kỶ yẾu hỘi nghỊ - fia-portal - trang...

204
1 BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ KỶ YẾU HỘI NGHỊ 25 NĂM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NĂM 2013

Upload: truongtruc

Post on 26-Mar-2018

229 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

KỶ YẾU HỘI NGHỊ 25 NĂM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

NĂM 2013

Page 2: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

2

MỤC LỤC

STT

Nội dung

Đơn vị

Tên/chức danh

1 Quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Vam 25 năm qua và định hướng cho giai đoạn mới

Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đ/c Bùi Quang Vinh, UVTW Đảng,

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Vam: 25 năm thu hút và phát triển

Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thứ trưởng

Đào Quang Thu

3 Phân cấp quản lý fdi – lợi thế đối với thu hút FDI

Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài

Chủ tịch GS.TSKH Nguyễn Mại

4 Đầu tư nước ngoài trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

Bộ Công thương Lãnh đạo Bộ

5 Chính sách thuế và ưu đãi đầu tư trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Bộ Tài chính Lãnh đạo Bộ

6 Chính sách đất đai đối với đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Bộ Tài nguyên Môi trường Lãnh đạo Bộ

7 Đầu tư nước ngoài với phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam

Bộ Giao thông Vận tải Lãnh đạo Bộ

8 Đầu tư nước ngoài trong hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam

Bộ Khoa học Công nghệ Lãnh đạo Bộ

9 Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

thôn Lãnh đạo Bộ

10 Công tác cải cách thủ tục hành chính và thu hút đầu tư nước ngoài

Văn phòng Chính phủ Lãnh đạo VPCP

11 Định hướng phát triển KCN, Bộ Kế hoạch và Vụ trưởng

Page 3: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

3

KKT để thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Đầu tư. Vụ Quản lý các KKT

Vũ Đại Thắng

12 Cơ chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về FDI

UBND thành phố Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Nguyễn Văn Sửu

13

Thực hiện phân cấp quản lý về đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai

UBND tỉnh Đồng Nam

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nam

14

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế -xã hội và công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới góc độ địa phương

UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Phùng Quang Hùng

15 Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Hải Dương

UBND tỉnh Hải Dương

Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương

16

Bắc Ninh nhìn lại 15 năm thu hút đầu tư nước ngoài những điều chỉnh chính sách trong thời gian tới

UBND tỉnh Bắc Ninh

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh

Nguyễn Nhân Chiến

17 Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế xã hội tại Nghệ An

UBND tỉnh Nghệ An

Lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An

18 Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Hà Tĩnh

UBND tỉnh Hà Tĩnh

Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh

19 Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế xã hội tại Đà Nẵng

UBND thành phố Đà Nẵng

Chủ tịch UBND

Văn Hữu Chiến

20 Đầu tư nước ngoài với phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên

Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên

Page 4: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

4

21

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế -xã hội địa phương và công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài dưới góc độ địa phương

UBND tỉnh Ninh Thuận

Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận

22 Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương

23 Thách thức và kiến nghị cho việt nam trong việc thu hút FDI trong thời gian tới – EUROCHAM

EUROCHAM

24

Phối hợp điều tra và đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Việt Nam trong 25 năm qua

AUSCHAM

25 Môi trường đầu tư tại Việt nam - JETRO JETRO

26 Môi trường đầu tư tại Việt nam Amcham Ông Mark Gillin,

Phó Chủ tịch Amcham

Page 5: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

5

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 25 NĂM QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO GIAI ĐOẠN MỚI

Đ/c Bùi Quang Vinh

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Là một trong những dấu ấn đậm nét nhất của chính sách đổi mới kinh tế, Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1987, trở thành khung khổ luật pháp cơ bản đầu tiên cụ thể hóa quan điểm của Đảng ta về mở cửa, hội nhập. Tuy có đôi lúc thăng trầm, song khu vực kinh tế có vốn ĐTNN nói riêng và các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung đã thể hiện vai trò tích cực trong thành tựu tăng trưởng, phát triển của Việt Nam suốt 25 năm qua, và ngày càng khẳng định ảnh hưởng tích cực nhiều mặt đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời gian tới.

Trong giai đoạn đầu mở cửa, ĐTNN là giải pháp hữu hiệu góp phần đưa Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn của tình trạng bị bao vây, cấm vận; khẳng định xu thế mở cửa và quan điểm “Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới”. Trong các giai đoạn tiếp theo, ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm.

Bên cạnh những đóng góp trực tiếp nêu trên, ĐTNN đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, trong đó có việc khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước, tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Đến nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như BP, Total, Toyota, Canon, Samsung, Intel, Unilever… với những sản phẩm chất lượng quốc tế, qua đó vừa vừa góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới, vừa góp phần tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. ĐTNN cũng đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

Page 6: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

6

Mặc dù ĐTNN đã đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, song việc thu hút ĐTNN thời gian qua chưa đạt được một số mục tiêu như kỳ vọng. Đó là tỷ lệ dự án sử dụng công nghệ cao còn thấp, chưa thu hút được công nghệ nguồn, tỷ lệ việc làm mới chưa cao. Tình trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư không phù hợp với quy hoạch; chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề an ninh quốc gia; chưa chú ý đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản... còn diễn ra ở nhiều địa phương. Nhiều dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các khía cạnh công nghệ, lao động, môi trường, lao động... dẫn đến chất lượng dự án chưa cao. Những hạn chế vốn có của hoạt động đầu tư tư nhân như chuyển giá; không đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động về giờ làm việc, tiền lương, phúc lợi, dẫn đến việc đình công, bãi công; vi phạm pháp luật về môi trường chậm được khắc phục.

Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư gián tiếp không còn ổn định do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ODA có xu hướng giảm dần do Việt Nam tham gia vào hàng ngũ nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn trong nước còn hạn chế, thì ĐTNN càng trở thành là nguồn lực quan trọng cho mục tiêu phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ chiến lược mới với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, thu hút ĐTNN trong giai đoạn tới cần quán triệt định hướng sau:

Một là, cần tạo bước chuyển mạnh về thu hút ĐTNN từ chạy theo số lượng sang chọn lọc các dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện với môi trường và phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế của từng vùng, từng ngành và quốc gia.

Hai là, đặc biệt quan tâm thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ.

Ba là, quy hoạch thu hút ĐTNN theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng và phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia.

Bốn là, chuyển dần thu hút ĐTNN với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lượng cao.

Để thực hiện thành công các mục tiêu về thu hút và sử dụng ĐTNN thời gian tới theo định hướng nêu trên thì việc đề ra những giải pháp mang tính đột phá, có hiệu quả và có tính thực thi cao là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ngoài các giải pháp chung như ổn định kinh tế vĩ mô, mở rộng thị trường nội địa để tạo ưu

Page 7: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

7

thế về quy mô thị trường, tập trung khắc phục các “nút thắt” về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, phát triển hệ thống doanh nghiệp trong nước, trong đó có công nghiệp hỗ trợ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, chúng ta cùng cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trước hết, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư đồng bộ, minh bạch, rõ ràng và có tính tiên liệu. Sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút ĐTNN giai đoạn tới, đồng thời đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Cải tiến một cách căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, theo từng ngành, lĩnh vực, khu vực và đối tác. Công tác quản lý doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng được chú trọng cải thiện hiệu quả, đặc biệt là tập trung chuyển đổi mạnh áp dụng chế độ hậu ưu đãi và hậu kiểm, kết hợp tăng cường chế độ báo cáo, thống kê và giám sát, thanh tra. Cuối cùng, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính giảm chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục cho công dân và doanh nghiệp; kiên quyết đẩy mạnh hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí để tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi, cạnh tranh thu hút mạnh mẽ hơn nữa vốn đầu tư FDI.

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những diễn biến nhanh và phức tạp, mang lại không ít những cơ hội và thách thức cho việc thu hút đầu tư nước ngoài, cần có giải pháp đột phá, có hiệu quả và tính thực thi cao để cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục thu hút và phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn ĐTNN. Sự gia tăng quy mô và chất lượng liên kết kinh tế quốc tế không những tăng cường nguồn lực phát triển nền kinh tế mà còn là động lực của việc tiếp tục đổi mới trong nước và giảm thiểu sức ép, rủi ro từ bên ngoài. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ và những kinh nghiệm quý báu đã đúc kết được sau 25 năm phát triển, ĐTNN nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung sẽ tiếp tục đạt được những thành công và có những đóng góp xứng đáng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của đất nước.

Thân ái !

Bùi Quang Vinh

Page 8: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

8

Page 9: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

9

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM: 25 NĂM THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN

Đào Quang Thu Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Sau 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc thu hút, sử dụng ĐTNN thời gian qua cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu đề ra về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Điều này khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.

MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Thứ nhất, ĐTNN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu

quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước Tính đến tháng 8 năm 2012, cả nước có 14.095 dự án ĐTNN còn hiệu lực,

với tổng vốn đăng ký đạt 206,8 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đã giải ngân được 97,4 tỷ USD (chiếm 47% vốn đăng ký). ĐTNN là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước: năm 1995 GDP của khu vực ĐTNN tăng 14,98% trong khi GDP cả nước tăng 9,54%; tốc độ này tương ứng là 11,44% và 6,79% (2000), 13,22% và 8,44% (2005), 8,12% và 6,78% (2010). Tỷ trọng đóng góp của khu vực ĐTNN trong GDP tăng dần, từ 2% GDP (1992), lên 12,7% (2000), 16,98% (2006) và 18,97% (2011).

Tác động của ĐTNN đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ hơn thông qua: Bổ sung cho tổng vốn đầu tư xã hội Vốn ĐTNN thực hiện tăng nhanh qua các thời kỳ, từ khoảng 20,67 tỷ

USD, chiếm 24,32% tổng vốn đầu tư xã hội (1991 – 2000) lên 69,47tỷ USD, chiếm 22,75% tổng vốn đầu tư xã hội (2001 – 2011). Tỷ trọng khu vực ĐTNN trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 – 2011 tăng 5,4%.

Góp phần quan trọng vào xuất khẩu Chủ trương khuyến khích ĐTNN hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho

Việt Nam trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu, qua đó giúp chúng ta từng bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trước năm 2001, xuất khẩu của khu vực ĐTNN chỉ đạt 45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô. Từ năm 2003, xuất khẩu của khu vực này bắt đầu vượt khu vực trong nước và dần trở

Page 10: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

10

thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012.

ĐTNN góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo1.

ĐTNN tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là sang Hoa Kỳ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

ĐTNN còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp trong nước sản xuất thay vì phải nhập khẩu như trước đây.

Đóng góp vào nguồn thu ngân sách Đóng góp của ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng, từ 1,8 tỷ USD (1994-

2000) lên 14,2 tỷ USD (2001 – 2010). Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực ĐTNN (không kể dầu thô) là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách (18,7% tổng thu nội địa, trừ dầu thô).

Thứ hai, ĐTNN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH Hiện nay, 58,4% vốn ĐTNN tập trung vào lĩnh vực công nghiệp - xây

dựng với trình độ công nghệ cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng của khu vực ĐTNN đạt bình quân gần 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Đến nay, khu vực ĐTNN đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng...

ĐTNN đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra một số phương thức mới, có hiệu quả cao, nhất là các dự án đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu, góp phần cải thiện tập quán canh tác và điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở một số địa phương.

Khu vực ĐTNN đã tạo nên bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê,ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển, lô-gi-stíc, siêu thị... Các dịch vụ này cũng góp phần tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

1 Trước năm 2003, dầu thô chiếm tới gần một nửa xuất khẩu của khu vực ĐTNN. Từ năm 2007, tỷ lệ dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ còn khoảng 7%.

Page 11: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

11

Thứ ba, ĐTNN tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động

Hiện nay khu vực ĐTNN tạo ra trên 2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3 - 4 triệu lao động gián tiếp, có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH. Doanh nghiệp ĐTNN được xem là tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, nâng cao trình độ của công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, trong đó một bộ phận đã có năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra, ĐTNN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động thông qua hiệu ứng lan tỏa lao động, cập nhật kỹ năng cho bên cung ứng và bên mua hàng. Thứ tư, ĐTNN là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế

Khu vực ĐTNN sử dụng công nghệ cao hơn hoặc bằng công nghệ tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập trong khu vực. Từ năm 1993 đến nay, cả nước có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt/đăng ký, trong đó có 605 hợp đồng của doanh nghiệp ĐTNN, chiếm 63,6%. Thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực ĐTNN đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Xét về cấp độ chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hiệu quả cao nhất. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, một số ngành đã thực hiện tốt chuyển giao công nghệ như dầu khí, điện tử, viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy và dệt may, giày dép, trong đó viễn thông, dầu khí được đánh giá có hiệu quả nhất.

Tác động lan tỏa công nghệ của khu vực ĐTNN được thực hiện thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước tiếp cận hoạt động chuyển giao công nghệ. Nhìn chung, khu vực ĐTNN có tác động lan tỏa gián tiếp tới khu vực doanh nghiệp sản xuất trong nước cùng ngành và doanh nghiệp dịch vụ trong nước khác ngành. Bên cạnh đó, thông qua mối quan hệ với doanh nghiệp ĐTNN, doanh nghiệp trong nước ứng dụng công nghệ sản xuất tương tự để sản xuất sản phẩm/dịch vụ thay thế và sản phẩm/dịch vụ khác để tránh cạnh tranh. Đồng thời có tác động tạo ra các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong nước để hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp ĐTNN.

Thứ năm, ĐTNN có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm

Nhiều sản phẩm xuất khẩu Việt Nam đủ sức cạnh tranh và có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Kết quả phân tích các chỉ tiêu về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị trường (đầu vào và tiêu thụ sản phẩm) và năng lực tham gia mạng sản xuất toàn cầu cho thấy

Page 12: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

12

năng lực cạnh tranh của khu vực ĐTNN cao hơn so với khu vực trong nước. Đồng thời, khu vực ĐTNN đã và đang có tác động thúc đẩy cạnh tranh của khu vực trong nước nói riêng và của nền kinh tế nói chung thông qua thúc đẩy năng suất, tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Thứ sáu, ĐTNN góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh.

Thực tiễn ĐTNN đã cho nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích về công tác quản lý kinh tế và doanh nghiệp, góp phần thay đổi tư duy quản lý, thúc đẩy quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách theo hướng bình đẳng, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với xu thế hội nhập.

Thứ bảy, ĐTNN đã góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế Hoạt động thu hút ĐTNN đã góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng

quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN,ký Hiệp định khung với EU, Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 62 quốc gia/vùng lãnh thổ và Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản và nhiều nước.

MỘT SỐ HẠN CHẾ Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, khu vực kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới, đó là:

Thứ nhất, hiệu quả tổng thể nguồn vốn ĐTNN chưa cao. Trong công nghiệp – xây dựng, các dự án ĐTNN chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; có quá ít dự án về cơ sở hạ tầng; tỷ trọng dự án trong nông – lâm – ngư nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần trong khi đây là những ngành Việt Nam có thế mạnh. Trong dịch vụ, các dự án bất động sản quy mô lớn còn cao song nhiều trong số dự án này chậm triển khai, gây lãng phí về đất đai, vay vốn trong nước. ĐTNN vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tăng cao, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường… còn hạn chế.

ĐTNN hiện tập trung chủ yếu tại địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm gây mất cân đối vùng miền, không đạt được mục tiêu hướng ĐTNN vào địa bàn khó khăn. Các KKT, KCN, KCNC không tạo ra lợi thế khác biệt cho từng địa phương và vùng lãnh thổ.

Đối tác đầu tư vào Việt Nam chủ yếu từ Châu Á, nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao. Hiện mới chỉ thu hút được trên 100

Page 13: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

13

trong tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Tỷ lệ vốn thực hiện thấp so với vốn đăng ký, chỉ khoảng 47,2%.

Thứ hai, mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn), chuyển giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng

Trên 80% doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 5-6% sử dụng công nghệ cao, 14% ở mức thấp và lạc hậu, cá biệt có trường hợp sử dụng công nghệ lạc hậu. Chuyển giao công nghệ chủ yếu thực hiện theo chiều ngang – giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, ít có những biến đổi về trình độ và năng lực công nghệ. Do mặt bằng công nghệ sử dụng trong các dự án ĐTNN chưa cao nên hiệu quả chuyển giao công nghệ theo chiều ngang còn hạn chế. Không ít trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sơ hở của luật pháp, yếu kém trong quản lý nhà nước để nhập khẩu vào Việt Nam máy móc, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, khai tăng giá trị nhập khẩu và giá trị chuyển giao công nghệ. Công nghệ thấp dẫn đến các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu thực hiện việc gia công, một số doanh nghiệp được coi là công nghệ cao nhưng những khâu sử dụng công nghệ cao lại không thực hiện ở Việt Nam. Hệ quả là doanh nghiệp Việt Nam tạo ra gia trị gia tăng thấp, khó tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu.

Thứ ba, số lượng việc làm tạo ra chưa tương xứng, đời sống người lao động chưa cao, tranh chấp và đình công có xu hướng gia tăng

Tỷ lệ việc làm mới do khu vực ĐTNN tạo ra không tương xứng (chỉ chiếm 3,4% trong tổng số lao động có việc làm năm 2011). Thu nhập bình quân theo tháng của người lao động ở khu vực doanh nghiệp ĐTNN chỉ cao hơn khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nhưng thấp hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nhu cầu về nhà ở, đời sống văn hóa ở các khu tập trung nhiều lao động đã trở nên bức xúc mà chưa đáp ứng được.

Từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy là 4.142 cuộc đình công, trong đó 75,4% (3.122 cuộc) của doanh nghiệp ĐTNN, chủ yếu xảy ra tại doanh nghiệp của Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản; tập trung ở ngành gia công, sử dụng nhiều lao động như dệt may, cơ khí, điện tử, da giày xuất phát từ yêu cầu về lợi ích của người lao động. Điều đáng nói là hầu hết các cuộc đình công không tuân thủ theo đúng trình tự quy định của pháp luật mặc dù 70% số cuộc đình công xảy ra ở doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Trên thực tế, tổ chức công đoàn cơ sở còn nhiều hạn chế trong việc bảo đảm các quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là vấn đề thỏa thuận mức tiền lương và điều kiện lao động.

Thứ tư, hiệu ứng lan tỏa của khu vực ĐTNN sang khu vực khác của nền kinh tế còn hạn chế, có dấu hiệu chèn lấn.

Page 14: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

14

Mặc dù doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ ĐTNN chủ yếu thông qua tác động mở rộng thị trường, nhưng từ năm 2007 (Việt Nam chính thức tham gia WTO) đến nay, doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong nước ở một số lĩnh vực đã chịu tác động chèn lấn của doanh nghiệp ĐTNN.

Thứ năm, một số dự án được cấp phép nhưng chưa bảo đảm tính bền vững, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, chưa chú ý đầy đủ tới an ninh quốc phòng.

Quy định về môi trường của Việt Nam áp dụng chuẩn của các nước phát triển, song việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, tập trung nhiều vào khâu tiền kiểm, dẫn đến nhiều dự án khi triển khai đã vi phạm nghiêm trọng quy định về môi trường, gây tác động lâu dài tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực. Không ít dự án nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không được phát hiện kịp thời. Có chiều hướng dịch chuyển dòng ĐTNN tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường, vào Việt Nam nhưng nhiều địa phương không có cơ chế kiểm soát về môi trường. Một số dự án chiếm giữ đất lớn nhưng không triển khai gây lãng phí tài nguyên. Một số trường hợp thu hút đầu tư chưa tính đến hiệu quả tổng thể cả về an ninh quốc phòng, nhất là các dự án trồng rừng, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy, hải sản ở vùng nhạy cảm về an ninh quốc phòng, một số dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông nước ngoài.

Thứ sáu, có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế. Một số doanh nghiệp ĐTNN có biểu hiện áp dụng các thủ thuật chuyển

giá tinh vi như nâng khống giá trị góp vốn (bằng máy móc, thiết bị, bản quyền…), giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ, phí quản lý, tiền bản quyền, chi phí bảo lãnh, cho vay, trả lương, đào tạo, quảng cáo, nhà thầu, chuyển nhượng vốn … tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, làm cho đa số bên Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp trở thành 100% vốn nước ngoài.

NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ Thứ nhất, chưa chuẩn bị tốt tiền đề thu hút ĐTNN: Kết cấu hạ tầng,

nguồn nhân lực, hệ thống doanh nghiệp trong nước…chuẩn bị chưa tốt dẫn đến giảm khả năng hấp thụ, cũng như hiệu quả của ĐTNN.

Thứ hai hệ thống luật pháp,chính sách liên quan đến đầu tư còn bất cập, chồng chéo, chưa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước. Khi xây dựng khung pháp lý chung áp dụng cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, chưa tính hết tính đặc thù của ĐTNN. Một số đạo luật chuyên ngành (thuế, kinh doanh bất động sản, xây dựng, giáo dục…) quy định cả thủ tục đầu tư, gây chồng chéo và không thống nhất với Luật Đầu tư. Nhiều thủ tục quy định theo hướng đơn giản, nhưng

Page 15: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

15

chưa tính đến yêu cầu quản lý nhà nước; thiếu hàng rào kỹ thuật để sàng lọc dự án và nhà đầu tư khi Việt Nam tham gia WTO.

Chính sách ưu đãi đầu tư chưa phù hợp, chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư đối với những ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư; chưa có tính đột phá; thiếu linh hoạt; tồn tại nhiều Danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư khác nhau, thiếu nhất quán.

Chính sách về lao động, quan hệ lao động còn một số bất cập. Chính sách tiền lương hay thay đổi nhưng không có lộ trình. Quy định mức lương tối thiểu thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến đình công. Nhưng khi Nhà nước tăng mức lương tối thiểu phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tế của người lao động thì tạo áp lực tăng chi phí đầu vào cho nhà đầu tư.

Thu hút và chuyển giao công nghệ chưa đạt được mục tiêu. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư có công nghệ cao, công nghệ nguồn. Bên cạnh đó, chính sách về thu hút công nghệ còn nhiều bất cập (chính sách ưu đãi chưa đủ sức hấp dẫn; quy định về Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển khó thực hiện…). Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân khách quan là bí quyết kỹ thuật, công nghệ riêng thường không chuyển giao thông qua hình thức mua bán bản quyền mà thông qua nhượng quyền hoặc các hình thức khác.

Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập; quản lý nhà nước về môi trường thiên về tiền kiểm (nhà đầu tư phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện quy trình đầu tư đối với các dự án thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường), chưa chú trọng đến hậu kiểm; thiếu chế tài xử lý nghiêm minh.

Thứ ba, quản lý nhà nước về ĐTNN chưa đạt yêu cầu Công tác quy hoạch còn bất cập, thể hiện ở việc thiếu một số quy hoạch

ngành, quy hoạch sản phẩm; chất lượng quy hoạch chưa cao do thiếu tính dự báo dài hạn và thiếu tính liên kết vùng, liên kết ngành hàng; việc xây quy hoạch nhưng chưa tính đến năng lực sản xuất trong nước và của ĐTNN, dẫn đến các quy hoạch còn dàn trải, hiệu quả tương hỗ thấp.

Thực hiện việc phân cấp đầu tư chưa phù hợp với tình hình thực tế, Phân cấp đầu tư “đại trà, dàn đều” chưa tính đầy đủ đến đặc thù của địa

phương về năng lực quản lý, trình độ cán bộ, quy mô nền kinh tế địa phương… Tình trạng cạnh tranh trong thu hút ĐTNN dẫn đến một số địa phương cấp

phép cho các dự án tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng sử

Page 16: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

16

dụng và khai thác tài nguyên không hiệu quả, chưa chú ý đầy đủ tới an ninh quốc phòng, không tính đến chất lượng, lợi ích quốc gia.

Phân cấp trong bối cảnh luật pháp chính sách còn chồng chéo, thiếu quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết, cụ thể và đồng bộ; thiếu nội dung phân cấp phù hợp với đặc thù của từng địa phương, vùng lãnh thổ.

Chưa làm tốt cơ chế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, cùng với việc quy kết trách nhiệm, chế tài xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến phân cấp; cơ chế báo cáo, trao đổi thông tin giữa trung ương – địa phương, giữa các bộ, ngành.

Quản lý nhà nước về XTĐT còn hạn chế, phương thức XTĐT chưa được điều phối hiệu quả và thông suốt từ trung ương tới địa phương, có tình trạng nhiều đoàn XTĐT tại một địa bàn vào cùng khoảng thời gian gần nhau, gây lãng phí nguồn lực, làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh quốc gia; trong quá trình XTĐT một số ngành, lĩnh vực mà ta có nhu cầu lại chưa được quan tâm (giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, dự án công nghệ cao...), cơ quan chuyên ngành chưa thực sự quan tâm, từ khâu xây dựng danh mục dự án đến khâu phối hợp tổ chức vận động XTĐT.

Hình thức XTĐT tại chỗ (hỗ trợ các nhà đầu tư đang hoạt động), xây dựng trang web, tài liệu XTĐT chưa phát huy được hiệu quả tối đa. Nội dung các hoạt động XTĐT chưa mang tính trọng điểm, liên ngành, liên vùng. Công tác nghiên cứu về dòng ĐTNN, xu hướng của các đối tác, các tập đoàn xuyên quốc gia chưa được chú trọng. Kinh phí dành cho hoạt động XTĐT còn hạn chế.

Hoạt động của các đại diện XTĐT tại nước ngoài mới được triển khai, còn gặp nhiều khó khăn (nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí...), nhiều địa bàn tiềm năng nhưng chưa có đại diện XTĐT (Anh, Nam Phi, Trung Quốc, Nga, Myanmar, Campuchia...).

Quản lý nhà nước đối với ĐTNN còn nặng về khâu cấp phép. Khi số lượng dự án được cấp phép tăng, các vấn đề thực tiễn phát sinh ngày càng nhiều, đã dẫn đến tình trạng lúng túng trong quá trình xử lý vướng mắc.

Một số bộ, ngành, địa phương chưa kịp thời ban hành các hướng dẫn, tiêu chí, hàng rào kỹ thuật hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế trong từng ngành, lĩnh vực, đặc biệt là đối với một số ngành sau khi Việt Nam gia nhập WTO (trong đó có một số ngành nghề mới chưa có tại Việt Nam). Trong khi đó, chính sách thuế chưa được điều chỉnh kịp thời đã dẫn đến không kiểm soát được một số ngành (dịch vụ đơn giản, quy mô nhỏ…) do mở cửa, không giữ chân được các doanh nghiệp FDI thực hiện chức năng sản xuất (xu hướng doanh nghiệp chuyển từ chức năng sản xuất sang kinh doanh thương mại, dịch vụ) gây ảnh hưởng đến sản xuất và thị trường trong nước, cũng như khó khăn trong việc cấp GCNĐT và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan. Bên cạnh đó,

Page 17: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

17

một số bộ, ngành chưa thực hiện công bố công khai, minh bạch điều kiện đầu tư trong từng ngành theo quy định; lúng túng trong việc xác định các điều kiện đầu tư trong lĩnh vực quản lý, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán mở cửa thị trường đầu tư.

Các bộ, ngành chưa cập nhật, nắm bắt thông tin trong phạm vi quản lý chuyên ngành (vốn vay, lao động, môi trường, khoa học công nghệ, công nghiệp hỗ trợ…). Điều này một mặt dẫn đến khó khăn cho chính bộ chuyên ngành trong việc quản lý, điều hành, phân tích và dự báo về tình hình trong phạm vi mình phụ trách, mặt khác, gây khó khăn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc tổng hợp chung về tình hình đầu tư, cũng như khó khăn cho cả địa phương trong quá trình thực thi.

Năng lực phản ứng chính sách ở các cấp còn yếu, nên chậm luật hóa vấn đề bức xúc nảy sinh trong thực tiễn (như chuyển giá, vi phạm quy định về môi trường, gian lận thương mại...) dẫn đến hiệu quả chưa cao.

GIẢI PHÁP CHO GIAI ĐOẠN TỚI Để phát huy hơn nữa vai trò tích cực đồng thời khắc phục những hạn chế

của đầu tư nước ngoài, trên cơ sở những định hướng cho giai đoạn mới, thời gian tới, chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, mở rộng thị trường để tạo ưu thế về quy mô thị trường, tập trung khắc phục bất cập về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, phát triển hệ thống doanh nghiệp trong nước, cải thiện môi trường kinh doanh là những giải pháp căn bản, mang tính quyết định đến việc thu hút và hiệu quả của ĐTNN. Đối với giải pháp liên quan đến ĐTNN, trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung sau:

1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư Để xử lý các bất cập về sự không thống nhất giữa Luật Đầu tư và pháp

luật về đầu tư, cũng như Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, đề nghị: - Tổng rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, đồng thời

kiến nghị phương án xử lý nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh đồng bộ, rõ ràng và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

- Khẩn trương thực hiện dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (2013) và thông qua tại kỳ họp thứ 7 (2014).

- Nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng một số cam kết chưa có cách hiểu thống nhất.

Page 18: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

18

2. Sửa đổi một cách căn bản chính sách ưu đãi và cơ quan xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư, theo hướng:

Trong thời gian trước mắt, sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút ĐTNN đến năm 2020, đồng thời đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Về dài hạn, cần thay đổi một cách căn bản việc xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng:

- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ chuyên ngành, địa phương xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư (thuế, đất đai, xuất nhập khẩu…) nhằm đảm bảo tính thống nhất và xuyên suốt với định hướng thu hút đầu tư và các hỗ trợ khác ngoài hàng rào, trong hàng rào, bảo lãnh, đào tạo… - Chính sách ưu đãi được xây dựng trên nguyên tắc hậu kiểm có điều kiện và thời hạn, thay vì phương thức tiền kiểm như hiện nay với định hướng là tập trung ưu tiên vào ngành, lĩnh vực cần phát triển, vào các dự án đầu tư trong KCN, KKT.

- Bên cạnh hệ thống ưu đãi chuẩn, cần quy định thêm cơ chế ưu đãi thỏa thuận để áp dụng đối với các dự án đặc thù. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức ưu đãi thỏa thuận trên cơ sở ý kiến đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau khi tổng hợp ý kiến của các bộ chuyên ngành).

- Để có cơ sở xem xét, quyết định ưu đãi thỏa thuận một cách rõ ràng, minh bạch, tránh cơ chế “xin cho” cũng như giám sát thực hiện đối với các dự án này, cần nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí (công nghệ cao, giá trị gia tăng, liên kết, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, sử dụng công nghệ xanh, đóng góp cho ngân sách…) thay vì chỉ dựa vào tiêu chí lĩnh vực và địa bàn như hiện nay.

3. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp trong quản lý ĐTNN theo hướng phát huy quyền chủ động của địa phương, đồng thời đảm bảo tập trung thống nhất, hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước, đặc biệt là đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội và của Thủ tướng Chính phủ; dự án có tầm ảnh hưởng lan tỏa vùng; dự án thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên; dự án được hưởng ưu đãi đầu tư theo cơ chế thỏa thuận…

Các bộ, ngành tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện việc phân cấp quản lý hoạt động đầu tư trong lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình (môi trường, lao động, công nghệ, xuất nhập khẩu, tài chính...), từ đó đề xuất giải pháp khắc phục bất cập và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trên cơ sở mục tiêu và định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015 của cả nước và của các ngành, các địa phương và định hướng ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ nêu trên và cam kết quốc tế, các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, điều

Page 19: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

19

chỉnh, sửa đổi quy hoạch ngành, sản phẩm, vùng lãnh thổ; công bố các điều kiện đầu tư theo quy định tại pháp luật về đầu tư. Các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ đúng quy hoạch đối với các dự án khi cấp GCNĐT. Đối với các dự án nằm ngoài quy hoạch, phải lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bộ quản lý ngành và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Kiên quyết đình chỉ đối với những dự án đã được cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư mà không phù hợp với quy hoạch, quy trình, thủ tục… Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm xử lý các vấn đề phát sinh.

4. Đổi mới công tác XTĐT theo hướng: - Tăng cường thống nhất điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong

nước và nước ngoài. Chương trình XTĐT của Bộ, ngành và địa phương chỉ được thực hiện sau khi thống nhất với Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư về nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ban hành tiêu chí xây dựng kế hoạch XTĐT hàng năm, làm cơ sở cho các bộ, ngành và địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch XTĐT của mình.

- Nội dung XTĐT phải đảm bảo nguyên tắc XTĐT theo vùng và liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, mang tầm quốc gia, chuyên đề theo lĩnh vực chuyên sâu bám theo chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, phù hợp với định hướng ĐTNN, gắn với thị trường, đối tác cụ thể và đáp ứng sự quan tâm của nhà đầu tư.

- Bố trí kinh phí đủ mức để tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống trang web về ĐTNN và tài liệu XTĐT.

- Đánh giá hoạt động của các đại diện XTĐT tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian qua để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Có cơ chế bố trí kinh phí hợp lý để đảm bảo hoạt động hiệu quả của các đại diện XTĐT ở nước ngoài.

- Tập trung hỗ trợ dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đang triển khai hoạt động thuận lợi và có hiệu quả (XTĐT tại chỗ) nhằm thông qua các nhà đầu tư này để quảng bá hình ảnh về môi trường đầu tư Việt Nam.

5. Hoàn thiện nội dung và quy trình cấp GCNĐT - Bổ sung nội dung thẩm tra dự án (thẩm tra theo quy hoạch ngành, thẩm tra

năng năng lực tài chính và kinh nghiệm đối với dự án có quy mô lớn, tác động xã hội; thẩm tra về công nghệ, môi trường, loại đất và quy mô sử dụng đất);

- Nghiên cứu việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo 2 bước. Bước 1: cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, khi nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư cam kết tuân thủ các quy định pháp luật. Bước 2: cấp Giấy chứng nhận đầu tư chính thức sau khi nhà đầu tư đã hoàn thành hoặc

Page 20: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

20

hoàn thành xây dựng và lắp đặt thiết bị của từng giai đoạn dự án đầu tư, có xác nhận của tổ chức kiểm toán hoặc tổ chức giám định có thẩm quyền.

- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch ngành/lĩnh vực, công bố công khai các quy hoạch theo vùng và địa phương, ban hành các tiêu chí đối với một số ngành, lĩnh vực, đặc biệt là đối với các ngành nằm trong cam kết WTO; công bố các điều kiện đầu tư trong từng ngành để làm cơ sở cho việc cấp GCNTĐT, ban hành tiêu chuẩn đối với một số sản phẩm, điều kiện về máy móc, thiết bị và môi trường đối với một số ngành (khai thác khoáng sản...), suất đầu tư/diện tích đất sử dụng đối với một số dự án sử dụng nhiều đất..., xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu về công nghệ xây dựng, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo... đối với các dự án, trong đó có dự án xây dựng bất động sản, gồm khách sạn, văn phòng, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, văn bản pháp quy liên quan đến quản lý, vận hành, giám sát hoạt động của khu vực ĐTNN.

- Đối với các dự án ĐTNN khai thác nguồn tài nguyên, cần phải thận trọng trong việc chọn nhà đầu tư gắn khai thác với chế biến sâu, tạo ra giá trị gia tăng cao bằng công nghệ, thiết bị hiện đại và hệ thống xử lý môi trường để sử dụng nguồn tài nguyên có hiệu quả.

- Tiếp tục hoàn thiện quy định nhằm kiểm soát công nghệ và môi trường. 6. Xem xét điều chỉnh các rào cản đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đối

với một số ngành dịch vụmà Việt Nam đang có nhu cầu, đồng thời xây dựng rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế để lựa chọn dự án.

7. Tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư và quản lý sau cấp phép - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về ĐTNN,

được nối mạng với cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp ĐTNN. - Tập trung hỗ trợ các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong

khi đầu tư mới chưa thể tăng nhanh thì cần tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án đã được cấp phép đi vào sản xuất kinh doanh, tăng vốn giải ngân và mở rộng sản xuất.

- Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đầy đủ chức năng hậu kiểm theo chức năng, đặc biệt lưu ý đến các vấn đề chuyển giá, môi trường, gian lận đầu tư... Hoàn thiện quy định của pháp luật về thanh lý, phá sản... để xử lý dứt điểm dự án không triển khai thực hiện, dự án nhà đầu tư bỏ trốn để tạo cơ hội cho nhà đầu tư mới.

Tăng cường sử dụng các công cụ giám sát như báo cáo tài chính đã được kiểm toán; cơ chế giám định, định giá... để nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động đầu tư.

Page 21: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

21

- Tăng cường cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương để giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 8. Các cơ quan quản lý nhà nước định kỳ đánh giá hoạt động đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đánh giá tổng thể hoạt động ĐTNN tại Việt Nam (đánh giá hàng năm, theo giai đoạn). - Các bộ, ngành chịu trách nhiệm đánh giá về hoạt động ĐTNN theo chuyên ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đánh giá về hoạt động ĐTNN trên địa bàn. 9. Tăng cường năng lực cho cán bộ về ĐTNN Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình đào tạo cho cán bộ về ĐTNN nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư, cam kết quốc tế liên quan đến đầu tư.

Page 22: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

22

PHÂN CẤP QUẢN LÝ FDI – LỢI THẾ ĐỐI VỚI THU HÚT FDI Giáo sư TSKH Nguyễn Mại

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài --------------------------

Tư duy phát triển kinh tế trong khi nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đòi hỏi không những phát huy lợi thế so sánh động của quốc gia, mà rất cần phát huy bản sắc, lợi thế tự nhiên và xã hội của từng vùng kinh tế, từng tỉnh và thành phố. Sự khác biệt gắn với lợi thế kinh tế và xã hội của từng địa phương, tổng hòa những sự khác biệt đó sẽ có bức tranh kinh tế- xã hội đa dạng, nhiều màu sắc ỏ từng vùng lãnh thổ và cả nước.

Từ tư duy đúng đắn đó đòi hỏi Chính phủ, các bộ phải có quy hoạch ngành kinh tế gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ; mỗi địa phương phải khai thác và phát huy tối đa lợi thế tư nhiên và xã hội của mình đặt trong sự phân công và hợp tác ở từng vùng lãnh thổ để giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của từng địa phương và toàn quốc.

1) Lý thuyết và thực tiễn phân cấp quản lý kinh tế

Chủ trương phân cấp quản lý cho chính quyền tỉnh, thành phố liên quan đến vấn đề nhà nước trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX thế giới đang chứng kiến đồng thời hai khuynh hướng:

Thứ nhất, ngày càng có nhiều quốc gia theo đuổi nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Khi mô hình kế hoạch hóa tập trung tỏ ra không có hiệu quả, các nước XHCN đã tiến hành nhiều phương thức khác nhau để đưa đất nước tiến lên. Trung Quốc thực hiện “ cải cách và mở cữa” từ năm 1988, Việt Nam tiến hành “ đổi mới và hội nhập” từ 1986. Nước Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô (cũ) áp dụng mô hình kinh tế thị trường gắn với thay đổi thể chế chính trị. Ấn Độ và nhiều nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi thực hiện chính sách mở cữa thị trường với thế giới. Do vậy, ngoại trừ một số nước đang tự cô lập với thế giới, xu hướng phát triển chủ đạo của các quốc gia là kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Thị trường toàn cầu với giòng chu chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ, lao động qua biên giới ngày càng mở rộng; thị trường dân tộc trở thành bộ phận hữu cơ, chịu tác động của thị trường toàn cầu. Đó là xu hướng quyết định các đặc trưng của “ nền văn minh xuyên thị trường” như cách diễn đạt trong quyển “ Đợt sóng thứ ba”.

Thứ hai, sự tan rã của một số cấu trúc nhà nước- dân tộc cùng với việc ra đời của nhiều quốc gia mới, những khu vực tự trị và phong trào ly khai ở một số

Page 23: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

23

nước. Liên bang xô viết tan rã sau cuộc khủng hoảng chính trị- xã hội vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX với sự xuất hiện của những quốc gia độc lập. Cuộc chiến tranh bùng phát vào trung tuần tháng 8 năm 2008 giữa Grudia với hai nước Cộng hòa tự trị Nam Ossetia và Abkhazia là đỉnh điểm của phong trào ly khai và chống ly khai ở một nước vốn thuộc Liên Xô (cũ). Liên bang Nam tư (cũ) chia ra thành nhiều nước; năm 2008 thành phố Côxơvô tuyên bố độc lập tách khỏi nước Secbi. Phong trào đòi quyền tự trị dân tộc đã diễn ra ở Indonexia, Philippines, Êtiôpi và ở nhiều nước khác. Các hòn đảo nhỏ như Đôfinica ở Caribê, Fiji ở Nam Thái Bình Dương tuyên bố chủ quyền quốc gia và gửi đại diện đến Liên Hiệp Quốc.

Ngay trong lòng nước Mỹ, quan hệ giữa các bang ở miền Bắc và miền Nam vốn là nguyên nhân gây ra cuộc nội chiến thảm khốc từ những ngày đầu thành lập Hợp chúng quốc Hoa kỳ, thì ngày nay phong trào đòi ly khai đang lớn dần đe dọa tách thành quốc gia độc lập. “ Ở California ngày nay có một cuốn tiểu thuyết bí mật bán rất chạy, nội dung kêu gọi tách miền Tây Bắc ra khỏi Mỹ, bằng cách đe dọa cho nổ mìn hạt nhân ở New York và Chicago. Những kịch bản đòi sự phân biệt khác cũng vẩn liên tiếp xuất hiện. Như một bản báo cáo chuẩn bị cho Kissinger khi ông còn là cố vấn an ninh, đã bàn đến khả năng California và miền Tây Bắc tách ra để thành lập thực thể địa lý nói tiếng Tây Ban Nha hay nói hai thứ tiếng, gọi là nước Chicano Quebec”.2

Những ví dụ trên đây cho thấy rằng, cùng với quá trình toàn cầu hóa là sự phát triển của chủ nghĩa địa phương trong mỗi quốc gia, có nơi nhân danh đòi quyền tự trị của dân tộc thiểu số, của sắc tộc, ngôn ngữ, có vùng thì nhấn mạnh đến đặc điểm kinh tế- xã hội và truyền thống. Chính phủ nhiều nước đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan, hoăc phải phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương đến mức “ quyền tự trị” hoặc đòi ly khai trở thành quốc gia độc lập nhờ có sự hậu thuẩn của các nước lớn, hoặc giữ nguyên trạng với quyền lực tập trung vào Chính phủ trung ương thì cuộc đấu tranh sẽ tiếp diễn, tình trạng bất ổn chính trị- xã hội có nguy cơ bùng phát.

Cựu Thủ tướng Canada, Pierre Trudeau nói về chủ nghĩa ly khai của vùng nói tiếng Pháp của nước này như sau: “ Bạn không thể có một hệ thống hữu hiệu hoạt động của Chính phủ liên bang nếu như một bộ phận của nó, tỉnh hay bang

2 Dẫn từ Alvin Toffler: “ Đợt sóng thứ ba”, Nxb Khoa học xã hội, 2007, tr. 523

Page 24: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

24

có một quy chế rất quan trọng, nếu nó có một mạng lưới quan hệ với Chính phủ trung ương nhiều hơn những thành phố khác”.3

Cả hai khuynh hướng đó đã làm thay đổi chức năng và vai trò của Nhà nước- dân tộc: i) Một phần chức năng của nó được các tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia và tổ chức hợp tác khu vực thực hiện khi một nước đã hội nhập với thế giới, tham gia thị trường khu vực và thế giới, thu hút đầu tư quốc tế, chấp nhận luật chơi chung toàn cầu; ii) Một phần chức năng của nó được chuyển cho chính quyền địa phương với cách thức thấp nhất là “ phân cấp quản lý”, địa phương được thực hiện một số quyền và nghĩa vụ vốn trước đây thuộc Chính phủ trung ương; cao hơn là trao quyền tự trị cho một vùng lãnh thổ, Chính phủ trung ương chỉ giữ lại một vài quyền tập trung thống nhất như ngoại giao và quốc phòng, nấc thang cuối cùng là ly khai hình thành Nhà nước độc lập.

“ Chính trong khi những người dân tộc chủ nghĩa yêu cầu nói thay cả nước thì những người toàn cầu luận lại yêu cầu nói thay cả thế giới…Tóm lại, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức và hệ tư tưởng chúng ta đang chứng kiến một cuộc tấn công phá hoại từ bên trong và bên ngoài vào cái cột trụ của nền văn minh Đợt sóng thứ hai: Nhà nước- dân tộc”.4

J. Naisbitt nhận định, nền kinh tế thế giới càng lớn thì những phần tử nhỏ nhất trong nó sẽ càng mạnh hơn. “ Tôi nhận thấy ở đây nghịch lý là một cách hiểu chung chung; một câu nói hay một công thức mà dường như là trái ngược hoặc vô lý, nhưng hiện nay lại có giá trị hoặc hợp lý. Một nghịch lý nổi tiếng trong kiến trúc đã đóng góp cho nghề này rất nhiều là “ít nghĩa là nhiều”, có nghĩa là bạn càng ít tô vẽ lên ngôi nhà thì trông nó càng lịch sự hơn và nhiều công việc kiến trúc hơn có vẻ được thực hiện”5 Theo quan điểm này thì trong khi các quốc gia hướng ra toàn cầu để tận dụng lợi thế so sánh động trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng thì đồng thời phải hướng về địa phương, phát huy bản sắc, tuyền thống, lợi thế của từng vùng lãnh thổ để tạo thành sức mạnh quốc gia trong hội nhập quốc tế.

Phân cấp quản lý cho chính quyền tỉnh, thành phố là đòi hỏi khách quan của việc nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước, bởi vì quản lý là quá trình thu thập và xử lý thông tin để ra quyết định; tính phức tạp của nền kinh tế quốc dân gia tăng đến mức chính phủ trung ương không đủ năng lực tiếp nhận khối lượng

3 Dẫn từ “ Đợt sóng thứ ba”, sách đã dẫn, tr. 527 4 Đợt sóng thứ ba, sách đã dẫn, tr.540 5 John Naisbitt: Nghịch lý toàn cầu, Thông tin chuyên đề, 1997, tr. 21

Page 25: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

25

khổng lồ các giòng thông tin theo ngành và theo lãnh thổ để đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn đối với vấn đề và sự kiện. Chính quyền tỉnh, thành phố được giao một số chức năng, quyền hạn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành trung ương để xử lý kịp thời và đúng đắn các vấn đề kinh tế- xã hội của địa phương.

Vấn đề cốt lõi là điều kiện bảo đảm để những chức năng, quyền hạn được giao cho chính quyền địa phương được thực hiện tốt hơn. Có 4 yếu tố chính :

(1) Đặc điểm tự nhiên của địa phương: Cơ cấu hành chính của nước ta có thể chia làm ba loại, i) Hà Nội và TPHCM là với dân số trên 6 và 7 triệu người, thuộc loại siêu đô thị ( theo cách phân loại của thế giới), ii) Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ là đô thị loại vừa và iii) Các tỉnh có đô thị nhưng chủ yếu là nông thôn.

(2) Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương: Hà Nội và TPHCM là trung tâm kinh tế lớn, trung tâm văn hóa, khoa học của cả nước, Hà Nội là đầu não chính trị; Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ là trung tâm kinh tế, giáo dục của từng vùng. Các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long có trình độ phát triển hơn các tỉnh Trung du, Miền núi Phia Bắc, Tây Nguyên.

(3) Khối lượng và tính phức tạp của quản lý nhà nước: Các thành phố gắn với quản lý đô thị và quá trình đô thị hóa, di dân, biến động dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng kỷ thuật- xã hội; các tỉnh gắn với quá trình công nghiệp hóa nông thôn, vấn đề tam nông…

(4) Năng lực của cán bộ quản lý nhà nước: các thành phố có điều kiện tốt hơn các tỉnh về lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống thông tin, bồi dưỡng cán bộ.

Phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương cần tính đến 4 yếu tố đó để có cơ chế và mức độ thích hợp, không dàn đều nhằm mục đích khi được phân cấp thì chính quyền địa phương có đủ điều kiện bảo đảm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước.

Chủ trương phân cấp là đúng, nhưng do không tính đầy đủ các yếu tố chính nên đã cào bằng, hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM vẩn quá phụ thuộc vào nhiều quyết định của trung ương, trong khi một số địa phương chưa đủ điều kiện bảo đảm thực hiện tốt quản lý nhà nước sau khi phân cấp.

2) Về phân cấp quản lý đối với FDI

Page 26: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

26

Nước ta bắt đầu thu hút FDI từ đầu 1988, từ đó đến tháng 4/1989 Bộ Kinh tế đối ngoại ( nay là Bộ Công thương ) cấp giấy phép đầu tư đối với FDI. Tháng 5/1989 Ủy ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư- SCCI được thành lập có chức năng quản lý nhà nước đối với FDI, việc cấp phép đầu tư được chuyển giao cho SCCI. Năm 1993- 1995 mặc dù một vài thành phố kiến nghị về việc phân cấp cho chính quyền địa phương nhưng Chính phủ chủ trương thống nhất quản lý nhà nước đối với FDI vào SCCI.

Cuối 1995 SCCI và Ủy ban kế hoạch nhà nước hợp nhất thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư- MPI. Chủ trương phân cấp quản lý được thực hiện.

Từ 1996 đến quý III/2006 Chính phủ phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố thẩm định và cấp giấy phép các dự án FDI được giới hạn bởi quy mô vốn và lĩnh vực đầu tư. Trừ một số dự án FDI về dầu khí, bảo hiểm, ngân hàng, kiểm toán do các bộ cấp phép, UBND TP Hà Nội và TPHCM được cấp phép các dự án FDI có vốn đăng ký đến 10 triệu USD, các địa phương khác đến 5 triệu USD, Ban quản lý KKT, KCN, KCX và KCNC

( gọi tắt là Ban quản lý) được cấp phép các dự án FDI có vốn đăng ký đến 30 triệu USD. Một nghịch lý khi thực hiện là UBND tỉnh, thành phố được cấp phép những dự án không quá 5-10 triệu USD, trong khi các Ban quản lý trực thuộc UBND tỉnh, thành phố thì được cấp phép dự án đến 30 triệu USD. Các thành phố lớn còn có dự án dịch vụ, khách sạn, văn phòng cho thuê do UBND cấp phép. Các tỉnh chủ yếu là dự án công nghiệp nằm trong các KCN nên phần lớn việc cấp phép dự án FDI do Ban quản lý thực hiện.

Từ quý IV/2006 đến nay trừ một số dự án chuyên ngành vẩn quy định như cũ, Chính phủ đã giao cho chính quyền địa phương và Ban quản lý cấp phép các dự án FDI, đối với các dự án có tầm quan trọng quốc gia thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở ý kiến của các bộ liên quan.

Chủ trương phân cấp quản lý nhà nước đối với FDI nhằm mục đích phát huy tính sáng tạo, ý tưởng mới của lãnh đạo tỉnh, thành phố khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng địa phương trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, kể cả thu hút FDI. Tuy vậy về cơ bản không được lãnh đạo nhiều địa phương coi trọng đúng mức. Lấy tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu làm ví dụ.

Page 27: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

27

Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những địa phương khá thành công trong thu hút FDI. Cho đến nay dự án FDI lớn và có hiệu quả nhất là Liên doanh dầu khí Việt- Xô ( Vietxopetro ). Sau khi có Luật đầu tư nước ngoài thì Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong các địa phương được cấp phép dự án FDI đầu tiên. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của thành phố Vũng Tàu và cả tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Tuy vậy, có một thực tế cần được lưu ý là ngoài dầu khi thì các dự án FDI khác của Bà Rịa- Vũng Tàu cũng tương tự như nhiều địa phương khác. Đó là tình trạng phổ biến của cả nước, trên 300 khu công nghiệp có cơ cấu sản xuất na ná như nhau, 15 Khu kinh tế không có sự khác biệt nhiều lắm. Nếu nhìn rộng ra cơ cấu kinh tế từng địa phương thì mỗi tỉnh, thành phố của nước ta là một “ vương quốc” có đủ cảng biển, nhiều nơi đã có hoặc sắp có cảng hàng không, sản xuất từ sắt thép đến quần áo, dày dép, xi măng, nhưng lại chưa hình thành được kinh tế vùng lãnh thổ- yếu tố cấu thành nền kinh tế quốc dân có năng lực cạnh tranh cao.

Vũng Tàu vốn là một đặc khu kinh tế, nghĩa là một địa phương có những khác biệt so với nhiều địa phương khác; khác biệt cả về tự nhiên và cả về điều kiện phát triển. Không chỉ so với những tỉnh nằm trong hai vùng châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long, mà cả những địa phương ven biển thì Bà Rịa-Vũng Tàu ( và Quảng Ninh ) có ưu thế nổi trội.

Phần lớn trử lượng dầu khí nằm ngoài khơi Vũng tàu, đã mấy chục năm Vietxopetro khai thác dầu thô, đáng ra nhà máy lọc dầu đầu tiên đã được xây dựng từ năm 1995 trên địa bàn tỉnh này, nhưng do trung ương quyết định chuyển đi nơi khác lúc đầu là Văn Phong hiện nay là Dung Quất, do đó lợi thế tự nhiên từ khai thác dầu thô đến lọc dầu và hóa dầu đã không được tận dụng. Liệu có nên trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả kinh tế- xã hội, đặt lại vấn đề để đề xuất với trung ương về việc hình thành liên hiệp khai thác dầu thô- lọc dầu- hóa dầu tại địa phương này (!).

Năm 1993 Bà Rịa- Vũng Tàu đã được cấp phép xây dựng cảng biển trung chuyển quốc tế Sao Mai- Bến Đình theo phương thức BOT với vốn đầu tư 650 triệu USD nhưng không được thực hiện, từ đó đến nay tỉnh không tìm cách khai thác lợi thế to lớn này.

Bà Rịa-Vũng Tàu là vùng biển đẹp đối với du lịch trong nước và quốc tế. Nhiều năm vừa qua tỉnh đã chú trọng phát triển ngành dịch vụ quan trọng này.

Page 28: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

28

Tuy vậy, ¼ thế kỷ chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập với thế giới, đã có lúc nào tỉnh thử so sánh Vũng Tàu với Phù- Khẹt của Thái lan để biết được khoảng cách còn khá xa về số lượng khách du lịch, nguồn thu, các dịch vụ, tính hấp dẫn giữa hai địa phương, mặc dù vẻ đẹp tự nhiên của Phù- Khẹt không bằng Vũng tàu.

Làm gì và bằng cách nào để tận dụng các lợi thế đó tạo ra bước đột phá phát triển kinh tế- xã hội của địa phương đem lại lợi ích ngày càng nhiều hơn cho cộng đồng dân cư địa phương (?). Đó không chỉ là ý muốn hay chủ trương, mà khi đã trở thành định hướng thì phải dày công xây dựng thương hiệu, hệ thống tổ chức, nguồn nhân lực chuyên nghiệp có trình độ cao.

Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo của từng tỉnh, thành phố phải gắn với cơ cấu kinh tế của từng vùng lãnh thổ, từng địa phương. Các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, viện nghiên cứu được hình thành theo định hướng phát triển kinh tế- xã hội, dần trở thành những cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên nghiệp có chất lượng cao, trở thành thương hiệu của từng địa phương.

Chủ trương phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương có tác động tích cực đến tính chủ động của chính quyền tỉnh, thành phố trong hoạt động XTĐT, cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu phiền hà, tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư. Báo cáo “ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011” của VCCI cho thấy, năm 2009 doanh nghiệp FDI phải chờ hai tháng để gia nhập thị trường thì năm 2011 còn 43 ngày, thời gian cấp phép từ 60,9 ngày còn 49,5 ngày, đăng ký kinh doanh từ 48 ngày còn 20,8 ngày.

Tuy vậy cũng đã nảy sinh một số vấn đề cần được lưu ý:

- Một số địa phương đã ban hành và thực hiện các quy định về ưu đãi đầu tư trái pháp luật làm tổn hại lợi ích chung của đất nước.

- Việc tiếp xúc, lựa chọn nhà đầu tư chưa thận trọng, đã có tình trạng một số nhà đầu tư “rởm” được cấp GCNĐT dự án FDI hàng trăm triệu đô la để bán lại, khi không thực hiện được thì buộc phải trả lại GCNĐT.

- Năng lực thẩm định của cán bộ một số địa phương đối với dự án FDI lớn rất hạn chế, nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà không đảm bảo các điều kiện cần thiết, thậm chí cùng thời gian đã có các dự án xi măng, sắt thép quy mô lớn được nhiều địa phương cấp phép không phù hợp với quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ.

Page 29: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

29

- Các bộ thiếu công khai quy hoạch phát triển ngành trên từng vùng lãnh thổ và địa phương, định hướng phát triển, tiêu chuẩn, định mức kinh tế- kỷ thuật để chính quyền địa phương căn cứ thực hiện đúng luật pháp, thiếu kiểm tra, phát hiện hành vi phạm pháp để xử lý.

Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 1617/CP-Ttg ngày 19/9/2011, Bộ KH&ĐT phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương tiến hành đánh giá thành tựu, vấn đề, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của 25 năm thu hút FDI, trên cơ sở đó thay đối cơ bản chính sách thu hút và sử dụng FDI, coi trọng hơn chất lượng và hiệu quả vốn FDI, sửa đổi ưu tiên ngành, lãnh thổ và chính sách ưu đãi để khu vực FDI đóng góp tốt hơn việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ hợp lý, bảo đảm tính bền vững và xây dựng nền kinh tế xanh.

Định hướng mới về FDI đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống luật pháp như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp năm 2005, hệ thống luật thuế và các luật có liên quan, nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước từ vận động đầu tư, thẩm định và cấp phép, hướng dẫn, hổ trợ nhà đầu tư triển khai dự án và kinh doanh, thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật.

Vấn đề phân cấp quản lý đối với FDI được đặt ra để xem xét nhưng không dễ thay đổi do hai nguyên nhân sau đây: (1) Về tâm lý lãnh đạo địa phương muốn mở rộng phân cấp, không muốn “ trả lại” Chính phủ quyền hạn và trách nhiệm đã được giao từ năm 2006, thậm chí có cán bộ phát biểu “ làm mình, làm mẩy” tùy trung ương, muốn thế nào cũng được; bởi vì trên thực tế, từ khi được phân cấp mặc dù đã xảy ra nhiều vụ vi phạm pháp luật của một số địa phương do vượt quá thẩm quyền, nhưng chỉ được “ nhắc nhở”, chưa có cá nhân nào bị xử lý (2) Lãnh đạo trung ương ở nước ta thường chiều lòng các tỉnh, thành phố, nhất là trong dịp đi thăm các địa phương, dễ chấp nhận và quyết định tại chổ kiến nghị về xin thêm vốn, kinh phí, quyền hạn mà không cân nhắc lợi ích toàn cục, kết quả là “ lạm phát’ cảng hàng không, cảng biển, trường đại học và cao đẳng, đầu tư dàn trải kém hiệu quả

Mặc dù vậy, để bảo đảm lợi ích quốc gia trong thu hút FDI thì cần tiến hành điều tra, nghiên cứu với thái độ khách quan, khoa học kết quả và vấn đề thực hiện chủ trương phân cấp toàn diện cho chính quyền tỉnh, thành phố từ 2006 để có phương án điều chỉnh hợp lý, vừa phát huy dược tính sáng tạo của

Page 30: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

30

địa phương, vừa bảo đảm tính thống nhất luật pháp, nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước. Ba phương án được kiến nghị:

Phương án tối đa, điều chính hợp lý quy định phân cấp cho chính quyền địa phương, đối với những dự án quan trọng như điện năng, giao thông, công nghiệp chế tạo có vốn đầu tư từ 50 triệu USD, để bảo đảm lợi ích toàn cục trong phân bố lực lượng sản xuất theo vùng lãnh thổ và trong cả nước thì do Bộ KH&ĐT cấp phép sau khi có ý kiến của các bộ, ngành. UBND tỉnh, thành phố và Ban quản lý cấp phép các dự án quy mô vừa dưới 50 triệu USD. Trung Quốc mặc dù dân số mỗi tỉnh gần bằng hoặc nhiều hơn dân số nước ta nhưng vẩn duy trì cơ chế phân cấp như vậy.

Phương án trung bình điều chỉnh một phần quy định phân cấp cho chính quyền địa phương: có cơ chế đặc thù đối với Hà Nội và TPHCM theo hướng giữ nguyên quy định phân cấp hiện tại; các tỉnh, thành phố thì thực hiện theo phương án tối đa.

Phương án tối thiểu giữ nguyên quy định hiện hành với điều kiện quy hoạch ngành, lĩnh vực gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ và địa phương được công bố công khai, chính quyền địa phương chỉ được cấp phép đầu tư trong khung khổ dự án đã được quy hoạch với trình tự và thủ tục chặt chẽ hơn, rà soát, bãi bỏ các quy định của chính quyền tỉnh, thành phố trái với thẩm quyền; các bộ, ngành xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện và xử lý nghiêm mọi vi phạm.

Phương án tối thiểu dễ thực hiện vì không gặp phải phản ứng tiêu cực của địa phương, nhưng cũng là phương án mang tính thỏa hiệp không xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước đối với FDI.

Kết luận

Lý thuyết lợi thế so sánh ngày nay của mỗi nước, mỗi địa phương gắn với những gì mà nước đó, địa phương đó sẽ tạo ra chứ không phải do các nhân tố sẵn có. Nguồn duy nhất tạo ra lợi thế lâu dài và bền vững là tiềm lực trí tuệ, do vậy đầu tư để bồi dưỡng, khai thác nguồn lực tri thức của con người chính là đầu tư cho tương lai tươi sáng của đất nước và từng địa phương.

Vốn FDI tiếp tục đổ vào nước ta ngày một nhiều hơn; nước ta cũng cần có nguồn vốn đó để bảo đảm đủ nguồn lực cho nhu cầu phát triển kinh tế. Các bài

Page 31: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

31

học thành công và thất bại trong kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế trong đó có thu hút FDI là tài sản quý giá để người Việt Nam khôn ngoan hơn trong việc tiếp nhận vốn đầu tư quốc tế có hiệu quả hơn và phát triển bền vững hơn./.

Page 32: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

32

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI VIỆT NAM

(Bộ Công Thương)

Phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam.

Xét trên cả tầm nhìn trung và dài hạn ngành CNHT đóng một vai trò quan trọng bởi đây là luận điểm cần thiết để xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp Việt Nam. Có thể nói, CNHT liên quan hầu hết tới các ngành công nghiệp chế tạo quan trọng như ôtô, xe máy, cơ khí, hóa dầu, điện, điện tử, chế tạo máy… không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà ngay cả các doanh nghiệp FDI cũng gặp phải khó khăn do khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn rất hạn chế, nhất là các linh kiện, phụ kiện đòi hỏi tính chính xác cao.

Ngành công nghiệp hỗ trợ ở nước ta hiện nay chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, giá trị gia tăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu. Hiện nay, ĐTNN trong lĩnh vực này chủ yếu là từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...Môi trường đầu tư trong lĩnh vực này còn hạn chế và các doanh nghiệp thực sự chưa tính toán được mức lợi nhuận so với chị phí đầu tư nên chưa mặn mà với hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Báo cáo dưới đây đánh giá khái quát tổng quan về tình hình đầu tư nước ngoài trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, thực trạng và những định hướng đổi mới chính sách trong thời gian tới.

Về cơ chế, chính sách cho phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để phát triển ngành CNHT như:

- Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành CNHT;

- Quyết định 1483/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 về danh mục các sản phẩm CNHT được ưu tiên phát triển;

Page 33: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

33

- Thông tư 96/2011/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài Chính về Hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính cho phát triển một số ngành CNHT;

- Quyết định 10/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm đến năm 2015;

- Thông tư 214/2010/TT-BTC ngày 28/12/2010 của Bộ Tài Chính về Hướng dẫn chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm;

- Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;

Nội dung của các văn bản nói trên gồm một số vấn đề cơ bản sau:

- Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển CNHT đối với các ngành: cơ khí chế tạo, điện tử tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; dệt may; da giày; CNHT cho phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Theo đó các dự án đầu tư vào các lĩnh vực này được hưởng các ưu đãi như:

- Được miễn thuế nhập khẩu 05 năm đối với: Thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, giá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị vận tải chuyên dùng; nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được; cho các dự án thuộc danh mục lĩnh vực được ưu đãi đặc biệt (phụ lục I nghị định 87/2010/NĐ-CP).

- Miễn thuế cho các vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm, (Phụ lục I Quyết định 10/2009/QĐ-TTg ).

- Được giảm thuế nhập khẩu đối với: Thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, giá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị vận tải chuyên dùng; nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được cho các dự án thuộc danh mục lĩnh vực được ưu đãi (Phụ lục I nghị định 87/2010/NĐ-CP.

- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các dự án sản xuất sản phẩm CNHT cho phát triển công nghiệp công nghệ cao.

- Ngoài ra, các dự án sản xuất sản phẩm CNHT được hưởng những cơ chế ưu đãi đặc biệt. Chủ đầu tư xây dựng dự án theo các quy định hiện hành, trong

Page 34: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

34

đó đề xuất cụ thể các ưu đãi đặc biệt, gửi Hội đồng thẩm định dự án CNHT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Một số nét khái quát về tình hình phát triển CNHT ở Việt Nam

Do đặc thù phát triển với quy định nội địa hoá của Chính phủ và dung lượng thị trường hạ nguồn rất lớn, đến nay CNHT cung cấp cho ngành xe máy được coi là thành công nhất với việc hình thành một hệ thống các nhà cung ứng ngay trong nội địa. Trong quá trình hợp tác, đã có sự chuyển giao công nghệ từ các công ty lắp ráp nước ngoài đến các doanh nghiệp Việt Nam cung ứng linh kiện. Ngành cơ khí và nhựa cung cấp linh kiện cho xe máy, vì vậy, đã có những bước phát triển về trình độ kỹ thuật, quản lý và tay nghề lao động. Mặc dù vậy, nhiều linh kiện chi tiết quan trọng với giá trị cao vẫn do các nhà cung ứng FDI thực hiện, doanh nghiệp sản xuất CNHT cho các ngành khác như điện tử, ô tô còn rất yếu kém.

Tuy nhiên, nhìn chung CNHT ở Việt Nam hiện nay còn rất yếu, thiếu đồng bộ và chưa thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp lắp ráp. Ngoại trừ một số rất ít doanh nghiệp đã tham gia được vào sản xuất phụ trợ cho các công ty lắp ráp, phần lớn các doanh nghiệp vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu của các công ty này.

Đối với ngành công nghiệp cơ khí Các doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam có số lượng ít

và không tập trung. Một số lĩnh vực rất thiếu và yếu như đúc, nhiệt luyện. Hiện nay cũng không có một cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin về các doanh nghiệp này để nhà lắp ráp tìm hiểu khi cần. Mặt khác hoạt động marketing của các doanh nghiệp cũng rất kém, chủ yếu dựa trên các mối quan hệ lâu dài. Điều này làm cho các doanh nghiệp lắp ráp rất khó khăn khi muốn tìm kiếm các doanh nghiệp phụ trợ ngay tại Việt Nam.

Cho đến nay CNHT cung cấp cho ngành xe máy được coi là thành công nhất với việc hình thành một hệ thống các nhà cung ứng ngay trong nội địa. Tỷ lệ nội địa hoá các loại xe gắn máy do trong nước sản xuất đã đạt khoảng 85-90%. Hầu hết các linh kiện của xe số, kể cả linh kiện động cơ, đều đã được sản xuất trong nước. Việt Nam hiện đã có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện kim loại cho xe máy. Các sản phẩm chính trong xe máy hầu hết đã được sản xuất với số lượng lớn, đạt tiêu chuẩn của các nhà lắp ráp và tạo thành hệ thống cung ứng khá hiệu quả.

Page 35: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

35

Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện kim loại cho ngành ô tô với sự tham gia của các nhà sản xuất lắp ráp ô tô đồng thời đầu tư sản xuất các linh kiện, phụ tùng và các nhà cung cấp linh kiện kim loại đã bước đầu cung ứng được một phần nhu cầu cho ngành ô tô.

Lĩnh vực linh kiện, thiết bị phục vụ cho sản xuất thiết bị đồng bộ mà chiến lược phát triển ngành cơ khí hướng tới (bao gồm sản xuất máy móc thiết bị tàu thủy, điện, than, xi măng) đã đạt được một số thành tích tuy nhiên ngành cơ khí mới tham gia sản xuất được một phần sản phẩm phi tiêu chuẩn, chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị thiết bị. Trong đó, ngành cơ khí trong nước đã chế tạo được 50 - 70% khối lượng của một số thiết bị tiêu chuẩn như thiết bị vận chuyển bao gồm gầu nâng, vít tải, băng tải thiết bị kho bãi như thiết bị chất liệu, dỡ liệu, thiết bị lọc bụi… Các nhà thầu Việt Nam hầu như không tự sản xuất được các loại máy móc thiết bị chính phục vụ cho các dự án lớn, phần máy móc thiết bị có giá trị, mang lại lợi nhuận cao của các nhà máy điện, xi măng hay dầu khí chủ yếu được các nhà thầu Việt Nam giao cho các nhà thầu phụ nước ngoài đảm nhiệm.

Về năng lực công nghệ kỹ thuật, ngoại trừ một số ít doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI được trang bị công nghệ, máy móc hiện đại và hoàn chỉnh, đa số doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ, máy móc cũ, lạc hậu vì vậy chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của nhà lắp ráp.

Ngành công nghiệp điện - điện tử

Mặc dù công nghiệp điện tử của Việt Nam khá phát triển trong những năm vừa qua, công nghiệp sản xuất linh phụ kiện điện tử vẫn chưa có bước phát triển tương xứng. Trong tổng thể công nghiệp điện tử Việt Nam, lĩnh vực sản xuất linh phụ kiện điện tử chỉ chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư của ngành, không đủ mạnh để cung ứng linh kiện cho lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng chiếm 67% và điện tử chuyên dụng 11,5% tổng vốn đầu tư.

Số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử đã có sự gia tăng khá nhanh trong thời gian qua, đến năm 2010, ước tính có khoảng trên 300 doanh nghiệp tham gia sản xuất linh kiện điện tử với số vốn lên tới trên 32 nghìn tỷ đồng và sử dụng khoảng 70 nghìn lao động.

Sản phẩm các loại linh kiện phụ tùng điện tử của Việt Nam khá đa dạng bao gồm nhiều chủng loại từ linh kiện cơ bản tới các cụm linh kiện phức tạp, có

Page 36: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

36

giá trị cao với sự tham gia của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.

Các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư lắp ráp các sản phẩm linh kiện, cụm linh kiện điện tử với số lượng lớn như bảng mạch các loại, bo mạch điện tử, chíp điện tử, cuộn cảm điều hòa, tủ lạnh, các linh kiện cho điện thoại di động,... Một phần nhỏ những linh kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước, còn lại phần lớn là xuất khẩu. Các sản phẩm chính của doanh nghiệp Việt Nam là mạch in, đèn hình tivi, đế mạch in, tụ điện các loại, cuộn cao áp, cuộn cảm, cuộn lái tia, các chi tiết nhựa, các chi tiết cơ khí cho lắp ráp đèn hình, các loại ăng-ten, các chủng loại bao gói (thùng, xốp chèn)... Phần lớn những linh kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp FDI trong nước, xuất khẩu rất hạn chế.

Hiện nay cũng đã có một số dự án lớn đầu tư tại Việt Nam để sản xuất và lắp ráp sản phẩm điện tử do các tập đoàn đa quốc gia thực hiện. Trong đó có những tập đoàn lớn, có tên tuổi trong công nghiệp điện tử thế giới: Intel (Mỹ), Nidec (Nhật Bản), Foxconn (Đài Loan), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan). Các tập đoàn này hầu hết đều có sản xuất các sản phẩm linh kiện, cụm linh kiện điện tử cho sản phẩm, chủ yếu là các chi tiết mang bí quyết công nghệ, đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tính đổi mới cao. Các doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ và vừa chuyên sản xuất linh kiện cho các doanh nghiệp lắp ráp lớn cũng rất tích cực đầu tư sản xuất ở Việt Nam, trong đó, hệ thống các nhà cung ứng là các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đầu tư theo các doanh nghiệp lắp ráp được đánh giá là phát triển khá mạnh.

Các doanh nghiệp FDI bao gồm cả các tập đoàn lớn sản xuất linh kiện chuyên dụng và các nhà sản xuất phụ trợ nhỏ và vừa khi sản xuất tại Việt Nam thường cũng chỉ thực hiện tích hợp các thành phần tạo thành sản phẩm cụm linh kiện trên cơ sở nhập khẩu các sản phẩm điện tử cơ bản như bảng mạch, các linh kiện bán dẫn… do năng lực sản xuất các loại sản phẩm này trong nước không đáp ứng được yêu cầu, các nhà sản xuất phụ trợ lớp 2, 3 cho công nghiệp điện tử hầu như không có.

Hiện nay ở Việt Nam chưa sản xuất được những linh kiện đòi hỏi trình độ công nghệ cao như các linh kiện bán dẫn, linh kiện cơ khí điện tử, quang điện tử… Muốn phát triển sản xuất các loại linh kiện này cần có vốn đầu tư lớn và phải có thị trường tiêu thụ lớn, ổn định nhưng cả hai yêu cầu trên đang là những thách thức mà các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt. Tuy nhiên, với sự tập trung đầu tư của các tập đoàn công nghiệp điện tử lớn trên thế giới vào Việt Nam trong những năm gần đây, thị trường cho lĩnh vực này đã có dung lượng khá lớn, có thể hy vọng các công ty, trước hết là các công ty FDI, sẽ đầu tư vào sản xuất các loại linh kiện này phục vụ cho các nhà lắp ráp hiện có.

Page 37: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

37

Các loại sản phẩm điện –điện tử cung cấp cho các ngành sản xuất lắp ráp khác còn kém phát triển. Trong đó, đáng kể nhất là lĩnh vực sản xuất linh kiện điện - điện tử cung ứng cho ngành ô tô, xe máy, với hệ thống các doanh nghiệp cung ứng khá lớn, chủ yếu là doanh nghiệp FDI cung cấp linh kiện điện- điện tử cho ngành xe máy, phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Nai. Các doanh nghiệp FDI này là những nhà cung ứng nằm trong hệ thống cung ứng toàn cầu của các "Công ty mẹ" nên sản phẩm làm ra chủ yếu xuất khẩu theo những hợp đồng trong hệ thống cung ứng chung, chỉ một phần nhỏ cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện- điện tử cho các lĩnh vực khác như sản xuất thiết bị đồng bộ, cơ khí chuyên dụng, công nghiệp công nghệ cao còn kém phát triển.

Page 38: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

38

Ngành công nghiệp dệt may, da giày Máy móc, thiết bị sản xuất: Hầu hết các dây chuyền và thiết bị sản xuất

của ngành dệt may, da giày hiện nay của Việt Nam đều nhập của Hàn Quốc và Đài Loan. Hầu như chưa có các doanh nghiệp trong nước sản xuất các máy móc chuyên phục vụ sản xuất các ngành này, Tập đoàn dệt may Việt Nam trước đây cũng đã có nhà máy sản xuất các loại máy móc này song hiện nay đã dừng sản xuất để tập trung vào những khâu sản xuất có thế mạnh.

Nguyên vật liệu, phụ liệu: Sản xuất sợi của Việt Nam phát triển khá nhanh trong thời gian gần đây, các loại sợi thông dụng đã đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, các loại sợi tổng hợp, sợi pha với tỷ lệ khác nhau cũng đã bắt đầu được sản xuất, hiện đã xuất khẩu được khoảng 1,8 tỷ USD sản phẩm sợi đi các nước. Bước sang thời kỳ tăng tốc, ngành dệt may đã liên doanh với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đầu tư 320 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất xơ polyeste ở Ðình Vũ (Hải Phòng), công suất 160 nghìn tấn/năm. Cùng với xây dựng Nhà máy sản xuất xơ Fomosa (Ðài Loan) tại KCN Nhơn Trạch, công suất 60 nghìn tấn/năm, dự kiến đến 2015, sản xuất xơ trong nước sẽ đáp ứng được 80-90% nhu cầu xơ của ngành dệt may.

Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã bắt đầu được sản xuất. Đối với thuốc nhuộm: toàn bộ số thuốc nhuộm hiện đang sử dụng đều phải nhập khẩu; Tỷ lệ chất trợ và hoá chất cơ bản trong nước sản xuất cung cấp cho ngành dệt chiếm từ 5-15% nhưng hầu hết là những sản phẩm có giá trị thấp, mặc dù về số lượng nhiều nhưng giá trị chỉ đạt 4,55% tổng nhu cầu của ngành dệt.

Tại Việt Nam hiện đã có các cơ sở sản xuất một số chủng loại phụ liệu chính như: chỉ may, bông tấm, mếch dính, cúc nhựa, khóa kéo, băng chun, nhãn mác, bao bì đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường nội địa.

Những năm gần đây, ngành sản xuất giày trong nước phát triển nhanh khiến nhu cầu cung ứng nguyên phụ liệu sản xuất giày tăng mạnh. Nhiều cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu đã ra đời. Tuy nhiên các cơ sở trên được hình thành tự phát và còn nhỏ lẻ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp thuộc da đã đầu tư công nghệ thiết bị tiên tiến của Ý, Hà Lan để cung cấp các loại da thuộc bảo đảm tiêu chuẩn cho sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, nguyên liệu da thô vẫn còn phải nhập khẩu từ nước ngoài là chủ yếu. Tương tự như vậy, mặc dù Việt Nam có tiềm năng về cao su, chất dẻo nhưng tỉ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước chỉ đạt 40%; 60% còn lại đều nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc với số lượng và giá cả rất cạnh tranh.

Ngành công nghiệp hóa chất

Page 39: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

39

Trong hệ thống sản xuất CNHT, các sản phẩm bằng nhựa và cao su đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng cho lắp ráp các ngành như điện tử gia dụng, xe máy, ô tô… Đây cũng là lĩnh vực mà Việt Nam đã khá phát triển tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức cung ứng các sản phẩm kích thước lớn, giá trị thấp. Sản xuất trong nước (cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI) đã đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước về các loại sản phẩm có kích thước lớn, các sản phẩm linh kiện cao cấp được sản xuất rất hạn chế ở một số doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp ngành nhựa, cao su chủ yếu chỉ sản xuất sản phẩm cung ứng cho các ngành xe máy, điện tử gia dụng là các ngành hạ nguồn tương đối phát triển, một số cho ngành ô tô và xuất khẩu, các sản phẩm phục vụ phát triển công nghiệp CNC rất ít. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh.

Năng lực cung ứng khuôn mẫu cho sản xuất sản phẩm nhựa, cao su còn rất hạn chế, do hạn chế về năng lực thiết kế và chế tạo, Việt Nam hiện mới chỉ đáp ứng được một phần sản phẩm khuôn mẫu phục vụ cho chế tạo các sản phẩm có thiết kế đơn giản, yêu cầu kỹ thuật không cao. Khuôn mẫu do doanh nghiệp trong nước sản xuất thường có lượng dư gia công lớn, độ bền thấp. Với những sản phẩm khuôn phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật cao (để sản xuất linh kiện cho máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, ô tô, xe máy…) hầu hết đều phải nhập bán thành phẩm hoặc nhập khuôn từ nước ngoài.

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào CNHT ở Việt Nam Đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp

Theo số liệu tổng hợp và phân tích từ nguồn thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2012, trên cả nước có 12.370 dự án FDI còn hiệu lực đang hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư là 109,7 tỉ USD.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện đã có giá trị sản xuất khá lớn, chiếm tới trên 41% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2011. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định (bình quân 16,9%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và 16,3%/năm trong giai đoạn 2006-2011), khu vực này đã đóng vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam.

Bảng 1 Đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực công nghiệp từ năm 2000 đến tháng 7/2012

STT Ngành công nghiệp Số lượng doanh nghiệp

% Tổng số vốn đầu tư (USD)

%

1 Cơ khí 6738 54.5% 45,254,128,802 41.2%

Page 40: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

40

2 Luyện kim 95 0.8% 9,051,564,893 8.2%

3 Hóa chất 1088 8.8% 19,002,804,308 17.3%

4 Chế biến NLTHSTP và đồ uống

1133 9.2% 7,440,151,920 6.8%

5 Dệt may - Da giày 1417 11.5% 10,263,792,618 9.4%

6 Điện tử 714 5.8% 10,518,391,990 9.6%

7 Khác 1185 9.6% 8,225,485,606 7.5%

Tổng số 12370 100% 109,756,320,137 100%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, 2012

Ngành công nghiệp cơ khí chiếm tỉ trọng thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất, với 54,5% số lượng các dự án và 41,2% tổng số vốn đầu tư vào toàn ngành công nghiệp. Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài quan tâm mạnh đến các lĩnh vực cơ khí, các dự án luyện kim sản xuất vật liệu kim loại phục vụ cơ khí chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài, cả về số lượng và vốn đầu tư, với 95 dự án, chiếm 0,8% tổng số dự án và 9,2 tỉ USD chiếm 8,2% tổng vốn đầu tư. Mặc dù các dự án cơ khí khá lớn nhưng nhu cầu tiêu thụ thép chế tạo vẫn thấp đã không đủ sức hút để doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất thép chế tạọ tại Việt Nam.

Do có một số dự án khá lớn nên các doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp hóa chất chiếm tỉ trọng vốn đầu tư 17,3%, đứng vị trí thứ 2, chỉ sau ngành cơ khí. Tương tự như vậy, ngành công nghiệp điện tử chỉ có 714 dự án (chiếm hơn 5% tống số dự án) nhưng có tỉ trọng vốn đầu tư gần 10%, đứng vị trí thứ 3 trong thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp. Nhờ các doanh nghiệp này mà kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử (không kể điện thoại di động) của Việt nam năm 2011 là 4,2 tỉ USD, đứng thứ 3 trong bảng xuất khẩu. Dệt may và Da giày thu hút số vốn đầu tư gần tương đương như công nghiệp điện tử, nhưng với gấp đôi số lượng doanh nghiệp, 1417 chiếm 11,5% tổng số dự án đầu tư nước ngoài. Mặc dù vốn đầu tư thấp, các doanh nghiệp này đóng góp quan trọng vào việc dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu quốc gia của ngành dệt may trong vài năm trở lại đây. Khu vực chế biến nông lâm thủy hải sản thực phẩm và đồ uống có tổng số vốn đầu tư thấp nhất, chỉ chiếm 6,8% tổng vốn đầu tư với 1133 doanh nghiệp trên toàn quốc.

Page 41: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

41

Như vậy, bức tranh đầu tư nước ngoài trong giai đoạn vừa qua đã phần nào phản ánh cơ cấu các ngành công nghiệp của Việt Nam. Các ngành thâm dụng vốn là cơ khí, hóa chất, điện tử hiện đã được các doanh nghiệp có vốn ĐTNN quan tâm và đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Khu vực các ngành ít thâm dụng vốn như Dệt may, Da giày, Chế biến NLTHSTP và đồ uống đã thu hút được số lượng dự án đáng kể, góp phần giải quyết việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu quốc gia.

Page 42: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

42

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CNHT ở Việt Nam

Do sản xuất trong nước còn khá hạn chế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT chủ yếu là các doanh nghiệp FDI, đến năm 2012, có 1631 doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực CNHT với số vốn đăng ký lên tới trên 22,8 tỷ USD, chiếm 13,2% số dự án và 20,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp.

Lĩnh vực CNHT thu hút được nhiều vốn FDI đầu tư là điện- điện tử với số vốn thu hút trên 10 tỷ USD, cơ khí thu hút được trên 5,2 tỷ USD, dệt may trên 5,1 tỷ USD. Lĩnh vực hóa chất thu hút được trên 1,9 tỷ USD vốn FDI và CNHT ngành da giày chỉ thu hút được khoảng 305,6 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư của khu vực FDI như vậy là phù hợp với năng lực sản xuất của các ngành sản xuất hạ nguồn ở Việt Nam: các ngành cơ khí, điện- điện tử và dệt may hiện đã khá phát triển với sản lượng sản xuất tương đối lớn, nhu cầu sản phẩm CNHT cao.

Bảng 2: Thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CNHT ở Việt Nam phân theo ngành và quy mô doanh nghiệp

Vốn đầu tư CNHT các ngành

(USD)

Số lượng DN

DN nhỏ DN vừa

DN lớn

Cơ khí 5,239,400,032 595 124 300 171

Điện – Điện tử 10,159,979,009 445 90 179 176

Hóa chất 1,950,924,451 225 47 121 57

Dệt may 5,149,091,377 307 110 123 74

Da giày 305,617,079 59 13 30 15

Tổng số FDI CNHT 22,805,011,948 1,631 384 753 493

Tỉ trọng trong FDI toàn ngành CN

20.8% 13.2%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, 2012

CNHT ngành cơ khí

CNHT ngành cơ khí được hiểu là lĩnh vực sản xuất các linh kiện, khuôn mẫu, bao bì, máy móc thiết bị cho các ngành kinh tế quốc dân, không chỉ gồm có

Page 43: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

43

ngành cơ khí. Lĩnh vực này đã thu hút được 595 dự án đầu tư với số vốn khoảng 5,2 tỷ USD, chiếm trên 36,5% tổng số dự án và 23% số vốn đầu tư vào CNHT.

Trong đó, các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư vào sản xuất các linh kiện cơ khí (với 468 doanh nghiệp và trên 4,4 tỷ USD vốn đầu tư) chủ yếu là các doanh nghiệp đầu tư sản xuất linh kiện cho ngành ô tô, xe máy, chỉ có 78 doanh nghiệp đầu tư sản xuất khuôn mẫu và 35 doanh nghiệp đầu tư sản xuất thiết bị, máy móc cơ khí.

CNHT ngành điện- điện tử

Theo thống kê, lĩnh vực này đã thu hút được 445 dự án đầu tư FDI với số vốn đăng ký lên tới trên 10 tỷ USD trong đó chủ yếu là các dự án sản xuất linh kiện điện tử (có 311 dự án với số vốn đầu tư trên 8,2 tỷ USD), số dự án đầu tư vào sản xuất linh kiện điện khá hạn chế ( có 134 dự án với 1,95 tỷ USD vốn đầu tư).

Các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất linh kiện điện- điện tử chủ yếu là các doanh nghiệp lớn (chiếm tới 35,7% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực CNHT và khoảng 45% tổng số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này), các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ chiếmtỷ lệ khiêm tốn. Các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này chỉ sản xuất các loại linh kiện, cụm linh kiện phục vụ lắp ráp từ những loại linh kiện cơ bản và vật liệu điện tử nhập khẩu do những loại linh kiện và vật liệu này không được sản xuất tại Việt Nam.

Trước đây, các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư lắp ráp các sản phẩm linh kiện, cụm linh kiện điện tử với số lượng lớn như bảng mạch các loại, bo mạch điện tử, chíp điện tử, cuộn cảm điều hòa, tủ lạnh, các linh kiện cho điện thoại di động,... Một phần nhỏ những linh kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước, còn lại phần lớn là xuất khẩu. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất lắp ráp lớn như Canon, Samsung, Intel, Nokia… đã đầu tư sản xuất các loại sản phẩm điện tử tại Việt Nam thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp CNHT ngành điện- điện tử đầu tư sản xuất cung ứng các loại linh kiện cần thiết cho sản xuất của những nhà lắp ráp này.

CNHT ngành hóa chất

Ngành hóa chất là ngành cung ứng các loại vật liệu, linh kiện nhựa, cao su cho các ngành công nghiệp chế tạo, thông thường, đây là lĩnh vực được ưu tiên nội địa hóa của các tập đoàn đa quốc gia. Hiện nay Việt Nam chỉ thu hút được 225 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất với số vốn đầu tư vào khoảng 1,9 tỷ USD.

Page 44: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

44

Thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này của Việt Nam là khá hạn chế với lượng doanh nghiệp cũng như khối lượng vốn thu hút còn thấp, chỉ chiếm 13,8% số lượng doanh nghiệp và 8,6% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực CNHT.

Trong lĩnh vực này, sản xuất linh kiện nhựa, cao su là lĩnh vực thu hút được nguồn vốn FDI đầu tư mạnh mẽ nhất với 134 dự án và trên 1,1 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 59,5% số dự án và 62,1% tổng số vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất vật liệu và sản xuất khuôn mẫu cho ngành nhựa kém phát triển, không đáp ứng đủ nhu cầu cho lĩnh vực sản xuất linh kiện cũng như các ngành sản xuất hạ nguồn.

CNHT ngành dệt may

Dệt may là lĩnh vực sản xuất đã khá phát triển tại Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu lên tới trên 12 tỷ USD mỗi năm, tuy nhiên, CNHT cho ngành này lại chưa phát triển tương xứng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực CNHT ngành dệt may còn khá hạn chế với 307 dự án đầu tư và trên 5,1 tỷ USD vốn đầu tư.

Lĩnh vực CNHT ngành may được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư là lĩnh vực sản xuất sợi với 52 dự án và khoảng 3,5 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm vai trò chính trong thu hút đầu tư của lĩnh vực này. Các công đoạn dệt, nhuộm, hoàn tất cũng như sản xuất phụ liệu dệt may kém phát triển thể hiện ở việc thu hút vốn FDI hạn chế khiến cho sản xuất ngành dệt may Việt Nam phát triển thiếu sự liên kết cần thiết. Các sản phẩm phụ trợ sản xuất không cung ứng được trực tiếp cho ngành may trong nước do thiếu các khâu nhuộm, hoàn tất vải do đó mặc dù Việt Nam xuất khẩu được sản phẩm sợi đi các nước song lại phải nhập khẩu các loại vải đã nhuộm, hoàn tất phục vụ ngành may trong nước.

CNHT ngành da giày

Cùng với dệt may, da giày là một trong những ngành sản xuất khá phát triển tại Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu lớn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế. Lĩnh vực CNHT ngành da giày chủ yếu là sản xuất da và thuộc da, sản xuất các loại phụ liệu cũng như nguyên liệu, dụng cụ sản xuất.

Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này rất hạn chế, đến năm 2012, lĩnh vực này mới chỉ thu hút được 59 dự án FDI với số vốn đầu tư vào khoảng 305, 6 triệu USD trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất da và thuộc da phục vụ sản xuất giày dép, cặp túi xuất khẩu, sản xuất phụ liệu và dụng cụ sản xuất da giày thu hút được rất ít dự án đầu tư.

Page 45: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

45

Do sản xuất trong nước còn hạn chế, ngành da giày phải nhập khẩu hầu hết các loại sản phẩm phụ trợ từ da đến phụ liệu, dụng cụ sản xuất từ nước ngoài khiến cho giá trị gia tăng của ngành không cao và phụ thuộc mạnh vào các nhà cung cấp nước ngoài.

Một số bất cập trong việc thu hút đầu tư và triển khai dự án trong các ngành công nghiệp hỗ trợ

Do dung lượng thị trường còn nhỏ bé, việc áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi trực tiếp cho DN CNHT khó thực hiện được vì vi phạm các cam kết của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư phát triển vào lĩnh vực được coi là các ngành thâm dụng công nghệ và vốn này. Về thu hút đầu tư nước ngoài, các năm qua Việt Nam chỉ tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn để nhanh chóng lấp đầy các khu công nghiệp và tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp tăng đột biến, mà hoàn toàn không quan tâm đến các doanh nghiệp FDI nhỏ. Chính vì vậy, năng lực của CNHT Việt Nam hiện tại hết sức nhỏ bé.

Vai trò hỗ trợ trung gian của các tổ chức, các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước chưa thể hiện rõ, kể cả ở khâu hoạch định chính sách kế hoạch đến thực thi. Các chương trình phát triển CNHT do một số tổ chức xúc tiến đã hình thành, nhưng chưa có chương trình nào thật sự hiệu quả, hầu hết vẫn dừng lại ở các hội thảo khởi động kêu gọi sự chú ý của công luận. Doanh nghiệp, đối tượng trực tiếp của các hoạt động này vẫn chưa nhận được các hỗ trợ thích đáng cần thiết.

Năm 2011, Quyết định 12/QĐ-TTg về phát triển CNHT đã được ban hành, tuy nhiên các hỗ trợ ưu đãi cho doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT gần như không có gì mới so với cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài trừ điều 14 quy định: Chủ đầu tư xây dựng dự án theo các quy định hiện hành, trong đó đề xuất cụ thể các ưu đãi đặc biệt, gửi Hội đồng thẩm định dự án CNHT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc Danh mục các sản phẩm CNHT ưu tiên đã được phê duyệt trong QĐ 1483 ngày 26 tháng 8 vừa qua có thể lập hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tại Bộ Công Thương để trình Chính phủ phê duyệt. Hội đồng thẩm định dự án CNHT hiện đã thành lập, thủ tục lập hồ sơ ưu đãi theo khoản mục đã được công bố nhưng vì chính sách mới ban hành nên cần có thời gian để triển khai thực hiện.

Vấn đề thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp trong nhiều năm qua hầu như chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn, tạo nhiều việc làm, tạo ra giá trị sản

Page 46: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

46

xuất công nghiệp lớn. Đa số các tập đoàn lớn trong các ngành chế tạo là các doanh nghiệp lắp ráp, không tạo ra giá trị gia tăng rất ít trong sản phẩm, không có tác động lan tỏa cho doanh nghiệp nội địa. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất CNHT thường có quy mô nhỏ và vừa, có nhu cầu thuê diện tích sản xuất nhỏ gần như chưa được quan tâm khi thu hút đầu tư nước ngoài, cả ở tầm chính phủ trung ương lẫn địa phương.

Các dự án sản xuất CNHT được Chính phủ Việt Nam ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thời gian qua, như Intel, Foxconn… hầu hết là sản xuất linh phụ kiện phục vụ 100% cho xuất khẩu. Nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào của các dự án này hầu hết cũng 100% nhập khẩu. Các nhà sản xuất CNHT xuất khẩu loại này ít có động cơ nội địa hóa, thường lựa chọn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng thị trường lao động rẻ, các ưu đãi của Chính phủ về giá thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp… Mặc dù đây là các dự án có vốn đầu tư rất lớn, tạo nhiều việc làm, nhưng giá trị gia tăng của sản phẩm gần như không có, không giảm nhập siêu, không tạo ra các tác động lan tỏa sang các doanh nghiệp nội địa. Đây là các bất cập rất lớn trong các dự án thu hút đầu tư FDI vào CNHT hiện nay.

Về triển khai thực hiện của doanh nghiệp, bất cập lớn nhất là các Tập đoàn lớn của Việt Nam có vốn đầu tư của nhà nước hiện vẫn còn tư tưởng sản xuất “trọn gói” trong nội bộ tập đoàn, hoặc ngại tìm kiếm các nhà cung cấp vì khó giám sát được chất lượng sản phẩm gia công. Điều này đi ngược lại với xu thế chung của toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế. Theo kinh nghiệm của các quốc gia công nghiệp hóa nhanh và thành công như Hàn Quốc, Nhật Bản, thị trường nội địa được tạo ra bởi các tập đoàn kinh tế ngay trong nội địa là khu vực rộng lớn và nhiều tiềm năng để thu hút đầu tư vào CNHT. Nếu CNHT chỉ trông đợi vào thị trường của các nhà lắp ráp toàn cầu hoặc các nhà cung ứng FDI, Việt Nam sẽ còn rất lâu mới có thể phát triển mạnh các ngành CNHT.

Đề xuất một chính sách phát triển và định hướng thu hút FDI vào CNHT

- Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ

● Cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp hỗ trợ. Với vai trò to lớn của CNHT đối với nền kinh tế, Chính phủ cần thành lập cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về CNHT, có thể đặt tại Bộ Công Thương. Bên cạnh các công việc liên quan đến chính sách cho CNHT, một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan đầu mối là hàng năm nên ban hành “sách trắng” về CNHT, hay dưới dạng hệ thống cơ sở dữ liệu về các ngành CNHT.

Page 47: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

47

● Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển CNHT. Do vai trò của CNHT đối với nền kinh tế, cần thể chế hóa việc khuyến khích phát triển CNHT bằng các văn bản mang tính pháp lý của Chính phủ. Trong đó có các điểm chính cần làm rõ:

Chính sách ưu đãi doanh nghiệp sản xuất CNHT. Các chính sách này liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh, ưu đãi giá thuê đất, thuế (trong chừng mực không vi phạm các cam kết hội nhập, như thuế thu nhập doanh nghiệp, các chính sách thuế gián tiếp, giảm thuế cho doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện phục vụ thị trường nội địa, các hỗ trợ về thủ tục…), cũng như các trợ giúp gián tiếp thông qua các khoá đào tạo về nhân lực. Các chính sách trợ giúp gián tiếp cũng có thể liên quan đến các biện pháp tăng cường liên kết kinh doanh giữa doanh nghiệp các ngành khác nhau, các lĩnh vực khác nhau.

Chính sách ưu đãi phát triển hạ tầng cho CNHT. Các khu CNHT, các cụm liên kết ngành liên quan đến CNHT, các Vườn ươm doanh nghiệp cho CNHT cần được nhận ưu đãi để phát triển. Chính phủ cần đầu tư và dành kinh phí đào tạo nhân lực cho các ngành CNHT thông qua việc cải tiến các chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, dạy nghề trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng các chương trình đại tạo tại chỗ hoặc kết hợp với doanh nghiệp sản xuất.

Thể chế hoá các quy định về cơ chế hợp đồng. Quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong các ngành CNHT được dựa chủ yếu trên cơ chế hợp đồng chính thức và không chính thức. Như vậy, để tránh các rủi ro có thể xảy đến cho doanh nghiệp tham gia liên kết, cần phải chuẩn bị trước các quy định, chế tài liên quan đến việc đảm bảo thực hiện các hợp đồng này, nhất là các hợp đồng không chính thức. Điều này rất cần đến vai trò trung gian khách quan và chủ động của Chính phủ và các cơ quan hỗ trợ khác, được gọi chung là các nhà cung cấp dịch vụ.

Xây dựng các hệ thống chất lượng liên quan đến linh phụ kiện. Đây là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam dành cho các bán thành phẩm, các chi tiết linh phụ kiện của các ngành CNHT. Nên xem xét đến các tiêu chuẩn quy định quốc tế cũng như các tiêu chuẩn sẵn có của các tập đoàn đa quốc gia đang có mặt trên thị trường Việt Nam trong mỗi lĩnh vực khi xây dựng hệ thống này. Trên cơ sở này, xây dựng cơ chế quản lý chất lượng sản xuất và giám sát các hoạt động sản xuất theo kiểu Việt Nam để nâng cao chất lượng sản phẩm trong từng ngành, kiểu như các bộ tiêu chuẩn 5S, JIT của Nhật Bản, hiện đang được một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện ở Việt Nam áp dụng.

Page 48: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

48

Nâng cao nhận thức về sản xuất công nghiệp hỗ trợ . Cần có các chương trình quảng bá về sản xuất CNHT ở Việt Nam. Bên cạnh hệ thống mô hình đề xuất, hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước với vai trò chủ đạo nền kinh tế trong nhiều năm vẫn đang nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Kêu gọi lực lượng doanh nghiệp này tham gia sản xuất CNHT, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, điện điện tử, nhựa cao su… dần biến thành các tập đoàn lớn chuyên cung ứng và xuất khẩu chi tiết linh kiện cho thị trường quốc tế có thể là một mục tiêu không quá xa đối với các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam.

- Hệ thống mô hình phát triển CNHT Để phát triển CNHT, các quốc gia đi trước tập trung vào thu hút FDI và

bằng quy định tỉ lệ nội địa hoá đối với các doanh nghiệp FDI. Từ hai chính sách này, các ngành công nghiệp trong nước đã được nhận chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài. Công nghiệp Việt Nam đã bỏ qua giai đoạn đó. Trong bối cảnh hiện nay, các chính sách liên quan đến yêu cầu nội địa hoá là hết sức nhạy cảm vì vi phạm các quy định tự do hoá thương mại. Vì thế, cần có một số công cụ phát triển CNHT sắc nét để thu hút và nhận chuyển giao từ các doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp nội địa.

● Các khu công nghiệp hỗ trợ. Khu công nghiệp hỗ trợ là khu vực tập trung các doanh nghiệp cung ứng, là một mô hình rất phát triển ở Nhật Bản. Hiện nay ở Nhật có khoảng 200 các khu CNHT như vậy. Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng đã đầu tư vào các khu như vậy ở Ma-lay-xi-a, Thái Lan. Các khu CNHT khác biệt so với các khu công nghiệp thông thường, ở việc các doanh nghiệp đầu tư vào đây đều sản xuất trong các lĩnh vực cung ứng cho các ngành chế tạo. Do các doanh nghiệp nước ngoài này đều có quy mô rất nhỏ, để khuyến khích họ đầu tư ra nước ngoài, hạ tầng tại các khu CNHT được cung cấp một cách đặc biệt, bao gồm cả nhà xưởng theo yêu cầu, cung cấp điện nước hoàn chỉnh trong công trình, hệ thống xử lý môi trường và các dịch vụ mềm khác, nhưng với diện tích tối thiểu để chi phí thấp nhất.

● Các cụm liên kết ngành. Mô hình các Cụm liên kết ngành nhằm góp phần gia tăng năng lực cung ứng nội địa. Đây là mô hình đã thành công ở nhiều quốc gia khi phát triển CNHT.

● Hệ thống vườn ươm doanh nghiệp cho CNHT. Để đáp ứng nhu cầu về CNHT, thiết lập được hệ thống cung ứng cho các ngành, rất cần một biện pháp

Page 49: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

49

mạnh mẽ và có gốc rễ nền tảng về phát triển doanh nghiệp ngay từ những bước đi ban đầu. Mục tiêu cụ thể của các vườn ươm doanh nghiệp cho CNHT là xây dựng hệ thống DNNVV chuyên cung ứng cho các ngành công nghiệp chế tạo cơ bản. Hệ thống này trong giai đoạn đầu có thể tập trung sản xuất các linh kiện kim loại và linh kiện nhựa, sẽ đóng góp đáng kể vào năng lực sản xuất nội địa của quốc gia.

Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong CNHT

- Các dự án sản xuất CNHT phục vụ nhu cầu nội địa

Các ngành CNHT tạo ra giá trị gia tăng và đòi hỏi công nghệ cao hơn các ngành công nghiệp lắp ráp. Mặc dù vậy, do hầu hết nguyên vật liệu và linh phụ kiện đầu vào đều nhập khẩu, rất nhiều dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao nhưng hoàn toàn không tạo ra giá trị gia tăng trong nội địa, khi mà toàn bộ máy móc, nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất đều được nhập khẩu và sản phẩm đầu ra hoàn toàn dành cho xuất khẩu. Các dự án loại này thường nằm trong các khu chế xuất, do đó lợi ích thu được cho quốc gia chỉ là giải quyết việc làm cho người lao động. Vì vậy, đến năm 2020 cần phát triển CNHT với mục tiêu tập trung là nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, thay thế nhập khẩu, cần khuyến khích các dự án đầu tư nước ngoài sản xuất CNHT dành cho nhu cầu nội địa, với tỉ trọng sử dụng đầu vào tại nội địa cao. Điều này sẽ có tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp trong nước khi trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài này.

- Các dự án sản xuất CNHT thuộc mạng lưới sản xuất của các tập đoàn lắp ráp hiện có ở Việt Nam.

Việt Nam cần khuyến khích các doanh nghiệp cung ứng linh kiện phụ tùng thuộc mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia đã có mặt ở Việt Nam. Việc kêu gọi được các doanh nghiệp này vào Việt Nam sản xuất sẽ làm tăng tỉ lệ nội địa hóa, giảm dần các công đoạn phải nhập khẩu. Đây thường là các doanh nghiệp cung ứng ở lớp thứ nhất và cả lớp thứ 2 của các mạng lưới sản xuất này. Đây chính là khách hàng cho doanh nghiệp nội địa sản xuất CNHT và giúp tạo ra mạng lưới sản xuất của tập đoàn đa quốc gia ngay trong nội địa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI loại này hầu hết có quy mô nhỏ và vừa nên rất cần có các chính sách khuyến khích và ưu đãi trong đầu tư.

- Các dự án sản xuất vật liệu phục vụ công nghiệp chế tạo

Page 50: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

50

Hiện nay Việt Nam khó thu hút FDI vào các ngành sản xuất vật liệu: thép chế tạo, hạt nhựa... phục vụ công nghiệp chế tạo. Lý do chính là nhu cầu trong nước của các ngành này, chính là các doanh nghiệp CNHT còn quá ít nên chưa đủ sản lượng cần thiết cho sản xuất ngay trong nước. Nếu để xuất khẩu thì Việt Nam chưa đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư FDI chuyển sản xuất hoặc đầu tư mới ở Việt Nam. Do đó, Chính phủ nên có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

- Các tập đoàn sản xuất linh kiện xuất khẩu

Các tập đoàn sản xuất kinh kiện lớn và xuất khẩu đi khắp thế giới cũng là những tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh. Việc kêu gọi được các tập đoàn này vào sản xuất tại Việt Nam sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp lớp dưới có thêm thị trường. Tuy nhiên, nếu như chưa có hệ thống doanh nghiệp CNHT trong nội địa đủ mạnh, thu hút các doanh nghiệp này quá sớm mà không kèm các cam kết nội địa hóa, sẽ chỉ là mô hình chế xuất, vì Việt Nam không có cơ hội cung ứng cho các tập đoàn này.

Page 51: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

51

THAM LUẬN CỦA BỘ TÀI CHÍNH TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 25 NĂM THU HÚT ĐTNN TẠI VIỆT NAM

Chính sách thuế và ưu đãi đầu tư trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nhìn lại chặng đường 25 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là ĐTNN) tại Việt Nam, khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, góp phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo việc làm trực tiếp cho người lao động và hàng triệu việc làm gián tiếp khác, là yếu tố thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao phương thức quản lý kinh doanh, tạo động lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong từng ngành.

Đạt được những thành tựu như vậy, bên cạnh yếu tố môi trường chính trị trong nước ổn định, giá nhân công thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi … thì yếu tố vô cùng quan trọng khác là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc xây dựng toàn diện hệ thống các chính sách ưu đãi thuế, tài chính, kế toán và kiểm toán, chính sách về tiền thuê đất, về sử dụng đất … nhằm khuyến khích các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. Trong phạm vi bài tham luận này, Bộ Tài chính tập trung vào một số chính sách ưu đãi lớn như ưu đãi thuế (đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, về chính sách tài chính đất đai), tài chính góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua như sau:

1. Về cơ chế chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN

1.1 Về chính sách thuế và thu khác (1) Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): trong từng giai đoạn phát

triển, Luật thuế TNDN đã góp phần tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả, khuyến khích và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, phát huy tốt vai trò định hướng thu hút đầu tư, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở vững chắc cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Sau 25 năm thực hiện, bên cạnh cải cách các chính sách ưu đãi thuế TNDN, việc Quốc hội Việt Nam nhiều lần điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNDN đã giúp môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, mức thuế suất thuế TNDN từ 32% năm 1997 đã giảm xuống còn 28% năm 2003 và tiếp tục giảm còn 25% từ năm 2009.

- Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2004, với mục tiêu đẩy mạnh thu hút vốn ĐTNN, chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu vực có vốn ĐTNN đã dành

Page 52: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

52

mức ưu đãi cao hơn hẳn cả thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm thuế so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước. Cụ thể, đối với khu vực có vốn ĐTNN, tuỳ theo lĩnh vực, địa bàn đầu tư, doanh nghiệp được áp dụng thuế suất ưu đãi 10%, 15% và 20% và miễn, giảm thuế tương ứng, trong đó mức miễn thuế tối đa là 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.

- Giai đoạn từ năm 2004 đến nay: Thời kỳ này các nhà ĐTNN được hưởng mức giá dịch vụ đầu vào bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước. Việc Quốc hội ban hành Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003 là một trong những văn bản luật đầu tiên thiết lập chế độ đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa ĐTNN và đầu tư trong nước, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý đáp ứng điều kiện gia nhập WTO, tạo bước tiến mới về cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tạo lập môi trường đầu tư bình đẳng, thuận lợi và hấp dẫn hơn. Theo đó chính sách thuế TNDN quy định tại Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 và các văn bản hướng dẫn đã quy định áp dụng mức thuế suất thuế TNDN và mức ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời sau khi Luật thuế TNDN năm 2003 có hiệu lực thi hành thì các quy định về thuế TNDN bổ sung và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đã được bãi bỏ, điều này thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việc khuyến khích đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tiếp đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, ngày 13/6/2008 Quốc hội ban hành Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 thay thế cho Luật Thuế TNDN số 09/2003/QH11. Việc cải cách chính sách ưu đãi thuế tại Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn thực hiện từ 01/01/2009 đến nay đã tạo sự chuyển biến tích cực trong phân bổ nguồn lực, thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực để khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và tập trung vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm hoặc lĩnh vực xã hội hoá.

Với các cải cách thuế có tính bước ngoặt nêu trên, giai đoạn từ năm 2004-2011 nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh chóng với 9.500 dự án đầu tư, vốn đăng ký đạt 175 tỷ USD (gấp 3,2 lần giai đoạn 1988-2003), vốn thực hiện đạt 61,8 tỷ USD (gấp 2,3 lần giai đoạn 1988-2003) và đặc biệt từ năm 2007 số vốn ĐTNN thực hiện hàng năm đều đạt xấp xỉ 10 tỷ USD.

(2) Về thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu:

Page 53: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

53

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ra đời đã tạo lập khuôn khổ pháp lý trong việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần tạo nên một môi trường đầu tư chung và thuận lợi cho cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trong 25 năm qua, sự phát triển mạnh của khu vực doanh nghiệp FDI, là một trong những thước đo đánh giá sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam. Ngoài việc góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, việc gia tăng xuất khẩu của khối các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là gia tăng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của khu vực này là rất đáng kể. Một trong các yếu tố góp phần vào việc gia tăng liên tục của khu vực công nghiệp và xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chính sách ưu đãi được quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư nước ngoài, và các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể là:

- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu ra ngước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu và khi nhập khẩu trở lại được miễn thuế nhập khẩu trên phần trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công theo hợp đồng.

- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA

- Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư và lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;

- Chính sách hoàn thuế nhập khẩu và không thu thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm xuất khẩu được xác định là sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu nhập khẩu....

Việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) cũng như việc tham gia ký kết 7 Hiệp định thương mại tự do trong khu vực ASEAN (ATIGA; ASEAN - Trung quốc; ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN- Ấn Độ; ASEAN- ÚC- Niu Dilan; ASEAN - Nhật Bản và Việt Nam - Nhật Bản) đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI mở rộng thị phần ra bên ngoài, tham ra sâu hơn vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, việc thực hiện cắt giảm thuế quan hàng năm theo các cam kết trong WTO và trong khu vực ASEAN đối với các nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được đã tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp FDI nói riêng và

Page 54: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

54

doanh nghiệp nói chung giảm chi phí đầu vào trong sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước so với hàng nhập khẩu.

Với chính sách ưu đãi thuế xuất nhập khẩu nêu trên đã và đang củng cố lòng tin cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và thu hút vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ sản xuất hiện đại vào Việt Nam. Hiện nay, mặc dù không còn duy trì một chính sách ưu đãi có phân biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng việc quan tâm, lắng nghe và giải quyết các vướng mắc của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhanh chóng, hiệu quả thông qua các buổi tọa đàm, đối thoại trực tiếp với các Hiệp hội, doanh nghiệp ĐTNN tại Việt Nam hoặc trả lời trực tiếp bằng văn bản để giải quyết các vướng mắc về thuế trong quá trình điều chỉnh chính sách xuất nhập khẩu, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã đóng góp một cách tích cực vào tăng trưởng kinh tế nói chung và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam cho các doanh nghiệp FDI nói riêng.

Tạo nên một môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn luôn là một mục tiêu mà Chính phủ hướng tới với nỗ lực rất cao vì cải thiện môi trường đầu tư sẽ khuyến khích được các nguồn lực trong và ngoài nước tập trung cho đầu tư, phát triển kinh tế vì vậy, trong thời gian tới, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu sẽ tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để khắc phục những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện nhằm tạo nên một hành lang pháp lý minh bạch và thuận tiện hơn rõ ràng hơn nữa, hiệu quả hơn nữa đối với hoạt động xuất nhập khẩu để không những khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, cải thiện tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế

(3) Về chính sách tài chính đất đai Chính sách tài chính đất đai dần dần đã được hoàn thiện phù hợp với xu

thế hội nhập quốc tế, về cơ bản đã đảm bảo công bằng giữa tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài, cụ thể:

- Về hình thức sử dụng đất: Mặc dù Luật đất đai 2003 có sự phân biệt về hình thức sử dụng đất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài được được lựa chọn hình thức thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê. Doanh nghiệp trong nước được lựa chọn hình thức giao đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm. Tuy nhiên, nghĩa vụ tài chính về thu tiền thuê đất trong trường hợp trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (đối với doanh nghiệp nước ngoài) cũng tương đương với nghĩa vụ tài chính trong trường hợp được giao đất có thu tiền sử dụng đất (đối với doanh nghiệp trong nước).

Page 55: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

55

- Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài được nhà nước cho thuê đất đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong quá trình sử dụng đất.

- Về thời hạn thuê đất: Điều 67 Luật đất đai quy định chung về thời hạn cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư là không quá 50 năm, trường hợp đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời hạn không quá 70 năm (không phân biệt là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài);

- Về ưu đãi đầu tư: Các dự án đầu tư được hưởng mức ưu đãi giống nhau nếu dự án đầu tư được thực hiện trên cùng địa bàn ưu đãi đầu tư hoặc có cùng lĩnh vực ưu đãi đầu tư, cụ thể như sau:

+ Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với toàn bộ dự án: (i) trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) Nếu dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, được miễn: Ba (3) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư,

tại cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.

Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn

Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

1.2 Về cơ chế chính sách đối với lĩnh vực tài chính khác Những năm đầu đổi mới để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt

Nam tham gia thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, pháp luật về đầu tư, về thuế và tài chính khác có quy định chính sách ưu đãi riêng biệt đối với từng khu vực có vốn ĐTNN và khu vực có vốn đầu tư trong nước. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhanh và bền vững khi Việt Nam gia nhập WTO, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát sinh ngày càng nhiều khó khăn và thách thức, ngành Tài chính đã nỗ lực triển khai thực hiện các cam kết quốc tế và cam kết tài chính nói riêng nhằm đảm bảo việc tuân thủ nghĩa vụ của nước thành viên, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế

Page 56: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

56

quốc tế, ban hành kịp thời các cơ chế chính sách tài chính phù hợp, đồng bộ để đảm bảo hiệu lực thực thi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cấp thiết nhằm giảm thiểu rủi ro và bất cập trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, cùng với các chính sách thuế quan trọng như thuế TNDN, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nêu trên, tại các văn bản thuế, tài chính khác cũng đảm bảo nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước. Điều này đã và đang liên tục củng cố lòng tin cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các nhà đầu tư tiềm năng, là dấu hiệu tích cực đối với việc cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, nhằm đạt được mục tiêu thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể:

a) Đối với dịch vụ bảo hiểm: từng bước thực hiện nghiêm túc các cam kết về:

- Cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, cho phép thực hiện: Không duy trì hạn chế phân biệt đối xử quốc gia đối với bảo hiểm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc ở Việt Nam; tái bảo hiểm; bảo hiểm vận tải quốc tế; môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; dịch vụ đánh giá, tư vấn, định phí và giải quyết bồi thường.

- Không áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường (MA) hoặc hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT) đối với phương thức cung cấp tiêu dùng ở nước ngoài.

- Không áp dụng hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT) và xóa bỏ hạn chế về phạm vi kinh doanh bảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài khi cung cấp dịch vụ; Cho phép mở chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ phù hợp với quy định thận trọng theo phương thức hiện diện thương mại.

b) Đối với dịch vụ chứng khoán: - Đối với phương thức cung cấp qua biên giới: không áp dụng hạn chế

tiếp cận thị trường (MA) với dịch vụ cung cấp thông tin tài chính và tư vấn, trung gian và dịch vụ phụ trợ - bảo lưu quyền áp dụng với các dịch vụ khác; bảo lưu quyền áp dụng hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT);

- Đối với phương thức tiêu dùng ở nước ngoài không áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường hoặc hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT);

- Đối với phương thức hiện diện thương mại: + Cho phép mở liên doanh 49% vốn nước ngoài; + Cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Page 57: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

57

+ Cho phép thành lập chi nhánh của doanh nghiệp chứng khoán nước ngoài cung cấp dịch vụquản lý tài sản, thanh toán bù trừ, cung cấp thông tin, tư vấn và dịch vụ phụ trợ

+ Không áp dụng hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT) c) Đối với dịch vụ kiểm toán, kế toán: Nếu như thập kỷ 1991-2000 là thập kỷ hình thành thị trường dịch vụ Kế

toán - Kiểm toán, thì thập kỷ 2001 - 2011 là thập kỷ thúc đẩy sự phát triển thị trường dịch vụ Kế toán - Kiểm toán của Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2011, lần đầu tiên trong lịch sử kế toán nước ta, Luật Kế toán đã được Quốc hội khoá XI thông qua, có hiệu lực từ 01/01/2004 đã khẳng định rõ vai trò, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung kế toán trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập. Và đến nay khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán về cơ bản đã được xây dựng khá đầy đủ, toàn diện và tương đối hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường chuyển đổi của Việt Nam như ban hành hệ thống 26 Chuẩn mực kế toán doanh nghiệp (VAS) trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IAS và IFRS), ban hành mới các Chế độ kế toán cơ bản áp dụng cho các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân: Doanh nghiệp; Hành chính Sự nghiệp; Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa; Ngân sách và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; Tài chính và Ngân sách xã;… và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán; …Ngoài ra, cũng xây dựng các Chế độ kế toán đặc thù phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và điều kiện hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực cũng đã được xây dựng.

Trong quan hệ và hợp tác quốc tế, Việt Nam cũng tham gia làm thành viên của các tổ chức lớn như Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), Hiệp hội Kế toán Đông Nam Á (AFA), Liên đoàn Kế toán Châu Á - Thái Bình Dương (CAPA)… thông qua đó để trao đổi, nắm bắt tình hình phát triển nghề nghiệp của quốc tế, khu vực, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức này trong việc tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ về Kế toán, Kiểm toán. Mặt khác, kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, các văn bản về kế toán, kiểm toán cũng từng bước được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo mục tiêu thực hiện đúng với cam kết WTO là không áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường (MA) hoặc hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT) đối với dịch vụ kiểm toán kế toán trên cả 3 phương thức (1) qua biên giới (2) tiêu dùng ở nước ngoài và (3) hiện diện thương mại. 2. Thành tựu đã đạt được thời gian qua

Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, tính từ năm 1988 đến nay đã có 14.998 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 230 tỷ USD và đã thực hiện được 89 tỷ USD đạt tỷ lệ 38,7%, cung cấp một nguồn lực đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Page 58: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

58

Với sự gia tăng hàng năm, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế. Thu Ngân sách nhà nước từ (NSNN) khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 đạt 215.672 tỷ đồng (không kể các khoản thu từ dầu thô, từ đất, phí và lệ phí), chiếm 10,5% tổng thu NSNN; 13,6% tổng thu nội địa; 17,9% thu nội địa trừ dầu thô và chiếm 12.9% thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn thu chủ yếu từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN là thuế TNDN, giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt.

Thu ngân sách nhà nước theo các khu vực chi tiết từng năm

Đơn vị: Tỷ đồng

Stt CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010 GĐ 2006 -2010

2011

1 Tổng thu NSNN 279.472 327.911 430.549 454.786 559.170 2.051.887

2 Thu nội địa 228.750 261.628 329.679 341.249 423.570 1.584.875

3 Thu nội địa không kể dầu thô 145.404 182.994 240.076 280.112 354.400 1.202.985

4 Thu từ HĐ SXKD 94.274 113.647 159.315 182.736 244.668 794.640

Trđó: - DNNN 46.344 50.180 71.835 84.049 111.922 364.330 126.944

- DN có vốn ĐTNN 25.838 32.274 43.953 50.785 62.821 215.672 77563

- DN NQD 22.091 31.192 43.527 47.903 69.925 214.638 86.345

(Nguồn: Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính) Phù hợp với tiến trình mở rộng khu vực ĐTNN, trong kết cấu số thu từ

hoạt động sản xuất kinh doanh số thu từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN có xu hướng tăng dần về tỷ trọng (tăng từ 15,66% năm 2000 lên 25,95% năm 2011).

Số thu từ doanh nghiệp FDI (không kể thu từ dầu thô) so với tổng thu nội địa tăng lên 14,3% (77.563 tỷ đồng) năm 2011. Trong số thu từ doanh nghiệp FDI, số thu chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN, thu về khí thiên nhiên, tuy nhiên có sự chuyển dịch về tỷ trọng giữa các sắc thuế: Năm 2007, thuế giá trị gia tăng chiếm 36,2% số thu từ doanh nghiệp FDI, TNDN 28%, thu từ khí thiên nhiên 11,3%; nhưng đến năm 2011, thuế GTGT chỉ chiếm 23,7%, thuế TNDN tăng lên 33.3% và thu từ khí thiên nhiên 31,8%.

3. Một số vấn đề phát sinh liên quan đến doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Với các chính sách ưu đãi về thuế, tài chính nêu trên, Việt Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn đổ vào Việt Nam, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối doanh nghiệp này cũng ngày càng cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn chưa tương xứng với kỳ vọng của nhà nước đối với khối doanh nghiệp này. Mặt khác, qua thời gian thực hiện cho thấy hiện tượng

Page 59: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

59

các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong 3 năm. Điển hình tại một số địa phương như Bình Dương, số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 50,6%, trong đó có tới 200 doanh nghiệp lỗ quá vốn chủ sở hữu).

Theo tổng kết của Bộ Tài chính, trong khoảng 05 năm trở lại đây (2006-2010) các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang diễn ra tại Việt Nam thường dưới các hình thức: chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao dịch vụ giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh giữa các bên liên kết. Các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế mà nó còn bao gồm cả chiều ngược lại. Qua công tác thanh tra đã phát hiện các hình thức chuyển giá thông qua hoạt động giao dịch liên kết điển hình như: nâng vốn góp bằng việc nâng giá trị máy móc, thiết bị và công nghệ; bán hàng hoá, nguyên vật liệu thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên không có quan hệ liên kết; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp liên kết tại Việt Nam; định giá tiền bản quyền thương hiệu rất cao so với giá trị thực; các tập đoàn, công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh và dịch vụ với các công ty của các nước với đơn giá cao, sau đó giao lại cho công ty con tại Việt Nam theo giá do công ty mẹ quy định rất thấp; hoặc công ty mẹ thực hiện hỗ trợ vốn hoặc cho công ty con tại Việt Nam vay vốn không tính lãi; ...

Để đảm bảo công tác quản lý về thuế, khắc phục tình trạng chuyển giá đã và đang xảy ra ngày càng phổ biến gây thất thu cho NSNN. Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng, ban hành các VBQPPL để quản lý về thuế trong trường hợp này, cụ thể:

- Thông tư số 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết

- Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết

Đồng thời, bước đầu nhằm hạn chế tình trạng này, ngành thuế đã triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát ngăn chặn các hành vi chuyển giá thông qua hoạt động giao dịch liên kết và thúc đấy hoạt động thanh tra chống chuyển giá đạt hiệu quả tốt hơn. Thông qua việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, trong giai đoạn từ 2009-2011, hiện tượng chuyển giá đã được khắc phục đáng kể. Cụ thể, năm 2009, lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp FDI là 114.296 tỷ đồng, chiếm 36,4%, doanh nghiệp nhà nước là121.381 tỷ đồng,

Page 60: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

60

chiếm 38,6% và doanh nghiệp ngoài quốc doanh 78.386 tỷ đồng, chiếm 25%, trong đó thuế TNDN từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 13.288 tỷ đồng, chiếm 21,5%, từ DNNN là 37.381 tỷ đồng, chiếm 60,4%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 11.245 tỷ đồng, chiếm 18,1%, thì qua thanh tra tại 921 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá năm 2011, Bộ Tài chính đã xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 1.669 tỷ đồng.

Việc tăng cường thanh tra chống chuyển giá nêu trên đã bước đầu tạo tác động đến các doanh nghiệp, theo đó, một số doanh nghiệp đã tự điều chỉnh hạch toán để giảm lỗ và có phát sinh thu nhập chịu thuế... góp phần tích cực trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước.

4. Định hướng hoàn thiện chính sách thuế, tài chính giai đoạn tới Ngày 18/4/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 450/QĐ-

TTg về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020, theo đó Chiến lược tài chính được thực hiện theo 2 giai đoạn và cụ thể hóa thông qua 9 chiến lược ngành sau:

1. Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020; 2. Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020; 3. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020; 4. Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 -

2020 và tầm nhìn đến năm 2030; 5. Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 -

2020; 6. Chiến lược phát triển thị trường vốn đến năm 2020; 7. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011

- 2020; 8. Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020; 9. Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Để thực hiện Chiến lược Tài chính, Bộ Tài chính đã chỉ đạo triển khai

thực hiện trong toàn ngành để sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra, trong đó hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách tài chính, thuế, hải quan … đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường.

Mặt khác, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh cải cách và hiện đại hoá các lĩnh vực quản lý nhà nước, trong đó lĩnh vực thuế - hải quan là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong phạm vi bài viết này xin nhấn mạnh một số nội dung định hướng về xây dựng, cải cách nhằm

Page 61: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

61

hoàn thiện chính sách thuế, hải quan và lĩnh vực tài chính khác giai đoạn tới như sau:

4.1 Về hoàn thiện chính sách thuế, cải cách thủ tục hành chính và quản lý thuế

4.1.1 Về định hướng xây dựng chính sách thuế Nghiên cứu xây dựng hệ thống thuế, phí, lệ phí để đảm bảo phù hợp với

định hướng phát triển nếu kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và ĐTNN vào Việt Nam; đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có khả năng huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Mở rộng cơ sở thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế; tạo động lực khuyến khích sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, đồng thời bảo hộ có chọn lọc theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đơn giản hóa hệ thống chính sách ưu đãi thuế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, chống thất thoát, gian lận thuế.

- Về thuế TNDN: Trong hệ thống các ưu đãi đầu tư hiện hành thì chính sách thuế TNDN là nhân tố quan trọng mang tính cạnh tranh giữa các quốc gia. Do đó, để góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam chủ trương cải cách chính sách thuế TNDN trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào 3 định hướng sau:

Thứ nhất, điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh;

Thứ hai, đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Thứ ba, bổ sung quy định cụ thể rõ ràng về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Thực hiện Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020, tới đây, Bộ Tài chính cũng sẽ nghiên cứu trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật thuế xuất nhập khẩu sửa đổi và sẽ nghiên cứu để

Page 62: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

62

xây dựng các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay và trong tương lai.

- Về thuế giá trị gia tăng: Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu); hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ thuế; quy định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế giá trị gia tăng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thông lệ quốc tế.

- Về thuế tài nguyên: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo; thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến; sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế, thuế suất và thực hiện phương pháp quản lý thu cho phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn.

4.1.2 Về định hướng cải cách thủ tục hành chính và quản lý thuế Thực hiện Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020, Bộ Tài chính

đang xây dựng phương án sửa Luật quản lý thuế theo hướng cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Dự kiến, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế sẽ được trình ở kỳ họp Quốc hội cho ý kiến và thông qua trong tháng 10/2012. Theo đó tập trung vào một số nội dung sau:

(1). Về nhóm vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế: gồm 6 nội dung là:

- Giảm tần suất kê khai từ 12 lần/năm xuống còn 4 lần/năm đối với người nộp thuế (NNT) quy mô vừa và nhỏ (bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ, cá nhân kinh doanh) được kê khai thuế (GTGT 03 tháng/lần, các doanh nghiệp lớn kê khai thuế GTGT 01tháng/lần).

Vấn đề tần suất kê khai (giảm thời gian để thực hiện nghĩa vụ thuế) cũng chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng được Ngân hàng thế giới sử dụng để đánh giá, xếp loại môi trường kinh doanh giữa các nước. Vì vậy, việc sửa đổi cho phép NNT quy mô vừa và nhỏ được kê khai thuế theo quý vừa có ý nghĩa thiết thực là làm giảm chi phí hành chính của NNT, hỗ trợ NNT quy mô vừa và nhỏ được dãn luồng tiền nộp thuế (tức là có một phần tiền thuế phải nộp sau 3 tháng kể từ khi có doanh thu bán hàng) vừa đáp ứng được cả yêu cầu thông lệ quốc tế về nâng cao tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh.

Page 63: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

63

- Rút ngắn thời hạn hoàn thuế, đối với trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 06 ngày làm việc; trường hợp “kiếm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ kê khai thuế từ 5 ngày làm việc xuống 3 ngày làm việc;

- Điều chỉnh cơ chế giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo nguyên tắc quản lỷ rủi ro, tạo thuận lợi hoàn thuế nhanh theo kê khai của doanh nghiệp và thu hẹp diện phân loại hồ sơ “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” để tăng tính tự giác và trách nhiệm của doanh nghiệp.

Đồng thời để tăng cường kiểm soát, hậu kiểm đối với việc chi ngân sách để hoàn thuế, bổ sung quy định trong vòng 1 năm kể từ khi có quyết định hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế đối với 4 nhóm đối tượng có độ rủi ro cao.

- Bỏ “Chứng từ nộp thuế” trong hồ sơ hoàn thuế; - Thay tờ khai quyết toán thuế trong hồ sơ đề nghị xóa nợ đối với trường

hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản bằng Quyết định tuyên bố phá sản để đảm bảo dễ dàng trong thực hiện.

- Cụ thể hóa thời hiệu giải quyết tiền thuế, tiền phạt nộp thừa là 10 năm để đồng bộ với thời hiệu xử lý truy thu thuế và quy định về lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán theo Luật kế toán.

(2). Về nhóm vấn đề phục vụ mục tiêu cải cách - hiện đại hóa và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế (gồm 05 nội dung):

(i) Bổ sung Nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế; (ii) Bổ sung cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá (APA)

trong chống chuyển giá. (iii) Bổ sung quy định về cơ chế phân loại mã số, xác định trị giá, xác

định xuất xứ hàng hóa trước khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu; (iv) Mở rộng phạm vi thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ

nguồn nước ngoài theo các hiệp định, điều ước đã ký; (v) Bổ sung nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc ứng dụng công nghệ

thông tin để nâng cao quản trị doanh nghiệp và phát triển phương thức quản lý thuế điện tử.

Với các quy định mới nêu trên sẽ tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro trong quản lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI chủ động hơn trong việc xây dựng phương án kinh doanh, cơ chế giá phù hợp. Việc bổ sung cơ chế APA cũng một mặt tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác hành thu, giảm chi phí quản lý và tuân thủ, khai thác hiệu quả bảo vệ nguồn thu trên cơ sở

Page 64: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

64

doanh nghiệp đa quốc gia được hưởng ưu đãi đầu tư, được tiếp cận và khai thác thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính với xã hội.

4.2 Về định hướng hoàn thiện chính sách tài chính khác để thu hút vốn ĐTNN

(i) Tiếp tục thực hiện mở cửa thị trường tài chính một cách hiệu quả, phù hợp với cam kết quốc tế; chủ động tham gia thị trường tài chính quốc tế. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tài chính nhằm tăng cường thu hút và khai thác tối đa nguồn vốn nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn.

(ii) Đổi mới chính sách thu đối với đất đai, tài nguyên, mở rộng khai thác các nguồn thu từ đất đai và tài nguyên, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và các lợi ích về xã hội, môi trường; coi đây là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển.

Sửa đổi, bổ sung chính sách thu từ đất phù hợp với việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai theo hướng đảm bảo thu theo mục đích sử dụng và theo sát giá thị trường, góp phần hình thành thị trường bất động sản có tổ chức, quản lý hiệu quả; đồng thời mở rộng việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá để tăng nguồn thu từ đất đai, sử dụng đất có hiệu quả.

Nghiên cứu sửa đổi hệ thống chính sách tài chính khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích chế biến sâu trong nước, hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thô, góp phần bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

(iii) Thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát của nhà nước đối với các mặt hàng Nhà nước định giá trước năm 2015 gắn với tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ độc quyền, sản phẩm công ích. Tôn trọng quyền tự định giá, thỏa thuận giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật.

Hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý điều hành giá thông qua việc xây dựng Luật giá. Thực hiện quản lý, điều hành giá cả và bình ổn giá bằng các biện pháp gián tiếp, theo cơ chế thị trường, phù hợp với các cam kết quốc tế. Mở rộng hình thức đấu thầu và đấu giá, thẩm định giá. 5. Một số kiến nghị

- Để đảm bảo chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư hiệu quả đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đặt ra, việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần được xem xét trong bối cảnh phát triển kinh tế tổng thể của cả nước.

Việc ban hành chính sách mới, trong đó có chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, các cam kết mà Việt Nam đã cam kết thực hiện với các tổ chức quốc tế (ví dụ tổ chức WTO…), theo đó mặc dù cần trao đổi và tìm kiếm giải pháp để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ĐTNN, tuy

Page 65: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

65

nhiên việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần đảm bảo đúng mục tiêu công bằng và không có sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước.

- Do tính chất thiếu đồng bộ giữa các hệ thống văn bản pháp luật hiện nay nên nhiều khi quy định về chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư ngoài việc được quy định tại các văn bản chuyên ngành thì còn có nhiều hệ thống văn bản khác cũng quy định chính sách ưu đãi thuế, tài chính, đầu tư. Vì vậy để khắc phục tính dàn trải, phức tạp của chính sách ưu đãi thuế đồng thời tăng tính minh bạch của chính sách thuế thì kiến nghị các cơ quan khi xây dựng chính sách: quy định về ưu đãi thuế nên được tập trung trong các văn bản qui phạm pháp luật về thuế, tránh tình trạng qui định ưu đãi thuế được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như hiện hành (khoa học công nghệ; chuyển giao công nghệ; giáo dục; xã hội hoá;...).

- Về định hướng xây dựng lĩnh vực ưu đãi đầu tư trong thời gian tới: như đã nêu trên, trong thời gian gần đây, khi danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Luật đầu tư chưa được sửa đổi, bổ sung đang diễn ra xu hướng là: trong các chiến lược và chính sách phát triển ngành, lĩnh vực đầu tư đều quy định danh mục địa bàn, lĩnh vực ưu đãi riêng; chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật. Trong quá trình tham gia phối hợp xây dựng chính sách ngành, lĩnh vực với một số Bộ, ngành, Bộ Tài chính nhận thấy một số văn bản quy định và hướng dẫn chính sách đối với các ngành/lĩnh vực như nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ … cũng đang được nghiên cứu theo hướng xây dựng một danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi riêng. Các quy định này đã và sẽ làm giảm đi vai trò định hướng của chính sách ưu đãi đầu tư chung, đồng thời chưa thể hiện được tính đồng bộ, nhất quán của các chính sách ưu đãi đối với các địa bàn có cùng điều kiện về phát triển kinh tế xã hội.

Vì vậy, để chính sách ưu đãi đầu tư (về thuế, về tài chính, tín dụng, đất đai ...) thực sự có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo đúng định hướng của Nhà nước trong những năm tới, Bộ Tài chính đề nghị cần rà soát lại toàn bộ hệ thống ngành kinh tế quốc dân và địa bàn cần khuyến khích đầu tư trong cả nước, nghiên cứu để xây dựng một danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư áp dụng chung cho tất cả các ngành/lĩnh vực. Trên cơ sở danh mục này, các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thuế, tài chính, đất đai, tín dụng ... sẽ quy định cụ thể mức ưu đãi, hình thức ưu đãi, quy trình thủ tục thực hiện ưu đãi mà không quy định thêm lĩnh vực, địa bàn ưu đãi.

Page 66: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

66

CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (Bộ Tài nguyên Môi trường)

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một trong những nguồn vốn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy những năm vừa qua, Chính phủ luôn coi trọng công tác thu hút đầu tư từ nước ngoài, bằng việc quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua việc triển khai xây dựng các cơ chế chính sách, đặc biệt là chính sách đất đai. Tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chứng minh khả năng thu hút vốn FDI có mối liên quan chặt chẽ với việc đổi mới chính sách đất đai, đã mang lại những hiệu quả tích cực đối với thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam qua đó thúc đẩy kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

1. Ban hành chính sách đất đai đối với thu hút FDI Năm 1987 Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật

đất đai 1988 đã có những quy định đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Điều 50 quy định “Việc giao đất cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên doanh, hợp tác của Việt Nam và nước ngoài để sử dụng do Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định”. Điều 51 quy định “tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên doanh, hợp tác của Việt Nam và nước ngoài được giao đất để sử dụng phải tuân theo các quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế ký kết giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế có quy định khác”. Luật Đất đai năm 1993 (Chương V) và Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất ở Việt Nam năm 1994 (12 Điều) đã có những quy định cụ thể mang tính ổn định cho môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài có quyền: Hưởng kết quả đầu tư trên đất; thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã đầu tư, xây dựng trên đất đó tại “các ngân hàng của Nhà nước, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập” để vay vốn sản xuất trong thời hạn thuê đất; trường hợp được phép đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng và cho thuê lại tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thì có quyền cho các chủ đầu tư thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ Việt Nam; hưởng lợi ích của công trình công cộng về bảo vệ, cải tạo đất; được Nhà

Page 67: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

67

nước Việt Nam bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp; khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp; được ưu tiên xem xét việc tiếp tục thuê đất khi hết thời hạn, nếu có nhu cầu,… Luật Đất đai 2003 đã mở rộng nhiều quyền cho các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể như: được lựa chọn hình thức thuê đất, đặc biệt là thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước); được thuê đất từ nhiều chủ thể khác nhau; các dự án có 100% vốn nước ngoài đều được áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất,… Ngoài ra, các chính sách đất đai đối với FDI còn được hướng dẫn, quy định cụ thể trong một số văn bản dưới Luật khác như: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. Để thực hiện chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trong đó có FDI, pháp luật đất đai cũng có những điều chỉnh, bổ sung, cụ thể như: Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 123/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư; Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Nghị định số 121/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước,… 2. Tác động của chính sách đất đai đối với thu hút FDI 2.1. Tác động tích cực

Theo quy định hiện hành, các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm thực hiện đã làm cho người sử dụng đất gắn bó hơn với đất đai, yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh để tăng hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Thị trường bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất đã tạo lập được cơ chế hoạt động, phát triển tương đối đồng bộ. Chính sách tài chính đất đai từng bước được hoàn thiện theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường, đưa

Page 68: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

68

đất đai trở thành nguồn nội lực, nguồn vốn để phát triển đất nước. Chính sách đất đai nói chung mà chủ yếu là Luật Đất đai năm 2003 đã

quy định áp dụng cơ chế một giá đất phù hợp với giá đất trên thị trường trong điều kiện bình thường; xoá bỏ cơ chế “xin - cho” về đất tạo điều kiện cho thị trường chuyển quyền sử dụng đất hoạt động, thu hút vốn đầu tư của toàn xã hội và vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở đô thị cũng như nông thôn; hình thành hệ thống quản lý công khai, minh bạch trên cơ sở hệ thống đăng ký đất đai thống nhất và các trình tự thủ tục hành chính rất rõ ràng; công khai hoá từ khâu quy hoạch sử dụng đất, cách tiếp cận quỹ đất để thực hiện dự án đầu tư, trình tự bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng; xử lý đúng bản chất giá trị của việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư và quyền lợi của người bị thu hồi đất, tạo được cơ chế bình đẳng thực sự giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong thực hiện các dự án phát triển bất động sản nhà ở. Cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất đã từng bước hạn chế được bất cập trong việc giao đất; bảo đảm công khai và minh bạch. Sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tài chính đất đai với chính sách đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã giải quyết những vướng mắc về lợi ích giữa nhà nước với nhà đầu tư; ổn định chi phí về đất đối với doanh nghiệp. Số liệu thống kê tình hình sử dụng đất có vốn đầu tư nước ngoài thời kì 2000-2010 cụ thể như sau: Tổng diện tích đất có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng từ 35.068 ha năm 2005 lên 55.788 ha vào năm 2010, trong đó có 36.530 ha đất do các nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài. Bao gồm: đầu tư vào các khu công nghiệp năm 2000 là 4.285 ha, đến năm 2005 tăng lên 5.196 ha và đến năm 2010 tăng mạnh đạt 12.317 ha; đầu tư vào đất ở tại đô thị năm 2000 chỉ có 1 ha, nhưng đến năm 2005 đã đạt con số 405 ha và năm 2010 là 437 ha; đầu tư vào các cơ sở sản xuất kinh doanh: năm 2000 là 1.483 ha, năm 2005 đạt 4.768 ha và năm 2010 là 6.551 ha, chi tiết tại bảng dưới đây:

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

STT

Hạng mục Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

I Đất nông nghiệp 45.104 66,07 20.920 59,66 30.669 54,97 II Đất phi nông nghiệp 10.095 14,79 13.961 39,81 25.046 44,89

Trong đó: 1 Đất ở tại đô thị 1 405 1,16 437 0,78

Page 69: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

69

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

STT

Hạng mục Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

2 Đất khu công nghiệp 4.285 6,28 5.196 14,82 12.317 22,08 3 Đất cơ sở sản xuất

kinh doanh 1.483 2,17 4.768 13,60 6.551 11,74

2.2. Hạn chế Bên cạnh những tác động tích cực thì chính sách đất đai vẫn tồn tại những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI, cụ thể như sau: - Về giao đất, cho thuê đất: quy định hiện nay chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được quyền lựa chọn hình thức thuê đất là chưa bình đẳng trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời khó khăn trong việc xử lý cơ chế tài chính khi nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở để bán. - Công tác thu hút đầu tư chậm do thiếu quỹ đất “sạch” hoặc tiến độ giải phóng mặt bằng khó khăn kéo dài, nên tỷ lệ giải ngân vốn đăng ký ở nhiều địa phương còn thấp. Bên cạnh đó việc triển khai các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án còn hạn chế. - Pháp luật hiện nay chưa cho phép nhà đầu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại ngân hàng ở nước ngoài, điều này cũng khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với trường hợp doanh nghiệp đầu tư lớn cả về giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, rất cần vốn để mở rộng sản xuất. Vấn đề này cũng làm hạn chế thu hút dòng tài chính từ các tổ chức tín dụng nước ngoài vào Việt Nam. 3. Hướng đổi mới chính sách đất đai nhằm thu hút đầu tư FDI Những điểm bất hợp lý, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thu hút FDI đã đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách pháp luật đất đai, cụ thể theo hướng sau: - Bổ sung quy định về việc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc đầu tư xây dựng nhà ở hỗn hợp cả để bán và cho thuê. - Quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tạo quỹ đất “sạch” làm cơ sở để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư

Page 70: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

70

nước ngoài, yên tâm bỏ vốn vào đầu tư trên cơ sở cạnh tranh thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án.

- Nhà đầu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gắn liền với đất tại ngân hàng ở nước ngoài./.

Page 71: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

71

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM

(Bộ Giao thông Vận tải)

Kết cấu hạ tầng giao thông luôn được Chính phủ Việt Nam dành ưu tiên quan tâm đầu tư với phương châm cơ sở hạ tầng giao thông phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Để thực hiện mục tiêu nước ta cơ bản đạt được quy mô và trình độ của nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông “bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn”. Bộ xác định, huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

1) Kết quả phát triển CSHT giao thông trong thời gian qua

Trong thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam phát triển theo chiều hướng khá tích cực, mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Các tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt chính yếu đã được đầu tư nâng cấp kết hợp tăng cường công tác quản lý, bảo trì, nâng cao đáng kể năng lực thông qua. Hệ thống cảng biển và cảng hàng không từng bước được mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới đáp ứng tốc độ tăng trưởng vận tải bình quân tăng trên 10%/năm. Nhiều công trình quan trọng cấp thiết phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước như: Đường bộ cao tốc tại các vùng kinh tế trọng điểm, trục Bắc Nam, đường vành đai đô thị, cảng hàng không quốc tế, cảng biển lớn đã và đang được triển khai xây dựng. Giao thông đô thị từng bước được mở mang cùng với việc phát triển vận tải hành khách công cộng. Hệ thống giao thông địa phương cũng đã được các tỉnh, thành phố quan tâm đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Cụ thể trong từng lĩnh vực như sau:

a) Lĩnh vực hàng hải:

Hạ tầng giao thông đường biển được đầu tư cơ bản, hoàn thành nâng cấp giai đoạn 1 các cảng biển tổng hợp quốc gia chủ yếu như: Cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng, cảng Vũng Áng, cảng Tiên Sa – Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn, cảng Sài

Page 72: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

72

Gòn, cảng Bà Rịa – Vũng Tầu, cảng Cần Thơ và hoàn thành nâng cấp một số cảng địa phương. Năng lực thông qua cảng biển đã tăng gần 3 lần từ 110 triệu tấn năm 2000 lên 300 triệu tấn vào năm 2010. Đang triển khai xây dựng cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải, đầu tư xây dựng luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu cho cảng Cần Thơ, chuẩn bị triển khai cảng Lạch Huyện…

b) Lĩnh vực hàng không:

Thời gian qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Cam Ranh, các cảng hàng không nội địa Phù Cát, Côn Sơn, Vinh, Điện Biên Phủ, Pleiku, Đồng Hới, Liên Khương đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu, nâng năng lực hành khách thông qua các cảng hàng không từ 4,9 triệu khách năm 2000 lên 41,8 triệu khách năm 2010. Bộ Giao thông vận tải đang triển khai xây dựng Nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, chuẩn bị đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành,…

c) Lĩnh vực đường bộ: Hạ tầng giao thông đường bộ được quan tâm đầu tư, nâng cấp một bước

rất cơ bản hệ thống quốc lộ. Bước đầu xây dựng được gần 150 km đường cao tốc và tiền cao tốc như Tp. HCM – Trung Lương, Láng – Hoà Lạc, Nội Bài - Bắc Ninh, Pháp Vân – Cầu Giẽ; đang triển khai xây dựng một số tuyến cao tốc: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây; đã xác định nguồn vốn, hiện đang chuẩn bị thủ tục để khởi công một số tuyến cao tốc và đang tích cực kêu gọi vốn đầu tư cho một số tuyến.

d) Lĩnh vực đường sắt Hệ thống giao thông đường sắt hiện có đã từng bước được cải tạo nâng

cấp, nâng cao tính an toàn và rút ngắn thời gian chạy tàu từ 42h xuống còn 29h trên tuyến đường sắt Thống Nhất, 10 giờ xuống còn 8 giờ trên tuyến Hà Nội - Lào Cai; hiện đang triển khai dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

e) Lĩnh vực đường thủy nội địa: Đã hoàn thành nâng cấp 2 tuyến đường thuỷ phía Nam TP. HCM – Cà

Mau, TP HCM – Kiên Lương, vận tải thủy phục vụ thủy điện Sơn La, tuyến vận tải thủy Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên; các tuyến sông chính yếu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng cũng từng bước được cải tạo, tăng cường quản lý bảo trì đáp ứng tốt hơn nhu cầu chạy tàu…

Nhìn chung, vốn đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian vừa qua, chủ yếu từ nguồn vốn ODA, Ngân sách Nhà nước, trái phiếu

Page 73: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

73

Chính phủ. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đầu tư vào hạ tầng giao thông của Việt Nam còn rất hạn chế, chưa đồng đều và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng và khai thác cảng biển. Hiện tại ở Việt Nam đã có 9 dự án liên doanh với nước ngoài đầu tư xây dựng và vận hành cảng biển với tổng vốn đầu tư khoảng 1,7 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 50%.

2) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới

Chính phủ Việt Nam đã xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược giai đoạn 2010-2020.

Nghị Quyết số 16/NQ của Chính phủ về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã chỉ rõ “Định hướng phát triển hạ tầng giao thông” như sau:

- Về đường bộ, ưu tiên đầu tư nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A, hoàn thành phần lớn vào năm 2015 và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020. Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có hạ tầng yếu kém trên tuyến đường ven biển gắn với đê biển. Nối thông tuyến đường biên giới phía Bắc, phía Tây, Tây Nam. Nâng cấp một số tuyến giao thông hành lang kinh tế Đông Tây.

Ưu tiên đầu tư trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng. Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành khoảng 600 km và đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc.

- Về đường sắt, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có. Nghiên cứu đầu tư mới tuyến đường sắt khổ 1,435 m nối Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Vũng Tàu. Phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Về đường thuỷ nội địa, nâng cấp các tuyến đường thuỷ nội địa chính; Ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến ở đồng bằng Sông Cửu Long kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái Bình.

- Về cảng biển quốc gia, ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại hai cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa -

Page 74: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

74

Vũng Tàu); khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hoà).

- Về cảng hàng không, ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại 5 sân bay quốc tế. Huy động nguồn vốn ODA và khuyến khích hợp tác công tư để đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành.

Để thực hiện được chiến lược, nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Trong điều kiện ngân sách nhà nước khó khăn, Chính phủ Việt Nam chủ trương tăng cường huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ mọi thành phần kinh tế trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh huy động vốn rất quan trọng.

3) Những thách thức trong thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam

- Thể chế chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện, nhất là các văn bản hướng dẫn triển khai dự án huy động vốn theo hình thức hợp tác đối tác công – tư (PPP). Việc lựa chọn nhà đầu tư chưa bài bản. Do vậy, nhà đầu tư còn e ngại tính minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư.

- Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát tăng cao, giá cả biến động dẫn đến rủi ro cao đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông yêu cầu vốn đầu tư lớn, hiệu quả tài chính thấp, đòi hỏi ngân sách tham gia lớn, trong khi Ngân sách Nhà nước hạn hẹp, việc huy động vốn cho các dự án lớn rất chậm dẫn đến nhiều nhà đầu tư đề xuất các cơ chế vượt quá quy định của pháp luật.

- Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, chi phí giải phóng mặt bằng lớn, tiến độ GPMB chậm, kéo dài ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của dự án.

4. Kiến nghị

Nhằm khuyến khích, tạo lòng tin, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các dự án phát triển hạ tầng giao thông tại Việt Nam, Bộ GTVT kiến nghị:

- Về pháp luật: Sớm hoàn chỉnh thể chế, chính sách nhất là thể chế triển khai các dự án theo hình thức hợp tác đối tác công – tư PPP nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào phát triển kết hạ tầng giao thông.

- Về tổ chức thực hiện:

Page 75: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

75

+ Tăng cường sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành với các nhà tài trợ trong quá trình huy động vốn và triển khai thực hiện các dự án, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tìm kiếm các nguồn vốn để triển khai các dự án theo hình thức hợp tác đối tác công – tư (PPP) – đây là hình thức huy động vốn cơ bản trong giai đoạn tới.

+ Trong quá trình tái cơ cấu đầu tư công, Chính phủ cần có phương án vốn đặc biệt tham gia vào các dự án lớn có tính lan tỏa, kịp giải quyết tình trạng ùn tắc và nâng cao năng lực thông qua của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

+ Cần có những cải tiến cơ bản trong công tác giải phóng mặt bằng để các địa phương có thể bàn giao nhanh mặt bằng cho nhà đầu tư để triển khai dự án.

Page 76: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

76

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

(Bộ Khoa học Công nghệ)

Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN), đến nay đã qua 25 năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một kênh thu hút vốn quan trọng để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với mục tiêu thu hút vốn đầu tư, FDI được đánh giá là kênh quan trọng để thu hút công nghệ từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến vào Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ của toàn nền kinh tế.

1. Về ban hành các cơ chế, chính sách đối với hoạt động FDI trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, ngay từ những năm đầu tiên thực hiện chính sách đổi mới, Đảng và Nhà nước đã coi FDI là một kênh quan trọng để thu hút không chỉ vốn đầu tư mà kèm theo nó là thu hút công nghệ, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại vào Việt Nam. Chính vì vậy, ngay sau khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 1987, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam ngày 05/12/1988. Năm 1995 Bộ Luật Dân sự trong đó có Chương 6, phần thứ III quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ (CGCN) đã đánh dấu sự nhìn nhận, đánh giá vai trò quan trọng của Đảng và Nhà nước đối với FDI trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghê và Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghê (sửa đổi), trong đó đã bãi bỏ hình thức phê duyệt Hợp đồng CGCN, chuyển sang hình thức đăng ký Hợp đồng CGCN. Đồng thời, trong thời gian này Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các Thông tư số 28/TT-QLKH ngày 22/01/1994 và Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN ngày 30/12/2005 hướng dẫn một số điều của các Nghị định nói trên.

Các quy định pháp luật thời gian này đã thường xuyên được cập nhật, bổ sung sửa đổi để đáp ứng được yêu cầu tăng tính tự chủ của doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động CGCN của Nhà nước.

Page 77: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

77

Năm 2006, Luật Chuyển giao công nghệ được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Lần đầu tiên hoạt động CGCN đã được Luật hóa, là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất từ trước đến nay và được đánh giá là rất thông thoáng, tạo cho các tổ chức, cá nhân tính tự chủ cao nhất trong quá trình đàm phán, thương thảo, ký kết và thực hiện CGCN. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

Luật CGCN đã có nhiều điểm mới cơ bản so với các văn bản quy phạm pháp luật về CGCN trước đây:

- Ban hành ba Danh mục: Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.

- Không khống chế mức phí thanh toán tối đa cho CGCN.

- Không quy định thời hạn tối đa của Hợp đồng CGCN.

- Quy định về ngôn ngữ Hợp đồng và Luật áp dụng phù hợp hơn với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế về khoa học và công nghệ.

Luật quy định trong trường hợp CGCN thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, các bên tham gia giao kết Hợp đồng CGCN có quyền tự nguyện đăng ký để hưởng ưu đãi theo quy định pháp luật.

Đồng thời Luật Công nghệ cao năm 2008 được ban hành quy định các chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao. Theo đó, các doanh nghiệp công nghệ cao, dự án ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định pháp luật.

2. Thành tựu đổi mới và chuyển giao công nghệ trong 25 năm qua

Cùng với việc cung cấp nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, FDI đã góp phần thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Đặc biệt, trong các lĩnh vực: dầu khí, giao thông, xây dựng, cơ khí chế tạo, điện tử - viễn thông - tin học, dệt may - giầy dép đã đạt được một số kết quả tốt đẹp.

Thông qua FDI, trình độ công nghệ sản xuất trong nước đã được nâng cao một cách rõ rệt so với thời kỳ trước đây. Một số ngành đã tiếp thu được công

Page 78: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

78

nghệ tiên tiến với trình độ hiện đại của thế giới như: Bưu chính - Viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường, … Đồng thời, trong thời gian qua hầu hết các doanh nghiệp trong nước đã đổi mới hoặc nâng cấp các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Thông qua FDI, đã thu hút nhiều công nghệ mới, tiên tiến, sản xuất ra các sản phẩm mới mà trước đây ở Việt Nam chưa có. Việc CGCN từ nước ngoài thông qua FDI đã hạn chế đến mức tối đa việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực: dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng mới, hàng điện tử gia dụng, phương tiện giao thông,… Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, với hình thức, mẫu mã đẹp đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài như các sản phẩm điện tử, cơ khí, chế tạo,…

Nhiều doanh nghiệp FDI đã tổ chức sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao, xuất khẩu gần 100% sản phẩm ra thị trường nước ngoài thuộc các lĩnh vực điện tử, quang cơ - điện tử như Công ty TNHH Nidec Tosok, Muto, Nissei,… Có doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu - phát triển như Công ty TNHH Renesas Việt Nam với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và thiết kế các phần cứng (vi mạch) và các phần mềm chức năng cho IC bán dẫn (Mạch tích hợp),…

Nhiều doanh nghiệp trong nước, do thúc ép của thị trường cạnh tranh ngày càng cao được tạo ra bởi các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI đã cố gắng đổi mới công nghệ bằng việc nhập các thiết bị và công nghệ mới để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không thua kém hàng nhập khẩu với một giá cả hợp lý được người tiêu dùng ưa chuộng như các sản phẩm may mặc, giầy da, thực phẩm,….

Những thành tựu đạt được nêu trên đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với thu hút FDI, cũng như chính sách khuyến khích, thu hút công nghệ của nước ngoài để đổi mới công nghệ, góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia.

3. Hoạt động quản lý, giám sát CGCN trong các dự án ĐTNN

Trước khi ban hành Luật CGCN, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vừa chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, việc Nhà nước kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động CGCN là thực sự cần thiết, vì hầu hết các doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) chưa được tiếp cận và

Page 79: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

79

cọ sát trong môi trường cạnh tranh của kinh tế thị trường. Do đó, các quy định như khống chế mức thanh tóan tối đa cho hoạt động CGCN, bắt buụoc phê duyêt hoặc đăng ký Hợp đồng CGCN, … là cần thiết. Các quy định này đã thực sự phát huy tác dụng, góp phần giúp các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh có sử dụng vốn Nhà nước) trong đàm phán, thương thảo Hợp đồng CGCN, tránh được thua thiệt trong CGCN. Thực tế là, đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hạn chế được việc thanh toán phí CGCN cao hơn so với giá trị ban đầu mà phía đối tác đưa ra, như: Hợp đồng CGCN sản xuất đèn hình (picture tube) giữa Orion Electric Co., Ltd. (Hàn Quốc) với Công ty TNHH đèn hình Orion Hanel; Hợp đồng CGCN sản xuất xe máy VMEP Việt Nam; Hợp đồng CGCN sản xuất lốp cao su Inoue Việt Nam,...

Theo số liệu báo cáo của các Sở Khoa học và Công nghệ và đơn vị làm công tác thẩm định thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, tổng số các Hợp đồng CGCN đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận hoặc phê duyệt từ năm 1999 đến tháng 6/2012 trên toàn quốc là 838 hợp đồng. Trong đó, số hợp đồng CGCN thuộc các dự án FDI chiếm trên 50%. Nội dung các hợp đồng CGCN thường tập trung vào việc chuyển giao quy trình công nghệ 82%; bí quyết công nghệ 80 %; trợ giúp kỹ thuật 87%; đào tạo 78%; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 21%,... (trong đó, có nhiều Hợp đồng chuyển giao đồng thời nhiều đối tượng công nghệ nêu trên).

Số liệu thống kê Hợp đồng CGCN các năm còn cho thấy, đa số các Hợp đồng CGCN thuộc các dự án FDI.

Tuy nhiên, so với số lượng các dự án FDI thì số Hợp đồng CGCN được đăng ký/phê duyệt lại chiếm tỷ lệ rất thấp, mà theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia, khoảng trên 90% các dự án FDI là có nội dung công nghệ, nhưng chưa được xem xét đúng mức trong quá trình thẩm định do quy định về hồ sơ ngày càng đơn giản (không có nội dung giải trình về công nghệ trong hồ sơ dự án).

Như đã nói ở trên, Luật CGCN đã ban hành ba Danh mục: Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có Hợp đồng CGCN nào thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao được các bên trình cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

4. Một số tồn tại trong đổi mới và chuyển giao công nghệ

Page 80: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

80

Hoạt động CGCN trong các dự án FDI đã có đóng góp tích cực đối với đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế.

Hoạt động CGCN vẫn còn có một số tồn tại:

- Định hướng thu hút công nghệ cao, công nghệ khuyến khích đầu tư chưa đạt kết quả đặt ra.

Mặc dù các công nghệ chuyển giao vào Việt Nam hầu hết là các công nghệ có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ sẵn có ở Việt Nam, nhưng mới chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực. Các công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI thường là các công nghệ được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư, mà thường không phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ do phía Việt Nam chủ động đưa ra.

Thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp vẫn còn nặng về thành tích lấp đầy diện tích đất công nghiệp, chưa chú trọng vào việc thu hút các dự án có công nghệ cao, công nghệ mới.

- Công tác thẩm định công nghệ chưa được quan tâm đúng mức

Nhà đầu tư thường chú trọng, quan tâm hàng đầu đến lợi ích đầu tư, đầu tư để sinh lợi, nhưng quy định pháp luật lại cho phép nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về nội dung công nghệ. Thực tế qua thẩm định các dự án FDI cho thấy, nội dung giải trình công nghệ thường rất sơ sài (nhiều trường hợp không có giải trình công nghệ), mà công nghệ lại có đặc điểm quan trọng là hàng hóa vô hình. Để lựa chọn công nghệ phù hợp với mục tiêu của dự án, thường phải đưa ra các phương án công nghệ để so sánh, lựa chọn phương án tối ưu, xem xét quy trình công nghệ, trình độ công nghệ, nguồn gốc xuất xứ máy móc, thiết bị, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất,… Nhưng với xu thế đơn giản hóa thủ tục hành chính, hồ sơ dự án đầu tư ngày càng đơn giản, nên cơ quan thẩm định công nghệ không có đủ cơ sở để xem xét, đánh giá. Mặt khác, khi phân cấp đầu tư, hầu hết các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lại không gửi hồ sơ dự án hỏi ý kiến các Sở Khoa học và Công nghệ theo quy định. Do đó, trong trường hợp nhà đầu tư đưa vào máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường,… thì không có cơ chế để ngăn chặn ngay từ đầu, mà phải đợi đến khi hậu kiểm thì không có cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả.

Page 81: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

81

Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận năng lực thẩm định của các Sở Khoa học và Công nghệ còn hạn chế.

- Việc tiếp nhận, học hỏi công nghệ thông qua FDI còn nhiều yếu kém.

Đối với các dự án FDI, việc nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ cho người lao động là rất quan trọng để có thể từng bước tiếp nhận, vận hành và từng bước làm chủ công nghệ. Tuy nhiên, với các liên doanh ta lại chưa chú trọng việc tuyển chọn, đãi ngộ cán bộ, công nhân kỹ thuật trẻ có năng lực để bố trí vào các công đọan sản xuất quan trọng. Việc đào tạo kỹ thuật vẫn còn nặng về lý thuyết, ít thực hành nên khi được tuyển dụng vào làm việc thường phải đào tạo bổ sung. Với những doanh nghiệp đòi hỏi lao động kỹ thuật với số lượng lớn thì lại không tuyển dụng được lao động đáp ứng đủ số lượng và chất lượng. Như trường hợp dự án của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam hiện đang rất khó khăn trong việc tuyển dụng lao động (theo kế hoạch đến năm 2015 cần 28.000 lao động trực tiếp khi đạt doanh thu xuất khẩu 16,5 tỷ USD).

Mới có số lượng rất ít dự án FDI được đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Hoạt động R&D ở các doanh nghiệp FDI mới chỉ ở những công nghệ nhỏ, đơn giản,... hoặc nghiên cứu để cải tiến thích nghi phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nhìn chung, việc khai thác, học hỏi công nghệ thông qua FDI chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Một thực tế phải nhìn nhận là, trong các dự án FDI cũng không quá kỳ vọng vào thu hút các công nghệ cao, công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ chưa được thương mại hóa, vì mục đích của nhà đầu tư khi thực hiện CGCN trong FDI là để tối đa hóa lợi nhuận và có chi phí để đổi mới, thay thế công nghệ.

5. Định hướng chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020, kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua đã đặt ra mục tiêu: “Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 35% trong tổng GDP vào năm 2015 và khoảng 45% trong tổng GDP 2020”. Như vậy, thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Để thực hiện định hướng trên, cần tập trung vào các giải pháp sau:

Page 82: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

82

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư, chuyển giao công nghệ.

Để có thể kiểm soát được công nghệ, tránh việc đưa vào nước ta các công nghệ cũ, lạc hậu, ô nhiễm môi trường, cần sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung của hồ sơ dự án đầu tư. Nội dung giải trình công nghệ, thiết bị phải là nội dung bắt buộc trong các dự án đầu tư, để các cơ quan thẩm định có căn cứ xem xét, đánh giá, thẩm định, ngăn chặn ngay từ đầu các công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu.

Sửa đổi Luật CGCN theo hướng bắt buộc đăng ký Hợp đồng CGC trong trường hợp CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam để có thể kiểm tra, giám sát được nội dung công nghệ sẽ chuyển giao, tránh việc lập Hợp đồng CGCN để hưởng ưu đãi và được tính chi phí CGCN vào chi phí sản xuất hợp lý, nhưng nội dung lại không phải là chuyển giao các đối tượng công nghệ. Đồng thời, thông qua việc đăng ký Hợp đồng để ngăn chặn việc chuyển giao các công nghệ không thích hợp, hoặc tránh việc CGCN trùng lặp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp FDI thành lập bộ phận R&D hoặc xây dựng Trung tâm R&D trong doanh nghiệp. Thực hiện việc trích lợi nhuận trước thuế để lập Quỹ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

- Có chính sách tập trung đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao bao gồm: đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của của các doanh nghiệp công nghệ cao. Cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, gắn việc đào tạo nghề tại các trường đại học, cao đẳng với các doanh nghiệp FDI, cho phép doanh nghiệp công nghệ cao tính chi phí tài trợ cho các trường đại học vào chí phí nghiên cứu R&D.

- Thành lập các Tổ chức dịch vụ CGCN để hỗ trợ doanh nghiệp trong đàm phán, lựa chọn, đánh giá, định giá công nghệ. Kết luận:

Việt Nam là một nước đi sau, có xuất phát điểm về khoa học và công nghệ thấp, việc nhập công nghệ từ các nước phát triển để tận dụng ưu thế của nước đi sau, tiếp cận ngay được những công nghệ tiên tiến để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là tất yếu. CGCN là con đường ngắn nhất để đổi mới công nghệ, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. CGCN thông qua FDI giúp chúng ta tiết kiệm được nguồn lực và đồng thời rút ngắn được thời gian nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và quản lý, kinh doanh, thu hẹp dần khoảng cách về công nghệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Page 83: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

83

Page 84: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

84

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) trong lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành nông nghiệp, góp phần bước đầu thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi các phương thức sản xuất truyền thống bằng các phương thức sản xuất mới quy mô lớn hơn, tiếp thu và áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của hàng hóa nông lâm thủy sản, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. ĐTNN cũng góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, nhất là các dự án có đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu;

Đầu thập kỷ 90, ĐTNN tập trung chủ yếu vào các dự án chế biến gỗ và các loại lâm sản. Từ những năm 1995 đến nay, ĐTNN có sự chuyển hướng sang đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất đường mía, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy, dịch vụ hậu cần kho lạnh, vận chuyển…

Từ năm 2010, Việt Nam đưa ra tiêu chí mới về phân loại lại nhóm ngành, do đó cách dự án ĐTNN chế biến trong lĩnh vực nông lâm thủy sản ghép lại với các dự án ĐTNN chế biến khác. Theo cách phân loại mới số lượng dự án ĐTNN ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp giảm. Tính đến tháng 12/2011, số lượng dự án lũy kế các dự án trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp còn hiệu lực là 495 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 3,2 tỷ USD.

Tính đến 12/2011, Bình Dương là tỉnh thu hút nhiều vốn nhất trong ngành nông nghiệp đồng thời có nhiều dự án nhất, tiếp theo là Lâm đồng và thành phố Hồ Chí Minh. Các tỉnh thành khác có các dự án đầu tư, tuy nhiên với số lượng dự án đầu tư không nhiều và tổng số vốn đăng ký đầu tư không cao.

Đã có 34 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực đầu tư vào lĩnh vực nông lâm thủy sản tại Việt Nam, đứng đầu là Đài Loan. Các đối tác châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan) chiếm gần 55% tổng vốn đăng ký đầu tư. Các đối tác EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có British VirginIslands (10%), Pháp (7%). Các nước Hoa Kỳ, Canada, Úc chiếm tỷ trọng đầu tư nhỏ.

Page 85: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

85

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2011 đạt trên 25 tỷ USD, trong đó nông sản 13,6 tỷ USD, thủy sản 6,11 tỷ USD và lâm sản 4,2 tỷ USD.

2. Những hạn chế, tồn tại và khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Mặc dù tỷ trọng ĐTNN cả nước có xu hướng tăng, nhưng trong thời gian qua dòng vốn ĐTNN vào lĩnh vực nông lâm thủy sản còn hạn chế, quá nhỏ cả về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng ĐTNN của cả nước, chưa xứng với tiềm năng cũng như thế mạnh phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Tỷ trọng ĐTNN vào lĩnh vực nông lâm thủy sản giảm từ 9.4% trong giai đoạn 1988 - 1990 còn 1.6% giai đoạn hiện nay. Mặc dù, trong tổng thể chính sách thu hút ĐTNN, nông nghiệp và PTNT luôn được coi là lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư, song so với hoạt động ĐTNN trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản còn rất hạn chế, tỷ trọng ĐTNN vào nông nghiệp còn thấp, thiếu ổn định và có xu hướng giảm trong khi xu thế ĐTNN vào nông nghiệp của thế giới đang ngày một tăng.

Một số nguyên nhận chính dẫn đến tồn tại và hạn chế ĐTNN vào ngành nông nghiệp, đó là:

- Đầu tư vào nông nghiệp mang tính rủi ro cao, chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, bệnh dịch, sử dụng nguồn lực đất đai lớn;

- Đầu tư vào nông nghiệp có lợi nhuận thấp, tốc độ và thời gian thu hồi vốn chậm. Hiện nay có một thực trạng đó là Nhà ĐTNN không đầu tư và sản xuất kinh doanh mà tập trung vào xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận đươc nhiều dự án có vốn nước ngoài xin ý kiến thẩm tra hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho thành lập công ty với mục tiêu hoạt động là xin quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền bán buôn bán lẻ các hàng hóa mã HS nông nghiệp, các dự án ĐTNN vào sản xuất nông lâm thủy sản rất ít);

- Nông nghiệp của ta còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, ruộng đất manh mún, đầu tư phân tán, thiếu tính chuyên môn, mâu thuẫn với lực lượng sản xuất mới đòi hỏi một nền sản xuất công nghiệp có năng suất cao, sản xuất tập trung và đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường quốc tế;

- Công tác vấn động xúc tiến ĐTNN lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa có hiệu quả, thiếu cả về nguồn lực và kinh phí để triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, chưa kết nối toàn quốc và danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư trong ngành;

- Định hướng thu hút chính sách ĐTNN vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và phát triển nông thôn chưa đồng bộ và thiếu rõ ràng, chưa thực sự hấp dẫn Nhà đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp.

Page 86: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

86

3. Nhận định về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn tới:

Tuy còn có những thách thức và khó khăn đối với ĐTNN vào ngành nông nghiệp, nhưng phải khẳng định rằng khả năng thu hút nguồn vốn ĐTNN vào nông nghiệp là rất cao và khả quan bởi vì Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh đồng thời hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh việc Việt Nam có các lợi thế về tự nhiên, con người, dân số đông, sức mua lớn, Việt Nam đang là nước phát triển, ổn định về chính trị. Việt Nam được thế giới biết đến như là một quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu trên thế giới (gạo, cao su, cà phê, chè, tiêu, điều, thủy sản, sản phẩm gỗ…) và hiển diện ở trên 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trong hơn 2 thập kỷ qua, năm 2011 kim ngạch xuất khâu nông lâm thuỷ sản đạt trên 25 tỷ USD với gần chục mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Về mặt chính sách, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống chính sách để tạo điều kiện thuận lợi việc thu hút ĐTNN đặc biệt nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn được coi là lĩnh vực khuyến khích. Gần đây chúng ta đã ban hành Nghị quyết 26 NQ-TW-về Nông nghiệp Nông thôn Nông dân và Chương trình nông thôn mới sẽ tạo thuận lợi thu hút nguồn vốn ĐTNN vào nông nghiệp. Tiếp theo Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và PTNT như Nghị định 61/2010//NĐ-CP, Nghị định về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Nghị định 41/2010/NĐ-CP Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo thêm nhiều động lực thu hút nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Giai đoạn hiện nay Việt Nam bước vào giai đoạn thực thi mạnh mẽ các cam kết quôc tế do đó môi trường pháp lý minh bạch hơn, bình đẳng hơn, mức độ mở cửa cao hơn. Do vậy Việt Nam đang trở thành địa điểm hấp dẫn đối với các Nhà ĐTNN, làn sóng đầu tư vào Việt Nam đang gia tăng đặc biệt, trong đó có kể đến cả ĐTNN cho ngành nông nghiệp.

4. Phương hướng, giải pháp thu hút và quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có hiệu quả hơn trong giai đoạn tới 2020:

Định hướng ưu tiên kêu gọi ĐTNN vào ngành nông lâm thủy sản trong thời gian tới của Bộ là tập trung vào dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đất đai; tăng cường liên kết các doanh nghiệp trong nước; thu hút đầu tư vào ngành công

Page 87: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

87

nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản nhất là bảo quản sau thu hoạch nhằm tăng sức cạnh tranh, giá trị gia tăng cũng cho các sản phẩm và khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu;

Về chính sách, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2010/NĐ-CP quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, có hiệu lực từ ngày 25/7/2010. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước về đất đai, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường, hỗ trợ dịch vụ tư vấn, áp dụng khoa học công nghệ và hỗ trợ về cước phí vận tải. Đồng thời theo Nghị định này, Chính phủ cũng ban hành danh mục 28 lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa thành nội dung, nhiệm vụ để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ. Theo Chương trình hành động này:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ ngành xây dựng Đề án thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020. Đề án này sẽ được xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào Quý 3/2013;

- Trong năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành tổng kết kinh nghiệm qua mô hình đầu tư thí điểm Đối tác công tư được thành lập giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 15 Tập đoàn quốc tế trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Thế giới, qua đó xây dựng Đề án cơ chế đầu tư công tư trong nông nghiệp. Đề án này sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào Quý 3/2013;

- Bộ đang chỉ đạo xây dựng Danh mục dự án kêu gọi ĐTNN vào ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015. Danh mục này sẽ được sử dụng cho công tác xúc tiến đầu tư kêu gọi ĐTNN vào ngành nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Hoàn thiện các văn bản pháp lý theo hướng thông thoáng, minh bạch hoá, đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cao nhất cho các Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực nông lâm thủy sản;

- Bên cạnh việc thu hút ĐTNN vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng rất chú trọng đến đa dạng

Page 88: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

88

hóa các hình thức đầu tư khác trong đó có đầu tư công tư. Bộ luôn khuyến khích các địa phương, giới doanh nhân và các đối tác phát triển tham gia tích cực vào chủ động hơn nữa vào các hoạt động đầu tư, tư vấn kỹ thuật, góp ý xây dựng chính sách, tạo điều kiện tốt hơn nữa để nông dân tham gia hiệu quả hơn vào các hoạt động sản xuất và phát triển với sự hỗ trợ hiệu quả của Nhà nước;

5. Một số kiến nghị đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Tăng vốn xúc tiến ĐTNN vào ngành nông nghiệp và PTNT;

- Rà soát đánh giá lại ĐTNN trong ngành nông nghiệp và PTNT để đề xuất các cơ chế và chính sách phù hợp;

- Tăng cường công tác thông tin, thống kê, thống nhất biểu mẫu liên kết giữa các Bộ và các Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh và thành phố, Khu Công nghiệp, Khu chế xuất…;

- Chế độ báo cáo cần được cải thiện và tăng cường./.

Page 89: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

89

CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

(Văn phòng Chính phủ )

_______________________________________________________

1. Công tác cải cách TTHC được quan tâm triển khai thực sự từ năm 1994 với việc ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ về cải cách một bước TTHC trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Từ đó đến nay, công tác cải cách TTHC đã trải qua 05 năm (1994-1999) triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/CP, 10 năm (2000-2010) triển khai thực hiện Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai oạn 2001 - 2010, đặc biệt là Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30), và từ năm 2011 đến nay là triển khai thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát TTHC.

Với việc được xác định là "khâu đột phá của cải cách hành chính"1, công tác cải cách TTHC của Chính phủ đã đạt được những chuyển biến biến tích cực:

Về công khai, minh bạch các quy định về TTHC: Chúng ta đã xây dựng được bộ TTHC thuộc 4 cấp chính quyền để công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC với hơn 5400 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền được quy định trong tổng số trên 9.000 văn bản pháp luật. Đồng thời, tại cơ quan, đơn vị hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, các TTHC thuộc phạm vi giải quyết cũng được niêm yết, công khai TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tìm hiểu, tuân thủ quy định về TTHC và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động tiếp nhận, giải quyết TTHC của cán bộ, công chức nhà nước. Các quy định mới về TTHC được các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Văn phòng Chính phủ thường xuyên cập nhật. Hiện nay dữ liệu được công khai tại CSDLQG là 102.911 hồ sơ TTHC và 9.855 hồ sơ văn bản có liên quan, trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố, công khai 52 TTHC thuộc lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC số lượng truy cập để khai thác CSDLQG ngày càng tăng, chỉ trong Quý II/2012 số lượng truy cập là hơn 560 nghìn lượt.

Rà soát, đơn giản hóa quy định TTHC: Thực hiện Đề án 30, với nỗ lực “Chung tay cải cách TTHC”, 24 Bộ, ngành, cơ quan và 63 địa phương đã trình Chính phủ ban hành 25 Nghị quyết phê duyệt phương án đơn giản hóa hơn 4700 TTHC. Trong số 25 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC có 02

Page 90: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

90

Nghị quyết đề cập đến nội dung đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư6. Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2012, Bộ, ngành, cơ quan đã hoàn thành việc ban hành văn bản hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành để đơn giản hóa 3.032 TTHC (đang trình cấp có thẩm quyền ban hành VBQPPL để đơn giản hóa 632 TTHC). Điển hình ở một số lĩnh vực sau:

+ Lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày tháng 4 năm 2010 về đăng ký kinh doanh, Chính phủ đã quy định thống nhất quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong cùng một thủ tục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp, tạo điều kiện đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện.

+ Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Đầu tư, thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, trong đó thủ tục quản lý hoạt động dự án đầu tư đã chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm và bãi bỏ hàng loạt các quy định mang tính xin – cho. Kết quả cải cách đã góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

+ Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sau nhiều cải cách hiện đã cho phép doanh nghiệp có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh nội địa; rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, giảm thời gian đi lại, chờ đợi và chi phí cho doanh nghiệp; doanh nghiệp được tự kê khai, áp giá, áp thuế suất và tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hải quan chỉ kiểm tra lại và điều chỉnh khi cần thiết.

+ Trong lĩnh vực thuế, một số nội dung đơn giản hóa nổi bật đã được thực thi, như: đổi mới cơ chế kê khai, nộp thuế theo hướng bãi bỏ cơ chế thông báo thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 để áp dụng thí điểm cho cơ sở kinh doanh tự tính, tự khai và tự nộp thuế. Thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA giảm xuống không quá 03 ngày. Thời hạn doanh nghiệp nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được giãn từ 60 ngày lên 90 ngày sau khi hết năm. Đặc biệt, thực hiện Đề án 30 và việc ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, ngành thuế đã áp dụng hình thức khấu trừ, phân loại đối tượng kê khai và nộp thuế, giảm bớt tần suất thực hiện, cụ thể như đối với nhóm thủ tục khai thuế tài nguyên của đơn vị thu mua khai và nộp thuế thay cho đơn vị khai thác tài nguyên đã được quy định kê khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh và không phải khai quyết toán quy định cho phép các doanh nghiệp được tự in hóa đơn và chỉ thực hiện thông báo với Bộ Tài chính khi phát hành và sử dụng mẫu hóa đơn tự in…

6 Chương trình thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8, khoá VII của Chính phủ. Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2010.

Page 91: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

91

Kết quả cải cách TTHC trong các lĩnh vực nêu trên đã tác động tích cực đến môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư ở Việt Nam, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

- Công tác đánh giá tác động quy định TTHC: Theo Nghị định số

63/2010/NĐ-CP về kiểm soát TTHC, quy định TTHC được kiểm soát ngay từ khâu dự thảo VBQPPL có quy định về TTHC. Thực hiện quy định này, các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai đánh giá tác động quy định về TTHC tại các dự án, dự thảo VBQPPL, nhằm nâng cao chất lượng quy định TTHC theo các tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp và chi phí tuân thủ thấp nhất7.

Có thể khẳng định rằng cải cách TTHC trong những năm qua đã đạt được những chuyển tích cực, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án 30 và kiểm soát TTHC. Nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức nhà nước về TTHC và cải cách TTHC đã được nâng cao. Các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã tham gia một cách tích cực trong quá trình rà soát các TTHC hiện hành và phản biện các quy định mới về TTHC với tư cách là đối tượng chịu tác động. Cộng đồng quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc thực hiện công tác cải cách TTHC, nhất là về kết quả đơn giản hóa TTHC và thực hiện công khai minh bạch TTHC thuộc tất cả các lĩnh vực ở các cấp chính quyền trên cả nước.

2. Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, công tác cải cách TTHC vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, như:

- Quy định TTHC còn thiếu tính đồng bộ, nhiều quy định về TTHC chưa đạt yêu cầu về tính rõ ràng, minh bạch, nhất là các quy định về yêu cầu, điều kiện của TTHC. Nhiều văn bản có quy định TTHC nhưng không xác định rõ các bộ phận tạo thành thủ tục, dẫn đến khó công bố, công khai và áp dụng trên thực tế. Một số quy định về TTHC vẫn còn mang dấu ấn của cơ chế quản lý cũ, rườm rà, phức tạp, không phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Việc rà soát, đánh giá TTHC còn nặng tính hình thức, chưa khoa học, thiếu khách quan... Do đó, công tác phát hiện, đề xuất loại bỏ hoặc sửa đổi TTHC chưa thật sự hiệu quả.

- Nhiều cơ quan Nhà nước chưa chấp hành đúng các quy định về việc tiếp nhận và giải quyết công việc, vẫn còn tình trạng gây khó khăn, phiền hà cho

7 Trong quý II/2012, Bộ, ngành, địa phương đã đánh giá tác động, tham gia ý kiến đối với 602 TTHC quy định tại 144 dự thảo VBQPPL (tăng 244 TTHC so với quý /2012), riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đánh giá tác động quy định TTHC tại 02 dự thảo nghị định và 01 dự thảo thông tư

Page 92: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

92

người dân, doanh nghiệp chưa bố trí cán bộ có phẩm chất, đủ trình độ làm công việc tiếp nhận và giải quyết công việc. Không ít công chức có thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ. Vì vậy, tâm lý ngại tiếp xúc với cơ quan hành chính nhà nước của người dân vẫn chưa được cải thiện.

3. Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư làm ăn tại Việt Nam, công tác cải cách TTHC trong thời gian tới cần tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:

- Hoàn thành việc thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC đã được thông qua tại 25 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC. Bên cạnh đó, các Bộ, địa phương được giao nhiệm vụ rà soát TTHC trọng tâm năm 2012 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ nhiệm vụ rà soát, đảm bảo mục tiêu cắt giảm tối thiểu 30% chi phí tuân thủ TTHC.

- Nghiêm túc thực hiện việc cập nhật các quy định mới về TTHC vào CSDLQG và thực hiện niêm yết công khai TTHC, nội dung và địa chỉ tiếp nhận PAKN tại cơ quan hành chính các cấp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương phát huy tinh thần, thái độ tận tụy, trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết TTHC bằng các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa công sở; nghiên cứu đề xuất chế độ phụ cấp hợp lý để có thể khuyến khích, động viên cán bộ, công chức có đạo đức, có năng lực thực hiện công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC cho công dân…

- Riêng đối với TTHC trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, đề nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định TTHC tại Luật Đầu tư trên cơ sở rà soát, đánh giá đầy đủ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, nhất là những vướng mắc, bất cập của các quy định về điều kiện đầu tư, thủ tục đầu tư được quy định tại Luật và các văn bản pháp luật có liên quan, như Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bất động sản… bảo đảm khuyến khích FD đầu tư mạnh vào các ngành nông, lâm, thủy sản, công nghiệp nhẹ, đồ điện, điện tử gia dụng, công nghệ phần mềm và các ngành công nghiệp phụ trợ… Đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện quy định TTHC đáp ứng yêu cầu khuyến khích FD đầu tư tạo hàng xuất khẩu trong các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, trong đó chú trọng rà soát, đơn giản hóa các thủ tục liên quan theo hướng tạo thuận lợi hóa thương mại, như: thủ tục hải quan đối với hàng nhập sản xuất để xuất khẩu, các TTHC liên quan đến bảo lãnh thuế, hoàn thuế, thủ tục về hàng hải…

Cải cách TTHC được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính. Trong bối cảnh kinh tế trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ đã nêu, chúng ta càng phải nỗ lực hơn nữa tiếp tục đẩy mạnh thực

Page 93: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

93

hiện cải cách TTHC để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tích cực tham gia cùng các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam để cải cách, đơn giản hóa các quy định TTHC với tinh thần “Chung tay cải cách TTHC”./.

Page 94: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

94

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KCN, KKT ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

(Bài viết của đ/c Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Phát triển KCN, KCX là định hướng chính sách quan trọng của Đảng và

Nhà nước ta. Chủ trương của Đảng qua các thời kỳ đều xác định vai trò của KCN, KCX là một trong những nền tảng của công cuộc công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực tế đóng góp của hệ thống các KCN, KCX vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong hơn 20 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương và mô hình KCN, KCX. Tính đến 9/2012, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 80.100 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 45.100 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; được phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các Vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa phương từng bước phát triển.

Từ bài học thành công của các KCN, KCX, trong những năm gần đây nước ta đã từng bước hình thành hệ thống các KKT ven biển. Trải qua 9 năm phát triển các KKT ven biển đang từng bước thể hiện vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng. Tính hết tháng 9/2012, trên cả nước đã có 15 KKT ven biển được thành lập với tổng diện tích 697.800 ha, trong đó 10% diện tích đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại là các ngành tạo ra giá trị sản xuất cho KKT ven biển.

Mục tiêu hàng đầu của các KCN, KKT đã đặt ra ngay từ giai đoạn đầu phát triển là thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Đến nay, về cơ bản, các KCN, KKT đã thực hiện tốt mục tiêu này thể hiện qua những kết quả thu hút FDI chủ yếu sau đây: Một, KCN, KKT đã huy động được lượng vốn FDI lớn trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Trong 20 năm qua, các KCN, KCX đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối tháng 9/2012, các KCN, KCX đã thu hút được 4.300 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 64,8 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 32,7 tỷ USD, bằng 51% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KCN, KCX chiếm từ 40-45% tổng vốn

Page 95: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

95

FDI đăng ký tăng thêm của cả nước, trong đó các dự án FDI về sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2012, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký vào các KCN, KCX đạt 4,43 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong thời gian qua, việc thu hút vốn đầu tư vào KKT ven biển bước đầu đạt những kết quả khả quan. Luỹ kế đến nay, các KKT ven biển đã thu hút được 144 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 38,4 tỷ USD. Trong đó, một số dự án lớn và quan trọng tại KKT Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Chu Lai, Hải Phòng như nhà máy lọc dầu số 2, khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương , nhà máy cơ khí nặng Dossan, nhà máy sản xuất động cơ ô tô Hyundai Trường Hải. Các dự án sản xuất kinh doanh trong KKT đã lấp đầy 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong KKT ven biển. Hai, đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KKT trong đó có đầu tư nước ngoài đã tạo ra một mạng lưới các công trình kết cấu hạ tầng có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước.

Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của 283 KCN khoảng 10 tỷ USD, trong đó có 36 KCN do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD (trên 20% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký). Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng KCN thực hiện đến cuối tháng 9/2012 đạt 4,5 tỷ USD, bằng 44% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký, trong đó vốn FDI thực hiện khoảng 1, 2 tỷ USD. Phần lớn các KCN do nhà đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư đều cơ bản hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng và đi vào hoạt động. Kết cấu hạ tầng KCN, KCX vừa có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thứ cấp trong việc triển khai nhanh dự án sản xuất kinh doanh, vừa góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chung, đặc biệt là hạ tầng nông thôn của các địa phương phục vụ tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước.

Đối với các KKT, do diện tích lớn và mới được thành lập, các KKT ven biển đều đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bước đầu đã hoàn thành một số công trình hạ tầng quan trọng để hoạt động gồm: một số tuyến đường giao thông trục chính, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, hạ tầng khu tái định cư, hạ tầng KCN… đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, mang lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển của khu vực.

Ba, FDI trong KCN, KCX có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Page 96: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

96

Thực tế 20 năm xây dựng và phát triển cho thấy, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp. Tỷ trọng vốn FDI trong KCN, KKT chiếm tới 80% tổng vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp cả nước.

Ngoài ra, qua vai trò của FDI trong KCN, KKT, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN, KKT trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kể trong thời gian qua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KKT tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân của cả nước. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KKT trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng lên từ mức 20% năm 2005 và 25-30% trong những năm gần đây. Bốn, khu vực FDI trong KCN, KKT đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tính đến 12/2011, các KCN, KKT đã giải quyết việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trực tiếp, trong đó hơn 1,2 triệu lao động làm việc cho khu vực vốn đầu tư nước ngoài. FDI trong KCN, KKT sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tến, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại. Đến nay, nhiều trường cao đẳng hoặc cơ sở dạy đào tạo công nhân làm việc trong KCN đã được xây dựng. Đặc biệt đã hình thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực giữa các khu công nghiệp và nhà trường, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay.

Vấn đề nhà ở cho người lao động đã được quan tâm hơn, một số địa phương đã khởi công và hoàn thành các dự án xây dựng nhà ở công nhân KCN, góp phần giải quyết chỗ ở cho công nhân lao động tại các KCN. Năm, các nhà đầu tư nước ngoài trong KCN, KKT tuân thủ tương đối tốt pháp luật về môi trường, góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường sinh thái. KCN, KKTlà nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện xử lý tập trung các chất thải của các doanh nghiệp, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. Trong thời gian gần đây, nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp KCN, KKT về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đã được cải thiện. Đến 12/2011, trong tổng số KCN đã vận hành có 118 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 65% tổng số KCN đã vận hành và hơn 30 KCN đang xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung. Trong số 36 KCN do nhà đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư phát triển hạ tầng, đã có tới 25 KCN đã xây dựng

Page 97: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

97

công trình xử lý nước thải tập trung, các KCN còn lại cũng đang triển khai các thủ tục để đầu tư xây dựng. Sáu, thu hút FDI trong KCN, KKT gắn liền với việc từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư vào KCN, KKT

- Quá trình phát triển KCN, KCX gắn liền với quá trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, mô hình quản lý đầu tư nói chung và KCN, KCX nói riêng. Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 là một bước ngoặt trong cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX, bao quát khá đầy đủ các khía cạnh trong thực tiễn hoạt động của KCN, KCX. Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 đã tiếp tục hoàn thiện thêm một bước cơ chế, chính sách đối với KCN, KKT. Nghị định đã thống nhất các quy định liên quan tới KCN, KKTnằm rải rác ở các văn bản pháp luật trước đây vào một văn bản; cụ thể hóa chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, KKT thực hiện đầu mối quản lý Nhà nước KCN, KCX trên các lĩnh vực.

- Quá trình xây dựng và phát triển KCN, KKT gắn liền với việc xây dựng mô hình quản lý và hoạt động của các KCN, KKT tương đối đặc thù, mang tính đột phá; từng bước hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của Ban quản lý các KCN, KKT thể hiện vai trò đầu mối quản lý Nhà nước KCN, KKT ở địa phương. Trên thực tế, thành công của thu hút FDI vào các KCN, KKT mang dấu ấn đậm nét của việc mạnh dạn thử nghiệm và triển khai áp dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách, mô hình hoạt động riêng cho KCN, KKT, qua đó tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, KCN, KKT nói chung và thu hút FDI trong KCN, KKT nói riêng, trong bối cảnh chung của nền kinh tế còn nhiều khó khăn về môi trường đầu tư kinh doanh, thể chế chính sách, tổ chức bộ máy còn chưa hoàn thiện, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, trong thời gian qua các KCN, KKT vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể là:

Một, hàm lượng công nghệ, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao

Các địa phương và chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN vẫn ưu tiên tập trung thu hút đầu tư lấp đầy KCN; chưa thực sự chú trọng tới cơ cấu ngành nghề, công nghệ, yếu tố môi trường của các dự án đầu tư vào KCN, KKT. Tính liên kết ngành của các doanh nghiệp, công nghiệp phụ trợ trong các KCN, KKT còn yếu. Riêng đối với KKT thì thu hút đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, do thời gian phát triển chưa lâu, đầu tư hạ tầng chưa đồng bộ nên đóng góp của các KKT vào phát triển kinh tế xã hội địa phương còn khiêm tốn.

Page 98: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

98

Hai, công tác xúc tiến đầu tư còn chưa đồng bộ, đạt hiệu quả cao. Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia vào KCN, KCX chưa được xây

dựng đồng bộ, thống nhất với định hướng thu hút các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư ưu tiên gắn với lợi thế so sánh và điều kiện phát triển thực tế của các địa phương. Do vậy, các chương trình xúc tiến đầu tư do địa phương thực hiện còn mang tính cục bộ, chưa đạt hiệu quả cao, chưa thu hút được các dự án đầu tư có ngành nghề, hàm lượng công nghệ phù hợp với lợi thế phát triển; sự thống nhất, đồng bộ trong các chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư giữa các cơ quan Trung ương và địa phương còn hạn chế. Ba, FDI đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng còn hạn chế và còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng

Các quy định của pháp luật liên quan tới công tác đền bù, giải phóng mặt bằng KCN, KKT còn nhiều khó khăn, vướng mắc, hay thay đổi, chưa phản ánh sát với điều kiện thực tế dẫn đến tình trạng chi phí bồi thường, giá thuê đất tăng cao, làm giảm sức hấp dẫn đầu tư vào các KCN, KKT, giảm tính cạnh tranh quốc gia của KCN. Những vướng mắc về giá đất và tình hình giá cả vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các KCN, KKT.

Hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào của một số KCN, KCX và hạ tầng KKT còn chưa được đầu tư, xây dựng một cách đồng bộ. Nguyên nhân một phần do năng lực, kinh nghiệm của một số chủ đầu tư hạ tầng, một phần do yếu tố bất ổn thị trường và sự kiểm soát chưa thực sự chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước. Bốn, tồn tại những vấn đề bất cập về môi trường, xã hội trong KCN, KKT

Vấn đề bảo vệ môi trường KCN tuy đã được cải thiện, song vẫn còn tồn tại một số KCN, doanh nghiệp KCN chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật về môi trường. Nguyên nhân là do ý thức của doanh nghiệp thứ cấp, kể cả doanh nghiệp là chủ đầu tư hạ tầng KCN nhiều khi chưa cao, vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên trách nhiệm bảo vệ môi trường; công tác phối hợp kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường KCN của các cơ quan Nhà nước chưa thật chặt chẽ. Mặc dù số lượng các nhà máy xử lý nước thải tập trung đã tăng lên nhưng theo báo cáo của các Ban Quản lý các KCN, tại khu vực xung quanh KCN ở một số địa phương, một số tiêu chuẩn nước thải vượt quá quy định cho phép. Nguyên nhân là do việc vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa tuân thủ theo quy định trong khi công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý còn hạn chế, chưa có chế tài xử phạt có tính răn đe.

Page 99: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

99

Các chính sách khuyến khích hiện hành đối với đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ hấp dẫn các doanh nghiệp, chưa khiến họ quan tâm thỏa đáng đến việc đầu tư xây nhà ở cho người lao động trong KCN, KKT. Phần lớn người lao động thuê nhà ở do các hộ dân xây dựng thiếu nhiều tiện nghi, tiện ích, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Các địa phương và nhà đầu tư hiện nay vẫn chưa chú ý đúng mức đến việc đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi xã hội khác cho người lao động (cơ sở khám chữa bệnh, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, khu vui chơi giải trí...). Thu nhập, đời sống của người lao động còn chưa ổn định. Mâu thuẫn về lương, phụ cấp thêm giờ, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động còn tồn tại nên số lượng các vụ đình công tại các KCN, KCX vẫn diễn ra. Năng lực của các tổ chức công đoàn cơ sở trong thương lượng tập thể còn hạn chế, do thiếu hiểu biết về luật pháp, thiếu kiến thức và kỹ năng đàm phán. Năm, cơ chế, chính sách đối với KCN, KKT còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện

Việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT trong một số lĩnh vực còn chưa được thực hiện đầy đủ, nhất quán trên cả nước do có sự không thống nhất với các quy định của pháp luật chuyên ngành, chưa được các bộ, ngành hướng dẫn cụ thể hoặc chủ trương phân cấp, ủy quyền chưa được địa phương quán triệt và thực hiện, đặc biệt là lĩnh vực thanh tra, môi trường, lao động.

Chính sách ưu đãi đối với các KCN hay thay đổi, thiếu ổn định, mức ưu đãi đối với dự án đầu tư vào KCN còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa thực sự hấp dẫn đầu tư một cách lâu dài, ổn định. Việc các dự án trong KCN không còn được hưởng ưu đãi đầu tư như đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, không áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư mở rộng theo quy định của một số văn bản pháp luật về thuế đã tạo khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, làm giảm tính khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN. Để tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những khó khăn vướng mắc, cản trở đối với thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN, KKT, trong thời gian tới, đồng hành với những định hướng phát triển chung của nền kinh tế về tái cấu trúc đầu tư, doanh nghiệp ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực quốc gia, các KCN, KKT cần xây dựng và phát triển theo một số định hướng cơ bản sau: Một, nâng cao chất lượng quy hoạch KCN, KKT Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN, KKT gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các

Page 100: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

100

ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành khác. Hai, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN, KKT Nâng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hướng xây dựng một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với các tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào với ngoài hàng rào KCN. Đa dạng các nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình tiện nghi, tiện ích phục vụ đời sống người lao động KCN.

Đối với các KKT, trong thời gian tới cần có cơ chế huy động tổng hợp các nguồn vốn (ODA, FDI, Ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ) và nhiều hình thức đầu tư như (đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, BT, BOT, PPP…) để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong các KKT để tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các KKT. Tăng cường tính chủ động của địa phương trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KKT.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực đã thu hút được và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong các KKT để tạo tiền đề cho việc hình thành khu vực phát triển công nghiệp nòng cốt trong các KKT và thu hút các nhà đầu tư khác. Ba, cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN, KKT Tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Việt Nam và phù hợp với chương trình tái cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư của đất nước. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN, KKT; hình thành các KCN liên kết ngành nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Bối cảnh kinh tế tại một số quốc gia trong thời gian vừa qua cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam trong việc kêu gọi dòng đầu tư đang dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc. Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nhưng cũng đặt ra thách thức cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư nâng cao tính hấp dẫn của Việt Nam trong quá trình cạnh tranh với các quốc gia truyền thống khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và một số quốc gia mới nổi như Campuchia, Myanma. Để đón nhận được làn sóng đầu tư nước ngoài mới, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần phải nhanh chóng hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư nước ngoài, hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nhà đầu tư và tăng cường hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư.

Page 101: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

101

Bốn, kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường Tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi

trường trong các KCN, KKT gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm. Nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật về môi trường cho các cơ quan liên quan đến KCN, KKT để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý có đầy đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trường KCN. Năm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong KCN, KKT phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước. Xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động, tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh doanh gắn với nâng cao trách nhiệm đối với quyền lợi của người lao động và của cộng đồng. Nghiên cứu, xây dựng chính sách mang tính khuyến khích cao để huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động KCN, KKT thuê; chú trọng huy động nguồn lực sẵn có trong dân cư gắn với kiểm soát tiêu chuẩn xây dựng, kinh doanh nhà ở cho người lao động thuê. Sáu, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN, KKT Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách hiện hành về KCN, KKT theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền từ Trung ương tới địa phương, gắn chặt với cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan Trung ương và địa phương. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương đảm bảo đủ thẩm quyền và nguồn lực để quản lý các KCN, KKT theo hướng một cửa, một đầu mối và tương xứng với vai trò vị trí ngày càng quan trọng của các KCN, KKT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./. .

Page 102: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

102

BÀI THAM LUẬN CỦA PCT UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGUYỄN VĂN SỬU

Chủ đề “Cơ chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về FDI” (Tại Hội nghị tổng kết 25 năm thu hút ĐTNN tại Việt Nam)

Được sự đồng ý của Ban Tổ chức, thay mặt cho UBND thành phố Hà Nội, Tôi xin phép được trình bày bài tham luận với chủ đề “Cơ chế phối hợp trong công tác QLNN về FDI”.

Hiện tại Hà Nội có 3 cơ quan đầu mối thực hiện công tác QLNN về FDI trên địa bàn, gồm: 1) Sở KH&ĐT tham mưu cho UBND Thành phố cấp và quản lý các dự án FDI ngoài KCN, KCNC; 2) BQL các KCN&CX Hà Nội cấp và quản lý các dự án trong các KCN tập trung; 3) BQL Khu công nghệ cao Hoà Lạc cấp và quản lý các dự án trong khu. Sở KH&ĐT là cơ quan đầu mối tổng hợp báo cáo và tham mưu cơ chế chính sách chung về hoạt động FDI trên địa bàn, định kỳ báo cáo UBND Thành phố và Bộ KH&ĐT theo quy định.

Theo thống kê cho đến hết năm 2011, Hà Nội là địa phương đứng thứ 3 trên toàn quốc về thu hút vốn FDI. Cùng với các thành phần kinh tế khác, khu vực FDI đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Thủ đô. Kể từ khi Luật ĐTNN được ban hành năm 1987 và dự án FDI đầu tiên được cấp phép trên địa bàn Thành phố năm 1989; cho đến nay, sau 25 năm thực hiện, đã có trên 41 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư trên địa bàn với 2.304 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 22,38 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt khoảng 9,2 tỷ USD; trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu về số dự án đầu tư đăng ký với 665 dự án, có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,83 tỷ USD; còn Nhật Bản dẫn đầu về vốn đầu tư đăng ký với 4,22 tỷ USD và 471 dự án.

Khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt động FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua; ngoài những tồn tại hạn chế nói chung, UBND thành phố Hà Nội xin báo cáo về một số vướng mắc tồn tại trong công tác QLNN về FDI cụ thể như sau:

- Việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực FDI còn chậm so với đòi hỏi thực tiễn quá trình phát triển và hội nhập; còn có sự thiếu đồng bộ, thậm chí có mâu thuẫn giữa các Luật liên quan trong lĩnh vực Doanh nghiệp, Đầu tư

Page 103: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

103

với pháp luật chuyên ngành... do các văn bản này được ban hành tại nhiều thời điểm khác nhau và do các Bộ ngành khác nhau soạn thảo. Việc phân cấp triệt để công tác cấp phép, quản lý đầu tư cho các địa phương trong bối cảnh công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành, lĩnh vực còn thiếu và đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện dẫn đến tình trạng mất cân đối chung trong thu hút FDI; sự thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng về phạm vi, đối tượng, trình tự thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền giải quyết, trách nhiệm xử lý trong một số thủ tục đầu tư gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan QLNN, dẫn đến việc thực hiện chưa thống nhất do nhận thức và cách áp dụng thực hiện quy định pháp luật (Ví dụ: việc xác định khái niệm về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, doanh nghiệp có vốn ĐTNN; việc thực hiện thủ tục góp vốn mua cổ phần của Nhà đầu tư nước ngoài tại DN Việt Nam; việc cấp Giấy phép kinh doanh đối với DN FDI hoạt động trong lĩnh vực thương mại; thủ tục chuyển nhượng dự án; hay việc cơ quan quản lý đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi GCNĐT đối với các DN FDI vi phạm pháp luật, bỏ trốn mất tích, không hoạt động…).

- Thiếu quy chế phối hợp thực hiện cụ thể giữa các cơ quan Bộ, ngành Trung ương với địa phương trong thực hiện công tác thu hút đầu tư; thực hiện thủ tục cấp/điều chỉnh/thu hồi GCNĐT; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sau khi cấp GCNĐT đối với các doanh nghiệp FDI.

- Thực tiễn công tác QLNN đối với hoạt động đầu tư cũng đã bộc lộ một số mặt hạn chế; Sự quá thông thoáng trong pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư đã tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư trong thủ tục cấp đăng ký chứng nhận đầu tư ban đầu dẫn đến số lượng dự án được cấp phép trên địa bàn ngày càng gia tăng; tuy nhiên dự án FDI nhìn chung còn có quy mô nhỏ (tính trung bình đạt đạt 9,7 triệu USD/1 dự án, tuy nhiên số lượng các dự án dịch vụ có quy mô nhỏ dưới 1 triệu USD ngày càng gia tăng, chiếm tỷ lệ cao khoảng 35,1% trên tổng số dự án đăng ký); các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, có giá trị gia tăng cao còn hạn chế; và việc thiếu chế tài ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc thực hiện dự án cũng như cơ chế xử lý vi phạm là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng một số dự án đã được cấp GCNĐT nhưng không được triển khai theo đúng tiến độ, gây lãng phí nguồn lực đất đai, tài nguyên, ảnh hưởng môi trường đầu tư và suy giảm lòng tin của xã hội về tính hiệu quả trong hoạt động thu hút ĐTNN. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án đã được cấp chưa được hoàn thiện kịp thời trong bối cảnh thực hiện chế

Page 104: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

104

độ phân cấp toàn diện cho các địa phương cũng gây nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý đầu tư.

- Ý thức chấp hành nghĩa vụ báo cáo định kỳ của các doanh nghiệp FDI vẫn chưa cao, tỷ lệ thực hiện đạt thấp (khoảng 25-30%). Do vậy, việc nắm bắt thông tin giám sát quản lý sau đầu tư của cơ quan QLNN rất khó khăn trong điều kiện các quy định, và chế tài xử lý vi phạm của doanh nghiệp còn thấp, chưa mang tính chất răn đe; Chưa có quy định pháp luật cụ thể về quy trình, điều kiện, thủ tục xử lý thu hồi GCNĐT đối với những DN có vi phạm pháp luật (không có ở trụ sở đăng ký, bỏ trốn mất tích, không thực hiện nghĩa vụ báo cáo thống kê, không thực hiện đúng nội dung đầu tư…) dẫn đến khó khăn trong việc phối hợp quản lý và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp này.

Từ những vướng mắc tồn tại nêu trên, thành phố Hà Nội xin đề xuất kiến nghị một số giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện cơ chế phối hợp trong công tác QLNN về FDI cụ thể như sau:

1. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về FDI:

- Trên cơ sở báo cáo kiến nghị của các địa phương, đề nghị Bộ KH&ĐT chủ trì nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đặc biệt Quy chế phối hợp thực hiện liên quan đến công tác cấp phép, quản lý giám sát sau đầu tư...; đồng thời đề nghị các Bộ chuyên ngành sớm xây dựng ban hành rõ lĩnh vực đầu tư có điều kiện và quy định cụ thể các điều kiện đầu tư phải đáp ứng đối với dự án FDI để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất.

- Đảm bảo nguyên tắc thống nhất QLNN đối với hoạt động FDI trong phạm vi cả nước về: Hệ thống cơ quan QLNN về ĐTNN; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược và quy hoạch được phê duyệt về FDI; hệ thống văn bản hướng dẫn về thủ tục đầu tư, về đầu mục hồ sơ, nội dung hồ sơ và mẫu các văn bản trong hồ sơ dự án; hệ thống mẫu biểu, báo cáo...

- Hoạt động QLNN về FDI theo cơ chế "một cửa" và nguyên tắc cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức giải quyết và thông báo kết quả theo thẩm quyền và đúng thời hạn quy định (từ TW xuống địa phương). Hoạt động phối hợp thực hiện theo cơ chế “Cơ quan chủ trì” và “Cơ quan phối hợp” được rõ ràng cụ thể và hiệu quả trong thực hiện công việc theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhà đầu tư về quyết định của mình.

Page 105: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

105

2. Phối hợp hoạt động xúc tiến đầu tư:

Thời gian vừa qua, tình trạng quá nhiều địa phương trong cả nước tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư trùng một địa điểm ở nước ngoài tại các thời điểm quá gần nhau với nội dung không có nhiều khác biệt dẫn đến sự chồng chéo, hiệu quả thu hút thấp... Do vậy, Hà Nội xin đề xuất như sau:

- Theo Quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 25/7/2012, đề nghị Bộ KH&ĐT sớm xây dựng nội dung định hướng hoạt động xúc tiến đầu tư trong từng thời kỳ, tổng hợp thành chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm; các bộ ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ KH&ĐT xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư cho cả giai đoạn 5 năm và từng năm. Ngoài chương trình xúc tiến đầu tư của Trung ương, các địa phương cũng chủ động xúc tiến theo chương trình, danh mục được Trương ương phê duyệt và bổ sung những đặc thù riêng của địa phương nhằm đẩy mạnh yếu tố liên kết vùng để phát huy tiềm năng thế mạnh và hiệu quả của từng địa phương trong hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Để đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp, cần có sự phối kết hợp thực hiện công tác xúc tiến một cách đồng bộ các lĩnh vực cần thu hút đầu tư nói chung (cả đầu tư-thương mại-du lịch); tổ chức bộ máy tùy thuộc vào đặc thù của từng địa phương, nhưng đối với các Thành phố trực thuộc Trung ương cần thống nhất cơ quan đầu mối thực hiện chức năng xúc tiến có thể trực thuộc UBND Thành phố như mô hình đã triển khai của một số địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) đảm bảo rõ chức năng, nhiệm vụ và đủ kinh phí thực hiện với Quy chế phối hợp triển khai nhiệm vụ cụ thể rõ ràng giữa các cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp; Định hướng tập trung xúc tiến đến một số thị trường, đối tác trọng điểm phù hợp với điều kiện KT-XH đặc thù và lĩnh vực cần thu hút đầu tư của địa phương. Chủ động tiếp cận, đồng hành cùng các nhà đầu tư đang có nhu cầu tìm hiểu đầu tư tại Thành phố; đồng thời quyết liệt chỉ đạo các Sở, Ban, ngành của Thành phố theo lĩnh vực QLNN được giao tập trung xử lý tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai thực hiện đầu tư có hiệu quả và tiếp tục mở rộng đầu tư được thuận lợi nhất để qua chính các nhà đầu tư này là hình ảnh tốt, là cầu nối hữu hiệu với các nhà đầu tư mới có nhu cầu đầu tư.

Page 106: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

106

3. Phối hợp công tác thẩm tra cấp mới/điều chỉnh/thu hồi GCNĐT:

Hiện nay việc thực hiện quy trình thẩm tra đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện của các địa phương còn chưa thống nhất, kể cả việc nhận diện lĩnh vực đầu tư có điều kiện cũng chưa rõ ràng hay việc xác định những cơ quan cần xin ý kiến thẩm tra đối với điều kiện dự án phải đáp ứng trong quá trình xử lý thủ tục.

Trong nhiều nguyên nhân làm chậm trễ, kéo dài thời gian cấp GCNĐT đối với các dự án có điều kiện phải thực hiện thẩm tra, nhiều trường hợp do các Bộ, ngành liên quan cho ý kiến thẩm tra quá thời gian quy định (Quy định hiện nay chỉ có 15 ngày làm việc nhưng thực tế nhiều trường hợp quá hạn nhiều ngày phải có văn bản đề nghị lần 2,3...); Bên cạnh đó nhiều trường hợp trả lời hầu như chỉ mang tính chất về mặt thủ tục vì các văn bản góp ý thẩm tra của cơ quan được hỏi phần lớn không trả lời cụ thể, còn chung chung (đồng ý về mặt nguyên tắc, không trái quy định hiện hành, không phản đối, đề nghị xem xét thực hiện theo quy định hiện hành... và đôi khi có trả lời từ chối hoặc yêu cầu giải trình bổ sung nhưng không chỉ rõ cơ sở pháp lý nào và nêu rõ yêu cầu phải giải trình, bổ sung cụ thể là gì) gây khó khăn cho cơ quan tổng hợp thẩm tra khi yêu cầu và hướng dẫn Nhà đầu tư thực hiện, gây mất thời gian xử lý thủ tục, phiền hà cho nhà đầu tư, mất thời gian và gây lãng phí cho cơ quan tổ chức thẩm tra vì phải chờ đợi hoặc hỏi nhiều lần và có những trường hợp gây hậu quả pháp lý do dự án cấp phép chưa chặt chẽ đảm bảo đầy đủ pháp lý có thể dẫn đến tình trạng khiếu kiện giữa Nhà đầu tư với nhà nước, cán bộ thụ lý.

Do vậy, cần sớm xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong thực hiện công tác thẩm tra cấp mới/điều chỉnh GCNĐT dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và quy định cụ thể rõ ràng, tạo sự thống nhất trong giải quyết thủ tục đầu tư, đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ khi thực hiện nhiệm vụ; ban hành rõ lĩnh vực đầu tư có điều kiện và điều kiện cụ thể yêu cầu phải đáp ứng tạo sự công khai minh bạch khi thực hiện.

4. Phối hợp công tác quản lý sau cấp phép:

Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm các cơ quan QLNN trong quản lý doanh nghiệp dự án FDI sau khi cấp GCNĐT; có quy chế phối hợp cụ thể rõ ràng giữa các cơ QLNN từ Trung ương đến địa phương trong thực thi nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN, phù hợp với các quy định pháp luật và không gây chồng chéo, khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện như:

Page 107: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

107

- Hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án đầu tư; xây dựng quy trình, điều kiện xử lý thu hồi GCNĐT đối với những trường hợp có vi phạm pháp luật (không có ở trụ sở đăng ký, bỏ trốn mất tích, không thực hiện nghĩa vụ báo cáo thống kê và các quy định tại GCNĐT…);

- Thống nhất mã số thuế và mã số GCNĐT áp dụng đối với doanh nghiệp FDI như đối với doanh nghiệp trong nước (cấp đồng thời để tránh tình trạng DN FDI cấp GCNĐT xong không thực hiện thủ tục cấp mã số thuế). Bên cạnh đó, xúc tiến đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống phần mềm quản lý dự án FDI... đảm bảo nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động, sai phạm (nếu có) để kịp thời trong công tác phối hợp liên ngành giải quyết, tháo gỡ cho doanh nghiệp hoặc xử lý vi phạm làm trong sạch môi trường đầu tư, kinh doanh.

- Về mẫu báo cáo thống kê đề nghị nghiên cứu, thống nhất 1 mẫu báo cáo áp dụng chung cho nhiều ngành cùng khai thác, doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm gửi cho 1 đầu mối quản lý nhà nước (kiến nghị gửi Cục Thống kê để cập nhật tại phần mềm quản lý dự án FDI dùng chung). Định kỳ, Cục Thống kê công bố, phân loại tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp để các Sở, ngành thuận lợi cho việc xử lý công tác chuyên môn...

Trong bối cảnh thực tiễn triển khai Luật Đầu tư, pháp luật liên quan và công tác QLNN đối với lĩnh vực FDI tại địa phương còn có những nội dung khó khăn vướng mắc, chưa được thống nhất… thì việc xây dựng ban hành “Quy chế phối hợp trong công tác QLNN về FDI” là rất cần thiết nhằm tạo khung pháp lý rõ ràng, hỗ trợ cho các cơ quan thực thi pháp luật trong quá trình quản lý, đặc biệt là việc quy định rõ trách nhiệm các cơ quan chức năng, sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành liên quan nhằm chấn chỉnh và tăng cường nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với lĩnh vực FDI theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1617/2011/CT-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2011.

Page 108: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

108

THỰC HIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

(UBND tỉnh Đồng Nai)

Tỉnh Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong những năm qua Đồng Nai luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Giá trị GDP tăng bình quân giai đoạn 1991-2005 là 12,4%, giai đoạn 2006-2011 là 13,2%/ năm. Cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế với nông nghiệp là chủ đạo, chiếm trên 50% GDP chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, đến năm 2011 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,3%; ngành dịch vụ chiếm 35,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 7,5 %. Kinh tế phát triển đã làm chuyển biến tích cực và ổn định các vấn đề xã hội, đời sống, an ninh chính trị.

Với tiềm năng lợi thế đặc thù cùng nhiều nỗ lực lành mạnh hóa môi trường đầu tư, Đồng Nai nhanh chóng trở thành vùng đất lành cho nhà đầu tư. Đến tháng 9/2012, trên địa bàn tỉnh có 1.289 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 22,65 tỷ USD, trong đó hiện còn hiệu lực trên 1000 dự án thuộc 35 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 20,4 tỷ USD. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 91% kim ngạch xuất nhập khẩu, 62% giá trị sản lượng công nghiệp, thu nhận khoảng 500.000 lao động, đóng góp trên 40% thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, thực sự đã trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai. Về lĩnh vực đầu tư, các dự án đầu tư có tính chất gia công sử dụng nhiều lao động giảm dần, thay vào đó là những dự án thuộc ngành dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, sử dụng ít lao động, ít tác động đến môi trường. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài tại Đồng Nai triển khai thực hiện dự án nghiêm túc, đúng tiến độ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.

Một trong những đóng góp lớn của đầu tư nước ngoài trong 25 năm qua tại Đồng Nai là hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Ngay từ đầu những năm 90, Đồng Nai đã chọn qui hoạch phát triển Khu công nghiệp để tạo thuận lợi trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công tác kiểm soát môi trường.

Đến nay Đồng Nai đã được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép qui hoạch phát triển 34 KCN có diện tích trên 11.475 ha, đã có 31 khu công nghiệp được thành lập với diện tích đất là 10.655ha; Trong đó 25 KCN đã hoạt động, thực tế đã cho thuê đạt 76,54% diện tích dùng cho thuê; 06 KCN đang đầu tư xây dựng hạ tầng.

Page 109: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

109

Đạt được kết quả nêu trên, ngoài các lợi thế về vị trí địa lý, cùng với thực hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, thì việc thực hiện chủ trương “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, và việc tập trung công tác cải cách hành chính từ các cơ quan Quản lý Nhà nước cấp tỉnh đến cấp xã là những việc làm mang tính quyết định tại tỉnh Đồng Nai.

Luật đầu tư nước ngoài ra đời vào năm 1987 mở ra một bước ngoặc mới trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ đó lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tổ chức đi học tập kinh nghiệm tại 1 số quốc gia phát triển công nghiệp, qua đó đề xuất quy hoạch các Khu công nghiệp để kêu gọi đầu tư hạ tầng làm cơ sở cho thu hút các dự án sản xuất kinh doanh. Từ thực tiễn bước đầu hình thành và phát triển Khu công nghiệp tại Đồng Nai và một số tỉnh thành khác trong nước, Chính phủ có Nghị định 192/NĐ-CP ngày 28/12/1994 ban hành quy chế Khu công nghiệp, cùng với việc cải cách hành chính mở đường hình thành cơ chế quản lý một cửa tại chỗ, một cửa liên thông, tạo điều kiện cho tăng thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Trải qua 25 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài (nay là Luật đầu tư) cùng với chủ trương cụ thể của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh qua từng giai đoạn phát triển, hoạt động đầu tư nước ngoài đã mang lại kết quả khả quan trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, nâng cao mức sống người dân.

Các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư ngày càng được sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế từng giai đoạn; Song chính từ thực tế quá trình quản lý đầu tư nước ngoài phát sinh các tình huống mới cần phải cập nhật bổ sung quy định pháp luật. Do vậy, UBND tỉnh Đồng Nai có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp:

Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp là luật gốc về đầu tư, nhưng hiện nay đang bị chia cắt bởi các pháp luật chuyên ngành, không đồng bộ giữa luật đầu tư với các luật khác làm khó thực hiện.

- Danh mục ưu đãi không theo danh mục chung của Nghị định hướng dẫn Luật đầu tư mà mỗi chuyên ngành lại có danh mực lĩnh vực, địa bàn ưu đãi riêng, có một danh mục ưu đãi riêng (Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế xuất nhập khẩu, ưu đãi nông nghiệp nông thôn…).

Page 110: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

110

- Nhiều nội dung qui định Luật đầu tư phải cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhưng qui định chuyên ngành không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư (như dự án Khu dân cư, KCN trong nước) làm cho việc theo dõi thực hiện dự án khó khăn.

- Qui định chưa đồng bộ về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (về đăng ký doanh nghiệp, về việc doanh nghiệp nước ngoài mua lại cổ phần, vốn góp của doanh nghiệp trong nước, về việc doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp nước ngoài; về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư lĩnh vực phân phối …).

- Chưa có các qui định về việc xử lý các trường hợp vắng chủ (tự ý ngưng hoạt động, chủ đầu tư bỏ về nước) phát sinh rất nhiều công nợ đối với nhà nước (Cục Thuế, Cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội...), với người lao động và với các bên thứ ba.

- Các vướng mắc phát sinh trong việc đăng ký lại theo qui định của Luật Doanh nghiệp. Thực tế do nhiều nguyên nhân nên một số dự án không đăng ký lại. Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp này có nhu cầu điều chỉnh bổ sung ngành nghề và thời hạn hoạt động, theo qui định trên thì không được giải quyết.

- Luật Đầu tư ưu đãi thuế theo dự án đầu tư, trong khi Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp lại ưu đãi theo pháp nhân, đã không khuyến khích các dự án đầu tư mở rộng, không khuyến khích nhà đầu tư tăng vốn mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng, bổ sung thêm mục tiêu hoạt động, thành lập chi nhánh, đầu tư dự án mới, kể cả trong lĩnh vực công nghệ cao...

Vì vậy, cần nghiên cứu sửa đổi Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp và một số Luật liên quan theo hướng đồng bộ. Các qui định pháp luật chuyên ngành liên quan đến đầu tư cần có rà soát sửa đổi nhằm tránh sự chồng chéo và giảm hiệu quả của Luật đầu tư.

Thứ hai: Qui định cụ thể hơn về điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư

Tuy phân cấp cho địa phương, nhưng những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính Phủ và các dự án đầu tư có điều kiện, trước khi cấp phép, địa phương phải xin chủ trương của Thủ tướng Chính Phủ và các Bộ chuyên ngành. Nhiều lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn qui định chung, chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến có những lĩnh vực qui mô rất nhỏ vẫn phải lấy kiến thẩm tra của Bộ

Page 111: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

111

chuyên ngành trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, làm tăng thêm hồ sơ thủ tục và thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án.

Do vậy kiến nghị Qui định phân cấp cần đi kèm các qui định cụ thể về điều kiện thực hiện phân cấp để địa phương thực hiện, hạn chế thủ tục xin ý kiến các Bộ ngành. Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành sớm ban hành qui định cụ thể các điều kiện thực hiện dự án. Chỉ những dự án đầu tư vượt quá điều kiện qui định hoặc có tính chất đặc thù thì mới gởi hồ sơ lấy ý kiến Bộ chuyên ngành. Những dự án đầu tư đáp ứng điều kiện qui định thì không phải gởi hồ sơ lấy ý kiến Bộ chuyên ngành.

Thứ ba: Đơn giản hơn về thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư :

- Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ thì dự án phải được được Hội đồng thẩm định do Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Chủ tịch hội đồng, thành viên gồm đại diện một số Bộ ngành liên quan.

- Quyết định số 55/2010/QĐ-TTg ngày 10/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, chứng nhận tổ chức cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao, thì Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao

Kiến nghị Chính phủ xem xét đơn giản hơn về thủ tục công nhận ưu đãi đầu tư theo hướng: Các Bộ ngành ban hành tiêu chí, điều kiện cụ thể, phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tiêu chí, điều kiện qui định để xét giải quyết. Lĩnh vực nào xét thấy quan trọng, khả năng các địa phương không đủ năng lực thực hiện do thẩm quyền quyết định của cơ quan Trung ương thì cần có quy định rõ ràng về nội dung và thời gian giải quyết, làm căn cứ cho địa phương hướng dẫn nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị.

Thứ tư: Ban hành qui chế phối hợp quản lý sau đầu tư và thực hiện chế độ báo cáo:

Số lượng dự án tại địa phương ngày càng lớn, nhưng hiện tại Chính phủ chưa ban hành qui chế phối hợp quản lý sau đầu tư; Qui định chế độ báo cáo thì quá phức tạp, các doanh nghiệp không thể thực hiện đầy đủ; Phần mềm tin học

Page 112: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

112

quản lý chung về đầu tư chưa có, do vậy công tác phối hợp quản lý dự án sau đầu tư hiện gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, kiến nghị:

- Chính phủ sớm ban hành qui chế phối hợp quản lý sau đầu tư để thống nhất trong việc tổ chức thực hiện.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh, đơn giản hóa nội dung các biểu mẫu báo cáo và giảm số lượng các biễu mẫu báo cáo để các doanh nghiệp dễ thực hiện kèm các biện pháp chế tài.

- Sớm thực hiện phần mềm chung trong việc quản lý doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Nhìn chung qua 25 năm thu hút đầu tư nước ngoài, tuy một số quy định pháp luật còn hạn chế nhất định nhưng không thể phủ nhận thành tựu thu hút đầu tư nước ngoài hiện nay và việc cải cách hành chính có sự đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội, do vậy cần tiếp tục rà soát cập nhật điều chỉnh kịp thời các quy định liên quan đến đầu tư để tạo điều kiện thu hút đầu tư tốt hơn theo hướng có chọn lọc dự án phù hợp với tình hình, điều kiện của từng địa phương ./.

Page 113: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

113

ơ

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC

TIẾP NƯỚC NGOÀI DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG

(Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng)

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ đô. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.231 km2, dân số 1,020 triệu người. Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là về hạ tầng kỹ thuật, giao thông đối ngoại: liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài; có nhiều tuyến đường huyết mạch của quốc gia đi qua như quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội – Lào Cai; đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi Côn Minh (Trung Quốc), kết nối với đường quốc lộ 18 và quốc lộ 5 kéo dài; trong vùng ảnh hưởng của đường vành đai 4, vành đai 5 - Thành phố Hà Nội.

Năm 1997, khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo còn nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 53,2%, công nghiệp chỉ chiếm 13%, thu ngân sách chỉ khoảng 100 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 144 USD. Với chủ trương phát triển công nghiệp làm nền tảng, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, trên cơ sở phát huy nội lực và tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tỉnh Vĩnh Phúc đã lựa chọn bước đi đột phá, xác định định hướng đúng, tập trung cao độ việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả tích cực. Tính đến hết tháng 9 năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã có 121 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký: 2.411,55 triệu USD. Vốn thực hiện đạt: 1.119,79 triệu USD, chiếm 46%/tổng vốn đầu tư đăng ký. Đến nay, đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trên địa bàn. FDI đã đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển,

Page 114: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

114

đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế

Nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2004 và 2005, FDI chiếm lần lượt 19,1% và 18,2% tổng vốn đầu tư xã hội; giai đoạn 2006-2010 chiếm khoảng 18,41%. Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào GDP toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên 39,9% năm 2011. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997-2011 đạt 17,2%/năm, trong đó: giai đoạn 2001-2005, nhịp độ tăng bình quân đạt 15,02%/năm; giai đoạn 2006-2010 nhịp độ tăng bình quân đạt 18,0%/năm .

Thứ hai, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô, góp phần đầu tư trở lại cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn

FDI đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong 15 năm qua. Đóng góp lớn vào giá trị sản xuất chung (GO), trong đó: đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp trung bình qua các giai đoạn chiếm trên 80%; đóng góp vào thu ngân sách chiếm 80-85%; đóng góp vào giá trị xuất khẩu chiếm từ 85-90%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, nếu như năm 1997 (năm tái lập tỉnh), cơ cấu kinh tế là: nông nghiệp: 53,2%, công nghiệp-xây dựng: 13%, dịch vụ: 33,8% thì đến năm 2011 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp-xây dựng: 54,39%, dịch vụ: 30,16%, nông, lâm thuỷ sản: 15,45%. Thu ngân sách hiện nay xếp thứ 8 trên cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 xếp thứ 45, từ năm 2007 đến nay xếp thứ 7 cả nước. GDP bình quân đầu người năm 1997 chỉ đạt 144 USD, năm 2010 đạt 1.777 USD, năm 2011 đạt 2.045 USD. Trên cơ sở đó, trong giai đoạn 2006-2010 Vĩnh Phúc đã đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh cho khu vực nông nghiệp, nông thôn khoảng 2.300 tỷ đồng.

Thứ ba, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ, có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong tỉnh:

FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào tỉnh, phát triển một số ngành kinh tế chủ lực của địa phương như: sản xuất, chế tạo, lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử..Nhất là sau khi Công ty Toyota, Honda đầu tư vào tỉnh đã kéo theo các dự án vệ tinh, các nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 24 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trên địa

Page 115: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

115

bàn (tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô đạt khoảng 30% và xe máy đạt trên 80%). Hầu hết các doanh nghiệp FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. FDI có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong tỉnh, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ của tỉnh nâng cao chất lượng và phát triển nhanh hơn, nhất là các ngành du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, kinh doanh bất động sản...

Thứ tư, FDI góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tương đối đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các KCN, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển.

Thứ năm, FDI góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động; tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực

FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động (năm 2000: cơ cấu lao động: trong ngành nông nghiệp: 85,7%, công nghiệp-xây dựng: 6,5%, dịch vụ: 7,8%; đến năm 2010 cơ cấu lao động: trong ngành nông nghiệp: 46,4%, công nghiệp-xây dựng: 25,5%, dịch vụ: 28,1%). Đến nay, khu vực FDI đã tạo ra việc làm cho trên 42 ngàn lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên hàng năm. Hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Thứ sáu, FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới

FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới: Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp giúp tỉnh tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu hàng hóa. Trong giai đoạn 2001-2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 293,00 triệu USD, mức tăng bình quân đạt 134,2%/năm; giai đoạn 2006-2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1.573,787 triệu USD, gấp 5,4 lần so với 5 năm trước, mức tăng bình quân đạt 31,43%/năm; năm 2011, đạt 510 triệu USD. Đồng thời góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng

Page 116: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

116

đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác hữu nghị với với một số vùng, thành phố của các quốc gia có dự án đầu tư trên địa bàn. Đến nay, tỉnh đã đặt quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, đầu tư, thương mại với một số tỉnh của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đáng ghi nhận, cũng có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài: nền kinh tế tăng trưởng chưa bền vững và phụ thuộc nhiều vào FDI; công nghiệp còn chủ yếu là lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa một số khâu còn thấp; ô nhiễm môi trường; việc đình công, lãn công chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp FDI; một số doanh nghiệp bỏ trốn, không đảm bảo quyền lợi của người lao động; một số nhà đầu tư lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi chuyển giá, hạn chế trong chuyển giao công nghệ....Trước thực trạng đó, vấn đề đặt ra là: làm thế nào để công tác quản lý nguồn vốn này thực sự đạt hiệu quả?

Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn coi trọng công tác hậu kiểm, quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện triển khai dự án FDI. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn trong quá trình cấp GCNĐT và theo dõi, giám sát hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp sau cấp phép. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân, nhất là đối với các dự án chậm triển khai, kiên quyết thu hồi GPĐT/GCNĐT những dự án không có khả năng triển khai, xử lý nghiêm các dự án vi phạm pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, còn có nhiều khó khăn, tồn tại. Hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra chưa đạt kết quả cao. Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn nhiều quy định thiếu đồng bộ và không rõ ràng, ví dụ: thủ tục chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng dự án, thủ tục thanh lý doanh nghiệp, thanh lý dự án đầu tư, chấm dứt hoạt động của dự án, thu hồi GCNĐT...; có những tình huống phát sinh trong thực tế không được quy định trong các văn bản pháp luật (như xử lý trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bỏ về nước..); chưa có các chế tài đủ mạnh để xử lý các dự án chậm tiến độ, nhiều lần giãn tiến độ hoặc tự ý dừng, chấm dứt dự án đầu tư. Khi vi phạm dẫn tới hàng loạt các vấn đề phát sinh nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu như chuyển giá, “lỗ giả” gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra chưa có quy định về địa vị pháp lý và thẩm quyền của Ban Quản lý các Khu công nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.

Page 117: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

117

Với mục tiêu phấn đấu đưa Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI; trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với các quốc gia có nền kinh tế và công nghiệp phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc xác định quan điểm thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới như sau:

Một là: chiến lược thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh phải được thiết kế phù hợp chiến lược chung của cả nước, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Chiến lược này có vai trò tương hỗ với các chiến lược liên quan như: phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đồng bộ thị trường, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính...

Hai là: Trong bối cảnh quốc tế và tình hình kinh tế-xã hội của đất nước hiện nay và thời gian tới, tỉnh xác định rõ định hướng thu hút đầu tư nhằm phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giải quyết việc làm, đóng góp cho ngân sách, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, cải thiện mối quan hệ đối ngoại...Xác định rõ quan điểm về FDI là khu vực doanh nghiệp, hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và tín hiệu thị trường. Thu hút vốn đầu tư phải coi trọng cơ cấu và chất lượng FDI, thu hút FDI công nghệ hiện đại, thu hút FDI phải tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao- lao động có kỹ năng.

Ba là: Cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI cần phải quan tâm quản lý hoạt động FDI sau cấp giấy chứng nhận đầu tư, sử dụng có hiệu quả nguồn FDI, có cơ chế và chính sách rõ ràng để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của FDI. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với FDI; tăng cường sự phối hợp với các bộ, ngành, trung ương và các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh trong thu hút, sử dụng và quản lý FDI.

Nhân buổi Tổng kết ngày hôm nay, tôi xin được đóng góp một số ý kiến, đề nghị Ban Tổ chức nghiên cứu, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành trung ương xem xét, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một số quy định của pháp luật có liên quan đến thu hút, sử dụng, quản lý FDI như sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về đầu tư; sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Ban hành

Page 118: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

118

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 về KCN, KCX, KCNC;

Thứ hai, đề nghị sửa đổi Luật Đất đai nhằm đảm bảo thực hiện đền bù một giá thống nhất, sát với giá thị trường; có quy định quản lý giá đất hiệu quả, không để tăng đột biến làm ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng, tăng chi phí đầu tư.

Thứ ba, điều chỉnh các quy định về Thuế thu nhập doanh nghiệp, xem xét, ban hành ưu đãi Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư trong KCN nhằm khuyến khích đầu tư, phát triển KCN.

Thứ tư, ban hành các chế tài đủ mạnh để xử lý các dự án chậm tiến độ, nhiều lần giãn tiến độ hoặc tự ý dừng, chấm dứt dự án đầu tư, có thể dùng biện pháp thu hồi dự án, mọi thiệt hại nhà đầu tư phải chịu; bổ sung các quy định, chế tài cụ thể về việc đặt cọc, ký quỹ (tương ứng khoảng 10-20% tổng mức đầu tư) khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư các dự án kinh doanh BĐS của các nhà đầu tư nước ngoài;

Thứ năm, đề nghị sớm có văn bản hướng dẫn tổ chức, hoạt động Thanh tra của Ban quản lý KCN, KCX, KKT và có ý kiến với UBTV Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức Thanh tra Ban quản lý KCN, KCX, KKT trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh tra năm 2004.

Page 119: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

119

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

(UBND tỉnh Hải Dương)

Năm 2020 là mốc thời gian quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân ta phấn đấu xây dựng Việt Nam “cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để đạt được mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ chủ yếu là “huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực” để phát triển kinh tế.

Nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, nhằm huy động nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nước và mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tỉnh Hải Dương đã tập trung nhiều nỗ lực, tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút nguồn vốn FDI. Hiện nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài tại địa phương.

I. MỘT SỐ KẾT QUẢ THU HÚT ĐTNN TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

Kể từ khi có những dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Hải Dương cho đến nay, cùng với sự nỗ lực tối đa của chính quyền và nhân dân toàn tỉnh, với những chính sách linh hoạt, hiệu quả, phát huy lợi thế của tỉnh và được sự giúp đỡ, ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả tích cực. Tính đến hết tháng 8/2012, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có 234 dự án FDI còn hiệu lực đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 5.641,3 triệu USD, cụ thể như sau:

- Về lĩnh vực đầu tư: ĐTNN trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 200 dự án, tổng số vốn đăng ký là 5.306,9 triệu USD, chiếm 85,4% về số lượng dự án và 94% về số vốn đăng ký tại địa bàn, với các ngành nghề tiêu biểu như: sản xuất các sản phẩm điện và điện tử, lắp ráp ô tô, sản xuất xi măng, sắt thép, gia công hàng dệt may, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác...

Khu vực dịch vụ có 21 dự án với tổng số vốn 219,9 triệu USD, chiếm 9% về số lượng dự án và 4% về số lượng vốn đăng ký tại địa bàn; bao gồm: Xây dựng hạ tầng KCN, giao thông vận tải, kinh doanh khách sạn, siêu thị...

Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng của thời tiết, khó khăn

Page 120: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

120

khi thu mua nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, toàn tỉnh có 13 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với số vốn đăng ký 114,5 triệu USD, chiếm 5,6% về số lượng dự án và 2% về số vốn đầu tư đăng ký tại địa bàn.

- Về đối tác đầu tư: Trong số 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Hải Dương, Malaysia là nước có vốn đầu tư cao nhất, chiếm 40,1% tổng vổn đầu tư đăng ký trên địa bàn, tiếp theo là Nhật Bản 15%, Hồng Kông 12%, Đài Loan 11,5%, Samoa 6,2%, Hàn Quốc 5,4%, Hoa Kỳ 2,7%, Trung Quốc 2,3%...

- Về hình thức đầu tư: Các dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương chủ yếu dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài với 216 dự án và số vốn đầu tư là 5.165,1 triệu USD, chiếm 92,3% về số lượng dự án và 91,6 % tổng vốn đầu tư đăng ký. Hình thức liên doanh có 16 dự án, với số vốn là 475,5 triệu USD, chiếm 6,8 % về số lượng dự án và 8,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có 2 dự án, với số vốn là 0,7 triệu USD.

- Tình hình tăng vốn đầu tư: Cùng với những dự án mới đầu tư vào Hải Dương, trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều dự án mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư. Cụ thể, toàn tỉnh có 127 dự án FDI tăng vốn đầu tư với tổng lượng vốn tăng thêm là 1.208,7 triệu USD, bằng 26% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Vốn tăng thêm có xu hướng tăng dần qua các năm, điều này cho thấy hiệu quả của các dự án và sự tin tưởng, an tâm đầu tư tại tỉnh của các nhà đầu tư.

II. VAI TRÒ CỦA ĐTNN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH

ĐTNN đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, hình thành các ngành nghề mới, công nghệ sản xuất, quản lý mới và các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời tạo điều kiện khai thác các nguồn lực của địa phương mà trước đây còn ở dạng tiềm năng như đất đai, nhà xưởng, nguồn nhân lực. Hiệu quả đem lại là giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

1. ĐTNN với việc huy động vốn và đóng góp tăng trưởng kinh tế

Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể trong công tác huy động vốn. Đến nay, tổng vốn đầu tư thực hiện luỹ kế của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đạt khoảng 2.270 triệu USD chiếm 40,2% tổng vốn đầu tư.

Page 121: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

121

Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trung bình mỗi năm đóng góp trên 200 tỷ đồng (thời kỳ 1991-2000); 890 tỷ đồng (thời kỳ 2001-2005), chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư xã hội; 3.571 tỷ đồng (thời kỳ 2006-2010), chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư xã hội tại địa bàn, góp phần tăng trưởng kinh tế tại địa phương.

ĐTNN đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) bình quân 10,3%/năm của tỉnh cho cả thời kỳ 2001 -2010. Tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP của tỉnh tăng dần qua các năm: năm 1999: 2,8%, năm 2005: 13,8% và năm 2011 là 17,7%.

Với lợi thế về vốn, công nghệ và kỹ thuật, kinh nghiệm thương trường, sản phẩm có sức cạnh tranh, các doanh nghiệp ĐTNN tại Hải Dương đang đi đầu trong việc sản xuất hàng xuất khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo thị trường mới cho hàng hoá xuất khẩu tại địa phương. Bên cạnh đó, còn góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, vận tải, tài chính, ngân hàng…

2. ĐTNN góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu

Khu vực công nghiệp có vốn ĐTNN đã và đang phát huy vai trò tích cực trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh. Tính theo giá trị sản xuất công nghiệp, khu vực này chiếm 30% giai đoạn 2001-2005, chiếm 44,6% giai đoạn 2006-2010 và năm 2011 là 46,2% tổng giá trị sản xuất công nghiệp tại địa bàn. ĐTNN vào địa phương tạo nên nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới, góp phần tăng năng lực ngành công nghiệp của tỉnh.

Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp ĐTNN tăng cao theo từng năm và trở thành nguồn xuất khẩu chủ yếu của tỉnh. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI mới chỉ chiếm 20,5% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đến năm 2011 đã đạt tới 1 tỷ 695 triệu USD, chiếm 94,7 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tại địa bàn và trở thành nguồn xuất khẩu chủ lực hiện nay của tỉnh.

3. ĐTNN với vấn đề lao động và xã hội

Đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng tạo việc làm ổn định cho lao động tại địa phương. Hiện các doanh nghiệp FDI đang thu hút trên 110.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác. Thông qua việc tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN,

Page 122: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

122

nhiều lao động tại địa phương đã trở thành cán bộ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, có tác phong lao động công nghiệp hiện đại.

Trong quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn doanh nghiệp FDI đã thực hiện các quy định của pháp luật về ký kết hợp đồng sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.... Công tác Công đoàn tại các doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ, nhiều vấn đề vướng mắc giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết thông qua tổ chức Công đoàn cơ sở, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ngày càng được chủ đầu tư quan tâm hơn.

4. ĐTNN với đóng góp ngân sách Nhà nước

Thu từ khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng tăng, đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách nhà nước tại địa bàn.

Thời kỳ 1996 - 2000 thu ngân sách từ ĐTNN mới đạt 13,1 triệu USD, đến thời kỳ 2001-2005 đạt 157,8 triệu USD; thời kỳ 2006 - 2010 đạt 784,9 triệu USD, riêng năm 2011 thu từ khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt 110 triệu USD, chiếm 44,3% tổng thu ngân sách tại địa phương.

Các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đã góp phần quan trọng đưa tỉnh Hải Dương trở thành một trong những địa phương có thu ngân sách trên 1000 tỷ đồng/năm vào năm 2002 và trên 5700 tỷ đồng vào năm 2011, khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

5. ĐTNN với việc tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ

Thu hút ĐTNN đã tạo ra sự phát triển lan tỏa tại địa bàn cùng thế và lực mới cho nền kinh tế. Hoạt động ĐTNN góp phần quan trọng thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý, công nghệ marketing hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế, như sản xuất xi măng, điện tử, ô tô, may, giày... Bên cạnh đó, ĐTNN giúp thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng cường cải tiến chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Page 123: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

123

6. ĐTNN với vấn đề sử dụng đất và môi trường

Với chủ trương thu hút đầu tư vào các KCN, CCN đã quy hoạch, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên đất đai, thuận lợi cho kiểm soát về môi trường, tỉnh Hải Dương được Chính phủ cho phép quy hoạch, đầu tư xây dựng đến năm 2015 và định hướng đến 2020 phát triển 18 KCN với diện tích khoảng 3700 ha. Hiện nay, toàn tỉnh có 10 Khu công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng với tổng diện tích là 2.397 ha, 56,3% trong số đó đã đã được bàn giao để xây dựng hạ tầng. Các KCN đều có quy hoạch nhà máy xử lý nước thải và phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải trước khi chính thức hoạt động.

Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 34 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1365 ha, nằm ở các vị trí thuận lợi về lao động, giao thông, điện, thông tin liên lạc để các nhà đầu tư lựa chọn vị trí thuê đất đầu tư.

Tổng diện tích đất mà tỉnh cho các doanh nghiệp ĐTNN thuê (cả trong và ngoài các KCN) là hơn 1.000 ha, mang lại hiệu quả vượt trội so với đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp thuần tuý, cả về giá trị sản phẩm và hiệu quả sử dụng lao động, cụ thể: giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất nông nghiệp thuần tuý tại Hải Dương đạt trung bình 85 triệu đồng/ha/năm, so với đất sử dụng cho ĐTNN là 17,4 tỷ đồng/ha/năm; lao động trung bình 8-10 lao động/ha đất nông nghiệp so với trung bình khoảng 70 lao động/ha đất công nghiệp của ĐTNN hiện nay. Khi toàn bộ đất công nghiệp quy hoạch được lấp đầy, các chỉ số này có triển vọng sẽ được nâng cao hơn nữa .

III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT, QUẢN LÝ ĐTNN

1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất từ tỉnh đến cơ sở là nhân tố quyết định dẫn đến thành công, đặc biệt khi giải quyết những khó khăn, phức tạp nảy sinh trong quá trình doanh nghiệp ĐTNN thực hiện dự án, hoặc triển khai công tác giải phóng mặt bằng để giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, cần đề cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện của chính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện chỉ đạo của cấp trên.

2. Sự đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về chủ trương thu hút nguồn vốn ĐTNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn. Thực tế 25 năm qua đã chứng minh rằng, việc kết hợp hai nguồn lực trong nước

Page 124: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

124

và nguồn vốn nước ngoài đã tạo nên động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển xã hội với tốc độ cao và ổn định tại địa phương.

3. Tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế đã nhận thức đứng đắn chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tích cực tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nội lực để thu hút các nguồn vốn FDI vào địa phương.

4. Thủ tục hành chính cần đơn giản hoá, giảm bớt phiền hà, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh; chính quyền cần đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp đỡ và kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình doanh nghiệp triển khai đầu tư kinh doanh.

5. Việc thu hút các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước không thuộc nguồn ngân sách để xây dựng, phát triển các KCN, CCN tập trung có ý nghĩa hết sức quan trọng, khơi dậy mọi tiềm năng, phát huy nội lực nhằm phát triển KTXH tại địa bàn. Thực tế cho thấy toàn bộ các KCN đã đầu tư hạ tầng tại tỉnh Hải Dương đều do các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư, góp phần sử dụng vốn có hiệu quả, giảm tải cho ngân sách nhà nước.

6. Cùng với việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, cần chủ động và đặc biệt quan tâm, chú ý xây dựng hạ tầng xã hội trong quá trình đầu tư xây dựng các KCN, CCN nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

7. Công tác xúc tiến, vận động đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm hướng vào các nhà đầu tư lớn, các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư với sự tham gia trực tiếp của Lãnh đạo tỉnh, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư ngay từ ban đầu tiếp xúc, làm việc; đồng thời chú trọng đến việc giữ mối liên hệ thường xuyên, liên tục với các dự án tốt, các nhà đầu tư tiềm năng.

IV. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THU HÚT ĐTNN

1. Quan điểm và định hướng

- Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.

- Quan tâm thu hút đầu tư nước ngoài từ những nước tiên tiến, có tiềm lực tài chính, khoa học và công nghệ cao, các tập đoàn lớn và có uy tín trên thế giới

Page 125: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

125

nhằm thu hút những dự án có sản phẩm giá trị lớn, chứa hàm lượng khoa học công nghệ và chất xám cao. Chú trọng thu hút những dự án mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp phụ trợ.

- Thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN, CCN tập trung của tỉnh nhằm đảm bảo phát triển theo quy hoạch và bền vững. Không tiếp nhận các dự án có hiệu quả KTXH thấp, nhằm khuyến khích và tạo cơ hội phát triển cho đầu tư trong nước, hạn chế mất diện tích đất lúa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Không tiếp nhận các dự án cã nguy cơ ảnh hưởng nguy hại đến môi trường.

- Khuyến khích việc tập trung khai thác, mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ các cơ sở công nghiệp hiện có. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đưa nhanh các dự án đang xây dựng vào sản xuất, nhất là các dự án có qui mô giá trị sản xuất lớn.

2. Một số giải pháp.

- Tiếp tục xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông; các ngành công nghiệp phụ trợ và hạ tầng xã hội, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Bố trí, sắp xếp dự án theo quy hoạch về đất đai cũng như quy hoạch ngành; trong quá trình lập quy hoạch các KCN, CCN đặc biệt chú ý các vấn đề về môi trường, cấp thoát nước..., cải thiện môi trường đầu tư tại các khu vực thị trấn, huyện thị và nông thôn.

Tập trung thu hút đầu tư để sớm lấp đầy các KCN, CCN đã được quy hoạch chi tiết. Ngoài các KCN, CCN đã nằm trong quy hoạch, chưa quy hoạch phát triển thêm các KCN và CCN mới. Khi tỷ lệ lấp đầy chung đạt từ 70% trở lên mới nghiên cứu để bổ sung thêm. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng 2 - 3 tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp có thị trường, có lợi thế cạnh tranh nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ, từng bước vươn lên sản xuất linh kiện, phụ tùng để tiến tới sản xuất hoàn chỉnh một số thiết bị, sản phẩm công nghiệp với công nghệ cao tại địa phương. tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội.

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, trách nhiệm công vụ của cán bộ công chức trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư, đất

Page 126: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

126

đai, xây dựng, xuất nhập khẩu, lao động, môi trường…, nhằm loại bỏ phiền hà tạo điều kiện thời gian nhanh nhất cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án. Quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, tạo dựng và củng cố lòng tin để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm sản xuất kinh doanh tại Hải Dương.

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Phát triển các cơ sở, trang thiết bị và dịch vụ y tế tiên tiến hiện đại, đáo ứng nhu cầu đa dạng của người dân và doanh nghiệp ĐTNN.

Chuẩn bị tốt các điều kiện xã hội như: dịch vụ khách sạn, nhà hàng; vui chơi giải trí..v.v., để phục vụ nhu cầu của các nhà ĐTNN và người lao động làm việc trong các KCN, CCN. Đồng thời quan tâm giải quyết tốt vấn đề đời sống nhân dân vùng giao đất cho làm KCN, CCN.

- Tạo môi trường thuận lợi cho các loại hình dịch vụ: tài chính, thị trường vốn, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, kiểm toán, xúc tiến thương mại... phát triển. Hình thành và từng bước mở rộng thị trường vốn trên địa bàn; đẩy mạnh các hoạt động tài chính, ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tạo môi trường, điều kiện thành lập công ty đầu tư tài chính, tham gia thị trường chứng khoán; khuyến khích, hỗ trợ các Doanh nghiệp phát hành trái phiếu công ty; phát triển các loại hình tín dụng phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực.

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

- Theo các quy định hiện nay, trong KCN không được có dân cư sinh sống. Trong khi nhà nước còn đang thiếu nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động, thì một số doanh nghiệp FDI tự bỏ vốn đầu tư xây dựng những khu ký túc xá dành cho người lao động đã phần nào giải được bài toán về nhu cầu và thu hút lao động của mình. Đề nghị Chính phủ xem xét có chỉ đạo cụ thể đối với việc xây dựng nhà ở cho công nhân của các doanh nghiệp trong các KCN, CCN.

- Theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008, các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thì Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 42/2012/NĐ-CP

Page 127: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

127

ngày 11/05/2012 của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa, tất cả các KCN trước khi thành lập phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, việc thành lập các KCN tiếp theo của tỉnh cùng một lúc điều chỉnh bởi hai văn bản nói trên sẽ tạo ra sự không thống nhất trong quá trình thực hiện. Vì vậy, đề nghị đưa các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch không phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trước khi thành lập và đầu tư xây dựng.

- Hiện nay, danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư còn chưa thống nhất trong các quy định, gây ra những khó khăn nhất định trong việc áp dụng các ưu đãi về thuế, đất đai và tiếp nhận các dự án đầu tư. Vì vậy, đề nghị thống nhất vào một danh mục để thuận lợi áp dụng trong thực tế

Những kết quả khích lệ đạt được qua 25 năm thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài đã ghi nhận những nỗ lực của chính quyền và toàn thể nhân dân tỉnh Hải Dương, khẳng định sự an toàn của môi trường đầu tư, sự đúng đắn của các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh về đầu tư nước ngoài, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh Hải Dương tin tưởng và hy vọng rằng, cùng với các chính sách, kế hoạch được ban hành ngày càng đồng bộ và phù hợp hơn, sự ủng hộ của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương và sự tham gia tích cực của nhân dân, tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục đạt được những kết quả khả quan hơn nữa, thúc đẩy khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trở thành điểm sáng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần xây dựng tỉnh Hải Dương phát triển nhanh, mạnh và bền vững./.

Page 128: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

128

BẮC NINH NHÌN LẠI 15 NĂM THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRONG THỜI GIAN TỚI

(Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến) Nhìn lại 15 năm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) (1997-2012)

Tỉnh Bắc Ninh được tái lập ngày 1/1/1997. Với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu to lớn và vượt bậc. Kinh tế tăng trưởng ở mức cao với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt trên 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng CNH-HĐH. Năm 1997 tỷ trọng công nghiệp xây dựng chỉ chiếm 23,8% thì đến năm 2011 đã tăng lên 70,7%. Thu ngân sách năm 2011 đạt trên 7.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu là 5,84 tỷ USD, nhập khẩu 5,35 tỷ USD. Quy mô công nghiệp Bắc Ninh đứng vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Bắc Ninh đang dần hiện thực hóa mục tiêu “cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015”

Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự năng động của lãnh đạo tỉnh, những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã huy động và thu hút có hiệu quả dòng vốn FDI. Vốn FDI vào tỉnh liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là kể từ khi thống nhất Luật Đầu tư năm 2005 và đạt đỉnh điểm vào năm 2008. Nếu như tại thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, tỉnh chỉ có 4 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 177,58 triệu USD, thì đến nay tính đến hết tháng 8/2012 đã có 357 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 4 tỉ USD. Nhiều tập đoàn xuyên quốc gia danh tiếng thế giới đã tiến hành đầu tư tại tỉnh như: Samsung, Nokia, Hồng Hải, Canon, Pepsi Co,..

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã có vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư trong nước của tỉnh còn hạn chế, vốn FDI đã bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư phát triển và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhiều ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như: công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao; Góp phần tăng thu ngân sách của tỉnh, tăng cường kim ngạch xuất khẩu và ổn định cán cân thương mại của tỉnh; Góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương và các tỉnh lân cận, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc tiếp cận với công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến. Sự liên kết giữa khu vực FDI với khu vực kinh

Page 129: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

129

tế trong nước cũng đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, năng lực quản lý kinh doanh tiên tiến; Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực dịch vụ cũng như sản phẩm mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực kể trên, hoạt động đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh còn bộc lộ những mặt hạn chế. Nhiều dự án lớn sử dụng nhiều đất, nhiều lao động nhưng đóng góp vào ngân sách của tỉnh rất hạn chế. Do nền công nghiệp phụ trợ của tỉnh còn yếu, vì vậy đa số các dự án FDI thuộc lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh đều phải nhập khẩu linh phụ kiện, thiết bị để lắp ráp, giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp và chủ yếu xuất phát từ nguồn nhân công giá thấp; Hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra rất chậm và không rõ nét; Nhiều dự án hoạt động không hiệu quả đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến sức thu hút và môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh; Tình trạng tranh chấp lao động và đình công còn diễn ra gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư. Đã xuất hiện nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số dự án. Một số dự án đầu tư trong nước chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đã cam kết, hoạt động kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường….Một số tác động lan tỏa khác như: gia tăng cạnh tranh, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đối với khu vực doanh nghiệp trong nước, hay việc hình thành chuỗi cung ứng và liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI còn nhiều hạn chế và chưa được rõ nét.

Chất lượng dòng vốn đầu tư vào tỉnh chưa cao và bộc lộ một số mặt tiêu cực xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là những bất cập trong hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư: chồng chéo, thay đổi nhanh, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán. Việc thu hút FDI trong những năm qua còn chạy theo lượng vốn đăng ký, chưa chú trọng đến việc thu hút có chọn lọc theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả của dòng vốn đầu tư. Thứ hai là công tác phối hợp giữa các sở, ngành ở địa phương và giữa địa phương với trung ương trong công tác quản lý nhà nước về FDI trong thời gian qua vẫn còn chưa được chặt chẽ; Công tác hậu kiểm dự án đầu tư chưa được tiến hành thường xuyên. Bên cạnh đó còn có một vài nguyên nhân cơ bản khác như: hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, hệ thống đường giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp; Sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh còn rất hạn chế dẫn tới chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu và linh kiện đầu vào cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI, do đó các dự án FDI đều phải

Page 130: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

130

nhập khẩu phần lớn các linh phụ kiện đầu vào làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu về tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài; Công tác xúc tiến đầu tư chưa đạt hiệu quả…

Điều chỉnh chính sách thu hút FDI:

Từ thực trạng đó, tỉnh Bắc Ninh đã bắt đầu có những động thái điều chỉnh về chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư vào tỉnh với mục tiêu nâng cao chất lượng dòng vốn, nhằm phát huy hiệu quả đóng góp đối với nền kinh tế của tỉnh. Việc điều chỉnh chính sách thu hút của Bắc Ninh nằm trong khuôn khổ chỉ đạo về chính sách của Chính phủ. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 07/4/2009 của Chính phủ về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới đã chỉ rõ: “Thu hút đầu tư nước ngoài có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng: công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; chế biến nông sản, phát triển các vùng khó khăn, nông nghiệp và nông thôn; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn; các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia…”.

Ngày 19/9/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ chị số 1617/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Chỉ thị số 1617/CT-TTg đã đưa ra 4 định hướng trong thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2020, trong đó trọng tâm là định hướng nâng cao chất lượng vốn ĐTNN, thu hút chọn lọc và tập trung vào một số lĩnh vực: công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, công nghệ thông tin; dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển kết cấu hạ tầng…

Trên tinh thần đó, với mục tiêu đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015, hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao của cả nước, tỉnh Bắc Ninh xác định tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh theo định hướng chọn lọc, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên khuyến khích đầu tư, xây dựng danh mục lĩnh vực hạn chế đầu tư nhằm nâng cao chất lượng của dòng vốn đầu tư, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện của các dự án đầu tư. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc

Page 131: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

131

Ninh XVIII đã chỉ rõ: “Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án có công nghệ cao, suất đầu tư lớn, tiết kiệm sử dụng đất, tạo nguồn thu ngân sách cao, thân thiện với môi trường, ổn định và giải quyết nhiều việc làm ở các trình độ khác nhau”.

Ngày 7/11/2011, Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã ban hành Kết luận số 29-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phương hướng, mục tiêu trong thời gian tới. Kết luận số 29-KL/TU đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy Bắc Ninh về việc điều chỉnh chính sách thu hút ĐTNN của tỉnh trong thời gian tới: “Ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đất đai, tạo điều kiện tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước; tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên tinh thần khuyến khích tỷ lệ nội địa hoá cao, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, công nghệ thông tin; dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển kết cấu hạ tầng; thu hút có chọn lọc công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, luyện kim, hoá chất; ưu tiên phát triển các dự án có sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu”.

Một số giải pháp đang triển khai thực hiện

Một là tỉnh Bắc Ninh lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên thu hút ĐTNN theo định hướng “sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai”, tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Công nghiệp công nghệ cao;

- Công nghiệp điện tử với các sản phẩm chủ lực: Điện thoại di động; Máy tính bảng; Máy chủ (server), máy tính xách tay, máy tính để bàn, các linh kiện thiết bị máy tính như: thẻ nhớ, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, bộ nhớ đệm, bộ xử lý trung tâm (chip máy tính), các loại main, bảng mạch máy tính; Máy ảnh, máy quay camera, linh kiện máy ảnh, máy quay camera; Các sản phẩm điện tử văn phòng; Các sản phẩm điện tử gia dụng cao cấp.

- Công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp điện tử và công nghiệp công nghệ cao

- Công nghiệp năng lượng sạch bao gồm: sản xuất điện từ rác thải, năng lượng mặt trời.

Page 132: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

132

- Phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, xử lý rác nước thải và rác thải,

- Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, cung cấp phần mềm và giải pháp, R&D,......Giai đoạn 2020 -2030 và tầm nhìn 2030-2050 sẽ điều chỉnh nâng dần tỷ trọng vốn FDI trong ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Hai là triển khai thực hiện cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh. Cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi bao gồm: Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư; Khuyến khích các công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng sẵn các nhà xưởng tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai dự án; Hỗ trợ nhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động; Đối với các dự án có quy mô lớn (vốn đầu tư từ 1500 tỷ trở lên), sử dụng công nghệ cao, ngoài các ưu đãi theo quy định chung của chính phủ, nhà đầu tư được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đặc thù trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Ba là xây dựng danh mục các lĩnh vực hạn chế thu hút đầu tư và thực hiện áp dụng hàng rào kỹ thuật (điều kiện) đối với các dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực hạn chế đầu tư. Các điều kiện đầu tư được áp dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực hạn chế nêu trên bao gồm: điều kiện về vốn đầu tư tối thiểu (20 tỉ đồng đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp và tối thiểu 30 tỉ đồng đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, trong đó nhà đầu tư phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 50% tổng vốn đầu tư của dự án); Điều kiện về suất đầu tư tối thiểu theo quy định chung của tỉnh; Điều kiện về công nghệ sử dụng trong dự án, theo đó Nhà đầu tư phải có hồ sơ giải trình về công nghệ sử dụng đảm bảo là công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trường; Điều kiện về năng lực của Nhà đầu tư đảm bảo đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án; Một số điều kiện khác như: nhà đầu tư phải lập cam kết đảm bảo thực hiện dự án, ký quỹ hoặc bảo lãnh của tổ chức cấp vốn...

Bốn là, nhằm đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động và nâng tỷ trọng của vốn FDI vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước), tỉnh tiếp tục khuyến khích đầu tư theo hình thức BT, BOT, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu và triển khai mô hình đầu tư hợp tác công tư (PPP) theo Quyết định số 71/2010 ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Page 133: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

133

Năm là nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Việc cấp Giấy CNĐT phải đảm bảo các yêu cầu như: Sự phù hợp của lĩnh vực đầu tư đối với hệ thống quy hoạch của địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển ngành..; hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải là công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường....

Sáu là tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai thực hiện;

Bảy là đối mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ theo định hướng tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp Giấy CNĐT.

Tám là tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, xây dựng, thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, duy trì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở nhóm dẫn đầu.

Phát triển bền vững là mục tiêu trong dài hạn và là mối quan tâm hàng đầu của tỉnh Bắc Ninh. Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng cho quá trình theo đuổi mục tiêu này. Sự phát huy có hiệu quả và kết hợp hài hòa giữa nguồn lực trong và ngoài nước là những nhân tố chính đẩy nhanh tiến trình tăng trưởng kinh tế. Đối với tỉnh Bắc Ninh, trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chứng minh được những đóng góp quan trọng của nó đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Nó đã và đang trở thành động lực tiếp sức cho Bắc Ninh thực hiện các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc điều chỉnh chính sách nâng cao chất lượng dòng vốn ĐTNN vào thời điểm thích hợp sẽ góp phần phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của ĐTNN, đồng thời đóng góp cho thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh trong tương lai.

Page 134: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

134

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI NGHỆ AN

(UBND tỉnh Nghệ An)

Nghệ An là tỉnh có nhiều lợi thế để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài với diện tích lớn nhất cả nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, nguồn vốn đầu tư cho phát triển còn nhiều hạn chế.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong những năm qua, tỉnh Nghệ An không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua việc tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính và tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để thu hút nhanh, nhiều dự án đầu tư vào Nghệ An.

Tính đến thời điểm hiện nay, Nghệ An đã thu hút được 50 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.725,9 triệu USD, trong đó có 29 dự án/9,9 triệu USD đã đi vào hoạt động và đang triển khai thực hiện tốt, 05 dự án/1.389,8 triệu USD chưa triển khai và 16 dự án/76,26 triệu USD đã chấm dứt hoạt động và bị thu hồi Giấy phép/Giấy chứng nhận đầu tư. Tính theo địa bàn quản lý, có 33 dự án/323,6 triệu USD đầu tư ngoài KKT và các KCN; 17 dự án/1.402,4 triệu USD trong KKT và các KCN.

Thực tế cho thấy, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh không chỉ tạo thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển mà còn góp phần hỗ trợ có hiệu quả môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và công nghệ hiện đại; ứng dụng công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, trình độ chuyên môn, phương pháp kinh doanh mới cũng như khả năng tiếp cận thị trường quốc tế; góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ tiên tiến vào tỉnh Nghệ An thông qua việc nhập khẩu nhiều thiết bị với dây chuyền công nghệ hiện đại. Nổi bật là các dự án: Liên doanh mía đường Nghệ An Tate and Lyle, Nhà máy Bê tông Khánh Vinh, Trồng và chế biến chuối của Công ty TNHH Globe Farm Hàn Quốc, Sản xuất loa và điện thoại di động, Nhà máy sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử viễn thông BSE (Hàn Quốc),..

Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nghệ An, mức đóng góp của khu vực kinh tế này vào ngân sách ngày càng tăng do hoạt động của các doanh nghiệp FDI ngày càng đi vào ổn định và

Page 135: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

135

đã qua thời hạn miễn, giảm thuế (như dự án nhà máy đường Nghệ An Tate&Lyle, sản xuất bật lửa gas Trung Lai, sản xuất bêtông Khánh Vinh …); đồng thời với việc cho phép thành lập các siêu thị, các trung tâm thương mại có vốn đầu tư nước ngoài như Metro, Bic C,.. cũng góp phần tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa, thúc đẩy thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển.

Ngoài hiệu quả kinh tế đưa lại cho tỉnh, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Các dự án FDI đã góp phần cung cấp gần 11.000 việc làm, với thu nhập bình quân khoảng 1,7 triệu đồng/ tháng.

Hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Nghệ An cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cụ thể:

- Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt thấp so với tiềm năng và nhu cầu của tỉnh.

- Phần lớn các dự án FDI vào tỉnh là các dự án có quy mô nhỏ và chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông - lâm - thủy sản; khai thác, chế biến khoáng sản mà chưa thu hút vào những lĩnh vực đặc biệt ưu tiên và là thế mạnh của tỉnh như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái,…

- Hiệu quả kinh tế do các dự án FDI mang lại chưa cao; tỷ trọng đóng góp cho ngân sách của tỉnh và thu nhập cho người lao động còn khiêm tốn, chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra và chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh;

Hoạt động thu hút vốn FDI trong những năm qua của Nghệ An đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

- Công tác thẩm tra năng lực, sàng lọc các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, các dự án có tính khả thi còn bộc lộ nhiều hạn chế do thiếu thông tin về các nhà đầu tư nước ngoài, các văn bản hướng dẫn thẩm tra năng lực và điều kiện thực hiện dự án còn thiếu và chưa cụ thể.

Page 136: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

136

- Công tác phối hợp quản lý các dự án trước và sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn yếu , việc phối hợp, hỗ trợ các dự án FDI triển khai trên địa bàn tỉnh thực hiện chưa tốt.

- Việc thực hiện chính sách về lao động ở một số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong KCN chưa tốt, nhiều dịch vụ đáp ứng cho công nhân KCN còn thiếu như nhà ở, dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo lao động, giải quyết các vấn đề liên quan..nên đã xảy ra một số vụ đình công và tranh chấp lao động tại một số doanh nghiệp.

- Tình trạng báo cáo kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp FDI còn nhiều và thực tế các cơ quan thuế cũng chưa có giải pháp để kiểm tra thực chất những doanh nghiệp này

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh công tác thu hút và quản lý các dự án FDI trên địa bàn, tỉnh Nghệ An tập trung vào một số giải pháp sau đây:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân vùng Dự án trong việc thu hút và quản lý các dự án FDI, góp phần tạo cho môi trường đầu tư Nghệ An ngày càng thông thoáng.

- Ngoài các biện pháp tích cực cải thiện hạ tầng kỹ thuật, xã hội, đào tạo nhân lực, thì công tác cải cách các thủ tục hành chính luôn được tỉnh Nghệ An đặt lên hàng đầu. Do đó, giải pháp trước mắt là tăng cường cải cách hành chính thông qua việc triển khai có hiệu quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông trong đầu tư đã được UBND tỉnh Nghệ An ban hành tại các Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 10/7/2012 quy định trình tự, thủ tục đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, số 2680/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 về việc thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông và Quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 V/v ban hành quy chế hoạt động của Bộ phận này.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu... Chú trọng xem xét, đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của dự án; đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công nghệ, môi trường sinh thái, phát triển nguồn nhân lực, tác động đến cộng đồng dân cư, sự liên kết với doanh nghiệp trong nước, thị trường, đối tác.

Page 137: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

137

- Tăng cường công tác kiểm tra các thủ tục liên quan về đất đai, xây dựng, vốn…sau cấp phép đầu tư. Tiếp tục rà soát các dự án chậm triển khai, không khả thi để sẵn sàng loại bỏ, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khác.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; các lĩnh vực chế biến khoáng sản: đá trắng, xi măng; cảng biển; chế biến đường; bò sữa; dược liệu; chế biến nông sản, thực phẩm; nhiệt điện; điện tử; chế tạo;....Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực để ngày càng thu hút được nhiều Dự án FDI quy mô lớn, công nghệ hiện đại, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.

Đề xuất, kiến nghị một số nội dung sau:

1. Kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp những kiến nghị, đề xuất của các địa phương, sớm tham mưu sửa đổi Luật Đầu tư 2005, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chinh phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan.

2. Về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư: Thống nhất xử lý các chính sách ưu đãi đầu tư do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành cao hơn quy định của Chính phủ theo hướng cho các dự án đầu tư được hưởng chính sách của các địa phương đã ban hành trước khi Quyết định số 1387/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành; Thống nhất chính sách ưu đãi đầu tư giữa quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành với các quy định chuyên ngành về các loại thuế, đất đai, xã hội hóa ...;

3. Về họat động xúc tiến, thu hút đầu tư: Đề nghị có quy định, hướng dẫn thống nhất mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước và bổ sung các dự án trọng điểm thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An vào danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư giai đoạn 2012 - 2015.

Page 138: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

138

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI TỈNH HÀ TĨNH

(UBND tỉnh Hà Tĩnh)

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, có diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số gần 1,3 triệu người, trong đó có 52,6% dân số trong độ tuổi lao động. Về kinh tế Hà Tĩnh đã có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt trên 10%/năm, năm 2011 đạt trên 11,7%. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng 32,2%; thương mại - dịch vụ 32%; nông - lâm - ngư nghiệp 35,8%. Giá trị sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng trưởng nhanh (bình quân 18,7%/năm). Hệ thống doanh nghiệp Hà Tĩnh ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đến nay đã có gần 3.700 doanh nghiệp, HTX. Ngoài các yếu tố nội lực, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có đóng góp tích cực, đáng kể vào những kết quả, thành tựu trên. Hà Tĩnh là tỉnh xếp thứ 6 của cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Để đạt được kết quả trên là nhờ tỉnh đã đặc biệt quan tâm tập trung các nguồn lực cho các vấn đề: thực hiện và công bố các quy hoạch; hoàn thiện cơ chế chính sách; đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; đào tạo nguồn nhân lực; tập trung đầu tư cho 2 Khu kinh tế, 3 Khu công nghiệp, 15 Cụm CN-TTCN.

Với tinh thần chủ động và tích cực hội nhập, Hà Tĩnh luôn mở rộng quan hệ với các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam; các quốc gia, vùng lãnh thổ; các đối tác kinh tế, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời tích cực cải thiện môi trường đầu tư, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong 4 năm (2007-2011) liên tiếp được cải thiện lên 49 bậc, hiện nay Hà Tĩnh xếp vào tốp đầu (7/63 tỉnh, thành), chỉ số PAPI (sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với chính quyền) đứng thứ 4 cả nước. Điều đó đã tranh thủ được nhiều nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.

Xác định, để phát triển bền vững phải dựa trên hệ thống quy hoạch chất lượng cao, có tính chiến lược; Hà Tĩnh đã ký hợp đồng với Tập đoàn (Monitor) tư vấn chiến lược hàng đầu của Mỹ (đã lập quy hoạch cho hơn 130 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới) lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch thể hiện tầm chiến lược trong phát triển kinh tế, mối quan hệ hợp tác đối ngoại và là tiền đề tạo bước đột phá mới của tỉnh. Cùng với quy hoạch chiến lược, Hà Tĩnh đã xây dựng và ban hành hệ thống cơ chế, chính sách phát triển kinh tế được Chính phủ đồng tình và cộng

Page 139: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

139

đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước hưởng ứng. Hạ tầng kỹ thuật các Khu kinh tế, Khu công nghiệp ngày càng được hoàn thiện, từng bước đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư. Trong những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung di dời gần 3.000 hộ với hàng vạn nhân khẩu trong khu kinh tế Vũng Áng để bàn giao hàng ngàn ha đất cho các nhà đầu tư thực hiện dự án.

Sự nổ lực cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong những năm qua, đã tạo điều kiện cho Hà Tĩnh thu hút nguồn vốn đầu tư FDI lớn (lũy kế các dự án đầu tư đến 6/2012 Hà Tĩnh xếp thứ 6 cả nước). Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 50 doanh nghiệp FDI được cấp phép đầu tư đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 12 tỷ USD. Trong đó, dự án khu liên hợp luyện cán thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa - Đài Loan giai đoạn I có công suất 7,5 triệu tấn/năm, vốn đầu tư đăng ký gần 10 tỷ USD (cả 2 giai đoạn là 22 triệu tấn/năm), đến năm 2012 dự án đã giải ngân hơn 2 tỷ USD. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh bước đầu đã phát huy hiệu quả, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cụ thể năm 2011: vốn thực hiện đạt 283 triệu USD (bằng 37% tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn), đóng góp cho ngân sách của tỉnh 1.026 tỷ đồng (bằng 45,6% tổng thu ngân sách trên địa bàn), tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 1.127 lao động và hàng ngàn lao động làm việc tại các nhà thầu thi công các dự án; dự kiến năm 2012 vốn thực hiện đạt 1.027 triệu USD (bằng 64,6% tổng vốn đầu tư xã hội), nộp ngân sách 1.209 tỷ đồng (bằng 32,5% tổng thu ngân sách), tổng số lao động trực tiếp phục vụ tại các dự án trên 16.000 người.

Một số khó khăn, hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác thu hút, quản lý dự án FDI còn bộc lộ một số hạn chế cần quan tâm, đó là:

- Ngoài một số dự án quy mô lớn, phần nhiều các dự án do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhỏ, sử dụng lao động ít, khả năng cạnh tranh thấp; đặc biệt là ngoài các khu kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 1 triệu USD chiếm tỷ trọng lớn;

- Quản lý công tác xử lý chất thải và đánh giá tác động môi trường còn nhiều hạn chế, bất cập;

- Một số doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ còn thiếu hiểu biết về pháp luật trong quá trình làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như khi triển khai thực hiện dự án;

Page 140: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

140

- Nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao chiếm tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng yêu cầu về lao động cho các nhà đầu tư;

- Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hướng dẫn, cấp phép, quản lý đầu tư còn hạn chế;

- Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư và quá trình đầu tư của các doanh nghiệp (nguyên nhân chủ yếu là không có vốn để phục vụ GPMB);

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, còn thiếu nghiêm trọng.

Một số biện pháp tăng cường thu hút, quản lý dự án FDI:

Thực hiện Chỉ thị số 1617/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và chấn chính công tác quản lý FDI, tỉnh đang chỉ đạo thực hiện các công việc sau:

- Rà soát tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong việc tuân thủ quy trình, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, địa phương trong quá trình thực hiện việc giao đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng, triển khai các hoạt động xây dựng dự án;

- Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN trên địa bàn tỉnh;

- Xử lý nghiêm các nhà đầu tư, dự án vi phạm, rút giấy phép đầu tư đối với những dự án chậm tiến độ đầu tư mà không có lý do chính đáng hoặc dừng các dự án triển khai không tuân thủ quy trình, thủ tục;

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, BQL các Khu kinh tế chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát quy hoạch và công bố định hướng đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011 – 2020;

- Xây dựng, ban hành qui định về suất đầu tư tối thiểu đối với các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp, các dự án sử dụng nhiều đất nông nghiệp, đất chuyên trồng lúa.

Để tăng cường chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương, Hà Tĩnh tập trung một số giải pháp sau:

Page 141: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

141

- Về công tác quy hoạch: Tập trung điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với Quy hoạch chung phát triển KT-XH của quốc gia và khu vực; đồng thời hoàn thiện các quy hoạch chi tiết, nhất là các Khu kinh tế; xây dựng, bổ sung các quy hoạch còn thiếu, rà soát điều chỉnh các quy hoạch không phù hợp; công bố rộng rãi quy hoạch sử dụng đất...

- Về thực thi pháp luật và ban hành cơ chế chính sách: Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh; ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Tăng cường sự phối hợp, thanh tra, kiểm tra giữa các cấp, các ngành, địa phương và Chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các dự án, thực hiện đúng và đủ nội dung đã được cấp phép.

- Về xúc tiến đầu tư: Công bố rộng rãi danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020; xây dựng chương trình vận động đầu tư tại địa bàn trọng điểm và các tập đoàn, tổng công ty, nhà đầu tư có tiềm năng.

- Về cải cách hành chính: Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tư FDI; đơn giản hoá và công khai quy trình, thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục đầu tư; nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác quản lý đầu tư; kịp thời nắm bắt, xử lý vướng mắc của nhà đầu tư.

Một số kiến nghị, đề xuất:

Để tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư đồng thời tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả các dự án FDI, đề nghị Chính phủ quan tâm một số nội dung sau:

- Sớm ban hành cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương với nhau và với địa phương trong công tác thu hút và quản lý đầu tư FDI;

- Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; sửa đổi Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và một số Nghị định có liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp, thuế, tài chính - ngân hàng, xuất nhập khẩu; đồng thời nghiên cứu đề nghị Quốc hội sửa đổi các nội dung bất cập trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp để công tác thu hút, và quản lý đầu tư FDI được thuận lợi hơn;

Page 142: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

142

- Sớm chỉ đạo xây dựng quy hoạch vùng và phân công, phân cấp cụ thể cho từng địa phương và khu vực nhằm phát huy tối đa lợi thế, tập trung đầu tư, tránh dàn trải, manh mún, nhằm sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả KT-XH cao, đảm bảo phát triển bền vững./.

Page 143: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

143

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI ĐÀ NẴNG

(Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến )

I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng

1. FDI góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng

Đầu tư FDI vào Đà Nẵng ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển KT-XH. Từ năm 1989 đến nay, thành phố Đà Nẵng đã thu hút 228 dự án với tổng vốn đăng ký 3,58 tỉ USD. Trong đó vốn thực hiện 1,5 tỉ USD đạt 45,54% so với tổng vốn đăng ký, chiếm khoảng 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1997-2007 và duy trì ở mức 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 2008 đến nay (trong giai đoạn này nhiều dự án về bất động sản của các doanh nghiệp trong nước triển khai đầu tư nên cơ cấu vốn FDI giảm). Sau thời kỳ suy giảm FDI vào Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, nguồn vốn FDI vào Đà Nẵng trong những năm gần đây đã phục hồi và ngày càng tăng cao. Đặc biệt từ 2006 đến nay, Đà Nẵng thu hút hơn 2 tỉ USD, tăng gấp 2 lần so với cả giai đoạn trước (1997 - 2007) và chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội trong 25 năm qua.

Đến nay, đã có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Đà Nẵng, trong đó đứng đầu về số dự án là Nhật Bản với 54 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 261,3 triệu USD; kế đến là Hàn Quốc với 24 dự án, tổng vốn đầu tư 696,4 triệu USD; Hoa Kỳ với 26 dự án, tổng vốn đầu tư 375,4 triệu USD...

Nguồn vốn FDI không những tạo ra nguồn đầu tư trực tiếp mà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư trong nước, mở rộng sản xuất, kích thích nguồn vốn đầu tư trong nước gia tăng đáng kể thông qua việc đầu tư vào hạ tầng, dịch vụ hoặc các ngành sản xuất nguyên liệu, phụ kiện, bao bì, vận tải, khai thác có hiệu quả đất đai, nhà xưởng, máy móc; đồng thời góp phần quan trọng giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo… Ngoài ra, cùng với việc tăng tỷ trọng vốn FDI trong đầu tư phát triển tòan xã hội, cũng đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nguồn vốn FDI thông qua việc liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm và khoa học quản lý, tiếp

Page 144: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

144

cận công nghệ hiện đại tiên tiến và mở ra cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

2. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong cơ cấu vốn đầu tư FDI, tỷ trọng nhóm công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong giai đoạn 1989 - 2007. Trong công nghiệp, nhóm công nghiệp chế biến là nhóm có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, chiếm 60%. Ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu đầu tư của FDI.

Từ năm 2008 đến nay, FDI chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ du lịch và các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Trong cơ cấu nguồn vốn FDI hiện nay, khu vực bất động sản, khu nghỉ dưỡng cao cấp, dịch vụ thương mại tăng cao hơn vốn đầu tư trong công nghiệp chế biến, chiếm gần 70%, phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế của thành phố (dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp).

3. FDI góp phần đẩy mạnh xuất khẩu

Các doanh nghiệp FDI đã có nhiều đóng góp vào giá trị xuất khẩu của toàn thành phố, kim ngạch xuất khẩu tăng cao và tương đối ổn định. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng giá trị xuất khẩu chung của thành phố ngày càng tăng. Năm 2000, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (60 triệu USD) chiếm 26% trong tổng giá trị xuất khẩu của toàn Thành phố. Đến năm 2011, giá trị xuất khẩu của khối FDI (420 triệu USD) chiếm hơn 55% so với giá trị xuất khẩu của toàn thành phố.

4. FDI đóng góp cho tăng thu ngân sách

Trước năm 2000, các doanh nghiệp FDI được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất theo Luật Đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này khu vực FDI đóng góp cho ngân sách còn khiêm tốn, dưới 100 tỷ đồng/năm. Từ năm 2006 đến nay, các ưu đãi cho khu vực FDI đã thống nhất thực hiện theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ nên các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng. Năm 2001: 136 tỷ đồng, năm 2006: 315 tỷ, năm 2009: 500 tỷ, năm 2010: 760 tỷ, năm 2011 là 900 tỷ đồng, tăng gần 6,62 lần so với năm 2001.

5. FDI đã tạo việc làm cho người lao động

Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một yêu cầu quan trọng đối với chủ trương thu hút FDI. Lao động được tuyển dụng vào các doanh

Page 145: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

145

nghiệp FDI đều được tuyển dụng từ các cơ sở đào tạo nghề của thành phố và được các doanh nghiệp FDI đào tạo bổ sung khi tuyển dụng. Do đó, các doanh nghiệp FDI góp phần tạo ra lực lượng lao động lành nghề cho thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp FDI đưa lao động Việt Nam sang đào tạo tại nước ngoài (Công ty Mabuchi của Nhật).

Lực lượng lao động quản lý đã tiếp thu được phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại của các doanh nghiệp nước ngoài, phù hợp với cơ chế thị trường.

Các doanh nghiệp FDI hiện đã và đang góp phần tích cực giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho lực lượng lao động. Thông qua làm việc trong các doanh nghiệp FDI, lực lượng cán bộ, công nhân Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại, đội ngũ lao động này có điều kiện học hỏi, tiếp thu kỹ thuật mới, công nghệ mới, cách thức điều hành, quản lý tiên tiến, tác phong công nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Điều đó đã tác động đến các doanh nghiệp trong nước không ngừng đầu tư trang thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đó là nguồn lực đáng quý phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Đà Nẵng.

6. Những hạn chế, tồn tại của FDI

- FDI chưa tạo được động lực phát triển nhanh, bền vững cho kinh tế địa phương. Nhiều dự án có quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, gây ô nhiễm môi trường, trình độ công nghệ tuy cao hơn doanh nghiệp trong nước nhưng nhìn chung còn lạc hậu so với thế giới.

- Hiệu quả của các doanh nghiệp FDI còn thấp, giá trị gia tăng chưa cao, còn hiện tượng chuyển nhượng giá trong hoạt động đầu tư, đã tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh.

- Đời sống người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI chưa thật đảm bảo. FDI đầu tư vào những ngành sử dụng nhiều lao động, mặc dù thu nhập của người lao động được cải thiện, song yếu tố giá cả thị trường, tình hình tăng ca, quyền lợi người lao động chưa được giải quyết thỏa đáng nên đã xảy ra tình trạng tranh chấp lao động tập thể, đình công, lãng công ở một số doanh nghiệp. Vấn đề này đã ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của người lao động và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

- Những tổn hại gây ra cho môi trường như chất thải, ô nhiễm nguồn nước, không khí... trong các doanh nghiệp FDI chưa được quan tâm đúng mức

Page 146: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

146

và khắc phục có hiệu quả, một phần do doanh nghiệp nhận thức vấn đề mang tính đối phó, một phần do các cơ quan quản lý nhà nước chưa có biện pháp hay chế tài cụ thể để xử lý nghiêm các doanh nghiệp gây ô nhiễm.

- Nhà đầu tư nước ngoài vi phạm những quy định về lao động còn phổ biến như không có quy chế lao động phù hợp luật pháp, kéo dài thời gian tập sự, trả lương không đúng ngạch bậc theo quy định của pháp luật. Mặt khác, người sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài còn thiếu hiểu biết luật pháp Việt Nam. Trong thực tế, nhiều nhà đầu tư vẫn cố tình không thực hiện đúng các quy định của luật pháp, có nhà đầu tư còn sử dụng lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, vi phạm pháp luật về lao động Việt Nam.

Ngoài ra, việc tuyên truyền luật pháp của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình không được tiến hành thường xuyên, đúng đối tượng nên hiệu quả chưa cao.

II. Công tác quản lý nhà nước về FDI dưới góc độ địa phương

Việc phân cấp quản lý đầu tư cho các địa phương đã tạo ra tính chủ động trong quá trình thu hút, cấp Giấy chứng nhận đầu tư và quan trọng hơn là giảm thiểu đầu mối trong xét duyệt dự án cấp phép đầu tư, làm giảm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian, từ đó tạo được sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư. Đồng thời, bản thân các địa phương cũng phải có những biện pháp để khắc phục, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng hơn như đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện mô hình “một cửa liên thông”, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng chính sách và cơ chế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Hơn nữa, việc phân cấp quản lý cũng giúp địa phương tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và khuyến khích tính năng động, sáng tạo.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của việc phân cấp quản lý FDI mang lại, vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Công tác qui hoạch cho từng vùng, qui hoạch các khu công nghiệp, qui hoạch ngành nghề cho địa phương chưa được hợp lý dẫn đến tình trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư tràn lan, không tính đến nhu cầu thị trường, gây lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp, tính liên kết vùng, phân bổ nguồn lực đầu tư trùng lắp, kém hiệu quả.

- Hệ thống pháp luật và chính sách chưa đồng bộ và đầy đủ, mỗi địa phương có cách hiểu khác nhau về luật dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc

Page 147: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

147

thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Các nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về sự không thống nhất chính sách giữa chính quyền Trung ương và địa phương.

- Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài còn hạn chế và chưa được đào tạo cơ bản. Năng lực thẩm định dự án của các cán bộ địa phương không đồng đều nên việc xem xét kỹ tiêu chí về công nghệ, về năng lực thực sự của từng nhà đầu tư không đảm bảo, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung.

- Giữa Bộ, ngành và từng địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ nên công tác phối hợp giám sát hoạt động của các dự án lớn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng các dự án chậm triển khai, hoạt động kém hiệu quả nhưng vẫn tồn tại và duy trì trong thời gian dài tại nhiều địa phương.

Page 148: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

148

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI TỈNH PHÚ YÊN

(UBND tỉnh Phú Yên)

I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG:

1. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Phú Yên: Hòa chung vào công cuộc hội nhập của đất nước cùng với việc ra đời Luật

Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005 và nhiều văn bản luật đã được ban hành theo lộ trình cam kết của Việt Nam gia nhập WTO,… nên môi trường đầu tư có những cải thiện. Tỉnh Phú Yên đã kịp thời nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư. Kết quả, từ 2006 đến nay, tỉnh Phú Yên đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 26 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư 7,850 tỷ USD. Trong đó, có một số dự án có vốn đăng ký đầu tư lớn, như: Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô của Công ty Technostar Management Ltd (Vương quốc Anh) với tổng vốn đầu tư là 1,7 tỷ USD; dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên của Công ty TNHH New City Việt Nam có tổng vốn đầu tư là 4,345 tỷ USD.

Lũy kế đến nay, trên địa bàn Tỉnh có 41 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ 18 Quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 6,420 tỷ USD đang triển khai hoạt động.

2. Vị trí, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên: a) Về mặt kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2001 - 2005, tổng vốn đầu tư phát triển của khu vực đầu tư nước ngoài 758 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; giai đoạn 2006 - 2010, tổng vốn đầu tư phát triển khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 5.808 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và tăng gấp 7,7 lần so với giai đoạn 2001- 2005. Riêng năm 2011 tổng vốn đầu tư phát triển khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.803 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,2% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của khu

Page 149: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

149

vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng 31,7%; giai đoạn 2006 - 2010, bình quân tăng 28,2%, riêng năm 2011 tăng 9,2% so với năm 2010, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra một số ngành công nghiệp mới, tăng thêm năng lực cho ngành công nghiệp của Tỉnh như: Ô tô, mía đường, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và tương lai là ngành công nghiệp lọc hóa dầu. Tác động lan toả của đầu tư nước ngoài đã ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế Phú Yên. Cơ cấu giá trị sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài ổn định trong cơ cấu giá trị sản xuất của Tỉnh qua các năm. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được nâng cao thể hiện qua số lượng doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất có tác động lan toả đến các thành phần kinh tế thông qua sự liên kết, chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh và cũng tạo động lực, môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hoá. Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp trong nước, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân sách ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2000 - 2005, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách đạt 41,8 tỷ đồng chiếm 1,9% tổng thu ngân sách địa phương; giai đoạn 2006 - 2010 là 184,3 tỷ đồng tăng gấp 4,4 lần so với giai đoạn 2000 - 2005 và chiếm 3,8% so với tổng thu ngân sách địa phương, riêng năm 2011 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách 94 tỷ đồng chiếm 6,4% tổng thu ngân sách địa phương. b) Về mặt xã hội:

Đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra việc làm cho trên 5.280 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp với thu nhập bình quân 03 triệu đồng/tháng/người. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh Phú Yên đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật trình độ cao, lao động có tay nghề và có tác phong công nghiệp, có kỷ luật lao động, tiếp cận được cách tổ chức quản lý tiên tiến.

Tóm lại, công tác thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Tỉnh giai đoạn vừa qua đã góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra trong công cuộc thực hiện nhiệm vụ đổi mới kinh tế của tỉnh Phú Yên. Đầu tư từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài cơ bản đạt được mục tiêu thu hút vốn đề

Page 150: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

150

ra của Tỉnh và là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra thêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực và trình độ quản lý, tiếp thu được nhiều công nghệ sản xuất hiện đại, tăng thu ngân sách, tạo thêm nhiều việc làm và đặc biệt góp phần mở rộng trong công tác quan hệ đối ngoại.

II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:

1. Về công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch luôn được các cấp lãnh đạo của tỉnh Phú Yên chú

trọng, đến nay hầu hết các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, của các huyện, thị xã, thành phố; quy hoạch ngành/sản phẩm của Tỉnh đã được lập và phê duyệt, là cơ sở để quản lý cấp phép đầu tư.

Theo đó, thành phố Tuy Hòa là trung tâm kinh tế, chính trị của Tỉnh. Phía Bắc của Tỉnh gồm huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu được quy hoạch ưu tiên cho phát triển dịch vụ - du lịch; phía Nam của Tỉnh gồm huyện Đông Hòa và Khu kinh tế Nam Phú Yên được quy hoạch ưu tiên cho phát triển cho công nghiệp, nhất là công nghiệp lọc, hóa dầu; phía Tây của Tỉnh gồm các huyện miền núi được quy hoạch ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp, có một số nhà máy chế biến nông sản lớn đang hoạt động trên địa bàn.

2. Về công tác thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Việc thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện theo nguyên

tắc tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của Tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu và tuân thủ quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Đặc biệt là các dự án lớn, các dự án trong lĩnh vực có điều kiện, đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác thẩm tra dự án.

3. Về hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư: Tỉnh Phú Yên luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất cho Nhà

đầu tư đến đầu tư, áp dụng các chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định cho Nhà đầu tư và được quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận đầu tư. Đồng thời áp dụng các gói hỗ trợ ngoài hàng rào các dự án, nhất là các dự án lớn, quan trọng. Đối với các dự án có qui mô lớn, để tạo điều kiện hỗ trợ Nhà đầu tư trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư và giải phóng mặt bằng, Tỉnh thành lập các Ban Chỉ đạo, Ban Bồi thường hỗ trợ và tái định cư cấp Tỉnh. Hàng năm, UBND tỉnh Phú

Page 151: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

151

Yên tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp và Nhà đầu tư để nghe phản ánh trực tiếp các khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư. Qua đó, đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương giải quyết, tạo điều kiện cho Nhà đầu tư triển khai dự án được thuận lợi nhất.

4. Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát: Thực hiện chức năng theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình triển

khai các dự án sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hàng năm các cơ quan chức năng của Tỉnh đã tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình triển khai một sốt dự án theo các nội dung đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Qua đó đã kịp thời nhắc nhở và có biện pháp tháo gỡ cho Nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các Nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. UBND Tỉnh kiên quyết thu hồi những dự chậm triển khai hoặc dự án đăng ký đầu tư nhưng không triển khai.

III. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ:

1. Về sự thống nhất, ràng buộc giữa các văn bản quy phạm pháp luật: Theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn, thì để được cấp phép xây dựng, thủ tục đất đai là một trong những thủ tục bắt buộc (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Quy định này, đã gây khó khăn cho các dự án có sử dụng nhiều đất, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phải kéo dài, dẫn đến dự án chậm triển khai đầu tư xây dựng. Để tạo điều kiện cho các dự án đẩy nhanh tiến độ, cần có sự điều chỉnh các quy định liên quan giữa Luật Xây dựng và Luật Đất đai đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp phép xây dựng.

2. Về chính sách ưu đãi thuế: Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, đối với các dự án đầu tư mở rộng không gắn với thành lập doanh nghiệp thì không được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp dù dự án đầu tư trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Quy định này, đã không khuyến khích các Nhà đầu tư mở rộng dự án. Để khuyến khích các Nhà đầu tư mở rộng dự án, cần phải quy định các chính sách ưu đãi áp dụng đối với các dự án đầu tư mở rộng đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng ưu đãi theo quy định.

3. Về công tác quản lý lao động: Theo quy định, hiện đối với các lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới 03 tháng không phải làm thủ tục cấp phép lao động. Quy định này gây khó khăn cho công tác quản lý lao động

Page 152: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

152

người nước ngoài. Do vậy, cần có quy định cụ thể biện pháp quản lý đối với lao động này.

4. Về vấn đề giải phóng mặt bằng: Hiện nay, đây là thủ tục gây khó khăn nhất cho địa phương và Nhà đầu tư trong việc triển khai dự án. Cần có sự điều chỉnh để đảm bảo hài hòa giữa quyền lợi của Nhà đầu tư và giải quyết vấn đề an sinh xã hội của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án đầu tư.

5. Về khoa học công nghệ và môi trường:

- Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh thì doanh nghiệp được trích 10% lợi nhuận trước thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nhưng hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện trích lập quỹ này. Do vậy, cần phải có bắt buộc doanh nghiệp thực hiện trích lập quỹ để đầu tư phát triển công nghệ.

- Theo quy định hiện hành, tiền ký quỹ khắc phục môi trường là quá thấp, không có tính ràng buộc cho Nhà đầu tư thực hiện khắc phục hoàn nguyên môi trường. Đề nghị tăng mức tiền ký quỹ khắc phục môi trường để Nhà đầu tư có trách nhiệm hoàn nguyên môi trường trước khi kết thúc dự án.

____________________________________________

Page 153: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

153

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU

TƯ NƯỚC NGOÀI DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG

(UBND tỉnh Ninh Thuận)

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được xem như chìa khóa của sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và các địa phương, nhất là đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn như Ninh Thuận.

Ninh Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung bộ, nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách còn hạn chế. Để thực hiện thắng lợi quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, một trong những giải pháp quan trọng đối với tỉnh là thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được tỉnh đặc biệt coi trọng.

Khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987 và nhất là sau khi Luật Đầu tư chung ban hành 2005, cùng với các văn bản dưới luật, việc áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ, tỉnh Ninh Thuận đã ban hành nhiều chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; thuê tư vấn nước ngoài lập chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thông qua việc thành lập và đưa vào hoạt động Văn phòng phát triển kinh tế (EDO) vào tháng 3/2010, đây là mô hình mới duy nhất cả nước được thành lập theo mô hình Ban phát triển kinh tế (EDB) của Singapore làm nhiệm vụ đầu mối “một cửa liên thông” trong lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư được tăng cường thông qua tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, trọng tâm là Hội nghị xúc tiến đầu tư cấp quốc gia tại tỉnh (ngày 17/10/2009), Hội nghị công bố quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận vào tháng 12/2011.

Với sự nỗ lực của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo đó nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài đã đầu tư và tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận trên các lĩnh vực như năng lượng sạch, du lịch, sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản… là những lĩnh vực tỉnh có thế mạnh, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh.

Page 154: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

154

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 21 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm 47%; nông lâm nghiệp chiếm 43%; lĩnh vực thương mại du lịch chiếm 10%), với tổng vốn đăng ký đầu tư 582,81 triệu USD (tương đương 11.640 tỷ đồng).

Riêng giai đoạn 2005 đến nay (sau khi Luật Đầu tư được ban hành), có 18 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn 579,81 triệu USD (tương đương khoảng 11.596 tỷ đồng), chiếm 85,7% số dự án và 99,5% tổng vốn đăng ký.

Ngoài ra, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương địa điểm đầu tư 05 dự án với tổng vốn khoảng 1.146 triệu USD (tương đương khoảng 22.292 tỷ đồng), hiện đang hoàn thiện thủ tục cấp chứng nhận đầu tư trên các lĩnh vực điện gió, du lịch…; đồng thời tỉnh cũng đã ký Biên bản ghi nhớ với nhiều dự án lớn như Dự án xây dựng khu du lịch phức hợp cao cấp của Tập đoàn Federal Owens (Mỹ) tại Vĩnh Hy, tổng vốn 2,5 tỷ USD; Biên bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư với Công ty Asia New Generation (Hồng Kông) về dự án đầu tư khu phức hợp Vĩnh Hy - Núi Chúa (tổng vốn khoảng 500 triệu USD)...

Tổng vốn FDI đã giải ngân 69,3 triệu USD, đạt khoảng 12% vốn đăng ký; đến nay đã có 09 dự án hoàn thành đi vào hoạt động (chiếm 42,9 %); 07 dự án đang trong giai đoạn triển khai thi công (chiếm 33,3%), các dự án khác đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục để khởi công.

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào hoạt động đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách tỉnh. Riêng năm 2011, nộp ngân sách 145 tỷ, chiếm 12% tổng thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho 1.533 lao động địa phương. Thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ninh Thuận vẫn chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI, số lượng dự án FDI thu hút còn khiêm tốn và quy mô nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh; tỷ lệ dự án FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp và chỉ tập trung ở một số lĩnh vực; việc thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao còn hạn chế, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn, hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội của hoạt động FDI còn chưa cao và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mang lại.

Page 155: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

155

Xác định đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố hết sức quan trọng để thu hút nguồn lực, mở rộng hợp tác quốc tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong thời gian tới để thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh Ninh Thuận sẽ đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tỉnh ; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư vào tỉnh. Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư lớn, chủ động tiếp cận và hỗ trợ trong điều kiện có thể đối với các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Ninh Thuận.

2. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài dưới góc độ địa phương:

Công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài được tỉnh đặc biệt chú trọng, bên cạnh công khai hoá quy hoạch, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực hiện nghiêm túc quy trình thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư và đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận để chủ đầu tư triển khai dự án; đồng thời cũng kiên quyết thu hồi chủ trương, Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án chậm tiến độ, nhà đầu tư không có khả năng triển khai dự án.

Về quy hoạch, tỉnh Ninh Thuận thuê tư vấn nước ngoài (Tập đoàn Monitor của Mỹ và Arup của Anh) đã lập chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phan Rang và phát triển dãi ven biển. Với chiến lược, quy hoạch bài bản đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Ninh Thuận, mà trọng tâm là các lĩnh vực tỉnh có lợi thế.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh, Ninh Thuận đã thành lập và đưa vào hoạt động Văn phòng Phát triển kinh tế (EDO) đây là mô hình mới được thành lập theo mô hình Ban phát triển kinh tế (EDB) của Singapore làm nhiệm vụ đầu mối “một cửa liên thông” trong lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh; nhà đầu tư đến Ninh Thuận chỉ cần tiếp xúc với EDO để hoàn tất các thủ tục đầu tư từ khâu đầu đến khâu cuối để triển khai dự án, thời gian thực hiện các thủ tục được rút ngắn từ 30-50% so với quy định, các vấn đề khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án được EDO tham mưu xử lý kịp thời, được các nhà đầu tư đánh giá cao.

- Một trong những nguyên nhân các dự án chậm tiến độ là do nhà đầu tư hạn chế về năng lực tài chính; tuy nhiên theo Luật Đầu tư chưa có quy định cụ thể về yêu cầu và phương thức thẩm tra năng lực tài chính của chủ đầu tư trong

Page 156: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

156

cấp Giấy chứng nhận đầu tư dẫn đến một số nhà đầu tư đăng ký dự án nhưng không có khả năng triển khai hoặc triển khai cầm chừng. Để hạn chế tình trạng trên, UBND tỉnh đã ban bành Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND về tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, đồng thời ban hành quy định ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án, qua đó đã góp phần lựa chọn các nhà đầu tư có thực lực tài chính trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

- Về tình hình rà soát, hỗ trợ khó khăn vướng mắc các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành theo dõi, kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc của dự án; đồng thời tham mưu chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư đối với các dự án không triển khai hoặc chậm tiến độ đã cam kết. Tuy nhiên, trên thực tế, việc kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư sau khi cấp phép còn nhiều hạn chế do hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế báo cáo, giám sát, quy trình xử lý thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nên địa phương còn gặp một số khó khăn trong việc xử lý đối với các dự án vi phạm tiến độ triển khai.

- Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến theo tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 07/4/2009 của Chính phủ về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày ngày 19/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành văn bản 2438/UBND-TH ngày 28/5/2012 chỉ đạo các Sở ngành, địa phương tăng cường hơn nữa công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, khuyến khích thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015) của tỉnh; ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh, tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao...

Bên cạnh đó, tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là việc

Page 157: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

157

thanh tra, kiểm tra, giám sát dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành, nhất là các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều đất và các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; rà soát và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai. Tăng cường sự phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong quá trình thẩm tra dự án, cấp và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư phải tuân thủ quy hoạch được duyệt và đảm bảo trình tự thủ tục hồ sơ theo quy định của pháp luật; đồng thời, đẩy nhanh việc triển khai xây dựng và phê duyệt các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội các huyện, thành phố; các quy hoạch phát triển ngành và các sản phẩm chủ yếu đến năm 2020 làm cơ sở cho định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn đến năm 2015 và 2020./.

Page 158: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

158

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

(UBND tỉnh Bình Dương)

I. KẾT QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN THÁNG 8/2012:

Hiện nay, Bình Dương là một trong 5 địa bàn thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước. Tính đến 31/8/2012, Bình Dương thu hút 2093 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 17 tỷ 120 triệu USD, đứng vị trí thứ tư sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai.

Trong tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn Bình Dương lĩnh vực công nghiệp thu hút số dự án và số vốn đầu tư lớn nhất, cụ thể: chiếm tỷ trọng 92.75% trong tổng số dự án và chiếm 71.60% vốn đầu tư đăng ký; bên cạnh đó, trong những năm gần đây đã thu hút một số dự án với quy mô vốn lớn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chiếm 15,58% tổng vốn đầu tư, có 01 dự án với số vốn đầu tư 1 tỷ 200 triệu USD; dịch vụ chiếm 1.08% số dự án và 3.43% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực xây dựng chiếm 4.86% tổng vốn đầu tư với 43 dự án, lĩnh vực nông, lâm nghiệp chỉ chiếm 0.72% số dự án và 1.18% tổng vốn đầu tư.

Phân theo ngành kinh tế Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 16 175.43 100.23

Công nghiệp 2,060 10,650.88 5,429.70

Xây dựng 43 723.44 163.88

Thương nghiệp 26 130.90 93.85

Khách sạn, nhà hàng 11 37.84 7.38

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 17 117.59 40.33

Hoạt động văn hóa và thể thao 6 171.27 51.15

Kinh doanh bất động sản 18 2,358.00 179.85

Dịch vụ khác 24 510.88 124.91

Page 159: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

159

Việc cấp phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam doa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện (kể cả mở chi nhánh). Tính đến tháng 6/2012 trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 03 chi nhánh ngân hành liên doanh và 03 chi nhánh nhân hành 100% vốn nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động. Vốn đầu tư của các chi nhánh này được quản lý tại hội sở chính và điều chuyển cho chi nhánh trong hệ thống theo kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ.

Quy mô dự án ở Bình Dương giai đoạn 1990-2011 có nhiều thay đổi lớn, trung bình khoảng 8 triệu USD/dự án, trong vòng 05 năm đã tăng mức bình quân lên 03 triệu USD/dự án là do trong những năm gần đây đã có một số dự án quy mô lớn đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đến nay đã có hơn 36 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bình Dương, trong đó, xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia có năng lực về tài chính và công nghệ. Trong số 2.221 dự án từ 1989-2011 thì riêng nhà đầu tư Đài Loan chiếm đến 758 dự án (chiếm 34.13% tổng dự án) dẫn đầu về số dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 3.784 triệu USD (chiếm 25.44%). Các dự án của Đài Loan thường là các dự án vừa và nhỏ, trung bình một dự án khoảng 4.99 triệu USD vì các dự án nhỏ sẽ ít bị ảnh hưởng khi có sự cố tài chính, dễ chọn lựa và thuê nhân công, đầu tư nhanh có lời nhanh. Họ chủ trương là vốn bỏ ban đầu thấp, sau đó tùy theo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh mà ra quyết định tăng hay giảm vốn đầu tư.

Đứng thứ hai là các nhà đầu tư Hàn Quốc với 495 dự án, vốn đầu tư 1.747 triệu, vốn đầu tư trung bình của một dự án là 3.3 triệu USD và Nhật Bản 171 dự án, vốn đầu tư 1.764 triệu USD, tuy số dự án thấp nhưng Nhật Bản lại có vốn đầu tư cao nên vốn đầu tư trung bình của một dự án là 10.3 triệu USD.

Ngoài ra, Singapore, Malaysia, Hồng Kông cũng là những nhà đầu tư có số vốn đầu tư khá cao. Quy mô trung bình của mỗi dự án khá lớn là 13 triệu USD do số dự án thấp nhưng lại có vốn đầu tư cao, chủ yếu là các dự án công nghiệp gốm sứ, điện, điện tử, may mặc, sản xuất trang thiết bị, phụ tùng xe hơi…

Bên cạnh các quốc gia Châu Á có số dự án đầu tư lớn vào Bình Dương còn có các nước Châu Âu và Bắc Mỹ với số dự án cũng như vốn đầu tư ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Các nước này khi đầu tư vào Bình Dương

Page 160: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

160

đã đem đến một nguồn công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh.

Năm 2011, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp 34.22% GDP; nộp ngân sách 183.10 triệu USD, khoảng 16% ngân sách tỉnh; xuất khẩu hơn 8,309 triệu USD, chiếm 80.35% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh; tạo công ăn việc làm cho 462,190 lao động; góp phần nâng cao trình độ công nghệ bằng công nghệ mới như dây chuyền sản xuất ôtô, hàng điện tử, sản xuất tổng đài kỹ thuật số, sản xuất cáp quang, sản xuất hoá chất, dược phẩm.v.v. . .

Đến nay, phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều được bố trí vào các khu công nghiệp hoặc cụm quy hoạch phát triển sản xuất công nghiệp theo đúng quy hoạch. Do đó, tính đến hết năm 2012, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu hướng vào thị xã Thuận An và huyện Bến Cát chiếm 64.24% tổng số dự án và 66.50% vốn đầu tư . Các dự án ở Thuận An và Bến Cát chủ yếu là vào lĩnh vực công nghiệp tập trung tại các khu công nghiệp Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Việt Nam Singapore I, Bình Đường, Mỹ Phước I, Mỹ Phước II, Mỹ Phước III, với lợi thế về vị trí địa lý (lân cận các tỉnh thành khác như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu), rất thuận lợi cho các dự án gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hơn nữa, giá đất và cở sở hạ tầng rẻ tương đối so với thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông được nâng cấp và hoàn thiện tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa được dễ dàng. Do đó, vai trò của thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và Bến Cát là rất lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vì phần lớn đầu tư nước ngoài của tỉnh trong giai đoạn 1990-2011 tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Còn các địa bàn khác như Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo có số vốn đầu tư cũng khá cao (chiếm trên 16% về số dự án và vốn đầu tư), giai đoạn từ 1990-2011 chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm……vì nằm ngay vùng nguyên liệu sẵn có ở địa phương và giai đoạn 2006 đến nay tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhất là chế biến gỗ, công nghiệp hỗ trợ,..

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP:

Công tác thu hút đầu tư nươc ngoài gắn liền với việc hình thành các khu công nghiệp ở Bình Dương đã làm gia tăng đáng kể năng lực sản xuất của các huyện thị, từ đó, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của toàn tỉnh, góp phần cải tạo cơ cấu

Page 161: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

161

kinh tế tỉnh thông qua việc giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vu.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận kinh tế quan trọng, có quan hệ hữu cơ với các thành phần kinh tế của tỉnh. Việc thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế, đặc biệt trong việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng kể, đến nay Ban Quản lý được giao quản lý 24 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích quy hoạch 7.189,15 ha, trong đó đã có 23 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích 6.986,74 ha. Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN đạt được một số kết quả đáng kể thông qua nhiều đợt xúc tiến đầu tư nước ngoài do các công ty phát triển hạ tầng tổ chức, môi trường đầu tư vào các KCN được quảng bá, giới thiệu cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc xúc tiến đầu tư đã được xây dựng và điều chỉnh theo hướng tập trung, có trọng điểm ở các thị trường khác nhau như Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Đài Loan nhằm kêu gọi đầu tư vào các dự án sản xuất trong các KCN tập trung vào điện, điện tử, cơ khí chính xác và những dự án có hàm lượng công nghệ cao theo định hướng thu hút đầu tư của tỉnh. Đến tháng 8/2012 các KCN của tỉnh đã cho thuê lại 2.460,53 ha đạt 50,15%, nếu không tính KCN Thới Hoà đang hoàn chỉnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng thì tỷ lệ cho thuê đất đạt 51,56%.

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của 24 KCN đến nay đạt 8.612 tỷ đồng, đạt 74% tổng số vốn được duyệt.

1. Tình hình thu hút vốn FDI đăng ký:

1.1. Cấp phép đầu tư từ 1995 đến 8/2012:

Tính đến tháng 8/2012, các KCN có 815 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 5,36 tỷ đôla Mỹ (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 776 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 5,15 tỷ đôla Mỹ.

1.2. Tình hình tăng vốn đầu tư:

Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết tháng 8/2012 có nhiều lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 2,79 tỷ đôla Mỹ, bằng 54% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới.

1.3. Quy mô dự án:

Page 162: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

162

Qua các thời kỳ, quy mô dự án FDI có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà FDI đối với môi trường đầu tư tại Bình Dương. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án FDI tăng dần qua các giai đoạn, đến nay quy mô trung bình dự án FDI tại các KCN là 6,6 triệu đôla Mỹ, dự án lớn nhất là KUMHO TIRE (VIETNAM) CO., LTD vốn đầu tư là 348.193.000 đôla Mỹ, dự án nhỏ nhất là ALCO-MA (VIET NAM) CO., LTD với tổng vốn đầu tư là 100.000 đôla Mỹ

1. 4. Cơ cấu vốn FDI từ 1995 đến tháng 8/2012:

Phân theo ngành nghề:

Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút FDI lĩnh vực tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút FDI.

Stt Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư

(triệu đôla Mỹ)

1 Dệt, may, phụ liệu may, sợi 102 454

2 Nhuộm, giặt tẩy 12 110

3 Giày dép, phụ liệu giày 28 132

4 Thuộc da 8 95

5 SX MMTB, dụng cụ, phụ tùng 64 234

6 Khuôn, cơ khí chính xác 30 46

7 Rèn, dập, cán, kéo, cấu kiện thép 19 119

8 SX chi tiết kim loại, sp kim loại 57 256

9 Xi mạ 7 16

Page 163: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

163

10 Thiết bị điện 27 159

11 Thiết bị điện tử 24 119

12 Hoá chất, sơn, mực in, keo, Hoá mỹ phẩm 90 600

13 Sản phẩm từ nhựa, cao su 57 608

14 Chế biến gỗ 31 129

15 Hàng gia dụng, trang trí nội thất 28 194

16 Dược phẩm, thuốc thú y 6 30

17 Chế biến nông thuỷ sản, Thực phẩm, đồ uống, thức ăn gia súc 42 719

18 Vật liệu XD 18 62

19 Bao bì (nhựa, giấy, gỗ, kim loại), in bao bì 54 724

20 Dịch vụ các loại 24 165

21 Khác 47 177

Phân theo hình thức đầu tư:

Tính đến tháng 8/2012, chủ yếu các doanh nghiệp FDI thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 743 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 4,66 tỷ đôla Mỹ, chiếm 96% về số dự án và 91% tổng vốn đăng ký.

Theo hình thức liên doanh có 33 dự án với tổng vốn đăng ký 485 triệu đôla Mỹ, chiếm 4% về số dự án và 9% tổng vốn đăng ký.

Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 1 dự án với tổng vốn đăng ký 1 triệu đôla Mỹ (đã giải thể trước thời hạn).

Các hình thức khác như BOT, BT, BTO chưa có tại các KCN Bình Dương.

Page 164: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

164

Phân theo đối tác đầu tư:

Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác.. Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật đầu tư, từ khi hình thành đến nay đã có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại các KCN Bình Dương. Trong đó, các nước Châu Á chiếm 74%, trong đó khối ASEAN chiếm 11% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 4%, chủ yếu là Hoa Kỳ. Còn lại 12% thuộc các Vùng lãnh thổ (Samoa, Virgin …)

2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh các dự án FDI:

2.1. Vốn giải ngân FDI từ 1995 đến tháng 8/2012:

Trong số 776 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 5,15 tỷ đôla Mỹ, đã có 750 dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 3,1 tỷ đôla Mỹ (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn), chiếm 61% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các dự án FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra.

Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh.

2.2. Triển khai hoạt động sản xuất-kinh doanh của dự án FDI:

Trong thời gian qua, khu vực kinh tế có vốn FDI đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Bình Dương bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế.

Nếu trong giai đoạn 1995-2000 tổng giá trị doanh thu mới đạt 201 triệu đôla Mỹ thì trong thời kỳ 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đã đạt 4,3 tỷ đôla Mỹ, tăng gấp 21 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2006-2010 tổng giá trị doanh thu đạt 14,8 tỷ đôla Mỹ tăng gấp 3,5 lần. Từ khi thành lập đến nay các KCN Bình Dương đã tạo giá trị doanh thu 24,41 tỷ đôla Mỹ.

Giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn FDI cũng gia tăng nhanh chóng. Cả thời kỳ 1995-2000 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 132 triệu đôla Mỹ, nhưng đã tăng lên 2 tỷ đôla Mỹ trong giai đoạn 2001-2005, gấp hơn 15 lần so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2006-2010, giá trị trên đạt hơn 6,7 tỷ đôla Mỹ, cao gấp hơn 3 lần so với thời kỳ 5 năm trước, trong đó năm sau tăng hơn năm trước. Lũy kế

Page 165: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

165

đến nay các doanh nghiệp FDI trong các KCN Bình Dương đã thực hiện xuất khẩu đạt kim ngạch 11,85 tỷ đôla Mỹ.

Giá trị nhập khẩu của khu vực có vốn FDI cũng gia tăng. Cả thời kỳ 1995-2000 tổng giá trị nhập khẩu mới đạt 188 triệu đôla Mỹ, nhưng đã tăng lên 2,1 tỷ đôla Mỹ trong giai đoạn 2001-2005, gấp hơn 11 lần so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2006-2010, giá trị trên đạt hơn 8 tỷ đôla Mỹ, cao gấp hơn 3 lần so với thời kỳ 5 năm trước. Lũy kế đến nay các doanh nghiệp FDI trong các KCN Bình Dương đã thực hiện nhập khẩu đạt kim ngạch 14,05 tỷ đôla Mỹ.

Tuy những năm đầu thi hành Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn FDI được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhưng cũng đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước, thể hiện qua việc thu nộp ngân sách tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt ngưỡng. Giai đoạn 1995-2000 do chính sách ưu đãi, khuyến khích FDI của Nhà nước ta nên các doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách còn hạn chế 12 triệu đôla Mỹ, nhưng con số này đã tăng hơn 10 lần trong thời kỳ 2001-2005 (đạt 120 triệu đôla Mỹ). Lý do một số doanh nghiệp FDI đã qua thời gian hưởng chính sách ưu đãi thuế của nhà nước. Giai đoạn 2006-2010 khu vực doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách hơn 335 triệu đôla Mỹ, tăng gấp hơn 2,5 lần so với 5 năm trước. Năm 2011 con số trên đạt 102 triệu đô la Mỹ. Lũy kế đến nay các doanh nghiệp FDI trong các KCN Bình Dương đã thực hiện nộp ngân sách đạt 623,96 triệu đôla Mỹ.

Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn FDI cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ 1995 đến tháng 8/2012 các KCN Bình Dương đã giải quyết 174.426 lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp khác làm việc trong khu vực dịch vụ. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 4.398 người (18 DN FDI) vào năm 1995 đã tăng lên 174.426 người vào tháng 8/2012, tăng 38,66 lần so với năm 1995. Khu vực kinh tế có vốn FDI đã giải quyết lao động của tỉnh mà còn giải quyết cho lao động của các địa phương khác đến Bình Dương định cư.

3. Thu hồi giấy chứng nhận đầu tư (giấy phép đầu tư), giải thể trước thời hạn:

Tính đến hết tháng 8/2012, không có dự án FDI kết thúc đúng thời hạn. Đồng thời, đã có 32 dự án FDI bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký giải thể 210 triệu đôla Mỹ

Ngoài các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp đã được thành lập, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh đã triển khai khu công nghiệp Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương với quy mô diện tích là 4.196 ha, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là phát triển công

Page 166: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

166

nghiệp, dịch vụ đô thị, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.

III . TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ:

1. Mặt tích cực:

Khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất.

1.1. Về mặt kinh tế:

- FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Trong những năm bắt đầu thời kỳ đổi mới khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn hạn chế Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành kịp thời, đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của địa phương. Thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn lực quan trọng góp phần đắc lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, giúp nước ta chủ động và tự tin hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa.

- FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Trong thời gian qua FDI đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- FDI đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Trong những năm đầu có Luật Đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương như: chế biến gỗ, sản xuất đũa tre, sản phẩm cao su… Trong những năm sau này, vốn đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào ngành công nghiệp kỹ thuật cao như: sản xuất hàng linh kiện điện tử, phụ tùng xe ôtô, xe máy, sản xuất nhựa PVC, kính cao cấp, ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa…

- FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ. FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan

Page 167: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

167

trọng của đất nước như viễn thông, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực FDI cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.

- Tác động lan tỏa của FDI đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn FDI. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa.

- FDI đóng góp đáng kể vào thu ngân sách địa phương. Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI tại Bình Dương, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách ngày càng tăng. FDI tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu...

- FDI góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của các loại hình đầu tư trong nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chuyển từ nông sản và bán thành phẩm sang các sản phẩm công nghiệp và tinh chế. Nhờ có sự chuyển giao công nghệ và kỹ năng marketing từ các công ty nước ngoài, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: hàng điện tử, máy tính và linh kiện, sản phẩm da giày, hàng may mặc, sản phẩm gỗ, cơ khí chính xác… Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường quốc tế.

- FDI góp phần cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, tín dụng và bảo hiểm,...

Page 168: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

168

- Bên cạnh những tác động tích cực về mặt kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có những đóng góp tích cực trong việc đổi mới cơ chế quản lý, cải cách thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như kích thích các ngành dịch vụ phục vụ đầu tư nước ngoài ở Bình Dương phát triển. Góp phần hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp - khu chế xuất và khu công nghệ cao trên phạm vi cả nước.

- FDI góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, góp phần vào việc thúc đẩy nền luật pháp Việt Nam được hoàn thiện dần từng bước, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập. Ngoài ra khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Nhiều công nghệ mới đã được nhập vào tỉnh như lắp ráp sản xuất ôtô, sản xuất tổng đài điện thoại kỹ thuật số, sản xuất cáp quang, dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử. Phần lớn trang thiết bị có trình độ bằng hoặc cao hơn các thiết bị tiến tiến đã có trong nước, các doanh nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng đạt tiêu chuẩn Việt Nam, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế.

1.2. Về mặt xã hội:

- FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc làm cho 174.426 lao động trực tiếp và trăm ngàn lao động gián tiếp tại Bình Dương phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên hàng năm. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI, Bình Dương đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần nâng cao ngân sách, tăng thu nhập cho người dân, cung cấp cho người tiêu dùng của Việt Nam nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thay đổi phong cách sống theo xu thế công nghiệp hóa.

- Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài trong

Page 169: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

169

đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.

- FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. FDI đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO.

1.3. Về mặt môi trường:

Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương, đa số các doanh nghiệp có vốn FDI tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả môi trường tốt và từng bước đưa các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến nhất vào vận hành các dự án trên địa bàn tỉnh.

2. Mặt hạn chế:

Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động FDI tại Bình Dương còn những mặt hạn chế như sau:

- Sự mất cân đối về ngành nghề, trong giai đoạn đầu các doanh nghiệp FDI thường tập trung vào các dự án thâm dụng nhiều lao động (do giá lao động thấp) sau đó chuyển sang các dự án sử dụng nguyên nhiêu liệu giá rẻ hoặc thời gian gần đây có các dự án đầu tư để lắp ráp, hoàn thiện công đoạn cuối các sản phẩm bị các quốc gia khác tiến hành đánh thuế chống bán phá giá hoặc trợ giá.

- Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. Các công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị trong giai đoạn đầu chuyển giao đầu tư tại Bình Dương là các máy móc có công nghệ cũ, từ năm 2005 đến nay các dự án mới bắt đầu đưa các máy móc công nghệ mới vào đầu tư do các lợi thế về giá nhân công, nhiên liệu giá rẻ không còn.

- Một số các doanh nghiệp FDI có nguy cơ ô nhiễm lớn như nhuộm, thuộc da, hoá chất, giấy đang tận dụng các kẽ hở của các quy định về quản lý môi trường để gây gây ô nhiễm nhất là ô nhiễm khí thải và nước thải.

- Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn FDI ngày càng nhiều và kéo dài. Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh.

Page 170: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

170

VI. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Nâng cao nhận thức đối với chủ trương tăng cường thu hút và quản lý vốn đầu tư đã được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là: "Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm (2006 - 2010). Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút đầu tư, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài".

Mục tiêu và định hướng thu hút FDI giai đoạn tới trong các KCN được xác định như sau thu hút hàng năm khoảng 400-500 triệu đôla Mỹ/năm. Đến năm 2015 lắp đầy trên 60% đất các KCN.

Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Công nghiệp phụ trợ: khuyến khích thu hút vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ. Ngành dịch vụ sẽ được chú trọng phát triển. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp dịch vụ như logistic, kho bãi, kho lạnh, và các dịch vụ khác theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để tiếp tục thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo định hướng tập trung vào các khu công nghiệp trong thời gian tới, cần tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp sau:

1. Về chính sách thu hút đầu tư

- Kiến nghị Chính phủ rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu; sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh.

- Kiến nghị ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp, công nghệ cao, phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh

Page 171: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

171

viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp..

- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy triển khai sớm các dự án đầu tư giải ngân vốn đầu tư theo đúng tiến độ đã cam kết; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường;

- Thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất. Tiến hành rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn để có hướng xử lý đối với từng loại dự án. Cá biệt có thể tiến hành thu hồi các dự án không có khả năng triển khai, các dự án ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm;

- Phối hợp với các Sở ngành chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và chất thải tại các doanh nghiệp, bảo đảm sức khỏe cộng đồng.

2. Về quy hoạch

- Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch các jhu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất chi tiết; rà soát điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời đối với các khu công nghiệp đã triển khai; có kế hoạch cụ thể để thực hiện các quy hoạch đã được duyệt.

3. Về phát triển cơ sở hạ tầng

- Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải,...), giao thông để đấu nối đồng bộ với hạ tầng của các khu công nghiệp;

- Rà soát tình hình cung cấp điện cho các doanh nghiệp, nhất là các dự án có nhu cầu sử dụng điện lớn, đánh giá khả năng và đề xuất giải pháp bảo đảm cấp điện ổn định cho sản xuất kinh doanh, bao gồm cả biện pháp huy động các nguồn vốn cho phát triển đế các doanh nghiệp, các khu công nghiệp chủ động về nguồn điện;

- Kiến nghị hoàn thiện các quy định về xây dựng nhà ở người có thu nhập thấp, công nhân trong các doanh nghiệp.

Page 172: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

172

4. Về nguồn nhân lực

- Có giải pháp thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư đào tạo lao động ở các trình độ;

- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao trình độ lao động, đặc biệt là đối với người nông dân bị thu hồi đất sản xuất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

- Tăng cường việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các giải pháp hạn chế đình công xảy ra không đúng trình tự pháp luật quy định;

- Tăng cường giáo dục và tuyên truyền pháp luật lao động, đưa pháp luật lao động vào cuộc sống thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động;

- Cung ứng lao động đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp và các nhà đầu tư, đặc biệt lưu ý tới việc đào tạo các ngành nghề hiện đang thiếu hụt lao động và đào tạo tại các khu vực tập trung các khu công nghiệp, các dự án lớn có nhu cầu cao về số lượng lao động, chuyển đổi nghề cho nông dân khi bị thu hồi đất làm dự án đầu tư;

- Tập trung giải quyết cơ bản tình trạng đình công xảy ra không theo trình tự pháp luật quy định trên địa bàn tỉnh.

5. Về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động các doanh nghiệp

- Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương; giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Ban quản lý các khu công nghiệp, các Sở ngành liên quan trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư có vốn FDI;

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý; nâng cao năng lực thực thi và hiệu quả quản lý nhà nước về của các phòng nghiệp vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Ban quản lý các khu công nghiệp;

- Tiến hành tổng kết, đánh giá việc phân cấp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trong thời gian qua, phát hiện những bất cập, kịp thời kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp;

Page 173: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

173

6. Về xúc tiến đầu tư

- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách đặc biệt ưu đãi về giá cho thuê đất đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các Ban Quản lý khu công nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư;

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn; hợp tác với các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.

7. Một số giải pháp khác

- Củng cố tổ chức bộ máy; rà soát, sửa đổi bổ sung chức năng, nhiệm vụ; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, trong đó tập trung xây dựng và đưa trang web mức độ 3 vào sử dụng; duy trì và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008; kịp thời rà soát, đề nghị sửa đổi bổ sung hoặc thay thế Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật;

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở Ban Quản lý;

- Thường xuyên tiếp xúc doanh nghiệp để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh Bình Dương, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới thông qua các nhà đầu tư cũ;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng và nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Ban quản lý các khu công nghiệp;

- Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với FDI, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án FDI, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.

Page 174: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

174

THÁCH THỨC VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN TỚI – EUROCHAM

I. Tổng quan Trong khi các doanh nghiệp Châu Âu kiên nhẫn và vẫn hy vọng vào sựphát triển trong dài hạn của Việt Nam, thì lòng tin của họ đã có chiều hướng suy giảm từ đầu năm 2011, theo kết quả của cuộc điều tra vềchỉsốmôi trường kinh doanh hàng quý (BCI) của EuroCham tại Việt Nam. Kết quảcủa cuộc khảo sát BCI lần thứtám, được thực hiện vào tháng 7 năm 2012, cho thấy mức độtin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam lần đầu tiên đã giảm xuống dưới mức chỉ số“trung bình” (50 điểm). Điều đó cho thấy các doanh nghiệp đang dần mất đi sựkiên nhẫn; đồng thời cũng nhấn mạnh tính cấp thiết của việc Việt Nam cần nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh và sức thu hút nhưlà một điểm đến kinh doanh.

Đồng thời, Việt Nam đã tụt 8 bậc trong báo cáo “Môi trường kinh doanh 2012” của Ngân hàng Thế giới, xếp vịtrí thứ 98 trong tổng số183 nước được xếp hạng. Theo báo cáo “Môi trường kinh doanh 2012”, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam bịsụt giảm trong năm nay là do Việt Nam đã thất bại trong việc cải thiện hệ thống điện. Báo cáo cũng đề cập đến tiến trình chậm chạp trong cải cách hành chính của Việt Nam. Xét về tổng thể, Việt Nam mới chỉcải thiện được một chút ít tại 3 trong số 10 lĩnh vực được đánh giá bao gồm giấy phép xây dựng, bảo vệ nhà đầu tưvà thực thi hợp đồng. Những lĩnh vực đang yếu kém đi là khởi sự doanh nghiệp (cấp phép), đăng ký tài sản, đóng thuế và thu giữ tín dụng.

Vậy đâu là lý do cho việc sụt giảm lòng tin này trong năm vừa qua? EuroCham tin rằng đây là sự kết hợp của tiến trình thay đổi chậm chạp trong nhiều vấn đềvốn đã được nêu trong Sách trắng năm ngoái của EuroCham cùng với một sốvấn đềmới làm suy giảm lòng tin vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Những khó khăn vềkinh tếvĩmô, cơsởhạtầng thiếu đồng bộvà các gánh nặng vềthủtục hành chính vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, một loạt các vấn đề mới liên quan đến “tiếp cận thị trường” gây ảnh hưởng đáng kể đến việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đã tiếp tục tác động tiêu cực đến nhận định của châu Âu vềmôi trường kinh doanh tại Việt Nam.

EuroCham tin tưởng rằng Chính phủViệt Nam đã có những biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn, tuy nhiên còn rất nhiều việc cần tiến hành

Page 175: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

175

đểcải thiện sức hấp dẫn trong dài hạn của thịtrường Việt Nam nhằm thu hút nguồn đầu tưnước ngoài.

Hoạt động đầu tư trong môi trường quốc tế hiện nay cũng không thực sựkhảquan. Sau hai mươi năm thời kỳ bong bóng tín dụng, chúng ta ngày nay đang phải đối mặt với một thời kỳ mà lượng tiền – dù từ các nguồn đầu tưtrực tiếp nước ngoài, tín dụng ngân hàng, hay viện trợ- đều hạn chếhơn rất nhiều so với trong quá khứ, và không ai biết giai đoạn này sẽ kéo dài trong bao nhiêu năm. Điều này có nghĩa là Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tưhiện đang thiếu kiên nhẫn hơn và khắt khe hơn so với trong quá khứ. Đây là điều không dễchịu gì, nhưng lại là thực tếmà Việt Nam phải đối mặt.

II. Cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô

Một trong những thành công nổi bật nhất của Chính phủnăm 2011 và đầu năm 2012 đó là sự ổn định đồng tiền từgiai đoạn bịmất giá năm ngoái. Ngoài ra, mức lạm phát hàng năm đang có chiều hướng giảm, và được kỳvọng đạt mức một con sốvào cuối quý II. Tính thanh khoản của các ngân hàng trong nước đã được cải thiện chút ít. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam cũng đã tăng lên. Chính phủ đã duy trì được lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng trong thời gian khó khăn vừa qua. Nhìn chung, bức tranh kinh tế vĩ mô đã được cải thiện đáng kế.

Mặc dù chính sách thắt chặt tiền tệ được ban hành năm ngoái đã có những tác động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô, nhưng cũng cần đảm bảo rằng đà tăng trưởng phù hợp vẫn được duy trì. Niềm tin của người tiêu dùng đang có chiều hướng sụt giảm và các dấu hiệu căng thẳng đã hiện diện trong nền kinh tế, bao gồm: biên lợi bị thu hẹp, cắt giảm lao động, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp cao, giảm giá bất động sản, và số lượng các vụ phá sản được báo cáo gia tăng.

Ba ưu tiên chiến lược của Chính phủ bao gồm tái cấu trúc khu vực tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và cải thiện hiệu quả đầu tư ở khu vực công là chiến lược nhất quán và theo lộ trình cải cách đúng đắn. Tuy nhiên, mặc dù một chiến lược có tốt thế nào đi chăng nữa, việc triển khai thực hiện chiến lược đó mới là điều cốt lõi. Nếu không đạt được thành công trong các lĩnh vực dài hạn và mang tính cơcấu này, những lợi ích mà thành công về chính sách kinh tếvĩmô đem lại gần đây cũng sẽ không còn. Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng sẽ

Page 176: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

176

thấy được sự tiến bộrõ ràng trong việc triển khai các cải cách cơ cấu của Chính phủ.

III. Cấp phép đầu tư

Các doanh nghiệp thành viên của EuroCham tiếp tục phải trải qua quá trình phê duyệt dài ngày và nhiều trì hoãn trong quá trình cấp phép đầu tưvà đăng ký kinh doanh, cũng như rất nhiều các thủ tục rườm rà phức tạp yêu cầu phải trao đổi nhiều với chính quyền địa phương.

Thực tế, các cơquan chính quyền yêu cầu các doanh nghiệp thành viên của chúng tôi phải nộp các tài liệu bổsung ngày càng nhiều, mặc dù các tài liệu và văn bản này không có trong yêu cầu pháp luật (SởKếhoạch Đầu tưcoi những tài liệu này là tiền đề đểxem xét các hồ sơ đăng ký), và kết quả là tỷ lệ các doanh nghiệp phải m ất hơn ba tháng để hoàn tất toàn bộ thủ tục cần thiết đểbắt đầu kinh doanh hoặc cấp phép cho một dự án đã tăng lên đáng kể.

Ngoài ra, chúng tôi lưu ý rằng thời gian yêu cầu cho việc cấp phép đầu tư giữa các thành phố và các tỉnh tại Việt Nam là rất khác nhau, trong đó thời gian chờ cấp giấy phép ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh thường lâu hơn rất nhiều. Thực tế cũng cho thấy thời gian xin giấy phép đầu tư giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng khác nhau.

Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hiện tại và cảcác quy định hướng dẫn thi hành của hai luật này nhìn chung được áp dụng nhưnhau đối với nhà đầu tưtrong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, trong một sốthủtục cấp phép, lại tồn tại việc áp dụng không giống nhau. Một mặt, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tưvào Việt Nam lần đầu tiên thành lập doanh nghiệp dưới hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100% hoặc doanh nghiệp liên doanh (không tính chủ sở hữu cổ phần nước ngoài) sẽ cần phải xin một “giấy chứng nhận đầu tư” bao gồm đồng thời giấy phép cho dự án đầu tư và “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Trong khi đó, ngoại trừ các dự án đầu tư với quy mô lớn hoặc có điều kiện, các nhà đầu tư trong nước

chỉcần có “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Nói cách khác, vẫn tồn tại cảhai thủ tục cấp phép cho đầu tưtrong nước và cho đầu tưnước ngoài.

Một ví dụ điển hình vềviệc áp dụng khác nhau giữa nhà đầu tưtrong nước và nhà đầu tư nước ngoài đó là trong ngành bán lẻ, khi mà ENT (kiểm tra nhu cầu kinh tế) không áp dụng đối với nhà đầu tưtrong nước nhưng lại áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Page 177: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

177

Ngoài ra, EuroCham đã nhận được nhiều ý kiến quan ngại vềviệc triển khai Nghị định 102, theo đó các doanh nghiệp đã thành lập ởViệt Nam có sởhữu của nhà đầu tưnước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện và quy định đầu tưnhư đối với nhà đầu tưtrong nước. Tuy nhiên, chính quyền địa phương có xu hướng đối xửvới các doanh nghiệp có sởhữu của nhà đầu tưnước ngoài không quá 49% nhưmột doanh nghiệp 100% vốn đầu tưnước ngoài, đi ngược lại với Nghị định 102. Các cơquan cấp bộnên có vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo các cơquan chính quyền địa phương thuộc thẩm quyền của mình thực thi quy định này một cách công bằng và nhất quán hơn. Không nên tồn tại cách hiểu khác nhau giữa các cơquan chính quyền địa phương.

IV. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đầu năm 2011, Chính phủViệt Nam tuyên bốsẽchú trọng “chất lượng hơn số lượng” trong việc đầu tưcác dựán FDI. Điều đó dường nhưcó nghĩa là ngoài việc thu hút đầu tưvào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu có chi phí lao động thấp, Việt Nam đang tìm kiếm nhiều đầu tưhơn vềngành sản xuất giá trịgia tăng công nghệcao. Tuy nhiên, với việc thiếu vắng sựthực thi hiệu quảvà mạnh mẽvềcác quyền sởhữu trí tuệ, các doanh nghiệp nước ngoài đang kín đáo chuyển giao các quyền sởhữu trí tuệcó giá trịvà các bí quyết độc quyền cần thiết của họ đểhỗtrợcác sản xuất giá trịgia tăng có “chất lượng cao hơn” tại Việt Nam.

Ngoài ra, đểcó thểcung cấp lực lượng lao động và các nguồn nhân lực khác cần thiết để hỗ trợviệc sản xuất công nghệcao tại Việt Nam thì Việt Nam phải đưa ra một “văn hóa cải tiến” và tôn trọng quyền SHTT.

Một lần nữa, EuroCham kiến nghịmột cách tiếp cận theo hai hướng căn bản đểgiải quyết vấn đềnghiêm trọng này. Trước hết, theo đềxuất trong cuốn sách Trắng năm ngoái của EuroCham, Chính phủViệt Nam nên tiếp tục nỗlực đểtăng cường nhận thức về giá trị của việc bảo vệquyền sởhữu trí tuệ. Bằng cách đó, có thể giải thích cho người dân Việt Nam rằng đó là vì lợi ích của mỗi người dân Việt Nam khi tôn trọng quyền SHTT và tránh việc sản xuất, thương mại và/hoặc mua các sản phẩm vi phạm quyền SHTT của các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài về thương hiệu và các quyền SHTT khác.

Ngoài những thông tin đó, nên nói cho người dân Việt Nam hiểu rằng tôn trọng quyền SHTT sẽ: i) giúp bảo vệngười dân Việt Nam khỏi các sản phẩm rẻnhưng thường nguy hiểm; ii) từ chối tài trợcho các tổchức không có nguyên tắc đạo đức thường liên quan đến phạm tội kiếm tiền không ngay thẳng bằng cách lạm dụng quyền SHTT của người khác và sử dụng doanh thu bất chính đểtài trợcho

Page 178: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

178

các hoạt động không hợp pháp; iii) bổsung vào thâm hụt thương mại đang phát triển tại Việt Nam bằng việc mua hàng giảbên ngoài có nguồn gốc Trung Quốc đang lưu hành tại Việt Nam; và iv) giúp đưa ra một “văn hóa cải tiến” có thểthôi thúc và khuyến khích người dân Việt Nam đưa ra những ý tưởng mới và tạo quyền SHTT mới, các sản phẩm liên kết và trao cho họ khi họ thực hiện.

Thứhai, Chính phủViệt Nam nên chỉ đạo các cơquan liên quan tại tất cảcác cấp tăng cường việc thực thi pháp luật và hành chính cho các quyền SHTT qua đó các doanh nghiệp và cá nhân vi phạm quyền SHTT sẽbịngăn cản từviệc lôi kéo vào các hành vi không đúng đắn nhưvậy. Điều đó có nghĩa là việc áp dụng thường xuyên các hình phạt hành chính cao hơn và tạo sựthuận lợi hơn cho các chủsởhữu của quyền SHTT có lợi thế ởtất cảcác biện pháp pháp lý có sẵn bao gồm cảviệc giảm nhẹcó tính chất cảnh báo và thiệt hại về tiền.

Nếu Việt Nam thực hiện thành công, duy trì một chương trình giáo dục người dân Việt Nam và thực thi hiệu quảquyền SHTT thì điều này sẽlà một bước tiến xa khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp châu Âu và nước ngoài khác chuyển giao công nghệcao và kiến thức tiên tiến cho Việt Nam.

V. Cơ sở hạ tầng và nguồn cung năng lượng

Cho đến năm 2020, Việt Nam sẽcần hơn 150 tỷ đô-la Mỹ đểphát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm các hệthống giao thông, cầu đường, các nhà máy điện, hệthống cấp nước và các nhà máy xửlý chất thải. Trong khi đó, các nguồn vốn truyền thống nhưngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủvà nguồn hỗtrợphát triển từcác Chính phủnước ngoài chỉcó thể đáp ứng được một nửa nhu cầu trên. Điều này có nghĩa là 50% nguồn vốn đầu tư phải huy động từcác doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài còn đang cân nhắc khi đầu tưvào các dựán cơsởhạtầng do lo ngại về hiệu quả đầu tư, tỷlệthu hồi lãi và sựbảo đảm vềvốn. Những nguyên nhân chính dẫn đến sựthờ ơcủa nhà đầu tưnước ngoài đó là việc phân bổrủi ro kém hiệu quả, các yêu cầu hành chính phức tạp, thiếu minh bạch trong thủtục đấu thầu và việc giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian và chi phí trong nhiều dựán cơ sở hạ tầng.

Nhưcác quốc gia khác, Chính phủViệt Nam đã nhận ra rằng nguồn vốn ODA sẽkhông đủ vềlâu dài, do đó trong năm 2010 Chính phủ đã ban hành các quy định mới vềcác dựán ưu tiên theo hình thức đối tác công tư(PPP). Theo Quyết định của Thủtướng Chính phủsố 71/2010/QĐ-TTg vềviệc ban hành Quy chếthí điểm đầu tưtheo hình thức đối tác công tư, các quy định này sẽ được áp dụng

Page 179: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

179

trong hai hoặc ba dựán thí điểm, từ đó Chính phủvà các cơquan có thểrút ra bài học và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý từkinh nghiệm trong triển khai các dựán này. Theo các quy định mới vềcác dựán ưu tiên, Chính phủkhuyến khích đầu tư tưnhân vào các dựán ưu tiên đã được lựa chọn và mởthầu đểtuyển chọn các nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm. EuroCham tin tưởng rằng, vềdài hạn, điều thiết yếu là cần phải có cảcác dựán khảthi có thểvay vốn ngân hàng cùng với một khuôn khổpháp lý thống nhất để đảm bảo thành công cho các dựán đối tác công tư.

Về nguồn cung năng lượng, việc tiêu thụ điện được dự đoán sẽtăng nhanh ởmức ít nhất là gấp đôi GDP với m ức tối thiểu khoảng 12%/năm. Việc xây dựng mới các nhà máy điện ở Việt Nam chưa bắt kịp với nhu cầu, dẫn đến sựthiếu hụt nguồn cung, đặc biệt khi nhu cầu đạt đỉnh điểm. Đểgiải quyết vấn đềnày, Việt Nam cần điều chỉnh giá năng lượng theo mức của khu vực. Chỉkhi các mức giá được điều chỉnh cao hơn nhưng phải phản ánh đúng thực tếmới giúp các doanh nghiệp có thặng dư đểtrang trải các chi phí vốn, từ đó cho phép các doanh nghiệp có thểtồn tại được và bền vững vềmặt kinh tế. Đồng thời, Việt Nam nên chú trọng đến vấn đề đầu tưvào năng lượng tái tạo, Chính phủcũng nên đặc biệt khuyến khích các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường trong trung và dài hạn.

Chúng tôi cũng lưu ý rằng theo Thông tư mới ban hành của BộCông Thương, giá điện hiện nay sẽ được điều chỉnh hàng quý thay vì hàng năm bắt đầu từngày 01/09/2011. Thông tư này ban hành theo Quyết định số24 ngày 15 tháng 4 của Thủtướng Chính phủvề điều chỉnh giá điện theo cơchếthịtrường. Theo đó, các mức giá điện có thể được tính và kiểm tra hàng tháng theo sựthay đổi của ngoại tệ, giá nhiên liệu và sản lượng điện. Việt Nam đã tăng mức giá điện trung bình lên hơn 15% vào đầu tháng 3 trong một nỗlực nhằm xây dựng một thịtrường điện lành mạnh. Ởcấp rộng hơn, Việt Nam nên tiếp tục khuyến khích các cơ chếthịtrường này và giảm sựthống trịcủa EVN bằng cách cho phép các doanh nghiệp tham gia vào thịtrường và xây dựng một thịtrường điện có sựcạnh tranh đầy đủvào năm 2015 (thay vì năm 2024).

VI. Giấy phép lao động và Phát triển nguồn nhân lực

Theo kết quảcủa các cuộc khảo sát, hơn 65% lực lượng lao động của Việt Nam không có kỹ năng chuyên môn, 78% lao động từ20 đến 24 tuổi không có hoặc thiếu kỹnăng chuyên môn. Khoảng 60% lao động Việt Nam vẫn được coi là đang làm việc trong các khu vực không chính thức, không có hợp đồng lao động chính thức, được trảlương dưới mức lương tối thiểu và không được cung cấp các

Page 180: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

180

bảo hiểm y tếvà bảo hiểm xã hội. Trong khối ASEAN, Việt Nam xếp ởnửa dưới vềphát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, cải thiện và nâng cao chất lượng lực lượng lao động là một trong những nhiệm vụtrọng tâm của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của thịtrường lao động trong và ngoài nước đang thay đổi nhanh chóng. Ngoài ra, Việt Nam cần ưu tiên dịch chuyển lao động từkhu vực không chính thức sang khu vực chính thức. Các doanh nghiệp thành viên của EuroCham hiện vẫn tiếp tục tuyển dụng hàng nghìn lao động Việt Nam, qua đó đóng góp vào tiến trình chuyển dịch nền kinh tếsang các ngành có giá trịgia tăng cao tại Việt Nam và góp phần phát triển xã hội.

EuroCham tin tưởng rằng phát triển các trang thiết bịvà giáo trình đào tạo nghềhiện đại là yếu tốthen chốt đểcải thiện chất lượng lao động của Việt Nam, đáp ứng các nhu cầu của thị trường lao động thay đổi nhanh chóng và thu hút các nguồn đầu tưnước ngoài có giá trịgia tăng cao hơn. Hiện tại, công tác đào tạo và dạy nghềkhông dựa trên nhu cầu thực tếcủa các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Các công ty thành viên EuroCham đã phải chi ra những khoản tiền lớn đểgửi nhân viên Việt Nam đến các trụsởchính tại nước ngoài để đào tạo họtại các cơsởvới trang thiết bịhiện đại. Các doanh nghiệp này phải chấp nhận rủi ro vềtài chính nếu các nhân viên đó không trởlại làm việc hoặc nghỉviệc không lâu sau khi được đào tạo. EuroCham hiểu rằng Việt Nam đã nhận thức rõ tính cấp thiết của việc cải thiện chất lượng lực lượng lao động. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng mặc dù các nỗ lực cải cách vẫn liên tục được tiến hành, nhiều người Việt Nam vẫn đang tìm cách đi du học ởnước ngoài.

Chúng tôi cũng muốn bày tỏ sự lo lắng của mình vềmột số điều khoản trong dựthảo Bộluật Lao động mới đang trong quá trình rà soát. Một số điều khoản trong Nghị định 46/2011/NĐ-CP (Nghị định 46) do Chính phủban hành ngày 17/06/2011 đã đưa ra nhiều sửa đổi lớn so với Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 vềViệc làm và Quản lý Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụthểlà theo Nghị định 46 và dựthảo Bộluật Lao động mới thì đểgia hạn giấy phép lao động cho một nhân viên nước ngoài, giờ đây một công ty phải ký kết hợp đồng đào tạo với một nhân viên Việt Nam dựkiến sẽthay thếnhân viên nước ngoài đó. Bên cạnh đó, thời hạn của giấy phép lao động cũng bịgiới hạn xuống còn một năm. Với những quy định này, Việt Nam sẽ đặt một gánh nặng hành chính rất lớn lên các doanh nghiệp.

EuroCham đã từng bày tỏquan ngại vềviệc thắt chặt các quy định này, theo đó mặc dù được đặt ra là đểkiểm soát khu vực lao động không chính thức, nhưng lại gây tác động rất lớn đến khu vực lao động chính thức.

Page 181: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

181

Chúng tôi khẳng định rằng nhiều công ty thành viên EuroCham luôn ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển của nhân viên Việt Nam, vì điều này sẽtốt hơn cho các doanh nghiệp Châu Âu về lâu dài. Chúng tôi đã và đang làm nhưvậy mà không cần bất kỳluật nào yêu cầu, xuất phát từlợi ích kinh tếvà chiến lược mà nó mang lại. Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài lo lắng rằng Nghị định 46 và dựthảo Bộluật Lao động mới sẽngăn cản việc đầu tưvào Việt Nam.

Chúng tôi muốn tìm kiếm một giải pháp đáp ứng được cảnhu cầu kiểm soát thịtrường lao động của Việt Nam cũng nhưquyền tựdo của người nước ngoài trong việc tuyển dụng nhân viên mà họmong muốn mà không phải chịu các gánh nặng gia tăng vềhành chính.

EuroCham kiến nghịmạnh mẽrằng các nhà tuyển dụng nên được phép lựa chọn các ứng viên phù hợp dựa trên mong muốn riêng và các qui trình nội bộcủa họ. Theo đó, nên bỏyêu cầu vềviệc phải ký một hợp đồng đào tạo với một cá nhân được nêu tên trong trường hợp gia hạn giấy phép lao động. Cho phép nhân viên phù hợp tiếp nhận công việc dựa trên các nhu cầu vềkinh doanh và trình độchuyên môn, các công ty sẽchỉcần bảo đảm họcó một chương trình đào tạo dành cho nhân viên Việt Nam tại chỗvà có thểchứng tỏvới các cơ quan nhà nước là việc đào tạo đã diễn ra.

VII. Minh bạch và Tham nhũng

EuroCham tiếp tục nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết trong việc nâng cao sựminh bạch và giảm thiểu tham nhũng tại Việt Nam. Hối lộvà tham nhũng đang ảnh hưởng đến thểchếdân chủ, quản trịdoanh nghiệp và sựhoạt động hiệu quảvà trôi chảy của các doanh nghiệp. Hối lộvà tham nhũng cũng cản trởhoạt động đầu tưvà làm xói mòn sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Việt Nam (cảdoanh nghiệp trong nước và ngoài nước) khi “thưởng” với các doanh nghiệp không có nguyên tắc đạo đức (thường là thiếu năng lực) và những người chủ/quản lý của các doanh nghiệp này trong khi lại “phạt” những doanh nghiệp có đạo đức, thường là có khảnăng cạnh tranh, lớn mạnh, có khảnăng tuyển dụng các lao động Việt Nam và đóngthuếcho nhà nước. Cụthểlà tham nhũng làm chệch hướng khiến cho các nguồn vốn không đến được với những hoạt động kinh tếphù hợp, có thể đóng góp đểnâng cao phúc lợi về kinh tế, xã hội và môi trường cũng như xóa đói giảm nghèo. Tham nhũng cũng khiến các Chính phủnước ngoài ngần ngại khi có ý định cung cấp ODA cho Việt Nam khi thấy một phần trong khoản hỗtrợnày bịchệch hướng và không đến được với các dựán có mục tiêu cải thiện môi trường cạnh tranh. Chỉsốcảm nhận tham nhũng năm 2011 của tổchức Minh bạch Quốc tế đã chỉra rằng có tới gần ba phần tưtrong

Page 182: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

182

tổng số183 quốc gia được thống kê có chỉsốdưới 5 trong thang điểm từ10 (rất minh bạch) đến 0 (tham nhũng cao). Đáng tiếc là Việt Nam vẫn bịcho là một trong số các quốc gia tham nhũng nhất thếgiới, xếp hạng 112 trên tổng 183 quốc gia theo chỉsốnăm 2011 (điểm sốlà 2.9).

Do vậy nên cũng không ngạc nhiên khi các doanh nghiệp Châu Âu và các doanh nghiệp nước ngoài khác ngày càng nản lòng và mệt mỏi với nạn tham nhũng hiện vẫn đang lan tràn, len lỏi và tiếp tục có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp châu Âu đã kỳvọng rằng tình trạng sẽ được cải thiện đáng kểsau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc vềchống tham nhũng (UNCAC) vào tháng 06/2009. Đây là sáng kiến toàn cầu duy nhất đưa ra một khung pháp lý cho việc xóa bỏnạn tham nhũng. Tuy nhiên, cho đến nay các các doanh nghiệp châu Âu và nước ngoài khác vẫn phải tiếp tục đối mặt với các vấn đềvềtham nhũng liên quan đến việc xin giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt pháp lý, nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, bảo vệquyền sởhữu trí tuệvà thực thi quyền sở hữu trí tuệcũng nhưcác quyền hợp pháp khác. Không thể đánh giá thấp tác động của tham nhũng đến đầu tưvà môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, EuroCham khuyến nghị Chính phủViệt Nam có những hành động nhanh chóng và hiệu quả đểthực thi có ý nghĩa UNCAC tại Việt Nam.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng không chỉcác doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy nạn tham nhũng là một vấn nạn lớn tại Việt Nam. Trên thực tế, ngay cảcác đại diện từcác doanh nghiệp Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau và các tổchức đã nhiều lần bày tỏrằng Việt Nam không những cần cam kết thực hiện cải cách hành chính trên toàn quốc mà đồng thời cần cam kết sẽnâng cao chuẩn mực đạo đức của cán bộcông chức Việt Nam tại tất cảcác cấp. Họcũng cho biết thực tếtham nhũng đang ảnh hưởng đến sự hoạt động thuận lợi của các doanh nghiệp Việt Nam và có tác động tiêu cực đến sức cạnh tranh của họ. Trong khi Việt Nam tiếp tục cạnh tranh với các nước khác vềFDI và cốgắng tăng sức cạnh tranh của tổng thểnền kinh tếViệt Nam, thì các bước cụthể đểgiảm đáng kểsựtham nhũng sẽ đóng góp vào việc nâng cao đầu tưvà môi trường kinh doanh tại Việt Nam. EuroCham đặc biệt tin rằng chỉcó việc thực hiện nhanh chóng và nghiêm ngặt UNCAC mới là chìa khóa đểgiải quyết vấn đềnày.

VIII. Các vấn đề tiếp cận thị trường và Hiệp định Thương mại Tựdo Việt Nam - EU

EuroCham lo ngại rằng Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp hạn chế thương mại, bao gồm kếhoạch của BộCông thương nhằm “quản lý” nhập khẩu (tháng 4/2011), theo đó “Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu các hàng

Page 183: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

183

hóa không thiết yếu và các hàng hóa đã được sản xuất trong nước”. EuroCham cho rằng thay vì “quản lý” thâm hụt thương mại bằng cách hạn chế nhập khẩu, Chính phủViệt Nam nên khuyến khích nhập khẩu để thúc đẩy xuất khẩu trong dài hạn.

Chúng tôi cũng lưu ý thêm rằng các thủtục “cấp phép nhập khẩu tự động” quy định trong Thông tư 24/2010/TT- BCT đang tiếp tục gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng hóa một cách thuận lợi vào Việt Nam. Từ ngày 12/07/2010, một loạt khối lượng lớn các hàng hóa nhập khẩu được yêu cầu nộp giấy phép nhập khẩu tự động để thông quan theo Thông tư 24.

Một lần nữa, chúng tôi khuyến nghị rằng việc đơn giản hóa, chứkhông phải gia tăng, các gánh nặng hành chính sẽgiúp thu hút đầu tưnước ngoài nhiều hơn, từ đó tạo ra các chi phí cơhội cho việc tăng trưởng nền kinh tếnội địa của Việt Nam.

Các ví dụkhác tương tựcũng tồn tại trong ngành dược phẩm. Theo cam kết gia nhập WTO, từ ngày 01/01/2009, Việt Nam đã mởrộng các quyền thương mại cho ngành dược (chẳng hạn nhưquyền nhập khẩu và xuất khẩu thuốc). Cơ sở pháp lý cho các quyền kinh doanh này cũng được củng cố thông qua các quy định về quyền xuất nhập khẩu chẳng hạn như tại Nghị định số23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 và Quyết định số10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 của Bộ Công thương. Các sản phẩm dược còn là đối tượng điều chỉnh của các quy định b ổsung và cụ thể của BộY tếvà Cục Quản lý Dược Việt Nam. BộY tế cho biết sẽ ban hành các hướng dẫn về quy định hoạt động đối với các pháp nhân muốn tham gia hoạt động nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam. Các hướng dẫn này sẽthay thế cho Thông tư số 06/2006/TT-BYT của BộY tế về xuất nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm đang có hiệu lực thi hành. Thông tư 06/2006/TT-BYT hiện tại không cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài được nhập khẩu thuốc thành phẩm vào Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay thông tưthay thế Thông tư 06 vẫn chưa được ban hành.

Khi đăng ký thuốc mới, các công ty đa quốc gia vẫn buộc phải tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam nếu thuốc này lưu hành tại nước sở tại dưới 5 năm. Quy định này trùng lặp với các quy định thửnghiệm hiện hành, vì các hãng dược phẩm của các công ty thành viên EuroCham đã thực hiện nghiên cứu, phát triển và sản xuất theo những nguyên tắc khắt khe và quy trình nghiêm ngặt của Cơquan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơquan Quản lý Dược Châu Âu (EMEA) và các tổ chức quốc tế uy tín khác như Hội nghị Quốc tế về hài hòa các tiêu chuẩn kỹ thuật trong đăng ký thuốc điều trị cho con

Page 184: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

184

người (ICH). Việc lặp lại các thử nghiệm lâm sàng này tại Việt Nam trong khi đã được thử nghiệm bên ngoài Việt Nam trước đó sẽ gây tổn thất tài chính đáng kể cho nhà sản xuất, làm tăng các gánh nặng hành chính cho Chính phủViệt Nam, và gây ra những chậm trễkhông cần thiết và khiến cho các bác sỹvà bệnh nhân Việt Nam không tiếp cận được với thuốc. Những bệnh nhân khó tiếp cận với thuốc nhất cũng là những người không đủ điều kiện đi ra nước ngoài, nơi các loại thuốc này có thể đã sẵn có.

Một ví dụ khác là vềngành công nghệ thông tin (CNTT). Gần đây Chính phủViệt Nam mới công bố dự thảo Thông tư về dịch vụ CNTT và đang lấy ý kiến từ các bên liên quan. Nhìn chung dự thảo Thông tưnày ủng hộ các dịch vụ CNTT, nhưng một số điều khoản có thể tác động rất tiêu cực đến hoạt động kinh doanh nói chung tại Việt Nam, và tăng thêm gánh nặng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều 19.3 của dự thảo Nghị định (phiên bản 3.8) về quản lý kinh doanh hoạt động CNTT xuyên quốc gia quy định rằng đối với một số dịch vụ CNTT nhất định, nhà cung cấp dịch vụxuyên biên giới từ nước ngoài phải thực hiện việc kinh doanh thông qua chi nhánh thương mại tại Việt Nam hoặc trung gian thương mại tại Việt Nam. Chúng tôi cho rằng quy định này vi phạm “Cam kết vềDịch vụtheo WTO của Việt Nam”, vốn không tạo ra bất kì các rào cản nào về tiếp cận thịtrường đối với việc cung cấp xuyên biên giới máy tính và các dịch vụliên quan (mã CPC 841-845; CPC 849) và các dịch vụquy trình xửlý dữ liệu thông tin trực tuyến (bao gồm quy trình giao dịch) theo mã CPC 843.

Mặc dù có những khó khăn như đã nêu ởtrên, EuroCham cho rằng việc EU và Việt Nam bắt đầu các vòng đàm phán chính thức về Hiệp định thương mại tựdo (FTA) là rất đáng khích lệ, sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị đểcó được một sựhiểu biết chung vềnhững vấn đề chính được đề cập trong Hiệp định. Cảhai bên chia sẻ các mục tiêu tham vọng chung trong các vòng đàm phán sắp tới. Hai bên sẽ đưa ra một loạt các vấn đề bao gồm cảviệc xóa bỏ hàng rào thuếquan, tăng cường thương mại trong dịch vụvà giải quyết các rào cản phi thuế quan, đồng thời đạt được một thỏa thuận rộng hơn về quyền sở hữu trí tuệ và sự cạnh tranh trong thị trường của nhau.

EuroCham tin tưởng rằng Hiệp định thương mại tựdo Việt Nam-EU sẽ giúp Việt Nam có được lợi ích từ việc nhập khẩu chất lượng cao và tăng cường chuyển giao công nghệ. Việc tăng cường nhập khẩu chất lượng cao ngược lại sẽ giúp nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽcó thể nâng cao sức cạnh tranh về mặt dài hạn.

Page 185: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

185

Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết, FDI của EU sẽ tiếp tục tăng cả về sốlượng lẫn chất lượng. Các doanh nghiệp châu Âu ngày càng nhận thấy Việt Nam như cửa ngõ vào ASEAN hoặc thậm chí là trụ sở chính từ đó họcó thể phục vụ hiệu quả thị trường ASEAN và các nước láng giềng như Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ.

IX. Cải cách thủtục hành chính

EuroCham biết rằng khi Đềán 30 chính thức kết thúc, có rất nhiều thành tựu đã đạt được:

Trước hết là việc giới thiệu một cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính (TTHC) với trên 100.000 TTHC và hơn 9.500 văn bản pháp lý thuộc 24 bộ ngành và 63 tỉnh. Thứ hai, sau giai đoạn rà soát, Chính phủ đã ban hành 25 Nghị quyết đơn giản hóa gần 5.000 TTHC thuộc 24 bộ, ngành khác nhau. Cuối cùng là việc thành lập “Cục Kiểm soát thủ tục hành chính” thuộc Văn phòng Chính phủ nhằm kiểm soát TTHC. Tuy nhiên, EuroCham cho rằng tác động thực sự của Đề án 30 vẫn chưa được thể hiện rõ ràng: yếu tố then chốt trong các nỗ lực cải cách của Việt Nam đó là không nên đưa ra các TTHC mới và không cần thiết, đồng thời tiếp tục đơn giản hóa các TTHC hiện hành.

Công việc hiện nay vẫn đang được tiếp tục, các bộ ngành chịu trách nhiệm vẫn đang trong tiến trình thực hiện các Nghi quyết đưa ra trong Đềán 30. Đây quả là một nhiệm vụ nặng nề khi phải hủy bỏ hơn 480 TTHC, thay thếgần 200 TTHC và sửa đổi bổ sung hơn 4.000 TTHC.

EuroCham hy vọng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính sẽ là một cơ quan mạnh và hoạt động hiệu quả để hỗ trợ quá trình thực hiện đơn giản hóa các TTHC và kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các TTHC mới.

X. Thực thi Nghị định 160/Nghị định 95 trong ngành Du lịch và Khách sạn

EuroCham về cơ bản đồng thuận với việc thực hiện nghiêm túc Nghị định 160 và các biện pháp xửphạt hành chính quy định trong Nghị định 95 của Chính phủ. Tuy nhiên, các biện pháp này đã khiến các thành viên EuroCham hoạt động trong ngành Du lịch và Khách sạn có một sốquan ngại và gặp phải một sốvấn đề trên thực tế. Một sốtrong đó là do sựthiếu rõ ràng trong diễn giải một số điều khoản trong Nghị định 160 và do việc thi hành Nghị định nghiêm ngặt hơn. Điều này dẫn đến một sốtổchức mà chúng tôi coi là “các công dân doanh nghiệp tốt” không cố ý vi phạm luật pháp bị xử phạt.

Page 186: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

186

Một trong những mối lo ngại chính xuất phát từcác khách sạn và đơn vị lữ hành đang bán hàng hóa và dịch vụ cho các nhóm khách du lịch trong nước và các khách du lịch cá nhân (độc lập) nước ngoài. Do tiền Đồng Việt Nam không phải là đồng tiền chuyển đổi nên hầu hết các khách du lịch và các đơn vị kinh doanh nước ngoài không quen thuộc với tiền Đồng, và trên thực tế nếu chuyển tiền thanh toán từnước ngoài về thì việc thanh toán sẽthực hiện bằng một loại tiền tệkhác không phải tiền Đồng Việt Nam. Điều này cũng tương tựvới giá tham khảo trong các báo giá gửi các khách hàng ngoại quốc không quen thuộc với tiền Đồng. EuroCham cho rằng các khách sạn và các đơn vị lữ hành nên được phép niêm yết giá bằng cảhai loại tiền tệ trên trang web của họ bất kể máy chủ đặt ở Việt Nam hay nước ngoài.

Một vấn đề khác nữa nảy sinh từthực tế rằng rất nhiều khách sạn ởViệt Nam thực hiện dịch vụ bằng cách hợp tác với một đơn vịlữhành nội địa, và các đơn vị này lữ hành này lại hợp tác với các các đơn vị lữ hành nước ngoài. Theo Nghị định 160, các đơn vịtrong nước phải ký kết hợp đồng bằng tiền Đồng, trong khi đơn vị giao dịch với các đơn vị nước ngoài phải thống nhất giá cả bằng ngoại tệ. Điều này gây ra các vấn đề quản lý hành chính và cả các vấn đềliên quan đến tiền tệ.

EuroCham cho rằng các biện pháp này sẽtác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành du lịch, Chính phủ Việt Nam nên cho phép hợp đồng ký kết được ghi bằng ngoại tệnếu bên ký kết là các pháp nhân Việt Nam nhưng có người sử dụng cuối cùng là một cá nhân hay đơn vị lữ hành quốc tế. Chúng tôi cũng cho rằng ngành du lịch nên được coi nhưmột ngành xuất khẩu và nên áp dụng quy định nhưvới bất kỳmột ngành xuất khẩu nào khác, mà theo đó các công ty được thương thảo và ký kết hợp đồng bằng ngoại tệ.

Chúng tôi tin tưởng rằng Chính phủViệt Nam mong muốn tạo ra môi trường thuận lợi cho ngành du lịch, và chúng tôi hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ có cách tiếp cận thực tiễn với các vấn đềnêu trên khi diễn giải Nghị định 160, và nếu cần thiết, đưa ra các hướng dẫn triển khai phù hợp để đảm bảo rằng những bên tham gia chính trong ngành du lịch vận hành trôi chảy. Chúng tôi khuyến nghị Chính phủ hành động nhanh chóng để loại bỏnhững điểm mơ hồ và nêu rõ những gì được phép, những gì không được phép.

XI. Mức trần chi phí quảng cáo và khuyến mãi

Việt Nam đã áp mức trần chi phí quảng cáo và khuyến mãi được gần 13 năm, kểtừnăm 1999. Sau nhiều nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, năm 2008, Chính

Page 187: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

187

phủ cho biết mức trần chi phí này sẽ sớm được dỡ bỏ. Tuy nhiên, cho đến hiện tại thì sự khống chế này hầu như vẫn được giữ nguyên.

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực không cho phép miễn trừ thuế đối với toàn bộ chi phí quảng cáo và khuyến mãi. Điều này là không phù hợp với xu thếchung của khu vực và thế giới, khiến Việt Nam trởnên kém cạnh tranh hơn, môi trường kinh doanh kém hiệu quảvà kém hiệu suất hơn so với các đối thủ cạnh tranh láng giềng. Mức trần chi phí quảng cáo và khuyến mãi do đó đã không khuyến khích được cả đầu tưmới và mở rộng mức đầu tư đã có.

Trên thực tế, Chính phủ có thể thu thuế thấp hơn nhiều so với mức lẽ ra có thể thu, vì mức trần chi phí quảng cáo và khuyến mãi làm cản trởdòng vốn đầu tư nước ngoài cũng như việc mở rộng kinh doanh đang có, và chuyển dòng đầu tư, vốn và thuế sang các thị trường trong khu vực. Hoạt động đầu tư và mở rộng giảm đi cũng có nghĩa là số lượng việc làm tạo ra ít hơn, và thuế thu nhập cá nhân thu được cũng ít hơn.

Ngoài ra, khiến cho doanh nghiệp ít được lợi ích từ quảng cáo và khuyến mãi cũng có nghĩa là lượng thông tin về sản phẩm cung cấp đến người tiêu dùng bị giảm đi đáng kể, mức độ cạnh tranh bịhạn chế, và cả hai điều này đều bất lợi với người tiêu dùng.

Giới hạn việc khấu trừ chi phí quảng cáo và khuyến mãi cũng có thể làm suy yếu các doanh nghiệp nhỏvà vừa trong nước vì họ không có phương thức nào đểchịu được mức chi phí phát sinh từ quy định trần chi phí quảng cáo và khuyến mãi, họ có thể giảm bớt các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi, và làm mất thị phần vào tay các đối thủ mạnh hơn, thường là các doanh nghiệp nước ngoài.

Nếu một chính sách làm tổn hại đến tất cả các bên liên quan thì chính sách đó cần được dỡ bỏ, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, khi Chính phủ cần nhanh chóng nâng cao sức hấp dẫn của thịtrường Việt Nam.

XII. Kết luận

Tựu chung lại, EuroCham tiếp tục nhấn mạnh rằng việc tiến hành các cải cách ngay lập tức trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và giáo dục là rất cần thiết nếu Việt Nam muốn hướng đến một mô hình phát triển kinh tế bền vững có sức cạnh tranh toàn cầu. Cụ thể, EuroCham tin rằng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn và với chất lượng tốt hơn, Chính phủViệt Nam nên tập trung các nỗlực trong năm 2012 vào việc loại bỏ các hạn chế không cần thiết trong tiếp cận thị trường ảnh hưởng đến tự do thương mại. Chính phủ cũng nên tiếp

Page 188: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

188

tục giải quyết nạn quan liêu và tham nhũng, giảm và đơn giản các gánh nặng hành chính tại tất cả các cấp. Chính phủ cũng nên cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tuyển dụng người Việt Nam và người nước ngoài theo mong muốn của họ. Việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ và thực thi hiệu quả các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn là yếu tố quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao.

Mặc dù việc triển khai hành động trên nhiều lĩnh vực là rất cần thiết và cấp thiết, nhưng chúng tôi cũng muốn khuyến nghị rằng không nên triển khai áp dụng các bộ luật, nghị định và thủtục mới mà không thảo luận và cân nhắc kỹ lưỡng. Đã có một số trường hợp trong những năm gần đây, như đã trích dẫn một số ở trên, các cơ quan Chính phủ đã vội vàng ban hành các quy định, nghị định và hướng dẫn mới chỉnhằm để hoàn thành đúng thời hạn ban hành đã nêu trong bản kế hoạch tập trung cứng nhắc nào đó. Cách thức này đã hạn chế khả năng thảo luận với các đối tượng chịu ảnh hưởng để vấn đề được phản ánh toàn diện hơn, và rủi ro là thường gây ra nhiều rắc rối hơn là cải thiện tình hình. Chúng tôi đề xuất rằng cần xem xét cẩn thận các quy định pháp lý, và cân nhắc tất cảcác hệ quả xảy ra; cũng như tiến hành triển khai các quy định đó một cách nhất quán và có hệ thống.

Page 189: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

189

Báo Cáo của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Úc tại Việt Nam về Phối hợp điều tra và đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của

Việt Nam trong 25 năm qua

Đóng góp và đánh giá về tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam trong 25 năm qua (những thuận lợi, bất lợi và nguyên nhân) Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã có đóng góp tích cực thông qua việc cung cấp lao động nước ngoài có kỹ năng, công nghệ, quản lý và tài chính. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã giúp cải thiện và nâng cấp các kỹ năng của lực lượng lao động địa phương cùng với việc tăng lực lượng lao động. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống của người lao động qua mức lương trung bình cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Các sản phẩm trước đây được nhập khẩu vào Việt Nam hiện đang được sản xuất, lắp ráp trong nước, điều này đã giúp không chỉ phát triển nền nền kinh tế mà còn trong công nghệ và chuyển giao kỹ năng.

Tại lĩnh vực cụ thể như giáo dục, đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam tiếp cận với giáo dục quốc tế, nâng cao khả năng để làm việc hiệu quả trong công việc sau này.

Về nhược điểm nhận thức, một số công ty địa phương đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, để cân bằng điều này, nhiều công ty trong nước đã lớn mạnh và hiện tại có thể cạnh tranh trong môi trường quốc tế.

Những thách thức của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai.

Các cuộc họp của nhóm tư vấn thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, đã từng nêu ra các vấn đề ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi tin rằng các vấn đề dưới đây, đã được đặt ra, là quan trọng ở giai đoạn này.

Nhìn chung, sự tự tin trong nền kinh tế Việt Nam đang suy giảm và có những lo ngại về việc kinh doanh và môi trường đầu tư Việt Nam. Các vấn đề về cơ sở hạ tầng tụt hậu cả trong giao thông vận tải là một mối quan tâm ngày càng lớn. Cải cách hành chính cũng có vẻ chậm và đặc biệt có rất nhiều vấn đề xung quanh sự thiếu minh bạch, quan liêu, tham nhũng. Ngoài ra, thiếu tín dụng là vấn đề đối với nhiều doanh nghiệp địa phương. Quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh mất khá nhiều thời gian, thường xuyên chậm trễ và không nhất quán.

Page 190: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

190

Về nguồn nhân lực, các nhà đầu tư nước ngoài đối mặt với vấn đề thuê hoặc giữ chân nhân viên nước ngoài. Nghị định lập pháp về hạn chế và điều kiện thuê nhân viên nước ngoài đã góp phần tạo khó khăn trong vấn đề này. Cùng với tình trạng thiếu lao động địa phương có trình độ, tạo cản trở đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Các vấn đề hiện tại trong lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước hiện nay là rất nghiêm trọng và cần sự quan tâm khẩn cấp do tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Ngày càng có nhiều mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài mà cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam không giải quyết được.

Ngoài ra còn có mối quan xung quanh quá trình lập pháp tại Việt Nam, đặc biệt liên quan đến quá trình thực hiện. Các nghị định thường được thông qua mà không cảnh báo trước cho các doanh nghiệp nước ngoài và không tiếp thu ý kiến trước từ các doanh nghiệp nước ngoài, các hiệp hội doanh nghiệp. Một ví dụ của sự không chắc chắn này là Nghị định 40 mà gần đây đã được thông qua liên quan đến việc nhập khẩu rượu vang tại Việt Nam.

Đề xuất giải pháp ngắn hạn và dài hạn

Cải thiện điều kiện đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại tại Việt Nam. Điều này không chỉ dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần xây dựng năng lực của lực lượng lao động ở Việt Nam.

Cần khẩn cấp chỉ ra các vấn đề hành chính mà các doanh nghiệp liên tục phải đối mặt. Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam và Hội đồng Tư vấn CCTTHC cần hoạt động hiệu quả hơn để các vần đề này được giải quyết nhanh hơn. Nhiều trong số các vấn đề mà các doanh nghiệp phải đối mặt, có tính chất vi mô mà có thể được giải quyết tốt hơn thông qua việc sắp xếp hợp lý hơn quy trình hành chính.

Cải cách các nhu cầu của doanh nghiệp nhà nước cần được nhanh chóng theo dõi để đảm bảo thị trường cạnh tranh và nền kinh tế ổn định. Vấn đề tham nhũng và thiếu minh bạch vẫn tiếp tục tạo ra cảm giác bi quan cho nhà đầu tư và cần được giải quyết ở tất cả các cấp để đảm bảo lòng tin của nhà đầu tư.

Về lâu dài, Việt Nam cần có khung pháp lý, cơ quan chính phủ minh bạch và hiệu quả, và cơ sở hạ tầng được cải thiện trên tất cả các lĩnh vực có liên quan. Trong khi Việt Nam đang được hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là khi các công ty chuyển sang nền kinh tế chi phí thấp hơn và đi từ các nền

Page 191: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

191

kinh tế lương tăng như Trung Quốc, Việt Nam sẽ không bị cô lập trong khối ASEAN. Một số quốc gia đang mở cửa kinh tế(ví dụ như Myanmar) và điều quan trọng là nếu Việt Nam muốn giữ đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng thì cần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho đầu tư nước ngoài – việc tăng cường khuôn khổ pháp lý là rất quan trọng trong về vấn đề này.

Xây dựng năng lực của lực lượng lao động là quan trọng hàng đầu. Điều này bao gồm giáo dục đại học, nghề và kỹ thuật. Các học viện nước ngoài có danh tiếng nên được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam theo các cách có sẵn. Tuy nhiên, quá trình này cần phải được khuyến khích hơn là khuyến khích đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục.

Kết luận, có nhiều cơ hội để nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh về lâu dài. Tuy nhiên, nếu Việt Nam muốn duy trì khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thì những vấn đề đã được đặt ra trong nhiều năm qua cần được giải quyết khẩn cấp và mối quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài cần được giải quyết đúng chỗ. Hiệp hội Doanh nghiệp Úc tại Việt Nam khuyến khích sự hợp tác giữa đại diện Chính phủ Việt Nam và đại diện các ngành công nghiệp làm việc chặt chẽ với nhau để xác định những vấn đề cốt lõi và vạch ra đường lối đúng đắn.

Page 192: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

192

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM - JETRO

1. Đóng góp của FDI đối với kinh tế-xã hội Việt Nam: Dưới đây là những đóng góp của FDI đối với kinh tế-xã hội Việt Nam.Trong

đó, việc mở rộng xúc tiến vào Việt Nam của các ngành công nghiệp chế tạo Nhật Bản có đóng góp rất lớn.

Thứ nhất, đóng góp vào việc xuất khẩu.Tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiêp nước ngoài chiếm 34%(32.4 tỉ $)tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 và đến năm 2011 tăng lên 49.4%(96.9 tỉ $). Các doanh nghiêp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiêp lắp ráp cho ra sản phẩm cuối cùng thì sự tăng xuất khẩu của họ không chỉ đóng góp cho việc thu được ngoại tệ mà còn có hiệu quả rất lớn đối với việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ cũng như việc chuyển giao công nghệ tới các doanh nghiêp địa phương. Kim ngạch xuất khẩu của riêng công ty Canon Vietnam sản xuất thiết bị văn phòng cũng đã chiếm 1~2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời Công ty cũng thu hút được rất nhiều nhà cung cấp cũng như sự đóng góp trong việc đào tạo đối với các doanh nghiêp địa phương.Tính riêng Công ty Canon Vietnam cũng đã có tới 100 Công ty cung cấp.

Thứ hai, hiệu quả của việc thuê mướn nhân công nhờ vào sự xúc tiến đầu tư nước ngoài của các doanh nghiêp chế xuất.Trường hợp các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập Công ty bán hàng thì việc thuê nhân công chỉ hạn chế ở mức khoảng 10 người, nhưng nếu là doanh nghiêp chế xuất thì ngay cả ở các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ thì số lượng nhân công cũng khoảng vài trăm cho đến vài ngàn người, và ở nhà máy quy mô lớn thì cũng có những doanh nghiêp Nhật Bản có số lượng nhân công lên đến hơn 1 vạn người. Năm 1997 khu Công nghiệp Thăng Long gần ngoài ô thành phố Hà Nội được thành lập, đến tháng 8 năm 2012 thì số lượng nhân công được tuyển dụng ở khu Công nghiệp này đã lên đến gần 6 vạn người. Hơn 10 năm về trước thì đó là đồng ruộng, sau đó được san lấp mặt bằng, các doanh nghiêp chuyển đến và số lao động ngày một gia tăng, kéo theo đó là khu vực xung quanh khu Công nghiệp đã hình thành khu chợ, tiếp theo là các hàng ăn, quán café, khu ký túc xá ngày một gia tăng làm cho khu vực đó ngày càng náo nhiệt đầy sức sống.

Thứ ba, đóng góp vào sự nghiệp Công nghiệp hóa của Việt Nam.Năm 2010 kim ngạch sản xuất công nghiệp của khối doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.245,5 tỉ đồng, gấp 32 lần so với năm 1996 và gấp 9 lần so với năm 2000. Nếu phân tích nguyên nhân chủ yếu của việc tăng kim ngạch sản xuất công nghiệp thì đó là bởi vì sự gia tăng xúc tiến của các doanh nghiêp chế xuất sản xuất ra sản phẩm cuối có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó bao gồm sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ra linh kiện và các thành phần cấu thành, từ đó có thể đưa ra kết luận về sự đóng góp đối với sự phát triển Công nghiệp hóa của Việt Nam. Ở Việt Nam nguyên liệu thô cho sản phẩm công

Page 193: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

193

nghiệp, sản phẩm hóa học cơ bản, nguyên liệu nhựa và sắt thép hầu hết dựa vào nhập khẩu, tuy nhiên nhờ vào sự xúc tiến của các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài mà sản phẩm Made in Vietnam có giá trị gia tăng của nguyên liệu nhập khẩu được thâm nhập vào thị trường Thế giới. 2. Đánh giá tình hình FDI của Việt Nam 2-1 Thực trạng FDI đối với Việt Nam của Thế giới

Năm 2011, tổng số dự án được cấp mới có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của Thế giới là 1091 dự án, Sau sự sụp đổ của Lehman thì số dự án đầu tư đã giảm dù có khuynh hướng hồi phục thì kim ngạch đầu tư vẫn đang giảm dần. Từ nửa đầu năm 2012 cũng vậy, kim ngạch của các dự án được đầu tư trực tiếp được cấp mới là 4.76 tỉ $, và số dự án đầu tư là 452 dự án, điều này cho thấy đầu tư nước ngoài đã giảm rõ rệt.

Nếu xét về từng Quốc gia riêng biệt thì đầu tư của Hàn Quốc, Đài Loan bắt

đầu giảm kim ngạch được cấp phép từ năm 2010. Đài Loan ngành giày dép và may mặc, Hàn Quốc ngành bất động sản và may măc, từ năm 2008 được cho rằng do liên tục lạm phát, tăng giá nhân công nên hạn chế đầu tư. Ngược lại, đầu tư vào Việt Nam của Nhật Bản thì vẫn duy trì ở xu thế gia tăng, do vậy, kết quả là tháng 2 năm 2012 Nhật Bản giữ vị trí hàng đầu thay Hàn Quốc về lũy kế kim ngạch được cấp phép đầu tư trực tiếp, tại thời điểm tháng 6 năm 2012 đã vượt xa các nước khác về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Trong bối cảnh do tỉ giá tiền Yên Nhật tăng làm cho Doanh nghiêp Nhật Bản có dư nguồn lực để đầu tư, các doanh nghiêp Nhật Bản đang xúc tiến chiến lược nâng cao tỉ lệ kinh doanh cũng như sản xuất ở nước ngoài một cách kế hoạch, và đánh giá Việt Nam là nơi mà Nhật Bản muốn đầu tư, đây cũng chính là nguyên nhân có thể chỉ trích về việc bất an đối với việc cung cấp nguồn điện trong chính nước Nhật.

Page 194: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

194

※Note: Ghi chú cho biểu dưới

2-2 Thực trạng FDI vào Việt Nam của Nhật Bản

Năm 2011, số dự án được cấp phép mới đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của các doanh nghiêp Nhật Bản lên đến 208 dự án nhiều nhất từ trước đến nay. Năm 2012 tiếp tục duy trì một cách tích cực về thành tích thực tế vượt hơn năm trước (từ tháng 1 – tháng 6 kim ngạch được cấp phép mới ước chừng khoảng 3.5 tỉ $), tổng lũy kế được cấp phép đầu tư là 28.035 tỉ $ và như vậy Nhật Bản là Quốc gia đầu tư lớn nhất tại vào Việt Nam.

Từ sau chính sách đổi mới năm 1986, sự bùng nổ của đầu tư vào Việt Nam của Nhật Bản đã xảy ra 2 lần.Lần thứ nhất là từ năm 1994 – 1997. Do nước Mỹ thực hiện chính sách mở cửa kinh tế đối với Việt Nam (năm 1994), bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nước Mỹ, đây cũng là thời kỳ Việt Nam hoàn thành việc ra nhập ASEAN (năm 1995).

No Tên quốc gia Số dự án Tỉ lệ cấu thành

Tổng kim ngạch đầu tư Tỉ lệ cấu thành

Vốn đầu tư Tỉ lệ cấu thành

1. Nhật Bản 2. Hàn Quốc

12. Brunei

5. Nước Anh, 6. Hồng Kông 7. Malaysia 8. Nước Mỹ

3. Đài Loan 4. Singapore

9. CácđảoCayman 10. Hà Lan

11. Thái

13. Canada 15. Trung Quốc 14. Pháp 16. Samoan 17. Anh 18. Đảo Sip 19. Thụy điển 20. Luxembourg

Page 195: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

195

Sự bùng nổ lần thứ 2 là từ năm 2005-2009. Với tư cách là「China plus-one」các doanh nghiêp Nhật Bản ngoài việc đầu tư vào khu vực phía nam Trung Quốc đã chọn thêm 1 địa điểm nữa là tập trung vào phía bắc Việt Nam. Đầu tư của doanh nghiêp chế xuất của Nhật Bản thì đã có nhiều doanh nghiêp có quy mô hơn 10,000 ㎡ đất với số tiền đầu tư hơn 100 triệu Yên.

Phía bắc Việt Nam thì nổi bật là các nhà cung cấp linh kiện liên quan đến việc phụ trợ cho các doanh nghiêp lớn sản xuất ra sản phẩm cuối mà đại diện như là các hãng xe hai bánh, hãng máy móc điện tử lớn.Tiếp nữa là các hãng đã có nhà máy sản xuất ở phía nam Trung Quốc hoặc ở Đông Nam Á rồi nhưng muốn xúc tiến vào Việt Nam với tư cách là địa điểm sản xuất thứ 2.

Do ảnh hưởng của Lehman mà năm 2009 rất nhiều doanh nghiêp quyết định không đầu tư mới dẫn đến việc số dự án và kim nghạch đầu tư giảm mạnh, sang năm 2010 tình hình đã được khôi phục.Từ đó trở đi số doanh nghiêp vừa và nhỏ xúc tiến ra nước ngoài ngày càng gia tăng. Trong số các doanh nghiêp đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam thì có rất nhiều các nhà máy có quy mô 1,000-3,000㎡, 2-3 máy móc và có số lao động là dưới 50 người. Trong đó có cả trường hợp là doanh nghiêp có quy mô chỉ 500㎡.Trong số các doanh nghiêp đó thì không ít trường hợp là lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra, đã có những doanh nghiệp mà hầu như ít thấy trong các doanh nghiêp của Nhật đã đầu tư ở phía bắc như ngành mạ (plating), xử lý nhiệt (heat-treatment), đúc (casting), gia công kim thuộc (mental processing).Là một quốc gia yếu kém về công nghiệp phụ trợ như Việt Nam thì có thể nói sự đầu tư này giống như hạt nhân để hình thành sự tích lũy công nghiệp.

3. Các vấn đề về thu hút FDI trong 25 năm qua:

Chính phủ Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc soạn luật liên quan đến đầu tư, cấp phép đầu tư 100% vốn nước ngoài, miễn giảm thuế doanh nghiệp, thực hiện các chính sách ưu đãi phong phú, đặc biệt, với quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam, các cơ chế hướng tới cải thiện môi trường kinh doanh thông qua sáng kiến chung Việt Nhật đã có từ 10 năm qua được đánh giá cao. Tháng 7 năm 2012, cuộc họp đánh giá giữa kỳ lần thứ 2 trong giai đoạn 4 sáng kiến chung này đã được tổ chức, liên quan đến nguồn điện, lao đông, kinh tế vĩ mô tuy có tiến triển nhưng vẫn còn những vấn đề chưa giải quyết như luật pháp, hải quan, giao nhận vận chuyển, chế độ thuế, an toàn thực phẩm, vận chuyển

Page 196: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

196

bán lẻ, những vấn đề này được kỳ vọng sẽ được cải thiện them một bước trong sự hợp tác Nhật Việt.

3 điểm mà các doanh nghiêp Nhật Bản quan tâm nhiều hiện nay.

Thứ nhất, việc tăng tiền lương và giữ được nhân tài.Theo “Điều tra thực trạng hoạt động của các doanh nghiêp Nhật Bản tại Châu Á, châu Đại Dương của JETRO”, tiền lương lao động của Việt Nam thấp chỉ bằng khoảng 40% tiền lương của Trung Quốc, Thái Lan. Tuy nhiên, do năm 2010, năm 2011 giá tiêu dùng tăng mạnh dẫn đến tỉ lệ tăng lương cao hơn các nước khác là 16.8%. Nghe nói từ ngày 1/1/2013 mức lương tối thiểu sẽ được tăng lên cao chưa từng thấy và đến năm 2015 thì mức lương tối thiểu sẽ lên tới 3 triệu đồng.

Xét về lâu dài, người ta lo ngại rằng việc giữ chân nhân tài sẽ trở nên khó khăn, các biện pháp phụ trợ lượng lao động từ các địa phương tới các vùng lân cận thành thị cũng rất quan trọng. Để giúp người lao động địa phương cảm thấy yên tâm làm việc như trên quê hương thứ hai của mình, cần chuẩn bị đầy đủ môi trường sinh hoạt, nhất là nơi cư trú. Tại Việt Nam, sự thiếu hụt kỹ sư, nhân tài quản lý cấp trung đang ngày càng trầm trọng, cần có hệ thống giáo dục hoàn chỉnh lao động trong các ngành công nghiệp.

Thứ hai, việc xây dựng cơ sở hạ tầng.Chúng tôi hy vọng cao vào việc các cơ sở hạ tầng như điện lực, đường xá, cảng…sẽ được chuẩn bị chu đáo theo đúng kế hoạch. Chính phủ Việt Nam có kế hoạch trang bị cơ sở hạ tầng tận dụng vốn tư nhân, tập trung chủ yếu là PPP, tuy nhiên, thông thường thì chủ dự án tư nhân thì bị đánh giá là rất khó đối với cơ cấu dự án có độ rủi do cao. Để có thể làm tốt kết cấu dự án, cũng như thực hiện hiệu quả nhiều dự án, cần có chỉ thị, phương châm rõ ràng của chính phủ hướng tới giảm rủi ro của các chủ dự án tư nhân.

Thứ ba, công nghiệp phụ trợ còn chưa phát triển và tỉ lệ nội địa hóa linh kiện thấp.Theo “Điều tra thực trạng hoạt động của các doanh nghiêp Nhật Bản tại Châu Á, châu Đại Dương của JETRO”, tỉ lệ nội địa hóa tại Việt Nam của các doanh nghiêp Nhật Bản dừng lại ở 28.7%, còn thấp so với các nước khác ở châu Á. Từ nay về sau, có thể nói rằng để duy trì sự phát triển kinh tế thì việc nuôi dưỡng, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là nhiệm vụ cấp thiết đối với Việt Nam. Muốn phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, trước hết, cần thu hút các doanh nghiêp nước ngoài sản xuất linh kiện, sau đó thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ của các doanh nghiêp nước ngoài cho các doanh nghiêp địa phương.

Page 197: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

197

4. Đề xuất về chính sách:

Từ năm 2011, số dự án đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản đã đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Số dự án trong nửa đầu năm 2012 có thể vượt qua kỷ lục năm 2011. Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia phát triển khác trong ASEAN, đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam chưa thể nói là nhiều, ví dụ trong những năm gần đây, các doanh nghiêp Nhật Bản đầu tư vào Thái Lan cao gấp 3 lần Việt Nam về cả số dự án và vốn đầu tư.

Năm 1987, Việt Nam đã có luật đầu tư nước ngoài và chính thức tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài.Trong khi đó, Thái Lan tiếp nhận đầu tư nước ngoài từ năm 1960, thời điểm có luật khuyến khích đầu tư các ngành công nghiệp mới. Sự khác nhau về cơ cấu trong gần 30 năm đã mang đến sự khác biệt về tình hình hiện nay giữa Việt Nam và Thái Lan.Vì vậy, Việt Nam cần học tập cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài của các nước phát triển trong ASEAN và biến thành hành động. Ví dụ, Ủy ban Đầu tư của Thái Lan (BOI) đã xác định rõ các ngành nghề, doanh nghiêp là đối tượng để kêu gọi đầu tư, đứng trên quan điểm của doanh nghiêp nước ngoài, cũng có khi hỗ trợ, đưa ra các sáng kiến đàm phán với các bộ ngành, cơ quan khác nhau có sự đối lập về lợi ích.

Mặt khác, tuy Việt Nam được cho là một điểm đến hấp dẫn, nhưng do có trường hợp các doanh nghiêp công nghệ cao gặp khó khăn khi xin cấp phép, hoặc mất nhiều thời gian, nên đã có những doanh nghiêp lựa chọn điểm đến khác ở nước thứ 3 chứ không phải Việt Nam. Cho đến nay chưa có ví dụ thực tế nào về việc doanh nghiêp chọn Việt Nam là điểm đầu tư nhờ vào áp dụng khuyến khích, ưu đãi trong công nghiệp phụ trợ. Có những doanh nghiêp hoài nghi việc Việt Nam có thực sự mong muốn mời gọi doanh nghiêp đầu tư hay không.

Để Việt Nam vượt qua trở ngại là nước phát triển sau về mời gọi các doanh nghiêp, và có thể phát triển kinh tế vượt bậc, hiển nhiên cần phải khích lệ việc mời gọi các doanh nghiêp, ổn định nhân công, trang bị đầu đủ cơ sở hạ tầng như cung cấp đủ điện, vận chuyển hàng hóa. Nhằm phát triển kinh tế, cần thể hiện mạnh mẽ, rõ ràng ý tưởng thúc đẩy mời gọi doanh nghiêp, phát triển các ngành công nghiệp, sau đó bắt tay vào hành động. Việt Nam trong khoảng 30 năm nữa vẫn duy trì cơ cấu dân số, độ tuổi thích hợp cho phát triển kinh tế. Để phát huy tối đa lợi thế này, chính phủ cần đưa ra các phương án và hành động. Cơ chế hỗ trợ công nghiệp hóa năm 2020 mà hai nước Nhật Việt đang thực hiện chắc chắn sẽ là cơ chế thúc đẩy việc thể hiện ý tưởng và hành động của Việt Nam

Page 198: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

198

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam

(Ông Mark Gillin, Phó Chủ Tịch AmCham Việt Nam)

Tổng quan về môi trường đầu tư Thương mại Việt Nam–Hoa Kỳ, 2001–2020e

Cùng với sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam và hợp tác của AmCham trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng đáng kể trong mười năm qua: từ 1,5 tỷ đô la Mỹ trong năm 2001, khi Hiệp định Thương mại Song phương (BTA) có hiệu lực (tháng 12/2001), đến 9,7 tỷ đô la Mỹ vào năm 2006, khi Việt Nam gia nhập WTO và Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn với Hoa Kỳ (tháng 12/2006); và hơn 22 tỷ đô la Mỹ vào năm 2011.

Ngoài việc tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại, sự gia tăng khoảng 17% trong năm 2011 so với năm 2010 cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty Mỹ, vẫn đánh giá một cách tích cực về cơ hội tại Việt Nam. Các nhà đầu tư FDI hiện tại đã tăng giá trị đầu tư của họ tại Việt Nam lên 3.1 tỷ đô la Mỹ trong năm 2011, tăng 1.7 lần so với năm 2010, điều này cho thấy sự hài lòng của họ dành cho môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Một số tập đoàn đa quốc gia hàng đầu, tập trung vào ngành hàng tiêu dùng nhanh, đã đầu tư thêm từ 200 – 500 triệu đô la Mỹ từ mỗi công ty vào Việt Nam, là thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới. Số liệu này được ghi nhận rộng rãi và báo cáo thường kỳ trên báo chí.

Page 199: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

199

Hơn nữa, FDI của Mỹ vào ngành sản xuất hiện đại tạo ra giá trị thăng dư cao cũng đang tăng, dẫn đầu là việc đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ của Intel cho nhà máy lắp ráp và kiểm tra tại Khu Công Nghệ Cao Sài Gòn8 và một số đầu tư nhỏ lẻ khác. Hiện nay, AmCham đã thành lập “Ủy ban Sản xuất” với khoảng 20 công ty thành viên tham gia đến từ các ngành có liên quan đến “Sản xuất Hiện đại”. Những công ty này đã rất thành công, và sắp tới còn hơn thế nữa: Có một công ty đã đến Việt Nam cách đây 5 năm đang có số lượng nhân công gần 1.000 người, giá trị xuất khẩu khoảng 50 triệu đô la Mỹ / năm, và đang tìm vùng đất mới để mở rộng sản xuất vì họ kỳ vọng tình hình sản xuất kinh doanh của họ sẽ tăng gấp 3 lần trong 3 – 5 năm tới. Công ty hội viên Amcham Jabil vừa mới làm lễ động thổ để xây dựng nhà máy với giá trị đầu tư 70 triệu đô la Mỹ tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn, sau 5 năm hoạt động thành công tại một nhà máy được thuê lại.9

FDI tại Việt Nam, 2010 – 2011 (tỷ đô la Mỹ)

Tuy nhiên, chúng tôi dường như đang phải đối mặt với sự đình trệ trong quá trình chuyển giao từ FDI liên quan đến Hoa Kỳ bởi “các nhà máy đối tác”, chủ

yếu từ Hàn Quốc và Đài Loan, v.v…vào hoạt động tại Việt Nam trước và sau khi Hiệp Định Thương Mại Song Phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001 để sản xuất hàng tiêu dùng có giá trị thặng dư thấp, đến “Làn sóng Thứ Ba” của các công ty FDI Hoa Kỳ trong các nhà máy “sản xuất hiện đại” chuyên sản xuất những sản phẩm có giá trị thặng dư cao để xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các thị trường quốc tế.

Theo Cục Đầu Tư Nước Ngoài, trong năm 2011, tổng số vốn dự án đầu tư mới đăng ký và dự án đăng ký tăng vốn đầu tư đạt 14.7 tỉ đô la Mỹ, giảm 26% so với năm 2010. Một lưu ý tích cực là dự án tăng vốn đầu tư đạt 3.1 tỉ đô la Mỹ, tăng 1.65 lần so với cùng kỳ năm 2010 (1.89 tỉ), điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam; tuy nhiên, dự án FDI mới giảm, giảm khoảng 35% so với cùng kỳ năm 2010.

Và vào tháng Hai năm 2012, Chỉ Số Niềm Tin FDI, được công bố bởi công ty tư vấn quản lý toàn cầu AT Kearney dựa trên khảo sát hàng năm của các công ty toàn cầu với hơn 2 nghìn tỷ đô la Mỹ trong doanh thu hàng năm, cho thấy Việt 8 http://www.youtube.com/watch?v=nNVT0qMZE48&feature=related 9 http://daidung.com.vn/en/projects/chi-tiet/75/jabil-vietnam.html and http://trungdung.vn/jabil-vietnam-factory/

Page 200: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

200

Nam là quốc gia châu Á duy nhất rớt hạng trong bảng xếp hạng, từ vị trí thứ 12 trong năm 2010 xuống vị trí thứ 14 vào năm 2011. Trong khi đó Indonesia đã tăng hạng từ vị trí thứ 20 trong năm 2010 lên vị trí thứ 9 năm 2011, và vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục 19,3 tỷ đô la Mỹ, gấp đôi năm trước. Ngoài ra, Malaysia cũng tăng hạng từ vị trí thứ 21 lên vị trí thứ 10. Vì vậy, rõ ràng Việt Nam có một số đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ về FDI trong ASEAN.

Trong những năm gần đây, cùng phối hợp với VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp khác tại Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam, AmCham đã trình lên chính phủ Việt Nam một số kiến nghị, bao gồm kiến nghị về Luật Lao Động sửa đổi và các vấn đề về Mức Lương Tối Thiểu, Luật Kiểm Soát Giá, Nghị Định 46 và Giấy Phép Lao Động cho Người Nước Ngoài, các vấn đề về Chăm Sóc Y Tế, Luật An Toàn Thực Phẩm, Bán Hàng Đa Cáp, Giá Điện và Kế Hoạch Phát Triển Năng Lượng. Phản hồi cho những kiến nghị này chưa được tích cực như những kiến nghị trước đây của chúng tôi trong giai đoạn từ năm 2002-2008 liên quan đến việc phát triển lành mạnh thương mại dệt may giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Tương tự như vậy, có nhiều kiến nghị từ các tổ chức quốc tế về xúc tiến đầu tư và chiến lược cạnh tranh cho Việt Nam, nhưng những phản hồi cho những kiến nghị này cũng chưa tích cực lắm. Trong khi có nhiều lãnh đạo Việt Nam đồng ý với sự phân tích và các chiến lược được kiến nghị, thì dường như còn thiếu việc khởi xướng việc làm thế nào để thực hiện chiến lược: “Việt Nam nên bắt đầu từ đâu, và làm như thế nào, vẫn còn là một câu hỏi.”

Nguy cơ này không chỉ đem đến cho Việt Nam sự thất bại trong quá trình tiến lên là quốc gia có thu nhập người dân đạt mức trung bình, “sản xuất hiện đại”, và kinh tế dịch vụ, mà còn cho thấy rằng không có khả năng cạnh tranh ngay cả trong vai trò “nhà máy đối tác” sản xuất các sản phẩm tiêu dùng có giá trị thặng dư thấp so với những thị trường mới nổi lên và sản phẩm cơ bản. Điều này có thể dẫn đến một sự mất mát FDI hiện tại và hàng triệu công ăn việc làm tại Việt Nam.

Sửa đổi Luật Lao động • Quan hệ công nghiệp

Ngày 24 tháng 3 năm 2012, VCCI - thành phố Hồ Chí Minh tổ chức một cuộc họp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, và Ủy ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, các quản lý nhà máy và công ty để thảo luận về dự thảo mới nhất của Luật Lao động sửa đổi. AmCham và các công ty hội viên đã được tham gia tham vấn về quan

Page 201: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

201

hệ công nghiệp và vấn đề sửa đổi Luật Lao động từ năm 2008, và đã tham dự gần 40 cuộc họp về chủ đề này trong hơn bốn năm qua, bắt đầu từ sau khi các cuộc đình công lan rộng có bạo lực xảy ra chủ yếu ở các nhà máy FDI tại Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, và những mối quan tâm của các công ty FDI và các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đến chính phủ.

Năm 2008, Quyết định số 1129/QD-TTg của Thủ tướng ngày 18/08/2008 (“Prime Minister’s Decision 1129/QD-TTg, 18 Aug 08”) về Kế Hoạch Hành Động để thực hiện Chỉ Thị số 22-CT/CW, ngày 05/06/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (“Directive No. 22-CT/CW, 5 Jun 2008 of the Secretariat of the Party Central Committee”) ban hành khuôn khổ:

“ … tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Để chủ động hoàn thiện môi trường pháp lý hướng hoạt động đình công tại các doanh nghiệp diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, bảo đảm quuyền và lợi ích hợp pháp trên cơ sở thực hiện quan hệ lao động hài hoà, ổn định môi trường đầu tư và trật tự xã hội, Thủ Tướng Chính Phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị bằng cách thực hiện kế hoạch hành động được bắt đầu với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao Động và các văn bản hướng dẫn thực hiện.”

Nhìn lại nội dung phiên bản của dự thảo sửa đổi Luật Lao Động ngày 18/03/2012, chúng ta phải kết luận rằng nó sẽ không đạt được các mục tiêu của Chỉ thị 22 và Quyết định 1129 của Thủ tướng Chính phủ

Ví dụ, AmCham và tất cả các hiệp hội doanh nghiệp, cả Việt Nam lẫn nước ngoài đều nhất trí đề nghị hai quy định trong luật về làm thêm giờ và nghỉ thai sản cần được sửa đổi để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, theo đề nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các quốc gia láng giềng đang có sự cạnh tranh về FDI với Việt Nam.

Tuy nhiên, các kiến nghị của chúng tôi về làm thêm giờ và nghỉ thai sản giúp Việt Nam tăng tính cạnh tranh như là một điểm đến của FDI đã không được đề cập trong dự thảo sửa đổi Luật Lao Động ngày 18/03. Thay vào đó, làm thêm giờ vẫn giữ ở mức 200 giờ mỗi năm, và hai lựa chọn nghỉ thai sản 5 hoặc 6 tháng.

Những quy định này hạn chế tính linh hoạt và làm giảm năng suất của các nhà máy nói riêng, và Việt Nam nói chung. Chúng tôi cần phải nhận ra rằng các “tại Việt Nam, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm quốc nội

Page 202: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

202

(GDP) năm 2009 (42%) có tăng trưởng năng suất trung bình hàng năm là 0 giữa 2007 và 2009. Sự thiếu hụt trong tăng trưởng năng suất lao động giới hạn mục tiêu cải thiện điều kiện lao động “Nếu không có sự giáo dục đầy đủ và kỹ năng của lực lượng lao động, Việt Nam có thể bị rơi vào cái bẫy năng suất thấp, sẽ cản trở khả năng cạnh tranh trong thị trường toàn cầu rất đông đúc. Nâng cấp và tăng cường kỹ năng cũng như cải thiện đào tạo ..., là một điều cần thiết để đảm bảo năng suất cao hơn, việc làm có thu nhập ngày càng tăng, và phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn”.

Có rất nhiều quy định tương tự như vậy trong dự thảo sửa đổi Luật Lao động ngày 18/03 sẽ làm cho thị trường lao động Việt Nam không có sức cạnh tranh.

Tóm lại, AmCham chúng tôi có nghĩa vụ để nói rằng chúng tôi rất thất vọng với kết quả của những năm tháng nỗ lực hợp tác của chúng tôi về việc chỉnh sửa Bộ luật Lao động.

Bộ luật lao động sửa đổi của Việt Nam và môi trường quan hệ công nghiệp sẽ có tác động lớn đến FDI hiện tại và tương lai. Như đã đề cập ở trên, dự án FDI mới trong năm 2011 giảm 26% so với năm 2010. Và Việt Nam đang mất đi cơ hội thu hút FDI trong lĩnh vực sản xuất hiện đại cho các nước láng giềng, chẳng hạn như Indonesia, Malaysia, trong khi các ngành sản xuất có giá trị thặng dư thấp hơn có thể đi đến thị trường mới nổi lên.

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước

Sẽ không ai ngạc nhiên khi nghe rằng Việt Nam cần tập trung vào các thách thức đang nổi lên, đặc biệt là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (SOEs), và các chương trình đầu tư công.

Chúng tôi đồng ý với phân tích của Ngân hàng Thế Giới trong bản tin Update tháng 12/2011 về Phát Triển Kinh Tế của Việt Nam. "Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư công, và hoàn thiện tính minh bạch, đó là điều cần thiết để hỗ trợ Việt Nam tiến đến việc đạt mức thu nhập trung bình. Trong dài hạn, tham vọng của Việt Nam về việc duy trì tăng trưởng cao trong thập kỷ tiếp theo sẽ đòi hỏi việc tập hợp các cải cách táo bạo như đã được thực hiện trong thời kỳ Đổi Mới. Việt Nam cần một sân chơi để tối đa hóa tiềm năng của mình. Khi trình độ dân trí nâng cao và sản xuất trở nên tinh vi hơn, những nhu cầu xã hội về lòng tin, khả năng dự đoán và một sân chơi “cạnh tranh trung lập” sẽ được phát triển. Minh bạch là yếu tố rất quan trọng. Tập trung quyền lực kinh tế ở một số ít các công ty lớn làm xói mòn những nỗ lực phát triển kinh tế và xã

Page 203: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

203

hội. Việc sử dụng lợi thế tại các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp lớn làm phá vỡ quy tắc tạo nên tham nhũng, phá hoại hiệu quả, thiệt hại tiềm năng của đất nước. Những thách thức trong quản trị tiên tiến rất phức tạp, nhưng triển vọng phát triển của Việt Nam trong trung hạn sẽ tốt hơn nếu vấn đề quản trị tiên tiến được giải quyết sớm. Và “sự cần thiết của việc nhấn mạnh đến tính hiệu quả của đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và những cải cách khác, cho dù điều này gây ra những hạn chế về phát triển trong ngắn hạn”.10

Chúng tôi tham gia tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mong muốn kiến nghị đến chính phủ, mà còn đến Ngân hàng Thế giới (WB), ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và những tổ chức khác tham gia hỗ trợ sự phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam, chúng tôi cần biết một cách cụ thể hơn về kế hoạch nào đã được thực hiện, những bước đặc trưng nào đã và đang được thực hiện, và những bước bổ sung sẽ được thực hiện nhằm đạt được cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Ví dụ, trong tháng 12/2009, ban Giám đốc ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã duyệt 630 triệu đô la Mỹ phương tiện tài chính đa phương cho chương trình nâng cao hiệu quả quản trị tiên tiến và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, nhằm tiếp tục sự hỗ trợ của ADB cho chính phủ về chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thông qua hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Mục đích là để thực hiện cải cách hơn nữa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) làm cho chúng hiệu quả hơn, lợi nhuận và minh bạch, nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở ra cơ hội cho khu vực tư nhân.

Theo công bố của ADB đi kèm với phương tiện tài chính được duyệt, “chương trình mới của ADB sẽ cung cấp đào tạo và trợ giúp khác cho các tổ chức chính phủ tham gia vào quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, chẳng hạn như Tổng công ty Thương mại Nợ và Tài sản. Kết quả của việc tái cấu trúc là các tổng công ty tạo thành phân nhóm của các công ty có thể hoạt động độc lập, đảm bảo nguồn lực tài chính từ thị trường vốn của riêng mình mà không cần phải dựa vào chính phủ, và sẽ đáp ứng tất cả các điều kiện dẫn đến kết quả được niêm yết.”

“Việc chuyển đổi các tập đoàn lớn thành các doanh nghiệp hiệu quả và có lợi nhuận nhiều hơn sẽ đem đến nhiều lợi ích bao gồm những công cụ của chính sách tạo điều kiện thúc đẩy việc đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước

10 Cập nhật Ngân hàng Thế giới (WB), ngày 06/12/2011, trang 7 http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2011/12/07/000333038_20111207235237/Rendered/PDF/659380WP00PUBL0ecember020110English.pdf

Page 204: KỶ YẾU HỘI NGHỊ - FIA-Portal - Trang chủfia.mpi.gov.vn/_layouts/fiaportal/uploads/old_data/uploads/Doc/Ky... · 6 Chính sách đất ... và phát triển nông thôn Lãnh

204

và doanh nghiệp tư nhân, từ đó nâng cao sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.”

Chúng tôi mong chờ được đón nhận những thành tựu tích cực từ chương trình này cũng như những chương trình tương tự.

Kết luận

Chúng tôi mong muốn nhìn thấy kết quả thực sự từ sự hợp tác và tham vấn của chúng tôi. Như chúng ta đều biết, một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới vào năm 1998 đã khẳng định rằng chính sự hỗ trợ phát triển không thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đúng hơn, chỉ có đầu tư và thương mại trực tiếp nước ngoài, và chuyển giao công nghệ đi kèm kỹ năng mới là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng. Quốc gia, khu vực, các thành phố và địa phương cần có chính sách kinh tế tốt, một hệ thống quy phạm pháp luật, cơ quan chính phủ minh bạch và hiệu quả, và cơ sở hạ tầng công cộng tốt, bao gồm giao thông, điện, viễn thông, giáo dục và hệ thống chăm sóc sức khỏe, v.v…, để thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại, và thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.

Chúng tôi AmCham tin tưởng rằng Việt Nam nhìn chung có tiềm năng lớn mạnh và môi trường đầu tư tốt, tuy nhiên, chúng tôi lo ngại rằng Việt Nam có thể sẽ bị kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình”, và không thể thành công trong quá trình chuyển đổi từ một quốc gia có kỹ năng yếu, giá trị thặng dư thấp, mức lương sản xuất thấp, sang một đất nước có kỹ năng cao hơn, giá trị thặng dư cao hơn, thu nhập sản xuất và dịch vụ cao hơn.

Việt Nam cần phải thực hiện quá trình cải cách thật sự đối với những vấn đề được nêu trên, chính những vấn đề đó đang làm mất đi hình ảnh của Việt Nam trong việc thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài.

Để có thể duy trì tham vọng là quốc gia có thu nhập cao trong thập niên mới, Việt Nam cần có chính sách cải cách táo bạo như đã thực hiện trong thời kỳ Đổi Mới.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam, cả chính phủ và các vị lãnh đạo doanh nghiệp, cần lãnh đạo công cuộc này.