là thành viên liên hiệp dòng Đức bà · 2016-11-20 · chúng tôi không nghĩ rằng...

24
1 Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà Hành trình chia sthiêng liêng, huynh đệ và tông đồ. Cécile Jacquerye-Heusers và Thành Viên Liên Hiệp Bỉ, viết vào tháng 9 năm 2007

Upload: others

Post on 25-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

1

Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà

Hành trình chia sẻ thiêng liêng, huynh đệ và tông đồ.

Cécile Jacquerye-Heusers và Thành Viên

Liên Hiệp Bỉ, viết vào tháng 9 năm 2007

Page 2: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

2

Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu đến làng Bêtania,… Cô Maria lấy một cân dầu

thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giêsu, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà

sực mùi thơm.

Gioan, 12 1-3

Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một thần khí. Có nhiều việc phục vụ khác

nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một

Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là

vì ích chung.

Thư 1 gửi tín hữu Cô-Rin-Tô, 12, 4-7

Xin Chúa hãy là tình yêu trọn vẹn của tất cả chúng con.

Alix Le Clerc, Thư gửi ngày 4 tháng 6 năm 1620

(Các Nữ Tu của Hội Dòng) sẽ cầu nguyện cho chính họ và cho tất cả những người ở bên

ngoài dù chưa bao giờ xin tương trợ, luôn tập họp vững vàng thành một khối trong khôn

ngoan và hiệp nhất; và cầu xin đức khiêm nhu của Chúa Ki-Tô, Đức Ái, lòng kiên nhẫn

hiền hậu và khiêm tốn, thần khí của Chúa, và lòng nhiệt thành luôn ngự trị mạnh mẽ giữa

mọi người trong công trình cao quý và thánh thiện này.

Thánh Pierre Fourier, Hiến Chương DDB, 1640, cầu nguyện kết thúc

Một biểu hiện có ý nghĩa từ sự kiện giáo dân tham gia vào đời sống dâng hiến phong

phú, được thể hiện qua việc nhiều giáo dân trung tín gia nhập vào nhiều Tu Viện khác

nhau, dưới hình thức mới của “thành viên liên hiệp” hoặc là, tùy theo nhu cầu thực tế từ

một số bối cảnh văn hóa, dưới hình thức chia sẻ đời sống cộng đoàn trong chiêm niệm

hay trong sứ vụ tông đồ với sự dấn thân đặc biệt của Tu Viện, miễn là không gây ảnh

hưởng đến bản chất của đời sống bên trong tu viện. Cần phải thật sự quý trọng hình

thức tham gia tự nguyện này mà qua đó toát lên sự phong phú của đời sống dâng hiến.

Đức Giáo Hoàng Jean-Paul II

Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Vita

Consecrata về đời sống dâng hiến và sứ mạng của Hội

Thánh và thế giới. 1996 (56)

Page 3: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

3

Trong khi các dòng tu đã có những bước phát triển vượt bực vào thế kỷ 19 và nửa đầu thế

kỷ 20, thì ngày nay con số những người có ơn gọi đi tu không ngừng giảm dần tại Tây Âu

và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, song song với sự khan hiếm người đi tu và sự lão hóa của những

người đã hiến dâng trọn cuộc đời cho Chúa, thì một hiện tượng mới xuất hiện: nhiều giáo

dân1, đã lập gia đình hoặc sống độc thân, nam cũng như nữ, đến gõ cửa các dòng tu và

xin được kín múc cùng một nguồn mạch thiêng liêng. Đây tất nhiên là dấu hiệu của thời

đại, trong một thế giới trần tục, vật chất, và có khi khủng hoảng.

Một hiện tượng mới hay sao ? Không hẳn là vậy, bởi vì, kể từ thời Trung Cổ, những học

viện dành cho những người tu tại gia và những người đi tu dòng ba đã nở rộ bên cạnh

những tu viện. Mỗi học viện này đều có những nét đặc thù riêng và đáp ứng những nhu

cầu của thời đại.2

Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

dân trở thành thành viên liên hiệp hoặc trả lời cho câu hỏi: giáo dân là thành viên liên

hiệp, đây có phải là thế hệ mai sau cho các dòng tu 3 ? Mục tiêu của chúng tôi đơn giản

là tìm hiểu điều gì khiến cho những người này, nam cũng như nữ, mong muốn “liên hiệp”

với Dòng Đức Bà, Nữ Kinh Sĩ thánh Âu-Tinh, thành lập vào năm 1597 bởi Thánh Pierre

Fourier và Á Thánh Alix Le Clerc. Tất nhiên là điều này sẽ đưa đến việc phác họa cho

những định hướng trong tương lai.

Bài viết này là thành quả của kinh nghiệm cá nhân: kinh nghiệm gia nhập nhóm thành

viên liên hiệp, từ bảy năm nay trước tiên ở Pháp, và sau đó ở Bỉ.

__________________________________

¹ Dù cho những nữ tu cũng là “giáo dân” (do không thuộc về giới giáo sĩ), thì chúng ta

cũng phân biệt một cách rõ ràng, “tu sĩ” và “giáo dân”. Vấn đề là cần phân biệt chính xác

giữa “giáo dân sống đời dâng hiến” và “giáo dân không sống đời dâng hiến”…

² Vào năm 1932, một tập sách nhỏ đã được xuất bản “Sự gia nhập Dòng Nữ Kinh Sĩ Đức

Bà” dành cho các cựu học sinh hoặc con cái Dòng Đức Bà, những người này do cảm

nhận được ơn gọi trở nên người Ki-Tô hữu hoàn hảo, tha thiết muốn được trợ giúp nhằm

hoàn thành những nhiệm vụ theo cách làm vui lòng Thiên Chúa và mưu ích cho Hội

Thánh, những người này được xem là “thành viên liên hiệp” chân chính. Tập sách này có

ghi lại hàng loạt những quy tắc phải tuân theo (đời sống thiêng liêng, thực hành các nhân

đức, sứ vụ tông đồ), tập sách này cũng phản ánh một thời kỳ mà qua đó những giới luật

đạo đức có một quy chế hoàn toàn khác. Tất nhiên không áp dụng cho ngày nay được…

³ “Tu sĩ, gương mặt của thế kỷ 20; Giáo dân, gương mặt của thế kỷ 21 ?” như người ta

thường nói…

Page 4: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

4

Bài viết này được nuôi dưỡng từ buổi họp mặt giữa các nhóm thành viên liên hiệp Bra-xil

và Congo, từ nhiều cuộc thảo luận với các nữ tu DDB và nhiều bài giảng khác nhau, một

trong những bài giảng đó lấy từ cuốn sách nhỏ của Laurent Boisvert với tựa đề “Giáo dân

liên hiệp với dòng tu”, nhà xuất bản Bellarmin, năm 2001. Tuy nhiên, bài viết này chủ

yếu muốn phản ánh ý tưởng của nhóm TVLH Bỉ, được biểu lộ qua những buổi họp mặt

và qua một cuộc điều tra nhỏ được tiến hành vào tháng tám năm 2007 4, và cuộc hội ngộ

quốc tế giữa TVLH các nước tại Wishaw (Ecosse) từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9

năm 2007 5.

Chúng ta sẽ đi từ việc tìm hiểu xem điều gì khiến cho những người vốn dĩ rất khác biệt

với nhau về mọi mặt tự gọi mình là “TVLH Dòng Đức Bà”: trước tiên là tìm hiểu Lịch

Sử (1) đã làm cho họ sống và họ sống theo lịch sử đó. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét việc

các thành viên liên hiệp chia sẻ, và bổ sung với các nữ tu như thế nào ba phạm trù lớn của

đời sống dâng hiến tông đồ: đời sống thiêng liêng (2), tình huynh đệ (3), và sứ mạng

(4). Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét và dự kiến những vấn đề cụ thể hơn nhằm giúp ích

cho việc tổ chức (5) và dấn thân (6), và chúng ta sẽ kết thúc bằng những kế hoạch (7)

mà theo chúng ta là xác đáng và phù hợp với thời đại ngày nay.

Bài viết này chưa phải là một sản phẩm hoàn chỉnh…

Ngược lại, đây là một lời mời gọi nhằm làm rõ hơn ý nghĩa của sự gia nhập một cộng

đoàn, và tạo nên một phương thức sống mới, cá nhân và cộng đoàn. Chúng tôi xin cảm

ơn tất cả mọi người, nam cũng như nữ, nữ tu, thành viên liên hiệp, bạn hữu hoặc cộng tác

viên của DDB, đã làm phong phú và sẽ làm phong phú hơn nữa cho hội dòng bởi những

kinh nghiệm và mơ ước của mình !

Việc xức dầu ở Béthanie 6, được nêu rõ trong bài viết của chúng ta, thường xuất hiện như

một biểu tượng của đời sống dâng hiến, đặc biệt dành cho phái nữ, mang tính mở rộng

tinh thần Phúc Âm trong sáng, cho đi vô điều kiện, tình yêu không giới hạn và tự do

không gì cản trở.7

_______________________________________

4 14 thành viên liên hiệp trên tổng số 15 đã trả lời câu hỏi ở trang 20 (phụ lục 1).

5 Xem phần dưới ở trang 21 (phụ lục 2).

6 Gioan, 12, 1-3. Bài viết này được chọn vì mọi người đã suy niệm nhân buổi họp của các

thành viên liên hiệp Bỉ vào ngày 11 tháng 6 năm 2005 ở Jupille.

7 Tác phẩm “Quan điểm về đời sống tu trì trong xã hội và Hội Thánh”, tác phẩm Đời

sống cộng đoàn tu trì của Joseph Giguère, trang 272, xuất bản vào tháng 11,12 năm 1997.

Page 5: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

5

Không đồng hóa giáo dân với tu sĩ, đối với chúng tôi việc trở thành thành viên liên hiệp

của một dòng tu dường như cũng là huấn lệnh của sự thi ân, huấn lệnh của tặng phẩm

trong sáng như cử chỉ của bà Maria ở Bêthania, một cử chỉ đi trước cử chỉ của Chúa

Giêsu rửa chân cho các môn đệ, chính cử chỉ này đã làm lan tỏa hương thơm cho cả

nhà…

Hương thơm của Dòng Đức Bà đã lan toả từ hơn 400 năm nay. Đó là đặc sủng của Hội

Dòng 8. Nhân dịp Tổng Tu Nghị năm 2002, các nữ tu đã khẳng định: Đặc sủng do Mẹ

Alix Le Clerc và Cha Pierre Fourier ban cho thuộc về đời sống tu trì và đời sống giáo

dân… Ngày nay, Thành Viên Liên Hiệp cũng là những người thừa kế chính thức và trọn

vẹn đặc sủng này.9

Tất cả chúng ta đều có chung một mục đích: loan báo Tin Mừng từ Phúc Âm đến cho thật

nhiều người, đặc biệt là những người nghèo khổ nhất trong xã hội. Ở nơi chúng ta sống,

cùng với những khả năng thiên phú và những sứ mạng đặc thù, như Thánh Phao Lô 10

đã nói. Dù chúng ta ở nhà hay ở trong một hội dòng, thì chính Thần Khí duy nhất đã

quy tụ tất cả chúng ta. Chính Thần Khí duy nhất đã ban ơn phước vì lợi ích chung của

chúng ta. Tất cả chúng ta đều là những người đi loan báo Tin Mừng, từ chung một bệ

phóng là bí tích rửa tội.

Mỗi một người trong chúng ta bộc lộ và phát huy những gì chúng ta đang hết sức quan

tâm. Một số thành viên liên hiệp, chiếm số đông nhất, “bước vào hội dòng” thông qua

những dự án, những công việc cụ thể, ví dụ như dạy học ở trường. Một số khác mong

muốn được nuôi dưỡng bằng đời sống thiêng liêng và cầu nguyện chung nhiều hơn.

Người ta ngày càng gặp được nhiều người đến từ nhiều nước, một số thì mang sắc thái

“tôn giáo thần bí”, một số khác thì mong muốn dấn thân vào công việc xã hội nhiều hơn.

Vì thế, Đức Giáo Hoàng Jean-Paul II, trong bài Tông Huấn Vita Consecrata11

, đã mời

gọi chúng ta cùng tiến bước một cách vui tươi và sáng suốt trên con đường chia sẻ thiêng

liêng, huynh đệ, và sứ vụ tông đồ với các nữ tu Dòng Đức Bà. Ai có thể biết được con

đường này sẽ là con đường phục sinh trong vài ngày, vài năm, vài thế kỷ nữa ?

_______________________________________

8 Từ “charisme” (đặc sủng) được hiểu theo nghĩa “hồng ân”. Từ điển Robert đã định

nghĩa từ “charisme” là “tặng phẩm đặc biệt được ban cho bởi thánh ân vì lợi ích chung”.

9 Tập san DDB số 108, tháng 12 năm 2002, trang 34

10

Thư 1 gửi tín hữu Cô-Rin-Tô 12, 4-7

11

Đức Giáo Hoàng Jean-Paul II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng giám mục Vita

Consecrata về đời sống dâng hiến và sứ mạng trong Hội Thánh và thế giới. 1996 (56).

Page 6: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

6

1. Làm sống lại một Lịch Sử, thông truyền một đặc sủng 12

Quyết định là giáo dân liên hiệp với Dòng Đức Bà, chính là làm sống lại một Lịch Sử vừa

mang tính cá nhân vừa có ý nghĩa cộng đoàn.

Tất cả các thành viên liên hiệp DDB, không ngày này thì ngày khác, cũng đã từng gặp gỡ

DDB trong đời sống cá nhân của mỗi người, tại trường học hoặc nơi làm việc của mình.

Các mẹ hoặc các nữ tu (tên gọi tùy theo thời kỳ!) đã lưu ý đến họ, nuôi dưỡng họ, và đã

làm cho họ lớn lên … 13

Vì thế, người ta có thể làm một sơ đồ nêu lên quá trình “liên

hiệp” như sau:

Gặp gỡ > kêu gọi > chất vấn > mong ước được hiệp thông > đi sâu về đời

sống thiêng liêng và dấn thân vào những kế hoạch.

Các nữ tu đã làm chứng cho một Lịch Sử từ hơn 400 năm nay. Bản thân Lịch Sử sẽ

không tồn tại nếu không có sự kiện cơ bản của Đấng Cứu Chuộc cách đây hơn hai ngàn

năm. Các nữ tu đã là chứng nhân cho trực giác của cha Pierre Fourrier và Mẹ Alix le

Clerc. Họ thông truyền một đặc sủng vốn là một trong những góc cạnh tiếp cận hồng ân

chung của tất cả những người ki-tô hữu, như đã nêu rõ trong Phúc Âm.

Được đánh động một cách sâu xa bởi các chứng nhân này, thành viên liên hiệp mong

muốn làm nảy nở hồng ân đã nhận được cho mọi người xung quanh. Laurent Boisvert

làm nổi bật mục tiêu chung của cả tu sĩ và giáo dân, đó là: Thông hiểu một cách đúng đắn

đặc sủng ban đầu mà Chúa ban cho nhằm thể hiện đặc sủng này một cách xác thực vào

đời sống thế tục và bối cảnh hiện tại, đó chính là mục tiêu mà cả tu sĩ lẩn giáo dân đều

được kêu gọi để theo đuổi. 14

Vậy đặc sủng ban đầu mà Chúa ban cho Dòng Đức Bà là đặc sủng nào?

Đặc sủng ban đầu của DDB, chính là giáo dục. Bản Hiến Chương đầu tiên của DDB

đã thể hiện rõ ràng: Mục đích chính yếu và ý định đầu tiên của hội dòng chúng ta là

thành lập những trường học công cộng, và dạy học miễn phí cho các thiếu nữ biết đọc và

biết viết,… và ngoài công việc giáo dục đó, chúng ta tìm cách làm những gì có thể được

nhằm tôn vinh Thiên Chúa … 15

_______________________________________________

12

Xem lại ý nghĩa của từ “charisme – đặc sủng” trong phần giới thiệu (chú thích số 8).

13

Xem lại những tài liệu đã được xuất bản bởi DDB nhân dịp kỷ niệm bốn trăm năm

ngày thành lập dòng vào năm 1998, tập san Dòng Đức Bà, những điều ghi lại từ bạn hữu

và người thân và Tổng Tu Nghị năm 2002, tập san Thành viên liên hiệp DDB đang nói

với chúng ta.

14

Laurent Boisvert, tác giả cuốn Giáo dân liên hiệp với một dòng tu. Nhà xuất bản

Bellarmin, năm 2001, trang 17.

Page 7: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

7

Nhiều hội dòng chuyên về giáo dục nhưng không cùng chung quan điểm giáo dục này.

Nếu người ta hỏi thành viên liên hiệp DDB, hoặc nói chung là những người thường gặp

các nữ tu của hội dòng, thì những từ như “tin tưởng”, “tự do”, “tôn trọng cá nhân” thường

xuyên lập lại trong các câu trả lời. Và người ta cũng hay nêu lên câu nói nổi tiếng của mẹ

Alix Le Clerc: Hãy làm cho Ngài lớn lên.

Người ta cũng có thể thêm vào những câu nói nổi tiếng khác của cha Pierre Fourier như:

Người ta sẽ dạy cho họ sống và sống sao cho tốt đẹp. Không nên xét đoán con người

theo cách họ phải trở nên như thế nào… nhưng theo đúng với con người và bản chất của

họ. Họ (những nữ giáo viên trong trường) không nên bực mình hoặc tức giận với những

nữ sinh gặp khó khăn trong học tập. Mong rằng các em nữ sinh sống vui vẻ và hài

lòng…

Làm thế nào để thông truyền đặc sủng này ngày nay ?

Trong cách nhìn nhận này, Hiệp Hội Alix Le Clerc, tập hợp các trường học dưới sự giám

hộ của DDB ở Pháp, và dưới sự hướng dẩn của nữ tu Cécile Marion, đã soạn thảo một tập

tài liệu thú vị, đó là Phương Thức Riêng, Ý tưởng giáo dục của Dòng Đức Bà. Hàng

ngày, ban điều hành tại các trường học và những giáo viên (không nhất thiết phải là

“thành viên liên hiệp”!), thông truyền, một cách có ý thức hoặc vô thức, đặc sủng giáo

dục này. 16

Nhưng giáo dục có thể chỉ là phần nổi của tảng băng …. 17

Như nữ tu Paule Sagot đã đề cập đến, đặc điểm của ân sủng là thông truyền qua thời

gian một tinh thần, một cách sống theo Phúc Âm, một cái nhìn về tha nhân và thế giới.

Tìm lại tinh thần của Đấng Sáng Lập, không phải là lặp lại hoặc tưởng tượng ngài sẽ

làm gì trong hiện tại. Mà là thâm nhập từ cái nhìn của ngài để sáng tạo, cũng như ngài,

một cái mới. 18

_______________________________________ 15

Pierre Fourier, Luật Dòng Tạm Thời, phát hành năm 1598. Những văn bản khác của

Hiến Chương sau đó (phát hành năm 1603, 1610, 1617, 1640) đều lần lượt lấy lại sứ

mạng đầu tiên này.

16

Thông truyền đặc sủng, cũng chính là đảm nhận lịch sử đúng theo hiện thực, không hối

hận cũng không nuối tiếc. Nhiều thành viên liên hiệp đã biết đến thời kỳ của “những ngôi

trường lớn”. Ngày nay, DDB, nhấn mạnh hơn về công lý, ngõ hầu đáp ứng các dấu hiệu

của thời đại. Toàn bộ lịch sử này có thể được xem như một tài sản vô giá.

17

Trong các bản Hiến Chương, giáo dục luôn liên kết với cái gọi là “Ba thực tại của

Poussay” (Trilogie de Poussay - tên gọi của ngôi trường đầu tiên của DDB), và một trong

những công thức của Bảng tóm tắt dự định năm 1610: trong khi thực thi công việc giáo

dục… để Thiên Chúa được tôn vinh nhất, cho bản thân các chị (nữ tu) được cứu rổi và

nên thiện toàn, cho tha nhân được hưởng phần xác cũng như phần hồn.

Page 8: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

8

Trong câu này có nêu rõ ba thực tại của đời sống dâng hiến:

- Đời sống thiêng liêng (tinh thần, cách sống Phúc Âm)

- Tình huynh đệ (cái nhìn về tha nhân)

- Sứ mạng (cái nhìn về thế giới)

Nếu như sứ mạng đầu tiên của DDB là giáo dục, thì đặc sủng của hội dòng chính là kết

quả của ba thực tại này. Sự tỏa sáng về giáo dục của các nữ tu có tự bộc lộ được hay

không nếu như các nữ tu không sống kết hợp với Thiên Chúa và với đời sống huynh đệ ?

Như Đức Giáo Hoàng Jean-Paul II đã nói, đời sống tu trì sẽ ngày càng trở nên tông đồ

hơn, ân sủng của Chúa Giê-su ngày càng dồi dào hơn về nội tâm, hình thức đời sống

cộng đoàn ngày càng thắm tình huynh đệ hơn, việc dấn thân vào sứ mạng đặc thù của Tu

Viện ngày càng nhiệt thành hơn.19

Thành viên liên hiệp giữ nguyên căn tính (thành viên liên hiệp không tham gia đời sống

cộng đoàn), được mời gọi để chia sẻ đặc sủng này và thông truyền lại 20

.

Cụ thể mà nói, sự thông truyền mang ý nghĩa của hai loại hoạt động quen thuộc của

thành viên liên hiệp DDB:

- Học hỏi về Lịch Sử: trình bày về các đấng sáng lập (ví dụ như ở Pháp là do nữ tu

Thérèse du Peyroux, còn ở Bỉ là do nữ tu Edith Pirard); cập nhật hóa các Văn Kiện của

Đấng Sáng Lập được tiến hành theo nhóm dưới sự hướng dẩn của nữ tu Marie-Laure

Bradel; hành hương đi Lorraine về những địa điểm cội nguồn của DDB (thành viên liên

hiệp Pháp tiến hành vào năm 2003, Thành viên liên hiệp Bỉ vào năm 2005)…

- Sự tưởng niệm: Thành viên liên hiệp tham gia đều đặn vào “những ngày sinh nhật” như:

lễ kỷ niệm 400 năm thành lập DDB vào năm 97-98, 125 năm thành lập Học Viện Đức Bà

tại Jupille vào năm 2004, 70 năm thành lập DDB tại Việt Nam vào năm 2005, 100 năm

thành lập DDB tại Bra-xil vào năm 2006, 60 năm ngày phong thánh của Mẹ Alix Le

Clerc tại Nancy vào ngày 14 tháng 10 năm 2007…

__________________________________________________

18

Paule Sagot, tác giả cuốn Pierre Fourier, Alix le Clerc, đời sống thiêng liêng. Paris, tập

san DDB, 1998, trang 15.

19

Đức Giáo Hoàng Jean-Paul II, Vita Consecrata (Đời Sống Thánh Hiến), (72D)

20

Xem bài viết của Bruno Chenu được ghi lại trong tập san DDB số 101 vào tháng 3 năm

2000, trang 12: Các đặc sủng sẽ chết đi nếu như chúng bị giam hảm trong những khoảng

không gian hạn hẹp; Đặc sủng cần được đưa ra quảng trời bao la với bầu không khí tự

do, chúng cần có những thách thức mới. Và ngay cả khi thách thức càng lớn và càng đòi

hỏi phải được lý giải nhiều hơn, do mang sắc thái văn hóa khác với văn hóa của chúng

ta, thì lại càng có ích cho chúng ta nhằm tìm hiểu lại đặc sủng đang bị dồn nén trong

nhiều ý nghĩa khác nhau.

Page 9: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

9

2. Chia sẻ đời sống thiêng liêng

Trong những câu trả lời từ bản câu hỏi điều tra21

do thành viên liên hiệp Bỉ tiến hành vào

tháng tám năm 2007, hai lý do trở thành thành viên liên hiệp được thể hiện rõ gần như

bằng nhau, đó là: chia sẻ đời sống thiêng liêng và cộng tác với các nữ tu nhằm thực hiện

các chương trình và kế hoạch. Điều này có nghĩa là, đối với đa số chúng tôi, hai lý do này

đi chung với nhau, không thể thiếu một trong hai.

Nhân buổi họp của nhóm thành viên liên hiệp Bỉ vào ngày 20 tháng ba năm 2004, các

thành viên liên hiệp đã cố gắng định nghĩa chữ “đời sống thiêng liêng”, theo họ đó là:

chuẩn mực sống, nguồn sống nội tâm, đời sống đi theo Chúa Giêsu, phẩm chất của sự

tương quan với bản thân, với tha nhân, với Thiên Chúa…

Laurent Boisvert cũng có một định nghĩa tuyệt vời cho đời sống thiêng liêng: Đời sống

thiêng liêng không gì khác hơn là đời sống ki-tô hữu, nhưng là một đời sống tự do và

nhiệt thành 22

. Các chữ “tự do và nhiệt thành” được tìm thấy qua Luật Dòng của thánh

Âu-Tinh, thông qua lời tham khảo thần học quan trọng của DDB: Cứ yêu đi rồi hãy làm

những gì bạn muốn.

Nữ tu Paule Sagot đã dành riêng một tập sách rất thú vị để nói về linh đạo hội dòng của

các đấng sáng lập, cha Pierre Fourier và Mẹ Alix Le Clerc.23

Chúng ta hãy cùng nhau rút

ra một vài điểm quan trọng của linh đạo này:

- Linh đạo về sự khao khát Chúa (theo tinh thần của thánh Âu Tinh): Dấu hiệu

chúng ta yêu mến Thiên Chúa chính là niềm khát khao được yêu Ngài (PF).

- Về suối nguồn của linh đạo, niềm tin vào Thiên Chúa và niềm mong muốn được

trở nên mật thiết với Ngài: xin Chúa hãy là tình yêu trọn vẹn của chúng con; khi

Ta ở cùng Con, chỉ mình Ta là đủ cho con; xin Chúa hãy ở cùng con, và con ở

cùng Ngài, cùng kết hợp như thế con và Ngài sẽ luôn mãi bên nhau (ALC)

- Linh đạo nhập-thể (đâm rễ trong thực tế cụ thể): theo chân Thiên Chúa khắp mọi

nơi Ngài đi, … noi gương Ngài cho thật sát; cầu xin cho mọi việc, thuận lợi cũng

như ngược lại, đều dẩn đưa chúng ta đến Chúa (PF)

- Linh đạo về cái nhìn, về sự quan tâm đối với tha nhân, nhất là những người cùng

khổ nhất: Hãy cho đi tiền bạc, tặng vật cho những người nghèo khổ nhất với cái

nhìn của tha nhân, cái nhìn nhân đạo và Đức Ái; không làm hại ai, làm mọi việc

tốt lành cho tất cả mọingười, hết mức có thể (PF)

Tóm lại, chúng ta nhìn thấy linh đạo DDB như một linh đạo cụ thể có được từ niềm

mong muốn của mỗi người, đúng theo bản chất, mở ra cho tha nhân một cái nhìn tin

tưởng và lạc quan, và đưa đến hành động. Sự liên kết giữa linh đạo và hành động

được Mẹ Alix Le Clerc trình bày rõ ràng, từ tấm gương của các bà Martha và Maria:

_____________________________________________________

21

Xem bên dưới, trang 20 22

Laurent Boisvert, trang 26 23

P. Sagot,

Page 10: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

10

Các nữ tu hội dòng có một cuộc sống bận rộn, nếu họ không có một nền tảng sâu sắc

về linh đạo ngay từ ban đầu, thì họ sẽ dễ bị sao nhảng và chệch hướng trong quá

trình huấn luyện của hội dòng (…) Hoạt động của họ phải nhiệt thành bác ái, sáng

ngời bởi những công trình cao quý, thánh thiện và là mẫu mực về đức hạnh, các nữ tu

phải luôn hướng về Con Thiên Chúa hoặc Đức Mẹ Đồng Trinh để hành động và đối

thoại với tha nhân (…), mục đích chủ yếu là làm tôn vinh những hoạt động thần

thánh của các Ngài và noi gương các Ngài thật sát, cùng kết hợp với hoạt động của

các bà Martha và Maria, tìm kiếm vinh quang Thiên Chúa và sự cứu rỗi của tha

nhân. 24 25

Mẹ Alix Le Clerc vì thế mời gọi tất cả các nữ tu trở thành đồng thời là bà Martha và

bà Maria, bằng linh đạo làm phong phú hành động, và ngược lại . Đây chính là một

lời mời gọi đặc biệt phù hợp với thành viên liên hiệp, từ đó bắt nguồn sự bổ túc giữa

nữ tu và giáo dân:

- Nữ tu truyền đạt cho giáo dân quan điểm của họ về giáo dục, cùng liên kết chặt

chẽ với đặc sủng của Hội Dòng, hướng đến sự phong phú của nền văn hóa thế

giới cùng cái nhìn về thế giới của Hội Dòng, làm chứng cho đời sống cộng đoàn,

cầu nguyện (ví dụ như Giờ Kinh Phụng Vụ), thực hành những lời khuyên Phúc

Âm (khiết tịnh, nghèo khó, vâng lời), đào sâu về thần học, đánh giá cao lòng

trung tín (không còn được khuyến khích trong thế giới hiện đại)…

- Giáo dân, có “cuộc sống bận rộn” hơn nhiều so với nữ tu, là “họ nhập cuộc hơn”

trong đời sống (họ phải đối đầu một cách căng thẳng với thế giới hiện đại, với

khủng hoảng gia đình, và với thất nghiệp); vì thế cuộc sống của họ tỏa sáng một

cách cụ thể hơn (đôi khi giúp mọi người “phủi đi lớp bụi” của ngôn ngữ thần

học), họ mang lại một cái nhìn có tính cách phê phán những hình thức của đời

sống tu sĩ, sự năng động và sự nhiệt thành của “tuổi trẻ” …

Để cho sự bổ sung này nảy nở và phát triển, cần phải thực hiện hai điều kiện sau: đôi

bên lắng nghe lẩn nhau và cùng chia sẻ những điểm mạnh của linh đạo (như cầu

nguyện chung, đi sâu vào một số khía cạnh trong đời sống thiêng liêng). Cũng chính

trong lúc chia sẻ về linh đạo này mà đời sống huynh đệ đã khởi đầu …

3. Chia sẻ đời sống huynh đệ

Trong bản câu hỏi điều tra gửi lại cho thành viên liên hiệp, chúng tôi đã lấy lại một

câu nói của Laurent Boisvert và đề nghị như sau: “thành viên liên hiệp phải trước hết

tham gia đời sống cộng đoàn với các nữ tu”. Nữ tu cũng như giáo dân đều trả lời

“không”, dù sao thì chữ “cộng đoàn” cần phải được xác định lại.

___________________________________________

24

Người ta tìm thấy trong câu nói này của Mẹ Alix Le Clerc “Ba thực tại của

Poussay” (Trilogie de Poussay): tôn vinh Thiên Chúa, hoàn thiện cá nhân và cứu rỗi

tha nhân.

25

Alix Le Clerc, “Tuyển tập ghi chú”, Nhà xuất bản Cerf, năm 2004, trang 136

Page 11: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

11

Câu trả lời này tất nhiên là rất thú vị. Nó có nghĩa rõ ràng là thành viên liên hiệp

không được kêu gọi để có cùng một hình thức sống như các nữ tu. Tất cả, nữ tu và

giáo dân, chúng ta thuộc về nhiều phạm trù trong đời sống (yêu thương, nghề nghiệp,

đoàn thể…). Nhưng nếu như, đối với nữ tu, đời sống cộng đoàn tu trì là trung tâm kết

hợp các phạm trù này, thì đối với giáo dân, họ cơ bản thuộc về gia đình và đời sống

vợ chồng.

Vì thế không có chuyện tưởng tượng ra một thế giới lý tưởng, nơi mà thành viên liên

hiệp có thể chia sẻ đời sống cộng đoàn với các nữ tu. Ở đây, mô hình thành viên liên

hiệp không giống với một số mô hình đi tu dòng ba. Người ta không thể “tham gia

đời sống cộng đoàn” theo cùng một lối sống với một dòng tu tông đồ hoặc một dòng

tu chiêm niệm. Chẳng hạn như những người đi tu dòng ba của dòng Benedictin, liên

kết với một tu viện chuyên biệt mà họ chia sẻ, trong khả năng của mình, thời gian cầu

nguyện. Vì thế, cụm từ “chia sẻ đời sống huynh đệ” xem ra có vẻ thích hợp với thành

viên liên hiệp DDB hơn.

Nhưng tại sao lúc nào cũng yêu cầu có một đời sống huynh đệ ?

Lý tưởng trong Phúc Âm mà chúng ta, nữ tu cũng như giáo dân, cùng chia sẻ, thể

hiện rõ cộng đoàn bởi vì cộng đoàn khởi đầu cho sự trị vì của Thiên Chúa. Cũng như

Đức Giáo Hoàng Jean-Paul II đã nói về điều này, đây chính là kế hoạch của Thiên

Chúa nhằm làm cho tất cả nhân loại, trong văn minh và yêu thương, tập họp thành

một đại gia đình con cái Chúa 26

. Với đầu đề này, tham gia cộng đoàn phải là nhiệm

vụ đầu tiên của người ki-tô hữu, dù họ được Chúa mời gọi với ơn gọi nào.

Cụ thể, so sánh với gia đình có thể sẽ thấy rõ hơn 27

. Nữ tu và giáo dân đều thuộc về

một gia đình chung với nhiều đặc sủng: như Laurent Boisvert đã nói, đó là một gia

đình gồm nhiều cách thức sống, nhưng tính chất riêng của mỗi đời sống vẫn được tôn

trọng, không lệ thuộc cũng không lẩn lộn.

Cũng như trong tất cả các gia đình, các mối quan hệ phải được vun đắp sao cho chúng

trở nên có ý nghĩa và mang sức sống. Nhiều sáng kiến khác nhau phát sinh theo chiều

hướng này:

- Sáng kiến của nữ tu: những ngày “mở cửa” của Giám Tỉnh Bỉ, những buổi họp

mặt quốc tế (như các ngày 31 tháng tám – 4 tháng chính năm 2007 tại Wishaw ở

Ecosse 28

), “trang thành viên liên hiệp” trong tập san DDB…

____________________________________________

26

Đức Giáo Hoàng Jean-Paul II, Vita Consecrata (Đời Sống Thánh Hiến), 35C

27

Trong lúc thành viên liên hiệp nêu lên những kinh nghiệm của mình, họ sử dụng

một cách tự nhiên từ vựng gia đình, các từ “mẹ” hoặc “chị” lúc đó mang thật đầy đủ ý

nghĩa của gia đình.

28

Xem bên dưới, trang 21 (phụ lục 2)

Page 12: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

12

- Sáng kiến của thành viên liên hiệp: viếng thăm các nữ tu lớn tuổi, những ngày lưu

lại trong những cộng đoàn tại nước ngoài, liên lạc thư từ với thành viên liên hiệp

ở các nước khác, đón tiếp các nữ tu ngoại quốc tại Bỉ, tổ chức những chuyến tham

quan du lịch nhân dịp tổng tu nghị…

Sự liên lạc trao đổi giữa thành viên liên hiệp cũng nên được tăng cường thêm. Và để

làm điều này, mọi người phải quen biết nhau và gặp gỡ nhau ! Sống 4 ngày với một

nhóm người, ở Ecosse, cho phép chúng tôi thắt chặt thêm mối dây liên kết. Ở đó,

chúng tôi đã đề nghị thành lập một niên bạ quốc tế của các thành viên liên hiệp, trao

đổi địa chỉ điện tử, và tương trợ lẩn nhau. Tóm lại, đời sống huynh đệ cần được làm

phong phú hơn.

4. Chia sẻ sứ mạng.

Chúng tôi đã đề cập đến vấn đề này: động cơ chủ yếu của thành viên liên hiệp là

cộng tác với các nữ tu trong những kế hoạch của hội dòng, hay nói một cách khác, là

chia sẻ sứ mạng.

Tuy nhiên cần hiều và phân biệt như sau. Ở Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi và Châu

Âu, hàng ngàn hàng vạn người cộng tác với các nữ tu trong nhiều kế hoạch của hội

dòng mà họ chẳng hề tự cho mình là “thành viên liên hiệp”. Vậy, chúng ta hãy suy

nghĩ về những người như ban lãnh đạo của những cơ sở giáo dục và những giáo viên

tại nhiều trường học của DDB. Chúng ta có nghĩ là họ thiếu một cái gì để chia sẻ đầy

đủ sứ mạng ? Chúng tôi không nghĩ như vậy. Tất cả tùy thuộc vào sự sẳn sàng về tâm

linh trong lòng của mỗi người.

Nhưng việc gia nhập thành viên liên hiệp có mang lại một nhiệm vụ cấp bách hơn khi

cộng tác thi hành sứ mạng ? Vấn đề không phải là làm việc cụ thể trong một trường

học, mà đúng hơn là cùng có chung với Dòng Đức Bà một nhận thức về sứ mạng

giáo dục mà chính là sứ mạng của Hội Dòng ngày nay.

Với cách nhìn nhận này, tất nhiên thành viên liên hiệp có một vai trò quý giá, có thể

mưu ích cho các cộng đoàn tu sĩ, như Joseph Giguère nêu ý kiến về việc này: Trong

khi thực thi sứ mạng và đặc sủng nơi công chúng, bằng cách nào đó để sứ mạng và

đặc sủng thấm sâu vào đau khổ, yêu sách, hy vọng và quảng đại của mọi người, nam

cũng như nữ ngày nay, và để cho các cộng đoàn vững bước trên con đường phát triển

mạnh mẽ nhất ngõ hầu tìm thấy nguồn sức mạnh mới trong chính sự yếu ớt của mình. 29

Vâng, thành viên liên hiệp có thể chia sẻ với các nữ tu việc đọc các dấu chỉ của mọi

thời đại !

_________________________

29 Giguère Joseph, trang 272

30

Paule Sagot, trang 15

Page 13: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

13

Nếu thật sự muốn thông truyền đặc sủng của Hội Dòng, người ta có thể tự hỏi:

- Cha Pierre Fourier sẽ làm gì ngày nay ? nữ tu Paule Sagot đã nêu ý kiến, không

phải là lặp lại hay tưởng tượng Ngài sẽ làm gì hiện nay, mà chính là thâm nhập

từ ánh mắt Ngài để, cũng như Ngài, sáng tạo cái mới 30

- Ngày nay câu nói của bà Maria trong Tiệc Cưới Cana được lắng nghe như thế

nào? Câu nói này là một trong những qui chiếu Tin Mừng của Hội Dòng: Ngài

bảo gì, các con hãy làm theo.

- Làm thế nào thực hành nguyện vọng của Mẹ Alix Le Clerc làm mọi điều tốt lành

có thể làm được ?

Câu trả lời cho các câu hỏi này chỉ có thể hướng về cộng đoàn. Người ta chấp nhận dễ

dàng sứ mạng chung của DDB là hãy làm cho Ngài lớn lên, câu nói của Mẹ Alix Le

Clerc. Nhưng lịch sử của DDB đã cho thấy rằng, qua nhiều thời kỳ, sứ mạng đặc thù

đã được hiểu biết theo một cách khác. Nghị quyết của Tổng Tu Nghị năm 1990 rất có

ý nghĩa: “Giáo Dục – Công Lý – Hiệp Thông”. Nghị quyết này đã nêu rõ tầm quan

trọng nảy sinh từ vấn đề “công lý” hoạt động hiệu quả bởi Ủy Ban Công Lý 31

.

Tất cả các thành viên liên hiệp DDB đều sống trong những bối cảnh khác nhau về

nghề nghiệp và đoàn thể. Họ đã thực hiện sứ mạng của mình trong đời sống hàng

ngày, dù là giáo viên, giáo lý viên, hoặc người về hưu thăm viếng người bệnh. Trong

công việc, họ đã ngay từ đầu hội nhập vào đặc sủng của DDB ! Thật khó mà phân

biệt được họ với những người khác, tất nhiên, cũng thế đôi khi rất khó phân biệt một

nữ tu làm giáo viên ở trong tù hoặc dạy nghề thủ công cho những người tật nguyền

với một giáo dân cũng đang thực hiện cùng một sứ vụ tông đồ đó…

Như thế chính sự sẵn sàng về tâm linh làm cho mỗi người trở nên khác biệt ! Thế thì

chia sẻ sứ mạng của DDB đơn giản là làm chứng nhân cho Chúa Giêsu trong sự gặp

gỡ hàng ngày (sống linh đạo nhập thể) và nhắm vào khả năng làm dồi dào lời Chúa

hơn là hiệu quả công việc. Vì thế người ta nhận thấy rõ là 3 phạm trù của đời sống

dâng hiến (đời sống thiêng liêng, tình huynh đệ, sứ mạng) liên kết chặt chẽ đến mức

nào, và đối với thành viên liên hiệp cũng vậy.

Không gì ngăn trở Thành viên liên hiệp ước mong định hướng theo hoạt động của

DDB… Người ta nhận thấy rất nhiều thành viên liên hiệp xuất thân từ “những trường

học lớn” của DDB. Nét chủ đạo trong cách diễn đạt của họ: DDB không nên quên

các trường học ! Đôi khi người ta có cảm tưởng là Hội Dòng muốn quên đi một quá

khứ được cho là “thời đại tinh hoa”. Lịch sử phải được ghi nhận một cách không nuối

tiếc cũng như hối hận, và được xem như một tài sản tinh thần. Những thiếu nữ trẻ

nghèo cũng như giàu vẫn còn cần tới Hội Dòng ngày nay. 32

_________________________________________________

31

Về ý tưởng này, xem thêm nhiều bài viết trong tập san DDB và một tập sách hay về

Ủy Ban Công Lý Kinh nghiệm mục vụ tông đồ, được phát hành vào năm 2005.

Page 14: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

14

Cụ thể là, thành viên liên hiệp Bỉ đã tiến hành rất nhiều hoạt động. Chúng ta hãy kể

một vài hoạt động như: tài trợ cho các Trường Tình Thương ở Việt Nam, trường học

Kolwezi (ở Congo) và Juazeiro (ở Bra-xil), đào tạo giáo viên ở Kolwezi, vẽ bức tranh

tường về Mẹ Alix ở Juazeiro, ôn lại lịch sử ở Berlaymont và Jupille, đào tạo các nữ tu

trẻ người Congo…

Ở những nước khác cũng thế, thành viên liên hiệp cộng tác một cách tích cực trong sứ

mạng của DDB: trợ giúp tù nhân (Kolwezi), cải thiện nguồn phân phối nước ở

Congo, tặng máy đan áo cho Ouganda (nước Anh), Trường Tình Thương, trợ giúp

viện mồ côi và trung tâm giáo lý (Việt Nam), học ngành y và nghề thủ công (Bra-xil),

hiện diện ở ngay giữa đông đảo dân chúng hồi giáo (Algérie)…

5. Cộng tác viên và người có trách nhiệm

Đặt vấn đề thành lập học viện cho TVLH dường như là quá sớm khi mà nhóm chỉ

mới được thành lập cách đây 10 năm ở Pháp hoặc ở Bỉ. Nhưng sớm hay muộn thì vấn

đề này cũng phải được đặt ra. Laurent Boisvert nói về vấn đề này với công lý: Một bệ

phóng không thể kéo dài nếu không được rèn luyện trong học viện. 33

Học viện có thể làm người ta sợ… bởi vì học viện bao hàm sự cam kết và tự nguyện.

Chúng ta nên xem học viện như Fernande Richard đã nói: Học viện là nơi mang đến

hy vọng để tiến bước trên đường… Chính nơi này là không gian và thời gian mà dù là

cá nhân hay cộng đoàn, mọi người cùng gia nhập để đảm nhận trách nhiệm trên

đường đời. Điều cần phải gìn giữ trong học viện, đó là ý nghĩa do mọi người ban

cho, những nhu cầu mà tu viện đã đáp ứng được trong hiện tại. 34

Chúng ta hãy cùng nhau xem sự việc đã tiến triển như thế nào trong vài năm nay:

- trong thập niên 90, những nước đầu tiên biết đến thành viên liên hiệp là Ecosse

(Tô Cách Lan) và Bra-xil (sự tỏa sáng của một vài cá nhân là nữ tu này hoặc nữ tu

khác dường như đã đóng một vai trò rất lớn)

________________________________________________

32

Người ta có thể hỏi ai là những người nghèo khổ ngày nay. Chắc chắn đó là những

người không có khả năng tiếp cận với mức sống trung bình, nhưng đó cũng là những

người đau khổ vì cô đơn, thiếu tình thương, những người luôn thất bại trong học tập

và nghề nghiệp, những người chưa bao giờ có được niềm vui vì có của cải cho đi

hoặc nghĩ ngợi về điều gì khác hơn ngoài những nhu cầu thiết thực, cấp bách .

33

Laurent Boisvert, trang 63

34

Fernande Richard, “Học viện, một thực tại còn non yếu” trong Đời sống cộng đoàn

dòng tu, tháng 11-12 11997, trang 311

Page 15: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

15

- Tổng Tu Nghị Caravate năm 1996 đã công nhận sự hiện hữu của thành viên liên

hiệp.

- Tổng Tu Nghị Berlamont năm 2002 đã được kết thúc bằng một loạt quyết định có

lợi cho sự cộng tác giữa nữ tu và thành viên liên hiệp

- Thành viên liên hiệp được mời tham dự họp Tỉnh Dòng, kỷ niệm sinh nhật..

- Năm 2005, những nữ tu phụ trách về thành viên liên hiệp đã họp tại Ecosse và đã

đưa ra nhiều quyết định quan trọng: sự hiện diện của một nữ tu phụ trách TVLH

tại mỗi Tỉnh Dòng, ví dụ như (ở Bỉ là nữ tu Edith Pirard, ở Pháp là nữ tu Marie-

Armelle Girardon).

Tuy nhiên việc tổ chức thành viên liên hiệp và việc cộng tác của họ với Hội Dòng

theo định hướng của DDB chưa được xem xét.

Vì thế người ta đã hỏi ý kiến của nhóm thành viên liên hiệp Bỉ về việc tổ chức nhóm

và liên kết với DDB. Và sau đây là một số ý kiến quan trọng:

- Cách tổ chức nhóm: Đối với ý kiến của đa số, nhóm cần phải có một đại biểu

theo từng nước do thành viên liên hiệp bầu ra; còn đối với một số khác, thì

nhóm chỉ cần có một thư ký để đảm bảo việc trao đổi liên lạc ; xin lưu ý là tài

năng của đại biểu đã không đề cập đến.

- Việc liên kết với DDB được khẳng định một cách mạnh mẽ: Tất cả mọi người

đều nhất trí cho rằng cần phải tham khảo và bàn bạc với Hội Dòng (nhưng

không nhất thiết là với nữ tu phụ trách !)

- Sự tham gia vào những định hướng lớn của DDB : đại đa số muốn rằng tất cả

thành viên liên hiệp có quyền hạn tư vấn (nhưng không phải quyết định) trong

những buổi họp Tổng Tu Nghị: họ mong rằng các đại biểu của mỗi nước có thể

tham gia từng phần nhưng tích cực vào Tổng Tu Nghị (chứ không phải chỉ là

giúp đở)

Những kết quả trên cho thấy sự khẳng định của thành viên liên hiệp với tư cách là

cộng tác viên của DDB, nhưng không chia sẻ quyền hạn. Trái lại, họ mong muốn

được lắng nghe (chia sẻ kinh nghiệm, trình bày ước vọng…).

Nhân dịp các nhóm thành viên liên hiệp quốc tế họp mặt ở Ecosse (Tô Cách Lan) 35

,

những người có mặt ngày hôm đó đã biểu lộ sự phấn khởi về ý kiến cho rằng đại diện

của mỗi nước sẽ tham dự Tổng Tu Nghị tổ chức tại Szombathely (Hung-ga-ry) từ

ngày 15 tháng bảy năm 2008. Tuy nhiên, thái độ của họ dường như có phần kính sợ

(rụt rè?) với các nữ tu : thành viên liên hiệp được đề nghị tham dự Tổng Tu Nghị với

thái độ “quan sát và tham gia khi có yêu cầu của các nữ tu”. Còn đối với các nữ tu

Hội Dòng Anh, ý kiến của họ có phần táo bạo hơn, họ xem đây như một cơ hội tuyệt

vời để tiến lên phía trước, thúc đẩy bởi thành viên liên hiệp …

_______________________________________

35 Xem bên dưới, trang 21 (phụ lục 2)

Page 16: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

16

Nữ tu Véronique Wathelet, Cố vấn trung ương, được mời tham dự buổi họp của thành

viên liên hiệp Bỉ ở Berlaymont, vào ngày 15 tháng chín năm 2007. Bà đã xác định lại

những thể thức tham gia của thành viên liên hiệp như Bề Trên Tổng Quyền đã phân

tích:

- Bề Trên Tổng Quyền chọn một thành viên liên hiệp của mỗi nước theo danh sách

do nhóm đề nghị (việc lựa chọn các nữ tu tham gia Tổng Tu Nghị cũng được tiến

hành theo cách thức này)

- Tham gia vào phần đầu của Tổng Tu Nghị (từ ngày 15 đến ngày 21 tháng bảy

năm 2008)

- Để cộng tác vào việc lượng giá những kinh nghiệm của Hội Dòng trong sáu năm

trước, và việc chuẩn bị cho tương lai của Hội Dòng trong sáu năm sắp tới, dựa

theo câu hỏi : Thế nào là sự hòa nhập của chúng ta vào thế giới và cuộc đời ?

Bà cũng nhắc nhở cho chúng tôi biết rằng đó chính là những câu hỏi của giáo dân mà

đã làm cho Hội Dòng tiến lên và “chúng ta tuy khác nhau trong ơn gọi nhưng cùng

liên kết trong điều cốt yếu”, công thức do nữ tu Elisabeth Giron đưa ra.

Hãy nắm lấy cơ hội của chúng ta và chuẩn bị cho Tổng Tu Nghị này thông qua những

nhóm địa phương của mình ! Đây là một bước đi quan trọng để chúng ta hoàn toàn là

“cộng tác viên và người có trách nhiệm”.

6. Gia nhập ?

Quyết định trở thành thành viên liên hiệp là một bước tiến của mỗi cá nhân nhằm đáp

ứng những động cơ thúc đẩy vừa tình cảm mà cũng vừa trí thức và thiêng liêng. Một

bước tiến miễn phí nhưng cũng không mong nhận lại được gì. Thành viên liên hiệp

thường nói với nhau rằng họ chỉ mong “đáp lại ân sủng đã nhận được”. Thế tại sao

lại nói đến gia nhập với sự bao hàm của “thời hạn”, “nhiệm vụ”, “lượng giá”…?

Thế nhưng tại một vài nước (như Anh và Bra-xil), thành viên liên hiệp DDB gia nhập

trọng thể bằng giấy mực và có thể sẽ kèm theo việc (cử hành) nghi thức. 36

Nhưng ở Bỉ, chỉ hai thành viên liên hiệp chấp nhận một cam kết về tài chính, còn đối

với một thành viên khác thì việc gia nhập bằng giấy mực với một thời hạn có xác

định cho phép tạo điều kiện dễ dàng cho việc liên hệ với những thành viên liên hiệp

các nước khác. Những câu trả lời theo bản điều tra đều gần giống như nhau: không

nên cụ thể hóa (vật chất hóa) việc gia nhập của thành viên liên hiệp DDB không nên

cụ thể hóa : đơn giản là gia nhập để cộng tác vào những kế hoạch của DDB và sống

như người ki-tô hữu theo tinh thần DDB (hai đề nghị này được ghi nhận).

_____________________________________________ 36

Đây là công thức được sử dụng ở Bra-xil: “Tôi … trước mặt Chúa và cộng đoàn

hiện diện ở đây, noi theo gương Thánh Pierre Fourier và Á Thánh Alix, tôi cam kết

(lặp lại) giữ đúng lời hứa làm thành viên liên hiệp DDB, để làm mọi điều tốt lành có

thể làm được và giúp anh chị em tôi lớn lên trong đức tin và trong nhân phẩm”. Xem

tập san DDB số 104, tháng ba-tư năm 2001, trang 17 và DDB số 109, tháng tư năm

2003, trang 21.

Page 17: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

17

Tất nhiên, người ta có thể sợ việc “cụ thể hóa” một sự gia nhập như một hiện tượng

đặc trưng của nhiều nước … nhưng những lý do khác có thể được nêu ra đây:

- Công thức gia nhập còn trình bày quá sơ lược: thể thức gia nhập của từng nước

phải được thảo luận theo nhóm

- Tất cả chúng ta đều gia nhập nhiều hội đoàn khác nhau, và đối với đa số, đã gia

nhập vào những phong trào Ki-Tô hữu, những hoạt động đoàn thể, như chính trị,

mà nơi đó chúng ta có thể làm chứng cho đời sống ki-tô hữu.

- Chúng ta chưa nhìn thấy rõ sứ mạng đặc thù của thành viên liên hiệp DDB.

Ngay cả nếu như, trong chốc lát, việc gia nhập không được cụ thể hóa, như ở Bỉ và ở

Pháp, thì việc gia nhập có thể sẽ từ từ mang đầy đủ ý nghĩa của nó. Ở đó có chất liệu để

suy nghĩ cá nhân và cộng đoàn. Tất nhiên những mối quan hệ với những thành viên liên

hiệp nước ngoài sẽ giúp chúng ta tiến bước trên con đường này.

7. Cho những kế hoạch và chương trình nào ?

Trong khi chúng ta nói về sứ mạng, chúng ta đã nêu lên những vấn đề mà chúng ta phải

đặt ra trong cộng đoàn để xem những dự án nào là xác đáng và phù hợp cho ngày nay.

Nhưng chúng ta phải làm gì để thâm nhập vào cái nhìn của cha Pierre Fourier ngõ hầu,

cũng như Ngài, sáng tạo một cái mới ?

Những câu trả lời cho bảng điều tra của thành viên liên hiệp Bỉ cho thấy một sự phân loại

gần như là thống nhất cho những kế hoạch sau:

1) Cộng tác trong các trường học

2) Đào tạo các nữ tu trẻ

3) Đi sâu về đời sống thiêng liêng

4) Hiện diện bên cạnh những nữ tu lớn tuổi

5) Liên hệ với những thành viên liên hiệp nước ngoài

6) Cầu nguyện với những nữ tu và thành viên liên hiệp

7) Trợ giúp tài chính (không phải là ủng hộ bất kỳ dự án nào)

Người ta có thể xếp các dự án theo ba khối: giáo dục, đời sống thiêng liêng, đời sống

huynh đệ.

7.1 Giáo dục, như chúng tôi đã nói, là sứ mạng lớn của Hội Dòng và mọi người trong

thành viên liên hiệp đều nhận thức rõ về điều này.

Ở đây, chúng tôi tự cho phép mình đưa ra những đề nghị về hoạt động, và những đề nghị

này tất nhiên sẽ được thảo luận trong cộng đoàn. Những thành viên liên hiệp nào có

những mối quan hệ về giáo dục trên thế giới có thể cùng hợp tác với chúng tôi trong vấn

đề này:

- Phương Thức Riêng do Hiệp Hội Alix Le Clerc và Nhà Giám Hộ Pháp tổ chức (dưới sự

hướng dẫn của Nữ Tu Cécile Marion) phải được thực hiện tại tất cả các tỉnh dòng và

thích ứng với hoàn cảnh thực tại của mỗi nước; Nữ tu Véronique Wathelet đã viết cuốn

Ủy Ban Giáo Dục, một tài liệu mà, theo như chúng tôi biết, chưa hoàn thành xong; thật ra

thì công việc biên soạn này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhất là trong tình hình

chính trị, xã hội và văn hóa ở mỗi nước khác nhau 37

; tuy nhiên cuối cùng thì cũng phải

Page 18: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

18

có một chương trình giáo dục và một chương trình sư phạm chung cho tất cả những

trường học của DDB.

- Những trung tâm giảm chế, như trung tâm đào tạo Sedes Sapientiae ở Sao Paulo, phải

được nâng đở dù nhân lực và tài chính tại đó có suy giảm, bởi vì những trung tâm này có

khả năng vực dậy hoạt động của cộng đoàn.

- Tư tưởng và tầm nhìn xa của các nữ tu và thành viên liên hiệp phải được củng cố trong

các trường học nhằm “thông truyền đặc sủng”; việc đào tạo ban lãnh đạo trường học và

giáo viên, như trường học ở Cannes, phải được khuyến khích và cổ vũ; nhưng tại sao

người ta không nghĩ ra những phương hướng khác ít tốn kém hơn chương trình ở Cannes,

và nằm trong khả năng tài chính về giáo dục của những nước khác ?

- Việc đào tạo những nữ tu trẻ của DDB phải được xem xét ưu tiên : những nữ tu này là

tương lai mai sau của DDB, nhưng cho dù Hội Dòng đã dành rất nhiều năng lực cho việc

đào tạo này, con đường phía trước xem ra vẫn còn rất dài…

7.2 Sự đi sâu về đời sống thiêng liêng là một đòi hỏi kiên trì của những thành viên liên

hiệp tại khắp nơi trên thế giới. Những buổi họp cũng dành thời gian nói về vấn đề này và

như thế thì càng hay. Thế nhưng tại sao người ta lại không nghĩ ra những khóa đào tạo

dài hơn, theo sự đào tạo mà DDB tổ chức cho những người tập sinh ? Thành viên liên

hiệp nên được mời gọi để báo cáo về những kinh nghiệm cá nhân của họ tại những nhóm

khác có liên quan đến ngành sư phạm năng động, như La Roche D’Or hoặc Fondacio.

7.3 Đời sống huynh đệ chắc chắn có thể được tăng cường và củng cố: sự hiện diện tích

cực bên cạnh những nữ tu lớn tuổi (hoạt náo trong giờ cầu nguyện hoặc những hoạt động

sáng tạo) tùy theo tài năng của mỗi người. Vấn đề là nên chọn những hình thức liên hệ

với những thành viên liên hiệp tại các nước khác : tổ chức những nhóm theo ca (giờ) học

hỏi những đề tài đặc biệt, như Ủy Ban Công Lý chẳng hạn. Và chúng ta cũng đừng quên

sự hiệp ý cầu nguyện chung, từ đó sẽ dẫn đưa chúng ta về điểm cốt yếu, chính là đức tin

vào Thiên Chúa, đã quy tụ tất cả chúng ta vào cùng chung một bệ phóng.

____________________________________________

37 Ví dụ như Congo, theo chúng tôi là một nước có quá nhiều khó khăn về vật chất (sự

bất ổn về chính trị, giáo viên được trả lương rất thấp, sự đào tạo không đủ…). Hội Dòng

Việt Nam, bị cấm dạy học trong nhiều năm liền, đang cố gắng tìm lại “sự hợp pháp”

trong giảng dạy. Nước Bra-xil đang được chú ý đến bởi sự cam kết về công bằng pháp lý,

và khuynh hướng chọn lựa là nghiêng về dân nghèo.

Page 19: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

19

KẾT LUẬN

Chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu điều gì khiến cho những thành viên liên hiệp Dòng

Đức Bà trở nên năng động, bằng cách tái dựng lại những hoạt động của họ dựa

trên ba mặt chính của đời sống dâng hiến (đời sống thiêng liêng, huynh đệ, sứ

mạng giáo dục). Trong khi nêu lên những sự kiện về con người đang sống ở Bỉ và

ở những nước khác, chúng tôi đề nghị những phương hướng nhằm làm cho những

người mới gia nhập được khích lệ và động viên mỗi người trong chúng ta và Hội

Dòng.

- Khía cạnh tài chính: ai sẽ tài trợ sự tham gia của những thành viên liên hiệp trong

những buổi họp Tổng Tu Nghị ? Làm thế nào để thành viên liên hiệp ủng hộ các

dự án của DDB ?

- Sự lớn mạnh của nhóm: có một kiểu mẫu chuẩn cho thành viên liên hiệp ? Nên

chăng “áp dụng một chính sách tiếp thị” hoặc chờ đợi mọi người tới góp mặt ?

làm thế nào để trẻ hóa lớp cán bộ ?

Những câu hỏi này cũng được đặt ra, một cách mạnh mẽ hơn cho những nữ tu. Họ

liên kết chặt chẽ với những vấn đề chung của ơn kêu gọi. Song le trong lãnh vực này,

chúng ta chỉ có thể cầu nguyện với Chúa Thánh Thần và cùng bước đi, một cách vui

tươi và tin tưởng, với niềm lạc quan vốn dĩ là phong cách riêng của Thánh Pierre

Fourier.

Nhiều sự việc rất lớn và rất tuyệt vời bắt nguồn và có nền tảng cùng sức mạnh từ

những bắt đầu của một bề ngoài nhỏ bé tầm thường.

Thánh Pierre Fourier, thư viết ngày 13 tháng 6 năm 1630

Page 20: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

20

Phụ Lục 1: Bản điều tra về những ước vọng và chờ đợi của thành viên liên hiệp Bỉ

1. Lý do trở thành thành viên liên hiệp

Thành viên liên hiệp trước tiên phải chia sẻ đời sống thiêng liêng với các nữ tu

Thành viên liên hiệp trước tiên phải tham gia cộng đoàn với các nữ tu

Thành viên liên hiệp trước tiên phải cộng tác với những chương trình của nữ tu

Thành viên liên hiệp không nên đặt ưu tiên hơn cho bất kỳ một trong ba lãnh vực này

Những đề nghị khác:

2. Sự gia nhập của thành viên liên hiệp

Sự gia nhập phải được cụ thể hóa bằng một bảng cam kết bằng giấy mực trong một thời

hạn có xác định (2 năm, 5 năm…)

Sự gia nhập phải được cụ thể hóa bằng một cam kết về tài chính (đóng góp hàng năm)

Sự gia nhập không nên cụ thể hóa : bởi vì mỗi người gia nhập là để cộng tác với những

chương trình của DDB

Sự gia nhập không nên cụ thể hóa : bởi vì mỗi người gia nhập là để sống như người ki-tô

hữu, theo tinh thần của DDB

Không nên có bất kỳ một gia nhập nào

Những đề nghị khác:

3. Tổ chức và quyết định

TVLH nên có 1 người chịu trách nhiệm được bầu ra theo từng nước, từng nhóm TVLH

TVLH phải là một nhóm không hình thức, chỉ cần một thư ký để bảo đảm việc trao đổi

và liên lạc giữa các thành viên trong nhóm

Thành viên liên hiệp phải nên luôn luôn tham khảo và báo cáo với một nữ tu DDB

Nhân dịp Tổng Tu Nghị, TVLH được phép gửi một đại biểu được bầu ra bởi nhóm theo

từng nước (như mỗi tỉnh dòng đều có gửi một nữ tu đại biểu tham dự Tổng Tu Nghị)

Nhân dịp Tổng Tu Nghị, thành viên liên hiệp chỉ nên có mặt trong những lúc nào thôi

Nhân dịp Tổng Tu Nghị, TVLH nên có mặt để giúp đở (công việc thư ký…)

Nhân dịp Tổng Tu Nghị. Thành viên liên hiệp nên có một quyền hạn quyết định đối với

những định hướng lớn của DDB

Nhân dịp Tổng Tu Nghị, TVLH nên có một quyền hạn về tư vấn

Nhân dịp Tổng Tu Nghị, TVLH không nên có một quyền hạn nào hết

Những đề nghị khác:

4. Những chương trình ưu tiên cho những năm sắp tới

Cộng tác trong công việc tại những trường học của DDB

Đào tạo các nữ tu trẻ (Congo, Bra-xil…)

Hiện diện bên cạnh những nữ tu lớn tuổi

Tài trợ cho những chương trình của DDB

Liên hệ với những thành viên liên hiệp tại những nước khác

Đi về đời sống thiêng liêng của những đấng sáng lập

Cầu nguyện với các nữ tu và những thành viên liên hiệp khác

Những đề nghị khác:

Page 21: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

21

Phụ Lục 2: Tiếng vang từ cuộc họp mặt quốc tế giữa các nhóm thành viên liên hiệp do

Tỉnh Dòng Anh tổ chức tại Wishaw (Ecosse) từ ngày 31 tháng tám đến ngày 4 tháng

chín năm 2007.

Theo lời mời của Tỉnh Dòng Anh, hơn hai mươi thành viên liên hiệp Tô Cách Lan

(Ecosse), Anh, Ái Nhỉ Lan (Irlande), Pháp và Bỉ đã họp mặt tại Wishaw từ ngày 31 tháng

tám đến ngày 4 tháng chín năm 2007. Lần đầu tiên trong những cuộc họp mặt như vậy,

con số thành viên liên hiệp và nữ tu tham gia gần như bằng nhau và hoàn toàn hòa hợp,

cùng sống trong những thời khắc suy nghĩ, thảo luận, thư giản, cầu nguyện, chia sẻ tình

huynh đệ ! Dĩ nhiên là, với sự tiếp đón ân cần tuyệt vời của Nữ Tu Martina, thành viên

liên hiệp Tô Cách Lan (Ecosse) và các nhân viên của “Trung Tâm Mục Vụ Newmains”.

Buổi họp bao gồm ba giai đoạn: Suy gẫm về hiện tại và tương lai của Hội Dòng, về ánh

sáng của những đấng sáng lập để “cùng tiến bước” ; thảo luận giữa các thành viên liên

hiệp nhằm xác định tư cách cộng tác viên của chúng ta (TVLH) với các nữ tu và, nhất là,

vai trò của chúng ta nhân dịp Tổng Tu Nghị vào tháng bảy năm 2008 ; tràn đầy ơn thánh

linh từ Mẹ Alix Le Clerc, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Mẹ được phong Á Thánh.

Chỉ một vài câu đã có thể tóm gọn ngày làm việc đầu tiên:

- Chúng ta không nên sợ hãi ; chúng ta hãy tiếp tục sứ mạng giáo dục như chúng ta

đã làm từ 400 năm nay.

- Chúng ta hãy nên đến với tuổi trẻ, nơi họ đang sống

- Đừng nên bị ám ảnh bởi tuổi tác mà hãy tiến về phía trước ; tiến về nơi mọi người

đang sống

- Đừng nên lên kế hoạch cho tương lai mà hãy phát triển cách nhìn chung của mọi

người

- Chính là trong lúc yêu mến Chúa Giêsu mà chúng ta có thể đến với người khác

- Những đấng sáng lập chắc chắn sẽ đón tiếp thành viên liên hiệp với “niềm vui, sự

biết ơn và hy vọng”…

Chúng ta, thành viên liên hiệp, thật sự phấn khởi, bởi vì lần đầu tiên và một cách chính

thức, chúng ta đã được mời tham dự Tổng Tu Nghị diễn ra tại Hung-ga-ry vào tháng bảy

năm 2008. Thật đáng khích lệ và tự hào, chúng ta giờ đây trở thành thành viên liên hiệp,

trong vai trò và liên kết giữa chúng ta và các nữ tu của Hội Dòng ! Dù rằng trước đây đôi

bên chưa hiểu nhau …

- Lý do trở thành thành viên liên hiệp của chúng ta không chỉ bao gồm việc cộng

tác với các nữ tu trong những chương trình của Hội Dòng, mà điều quan trọng

nhất: đó là chúng ta mong muốn được cùng chia sẻ với họ về đời sống thiêng

liêng.

- Nếu như mối liên kết của chúng ta với Hội Dòng là chủ yếu, chúng ta sẽ làm việc

tốt hơn nếu chúng ta có khả năng làm việc tự do, tự chủ: đó là tổ chức những buổi

họp “với đầy đủ ý nghĩa” mà không có sự hiện diện của các nữ tu.

- Sự trao đổi liên lạc là chính yếu : dù là liên lạc giữa các nữ tu và các thành viên

liên hiệp hoặc giữa những thành viên liên hiệp với nhau, chúng ta phải thường

xuyên gặp nhau (như ở Nancy nhân dịp kỷ niệm 60 năm Mẹ Alix Le Clerc được

Page 22: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

22

phong thánh), chúng ta cùng tương trợ lẫn nhau, và cùng hiện diện bên cạnh

những nữ tu lớn tuổi, cùng thực hiện niên bạ quốc tế của thành viên liên hiệp …

- Tầm nhìn và tư tưởng của các nữ tu cũng như thành viên liên hiệp phải được củng

cố

- Chúng ta tái khẳng định tầm quan trọng của câu nói “làm cho Ngài lớn lên”, của

sự nghiệp giáo dục, vốn chính là sứ mạng chủ yếu của nhà dòng.

- Đối với Tổng Tu Nghị, chúng ta mong muốn rằng đại diện của từng nước sẽ được

mời tham dự để quan sát và cùng tham gia, nếu như các nữ tu có yêu cầu, vào

việc xây dựng những định hướng của nhà dòng ; nhằm làm cho việc đại diện này

có hiệu quả, Tổng Tu Nghị nên chuẩn bị trước với tất cả các nhóm thành viên liên

hiệp.

Trong lúc kết thúc những ngày làm việc đặc biệt vất vả này, Nữ Tu Gabriel và Nữ Tu

Marie-Claude đã giúp chúng ta suy niệm, và hòa hợp với đời sống thiêng liêng của

Mẹ Alix Le Clerc, vốn rất hữu ích và phong phú cho đời sống nội tâm và hoạt động

của chúng ta. Cầu xin Chúa luôn ở bên con và là Tình Yêu…

Page 23: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

23

THƯ MỤC

BOISVERT Laurent Giáo dân liên hiệp với một tu viện. Nhà xuất bản Bellarmin,

xuất bản năm 2001

CHENU Bruno “Đặc sủng dòng tu, thách đố cho giáo dân” Tập san DDB,

số 101, phát hành tháng ba năm 2001, trang 11-12

GIGUERE Joseph “Quan điểm về đời sống tu trì trong xã hội và trong Hội Thánh”.

Đời sống các cộng đoàn dòng tu, phát hành tháng 11, 12 năm

1997, trang 272-277

JEAN-PAUL II Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng các Giám Mục Vita

Consecrata về đời sống dâng hiến và sứ mạng trong Hội Thánh và

thế giới. 1996 (56)

LE CLERC Alix “Tự thuật” và Tuyển Tập Ghi Chú. Paris,

Les Editions du Cerf, 2004.

RICHARD Fernande “Thể Chế, một thực tại còn non yếu” trong Đời sống những cộng

đoàn dòng tu, phát hành tháng 11-12 năm 1997, trang 306-313

SAGOT Paule Linh Đạo Pierre Fourier, Alix Le Clerc. Paris, Tập San DDB, 1998

SCHMITT “Sự liên hiệp giữa tu sĩ và giáo dân”. Đời sống dâng hiến,

Christianne phát hành năm 2007, trang 361-369

TILLARD “Tu sĩ nam nữ hiện giờ và trong tương lai có còn là những ngôn

Jean-Marie sứ ?” Đời sống những cộng đoàn dòng tu, phát hành

tháng một, hai năm 2000, trang 3-19

Tài liệu DDB Gia Nhập dòng Nữ Kinh Sĩ Đức Bà, 1932

Dòng Đức Bà, ghi lại từ bạn hữu và người thân. Tài liệu DDB, tháng bảy năm 1998

Thành viên liên hiệp DDB đang nói với chúng ta. Tài liệu DDB, Tổng Tu Nghị năm

2002

Phương Thức Riêng. Hiệp hội giáo dục Alix Le Clerc, năm 2006

Page 24: Là Thành Viên Liên Hiệp Dòng Đức Bà · 2016-11-20 · Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ đi tìm một lời giải thích về xã hội học cho hiện tượng giáo

24

MỤC LỤC

Một vài văn kiện tham khảo 2

Giới thiệu 3

1. Làm sống lại một lịch sử, thông truyền đặc sủng 6

2. Chia sẻ đời sống thiêng liêng 9

3. Chia sẻ tình huynh đệ 10

4. Chia sẻ sứ mạng 12

5. Cộng tác viên và người chịu trách nhiệm 14

6. Gia nhập ? 16

7. Cho những kế hoạch và chương trình nào ? 17

Kết luận 19

Phụ Lục 1: Bản điều tra về những ước vọng và chờ đợi 20

của thành viên liên hiệp Bỉ

Phụ Lục 2: Tiếng vang về cuộc họp mặt quốc tế của thành viên liên hiệp, 21

Wishaw (Tô Cách Lan), từ ngày 31 tháng tám đến ngày 4

Tháng chín năm 2007

Thư Mục 23