kỸ thuẬt gÂy trỒng cÂy tai chua lẤy quẢ Đặng...

7
KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY TAI CHUA LẤY QUẢ Đặng Quang Hưng Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm Nghiệp TÓM TẮT Tai chua là loài cây bản địa đa tác dụng, vừa cho sản phẩm gỗ, vừa cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như quả, nhựa, cành lá non,... Nhu cầu gây trồng Tai chua lấy quả trong thực tiễn là rất lớn, đặc biệt là những giống cho năng suất cao v à nhanh thu hoạch. Tuy nhiên cơ sở khoa học v à thực tiễn cho việc gây trồng v à phát triển cây Tai chua ở nước ta thì chưa nhiều, chủ yếu mới tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái, phân bố. Vì vậy việc nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb) để lấy quả đặt ra là rất cần thiết nhằm bổ sung thêm cơ sở khoa học cho việc gây trồng v à phát triển cây Tai chua góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân làm nghề rừng. Kết quả nghiên cứu: - Bổ sung được một số đặc điểm lâm học của cây Tai chua, từ đó lựa chọn đuợc 20 cây Trội để lấy vật liệu giống có đầy đủ các yếu tố: + Tuổi cây trội thành thục + Chu kỳ sai quả hàng năm, quả to, chất lượng ngon, mẫu mã đẹp. - Đề tài đã xác định được phương pháp nhân giống hiệu quả cho cây Tai chua như sau: Hạt Tai chua sau khi được làm sạch vỏ đem xử lý bằng nước ấm và ủ (tỷ lệ nảy mầm đạt 84% sau thời gian 1,5 tháng). Phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ sống cao nhất đạt tới 71,4%. Thời gian ghép tốt nhất là vào vào vụ Xuân (tháng 2-3), tỷ lệ sống đạt 72,9%. Tỷ lệ sống của cây Tai chua tại các mô hình thí nghiệm khá cao (>90%). Chưa thấy rõ sự sai khác giữa các mật độ trồng. Với việc bón phân theo công thức 0,3kg NPK + 2kg phân chuồng cho sinh trưởng của cây tốt nhất. Phương thức trồng cây Tai chua phân tán trong các hộ gia đình và trồng xen cây nông nghiệp (Sắn, gừng,...) cho thấy sinh trưởng tốt, lại vừa tận dụng được đất sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập. Từ khóa: Kỹ thuật trồng Tai chua ĐẶT VẤN ĐỀ Tai chua là loài cây bản địa đa tác dụng, vừa cho sản phẩm gỗ, vừa cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như quả, nhựa, cành lá non,... nên là loài cây rất có giá tr. Hiện nay, nhiều loài acid và chất hóa học trong vỏ quả, thân, cành, lá cây Tai chua được phát hiện và chiết suất, trong đó có nhiều chất có tác dụng đặc biệt dùng trong các loại thuốc chống ung thư. Nhu cầu gây trồng Tai chua lấy quả trong thực tiễn là rất lớn, đặc biệt là những giống cho năng suất cao và nhanh thu hoạch. Tuy nhiên, cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển cây Tai chua ở nước ta thì chưa nhiều, chủ yếu mới tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái, phân b. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb) để lấy quả” đặt ra là rất cần thiết nhằm xây dựng những cơ sở khoa học cho việc gây trồng, phát triển cây Tai chua ở nước ta, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân làm nghề rừng. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Cành ghép của cây Tai chua trội, gốc ghép, cây Tai chua ghép. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm phân bố, sinh thái và vật hậu cây Tai chua - Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có. - Khảo sát hiện trường, lựa chọn điểm điều tra, lập tuyến điều tra kết hợp với bố trí các ÔTC trên rừng tự nhiên để đi điều tra tần xuất xuất hiện Tai chua.

Upload: hadieu

Post on 28-Mar-2018

221 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY TAI CHUA LẤY QUẢ Đặng …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/14Tai c… ·  · 2013-10-06Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY TAI CHUA LẤY QUẢ Đặng Quang Hưng

Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm Nghiệp

TÓM TẮT

Tai chua là loài cây bản địa đa tác dụng, vừa cho sản phẩm gỗ, vừa cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như quả, nhựa, cành lá non,...

Nhu cầu gây trồng Tai chua lấy quả trong thực tiễn là rất lớn, đặc biệt là những giống cho năng suất cao và nhanh thu hoạch. Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển cây Tai chua ở nước ta thì chưa nhiều, chủ yếu mới tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái, phân bố. Vì vậy việc nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb) để lấy quả đặt ra là rất cần thiết nhằm bổ sung thêm cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển cây Tai chua góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân làm nghề rừng.

Kết quả nghiên cứu:

- Bổ sung được một số đặc điểm lâm học của cây Tai chua, từ đó lựa chọn đuợc 20 cây Trội để lấy vật liệu giống có đầy đủ các yếu tố:

+ Tuổi cây trội thành thục

+ Chu kỳ sai quả hàng năm, quả to, chất lượng ngon, mẫu mã đẹp.

- Đề tài đã xác định được phương pháp nhân giống hiệu quả cho cây Tai chua như sau:

Hạt Tai chua sau khi được làm sạch vỏ đem xử lý bằng nước ấm và ủ (tỷ lệ nảy mầm đạt 84% sau thời gian 1,5 tháng).

Phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ sống cao nhất đạt tới 71,4%.

Thời gian ghép tốt nhất là vào vào vụ Xuân (tháng 2-3), tỷ lệ sống đạt 72,9%.

Tỷ lệ sống của cây Tai chua tại các mô hình thí nghiệm khá cao (>90%). Chưa thấy rõ sự sai khác giữa các mật độ trồng. Với việc bón phân theo công thức 0,3kg NPK + 2kg phân chuồng cho sinh trưởng của cây tốt nhất.

Phương thức trồng cây Tai chua phân tán trong các hộ gia đình và trồng xen cây nông nghiệp (Sắn, gừng,...) cho thấy sinh trưởng tốt, lại vừa tận dụng được đất sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập.

Từ khóa: Kỹ thuật trồng Tai chua

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai chua là loài cây bản địa đa tác dụng, vừa cho sản phẩm gỗ, vừa cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như quả, nhựa, cành lá non,... nên là loài cây rất có giá trị. Hiện nay, nhiều loài acid và chất hóa học trong vỏ quả, thân, cành, lá cây Tai chua được phát hiện và chiết suất, trong đó có nhiều chất có tác dụng đặc biệt dùng trong các loại thuốc chống ung thư.

Nhu cầu gây trồng Tai chua lấy quả trong thực tiễn là rất lớn, đặc biệt là những giống cho năng suất cao và nhanh thu hoạch. Tuy nhiên, cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển cây Tai chua ở nước ta thì chưa nhiều, chủ yếu mới tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái, phân bố. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb) để lấy quả” đặt ra là rất cần thiết nhằm xây dựng những cơ sở khoa học cho việc gây trồng, phát triển cây Tai chua ở nước ta, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân làm nghề rừng.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu

Cành ghép của cây Tai chua trội, gốc ghép, cây Tai chua ghép.

Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm phân bố, sinh thái và vật hậu cây Tai chua

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có.

- Khảo sát hiện trường, lựa chọn điểm điều tra, lập tuyến điều tra kết hợp với bố trí các ÔTC trên rừng tự nhiên để đi điều tra tần xuất xuất hiện Tai chua.

Page 2: KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY TAI CHUA LẤY QUẢ Đặng …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/14Tai c… ·  · 2013-10-06Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực

- Phỏng vấn các cán bộ lâm nghiệp vùng và các chủ rừng, dân địa phương về mùa ra hoa, mùa quả, năng suất, chất lượng, giá cả thị trường và cách bảo quản, chế biến,...

- Tiến hành đo đếm thu thập các số liệu về đường kính, chiều cao cây, phỏng vấn chủ hộ về năng suất và chu kỳ sai quả.

- Nghiên cứu vật hậu: thu thập số liệu ở các cây đã lựa chọn các vùng khác nhau (Tây Bắc và Đông Bắc) để theo dõi mùa hoa, mùa quả và năng suất.

Phương pháp nghiên cứu về kỹ thuật chọn, tạo giống cây Tai chua:

Chọn cây trội căn cứ theo Tiêu chuẩn giống cây trồng Lâm nghiệp số 04/TCN.147-2006 dựa vào 2 chỉ tiêu cơ bản là hình thái bên ngoài và phẩm chất cây.

Sử dụng 2 phương pháp chính để tuyển chọn cây trội:

+ Điều tra khảo sát và phỏng vấn các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu về sản lượng, chất lượng và chu kỳ sai quả hàng năm.

+ Điều tra sinh trưởng, sản lượng của cây Tai chua: Sử dụng phương pháp 6 cây so sánh

Phương pháp tạo giống:

+ Nhân giống hữu tính: Thử nghiệm các phương pháp xử lý hạt

+ Nhân giống vô tính: thí nghiệm các phương pháp: Ghép, chiết, giâm hom

Phương pháp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Tai chua

- Nghiên cứu về mật độ trồng

+ Mật độ trồng tập trung: Bố trí 3 công thức mật độ trồng: 420c/ha (4x6m); 830 cây/ha (3x 4m) và 1.100 cây/ha (3x3m)

- Nghiên cứu bón phân

Tiến hành thử nghiệm 3 công thức bón lót: 1) Đối chứng (không bón phân); 2) - 100g NPK + 2kg Phân chuồng hoai; 3); 300g NPK + 2kg Phân chuồng hoai.

- Nghiên cứu về phương thức trồng:

+ Bố trí 3 công thức trồng: 1) Trồng thuần loài xen cây nông nghiệp; 2) Trồng hỗn loài với cây Phù trợ (Keo) theo tỷ lệ 1 Tai chua: 1 Keo; 3) Trồng hỗn loài xen với cây nông nghiệp (Sắn, đậu,...); Mật độ là 420 và 830 cây/ha.

+ Trồng phân tán trong các vườn hộ gia đình, lựa chon 50 hộ gia đình tại mỗi hộ trồng 10 cây trong vườn (cự ly trồng 6m x 7m tương ứng với mật độ qui đổi 250 cây/ha).

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê toán học trong lâm nghiệp SPSS và trên phần mềm ứng dụng Excel.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cơ bản cây Tai chua

Về địa điểm phân bố

Kết quả điều tra phân bố cây Tai chua cho thấy chúng xuất hiện hầu hết ở các huyện thuộc vùng cao, các huyện miền núi trên địa bàn các tỉnh nghiên cứu điều đó cho thấy đây là loài cây có phân bố khá rộng, tuy nhiên mật độ ở rừng tự nhiên xuất hiện rất ít, chủ yếu thấy có ở các vườn nhà, nương rẫy.

Về trạng thái rừng và độ cao phân bố

Kết quả điều tra về trạng thái rừng và độ cao Tai chua phân bố ở các tỉnh điều cho thấy ở các vùng sinh thái nghiên cứu Tai chua đều có phân bố ở các trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt (IIB), rừng thứ sinh sau khai thác kiệt (IIIA1, IIIA2) và rừng còn trữ lượng IIIA3. Một số loài cây thường gặp trong trạng thái rừng này là Dẻ, Kháo, Vạng trứng, Gội,… mọc xen với Tai chua được phát hiện mọc đơn lẻ ở ven suối. Tai chua thường mọc ở độ cao 300 - 1200m so với mực nước biển.

Mật độ, tần xuất xuất hiện trong rừng tự nhiên, cấu trúc rừng có Tai chua phân bố và bước đầu nghiên cứu đặc điểm tái sinh cây Tai chua

Mật độ Tai chua trong rừng rất thấp, dao động từ 1 - 5 cây/ha.

Page 3: KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY TAI CHUA LẤY QUẢ Đặng …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/14Tai c… ·  · 2013-10-06Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực

Kết quả điều tra theo ô dạng bản ở các trạng thái rừng có Tai chua phân bố cho thấy tỷ lệ cây tái sinh Tai chua so với các loài khác là rất thấp (0,01-0,03%) và mọc rải rác trong rừng. Thường gặp cây Tai chua tái sinh ở nơi đất ẩm, nhiều mùn, có độ tàn che khoảng từ 0,2 - 0,5.

Nghiên cứu đặc điểm vật hậu cây Tai chua

Kết quả điều tra đặc điểm vật hậu cây Tai chua cho thấy thời gian ra hoa Tai chua kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 và quả chín từ tháng 6 đến tháng 8 tùy từng địa phương nhưng chủ yếu ra hoa tập trung vào trung tuần tháng 3, quả chín vào trung tuần tháng 7. Thời gian ra hoa kéo dài khảng 2 tháng, 4 tháng sau thì quả chín và thời gian quả chín kéo dài khoảng 2 tháng.

Nghiên cứu về chọn tạo giống cây Tai chua Kết quả chọn cây trội Tai chua

Đề tài lựa chọn được 35 cây trội dự tuyển, tuổi tập trung ở độ tuổi từ 10 -30 (28 cây chiếm 80%) đây cũng là độ tuổi thành thục của cây rừng, đảm bảo khả năng ra hoa, kết quả với sản lượng và chất lượng cao trong vòng đời của chúng và cũng là giai đoạn tuổi cây mẹ cho vật liệu ghép tốt nhất. Độ vượt trội về sản lượng quả của các cây trội dự tuyển so với 6 cây so sánh trung bình là 183,05%. Sản lượng quả trung bình của các cây trội dự tuyển là 337,02 kg/cây/năm.

Tổng hợp toàn bộ số liệu điều tra, đề tài lựa chọn được 20 cây Tai chua làm cây trội có đầy đủ các yếu tố là tuổi cây trội thành thục và chu kỳ sai quả hàng năm, quả to, chất lượng ngon, mẫu mã đẹp.

Tỉnh Hoà Bình chọn được 8 cây, tỉnh Phú thọ chọn được 8 cây và tỉnh Bắc Giang chọn được 3 cây và Thái nguyên chọn được 1 cây để làm cây mẹ lấy giống.

Kết quả nhân giống cây Tai chua Nghiên cứu nhân giống Tai chua từ hạt

Bố trí 4 thí nghiệm với các biện pháp xử lý hạt khác nhau, sử dụng thống kê toán học cho thấy nếu làm sạch hạt và ngâm với nước ấm khoảng 35 - 400C trong thời gian 4h thì tỷ lệ nảy mầm của hạt tai chua là cao nhất đạt tới 84,27 %.

Kết quả nhân giống Tai chua bằng phương pháp ghép.

Đề tài đã thử nghiệm 3 phương ghép (ghép nêm, ghép nối tiếp và ghép áp) theo 4 mùa trong năm (xuân, hè, thu, đông). Mỗi phương pháp ghép tiến hành ghép 30 cây và lặp lại 3 lần. Cành ghép được lấy từ các cây Tai chua trội dự tuyển, gốc ghép là các cây Tai chua được gieo từ hạt (8-12 tháng tuổi)

Kết quả theo dõi thời gian nảy mầm của các phương pháp cũng như thời vụ ghép cho thấy:

* Về vụ ghép

- Vụ xuân là vụ ghép có thời gian nảy mầm nhanh nhất (trung bình với các phương pháp là 9 ngày) và khoảng thời gian nảy mầm cũng là ngắn nhất (trung bình 27 ngày) so với 3 vụ còn lại.

* Về phương pháp ghép

- Trong 3 phương pháp ghép thì phương pháp ghép nêm là cho thời gian bắt đầu nảy mầm nhanh và kết thúc trong thời gian ngắn nhất (sau 11 ngày chồi nảy mầm, và thời gian nảy mầm trong vòng 27 ngày)

- Phương pháp ghép áp là phương pháp cho thời gian nảy chồi chậm và kết thúc muộn nhất (sau 15 ngày chồi nảy mầm,và thời gian nảy mầm trong vòng 33 ngày).

- Trong 4 vụ ghép thì vụ xuân là cho kết quả về tỉ lệ sống cao nhất, tuy nhiên chỉ có sự sai khác rõ rệt so với vụ hè, còn so với vụ thu và vụ đông thì chưa thấy có sự sai khác rõ rệt.

- Trong 3 phương pháp ghép thì phương pháp ghép nêm cho tỉ lệ sống cao nhất (trung bình đạt 71,4%) và có sự sai khác rõ rệt so với phương pháp ghép áp.

- Phương pháp ghép áp là phương pháp ghép cho kết quả thấp nhất (trung bình chỉ đạt 61,1%).

Page 4: KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY TAI CHUA LẤY QUẢ Đặng …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/14Tai c… ·  · 2013-10-06Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực

Ảnh 1: Cây Tai chua ghép trong vườn ươm * Kết quả nhân giống Tai chua bằng phương pháp chiết

Đề tài đã tiến hành thử nghiệm nhân giống Tai chua bằng phương pháp chiết, trên các cây trội dự tuyển tại Hòa Bình, kết quả cho thấy việc nhân giống Tai chua bằng phương pháp chiết thông thường cho tỷ lệ ra rễ rất thấp, sau 3 tháng mới chỉ có 6,66 % số cành ra rễ và sau 6 tháng số cành ra rễ cũng chỉ chiếm tỷ lệ 8,8 %. Số rễ trung bình ở các cành ra rễ cũng rất thấp, sau 3 tháng là 3,4 rễ và sau 6 tháng là 5,3 rễ. Chiều dài dễ cũng rất ngắn, sau 3 tháng chỉ đạt 1,8 cm và sau 6 tháng là 4,5 cm.

*Kết quả nhân giống Tai chua bằng phương pháp giâm hom

Đề tài đã thử nghiệm nhân giống Tai chua bằng phương pháp giâm hom: đối tượng sử dụng để giâm hom là cành và hom rễ, thuốc kích thích IBA, IAA và NAA với các nồng độ 500 ppm, 750 ppm và 1000 ppm, thời vụ giâm hom lựa chọn là thời điểm tháng 6 và tháng 9.

- Hom cành cây Tai chua cho tỷ lệ ra rễ rất thấp, đối tượng giâm hom tốt nhất với Tai chua là hom rễ (47,22%)

- Thời vụ giâm hom tốt nhất là vụ Thu.

- Loại thuốc giâm hom tốt nhất là loại thuốc IBA và IAA.

- Nồng độ thích hợp là: 750 ppm và 1000 ppm.

Kết quả cho tỷ lệ ra rễ cao nhất là đối tượng hom rễ, thời điểm giâm hom là vụ thu, loại thuốc IBA với nồng độ 750 ppm (73,33 %).

Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Tai chua - Thí nghiệm mật độ trồng Tai chua:

Sau 3 năm trồng, thí nghiệm theo các công thức có mật độ khác nhau đều có tỷ lệ sống khá cao (>90%). Sinh trưởng đường kính gốc đạt trung bình 2,28cm; chiều cao vút ngọn đạt trung bình 120,39cm. Đây là mức tăng trưởng trung bình so với các loài cây bản địa khác. Chưa thấy xuất hiện sự sai khác về đường kính và chiều cao giữa các công thức thí nghiệm (về mật độ trồng).

- Thí nghiệm bón phân: Thực hiện bón phân với 3 công thức:

Về tỉ lệ sống: Sau 2 năm trồng theo các công thức bón phân khác nhau cho thấy tỉ lệ sống trong các mô hình còn lại rất cao (trung bình 92,17%).

Sinh trưởng về đường kính (Doo): Sau 2 năm sinh trưởng khá nhanh (trung bình trung giữa các công thức đạt 1,99cm. giữa các công thức có sự sai khác rõ rệt ngay từ năm thứ nhất đến năm thứ 2. Hai công thức có bón phân (Công thức 1 và công thức 2) sinh trưởng nhanh và có sai khác rõ rệt so với công thức không bón phân (Công thức 3). Giữa 2 công thức bón phân thì sinh trưởng về Doo chưa có sự sai khác rõ rệt. Điều đó cũng chứng minh rằng phân bón có tác động đến sinh trưởng đường kính của Tai chua ngay trong những năm đầu tiên.

Sinh trưởng về chiều cao (Hvn): Ngay trong năm đầu sinh trưởng chiều cao giữa nhóm công thức có bón phân (CT1, CT2) và công thức không bón phân (CT3) có sự sai khác rõ rệt. Tuy nhiên, giữa 2 công thức bón phân chưa thấy xuất hiện sự sai khác rõ rệt.

Page 5: KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY TAI CHUA LẤY QUẢ Đặng …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/14Tai c… ·  · 2013-10-06Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực

Sang năm thứ 2 sinh trưởng giữa các công thức thí nghiệm đã có sự sai khác ngay cả giữa 2 công thức bón phân, công thức 2 (3 lạng NPK + 2kg phân chuồng) tỏ ra sinh trưởng vượt trội hơn hẳn so với công thức 1và công thức 3. Điều này cho thấy vai trò của phân vô cơ rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ cây sinh trưởng.

- Thí nghiệm về phương thức trồng:

Kết quả cho thấy:

Tỉ lệ sống: Sau 2 năm trồng tỉ lệ sống của cây Tai chua trồng xen với cây nông nghiệp, xen Keo hay trồng phân tán đều khá cao và ổn định đạt trung bình 92,7%. Điều đó cho thấy cây Tai chua thích nghi tốt với các phương thức trồng này tại khu vực nghiên cứu.

Sinh trưởng về đường kính (Doo): Sinh trưởng của cây Tai chua trồng phân tán trong các vườn hộ khá nhanh, đạt tới 2,82 cm, đã xuất hiện sự sai khác rõ rệt về đường kính của cây trồng phân tán trong vườn hộ với các công thức còn lại.

Sinh trưởng về chiều cao (Hvn): Sau 2 năm đầu sinh trưởng chiều cao giữa các công thức đã thấy xuất hiện sai khác rõ rệt Chiều cao của cây Tai chua trồng phân tán cao hơn, điều đó có thể lý giải cây trồng phân tán được thường xuyên chăm sóc tốt hơn, các cây Tai chua trồng xen Keo hay xen cây nông nghiệp đến năm thứ 2 cũng bắt đầu bị cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng như trong các mô hình trồng Tai chua tập trung.

Như vậy, phương thức trồng cây Tai và chua phân tán trong các vườn hộ gia đình có sinh trưởng tốt nhất và rất có tiềm năng. Bên cạnh đó thì việc trồng Tai chua xen với cây nông nghiệp trong thời gian đầu cũng có sinh trưởng khá nhanh. Đây cũng là một gợi ý quan trọng với các chương trình phát triển trồng cây Tai chua sau này.

Ảnh 2: Mô hình cây Tai chua KẾT LUẬN

- Tai chua là loài cây có phân bố khá rộng, ở độ cao từ 300 - 1200 và xuất hiện ở hầu hết các địa phương thuộc vùng nghiên cứu (4 vùng sinh thái). Cây mọc rải rác trong rừng tuy nhiên với mật độ rất thấp (từ 1 - 5 cây/ha), tần suất xuất hiện trên các tuyến điều tra cũng rất ít (từ 0,2% - 0,5%). Cây thường đi kèm với các loài Bứa, Dọc, Dẻ, Lim xanh trong các trạng thái rừng non, rừng phục hồi; xuất hiện cùng Lim xanh, Sến, Dó trầm (Hà Tĩnh); Không gặp Tai chua sống thành quần thụ trong rừng.

- Mùa ra hoa, kết quả của cây Tai chua ở các vùng sinh khác nhau là tương đối đồng nhất, chỉ dao động ở giai đoạn tháng 2 - 4 và quả chín vào tháng 6 - 8.

- Đề tài đã chọn được 20 cây trội Tai chua làm cây mẹ lấy vật liệu nhân giống, các cây trội đều ở giai đoạn tuổi trung bình từ 20 - 30, sản lượng quả khá cao, đạt trung bình: 389 kg/năm.

- Hạt Tai chua sau khi được làm sạch vỏ đem xử lý bằng nước ấm và ủ có tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 84% sau thời gian 1,5 tháng.

- Phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ sống cao nhất trong 3 phương pháp ghép (71,4%).

Page 6: KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY TAI CHUA LẤY QUẢ Đặng …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/14Tai c… ·  · 2013-10-06Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực

- Thời gian ghép vào vụ xuân (tháng 2-3) cho kết quả vượt trội hơn cả về tỷ lệ sống đạt 72,9%.

- Nhân giống Tai chua bằng phương pháp chiết thông cho tỷ lệ ra rễ rất thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 8,8%.

- Cây Tai chua cũng có thể giâm hom tuy nhiên cho tỉ lệ ra rễ thấp, hom rễ có tỷ lệ sống tốt hơn hom cành, loại thuốc phù hợp nhất là IBA với nồng độ 750 ppm.

- Tỷ lệ sống của cây Tai chua tại các mô hình thí nghiệm khá cao (>90%) chưa thấy rõ được sự khác nhau về sinh trưởng giữa các công thức về mật độ trồng.

- Mô hình bón phân theo công thức 0,3kg NPK + 2kg phân chuồng cho thấy sinh trưởng của cây tốt nhất.

- Phương thức trồng cây Tai chua phân tán trong các hộ gia đình và trồng xen cây nông nghiệp (sắn, gừng,...) cho thấy sinh trưởng tốt, lại vừa tận dụng được đất sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập.

Khuyến nghị

- Không nên tiến hành nhân giống cây Tai chua bằng phương pháp chiết và giâm hom vì hiệu quả rất thấp, khó thực hiện và hệ số nhân thấp.

- Các số liệu về sinh trưởng của các công thức thí nghiệm cần theo dõi thêm các năm tiếp theo để có đủ cơ sở phân tích, lựa chọn ra công thức trồng tốt nhất.

- Nên tiếp tục điều tra và trồng khảo nghiệm cây Tai chua ở các vùng sinh thái khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Giáo trình Thực vật rừng. Nxb Nông nghiệp.

2. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y học.

3. Trần Ngọc Hải, 2007. Kỹ thuật gây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp - Trung tâm Khuyến nông quốc gia.

4. Phạm Hoàng Hộ, 1999. ”Cây Cỏ Việt Nam” - Quyển I: Từ khuyết thực vật, Lõa tử, hoa cánh rời đến họ đậu. Nhà xuất bản trẻ 1999.

5. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.

6. Bộ Công nghiệp - Vụ Khoa học Công nghệ - Thông tin Khoa học Công nghệ. Tác dụng của axit hữu cơ từ lá, vỏ quả Bứa và cách xác định chúng bằng sắc ký lỏng cao áp.

7. Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam pha II. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam.

8. Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp, 2006. Nhân giống sinh dưỡng cây tai chua bằng phương pháp ghép, Tài liệu tập huấn, Hà Nội, tháng 6/2006.

9. Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam pha II. ”Kỹ thuật trồng Tai chua”, Bộ Tài liệu khuyến lâm về lâm sản ngoài gỗ.

PROPAGATING GARCINIA COWA ROXBY BY GRAFTING METHOD

Dang Quang Hung Forestry Scientific Technical Application Centre, FSIV

Garcinia cowa Roxby is a multipurpose tree. It provides high value wood and non -timber forest products such as fruit, resin, branches and leaves etc.

To date research on Garcinia has focused on morphological characterization and species distribution. However, there is an increasing demand for varieties which have both fast growth and increased and early fruit production as a means to contribute to the elimination of hunger and poverty reduction in rural communities.

The current research program is directed at the silvicultural characterization of Garcinia based on 20 plus/superior phenotype trees with characteristics:

Page 7: KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY TAI CHUA LẤY QUẢ Đặng …vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2012/02/14Tai c… ·  · 2013-10-06Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực

- Superior individual growth, and

- Annual fruiting cycle with large fruit.

Propagation technique for Garcinia:

- After cleaning, seeds are treated by warm water and incubated for 1.5 months resulting in 84% germination.

- Of a number of grafting techniques trialled, the cleft graft gave the highest survival rate of 71.4%.

- Timing of grafting is also importnant. The best strike rate occurred when grafting was undertaken in Spring when the survival rate averaged 72.9%.

- The adopted planting arrangement for Garcinia was planting scattered individual trees across agricultural fields or in mixed plantings with agricultural plants such as Cassava, Ginger, etc. These arrangements offer the farmer opportunity to improvement income without losing agricultural production.

- The field survival rate of Garcinia was greater than 90% and it does not vary from each density in the trial models. Additional growth was obtained when 0.3 kilogram NPK and 2 kilogram muck was applied at planting.

Keywords: Garcinia cowa, Grafting.