4779 2250607

Page 35: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

38

38

Tháng Nhu cầu α =0.9Dự báo Sai lệch Bình phươngSai lệch

Dt Ft t tD F 2t tD F

1 1800 1800 0 02 2100 1800 300 900003 1800 2370 570 3249004 1950 1287 663 4395695 2000 2546 546 2981166 2200 1508 692 4788647 1950 2822 872 7603848 1850 1165 685 4692259 1850 2466 616 37945610 1875 1295 580 33640011 1750 2397 647 41860912 1720 1167 553 305809

Jan-13 2217Tổng 22845 6724 4301332

Từ kết quả tính ta có:

Bảng 2.12: So sánh MAD theo các mức α đã tính

α 0,1 0,2 0,3 0,4Sai lệch tuyệt đối 1561 1584 1683 1932MAD 130,08 132 140,25 161Bình phương sai lệch 376019 411120 473503 565698MSE 31334,92 34260 39458,58 47141,5

α 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9Sai lệch tuyệt đối 2295 1460 3579 4779 6724MAD 191,25 121,67 298,25 398,25 560,33Bình phương sai lệch 708821 266198 1376161 2250607 4301332MSE 59068,42 22183,17 114680,08 187550,58 358444,33

Page 36: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

39

39

So sánh các giá trị trên ta thấy dự báo với = 1 có MDA nhỏ nhất nên ta chọn = 0,1 trongtrường hợp này: MAD = 130

2.3.6. Lựa chọn phương pháp dự báo

Trên cơ sở tính toán ta so sánh các MAD của các phương pháp và chọn ra cách tiếp cậncó MAD nhỏ nhất. Ta có bảng sau:

Bảng 2.13: So sánh các phương án dự báo nhu cầu

STT Phương pháp dự báo MAD MSE

1 Phương pháp giản đơn 127,50 27887,502 Phương pháp trung bình dài hạn 121,90 17621,50

3Phương pháp trung bình động (n = 3) 117,22 20101,00Phương pháp trung bình động (n = 4) 127,12 19491,62

4 Phương pháp san bằng hàm số mũ giản đơn (α = 0,5) 130,08 31334,92

5

Phương pháp trung bình động có trọng số

α1 = 0,2; α1 = 0,3; α3 = 0,5 112,11 17423,67Phương pháp trung bình động có trọng số

α1 = 0,1; α1 = 0,2; α3 = 0,3; α4 = 0,3121,50 18573,00

Từ bảng so sánh ta thấy phương pháp dự báo có MAD nhỏ nhất là phương pháp trung bìnhđộng có trọng số (α1 = 0,2; α1 = 0,3; α3 = 0,5) với MAD = 112,11 nên ta chọn phương phápdự báo này cho nhu cầu tháng 1 năm 2013.

=> Nhu cầu tháng 01 năm 2013 là 1760 (sản phẩm).

Page 37: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

40

40

CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH NĂNG LỰC SẢN XUẤT

3.1. Lý thuyết chung về hoạch định năng lực sản xuất

3.1.1. Khái niệm

Hoạch định tổng hợp (hoạch định các nguồn lực) là kết hợp việc sử dụng các yếu tố sảnxuất một cách hợp lý vào quá trình sản xuất nhằm đảm bảo sản xuất ổn định chi phí sản xuấtthấp nhất và sản lượng hàng tồn kho tối thiểu.

3.1.2. Vai trò

Hoạch định tổng hợp về mức dự trữ và sản xuất cho từng loại sản phẩm để thỏa mãnnhu cầu của thị truờng đã được đưa ra trong dự báo sao cho tổng chi phí dự trữ và các chi phísản xuất là đạt mức nhỏ nhất.

Phân bổ mức sản xuất và mức dự trữ cho từng loại sản phẩm sao cho tổng giá trị phânbổ phải bằng giá trị tổng hợp và tổng các chi phí vẫn gần mức thấp nhất.

Huy động tổng hợp các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu củathị trường.

3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng

Giữa sản xuất và nhu cầu dự báo luôn có sự sai lệch:

Một là, sai lệch về thời gian giữa nhu cầu dự báo và sản xuất thực sự, sản phẩm hay dịchvụ chỉ gặp nhau thật sự sau một khoảng thời gian cần để sản xuất, bao gói, bốc dỡ, vận chuyển,giao hàng,..

Hai là, các nhu cầu dự báo có thể biến thiên với những dao động lớn dẫn đến việc cầnphải cân nhắc mức sản xuất đáp ứng nhu cầu hiệu quả. Điều này làm cho mức sản xuất có độlệch nào đó so với nhu cầu dự báo.

Page 38: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

41

41

Do đó, để có thể chuẩn bị mức sản xuất đáp ứng nhu cầu một cách chủ động, đơn vị cầnphải có kế hoạch trong tương lai. Tuỳ theo đặc tính biến đổi của nhu cầu, tuỳ từng loại sảnphẩm mà khoảng thời gian cụ thể cho yêu cầu hoạch định có độ dài khác nhau.

3.1.4. Các bước tiến hành hoạch định tổng hợp

Kỹ thuật hoạch định tổng hợp bằng biểu đồ và phân tích chiến lược được áp dụng ởnhiều doanh nghiệp vì chúng dễ áp dụng và có hiệu quả cao do việc phân tích tỉ mỉ các chi phí,từ đó chọn phương án có chi phí thấp hơn và có nhiều ưu điểm, ít nhược điểm hơn các kỹ thuậtkhác.

Phương pháp này trải qua các bước sau:

- Bước 1: Xác định nhu cầu cho mỗi giai đoạn.

- Bước 2: Xác định khả năng các mặt hàng và tổng hợp cho từng giai đoạn.

- Bước 3: Xác định các loại chi phí cho việc trả tiền lương cho lao động chính thức, chi phí tiềncông làm thêm giờ…

- Bước 4: Xây dựng phương án kế hoạch tổng hợp theo các phương án chiến lược hoạch định.

- Bước 5: Xác định các loại chi phí sản xuất chủ yếu và chi phí tổng hợp theo từng phương ánkế hoạch.

- Bước 6: So sánh và lựa chọn phương án kế hoạch có chi phí thấp nhất, có nhiều ưu điểm và ítnhược điểm.

3.2. Các phương pháp trong hoạch định tổng hợp

3.2.1. Chiến lược thay đổi mức dự trữ sản phẩm

Trong chiến lược này, nhà quản trị có thể tăng mức dự trữ trong giai đoạn có nhu cầu thấp đểdành cung cấp trong thời kỳ có nhu cầu tăng cao hơn mức sản xuất. Nếu chúng ta chọn chiến

Page 39: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

42

42

lược này thì phải chịu thêm chi phí lưu kho hàng hóa và chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý, thiệthại do bị hỏng, mất mát và các chi phí vốn đầu vào dự trữ cao hơn mức bình thường.

- Ưu điểm:

+ Quá trình sản xuất được ổn định.

+ Không có những biến đổi bất thường.

+ Đáp ứng thoả mãn nhu cầu khách hàng.

+ Dễ dàng cho việc điều hàng sản xuất.

- Nhược điểm:

+ Chi phí cho việc tồn trữ lớn như: chi phí thuê hoặc khấu hao kho, chi phí bảo hiểm, chiphí hao hụt mất mát, chi phí cho các thiết bị kho hoạt động trong suốt thời gian dự trữ, đặc biệtlà chi phí về vốn để dự trữ hàng hóa.

+ Hàng hoá có thể bị giảm sút về chất lượng, khó thích ứng với nhu cầu khách hàng thayđổi.

3.2.2. Chiến lược huy động làm thêm giờ

Theo kế hoạch này, đơn vị có thể bổ sung nhu cầu thiếu hụt trong các giai đoạn có nhucầu tăng cao bằng cách yêu cầu công nhân làm thêm giờ, nhưng không thuê thêm công nhân.Đơn vị cũng có thể cho công nhân của mình tạm nghỉ ngơi trong các giai đoạn có nhu cầu thấpmà không phải cho thôi việc. Tuy nhiên, khi nhu cầu tăng quá cao, việc huy động công nhânlàm thêm giờ là rất khó khăn và phải gánh chịu các khoản chi phí làm thêm giờ tăng cao, đồngthời khả năng làm thêm bị giới hạn về độ dài của ngày lao động. Ngược lại khi nhu cầu xuốngquá thấp, đơn vị cho công nhân tạm nghỉ đó là một gánh nặng.

- Ưu điểm:

+ Giúp đơn vị đối phó kịp thời với những biến động của thị trường.

Page 40: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

43

43

+ Ổn định được nguồn lao động.

+ Tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người lao động.

+ Giảm được các khoản chi phí liên quan đến đào tạo, huấn luyện, học việc.

- Nhược điểm:

+ Chi phí trả lương thêm giờ tăng cao.

+ Không đảm bảo sức khỏe cho người lao động, công nhân mỏi mệt dễ sai sót trong quátrình sản xuất dẫn đến sản phẩm nhiều khuyết tật.

3.2.3. Chiến lược thay đổi lượng lao động theo mức nhu cầu

Nhà quản trị theo kế hoạch này sẽ thường xuyên đánh giá lại nhu cầu về lao động củađơn vị mình. Đơn vị sẽ quyết định thuê thêm lao động khi cần và sẵn sàng cho thôi việc khikhông cần.

- Ưu điểm:

+ Tránh rủi ro do sự biến động quá thất thường của nhu cầu.

+ Giảm được chi phí cho việc tồn trữ hàng hoá, chi phí làm thêm giờ.

- Nhược điểm:

+ Chi phí cho việc tuyển dụng và thôi việc lao động tăng cao.

+ Đơn vị có thể mất uy tín do thường xuyên cho lao động thôi việc.

+ Tâm lý bị thôi việc làm năng suất lao động thấp.

Page 41: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

44

44

3.2.4. Chiến lược thuê gia công ngoài hoặc làm gia công bên ngoài

Đơn vị có thể chọn kế hoạch hợp đồng phụ với bên ngoài khi nhu cầu vượt quá khảnăng sản xuất mà đơn vị không muốn tăng lao động, tăng giờ. Đơn vị cũng có thể nhận các hợpđồng phụ từ bên ngoài về sản xuất trong điều kiện năng lực dư thừa.

- Ưu điểm:

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trong lúc nhu cầu tăng.

+ Tận dụng năng lực sản xuất khi nhu cầu thấp.

+ Tạo sự linh hoạt, nhạy bén trong điều hành.

- Nhược điểm:

+ Không kiểm soát được thời gian, sản lượng, chất lượng trong trường hợp liên kết hợpđồng phụ để gia công.

+ Chia sẻ lợi nhuận cho bên hợp đồng phụ.

+ Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh tiếp cận khách hàng, do đó làm giảm khả năng cạnhtranh của đơn vị, có thể mất khách hàng.

3.3. Hoạch định chiến lược sản xuất

Bảng 3.1: Mức bán và số ngày làm việc năm 2012 Công ty

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Số SP(x100)

18 21 18 19,5 20 22 19,5 18,5 18,5 18,75

17,5 17,2

Số ngày SX 22 19 21 21 22 20 21 23 24 24 25 22

Page 42: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

45

45

Các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất:

Bảng 3.2: các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất

TT Loại chi phí Đơn vị tính Số lượng1 Chi phí lưu kho 1000 đ/SP tháng 42 Lương CN trong giờ chính thức 1000 đ/giờ 83 Lương làm ngoài giờ (sau 8 giờ) 1000 đ/giờ 104 Chi phí thuê đào tạo CN 1000 đ/CN 5505 Chi phí cho thôi việc 1000 đ/CN 8506 Thuê gia công ngoài 1000 đ/SP 127 Số giờ trung bình sản xuất 1 SP Giờ/SP 4

8Thiết hại do mức sản xuất thấp cho 1SP không được sản xuất

1000 đ/SP 2

Áp dụng các chiến lược về hoạch định năng lực sản xuất, từng chiến lược nếu được áp dụng sẽ

mất một lượng chi phí nhất định. Căn cứ vào số liệu thực tế ta có cụ thể như sau :

3.3.1 Chiến lược thay đổi mức dự trữ sản phẩm:

Mức trung bình sản xuất theo ngày trong 6 tháng là : 11641 84( / )139

TB sp ngay

Số đơn vị 1 ngày sản xuất = 248 (đơn vị)

Số công nhân cần thiết - 84 422

TB (công nhân)

Page 43: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

46

46

Bảng 3.3 : Chiến lược thay đổi mức dự trữ sản phẩm

ThángNhucầu

Nhu cầuTB

Sốngàysx

Số CNMức sx

Dự trữđầu tháng

Dự trữcuốitháng

Thiếuhụtsản

phẩm7 2090 83 21 42 1764 -326 0 -3268 2035 83 23 42 1932 -103 0 -1269 1950 83 24 42 2016 66 66 010 1870 83 24 42 2016 146 212 011 1862 83 25 42 2010 238 450 012 1807 83 22 42 1848 41 491 0

Tổng 11614 139 11537 1219 -429

Chi phí lưu kho = 979 x 4000 = 3.916.000 (VNĐ)

Chi phí thiệt hại do thiếu hụt sản phẩm = 2000 x 429 = 858.000 (VNĐ)

Chi phí lương CN làm việc = 8.000 x 42 x 139 x 8 = 373.632.000 (VNĐ)

Vậy tổng chi phí của phương án là:

TC = 3.916.000+ 858.000+ 373.632.000 = 379.366.000 (VNĐ)

3.2.2 Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu sản phẩm

Bảng 3.4: Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu

Tháng Nhu cầu Số ngàysx

Số công nhân SL thựctế

Thay đổidự trữCầu để

sxThuêthêm

Sa thải

7 2090 21 50 8 - 1743 -8 2035 23 45 - 5 1909 -9 1950 24 41 - 4 1992 4210 1870 24 39 - 2 1992 12211 1862 25 38 - 1 2075 21312 1807 22 42 4 - 1862 55

11614 139 12 16

Page 44: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

47

47

Chi phí lương CN làm việc = 8.000 x 42 x 139 x 8 = 373.632.000 (VNĐ)

Chi phí thuê và đào tạo lao động = 550.000 x 12 = 6.600.000 (VNĐ)

Chi phí cho thôi việc = 850.000 x 16 = 13.600.000 (VNĐ)

Vậy tổng chi phí là: TC =373.632.000 + 6.600.000 + 13.600.000 = 393.832.000 (VNĐ)

3.4.3 Chiến lược thay đổi lực lượng lao động bằng cách huy động làm thêm giờ:

Áp dụng chiến lược này là công ty duy trì lực lượng lao động theo kỳ kế hoạch tươngứng với nhu cầu thấp nhất, những ngày có nhu cầu cao hơn sẽ huy động làm thêm giờ, nhưngkhông được huy động quá 4 giờ/ngày/CN

Theo số liệu năng suất lao động thì năng suất thấp nhất theo ngày là 74 (sp/ngày). Ta sẽlấy lực lượng lao động ổn định theo lượng 74 (sp/ngày).

Số lượng công nhân cần thiết = )(378474 CN

Bảng 3.5 : Chiến lược thay dổi lực lượng lao động bằng cách huy động làm thêm giờ

Tháng Nhu cầu Số ngày sx Mức sản xuất Làm thêm giờ7 2090 21 1554 5368 2035 23 1702 3339 1950 24 1776 17410 1870 24 1776 9411 1862 25 1850 1212 1807 22 1628 179

11614 139 1328

Chi phí trả lương chính cho lao động = 8.000 x 37 x 139 x 8 = 329.152.000 (VNĐ)

Chi phí trả lương thêm giờ = 1.328 x 10.000 = 1.328.000 (VNĐ)

Tổng chi phí cho cả 3 phương án: TC =329.152.000 + 1.328.000 = 330.480.000 (VNĐ)

Page 45: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

48

48

3.4.4 Chiến lược thuê gia công ngoài:

Trong chiến lược này, doanh nghiệp sẽ duy trì sản xuất ở mức năng suất thấp nhất.Lượng hàng thiếu sẽ tổ chức mua ngoài.

Theo số liệu năng suất lao động thì năng suất thấp nhất theo ngày là 74 (sp/ngày). Ta sẽlấy lực lượng lao động ổn định theo lượng 74 (sp/ngày).

Số lượng công nhân cần thiết = )(378474 CN

Bảng 3.6 : Chiến lược thuê ngoài

Tháng Nhu cầu Số ngày sx Mức sản xuất Thuê ngoài7 2090 21 1554 5368 2035 23 1702 3339 1950 24 1776 17410 1870 24 1776 9411 1862 25 1850 1212 1807 22 1628 179

11614 139 1328

Chi phí trả lương chính cho lao động = 8.000 x 37 x 139 x 8 = 329.152.000 (VNĐ)

Chi phí thuên ngoài = 12.000 x 1.328 = 15.936.000 (VNĐ)

Tổng chi phí: TC = 329.152.000 15.936.000 = 334.336.000 (VNĐ)

Bảng 3.7: Bảng so sánh các phương án

Phương án Tổng chi phí (VNĐ)P.A 1: thay đổi mức dự trữ sản phẩm 379.366.000P.A 2: thay đổi nhân lực theo mức cầu 393.832.000P.A 3: duy trì lực lượng lao động hiện tại 330.480.000P.A 4: Thuê thêm gia công ngoài 334.336.000Vậy qua 4 phương án, sau khi xem xét chỉ tiêu chi phí sản xuất bỏ ra ta thấy phương án 3 có tổng chiphí là thấp nhất. TC3=330.480.000 (VNĐ)

Page 46: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

49

49

CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH MRP CHO SẢN PHẨM4.1. Lý thuyết chung về MRP

4.1.1. Khái niệmMRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên liệu, linh

kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vậtliệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nó được thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi:

- Doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu, chi tiết, bộ phận gì?- Cần bao nhiêu?- Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào?- Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất?- Khi nào nhận được hàng?

Kết quả thu được là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộphận với thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng đúng thời điểm cần thiết. Hệ thống kế hoạch nàythường xuyên được cập nhật những dữ liệu cần thiết, thích hợp với tình hình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và sự biến động của môi trường bên ngoài.

Vậy MRP:- Là một kỹ thuật để kế hoạch hóa việc cung cấp nguyên vật liệu thô, các chi tiết bán

thành phẩm cho quá trình sản xuất.- Để lập kế hoạch điều độ sản xuất chính.- Là yếu tố căn bản hỗ trợ việc ra quyết định.

4.1.2. Vai trò- Là công cụ tính toán nhu cầu và cũng là kỹ thuật ngược chiều quy trình công nghệ tính

nhu cầu. Nó bắt đầu số lượng và thời hạn yêu cầu cho những sản phẩm cuối cùng, từ đóphương pháp này xác định số lượng, thời gian cần có các bộ phận, chi tiết và thời gian cần đặthàng để sẵn sàng khi cần đến.

- Là công cụ kiểm soát tồn kho, cung cấp các báo cáo cho biết các bộ phận chi tiết nàocần phải đặt hàng, khi nào đặt hàng và hoàn thành đơn hàng.

Thông tin mà MRP cung cấp rất có ích trong việc hoạch định tiến độ vì nó xác địnhnhững ưu tiên tương đối giữa các đơn hàng nội bộ và đơn hàng mua sắm từ bên ngoài. MRP

Page 47: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

50

50

được cập nhật, nó sẽ chỉ ra thời hạn giao hàng cần đề nghị với nhà cung cấp và cho thấy cáchoạt động sản xuất được hoàn thành kế hoạch hay không.

MRP là căn bản cho sản xuất, kiểm soát nơi làm việc, cho người bán bám sát hệ thốngsản xuất và cho việc hoạch định nhu cầu năng lực sản xuất chi tiết hơn.

4.1.3. Yêu cầu đối với hoạch định nguyên vật liệu- Có đầy đủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm tính toán và lưu trữ thông tin.- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ có khả năng và trình độ sử dụng máy tính và những kiến thức

cơ bản về xây dựng MRP.- Đảm bảo tính chính xác và liên tục cập nhật thông tin mới về lịch trình sản xuất, hóa

đơn nguyên vật liệu, hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu.- Đảm bảo đầy đủ và lưu trữ hồ sơ, dữ liệu.

4.1.4. Mục tiêu- Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu.- Giảm thời gian cung ứng và sản xuất.- Tạo cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau, phát huy tổng hợp khả

năng sản xuất cho doanh nghiệp.- Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.2. Những yếu tố cơ bản của hệ thống MRP

4.2.1. Các số liệu đầu vào của MRP- Dự báo mua hàng, bán hàng.- Mức sản xuất và bán thành phẩm tồn kho.- Quy trình công nghệ gia công sản phẩm.- Kết cấu sản phẩm.Tính toán nhu cầu dựa vào:- Nhu cầu về vật tư.- Thời hạn cung cấp.- Các nhà cung cấp.- Mức phế phẩm cho phép trong quá trình gia công.

Page 48: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

51

51

Các nội dung chính của phương pháp MRP được trình bày qua sơ đồ sau:

Chương trìnhhoạch định nhucầu vật liệu MRP

Lịch trình sảnxuất

Hồ sơ hoá đơnvật liệu

Hồ sơ nguyênliệu dự trữ

Thời gian đặt

Số lượng

Loại linh kiệnnào cần đặt hàng

Đầu vào Quá trình xử lý Đầu ra

Hình 4.1 Sơ đồ phương pháp MRP

4.2.2. Trình tự hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu- Phân tích kết cấu sản phẩm.- Xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất.- Tổng nhu cầu.- Nhu cầu thực.Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩmSơ đồ phân tích theo thứ tự sản xuất và lắp ráp sản phẩm.Mỗi chi tiết hay cụm chi tiết tương ứng với danh mục quản lý

Page 49: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

52

52

Hình 4.2 :Sơ đồ kết cấu sản phẩmBước 2: Xác định thời gian phát đơn hàng hoặc lệnh sản xuất

Loại hàng A B C D

Thời gian( Tuần) 1 2 3 4

Bước 3: Tính tổng nhu cầuTổng nhu cầu là: tổng số lượng dự kiến đối với một loại chi tiết hoặc nguyên vật liệu

trong từng giai đoạn mà không tính đến dự trữ hiện có hoặc lượng sẽ được tiếp nhận.Bước 4: Tính nhu cầu thực

Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8

Nhu cầu thô

Tồn kho

Nhu cầu tinh

Kế hoạch nhận

Lệnh sản xuất

A

B C

H K LF

D

G IE

Page 50: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

53

53

Nhu cầu độc lập: là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết, linh kiện, phụ tùngdùng để thay thế... Nhu cầu độc lập được xác định bằng các phương pháp dự báo mức tiêu thụsản phẩm hoặc bằng các đơn đặt hàng.

Nhu cầu phụ thuộc: là những nhu cầu được tạo ra từ những nhu cầu độc lập, đó lànhững bộ phận, chi tiết, nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm cuối cùng. Nhu cầu này được xácđịnh bằng các phương pháp tính toán thông qua cấu trúc sản phẩm cuối cùng, nhu cầu dự báo,đơn đặt hàng, kế hoạch dự trữ và lịch trình sản xuất.

Nhu cầu thô là tổng nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc.Nhu cầu tinh là nhu cầu thô sản phẩm trừ đi số lượng dự trữ hiện có.Nhu cầu tinh = Nhu cầu thô – Tồn đầu kỳ + Bảo hiểm.Dự trữ hiện có là số sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu hay là số sản phẩm tồn kho cộng

với phần sẽ hoàn thành.Số lượng sẽ hoàn thành là: số sản lượng đưa vào sản xuất nhưng chưa hoàn thành.Lệnh đề nghị là số lượng cần cung cấp hay sản xuất để thỏa mãn nhu cầu tinh.Lệnh đã phát là số lượng thực tế mua sắm hay đưa vào sản xuất.Nhu cầu thực là: tổng số nguyên vật liệu, chi tiết cần bổ sung trong từng giai đoạn.Tồn kho = Kế hoạch nhận + Tồn đầu kỳ - Nhu cầu thô.

4.2.3. Phương pháp xác định cỡ lô hàng4.2.3.1. Phương pháp xác định mua theo lô (L4L)

Theo phương pháp mua theo lô, số lượng mua, đặt hàng hoặc tự sản xuất bằng đúng sốlượng cần thiết đảm bảo cung cấp đủ số lượng nguyên vật liệu, hoặc chi tiết, bộ phận đúng thờiđiểm cần.

Phương pháp mua theo lô (L4L) thường áp dụng đối với những lô hàng nhỏ, đặt hàngthường xuyên, lượng dự trữ cung cấp đúng lúc thấp và không tốn chi phí lưu kho.

Phương pháp mua theo lô, không nên áp dụng với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sảnphẩm, cấu trúc sản phẩm gồm nhiều chi tiết bộ phận thì cần quá nhiều lô đặt hàng và khôngthích hợp với những phương tiện chuyển chở đã được tiêu chuẩn hóa.

4.2.3.2. Phương pháp đơn đặt hàng cố định theo một số giai đoạn

Page 51: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

54

54

Để giảm số lần đặt hàng và đơn giản trong quá trình theo dõi, ghi chép nguyên vật liệudự trữ, người ta có thể dùng phương pháp ghép nhóm các nhu cầu thực tế của một số cố địnhcác giai đoạn vào một đơn đặt hàng hình thành một chu kỳ đặt hàng.

Phương pháp đặt hàng cố định theo một số giai đoạn là: phương pháp đơn giản, tiện lợinhưng lại khó khăn vì khối lượng của đơn hàng rất khác biệt nhau. Do vậy để cỡ lô hợp lý hơn,người ta áp dụng biến dạng của nó theo nhóm các giai đoạn không cố định bằng phương phápthử đúng sai.

4.3. Đảm bảo sự thích ứng của cả hệ thống MRP với thay đổi của môi trường4.3.1. Sự cần thiết phải đảm bảo MRP

Để lập MRP cần nhiều thông tin từ môi trường bên ngoài và thông tin trong nội bộdoanh nghiệp. MRP chỉ phát huy được khi các nguồn thông tin đầu vào chính xác, phản ánhđúng tình hình thực tế của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

Những thay đổi của môi trường dẫn đến những thay đổi về khả năng ứng dụng trongthực tế của MRP là:

- Nhu cầu thường xuyên thay đổi.- Đơn đặt hàng từ phía các khách hàng cũng thường xuyên thay đổi.- Sự cải tiến thay đổi của thiết kế sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao vềchất lượng.- Những sai hỏng trong sản xuất.- Bản thân hệ thống MRP có khả năng hoạch định lại nhanh chóng, chính xác.

Do vậy, đòi hỏi hệ thống MRP luôn cập nhật thông tin liên tục cũng như phải đảm bảosự ổn định tương đối các hoạt động sản xuất trong môi trường biến động.

4.3.2. Các kỹ thuật để đảm bảo MRP thích ứng với sự thay đổi của môi trường- Phát hiện và tìm hiểu nguyên nhân.- Hoạch toán theo kỳ.- Cập nhật thông tin.- Thiết lập khoảng thời gian bảo vệ.

4.3.2.1. Phát hiện và tìm hiểu nguyên nhân

Page 52: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

55

55

Kế hoạch nguyên vật liệu có thể bị phá vỡ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìmkiếm, phát hiện các bộ phận gốc gây ra sự phá vỡ đó để điều chỉnh kịp thời là một trong nhữngbiện pháp đảm bảo cho hệ thống MRP thay đổi với môi trường.

Xem xét mối quan hệ từng cấp giữa các bộ phận và tình trạng về mặt thời gian trong cấutrúc sản phẩm, phát hiện những bộ phận nhạy cảm nhất, dễ thay đổi để chủ động dự kiến trướcvà có những phương pháp phòng ngừa, điều chỉnh bổ sung làm cho hệ thống MRP luôn hoạtđộng tốt.

4.3.2.2. Hoạch toán theo kỳHoạch toán theo kỳ là việc tính toán lượng dự trữ sẵn có trong những khoảng thời gian

thường kỳ thấy được lượng dự trữ MRP. Việc hoạch toán theo kỳ, bộ phận được hoạch toánbao gồm việc loại trừ các phế phẩm tại mỗi giai đoạn sản xuất và bảo quản trên cơ sở thườngkỳ. Do đó MRP được cập nhật hàng tuần, hàng ngày phản ánh được những tính toán dự trữthực tế.

Nhờ việc tính toán và nắm chính xác hồ sơ dự trữ trong quá trình MRP sẽ góp phần thựchiện đúng tiến độ sản xuất, phân phối và khai thác sử dụng hiệu quả hơn máy móc thiết bị vàlao động.

4.3.2.3. Cập nhật thông tinCác thiết kế sản phẩm khi có sự thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi trong lịch trình sản xuất,

kết cấu sản phẩm, những thay đổi đó thường xuyên cập nhật kịp thời về MRP.Phương pháp cập nhật thường kỳ xử lý lại toàn bộ các thông tin và tái tạo lại toàn bộ

MRP từ thời điểm đầu kỳ cho đến thời điểm cuối cùng. Phương pháp này phù hợp với doanhnghiệp có kế hoạch sản xuất tương đối ổn định, có ưu điểm: chi phí sản xuất nhỏ và nhữngnguyên nhân gây ra sự thay đổi có thể trong cùng một thời điểm triệt tiêu lẫn nhau mà khôngmất sức lực và thời gian để thay đổi hệ thống.

Phương pháp cập nhật liên tục chỉ xử lý lại những bộ phận của kế hoạch đã lập trực tiếpbị ảnh hưởng bởi những thay đổi về thông tin, và phương pháp này chỉ chú ý đến những yếu tốthay đổi gây rối loạn hệ thống hoạch định nhu cầu và sản xuất được gọi là thứ yếu. Phươngpháp này phù hợp với doanh nghiệp có những bản kế hoạch thường xuyên thay đổi, ưu điểmcủa phương pháp này là cập nhật thông tin thay đổi của hệ thống, nhược điểm là chi phí cao vàcó nhiều thay đổi nhỏ không dẫn đến thay đổi hệ thống.

Page 53: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

56

56

4.3.2.4. Thiết lập khoảng thời gian bảo vệThiết lập khoảng thời gian bảo vệ là xác định một khoảng thời gian phải giữ ổn định

không có thay đổi MRP, nhằm ổn định hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên, vật liệu. Sự ổnđịnh của hệ thống MRP thu được nhờ có thời gian bảo vệ.

4.4. Ứng dụng lập kế hoạch MRP cho sản xuất máy lọc nước

Bảng 4.1 Số liệu tồn kho, dưn trữ và cỡ lô của chi tiết

STT Cụm chitiết

Tên chi tiết Kí hiệu Thời giansản xuất(tuần)

Tồn đầukì

Dự trữbảo hiểm

Cỡ lô

1 1 Giá đỡ cụm lọc và cácthiết bị điện

GĐ 1 50 25 100

2 Vỏ đỡ lõi số 1 VL1 1 20 10 503 Vỏ đỡ lõi số 2 VL2 14 Vỏ đỡ lõi số 3 VL3 15 Vỏ đỡ lõi số 4 (lõi

RO)VL4 1 30 10 50

6 Vỏ đỡ lõi số 5(TE 33) VL5 1 20 15 1507 Hệ thống ống nối trên

giá giữa các lõi lọcCUT2 1 25 10 100

8 Van thải VAN 2 1 30 20 509 2 Lõi số 1 L1 2 25 15 L4L10 Lõi số 2 L2 2 15 5 L4L11 Lõi số 3 L3 2 10 15 L4L12 Lõi số 4 L4 2 10 5 7513 Lõi số 5 L5 2 10 5 12014 3 Van áp thấp VAT Mua15 Van áp cao VAC Mua16 Van điện tử VĐT Mua17 Bơm cao áp BCA Mua18 adaptor AD Mua

Page 54: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

57

57

19 Mạch điện và dây kếtnối với nguồn

M Mua

20 4 Thân vòi cổ ngỗng VOI CN 1 10 5 3021 Van trên vòi cổ ngỗng VAN CN 1 25 15 2522 Cút nối vòi cổ ngỗng CUT 1 1 5 10 1523 6 ống phụ OP 1 5 5 2524 8 Bình áp BA 2 5 5 2025 9 Cút nối, vít cố định CUT3 1 15 25 50

Page 55: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

58

58

Máylọcnước

Hệthốnggiá đỡ(1)

Hệthốnglõi lọc(1)

Hệthốngđiện

Vòi cổngỗng

Bìnháp(1)

Cáchộpđỡ

Hệthống vòiphụ(11)

Khung(1)

Lõi1(1)

Lõi2(1)

Lõi3(1)

LõiRO(1)

LõiT 33(1)

Vanápthấp

Vanápcao

Vanđiệntử

Bơmcaoáp

Cuộndây ốngphụ(1)=6m

Các chitiết ghépnối

Thânvòi

Vankhóa

Cút đầunối

Khóacútđầuvào

Adaptor

Mạchđiện& Dâynguồn

HộpLõi(X 3)

HộpLõiRO(1)

HộpLõiT 33(1)

Vanthải

Hình 4.1 : Sơ đồ cấu trúc chi tiết của sản phẩm

Page 56: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

59

59

4.4.3. Lập kế hoạch MPR cho sản phẩm và các cụm chi tiết cấp 3

Dựa vào kết quả tính toán dự báo nhu cầu về máy lọc nước trong tháng 7 và tháng 8 của

Doanh Nghiệp và sơ đồ kết cấu sản phẩm tiến hành lập kế hoạch lập kế hoạch MRP cho sản

phẩm và các cụm chi tiết cấp 3 theo kỳ 2 tháng: lấy tháng 1 (tháng 7) và tháng 2 (tháng 8) (8

tuần lễ) để đáp ứng điều kiện lượng sản xuất theo lô.

Theo số liệu dự báo, ta có nhu cầu về bàn là của công ty trong tháng 7 là 1950 sản phẩm

và tháng 8 là 1850 sản phẩm.

4.4.3.1. Giá đỡ (GĐ): thời gian sx 1 tuần, tồn đầu kì 50, dự trữ bảo hiểm 25, cỡ lô 100.

Bảng 4.2 : Lập kế hoạch sản xuất MPR cho bộ phận giá đỡ (GĐ)

Thời gian(tuần)

Tháng 7 Tháng 81 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 50 50 100 100 100 100 50 50Nhu cầu tinh 1925 1775Kế hoạch nhận 2000 1800Lệnh sản xuất 2000 1800

4.3.3.2. Vỏ lõi (VL1, VL2, VL3): thời gian sx 1 tuần, tồn đầu kì 20, dự trữ 10, cỡ lô 50.

Bảng 4.3 : Lập kế hoạch sản xuất MPR bộ phận vỏ lõi (VL1, VL2, VL3)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8

4 1 2 3 4 1 2 3 4Nhu cầu thô 5850 5550Tồn Kho 20 20 20 20 20 20 20 20 20Nhu cầu tinh 5840 5540KH nhận 5850 5550Lệnh sản xuất 5850 5550

4.4.3.3. Vỏ lõi RO (VL4):, thời gian sx 1 tuần, tồn đầu kì 30, dự trữ 10, cỡ lô 50.

Page 57: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

60

60

Bảng 4.4 : Lập kế hoạch sản xuất MPR vỏ lõi RO (VL4)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 30 30 30 30 30 30 30 30 30Nhu cầu tinh 1930 1830KH nhận 1950 1850Lệnh sản xuất 1950 1850

4.4.3.4. Vỏ lõi T33( VL5) :thời gian sx 1 tuần ,tồn đầu kì 20, dự trữ 15, cỡ lô 150.

Bảng 4.5 : Lập kế hoạch sản xuất MPR vỏ lõi T33 (VL5)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 20 20 20 20 20 20 120 120 120Nhu cầu tinh 1945 1845KH nhận 1950 1950Lệnh sx 1950 1950

4.4.3.5. Hệ thống ống nối trên giá (CUT2), thời gian sx 1 tuần, tồn đầu kì 25, dự trữ 10, cỡ lô100.

Bảng 4.6 : Lập kế hoạch MPR hệ thống ống nối trên giá (CUT2)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 21450 20350Tồn Kho 25 25 25 75 75 75 75 25 25Nhu cầu tinh 21435 20285KH nhận 21500 20300Lệnh sx 21500 20300

Page 58: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

61

61

4.4.3.6 Lõi 1 (L1), thời gian sx 2 tuần, tồn kho đầu kì 25, dự trữ 15, L4L

Bảng 4.7 : Lập kế hoạch sản xuất MPR Lõi 1 (L1)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 25 25 25 15 15 15 15 15 15Nhu cầu tinh 1940 1850KH nhận 1940 1850Lệnh sx 1940 1850

4.4.3.7. Lõi 2 (L2), thời gian sx 2 tuần, tồn kho đầu kì 15, dự trữ 5, L4L

Bảng 4.8 : Lập kế hoạch sản xuất MPR Lõi 2 (L2)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 15 15 15 5 5 5 5 5 5Nhu cầu tinh 1940 1850KH nhận 1940 1850Lệnh sản xuất 1940 1850

4.4.3.8. Lõi 3 (L3): thời gian sx 2 tuần, tồn kho đầu kì 10, dự trữ 15, L4L

Bảng 4.9 : Lập kế hoạch sản xuất MRP Lõi 3 (L3)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 10 10 10 15 15 15 15 15 15Nhu cầu tinh 1955 1850KH nhận 1955 1850Lệnh sản xuất 1955 1850

Page 59: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

62

62

4.4.3.9. Lõi RO (L4), thời gian sx 2 tuần, tồn kho đầu kì 10, dự trữ 5, cỡ lô 75

Bảng 4.10 : Lập kế hoạch sản xuất MPR Lõi RO (L4)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 10 10 10 10 10 10 10 35 35Nhu cầu tinh 1945 1845Kh nhận 1950 1875Lệnh sản xuất 1950 1875

4.4.3.10. Lõi T33 (L5), thời gian sx 2 tuần, tồn kho đầu kì 10, dự trữ 5, cỡ sản xuất 120

Bảng 4.11 : Lập kế hoạch sản xuất MPR Lõi T33 (L5)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 10 10 10 100 100 100 100 50 50Nhu cầu tinh 1945 1755KH nhận 2040 1800Lệnh sản xuất 2040 1800

4.4.3.11. Ống phụ (OP) (1 bộ = 6m): t thời gian sx 1 tuần, ồn kho đầu kì 5, dự trữ 5, cỡ lô 25

Bảng 4.12 : Lập kế hoạch sản xuất MPR Ống phụ (OP)

Thời gian(tuần)

T6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 5 5 5 5 5 5 5 5 5Nhu cầu tinh 1950 1850KH nhận 1950 1850Lệnh sản xuất 1950 1850

Page 60: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

63

63

4.4.3.12. Bình áp (BA), thời gian sx 2 tuần, tồn kho đầu kì 5, dự trữ 5, cỡ lô 20

Bảng 4.13 : Lập kế hoạch sản xuất MPR bình áp (BA)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 5 5 5 15 15 15 15 5 5Nhu cầu tinh 1950 1840KH nhận 1960 1840Lệnh sản xuất 1960 1840

4.4.3.13. Van thải(VAN2): thời gian sx 1 tuần, tồn kho đầu kì 30, dự trữ 20, cỡ lô 50

Bảng 4.14 : Lập kế hoạch sản xuất MPR Van thải (VAN2)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 30 30 30 30 30 30 30 30 30Nhu cầu tinh 1940 1840Kế hoạchnhận 1950 1850Lệnh sản xuất 1950 1850

4.4.3.14. Thân vòi cổ ngỗng (VOI CN), thời gian sx 1 tuần, tồn kho đầu kì 10, dự trữ 5, cỡ lô30

Bảng 4.15: Lập kế hoạch sản xuất MPR thân vòi cổ ngỗng (VOI CN)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 10 10 10 10 10 10 20 20 20Nhu cầu tinh 1945 1845KH nhận 1950 1860Lệnh sản xuất 1950 1860

Page 61: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

64

64

4.4.3.15. Van trên vòi cổ ngỗng (VAN CN): thời gian sx 1 tuần, tồn đầu kì 25, dự trữ 15, cỡ lô25

Bảng 4.16 : Lập kế hoạch sản xuất MPR van trên vòi cổ ngỗng (VAN CN)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 25 25 25 25 25 25 25 25 25Nhu cầu tinh 1940 1840KH nhận 1950 1850Lệnh sản xuất 1950 1850

4.4.3.16. Cút nối trên vòi cổ ngỗng (CUT 1), thời gian sx 1 tuần, tồn đầu kì 5, dự trữ 10, cỡ lô15

Bảng 4.17 : Lập kế hoạch sản xuất MPR cút nối trên vòi cổ ngỗng (CUT 1)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 5 5 20 20 20 20 15 15 15Nhu cầu tinh 1955 1840KH nhận 1965 1845Lệnh sản xuất 1965 1845

4.4.3.17. Cút nối, vít nối cố định (CUT 3), thời gian sx 1 tuần, tồn kho đầu kì 15, dự trữ bảohiểm 25, cỡ lô 50.

Bảng 4.18 : Lập kế hoạch sản xuất MPR bộ cút nối, vít nối cố định (CUT3)

Thời gian(tuần)

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 84 1 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 15 15 15 65 65 65 65 65 65Nhu cầu tinh 1960 1810KH nhận 2000 1850Lệnh sản xuất 2000 1850

Page 62: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

65

65

4.4.3.18 Van áp thấp (VAT), thời gian sx 1 tuần,tồn kho đầu kì 15, dự trữ bảo hiểm 10, cỡ lô 50.Bảng 4.19 : Lập kế hoạch sản xuất MPR van áp thấp (VAT)

Thời gian(tuần)

Tháng 7 Tháng 81 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 15 15 15 15 15 15 15 15Nhu cầu tinh 1945 1845Kế hoạch nhận 1950 1850Lệnh sản xuất 1950 1850

4.4.3.19. Van áp cao (VAC), thời gian sx 1 tuần, tồn kho đầu kì 25, dự trữ bảo hiểm 10, cỡ lô20.

Bảng 4.20 : Lập kế hoạch sản xuất MPR van áp cao (VAC)

Thời gian(tuần)

Tháng 7 Tháng 81 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 25 25 15 15 15 15 25 25Nhu cầu tinh 1935 1845Kế hoạch nhận 1940 1860Lệnh sản xuất 1940 1860

4.4.3.20. Van điện tử (VĐT), thời gian sx 1 tuần,tồn kho đầu kì 20, dự trữ bảo hiểm 15, cỡ lô20.

Bảng 4.21 : Lập kế hoạch sản xuất MPR van điện tử

Thời gian(tuần)

Tháng 7 Tháng 81 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 20 20 30 30 30 30 20 20Nhu cầu tinh 1945 1835Kế hoạch nhận 1960 1840Lệnh sản xuất 1960 1840

Page 63: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

66

66

4.4.3.21. Bơm cao áp (BCA), thời gian sx 1 tuần, tồn kho đầu kì 30, dự trữ bảo hiểm 10, cỡ lô20.

Bảng 4.22 : Lập kế hoạch sản xuất MPR bơm cao áp (BCA)

Thời gian(tuần)

Tháng 7 Tháng 81 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 30 30 20 20 20 20 10 10Nhu cầu tinh 1930 1840Kế hoạch nhận 1940 1840Lệnh sản xuất 1940 1840

4.4.3.22. Adaptor, thời gian sx 1 tuần,tồn kho đầu kì 20, dự trữ bảo hiểm 15, cỡ lô 20.Bảng 4.23 : Lập kế hoạch sản xuất MPR Adaptor (AD)

Thời gian(tuần)

Tháng 7 Tháng 81 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 20 20 30 30 30 30 20 20Nhu cầu tinh 1945 1835Kế hoạch nhận 1960 1840Lệnh sản xuất 1960 1840

4.4.3.23. Mạch điện(M), thời gian sx 1 tuần, tồn kho đầu kì 20, dự trữ bảo hiểm 15, cỡ lô 20.Bảng 4.24 : Lập kế hoạch sản xuất MPR Mạch điện (M)

Thời gian(tuần)

Tháng 7 Tháng 81 2 3 4 1 2 3 4

Nhu cầu thô 1950 1850Tồn Kho 20 20 10 10 10 10 20 20Nhu cầu tinh 1940 1850Kế hoạch nhận 1940 1860Lệnh sản xuất 1940 1860

Page 64: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

67

67

KẾT LUẬN

Sau khi tiến hành nghiên cứu từng vấn để của quá trình lập kế hoạch sản xuất từ cơ sở lý

luận đến việc áp dụng vào thực tiễn qua sản xuất bàn là cho chúng ta cái nhìn cụ thể về sự hoạt

động của các công ty doanh nghiệp sản xuất

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về tính năng, chất lượng đồng thời mang lại hiệu

quả về doanh thu, lợi nhuận cao, giảm chi phí thì doanh nghiệp nên có một dây chuyền, một kế

hoạch sản xuất cụ thể. Các nhà quản lý sẽ dựa vào để làm căn cứ quản lý giúp công ty hoạt

động sản xuất bình thường đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ những chi tiết cụ thể, từng khâu

trong sản xuất sản phẩm mà nhà quản trị có thể tìm ra những giải pháp tốt để khắc phục những

sự cố, sai sót do sản xuất để kịp thời đáp ứng nhu cầu.

Công ty tiến hành hành lập kế hoạch sản xuất theo nhu cầu nguyên vật liệu như trên để

đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí dự trữ

trong quá trình sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu đúng điểm khi có nhu cầu. Qua việc phân

tích tổng hợp và đưa ra các phương án cho việc sản Bàn là của Công ty cho ta thấy: Việc quan

tâm tới hoạch định sản xuất là vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển trong ngắn

hạn và cả dài hạn của công ty. Từ nhận thức về việc thực hiện một quy trình sản xuất bao gồm

rất nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn cần phải được thực hiện một cách tốt nhất và đảm bảo tiến

độ đã đề ra

Page 65: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

68

68

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Page 66: Lap ke-hoach-san-xuat-may-loc-nuoc-gia-dinh

Đồ án quản lý sản xuất công nghiệp

Page

69

69

Tài liệu tham khảo :

- Bài giảng: Quản lý sản xuất công nghiệp – Biên soạn Đặng Ngọc Huyền Trang (TrườngĐH Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên).

- Bài giảng : Các quá trình gia công của Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghiệp TháiNguyên.

- Tailieu.vn- Đồ án Quản trị sản xuất.